Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở việt nam luận văn ths luật

107 1.6K 3
Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở việt nam  luận văn ths  luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHOA LUẬT PHẠM KIM THOA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Hµ néi - 2007 MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG 6 THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu và quy định về xử lý nợ xấu 6 1.2. Khái niệm nợ xấu 8 1.3. Thực trạng nợ xấu ở khu vực ngân hàng thương mại nhà nước 14 1.4. Nguyên nhân nợ xấu 18 1.4.1. Nguyên nhân khách quan 18 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan 25 1.4.2.1. Về phía ngân hàng thương mại nhà nước 25 1.4.2.2. Nguyên nhân do chủ quan của khách hàng 29 1.4.2.3. Những nguyên nhân khác 31 1.5. Hậu quả của nợ xấu 32 Chương 2: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU, THÀNH TỰU VÀ MỘT 35 SỐ BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NỢ XẤU 2.1. Cơ sở pháp lý và các biện pháp xử lý nợ xấu 35 2.1.1. Nợ quá hạn do vị phạm Quy chế tín dụng 37 2.1.2. Nợ quá hạn do nguyên nhân rủi ro ngoài khả năng kiểm soát 37 2.1.3. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC) 43 2.1.4. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) 45 2.1.5. Cấp bổ sung vốn 46 2.1.6. Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước 48 2.1.7. Quỹ dự phòng rủi ro 50 2.2. Kết quả xử lý nợ xấu 51 2.3. Một số bất cập về pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu 54 2.3.1. Pháp luật ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu 54 2.3.2. Pháp luật dân sự và đất đai liên quan đến xử lý nợ xấu 61 2.3.3. Luật Doanh nghiệp nhà nước liên quan đến xử lý nợ xấu 65 2.3.4. Luật Doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu 68 2.3.5. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu 69 2.3.6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan đến xử lý nợ xấu 70 2.4. Các khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu 71 Chương 3: KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 75 VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 3.1. Kinh nghiệm nước ngoài 75 3.2. Thách thức đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 77 3.3. Giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước 79 3.3.1. Quản trị rủi ro tín dụng 79 3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước 82 3.3.3. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 84 3.3.4. Xử lý tốt công nợ 84 3.3.5. Cải cách ngân hàng thương mại nhà nước và môi trường chính sách vĩ mô 85 3.3.6. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 85 3.3.7. Sửa đổi các quy định về phân loại nợ 86 3.3.8. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC) 86 3.3.9. Xây dựng hoàn thiện cơ chế thị trường mua bán nợ 87 3.3.10. Pháp luật cho vay 87 3.3.11. Sáp nhập, mua lại, giải thể, phá sản ngân hàng 88 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 98 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ xấu ngân hàng trong những năm gần đây tăng nhanh. Sự tồn đọng và phát triển của nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ xấu gia tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước và cho toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu các căn nguyên cũng như thực trạng của nợ xấu sẽ khiến cho việc giải quyết bài toán về nợ có thể trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy vậy, hiện nay có rất nhiều điểm bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là ở khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Quy định về lộ trình, các biện pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu nhiều quy định cần thiết, nhiều điểm còn chưa hợp lý, bất cập, các văn bản luật chuyên ngành khác còn quá cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn. Chính vì vậy, dù đã nỗ lực rất nhiều và đã có những thành tựu đáng kể trong tiến trình làm lành mạnh hóa ngân hàng trong những năm qua, dư nợ giảm mạnh nhưng số nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này khiến cho ngành ngân hàng, cũng như cả nền kinh tế không tránh khỏi lo âu. Đặc biệt, vào tháng 12 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sức ép của sân chơi này đối với các ngân hàng thương mại nhà nước không phải là nhỏ, khi đó là một trong những lĩnh vực phải cam kết mở cửa và cải cách mạnh mẽ nhất. Vấn đề nợ xấu lại được đưa ra, vì xử lý được nợ sẽ nâng cao tiềm lực ngành ngân hàng, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế vĩ mô. Thực tiễn và lý luận đều đòi hỏi quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này sâu sắc và chính xác hơn nữa. Chính vì vậy, nghiên cứu tổng thể các chính sách cũng như pháp luật về xử lý nợ xấu, tiến tới hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực còn rất nhiều lỗ hổng này là một việc làm tương đối cấp bách trước chủ trương cổ phần hóa ngân hàng thương mại của Nhà nước hiện nay, vừa đáp ứng mục 1 tiêu phát triển kinh tế, vừa tạo bước đệm cho lĩnh vực ngân hàng - tài chính có được sự bảo hộ cần thiết khi gia nhập WTO. Với mục đích góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của đề tài "Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam" để tìm ra những định hướng và giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy phạm pháp luật trong vấn đề này là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. 2. T×nh h×nh nghiªn cøu Xử lý nợ xấu ngân hàng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Mỗi nhà khoa học có một cách khám phá, khai thác đề tài này ở những góc độ khác nhau. Ví dụ, bài "Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua - những tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng" của Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; "Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" của TS. Lê Quốc Lý, Bộ Kế hoạch Đầu tư; "Giải quyết nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh" của Trần Đình Định, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; "Nợ xấu - Một số thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" của Ngô Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam; "Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam" của TS. Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng; "Vấn đề xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp" của TS. Nguyễn Đình Tài, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; "Cần gắn việc xử lý nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam với tổng thể xử lý công nợ dây dưa của nền kinh tế quốc dân" của TS. Nguyễn Viết Hồng, Giám đốc Công ty BAMC - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam… Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích rất 2 nhiều yếu tố và tìm hiểu dưới nhiều góc độ nhưng đa phần đều dừng ở góc độ nghiệp vụ của ngành, chưa đi sâu về các khía cạnh luật pháp. Chính vì vậy, dù ý thức được tầm quan trọng của công tác xử lý nợ, nhưng do luật pháp trong vấn đề này còn thiếu và yếu nên việc xử lý nợ chưa mang lại kết quả tốt đẹp theo như mong muốn của các bên có liên quan. Ở góc độ luật pháp, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu tổng thể vấn đề nợ xấu, dù đây là vấn đề gây bức xúc, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh toàn diện và cụ thể của các nhà làm luật. 3. Môc ®Ých nghiªn cøu vµ nhiÖm vô cña luËn v¨n Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các luận cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển của các định chế ngân hàng với các tiêu chuẩn quốc tế. Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm về nợ xấu. - Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về nguyên nhân, thực trạng, kết quả đạt được và những bất cập trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong những năm qua. - Xác định nhu cầu thực tiễn phải hoàn thiện các giải pháp xử lý nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại nhà nước. - Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương mại. - Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước. 4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt Nam trong những năm vừa qua. 3 * Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng thương mại nhà nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nhà và đồng bằng sông Cửu Long (MHB). * Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu: Luận văn được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Luận văn vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để hoàn thành luận văn, người viết còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác, để luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao: - Phương pháp biện chứng, lịch sử. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra xã hội học, hội thảo và chuyên gia. - Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa. 5. §ãng gãp cña luËn v¨n * Về tư liệu: Hệ thống hóa tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhà nước. * Về nội dung khoa học: Thứ nhất, lần đầu tiên vấn đề xử lý nợ xấu được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn. Thứ hai, luận văn tiếp cận việc tìm hiểu, nghiên cứu về nợ xấu, xử lý nợ xấu, nguyên nhân thực trạng nợ xấu và các phương án cũng như kết quả xử 4 lý nợ xấu. Từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến nợ xấu, trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong công tác xây dựng, nghiên cứu và áp dụng pháp luật nhất là trong bối cảnh chúng ta tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước lớn trong năm 2007 và trong quá trình cải cách ngân hàng theo cam kết và lộ trình với WTO. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước. Chương 2: Giải pháp xử lý nợ xấu, thành tựu và một số bất cập về pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu. Chương 3: Kinh nghiệm nước ngoài và một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VÀ QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU Là trung gian tài chính, các ngân hàng là cầu nối đầu tư và tiêu thụ, tạo đà phát triển nền kinh tế theo xu hướng tăng về chất lượng và hàm lượng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế chuyển đổi, để có thể phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội, các quốc gia cần phải chú trọng và xây dựng được một hệ thống ngân hàng vững mạnh và hoạt động hiệu quả vì ngân hàng phản ánh sức khỏe nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, bao gồm: BIDV, ICB, VCB, MHB, VBARD vẫn đang chiếm giữ hơn 70% huy động vốn và 80% thị phần tín dụng nhưng có mức tỷ lệ nợ quá hạn rất cao; tỷ lệ lãi /tài sản cố định ở mức rất thấp. Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam chỉ ở mức trung bình khá so với các nước ở khu vực châu Á như Thái Lan, Singapore… "Tỷ trọng vốn tự có / tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro hiện ở mức trên 5 % trong khi các nước trong khu vực luôn lớn hơn hoặc bằng 8 %; chi phí nghiệp vụ / tổng tài sản Có cao hơn tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động bình quân 1,5 lần trong khi các nước trong khu vực luôn nhỏ hơn 1" [27]. Hệ quả là, các ngân hàng thương mại nhà nước không phát huy được khả năng sử dụng vốn, chất lượng phục vụ được cải tiến với tốc độ chậm, nếu không nói là tương đối yếu so với thế giới. Có thể nói, các ngân hàng thương mại nhà nước có chất lượng và hiệu quả hoạt động không cao. Do đó, xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực phòng ngừa và quản trị rủi ro là việc rất cần thiết. Hơn nữa, việc gia nhập WTO đem đến cho đất nước chúng ta nhiều cơ hội và thách thức hơn. Rõ ràng, khi bước vào sân chơi chúng ta phải có bản 6 lĩnh và năng lực thì mới có thể trở thành một người chơi xuất sắc. Trong một sân chơi quá rộng và có nhiều anh tài, ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam phải tự cải biến nội lực và nâng cao khả năng cạnh tranh. Xử lý nợ xấu giúp ngân hàng có năng lực tài chính và sự lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, kéo theo là niềm tin của giới đầu tư và các đối tác. Trên nền tảng tài chính vững mạnh, không có quá nhiều rủi ro, việc nhận được nhiều vốn từ kênh quốc tế với ngành ngân hàng sẽ trở thành hệ quả tất yếu. Vì hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay của người có tiền nhàn rỗi trong dân cư nên kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Các ngân hàng thương mại nhà nước là "bà đỡ" cho nền kinh tế, là kênh rót vốn đặc biệt quan trọng (phần lớn tổng nguồn tín dụng của 4 ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu là dành cho doanh nghiệp nhà nước). Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro đạo đức… Những rủi ro này luôn luôn đe dọa sự an toàn và lành mạnh của toàn bộ hệ thống. Trong các loại rủi ro kể trên, rủi ro tín dụng được đánh giá là loại rủi ro nghiêm trọng nhất đối với ngân hàng. Theo cuốn "Risk Management in Banking" của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay. Sự hiện diện của rủi ro tín dụng sẽ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống. Xử lý nợ xấu là cách hiệu quả giúp cho ngân hàng tích lũy được vốn, nâng cao năng lực tài chính để có thể đối phó được tất cả các rủi ro khác nhau. Trong thời gian dài, các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có nguồn tài chính hạn chế và thiếu vốn nghiêm trọng (Phụ lục 4, 5). Trong khoảng 3 năm (từ năm 2002 - 2005). Chính phủ đã bổ sung 9.000 tỷ cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Công thương Việt Nam) chủ yếu là dạng trái phiếu Chính phủ với lãi suất 3,3 %. Hàng năm các ngân hàng thương mại nhà nước 7 còn bổ sung thêm khoảng 3.000 tỷ dưới hình thức trích lập dự phòng và lợi nhuận giữ lại, tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các ngân hàng. Rõ ràng, ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có nội lực yếu, nếu không xử lý tốt nợ xấu thì dù có được rót vốn và sử dụng nhiều phương pháp, các ngân hàng thương mại nhà nước có thể lâm vào tình trạng khó khăn vì nợ xấu đã rút đi phần lãi rất lớn của ngân hàng. 1.2. KHÁI NIỆM NỢ XẤU Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn mà người đi vay nợ không trả được nợ cho ngân hàng. Các ngân hàng coi đây là khoản nợ không sinh lời cần theo dõi và xử lý. Theo quan điểm của Ngân hàng Liên minh Châu Âu thì có thể xác định nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại như sau: a. Nợ xấu là những khoản nợ không thể thu hồi được - Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ; - Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không có gia tài hoặc tài sản giữ lại để thanh toán nợ; - Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ nhưng phần còn lại không thể được đền bù, những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nợ nhưng giá trị còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ; - Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ; - Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. b. Nợ có thể thanh toán đầy đủ cho ngân hàng 8 Những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp nhưng không đủ. c. Nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng Đó là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp nhưng không đủ để trả nợ (ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận đầy đủ món nợ từ công việc kinh doanh) hoặc việc kinh doanh đang bị thua lỗ trong một vài năm hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán lãi hoặc gốc kỳ hạn >1 năm kể từ ngày đến hạn thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi được như: - Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ. - Người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu sắp xếp lại lịch trả nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thỏa thuận. - Tài sản thế chấp không đủ để trả nợ và hoàn trả khi đến hạn hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý và hoạt động kinh doanh của người mắc nợ bị thua lỗ trong một vài năm hoặc việc kinh doanh bị chấm dứt hoặc đang trong quá trình thanh lý tài sản. - Những khoản nợ đến hạn thanh toán và hoàn cảnh cho thấy sự can thiệp của tòa án phải được thực hiện đến cùng hoặc tòa án can thiệp buộc việc trả nợ phải được thực hiện. - Tòa án tuyên bố người mắc nợ bị phá sản và ngân hàng đã yêu cầu trả nợ và cho rằng phần bồi hoàn sẽ ít hơn dư nợ [31]. Định nghĩa trên là một định nghĩa của quốc tế về nợ xấu - Nó thể hiện tiêu thức về nợ xấu. Nó cũng thể hiện quản điểm phân loại nợ xấu gắn với các nguyên nhân. Định nghĩa trên bao quát khá đầy đủ về bản chất nợ xấu khi 9 nhận định nợ xấu tổng thể dựa trên sự chậm trễ về thời hạn cũng như bản chất khái niệm. Theo ông Trần Đình Định, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có thể hiểu nợ xấu là nợ gốc, lãi không thu hồi được một phần hay toàn bộ, là nợ không sinh lời bởi không thu được toàn bộ hay chỉ thu được một phần lãi vay. Có rất nhiều cách định nghĩa về nợ xấu. Có nhiều khái niệm có liên quan nhưng không đồng nhất, như nợ xấu (bad debt), nợ quá hạn (non performing loans), nợ có vấn đề (doubtful debt). Chúng đều là các khoản nợ gần như không có khả năng thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ. Theo Điều 13, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định 1627/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001, "khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn". Định nghĩa này vẫn tập trung ở sự phân tích về nợ xấu, dưới góc độ thời gian mà chưa chú ý đến bản chất khoản nợ. Hiện nay nợ xấu được định nghĩa trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 (sau đây gọi tắt là Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, nợ xấu (bad debt) hay còn gọi là nợ không hoạt động (non performing loans) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điểm 3, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập 10 và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Điều 7 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu được phân loại theo phương pháp "định lượng" và "định tính". Theo phương pháp "định lượng", nợ xấu gồm 3 nhóm: Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; 11 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này. Theo phương pháp " định tính", tại Điều 7của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu gồm 3 nhóm: - Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng đã phản ánh một nhu cầu cấp bách, đó là sự phân biệt về tính chất của nợ xấu so với các loại nợ khác như nợ tồn đọng, nợ khó đòi... Quyết định trên đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các tổ chức tín dụng và việc thi hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN sẽ đánh giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Việc thi hành các quy định mới đòi hỏi nhiều thay đổi tại các ngân hàng, chẳng hạn như yêu cầu đủ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác để trích lập dự phòng 12 cũng như các thay đổi liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, hệ thống thông tin và dữ liệu để quản lý nợ quá hạn. Mặt khác, các quy định mới cũng đặt ra những yêu cầu đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển cơ cấu tổ chức và nhân sự để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những thông tin chính xác hơn về nợ xấu, chất lượng hoạt động tín dụng của từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống tổ chức tín dụng, đồng thời ngân hàng Nhà nước có thể chủ động và có tầm nhìn bao quát hơn trong đánh giá khả năng quản lý, kiểm soát nội bộ và khả năng chịu đựng rủi ro của các chủ thể này. Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cũng có khả năng quản lý, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng tốt hơn. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng còn là một công cụ hỗ trợ thực hiện đánh giá tổ chức tín dụng theo CAMELS. Sau hai năm ban hành Quy định về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), vừa qua ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung một số điều trong văn bản pháp luật này bằng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tế của các tổ chức tín dụng là những tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước hướng đến khi soạn thảo và ban hành. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đã quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết ngoại bảng. Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN , các khoản bảo 13 lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các cam kết ngoại bảng) phải được tổ chức tín dụng đánh giá, phân loại theo 5 nhóm thay vì chỉ phân vào nhóm 1 như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Điều này có nghĩa, các cam kết ngoại bảng có mức độ rủi ro tín dụng tương đương với các khoản nợ nội bảng được phân loại chặt chẽ hơn, phản ánh chính xác hơn rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, đã cụ thể và làm rõ hơn một số quy định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Nhưng với đặc thù là các quy định mang tính nguyên tắc, nên đòi hỏi khi triển khai thực hiện, tổ chức tín dụng cần căn cứ tình hình cụ thể thực tế và các quy định liên quan để đưa ra các hướng dẫn nội bộ chi tiết, phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của mình, đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tốt. Theo đó, việc kiểm soát dựa trên đánh giá chất lượng tài sản sẽ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xây dựng một cơ chế kiểm tra và giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá đó. Do chi phí phát sinh từ những thay đổi trên sẽ chuyển sang khách hàng vay nên chi phí cho vay có thể tăng hơn. Việc cho vay có bảo đảm sẽ trở thành sự ưu tiên của các ngân hàng để giảm gánh nặng về dự phòng rủi ro. 1.3. THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở KHU VỰC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Vào những năm 1990, tỷ lệ nợ quá hạn cao trên 20% so với tổng dư nợ đã gây đổ vỡ nhiều tổ chức tín dụng, gây ra khủng hoảng toàn diện hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần và hợp tác xã tín dụng ở nước ta, gây 14 nên sự bất bình, thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng trong suốt thập kỷ 90. Nhờ có sự xử lý mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế bắt đầu có những sự phát triển mới, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn rất cao. Tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng /Tổng dư nợ (Phụ lục 1): Trong năm 1995, để xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp mà xét thấy không thể thu hồi được, Chính phủ đã phải tính đến giải pháp khoanh nợ và xóa nợ. Tổng số nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại nhà nước được Chính phủ khoanh lại từ năm 1995 trở về trước để xử lý trong đợt tổng thanh toán nợ giai đoạn 2 là 2233, 2 tỷ đồng. Cơ cấu như sau: Nợ xấu lên lưới thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương là 1606 tỷ đồng, bằng 18,2% so với tổng vốn huy động, bao gồm: 570 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 35,5 % tổng số nợ lên lưới thanh toán; nợ xấu tại Ngân hàng Công thương là 472 tỷ đồng, bằng 3,6 % tổng số vốn huy động, bao gồm: 421 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 89,2% tổng số nợ lên lưới thanh toán; nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 117 tỷ đồng, bằng 7,1% vốn huy động, bao gồm: 87,5 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 74,7% tổng số nợ lên lưới thanh toán; Nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 38,2 tỷ đồng, bằng 0,2% tổng số vốn huy động, bao gồm: 38,2 tỷ đồng đu điều kiện được xóa, chiếm 100% tổng số nợ lên lưới thanh toán [33]. Dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam vẫn tăng tốc độ phi mã. Trong giai đoạn từ năm 1996 - 1998, nếu theo tiêu chuẩn Việt Nam tỷ lệ nợ quá hạn khoảng 13% song theo tiêu chuẩn quốc tế lại không dưới 30% (báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quí IV năm 2001), tương đương với những nước có tỷ lệ nợ quá hạn đặc biệt cao. 15 Nếu theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2000, nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam chiếm khoảng 10,78 % / tổng dư nợ. Nếu tính cả các khoản nợ chờ xử lý, nợ phải trả thay, nợ thanh toán công nợ giai đoạn II đã lên lưới thì tổng dư nợ quá hạn lên tới khoảng 15,8%/ tổng dư nợ cho vay - gấp 4 lần vốn tự có của các ngân hàng, có nghĩa là về lý thuyết, các ngân hàng thương mại nhà nước đã lâm vào tình trạng phá sản. Bảng 1.1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay (Tỷ lệ %) 2001 2002 2003 2004 Ngân hàng Công thương 17.19 13.09 9.97 3.5 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4.08 5.3 3.1 1.72 Ngân hàng Đầu tư - Phát triển 3.51 4.63 4.71 4.49 Ngân hàng Ngoại thương 11.16 5.8 3.03 2.74 Tính đến cuối năm 2001, ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng dư nợ khoảng 70% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm khoảng 23.000 tỷ. Báo cáo nợ xấu 2005 cho thấy, các ngân hàng thương mại nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ. Tỷ lệ này tại các ngân hàng thương mại cổ phần 80% tổng thu. Nguồn thu nợ từ hoạt động dịch vụ ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp. Việc quản lý tín dụng vẫn theo lối cổ truyền. Yếu tố này làm tăng mức rủi ro tiềm ẩn cho các ngân hàng thương mại nhà nước (phụ lục 3) Một nguyên nhân nội tại khác của phía ngân hàng xuất phát từ khả năng và điều kiện xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng, có thể nói là thấp, biểu hiện cụ thể: 26 Thứ nhất, sự phối hợp giữa ngân hàng và các ban ngành khác nhau trong xử lý nợ còn thiếu chặt chẽ, ngân hàng chưa thực sự nhận được sự ủng hộ tích cực của các ngành, cấp có liên quan. Thậm chí các cơ quan trên coi đó là việc riêng của ngành ngân hàng. Thứ hai, chế độ chính sách về đảm bảo, xử lý tài sản chưa thông thoáng. Thứ ba, vấn đề định giá tài sản đảm bảo và thủ tục định giá còn nhiều vướng mắc về giá cả, cơ chế Thứ tư, trình độ, kinh nghiệm quản lý và tác nghiệp của một số cán bộ và lãnh đạo của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước còn chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quy định cho vay và chất lượng tín dụng không tốt kéo dài. Trong một thời gian dài, cơ chế chính sách lỏng lẻo chưa có sự thưởng phạt nghiêm minh, chịu trách nhiệm đến cùng của các cá nhân đối với các khoản do họ cho vay mà không thu được, tạo ra chất lượng tín dụng thấp. Thực tế, có nhiều cán bộ cho vay và lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng vẫn bình an và lên chức, trong khi sau một thời gian dài các khoản do họ cho vay đều không thu hồi được và thất thoát. Một bộ phận nhỏ cán bộ trong hệ thống ngân hàng bị sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp trong cơ chế thị trường đã gây thiệt hại kinh tế cho các ngân hàng. Lực lượng lao động trong ngân hàng hầu hết chuyển tiếp từ hệ thống ngân hàng thời bao cấp. Số mới tuyển dụng chưa tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, đôi khi cán bộ ngân hàng không bắt kịp mạch phát triển của nền kinh tế, bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Bên cạnh những yếu tố kể trên, sự thiếu độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ đã gây ra những hiệu ứng thiếu tích cực trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước có nhiều bất cập trong việc thanh tra, giám sát tài chính. Hệ thống bộ máy tổ chức Ngân hàng Nhà nước theo tỉnh, thành phố và quan hệ quản lý hành chính lại càng làm giảm tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước. Tương tự, hệ thống các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước cũng được phân 27 bố theo địa bàn các tỉnh thành phố và quan hệ hành chính lại càng làm giảm tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng. Trong điều kiện đó, chính quyền địa phương thường can thiệp vào các quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vậy nên các quyết định cho vay của các ngân hàng không hoàn toàn mang tính thương mại không phải là điều quá khó hiểu. Không những thế, các dự án cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thường bị đánh giá với mức độ rủi ro nhỏ hơn so với bình thường. Chính điều đó cũng chứa đựng nguy cơ nợ xấu tăng cao. Mặt khác, hệ thống quản trị quản lý của các ngân hàng thương mại nhà nước cũng bộc lộ rất nhiều điều bất hợp lý. Đa số các ngân hàng này chưa có hệ thống quản lý rủi ro phù hợp. Khi thị trường tiền tệ còn đang xây dựng, thị trường mở hoạt động tẻ nhạt thì sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò quan trọng đặc biệt. Tuy vậy, việc quản lý, dự báo vốn khả dụng còn hạn chế, công cụ thị trường nghèo nàn, tính lưu hoạt thấp. Các công cụ tài chính thiếu tính linh hoạt chắc chắn cũng hạn chế khả năng quản lý vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Hệ quả là năng lực xử lý nợ quá hạn bị hạn chế, sức đề kháng của ngân hàng suy giảm, sự quản lý yếu kém của ngân hàng thương mại luôn đi đôi với tình trạng nợ xấu cao. Một ngân hàng yếu kém trong phân tích tín dụng, chấp nhận các kế hoạch rủi ro quá mức chắc chắn sẽ phải chấp nhận nợ xấu cao. Không những vậy, công tác tổ chức giáo dục thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu quốc tế, nên chậm phát hiện và xử lý những vi phạm trong quá trình cấp tín dụng. Điều này càng góp phần đẩy mạnh nợ xấu tăng cao. Điều gây nên sự lo lắng là, do năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại nhà nước chưa đủ mạnh nên công tác xử lý nợ xấu còn chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ: Thứ nhất, do chất lượng tài sản thấp: Tỷ lệ nợ xấu phân theo tiêu chuẩn quốc tế cao (lên tới 2 con số) và chưa được kiểm soát hợp lý, tiềm ẩn rủi ro 28 trong hoạt động ngân hàng thương mại nhà nước. Các khoản cho vay theo chỉ định của nhà nước (mía đường, cà phê, khắc phục thiên tai...) và những khoản cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước đã, đang và sẽ là nguy cơ chủ yếu đối với an toàn hệ thống. Việc trích lập dự phòng rủi ro cũng chưa đúng với thực tế rủi ro mà các ngân hàng thương mại phải đối mặt thể hiện qua bảng thống kê (Phụ lục 4, 5). Thêm vào đó, vốn tự có nhỏ so với quy mô tài sản ở ngân hàng thương mại nhà nước: Khả năng tự bổ sung vốn tự có bị hạn chế do tốc độ tăng tài sản Có lớn nhưng khả năng sinh lời không được cải thiện tương ứng. Hiện tại hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản Có rủi ro)thấp hơn so với hệ số an toàn vốn của nhiều ngân hàng trong khu vực châu Á; thậm chí, có nguy cơ ngày càng xấu đi do tốc độ tăng tài sản có nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn tự có mà nợ xấu tiếp tục gia tăng (Ngân hàng Nhà nước, 2006). Hầu hết các tổ chức tín dụng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã đạt được mức an toàn vốn trên 8%. Trong khi đó một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất của Việt Nam 2006 chưa đạt được mức chuẩn này. Bảng 1.2: Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 14,74 11,19 8,74 7,58 5,01 Lợi nhuận ròng/ Vốn tự có (RoE)(%) 8,63 12,81 15,58 9,43 6,54 Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản Có (RoA)(%) 0,36 0,36 0,38 0,3 0,38 Lợi nhuận thấp, nợ quá hạn cao dẫn tới việc các ngân hàng này không có nguồn trích dẫn để có thể tăng vốn điều lệ và vốn tự có ngoài việc trông chờ vào ngân sách nhà nước. Đây chính là một nghịch lý mà các ngân hàng gặp phải trong quá trình xử lý những khoản nợ khó đòi. 1.4.2.2. Nguyên nhân do chủ quan của khách hàng Do hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên nhiều khách hàng gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại 29 lớn cho chủ thể cho vay. Năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Mô hình Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên độc lập khiến cho tiềm lực kinh tế bị phân tán. Kết quả kiểm tra cho thấy doanh nghiệp nhà nước chỉ có từ 5 - 10% vốn để hoạt động, còn lại là vay ngân hàng tới hơn 90% để sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng vay hơn 70% vốn kinh doanh).Trong khi đó, cơ chế quản lý của doanh nghiệp còn nhiều sơ hở và bất cập, năng lực và kinh nghiệm quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kĩ, hàng hóa không đủ sức cạnh tranh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và đây cũng là gánh nặng trong môi trường đầu tư ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, vay không có ý định trả nợ. Trong đó có nhiều giám đốc doanh nghiệp còn có những hành vi phạm pháp như lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, có nhiều biểu hiện sai phạm trong chi tiêu, gây lãng phí tài sản nhà nước. Có thể kể ra trường hợp điển hình từ vụ án Epco Minh Phụng. Công ty Minh Phụng đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép thực hiện chức năng kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc. Toàn bộ hoạt động của Tăng Minh Phụng đã được thực hiện trong phạm vi chức năng cho phép. Tuy nhiên, từ những quy định của Luật công ty về điều kiện, thủ tục thành lập công ty TNHH, về vốn pháp định đăng ký… Tăng Minh Phụng đã "lách" luật bằng việc mượn danh nghĩa người thân, anh em, bạn bè và cung cấp vốn để họ tiến hành thành lập các công ty nói trên theo đúng thủ tục luật định. Các công ty "vệ tinh" được thành lập chỉ nhằm mục đích giúp Tăng Minh Phụng vay vốn để đối phó với hạn mức cho vay "10%" như là một sự "lách luật" đã cho thấy tính bất cập của quy định này với những hạn chế trong cơ chế kiểm tra, giám sát tính xác thực về tư cách chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cũng như những quy định về thẩm định giá trị tài sản khi xem xét cho vay hoặc bảo lãnh hoạt động tín dụng ngân hàng. 30 Vậy là, cùng với hệ thống pháp luật đất đai chưa ổn định, sự nhận thức và những biện pháp "lách luật" của Minh Phụng đã tạo ra một vòng xoáy địa ốc của những cơn báo tín dụng, mở ra một trong những vụ án trọng điểm kinh tế trong những năm gầy đây mà đến nay cũng chưa khắc phục hết hậu quả [28]. 1.4.2.3. Những nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân khách quan và chủ quan, có rất nhiều nguyên nhân khác đan chéo, gây ra nợ xấu ở khối ngân hàng thương mại nhà nước trong những năm qua. Có thể coi đây là những "gia vị", làm cho "món nợ xấu" trở nên "đậm đà" hơn. Đó là: - Chiến lược hoạt động và quy hoạch phát triển của toàn hệ thống ngân hàng cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam chưa rõ ràng, dẫn đến việc cấp vốn điều lệ của Chính phủ cho các ngân hàng thương mại nhà nước kém hiệu quả. - Nhiều phương tiện nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng còn đang trong quá trình xây dựng, thích ứng dần tới môi trường kinh doanh quốc tế. Mặt khác, quyền chủ động và tự chủ về tài chính của các ngân hàng cũng còn bị hạn chế, chưa tách bạch giữa tín dụng ưu đãi theo chính sách của Chính phủ với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường, dẫn tới việc quản lý hạch toán và phân định trách nhiệm không minh bạch và kết quả là bị lợi dụng. - Việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tiến hành chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ và tình hình xử lý nợ của ngân hàng. - Hệ thống thông tin quản lý chưa chính xác dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Khi các ngân hàng thương mại nhà nước cố gắng chạy mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì nguy cơ nợ xấu tất yếu sẽ phát sinh. 31 Việc chuyển đổi hoạt động tín dụng sang cơ chế thương mại thực sự còn bất cập là: chỉ muốn cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước vì yêu cầu về thẩm định dự án quản lý rủi ro đơn giản hoặc hầu như không đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân. 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước là dành cho các doanh nghiệp nhà nước với các điều kiện tín dụng ưu đãi hơn như thẩm định dễ dàng và không cần thế chấp. - Lãi suất tự do hóa, tỉ giá thả nổi là khuynh hướng của tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, do nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên giai đoạn đầu của việc làm này có hạn chế là không phản ánh đúng cung cầu trên thị trường, không gắn với mức độ rủi ro của vốn vay. - Tăng trưởng tín dụng cao trong khi khả năng phát triển kinh tế không đạt (mía đường, vay đánh bắt xa bờ), tập trung cho vay vào khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, đa phần phải tái cơ cấu khiến cho nợ xấu tăng mạnh. - Tham nhũng làm suy yếu hệ thống tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân bổ các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. - Bảo hiểm chưa phát triển. Bảo hiểm tiền gửi vẫn đang trong giai đoạn phát triển, khi mới chỉ có bảo hiểm tiền gửi mà chưa có sự liên hệ với pháp luật phá sản nên ít nhiều có tác dụng tiêu cực đến ngành ngân hàng, làm cho sự an toàn và lành mạnh trong ngành tài chính ngân hàng bị sút giảm. 1.5. HẬU QUẢ CỦA NỢ XẤU Khi ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là do sự không thành công của khối ngân hàng thương mại nhà nước, công chúng sẽ thiếu tin tưởng khiến cho tích lũy nội bộ ở Việt Nam thấp. Tỷ lệ tích lũy nội bộ thấp là nguyên nhân hạn chế tăng trưởng dài hạn đồng thời duy trì sự lệ thuộc vào quốc tế. Các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ không làm tốt chức năng trung gian tài chính, luồng vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ tự động chảy đến những chỗ khác nhau. Trong khi nền kinh tế của chúng ta đang khát vốn, người gửi tiền bị suy 32 giảm lợi nhuận, nợ không sinh lời gia tăng làm cho ngân sách nhà nước bị suy giảm mạnh. Mặt khác, nợ xấu có nguy cơ gây ra sự sụp đổ cho hệ thống ngân hàng, gây mất ổn định xã hội vì nợ xấu có thể gây khủng hoảng tài chính. Lãi suất tăng dẫn đến nợ xấu tăng. Khi người gửi tiền nhận ra dấu hiệu không lành mạnh của các định chế tài chính này, một hiệu ứng nguy hiểm mang tính dây chuyền sẽ xảy ra: người gửi tiền đồng loạt rút tiền ra khỏi hệ thống, làm cho ngân hàng có thể bị sụp đổ tức thì. Khi ngân hàng bị mất khả năng thanh toán thì nền kinh tế và sự ổn định xã hội cũng đi xuống. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng khiến ngân hàng mất cơ hội nhập. Khi ngân hàng thương mại nhà nước có lượng nợ xấu cao, họ không thể công khai thực trạng tài chính của mình. Sự không minh bạch thông tin kéo dài làm giảm, thậm chí mất lòng tin của dân chúng và quốc tế. Khi đó các cánh cửa có thể đóng sập lại ngay trước mỗi ngân hàng. Nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các Tổ chức tín dụng, làm chậm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận. Chi phí xử lý các khoản nợ xấu lớn (lãi tiền gửi, chi phí quản lý và chi phí khác...). Tất cả các loại chi phí này đều phải được bù từ nguồn lãi, do đó đương nhiên làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đi xuống, thậm chí gây lỗ. Quỹ lương dành cho cán bộ công nhân viên ngân hàng do ngân hàng đã trích tiền ở đây bù vào quỹ dự phòng rủi ro sẽ giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người làm ngân hàng. Không những thế, nợ xấu còn hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Nó tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của ngân hàng thương mại nhà nước khi phân tích đánh giá tình hình tài chính, làm họ mất khả năng và cơ hội đầu tư cũng như hội nhập. 33 Dịch vụ ngân hàng bị hạn chế sẽ kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Vốn ứ đọng sản xuất kinh doanh đình trệ làm cho doanh nghiệp hoạt động càng kém hiệu quả hơn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Có thể thấy sự tồn tại nợ xấu trong khối ngân hàng thương mại nhà nước là điều đã diễn ra trong hoạt động của hệ thống ngân hàng từ lâu nay. Sự hiện diện của nợ xấu là một kết quả phức hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, môi trường kinh tế chưa năng động, chính sách pháp luật chưa phù hợp đến những nguyên nhân chủ quan của ngành ngân hàng, đòi hỏi phương pháp xử lý phải được tiếp cận từ nhiều khía cạnh. Các công cụ, cách thức khác nhau đều phải được Luật hóa, thông qua quá trình này, các biện pháp khác được chính thức thừa nhận và có hiệu lực thi hành trên toàn hệ thống. Pháp luật xử lý nợ xấu là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp khác nhau điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu giữa chủ nợ, con nợ và các bên có liên quan. Tuy không có một đạo luật chính thức điều chỉnh vấn đề nợ xấu song nhiều vấn đề liên thông trong quá trình xử lý nợ giữa các cơ quan khác nhau trong hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp của nước ta được giải quyết bằng một hệ thống các văn bản pháp luật khác nhau. Chính phủ và các ngân hàng đã và đang nỗ lực tìm ra các giải pháp để giải quyết nợ xấu. Xu hướng chung là kết hợp các công cụ hành chính, tư pháp và nghiệp vụ ngân hàng để xử lý tận gốc các khoản nợ xấu ở khu vực ngân hàng thương mại nhà nước. 34 Chương 2 GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU, THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NỢ XẤU. 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU Đứng trước nguy cơ nghiêm trọng đối với ngân hàng và nền kinh tế, nếu không có sự phản ứng kịp thời, các định chế tài chính ở nước ta sẽ có thể tan vỡ bất cứ lúc nào nên Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành đã đồng loạt ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để đối phó với tỉ lệ nợ đọng quá hạn tăng cao ở doanh nghiệp nhà nước cũng như nợ xấu ở khối ngân hàng. Những văn bản quan trọng nhất gồm có: - Luật Đất đai 2003. - Luật Doanh nghiệp nhà nước 2004. - Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. - Luật Phá sản 1993, 2004. - Nghị định 69/2002/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước. - Thông tư 85/2002/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước. - Thông tư 74/2002/TT-BTC của BTC ngày 9 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước. - Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 29 tháng 1 năm 2001 phê duyệt phương án tài chính để thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước 2001-2003 và Công văn số 36/CP-KTTH ngày 15/7/2002 về cấp bổ sung vốn điều lệ. 35 - Quyết định số 43/2001-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2001 thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. - Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội. - Quyết định 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5 tháng 6 năm 2003 về việc thành lập công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. - Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng an hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Quyết định 150/2001/QĐ-TTg của ngày 5 tháng 10 năm 2001 về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại. - Quyết định 149/2001/TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại. - Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. - Quyết định 18/2007 sửa đổi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Những văn bản pháp luật trên là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong quá trình tái cơ cấu và xử lý tận gốc các khoản nợ có vấn đề của ngân 36 hàng, đặc biệt là đối với khối ngân hàng thương mại nhà nước. Tựu chung lại, những khoản nợ xấu khổng lồ tính đến thời điểm ngày 31/12/2000 đã được phân loại theo nhóm nguyên nhân và được giải quyết bằng một loạt các biện pháp sau đây. 2.1.1. Nợ quá hạn do vi phạm Quy chế tín dụng Ngân hàng áp dụng các biện pháp để xác định rõ trách nhiệm và còn đầu mối để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì dùng mọi biện pháp tận thu: cưỡng chế, quy trách nhiệm và nếu cần thiết phải khởi tố trước pháp luật. Với số nợ tồn đọng còn lại, ngân hàng trích lập hồ sơ có phân loại nguyên nhân để gửi lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư để kiểm tra và có giải pháp xử lý về việc tìm nguồn bù đắp. 2.1.2. Nợ quá hạn do nguyên nhân rủi ro ngoài khả năng kiểm soát Đối với nợ do nguyên nhân như: thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh… con nợ bị tuyên bố phá sản, giải thể, hoặc khách hàng bị chết, mất tích mà không còn khả năng trả nợ thì Ban thanh toán Công nợ Trung ương và các bên có liên quan đã tiến hành các thủ tục tận thu, số còn lại về nguyên tắc có hai nguồn bù đắp chính để thanh lý nợ đọng cho ngân hàng là ngân sách nhà nước và quỹ dự phòng rủi ro của chính ngân hàng bị nợ xấu. Đối với nhóm nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng: Được xem xét để cơ cấu lại hoặc thay đổi hợp đồng tín dụng, gồm: + Nhóm nợ quá hạn được xét cho khoanh nợ từ 3 - 5 năm. Con nợ là doanh nghiệp nhà nước chưa trả được nợ vay ngân hàng do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh, do sắp xếp lại doanh nghiệp, do ngân hàng cho vay theo chỉ thị cấp trên … Việc bù đắp các khoản nợ khoanh này còn nằm trong tương lai (3 - 5 năm) của chính các con nợ. Trước mắt, ngân hàng chịu rủi ro phần thu lãi hàng năm trên loại nợ xấu này. Tuy vậy để khắc phục sự thiếu hụt vốn hoạt động và lành mạnh hoá tài chính hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu 37 tư và Bộ Tài chính trình Chính phủ một cơ chế mua bán nợ và khoản nợ được khoanh được hạch toán riêng và tạm loại ra khỏi chỉ tiêu tính tỷ lệ quá hạn của ngân hàng từ thời điểm có quyết định được khoanh. + Nhóm nợ quá hạn được xét cho giãn nợ từ 3-5 năm: Con nợ là doanh nghiệp nhà nước chưa có khả năng trả nợ ngân hàng do kinh doanh thua lỗ, mất thời cơ tiêu thụ hàng hoá hoặc thời kỳ phát huy hiệu quả dự án sản xuất chưa tới, do nhu cầu nền kinh tế và hướng phát triển trong tương lai mà doanh nghiệp đó cần tiếp tục tồn tại. Đây là khoản dư nợ được Hội đồng tín dụng cùng chủ nợ xét cho cơ cấu lại nợ: Biến nợ trong thời gian ngắn thành nợ có thời hạn dài hơn, biến nợ quá hạn thành nợ trong hạn và con nợ vẫn phải trả lãi tiền vay trong toàn bộ thời gian chưa đáo hạn của các hợp đồng tín dụng đó. Để bù đắp thiếu hụt nguồn thanh toán (do phải kéo dài thời gian thu hồi nợ), ngân hàng thương mại nhà nước có thể sử dụng thị trường tiền tệ và thị trường mua bán nợ của Nhà nước. + Nhóm nguyên nhân chưa phát mại tài sản cầm cố, thế chấp. Khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp đã quá hạn, các ngân hàng đã phong toả tài sản thế chấp, cầm cố nhưng chưa phát mại được do nhiều nguyên nhân: tính chất phức tạp về quyền sở hữu của tài sản thế chấp, tính chất kém chuyển đổi giá trị của tài sản hoặc tài sản đang bị niêm phong chờ xử lý của Toà án … Về nguyên tắc, nguồn để bù đắp các khoản nợ này nằm trong chính giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng đang quản lý. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 149/2001 về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng và Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại với mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại nước ta, không để tái diễn, không gây mất ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế; mặt khác phải tận thu, hạn chế tối đa tổn thất tài sản quốc gia, tiết kiệm chi ngân sách và không để xảy ra tiêu cực, gắn xử lý nợ tồn 38 đọng với lành mạnh hoá tài chính các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, việc xử lý nợ tồn đọng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện bằng một số biện pháp: (i) Đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm. + Các ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại được chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao cho ngân hàng) kể cả tài sản bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo hình thức: - Tự bán công khai trên thị trường. - Bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá. - Bán cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC). (ii) Những tài sản bảo đảm nợ thuộc những vụ án đã được Toà án phán quyết nhưng chưa giao cho ngân hàng, ngân hàng tập hợp Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thi hành án nhanh chóng giao các ngân hàng thương mại để xử lý thu hồi vốn (iii) Những tài sản bảo đảm nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp: các ngân hàng thương mại tâp hợp trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức ngân hàng thương mại xem xét đề nghị Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để các ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại bán nhanh tài sản. (iv) Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa bán được, các ngân hàng thương mại, công ty AMC của ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp như: cải tạo, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ. 39 (v) Đối với những tài sản các ngân hàng thương mại để lại sử dụng thì phải có nguồn vốn tương ứng theo quy định của pháp luận hiện hành. (vi) Giá bán các tài sản bảo đảm nợ vay có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tồn đọng (gốc và lãi). Trường hợp bán tài sản với giá thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lẹch được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại và các ngân hàng này cũng sẽ trực tiếp theo đòi, thu hồi nợ. Trường hợp bán tài sản với giá cao hơn giá nợ tồn đọng thì phần chênh lệch được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành + Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi. Các ngân hàng thương mại nhà nước và các công ty AMC trực thuộc phải phân loại nợ thành nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và nợ tồn đọng không còn đối tượng để thu hồi nợ, sau đó báo cáo ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Ban chỉ đạo cơ cấu ngân hàng thương mại xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý. + Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động cho phép các AMC ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện một số biện pháp: (i) Bán lại nợ để thu hồi vốn theo Quy chế mua bán nợ thông thường (ii) Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và phần vốn góp này được chuyển nhượng; trong trường hợp này ngân hàng thương mại nhà nước phải dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỷ lệ vốn góp theo quy định của pháp luật. (iii) Đánh giá lại khoản nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước để xác định giá trị thực còn của khoản nợ. Phần giá trị thực còn của khoản nợ được xử lý theo phương thức: chuyển thành vốn góp Nhà nước cấp bổ sung cho doanh nghiệp đồng thời nhà nước cấp bù vốn cho ngân hàng thương mại 40 nhà nước tương ứng với số nợ tồn đọng; hoặc xác định số nợ doanh nghiệp còn phải tiếp tục hoàn trả ngân hàng, đồng thời Nhà nước cấp bù vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước phần chênh lệch do đánh giá lại. (iv) Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, được cơ cấu lại nợ bằng hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thêm Thực hiện hai văn bản pháp luật trên, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành triển khai một loạt các quy định, giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước xử lý nợ tồn đọng như: + Thủ tướng Chính phủ: Quyết định phương án tài chính sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước. + Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại ngân hàng thương mại + Liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp ban hành thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại, trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện việc tự bán tài sản bảo đảm. + Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn đánh giá nợ của doanh nghiệp nhà nước vay ngân hàng thương mại nhà nước, thông tư hướng dẫn thực hiện phương án tài chính sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại ngân hàng thương mại. + Đối với khoản vay của doanh nghiệp nhà nước. Nguyên tắc trong việc giải quyết các khoản vay này là Nhà nước sẽ không "bảo lãnh" các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước, sẽ xử lý dứt điểm các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước tồn tại đến 31/12/2000. Nợ phát sinh sau thời điểm này sẽ giải quyết theo nguyên tắc dân sự, kinh tế chung. Việc giải quyết nợ tồn động này nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước và xử lý tồn tại trong cơ chế, chính sách về xử lý nợ. 41 - Về biện pháp, Chính phủ khoanh vùng, xử lý dứt điểm nợ phải thu và nợ phải trả của doanh nghiệp với ngân sách, với ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có khối ngân hàng thương mại nhà nước, dự trữ quốc gia, bảo hiểm xã hội …). Các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ liên tục sẽ bị giải thể, doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt thì cho khoanh nợ, cấp bổ sung vốn. Các doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục chuyển đổi (cổ phần hóa, bán, khoán kinh doanh, cho thuế hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên) sẽ được áp dụng cơ chế xử lý nợ riêng để lành mạnh hóa tài chính sau chuyển đổi. Mục đích của chính sách này là giải quyết dứt điểm nợ đọng của doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn đồng thời giảm sự "trợ cấp" từ ngân sách cho các doanh nghiệp nhà nước. Có 4 phương án xử lý nợ của các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: - Doanh nghiệp nhà nước phải lập hồ sơ xác định số liệu và nguyên nhân tồn đọng đối với các khoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi, để xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền. - Khoản nợ phải trả ngân sách nhưng doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư thành tài sản đến nay vẫn không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp phải lập phương án xử lý nợ, huy động toàn bộ nguồn hiện có để bù đắp. - Trường hợp những doanh nghiệp nhà nước bị lỗ hoặc không có khả năng thanh toán khoản nợ phải trả cho các ngân hàng thương mại nhà nước doanh nghiệp được xoá nợ lãi vay ngân hàxóavới mức  số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách. - Khoản tổn thất do khoanh nợ hoặc xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào chi phí của các ngân hàng và bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro. + Đối với khoản vay của hợp tác xã nông nghiệp Theo Quyết định 146/2001/QĐ-TTg ngày 2/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ tồn động của hợp tác xã nông nghiệp và Thông tư 42 hướng dẫn số 31/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, các hợp tác xã nông nghiệp bao gồm cả các các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi sang hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và hợp tác xã kinh doanh tổng hợp trong khu vực nông nghiệp. Phạm vi xử lý gồm: các khoản nợ phải trả ngân hàng thương mại nhà nước, phải nộp ngân sách về thuế sử dụng đất nông nghiệp, phải trả doanh nghiệp nhà nước và các khoản nợ hợp tác xã phải trả các tổ chức đoàn thể xã hội phát sinh từ 31/12/2006 trở về trước. - Thông tư cũng quy định rõ thẩm quyền và tiêu chuẩn xử lý nợ đối với các khoản nợ mà hợp tác xã phải trả ngân hàng thương mại; các khoản xóa nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hợp tác xã, các khoản hợp tác xã nợ doanh nghiệp nhà nước và khoản xóa nợ của hợp tác xã nợ các đối tượng khác. 2.1.3. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại (AMC) Công ty AMC là một trong những thiết chế chủ yếu tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu tồn đọng các ngân hàng trong những năm qua. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nhà nước đã thành lập các công ty này để giải quyết nợ xấu. Các AMC có nhiệm vụ xử lý khối lượng nợ tồn đọng tại thời điểm 31/12/2000 bao gồm cả nợ có tài sản đảm bảo và nợ không có tài sản đảm bảo. Công ty AMC là các công ty độc lập trực thuộc các ngân hàng thương mại nhà nước, thành lập theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Chính phủ. AMC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhận mà để xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Công ty được hưởng các ưu đãi về thuế, các điều kiện đảm bảo trong việc chuyển nhượng, khai thác tài sản.  Cơ chế xử lý nợ tồn đọng của AMC AMC của các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo nguyên tắc nhận các khoản nợ tồn đọng có đảm bảo và không có bảo đảm của các ngân hàng thương mại nhà nước tính đến ngày 31/12/2000 theo giá trên sổ 43 sách. Các công ty cơ cấu lại nợ theo nguyên tắc thị trường. AMC được kỳ vọng sẽ giải quyết nợ xấu trong 2 - 3 năm sau khi thành lập. + Đối với nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo: Công ty quản lý nợ có nhiệm vụ bán tài sản bảo đảm theo giá thị trường để thu hồi nợ. Trường hợp giá bán cao hơn giá trị của khoản vay thì chênh lệch được tính vào thu nhập, ngược lại giá trị khoản vay cao hơn giá bán được xử lý như sau: - Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay chính sách thì khoản chênh lệch đó được bù đắp bằng nguồn tài chính của Chính phủ. - Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay thông thường thì bù đắp khoản chênh lệch được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro được trích của các ngân hàng thương mại. + Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu (doanh nghiệp đã giải thể, thanh lý, phá sản, cá nhân đã chết, mất tích), khoản nợ này cần được xóa theo hướng: - Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay chính sách thì được bù đắp bằng nguồn tài chính của Chính phủ. - Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay thông thường thì khoản bù đắp được lấp từ quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại. + Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và con nợ còn tồn tại, đang hoạt động: Trong trường hợp này, công ty AMC phải tận thu để thu hội nợ; trường hợp khách hàng không trả được nợ thì phải thanh lý doanh nghiệp để thu hồi nợ. Trường hợp giá trị thanh lý nhỏ hơn giá trị khoản vay thì xử lý theo hướng: + Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay chính sách thì khoản chênh lệch đó được bù đắp bằng nguồn tài chính của Chính phủ. + Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay thông thường thì bù đắp khoản chênh lệch đó được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro được trích của các ngân hàng thương mại. 44 Nếu công ty quản lý nợ chuyển vốn đã cho vay thành vốn cổ phần của doanh nghiệp thì khoản vay này được định giá lại theo giá thị trường. Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá trị khoản vay thì phần chênh lệch được xử lý như sau: + Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay chính sách thì khoản chênh lệch đó được bù đắp bằng nguồn tài chính của Chính phủ. + Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay thông thường thì bù đắp khoản chênh lệch được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro được trích của các ngân hàng thương mại  Nguồn vốn để xử lý nợ tồn đọng - Dự phòng rủi ro được trích lập hàng năm của các ngân hàng. - Nguồn từ ngân hàng Nhà nước đã tái cấp vốn trước đây cho các ngân hàng thương mại theo các mục tiêu như cho vay để cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, khắc phục thiên tai, cho vay theo chỉ định của Chính phủ. - Nguồn từ ngân hàng thế giới và IMF cho vay cơ cấu lại nợ ngân hàng thương mại nhà nước. - Chính phủ cho phép ngân hàng Nhà nước phát hành trái phiếu có lãi suất cố định để xử lý nợ tồn đọng cho các ngân hàng. 2.1.4. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) Bên cạnh những giải pháp trên, Chính phủ cũng đã tạo ra cơ chế ràng buộc và khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước trong việc xử lý nhanh các tài sản tồn đọng. Việc tạo ra cơ chế ràng buộc và khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước nhanh chóng xử lý nợ và tài sản tồn đọng cần phải gắn liền việc cấp vốn bổ sung cho các ngân hàng thương mại nhà nước với tiến độ bán tài sản và xử lý nợ như trên. Với xu hướng xây dựng cơ chế thị trường mua bán nợ, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 5 tháng 6 năm 2003 về việc thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (gọi 45 tắt là DATC). Theo đó, các khoản nợ xấu có thể được tiếp tục theo dõi xử lý bởi DATC hoặc được bán thẳng cho DATC. Công ty DATC mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Theo Điều 5, Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 5 tháng 6 năm 2003 về việc thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, công ty DATC sử dụng rất nhiều phương thức để xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, bao gồm: - Tổ chức đòi nợ - Bán các khoản nợ và tài sản bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá - Sử dụng các khoản nợ và tài sản để đầu tư dưới các hình thức: góp vốn mua cổ phần, góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu mua nợ để mua một khoản nợ nhất định có giá trị lớn, có tài sản bảo đảm. 2.1.5. Cấp bổ sung vốn Không chỉ có thiết chế về DATC, Chính phủ còn thực hiện lộ trình tăng vốn tự có cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Năng lực tài chính yếu kém là một nguyên nhân quan trọng khiến cho công tác xử lý nợ xấu vấp phải khó khăn nên việc tăng vốn tự có trở nên cấp bách. Việc tăng cường khả năng về vốn tự có để từng bước phù hợp với chuẩn mực quốc tế và khu vực là rất cần thiết. Khả năng bổ sung vốn tự có của các ngân hàng thương mại nhà nước bị hạn chế do tốc độ tăng tài sản có lớn hơn khả năng sinh lời không được cải thiện. Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản Có rủi ro) nhỏ hơn hệ số an toàn của nhiều ngân hàng trong khu vực châu Á. Chính vì vậy, tăng vốn tự có là nhân tố quyết định để có thể tăng cường khả năng huy động vốn, mở rộng đầu tư 46 phục vụ phát triển kinh tế, vừa thực hiện tỷ lệ CAR theo chuẩn mực quốc tế. Theo quy định tại Điều 18, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, giới hạn cho vay đối với một khách hàng ≤ 15% vốn tự có. Với mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay thì đa phần đều không đủ sức tài trợ cho các dự án lớn như dầu khí, điện lực… Theo tính toán, để đảm bảo CAR (vốn tự có/ Tổng tài sản Có) theo chuẩn mực quốc tế (8%) thì số lượng vốn cấp bốn bổ sung cần được xử lý là 10.000 tỷ và ước tính để bảo đảm mức tăng dư nợ bình quân ở mức 18% năm thì mức vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại nhà nước phải đạt 23.000 tỷ vào cuối năm 2003 và đạt CAR vào 2005 thì phải cần thêm khoảng 13.000 tỷ nữa (Phụ lục 6). Phải tăng vốn tự có cho các ngân hàng thương mại nhà nước, nhưng nguồn để tăng vốn tự có là ở đâu? Chính phủ và Bộ tài chính cho phép ngân hàng thương mại nhà nước giữ lại phần thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn tự có. - Chính phủ cho phép chuyển vốn vay từ WB và IMF theo chương trình tái cơ cấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước và cho phép các ngân hàng này không phải nộp thuế sử dụng vốn hàng năm để các ngân hàng nhận vốn vay có thể tăng vốn tự có và hoàn trả khoản vay theo các điều kiện của IMF và WB. - Ổn định mức nộp ngân sách (lấy 2000 làm mốc) trong 3 năm để khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước phấn đấu vượt chỉ tiêu lợi nhuận, cho phép lấy phần vượt để bổ sung vốn tự có. - Khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực thu hồi các khoản nợ đã khoanh để bổ sung vốn tự có. - Cho phép tăng vốn bằng phương thức bán cổ phần ưu đãi (mà không tham gia quản lý ngân hàng) cho cán bộ công nhân viên với cổ tức cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. 47 Việc tăng vốn tự có được tiến hành theo lộ trình sau: Việc cấp bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước chia thành các giai đoạn trong thời gian 3 năm (2000- 2003) với các quy định ràng buộc theo kết quả thực hiện các hành động chủ chốt và các chỉ tiêu hoạt động chủ chốt đối với từng năm của các ngân hàng thương mại nhà nước như nêu trong mỗi kế hoạch cơ cấu lại các ngân hàng này. Nguồn vốn của Chính phủ để thực hiện cấp vốn bổ sung sẽ được cấp cho từng ngân hàng thương mại nhà nước theo từng năm với điều kiện các ngân hàng thương mại nhà nước đáp ứng yêu cầu về kết quả hoạt động đã được nêu trong từng kế hoạch cơ cấu lại. 2.1.6. Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc - Song song với vấn đề bổ sung vốn, nghiên cứu năng lực tài chính, Nhà nước ta cũng đã đề ra chính sách cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện có theo hướng: + Tách bạch hoạt động cho vay chính sách và cho vay thương mại. + Thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách (ngân hàng chính sách xã hội) nhằm tập trung thực hiện tốt hơn các chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách xóa đói, giảm nghèo và giúp đỡ những vùng khó khăn do thiên tai gây ra, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước thực sự chuyển sang kinh doanh theo nguyên tắc thị trường an toàn hiệu quả. Theo đó, ngân hàng chính sách nhận vốn để cho vay đối tượng chính sách hàng năm theo kế hoạch của Chính phủ từ Bộ Tài chính, ngân hàng chính sách tiến hành cho vay các đối tượng chính sách thông qua các ngân hàng thương mại làm ủy thác. Trường hợp khoản cho vay các đối tượng chính sách phát sinh rủi ro thì Bộ tài chính sẽ bù đắp những khoản rủi ro này. Như vậy, sau khi tách các hoạt động chính sách thì các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thị trường sẽ là ICB,VCB,VBARD,MHB. Không những thế, các ngân hàng thương mại nhà nước phải xây dựng đề án và thực hiện chương 48 trình phát triển cụ thể trên cơ sở cơ cấu lại bộ máy quản lý sản xuất, hệ thống chi nhánh, phát triển công nghệ để đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển theo yêu cầu cạnh tranh dài hạn. Cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm các nội dung chính: (i) Quản lý tín dụng: Cơ cấu lại quản lý tín dụng nhằm mục đích hướng tới khách hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao. Việc quản lý tín dụng một cách an toàn dựa trên các quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực ngân hàng quốc tế cũng được đề ra với mục đích quản lý tín dụng. (ii) Quản lý rủi ro: Xây dựng các thể chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro tỷ giá… (iii) Quản lý vốn: Cơ cấu lại công tác quản lý vốn nhằm phục vụ tốt mục tiêu chiến lược kinh doanh đồng thời giảm chi phí huy động vốn, giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực tài chính. (v) Phát triển công nghệ: Từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. (vi) Hệ thống kế toán kiểm toán: Chuyển đổi hệ thống kế toán Việt Nam sang hệ thống kế toán quốc tế, làm cho hệ thống kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đánh giá đúng thực trạng tài chính - ngân hàng đồng thời xây dựng các thiết chế an toàn cho hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. (vii) Xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ tạo động lực khuyến khích người lao động. Như chúng ta đã biết, đào tạo cán bộ ngân hàng là vấn đề được coi trọng, có tính nền tảng trong chiến lược phát triển ngân hàng. Yêu cầu của công tác quản lý nhân lực và đào tạo là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và viên chức ngân hàng có đủ đạo đức và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới. Việc bổ sung, sửa đổi các quy chế về tuyển dụng sa thải viên chức theo yêu cầu quản lý mới, trên cơ sở đó có những kiến nghị cụ thể với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ sửa đổi, bổ 49 sung các quy định pháp lý nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tiền lương của các ngân hàng.. - Xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trước hết vào các lĩnh vực chủ yếu của tái cơ cấu như: nghiệp vụ quản lý chiến lược, quản lý rủi ro, kế toán, kiểm toán, quản lý tín dụng và dịch vụ mới. 2.1.7. Quỹ dự phòng rủi ro Theo thông lệ quốc tế, muốn xóa nợ xấu cần phải có nguồn tiền nhất định. Ở Việt Nam, tiền dùng để xử lý nợ là quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước. Quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại hoàn thành hàng năm bằng cách trích một tỷ lệ nhất định trên lợi nhuận sau khi đã đánh thuế. Theo nhiều chuyên gia ngân hàng, những quy định này là chưa đủ bao quát đối với các ngân hàng thương mại nhà nước. Vì vậy ngày 22/4/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ra Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, ngân hàng thương mại nhà nước phải trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro. Theo khoản 2, Điều 2, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Như vậy, giải pháp tổng thể của ngành ngân hàng là tổng hợp, loại trừ và ngăn ngừa nợ xấu tái phát sinh. Rõ ràng, trong xử lý nợ xấu, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà Chính phủ cũng như các cơ quan cấp Bộ, ngành khác cũng đã cùng hỗ trợ, góp sức theo tư cách là người điều phối các cơ quan chức năng để giải quyết. 50 2.2. KẾT QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sau 3 năm thực hiện đề án, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 14,3% năm 1999 xuống còn 4,14% năm 2004. Tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 2,8% năm 2000 lên 4,39% năm 2004. Các ngân hàng thương mại nhà nước đã tích cực đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh, thực hiện chỉ thị số 01 ngày 22/4/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tái cơ cấu nhằm đảm bảo lộ trình cải cách đã cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và IMF. Các ngân hàng thương mại nhà nước lớn đã xử lý 92% số nợ đọng. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2005, các ngân hàng thương mại nhà nước và chi nhánh đã xử lý được 8.217 tỷ đồng nợ xấu, trong đó số nợ do Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ quyết định cho xóa nợ là 2.372 tỷ, nợ gốc do sử dụng dự phòng rủi ro phù hợp với quy chế tài chính hiện hành là 3.211 tỷ tiền nợ đọng của khách hàng. Với nhiều biện pháp linh hoạt khác nhau, tình hình tài chính của ngân hàng đã trở nên lành mạnh minh bạch hơn. Tại Hà Nội, ước tính đến cuối tháng 6/2005, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn là 2%, trong đó ở các ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ tương ứng là 1,9 - 2,2% tùy theo ngân hàng ICB được coi là ngân hàng thành công nhất trong xử lý vốn nợ xấu. Đây là ngân hàng thương mại nhà nước có số vốn nợ đọng lớn nhất liên quan đến các vụ án Epco - Minh Phụng, Tamexco và nhiều vụ án lớn khác. Với tổng số nợ lên tới gần 10000 tỷ đồng, trải qua gần chục năm, với nhiều biện pháp quyết liệt, ICB Việt Nam đã cơ bản xử lý số nợ đọng đó. Sau 4 năm tập trung triển khai đề án xử lý nợ tồn đọng, đến 31/12/2004, ICB đã đạt kết quả sau: - Tổng số nợ đọng đã xử lý đạt 94% số nợ tồn đọng theo đề án, trong đó: + Thu từ bán và khai thác tài sản đạt 28% (riêng nhóm nợ Epco Minh Phụng đã xử lý tài sản thu nợ được 1.538 tỷ). 51 + Dùng nguồn dự phòng rủi ro 26%. + Nhà nước hỗ trợ xử lý 40%. - Phân theo nhóm nợ: + Đối với nợ nhóm I (nợ có tài sản bảo đảm): Xử lý đạt 94% số nợ tồn đọng nhóm 1 theo đề án và chiếm 72% tổng số nợ được xử lý. + Nợ nhóm II: Toàn bộ nợ đọng nhóm 2 đã được xử lý, chiếm 12% số nợ đã xử lý. + Nợ nhóm III: Xử lý đạt 93% số nợ đọng nhóm 3 theo đề án và chiếm 16% số nợ đã xử lý. Trong 6 tháng đầu năm 2005, ICB đã xử lý thu hồi nợ tồn đọng đạt 200 tỷ đồng, chủ yếu thu từ việc bán và khai thác tài sản. Tăng vốn điều lệ: + ICB được cấp 2200 tỷ đồng vốn điều lệ dưới dạng trái phiếu đặc biệt. Riêng tại thời điểm 31/12/2004 tính cả nguồn vốn tự bổ sung và vốn khác của ICB đạt 4149 tỷ (vốn và các quỹ) nâng hệ số an toàn vốn đạt 4,2% trên tổng tài sản Có. ICB đã làm tốt rất nhiều việc để có được thành công như trên: - Đối với nợ nhóm 1 (nợ có tài sản bảo đảm): Tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng từng khoản nợ, xác định nguồn thu nợ, khả năng và biện pháp thu nợ, phối hợp các cơ quan, chính quyền địa phương và các cơ quan pháp luật trong việc xử lý phát mại, bán đấu giá tài sản. ICB đã thành lập một AMC từ tháng 9/2000 với chức năng nhiệm vụ là tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của những khoản nợ khó đòi thuộc hệ thống ICB để quản lý khai thác, cho thuê, phát mại, bán đấu giá tài sản. Trọng tâm là tập trung tiếp nhận quản lý và xử lý bán, khai thác tài sản trong vụ án Epco Minh Phụng, theo quyết định của Tòa án giao ICB để thu hồi nợ. - Hoạt động của công ty AMC của ICB: 52 Tổng giá trị vụ án Epco Minh Phụng Tòa án tuyên giao cho ICB để cân trừ nợ là 1.739 tỷ. Công ty AMC đã thực hiện tiếp nhận 94% / Tổng giá trị Tòa án tuyên giao cho ICB và một số tài sản tiếp nhận từ ngân hàng Eximbank chuyển sang. Số tài sản đã bán bình quân cao hơn 1,22 lần so với giá Tòa án giao. Các tài sản đều được tổ chức bán đấu giá công khai theo. Một số tài sản chưa hoàn chỉnh thủ tục công ty đã cho thuê và thu được 156 tỷ đồng tiền cho thuê tài sản. Đối với nợ nhóm 2: Đây là những khoản nợ thực tế không có khả năng thu hồi do không còn đối tượng, tài sản thu nợ. ICB đã tổng hợp đầy đủ hồ sơ tài liệu để chứng minh con nợ không còn tồn tại, không còn tài sản thu nợ theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước.Qua đó, báo cáo rõ thực trạng từng khoản nợ trình đoàn liên bộ thẩm định để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng cấp nguồn xử lý, phần còn lại ICB sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý. - Đối với nợ tồn đọng nhóm 3: 1. Qua đánh giá, phân tích, những khách hàng có khó khăn tạm thời nhưng có chuyển hướng tốt, ngân hàng đã thực hiện các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ, giảm miễn lãi tiền vay để doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn trả nợ ngân hàng. Phù hợp với doanh nghiệp thực hiện định giá lại nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm theo Thông tư 74/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước, ICB đã phối hợp thực hiện đánh giá lại nợ của 24 doanh nghiệp có nợ tồn đọng nhóm 3 thuộc đối tượng đánh giá lại theo Thông tư số 74/2002/TTBTC và trình Hội đồng thẩm định báo cáo Chính phủ xử lý cho doanh nghiệp 264 tỷ đồng. Như vậy, thành công lớn nhất của ICB sau hơn 4 năm thực hiện đề án cơ cấu lại là ICB đã cơ bản hoàn thành cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, 53 đưa ICB từ chỗ gặp rất nhiều khó khăn đến thành công để đứng vững và trên đà hội nhập, phát triển. Có thể nói rằng, tiến trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước đã và đang đi đúng hướng, đạt được những bước tiến thành công cơ bản. Tuy nhiên, do đây là vấn đề rất phức tạp nên trong quá trình xử lý đã phát sinh không ít những khó khăn cũng như những bất cập, mà điều gây khó dễ lớn nhất chính lại có xuất phát từ hệ thống luật pháp chồng chéo của Việt Nam. 2.3. MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NỢ XẤU 2.3.1. Pháp luật ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu * Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Do Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định việc phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng thực hiện theo một khuôn khổ chung với mức sàn (tối thiểu) nên thực tế các tổ chức tín dụng có chính sách tín dụng và dự phòng khác nhau thì có thể thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng với mức độ thận trọng khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh tỷ lệ nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng với nhau có thể chưa hoàn toàn tương đồng trong một số trường hợp. Do Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định việc phân loại nợ kết hợp giữa định tính và định lượng nên có thể tạo kẽ hở báo cáo chưa chính xác mức độ rủi ro thực tế của khoản nợ. Điều này đòi hỏi khả năng thanh tra trên cơ sở rủi ro của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần phải được cải thiện. 54 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vẫn theo hướng này, nên vẫn còn nặng tính nguyên tắc. * Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (gọi tắt là Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN). Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN quy định, nếu khoản vay được cơ cấu lại, việc trích lập dự phòng rủi ro phải theo Điều 22 của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN (đã sửa đổi trong Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN tại khoản 6 Điều 1). Như vậy, các tổ chức tín dụng sẽ không thể sử dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ như là biện pháp để tránh chuyển nợ quá hạn, khi mà các khoản nợ phải chuyển sang nợ quá hạn trong mọi trường hợp. Quy định này buộc các ngân hàng xem xét việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuần túy trên cơ sở rủi ro, có thể tạo ra một gánh nặng đáng kể về trích lập dự phòng rủi ro cho các ngân hàng. Tuy vậy, khái niệm "được coi là nợ quá hạn" đặt ra các cách hiểu khác nhau. Điều chưa rõ là "Toàn bộ số dư nợ gốc" được quy định trong Điều 22 chỉ liên quan đến Hợp đồng tín dụng có vi phạm hay tới tất cả hợp đồng tín dụng của khách hàng vay. Cũng tương tự như vậy, không rõ là quy định đó chỉ liên quan đến tổ chức tín dụng có khoản vay bị vi phạm hay tới tất cả các tổ chức tín dụng mà khách hàng có vay vốn. Vì vậy, số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn có thể là: (1) Số dư nợ gốc của tất cả các khoản vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng cho vay. (2) Số dư nợ gốc của tất cả các khoản vay của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng mà khách hàng có vay vốn Ví dụ: Khách hàng X có khoản vay 60 triệu USD từ ngân hàng xử lý nợ xấu, được thanh toán vào 6 kỳ thanh toán nợ gốc bằng nhau, mỗi kỳ 10 triệu. Khách hàng X còn có một khoản vay khác trị giá 100 triệu từ ngân hàng xử lý 55 nợ xấu, khoản vay 100 triệu từ ngân hàng Y và khoản vay 100 triệu từ ngân hàng Z. Khách hàng X đã thanh toán đầy đủ 4 kỳ hạn trả nợ đầu của khoản vay 60 triệu USD nhưng không trả đúng hạn ở kỳ hạn thứ 5 và được ngân hàng xử lý nợ xấu chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ này. Giả sử, tất cả các khoản vay khác chưa đến hạn, số dư nợ gốc phải chuyển sang nợ quá hạn của khách hàng X có thể là: (1) Số dư nợ gốc còn lại của hợp đồng tín dụng có vi phạm (nghĩa là 60 triệu - 40 triệu (đã được thanh toán ở 4 kỳ hạn trước) = 20 triệu (2) Số dư nợ gốc của tất cả các khoản vay của khách hàng X tại ngân hàng X (nghĩa là 120 triệu) hoặc (3) Số dư nợ gốc của tất cả các khoản vay của khách hàng X tại ngân hàng X, Y, Z (nghĩa là 320 triệu) Cách giải thích (1) phù hợp với các quy định của Quy chế 1627/2001/QĐ-NHNN và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ áp dụng đối với việc chuyển nợ quá hạn khi khoản vay không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tuy cách giải thích này có thể được áp dụng, nhưng liệu đó có phải là ý của nhà soạn thảo Luật? Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN nhằm thay thế tất cả các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về tính và chuyển nợ quá hạn, và vì vậy, có thể phỏng đoán là cách giải thích (2) hoặc (3) sẽ được áp dụng. Tính thực thi của quyết định này còn là một dấu hỏi. Nếu áp dụng hồi tố, các ngân hàng sẽ phải cân nhắc liệu có tăng chi phí vay vốn hay không và vì vậy, các ngân hàng cũng sẽ phải cân nhắc có sử dụng các điều khoản về chi phí gia tăng vốn rất tiêu chuẩn trong các hợp đồng tín dụng để buộc khách hàng thanh toán các chi phí gia tăng này hay không? Thêm nữa, nếu cách giải thích (3) được áp dụng, không rõ là quy định về chuyển nợ quá hạn tại tất cả các Tổ chức tín dụng có liên quan sẽ được thi hành trên thực tế như thế nào? Theo dự kiến, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các quy định hướng dẫn cách tính và phân loại nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với các quy định mới của Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN. Trên thực tế, 56 không dễ dàng dự đoán tác động cụ thể của các yêu cầu này đối với các tổ chức tín dụng, mặc dù rõ ràng là các quy định này sẽ có tác động tới tất cả các thành tố của thị trường, đặc biệt là việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng. Việc thi hành các quy định mới sẽ yêu cầu phải có những thay đổi tại các ngân hàng, chẳng hạn như đủ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác để trích lập dự phòng, cũng như thay đổi liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, hệ thống thông tin và dữ liệu để quản lý nợ quá hạn. Với những thay đổi này, ngân hàng Việt Nam có thể sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn vì chưa hoàn thiện các hệ thống và công cụ quản lý rủi ro. Các ngân hàng yếu kém về năng lực tổ chức có thể bị phá sản nếu không được tái cấp vốn. Việc thi hành các quy định mới cũng đặt ra yêu cầu đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển cơ cấu tổ chức và nhân sự để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Cụ thể, việc kiểm soát dựa trên đánh giá chất lượng tài sản sẽ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải có trách nhiệm xây dựng một cơ chế kiểm tra và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá đó. Vì chi phí phát sinh từ những thay đổi trên có thể chuyển sang khách hàng vay, nên có thể là các khoản phí tổn và chi phí ngân hàng sẽ tăng lên * Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC) Theo quy định Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại và Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại của Thủ tướng Chính phủ thì phạm vi đối tượng nợ của AMC tiếp nhận xử lý là nợ tồn đọng phát sinh trước ngày 31/12/2000. Cho đến nay, về cơ bản các AMC đã xử lý xong khoản nợ tồn đọng phát sinh trước ngày 31/12/2000. Như vậy, nếu không thay đổi về đối tượng 57 nợ được xử lý thì coi như AMC đã "hoàn thành sứ mệnh lịch sử". Tuy nhiên, có rất nhiều bất cập của mô hình AMC đã bộc lộ tương đối rõ nét. Trong quá trình hoạt động vừa qua, dù về cơ sở pháp lý, ngân hàng nói chung cũng như AMC nói riêng về cơ bản đã có hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để xử lý nợ tồn đọng (nhưng chưa thực sự có quyền lực đủ mạnh để xử lý) trong thực tế rất khó thực hiện, cụ thể: - AMC là công ty con của ngân hàng thương mại nhà nước, được ngân hàng thương mại nhà nước cấp vốn điều lệ. Với nguồn vốn hạn chế, AMC không thể có đủ vốn để bù đắp ngay tất cả các khoản nợ và tài sản tồn đọng ngân hàng thương mại bàn giao sang. Vì vậy, trên sổ sách kế toán của ngân hàng thương mại nhà nước, số nợ tồn đọng vẫn không giảm sau khi bàn giao sang AMC. Việc xóa hay tất toán các khoản nợ tồn đọng phải chờ kết quả xử lý tài sản, từ đó dẫn đến chậm thu hồi vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước. - Theo quy định, mục đích hoạt động của AMC là vì lợi nhuận. Điều này mâu thuẫn với chức năng hoạt động của AMC là làm lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng. Theo quy định, khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thương mại, công ty AMC được toàn quyền bán tài sản bảo đảm nợ vay và bên bảo đảm có trách nhiệm bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý. Trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cưỡng chế. Trong việc xử lý tài sản tồn đọng cũng có rất nhiều vướng mắc khác như: Xuất phát từ quyền lực của AMC rất hạn chế phạm vi xử lý của AMC nên các cơ quan nhà nước được Thủ tướng giao nhiệm vụ phối hợp cùng ngành ngân hàng xử lý nợ và tài sản tồn đọng triển khai chậm. Trong thực tế, đa số các trường hợp tài sản tồn đọng có tranh chấp, AMC không thể thực hiện được quyền của mình, mà vẫn phải khởi kiện ra Tòa và tiến độ triển khai rất chậm. Hầu hết tài sản của doanh nghiệp nhà nước không thuộc quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng dùng thế chấp, cầm cố ngân hàng để bảo đảm nợ vay. 58 Khi doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ, ngân hàng phải đưa ra xử lý tài sản và việc này khiến ngân hàng thương mại nhà nước gặp rất nhiều khó khăn vì chưa đủ cơ sở pháp lý. Một số khoản nợ đã có bản án có hiệu lực nhưng không có khả năng thi hành án hoặc quá trình thi hành án kéo dài do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho ngân hàng không chủ động thu nợ được. - Hoạt động chuyển nợ thành vốn góp. Việc chuyển nợ thành vốn góp cũng là một nghiệp vụ mới đối với ngân hàng. Việc này có thể thực hiện được hay không trước hết phải có được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản cấp trên, của chính quyền địa phương (đối với doanh nghiệp thuộc tỉnh), sau đó là doanh nghiệp đồng thuận, phù hợp với tỷ lệ tham gia góp vốn trong quy định của Ngân hàng Nhà nước, tức là không theo ý muốn của công ty AMC. Như vậy, những doanh nghiệp có nợ chuyển sang AMC nếu là doanh nghiệp nhà nước thì phải sắp xếp lại mà chủ yếu là bằng các biện pháp: cổ phần hóa, bán, giải thể, phá sản… Nếu là doanh nghiệp dân doanh thì sẽ áp dụng các biện pháp như giải thể, phá sản. Những doanh nghiệp có tổng nợ phải trả lớn hơn nhiều tổng giá trị tài sản; vốn chủ sở hữu còn không đáng kể, không có khả năng thanh toán nợ (khả năng thanh toán chung). Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp bị Tòa tuyên phá sản, cơ quan chủ quản quyết định bán doanh nghiệp thì ngân hàng không thể thu được hết nợ gốc, nếu giải thể theo quy định thì cơ quan ra quyết định giải thể phải thanh toán hết nợ cho ngân hàng. Thực tế thì chẳng cơ quan nào ra quyết định giải thể thanh toán hết nợ cho ngân hàng. Với hình thức cổ phần hóa thì nợ ngân hàng chỉ được chuyển thành vốn góp khi doanh nghiệp, cơ quan chủ quản doanh nghiệp "đồng ý". Trong thực tế gần 4 năm qua cho thấy, các hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp như nêu ở trên hầu hết là trốn nợ ngân hàng. Đối với AMC nói riêng, ngân hàng nói chung chưa có chế tài đủ mạnh để yêu cầu khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo yêu cầu của ngân hàng, trong các trường hợp này việc trả nợ hay không trả lại thuộc ý chí của doanh nghiệp mắc nợ. Do vậy, thực tế hoạt động về mảng nghiệp vụ này chưa thực hiện được. 59 * Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) Khi hỗ trợ các ngân hàng thương mại nhà nước nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn hướng dẫn việc bán nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại nước cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Đây là một bước xây dựng thị trường mua bán nợ, một hướng đi quan trọng để xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trong tay DATC không có những cơ chế riêng làm công cụ xử lý nợ. DATC cũng chưa có đủ năng lực tài chính để thực hiện mua bán nợ. Và không phải khoản nợ nào cũng dễ mua hoặc bán được. Với tâm lý sợ trách nhiệm, sợ mất quyền lợi, các doanh nghiệp nhà nước lại chọn phương cách treo nợ hơn là bán đấu giá thấp cho DATC. AMC và DATC đều giống nhau ở sự mâu thuẫn giữa chức năng mà mục tiêu hoạt động. Dù cả hai đều có nhiệm vụ là xử lý nợ xấu, một bên thì mua bán nợ, một bên thì quản lý xử lý tài sản tồn đọng mà đa phần là bất động sản. Khi hoạt động, cả AMC và DATC đều phải đảm bảo cả mục đích tối đa hóa lợi nhuận thu hồi lại phải đảm bảo được chức năng lành mạnh hóa tài chính. Ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu đặt ra cho DATC là phải hoạt động vừa nhằm lành mạnh hóa tài chính, thức đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, lại vừa phải theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Do đó, để bảo toàn vốn, DATC phải cân nhắc lựa chọn những khoản nợ ít gặp rủi ro mất vốn. Do đó điều này đã làm chậm lại quá trình xử lý nợ cũng như số lượng các khoản nợ xử lý được. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xử lý nợ tồn đọng thường gắn liền và phục vụ một chính sách kinh tế cụ thể tùy theo bối cảnh riêng từng quốc gia chứ không đơn thuần chỉ nhằm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy mà các nước như Hàn Quốc, Malaysia không đặt vấn đề bảo toàn vốn và có lợi nhuận làm nguyên tắc hoạt động chính cho tổ chức xử lý nợ. Thay vào đó, họ chỉ yêu cầu các tổ chức xử lý nợ phải tối đa 60 hoá giá trị thu hồi để giảm thiểu gánh nặng ngân sách mà Chính phủ bỏ ra để hỗ trợ cho chương trình xử lý nợ tồn đọng. Vậy nên quy định pháp luật Việt Nam về mục tiêu và hoạt động của DATC là chưa hoàn toàn hợp lý. Ở Việt Nam, mối quan hệ mua bán nợ giữa DATC với các thiết chế tài chính, giữa DATC với tổ chức kinh tế và cá nhân hiện chưa được điều chỉnh, hầu hết thiếu quy định pháp lý, thậm chí chồng chéo mâu thuẫn nhau. Các quy định áp dụng cho DATC hầu như không tạo quyền ưu tiên đặc biệt trong việc tiếp cận và khai thác thông tin đánh giá khoản nợ nên đã gây ra không ít khó khăn trong việc mua và xử lý nợ. Trong quá trình xử lý nợ, có trường hợp ngân hàng đã mời DATC cùng giải quyết một món nợ, sau khi xem xong, DATC yêu cầu làm một công văn đề nghị bán nợ. Do chưa có hệ thống thẩm định nợ xấu nên sau đó, chi nhánh nhận được giá chào mua rất thấp chỉ khoảng 20% giá món nợ đó và ngân hàng lại rất băn khoăn không biết sẽ bán cho DATC theo tỷ lệ nào. Có thể kết luận rằng, DATC xử lý nợ mang nặng tính thủ tục, chưa có "hơi thở" thị trường. 2.3.2. Pháp luật dân sự và đất đai liên quan đến xử lý nợ xấu Phương thức bán tài sản bảo đảm: Bộ luật Dân sự chỉ trao quyền cho bên nhận bảo đảm được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu tổ chức tín dụng tự bán là trái với pháp luật dân sự và thậm chí chưa có văn bản liên quan đến vấn đề xử lý tài sản, trong đó có các quy định về hồ sơ, thủ tục, năng lực hành vi người chuyển nhượng tài sản trong thủ tục chuyển quyền sở hữu, công chứng... Điều này khiến cho tổ chức tín dụng gặp vướng mắc khi xử lý tài sản. Một bất cập khác là phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Ngân hàng thương mại nhà nước sử dụng phương thức này để giải quyết nợ xấu và tài sản bảo đảm nợ tồn đọng hoặc những tài sản khó xử lý, tài sản đặc thù. Tuy nhiên, việc tổ chức tín dụng nhận tài sản mà tài sản đó chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng cho chính tổ chức tín dụng sẽ tác động tới giới hạn tỉ lệ an toàn trong hoạt 61 động của loại hình doanh nghiệp này, trong đó việc đầu tư vào tài sản cố định của một tổ chức tín dụng luôn ≤ 50% vốn tự có. Quy định này xung đột với quy định tại Bộ luật Dân sự về việc quyền sở hữu của chủ tài sản bị xử lý chỉ kết thúc khi việc xử lý tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Có quan điểm cho rằng, khi ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện phương thức này, tài sản sẽ được xác định giá trị để bù trừ nghĩa vụ. Trường hợp giá trị tài sản được định giá không đủ để thực hiện nghĩa vụ, trường hợp có chênh lệch thừa thì phần chênh lệch đó sẽ thuộc về bên bảo đảm. Nhưng quy định pháp luật về vấn đề này có thể được hiểu theo cách: Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm cấn trừ không có ý nghĩa, bên bảo đảm sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ đến khi tài sản bảo đảm được bán để thu hồi nợ. Số tài sản có giá trị lớn hơn giá trị xác định tại bản án vẫn được coi là tài sản của bên thế chấp, cầm cố mà không phải là tài sản của ngân hàng thương mại. Nếu hiểu theo cách này, đương nhiên sẽ gây bất lợi cho chủ nợ là ngân hàng thương mại nhà nước. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ngân hàng thương mại nhà nước hoặc bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm sẽ bị ảnh hưởng khi không xác định được các loại chi phí xử lý tài sản do pháp luật không xác định rõ "chi phí hợp lý" phát sinh. Thậm chí, cần phải nộp ngân sách nhà nước các loại thuế, phí, lệ phí được ưu tiên thanh toán trước khoản nợ được bảo đảm nhưng pháp luật không xác định rõ loại thuế, phí, lệ phí này. Việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của các doanh nghiệp nhà nước: Một số tài sản quan trọng hoặc dây chuyền sản xuất chính phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Tuy vậy, khi ngân hàng thương mại nhà nước xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan tài chính của một số địa phương yêu cầu phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý, điều này gây ảnh hưởng tới tiến độ và quy trình xử lý tài sản, vì các thủ tục xin phép rất rườm rà và phức tạp. Với mục đích hoàn thiện pháp luật về đất đai, trong thời gian vừa qua, các quy định của pháp luật về đất đai được sửa đổi, bổ sung liên tục. Việc sửa 62 đổi, bổ sung này đã tạo điều kiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nảy sinh trên thực tế (bao gồm cả các vướng mắc liên quan tới việc nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất như các quy định cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam được nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, cho phép Tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận về giá trị thế chấp khi nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất… Tuy nhiên, việc pháp luật về đất đai thay đổi liên tục cũng làm cho môi trường pháp lý không ổn định và tiềm ẩn những rủi ro đáng kể cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Một trong những điểm thay đổi đáng lưu ý là quy định về điều kiện nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Luật Đất đai 2003 quy định: Hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất không phải là đất thuê có quyền thế chấp, bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, để vay vốn sản xuất kinh doanh. Ước tính, một số hộ cần số tiền vay vài trăm triệu đồng. Nếu phải vay bên ngoài, thủ tục có dễ hơn nhưng lãi suất quá cao. Trong khi đó, muốn vay ngân hàng thì phải có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm có thể là của chính khách hàng, của bên thứ ba hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Hiện nay, phần lớn tài sản bảo đảm của khách hàng chủ yếu là quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất (quyền sử dụng nhà ở). Có một điều bất hợp lý là, khi nhận thế chấp tài sản quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở, các tổ chức tín dụng thường áp dụng theo khung giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để xác định mức cho vay. Chính vì vậy, giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng thường không tương xứng với giá trị thực, nhất là quyền sử dụng đất ở. Bởi, giá trị quyền sử dụng đất ở mà Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố đưa ra chỉ để áp dụng tính thu thuế chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường Mặc dù các ngân hàng thương mại đã có những quy định về phương pháp xác định giá trị tài sản bảo đảm là hội đất ở để giúp người dân có cơ hội vay được nhiều vốn hơn như việc xác định theo thỏa thuận giữa ngân hàng cho vay và bên bảo đảm nhưng phải thấp hơn giá đất thực tế chuyển nhượng 63 trên thị trường địa phương tại thời điểm định giá; không vượt quá khung giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định hoặc mức tối đa ≤ 70% giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếu cao hơn giá ghi trong khung giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có đất. Nhu cầu về vốn cho khách hàng vẫn chưa đáp ứng đủ vì giá trị tài sản được quy định thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó. Nếu như trước đây, các ngân hàng thương mại trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước khi giải quyết khách hàng vay vốn luôn đặt tính hiệu quả của dự án /phương án lên hàng đầu và xem đó là điều kiện tiên quyết để cán bộ tín dụng thẩm định trình duyệt cho vay vốn. Hiện nay, nhiều năm thực hiện, việc lấy dự án/phương án làm căn cứ cho vay vốn đã bộc lộ những khó khăn nhất định, vì có một số ít doanh nghiệp và cá nhân khi xây dựng dự án/phương án đã không trung thực. Họ luôn đưa ra những thông tin không minh bạch làm ngân hàng rất khó xác định cho vay vốn. Vì thế, các ngân hàng thương mại ngoài việc xem xét dự án/phương án còn ràng buộc khách hàng vay vốn phải có thêm tài sản bảo đảm. Ví dụ: Quy định về phương pháp xác định giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất ở hiện nay của ICB không ổn định. Có lúc quy định giá trị quyền sử dụng đất ở thế chấp được xác định theo thỏa thuận giữa ngân hàng cho vay và bên bảo đảm nhưng phải thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường địa phương tại thời điểm định giá / định giá lại nhưng không vượt quá khung giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định. Hoặc nếu chi nhánh ngân hàng xây dựng khung giá đất thì không lớn hơn 2 lần giá của loại đất, vị trí đất trong khung giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định và thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường địa phương tại thời điểm định giá thế chấp/định giá lại với mức: Thứ nhất, mức tối đa bằng với mức giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếu thấp hơn hoặc bằng với giá ghi trong khung giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có đất quy định. 64 Thứ hai, mức tối đa ≤ 70% giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếu cao hơn giá ghi trong khung giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có đất. Nếu áp dụng theo cách 1 thì không thể cho vay vốn được, vì giá trị quyền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân các địa phương đưa ra chỉ để áp dụng tính thuế chứ không quy định để bán, để chuyển nhượng trên thị trường. Còn áp dụng theo cách 2, việc thực hiện trở nên khó khăn vì các tỉnh nhỏ chưa có dịch vụ nhà đất. Do đó, các ngân hàng ở những tỉnh này không thể có khung giá thị trường để áp dụng tính đúng 70% theo quy định được. Nếu thuê cơ quan chuyên môn thì do có những quy định ràng buộc bởi trách nhiệm về cách định giá của họ, sẽ khó có cơ quan nào đứng ra nhận xây dựng khung giá đất cho ngân hàng. Như vậy, quy định đưa đến cách hiểu không thống nhất, khiến cho việc đầu tư, cho vay vốn trở nên khó khăn. Và cũng không thể quy định cho phép các chi nhánh tự xây dựng khung giá đất để xác định giá trị tài sản bảo đảm làm căn cứ cho vay, vì như vậy sẽ chồng chéo. Các chi nhánh không phải là pháp nhân, do đó không được phép tự đưa ra các quy định. Vậy nên, việc áp dụng khung giá đất làm căn cứ xác định mức cho vay trở nên rất cần thiết. 2.3.3. Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc liên quan đến xử lý nợ xấu Ban hành quy phạm pháp luật cho hoạt động của các doanh nghiệp là vai trò cơ bản của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, nhà nước còn đóng vai trò là nhà đầu tư tại các doanh nghiệp. Nhưng trong hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chưa có sự tách bạch về vai trò quản lý nhà nước và vai trò của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp. Chúng ta khó có thể xác định được tính chất của việc ban hành là thực hiện chức năng quản lý nhà nước hay chức năng của chủ sở hữu. Thực tế đã có sự mất cân đối về số lượng và nội dung quy phạm pháp luật giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác. Hệ thống quy phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp nhà nước được ban hành chi tiết hơn các văn bản về loại hình doanh nghiệp khác, khiến cho nhiều 65 doanh nghiệp khác vận dụng luôn loại văn bản này đối với hoạt động của mình. Dù đây là văn bản hướng dẫn của chủ sở hữu nhà nước về công tác tổ chức cán bộ và tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước nhưng các doanh nghiệp khác vẫn áp dụng. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước đã được nêu rõ tại Luật doanh nghiệp nhà nước: "Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý". Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự, với tư cách là một pháp nhân, doanh nghiệp nhà nước phải có tài sản riêng, tách biệt khỏi phần tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp nhà nước phải có quyền sở hữu đối với các tài sản đã được chủ sở hữu giao khi thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ tài chính của mình trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng, khẳng định sự tồn tại độc lập, năng lực chịu trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi tham gia vào quan hệ dân sự, kinh tế (bao gồm cả quan hệ tín dụng, ngân hàng). Nhưng, khi cụ thể hóa quyền sở hữu của doanh nghiệp nhà nước đối với các tài sản của chính doanh nghiệp nhà nước, pháp luật về doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện nhiều điểm bất cập. Doanh nghiệp nhà nước chỉ có quyền "quản lý, sử dụng vốn" và các tài sản khác do Nhà nước giao thay vì có quyền sở hữu đối với tài sản của mình như các pháp nhân khác. Quy định này không phù hợp với chính quy định về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước, tự chủ tài chính, chịu trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp nhà nước và làm cho doanh nghiệp nhà nước "dường như" chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ, xét theo tiêu chí quyền sở hữu về tài sản của doanh nghiệp. Đây là điểm sẽ gây hạn chế cho doanh nghiệp nhà nước trong giao dịch với các ngân hàng thương mại nhà nước. Thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản của doanh nghiệp nhà nước để vay vốn ngân hàng còn mang nặng tính xin cho. Hạn chế này thể hiện tại quy định 66 buộc doanh nghiệp nhà nước phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép khi thế chấp các tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế kĩ thuật. Trong khi đó, cho đến nay, các cơ quan quản lý ngành kinh tế kĩ thuật vẫn chưa ban hành các quy định xác định " toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp nhà nước" trong từng ngành là những tài sản nào? Rủi ro cho ngân hàng đến khi xử lý các tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp việc thế chấp bị vô hiệu do các tài sản này được xác định là "toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp" tại thời điểm xử lý tài sản, doanh nghiệp chưa được phép thế chấp của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước: Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước là số vốn thuộc sở hữu nhà nước được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp nhà nước, nhà nước đầu tư "toàn bộ hoặc một phần" vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư một phần vốn điều lệ. Trong trường hợp này, năng lực chịu trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp nhà nước thấp hơn mức vốn được ghi trong Điều lệ. Hay nói cách khác, Nhà nước chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo cam kết. Điều này đồng nghĩa với rủi ro cao hơn các bạn hàng của doanh nghiệp (gồm cả các ngân hàng cho vay). - Vấn đề minh bạch hóa của doanh nghiệp nhà nước: Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập, thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Như vậy, Ban kiểm soát không thể giám sát được hoạt động của Hội đồng quản trị. Hình thức giám sát công ty nhà nước từ bên ngoài thông qua Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính là chưa hiệu quả vì giám sát này chỉ liên quan đến giám sát sử dụng vốn và mục tiêu lợi nhuận mà chưa coi trọng giám sát các mục tiêu khác. 67 2.3.4. Luật Doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu Trước đây, theo Luật công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là Giám đốc công ty. Theo Luật doanh nghiệp mới, người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chỉ là Giám đốc công ty, trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là người đại diện theo pháp luật. Hay nói cách khác, người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể là chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng quản trị nếu Điều lệ công ty quy định hoặc Giám đốc công ty trong trường hợp còn lại. Như vậy, khi kí kết các hợp đồng tín dụng, bảo lãnh với các loại hình doanh nghiệp này, ngân hàng bắt buộc phải kiểm tra tư cách đại diện của người kí kết. Trường hợp điều lệ công ty có quy định người đại diện theo pháp luật của công ty là chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên thì giám đốc công ty chỉ có thẩm quyền kí hợp đồng với tổ chức tín dụng khi có văn bản ủy quyền của chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch Hội đồng thành viên. - Thẩm quyền kí hợp đồng lớn với tổ chức tín dụng Một trong những thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp so với Luật công ty trước đây là quy định về thẩm quyền thông qua các hợp đồng có giá trị lớn của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Nếu không có văn bản chấp thuận của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, các hợp đồng có giá trị lớn của công ty dù được người đại diện theo pháp luật của công ty kí kết vẫn bị vô hiệu. Do vậy, để bảo đảm hợp đồng không bị vô hiệu, quy định này buộc các Tổ chức tín dụng ngoài việc kiểm tra tư cách đại diện cho doanh nghiệp của người kí hợp đồng, còn phải kiểm tra thêm Điều lệ của công ty để xác định giá trị của hợp đồng phải có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và văn bản chấp thuận của Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công 68 ty trách nhiệm hữu hạn khi kí hợp động cho vay có giá trị >50% giá trị tài sản của công ty theo sổ sách kế toán. - Quyền sở hữu tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng nhiều loại tài sản khác nhau như tiền Việt Nam, ngoại tệ, giá trị quyền sử dụng đất… Hiệu quả pháp lý của việc góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ người góp vốn sang cho doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp quy định, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty, tài sản góp vốn chỉ được xem là tài sản của công ty khi đã thực hiện xong việc chuyển quyền sở hữu. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền sử dụng, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản có xác nhận bằng biên bản. Như vậy, trong quan hệ tín dụng với các công ty, tổ chức tín dụng cần lưu ý: Khi xác định khả năng tài chính của công ty, phần vốn góp bằng tài sản (không phải bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng) chỉ được tính là tài sản của công ty sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã được chuyển sang công ty. Điều này buộc các ngân hàng phải kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp khi nhận tài sản của doanh nghiệp(đặc biệt là tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất) làm vật bảo đảm cho nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng. 2.3.5. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu Hiện nay, theo Luật Phá sản 2004, việc xử lý các khoản nợ bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố hay các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ có sự liên 69 quan đến phía ngân hàng theo tư cách chủ nợ nhưng pháp luật phá sản không trao cho ngân hàng quyền chủ động trong việc xử lý các loại tài sản này. Đa phần đều phải thực hiện thông qua các quyết định của Thẩm phán Toà án về thủ tục thanh lý và phân chia tài sản, mà hoàn toàn không chủ động dù trong rất nhiều trường hợp, ngân hàng là chủ nợ lớn. Tính chủ động của ngân hàng bị hạn chế rất lớn dẫn đến tính hiệu quả của việc xử lý bị suy giảm nghiêm trọng do phải trải qua nhiều khâu còn Toà án thì có nhiều việc phải làm nên không thể tập trung tốt được. 2.3.6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan đến xử lý nợ xấu Một trong những thay đổi rất lớn của Luật Hôn nhân và gia đình là các quy định về đăng ký, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Theo Luật Hôn nhân và gia đình mới, khi đăng ký quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng như nhà ở, quyền sử dụng đất, tài sản khác (mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu) phải ghi tên cả vợ và chồng. Đối với các tài sản thuộc sở hữu chung đã đăng ký trước đây chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, thì vợ, chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản có ghi tên của cả vợ chồng. Nếu không yêu cầu cấp lại, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. Cũng theo quy định của Luật này, vợ chồng có quyền nghĩa vụ ngang nhau trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự (bao gồm cả giao dịch bảo đảm với ngân hàng) có liên quan đến tài sản vợ chồng. Đối với các giao dịch dân sự (bao gồm cả giao dịch bảo đảm với ngân hàng) có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch này phải có sự thoả thuận của vợ, chồng và thoả thuận này phải được lập thành văn bản có chữ kí của vợ chồng hoặc phải có chứng thực nếu pháp luật có quy định khác. Các quy định mới này buộc các ngân hàng khi nhận tài sản chỉ ghi tên một người làm tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng ngân hàng phải quan tâm tới tình trạng hôn nhân (có vợ, chồng hay không), tình trạng pháp lý của 70 tài sản này (tài sản chung hay tài sản riêng) để tránh các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản bảo đảm có thể phát sinh sau này. 2.4. CÁC KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU Khi ngân hàng xây dựng Đề án đã tính đến khả năng khó thu hồi của các khoản nợ giãn, nợ quá hạn tiềm ẩn, nợ khoanh chưa đến hạn trả nhưng tình tình tài chính của khách nợ cho thấy họ không có khả năng trả nữa và những khoản nợ ngoại bảng chưa thể hiện trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng phát sinh từ hoạt động mở LC của Ngân hàng Ngoại thương cho các doanh nghiệp trong nước nhập hàng của nước ngoài vào đầu những năm 1990 để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, đối với các khoản bảo lãnh quá hạn, VCB liên tục bị sức ép đòi nợ của chủ nợ phía nước ngoài, nếu không được giải quyết sớm, ngân hàng sẽ bị mất uy tín và chịu nhiều tổn thất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Do số nợ trên không được chấp nhận đưa vào xử lý trong Đề án nên đã gây ra một số khó khăn khi ngân hàng thực hiện triển khai đề án: ngân hàng không những phải tập trung tiềm lực để xử lý số nợ tồn đọng trong Đề án mà còn phải thực hiện đồng thời xử lý các khoản nợ giãn, nợ LC tồn đọng. Đối với các khoản nợ giãn: Về mặt hạch toán, kế toán thì các khoản nợ này đang được để ở tài khoản nợ trong hạn, tuy nhiên qua phân tích thực chất đây là khoản nợ khó có khả năng thu hồi vì trước khi được giãn nợ thì chúng đã là nợ quá hạn rồi nhưng lại chưa đủ điều kiện để ngân hàng trích lập và xủ lý bằng dự phòng rủi ro. Hơn nữa, tình hình tài chính của các đơn vị giãn nợ cũng hết sức khó khăn. Về các khoản nợ bảo lãnh tồn đọng đã quá hạn thanh toán với nước ngoài: số nợ này phát sinh từ thời bao cấp, hầu hết đã được kê khai lên lưới công nợ, khi mở có sự bảo lãnh của các cơ quan chủ quản như Ủy ban nhân dân tỉnh, sở, bộ... Do sau khi nhập hàng về, các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thua lỗ và bị chiếm dụng vốn dẫn đến bị phá sản, giải thể hoặc một số đơn vị còn tồn tại nhưng tình hình tài chính rất yếu kém, bên cạnh đó việc bảo 71 lãnh của các cơ quan địa phương trước đây chỉ là mang tính hình thức nên các doanh nghiệp này đều không có khả năng trả nợ. Các khoản nợ của vụ án có thời gian thu hồi rất lâu vì bị phụ thuộc tiến độ xử lý của các cơ quan tư pháp, có thể nhiều năm quyền lợi của chủ nợ là ngân hàng mới được thực hiện, không kể trường hợp đối tượng thi hành án đang chịu án phạt tù giam. Nguồn thu nợ chính cho ngân hàng là từ hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, cho thuê, bán tài sản bảo đảm để thu nợ còn gặp nhiều khó khăn, với các lí do: Toà tuyên giao tài sản không rõ nên không xử lý được, tài sản thế chấp là nhà xưởng trên đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tài sản thế chấp bổ sung do cơ quan thi hành án bị mất hoặc thất lạc hồ sơ, giấy tờ nên khó phát mại, cơ quan đăng bộ chưa xử lý cho các bất động sản liên quan vụ án. Dù các tổ chức tín dụng thành lập các AMC và tích cực xử lý số tài sản này, nhưng kết quả mang lại xem ra không đáng kể do các nguyên nhân sau: - Đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo: Tài sản thế chấp được bàn giao, xiết nợ rất khó bán hoặc không bán được hoặc có bán được cũng không thu hồi đủ nợ do tài sản thế chấp không hội đủ yếu tố pháp lý (tài sản thế chấp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang còn tranh chấp đất, trong khu quy hoạch giả toả, xây dựng chương trình phúc lợi địa phương…), một bộ phận tài sản thế chấp được đưa vào khai thác, nhưng hiệu quả lại không cao (chủ yếu là cho thuê). - Đối với các khoản nợ có liên quan đến các vụ án: việc thu hồi nợ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật, Toà án. Nhiều trường hợp tài sản đã có bản án của Toà tuyên giao tài sản cho ngân hàng nhưng cơ quan công chứng nhà nước vẫn không công chứng việc chuyển quyền sở hữu tài sản do tài sản thiếu giấy chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản... Đối với các trường hợp phải nhờ cơ quan thi hành án, thời gian để hoàn thành việc 72 giải toả, bàn giao tài sản mất rất nhiều thời gian công sức, bồi thường phải mất tối thiểu 6 tháng. - Đối với các khoản nợ tồn đọng khác (nợ quá hạn, nợ trả thay): do bản thân con nợ chây ỳ, hoặc rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản không còn khả năng trả nợ. Khi các ngân hàng xử lý, chỉ thực hiện bằng biện pháp xiết nợ (nếu có tài sản) hoặc khởi kiện và như vậy lại rơi và trường hợp trên, việc chuyển hoá thành tiền để thu nợ gặp khó khăn. Các biện pháp đề cập trong Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước rất chung chung, không khả thi như các doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng. Đối với các khoản nợ không có khả năng trả nợ, trước hết doanh nghiệp tự tìm mọi biện pháp xử lý… cùng chia sẻ khó khăn của chủ nợ, con nợ để xử lý thông qua hình thức khoanh nợ, giãn nợ, mua bán nợ. Trường hợp vượt quá khả năng thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết. Việc phối hợp xử lý nợ xấu giữa các cơ quan chưa đồng bộ kiên quyết do chưa nhận thức tính nghiêm trọng, độ phức tạp của công nợ. Cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ của những công ty AMC của các ngân hàng thương mại gặp 4 nhóm con nợ rất khó khăn: (i) Con nợ mong muốn trả nợ, nhưng không có nguồn nào để trả. Đó là những khách hàng sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, vốn bị đơn vị khác hoặc do chính cán bộ nhân viên của mình chiếm dụng hoặc đã thắng kiện, nhưng vẫn không thi hành được quyết định của Toà án để thu hồi vốn về trả cho ngân hàng hoặc không xử lý được tài sản thế chấp trên quyền sử dụng đất vì tỉnh không cho phép. Nhưng lại có trường hợp, có địa phương tổ chức bán tài sản và quyền sử dụng đất đã thế chấp ngân hàng để thu tiền về ngân sách trả nợ cho chủ nợ "đặc biệt" trong khi đó ngân hàng đề nghị được tham gia xử lý lại không được chấp nhận … 73 (ii) Con nợ đã thay đổi nhiều đời lãnh đạo doanh nghiệp. Người kế nhiệm đứng trước tình hình công nợ chồng chất, họ phải tập trung phát triển sản xuất kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên. Quá trình xử lý những hậu quả trước kia để lại đụng chạm đến rất nhiều lớp người đi trước. Nhưng đa phần những người đi trước đều đã "hạ cánh an toàn", được điều chuyển lên cấp cao hơn hoặc thành lập công ty riêng... Vậy là, giám đốc đi vay, nhưng nợ thì doanh nghiệp phải trả. Giám đốc doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên Tổng công ty, khi đi vay không phải xin ý kiến các cấp nhưng khi xử lý tài sản phải xin ý kiến của Tổng công ty, cơ quan quản lý nhà nước… Những đơn vị được hỏi ý kiến này đâu có trách nhiệm trả nợ, mà cũng không có nguồn tiền để trả nợ. (iii) Khi con nợ (người đứng đầu doanh nghiệp) chây ỳ, tìm đủ cách trốn tránh trách nhiệm trả nợ, như tìm đủ lí do để không công nhận tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp, cầm cố … (iv) Con nợ cố tình vi phạm pháp luật, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản … KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Như vậy, có thể thấy, xử lý nợ xấu ngân hàng đòi hỏi một giải pháp tổng thể từ nhiều phía. Bên cạnh những nét tích cực, những kết quả đáng mừng, có thể thấy còn rất nhiều bất cập đến từ phía cơ chế, chính sách, luật pháp cũng như thực tế xử lý. Tựu chung lại, yêu cầu đặt ra là pháp luật phải có sự sửa đổi về cơ chế thị trường mua bán nợ, thị trường bất động sản, pháp luật về cho vay có bảo đảm, thủ tục nhận, xử lý tài sản bảo đảm và cơ chế xử lý nợ xấu với việc áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. Điều đó đòi hỏi sự kết hợp giữa ngân hàng, người vay và cả Nhà nước. Sự kết hợp này phải tối ưu hóa các giải pháp theo hướng xử lý triệt để và ngăn ngừa phát sinh các khoản nợ. 74 Chương 3 KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC 3.1. KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI Thoạt tiên, khi nợ xấu xuất hiện, Thái Lan đã áp dụng một loạt những cách xử lý truyền thống như: gia hạn nợ, đảo nợ, điều chỉnh lãi suất cho vay. Song khi xuất hiện khủng hoảng tài chính năm 1997, các biện pháp trên tỏ ra không mấy hiệu quả. Vì thế, quốc gia này đã sử dụng những phương pháp có tác dụng tích cực hơn trước. Mô hình Thái Lan sử dụng xử lý nợ xấu là sự phối hợp hành động giữa Chính phủ, các cơ quan tư pháp, ngân hàng cho vay và con nợ. Thứ nhất, nợ xấu có thể được xử lý trong một thời gian dài, với sự tham gia của Tòa án, ngân hàng và con nợ. Tòa án có thể công bố thời hạn phù hợp để con nợ trả được nợ. Trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu này, ngân hàng sẽ bàn bạc, cùng thực hiện với con nợ. Tuy vậy, thực tế thì biện pháp này cũng không được sử dụng thường xuyên do thủ tục tư pháp phức tạp. Thứ hai, nợ xấu sẽ được giải quyết thông qua biện pháp đàm phán, thương lượng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp mắc nợ dưới sự chứng kiến của một cơ quan nhà nước là Ủy ban tái cơ cấu nợ. Khi đạt được sự đồng thuận về phương án xử lý nợ xấu, Ủy ban tái cơ cấu nợ sẽ ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành với cả hai bên. Đối tượng áp dụng đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính tạm thời, đột xuất. Vì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp như vậy là tương đối khả thi nên biện pháp này cũng chỉ được sử dụng trong những hoàn cảnh nhất định. Thứ ba, Chính phủ Thái Lan ra quyết định thành lập một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trên toàn quốc, đồng thời cũng quy định các ngân 75 hàng thương mại nhà nước cũng phải thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc để chủ động xử lý các khoản nợ xấu của chính các ngân hàng này. Những khoản nợ thực sự " xấu" mà các ngân hàng thương mại nhà nước không tự giải quyết được thì sẽ được chuyển giao toàn bộ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của trung ương. Sự hiện diện của mô hình này tại Thái Lan đã đem lại nhiều khởi sắc cho các định chế tài chính ngân hàng. Chính sách xử lý nợ của Thái Lan cũng thừa nhận tính hợp pháp của các biện pháp xử lý nợ khác như: hoán đổi nợ thành cổ phần, chuyển nợ thành tài sản có, xóa nợ Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng tiến hành giảm thuế hoặc không đánh thuế đối với các ngân hàng xóa nợ cho khách hàng. Một quốc gia khác đã xử lý nợ xấu tương đối thành công là Malaysia. Dấu ấn quan trọng trong lịch sử giải quyết nợ xấu của Malaysia là sự thành lập một công ty nhà nước có tên Danahatan, với mục đích mua bán quản lý và xử lý tài sản nợ, tài sản có của các tổ chức tài chính của nước này vào tháng 6/1998. Công ty này có chỉ định kiểm soát đặc biệt hoặc quản lý toàn bộ hoạt động bất kỳ một doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Malaysia khi thấy cần thiết. Danahatan có trách nhiệm quản lý các tài sản có nguy cơ xuất hiện nợ xấu để các ngân hàng, các doanh nghiệp có thể khôi phục lại hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh. Các khoản vay có vấn đề của các doanh nghiệp được chuyển giao từ ngân hàng sang Danahatan mà không cần sự đồng thuận của con nợ. Không những thế, Danahatan còn có quyền chỉ định người kiểm soát và quản lý hoạt động của công ty mắc nợ. Dựa vào sự kiểm soát đặc biệt này, Danahatan xử lý triệt để nợ xấu bằng cách thu hồi đối với các khoản nợ của các định chế tài chính yếu kém nhất. Không những thế, Ban tái cấp vốn Malaysia còn thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng và các công ty có thể duy trì hoạt động. Như vậy, hoạt động xử lý nợ xấu tại Malaysia có sự tham gia rất tích cực của Nhà nước, mà đặc trưng cơ bản là sự tôn trọng phương tiện tái cấp vốn. Vì nợ xấu có thể gây hiệu ứng đối với xã hội và kinh tế nên 76 tái cấp vốn là cách cần thiết để đảm bảo duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng. Sự tham gia của Chính phủ cũng tránh cho hệ thống ngân hàng thương mại những rủi ro đạo đức tiềm ẩn. Bên cạnh các cách thức trên, các định chế tài chính trên thế giới hiện nay đang có xu hướng sáp nhập với nhau để tăng cường sức đề kháng, mở rộng chi nhánh nước ngoài mà không phải đầu tư tốn kém, đồng thời phân tán rủi ro. Việc hợp nhất giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm vào một số tổ chợp dịch vụ tài chính toàn cầu đã tạo ra cơ hội thành công lớn. Công ty bảo hiểm phát huy được nguồn lợi thu được từ sự mở rộng thị trường và sử dụng hệ thống bán lẻ thông qua nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, còn ngân hàng thì tập trung được nguồn vốn để đầu tư tài sản tài chính. Sáp nhập không phải lúc nào cũng ưu việt, song nhờ duy trì mạng lưới chi nhánh cơ sở, các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng cho khu vực doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường và có phần thuận lợi hơn. 3.2. THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Hiện nay, trong quá trình xử lý nợ xấu, sức ép hội nhập cũng đè nặng lên khối ngân hàng thương mại, trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước. Khoảng thời gian từ nay đến năm 2015 là những năm bản lề, đánh dấu sự mở rộng và đa dạng hóa của khối ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng sẽ bị tác động rất mạnh. Theo tinh thần Hiệp định GATS của WTO, ngành ngân hàng Việt Nam cần phải chú trọng phát triển chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa loại hình sản phẩm vì số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng sẽ bị hạn chế cùng rất nhiều cam kết khác. Để có thể là thành viên WTO trong tháng 11/2006 vừa qua, Việt Nam đã phải cam kết với mức lớn hơn mức cam kết tại Hiệp định GATS của WTO (hay còn gọi là GATS PLUS). Vì vậy, công tác xử lý nợ xấu lúc này trở thành yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực khối ngân hàng. 77 Vị thế cạnh tranh của nền kinh tế nước ta thấp. Nước ta vẫn là nước nông nghiệp, tỷ trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa cao. Trong quá trình xây dựng và sản xuất còn lãng phí tài nguyên và nhân lực, chưa tận dụng hết được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Luồng vốn phân bổ trong các khu vực kinh tế chưa thật sự đồng đều. Hệ thống ngân hàng cũng nằm trong quy luật phát triển chung, phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế. Rõ ràng, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế mới được xây dựng trong khoảng hơn 30 năm nên vị thế cạnh tranh của ngân hàng vẫn còn yếu là điều không quá khó hiểu. Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng tập trung ở ba lĩnh vực: về hệ thống hoạt động, về quản lý nhà nước đối với hoạt động nhà nước và các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực thi các quy phạm pháp luật, ví dụ như: trình độ hiểu biết, năng lực áp dụng pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và tập quán. Ngân hàng là kênh trung gian chuyển vốn cho xã hội nên còn chịu sự quản lý của các quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và các thiết chế pháp luật khác. Với hệ thống pháp luật vốn phức tạp, lại thường xuyên thay đổi, thêm vào đó lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực thi luật pháp, sức ép đặt ra đối với khu vực ngân hàng thương mại nhà nước là tương đối lớn. Môi trường kinh tế thế giới không có sự ổn định bởi luôn có sự xuất hiện những nhân tố mới, những xung đột đan chéo. Khuynh hướng toàn cầu trong quá trình hội nhập khiến cho rủi ro cũng có tính lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ định chế tài chính này sang định chế tài chính khác. Chính vì vậy, khối ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam cũng luôn đứng trước khả năng chịu những tổn thất do khu vực và quốc tế mang lại. Yếu tố này có thể gây thêm nhiều rủi ro cho hệ thống. Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là một khó khăn không nhỏ đối với mọi ngành kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Giống như các lĩnh vực khác, ngành ngân hàng còn thiếu những người có chất lượng và hàm lượng 78 lao động cao. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế. Trên cơ sở những phân tích, nhận định trên đây, chúng ta có thể thấy: Xử lý nợ xấu không phải và không thể là việc làm đơn lẻ của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Đó là một quá trình kết hợp rất nhiều giải pháp, nhiều cách thức khác nhau trong một chu trình khép kín từ phòng tránh, nhận định, xử lý và tối đa hóa khoản nợ thu hồi. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật theo hướng minh bạch, tránh chồng chéo, đồng thời nâng cao khả năng tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước trong nền kinh tế đang chuyển đổi như ở Việt Nam. Chu trình xử lý nợ xấu là một chu trình khép kín, từ quản trị rủi ro đến đo lường, đánh giá, đẩy lùi và xóa bỏ nợ xấu. Pháp luật về xử lý nợ xấu sẽ sử dụng tổng hợp các công cụ đã và đang phát huy tác dụng, đồng thời sáng tạo ra những cách thức và biện pháp mới đẩy lùi nợ xấu. 3.3. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC 3.3.1. Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại nhà nước. Quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng. Giám sát tín dụng là quá trình kiểm tra, theo dõi, phân tích các thông tin có liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ và mức trả nợ của khách hàng vay vốn. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát giúp ngân hàng thương mại phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý 79 kịp thời từ đó giảm thấp những khoản nợ xấu và hạ thấp tổn thất thiệt hại trong hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, chúng ta có các giải pháp sau đây để hạn chế rủi ro tín dụng: * Các ngân hàng thương mại nhà nước phải kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro; nghiên cứu đưa vào áp dụng các mô hình quản trị rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng thương mại và theo thông lệ quốc tế. * Việc khai thác có hiệu quả thông tin trong hợp đồng tín dụng là rất cần thiết giúp ngân hàng thương mại nhà nước phân tích và dự báo được tính khả dụng của vốn vay. Đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), trung tâm thông tin của ngân hàng thương mại nhà nước, từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên. * Thực hiện đúng quy trình tín dụng. Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thường thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Trong quá trình cho vay, phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp đỡ cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh việc bố trí khi có sự kiểm tra từ phía ngân hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu tiên hay khách hàng cá nhân vay vốn đều phải thông qua hợp đồng tín dụng, qua đó lựa chọn 80 khách hàng có kinh nghiệm tổ chức, kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro tín dụng. * Nâng cao chất lượng thẩm định Việc thẩm định dự án phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án đó. Để chất lượng thẩm định dự án phương án đạt chất lượng cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng bên cạnh báo cáo tài chính của khách hàng. Cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án để xem xét quyết định cho vay. * Phân tán rủi ro tín dụng Đa dạng hóa phương thức cho vay: áp dụng nhiều cách thức khác nhau như: - Cho vay ngắn hạn thường áp dụng với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả. - Cho vay theo món: thường áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thường xuyên. - Cho vay đồng tài trợ: Là việc làm cần thiết trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Có những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, khả năng đáp ứng của một ngân hàng không đủ hoặc khi một ngân hàng quá tập trung vào một khách hàng làm cho rủi ro có thể xảy ra. * Đa dạng hóa khách hàng: - Mở rộng chương trình cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng. Việc làm này giúp ngân hàng chủ động hạn chế được rủi ro khi chính khách hàng đó hoặc các khách hàng khác gặp rủi ro không thể trả được nợ. - Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế khác nhau. - Thực hiện Bảo hiểm tín dụng, theo dạng: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có 81 bảo hiểm tài sản được thực hiện. Để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá tài sản đã làm bảo đảm cho ngân hàng và người thụ hưởng là ngân hàng. * Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Tăng cường cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phần kiểm soát. - Có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra. - Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. - Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát. 3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc - Đổi mới cơ chế điều hành theo hướng làm rõ và tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và cơ quan điều hành là Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị. Cơ cấu lại tổ chức của các ngân hàng thương mại nhà nước theo mô hình Hội sở chính và các chi nhánh. Trong đó, các chi nhánh lớn cần cấu trúc lại các phòng tác nghiệp theo loại hình nghiệp vụ sang nhóm khách hàng và loại dịch vụ nhằm khắc phục những mặt hạn chế hiện nay là: kiểm soát được rủi ro, nâng cao năng lực kiểm soát, tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực ứng dụng công nghệ mới ngang tầm khu vực và quốc tế. - Tách bạch hoạt động cho vay chính sách và cho vay thương mại trên cơ sở tiếp tục củng cố phát triển hệ thống ngân hàng chính sách xã hội nhằm tập trung thực hiện tốt hơn các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách xóa đói giảm nghèo, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường an toàn và hiệu quả. 82 - Tăng vốn tự có cho ngân hàng thương mại nhà nước trên cơ sở Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước giữ lại phần lợi nhuận thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn tự có, phát hành trái phiếu đặc biệt để bán cổ phần ưu đãi, ổn định mức nộp ngân sách trong một thời gian để khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước phấn đấu vượt chỉ tiêu lợi nhuận, cho phép lấy một phần để bổ sung vốn tự có, khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực thu hồi các khoản nợ đã xử lý để bổ sung vốn tự có. - Tăng cường quản lý vốn trên cơ sở thực hiện các biện pháp: + Đối với tài sản Nợ: Tiến hành nghiên cứu phân tích toàn diện về môi trường kinh doanh để dự báo về xu hướng vận động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, của lãi suất và tỷ giá hối đoái từ đó có kế hoạch tăng nguồn vốn phù hợp. Phân loại, đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo hướng biến thiên của cơ cấu vốn. Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chính sách huy động vốn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn tối ưu và tốc độ tăng trưởng hiệu quả của tài sản Có. + Đối với tài sản Có: Thận trọng nghiên cứu, sàng lọc, lựa chọn các dự án đầu tư có triển vọng tốt, hiệu quả cao để cho vay trên cơ sở thực hiện chuyên môn hóa việc theo nhóm khách hàng, loại dịch vụ và từng ngành nghề. Phân loại tài sản Có theo rủi ro và quy định các hạn mức đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro nhằm hạn chế nợ xấu. Tăng cường phát triển công nghệ với việc triển khai hiệu quả dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ, tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quản lý MIS phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ - Có và công tác kế toán. Hiện đại hóa ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng. Thực hiện tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo khả năng hội nhập để các ngân hàng thương mại nhà nước tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. 83 3.3.3. Cổ phần hóa ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước sẽ đạt 4 mục tiêu - Quan hệ sở hữu: Đa dạng hóa quan hệ sở hữu và cụ thể hóa chủ sở hữu - Về hoạt động: Có thể thương mại hóa mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại - Về quản lý: Luật hóa cách thức tổ chức quản lý - Hiệu quả: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống thương mại nhà nước Khi tổ chức theo hệ thống một công ty đối vốn, ngân hàng thương mại nhà nước sẽ giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý nhiều cấp, dễ phát huy tính năng động trong kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước tạo điều kiện cho người lao động trong Ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện quyền làm chủ, trách nhiệm sẽ tăng lên, năng lực chuyên môn tăng lên khiến cho vấn đề phòng ngừa rủi ro, xử lý nợ xấu trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều 3.3.4. Xử lý tốt công nợ Nợ xấu rất trầm trọng. Nếu xử lý công nợ không thành công, thì những biện pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước không đạt kết quả bền vững, thực hiện lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn. Xử lý nợ tồn đọng không chỉ là việc của ngành ngân hàng. Muốn xử lý tốt công nợ, cần sự phối hợp của các biện pháp: - Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành, địa phương trong việc yêu cầu khách nợ phải trả nợ. Đã là đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới bất kỳ hình thức nào đều phải có trách nhiệm trả nợ. Không được viện lý do này hoặc lý do khác để trốn tránh, chây ỳ, xù nợ. - Cho phép doanh nghiệp nhà nước được xử lý tài sản để trả nợ. 84 - Cần kiện toàn Ban xử lý nợ giai đoạn 3. Mỗi Bộ nên cử 1 Thứ trưởng, mỗi tỉnh nên cử 1 phó chủ tịch chuyên trách xử lý công nợ dây dưa. Định kỳ 6 tháng, 1 năm nên đánh giá kết quả xử lý nợ xấu, có khen thưởng kỉ luật. 3.3.5. Cải cách ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và môi trƣờng chính sách vĩ mô Cần phải thực hiện một cách thống nhất những chương trình mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong thời gian gần đây, bao gồm cải cách lại Ngân hàng Nhà nước theo hướng tăng cường chức năng của Ngân hàng Trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo sự độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề này đồng thời chuyển sang sử dụng các công cụ chính sách gián tiếp theo cơ chế thị trường, tăng cường năng lực của thanh tra ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế đi đôi với tự do hóa khu vực ngân hàng. Cải cách ngân hàng thương mại nhà nước phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước đi đôi với cải cách khu vực chi tiêu công. Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nguy cơ gia tăng nợ xấu trong ương lai, cần phải đẩy nhanh cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước là bức tranh phản chiếu tình hình hoạt động của hệ thống doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại nhà nước không thể lành mạnh nếu các doanh nghiệp, khách hàng của họ làm ăn thua lỗ. Doanh nghiệp nhà nước được cải cách sẽ làm giảm gánh nặng ngân sách do phải bù lỗ liên tục cho hệ thống thường làm ăn kém hiệu quả này, giảm gánh nặng bao cấp tín dụng và kết quả là làm giảm nợ xấu. 3.3.6. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Những khoản chi ngân sách cho củng cố và cải cách hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước thường là khá lớn. Những khoản cho vay cứu trợ khi ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc chi phí để khắc phục hậu quả của khách hàng, xử lý nợ xấu cũng là áp lực gây ra sự mất ổn định. Nếu lạm dụng phát hành tiền sẽ gây lạm phát và mất ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng nếu chỉ 85 dựa vào hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ thì khả năng cải thiện tình hình tài chính cho các ngân hàng thương mại nhà nước là rất khó khăn, và nhiều khi chỉ dựa vào ngân hàng trung ương. Do đó, cần có sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trách nhiệm do bán tài sản bảo đảm nợ là nguồn thu nợ tồn đọng của nghiệp vụ cho vay, không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản. Do đó, ngân hàng không phải nộp thuế giá trị gia tăng. 3.3.7. Sửa đổi các quy định về phân loại nợ Việc phân loại nợ phải chuyển từ những tiêu chí dựa trên thời hạn quá hạn sang những tiêu chí dựa trên cơ sở rủi ro. Phân loại nợ xấu một cách khoa học, dựa trên các tiêu thức: nguyên nhân phát sinh nợ, khả năng thu hồi nợ, tài sản bảo đảm nợ vay, đối tượng khách hàng. Tiêu chí nợ xấu có thể được xem xét thêm các yếu tố: - Người vay vi phạm pháp luật, bị tước hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh. - Chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân bị khởi tố về hành vi vi phạm pháp luật. - Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu xấu. - Vốn vay đã được sử dụng sai mục đích. - Khách hàng chết, hoặc mất tích. - Khách hàng không có thiện chí trong việc giải quyết nợ xấu. - Các trường hợp khác. 3.3.8. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại (AMC) Nên xác định AMC là đơn vị kinh doanh không vì mục tiêu lợi nhuận: - Đa chức năng cho AMC bằng các hoạt động như môi giới mua bán bất động sản, tư vấn cơ cấu doanh nghiệp. - Đào tạo cán bộ cho AMC đủ kĩ năng thực hiện các kĩ năng mới của AMC ở trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm về vấn đề này. - Miễn tất cả các loại thuế đối với AMC. 86 3.3.9. Xây dựng hoàn thiện cơ chế thị trƣờng mua bán nợ Khi thị trường mua bán nợ đang được hình thành, cần ban hành Nghị định về xây dựng thị trường mua bán nợ, với các nội dung như: đảm bảo lợi ích của các bên tham gia hoạt động mua bán nợ, như lợi ích của chủ nợ, con nợ, các công ty môi giới, kinh doanh nợ, địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt đối với chủ nợ, các ưu đãi của Nhà nước đối với các hoạt động mua bán nợ, ví dụ như truy cập thông tin … DATC (Debt Assets Trading Company) nên được chuyển thành một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động công ích và các khoản lỗ do mua bán nợ phải được Nhà nước bù lại. Nhà nước nên sớm có những chế tài nghiêm ngặt để các công ty dịch vụ thu hồi nợ hoạt động hợp pháp, hiệu quả, tránh thu hồi nợ theo kiểu "xã hội đen". 3.3.10. Pháp luật cho vay Pháp luật cho vay phải thay đổi quy định cho vay có bảo đảm bằng tài sản như là điều kiện tiên quyết. Việc tiến hành thu nợ bằng tài sản bảo đảm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan đối với ngân hàng cho vay như: - Tính thanh khoản của tài sản bảo đảm - Thị trường mua bán, cho thuê tài sản - Khung pháp lý cho việc xử lý nợ xấu Việc coi tài sản bảo đảm như là nguồn thu nợ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng thương mại nhà nước. Trong điều kiện môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập tính khả thi của dự án vay vốn và khả năng sinh lời của vốn vay có thể coi là điều kiện tiên quyết trong quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Pháp luật về bảo đảm tiền vay thừa nhận quyền chủ động của ngân hàng thương mại nhà nước trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, ngân hàng cho vay có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm (bao gồm cả quyền sử dụng đất) đã nhận bảo đảm hợp pháp khi cho vay. Ngân hàng có quyền lựa chọn và 87 thỏa thuận hình thức xử lý tài sản bảo đảm (bao gồm cả quyền sử dụng đất) phù hợp với từng trường hợp. Pháp luật về bảo đảm tiền vay cần thừa nhận nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản đã, đang và sẽ được thực hiện trên thực tế như quyền chuyển nhượng, quyền điều hành nhà máy, quyền thu lợi tức của dự án... Pháp luật cần thừa nhận nguyên tắc xử lý nợ xấu theo hướng tối đa hoa lợi ích kinh tế thu lại từ tài sản bảo đảm. Theo đó, khi xử lý tài sản bảo đảm, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của tài sản bảo đảm để tiếp tục thu được lợi tức từ tài sản này thay vì tiến hành kê biên, niêm phong ngay tài sản khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Khi Tòa án thụ lý quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì lí do vắng mặt hoặc khi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là kê biên tài sản bảo đảm giao cho ngân hàng quản lý nhưng ngân hàng không được xử lý tài sản bảo đảm, thì ngân hàng không thể thực hiện quyền hợp pháp của mình là xử lý tài sản bảo đảm trong khi tài sản bảo đảm để lâu bị hư hỏng, mất giá... Không những thế ngân hàng còn phải trả các chi phí trông giữ, bảo quản và có trường hợp cán bộ ngân hàng bị khởi tố vì khai thác tài sản để tận thu nợ cho ngân hàng. Cuối cùng là ngân hàng vẫn phải chịu mất vốn. Như vậy, pháp luật cần trao cho ngân hàng quyền khai thác, sử dụng tài sản để bảo đảm cho khả năng thu hồi lại vốn. Trong khi Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản khác chưa được sửa đổi thì giải pháp tối đa hóa lợi ích kinh tế thu lại từ các tài sản bảo đảm trong trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án cần được đề ra theo hướng Tòa án nên ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao cho ngân hàng quản lý và được quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh hư hỏng thất thoát và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 3.3.11. Sáp nhập, mua lại, giải thể, phá sản ngân hàng Sáp nhập, mua lại ngân hàng không phải là thuật ngữ xa lạ, đặc biệt ở các định chế tài chính lớn của các quốc gia phát triển trên thế giới. Xu thế sáp nhập các Ngân hàng thương mại nhà nước hay mua lại đều có thể xảy ra ở nước ta, vì quy mô vốn của ngân hàng nước ta đều ở mức trung bình so với thế giới. 88 Vì vậy, có thể sáp nhập các ngân hàng lại theo các mục đích kinh doanh thống nhất, và cũng có thể giải thể, chia tách các ngân hàng hoạt động yếu kém. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Kinh nghiệm thành công của một số quốc gia trên thế giới trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nợ xấu cho thấy: Công tác xử lý nợ xấu không phải là một việc làm đơn lẻ, mà đó là một chu trình tổng hợp, xen kẽ rất nhiều cách thức khác nhau, từ pháp luật, chính sách đến các phương thức khác. Dựa trên kinh nghiệm của thế giới, các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam có thể xử lý nợ xấu theo một chu trình: dự báo, phòng ngừa, phát hiện, xử lý, ngăn chặn triệt để, không để nợ xấu tái phát sinh, ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống. Có thể thấy rằng, xử lý nợ xấu không phải là việc làm đơn giản. Xử lý nợ xấu đòi hỏi sự thống nhất từ pháp luật tới việc thi hành. Theo đó, các giải pháp xử lý nợ xấu có thể bao gồm: - Quản trị rủi ro tín dụng. - Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước. - Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. - Xử lý tốt công nợ. - Cải cách ngân hàng thương mại nhà nước và môi trường chính sách vĩ mô. - Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. - Sửa đổi quy định về phân loại nợ. - Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC). - Xây dựng và hoàn thiện thị trường mua bán nợ. - Pháp luật cho vay. - Sáp nhập, mua lại, giải thể, phá sản ngân hàng. 89 KẾT LUẬN Rõ ràng, nợ xấu tác động không tốt tới hoạt động của ngành ngân hàng, cũng như toàn nền kinh tế. Trước đây và hiện nay, do thông tin về nợ xấu rất nhạy cảm, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến ngân hàng nên rất nhiều thông tin không được minh bạch. Việc tiếp cận với vấn đề này quả là không dễ dàng. Ai cũng biết, nếu các thông tin về nợ xấu trở nên phổ biến, việc thu hút vốn đầu tư trở nên khó khăn, thêm vào đó, người gửi tiền khó có sự tin tưởng thực sự để ủy thác cho ngân hàng quản lý vốn. Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi các thông tin về nợ xấu luôn luôn là một "bí mật nghiêm ngặt" của tất cả các ngân hàng. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, do chủ trương cổ phần hóa của Chính phủ, các ngân hàng đứng trước những bước ngoặt thay đổi to lớn thì "căn bệnh trầm kha" của ngân hàng cũng được hé mở ra công chúng phần nào. Vì các lý do khách quan như pháp luật, chính sách..., vì lý do chủ quan như vẫn còn tâm lý coi đó là điều cần phải " ẩn đi" mà các thông tin, tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực này đặc biệt hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu dưới khía cạnh pháp luật về vấn đề này còn rất khiêm tốn. Giới nghiên cứu luật pháp không có công trình nào nghiên cứu một cách triệt để, toàn diện về các khâu, trình tự và cách thức xử lý nợ xấu. Đó là một khó khăn không nhỏ nhưng cũng là động lực khá lớn cho người viết khi nghiên cứu đề tài này, vì tính thời sự, mới mẻ, thách thức nhưng hữu ích của việc nghiên cứu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cả 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn là VCB, ICB, BIDV, VBARD đang đứng trước quá trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vậy nên, dù khó khăn, nhưng vấn đề nợ xấu là không thể né tránh, cần phải minh bạch và cần có quyết sách đúng đắn. Nợ xấu phải được đưa lên bàn cân để tính toán trước khi cổ phần hóa. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng pháp luật, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bản chất, nguyên nhân, hậu quả, cách thức xử lý, so sánh với kinh nghiệm nước ngoài và khả năng áp dụng vào Việt Nam, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật xử lý nợ xấu, từ đó 90 chỉ ra những điểm bất cập, khiếm khuyết cần phải sửa đổi. Trên cơ sở đó, luận văn có những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về quy trình xử lý nợ xấu, từ khâu nhận định rủi ro đến đánh giá, xử lý và ngăn ngừa tái phát. Luận văn đã phân tích các nguyên nhân xảy ra nợ xấu trên rất nhiều góc độ: từ chính sách kinh tế vĩ mô, sự thay đổi của nền kinh tế thế giới và nội địa, các chính sách pháp luật vừa thiếu, vừa chồng chéo và mâu thuẫn đến các nguyên nhân tự thân của ngân hàng thương mại nhà nước như: năng lực tài chính yếu kém, xử lý nợ không triệt để, nguồn nhân lực ngân hàng hạn chế … Có thể thấy, các nguyên nhân này xảy ra rất đồng thời, từ khách quan đến chủ quan theo một diễn tiến bất lợi khiến cho nợ xấu luôn luôn là một "bài ca đi cùng năm tháng" trong hoạt động của ngành ngân hàng. Xem xét một cách tổng thể, một trong những căn nguyên quan trọng nhất là sự yếu kém trong các chính sách cho vay và các chính sách pháp luật liên quan như đất đai, doanh nghiệp, hôn nhân gia đình… Chính vì vậy, sự sửa đổi hoàn thiện ở đây, nếu có, cũng phải thay đổi từ nội tại các chính sách bất hợp lý của nước ta. Do một nền luật pháp còn non trẻ và hàm chứa nhiều mâu thuẫn, sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế và văn hóa tương đương với đất nước chúng ta như Thái Lan, Malaysia…, luận văn đã đưa ra một số đề xuất giải pháp hoàn thiện theo hướng chú trọng từ khâu phòng ngừa, dự báo, cảnh báo đến phát hiện, xử lý triệt để và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, bao gồm các giải pháp: * Về phòng ngừa: - Quản trị tốt rủi ro tín dụng - Nâng cao hơn nữa năng lực quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước * Về phát hiện, xử lý triệt để và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh có các biện pháp đồng bộ: Xử lý tốt công nợ, cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, cải cách môi trường kinh tế và đầu tư, sửa đổi các quy định về phân loại nợ, 91 thay đổi cơ chế công ty quản lý nợ và tài sản tồn đọng, xây dựng thị trường mua bán nợ, sửa đổi pháp luật cho vay và các biện pháp cơ cấu lại các ngân hàng theo hướng mua bán, giải thể, sáp nhập hoặc phá sản ngân hàng. Có thể nói, trong xử lý nợ xấu, quan trọng là cần minh bạch hóa thông tin về tình trạng nợ, trên cơ sở đó, cần có sự phối hợp nghiên cứu chính sách và sự thi hành triệt để giữa các ban ngành, cơ quan hữu quan. Các biện pháp này cần được thực hiện nghiêm túc hơn trước. Việt Nam đã là thành viên của WTO vào cuối năm 2006, vì vậy, các ngân hàng lớn của đất nước không những phải đáp ứng các cam kết về mở cửa và tự do của quốc tế mà chúng ta còn phải đối diện với sự khủng hoảng của thị trường khi có quá đông các tổ chức và định chế cùng hoạt động. Vì vậy, hơn lúc nào hết, các ngân hàng thương mại nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ lành mạnh hóa tài chính. Luận văn đưa ra những kiến giải, kiến nghị theo quan điểm của người nghiên cứu khoa học, với mong muốn đưa ra một cái nhìn, một góc độ sâu hơn về luật pháp trong vấn đề xử lý nợ xấu. Dù đã có nhiều cố gắng, song, do bản chất vấn đề là phức tạp và nhạy cảm, do điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy, người viết rất mong nhận được sự trao đổi để luận văn tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC 1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư của số 27/2002/TT-BTC ngày 22/03 hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 9/9 hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/5 hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lí tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lí nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội. 5. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về xử lý tài sản đảm bảo, Hà Nội. 6. Chính phủ (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/11 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại, Hà Nội. 7. Chính phủ (2001), Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, Hà Nội. 8. Chính phủ (2002), Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 9. Chính phủ (2003), Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội. 93 10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Thông tư của số 01/2004/TTNHNN ngày 20/02 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 05/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp, Hà Nội. 11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chỉ thị số 05/2005/CT-NHNN ngày 26/4 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội. 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN ngày 07/01 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại, Hà Nội. 14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Hà Nội. 16. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 17. Quốc hội (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội. 18. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 19. Quốc hội (2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội 94 20. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội 21. Quốc hội (2004), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 22. Quốc hội (2004), Luật Phá sản doanh nghiệp, Hà Nội. 23. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 24. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 25. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. c¸c tµi liÖu tham kh¶o kh¸c 26. Lê Huyền Diệu (2006), "Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước Đôi điều bàn luận", Nghiên cứu kinh tế, (337). 27. Phí Trọng Hiển (2003), "Một số vấn đề xung quanh quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, kỷ yếu hội thảo khoa học " Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội. 28. Phan Trung Hoài (2005), Bút ký luật sư, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 29. Lê Đình Hợp (2005), "Xu thế tập trung hóa trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, thực trạng và triển vọng, Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Phương Lan (2003), "Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 31. Nguyễn Đình Lưu (2003), "Một số đề xuất và giải pháp về xử lý nợ xấu đối với Ngân hàng thương mại qua kinh nghiệm chỉ đạo xử lý nợ xấu của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 95 32. Nguyễn Đình Lưu - Hoàng Quốc Mạnh (2003), "Về xử lý nợ xấu đối với ngân hàng thương mại qua kinh nghiệm chỉ đạo xử lý nợ xấu của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 33. Lê Quốc Lý (2003), "Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 34. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại nhà nước, Hội thảo khoa học tổ chức tại Hà Nội. 35. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 36. Đoàn Ngọc Phúc (2006), "Những hạn chế và thách thức của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế", Nghiên cứu kinh tế, (337). 37. Nguyễn Đình Tài (2003), "Vấn đề xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 38. Lê Thị Thu Thủy (2005), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 39. Trần Minh Tuấn (2003), "Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua, những tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 96 40. Vũ Tường Vân (2005), "Triển khai Đề án xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, thực trạng và triển vọng, Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 41. IMF (1999), Vietnam selected issues SM/99/104, May 7. 42. WB (1998), Vietnam Rising to challenge - an Economic Report No 18632. TRANG WEB 43. http://www.div.gov.vn/Bulletin/VN/2007/3/Mai_Thanh.pdf (2006), Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại quí IV/2006. 97 PHỤ LỤC 98 Phụ lục 1 Tình hình nợ xấu các ngân hàng thƣơng mại từ năm 1991 đến năm 2001 Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tỷ lệ nợ 19.7 13.7 11.1 6.0 7.8 9.3 12.3 13.1 13.7 12.78 8.53 xấu/TSC Nguồn: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2003. Phụ lục 2 Một số chỉ tiêu chính về tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tham gia bảo hiểm tiền gửi Đv: Triệu đồng TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tăng/giảm Tăng/Giảm chỉ tiêu Quí IV/2006 Quí III/2006 Quí IV/2005 so với Quí so với Quí III/2006 IV/2005 Tổng tài sản Có 1,127,053,369 1,011,972,239 841,071,505 11,37% 34,00% Tổng dư nợ 655,927,955 607,160,279 536,688,521 8,03% 1,64% Nợ xấu 16,247,309 15,646,848 15,985,566 3,84% 1,64% Tỷ lệ nợ xấu/ 2,48% 2,58% 2,98% -3,88% -16,84% Tổng dư nợ Vốn huy động từ cá nhân, tổ 755,638,237 680,066,932 553,958,155 11,11% 36,41% chức kinh tế Tỷ lệ vốn huy đồng từ cá nhân, tổ chức kinh tế/ 67,05% 67,20% 65,86% -0,23% 1,79% tổng nguồn vốn Kết quả kinh 10,959,404 13,745,534 7,874,512 -20,27% 39,18% doanh Số lượng các Ngân hàng thương 73 73 64 0% 14,06% mại tham gia bảo hiểm tiền gửi Số lượng các ngân hàng có vốn 13 6 4 116,67% 225,00% điều lệ >1000 tỷ đồng Số lượng các 5 6 5 -16,67% 0% NH lỗ lũy kế Nguồn: [43]. 99 Phụ lục 3 Về cung cấp dịch vụ ngân hàng C¸c DV mí i, hiÖn ®¹i 2.87 3.06 DVKD ngo¹i tÖ 3.16 3.11 DV b¶o l·nh 3.19 3.16 NHTMNN 3.09 2.9 DV ®Çu t- NHTMCP DV thanh to¸n 3.47 3.52 DV cho vay 3.56 3.6 3.44 3.65 DV vèn huy ®éng 0 1 2 3 4 Nguồn: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước - Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2005. Phụ lục 4 Tình hình vốn tự có của Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Tỷ lệ vốn / tổng tích sản và Vốn /Dƣ nợ của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Việt Nam 1994 - 1997 Chỉ tiêu Vốn/Tổng tích sản (RoA)(%) 1994 1995 1996 1997 Toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại 6.0 7.7 7.2 7.9 Ngân hàng thương mại nhà nước 5.5 4.8 5.0 5.5 NH phi NN 7.7 25.1 14.6 16.5 Toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại 9.4 12.5 12.3 13.2 Ngân hàng thương mại nhà nước 9.2 8.4 8.6 9.3 NH phi NN 10.1 28.5 23.8 26.3 Vốn /Dư nợ cho vay(%) Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của các ngân hàng thương mại nhà nước. 100 Phụ lục 5 Tình hình vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Ngân hàng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 VBARD 5.63% 5.54% 4.70% 3.09% 4.75% 4.30% 5.43% VCB 2.07% 2.18% 1.79% 1.39% 3.08% 3.50% 3.64% BIDV 2.35% 2.58% 2.60% 1.74% 3.38% 3.50% 4.76% ICB 2.08% 2.42% 2.33% 1.47% 3.00% 3.40% 3.64% Bình quân 4 ngân hàng 3.07% thương mại nhà nước lớn 3.12% 2.80% 1.92% 3.57% 3.80% 4.20% Phụ lục 6 Nhu cầu nâng vốn pháp định cho các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (nghìn tỷ) Vốn pháp định 1999 Tốc độ tăng trƣởng vốn Nhu cầu vốn pháp định để đảm bảo CAR ICB 1.100 16,5% 4.351 VBARD 2.200 21,6% 5.806 BIDV 1.100 64,3% 21,071 VCB 1.100 23,5% 5,379 Tổng 5.500 Ngân hàng 35.068 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của các ngân hàng thương mại nhà nước. Phụ lục 7 Hiệu quả cho vay của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Việt Nam Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng tài sản (Tỷ VND) 215.914 238.537 266.501 300.867 337.200 378.953 Tổng dư nợ (tỷ VND) 131.677 152.252 176.942 206.569 239.315 278.189 Tổng nợ khó đòi (Tỷ VND) 38.938 41.532 44.645 48.380 52.528 57.582 Tổng nợ khó đòi/ Tổng dư 29,57% nợ (%) 27,28% 25,23% 23,42% 21,95% 20,70% Nguồn: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước - Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2005. 101 Phụ lục 8 Tình hình làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp Việt Nam Nợ ngắn Nợ dài Nợ quá Nợ quá hạn/Tài hạn/Tài hạn ngắn hạn/tổng sản Có sản Có hạn phải thu (%) (%) (%) (%) Số DNNN Nợ/Vốn tự có (%) Nợ/Tài sản Có (%) Tổng số 5.429 138,8 58,9 46,5 10,2 5,9 4,9 Làm ăn có lãi 2.196 116,7 53,9 44,1 7,4 1,4 1,1 Tạm thời thua lỗ 2.393 176,6 64,1 48,4 14,3 4,8 6,9 Thua lỗ 278,0 84,9 61,4 20,4 32,6 26,4 840 Nguồn: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2003. Phụ lục 9 Tình hình tập trung ngân hàng trong một số nƣớc EU Tên nƣớc Số lƣợng ngân hàng Số lƣợng chi nhánh Số lƣợng hợp Trong nhất chuyển đó xuyên giao từ 1995 quốc gia đến 2004 (% 170 17,8 1995 2004 1995 2004 Đức 3785 2148 48180 47351 Pháp 1469 897 25581 25789 157 21,3 Áo 1041 769 4667 4395 41 29,6 Ý 970 787 23493 30502 275 12,2 Hà Lan 648 461 6802 3671 23 57,7 Tây Ban Nha 506 346 36465 39762 95 31,6 Phần Lan 381 363 1941 1252 16 25,0 Bồ Đào Nha 233 197 3446 5440 38 40,0 Lucxumburg 220 165 348 269 10 92,9 Bỉ 145 104 7704 989 34 30,1 Ailen 56 80 1043 924 8 62,5 Hy Lạp 53 62 2404 3300 34 25,7 9507 6406 162074 167644 901 23,2 Tổng Nguồn: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước - Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2005. 102 Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program! Go to Purchase Now>> AnyBizSoft PDF Merger  Merge multiple PDF files into one  Select page range of PDF to merge  Select specific page(s) to merge  Extract page(s) from different PDF files and merge into one [...]... cầu của các ngân hàng Rõ ràng, ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có nội lực yếu, nếu không xử lý tốt nợ xấu thì dù có được rót vốn và sử dụng nhiều phương pháp, các ngân hàng thương mại nhà nước có thể lâm vào tình trạng khó khăn vì nợ xấu đã rút đi phần lãi rất lớn của ngân hàng 1.2 KHÁI NIỆM NỢ XẤU Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn mà người đi vay nợ không trả được nợ cho ngân hàng Các ngân hàng. .. 2000, nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam chiếm khoảng 10,78 % / tổng dư nợ Nếu tính cả các khoản nợ chờ xử lý, nợ phải trả thay, nợ thanh toán công nợ giai đoạn II đã lên lưới thì tổng dư nợ quá hạn lên tới khoảng 15,8%/ tổng dư nợ cho vay - gấp 4 lần vốn tự có của các ngân hàng, có nghĩa là về lý thuyết, các ngân hàng thương mại nhà nước đã lâm vào tình trạng phá sản Bảng 1.1: Tỷ lệ nợ. .. công bố những con số nợ xấu ở mức lý tưởng Theo nguồn tổng hợp 16 từ báo chí, nợ xấu của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang ở mức khoảng 2,9 - 3% tổng dư nợ, cao hơn tiêu chí phân loại cũ là 0,6% So với 12 - 13% của năm 2000 thì tỷ lệ trên là khá lý tưởng Ngân hàng Công thương có số nợ xấu khoảng 6% tổng dư nợ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ở khoảng 9% tổng dư nợ Đặc biệt, Ngân hàng Nông nghiệp và... năm (từ năm 2002 - 2005) Chính phủ đã bổ sung 9.000 tỷ cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Công thương Việt Nam) chủ yếu là dạng trái phiếu Chính phủ với lãi suất 3,3 % Hàng năm các ngân hàng thương mại nhà nước 7 còn bổ sung thêm khoảng 3.000 tỷ dưới hình thức trích... lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể lên đến 30% Theo số liệu giám sát quý 4/2006, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục giảm, chỉ chiếm 2,48% tổng dư nợ, giảm 3,88% so với quý 3 Như vậy, tính từ đầu năm 2006 đến giữa năm này, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng thương mại liên tục giảm Tuy nhiên, không đi cùng với xu hướng của tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng thương. .. tự có mà nợ xấu tiếp tục gia tăng (Ngân hàng Nhà nước, 2006) Hầu hết các tổ chức tín dụng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã đạt được mức an toàn vốn trên 8% Trong khi đó một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất của Việt Nam 2006 chưa đạt được mức chuẩn này Bảng 1.2: Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 14,74... Báo cáo nợ xấu 2005 cho thấy, các ngân hàng thương mại nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ Tỷ lệ này tại các ngân hàng thương mại cổ phần ... nghiên cứu nhiệm vụ luận văn Mc ớch nghiờn cu ca lun l xõy dng cỏc lun c lý lun v thc tin cho cỏc gii phỏp nhm nõng cao kh nng x lý n xu ca cỏc ngõn hng thng mi nh nc Vit Nam tin trỡnh hi nhp... húa, h thng húa Đóng góp luận văn * V t liu: H thng húa t liu, ti liu, bn phỏp lý v hot ng x lý n xu ti cỏc ngõn hng thng mi nh nc * V ni dung khoa hc: Th nht, ln u tiờn x lý n xu c nghiờn cu mt... Vit Nam thi gian qua - nhng tn ti, vng mc v gii phỏp thỏo g nhm ngn nga v x lý n tn ng" ca Trn Minh Tun, Phú Thng c Ngõn hng Nh nc; "Trao i v gii phỏp x lý n xu h thng ngõn hng thng mi Vit Nam"

Ngày đăng: 20/10/2015, 16:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1.2. KHÁI NIỆM NỢ XẤU

  • 1.4. NGUYÊN NHÂN NỢ XẤU

  • 1.4.1. Nguyên nhân khách quan

  • 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan

  • 1.5. HẬU QUẢ CỦA NỢ XẤU

  • 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU

  • 2.1.1. Nợ quá hạn do vi phạm Quy chế tín dụng

  • 2.1.2. Nợ quá hạn do nguyên nhân rủi ro ngoài khả năng kiểm soát

  • 2.1.4. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC)

  • 2.1.5. Cấp bổ sung vốn

  • 2.1.7. Quỹ dự phòng rủi ro

  • 2.2. KẾT QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU

  • 2.3. MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NỢ XẤU

  • 2.3.1. Pháp luật ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu

  • 2.3.2. Pháp luật dân sự và đất đai liên quan đến xử lý nợ xấu

  • 2.3.3. Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc liên quan đến xử lý nợ xấu

  • 2.3.4. Luật Doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu

  • 2.3.5. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu

  • 2.4. CÁC KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan