Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên

131 674 1
Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MINH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY HỌ ĐẬU VỚI CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN THÁI NGUYÊN, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MINH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY HỌ ĐẬU VỚI CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN THÁI NGUYÊN, 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu và khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN. Các số liệu, và những kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam kết trên. Ngƣời viết cam đoan Trần Minh Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ hoàn thành trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. Tác giả chân thành cảm ơn thầy, cô chuyên viên trong phòng QLĐT Sau Đại học, quý thầy cô khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu để tôi tiếp tục sự nghiệp học tập và nghiên cứu khoa học sau này. Tôi xin cảm ơn tổ chức FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) đã hỗ trợ tôi về mặt kinh phí cũng như phương pháp để tôi có cơ hội tham gia nghiên cứu và hoàn thành luận án một cách tốt nhất . Xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở NN - PTNT, Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên đã cho phép thu thập thông tin, số liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn bà con nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các số liệu thực tiễn trong quá trình sản xuất của hộ giúp cho quá trình nghiên cứu được củng cố thêm các dữ liệu thực tiễn. Trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2014 TÁC GIẢ Trần Minh Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .............................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn ..............................................................................3 5. Bố cục Luận văn ......................................................................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................5 1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ........................................................5 1.1.1.1. Những nghiên cứu và kinh nghiệm canh tác đất dốc bền vững trên thế giới ......................................................................................................................6 1.1.1.2. Nghiên cứu về canh tác trên đất dốc ở Việt Nam ..................................9 1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ...............................................................16 1.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế ............................................................16 1.1.2.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá .............................................18 1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế ...................................................................19 1.1.3. Cở sở thực tiễn về phát triển sản xuất cà phê .............................................22 1.1.3.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ cà phê trên thế giới ..................................22 1.1.3.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ cà phê tại Việt Nam .................................22 1.2. Nhận định và đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu ....................................27 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................28 1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ......................................................28 1.3.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3.1.2. Địa hình ...............................................................................................29 1.3.2. Đặc điểm tài nguyên ...................................................................................29 1.3.3. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................32 1.3.4. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ..............................35 1.3.4.1. Dân số và nguồn lao động ...................................................................35 1.3.4.2. Điều kiện về sản xuất ..........................................................................36 1.3.4.3. Về Giáo dục - y tế ................................................................................36 1.3.4.4. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn ...................................................................................................................37 1.3.5. Nhận xét đánh giá chung về điều kiện khu vực nghiên cứu .......................38 1.3.5.1. Thuận lợi ..............................................................................................38 1.3.5.2. Hạn chế ................................................................................................38 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................39 2.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................39 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................39 2.2.1. Vấn đề nghiên cứu ......................................................................................39 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................40 2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..............................................40 2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ...............................................40 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Để xác định khả năng tích lũy Carbon của mô hình).............................................................................................41 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................45 2.2.4.1. Số liệu sơ cấp và thứ cấp .....................................................................45 2.2.4.2. Xác định sinh khối của cây cà phê và thảm mục, vật rơi rụng ...........45 2.2.4.3. Lượng Carbon tích lũy trong đất ........................................................47 2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................48 2.2.5.1. Phương pháp so sánh ...........................................................................48 2.2.5.2. Phương pháp thống kê kinh tế .............................................................48 2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................48 2.2.6.1. Nội dung nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất .......................48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 2.2.6.2. Nội dung của các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .................49 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................51 3.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển của các mô hình trồng xen tại huyện Mường Ảng ...............................................................................................................51 3.1.1. Tình hình cơ bản của các mô hình trồng xen tại huyện Mường Ảng .........51 3.1.2. Sơ lược về các mô hình trồng xen với cây Cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng ...........................................................................................................52 3.2. Tình hình sản xuất, chế biến, hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên .....................................................................53 3.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh cà phê tại huyện Mường Ảng ....................53 3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê của các hộ nghiên cứu .........55 3.2.2.1. Đặc điểm chung của hộ nghiên cứu ....................................................55 3.2.2.2. Tình hình sản xuất của các hộ trồng xen cây đậu tương và đậu đen ...57 3.2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen cây họ đậu của hộ nghiên cứu ........................................................................................................63 3.3. Khả năng bảo vệ đất và tích lũy carbon của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng .............................................................................72 3.3.1. Khả năng bảo vệ đất của mô hình trồng xen cây họ đậu cây cà phê tại huyện Mường Ảng ................................................................................................73 3.3.2. Khả năng tích lũy carbon của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng ...........................................................................................78 3.3.2.1. Lượng tích lũy carbon ở cây cà phê trong mô hình trồng xen và trồng thuần cà phê tại huyện Mường Ảng .................................................................78 3.3.2.2. Lượng carbon tích lũy trong tầng thảm mục của mô hình trồng cây cà phê tại huyện Mường Ảng ................................................................................79 3.3.2.3. Lượng tích lũy carbon trong đất của mô hình trồng cây cà phê tại huyện Mường Ảng ............................................................................................81 3.4. Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu tại huyện Mường Ảng ...............................................................................................68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi 3.4.1. Đánh giá vai trò của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê trong thích ứng với BĐKH .............................................................................................68 3.4.2. Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất ......................................................70 3.4.3. Đánh giá hiệu quả xã hội ............................................................................70 3.4.4. Hiệu quả môi trường ...................................................................................71 3.4.5. Đánh giá chung ...........................................................................................72 3.5. Đánh giá tiềm năng, đề xuất các giải pháp, khắc phục những hạn chế và nhân rộng các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê ............................................84 3.5.1. Tiềm năng nhân rộng mô hình ....................................................................84 3.5.1.1. Mục tiêu ...............................................................................................84 3.5.1.2. Căn cứ thực tiễn ...................................................................................84 3.5.1.3. Khó khăn..............................................................................................85 3.5.2. Đề xuất các giải pháp, khắc phục được những hạn chế phát triển mô hình trồng xen cây họ Đậu với Cà phê..........................................................................87 3.5.2.1. Giải pháp về điều kiện tự nhiên ...........................................................87 3.5.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ...........................................................88 3.5.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư .......................................................................89 3.5.2.4. Giải pháp áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất ............................89 3.5.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................90 3.5.2.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực........................................91 3.5.2.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường ..........................................................92 3.5.2.8. Nhóm giải pháp cụ thể trước mắt đối với hộ nông dân .......................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98 PHIẾU ĐIỀU TRA ................................................................................................101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT XDCB : Xây dựng cơ bản FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc OTC : Ô tiêu chuẩn PVRR : Sinh khối tươi, khô vật rơi rụng (tấn/ha) SKkhô : Sinh khối khô SKtươi : Sinh khối tươi VRR : Vật rơi rụng Hvn : chiều cao vút ngọn cây C : Carbon Cgốc : chu vi gốc Dtán : Đường kính tán MMH (i) : Khối lượng của các chất dinh dưỡng có trong chất i của mô hình (tấn/ha) mi : Khối lượng mẫu tươi bộ phận i của cây cá thể (kg) Mk i: Khối lượng mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy ở 1050 C PCBTT/ha : Sinh khối tươi, khô cây bụi, thảm tươi (tấn/ha) Pi-L : Sinh khối tươi hoặc khô của lá cây (kg) Pi-R : Sinh khối tươi hoặc khô của rễ cây (kg) Pi-T : Sinh khối tươi hoặc khô của thân cây (kg) Pki : Sinh khối bộ phận i cây cá thể (thân, cành, lá, rễ) (kg) PMH : Sinh khối tươi, khô toàn mô hình (tấn/ha) Pt i: Sinh khối tươi bộ phận của cây cá thể (kg) ICRAF : Word Agroforestry Centre - Trung tâm Nông Lâm Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Quốc tế về Biến đổi khí hậu CP : Chính phủ KHKT : Khoa học kỹ thuật HQKT : Hiệu quả kinh tế NNBQ : Nông nghiệp bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật BĐKH : Biến đổi khí hậu HTX : Hợp tác xã NLKH : Nông lâm kết hợp ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức PRA : Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân RACSA : Rapid Apraisal Carbon Stock for Agroforestry - Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon trong Nông lâm kết hợp SALT : Sloping Agricult Are land technology - Kỹ thuật canh tác trên đất dốc TB : Trung bình TT : Thứ tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê trên thế giới giai đoạn 2007 2012 ............................................................................................................. 22 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 20052012 ............................................................................................................. 23 Bảng 1.3: Tình hình đất đai của huyện Mường Ảng năm 2011 - 2013 ............ 31 Bảng 2: Tính toán tổng lượng carbon tích lũy của các ô ....................................... 48 Bảng 3.1: Các dạng mô hình trồng xen với cây cà phê tại huyện Mường Ảng ............. 52 Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Mường Ảng giai đoạn 2009 - 2012 ................................................................................................... 54 Bảng 3.3: Tổng hợp đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu .......................... 55 Bảng 3.4: Diện tích đất cây cà phê trồng thuần và cà phê ............................... 57 trồng xen với cây họ đậu của các hộ nghiên cứu ............................................ 57 Bảng 3.5: Cơ cấu diện tích đất trồng thuần và trồng xen của các hộ nghiên cứu ............ 58 Bảng 3.6: Tình hình sản xuất trồng xen cây họ đậu với cà phê của hộ ............ 59 1 ha trồng xen cây họ đậu .............. 61 Bảng 3.8: Chi phí lao động bình quân cho 1 ha trồng xen cây họ đậu của hộ .. 62 Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê ...... 64 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu ................................................. 65 Bảng 3.11: Chi phí đầu vào cho một ha cà phê trồng thuần ............................ 67 Bảng 3.12: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất của 2 mô hình trồng xen và trồng thuần cà phê .................................................................................... 74 Bảng 3.13: Trữ lượng carbon tích lũy trong cây của 2 mô hình trồng cây cà phê tuổi 3 ............................................................................................................ 78 Bảng 3.14: Lượng carbon tích lũy trong tầng thảm mục của mô hình trồng cà phê tuổi 3 ...................................................................................................... 80 Bảng 3.15: Trữ lượng carbon tích lũy trong đất ở 2 mô hình trồng cây cà phê ............ 81 Bảng 3.16: Tổng lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và mô hình trồng thuần ................................................................ 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ biến đổi nhiệt độ huyện Mường Ảng trong 30 năm ....................34 Hình 1.2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trung bình của huyện Mường Ảng trong 30 năm ............................................................................................................................35 Hình 3.1. Biểu đồ diện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Mường Ảng giai đoạn 2009 - 201 .........................................................................................................54 Hình 3.2: Biểu đồ chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất trồng xen cây họ đậu của các hộ nghiên cứu ............................................................................................................65 Hình 3.3: Biểu đồ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ nghiên cứu .................66 Hình 3.4: Biểu đồ lượng Carbon tích lũy trong cây Cà phê của mô hình trồng xen và trồng thuần.................................................................................................................79 Hình 3.5: Biểu đồ lượng carbon tích lũy trong thảm mục của 2 mô hình ................81 Hình 3.6: Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy trong đất của 2 mô hình ......................82 Hình 3.7: Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen và trồng thuần cà phê.........................................................................................................................83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới với hai phần ba lãnh thổ là diện tích đất đồi núi. Hiện nay, theo như nhận định của một số nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao như các kịch bản đã dự đoán. Những tác động lớn đó sẽ gây ra những hệ lụy tồi tệ đối với xã hội cũng như người dân, tiềm ẩn những nguy cơ suy thoái và bất ổn xã hội. Vùng Tây Bắc là vùng rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh và cân bằng sinh thái cho Việt Nam. Cho nên ngoài vấn đề phát triển kinh tế cũng như cải thiện đời sống cho người dân ở khu vực Tây Bắc thì vấn đề về bảo vệ môi trường hiện nay cũng rất được chú trọng ở nơi đây. Do bất lợi của điều kiện tự nhiên như vậy, buộc người dân sống ở vùng núi đã khai thác lợi dụng tài nguyên đất dốc, xây dựng các mô hình canh tác áp dụng thích hợp trên nhiều loại đất, địa hình, tập quán canh tác và nhu cầu thị trường của từng khu vực gò đồi khác nhau của tỉnh. Hiện có ba mô hình canh tác đã được thử nghiệm và áp dụng thành công trên 6 tỉnh ở Tây Bắc đó là: Mô hình canh tác chuyên màu, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, mô hình canh tác cây ăn quả xen các loại cây hoa màu ngắn ngày và mô hình canh tác nông lâm kết hợp. Tính hiệu quả của các loại mô hình được phân tích, đánh giá cả về hiệu quả môi trường, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các mô hình này vẫn còn thấp, và thiếu tính bền vững. Trong các tỉnh vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên có những lợi thế đối với phát triển cây Cà phê. Mùa đông ở tỉnh thường nhiệt độ cao hơn các tỉnh lân cận và ít ảnh hưởng đến cây trồng này. Thực tế cây Cà phê đã trở thành cây công nghiệp hàng hoá của tỉnh, hiện nay diện tích cây Cà phê của tỉnh đã đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 trên 4000 ha. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Mường Ảng nơi tập trung trồng nhiều cà phê nhất của tỉnh, từ nay đến năm 2015 mỗi năm huyện sẽ trồng thêm 100 ha. Trong giai đoạn 3 năm đầu của chu kỳ sinh trưởng là giai đoạn kiến thiết cơ bản người dân có tập quán trồng xen đậu đen, đậu tương ở vùng đất thấp ít dốc. Để tăng cường bảo vệ đất, nâng cao độ che phủ, độ phì của đất tạo tiền đề cho sinh trưởng của cây Cà phê. Tăng thêm thu nhập và giảm phát thải cần phải đánh giá thực trạng về canh tác cây Cà phê, trong đó tập trung nghiên cứu các mô hình về trồng xen cây họ Đậu và triển khai các thực nghiệm cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển bền vững cây Cà Phê tại tỉnh Điện Biên là rất cần thiết. Những thách thức chính đối với phát triển bền vững cây Cà phê là: Đất đai bị xói mòn, giai đoạn 3 năm đầu tiên là giai đoạn kiến thiết cơ bản cây Cà phê chưa khép tán đất đai rất dễ bị xói mòn và mất dinh dưỡng do sự khoáng hoá trong điều kiện nhiệt độ và mưa lớn. Nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của sản xuất Cà phê là một thách thức. Mô hình canh tác nào có hiệu quả và được người dân tiếp nhận áp dụng là vấn đề cần được nghiên cứu. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ Đậu với Cà phê tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả bảo vệ, nâng cao độ phì của đất, đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, góp phần xây dựng, phát triển các mô hình canh tác Cà phê bền vững, mang lại hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ đậu ngắn ngày với cây cà phê tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Đánh giá được khả năng bảo vệ đất và tích lũy carbon của mô hình trồng cà phê tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được tiềm năng, đề xuất các giải pháp để khắc phục được những hạn chế và nhân rộng các mô hình trồng xen cây họ Đậu ngắn ngày với cây Cà phê. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mô hình trồng xen cây họ đậu ngắn ngày với cây cà phê tuổi 3 tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên. - Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được tính từ năm 2011- 2013 và số liệu điều tra năm 2013, 2014. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tuổi 3 trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng nhân rộng mô hình trồng xen tại tỉnh Điện Biên. 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn Ý nghĩa khoa học: Bổ sung phương pháp tiếp cận và nghiên cứu trong nghiên cứu đánh giá các hệ thống của mô hình trồng xen: Hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất, khả năng tích lũy carbon cũng như khả năng giảm phát thải của mô hình. Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung cơ sở cho việc qui Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp mà luận văn đề xuất sẽ được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để góp phần phát triển các mô hình trồng xen theo hướng sử dụng bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống người dân vùng Tây Bắc. 5. Bố cục Luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu * Khái niệm: Trồng xen là trồng từ hai loài cây khác nhau trở lên đồng thời trên cùng một diện tích. Tùy theo cách sắp xếp các loài cây khác nhau trong trồng xen mà có thể trồng xen theo băng, theo hàng hoặc trồng hỗn hợp không theo hàng hoặc băng. * Nguyên tắc của việc trồng xen: - Chọn các loài cây phải có các yêu cầu khác nhau về điều kiện sống như: ánh sáng, nước, dinh dưỡng… phân bố theo không gian và thời gian. - Các loài cây phải có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, để có sự khác nhau về thời gian hấp thu, sử dụng các điều kiện môi trường. * Lợi ích của việc trồng xen. - Trồng xen cho năng suất tổng số cao hơn so với trồng thường - Sử dụng tối ưu về ánh sáng - Sử dụng hiệu quả dinh dưỡng khoáng và nước do các loài cây trồng có nhu hấp thu khác nhau. - Hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. [19] * Một số mô hình trồng xen phổ biến trên đất dốc [20] - Ngô xuân hè xen đậu tương - Đỗ đen, lạc xuân - Ngô hè thu - Xen băng cốt khí - Ngô xuân hè - Đậu tương đông - Đậu tương đông xuân hè - Ngô hè thu - Sắn xen lạc - Lạc xuân - Ngô xen đậu tương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 * Quan điểm xây dựng phương thức canh tác đất dốc có hiệu quả và bền vững + Các biện pháp canh tác phải thích hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái vùng đồi núi, phát huy được tiềm năng vùng đất dốc: đất rộng, đa dạng sinh học; đồng thời khắc phục được những trở ngại khó khăn: địa hình cao, dốc, phụ thuộc vào nước trời, điều kiện, tập quán canh tác còn khó khăn, lạc hậu, đời sống người dân nghèo nàn, dân trí thấp. + Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và phục hồi, bảo vệ độ phì nhiêu của đất để bảo vệ một nền canh tác lâu bền (phối hợp các biện pháp canh tác hiệu quả: biện pháp công, biện pháp sinh học/hữu cơ, biện pháp thâm canh - giống, chế độ phân bón, tưới tiêu). + Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở (đường giao thông, công trình thủy lợi, nhà xưởng kho tàng, chế biến) để tổ chức sản xuất hàng hóa có giá trị nông sản và kinh tế cao vì đây là vùng đất thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn quả với quy mô lớn. + Phát huy nguồn lực nội lực: đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật tại chỗ, nâng cao trình độ nhận thức của người dân để họ tự tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, thay dần các tập tục sản xuất lạc hậu trong các hoạt động canh tác nhằm nâng cao năng suất cây trồng, năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. + Các cơ quan Nhà nước, các dự án quốc gia và quốc tế chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về canh tác đất dốc hiệu quả thông qua các mô hình canh tác sản xuất. 1.1.1.1. Những nghiên cứu và kinh nghiệm canh tác đất dốc bền vững trên thế giới Hiện nay tài nguyên đất trên thế giới có khoảng 13.500 triệu ha trong đó có khoảng 100 triệu ha là đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đó là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn mang tính chiến lược quốc gia của nhiều nước vì những giá trị sản phẩm nông nghiệp to lớn mà nó mang lại, đó còn là những vùng đất nuôi sống hàng trăm triệu người trên thế giới. [22] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Garrity D.P. (1993) cho rằng có nhiều nguyên nhân làm cho sản xuất trên đất dốc bị hạn chế và kém ổn định nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là sự thoái hoá nhanh của đất. Sự thoái hoá đó bao gồm nhiều mặt như lý, hoá tính, sinh học đất. [24] Uexkull H.R and Mutert E. (1995) đã chỉ ra những biểu hiện chính của đất thoái hoá như sau: Độ pH thấp (đất chua), dung tích hấp thu thấp, nghèo các chất dinh dưỡng cả tổng số và dễ tiêu, độ no bazơ thấp, độc tố nhôm, sắt nhiều, mức cố định lân cao, hoạt động sinh vật và vi sinh vật thấp, thành phần sét chứa nhiều các khoáng kém hoạt động bề mặt, đất chai cứng và bị nén chặt, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém. [27] Đất đồi núi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới được khai thác hoặc sử dụng hợp lý. Tuy nhiên độ màu mỡ của đất đồi núi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Như nguồn gốc hình thành, phương thức canh tác, thảm thực vật che phủ. Để bảo vệ đất dốc nhiều nước trên thế giới đã sử dung cây cỏ ba lá vào hệ thống cây trồng, hoặc đưa cây đậu tương trồng xen với ngô hoặc trồng theo đường đồng mức. Từ những năm thập kỷ 80- 90 hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng hóa cây trồng trên đất đồi núi đã được thử nghiệm và lan rộng khắp nơi bởi tính ưu việt về sử dụng đất hiệu quả và bền vững của hệ thống này. Bên cạnh những nghiên cứu về sử dụng đất hiệu quả, bảo vệ chống suy thoái đất dốc. Ngày nay sử dụng đất đồi núi bền vững còn đặc biệt chú trọng đến khía cạnh phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường vùng đồi núi nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống sử dụng đất. Nhóm công tác về khung đánh giá đất dốc bền vững đã nêu lên quan điểm “quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp công nghệ chính sách và các hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trường để đồng thời duy trì nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro sản xuất, bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn ngừa thoái hóa đất nước, có hiệu quả lâu dài, được xã hội chấp nhận.[15] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 * Kinh ngiệm của một số nước trong khu vực Đông Nam Á Diện tích đất đồi núi được phân bố rộng khắp các nước trong khu vực. trong đó nhiều nhất là Việt Nam với 75% diện tích toàn quốc, Lào chiếm 73% diện tích toàn quốc. Phần lớn diện tích được sử dụng cho lâm nghiệp cũng như trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. Một phần nhỏ diện tích đất đồi núi dạng thung lũng, dốc thấp, bình nguyên, cao nguyên thuận lợi cho canh tác thì được sử dụng để trồng hoa màu, lương thực. Đất dốc nhiệt đới ở Đông Nam Á nói chung có độ phì nhiêu thấp và thường chứa một tổ hợp các yếu tố hạn chế như: Độc nhôm, sắt; thiếu lân, canxi, kali, manhê. Ngoài sự thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng, sức sản xuất của nhiều loại đất thấp do các yếu tố vật lý bất thuận như: Sức giữ nước kém, dễ đóng váng, dễ bị rửa trôi và bị nén chặt. Intosh J.L.MC (1990) đã chỉ ra những nhân tố kiềm chế sự phát triển của hoa màu trên đất dốc. Đất dốc Đông Nam Á khác nhau rất nhiều về địa hình, độ phì tự nhiên, tính chất lý hóa sinh học, sự mất độ phì nhanh chóng là một biểu hiện rõ nhất, đất sau khai hoang khoảng 2-3 năm là mất độ phì vốn có và khả năng sản xuất, nguyên nhân là sau khi thảm thực vật bị phá bỏ, đất bị sới sáo, cày bừa làm cho các chất hữu cơ bị ô xi hóa nhanh, quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh. Trên đất dó, đất dốc có thành phần sét cao thì giữ được độ phì tốt hơn trên đất cát. Do đó trong quá trình canh tác trên đất dốc bảo vệ độ phì và nâng cao độ phì bằng dùng phân chuồng phân xanh, đặc biệt là dùng cây họ đậu để trồng xen với cây màu cải thiện tính chất đất là có ý nghĩa quan trọng quyết định năng suất cây trồng. [25] Ở Indonesia trên đất dốc có độ dốc dưới 22 0 được trồng cây hàng năm với các biện pháp chống xói mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng phân xanh hay cỏ lâu năm. Trên đất dốc 22 - 300 trồng cây lâu năm và cây ăn quả, kết hợp trồng xen các băng xanh và các loài cây họ đậu để hạn chế xói mòn và cải tạo đất đồng thời nâng cao năng suất cây trồng, tăng thêm thu nhập cho người dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Nhiều nghiên cứu của Sumfujiska (1996 ) cho thấy làm ruộng bậc thang rất hiệu quả trong giảm thiểu xói mòn rửa trôi tuy nhiên phương pháp này rất tốn công. Vì vậy họ đã tiến hành những nghiên cứu các biện pháp khác dựa trên sự kết hợp hài hòa các loài cây trồng với nhau, đa dạng hóa cây trồng, luân canh, xen canh kết hợp với kỹ thuật canh tác như làm đất tối thiểu, nhằm tìm ra biện pháp, mô hình canh tác hiệu quả, bền vững trên đất dốc.[26] Ở Trung Quốc đã thực hiện trên vùng đất có độ dốc 30 - 40 %, độ cao 600m so với mặt biển, trồng cây theo băng và tạo các băng chắn hỗn hợp giữa Cốt khí coronilla, Nông lâm kết hợp trồng cây lương thực xen với các dải rừng bạch đàn. Biện pháp Nông nghiệp gồm các biện pháp canh tác theo đường đồng mức, cày bừa ngang dốc, bố trí thời vụ cây trồng làm cỏ bón phân, luân canh, xen canh tạo độ che phủ trên mặt đất, không cày bừa xới xáo, thu hoạch trong vụ mưa… biện pháp này có tác dụng tổng hợp chống xói mòn, bảo vệ đất giữ độ ẩm, chống cỏ dại và làm tăng năng suất cây trồng từ 30 - 40 %, rất dễ áp dụng vào sản xuất.[2] 1.1.1.2. Nghiên cứu về canh tác trên đất dốc ở Việt Nam Diện tích đất đồi núi nước ta chiếm gần 3/4 diện tích toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy sử dụng đất đồi núi sản xuất nông lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Canh tác trên đất dốc với hình thức canh tác nương rẫy là một hình thức sản xuất nông nghiệp nguyên thuỷ của vùng nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tâm linh của con người, là biểu hiện của mối quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Do canh tác nương rẫy vẫn còn là hình thức canh tác phổ biến và quan trọng của nhiều nhóm dân tộc sinh sống ở vùng cao, nơi mà cuộc sống ở đó còn nhiều khó khăn, an toàn lương thực vẫn còn là vấn đề khó giải quyết; sản xuất nông nghiệp ít được đầu tư, chưa được quan tâm và còn phụ thuộc nhiều tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 Tình hình đất canh tác nương rẫy có nhiều biến động theo các thời kỳ phát triển của đất nước. Giai đoạn 1943 đến 1960 rừng Việt Nam vẫn còn nhiều (tỷ lệ che phủ đạt 43,8%), rừng chưa được quản lý. Đây là giai đoạn ổn định nhất của nền nông nghiệp du canh thế kỷ 20. Người dân tự do phát rừng làm rẫy nên đời sống đồng bào no đủ. Giai đoạn sau 1960, dân số tăng nhanh nên đời sống của người dân miền núi gặp nhiều khó khăn. Thiếu lương thực, đồng bào bắt đầu gia tăng việc phát rừng, đốt nương làm rẫy và nạn phá rừng trở nên trầm trọng. Đến năm 1990 thì diện tích đất trống đồi núi trọc của nước ta lên đến đỉnh điểm là 11,768 triệu ha (35,7% đất tự nhiên), do thiếu đất canh tác nên thời gian bỏ hóa bị rút ngắn và hiện tượng du canh vẫn tiếp tục xảy ra. Giai đoạn sau 1990, nhờ có sự đầu tư tái trồng rừng của Chính phủ và việc áp dụng rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ trong thâm canh đất thung lũng và đất ruộng bậc thang nên sức ép khai thác đất dốc đã giảm, độ che phủ rừng dần được phục hồi. Năm 2003, theo số liệu của tổng cục thống kê thì diện tích đất có rừng đã đạt 12,05 triệu ha (36,5% đất tự nhiên). Tuy nhiên, ở nhiều nơi, do không có đất bằng nên nông dân miền núi vẫn phải dựa vào đất dốc để sản xuất lương thực và vẫn mang đậm phương thức canh tác nương rẫy truyền thống. [5] Theo Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (2003) thì đất dốc cũng có rất nhiều tiềm năng như:[7] - Mở rộng đất canh tác: Đất dốc là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 973 triệu ha (66%) trong 1.500 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam, đất dốc chiếm khoảng 76% đất tự nhiên. Trong diện tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa, còn trên 5 triệu ha là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng. Do đất bằng được sử dụng khá triệt để nên đất dốc là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 - Sản xuất cây hàng hoá và đa dạng sản phẩm: Cơ cấu cây trồng ở miền núi rất đa dạng về giống và loại cây, đối với miền xuôi hầu hết đất bằng dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có đủ điều kiện và tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao, cây đặc sản và rau quả ôn đới. - Phát triển lâm nghiệp: Rừng có nhiều nguồn lợi tự nhiên vô cùng quí giá về kinh tế, xã hội và đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sản xuất và môi trường, lưu giữ nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất nông công nghiệp, cung cấp ôxi và điều hoà khí hậu. Ở Việt Nam rừng chỉ tồn tại nhiều trên đất dốc và chỉ có miền núi mới có tiềm năng phát triển lâm nghiệp và các sản phẩm liên quan trực tiếp hay gián tiếp. - Xói mòn và rửa trôi: Xói mòn và rửa trôi là mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc vùng nhiệt đới ẩm, làm mất các chất dinh dưỡng và độ phì tầng đất mặt. Tác động này càng nặng nề nếu đất dốc không được che phủ thường xuyên, hoặc đất bị xới xáo gieo trồng ngay trước mùa mưa và có độ dốc lớn. Canh tác không hợp lý gây lượng đất bị xói mòn lớn như loại đất có thành phần cơ giới nhẹ ở Tây Phi, sau phát nương làm rẫy nếu đất không được che phủ thì lượng đất mất đến 115 tấn/ha/năm. Nguyễn Văn Dung, và Cộng tác viên (2005), xói mòn ở Việt Nam do việc phát nương làm rẫy trên đất dốc đã làm tăng dòng chảy trên bề mặt. Đây là nguyên nhân chính gây nên xói mòn trên đất dốc. Lượng nước chảy mặt trên đất canh tác nương rẫy tăng gấp 1,35 lần (765 mm) so với rừng tái sinh.[9] Hậu quả của việc chặt phá rừng và các phương pháp canh tác lạc hậu ở nhiều vùng đất rộng lớn đã bị thoái hóa đất thành đất trống đồi núi trọc. Khi rừng bị chặt phá để trồng cây lương thực thì phần lớn đất dốc ở Châu Á bị chua hóa và bị cỏ tranh xâm lấn. Chỉ sau vài năm trồng cây lương thực nông dân lại bỏ hoá những khu đất này để sang chặt phá rừng nơi khác làm nương mới. Cứ như thế độ che phủ chung của toàn vùng bị suy giảm, đất bị thoái hóa và gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt và lũ quét ở vùng cao.[16] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 * Những nghiên cứu về một số mô hình sử dụng đất dốc mang tính bền vững Trong 40 năm qua thế giới đã mất đi 1/5 lớp đất màu mỡ ở các vùng nông nghiệp do canh tác không hợp lí, thiếu hiểu biết về kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư cùng trang thiết bị. Trung bình hàng năm có khoảng 6 đến 7 triệu ha đất bị mất đi và làm giảm độ phì nhiêu cũng như giảm sức sản xuất của đất. Theo một số nghiên cứu: Sau 5 năm trồng chè còn 2,5%; trồng sắn còn 0,9%. Trồng chè tuy là cây lâu năm chống khả năng giữ đất tốt nhưng vẫn mất 1% mùn; trồng sắn mất tới 2,6%. Nhiều chỉ tiêu khác về độ màu mỡ của đất cũng diễn biến theo chiều hướng xấu đi, như khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất giảm, kết cấu kém đi.[13] Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả đã đưa ra các biện pháp canh tác nông lâm nghiệp bền vững, có hiệu quả ở nhiều vùng đất dốc ở các địa phương trong cả nước. Các kết quả nghiên cứu đã đóng góp nhiều về mặt lý luận và thực tế sản xuất. Theo Nguyễn Thế Đặng và Cộng tác viên, (2003), hiện nay có rất nhiều các chương trình nghiên cứu về sử dụng đất đồi núi đã được triển khai. Phần lớn các mô hình canh tác đất dốc bền vững cho lợi nhuận bằng và cao hơn so với sản xuất truyền thống.[11] * Mô hình luân canh: Theo tài liệu hướng dẫn của FAO (1970) cho thấy luân canh có 4 lợi ích: Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu khác nhau, hấp thu lượng khác nhau chất dinh dưỡng từ đất; Chúng có bộ rễ khác nhau nên hấp thu chất khoáng trong đất ở độ sâu khác nhau; Cây trồng tận dụng chất khoáng trong đất; Cây trồng được cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn, đất đỡ nghèo dinh dưỡng hơn. Luân canh giữa các cây lương thực: lúa nương, ngô, sắn khá phổ biến ở Đông Nam Á. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 * Mô hình trồng xen: cây trồng chính - cây phủ đất Cây phủ đất mọc sát quanh cây trồng chính, che phủ, bảo vệ đất giữa các cây lưu niên, cây bán lưu niên hoặc khoảng cách giữa các vụ. Cây phủ đất có thể là các loại cây cỏ, cây họ đậu, loại cây hàng năm hoặc lưu niên tuỳ theo yêu cầu. Theo Nguyễn Công Vinh trên đất phiến thạch vùng đồi cơ cấu xen canh sắn - đậu hoặc sắn lạc có khả năng phát triển tốt ở những diện tích chưa có điều kiện đưa vào sản xuất cây dài ngày có hiệu quả kinh tế cao. Ngoài phủ đất bằng phụ phẩm và cây cốt khí có tác dụng vừa hạn chế mất dinh dưỡng, vừa hoàn trả lại một phần dinh dưỡng cho đất, có ảnh hưởng tích cực đến cân bằng dinh dưỡng trong đất. * Mô hình trồng xen: cây lưu niên - cây hàng năm. Có nhiều công thức khác nhau. Trong hệ thống có công thức cây trồng chính là cây lưu niên, có công thức cây trồng chính là cây hàng năm. Có hệ thống chuyển tiếp mà trong đó các cây hàng năm chỉ trồng khi các cây lưu niên ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (lúa, lạc, sắn xen với cà phê, chè...). Có hệ thống cố định, trong đó cây lưu niên sống chung cùng các cây hàng năm.[3] Theo Thái Phiên, Nguyễn Huệ, 2003, trồng các hàng rào cây xanh trên các nương rẫy trồng sắn là biện pháp canh tác đơn giản, dễ làm, chi phí ít nhưng hiệu quả cao trên các mặt: giảm đất trôi từ 10 - 25% tại các địa bàn của Phú Thọ và 25 - 50% ở đồng bằng tuỳ thuộc vào loại cây, độ dốc, đặc tính đất. Tuy có mất một phần diện tích cho băng chắn nhưng năng suất cây trồng đã ổn định lại sau vài năm đầu và tăng dần vào những năm sau đó. Trong các cây tạo băng thì cốt khí là cây được nông dân đánh giá cao nhất và đang phát triển trên diện rộng. [17] * Các mô hình tổng hợp canh tác trên đất dốc Lê Quốc Doanh (1994) cho rằng biện pháp sử dụng đất dốc có hiệu quả là bố trí một chế độ canh tác hợp lý, triệt để lợi dụng nước trời, áp dụng các biện pháp canh tác (cày bừa, xới xáo, trồng xen, trồng gối, phủ xanh, phủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 khô..vv). Tác giả cũng đã tổng kết những kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài phổ biến 4 mô hình canh tác trên đất dốc vùng cao có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên môi trường: [8] [1] + SALT 1 (Slopping Agricultural Land Technology): mô hình bố trí cây trồng ổn định trên những băng rộng 4-6m tuỳ độ dốc. (bao gồm: cây lương thực, thực phẩm, cây trồng lâu năm, cây họ đậu). + SALT 2 (Simple Agrolivestock Technology): mô hình kỹ thuật nông gia súc kết hợp. + SALT 3 (Sustainable Agro - forestry Land Technology): mô hình canh tác nông lâm kết hợp. + SALT 4 (Small Agro - fruit Livehood Technology): mô hình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp với cây ăn trái quy mô nhỏ. * Một số nghiên cứu khác có liên quan Hà Đình Tuấn (2001) nghiên cứu các biện pháp che phủ trong canh tác đất dốc ở miền núi tỉnh Bắc Kạn đã xác định: các diện tích lúa nương, ngô đồi được che phủ bằng vật liệu hữu cơ (thân, lá cây họ đậu, rơm rạ, cỏ khô..) làm tăng khả năng giữ ẩm của đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng và tình trạng đất bị dí chặt, kết quả góp phần làm tăng năng suất lúa từ 90 - 144%, ngô từ 28 - 185% so với trồng trên đất không được che phủ. Lê Quốc Doanh (2001) nghiên cứu các mô hình cây trồng thích hợp trên đất dốc miền núi huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá đã xác định: trên đất nương rẫy ở độ dốc < 250, chuyển từ trồng cây lương thực (lúa, ngô, sắn) sang trồng mía thâm canh đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời hạn chế xói mòn, độ phì đất được duy trì. Trên đất có độ dốc 25 0 đến < 400, trồng cây lương thực hiệu quả rất thấp, nhưng trồng luồng vẫn sinh trưởng tốt và cho thu nhập bình quân 12 - 15 triệu đồng/ha/năm với chu kỳ khai thác kéo dài tới 30 năm, đồng thời hạn chế xói mòn, tăng độ mùn của đất và tăng nguồn sinh thuỷ trong khu vực rừng luồng.[6] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 Kết quả nghiên cứu của Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2005) trồng cây che phủ đất bằng cây họ đậu không chỉ có vai trò chống xói mòn đất dốc, mà còn có tác dụng tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính đất. Đất được che phủ luôn luôn ẩm, ngoài ra nguồn hữu cơ từ cây che phủ khi phân huỷ làm tăng độ mùn, tăng hoạt động của hệ sinh vật và vi sinh vật trong đất. Một mặt đất sẽ tơi xốp hơn nên dung tích hấp thụ lớn hơn, mặt khác độ phì của đất cũng được cải thiện nhanh. [10] Biện pháp canh tác chống xói mòn trong mùa mưa được Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Trần Đức Toàn, (1997) khẳng định: Tạo băng cây xanh theo đường đồng mức, tạo hệ thống cây trồng xen phủ đất trong mùa mưa vv… đều cho kết quả tốt trong việc giữ đất, giữ nước cho cây trồng trên đất dốc, có thể giảm lượng đất bị xói mòn 50% so với đối chứng. Việc trồng cây xen, trồng băng cây xanh không chỉ có tác dụng năm đầu mà còn ảnh hưởng tốt đến những năm sau góp phần từng bước tạo sự ổn định nông nghiệp trên đất đồi dốc. Tóm lại: Qua thực tế sản xuất, nông dân vùng trung du và miền núi nước ta trước đây cũng như hiện nay đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông lâm nghiệp. Trước mắt cũng như lâu dài, sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng đất dốc phải hướng tới.[18] Một cái nhìn khác và đổi mới về quan niệm sử dụng và phương thức quản lý đất dốc. Đất dốc cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn nữa, đặc biệt là chống thoái hoá đất, tăng độ phì và dung tích hấp thu nước bằng các biện pháp sinh học (nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bảo tồn), sử dụng các biện pháp che phủ cho đất: Mặc những tấm áo tươi (thảm hữu cơ xanh là các cây che phủ họ đậu…) hoặc tấm áo khô (loại vật liệu từ xác hữu cơ khô) che phủ cho đất, không đốt tàn dư cây trồng mà giữ lại toàn bộ làm vật liệu che phủ, duy trì vật liệu phủ liên tục và gieo trồng không thông qua làm đất..Tuy nhiên, che phủ bằng loại vật liệu phủ nào (xác thực vật hay thực vật sống) và mức đầu từ bằng phân bón bao nhiêu là đủ cho che phủ xác thực vật thì chưa có nhiều nghiên cứu. [4] [14] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 * Quan điểm xây dựng mô hình canh tác đất dốc có hiệu quả và bền vững: Các mô hình canh tác phải thích hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái vùng đồi núi: phát huy được tiềm năng vùng đất dốc: đất rộng, đa dạng sinh học; đồng thời khắc phục được những trở ngại khó khăn: địa hình cao, dốc, phụ thuộc vào nước trời, điều kiện, tập quán canh tác còn khó khăn, lạc hậu, đời sống người dân nghèo nàn, dân trí thấp. Trên mô hình canh tác phải kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và phục hồi, bảo vệ độ phì nhiêu của đất để bảo vệ một nền canh tác lâu bền (phối hợp các biện pháp canh tác hiệu quả: biện pháp công trình, biện pháp sinh học/hữu cơ, biện pháp thâm canh - giống, chế độ phân bón, tưới tiêu).[12] 1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã hội. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đó là thỏa mãn ngày càng cao (tăng số lượng và chất lượng) về nhu cầu vật chất xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất là đánh giá về mặt số lượng còn đánh giá hiệu quả của sản xuất là xem xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó. - Quan điểm về hiệu quả kinh tế: Theo C. Mác, hiệu quả kinh tế là tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành. Đó chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay là hiệu quả. Ông cho rằng “nâng cao năng suất lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội” và sự tăng lên của sức sản xuất hay mức lao động; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 David Begg còn cho rằng “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” [23]; “Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Mối quan hệ so sánh này được xem xét cả về hai mặt số tương đối và số tuyệt đối. Khi phân tích quan điểm này ta thấy rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi sự so sánh tương đối (phép chia) giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Cách đánh giá này đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả các nguồn lực sản xuất, từ đó có thể so sánh hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau. Mặc dù vậy, quan điểm này vẫn chưa thể hiện được quy mô sản xuất nói chung; Ở nước ta, coi hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đáp ứng được đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định rõ “Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển”. - Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và là đặc trưng cho mọi hình thái xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau: + Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. + Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 + Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục đích là tiết kiệm, lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc lượng hóa cụ thể các yếu tố này để xác định hiệu quả kinh tế là vấn đề gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp). Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (Vốn, lao động, đất đai…) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.2.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau. Mặt khác, tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng, thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất... Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: Nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay. Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên góc độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính toán được đầu ra từ đó. Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được và đó chính là lợi nhuận. 1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đạt được đó là: Nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 việc làm, góp phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội. Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận chính xác. Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Theo quan điểm toàn diện, đánh giá hiệu quả kinh tế không thể loại bỏ những mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa - xã hội và đáp ứng các nhu cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 xã hội ngày càng tốt hơn cùng với việc tạo ra một môi trường bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, giữa hiệu quả kinh tế hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng, đủ trong mối quan hệ kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới. Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế. Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia phạm trù hiệu quả kinh tế thành: - Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn. - Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền sản xuất xã hội. - Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh, từng huyện... - Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu quả của quốc gia. Cũng vì thế mà Nhà nước có các chính sách vĩ mô đối với doanh nghiệp. - Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ. Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 - Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng lao động - Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị - Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng... - Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý 1.1.3. Cở sở thực tiễn về phát triển sản xuất cà phê 1.1.3.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ cà phê trên thế giới Cà phê đang dần trở thành loại đồ uống được ưa chuộng trên khắp thế giới bởi hương vị đậm đà mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe. Với nhiều quốc gia trồng cà phê thì đây là lợi thế cho loại cây này phát triển. Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cà phê trên thế giới giai đoạn 2007 - 2012 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Diện tích (triệu ha) 10,8 10,5 10,6 10,4 10,1 10,0 Năng suất (tạ/ha) 7,6 8,0 7,4 8,1 8,4 8,8 Sản lƣợng (triệu tấn) 8,2 8,4 7,8 8,4 8,4 8,8 (Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2014 | 18 August 2014)[28]) Số liệu qua bảng 1.1 cho thấy diện tích cây cà phê trên thế giới năm 2012 giảm so với năm 2007 nhưng năng suất lại tăng 1,2 tạ/ha so với năm 2007. Sản lượng cũng tăng 0,6 triệu tấn so với năm 2007, điều đó chứng tỏ nhờ có các biện pháp khoa học kỹ thuật, phân bón, cách chăm sóc hợp lý đã mang lại năng suất và sản lượng cao cho người dân. 1.1.3.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ cà phê tại Việt Nam Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm,Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên cây cà phê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 chỉ thực sự được quan tâm và đầu tư sản xuất bắt đầu từ những năm đầu những năm trở lại đây. Những năm gần đây,Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu tiên phát triển cây cà phê. Cây cà phê được xem là cây trồng có khả năng xoá đói, giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân. Do đó diện tích, năng suất và sản lượng cà phê không ngừng tăng lên từ năm 2005 trở lại đây. Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2012 Diện tích Năng suất Sản lƣợng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2005 483,6 17,2 831,0 2006 483,2 20,4 985,3 2007 488,9 25,6 125,0 2008 500,2 21,1 105,8 2009 507,2 20,9 1057,5 2010 511,9 21,6 1105,7 2011 543,9 23,5 1276,5 2012 574,3 22,5 1292,4 Năm (Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2014 | 18 August 2014)[28]) Số liệu tại bảng 1.2 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng cà phê giai đoạn này tăng trưởng mạnh. Năm 2012 diện tích cà phê cho thu hoạch đã tăng lên đạt 90,7 ha, so với năm 2005; Năng suất năm 2007 cao nhất là 25,5 tạ/ha; Sản lượng đạt 1292,4 năm 2012 (tăng 461,4 tấn) so với năm 2005. * Đặc điểm sản xuất của cây cà phê: Sản xuất cà phê mang tính thời vụ. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu, người sản xuất cần có một kế hoạch sử dụng ruộng đất hợp lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 và có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng của đất đai, nhằm tăng năng suất, và chất lượng cây trồng. Có chu kỳ sản xuất tương đối dài (một năm), và được tiến hành ngoài trời. Do đó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Sản xuất cà phê tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước...do vậy trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần tính đến sự rủi ro có thể xảy ra và phải có kế hoạch dự phòng. * Nguồn gốc, đặc tính sinh thái của Cà phê chè (Coffea arabica) Cà phê Arabica : Coffea arabica (Đây là loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), chi Cà phê (Coffea). Tên tiếng Việt: Cà phê chè (do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường tỉa thấp giống cây chè, một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam). Cà phê Arabica có nguồn gốc ở cao nguyên Jimma ở tây nam Etiopia và cao nguyên Boma ở Đông Nam Sudan. Tuy nhiên, nó được trồng t có dạng bụi cây lớn, thẳng đứng, cao khoảng 6m, thực tế chỉ cao khoảng 2-3m, giống của Việt Nam nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Cây cà phê có cành thon dài, đối xứng. Lá mọc đối xứng, cuống ngắn 0.4 - 1.2 cm. Lá có hình oval, nhọn ở hai đầu, rìa lá quăn, mềm và rũ xuống. Chiều dài của lá khoảng 7 - 20 cm, rộng 4 - 6 cm. Mặt lá nhẵn, mặt trên lá có màu xanh thẳm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Vỏ cây mỏng, có màu xám nhạt và trở nên nứt nẻ, sần sùi khi già. Gỗ cây có màu nhạt, cứng, nặng và chắc. Hệ thống rễ bao gồm một rễ trung tâm to, ngắn, cắm sâu vào lòng đất và các rễ phụ lan tỏa xung quanh. Hoa có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 năm cánh, màu trắng và có hương thơm. Hoa mọc thành từng cụm hoa gồm 2 - 9 cái ở nách lá. Trái cà phê thuộc loại quả thịt, hình oval. Trái xanh khi chín có màu đỏ tươi (chủng Caturra amarello có quả màu vàng), sau chuyển thành màu xanh đen. Trái dài 1.0 - 1.8 cm và rộng 0.8 - 1.2 cm. Trái thường chứa 2 hạt hơi dẹt và thon, có màu xanh lá, dài 0.8 - 1.2 cm. Khi chỉ có một hạt phát triển, nó được gọi là peaberry. Hàm lượng caffeine trong hạt trung bình 1,3%. Caffeine có thể bảo vệ các bộ phận sinh dưỡng của cây khỏi côn trùng, nấm mốc và ngăn ngừa sự phát triển của các cây và vi khuẩn gần hạt cà phê nảy mầm. Cà phê Arabica có bộ nhiễm sắc thể là tứ bội (4n = 44) trong khi các loài cà phê khác là lưỡng bội (2n = 22). Cây cà phê Arabica có đặc tính tự thụ phấn nên có độ thuần chủng cao hơn các loại cà phê khác. * Đặc điểm sinh trưởng: Điều kiện trồng trọt: Cây cà phê Arabica ưa nơi mát và hơi lạnh. Nhiệt độ thích hợp để phát triển là khoảng18 - 240C. Sự phát triển của cây sẽ suy yếu khi nhiệt độ môi trường trên 250C. Nếu có sương giá thì lá và trái cà phê sẽ bị hư hại. Do đó, cà phê Arabica thường trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 1500 m. Để cây arabica phát triển tốt, thông thường độ cao phải trên 1.000m. Dưới độ cao này, cây phát triển không tốt. Ngoài ra, lượng mưa thích hợp cho sự phát triển của cây là 1200 - 1500 mm/năm. Nếu lượng mưa cao 2500 - 3000 mm sẽ bắt đầu gây bất lợi cho cây. Cây cà phê phát triển được trên đất có pH từ 4 - 8, tối ưu 5.2 - 6.2. Thu hoạch: Cây cà phê Arabica có thể cao tới 6m. Tuy nhiên ở các nông trường, người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2 - 4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Sau khi trồng được 12 tháng, cây có thể đạt chiều cao để hãm ngọn. Cà phê Arabica sau khi trồng được khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Cây cho sản lượng trái cao nhất ở những năm thứ 6 8. Thông thường, cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Trên thực tế, nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Đối với cà phê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 Arabica, chỉ có một mùa thu hoạch trong năm. Tuy nhiên, ở Colombia, có một mùa thu hoạch chính và một mùa phụ do họ có giống Arabica tốt. Thời gian từ khi ra hoa đến khi trái chín là khoảng từ 7 - 9 tháng và thời điểm thu hoạch trái thường vào tháng 9 hằng năm. Ở những đốt ra hoa và quả ở năm nay sẽ tiếp tục ra hoa ở những năm sau đó. Do đó, khi thu hái trái cà phê Arabica thường được tiến hành bằng tay để không làm tổn hại các đốt ra hoa và chọn lọc được những hạt cà phê chất lượng. Thu hoạch cà phê Arabica cần nhiều lao động. * Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê - Điều kiện tự nhiên: Quá trình sản xuất cà phê hàng hoá thường bị ảnh hưởng bởi vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết, tài nguyên đất…những nhân tố này ảnh hưởng quan trọng đối với việc sản xuất ra khối lượng cà phê và cà phê hàng hoá. Sản xuất cà phê hàng hoá chỉ thực sự có hiệu quả khi trồng trọt thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều này đòi hỏi phải lựa chọn giống cà phê thích hợp với điều kiện tự nhiên, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến cà phê. - Nhân tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cà phê gì ? Như thế nào? để đạt hiệu quả cao do thị trường quyết định. Cho nên, cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy, người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường. Khi thị trường ngày càng phát triển, làm cho cà phê hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú, đòi hỏi về số lượng và chất lượng cà phê hàng hoá ngày càng cao. - Vốn và sử dụng vốn: Muốn nâng cao trình độ sản xuất cà phê hàng hoá thì phải có vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ sản xuất cà phê hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích luỹ của các nông hộ cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua hệ thống tài chính tín dụng. - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Đây là một nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất cà phê, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm cà phê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 - Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cà phê hàng hoá. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong nên kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất cà phê hàng hoá tự phát khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó cần có chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước để định hướng và tác động đúng hướng thúc đẩy nâng cao sản xuất. 1.2. Nhận định và đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây: - Mô hình trồng xen kết hợp trồng từ hai loài cây khác nhau trở lên trên đồng thời trên cùng một diện tích có nhiều lợi ích. Đây là cơ hội cho những người dân sống bằng nghề trồng trọt, canh tác trên đất dốc phát triển nguồn nhân lực thông qua việc chuyển giao công nghệ, giúp người dân xây dựng môi trường sống an toàn, bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt tại vùng Tây Bắc. Các công trình nghiên cứu canh tác trên đất dốc trên thế giới được nghiên cứu từ lâu đã thấy được kết hợp trồng xen các băng xanh và các loài cây họ đậu để hạn chế xói mòn, cải tạo đất trồng. - Đối với Việt Nam, việc trồng xen được quan tâm của hầu hết người dân trên vùng cao, các nghiên cứu tập trung vào trồng xen cây họ đậu để che phủ đất trong canh tác, làm tăng khả năng giữ ẩm của đất, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng so với trồng cây không được che phủ. Cà phê là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của nước ta, diện tích năng suất, sản lượng ngày một tăng cho thấy cây trồng này đang được chú trọng, đầu tư để mang lại hiệu quả. Với những lý do đó đề tài dặt ra là rất cẩn thiết vì: Đất đai giai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 giai đoạn 3 năm đầu cây cà phê chưa khép tán dễ bị mất dinh dưỡng, nâng cao thu nhập của sản xuất cà phê tại huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên chưa có công trình nào nghiên cứu. Đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu nhằm đáp ứng thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 1.3.1.1. Vị trí địa lý Huyện Mường Ảng nằm dọc theo quốc lộ 279, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 42km và cách thị trấn Tuần Giáo khoảng 40 km về phía Đông. - Phía Bắc giáp xã Mường Mươn thuộc huyện Mường Chà; - Phía Nam giáp các xã Mường Bám, thuộc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và giáp các xã Xa Dung, Pu Cai thuộc huyện Điện Biên Đông; - Phía Đông giáp các xã Nà Sáy, Chiềng Sinh thuộc huyện Tuần Giáo; - Phía Tây giáp xã Mường Phăng, Nà Tấu thuộc huyện Điện Biên. Huyện có 10 đơn vị hành chính bao gồm 9 xã và 01 thị trấn. Diện tích tự nhiên: 44.352,2 ha, chiếm 4,638% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện có 10 đơn vị hành chính, 1 thị trấn và 9 xã gồm: Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Búng Lao, Xuân Lao, Mường Lạn, Nậm Lịch, Ngối Cáy, Mường Đăng, Thị trấn Mường Ảng. Quốc lộ 279 là 1 trong những tuyến giao thông quan trọng nhất của vùng Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện Mường Ảng, đi qua địa phận các xã Búng Lao, Ẳng Tở, Ảng Nưa và Thị trấn Mường Ảng. Đồng thời, với lợi thế về vị trí nằm giữa hai đô thị của tỉnh là Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Ảng có rất nhiều thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế xã hội, giữ vị trí chiến lược trong quá trình phát triển chung của tỉnh Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 1.3.1.2. Địa hình Huyện Mường Ảng được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao từ 506 m đến 2000 m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp trên địa bàn huyện, được chia thành 2 khu vực: - Khu vực I: Khu vực lòng chảo huyện bao gồm: xã Ẳng Cang, Ẳng Tở, Ẳng Nưa và thị trấn. Hệ thống suối khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Nông - Lâm nghiệp. - Khu vực II: Khu vực địa hình vùng núi cao gồm các xã: Búng Lao, Xuân Lao, Mường Đăng, Ngối Cáy, Mường Lạn và Nậm Lịch. Địa hình khá phức tạp, chia cắt. Dạng địa thế chủ yếu là sườn dốc, chiếm 80 - 90 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện Mường Ảng nằm trong lưu vực của sông Mã gồm hệ thống suối chính sau: Suối Nậm Sát: Bắt nguồn từ Pú Huổi Lóng chảy dọc Nà Sáy đến Mường Đăng; Suối Nậm Cô: Do hai nhánh suối Nậm Ảng và suối Nậm Cô hợp thành; Suối Nậm Lạn: Do hai nhánh Nậm Lạn và Nậm Lịch hợp thành đổ ra suối bản Lao và Nậm Húa. Với đặc điểm về địa hình có nhiều núi cao, sườn dốc của một huyện miền núi nên huyện Mường Ảng thường xuyên gặp nhiều khó khăn vào các mùa khô, ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. 1.3.2. Đặc điểm tài nguyên Tổng diện tích tự nhiên của huyện Mường Ảng là 44.352,2 ha, chiếm 4,638% diện tích tự nhiên của tỉnh Điện Biên. Trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2013, đất nông nghiệp là 38.505,77 ha chiếm 86,81% diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp của huyện tăng từ 1.034,84 ha năm 2011 lên 1.131,68 ha năm 2013 chiếm 2,5% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 sử dụng của huyện còn khá nhiều 4.714,75 ha, chiếm 10,62% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất đô thị có 645,84 ha, còn lại là đất khu dân cư nông thôn. Hiện nay trên địa bàn huyện Mường Ảng có 10 loại đất chính, bao gồm: - Nhóm đất phù sa ngòi suối: loại đất này có diện tích 821,8 ha, chiếm 1,85% diện tích toàn huyện; phân bố ven một số suối như suối Nậm Cô (Mường Đăng, Ngối Cáy), suối Đương (Ẳng Cang), suối Nậm Ẳng (ẳng Tở) và suối Nậm Lạn (Mường Lạn). Dùng để trồng lúa 1 vụ, 2 vụ. - Đất nâu đỏ trên đá vôi: Phân bố chủ yếu ở bản Tin Tốc, bản Lé xã Ẳng Nưa. Diện tích 483,5 ha, chiếm 1,09 diện tích toàn huyện. Thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: diện tích 27236,2 ha, chiếm 61,41% diện tích toàn huyện, phân bố hầu hết ở các xã trong toàn huyện. Dùng để trồng cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất vàng nhạt trên đá cát: diện tích 1191,8 ha, chiếm 2,68% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các bản Hua Nậm, Mánh Đanh, Hua Ná xã ẳng Cang và bản Pá Khôm xã Nậm Lịch. Thích hợp trồng cây dài ngày và trồng rừng để bảo vệ đất và cảnh quan sinh thái. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 247,5 ha, chiếm 0,56% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tại các xã Búng Lao và Ẳng Nưa. Dùng để trồng lúa nước, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 1395 ha, chiếm 3,15% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Dùng để khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng. - Đất mùn đỏ vàng trên đá sét: Diện tích 9667 ha, chiếm 21,8% diện tích tự nhiên của huyện. Dùng để trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày - Đất mùn vàng nhạt trên đá cát: diện tích là 2688,4 ha, chiếm 6,06%. Dùng để khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 - Đất mùn vàng nhạt trên núi cao: diện tích 242,7 ha, chiếm 0,55%, phân bố chủ yếu ở phía Tây và Nam xã Mường Đăng giáp với huyện Điện Biên và Mường Chà. Thích hợp trồng cây lâm nghiệp. - Nhóm đất dốc tụ: diện tích 14,7 ha, chiếm 0,03 %, phân bố ở địa phận bản Phấy xã Xuân Lao. Dùng để trồng lúa nước 2 vụ. Ngoài ra diện tích đất khác bao gồm núi đá 9,7 ha, chiếm 0,02%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 353,9 ha, chiếm 0,8%. Bảng 1.3: Tình hình đất đai của huyện Mƣờng Ảng năm 2011 - 2013 Đơn vị: ha TT Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên 1 Đất nông nghiệp 1.1 Đất trồng lúa Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 44.352,2 44.352,2 44.352,2 38.382,99 38.373,93 38.505,77 5.290,99 5.245,11 5.054,63 915,07 969,29 980,91 2.450,70 2.512,29 3.363,43 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.3 Đất lâm nghiệp 1.3.1 Đất rừng sản xuất 9.707,75 9.707,75 9.879,77 1.3.2 Đất rừng phòng hộ 14.138,35 14.130,37 14.092,01 1.3.3 Đất rừng đặc dụng 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 109,09 109,07 126,89 1.5 Đất nông nghiệp còn lại 6.686,11 6.669,34 5.989,04 2 Đất phi nông nghiệp 1.034,84 1.043,93 1.131,68 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan. công trình sự nghiệp 27,51 27,45 28,10 2.2 Đất quốc phòng 1,45 1,45 1,45 2.3 Đất an ninh 2,08 2,08 2,58 2.4 Đất khu công nghiệp 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2,76 2,76 2,76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 Loại đất TT 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 18,78 18,78 18,78 69,65 69,65 70,15 2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.8 Đất có mặt nước chuyên dùng 353,02 360,60 455,76 2.9 Đất phát triển hạ tầng, trong đó: 351,02 360,60 455,76 Đất cơ sở văn hoá 0,97 0,97 2,92 Đất cơ sở y tế 2,60 2,60 3,05 24,68 24,74 25,87 Đất cơ sở thể dục - thể thao 1,03 1,03 1,68 2.10 Đất phi nông nghiệp còn lại 188,12 187,77 187,99 2.11 Đất ở tại đô thị 20,16 20,25 21,00 3 Đất chƣa sử dụng 4.934,37 4.934,34 4.714,75 0,03 219,59 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo Đất chưa sử dụng còn lại Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng 4 Đất đô thị 645,84 645,84 645,84 5 Đất khu dân cƣ nông thôn 646,00 632,26 654,34 Nguồn: Phòng Tài Nguyên - Môi Trường Mường Ảng năm 2013) Với quỹ đất như trên, huyện Mường Ảng có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm. Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quỹ đất chuyên dùng để xây dựng kết cấu hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội trong huyện trong tương lai. 1.3.3. Khí hậu, thủy văn Mường Ảng có khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9: Nắng nóng, ẩm, mưa nhiều; Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau: Nắng, khô hanh, có gió Lào; Nhiệt độ bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 quân năm: 22,70C; Nhiệt độ cao tuyệt đối: 42,50C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 3,40C. Biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn từ 10 - 140. Lượng mưa bình quân năm là 1.631mm, phân bố không đồng đều trong năm. Lượng mưa cao nhất trong năm là: 2.200mm, lượng mưa này thường tập trung vào tháng 6, 7, 8 trong thời gian này thường xảy ra lũ lớn và sạt lở đất; các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, ẩm độ không khí bình quân trong năm là 80 - 85%. Hiện nay do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như do diện tích che phủ bị giảm mạnh do diện tích và chất lượng rừng ngày càng giảm mạnh mà thời tiết của huyện Mường Ảng có sự thay đổi rõ nét từ nhiệt độ đến lượng mưa, thiên tai hạn hán, lũ lụt, lũ quét sảy ra nhiều hơn. Dẫn đến việc canh tác nông-lâm-ngư-nghiệp của bà con đã khó khăn thì nay lại càng khó khăn hơn. Trong 5 năm trở lại đây, không chỉ các nhà chức trách, cán bộ ngành nhận biết được sự thay đổi của thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn thì bà con cũng có thể nhận ra và còn là nạn nhân chính của biến đổi khí hậu khi diện tích hoa màu giảm, có những năm còn mất trắng do thiên tai, do dịch bệnh. Thời tiết thay đổi chóng mặt, khó dự đoán làm cho bà con không kịp mùa vụ. Kèm theo đó nhiệt độ ngày càng tăng vào mùa nóng, lượng mưa không đều mùa thu hoạch thì lượng mưa cao còn mùa trồng, cấy thì lượng mưa ít dẫn đến năng suất ngày càng giảm, thêm vào đó là sự thay đổi giữa mưa và nắng bất chợt làm cho dịch bệnh ngày càng tăng. Để biết được nhiệt độ ở huyện Mường Ảng biến đổi phức tạp như nào chúng tôi đã so sánh để biết được sự biến thiên nhiệt độ trong vòng 30 năm từ năm 1980-2010.(Trạm khí tượng dùng chung cho 2 huyện Tuần Giáo và Mường Ảng) (hình 1.1) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 Từ hình 1.1 cho thấy được sự biến thiên của nhiệt độ khá phức tạp. Nhiệt độ trung bình các năm cũng đang có chiều hướng tăng. Đối với nhiệt độ trung bình cao nhất thì có sự biến thiên không đều, lên xuống rõ nét đây là đặc điểm khó khăn cho việc canh tác của người dân. Đối với nhiệt độ TB thấp nhất cũng có sự biến thiên nhẹ, nhưng đối với nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông trong các năm lại gần đây có sự thay đổi mạnh, có những năm nhiệt độ thấp cộng thêm sương muối đã gây ra những thiệt hại lớn đối với nền nông nghiệp và chăn nuôi của tỉnh. (Nguồn: Trạm khí tượng Tuần Giáo, từ năm 1980 - 2010) Hình 1.1. Biểu đồ biến đổi nhiệt độ huyện Mường Ảng trong 30 năm Đối với sự biến thiên của lượng mưa thấy rằng lượng mưa trung bình năm cũng cao và có sự biến đổi giữa các năm. Đối với sự phân bố lượng mưa trong năm thì không đều. Mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng, mà hầu như sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi đều phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước ngầm và nước trời. Còn mùa mưa thì ngập lụt, sạt lở, lũ quét, lũ ống xảy ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới tính mạng con người mà trồng trọt, chăn nuôi cũng thiệt hại rất lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 (Nguồn: Trạm khí tượng Tuần Giáo, từ năm 1980 - 2010) Hình 1.2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trung bình của huyện Mường Ảng trong 30 năm Huyện Mường Ảng là huyện xảy ra hiện tượng mưa giông (thường tập trung từ tháng 4 - 9) gây hiện tượng xói mòn, sạt lở đất tại khu vực đồi, núi, trong cơn giông thường đi kèm theo lốc xoáy. Ngoài ra, huyện Mường Ảng là địa phương có nhiều sương mù (trung bình từ 80 -110 ngày/năm) thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3. Qua đây ta cũng thấy được biểu hiện và tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt, xu hướng diễn biến phức tạp. 1.3.4. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 1.3.4.1. Dân số và nguồn lao động Dân tộc: Trên toàn huyện có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống, bao gồm: Kinh (10%), Thái (72%), H'mông (7,2%), Tày, Mường, Hoa (Hán), Nùng, Dao, Thổ, Khơ Mú, Bru Vân Kiều, Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Cống. Dân số: Năm 2013, toàn huyện có 9.198 hộ với 43.495 nhân khẩu; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,83%/năm. Mật độ dân số trung bình trong huyện là 96 người/km2, cao gấp 1,7 lần so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 56 người/km2. Dân số phân bố không đều ở các xã trong toàn huyện, phần lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 tập trung ở các xã nằm ven trục Quốc lộ 279 và các tuyến đường liên xã như Búng Lao, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Thị trấn Mường Ảng. Dân số thành thị năm 2011 là 4102 người, chiếm 9,67% tổng dân số của toàn huyện. Mật độ dân số ở khu vực thị trấn là 635 người/km2 Lao động: Năm 2013, huyện Mường Ảng có tổng số lao động là 19.958 người, chiếm 45,88% dân số toàn huyện, trong đó, lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 13.635 người, chiếm 68,31% tổng số lao động; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2293 người, chiếm 11,49% tổng số lao động; lao động dịch vụ, thương mại 4090 người, chiếm 20,49% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động là 26,5%. 1.3.4.2. Điều kiện về sản xuất Với vị trí địa lý xa trung tâm đô thị; hệ thống giao thông, nhất là giao thông nội bộ chưa phát triển nên khả năng giao lưu hàng hóa của Mường Ảng với các địa phương khác trong tỉnh với các tỉnh khác trong vùng còn nhiều hạn chế. Đây là một bất lợi lớn cho huyện trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu hệ thống giao thông được nâng cấp thì khả năng tiếp cận thị trường của Huyện sẽ được tăng cường, cơ hội phát triển cho sản xuất hàng hóa được mở rộng sẽ góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Ngoài ra, với quy mô dân số dự kiến sẽ tăng dần, cùng với mức thu nhập ngày càng được cải thiện thì sức mua của người dân trong huyện cũng tăng lên. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện. 1.3.4.3. Về Giáo dục - y tế Năm 2013 toàn huyện có 40 trường học (trong đó 13 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, 03 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư giai đoạn 2015, định hướng đến 2020. Y tế còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh còn thiếu, đặc biệt ở tuyến xã, 10/10 trạm y tế xã, thị trấn chưa có bác sĩ. Chất lượng khám chữa bệnh còn thấp; do thiếu trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh. 1.3.4.4. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn Nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình mục tiêu như: Chương trình 134, 135, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, các nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn XDCB, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA... đã đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông, các công trình thủy lợi, trường học, trạm xá, cấp điện, nước sinh hoạt cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. - Phát triển lưới điện: Hệ thống lưới điện bảo đảm phục vụ sinh hoạt và sản xuất của dân cư nông thôn. Điện lưới quốc gia đã được đầu tư đến trung tâm hầu hết các xã. - Về mạng lưới giao thông: Có 1 tuyến đường Quốc lộ đi qua đó là QL279; tính đến nay đã có 6/9 xã có đường nhựa đến trung tâm xã. Một số tuyến đường liên bản, liên xã cũng đang được đầu tư bằng các nguồn vốn của nhà nước. - Về thủy lợi: Nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư kiến cố, đã cơ bản chủ động được nước tưới cho diện tích lúa, rau và nuôi trồng thủy sản. Thành lập hội dùng nước ở các xã, thị trấn, bước đầu các hội đã đi vào hoạt động , góp phần quản lý bảo vệ tốt các công trình thủy lợi trên đại bàn. -Về nước sinh hoạt: Bằng các chương trình mục tiêu như chương trình: 134/CP; 135/CP; Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, nhiều công trình nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp đảm bảo cấp nước hợp vệ sinh cho hơn chục nghìn hộ dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 1.3.5. Nhận xét đánh giá chung về điều kiện khu vực nghiên cứu 1.3.5.1. Thuận lợi Huyện Mường Ảng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây cà phê. Với quỹ đất rộng, số dân trong độ tuổi lao động nhiều cùng với sự quan tâm chú trọng của các cấp chính quyền địa phương đây là lợi thế để người dân có hướng cho việc ổn định đời sống lâu dài. 1.3.5.2. Hạn chế - Huyện Mường Ảng đất dốc chiếm phần lớn diện tích, sản xuất hàng hóa còn manh mún chưa phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân. - Tập quán sản xuất lạc hậu, quảng canh các biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo vệ đất chưa được chú trọng, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa tốt nên năng suất, chất lượng cây trồng chưa cao. - Nhiều hộ dân còn nghèo do đó hạn chế đến đầu tư sản xuất, cần được nhà nước quan tâm hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ. - Hiện tượng hạn hán, lũ quét xảy ra nhiều ảnh hưởng tới việc canh tác nông nghiệp khiến đời sống người dân gặp khó khăn, mặc dù tốc độ phát triển khá nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp so với bình quân cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển của các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên. - Đánh giá khả năng bảo vệ đất, lượng tích lũy carbon của mô hình trồng cà phê. - Đánh giá được tiềm năng, đề xuất các giải pháp để khắc phục được những hạn chế và nhân rộng các mô hình trồng xen cây họ Đậu với cây Cà Phê. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Vấn đề nghiên cứu Cà phê là loại cây trồng thích hợp với Điện Biên, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê. Những thách thức chính để phát triển bền vững cây cà phê là: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây cà phê chưa được nâng cao. Canh tác quảng canh chủ yếu khai thác độ phì tự nhiên của đất và không quan tâm đến bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi có ảnh hưởng rõ rệt đến sức sinh trưởng, khả năng chống chịu, năng suất và tuổi thọ của cây cà phê. Đất đai bị xói mòn, giai đoạn 3 năm đầu tiên là giai đoạn kiến thiết cơ bản cây cà phê chưa khép tán đất đai rất dễ bị xói mòn và mất dinh dưỡng do sự khoáng hoá trong điều kiện nhiệt độ và mưa lớn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn kiến thiết ban đầu của cây cà phê cần được chú trọng. Đó là những vấn nghiên cứu mà đề tài hướng tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài tiến hành các phương pháp thu thập thông tin sau: 2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin công bố khác nhau của các cơ quan nhà nước, các tổ chức; các nghiên cứu của cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Những thông tin, tài liệu này được thu thập dựa trên phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA- Rural Rapid Appraisal) và phiếu điều tra kinh tế hộ. * Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Phương pháp này được sử dụng ngay ở giai đoạn đầu nhằm tiếp cận và tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội thông qua việc đi khảo sát, quan sát địa bàn nghiên cứu. * Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Có nghĩa là trực tiếp tiếp xúc với người dân, tạo điều kiện để người dân tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong đợi của người dân. Điều tra và phỏng vấn trực tiếp những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập và vận hành quá trình sản xuất chế biến, tiêu thụ cà phê, làm cơ sở để đưa ra những định hướng và những giải pháp. * Phương pháp điều tra hộ Việc thu thập tài liệu mới chủ yếu dựa trên cơ sở điều tra các hộ nông dân đang tham gia trồng cà phê tại địa bàn nghiên cứu. - Chọn điểm nghiên cứu: Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, căn cứ vào đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn điểm điều tra là 03 xã đại diện là xã Ẳng Nưa, xã Ẳng Tở và xã Ẳng Cang. Đây là các xã có toàn bộ số thôn, bản trong xã và có trên 96% số hộ trong xã sống bằng nghề trồng cà phê. Hơn nữa, các xã này được xác định là một trong những vùng cà phê đặc sản của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 - Chọn hướng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây họ đậu trồng xen cây cà phê trong giai đoạn kiến thiết ban đầu. - Xác định mẫu điều tra: Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa bàn, tiến hành điều tra ngẫu nhiên 100 hộ sản xuất cà phê tại 3 xã trên. Mỗi xã chọn 2 thôn để điều tra, các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Phiếu điều tra được xây dựng trước. Để đảm bảo sự phù hợp và chính xác, trước khi tiến hành điều tra, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thử và điều chỉnh mẫu phiếu phù hợp khi tiến hành điều tra chính thức. * Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để đảm bảo tính chính xác, đề tài tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, tham khảo thông tin từ các nhà khoa học, các nhà quản lý chuyên ngành từ tỉnh đến cơ sở. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Để xác định khả năng tích lũy Carbon của mô hình) Đề tài sử dụng phương pháp RACSA của tổ chức ICRAF để tiến hành điều tra trên các mô hình trồng cà phê cụ thể các bước như sau: Bước 1: Sơ bộ đánh giá mô hình Các dữ liệu thứ cấp cần thiết: - Các bản đồ sử dụng đất - Hồ sơ xây dựng mô hình. Các hoạt động: Thông qua phỏng vấn các bên liên quan đến từ các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học và những người quản lý đất đai (nông dân là quan trọng). Kết quả: - Sơ đồ của mô hình. - Chú giải sơ đồ - Tài liệu của cuộc phỏng vấn và kết quả điều tra thực địa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 Bước 2: Xác định số lượng ô mẫu cố định. - Xác định diện tích cần điều tra đối với mô hình trồng cây Cà phê thường từ 5-15% diện tích khu vực cần điều tra. Tùy theo diện tích lớn nhỏ hoặc yêu cầu độ chính xác khác nhau để xác định tỷ lệ cho phù hợp. - Tính toán số lượng ô mẫu cần thiết. Công thức: Ni = A x n% S Trong đó: Ni là số ô mẫu cần điều tra; A là diện tích mô hình n% là phần trăm diện tích của mô hình cần điều tra (từ 5-15%) S là diện tích Ô mẫu (500m2 hoặc 1000m2) tùy theo diện tích mô hình. - Để bảo đảm tính khách quan trong đánh giá giám sát trữ lượng carbon, các ô mẫu được bố trí theo phương pháp đại diện điển hình với 03 vị trí chân - sườn - đỉnh. Bước 3: Điều tra thực địa + Thiết lập ô đo đếm Ô đo đếm được thiết lập theo cách tiếp cận hệ thống ô đo đếm lồng nhau, các mô hình trồng Cà phê, thiết lập ô 500m2 (20 x 25 m) (ô cấp 1). Trong ô mẫu tiến hành đo đếm toàn bộ các cây đường kính lớn (đường kính thân tại vị trí chu vi sát gốc cây so với mặt đất), chiều cao vút ngọn. Các thành phần khác được đo đếm trong ô phụ có diện tích 5 m x 5m = 25 m 2 nằm trong ô lớn theo 2 đường chéo cây cà phê và thảm mục được đo đếm tại các ô dạng bản nhỏ hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 *Xác định các phần sinh khối trên mặt đất - Xác định sinh khối cây Cà phê Trình tự Trong ô 5 x 5 m lập 5-6 ô dạng bản 1 m2. Cắt toàn bộ các cây có trong ô dạng bản. Xác định trọng lượng tươi ngay tại thực địa (g/1 m2). Chặt nhỏ tất cả mẫu và trộn đều trước khi lấy mẫu phân tích. Lấy mẫu đại diện 100g tươi, cho vào túi giấy để xác định % khối lượng khô. Số liệu ghi vào biểu điều tra cây cà phê. Sấy khô mẫu ở nhiệt độ 850C trong vòng 48 giờ, xác định khối lượng khô bằng cân điện tử để đảm bảo độ chính xác trong quá trình tính toán. - Thảm mục, vật rơi rụng Trình tự - Thu thập tất cả mẫu thảm mục trong cùng một ô 1 m x 1 m (1 m2) được sử dụng cho thu mẫu dưới tán, được thực hiện như sau: + Thu mẫu thảm mục thô chẳng hạn như bất kỳ đoạn thân/cành có đường kính nhỏ hơn 5cm, chiều dài nhỏ hơn 50cm, vật liệu thực vật chưa phân hủy hay dư lượng cây trồng, tất cả lá và cành. + Sau đó thu thảm mục nhỏ (vật liệu thực vật bị phân giải, các mảnh vụn thực vật), tại cùng một điểm lấy mẫu thảm mục thô. + Trộn đều mẫu của mỗi loại (Thân cành, lá và mảnh vụn thực vật) thu được từ 5-6 ô dạng bản và lấy mẫu mỗi loại 200g để xác định % khối lượng khô. Đối với thảm mục thô để giảm thiểu đất khoáng lẫn trong mẫu, các mẫu được nung (ở 6500C) để loại sai số do lẫn đất khoáng; Đối với thảm mục nhỏ và rễ bao gồm cả rễ chết và rễ sống được thu thập và sấy khô để xác định khối lượng khô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 * Đo đếm bể chứa vật chất hữu cơ dƣới mặt đất Bể chứa vật chất hữu cơ dưới mặt đất bao gồm carbon trong đất, rễ và sinh khối vi khuẩn. Mẫu đất có thể phân biệt thành hai loại: - Mẫu đất xáo trộn để phân tích hóa học (trong đó kết quả sẽ được thể hiện trên mỗi đơn vị trọng lượng khô của đất), các mẫu thường được tổng hợp bằng cách trộn một lượng nhỏ của đất từ các mẫu phụ khác nhau. - Mẫu không bị xáo trộn để phân tích vật lý, đặc biệt là tỷ trọng của đất rất cần thiết để chuyển đổi từ trọng lượng khô của đất sang thể tích đất. - Trình tự lấy mẫu xáo trộn để phân tích hóa học Trình tự ngoài thực địa Xác định vị trí lấy mẫu trong ô 40 x 5 m2, thu mẫu ngẫu nhiên tại 3 vị trí chạy dọc theo đường trung tâm. - Tiếp tục sau khi loại bỏ tầng đất 0-5 cm (thường là hữu cơ), và lấy mẫu của các tầng đất 5-10, 10-20 và 20-30 cm. Khoảng 1 kg đất tươi là đủ, kết hợp đất từ ba ô mẫu với diện tích 0,5 x 0,5 m2. - Các mẫu đất từ cùng một độ sâu được trộn đều và lấy một mẫu duy nhất để thực hiện các phân tích sau đó. Xử lý mẫu - Trộn kỹ hỗn hợp mẫu, và phân chia thành 2 túi: Một túi 0,5 kg mẫu đất để phân tích hóa học và một túi 0,5 kg đất khác để lưu trữ, phần còn lại có thể loại bỏ - Hong khô không khí cả ba mẫu đất (3 tầng đất), bằng cách để trong một khay tại nơi thoáng gió. Loại bỏ các cục đất sét, sỏi đá, rễ cây và các dư lượng hữu cơ lớn. - Sàng các mẫu đất dành cho phân tích hóa học qua sàng 2 mm, và nghiền chúng trong cối và rây đất qua rây 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 - Ghi nhãn rõ ràng cho các mẫu bằng cách sử dụng bút nước để phân biệt mỗi mẫu, và bọc trong một túi nhựa thứ hai nhằm ngăn chặn việc vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển. Gửi các mẫu đất để phòng thí nghiệm để phân tích hóa học. 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 2.2.4.1. Số liệu sơ cấp và thứ cấp - Đối với số liệu thứ cấp: lập bảng để đánh giá mức độ quan trọng của thông tin và phạm vi sử dụng thông tin. - Đối với số liệu sơ cấp: sử dụng phần mền EXCEL để tổng hợp và xử lý số liệu nhằm đưa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung đặt ra của đề tài. 2.2.4.2. Xác định sinh khối của cây cà phê và thảm mục, vật rơi rụng * Tính sinh khối cho cây cà phê - Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn theo công thức: Wt = Wt(th) + Wt(c) + Wt(l) + Wt(r) (kg/cây) (2.1) - Sinh khối tươi/ha theo công thức: Wt/ha = Wt (cây) x N/ha (tấn/ha) (2.2) Trong đó: Wt(th), Wt(c),Wt(l), Wt(r): sinh khối tươi bộ phận thân, cành, lá và rễ cây cà phê. N: số cây trong 1 ha. * Xác định sinh khối khô (Wk) cây tiêu chuẩn cà phê - Sinh khối khô từng bộ phận cây tiêu chuẩn theo công thức: Pki= Wti x Wki Mi (2.3) Trong đó: Pki là sinh khối khô bộ phận i của cây tiêu chuẩn. Wti là sinh khối tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn. Wki là khối lượng mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy. Mi là khối lượng mẫu tươi bộ phận i cây tiêu chuẩn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 - Tổng sinh khối khô của cây tiêu chuẩn được tính như sau: Pk (cây) = Pk (th) + Pk (c) + Pk (l) + Pk (r) (kg/cây) (2.4) - Tổng sinh khối khô trên ha được tính như sau: Pk (ha) = Pk(cây) x N/ha (tấn/ha) (2.5) Trong đó: Pk (th), Pk (c), Pk (l), Pk (r) là sinh khối thân, cành, lá, rễ khô. - Sinh khối các bộ phận cây cà phê trong 1 ha được tính theo công thức: Mi = mi 10000 (tấn/ha) 25 (2.6) Trong đó: Mi: là sinh khối khô hoặc sinh khối tươi của các bộ phận i (thân và cành, lá) của cây cà phê trong 1 ha mi : là tổng khối lượng bộ phận tương ứng của cây cà phê trong 5 ô thứ cấp - Sinh khối vật rơi rụng trên 1 ha được tính theo công thức: Mi = mi 10000 (kg/ha) 5 (2.7) Trong đó: Mi là sinh khối khô hoặc sinh khối tươi các bộ phận i của vật rơi rụng trong 1 ha mi là tổng khối lượng bộ phận tương ứng của vật rơi rụng trong 5 ô dạng bản - Lượng carbon tích lũy trong cây cà phê được tính theo công thức: Hàm lượng carbon trong sinh khối được tính theo công thức như sau: Cki = Pki x C i (%) (tấn/ha) (2.8) Trong đó: Cki là lượng carbon cố định trong bộ phận i cây tiêu chuẩn cà phê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 Pki là sinh khối khô bộ phận i cây tiêu chuẩn. C i (%) là tỷ lệ % carbon tích lũy trong sinh khối khô bộ phận i - Tổng carbon tích luỹ trên 1 ha là: Ctổng (tấn/ha) = Ck(th) + Ck(c) + Ck(l) +Ck(r) (2.9) Trong đó: Ck (th), Ck (c), Ck (l), Ck (r) là lượng carbon thân, cành, lá, rễ - Lượng carbon tích lũy trong thảm mục được tính theo công thức: M ki M ki k C i (%) (2.10) Trong đó: M ki là lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng. M ki k là sinh khối khô của bộ phận thứ i C i (%) là tỷ lệ % carbon tích lũy trong sinh khối khô bộ phận i 2.2.4.3. Lượng Carbon tích lũy trong đất Sau khi đất được thu về được đưa vào phân tích tại Viện khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm. Lượng carbon trong đất được xác định bằng phương pháp Walkley-Black, thực hiện đốt carbon bằng hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 đậm đặc với thuốc thử là muối Morth. Lượng carbon được tính bằng 58% hàm lượng mùn trong đất. Carbon tích lũy trong đất (tấn/ha) được tính theo công thức (IPCC,2003): Cđất = h * Dđất * Cđất (%) * UFC Trong đó: UFC: là hệ số chuyển đổi và bằng 100; Cđất (%): hàm lượng carbon tích lũy trong đất h: là độ sâu lấy đất (m) Dđất: là dung trọng đất (g/cm3). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 - Tính tổng lượng Carbon tích lũy cho mô hình trồng xen cây họ Đậu với cây Cà phê và mô hình trồng thuần Cà phê. Bảng 2: Tính toán tổng lƣợng carbon tích lũy của các ô Ô mẫu Cây cà phê Thảm mục Đất 0-20 cm Tổng C tích lũy (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) 1 2 3 1+2+3 1 2 3 4 5 6 2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.5.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này ta có thể rút ra các kết luận về hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xen nghiên cứu. 2.2.5.2. Phương pháp thống kê kinh tế Dựa trên các số liệu thống kê cơ cấu diện tích cây cà phê, hiệu quả kinh tế từ cây cà phê trồng xen cây họ đậu và sự tác động tới thu nhập, đời sống người dân. Xu hướng phát triển cây cà phê và mô hình trồng xen trong tương lai. 2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.6.1. Nội dung nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất Gồm các chỉ tiêu: Năng suất, giá, giá trị sản xuất (GO) Chi phí trung gian (IC). Giá trị gia tăng (VA). Thu nhập hỗn hợp (MI). Công lao động (CLĐ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 2.2.6.2. Nội dung của các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất: + Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ. GO = ∑PiQi Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i + Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất. IC = ∑Ci Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i + Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của người tính theo công thức: VA = GO - IC Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó. + Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ trồng xen. MI = VA - (A + T) Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ + Lợi nhuận: TPr = GO - TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất. TC là tổng chi phí trong sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 + Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha) + Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích: GO/ha + Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/ha + Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích: MI/ha - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư: + Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian: GO/IC + Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian: VA/IC + Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian: MI/IC - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng sức lao động: + Giá trị sản xuất trên lao động: GO/lao động + Giá trị gia tăng/ lao động: + VA/lao động + Thu nhập hỗn hợp trên lao động: MI/ lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển của các mô hình trồng xen tại huyện Mƣờng Ảng 3.1.1. Tình hình cơ bản của các mô hình trồng xen tại huyện Mường Ảng Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành trong huyện, xã người dân đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nông nghiệp thành các mô hình trồng xen dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật. Các mô hình không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng hết tiềm năng có sẵn về nguồn tài nguyên đất đai, lao động góp phần làm thay đổi diện mạo mới cho nền kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Ảng. Dạng mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê đã xuất hiện từ năm 1996 khi bắt đầu đưa cây cà phê vào trồng tại huyện. Qua thực tiễn đã thấy được trồng xen đã làm tăng khả năng giữ nước, giảm xói mòn bề mặt, cung cấp chất dinh dưỡng và giảm thiệt hại sau những trận mưa. Trước tình hình sản xuất của người dân, cán bộ các cấp các ngành của địa phương đã thấy rõ đây là một vấn đề quan trọng trong sản xuất, nên đã quan tâm chú trọng và tổ chức các lớp tập huấn, thảo luận trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt khoa học kỹ thuật để từng bước áp dụng vào thực tiễn của người dân. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng nhận thấy sản xuất theo hình thức trồng xen vừa đem lại hiệu quả, tận dụng tiềm năng đất, công lao động, giảm rủi ro, giải quyết lao động dư thừa đồng thời hệ thống còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy mà việc đưa mô hình trồng xen đến với người dân được nhiều hộ hưởng ứng nhiệt tình và hăng hái thực hiện. Các hộ gia đình đầu tư chăm sóc theo đúng khoa học kỹ thuật bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao ở giai đoạn đầu của cây cà phê, sản phẩm phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52 Bên cạnh đó, hầu hết các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng có quy mô chưa lớn do thiếu nguồn vốn đầu tư làm phát sinh nhiều bất cập dẫn đến tình trạng các mô hình trồng xen chưa phát huy đầy đủ tác dụng mà nó đem lại, hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa ổn định. Ngoài ra do địa hình các dạng mô hình trên địa bàn huyện còn chia cắt rải rác, không tập trung nên việc quản lý, chăm sóc chưa được chú trọng. Hiện nay biến đổi khí hậu, thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt, dân số ngày càng tăng nên mô hình trồng xen ngày càng được người dân quan tâm và mong muốn mô hình trồng xen ngày càng được nhân rộng, phát triển. 3.1.2. Kết quả các mô hình trồng xen với cây Cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng Mường Ảng là huyện sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Người dân thường canh tác các loại cây màu và cây lương thực ngắn ngày như lúa nương, lúa nước, ngô, đậu tương, đậu đen, sắn… đến dạng canh tác xen canh như ngô với cà phê, đậu tương, đậu đen, lạc với cà phê ở giai đoạn cây cà phê chưa khép tán. Qua điều tra và khảo sát thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông thấy được các mô hình trồng xen chủ yếu với cây cà phê chủ yếu là: lạc, ngô, đậu đen, đậu tương. Kết quả điều tra nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.1: Bảng 3.1: Các dạng mô hình trồng xen với cây cà phê tại huyện Mƣờng Ảng TT 1 2 3 Dạng mô hình Cà phê xen đậu tương, đậu đen Phân bố Xã Ẳng Tở Thời gian xuất hiện 2010 Cà phê xen đậu tương, Xã Ẳng Nưa + Ẳng Cang + Lúc bắt đầu đậu đen Cà phê xen lạc, đậu đen Ẳng Tở trồng cà phê Xã Ẳng Nưa + Ẳng Cang + Lúc bắt đầu Ẳng Tở trồng cà phê (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 Số liệu qua bảng 3.1, cho thấy rằng các dạng mô hình ở ba xã trồng cà phê nhiều nhất chủ yếu trồng xen với lạc, đậu tương, đỗ đen từ khi bắt đầu trồng cà phê. Các dạng mô hình trong một hộ gia đình thường có sự kết hợp của các thành phần để đảm bảo sử dụng triệt để đất canh tác tăng nguồn thu cho hộ gia đình. Xã Ẳng Nưa có diện tích đất bằng phẳng khá nhiều, người dân canh tác chủ yếu là lúa nước 2 vụ để phục vụ đời sống gia đình. Ngoài ra cà phê của xã được trồng lâu năm nhất trong huyện. Mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê được áp dụng ngay từ đầu, sau quá trình phát triển hiện nay nhiều hộ mới trồng cà phê đã áp dụng mô hình này và thu được hiệu quả kinh tế trong 3 năm đầu. Xã Ẳng Tở áp dụng mô hình mới năm 2010 nhưng với diện tích trồng lớn, số hộ trong xã tham gia nhiều chủ yếu là trồng xen đậu tương, đậu đen nên cải tạo đất rất tốt. Với điều kiện tự nhiên chủ yếu đất đồi nên xã gặp nhiều khó khăn trong phát triển mô hình này. Xã Ẳng Cang có diện tích trồng cà phê khá nhiều, những năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương hỗ trợ một phần vật tư phân bón nên số hộ trồng mới ngày một tăng. Hiện tại trong xã các hộ trồng mới hầu hết áp dụng mô hình trồng xen cây cà phê với cây đậu tương, đậu đen do hợp đất đai, điều kiện canh tác của người dân. Bên cạnh đó một số hộ dân do tập quán cũ nên không chịu thực hiện việc trồng xen dẫn đến việc không có thêm thu nhập trong giai đoạn đầu của cây cà phê. Qua điều tra tại 3 xã thấy được đậu tương, đậu đen được người dân trồng xen với cà phê nhiều nhất do đậu tương, đậu đen cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, ngoài ra mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. 3.1.3. Tình hình sản xuất, chế biến, của mô hình trồng xen trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên 3.1.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh cà phê tại huyện Mường Ảng Huyện Mường Ảng là một trong những huyện có diện tích và sản lượng cà phê lớn thứ nhất của tỉnh, đặc biệt là xã Ẳng Nưa, Ẳng Cang, thị trấn Mường Ảng và xã Ẳng Tở. Chính điều kiện tự nhiên, khí hậu đã ưu đãi cho huyện Mường Ảng có một vị cà phê riêng biệt. Bên cạnh đó, là kinh nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 trồng và chế biến cà phê của người dân, doanh nghiệp nơi đây đã tạo nên hương vị riêng, làm cho những khách hàng khó tính cũng khó bỏ qua. Thương hiệu về cà phê không những chỉ khách hàng trong tỉnh, trong nước biết đến ngày càng nhiều. Chính vì thế, trong những năm gần đây, huyện Mường Ảng đã có nhiều cố gắng để phát triển cây cà phê (cả về diện tích, năng suất, sản lượng) nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu cà phê để người tiêu dùng yên tâm không bị nhầm lẫn với các loại cà phê ở vùng khác. Nếu như năm 2009 ở huyện mới có 1404,7 ha cà phê; năng suất bình quân đạt 83,18 tạ /ha; sản lượng đạt 1171,8 tấn; đến năm 2012, diện tích là 3118,2 ha, năng suất đạt 140,75 tạ/ha; sản lượng đạt 4389 tấn cà phê. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.2 Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng cà phê huyện Mƣờng Ảng giai đoạn 2009 - 2012 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 2010 2011 2012 Ha 1404,7 2169 2583 3118,2 1 Tổng diện tích 2 Năng suất Tạ/ha 83,18 95,7 99,07 140,75 3 Sản lượng Tấn 1171,8 2075,0 2559 4389 (Nguồn số liệu: Phòng Thống kê huyện Mường Ảng) Hình 3.1. Biểu đồ diện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Mường Ảng giai đoạn 2009 - 201 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Cây cà phê phát triển không những trở thành một trong những đặc sản của tỉnh Điện Biên mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ Đậu với cây Cà phê tại huyện Mƣờng Ảng tỉnh Điện 3.2.1. Đặc điểm chung của hộ nghiên cứu Để đánh giá được HQKT của mô hình trồng cà phê xen với cây họ đậu của hộ trên địa bàn huyện Mường Ảng tiến hành điều tra, khảo sát 100 hộ, trên địa bàn huyện trong đó lấy 3 xã có mô hình trồng xen lớn. Cụ thể: xã Ẳng Nưa có 40 hộ, xã Ẳng Cang có 30 hộ, xã Ẳng Tở có 30 hộ. Nghiên cứu tiến hành trong ba năm đầu trồng cà phê vì khi đó cà phê còn nhỏ khả năng phân tán còn hẹp do vậy các hộ có thể trồng xen giống cây ngắn ngày như: đậu tương, đậu đen hoặc lạc, ngô nhằm có thêm thu nhập bảo vệ môi trường và cải tạo bảo vệ đất. Bảng 3.3: Tổng hợp đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu TT Chỉ tiêu 1 Số hộ điều tra - Hộ trồng cà phê thuần - Hộ trồng cà phê xen đậu tương - Hộ trồng cây cà phê xen đậu đen 2 Giới tính của chủ hộ 4 5 6 7 Trình độ văn hóa Độ tuổi bình quân của chủ hộ Số nhân khẩu trung bình/hộ Số lao động trung bình/hộ ĐVT Ẳng Ẳng Ẳng Tổng Nƣa Cang Tở cộng 40 30 30 100 10 5 5 20 10 10 15 35 20 15 10 45 36 14 34 84 08 03 05 16 Hộ Hộ Hộ Hộ Nam Nữ Tiểu 35 học THCS 5 THPT 0 CĐ, 0 ĐH Tuổi 47 Người 4,3 L.động 2,68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 14 75 5 01 10 04 20 05 0 0 0 44 4,05 2,44 44 4,15 2,40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014) * Trình độ học vấn, giới tính của chủ hộ: Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, chủ hộ là nam giới chiếm 84% và nữ giới chiếm 16%, tỉ lệ chủ hộ có trình độ học vấn tốt nghiệp tiểu học chiếm tỉ lệ khá cao 75,1%, tốt nghiệp Trung học cơ sở chiếm 20% và tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm 5% trong tổng số 100 hộ điều tra. Các chủ hộ hầu hết tốt nghiệp tiểu học, không có trình độ Cao đẳng, Đại học. * Nguồn nhân lực của hộ: Nguồn nhân lực chính để duy trì mô hình trồng xen tại các nhóm hộ là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được hộ tận dụng sức lao động gia đình là chính. Từ kết quả tổng hợp cho thấy trong 100 hộ điều tra nghiên cứu số nhân khẩu bình quân trong 3 xã có độ tuổi từ 44 đến 47 tuổi. * Số lao động chính của hộ Số lao động trung bình/hộ của xã Ẳng Nưa là 2,68 lao động, xã Ẳng Cang là 2,44 lao động, xã Ẳng Tở là 2,40 lao động. Qua đây có thể thấy số lao động trên hộ là tương đối phù hợp, đây là một trong điều kiện thuận lợi phát triển trồng, chăm sóc các cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cây cà phê. Cây họ đậu được trồng xen vào khoảng đất trống giữa hai hàng của cà phê trong ba năm đầu, trong năm đầu tiên quy mô diện tích đậu tương bằng 1/3 diện tích cà phê và diện tích đó sẽ giảm dần trong năm tiếp theo vì khi đó cây cà phê phát tán cao, rộng, diện tích trồng xen giảm đi. * Điều kiện đất sản xuất của hộ: Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực thuần nông như các xã đề tài đang nghiên cứu của huyện Mường Ảng. Do việc tăng nhân khẩu, chia tách hộ gia đình nên đã có sự phân chia nhỏ đất đai canh tác. Số hộ có diện tích từ 0,5 ha - 2 ha là phổ biến, có một số hộ có diện tích trồng cà phê từ 1-1,5 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 Diện tích đất nông nghiệp giữa các xã không có sự chênh lệch đáng kể. Số liệu qua bảng 3.4 ta thấy, xã Ẳng Nưa có trồng xen cà phê với cây họ đậu lớn hơn xã Ẳng Cang, Ẳng Tở. Diện tích đất trồng cà phê thuần chiếm tỷ lệ thấp so với các mô hình cà phê trồng xen cây họ đậu. Việc trồng xen các cây họ đậu đã được người dân áp dụng và đem lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm chi phí đầu tư cho cây cà phê, cải tạo đất trồng. Bảng 3.4: Diện tích đất cây cà phê trồng thuần và cà phê trồng xen với cây họ đậu của các hộ nghiên cứu Chỉ tiêu TT ĐVT Ẳng Ẳng Ẳng Nƣa Cang Tở 1 Diện tích đất NNBQ/hộ Ha 2,34 2,21 2,14 2 Diện tích đất cà phê thuần BQ/hộ Ha 0,4 0,43 0,56 3 Diện tích trồng cà phê xen cây đậu tương Ha 0,54 0,47 0,42 Ha 0,66 0,57 0,49 BQ/hộ 4 Diện tích trồng cà phê xen cây đậu đen BQ/hộ (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014) - Máy móc, công cụ: Do ở vùng trồng cà phê trọng điểm của huyện nên các gia đình đã có sự đầu tư máy móc, công cụ phục vụ việc chăm sóc cây cà phê. Tuy nhiên, do cà phê chưa được thu hoạch nên việc đầu tư thiết bị thu hoạch, chế biến chưa được người dân chú trọng đến. Các công cụ, dụng cụ như dao, cuốc xẻng, bình phun… hầu hết các hộ gia đình mua sắm và sử dụng trong việc chăm sóc. Tuy nhiên các công cụ thô sơ, nên việc chăm sóc cà phê, các cây họ đậu mất nhiều công lao động. Do đó việc đầu tư thiết bị máy móc cơ giới là rất cần thiết. 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng xen cây đậu tương và đậu đen Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 * Về diện tích: Diện tích cà phê thuần và cà phê trồng xen của hộ điều tra tại vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.5: Cơ cấu diện tích đất trồng thuần và trồng xen của các hộ nghiên cứu Cà phê thuần Chỉ tiêu Ha Diện tích trung bình/ hộ Số hộ Tổng diện tích % Trồng xen Trồng xen đậu tƣơng đậu đen Ha % Ha 0,448 0,47 0,59 20 35 45 8,95 100.00 16,45 100.00 % Tổng Ha 26,55 100.00 52,00 Trong đó: Xã Ẳng Nƣa Diện tích trung bình/ hộ Tổng diện tích của các hộ 0,4 4,00 0,54 44,69 5,40 0,66 32,93 13,20 49,53 22,60 Xã Ẳng Cang Diện tích trung bình/ hộ Tổng diện tích của các hộ 0,43 2,15 0,47 24,02 4,70 0,57 28,66 8,55 32,08 15,40 Xã Ẳng Tở Diện tích trung bình/hộ Tổng diện tích của các hộ 0,56 2,80 0,42 31,28 6,30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 0,49 38,41 4,90 18,39 14,00 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014) Số liệu qua bảng 3.5 cho thấy, tổng diện tích đất trồng thuần và trồng xen của các hộ điều tra tại 3 xã là 52ha. Trong đó diện tích trồng thuần cà phê là 8,95 ha, diện tích trồng xen đậu tương là 16,45ha, diện tích trồng xen đậu đen là 26,55ha. Trong tổng số diện tích cà phê trồng thuần và trồng xen được thống kê cho thấy, xã Ẳng Nưa có diện tích trồng xen đậu đen lớn nhất chiếm tỉ lệ 49,53%, xã Ẳng Tở có diện tích trồng xen đậu đen thấp nhất 18,39% trong tổng số diện tích điều tra tại xã. Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, xã Ẳng Nưa là xã trồng xen cây đậu đen với cây cà phê lớn. Đây cũng là xã có diện tích và số hộ tham gia mô hình lớn nhất trong huyện Mường Ảng do điều kiện đất đai tương đối bằng phẳng thuận lợi hơn xã Ẳng Cang và Ẳng Tở. * Tình hình sản xuất của các hộ nghiên cứu Vì 3 năm đầu cà phê chưa cho thu hoạch, để đánh giá được tình hình sản xuất trồng xen của các hộ, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu chung, còn có các tiêu chí khác được nghiên cứu như: Diện tích, năng suất, sản lượng... các tiêu chí này được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 3.6: Tình hình sản xuất trồng xen cây họ đậu với cà phê của hộ Ha Trồng xen đậu tƣơng 0,47 Trồng xen đậu đen 0,59 2. Năng suất Kg/ha 1150 750 3. Sản lượng Kg 540,5 442 4. Giá bán bình quân 1000đ 18 50 5.Giá trị sản xuất bq/ha 1000đ 19458 44250 Chỉ tiêu 1.Diện tích trung bình/hộ ĐVT (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014) Diện tích đất trồng xen đậu tương và trồng xen đậu đen giữa các hộ có sự chênh lệch không đáng kể, ở hộ cà phê trồng xen đậu tương diện tích đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 bình quân của mỗi hộ chỉ đạt 0,47ha/hộ, ít hơn 0,12ha diện tích đất hộ cà phê trồng xen đậu đen. Nguyên nhân là do các hộ trồng xen đậu tương sử dụng phần nhỏ diện tích đất còn lại trồng lạc để phục vụ sinh hoạt gia đình, còn các hộ trồng xen đậu đen sử dụng hết diện tích để phát triển mô hình. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà từng hộ sẽ phân bổ nguồn lực đất đai giữa các loại cây trồng sao cho hợp lý nhất. Năng suất giữa các hộ trồng xen cũng có sự khác nhau rõ rệt. Năng suất bình quân ở hộ cà phê trồng xen đậu đen là 750 kg/ha, năng suất bình quân của hộ cà phê trồng xen đậu tương là 1150 kg/ha. Giá bán đậu đen cao hơn giá bán đậu tương 2,8 lần, tuy năng suất thấp hơn đậu tương nhưng đậu đen lại mang hiệu quả kinh tế cao hơn. Do điều kiện khí hậu bất thuận sản lượng cây họ đậu cũng bị ảnh hưởng của thời tiết, nếu thu hoạch không đúng thời gian khi gặp mưa rất dễ bị ẩm mốc sản phẩm dẫn tới giá bán bị ảnh hưởng. Ngoài ra một hạn chế cũng là khó khăn chưa thể giải quyết trong giai đoạn này đó là thời tiết nóng bức, ảnh hưởng lớn sinh trưởng phát triển của cây họ đậu. * Về chi phí sản xuất của hộ Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất cây họ đậu của nông hộ. Nếu như chỉ biết khai thác mà không có chế độ chăm sóc, bảo vệ đất một cách thích hợp thì đất sẽ bị bạc mầu và thoái hoá một cách nhanh chóng. Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây họ đậu, ngoài tác dụng cải tạo đất còn làm cho năng suất cây họ đậu ngày càng tăng cao. Đi sâu vào nghiên cứu, tình hình đầu tư sản xuất của các nông hộ, kết quả thu được cho thấy mức chi phí giữa hai nhóm hộ có sự chênh lệnh khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 lớn, hộ trồng xen đậu đen có mức chi phí cao hơn so với hộ trồng xen đậu tương, số liệu thể hiện qua bảng 3.7. 3.7: 1 ha trồng xen cây họ đậu ĐVT: 1000 đồng Trồng xen Trồng xen đậu đen đậu tƣơng Lƣợng Đơn giá Đơn giá Chỉ tiêu Thành Lƣợng Thành bón bình bình Tiền bón TB Tiền TB quân quân (1000đ) (kg) (1000đ) (kg) (1000đ) (1000đ) 5882 10063 Chi phí trung gian 2 15 1,620 2 45 4860 Chi phí giống Phân Lân Phân Đạm Phân Kali Thuốc BVTV Chi khác Công lao động Tổng chi phí sản xuất 200 5,4 1,080 350,5 5,4 1,893 81 84 10 13 810 1,092 560 720 13,440 95 80 10 13 950 1,040 600 720 16,780 19,322 26,843 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014) Chi phí sản xuất cây họ đậu của các hộ, cho thấy tổng chi phí sản xuất cà phê xen đậu đen cao hơn cà phê xen đậu tương. Hộ trồng xen đậu đen có tổng chi phí là 26.843.000 đồng/năm. Trong khi đó hộ trồng xen đậu tương tổng chi phí 19.322.000 đồng/năm. Như vậy chi phí cho 1ha trồng xen đậu đen cao hơn chi phí cho 1ha trồng xen đậu tương là 7.521.000 đồng/năm tương ứng cao hơn 1,39 lần. Chi phí trung gian của trồng xen cây đậu đen cao hơn chi phí trung gian của trồng xen đậu tương. Cụ thể: Chi phí trung gian cho 1ha trồng xen đậu đen là 10.063.000 đồng/năm. Chi phí trung gian của trồng xen đậu tương là 5.882.000 đồng/năm. Có sự chênh lệch lớn như vậy là do công lao động giữa hai loại cây trồng khác nhau. Đặc biệt công thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 hoạch của đậu đen, người dân thu hái nhiều lần. Ngoài ra, chi phí giống của đậu đen cao hơn đậu tương. Về phân bón, thuốc BVTV của cây họ đậu tương tự nhau, chi phí phân bón cho cây họ đậu chủ yếu được người dân tận dụng cùng chi phí chăm sóc, đầu tư cho cây cà phê, ngoài ra người dân chăm sóc bón thêm phân để cây họ đậu trồng xen với cây cà phê cho năng suất cao. Điều này, giảm chi phí đáng kể cho người dân. Do điều kiện địa hình đất đai, cách chăm sóc của người dân quyết định năng suất của cây trồng. * Về chi phí lao động của hộ Tùy thuộc vào từng loại cây trồng mà yêu cầu đầu tư mức lao động khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cà phê trồng xen với cây họ đậu của hộ, phần lớn các công đoạn tạo ra các sản phẩm là tương đối giống nhau. Nhưng do chất lượng và năng suất của các loại cây họ đậu không giống nhau và yêu cầu kĩ thuật, quá trình sản xuất của từng cây trồng khác nhau mà mức lao động để sản xuất ra sản phẩm đó là khác nhau. Lao động ở đây chủ yếu là lao động gia đình nên các hộ rất chủ động từ khâu làm đất đến khâu chăm sóc thu hoạch chế biến, tiêu thụ các sản phẩm. Bảng 3.8: Chi phí lao động bình quân cho 1 ha trồng xen cây họ đậu của hộ Chỉ tiêu Trồng xen đậu Trồng tƣơng xen đậu đen Đơn giá (1000đ) Số ngày Thành tiền Số ngày Thành tiền công (1000đ) công (1000đ) Làm đất, Chăm sóc 1 80 2 132 3=1*2 10,560 2 145 3=1*2 11,600 Công phun 120 2 240 2,5 300 Thu hoạch 80 18 1,440 31 2,480 Chế biến 80 15 1,200 30 2,400 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 Tiêu thụ Tổng 167 13,440 214 16,780 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014) Số liệu qua bảng 3.8 cho thấy, mức đầu tư công lao động cho việc sản xuất trồng xen đậu tương và trồng xen đậu đen tương đối thấp. Cụ thể như sau: Đầu tư lao động cho trồng xen đậu đen là 16.780.000 đồng/năm, mức đầu tư cho trồng xen đậu tương là 13.440.000 đồng/năm cao hơn 1,24 lần trồng xen đậu tương. Do sản xuất trồng xen tại địa phương theo mô hình kinh tế hộ gia đình, nên sự chăm sóc giữa các loại cây họ đậu là tương đối giống nhau ở các khâu. Trong công làm đất, chăm sóc cũng như thu hoạch, chế biến trồng xen đậu đen tốn nhiều công hơn do quá trình sinh trưởng phát triển, ra hoa, tạo quả khác nhau nên có sự đầu tư công lao động khác nhau (ý kiến của các hộ phóng vấn). Nhìn chung trồng xen cây họ đậu có thể tận dụng được thời gian, giảm công làm cỏ cho cà phê lúc chưa khép tán. Do cây cây họ đậu được trồng xen cây cà phê, nên chi phí công lao động của người dân trong việc chăm sóc cây họ đậu giảm. Đặc biệt, công chăm sóc, phun, làm cỏ, làm đất… 3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen cây họ đậu của hộ nghiên cứu a) Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất trồng xen cây họ đậu Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng cà phê cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của trồng, chăm sóc cà phê những năm đầu. Một điều dễ nhận thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 là hộ có quy mô lớn thường là những hộ sản xuất trồng xen cây cà phê với cây họ đậu. Chính vì lý do đó dẫn đến kết quả là các hộ trồng xen cây họ đậu với cây cà phê luôn mang lại hiệu quả. Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê (Tính trên 1 ha) Trồng xen đậu đen 0,59 ± Lần Ha Trồng xen đậu tƣơng 0,47 0,12 1,25 Kg/ha 1150 750 -400 0,65 1000đ/kg 18 50 32 2,77 4. Tổng giá trị SX (GO) 1000đ 41,400 75,000 33,600 1,81 5. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 5,882 10,063 4181 1,71 6. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 35,518 64,937 29,419 1,82 7. Lao động thuê ngoài 1000đ 8. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 35,518 64,937 29,419 1,82 9. CLĐ 1000đ 13,440 16,780 3340 1,24 10. Tổng chi phí (TC) 1000đ 19,322 26,843 7521 1,38 11. Lợi nhuận (TPr) 1000đ 22,078 48,157 26,079 2,18 Chỉ tiêu 1. Diện tích BQ/hộ 2. NS bình quân 3. Giá bán bình quân ĐVT So sánh ĐĐ/ĐT 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 Đậu tương Đậu đen 6. CLĐ 1. Tổng 2. Chi phí 3. Giá trị 4. Lao 5. Thu giá trị SX trung gian gia tăng động thuê nhập hỗn (IC) (GO) (VA) ngoài hợp (MI) 7. Tổng chi phí (TC) 8. Lợi nhuận (TPr) Hình 3.2: Biểu đồ chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất trồng xen cây họ đậu của các hộ nghiên cứu Số liệu qua bảng 3.9 cho thấy, trồng xen đậu tương và đậu đen với cà phê đều mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tổng giá trị sản xuất thu được của trồng xen đậu đen là 75.000.000 đồng/năm, trồng xen đậu tương là 41.400.000 đồng/năm tương ứng cao hơn 1,81 lần. Chi phí trung gian cho trồng xen đậu đen 5.882.000 đồng/năm thấp hơn 1,71 lần chi phí trồng xen đậu đen (chi phí trung gian cho trồng xen đậu đen là 10.063.000 đồng/năm). Lợi nhuận thu được từ sản xuất trồng xen đậu đen đạt 48.157.000 đồng/năm, trong khi lợi nhuận thu được từ trồng xen đậu tương là 22.078.000 đồng/năm. Như vậy trồng xen cây họ đậu với cây cà phê cho thu nhập, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân đáng kể cho hộ gia đình. b) Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất trồng xen cây họ đậu Để đánh giá hiệu kinh tế quả cần sử dụng 1 số chỉ tiêu hiệu qủa để phân tích đó là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn GO/IC, VA/IC, MI/IC, GO/CLĐ, VA/CLĐ, MI/CLĐ. Số liệu qua bảng 3.10 cho thấy, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC có hiệu quả rõ rệt. Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 Chỉ tiêu ĐVT Trồng xen đậu tƣơng Trồng xen đậu đen So sánh ĐĐ/ĐT ± Lần 1. GO/IC lần 7,03 7,45 0,42 1,05 2. VA/IC lần 6,03 6,45 0,42 1,06 3. MI/IC lần 6,03 6,45 0,42 1,06 4. GO/lao động 1000đ/lđ 247,90 350,46 102,56 1,41 5. VA/lao động 1000đ/lđ 212,68 303,44 90,76 1,42 6. MI/ lao động 1000đ/lđ 212,68 303,44 90,76 1,42 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014) Hình 3.3: Biểu đồ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ nghiên cứu Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của hộ trồng xen đậu đen cũng cao hơn hộ trồng xen đậu tương. Cụ thể: Tổng giá trị sản xuất trên chi phí đầu tư tức là nếu bỏ ra một đồng chi phí thì hộ trồng xen đậu đen thu về được 7,45 đồng, còn hộ trồng xen đậu tương thu về được 7,03 đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở hộ trồng xen đậu đen là 6,45 đồng, hộ trồng xen đậu tương là 6,03 đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 Bên cạnh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu hiệu quả lao động của hộ trồng xen đậu đen cũng lớn hơn hộ trồng xen đậu tương. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất (GO/CLĐ) của trồng xen đậu đen cho thu nhập 350.460 đồng trong khi đó trồng xen đậu tương được 247.900 đồng. Giá trị gia tăng trên 1 lao động của hộ trồng xen đậu đen là 303.440 đồng, cao hơn 1,42 lần so với hộ trồng xen đậu tương(212.680 đồng). c) Chi phí đầu vào sản xuất cà phê trồng thuần của hộ Chi phí trồng và kiến thiết cơ bản thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu cây cà phê của hộ trồng thuần cà phê. Sự chuyển dịch và đầu tư trồng nếu phù hợp với điều kiện của hộ, sẽ cho năng suất, sản lượng cao nhất. Bảng 3.11: Chi phí đầu vào cho một ha cà phê trồng thuần Cà phê trồng thuần Chỉ tiêu Lƣợng bón TB Đơn giá bình quân Thành tiền (1000đ) (kg) Chi phí trung gian (1000đ) 11,145 Chi phí giống 2506 1,2 3,007 Phân NPK 350,5 5,4 1,893 Phân Đạm 145,6 10,0 1,456 Phân Kali 168,7 13,0 2,193 Phân chuồng 246,0 0,6 1,476 20,0 400 Thuốc BVTV Chi khác 720 Công lao động 26,880 Tổng chi phí sản xuất 38,025 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 Số liệu qua bảng 3.11, thấy được chi phí trồng thuần cà phê tương đối cao. Việc đầu tư phân bón đặc biệt là công lao động được chú trọng, tổng chi phí sản xuất của trồng thuần cà phê là 38.025.000 đồng/năm. Để tính được hiệu quả kinh tế khi cà phê bắt đầu thời kỳ kinh doanh những năm tiếp theo thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một 1ha trồng cà phê. Điều này đòi hỏi những hộ trồng cà phê thuần phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Đây thực sự là một bài toán khó đối với người sản xuất, khi không trồng xen thêm cây họ đậu hay cây ngắn ngày vào giai đoạn kiến thiết cây cà phê. Lợi ích của việc trồng xen cây họ đậu làm giảm chi phí, tăng thu nhập cần được các hộ trồng thuần áp dụng . Nhiều hộ trồng thuần cà phê không có thu nhập từ cây trồng khác gây tâm lý chờ đợi, không có điều kiện kinh tế để đầu tư cho cà phê những năm tiếp theo. Qua đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê thấy rõ được hiệu quả trong giai đoạn kiến thiết ban đầu của cây là rất quan trọng. Với thu nhập từ trồng xen đậu tương và đậu đen người dân có thể dùng số tiền đó mua lương thực, thực phẩm dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra với hiệu quả mà mô hình trồng xen đem lại còn giúp cho người dân giảm chi phí ban đầu xây dựng vườn cà phê của hộ đồng thời tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động trên địa bàn. 3.2.4. Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu tại huyện Mường Ảng 3.2.4.1. Đánh giá vai trò của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê trong thích ứng với BĐKH Với mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu việc trồng xen đậu tương, đậu đen có ưu điểm tiết kiệm được nguồn nước tưới phù hợp với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 những vùng có nguy cơ bị hạn. Do vậy, trồng xen cây họ đậu giai đoạn 3 năm đầu là phương thức sản xuất nhằm thích ứng với BĐKH như hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Phương thức sản xuất này tạo độ che phủ cao, cung cấp lớp thảm mục lớn đảm bảo khả năng giữ nước tốt. Ngoài ra, mô hình trồng xen gồm hai thành phần kết hợp lại với nhau đem lại nhiều nguồn thu khác nhau vì vậy trước ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt hiện nay: thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh dẫn đến mất mùa hộ gia đình vẫn còn tận dụng nguồn thu từ cây trồng khác. Với mô hình trồng thuần cà phê nếu gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh dẫn đến mất mùa hộ gia đình không có nguồn thu thêm nào để sinh sống dẫn đến đói nghèo xảy ra. Thu nhập ban đầu từ trồng xen các cây họ đậu người dân có thêm thu nhập mua lương thực phục vụ đời sống gia đình. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen đã chứng minh được nhiều hộ thoát nghèo từ mô hình trồng xen mang lại, duy trì, đảm bảo an ninh lương thực. Hiện nay trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hiện tượng mưa nắng thất thường dẫn đến việc canh tác của người dân gặp rất nhiều khó khăn trong đó nguồn nước là vẫn đề bức thiết. Cây trồng không có nước sẽ khô héo dẫn tới năng suất cây trồng không cao, đời sống gặp khó khăn. Hơn nữa vào giai đoạn thu hoạch, mưa nhiều dẫn đến nông sản nhanh bị ẩm mốc và không có nắng để phơi, bảo quản đây cũng là lý do ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình. Khả năng giữ nước của mô hình: Đối với vùng khô hạn như xã Ẳng Tở việc giữ nước sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô hạn là hết sức quan trọng. Khi điều tra lấy mẫu thấy được đất canh tác trồng xen có độ che phủ thấy đất có độ ẩm, đối với diện tích canh tác không có độ che phủ bằng cây họ đậu thì hấp thu nắng nóng mạnh, đất khô trên bề mặt, cây cà phê dễ héo và đất rất nóng. Mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu là mô hình phát triển bền vững, lâu dài do lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường của mô hình đem lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 3.2.4.2. Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất Qua điều tra nhanh nông thôn trên địa bàn nghiên cứu thì hầu hết là hộ thuần nông, trồng cà phê và một số ít trồng lúa nương. Nguồn thu chủ yếu vẫn từ cây cà phê, còn việc trồng lúa chỉ để phục vụ nhu cầu lương thực tại chỗ của gia đình. Cho nên, loại hình sản xuất trồng cà phê - lúa vẫn là chủ đạo, nhưng người dân vẫn tập trung đầu tư chủ yếu cho cây cà phê - cây thu nhập chính của hộ. Đối với hộ chuyên cà phê và hộ cà phê kinh doanh có điều kiện đầu tư thâm canh cà phê tốt hơn, tuy nhiên số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 3.2.4.3. Đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của mỗi mô hình được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: hiệu quả kinh tế, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác, thích ứng với biến đổi khí hậu… Mô hình trồng xen có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Người dân đặc biệt là phụ nữ tránh khỏi những công việc nặng nhọc và tốn nhiều thời gian như làm cỏ và làm đất. Họ sẽ có nhiều thời gian chăm sóc sức khoẻ gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển nghề phụ; trẻ em sẽ có nhiều thời gian học hành, nâng cao kiến thức; do đất và nước ít bị hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật sẽ giảm, sức khoẻ cộng đồng sẽ được cải thiện. Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại mô hình không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. 3.2.4.4. Hiệu quả môi trường Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt hiện tại đến môi trường đang là vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có số liệu phân tích kỹ về các mẫu đất, nguồn nước và nông sản trong một thời gian dài, mới định lượng đánh giá độ chính xác. Do vậy, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra những đánh giá định tính về mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến môi trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, tăng năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng bằng biện pháp thâm canh cao, bón phân cân đối hợp lý có thể ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất do không làm cây trồng phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng của đất, góp phần cải thiện tính chất vật lý của nước và của đất. Trồng xen: có tác dụng bồi dưỡng đất tốt vì nó là loại hình xen canh giữa cây trồng ngắn ngày với cây trồng dài ngày, đồng thời đậu tương, đậu đen, đậu xanh, lạc,... là các cây trồng có khả năng bổ sung cho đất lượng dinh dưỡng nhất định và là các cây trồng xen canh tốt cho cây cà phê. Hơn nữa trồng xen cây họ đậu cung cấp 1 lượng dịnh dưỡng cần thiết cho cây cà phê, đỡ sử dụng lượng phân hóa học ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, sự có mặt của cây họ đậu có khả năng cải tạo đất vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng sản lượng lương thực cung cấp cho phát triển kinh tế gia đình, tăng lượng phân hữu cơ và làm tăng năng suất cây trồng. Mường Ảng là huyện vùng núi đất thường xảy ra hiện tượng: xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức. Trồng xen cây họ đậu còn có ưu điểm tiết kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp với những vùng có nguy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 cơ bị hạn. Sản phẩm phụ của cây đậu tương, đậu đen (rễ, thân lá) là nguồn phân bón tại chỗ khá giàu đạm, sẽ giảm lượng phân bón hóa học cho cây cà phê, từ đó đất đai sẽ được bảo vệ và tăng độ phì cho đất, giảm phát thải thích ứng với biến đổi khí hậu. 3.2.4.5. Đánh giá chung * Những kết quả đạt được trong trồng và chăm sóc cà phê xen cây họ đậu Trong sản xuất: Người nông dân đã tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, nhất là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất để cây cà phê trồng xen cây họ đậu mang lại hiệu quả. Hầu hết các hộ gia đình đầu tư vật tư ban đầu cho cây trồng. Thường xuyên chăm sóc, làm cỏ bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây. Những năm gần đây người dân đã có kinh nghiệm trồng xen cây họ đậu đúng thời vụ cho năng suất cao mang lại thu nhập cho người dân. Lượng carbon tích lũy ở mô hình trồng xen luôn cao hơn mô hình trồng thuần chứng tỏ đây là mô hình thích hợp với người dân khi cây cà phê lớn sẽ hấp thụ nhiều carbon tránh cho môi trường phần nào bị ô nhiễm, giảm phát thải. * Những hạn chế và nguyên nhân Các hộ trồng thuần cà phê chưa nhận thức đầy đủ về việc nên trồng xen ở giai đoạn 3 năm đầu. Cây họ đậu để cải tạo đất, tăng độ phì, hạn chế rửa trôi đất sau những trận mưa. Ngoài ra cây họ đậu còn có tác dụng cho môi trường khi đỡ phải bón phân hóa học vì cây họ đậu cung cấp hàm lượng đạm cho đất. Điểm yếu lớn nhất của hầu hết hộ trồng cà phê thuần là chưa ý thức được việc trồng xen thêm cây họ đậu để mang lại hiệu quả kinh tế ở giai đoạn kiến thiết cây cà phê, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống. 3.3. Khả năng bảo vệ đất và tích lũy carbon của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mƣờng Ảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 3.3.1. Khả năng bảo vệ đất của mô hình trồng xen cây họ đậu cây cà phê tại huyện Mường Ảng Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, vùng cao Tây bắc với đất dốc là chủ yếu, có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội đặc biệt với người dân huyện Mường Ảng. Hàm lượng dinh dưỡng quyết định đến độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng của đất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Dựa vào việc lấy mẫu đất phân tích hàm lượng: mùn, kali, đạm, lân để biết được khả năng bảo vệ đất và thành phần dinh dưỡng, độ phì của các loại đất trong thành phần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 Bảng 3.12: Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong đất của 2 mô hình trồng xen và trồng thuần cà phê Mô hình Trồng thuần Cà phê Tuổi Ô Tầng đất (năm) mẫu (cm) 3 1,2,3 3 4,5,6 Trung bình Mùn (%) Nitơ ts (%) K2O ts (%) (%) pH(KCl) 1,86 0,10 0,07 0,65 4,62 10-20 1,19 0,09 0,06 0,57 4,72 20-30 0,67 0,08 0,05 0,56 4,46 1,24 0,09 0,06 0,59 5-10 2,64 0,18 0,09 0,67 4,80 10-20 2,12 0,17 0,06 0,68 5,01 20-30 1,64 0,13 0,05 0,53 5,29 2,13 0,17 0,07 0,62 (Nguồn: phân tích tại viện KHSS- Trường ĐHNL) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên P2O5 ts 5-10 Trung bình Trồng xen Cà phê-họ Đậu Hàm lƣợng % các chất có trong đất http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 Xói mòn và rửa trôi là những mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc, đồi núi ở những vùng nhiệt đới ẩm như nước ta, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hoá trong đất. Mùn đóng vai trò quan trọng đối với các quá trình xảy ra trong đất ảnh hưởng hầu hết các tính chất lý, hóa, sinh của đất. Lượng mùn biểu thị độ màu mỡ, tác động đến khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kích thích cây trồng sinh trưởng. Kết quả tại bảng 3.12 ta thấy lượng mùn ở mô hình trồng xen đạt từ 1,64% đến 2,64%, trung bình đạt 2,13%. Mô hình trồng thuần lượng mùn đạt từ 0,67% đến 1,86%, trung bình đạt 1,24%. Do trồng xen cây họ đậu vào các luống giữa 2 hàng cây cà phê nên đã tạo được lượng mùn đáng kể lúc trồng và khi thu hoạch. Chất mùn cải thiện cấu trúc của đất, tăng độ ẩm đất vì thế cải thiện tỉ số không khí/nước ở vùng rễ, giúp sự di chuyển của nước trong đất dễ dàng hơn, và giữ nhiều nước hơn. Chất mùn làm tăng mật số vi sinh vật đất, bao gồm cả vi sinh vật có lợi. Ngoài ra, mùn còn có vai trò của kích thích cho cây trồng phát triển: Chất mùn kích thích sự tượng rễ và sự phát triển của rễ cây cà phê, gia tăng sự phát triển của chồi, tăng trọng lượng thân, rễ và lá, tăng năng suất cây trồng. Vì vậy hàm lượng mùn trong đất cao ở mô hình trồng xen cao hơn mô hình trồng thuần ở cùng điều kiện canh tác có tác dụng rất tốt cho cây, làm tăng độ ẩm đất, cải thiện cấu trúc đất. Mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu giúp che phủ bảo vệ đất rất tốt, giảm xói mòn bảo vệ tầng canh tác của đất. Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi. Khi đạm vào trong cây sẽ được tổng hợp để tạo thành các loại protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản của cơ thể sống. Độ dinh dưỡng đạm trong đất được đánh giá bằng hàm lượng % Nito tổng số(bao gồm nito hữu cơ và vô cơ). Ngoài ra, đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho cây, giúp cây cà phê quang hợp tốt. Lượng Nito (đạm) của mô hình trồng xen biến thiên từ 0,13% đến 0,18%, trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76 0,17%. Lượng Nito của mô hình trồng thuần từ 0,08% đến 0,10%, trung bình 0,09%. Như vậy trong 2 mô hình mẫu đất ở mô hình trồng xen có lượng đạm cao hơn mô hình trồng thuần. Phân đạm là loại phân bón dễ thất thoát, đặc biệt là bay hơi cây trồng chỉ hấp thu được 30-40% lượng cung cấp nên trong mô hình trồng xen và trồng thuần người dân cần bón phân đạm hợp lý để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Mặt khác nhờ có khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần và một phần sinh khối để lại cho đất sau khi thu hoạch cây họ đậu nên đã cải thiện lượng đạm đáng kể cho đất. Lượng lân (P) có tác dụng cho việc ra rễ, hoa… lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt cho cây họ đậu, lượng lân ở 2 mô hình gần tương tự nhau, ở mô hình trồng xen lượng lân dao động từ 0,05% đến 0,09%, trung bình 0,07%. Mô hình trồng thuần lượng lân dao động từ 0,05% đến 0,07%, trung bình 0,06%. Bón lân cho sẽ giúp rễ cây họ đậu phát triển tốt, nhiều nốt rễ. Vi sinh vật ở nốt rễ có khả năng cố định đạm khí trời làm tăng lượng đạm trong đất mà cây có thể hấp thụ được, trồng cây họ đậu khi vùi thân, lá làm phân xanh làm tăng lượng đạm dễ tiêu trong đất cho cây cà phê chất dinh dưỡng để phát triển. Ngoài ra lượng kali (K) ở mô hình trồng xen là 0,53% đến 0,68%, trung bình đạt 0,62%. Lượng kali ở mô hình trồng thuần dao động từ 0,56 đến 0,65%, trung bình đạt 0,59%. Lượng kali thường cao là do trong đất có nhiều kali đủ để cung cấp cho cây trồng sinh trưởng bình thường, đất nặng, đất sét, đất thịt nặng và đất thịt trung bình khá nhiều kali. Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, quang hợp, làm tăng khả năng hút nước dinh dưỡng của bộ rễ. Kali làm tăng sức chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi như đất khô hạn, do vậy kali làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. (Thang đánh giá kali, Kali tổng số: Tổng số kali trong đất, phương pháp quang kế ngọn lửa: Rất nghèo:< 0,2%. Nghèo: 0,2 - 0,5%. Trung bình: 0,5- 0,8%. Khá: 0,8 - 1,2%. Giàu: >1,2%). Như vậy trong 2 mô hình trồng xen và trồng thuần đều có lượng kali trong mức trung bình, nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77 mô hình trồng xen lượng kali cao hơn mô hình trồng thuần. Tùy từng loại cây trồng mà sử dụng lượng phân bón hợp lý cho cây trồng dễ hấp thu được đồng thời bảo vệ tầng canh tác của đất. Độ pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá đất trong sản xuất nông nghiệp. pH liên quan đến tính chất đất và được sử dụng để đánh giá độ chua, độ kiềm của đất, qua đó có các biện pháp cải tạo, canh tác hợp lý. Đất thường có trị số pH từ 3-9, căn cứ vào chỉ số pH, đất được chia thành: Đất rất chua (pH < 4,0), đất chua (pH: 4,1-4,5); đất chua vừa (pH:4,6 -5,0); đất chua ít (pH: 5,1-5,5); đất gần như trung tính (pH:5,6-6,5); đất trung tính (pH: 6,6-7,0) và đất kiềm có (pH >7,0). Ở mô hình trồng xen lượng pH trong đất từ 4,80 đến 5,29 cao hơn mô hình trồng thuần từ 4,46 đến 4,72 nên đất ở mô hình trồng xen có độ chua ít hơn so đất của mô hình trồng thuần. Chỉ số pH đất thấp, đất chua dẫn đến hạn chế khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng để tạo năng suất cho cây trồng đặc biệt cây cà phê ở địa bàn nghiên cứu. Từ kết quả trên, thấy được sự khác biệt giữa các thành phần trong đất của hai mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu và trồng thuần cà phê. Đối với mô hình trồng xen, đất tốt hơn do có sự che phủ, thảm thực vật phong phú bởi cây họ đậu nên có thảm mục dày và hàm lượng mùn cao, cung cấp dinh dưỡng cho cây cà phê. Còn đối với mô hình trồng thuần cà phê, đất canh tác thường xuyên, lại sử dụng lượng phân hóa học bón cho cây cà phê nên hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng thấp dẫn đến đất rất nghèo dinh dưỡng. Qua đây ta thấy được lợi ích của việc trồng xen cây họ đậu có tác dụng trong việc tăng độ mùn cho đất, tăng khả năng bảo vệ đất sau những trận mưa, tạo nên sự bền vững lâu dài trong quá trình canh tác. Trồng xen cây họ đậu còn giúp đất tơi xốp tăng độ hấp thu nước của đất, giảm dòng chảy bề mặt, xói mòn đất, giảm bốc hơi, rửa trôi dinh dưỡng và tình trạng đất bị dí chặt, tránh được cỏ dại và công lao động trong việc trồng và chăm sóc. Với khí hậu chỉ có 2 mùa đặc biệt mùa khô kéo dài như Điện Biên thì việc trồng xen còn có tác dụng giữ độ ẩm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78 giữ nước cho cây trồng vào mùa khô, bảo vệ đất tốt khi chủ yếu cây trồng trên đây phụ thuộc vào thời tiết. 3.3.2. Khả năng tích lũy carbon của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng 3.3.2.1. Lượng tích lũy carbon ở cây cà phê trong mô hình trồng xen và trồng thuần cà phê tại huyện Mường Ảng Ngoài hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ đậu cây cà phê mang lại thu nhập cho người dân ở giai đoạn kiến thiết ban đầu, ta thấy được khả năng tích lũy carbon, giảm phát thải của mô hình trồng xen cũng tốt hơn mô hình trồng thuần. Bảng 3.13: Trữ lƣợng carbon tích lũy trong cây của 2 mô hình trồng cây cà phê tuổi 3 Mô hình Trồng thuần Cà phê SKT SKK C (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) 2500 3,10 1,81 0,82 2 2562 2,89 1,73 0,78 3 2457 3,26 1,86 0,84 2506 3,08 1,80 0,81 4 1667 2,78 1,64 0,71 5 1661 3,13 1,87 0,85 6 1599 2,94 1,75 0,82 1642 2,95 1,75 0,79 Ô mẫu Mật độ 1 TB Trồng xen Cà phêhọ đậu TB (Nguồn: phân tích tại viện KHSS- Trường ĐHNL) Số liệu tại bảng 3.13 cho thấy được lượng carbon tích lũy giữa hai mô hình là khác nhau. Ở mô hình trồng thuần Cà phê lượng tích lũy carbon Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79 biến động từ 0,78 tấn/ha đến 0,84 tấn/ha trung bình đạt 0,81 tấn/ha. Mô hình trồng xen Cà phê với cây họ Đậu có lượng carbon tích lũy biến động từ 0,71 đến 0,85 tấn/ha và lượng carbon tích lũy trung bình đạt 0,79 tấn/ha. Để thấy rõ sự chênh lệch về carbon của 2 mô hình trên được thể hiện qua biểu đồ hình 3.4. Hình 3.4: Biểu đồ lượng Carbon tích lũy trong cây Cà phê của mô hình trồng xen và trồng thuần 3.3.2.2. Lượng carbon tích lũy trong tầng thảm mục của mô hình trồng cây cà phê tại huyện Mường Ảng Lượng carbon trong tầng thảm mục có thể tính bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu về phân tích như áp dụng với cây cà phê và đất. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài, lượng carbon hấp thụ trong thảm mục được tính thông qua việc xác định sinh khối khô vật rơi rụng và nhân với hệ mặc định 0,46 thừa nhận bởi Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu nghiã là lượng carbon tích lũy trong thảm mục được tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 80 bằng cách nhân sinh khối khô với 0,46 (IPCC,2003). Lượng carbon tích lũy ở tầng thảm mục được thể hiện tại bảng 3.14. Bảng 3.14: Lƣợng carbon tích lũy trong tầng thảm mục của mô hình trồng cà phê tuổi 3 Ô mẫu Mô hình Cà phê n Cà phê Cà phê phê - họ Đậu Cà phê - họ Đậu Cà phê - họ Đậu TB /ha) /ha) 1 0,51 0,46 0,21 2 0,48 0,44 0,20 3 0,52 0,48 0,22 0,50 0,46 0,21 4 0,90 0,71 0,33 5 0,82 0,72 0,33 6 0,83 0,71 0,33 0,85 0,71 0,33 TB Cà /ha) Số liệu qua bảng 3.14 cho thấy, lượng carbon tích lũy ở mô hình trồng cà phê thuần là 0,21 tấn/ha thấp hơn mô hình cà phê trồng xen với cây họ đậu 0,12 tấn/ha (mô hình trồng xen 0,33 tấn/ha). Sau khi cây họ đậu thu hoạch các bộ phận rễ, thân, lá được giữ lại tủ gốc làm phân bón cho cây cà phê nên lượng thảm mục ở mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê đạt 0,33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81 tấn/ha. Lượng carbon tích lũy trong thảm mục của hai mô hình được thể hiện rõ hơn tại biểu đồ hình 3.5. Hình 3.5: Biểu đồ lượng carbon tích lũy trong thảm mục của 2 mô hình 3.3.2.3. Lượng tích lũy carbon trong đất của mô hình trồng cây cà phê tại huyện Mường Ảng Sau khi một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể thực vật chết đi chúng sẽ bị sinh vật phân giải thành các chất hữu cơ có chứa carbon trong đất. Thành phần carbon trong đất là thành phần của tất cả các hợp chất hữu cơ có trong đất.Trong đất luôn diễn ra các quá trình mùn hóa, quá trình khoáng hóa thông qua hoạt động của sinh vật, vi sinh vật, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, các khí môi trường. Do đó đất cũng là một trong các bể chứa carbon quan trọng. Bảng 3.15: Trữ lƣợng carbon tích lũy trong đất ở 2 mô hình trồng cây cà phê Ô mẫu Cấp tuổi Lượng carbon tích lũy trong đất/ ha (tấn) 1 3 15,04 Trồng thuần 2 3 15,19 Cà phê 3 3 15,20 TB 15,14 4 3 24,14 Trồng xen Cà phê 5 3 25,12 họ Đậu 6 3 26,11 TB 25,12 Mô hình (Nguồn: phân tích tại viện KHSS- Trường ĐHNL) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82 Số liệu tại bảng 3.15 cho thấy lượng carbon tích lũy trong đất của mô hình trồng xen Cà phê - họ Đậu biến động từ 24,14 - 26,11 trung bình là 25,12 tấn/ha. Mô hình trồng thuần Cà phê đạt trung bình 15,14 tấn/ha. Lượng carbon trong đất phụ thuộc rất lớn tốc độ phân giải của vi sinh vật, lượng thảm mục, độ ẩm đất… Số liệu này cho thấy, lượng carbon trong đất ở mô hình trồng xen có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ carbon, giảm phát thải và hiệu ứng nhà kính. Biểu đồ hình 3.6 thể hiện lượng carbon tích lũy trong của 2 mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và trồng thuần cà phê. Hình 3.6: Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy trong đất của 2 mô hình 3.3.2.4. Tổng lượng carbon tích lũy trong 2 mô hình trồng cây cà phê tại huyện Mường Ảng Kết quả tổng hợp lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và mô hình trồng thuần cà phê được tổng hợp tại bảng 3.16 Bảng 3.16: Tổng lƣợng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và mô hình trồng thuần Lƣợng carbon tích lũy (tấn/ha) Mô hình Cây cà phê Thảm mục Trong đất Tổng (tấn) Trồng xen Cà phê - họ Đậu 0,79 0,33 25,12 26,24 Trồng thuần Cà phê 0,81 0,21 15,14 16,16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83 Kết quả tại bảng 3.16 cho thấy, lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen Cà phê - họ Đậu là 26,24 tấn/ha, mô hình trồng thuần Cà phê là 16,16 tấn/ha, trong đó lượng carbon tập trung chủ yếu ở trong đất, tiếp đến là trong cây cà phê và thảm mục. Với mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu cho thấy khả năng giảm phát thải tốt hơn mô hình trồng cà phê thuần. Lượng carbon tích lũy của hai mô hình được thể hiện rõ hơn thông qua biểu đồ hình 3.7. Hình 3.7: Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen và trồng thuần cà phê Cà phê là cây lâu năm với chu kỳ kinh doanh dài, lượng carbon so với rừng trồng, rừng tự nhiên tương đương nên mô hình có được thêm một lượng thu nhập đáng kể từ việc bán chứng chỉ phát thải khí nhà kính. Đặc biệt hơn nữa với giá trị thương mại của quá trình hấp thụ này được chi trả với dịch vụ môi trường rừng của các nước phát triển. Hiện nay vấn đề chi trả Carbon ngày càng được quan tâm và là chứng chỉ của các nước công nghiệp, nên giá trị của rừng ngày càng tăng. Giá trị Carbon được tính sẽ đem lại một nguồn lợi tương đối lớn đối với người dân vùng Tây Bắc trong đó có Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84 Vì vậy, nếu có chính sách khuyến khích phát triển mô hình trồng cà phê trên cơ sở chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2, các hộ trồng cà phê sẽ có một nguồn thu nhập thêm, ngoài các giá trị kinh tế thu được ban đầu từ mô hình mang lại. 3.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, đề xuất các giải pháp, khắc phục những hạn chế và nhân rộng các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê 3.4.1. Tiềm năng nhân rộng mô hình 3.4.1.1. Mục tiêu Phát triển vùng cà phê theo hướng mở rộng về quy mô diện tích, bền vững theo tiêu chuẩn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nâng cao chất lượng sản phẩm tăng cường chế biến sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, nâng cao sức khỏe gắn với bảo vệ môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp. Tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất cây cà phê - cây đặc sản thế mạnh của địa phương, huyện Mường Ảng đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp với mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 mở rộng trồng mới 100ha và ổn định diện tích cà phê của tỉnh. Để phát huy hết tiềm năng phát triển của cây cà phê, huyện Mường Ảng xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến cà phê và quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các xã vùng cà phê trọng điểm: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Thị trấn Mường Ảng.... Tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu trồng xen với cây họ đậu ở giai đoạn kiến thiết, để nhằm bảo vệ đất tăng tỷ lệ đạm trong đất, giảm phát thải. 3.4.1.2. Căn cứ thực tiễn Huyện Mường Ảng có lợi thế về điều kiện khí hậu và được tỉnh đầu tư cho mục tiêu phát triển cây công nghiệp dài ngày trong đó trọng tâm là phát triển cây cà phê, vì đây là cây thế mạnh chiến lược trong việc chuyển dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85 cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó vùng cà phê có nguồn lực lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê; có thị trường tiên thụ ổn định và ngày càng mở rộng; hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến cà phê đã và đang được khẳng định, từ cây xóa đói giảm nghèo giờ trở thành cây mang lại thu nhập cho một bộ phận người trồng cà phê. Với nguồn nhân lực dồi dào, nhiều người đang trong độ tuổi lao động lại được huyện quan tâm, đầu tư đưa việc phát triển mô hình thành chủ trương, nghị quyết đây là điều kiện thuận lợi nhân rộng và phát triển mô hình. Trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm là việc cấp thiết hàng đầu đặt ra với huyện Mường Ảng. Mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê nhiều đặc điểm phù hợp với điều kiện với tập quán canh tác của người dân cần được nhân rộng để hướng tới nền sản xuất chuyên canh mang lại hiệu quả nhiều mặt phát triển kinh tế bền vững. 3.4.1.3. Khó khăn + Điều kiện tự nhiên: Địa hình núi cao, độ dốc lớn ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Sự biến đổi khí hậu gây lũ lụt, hạn hán, mùa mưa tập trung gây xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng làm giảm độ phì của đất. Mùa khô hạn hán, hiện tượng sương muối ngày càng nhiều khiến cây cà phê chết hàng loạt. + Về chính sách: chính sách của nhà nước chủ yếu giành cho hộ sản xuất còn gặp khó khăn về kinh tế chung. Chính sách thiếu đồng bộ, khi triển khai gây nhiều khó khăn cho người dân địa phương trong phát triển và tiêu thụ cà phê. Chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cà phê còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp cà phê trên địa bàn huyện rất ít. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86 +Về vốn: trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại địa phương chủ yếu theo kinh tế hộ gia đình, đất đai rộng quy mô diện tích nhiều. Sản xuất cà phê mang tính liên tục, quanh năm, nên nguồn vốn gia đình sử dụng chủ yếu của gia đình. Thu hoạch của vụ này là nguồn vốn đầu tư cho vụ sau. Do đó các hộ khi trồng xen cà phê thường gặp khó khăn thiếu vốn sản xuất. Một số hộ thiếu vốn nên không thể đầu tư giống vật tư, phân bón để trồng xen cây họ đậu nên năng suất, chất lượng cây cà phê chưa cao. + Về khoa học kỹ thuật: do trình độ sản xuất của các hộ khác nhau dẫn tới chất lượng cà phê khác nhau. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chọn lựa giống, trồng, chăm sóc vườn cây, thu hoạch, chế biến, bảo quản, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, chưa được người trồng cà phê quan tâm đúng mức. Các giống cây họ đậu để trồng xen với cà phê chủ yếu do các hộ gia đình sử dụng từ vụ này sang vụ khác, khâu bảo quản giống họ đậu( đậu đen, đậu tương...) không được ý nên năng suất không cao, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chưa có những lớp tập huấn chuyển đổi khoa học kỹ thuật để áp dụng mô hình trồng xen cho cây cà phê. Phân bón thuốc bảo vệ thực vật chưa có đơn vị chức năng kiểm định, lượng phân bón sử dụng chưa đúng liều lượng gây lãng phí làm giảm năng suất cây cà phê, ô nhiễm môi trường xung quanh. + Về thị trường tiêu thụ: hiện nay nhu cầu sử dụng cây họ đậu trong nước rất cần thiết. Đậu tương cung cấp sản phẩm cho ngành chăn nuôi, đậu đen sử dụng chế biến thực phẩm ăn, uống rất tốt cho sức khỏe. Nhưng việc tiêu thụ đậu tương, đậu đen đa số các hộ gặp khó khăn khi chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm khi trồng xen với diện tích lớn. Việc chế biến bảo quản sản phẩm đậu tương, đậu đen còn nhiều hạn chế. Sản phẩm chủ yếu bán ra chợ nên tồn đọng số lượng lớn, chưa nâng cao thu nhập cho người trồng xen cây họ đậu. Giá cả của sản phẩm đậu tương, đậu đen vẫn còn bấp bênh, không ổn định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87 Nước: trong sản xuất cà phê cũng như trồng xen với cây họ đậu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản thì nước là vấn đề quan trọng trong sản xuất cây trồng này. Do điều kiện tự nhiên của huyện Mường Ảng, nên vấn đề nước hầu hết các hộ gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước chủ yếu dựa vào thiên nhiên sau những trận mưa. Do đó vấn đề thiếu nước vào mùa khô vẫn xảy ra ở hầu hết các hộ trồng cà phê ảnh hưởng tới việc ra hoa tạo quả của cây cà phê. Cơ sở hạ tầng, quy hoạch tổ chức sản xuất: đường xá đi lại cho người dân chưa được đầu tư đồng bộ, đi lại khó khăn nên việc giao lưu hàng hóa còn gặp trở ngại. Việc trồng xen cây họ đậu với cây cà phê của người dân còn mang tính tự phát, nhà nước chưa quản lý được dẫn đến tình trạng diện tích trồng cà phê tăng nhưng năng suất thấp do không đầu tư. Việc chế biến cà phê khi vào giai đoạn kinh doanh còn thô sơ chủ yếu là chờ nắng để phơi. Ngoài ra nhiều hộ nông dân chưa tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức mới cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là các mô hình trồng xen và các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu đang được nhà nước và tổ chức nước ngoài khuyến khích. Điều kiện kinh tế còn khó khăn, địa hình hầu hết là đồi núi, tập quán lạc hậu, chưa khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn… Vẫn còn diện tích đất bị bỏ hoang hoá. 3.4.2. Đề xuất các giải pháp, khắc phục được những hạn chế phát triển mô hình trồng xen cây họ Đậu với Cà phê 3.4.2.1. Giải pháp về điều kiện tự nhiên Tiến hành đánh giá lại đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu các xã quy hoạch trồng cà phê, từ đó đưa ra khuyến cáo cho người dân về phương thức trồng hợp lý, mật độ, khoảng cách, hiệu quả đối với điều kiện khí hậu đất đai địa phương. Đồng thời các xã có khí hậu, đất đai không thuận lợi để phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88 cây cà phê cần nghiên cứu tìm ra loại cây trồng phù hợp. Trồng xen một số loại cây họ đậu ( đậu tương, đậu đen, lạc…) để bảo vệ đất, tăng sức sản xuất của đất trên diện tích đất đã trồng cà phê không ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất nông nghiệp. 3.4.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách Hoàn thiện chính sách giá cả, bảo hộ, đầu tư phát triển nông nghiệp, chính sách bảo trợ nông nghiệp: Nhà nước lập quỹ bảo trợ để giúp đỡ người dân khi có biến động về giá cả. Nguồn huy động về ngân sách, nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức và cá nhân, phương thức bảo trợ thông qua hình thức tín dụng. Chính sách tiền thuê đất vào việc sử dụng để sản xuất nông nghiệp (đất trồng cà phê), có quy định về chính sách ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất (miễn 3 năm, 7 năm...) khuyến khích đầu tư vào địa bàn các xã đặc biệt khó khăn trong huyện. Chính sách phát triển nông thôn, hệ thống dịch vụ, nông nghiệp giúp nông dân nhanh chóng chuyển đổi kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi, dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Ưu tiên phát triển trồng xen cây họ đậu khi cà phê chưa khép tán. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nông sản hàng hoá giá trị kinh tế cao; công nghiệp chế biến; thương mại, dịch vụ tiêu thụ nông sản; phát triển các ngành nghề truyền thống; sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động,.v.v. Thông qua các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 89 chính sách ưu đãi về: bố trí mặt bằng đất đai, giá và thời gian thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng. 3.4.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư Trước hết có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ nông dân trồng cà phê đều thiếu vốn sản xuất, nông dân luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tư. Chính vì vậy có nhiều hộ không áp dụng mô hình trồng xen họ đậu vì thiếu vốn sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, vấn đề cho hộ nông dân vay vốn còn nhiều thủ tục phiền hà, nhiều hộ nông dân nghèo thiếu vốn không có tài sản thế chấp ngân hàng thì không được vay. Vì vậy, để giải quyết vấn đề thiếu vốn cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Chủ yếu đại bộ phận người dân là các hộ nghèo, khi được hỏi hầu hết họ đều mong muốn nhà nước cung cấp về giống cây họ đậu, vật tư phân bón, hỗ trợ, có đầu ra ổn định cho sảm phẩm cây họ đậu và cà phê khi thu hoạch. Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn. Ưu tiên người vay vốn để sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao. Các trạm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể cho ứng trước vật tư, giống cho nông dân, đặc biệt là hộ nghèo. 3.4.2.4. Giải pháp áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, từ khâu làm đất đến khâu nhân giống, phân bón, chăm sóc và thu hoạch. Trong đó giống mới có vai trò vị trí hàng đầu. Nhờ áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất mà năng suất và sản lượng cây trồng của huyện Mường Ảng đã không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Giống cà phê trồng mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90 trước khi đưa vào phát triển cần có sự khảo nghiệm mới đưa vào phục vụ sản xuất. Đồng thời cũng nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống mà hệ thống trồng xen ngày càng được sử dụng hợp lý hơn. Việc chọn giống đóng vai trò rất quan trọng, yêu cầu giống phải phù hợp với điều kiện sinh thái, cho năng suất cao, có tính chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện tại huyện Mường Ảng đang trồng giống cà phê chè cho năng suất khá cao, để đảm bảo chủ động cho kế hoạch phát triển cà phê tập trung cần xây dựng hệ thống sản xuất cung ứng giống tại chỗ cho người dân. Xây dựng vườn ươm tại các xã có diện tích trồng cà phê lớn để thuận tiện cho việc trồng mới của một số thôn, bản. Cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng cà phê từ khâu tạo giống, làm đất, trồng, chăm sóc, thường xuyên phòng trừ dịch bệnh cho cây cà phê. Mở rộng công tác khuyến nông, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tổng hợp (IPM) áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. 3.4.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong sản xuất và thương mại. Khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê khi cây đã cho thu hoạch. Tập trung xây dựng nhãn hiệu tập thể “cà phê Mường Ảng” đây là việc thiết thực trước mắt với người trồng cà phê và chính quyền địa phương, góp phần nâng cao vị thế và sức mạnh của sản phẩm trên thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm, gia tăng giá trị, uy tín của sản phẩm; quảng bá và giới thiệu cà phê Mường Ảng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ và một số ấn phẩm, tạp chí; nâng cao số người hiểu biết nhận thức về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu tập thể, khả năng tự bảo vệ quyền của người sản xuất, người sử dụng đối với sản phẩm. Liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với thị trường tiêu thụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 91 Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại dịch vụ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hoá. Thực hiện tốt chương trình “Liên kết bốn nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đậu tương, đậu đen thông qua hợp đồng. Hướng nông dân tập trung sản xuất vào những sản phẩm đã có các nhà máy chế biến cà phê trong xã và vùng lân cận. Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường các nhà máy thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp xuất khẩu để đầu ra cho đậu tương được bán nhiều hơn. Ngăn ngừa hiện tượng chèn ép giá thu mua sau mỗi vụ thu hoạch cà phê khi cà phê trồng sau 3 năm đầu vào thời kì kinh doanh, gây ảnh hưởng đến thu nhập người trồng cà phê, giá bán cà phê theo sự thỏa thuận giữa hai bên có sự quản lý của giám sát của nhà nước. 3.4.2.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực Đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất. Do vậy, việc mở các tuyến giao thông liên thôn nhằm tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn trong toàn huyện để giao lưu trao đổi hàng hoá, sản phẩm và khắc phục khó khăn cho nông dân là việc làm hết sức cần thiết. Ngoài ra hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất cũng là điều kiện cần thiết để áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với địa hình đồi núi chiếm đa số huyện Mường Ảng cần đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở mới đáp ứng nhu cầu sản xuất, giao lưu của nhân dân. Hệ thống thuỷ lợi của huyện Mường Ảng hiện nay cần được đầu tư, nâng cấp vì nước tưới cho cây trồng chủ yếu phụ thuộc thiên nhiên. Quản lý tốt các suối nhỏ để bổ sung nguồn nước tưới cho cây trồng. Nếu có đủ lượng nước cần thiết cho cậy họ đậu và cà phê sẽ cho năng suất cao, ra quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 92 đúng thời vụ. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình đường giao thông nông thôn, nhằm lưu thông hàng hoá nông sản thuận lợi nhất. Vấn đề bức xúc hiện nay đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở địa phương đó là trình độ sản xuất của hộ nông dân còn lạc hậu. Nhiều hộ không làm theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông dẫn đến năng suất, chất lượng cây trồng không cao, thu nhập kém. Điều này sẽ buộc nông dân phải học hỏi để có kiến thức, từ thay đổi kỹ thuật và thói quen làm việc để phù hợp với yêu cầu mới. Song câu hỏi đặt ra đó là học ở đâu? học cái gì? Chính vì thế, cần phải thực hiện các giải pháp: Đẩy mạnh công tác khuyến nông ở cơ sở, hình thành các tổ khuyến nông tự nguyện tại các thôn, bản rất quan trọng vì đây là những người gần dân nhất họ biết được kinh nghiệm hay khó khăn của từng hộ trong việc phát triển mô hình có hiệu quả kinh tế. Từ đó hộ nông dân có thể học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất cho nhau nâng cao kiến thức. 3.4.2.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường Mục tiêu phát triển kinh tế phải gắn với môi trường bền vững do đó cần phải thực hiện triệt để các giải pháp sau: Hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái, đất và nước. Do khí hậu mùa khô kéo dài việc thiếu nước trong sinh hoạt, sản xuất hay diễn ra ảnh hưởng tới đời sống người dân và cây trồng. Cần tránh lượng tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật hay bằng các chất sinh học tự nhiên để xen canh vào cây trồng đây là biện hợp trước mắt để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày cho người dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 93 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. 3.4.2.8. Nhóm giải pháp cụ thể trước mắt đối với hộ nông dân Người dân cần hạn chế xói mòn ở những nơi đất dốc trên địa bàn huyện bằng việc liên tục giữ cho mặt đất được che phủ đất bằng lớp phủ thực vật sống hay đã khô, chú trọng sử dụng tàn dư cây trồng để bảo vệ và cải tạo đất: Trồng theo hàng hoặc xen băng trên đường đồng mức. . Làm đất, làm cỏ và sử dụng các biện pháp tưới tiêu, lượng tưới khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của từng loại cây, loại đất và phụ thuộc tình hình nguồn nước. Cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất trồng đồi trọc bằng các loài cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm; thay thế cày bừa làm đất cơ giới bằng các biện pháp sinh học; Đẩy mạnh xen canh và luân canh; Rút ngắn hoặc bỏ qua giai đoạn bỏ hoá, quản lý đất bỏ hoá bằng các biện pháp tích cực; Cải tạo đất nhanh bằng phương pháp hun đất; Đối với đất có độ dốc lớn, làm tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất; Trừ cỏ bằng cây che phủ hoặc lớp phủ thực vật; Nên tủ gốc cho cà phê vào mùa khô, vừa giữ ẩm cho cà phê vừa hạn chế cỏ dại, tiết kiệm được công lao động làm cỏ và có tác dụng cải tạo đất tốt, là cơ sở tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động. Chú trọng đầu tư, cơ giới hóa quá trình sản xuất, thâm canh cà phê kết hợp với khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, hiệu quả lao động, giảm chi phí trung gian, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất; Tổ chức học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ đã có thành công trong trồng xen cây họ đậu và chăm sóc cây cà phê, chia sẻ khó khăn vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cải tạo đất. Nên trồng đúng mật độ 1667 đến 2500 cây/ha và khoảng cách hợp lý để cho cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 94 khép tán và tạo quả tốt hơn. Nhiều hộ do không trồng đúng mật độ khiến cây bị che ánh sáng, năng suất không cao. Trồng xen cây họ đậu với cây cà phê thực tế đã làm tăng đáng kể năng suất của các loại cây trồng trên đất dốc, giảm xói mòn và đa dạng hóa thu nhập cho nông dân, trong khi vẫn bảo tồn nguồn tài nguyên và cải thiện môi trường vì vậy người dân nên áp dụng triệt để mô hình trồng xen. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Đánh giá hiện trạng các mô hình trồng xen trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên Qua thực tế việc đẩy mạnh sản xuất cà phê và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở huyện Mường Ảng là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Mô hình trồng xen cây đậu tương và đậu đen được trồng chủ yếu xen với cà phê. Trồng và sản suất cà phê đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngoài ra trồng cà phê còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê Hiệu quả kinh tế của những hộ có diện tích và đầu tư ban đầu cho mô hình trồng xen thu được thu nhập đáng kể, tận dụng diện tích đất trống của giai đoạn kiến thiết cây cà phê. Mô hình trồng xen cây đậu đen với cây cà phê cho lợi nhuận 48.157.000 đồng/năm. Mô hình trồng xen cà phê với đậu tương cho lợi nhuận 22.078.000 đồng/năm. Trồng xen cây họ đậu làm giảm chi phí so với trồng thuần, tăng thu nhập, có thu nhập trong 3 năm đầu sẽ kích thích người dân tham gia, đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho lượng lao động trên địa bàn huyện. Chính vì vậy người dân nên mở rộng diện tích trồng xen cây họ đậu với cây cà phê nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đảm bảo an ninh lương thực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 96 - Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong đất Qua phân tích thấy được hàm lượng mùn tích lũy trong mô hình trồng xen cà phê từ 1,64% - 2,64% cao hơn mô hình cà phê trồng thuần 0,67%1,86%. Lượng pH trong đất của mô hình trồng xen cà phê với họ đậu từ 4,80 đến 5,29 cao hơn mô hình trồng thuần cà phê từ 4,46 đến 4,72 nên đất ở mô hình trồng xen có độ chua ít hơn so đất của mô hình trồng thuần. Chứng tỏ lượng chất dinh dưỡng và lượng carbon ở mô hình trồng xen nhiều hơn mô hình trồng thuần. - Tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê Lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen cà phê với cây họ đậu đạt 26,24 tấn/ha cao hơn mô hình trồng cà phê thuần 16,16 tấn/ha. Lượng carbon tích lũy trong đất nhiều nhất tiếp đến trong cây và thảm mục. Cà phê là cây lâu năm, che phủ đất tốt, lượng carbon tương đương rừng trồng, rừng tự nhiên vì vậy nên có chính sách chi trả dịch vụ môi trường với cây cà phê. Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định mô hình trồng xen cây họ đậu cây cà phê là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Mường Ảng. Trồng xen cây họ đậu còn có khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn, tăng độ mùn, duy trì độ ẩm, bổ xung hàm lượng đạm cho đất. Giảm đáng kể một lượng phân bón hóa học mang lại hiệu quả về mặt môi trường, sản xuất bền vững. Trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu ở giai đoạn kiến thiết bằng những giải pháp nêu trên để cây cà phê thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, giảm phát thải thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở phân tích khó khăn ảnh hưởng đến phát triển của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê đề tài đã đề xuất giải pháp cụ thể, khả thi từ kết quả nghiên cứu, cung cấp thông tin cho địa phương tham khảo để phát triển mô hình trồng cà phê bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 97 2. Kiến nghị Huyện Mường Ảng chủ yếu là đất đồi núi nên khả năng đất bị rửa trôi là khá nhanh, vì vậy cần có giải pháp phù hợp để bảo vệ đất. Đặc biệt người dân cần chú trọng phát triển các mô hình xen canh cây họ đậu để hạn chế độ xói mòn của đất. Đồng thời tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải. Mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê được nhân rộng sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế đảm bảo an ninh lương thực khi có thu nhập người dân sẽ yên tâm sản xuất. Qua đi điều tra phỏng vấn hộ dân đa số đều muốn phát triển và mở rộng diện tích trồng xen, mong đợi của người dân vẫn cần nhà nước đầu tư giống và vật tư để yên tâm sản xuất không lo rủi ro. Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến nông thôn bản có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, để người dân yên tâm sản xuất. Tuyên truyền hướng dẫn cho người dân trồng đúng mật độ hợp lý để cho cây cà phê phát triển, tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Trồng xen đúng thời vụ rất quan trọng để có năng suất, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt và thị trường nông sản. Cần phát huy và nâng cao giá trị những kiến thức bản địa của người dân từ nhiều năm tích lũy lại để áp dụng trong sản xuất như: chọn giống trồng, chăm sóc, canh tác mang lại hiệu quả cho các hộ dân huyện Mường Ảng. Do điều kiện nghiên cứu dung lượng mẫu phân tích chưa nhiều, lượng kinh phí hạn chế, đề tài mới chỉ xác định được khả năng giảm phát thải thông qua tích lũy carbon hiện tại của mô hình, cần nghiên cứu bổ xung thêm một số mẫu để thấy được khả năng bảo vệ đất, giảm phát thải. Tiếp tục nghiên cứu cụ thể tiếp theo với dung lượng mẫu đủ lớn đảm bảo độ chính xác cao hơn để thấy được khả năng bảo vệ đất và giảm phát thải của mô hình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO I- Tài liệu tiếng Việt 1. Đậu Quốc Anh, Lê Quốc Doanh, Bùi Huy Hiền(1994), Một số vấn đề về HTCT vùng Trung du miền núi, Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1994, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Viết Bảo (2012), Đề tài Xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong rừng cao su ở giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 3. Nguyễn Văn Bộ, Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn (2003), Nông nghiệp vùng cao - Thực trạng và giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống Kê Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Chinh (12/2012), “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1 vụ lúa Mùa chính vụ sang 1 vụ lúa Mùa sớm và cây màu vụ Thu Đông trên đất ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải”, Báo cáo đề tài khoa học. 6. Lê Quốc Doanh (2001), Nghiên cứu một số mô hình cây trồng thích hợp trên đất dốc huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hoá, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (Chủ biên)(2003), Nông nghiệp vùng cao - Thực trạng và giải pháp. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 8. Lê Quốc Doanh, Bùi Huy Hiền, Đậu Quốc Anh (1994), Một số vấn đề về HTCT vùng Trung du miền núi, Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1994 - Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Dung, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm (2005), Ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến khả năng phục hồi dinh dưỡng đất trong giai đoạn bỏ hoá ở tỉnh Hoà Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99 10. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2005), Canh tác đất dốc bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh (2003), Đất đồi núi Việt Nam, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Hoảng Minh Hà, Võ Hoàng Quân (2011), Bộ công cụ hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và chi trả dịch vụ môi trường, World Agroforestry Centre. 13. Nguyễn Trọng Hiển, Hà Đình Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2010), “Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn bền vững tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 1, 2010. Tr. 41-45. 14. Trịnh Thị Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn, Thái Phiên, Lê Quốc Doanh, Đào Huy Chiên và ctv, 2004, Kết quả nghiên cứu và phát triển biện pháp canh tác trồng xen lạc với sắn ở miền Bắc Việt Nam, Báo cáo đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật tại Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 15. Trần Ngọc Ngọan (1999), Giáo trình hệ thống nông nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 16. Trần Ngọc Ngọan (2004), Giáo trình Trồng trọt chuyên khoa, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 17. Thái Phiên, Nguyễn Huệ, 2004. Hiệu quả sử dụng và quản lý độ phì nhiêu trồng sắn trên đất nông hộ, Hội thảo nghiên cứu và khuyến nông để phát triển sản xuất cây có củ ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 18. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Trần Đức Toàn (1997), "Cơ cấu cây trồng và biện pháp canh tác chống xói mòn bảo vệ đất dốc", Tạp chí Khoa học đất, Hà Nội. 19. Lê Quang Vĩnh (2013), Giáo trình Nông lâm kết hợp, Nxb nông nghiệp Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 100 20. Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Chương trình Sông Hồng, (2000), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp vùng miền núi, Hà Nội. 21. Trung Hải Sâm (2012), Đề tài “Áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác trên đất dốc cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao huyện Trấn Yên”, Báo cáo kết quả thực hiện dự án khoa học tháng 12 năm 2008. 22. Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành (1997), Môi trường và phát triển bền vững miền núi, Nxb Giáo dục. II- Tài liệu tiếng anh 23. David Begg (1992), Economics 24. Garrity D.P. and others (1993). The Philippines sustainable agriculture and the environment in the humid tropics. National Academy Press, Washington DC, USA. 25. Intosh J.L.MC (1990) cropping systems and soil classification Aglotechnology develoment and transfer. Bogo, Indonesia 26. Sumfujiska A(1996) Farmer Paticipatory and adoption of contour hedgerow for soil conservertion. 27. Uexkull H.R and Mutert E. (1995). Global extent, development and economic impact of acid soil. Plant and Soil. 28. http://faostat3.fao.org Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHIẾU ĐIỀU TRA Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ Đậu với Cà phê tại huyện Mƣờng Ảng- tỉnh Điện Biên - Tỉnh Điện Biên - Huyện: Mường Ằng - Xã, phường, thị trấn: ..................................................................................... - Họ tên chủ hộ: ............................................................................................... - Năm sinh: ...................................................................................................... - Giới tính chủ hộ: Nam =1 - Dân tộc chủ hộ: ...................... Nữ =2 Trình độ văn hóa chủ hộ:................... A. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHỦ HỘ 1. Nhân khẩu - Số khẩu của hộ .............................................................................................. - Số lao động của hộ. ....................................................................................... - Số lao động tham gia sản xuất chính............................................................. - Số lao động thuê ngoài .................................................................................. 2. Ngành nghề sản xuất chính của hộ: □ Thuần nông □ Chuyên trồng cà phê □ Trồng xen cà phê với đậu tương □ Trồng xen cà phê với đậu đen (đỗ đen) □ Nông nghiệp kiêm ngành ngề khác □ Tiểu thủ công nghiệp □ Dịch vụ □ Khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3. Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của hộ Tổng diện tích (ha) Trong đó Đất thuộc quyền sử dụng của hộ Đất thuê ngoài Diện tích đất nông nghiệp - Đất trồng cây ngắn ngày - Đất trồng cây lâu năm - Trong đó: + Đất trồng cà phê + Đất trồng cây công nghiệp khác - Đất lâm nghiệp - Đất nuôi trồng thủy sản B. CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỘ TỪ TRỒNG TRỌT 1. Chi phí của hộ nông dân cho trồng trọt 1.1. Giá bình quân của các chi phí đầu vào Giống đậu tương: ................................................................................................ Giống đậu đen (đỗ đen) ...................................................................................... Phân bón: + Phân Lân .......................................................................................................... + Phân chuồng .................................................................................................... + Phân NPK ........................................................................................................ + Phân đạm ......................................................................................................... + Phân Kali ......................................................................................................... + Phân khác ........................................................................................................ Thuốc trừ sâu ...................................................................................................... Tiền công (đồng/ngày công)............................................................................... Chi phí khác ........................................................................................................ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2. Chi phí đầu vào của các hộ nông dân (ĐVT: 1.000đ) Cây cà phê Chi phí trung gian Trồng xen cây họ đậu Trồng thuần Đậu tƣơng Đậu đen (đỗ đen) 1. Chi phí trung gian 1.1. Giống 1.2. Phân bón + Đạm + Lân + Kali + Các loại phân bón khác + Công bón thuê ngoài 1.3. Thuốc trừ sâu 1.4. Công thu hái 1.5. Công đào hố 1.6. Chi phí khác 2. Chi phí cố định 2.1. Khấu hao 2.2. Thuế sử dụng đất 3. Lao động gia đình 3.1. Công chăm sóc 3.2. Công thu hái 3.3. Công chế biến Lao động thuê ngoài Tổng chi phí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ (Sản lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp được tính trong 1 năm) Tiêu chí Trồng thuần Cây cà phê Trồng xen cây họ đậu Đậu đen Đậu tƣơng (đỗ đen) Diện tích Số vụ Năng suất trung bình (Kg/ha) Sản lượng (kg) Giá bán trung bình (1000 đồng/kg) Thành tiền (1000 VNĐ) 3. Giá bán sản phẩm so với năm trước thì tăng lên hay giảm đi? Tăng Giảm 4. Sản phẩm gia đình tiêu thụ ở đâu? .................................................................. 5. Hình thức tiêu thụ? .......................................................................................... 6. Trong tiêu thụ sản phẩm gia đình có gặp khó khăn gì không? ....................... ............................................................................................................................. 7. Gia đình thấy hiệu quả của việc trồng thuần cà phê và trồng xen cây họ đậu khác nhau như thế nào ......................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 1. Ông (bà) có dự định trồng mới hoặc cải tạo lại diện tích cà phê đang có không? Có =1; không =2 Nếu có: - Diện tích trồng mới (m2)........................... - Diện tích cải tạo (m2)................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2. Những khó khăn chủ yếu của ông (bà) hiện nay là gì (Đánh dấu x vào ô thích hợp) Thiếu đất Thiếu vốn Khó tiêu thụ sản phẩm Thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật Thiếu thông tin về thị trường Thiếu các dịch vụ hỗ trợ của sản xuất 3. Nguyện vọng của ông (bà) về các chính sách của nhà nƣớc (Đánh dấu x vào ô thích hợp) 3.1. Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 3.2. Được vay vốn ngân hàng Lượng vốn cần vay:.................................... 3.3. Được hỗ trợ dịch vụ giống cây 3.4. Được hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý, khoa học kỹ thuật 4. Các kiến nghị khác: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày.........tháng.........năm 2014 ĐIỀU TRA VIÊN CHỦ HỘ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phụ lục 1 SINH KHỐI CÂY CÁ LẺ CỦA CÂY CÀ PHÊ TRONG HAI MÔ HÌNH TRỒNG THUẦN CÀ PHÊ VÀ TRỒNG XEN CÀ PHÊ – CÂY HỌ ĐẬU TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TT Loài cây Ký hiệu mẫu Hvn (m) Cgốc (cm) Dtán (cm) Sinh khối tƣơi (kg/cây) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cà Cà Cà Cà Cà Cà Cà Cà Cà phê phê phê phê phê phê phê phê phê AT-TT3-C1 AT-TT3-C2 AT-TT3-C3 AN-TT3-C1 AN-TT3-C2 AN-TT3-C3 AC-TT3-C1 AC-TT3-C2 AC-TT3-C3 1.00 0.90 0.91 0.92 0.97 0.98 0.95 1.05 0.93 11.8 10.8 10.9 11 11.5 11.6 11.3 12.2 11.1 106.8 99.9 100.1 101.9 104.5 105 104.1 108.1 102.1 Rễ 0.11 0.15 0.11 0.09 0.11 0.12 0.17 0.19 0.22 10 11 12 13 14 15 16 17 Cà Cà Cà Cà Cà Cà Cà Cà phê phê phê phê phê phê phê phê AT-TX3-C1 AT-TX3-C2 AT-TX3-C3 AN-TX3-C1 AN-TX3-C2 AN-TX3-C3 AC-TX3-C1 AC-TX3-C2 1.15 1.16 1.17 1.18 1.19 1.17 1.18 1.19 12.3 12.4 12.5 12.6 12.7 12.5 12.6 12.7 118.9 119 119.1 119.2 119.3 119.1 119.2 119.3 0.25 0.21 0.23 0.20 0.21 0.21 0.25 0.19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Sinh khối khô (kg/cây) Thân 0.39 0.43 0.45 0.42 0.45 0.51 0.41 0.40 0.47 Cành 0.19 0.24 0.25 0.19 0.21 0.21 0.27 0.29 0.28 Lá Tổng Rễ Thân 0.48 1.18 0.06 0.26 0.43 1.25 0.08 0.28 0.49 1.30 0.06 0.31 0.33 1.03 0.04 0.28 0.39 1.16 0.06 0.29 0.35 1.19 0.06 0.35 0.40 1.25 0.08 0.28 0.43 1.31 0.10 0.26 0.45 1.42 0.10 0.32 Cành 0.13 0.18 0.17 0.14 0.15 0.15 0.18 0.20 0.18 Lá 0.22 0.19 0.24 0.16 0.18 0.16 0.18 0.20 0.19 Tổng 0.67 0.72 0.78 0.62 0.68 0.72 0.72 0.76 0.79 0.58 0.59 0.60 0.64 0.62 0.68 0.57 0.61 0.31 0.32 0.32 0.39 0.40 0.41 0.37 0.44 0.53 0.52 0.54 0.62 0.65 0.63 0.59 0.50 0.19 0.19 0.23 0.27 0.26 0.27 0.25 0.27 0.24 0.25 0.26 0.28 0.30 0.30 0.27 0.21 0.98 0.96 1.01 1.12 1.12 1.14 1.07 1.03 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.67 1.64 1.69 1.85 1.88 1.93 1.78 1.74 0.15 0.12 0.13 0.12 0.12 0.12 0.14 0.11 0.40 0.40 0.39 0.45 0.45 0.45 0.41 0.44 18 Cà phê AC-TX3-C3 1.20 12.8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119.4 0.28 0.65 0.46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0.61 2.00 0.17 0.45 0.31 0.26 1.18 Phụ lục 2 SINH KHỐI TƢƠI TRONG CÂY CÀ PHÊ CỦA HAI MÔ HÌNH TRỒNG THUẦN CÀ PHÊ VÀ TRỒNG XEN CÀ PHÊ - CÂY HỌ ĐẬU TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Mô hình OTC Trồng thuần Mật độ Sinh khối tƣơi cây cà phê (tấn/ha) (cây/ha) Rễ Thân Cành Lá Tổng 1 2500 0.31 1.06 0.57 1.17 3.10 Trồng thuần 2 2562 0.27 1.18 0.52 0.91 2.89 Trồng thuần 3 2457 0.48 1.05 0.69 1.05 3.26 Trồng xen 4 1667 0.38 0.98 0.53 0.88 2.78 Trồng xen 5 1661 0.34 1.07 0.66 1.05 3.13 Trồng xen 6 1599 0.38 0.98 0.68 0.91 2.94 Phụ lục 3 SINH KHỐI KHÔ TRONG CÂY CÀ PHÊ CỦA HAI MÔ HÌNH TRỒNG THUẦN CÀ PHÊ VÀ TRỒNG XEN CÀ PHÊ - CÂY HỌ ĐẬU HUYỆN MƢỜNG ẢNG TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN Mô hình OTC Mật độ Sinh khối khô cây cà phê (tấn/ha) (cây/ha) Rễ Thân Cành Lá Tổng Trồng thuần 1 2500 0.16 0.70 0.41 0.54 1.81 Trồng thuần 2 2562 0.14 0.78 0.38 0.43 1.73 Trồng thuần 3 2457 0.23 0.70 0.46 0.47 1.86 Trồng xen 4 1667 0.22 0.66 0.34 0.42 1.64 Trồng xen 5 1661 0.20 0.75 0.44 0.49 1.87 Trồng xen 6 1599 0.22 0.69 0.44 0.39 1.75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phụ lục 4 LƢỢNG CARBON TÍCH LŨY TRONG CÂY CÀ PHÊ CỦA HAI MÔ HÌNH TRỒNG THUẦN CÀ PHÊ VÀ TRỒNG XEN CÀ PHÊ - CÂY HỌ ĐẬU TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Mô hình OTC Mật độ Tổng (tấn/ha) Trồng thuần 1 2500 0.82 Trồng thuần 2 2562 0.78 Trồng thuần 3 2457 0.84 Trồng xen 4 1667 0.71 Trồng xen 5 1661 0.85 Trồng xen 6 1599 0.82 Phụ lục 5 LƢỢNG CARBON TÍCH LŨY TRONG ĐẤT CỦA HAI MÔ HÌNH TRỒNG CÀ PHÊ THUẦN VÀ CÀ PHÊ - CÂY HỌ ĐẬU TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Lƣợng C tích lũy trong mô hình trồng thuần Cà phê Tầng Tổng OTC tấn/OTC Tấn/ha đất (cm) (tấn/ha) 5-10 10-20 5-10 10-20 5-10 10-20 TB 1 2 3 0,446 8,92 0,306 6,12 0,449 8,97 0,311 6,22 0,454 9,08 0,306 6,12 0,38 7,57 15,04 15,19 15,20 15,14 Lƣợng C tích lũy trong mô hình trồng xen Cà phê - cây họ đậu Tầng Tổng đất OTC Tấn/OTC Tấn/ha (tấn/ha) (cm) 5-10 0,645 12,91 4 24,14 10-20 0,561 11,23 5-10 10-20 5-10 10-20 TB Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 6 0,673 13,45 0,583 11,67 0.700 14,00 0,605 12,11 0,63 12,56 25,12 26,11 25,12 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phụ lục 6 SINH KHỐI TƢƠI TRONG THẢM MỤC CỦA HAI MÔ HÌNH TRỒNG CÀ PHÊ THUẦN VÀ TRỒNG XEN CÀ PHÊ - CÂY HỌ ĐẬU TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Sinh khối tƣơi mô hình trồng thuần Bộ phận Sinh khối tƣơi mô hình trồng xen Bộ phận OTC kg/OTC Tổng (kg/ha) Lá cà phê, cây họ đậu 1 25,4 508 Lá cà phê, cây họ đậu 2 24,2 Lá cà phê, cây họ đậu 3 25,8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên OTC kg/OTC Tổng (kg/ha) Lá cà phê, cây họ đậu 4 44,8 896 484 Lá cà phê, cây họ đậu 5 41 820 516 Lá cà phê, cây họ đậu 6 41,6 832 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phụ lục 7 SINH KHỐI KHÔ TRONG THẢM MỤC CỦA HAI MÔ HÌNH TRỒNG CÀ PHÊ THUẦN VÀ TRỒNG XEN CÀ PHÊ - CÂY HỌ ĐẬU TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Sinh khối khô mô hình trồng thuần Bộ phận Sinh khối khô mô hình trồng xen Bộ phận OTC kg/OTC Tổng (kg/ha) Lá cà phê, cây họ đậu 1 23,18 463,65 Lá cà phê, cây họ đậu 2 22,18 443,51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên OTC kg/OTC Tổng (kg/ha) Lá cà phê, cây họ đậu 4 35,71 714,25 Lá cà phê, cây họ đậu 5 36,09 721,72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Lá cà phê, cây họ đậu 3 23,8 476,31 Lá cà phê, cây họ đậu 6 35,35 707,05 Phụ lục 8 LƢỢNG CARBON TÍCH LŨY TRONG THẢM MỤC CỦA HAI MÔ HÌNH TRỒNG CÀ PHÊ THUẦN VÀ TRỒNG XEN CÀ PHÊ - CÂY HỌ ĐẬU TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Lƣợng C tích lũy VRR của mô hình Lƣợng C tích lũy VRR của mô hình trồng thuần trồng xen Bộ phận Bộ phận OTC kg/OTC Tổng (kg/ha) Lá cà phê, OTC kg/OTC Tổng (kg/ha) 4 16,43 328,55 Lá cà phê, 1 10,66 213,28 cây họ đậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cây họ đậu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Lá cà phê, Lá cà phê, 2 10,20 204,02 cây họ đậu 5 16,60 331,99 6 16,26 325,24 cây họ đậu Lá cà phê, Lá cà phê, 3 10,96 219,10 cây họ đậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cây họ đậu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔ HÌNH TRỒNG XEN VÀ TRỒNG THUẦN CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN MƢỜNG ẢNG VÀ HÌNH ẢNH XỬ LÝ MẪU Mô hình trồng xen lạc với cà phê tại xã Ẳng Nưa Mô hình trồng xen đậu đen với cà phê tại xã Ẳng Nưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mô hình trồng xen lạc với cà phê tại xã Ẳng Nưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mô hình trồng xen ngô với cà phê tại xã Ẳng Cang Mô hình trồng xen đậu đen với cà phê tại xã Ẳng Cang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm Đưa mẫu vào phân tích vào tủ sấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mô hình trồng xen đậu tương với cà phê Mô hình trồng thuần cà phê tại xã Ẳng Tở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cân trọng lượng sinh khối khô của mẫu và đưa đi phân tích Cho mẫu vào túi sau khi sấy khô để đem đi phân tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [...]... có hiệu quả và được người dân tiếp nhận áp dụng là vấn đề cần được nghiên cứu Vì vậy, tôi thực hiện đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ Đậu với Cà phê tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả bảo vệ, nâng cao độ phì của đất, đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả kinh. .. được hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ đậu ngắn ngày với cây cà phê tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên - Đánh giá được khả năng bảo vệ đất và tích lũy carbon của mô hình trồng cà phê tại khu vực nghiên cứu - Đánh giá được tiềm năng, đề xuất các giải pháp để khắc phục được những hạn chế và nhân rộng các mô hình trồng xen cây họ Đậu ngắn ngày với cây Cà phê 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... tế khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tuổi 3 trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng nhân rộng mô hình trồng xen tại tỉnh Điện Biên 4 Ý nghĩa khoa học của Luận văn Ý nghĩa khoa học: Bổ sung phương pháp tiếp cận và nghiên cứu trong nghiên cứu đánh giá các hệ thống của mô hình. .. cà phê của hộ 59 1 ha trồng xen cây họ đậu 61 Bảng 3.8: Chi phí lao động bình quân cho 1 ha trồng xen cây họ đậu của hộ 62 Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê 64 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu 65 Bảng 3.11: Chi phí đầu vào cho một ha cà phê trồng thuần 67 Bảng 3.12: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất của 2 mô hình trồng xen và trồng. .. cà phê 74 Bảng 3.13: Trữ lượng carbon tích lũy trong cây của 2 mô hình trồng cây cà phê tuổi 3 78 Bảng 3.14: Lượng carbon tích lũy trong tầng thảm mục của mô hình trồng cà phê tuổi 3 80 Bảng 3.15: Trữ lượng carbon tích lũy trong đất ở 2 mô hình trồng cây cà phê 81 Bảng 3.16: Tổng lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và mô hình trồng. .. của các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, góp phần xây dựng, phát triển các mô hình canh tác Cà phê bền vững, mang lại hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiệu quả kinh. .. tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Mường Ảng giai đoạn 2009 - 2012 54 Bảng 3.3: Tổng hợp đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu 55 Bảng 3.4: Diện tích đất cây cà phê trồng thuần và cà phê 57 trồng xen với cây họ đậu của các hộ nghiên cứu 57 Bảng 3.5: Cơ cấu diện tích đất trồng thuần và trồng xen của các hộ nghiên cứu 58 Bảng 3.6: Tình hình sản xuất trồng xen cây họ đậu với cà. .. và mô hình canh tác nông lâm kết hợp Tính hiệu quả của các loại mô hình được phân tích, đánh giá cả về hiệu quả môi trường, kinh tế, xã hội Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các mô hình này vẫn còn thấp, và thiếu tính bền vững Trong các tỉnh vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên có những lợi thế đối với phát triển cây Cà phê Mùa đông ở tỉnh thường nhiệt độ cao hơn các tỉnh lân cận và ít ảnh hưởng đến cây trồng. .. quán trồng xen đậu đen, đậu tương ở vùng đất thấp ít dốc Để tăng cường bảo vệ đất, nâng cao độ che phủ, độ phì của đất tạo tiền đề cho sinh trưởng của cây Cà phê Tăng thêm thu nhập và giảm phát thải cần phải đánh giá thực trạng về canh tác cây Cà phê, trong đó tập trung nghiên cứu các mô hình về trồng xen cây họ Đậu và triển khai các thực nghiệm cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển bền vững cây Cà. .. xuất trồng xen cây họ đậu của các hộ nghiên cứu 65 Hình 3.3: Biểu đồ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ nghiên cứu 66 Hình 3.4: Biểu đồ lượng Carbon tích lũy trong cây Cà phê của mô hình trồng xen và trồng thuần .79 Hình 3.5: Biểu đồ lượng carbon tích lũy trong thảm mục của 2 mô hình 81 Hình 3.6: Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy trong đất của 2 mô hình 82 Hình ... phát triển mô hình trồng xen họ đậu với cà phê huyện Mường Ảng - Đánh giá hiệu kinh tế mô hình trồng xen họ đậu với cà phê địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên - Đánh giá khả bảo vệ đất, lượng...ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN MINH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY HỌ ĐẬU VỚI CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN... 3.3 Khả bảo vệ đất tích lũy carbon mô hình trồng xen họ đậu với cà phê huyện Mường Ảng .72 3.3.1 Khả bảo vệ đất mô hình trồng xen họ đậu cà phê huyện Mường Ảng 73 3.3.2 Khả

Ngày đăng: 21/10/2015, 10:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan