Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định

94 792 6
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN VĂN VŨ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN VĂN VŨ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chu Hồi HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Văn Vũ LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã gợi ý, góp ý và tận tìnhhướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội; các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành chương trình nghiên cứu đề tài luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và cung cấp thông tin của Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định; cán bộ và người dân các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc,Giao Xuân và Giao Hảitrong quá trình tôi thực hiện luận văn. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan tôi công tác, gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản Luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, song với thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Văn Vũ 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................4 DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................5 DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................7 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................7 1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của nó đến vùng ven biển ...............................10 1.2.1. Khái quát về Biến đổi khí hậu .....................................................................10 1.2.2. Tác động của BĐKH đến vùng ven biển .....................................................12 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ........................................14 1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................14 1.3.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................15 1.4. Điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................16 1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy ...................................16 1.4.2. Đặc điểmdân số, kinh tế-xã hội khu vực VQG Xuân Thủy ........................18 1.4.3. Khai thác và nuôi trồng thủy sản .................................................................20 1.5. Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước trong VQG Xuân Thuỷ .........................23 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......25 2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ....................................................................25 2.1.1. Mục tiêu .......................................................................................................25 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................25 2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu ........................26 2.2.1. Đối tượng .....................................................................................................26 2.2.2. Thời gian:.....................................................................................................26 2.2.3. Địa điểm ......................................................................................................26 2.2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................32 3.1. Hệ sinh thái RNM ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy ..........................................32 3.1.1. Vai trò của HST RNM ở VQG Xuân Thủy trong bối cảnh BĐKH ............32 3.1.2. Chức năng và dịch vụ HST RNM ở VQG Xuân Thủy ...............................32 3.1.3. Các yếu tố sinh thái trong HST RNM .........................................................42 3.2.Biến động RNM ở VQG Xuân Thủy theo thời gian .......................................43 3.3. Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ .............................................47 2 3.3.1. Đánh giá chung ............................................................................................47 3.3.2. Đa dạng thực vật và thảm thực vật ngập mặn .............................................48 3.3.3. Đa dạng thủy sinh vật ..................................................................................50 3.3.4. Đa dạng chim ...............................................................................................51 3.3.5. Đa dạng bò sát .............................................................................................53 3.4. Khai thác tài nguyên sinh vật ..........................................................................54 3.4.1. Khai thác thủy sản .......................................................................................54 3.4.2.Nuôi trồng thủy sản ......................................................................................55 3.4.3. Du lịch sinh thái ...........................................................................................56 3.5. Các áp lực đến ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ .....................................................57 3.5.1. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật .......................................................57 3.5.2. Thay đổi phương thức sử dụng bãi triều, mặt nước ....................................58 3.5.3. Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế .............................................59 3.5.4. Biến đổi khí hậu ...........................................................................................61 3.6. Tính dễ bị tổn thương hệ sinh thái rừng ngập mặn ......................................62 3.6.1. Kết quả tính toán..........................................................................................62 3.6.2. Ảnh hưởng đến hệ rễ ...................................................................................64 3.6.3. Ảnh hưởng đến thân và lá ............................................................................65 3.6.4. Ảnh hưởng đến khả năng phát tán của cây RNM........................................66 3.6.5.Ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của CNM ................................................66 3.7. Xu hướng biến động đa dạng sinh học ...........................................................66 3.7.1. Xu hướng chung ..........................................................................................66 3.7.2. Tác động của BĐKH đến khu vực VQG Xuân Thủy ..................................68 3.7.3. Tác động của BĐKH và NBD đến RNMở VQG Xuân Thủy .....................69 3.8. Các giải pháp thích ứng và giảm thiểu mức độ tổn thương .........................72 3.8.1. Đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học: ................................................72 3.8.2. Đối với các công trình xây dựng .................................................................72 3.8.3. Đối với sinh kế cộng đồng ...........................................................................73 3.8.4. Các giải pháp và các vấn đề ưu tiên ............................................................74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt BĐKH BOD CNM COD COP DBTT DEM DO DRC ĐBSCL ĐBSH ĐDSH ĐNN GCMs GDP HST IPCC IUCN KBT KNK KT-XH KXS LHQ NBD NLTS NNK NTTS PTBV RNM QCVN QX T–K T–N T–P TTVNM VAC VQG UBND UNESCO UNFCCC Ý nghĩa của từ viết tắt Biến đổi khí hậu Nhu cầu ôxy sinh học Cây ngập mặn Nhu cầu oxy hóa học Hội nghị các nước tham gia công ước Dễ bị tổn thương Mô hình số độ cao Oxy hòa tan Hội chữ thập đỏ Đan Mạch Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Đa dạng sinh học Đất ngập nước Mô hình sự vận động tổng hợp Tổng thu nhập quốc nội Hệ sinh thái Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới Khu bảo tồn Khí nhà kính Kinh tế - xã hội Không xương sống Liên hiệp quốc Nước biển dâng Nguồn lợi thủy sản Những người khác Nuôi trồng thủy sản Phát triển bền vững Rừng ngập mặn Quy chuẩn Việt Nam Quần xã Tổng Kali Tổng Nitơ Tổng phôtpho Thảm thực vật ngập mặn Vườn ao chuồng Vườn quốc gia Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hiệp quốc Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu 4 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm ...................................18 Bảng 1.2:Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm năm 2013 ..........................19 Bảng 1.3: Loại hình khai thác thủy sản của người dân ................................................21 Bảng 1. 4: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân .................................................21 Bảng 1. 5: Thống kê hiện trạng sử dụng đất ở vùng đệm.............................................23 Bảng 1. 6: Diện tích nuôi ngao tại phân khu phục hồi sinh thái ở Cồn Lu ...................24 Bảng 2.1: Bảng xếp hạng chỉ số tổn thương…………………………………………31 Bảng 3.1: Các chức năng và giá trị dịch vụ của RNM ở VQG Xuân Thủy................32 Bảng 3. 2: Cây ngập mặn khu vực ven biển khu vực VQG Xuân Thuỷ, Nam Định ....33 Bảng 3.3: Các loài chim qúy hiếm có giá trị bảo tồn ....................................................35 Bảng 3.4: Mức độ bồi tụ của đất tại khu RNM Giao Thủy qua 10 tháng .....................38 Bảng 3. 5: Tỷ lệ và khối lượng khô (DW) của các bộ phận của cây ở các loại tuổi rừng trang và rừng tự nhiên....................................................................................................40 Bảng 3.6: Sinh khối tổng số của các loại trang và RNM huyện Giao Thủy .................40 Bảng 3. 7: Uớc lượng năng suất thuần của RNM Giao Thủy .......................................41 Bảng 3. 8: Đa dạng thành phần loài sinh vật đã biết ở khu vực VQG Xuân Thuỷ .......47 Bảng 3. 9: Các loài cá có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ........................................51 Bảng 3. 10: Các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ................52 Bảng 3. 11: Diễn biến số lượng cá thể (con) các loài chim di cư hàng năm .................53 Bảng 3. 12: Các loài bò sát quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ...............53 Bảng 3. 13: Sản lượng thủy sản năm 2011 của các xã vùng đệm năm 2011 ................54 Bảng 3. 14: Sản lượng khai thác trung bình của một số loại thủy sản .........................54 Bảng 3. 15: Sản lượng nuôi các loại thuỷ sản giai đoạn 2006-2011 .............................55 Bảng 3. 16: Sản lượng trung bình thủy sản nuôi trồng của các hộ gia đình .................55 Bảng 3. 17: Sản lượng và thu nhập của NTTS và KTTSở vùnglõiVQG Xuân Thủy ...56 Bảng 3. 18: Doanh thu, số lượng khách du lịch tham quan VQG Xuân Thủy..............56 Bảng 3. 19: Số lượng khách tham quan VQG Xuân Thủy và doanh thu năm 2013 .....57 Bảng 3. 20: Tình trạng KTTS trong vùng lõi VQG Xuân Thủy năm 2013 ..................57 Bảng 3. 21: Kết quả điều travà cho điểm các tiêu chí đánh giá tính DBTT của RNM VQG Xuân Thủy ...........................................................................................................62 Bảng 3. 22: Mực nước biển dâng ..................................................................................64 Bảng 3. 23: Tốc độ NBD trung bình cho mỗi năm ......................................................64 Bảng 3. 24: Xu hướng biến động ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ do tác động của con người ..............................................................................................................................67 5 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1: Vườn Quốc gia Xuân Thủy……………………………………………….17 Hình 2. 1: Tính chống chịu sinh thái-xã hội: kết quả của sự tương táchữu cơ giữa tính chống chịu của HST và hệ xã hội ..................................................................................28 Hình 2. 2: Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH ........................................30 Hình 2.1: Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ……………………………………………….17 Hình 3. 1: Các mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái RNM………………….. ..39 Hình 3.2: Diễn biến năm số lượng cá thể (con) loài Cò mỏ thìa ở VQG Xuân Thuỷ ...53 Hình 3.3: Nồng độ dầu mỡ khoáng trong nước mặt khu vực VQG Xuân Thuỷ 2010.. 60 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và môi trường. RNM cung cấp các nguyên vật liệu cho cuộc sống của người dân như gỗ, củi, thủy sản…RNM giúp điều hoà nhiệt độ, duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của đất, giảm bớt tình trạng nhiễm mặn, cung cấp thức ăn, là nơi trú ngụ và nơi sinh sản cho cả động vật dưới nước cũng như trên cạn. Ngoài ra, RNM còn điều hoà khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, hạn chế bão gió, lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đê ven biển, chống xói lở bờ biển,... Đặc biệt, RNM góp phần làm sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ cân bằng sinh thái tự nhiên cho những vùng đất ngập nước và vùng cửa sông ven biển. Theo nghiên cứu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, dự đoán đến cuối thế kỷ này mực nước biển có khả năng dâng 18-59cm [40]. Nguyên nhân là do nhiệt độ tăng ở các đại dương, băng tan ở đảo Greenland và Nam Cực (thêm một số nơi khác), sự thay đổi của địa hình trên các lục địa [45]. Ở Việt Nam, trong một thập kỷ qua mực nước biển đã dâng trung bình từ 2,5-3 mm/năm [3]. Hiện tượng này tăng làm gia tăng xuất hiện lũ lụt và xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của RNM và dần dần dẫn đến thay đổi phân bố của các loài [13]. Đối với RNM, nước biển dâng (NBD) được coi là thách thức lớn nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) đem lại [37]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng RNM có nguy cơ mất đi với một tỷ lệ nhất định khi mực nước biển tăng đều 1cm/năm [43]. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và có hai trong số các đồng bằng trũng nhất thế giới đó là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các nghiên cứu về kịch bản nước biển dâng của Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường [3] đã mô phỏng mực nước biển dâng 40 cm vào năm 2050 và 100 cm vào năm 2100. Kết quả nghiên cứu này cho thấy Việt Nam hiện đang được đánh giá ở mức rủi ro cao bởi các kịch bản nước biển dâng. Trong một phân tích so sánh giữa 84 quốc gia đang phát triển của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp trong danh sách 5 nước hàng đầu chịu ảnh hưởng bất lợi của mực NBD [45]. Dọc ven biển phân bố nhiều vùng đất thấp rất dễ bị tổn thương do BĐKH và nước biển dâng (NBD). Khoảng 50% dân số, 50% các khu đô thị lớn và nhiều khu dân 7 cư ở Việt Nam phát triển tập trung ở dải ven biển và có sinh kế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của vùng này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, BĐKH và NBD ở Việt Nam có khả năng gây tổn thương cho toàn vùng ven biển và vùng ĐBSH và ĐBSCL. Dasgupta vànnk (2007)[32] dựa trên các kết quả phân tích cho thấy Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới sẽ bị tổn thương cao nhất do NBD và là nước có khả năng bị tổn thương cao nhất ở Đông Á. Theo các tác giả này, mực nước biển dâng 1m sẽ làm ảnh hưởng khoảng 5% diện tích, 11% dân số, 7% sản lượng nông nghiệp và làm giảm 10% GDP của Việt Nam. Carew-Reid (2007) [30] sử dụng số liệu địa hình số để mô phỏng ngập lụt do nước biển dâng 01m và đã xác định rằng ĐBSH và ĐBSCL là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2012) [4], xây dựng chi tiết kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam. Trong đó có tính toán cho khu vực ĐBSH cho thấy nếu mực NBD 1m, một phần khá lớn diện tích các tỉnh, thành phố Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và một phần của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình có cao độ mặt đất thấp hơn mực nước trung bình, do vậy sẽ bị ngập lụt nặng nếu vỡ đê. Nước biển dâng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới sinh kế và cuộc sống của người dân tại khu vực ven biển. Mức độ ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội của NBD là rất lớn. Các vùng đất trũng thấp (lowland) mầu mỡ với các hệ sinh thái ven biển khác nhau sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn. Các vùng nuôi trồng thủy sản phải di chuyển tới những nơi khác. Nghề cá nhỏ ven bờ bị ảnh hưởng nặng nề. Các đặc trưng của các khu vực lân cận không bị ngập lụt thường xuyên có thể bị ảnh hưởng và do vậy các khu vực này không còn phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Thí dụ, công tác cấp nước tưới cho cây trồng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước bị nhiễm mặn. Các vùng cửa sông có thể bị thay đổi do thay đổi chế độ triều và dòng chảy. Đa dạng sinh học vùng ven biển của Việt Nam có thể bị suy giảm mạnh và các nơi sinh cư (habitat) đặc thù của động vật biển có thể bị biến mất. Các quan trắc gần đây cho thấy, tăng độ muối gây ra sự thay đổi từ từ trong phân bố các loài thực vật trong RNM. Điều này dẫn tới sự suy giảm hay biến mất hoàn toàn của RNM tại các khu vực đất thấp. Khu vực có RNM càng bị suy giảm thì càng bị ảnh hưởng mạnh bởi xâm nhập mặn và xói lở bờ biển, và càng tăng mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai, như nước dâng trong bão. Các vùng sình lầy ven biển là khu vực 8 sinh sống của nhiều loài thủy sản và chim nước, chim di cư sẽ bị đe doạ do nước biển dâng. Tương tự như thế, các bãi cát là khu vực các loài rùa biển đẻ trứng có thể bị ngập sâu hơn ở mức độ khác nhau so với ban đầu. Nhiệt độ nước biển, bức xạ tăng, độ pH giảm (hiện tượng nước biển bị axit hóa) và các loài tảo độc bùng phát,...sẽ tác động mạnh đến các giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái (HST) ven biển – cơ sở hạ tầng tự nhiên của vùng bờ biển và là chỗ dự sinh kế của cộng đồng dân địa phương ven biển. Nguồn nước ngọt sinh hoạt có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Cộng đồng dân cư sinh sống ở ven biển dễ bị tổn thương do ngập lụt có thể sẽ phải di dời. Điều này gián tiếp làm tăng áp lực khai thác các HST ven biển, đặc biệt gia tăng nạn phá RNM để chuyển đổi mục đích sử dụng. Kết quả là đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm, xói lở bờ biển gia tăng và ngập lụt vùng ven biển trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu các tác động và đánh giá mức độ tổn thương của BĐKH tới các HST, tới sinh kế và cộng đồng dân cư ven biển, từ đó đưa ra các giáp pháp ứng phó (thích ứng và giảm nh ) thiệt hại do BĐKH gây ra là rất cấp thiết. Tỉnh Nam Định nói chung và khu vực huyện ven biển Giao Thủy nói riêng, trong đó có Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy thuộc ven biển ĐBSH, là nơi thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai liên quan tới BĐKH như bão, lũ lụt, sạt lở, hạn hán, NBD, xâm nhập mặn,...VQG Xuân Thủy cũng là Khu Ramsar quốc tế, nơi trú đông của nhiều loài chim nước từ các vùng cực của thế giới bay tới cư trú. Trong VQG này, RNM là HST tiên phong, cùng với các HST khác như bãi triều lầy, cồn cát, bãi cát,...đã cung cấp các giá trị dịch vụ quan trọng, đặc biệt có khả năng thu và giữ cacbon thừa gây hiệu ứng nhà kính và nhiều chức năng quan trọng khác. Tuy nhiên, khu vực VQG Xuân Thủy cũng đang đứng trước các thách thức do BĐKH diễn ra ngày càng rõ ràng và để chủ động giảm nh tác động của BĐKH đến sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong và lân cận khu VQG Xuân Thủy. Cho nên, việc chọn đề tài luận văn: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễnđối với hoạt động quản lý và bảo tồn khu vực quan trọng này. 9 1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của nó đến vùng ven biển 1.2.1. Khái quát về Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do hai nguyên nhân: tự nhiên và do con người (nhân tác). BĐKH xảy ra trong quá khứ là do các nguyên nhân tự nhiên nhưng BĐKH hiện nay chủ yếu do con người gây ra, đã thúc đẩy và cường hóa những biến đổi tự nhiên vốn có. Các hoạt động phát triển với nhịp độ cao trong các lĩnh vực khác nhau đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFCs và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Mặc dù BĐKH tự nhiên là một quá trình tự vận động của Trái đất, nhưng BĐKH ngày nay lại là sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu hiện tại với các nguyên nhân do con người gây ra [IPCC, 2007] [38]. Các biểu hiện chính của BĐKH toàn cầu đã quan sát được gồm: - Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng; - Lượng mưa thay đổi làm thay đổi dòng chảy ở các hệ thống sông; - Mực nước biển dâng lên do băng tan ở các Cực, các đỉnh núi cao và sự dãn nở của nước biển do nhiệt độ tăng; - Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán...) xảy ra với tần suất, mức độ bất thường và có thể cả cường độ tăng lên. BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ thấp và ít hơn tại các vùng khác, lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp ở châu Á. Trong đó, người nghèo là những người ít góp phần gây ra BĐKH thì lại phải gánh chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất do BĐKH gây ra (Crutzen, 2005) [31]. Rõ ràng, BĐKH đang là mối đe dọa chủ yếu đến phát triển bền vững của mỗi quốc gia (IPCC, 2007) [38] Tính dễ bị tổn thương trước BĐKH là: “mức độ mà một hệ thống nhạy cảm, hoặc không thể đối phó với những tác động tiêu cực do BĐKH, bao gồm những thay đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu” (IPCC, 2007) [38]. Theo định nghĩa này, tính 10 dễ bị tổn thương là hàm của 3 biến số cơ bản nhất: mức độ xuất lộ(exprosure), tính nhạy cảm (sensitivity) và khả năng thích ứng (adaptive capacity). Đánh giá nguy cơ tổn thương mô tả một tập hợp nhiều phương pháp được sử dụng để tổng hợp và nghiên cứu sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh một cách có hệ thống. Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nh BĐKH. Với nhận thức rằng BĐKH là một quá trình không thể đảo ngược được, chúng ta cần có những nỗ lực để ổn định khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu (giảm nh BĐKH) và giảm nh các thiệt hại do BĐKH gây ra (thích ứng với BĐKH). Cơ sở pháp lý để cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH là Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP). Công ước khung về BĐKH này đã được 155 nước trong đó có Việt Nam ký kết tham gia tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất của LHQ tại Rio de Janeiro (1992). Mục tiêu của Công ước nhằm đạt được sự ổn định KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức độ phải đạt được trong khung thời gian đủ để cho phép các HST thích nghi một cách tự nhiên với BĐKH và không gây hại cho sản xuất lương thực, tạo khả năng phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đạt được mục tiêu này, Công ước khung đưa ra những biện pháp dựa trên nguyên tắc về tính công bằng, trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, khả năng tương thích cùng các điều kiện KT - XH của các nước phát triển và đang phát triển, nhu cầu về các biện pháp phòng ngừa, sự phát triển và một hệ thống kinh tế mở.Công ước có hiệu lực ngày 19/3/1994 và đến nay đã có 189 nước trên toàn thế giới tham gia phê chuẩn Công ước quốc tế này. Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ ngày 16/02/2005 và hết hạn vào năm 2012.Sau khi UNFCCC được ký kết, hàng năm LHQ tổ chức Hội nghị các nước tham gia Công ước (COP) để kiểm điểm và thúc đẩy việc thực hiện Công ước. Qua những phân tích trên cho thấy BĐKH là thách thức lớn nhất đối với tất cả các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, tác động nghiêm trọng tới sinh kế của con người. Để hoạt động ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự đồng thuận và quyết tâm cao giữa các quốc gia, sự hợp tác giữa các bên liên quan, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Trong 11 ứng phó ưu tiên các giải pháp thích ứng - là những giải pháp điều chỉnh các hệ thống tự nhiên (HST tự nhiên) hoặc nhân tạo nhằm giảm thiểu thiệt hại gây ra do tác động của BĐKH và NBD, hoặc khai thác những mặt lợi ích do BĐKH mang lại. 1.2.2. Tác động của BĐKH đến vùng ven biển 1.2.2.1. Những hiện tượng thời tiết cực đoan Số lượng thảm họa có liên quan đến khí hậu cực đoan được nghi nhận ngày càng tăng và số dân thế giới phải chịu thảm họa tự nhiên tăng lên vì dân số và cơ sở hạ tầng thường tập trung ở các vùng ven biển -nơi thường xảy ra lụt lội, bão và sóng gió. Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng ngày một tăng lên, như: Khả năng tăng cường độ tối đa của gió, lượng mưa trung bình và lượng mưa đỉnh điểm; dân số phải chịu lũ lụt do các cơn bão mạnh sẽ tăng lên trong thế kỷ 21. Hiện tượng ấm lên toàn cầu do nồng độ KNK tăng là một yếu tố tác động quan trọng và khối lượng các tảng băng trên đất liền tan ra. Hơn nữa, sự tan băng đã góp phần làm mực nước biển dâng cao, khoảng từ 0,3mm/năm thành 0,8mm/năm. Các vùng ven biển đặc biệt nhạy cảm với những tác động liên quan đến NBD và vấn đề này trở thành mối quan tâm lớn đối với các nhà quản lý tài nguyên ven biển. Các vùng ven bờ bị chìm xuống kết hợp với NBD có thể làm biến mất các vùng đất thấp ven bờ. IPCC ước tính trong thế kỷ 21 mực nước biển trung bình toàn cầu tăng từ 0,18 đến 0,59m. Các đại dương có vai trò như các bể chứa CO2, các đại dương vốn có tính bazơ và CO2 từ khí quyển hòa tan một cách tự nhiên vào nước biển tạo thành carbonic axit (H2CO3) - một axit yếu. Ion hydro giải phóng từ axit này làm giảm đi độ pH, đây là một phản ứng của hệ thống đệm tự nhiên. So với thời kỳ tiền công nghiệp độ pH của đại dương đã giảm 0,1 đơn vị tương đương 30% lượng ion hydro tăng lên. Quá trình axit hóa đại dương ngày một tăng do lượng CO2 trong khí quyển tăng sẽ làm giảm quá trình canxi hóa sinh học vỏ và xương của hầu hết động vật sống ở biển. Quá trình axit hóa có thể tác động tới các chuỗi thức ăn từ các loài thực vật phù du phụ thuộc vào carbonat đến những bậc dinh dưỡng cao hơn. Hiện tượng nhiệt độ nước biển tăng: Trong vòng 50 năm qua, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự di chuyển về phía vùng cực của các loài sống ở vùng ấm. Sự di chuyển này quan sát được cả ở Bán cầu nam và với bằng chứng rõ ràng trong một khảo sát Ghi chép liên tục(CPR)về 12 thực vật phù du tại vùng Đông bắc Atlantic nơi mà các loài giáp xác sống ở nước ấm hơn đã di chuyển về phía bắc 100 theo vĩ độ và hiện nay vẫn tiếp tục di chuyển. Các loài đại điện của vùng Bắc cực và các vùng nước lạnh có dầu hiệu di chuyển về phía bắc. Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng các loài cá vùng bán nhiệt đới và ôn đới ấm áp tăng lên ở các vùng phía bắc. Trong một số trường hợp nhiều loài tạo thành quần thể sinh sản ở phía bắc rất xa so với những số liệu ghi chép trước đây. Những thay đổi này tại vùng Đông bắc Atlantic có liên quan đến nhiệt độ nước biển tăng lên cùng với việc nước biển ấm lên, các loài thay đổi phân bố ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi thức ăn và khả năng sản xuất của đại dương. 1.2.2.2. Thay đổi về sự vận động của các dòng hải lưu và lượng mưa - Thay đổi về sự vận động của các dòng hải lưu Một tác động nghiêm trọng của BĐKH là tác động đến sự vận động của đại dương. Dòng hải lưu nghịch bắc bán cầu bị chậm lại hoặc thay đổi do các tảng băng tan và nhiệt độ nước biển tăng. Một số thay đổi về sự vận động này của nước biển như thay đổi về năng xuất của HST biển, khả năng hấp thụ CO2 của đại dương, nồng độ ôxy ở biển và những chuyển đổi ở nghề cá. - Thay đổi về lượng mưa: Những thay đổi về lượng mưa cũng đe dọa các khu vực ven biển vì thế ảnh hưởng cả những loài sinh vật cảnh ven biển. Các mô hình của sự vận động tổng hợp (GCMs: General Circulation Models) đã tính toán những thay đổi lớn về CO2 có trong nước mưa khi hiện tượng ấm lên toàn cầu xảy ra. 1.2.2.3. Sự nhạy cảm của RNM với biến đổi khí hậu Phân bố RNM bị giới hạn bởi nhiệt độ, chủ yếu ở khu vực nhiệt đới. Trong phạm vi vùng, lượng mưa quyết định loài và tính đa dạng của RNM. Vì thế khí hậu nóng lên và lượng mưa thay đổi có ảnh hưởng rất lớn tới HST RNM. RNM hình thành ở ven biển, nơi môi trường ngập thủy triều định kỳ và nhạy cảm đối với BĐKH và nước biển dâng. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể làm thay đổi tính nhạy cảm của HST RNM ở một vị trí cụ thể nào đó, bao gồm các yếu tố địa lý và địa hình như độ cứng của nền đáy và nguồn lắng đọng trầm tích/phù sa. Khi nhiệt độ trung bình của không khí vào tháng lạnh nhất cao hơn 200C và sự chênh lệch nhiệt độ theo mùa không quá 100C, HST RNM có thể phát triển. Những thay đổi về nhiệt độ nước biển, nhiệt độ không khí và sự xuất hiện sương giá phủ mặt 13 đất kết hợp với khô hạn đã hạn chế các loài cây ngặp mặn. Hơn nữa, nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp mà còn ảnh hưởng đến cân bằng nước thông qua quá trình đóng mở khí khổng và quá trình thoát hơi nước, sự thu hút hay mất muối của cây. Vì vậy, ảnh hưởng của BĐKH cần phải được xem xét kết hợp với sự thay đổi về lượng mưa và những ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ CO2 khí quyển tăng lên. Các tác động khác của khí hậu, như: (i) CO2 tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật; (ii) RNM dường như không thể thích nghi với tốc độ dâng cao của mực nước biển; (iii) Xói mòn nền đất RNM khi nước biển dâng, tầng đất RNM có thể phát triển, mất đi và quá trình lắng đọng xảy ra phía ngoài khu RNM. Xói mòn xảy ra ở phần bề mặt trên cùng khiến rễ cây ngập mặn lộ ra làm nền đất không chặt và càng làm thấp nền đất RNM, cửa sông rộng ra cũng khiến cây ngập mặn tiến sâu vào đất liền; (iv) Hai đặc điểm sinh lý thích nghi của cây ngập mặn có thể giúp chúng sống sót trong mực nước biển: loại bỏ muối ở những loài có khả năng lọc, đặc biệt khi quá trình bay hơi và quang hợp dừng hoặc bị suy giảm khi tiếp xúc với nước biển; muối bị thải ra khi cây tiếp tục quang hợp và sử dụng nước của quá trình thoát hơi nước nhờ các tuyến muối trong lá. Các yếu tố này giúp cây ngập mặn cạnh tranh tốt hơn với các loài thực vật sinh trưởng nhanh trong điều kiện độ mặn tăng; (v) Trường hợp bị ngập nước đột ngột hoặc kéo dài dẫn đến khả năng làm nước bay hơi của lá thấp và khí khổng đóng lại, làm giảm diệp lục dẫn đến giảm quang hợp và cuối cùng có thể thiếu ôxy trong tế bào hoặc cây bị chết. 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Trên thế giới Năm 1995, Samuel C. Snedaker với nghiên cứu "Kịch bản và giả thuyết: RNM với BĐKH ở Florida và khu vực Caribê" đưa ra các kịch bản và 7 giả thuyết khái quát về phản ứng của RNM với biến đổi khí hậu mà trong đó có tác động của mực nước biển dâng [44]. Năm 2006, công trình "Đánh giá phản ứng của RNM với mực nước biển dâng và xây dựng lại lịch sử vị trí đường bờ biển" của Eric Gilman, Joanna Ellison, Richard Coleman đã phân tích các hình ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, đo dữ liệu thuỷ triều và dự đoán sự thay đổi của mực nước biển đối với bề mặt RNM. Từ đó dự đoán chính xác sự thay đổi ranh giới HST ven biển, bao gồm cả phản ứng của RNM 14 với mực NBD với các mô hình khác nhau, cho phép nâng cao quy hoạch để giảm thiểu và bù đắp những tổn thất và thiệt hại theo dự đoán [35]. Năm 2007, tập thể các tác giả Eric L. Gilman, Joanna Ellison, Norman C. Duke, Colin Field nghiên cứu về "Mối đe doạ đến RNM từ BĐKH và các giải pháp thích ứng" cho thấy HST RNM đang bị đe doạ bởi BĐKH, NBD có thể là mỗi đe doạ lớn nhất đối với RNM[36]. Nghiên cứu "Mô hình địa hình kỹ thuật số kiểm tra ảnh hưởng của mực nước biển dâng đến RNM ở giai đoạn đầu" năm 2008 của D.Di Nitto, F.Dahdouh-Guebas, J.G. Kairo, H.Decleir, N.Koedam phân tích các động thái cấu trúc thảm thực vật của RNM để khái quát về điều kiện hình thành RNM ở giai đoạn đầu khi được tách từ cây bố m dưới tác động của mực nước biển dâng dựa trên mô hình nói trên và sử dụng hệ thống thông tin địa lý[33]. Nghiên cứu "Mô hình khái niệm cho các phản ứng RNM với mực NBD" năm 2009 của MLG Soares [42] thấy rằng trong bối cảnh NBD, phản ứng của RNM sẽ phụ thuộc vào một vài đặc điểm chính như tốc độ của mực NBD, trầm tích đầu vào, sự thay đổi độ cao chất nền RNM, đặc điểm khu vực nghiên cứu cũng như địa mạo và địa hình của vùng ven biển khu vực đó. 1.3.2. Tại Việt Nam Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới [39] dự báo Việt Nam là một trong hai nước đang phát triển (Bangladesh và Việt Nam) bị tác động tồi tệ nhất trên thế giới do NBD. Dasgupta vànnk (2007) [32] dựa trên các kết quả phân tích, đã cho thấy Việt Nam là một trong các nước trên thế giới có khả năng chịu tổn thương cao nhất do NBD và là nước có khả năng chịu tổn thương cao nhất ở Đông Á. Theo các tác giả này, mực NBD 1m sẽ làm ảnh hưởng tới khoảng 5% diện tích, 11% dân số, 7% sản lượng nông nghiệp và làm giảm 10% GDP của Việt Nam. Carew-Reid (2007) sử dụng số liệu địa hình số để mô phỏng ngập lụt do NBD 1m và xác định rằng ĐBSH và ĐBSCL là hai khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Năm 2007, nghiên cứu "BĐKH và vai trò của RNM trong việc ứng phó" của Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Đoàn Thái và Vũ Đình Thái đã đưa ra kết quả về tác động của BĐKH đối với HST RNM Việt Nam và nêu ra vai trò của RNM trong việc ứng phó với BĐKH và NBD. 15 Cũng trong năm 2007, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, Vũ Đình Thái đã tổng hợp và biên soạn về tác dụng của RNM trong việc hạn chế tác hại của sóng thần. Bùi Xuân Thông có công trình "NBDvào kỳ triều cường tại các vùng ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ trong tổ hợp tác động BĐKH". Năm 2008, luận án tiến sĩ của Vũ Đoàn Thái đã nghiên cứu về tác dụng của RNM đối với sóng bão ở vùng ven biển Hải Phòng. Nghiên cứu này cho rằng RNM che chắn phía ngoài bờ và đê biển có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao sóng khi truyền qua, khả năng cản sóng này của RNM tùy thuộc vào bề rộng, cấu trúc rừng; khi có bão lớn, RNM có ỹ nghĩa quan trong việc làm giảm thiểu tác động phá hủy của sóng bão đối với bờ biển. Năm 2009, nghiên cứu "Đánh giá tính dễ bị tổn thương của vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam cho sử dụng bền vững (trường hợp nghiên cứu tại Xuân Thuỷ, Việt Nam)" của Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nghiêm Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Hồng Huệ, Nguyễn Tài Tuệ, Phạm Bảo Ngọc đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm sử dụng thích hợp các tài nguyên đất ngập nước và phục vụ PTBV vùng ven biển căn cứ vào mức độ dễ bị tổn thương [16]. Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về RNM và BĐKH, về ảnh hưởng của NBD, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về ảnh hưởng của NBD tới thảm thực vật RNM. 1.4. Điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, toạ độ: từ 20010' đến 20015' vĩ độ Bắc và từ 106020' đến 106032' kinh độ Đông. Vùng lõi của VQG XT bao gồm: Phần Bãi trong của Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh. Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3.100 ha và đất còn ngập nước là 4.000 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên 7.100 ha. Vùng đệm VQG XT có tổng diện tích 7.233,6 ha. Vùng này bao gồm 960 ha còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê Vành Lược đến lạch sông Vọp), 2.632 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích tự nhiên rộng 3.641,6 ha của 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. 16 Hình 1.1: Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ [20] Nhiệt độ trung bình năm là 24oC, cao nhất vào mùa hè là 40,3oC, thấp nhất trong mùa đông là 6,8oC. Độ ẩm trung bình 84%[20]. Lượng mưa trung bình năm 1.700 – 1.800 mm, số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Chế độ mưa phân bố theo hai mùa: hè và đông, mùa Thu Đông có lượng mưa trung bình thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Tháng 8 có lượng mưa lớn nhất trong năm, đạt tới 400 mm và trong tháng này có tới 15 - 18 ngày mưa. Lượng bốc hơi hàng năm 1.000 – 1.200 mm. Lũ sông Hồng từ tháng 7 đến tháng 10 và dòng chảy ven bờ tác động mạnh với gió đông bắc. Hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo của vùng nghiên cứu. Mùa Đông gió thịnh hành hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông, sau chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió mùa Đông từ 3,2 – 3,9 m/s (trong đất liền 2,0 – 2,5 m/s), mùa Hè từ 4,0 – 4,5 m/s (trong đất liền 2,3 – 2,6 m/s). Bão xuất hiện hàng năm nhiều, thí dụ năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam trong đó có 3 cơn bão mạnhvới sức gió từ cấp 9 đến cấp 12. Độ mặn biến động từ 11‰ - 30‰ và biến thiên độ mặn tùy thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Xâm nhập mặn ở mức độ muối 1‰ vào sâu đất liền tới 20 km và ở mức 4‰ tới 10 km. 17 Trong vùng có chế độ nhật triều, chu kỳ khoảng 23 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 180cm, lớn nhất 4,3m, nhỏ nhất 0m. Trong khoảng nửa tháng có 1 lần triều cường, 1 lần triều kiệt, đôi khi xảy ra 1 tháng 3 lần triều kiệt, 2 lần triều cường hoặc ngược lại. Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. 1.4.2. Đặc điểm dân số, kinh tế-xã hội khu vực VQG Xuân Thủy 1.4.2.1. Dân số Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2013, toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 50.637 nhân khẩu trong13.478 hộ với diện tích 40,33 km2. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.256 người/km2. Xã Giao Lạc có mật độ dân cao nhất (1.515 người/km2), xã Giao Thiện có mật độ thấp nhất là 952 người/km2 (Bảng 2.1). Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm [28] TT 1 2 3 4 5 Xã Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải Tổng Diện tích (km2) 11,8 8,35 7,05 7,58 5,55 40,33 Số hộ 2.862 2.909 2.651 2.869 2.187 13.478 Dân số(người) 11.230 10.761 10.680 10.519 7.447 50.637 Mật độ (người/km2) 952 1.288 1.515 1.388 1.342 1.256 Mật độ dân số tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy cũng tương đương với mật độ dân số trung bình của khu vực đồng bằng sông Hồng (1.238 người/1km2 vào năm 2007). Tuy nhiên, mật độ dân số trong vùng vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với Miền núi và Trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Đây chính là áp lực lớn đối với công tác bảo tồn và PTBV vùng ĐNN tại vùng nghiên cứu. Lao động ở vùng đệm tương đối trẻ, tuổi đời từ 16 - 44 tuổi chiếm 42,9%, trong đó có khoảng 49,28% là lao động nữ. Đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG. Thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm, còn lại chủ yếu là khai thác tài nguyên sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Số người trong độ tuổi lao động tại các xã trong khu vực VQG Xuân Thủy được giới thiệu trong bảng 1.2. 18 Bảng 1.2:Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm năm 2013[28] TT Tên xã Dân số trong độ tuổi lao động Dân số Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 Giao Thiện 11.230 5.713 5.517 6.177 3.001 3.175 2 Giao An 10.761 6.170 4.591 6.150 3.551 2.599 3 Giao Lạc 10.680 5.130 5.550 4.730 2.260 2.470 4 Giao Xuân 10.519 5.317 5.202 4.529 1.589 2.940 5 Giao Hải 7.447 3.738 3.709 3.724 1.869 1.854 Tổng 50.637 25.023 24.569 25.842 12.270 13.039 Theo số liệu Thống kê huyện Giao Thủy (2011) [18], toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối đồng đều giữa các xã, bình quân qua các năm là gần 1,02%. So với các năm trước, tỷ lệ này đã giảm nhiều do trình độ dân trí ngày càng nâng cao và công tác kế hoạch hoá gia đình của địa phương được thực hiện tốt trong những năm gần đây. Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh. Số dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm 41% tổng số dân trong khu vực. Trong đó, tỷ lệ người theo đạo ở xã Giao Thiện chiếm 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%. 1.4.2.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội của các xã vùng đệm Sản xuất nông nghiệp Cơ cấu cây trồng đã được đa dạng, không còn độc canh cây lúa hay cây màu, gồm trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loài cây ăn quả. Loài cây trồng có diện tích đáng kể là cây lúa nước, phát triển khá ổn định. Năm 2011 năng suất lúa nước vụ chiêm bình quân 76 tạ/ha, vụ mùa 59 tạ/ha.Các cây ăn quả được người dân lựa chọn để đưa vào trồng là cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, vải, chuối, song hầu hết ở mức độ ít, chưa phát triển thành hàng hoá. Chăn nuôi trên khu vực các xã vùng đệm phát triển còn thấp, đàn gia súc tương đối ít và chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân, nên chỉ góp phần cải thiện sinh kế hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Theo số liệu Thống kê huyện Giao Thủy (2011) [18], các ngành nghề trong khu vực các xã vùng đệm chủ yếu là các ngành nghề truyền thống, ngành chế biến nông sản, thuỷ hải sản và cơ khí sửa chữa.Thành phần tham gia vào hoạt động sản xuất công 19 nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các xã chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Năm 2011, tổng giá trị hàng hoá sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khối tư nhân chiếm hơn 83%. Tình hình đời sống nhân dân và cơ sở hạ tầng các xã trong vùng đệm Gần đây kinh tế trong khu vực đã có những bước phát triển đáng kể, điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng từng bước được cải thiện, chủ yếu nhà xây kiên cố và bán kiên cố (chiếm 63%), nhà cấp 4 chiếm 37%,...Điện lưới đã xuống tới các thôn, xóm và hiện nay 100% số hộ trong các xã vùng đệm đã được dùng điện cho sinh hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều. Trong vùng đệm có gần 50% bà con sử dụng giếng khoan và giếng đào nhưng chỉ khoảng 20 - 30% là sử dụng nước hợp vệ sinh. Nước sinh hoạt chủ yếu dựa vào nước mưa và nước qua bể lọc. Tuy nhiên, tình hình thiếu nước sinh hoạt thường vẫn diễn ra hàng năm vào mùa hè, nhất là những năm ít mưa.Phần lớn người dân trong vùng quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Giao thông đường bộ từ tất cả các nơi đến VQG khá thuận lợi. Từ ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của VQG có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4km là con đường giao thông huyết mạch của VQG. Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía Tây Bắc là đê bao bề mặt được thảm nhựa hoặc rải đá dăm - là tuyến đường bộ duy nhất để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách tham quan du lịch trong khu vực. Tuy nhiên, mặt đường h p, chưa bằng phẳng nên việc đi lại cũng còn khó khăn.Trong khu vực VQG Xuân Thủy có cácsông nhánh như sông Vọp, sông Trà và nhiều lạch triều, du khách có thể đi thuyền máy nhỏ dọc theo các dòng sông lạch để du ngoạn trong VQG. Tuy nhiên, giao thông đường thuỷ ở VQG phụ thuộc vào thuỷ triều, nên khi triều kiệtdu khách thăm quan bằng đường thuỷ gặp rất nhiều khó khăn. 1.4.3. Khai thác và nuôi trồng thủy sản 1.4.3.1. Khai thác thuỷ sản: Trong VQG Xuân Thủy có 15,2% hộ gia đình tham gia khai thác thuỷ sản tự nhiên, tập trung ở các xã Giao Thiện (16%), Giao Xuân (19%) và Giao Hải (28%). Phương tiện đánh bắt chủ yếu là các công cụ thô sơ như: bẫy tự làm bằng tay (chiếm 65%), gần 3% số hộ sử dụng thuyền thô sơ để đánh bắt gần bờ và ở các bãi; các phương tiện hiện đại như thuyền máy chỉ có gần 25% số hộ sử dụng chủ yếu để khai thác ở ngoài biển quy mô lớn. 20 Các hộ sử dụng công cụ thô sơ để đánh bắt thủy sản tập trung ở các xã: Giao Thiện (74,29%), Giao An (88,24%), Giao Xuân (86,36%), Giao Lạc (62,50%). Số hộ sử dụng thuyền máy tập trung chủ yếu ở xã Giao Hải (51,52%). Bảng 1.3: Loại hình khai thác thủy sản của người dân (%) Nghề khai thác Khai thác thủ công tự do ngoài bãi Đánh cá biển Khai thác, đánh bắt thủy sản trong VQG Đăng đáy Khác Giao Thiện 86,11 2,86 16,43 5,71 2,86 Giao An 76,47 5,88 8,13 5,88 0 Giao Xuân 90,70 6,98 19,72 0 0 Giao Hải 50,00 66,67 27,27 0 0 Giao Lạc 75,00 0 3,96 25,00 0 Trung bình 72,84 26,88 15,20 3,13 0,63 Nguồn: Kết quả điều tra sinh kế hộ gia đình VQG Xuân Thủy (2012) Hoạt động khai thác khác nhau: thủ công bằng tay, tàu đánh cá biển, đăng đáy, lờ bát quái. Bảng 2.3 chỉ ra có 72,84% số hộ khai thác thủ công và tự do ngoài bãi triều, số hộ đánh bắt cá biển (26,88%) và chủ yếu ở xã Giao Hải (66,67%). Các hộ đánh bắt bằng hình thức đăng đáy chiếm 3,13% và tập trung ở xã Giao Lạc (25%). Tổ chức đánh bắt thủy sản theo cá nhân (hơn 70%), khai thác theo nhóm hay hợp tác với người khác cùng đi khai thác chiếm dưới 20%, khoảng 10% số còn lại đi khai thác theo hình thức gia đình. Địa điểm người dân đánh bắt rất đa dạng, tập trung ở RNM tự nhiên, khu vực bãi bồi Cồn Lu và vùng biển (trên 20%). Tùy vào vị trí địa lý của các xã mà khu vực khai thác cho các hộ dân của các xã khác nhau (Bảng 1.4). Địa điểm khai thác của người dân xã Giao thiện và Giao Hải đa dạng nhất, trong khi người dân các xã khác chỉ được khai thác ở một số nơi. Ví dụ, xã Giao Lạc người dân ở đây chỉ có thể khai thác ở các bãi bồi Cồn Ngạn và Cồn Lu. Bảng 1. 4: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân (%) Địa điểm Giao Thiện Giao An Giao Xuân Giao Hải Giao Lạc Ao kênh và rừng nuôi trồng 2,7 0 0 1,28 0 Bãi trong cồn Ngạn 2,7 15,79 0 0 25 RNM cồn Ngạn 5,41 63,16 0 3,85 0 Bãi bồi 29,73 10,53 0 1,28 0 RNM tự nhiên 21,62 10,53 34,88 17,95 0 Bãi bồi cồn Lu 16,22 0 46,51 25,64 75 Rừng phi lao 0 0 2,33 0 0 Sông rạch trong RNM 16,22 0 9,3 0 0 Biển 2,7 0 6,98 47,44 0 Cồn Xanh và các cồn cát 2,7 0 0 2,56 0 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Kết quả điều tra sinh kế hộ gia đình VQG Xuân Thủy(2012) 21 Chung 1,08 3,24 9,19 7,57 21,08 28,11 0,54 5,41 22,16 1,62 100 Người dân đánh bắt thủy sản trong tất cả các tháng của năm và chủ yếu vào những lúc nông nhàn. Một số hộ khai thác quanh năm, nhiều nhất vào các tháng 3, 4 và từ tháng 9 đến tháng 11. Các tháng mùa Đông người dân khai thác ít hơn, bình quân một tháng các hộ khai thác 14,53 ngày, cá biệt có hộ khai thác toàn thời gian (30ngày/tháng). Trung bình mỗi chuyến đánh bắt thủy sản khoảng 19 ngày, khai thác thủ công trên bãi bồi và ven biểnlà 7,6 giờ/ngày, chủ yếu từ 14h-18h và một số đánh bắt vào ban đêm (từ 19h-5h sáng) ở ngư trường gần bờ. Các loại thuỷ sản được người dân đánh bắt rất đa dạng, nhiều nhất là cá (chiếm 42,77%), tiếp sau là ngao và các loại nhuyễn thể khác. Giao Hải có bến cá và nhiều hộ dân đi tàu đánh cá biển, nên cá là loại được khai thác nhiều nhất. Giao Xuân là xã có diện tích lớn về đất bãi cát thuộc Cồn Lu có khả năng nuôi ngao rất tốt, là xã đi tiên phong (hơn 80% số dân nuôi ngao) và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi và khai thác nguồn lợi ngao. Giao Thiện và Giao An là hai xã có diện tích RNM rộng, nên phát triển các hoạt động khai thác thủ công và đăng đáy. 1.4.3.2. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản Vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có điều kiện thuận lợi cho phát triển NTTS, nhất là trong các đầm và trên bãi triều. Kết quả điều tra (12/2012) của VQG Xuân Thủy cho thấy chỉ có 6,6% hộ gia đình NTTS. Số hộ nuôi tôm chiếm 51%, các hộ nuôi cá và nuôi ngao, vạng đều chiếm 15%, và nuôi các loài thủy sản khác. NTTS nhiều nhất ở Bãi trong (chiếm 31,94%số hộ nuôi trồng), ở Cồn Lu (26,39%), còn ở ao kênh, ruộng đồng chiếm 11,11%, cồn Ngạn chiếm 13,89%. Ngoài ra, có những hộ NTTS trong các khu RNM cồn Ngạn (rừng trồng) chiếm 8,33%, và nuôi trong RNM tự nhiên chiếm 5%. Khoảng 700ha bãi triều không có RNM ở phân khu phục hồi sinh thái của VQG Xuân Thủy cuối Cồn Lu được sử dụng để nuôi ngao, vạng.Trung bình một vụ tôm thả nuôi khoảng 3-4 tháng (tôm Thẻ chân trắng), 6-7 tháng (tôm Sú) và thời gian nuôi tôm quảng canh khoảng 9 tháng. Thời gian nuôi ngao thịt từ 2-4 năm, nuôi các loài cá và cua biển trung bình mất khoảng 7 tháng. Trung bình các hộ đầu tư khoảng 100 triệu đồng cho các khoản chi phí để nuôi thuỷ sản tuỳ thuộc vào diện tích của các vây, các đầm.Trong số các khoản đầu tư cho nuôi tôm, ngao, cua, cá,...lớn nhất là con giống, tiếp đến là cải tạo vùng nuôi, đấu thầu và thuê nhân công. Vốn đầu tư lớn, thời gian nuôi các loại thủy hải sản dài nên dễ gặp 22 rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Cũng đồng nghĩa với các hộ gia đình nghèo không thể có tiền đầu tư cho NTTS. 1.5. Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước trong VQG Xuân Thuỷ Theo Quy hoạch quản lý Bảo vệ và Phát triển VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 20042020, vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ được phê duyệt năm 1995 bao gồm phần đất còn lại của Cồn Ngạn được giới hạn bởi đê Vành lược và lạch sông Vọp, với tổng diện tích 960 ha. Đây là một bất cập lớn, vì diện tích Vùng đệm cũ quá h p không đủ bao hàm ý nghĩa của một vùng đệm: "là khu vực áp sát khu bảo tồn (KBT), có dân cư sinh sống, từ đây gây ra áp lực xâm hại tài nguyên và môi trường vào vùng lõi của KBT". Vì vậy, gần đây các dự án về vùng đệm đã được Ban quản lý KBT triển khai ở vùng dân cư áp sát KBT gồm các xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân. Kết quả khả quan của các dự án đã chứng minh tính khả thi của diện tích vùng đệm được mở rộng như trong Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 21/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Bảng 1. 5: Thống kê hiện trạng sử dụng đất ở vùng đệm Đơn vị tính: ha Hạng mục Khu vực Diện tích đầm tôm D.tích D.tích Có Đất Tổng thổ cư canh tác rừng trống 5 xã vùng đệm 272,8 2569,7 Bãi Trong 36,0 812,0 848,0 180,0 Cồn Ngạn 880,0 80,0 960,0 Tổng cộng 916,0 892,0 1808,8 452,8 2569,7 Diện tích rừng trồng RNM Phi lao Tổng 808,0 6,0 808,0 6,0 Đất Tổng D. khác tích tự nhiên 1433,5 4276,0 814,0 922,0 2764,0 960,0 814,0 2355,5 8000,0 Nguồn: Kết quả điều tra sinh kế hộ gia đình VQG Xuân Thủy (2012) Ở Bãi Trong, đầm tôm he chân trắng thâm canh hiệu quảrất thấp, rủi ro nhiều. Diện tích RNM mới trồng đã phát huy hiệu quả đối với nguồn lợi thủy sản. Ở cồn Ngạn, những đầm tôm nuôi quảng canh cải tiến có rừngđạt hiệu quả tốt nhất (đầu tư ít, thu nhập ổn định, ít rủi ro). Ngay trong vùng lõi của VQG Xuân Thuỷ ở Cồn Lu, 5666 ha RNM đã được cải tạo thành 4 đầm nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến và RNM bị tàn lụi. Điều tra thực địa năm 2013đã xác định có 138 ha diện tích NTTS ở vùng lõi của VQG Xuân Thủy [28]. Khoảng 700 ha bãi triều tự nhiên không có RNM thuộc phân khu phục hồi sinh thái của VQG Xuân Thủy ở phần cuối Cồn Lu, Cồn Ngạn thuộc các xã Giao Xuân, Giao Hải được cải tạo và quây nuôi ngao, vạng. Tổng diện tích nuôi ngao năm 2013 tại Cồn Lu xã đang quản lý là 688,38 ha (số liệu do địa chính các xã cung cấp). 23 Bảng 1. 6: Diện tích nuôi ngao tại phân khu phục hồi sinh thái ở Cồn Lu Tổng(ha) Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải Tổng diện tích Cồn Lu 688,38 28,3 217 301 142,08 Nuôi ngao thịt 528,76 28,3 100 301 99,46 Nuôi ngao giống 159,62 0 117 0 42,62 Số hộ 273 hộ 8 hộ 60 hộ 50 hộ 80 hộ Số diện tích bỏ không 205 ha 8 ha 100 ha 50 ha 47 ha Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2013) Đất ở vùng đệm gồm: đất thổ cư, đất canh tác nông nghiệp, đất NTTS, đất bãi bồi có RNM và một số ít đất còn ngập nước ven theo các sông lạch. Đất nông nghiệp chủ yếu trồng 2 vụ lúa nước có năng suất khá cao, nhưng do bình quân diện tích quá thấp nên thu nhập từ trồng lúa và làm nông nghiệp nói chung không đủ sống.Vùng đất NTTS gồm khu đầm tôm nuôi quảng canh cải tiến (2.000ha) và nuôi ngao (700ha). NTTS đã tạo công việc làm và nguồn thu đáng kể cho cộng đồng địa phương. Diện tích RNM gần 800ha mới được phục hồi từ dự án DRC (Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch) đã có tác động rất tích cực đến môi trường sinh thái của khu vực. 24 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu a) Xác định được vai trò và chức năng chủ yếu của HST rừng ngập mặn khu vực VQG Xuân Thủy; b) Đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương của HST rừng ngập mặn trong VQG Xuân Thủy do BĐKH; c) Đề xuất được các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH và NBD đến HST rừng ngập mặn, sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong và lân cận VQG Xuân Thủy. 2.1.2. Nội dung nghiên cứu i) Công việc thực hiện để đạt được mục tiêu (a) - Thu thập số liệu sơ cấp liên quan đến VQG Xuân Thủy, liên quan đến HST RNM, sinh kế và cộng đồng dân cư sống trong khu vực VQG và lân cận; - Phỏng vấn, thảo luận với các bên liên quan và cộng đồng dân cư sống trong và lân cận VQG Xuân Thủy về tình hình bảo tồn HST RNM, đa dạng sinh học và nguồn lợi từ RNM đem lại, các đe dọa đến các HST RNM, sinh kế người dân,...; - Phân tích tổng quan vai trò, chức năng của HST RNM trong bối cảnh BĐKH và NBD, bao gồm khả năng thu và giữ cácbon; - Phân tích mối quan hệ giữa: HST RNM – sinh kế - cộng đồng dân cư sống trong và lân cận VQG Xuân Thủy. ii) Công việc thực hiện để đạt được mục tiêu (b) - Nghiên cứu lựa chọn và mô tả kịch bản BĐKH và NBD cho khu vực ven biển tỉnh Nam Định và huyện ven biển Giao Thủy; - Phân tích các tác động có thể của BĐKH và NBD theo kịch bản đến HST RNM; - Phân tích các tác động có thể của BĐKH và NBD theo kịch bản đến sinh kế của cộng đồng liên quan tới HST RNM; - Phân tích các tác động có thể của BĐKH và NBD theo kịch bản đến các cộng đồng dân cư sống trong và lân cận VQG Xuân Thủy; 25 - Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH và NBD đến HST rừng ngập mặn trong VQG Xuân Thủy. iii) Công việc thực hiện để đạt được mục tiêu (c) - Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD nhằm quản lý hiệu quả và cải thiện sức chống chịu của VQG Xuân Thủy; - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu của BĐKH và NBD đến HST RNM nói riêng và VQG Xuân Thủy nói chung; - Đưa ra một số khuyến nghị để có thể nhân rộng kết quả nghiên cứu sang các khu bảo tồn thiên nhiên biển-ven biển khác có điều kiện tương tự. 2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là HST rừng ngập mặn trong VQG Xuân Thủy, mức độ dễ bị tổn thương của chúng trước các tác động của BĐKH và NBD. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả nghiên cứu cao nhất, trong nội dung của luận văn này, học viên chỉ tập trung vào nghiên cứu đánh giá tính dễ tổn thương bởi NBD do tác động của BĐKH. 2.2.2. Thời gian: 2 năm (2012-2014) 2.2.3. Địa điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 2.2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2.2.4.1. Cách tiếp cận a) Tiếp cận hệ thống và liên ngành Đây là cách tiếp cận chủ đạo được quán triệt trong quá trình thực hiện luận án. Các thực thể (vật lý, sinh vật và con người,…) trong phạm vi vùng nghiên cứuvà phụ cận đều nằm trong các hệ thống nhất định. Trong khi BĐKH cùng các biểu hiện của chúng đã tác động tới tất cả các lĩnh vực, các thực thể nói trên theo một quan hệ tương tác lẫn nhau. Vì thế, BĐKH cũng mang tính hệ thống và mối quan hệ giữa các yếu tố BĐKH với các lĩnh vực, các thành phần môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bị tác động, cũng như sức chống chịu/thích ứng của các hệ thống trong vùng nghiên cứu luôn thống nhất. Con người là một bộ phận hữu cơ của HST, là một thành viên đặc biệt của HST theo nghĩa con người, một mặt có những tác động mạnh mẽ nhất vào HST theo cách riêng của mình (có ý thức và bằng công cụ) và mặt khác lại là đối tượng mà bất kỳ 26 nghiên cứu HST nào cũng phải hướng tới để đem lại phúc lợi cho họ (Trương Quang Học, 2006 [7]). b) Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (ecosystem-based approach - EBA) Do Công ước ĐDSH đề xuất là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh vật) nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên này một cách công bằng (IUCN, 1997) [14]. Gần đây, cách tiếp cận này được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, khi đặt con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các HST. Một cách khái quát có thể định nghĩa cách tiếp cận dựa HST là cách tiếp cận có sự liên kết các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội để quản lý các hệ sinh thái - xã hội (socio-ecological system), bao gồm hệ tự nhiên (natural system), HST (ecosystem) và hệ xã hội (social system), bằng cách bảo vệ tính bền vững của các hệ thống này một cách lâu dài. Cách tiếp cận dựa trên HST được thực hiện trên 12 nguyên tắc cơ bản có sự hỗ trợ, tương tác lẫn nhau (Smith and Maltby, 2003) và được tổng kết thành 5 bước thực hiện (Shepherd, 2004) là: (i) Xác định những bên có liên quan và định biên HST; (ii) Nghiên cứu cấu trúc, chức năng và quản lý hệ sinh thái; (iii) Xác định những vấn đề từ góc độ kinh tế; iv) Quản lý thích nghi theo không gian, và v) Quản lý thích nghi theo thời gian. Trong thực tế, con người một mặt sống nhờ vào HST thông qua các dịch vụ của nó, như: (i) Dịch vụ cung cấp (cung cấp các loại vật liệu, cây thuốc, thực phẩm, nước..); ii) Dịch vụ điều tiết (điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nước, dịch bệnh…); iii) Dịch vụ văn hóa-tinh thần (các giá trị du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, giáo dục, tôn giáo, nghệ thuật và các lợi ích phi vật chất khác); và iv) Dịch vụ hỗ trợ (hình thành đất, duy trì các chu trình dinh dưỡng, chu trình sinh địa hóa, dòng năng lượng,…). Mặt khác, con người lại tác động vào HST thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển KT-XH (nguyên nhân sâu xa/cơ bản) – tác động chính làm suy thoái các HST và ĐDSH. Cần nhấn mạnh rằng mối tương tác giữa con người và HST có sự thay đổi theo thời gian (từ quá khứ, tới hiện tại và đến tương lai) và chịu sự tác động ở các cấp độ khác nhau. 27 HST và BĐKH có sự tương tác lẫn nhau. Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên toàn HST nói chung và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST. Theo đó, EBA lựa chọn HST như cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cường tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nh tính dễ bị tổn thương/rủi ro khí hậu với sự tham gia của các bên liên quan (đặc biệt là cộng đồng) nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các HTS - xã hội (Ban thư ký Công ước Đa dạng Sinh học, 2010 [1]). Hình 2. 1: Tính chống chịu sinh thái-xã hội: kết quả của sự tương tác hữu cơ giữa tính chống chịu của HST và hệ xã hội (Trương Quang Học, 2012) [8] 2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu (số liệu thứ cấp): Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng học viên đã thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê, phân tích và tổng hợp để đưa ra bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội cũng như những tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu trong phòng, giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và các hướng nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện. Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước; biết được các hạn chế của các nghiên cứu trước đó và đề ra định 28 hướng nghiên cứu cho đề tài. Các tài liệu này liên tục được cập nhật, bổ sung và được phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp và cần thiết. b) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp): Học viên đã tiến hành 02 đợt điều tra thực địa (vào tháng 12/2012 và tháng 7/2013) tại khu vực nghiên cứu theo 4 tuyến điều tra (Phụ lục 1) theo mặt cắt vuông góc với đê biển (với chiều rộng 10m chạy ra phía biển), kiểu địa hình và các khu vực sản xuất đặc trưng cho từng địa bàn nghiên cứu. Tập trung điều tra những khu vực nhạy cảm với BĐKH. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đã giúp học viên hiểu và làm rõ hơn về các đặc điểm điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển KT – XH và các vấn đề về BĐKH, các mô hình sinh kế của người dân trong vùng nghiên cứu theo cách tiếp cận từ dưới lên. c) Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA): PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để lập kế hoạch hành động và thực hiện. PRA là phương pháp không chỉ được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin, mà còn được thực hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thấy tiếng nói của chính mình được lắng nghe, được ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp PRA như là một công cụ chính để tiến hành làm việc với chính quyền và người dân địa phương nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, những tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của người dân địa phương với BĐKH tại khu vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiến hành phỏng vấn (bảng phỏng vấn – phụ lục 2) theo nhóm, người dân đánh bắt tự do, người nuôi trồng thủy sản, cán bộ bảo vệ rừng, cán bộ quản lý VQG, cán bộ các xã vùng đệm (danh sách điều tra, phỏng vấn – phụ lục 3). d) Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của HST RNM Để đánh giá mức độ tổn thương cho khu vực VQG Xuân Thủy, trước hết cần xác định chỉ số DBTT do BĐKH đối với HST RNM – yếu tố quan trọng đối với VQG này. Mặc dù còn có những cách tính chỉ số dễ bị tổn thương khác nhau, nhưng chủ yếu là cách tính theo hàm của 3 yếu tố: mức độ phơi lộ (exposure), mức độ nhạy cảm (sensitivity) và khả năng thích ứng (adaptive capacity). 29 Theo IPCC (2007) [38]: “Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống”. Từ đó ta có hàm sau: Tính dễ tổn thương (V) = f[mức độ phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC)]. Như vậy, chỉ số DBTT do BĐKH có thể được xác định theo trình tự như sau: - Đánh giá mức độ phơi lộ bằng cách sử dụng thông tin từ những ghi chép lịch sử của BĐKH liên quan tới các hiểm họa. - Đánh giá mức độ nhạy cảm của HST RNM tại VQG Xuân Thủytrước mức độ phơi lộ của những hiểm họa do BĐKH. -Đánh giá khả năng thích ứng theo quan điểm cá nhân và xã hội, các chỉ tiêu cụ thể. Tác động tiêm tàng (PI =S+E) Tính nhậy cảm (S) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Khu vực xuất lộ (E) Năng lực thích ứng (AC) Tính DBTT (V=PI+AC) Hình 2. 2: Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH Nguồn: Allison và nnk, 2009. Thông qua đánh giá chung về các đặc trưng của các yếu tố thời tiết do BĐKH bao gồm: NBD, sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa việc đánh giá chỉ số tổn thương theo các lĩnh vực dựa trên các dạng thiên tai chính như sau: - Các tác động của lũ lụt và ngập lụt đi kèm với các hiện tượng thời tiết cực đoan (đặc biệt là bão). - Các tác động của nhiễm mặn + xâm nhập mặn đi kèm với những biến đổi thủy văn và mực NBD. - Các tác động của nước dâng do bão đi kèm với những biến đổi liên quan đến mực NBD và các hiện tượng thời tiết cực đoan. - Các tác động của xói mòn, bồi lắng đi kèm với những biến đổi liên quan đến mực NBD, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các điều kiện đại dương và vùng ven bờ. 30 Để xác định giá trị cho mỗi chỉ số, có thể sử dụng sự phụ thuộc hàm giữa các chỉ số và khả năng DBTT (theo phương pháp tính chỉ số phát triển con người của UNDP) đưa về khoảng cho phép từ 0-1. Trong đó nhóm yếu tố nào mà có giá trị càng lớn tương ứng với khả năng DBTT càng cao thì giá trị chỉ số sẽ được tính dựa trên công thức: (1) Trong đó Xij là giá trị của yếu tố j tương ứng với vùng i. Ngược lại, nhóm yếu tố nào có giá trị lớn mà có thể làm giảm khả năng dễ bị tổn thương thì chỉ số sẽ được tính theo công thức: (2a) Hay đơn giản hơn: (2b) Khi đó chỉ số DBTT có thể được lấy là trung bình trọng số của tất cả các yếu tố và xếp hạng theo thứ tự từ chỉ số lớn nhất (dễ tổn thương nhất) đến chỉ số nhỏ nhất (ít tổn thương nhất). Trên cơ sở phương pháp đánh giá tính DBTT của HST RNM. Áp dụng vào khu vực nghiên cứu vùng RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy, để đánh giá xếp hạng chỉ số tính DBTT được chia thành 5 nhóm như sau: Bảng 2. 1: Xếp hạng chỉ số tổn thương Chỉ số tổn thương Xếp hạng 1 Thấp/không có dấu hiệu 2 Vừa phải 3 Tương đối mạnh/Trung bình 4 Mạnh/Cao 5 Rất mạnh/Rất cao Từ các chỉ số tại bảng 2.1, kết hợp với các thông tin thu thập được, học viên tiến hành phân tích để đánh giá, chỉ ra được mức độ tổn thương do tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái RNM tại khu vực VQG Xuân Thủy. 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hệ sinh thái RNM ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy 3.1.1. Vai trò của HST RNM ở VQG Xuân Thủy trong bối cảnh BĐKH Từ kết quả điều tra thực địa, tổng hợp các kết quả thu thập từ các đề tài nghiên cứuvà tham vấn địa phương (người dân, cán bộ xã và cán bộ quản lý tại VQG Xuân Thủy) cho thấy trong bối cảnh BĐKH hiện nay, RNM ở đây có một số vai trò quan trọng: - RNM có tác dụng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều [13] nhờ hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất của các loài thực vật ngập mặn cản sóng, tích lũy phù sa và mùn bã thực vật tại chỗ, cũng như thích nghi với NBD. Nhờ các trụ mầm (cây con) và quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm ngập các vùng này. - RNM có tác dụng làm giảm độ cao của sóng và bảo vệ đê khi thủy triều dâng. - RNM hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm nhờ có nhiều kênh rạch cùng với hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường. - RNM còn là nơi bảo vệ các động vật khi nước triều dâng và sóng lớn. Nhiều loài động vật đáy sống trong hang hoặc trên mặt bùn, khi thời tiết bất lợi, nước triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng như cá lác, các loài còng, cáy, ốc. Khi lặng gió và triều xuống thấp chúng trở lại nơi sống cũ. Do đó, tính đa dạng sinh học trong HST RNM tương đối ổn định. Nhờ các mùn bã được phân hủy tại chỗ và các chất thải do sông mang đến được phân giải nhanh tạo ra nguồn thức ăn phong phú, thuận lợi cho sự hồi phục và phát triển của động vật sau thiên tai. 3.1.2. Chức năng và dịch vụ HST RNM ở VQG Xuân Thủy Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa tại VQG Xuân Thủy và tổng hợp một số kết quả nghiên cứu của các tác giả [12, 28] cho thấy HST RNM ở đây có các chức năng và dịch vụ cơ bản được giới thiệu ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Các chức năng và giá trị dịch vụ của RNM ở VQG Xuân Thủy TT 1 2 Chức năng và dịch vụ Các yếu tố đóng góp vào chức năng Nơi ở có giá trị cho các chu kỳ của các loài cây và động vật quan trọng (các loài địa phương hoặc các loài khác trong thời - Tôm, cua, cá gian ngắn) Nguồn sản phẩm tự nhiên trong vùng (một phần của tổng sản - Cây ngập mặn (CNM) 32 TT 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Các yếu tố đóng góp vào chức năng phẩm được trích ra như các loại nguyên liệu tươi hoặc thức - Thuỷ hải sản ăn). - Động vật hoang dã Quá trình tái sinh chất dinh dưỡng (tích trữ, tái sinh nội hệ, chế - Các chu trình N,P,C, biến) Điều hoà khí hậu bằng các yếu tố sinh học ở mức địa phương - CNM và toàn cầu. Khả năng chứa, giảm thiểu và đảm bảo tính toàn v n trong sự đối phó của HST đối với những thay đổi bất thường của môi - CNM trường (ngăn chặn gió, bão,…) Bảo vệ bờ biển và kiểm soát xói lở Hệ thống rễ của CNM Lưu giữ phù sa (quá trình hình thành đất) Hệ thống rễ của CNM Xử lý chất thải, lưu giữ chất dinh dưỡng, chất độc hại (sự phục Khả năng hấp thụ của hồi của các chất dinh dưỡng dễ biến đổi và sự dời chuyển, phá CNM và các loài sinh vỡ các chất dư thừa và các hợp chất của nó) vật khác Giao thông thuỷ (hạn chế việc nâng cao đáy sông) Cây ngập mặn Kiểm soát lũ lụt và dòng chảy (điều hoà dòng thuỷ văn) Cây ngập mặn Chim di cư Góp phần duy trì quá trình hiện tại hoặc hệ thống tự nhiên Các loài bò sát, thú quý hiếm Đại diện cho kiểu RNM (sự hiện diện của các quần thể, hệ Các quần thể sinh vật, sinh thái, cảnh quan, các quá trình xảy ra trong đó) HST RNM Đa dạng sinh học, nguồn của các sản phẩm sinh học Các loài sinh vật Ngân hàng gen (nguồn của các vật chất sinh học) Các loài sinh vật Ý nghĩa văn hoá (đa dạng văn hoá, cơ sở cho việc sử dụng Các loài sinh vật, HST, không thương mại hoá) cảnh quan Các loài sinh vật, quần Nơi nghiên cứu và giáo dục (địa điểm để các nhà khoa học, thể, quần xã, cảnh sinh viên, học sinh tham quan, nghiên cứu) quan, hoạt động của con người Du lịch (cung cấp cơ hội cho các hoạt động giải trí) Các loài sinh vật, cảnh quan Chức năng và dịch vụ 3.1.2.1. Dịch vụ cung cấp Cung cấp các sản phẩm của RNM từ các loài thực vật, động vật, được tổng hợp theo bảng 3.2. [12] Bảng 3. 2: Cây ngập mặn khu vực ven biển khu vực VQG Xuân Thuỷ, Nam Định Taxon Dạng TT Nơi sống Công dụng sống Tên khoa học Tên Việt Nam 1 2 Pteridophyta Pteridaceae Acromstichum aureum L. Angiospermae Dicotyledoneae Acanthaceae Acanthus ilicifolius L. Ngành Dương xỉ Họ Chân xỉ Ráng biển Ngành Hạt kín Lớp Hai lá mầm Họ Ô rô Ô rô 33 H 3, 4 4, 5,7 C 2, 3, 8 1, 5, 7 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Aizoaceae Sesuvium portulacastrum L. Arecaeae Nypa fruticans (Thumb) Wurmb(+) Avicennia Avicennia marina (Forsk) Veirh Combretaceae Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.(+) Lumnitzera racemosa (Gaud) Presl. Euphorbiaceae Excoecaria agalocha L. Myrsinaceae Aegiceras corniculatum (L) Blanco Rhizophoraceace Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam Kandelia obovata Sheue Liu &Yong Rhizophora stylosa Griff. Sonneratiaceae Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Sonneratia apetala Buch-Ham(*) Họ Rau đắng Sam biển Họ Cau dừa Dừa nước Họ Mắm Mắm biển Họ Bàng Cóc đỏ C 3 1, 3, 7 H 2,3 2, 3,5,7 G 2, 8 3, 5,7 G 3 2,5, 7 G 3 2,5 G 1,2,3 1,4,5 G 1, 2, 3 1, 4, 5 G 2, 3, 8 2, 5 Trang G 2,8 2, 3, 5 Đâng Họ Bần Bần chua Bần không cánh G 2,3 2, 5 G G 2, 8 2 1,2,4,5 2, 5, 7 Cóc vàng Họ Thầu dầu Giá Họ Đơn nem Sú Họ Đước V t dù Chú giải bảng 3.2: (+): Loài mới di chuyển từ Cần Giờ (*): Loài mới được nhập nội từ Myanmar Dạng sống: G – Thân gỗ; C – Thân cỏ bò, đứng hay thân ngầm; H – Các dạng khác: cau, dừa, tre, thân cột, khuyết thực vật Công dụng: 1 – Nhóm cây làm thuốc; 2 – Nhóm cây cho gỗ, củi 3 – Nhóm cây ăn được; 4 – Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc; 5 – Nhóm cây bảo vệ đê chắn sóng, gió, xói mòn đất; 6 – Nhóm cây trồng làm cảnh; 7 – Nhóm cấy có công dụng khác: cho sợi, làm thủ công mỹ nghệ, nuôi ong,… Nơi sống: 1 – Các bãi bùn đang hình thành, phần lớn thời gian ngập nước khi nổi lên còn chịu nhiều tác động của sóng biển; 2 – Vùng đất ngập triều, tự nhiên, đều đặn; 3 – Vùng đất cao, hay ven bờ đầm, nơi thường chịu tác động hoặc ít chịu tác động của triều cường; 4 – Vùng đất cao nhiễm mặn hay ven đê nơi không chịu tác động chỉ chịu tác động của triều cường; 34 5 – Cồn cát trồng phi lao; 6 – Bãi cát cao, di động chịu tác động của sóng; 7 – Vùng đất ngập triều đều đặn tự nhiên ở ven các lạch, sông sâu; 8 – Trong các đầm nuôi thủy sản Nghiên cứu của Đỗ Văn Nhượng và nnk (2004) [17] cho thấy mật độ và sinh khối của động vật đáy ở trong RNM ở VQG Xuân Thủy đa dạng và phong phú hơn phía ngoài RNM, số cá thể cao nhất đạt đến 76 cá thể và sinh khối cao nhất là 84,8gam/m2 ở rừng tự nhiên, đạt đến 275 cá thể và sinh khối tới 134,9g/m2 bao gồm nhiều nhóm động vật đáy ở rừng trồng 3 tuổi. RNM là nguồn cung cấp củi, nguyên liệu hầm than cho các cộng đồng. Tuy nhiên, RNM tại VQG Xuân Thuỷ được bảo vệ, chưa có kế hoạch khai thác, tỉa thưa nên gần như không cung cấp lượng gỗ củi nào cho các cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, để đảm bảo không gian dinh dưỡng của cây, trong tương lai cần phải tiến hành tỉa thưa. Người dân có thể sử dụng sản phẩm tỉa thưa làm chất đốt. CNM cũng có hiện tượng tự tỉa thưa, cung cấp một lượng nhỏ chất đốt cho người dân địa phương. RNM tại VQG Xuân Thuỷ nằm trong hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam. Với nguồn gen thực vật phong phú, được hình thành trong quá trình tiến hoá lâu dài tạo nên hệ CNM với các loài có đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh lý,... độc đáo, thích nghi với môi trường ngập triều và mặn ven biển. Bên cạnh các loài CNM thực thụ địa phương, hiện nay tại VQG Xuân Thuỷ có một số loài CNM thực thụ di nhập từ các vùng khác ở Việt Nam hoặc quốc tế như Myamar. Thành phần loài chim khá phong phú, có tới 165 loài thuộc 38 họ, 14 bộ, trong đó 72 loài chim di cư và 93 loài chim định cư, một số loài thuộc dạng quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Các loài chim qúy hiếm có giá trị bảo tồn (Lê Đình Thủy, 2004) [23] TT IUCN (2000) VU Tên Việt Nam Tên Khoa học 1 Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis 2 Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer EN 3 Choắt chân màng lớn Limnodromus semipalmatus NT 4 Choắt mỏ thìa Eurynohynchus pygmaeus VU 5 Mòng bể mỏ ngắn Larus saudersi VU 6 Cò trắng Trung quốc Egretta eulophotes VU 7 Cò mỏ thìa Platalea minor EN 35 SĐVN (2000) Bậc R NĐ48 (2002) Bậc R Bậc R Bậc R IB Số lượng của các đàn chim di cư về các bãi triều Cồn Lu, Cồn Ngạn thay đổi thất thường, song có xu hướng giảm dần hàng năm (Vũ Trung Tạng, 2005)[21]. 3.1.2.2. Dịch vụ điều hoà - Điều hoà khí hậu: RNM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, ảnh hưởng đến lượng mưa và nhiệt độ. Hệ sinh thái RNM giúp cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hoà khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính.Theo Lê Xuân Tuấn, Mai Sỹ Tuấn(2005)[27] hàm lượng CO2 của nước trong rừng (7,38mg/l) thấp hơn nơi không có rừng (7,63mg/l). Sự khác nhau thể hiện rõ nhất vào tháng 3 (2,6mg/l), các tháng còn lại sự sai khác không đáng kể. Mức độ dao động hàm lượng CO 2 của nước trong rừng (5,6->9mg/l) thấp hơn nơi không có rừng (5,6 -> 11,3mg/l). Cả khi triều lên và triều xuống hàm lượng khí CO2 của nước ở trong rừng (6,47mg/l; 8,28mg/l) đều thấp hơn nơi không có rừng(6,85mg/l; 8,42mg/l). Mức độ ảnh hưởng của thủy triều đến hàm lượng khí CO2 của nước ở trong rừng (5,6 -> 9mg/l) thấp hơn nơi không có rừng (5,6 -> 11,3mg/l), điều đó chứng tỏ hoạt động quang hợp của rừng ngập mặn đã góp phần điều hoà lượng khí CO2 ở mức thấp không ảnh hưởng đến sự sống của động vật thủy sinh. Sự khác nhau trên có thể do trong rừng mật độ thủy sinh vật, hàm lượng chất hữu cơ nhiều hơn và khả năng trao đổi khí giữa nước với khí quyển thấp hơn nên hàm lượng khí CO2 thấp hơn và ít biến động hơn. Sự giảm hàm lượng khí CO2 nơi có rừng đã làm cho pH của nước cao phù hợp với điều kiện sống của thủy sinh vật. Theo tính toán của TEPCO/MERD (2005)[46], RNM có khả năng tích luỹ CO2 ở mức độ cao, RNM 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO2/ha/năm, tác dụng lớn làm giảm hiệu ứng nhà kính. - Ngăn ngừa xói lở: Thảm thực vật ngập mặn (TTVNM) đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói lở. Nhờ đặc tính thích nghi đặc biệt của hệ rễ, các CNM đã đứng vững trên vùng đất cửa sông ven biển, thích ứng với các chế độ triều và ảnh hưởng của sóng. TTVNM với hệ rễ phát triển dày đặc của các loài CNM. Hàng năm các loài cây tiên phong lấn dần tạo ra lớp che phủ tốt cho mặt đất. Theo Mazda và nnk (1997)[41], rừng trang trồng ven biển Thụy Hải giúp giảm đáng kể tác động của sóng trong khoảng thời gian 5-8 giây và nhờ vậy giúp bảo vệ bờ biển. Dải RNM 6 tuổi rộng 1,5 km sẽ làm giảm chiều cao của sóng 1m ở ngoài biển xuống còn 0,05m khi tới bờ. 36 Do mật độ TTVNM cao nên luôn mang lại hiệu quả giảm sóng ngay cả khi mực nước dâng cao. RNM ở VQG Xuân Thuỷ với nhiều tầng tán (nhiều tuổi rừng khác nhau) đã thể hiện được vai trò của chúng trong việc hạn chế xói lở. - Bảo vệ vùng ven biển khỏi tác động của bão, gió: TTVNM có thể che chắn bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, mùa màng, nơi cư trú của người dân, các phương tiện đánh bắt khỏi sự phá hoại của gió mạnh. Sự có mặt của RNM hạn chế rất nhiều thiệt hại do sóng, bão dẫn đến tác dụng bảo vệ đê biển ở Giao Thuỷ. Ví dụ, tác dụng của RNM Giao Thuỷ đã thể hiện rất rõ qua các cơn bão mạnh đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam trong các năm 2004-2005. Nơi nào có RNM đê biển được bảo vệ và không bị xói lở. Sự hiện diện của RNM khiến cho sóng biển giảm biên độ nên nước mặn đã không tràn qua được mặt đê biển, giảm thiệt hại cho đất canh tác ở phía trong đê. - Xử lý chất thải và và làm sạch nước: Hệ sinh thái RNM tham gia vào các quá trình hấp thụ các chất thải, lọc và làm lắng các chất thải. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trực tiếp tại RNM Giao Thuỷ. - Khả năng thụ phấn: Việc tăng diện tích RNM dẫn tới tăng khả năng thụ phấn của các loài ong tốt hơn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu minh chứng riêng cho RNM ở giao Thủy. 3.1.2.3. Dịch vụ văn hoá - Giá trị giáo dục: Hệ sinh thái RNM đã cung cấp cơ sở cho việc giáo dục chính thức và không chính thức. Tháng 5 năm 2001, Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn (MERD) của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) đã tổ chức cho 200 học sinh của 4 trườngTHCS ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định một số hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trường của MERD, bao gồm: + Hội thảo quốc gia về "Giáo dục môi trường (RNM) trong các trường học", tổ chức tại Hà Nội ngày 5-7 tháng 10. + Cuộc thi sáng tác: "Vì môi trường của chúng ta" phát động trong bốn tháng từ đầu tháng 5 tới cuối tháng 8, nhằm khuyến khích phong trào sáng tác về môi trường và về RNM trong giáo viên, sinh viên và học sinh. + Các lớp tập huấn cho giáo viên, hội viên Hội Chữ thập đỏ của hai tỉnh Nam Định và Thái Bình về phương pháp sưu tập và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường và các phương pháp điều tra kinh tế xã hội vùng ven biển. + Hỗ trợ một số trường THCS ở ven biển Nam Định và Thái Bình xây dựng phòng trưng bày đa dạng sinh học và môi trường, tạo điều kiện cho học sinh nâng cao ý thức hiểu biết về tài nguyên ven biển và bảo vệ môi trường. 37 + Thu thập và xây dựng một phòng trưng bày đa dạng sinh học và môi trường tại Trạm MERS cho học sinh các vùng lân cận đến tham quan và học tập. Như vậy, RNM VQG Xuân Thuỷ đã trở thành địa điểm giáo dục, học hỏi cho thế hệ trẻ trong vùng về một HST đất ngập nước quan trọng. Trong thời gian vừa qua, đây cũng là địa điểm nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên nhiều trường đại học. Nhiều nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài cũng đã đến vùng này để học tập và nghiên cứu khoa học. - Quan hệ xã hội: Việc khôi phục RNM đã tạo ra việc làm và mối quan hệ mới trong cộng đồng người dân ven biển như giữa người trồng, bảo vệ rừng và người khai thác tài nguyên trong vùng. Các mối quan hệ này cần phải được xem xét để đảm bảo cho sự bền vững của RNM. - Du lịch sinh thái: Tiềm năng du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thuỷ là rất lớn. Tuy nhiên thế mạnh này mới chỉ mới được đề cập đến trong dự án về du lịch sinh thái của huyện Giao Thuỷ vào năm 2004 và một số nền móng cho việc triển khai. Sở dĩ chưa duy trì được ổn định, có thể do hình thức du lịch dựa vào các gía trị bảo tồn ở đây còn nghèo nàn và đầu tư chưa tương xứng. 3.1.2.4. Dịch vụ hỗ trợ - Bẫy trầm tích, lấn biển: Quá trình lắng đọng trầm tíchở vùng cửa sông châu thổ phụ thuộc rất nhiều vào RNM. Có thể nói RNM là hàng ràochắn tự nhiên, góp phần giữ lại (bẫy) lượng trầm tích từ các dòng sông đổ ra và từ biển đưa vào. Theo Nguyễn Hữu Thọ và nnk (2001)[22] trong vòng 1 năm thì lượng trầm tích bồi tụ trên nền đất RNM ở Giao An, Giao Thuỷ là 6,38cm/năm. Tại vùng này, trầm tích lắng đọng trung bình trên 1m2 trong 1 ngày đêm và trọng lượng khi sấy khô là 273,6g. Lượng trầm tích luôn biến động theo thời gian, trong một năm có hai giai đoạn khác nhau rõ rệt. Lắng đọng nhiều vào mùa mưa và ít vào mùa khô. Một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm 2004 (TEPCO/MERD, 2005)[46] cho thấy mức độ bồi tụ đất trên sàn rừng như trình bày ở bảng 3.4. 300-370 370-420 5,1 5,3 3,5 1,5 38 800-920 240-300 4,8 680-800 180-240 3,6 620-680 120-180 2,5 500-620 80-120 0,25 1,3 420-500 50-80 Mức độ bồi tụ (cm) 0-20 Khoảng cách tính từ bờ đờ (m) 20-50 Bảng 3.4: Mức độ bồi tụ của đất tại khu RNM Giao Thủy qua 10 tháng 2,1 3,6 4,7 Nguồn: TEPCO, 2005 [46] 1,2 0 Do đặc điểm nền đất của khu vực nghiên cứu dốc và vỡ nên mức độ bồi tụ không đồng đều giữa các khu vực dọc theo mặt cắt của RNM. Mức bồi tụ đất cao nhất ở khu vực nền đất cao trung bình nơi có thời gian ngập triều lớn, mật độ cây dầy. Mức bồi tụ đất thấp ở khu vực nền đất thấp, mật độ cây thưa. - Sinh cảnh/chu trình dinh dưỡng Chất hữu cơ hòa tan Thân mềm và ấu trùng côn trùng Mùn bã Xuất khẩu bởi dòng triều Thực vật phù du Vi sinh vật và Protozoa Giáp xác Cá nổi Vật dữ 1 Vật dữ 2 Vật dữ 3 Động vật ăn mùn bã Xuất khẩu khỏi vùng nhờ xich thức ăn Từ sinh vật trên cạn và thủy sinh vật Rừng ngập mặn TriÒu c-êng Nghề cá Hình 3. 1: Các mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái RNM Nguồn: Vũ Trung Tạng, 2005 Trong lưới thức ăn của vùng ven biển Giao Thủy nói riêng hay cửa sông Ba Lạt nói chung, nguồn thức ăn chính là sản phẩm của RNM, đai cỏ biển và đặc biệt là mùn bã hữu cơ chuyển ra từ đất liền nhờ các dòng sông theo nguyên tắc chung (Hình 3.1). Năm 2004, hơn 5.000ha RNM mới trồng ở các huyện ven biển tỉnh Thái Bình và Nam Định được cho là đã làm thay đổi cảnh quan vùng ven biển và lượng hải sản đã tăng lên rõ rệt. Số lượng tôm, cua giống xuất hiện nhiều vào tháng 7, 8, 9 ở các RNM mới trồng là nguồn cung cấp giống cho các đầm nuôi đồng thời đã cải thiện rõ rệt cuộc sống của người nghèo. Đặc biệt cá thủ vàng (Sciera sp.) – một loài cá đáy có giá trị rất cao (sử dụng bong bóng để làm chỉ khâu trong các ca mổ khó) đã vào kiếm ăn ở các cửa sông có RNM mới trồng (Trọng, Hồng 2004) [26]. - Sản xuất sơ cấp Theo TEPCO/MERD (2005) [46], tại VQG Xuân Thủy rừng trang 4 tuổi, 5 tuổi và 6 tuổi mật độ trồng với khoảng cách 0,7m x0,7m phát triển tốt cả về đường kính thân và chiều cao cây. Dưới tán này có một tầng cây non, cây con tái sinh với mật độ dày, phát triển, đủ đảm bảo cho sự tái sinh rừng mới. Rừng trang 9 tuổi có mật độ quá 39 cao nên cây khẳng khiu. Đối với cây trang trồng học viên đã tiến hành nghiên cứu kỹ tỷ lệ về khối lượng khô của các bộ phận trong cây. Sinh khối của từng bộ phận cây và sinh khối của cả cây là khác nhau và phụ thuộc vào tuổi rừng (Bảng 3.5). Bảng 3. 5: Tỷ lệ và khối lượng khô (DW) của các bộ phận của cây ở các loại tuổi rừng trang và rừng tự nhiên [46] Kiểu rừng Thông số Rừng trang 4 tuổi DW (kg/cây) % DW (kg/cây) % DW (kg/cây) % DW (kg/cây) % DW (kg/cây) % DW (tấn/ha) % Rừng trang 5 tuổi Rừng trang 6 tuổi Rừng trang 7 tuổi Rừng trang 9 tuổi Rừng tự nhiên Thân Cành 0.672 0.538 42.3 33.9 0.854 0.671 42.0 33.0 1.103 0.632 43.9 25.2 1.947 1.042 52.2 27.9 3.808 1.166 64.8 19.8 47.97 65.95 Bộ phận của cây Lá Rễ 0.175 0.203 11.0 12.8 0.197 0.310 9.7 15.3 0.398 0.379 15.8 15.1 0.272 0.470 7.3 12.6 0.428 0.475 7.3 8.1 5.45 19.31 7.50 26.55 Tổng 1.5865 100 2.0315 100 2.512 100 3.731 100 5.877 100 72.74 100 Tỷ lệ của lá ở rừng trang có độ tuổi 5 - 6 năm lớn hơn so với các độ tuổi còn lại. Rõ ràng trong điều kiện rừng chưa khép tán, cây phát triển mạnh sinh khối của lá, gia tăng sinh khối của cơ quan đồng hóa CO2. Cây càng lớn tuổi sinh khối cành cây chiếm tỷ lệ càng thấp, tỷ lệ cành giảm từ 33,9% (rừng 4 tuổi) xuống còn 19,8% (rừng 9 tuổi). Ngược lại thân và bạnh gốc chiếm tỷ lệ tăng dần theo tuổi rừng. Khi rừng khép tán, cây phát triển mạnh sinh khối của thân và bạnh gốc. Cây 5 tuổi có sinh khối rễ chiếm tỷ lệ cao hơn các tuổi rừng trồng khác. Đặc biệt sinh khối rễ cây rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn rừng trồng (chiếm 26.55% sinh khối của cây). Tuy nhiên sinh khối của lá cây rừng mọc tự nhiên và lâu năm cũng chỉ chiếm tỷ lệ tương tự với cây trang trồng 7-9 tuổi. Kết quả tính toán sinh khối tổng số của rừng trang trồng và sinh khối rừng tự nhiên được thể hiện trong bảng 3.6. Bảng 3.6: Sinh khối tổng số của các loại trang và RNM huyện Giao Thủy [46] Kiểu rừng Kg/cây Mật độ Sinh khối (tấn/ha) Rừng trang 4 tuổi 1.587 18.900 29.98 Rừng trang 5 tuổi 2.032 19.150 38.90 Rừng trang 6 tuổi 2.512 18.200 45.72 Rừng trang 7 tuổi 3.731 20.100 74.99 Rừng trang 9 tuổi 5.877 21.700 127.53 - 23.460 72.74 Rừng tự nhiên 40 Sinh khối của cây trang tăng dần theo tuổi rừng. Tốc độ tăng sinh khối nhanh nhất ở độ tuổi rừng 6-9 tuổi. Có thể do ở độ tuổi nhỏ hơn 6 tuổi, cây ưu tiên phảt triển khối vào quá trình hình thành bộ tán, trong đó chủ yếu là lá (cơ quan quang hợp) mà cơ quan này thường rụng hàng năm nên cây mất đi một lượng sinh khối khá lớn do đó tốc độ tích luỹ sinh khối trong cây giảm. So với rừng trang trồng sinh khối rừng tự nhiên chỉ tương tự với sinh khối của rừng trang 7 tuổi và thấp hơn so với rừng trang 9 tuổi. Sú và trang là 2 loài chiếm ưu thế trong rừng tự nhiên ở đây (chiếm tỷ lệ 89,8% tổng số cá thể). Cả 2 loài này trong rừng tự nhiên đều có kích thước nhỏ hơn so với rừng trang7 tuổi. Trong khi đó bần chua mặc dù là loài có kích thước lớn trong rừng tự nhiên nhưng số lượng cá thể của chúng không nhiều (chỉ chiếm 5,37%). Chính vì vậy sinh khối của rừng tự nhiên thấp hơn so với rừng trang trồng 9 tuổi. Năng suất thuần (NPP) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cố định CO2 của thực vật. Năng suất thuần trong nghiên cứu này được xác định bằng tổng của năng suất lượng rơi và sinh khối. Kết quả nghiên cứu về năng suất thuần được thể hiện trong bảng 3.7. Bảng 3. 7: Uớc lượng năng suất thuần của RNM Giao Thủy Kiểu rừng Rừng trang 4 tuổi Rừng trang 5 tuổi Rừng trang 6 tuổi Rừng trang 7 tuổi Rừng trang 9 tuổi Rừng tự nhiên Sinh khối (tấn/ha) 29,98 38,90 45,72 74,99 127.53 72,74 Năng suất lượng rơi (tấn/ha) 6,6 9,2 11,1 12,4 11,8 Năng suất thuần (tấn/ha/) 45,7 54,92 86,09 139.93 84,54 TEPCP/MERD project 2005 [46] Do cây ở rừng trang trồng 4 tuổi phân cành thấp, tầng tán thường bị ngập khi triều lên, nên chúng tôi không thu được lượng rơi. Vì vậy chưa tính được năng suất thuần của tuổi rừng này. Năng suất thuần của rừng trang trồng tại Giao Lạc tăng dần theo tuổi rừng. Mặc dù năng suất lượng rơi của rừng 7 - 9 tuổi tăng chậm nhưng do khả năng tích luỹ sinh khối của cây rừng tuổi này vẫn tiếp tục tăng nhanh, nên tốc độ tăng năng suất thuần của cây ở tuổi rừng này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Năng suất thuần của rừng tự nhiên tương tự với năng suất thuần của rừng trang trồng 7 tuổi. Như vậy cây trang trồng thích hợp với các điều kiện và thổ nhưỡng tại khu vực Giao Lạc và là loài có khả năng cho sinh khối khá cao, vai trò của rừng này đối với việc làm giảm thiểu khí CO2 vẫn tiếp tục tăng. Rừng trang 5tuổi có năng suất lượng rơi tương ứng là 6.6 tấn/ha. Như vậy trong điều kiện che phủ 100% thì năng suất này được tính là 6,6/0,9 = 7,3 tấn/ha. Các lưới 41 theo dõi lượng rơi của bần chua và mắm biển được đặt ngay dưới tán (độ che phủ 100%) của các loài này trong khi đó loài này phân bố không đều trong rừng tự nhiên. Kết quả tính toán cho thấy năng suất lượng rơi trung bình của rừng tự nhiên là 11,8 tấn/ha. Như vậy năng suất lượng rơi của rừng tự nhiên cao hơn so với năng suất lượng rơi của rừng trang trồng 7 tuổi tại xã Giao Lạc (11,1 tấn/ha), gần bằng năng suất lượng rơi của rừng trang trồng 9 tuổi (12,4 tấn/ha). 3.1.3. Các yếu tố sinh thái trong HST RNM Do đặc điểm sống trong môi trường ngập nước, yếm khí, đất bùn, độ mặn cao, sóng gió nhiều… nên cây rừng ngập mặn phải thích nghi với các điều kiện bất lợi để tồn tại. Để thích ứng với điều kiện đất bị yếm khí trong khi triều ngập và để đứng vững trên nền đất không ổn định, hệ rễ của cây rừng ngập mặn có các dạng sau: rễ hình tia như Mắm (Avicennia spp.); gốc bạnh to gồm có Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculatum), Dà quánh (Ceriops tagal); rễ chân nơm, rễ chống như Đước, Đưng (Rhizophora spp.). Ngoài tác dụng làm giá đỡ cho cây, còn là cơ quan thu nhận không khí cho phần trong đất vì trên rễ có nhiều lỗ vỏ trung bình 5-10 lỗ vỏ/cm2 (Phan Nguyên Hồng, 1991); rễ bạnh vè như Cui (Heritiera littoralis), V t dù (Bruguiera gymnorrhira); rễ đâm ngược từ mặt đất nên như cây Bần (Sonneratia spp). Ngoài ra còn có nhiệm vụ hô hấp và trên bề mặt của rễ có số lượng lỗ vỏ lớn: ở chi mắm trung bình 14-16 lỗ vỏ/cm2, chi bần 9-11 lỗ vỏ/cm2. Cũng do sống trong điều kiện môi trường có độ mặn thay đổi và cao, vì vậy một số cây ngập mặn có cơ chế điều chỉnh nồng độ muối trong cây để tồn tại và phát triển như: - Bài tiết muối: như các loài Sú (Aegiceras spp.), Mắm (Avicennia spp,), Ôrô (Acanthus spp.) có thể thích nghi với điều kiện này do bài tiết muối qua tuyến muối trong lá. - Giữ muối: Lượng muối dư được giữ trong không bào bài tiết muối rồi thải qua lá rụng, như Mắm (Avicennia spp.), V t dù (Bruguiera gymnorrhira), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa). - Cân bằng tiềm năng thẩm thấu: lũy trọng lượng phân tử carbonhydrat thấp hơn thế năng thẩm thấu và như vậy cây có thể hấp thu nước từ môi trường mặn. - Loại trừ muối: Tính chất vật lý này nhằm ngăn cản muối vào trong xylem của rễ bằng cơ chế bơm qua màng như Trang (Kandelia candel), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Sú (Aegiceras spp.). 42 Do sống trong môi trường khắc nghiệt, bị tác động của sóng và nền đất không ổn định, tỉ lệ sống không cao nên cây rừng ngập mặn có các đặc điểm để tái sinh như: - “Hiện tượng sinh con”. Một đặc điểm đặc biệt của các loài cây ngập mặn là có hiện tượng sinh con. Hạt của các loài này nảy mầm sau khi chín và không có thời kỳ nghỉ ngay ở trên cây m , tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm. Kích thước và độ dài của trụ mầm ở các loài cây khác nhau, nhưng đều có dạng thuôn, phần bụng hơi phình to, sau nhọn dần, trù loài v t có hình trụ có cạnh đều, hơi nhọn hai đầu. Trụ dài nên nó dễ dàng nổi trên mặt nước và phát tán, dễ cắm xuống đất và hướng ngọn lên trên rồi phát triển rễ nhanh chóng. Các loài thuộc chi mắm và sú cũng còn có hiện tượng sinh con kín, hạt cũng nảy mầm trên cây m nhưng trụ mầm nằm kín trong vỏ quả, không ló ra ngoài. - Tính thích nghi của các loài không có trụ mầm: Như cây Cui (Heritiera littoralis) sản xuất trái to bao bọc bằng lớp vỏ cứng, lớp vỏ này không thấm nước làm như chiếc phao. Cây Giá, Tra lâm vồ thì trong trái có nhiều hạt. Như vậy, các loài cây ngập mặn có khả năng thích ứng khác nhau với các yếu tố môi trường. 3.2.Biến động RNM ở VQG Xuân Thủy theo thời gian Vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khu vực phía nam huyện Giao Thủy (xã Giao Long) là một eo nhỏ ăn sâu vào đất liền. Đây là vết tích còn sót lại của các cồn cát được bồi lấp bởi trầm tích do dòng chảy hướng Đông bắc-Tây nam đưa xuống từ cửa Ba Lạt. Đến năm 1998, khu vực này đã được bồi tụ hoàn toàn, RNM và các bãi triều lầy đã bị thay thế bởi các cồn cát, sau đó là khu tập trung dân cư, đất nông nghiệp và khu nuôi thủy sản nước ngọt, lợ,… Đây là giai đoạn cuối cùng của một chu kỳ tiến hóa từ lục địa ra biển (Trần Nghi và nnk, 2002)[15]. Nét độc đáo về địa chất của vùng ĐNN của VQG Xuân Thủy nói riêng và cửa Ba Lạt (sông Hồng) nói chung là sự tiến hóa trầm tích tướng bãi triều lầy hai bên bờ lạch triều gắn liền với tiến hóa cảnh quan RNM. Chúng phát triển theo không gian và thời gian, gặp nhau khi lạch triều bị lấp cạn và biến thành đầm lầy. Đó cũng chính là thời điểm hưng thịnh nhất của một chu kỳ tiến hóa RNM và cũng báo hiệu một giai đoạn suy tàn tiếp theo [15]. Theo kết quả phân tích các ảnh vệ tinh (2013) [28] cho thấy các giai đoạn khác nhaucó sự biến động theo thời gian về diện tích cũng như phân bố không gian của 43 RNM tại VQG Xuân Thủy. Biến động về không gian phân bố thể hiện luôn có sự dịch chuyển của RNM dần ra sát mép bờ biển. Điều này cũng phù hợp với diễn thế sinh thái ở khu vực này. Quá trình dịch chuyển RNM từ Cồn Ngạn sang Cồn Lu bắt đầu từ đầu những năm 1990 đến nay có thể xem là xu hướng tất yếu bởi khi Cồn Ngạn đã được bồi tích nổi cao và ổn định, sự thông thoát nước theo hệ thống lạch triều giảm đi, không thuận lợi cho RNM phát triển nữa. Khi đó, Cồn Lu sát biển hơn, hệ thống lạch triều dày đặc và sông nhánh tạo điều kiện cho sự thông thoáng nước theo thủy triều, thuận lợi cho RNM phát triển. Từ đầu năm 2011 tới nay, việc Cồn Xanh và Cồn Mờ đã hợp nhất và phát triển thành một dải bãi bồi lớn hình cánh cung dài ôm lấy vùng bên ngoài Cồn Lu càng cho thấy chiều hướng hình thành một cồn mới như Cồn Lu cách đây khoảng 10-15 năm. Trên cồn mới này, các TTVNM sẽ phát triển như Cồn Lu hiện nay và đó là một diễn thế tự nhiên của vùng ĐNN cửa sông châu thổ ven biển của đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả quan trắc tháng 6/2014 của học viên cho thấy quần thể CNM còn non với chiều cao 30-40cm đã bắt đầu sinh trưởng và phát triển ở Cồn Xanh. - Diễn thế sinh thái khu vực VQG Xuân Thuỷ Diễn thế sinh thái vùng cửa sông Hồng nói chung, vùng ĐNN Xuân Thuỷ nói riêng có thể được phân biệt theo từng giai đoạn phát triển, trước tiên là diễn thế hình thái. Ở vùng ĐNN Xuân Thuỷ, điều kiện địa hình, thuỷ văn, đặc tính môi trường cũng như chế độ dinh dưỡng quyết định đặc tính của khu hệ sinh vật. Ở vùng cửa sông Hồng (cửa Ba Lạt), sự thay đổi nhanh chóng các yếu tố môi trường tự nhiên chủ yếu do hoạt động các quá trình động lực, tương tác giữa dòng chảy bồi tích sông và dòng ven bờ dưới tác động của thủy triều khiến cho đất bồi nhanh hoặc bị xói lở. Điều đó một mặt biểu thị sự thay đổi về hình thái địa hình và địa mạo của vùng ĐNN VQG Xuân Thuỷ, đồng thời đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của các loài lập quần và có sự thay thế loài này bằng loài khác. Sự biến động đường bờ vùng ĐNN của VQG Xuân Thủy (2013) [28] cho thấy những biến đổi rất rõ nét trong gần 20 năm qua và phản ánh một số xu hướng tiềm năng của các cồn bãi nổi và các lạch sông chính trong khu vực.Từ năm 1940 đến nay vùng bờ biển trung tâm cửa Ba Lạt đã hoàn thiện một chu kỳ tăng trưởng trầm tích với việc hình thành hệ thống Cồn Ngạn phía trong và Cồn Vành (thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình), Cồn Lu phía ngoài. Quá trình bồi lắng trầm tích đã tạo ra một cảnh quan 44 trầm tích tướng bãi triều RNM rộng lớn và 2 lạch triều chảy về phía Tây Nam là sông Vọp và sông Trà. Bức tranh diễn thế sinh thái từ lục địa ra biển theo quy luật phát triển tự nhiên ở VQG Xuân Thủy trong thời gian qua có thể khái quát như sau:Giồng cát  Bãi bồi châu thổ nước ngọt, nước lợ Đầm lầy ven biển cổ (RNM cổ) Bãi triều có RNM (từ trong ra) Sông nhánh, lạch triều (sông Vọp, sông Trà)Bãi triều có RNM (từ ngoài vào)Cồn cát chắn cửa sông (Cồn Lu). Trong quá trình liên tục nhận các dòng bồi tích từ lục địa, quá trình tiến hoá trên lại được lặp lại: các bãi cát nổi của Cồn Xanh, cồn Mờ phát triển rộng dần, kéo dài về phía Tây Nam và nhô cao lên khỏi mặt nước và đã nhập lại thành cồn mới rộng lớn, tạo thành một cánh cung bảo vệ Cồn Lu và Cồn Ngạn (cũng giống Cồn Lu đang bảo vệ Bãi Trong và Cồn Ngạn hiện nay). Do đó, Cồn Lu và Cồn Ngạn có thể đi vào thế ổn định và được bồi tụ cao lên. Các sông nhánh Vọp và Trà ngày càng được bồi tụ và dòng có xu hướng sẽ bị thu h p dần. Các dòng sông này có xu thế bị bồi lấp hẳn (quá trình này sẽ diễn ra mạnh mẽ ở phía đuôi Cồn Lu), do đó sẽ nối liền các cồn cát với đất liền. Với tốc độ bồi tụ và điều kiện tự nhiên như hiện nay, trong khoảng 10-15 năm nữa, sông Vọp sẽ bị bồi lấp hoàn toàn. Bãi triều nuôi ngao tại Tây Nam Cồn Lu thuộc các xã Giao Xuân và Giao Hải ngày càng nổi cao và sẽ trở nên không phù hợp với điều kiện nuôi ngao vạng ở bãi triều thấp và triều trung nữa. Khi đó, sẽ hình thành sông nhánh và các lạch triều mới ở giữa Cồn Lu và Cồn Xanh, vùng triều ở phía Tây-Nam bên ngoài của Cồn Lu hiện nay và Cồn Xanh sẽ lại trở thành bãi nuôi ngao vạng chủ yếu. Hướng diễn thế sinh thái từ lục địa ra biển theo quy luật phát triển tự nhiên khu vực VQG Xuân Thủy trong thời gian tới có thể khái quát như sau:Cồn LuRNM (từ trong ra)Sông nhánh, lạch triều (vùng nước giữa Cồn Lu và Cồn xanh hiện nay)  RNM (từ ngoài vào)Cồn cát chắn cửa sông (Cồn Xanh). - Hoạt động của con người góp phần gia tăng tốc độ diễn thế sinh thái Song song với quá trình diễn thế tự nhiên của các vùng ĐNN ven biển cửa sông ở khu vực VQG Xuân Thủy nói chung, RNM nói riêng là các hoạt động của con người diễn ra từ lâu đời ở đây. Một tập quán hết sức tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng cửa sông châu thổ Bắc Bộ là khai hoang lấn biển. Theo dẫn liệu của Vũ Trung Tạng và nnk (2005) [21], quá trình quai đê lấn biển ở huyện Giao Thủy từ những năm đầu của 45 thế kỷ trước đến năm 1998, lịch sử chinh phục vùng bãi bồi có thể chia thành 4 giai đoạn: + Năm 1934: Giao Thủy đã đắp đê Ngự Hàn, tuyến đê này kéo dài từ phía đông giáp sông Hồng xuống cuối xã Giao Lâm, bao lấy các xã Giao Thiện, Giao Lạc, Giao An, Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Giao Yến, hình thành một vùng đất trên 4.000 ha nằm phía trong đê bao. Khi đó, nhân dân được vận động ra định cư để khai hoang, ổn định sản xuất. Định hướng phát triển thời kỳ này là mở rộng các vùng đất sản xuất nông nghiệp theo phương thức thau chua rửa mặn "tôm-cói-lúa" . + Từ năm 1960 - 1985: là thời kỳ quai đê lấn biển theo phương châm:"lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển". Giai đoạn này, đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn (vùng Điện Biên-xã Giao An), vùng bãi Bạch Long tiếp tục được mở rộng và tạo thành xã mới Bạch Long. + Từ năm 1985-1995: là giai đoạn mở cửa và thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển. Phương châm "vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt" đã tạo ra hàng ngàn ha đầm tôm ở vùng Bãi Trong và Cồn Ngạn. Hai trục đường 1 và 2 nối đê Ngự Hàn và đê Vành lược đã tạo ra một vùng cảnh quan mới (vùng NTTS quảng canh cải tiến). Hàng ngàn ha rừng đã bị phá để làm đầm tôm và gần 2.000 ha bãi triều không còn giữ được cảnh quan tự nhiên mà bị ngăn thành nhiều ô thửa để điều tiết nước theo yêu cầu NTTS quảng canh của chủ đầm. Thực hiện chủ trương quai đê lấn biển của Chính Phủ, vùng bãi bồi Cồn Ngạn, Cồn Lu được mở rộng với diện tích gần 10.000 ha. Giai đoạn này có nhiều thành tựu về quản lý và phát triển sản xuất vùng bãi bồi. UBND huyện Giao Thủy thành lập vùng kinh tế mới Cồn Ngạn, hình thành luận chứng kinh tế - kỹ thuật để mở rộng sản xuất, 16km đê và nhiều tuyến đường trục, đường nhỏ được hình thành. Vùng đất bãi bồi ngày càng được mở rộng với điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài hải sản, nơi sinh sống và dừng chân của nhiều loài chim di cư trú đông. + Từ năm 1995- 1998: Bộ Lao động Thương binh - Xã hội tiếp tục tổ chức các cộng đồng cư dân mở rộng vùng bãi bồi huyện Giao Thủy với 3.200 ha đất bãi nằm trong đê bao đã được hình thành. Như vậy, có thể thấy quá trình diễn thế sinh thái ở vùng ĐNN khu vực VQG Xuân Thủy bên cạnh thể hiện diễn thế tự nhiên nhưng không thể không kể tới những hoạt động của con người đã tác động tới quá trình diễn thế này ở góc độ đẩy nhanh tốc 46 độ diễn thế theo chiều hướng: lúa (kể cả khu dân cư) lấn đầm nuôi tôm; đầm nuôi tôm lấn RNM; RNM lấn biển. Có thể xem đây là quá trình tiến hóa tự nhiên theo hướng từ lục địa ra biển ở vùng cửa sông châu thổ sông Hồng, nhưng cũng có thể xem đây là quá trình biến đổi phương thức sử dụng đất/bãi triều/mặt nước của cộng đồng cư dân địa phương phù hợp với sự tiến hóa trên. 3.3. Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ 3.3.1. Đánh giá chung Số loài sinh vật đã biết ở VQG Xuân Thuỷ, khu vực phụ cận và vùng cửa sông Ba Lạt là 1.647 loài thuộc các nhóm: thực vật, sinh vật nổi, rong-cỏ biển, động vật đất, cá, côn trùng, bò sát, ếch- nhái, chim và thú. Số loài sinh vật đã xác định được trong các đợt khảo sát tháng 12/2012 và tháng 7/2013 và các đợt quan trắc ĐDSH tháng 12/2013 và tháng 6/2014 trong phạm vi VQG Xuân Thuỷ là 986 loài (Bảng 3.8). Bảng 3. 8: Đa dạng thành phần loài sinh vật đã biết ở khu vực VQG Xuân Thuỷ Nhóm sinh vật Số loài đã biết 1.Thực vật nổi 2. Rong 3. Cỏ biển 4. Thực vật bậc cao - Thực vật ngập mặn 5. Động vật không xương sống ở nước - Động vật nổi - Động vật KXS cỡ lớn ở đáy 6. Côn trùng 7. Cá 8. Ếch-nhái 9. Bò sát 10. Chim 11. Thú Tổng số 106 1 2 203 14 580 110 386 425 154 10 20 222 8 1647 Số loài đã thấy trong các đợt điều tra 2012-2014 87 1 92 14 273 87 186 322 99 10 12 90 986 Nguồn: Tổng Cục Môi trường, 2014 [24] Trong số 1.647 trên có 3 loài cá, 4 loài bò sát, 9 loài chim, 1 loài giáp xác có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 19 loài cá, 1 loài bò sát, 14 loài chim có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2012).Có 3 loài có tên trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định tiêu chí xác định loài và danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ. Thành phần loài sinh vật của VQG Xuân Thuỷ, bên cạnh các HST ĐNN tiêu biểu như: bãi triều lầy có RNM, bãi triều không có RNM và các sông nhánh, kênh 47 rạch, trong đó điển hình nhất là RNM, có thể xem là “số liệu nền” làm cơ sở so sánh cho các chương trình điều tra, quan trắc, kiểm kê sau này. 3.3.2. Đa dạng thực vật và thảm thực vật ngập mặn a) Thực vật bậc cao Kết quả điều tra hai đợt mùa đông (tháng 12 năm 2013) và mùa hè (tháng 7 năm 2013) đã ghi nhận tại VQG Xuân Thuỷ có 92 loài thực vật, bao gồm các loài CNM chủ yếu, các loài tham gia vào RNM, các loài từ nội địa di cư đến và thích nghi được với điều kiện tại VQG. Tại đây có 7 loài chính, trực tiếp tham gia vào RNM là: loài sú, bần chua, trang, đước, hai loài ô rô và dây cóc kèn. Tại VQG Xuân Thuỷ đã ghi nhận loài ngũ sắc là loài ngoại lai xâm hại. Theo Phan Nguyên Hồng(2004) [10] đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mặt ở khu vực VQG Xuân Thủy.Kết quả này kết hợp với kết quả điều tra năm 2012, 2013 của Dự án NBDS, thì đến nay đã ghi nhận được 203 loài thực vật có mạch tại khu vực VQG Xuân Thuỷ, thuộc 145 chi, 65 họ. Trong đó, ngành Dương xỉ có 9 loài, thuộc 7 chi, 6 họ; Lớp Hai lá mầm có 139 loài, thuộc 106 chi,51 họ; Lớp Một lá mầm có 55 loài thuộc 32 chi, 8 họ thực vật. b) Các quần xã thực vật chủ yếu tại VQG Xuân Thủy - Quần xã rừng Phi lao trồng: Quần xã phi lao tập trung chủ yếu trên các cồn cát phía ngoài RNM, giáp với biển ở Cồn Lu và rải rác ở một số nơi khác - Quần xã ưu thế Cỏ ngạn, Cỏ lông chông: Quần xã này chủ yếu thấy ở khu vực sông Ba Lạt, nơi các bãi triều bùn đang hình thành. - Quần xã ưu thế Rau muống biển, Cỏ gà: Kiểu quần xã này chủ yếu gặp ở các bãi cát phía ngoài rừng trồng phi lao ở Cồn Lu hoặc các bãi cát mới, diện tích của kiểu quần xã này thường h p. - Quần xã ưu thế Muối biển: Kiểu quần xã này phân bố trên các bãi bồi dọc theo một số nhánh sông Trà phía Cồn Lu. - Quần xã các loài thực vật trên các bờ đê, bờ đầm trong vùng lõi và vùng đệm VQG:Đây là kiểu quần xã có sự thích nghi và tham gia của các loài bản địa và các loài phát tán hoặc di cư từ nội địa ra. - Quần xã Lác nước, Cỏ ống, Sậy: Kiểu quần xã này trước đó là RNM, chúng hình thành sau các đầm nuôi thủy sản một vài năm. Sau khi các bờ đầm được đắp, giữ lại nước, một số CNM bị chết, các quần xã này có điều kiện phát triển. Hiện nay, do 48 người dân đã áp dụng hình thức NTTS quảng canh, nên kiểu quần xã này chỉ còn lại rất ít ven các bờ đầm và một vài điểm trong đầm. -Quần xã rừng ngập mặn: Trong sinh cảnh bãi triều lầy, RNM là kiểu HST đặc trưng của vùng triều ven biển ở đây. Rừng ngập mặn thực chất là HST ĐNN ở vùng triều, gồm quần xã các loài thực vật và động vật sống trong vùng triều giữa (bãi triều cao trên mực triều trung bình) dưới dạng các cây, bụi, thảm cỏ. RNM là nơi cư trú, sinh sản của quần xã sinh vật RNM rất phong phú, có tầm quan trọng lớn về nguồn lợi biển ven bờ và bảo vệ vùng ven biển. Theo phân chia của Phan Nguyên Hồng (1991) [9], RNM của VQG Xuân Thuỷ và phụ cận nằm trong Tiểu khu II.2 của Khu vực II (từ mũi Đồ Sơn tới Lạch Trường). Tiểu khu này nằm trong vùng bồi tụ của hệ thống sông Hồng. Lượng phù sa nhiều và giàu chất dinh dưỡng, bãi lầy rộng, nhưng vì địa hình trống trải, gió bão, sóng tác động mạnh nên dọc ven biển không có rừng mọc tự nhiên. Theo Phan Nguyên Hồng và nnk (2007)[12], khác với các quần xã RNM tự nhiên ở Nam Bộ, RNM huyện Giao Thuỷ có nguồn gốc là rừng trang trồng để bảo vệ đê biển. Ở những nơi bảo vệ tốt rừng trồng như VQG Xuân Thủy thì sau một số năm đất nâng cao lên, tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật khác đến định cư như sú, đâng, v t dù, mắm biển, cốc kèn. Còn dọc theo bờ sông, các bãi ven cồn, bần chua, ô rô tái sinh tự nhiên tạo ra kiểu rừng hỗn giao giữa trang (Kandelia obovata) trồng và các CNM khác. Ở VQG Xuân Thuỷ, quần xã RNM bao gồm các kiểu ưu thế chủ yếu như: - Quần xã ưu thế Trang: phân bố trong vùng lõi VQG, khu vực Cồn Lu. Trong ô tiêu chuẩn, tổng số cây trang trưởng thành trong ô là 400, mật độ khoảng 400/400 = 1 cây/m2. Trong ô tiêu chuẩn khác, tổng số cá thể trang trong ô tiêu chuẩn là 1.106 cây, mật độ trung bình là 1106/400 = 2,765 cây/m2. - Quần xã ưu thế Sú: phân bố trong vùng lõi VQG, khu vực Cồn Lu. Trong ô tiêu chuẩn, tổng số cây sú trưởng thành trong ô là 1116 cây, mật độ trung bình 1116/400 = 2,79 cây/m2 - Quần xã Sú, Trang và Bần: Kiểu quần xã này phân bố trong vùng lõi VQG, khu vực Cồn Lu (Bồng Trắng). Tổng số cá thể sú trong ô tiêu chuẩn là 2.456 cây, mật độ trung bình là 2.456/400 = 6,14 cây/m2. Tổng số cá thể Trang trong ô tiêu chuẩn là 49 154, mật độ trung bình là 154/400 = 0,385 cây/m2. Mật độ bần trong kiểu quần xã này là 6,675 cây/m2 - Quần xã Sú, Trang, Đước và Bần: Đây là kiểu quần xã rừng ngập mặn có nhiều loài cây gỗ RNM tại VQG Xuân Thủy. Trong kiểu quần xã này, quần thể Trang chiếm ưu thế về số lượng, với tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn là 208, mật độ trung bình là 208/400 = 0,52 cây/ m2. Quần thể Sú trong ô tiêu chuẩn có 46 cá thể, trung bình 46/400 = 0,15 cây/m2. Đước có số lượng cá thể trong ô tiêu chuẩn là 20, mật độ trung bình là 20/400= 0,05 cây/m2. Quần thể Bần trong ô tiêu chuẩn có 32 cá thể, mật độ trung bình 32/400 = 0,08 cây/m2. - Quần xã rừng trồng ưu thế Trang: phân bố trong vùng đệm VQG,ở khu vực Bãi Trong. Đây là diện tích rừng được trồng từ những năm 90 của thế kỷ trước. Diện tích rừng này đã sinh trưởng và phát triển rất tốt. Tất cả các cá thể Trang đều có chiều cao trung bình khoảng 4 m; đường kính thân 2- 4,5 cm. Trong đợt khảo sát trước đây, chúng tôi chưa có ghi nhận nào về hiện tượng rừng trồng này bị chết hàng loạt. Tuy nhiên trong đợt khảo sát này, ghi nhận phần lớn diện tích rừng này đã bị chết, nhiều nơi vẫn còn hiện tượng rụng lá, héo ngọn và tiếp tục chết, bước đầu ghi nhận do ảnh hưởng của trận bão năm 2012. 3.3.3. Đa dạng thủy sinh vật a) Thành phần loài thực vật nổi (TVN) Theo điều tra tại VQG Xuân Thuỷ tháng 7/2013 đã xác định được 87 loài TVN thuộc 3 ngành tảo, gồm: ngành tảo lam, ngành tảo silic và ngành tảo giáp. Trong đó, tảo silic có số loài cao nhất (76 loài, chiếm 83%), tiếp đến là tảo giáp (có 12 loài, chiếm 13%) và cuối cùng là vi khuẩn lam (có 4 loài, chiếm 4%). Theo Vũ Trung Tạng và nnk (2005)[21], các đợt khảo sát tại cửa Ba Lạt và ven biển Giao Thủy vào năm 2004 đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 6 ngành tảo lớn: tảo mắt, tảo lục, tảo giáp, vi khuẩn lam và tảo silic, trong đó tảo silic bao giờ cũng là ngành ưu thế cả về số lượng họ, chi và loài. Như vậy, số lượng loài thực vật nổi được ghi nhận trong nghiên cứu này không có sự khác biệt lớn so với các kết quả nghiên cứu trước đây. b) Thành phần loài động vật nổi Phân tích các mẫu vật thu được trong đợt khảo sát vào mùa hè tháng 07/2013 tại các thủy vực ở VQG Xuân Thuỷ đã xác định được 87 loài và nhóm loài động vật 50 nổi xếp trong 4 ngành động vật không xương sống, 6 lớp, 10 bộ, 38 họ và 58 giống. Trong số đó, phân lớp giáp xác chân chèo có số loài nhiều nhất (59 loài, chiếm 67,8% tổng số loài), tiếp đến là nhóm giáp xác râu chẻ (14 loài, chiếm 16,1% tổng số loài) và trùng bánh xe (4 loài; chiếm 4,6%). Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007)[12] đã ghi nhận 79 loài động vật nổi ở khu vực này. Như vậy, thống kê đến nay đã xác định được 110 loài động vật nổi tại đây. c) Cá Trong số 155 loài cá đã biết, có 3 loài cá được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2012) và Danh Lục Đỏ Việt Nam (2007) gồm: cá bống bớp, xếp hạng CR (cực kỳ nguy cấp), cá mòi cờ hoa - EN (nguy cấp) và cá mòi cờ chấm- VU. Cả 3 loài này đều nằm trong danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Có 19 loài cá trong Danh lục Đỏ IUCN (2012), trong đó có 2 loài ở mức NT (gần nguy cấp) gồm cá song điểm gai và cá nhám, 2 loài ở mức LR (ít nguy cấp) gồm cá bống trụ dài và cá bống mấu mắt, 14 loài ở mức LC (ít lo ngại) và 1 loài cá chai Ấn Độ ở mức DD (thiếu dẫn liệu). Bảng 3. 9: Các loài cá có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ [26] TT Tên khoa học Tên Việt Nam 1 2 3 4 5 Scoliodon laticaudus Müller & Henle, 1838 Konosirus punctatus (Temminck & Schlegel,1846) Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) Bostrychus sinensis Lacepède, 1801 Cá nhám Cá mòi cờ chấm Cá mòi cờ hoa Cá song điểm gai Cá bống bớp SĐVN, 2007 IUCN, 2012 NT VU EN CR NT LC 3.3.4. Đa dạng chim VQG Xuân Thuỷ là vùng ĐNN có khu hệ chim khá phong phú. Đến nay ở VQG Xuân Thuỷ đã thống kê được 222 loài chim thuộc 42 họ của 12 bộ. Trong đó, có 90 loài đã ghi nhận được trong các đợt khảo sát tháng 12/2012 và tháng 7/2013; 166 loài chim di cư (chiếm 75,45% tổng số loài chim); 51 loài chim định cư (23,18%) và 3 loài chim lang thang (1,36%). Thành phần loài chim ở VQG Xuân Thuỷ biến động theo mùa: Mùa đông xuân (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) là mùa chim di cư từ phương bắc tới, trong khi mùa hè thu (từ tháng 4-9 hàng năm) chỉ ghi nhận được các loài chim định cư. 51 Về độ phong phú của các loài chim ở VQG Xuân Thuỷ thấy có 108 loài phổ biến (chiếm 49,09% tổng số loài), 89 loài không phổ biến (40,45%) và 23 loài hiếm gặp (10,45%). Trong số các loài sinh vật quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở VQG Xuân Thuỷ, nhóm chim được chú ý bảo tồn nhiều hơn cả, đặc biệt là nhóm chim nước di cư. Có hai dòng di cư chính theo trục Bắc Nam và ngược lại: vào mùa đông, chim di cư tránh rét từ phương Bắc xuống trú đông, vào dịp hè thu các loài di cư tránh nóng từ phương Nam lên như các loài Giang Sen, Bồ Nông,…từ miền Nam Việt Nam và Campuchia đã chọn VQG Xuân Thuỷ làm nơi tránh nóng. Trong số 222 loài chim của VQG Xuân Thuỷ, có 9 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu, được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 3 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 5 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 1 loài ở bậc DD (Thiếu dẫn liệu). Có 14 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2012): 2 loài ở bậc CR (Rất nguy cấp), 2 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 4 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 6 loài ở bậc NT (Sắp bị đe doạ). Có 2 loài được ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP: Nghiêm cấm khai thác sử dụng (Bảng 3.10). Bảng 3. 10: Các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ [12], [28] TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tên khoa học Tên Việt Nam Anas falcata Vịt lưỡi liềm Aythya baeri Vịt đầu đen Limosa limosa Choắt mỏ thẳng đuôi đen Tringa guttifer Choắt lớn mỏ vàng Limnodromus Choắt chân màng lớn semipalmatus Eurynorhynchus Rẽ mỏ thìa pygmeus Larus saundersi Mòng bể mỏ ngắn Egretta ulophotes Cò trắng trung quốc Threskiornis Cò quắm đầu đen melanocephalus Platalea minor Cò thìa Pelecanus Bồ nông chân xám philippensis Mycteria Cò lạo ấn độ leucocephala Pitta nympha Đuôi cụt bụng đỏ Emberiza aureola Sẻ đồng ngực vàng Tổng số SĐVN, 2007 DD EN IUCN, 2012 NT CR NT EN NĐ 160/2013/ NĐ-CP NT CR VU VU VU VU VU NT EN EN EN NT VU NT VU VU VU 14 9 x x Trong số các loài động vật quý, hiếm ưu tiên bảo tồn, loài Cò mỏ thìa là đối tượng được nhiều nhà khoa học cũng như khách du lịch sinh thái (vào mùa chim di cư) quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Hai loài chim nước di cư (Cò mỏ thìa và Rẽ mỏ thìa) 52 rất hiếm gặp tại các vùng ven biển khác lại dễ dàng bắt gặp ở VQG Xuân Thuỷ trong những năm gần đây. Diễn biến số lượng cá thể loài Cò mỏ thìa ở VQG Xuân Thuỷ vào mùa di cư từ năm 1994 tới 2013 được trình bày ở hình 3.3. Theo đó số lượng cá thể của loài Còmỏ thìa xuất hiện hàng năm ở VQG Xuân Thuỷ dao động khác nhau. 120 104 100 80 70 60 65 59 42 40 47 51 25 45 49 . 31 20 63 56 45 40 23 15 0 năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2008 2009 2012 2013 Hình 3. 2: Diễn biến năm số lượng cá thể (con) loài Cò mỏ thìa ở VQG Xuân Thuỷ Ngoài ra, có một số dẫn liệu chung về số lượng cá thể của các loài chim di cư từ phương bắc tới VQG Xuân Thuỷ vào mùa Đông vào các năm 1994, 1996 và 2010 (Bảng 3.11). Bảng 3. 11: Diễn biến số lượng cá thể (con) các loài chim di cư hàng năm ở VQG XuânThuỷ [28] Năm 1994 20.000 con 1996 33.000 2010 30.000-40.000 3.3.5. Đa dạng bò sát Trong tổng số các loài bò sát ghi nhận tại VQG Xuân Thuỷ, có 8 loài quý, hiếm và có giá trị bảo tồn (chiếm 26,7 % tổng số loài). Có 4 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 3 loài ở bậc Nguy cấp (EN) gồm rắn cạp nong, rắn ráo thường và rắn ráo trâu, 1 loài ở bậc sẽ nguy cấp (VU) rắn sọc dưa. Ngoài ra, có 1 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2012) ở bậc nguy cấp (EN) và được ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP là loài vích (Chelonia mydas). Tuy nhiên, loài này đã từ lâu không còn gặp lại ở VQG Xuân Thuỷ (Bảng 3.12). Bảng 3. 12: Các loài bò sát quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ [11] TT 1 2 3 4 Tên Khoa học Coelognathus radiatus Ptyas korros Ptyas mucosa Bungarus fasciatus Tên Việt Nam Rắn sọc dưa Rắn ráo thường Rắn ráo trâu Rắn cạp nong 53 SĐVN 2007 VU EN EN EN IUCN 2014 NĐ32 2006 IIB IIB IIB NĐ 160 Tư liệu PV S PV PV TT 5 6 7 8 Tên Khoa học Bungarus multicinctus Naja atra Pelodiscus sinensis Chelonia mydas Tên Việt Nam SĐVN 2007 Rắn cạp nia bắc Rắn hổ mang TQ Ba ba trơn Vích EN EN IUCN 2014 NĐ32 2006 IIB VU EN NĐ 160 X Tư liệu PV QS S TL Ghi chú: Nguồn tư liệu: PV = phỏng vấn, QS = quan sát, S = mẫu vật, TL = tài liệu 3.4. Khai thác tài nguyên sinh vật 3.4.1. Khai thác thủy sản Kết quả quan trắc ĐDSH năm 2013 tại VQG Xuân Thủy cho thấy, với 690 người tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) tự nhiên thì tổng sản lượng KTTS tự nhiên của các xã vùng đệm là 6.800 tấn, trong đó sản lượng khai thác trong vùng lõi là 1.459 tấn với tổng thu nhập hàng năm là 12,42 tỷ đồng. Bảng 3. 13: Sản lượng thủy sản năm 2011 của các xã vùng đệm năm 2011 (tấn) [18] Tên xã Giao Hải Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Tổng Tổng sản lượng 4.300 1.420 1.360 5.350 6.600 19.030 Khai thác 1.600 300 200 200 250 2.550 Nuôi trồng 2.700 1.120 1.160 5.150 6.350 16.480 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Giao Thủy, 2011 Theo kết quả quan trắc ĐDSH năm 2014 tại VQG Xuân Thủy, chỉ trong 6 thángđầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên là 600 tấn, với thu nhập là 7,8 tỷđồng.Các sản phẩm khai thác tự nhiên của cộng đồng địa phương cũng rất đa dạng như: tôm, cua biển, ốc, các loài cá có giá trị, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao giấy, ngao dầu, móng tay, sam hai mảnh,…). Một số kết quả khảo sát gần đây cho thấy nguồn lợi thủy sản trong khu vực giảm cả về số lượng và số loài. Tuy nhiên, do cộng đồng địa phương chủ động trang thiết bị hiện đại trong khai thác nên sản lượng KTTS trong vùng năm sau luôn cao hơn năm trước. Bảng 3. 14: Sản lượng khai thác trung bình của một số loại thủy sản (kg) Loại thủy sản Tôm Ngao giống Ngao thịt Nhuyễn thể Cá Cua biển Thấp nhất 0,3 0,1 0,5 0,4 0,2 0,1 Kg/ngày 9,6 5,51 5,34 10,67 17,32 1,03 54 Cao nhất 50 50 18 100 150 6 Thủy sinh khác 315,26 0,2 2.000 Nguồn: Kết quả điều tra sinh kế hộ gia đình VQG Xuân Thủy (2012) 3.4.2.Nuôi trồng thủy sản Số liệu thống kê NTTS cho thấy, sản lượng ngao thương phẩm bình quân đạt 17-20 tấn/ha/vụ, sản lượng tôm nuôi theo hình thức quảng canh đạt 300-400 kg/ha/năm, tôm thẻ chân trắng đạt 5 tấn/ha/vụ. Bảng 3. 15: Sản lượng nuôi các loại thuỷ sản giai đoạn 2006-2011(tấn) Loài thủy sản Cá Tôm Ngao Cua Rau câu Hải sản khác Tổng số 2005 305 170 5.950 145 260 240 7.070 2007 345 495 9.900 200 968 375 12.283 2009 423 453 11.800 150 95 36 12.957 2011 355 525 14.100 220 625 645 16.470 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Giao Thủy,2011 [18] So với năm 2008 thì năm 2013 tỷ lệ hộ nuôi trồng Rau câu, Cá, Ngao thịt tăng lên. Trong đó, tỷ lệ hộ nuôi cá tăng cao nhất (gần 10%). Tỷ lệ hộ nuôi ngao giống, nuôi tôm giảm xuống. Bảng 3. 16: Sản lượng trung bình thủy sản nuôi trồng của các hộ gia đình (kg) [28] Loại nuôi trồng Tôm thả Tôm tự nhiên Ngao giống Ngao thịt Nhuyễn thể khác Cá Rau câu Các loài thủy sinh khác Sản lượng trung bình (kg) 592 307 3.510 3.098 30 1.655 284 1.413 Theo kết quả quan trắc ĐDSH năm 2013 tại VQG Xuân Thủy, tổng sản lượng NTTS là 17.770 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng trong vùng lõi là 10.832 tấn với thu nhập là 299,440 tỷ đồng. Kết quả quan trắc ĐDSH năm 2014 tại VQG Xuân Thủy chỉ ra rằng trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng NTTS là 10.230 tấn, tương ứng với thu nhập là 195,75 tỷ đồng. Rõ ràng, các vùng ĐNN nói chung, khu ĐNN Xuân Thủy nói riêng đã và đang mang lại cho cộng đồng địa phương nguồn lợi thủy sản to lớn. Tuy nhiên, trong tương lai để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thủy sản trong khu vực, cần phải nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt và cần phải có những đề án, quy hoạch cụ thể. 55 Bảng 3. 17: Sản lượng và thu nhập của NTTS và KTTSở vùnglõiVQG Xuân Thủy Sản lượng Tổng giá trị Hoạt động Diện tích/Sốngười (tấn) (triệu đồng) NTTS 814 ha 10.832 299.440 KTTS tự nhiên 690 người 1.459 12.420 Tổng 12.291 311.86 Nguồn: Số liệu thống kê từ niên giám thống kê huyện Giao Thủy 2012 và UBND các xã vùng đệm 2013 [18] 3.4.3. Du lịch sinh thái Hàng năm VQG Xuân Thủy đón từ 4.000 đến trên 20.000 khách tới thăm quan, nghiên cứu với doanh thu từ 50 triệu đến 820 triệu đồng. Từ năm 2003 đến năm 2010, khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷ tăng nhưng không đều qua các năm. Cao nhất là năm 2010, chiếm 28,8% tổng số khách trong gần 6 năm, thấp nhất là năm 2005, chỉ chiếm 10,9%. Trung bình có khoảng 30-40 đoàn/năm và khách đến từ gần 30 quốc tịch khác nhau. Khách có quốc tịch đông nhất là Anh, chiếm 23,7% tổng số khách quốc tế đến VQG trong gần 6 năm, tiếp theo là Mỹ, chiếm 12,6%, Bỉ chiếm 8,5%,…Đặc biệt trong vài năm gần đây, lượng khách Đông Nam Á đến đây tăng đáng kể. Số lượng khách nội địa thường chiếm trên 90% tổng số khách đến VQG. Số lượng khách hàng năm thường từ 4.000-7.000 lượt khách, khoảng 200 đoàn/ năm. Những năm trước, phần lớn du khách là những nhà khoa học về sinh học (nghiên cứu chim, RNM và thuỷ sinh) nhưng hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể, lượng khách đến VQG để quan sát chim chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 80%). Khách thường đến vào mùa chim di trú (tháng 9, 10 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau). Bảng 3. 18:Doanh thu, số lượng khách du lịch tham quan VQG Xuân Thủy [28] Khách Việt Nam (lượt người) Khách nước ngoài (lượt người) Doanh thu (Triệu đồng) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 3.123 3.586 3.905 4.396 4.907 6.901 7.500 8.620 9.505 10.607 14.328 134 112 85 134 219 293 350 400 465 330 896 50 80 135 160 174 200 300 400 500 650 820 Từ các kết quả trên có thể thấy số lượng khách đến VQG Xuân Thuỷ là quá nhỏ bé so với tiềm năng sẵn có ở đây. Do vậy, việc xây dựng các chiến lược phát triển du lịch là rất cần thiết. Số lượng khách nước ngoài đến VQG Xuân Thuỷ cũng chủ yếu 56 tập trung vào quý I và quý IV trong năm (quý I chiếm 51,5% và quý IV chiếm 29,7%), quý II chiếm 10,3% và quý III chiếm 8,5%. Sự chênh lệch khá lớn về số lượng khách nước ngoài giữa các mùa như vậy do nhu cầu quan sát chim của du khách. Đối với khách nội địa thường tập trung nhất vào mùa hè với mục đích chính là du lịch thiên nhiên (chiếm khoảng 50% tổng số khách) và thời điểm đi du lịch phụ thuộc vào thời gian rảnh rỗi nhiều hơn. Bảng 3. 19: Số lượng khách tham quan VQG Xuân Thủy và doanh thu năm 2013 [28] Thời gian Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng Lượt khách Khách trong nước Khách nước ngoài Doanh thu (Triệu đồng) 2,103 401 114 5,821 81 387 4,100 132 216 2,304 372 103 14,328 986 820 3.5. Các áp lực đến ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ 3.5.1. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật Theo số liệu từ các xã và Ban Quản lý VQG, kết hợp với khảo sát thực tế cho thấy, ước tính sơ bộ số người khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự do ở vùng bãi bồi Cồn Ngạn – Cồn Lu vào ngày cao điểm (thời kỳ bắt cua giống, ngao giống) khoảng 3.000 người. So với 5 năm trước đây, sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên đã giảm đi từ 50% đến 70% do khai thác quá mức. Kích thước cá thể của các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế như cá vược, cá tráp, cá thủ vàng, tôm he,...cũng giảm. Theo Phan Nguyên Hồng và nnk (2007)[12], tại VQG Xuân Thuỷ, KTTS bằng phương tiện hủy diệt đã giảm xuống nhưng vẫn diễn ra với một số loại ngư cụ như lờ bát quái, đăng đáy, kích điện hoặc dùng chất độc. Theo dẫn liệu quan trắc ĐDSH tại VQG Xuân Thủy, năm 2013 đã thống kê được7 vụ khai thác trái phép tài nguyên được báo cáo. Trong 7 vụ này thì có tới 4 vụ khai thác trái phép cảnh quan môi trường rừng, 2 vụ săn bẫy chim và 1 vụ chặt rừng phi lao, đặc biệt có 01 vụ xảy ra trong vùng lõi của VQG Xuân Thuỷ. Theo dẫn liệu quan trắc ĐDSH tại VQG Xuân Thủy trong 6 tháng đầu năm 2014, có tới 263người sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt, chiếm 25,22 %tổng số người tham gia đánh bắt thủy sản trong VQG Xuân Thủy. Bảng 3. 20: Tình trạng KTTS trong vùng lõi VQG Xuân Thủy năm 2013 Số lượng người vào vùng lõi khai thác SLKT TT Đơn vị/xã Thủ Đăng Lờ bát Xung Thuyền Dược Tổng (tấn/năm) công đáy quái điện te liệu số 1 Giao Thiện 138 13 5 9 9 12 186 399 57 TNKT (triệu đồng) 3.348 2 Giao An 3 Giao Lạc 4 Giao Xuân 5 Giao Hải Tổng 92 102 156 87 575 27 40 7 5 3 2 22 6 5 12 21 20 12 132 112 159 101 690 320 238 322 180 1.459 2.376 2.016 2.862 1.818 12.420 Nguồn: Số liệu thống kê từ Niên giám thống kê huyện Giao Thủy 2012 và UBND cácxã vùng đệm 2013 [18] Chú giải: SLKT: Sản lượng khai thác;TNKT: Thu nhập từ khai thác 3.5.2. Thay đổi phương thức sử dụng bãi triều, mặt nước Việc thay đổi phương thức sử dụng bãi triều đã làm cho các HSTĐNN và nơi cư trú (habitat) của loài bị chia cắt và suy thoái. Tại khu vực VQG Xuân Thuỷ, các HST có nhiều biến động do các hoạt động của con người là: bãi triều có RNM và bãi triều không có RNM. Chuyển đổi đất RNM thành đầm nuôi tôm ở vùng lõi VQG Xuân Thủy đã làm phân mảnh hệ sinh thái RNM, đồng thời giảm diện tích RNM. Theo dẫn liệu của Phan Nguyên Hồng và nnk (2007) [12], so sánh ảnh vệ tinh khu vực VQG Xuân Thuỷ năm 1986 và 1998 chỉ ra rằng diện tích RNM trưởng thành trong hơn 12 năm đã giảm từ 1.412,91ha xuống còn 402,95 ha (giảm 71,4%). Trong khi đó diện tích đầm nuôi tôm lại tăng vọt từ 415,27ha lên 2.743,6ha (tăng 660,9%) năm 1998. Số liệu thống kê năm 2013 về diện tích nuôi tôm cho thấy, có tới 180 ha diện tích đầm tôm nằm trong vùng lõi của VQG Xuân Thủy (56 ha nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), phần lớn diện tích còn lại nằm trong khu vực Cồn Ngạn, Bãi Trong. Diện tích đầm tôm trong vùng lõi đã khiến cho cảnh quan khu vực bị phá vỡ, HST RNM bị phân mảnh và đây cũng là yếu tố làm cho ĐDSH của khu ĐNN bị suy giảm. Hoạt động quan trắc cũng cho thấy, mấy năm trở lại đây do môi trường bị ô nhiễm, năng suất nuôi tôm theo hình thức quảng canh giảm nên nhiều chủ đầm đã tự động chặt phá CNM, đưa phương tiện cơ giới, máy móc vào để chuyển đổi sang mô hình nuôi ngao giống và tôm công nghiệp. Điều này đã khiến ĐDSH bị ảnh hưởng, số lượng cá thể loài giảm, cảnh quan môi trường bị phá vỡ và bãi kiếm ăn của các loài chim nước di trú quý hiếm bị mất. Đặc biệt, việc phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp cùng với việc đưa loài tôm thẻ chân trắng vào nuôi đại trà khi chưa có nghiên cứu kiểm nghiệm, đánh giá cụ thể cũng là một nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao đối với ĐDSHtrong khu vực VQG. Các bãi triều không có RNM là nơi sinh sống và kiếm ăn của các loài chim nước bản địa hoặc di cư. Việc cải tạo từng phần các bãi triều bằng cách trồng RNM ở 58 khu vực tây nam VQG bên cạnh lợi ích bảo vệ đường bờ khỏi xói lở thì cũng gây ảnh hưởng nhất định tới nơi trú ngụ và kiếm ăn ưa thích của nhiều loài chim di cư như loài Cò mỏ thìa (Ptelea minor). So sánh về TTVNM ở những đầm nuôi tôm quảng canh trong vùng lõi, ở Cồn Ngạn, có thể thấy chất lượng RNM bị suy giảm khá rõ và rừng ở khu vực này bị phân mảnh khá cao.Chuyển bãi triều không có RNM thành bãi nuôi ngao vạng lâu dài (khoảng 700 ha bãi triều ở phần cuối Cồn Lu và Cồn Ngạn) với mật độ cao một mặt làm giảm các quần thể động vật không xương sống đáy khác ở sinh cảnh này, mặt khác có thể sẽ làm suy thoái môi trường trầm tích bãi triều.Sự sinh trưởng, phát triển của ngao nuôi thuần loài là ngao Bến Tre (M.lyrata) với mật độ nuôi lớn (300-500 con/m2) đã cạnh tranh quyết liệt và đã làm mất nơi phân bố của các loài hai mảnh vỏ nói chung, đặc biệt các loài ngao bản địa cùng giống nhưng khác loài như ngao Vân (M.lusoria), ngao Dầu (M. meretrix) rất có giá trị kinh tế ở khu vực này. Chất thải rắn từ quá trình nuôi ngao không được dọn như cọc, bao túi,… đã thành giá thể cho các loài thân mềm bám phát triển (hàu, hà sun,...). HST bãi triều không có RNM vốn là nơi cư trú chính để kiếm ăn của các loài chim nước di cư bị tác động, mất đi các yếu tố sinh thái tự nhiên, làm cho nơi cư trú kiếm mồi của các loài chim nước di cư bị thu h p. Quan trắc nhiều năm cho thấy số lượng cá thể của các loài chim nước di cư giảm dần ở VQG Xuân Thuỷ nói chung, khu vực nuôi ngao của Cồn Lu nói riêng. Đặc biệt, trong đó có các loài chim nước quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ ở cấp toàn cầu như Cò mỏ thìa, Rẽ mỏ thìa,... Cũng theo kết quả quan trắc năm 2012-2013, các đàn chim nước di cư có xu hướng chuyển về cư trú ở bãi triều ngoài Cồn Xanh, nơi hoạt động nuôi ngao chưa phát triển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường dây điện) ởVQG cũng là những nguyên nhân gây chia cắt, phân mảnh các HST RNM ở khu vực này. 3.5.3. Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế a) Chất thải hữu cơ từ các đầm nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường Tuy chưa có dẫn liệu cụ thể về tổng lượng nước thải từ các đầm nuôi tôm ở Cồn Ngạn ra ngoài môi trường qua sông Trà, nhưng kết quả phân tích chất lượng nước ở sông Trà tháng 12/2012, bước đầu thấy khúc sông này có hàm lượng DO thấp dưới mức cho phép, hàm lượng BOD và COD cao hơn mức cho phép. 59 Các kết quả điều tra khảo sát về môi trường 4 đầm nuôi tôm, cua tại vùng lõi VQG Xuân Thuỷ của Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Dương Thạo và nnk(2008) [19] cho thấy các yếu tố môi trường cơ bản như BOD, COD, nitơ tổng số, phôtpho tổng số trong nước và trầm tích đáy đầm nuôi luôn cao hơn so với bên ngoài đầm nuôi. b) Chất thải từ bãi nuôi ngao Trong quá trình nuôi ngao, chất thải hữu cơ từ quá trình bài tiết của ngao nuôi với mật độ lớn, cùng với các hoạt động đào, san lấp bãi, phun cát có thể gây ô nhiễm dầu cho môi trường nước và trầm tích. Kết quả quan trắc của Dự án CORIN Asia và Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định (2010) [20] cho thấy, khu vực VQG Xuân Thuỷ đã bắt đầu có xuất hiện dầu mỡ khoáng, tập trung chủ yếu ở sông Vọp và sông Hồng. Hàm lượng dầu mỡ khoáng tại khu vực nuôi ngao ở Cồn Lu có nơi lên đến 0,06 mg/l, thậm chí 0,09 mg/l (vùng màu đỏ, nâu đỏ ở sơ đồ 3.4), nơi có nhiều hoạt động tàu chở cát và phun cát lên bãi nuôi, cũng như hoạt động của các máy xúc cải tạo bãi. Nồng độ dầu mỡ khoáng tại khu vực VQG Xuân Thuỷ có xu hướng tăng theo thời gian: năm 2006 mới chỉ 0,028 mg/l, năm 2007 - 0,034 mg/l, năm 2008 đạt tới 0,038mg/l, năm 2010 trung bình tới 0.045mg/l. Đây là một yếu tố cảnh báo môi trường đối với cả khu vực nuôi ngao ở bãi triều và NTTS ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Hình 3. 3: Nồng độ dầu mỡ khoáng trong nước mặt khu vực VQG Xuân Thuỷ 2010[20] Do nhận thức chưa cao của người nuôi ngao, rất nhiều chất thải rắn như cọc, lưới, vỏ ngao, các vật liệu phục vụ cho nuôi trồng đã bỏ lại trên vùng bãi triều nuôi ngày một nhiều. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài thân mềm sống bám phát triển như hầu, hà sun làm ô nhiễm môi trường, cản trở dòng chảy trao đổi nước. Ngoài ra, chất thải/rác thải từ con người (lao động nuôi thường xuyên từ các chòi canh, người trên các phương tiện tàu thuyền) trực tiếp đổ xuống sông gây ô nhiễm môi trường. 60 Ngoài ra, Chương trình nghiên cứu biển cấp nhà nước KT 03.07 (2003) cho thấy nguồn thải từ lục địa hàng năm đổ ra cửa sông Hồng 2.817 tấn đồng, 730 tấn chì, 2.015 tấn kẽm, 448 tấn arsenic, 11 tấn thuỷ ngân, 118 tấn cadimi, 24.602 tấn nitrat, 4.860 tấn photphat, 352 tấn amôni, 400 tấn DDT cũng được xem là tiềm năng gây ô nhiễm môi trường ở vùng Giao Thuỷ. 3.5.4. Biến đổi khí hậu Tuy chưa có nhiều dẫn liệu nghiên cứu tác động của BĐKH tới ĐDSH ở khu vực này, đặc biệt là hậu quả của nhiệt độ tăng và NBD, nhưng hiện tượng gia tăng của thời tiết cực đoan (cơn bão tháng 10/2012) đã làm thay đổi đáng kể vị trí, địa hình của Cồn Xanh và Cồn Mờ, làm thay đổi độ sâu lạch giữa bờ ngoài Cồn Lu và hai cồn này. Cơn bão năm 2012 cũng có tác động rất lớn tới thảm thực vật VQGXuân Thủy. Tại quần xã rừng phi lao trồng, hàng loạt các cá thể bị chết, gãy, nghiêng. Mật độ cá thể bị suy giảm, tạo ra nhiều khoảng trống, là cơ hội cho các loài cây thảo và cây bụi thay thế, đặc biệt là các loài di nhập có điều kiện phát triển. Sóng biển trong các trận bão đã làm xói lở và mất đáng kể diện tích rừng sau mỗi trận bão. Khu rừng thuần Trang, rừng ưu thế Sú và đặc biệt là rừng trồng tại khu vực Bãi Trong do tác động của bão đã làm cho cây chết hàng loạt. theo kết quả ước tính của nhóm Viễn thám/GIS, diện tích các vạt rừng Trang bị chết khô tới 170 ha. Trong thời gian tới, tại các vị trí cây rừng bị chết khô, các khoảng đất trống sẽ tạo cơ hội cho các loài cây thân thảo đi tiên phong thay thế như Ô rô (Acanthus spp.). Điều này đã được ghi nhận tại quần xã rừng ngập mặn khu vực Bãi Nứt, tại những vị trí đất trống được che phủ bởi lượng lớn cây con tái sinh. 3.5.5. Dân số vùng đệm tăng Như trên đã nói, đến tháng 12/2011 toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 50.637 nhân khẩu với mật độ dân số tương đương với mật độ dân số trung bình của khu vực ĐBSH (1.238 người/1km2).Thời gian người lao động dành cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm, còn lại chủ yếu là khai thác tài nguyên sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Đây chính là áp lực lớn đối với công tác bảo tồn và PTBV tài nguyên ĐNN tại khu vực. Hiện nay, ước tính sơ bộ cho thấy số người KTTS tự do ở vùng bãi bồi Cồn Ngạn-Cồn Lu vào ngày cao điểm (mùa hè) khoảng 1.000-3.000 người. Tổng số người 61 vào vùng lõi VQG Xuân Thủy khai thác tài nguyên thường xuyên là 690 người (chiếm 8,75 % tổng số lao động trong vùng). Tổng số hộ có thu nhập trực tiếp từ nguồn lợi tự nhiên trong khu vực khoảng 3.000 hộ (khoảng 1/3 số hộ hiện có ở vùng đệm). Điều đó cho thấy số lượng dân cư tăng kéo theo tăng nhu cầu KTTS, gây tác động xấu tới nguồn lợi sinh vật và ĐDSH. 3.6. Tính dễ bị tổn thương hệ sinh thái rừng ngập mặn 3.6.1. Kết quả tính toán Kết quả điều tra thực địa và phân tích số liệu của các tiêu chí đánh giá về BĐKH, thủy triều, biến động diện tích rừng, đặc điểm sinh học và khả năng mở rộng diện tích RNM của VQG Xuân Thủy được trình bày ở bảng 3.21. Trong đó, từng chỉ tiêu điều tra được cho điểm đánh giá tính dễ bị tổn thương. Bảng 3. 21: Kết quả điều tra và cho điểm các tiêu chí đánh giá tính DBTT của RNM VQG Xuân Thủy TT Yếu tố đánh giá Nguồn dữ liệu/phương pháp thực hiện 1 Tác động của tự Điều tra thực địa nhiên/con người 2 Sự tái sinh 3 4 5 6 7 Điều tra thực địa Diện tích ngang Điều tra thực địa thân (m2/ha) Thu h p giới hạn phân bổ (phía Điều tra thực địa biên) Suy giảm tích RNM diện Điều tra thực địa Độ lớn thủy triều Điều tra thực địa Khoảng độ cao Điều tra thực địa phân bố RNM 8 Diện tích để rừng Điều tra thực địa tiến vào đất liền 9 Thay đổi nước biển 10 11 12 Phân tích từ số liệu trạm quan trắc Điều tra thực địa; Tốc độ bồi tụ so tính toán từ dữ với mức tăng mực liệu mực nước nước biển biển Phân tích từ số Thay đổi về lượng liệu trạm quan mưa trắc Cơ chế bảo vệ Điều tra thực địa RNM mực Đặc điểm tương ứng với đánh giá 1 2 Không có dấu hiệu Tất cả các loài > 25 Không Vừa phải 3 Tương đối mạnh Hầu hết Một các loài loài 15 – 25 Ít Không hoặc rất Ít ít > 3m 2–3m 50>60 cm 60cm 4 Mạnh số Vài loài 10 – 15 5 – 10 5 Điểm đánh giá Rất mạnh 2 Không loài nào 2 1mm Cao hơn, 1mm Thấp hơn, 60cm) cũng như diện tích RNM được mở rộng nhiều. Theo kết quả giải đoán và chồng xếp ảnh vệ tinh năm 1995 và 2010, diện tích RNM tại VQG Xuân Thủy tăng khoảng 600ha (từ 985ha năm 1995 lên 1.586ha năm 2010), tuy nhiên khu vực phía Bắc của VQG có xu hướng giảm do phần lớn diện tích RNM đã được chuyển sang NTTS như tôm, ngao, phía Nam của VQG (thuộc các xã Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân) có xu hướng tăng do trong khoảng thời gian này hàng trăm hecta RNM được trồng mới từ nguồn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cùng với những nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương. Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy ở khu vực RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy được quản lý tốt có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Đặc biệt là sự hiểu biết và tham gia của người dân địa phương trong bảovệ và phát triển RNM rất tích cực. Người dân thấy được và thu được lợi ích trực tiếp từ RNM do đó có ý thức bảo vệ, phát triển RNM. Kết quả này cũng khẳng định tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng trong bảovệ và phát triển RNM thích chứng với BĐKH và NBD. Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy RNM VQG Xuân Thủy tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm tăng tính DBTT khi BĐKH diễn ra ngày càng nghiêm trọng và áp lực tác động từ người dân tới RNM ngày càng tăng. Đặc biệt là hiện nay phần diện tích bãi bồi phía đất liền đã được đưa vào sử dụng với những mục đích khác nhau như trồng trọt, NTTS, hoặc đã bị ngăn cách bởi để biển, dođó RNM không còn khả năng tiến vào đất liền, trongkhi đó phía biển có nhiều diện tích bịxói lở. Các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo hầu hết các HST ven biển sẽ bị đe dọa bởi NBD và bão một cách nhanh chóng (Ellison, J.C. 2012) [34]. Dưới tác động của NBD, diện tích đất RNM có diễn biễn rất phức tạp, phản ứng của RNM với NBD sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng khu vực có địa hình khác nhau. Hơn nữa, tình 63 hình thay đổi các yếu tố khí hậu (tỷ lệ trầm tích đầu vào, thể nền,…) trong tương lai rất phức tạp, cũng rất khó xác định loài chiếm ưu thế ở các khu hỗn hợp. Năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra các kịch bản về biến đổi khí hậu và NBD [4]cho các năm trong tương lai ở Việt Nam. Khu vực nghiên cứu ở ĐBSH có mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999. Bảng 3. 22: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Khu vực ĐBSH Kịch bản phát thải thấp (B1) Kịch bản phát thải trung bình (B2) Kịch bản phát thải cao (A2) Năm 2050 28 30 33 Năm 2070 42 46 57 Năm 2100 65 75 100 Từ đó, tính được tốc độ NBD trung bình tương đối cho mỗi năm tại khu vực ĐBSH. Bảng 3. 23: Tốc độ NBD trung bình cho mỗi năm (cm/năm)so với năm 1980- 1999 Khu vực ĐBSH Kịch bản phát thải thấp (B1) Kịch bản phát thải trung bình (B2) Kịch bản phát thải cao (A2) Năm 2050 0.55 0.59 0.65 Năm 2070 0.59 0.65 0.8 Năm 2100 0.64 0.74 0.99 Cây ngập mặn thích nghi với tình trạng ngập mặn nhưng chỉ ở một mức độ nào đó trong giới hạn khả năng sinh lý và cũng tùy thuộc từng loài và độ mặn khác nhau. Hầu hết các CNM đều bị ảnh hưởng khi NBD quá 0,14 cm mỗi năm [6]. Cả ba kịch bản phát thải thấp, trung bình, cao, tốc độ NBD trung bình cho mỗi năm đều lớn hơn 0,14 cm, rõ ràng các CNM đều bị ảnh hưởng theo những mức độ khác nhau. 3.6.2. Ảnh hưởng đến hệ rễ Môi trường ĐNN yếm khí (hàm lượng oxy thấp) và thể nền nhão là hai khó khăn lớn nhất tác động đến CNM, do đó khả năng chống đỡ về mặt cơ học kém. Để thích nghi với điều kiện môi trường như vậy, hầu hết hệ thống rễ CNM đều bao gồm các rễ nhỏ và phát triển theo chiều ngang, hệ thống rễ thường nông, độ sâu nhìn chungkhông quá 2m [25]. Khu vực nghiên cứu gồm hai loài CNM chủ yếu là trang và bần chua. Trong đó, bần chua có hệ thống rễ thở, trang có rễ bạnh và đâng (Rhizophora stylosa Griff) có hệ thống rễ chống. Ở bần chua, các rễ hô hấp mọc từ các rễ bên nằm ngang mặt đất và đâm lên không khí thành hình chông, số lượng lỗ vỏ lớn. Trang có bạnh gốc chứa nhiều lỗ vỏ hoặc vỏ nứt dọc, lớp ngoài mềm có tác dụng thu nhận không khí. Đâng có hệ thống rễ chống, ngoài tác dụng làm giá đỡ cho cây còn có chức năng thu nhận và dự trữ không khí. 64 Ảnh hưởng của mực NBD đến RNM theo mức độ khác nhau, phụ thuộc vào mực NBD lên và vị trí của CNM. Khu vực nghiên cứu có hệ thống rễ thở của bần với chiều cao chỉ dao động từ 12-53 cm nên mực nước biển dâng trên 53 cm là bắt đầu bị ảnh hưởng đến quá trình sinh lý (nếu không xét đến ảnh hưởng của sự bồi xói và các nhân tố khác). Khi mực NBD, thời gian hệ thống rễ bị ngập trong nước tăng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ. Đặc biệt, nếu NBD cao đến mức khi thủy triều xuống, hệ thống rễ vẫn ngập hoàn toàn trong nước, do hàm lượng ôxy trong nước rất thấp, rễ không đủ ôxy để hô hấp nên hệ rễ bị phá hủy, không lấy được nước và cây sẽ chết đứng, khô đen một cách nhanh chóng. Vị trí của cây RNM cũng ảnh hưởng đến thời gian ngập trong nước của chúng do mực nước thủy triều lên xuống. Những quần xã nằm gần đê (QX thứ ba, QX thứ tư), thời gian ngập trong nước nhỏ hơn so với những QX nằm xa đê (QX thứ nhất, QX thứ hai). Do đó, mức độ ảnh hưởng của NBD đến QX nằm xa đê lớn hơn so với QX nằm ở gần đê. Tuy nhiên, khu vực nào có tốc độ NBD nhỏ hơn so với tốc độ bồi tụ thì NBD dâng hầu như không gây ảnh hưởng đến hệ thống rễ CNM. 3.6.3. Ảnh hưởng đến thân và lá Ở những khu vực có tốc độ bồi tụ nhỏ hơn tốc độ xói lở và tốc độ NBD thì NBD là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến thân và lá của CNM. Khu vực nghiên cứu gồm 3 tầng cây, trong đó tầng vượt tán (có chiều cao trên 5m) và tầng ưu thế (cao từ 1-5m) chủ yếu là trang và bần 11 năm tuổi, trong đó có quần hợp 1 toàn trang tái sinh 3 năm tuổi (cao trên 1m), còn lại là tầng cây tái sinh 1 năm tuổi với chiều cao từ 0.5-1m. Kết quả về chiều cao của các tầng cây cho thấy tầng vượt tán và tầng ưu thế bị tác động của NBD ở mức độ thấp, tầng cây tái sinh có chiều cao từ 0,5-1m chịu tác động lớn hơn. Đặc biệt, khi NBD lên tới 1m thì tầng cây này chìm ngập một phần hoặc hoàn toàn trong nước biển, nên nhiều cây con có thể bị cuốn theo dòng nước và toàn bộ quá trình sinh lý của cây bị ảnh hưởng, từ đó có thể gây chết hàng loạt.NBD làm thời gian lá CNM bị ngập trong nước lâu hơn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận ánh sáng, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và năng suất của cây.Tuy nhiên, ở những khu vực có tốc độ NBD nhỏ hơn so với tốc độ bồi tụ thì NBD dâng hầu như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thân, lá của CNM. 65 3.6.4. Ảnh hưởng đến khả năng phát tán của cây RNM Một đặc điểm khá thú vị của các loài CNM họ Đước là có hiện tượng sinh con. Hạt của các loài này nảy mầm sau khi chín và không có thời kỳ nghỉ ngay ở trên cây m , tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm [11]. Khi trụ mầm già (chín) sẽ rời khỏi cây m , khi rụng xuống nước thì rễ nổi. Khi mực NBD, trụ mầm chín đã rụng sẽ theo dòng nước phát tán vào sâu trong nội địa hoặc phát tán đi những nơi khác giúp cho diện tích RNM tăng lên, đặc biệt về phía sâu trong đất liền.Tuy nhiên, nếu mực NBD dâng cao, khi nước triều rút mà RNM vẫn bị ngập trong nước thì trụ mầm cũng không cắm được xuống đất, ảnh hưởng đến số lượng CNM. 3.6.5.Ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của CNM NBD cũng gây ảnh hưởng nhất định đến khả năng tái sinh của CNM thông qua ảnh hưởng đến khả năng cố định của trụ mầm và khả năng cố định của cây con. NBD làm giảm khả năng cố định của trụ mầm, khi trụ mầm cố định được rồi thì tác động của NBD cùng dòng nước xoáy đối với cây con cũng khá nghiêm trọng, quá trình cố định chỉ thành công khi cây đã ra rễ và có ít nhất một lá. Như vậy, ảnh hưởng của NBD đến RNM phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là xói lở và bồi tụ, địa hình của khu vực nghiên cứu, vị trí của từng QX RNM. Từ đó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, thậm chí không gây ảnh hưởng gì đến từng QX RNM. NBD có thể gây ảnh hưởng đến hệ rễ, thân, lá, khả năng tái sinh của CNM, tuy nhiên NBD lại là một trong những điều kiện thuận lợi giúp cho CNM phát tán tốt, từ đó giúp RNM mở rộng diện tích. 3.7. Xu hướng biến động đa dạng sinh học 3.7.1. Xu hướng chung Xu hướng chung về biến động ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ được thể hiện rõ nét ở các mức độ tác động của tự nhiên (diễn thế sinh thái của vùng bãi bồi cửa sông ven biển có chế độ bồi tụ, xói lở diễn ra mạnh mẽ làm biến đổi diện mạo của VQG Xuân Thuỷ) và tác động của con người (khai thác, sử dụng và xây dựng cơ sở hạ tầng). Biến động ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ có thể được xem xét chủ yếu bởi những yếu tố diễn biến về môi trường; tình trạng phân mảnh HST RNM bởi các hoạt động như xây dựng đầm nuôi tôm, cua và hệ thống đường giao thông; khai thác quá mức hoặc mang tính tận thu các loài có giá trị kinh tế, kể cả con giống. Những điều nói trên 66 gây tác động và làm biến đổi HST, nơi cư trú và biến động loài sinh vật, đặc biệt các loài quý, hiếm là đối tượng bảo tồn. Sự tồn tại các đầm nuôi tôm trong vùng lõi của VQG sẽ gây phân mảnh HST RNM, đồng thời là nguồn thải chất ô nhiễm hữu cơ ra môi trường tự nhiên từ nguồn thức ăn cho tôm dư thừa, từ các chất bài tiết của vật nuôi chưa phân huỷ hết. Việc nuôi ngao vạng với mật độ nuôi lớn ở vùng bãi triều không có RNM rộng lớn ở phân khu phục hồi sinh thái (khu vực cuối của Cồn Lu và Cồn Ngạn) tạo nguồn thải bùn lỏng đỏ gồm chất hữu cơ bài tiết ra từ ngao nuôi. Mặt khác, mật độ nuôi cao với các công đoạn cải tạo định kỳ nền đáy và phun cát với khối lượng lớn vào bãi để bổ sung thức ăn cho vật nuôi có thể làm biến đổi tính chất cơ lý nền đáy bãi triều. Bảng 3. 24: Xu hướng biếnđộng ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ do tác động của con người Xy hướng biến động ĐDSH Các hoạt động Môi trường Hệ sinh thái Loài bảo tồn - Mất thảm RNM lâu - Mất/giảm chất lượng nơi Phát triển đầm Nguồn gây ô năm. cư trú của các loài sống nuôi tôm ở vùng nhiễm hữu cơ tới - Phân mảnh HST RNM trong RNM lõi VQG (khu vực môi trường nước và biến đổi diện mạo, - Thay đổi cấu trúc thành có RNM) và đất nơi cư trú phần loài Phát triển nuôi Biến đổi tính chất tự Làm thay đổi tính ngao Bến Tre (loài nhiên và biến đổi cấu Mất nơi cư trú và giảm số chất cơ lý nền đáy di nhập từ Nam trúc loài động vật đáy lượng các loài ngao bản địa: bãi triều bồi tự Bộ) ở bãi triều lầy của bãi triều lầy không ngao dầu (M. meretrix)... nhiên không có RNM có RNM - Mất nơi cư trú và bãi đậu Tác động tích cực kiếm mồi của các loài chim tới môi trường Phát triển kiểu HST bãi di trú (Cò mỏ thìa,...). Trồng mới RNM sống vùng cửa triều có RNM - Giảm số lượng quần thể sông, ven biển các loài chim di trú quý, hiếm (Cò mỏ thìa,...). Làm thay đổi chế - Mất/giảm chất lượng nơi Xây dựng và phát độ lưu thông Phân mảnh HST RNM cư trú của các loài sống triển đường giao nước và chất và biến đổi diện mạo, trong RNM thông và cơ sở hạ lượng môi trường nơi cư trú - Thay đổi cấu trúc thành tầng khác nước, trầm tích phần loài Khai thác quá mức - Giảm số lượng các loài tài nguyên sinh Hệ sinh thái và nơi cư Xáo trộn môi quý, hiếm, có giá trị kinh tế vật, đặc biệt con trú các loài sinh vật bị trường - Giảm kích thước cá thể do giống các loài có xáo trộn bị tận thu liên tục giá trị kinh tế Trồng RNM có ý nghĩa tích cực: phục hồi HST RNM với các chức năng là nơi cư trú và nơi kiếm ăn cho nhiều nhóm động vật vùng triều, cửa sông và ven bờ, đặc biệt ở giai đoạn con non. Nhưng nếu phát triển RNM không hợp lý ở các bãi triều thấp không có RNM sẽ thu h p các bãi triều ngập nước như vậy - nơi vốn là bãi đậu, nơi cư 67 trú và kiếm ăn của các loài chim di cư có giá trị bảo tồn như Cò mỏ thìa,... Quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống đường bê tông ở khu vực VQG bên cạnh mặt lợi ích có thể là tác nhân gây phân cắt HST ĐNN cũng như thay đổi chế độ lưu thông nước mặt ở đây. Khai thác quá mức và sử dụng biện pháp khai thác tận diệt sẽ làm giảm số lượng quần thể cũng như kích thước cá thể, làm giảm khả năng tái tạo quần thể các loài quý, hiếm, có giá trị kinh tế. 3.7.2. Tác động của BĐKH đến khu vực VQG Xuân Thủy a) BĐKH tác động vào ĐDSH Tài nguyên rừng là nhân tố chịu tác động đầu tiên từ BĐKH. Các dải rừng phi lao ở Cồn Lu được trồng từ cuối những năm 1990, đã khép tán và đạt chiều cao gần thành thục (gần 10m). Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, sau khi bị nước biển lúc triều cường ngập tràn qua và bị ngâm nước nhiều giờ trong ngày, rừng phi lao đã không thể thích ứng kịp nên đã bị chết đứng hàng loạt. RNM bình thường khi đạt độ thành thục đã vươn lên khỏi mặt nước lúc triều cường, nhưng do mực nước biển dâng ngày càng cao, trong khi sinh khối của các loài CNM ở khu vực chỉ là hữu hạn. Bởi vậy, khả năng các loài CNM đại trà như Trang và Sú có chiều cao hạn chế sẽ khó thích ứng. Các chức năng ưu việt của RNM như: phòng hộ đê biển, cung cấp môi sinh an lành,…sẽ bị suy giảm đáng kể. Các loài động vật khác ở khu vực cũng ít nhiều bị tác động. Khi nhiệt độ ấm hơn ở Bắc bán cầu, các loài chim di cư tránh rét sẽ thay đổi tập tính di cư, nhiều loài chim lựa chọn điểm di cư ở gần hơn hoặc thời gian di cư muộn hơn đồng thời kết thúc mùa di cư sớm hơn thường lệ. Một số loài động thực vật thuỷ sinh khác cũng chịu tác động của sự thay đổi của mực nước biển khiến cho tập tính và sinh trưởng của loài không ổn định cũng như không đạt được năng suất sinh học thường thấy. b) BĐKH tác động đến các công trình xây đựng ở vùng triều Nhiều công trình xây dựng ở vùng triều theo khảo sát ban đầu không bị ngập triều. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay thường xuyên bị ngập nước khi gặp triều cường. Điều này đã tác động tiêu cực đến công năng của công trình và gây ra nhiều phiền toái, bất tiện cho người sử dụng. Một số công trình ở vùng triều đã phải đập đi để xây mới cho đạt chiều cao tương ứng hoặc điều chỉnh nâng cao cao trình so với thiết kế ban đầu, gây tốn kém và 68 nhiều khó khăn phức tạp cho quá trình thi công xây dựng lại công trình. c) BĐKH tác động đến sinh kế của cộng đồng Nhiều người dân địa phương đã lựa chọn các sinh kế phụ thuộc vào vùng triều ở khu vực. Mỗi nghề ít nhiều đều đã chịu tác động từ BĐKH. Các nghề khai thác tự do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên phải thích ứng với môi trường nước ngày càng cao thêm. Đăng đáy, vây bả phải được nâng chiều cao tương thích, việc đi lại cũng phải canh chừng mực nước biển ngày càng lớn và thêm nhiều nguy hiểm. Các nghề NTTS do bị triều cường uy hiếp, cũng đang phải lo thay đổi phương tiện như việc đầu tư để nâng cao bờ đầm, chòi canh và vây bả, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với các điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra với tần suất ngày càng lớn. Khi nhiệt độ cao hơn cùng các yếu tố bất lợi khác, nghề NTTS ở khu vực cũng gánh chịu nhiều hậu quả đáng kể như: dịch bệnh phát sinh nhiều, bãi triều đã được khoanh nuôi ban đầu do thay đổi mực nước triều dâng đã không còn phù hợp với điều kiện thiết yếu để NTTS truyền thống nữa. Kết quả năng suất nuôi trồng sụt giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. 3.7.3. Tác động của BĐKH và NBD đến RNMở VQG Xuân Thủy Theo một số nghiên cứu, RNM tại VQG Xuân Thủy đang bị tác động của BĐKH, đặc biệt khoảng 10 trở lại đây, các hiện tượng này nhìn thấy rõ rệt: - Nước biển dâng: Theo kết qủa phỏng vấn, hàng năm mực nước ở đây tăng khoảng 10cm, thậm chí đến 30cm vào những đợt triều cường (so sánh một số bảng thủy triều qua các năm tại khu vực Hòn Dáu, phỏng vấn những ngư dân nuôi trồng và KTTS thủ công). Biểu hiện là thời gian ngập triều muộn hơn nhưng lâu hơn trong ngày. - Mưa ít và lượng mưa giảm trong những năm gần đây (lấy từ kết quả phỏng vấn và số liệu của Trung tâm Khí tượng). Điều này dẫn đến là độ mặn trong khu vực tăng lên theo mùa. Theo quy luật thì tháng 4 thường có nước nguồn về, giúp cho độ mặn giảm và các loài sinh vật phát triển, đặc biệt là nhuyễn thể. Tuy nhiên, thời gian gần đây (theo kết quả phỏng vấn) thì số lần mưa ít và giảm về số lượng nên độ mặn cao, các loài nhuyễn thể sinh trưởng và phát triển chậm. Nhìn rõ nhất là loài ngao trắng (ngao Bến Tre). Từ năm 2010 đến nay lượng ngao giống tự nhiên giảm hẳn, và năm 2013 không thấy xuất hiện. Trước đây, ngao trắng được nuôi chỉ trong vòng 12 đến 15 tháng là có thể xuất ngao thương phẩm, nhưng do độ mặn cao nên đã giảm phát 69 triển của loài này. Khoảng 5 năm trở lại đây thường phải từ 18 đến 14 tháng, cá biệt có những bãi nuôi bị ngập sâu thì phải 30 tháng mới đạt đủ kích cỡ ngao thương phẩm. - Một số vùng đất bồi cao, trồng cây phi lao rất phát triển. Nhưng 10 năm trở lại đây lại bị ngập sâu khi nước triều dâng (một phần diện tích rừng phi lao trồng trên Cồn Lu bị chết, khoảng 1ha, trong khi phi lao chỉ sống ở vùng đất cao, không chịu ngập nước). Đặc biệt, có khoảng 0,5ha RNM bị vùi sâu trong nước biển và chết (CNM chỉ chịu được thời gian ngập nước nhất định, nếu bị ngập nước thời gian dài hoặc cạn quá lâu thì chết). - Loài cây bần chua vẫn được người dân địa phương gọi là “cây xanh” bởi lý do là xanh lá quanh năm. Tuy nhiên sau đợt rét đậm dài ngày năm 2008 đã bị chết hoặc rụng lá hàng loạt. Điều này chứng tỏ BĐKH trong khu vực đã ảnh hưởng tới thích nghi của HST,...Một phần diện tích rừng đước vòi cũng bị chết. - Chim di cư: Số lượng giảm, tập tính thay đổi và thời gian di cư thay đổi như: đến muộn và đi sớm (do thời gian nắng nóng kéo dài). Một số loài (loài Cà kheo) trước đây xuất hiện thì không còn bão nhưng từ 2005, mặc dù loài này di cư nhiều về nhưng vẫn bị bão.Bãi kiếm ăn bị thu h p do nước biển dâng cao. -Thủy sản: nhiều loài bị suy giảm mạnh về số lượng và hầu như không xuất hiện (như Vọp – một loài nhuyễn thể) - Ngao giống tự nhiên: từ 2010 đến nay không thấy xuất hiện 3.7.4. Xu hướng BĐKH và nước biển dâng Phân tích dữ liệu khí hậu những năm 1970 cho thấy tại vùng ven biển Nam Định, bao gồm VQGXuân Thủy, nhiệt độ tăng 0,013oC/năm và lượng mưa giảm xuống mức 4,145mm/năm. Nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm có thể tạo nên hiện tượng hạn hán, do đó giảm hiệu suất và ĐDSH. Một số loài rất nhạy cảm với sự tăng nồng độ muối trong nước do khô hạn gây ra. Phân tích số liệu mực nước biển cho thấy mực nước biển tại VQG Xuân Thủy tăng khoảng 1,9mm/năm. Mực NBD là hệ quả của nhiều hiện tượng tự nhiên như do nước biển giãn nở nhiệt, tan băng trên đất liền, đất phù sa bãi bồi bị tháo khô nước,… Cùng với nồng độ muối trong nước tăng lên, mực nước biển tăng cũng đe dọa lớn đến sự tăng trưởng, phát triển và phân bố, cũng như tăng tính dễ tổn thương của RNM. Do những thay đổi nhiệt độ mà lượng mưa và mực nước biển đã thay đổi và các kịch bản biến đổi đã được dự báo. Vùng ven biển Nam Định, bao gồm VQG Xuân 70 Thủy có thể bị tác động nặng nề, do đó sẽ đe dọa sự tồn tại và phát triển của HST RNM. RNM không còn có khả năng phát triển và mở rộng về phía biển, trong khi về lý thuyết, hiện tượng đất lấn biển có thể xảy ra. Tuy nhiên, xây dựng đê biển và NTTS có thể ngăn ngừa hiện tượng đất lấn biển. Do đó, BĐKH là yếu tố tác động đến RNM, cũng là một trong những nguyên nhân sẽ gây ra tính dễ tổn thương cao và khả năng ứng phó thấp với BĐKH của RNM ở VQG Xuân Thủy. 3.7.5. Tốc độ trầm tích Tốc độ trầm tích đo tại VQG Xuân Thủy từ tháng 11/2013 đến tháng 8/2014 ở mức trung bình là 10,4mm/năm. Tuy nhiên, tốc độ này khác biệt lớn theo mùa và theo địa phương. Vào mùa khô, tốc độ trầm tích là 13,2mm/năm, cao hơn mức 8,8mm/năm vào mùa mưa. Kết quả này có thể giải thích do vào mùa mưa khu vực này bị các đợt sóng mạnh do gió mùa hoặc bão nhiệt đới gây ra khiến hiện tượng xói mòn tăng cao và giảm trầm tích. Mặt khác, VQG Xuân Thủy nằm ở cửa phía nam sông Hồng (cừa Ba Lạt), do đó vào mùa mưa trầm tích sẽ bị dòng nước xiết cuốn trôi về phía nam. Kết quả thu được phù hợp với kết quả của các tác giả khác như Hanh và Tuan, Van Santen et al [6], những người đã nghiên cứu tại cùng một địa điểm, và theo quan sát về vai trò của RNM trong việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự lắng đọng các chất hữu cơ và vô cơ. Tốc độ trầm tích được lựa chọn như là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tính dễ tổn thương trước BĐKH của RNM bởi vì cả tốc độ trầm tích và tốc độ NBD đều hạn chế mức triều dâng, do đó tác động đến sự phân bố, tăng trưởng và phát triển của RNM. Tại VQG Xuân Thủy, tốc độ trầm tích cao hơn tốc độ NBD (10,4mm/năm và 1,9mm/năm). Kết quả này cho thấy RNM ở VQG Xuân Thủy an toàn với mực NBD. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả tính của Alongi [29]. 3.7.6. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn RNM Kết quả phỏng vấn 100 người(bao gồm người dân và nhà quản lý…) ở khu vựcVQG Xuân Thủy cho thấy, tại đây có cơ chế bảo vệ và quản lý tốt với các hoạt động giám sát và bảo vệ RNM thường xuyên và nghiêm túc. Phần lớn (90%) người được phỏng vấn nắm rõ vai trò của RNM và những lợi ích trực tiếp mà nó mang lại, do đó họ có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, bảo vệ và phát triển RNM vẫn chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là tình trạng phá rừng bừa bãi vẫn diễn ra do thiếu hiểu biết về RNM của một số ít người 71 dân. Thêm vào đó, các biên liên quan như Đội quản lý, UBND xã, hội phụ nữ, hội thanh niên xã,…đã chủ động phối hợp với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và phát triển RNM. Tuy nhiên sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả. Kết quả trên khẳng định tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng với sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền và các tổ chức địa phương trong việc phát triển và bảo vệ RNM trong bối cảnh BĐKH. 3.8. Các giải pháp thích ứng và giảm thiểu mức độ tổn thương Đề ứng phó hữu hiệu với BDKH ở vùng nhạy cảm thuộc HST cửa sông ven biển khu vực VQG Xuân Thuỷ, học viênđề xuất các biện pháp cụ thể sau: 3.8.1. Đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học là mục tiêu sống còn của hoạt động du lịch sinh thái. Bởi vậy các biện pháp thích nghi với BĐKH ở VQG cần được cân nhắc kỹ và thực hiện chu đáo nhằm đảm bảo yêu cầu PTBV. Những khu rừng phi lao bị chết đứng hàng loạt cần được khoanh vùng theo dõi diễn biến. Chỉ tiến hành phục hồi rừng khi điều kiện cho phép. Đối với HST RNM cần xúc tiến các loài cây có sinh khối lớn hơn (Bần, Đâng, Mắm,…) trên các lập địa thích hợp để tăng cường khả năng phòng hộ của RNM và đảm bảo cân bằng sinh thái cho khu vực. Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng cần được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục môi trường kết hợp với ngăn chặn xử lý triệt để các hành vi xâm hại nguồn chim thú cùng các loài động vật hoang dã quý hiếm khác. Mục đích là nhằm đảm bảo cho các loài sinh vật có được điều kiện tồn tại tốt nhất và phát triển lâu bền ngay tại vùng cửa sông ven biển thuộc địa phận quản lý của VQG. 3.8.2. Đối với các công trình xây dựng Những công trình xây dựng mới cần phải khảo sát chính xác và dự báo mực NBD cho khoảng thời gian tối thiểu từ 15-20 năm tới để thiết lập chiều cao các công trình cho phù hợp, tránh tình trạng vừa mới xây dựng xong đã phải tôn nền vì ngập nước khi gặp triều cường. Các công trình đã xây dựng nếu bị ngập nước cần có biện pháp xử lý thích hợp: Một số công trình đã khấu hao cơ bản lớn cần phải được thanh lý để xây dựng lại cho thoát ngập và đảm bảo mỹ quan cũng như tiện ích trong sử dụng. 72 Các công trình còn có khả năng sử dụng cần phải nghiên cứu biện pháp khắc phục cụ thể như: tôn nền, gia cường các vật liệu chịu lực tốt hơn đồng thời thường xuyên duy tu bảo trì để công trình không gặp phải sự cố đáng tiếc khi chống chọi với NBD cao cùng với những diễn biến về thiên tai ngày càng khôn lường ở khu vực. 3.8.3. Đối với sinh kế cộng đồng Các nghề nuôi trồng và KTTS ở vùng triều cần có biện pháp thích ứng nhanh với sự thay đổi thường xuyên và mau l của môi trường. - Đối với nghề nuôi tôm: phải chuyển hẳn sang hướng nuôi tôm sinh thái, vừa giữ rừng vừa nuôi tổng hợp các loài thuỷ sản tự nhiên ở khu vực. Mặt khác các công trình xây dựng như: “làm nhà, xây cống và đắp các bờ đầm để nuôi tôm…” cũng phải được tôn tạo cho tương thích để tránh bị nước thuỷ triều tràn bờ và ngập nhà đầm như đã từng xảy ra trong những năm vừa qua. - Đối với nghề nuôi ngao: song song với công việc cải tạo bãi cho phù hợp vẫn cần phải có quy hoạch nuôi khoa học. Chỉ tiến hành nuôi ngao thương phẩm trên các bãi bồi có độ ngập nước vừa phải và có tỷ lệ cát lẫn phù sa phù hợp với sinh thái của loài ngao. Khi nhiệt độ bình quân nóng hơn cùng các yếu tố gây ô nhiễm khác sẽ trực tiếp tạo nên các đợt dịch bệnh gây chết ngao hàng loạt. Cần có biện pháp quan trắc phòng ngừa và xử lý kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra. Các công trình phục vụ nuôi ngao như bả lưới vây và nhà chòi cũng phải được gia cố & nâng cao để thoát ngập khi gặp triều cường. Các vây bả cũng phải được tính toán sao cho không gây cản trở dòng chảy và quá trình trao đổi chất ở khu vực. - Đối với nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên: Các công cụ phục vụ cho công việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên như lưới, vây bả, nhà chòi và đăng đáy cần phải được nâng cấp cho tương thích với chiều cao ngày càng lớn của mực nước biển. Người dân địa phương phải thích nghi nhanh chóng với những sự thay đổi bất thường của thiên tai với tần suất ngày càng dầy thêm. Những sự thay đổi về điều kiện tự nhiên do hệ quả từ BĐKH đem lại như: nhiệt độ nóng hơn, ô nhiễm môi trường nặng nề hơn,… cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến công nghệ nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản dựa nhiều vào tự nhiên của cộng đồng dân địa phương ở khu vực. - Đối với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái: Đây cũng là một sinh kế đặc thù ở khu vực VQG Xuân Thủy. Bởi vậy cần phải xác lập một cơ chế thích ứng và 73 hiệu quả. Việc chuẩn bị cho khách đi Tour phải hết sức chu đáo: nắm chắc lịch con nước thủy triều và tình hình thời tiết, tìm hiểu kỹ các luồng lạch để hướng dẫn khách đi thăm an toàn và đạt được hiệu quả mong đợi. 3.8.4. Các giải pháp và các vấn đề ưu tiên 3.8.4.1. Giải pháp tổ chức quản lý bảo tồn và tăng cường nguồn lực Quy hoạch về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của VQG Xuân Thuỷ theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Chính Phủ. Tăng cường năng lực quản lý ĐDSH cho VQG-Khu Ramsar Xuân thuỷ bao gồm cả nguồn nhân lực, năng lực cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị. 3.8.4.2 Giải pháp chính sách, thể chế, thực thi luật pháp - VQG Xuân Thủy phối hợp với UBND huyện, UBND các xã vùng đệmxây dựng cơ chế chính sách quản lý thích hợp (Quy chế quản lý VQG); Quy chế sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN; Quy chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở Khu Ramsar; Quy chế hoạt động Du lịch sinh thái ở Khu Ramsar; Xây dựng Hương ước xanh của các làng xã ở vùng đệm của VQG. -Rà soát, bổ sung, xây dựng mới chính sách để sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN trong hoạt động nuôi tôm, nuôi ngao và thủy sản khác ở khu vực VQG. Xây dựng quy định mang tính pháp lý về nghề NTTS của khu vực VQG Xuân Thuỷ trên cơ sở cải tiến Hương ước nuôi ngao của xã Giao Xuân. - Về hạn mức cho thuê đất: Đối với đất chuyên ương nuôi ngao giống, hạn mức sàn không dưới 1ha; đối với vùng nuôi ngao thịt, hạn mức sàn không dưới 3 ha và không hạn chế hạn mức trần để người sản xuất hợp tác, góp cổ phần hoặc tích tụ đất tạo vùng thông thoáng phù hợp với nuôi ngao. - Thời hạn sử dụng đất: đối với vùng đệm, thời hạn cho thuê đất từ 5 năm, khuyến khích nhóm, tổ hợp tác có Dự án và qui mô sử dụng đất trên 20 ha tập trung có thể được thuê đất dài hơn, song không quá 20 năm. Đối với vùng phục hồi sinh thái, thoả thuận với VQG tạm cho thuê từ 3 đến 5 năm, với tổ nhóm có qui mô sử dụng trên 30 ha tập trung, cần xin ý kiến UBND tỉnh,… cho thuê dài hơn song không quá 5 năm. Trước mắt, triển khai thực hiện một bước về Quy hoạch từ nay đến năm 2018 để đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện cho giai đoạn sau. 74 Không cho thuê các vùng đất ngập sâu, ven các triền sông và dải bãi ven biển, các vùng ngập bùn, dành các vùng đất này cho các hộ nghèo kiếm sống song có qui định chung về khai thác tài nguyên thuỷ sản. Đối với vùng đất thường xuyên có ngao giống, cấm khai thác tự do trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 mà cho đầu thầu thu hoạch ngao giống, song phải đảm bảo đúng qui định về khai thác ngao giống. -Xây dựng thể chế thoả thuận quản lý, sử dụng đất nuôi ngao trong vùng phục hồi sinh thái giữa UBND huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Phân công trách nhiệm về quản lý nhà nước trong quản lý, tổ chức sản xuất, bảo vệ tài nguyên ĐNN trong VQG. Mở rộng trách nhiệm và quyền lợi của UBND xã trong quản lý và tổ chức sản xuất vùng nuôi. - Tổ chức sản xuất: củng cố và phát huy vai trò của các hiệp hội như Hội Nông dân,Hội phụ nữ, Hội nuôi nhuyễn thể,... đã được thành lập. Vận động thành lập các tổ, nhóm sản xuất để xây dựng mô hình sản xuất mới: hợp tác, góp cổ phần đất thuê từng vùng nuôi theo nhóm, hộ giảm thiểu vây, chắn. Tích tụ đất đai, trí tuệ, giảm chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất. 3.8.4.3. Giải pháp tài chính, đầu tư cho bảo tồn ĐDSH Tăng cường đa dạng hoá các nguồn tài chính, đầu tưcho bảo tồnĐDSH, bao gồm từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ quốc tế, vốn ODA và các nguồn thu khác. Đẩy mạnh áp dụng các cơ chế tài chính mới để hỗ trợ cho công tác bảo tồn như: chi trả dịch vụ môi trường, bồi hoàn ĐDSH, các cơ chế tài chính khác thông qua thị trường carbon và khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân. Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho bảo tồn ĐDSH. 3.8.4.4. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ ĐDSH và các dịch vụ du lịch sinh thái - Tăng cường tổ chức các chương trình tuyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường và ĐDSH cho các tầng lớp cư dân địa phương, đặc biệt cộng đồng khai thác và NTTS hướng tới bảo vệ và sử dụng khôn khéo nguồn tài nguyên đất, thuỷ sản bền vững. - Xây dựng mô hình du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương. 75 - Tổng kết chủ trương thí điểm khai thác hợp lý tài nguyên sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. 3.8.4.5. Giải pháp về quy hoạch phát triển - Thực hiện Quy hoạchquản lý, bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 2004-2020. - Thực hiện Quy hoạch khu nuôi ngao quảng canh tại phân khuphục hồi sinh thái VQG Xuân Thuỷ đến năm 2018 3.8.4.6. Giải pháp về khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu như các viện khoa học, trường đại họcđẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH ĐNN ven biển; nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình nuôi tôm, cua, rong, ngao, vạng sinh thái nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững các dịch vụ HST; sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. -Nghiên cứu phát triển nuôi các loài ngao bản địa như ngao dầu, ngao vân với kích thước lớn hơn và có giá trị kinh tế cao hơn loài ngao Bến Tre. - Lập bản đồ kỹ thuật số (GIS) bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) làm công cụ quản lý tài nguyên. - Tiếp tục tham gia các mạng lưới quốc tế về bảo tồn thiên nhiên nhằm quảng bá hình ảnh của VQG Xuân Thủy ra thế giới, thu hút khách du lịch, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tư liệu, học tập và đào tạo cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ và năng lực quản lý. - Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ phối hợp với Dự án JICA-NBDS và các dự án quốc tế khác trong xây dựng Bộ chỉ thị ĐDSH, các hướng dẫn thực hiện quan trắcĐDSH; tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và tiến tới sử dụng bộ chỉ thịđể thực hiện quan trắc ĐDSHở vùng ĐNN của VQG Xuân Thuỷ. 3.8.4.7. Xây dựng các mô hình định hướng sử dụng hợp lý HST ĐNN ở VQG Xuân Thủy a) Tiêu chí xây dựng mô hình - Hướng tới phát triển bền vững: PTBV (môi trường, KT-XH) gắn liền bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát huy thế mạnh tiềm năng của bãi triều trên cơ sở khai thác hợp lý, bảo vệ và duy trì chất lượng môi trường, duy trì và phục hồi các HST, ĐDSH, ngăn ngừa phòng chống thiên tai và giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích sử dụng. 76 - Đảm bảo hiệu quả kinh tế: Sử dụng bãi triều phải đạt được hiệu quả kinh tế nhờ khai thác, sử dụng một cách hợp lý và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, tránh tổn thất tài nguyên, tránh và hạn chế các rủi ro xuất hiện trong quá trình sử dụngdo thiên tai hoặc các sự cố môi trường. Hiệu quả kinh tế chỉ đảm bảo khi khai thác và chuyển đổi các giá trị sử dụng gián tiếp của tài nguyên thành lợi ích kinh tế. - Phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng: Quy hoạch tổng thể cũng tạo dựng nên khung phát triển vĩ mô cho vùng, thí dụ cả vùng cửa sông châu thổ Bắc Bộ và thường đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, một mô hình sử dụng các HST ĐNN ở khu vực VQG Xuân Thủy, ngoài căn cứ vào yếu tố đặc thù, lợi thế khách quan, cũng cần xem xét đến tính phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng. - Đảm bảo phát triển đa ngành và giảm thiểu mẫu thuẫn lợi ích sử dụng: Sử dụng tiềm năng bãi triều cho phát triển đa ngành là nhu cầu thực tiễn, bảo tồn các giá trị tự nhiên và phát triển KT-XH. Theo đó, giữa các hành động phát triển du lịch và thuỷ sản, lâm nghiệp có thể phát sinh mâu thuẫn lợi ích sử dụng trong khi bảo tồn tự nhiên là hành động hỗ trợ trực tiếp phát triển thủy sản, lâm nghiệm và du lịch, và các hoạt động an ninh, quốc phòng đảm bảo sự tồn tại của tất cả. b) Định hướng sử dụng hợp lý các kiểu HST đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy Sử dụng hợp lý HST ĐNN của khu vực VQG Xuân Thủy trên cơ sở tham khảo mô hình sử dụng vùng triều cửa sông châu thổ Việt Nam trong Chuyên khảo Biển Đông, Tập IV-Sinh vật và sinh thái biển (2009). Đất bồi được liên tục mở rộng ra phía biển, diễn thế HST chuyển từ HST bãi bồi, vùng triều có RNM hoặc không có RNM thành đầm/bãi NTTS và sau đó thành HST đồng ruộng. Vậy mô hình chiến lược sử dụng HST là quỹ đất dự phòng quốc gia cho khai thác đất nông nghiệp và mở rộng lãnh thổ. Mô hình định hướng khai thác sử dụng hợp lý các vùng triều cửa sông châu thổ hiện nay là khai thác, sử dụng tổng hợp và bảo vệ HST cho đến khi diễn thế có ưu thế cửa sông và chuyển thành HST đầm/bãi NTTS và sau cùng là HST nông nghiệp và khu dân cư. Có thể xem giai đoạn bãi triều có RNM được nổi cao do bồi tụ và ít được lưu thông nước có thể được chuyển đổi thành đầm nuôi tôm/thủy sản với mô hình thân thiện với môi trường: có các ao cấp nước vào và xử lý nước thải ra từ đầm nuôi. Không tiến hành khai hoang nông nghiệp diện tích đất bồi thuộc các bãi triều cao phát triển RNM, chỉ khi nào đất bồi bãi triều được nổi cao ít ngập mặn, được ngọt 77 hoá bởi nước sông, có sinh vật chỉ thị cho HST nước ngọt mới tiến hành khai thác làm đất nông nghiệp. Bảo tồn và KTTS tự nhiên, có sự kiểm soát về kích thước con khai thác, thời vụ và số lượng khai thác. Phải lấy bảo tồn HST là trọng tâm của mô hình sử dụng, bảo vệ chiếc nôi nuôi dưỡng và phát triển nguồn giống tôm, cua, cá nhỏ cho khu vực. Xây dựng các cơ sở NTTS có diện tích thích hợp, đầu tư hoàn toàn con giống và thức ăn công nghiệp đồng thời có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ nuôi. Trồng mới và phục hồi RNM tạo ra các vùng đất bồi mới lấn nhanh ra biển, tạo thành vành đai bảo vệ đê và HST đồng ruộng và bảo vệ môi trường. Xác định các khu vực quan trọng là nơi cư trú, kiếm mồi của các loài chim nước di cư, bãi đẻ của các loài hải sản có giá trị kinh tế ở vùng triều. Thực hiện các biện pháp để tăng cường lưu thông nước ở bãi triều vùng nuôi tại Cồn Lu như đề trong “Quy hoạch khu nuôi ngao quảng canh tại phân khu phục hồi sinh thái VQG Xuân Thuỷ đến năm 2018”: Cải tạo, đào các kênh/lạch lưu thông nước giữa sông Vọp và vùng nước ven bờ ngoài của Cồn Lu. Xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn nuôi ngao quảng canh tại khu vực VQG Xuân Thuỷ theo hướng thân thiện với môi trường. 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu mô tả khả năng định lượng tính dễ tổn thương trước BĐKH của HST RNM bằng việc phân tích các yếu tố khí hậu tác động lên RNM, thay đổi trong phân bố không gian, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và bảo tồn RNM. Diện tích RNM ở VQG Xuân Thủy đã tăng khoảng 600ha trong giai đoạn 1995 – 2010. Tốc độ trầm tích là 10,4mm/năm, cao hơn mực NBD 1,9mm/năm. Thêm vào đó, VQG Xuân Thủy có cơ chế quản lý tốt với sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm trong việc bảo vệ và phát triển RNM. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng RNM ở VQG Xuân Thủy ít bị tổn thương trước BĐKH. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tính dễ tổn thương trước BĐKH của RNM ở VQG Xuân Thủy có thể tăng lên trong tương lai do các dự án tái trồng rừng trong khu vực sẽ bị giảm trong khi việc mở rộng tự nhiên của RNM bị giới hạn do đê biển và NTTS, cũng như hiện tượng xói lở bờ biển. Điều kiện tự nhiên và đa dạng thành phần loài sinh vật trong các kiểu HST ĐNN ven biển của VQG Xuân Thủy đã trở thành tài nguyên quý giá và quan trọng ở góc độ khoa học, là nguồn lợi cung cấp thực phẩm cho người dân địa phương và xuất khẩu, nguồn nguyên liệu cho các nhu cầu sử dụng, là nơi hấp dẫn các du khách ở khắp nơi trong nước và trên thế giới tới tham quan. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là quá trình bồi tích mạnh mẽ của vùng cửa sông Hồng cho thấy khu vực này đã và đang có những biến động rất rõ nét về đường bờ theo thời gian, tác động rõ rệt tới diễn thế sinh thái ở vùng ĐNN của VQG Xuân Thuỷ, đặc biệt là diễn thế RNM theo đặc điểm diễn thế bãi bồi cửa sông. Những áp lực tác động tới ĐDSH của VQG Xuân Thủy đã được nhận diện, chủ yếu là từ hoạt động của con người ở các xã vùng đệm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đó là: - Khai thác quá mức và trái phép tài nguyên sinh vật; thiếu các quy hoạch cụ thể khi cải tạo, xây dựng các đầm nuôi tôm quảng canh ở vùng lõi, phát triển nuôi ngao với mật độ nuôi cao ở phân khu phục hồi sinh thái phía đuôi Cồn Lu; phát triển 79 nuôi thuần loài ngao Bến Tre để loài này phát triển thành quần thể đã lấnát các loài ngao dầu và ngao vân bảnđịa cùng giốngMeretrix; - Dân số vùngđệm tăng nhanh cũng như còn có những bất cập trong quản lý bảo tồn ĐDSH ở VQG Xuân Thủy: thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp, còn có những hạn chế về nguồn lực bao gồm năng lực, kỹ thuật, tài chính, tổ chức nhân lực; - Một số khu vực sông Trà và sông Vọp có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ do nguồn thải từ khu vực nuôi tôm ở Cồn Vạng và Cồn Lu; một số khu vực trên sông Vọp và cuối Cồn lu có dấu hiêu ô nhiễm dầu từ các tàu máy chở cát cung cấp cho các bãi nuôi ngao, vạng và các máy xúc cải tạo bãi nuôi. Ban Quản lý VQG Xuân Thủy cũng như các cấp chính quyển ở địa phương đã có những hành động đáp ứng nhằm bảo tồn hiệu quả ĐDSH như tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật; Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng; Xây dựng các mô hình sinh kế khai thác sử dụng bền vững tài nguyên; kịp thời đưa ra các văn bản mang tính pháp quy cũng như những hương ước quy định sử dụng hợp lý tài nguyên; tăng cường tìm kiếm các nguồn tài chính để hoạt động bảo tồn và nâng cáo trình độ chuyên môn và quản lý bảo tồn. Trên cở sở xác định được cơ hội và thách thức, luận văn đã đề xuất các giải pháp và nhiệm vụ ưu tiên trong thời gian tới để quản lý bảo tồn hiệu quả các giá trị ĐDSH của VQG Xuân Thủy, gồm: Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý; Giải pháp về chính sách, thể chế, thực thi luật pháp; Giải pháp về tài chính, đầu tư; Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích; Giải pháp về quy hoạch phát triển; Giải pháp về khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế; Xây dựng các mô hình sử dụng hợp lý HST ĐNN. 2. Kiến nghị - Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của HST RNM nói chung và ở VQG Xuân Thủy nói riêng là vấn đề mới và khó, trước hết là hạn chế về nguồn thông tin-dữ liệu đầu vào theo yêu cầu của phương pháp. Do đó, cần phải đầu tư hơn nữa cho BQL VQG để triển khai thu thập, cập nhật số liệu một cách liên tục và chính xác. - Tiếp tục đầu tư để đánh giá định lượng lượng hơn tính dễ bị tổn thương của HST RNM và thiệt hại do BĐKH và NBD để có căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn (thiệt hại về môi trường, kinh tế, thủy sản...). 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1]. Ban thư ký Công ước Đa dạng Sinh học (2010). Báo cái triển vọng đa dạng sinh học toàn cầu lần thứ 3. Montreal 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Lập kế hoạch ứng phó với BĐKH cho vùng biển và ven biển Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin [3]. Bộ Tài nguyên và môi trường (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. [4]. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. [5]. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2004). Niên giám thống kê dân số-xã hội môi trường. Lưu trữ tại Cục thống kê Hải Phòng. [6]. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Mai Sỹ Tuấn (2007). Tích tụ cacbon và nitơ trong mẫu phân hủy lượng rơi trong đất rừng nập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. NXB Nông nghiệp 2007, 151-156 [7]. Trương Quang Học (2006). Phát triển bền vững (lý thuyết và khái niệm). Tập bài giảng [8]. Trương Quang Học (2012). Việt Nam thiên nhiên, môi trường và Phát triển biền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật. [9]. Phan Nguyên Hồng (1991). Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam.Luận án Tiến sĩ Khoa học Sinh học. Hà Nội: 35-40. [10]. Phan Nguyên Hồng (2004).Hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [11]. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn, (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 205 tr. [12]. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào, (2007). Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Báo cáo lưu trữ tại Ban quản lý VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. [13]. Phan Nguyên Hồng và Lê Xuân Tuấn, (2008). Rừng ngập mặn và khả thích ứng với mực nước biển dâng. Báo cáo tại Hội thảo về Biến đổi khí hậu toàn cầu và các giải pháp ứng phó của Việt Nam. Hà Nội và Nam Định, 26-29/02/2008. [14]. IUCN, (1997). Tiếp cận hệ sinh thái: Năm bước để thực hiện. Tài liệu của IUCN (Bản dịch tiếng Việt). [15]. Trần Nghi và nnk, (2002). Cộng sinh tướng và hệ thống dầu khí của trầm tích Kainozoi ở mỏ Bạch Hổ và Rồng bể Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, Vol 13, No3. Hà Nội. [16]. Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nghiêm Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Hồng Huệ, Nguyễn Tài Tuệ, Phạm Bảo Ngọc, (2009). Đánh giá tính dễ bị tổn thương của vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam cho sử dụng bền vững 81 (trường hợp nghiên cứu tại khu Ramsar Xuân Thuỷ, Việt Nam). Khoa địa chất, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. [17]. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc (2004). Một số dẫn liệu về động vật đáy trong rừng ngập mặn huyện Giao Thủy. Trong: Phan Nguyên Hồng (chủ biên). Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Đa dạng sinh học, sinh thái, kinh tế - xã hội – quản lý và giáo dục. NXB Nông nghiệp, 2004 93-102. [18]. Niên giám thống kê huyện Giao Thủy (2011, 2012, 2013). Lưu trữ tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định [19]. Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Dương Thạo và nnk (2008). Báo cáo Khoa học Đánh giá tác động tại các đầm nuôi tôm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Lưu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy [20]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định (2010). Kế hoạch chiến lược Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Lưu trữ tại Ban Quản lý VQG Xuân Thủy, Nam Định [21]. Vũ Trung Tạng và nnk (2005). Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển bắc bộ cho phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết chương trình bảo vệ môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội/Bộ Tài nguyên và Môi trường. [22]. Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Hoàng Trí, Lê Kim Thoa (2001). Đánh giá Thực trạng kinh tế - xã hội vùng ven biển có rừng ngập mặn phục hồi tại hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Trong Tuyển tập Hội thảo EP/DRC “Đa dạng sinh học, kinh tế xã hội, và tuyên truyền giáo dục ở các vùng ven biển có rừng ngập mặn phục hồi tại Thái Bình và Nam Định”. Nam Định, 12/2001: 177-188. [23]. Lê Đình Thủy, (2004). Tài nguyên chim ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Trong: Phan Nguyên Hồng (chủ biên). Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Đa dạng sinh học, sinh thái, kinh tế - xã hội – quản lý và giáo dục. NXB Nông nghiệp, 2004: 117 – 120 [24]. Tổng Cục Môi trường (2014). Báo cáo hiện trạng Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 2014. Lưu trữ tại Tổng cục Môi trường 25. Nguyễn Hoàng Trí (1996). Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [26]. Phan Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng (2004). Vai trò của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn đối với nguồn lợi hải sản vùng Rừng ngập mặn đồng bằng sông Hồng. Trong: Phan Nguyên Hồng (chủ biên). Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Đa dạng sinh học, sinh thái, kinh tế - xã hội – quản lý và giáo dục. NXB Nông nghiệp, 2004: 125 - 133 [27]. Lê Xuân Tuấn, Mai Sỹ Tuấn (2005). Nghiên cứu về chất lượng nước và sinh vật phù du rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2005: 450-462. [28]. Vườn Quốc gia Xuân thủy (2013). Báo cáo tổng kết hoạt động – tài liệu lưu hành nội bộ. 82 Tài liệu tiếng anh [29]. Alongi D. M. (2002). Present state and future of the world’s mangrove forests. Environmental Conservation. 29: 331-349. [30]. Carew-Reid, Jeremy (2007). Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Viet Nam, Climate Change Discussion Paper 1, ICEM – International Centre for Environmental Management, Brisbane, Australia. [31]. Crutzen, P.J., (2005). The Anthropocene: the current human-dominated geologiacal era: Human impacts on climate and environment. Paper presented at GEA International Conference’05: Climate Change and its Effect on Sustainable Development. October 15-16, 2005, Tokyo, Japan. [32]. Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan, (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007. [33]. D. Di Nitto1, F. Dahdouh-Guebas, J. G. Kairo, H. Decleir, N. Koedam, (2008). Digital terrain modelling to investigate the effectsof sea level rise on mangrove propaguleestablishment. [34]. Ellison, J. C. (2012). Climate Change Vulnerability Assessment and Adaptation Planning for Mangrove Systems. Washington, DC: World Wildlife Fund (WWF) [35]. Eric Gilman, Joanna Ellison, Richard Coleman (2006). Assessment of mangrove response to projected relative sea-level rise and recent historical reconstruction of shoreline position. 36. Eric L. Gilman (a), Joanna Ellison (b), Norman C. Duke (c), Colin Field (d), (2007). Threats to mangroves from climate change and adaptation options, I(a) IUCN, Global Marine Programme, 2718 Napuaa Place, Honolulu, HI 96822, USA(b)University of Tasmania, School of Geography and Environmental Studies, Locked Bag 1-376, Launceston, Tasmania 7250, Australia, (c)University of Queensland, Centre for Marine Studies, Brisbane, Australia, (d)University of Technology - Sydney, 11 Darnley Street, Gordon, NSW 2072, Australia. [37]. Field C.D, (1995). Impacts of expected climate change on mangroves. Hydrobiological 295 (1-3): 75-81. [38]. IPCC (2007). Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Summary for Policymakers. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovermental Panel on Climate Change. Geneva. 39. [IPCC] Intergovernment Panel on Climate Change, (2007a). Climate Change 2007: impacts, Adaptation and Vulnerability- Contribution of Working Group II to the IPCC Fourth Assessment Report 2007. Cambridge University Press, 976 pp. [40]. [IPCC] Intergovernment Panel on Climate Change, (2007b). Climate Change 2007: Synthesis Report. Cambridge University Press 73 pp. 83 [41]. Mazda Y., và nnk, (1997). Mangroves as a coastal protection from waves in the Tong King delta, Vietnam. In: Mangroves and Salt Marshes 1. Kluver Academic Publishers. Netherlands, 1997: 127 – 135. [42]. M.L.G. Soarest (2009). A conceptual Model for the responses of mangrove Forests to Sea level Rise. Universidade do Estado do Rio de Janeiro, Brazil. [43]. Nicholls R.J., Leatherman S.P., Dennis K.C., Volonte C.R, (1995). Impacts and responses to sea-level rise: qualitative and quantitative assessments. J. Coastal Res., Fort Lauderdale, Sp. Issue 14, 26-43. [44]. Samuel C. Snedaker (1995). Mangroves and climate change in the Florida and Caribbean region: scenarios and hypotheses. University of Miami. [45]. Susmita D., Benoit L., Craig M., David W., and Jianping Y., (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research Working Paper 4136. [46]. TEPCO/MERD Project, (2005). The Final Report on the TEPCO/MERD Project: Quantitative Evaluation of CO2 Storage in the mangrove Forest. Ha Noi, 2005. 84 PHỤ LỤC I (Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát, điều tra, phỏng vấn tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy) Nhóm người dân làm nghề khai thác thủy sản Phỏng vấn nhóm người dân tại xã Giao Lạc Rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy Phỏng vấn tại hội trường Phát phiếu và hướng dẫn hoàn thiện thông tin Mặt cắt các tuyến khảo sát tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy PHỤ LỤC II PHIẾU ĐIỀU TRA (Đánh giá tính dễ bị tổn thương do Biến đổi khí hậu đối với hệ sinh tháy rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định) I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên người được phỏng vấn:…………………………………… 2. Địa chỉ:………………………………………………………………. 3. Nghề nghiệp:………………………………………………………… 4. Năm sinh:……………………………………………………………. 5. Chức vụ (nếu có):…………………………………………………… II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 1. Ông/bà đã hiểu biết hoặc đã từng nghe thông tin về biến đổi khí hậu và hiện tượng mực nước biển dâng chưa? Đã từng nghe qua Hiểu biết Chưa từng nghe qua 2. Ông/bà biết các thông tin trên qua nguồn nào? Thông tin trực tiếp (Hội thảo, tập huấn, tuyên truyền) Thông tin đại chúng (đài, báo,truyền hình) Nguồn khác 3. Ông/bà có quan tâm tới vấn đề BĐKH và mực nước biển dâng không? Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm 4. Trong 10 hoặc 20 năm gần đây có thấy gia tăng ngập lụt do triều cường hay khi có bão không? Có Không 5. RNM Tăng 6. Theo Ông/bàl Sú Không thay đổi Giảm Vẹt RNM tại VQG Xuân Thủy là? Cây khác (ghi rõ)…………………… Trang 7. Theo ông/bà sự tác động của tự nhiên/con người lên rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân thủy như thế nào? Không có dấu hiệu Vừa phải Tương đối mạnh Mạnh Rất mạnh 8. Theo ông/bà đối với rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy những loại cây nào có sự tái sinh? 1 Tất cả các loài Hầu hết các loài Một số loài Vài loài Không loài nào 9. Theo ông/bà diện tích ngang thân(m2/ha) của rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy như thế nào? 15 – 25 > 25 10 – 15 5 – 10 3m 2– 3m 1,5 – 2m 1 – 1,5 < 1m 16. Theo ông/bà khoảng độ cao phân bố rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy như thế nào? > 60cm 50 – 60cm 30 – 50cm 20 – 30 cm < 20cm 17. Theo ông/bà diện tích để rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy tiến vào đất liền như thế nào? Rất lớn Bình thường Một số diện tích nhất định 2 Ít Không có 18. Theo ông/bà tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy cơ chế được bảo vệ rừng ngập mặn như thế nào? Tốt Khá Trung bình Kém Không có 19. Theo ông/bà tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy khả năng quản lý của cộng đồng như thế nào? Tốt Khá Trung bình Kém Không có 20. Sự tham gia quản lý của các bên liên quan tại khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy như thế nào? Tốt Khá Trung bình Kém Không có 21 Theo ông/bà rừng ngập mặn mang lại lợi ích gì cho người dân? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 22. Theo ông/bà cần làm gì để bảo vệ tốt hơn rừng ngập mặn? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 23 …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Người phỏng vấn 3 PHỤ LỤC III DANH SÁCH CÁN BỘ, NGƯỜI DÂN ĐƯỢC PHỎNG VẤN TT HỌ VÀ TÊN NGHỀ NGHIỆP/ CHỨC VỤ ĐỊA CHỈ NĂM SINH/ TUỔI 1 Trần Văn Thiện Cán bộ văn hóa Xã Giao Thiện 2 Nguyễn Thị Phụng Hội phụ nữ Xã Giao An 1975 3 Trần mạnh Hùng Cán bộ văn hóa Xã Giao An 1982 4 Lê Quang Đản Cấn bộ văn phòng Xã Giao An 5 Phan Nam Hà Cán bộ văn hóa Xã Giao Lạc 6 Nguyễn Thị Thoa Cán bộ hội nông dân Xã Giao Lạc 1965 7 Phạm Thị Dậu Hội phụ nữ Xã Giao Xuân 1981 8 Phạm Văn Sỹ Cán bộ văn hóa Xã Giao Xuân 9 Đỗ Văn Nguyên Cán bộ Đoàn TN Xã Giao Xuân 1977 10 Trần Văn Huyên Cán bộ VP Giao Hải 1978 11 Nguyễn Thị Dậu Hội phụ nữ Giao Hải 1984 12 Lưu Công Hào Cán bộ VQG Xuân Thủy 13 Trần Thị Hồng hạnh Cán bộ VQG Xuân Thủy 14 Vũ Quốc Đạt Cán bộ VQG Xuân Thủy 15 Trần Thị Thu Hiền Cán bộ VQG Xuân Thủy 16 Trần Thị trang Cán bộ VQG Xuân Thủy 17 Phạm Vũ Ánh Cán bộ VQG Xuân Thủy 18 Phan Văn Trường Cán bộ VQG Xuân Thủy 19 Ngô văn Chiều Cán bộ VQG Xuân Thủy 20 Lưu Ngọc Phương Cán bộ VQG Xuân Thủy 21 Nguyễn Thế Nghị Làm ruộng Xã Giao An 53 22 Trần Văn Dương Làm đầm tôm Xã Giao An 64 23 Đinh Văn Hậu Làm đầm tôm Xã Giao An 57 24 Phan Thế Quyền Nuôi tôm, nuôi ngao Xã Giao An 56 25 Nguyễn Đức Triển Làm đầm tôm Xã Giao An 36 26 Trần Căn Cúc Làm đầm tôm Xã Giao An 69 27 Trần Văn Công Làm đầm tôm Xã Giao An 53 28 Đoàn Văn Biển Làm đầm tôm Xã Giao An 45 29 Trần Văn Miên Tự do Xã Giao An 50 30 Mai Xuân Hàm Làm đầm tôm Xã Giao An 54 1983 31 Đinh Duy Ý Làm đầm tôm Xã Giao An 53 32 Trần Văn Đại Làm đầm tôm Xã Giao An 54 33 Trần Viết Hữu Làm đầm tôm Xã Giao An 60 34 Nguyễn Chí Thành Nuôi tôm Xã Giao An 56 35 Trần Văn Hoài Làm đầm tôm Xã Giao An 48 36 Phạm Thị Huế Tự do Xã Giao An 42 37 Phạm Văn Mịnh Khai thác thủy sản Xã Giao Hải 40 38 Lại Văn Dũng Chăn nuôi, trồng màu Xã Giao Hải 44 39 Trần Văn Trọng Khai thác thủy sản Xã Giao Hải 54 40 Hoàng Biển Khơi Đi biển Xã Giao Hải 41 41 Đặng Văn Minh Đi biển Xã Giao Hải 37 42 Ngô Văn Chiến Vận tải hàng hóa Xã Giao Hải 54 43 Bùi Văn Trường Làm đồ gỗ Xã Giao Hải 40 44 Đinh Văn Trương Nuôi ngao Xã Giao Hải 39 45 Đỗ Tiến Huynh Kinh doanh dịch vụ Xã Giao Hải 46 46 Nguyễn Văn Chinh Khai thác thủy sản Xã Giao Hải 55 47 Phạm Văn Nhuận Khai thác thủy sản Xã Giao Hải 37 48 Trần Văn Sỹ Làm ruộng Xã Giao Hải 45 49 Trần Văn Ba Làm ruộng Xã Giao Hải 30 50 Trần Văn Duyên Làm ruộng Xã Giao Hải 42 51 Đinh Văn Bình Đi biển Xã Giao Hải 55 52 Trần Văn Thập Tự do Xã Giao Hải 29 53 Đinh Văn Lưu Làm nông nghiệp Xã Giao Lạc 46 54 Nguyễn Văn Xuân Làm ruộng Xã Giao Lạc 40 55 Lê Văn Hiền Làm nông nghiệp Xã Giao Lạc 37 56 Đinh Văn Thành Làm ruộng Xã Giao Lạc 32 57 Cao Văn Thông Nuôi ngao Xã Giao Lạc 40 58 Đoàn Đình Hòa Làm nông nghiệp Xã Giao Lạc 46 59 Vũ Hải Dương Làm nông nghiệp Xã Giao Lạc 42 60 Trần Văn Dũng Tự do Xã Giao Lạc 65 61 Đỗ Văn Thái Đóng tàu Xã Giao Lạc 59 62 Trần Văn Phương Đi biển Xã Giao Lạc 35 63 Vũ Nhật Tân Làm ruộng Xã Giao Thiện 52 64 Phạm Trường Tâm Làm ruộng Xã Giao Thiện 52 65 Mai Kế Hậu Công chức nghỉ hưu Xã Giao Thiện 65 66 Phan Văn Tiếp Nuôi ngao Xã Giao Thiện 46 67 Đinh Thị Sái Giáo viên Xã Giao Thiện 35 68 Pham Truong Tam Làm đầm tôm Xã Giao Thiện 52 69 Trần Thị Mão Ở nhà Xã Giao Thiện 75 70 Đinh Văn Doanh Làm đầm tôm Xã Giao Thiện 32 71 Ngô Văn Lực Làm đầm tôm Xã Giao Thiện 36 72 Phan Văn Thiết Làm đầm tôm Xã Giao Thiện 43 73 Phan Trung Thông Cựu chiến bính Xã Giao Thiện 53 74 Phạm Văn Thức Nuôi tôm Xã Giao Thiện 38 75 Phạm Văn Cường Làm đầm tôm Xã Giao Thiện 41 76 Trần Xuân Toại Ở nhà Xã Giao Thiện 71 77 Trần Thị Hà May quần áo Xã Giao Thiện 48 78 Trịnh Văn Thuật Nuôi tôm, nuôi ngao Xã Giao Thiện 47 79 Phan Văn Nam Nuôi ngao Xã Giao Thiện 37 80 Vũ Văn Miền Buôn bán hải sản nhỏ lẻ Xã Giao Xuân 45 81 Vũ Đình Tiến Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 47 82 Lê Văn Lập Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 51 83 Trần Văn Bảng Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 44 84 Ông Ngọc Phan Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 46 85 Trần Ngọc Nhân Nuôi ngao Xã Giao Xuân 53 86 Ngô Văn Thiện Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 49 87 Đoàn Văn Rần Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 39 88 Mai Văn Tuyên Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 51 89 Đỗ Văn Thùy Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 39 90 Nguyễn Văn Tốn Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 47 91 Trần Văn Tường Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 36 92 Đặng Văn Minh Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 54 93 Mai Văn Nho Tự do Xã Giao Xuân 54 94 Bùi Văn Kiệm Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 45 95 Trần Mạnh Hùng Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 59 96 Vũ Ngọc Bát Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 27 97 Trần Thị An Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 42 98 Lê Văn Nam Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 49 99 Trần Quang Phú Buôn bán tự do Xã Giao Xuân 49 Làm nông nghiệp Xã Giao Xuân 60 100 Bùi Đức Huệ [...]... VQG Xuân Thủy Cho nên, việc chọn đề tài luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễnđối với hoạt động quản lý và bảo tồn khu vực quan trọng này 9 1.2 Biến đổi khí hậu và tác động của nó đến vùng ven biển 1.2.1 Khái quát về Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu. .. Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu Tính dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống” Từ đó ta có hàm sau: Tính dễ. .. (danh sách điều tra, phỏng vấn – phụ lục 3) d) Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của HST RNM Để đánh giá mức độ tổn thương cho khu vực VQG Xuân Thủy, trước hết cần xác định chỉ số DBTT do BĐKH đối với HST RNM – yếu tố quan trọng đối với VQG này Mặc dù còn có những cách tính chỉ số dễ bị tổn thương khác nhau, nhưng chủ yếu là cách tính theo hàm của 3 yếu tố: mức độ phơi lộ (exposure), mức độ... thể Tác động tiêm tàng (PI =S+E) Tính nhậy cảm (S) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Khu vực xuất lộ (E) Năng lực thích ứng (AC) Tính DBTT (V=PI+AC) Hình 2 2: Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH Nguồn: Allison và nnk, 2009 Thông qua đánh giá chung về các đặc trưng của các yếu tố thời tiết do BĐKH bao gồm: NBD, sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa việc đánh giá chỉ số tổn thương theo các lĩnh vực dựa trên... 2.2 Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là HST rừng ngập mặn trong VQG Xuân Thủy, mức độ dễ bị tổn thương của chúng trước các tác động của BĐKH và NBD Tuy nhiên để đạt được hiệu quả nghiên cứu cao nhất, trong nội dung của luận văn này, học viên chỉ tập trung vào nghiên cứu đánh giá tính dễ tổn thương bởi NBD do tác động của BĐKH 2.2.2 Thời gian:... trọng nhất do BĐKH gây ra (Crutzen, 2005) [31] Rõ ràng, BĐKH đang là mối đe dọa chủ yếu đến phát triển bền vững của mỗi quốc gia (IPCC, 2007) [38] Tính dễ bị tổn thương trước BĐKH là: “mức độ mà một hệ thống nhạy cảm, hoặc không thể đối phó với những tác động tiêu cực do BĐKH, bao gồm những thay đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu (IPCC, 2007) [38] Theo định nghĩa này, tính 10 dễ bị tổn thương là... sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể do hai nguyên nhân: tự nhiên và do con người (nhân tác) BĐKH xảy ra trong quá khứ là do các nguyên nhân tự nhiên nhưng BĐKH hiện nay chủ yếu do con người gây ra, đã thúc đẩy và cường hóa những biến. .. RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy, để đánh giá xếp hạng chỉ số tính DBTT được chia thành 5 nhóm như sau: Bảng 2 1: Xếp hạng chỉ số tổn thương Chỉ số tổn thương Xếp hạng 1 Thấp/không có dấu hiệu 2 Vừa phải 3 Tương đối mạnh/Trung bình 4 Mạnh/Cao 5 Rất mạnh/Rất cao Từ các chỉ số tại bảng 2.1, kết hợp với các thông tin thu thập được, học viên tiến hành phân tích để đánh giá, chỉ ra được mức độ tổn thương do tác... Mạch) đã có tác động rất tích cực đến môi trường sinh thái của khu vực 24 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu a) Xác định được vai trò và chức năng chủ yếu của HST rừng ngập mặn khu vực VQG Xuân Thủy; b) Đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương của HST rừng ngập mặn trong VQG Xuân Thủy do BĐKH; c) Đề xuất được các giải pháp thích ứng... với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cường tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nh tính dễ bị tổn thương/ rủi ro khí hậu với sự tham gia của các bên liên quan (đặc biệt là cộng đồng) nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các HTS - xã hội (Ban thư ký Công ước Đa dạng Sinh học, 2010 [1]) Hình 2 1: Tính chống chịu sinh thái- xã hội: kết quả của sự tương tác hữu cơ giữa tính ... HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN VĂN VŨ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN... luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học thực tiễnđối với hoạt động... [38]: Tính dễ bị tổn thương mức độ mà hệ thống dễ bị ảnh hưởng ứng phó với tác động tiêu cực biến đổi khí hậu, gồm dao động theo quy luật thay đổi cực đoan khí hậu Tính dễ bị tổn thương hàm số tính

Ngày đăng: 20/10/2015, 16:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan