Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp

80 3.1K 7
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ========== NGỤY THU HÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tâm lí học Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Đình Mạnh Hà Nội 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giao dục Tiểu học đã tao điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS. GVC Nguyễn Đình Mạnh- Trƣởng Bộ môn Tâm lý- giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trƣờng, các cô giáo của trƣờng Mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Do điều kiện thời gian nghiên cứu, vốn kiến thức còn hạn chế cũng nhƣ đây là lần đầu tiên làm khóa luận, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài này thật sự có chất lƣợng và hữu ích. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015 Sinh Viên Ngụy Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra đƣợc những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Ngụy Thu Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1 MỤC LỤC ...................................................................................................................4 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4 3. Mức độ và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................................4 6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................5 8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................5 9. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP..................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................6 1.2. Những vấn đề lý luận của đề tài ...........................................................................7 1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ ấu nhi .........................................................................7 1.2.2. Lý luận về ngôn ngữ .......................................................................................12 1.2.3.Lý luận về hoạt động ........................................................................................21 1.2.4.Lý luận về giao tiếp ..........................................................................................23 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP Ở TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA ..........................................................................................................................29 2.1. Mục đích điều tra ...............................................................................................29 2.2. Đối tƣợng điều tra ..............................................................................................29 2.3. Nội dung điều tra ................................................................................................29 2.4. Thời gian và địa điểm điều tra ...........................................................................29 2.5. Phƣơng pháp điều tra .........................................................................................30 2.6. Thực trạng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp ở trƣờng mầm non Xuân Hòa.............................................................................30 2.7.Nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp ..............................................................................34 2.8. Nguyên nhân của thực trạng ..............................................................................37 2.8.1. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................................37 2.8.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................37 2.9. Đề xuất biện pháp...............................................................................................38 2.9.1. Cho trẻ đƣợc tiếp xúc, hoạt động nhiều với đồ vật .........................................38 2.9.2. Trò chuyện cùng trẻ trong các tiết học ............................................................38 2.9.3. Giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi ...................................................................43 2.9.4. Cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng một cách thƣờng xuyên; qua tiết học dƣới hình thức đi dạo, tham quan ..........................................................44 2.9.5. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài giờ học ..............44 2.9.6. Phối kết hợp với phụ huynh ............................................................................48 2.9.7. Sử dụng một số trò chơi ..................................................................................49 CHƢƠNG III: THỬ NGHIỆM TÁC ĐỘNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP 51 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................51 3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................................51 3.3. Thời gian thực nghiệm .......................................................................................51 3.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................51 3.5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp ........................................................................................52 3.6. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................................52 3.6.1. Chọn mẫu .......................................................................................................52 3.6.2. Thiết kế một số biện pháp trong thực nghiệm ...............................................53 3.6.3. Hƣớng dẫn giáo viên thực nghiệm ..................................................................53 3.6.4. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo .......................................................................53 3.6.5. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm. ................................54 3.7. Những nhận xét từ khảo sát................................................................................60 3.7. 1 Ƣu điểm ...........................................................................................................60 3.7.2. Nhƣợc điểm ....................................................................................................60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64 PHỤ LỤC ..................................................................................................................66 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Golobolin đã nói: “Nếu ngƣời kỹ sƣ vui mừng nhìn thấy cây cầu mới mình vừa xây xong, ngƣời nông dân mỉm cƣời nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì ngƣời giáo viên vui sƣớng khi nhìn thấy học sinh đang trƣởng thành, lớn lên”. Quả đúng nhƣ vậy! Trong thời đại hiện nay, đất nƣớc ta đang trên đà phát triển và hội nhập, chiến lƣợc giáo dục con ngƣời mới đòi hỏi chúng ta là những nhà giáo dục cần phải nâng cao hơn nữa về chất lƣợng dạy và học, nhằm tạo ra những con ngƣời mới- phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, lao động để có thể tiếp nhận thông tin một cách năng động, sáng tạo, đƣa đất nƣớc tiến lên sánh vai với các cƣờng quốc năm châu. Đây chính là vấn đề vô cùng cần thiết với ngành giáo dục, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non bởi giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi gieo mầm thuận lợi cho việc nảy nở và phát triển của tuổi thơ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện là một vấn đề quan trọng trong chiến lƣợc phát huy nhân tố con ngƣời của Đảng và nhà nƣớc, là mục tiêu đào tạo của ngành học Mầm non. Theo tinh thần quyết định 155, quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của bộ giáo dục – 1990, chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc, qua hơn 60 năm hoạt động, ngành học Mầm non không ngừng đổi mới về nội dung, phƣơng pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhận thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở trƣờng mầm non là phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời. Bởi ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy, là chìa khóa để trẻ đón nhận sự phong phú rộng lớn của kho tàng kiến thức, là phƣơng tiện để trẻ khám phá thế giới với các sự vật, hiện tƣợng xung 1 quanh mình và tự khẳng định mình trong môi trƣờng đó. Giống nhƣ Lênin đã từng nói: “Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời”. Chính vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ ấu nhi bởi đây là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi ngƣời xung quanh, giúp trẻ học tập, vui chơi, phát triển hài hòa và toàn diện, tạo tiền đề cho trẻ bƣớc vào các lớp học tiếp theo. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều cách. Nhƣng với trẻ ấu nhi, khi mà mọi thứ mới chỉ ở mức “xuất phát điểm” thì việc làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất thì đó lại là vấn đề đáng suy ngẫm. Nhƣ đã nói ở trên, con ngƣời là một sinh vật xã hội. Ngay từ khi sinh ra, một đứa trẻ đã có nhu cầu hoạt động, giao tiếp, ứng xử với môi trƣờng và những ngƣời xung quanh. Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định: nếu không có sự giao tiếp giữa con ngƣời thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt đƣợc. Thông qua giao tiếp, trẻ có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, có thể biểu đạt đƣợc những điều chúng cần, chúng muốn. Xa hơn thế, trẻ còn tự đối chiếu so sánh mình với ngƣời khác, với các chuẩn mực xã hội để từ đó hoàn thiện bản thân. Chẳng hạn nhƣ khi gặp ngƣời lớn tuổi hơn mình trẻ biết phải chào hỏi, phải xƣng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi ngƣời, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là ngƣời có văn hóa, đạo đức. Từ đó, dần dần trẻ sẽ tích lũy đƣợc vốn từ ngữ của mình, là cơ sở để phát triển ngôn ngữ. Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là với trẻ ấu nhi là một vấn đề mà tôi rất tâm đắc. Bởi giai đoạn ấu nhi là thời kỳ “phát cảm ngôn ngữ”, là giai có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ . Ở giai đoạn này, trẻ đạt đƣợc những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trƣớc hoặc sau không thể có đƣợc. 2 Khi bƣớc vào tuối ấu nhi, việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với ngƣời lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp. Sự xuất hiện của ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng, vừa là thay thế cho vật thật, vừa là phƣơng tiện giao tiếp. Đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích lũy các hiện tƣợng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các hiện tƣợng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và để liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật hiện tƣợng trong thế giới xung quanh. Khi trẻ bƣớc sang năm thứ 3 của cuộc đời, ngƣời ta gọi là “bé lên ba cả nhà học nói” thì ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn là tùy thuộc vào sự dạy bảo của ngƣời lớn. Chính vì vậy, việc giao tiếp giữa ngƣời lớn với trẻ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Và làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ không phải việc bậc phụ huynh nào cũng có thể làm đƣợc. Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi, qua quan sát những giờ hoạt động học và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích đƣợc hoạt động, giao tiếp, thích đƣợc trò chuyện, đƣợc nói và đƣợc chạy nhảy, nô đùa, nhƣng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động thông qua giao tiếp để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy, đã có rất nhiều ngƣời quan tâm và đề cập đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhƣng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp còn rất ít và chƣa đào sâu, cụ thể. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp”. 3 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho các em. 3. Mức độ và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tại khu vực Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc. - Nghiên cứu trên trẻ 3 tuổi ở trƣờng mầm non Xuân Hòa. - Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài, làm sáng tỏ các khái niệm: ngôn ngữ, ngôn ngữ ở trẻ ấu nhi, trẻ ấu nhi, hoạt động, giao tiếp… - Phát hiện ra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng trên. - Đề xuất các biện pháp và thử nghiệm tác động nhằm nâng cao sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi. - Khách thể nghiên cứu: 60 trẻ lớp 3 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa. 6. Giả thuyết khoa học Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi còn ở mức độ trung bình. Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng trên, trong đó phƣơng pháp tổ chức hoạt động giao tiếp của giáo viên còn hạn chế. Chính vì vậy, bằng một số biện pháp tác động cần thiết có thể nhanh chóng cải thiện thực trạng trên, phát triển ngôn ngữ cho các bé. 4 7. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu - Phƣơng pháp quan sát - Phƣơng pháp trò chuyện - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phƣơng pháp thử nghiệm tác động - Phƣơng pháp phân tích kết quả - Phƣơng pháp thống kê toán học - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm 8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa đƣợc khung lý thuyết của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp. - Đề xuất đƣợc 1 số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp. 9. Cấu trúc của đề tài Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung Chƣơng I: Cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp. Chƣơng II: Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp ở trƣờng mầm non Xuân Hòa Chƣơng III: Thử nghiệm tác động một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp Phần III: Kết luận và kiến nghị Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo Phần V: Phụ lục 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngôn ngữ là tài sản quý báu, là tƣợng đài đầy giá trị của nền văn minh nhân loại. Nó đi lên và phát triển cùng xã hội loài ngƣời, chứa đựng và làm sống lại những thành tựu to lớn do xã hội loài ngƣời xây dựng lên. Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đƣợc nghiên cứu rất kĩ lƣỡng ở Liên Xô cũ với nhiều nhà sƣ phạm cùng với nhiều công trình có tính khoa học, hiệu quả nổi tiếng. Những công trình này đã vào Việt Nam từ rất sớm. Giáo viên và sinh viên các trƣờng Mầm non đã biết đến Chikhieva.E.I nhƣ một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng 8/1945, vấn đề này cũng đã đƣợc quan tâm. Một số hội nghị khoa học ở trung ƣơng cũng nhƣ ở các địa phƣơng đã hƣớng nội dung vào việc thỏa luận, nâng cao chất lƣợng giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trƣờng mầm non. Đã có một số cuốn sách và trên tạp chí nghiên cứu cũng đã xuất hiện rải rác một số bài nghiên cứu về nội dung và phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa (NXB Đại học sƣ phạm, 2003) là giáo trình đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang đƣợc thực hiện trong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nƣớc ta bằng phƣơng pháp tiếp cận hoạt động- nhân cách tích hợp. 6 Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I (NXBGD – 1973). Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ. Luận án phó tiến sĩ của Lƣu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1- 6 tuổi trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội (1996). Trên báo “Giáo dục sức khỏe- tâm lý” có bài viết “Hướng dẫn giúp bé phát triển ngôn ngữ” của tác giả Lê Thị Đào. Bài viết xoay quanh vấn đề hƣớng dẫn các bậc phụ huynh làm thế nào để giúp con mình phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Trên tạp chí “Bibi.vn” có bài viết “Phát triển ngôn ngữ của trẻ em” của TS Đặng Hoàng Minh, khoa Sƣ phạm, Đại học quốc gia Hà Nội. Bài viết này nói về sự phát tiển ngôn ngữ của trẻ em qua từng giai đoạn lứa tuổi và những khó khăn thƣờng gặp phải của trẻ khi nói, hiểu. Ngoài ra, còn rất nhiều các cuốn sách và tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này. Những công trình nghiên cứu này đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ. Đó là những đóng góp vĩ đại trên các phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Song, việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ nói chung và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp nói riêng vẫn còn chƣa đƣợc nhiều, gần nhƣ chƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 1.2. Những vấn đề lý luận của đề tài 1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ ấu nhi 1.2.1.1. Sự phát triển hoạt động của trẻ ấu nhi 7 Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo. Chính nhờ vậy mà tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ. Do nắm đƣợc phƣơng thức hành động với một số đồ vật mà sự định hƣớng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bƣớc phát triển mới. Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ. Trong số những hành động với đồ vật mà trẻ nắm đƣợc ở lứa tuổi ấu nhi thì những hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tƣơng quan là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ. a) Hành động công cụ Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để tác động lên các đồ vật khác. Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau. Hành động công cụ mà trẻ nắm đƣợc ở lứa tuổi ấu nhi chƣa phải là hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm. b) Hành động thiết lập các mối tương quan Đó là những hành động đƣa hai hoặc nhiều đối tƣợng (hoặc các bộ phận của chúng) vào những mối tƣơng quan nhất định trong không gian. Chẳng hạn: hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, hoạt động lắp ráp các đồ chơi. Đây là những hành động khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi, bởi vì những hành động này phải đƣợc điều chỉnh bằng chính kết quả thu đƣợc. Ngƣời lớn cần phải giúp trẻ đạt đƣợc kết quả đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện các hành động để dần dần trẻ nắm đƣợc hành động đó. Nhờ hành động thiết lập các mối tƣơng quan nhƣ vậy, các chức năng tâm lí của trẻ nhƣ tri giác, trí nhớ, tƣởng tƣợng, tƣ duy đƣợc phát triển mạnh, đặc biệt là tƣ duy trực quan - hành động, làm cơ sở cho sự phát triển các kiểu tƣ duy cao hơn sau này (nhƣ tƣ duy trực quan - hình tƣợng và tƣ duy lôgic). 8 1.2.1.2. Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi dưới ảnh hưởng của hoạt động với đồ vật a) Sự phát triển ngôn ngữ Đây là thời kỳ nhạy cảm đối với sự phát triển của ngôn ngữ. Chính trong thời gian này, sự lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra có hiệu quả nhất. Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với ngƣời lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp giữa trẻ ấu nhi với ngƣời lớn. Đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với ngƣời lớn bằng ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hai hƣớng chính: hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của ngƣời lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của trẻ. Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn: Trong khi hoạt động với đồ vật trẻ em thƣờng gặp tình huống cụ thể, trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chƣa thể tách rời khỏi nhau. Lời nói kết hợp với tình huống cụ thể mới tạo thành tín hiệu hành động đối với trẻ lên hai tuổi. Sự kết hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần đứa trẻ hiểu đƣợc lời nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa. Việc nghe và hiểu lời nói vƣợt ra khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu rất quan trọng của trẻ ấu nhi. Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ là phƣơng tiện cơ bản để nhận thức thế giới. Hình thành ngôn ngữ tích cực (nói): Trẻ lên 2 hoạt động với đồ vật ngày càng phong phú thì giao tiếp với những ngƣời xung quanh ngày càng đƣợc mở rộng, đặc biệt từ 20 tháng trở đi đứa trẻ trở nên mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn, điều đó không chỉ thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, thông hiểu lời nói của những ngƣời xung quanh mà còn kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực. Đây là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Trẻ không chỉ luôn luôn đòi hỏi biết đƣợc tên các đồ vật mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các 9 đồ vật đó. Tuy nhiên ở trẻ ta thƣờng bắt gặp những lời nói của trẻ ít giống với lời nói của ngƣời lớn. Ngƣời ta gọi loại ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ tự trị. Lên 3, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích nói và hỏi luôn mồm suốt ngày. Nhờ đó việc sử dụng các hình thức ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ đạt tới một bƣớc tiến bộ đáng kể. Đến cuối tuổi thứ 3, trẻ nói đƣợc những câu khá phức tạp. Lời nói của trẻ thƣờng gắn liền với quá trình tri giác và nhƣ là tạo cho mình một cú pháp riêng khác với ngƣời lớn. b) Sự phát triển trí tuệ Những dạng hành động tri giác và những dạng hành động tƣ duy mới đang đƣợc hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ ở trẻ ấu nhi. Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc tính của đồ vật: Tri giác của trẻ đƣợc tinh vi, đầy đủ dần chính là nhờ trẻ đƣợc hoạt động với đồ vật, nhất là hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tƣơng quan. Việc nắm vững hành động định hƣớng bên ngoài không diễn ra ngay lập tức mà phụ thuộc vào sự dạy dỗ của ngƣời lớn. Từ sự đối chiếu, so sánh những thuộc tính của các đối tƣợng bằng các hành động định hƣớng bên ngoài, trẻ chuyển sang so sánh, đối chiếu các thuộc tính của các đối tƣợng bằng mắt. Một kiểu hành động tri giác mới đƣợc hình thành. Sự phát triển tư duy: Ở tuổi ấu nhi, trẻ học đƣợc những hành động xác lập mối quan hệ giữa các đồ vật để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó nhờ sự giúp đỡ của ngƣời lớn. Ngƣời lớn đƣa ra những mẫu hành động cho trẻ bắt chƣớc. Quá trình thực hiện những hành động công cụ và hành động xác lập những mối tƣơng quan chính là cơ sở để hình thành những hành động tƣ duy ở trẻ. Cuối tuổi ấu nhi, trên cơ sở tƣ duy trực quan hành động đang phát triển mạnh, bắt đầu có sự xuất hiện một số hành động tƣ duy đƣợc thực hiện trong 10 óc, không cần những phép thử bên ngoài. Đó chính là kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng, là kiểu tƣ duy mà trong đó việc giải các bài toán đƣợc thực hiện nhờ hành động bên trong với các hình ảnh. Kiểu tƣ duy này là một trình độ phát triển cao hơn kiểu tƣ duy trực quan - hành động, và sẽ đƣợc phát triển đầy đủ ở lứa tuổi mẫu giáo. c) Sự phát triển tình cảm Trẻ ấu nhi dễ xúc cảm, nhìn chung trẻ chƣa làm chủ đƣợc cảm xúc của mình. Tuy vậy, trẻ cảm nhận khá chính xác tính chất những phản ứng xúc cảm của ngƣời khác và biết cách ứng xử vừa lòng ngƣời khác hoặc bắt ngƣời khác chiều theo ý mình. Lứa tuổi này, một hiện tƣợng cảm xúc hay gặp ở trẻ là lo lắng. Càng lớn trẻ càng có nhiều hơn sự lo lắng, nhiều khi nó in dấu khá sâu đậm trong trí trẻ, làm mất đi cảm giác an toàn, khiến trẻ trở nên sợ hãi. Đối tƣợng sợ hãi thƣờng là các con vật, bóng tối, ngƣời lạ, thầy thuốc, các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ giông bão... Trong tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu có tình yêu đối với những ngƣời gần gũi nhƣ bố mẹ, anh chị, ông bà. Bƣớc sang tuổi ấu nhi tình yêu lại có thêm những hình thái mới tình cảm tự hào và tình cảm xấu hổ. 1.2.1.3. Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện tự ý thức. Trẻ bắt đầu nhận ra mình vào tuổi lên 2. Đầu tiên trẻ để ý đến hình dáng bên ngoài của mình rồi sau đó mới đến những ý nghĩ bên trong. Cũng trong thời gian này trẻ tiếp tục hiểu cơ thể của mình: quan tâm đến các bộ phận (mắt, mũi, chân tay…), cả những đặc điểm về giới tính. Ở tuổi lên 3 trẻ thƣờng phát hiện ra mình qua việc tự soi gƣơng. Bƣớc cao hơn của sự tự ý thức là trẻ tự nhận xét, đánh giá đƣợc mình. Ở tuổi này, sự chê trách hoặc không đồng ý của ngƣời lớn đều làm cho trẻ đau 11 khổ và sự xa cách hay thờ ơ cũng làm cho trẻ buồn nản. Nhu cầu đƣợc “khen” đó dẫn đến sự phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp. Sự định hƣớng trong thời gian cũng là tự nhận thức, tự ý thức. Tuy nhiên sự định hƣớng về thời gian của trẻ lên ba còn rất mơ hồ, mông lung. Đặc biệt là sự cảm nhận về khoảng cách thời gian vẫn còn chƣa chính xác. 1.2.2. Lý luận về ngôn ngữ 1.2.2.1. Khái niệm ngôn ngữ Con ngƣời có khả năng truyền đạt kinh nghiệm của mình cho ngƣời khác và vận dụng kinh nghiệm của ngƣời khác vào hoạt động của mình, làm cho con ngƣời có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm đƣợc những lực lƣợng bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân… chính là nhờ ngôn ngữ. Trong quá trình giao tiếp với nhau, con ngƣời sử dụng các từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của một thứ tiếng. Chính vì vậy, theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn, “ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó để giao tiếp”. Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói. Theo triết học Mac - Lênin, ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội. Tƣ duy và ngôn ngữ đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình lao động. Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ.” 1.2.2.2.Các bộ phận và các đơn vị của ngôn ngữ a) Các bộ phận của ngôn ngữ Ngôn ngữ bao gồm ba bộ phận cấu thành: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. b) Các đơn vị của ngôn ngữ 12 - Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà ngƣời ta có thể phát âm ra đƣợc trong chuỗi lời nói. Ví dụ các âm “b”, “t”, “v”,… hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn đƣợc nữa. Âm vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Ví dụ “bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn “vào” có nghĩa là một hành động đi từ ngoài tới trong. Cái làm ta phân biệt đƣợc hai nghĩa đó không phải là do bộ phận ngữ âm trùng nhau giữa hai từ là (-ào) mà do sự đối lập giữa âm (b) và âm (v) tạo nên. - Hình vị: là một chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là nƣớc và “gia” là nhà. - Từ: là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. Ví dục các từ: tủ, ghế, đi, chạy, cƣời, khóc… - Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo. Bất cứ thứ tiếng (ngôn ngữ) nào cũng chứa đựng hai phạm trù: phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy định việc thành lập từ và câu cũng nhƣ qui định sự phát âm, phạm trù này ở các thứ tiếng khác nhau là khác nhau. Phạm trù logic là quy luật, vì vậy tuy dùng các thứ tiếng khác nhau nhƣng các dân tộc khác nhau vần hiểu đƣợc nhau. Tóm lại, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, dùng làm phƣơng tiện giao tiếp và là công cụ tƣ duy. 1.2.2.3.Các chức năng của ngôn ngữ a) Chức năng chỉ nghĩa 13 Ngôn ngữ đƣợc dùng để chỉ chính sự vật, hiện tƣợng, tức là làm vật thay thế cho chúng. Nhờ vậy, con ngƣời có thể nhận thức đƣợc sự vật, hiện tƣợng ngay cả khi chúng không có trƣớc mặt, tức ở ngoài phạm vi nhận thức cảm tính. Các kinh nghiệm của loài ngƣời cũng đƣợc cố định lại, đƣợc tồn tại và truyền đạt cho các thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Chính vì vậy, chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn đƣợc gọi là chức năng làm phƣơng tiện lƣu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử. b) Chức năng thông báo Ngôn ngữ đƣợc dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con ngƣời. Ví dụ: đang chuẩn bị đi học, nghe đài báo có mƣa giông, ta liền mang áo mƣa đi theo. c) Chức năng khái quát hóa Chức năng khái quát hóa của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ. Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phƣơng tiện, công cụ. Ở đây ngôn ngữ vừa là công cụ để hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này, làm cho hoạt động trí tuệ không bị lặp lại hay gián đoạn mà liên tục phát triển. 1.2.2.4.Các loại ngôn ngữ a) Ngôn ngữ bên ngoài Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc dùng để truyền đạt và tiếp thu tƣ tƣởng, ý nghĩ. Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm 2 mặt: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ đƣợc hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc biểu hiện bằng âm thanh và đƣợc tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. Ngôn ngữ nói là hình thức ngôn ngữ cổ sơ nhất của lịch sử loài ngƣời. Ngôn ngữ nói lại gồm 2 loại: đối thoại và độc thoại. 14 Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ đƣợc hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc biểu hiện bằng các kí hiệu chữ viết và đƣợc tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác. Ngôn ngữ viết cho phép con ngƣời tiếp xúc với nhau 1 cách gián tiếp trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn. b) Ngôn ngữ bên trong Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình giúp con ngƣời suy nghĩ đƣợc, tự điều chỉnh, tự giáo dục. Ngôn ngữ bên trong không phải là phƣơng tiên của giao tiếp. Nó là cái vỏ từ ngữ của tƣ duy. Khác với ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo sau đây: - Không phát ra âm thanh. Đặc điểm này cũng có ở ngôn ngữ thầm. Ngôn ngữ thầm chƣa phải là ngôn ngữ bên trong thực sự. - Bao giờ cũng đƣợc rút gọn, cô đọng, thƣờng chỉ là một câu hoàn chỉnh đƣợc rút ngắn, đôi khi chỉ còn một từ. - Tồn tại dƣới dạng cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó qui định. 1.2.2.5.Vai trò của ngôn ngữ Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển loài ngƣời, làm cho đời sống tâm lý con ngƣời khác xa về chất so với con vật. Ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của con ngƣời. Nó cố định lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài ngƣời, nhờ đó thế hệ sau kế thừa, phát huy đƣợc sức mạnh tinh thần của các thế hệ đi trƣớc. a) Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp V.I Lenin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Do đó, ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ. Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trong môi trường nhất định”. 15 Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp đƣợc, thậm chí không thể tồn tại đƣợc. Nhất là trẻ em - một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của ngƣời lớn. Ngôn ngữ chính là một trong những công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để ngƣời lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là điều kiện để trẻ tham gia vào mọi hoạt động. b) Ngôn ngữ là công cụ để phát triển trí tuệ Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu, rộng, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tuệ, vì vậy việc phát triển trí tuệ không tách rời việc phát triển ngôn ngữ. Cụ thể: muốn cho trẻ phân biệt các vật này với vật khác, biết đƣợc tên gọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho trẻ xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hƣớng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát đƣợc thì những tri thức mà trẻ thu đƣợc đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác. Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng ngôn ngữ nhƣ một biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét… Trẻ hiểu đƣợc chỉ dẫn của ngƣời lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tƣ duy của trẻ đƣợc chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ ngày càng đƣợc nâng lên. c) Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện 16 Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhƣng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định những nét tính cách riệng biệt của mỗi con ngƣời trong tƣơng lai. Muốn cho trẻ hiểu và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tƣợng trực quan đơn thuần, mà phải có ngôn ngữ. Giáo viên dùng lời nói của mình cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gƣơng, thuyết phụ trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức trong sáng cho trẻ. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà trẻ thể hiện đƣợc đầy đủ những nhu cầu và nguyện vọng đầy đủ của mình . Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tác động của lời nói nghệ thuật nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 1.2.2.6. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non a) Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi *Giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 đến 12 tháng tuổi) Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng bộ máy phát âm, tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của cơ quan phát âm (của ngƣời nói). Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau. *Giai đoạn ngôn ngữ (từ 1 đến 6 tuổi) - Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu đƣợc các từ gần gũi, quen thuộc (bà, bố, mẹ), các câu đơn giản (bé chào bà), đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên việc phát âm của trẻ còn rất khó khăn. Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để 17 thể hiện các nhu cầu khác nhau. Đến 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển, hoàn thiện hơn. Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và thanh điệu. - Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Ở thời kì này trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm. Các phụ âm đầu, âm cuối, thanh điệu dần dần đƣợc định vị. Trẻ phát âm đúng hầu hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, biết điều chỉnh nhịp điệu, cƣờng độ của giọng nói khi giao tiếp. Tuy vậy, trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm, thanh điệu. Kết luận: Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ đƣợc tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị đƣợc các âm vị có cấu âm đơn giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi nhƣng nếu không đƣợc ngƣời lớn chỉ bảo uốn nắn thì sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc về sau này. b) Đặc điểm vốn từ của trẻ *Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuổi Về số lƣợng từ: - Trẻ dƣới 1 tuổi có khoảng 5 - 10 từ. - Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt. Đã bắt đầu xuất hiện các từ ghép. Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh. - Trẻ 2 - 3 tuổi có vốn từ tăng rất nhanh. Về từ loại: - Vốn từ của trẻ dƣới 1 tuổi chủ yếu là danh từ, rất ít động từ, chƣa có tính từ và các từ loại khác. - Trẻ cuối năm thứ hai có đầy đủ các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại phó từ. - Đến cuối 3 tuổi, trong vốn từ của trẻ có tất cả các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ... *Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3 - 6 tuổi Vốn từ xét về mặt số lƣợng: 18 - Số lƣợng từ của trẻ tăng nhanh theo thời gian, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các tác động của môi trƣờng nhƣ: sự tiếp xúc ngôn ngữ thƣờng xuyên của những ngƣời xung quanh, trình độ của cha mẹ... - Sự tăng có tốc độ không đồng đều. - Năm thứ 3 có tốc độ tăng nhanh nhất. - Từ 3 - 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần. Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại: Danh từ là những từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại nhƣ động từ, tính từ, đại từ, số từ, trạng từ, quan hệ từ... - Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ, trong đó tỉ lệ danh từ, động từ cao hơn nhiều so với các loại khác. - Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhƣờng chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên. c) Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ từ 1 đến 6 tuổi *Giai đoạn dƣới 3 tuổi: - 15 tháng trẻ đã biết dùng những câu đầu tiên. Đó là những câu 1 từ. Câu 1 từ thƣờng gắn liền với văn cảnh. Nhờ văn cảnh cùng ngữ điệu câu nói, nét mặt, cử chỉ của trẻ mà ngƣời nghe hiểu đƣợc điều mà trẻ muốn nói. Ví dụ: Đi (trẻ đòi đi chơi). Nƣớc (trẻ muốn uống nƣớc). - Sau câu 1 từ là sự xuất hiện của câu cụm từ. Loại câu này chƣa thể hiện rõ các thành phần câu. Ví dụ: Cô Hƣơng. Bác Ngọc. - Tiếp sau câu cụm từ là các loại câu đơn đầy đủ 2 thành phần chính. Ví dụ: Mèo kêu. Gà gáy. Đến cuối 3 tuổi, các dạng câu đơn của trẻ phong phú hơn, đƣợc mở rộng thêm các thành phần khác nhƣ bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ. Ví dụ: Mẹ đi chợ. Áo màu xanh. Sáng nay cháu ăn cơm. Trẻ cuối 3 tuổi cũng đã bắt đầu biết sử dụng các loại câu ghép: 19 + Câu ghép đẳng lập mô tả các sự việc hiện tƣợng. Ví dụ: Bác cho cháu kẹo, anh Thành cho cháu kẹo. + Câu ghép chính phụ chỉ mục đích, nguyên nhân, điều kiện. Ví dụ: Vì trời mƣa nên sân ƣớt. Nhìn chung, tỉ lệ câu nói đúng ngữ pháp, câu mở rộng thành phần, câu ghép đƣợc tăng dần theo độ tuổi. Các câu có cấu trúc đơn giản giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận thức của trẻ. Trẻ càng lớn, sự hiểu biết của trẻ càng tăng, do vậy, biểu hiện trao đổi càng nhiều. Từ đó dẫn đến sự thay đổi ngày càng đa dạng trong cấu trúc câu nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn mắc một số lỗi trong cấu trúc câu. Cụ thể là: + Sắp xếp sai trật tự từ trong câu. Ví dụ: Con nƣớc uống (Con uống nƣớc). + Thiếu từ trong câu (diễn đạt thiếu rõ ràng). Ví dụ: Ông đƣa bánh bà (Ông đƣa bánh cho bà). + Câu đơn mở rộng thành phần còn nghèo nàn. + Thiếu quan hệ từ trong câu ghép. *Giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này thƣờng sử dụng các loại câu: Câu cụm từ, câu đơn đầy đủ thành phần, câu đơn mở rộng thành phần, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Xét về loại hình câu thì số lƣợng không tăng nhƣng các thành phần trong từng loại câu đều có sự mở rộng, phát triển. Ví dụ: Áo đẹp. Quả bóng màu xanh rất đẹp. Hôm nay ở lớp, con vẽ ngôi nhà và xích đu. Các loại câu phức của trẻ cũng đƣợc mở rộng. Trẻ biết cấu tạo các câu hoàn chỉnh để kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tả điều mong muốn của bản thân. Ví dụ: Cháu thích quả bóng màu xanh này lắm. 20 Các câu chính phụ của trẻ đã có đủ các từ chỉ quan hệ, ý của câu đƣợc diễn đạt rõ ràng mạch lạc hơn. Ví dụ: Bạn Thành khóc vì bạn Hùng lấy đồ chơi của bạn Thành. Một số hạn chế về câu: Dùng từ trong câu còn chƣa chính xác (thừa hoặc thiếu), vị trí sắp xếp các từ trong câu chƣa đúng nên câu dài, tối nghĩa... 1.2.3.Lý luận về hoạt động 1.2.3.1.Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động, tùy thuộc theo các góc độ xem xét mà những cách hiểu về hoạt động khác nhau : - Dưới góc độ triết học : Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong mối quan hệ đó, chủ thể là con ngƣời, khách thể là hiện thực khách quan. - Dưới góc độ sinh lý : Hoạt động là toàn bộ sự tiêu hao năng lƣợng thần kinh và cơ bắp khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội. - Dưới góc độ cấu trúc hoạt động : Hoạt động là toàn bộ hành động đƣợc thống nhất theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó. - Dưới góc độ tâm lý học : Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời (chủ thể) với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con ngƣời. 1.2.3.2.Đặc điểm của hoạt động - Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, đối tƣợng của hoạt động là cái con ngƣời tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh nó. - Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích, mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân con ngƣời (chủ thể). 21 - Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể, chủ thể là con ngƣời có ý thức tác động vào khách thể - đối tƣợng của hoạt động, chủ thể hoạt động có thể do một hay nhiều ngƣời thực hiện. - Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Con ngƣời tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu óc, qua việc sử dụng các công cụ lao động và ngôn ngữ. 1.2.3.3.Các loại hoạt động - Về phương diện cá thể : + Hoạt động vui chơi : Là hình thức phản ánh đời sống sinh hoạt của ngƣời lớn ở trẻ em, là con đƣờng để trẻ nhận thức thế giới. + Hoạt động học tập : Là hoạt động có ý thức nhằm tiếp nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. + Hoạt động lao động : Là hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội. + Hoạt động xã hội - Về phương diện sản phẩm : + Hoạt động thực tiễn : Là hoạt động hƣớng vào vật thể tạo ra sản phẩm vật chất. + Hoạt động lý luận : Là hoạt động diễn ra với các hình ảnh, biểu tƣợng, khái niệm,… nhằm tạo ra sản phẩm tinh thần. - Về phương diện đối tượng của hoạt động : + Hoạt động nhận thức : Là hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách quan nhƣng không làm biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực,… Ví dụ, hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học. + Hoạt động biến đổi : Là những hoạt động hƣớng tới làm thay đổi hiện thực (thế giới tự nhiên, xã hội và con ngƣời). Đó là những hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động giáo dục,… 22 + Hoạt động định hƣớng giá trị : Là một loại hoạt động tinh thần, xác định ý nghĩa của thực tại với bản thân chủ thể, tạo ra phƣơng hƣớng của hoạt động. Ví dụ, hoạt động xây dựng thang giá trị, hoạt động đánh giá, chọn lọc,… + Hoạt động giao lƣu (giao tiếp) : Là hoạt động thiết lập và vận hành mối quan hệ ngƣời – ngƣời. Tóm lại, con ngƣời có nhiều hoạt động. Mọi sự phân loại hoạt động chỉ có tính chất tƣơng đối và các loại hoạt động của con ngƣời có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau. 1.2.4.Lý luận về giao tiếp 1.2.4.1.Khái niệm Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa ngƣời nói và ngƣời nghe nhằm đạt đƣợc một mục đích nào đó. Thông thƣờng, giao tiếp trải qua ba trạng thái: trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý;hiểu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hƣởng lẫn nhau. Nói cách khác giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ ngƣời – ngƣời, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. 1.2.4.2.Chức năng của giao tiếp a) Chức năng thông tin Qua giao tiếp, con ngƣời trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý thông tin là một con đƣờng quan trọng để phát triển nhân cách. b) Chức năng cảm xúc Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tƣợng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy giao tiếp là 1 trong những con đƣờng hình thành tình cảm của con ngƣời. c) Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau 23 Trong giao tiếp, mỗi chủ thẻ tự bộc lộ quan điểm, tƣ tƣởng, thái độ, thói quen…của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức đƣợc về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Điều nay quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với ngƣời khác và ý kiến đánh giá của ngƣời khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá đƣợc bản thân mình. d) Chức năng điều chỉnh hành vi Trên cơ sở nhận thức, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá đƣợc bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng nhƣ có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác. e) Chức năng phối hợp hoạt động Nhờ có quá trình giao tiếp, con ngƣời có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết niệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là 1 chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của 1 nhóm ngƣời. Bên cạnh đó cũng có thể phân loại chức năng giao tiếp thành : - Chức năng tâm lý xã hội : Là nhu cầu của mọi xã hội loài ngƣời, đó là nhu cầu đƣợc tiếp xúc, trao đổi tâm tƣ, tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời,… - Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách : Thông qua giao tiếp, con ngƣời tiếp thu các chuẩn mực xã hội từ ngƣời khác; có khả năng tự nhận xét, đánh giá ngƣời khác; đồng thời cũng có khả năng tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân. Tóm lại, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con ngƣời và con ngƣời, trong đó con ngƣời trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá, điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của mình. 1.2.4.3.Phân loại giao tiếp a) Căn cứ vào phương tiện giao tiếp, có 3 loại giao tiếp sau: 24 - Giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết ): Đây là hình thức giao tiếp đặc trƣng của con ngƣời bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ. - Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Giao tiếp bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ… - Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể. b) Căn cứ vào quy cách giao tiếp, ngƣời ta thƣơng chia làm 2 loại: - Giao tiếp chính thức: Giao tiếp diễn ra theo quy định, thể chế, chức trách. Các chủ thể phải tuân thủ 1 số yêu cầu xác định. Ví dụ: Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa các nguyên thủ quốc gia… - Giao tiếp không chính thức: Giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa vào tính tự nguyện, tự giác, phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, cảm xúc… của các chủ thể nhƣng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ƣớc thông thƣờng. Ví dụ: Giao tiếp giữa các cá nhân trên 1 chuyến xe, cùng xem phim… c) Căn cứ vào khoảng cách, có thể có 2 loại giao tiếp cơ bản: - Giao tiếp trực tiếp: là phƣơng thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phƣơng thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...) trong quá trình giao tiếp. Kết quả giao tiếp biết đƣợc ngay. - Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp qua thƣ từ, phƣơng tiện kỹ thuật hoặc có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm… Kết quả giao tiếp không biết đƣợc ngay. d) Căn cứ vào thành phần những người tham gia giao tiếp : - Giao tiếp giữa cá nhân với các cá nhân khác; - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm (giáo viên – học sinh của một lớp); - Giao tiếp giữa nhóm này với nhóm khác. 1.2.4.4. Vai trò của giao tiếp 25 Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân a) Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con ngƣời. Nếu không có giao tiếp với ngƣời khác thì con ngƣời không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định đƣợc các mức độ nhu cầu, tƣ tƣởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm… của đối tƣợng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng. Ví dụ: Khi một con ngƣời sinh ra đƣợc chó sói nuôi, thì ngƣời đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ ngƣời, sống ở trong hang và có những hành động, cách cƣ xử giống nhƣ tập tính của chó sói. b) Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi. Từ khi con ngƣời mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Ở đâu có sự tồn tại của con ngƣời thì ở đó có sự giao tiếp. Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với ngƣời khác thì con ngƣời phải có một cái tên, và phải có phƣơng tiện để giao tiếp. Giao tiếp giúp con ngƣời truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tƣợng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra. Qua giao tiếp giúp con ngƣời hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau. Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi ngƣời để đƣợc thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và đƣợc vui chơi,… 26 c) Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. Cùng với hoạt động giao tiếp con ngƣời tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành kinh nghiệm của bản thân. Trong khi giao tiếp với mọi ngƣời thì họ truyền đạt cho nhau những tƣ tƣởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu đƣợc những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử nhƣ thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội. Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con ngƣời thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt đƣợc. Ví dụ: Khi gặp ngƣời lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xƣng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi ngƣời, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là ngƣời có văn hóa, đạo đức. d) Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. Trong quá trình giao tiếp, con ngƣời nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá ngƣời khác xem họ hơn ngƣời khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hƣớng tăng cƣờng hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau. Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội. Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội. Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có đƣợc xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không. 27 Kết luận - Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. - Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp. “Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”. 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN HÒA 2.1. Mục đích điều tra Tiến hành điều tra nhằm đánh giá tình hình chung của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng mầm non Xuân Hòa. - Thực trạng trình độ nhận thức của giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ khối lớp 3 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa - Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp. - Thực trạng về mức độ phát triển ngôn ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp. Tôi coi đây là cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.2. Đối tượng điều tra - Giáo viên đang trực tiếp giẩng dạy tại trƣờng mầm non Xuân Hòa. - Các nhóm trẻ lớp 3 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa (60 trẻ). 2.3. Nội dung điều tra Điều tra nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trƣờng mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc. Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong một số hoạt động ở trƣờng: các hoạt động học, hoạt động ngoài giờ học nhƣ: hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, lao động, dạo chơi tham quan,… 2.4. Thời gian và địa điểm điều tra - Đợt 1: Từ ngày 27/10/2014- 5/12/2014 - Đợt 2: Từ ngày 2/3/2015- 6/4/2015 29 - Địa điểm điều tra: Trƣờng mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc. Trƣờng mầm non Xuân Hòa là trƣờng mầm non công lập điển hình. Tháng 3/2014 trƣờng đƣợc công nhận là trƣờng mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 nằm trên địa bàn tình Vĩnh Phúc. Trƣờng có số lƣợng trẻ đến học đông, khoảng 400 trẻ và có nhiều cháu là con em của cán bộ công nhân viên chức. Các cháu đều là những trẻ thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Trƣờng có 38 cán bộ, giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học, cơ sở vật chất- trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Trong nhiều năm, trƣờng mầm non Xuân Hòa là trƣờng tiên tiến, xuất sắc của tỉnh, đi đầu trong các phong trào và đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong các hội thi của trẻ và giáo viên cấp tỉnh. Mới đây nhất là giải nhất hội thi “Bé khỏe măng non” cấp thị… Đồng thời trƣờng mầm non Xuân Hòa là trƣờng thực hành thƣờng xuyên của khoa Giáo dục tiểu học của trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 trong tỉnh Vĩnh Phúc. 2.5. Phương pháp điều tra - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu - Phƣơng pháp quan sát - Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm - Phƣơng pháp trò chuyện - Phƣơng pháp trò chơi 2.6. Thực trạng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp ở trường mầm non Xuân Hòa Để tìm hiểu thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi tại trƣờng mầm non Xuân Hòa, tôi đã xây dựng một số bài tập khảo sát (dƣới dạng câu hỏi ngắn, dễ hiểu, có gợi ý) dựa trên nội dung chƣơng trình học của trẻ 3 tuổi. 30 Qua quá trình điều tra, quan sát, ghi chép và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, bên cạnh việc tiến hành dạy cho trẻ một số giáo án đã đƣợc chuẩn bị từ trƣớc và sử sụng một số bài tập đo nghiệm và trò chơi đối với nhóm trẻ 3 tuổi tại trƣờng mầm non Xuân Hòa, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 2.6.1. Khảo sát khả năng sử dụng từ của trẻ Để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ về mặt sử dụng từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ) và vận dụng vốn từ vào hoạt động của trẻ tôi đƣa ra một số câu hỏi lồng ghép trong các tiết học về môi trƣờng xung quanh để kiểm tra mức độ vốn từ của trẻ. Phiếu bài tập: Câu1: Các con hãy nhìn lần lƣợt trên tranh và nói cho cô biết: - Đây là cái gì? - Đây là quả gì? - Đây là con gì? - Đây là ai? - Quả này màu gì? Câu 2: Hãy bắt trƣớc tiếng kêu của còi ô tô, tàu hòa, bắt chƣớc tiếng kêu của 1 số con vật gần gũi. Sau khi tiến hành kiểm tra và đánh giá câu trả lời của học sinh, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2.1: Khả năng sử dụng từ của trẻ Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Số lƣợng trẻ 30 28 24 21 Tính % 50% 47% 40% 35% Khả năng sử dụng các danh từ, động từ, tính từ, đại từ: trẻ mới bắt đầu biết sử dụng các loại từ đó, trẻ còn nhầm lẫn các đại từ và tính từ: 31 65% trẻ sử dụng đại từ chƣa chính xác 60% trẻ sử dụng tính từ chƣa chính xác 50% trẻ dùng đúng các danh từ 47% trẻ dùng đúng các động từ 2.6.2.Phát âm một số từ khó sau Trong quá trình điều tra tôi nhận thấy rằng trẻ 3 tuổi mức độ phát âm còn hạn chế do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ thực trạng này, tôi đã xây dựng bài tập để điều tra mức độ phát âm các từ khó của trẻ. Cách tiến hành nhƣ sau: Cho trẻ phát âm một số từ khó: “Quả chuối”, “ Con kiến”, “Quả na”, “Xúc xắc”, “Bụi tre”, “Con rùa”, “Da Diết”, “Con chó”, “Cái cƣa”, “Khung cửa” Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Khả năng phát âm một số từ khó của trẻ Từ khó Số lƣợng trẻ trả lời đúng Tính % Quả chuối 21 trẻ 35% Con kiến 35 trẻ 58% Quả na 25 trẻ 42% Xúc xắc 19 trẻ 32% Bụi tre 44 trẻ 73% Con rùa 35 trẻ 58% Da diết 36 trẻ 60% Con chó 53 trẻ 88% Cái cƣa 45 trẻ 75% Khung cửa 33 trẻ 55% 32 Từ bảng số liệu trên, tôi rút ra đƣợc có 57,6% trẻ phát âm đƣợc một số từ khó giáo viên đƣa ra khi điều tra. Nhƣ vậy, số lƣợng trẻ phát âm một số từ khó vẫn đạt ở mức trung bình. 2.6.3.Khả năng đọc đúng ngữ điệu, thể hiện tình cảm qua bài thơ Để đánh giá đƣợc mức độ cảm và thể hiện đƣợc đúng ngữ điệu, tình cảm của mình qua các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, căn cứ vào nội dung chƣơng trình trẻ 3 tuổi, tôi đƣa ra một số bài thơ cho trẻ đọc. Cách đánh giá: Đọc đúng ngữ điệu, thể hiện đƣợc tình cảm qua bài thơ 10 điểm, đọc sai hoặc không đúng ngữ điệu trừ 1 điểm. Mức độ 1: Từ 9-10 điểm: Giỏi Mức độ 2: Từ 7-8 điểm: Khá Mức độ 3: Từ 5-6 điểm: Trung bình Mức độ 4: Dƣới 5 điểm: Yếu Phiếu bài tập như sau: Đọc diễn cảm bài thơ “Yêu mẹ” Mẹ đi làm Em kề má Từ sáng sớm Đƣợc mẹ yêu Dậy thổi cơm Ơi mẹ ơi Mua thịt cá Yêu mẹ lắm! Qua quá trình điều tra, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2.3: Khả năng đọc đúng ngữ điệu, thể hiện tình cảm qua bài thơ Mức độ Số lƣợng trẻ Tính % 1 12 20% 2 16 26,7% 3 30 50% 4 2 3,3% 33 Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy: Có 20% trẻ đạt mức giỏi khi thể hiện khả năng đọc đúng ngữ điệu, thể hiện tình cảm qua bài thơ; 26,7% trẻ đạt mức khá, 50% trẻ ở mức trung bình và 3.3% trẻ ở mức độ yếu. Nhƣ vậy, đa số trẻ còn ở mức độ trung bình. 2.7.Nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp Tôi phát 30 phiếu cho giáo viên và thu về 30 phiếu. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Câu hỏi 1: Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ ở trƣờng mầm non, chị đã thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nào? - 10/30 giáo viên xác định nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ chủ yếu là phát triển vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc - 13/30 giáo viên xác định rất chung chung là phát triển tất cả các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, trong đó có nhiệm vụ dạy nói cho trẻ, một số giáo viên cũng chú ý phải sửa lỗi ngọng, nói lắp cho trẻ. - 7/30 giáo viên không xác định nhiệm vụ cụ thể nào trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Câu hỏi 2: Chị đã sử dụng những biện pháp nào để giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ? - 11/30 giáo viên sử dụng biện pháp trò chuyện, đàm thoại với trẻ theo chủ đề là chủ yếu, đôi khi sử dụng kết hợp cả trò chơi. - 14/30 giáo viên sử dụng biện pháp đàm thoại kết hợp cùng đồ dùng trực quan và các tác phẩm văn học. - 5/30 giáo viên trả lời rất chung chung là kết hợp đầy đủ các biện pháp, song không rõ là những biện pháp cụ thể nào. Câu hỏi 3: Chị đã sử dụng những hình thức nào khi dạy ngôn ngữ cho trẻ? 34 - 17/22 giáo viên dạy ngôn ngữ cho trẻ chủ yếu trên hình thức tiết học là chính, chủ yếu ở tiết cho trẻ làm quen với văn học và môi trƣờng xung quanh. - 10/30 giáo viên cho rằng cần dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Số giáo viên còn lại cho rằng nên tích hợp trong tất cả các môn, và phải kết hợp giữa gia đình và nhà trƣờng thì mới đạt hiệu quả cao. Câu hỏi 4: Chị đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi dạy ngôn ngữ cho trẻ? Về thuận lợi: - 11/30 giáo viên cho rằng: do đặc điểm lời nói của vùng không ngọng và lắp, không có từ địa phƣơng nên nội dung dạy ngôn ngữ trong chƣơng trình là rất phù hợp với trình độ nhận thức ở trẻ nên đó là điều kiện thuận lợi. - 19/ 30 giáo viên cho rằng trẻ có điều kiện đƣợc giao tiếp nhiều đƣợc tiếp xúc với thông tin hiện đại nên cũng tạo điều kiện cho việc dạy nói cho trẻ. Về khó khăn: - 10/30 giáo viên cho rằng nếu trong gia đình có ngƣời nói ngọng, nói lắp, không chú ý dạy trẻ ngôn ngữ thì giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn - 6/30 giáo viên gặp khó khăn trong việc dạy trẻ nói khi trẻ có tật ở lƣỡi. Với những trẻ ngắn lƣỡi thì trẻ thƣờng hay phát âm sai giữa “n” và “l”, trẻ khó có thể cong lƣỡi nên khi nói, trẻ bị “dính thẳng lƣỡi” sẽ làm hạn chế cử động bình thƣờng của lƣỡi và ảnh hƣởng đến sự phát âm của trẻ, làm cho giọng nói của trẻ bị ngọng ngịu,… - 14/30 giáo viên cho rằng khi gặp những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin thì giáo viên cũng rất vất vả. Câu hỏi 5: Chị có thƣờng xuyên dành thời gian giao tiếp, trò chuyện với trẻ ngoài giờ học không? (Về những việc làm hàng ngày của trẻ…) - 25/30 giáo viên trả lời có - 5/30 giáo viên trả lời không 35 Câu hỏi 6: Theo chị cần đề xuất những phƣơng pháp, biện pháp nào để nhằm giúp trẻ ấu nhi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp? - 19/30 giáo viên đề xuất ý kiến nên tăng cƣờng mở các lớp bồi dƣỡng về các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. - 6/30 giáo viên cho rằng nên tuyển chọn những giáo viên có trình độ, có giọng chuẩn và mở thêm những lớp trao đổi, trò chuyện về chuyên đề văn học - 5/30 giáo viên cho rằng nên khuyến khích trẻ tự do hoạt động và nói những điều chúng muốn Kết quả trên cho thấy, các giáo viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Họ đã thực hiện tốt nguyên tắc lấy đồ dùng, đồ chơi và hoạt động vui chơi làm con đƣờng cơ bản để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học họ đã sử dụng kết hợp giữa các phƣơng pháp trực quan, dùng lời và thực hành trong quá trình hƣớng dẫn trẻ phát triển lời nói. Nội dung kiến thức đã có sự kết hợp theo chủ đề, chủ điểm và đƣợc đƣa đến trẻ một cách tổng hợp. Tuy nhiên, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi của giáo viên chƣa đồng bộ, chƣa triệt để. Trong tất cả các hoạt động đều có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhƣng bằng phƣơng pháp, biện pháp nào sẽ đem lại kết quả mong muốn thì vẫn chƣa có đƣợc tiếng nói chung. Rất nhiều giáo viên còn lúng túng khi đƣa ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong số các giáo án mà tôi điều tra chỉ có một số ít là nêu đƣợc cụ thể mục đích yêu cầu cụ thể của tiết học, nêu đƣợc mục đích của việc giáo dƣỡng và giáo dục của thái độ với ngôn từ (phát âm chuẩn, sử dụng từ ngữ chính xác, nói năng mạnh dạn, biểu cảm...) Khi cho trẻ quan sát sự vật, hiện tƣợng, giáo viên chƣa tạo hết những điều kiện thuận lợi để giúp trẻ sử dụng những giác quan tiếp xúc trực tiếp với 36 sự vật, hiện tƣợng mà chƣa khác sâu đƣợc biểu tƣợng bằng cách giúp trẻ biểu đạt những điều quan sát đƣợc bằng ngôn ngữ. Khi hỏi về “Tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động và giao tiếp tại trƣờng mầm non mà giáo viên đang công tác ”, thì đa số các giáo viên cho rằng: việc áp dụng biện pháp này vào giảng dạy là không khó. Nhƣng vấn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, và chú ý đến việc sử dụng nó sao cho đạt kết quả tốt nhất, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện. 2.8. Nguyên nhân của thực trạng 2.8.1. Nguyên nhân chủ quan - Do bộ mày cơ quan phát âm của trẻ chƣa thật sự hoàn chỉnh - Sự nhận thức của trẻ ở mức độ trung bình và khá là chủ yếu. - Do trẻ chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhận thức và tƣ duy của mình về các hoạt động học và chơi ở trƣờng mầm non 2.8.2. Nguyên nhân khách quan - Đặc điểm phát âm của vùng ngọng, tiếng địa phƣơng nói ngọng một số âm, tiếng nhƣ “l/n”, “r/d”. - Do trong gia đình trẻ có ngƣời bị ngọng, trẻ bắt chƣớc. - Ban Giám Hiệu tạo điều kiện về đồ dùng, cơ sở vật chất để phục vụ trẻ chƣa phong phú nên việc tạo hứng thú, tập trung chú ý trong học tập cho trẻ ở lứa tuổi này rất khó. - Số lƣợng trẻ trong lớp khá đông, gần 40 trẻ mà chỉ có 1 cô đứng lớp nên tạo nhiều áp lực trong công việc - Giáo viên vẫn coi mình là trung tâm của quá trình dạy học, vẫn chủ yếu hƣớng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin mà chƣa mấy chú ý đến đặc 37 điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi là hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo. - Các bài học, trò chơi phát triển vốn từ, cách hƣớng dẫn kỹ năng diễn đạt cho trẻ còn lạ lẫm. - Trẻ chủ yếu là ghi nhớ, nhắc lại mẫu, phƣơng pháp ghi nhớ vẫn mang tính đồng loạt, nhiều giáo viên vẫn chƣa coi trọng biện pháp chơi, hay những cách tìm tòi khám phá bằng các giác quan. Nhiều giáo viên vẫn dựa vào tài liệu có sẵn, nhiều khi còn áp đặt vào hiểu biết của trẻ. Hình thức tổ chức nhiều khi còn đơn giản nghèo nàn, chủ yếu hƣớng vào tiết học. - Giáo viên vẫn chƣa tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Hình thức dạy mọi lúc mọi nơi ít đƣợc chú ý, biện pháp dạy học đƣợc lặp đi lặp lại nên không gây hứng thú cho trẻ. Nhiệm vụ trong bài tập nhiều khi còn đơn giản chƣa chú ý nâng cao hiệu quả cho trẻ. - Trong thực tế còn tồn tại một số gia đình không quan tâm nhiều đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2.9. Đề xuất biện pháp 2.9.1. Cho trẻ được tiếp xúc, hoạt động nhiều với đồ vật Thƣờng xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh. Ngƣời lớn gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo, đặc trƣng của vật đó. 2.9.2. Trò chuyện cùng trẻ trong các tiết học Trò chuyện để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, ký hiệu tƣợng trƣng của sự vật hiện tƣợng. Ban đầu các biểu tƣợng này rời rạc sau có liên hệ với nhau. Dạy trẻ cách giao tiếp cởi mở, tự tin. Phát triển ngôn ngữ trong các giờ học là hƣớng cho trẻ quan sát một sự vật, hiện tƣợng quen thuộc đối với trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những khái 38 niệm ban đầu về sự vật, hiện tƣợng, rèn kĩ năng phát âm, nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt làm tăng vốn từ vựng cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các tiết học là rất quan trọng, nó góp phần cung cấp vốn kiến thức cho trẻ một cách chính xác, đầu đủ nhất. Khi trò chuyện cùng trẻ, ngƣời xung quanh nêu câu hỏi để phát triển vốn từ nhƣ: Đây là cái gì? (Con gì? Hoa gì? Quả gì?) Nó có màu gì? Nó dùng để làm gì? Nó kêu nhƣ thế nào? Nó chua hay ngọt? Giáo viên trong tiết học cần tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ nhƣ: Cho trẻ nghe tiếng phƣơng tiện giao thông và hỏi trẻ: “Đó là phƣơng tiện giao thông gì?” Giáo viên luôn tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng. Ví dụ: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì? Xe máy kêu nhƣ thế nào? 2.9.2.1.Giờ học Nhận biết - Tập nói (ở lứa tuối nhà trẻ) Dạy Nhận biết - Tập nói là hƣớng dẫn trẻ quan sát một sự vật, một hiện tƣợng quen thuộc đối với trẻ, qua đó hình thành khái niệm ban đầu về sự vật, hiện tƣợng. Loại giờ học này tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ. Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết quả cam là giúp trẻ nhận biết và gọi tên đƣợc quả cam, các bộ phận, công dụng... 39 Khi dạy một tiết học Nhận biết - Tập nói cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, giáo viên có thể tiến hành nhƣ sau: - Cô chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học: Chú ý không quá đột ngột, gò bó, phải gây đƣợc hứng thú của trẻ. Tuỳ theo đặc điểm của trẻ mà lựa chọn hình thức cho phù hợp. - Cô giới thiệu vật cần dạy trẻ Nhận biết – Tập nói: cần ngắn gọn, hấp dẫn bằng các thủ thuật khác nhau (bắt chƣớc tiếng kêu, dấu để trẻ tìm, đoán vật, cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật…). Ví dụ: Cho trẻ nhận biết – tập nói về con gà trống, cô sẽ bắt chƣớc tiếng gáy của gà trống, hỏi trẻ đó là tiếng gáy của con gì, sau đó đƣa hình ảnh gà trống giới thiệu cho trẻ… - Cô hƣớng dẫn trẻ Nhận biết – Tập nói theo trình tự: Cô giới thiệu tên gọi của vật (hoặc hỏi trẻ nếu trẻ đã biết vật đó), sau đó giới thiệu các chi tiết, đặc điểm của vật. Cho trẻ nhận biết – tập nói bằng các câu hỏi khác nhau. Nếu trẻ không trả lời đƣợc, cô gợi ý cho trẻ. Cô hỏi đến đâu thì dừng lại cho trẻ tập nói những từ gọi tên đặc điểm của vật. Ví dụ: Cô chỉ vào bức tranh có nhiều con vật và hỏi “Con gà đâu?”, hoặc chỉ vào hình ảnh con gà và hỏi “Con gì đây?”… Lƣu ý: Trong khi hƣớng dẫn cần cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật, vừa cho trẻ chơi vừa hỏi trẻ. Cần động viên khuyến khích trẻ ngay trong quá trình dạy. - Củng cố: Nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc điểm của vật (cho trẻ nhắc lại hoặc cô nhắc lại nếu trẻ chƣa nhớ). - Kết thúc tiết học: Khen trẻ, khéo léo nhắc nhở những trẻ chƣa chú ý. 2.9.2.2.Giờ học làm quen với tác phẩm văn học Văn học là một phƣơng tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ và ảnh hƣởng to lớn tới sự phát triển ngôn 40 ngữ của trẻ. Bằng các hình tƣợng, văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên. Ở trẻ 3 tuổi, trẻ chƣa có khả năng suy nghĩ sâu hơn về nội dung các tác phẩm văn học, nhƣng đã hiểu một số đặc trƣng về hình thức thể hiện nội dung. Chẳng hạn nhƣ trẻ có thể phân biệt đƣợc văn xuôi với thơ, sự nhịp nhàng, ngân vang của các câu thơ. Chính vì thế giáo viên cần hƣớng sụ chú ý của trẻ vào các đặc trƣng, thể loại, khi đó trẻ sẽ nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của các tác phẩm văn học. Trong khi cho trẻ làm quen với thể loại truyện, cần chỉ ra cho trẻ thấy đƣợc mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật, hƣớng sự chú ý của trẻ vào các từ ngữ nêu bật tính cách của từng nhân vật. Những câu hỏi nêu ra sau khi kể chuyện phải làm sáng tỏ cả nội dung, cả kỹ năng đánh giá hành động, hành vi của các nhân vật. Chẳng hạn, sau khi đọc truyện “Hai anh em”, giáo viên có thể hỏi: - Ngƣời anh là ngƣời nhƣ thế nào? - Ngƣời em có chăm chỉ nhƣ vậy không? - Vì sao con biết ngƣời em lƣời biếng? - Ai đã cứu ngƣời em khỏi chết đói?... Cần đặc biệt chú ý cho trẻ tri giác tác phẩm trong sự thống nhất của nội dung và hình thức khi đọc thơ và dạy trẻ học thuộc lòng thơ. Tất cả các bài thơ giáo viên cần phải học thuộc lòng trƣớc khi dạy để thể hiện diễn cảm ngữ điệu, nhịp điệu, mức độ. Không nên yêu cầu trẻ ghi nhớ ngay lập tức vì điều này làm cho trẻ xao nhãng chú ý vào nhạc tính của bài thơ mà để trẻ trƣớc hết cảm nhận vẻ đẹp, sự du dƣơng của bài thơ, nhận thức sâu hơn nội dung của nó. Sau đó giáo viên mới bắt đầu giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ bằng cách đặt câu hỏi, gợi mở ý trả lời cho trẻ. Ví dụ: Sau khi đọc bài thơ “Làm anh”, giáo viên có thể nêu câu hỏi: 41 - Chúng mình vừa đƣợc nghe cô đọc bài thơ gì? - Bài thơ của tác giả nào? - Bài thơ nói về cái gì? - Làm anh phải nhƣ thế nào? - Bạn nào trong lớp mình cũng có em bé? - Chúng mình phải yêu thƣơng, nhƣờng nhịn em, có đƣợc tranh giành đồ chơi của em không?... Sau mỗi câu hỏi cần nhắc lại cho trẻ nhớ để củng cố lại các hình ảnh, từ ngữ một cách vững chắc, theo đó những từ ngữ hình tƣợng chuyển vào vốn từ tích cực của trẻ. 2.9.2.3.Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh Giờ học khám phá khoa học và làm quen với môi trƣờng xung quanh giúp trẻ tiếp xúc với các sự vật, hiện tƣợng, biết đƣợc những đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc,… của sự vật. Từ đó hình thành những biểu tƣợng đúng đắn về các sự vật, hiện tƣợng xung quanh và trẻ đƣợc nói những điểu trẻ biết. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-3 tuổi thông qua giờ học này đòi hỏi ngƣời giáo viên cần phải kiên trì, yêu mến trẻ, tỉ mỉ, biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi. Bên cạnh đó cần có thái độ nâng đỡ, động viên, khích lệ trẻ, luôn nhấn mạnh vào những thành công của trẻ. 2.9.2.4.Các giờ học khác Các giờ học khác nhƣ: tạo hình, làm quen với toán, âm nhạc, giáo dục thể chất… đều có tác dụng đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua các giờ học đó, trẻ đƣợc rèn luyện về mặt phát âm, có thêm đƣợc nhiều từ mới và hiểu đƣợc ý nghĩa của từ. Bên cạnh đó trẻ còn đƣợc rèn luyện thêm về mặt 42 ngữ pháp. Giáo viên cần sử dụng các giờ này nhƣ một phƣơng tiện để củng cố ngôn ngữ mà trẻ thu nhận đƣợc. 2.9.3. Giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi của trẻ để sử dụng các phƣơng pháp theo mức độ tăng dần sau: + Cô tăng cƣờng nói chuyện với từng nhóm trẻ trong hoạt động chơi. Trong giờ chơi, cô nói chuyện, chơi với từng trẻ hoặc 2-3 trẻ. Ví dụ: Chơi ú oà, tìm vật theo tên gọi, trốn cô… + Trong giờ chơi, cô tập cho trẻ vỗ tay, bắt tay, vừa làm động tác vừa nói rõ ràng từ biểu thị hành động đó. Sau khi trẻ đã hiểu từ biểu thị hành động, cô có thể yêu cầu trẻ làm hoặc cô làm cho trẻ bắt chƣớc. + Trong giờ ăn, giờ đón trẻ, trả trẻ, cô thƣờng xuyên nói với trẻ một số từ và tập cho trẻ nói theo. + Cô cùng chơi với trẻ, cho trẻ chơi với các đồ chơi, gọi tên 1-2 chi tiết của đồ chơi rồi hỏi trẻ. + Khi nói chuyện với trẻ cô nên gọi tên trẻ, tên các bạn, tên cô trong lớp rồi hỏi trẻ. + Khi ăn, mặc, vệ sinh, cô gọi tên các đồ dùng quen thuộc, gọi tên các hành động mà cô, trẻ thực hiện (ăn cháo, uống nƣớc...) để cho trẻ làm quen dần. + Trong khi chơi, cô có thể dạy trẻ biết tên gọi các bộ phận của cơ thể. + Dạy trẻ làm theo một số yêu cầu của cô, thông qua đó dạy trẻ một số từ chỉ hành động của sự vật (ăn, đứng, ngồi, đƣa cho cô...). + Cô tăng cƣờng nói chuyện với trẻ trong giờ chơi tựdo. Dạy trẻ nhận biết các đồ vật quen thuộc. Cô có thể sử dụng các loại câu hỏi để hỏi trẻ. Chú ý dạy trẻ phát âm đúng. Trong khi chơi, có thể đƣa thêm từ mới vào dạy trẻ qua việc đƣa đồ chơi, động tác chơi. Ví dụ: Con tết tóc cho em bé đi. 43 + Trong giờ giao tiếp tự do, chú ý không chỉ cung cấp danh từ mà còn cung cấp động từ, tính từ chỉ hành động, đặc điểm của sự vật Ví dụ: Bông hoa đẹp, thơm phức, màu đỏ… + Cô khuyến khích trẻ nói, sử dụng nhiều từ trong khi chơi với bạn. Chú ý sửa cho trẻ khi cháu dùng từ không chính xác. + Trò chuyện với trẻ về trò chơi, hỏi trẻ về đồ vật, đồ chơi ở nhà, về những ngƣời thân trong gia đình…, chú ý dạy trẻ những từ mới trong khi trẻ chơi. + Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với từ đơn giản. 2.9.4. Cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng một cách thường xuyên; qua tiết học dưới hình thức đi dạo, tham quan Cô tạo tình huống cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng qua cách hƣớng dẫn của cô. Cô có thể dùng vật thật cho trẻ truyền tay nhau và nêu nhận xét của cá nhân mình, hay thỏa thuận trong nhóm rồi cử đại diện nêu ý kiến thống nhất của cả nhóm. Có khi cô đƣa ra tình huống của cộng đồng qua lời nói, tranh vẽ hoặc ảnh chụp cho trẻ nêu nhận xét, nhận định đó về tình huống là đúng(sai), là văn hóa, văn minh,( không văn hóa, văn minh) vì sao? Cho trẻ tranh luận về những ý kiến đó. 2.9.5. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài giờ học Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không những chỉ tiến hành trong giờ học mà còn cần phải tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi làm cho trẻ quen với các âm thanh và mặt ý nghĩa của từ nhƣ một đơn vị của ngôn ngữ. 2.9.5.1.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài trời 44 Hoạt động ngoài trời là hoạt động giúp trẻ đƣợc tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và xã hội xung quanh nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ và làm tăng vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề các phƣơng tiện giao thông, cho trẻ quan sát chiếc xe đạp. Giáo viên cho trẻ đứng xung quanh chiếc xe đạp để trẻ quan sát, sau đó giáo viên đặt câu hỏi và gợi ý trả lời: - Chúng mình đã đƣợc đi xe đạp bao giờ chƣa? - Chiếc xe đạp có những bộ phận nào? - Làm thế nào để chiếc xe đạp có thể chạy trên đƣờng? - Xe đạp là phƣơng tiện giao thông đƣờng gì? Sau đó giáo dục trẻ khi đi trên đƣờng phải nhƣ thế nào… Khi quan sát các đối tƣợng khác, giáo viên cũng hỏi những câu hỏi để kích thích tƣ duy của trẻ, để trẻ suy nghĩ và tự so sánh đặc điểm giống và khác nhau của đối tƣợng quan sát. Đây là phƣơng pháp mà trẻ hào hứng, thích thú nhất để đƣợc nói ý kiến của mình, qua đó ngôn ngữ có cơ hội đƣợc phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động dạo chơi, tham quan cũng có tác dụng rất tốt đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Bằng những câu hỏi hƣớng dẫn, giáo viên giúp trẻ nhận xét, tìm từ ngữ trả lời đúng những câu hỏi đặt ra. Bên cạnh đó, giáo viên cần chuẩn bị những từ ngữ mới để cung cấp cho trẻ. Tham quan có mục đích, có hƣớng dẫn giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, làm cho tâm hồn trẻ phong phú, giúp trẻ tích lũy đƣợc nhiều hình ảnh, biểu tƣợng về thế giới xung quanh, qua đó kích thích việc phát triển ngôn ngữ. 2.9.5.2.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi 45 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Chơi đối với trẻ không đơn thuần chỉ là thƣ giãn, giải trí mà nó còn liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ. Qua các trò chơi, trẻ đƣợc hòa mình vào cuộc sống xã hội của ngƣời lớn, khám phá ra các sự vật, hiện tƣợng rồi liên hệ đến từ, từ đó kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (trẻ thƣờng xuyên tiếp xúc với đồ chơi, nhờ đó mà tên đồ vật, đồ chơi, màu sắc, cấu tạo, công dụng của vật thể dễ đƣợc tiếp nhận, dễ đƣợc ghi nhớ…). Đặc biệt, trò chơi còn mang tính giáo dục cao, qua các trò chơi thể hiện đƣợc kỹ năng chơi. Thông qua việc tự thỏa thuận vai chơi trong nhóm, trẻ tự suy nghĩ. Khi trẻ nhập vai, trẻ đƣợc sử dụng vốn từ đã biết của mình để thể hiện tâm trạng, cảm xúc, thái độ một cách tự nhiên nhất. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động vui chơi, cung cấp đồ dùng, đồ chơi để trẻ có điều kiện tăng cƣờng hoạt động ngôn ngữ. Giáo viên đóng vai trò là ngƣời tổ chức, quan sát, hƣớng dẫn trẻ, cung cấp cho trẻ những từ mới, nói chuyện với trẻ, quan tâm kịp thời để trẻ chỉnh sửa, bổ sung kiến thức về vốn từ cho trẻ, làm phong phú thêm ngôn ngữ của trẻ. Có nhiều trò chơi luyện phát âm nhƣ: ngửi hoa, thổi bóng… Các trò chơi phát triển vốn từ nhƣ: chiếc túi kỳ lạ, cái gì biến mất… Các trò chơi phát triển kỹ năng nói mạch lạc, gắn với tình huống giao tiếp nhƣ: mẹ và con, bán hàng, cô giáo, bác sĩ… Ví dụ: Trong hoạt động góc ở góc phân vai, giáo viên có thể tạo tình huống cho trẻ hòa mình vào vai chơi. Với nhóm chơi nấu ăn của gia đình, cô có thể gợi ý hỏi trẻ: - Bác đang nấu gì đấy? (Tôi nấu cháo cho em bé) - Em bé nhà bác đƣợc mấy tháng rồi? - Bác nấu cháo bằng những thứ gì? - Bác cho em bé ăn mấy bữa một ngày? 46 Tƣơng tự các nhóm khác cô cũng đặt ra câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời theo ý nghĩ của mình. Từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Kết quả của việc sử dụng các trò chơi để phát triển lời nói cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm tòi, sáng tạo của giáo viên. 2.9.5.3.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động lao động Trẻ mầm non chƣa phải lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhƣng chúng ta cần phải giáo dục ý thức lao động cho trẻ, cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động nhẹ nhàng, lao động tự phục vụ nhƣ nhặt lá, nhổ cỏ, rửa mặt… Khi tham gia vào các hoạt động lao động, trẻ đƣợc tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt… Nhƣ vậy, trẻ có điều kiện hình thành các biểu tƣợng chƣa có và khắc sâu các biểu tƣợng đã có. Lao động thúc đẩy trẻ sử dụng những từ đã biết và củng cố chúng tốt hơn. Từ đó trẻ sẽ biết sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động lao động, vốn ngôn ngữ của trẻ sẽ tăng lên đáng kể thông qua các dạng hoạt động này. Ví dụ: Khi hết giờ chơi, giáo viên nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, biết phân loại đồ chơi. Có thể sử dụng câu hát “Bạn ơi hết giờ rồi nhanh tay cất đồ chơi, nhẹ tay thôi bạn nhé cất đồ chơi đi nào” cho trẻ hát theo. 2.9.5.4.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày Các thời điểm có thể tạo ra các tình huống phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Cho trẻ ăn, cho trẻ đi ngủ, vệ sinh, chơi tự do… Trong khi giúp trẻ thực hiện công việc hàng ngày, giáo viên cần lựa chọn nội dung thích hợp, cần nói tên những công việc hàng ngày của mình, nói tên các sự vật liên quan đến việc đó cho trẻ biết. Ngoài ra, trong các thời điểm đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi tự do giáo viên cần chủ động trò chuyện với trẻ, gợi mở giúp trẻ tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ví dụ: Trong giờ đón trẻ 47 Giáo viên cần rèn cho trẻ có thói quen đến lớp biết khoanh tay nói: “Con chào cô”, “Con chào bố/mẹ…”. Sau đó cô nhẹ nhàng gợi hỏi để trẻ trả lời. - Hôm qua chủ nhật, bố mẹ cho con đi chơi ở đâu? - Đến thăm bà ngoại có thích không? - Con đi bằng phƣơng tiện gì? - Bà ngoại cho con ăn những món gì? Qua đó trẻ sẽ hứng thú kể lại cho cô và các bạn nghe. Mặt khác cô có điều kiện tiếp cận, gần gũi với trẻ hơn nên dễ dàng chỉnh sửa ngôn ngữ cho trẻ. Trong giờ trả trẻ Giáo viên phải rèn cho trẻ có thói quen chào cô, chào các bạn khi ra về, giúp trẻ kiểm tra lại tất cả đồ dùng cá nhân xem đã đầy đủ chƣa. Trong lúc chờ bố mẹ đến đón, cô cho trẻ ôn lại các bài thơ, câu chuyện, bài hát đã học, khuyến khích trẻ đọc to, rõ ràng, chính xác, và khen trẻ. Trong giờ ăn Trƣớc khi ăn, giáo viên nhắc nhở trẻ lần lƣợt đi rửa tay, sau đó nhẹ nhàng ngồi vào bàn ăn. Cô có thể cho 1-2 trẻ đi chia thìa cho các bạn, sau đó giới thiệu món ăn, tập cho trẻ thói quen mời cô và mời các bạn trƣớc khi ăn. 2.9.6. Phối kết hợp với phụ huynh Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ không phải chỉ là công việc của giáo viên mầm non mà là công việc của tất cả những ngƣời có quan hệ giao tiếp với trẻ. Ngƣời lớn, nhất là những ngƣời thân trong gia đình nhƣ bố mẹ, ông bà, anh chị… phải thƣờng xuyên giao tiếp với trẻ, giúp trẻ hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của ngƣời lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của trẻ. Giáo viên cần thƣờng xuyên trao đổi với phụ huynh về trình độ nhận thức của trẻ, phối kết hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trƣờng. Hình thức trao đổi: có 48 thể trực tiếp trao đổi với phụ huynh qua những giờ đón/ trả trẻ để từ đó phụ huynh cùng cô giáo đề ra biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở nhà. Ngƣời lớn xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ. 2.9.7. Sử dụng một số trò chơi a) Trò chơi: Cái túi kỳ lạ: - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt và rèn luyện phát âm, cho trẻ gọi tên của đồ vật ( hoa, quả) - Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tƣợng qua các giác quan. Dùng tình huống trò chơi để luyện phát âm và gọi tên đồ vật. - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Các loại đồ chơi hoặc vật thật: cái bát, ca, thìa hoặc các loại hoa quả đựng trong một cái túi. + Cách chơi: Lần đầu: Cô cho trẻ nhắm mắt, không nhìn vào túi lấy vật theo yêu cầu của cô, lấy vật ra ngoài túi rồi phát âm tên của vật Ví dụ: Hãy lấy cho cô cái đĩa Trẻ không nhìn vào túi, lấy cái đĩa và phát âm: cái đĩa. Lần sau: Những lần sau nâng mức độ chơi bằng cách cô miêu tả, trẻ tự tƣởng tƣơng xem trong đó là vật gì? Và lấy vật theo sự miêu tả của cô và nói tên vật. Lúc đầu là 1 vật sau đó nâng lên 2 – 3 vật Ví dụ: Hãy lấy cho cô đồ dùng để uống có tay cầm Trẻ lấy cái ca và nói: Cái ca. Hoặc lấy cho cô đồ dùng để ăn, làm bằng nhôm và dùng để xúc thức ăn và một đồ dùng để uống có tay cầm Trẻ lấy cái thìa và cái ca 49 Giơ cái thìa và nói cái thìa Giơ cái ca và nói cái ca. b) Trò chơi 2: Hái hoa - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa, phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loại hoa. - Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tƣợng, dùng tình huống trò chơi để trẻ phát âm các từ: Hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa sen, hoa cúc. - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: 4 chậu hoa hoặc lãng hoa sen, đồng tiền và hoa cúc, hoa hồng Tranh lô tô về một số loại hoa. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ghế hình vòng cung xong nói cách chơi, cô đặt các chậu hoa, lãng hoa cô đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa Cô miêu tả bồn hoa trẻ lấy lô tô đúng loại hoa và nói tên hoa. 50 CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM TÁC ĐỘNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP 3.1. Mục đích thực nghiệm - Thực nghiệm nhằm đánh giá kết quả thực tế của việc tổ chức một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp. - Thực nghiệm đồng thời kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài 3.2. Đối tượng thực nghiệm - Thực nghiệm đƣợc tiến hành ở nhóm trẻ 3 tuổi trƣờng mầm non Xuân HòaPhúc Yên- Vĩnh Phúc. - Số trẻ tham gia thực nghiệm là 15 trẻ. - Số trẻ đối chứng là 15 trẻ - Chọn lớp thực nghiệm theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng đều về độ tuổi, sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức thông qua kết quả học tập trƣớc đó của trẻ. Số lƣợng và chất lƣợng đầu vào của các lớp đối chứng và thực nghiệm gần tƣơng đƣơng nhau qua điều tra số điểm và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. 3.3. Thời gian thực nghiệm Từ 2/3/2015 đến 6/4/2015 3.4. Nội dung thực nghiệm - Lựa chọn một số bài tập thực nghiệm và thiết kế một số biện pháp, các trò chơi, giáo án kích thích hoạt động và giao tiếp của trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ. 51 - Căn cứ vào chƣơng trình chăm sóc- giáo dục trẻ 3 tuổi để lựa chọn những bài phù hợp với nội dung chƣơng trình thực nghiệm - Giáo viên đƣợc chuẩn bị các giáo án thể hiện một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp, giáo án tổ chức trò chơi học tập mới thiết kế theo yêu cầu thực nghiệm ở lớp đối chứng. Giáo viên tiến hành giảng dạy nhƣ thƣờng lệ, lồng ghép với các hoạt động chung trong các môn học. 3.5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp - Tiêu chí 1: Khả năng vận dụng vốn từ của trẻ vào hoạt động - Tiêu chí 2: Thể hiện đúng ngữ điệu (diễn đạt đƣợc trạng thái tình cảm vui mừng, tức giận…) - Tiêu chí 3: Phát âm đƣợc một số từ khó - Tiêu chí 4: Khả năng kết hợp từ thành câu đơn hoàn chỉnh - Tiêu chí 5: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp 3.6. Tiến hành thực nghiệm 3.6.1. Chọn mẫu - Chọn 2 lớp trong đó lấy ngẫu nhiên 1 lớp 15 trẻ thực nghiệm, lớp khác 15 trẻ đối chứng thực nghiệm để xác định khả năng phát triển ngôn ngữ của 2 nhóm. Sử dụng phƣơng pháp thống kê kết quả khảo sát để xác định tƣơng đƣơng giữa 2 nhóm. - Lớp đối chứng: Dạy bình thƣờng, không có sự tác động của phƣơng pháp mà tôi đề xuất, số lƣợng là 15 trẻ (trong quá trình dạy là 1 giáo viên) - Lớp thực nghiệm: Dạy theo giáo án, có tác động của các biện pháp mà tôi đã đề xuất. Số lƣợng trẻ là 15 trẻ (trong quá trình dạy là 2 giáo viên, giữ vai trò 1 cô chính và 1 cô phụ) 52 3.6.2. Thiết kế một số biện pháp trong thực nghiệm - Cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh - Giáo viên trò chuyện với trẻ - Nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ - Cho trẻ giao tiếp với nhau, với cộng đồng một cách thƣờng xuyên - Sử dụng một số trò chơi trong hoạt động chung 3.6.3. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm Để chuẩn bị thực nghiệm đƣợc tốt, tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên trƣớc khi khi tham gia thực nghiệm, giúp giáo viên tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề nhƣ sau: - Các giáo viên tham gia thực nghiệm đƣợc tổ chức tìm hiểu sâu rộng về cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi, áp dụng các biện pháp: thƣờng xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, giao tiếp với trẻ để cung cấp cho trẻ những từ mới và uốn nắn, sửa chữa kịp thời cho trẻ, tăng cƣờng cho trẻ hoạt động bằng cách sử dụng một số trò chơi kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Nghiên cứu các bài tập khảo sát, cách cho điểm, ghi phiếu, tổng kết điểm. - Lên kế hoạch tổ chức quá trình thực nghiệm. - Chuẩn bị giáo án, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phục vụ thực nghiệm. - Cùng với giáo viên chuẩn bị thực hiện các giáo án đã đề xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. 3.6.4. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo Bước 1: Các giáo viên tiến hành thực nghiệm đều đã đƣợc hƣớng dẫn phƣơng pháp thực nghiệm và cách ghi lại kết quả các bài tập khảo sát trên trẻ. 53 Bước 2: Tiến hành đo mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ bằng các bài tập khảo sát ở 15 trong nhóm đối chứng và 15 trẻ trong nhóm thực nghiệm tại cùng một thời điểm nhƣ nhau. Bước 3: Sau khi đo, tiến hành phân tích và tổng hợp các biên bản theo tiêu chí đã định ghi thành số liệu thống kê biên bản lần đầu và lần cuối của mỗi trẻ. 3.6.5. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm. Sau khi tiến hành thực nghiệm: tôi đã ghi lại khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ qua hoạt động và giao tiếp ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, xử lý theo phƣơng pháp thống kê. Tôi đánh giá thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp với các tiêu chí ở mục 3.5. Các tiêu chí này không chỉ đánh giá việc trẻ ấu nhi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp trƣớc thực nghiệm mà còn dùng để đo kết quả giữa thực nghiệm và đối chứng. Để kiểm tra kết quả trong việc dạy trẻ ấu nhi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động và giao tiếp ra sao, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập khảo sát dƣới dạng câu hỏi ngắn, dễ hiểu (có gợi ý) và tiến hành bằng cách chấm điểm cho mỗi trẻ theo các tiêu chí. Kết quả trẻ thực hiện đƣợc quan sát và ghi chép, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp. Mức độ I: trẻ đạt từ 9-10 điểm Mức độ II: trẻ đạt từ 7- 8 điểm Mức độ III: trẻ đạt từ 5-6 điểm Mức độ IV: trẻ đạt dƣới 5 điểm 3.6.5.1. Khảo sát khả năng sử dụng từ của trẻ Để khảo sát khả năng sử dụng từ của trẻ, tôi xây dựng một số bài tập nhƣ sau: 54 Câu 1: Các con hãy nhìn trên tranh và nói cho cô biết: - Đây là con gì? - Con này sống ở đâu? - Thức ăn của nó là gì? - Nó là động vật đẻ con hay đẻ trứng? Câu 2: Hãy bắt trƣớc tiếng kêu của còi ô tô, tàu hòa, bắt chƣớc tiếng kêu của 1 số con vật gần gũi. Cách đánh giá: Câu 1: Cho phép đánh giá khả năng sử dụng từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ) Câu 2: Cho phép đánh giá vận dụng vốn từ vào hoạt động của trẻ. Trả lời đúng, đầy đủ 10 điểm, nếu sai trừ 1 điểm Qua quá trình thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 3.1: Khả năng sử dụng từ của trẻ Đối chứng Nhóm Thực nghiệm Kiểm định Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính % I 2 13% 4 27% - II 6 40% 7 47% - III 6 40% 4 27% - IV 1 7% 0 0 - Nhƣ vậy, khả năng sử dụng từ của trẻ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ trẻ đạt thang điểm 9- 10 từ 13% tăng lên 27%, số trẻ đạt thang điểm từ 7- 8 cũng tăng từ 40% lên 47%, tăng 7%. Số trẻ đạt mức dƣới 5 điểm giảm xuống đáng kể, không có trẻ nào đạt dƣới 5 điểm. 3.6.5.2. Khả năng phát âm một số từ khó 55 Để khảo sát khả năng phát âm một số từ khó của trẻ, tôi cho trẻ đọc 1 số bài đồng dao dùng để luyện các âm vị khó cho trẻ: Con kiến mà leo cành đa, Leo phải cành cụt leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào, Leo phải cành cụt leo vào leo ra. Nu na nu nống Chân ai sạch sẽ Đánh trống phất cờ Gót đỏ hồng hào Mở cuộc thi đua Không bẩn tí nào Thi chân đẹp đẽ Đƣợc vào đánh trống. Cách đánh giá: Đọc đúng 10 điểm, sai 2-3 từ từ 1 điểm, sai từ 3 trở nên trừ 2 điểm Qua quá trình thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 3.2: Phát âm được một số từ khó Đối chứng Nhóm Thực nghiệm Kiểm định Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính % I 2 13% 5 33% - II 7 47% 9 60% - III 5 33% 1 7% - IV 1 7% 0 0% - Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động và giao tiếp, thì khả năng phát âm một số từ khó của trẻ tiến triển theo hƣớng tích cực. Cụ thể là trong nhóm trẻ thực nghiệm, có 0% trẻ đạt ở mức độ IV, tức là dƣới 5 điểm. Số trẻ dạt mức độ I tăng lên từ 13% lên 33%, tƣơng tự mức độ II cũng tăng từ 47% lên 60 %, tăng 13%. 56 3.6.5.3.Thể hiện đúng ngữ điệu Để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ, cần dựa vào cách thể hiện ngữ điệu của trẻ qua lời nói, vì vật tôi lựa chọn một số bài thơ cho trẻ đọc. Yêu cầu trẻ đọc đúng, thể hiện tình cảm qua bài thơ “Thăm nhà bà”. Cách đánh giá: Đọc đúng ngữ điệu, thể hiện đƣợc tình cảm qua bài thơ 10 điểm, đọc sai hoặc không đúng ngữ điệu trừ 1 điểm. Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.3: Thể hiện đúng ngữ điệu (diễn đạt được trạng thái tình cảm vui mừng, tức giận…) Đối chứng Nhóm Thực nghiệm Kiểm định Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính % I 2 13% 5 33% - II 5 33% 6 40% - III 7 47% 3 20% - IV 1 7% 1 7% - Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, sau khi cho trẻ đọc một số bài thơ để kiểm tra mức độ đọc đúng và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài thơ, thì từ 13% ở nhóm đối chứng đã tăng lên 33% ở nhóm thực nghiệm (mức độ I), số trẻ đạt điểm 5- 6 đã giảm từ 47% xuống còn 20%. 3.6.5.4.Khảo sát khả năng ghép từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng Tôi xây dựng một số bài tập nhƣ sau: Câu 1: Quả cam có màu gì? Câu 2: Con chim biết…? Quả lê có màu gì? Con cá biết…? Quả chuối có màu gì? Con cua biết…? Quả hồng có màu gì? Con cóc biết…? Quả ổi có màu gì? Con ngựa biết…? Câu 3: Trò chơi: Bắt chƣớc bốn từ 57 Cô chuẩn bị một số câu có 4 từ. Ví dụ: “Cái áo này đẹp”, “Bông hoa màu đỏ”… Cô giúp trẻ tập nói những câu dài khi trẻ thích, chỉ cho trẻ chiếc váy, cái áo, thức ăn… hay bất cứ cái gì trẻ thích. Cô nói mẫu 4 từ về thứ đó. Cô để ý xem trẻ có bắt chƣớc đƣợc những gì cô nói không và thể hiện sự hƣởng ứng về bất cứ từ nào trẻ nói đƣợc. Cách đánh giá: Câu 1: Cho trẻ ghép danh từ với tính từ Trẻ trả lời đúng, đầy đủ 10 điểm, nếu sai tính từ hoặc ghép không đúng trừ 2 điểm Câu 2: Cho trẻ ghép danh từ với động từ Trẻ trả lời đúng, đầy đủ 10 điểm, nếu sai 1 câu trừ 2 điểm Câu 3: Cho trẻ hình thành câu đơn hoặc câu mở rộng Nói đƣợc theo cô 10 điểm, nếu sai trừ 1 điểm Qua quá trình thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 3.4: Khả năng kết hợp từ thành câu đơn hoàn chỉnh Đối chứng Nhóm Thực nghiệm Kiểm định Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính % I 2 13% 4 27% - II 5 33% 6 40% - III 7 47% 5 33% - IV 1 7% 1 7% - Khả năng kết hợp từ thành câu đơn hoàn chỉnh ở nhóm trẻ 3 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa đã có sự chuyển biết rõ rệt sau khi áp dụng một số biện pháp trong quá trình thực nghiệm. Cụ thể: Ở mức độ I: (trẻ đạt từ 9- 10 điểm) tăng mạnh từ 13% (nhóm đối chứng) lên 27% (nhóm thực nghiệm). 58 Ở mức độ II: tăng từ 33% ở nhóm đối chứng lên 40% ở nhóm thực nghiệm Số trẻ ở mức độ III (đạt từ 5- 6 điểm) đã giảm xuống, từ 47% xuống còn 33%, giảm 14%. 3.6.5.5.Khảo sát khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp Câu 1: Khi bà ốm con sẽ làm gì? Câu 2: Khi bạn ngã con sẽ làm gì? Câu 3: Ngƣời khác làm một việc tốt cho con, con sẽ nói gì? Khi phạm lỗi con sẽ nói gì? Cách đánh giá: Câu 1: Diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đúng 10 điểm, chƣa đúng, lệch lạc trừ 2 điểm Câu 2: Diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đa dạng10 điểm, không diễn đạt đƣợc trừ 2 điểm Câu 3: Trả lời đúng tình huống giao tiếp 10 điểm, trả lời sai tình huống giao tiếp trừ 2 điểm Sau khi thực nghiệm, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 3.5: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp Đối chứng Nhóm Thực nghiệm Kiểm định Mức độ Số lƣợng Tính % Số lƣợng Tính % I 1 7% 3 20% - II 5 33% 6 40% - III 4 27% 4 27% - IV 5 33% 2 13% - Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy khả năng diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đã có sự thay đổi đáng kể. Số trẻ trong nhóm thực nghiệm ở mức độ I và mức độ II tăng lên, số trẻ ở mức độ IV đã giảm từ 33% xuống 59 còn 13% là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi qua hoạt động và giao tiếp. Kết luận: Từ những số liệu trên cho thấy rằng, số lƣợng % của các tiêu chí giữa hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, trẻ ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn hẳn lớp đối chứng ở cả 5 tiêu chí. Tóm lại: Sự tăng lên các điểm số ở các tiêu chí chứng tỏ việc xây dựng các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi qua hoạt động và giao tiếplà phù hợp với nhận thức và gây đƣợc hứng thú đối với trẻ. Các kết quả thực nghiệm trên cho phép kết luận giả thiết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, khả thi và hiệu quả. Nhƣng cũng phải thấy, sau thực nghiệm số trẻ xếp ở mức độ tốt còn chƣa nhiều, nhƣ vậy, các phƣơng pháp mà tôi đƣa ra chỉ phù hợp với trẻ ở mức độ trung bình khá. 3.7. Những nhận xét từ khảo sát 3.7. 1 Ưu điểm - Đa số giáo viên đều có trình độ, đƣợc đào tạo và có thâm niên công tác lâu năm. - Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có nhiệt huyết, đam mê với công việc. - Đồ dùng, trang thiết bị dạy học đa dạng, phong phú, đƣợc đầu tƣ để phục vụ cho công việc giảng dạy. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động cũng nhƣ các tiết học ở trên lớp. 3.7.2. Nhược điểm - Qua khảo sát, điều tra chúng tôi thấy rằng: giáo viên chƣa có sự tìm hiểu sâu cũng nhƣ chƣa tìm đƣợc các phƣơng pháp phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động và giao tiếp. - Sự nhận thức của trẻ ở mức độ trung bình và khá là chủ yếu. Do trẻ chƣa 60 phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhận thức và tƣ duy của mình về các hoạt động học và chơi ở trƣờng mầm non. Vì vậy, giáo viên cần phải quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Ngôn ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống con ngƣời. Ngôn ngữ cũng chính là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ tình cảm, nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, qua đó ngƣời lớn có thể chăm sóc và giáo dục trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ ấu nhi, khi mà hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo thì việc phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp đóng một vai trò vô cùng đặc biệt và đem lại kết quả cao. Điều quan trọng là giáo viên cần phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp sƣ phạm, xử lý các tình huống nhằm tận dụng cơ hội để phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Kiến nghị Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi là vô cùng quan trọng, nó có ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ. Trong trƣờng mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngƣời giáo viên mầm non phát hiện năng khiếu ban đầu, định hƣớng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uốn nắn, vun đắp tâm hồn trẻ em phát triển lành mạnh. Không có một cấp học nào mà giữa ngƣời dạy và ngƣời học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết nhƣ cấp học mầm non. Chính vì vậy mà tôi xin đƣa ra một số đề xuất sau đây: - Giáo viên ở các trƣờng mầm non cần chú ý hơn nữa đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp. 62 - Giáo viên cần tích cực, năng động trong việc tìm tòi các phƣơng pháp hay, sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ nhằm tạo điều kiện phát triển tƣ duy, tƣởng tƣợng của trẻ thông qua phát triển ngôn ngữ. - Trong mọi hoạt động, giáo viên phải lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ hoạt động, giao tiếp, nhất là các hoạt động thao tác với đồ vật để từ đó cung cấp, hình thành cho trẻ các biểu tƣợng mới… nhằm phát triển ngôn ngữ. - Cần tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi giữa các giáo viên về phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, trau dồi kiến thức, kỹ năng để giúp trẻ đạt kết quả tốt nhất. - Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lí luận cùng với hệ thống các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp. - Giáo viên cũng cần tổ chức các buổi họp mặt phụ huynh để trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên và phụ huynh để có những phƣơng pháp giáo dục trẻ cho phù hợp Do khuôn khổ của khóa luận, hơn nữa do năng lực có hạn nên những vấn đề tôi đặt ra chƣa giải quyết đƣợc thấu đáo, triệt để. Thế nhƣng với kết quả ban đầu, có thể đây là những định hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho những ngƣời thuộc chuyên môn và những ngƣời yêu thích bộ môn khoa học giáo dục này. Trong khi thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, của độc giả quan tâm để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục nhà trẻ 3- 36 tháng, Dự án đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa, Hà Nội, tháng 5/2010. 2. Bùi Kim Tuyến (2001), Xây dựng nội dung, biện pháp phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số B98-49-59. 3. Đào Thanh Âm (2003), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội. 4. Đinh Hồng Thái (2006), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội. 5. Đinh Hồng Thái (2006), Phát triển ngôn ngữ trẻ em, Bài giảng chuyên đề cao học, Tài liệu lƣu hành nội bộ, Đại học sƣ phạm Hà Nội. 6. Đinh Hồng Thái (2007), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, NXBGD, Hà Nội. 7. Đinh Hồng Thái (chủ biên), Trần Thị Mai (2008), Giáo trình phương 8. Đinh Hồng Thái, Mấy vấn đề về đánh giá ngôn ngữ tuổi mầm non, Tạp chí giáo dục, tháng 12/ 2009. 9. Hà Nguyễn Kim Giang (2002), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 10. Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội. 11. Lê Thị Kim Anh (1999), Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non, Bài giảng lƣu hành nội bộ, ĐHSP Hà Nội. 12. Luận án Phó tiến sĩ Lƣu Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1-6 tuổi, trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Oanh (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 64 14. Lƣu Thị Lan (1997), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em (0 – 6 tuổi), Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Hà Nội. mẫu giáo, NXB Giáo dục. 15. Ngô Minh Duy, Tâm lý học đại cương (Tài liệu lƣu hành nội bộ), Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM. 16. Nguyễn Ánh Tuyết (2003), Tâm lí học mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sƣ phạm. 18. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Nhƣ Mai, Đinh Thị Kim Thoa, (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB Đại học Sƣ phạm. 19. Nguyễn Thị Phƣơng Nga (1999), Giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Tài liệu lƣu hành nội bộ, Trƣờng CĐSP Mẫu giáo Trung ƣơng 3. 20. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 21. Nguyễn Xuân Khoa (1999), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục. 22. Nguyễn Xuân Thức (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sƣ phạm. 23. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Viện khoa học Giáo dục, HN. 24. Phan Thiều (1973), Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I, NXB Giáo dục. pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXBGD, Hà Nội. 25. Phùng Đức Toàn (2009), Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi, NXB Lao động- Xã hội. 26. Tạ Thị Ngọc Thanh (1980), Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ, NXB Giáo dục. 27. Võ Phan Thu Hƣơng (2009), Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nói đúng ngữ pháp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội. 65 PHỤ LỤC GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM Chủ đề: Nghề nghiệp Tên đề tài: Hoạt động vui chơi Đối tượng: Trẻ 3 tuổi Thời gian: 30- 35 phút I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết vị trí, đặc điểm, các loại đồ chơi của các góc, cách chơi các trò chơi dƣới sự bao quát của cô. + Góc phân vai: trẻ biết hóa thân vào các vai chơi (cô giáo, bác sĩ, bán hàng), biết xử lý tình huống và giao tiếp phù hợp với tình huống xảy ra trong quá trình chơi. + Góc xây dựng: giúp trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng, óc sáng tạo để xây dựng, lắp ghép nhà, trƣờng học, xếp đƣờng đi + Góc nghệ thuật: Trẻ biết tô màu những bức tranh về các nghề, các dụng cụ theo nghề, nặn, vẽ, hát, múa theo chủ đề + Góc học tập: xem tranh, ảnh , sách truyện về các nghề trong xã hội qua đó rèn trẻ biết cách lật mở sách nhẹ nhàng, từng trang, từ trái qua phải. - Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng chơi ở từng góc chơi: trẻ chơi và phản ánh rõ công việc của cô giáo, bác sĩ, bán hàng - Rèn mối quan hệ chơi giữa các góc chơi và phát triển khả năng giao tiếp trong khi chơi cho những trẻ còn nhút nhát. 3. Thái độ 66 - Thông qua chủ đề chơi, vai chơi, góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết yêu quý đồ dùng đồ chơi. II. Chuẩn bị - Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, các góc chơi: + Góc xây dựng: Gạch, hàng rào, thảm hoa… + Góc phân vai: trang phục (bác sĩ, cô giáo, bán hàng); các dụng cụ của bác sĩ, cô giáo, ngƣời bán hàng… + Góc nghệ thuật: Giấy vẽ, sáp màu, sắc xô, trống, phách… + Góc học tập: sách, báo cũ, tranh ảnh về các nghề trong xã hội III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú -Cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công -Trẻ hát nhân” -Trò chuyện về nội dung bài hát: +Chúng mình vừa hát bài gì? -Cháu yêu cô chú công nhân. +Bài hát nói về ai? -Cô công nhân và chú công nhân +Các con lớn lên sẽ làm nghề gì? -Trẻ trả lời Giáo dục về ngành nghề: Mỗi chúng ta đều -Trẻ lắng nghe mang trong mình một ƣớc mơ, lớn lên sẽ làm những ngành nghề, những công việc khác nhau và nghề nào cũng đều có ích cho xà hội. Để thực hiện những ƣớc mơ đó thì ngay bây giờ cô sẽ cho chúng mình vào các góc chơi để -Vâng ạ! thể hiện vai chơi mà chúng mình yêu thích 67 nhé. Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi *Thỏa thuận chơi: -Cho trẻ thỏa thuận vai chơi, chọn thủ lĩnh của góc mình -Cô giới thiệu các góc chơi bằng hình ảnh đồ -Trẻ lắng nghe chơi các góc chơi: xây dựng, phân vai, học tập, nghệ thuật, thiên nhiên -Hỏi ý thích, ý định chơi của trẻ -Trẻ trả lời -Nhắc trẻ nhiệm vụ chơi theo chủ đề chơi, -Trẻ lắng nghe liên kết các góc chơi, thái độ chơi đoàn kết, trật tự, gọn gàng khi lấy đồ dùng đồ chơi, giữ vệ sinh và bảo vệ đồ chơi chung… -Góc xây dựng: +Con đang xây gì vậy? -Trẻ trả lời +Con định xây nhƣ thế nào? -Trẻ trả lời  Cô gợi ý: Muốn xây đƣợc trƣờng học các con phải dùng gạch ngăn ra nhiều phòng để tạo thành các lớp học… -Góc phân vai: +Cô hóa thân vào vai chơi để tạo tình huống một cách tự nhiên cho trẻ xử lý VD: Hôm nay bạn Thỏ Bông bị ốm, chúng -Trẻ đóng vai mẹ bạn Thỏ mình hãy đƣa bạn Thỏ Bông đến gặp bác sĩ đi Bông, đƣa Thỏ Bông đến gặp các con bác sĩ -Góc học tập: +Cô hƣớng dẫn trẻ xem tranh ảnh, sách -Trẻ xem tranh ảnh, sách 68 truyện về các nghề trong xã hội truyện +Hƣớng dẫn trẻ lật mở truyện tranh nhẹ nhàng, cách xem truyện từ trái qua phải, từ trên xuống dƣới -Góc nghệ thuật: +Hƣớng dẫn trẻ cách tô màu không bị lem ra -Trẻ tô màu ngoài *Chú ý: +Trong quá trình chơi, cô phải luôn quan sát từng góc chơi để kịp thời giúp đỡ trẻ khi cần thiết, chú ý phát triển kỹ năng chơi cho trẻ +Cô luôn động viên, giúp đỡ trẻ nhút nhát khi chơi, khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ có ý tƣởng hay, sản phẩm đẹp Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá -Cô đến từng góc chơi, cho trẻ thủ lĩnh trình -Trẻ trình bày bày về sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm của mình -Cho các bạn khác trong nhóm bổ sung -Trẻ bổ sung -Cô khái quát nhanh -Cô hƣớng trẻ về góc xây dựng và gợi ý cho trẻ tự nhận xét về vai chơi cả nhóm, chơi liên -Trẻ lắng nghe kết với nhóm chơi nào -Cho cả lớp đi thăm quan kết quả từng góc -Trẻ đi thăm quan chơi -Cô nhận xét và khen ngợi các góc tích cực -Trẻ lắng nghe -Cho trẻ thu dọn đồ chơi -Trẻ cất đồ chơi 69 MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM Trò chơi 1: Quả gì biến mất? Mục đích: Củng cố nhận biết về các loại quả, rèn luyện phẩn ứng ngôn ngữ. Chuẩn bị: Một số loại quả quen thuộc bằng nhựa (hoặc quả thật), đựng trong một cái rổ đậy kín. Cách chơi: Cô tạo tình huống: Cô đóng giả bác Gấu gõ cửa vảo lớp. Bác Gấu chào trẻ và nói chuyện với trẻ về việc bác vừa vào rừng chơi, bác mang quà về cho trẻ, đố trẻ trong rổ bác mang theo có món quà gì (để một khoảng thời gian cho trẻ bàn tán). Sau đó, cho một trẻ mở khăn phủ kín cái rổ ra “Ồ! Một rổ hoa quả ngon quá!” Cho trẻ lấy ra từng quả, khuyến khích trẻ nói tên quả, mùi vị và màu sắc của quả. Cô bày quả lên trên bàn, yêu cầu trẻ nhắm mắt lại rồi cô cất một quả đi. 1…2…3 trẻ mở mắt và đoán thật nhanh xem quả gì đã biến mất. Nếu trẻ không đoán ra, cô có thể gợi ý bằng cách nói lên đặc điểm hoặc mùi vị, hình dáng của quả. Ví dụ: Quả đã biến mất là loại quả có màu vàng, vỏ nhẵn, cong cong và ăn rất ngọt, thơm. Nếu trẻ đoán đúng, cô khen ngợi động viên và đƣa quả đó về vị trí cũ, tiếp tục giấu quả khác. Lƣu ý: Cô nên tạo cơ hội để mọi trẻ đều có thể đƣợc tham gia vào trò chơi, đƣợc nói tên quả, đƣợc trả lời câu hỏi của cô. Trò chơi 2: Tiếng kêu ở đâu? Mục đích: Luyện tập tri giác nghe, phát triển chú ý thính giác Đồ dùng: xúc xắc, xắc xô, còi, trống, lắc… Luật chơi: 70 Xác định đúng hƣớng phát ra tiếng động (tùy theo khả năng của trẻ mà yêu cầu hoặc chỉ tay và nói “phía này” hoặc vừa chỉ tay vừa nói hƣớng “phía trƣớc”, “phía sau”, “bên phải”, “bên trái”). Cách chơi: Cho trẻ đứng vòng tròn. Cô gọi một trẻ nghe xem “Tiếng kêu từ đâu?” ra đứng giữa vòng tròn và nhắm mắt lại để không nhìn thấy xung quanh và sẽ xác định hƣớng phát ra tiếng động. Một trẻ cầm xắc xô (hoặc dụng cụ phát ra âm thanh) lúc thì đứng phía trƣớc, lúc đứng phía sau, lúc đứng bên phải, lúc bên trái trẻ đứng giữa và lắc xắc xô để bạn xác định hƣớng của âm thanh. Nếu trẻ xác định đúng hƣớng tiếng động thì cô nói “Đúng rồi”- cả lớp vỗ tay khen bạn hoặc trẻ đó đƣợc cầm xắc xô lắc ra tiếng động cho bạn khác đoán. Nếu trẻ chƣa xác định đúng hƣớng tiếng động thì tiếp tục chơi cho đến khi trẻ xác định đúng. Có thể cho vài ba trẻ cùng lên đoán thi xem ai tinh. 71 BÀI TẬP ĐO NGHIỆM Bài tập giúp trẻ phát triển sự hiểu biết ý nghĩa khái quát của từ a. Bài tập “ Hãy chỉ ra đối tƣợng” Trên một cái bàn thấp, giáo viên để các đồ chơi nhƣ:ô tô, xe đạp, búp bê, ấm chén,… nhƣng mỗi thứ đồ chơi có 3, 4 hình mẫu khác nhau về kích thƣớc, về màu sắc (thí dụ có ô tô lớn, nhỏ, ô tô màu đỏ, màu vàng v.v…). Giáo viên gọi trẻ lên bàn chỉ cho các bạn biết tất cả các loaị ô tô chẳng hạn. Sau đó, giáo viên giải thích cho trẻ: - Đây là ô tô lớn, đây là ô tô nhỏ, đây là ô tô màu đỏ, đây là ô tô màu vàng. Tất cả đều là ô tô. b. Bài tập “Tìm theo hành động” Bài tập đòi hỏi trẻ chỉ ra ai biết thực hiện hành động. Cho trẻ một số đồ chơi: trâu, bò, lợn, gà,… Giáo viên hỏi trẻ:” Các con tìm xem con vật gì biết đi, biết nhảy, biết bò, biết bay?”. Trẻ trả lời: - Trâu, bò, lơn đi - Cóc, ếch, thỏ nhảy - Cua, kiến bò - Chim bay c. Bài tập cu cầu trẻ tìm đối tƣợng theo đặc điểm cô giáo nêu lên. Trên bàn đặt các con búp bê mặc nhiều quần áo màu. Thí dụ: một con búp bê mặc áo măng tô, quần áo xanh biếc, đội mũ vàng, đi giày xanh lục; con búp bê thứ hai mặc áo măng tô vàng, quần áo đỏ, đội mũ xanh lục, đi giày xanh biếc; con búp bê thứ ba mặc áo măng tô xanh biếc, quần áo xanh lục, đội mũ đỏ, đi giày vàng, con thứ tƣ mặc áo măng tô xanh lục, quần áo vàng, đội mũ xanh biếc, đi giày đỏ. Giáo viên nói: “ Các em xem các con búp bê mặc nhƣ thế nào?”. Chúng ta có thể thay đổi quần áo cho chúng: cho chúng mặc áo măng tô và quần áo đồng màu, cho chúng đội mũ và đi giày đồng màu. 72 PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho giáo viên) Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi nói riêng và việc dạy học ở trường mầm non nói chung, xin các cô vui lòng cho biết một số thông tin: Câu hỏi 1: Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ ở trƣờng mầm non, chị đã thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nào? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu hỏi 2: Chị đã sử dụng những biện pháp nào để giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Câu hỏi 3: Chị đã sử dụng những hình thức nào khi dạy ngôn ngữ cho trẻ? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Câu hỏi 4: Chị đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi dạy ngôn ngữ cho trẻ? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 73 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Câu hỏi 5: Chị có thƣờng xuyên dành thời gian giao tiếp, trò chuyện với trẻ ngoài giờ học không? (Về những việc làm hàng ngày của trẻ…) ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Câu hỏi 6: Theo chị cần đề xuất những phƣơng pháp, biện pháp nào để nhằm giúp trẻ ấu nhi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. 74 [...]... triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp 9 Cấu trúc của đề tài Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung Chƣơng I: Cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp Chƣơng II: Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp ở trƣờng mầm non Xuân Hòa Chƣơng III: Thử nghiệm tác động một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho. .. hình chung của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng mầm non Xuân Hòa - Thực trạng trình độ nhận thức của giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ khối lớp 3 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa - Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động và giao tiếp - Thực trạng về mức độ phát triển ngôn ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp Tôi coi đây là... triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp Phần III: Kết luận và kiến nghị Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo Phần V: Phụ lục 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngôn ngữ là tài sản quý báu, là tƣợng đài đầy giá trị của nền văn minh nhân loại Nó đi lên và phát triển cùng xã hội... 1.2.2.4.Các loại ngôn ngữ a) Ngôn ngữ bên ngoài Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc dùng để truyền đạt và tiếp thu tƣ tƣởng, ý nghĩ Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm 2 mặt: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ đƣợc hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc biểu hiện bằng âm thanh và đƣợc tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác Ngôn ngữ nói là hình thức ngôn ngữ cổ sơ nhất của... giao tiếp a) Căn cứ vào phương tiện giao tiếp, có 3 loại giao tiếp sau: 24 - Giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết ): Đây là hình thức giao tiếp đặc trƣng của con ngƣời bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ - Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Giao tiếp bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ… - Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể b) Căn cứ vào quy cách giao tiếp, ... phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội Tƣ duy và ngôn ngữ đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình lao động Theo Usinxkin: ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ. ” 1.2.2.2.Các bộ phận và các đơn vị của ngôn ngữ a) Các bộ phận của ngôn ngữ Ngôn ngữ bao gồm... phải của trẻ khi nói, hiểu Ngoài ra, còn rất nhi u các cuốn sách và tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này Những công trình nghiên cứu này đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ Đó là những đóng góp vĩ đại trên các phƣơng diện lý luận và thực tiễn Song, việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ nói chung và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp nói... nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với ngƣời lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp giữa trẻ ấu nhi với ngƣời lớn Đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với ngƣời lớn bằng ngôn ngữ Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hai hƣớng chính: hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của ngƣời lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của trẻ Hoàn thiện sự thông hiểu... Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân - Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp “Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN HÒA 2.1 Mục đích điều tra Tiến... a) Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp V.I Lenin cho rằng: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người Do đó, ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ ... đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhƣng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động giao tiếp chƣa đào sâu, cụ thể Chính vậy, định chọn đề tài: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi. .. lý thuyết phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động giao tiếp - Đề xuất đƣợc số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động giao tiếp Cấu trúc đề tài Phần I: Mở... Chƣơng I: Cơ sở lý luận việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động giao tiếp Chƣơng II: Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi thông qua hoạt động giao tiếp trƣờng mầm non Xuân

Ngày đăng: 21/10/2015, 09:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan