Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

96 788 3
Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN BẢY CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN BẢY CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Chuyên ngành Mã số : Luật dân sự : 60 38 30 luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Hà nội - 2009 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU 5 CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 1.1. Khái quát về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng 5 chế 1.2. Vai trò của hệ thống bảo hộ sáng chế 8 1.2.1. Thúc đẩy đổi mới 8 1.2.2. Thúc đẩy công bố các công nghệ mới 9 1.2.3. Hạn chế việc bảo hộ các giải pháp kỹ thuật dưới dạng bí mật 9 1.2.4. Thúc đẩy cạnh tranh 10 1.2.5. Khuyến khích đầu tư của tư nhân vào hoạt động nghiên cứu và phát 10 triển 1.2.6. Công nhận quyền tư hữu tài sản trí tuệ 11 1.3. Những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ hệ thống bảo hộ sáng chế 11 1.3.1. Bảo hộ sáng chế có thể làm tăng chi phí tiếp cận công nghệ đối với các nước đang phát triển 11 1.3.2. Bảo hộ sáng chế có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới nghiên cứu khoa 12 học cơ bản 1.3.3. Bảo hộ sáng chế có thể làm giảm cơ hội tiếp cận sản phẩm được bảo 1 12 hộ sáng chế 1.4. Cân bằng lợi ích - yêu cầu then chốt trong bảo hộ quyền sở hữu công 13 nghiệp đối với sáng chế 1.5. Sự hình thành và phát triển cơ chế cân bằng lợi ích trong bảo hộ sáng 16 chế trên thế giới và ở Việt Nam 1.5.1. Trên thế giới 16 1.5.1.1. Trong quy định về đối tượng và điều kiện bảo hộ 19 1.5.1.2. Trong quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế 23 1.5.1.3. Trong quy định về thủ tục xác lập quyền 26 1.5.1.4. Trong quy định về phạm vi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng 26 chế 1.5.1.5. Trong các quy định về bảo vệ quyền đối với sáng chế 39 1.5.2. Ở Việt Nam 40 1.5.2.1. Giai đoạn 1981 - 1988 40 1.5.2.2. Giai đoạn 1989 - 1994 41 1.5.2.3. Giai đoạn 1995 đến nay 42 Chương 2: CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ 43 HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 2.1. Cân bằng lợi ích trong các quy định về đối tượng không được bảo hộ 43 là sáng chế 2.1.1. Phát minh, các lý thuyết khoa học và phương pháp toán học 44 2.1.2. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người 44 và động vật 2.1.3. Các giải pháp kỹ thuật trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có 45 hại cho quốc phòng, an ninh 2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật dưới dạng "sử dụng" 2 45 2.2. Cân bằng lợi ích trong quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế 47 2.2.1. Tính mới của sáng chế 47 2.2.2. Trình độ sáng tạo của sáng chế 49 2.3. Cân bằng lợi ích trong các quy định về thời hạn bảo hộ và hủy bỏ 49 hiệu lực của bằng độc quyền 2.3.1. Thời hạn bảo hộ sáng chế 49 2.3.2. Hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền 51 2.4. Cân bằng lợi ích trong các quy định về xác lập quyền sở hữu công 51 nghiệp đối với sáng chế 2.4.1. Trong các quy định về quyền nộp đơn đăng ký sáng chế 51 2.4.2. Trong quy định về bộc lộ sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế 52 2.4.3. Trong quy định về công bố đơn và yêu cầu thẩm định nội dung đơn 54 đăng ký sáng chế 2.5. Cân bằng lợi ích trong các quy định về nội dung quyền sở hữu công 57 nghiệp đối với sáng chế 2.5.1. Trong các quy định về nội dung quyền của chủ sở hữu sáng chế 57 2.5.1.1. Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng sáng chế 58 2.5.1.2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế 61 2.5.1.3. Quyền tạm thời của chủ sở hữu sáng chế 70 2.5.2. Trong các quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế 70 2.6. Cân bằng lợi ích trong các quy định về bảo vệ quyền sở hữu công 71 nghiệp đối với sáng chế Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 3 73 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về cân bằng lợi ích trong bảo hộ 73 quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 3.1.1. Trong việc xác định các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế 73 3.1.2. Trong việc xác định người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế 75 3.1.3. Trong việc bộc lộ sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế 76 3.1.4. Trong việc thực hiện quyền có ý kiến của người thứ ba 77 3.1.5. Trong việc công bố đơn đăng ký sáng chế 77 3.1.6. Trong việc thẩm định đơn đăng ký sáng chế 78 3.1.7. Trong việc khai thác các hạn chế quyền của chủ sở hữu đối với sáng 79 chế 3.1.8. Trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 80 3.2. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của cơ 82 chế cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật 82 3.2.2. Nâng cao hiệu quả của cơ chế cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở 84 hữu công nghiệp đối với sáng chế KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói riêng (sau đây gọi tắt là bảo hộ sáng chế) có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triền kinh tế - xã hội. Bảo hộ sáng chế tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Chế độ bảo hộ sáng chế khuyến khích hoạt động sáng tạo bằng cách dành cho chủ sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định để khai thác sáng chế và đổi lại chủ sở hữu sáng chế phải bộc lộ sáng chế của mình khi nộp đơn đăng ký. Với độc quyền có điều kiện này, chủ sở hữu sáng chế có cơ hội khai thác sáng chế để thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận một cách hợp lý và tái đầu tư cho việc tạo ra các thành quả sáng tạo mới. Tuy nhiên, độc quyền dù dưới bất hình thức nào, có điều kiện hay không có điều kiện, nếu bị lạm dụng có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba. Mục đích của Luật Sở hữu trí tuệ nói chung và luật bảo hộ sáng chế nói riêng là tạo động lực cho hoạt động sáng tạo và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng để bảo đảm được mục đích này thì việc xây dựng và thực hiện các quy định theo đó cân bằng được lợi ích giữa chủ sở hữu và lợi ích của các bên thứ ba có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo đảm lợi ích giữa các chủ thể liên quan trong quá trình bảo hộ sáng chế, tác giả chọn đề tài "Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế" làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan đến vấn đề cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ sáng chế. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa có sự tác động mạnh mẽ đến lợi ích của người dân ở các nước 5 đang phát triển và chậm phát triển, vấn đề bảo đảm quyền tiếp cận của người dân đến các thành quả khoa học, công nghệ cũng như khả năng phát triển nền công nghệ ở các nước đang phát triển đã làm nảy sinh những tranh cãi kịch liệt về phạm vi bảo hộ sáng chế, về sự cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế với lợi ích của xã hội. Có thể kể đến nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới như: "The international intellectual property system: Commentarry and Materials" - Hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới: Bình luận và Tài liệu (của Frederick Abbort, Thomas Cottier và Francis Gurry, Nxb Kluwer Law International, Hà Lan, 1999), "Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế" (Kamil Idris, WIPO, 2001), "Manual on Good Practices in Puclic-Health-Sensitive Policy Measures and Patent Law" (Third World Network, 2003), "The Political Economy of Intellectual Property Law" (William M. Landes và Richard A. Posner, The AEI Press, Wahsington DC, 2004), "Patent Law - Balancing Profit Maximization and Public Access to Technology" (Andrew Backerman - Rodau, Suffolk University Law School, U.S.A, 2002), "Keeping science open - the effects of intellectual property policy on the conduct of science" (Royal Society, London, UK, 2003) v.v... Trong các công trình nghiên cứu ở trên, các tác giả đã nghiên cứu tương đối rộng về vấn đề cân bằng lợi ích ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm mối quan hệ giữa chủ sở hữu sáng chế với công chúng nói chung, mối quan hệ giữa chủ sở hữu sáng chế với các chủ thể sáng tạo khác và mối quan hệ về lợi ích giữa các nước phát triển và đang phát triển trong quá trình bảo hộ sáng chế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế mạnh mẽ trong những thập niên gần đây. Tuy vậy, trong các nghiên cứu của các tác giả là người nước ngoài, chưa có bất kỳ sự đề cập nào đến hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến vấn đề cân bằng lợi ích trong quá trình bảo hộ sáng chế. Ở Việt Nam, có thể nói đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào tập trung đề cập sâu tới vấn đề cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ sáng chế. Có chăng chỉ tồn tại một số bài báo, bài trình bày tại các hội thảo về vấn đề bảo 6 hộ sở hữu trí tuệ hoặc bảo hộ sáng chế nhưng cũng không đề cập toàn diện và trực tiếp đến vấn đề này. Có thể nói, chưa có đề tài độc lập nào nghiên cứu về vấn đề cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài này là nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn thông qua các quy định pháp luật và thực tiễn của Việt Nam về bảo hộ sáng chế có liên quan đến cân bằng lợi ích, đặt trong mối tương quan với pháp luật và thực tiễn trên thế giới. Từ đó, đề tài dự kiến đề xuất những sửa đổi pháp luật cũng như những hoạt động thực tế cần phải tiến hành để vừa bảo đảm thoả đáng lợi ích của chủ sở hữu sáng chế đồng thời bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên thứ ba, đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và khả năng phát triển của nền khoa học, công nghệ trong nước. Với mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Khái quát hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trên thế giới; - Phân tích các khía cạnh cân bằng lợi ích liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trong hệ thống pháp luật của Việt Nam; - Phân tích thực tiễn áp dụng cơ chế và các quy định pháp luật mang tính cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam, từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với 7 sáng chế trên cơ sở các quy định pháp luật quốc tế (chủ yếu là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPS, một Hiệp định quy định các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà hiện nay trên 150 thành viên phải tuân thủ), luật pháp quốc gia của một số nước và của Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh v.v... cũng được sử dụng nhằm tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho việc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể liên quan trong xã hội. Từ đó, kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và thực tiễn áp dụng hệ thống này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Chương 2: Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trong trong các quy định pháp luật của Việt Nam Chương 3. Thực tiễn áp dụng các quy định về cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Sáng chế, một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, là một khái niệm đã tồn tại từ lâu. Năm 1474, nước Cộng hòa Venice đã ban hành văn bản thường được coi như đạo luật đầu tiên đối với việc bảo hộ sáng chế trên thế giới. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới quy định một loại độc quyền của một cá nhân mà độc quyền này lại hạn chế lợi ích của công chúng. Vào thế kỷ 16, dưới triều đại Tudor, nước Anh đã có hệ thống bằng độc quyền sáng chế, theo đó Đạo luật về đặc quyền năm 1642 là luật thành văn đầu tiên quy định việc cấp đặc quyền đối với sáng chế trong một thời hạn nhất định. Nửa sau thế kỷ 18 là thời hoàng kim của thương mại và công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới và cũng là thời kỳ của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, đổi mới khoa học và cách mạng chính trị. Trong thời kỳ này, một số quốc gia đã thiết lập hệ thống bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của họ. Ví dụ, luật về bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của Pháp quy định về bảo hộ quyền của nhà sáng chế đã được ban hành năm 1791. Ở Hoa Kỳ, Hiến pháp năm 1787 đã có quy định về bằng độc quyền sáng chế. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, pháp luật về bảo hộ sáng chế trên thế giới đã có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống bảo hộ sáng chế dường như vẫn ổn định từ khi hệ thống này được thiết lập. Theo đó, độc quyền sáng chế là độc quyền được cấp cho nhà sáng chế đối với một sản phẩm hoặc quy trình nhất định. Bằng độc quyền sáng chế dành cho nhà sáng chế sự bảo hộ trong một thời hạn nhất định. Theo 9 chuẩn mực hiện hành trên thế giới thì thời hạn này là 20 năm tính từ ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Đổi lại, nhà sáng chế phải bộc lộ đầy đủ sáng chế đó. Chủ sở hữu sáng chế có quyền quyết định ai sẽ là người được hoặc không được sử dụng sáng chế đã được cấp bằng của mình. Chủ sở hữu sáng chế cũng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu đối với sáng chế của mình cho người khác. Khi kết thúc thời hạn bảo hộ đối với một sáng chế cụ thể nào đó, bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng sáng chế đó. Nguồn gốc lịch sử của luật sáng chế gợi ra một số thuyết giải thích cho việc bảo hộ sáng chế [5]. Những thuyết đó bao gồm: - Thuyết phần thưởng, theo đó, các nhà sáng chế cần được thưởng cho việc tạo ra các sáng chế hữu ích và Nhà nước phải có hệ thống luật pháp để bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của phần thưởng này; - Thuyết khuyến khích, theo đó, một cơ chế trong đó nhà sáng chế được khen thưởng sẽ tạo ra sự khích lệ cho việc tạo ra các sáng chế mới và nghiên cứu và phát triển; - Thuyết hợp đồng hoặc bộc lộ, theo đó, đổi lại việc được bảo hộ, các nhà sáng chế sẽ được khuyến khích bộc lộ sáng chế của họ để các sáng chế đó sẽ được sung công sau thời gian được bảo hộ độc quyền; - Thuyết luật tự nhiên, theo đó, các cá nhân có quyền sở hữu đối với ý tưởng (đã trở thành giải pháp) của họ. Gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc đàm phán vượt ra ngoài khuôn khổ của hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức Thương mại Thế giới, thuyết báo hiệu đã được đưa ra, theo đó, chế độ bảo hộ sáng chế báo hiệu một môi trường đầu tư có thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với đầu tư nước ngoài. Pháp luật quốc tế và quốc gia về sáng chế đều quy định để được cấp bằng độc quyền sáng chế, đơn yêu cầu cấp bằng phải được nộp cho cơ quan 10 sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc khu vực. Hầu hết các nước quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng, theo đó đối với cùng một sáng chế, người nào nộp đơn đầu tiên sẽ được cấp bằng độc quyền nếu đối tượng liên quan đáp ứng điều kiện bảo hộ và đáp ứng các thủ tục liên quan. Một số ít nước áp dụng nguyên tắc "sáng chế đầu tiên" như một ngoại lệ, chủ yếu để giải quyết tranh chấp, trong khi đó vẫn áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên là cơ bản (ví dụ Hoa Kỳ). Để cấp bằng độc quyền, cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc khu vực sẽ thẩm định nội dung đơn để khẳng định sáng chế đáp ứng điều kiện bảo hộ. Hầu hết luật của các nước quy định để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo theo nghĩa sáng chế đó không hiển nhiên đối với người có kỹ năng trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và sáng chế đó phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Một điều kiện quan trọng khác là sáng chế đó không thuộc phạm vi các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế. Theo tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Hiệp định TRIPS và các thành viên (trên 150 nước) đều phải tuân thủ, thời hạn của bằng độc quyền sáng chế tối thiểu là 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Pháp luật của các nước cũng đều quy định nghĩa vụ nộp phí duy trì hiệu lực hàng năm đối với bằng độc quyền sáng chế. Trong thời gian sáng chế được bảo hộ, chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình cũng như có quyền cho phép người khác sử dụng sáng chế theo hợp đồng, chuyển nhượng quyền sở hữu và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế của mình. Để cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích chung của xã hội cũng như các chủ thể cùng tham gia vào hoạt động sáng tạo, đổi mới, pháp luật sáng chế của các nước đều quy định những ngoại lệ (hoặc gọi là hạn chế) đối với quyền của chủ sở hữu sáng chế. Theo đó, chủ sở hữu sáng chế không 11 có quyền ngăn cấm người thứ ba thực hiện một số hành vi như sử dụng sáng chế nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lưu thông sản phẩm được bảo hộ do chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chủ sở hữu sáng chế cho phép đưa ra thị trường. Trong một số trường hợp nhất định, nhà nước có quyền nhân danh mình hoặc cho phép các bên thứ ba sử dụng sáng chế mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp quốc gia, bảo vệ sức khoẻ nhân dân v.v... 1.2. VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ Cố Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã có một câu nói nổi tiếng "Hệ thống bằng độc quyền sáng chế đổ thêm dầu lợi ích vào ngọn lửa thiên tài". Câu nói này đã thể hiện được gần như toàn bộ ý nghĩa, vai trò của hệ thống bảo hộ sáng chế. "Dầu lợi ích" - động cơ lợi nhuận - là chất xúc tác cho sự phát triển khoa học công nghệ và kinh tế. Hệ thống bảo hộ sáng chế có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội như thúc đẩy đổi mới, thúc đẩy tạo ra các công nghệ mới, thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân vào hoạt động nghiên cứu triển khai v.v... 1.2.1. Thúc đẩy đổi mới Vai trò hiển nhiên nhất của hệ thống bảo hộ sáng chế là thúc đẩy đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm mới. Doanh nghiệp sẽ không thành công nếu tập trung đầu tư cho phát triển công nghệ nhưng bất kể người nào cũng có thể tự do sử dụng công nghệ đó. Hệ thống bảo hộ sáng chế sẽ giảm bớt rủi ro đến từ những hành vi "ăn cắp" công nghệ đó và nhờ vậy khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa ra các quyết định đầu tư cho phát triển công nghệ mới. Hệ thống bảo hộ sáng chế cũng thúc đẩy nhiều người cùng tham gia vào quá trình sáng tạo vì hệ thống này tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà sáng chế cá nhân và các doanh nghiệp lớn, kể cả các doanh nghiệp đa quốc 12 gia. Nếu không có sự bảo hộ sáng chế thì thị trường sẽ được quyết định bởi vị thế thị trường của doanh nghiệp và các rào cản về kinh tế. Các công ty đa quốc gia sẽ có lợi trong những trường hợp này do họ có nguồn lực lớn và có thể đầu tư đáng kể để đánh bóng tên tuổi, quảng cáo sản phẩm. Ngoài ra, vị thế thị trường (độc quyền) của họ cũng sẽ tạo ra những rào cản chống lại các thương nhân đơn lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2.2. Thúc đẩy công bố các công nghệ mới Một lợi ích to lớn của hệ thống bảo hộ sáng chế đối với xã hội là việc bộc lộ các công nghệ mới cho công chúng. Theo quy định của các hệ thống pháp luật sáng chế của các nước trên thế giới, đơn sáng chế hoặc bằng độc quyền sáng chế và toàn bộ các tài liệu liên quan sẽ được công bố sau những thời hạn nhất định (trừ sáng chế mật). Do vậy, tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận các giải pháp công nghệ được đề cập trong các đơn hoặc bằng độc quyền sáng chế đó. Mặc dù trong thời hạn sáng chế được bảo hộ thì các bên thứ ba không được sử dụng sáng chế đó (nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế) thì việc có được thông tin về sáng chế đó cũng vô cùng hữu ích đối với những người khác, chẳng hạn đối với những nhà sáng chế trong cùng lĩnh vực (tránh nghiên cứu trùng lặp). Thông tin này sẽ là cơ sở cho các sáng tạo, cải tiến tiếp theo và những cải tiến như vậy có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế và do vậy đây là một động lực to lớn để thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. 1.2.3. Hạn chế việc bảo hộ các giải pháp kỹ thuật dƣới dạng bí mật Nếu không có luật sáng chế thì xu hướng là các thành quả sáng tạo thường được giữ bí mật để tránh bị sao chép. Tuy nhiên, luật bảo hộ bí mật thương mại có những hạn chế nhất định, ví dụ không chống lại được các hành vi phân tích ngược để có được bí mật thương mại. Hơn nữa, bí mật thương mại cũng không được bảo hộ độc quyền vì nếu người thứ ba độc lập tạo ra thông tin giống như bí mật thương mại đang được bảo hộ và họ lại bộc lộ 13 công khai thông tin đó thì vô hình chung bí mật thương mại này đã trở thành công khai. Do vậy, hệ thống sáng chế mang lại hình thức bảo hộ ưa thích hơn cho các nhà sáng chế. 1.2.4. Thúc đẩy cạnh tranh Thông tin sáng chế được bộc lộ tạo ra những bản đồ cho hoạt động sáng tạo xung quanh sáng chế được cấp bằng hoặc cho việc phát triển các công nghệ thay thế có hiệu quả như sáng chế được cấp bằng. Cuộc đua sáng chế sẽ tạo ra cho thị trường hàng loạt các sản phẩm thay thế để xã hội có thể lựa chọn. Cuộc đua này cũng sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhờ sức ép giảm giá và giảm thiểu vị thế thị trường (độc quyền) của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Ngoài ra, hệ thống sáng chế còn là động lực thúc đẩy các chủ sở hữu sáng chế tiếp tục hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm của họ và nhờ đó sản phẩm của họ luôn có được tính cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại, hệ thống bảo hộ sáng chế mang lại lợi ích cho xã hội ở cả việc thúc đẩy giảm giá và thúc đẩy liên tục tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới. 1.2.5. Khuyến khích đầu tƣ của tƣ nhân vào hoạt động nghiên cứu và phát triển Khả năng có được phần thưởng là độc quyền được cấp cho các sáng tạo mới có ý nghĩa như một cục nam châm để thu hút đầu tư vốn từ khu vực tư nhân. Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm sự đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận trên khoản đầu tư đó. Tiềm năng kinh tế mang lại từ độc quyền sáng chế khuyến khích việc đầu tư vốn cho cả lĩnh vực nghiên cứu triển khai và sản xuất và thương mại các công nghệ mới. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các nhà sáng chế cá nhân thường không có đủ các nguồn lực để đưa các công nghệ có tiềm năng của họ ra thị trường. Do đó, mối liên kết điển hình của các nhà sáng tạo với các nhà cung cấp vốn có thể tạo điều kiện để biến các công nghệ từ phòng thí nghiệm trở thành những sản phẩm có thể bán trên thị trường. 14 Một nguồn đầu tư lớn khác cho hoạt động nghiên cứu triển khai là từ chính phủ. Tuy nhiên, đầu tư từ khu vực tư nhân thường có hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư của chính phủ do các quyết định đầu tư của tư nhân thường có định hướng thị trường và do đó các quyết định này thường được đưa ra một cách nhanh chóng. Do vậy, có thể nói hệ thống sáng chế là một chất xúc tác vô cùng quan trọng để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào việc tạo ra ngày càng nhiều công nghệ mới và sản phẩm mới. 1.2.6. Công nhận quyền tƣ hữu tài sản trí tuệ Luật sáng chế công nhận và coi quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản (tài sản vô hình). Điều này cho phép coi quyền đối với sáng chế là một tài sản có giá trị giống như bất kỳ loại tài sản nào khác và do đó nó cũng có thể được chuyển giao, để thừa kế v.v... Điều này cũng đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh tế hiện nay khi tài sản trí tuệ được sử dụng làm đối tượng cho một quan hệ bảo đảm về tài chính (thế chấp, cầm cố). 1.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CÓ THỂ NẢY SINH TỪ HỆ THỐNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ Mặc dù hệ thống bảo hộ sáng chế có rất nhiều lợi ích như nêu ở trên nhưng hệ thống này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi, đặc biệt là khi hệ thống đó không được xây dựng và kiểm soát một cách có hiệu quả để cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan. 1.3.1. Bảo hộ sáng chế có thể làm tăng chi phí tiếp cận công nghệ đối với các nƣớc đang phát triển Các nước đang phát triển thường phát triển nền công nghệ của mình dựa vào việc nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển. Hệ thống bảo hộ sáng chế mạnh có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu phát triển thị trường công nghệ của các nước đang phát triển. Việc cấp độc quyền sáng chế sẽ cho phép các chủ sở hữu sáng chế thu được những nguồn lợi lớn từ việc cho phép 15 người khác sử dụng công nghệ của họ. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp của các nước đang phát triển phải mua công nghệ với giá cao, làm tăng giá thành sản phẩm và do đó sức cạnh tranh đương nhiên bị giảm sút. 1.3.2. Bảo hộ sáng chế có thể làm ảnh hƣởng tiêu cực tới nghiên cứu khoa học cơ bản Theo pháp luật về sáng chế ở hầu hết các nước trên thế giới, việc bộc lộ sớm một sáng chế có thể ảnh hưởng đến khả năng được bảo hộ của sáng chế đó (bị mất tính mới và không còn khả năng được cấp bằng độc quyền). Quy định này sẽ khuyến khích việc giữ bí mật thông tin (cho đến khi nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền và có thể là lâu hơn) và do đó sự phát triển trong một số lĩnh vực khoa học có thể bị ảnh hưởng bất lợi do việc chia sẻ thông tin và kiến thức có ý nghĩa quan trọng trong một số lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan đến con người (như dược phẩm, y tế, nông nghiệp v.v...). Ngoài ra, tồn tại mâu thuẫn nhất định giữa nhu cầu công bố càng sớm càng tốt trong hoạt động nghiên cứu cơ bản trong khi đó việc công bố trong hoạt động bảo hộ sáng chế lại phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo để tránh làm cho sáng chế mất tính mới. 1.3.3. Bảo hộ sáng chế có thể làm giảm cơ hội tiếp cận sản phẩm đƣợc bảo hộ sáng chế Bảo hộ sáng chế nhằm mang lại cơ hội thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cho chủ sở hữu sáng chế. Với độc quyền được cấp, chủ sở hữu sáng chế có thể nâng giá bán sản phẩm nhờ vị thế thị trường độc quyền (hợp pháp) của mình và do đó người tiêu dùng có thể bị hạn chế cơ hội tiếp cận sản phẩm đó. Đặc biệt, trong những trường hợp sáng chế là thuốc chữa bệnh, điều này có thể ảnh hưởng tới cả vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của cả một quốc gia. Do vậy, hệ thống pháp luật cần có những sự điều chỉnh để hạn chế những tiêu cực nêu trên có thể nảy sinh. 16 1.4. CÂN BẰNG LỢI ÍCH - YÊU CẦU THEN CHỐT TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Bản chất công - tư và việc cân bằng lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội là mối quan tâm thường trực của nhiều xã hội. Từ hơn hai nghìn năm trước ở phương Tây, các học giả, các triết gia và các chính trị gia đã tranh cãi kịch liệt với nhau về vấn đề quyền cá nhân và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ những quyền này trong bối cảnh thúc đẩy lợi ích chung. Plato đã có lập luận chống lại tư hữu tài sản. Ông ta cho rằng điều đó sẽ làm hủy hoại nhân cách do con người bị tiêm nhiễm thói tham lam. Trong khi đó, Aristotle là người ủng hộ mạnh mẽ quyền tư hữu tài sản lại cho rằng điều này sẽ đề cao lòng tự trọng và khẳng định tư cách cá nhân của mỗi con người [9]. Hơn nữa, điều đó sẽ cho phép con người sử dụng các tài sản một cách có hiệu quả nhất. Khi nói đến vấn đề cân bằng lợi ích, chúng ta cần đề cập tới những khái niệm cơ bản là tài sản riêng và tài sản công. Tài sản riêng là những tài sản mà có sự cạnh tranh (đối đầu) đối với chúng và chủ sở hữu tài sản này có thể ngăn cấm người khác sử dụng. Tài sản riêng thường có thể được mua bán trên thị trường. Nếu có thể thỏa thuận được giá cả cho một tài sản (hàng hóa) cụ thể trên thị trường (ví dụ như một chiếc bánh) thì quyền sở hữu hàng hóa đó có thể được chuyển giao. Tiếp theo, nếu hàng hóa đó được sử dụng (ví dụ người mua đã ăn chiếc bánh) thì những người khác đương nhiên không được ăn miếng bánh đó nữa. Trong khi đó, tài sản công là những tài sản mà việc sử dụng chúng không chống lại việc sử dụng của những người khác và không ai có thể ngăn cấm những người khác sử dụng những tài sản này. Đèn tín hiệu giao thông, các biển hiệu đường phố, các hệ thống cống rãnh v.v... là những ví dụ cụ thể của tài sản chung. Ai là người cung cấp tài sản công không phải là yếu tố cần quan tâm khi xác định tài sản đó là tài sản công hay tài sản riêng. Ví dụ, nhà nước cung 17 cấp tài sản công (ví dụ, đèn tín hiệu giao thông) và nhà nước cũng có thể cung cấp tài sản riêng (ví dụ, nhà cửa và dịch vụ y tế). Tương tự, khu vực tư nhân cũng có thể cung cấp tài sản công như các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc đèn tín hiệu giao thông. Ví dụ về đèn tín hiệu giao thông chứng minh cho chúng ta thấy cách mà một tài sản riêng (bóng đèn tiết kiệm điện được cấp bằng độc quyền sáng chế, điện năng được sản xuất, các cột điện được lắp đặt bởi các doanh nghiệp) trở thành tài sản công do chúng được tạo ra để cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Đương nhiên, để tạo ra những tài sản công như vậy thì cần đến chi phí. Chi phí này có thể do xã hội nói chung chi trả (như trong trường hợp hệ thống đèn tín hiệu giao thông thì chi phí lấy từ nguồn ngân sách nhà nước được hình thành từ tiền thuế do người dân đóng) nhưng việc sử dụng chúng lại thuộc về tất cả những người tham gia giao thông trên những con đường có hệ thống đèn tín hiệu giao thông đó. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để có được các tài sản riêng để từ đó có được các tài sản công. Câu trả lời ở một khía cạnh nào đó là phải tạo điều kiện khuyến khích phát triển tài sản riêng theo nghĩa có được tài sản riêng thì sẽ có được nguồn (chi phí, hay nói cách khác là nguồn ngân sách từ thu thuế) để phát triển nguồn tài sản công. Tuy nhiên, vậy thì cần phải phát triển tài sản riêng như thế nào và làm sao để sự phát triển, bảo vệ tài sản riêng không triệt tiêu được lợi ích chung? Câu trả lời một phần gắn với hệ thống bảo hộ sáng chế. Hệ thống bảo hộ sáng chế không chỉ phải giải quyết mối quan hệ lợi ích công - tư (xã hội và chủ sở hữu sáng chế) mà còn phải giải quyết cả mối quan hệ lợi ích tư - tư (chủ sở hữu sáng chế và những chủ thể hoạt động sáng tạo khác). Một trong những mục tiêu của hệ thống bảo hộ sáng chế là thúc đẩy lợi ích dài hạn của công chúng thông qua việc dành độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế trong một thời hạn nhất định. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, sáng chế đó sẽ thuộc về công cộng và bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng mà 18 không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu nữa (thực tế thì đến lúc này sáng chế này đã trở thành "vô chủ"). Do đó, xét về dài hạn thì không có sự xung đột mà lại tồn tại mối quan hệ cộng hưởng giữa các lợi ích trong việc thúc đẩy sáng tạo và tăng khả năng tiếp cận công nghệ. Tuy nhiên, trong thời gian sáng chế được bảo hộ, có thể tồn tại xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người có nhu cầu sử dụng sáng chế, với lợi ích của xã hội nói chung và lợi ích của những người có hoạt động sáng tạo trong cùng lĩnh vực. Thách thức của hệ thống sáng chế là làm sao tìm được sự cân bằng giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của các nhà hoạt động sáng tạo khác trong khi vẫn bảo đảm được quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế để thực sự bảo đảm được vai trò của hệ thống này. Khi nói đến sự cân bằng lợi ích trong hệ thống bảo hộ sáng chế, một khái niệm cần được bàn tới, đó là "lợi ích xã hội". Khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về lợi ích xã hội trong mối quan hệ với lợi ích của chủ sở hữu sáng chế. Ở đây người ta có thể nói tới quan hệ "con gà và quả trứng". Theo lập luận của giáo sư Xuan Li, vấn đề lợi ích xã hội trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào tiêu chí tối đa hoá phúc lợi [15]. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được cho là nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các khiếm khuyết của thị trường (tức là tránh những hành vi đánh cắp, chụp giật) và đáp ứng mục tiêu khuyến khích đổi mới. Nhưng do sự lạm dụng, quyền sở hữu trí tuệ có thể có tác động tiêu cực đến phúc lợi xã hội nên chính phủ cần có những chính sách làm sao cân bằng được lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích của xã hội nói chung, trong đó có lợi ích của những người cùng có hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan. Như vậy, cân bằng lợi ích trong quá trình bảo hộ sáng chế có thể được hiểu là việc đưa ra những quy định trong hệ thống pháp luật để vừa bảo đảm được lợi ích của chủ sở hữu sáng chế, vừa bảo đảm được lợi ích (phúc lợi) chung của xã hội, lợi ích của các chủ thể sáng tạo khác trong từng bối cảnh cụ thể. Ở đây, cần lưu ý một điểm là các quy định mang tính cân bằng lợi ích 19 phải thể hiện ở hai mặt mang tính bổ sung cho nhau theo nghĩa nếu không khuyến khích lợi ích của chủ sở hữu sáng chế thì xã hội cũng không thể có lợi ích khi xã hội không có được các thành quả sáng tạo, các sản phẩm mới và ngược lại lợi ích của chủ sở hữu sáng chế cũng sẽ không được bền vững một khi không bảo đảm được lợi ích chung của xã hội. 1.5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠ CHẾ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.5.1. Trên thế giới Hệ thống bảo hộ sáng chế trên thế giới đã có lịch sử tương đối dài. Trải qua quá trình phát triển, hệ thống này đã dần được hoàn thiện và điểm nhấn đặc biệt tạo ra một mốc phát triển mới chính là sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới. Hệ thống bảo hộ sáng chế hiện đại đầu tiên được thiết lập ở Cộng hòa Venice vào giữa thế kỷ thứ XV nhằm khuyến khích sáng tạo. Quy chế về sáng chế năm 1474 của Cộng hòa Venice đã giải thích rằng: Xung quanh chúng ta có nhiều thiên tài, có khả năng sáng tạo và sáng chế ra những thiết bị tinh xảo… Vậy nên nếu đặt ra các quy định về các tác phẩm và thiết bị do những người đó tạo ra, để người khác khi thấy những thứ đó không thể bắt chước và lấy đi vinh dự của nhà sáng chế, thì nhiều người sẽ phát huy tài năng của mình hơn, sẽ sáng chế ra các thiết bị vô cùng hữu ích và giúp ích cho Khối thịnh vượng chung của chúng ta [11]. Tại Vương quốc Anh, từ thế kỷ thứ XIV, các quốc vương của nước Anh đã dành sự bảo hộ cho cả thợ thủ công ngoại quốc nhằm thu hút công nghệ vào nước này. Cho đến cuối thế kỷ thứ XVI, việc bán các độc quyền sáng chế, bao gồm quyền bán và quyền sản xuất hàng hóa đã mang lại một 20 nguồn thu lớn cho các quốc vương Anh. Trong một nỗ lực hạn chế việc bán quyền đối với sáng chế một cách thái quá, vào năm 1624, Nghị viện Anh đã ban hành Quy chế về đặc quyền, trong đó quy định về cơ sở cho các luật sáng chế hiện đại của những nước xây dựng luật quốc gia dựa trên thông luật. Quy chế này quy định về việc cấm đặc quyền chung, loại trừ một cách tối đa việc cấp bằng sáng chế ra khỏi việc cấm độc quyền này cho: "việc một mình làm ra hoặc tạo ra hàng hóa mới bằng bất cứ phương pháp nào trong phạm vi Vương quốc" và quy định bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp trong thời hạn tối đa là 14 năm. Vì thế, theo hệ thống thông luật của Anh, bằng sáng chế chỉ được cấp cho các sáng chế hữu ích. Tại châu Âu lục địa, văn bản pháp luật hiện đại đầu tiên về sáng chế là Luật của Pháp ngày 7 tháng 01 năm 1791. Luật này chịu ảnh hưởng lớn của tinh thần cách mạng thời kỳ đó và trong phần lời nói đầu có nhận định rằng: "Mọi ý tưởng mới, mà việc bộc lộ hoặc phát triển chúng có thể hữu ích cho xã hội thuộc về người đầu tiên nghĩ ra, và sẽ là xâm phạm quyền thực chất của một người nếu không xem một sáng chế về kỹ thuật và hàng hóa hữu ích là tài sản của tác giả sáng chế đó" [11]. Tinh thần cách mạng tương tự và sự tôn trọng quyền con người ảnh hưởng đến luật của Pháp cũng đã tác động đến Hiến pháp của Hoa Kỳ năm 1787, trong đó tại Mục 8 quy định rằng "Quốc hội có thẩm quyền … thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hữu ích, bằng việc bảo đảm cho các tác giả và nhà sáng chế độc quyền đối với các tác phẩm và phát minh của họ trong một thời hạn nhất định". Như vậy, ngay ở những văn bản pháp luật sơ khai đầu tiên về việc bảo hộ sáng chế, các nước trên thế giới đã đưa vào mục tiêu của hệ thống sáng chế đồng thời với nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ sáng chế, đó chính là dành sự bảo hộ cho các tiến bộ công nghệ (sáng chế) như một phần thưởng cho hành động bộc lộ thành quả sáng tạo. 21 Cho đến khi Hiệp định TRIPS ra đời thì ở ngay trong Hiệp định này, người ta đã dành rất nhiều điều khoản để thể hiện một cách rõ ràng hoặc ngụ ý về việc cần bảo đảm sự cân bằng giữa mục tiêu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các mục tiêu tiếp cận công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, quyền tiếp cận văn hóa v.v... Điều 7 và Điều 8 Hiệp định khi đề cập đến nguyên tắc và mục tiêu của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã quy định "việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ" và "các thành viên có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm vấn đề y tế và dinh dưỡng cho nhân dân, và thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ của mình, với điều kiện là các biện pháp đó không được trái với các quy định của Hiệp định này". Với mục tiêu và những nguyên tắc được nêu ở trên, Hiệp định TRIPS đã đưa vào các quy định thể hiện rõ sự cân bằng lợi ích để bảo đảm được quyền lợi của tất cả các bên liên quan trong phạm vi một Thành viên cũng như giữa các Thành viên với nhau. Với những quy định mang tính chuẩn mực tối thiểu và mang tính bắt buộc đối với các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới trong Hiệp định TRIPS, mặc dù pháp luật các nước có sự khác biệt nhất định thì ít nhất các quy định về hạn chế và ngoại lệ trong việc bảo hộ sáng chế ở các nước hiện nay là tương đối giống nhau. Vấn đề cân bằng lợi ích trong quá trình bảo hộ sáng chế có thể được phân tích theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau như theo mối quan hệ giữa lợi ích công chúng và lợi ích của chủ sở hữu sáng chế (mối quan hệ lợi ích công - tư) và mối quan hệ giữa lợi ích của chủ sở hữu sáng chế với lợi ích của các chủ thể sáng tạo khác (mối quan hệ tư - tư), theo các nội dung bảo hộ sáng chế v.v... Trong khuôn khổ của luận văn này, vấn đề cân bằng lợi ích được phân tích ở các khía cạnh liên quan đến những vấn đề sau: đối tượng và tiêu chuẩn (điều kiện) 22 bảo hộ, thời hạn bảo hộ, thủ tục xác lập quyền, phạm vi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. 1.5.1.1. Trong quy định về đối tượng và điều kiện bảo hộ a) Đối tượng bảo hộ Sự phát triển của hệ thống luật sáng chế trên thế giới thể hiện rất rõ sự cân nhắc về bảo đảm sự cân bằng lợi ích giữa các bên. Một biểu hiện điển hình là việc xác định những đối tượng được bảo hộ, những đối tượng bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ. Cho đến trước khi có Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại Thế giới, nhiều nước không bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm hoặc có bảo hộ nhưng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và nước chậm phát triển. Có thể đưa ra những ví dụ điển hình về việc xác định rất hạn chế các đối tượng được bảo hộ sáng chế tại các nước trước khi có Hiệp định TRIPS ra đời. Việc hạn chế những đối tượng này xuất phát từ quan điểm bảo vệ lợi ích của công chúng vì các nước đang phát triển và chậm phát triển thấy rằng các sáng chế này chủ yếu là của công dân của các nước phát triển. Khi bắt đầu vòng đàm phán Uruguay về GATT, có khoảng 50 quốc gia không bảo hộ sáng chế đối với dược phẩm và một số nước lại không bảo hộ sáng chế đối với quy trình sản xuất dược phẩm [21]. Một số nước còn không cấp bằng độc quyền sáng chế cho lương thực và các sản phẩm khác. Một trường hợp cụ thể là Điều 3 Luật sáng chế năm 1970 của Ấn Độ quy định các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế, trong đó có: việc sử dụng các chất đã biết theo mục đích mới, mọi quy trình trong lĩnh vực y tế v.v... Điều 5 Luật này quy định không cấp bằng độc quyền cho bản thân các chất dùng để sản xuất dược phẩm, thực phẩm mà chỉ cấp bằng độc quyền cho các quy trình để sản xuất các sản phẩm này [22]. Trước khi có Hiệp định TRIPS, Ác-hen-ti-na cũng không cấp bằng độc quyền sáng chế cho dược phẩm nhưng lại cấp bằng độc quyền sáng chế 23 cho quy trình sản xuất dược phẩm, trừ các sản phẩm dược được sản xuất thông qua một trình tự đơn lẻ (vì đây được coi là một hình thức gián tiếp của sáng chế sản phẩm). Tại mục 7(e) Quyết định số 344 năm 1992 quy định chung về sở hữu công nghiệp của khối Andean (gồm các nước Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela) có quy định về các sáng chế không được cấp bằng, trong đó có "các sáng chế liên quan đến các sản phẩm dược thuộc Danh mục các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới" [22]. Hiệp định TRIPS quy định bằng độc quyền sáng chế phải được cấp cho bất kỳ sáng chế nào, dù là sản phẩm hay là quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công nghệ với điều kiện sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 27 Hiệp định). Bên cạnh đó, Hiệp định cũng quy định các thành viên có thể loại trừ không cấp bằng độc quyền cho những sáng chế cần phải bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cấm. Điều luật này yêu cầu phải cấp bằng độc quyền sáng chế cho cả sản phẩm và quy trình, và cấm phân biệt về lĩnh vực công nghệ mà sáng chế này được tạo ra. Vì vậy, việc không cấp bằng độc quyền sáng chế đối với sản phẩm nếu đã được quy định trong pháp luật về sáng chế của quốc gia thì sẽ không được phép áp dụng sau khi Hiệp định TRIPS có hiệu lực đầy đủ với quốc gia đó. Một vấn đề quan trọng trong giải thích Điều 27 Hiệp định TRIPS là liệu nó có buộc các thành viên phải bảo hộ đối tượng "sử dụng mới" đối với sản phẩm đã biết hay không. Hiện nay, các nước có những quy định khác biệt 24 đáng kể về vấn đề này. Ở Hoa Kỳ, việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho đối tượng là việc sử dụng một đối tượng đã biết theo chức năng mới sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng là mới và không phải là tất yếu. Ở Hoa Kỳ, bằng độc quyền sáng chế đối với việc sử dụng chỉ được cấp cho một "phương pháp sử dụng" cụ thể và không bao hàm việc bảo hộ đối với sản phẩm đó. Ở Châu Âu, việc cấp bằng độc quyền sáng chế đối với sản phẩm đã biết được sử dụng vì mục đích khác cũng được phép theo quy định của Điều 54(5) của Công ước sáng chế Châu Âu. Vì vậy, việc đưa ra một chỉ định đầu tiên đối với một loại dược phẩm đã có có thể dẫn đến việc cho phép cấp bằng độc quyền đối với sản phẩm. Trong trường hợp yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đối với chỉ định thứ hai của một sản phẩm dược có thể phát sinh khó khăn trong việc cấp bằng độc quyền sáng chế. Yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đối với việc sử dụng một sản phẩm đã biết thường là những hướng dẫn cho người trị liệu về cách thức sử dụng những chất cụ thể để chữa một bệnh cụ thể. Cách sử dụng mới này tương ứng với phương pháp chữa bệnh, vốn được coi là không thuộc đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế theo quy định của pháp luật Châu Âu [23]. Tuy nhiên, để vượt qua những khó khăn này, từ năm 1984 Cơ quan sáng chế châu Âu đã thừa nhận, theo giả tưởng pháp lý, yêu cầu về chỉ định y tế thứ hai đối với một sản phẩm dược đã được biết đến khi xem xét trong khuôn khổ cái gọi là "công thức Thụy Sĩ" (theo đó "sử dụng X để sản xuất ra thuốc nhằm chữa bệnh Y). Sự khác biệt giữa giả định này và quy định tại Điều 54 của Công ước sáng chế châu Âu như đã nêu ở trên là: Điều 54(5) cho phép cấp bằng độc quyền sáng chế đối với một sản phẩm (đã biết) cho mục đích sử dụng mới. Trong khi đó "công thức Thụy Sĩ" lại xem xét cấp bằng độc quyền sáng chế đối với việc sử dụng sản phẩm, vì vậy đây là một phương pháp, chứ không phải là một sản phẩm. Tuy nhiên, "công thức Thụy Sĩ" vấp phải những trở ngại về mặt lô-gíc rằng nó không có tính mới, vì ở đây là việc sử dụng sự pha trộn để đưa ra một loại thuốc chữa bệnh, và thông thường thì bản thân thuốc chữa bệnh cũng được sử dụng giống như chỉ dẫn dược phẩm lần đầu. 25 Theo quy định của Hiệp định TRIPS, các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới có quyền tự do quyết định việc cấp bằng độc quyền sáng chế đối với việc sử dụng các sản phẩm đã biết, bao gồm cả việc sử dụng nhằm mục đích chữa bệnh, và tất nhiên là được tự do quyết định có áp dụng cách tiếp cận theo "công thức Thụy Sĩ" hay không. Hiệp định chỉ buộc các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới phải cấp bằng độc quyền sáng chế cho các sản phẩm và các quy trình. Nhiều luật sáng chế mà các nước đang phát triển gần đây quy định không cấp bằng độc quyền sáng chế đối với việc sử dụng (Ấn Độ, Thái Lan, Braxin v.v...). Việc có bảo hộ sáng chế dạng sử dụng hay không thuộc được quyết định dựa trên quan điểm ưu tiên lợi ích xã hội hay ưu tiên lợi ích của các nhà sáng chế. Việc bảo hộ sáng chế dạng sử dụng có thể làm kéo dài bất hợp lý thời hạn bảo hộ sáng chế cho một sản phẩm cụ thể. Điều này là không công bằng cho xã hội nói chung khi mọi người phải tôn trọng quyền đối với một đối tượng thực ra không được coi là mới (mặc dù có chức năng mới) và nó cũng đồng nghĩa với việc xã hội sẽ bị hạn chế quyền tiếp cận với các loại thuốc do thời hạn bảo hộ bị kéo dài. Do vậy, hầu hết các nước đang phát triển quy định không bảo hộ sáng chế dạng sử dụng. Luật sáng chế của các nước loại trừ hàng loạt các đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế, trong đó có phát minh, các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật. b) Điều kiện bảo hộ Về điều kiện (tiêu chuẩn) bảo hộ sáng chế, cũng có những quy định khác nhau trong pháp luật các nước. Ví dụ, cho đến năm 2008, Luật sáng chế của Trung Quốc vẫn quy định giải pháp hữu ích sẽ đáp ứng tính mới và được cấp bằng nếu chưa được sử dụng dưới dạng khai thác ở thị trường Trung Quốc mặc dù đã được bộc lộ ở những nơi khác trên thế giới. Trong khi đó, hầu hết luật của các nước đều quy định sáng chế phải có tính mới so 26 với trình độ kỹ thuật trên thế giới (nghĩa là sáng chế đã được công bố hoặc đã được sử dụng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ bị coi là không có tính mới). Việc quy định phạm vi của tính mới (thế giới hay trong nước) đối với sáng chế được bảo hộ có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực dựa trên những quan điểm khác nhau. Trong mối quan hệ quốc tế, có thể giải thích rằng việc hạ thấp tiêu chuẩn bảo hộ về tính mới (đã có ở nước ngoài nhưng chưa có ở trong nước) có thể có lợi cho người dân trong nước nếu họ lấy những thứ của người nước ngoài đăng ký thành của mình nếu người nước ngoài chưa đăng ký ở nước mình mặc dù đã đăng ký ở nước ngoài. Tuy vậy, nếu xét theo nghĩa rộng thì có nguy cơ xảy ra là nhiều sáng chế đáng ra không nên được đăng ký vì đã được công bố từ trước ở nước ngoài nhưng lại có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế ở trong nước. Trong trường hợp này, lợi ích của công chúng nói chung lại bị ảnh hưởng vì đáng ra sáng chế đó đã thuộc về công chúng (nếu quy định sáng chế phải có tính mới thế giới mới được cấp bằng độc quyền). Ngoài ra, cho đến nay luật pháp của các nước đều quy định để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải có trình độ sáng tạo (hoặc còn được gọi là "tính không hiển nhiên"). Độc quyền sáng chế chỉ được (và chỉ nên) cấp cho những thành quả sáng tạo thực sự, tức là những gì "hiển nhiên" đối với mọi người thì không thể thuộc độc quyền của bất kỳ ai. 1.5.1.2. Trong quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế Việc quy định thời hạn bảo hộ hợp lý đối với sáng chế liên quan đến tính hiệu quả của hệ thống bảo hộ sáng chế. Việc xác định thời hạn bảo hộ tối ưu đối với sáng chế theo nghĩa thời gian này là đủ để chủ sở hữu sáng chế thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận một cách hợp lý đối với mọi lĩnh vực công nghệ của sáng chế là không dễ dàng. Nếu một độc quyền sáng chế tồn tại trong thời gian dài thì những chi phí xã hội có thể vượt quá những lợi ích xã hội mà sáng chế đó mang lại. Những chi phí này bao gồm những mất mát về 27 hiệu suất tĩnh (hiệu suất đạt được khi có việc sử dụng tối ưu những nguồn lực đang tồn tại với chi phí rẻ nhất có thể) do giá vượt quá chi phí biên và những chi phí khác mà các đối thủ cạnh tranh phải gánh chịu trong các việc gố gắng "sáng tạo xung quanh" sáng chế được bảo hộ. Trong khi thời hạn bảo hộ kéo dài có thể là hợp lý đối với những sáng chế lớn cần chi phí tốn kém để có được thì với những cải tiến nhỏ chiếm phần lớn số bằng độc quyền sáng chế được cấp hiện nay thì thời hạn bảo hộ tối ưu nên được quy định ngắn hơn, tương xứng với mức độ đầu tư không nhiều về kỹ năng, thời gian, nguồn lực của người được cấp bằng. Hiện nay, hầu hết các nước quy định bằng độc quyền sáng chế có thời hạn hiệu lực là 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế. Tuy nhiên, trước khi có Hiệp định TRIPS thời hạn này ngắn hơn, tùy pháp luật của mỗi nước, ví dụ Luật sáng chế của Ấn Độ năm 1970 quy định thời hạn bảo hộ sáng chế chỉ là 5 năm, còn luật sáng chế của các nước khác chủ yếu quy định bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trong 17 năm. Sau khi Hiệp định TRIPS ra đời, pháp luật của các nước trên thế giới về cơ bản đã có quy định thống nhất về thời hạn bảo hộ sáng chế, cụ thể là 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, một số nước phát triển kéo dài thời hạn bảo hộ đối với sáng chế trong một số lĩnh vực công nghệ nhất định như dược phẩm do những yêu cầu đặc biệt về việc thương mại hoá sản phẩm. Việc kéo dài thời hạn này nhằm tạo sự công bằng về thời hạn bảo hộ đối với sáng chế trong mọi lĩnh vực công nghệ. Dược phẩm là một loại sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người do vậy có những quy định rất khắt khe đối với việc đưa sản phẩm ra thị trường. Đối với một loại dược phẩm mới, để có thể được phép đưa ra thị trường nhiều khi phải mất nhiều năm sau khi sáng chế ra hoạt chất mới chứa trong loại thuốc đó. Có thực tế này là do các nước đều yêu cầu phải tiến hành thủ tục xin phép đưa dược phẩm ra thị trường và trong thủ tục này, nhà sản xuất thuốc phải cung cấp các dữ liệu về 28 thử nghiệm lâm sàng. Để có được dữ liệu đó đương nhiên phải tốn nhiều thời gian. Vấn đề đặt ra là ngay sau khi sáng chế ra hoạt chất mới thì hoạt chất đó được đăng ký sáng chế nhưng thực sự việc khai thác sáng chế đó chỉ có thể diễn ra sau khi được cấp phép lưu hành dược phẩm. Thời gian từ lúc nộp đơn đăng ký sáng chế đến lúc được phép đưa dược phẩm ra thị trường có thể kéo dài nhiều năm và như vậy thời gian có hiệu lực thực sự (thời gian mà chủ sở hữu sáng chế có thể độc quyền khai thác) sẽ ít hơn 20 năm (là thời hạn bảo hộ sáng chế tối thiểu theo quy định của Hiệp định TRIPS và hầu hết pháp luật của các nước). Từ đó nảy sinh vấn đề là với thời gian độc quyền còn lại trong nhiều trường hợp chỉ là 10 năm thì không đủ để chủ sở hữu sáng chế một loại dược phẩm nào đó thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận một cách hợp lý và hơn nữa là sẽ không công bằng với các sáng chế trong những lĩnh vực công nghệ khác. Với sự đấu tranh của ngành công nghiệp dược phẩm, một số nước phát triển đã có sự thay đổi quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế, theo đó sáng chế dược phẩm có thể được kéo dài thời hạn bảo hộ đến 25 năm tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên. Ví dụ, Điều 23(a) Hiệp định Hoa Kỳ Jordan về việc thành lập khu vực thương mại tự do (tháng 10 năm 2000) quy định việc mở rộng thời hạn bảo hộ đối với sản phẩm thuốc tân dược như sau: "Đối với các sản phẩm thuốc tân dược được bảo hộ độc quyền sáng chế, mỗi bên phải quy định việc kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế nhằm bù đắp cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế do bị rút ngắn thời hạn bảo hộ không hợp lý xuất phát từ thủ tục xin phép đưa sản phẩm ra thị trường". Luật sáng chế của Israel năm 1998 quy định cho phép kéo dài hiệu lực bằng độc sáng chế dược phẩm thêm nhiều nhất là 5 năm (hoặc 14 năm kể từ khi được đăng ký trên toàn cầu hoặc sau khi hết thời gian được gia hạn ở nơi khác tùy thuộc vào thời điểm nào đến trước). Tuy nhiên, các nước đang phát triển hầu như không kéo dài thời hạn bảo hộ này nhằm bảo đảm sự tiếp cận sớm đối với các loại dược phẩm sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế. 29 1.5.1.3. Trong quy định về thủ tục xác lập quyền Trong thủ tục xác lập quyền, nguyên tắc cân bằng lợi ích thể hiện rõ khi bằng độc quyền sáng chế được coi như một khế ước giữa Nhà nước và chủ sở hữu sáng chế, theo đó để được cấp độc quyền có hiệu lực trong một thời hạn nhất định, khi đăng ký sáng chế chủ sở hữu sáng chế phải bộc lộ sáng chế đầy đủ và cụ thể đến mức một người trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng dựa vào đó có thể thực hiện được sáng chế. Đây thực sự là một sự mặc cả, một sự đánh đổi giữa Nhà nước (đại diện cho toàn thể mọi người trong xã hội, những người phải tôn trọng quyền của chủ sở hữu sáng chế) và chủ sở hữu sáng chế. Luật pháp của một số nước còn yêu cầu người nộp đơn đăng ký sáng chế phải chỉ ra cách thức tối ưu trong số các cách thức thực hiện sáng chế mà nhà sáng chế biết tính đến ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Rõ ràng, với nghĩa vụ này của người nộp đơn thì xã hội nói chung sẽ có được lợi ích to lớn từ những thông tin sáng chế từ các đơn sáng chế đó sau khi chúng được công bố. Hiệp định TRIPS và pháp luật của các nước cũng quy định đơn sáng chế và bằng độc quyền sáng chế phải được công bố trong những thời hạn nhất định. Việc công bố đơn và bằng độc quyền nhằm mục đích cung cấp thông tin cho xã hội để bảo đảm các mục tiêu của hệ thống bảo hộ sáng chế như tránh nghiên cứu trùng lặp, tạo điều kiện cho xã hội có thể áp dụng sáng chế sau khi thời hạn bảo hộ độc quyền kết thúc v.v... 1.5.1.4. Trong quy định về phạm vi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế Trong giai đoạn đàm phán và thông qua Hiệp định TRIPS, luật pháp của các quốc gia đã quy định hàng loạt ngoại lệ (hạn chế) đối với các quyền của chủ sở hữu sáng chế, cụ thể bao gồm: - Sử dụng sáng chế vào mục đích giảng dạy và nghiên cứu; 30 - Thử nghiệm thương mại đối với sáng chế để kiểm tra hoặc hoàn thiện sáng chế; - Thử nghiệm nhằm có được sự chấp thuận của cơ quan quản lý đối với việc tiếp thị sản phẩm trên thị trường sau khi bằng độc quyền sáng chế hết hạn; - Pha chế thuốc chữa bệnh theo các đơn thuốc riêng lẻ; - Bên thứ ba sử dụng sáng chế một cách ngay tình trước thời điểm nộp đơn cấp bằng sáng chế ("sử dụng trước"); - Lưu thông hoặc nhập khẩu một sản phẩm đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đã được lưu thông hợp pháp trên thị trường trong nước hoặc nước khác ("nhập khẩu song song"). - Li-xăng cưỡng bức đối với sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hoặc trong trường hợp không đàm phán được với chủ sở hữu sáng chế với các điều kiện thương mại thỏa đáng và trong những thời hạn hợp lý. Trước khi có Hiệp định TRIPS, đã tồn tại Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp là khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc bảo hộ sáng chế (hiện nay có gần 200 nước là thành viên của Công ước này). Rất nhiều hạn chế và ngoại lệ đối với việc bảo hộ sáng chế trong quy định pháp luật của các nước bắt nguồn từ các điều khoản của Công ước này. Về phạm vi quyền của chủ sở hữu sáng chế, Hiệp định TRIPS thể hiện một cách rõ ràng sự cân bằng lợi ích chung của xã hội và lợi ích của các chủ thể sáng tạo với lợi ích của chủ sở hữu sáng chế. Hiệp định quy định các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định (có giới hạn) đối với các độc quyền được cấp trên cơ sở bằng độc quyền sáng chế với điều kiện là các ngoại lệ này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường bằng độc quyền sáng chế đó và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. 31 Hiệp định TRIPS không quy định cụ thể tất cả các hạn chế và ngoại lệ mà dành cho pháp luật quốc gia quy định những ngoại lệ này. Tuy nhiên, điều quan trọng là các ngoại lệ trong pháp luật quốc gia phải đáp ứng những điều kiện được quy định trong Hiệp định, đó là: - Các ngoại lệ này phải có giới hạn, tức là bị hạn chế trong những khuôn khổ xác định, giới hạn về phạm vi, quy mô, khối lượng v.v... Giới hạn có thể liên quan đến các mục đích sử dụng như mục đích cá nhân hay giáo dục, lĩnh vực sản phẩm được bảo hộ sáng chế, hành vi liên quan như nhập khẩu, xuất khẩu, đánh giá sáng chế v.v...; - Các ngoại lệ này không được mâu thuẫn một cách bất hợp lý đến việc khai thác bình thường sáng chế. Thực tế, việc xác định các yếu tố trong ngoại lệ này không hề dễ dàng. Tuy nhiên, về nguyên tắc, người ta có thể giải nghĩa các cụm từ theo hướng: "bất hợp lý" có nghĩa là những hành vi vượt ra ngoài giới hạn của những thứ được coi là hợp lý; "mâu thuẫn" có nghĩa là đấu tranh, đụng chạm, không tương thích; "bình thường" có nghĩa là tuân theo những chuẩn mực, thường xảy ra, thông thường và điển hình và "khai thác" có nghĩa là "tận dụng"; - Các ngoại lệ này không làm tổn hại một cách bất hợp lý đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế. Làm tổn tại được giải thích là việc làm mất hiệu lực hoặc làm giảm sức mạnh của quyền. Bên cạnh đó, Hiệp định TRIPS cũng quy định một số hạn chế (ngoại lệ) quyền của chủ sở hữu sáng chế đối với những hành vi mà chủ sở hữu sáng chế không được ngăn cấm bên thứ ba thực hiện. Một trong số đó được gọi là li-xăng cưỡng bức hoặc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng. Theo đó, các Thành viên có quyền quy định về việc cấp phép sử dụng sáng chế mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với sáng chế. Tuy nhiên, để tránh sự lạm dụng quyền lực của nhà nước, hạn chế bất hợp lý phạm vi quyền của chủ sở hữu sáng chế, Hiệp định TRIPS đưa ra hàng loạt các điều kiện phải được tuân thủ nghiêm ngặt khi cấp li-xăng cưỡng bức. 32 Có thể nói rằng, việc cân bằng lợi ích của các chủ thể khác nhau liên quan đến việc bảo hộ sáng chế được thể hiện rõ nhất trong các quy định về phạm vi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế. Những hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế được nhằm vào việc bảo vệ lợi ích chính đáng của hai nhóm chủ thể: thứ nhất là xã hội nói chung và thứ hai là các nhà sáng tạo trong cùng lĩnh vực. Trong Hiệp định TRIPS và pháp luật của các nước về bảo hộ sáng chế, những hạn chế phạm vi quyền của chủ sở hữu sáng chế được quy định thông thường bao gồm những trường hợp sau: Thứ nhất, chủ sở hữu sáng chế không được ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế vì mục đích cá nhân, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc mục đích thử nghiệm nhằm đưa sản phẩm ra thị trường (sau khi bằng độc quyền sáng chế hết hiệu lực). Mục đích của những hạn chế nêu trên là nâng cao hiệu suất tĩnh bằng cách thúc đẩy cạnh tranh (ví dụ như ngoại lệ đối với việc ứng dụng sáng chế ngay sau khi hết thời hạn bảo hộ); còn trong những trường hợp khác, mối quan tâm chính là tăng hiệu suất động (là việc đưa ra nhiều nhất có thể những sản phẩm mới hoặc những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, cách thức tổ chức và các quy trình sản xuất hiệu quả hơn và với chi phí thấp hơn) bằng cách tránh những rào cản đối với hoạt động nghiên cứu tiếp theo (ví dụ như hạn chế đối với việc thí nghiệm). Các hạn chế quyền có thể được áp dụng đối với nghiên cứu khoa học, tức là những hành vi không nhằm mục đích thương mại mà chỉ thực hiện với mục đích rút ra tri thức mới. Ngoại lệ này dựa trên quan điểm cho rằng, mục tiêu chính sách công có tính then chốt trong luật về sáng chế là nhằm khuyến khích sự phổ biến và nâng cao tri thức kỹ thuật. Ngoài ra nó còn dựa trên quan điểm là nếu cho phép chủ sở hữu sáng chế ngăn cản việc sử dụng có tính thí nghiệm trong thời hạn bảo hộ đối với sáng chế sẽ phần nào ảnh hưởng đến mục đích của của yêu cầu công bố sáng chế cho công chúng biết. Có thể nói các sáng tạo công nghệ mới hầu hết phải dựa trên những nền tảng của những 33 công nghệ đã có, hay nói cách khác những công nghệ hiện có chính là cơ sở cho các sáng tạo tiếp theo. Việc cho phép sử dụng tự do các sáng chế vì mục đích nghiên cứu khoa học sẽ đáp ứng được triết lý của Isaac Newton, đó là "Nếu tôi nhìn được xa hơn đó là bởi tôi đứng trên vai những người khổng lồ" (If I have seen further it is by standing on the shoulders of giants.) Chủ sở hữu sáng chế cũng không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi thử nghiệm trên sáng chế cho dù hành vi thử nghiệm đó nhằm mục đích thương mại, chẳng hạn như để "tìm ra sáng chế", hoàn thiện sáng chế đã được bảo hộ, đánh giá một sáng chế để yêu cầu cấp giấy phép lưu hành sản phẩm, hoặc vì những mục đích chính đáng khác như kiểm tra xem sáng chế đó có sử dụng được không (sản xuất thử). Trong số các hành vi thuộc ngoại lệ nêu trên, có một ngoại lệ được gọi là "ứng dụng sớm" hoặc "ngoại lệ Bolar", theo đó các bên thứ ba có quyền sử dụng sáng chế dưới dạng thử nghiệm trong giai đoạn sáng chế đang được bảo hộ độc quyền nhằm mục đích xin phép tiếp thị sản phẩm sau khi bằng độc quyền sáng chế hết hạn. Ngoại lệ này nhằm cho phép các nhà sản xuất dược phẩm cùng loại đưa sản phẩm của họ ra thị trường ngay sau khi bằng độc quyền sáng chế hết hạn, từ đó cho phép người tiêu dùng mua thuốc với giá thấp nhất ngay khi thời hạn bảo hộ đã kết thúc. Nếu không có ngoại lệ này, việc lưu thông các sản phẩm cùng loại có thể bị trì hoãn nhiều tháng hoặc nhiều năm trong khi đó chủ sở hữu sáng chế có thể vẫn giữ giá thành của sản phẩm ở mức cao mặc dù đã bằng độc quyền sáng chế đã hết hiệu lực. Ngoại lệ này làm tăng hiệu suất tĩnh bởi vì người nắm giữ sáng chế vẫn giữ độc quyền cho đến khi bằng độc quyền sáng chế hết hiệu lực cho nên dường như ngoại lệ này không làm giảm hiệu suất động. Pháp luật của các nước có các quy định không hoàn toàn giống nhau về vấn đề này. Chẳng hạn, ở Mông Cổ, việc sử dụng sáng chế "cho các mục đích nghiên cứu khoa học hoặc thử nghiệm" không bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. Ở Đài Loan, bên thứ ba chỉ được phép tự do sử 34 dụng sáng chế vì "mục đích nghiên cứu hoặc thử nghiệm với những hành vi hoặc ý định phi thương mại". Luật của nhiều nước khác lại có quy định ngoại lệ cho "các mục đích thử nghiệm", nhưng không giới hạn trong các hành vi phi thương mại, như luật của Botswana, Thổ Nhĩ Kỳ, Trinidad và Tobago, Bhutan, El Salvador, Singapore. Ác-hen-tina đã quy định "ngoại lệ Bolar" trong Luật số 24.766 năm 1996 cho phép thử nghiệm và nộp đơn xin phép lưu hành sản phẩm cùng loại trước khi hết hạn bằng độc quyền sáng chế tương ứng (Điều 8). Vào năm 1998, luật sáng chế của Israel đã quy định cho phép bên thứ ba sử dụng sáng chế dược phẩm của người khác đang được bảo hộ để tiến hành thử nghiệm để đăng ký lưu hành loại dược phẩm này trên thị trường ở Israel hoặc ở nước khác khi thời hạn hiệu lực của sáng chế kết thúc. Luật này không chỉ cho phép sử dụng sáng chế để tiến hành các thử nghiệm trong nước, mà còn cho phép xuất khẩu số lượng nhỏ để thực hiện các thủ tục xin phép lưu hành dược phẩm trước khi hết hạn bảo hộ sáng chế ở những nước liên quan. Ôxtrâylia cũng có quy định tương tự. "Ngoại lệ Bolar" cũng được đưa vào Điều 43 của Bộ luật sở hữu công nghiệp Brazil bằng Luật số 10.196 ngày 14/2/2001. Ở châu Âu, Nghị viện châu Âu đã thể hiện quan điểm ủng hộ ngoại lệ Bolar. Tại đoạn 17, Nghị quyết ngày 16/4/1996, cơ quan này đã tuyên bố: Cần phải có những biện pháp cho phép các công ty dược tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và pha chế theo yêu cầu của cơ quan quản lý để đăng ký các dược phẩm cùng loại đã được sản xuất ở EU trước khi thời hạn bảo hộ theo giấy chứng nhận bảo hộ bổ sung hết hiệu lực để dược phẩm đó được lưu thông ngay sau khi hết hạn bằng độc quyền sáng chế hoặc chứng nhận bảo hộ bổ sung đối với sản phẩm đã đăng ký trước. Thứ hai, chủ sở hữu sáng chế không được ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế dưới hình thức lưu thông sản phẩm được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu sáng chế đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài. 35 Liên quan đến hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế đối với các hành vi sử dụng sáng chế trong trường hợp này, xuất hiện các khái niệm "khai thác hết quyền" (hoặc "cạn quyền") và "nhập khẩu song song". Khái niệm trạng thái đã khai thác hết quyền sở hữu trí tuệ (trong đó có sáng chế) có vai trò rất quan trọng quyết định sự ảnh hưởng của các quy định về sở hữu trí tuệ đến sự lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong thương mại quốc tế và gắn chặt với khái niệm "nhập khẩu song song" (trong luận văn này chỉ đề cập đến khai thác hết quyền hoặc nhập khẩu song song đối với đối tượng được bảo hộ là sáng chế). Quyền đối với sáng chế thường được định nghĩa bằng những quyền được cấp cho chủ thể nhằm ngăn ngừa người khác sử dụng đối tượng này. Cụ thể, bằng độc quyền sáng chế trao cho chủ sáng chế quyền ngăn cấm người khác sử dụng, bán, chào bán hoặc nhập khẩu sáng chế mà không được sự đồng ý của họ. Học thuyết về trạng thái đã khai thác hết quyền xác định thời điểm chủ thể quyền sáng chế hết quyền kiểm soát đối với hàng hoá mang đối tượng được bảo hộ. Việc chấm dứt quyền kiểm soát này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bất kỳ nền kinh tế nào vì nó cho phép tự do lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ. Nếu không có học thuyết về trạng thái đã khai thác hết quyền, chủ thể quyền đối với sáng chế sẽ kiểm soát hết việc mua bán, chuyển giao hoặc sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ có chứa đựng quyền đối với sáng chế và sẽ kiểm soát được các hoạt động kinh tế. Quyền đối với sáng chế sẽ chấm dứt khi hàng hoá chứa đựng quyền này được "bán lần đầu" hoặc "đưa ra thị trường". Ý tưởng này xuất phát từ việc một khi chủ thể quyền có được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng hoá lần đầu hoặc đưa hàng hoá ra thị trường thì người mua hoặc người được chuyển giao hàng hoá có quyền sử dụng hoặc xử lý đối với hàng hoá đó mà không bị cản trở gì. Chúng ta xem xét trường hợp một chiếc ôtô của hãng Honda được sản xuất với sáng chế là một loại động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Vì công ty Honda 36 nắm các quyền đối với sáng chế này, cho nên họ có thể ngăn cản người khác bán ôtô mang động cơ (hoặc bản thân động cơ) đó lần đầu ra thị trường mà không có sự đồng ý của công ty Honda. Nếu người nào đó mua động cơ hoặc chiếc ôtô có gắn động cơ đó từ một đại lý cấp một được Công ty Honda cho phép, quyền của công ty Honda đối với sáng chế bị chấm dứt và công ty này không thể cản trở người này sử dụng động cơ (hoặc ôtô) này hay cho hoặc bán động cơ (hoặc ôtô) đó cho người khác. Người nắm giữ quyền đối với sáng chế đó đã mất quyền kiểm soát của mình đối với việc xử lý sản phẩm. Tuy nhiên, việc mua động cơ (hoặc ôtô) không đồng nghĩa với việc người mua được phép sản xuất động cơ (hoặc ôtô) mang sáng chế đó hay cho phép người khác sử dụng sáng chế này. Nói cách khác, việc bán hàng hoá ra thị trường lần đầu không làm chuyển giao quyền đối với sáng chế cho người mua mà chỉ chấm dứt quyền của Công ty Honda đối với việc kiểm soát sự lưu thông của chiếc động cơ (hoặc ôtô) cụ thể mà thôi. Từ góc nhìn của hệ thống thương mại quốc tế, vấn đề quan tâm nhất của trạng thái đã khai thác hết quyền là nó hoạt động trong khuôn khổ quốc gia, khu vực hay quốc tế. Quyền đối với sáng chế thường được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cấp. Với việc được cấp bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có các độc quyền mà họ có thể thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của cơ quan đã cấp quyền. Khi hàng hoá được bán lần đầu hoặc đưa ra thị trường ở một nước thì nó làm chấm dứt quyền đối với sáng chế chứa đựng trong các sản phẩm này. Một người có thể có các quyền đối với cùng một sáng chế "song song" ở nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ như trường hợp của công ty Honda, công ty này có thể đăng ký sáng chế động cơ ô tô tiết kiệm nhiên liệu và được bảo hộ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một nước có thể lựa chọn quy định rằng tình trạng đã khai thác hết quyền đối với sáng chế xảy ra khi một hàng hoá được khai thác thương mại lần đầu hoặc đưa ra thị trường ngoài phạm vi lãnh thổ của mình. Khi đó, việc khai thác thương mại lần đầu tại thị trường ở nước ngoài có sáng chế được bảo hộ "song 37 song" sẽ làm chấm dứt quyền của chủ thể quyền đối với sáng chế tại nước sản xuất. Nếu tình trạng đã khai thác hết quyền xảy ra khi hàng hoá được khai thác thương mại lần đầu ở nước khác, chủ thể quyền đối với sáng chế ở trong nước không thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của mình để phản đối việc nhập khẩu hàng hóa đó. Việc nhập khẩu hàng hoá ở trong trạng thái đã khai thác hết quyền ở nước ngoài thường được gọi là hình thức "nhập khẩu song song", và hàng hoá được nhập khẩu thường được gọi là "hàng hoá nhập khẩu song song". Nếu một nước quy định rằng trạng thái đã khai thác hết quyền chỉ áp dụng trong phạm vi quốc gia thì quyền của chủ thể quyền đối với sáng chế trong việc kiểm soát quá trình lưu thông của hàng hoá chỉ chấm dứt khi hàng hoá được khai thác thương mại lần đầu trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Nếu một nước quy định rằng tình trạng đã khai thác hết "mang tính khu vực" thì quyền của chủ thể quyền đối với sáng chế trong việc kiểm soát quá trình lưu thông hàng hoá chấm dứt khi hàng hoá được khai thác lần đầu ở bất kỳ nước nào trong khu vực. Nếu một nước quy định rằng trạng thái đã khai thác hết "mang tính quốc tế" thì quyền của chủ thể quyền đối với sáng chế trong việc kiểm soát quá trình lưu thông hàng hoá sẽ chấm dứt khi hàng hoá được khai thác thương mại ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới bị ảnh hưởng bởi học thuyết về tình trạng đã khai thác hết quyền mà các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới áp dụng. Theo học thuyết về tình trạng đã khai thác hết mang tính quốc tế, hàng hóa và dịch vụ được luân chuyển tự do qua biên giới sau khi nó được khai thác thương mại lần đầu theo những điều kiện nhất định tại bất kỳ nơi nào trên thế giới (do chủ sở hữu trí tuệ hoặc người được phép của chủ sở hữu trí tuệ đưa ra thị trường). Theo học thuyết về tình trạng đã khai thác hết mang tính quốc gia thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể cản trở đối với việc lưu thông hàng hoá, dịch vụ qua biên giới. Như vậy với việc áp dụng tình trạng khai thác hết quyền mang tính quốc gia, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền tạo ra sự phân biệt đối xử trên thị trường. 38 Vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau tranh luận về việc liệu trao cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ quyền được phân biệt đối xử trên thị trường là tốt hay không khi nhìn từ khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá. Từ quan điểm của những người ủng hộ thị trường mở và tự do cạnh tranh thì không thể chấp nhận được việc dùng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn cản thương mại. Trong khi đó các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ lại cho rằng có những điểm tích cực nhất định của việc phân biệt đối xử trên thị trường và việc phân biệt về giá cả hàng hoá, dịch vụ. Trước cũng như sau khi có Hiệp định TRIPS, các nước áp dụng các chính sách, quy định khác nhau đối với vấn đề khai thác hết quyền sở hữu trí tuệ. Thực trạng của vấn đề này ở châu Âu và Hoa Kỳ diễn ra rất phức tạp khi các nước không chỉ áp dụng các cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề liệu tình trạng đã khai thác hết quyền này mang tính quốc gia, khu vực hay quốc tế mà còn phân biệt trong việc áp dụng quy định này đối với từng loại quyền sở hữu trí tuệ. Các Toà án của Hoa Kỳ không thống nhất với nhau về việc ủng hộ hay không ủng hộ quy định về quyền chấm dứt ở phạm vi quốc tế. Trong khi đó, Toà án tư pháp châu Âu đã đưa ra quyết định ủng hộ "học thuyết về tình trạng đã khai thác hết quyền trong phạm vi cộng đồng". Nói chung, hầu hết các nước trên thế giới đều ủng hộ quan điểm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt sau lần bán đầu tiên sản phẩm mang đối tượng liên quan ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Điều này nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại thế giới, đồng thời bảo đảm lợi ích của các bên thứ ba và hạn chế hợp lý quyền của chủ sở hữu sáng chế, theo đó đối với một sản phẩm mang sáng chế được bảo hộ, chủ sở hữu sáng chế chỉ được hưởng lợi một lần, đó chính là lần đầu tiên đưa sản phẩm ra thị trường, sau đó bất kỳ người nào cũng có quyền thực hiện tiếp các hành vi thương mại đối với sản phẩm đó mà chủ sở hữu sáng chế không có quyền can thiệp. Chính vì sự khác biệt này mà trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định TRIPS, các nước đã không thể thống nhất được với nhau về vấn đề "khai 39 thác hết quyền sở hữu trí tuệ". Có quá nhiều cách tiếp cận và quan điểm về vấn đề này và pháp luật của các nước cũng rất khác nhau, quyền lợi của các nước phát triển và đang phát triển cũng khác nhau làm cho các nước không thể đi đến thoả thuận được với nhau. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mối tương quan về quan hệ lợi ích giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng như tương quan lợi ích giữa chủ sở hữu trí tuệ với lợi ích của xã hội. Vấn đề mấu chốt đặt ra là phạm vi quyền của chủ sở hữu sẽ được mở rộng đến mức nào hay nói cách khác là chủ sở hữu trí tuệ được kiểm soát sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ của mình đến giai đoạn nào của quá trình lưu thông sản phẩm. Chính vì vậy, Điều 6 của Hiệp định đã quy định theo hướng các thành viên có quyền tự quyết định về việc xác định quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt ở phạm vi quốc gia, khu vực hay quốc tế. Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khoẻ cộng đồng một lần nữa khẳng định "Việc quy định hiệu lực của các quy định trong hiệp định TRIPS liên quan tới trạng thái đã khai thác hết quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền của mỗi thành viên. Các thành viên được quyền đặt ra quy định của mình về trạng thái đã khai thác hết quyền sở hữu trí tuệ mà không làm ảnh hưởng đến quy định về chế độ đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc quy định tại Điều 3 và Điều 4 (của Hiệp định TRIPS." Trên thực tế, liên quan đến quyền ngăn cấm của chủ sở hữu sáng chế, hầu hết các quốc gia hiện nay áp dụng học thuyết chấm dứt quyền sau lần bán đầu tiên trên phạm vi quốc tế. Thứ ba, trong những tình huống nhất định, Nhà nước có thể cho phép bên thứ ba hoặc nhân danh mình sử dụng sáng chế mà không cần đến sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế. Li-xăng cưỡng bức (theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, thuật ngữ này được gọi là "bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng" theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thể hiện rất rõ sự can thiệp của nhà nước để bảo vệ lợi ích xã hội trong những tình huống nhất định. Về cơ bản, khi đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có toàn quyền quyết 40 định việc sử dụng sáng chế của mình. Tuy nhiên, trong một số tình huống nhất định khi chủ sở hữu sáng chế lạm dụng quyền hoặc nhằm để bảo đảm an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, nhà nước có thể cho phép các bên thứ ba hoặc nhân danh mình sử dụng sáng chế được bảo hộ mà không cần có sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế. Lixăng cưỡng bức đối với sáng chế là một trong những công cụ kinh tế quan trọng đối với các nước đang phát triển nhằm giải quyết khoảng cách công nghệ với các nước phát triển. Đây là một biện pháp hiệu quả và linh động nhất và tạo điều kiện cho các nước ngăn cản những hạn chế nghiêm trọng trong việc bảo hộ quyền đối với sáng chế. Quyền sở hữu công nghệ vẫn còn duy trì tập trung ở các nước phát triển, nơi có một lượng vốn lớn được đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp của nước phát triển thường rất do dự trong việc cấp li xăng công nghệ mới với giá cả và điều kiện cho phép doanh nghiệp của nước đang phát triển cạnh tranh một cách có hiệu quả trên thị trường thế giới. Mặc dù Hiệp định TRIPS đã đề cập đến các quy định khuyến khích việc chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển và đang phát triển, tuy nhiên trên thực tế thì hiệu quả của hoạt động này rất hạn chế. Lixăng cưỡng bức thực sự là cần thiết để bảo đảm việc chuyển giao công nghệ trở thành hiện thực (giữa các nước phát triển và đang phát triển). Tuy nhiên, các nước đang phát triển cấp lixăng cưỡng bức phải đối mặt với nguy cơ "trả đũa" về kinh tế từ các nước phát triển (thực tế đã xảy ra, ví dụ năm 2008, Thái Lan đã bị Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) xếp vào danh sách các nước bị "ưu tiên theo dõi" theo Điều 301 của Luật Thương mại Hoa Kỳ do đã cấp li-xăng cưỡng bức đối với sáng chế của Hoa Kỳ để sản xuất thuốc chữa HIV/AIDS ở Thái Lan). Việc cấp li-xăng cưỡng bức cũng có thể tạo ra môi trường không tốt cho đầu tư và ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, do vậy phải được thể hiện cụ thể và chặt chẽ trong khuôn khổ pháp lý quốc tế. Điều 31 Hiệp định TRIPS đã quy định rất cụ thể về các điều kiện cấp li-xăng 41 cưỡng bức và được cụ thể hơn tại Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khoẻ cộng đồng (năm 2001) cũng như Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS (năm 2005). Mặc dù Hiệp định TRIPS cho phép và luật pháp của các nước đang phát triển đều có quy định về việc cấp li-xăng cưỡng bức đối với sáng chế nhưng việc áp dụng quy định này vào thực tế không dễ khả thi, điển hình là trong lĩnh vực sáng chế dược phẩm. Trên thực tế, li-xăng cưỡng bức thường được cấp để sử dụng sáng chế dược phẩm (thuộc sở hữu của các công ty dược phẩm đa quốc gia). Tuy nhiên, năng lực công nghệ hạn chế của các doanh nghiệp dược phẩm ở các nước đang phát triển trở thành rào cản cho việc áp dụng quy định về li-xăng cưỡng bức. Chính phủ của các nước đang phát triển có thể cho phép các công ty dược phẩm trong nước sử dụng sáng chế dược phẩm của các công ty nước ngoài nhưng các công ty này không đủ trình độ công nghệ để tiến hành sản xuất. Thực tế này đã dẫn đến việc ra đời của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS, trong đó cho phép xuất khẩu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng cưỡng bức sang các nước khác cũng có nhu cầu cấp li-xăng cưỡng bức nhưng không có khả năng công nghệ để sản xuất sản phẩm theo li-xăng đó (với những điều kiện bổ sung nhất định được quy định cụ thể trong Nghị định thư này). Thứ tư, chủ sở hữu sáng chế không có quyền ngăn cấm hành vi sử dụng sáng chế của người có quyền sử dụng trước sáng chế. Trên thực tế, nhiều người có thể có cùng ý tưởng cũng như các giải pháp giống hoặc tương tự nhau để giải quyết một vấn đề. Tuy nhiên, bảo hộ sáng chế mang tính độc quyền, có nghĩa là trong một thời gian nhất định, đối với một giải pháp cụ thể thì quyền đối với sáng chế chế chỉ thuộc về một người (hoặc một nhóm người trong trường hợp quyền thuộc sở hữu chung). Sẽ là không công bằng nếu nhà nước dành toàn bộ độc quyền cho một người chỉ đơn thuần vì người đó thực hiện việc nộp đơn đăng ký sáng chế sớm nhất và được cấp bằng độc quyền. Do vậy, ngay trong Công ước Paris về bảo hộ 42 sở hữu công nghiệp (thông qua năm 1883) đã có quy định về quyền của người sử dụng trước sáng chế. Theo đó, trong trường hợp trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế đồng nhất với sáng chế trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi bằng độc quyền sáng chế được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ. Trong trường hợp này, các chủ thể sáng tạo đồng thời và độc lập tạo ra sáng chế trùng với sáng chế được bảo hộ sẽ được bảo đảm lợi ích tối thiểu nhất định. Thứ năm, chủ sở hữu sáng chế không được thực hiện một số hành vi nhất định khi chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Để tránh lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS còn có quy định tại Điều 40 cho phép các thành viên đưa vào pháp luật của mình những quy định về những trường hợp bị coi là lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường và bị cấm thực hiện. Những ví dụ điển hình về việc lạm dụng quyền đối với sáng chế trong quá trình khai thác, chuyển quyền sử dụng sáng chế là đưa vào hợp đồng lixăng những điều khoản hạn chế quyền lựa chọn những sản phẩm phụ, sản phẩm kèm theo hoặc hạn chế nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hạn chế thị trường tiêu thụ mà những hạn chế này không xuất phát từ độc quyền của chủ sở hữu sáng chế. Luật pháp của các nước, đặc biệt là các nước phát triển quy định rất chặt chẽ những điều kiện này để bảo đảm hành vi sử dụng, khai thác quyền đối với sáng chế không làm thủ tiêu môi trường cạnh tranh, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội nói chung. 1.5.1.5. Trong các quy định về bảo vệ quyền đối với sáng chế Liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, ngoài việc quy định những biện pháp đầy đủ và thoả đáng mà các thành viên phải có để bảo vệ 43 (thực thi) quyền đối với sáng chế, Hiệp định TRIPS cũng có những giới hạn nhất định nhằm bảo đảm cân bằng với lợi ích của xã hội. Cụ thể, trong các thủ tục thực thi quyền, Hiệp định TRIPS thể hiện rất rõ ràng quan điểm coi quyền đối với sáng chế là một quyền dân sự và có thể nói các thủ tục dân sự sẽ được áp dụng (chủ yếu) đối với các hành vi xâm phạm quyền. Hiệp định TRIPS không quy định buộc các nước phải coi hành vi xâm phạm quyền sáng chế là một tội phạm. Hơn nữa, quy định về việc kiểm soát biên giới cũng không bắt buộc phải áp dụng đối với đối tượng này. Luật pháp của hầu hết các nước trên thế giới cũng quy định việc thực thi quyền đối với sáng chế được áp dụng theo thủ tục dân sự. Rất ít nước có hệ thống thực thi quyền đối với sáng chế bằng biện pháp hành chính như Trung Quốc, Việt Nam, theo đó các cơ quan hành chính Nhà nước (hoạt động bằng tiền thuế của người dân) chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền cho chủ sở hữu sáng chế bất kể chủ sở hữu sáng chế có yêu cầu hay không. Tóm lại, có thể thấy rằng các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế của các nước trên thế giới cũng như trong các khuôn khổ quốc tế đã rất quan tâm và thể hiện rõ vấn đề cân bằng lợi ích giữa các nhóm thủ thể liên quan. Việc cân bằng lợi ích được thể hiện ở mọi khía cạnh, từ việc quy định các đối tượng được bảo hộ, đối tượng không được bảo hộ, điều kiện bảo hộ, thời hạn bảo hộ, phạm vi quyền cũng như việc thực thi quyền đối với sáng chế. 1.5.2. Ở Việt Nam Hệ thống bảo hộ sáng chế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và vấn đề cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ sáng chế theo đó cũng có những sự thay đổi nhất định. 1.5.2.1. Giai đoạn 1981 - 1988 Hệ thống bảo hộ sáng chế của Việt Nam trong giai đoạn này phản ánh đậm nét đặc trưng của nền kinh tế tập trung bao cấp xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, quy định nổi bật là sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng 44 tác giả sáng chế, có nghĩa là quyền sở hữu mọi sáng chế của người Việt Nam đều thuộc về Nhà nước và người tạo ra sáng chế chỉ được hưởng quyền với danh nghĩa là "tác giả sáng chế". Tác giả sáng chế chỉ được hưởng thù lao và các giá trị tinh thần khác khi sáng chế được cấp bằng và được khai thác chứ không có quyền sở hữu để thực thi đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu. Do không bảo hộ sáng chế như một quyền tài sản thuộc quyền tư hữu, lợi ích của người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế không được bảo đảm, do đó số lượng sáng chế được bảo hộ ở Việt Nam trong giai đoạn này cũng rất hạn chế. Xét ở nghĩa rộng, lợi ích của xã hội cũng không được bảo đảm vì không có nhiều sáng chế được tạo ra do thiếu động lực kinh tế thúc đẩy hoạt động sáng tạo. Xã hội không được hưởng các thành quả từ hoạt động sáng tạo. Tựu chung lại, hệ thống bảo hộ sáng chế của Việt Nam trong giai đoạn này chưa phải là hệ thống bảo hộ hiện đại, do đó vấn đề cân bằng lợi ích của các chủ thể liên quan nhằm bảo đảm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo cũng như thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm lợi ích của xã hội nói chung cũng chưa được quan tâm đúng mức. 1.5.2.1. Giai đoạn 1989 - 1994 Sau khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới và khởi động xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng cũng thay đổi dần. Điển hình của xu hướng thay đổi này được đánh dấu bằng việc Nhà nước ban hành Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (năm 1989). Theo Pháp lệnh này, sáng chế được bảo hộ hoàn toàn theo cơ chế độc quyền và không còn tồn tại khái niệm "Bằng tác giả sáng chế". Các quy định về đối tượng được bảo hộ là sáng chế, tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế, phạm vi quyền của chủ sở hữu sáng chế, thời hạn bảo hộ sáng chế, các ngoại lệ quyền đối với sáng chế v.v... cũng có những thay đổi. Theo đó, có hai loại giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới hai tên khác nhau và với một 45 số tiêu chí khác nhau. Giải pháp kỹ thuật có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp được gọi là sáng chế, được bảo hộ trong thời hạn 20 năm. Giải pháp kỹ thuật có tính mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam và có khả năng áp dụng công nghiệp được gọi là giải pháp hữu ích và được bảo hộ trong thời hạn 6 năm. Chủ sở hữu sáng chế có quyền sử dụng, định đoạt sáng chế và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác. Quyền của chủ sở hữu sáng chế bị giới hạn và hạn chế trong một số trường hợp nhất định. Có thể nói các quy định của pháp luật về bảo hộ sáng chế trong giai đoạn này về cơ bản theo mô hình của luật sáng chế hiện đại trên thế giới. 1.5.2.1. Giai đoạn 1995 đến nay Với việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 1995, được thay thế bởi Bộ luật Dân sự năm 2005, và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, về cơ bản các quy định về bảo hộ sáng chế của Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong giới hạn cho phép, nhiều quy định về bảo hộ sáng chế của Việt Nam cũng được xây dựng trên quan điểm bảo vệ lợi ích của quốc gia, của người dân do Việt Nam là nước đang phát triển, trong khi đó vẫn bảo đảm mục tiêu cơ bản là sử dụng hệ thông sáng chế để thúc đẩy hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở cho quy định này chính là chính sách của nhà nước đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện tại Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó, "Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh". Những quy định pháp luật cụ thể hiện hành liên quan đến cân bằng lợi ích trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế sẽ được phân tích tại chương 2 sau đây. 46 Chương 2 CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Qua quá trình phát triển, có thể nói hiện nay Việt Nam có một hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế tối thiểu trong lĩnh vực này. Việc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế với lợi ích của xã hội nói chung và lợi ích của chủ sở hữu sáng chế với các chủ thể sáng tạo khác cũng như lợi ích của Việt Nam nói chung với lợi ích của các nước khác, đặc biệt là các nước phát triển được thể hiện trong rất nhiều quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Trong luận văn này, vấn đề cân bằng lợi ích trong bảo hộ sáng chế được phân tích dựa trên các khía cạnh: đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, các điều kiện (tiêu chuẩn) bảo hộ, quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, thời hạn bảo hộ sáng chế, thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế, phạm vi quyền và bảo vệ quyền đối với sáng chế. 2.1. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƢỢNG KHÔNG ĐƢỢC BẢO HỘ LÀ SÁNG CHẾ Theo quy định của pháp luật, sáng chế là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Ngay trong định nghĩa này đã xác định sáng chế phải có đặc tính kỹ thuật hay nói theo cách khác là phải có đóng góp về mặt kỹ thuật vào tình trạng kỹ thuật hiện tại. Bản thân ý tưởng nếu chưa trở thành một giải pháp kỹ thuật sẽ không phải là đối tượng được bảo hộ sáng chế (mặc dù trên thực tế ta thường nói 47 sáng chế bảo hộ ý tưởng để phân biệt với bảo hộ quyền tác giả đối với sự thể hiện ý tưởng). Điều này cũng có nghĩa là có nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống nhưng nếu không phải là giải pháp kỹ thuật thì cũng sẽ không được bảo hộ là sáng chế. Luật Sở hữu trí tuệ quy định một loạt các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế mà trong đó có rất nhiều đối tượng không được bảo hộ vì lý do bảo đảm lợi ích chung của xã hội. 2.1.1. Phát minh, các lý thuyết khoa học và phƣơng pháp toán học Phát minh được xem là những sự khám phá về sự vật hoặc hiện tượng đã tồn tại khách quan trong tự nhiên (ví dụ các nguyên tố hoá học hoặc định luật khoa học - những thứ mà các nhà khoa học thiên tài đã phát hiện ra và chứng minh cho mọi người tin rằng những thứ đó tồn tại trên thế giới này). Trong khi đó, sáng chế lại là việc áp dụng những kiến thức, phát minh đó để giải quyết một vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người. Để có được phát minh cũng cần những nỗ lực (rất đặc biệt), kể cả về vật chất, trí tuệ. Tuy nhiên, không thể cấp độc quyền cho những phát minh vì bản thân đối tượng của những phát minh đó (ví dụ các nguyên tố hoá học, các định luật khoa học v.v...) chưa phải là đối tượng hữu ích (trực tiếp) cho cuộc sống con người mà nó chỉ là phương tiện để con người dựa vào đó tạo ra các giải pháp, các sản phẩm hữu dụng cho con người. Hơn nữa, nếu cấp độc quyền cho những phát minh này sẽ hạn chế sự phát triển khoa học, công nghệ và hạn chế việc tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ hữu ích phục vụ đời sống con người. Chỉ những giải pháp kỹ thuật mà nhờ sự lao động sáng tạo của con người và hữu dụng cho cuộc sống mới được bảo hộ dưới dạng cấp bằng độc quyền sáng chế. 2.1.2. Phƣơng pháp phòng ngừa, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho ngƣời và động vật Việc loại trừ các đối tượng này khỏi phạm vi bảo hộ sáng chế cũng giống như quy định trong các điều ước quốc tế và pháp luật của các nước 48 khác. Mục đích của việc loại trừ này nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận các phương pháp chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tốt nhất có thể cho nhân dân. Đối với phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật, ngoài lý do các đối tượng nêu trên không đáp ứng khả năng áp dụng công nghiệp (việc áp dụng phương pháp chữa bệnh cho con người có thể không đạt hiệu quả giống nhau trên mọi người bệnh vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố), việc không bảo hộ các đối tượng này còn nhằm bảo đảm việc bảo vệ sức khoẻ của con người. Việc cấp độc quyền cho các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội được khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. 2.1.3. Các giải pháp kỹ thuật trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh Việc loại trừ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng trở nên có ý nghĩa lớn trong bối cảnh phát triển công nghệ những năm gần đây. Những giải pháp công nghệ trái với đạo đức xã hội có thể được giải thích tương đối rộng, bao gồm các quy trình nhân bản vô tính người hoặc quy trình biến đổi gen quy định đặc điểm của con người, việc sử dụng phôi người vì mục đích thương mại hoặc công nghiệp, quy trình biến đổi gen quy định đặc điểm của động vật có thể gây ra cho chúng sự đau đớn mà không mang lại lợi ích bền vững nào cho con người và cho động vật v.v... Trong khi đó, các giải pháp trái với trật tự công cộng và không được cấp bằng độc quyền sáng chế có thể được giải thích bao gồm các giải pháp ảnh hưởng đến an ninh chung và sự toàn vẹn về mặt thể chất của mỗi cá nhân với tư cách là một thành tố của xã hội, ví dụ như sáng chế về vũ khí nguyên tử. 2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật dƣới dạng "sử dụng" Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ, việc sử dụng một đối tượng đã biết theo một chức năng mới là một đối tượng được bảo hộ sáng chế. Theo quy 49 định tại điểm 32.2 Thông tư số 30/2003/TT-BKHCN ngày 5/11/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế/giải pháp hữu ích có thể thuộc một trong các dạng: vật thể, chất thể, vật liệu sinh học, phương pháp. Tại điểm này còn có quy định "các giải pháp kỹ thuật chỉ khác nhau bởi chức năng (công dụng) hoặc mục đích sử dụng cũng được coi là các giải pháp kỹ thuật khác nhau". Đây chính là quy định hàm ý đến đối tượng sử dụng một đối tượng đã biết cho một chức năng mới. Ví dụ, ban đầu thuốc đánh răng được sáng tạo ra và được bảo hộ như một sáng chế. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng thuốc đánh răng cũng có thể dùng để chữa bệnh sâu răng và người ta đã yêu cầu bảo hộ chức năng này dưới dạng một bằng độc quyền sáng chế. Điều này dẫn tới một hệ quả là cùng một đối tượng đó, thời hạn bảo hộ sẽ không phải là 20 năm mà có thể kéo dài, tùy thuộc vào việc con người phát hiện ra nhiều hay ít những chức năng mới của sản phẩm đó. Bảo hộ sáng chế đối với đối tượng dạng sử dụng đặc biệt có hại cho những nước đang phát triển như Việt Nam vì sáng chế dạng sử dụng xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm, là lĩnh vực mà chúng ta phải phụ thuộc vào nước ngoài rất nhiều. Vì pháp luật sáng chế bảo hộ các sáng chế chứ không phải là những phát hiện (phát minh), do vậy việc phát hiện ra một chức năng mới của sản phẩm không làm cho sản phẩm đã được biết đến có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế theo các nguyên tắc chung của pháp luật về sáng chế. Nhận thức được điều này, khi soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các cơ quan nhà nước Việt Nam đã loại trừ đối tượng "sử dụng một đối tượng đã biết cho chức năng mới" ra khỏi phạm vi các đối tượng được bảo hộ là sáng chế. Luật Sở hữu trí tuệ không quy định rõ sáng chế dạng "sử dụng" là đối tượng không được bảo hộ mà điều này được hàm ý trong định nghĩa về sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế, theo đó "sáng chế 50 là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình", và để được bảo hộ, sáng chế phải có tính mới. Như vậy, dù có phát hiện ra những chức năng mới đối với những đối tượng đã biết thì bản thân đối tượng đó đã bị mất tính mới và bản thân chức năng đó cũng không phải là sản phẩm hay quy trình, do đó sẽ không được cấp bằng độc quyền sáng chế. 2.2. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ 2.2.1. Tính mới của sáng chế Luật Sở hữu trí tuệ quy định sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế. Trong một số trường hợp ngoại lệ, sáng chế đã bị công bố nhưng không bị coi là mất tính mới, ví dụ như công bố dưới hình thức báo cáo khoa học, trưng bày sáng chế tại triển lãm v.v... với điều kiện đơn đăng ký sáng chế phải được nộp trong thời gian 6 tháng kể từ ngày các sự kiện tương ứng xảy ra. Liên quan đến vấn đề tính mới, trong lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật về sáng chế của Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định. Đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (trước đây gọi là giải pháp hữu ích), theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, giải pháp hữu ích được cấp bằng nếu đáp ứng tiêu chuẩn tính mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam (giải pháp đó chưa được bộc lộ dưới dạng văn bản hoặc sử dụng v.v... ở Việt Nam, bất kể đã được bộc lộ trên thế giới hay chưa). Lập luận cho việc đưa ra tiêu chuẩn bảo hộ thấp này, các nhà xây dựng pháp luật cho rằng trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp nên người Việt Nam khó có thể có các giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, do vậy để khuyến khích hoạt động sáng tạo của người Việt Nam, cần hạ thấp tiêu chuẩn về tính mới để có thể cấp bằng độc quyền cho các sáng tạo kỹ thuật của người Việt Nam. 51 Tuy nhiên, quy định này lại có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân Việt Nam nói chung. Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, tiêu chuẩn thấp này được áp dụng không chỉ cho người nộp đơn Việt Nam mà áp dụng cho cả người nộp đơn nước ngoài. Chúng ta hãy thử tưởng tượng nếu các tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu đăng ký các giải pháp kỹ thuật thực tế đã rất cũ ở nước ngoài nhưng chưa được bộc lộ ở Việt Nam, và khi đó người dân Việt Nam lại phải tôn trọng quyền của họ đối với một đối tượng mà đáng lẽ ra người dân Việt Nam được tự do sử dụng. Hơn nữa, cũng có thể có tình trạng người Việt Nam lấy những giải pháp kỹ thuật đã tồn tại ở nước ngoài nhưng chưa được bộc lộ ở Việt Nam và nộp đơn yêu cầu bảo hộ dưới dạng yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Trong trường hợp này, lợi ích của xã hội cũng đã bị xâm phạm vì mọi người phải tôn trọng quyền của một người mà đáng ra họ không có nghĩa vụ phải tôn trọng (nếu pháp luật quy định giải pháp kỹ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn tính mới thế giới). Để bảo đảm lợi ích của xã hội, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã thay đổi tiêu chuẩn bảo hộ đối với giải pháp hữu ích, theo đó để được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, đối tượng liên quan phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới. Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích xã hội thì quy định pháp luật cũng thể hiện sự bảo đảm quyền cho chủ sở hữu sáng chế. Quy định về việc sáng chế không bị mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học nhằm bảo đảm cân bằng với nhu cầu công bố khoa học của các nhà sáng tạo. Trên thực tế, có sự mâu thuẫn giữa mong muốn công bố càng sớm càng tốt theo quan điểm của một nhà nghiên cứu khoa học và yêu cầu về tính mới của sáng chế để được bảo hộ (không được bộc lộ công khai trước khi nộp đơn). Luật Sở hữu trí tuệ đã giải quyết mâu thuẫn này bằng việc quy định sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố dưới dạng báo cáo khoa học nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp trong vòng 6 tháng tính từ ngày công bố. 52 2.2.2. Trình độ sáng tạo của sáng chế Việc yêu cầu trình độ sáng tạo nhằm bảo đảm độc quyền sáng chế với danh nghĩa là "phần thưởng" thực sự chỉ được dành cho các thành quả sáng tạo. Những đối tượng hiển nhiên với những người có trình độ trong lĩnh vực liên quan, có nghĩa là bất kỳ ai trong lĩnh vực đó cũng có thể nghĩ ra thì không thể được bảo hộ và đương nhiên sẽ không thể thuộc về độc quyền của bất kỳ người nào. Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ quy định sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào tình trạng kỹ thuật hiện tại, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. 2.3. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN BẢO HỘ VÀ HUỶ BỎ HIỆU LỰC CỦA BẰNG ĐỘC QUYỀN 2.3.1. Thời hạn bảo hộ sáng chế Việc xác định độ dài thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế có ý nghĩa quan trọng. Nếu quy định thời hạn bảo hộ quá ngắn thì chủ sở hữu sáng chế sẽ không có đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận một cách hợp lý, do đó không khuyến khích được hoạt động sáng tạo, đổi mới, nhưng xã hội lại được hưởng lợi một cách tương đối khi sớm được tiếp cận tự do với giải pháp kỹ thuật được bảo hộ. Nói là tương đối bởi vì xét cho cùng nếu pháp luật không tạo động lực cho hoạt động sáng tạo thì các sản phẩm mới, công nghệ mới không được tạo ra và do vậy thì xã hội cũng sẽ không được hưởng các thành quả sáng tạo. Nếu quy định thời hạn bảo hộ quá dài sẽ dẫn tới hạn chế quyền của xã hội và ở chừng mực nào đó cũng hạn chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, quy định pháp luật về thời hạn bảo hộ sáng chế đã có sự thay đổi. Theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trong thời hạn 15 năm kể từ ngày ưu tiên, bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực 53 trong thời hạn 6 năm kể từ ngày ưu tiên. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005), Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Việc kéo dài thời hạn bảo hộ như trên là nhằm bảo đảm quyền cho chủ sở hữu sáng chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới và đương nhiên điều này đáp ứng được cả mục tiêu lợi ích công cộng khi xã hội được hưởng ngày càng nhiều các thành tựu sáng tạo mới. Ngoài ra, với quy định về việc nộp lệ phí duy trì hiệu lực hàng năm theo mức tăng dần, các chi phí của xã hội đối với độc quyền sáng chế cũng giảm đi do hầu hết các bằng độc quyền sáng chế không được duy trì hiệu lực cho đến khi kết thúc thời hạn bảo hộ 20 năm đối với bằng độc quyền sáng chế và 10 năm đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Trong các quan hệ quốc tế về sở hữu trí tuệ, Việt Nam được yêu cầu kéo dài thời hạn bảo hộ đối với một số đối tượng cần những thủ tục đặc biệt để được phép đưa sản phẩm ra thị trường, chẳng hạn như dược phẩm. Như đã trình bày ở chương 1, do những yêu cầu đặc biệt liên quan đến tiếp thị sản phẩm dẫn tới thời hạn khai thác quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm bị rút ngắn, làm cho chủ sở hữu sáng chế không đủ thời gian và cơ hội để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Có lẽ đây cũng là một lý do dẫn tới việc để bù lại thời gian đã mất, chủ sở hữu sáng chế dược phẩm đã nâng giá bán sản phẩm lên cao và điều này gây bất lợi cho việc tiếp cận thuốc của người dân. (Liên quan đến vấn đề này, Đạo luật cạnh tranh về giá dược phẩm và gia hạn bằng độc quyền sáng chế năm 1984 của Hoa Kỳ quy định về "ngoại lệ Bolar" cho phép kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế nhiều nhất là 5 năm nhằm bù đắp cho thời gian mà chủ sở hữu sáng chế dược phẩm phải chờ được chấp thuận lưu thông dược phẩm trên thị trường.) 54 2.3.2. Hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ quy định bằng độc quyền sáng chế sẽ bị huỷ bỏ trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đó hoặc sáng chế không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp bằng độc quyền. Quy định này rất có ý nghĩa vì việc hủy bỏ kịp thời những bằng độc quyền sáng chế được cấp sai (vì lý do khách quan của cơ quan sáng chế hoặc lý do chủ quan của người nộp đơn) sẽ bảo vệ lợi ích công cộng khỏi hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp, từ đó thúc đẩy việc phổ biến kiến thức và tăng cường cạnh tranh. 2.4. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 2.4.1 Trong các quy định về quyền nộp đơn đăng ký sáng chế Sáng chế được tạo ra từ hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc sáng tạo đó cần đến những nguồn lực vật chất nhất định. Trong nhiều trường hợp, nguồn lực vật chất để thực hiện công việc sáng tạo lại do người không phải là tác giả sáng chế cung cấp. Trong trường hợp này, không phải chỉ có duy nhất một người đầu tư để tạo ra sáng chế mà là nhiều người, trong đó có người đầu tư trí tuệ và người đầu tư nguồn lực vật chất. Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng nguồn lực vật chất do người khác đầu tư thì người đầu tư sẽ có quyền đăng ký sáng chế nếu các bên không có thoả thuận khác. Và để bảo đảm lợi ích của nhà sáng chế, luật quy định trong trường hợp này tác giả sáng chế có quyền hưởng thù lao khi sáng chế được sử dụng hoặc được chuyển quyền sử dụng. Đối với sáng chế được tạo ra do sử dụng ngân sách, luật quy định quyền sở hữu sáng chế thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Để quản lý tài sản này, nhà nước giao quyền đăng ký và quản lý cho các cơ quan là chủ đầu tư nguồn vốn để tạo ra sáng chế đó. Trên thực tế thì điều này chưa mang lại hiệu 55 quả thực sự và không có tính khả thi. Ví dụ, hiện nay các sở khoa học và công nghệ, các ban quản lý dự án của nhà nước là chủ đầu tư, các trường đại học, viện nghiên cứu (chủ yếu là công lập) thực hiện việc nghiên cứu. Nếu các sở khoa học và công nghệ và các ban quản lý dự án đứng ra đăng ký và khai thác sáng chế thì thực sự sẽ không có hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các nước thì quyền đăng ký để trở thành chủ văn bằng bảo hộ và quản lý, khai thác sáng chế phải được trao trực tiếp cho các trường đại học, viện nghiên cứu (ví dụ như mô hình của Hoa Kỳ, Nhật Bản và rất nhiều nước khác trên thế giới). 2.4.2 Trong quy định về bộc lộ sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế Theo quy định, đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải có bản mô tả sáng chế, các nội dung yêu cầu cấp bằng sáng chế (phần yêu cầu bảo hộ) và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế được trình bày giống như báo cáo khoa học hoặc báo cáo kỹ thuật mô tả vấn những đề mà tác giả sáng chế gặp phải, tình hình công nghệ trước đó và những biện pháp áp dụng để giải quyết vấn đề. Mục 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định: Bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật; mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế và ví dụ thực hiện sáng chế v.v... Mục đích của bản mô tả sáng chế là bổ sung chứng cứ để chứng minh việc hoàn thành công việc sáng chế, có nghĩa là bản mô tả sáng chế sẽ chứng minh tác giả có tạo ra một sáng chế có thể được cấp bằng sáng chế; và việc công bố các thông tin kỹ thuật mới cho công chúng biết để người khác có thể 56 tạo ra sáng chế và hoàn thiện nó. Đây là một trong hai chức năng cơ bản nhất của hệ thống bảo hộ sáng chế, đó là chức năng thông tin. Liên quan đến việc bộc lộ sáng chế trong bản mô tả, một quy định cần đặc biệt quan tâm, đó là việc bộc lộ nguồn gốc của các vật liệu sinh học dùng làm cơ sở cho việc tạo ra sáng chế, ví dụ như các nguồn gen. Việc bộc lộ này có thể tạo điều kiện cho các nước xuất xứ của các vật liệu sinh học này đòi chia sẻ lợi ích. Nhiều nước đang phát triển đã rất hy vọng (mặc dù chưa được khẳng định trên thực tế) về lợi ích có được từ việc tuân thủ nghĩa vụ chia sẻ lợi ích của các nước khác thông qua việc bộc lộ thông tin về nguồn gốc xuất xứ của vật liệu sinh học sử dụng trong việc tạo ra sáng chế. Việc bộc lộ xuất xứ của các vật liệu sinh học cũng có thể tạo điều kiện cho việc theo dõi cấp bằng độc quyền sáng chế để kiểm soát tính hợp pháp của chúng, khi các nước hoặc các bên khác cho rằng đã xảy ra sự lạm dụng, hay còn gọi là "ăn cắp sinh học". Một vấn đề then chốt liên quan đến việc bộc lộ nguồn gốc của vật liệu sinh học là mức độ công bố thông tin bắt buộc phù hợp với các nghĩa vụ do TRIPS quy định, nhất là khi sự không tuân thủ có thể kéo theo việc huỷ bỏ bằng độc quyền sáng chế. Mục 23.11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống phải có tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu sáng chế trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc tri thức truyền thống đó. Nếu tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn không xác định được nguồn gốc của gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó. Với quy định này, thực sự hiệu quả của việc yêu cầu bộc lộ nguồn gốc xuất xứ của vật liệu sinh học là nguồn gen hoặc tri thức truyền thống không cao vì pháp luật cũng chưa đưa ra được trách nhiệm cụ thể mà người nộp đơn phải chịu khi không thực hiện việc bộc lộ này. 57 2.4.3. Trong quy định về công bố đơn và yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế Việc bảo đảm tính đầy đủ và chất lượng công bố thông tin theo cách dễ tiếp cận đối với các nhà nghiên cứu và ngành công nghiệp trong nước có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Công bố thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật sáng chế. Đây là một trong những lý lẽ được biết đến sớm nhất thuyết phục rằng việc cấp bằng sáng chế là cần thiết. Theo Edith T. Penrose: Nếu không có sự bảo hộ ngăn ngừa người khác mô phỏng sáng chế, người tạo ra sáng chế sẽ giữ bí mật về sáng chế của mình. Bí mật đó sẽ xuống mồ cùng với nhà sáng chế và xã hội sẽ mất đi một sáng tạo mới. Do đó, cần phải có cách thức khuyến khích người tạo ra sáng chế công bố bí mật của anh ta để các thế hệ tương lai có thể sử dụng. Điều này có thể thực hiện một cách tốt nhất bằng cách dành cho cho anh ta một bằng độc quyền sáng chế để chống lại hành vi mô phỏng [11]. Trong một số trường hợp, lập luận ủng hộ việc cấp các quyền sáng chế dựa trên việc công bố thông tin được thể hiện dưới hình thức của lý thuyết về "khế ước xã hội": xã hội ký kết khế ước với nhà sáng chế theo đó xã hội cam kết sẽ trao độc quyền sử dụng sáng chế trong một thời hạn nhất định cho nhà sáng chế, và để đáp lại, nhà sáng chế đồng ý công bố thông tin kỹ thuật để xã hội có thể sử dụng sau này. Bản chất của thương lượng (đánh đổi) về sáng chế đòi hỏi người xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải công bố đầy đủ tất cả các về vấn đề liên quan đến việc xin cấp bằng vì điều đó có lợi cho người nộp đơn và đồng thời có lợi cho xã hội. Việc bộc lộ thông tin theo yêu cầu của hệ thống bảo hộ sáng chế có hai mục đích: 58 Thứ nhất, thông tin trong bản mô tả sáng chế là công cụ quan trọng để nghiên cứu và phát triển công nghệ. Ngay nay, với sự hỗ trợ của hàng loạt cơ sở dữ liệu trực tuyến và riêng lẻ, việc tiếp cận được các thông tin này là công cụ hữu ích đối với các ngành công nghiệp và các cơ sở nghiên cứu khoa học. Thứ hai, thông tin kỹ thuật trong đơn và bằng độc quyền sáng chế phải được công bố không hạn chế cho công chúng. Người sở hữu sáng chế được hưởng độc quyền tạm thời (thường là trong thời hạn 20 năm) với điều kiện xã hội có thể hưởng lợi từ việc sử dụng thông tin (dưới hình thức khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại) khi thời hạn đó kết thúc. Việc đạt được hai mục đích nêu trên phụ thuộc nhiều vào mức độ và chất lượng của bản mô tả sáng chế. Nếu người nộp đơn che giấu công chúng các thông tin cần thiết để thực hiện sáng chế thì những mục đích này sẽ không thể đạt được. Hơn nữa, việc cấp độc quyền chỉ được coi là hợp lý khi nhà sáng chế chứng minh được rằng anh ta thực sự nắm giữ thông tin có tính sáng tạo. Bởi vậy, bản mô tả sáng chế có thể thực hiện hai chức năng là đảm bảo việc công bố đầy đủ thông tin và giới hạn phạm vi bảo hộ đối với những gì mà người nộp đơn thực tế sáng tạo ra. Liên quan đến việc công bố đơn, Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.". Có thể thấy rằng thời điểm công bố đơn là rất muộn tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên. Điều này có vẻ không thoả đáng đối với xã hội vì xã hội được tiếp cận thông tin từ đơn sáng chế quá muộn. Quy định này chủ yếu nhằm bảo đảm quyền của chủ sở hữu sáng chế khi cho phép họ được quyền giữ bí mật thông tin trong một thời hạn nhất định để tăng tính cạnh tranh. Nhưng ngược lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến xã hội và sẽ vẫn xảy ra tình trạng nghiên cứu trùng 59 lặp do thông tin được công bố muộn. Tất nhiên, việc này sẽ làm giảm thời hạn hiệu lực thực tế của việc bảo hộ sáng chế vì sáng chế chỉ được bảo hộ thực sự từ ngày cấp bằng độc quyền (trừ quyền tạm thời của chủ sáng bằng độc quyền sáng chế nhưng quyền này cũng chỉ được thực hiện sau khi bằng độc quyền được cấp). Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã cân bằng lợi ích của các bên liên quan đến thời hạn công bố này bằng cách quy định thời hạn thẩm định nội dung đơn. Theo điểm a) khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký sáng chế được thẩm định nội dung trong vòng mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn. Điều này có nghĩa là nếu muốn được thẩm định nội dung sớm để sớm cấp bằng độc quyền thì người nộp đơn cũng phải yêu cầu công bố sớm (trước thời hạn 18 tháng theo quy định thông thường). Giống như hầu hết các hệ thống đăng ký sáng chế trên thế giới, đơn đăng ký sáng chế không tự động được thẩm định về mặt nội dung nếu không có yêu cầu của người nộp đơn hoặc người thứ ba. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, một yêu cầu cơ bản là sáng chế phải có tính mới và để bảo đảm tiêu chuẩn này, người nộp đơn phải tiến hành nộp đơn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, các thủ tục và chi phí liên quan đến đăng ký sáng chế là tương đối phức tạp và tốn kém. Ngoài ra, để yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế còn phải tính toán đến lợi ích mà độc quyền sáng chế đó mang lại, khả năng thương mại hoá sáng chế v.v... và để làm được điều này cần phải tốn nhiều thời gian. Để tạo điều kiện cho người nộp đơn đăng ký sáng chế cân nhắc, tính toán những vấn đề trên, Luật Sở hữu trí tuệ dành cho người nộp đơn thời hạn 42 tháng tính từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên để nộp đơn yêu cầu thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế và đối với đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn này là 36 tháng. Đây không phải là thời hạn dành cho cơ quan sở hữu trí tuệ xử lý đơn mà là thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện quyền của mình. Nếu 60 người nộp đơn muốn cấp bằng độc quyền sớm thì phải yêu cầu thẩm định nội dung sớm và thậm chí nếu không muốn cấp bằng độc quyền thì sẽ không nộp yêu cầu này. 2.5. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 2.5.1. Trong các quy định về nội dung quyền của chủ sở hữu sáng chế Bằng sáng chế trao một độc quyền, tức là quyền ngăn cản người khác sử dụng sáng chế (dưới các hình thức khác nhau) nếu không được chủ sở hữu sáng chế đồng ý. Quyền lực thị trường do sáng chế mang lại, cũng như những lợi ích quan trọng mà chủ sở hữu sáng chế có thể nhận được tạo nên một trong những thành tố chủ chốt của việc cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, các quyền được trao đó không phải là tuyệt đối. Theo quy định của pháp luật về sáng chế của hầu hết các nước cũng như của Việt Nam, những quyền đó có thể không được thực hiện để ngăn cản một số hành vi nhất định của bên thứ ba. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp có thể có những ngoại lệ (hạn chế) đối với các độc quyền. Việc Nam là một nước đang phát triển, nền khoa học, công nghệ còn kém phát triển. Hầu hết các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đặt ra cho hệ thống pháp luật về sáng chế nhiệm vụ nặng nề là làm sao vừa bảo đảm được mục tiêu khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong đó có việc chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, đồng thời bảo vệ được lợi ích của xã hội nói chung. Để đáp ứng được yêu cầu này, trong giới hạn linh hoạt được phép của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các hạn chế và giới hạn quyền đối với sáng chế đã được đặt ra. Theo quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sáng chế có các quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế, ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế và định đoạt quyền đối với sáng chế. Ngoài ra, 61 Điều 131 còn quy định chủ sở hữu sáng chế có quyền tạm thời đối với sáng chế đã được nộp đơn đăng ký của mình. 2.5.1.1. Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng sáng chế Giống như những tài sản hữu hình khác, khi sử dụng sáng chế, chủ sở hữu sáng chế phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật ngoài các quy định chuyên ngành về sở hữu trí tuệ. Mặc dù pháp Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu sáng chế có độc quyền sử dụng (sản xuất, lưu thông, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo sáng chế v.v...) nhưng không có nghĩa là chủ sở hữu sáng chế được tự do thực hiện những quyền này. Ví dụ, một người sáng chế ra một loại thuốc nổ mới và được cấp bằng độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, người này có được sản xuất loại thuốc nổ đó hay không lại phụ thuộc vào pháp luật về kinh doanh. Nếu pháp luật về kinh doanh có quy định cấm sản xuất và buôn bán thuốc nổ thì chủ sở hữu sáng chế cũng không được thực hiện quyền của mình. Ngoài ra, theo như phân tích ở chương 1, hầu hết sáng chế được tạo ra từ nền tảng những công nghệ hiện có mà những công nghệ này có thể là đối tượng đang được bảo hộ là sáng chế. Trong nhiều trường hợp, sáng chế tạo ra sau sẽ trở thành sáng chế phụ thuộc vào sáng chế tạo ra trước và đang được bảo hộ. Khi chủ sở hữu sáng chế sau khai thác quyền của mình thì phải bảo đảm tôn trọng quyền của người đã tạo ra sáng chế trước (thông qua việc xin phép sử dụng). Theo quy định, việc cho phép người khác sử dụng sáng chế (chuyển quyền sử dụng) phải được lập thành hợp đồng. Để hạn chế các hành vi hạn chế cạnh tranh bất hợp pháp dựa trên độc quyền sáng chế, Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ quy định không được đưa vào vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây: 62 - Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng được chuyển giao; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký đối với các cải tiến đó. Như đã phân tích ở trên, hoạt động sáng tạo về cơ bản dựa trên những gì hiện có. Do vậy, việc chủ sở hữu sáng chế buộc bên chuyển giao không được cải tiến sáng chế được chuyển giao vô hình chung là hạn chế quyền sáng tạo của bên nhận - một quyền được thừa nhận trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác. Theo lô-gic thì việc một người nào đó dựa trên các công nghệ hiện tại (kể cả đang được bảo hộ sáng chế) nghiên cứu để tạo ra các sáng chế mới thì đều có thể nộp đơn đăng ký để sáng chế đó thuộc sở hữu của mình. Yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng sáng chế buộc bên nhận phải chuyển giao miễn phí quyền đăng ký đối với các cải tiến của bên nhận đương nhiên cũng vi phạm chính các quy định về quyền đăng ký sáng chế được pháp luật quy định. - Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng sáng chế sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ độc quyền sáng chế tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó. Quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có sáng chế mang tính lãnh thổ, có nghĩa là sáng chế chỉ được bảo hộ ở những lãnh thổ mà sáng chế đã được đăng ký bảo hộ. Việc ngăn cấm bên nhận chuyển giao quyền sử dụng sáng chế xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường mà quyền của bên giao không tồn tại là vi phạm pháp luật về kinh doanh và hạn chế cạnh tranh. Điểm cần lưu ý là đối với các thị trường mà bên chuyển giao đang có quyền đối với sáng chế, bên chuyển giao cũng chỉ có quyền ngăn cấm bên nhận chuyển giao trực tiếp xuất khẩu sản phẩm sản xuất theo li-xăng còn sản phẩm đã đưa ra thị trường trong nước và sau đó được xuất khẩu sang những thị trường như vậy sẽ thuộc sự 63 điều chỉnh của pháp luật nước nhập khẩu (về việc cho phép hay không cho phép nhập khẩu song song). - Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp. Quy định này vừa nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận chuyển quyền sử dụng sáng chế vừa nhằm bảo đảm không làm thủ tiêu môi trường cạnh tranh thông qua việc khai thác quyền đối với sáng chế. Trên thế giới, đã có những giao dịch tương tự đã bị toà án của các nước/khu vực liên quan phán quyết là xâm phạm quy định tương tự, điển hình là các vụ việc liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng các sáng chế giữa các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và sản phẩm máy tính như Intel, IBM v.v... - Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền. Trong quan hệ pháp luật liên quan đến việc yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, bên nhận chuyển quyền sử dụng sáng chế cũng giống như bất kỳ bên thứ ba có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan nào. Do vậy, không thể thông qua hợp đồng mà chủ sở hữu sáng chế lại hạn chế quyền đã được pháp luật quy định. Trong nhiều trường hợp, chính thông qua các quan hệ chuyển quyền sử dụng mà bên nhận chuyển nhượng phát hiện ra sáng chế đáng lẽ ra không nên được cấp bằng vì không đáp ứng điều kiện bảo hộ. Trong trường hợp này, vì lợi ích của xã hội và của chính họ, họ có quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế đã được cấp. Đương nhiên, nếu bằng độc quyền sáng chế bị huỷ bỏ, họ sẽ được tự do sử dụng sáng chế mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào cho việc sử dụng đó. 64 2.5.1.2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế Theo Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định được cụ thể hoá tại Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, chủ sở hữu sáng chế không được ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây: a) Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm. Như đã được phân tích ở chương 1, những hạn chế này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ. Ngoài ra, "ngoại lệ Bolar" đã được sử dụng để giúp người dân có cơ hội sớm tiếp cận các loại dược phẩm ngay sau khi thời hạn bảo hộ độc quyền kết thúc. b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp. Quy định trên đây là nguyên văn được thể hiện tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ. Khi xây dựng các quy định này, những người soạn thảo luật lập luận rằng để bảo đảm quyền tiếp cận sản phẩm (chủ yếu nhằm vào dược phẩm) được sản xuất theo sáng chế với giá rẻ được sản xuất từ các nước khác, Việt Nam nên cho phép các hành vi sử dụng sáng chế như nhập khẩu sản phẩm được đưa ra thị trường nước ngoài một cách hợp pháp. Nhưng một vấn đề lớn lại nảy sinh từ đây, đó là cách hiểu những hàng hoá được coi là được đưa ra thị trường nước ngoài một cách hợp pháp. Giả sử công ty Honda (Nhật Bản) được cấp bằng độc quyền sáng chế cho một loại động cơ xe máy tại Việt Nam nhưng tại Thái Lan, sáng chế đó lại được cấp bằng độc quyền cho công ty ABC của Thái Lan. Như vậy, việc công ty ABC đưa sản phẩm động cơ xe máy được bảo hộ độc quyền ở Thái Lan ra thị trường Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp và theo quy định nêu trên, bất kỳ người nào cũng có thể được nhập khẩu loại động cơ đó vào thị trường Việt Nam. Điều này hiển nhiên sẽ làm vô 65 hiệu hoá việc bảo hộ độc quyền sáng chế tương ứng cho công ty Honda ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng hành vi nhập khẩu động cơ xe máy do công ty ABC sản xuất tại Thái Lan vào thị trường Việt Nam hoàn toàn không phải là hành vi nhập khẩu song song vì hàng hoá đó không phải do công ty Honda đưa ra thị trường. Nhận ra được bất cập này trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 của Chính phủ khi hướng dẫn thi hành các quy định về sở hữu công nghiệp đã "nắn" quy định này, cụ thể khoản 2 Điều 21 Nghị định này quy định như sau: "2. Sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài." Mặc dù đã được khắc phục như vậy nhưng xét về mặt pháp luật, quy định tại Nghị định nêu trên có thể bị coi là không hợp pháp vì nó được giải thích trái với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Thực sự, đây là quy định (hiểu theo quy định của Nghị định 103/2006/NĐ-CP) mang tính cân bằng lợi ích rất rõ nét giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của xã hội. Nhờ quy định này mà người dân Việt Nam có thể tiếp cận được hàng hoá từ nhiều nguồn với giá cả phải chăng mặc dù đang thuộc độc quyền sáng chế của một người nào đó. Chủ sở hữu sáng chế cũng bị giới hạn chỉ được thu lợi một lần trên cùng một sản phẩm mang sáng chế được đưa ra thị trường (chấm dứt quyền sau lần bán đầu tiên trên phạm vi thế giới). Với quy định như trên trong Nghị định 103/2006/NĐ-CP thì pháp luật Việt Nam cũng đã làm rõ vấn đề tự do nhập khẩu sản phẩm được đưa ra thị trường nước ngoài bởi người được cấp li-xăng không tự nguyện ở nước đó. 66 c) Sử dụng sáng chế chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam Hành vi sử dụng sáng chế trong trường hợp này thực sự không ảnh hưởng đến việc khai thác thương mại bình thường đối với sáng chế. Hơn nữa, đây là một quy định tuân theo Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên. d) Sử dụng sáng chế do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật Sở hữu trí tuệ. Do có sự trùng lặp trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hai hay nhiều tổ chức hoặc nhà nghiên cứu có thể thu được những kết quả giống nhau cơ bản. Trên thực tế, nhiều người cùng tìm kiếm các giải pháp cho cùng một vấn đề thường chạy đua để có được giải pháp khả thi (và có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế) sớm nhất. Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng cho đơn đăng ký sáng chế (Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ) và nếu căn cứ vào nguyên tắc này thì bất kỳ người nào cũng bị loại trừ quyền bởi quyền của người được cấp bằng. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi ở mức độ nhất định của những người khác đã độc lập nghiên cứu để tạo ra sáng chế trùng với sáng chế được nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền, khoản Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: 1. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 đã sửa quy định này, theo đó thay mốc thời gian "ngày công công bố đơn" bằng "ngày nộp đơn" cho phù hợp với yêu cầu của Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp) mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế đồng nhất với sáng chế trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, 67 người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ [4]. Mặc dù vậy, để bảo đảm ngoại lệ này không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường quyền đối với sáng chế của chủ sở hữu, khoản 2 Điều 134 bổ sung quy định: Người có quyền sử dụng trước sáng chế không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế cho phép [4]. Quy định về quyền sử dụng trước sáng chế đã tồn tại trong pháp luật Việt Nam cũng như trong pháp luật quốc tế từ rất lâu. Tuy nhiên, vấn đề này làm nảy sinh câu hỏi về tính mới của sáng chế được bảo hộ. Theo quy định thì để được cấp bằng độc quyền sáng chế, sáng chế phải có tính mới theo nghĩa trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng, sáng chế đó chưa được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trong khi đó, hành vi sử dụng của người có quyền sử dụng trước có thể là một chứng cứ chứng minh sáng chế được cấp bằng không còn tính mới. Điều này dẫn tới trong một số vụ kiện liên quan đến quyền sử dụng trước, người có quyền sử dụng trước có thể viện đến tiêu chuẩn tính mới để yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế đã được cấp. đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện (li-xăng cưỡng bức) theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ. Mặc dù Hiệp định TRIPS và các văn bản là kết quả của Vòng đàm phán Doha (bao gồm Tuyên bố Doha năm 2001 và Nghị định thư sửa đổi 68 Hiệp định TRIPS năm 2005) đã dành cho các thành viên quyền rất lớn trong việc xác định những điều kiện để cấp li-xăng cưỡng bức nhưng để bảo đảm các mục đích khác nhau, trong đó có việc bảo đảm hiệu quả của hệ thống bảo hộ sáng chế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích sáng tạo, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định những điều kiện rất chặt chẽ để vừa bảo đảm thoả mãn được lợi ích của xã hội nói chung vừa tránh lạm dụng cấp li-xăng cưỡng bức ảnh hưởng đến quyền của chủ sở hữu sáng chế. Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế: - Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; - Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế; - Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; - Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Để hạn chế việc nhà nước lạm dụng quyền của mình để cấp li-xăng cưỡng bức tràn lan, ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống bảo hộ sáng chế, hàng loạt các điều kiện nghiêm ngặt cũng đã được đặt ra khi cấp li-xăng cưỡng bức. Cụ thể, Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền sử dụng 69 sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây: Thứ nhất, quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền. Việc quy định li-xăng cưỡng bức phải dưới dạng không độc quyền nhằm duy trì quyền cấp phép cho bất kỳ bên thứ ba nào được sử dụng sáng chế của chủ sở hữu. Tuy nhiên, yêu cầu này của pháp luật có thể làm nảy sinh những bất cập đối với người được nhận li-xăng cưỡng bức. Họ có thể phải đối mặt với khả năng người nắm giữ quyền đối với sáng chế (bao gồm chủ sở hữu sáng chế và người đã được cấp li-xăng độc quyền) sẽ tìm cách hạ giá sản phẩm và điều này sẽ gây khó khăn cho người nhận li-xăng cưỡng bức. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt trong trường hợp nhà nước sử dụng sáng chế nhân danh mình (Điều 133 Luật Sở hữu trí tuệ). Thứ hai, quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật Sở hữu trí tuệ (chủ sở hữu sáng chế vi phạm các quy định về cạnh tranh). Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Li-xăng cưỡng bức chỉ được giới hạn ở phạm vi và thời hạn đáp ứng nhu cầu của việc chuyển giao quyền. Điều này có nghĩa là một li-xăng cưỡng bức không cho phép người nhận li-xăng cưỡng bức được áp dụng nó trên hàng loạt các lĩnh vực không xác định trước. Ví dụ, một li-xăng cưỡng bức cấp cho nhà cung cấp thiết bị máy bay đối với các bộ phận của máy bay quân sự có thể không cho phép nhà cung cấp này bán các thiết bị đã được bảo hộ để sử dụng cho các máy bay dân sự. Thời hạn li-xăng cưỡng bức được giới hạn bởi các điều kiện về mục đích của li-xăng này nhưng cũng cần phải tính tới 70 thời hạn đủ dài để bảo đảm cho người nhận li-xăng cưỡng bức cân bằng được với những khoản đầu tư của họ cho việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm theo li-xăng đó. Nếu thời hạn này quá ngắn thì đương nhiên mục tiêu của li-xăng cưỡng bức sẽ không thể đạt được. Về yêu cầu mục tiêu của li-xăng cưỡng bức là "chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước", cần hiểu thuật ngữ "chủ yếu" theo nghĩa là phần lớn và cụ thể hơn là trên 50% tổng sản phẩm tạo ra từ một li-xăng cưỡng bức phải dành để cung cấp cho thị trường nội địa. Đối với Việt Nam, vấn đề cần quan tâm giải quyết trong hệ thống pháp luật và thực tiễn không phải là việc cấp li-xăng cưỡng bức để sản xuất sản phẩm để xuất khẩu mà là vấn đề nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng cưỡng bức được cấp ở một quốc gia khác do các doanh nghiệp Việt Nam không có đủ năng lực công nghệ. Với việc Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới thông qua quyết định về việc thi hành khoản 6 của Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khoẻ cộng đồng năm 2003 và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS năm 2005, một cơ chế mới đã được tạo ra, theo đó các quốc gia xuất khẩu sẽ không bị áp dụng những hạn chế như nêu trên khi quốc gia nhập khẩu hợp pháp yêu cầu cung cấp sản phẩm được sản xuất theo li-xăng cưỡng bức ở quốc gia xuất khẩu. Ngoại lệ của điều kiện này (chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa) là không áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này (người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh). Ví dụ, trong trường hợp do nắm vị thế thống lĩnh thị trường, chủ sở hữu sáng chế nâng giá sản phẩm được bảo hộ theo sáng chế lên cao một cách bất hợp lý thì nhà nước có thể cấp li-xăng không tự nguyện để không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn để xuất khẩu. Thứ ba, người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ 71 sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác. Mục đích của quy định này là nhằm ngăn cản sự phát triển của thị trường lixăng cưỡng bức như là những công cụ có giá trị độc lập. Việc tạo ra thị trường này nói chung có thể nâng cao giá trị của lixăng cưỡng bức và có thể khuyến khích các bên tìm kiếm các lixăng cưỡng bức. Yêu cầu này không ngăn cản việc bán hoặc chuyển giao doanh nghiệp có được lixăng cưỡng bức, và do vậy nó cho phép thực hiện được việc đầu tư vào các lixăng cưỡng bức. Việc quy định cho phép chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh ở đây có nghĩa là bên nắm quyền không cần thiết phải có tài sản hữu hình. Quy định này cho phép có sự mềm dẻo để đối phó với quy định không được chuyển nhượng. Nếu một bên đang đề nghị cấp lixăng cưỡng bức thành lập một pháp nhân, mà phần lớn tài sản của pháp nhân đó là các lixăng cưỡng bức thì vẫn có thể thực hiện việc chuyển nhượng và chuyển giao toàn bộ pháp nhân đó ("đặc quyền kế nghiệp") như là một phần của giao dịch thị trường thứ cấp. Thứ tư, người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. Vấn đề được đặt ra ở đây là thế nào được coi là "khoản đền bù thoả đáng". Biện pháp để xác định khoản đền bù thoả đáng có thể có là đặt câu hỏi rằng người được cấp li-xăng cưỡng bức phải trả mức đền bù như thế nào cho chủ sở hữu sáng chế để có được một li-xăng bình thường theo những điều kiện bình thường. Giả định rằng có một thị trường về li-xăng đối với một lĩnh vực công nghệ cụ thể thì tỷ giá trên thị trường sẽ là một tiêu chí để tính mức đến bù này. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng và trên thực tế thì hầu như không tồn tại thị trường như vậy, ít nhất là do chính tính "độc nhất" của sáng chế (nhờ đó mới được cấp bằng độc quyền). 72 Tuy nhiên, bản chất của li-xăng cưỡng bức là một sự hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế và trên thực tế hầu hết các trường hợp cấp li-xăng cưỡng bức là nhằm để đáp ứng nhu cầu an ninh, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, do vậy hầu hết các chính phủ "đơn phương" quyết định mức đền bù cho li-xăng không tự nguyện. Đối với Việt Nam, khoản 1 Điều 24 Nghị định 103/2006/NĐ-CP đưa ra những căn cứ để xác định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao theo li-xăng cưỡng bức, trên cơ sở xem xét các yếu tố: - Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng; - Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có); - Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế; - Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ; - Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế; - Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao. Tuy nhiên, ngay tại khoản 2 của Điều này đã có quy định mang tính chất ý chí đơn phương của nhà nước đó là "Giá đền bù không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế". Về mức đền bù này, các nước trên thế giới có quy định rất khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Canada quy định mức đền bù này là 4%. Mức trung bình ở Hoa Kỳ đối với li-xăng cưỡng bức trong lĩnh vực dược phẩm là 5%. Nhật Bản quy định mức đền bù từ 2 đến 4% tuỳ từng trường hợp. Liên bang Đức quy định mức đền bù cho li-xăng cưỡng bức trong lĩnh vực dược phẩm là 2 đến 10%. Trong khi đó, các nước đang phát triển áp dụng các mức thấp hơn như Indonesia hoặc Thái Lan áp dụng mức 0,5 đến 1% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo li-xăng cưỡng bức [22]. 73 Với quy định trên của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng mức đền bù cho li-xăng cưỡng bức ở mức thấp như các nước đang phát triển trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm. 2.5.1.3. Quyền tạm thời của chủ sở hữu sáng chế Theo quy định của pháp luật, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Với quy định thời hạn xử lý đơn khoảng 21 tháng kể từ ngày nộp đơn như quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn hiệu lực thực sự của bằng độc quyền luôn luôn dưới 20 năm. Trên thực tế, cùng với quy định thời hạn dành cho việc nộp yêu cầu thẩm định nội dung đơn sáng chế đến 42 tháng, thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế còn bị rút ngắn hơn nữa. Để bảo đảm quyền cho chủ sở hữu sáng chế, pháp luật Việt Nam cũng như các nước quy định quyền tạm thời cho chủ sở hữu sáng chế. Theo đó, nếu người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng. 2.5.2. Trong các quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế Không giống như hầu hết các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu sáng chế phải có một số nghĩa vụ nhất định. Thứ nhất, trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế không đồng thời là tác giả 74 sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế phải có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế (Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ). Một nghĩa vụ khác có ý nghĩa quan trọng hơn mà việc vi phạm nghĩa vụ này có thể dẫn tới hệ quả là nhà nước sẽ can thiệp bằng cách cấp li-xăng cưỡng bức, đó là nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác hoặc nhân danh mình sử dụng sáng chế mà không cần có sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế. 2.6. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật đã đưa ra các quy định về nội dung xác định các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế và các quy định về thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Các vấn đề liên quan đến cân bằng lợi ích trong việc xác định các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế đã được phân tích ở mục 2.5.1 trên đây. Như đã trình bày ở trên, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với sáng chế nói riêng là quyền dân sự. Do đó, về nguyên tắc các biện pháp và chế tài dân sự sẽ phải được áp dụng là chủ yếu để xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. Đây là lý do cơ bản để Luật Sở hữu trí tuệ quy định hạn chế sử dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. Các cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động bằng tiền thuế do dân đóng góp không thể chủ động bỏ công sức và tiền bạc để bảo vệ quyền cho chủ sở hữu trong khi việc bảo vệ đó không có sự đóng góp cũng như không có yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế. 75 Tuy nhiên, có một quy định mới so với truyền thống tố tụng tại toà án của nước ta (xuất phát từ yêu cầu của Hiệp định TRIPS) được thể hiện tại Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là, trong vụ kiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản phẩm, bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được bảo hộ trong các trường hợp sau đây: - Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới; - Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ không phải là sản phẩm mới nhưng chủ sở hữu sáng chế cho rằng sản phẩm do bị đơn sản xuất là theo quy trình được bảo hộ và mặc dù đã sử dụng các biện pháp thích hợp nhưng vẫn không thể xác định được quy trình do bị đơn sử dụng. Quy định này đảo ngược nguyên tắc tố tụng mà theo đó một người khẳng định một sự kiện phải chứng minh nó. Mục đích của quy định này là nhằm giải quyết khó khăn cho một nguyên đơn là người sở hữu một sáng chế quy trình để chứng minh liệu có hay không việc quy trình đó được sử dụng bởi bị đơn để sản xuất một sản phẩm tương tự như sản phẩm được sản xuất từ một quy trình đã được cấp bằng sáng chế là vi phạm độc quyền của người đó. 76 Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Như đã trình bày ở chương 2, pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam đã cố gắng thể hiện sự cân bằng giữa các mục tiêu thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Mặc dù vậy, những mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi các quy định của luật pháp được đi vào cuộc sống thực tế. Trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, có nhiều vấn đề nảy sinh, cụ thể xin được trình bày dưới đây. 3.1.1. Trong việc xác định các đối tƣợng không đƣợc bảo hộ là sáng chế Vướng mắc khi xác định các đối tượng không được bảo hộ sáng chế thường nảy sinh đối với một số đối tượng như sáng chế dạng sử dụng, các giải pháp kỹ thuật vi phạm đạo đức xã hội, trật tự công cộng v.v... Như đã trình bày ở trên, theo quy định pháp luật hiện hành thì việc sử dụng một đối tượng đã biết theo một chức năng mới không được coi là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế, trong khi đó pháp luật trước đây (trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực) lại công nhận bảo hộ đối tượng này. Vấn đề là cơ quan sở hữu trí tuệ phải xử lý như thế nào đối với những đơn đăng ký sáng chế đối với những đối tượng này được nộp trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực. Mặc dù khoản 2 Điều 220 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền 77 trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn", nhưng việc tiếp tục cấp bằng độc quyền cho một đối tượng có thể xâm hại đến lợi ích chung của xã hội có vẻ là một điều không thoả đáng. Việc xác định các sáng chế xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội gặp khó khăn khi không có quy định cụ thể về những trường hợp này. Không giống như luật của các nước, các ví dụ cụ thể về các sáng chế bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội không được liệt kê cụ thể trong pháp luật Việt Nam dẫn tới tình trạng khi có đơn đối với các đối tượng này được nộp vào cơ quan sở hữu trí tuệ, cơ quan này gặp phải những khó khăn nhất định trong việc xử lý đơn. Một ví dụ điển hình liên quan tới công nghệ chống nảy mầm. Đây là một công nghệ chứa yếu tố nhằm hạn chế xâm phạm quyền của chủ sở hữu. Bằng công nghệ gen, người ta đã tạo ra một công nghệ sản xuất các loại hạt giống của các cây trồng được biến đổi gen với sản lượng, chất lượng cao. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là vậy thì yếu tố chống nảy mầm trong công nghệ này có xâm hại đến lợi ích xã hội hay không khi nó hạn chế cả những quyền lợi bình thường của người dân khi muốn sử dụng các sản phẩm thu hoạch để nhân giống sử dụng cho mục đích cá nhân, mục đích nghiên cứu khoa học và hơn nữa, điều này có được coi là trái với đạo đức xã hội và trật tự công cộng hay không. Việc xác định phạm vi bảo hộ phù hợp đối với một sáng chế cũng có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của xã hội. Nếu cơ quan sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền với phạm vi bảo hộ rộng một cách không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội và ngược lại. Một vụ việc gây tranh cãi xảy ra mới đây liên quan đến vấn đề này, cụ thể như sau: Công ty Syngenta Crop Protection AG (Thụy Sĩ) (gọi tắt là Syngenta) đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 2969 ngày 9.8.2002 cho hỗn hợp hai thành phần propiconazole: 1[[2,4-diclophenyl-1,3-dioxolan-2-yl]metyl]-1H-1,2,4- 78 triazol và tricyclazole: 5-metyl-1,2,4-triazolo(3,4-b][1,3]benzothiazol, trong đó yêu cầu bảo hộ tỷ lệ của hai thành phần này trong sản phẩm là theo tỷ lệ 10:1 đế 1:10. Ngày 3.3.2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 09/2009/TT-BNN cho phép đăng ký và sử dụng ở Việt Nam đối với 11 loại thuốc khác có chứa hỗn hợp của 2 hoạt chất tương tự trên với thành phần, tỷ lệ, cây trồng, dịch hại giống hoặc tương tự. Sau khi có thông tư này, Syngenta đã thông qua đại diện hợp pháp của mình ở Việt Nam gửi thư cảnh báo đến hàng loạt các công ty của Việt Nam đang sản xuất, lưu thông các sản phẩm theo sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó coi hành vi như vậy là xâm phạm quyền đối với sáng chế của Syngenta. Đáp lại, các công ty này đã có phản ứng cho rằng việc cấp Bằng độc quyền sáng chế cho Syngenta là không hợp lý, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Cụ thể là với công thức theo tỷ lệ 1:10 và 10:1 thì thực sự sẽ không có bất kỳ người nào có thể sử dụng hai hoạt chất nêu trên, mặc dù việc bảo hộ chỉ áp dụng đối với hỗn hợp của hai chất trên chứ không phải là bảo hộ riêng từng chất. Các công ty này cũng lên tiếng yêu cầu huỷ bỏ Bằng độc quyền sáng chế đã cấp cho Syngenta. Ngoài ra, do trình độ pháp luật còn hạn chế, nhiều người Việt Nam nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đối với những đối tượng thuộc phạm vi loại trừ bảo hộ. Ví dụ, có những người nộp đơn yêu cầu bảo hộ các cách giải các bài toán, các phương pháp kinh doanh v.v... Hơn nữa, có nhiều người không hiểu đúng bản chất bảo hộ sáng chế là bảo hộ các giải pháp kỹ thuật chứ không bảo hộ ý tưởng. Vì vậy, nhiều người yêu cầu bảo hộ các ý tưởng nhưng ý tưởng đó lại chưa được thể hiện bằng các giải pháp kỹ thuật cụ thể. 3.1.2. Trong việc xác định ngƣời có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế Vấn đề nảy sinh liên quan đến việc áp dụng quy định về quyền đăng ký sáng chế được tạo ra từ ngân sách nhà nước. Luật Sở hữu trí tuệ và các văn 79 bản hướng dẫn thi hành quy định quyền sở hữu sáng chế được tạo ra do sử dụng ngân sách nhà nước sẽ thuộc về Nhà nước. Chủ đầu tư để tạo ra sáng chế đó được nhà nước giao quyền đăng ký để trở thành chủ văn bằng bảo hộ và có trách nhiệm quản lý, khai thác quyền đối với sáng chế đó như một loại tài sản của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng quy định này không được chặt chẽ và đúng đắn dẫn tới đầu tư của nhà nước (thực tế là từ tiền đóng thuế của người dân) cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ không có hiệu quả. Mặc dù đã có quy định như trên nhưng thực tế vẫn xảy ra là nhiều chủ nhiệm đề tài hoặc các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đã tự ý hoặc với sự thoả thuận (trái pháp luật) của cơ quan quản lý đề tài tiến hành các thủ tục đăng ký sáng chế dưới tên cá nhân mình. Trường hợp ngược lại, do sự quản lý không chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, hàng loạt các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước có thể được bảo hộ sáng chế nhưng lại bị lãng quên. Một vấn đề khác liên quan đến việc xác định người có quyền đăng ký sáng chế trong trường hợp này. Đúng ra, các trường đại học, các viện nghiên cứu - là những đơn vị chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để nghiên cứu hiện nay - cần phải là đơn vị được giao quyền đăng ký, quản lý và khai thác sáng chế được tạo ra từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, nếu áp dụng đúng quy định pháp luật hiện nay thì chủ đầu tư là các ban quản lý dự án, các sở khoa học và công nghệ v.v... mới là chủ đầu tư thực sự nhưng nếu họ là người đi đăng ký sáng chế và quản lý, khai thác sáng chế thì thực sự sẽ không mang lại hiệu quả. 3.1.3. Trong việc bộc lộ sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế Vì không hiểu việc bảo hộ sáng chế là một sự đánh đổi giữa xã hội với chủ sở hữu sáng chế dẫn tới việc rất nhiều người nộp đơn Việt Nam không bộc lộ đầy đủ sáng chế theo yêu cầu của pháp luật. Để được cấp bằng độc quyền, người nộp đơn phải bộc lộ đầy đủ sáng chế nhưng người nộp đơn luôn có ý nghĩ là bộc lộ như vậy thì người khác sẽ biết được giải pháp của họ và đánh cắp. Họ không nghiên cứu đầy đủ pháp luật để biết được rằng Luật Sở 80 hữu trí tuệ có quy định cơ quan sở hữu trí tuệ có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn đăng ký cho tới khi được công bố theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức của cơ quan sở hữu trí tuệ làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế thì sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu việc làm lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho người nộp đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 111 Luật Sở hữu trí tuệ). Do vậy, người nộp đơn cần phải hiểu rằng để được cấp bằng thì việc bộc lộ đầy đủ thông tin về sáng chế trong đơn là quy định bắt buộc và pháp luật có cơ chế bảo đảm bí mật thông tin đó. 3.1.4. Trong việc thực hiện quyền có ý kiến của ngƣời thứ ba Trong thủ tục đăng ký sáng chế, pháp luật quy định quyền của người thứ ba có ý kiến về việc cấp văn bằng bảo hộ (Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ). Theo đó, kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên thứ ba đối với bất kỳ một độc quyền sáng chế nào được cấp. Tuy nhiên, do hiểu biết về hệ thống pháp luật sáng chế còn hạn chế cũng như nhiều lý do khác, quyền này thường không được thực hiện trên thực tế dẫn tới việc quyền lợi của các bên thứ ba bị ảnh hưởng. Ví dụ, một người nào đó có chứng cứ về việc sáng chế trong đơn không còn tính mới nhưng không cung cấp chứng cứ này cho cơ quan sở hữu trí tuệ dẫn tới cơ quan này vẫn cấp ra văn bằng bảo hộ và trong trường hợp đó cả xã hội phải tôn trọng quyền của một người mà đáng lẽ họ đã không có được quyền. 3.1.5. Trong việc công bố đơn đăng ký sáng chế Việc công bố các đơn đăng ký sáng chế và bằng độc quyền sáng chế đúng thời hạn luật định có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của xã hội. Việc tiếp cận sớm thông tin này có thể hạn chế tối đa 81 rủi ro do nghiên cứu trùng lặp. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà các thông tin này không được công bố kịp thời và hình thức công bố cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của công chúng (hiện nay chủ yếu công bố dưới hình thức công báo giấy). Một vấn đề lớn khác tồn tại hiện nay là rào cản để người dân Việt Nam có thể hưởng lợi từ hệ thống sáng chế, đó là ngôn ngữ của hệ thống thông tin sáng chế. Hầu hết các nguồn thông tin sáng chế (các bản mô tả sáng chế) hiện nay trên thế giới và người dân Việt Nam có thể tiếp cận được đều được làm bằng tiếng Anh. Lượng thông tin sáng chế bằng tiếng Việt rất hạn chế và chỉ giới hạn ở những đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam. Với trình độ ngoại ngữ hiện nay của Việt Nam dẫn tới khả năng truy cập các nguồn thông tin này là vô cùng hạn chế. Sự hạn chế trong tiếp cận thông tin sáng chế dẫn tới tình trạng nghiên cứu trùng lặp diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Tỷ lệ được cấp bằng độc quyền sáng chế tính trên số đơn được nộp của người Việt Nam rất thấp mà lý do phần lớn là sáng chế không có tính mới. Lý do chủ yếu của tình trạng này là do các nhà nghiên cứu của Việt Nam ít khi tra cứu hoặc tra cứu không đầy đủ thông tin sáng chế trước khi tiến hành nghiên cứu. 3.1.6. Trong việc thẩm định đơn đăng ký sáng chế Hiện nay số lượng đơn đăng ký sáng chế được nộp vào cơ quan sở hữu trí tuệ rất lớn, trong khi đó số lượng cán bộ tăng lên không đáng kể dẫn tới một số lượng lớn đơn đăng ký sáng chế bị tồn đọng, không được xử lý đúng thời hạn quy định. Thực trạng này có thể gây ra những bất lợi cho cả người nộp đơn và xã hội nói chung. Dưới góc độ người nộp đơn, quyền của họ sẽ bị hạn chế bởi theo quy định pháp luật, quyền thực sự chỉ phát sinh từ ngày văn bằng bảo hộ được cấp (trước đó người nộp đơn đăng ký sáng chế chỉ có quyền tạm thời). Nói cách khác, việc cấp văn bằng bảo hộ sáng chế càng bị chậm thì thời hạn hiệu lực thực tế của văn bằng càng ngắn. Và như 82 vậy, mục đích khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo chưa đạt được hoàn toàn. Việc này cũng không hoàn toàn có lợi cho xã hội nói chung vì không có nghĩa là trong thời gian đơn chưa được xử lý (ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ) bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng sáng chế (vì nếu sử dụng có thể thuộc phạm vi quyền tạm thời của chủ sở hữu sáng chế được cấp bằng sau này). 3.1.7. Trong việc khai thác các hạn chế quyền của chủ sở hữu đối với sáng chế Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rất nhiều trường hợp cho phép các bên thứ ba được sử dụng sáng chế đang được bảo hộ mà không bị coi là xâm phạm quyền nhưng thực tế việc khai thác những cơ hội này cũng có những hạn chế nhất định. Một nghịch lý tồn tại ở Việt Nam hiện nay là có tình trạng xâm phạm quyền đối với sáng chế xảy ra nhưng có rất nhiều cơ hội để các tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng sáng chế mà không bị coi là xâm phạm quyền lại không được tận dụng. Có nhiều lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứu của Việt Nam tiến hành nghiên cứu để tạo ra những thứ đã tồn tại trên thế giới từ lâu (và có thể ở cả Việt Nam) và cũng không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người nào. Điều này dẫn tới lãng phí lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam. Đúng ra, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phải thực sự "đứng trên vai người khác", tức là dựa trên những thứ hiện có để phát triển tiếp, và điều này là được phép theo Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với sáng chế đang được bảo hộ của người khác, đặc biệt liên quan đến dược phẩm được bảo hộ, để có thể đưa sản phẩm ra thị trường ngay khi kết thúc thời hạn bảo hộ cũng rất hạn chế. Về việc cấp li-xăng cưỡng bức: từ trước tới nay chưa có một quyết định cấp li-xăng cưỡng bức nào được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 83 đưa ra. Thực trạng này không hoàn toàn do chúng ta không có nhu cầu mà là ở việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Ít nhất là trong lĩnh vực dược phẩm, hầu hết sáng chế về các loại thuốc mới, nếu không muốn nói là toàn bộ, đều thuộc sở hữu của các doanh nghiệp dược phẩm của nước ngoài. Trong khi đã có những dịch bệnh xảy ra ở quy mô lớn và người dân có nhu cầu tiếp cận thuốc với giá thấp nhưng Việt Nam chưa có những quyết định kịp thời về vấn đề này. Ở chừng mực nào đó, ngành công nghệ dược của Việt Nam còn yếu kém nên chưa đủ khả năng công nghệ để sản xuất ra các loại dược phẩm một khi được cấp li-xăng cưỡng bức. Tuy nhiên, một lựa chọn khác đã được đưa ra trong khuôn khổ Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS (năm 2005) mà chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng, đó là nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng cưỡng bức từ một nước thứ ba, cụ thể như thuộc chống HIV/AIDS từ Ấn Độ, Braxin hoặc Thái Lan. 3.1.8. Trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Trong quá trình thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền đối với sáng chế, việc áp dụng đầy đủ và đúng đắn các quy định của pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm những quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế cũng như lợi ích của xã hội nói chung. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự, có nghĩa là các biện pháp dân sự phải được áp dụng là chủ yếu để bảo vệ quyền khi quyền bị xâm phạm. Tuy nhiên, trên thực tế thì các biện pháp hành chính lại được áp dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc áp dụng biện pháp hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền trong chừng mực nào đó không bảo đảm được lợi ích của các bên liên quan, cụ thể là: - Biện pháp hành chính là biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng một cách chủ động trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Để làm việc này, ngân sách nhà nước phải chi ra những khoản chi khổng lồ được lấy từ nguồn đóng thuế của người dân. Điều này là không hợp 84 lý nếu đứng về góc độ hành động đó chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong trường hợp sáng chế. Hơn nữa, biện pháp hành chính không mở rộng đến vấn đề bồi thường thiệt hại, do vậy quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế bị xâm phạm cũng vẫn chưa được giải quyết triệt để; - Biện pháp dân sự được áp dụng hạn chế do nhiều lý do, trong đó có lý do năng lực hạn chế của tòa án, tâm lý không muốn đưa vụ việc ra tòa án của các chủ sở hữu sáng chế bị xâm phạm quyền; - Việc thi hành các bản án đã được tuyên của toà án cũng hạn chế dẫn tới sự tin tưởng vào hệ thống toà án bị giảm sút. Ví dụ gần đây nhất liên quan đến vụ xâm phạm quyền đối với sáng chế của một doanh nghiệp ở Thanh Hoá. Toà án đã ra phán quyết về vụ việc nhưng việc thi hành bản án không triệt để. Hành vi xâm phạm quyền vẫn tiếp tục xảy ra sau khi có bản án là một ví dụ không tốt cho những người sau này muốn đưa vụ việc về xâm phạm quyền đối với sáng chế ra toà án để yêu cầu xử lý; - Về việc chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xâm phạm quyền đối với sáng chế (vượt quá đòi hỏi của hiệp định TRIPS cũng như vượt quá khả năng kiểm soát tại biên giới đối với loại hàng hóa này), do vậy không thể thực hiện. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong vấn đề thực hiện và bảo vệ quyền đối với sáng chế cũng có những hạn chế nhất định. Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và lưu hành các sản phẩm xâm phạm quyền của Syngenta như được nêu trên đây là một ví dụ điển hình cho khiếm khuyết này và cần phải được khắc phục. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, bộ máy và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật để việc thực thi quyền đối với sáng chế có hiệu quả. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra cách thức thành công, đó là thành lập toà án chuyên trách về sở hữu trí tuệ có chức năng 85 chủ yếu xét xử các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, cần tăng cường hiệu lực của việc thi hành các bản án đã được toà án đưa ra. 3.2 NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Ở VIỆT NAM Từ những phân tích trên đây, để hệ thống bảo hộ sáng chế thực sự vừa thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nghiên cứu triển khai, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quyền tiếp cận tri thức, lợi ích chính đáng của công chúng, hệ thống pháp luật cũng như cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể cần phải được nghiên cứu và thực hiện. 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật - Quy định chi tiết các đối tượng loại trừ không được bảo hộ sáng chế, đặc biệt là sáng chế dạng sử dụng, các sáng chế vi phạm trật tự công cộng, đạo đức xã hội theo nghĩa rộng, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Như đã phân tích ở chương 2, pháp luật hiện hành không quy định chi tiết về các đối tượng bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội, trong khi chuẩn mực của các khái niệm này đã có những thay đổi nhất định do sự phát triển của khoa học, kinh tế và xã hội. Việc quy định cụ thể các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế sẽ giúp cho cơ quan sở hữu trí tuệ bảo đảm thi hành đúng pháp luật, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các nhà sáng tạo, đồng thời bảo vệ được lợi ích của xã hội nói chung. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, rất nhiều công nghệ mới được tạo ra mà trong số đó có những công nghệ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của con người. Việc xác định phạm vi các đối tượng xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội phải quan tâm tới những công nghệ thuộc loại này. - Sửa đổi quy định về bảo hộ sáng chế được tạo ra từ ngân sách nhà nước, trong đó giao quyền đăng ký, quản lý và khai thác cho tổ chức trực tiếp 86 sử dụng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, triển khai (như các trường đại học, viện nghiên cứu v.v...). Đây là một yêu cầu cấp thiết để góp phần tạo ra một cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ có hiệu quả. Cơ chế lợi ích phải được xác định rõ ràng khi trao quyền đăng ký, quản lý các kết quả nghiên cứu được tạo ra do sử dụng ngân sách nhà nước. Thực tiễn đã chứng minh là việc giao quyền đăng ký và quản lý các sáng chế này cho các trường đại học và viện nghiên cứu là đúng đắn và có hiệu quả (như trong trường hợp của Hoa Kỳ và Nhật Bản v.v...). - Bổ sung quy định yêu cầu người nộp đơn phải bộc lộ cách thức thực hiện tốt nhất đối với sáng chế được yêu cầu bảo hộ. Trên thế giới, nhiều nước (trong đó có Hoa Kỳ) yêu cầu người nộp đơn phải bộc lộ cách thức thực hiện sáng chế tốt nhất mà người nộp đơn biết. Yêu cầu này nhằm giúp cho xã hội có thể được hưởng lợi ích tối đa khi sáng chế không còn được bảo hộ. Đối với Việt Nam, yêu cầu này càng có ý nghĩa khi phần lớn các đơn đăng ký sáng chế được nộp là của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. - Quy định đơn giản hoá thủ tục yêu cầu đình chỉ và huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Việc đơn giản hoá các thủ tục yêu cầu đình chỉ và huỷ bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế có ý nghĩa quan trọng giúp loại bỏ các bằng độc quyền sáng chế "không đáng" được tồn tại vì những lý do khác nhau. Khi thủ tục phức tạp, người thứ ba có quyền và lợi ích liên quan sẽ không có khả năng yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực các bằng độc quyền sáng chế được cấp cho những sáng chế không đáp ứng điều kiện bảo hộ (không có tính mới hoặc trình độ sáng tạo). Như vậy, vô hình chung lợi ích của toàn thể xã hội sẽ bị ảnh hưởng vì sự tồn tại "không chính đáng" của các bằng độc quyền này. - Sửa đổi quy định về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế tại điểm b, khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ (về nhập khẩu song song). 87 Như đã phân tích ở chương 2, có sự khác biệt về nội dung của quy định này trong Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu áp dụng quy định của Luật, vai trò của hệ thống sáng chế sẽ bị vô hiệu hoá. Ngược lại, nếu áp dụng quy định của Nghị định thì có thể bị coi là trái pháp luật do quy định của nghị định trái với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ). - Sửa đổi các quy định pháp luật liên quan để bảo đảm các vụ xâm phạm quyền đối với sáng chế về cơ bản phải được giải quyết tại toà án. Xét về dài hạn, quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 là một bước thụt lùi. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế được xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hình sự. Trong khi đó Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 mở rộng các loại hành vi xâm phạm sáng chế có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính (bao gồm cả những hành vi đơn thuần gây thiệt hại cho chủ sở hữu sáng chế). Điều này là không hợp lý nếu dựa trên những phân tích tại mục 3.1.8 trên đây. 3.2.2. Nâng cao hiệu quả của cơ chế cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế - Nâng cao nhận thức của công chúng Nhận thức của công chúng là yếu tố then chốt để các quy định về cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đi vào thực tiễn. Như đã phân tích ở trên, nhiều cơ hội không được người dân tận dụng, trong khi đó tình trạng xâm phạm quyền đối với sáng chế vẫn diễn ra. Một phần của tình trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ của công chúng đối với các quy định mang tính cân bằng lợi ích trong bảo hộ sáng chế. - Hoàn thiện và nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 88 Ngoài nhận thức của công chúng thì năng lực của các cơ quan nhà nước có liên quan ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm hiệu lực của việc cân bằng lợi ích. Cơ quan đăng ký sáng chế phải được tăng cường năng lực để công bố đơn, văn bằng bảo hộ và cấp bằng độc quyền sáng chế đúng thời hạn, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cả chủ sở hữu sáng chế và quyền lợi của công chúng. Hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng cần được tăng cường. Như đã phân tích ở trên, cần phải cân nhắc việc thành lập toà án chuyên trách về sở hữu trí tuệ để xử lý các vụ việc xâm phạm quyền đối với sáng chế. Để hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có hiệu quả, cũng cần phải xây dựng cơ chế phồi hợp giữa các cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của công chúng, tránh tình trạng xảy ra như trong trường hợp Công ty Syngenta nêu trên. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải xây dựng và thực hiện các biện pháp để người dân có thể tiếp cận có hiệu quả hệ thống thông tin sáng chế (xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm dịch tự động v.v...). Ngoài ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động thực hiện các thẩm quyền của mình để thực hiện các biện pháp cân bằng lợi ích theo quy định của pháp luật, đặc biệt là việc xem xét và cấp li-xăng cưỡng bức trong những trường hợp cần bảo vệ sức khoẻ của người dân hoặc phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia. 89 KẾT LUẬN Thế giới cũng như Việt Nam đã và đang hướng tới việc phát triển nền kinh tế - xã hội dựa vào tri thức. Để thực hiện được mục tiêu này, điều quan trọng là phải tạo ra cơ chế thúc đẩy hoạt động sáng tạo giúp mang lại cho xã hội ngày càng nhiều sản phẩm mới dựa trên tri thức. Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã xây dựng hệ thống bảo hộ sáng chế để hỗ trợ thực hiện mục tiêu này. Hệ thống sáng chế có hiệu quả sẽ khuyến khích hoạt động nghiên cứu, triển khai, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, hệ thống sáng chế cũng có thể mang lại những tác động bất lợi đến sự phát triển của xã hội ở một số khía cạnh nào đó. Hệ thống bảo hộ sáng chế mạnh có thể cản trở người dân ở các nước đang phát triển tiếp cận tri thức và các thành quả sáng tạo của nhân loại, đồng thời cũng có thể hạn chế họ tiếp cận những thành quả được tạo ra trên chính những tri thức truyền thống của chính mình. Nhiệm vụ của nhà nước là phải xây dựng một hệ thống pháp luật và thi hành hệ thống đó sao cho vừa bảo đảm được mục tiêu khuyến khích sáng tạo, vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng của xã hội nói chung. Trải qua quá trình phát triển lâu dài của hệ thống bảo hộ sáng chế trên thế giới, các quy định về cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế với lợi ích của xã hội đã ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Các nước đã cùng nhau thiết lập những chuẩn mực tối thiểu trong lĩnh vực này và thể hiện rõ trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngoài ra, trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới - một tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc - hàng loạt các hoạt động cũng đã được triển khai góp phần hoàn thiện những chuẩn mực này. 90 Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, có nghĩa là Việt Nam cũng phải tuân thủ những quy định tối thiểu của Hiệp định TRIPS về bảo hộ sáng chế. Nhưng với tư cách là một nước đang phát triển, Việt Nam có quyền đưa ra những quy định hợp lý để bảo vệ quyền lợi của mình, giúp xây dựng nền tảng công nghệ và bảo vệ lợi ích của công chúng. Pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam cũng đã được hoàn thiện liên tục để bảo đảm những mục tiêu nêu trên, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích của công chúng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, những biến chuyển trong quan hệ giữa các nước trên thế giới, Việt Nam cần chủ động và tích cực hơn nhiều để có những quy định pháp luật hoàn thiện hơn cũng như áp dụng những quy định đó sao cho bảo đảm được mục tiêu cơ bản của hệ thống bảo hộ sáng chế là bảo hộ thành quả sáng tạo, mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế và bảo đảm được phúc lợi cho xã hội. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Quế Anh (2004), "Tự do thương mại và nguyên tắc "cạn quyền" trong pháp luật về sở hữu trí tuệ của EC và một số nước", Nghiên cứu Hải quan, (1-2). 2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, Hà Nội. 3. Chính phủ (2006), Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội. 4. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. TIẾNG ANH 5. Frederick Abbort, Thomas Cottier and Francis Gurry (1999) The international intellectual property system: Commentarry and Materials, Kluwer Law International, The Netherland 6. Mohamed Ben Ahmed (2006), IP and Knowledge Commons: New Paradigms, Trans Atlantic Consumer Dialogie (TACD) Conference on "The politics and Ideology of Intellectual Property", Brussels 7. William Allen (9/6/2001), "Keeping the balance right as we build for future prosperity", Belfast Telegraph 8. Andrew Backerman - Rodau (2002), "Patent Law - Balancing Profit Maximization and Public Access to Technology", Suffolk University Law School, U.S.A 9. C. Chi Ham (2004), "Patent and Patenting: Balancing Protection with the Public Domain, PIPRA, California 92 10. Committee for a Study on Promoting Access to Scientific and Technical Data for the Public Interest, Commission on Physical Sciences, Mathematics, and Applications, National Research Council (1999) Private Rights and the Public Interest in Scientific and Technical Databases, National Academy Press Washington, D.C. 11. Kamil Idris (2003), Intellectual Property: A Power Tool for Economic Growth, WIPO, Geneva 12. Anatole Krattiger, RT Mahoney, L Nelsen, JA Thomson, AB Bennett, K Satyanarayana, GD Graff, C Fernandez and SP Kowalski (2007), Executive Guide to Intellectual Property Management in Health and Agricultural Innovation: A Handbook of Best Practices. MIHR, UK; PIPRA, Davis/USA 13. William M. Landes & Richard A. Posner (2004), "The Political Economy of Intellectual Property Law", The AEI Press, Wahsington DC 14. Barbara Lee, Kevin Harriott (2006), Striking the right balance: Promoting innovation in a competitive environment, 20th Annual Conference on Sicience and Technology, Kingston, Jamaica 15. Xuan Li (26/6/2007), "Defining the Public Interest in Intellectual Property", Report at A Joint UNCTAD - Stockholm Network - PIIPA Event, Geneva 16. Kaitlin Mara, James Leonard (2009), "Experts aim to balance intellectual property rights and human rights", Intellectual Property Watch 17. William New (24/4/2007), "China Leads Developing Country Push for Balance in IP and Standards", Intelectual Property Watch. 18. Es Nwauche (2005), Human rights - relevant considerations in respect of IP and competition law, SCIPTed 19. Royal Society (2003), Keeping science open - the effects of intellectual property policy on the conduct of science", London, UK 93 20. Catherine Saez (29/1/2008), "Panel: More Balance Needed in IP and Trade; Discloseure may not be enough", Intelectual Property Watch. 21. Alison Stewart (2003), Balancing public benefits from scientific research against intellectual property rights, Royal Society 22. Third World Network (2003), Manual on Good Practices in PublicHealth-Sensitive Policy Measures and Patent Law 23. UNCTAD-ICTSD (2002), TRIPS and Development, Geneva 24. WIPO (2004), University - Industry Partnerships: Finding the right balance, WIPO Arab Regional Meeting on IP as a power tool for economic growth, Homai Saha 94 [...]... THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Sáng chế, một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, là một khái niệm đã tồn tại từ lâu Năm 1474, nước Cộng hòa Venice đã ban hành văn bản thường được coi như đạo luật đầu tiên đối với việc bảo hộ sáng chế. .. sao cân bằng được lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích của xã hội nói chung, trong đó có lợi ích của những người cùng có hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan Như vậy, cân bằng lợi ích trong quá trình bảo hộ sáng chế có thể được hiểu là việc đưa ra những quy định trong hệ thống pháp luật để vừa bảo đảm được lợi ích của chủ sở hữu sáng chế, vừa bảo đảm được lợi ích (phúc lợi) ... chủ sở hữu sáng chế, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 1.5.1.1 Trong quy định về đối tượng và điều kiện bảo hộ a) Đối tượng bảo hộ Sự phát triển của hệ thống luật sáng chế trên thế giới thể hiện rất rõ sự cân nhắc về bảo đảm sự cân bằng lợi ích giữa các bên Một biểu hiện điển hình là việc xác định những đối tượng được bảo hộ, những đối tượng bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ sáng chế và... gắn với hệ thống bảo hộ sáng chế Hệ thống bảo hộ sáng chế không chỉ phải giải quyết mối quan hệ lợi ích công - tư (xã hội và chủ sở hữu sáng chế) mà còn phải giải quyết cả mối quan hệ lợi ích tư - tư (chủ sở hữu sáng chế và những chủ thể hoạt động sáng tạo khác) Một trong những mục tiêu của hệ thống bảo hộ sáng chế là thúc đẩy lợi ích dài hạn của công chúng thông qua việc dành độc quyền cho chủ sở hữu. .. cấp bằng độc quyền sáng chế Đổi lại, nhà sáng chế phải bộc lộ đầy đủ sáng chế đó Chủ sở hữu sáng chế có quyền quyết định ai sẽ là người được hoặc không được sử dụng sáng chế đã được cấp bằng của mình Chủ sở hữu sáng chế cũng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu đối với sáng chế của mình cho người khác Khi kết thúc thời hạn bảo hộ đối với một sáng chế cụ thể nào đó, bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng sáng. .. được bảo hộ, chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình cũng như có quyền cho phép người khác sử dụng sáng chế theo hợp đồng, chuyển nhượng quyền sở hữu và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế của mình Để cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích chung của xã hội cũng như các... cận công nghệ Tuy nhiên, trong thời gian sáng chế được bảo hộ, có thể tồn tại xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người có nhu cầu sử dụng sáng chế, với lợi ích của xã hội nói chung và lợi ích của những người có hoạt động sáng tạo trong cùng lĩnh vực Thách thức của hệ thống sáng chế là làm sao tìm được sự cân bằng giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của các nhà hoạt động sáng tạo khác trong khi vẫn bảo. .. quan hệ lợi ích công - tư) và mối quan hệ giữa lợi ích của chủ sở hữu sáng chế với lợi ích của các chủ thể sáng tạo khác (mối quan hệ tư - tư), theo các nội dung bảo hộ sáng chế v.v Trong khuôn khổ của luận văn này, vấn đề cân bằng lợi ích được phân tích ở các khía cạnh liên quan đến những vấn đề sau: đối tượng và tiêu chuẩn (điều kiện) 22 bảo hộ, thời hạn bảo hộ, thủ tục xác lập quyền, phạm vi quyền. .. động sáng tạo khác trong khi vẫn bảo đảm được quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế để thực sự bảo đảm được vai trò của hệ thống này Khi nói đến sự cân bằng lợi ích trong hệ thống bảo hộ sáng chế, một khái niệm cần được bàn tới, đó là "lợi ích xã hội" Khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về lợi ích xã hội trong mối quan hệ với lợi ích của chủ sở hữu sáng chế Ở đây người ta có thể nói tới quan hệ "con... hoạt động sáng tạo, đổi mới, pháp luật sáng chế của các nước đều quy định những ngoại lệ (hoặc gọi là hạn chế) đối với quyền của chủ sở hữu sáng chế Theo đó, chủ sở hữu sáng chế không 11 có quyền ngăn cấm người thứ ba thực hiện một số hành vi như sử dụng sáng chế nhằm mục ích nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lưu thông sản phẩm được bảo hộ do chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chủ sở hữu sáng chế cho ... THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 1.1 Khái quát hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sáng chế. .. Khái quát hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sáng chế cân lợi ích bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sáng chế Chương 2: Cân lợi ích bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sáng chế trong quy định pháp... định cân lợi ích bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sáng chế kiến nghị hoàn thiện pháp luật Chương KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO

Ngày đăng: 20/10/2015, 14:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.2. VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ

  • 1.2.1. Thúc đẩy đổi mới

  • 1.2.2. Thúc đẩy công bố các công nghệ mới

  • 1.2.3. Hạn chế việc bảo hộ các giải pháp kỹ thuật dƣới dạng bí mật

  • 1.2.4. Thúc đẩy cạnh tranh

  • 1.2.6. Công nhận quyền tư hữu tài sản trí tuệ

  • 1.5.1. Trên thế giới

  • 1.5.2. Ở Việt Nam

  • 2.1.1. Phát minh, các lý thuyết khoa học và phương pháp toán học

  • 2.1.2. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật

  • 2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật dưới dạng "sử dụng"

  • 2.2.1. Tính mới của sáng chế

  • 2.2.2. Trình độ sáng tạo của sáng chế

  • 2.3.1. Thời hạn bảo hộ sáng chế

  • 2.3.2. Hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền

  • 2.4.1 Trong các quy định về quyền nộp đơn đăng ký sáng chế

  • 2.4.2 Trong quy định về bộc lộ sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế

  • 2.5.1. Trong các quy định về nội dung quyền của chủ sở hữu sáng chế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan