Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái

108 628 0
Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC LƢƠNG NGỌC CƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC LƢƠNG NGỌC CƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trƣơng Quang Học Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Lƣơng Ngọc Cƣơng LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học, Thầy giáo GS.TSKH. Trƣơng Quang Học là ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, chỉnh sửa và động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái – những ngƣời đã cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những ngƣời luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà nội, năm 2015 Tác giả Lương Ngọc Cương MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................ i DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................... iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................... 5 1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................5 1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................9 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 16 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................16 2.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................16 2.3. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................................16 2.4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................16 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 25 3.1. Đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu............................25 3.2 Diễn biến của các yếu tố BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái..34 3.3 Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra ..........................................................51 3.4 Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can.............58 3.5 Năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng .....................................................64 3.6 Đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho xã Y Can ..................75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................ 79 Kết luận......................................................................................................................79 Khuyến nghị ..............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 83 PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................................................ 88 DANH SÁCH NGƢỜI THAM GIA TRẢ LỜI PHIẾU ĐIỀU TRA ............................ 93 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU ....................................... 100 i DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc trƣng mực nƣớc sông Hồng tại trạm Yên Bái năm 2009 ......................27 Bảng 3.2: Đặc trƣng nhiệt độ tháng (0C) tại Yên Bái ...................................................34 Bảng 3.3: Đặc trƣng mƣa tháng (mm) tại trạm Yên Bái ...............................................37 Bảng 3.4: Thiên tai chính tại xã Y Can .........................................................................41 Bảng 3.5: Các khu vực và diện tích xảy ra khi ngập úng ..............................................43 Bảng 3.6. Hệ số tƣơng quan của nhiệt độ ......................................................................44 Bảng 3.7: Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Yên Bái ...................................................................45 Bảng 3.8: Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) cho tỉnh Yên Bái ............................................................47 Bảng 3.9. Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 của Yên Bái ứng với kịch bản phát thải TB (B2) ......47 Bảng 3.10 Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 của Yên Bái ứng với kịch bản phát thải TB .........48 Bảng 3.11: Mức thay đổi (%) lƣợng mƣa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Yên Bái ...........................................................................49 Bảng 3.12: Mức thay đổi (%) lƣợng mƣa năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Tỉnh Yên Bái ..................................................................49 Bảng 3.13: Mức thay đổi lƣợng mƣa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 .................................................................................................................51 Bảng 3.14: Đặc điểm các hộ gia đình tham gia điều tra ................................................52 Bảng 3.15: Sinh kế của các hộ gia đình.........................................................................54 Bảng 3.16: Đánh giá của ngƣời dân về BĐKH .............................................................56 Bảng 3.17: Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến đời sống, KT-XH ...........57 Bảng 3.18: Các loại thiên tai tại địa phƣơng .................................................................58 Bảng 3.19. Những kinh nghiệm để ứng phó với thiên tai .............................................74 ii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID .................................................................6 Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu .............................................................................8 Hình 1.3: Xu thế nhiệt độ 2m ........................................................................................13 Hình 1.4: Xu thế lƣợng mƣa ngày và lƣơngh mƣa trung bình năm ..............................14 Hình 2.1. Sơ đồ mối tƣơng tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái - nhân văn (A) và tính liên ngành cao của các kiến thức trong nghiên cứu - triển khai và ứng phó với BĐKH . ....................................................................................................................17 Hình 3.1: Bản đồ xã Y Can trong huyện Trấn Yên .......................................................25 Hình 3.2: Xu thế biến đổi nhiệt độ ................................................................................36 Hình 3.3: Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm ................................................................ 38 Hình 3.4: Xu thế lƣợng mƣa mùa mƣa ..........................................................................39 Hình 3.5: Xu thế lƣợng mƣa mùa khô ...........................................................................40 Hình 3.6: Hồ sơ lịch sử thiên tai xã Y Can....................................................................41 Hình 3.7: Dấu tích còn lại sau trận lũ năm 1968 ...........................................................42 Hình 3.8: Diễn biến nhiệt độ trung bình từ năm 2020-2100 theo kịch bản B2 .............46 Hình 3.9: Diễn biến lƣợng mƣa trung bình từ năm 2020-2100 theo kịch bản B2 ........50 Hình 3.10: Sâu ăn lá cây bồ đề làm thiệt hại hàng trăm ha mỗi năm ............................59 Hình 3.11: Sơ đồ thiên tai xã Y Can..............................................................................61 Hình 3.12. Chƣơng trình hành động của Huyện ủy Trấn Yên ......................................66 Hình 3.13: Mô hình VAC ..............................................................................................76 iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BĐKH Bộ NN & PTNT CBA Climate Change Ministry of Agriculture and Rural Development Community Based Approach COP Conference of the Parties ĐDSH Biodiversity Intergovernmental Panel on Climate Change International Union for Conservation of Nature Green house gas Biến đổi khí hậu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiếp cận dựa vào cộng đồng Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Đa dạng sinh học Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC IUCN KNK KT-XH MONRE PRA PTBV UNDP UNEP UNFCCC WB WMO Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Khí nhà kính Socio – Economic Kinh tế - xã hội Ministry of Natural Resources and Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Environment Bộ công cụ đánh giá nông thôn có sự Participatory Rural Appraisal tham gia Suitainable development Phát triển bền vững United Nations Development Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc Programme United Nations Environment Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Programme quốc United Nations Framework Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Convention on Climate Change biến đổi khí hậu World Bank Ngân hàng Thế giới World Meteorological Tổ chức Khí tƣợng Thế giới Organization iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức to lớn với nhân loại và Việt Nam trong thế kỷ 21. Việt Nam đƣợc nhận diện là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của nƣớc biển dâng và là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi BĐKH (WB, 2007). Trong 10 năm gần đây (1997 - 2006), các loại thiên tai nhƣ: bão, lũ, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về ngƣời và tài sản, đã làm chết và mất tích gần 7.500 ngƣời, giá trị thiệt hại về tài sản ƣớc tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng nhƣ chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lƣờng (Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, 2007). Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Các lĩnh vực, ngành, địa phƣơng dễ bị tổn thƣơng và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên nƣớc, nông nghiệp và an ninh lƣơng thực, sức khoẻ (Bộ Tài nguyên và Môi Trƣờng, 2008). Báo cáo Phát triển Con ngƣời của UNDP năm 2007/2008 đã chỉ ra rằng thiên tai là một nguyên nhân chính gây ra đói nghèo và tính dễ bị tổn thƣơng tại Việt Nam. Hầu hết những ngƣời nghèo sống tại nông thôn và kiếm sống bằng các hoạt động nông – lâm nghiệp. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp với 75% dân số là nông dân và 70% diện tích đất đai là nông thôn, nơi đời sống của ngƣời dân phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là sản xuất qui mô nhỏ với đầu tƣ khoa học công nghệ không đáng kể. Điều đó có nghĩa là sản xuất nông nghiệp vẫn còn quá lệ thuộc vào điều kiện thiên nhiên. Đây là một thách thức rất lớn trong bối cảnh BĐKH vì bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ nào hay sự bất thƣờng của thời tiết khí hậu đều sẽ có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với gieo trồng. Sự bất thƣờng của chu kỳ khí hậu nông nghiệp sẽ không chỉ dẫn đến gia tăng dịch bệnh ở cây trồng mà còn làm giảm sản lƣợng cũng nhƣ các bất lợi không lƣờng trƣớc khác nữa. Sự gia tăng thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ bão, lụt, hạn hán… sẽ có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến lâm nghiệp và thủy sản. Đã có khá nhiều thiệt hại về cây trồng tại nhiều vùng 1 ở Việt Nam trong những năm gần đây do ngập lụt và hạn hán. Tại miền núi (Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên), sinh kế của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân tộc, phụ thuộc chủ yếu vào rừng và đa dạng sinh học trong rừng. Trong bối cảnh BĐKH, sự mất đa dạng sinh học có thể ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân trong tƣơng lai. Ngoài ra, năng lực của ngƣời nghèo (cả về tài chính và cơ sở vật chất) là rất hạn chế khiến họ khó có thể thích ứng với BĐKH. Nhìn chung, BĐKH sẽ tác động nhiều nhất và nặng nề nhất đến ngƣời nghèo, đặc biệt ngƣời nghèo tại các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tác động của BĐKH là không nhƣ nhau trên khắp Việt Nam. Do sự bất bình đẳng giới còn phổ biến nên phụ nữ là nhóm bị ảnh hƣởng nhiều hơn so với nam giới. Sự nhạy cảm đối với BĐKH cũng không nhƣ nhau giữa các nhóm ngƣời. Những ngƣời nghèo, các hộ gia đình ở nông thôn và phụ nữ, những ngƣời phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên và có các hoạt động kiếm sống phụ thuộc nhiều vào thời tiết là những nhóm ngƣời nhạy cảm hơn cả với BĐKH. Năng lực thích ứng cũng khác nhau giữa nam và nữ và các nhóm ngƣời trong xã hội do sự khác biệt về giới, sự khác nhau trong mối quan hệ xã hội và mức độ nghèo khó (Trƣơng Quang Học và Nguyễn Đức Ngữ, 2010). Trong bối cảnh BĐKH trên toàn cầu và ở Việt Nam, vùng miền núi Tây Bắc là nơi chịu tác động lớn của BĐKH chỉ sau vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và duyên hải miền Trung. Trong khi đó điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo khu vực Tây Bắc cao nhất cả nƣớc 25,86% (trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc là 7,8%) (Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, 2013), tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu số cao 63%. Trong những năm gần đây, có nhiều loại thiên tai xảy xa gây thiệt hại lớn nhƣ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, lũ sông, lũ suối, rét đậm, rét hại, hạn hán. Xã Y Can có thể đại diện cho vùng miền núi Tây Bắc, là một xã miền núi, địa hình phức tạp. Địa hình của xã có cả vùng thấp ven sông và vùng núi cao. Xã có cả ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống. Sinh kế của ngƣời dân chủ yếu từ nông lâm nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Nơi đây thƣờng đối mặt với các loại thiên tai nhƣ: lũ sông, lũ suối, lũ quét, rét đậm, rét hại và hạn hán ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của ngƣời dân. Nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng, từ đó khuyến nghị các biện pháp ứng phó sao cho phù hợp cho xã Y Can, huyện Trấn Yên và vùng Tây Bắc, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và năng 2 lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.” cho luận văn tốt nghiệp. Hơn nữa trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, thu thập tài liệu, thông tin, lập kế hoạch thực hiện, phân tích số liệu, viết luận văn là một quá trình học hỏi từ thực tế sau khi tôi đã đƣợc trang bị các kiến thức trên lớp. Đây là quá trình tự học hỏi, học hỏi thông qua trải nghiệm, học hỏi từ nhiều kênh khác nhau, từ những ngƣời dân địa phƣơng đến các cán bộ trực tiếp làm việc. Là cơ hội tốt để tôi củng cố thêm những kiến thức về BĐKH. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến tự nhiên, KT-XH, đặc biệt là sinh kế tại xã Y Can.  Đánh giá đƣợc năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can đối với các tác động của BĐKH.  Đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính chống chịu của cộng đồng với BĐKH. 3. Câu hỏi nghiên cứu  Những đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng có liên quan đến BĐKH là gì?  Các yếu tố thời tiết, khí hậu diễn biến nhƣ thế nào tại địa phƣơng trong quá khứ, hiện nay và trong tƣơng lai?  Tác động của BĐKH đến đời sống, xã hội, sức khỏe và sinh kế của cộng đồng Y Can nhƣ thế nào?  Năng lực về ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can với BĐKH nhƣ thế nào?  Các giải pháp nào để nâng cao tính chống chịu của cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH? 4. Giả thuyết nghiên cứu Với việc áp dụng cách tiếp cận liên ngành, dựa trên hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng và các phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực (VCA), đánh giá nông thông có sự tham gia (PRA) và việc thu thập các thông tin định lƣợng và định tính, số liệu thời tiết, khí hậu, nghiên cứu kịch bản BĐKH, sẽ đánh giá đƣợc tác động, năng lực ứng phó với BĐKH của địa phƣơng nghiên cứu. Từ đó cũng sẽ đề xuất đƣợc các giải pháp ứng phó/tăng cƣờng tính chống chịu với BĐKH cho địa phƣơng. 3 5. Kết cấu luận văn Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau: Phần mở đầu: Đây là phần nêu lên tính cấp thiết cấp thiết nghiên cứu này, lý do tại sao cần nghiên cứu, đƣa ra các mục tiêu nghiên cứu cũng nhƣ các câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó đƣa ra giả thuyết cho nghiên cứu này. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu. Chƣơng này đƣa ra một số khái niệm đề cập trong luận văn, thống nhất về cách hiểu một số khái niệm. Phần này cũng đề cập đến tính liên ngành trong nghiên cứu BĐKH. Khung lý thuyết cho nghiên cứu này đƣợc tóm tắt và sơ đồ hóa toàn bộ tiến trình thực hiện. Ngoài ra, phần rất quan trọng của chƣơng này đó là tìm hiểu, xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ địa bàn nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đó nhƣ thế nào, điểm nào chƣa làm, để nghiên cứu này không bị trùng lặp. Cũng từ đó xem có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố. Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này mô tả chi tiết các phƣơng pháp nghiên cứu đã thực hiện, cách tiếp cận đã sử dụng. Cũng nhƣ mô tả về phạm vi về thời gian, không gian, quy mô, địa bàn nghiên cứu. Cho biết các đối tƣợng nghiên, những ai đã tham gia trong quá trình nghiên cứu, yếu tố nào đƣợc nghiên cứu. Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận. Đây là chƣơng mô tả chi tiết kết quả nghiên cứu, các phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là các bàn luận, thảo luận, nhận định, đánh giá về các phát hiện. Kết luận và khuyến nghị. Đây là phần tóm tắt từ kết quả nghiên cứu. Xem xét mục tiêu nghiên cứu có đạt hay không? Các câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc trả lời chƣa? Giả thuyết nghiên cứu đã đáp ứng chƣa? Từ kết quả nghiên cứu đƣa ra các kết luận, nhận định ngắn gọn của nghiên cứu. Từ đó đƣa ra một vài khuyến nghị cho địa phƣơng và các bên liên quan nghiên cứu này. 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm BĐKH: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển (IPCC, 2007). Ứng phó với BĐKH: Là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Nhƣ vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008). Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải khí nhà kính (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008). Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008). Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản để giải quyết các vấn đề của BĐKH. Các khái niệm về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho thấy giảm nhẹ BĐKH sẽ giảm tất cả các tác động (tích cực và tiêu cực) của BĐKH và do đó giảm các cơ hội thích ứng; trong khi đó thích ứng BĐKH có thể phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của BĐKH. Sinh kế: Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999, 2007). Sinh kế bền vững: Một sinh kế đƣợc gọi là bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên (DFID, 2007). Khung sinh kế bền vững đƣợc DFID xây dựng với các nhân tố: khung hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng, tài sản sinh kế, cấu trúc chuyển đổi và quá trình thực hiện, các chiến lƣợc sinh kế và kết quả. Trong các nhân tố trên thì nhân tố đóng vai trò trung 5 tâm của khung sinh kế bền vững là tài sản sinh kế với 5 loại vốn: tự nhiên, nhân lực, tài chính, vật chất và xã hội. - Sốc - Xu hƣớng - Mùa vụ KẾT QUẢ SINH KẾ - Tăng thu - Các cấp nhập chính quyền - Khu vực - Tăng mức CHIẾN tƣ nhân sống LƢỢC - Giảm tình SINH trạng dễ bị tổn KẾ thƣơng - Pháp luật - Cải thiện an - Chính sách - Văn hoá ninh lƣơng - Thể chế thực - Tăng tính bền QUY TRÌNH THỰC HIỆN vững khi sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên F: Nguồn vốn tài chính (Financial Capital) CẤU TRÚC & QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI BỐI CẢNH TỔN THƢƠNG H N S ảnh hƣởng & tiếp cận P F H: Nguồn vốn con ngƣời (Human Capital) N: Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital) S: Nguồn vốn xã hội (Social Capital) P: Nguồn vốn vật chất (Physical Capital) (Nguồn DFID, 2007) Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID Cộng đồng: Cộng đồng đƣợc khái niệm nhƣ là một hệ thống xã hội, một nhóm ngƣời cùng có những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ những tài nguyên và lợi ích chung…Nói một cách khác, Cộng đồng là một nhóm ngƣời cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt đƣợc mục đích chung (Phí Thị Hồng Minh, 2005). Xây dựng năng lực: Xây dựng năng lực trong bối cảnh BĐKH là quá trình phát triển các kỹ năng công nghệ và những năng lực thể chế ở các nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi để giúp họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực: thích ứng, giảm nhẹ và nghiên cứu về BĐKH nhằm thực hiện Công ƣớc Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto (KP) (Trƣơng Quang Học, 2011). Tính chống chịu: là khả năng của một hệ thống chịu đƣợc các nhiễu loạn mà không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ thống có khả năng chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái tổ chức và vẫn giữ đƣợc các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó (Trƣơng Quang Học, 2013). 6 1.1.2 Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu biến đổi khí hậu Theo báo cáo tổng hợp “BĐKH 2007” của IPCC, chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH cũng nhƣ chiến lƣợc thích ứng đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH. Do đó, nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, nguy cơ tổn thƣơng nhằm có giải pháp ứng phó kịp thời là rất cần thiết. Để thích ứng với BĐKH cần phải lƣờng trƣớc đƣợc tác động của BĐKH sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với từng đối tƣợng cụ thể. Mà muốn đánh giá đƣợc tác động của nó cần phải xác định đƣợc kịch bản của BĐKH. Những tính toán này càng chính xác bao nhiêu thì công tác ứng phó với BĐKH (nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH) càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì vậy, nghiên cứu triển khai về BĐKH cần phải đặt dƣới sự liên kết của nhiều ngành khoa học khác nhau. Việc nghiên cứu BĐKH có thể đƣợc chia thành 3 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý của sự BĐKH; (ii) Đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và giải pháp thích ứng; (iii) Giải pháp, chiến lƣợc và kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Xét trên quy mô toàn cầu, về logic, việc nghiên cứu BĐKH cần phải đƣợc thực hiện một cách tuần tự theo các bƣớc trên (Trƣơng Quang Học, 2007, 2011a). Ở quy mô đề tài này cần xem xét, nghiên cứu đến các lĩnh vực mà đã và đang chịu tác động của BĐKH đó là về nông nghiệp, lâm nghiệp, sức khỏe, tự nhiên, xã hội, thể chế, chính sách và các mặt của đời sống. Ngoài ra khi nghiên cứu cho xã Y Can không chỉ nghiên cứu ở quy mô trong xã mà xem xét đến các cấp cao hơn nhƣ cấp huyện và cấp tỉnh. 1.1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu Khung lý thuyết là mô tả những vấn đề chính đƣợc nghiên cứu trong luận văn, sơ đồ hóa các vấn đề nghiên cứu (hình 1.2). 7 (Nguồn: Lương Ngọc Cương, 2014) Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu Nghiên cứu này đánh giá chủ yếu tác động của BĐKH và năng lực của cộng đồng trong ứng phó BĐKH. Đánh giá giá tác động của BĐKH trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Đánh giá các lĩnh vực chính mà BĐKH tác động đến, các khu vực bị tác động nhƣ thế nào. Đánh giá năng lực cộng đồng bao gồm đánh giá 6 nguồn lực cộng đồng, cơ cấu tổ chức, thể chế chính sách, kiến thức bản địa, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2015-2020), các hỗ trợ từ bên ngoài. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH cho địa phƣơng. Trong các đánh giá này áp dụng đồng thời hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận từ dƣới lên và từ trên xuống. Cách tiếp cận từ trên xuống là sử dụng các kết quả nghiên cứu, các phƣơng pháp của các nhà khoa học, các số liệu quan trắc và các kịch bản BĐKH. Cách tiếp cận từ dƣới lên chủ yếu sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin cả định lƣợng và tính từ ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng. 8 1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới BĐKH đã đƣợc nhà khoa học Arrhenius ngƣời Thụy Điển, đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1896. Ông cho rằng sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến khả năng cao hiện tƣợng nóng lên toàn cầu. Đến cuối thập niên 1980, khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên, các nghiên cứu về hiện tƣợng nóng lên toàn cầu đƣợc các nhà khoa học bắt đầu quan tâm nhiều hơn. Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đƣợc ra đời do Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO) cùng với Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật và KT - XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con ngƣời gây ra”. Kể từ đó đến nay nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại quốc gia đƣợc dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của IPCC vào thập kỷ 1980 đã đánh dấu bƣớc quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trƣớc thảm họa BĐKH toàn cầu. Là một tổ chức tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ nhiều các nhà khoa học từ nhiều các quốc gia trên thế giới, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng lên của mực nƣớc biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dƣơng...), từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trƣờng, các đối tƣợng KT – XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lƣợc ứng phó toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH nhƣ Hội nghị Thƣợng đỉnh của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nƣớc tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 18)… Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy đƣợc xu thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2001). BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh tế, xã hội của nhân loại. Việc bỏ tiền ra chi phí cho việc khôi phục thiệt hại sau những thiên tai đã làm thâm hụt vào ngân sách các quốc gia. Theo Nicolas Stem - chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB), thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới ƣớc tính khoảng 7.000 tỉ USD; nếu chúng ta 9 không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5 - 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP), còn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định KNK ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP (Nicholas Stern, 2007). Trong phạm vi các nƣớc Đông Nam Á, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc công bố. Năm 2010, Phan Văn Tân và một số tác giả đã nghiên cứu xu thế giáng thủy ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và nam Thái Bình Dƣơng. Kết quả cho thấy số ngày mƣa (ngày có lƣợng mƣa từ 2mm trở lên) nhìn chung giảm đáng kể ở khu vực Đông Nam Á. Phân tích số liệu giáng thủy ngày ở các nƣớc khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ 1950 đến 2000, đã chỉ ra rằng số ngày ẩm ƣớt (ngày có giáng thủy trên 1mm) có xu thế giảm ở hầu hết các nƣớc này, trong khi đó cƣờng độ giáng thủy trung bình của những ngày ẩm ƣớt lại có xu thế tăng lên. Số ngày khô liên tiếp cực đại năm có xu thế giảm ở những khu vực bị ảnh hƣởng bởi giáng thủy trong thời kỳ gió mùa mùa đông. Sự giảm hiện tƣợng mƣa trong thời kỳ mùa khô cũng đƣợc tìm thấy ở Myanma. Một nghiên cứu của Badjeck và cộng sự năm 2010 ở Bangladesh về tác động của những dao động và thay đổi khí hậu đến sinh kế dựa vào thủy sản cho biết, sự ấm lên toàn cầu ảnh hƣởng tiêu cực đến an ninh lƣơng thực, đe dọa sinh kế của 36 triệu ngƣ dân và ảnh hƣởng đến gần 1,5 tỷ ngƣời tiêu dùng thủy sản trên thế giới. Và để ứng phó với BĐKH thì cần chú ý: (i) cung cấp trƣớc thông tin dự báo về BĐKH hỗ trợ cho lập kế hoạch ứng phó; (ii) cần công nhận và tận dụng các cơ hội có lợi từ BĐKH đối với ngành thủy sản, (iii) các chiến lƣợc thích ứng với BĐKH cần đƣợc thiết kế trên quan điểm đa ngành, liên ngành, và (iv) phải ghi nhận những đóng góp tiềm năng của thủy sản trong các nỗ lực giảm nhẹ (Badjeck et al., 2010). 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH, đánh giá tác động của thiên tai. Với vùng miền núi Tây bắc nƣớc ta cũng đã có các nghiên cứu cụ thể trong Báo cáo “Phát triển bền vững miền núi Việt Nam – mƣời năm nhìn lại và các vấn đề đặt ra” của Trung Tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng – Đại học quốc gia Hà nội. Các nghiên cứu trong báo cáo này nói về phát triển miền núi Việt Nam, các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trƣờng; phát triển kinh tế, xã hội miền núi 10 năm qua và các vấn đề đặt ra; môi trƣờng miền núi Việt Nam 10 năm qua: Văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam. Các lĩnh vực cụ thể nhƣ: dân số, phát triển 10 nông lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị hóa, thƣơng mại và thị trƣờng miền núi, chính sách đầu từ và phát triển miền núi, các thành phần kinh tế, định canh định cƣ, xóa đói giảm nghèo, an ninh lƣơng thực, y tế, giáo dục, giới, văn hóa các dân tộc và các vấn đề môi trƣờng, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản lý rừng cộng đồng. Ngày 02/12/2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ – TTg phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC) với mục tiêu chiến lƣợc của Chƣơng trình là nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nƣớc, ổn định cuộc sống của nhân dân. Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã đƣợc triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH cũng đã đƣợc thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và tác động của nó. Nhiều dự án do nƣớc ngoài tài trợ đã đƣợc triển khai nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng cƣờng năng lực, tăng cƣờng khả năng chống chịu của cộng đồng trƣớc những tác động của BĐKH. Một số đề tài, dự án nghiên cứu đánh giá BĐKH và tác động của nó cũng đã đƣợc thực hiện dựa trên các nguồn kinh phí của nhà nƣớc và địa phƣơng. Đặc biệt, trong khuôn khổ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nhiều đề tài, dự án cũng đã và đang đƣợc triển khai. Những hoạt động trên đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam. Năm 2010, Phan Văn Tân và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lƣợc ứng phó” và có các kết quả: 1) Đánh giá đƣợc mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến sự biến đổi đó trong gần nửa thế kỷ qua; 2) Đã lựa chọn và ứng dụng các mô hình thống kê thích hợp vào dự báo mùa một số yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan và thử nghiệm, đánh giá khả năng áp dụng cho Việt Nam; 3) Đã lựa chọn và thử nghiệm ứng dụng các mô hình khí hậu khu vực thích hợp có khả năng mô phỏng các trƣờng khí hậu cơ bản và các yếu tố, hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam; 4) Đã thử nghiệm ứng dụng các mô hình khí hậu toàn cầu kết hợp khí quyển – đại dƣơng và các mô hình khu vực để dự báo mùa và xây dựng qui trình dự báo mùa các trƣờng khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan 11 ở Việt Nam; 5) Đã dự tính đƣợc sự biến đổi của các điều kiện khí hậu cực đoan trong tƣơng lai ở Việt Nam bằng các mô hình khí hậu khu vực dựa theo các kịch bản biến đổi khí hậu; và 6) Đã đề xuất đƣợc một số giải pháp chiến lƣợc ứng phó với các hiện tƣợng khí hậu cực đoan cho một số lĩnh vực và vùng địa lí trên lãnh thổ Việt Nam (Phan Văn Tân, 2010). Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng (IMHEN) đã thực hiện rất nhiều các công trình, dự án liên quan đến BĐKH, nhƣ: Dự án “UNDP/UNITAR/GEF CC: TRAIN (giai đoạn 1)” (1994-1996) với mục tiêu là giúp các nƣớc xây dựng chính sách về BĐKH để thực hiện UNFCCC; Dự án “Chiến lƣợc giảm nhẹ khí nhà kính với chi phí thấp nhất ở châu Á” (ALGAS) (1995-1997); Dự án “Kinh tế trong hạn chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây dựng phƣơng pháp luận cho việc đánh giá giảm nhẹ BĐKH” 1999. Năm 2011 đƣợc sự tài trợ của Chƣơng trình phát triển liên Hợp Quốc (UNDP), Viện đã thực hiện nghiên cứu và xây dựng tài liệu hƣớng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng”. Ngoài ra Viện đƣợc Bộ TN & MT giao cho nhiều nhiệm vụ về nghiên cứu có liên quan đến BĐKH, Viện đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam (2009) và kịch bản cập nhật (2012). Các tổ chức phi chính phủ Quốc tế và trong nƣớc cũng đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH, đặc biệt là có nhiều các nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH. Trong các nghiên cứu về BĐKH chủ yếu cho các vùng ven biển nhằm đánh giá tác động của nƣớc biển dâng, sự xâm nhập mặn. Các nghiên cứu tác động của BĐKH cho các lĩnh vực cũng đƣợc tiến hành trong đó lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nƣớc là đƣợc nghiên cứu nhiều, trong đó lĩnh vực về sinh kế của ngƣời dân đƣợc tập trung nghiên cứu. Các tổ chức có nhiều nghiên cứu về BĐKH đó là CARE, Oxfam, Plan quốc tế, Tầm nhìn thế giới, Live and Learn, Trung Tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), Trung tâm phát triển cộng đồng nông thôn bền vững (SRD). Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lƣơng thực và thu nhập của ngƣời dân, nƣớc sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy ngƣời nghèo và ngƣời dân vùng ven biển bị ảnh hƣởng nhiều nhất. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hƣởng (Morten Fauerby Thomsen, 2010, CARE International). 12 Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CRD) (Lâm Thị Thu Sửu và nnk, 2010) nghiên cứu thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng tại khu vực sông Hƣơng, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào: - Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà ngƣời dân địa phƣơng và nhiều tổ chức đã thực hiện; - Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý nguồn nƣớc; - Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ trực tiếp và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phƣơng. Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên cứu môi trƣờng, Trƣờng Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu những lựa chọn để giải quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tập trung vào phân tích ảnh hƣởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu vực thƣờng xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận nhƣ thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ làm sao để có thể đối phó với thảm họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán.(Oxfam Việt Nam, 2010). Trong một báo cáo nghiên cứu đã đƣợc công bố tháng 7 năm 2012 của 2 tác giả Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân, Đại học quốc gia Hà nội đăng trên Tạp chí khoa học số 3S, 2012 về kết quả Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tƣợng cho giai đoạn 1961-2007. Báo cáo kết luận xu thế biến đổi của 7 yếu tố khí tƣợng trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc đánh giá cho giai đoạn 1961-2007 khi sử dụng phƣơng pháp kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall và phƣơng pháp ƣớc lƣợng xu thế của Sen. Kết quả cho thấy nhiệt độ tăng rõ rệt trên toàn Việt Nam, trong đó nhiệt độ cực tiểu tăng nhanh hơn nhiệt độ cực đại ngày, đặc biệt trên khu vực Nam Hình 1.3: Xu thế nhiệt độ 2m Trung Bộ và Tây Nguyên. Lƣợng mƣa giảm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và tăng lên ở phía Nam. Tốc độ gió cực đại ngày thể hiện xu thể giảm khá rõ, đặc biệt là ở khu vực Nam 13 Trung Bộ. Sự biến đổi của độ ẩm tƣơng đối cực tiểu ngày không thể hiện rõ qui luật, trong khi đó lƣợng bốc hơi tiềm năng có xu thế biến đổi rõ rệt, với mức tăng, giảm phụ thuộc vào từng vùng cụ thể. Kết quả nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: - Về nhiệt độ: Trên toàn Việt Nam, T2m tăng rõ rệt trên hầu khắp các trạm. Mức tăng cao (~0.035ºC/năm) đƣợc xác định cho khu vực miền Trung và một số trạm thuộc vùng Bắc Bộ. Mức tăng phổ biến vào khoảng 0.015-0.025ºC/năm. Một số trạm thể hiện xu thế nhiệt độ tăng nhƣng giá trị tƣơng đối nhỏ nhƣ trạm Hà Nam, Đà Lạt, Bảo Lộc, Phan Thiết (~0.012ºC/năm). Một số trạm khác tuy cho xu thế tăng nhƣng không thoả mãn mức ý nghĩa 10% là Sapa, Bắc Quang, Thái Bình, Hà Tĩnh, Trƣờng Sa. Trạm Huế cho xu thế giảm, tuy nhiên lại không thoả mãn mức ý nghĩa 10% (hình 1.3). - Về lƣợng mƣa: Có thể thấy không giống nhƣ nhiệt độ, xu thế của lƣợng mƣa biến động khá mạnh theo không gian. Nhìn chung, khu vực phía Bắc giảm mƣa trong khi khu vực từ Trung Trung Bộ (khoảng vĩ tuyến 17) trở vào lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng. Điều này phù hợp với các nhận định từ các nghiên cứu trƣớc đây. Một điểm đáng lƣu ý là xu thế giảm mƣa từ Bắc Trung Bộ trở ra nhìn chung là nhỏ và ít thoả mãn mức ý nghĩa 10%, ngoại trừ một số trạm thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Trong khi đó, lƣợng mƣa có xu thế tăng rõ rệt nhất trên một số trạm thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Khu vực Nam Bộ nhìn chung có xu thế mƣa tăng nhẹ, tuy nhiên không thật rõ ràng (không thoả mãn mức ý nghĩa 10%). Lý giải nguyên Hinh 2: Xu thế nhiệt độ 2m nhân về sự phân hoá xu thế tăng mƣa tại hai miền khác nhau của Việt Nam Hình 1.4: Xu thế lƣợng mƣa ngày và là một chủ đề khá quan trọng và thú vị lƣơngh mƣa trung bình năm dành cho các nghiên cứu sâu hơn trong tƣơng lai (hình 1.4). 1.2.3 Nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu 14 Thực hiện Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH. Tỉnh Yên Bái để xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015, UBND tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai – Bộ tài nguyên môi trƣờng tiến hành đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực vào tháng 4 năm 2011. Năm 2010, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã có một nghiên cứu nhỏ về Đánh giá sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH. Nghiên cứu này chỉ thực hiện cho ba xã của huyện Văn Yên, tuy nhiên báo cáo nghiên cứu chƣa sâu về các tác động của BĐKH. Địa bàn xã Y Can và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái chƣa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động BĐKH. Do đó, với đề tài này là nghiên cứu đầu tiên. Nó là căn cứ cho địa phƣơng hoạch định các chính sách, xây dựng các chƣơng trình dự án ứng phó với BĐKH, cũng nhƣ giúp cho việc lồng ghép ứng phó với BĐKH vào lập kế hoạch kinh tế xã hội của chính quyền địa phƣơng và các ngành, lĩnh vực. 15 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực (sinh kế, sức khỏe, nguồn nƣớc), vùng cảnh quan (núi cao, núi thấp, ven sông Hồng). - Năng lực của cộng đồng xã Y Can trong ứng phó với BĐKH. - Các biện giải pháp ứng phó của cộng đồng với BĐKH. 2.2 Phạm vi nghiên cứu 2.2.1 Phạm vi thời gian Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014. Các số liệu về nhiệt độ và lƣợng mƣa đƣợc hồi cứu trong giai đoạn 1982 đến năm 2012. Ngoài ra các thông tin thu thập thông qua các công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) nhƣ hồ sơ lịch sử thiên tai, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát thực địa đƣợc thực hiện với những ngƣời cao tuổi nắm đƣợc các thiên tai đã từng diễn ra tại địa phƣơng. 2.2.2 Phạm vi không gian Nghiên cứu chủ yếu đƣợc thực hiện tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Các số liệu về khí nhiệt độ và lƣợng mƣa đƣợc thu thập tại trạm Khí tƣợng Thủy văn gần nhất đó là Trạm khí tƣợng thủy văn Yên Bái. Ngoài ra các cán bộ có liên quan về thiên tai và BĐKH của huyện, lãnh đạo UBND huyện cũng đã đƣợc phỏng vấn sâu. Kịch bản BĐKH của tỉnh Yên Bái và của Việt Nam cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ngoài ra, còn thu thập các thông tin từ cấp huyện thông qua phỏng vấn và thảo luận nhóm với cán bộ huyện. 2.4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Cách tiếp cận 2.4.1.1 Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đã đƣợc phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, là bƣớc phát triển cao hơn của cách tiếp cận hệ thống, liên ngành. Lúc đầu 16 chỉ nhằm mục đích phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn ĐDSH, sau đó đƣợc áp dụng rộng rãi cho PTBV và hiện nay cho ứng phó với BĐKH, theo nguyên tắc xây dựng/tăng cƣờng tính chống chịu, thích ứng của các hệ sinh thái - xã hội. BĐKH và ứng phó với BĐKH là một hệ thống phức hợp nhất bao gồm 7 pha (phase) có tính hệ thống và liên quan chặt chẽ với nhau (IPCC, 2007, Sumi et al., 2011) (hình 2.1). Đó là: i) Pha 1: hoạt động kinh tế xã hội và phát thải khí nhà kính; Pha 2: Chu kỳ các bon và nồng độ các bon trong khí quyển; Pha 3: Ấm lên toàn cầu; Pha 4: Tác động tới các HST và xã hội; Pha 5: Thích ứng; Pha 6: Giảm nhẹ; và Pha 7: Hệ thống xã hội. Cơ sở khoa học để hiểu biết tƣờng tận các pha này, nhất là pha 4, 5, 6 và 7 còn rất hạn chế (Sumi et al., 2011) (hình 2.1B). A B Hình 2.1. Sơ đồ mối tƣơng tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái - nhân văn (A) và tính liên ngành cao của các kiến thức trong nghiên cứu - triển khai và ứng phó với BĐKH (B: Pha 1: Các hoạt động KT-XH và phát thải KNK; Pha 2: Chu kỳ cácbon và nồng độ CO2 trong khí quyển; Pha 3: Sự ấm lên toàn cầu/ BĐKH; Pha 4: Tác động của BĐKH đến tự nhiên và đời sống xã hội; Pha 5: Thích ứng với BĐKH; Pha 6: Giảm nhẹ BĐKH; Pha 7: Hệ thống xã hội; Trung tâm của các pha này là sự ổn định của nồng độ CO2 trong khí quyển) (Nguồn IPCC, 2007). Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem-based Adaptation/EBA) là sử dụng các hệ tự nhiên và các dịch vụ HST nhƣ một hợp phần quan trọng trong chiến lƣợc tổng thể để quản lý tổng hợp tài nguyên, giúp con ngƣời thích ứng với các tác động bất lợi từ BĐKH. Mục đích của EBA là tăng cƣờng sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ các hệ sinh thái thông qua các hoạt 17 động cụ thể nhƣ quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại (Trƣơng Quang Học, 2008a, b; WB, 2010). Ở Việt Nam, cách tiếp cận dựa trên HST đƣợc bắt đầu nghiên cứu và triển khai khá sớm trong quản lý tài nguyên; và hiện nay đang là cách tiếp cận đƣợc thử nghiệm trong nhiều chƣơng trình, dự án thích ứng với BĐKH. Tính chống chịu và thích ứng với BĐKH, đây đó đã đƣợc xây dựng nhƣng mới chỉ giới hạn ở từng khía cạnh, từng bộ phận, từng hợp phần của các hệ thống, mà chƣa có cách nhìn và cách làm tổng thể, liên ngành cho toàn hệ thống và ở các cấp. Trong tƣơng lai, chúng ta cần tiếp tục xây dựng cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật hƣớng dẫn triển khai cách tiếp cận hệ sinh thái trong thực tế cho từng lĩnh vực, cho từng cấp và tổng thể cho phát triển bền vững của đất nƣớc (Trƣơng Quang Học, 2013). 2.4.1.2 Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng, miền, địa phƣơng mà cộng đồng dân cƣ là những ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của BĐKH tại đó. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ chốt trong thích ứng và ứng phó với BKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (CBA) là phƣơng pháp bền vững. Tiếp cận dựa vào cộn đồng dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của ngƣời dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng lực lƣợng đông đảo cũng nhƣ huy động phƣơng tiện sẵn có trong cộng đồng. Thích ứng với BĐKH là việc làm cấp bách và có ý nghĩa, nhƣng không dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng để có thành công nhanh và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và các biện pháp ứng phó với BĐKH cần đƣợc thực hiện rộng rãi hơn, thƣờng xuyên hơn. Có nhƣ vậy, ngƣời dân mới hiểu và có những phản ứng chủ động, có khoa học trƣớc BĐKH. 2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để đánh giá đƣợc xu hƣớng diễn biến các yếu tố khí hậu trong thời gian qua, tác giả sử dụng chuỗi số liệu thống kê về khí tƣợng nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa trong 31 năm từ năm 1982 đến 2012. Thống kê độ ẩm năm 2009. 18 Nhằm đánh giá tác động tiềm tàng của BĐKH, tác giả đã sử dụng kết hợp cả kịch bản BĐKH của tỉnh Yên Bái năm 2011 và kịch bản BĐKH cập nhật cho Việt Nam năm 2012. Các kịch bản BĐKH tỉnh Yên Bái và Việt Nam đều dựa vào kịch bản phát thải trung binh B2. Kịch bản đã sử dụng cho các yếu tố khí hậu đó là kịch bản về nhiệt độ và lƣợng mƣa. Để đánh giá tác động của BĐKH đến đời sống, sức khỏe và sinh kế của ngƣời dân nhƣ thế nào, các phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) cũng đã đƣợc sử dụng. Các phƣơng pháp trên bổ sung cho nhau, kiểm tra chéo các thông tin, từ đó đƣa ra các kết luận chắc chắn hơn. Ví du: với các số liệu về khí tƣợng cho biết xu hƣớng thay đổi về các yếu tố thời tiết thông qua quan trắc, khi phỏng vấn, điều tra, thảo luận nhóm thì các nhận định của cộng đồng đƣa ra sẽ chứng minh và có thêm các bằng chứng tại thực địa. Hoặc các thông tin nhận định cộng đồng đƣa ra sẽ chắc chắn hơn khi có các số liệu quan trắc chứng minh điều đó. Nghiên cứu này gồm hai phần: Nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu thực địa. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm: 2.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu thứ cấp Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là phƣơng pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá tình nghiên cứu và đỡ tốn kém. Trong nghiên cứu này các số liệu thứ cấp đã thu thập bao gồm các tài liệu đã đƣợc công bố nhƣ sau: - Các Báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học: Các báo cáo khoa học chủ yếu đã sử dụng từ tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Ngoài việc tham gia các hội thảo còn làm việc các nhà khoa học để đƣợc cung cấp các bài báo khoa học, kỷ yếu hội thảo đã đƣợc xuất bản. - Các báo cáo của xã và huyện đƣợc sử dụng là các báo cáo cập nhật nhất, là các báo cáo chính thức của địa phƣơng, đƣợc thu thập bằng cách liên hệ trực tiếp với Chủ tịch UBND xã, Bí thƣ Đảng bộ xã nhƣ các báo cáo về phát triển KT-XH của UBND xã năm 2013, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020 của xã Y Can, Kế hoạch phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn xã Y Can năm 2014. Các báo cáo thiệt hại về thiên tai của xã. Báo cáo về tình hình thiên tại của huyện đƣợc sử dụng bản chính thức của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện do 19 Trƣởng phòng Nông nghiệp huyện cung cấp (Phòng nông nghiệp là cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện) Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 của UBND tỉnh Yên Bái đƣợc sử dụng là bản Kế hoạch đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt. Kế hoạch này đƣợc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Yên Bái cung cấp. Ngoài ra Kịch bản BĐKH cho tỉnh Yên Bái năm 2011 cũng đƣợc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Yên Bái cung cấp. Kịch bản BĐKH cho Việt Nam năm 2012 (bản cập nhật) của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng do NXB Tài nguyên - Môi trƣờng và Bản đồ Việt nam. Các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu chủ yếu thu thập từ Đài khí tƣợng Thủy văn Yên Bái bằng cách liên hệ trực tiếp với lãnh đạo Đài và đƣợc cung cấp (anh Tiến – Phó giám Đốc) Các chính sách và Chƣơng trình quốc gia về ứng phó với BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia về phòng tránh thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến năm 2020. Ngoài ra trong quá trình thực hiện còn tham khảo các thông tin, tài liệu trên mạng internet, sách, báo, truyền hình tỉnh Yên Bái, các báo cáo hội nghị khoa học, hội thảo, kỷ yếu hội thảo quốc gia về nâng cao sức chống chịu trƣớc BĐKH v.v…Kết quả thử nghiệm các mô hình sinh kế tại địa phƣơng. Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc phân tích, tổng hợp, lƣu trữ có hệ thống để tiện cho việc sử dụng. Các thông tin trƣớc khi sử dụng cho nghiên cứu đƣợc xem xét và có sự đối chiếu, tham khảo từ nhiều tài liệu khác nhau để đảm bảo độ tin cậy cao. 2.4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin bổ sung tại thực địa Quá trình nghiên cứu điều tra, khảo sát tại thực địa đƣợc tổ chức thành các đợt với các đối tƣợng khác nhau. Các đợt khảo sát đƣợc tiến hành theo kế hoạch lập trƣớc, lần lƣợt từ cấp xã sau đó đến các thôn bản. Các công cụ PRA đƣợc sử dụng chính để thu thập thông tin tại thực địa. Các thông tin cần thu thập đƣợc chuẩn bị trƣớc thông qua các phiếu điều tra, phiếu phỏng vấn, câu hỏi định hƣớng trong thảo luận nhóm. Các công cụ sử dụng có hƣớng dẫn cụ thể. Trƣớc khi đƣa vào sử dụng chính thức các phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn đƣợc thử trƣớc, sau đó đƣợc chỉnh sửa sao cho câu, chữ đơn giản, phù hợp với bối cảnh địa phƣơng và sự hiểu biết ngƣời dân. 20 Căn cứ vào tình hình thực tế về kinh tế, xã hội địa hình, giao thông. Kế hoạch đƣợc lập và gửi cho xã và thôn trƣớc 5 ngày làm việc. Các cuộc thảo luận, phỏng vấn cấp xã đƣợc gửi cho chủ tịch UBND xã, Bí thƣ Đảng ủy xã để chuẩn bị. Các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn, điều tra ở cấp thôn đƣợc gửi cho trƣởng thôn và bí thƣ chi bộ thôn. Sau khi các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, điều tra với cán bộ xã đến ngƣời dân và cán bộ thôn. Tổng số thời gian làm việc cấp xã là 3 ngày (ngày 4, 5 và 6 tháng 8 năm 2014). Với cấp thôn mỗi thôn làm 2 ngày/thôn (từ 11 tháng 8 đến 20 tháng 9 năm 2014). Các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với cán bộ huyện đƣợc thực hiện trong 3 ngày (24, 25 và 26 tháng 9 năm 2014). Kết quả điều tra với 276 chủ hộ gia đình, 13 thảo luận nhóm, 8 cuộc phỏng vấn sâu, 10 hồ sơ hiểm họa, 10 hồ sơ lịch sử thiên tai, 8 lịch mùa vụ, 6 sơ đồ VENN, 3 phân tích SWOT, 2 câu chuyện về thiên tại đã đƣợc thực hiện. Trong quá trình thu thập thông tin, số liệu luôn luôn kết hợp với quan sát thực địa, kiểm tra tính xác thực của thông tin, đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu. Để chứng minh cho các thông tin, số liệu trong quá trình thu thập thông tin có chụp lại ảnh quá trình nghiên cứu cũng nhƣ ảnh minh họa thông tin và kết quả. Sau khi các thông tin số liệu thu thập đƣợc rà soát, phân tích, đối chiếu với yêu cầu, nếu còn thiếu hay chƣa chính xác, tiến hành phỏng vấn và thảo luận nhóm bổ sung. Bên cạnh đó tác giả còn tham gia một số hội thảo, thăm các mô hình sinh kế tại địa phƣơng, cùng với địa phƣơng đánh giá tính phù hợp, khả năng áp dụng của các mô hình sinh kế cũng nhƣ các phƣơng pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH. 2.4.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) nhằm thu thập thông tin định tính cũng nhƣ định lƣợng để qua đó có thể hiểu rõ hơn về thực trạng, điều kiện kinh tế xã hội địa phƣơng và các nguồn sinh kế chính. Biết đƣợc những tác động của BĐKH, những thiệt hại do thiên tai gây ra, hiểu đƣợc các cơ hội bên cạnh những thách thức địa phƣơng đang gặp phải và cách ứng phó. Phƣơng pháp này cũng cho biết năng lực của cộng đồng trong việc ứng phó với BĐKH. Ngƣời dân có những kinh nghiệm dân gian hay kiến thức bản địa trong việc ứng phó với thiên tai và BĐKH. 21 PRA là quá trình liên tục, là phƣơng pháp khuyến khích, lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống họ. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp PRA nhƣ là một công cụ chính để tiến hành làm việc với chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng. Các công cụ PRA đƣợc sử dụng bao gồm: Thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu có định hƣớng, sơ đồ hiểm họa, hồ sơ lịch sử thiên tai, lịch mùa vụ, sơ đồ VENN, phân tích SWOT, quan sát, thẻ màu, câu chuyện về thiên tai. Trƣớc khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm với ngƣời dân đã có một buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của huyện Trấn Yên, xã Y Can. Trong buổi làm việc, các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã đƣợc thu thập, xác định và phân tích biểu hiện, các tác động của BĐKH đến cộng đồng, các nguồn vốn của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. Sau đó thảo luận với lãnh đạo các thôn để xây dựng kế hoạch họp với ngƣời dân, ban ngành đoàn thể của thôn, tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm. Trong các buổi họp có các cuộc thảo luận nhóm nhƣ: thảo luận nhóm với nhóm ban ngành đoàn thể của thôn theo bộ câu hỏi định hƣớng thảo luận nhóm, thảo luận nhóm với chủ hộ gia đình về bản đồ thiên tai và BĐKH, thảo luận nhóm với ngƣời nông dân về lịch mùa vụ, thảo luận nhóm với các cụ cao niên (ngƣời cao tuổi) về hồ sơ lịch sử thiên tai. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cũng đƣợc sử dụng trong quá trình thu thập thông tin nhƣ: Phỏng vấn cán bộ cấp xã (chủ tịch UBND xã, cán bộ xã phụ trách về nông nghiệp, cán bộ phụ trách về thiên tai), cán bộ huyện có liên quan đến thiên tai và BĐKH (Trƣởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trƣởng phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện, Phó phòng tài chính kế hoạch huyện, Phó chủ tịch UBND huyện). Ngoài ra còn phỏng vấn một số ngƣời cao tuổi trong xã để tìm hiểu về thông tin lịch sử thiên tai, các câu chuyện về thiên tai. Đã điều tra 276 hộ/12 thôn và tổ chức 3 cuộc thảo luận nhóm bổ sung để tìm hiểu sâu hơn, kiểm tra chéo thông tin về thiên tai, BĐKH. Tìm hiểu về vai trò của chính quyền và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong việc hỗ trợ ngƣời dân ứng phó với thiên tai, BĐKH. Kết hợp với với quan sát hiện trƣờng để phân tích, tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu. 22 2.4.2.4. Phương pháp phân tích thông tin  Phƣơng pháp phân tích bằng công cụ PRA (điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT)) Tại các thôn cũng nhƣ cấp xã các thảo luận nhóm đã đƣợc tiến hành, ngƣời dân và cán bộ xã cùng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng trong bối cảnh BĐKH. Từ đó, xây dựng các biện pháp thích ứng dựa trên kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có của cộng đồng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng với lãnh đạo và đại diện các ban ngành cấp huyện nhằm có đƣợc những thông tin đa chiều và sự đồng thuận của các cấp trong ứng phó với BĐKH.  Phƣơng pháp kiểm chứng thông tin Trong quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin luôn sử dụng các phƣơng pháp kiểm tra chéo để kiểm chứng tính chính xác của thông tin. Kết hợp với các thông tin thứ cấp trong các báo cáo, số liệu quan trắc từ Trạm khí tƣợng thủy văn và kết quả điều tra, phỏng vấn. Các nội dung đƣợc phỏng vấn nhiều đối tƣợng ở các cƣơng vị khác nhau, nhằm tìm kiếm những bằng chứng khác nhau. Trong quá trình thảo luận nhóm và phỏng vấn tuy đã có các câu hỏi định hƣớng để tránh sót thông tin, còn lƣu ý dùng các câu hỏi mở và câu hỏi sâu nhằm tìm hiểu sâu thông tin. Ngoài ra trong quá trình thu thập thông tin kết hợp với quan sát và chụp ảnh lại, lƣu lại thông tin trên giấy A0 trong suốt quá trình thực hiện để phục vụ cho việc lƣu giữ, phân tích thông tin đầy đủ, chính xác. Trong quá trình phân tích thông tin, có các thông tin chƣa rõ hay chƣa chắc chắn, tiếp tục tìm hiểu sâu hơn thông qua phỏng vấn, xác nhận lại thông tin sao cho đảm bảo độ chính xác.  Phƣơng pháp tổng hợp kết quả Các phiếu điều tra đƣợc tổng hợp vào bảng tính Excel và tính toán số lƣợng và tỷ lệ. Kết quả của các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu đƣợc đọc kỹ, mã hóa theo các câu hỏi và tổng hợp chung lại kết quả, từ đó đƣa ra kết quả chung. Các kết quả từ điều tra, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đƣợc xem xét, kiểm tra, tổng hợp và đƣa ra nhận định và kết luận chung cho mỗi nhận định. Trong quá trình phân tích thông tin luôn lƣu ý kết hợp các thông tin quan trắc đƣợc từ Trạm khí tƣợng thủy văn, thông tin trong các báo cáo và các thông tin điều tra, 23 phỏng vấn, thảo luận nhóm đảm bảo tính logic, hệ thống, đảm bảo độ chính xác thông tin. Từ đó đƣa ra các nhận định, rút ra kết luận chung. Trong quá trình phân tích thông tin có các thông tin chƣa rõ, chƣa đảm bảo độ tin cậy, chính xác tiếp tục phỏng vấn ngƣời có liên quan để xác minh tính chính xác của thông tin. 24 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1. Đặc trƣng về tự nhiên 3.1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên  Vị trí địa lý Y Can là xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện Trấn Yên và tỉnh Yên Bái, nằm bên hữu ngạn sông Hồng, giữa xã có ngòi Gùa chảy qua. Vị trí nằm sâu trong lục địa, thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 200km về phía Tây Bắc. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển là 400m (www.yenbai.gov.vn). Xã Y Can (Nguồn: UBND huyện Trấn Yên, 2014) Hình 3.1: Bản đồ xã Y Can trong huyện Trấn Yên  Địa hình, địa mạo Xã Y Can có địa hình phức tạp, các thôn ven sông Hồng nhƣ Quyết Tiến, Hòa Bình, Bình Minh, Tự Do, Thắng Lợi với địa hình đồi thấp xen kẽ với các cánh đồng nhỏ ven sông, nên đây là vùng thƣờng xuyên xảy ra ngập úng và thiệt hại khá lớn hàng năm. Các thôn Hạnh Phúc, Khe Chè, Quyết Thắng có địa hình là đồi cao xen kẽ là những thửa ruộng nhỏ, do các thôn này ngƣời dân thƣờng đào taluy, san đồi cao để làm nhà nên nguy cơ sạt lở đất lớn. Còn lại các thôn Minh An, An Phú, An Thành và An Hòa có địa hình núi cao, ven các suối, ngòi với những thửa ruộng nhỏ, đất lâm 25 nghiệp chủ yếu ở 4 thôn này, hơn nữa dân cƣ sinh sống nơi đây chủ yếu là ngƣời Dao, đây cũng là nơi nguy cơ xảy ra lũ quét và lốc xoáy cục bộ cao. Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại gặp khó khăn.  Khí hậu Khí hậu ở Y Can mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, do ảnh hƣởng của địa hình miền núi nên tính chất gió mùa bị biến đổi khác biệt đó là mùa đông bớt lạnh và hơi khô, mùa hè oi bức. - Các mùa trong năm Xã Y Can có thể chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh: + Mùa lạnh: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp lạnh kéo dài từ 115125 ngày. Ở đây, thƣờng bị hạn hán vào đầu mùa lạnh (tháng 12, tháng 1), cuối mùa thƣờng có mƣa phùn. + Mùa nóng: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đây là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC, tháng nóng có nhiệt độ 35oC -37oC, mùa nóng cũng chính là mùa mƣa nhiều, lƣợng mƣa trung bình 1.500-2.200mm/năm và thƣờng kèm theo gió xoáy, mƣa đá gây ra lũ quét và ngập lụt. - Chế độ khí lưu và gió Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình ảnh hƣởng rất lớn đến chế độ gió. Gió mùa đông bắc thổi theo hƣớng đông bắc - tây nam gặp các dãy núi thuộc hệ thống núi của vòng cung Lô - Gâm ngăn cản làm chuyển hƣớng phần lớn về vùng thấp theo thung lũng sông Hồng, nên cƣờng độ giảm dần và bớt lạnh. Gió mùa hè mang tính chất khí hậu xích đạo thổi theo hƣớng đông nam dọc thung lũng sông Hồng lên phía bắc. Gió thổi mạnh nhất là vào thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè. Khi đó các thung lũng hay xuất hiện gió xoáy cục bộ có khi với tốc độ gió trung bình đạt 1,6- 2,2m/s. Các cơn bão lớn hình thành từ biển Đông chƣa bao giờ vào tới xã. - Chế độ mưa Nhìn chung Y Can thuộc vùng có lƣợng mƣa trung bình theo số liệu của cơ quan khí tƣợng thuỷ văn tỉnh thì tổng lƣợng mƣa trung bình năm của 10 năm trở lại đây ở trạm Yên Bái là 17.517mm. Phân bố lƣợng mƣa không đồng đều theo các tháng trong năm. Tháng mƣa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9 (từ 149,8 - 294,9mm), các tháng mƣa ít nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. 26 Do lƣợng mƣa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm vào những tháng mùa khô lƣợng mƣa trung bình chỉ đạt 52,5mm/tháng nên thƣờng xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Vào mùa mƣa, lƣợng mƣa quá lớn gây ra tình trạng lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, nhà ở cũng bị phá huỷ và hƣ hại nghiêm trọng. Đặc biệt mùa mƣa năm 2008 lũ lụt nghiêm trọng xảy ra tại Y Can đã làm thiệt hại vật chất lên đến hàng trăm triệu đồng.  Thủy văn Xã có sông Hồng chảy qua địa bàn của xã là 4,5 km về phía Đông, ngoài ra có suối Gùa chảy qua địa bàn 6 thôn và đổ vào sông Hồng. Sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn xã hẹp, có đoạn chỉ khoảng 50m. Lƣu lƣợng nƣớc sông Hồng thay đổi thất thƣờng, mùa khô lƣu lƣợng xuống quá mức so với trung bình, gây ra tình trạng thiếu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Trong mùa mƣa, lƣu lƣợng và mực nƣớc tăng nhanh, nƣớc lũ tràn về đột ngột gây ra tình trạng ngập lụt, thiệt hại mùa màng và các công trình thuỷ lợi, giao thông. Hàng năm, vào mùa mƣa lũ do nƣớc sông Hồng dâng cao và nƣớc lũ từ các khe suối đổ về gây ra lũ quét và ngập lụt các tuyến đƣờng giao thông và các khu vực dân cƣ ở các vùng thấp, trũng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản và sạt lở đất ách tắc giao thông đi lại (Kế hoạch phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn xã năm 2014). Bảng 3.1: Đặc trƣng mực nƣớc sông Hồng tại trạm Yên Bái năm 2009 Đơn vị tính: cm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Htb 2,594 2,557 2.510 2.577 2.682 2.708 2.847 2.793 2.735 2.641 2.550 2.533 2.645 Hmax 2.642 2.591 2.569 2.688 2.939 2.886 3.016 2.943 2.856 2.787 2.582 2.562 3.016 Hmin 2.576 2.499 2.482 2.504 2.551 2.638 2.722 2.702 2.660 2.583 2.530 2.512 2.482 (Nguồn: Niêm giám thống kế năm 2009) Sông Hồng có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của ngƣời dân xã Y Can, đặc biệt cung cấp nƣớc cho vùng sản xuất. Tuy nhiên, lƣu lƣợng nƣớc cũng nhƣ chất lƣợng nƣớc sông không đảm bảo, lƣu lƣợng nƣớc thất thƣờng, không thuận lợi cho sản xuất, gia tăng cƣờng độ lũ. 27 Qua kết quả phỏng vấn sâu ngƣời dân và cán bộ xã Y Can cho thấy, sự thay đổi chế độ thủy văn của sông Hồng qua địa bàn xã Y Can thay đổi rõ rệt. Trƣớc đây, nƣớc sông Hồng ổn định hơn hiện nay cụ thể là mùa khô thì mực nƣớc không quá cạn, về mùa mƣa thì nƣớc sông không lên nhanh mà lên từ từ, và xuống từ từ “Mấy chục năm trước đây nước sông Hồng về mùa cạn không quá cạn vẫn có nước phục vụ tưới tiêu vụ Đông, và mùa lũ thì nước lên dần dần, có đợt nước lên to ngập đồng nhưng cả tuần mới xuống, nay thì lên nhanh 1 đêm là ngập đồng luôn, sau đó 2 hôm là lại xuống nên có nhiều nhà, nước lên to không chạy kịp nên ngập mất hết tài sản” (Phỏng vấn Ông Trần Văn Quang – cán bộ xã đội phụ trách về thiên tai của xã). Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam trên địa phận thành phố Lào Cai, qua tỉnh Yên Bái về xuôi. Ngoài vùng thƣợng lƣu thuộc địa phận tỉnh Vân Nam Trung Quốc, ven sông Hồng từ Lào Cai đến địa phận xã Y Can có nhiều các nhà máy chế biến, cơ sở sản xuất nhƣ Apitit, xƣởng đãi vàng, quặng sắt, nhà máy sắn, nhà máy giấy, nhà máy chế biến hoa quả, thực phẩm xả thải trực tiếp ra sông Hồng, do đó trong những năm gần đây nƣớc sông Hồng có sự thay đổi, ô nhiễm. Qua trao đổi với chủ bến đò xã Y Can đã cho biết “những năm trước nước sông Hồng luôn có màu hồng đặc trưng có nhiều phù sa, nhưng khi lội xuống sông thì rất mát nhưng mấy năm gần đây nước sông Hồng thay đổi, không còn màu đỏ đặc trưng nữa, có lúc đỏ, có lúc màu nâu, đặc biệt về mùa cạn lội xuống sông Hồng thấy có mùi rất tanh và hay bị ngứa, nên trước đây thường xuyên tắm sông Hồng nhưng nay thì khi cần mới lội xuống sông”. Suối Gùa cũng là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của xã, đặc biệt là các thôn vùng cao. Theo kết quả phỏng vấn ngƣời dân và cán bộ xã cho biết: Trƣớc đây nƣớc suối Gùa rất sạch, nƣớc suối ổn định ít khi nƣớc lên cao nhƣng từ năm 2008 đến nay nƣớc suối bị ôm nhiễm do ngƣời dân sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ, thuốc sâu, rừng đầu nguồn bị suy giảm nên ảnh hƣởng đến sản xuất, lũ lên cao, ngập lúa và hoa màu. Hồ lớn ở Y Can có 2 hồ là hồ Tự Do và hồ Khe Sặt, đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sản xuất của xã và xã lân cận (xã Minh Tiến). Tổng diện tích mặt nƣớc hồ khoảng 19,9 ha. 3.1.1.2 Các vùng cảnh quan Xã Y Can tạm chia làm 3 vùng cảnh quan: 28 - Vùng cảnh quan núi cao: bao gồm địa bàn 4 là Thôn An Phú, Minh An, An Hòa và An Thành. Vùng này có địa hình chủ yếu là núi cao, ngƣời dân chủ yếu canh tác trên núi cao, họ trồng rừng, cây lâm nghiệp nhƣ keo, quế và bảo vệ rừng đầu nguồn. Nông nghiệp chủ yếu trồng lúa nƣơng trên núi và cấy lúa nƣớc ven suối, thung lung nhỏ và những ruộng bậc thang. Về chăn nuôi chủ yếu nuôi trâu bò, ngoài ra các hộ gia đình nuôi gà và lợn nhƣng chăn nuôi nhỏ lẻ khác. Ngƣời dân chủ yếu làm nhà dọc theo các con suối và sƣờn núi ở dƣới thấp, nhóm dân tộc chủ yếu là ngƣời Dao. Thiên tai vùng này chủ yếu là lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy, rét đậm, rét hại, ngoài ra vùng này thƣờng đối mặt với hạn hán. Theo thống kê của xã năm 2014 (từ đâu năm đến tháng 6 năm 2014) tại khu vực này đã có hơn 9ha lúa, 0,2ha ngô bị chết bởi rét đậm, rét hại. Ngƣời dân nơi đây có tính đoàn kết cao, những ngƣời trong dòng họ luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Vùng cảnh quan núi thấp: Vùng này bao gồm các thôn Khe Chè, Hạnh Phúc, Thắng Lợi, Quyết Thắng. Với đặc điểm có địa hình đồi núi thấp, ngƣời dân canh tác chủ yếu trên các núi thấp, các thửa ruộng ven suối và các thung lũng nhỏ. Cây trồng chủ yếu là cây bồ đề, chè, quế, sắn, ngô và lúa nƣớc. Ngƣời dân ở vùng này chủ yếu là ngƣời Kinh, đa số họ từ các tỉnh miền xuôi đến cách đây vài chục năm hoặc có thể trên 100 năm nay. Bên cạnh đó, tại thôn Khe Chè đa số ngƣời dân là công nhân Lâm trƣờng Việt Hƣng. Thiên tai vùng này chủ yếu là ngập lụt do nƣớc suối dâng cao, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm, rét hại. - Vùng cảnh quan ven sông Hồng: Vùng này có 4 thôn ven sông Hồng là Quyết Tiến, Hòa Bình, Bình Minh và Tự Do. Ngƣời dân sống và canh tác chủ yếu dọc theo bờ sông Hồng và các thửa ruộng ven suối, đồi thấp. Đất canh tác chủ yếu là đất phù sa, bên cạnh đó có một số diện tích đất trên đồi thấp. Cây trồng chính là cây lúa nƣớc, ngô, sắn, ở Thôn Quyết Tiến và Hòa Bình có trồng cây đao riềng để làm miến, thôn Tự Do trồng nhiều rau cung cấp cho cả xã. Ngƣời dân chủ yếu là ngƣời Kinh từ miền xuôi lên sinh sống từ nhiều năm nay. Thiên tai chủ yếu là lũ sông Hồng gây ngập lụt hàng năm, ngoài ra có hạn hán, rét đậm, rét hại. Sinh kế ngoài dựa vào nông nghiệp có một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ hay đi làm thuê, làm xây dựng. 29 3.1.2 Đặc trƣng về kinh tế-xã hội 3.1.2.1 Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa  Dân số lao động Dân số của xã 3.356 ngƣời với 956 hộ (số liệu tháng 6 năm 2014). Số lao động tính đến tháng 6 năm 2014 là 1920 chiếm 57,2% dân số.  Thành phần dân tộc Trong địa bàn xã gồm có 7 dân tộc anh em chung sống, trong đó có 2 dân tộc chính là Kinh và Dao. Dân tộc Kinh: 650 hộ; 2.211 nhân khẩu, chiếm 65,9%, chủ yếu sống tại các thôn gần trung tâm xã địa hình thấp (thôn Quyết Tiến, Hòa Bình, Bình Minh, Tự Do, Thắng Lợi, Quyết Thắng, Hạnh Phúc, Khe Chè). Dân tộc Dao: 264 hộ; 1.071 nhân khẩu chiếm 31,9% chủ yếu ở 4 thôn xa trung tâm có địa hình núi cao (Minh An, An Thành, An Hòa, An Phú). Dân tộc khác: 42 hộ 74 khẩu, chiếm 2,2%.  Phong tục truyền thống Ngƣời Kinh đa số có nguồn gốc từ miền xuôi đến, họ có các phong tục thờ cúng đình, chùa, mong muốn những điều không may qua khỏi, cầu mong những điều may mắn, mùa màng bội thu, chăn nuôi trồng trọt không bị dịch bệnh. Ngƣời Dao ở Y Can chủ yếu là ngƣời Dao quần chẹt (Ngƣời Dao ở Việt Nam có ngƣời Dao đỏ, Dao tiền, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao quần Trắng và Dao Quần chẹt). Ngƣời Dao có rất nhiều phong tục truyền thống có tính chất nhân văn, trong đó có các phong tục chính nhƣ Lễ cấp sắc, Tết nhảy, phong tục cƣới xin, ma chay, lễ cầu mùa. Các phong tục mang đậm tính chất tâm linh, thầy cúng luôn có trong các phong tục ngƣời Dao. Ngoài ra, ngƣời Dao còn có nhiều các quy định về săn bắn động vật, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều các phong tục đang dần bị lãng quên với nhiều lý do khác nhau nhƣ ngƣời Kinh đến sinh sống cùng, các phong tục, thói quen bị pha tạp, phai nhạt dần. Hơn nữa có nhiều phong tục truyền thống phức tạp tốn kém nên không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Trong các phong tục ngƣời Dao ở Y Can hiện nay vẫn giữ đƣợc đó là Lễ cấp sắc, Tết nhảy, Lễ cƣới hỏi, làm ma, đắp mả (đắp mộ). Trong cộng đồng ngƣời Dao ở xã Y Can trƣớc đây quan niệm không đƣợc chặt cây to và cây ở những khu rừng già, vì những cây to và khu rừng già có các thần cây trông giữ, nếu chặt thì sẽ bị quả báo, ngƣời thân trong gia đình sẽ bị ốm đau, làm ăn 30 không gặp may, đi lên rừng sẽ bị ngã, nuôi lợn, gà hay bị chết, ngƣời dân chỉ chặt cây nhỏ nhƣ nứa, giang, de… Nếu muốn chặt cây to để làm nhà thì phải mời thầy cúng làm lễ xin các thần thì mới đƣợc chặt. Tuy nhiên từ năm 1980 đến nay do công nhân lâm trƣờng đến định cƣ, khai thác rừng và trồng rừng sản xuất nên hiện nay phong tục đó mai một đi nhiều, các thế hệ hiện nay, các thanh niên hầu nhƣ không còn giữ đƣợc những phong tục đó. Trong tiềm thức ngƣời Dao xã Y Can luôn có ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nƣớc đƣợc thể hiện qua các bài cúng và thông qua một số phong tục nhƣ trong một năm có một ngày “kiêng hổ”, ngày “kiêng gió” hay ngày “phong vũ”, ngày kiêng chim ri, 3 ngày đầu tiên của năm mới nếu có quét nhà thì quét gọn vào một góc sân, không đƣợc quét hay đổ rác ra vƣờn, ra cổng, hay ngoài đƣờng nhằm giữ gìn vệ sinh cho làng xóm sạch sẽ trong 3 ngày Tết. Với ngƣời Dao, rừng và nguồn nƣớc là những nơi thiêng liêng, ngƣời dân luôn có ý thức bảo vệ, họ thần thánh hóa, cho rằng rừng, các nguồn nƣớc, các khe suối đầu nguồn luôn có những ông thần bảo vệ, nên dân làng cần bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn nƣớc, nếu ai mà xâm phạm sẽ bị các thần này trừng phạt. Với các loại thú rừng cũng vậy, ngƣời Dao cho rằng đó là các con vật quý có ý nghĩa với ngƣời dân, là bạn của con ngƣời, nên luôn có ý thức bảo vệ. Ngƣời Dao Y Can chia các loại thú rừng theo 2 nhóm chính là nhóm “đại tài” gồm các loài thú “đại” từ con lợn rừng, hổ, báo, voi, gấu…. còn các loài thú nhỏ hơn là “tiểu tài” là các loài nhƣ hƣơu, nai, nhím, cầy, cáo, gà rừng, chim…Nếu ai mà săn bắn đƣợc những con “tiểu tài” thì cần phải để lại 1 con trống và 1 con mái nhằm duy trì nòi giống, để chúng sinh xôi, phát triển, bảo tồn cho đời sau. Còn với những con “đại tài” thì trong cộng đồng (một làng hay bản) trong một năm chỉ săn bắn số lƣợng hạn chế chỉ săn bắn một vài con (1-3 con), ai đó săn bắt đƣợc con “đại tài” thì phải mời thầy cúng đến để cúng, sau đó chia cho cả dân làng cùng hƣởng và cũng để thông báo cho dân làng biết, nếu năm đó săn bắt đƣợc nhiều rồi thì không đƣợc săn bắt nữa. Lễ cấp sắc (một số nơi gọi là lễ Lập Tỉnh, Tập Tĩnh) nhằm giáo dục về kỹ năng sống, tăng cƣờng tính đoàn kết trong cộng đồng và gia đình. Đàn ông (kể cả ngƣời già) ngƣời Dao trải qua lễ cấp sắc mới đƣợc coi là ngƣời trƣởng thành để đảm đƣơng việc làng, việc họ, nếu chƣa làm lễ cấp sắc thì đàn ông chƣa đƣợc coi là ngƣời trƣởng thành, khi chết lúc làm lễ đƣa ma thì chỉ đƣợc rải cầu bằng giấy dƣới đất để ra khỏi 31 nhà, trong khi những ngƣời đã đƣợc cấp sắc đƣợc đục cửa, bắc một cái cầu cao đƣa ra khỏi nhà, coi nhƣ đƣợc đƣa lên trời. Lễ cấp sắc của ngƣời Dao thƣờng tổ chức vào dịp cuối năm trƣớc Tết nguyên đán. Đây là một phong tục hoàn toàn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc có rất nhiều các hoạt động độc đáo, trong đó có các lễ cúng với những bài khấn rất nhân văn, khuyên nhủ con ngƣời sống thiện, sống có nghĩa tình, ăn ở hiền lành, không gây ô nhiễm môi trƣờng, không sát sinh. Lễ tết nhảy cũng là một phong tục độc đáo, một nghi lễ đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên của ngƣời Dao xã Y Can, nhằm hậu tạ tổ tiên và chuẩn bị làm lễ hứa đầu năm mới. Theo quan niệm của ngƣời Dao, trong cuộc sống con ngƣời phải trải qua nhiều trắc trở, rủi ro, hàng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để đƣợc cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho những điều may mắn, hạnh phúc. Theo phong tục của ngƣời Dao thì nếu gia đình tổ chức Tết nhảy chƣa lo đƣợc hết thì những gia đình khác trong họ sẽ cùng đứng ra tổ chức, và bà con trong bản khi đến dự Tết nhảy cũng góp với gia chủ con gà, cân gạo, chai rƣợu hoặc tiền. Tết nhảy là tết của gia đình nhƣng gia đình phải mời cả bản, cả vùng ăn Tết tập thể và lại đƣợc cả bản, cả vùng coi nhƣ Tết chung. Tất cả đều đến tham gia múa nhiều điệu múa truyền thống nhƣ múa cờ, múa tế rùa, múa kiếm, múa chuông. Điều này tăng tính đoàn kết trong cộng đồng ngƣời Dao, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tình cảm gắn bó keo sơn. Tết nhảy không chỉ là nghi lễ thể hiện sự biết ơn, tƣởng nhớ tới tổ tiên mà còn là nghi lễ cầu phúc, cầu may, với mong muốn tẩy trừ hết những điều bất hạnh, rủi ro của năm cũ, cầu xin trời đất, tổ tiên phù hộ cho do gia đình, dòng họ, làng bản một năm mới dồi dào sức khoẻ, cầu cho mƣa thuận gió hòa, công việc làm ăn thuận lợi mà còn răn dạy mọi ngƣời, nhắc nhở mọi ngƣời về bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ động vật, không đƣợc chặt phá rừng bừa bãi, hay săn bắn thú rừng cạn kiệt. Lễ cƣới là một trong những mốc quan trọng trong chu kỳ đời ngƣời, lễ cƣới truyền thống của đồng bào Dao ở Y Can đƣợc trải qua nhiều nghi thức đặc sắc mang đậm bản sắc riêng biệt của dân tộc Dao.  Điều kiện kinh tế Tổng diện tích đất tự nhiên là: 3.519 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 275,21 ha, đất sản xuất phi nông nghiệp: 3.044,78 ha. 32 Kinh tế của xã chủ yếu sản xuất nông - lâm - nghiệp. Có các loại cây trồng chính đó là cây lúa, cây ngô, sắn, chè, đỗ, lạc và cây lâm nghiệp. Chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn và gia cầm. Tỷ lệ hộ nghèo 24,7% (236/956 hộ).  Một số yếu tố kinh tế xã hội khác Xã đƣợc phân chia thành 12 thôn, trong đó có 04 thôn đặc biệt khó khăn. Hệ thống chính trị đảng, các đoàn thể hoạt động tƣơng đối đồng đều, có đầy đủ các tổ chức, đoàn thể nhƣ các nơi khác. Có tuyến đƣờng tỉnh lộ 116 chạy ngang qua địa bàn của xã dài 4,5 km, tuyến đƣờng cao tốc Nội bài – Lào Cai chạy qua xã dài 4km. Việc xây dựng tuyến đƣờng cao tốc làm hạn chế sự thoát lũ của nhiều điểm trong xã nhƣ thôn Hạnh Phúc, Thắng Lợi và Hòa Bình. Thiên tai cần đề phòng là rét đậm, rét hại, hạn hán, lũ sông, lũ quét, sạt lở đất. Trong đó lũ sông và lũ suối xảy ra thƣờng xuyên, hàng năm. 3.1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 của xã Tổng diện tích cây lƣơng thực có hạt 328 ha/năm, tổng sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt đạt 1480 tấn/năm. Trong đó: - Cây lúa: Diện tích gieo cấy 210 ha/năm, năng suất đạt 50,1 tạ/ha/năm, sản lƣợng đạt 1053,5 tấn/năm. - Cây ngô: Diện tích gieo cấy 118 ha/năm, năng suất đạt 36,1 tạ/ha/năm, sản lƣợng đạt 426,5 tấn/năm. - Cây có bột: Diện tích gieo trồ ng 40 ha/năm, sản lƣợng đạt 519,6 tấn/năm. - Cây sắn: Diện tích trồng 30 ha/năm, năng suất đạt 155 tạ/ha/năm, sản lƣợng đạt 465 tấn/năm. - Rau, đậu các loại: Diện tích gieo trồng 60 ha/năm, sản lƣợng đạt 667 tấn/năm. - Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích gieo trồng 5 ha/năm, sản lƣợng đạt 8 tấn/năm. - Cây lạc: Diện tích gieo trồng 5 ha/năm, năng suất đạt 16 tạ/ha/năm, sản lƣợng đạt 8 tấn/năm. - Cây chè: Diện tích trồng và chăm sóc 5 ha/năm, năng suất đạt 50 tạ/ha/năm, sản lƣợng đạt 25 tấn/năm. - Chăn nuôi: Tổng đàn trâu 565 con/năm, lơ ̣n 3500 con/năm, gia cầ m 46500 con/năm, sản lƣợng thịt hơi 75 tấ n/năm. 33 - Thủy sản: Diê ̣n tích nuôi trồ ng thủy sản 15,5 ha/năm, sản lƣợng thủy sản trên điạ bàn 47 tấ n/năm. - Lâm nghiê ̣p: Diê ̣n tích rƣ̀ng sản xuấ t 2890,62 ha/năm. Sản lƣợng khai thác gỗ rƣ̀ng trồ ng 7200 m3/năm. (Nguồn: UBND xã Y Can, 2014) 3.2 Diễn biến của các yếu tố BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 3.2.1 Diễn biến các yếu tố khí hậu trong thời gian qua Yên Bái chia ra nhiều tiểu vùng khí hậu, Y Can thuộc tiểu vùng Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe: thuộc thung lũng sông Hồng dƣới chân hệ thống núi Hoàng Liên - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23-24oC, lƣợng mƣa 18002200mm/năm và là vùng có mƣa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm. 3.2.1.1 Diễn biến về nhiệt độ Trong 31 năm từ năm 1982 đến năm 2012 nhiệt độ bình quân tại Yên Bái là 23,2oC. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 (từ 26,7oC – 26,8oC), trong đó tháng 6 là tháng nóng nhất trong năm (28,40C) nhiệt độ thấp nhất tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 16,1oC – 17,5oC) trong đó tháng lạnh nhất là tháng 1 (16,10C). Cũng trong thời gian này năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 2011 (22,320C), năm có nhiệt độ nóng nhất là 1998 (23,940C) (bảng 3.2). Bảng 3.2: Đặc trƣng nhiệt độ tháng (0C) tại Yên Bái Đơn vị tính: 0,10C TB 161 Năm 1 175 2 199 237 267 284 283 3 4 5 6 7 280 268 244 209 175 8 9 10 11 12 1982 175 168 203 227 264 282 285 276 262 251 219 149 1983 140 160 184 237 274 287 292 279 272 246 194 150 1984 129 148 190 237 260 279 284 279 264 226 218 167 1985 141 170 168 220 273 285 281 279 262 244 210 172 1986 159 162 199 238 265 285 280 281 261 236 208 185 1987 180 199 228 233 284 287 288 279 268 250 212 149 1988 175 166 173 222 277 285 283 277 265 237 200 182 34 1989 148 160 190 237 258 280 282 281 274 238 212 175 1990 169 167 198 235 253 279 278 294 272 246 220 189 1991 171 181 214 228 264 277 280 281 278 248 200 186 1992 154 162 198 240 269 282 274 287 273 228 190 187 1993 154 178 201 237 265 294 292 282 269 235 213 167 1994 171 187 179 252 271 275 276 276 264 232 218 188 1995 153 159 193 238 264 285 281 270 270 255 195 168 1996 153 158 198 208 264 278 280 275 267 244 220 167 1997 172 165 199 243 277 290 272 279 251 255 221 183 1998 171 187 204 253 275 288 290 285 272 246 212 190 1999 171 189 211 248 253 285 291 279 270 244 213 152 2000 179 155 199 245 267 275 283 286 267 248 205 191 2001 179 167 210 239 262 282 281 280 276 248 196 176 2002 165 190 215 251 262 281 284 272 264 236 203 184 2003 158 203 211 255 278 283 286 284 264 250 223 172 2004 165 172 200 236 256 280 279 281 269 242 218 175 2005 154 173 183 235 283 290 282 276 271 246 218 163 2006 174 178 197 247 263 288 291 272 266 260 230 170 2007 155 216 209 226 259 290 288 281 262 244 194 189 2008 146 131 205 239 264 276 280 278 273 252 199 168 2009 147 215 203 241 261 285 282 287 275 253 201 187 2010 175 199 213 230 275 289 291 275 276 242 199 180 2011 121 170 166 228 257 285 285 278 266 238 221 163 2012 145 156 201 255 278 286 283 280 259 250 218 176 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013) Xu thế thay đổi nhiệt độ Qua biểu đồ diễn biến thay đổi nhiệt độ cho thấy trong 31 năm (1982-2012) nhiệt độ có xu thế tăng lên, trung bình mỗi năm tăng 0,0780C (hình 3.2). Điều này phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân, cũng nhƣ ảnh hƣởng của BĐKH, nhiệt độ toàn cầu và Việt Nam tăng lên. 35 Nhiệt độ TB Yên Bái (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013) Hình 3.2: Xu thế biến đổi nhiệt độ 3.2.1.2 Diễn biến về lượng mưa Chế độ mƣa: Nhìn chung Y Can thuộc vùng có lƣợng mƣa trung bình, theo số liệu của cơ quan khí tƣợng thuỷ văn Yên Bái thì tổng lƣợng mƣa trung bình năm trong 31 năm trở lại đây ở trạm Yên Bái là 1.869mm. Lƣợng mƣa phân bố rất không đồng đều theo các tháng trong năm. Tháng mƣa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9 (từ 201 259mm), các tháng mƣa ít nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (22-37mm), tháng có lƣợng mƣa thấp nhất là tháng 12 (22mm) (bảng 3.3). Lƣợng mƣa chênh lệch lớn giữa mùa mƣa và mùa khô, lƣợng mƣa trung bình các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 là 271,8mmm/tháng trong khi đó lƣợng mƣa trung bình 3 tháng 12, 1 và 2 là 31,1 mm/tháng. Do đó, mùa khô thƣờng xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc phục vụ sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Vào mùa mƣa, có năm mƣa to gây ra tình trạng lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, nhà ở cũng bị phá huỷ và hƣ hại nghiêm trọng. Đặc biệt gần đây nhất là năm 2008 lũ lụt nghiêm trọng xảy ra tại xã thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu. 36 Bảng 3.3: Đặc trƣng mƣa tháng (mm) tại trạm Yên Bái Đơn vị tính: mm TB 34 37 70 135 201 256 304 339 259 155 57 22 Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1982 31 33 49 135 92 227 361 733 540 128 69 8 1983 42 67 71 99 184 173 255 306 152 252 136 28 1984 28 26 43 159 185 641 127 315 341 203 87 12 1985 47 49 64 140 97 352 244 353 219 220 153 4 1986 33 41 28 242 460 256 459 255 485 144 23 6 1987 31 23 25 158 54 207 272 406 400 133 74 2 1988 28 55 23 45 231 189 134 222 379 213 25 9 1989 43 30 137 109 232 316 336 115 191 417 11 26 1990 51 62 160 117 327 257 287 107 502 137 68 8 1991 46 16 117 59 170 288 273 262 22 88 48 22 1992 47 88 37 65 166 454 551 98 277 47 35 53 1993 23 62 83 139 143 89 250 390 207 34 12 10 1994 36 38 70 44 237 316 466 349 303 350 21 32 1995 33 24 50 83 140 349 322 613 314 54 56 5 1996 21 17 143 76 210 503 342 415 152 31 221 7 1997 13 20 201 733 103 129 822 354 238 293 5 30 1998 13 13 68 111 158 175 168 293 147 31 110 60 1999 21 29 40 192 214 169 143 216 309 279 126 42 2000 13 66 52 78 212 137 399 312 46 226 4 26 2001 17 43 92 117 145 268 379 388 146 169 40 6 2002 37 37 59 60 208 207 227 227 111 115 30 52 2003 47 45 28 86 220 204 260 324 235 77 30 5 2004 26 36 80 217 373 190 189 429 144 3 40 13 2005 38 29 104 147 138 288 282 492 330 107 45 48 2006 4 31 38 52 137 273 200 733 127 91 12 10 2007 106 16 45 133 190 170 148 133 433 78 21 20 2008 25 57 49 94 168 164 122 378 320 354 128 19 2009 11 20 35 99.1 377.1 264.0 288.5 267.6 201.2 92.7 7.3 11.9 2010 85 7 35 114 126 25 250 183 37 497 358 242 65 2011 21 29 133 66 188 335 372 343 359 170 111 14 2012 61 25 43 56 672 54 330 406 214 74 62 31 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013) Xu thế lƣợng mƣa Trong 31 năm từ năm 1982 đến 2012 lƣợng mƣa trung bình năm có xu hƣớng giảm khoảng 0,6359 mm/năm (hình 3.3). Mức độ giảm này không đáng kể, tuy nhiên kết hợp với các tác nhân khác góp phần gây khó khăn cho phát triển kinh tế và đời sống địa phƣơng. Với địa hình không bằng phẳng, có nhiều núi cao, độ dốc lớn, canh tác nông lâm nghiệp chủ yếu trên các sƣờn đồi và núi, nên hạn hán ngày càng xảy ra nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến sản xuất cũng nhƣ đời sống ngƣời dân, đặc biệt vào mùa khô. (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013) Hình 3.3: Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm Xu thế lƣợng mƣa theo mùa Lƣợng mƣa trung bình năm trong 31 năm qua từ 1982 đến 2012 có xu hƣớng giảm nhƣ đã phân tích trên, bên cạnh đó xu hƣớng biến đổi lƣợng mƣa vào mùa mƣa 38 xem xét 5 tháng có lƣợng mƣa lớn nhất trong năm (tháng 5-tháng 9) cũng có xu hƣớng giảm, tuy nhiên giảm không đáng kể (hình 3.4). (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013) Hình 3.4: Xu thế lƣợng mƣa mùa mƣa Xu thế lƣợng mƣa mùa khô Xem xét lƣợng mƣa của 5 tháng có lƣợng mƣa trung bình thấp nhất là tháng 1, 2, 3, 11 và 12 cho thấy xu thế lƣợng mƣa cũng giảm. Đây là thời gian có lƣợng mƣa thấp đều dƣới 100mm, trƣớc đây vào thời gian này địa bàn Yên Bái nói chung và xã Y Can nói riêng thƣờng đối mặt với hạn hán, cùng với sự biến đổi lƣợng mƣa, xu hƣớng giảm vào thời gian này càng làm cho hạn hán nghiêm trọng hơn (hình 3.5). 39 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013) Hình 3.5: Xu thế lƣợng mƣa mùa khô 3.2.1.3 Diễn biến về độ ẩm Theo số liệu khí tƣợng năm 2009, Yên Bái có độ ẩm tƣơng đối trung bình cả năm ở trạm Yên Bái là 85%. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do phụ thuộc vào lƣợng mƣa và chế độ bốc hơi. Tháng có độ ẩm thấp nhất là 11,12 và tháng 1 với độ ẩm từ 8085%. Tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 6,7,8 với độ ẩm từ 80 - 85% (Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Yên bái, 2011). 3.2.1.4 Diễn biến của thiên tai Qua kết quả quả điều tra, phỏng vấn sâu và các ghi chép của xã. Y Can đã và đang đối mặt với các loại thiên tai nhƣ: Lũ sông, lũ suối, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc xoáy. Trong đó, thiên tai phổ biến hàng năm và gây thiệt hại đáng kể là lũ sông, lũ suối, hạn hán, rét đậm, rét hại. Các thiên tai này chủ yếu ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, thiệt hại tài sản, hoa màu, vật nuôi. Theo kết quả điều tra có 97,1% ngƣời dân nêu ra lũ sông, lũ suối trên địa bàn xã, tiếp đó là rét đậm, rét hại cũng có 86,2% ghi nhận (bảng 3.4). 40 Bảng 3.4: Thiên tai chính tại xã Y Can Loại thiên tai Số lƣợng Tỷ lệ Lũ sông/suối 268/276 97,1% Lũ quét 106/276 38,4% Hạn hán 208/276 75,4% Rét đậm, rét hại 238/276 86,2% Mƣa đá 49/276 17,8% Lốc xoáy 46/276 16,7% Sạt lở đất 96/276 34,8% (Nguồn: Điều tra năm 2014) (Nguồn: thảo luận nhóm năm 2014) Hình 3.6: Hồ sơ lịch sử thiên tai xã Y Can Trong 50 năm trở lại đây đã ghi nhận những lần thiên tai mà cả xã không thể nào quên, đó là lũ sông các năm 1968, 1971, 1981, 1986, 1995, 2008. Các đợt rét đậm, rét hại năm 2007. Các đợt hạn hán vào mùa khô ảnh hƣởng đến sản xuất vụ xuân nhƣ năm 2009, 2010 (hình 3.6). Trong các đợt lũ có trận lũ lịch sử, là nỗi kinh hoàng của ngƣời dân đó là trận “Đại hồng thủy” năm 1968, theo ngƣời dân mô tả, trận lũ này có đỉnh lũ cao nhất, mực 41 nƣớc sông dâng cao hơn mực nƣớc năm 1971. Khi đó có khoảng 90% nhà của bị ngập, vài trăm ngôi nhà bị trôi. Theo mô tả của những ngƣời có tuổi tại thôn Quyết Tiến, Hòa Bình, Bình Minh, Hạnh Phúc và Tự Do cho biết: trƣớc đây ven sông Hồng là những làng mạc đông đúc, ruộng đồng trù phú, sau thiên tai đó vài trăm hộ gia đình bị trôi hết nhà cửa, tài sản, đã di chuyển vào phía bên trong, làm nhà tạm trên các đồi cao, sau đó định cƣ tại đó. Theo mô tả của đa số các cụ có tuổi trong xã cho rằng, trƣớc đây ven sông Hồng còn có 1 ngôi chùa gọi là chùa Y Can, 1 ngôi đình là đình Kỳ Can, và 1 ngôi Miếu nhƣng do trận lũ năm 1968 cả Đình, Chùa và Miếu bị trôi hết. Đến nay, sau hơn 40 năm dấu tích làng xóm vẫn còn đó là những lùm cây, cây cọ, cây cau trồng trong vƣờn nhà của các hộ gia đình (hình 3.7). Hình 3.7: Dấu tích còn lại sau trận lũ năm 1968 Theo kịch bản thiên tai của xã Y Can, khi nƣớc sông lên to thôn Quyết Tiến và thôn Hòa Bình sẽ có diện tích bị ảnh hƣởng nặng nhất (21ha), còn các thôn An Phú, An Hòa và An Thành không bị ảnh hƣởng bởi nƣớc sông do trên cao (bảng 3.5). 42 Bảng 3.5: Các khu vực và diện tích xảy ra khi ngập úng Thôn Báo động 1 Báo động 2 Báo động 3 Thôn Quyết Tiến 2 ha 6 ha 21 ha Thôn Quyết Thắng 2 ha 6 ha 19,3 ha Thôn Hoà Bình 3 ha 7 ha 21 ha Thôn Thắng Lợi 4 ha 6 ha 15 ha Thôn Bình Minh 4 ha 6 ha 16 ha Thôn Hạnh Phúc 4 ha 6 ha 11 ha Thôn Tự Do 4 ha 7 ha 11 ha Thôn Khe Chè 0 ha 0.5 ha 1ha Thôn Minh An 0ha 0.5ha 1ha 23 ha 45 ha 116.3ha Cộng (Nguồn: UBND xã Y Can, 2014) 3.2.3 Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực Yên Bái Quy trình tính toán nhằm xây dựng các kịch bản BĐKH cho khu vực tỉnh Yên Bái đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ quy trình xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam. Các kịch bản phát thải đƣợc sử dụng ứng với phƣơng án phát thải trung bình (B2). Các yếu tố nhƣ nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa là kết quả sử dụng phƣơng pháp chi tiết hóa thống kê; các yếu tố cực trị của nhiệt độ và lƣợng mƣa là sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực PRECIS. Trong phƣơng pháp chi tiết hóa thống kê, sự phù hợp của các hàm chuyển đƣợc nhận định thông qua độ lớn của hệ số tƣơng quan tuyến tính giữa nhiệt độ, lƣợng mƣa mô phỏng, phân tích bằng mô hình toàn cầu và quan trắc ở Việt Nam. Ở Yên Bái, chuỗi số liệu nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa của trạm Yên Bái, với độ dài chuỗi là 1961- 2000 để khảo sát mối quan hệ tƣơng quan và thiết lập hàm chuyển đƣợc sử dụng trong quá trình tính toán. Kết quả khảo sát cho thấy, mối quan hệ của nhiệt độ trung bình tháng, giữa số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích khá chặt chẽ. Hầu hết các tháng có hệ số tƣơng quan > 0,8. Với mối quan hệ này ta có thể sử dụng một cách đơn giản hàm hồi quy tuyến tính 1 biến làm hàm chuyển (UBND tỉnh Yên Bái, 2011). 43 Bảng 3.6. Hệ số tƣơng quan của nhiệt độ Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Rxy 0,96 0,95 0,91 0,92 0,82 0,85 0,77 0,79 0,87 0,90 0,96 0,97 A 1,02 1,08 1,05 0,96 0,83 0,76 0,75 0,74 0,93 0,93 0,92 0,97 B 0,03 0,05 0,04 0,06 -0,08 -0,02 -0,05 -0,01 -0,01 0,00 -0,05 0,01 (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) Tiếp đó tiến hành khảo sát thử mối quan hệ giữa tỷ chuẩn mƣa đã quy về trạm từ nguồn số liệu tái phân tích đã nêu và nguồn số liệu quan trắc. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa lƣợng mƣa quan trắc và số liệu tái phân tích cho kết quả rất kém, hệ số tƣơng quan thấp không bảo đảm tiêu chuẩn để có thể tiến hành hồi quy. Nói cách khác, không thể xây dựng đƣợc các hàm chuyển từ các mối quan hệ này. Do vậy, với yếu tố lƣợng mƣa chủ yếu sử dụng kết quả trực tiếp từ mô hình toàn cầu. Sử dụng mô hình khí hậu khu vực PRECIS để dự báo các yếu tố cực trị nhiệt độ, lƣợng mƣa ở Yên Bái với miền tính trong khoảng: 21020’- 22020’, 103050’105005’; độ phân giải: 25x25km (0.22x0.220); kích thƣớc: 3x5 lƣới. 3.2.3.1 Kịch bản về nhiệt độ  Nhiệt độ trung bình a) Mùa đông (tháng XII – II) Theo kịch bản phát thải trung bình B2 cho Yên Bái, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 1,4 đến 1,7oC trên đại bộ phận diện tích toàn tỉnh. So với kịch bản BĐKH của Việt Nam, nhiệt độ trung bình mùa đông ở miền Bắc vào thế kỷ 21 tăng 1,4 đến 1,80C. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tại Yên Bái tăng từ 2,4 đến 2,6oC. Theo kịch bản BĐKH cho Viêt Nam, nhiệt độ trung bình mùa Đông vào cuối thế kỷ 21 tăng từ 2,5 đến 3,10C. Riêng khu vực phía Tây tỉnh Lào Cai, phía Nam tỉnh Điện Biên và hầu hết diện tích tỉnh Sơn La (giáp với Yên Bái) có mức tăng cao hơn 3,10C. b) Mùa xuân (tháng III – V) Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ tại Yên Bái tăng từ 1,3 đến 1,5oC ở đa phần diện tích toàn tỉnh. Kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng 1,2 đến 1,60C. 44 Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 2,2 đến trên 2,4oC. Kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng 2,2 đến 3,10C. c) Mùa hè (tháng VI – VIII) Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, trên đa phần diện tích của tỉnh nhiệt độ tăng từ 1,1 đến 1,3oC. Kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng 1,0 đến 1,40C. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng 1,9 đến 2,0oC trên phần lớn diện tích. Kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng 1,6 đến 3,10C. d) Mùa thu (tháng IX – XI) Theo kịch bản trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ mùa thu trên phần lớn diện tích của tỉnh tăng từ 1,2 đến 1,5oC. Kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng 1,0 đến 1,60C. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 2,2 đến 2,4oC. Kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng 1,6 đến 1,20C. Kết quả tính toán theo kịch bản phát thải trung bình đối với nhiệt độ của tỉnh Yên Bái qua các thập kỷ (bảng 3.7) (UBND tỉnh Yên Bái, 2011). Bảng 3.7: Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Yên Bái Các thời kỳ trong năm Các mốc thời gian của TK21 XII - II III - V VI - VIII IX - XI 2020 0,5 0,5 0,4 0,5 2030 0,8 0,7 0,6 0,7 2040 1,1 1,0 0,8 1,0 2050 1,4 1,3 1,1 1,2 2060 1,7 1,5 1,3 1,5 2070 2,0 1,8 1,5 1,8 2080 2,2 2,0 1,7 2,0 2090 2,4 2,2 1,9 2,2 2100 2,6 2,4 2,0 2,4 (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) Kết quả tính toán cho thấy, đến năm 2020, nhiệt độ tăng trung bình của tỉnh Yên Bái là 0,50C so với giai đoạn 1980 - 1999. Tiếp đó, giai đoạn từ năm 2020 đến 45 2100, xu thế nhiệt độ cả 4 mùa (Xuân, Hè, Thu, Đông) đều tăng theo kịch bản phát thải B2 (hình 3.8). (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) Hình 3.8: Diễn biến nhiệt độ trung bình từ năm 2020-2100 theo kịch bản B2 e) Trung bình năm Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, trên đa phần diện tích của tỉnh nhiệt độ trung bình năm có mức tăng từ 1,0 đến 1,6oC. Trong khi đó theo kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng từ 1,2 đến 1,60C. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 2,2 đến 3,1oC (bảng 3.8). Trong khi đó theo kịch bản BĐKH cho Việt Nam tăng từ 1,9 đến 3,10C. 46 Bảng 3.8: Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) cho tỉnh Yên Bái Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Tỉnh 2020 Yên Bái 0,5 2030 2040 0,7 2050 0,9 2060 1,2(1,0- 2070 1,5 1,6) 1,7 2080 2090 1,9 2100 2,1 2,3(2,23,1) (Nguồn: Kịch bản BĐKH nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012)  Nhiệt độ cực trị Theo kết quả tính toán từ mô hình khí hậu PRECIS, nhiệt độ tối cao trung bình cũng có xu thế tăng dần theo thời gian và mức tăng trong 2 mùa đông và xuân chậm hơn so với 2 mùa hè và thu. Nhiệt độ tối cao trung bình năm tăng khoảng 1,3 0C vào giữa thế kỷ và đến cuối thế kỷ 21 là 2,50C (bảng 3.9). So sánh với nhiệt độ tối cao trung bình của cả Việt Nam vào giữa thế kỷ 21 tăng 1,0 đến 1,70C và vào cuối thế kỷ tăng 2,0 đến 3,20C. Bảng 3.9. Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 của Yên Bái ứng với kịch bản phát thải TB (B2) Các thời kỳ trong năm Các mốc thời gian của TK21 XII - II III - V VI – VIII IX - XI Năm 2000 – 2019 0,1 0,2 0,7 0,8 0,5 2020 – 2039 0,6 -0,2 1,1 1,0 0,6 2040 – 2059 1,3 0,7 1,7 1,5 1,3 2060 – 2079 2,2 1,3 2,5 2,0 2,0 2080 – 2099 2,3 2,2 2,8 2,8 2,5 (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) Nhiệt độ tối thấp trung bình cũng có xu hƣớng tăng dần theo thời gian. So với thời kỳ 1980 – 1999, nhiệt độ tối thấp trung bình có thể tăng lên 1,50C vào giữa thế kỷ và khoảng 2,80C vào cuối thế kỷ 21 (bảng 3.10). So sánh với nhiệt độ tối thấp trung bình của cả Việt Nam vào giữa thế kỷ 21 tăng 1,0 đến 1,70C và vào cuối thế kỷ tăng 2,2 đến 3,00C. 47 Bảng 3.10 Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 của Yên Bái ứng với kịch bản phát thải TB Các thời kỳ trong năm Các mốc thời gian của TK21 XII - II III – V VI - VIII IX - XI Năm 2000 – 2019 -0,4 0,7 0,6 0,7 0,4 2020 – 2939 0,1 1,0 1,1 1,0 0,8 2040 – 2959 0,6 1,9 1,6 1,8 1,5 2060 – 2079 1,5 2,6 2,3 2,3 2,2 2080 – 2099 2,1 3,2 2,7 3,1 2,8 (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) 3.2.3.2 Kịch bản về lượng mưa  Lƣợng mƣa mùa và mƣa năm a) Lượng mưa mùa đông (tháng XII – II) Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, hầu hết diện tích Yên Bái có lƣợng mƣa tăng khoảng từ 1,0% - 1,2%. Đến cuối thế kỷ 21 mức tăng có thể đến 1,9%. b) Lượng mưa mùa xuân (tháng III- V) Theo kịch bản phát thải trung bình, lƣợng mƣa mùa xuân có xu hƣớng giảm ở tất các thập kỷ. Giữa thế kỷ 21, lƣợng mƣa giảm với mức giảm phổ biến từ 1,6 -1,9%. Đến cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa giảm có thể giảm đến 3%. c) Lượng mưa mùa hè (tháng VI-VIII) Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lƣợng mƣa mùa hè trên đều tăng, với mức tăng khoảng từ 6,7-8,2%. Vào cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa mùa hè có thể tăng đến trên 12,9%. d) Lượng mưa mùa thu (tháng IX- XI) Tƣơng tự nhƣ lƣợng mƣa trong mùa hè, lƣợng mƣa mùa thu cũng có xu hƣớng đều tăng. Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, mức tăng của lƣợng mƣa là khoảng từ 1,2-1,5%. Vào cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa tăng dƣới khoảng từ 2,2- 2,4%. 48 Bảng 3.11: Mức thay đổi (%) lƣợng mƣa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Yên Bái STT Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Mùa 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 1 Mùa đông 0.2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 2 Mùa xuân -0,3 -0,6 -0,9 -1,2 -1,6 -1,9 -2,2 -2,5 -2,8 -3,0 3 Mùa hè 1.2 2,5 3,7 5,2 6,7 8,2 9,6 10,8 11,9 12,9 4 Mùa thu 0.2 0,5 0,7 1,0 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) e) Lượng mưa năm Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của lƣợng mƣa năm từ 2 đến 5% (vào giữa thế kỷ 21) và từ 5 đến 8% (vào cuối thế kỷ 21) (hình 3.12). Mức tăng này trùng khớp với Kịch bản BĐKH cho Việt Nam năm 2012. Bảng 3.12: Mức thay đổi (%) lƣợng mƣa năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Tỉnh Yên Bái Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Tỉnh 2020 Yên Bái 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 3,3 (2,0 1,3 1,8 2,6 5,0) 4,1 4,7 5,3 5,9 6,4 (5,0 - 8,0) (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) Kết quả tính toán lƣợng mƣa trung bình của tỉnh Yên Bái từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2), lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng trong mùa đông, mùa thu và mùa hè và có xu hƣớng giảm trong mùa xuân (hình 3.9). Trong đó, lƣợng mƣa tăng chủ yếu tập trung vào mùa hè. Tuy nhiên, lƣợng mƣa tăng này lại chủ yếu tập trung vào tháng cao điểm trong mùa mƣa (tháng 8). Cùng với đó là sự suy giảm lƣợng mƣa trong mùa xuân và chủ yếu tập trung vào tháng cao điểm trong mùa khô (tháng 4). Các xu hƣớng này cũng phù hợp với xu hƣớng biến đổi về lƣợng mƣa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đƣợc thống kê trong giai đoạn 1982 – 2012. Trong đó, lƣợng mƣa trung bình năm có xu hƣớng giảm. Trong giai đoạn 1979 – 1998, 49 lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8, nhƣng đã có sự chuyển dịch lƣợng mƣa tập trung từ hai tháng này sang tập trung vào tháng 8 trong giai đoạn 1999 – 2008. Sự chuyển dịch này đƣợc biểu hiện là lƣợng mƣa trong tháng 7 thấp đi nhƣng tại tăng lên rất lớn trong tháng 8. Cùng với xu thế tăng lên về lƣợng mƣa trong mùa hè của giai đoạn 2011 – 2020, lƣợng mƣa tăng lên này đƣợc dự báo chủ yếu tập trung vào tháng 8 hàng năm (UBND tỉnh Yên Bái, 2011). Tính đến năm 2020, lƣợng mƣa trong mùa xuân sẽ giảm 0,6% và tăng cao nhất trong mùa hè là 2,5%. Các năm tiếp theo sau năm 2020, các xu hƣớng này đƣợc biểu hiện ngày càng rõ rệt hơn. Đến năm 2050, lƣợng mƣa trong mùa hè sẽ tăng 6,7% và sẽ tăng thêm 12,9% vào năm 2100. Ngƣợc lại, trong mùa xuân lƣợng mƣa cũng sẽ suy giảm. Cụ thể, năm 2020, lƣợng mƣa sẽ giảm 0,6%, tiếp tục suy giảm 1,6% và 3% vào các năm 2050 và năm 2100 (UBND tỉnh Yên Bái, 2011). (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) Hình 3.9: Diễn biến lƣợng mƣa trung bình từ năm 2020-2100 theo kịch bản B2 50  Lƣợng mƣa ngày lớn nhất Đối với lƣợng mƣa ngày lớn nhất Rx, tính toán cho lƣợng mƣa ngày lớn nhất trong từng thời kỳ và lƣợng mƣa ngày lớn nhất trung bình năm cho từng thời kỳ. Đối với lƣợng mƣa ngày lớn nhất thời kỳ giảm vào giai đoạn 2000 – 2019, các giai đoạn tiếp theo đều tăng và đến cuối thế kỷ, mức tăng là 63,3%. Đối với lƣợng mƣa ngày lớn nhất trung bình năm qua các thời kỳ đều tăng, với mức tăng giai đoạn 2000 – 2019 thấp hơn so với các giai đoạn khác. Vào cuối thế kỷ, có mức tăng là 39,3% (bảng 3.13) (UBND tỉnh Yên Bái, 2011). Bảng 3.13: Mức thay đổi lƣợng mƣa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 Các mốc thời gian của TK21 Lớn nhất Lớn nhất trung bình năm 2000 - 2019 -19,8 9,5 2020 - 2039 55,9 45,0 2040 - 2059 11,7 35,7 2060 - 2079 45,7 38,0 2080 - 2099 63,3 39,3 (Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011) 3.3 Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra Điều tra trên tổng số 276 hộ của 12 thôn trên toàn xã. Những ngƣời tham gia phỏng vấn đều là chủ hộ, việc lựa chọn các hộ mang tính đại diện có cả các hộ gia đình kinh tế khá, trung bình và nghèo. 51 3.3.1 Đặc điểm của các hộ 3.3.1.1 Đặc điểm chủ hộ Bảng 3.14: Đặc điểm các hộ gia đình tham gia điều tra Đặc điểm chính Giới tính ngƣời Nam phỏng vấn Dân tộc Số lƣợng Tỷ lệ 90/276 32,6% Nữ 186/276 67,4% Kinh 210/276 76,1% Dao 57/276 20,7% Tày 7/276 2,5% Khác 2/276 0,7% 208/276 75,4% 68/276 24,6% 254/276 92,0% 16/276 5,8% Nghề khác 2/276 0,7% Thời gian sinh sống Dƣới 5 năm 9/276 3,3% tại địa phƣơng 6-20 năm 33/276 12,0% 234/276 84,8% Trình độ học vấn Từ cấp 2 trở lên Dƣới cấp 2 Nghề nghiệp Nông-lâm nghiệp Hƣởng lƣơng nhà nƣớc Trên 20 năm (Nguồn: Điều tra năm 2014) Qua kết quả điều tra cho thấy xã Y Can chủ yếu có 2 nhóm dân tộc chính là ngƣời Kinh (76,1%), ngƣời Dao (20,7%) còn lại các dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp. Về trình độ học vấn thì trình độ dƣới cấp 2 chiếm khoảng 1/3 dân số (34,6%), điều này cho thấy trình độ học vấn của ngƣời dân còn thấp (bảng 3.14). Nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông-lâm nghiệp, sinh kế chủ yếu từ nông lâm nghiệp, điều này phù hợp với các báo cáo cũng nhƣ kết quả phỏng vấn. Trong khi đó BĐKH ảnh hƣởng lớn đến lĩnh vực nông lâm nghiệp. Do lĩnh vực nông-lâm nghiệp phụ thuộc lớn vào khí hậu thời tiết. Nên BĐKH đã và đang ảnh hƣởng lớn đến sinh kế, đời sống của ngƣời dân. 52 Tình hình di cƣ ít, các hộ gia đình sinh sống ở xã Y Can tƣơng đối ổn định, có 84,8% số hộ gia đình đã sinh sống trong địa bàn xã trên 20 năm, chỉ có 3,3% là các hộ gia đình sống dƣới 5 năm, đây là các gia đình trẻ mới tác hộ (bảng 3.14). 3.3.1.2 Sinh kế chính của các hộ Sinh kế chính của của các hộ gia đình tại Y Can từ nông lâm-nghiệp. Thu nhập chủ yếu từ trồng lúa (88%), ngô (44,2%), về lâm nghiệp chủ yếu thu nhập từ trồng quế (32,2%). Chăn nuôi chính của ngƣời dân trong xã chủ yếu là chăn nuôi gà (34,1%) và chăn nuôi lợn (33,7%), ngoài ra có chăn nuôi trâu (23,2%) (bảng 3.15). Nhƣ vậy sinh kế của ngƣời dân đa số ngƣời dân là nông – lâm nghiệp, chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Qua phỏng vấn cán bộ xã phụ trách về nông nghiệp và chủ tịch UBND xã cho biết, thu nhập chính của ngƣời dân từ nông nghiệp (chủ yếu là lúa và ngô) và lâm nghiệp (trồng quế, keo, bồ đề). Thu nhập của các hộ gia đình từ hoạt động nông nghiệp khoảng 40%, từ lâm nghiệp 50%. Thu nhập của ngƣời dân từ nông nghiệp chủ yếu giải quyết vấn đề lƣơng thực và chi tiêu hàng ngày, còn lại thu nhập từ lâm nghiệp để chi tiêu cho các việc lớn của gia đình nhƣ làm nhà, mua sắm các vận dụng trong gia đình. Tuy nhiên hiện nay ngƣời dân đang gặp rất nhiều khó khăn, các loại thiên tại, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi đang phá hại sản xuất. Vụ xuân năm 2014 theo phản ánh của đa số ngƣời dân, do thời tiết mƣa kéo dài liên tục gần 4 tháng liên tục vào đầu năm, nên lúa bị sâu bệnh phá hại nặng (bệnh khô vằn, đạo ôn và rầy) làm giảm khoảng 40% năng suất so với hàng năm. Vụ xuân năm 2014 do mƣa kéo dài nên ngô không thụ phấn đƣợc, bắp ngô không có hạt, năng suất trên toàn xã cũng chỉ đạt 30% so với những năm trƣớc. Với tác động của BĐKH, nhiệt độ tăng lên, mƣa không thuận lợi, có lúc tăng, có lúc giảm, lƣợng mƣa không đều, thời gian mƣa không đều, có lúc mƣa liên tục vài tháng liền, có thời gian gần 3 tháng không có mƣa, cùng với sự thất thƣờng của thiên tai, tần xuất tăng lên, cƣờng độ tăng lên, mức độ thiệt hại tăng lên, năng xuất lúa có xu hƣớng giảm qua các năm, trong khi đó nỗ lực của ngƣời dân và ngành nông nghiệp về đầu tƣ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng đầu tƣ, thâm canh cho nông nghiệp nhƣng vẫn không giúp cho tăng năng xuất cây trồng lên. Đó là kết quả thống nhất của các cuộc thảo luận nhóm với các cán bộ phụ trách nông nghiêp xã và huyện. Trƣởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết thêm “như vụ Xuân năm 2014, với nỗ lực đầu tư 53 cho nông nghiệp đặc biệt là đầu tư thâm canh cho cây lúa nhưng theo thống kê của ngành nông nghiệp năng xuất lúa giảm khoảng 300kg/ha/vụ”. Bảng 3.15: Sinh kế của các hộ gia đình Loại sinh kế Số lƣợng Tỷ lệ Trồng lúa 243/276 88,0% Trồng ngô 122/276 44,2% Trồng sắn 36/276 13,0% Trồng Quế 89/276 32,2% Trồng keo 52/276 18,8% Cây trồng khác 25/276 9,1% Thủy sản 12/276 4,3% Nuôi gà 94/276 34,1% Nuôi Lợn 93/276 33,7% Trâu, bò 64/276 23,2% 7/276 2,5% 43/276 15,6% 8/276 2,9% 23/276 8,3% 4/276 1,4% Chăn nuôi khác Làm thuê Kinh doanh, buôn bán Thu nhập từ tiền lƣơng/trợ cấp Nguồn khác (làm bánh…) (Nguồn: Điều tra năm 2014) 3.3.2 Hiểu biết của ngƣời dân về biến đổi khí hậu 3.3.2.1 Đánh giá của người dân về biến đổi khí hậu Đối với ngƣời dân, BĐKH là một vấn đề khá mới, đa số ngƣời dân chƣa hiểu rõ thế nào là BĐKH, các biểu hiện của BĐKH, nguyên nhân cũng nhƣ tác động của BĐKH. Đa số cho rằng BĐKH là do ô nhiễm môi trƣờng nhƣ rác thải, nƣớc thải và thƣờng nhẫm lẫn BĐKH và thiên tai. Tuy nhiên thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với ngƣời dân và cán bộ xã cho thấy, cảm nhận của ngƣời dân về sự thay đổi thời tiết khí hậu rõ rệt, đa số ngƣời dân và cán bộ xã đƣợc hỏi đều cho rằng trƣớc đây thời tiết có 4 mùa rõ rệt 54 (Xuân - Hạ - Thu - Đông), nhƣng hiện nay thì không còn rõ rệt nhƣ vậy nữa, có khi giữa mùa đông lại có ngày nắng nóng nhƣ mùa hè, có khí giữa mùa hè lại có những ngày mà ban đêm lạnh phải đắp chăn, đặc biệt họ không có cảm nhận rõ về thời tiết vào mùa xuân và mùa thu. Thời tiết các mùa không theo quy luật nhƣ trƣớc đây. Trƣởng thôn Tự Do (Ông Trần Chí Thanh) cho biết “như mấy hôm nay theo lịch là tháng 7 âm, theo quy luật thời gian này có mưa ngâu, ông Ngâu bà Ngâu gặp nhau sẽ có mưa nhiều và thời tiết mát mẻ hơn, nhưng từ đầu tháng đến nay chẳng có mưa gì cả và trời nắng nóng còn hơn cả giữa mùa hè tháng 6”. Đa số ngƣời dân cho rằng sự biến đổi về nhiệt độ (nóng, lạnh), mƣa (lƣợng mƣa, thời gian mƣa) và diễn biến thiên tai ở mức cao (93,5% cho rằng sự BĐKH với mức độ biến đổi nhiều), 98,2% cho rằng nhiệt độ tăng lên, 87,3% cho rằng mƣa cũng tăng, trong đó đa số có ý kiến rằng số ngày mƣa tăng lên, còn lại 12,7% cho rằng mƣa giảm đi (bảng 3.16). Bởi vì đầu năm 2014 từ tháng 1 đến tháng 4 xảy ra hiện tƣợng mƣa liên tục trong thời gian gần 4 tháng, tuy lƣợng mƣa không lớn. So sánh với số liệu quan trắc về lƣợng mƣa trung bình cũng nhƣ lƣợng mƣa ở cả mùa mƣa và mùa khô đều có xu hƣớng giảm nhƣng không rõ rệt, lƣợng mƣa giảm không đáng kể nên ngƣời dân khó cảm nhận một cách hoàn toàn về lƣợng mƣa giảm, tuy nhiên khi hỏi về hiện tƣợng hạn hán thì đa số cho rằng tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng trong khí nhà nƣớc đã hỗ trợ cải thiện đáng kể hệ thống thủy lợi. Qua phỏng vấn sâu cho thấy về mƣa có sự biến đổi cũng khá lớn, đặc biệt về diễn biến phức tạp, nhƣ có thời điểm mƣa liên tục kéo dài trong thời gian lâu, có thời điểm thì khô hạn kéo dài, sau đó khi mƣa thì mƣa rất to, theo ý kiến ngƣời dân trong những năm gần đây số cơn mƣa to xuất hiện nhiều. Bên cạnh đó hiện tƣợng mƣa bất thƣờng cũng xảy ra, ví dụ nhƣ: địa điểm mƣa, có khi mƣa tập trung rất to ở một địa điểm nào đó nhƣng khu vực bên cạnh thì nắng hạn. Trong địa bàn 1 thôn có thời điểm ở giữa thôn thì mƣa to, ở cuối thôn lại không mƣa. Với thiên tai, ngƣời dân hiểu rất rõ về các loại thiên tai, diễn biến, ảnh hƣởng, cũng nhƣ biết cách ứng phó với thiên tai. Ngƣời dân cũng nhận thức đƣợc thiên tại trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, khó lƣờng khó dự báo, có 91,3% ngƣời dân cho rằng thiên tai diễn biến khó lƣờng, khó dự báo, không theo quy luật (bảng 3.16). 55 Bảng 3.16: Đánh giá của ngƣời dân về BĐKH Nội dung Số lƣợng Đánh giá về mức độ BĐKH Biến đổi nhiều 30 năm qua Biến đổi vừa phải Tỷ lệ 258 93,5% 18 6,5% Biến đổi ít 0 0% Không biến đổi 0 0% Đánh giá về sự biến đổi Tăng 271 98,2% nhiệt độ Giảm 5 1,8% Đánh giá về sự biến đổi Tăng 241 87,3% lƣợng mƣa Giảm 35 12,7% Đánh giá diễn biến thiên tai Không thay đổi 9 3,3% 15 5,4% 252 91,3% Theo quy luật Không theo quy luật, diễn biến khó lƣờng (Nguồn: Điều tra năm 2014) 3.3.2.2 Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Tuy ngƣời dân không hiểu rõ về BĐKH, do đa số họ chƣa đƣợc tập huấn về BĐKH. Nhƣng khi phân tích sơ qua về các tác động của BĐKH, đa số ngƣời dân cho rằng BĐKH đã và đang ảnh hƣởng lớn đến đời sống, kinh tế và xã hội của địa phƣơng. Có 46,4% cho rằng BĐKH ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống ngƣời dân; có 50,4% cho rằng BĐKH ảnh hƣởng lớn đến đời sống ngƣời dân; 46,7% ngƣời dân cho rằng BĐKH ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế gia đình và 50,7% cho rằng ảnh hƣởng lớn; 40,6% cho rằng BĐKH ảnh hƣởng rất lớn đến xã hội địa phƣơng và 55,1% cho rằng điều này ảnh hƣởng lớn đến xã hội (bảng 3.17). 56 Bảng 3.17: Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến đời sống, KT-XH Lĩnh vực ảnh hƣởng Số lƣợng Tỷ lệ Ảnh hƣởng đến đời Không ảnh hƣởng 1 0,4% sống Ít ảnh hƣởng 7 2,5% Ảnh hƣởng nhiều 139 50,4% Ảnh hƣởng rất 128 nhiều 46,4% Ảnh hƣởng đến Không ảnh hƣởng 0 0,0% phát triển kinh tế Ít ảnh hƣởng 6 2,2% gia đình Ảnh hƣởng nhiều 140 50,7% Ảnh hƣởng rất 129 nhiều 46,7% Ảnh hƣởng đến xã Không ảnh hƣởng 1 0,4% hội Ít ảnh hƣởng 9 3,3% Ảnh hƣởng nhiều 152 55,1% Ảnh hƣởng rất 112 nhiều 40,6% (Nguồn: Điều tra năm 2014) 3.3.3 Hiểu biết của ngƣời dân về thiên tai tại địa phƣơng Với BĐKH, ngƣời dân chƣa nắm rõ, nhƣng với thiên tai thì đa số ngƣời dân nắm rõ về các loại thiên tai thƣờng xảy ra tại địa phƣơng, bởi vì tất cả họ đều đã đƣợc chứng kiến các thiên tai này, họ cũng có nhiều kinh nhiệm trong ứng phó với thiên tai. Qua các cuộc thảo luận nhóm với ngƣời dân, với cán bộ xã, cán bộ thôn, các cuộc phỏng vấn sâu và kết quả điều tra đều thống nhất xã Y Can thƣờng đối mặt với các thiên tai nhƣ: lũ sông, lũ suối, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm rét hại, mƣa đá, lốc xoáy với tần xuất, cƣờng độ và mức độ thiệt hại khác nhau. Trong đó lũ sông, lũ suối xảy ra với tần xuất cao (xảy ra hàng năm), lũ quét, hạn hán và rét đậm rét hại cũng xảy ra phổ biến (đa số xảy ra hàng năm nhƣng có năm không xuất hiện). Rét đậm, rét hại xảy ra với tần xuất trung bình nhƣng mức độ thiệt hại lớn cho sản xuất 57 nhƣ: làm chết vật nuôi, chết trâu, bò, chết cây cối, hoa màu và ảnh hƣởng đến đời sống (bảng 3.18). Bảng 3.18: Các loại thiên tai tại địa phƣơng Các loại thiên tai Tần xuất sảy ra Mức độ thiệt hại Lũ sông/suối Cao Lớn Lũ quét Trung bình Trung bình Hạn hán Trung bình Trung bình Rét đậm, rét hại Trung bình Lớn Mƣa đá Thấp Thấp Lốc xoáy Thấp Thấp Sạt lở đất Thấp Thấp (Nguồn: Điều tra năm 2014) 3.4 Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can 3.4.1. Tác động tới vùng cảnh quan Xã Y Can chia thành 3 vùng cảnh quan khác nhau đó là vùng cảnh quan núi cao, núi thấp và cùng cảnh quan ven sông. 3.4.1.1 Tác động đến vùng cảnh quan núi cao Với vùng cảnh quan núi cao của Y Can, BĐKH sẽ làm gia tăng mức độ hạn hán cũng nhƣ gia tăng lũ quét, sạt lở đất. Do vùng này ngƣời dân chủ yếu canh tác trên núi, với các loại cây trồng là ngô, quế và keo và bồ đề ở sƣờn thấp. Hiện nay, ngƣời dân ở các thôn An Thành, An Hòa, Minh An, An Phú và một số ngƣời ở các nơi khác đến mua lại rừng để trồng rừng sản xuất, nhiều hộ gia đình đã chặt trắng rừng, sau đó trồng thuần các loại cây lâm nghiệp nhƣ quế, bồ đề, keo, cũng nhƣ đốt nƣơng để trồng ngô, đến khi thu hoạch lại thu trắng cùng một thời điểm. Điều này đã và đang làm gia tăng sói mòn đất, đất dần bị bạc màu, xấu đi, lũ xảy ra nghiêm trọng hơn, thƣờng xuyên bị ngập, lũ quét trôi vật nuôi, hoa màu. Trong khi đó về mùa khô thiếu nƣớc cho cả tƣới tiêu và thiếu nƣớc sinh hoạt. Chị Trƣờng – trƣởng thôn Minh An đã cho biết “Trước đây suối Gùa mùa về mùa mưa thì ít khi cạn như mấy năm nay, còn về mùa mưa thì nước lúc nào cũng nhiều nhưng không lên xuống thất thường, nếu mà đầu nguồn mưa to thì nước dâng lên cũng dần dần, sau đó xuống dần dần, không lên nhanh như mấy 58 năm nay, làm cho nhiều gia đình không chạy kịp nên trôi mất lợn, gà và thu hoạch ngô không kịp bị cuốn trôi hết”. Bên cạnh đó, do tác động của BĐKH, sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi ngày càng gia tăng, đặc biệt trong những năm gần đây, dịch sâu cuốn lá trên cây bồ đề và cây quế, đã làm ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế, có những hộ gia đình phải chi phí hàng chục triệu đồng để phun thuốc trừ sâu (hình 3.10). Hình 3.10: Sâu ăn lá cây bồ đề làm thiệt hại hàng trăm ha mỗi năm Do dịch bệnh gia tăng ngƣời dân phải sử dụng nhiều các loại hóa chất để trừ sâu bệnh, bên cạnh đó để giảm bớt công lao động trong làm cỏ, ngƣời dân lạm dụng thuốc trừ cỏ. Do vậy, nguồn nƣớc bị ô nhiễm, cả nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt đều bị ô nhiễm. Theo ngƣời dân thôn An Hòa cho rằng môi trƣờng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn đến đời sống ngƣời dân cũng nhƣ phát triển kinh tế. Bà Yến thôn An Hòa cho biết “trước đây nước suối trong và sạch lắm, người dân có thể lấy nước về để sinh hoạt, nhưng mấy năm nay nước bị ô nhiễm không dùng được, nên phải bắc ống nhựa từ rất xa tận đầu nguồn, nhưng ăn vẫn sợ bị ung thư, khi còn nhỏ trẻ con thường tắm ở suối nhưng đến nay thì ít rồi, có lần lội xuống về bị ngứa mấy tháng mới khỏi”. 59 Ngƣời dân nơi đây chủ yếu là ngƣời dân tộc Dao sinh sống, nên tính cộng đồng cao, những ngƣời trong cùng nhóm dân tộc, trong họ có tính đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau, ví dụ khi có 1 gia đình bị thiên tai, sập nhà thì các gia đình khác trong họ, trong thôn có thể góp các vật liệu, công lao động, đến để giúp gia đình dựng lại nhà. Ngoài ra, dân tộc Dao có rất nhiều các phong tục tốt về bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt tín ngƣỡng ngƣời Dao rất phong phú và có tính nhân văn cao, họ có niềm tin và tính cộng đồng. 3.4.1.2 Tác động đến vùng cảnh quan núi thấp Vùng cảnh quan núi thấp là khu vực nằm giữa khu vực núi cao và khu vực ven sông, nên địa hình đa số là núi thấp xen kẽ là các thung lũng nhỏ, các khe suối, địa hình không có núi cao nhƣng cũng không bằng phẳng, bao gồm các thôn Hạnh Phúc, Thắng Lợi, Khe Chè và Quyết Thắng. Dân cƣ sinh sống chủ yếu là ngƣời dân tộc Kinh, canh tác chủ yếu trồng cây lâm nghiệp (cây bồ đề, quế, keo), cây màu (sắn, ngô), cây công nghiệp (chè) và cây lúa nƣớc. Vùng này còn xa sông Hồng, nên nƣớc để phục vụ cho sản xuất chủ yếu từ các suối, ngòi đầu nguồn chảy về, nƣớc sinh hoạt chủ yếu là nƣớc giếng, ngoài ra có một số dùng nƣớc hồ. Nƣớc sinh hoạt không đảm bảo, nƣớc không sạch và cũng thƣờng bị thiếu nƣớc về mùa khô. Đất đai ít và thƣờng xấu do bị chua nên vùng này sản xuất cũng tƣơng đối khó khăn, tuy giao thông đi lại vùng này dễ hơn vùng núi cao, nhƣng kinh tế của vùng này vẫn còn nghèo. BĐKH cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến khu vực này. Sinh kế của ngƣời dân chủ yếu vẫn là nông – lâm nghiệp, nên phụ thuộc lớn vào thời tiết. Các loại thiên tai mà ngƣời dân thƣờng đối mặt đó là: lũ suối, hạn hán, rét đậm, rét hại và sạt lở đất. Do thiếu đất nên ngƣời dân thƣờng đào núi để làm nhà ven các con đƣờng, nên tạo ra các taluy cao, nhiều gia đình có nguy cơ sạt lở đất ảnh hƣởng đến. Ngƣời dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ nhƣ: nuôi gà, nuôi lợn, nên dịch bệnh cũng thƣờng xuyên xảy ra, làm ảnh hƣởng đến kinh tế gia đình. Dịch bệnh trên cây lâm nghiệp nhƣ: sâu ăn lá bồ đề, quế, có những năm thành dịch nhƣ năm 2009, 2011, 2014. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng vùng này cũng bị ảnh hƣởng, do ngƣời dân lạm dụng các loại hóa chất nhƣ: thuốc trừ sâu, trừ cỏ. 3.4.1.3 Tác động đến vùng cảnh quan ven sông Vùng cảnh quan ven sông là vùng thấp ven sông Hồng bao gồm các thôn Quyết Tiến, Hòa Bình, Bình Minh và Tự Do. Sinh kế của ngƣời dân chủ yếu từ sản xuất nông 60 nghiệp từ cây lúa nƣớc, cây ngô và rau màu. Ngoài ra, chăn nuôi chủ yếu vẫn là nuôi gà và nuôi lợn nhƣng quy mô lớn hơn, mỗi hộ chăn nuôi vài trăm con gà và vài chục con lợn. Do ảnh hƣởng của BĐKH, thiên tai vùng này ngày càng ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân. Thiên tai chính là: lũ sông, ngoài ra còn hạn hán, rét đậm rét hại (hình 3.11). (Nguồn: Thảo luận nhóm năm 2014) Hình 3.11: Sơ đồ thiên tai xã Y Can Ngoài ra với sự thay đổi về chế độ nhiệt, mƣa do BĐKH. Sâu bệnh trên cây lúa, ngô, hoa màu ngày càng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng. Do mƣa không thuận, nên việc thụ phấn của cây trồng (ngô, lúa) không thuận lợi dẫn đến lúa lép nhiều, ngô không có hạt. Thu nhập của ngƣời dân giảm, sinh kế bị ảnh hƣởng, đặc biệt các hộ nghèo. Qua kết quả phỏng vấn sâu cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã và ngƣời dân, đều cho rằng trong những năm gần đây, năng suất lúa có xu hƣớng giảm dần, trong khi đó ngƣời dân phải tăng chi phí đầu tƣ nhƣ phân bón, thuôc bảo vệ thực vật. BĐKH ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời già, trẻ em. 61 3.4.2 Tác động đến các lĩnh vực Với đặc điểm là xã miền núi nghèo, điều kiện kinh tế còn khó khăn, sinh kế vẫn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, BĐKH đã và đang tác động xấu đến các lĩnh vực sinh kế, sức khỏe ngƣời dân, nguồn nƣớc và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. 3.4.2.1 Tác động đến sinh kế Sinh kế chính của ngƣời dân xã Y Can là sản xuất nông lâm nghiệp với quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết. Cho nên khi các yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi thì ảnh hƣởng lớn đến sinh kế. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của ngƣời dân xã Y Can còn nghèo, nên các tác động của BĐKH lại càng làm cho tính dễ bị tổn thƣơng tăng lên, tính chống chịu hạn chế. Theo nghiên cứu về cơ chế ứng phó hộ gia đình năm 2013 của Tổ chức Tầm nhìn thế giới, trên địa bàn xã Y Can có 48,5% hộ gia đình sử dụng ít nhất một cơ chế ứng phó (đi làm thuê nơi khác, bán tài sản lƣu động, bán vật nuôi để mua lƣơng thực, ăn các loại thức ăn rẻ hơn bình thƣờng, đi tìm kiếm thêm các nguồn thức ăn ở trên rừng, trên núi, ngoài sông, vay tiền của hàng xóm, anh em…)(Tổ chức Tầm nhìn thế giới, 2014). Các tác động cụ thể của BĐKH đến sinh kế khá rõ nét, nhiệt độ và lƣợng mƣa thay đổi thất thƣờng, cây trồng và vật nuôi sinh trƣởng kém, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi ngày càng gia tăng, giảm năng suất và chất lƣợng. Hạn hán gia tăng ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng cây trồng, nguồn nƣớc không đảm bảo, ảnh hƣởng đến sức khỏe vật nuôi, môi trƣờng không đảm bảo, vật nuôi phát triển kém, dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên, quy mô rộng. Các chi phí cho việc phòng và trị bệnh trên vật nuôi và cây trồng tăng cao, chi phí đầu tƣ lớn hơn. Do vậy, hiệu quả kinh tế không cao. Thiên tai cũng tác động không nhỏ đến sinh kế của ngƣời dân trong xã. Với tác động của BĐKH, thiên tại gia tăng về cƣờng độ, tần xuất và thay đổi khó lƣờng, khó dự báo cho nên thiệt hại càng tăng lên. Do ngƣời dân có kinh nghiệm về ứng phó với thiên tai, nên trong những năm gần đây thiệt hại về ngƣời do thiên tai giảm, tuy nhiên thiệt hại về kinh tế càng ngày càng tăng. Theo phỏng vấn ngƣời dân và cán bộ xã cho thấy, trong những năm gần đây năm nào cũng có thiệt hại về thiên tai, ví dụ từ đầu năm 2014 đến nay 4 loại thiên tai đã ảnh hƣởng đến sinh kế ngƣời dân đó là: rét đậm, rét hại vụ xuân làm chết hơn 60% diện tích lúa mới cấy, sau đó là hạn hạn khoảng hơn 10ha, 50% diện tích ngô không có hạt, đến giữa vụ thì xảy ra lũ sông và lũ suối, gây 62 ngập úng lúa và hoa màu. Năm 2007 rét đậm rét hại 100% diện tích lúa xuân bị chết rét, chết 17 con trâu. 3.4.2.2 Tác động đến sức khỏe Tác động BĐKH ngoài ảnh hƣởng đến sinh kế, còn ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe ngƣời dân. Trong quá trình điều tra và phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với cán bộ xã và ngƣời dân, họ đều cho rằng BĐKH ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe. Kết quả thảo luận nhóm tại thôn Hòa Bình (9 ngƣời) và phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách thiên tai của xã (Ông Trần Văn Quang), chủ tịch UBND xã (Ông Vũ Quốc Tiên) đều cho rằng: trong những năm gần đây khí hậu thời tiết thay đổi nhiều, trƣớc đây khí hậu có 4 mùa rõ rệt (Xuân - Hạ - Thu- Đông), nhƣng hiện nay thì không rõ rệt, giữa mùa đông có những ngày nắng nóng vào buổi trƣa đến 32-330C, sau đó ban đêm lại lạnh, hoặc giữa mùa hè có ngày vào ban ngày nắng nóng nhƣ thiêu đốt, nhƣng ban đêm ngủ phải đắp chăn. Do đó ngƣời luôn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, ngƣời già trẻ em hay bị ốm. Ngoài ra, kết quả thảo luận nhóm với các cán bộ thôn Hòa Bình, cũng cho biết do ảnh hƣởng BĐKH, những năm gần đây các loại bệnh đối với con ngƣời gia tăng nhƣ: bệnh ngứa, xƣơng khớp, bệnh ở phụ nữ, bệnh ung thƣ. Một cán bộ là bí thƣ thôn (Nguyễn Minh Công) cho biết: “gần đây các loại bệnh tật phát triển nhiều, bệnh người già, ngứa, bệnh xương khớp, bệnh ở phụ nữ, ung thư, nay có nhiều trước đây làm gì có”. Qua phỏng vấn với Trƣởng trạm Y tế xã bà Hoàng Thị Phƣợng cho biết: “trong những năm gần đây, người dân trong xã đến khám và điều trị tại Trạm Y tế tăng lên rõ rệt theo từng năm, ngoài ra, khi đi giám sát dịch bệnh tại các thôn và báo cáo của cán bộ Y tế thôn, cũng cho biết tỷ lệ người bị mắc bệnh cũng cao hơn và có nhiều trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo như: ưng thư, tim mạch, cao huyết áp, đặc biệt là người già và trẻ em thường xuyên bị ốm”. Qua một khảo sát để xây dựng các can thiệp về y tế trên địa bàn xã Y Can, đã cho kết quả: tại Quyết Tiến có đến 90% phụ nữ trong thôn mắc bệnh phụ khoa. Trạm y tế xã giải thích, do tình hình thiếu nƣớc và nƣớc bị nhiễm phèn, ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa. 3.4.2.3 Tác động đến nguồn nước Nguồn nƣớc rất quan trọng đối với đời sống ngƣời dân. Ở Y Can nƣớc phục vụ cho sản xuất, cho sinh hoạt. Nguồn nƣớc chính từ các khe, suối trên núi, nƣớc sông Hồng, nƣớc hồ và nƣớc ngầm. Tùy vào khu vực mà ngƣời dân sử dụng các nguồn 63 nƣớc khác nhau, khu vực núi cao chủ yếu là nƣớc lần bắc từ trên các khe núi, khe suối. Khu vực núi thấp chủ yếu là nƣớc suối và nƣớc ngầm (giếng), khu vực ven sông Hồng chủ yếu là nƣớc sông Hồng, ao hồ và một số nơi sử dụng nƣớc ngầm. Do ảnh hƣởng của BĐKH, mƣa thất thƣờng, nên các nguồn nƣớc này cũng không đều, nguồn nƣớc khe suối suy giảm, nƣớc ngầm cũng suy giảm gây nên hạn hán, nƣớc sông cạn kiệt về mùa khô, lũ lụt về mùa mƣa, nên không thuận lợi cho sản xuất. Ngoài ra, với sự suy thoái rừng đầu nguồn, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, lạm dụng thuốc trừ cỏ, dùng hóa chất bảo vệ thực vật quá nhiều, dẫn đến nguồn nƣớc không những cạn kiệt mà ô nhiễm. Qua phỏng vấn sâu Trƣởng thôn An Thành – Lý Thị Tiếp cho biết: “trước đây các hộ gia đình trong thôn thường chỉ cần bắc nước lần bằng các ống tre, vầu từ các khe suối gần nhà là có nước dùng cho sinh hoạt và nước trong vắt, nhưng hiện nay người dân phải dùng ống nhựa bắc nước từ trên núi cao về, có khi đến cả cây số mới đủ nước ăn, mà nước thì không sạch như trước đây”. 3.5 Năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng 3.5.1. Về thể chế, chính sách và tổ chức 3.5.1.1 Về thể chế - chính sách Cũng nhƣ các địa phƣơng khác, xã Y Can chủ yếu thực hiện các chính sách, các văn bản cấp trên (huyện, tỉnh, trung ƣơng) gửi về xã. Cấp quốc gia và cấp tỉnh có nhiều chính sách về BĐKH đã đƣợc ban hành. Đặc biệt cấp trung ƣơng, các văn bản, kế hoạch, chƣơng trình đƣợc ban hành đầy đủ nhƣ: Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Quyết định số 2139/ QĐTTg ngày 05/12/2011 của Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH; Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH. Công văn số 3815/BTNMTKTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về Khung hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các Bộ, ngành, địa phƣơng; Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí năm 2010 thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020), (Văn kiện Đại hội đại biểu 64 toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Nghị Quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng đảng (Khóa XI) về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”. Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển bền vững gia đoạn 2011 – 2020. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh. Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và nhiều các văn bản của các ngành nhƣ: Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thƣơng, Giao thông vận tải, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội… Tỉnh Yên Bái cũng đã có những chính sách về BĐKH, tuy nhiên việc thực hiện chƣa hiệu quả. Hiện nay đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2015 và các văn bản Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 3/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt đề Cƣơng nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Yên Bái. Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 về việc xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015”. Tại huyện Trấn Yên, từ cấp huyện đến cấp xã hầu nhƣ chƣa có chính sách nào cụ thể về BĐKH, mà chỉ có một vài chính sách về ứng phó với thiên tai. Việc thực thi các chính sách cấp trên (Trung ƣơng và cấp tỉnh) còn nhiều hạn chế. Qua phỏng vấn phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về thiên tai BĐKH, Trƣởng phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện, Trƣởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phó phòng Tài chính kế hoạch (phụ trách về kế hoạch của huyện), đều cho rằng: Trấn Yên chƣa có chính sách cụ thể nào riêng về BĐKH, mà chỉ thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái về ứng phó với thiên tai, huyện có bàn hành một vài văn bản về môi trƣờng nhƣ: quản lý các lò gạch, thu gom rác, xử lý rác, có dự án xây dựng bãi rác. Hàng năm, huyện có dành một phần kinh phí cho các hoạt động cứu trợ, kinh phí này thuộc kinh phí dự phòng khẩn cấp của huyện, để khi thiên tai xảy ra sẽ sử dụng cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, chứ không thực hiện các hoạt động phòng ngừa (nhƣ 65 lập kế hoạch, tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức). Đồng thời, huyện có kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện, có các thành viên là trƣởng các phòng ban đơn vị cấp huyện, phó chủ tịch UBND huyện làm trƣởng ban. Kết quả phỏng vấn sâu Trƣởng phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện Ông Hoàng Quốc Việt cho biết “huyện chưa có chỉ đạo cụ thể về vấn đề ứng phó với BĐKH, chưa xây dựng kế hoạch hành động của huyện, chưa có chính sách về ứng phó với BĐKH”. Từ trƣớc đến này Huyện ủy mới chỉ ban hành duy nhất một văn bản có liên quan đến BĐKH đó là Chƣơng trình hành động số 14 – CTr/HU ngày 30/8/2013 của Huyện ủy nhằm thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng đảng (Khóa XI) về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng” (hình 3.12). (Nguồn: Huyện Ủy Trấn Yên, 2013) Hình 3.12. Chƣơng trình hành động của Huyện ủy Trấn Yên Vấn đề BĐKH chƣa đƣợc lãnh đạo huyện quan tâm, huyện chƣa dành kinh phí cho cho các hoạt động BĐKH, huyện cũng chƣa có chƣơng tình, hay kế hoạch ứng phó với BĐKH. Việc lồng ghép BĐKH vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng chƣa đƣợc thực hiện. Nhận thức của nhiều cán bộ huyện về BĐKH còn hạn chế, đa số cán bộ huyện chƣa có kiến thức cơ bản về BĐKH. Qua phỏng vấn sâu các Trƣởng phòng và Lãnh đạo huyện đều không nêu đƣợc các biểu hiện của BĐKH, không nêu đƣợc các tác động của BĐKH, mà chỉ cho biết chung chung thiên tai ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến 66 đời sống, gia tăng bệnh tật. Kết quả phỏng vấn lãnh đạo huyện còn cho rằng “vấn đề BĐKH là vấn đề quốc gia, quốc tế chứ ở cấp địa phương (ý là cấp huyện trở xuống) không cần thực hiện các hoạt động về BĐKH”. Cả cấp huyện và cấp xã đều chƣa có chính sách, chƣơng trình, dự án, kế hoạch hay phân bổ kinh phí cho các hoạt động BĐKH. Việc thực thi các chính sách, văn bản của cấp tỉnh và cấp trung ƣơng còn nhiều hạn chế. 3.5.1.2 Về cơ cấu tổ chức Cũng giống nhƣ các địa phƣơng khác của Việt Nam, cơ cấu tổ chức của nhà nƣớc tƣơng đối chặt chẽ và đầy đủ từ cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đến cấp thôn. Ngoài các cơ quan chính quyền, còn có các cơ quan đảng, đoàn thể vã xã hội. Ở cấp huyện trở lên có các phòng ban, sở ngành, bộ, cục…Mối liên kết “dọc” theo ngành, lĩnh vực, cơ quan, đoàn thể có phần chặt chẽ hơn mối liên kết ngang giữa các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trong vùng cấp với nhau ít chặt chẽ hơn. Có nhiều hoạt động của cơ quan, đoàn thể này thực hiện nhƣng không chia sẻ, lồng ghép với các cơ quan, đơn vị khác, ví dụ hoạt động của Hội phụ nữ là của Hội Phụ nữ, của Đoàn Thanh niên là do Đoàn thanh niên thực hiện. Nếu có sự lồng ghép cùng nhau thực hiện sẽ hiệu quả hơn. Ở cấp xã và cấp thôn có các cán bộ phụ trách, ngoài lãnh đạo chính quyền là chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã, cơ quan Đảng là Bí thƣ và Phó bí thƣ đảng ủy xã, các cơ quan đoàn thể có các cán bộ phụ trách nhƣ Chủ tịch Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội ngƣời cao tuổi, Bí thƣ đoàn thanh niên, cán bộ mặt trận tổ quốc, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa chính, cán bộ phụ trách nông nghiệp, trƣởng công an xã, Chỉ huy trƣởng Ban chỉ huy quân sự xã (gọi tắt là Xã đội trƣởng), Trƣởng Trạm y tế xã. Ở cấp thôn cũng có đầy đủ các chức danh nhƣ Trƣởng thôn, Bí thƣ chi bộ thôn, cán bộ Mặt trận tổ quốc, chi hội trƣởng Phụ nữ, chi hội Trƣởng nông dân, chi hội Trƣởng hội cựu chiến binh, chi hội Trƣởng hội chữ thập đỏ, chi hội Trƣởng hội ngƣời cao tuổi, Công an viên, thôn đội trƣởng, bí thƣ đoàn thanh niên…Tuy nhiên ở trong địa bàn huyện Trấn Yên, cũng nhƣ các xã trong đó có xã Y Can, đều chƣa có một cơ quan hay cán bộ nào phụ trách chuyên về BĐKH, mà chỉ có cơ quan hay cán bộ phụ trách về phòng chống thiên tai, đó là Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và cấp xã, cấp thôn có đội cứu hộ cứu nạn do 67 Thôn đội trƣởng phụ trách. Do đó các cán bộ này chƣa có kiến thức về BĐKH, nên nếu cần thực hiện các hoạt động liên quan đến BĐKH gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, nếu thực hiện các hoạt động lồng ghép ứng phó BĐKH vào các cơ quan, đơn vị tƣơng đối thuận lợi. Tuy nhiên để làm đƣợc điều đó cần phân công cán bộ, giao nhiệm vụ về ứng phó BĐKH một cách cụ thể, ngoài ra cung cấp kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Để làm đƣợc điều này cần có sự quan tâm của lãnh đạo địa phƣơng, thay đổi nhận thức của lãnh đạo địa phƣơng. 3.5.2 Các nguồn lực của cộng đồng 3.5.2.1 Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực tự nhiên xã Y Can tƣơng đối dồi dào, đất đai rộng rãi, có cả đất phù sa ven sông, núi thấp, núi cao, có cả diện tích mặt nƣớc (2 hồ lớn). Trên địa bàn xã trồng đƣợc cả lúa nƣớc, lúa nƣơng, ngô, khoai, sắn, rau màu, cây công nghiệp (chè) và cây lâm nghiệp, và có thể nuôi trồng thủy sản. Nguồn nƣớc phong phú có cả sông, suối, hồ, có nƣớc đầu nguồn. Tuy nhiên hiện nay vấn đề chất lƣợng nƣớc đang bị suy giảm, mƣa không thuận lợi, lúc thì hạn hán, lúc thì ngập lụt. Trên địa bàn xã sản xuất nông lâm nghiệp là chính, không có các hoạt động sản xuất công nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Không khí không bị ô nhiễm, mà tƣơng đối trong lành, không bị ô nhiễm từ chất thải nông nghiệp. Xã không có loại khoáng sản gì có thể khai thác đƣợc. Về vị trí địa lý, tƣơng đối thuận lợi cho giao thông, có đƣờng tỉnh lộ đi qua xã nối từ thành phố Yên Bái đến huyện Văn Yên, nên từ trung tâm xã (UBND xã) đi về trung tâm tỉnh Yên Bái thuận tiện. Tuy nhiên đƣờng đến các thôn, đặc biệt các thôn vùng núi cao còn khó khăn, phải đi bộ vào mùa mƣa. Kết quả phân tích SWOT với nhóm cán bộ xã đều cho rằng, địa hình xã Y Can phức tạp, có nhiều rừng núi nên đi lại trong xã khó khăn. Do vậy nguồn lực tự nhiên của xã có nhiều tiềm năng tuy nhiên việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này đang đặt ra vấn đề cấp bách đó là khai thác sao cho hợp lý, hài hòa giữa khai thác và bảo vệ môi trƣờng, mang tính bền vững. Khi hỏi chủ tịch UBND xã ông Vũ Quốc Tiên cho biết việc khai thác và sử dụng tài nguyên tự nhiên rất quan trọng đang muốn nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng và cơ quan chuyên môn cấp trên (huyện, tỉnh) xây dựng quy hoạch, hƣớng dẫn sử dụng khai thác tài 68 nguyên, thiên nhiên hiệu quả. Nhƣng chƣa có quy hoạch và nhận đƣợc hƣớng dẫn nên xã đang rất lung túng. 3.5.2.2 Nguồn lực con người Trong các nguồn lực cộng đồng xã Y Can, nguồn lực con ngƣời đƣợc coi là dồi dào hơn cả. Lực lƣợng lao động chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 57,2%. Ngƣời dân trong độ tuổi lao động chủ yếu làm về nông lâm nghiệp trong địa bàn xã, ngoài ra có đi làm thuê ở trong xã và các xã lân cận, nhƣng luôn có mặt tại địa phƣơng, số ngƣời trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa không nhiều (khoảng 50 ngƣời). Qua công cụ phân tích điểm mạnh điểm yếu (SWOT), nguồn lực con ngƣời của xã là một trong những điểm mạnh. Kết quả điều tra có 81,2% số ngƣời cho biết địa phƣơng có nguồn lực còn ngƣời trong ứng phó BĐKH. Ở cấp xã có Ban chỉ huy phòng chống lụt bão xã, ở thôn có cán bộ phụ trách về phòng chống thiên tai (thƣờng là Thôn đội trƣờng phụ trách), đội cứu hộ cứu nạn cấp xã và cấp thôn. Tuy nhiên năng lực của ngƣời dân cũng nhƣ cán bộ địa phƣơng còn hạn chế. Kiến thức và kỹ năng về Khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng phó với BĐKH của ngƣời dân địa phƣơng còn hạn chế. Sản xuất nông lâm nghiệp còn dựa nhiều vào kinh nghiệm truyền thống, chƣa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, kỹ thuật cao vào sản xuất cũng nhƣ phát triển kinh tế. Kiến thức về tiếp cận thị trƣờng cũng hạn chế, sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tự cung tự cấp, đến nay chƣa có sản phẩm nào của địa phƣơng có nhãn hiệu, thƣơng hiệu và đƣợc phân phối, bán ở địa bàn ngoài huyện. Đa số ngƣời dân và cán bộ xã chƣa hiểu rõ về các tác động của BĐKH, chƣa nắm rõ các biểu hiện của BĐKH, các phƣơng pháp thích ứng BĐKH. Do vậy, theo đánh giá của Phó bí thƣ thƣờng trực Đảng ủy xã – bà Trần Thị Thu cho rằng, nguồn lực con ngƣời của xã trong ứng phó BĐKH ở mức trung bình. 3.5.2.3 Nguồn lực vật chất Trong các nguồn lực cộng đồng Y Can, nguồn lực vật chất là một trong những nguồn lực còn hạn chế. Với đặc điểm là xã vùng miền núi nghèo, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông còn khó khăn. Trong những năm qua đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua xã, tuy nhiên ngƣời dân hầu nhƣ không đƣợc hƣởng lợi gì nhiều, ngoài việc đƣợc đền từ bù giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng tuyến đƣờng này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng, và việc đi lại của ngƣời dân trong xã, làm ngăn dòng chảy 69 của các con suối, khe nƣớc, ảnh hƣởng đến sự thoát lũ, gây ngập úng. Các công trình công cộng nhƣ đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng, khu vui chơi cho trẻ em còn nghèo nàn, xã còn chƣa có sân thể thao cho trẻ, trong 12 thôn chỉ có 7 thôn có hội trƣờng thôn còn lại 4 thôn chƣa có hội trƣờng thôn, nên khi tổ chức các sự kiện hay họp thôn phải họp ở nhà dân. Đƣờng giao thông chƣa đƣợc tốt, vẫn còn đƣờng đất, lầy lội khi trời mƣa. Đặc biệt đƣờng đến các thôn xa nhƣ An Thành, An Hòa, An Phú về mùa mƣa phải đi bộ. Cở sở vật chất các hộ gia đình cũng còn nhiều hạn hạn chế, nhà xây kiên cố còn ít, có khoảng 8% số hộ gia đình có nhà kiên cố, còn lại đa số các hộ gia đình vẫn ở nhà tạm làm bằng tre, nứa, vật liệu sẵn có tại địa phƣơng. Cũng theo kết quả phân tích SWOT với các cán bộ xã Y Can trong đó có chủ tịch UBND xã, phó bí thƣ đảng ủy xã, cán bộ xã đội đều cho rằng, nguồn lực vật chất cho ứng phó với BĐKH còn hạn chế, các trang thiết bị ứng phó với thiên tai còn quá sơ sài, chƣa đáp ứng yêu cầu. Với các công trình công cộng còn thiếu, cơ sở hạ tầng còn kém nhƣng sự hỗ trợ từ nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ quan tổ chức bên ngoài còn hạn chế. Qua phỏng vấn Phó chủ tịch UBND xã – Ông Nguyền Kim Tuyến, cho biết hiện nay nhà nƣớc đang hạn chế việc đầu tƣ công nên hầu nhƣ mấy năm nay xã không đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ cái gì. Xã đang rất cần xây nhà trụ sở UBND xã nhƣng chƣa có kinh phí nên đến nay tất cả các cán bị của xã phải làm việc trong 1 ngôi nhà cấp 4 với 3 gian nên rất khó khăn, đặc biệt khi có hội nghị phải đi mƣợn nhà trƣờng. 3.5.2.4 Nguồn lực tài chính Cũng nhƣ nguồn lực về vật chất, nguồn lực về tài chính cũng còn hạn chế. Với điều kiện kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, với quy mô nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết, trong khi đó đất trồng trọt thiếu, địa hình dốc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 24,7%. Điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình còn khó khăn, nguồn lực về tài chính của các gia đình hạn chế. Tuy trong địa bàn xã có hai Ngân hàng đã và đang cho ngƣời dân vay vốn, đó là ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn này, bởi vì có nhiều thủ tục, cũng nhƣ tiêu chuẩn đi kèm. Để vay đƣợc tiền từ Ngân Nông nghiệp cần thế chấp, trong khi tài sản của ngƣời dân không đáng để thế chấp. Còn với Ngân hàng chính sách xã hội để đƣợc vay tín chấp (không cần thế chấp) 70 thì cần có các điều kiện đi kèm nhƣ phải có sổ hộ nghèo, có kế hoạch làm ăn, kế hoạch trả nợ, trong khi năng lực của ngƣời dân còn hạn chế. Hơn nữa những trƣờng hợp nào đủ tiêu chuẩn vay đã vay rồi, đến nay chƣa trả đƣợc nợ. Trong tình hình BĐKH, thời tiết không thuận lợi, trình độ Khoa học kỹ thuật của ngƣời dân (đặc biệt các hộ gia đình đặc biệt khó khăn) còn hạn chế, chƣa biết cách làm ăn, chƣa biết hạch toán kinh doanh hộ gia đình nên khi vay tiền về sản xuất, kinh doanh gặp nhiều rủi ro, không những không có lãi mà mất cả gốc, mắc nợ ngân hàng. Qua trao đổi với cán bộ nhân hàng chính sách phụ trách các khoản vay của xã Y Can – ông Hà cho biết “Nhà nước có quy định về các hộ nghèo, gia đình chính sách được vay tiền từ Ngân hàng chính sách, nhưng các hộ chính sách theo tiêu chí thì khi Ngân hàng cho vay có nhiều rủi ro lớn, làm ăn thất bát, đến hạn không trả được nợ ngân hàng, nên khó có thể cho vay lại”. Theo kết quả điều tra chỉ có 20,7% ngƣời dân cho rằng địa phƣơng có nguồn lực về tài chính nhằm ứng phó với BĐKH. Cũng theo kết quả phân tích công cụ SWOT, bà Trần Thị Thu – Phó bí thƣ đảng ủy xã Y Can cũng cho rằng: xã thiếu kinh phí và chƣa bao giờ đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động ứng phó BĐKH. Tuy nhiên với tính cộng đồng cao và tinh thần đoàn kết của ngƣời dân, khi cần các hộ gia đình trong cùng dòng họ, hàng xóm có thể giúp đỡ cho nhau vay mƣợn, đặc biệt khi gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn. 3.5.2.5 Nguồn lực xã hội Xã Y Can có tính cộng đồng cao, đặc biệt là anh em trong cùng dòng tộc, cùng dòng họ, cùng nhóm dân tộc, họ có mối quan hệ khăng khít, có tính đoàn kết cao. Khi một gia đình nào đó có việc quan trọng, các gia đình khác là anh em trong dòng họ, trong thôn bản, hàng xóm, đến cùng nhau làm, nhƣ việc làm nhà, ma chay, cƣới hỏi. Đối với ngƣời dân tộc Dao còn có các lễ hội trong cộng đồng, trong họ nhƣ tết nhảy, lễ cấp sắc. Ngoài ra, khi gặp khó khăn hoạn nạn nhƣ cháy nhà, ảnh hƣởng thiên tai, sập nhà, các gia đình trong thôn, trong họ sẽ cùng nhau đến để dựng lại nhà, khắc phục hậu quả. Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của một vài dự án, ngƣời dân đã lập nên các tổ nhóm để cùng nhau làm ăn, nhƣ các nhóm hợp tác nông dân, nhóm sở thích nhƣ: nhóm trồng trọt, nhóm chăn nuôi, nhóm tiết kiệm cộng đồng và các câu lạc bộ (câu lạc bộ dinh dƣỡng, câu lạc bộ phụ nữ, câu lạc bộ khuyến nông, làm kinh tế giỏi…). 71 Với sự ƣu tiên của nhà nƣớc đối với các tỉnh miền núi, trong vài năm trở lại đây, có một số chƣơng trình, dự án hỗ trợ chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân giải quyết một số khó khăn nhƣ: Chƣơng trình 135; Chƣơng trình phổ cập giáo dục; Chƣơng trình dinh dƣỡng quốc gia; Dự án giảm nghèo; Dự án hỗ trợ các hộ gia đình ảnh hƣởng đƣờng cao tốc; Dự án tái định cƣ và một số các tổ chức phi chính phủ (NGO) nhƣ: Cứu trợ trẻ em (Save children), Thú y không biên giới (OIE), Tầm nhìn thế giới (Wolrd vision). Chính sách của nhà nƣớc ƣu tiên cho đồng bào dân tộc, cũng đƣợc thực hiện và hỗ trợ ngƣời dân nhƣ: chính sách bảo hiểm cho ngƣời nghèo là dân tộc, chính sách hỗ trợ trồng rừng (hỗ trợ cây giống). Theo ông Trần Văn Quang – cán bộ xã đội, ngƣời phụ trách các hoạt động ứng phó thiên tai của xã cũng cho biết: “người dân trong xã có tình thần đoàn kết trong cộng đồng cao, có truyền thống giúp đỡ nhau, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau khi hoạn nạn”. Xã cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể nhƣ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, nên ngƣời dân có nhiều cơ hội đƣợc tham gia vào các đoàn thể và có nâng cao tính đoàn kết. 3.5.2.6 Vốn văn hóa Do đặc điểm dân cƣ của xã Y Can, ngƣời Kinh chủ yếu từ các tỉnh miền xuôi nhƣ Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dƣơng, đến làm kinh tế từ cách đây vài chục năm, nhƣ công nhân lâm trƣờng Việt Hƣng. Ngƣời Dao di cƣ từ Trung Quốc đến cách đây khoảng 300 năm, nên nền văn hóa nơi đây có sự pha tạp. Ngƣời Kinh thƣờng có các phong tục thờ cúng tổ tiên, cúng đình, cúng chùa, hầu nhƣ không có gì nổi bật. Với ngƣời Dao có một số nét văn hóa đặc trƣng, nhƣ thờ các loại thần rừng, thần cây, thần xúc vật, thần nguồn nƣớc, thần đất. Ngƣời Dao có các phong tục đặc sắc nhƣ lễ cấp sắc, tết nhảy, lễ cƣới hỏi, lễ đắp mả (tạ mả), lễ cúng Bàn vƣơng (vì ngƣời Dao quan niệm Bàn vƣơng là thủy tổ của mình), lễ cúng tổ tiên vào rằm tháng 7 âm lịch. Các phong tục, lễ tết của ngƣời Dao đều mang đậm nét tín ngƣỡng thờ cúng. Nội dung các lễ, tết của ngƣời Dao đều mang tính nhân văn, dăn dạy con ngƣời luôn sống tốt, cộng đồng bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối, bảo vệ thú rừng, bảo vệ nguồn nƣớc, giữ gìn môi trƣờng sống. Tuy nhiên, có nhiều phong tục của ngƣời Dao dần mai một, không còn đƣợc lƣu giữ và thực hiện. Thông qua các phong tục, nét văn hóa, cộng đồng ngƣời Dao có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ rừng, 72 bảo vệ động vật hoang dã, ngƣời dân đoàn kết hơn. Kết quả phỏng vấn ông Dƣơng Kim Vƣợng – Bí thƣ đảng ủy xã đã cho biết: “Người Dao có nhiều phong tục và bản sắc dân tộc, như lễ cấp sắc, tết nhảy, lễ đắp mộ hay tảo mộ do người Dao không cúng giỗ. Ngoài ra, có nhiều phong tục về cưới hỏi và phong tục trong ngày tết cổ truyền, các phong tục này nhằm dăn dạy con cháu sống lương thiện, có ích, bảo vệ môi trường sống”. 3.5.3 Kiến thức bản địa của cộng đồng Qua nhiều thế hệ, đời sống, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng sống, ứng phó với thiên tai, ngƣời dân xã Y Can đã rút ra nhiều kinh nghiệm, kiến thức, đƣợc lƣu truyền, phổ biến cho các thế hệ sau này. Đặc biệt là kinh nghiệm dân gian trong chăn nuôi, trồng trọt, ứng phó với thiên tai. Với mỗi vùng cảnh quan và nhóm dân tộc khác nhau, có những kiến thức dân gian, kiến thức bản địa khác nhau. Nhóm dân tộc Kinh thì có nhiều kinh nghiệm về trồng lúa nƣớc, cây màu, chăn nuôi gà, lợn, biết cách quan sát các loài sinh vật xung quanh nhƣ: cây cối, côn trùng để rút ra những quy luật. Tuy nhiên trong bối cảnh BĐKH, các hiện tƣợng xảy ra không theo quy luật, khó ứng dụng, khó dự báo. Dân tộc Dao có nhiều kinh nghiệm về trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ động vật hoang dã và có các bài thuốc quý từ các loại cây rừng. Tuy nhiên những kinh nghiệm này đang bị mai một dần, không đƣợc lƣu giữ 1 cách cẩn thận, hơn nữa thế hệ trẻ, các thanh niên hiện nay không hứng thú với các phong tục truyền thong đó, chỉ muốn những điều hiện đại, kiếm tiền trƣớc mắt không muốn lƣu giữ phong tục truyền thống. Một số thanh niên có trào lƣu đua đòi thanh niên vùng xuôi, thành phố thị xã, ăn chơi, mắc các tệ nạn xã hội, làm ảnh hƣởng đến truyền thống văn hóa của địa phƣơng và của dân tộc mình. Qua trao đổi với ông Triệu Tiến Thông – Trƣởng ban mặt trận thôn Minh An cho biết “Người Dao thôn Minh An có nhiều phong tục truyền thống, giàu văn hóa nhưng chỉ người già biết thôi, thế hệ trẻ ngày nay ít người còn biết lắm vì chúng giao lưu với bên ngoài nên không chú ý phong tục truyền thồng, nhiều thanh niên ăn chơi, đua đòi và còn mắc tệ nạn xã hội như chơi game…” Trong ứng phó với thiên tai và BĐKH, ngƣời dân rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, cách thức ứng phó hiệu quả (bảng 3.19). 73 Bảng 3.19. Những kinh nghiệm để ứng phó với thiên tai STT 1. Nội dung Quả Nổ năm nào sai thì năm đó nƣớc sông to, sẽ có ngập lớn (cây nổ là cây lá nhƣ lá rau ngót, quả màu trắng, thƣờng mọc ven suối). 2. Cây Cọ năm nào quả sai là nƣớc sông to, có lũ lớn, quả ra đều từ đầu đến gốc buồng, thì mƣa thuận gió hòa, đƣợc mùa, không bị ngập. 3. Ong Vang năm nào làm tổ cao là năm đó nƣớc lớn, sẽ ngập, còn nếu làm tổ cao là năm đó nƣớc không to, không bị ngập. 4. Cây Cau đƣợc mùa thì mƣa ít: Được mùa cau, đau mùa lúa. Được mùa lúa thì úa mùa cau (mƣa nhiều). 5. Cây Nhãn năm nào sai quả thì năm đó nƣớc to. 6. Kiến kéo đàn, tha trứng chạy lên cao, chuyển tổ là sắp có mƣa bão, nƣớc sông lên to. 7. Cua bò lên đồi thì sắp có mƣa to, có lũ. 8. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm 9. Cơ thể ngƣời khó chịu, mệt mỏi, đau khớp thì sắp có mƣa 10. Cóc kêu, nghiến răng thì sắp có mƣa to 11. Nấm nở trên rừng nhiều thì sắp có mƣa 12. Khi con chó xuống hồ, ao tắm thì sắp có mƣa 13. Bọ Dọm bò nhanh sắp có mƣa bão 14. Ếch kêu thì sắp có mƣa 15. Cỏ Gà mọc trắng thì sẽ có nƣớc sông lên to, sẽ bị ngập. 16. Nhìn trời: Giáng mỡ gà, giáng đỏ là mưa bão to 17. Con Cồ cộ đốt vàng to là năm đó nƣớc sông to, sẽ ngập. 18. Măng sậy mọc là hết nƣớc, sẽ không bị ngập 19. Rễ cây si đỏ mà trắng nhiều là sắp mƣa to và lâu ngày. (Nguồn: Điều tra năm 2014) Ngƣời Dao xã Y Can còn có các bài thuốc gia truyền chữa bệnh đƣợc lƣu truyền lại qua các thầy lang nhƣ: Nguyễn Thị Mùi, Dƣơng Thị Cầu, Dƣơng Thị Phƣơng, Triệu Thi Kim ở thôn Minh An, Dƣơng Thị Mai ở thôn An Phú, Triệu Thị Sen ở thông An Hòa. Các bài thuốc chủ yếu chữa bệnh sỏi thận, bệnh gan, viêm đại 74 tràng, viêm dạ dày, thuốc tắm cho bà đẻ, các bài thuốc về tiêu hóa, chữa cam cho trẻ em, chữa nhiễm trùng. 3.6 Đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho xã Y Can 3.6.1 Áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu Tại xã Y Can và một vài xã lân cận, đã thực hiện một số mô hình thích ứng với BĐKH, do một số tổ chức Phi chính phủ hỗ trợ, có tính ứng dụng cao đề xuất nhân rộng, đó là mô hình Canh tác lúa bền vững, VAC (Vƣờn – Ao – Chuồng), VACR (Vƣờn – Ao – Chuồng – Rừng), nhóm thú y cộng đồng, nhóm hợp tác nông dân, nhóm tiết kiệm và tích lũy cộng đồng (Accumulating Saving and Credit Association - ASCA). Mô hình canh tác lúa bền vững là mô hình đƣợc xây dựng dựa trên mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI), mô hình có tác dụng giảm phát thải khí nhà kính (CH4). Áp dụng mô hình này sẽ giảm đƣợc giống, không sử dụng phân hóa học (chỉ sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh làm từ chế phẩm vi sinh EMIC), giảm đáng kể thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc trừ cỏ, tiết kiệm nƣớc tƣới, tiết kiệm công phun thuốc trừ cỏ và thuốc bảo vệ thực vật, giảm sâu bệnh, tăng chất lƣợng gạo, giá bán lúa (gạo) cao hơn phƣơng pháp canh tác thông thƣờng. Ngƣời nông dân áp dụng mô hình này giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với BĐKH (cần ít nƣớc tƣới). Mô hình này đã đƣợc thử nghiệm thành công, ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng (xã, huyện) mong muốn đƣợc đƣa vào áp dụng rộng rãi. Mô hình VAC/VACR là mô hình bền vững, thích ứng với BĐKH, giảm chi phí đầu vào. Các hợp phần trong mô hình VAC/VACR có liên quan chặt chẽ với nhau, tận dụng đƣợc nguồn thức ăn và phế thải của các hợp phần, có thể sử dụng phế thải của hợp phần này làm thức ăn của hợp phần kia, ví dụ: chất thải của vƣờn (V) nhƣ cỏ, phế phẩm cây trồng làm thức ăn cho cá (A) và cho vật nuôi (C), chất thải của chăn nuôi (C) có thể sử dụng làm phân bón cho cây (V) và làm thức ăn cho cá (A), nƣớc ở ao (A) để tƣới cho cây (V) và rửa chuồng (C), các sản phẩm của ao (A) có thể cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (C) nhƣ: tôm, tép, cua, ốc, bèo, và để làm phân cho cây trồng (V) nhƣ: bèo, rong, rêu, bùn ao…Ngoài ra có thể kết hợp với mô hình Biogas, làm phân vị sinh để tận dụng các loại phế thải chăn nuôi và trồng trọt để tại ra nhiên liệu sạch, cải thiện thu nhập (hình 3.13) 75 (Nguồn: Hội làm vườn Việt Nam, 2012) Hình 3.13: Mô hình VAC Nhóm thú y cộng đồng và nhóm tích lũy và tiết kiệm cộng đồng (ASCA), là hai mô hình đƣợc tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ, thử nghiệm tại huyện Trấn Yên, đƣợc ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng đánh giá cao, mong muốn nhân rộng. Mô hình nhóm thú y cộng đồng cải thiện đáng kể về chất lƣợng dịch vụ thú y tại nơi mô hình hoạt động, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ thú y, có sự gắn kết chặt chẽ giữa ngƣời chăn nuôi và cán bộ thú y. Mô hình tích lũy và tiết kiệm cộng đồng, cũng nâng cao sự gắn kết giữa các hộ gia đình trong cộng đồng. Cả hai mô hình này đều tăng cƣờng sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Trong bối cảnh BĐKH, chăn nuôi và trồng trọt phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, luôn đối mặt với các rủi ro nhƣ dịch bệnh, thiên tai, thì việc gắn kết, nâng cao tính đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế là cần thiết. Trong một nhóm, nếu hộ gia đình nào gặp rủi ro, thất bại thì các thành viên trong nhóm cùng hỗ trợ để xây dựng lại, khôi phục sản xuất. 3.6.2 Vận động chính sách Qua kết quả nghiên cứu (phần 3.5.1.1) cho thấy, việc thực thi các chính sách trên địa bàn huyện Trấn Yên cũng nhƣ xã Y Can còn nhiều hạn chế, từ cấp huyện trở xuống, chƣa có chính sách hay ƣu tiên gì cụ thể nhằm ứng phó với BĐKH, chính quyền địa phƣơng cũng chƣa phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. Do đó cần tăng cƣờng công tác vận động chính sách, đặc biệt với cấp huyện và cấp xã, đảm bảo việc thực thi các chính sách về BĐKH đƣợc thực hiện có hiệu quả. 76 Vận động UBND huyện, phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện và các cơ quan có liên quan, thực hiện xây dựng kế hoạch ứng phó BĐKH theo chỉ đạo của cấp trên. Vận động địa phƣơng (cấp huyện trở xuống) thực thi đầy đủ các chính sách của tỉnh, của trung ƣơng về ứng phó với BĐKH. Vận động UBND huyện và các cơ quan có liên quan, xây dựng các chƣơng trình, dự án nhằm ứng phó với BĐKH, phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó BĐKH. Vận động UBND huyện, UBND xã, các cơ quan có liên quan ban hành các chính sách, văn bản nhằm ứng phó BĐKH. 3.6.3 Nâng cao nhận thức cộng đồng Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy, ngƣời dân và đa số cán bộ cấp xã và một số cán bộ cấp huyện, chƣa có kiến thức, nhận thức đầy đủ về BĐKH, tác động của BĐKH. Do họ chƣa đƣợc tham gia các khóa tập huấn hay truyền thông về BĐKH, mà họ chỉ đƣợc biết qua tivi, đài, báo, nên chƣa hiểu rõ về BĐKH, đặc biệt các biểu hiện, tác động BĐKH tại địa phƣơng, nơi họ đang sinh sống, họ chƣa có các biện pháp ứng phó với BĐKH một cách phù hợp. Do đó cần nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH. Cần tổ chức các khóa tập huấn, truyền thông về BĐKH cho ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng. Đa dạng các hình thức truyền thông, ƣu tiên truyền thông trực tiếp theo nhóm nhỏ, kết hợp với tƣ vấn. Xem xét đƣa hình thức truyền thông bằng hình thức nghệ thuật, truyền thông kết hợp với thực hành có sự tham gia. Cần đƣa nội dung về ứng phó với BĐKH vào trong nội dung hoạt động của các cơ quan, ban ngành địa phƣơng nhƣ: đƣa nội dung BĐKH vào nghị quyết và sinh hoạt của đảng bộ, chi bộ, nội dung hoạt động của đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ. Lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH vào các hoạt động của các ban, ngành, cơ quan, đơn vị ở địa phƣơng nhƣ: đƣa vào nội dung hoạt động của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Y tế, Giáo dục, Cơ quan khuyến nông. 3.6.4 Lồng ghép ứng phó với BĐKH vào lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Để các hoạt động ứng phó với BĐKH có hiệu quả, đồng bộ ở các ngành, lĩnh vực, cần đƣợc đƣa vào trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, từ cấp huyện, xã, thôn và tất cả các ngành, lĩnh vực nhƣ: Tài nguyên và Môi trƣờng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Y tế, Văn hóa, Giáo dục, Xây dựng, các đoàn thể nhƣ: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Để lồng ghép ứng phó BĐKH vào 77 lập kế hoạch phát triển KT-XH, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan cần hƣớng dẫn, chỉ đạo trong việc lập kế hoạch cho cơ quan, đơn vị của mình. Chính quyền địa phƣơng và cơ quan chuyên môn (Tài chính, Kế hoạch) cần phân bổ kinh phí, hƣớng dẫn việc lập kế hoạch cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó cần đƣa vấn đề ứng phó với BĐKH vào nghị quyết của đảng ủy và Hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cƣờng giám sát của các cơ quan cấp trên và Hội đồng nhân dân về việc thực hiện lồng ghép BĐKH vào lập kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng và các ngành, lĩnh vực. 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Mục tiêu nghiên cứu đã đạt đƣợc, các câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc trả lời đầy đủ. 1. BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái rõ rệt: - Nhiệt độ trung bình trong 31 năm qua (1982 - 2012) có xu hƣớng tăng, trung bình mỗi năm tăng 0,0780C. - Lƣợng mƣa trung bình trong 31 năm qua (1982-2012) có xu hƣớng giảm, trung bình mỗi năm giảm 0,6359 mm. - Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ: lũ sông, lũ suối, rét đậm, rét hại, hạn hán gây thiệt hại đáng kể cho địa phƣơng. Ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sinh kế của ngƣời dân. Các thiên tai và hiện tƣợng thời tiết cực đoan trên xảy ra ngày càng thƣờng xuyên với cƣờng độ lớn hơn. 2. BĐKH tác động xấu đến đời sống, sức khỏe và sinh kế của ngƣời dân, ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển KT-XH của địa phƣơng. - Dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi ngày càng nghiêm trọng, làm giảm năng suất và sản lƣợng, chi phí cho công tác phòng trừ dịch bệnh tăng, giảm thu nhập của ngƣời dân. - Các loại thiên tai và thời tiết cực đoan nhƣ: lũ sông, lũ suối, hạn hán gây thiệt hại cho sản xuất, giảm năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng cây trồng và vật nuôi, tăng chi phí sản xuất. - Sự biến đổi thất thƣờng, không theo quy luật của các yếu tố khí hậu, ranh giới các mùa trong năm không rõ rệt, nóng, lạnh thất thƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của ngƣời dân, năng xuất lao động giảm, chi phí cho y tế tăng. - BĐKH ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc sinh hoạt và nƣớc sản xuất. Tình trạng thiếu nƣớc vào mùa không tăng lên, mùa mƣa bị ngập lụt. Các nguồn nƣớc ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe và sản xuất. 3. Năng lực ứng phó với BĐKH của địa phƣơng còn nhiều hạn chế. - Cấp trung ƣơng và cấp tỉnh có nhiều chính sách về ứng phó BĐKH, nhƣng từ cấp huyện đến cấp xã, việc thực thi các chính sách này còn nhiều hạn chế. Từ cấp huyện đến cấp xã còn thiếu các chính sách, chƣơng trình, dự án hay ƣu tiên cho ứng phó với BĐKH. 79 - Cơ cấu tổ chức của địa phƣơng tƣơng đối đầy đủ, nhƣng chƣa có cơ quan, tổ chức nào, hay cán bộ nào đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể về BĐKH. - Các nguồn lực cộng đồng trong ứng phó với BĐKH còn hạn chế. Nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú, tuy nhiên khai thác chƣa hợp lý, đang bị cạn kiện và gây ô nhiễm, nghèo về tài nguyên khoáng sản. Nguồn nhân lực của địa phƣơng có sẵn và dồi dào, tuy nhiên kiến thức và kỹ năng của ngƣời dân trong ứng phó BĐKH còn hạn chế. Nguồn lực về vật chất và tài chính cũng rất hạn chế, điều kiện kinh tế của xã còn nghèo, sản xuất chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp quy mô nhỏ. Nguồn lực về văn hóa và xã hội của cộng đồng, đặc biệt là nhóm dân tộc Dao tƣơng đối phong phú, các phong tục về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng tƣơng đối tốt, tuy nhiên các phong tục đang bị mai một và dần có nguy cơ biến mất, cần đƣợc khôi phục lại. Tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cộng đồng ở mức cao cần đƣợc duy trì và phát triển. - Ngƣời dân giàu kiến thức bản địa, có nhiều kinh nghiệm truyền thống trong ứng phó với thiên tai, tuy nhiên trong bối cảnh BĐKH, nhiều kinh nghiệm không còn đúng với quy luật. Có nhiều kinh nghiệm, phong tục truyền thống của cộng đồng tốt nhƣng đang dần bị mai một, cần khôi phục lại. - Kiến thức và nhận thức của ngƣời dân và kể cả cán bộ xã, cán bộ huyện về BĐKH còn hạn chế. 4. Đề xuất đƣợc một số biện pháp ứng phó với BĐKH cho xã Y Can. - Áp dụng một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH thích hợp: mô hình Canh tác lúa bền vững, VAC (Vƣờn – Ao – Chuồng), VACR (Vƣờn – Ao – Chuồng – Rừng), nhóm thú y cộng đồng, nhóm hợp tác nông dân, nhóm tiết kiệm và tích lũy cộng đồng (Accumulating Saving and Credit Association - ASCA). - Tăng cƣờng công tác vận động chính sách cho cấp huyện, xã và thôn. Đảm bảo việc thực thi chính sách cấp tỉnh và trung ƣơng một cách hiệu quả. Cấp huyện và xã cần ban hành các chính sách về BĐKH. Xây dựng các chƣơng trình, dự án nhằm ứng phó với BĐKH. - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức cho cả ngƣời dân và cán bộ xã, cán bộ huyện về BĐKH. Đƣa nội dung BĐKH vào nội dung hoạt động của các cơ quan, tổ chức tại địa phƣơng. 80 - Lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát KT-XH của địa phƣơng. Cơ quan tài chính, kế hoạch của tỉnh, huyện cần hƣớng dẫn, chỉ đạo các cơ quan liên quan, đƣa nội dung BĐKH vào trong quá trình lập kế hoạch. Cần đƣa chủ đề BĐKH vào nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân nhân. Phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. Khuyến nghị 1. Nghiên cứu sâu về sự thay đổi đa dạng sinh học, ảnh hƣởng sự thay đổi đa dạng sinh học đến sinh kế của cộng đồng tại địa phƣơng. 2. Nghiên cứu thêm tại các xã khác trong vùng, với các nhóm dân tộc khác nhƣ H’Mông, Thái, Tày để đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó cộng đồng, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn cho vùng Tây Bắc. 3. Xem xét nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH phù hợp, đó là mô hình canh tác lúa bền vững, VAC/VACR, nhóm thú y cộng đồng và nhóm tiết kiệm và tích lũy cộng đồng (ASCA). 4. Thực hiện các hoạt động vận động chính sách tại địa phƣơng, bao gồm việc thực thi các chính sách của nhà nƣớc, ban hành các chính sách mới sao cho phù hợp với địa phƣơng, nhằm ứng phó với BĐKH. 5. Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH cho cả ngƣời dân và cán bộ cấp huyện, xã và thôn. Đa dạng hóa các hình thức tập huấn, truyền thông về BĐKH. Đƣa nội dung ứng phó BĐKH vào nội dung hoạt động của các cơ quan, ban, ngành các cấp. Tăng cƣờng sự tham gia cộng đồng vào các hoạt đông ứng phó với BĐKH. 6. Lồng ghép ứng phó với BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng. Lồng ghép BĐKH vào kế hoạch của các cơ quan chuyên môn, cơ quan đoàn thể. Cần đƣa nội dung ứng phó với BĐKH vào Nghị quyết của cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp. Cần phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. 7. Xem xét, nghiên cứu, lựa chọn, khôi phục, duy trì, phát triển kiến thức bản địa tốt trong ứng phó với thiên tai, BĐKH. Khôi phục và phát triển các phong tục truyền thống tốt của cộng đồng, nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ động vật, nguồn nƣớc và môi trƣờng. 8. Đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, chú trọng đến rừng đầu nguồn. Xem xét nhân rộng mô hình bảo vệ rừng cộng đồng, mà một số nơi đã và đang thực hiện có hiệu quả. 81 9. Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình, giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng. Giảm thiếu tối đa việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi. Tăng cƣờng sử dụng các mô hình sản xuất hữu cơ, tiết kiệm đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008). Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; 2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên - môi trƣờng và bản đồ Việt Nam; 3. Nguyễn Xuân Dũng, Hoàng Văn Thắng (2013). Bƣớc đầu nghiên cứu đề xuất khung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 4. Vũ Cao Đàm (1999). Giáo trình Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 5. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012). Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, NXB Giao thông vận tải; 6. Trƣơng Quang Học (2010). Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Môi trƣờng toàn quốc 2010, NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 7. Trƣơng Quang Học (2010). Biến đổi toàn cầu: cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng: 25 năm xây dựng và phát triển”, Khoa học và Kỹ Thuật; 8. Trƣơng Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2010). Tổn thất và thiệt hại: Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến ngƣời nghèo tại Việt Nam và những ứng phó của họ, Khoa học và Kỹ Thuật; 9. Trƣơng Quang Học, Phạm Đức Thi và Phạm Thị Bích Ngọc (2011). Hỏi đáp về biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 10. Trƣơng Quang Học (2011). Về quy trình lồng ghép các yếu tố môi trƣờng và biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch và chƣơng trình phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ II: Môi trƣờng và Phát triển bền vững. NXB Nông nghiệp; 11. Trƣơng Quang Học (2013). Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 83 12. Trƣơng Quang Học (2013). Tiếp cận liên ngành/dựa trên hê sinh thái trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, Kỷ yếu Hội thảo khoa hoc Kỷ niệm 25 năm thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Khoa học và Kỹ Thuật; 13. IPCC (2007). “Báo cáo đánh giá lần 4 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu: Nhóm I: “Khoa học vật lý về biến đổi khí hậu”, Nhóm II: “Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thƣơng”, Nhóm III: “Giảm nhẹ biến đổi khí hậu; 14. Phí Thị Hồng Minh (2005). Bài giảng phát triển cộng đồng, NXB Nông Nghiệp. 15. Ngân hàng phát triển Châu Á (2012). Hƣớng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án; 16. Kim Thị Thúy Ngọc (2013). Lồng ghép cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong các chính sách và chiến lƣợc về biến đổi khí hậu, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc biến đổi khí hậu, NXB Khoa học Kỹ thuật; 17. Phạm Thị Bích Ngọc, Trƣơng Quang Học (2013). Góp phần nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho các tổ chức phi chính phủ, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc biến đổi khí hậu” NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 18. Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 19. Oxfam tại Việt Nam (2008). Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và ngƣời nghèo; 20. Oxfam tại Việt Nam, 2011. Sổ tay “Lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã”; 21. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2012. Phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại học quốc gia Hà nội; 22. SNV (2013). Các mô hình sinh kế thí điểm điển hình thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu; 23. Mai Thanh Sơn và nnk (2011). Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trƣờng hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc); 84 24. Phan Văn Tân (2010). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lƣợc ứng phó; 25. Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành (2013). Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức, cơ hội trong hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 26. Tầm nhìn thế giới Việt Nam (2014). Báo cáo đánh giá cuối giai đoạn; 27. Ngô Đức Thành, Phan Văn Tân, Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tƣợng cho giai đoạn 1967-2007 (2012). Tạp chí khoa học số tập 8, số 3S, 2012; 28. Nguyễn Văn Thắng và nnk (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ Thuật; 29. Trần Thục (2011). Tài liệu hƣớng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên - Môi trƣờng và bản đồ Việt Nam; 30. Trung Tâm phát triển nông thôn bền vững (2011). Các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam; 31. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2011). Báo cáo “đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực”; 32. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2011). Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2010-2015; 33. Ủy ban nhân dân xã Y Can, 2014. Kế hoạch Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn xã Y Can; 34. Viện khoa học khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2012). Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên - Môi trƣờng và bản đồ Việt Nam; 35. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2012). Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, NXB Thống kê; 36. Quyết định sô 172/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về việc Quyết định Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. 37. Website: http://taybac.vnu.edu.vn/, http://giamngheo.molisa.gov.vn/ 85 Tiếng Anh 1. Gore A. A. (2006). An Inconvenient Truth: The planetary emergency of global warming and what we can do about it; 2. CARE International (2009). Handbook: Climate Vulnerability and Capacity Analysis; 3. CARE International (2010). Community Based Adaptation Toolkit Digital Toolkit; 4. Centre for Sustainable Rural Development (2010). Study report: Needs assessment of sustainable livelihoods responding to climate changes in Vietnam. The case of Yen Bai province; 5. GTZ (2009). Climate Change Information for Effective Adaptation; 6. IPCC (2007). Climate Change: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change; 7. International Institute for Sustainable Development (2003). Livelihoods and Climate Change; 8. International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies (2006). What is VCA? An introduction to vulnerability and capacity assessment; 9. Turnbull T., Sterrett C. L. and Hilleboe A. (2013). Toward Resilience: A Guide to Disaster Risk Reduction and Climate Change Adaptation; 10. Macchi M. (2001). Framework for Community-Based Climate Vulnerability and Capacity Assessment in Mountain Areas; 11. Stern N. H. (2007). Stern Review “The Economics of Climate Change”; 12. Oxfam International (2007). Climate Alarm Disasters increase as climate change bites; 13. Truong Quang Hoc (2013). Research and Development of ecosystem based approach in Viet Nam, Regional Workshop “Mainstreaming ecosystem based approach to climate change into biodiversity conservation planning” (coorganized by ADB, MONRE, WWF and Sida); 86 14. UK aid (2010). Community Based Tool Kit for Practitioners: Participatory Tools and Techniques for Assessing Climate Change Impacts and Exploring Adaptation Options: 15. UNDP (2009). Viet Nam and Climate Change: policies for sustainable human development. 16. World Bank (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis, World Bank Policy Research Working Paper. 17. Wolrd Bank (2010). World Development Report 2010: Development and Climate Change. 87 Phiếu số:…….… PHIẾU ĐIỀU TRA “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” Xin bác/anh/chị vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin, những thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ nhằm phục vụ cho nghiên cứu và hoàn toàn được bảo mật. Họ và tên ngƣời điều tra: Lương Ngọc Cương Ngày : / /2014. Địa điểm……………………………………………………… PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.Họ tên ngƣời trả lời:…………………………………………………………………… 2.Giới tính: Nam Nữ 3.Tuổi:………………………Dân tộc: Kinh Dao Tày Thái Khác……..………….. 4.Trình độ học vấn:……………………………………………………………………… 5.Nghề nghiệp:………………………………………….….…………………………… 6.Số nhân khẩu trong gia đình:…………………………… trong đó Nam:…………Nữ:……… 7.Gia đình bác/anh/chị sống tại địa phƣơng bao lâu: dƣới 5 năm 6-20 năm Trên 20 năm PHẦN II: NỘI DUNG I. Sinh kế chính: 1. Thu nhập của hộ gia đình bác/anh/chị từ các nguồn nào là chính? (khoanh tròn vào số) 1 Trồng lúa 6 Cây trồng khác 11 Vật nuôi khác 2 Trồng Ngô 7 Nuôi trồng thủy sản 12 Làm thuê 3 Trồng Sắn 8 Nuôi gà 13 Kinh doanh/buôn bán 4 Trồng Quế 9 Nuôi lợn 14 Tiền lƣơng hoặc trợ cấp 5 Trồng Keo 10 Trâu bò 15 Nguồn khác (nêu rõ) II. Biến đổi khí hậu 2. Theo bác/anh/chị khí hậu tại địa phƣơng trong 30 năm gần đây diễn biến nhƣ thế nào? Biến đổi nhiều Biến đổi vừa phải Biến đổi ít Không thay đổi Nêu một vài dẫn chứng cụ thể và thời điểm?............................................................................................. ....................................................................................................................................................... ............... 88 3. Bác/anh/chị cho biết nhiệt độ trung bình hàng năm tại địa phƣơng tăng hay giảm? tăng giảm Tăng giảm nhƣ thế nào? Thời gian nào?…………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………… ………. 4. Bác/anh/chị biết diễn biến về mƣa thay đổi tại địa phƣơng nhƣ thế nào? tăng giảm Tăng giảm nhƣ thế nào? Thời gian nào?...…………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………… …….… 5. Bác/anh/chị cho biết diễn biến thiên tai tại địa phƣơng nhƣ thế nào? Không thay đổi Diễn biến theo quy luật Phức tạp khó lƣờng không theo quy luật Ý kiến khác…………………………………………………………………………………………… …. 6. Theo bác/anh/chị những biến đổi về thời tiết/khí hậu đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đời sống? Không ảnh hƣởng ít ảnh hƣởng ảnh hƣởng lớn ảnh hƣởng rất lớn Nêu cụ thể ………………………………………………………………………………………………. 7. Những biến đổi về thời tiết/khí hậu đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến phát triển kinh tế của gia đình? Không ảnh hƣởng ít ảnh hƣởng ảnh hƣởng lớn ảnh hƣởng rất lớn Nêu cụ thể ………………………………………………………………………………………………… 8. Theo bác/anh/chị cho biết biến đổi khí hậu ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến xã hội địa phƣơng? Không ảnh hƣởng ít ảnh hƣởng ảnh hƣởng lớn ảnh hƣởng rất lớn Nêu cụ thể ………………………………………………………………………………………………. 9. Theo kinh nghiệm của bác/anh/chị thì khí hậu thay đổi nhƣ thế nào trong 30 năm tới? Biến đổi nhiều Biến đổi vừa phải Biến đổi ít Không thay đổi Ý kiến khác……….…………………………………………………………………………………….. … III. Năng lực thích ứng biến đổi khí hậu 10. Theo bác/anh/chị địa phƣơng đã có chính sách, ƣu tiên gì để hỗ trợ ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu? Không có chính sách gì có 1 chính sách, ƣu tiên có nhiều chính sách ƣu tiên 89 Nêu cụ thể nếu có………………………………………………………………………………………….. 11. Theo bác/anh/chị địa phƣơng có nguồn lực gì để thích ứng với biến đổi khí hậu? Con ngƣời kinh phí tài nguyên, thiên nhiên hỗ trợ từ bên ngoài Nêu cụ thể nếu có………………………………………………………………………………………….. 12. Theo bác/anh/chị địa phƣơng cần làm gì để thích ứng với biến đổi khí hậu………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………. 13. Bằng những kinh nghiệm của mình, bác/anh/chị hãy đề xuất các hoạt động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả? Tập huấn kiến thức cho ngƣời dân Truyền thông nâng cao nhận thức Thay đổi phƣơng thức canh tác IV. Thiên tai 14. Bác/anh/chị hãy cho biết khoảng 5 năm gần đây tại thôn xảy ra những thiên tai/thời tiết bất thƣờng nào? Khi nào? Mức độ? Loại thiên tai/thời tiết bất Thời gian xảy ra (tháng) Mức độ thiệt hại thƣờng Lũ sông/lũ suối Cao thấp Trung bình Lũ quét Cao thấp Trung bình Hạn hán Cao thấp Trung bình Rét đậm/rét hại Cao thấp Trung bình Mƣa đá Cao thấp Trung bình Lốc soáy Cao thấp Trung bình Sạt lở đất Cao thấp Trung bình 15. Theo bác/anh/chị có những nguyên nhân nào dẫn đến thiên tai? TT Nguyên nhân 2 Xã Y Can nằm trong khu vực thƣờng xuyên xảy ra thiên tai Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu 3 Chặt phá rừng đầu nguồn 4 Canh tác nƣơng rẫy (trồng quế, keo, bồ đề, sắn, tre…. 5 Làm đƣờng, xây dựng nhà 1 90 Trả lời 6 Do tự nhiên 7 Khác V. Năng lực ứng phó với thiên tai 16. Bác/anh/chị có kinh nghiệm gì trong việc nhận biết các loại thiên tai sắp sảy ra? (dựa vào những dấu hiệu nào?)……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………… 17. Bác/anh/chị đƣợc cảnh báo nhƣ thế nào về các thiên tai sắp xảy ra tại địa phƣơng? Không đƣợc cảnh báo đƣợc cảnh báo thông tin đó từ đâu?............................................................ 18. Trƣớc khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phƣơng có những biện pháp hỗ trợ, hƣớng dẫn gì cho gia đình phòng tránh thiên tai? Không hỗ trợ hƣớng dẫn Di chuyển đến nơi an toàn Dự trữ lƣơng thực, nƣớc uống Theo dõi diễn biến thời tiết Chằng chống nhà cửa Chuẩn bị áo phao, thuyền Ý kiến khác…………………................................................................................................................... ..... 19. Sau khi thiên tai xảy ra chính quyền địa phƣơng có những biện pháp hỗ trợ gì cho gia đình để khắc phục hậu quả thiên tai? Vệ sinh môi trƣờng Sửa sang nhà cửa Thống kê thiệt hại Trồng lại cây Ý kiến khác…………………................................................................................................................... ..... 20. Bác/anh/chị đánh giá thế nào về năng lực ứng phó với thiên tai của địa phƣơng theo phƣơng châm 4 tại chỗ? Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Tại sao?………………………………………………………………………………….………… ………. 21. Bác/anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về chính quyền địa phƣơng trong việc hỗ trợ ngƣời dân ứng phó khắc phục hậu quả của thiên tai? Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Vì sao…….……………………………………………………………………………………… …….. 22. Bằng những kinh nghiệm của mình, bác/anh/chị hãy đề xuất các hoạt động nhằm ứng phó với thiên tai có hiệu quả?..................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………… …………. 91 …………………………………………………………………………………………………... .............. 23. Theo bác/anh/chị địa phƣơng đã có những nguồn lực gì để ứng phó với thiên tai? Không có Có ít Có nhiều Có rất nhiều Nếu cụ thể nếu có…................................................................................................................................. ……............................................................................................................................................... ............ 24. Bác/anh/chị có biết cơ quan, tổ chức nào đã và đang hỗ trợ địa phƣơng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu…………………………………………………………………………………………… .. ………………………………………………………………………………………………… …………. Xin cám ơn bác/anh/chị đã chia sẻ thông tin NGƢỜI TRẢ LỜI 92 DANH SÁCH NGƢỜI THAM GIA TRẢ LỜI PHIẾU ĐIỀU TRA Stt Họ và tên Stt Họ tên 1 Triệu Tiến Cƣờng 24 Vũ Quang Trung 2 Triệu Kim Thắng 25 Nguyễn Văn Thắng 3 Nguyễn Thế Anh 26 Lê Văn Dung 4 Dƣơng Thị Huế 27 Nguyễn Văn Chanh 5 Vũ Thị Hà 28 Trần Thị Chắn 6 Nguyễn Thị Phƣợng 29 Nguyễn Thị Quân 7 Dƣơng Thị Huyền 30 Nguyễn Thị Hƣơng 8 Triệu Thị Tĩnh 31 Nguyễn Thị Nụ 9 Lý Thị Sửu 32 Vũ Thị Thanh 10 Triệu Đức Phú 33 VI Thị Dung 11 Dƣơng Phú Tiến 34 Nguyễn Thị Thƣờng 12 Dƣơng Thị Thành 35 Hoàng Thị Hằng 13 Dƣơng Thị Loan 36 Nguyễn Thị Mai 14 Nguyễn Thị Đắc 37 Phạm Thị Na 15 Triệu Thị Toan 38 Đỗ Hải Yến 16 Triệu Đức Thuận 39 Nguyễn Thị Liên 17 Nguyễn Thị Khánh 40 Nguyễn Thi Mai 18 Triệu Thị Thìn 41 Hứa thị Chiêm 19 Triệu Mùi Mấy 42 Vũ Thị Nga 20 Nguyễn Minh Công 43 Lê Minh Hảo 21 Nguyễn Thị Hải 44 Lê Thị Bé 22 Nguyễn Đô Thành 45 Nguyễn Xuân Viết 93 Stt Họ và tên Stt Họ tên Nguyễn Thanh Sơn 46 Nguyễn Văn Minh 47 Trần Chính Liêm 70 Nguyễn Văn Vững 48 Trần Thị Quy 71 Dƣơng Thị Hòa 49 Nguyễn Thanh Nga 72 Đỗ Thị Hằng 50 Vũ Mạnh Hà 73 Đỗ Mạnh Đức 51 Nguyễn Mộng Lân 74 Nguyễn Trọng Mãi 52 Phạm Thị Lợi 75 Nguyễn Thị Hƣờng 53 Đỗ Thị Hoan 76 Trần Thị Vinh 54 Lê Thị Khuyên 77 Nguyễn Văn Sơn 55 Đặng Thị Ký 78 Nguyễn Văn Khánh 56 Nguyễn Thị Hằng 79 Nguyễn Văn Nghị 57 Nguyễn Thùy Liên 80 Bùi Thanh Sơn 58 Nguyễn Thị Duyên 81 Nguyễn Thị Sen 59 Phạm Thị Hạnh 82 Nguyễn Thị Quý 60 Hoàng Thị Dìn 83 Phan Thị Phƣợng 61 Cao Thị Ngọc 84 Nguyễn Đức Kế 62 Phạm Minh Tần 85 Trần Văn Phùng 63 Phan Ngọc Chiến 86 Nguyễn Thị Mừng 64 Nguyễn Thị Tấm 87 Lê Thị Nga 65 Trần Thị Dung 88 Nguyễn Hồng Tuyên 66 Trần Mai Quang 89 Lê Văn Hiệp 67 Dƣơng Quốc Sửu 90 Lê Văn Sáu 68 Lê Thị Mai 91 Nguyễn Minh Đông 23 94 Stt Họ và tên Stt Họ tên 69 Dƣơng Thị Nga 92 Nguyễn Trọng Phú 93 Nguyễn Hữu Ghi 116 Bùi Văn Vững 94 Ngụy Đình Đề 117 Lê Văn Ngoạn 95 Nguyễn Tiến Đức 118 Đào Văn Phác 96 Trần Trí Thanh 119 Nguyễn Đức Phụng 97 Bùi Văn Doãn 120 Bùi Ngọc Ngân 98 Ninh Thị Mai 121 Lê Minh Cự 99 Nguyễn Thị Dung 122 Đoàn Thị Yêu 100 Nguyễn Thị Thảo 123 Nguyễn Văn Trịnh 101 Lê Thị Thành 124 Nguyễn Tiến Dũng 102 Nguyễn Văn Quyết 125 Lê Văn Tính 103 Nguyễn Thị Khuyên 126 Trần Xuân Quý 104 Trần Thị Tĩnh 127 Đào Thị Đệm 105 Nguyễn Thị Hằng 128 Đào Thị Đỉnh 106 Lê Thị Năm 129 Nguyễn Thị Lợi 107 Nguyễn Thị Hải 130 Phạm Thị Mão 108 Nguyễn Thị Quyên 131 Trần Thị Thảo 109 Trần Thị Kim Chiến 132 Hoàng Thị Hòa 110 Phùng Thị Thành 133 Đỗ Kim Lân 111 Lê Thanh Huyền 134 Đào Thị Hằng 112 Nguyễn Thị Hợp 135 Phạm Thị Hợi 113 Bùi Thị Chung 136 Nguyễn Thị Phƣơng 114 Ngô Thị Hƣơng Giang 137 Đòan Thị Thúy 95 Stt Họ và tên Stt Họ tên 115 Nguyễn Thị Thành 138 Hoàng Thị Mây 139 Vƣơng Đức Tạc 162 Triệu Thị Khải 140 Nguyễn Thị Thắng 163 Triệu Thị Cƣơng 141 Lệ Thị Hiểu 164 Dƣơng Thị Vĩnh 142 Lê Thị Quân 165 Triệu Thị Vân 143 Nguyễn Hải Tuyên 166 Dƣơng Thị Hà 144 Nguyễn Thị Kính 167 Hà Thị Thời 145 Đỗ Hoàng Lan 168 Nguyễn Thị Thanh 146 Lê Đức Nam 169 Triệu Đức Châu 147 Nguyễn Thị Loan 170 Triệu Thị Phong 148 Triệu Thị Lan Anh 171 Dƣơng Thị Sen 149 Lý Thị Bình 172 Dƣơng Thị Lĩnh 150 Triệu Văn Tƣ 173 Triệu Thị Lý 151 Hà Thị Thu 174 Triệu Thị Hạnh 152 Dƣơng Thị Loan 175 Dƣơng Thị Phƣợng 153 Triệu Thị Tân 176 Dƣơng Thị Hòa 154 Dƣơng Thị Hòa 177 Doãn Văn Sỹ 155 Dƣơng Thị Toan 178 Lê Đích 156 Dƣơng Thị Bích 179 Khổng Minh Tiến 157 Triệu Thị Tâm 180 Dƣơng Ngọc Đức 158 Triệu Thị Quỳnh 181 Lê Quốc Lịch 159 Dƣơng Thị Văn 182 Nguyễn Văn Tinh 160 Triệu Thị Thủy 183 Trần Đức Giang 96 Stt Họ và tên Stt 161 Hà Thị Thùy Họ tên 184 Dƣơng Ngọc Duy 185 Lê Thị Nguyệt 208 Lê Xuân Tâm 186 Nguyễn Thị Nhƣ 209 Trịnh Thanh Vân 187 Đào Thị Lộc 210 Lê Thị Hiên 188 Nguyễn Thị Lệ 211 Nguyễn Thị Thu 189 Nguyễn Thị Lân 212 Nguyễn Thị Hòa 190 Đào Thị Túc 213 Nguyễn Thị Toan 191 Đặng Thị Tuất 214 Nguyễn Thị Tèo 192 Trần Thị Sách 215 Nguyễn Thị Lẫy 193 Nguyễn Thị Thanh 216 Nguyễn Thị Thành 194 Bùi Kim Thƣơng 217 Nguyễn Thị Liên 195 Hoàng Minh Thuận 218 Triệu thị Ngọc Thúy 196 Trần Thị Phi 219 Trần Thị Tuyết 197 Lê Thị Phƣơng 220 Nguyễn Thị Phƣơng Hiếu 198 Nguyễn Thị Hƣng 221 Lê Thị Tuyết Minh 199 Bùi Thị Hoàn 222 Trần Thị Đào 200 Nguyễn Thị Liên 223 Ngô Hồng Sơn 201 Nguyễn Thị Lý 224 Nguyễn Huy Thản 202 Đỗ Thị Thảo 225 Nguyễn Mạnh Dƣơng 203 Đỗ Xuân Lƣợng 226 Nguyễn Minh Cách 204 Trần Văn Hợp 227 Nguyễn Thị Xem 205 Đoàn Thị Mong 228 Lê Xuân Phổ 206 Nguyễn Minh Nam 229 Nguyễn Văn Chỉ 97 Stt Họ và tên Stt Họ tên 207 Nguyễn Thị Ngân 230 Triệu Thị Trƣờng 231 Lý Tiến Tƣ 254 Đặng Văn Thu 232 Triệu Tài Định 255 Nguyễn Khắc Dần 233 Nguyễn Tiến Hải 256 Trần Xuân Hoàng 234 Triệu Thị Phƣơng 257 Vũ Thị Ngoan 235 Triệu Thị Thìn 258 Nguyễn Thị Loan 236 Triệu Văn Lợi 259 Đoàn Thị Lan 237 Lý Thị Đào 260 Đào Văn Thất 238 Triệu Thị Phƣơng 261 Đỗ Thị Dung 239 Triệu Thị Các 262 Lê Thị Liễn 240 Dƣơng Thị Mai 263 Nguyễn Thị Bích 241 Dƣơng Thị Vui 264 Hoàng Thị Hồi 242 Bùi Thị Anh 265 Vi thị Hoa 243 Triệu Thị Cảnh 266 Nguyễn thị Phú 244 Triệu Thị Hƣơng 267 Nguyễn Thị Hòa 245 Triệu Thị Sâm 268 Nguyễn Thị Phƣơng Thảo 246 Triệu Văn Thắng 269 Nguyễn Thị Huệ 247 Lý Thị Loan 270 Đỗ Thị Sen 248 Triệu Thị Binh 271 Trƣơng Thị Soạn 249 Triệu THị Đài 272 Nguyễn Thị Thành 250 Nguyễn THị Mùi 273 Nguyễn Thị Lƣơng 251 Triệu Thị Kim 274 Đào Thị Tuân 252 Vũ Thị Vui 275 Nguyễn Thị Hƣờng 98 Stt 253 Họ và tên Stt Nguyễn Tiến Hiền 276 99 Họ tên Lê Xuân Ninh DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ 1. Phạm Lâm Phóng Phó chủ tịch UBND huyện Trấn Yên – Trƣởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Trấn Yên 2. Hoàng Quốc Việt Trƣởng phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Trấn Yên 3. Phan Tiến Thắng Phó phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Trấn Yên (phụ trách về Kế hoạch) 4. Triệu Thị Bích Liệu Trƣởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thông huyện Trấn Yên – Phó ban thƣờng trực ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Trấn Yên. 5. Vũ Quốc Tiên Chủ tịch UBND xã Y Can 6. Dƣơng Kim Vƣợng Bí thƣ đảng ủy xã Y Can 7. Trần Văn Quang Chỉ huy trƣởng Ban chỉ huy quân sự xã Y Can (Xã đội trƣởng). 8. Trần Thị Thu Phó bí thƣ thƣờng trực Đảng ủy xã Y Can 9. Nguyễn Văn Hoạt Cán bộ địa chính – Nông nghiệp xã Y Can 10. Hoàng Thị Phƣợng Trƣởng Trạm Y tế xã Y Can 11. Trần Chí Thanh Trƣởng thôn Tự Do, xã Y Can 12. Triệu Thị Trƣờng Trƣởng thôn Minh An, xã Y Can 13. Dƣơng Thị Yến Bí thƣ chi bộ thôn An Hòa, xã Y Can 14. Nguyễn Minh Công Bí thƣ chi bộ thôn Hòa Bình, xã Y Can 15. Lý Thị Tiếp Trƣởng Thôn An Thành, xã Y Can 100 [...]... giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực vào tháng 4 năm 2011 Năm 2010, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã có một nghiên cứu nhỏ về Đánh giá sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH Nghiên cứu n y chỉ thực hiện cho ba xã của huyện Văn Y n, tuy nhiên báo cáo nghiên cứu chƣa sâu về các tác động của BĐKH Địa bàn xã Y Can và huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái chƣa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động BĐKH... Cương, 2014) Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu Nghiên cứu n y đánh giá chủ y u tác động của BĐKH và năng lực của cộng đồng trong ứng phó BĐKH Đánh giá giá tác động của BĐKH trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai Đánh giá các lĩnh vực chính mà BĐKH tác động đến, các khu vực bị tác động nhƣ thế nào Đánh giá năng lực cộng đồng bao gồm đánh giá 6 nguồn lực cộng đồng, cơ cấu tổ chức, thể chế chính sách, kiến... là Trạm khí tƣợng th y văn Y n Bái Ngoài ra các cán bộ có liên quan về thiên tai và BĐKH của huyện, lãnh đạo UBND huyện cũng đã đƣợc phỏng vấn sâu Kịch bản BĐKH của tỉnh Y n Bái và của Việt Nam cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu n y 2.3 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành xã Y Can, huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái Ngoài ra, còn thu thập các thông tin từ cấp huyện thông qua phỏng vấn và thảo luận... cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam Năm 2010, Phan Văn Tân và cộng sự đã thực hiện đề tài Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các y u tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lƣợc ứng phó và có các kết quả: 1) Đánh giá đƣợc mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các y u tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam và tác động của biến đổi khí hậu. .. gì?  Các y u tố thời tiết, khí hậu diễn biến nhƣ thế nào tại địa phƣơng trong quá khứ, hiện nay và trong tƣơng lai?  Tác động của BĐKH đến đời sống, xã hội, sức khỏe và sinh kế của cộng đồng Y Can nhƣ thế nào?  Năng lực về ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can với BĐKH nhƣ thế nào?  Các giải pháp nào để nâng cao tính chống chịu của cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH? 4 Giả thuyết nghiên cứu Với việc... hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 của UBND tỉnh Y n Bái đƣợc sử dụng là bản Kế hoạch đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch n y đƣợc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Y n Bái cung cấp Ngoài ra Kịch bản BĐKH cho tỉnh Y n Bái năm 2011 cũng đƣợc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Y n Bái cung cấp Kịch bản BĐKH cho Việt Nam năm 2012 (bản cập nhật) của Bộ Tài nguyên và Môi... hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng và các phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực (VCA), đánh giá nông thông có sự tham gia (PRA) và việc thu thập các thông tin định lƣợng và định tính, số liệu thời tiết, khí hậu, nghiên cứu kịch bản BĐKH, sẽ đánh giá đƣợc tác động, năng lực ứng phó với BĐKH của địa phƣơng nghiên cứu Từ đó cũng sẽ đề xuất đƣợc các giải pháp ứng phó/ tăng cƣờng tính... thức về BĐKH 2 Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến tự nhiên, KT-XH, đặc biệt là sinh kế tại xã Y Can  Đánh giá đƣợc năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can đối với các tác động của BĐKH  Đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính chống chịu của cộng đồng với BĐKH 3 Câu hỏi nghiên cứu  Những đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng có liên quan... nhận định ngắn gọn của nghiên cứu Từ đó đƣa ra một vài khuyến nghị cho địa phƣơng và các bên liên quan nghiên cứu n y 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm BĐKH: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời... trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển (IPCC, 2007) Ứng phó với BĐKH: Là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH Nhƣ v y, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008) Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm ... CƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN Y N, TỈNH Y N BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ... Nhằm đánh giá tác động BĐKH lực ứng phó cộng đồng, từ khuyến nghị biện pháp ứng phó cho phù hợp cho xã Y Can, huyện Trấn Y n vùng T y Bắc, chọn đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH lực ứng phó. .. phó với BĐKH Nghiên cứu thực cho ba xã huyện Văn Y n, nhiên báo cáo nghiên cứu chƣa sâu tác động BĐKH Địa bàn xã Y Can huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái chƣa có nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH Do

Ngày đăng: 20/10/2015, 16:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

    • 1.1. Cơ sở lý luận

    • 1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

    • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.1 Đối tượng nghiên cứu

      • 2.2 Phạm vi nghiên cứu

      • 2.3. Địa điểm nghiên cứu

      • 2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

      • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

        • 3.1. Đặc trưng về tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu

        • 3.2 Diễn biến của các yếu tố BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

        • 3.3 Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra

        • 3.4 Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can

        • 3.5 Năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng

        • 3.6 Đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho xã Y Can

        • KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

          • Kết luận

          • Khuyến nghị

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan