Phân tích hạt café việt nam và phương thức thâm nhập vào thị trường singapore

30 1.1K 11
Phân tích hạt café việt nam và phương thức thâm nhập vào thị trường singapore

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hạt café việt nam và phương thức thâm nhập vào thị trường singapore

Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương PHÂN TÍCH HẠT CAFÉ VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG SINGAPORE I. Các loại café việt nam 2 II.Tình hình phát triển cây café ở Việt nam trong những năm qua 4 Lợi thế so sánh trong sản xuất, 4 Sản lượng và diện tich café Việt nam 6 Tình hình xuất khẩu café sang Singapore 8 III.Thị trường Singapore 10 1. Những yếu tố ở Singapore ảnh hưởng tới café Việt nam 10 1.1 Khí hậu 10 1.2 Chính trị: 10 1.3 Tôn giáo: 11 1.4 Luật pháp: 11 1.4.1 Chính sách xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài : 11 1.4.2 Rào cản thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu: 11 1.5 Văn hóa- xã hội 12 1.5.1 Ngôn ngữ 12 1.5.2 Văn hóa trong kinh doanh 12 1.5.3. Ẩm thực 13 1.6. Công nghệ 13 1.7 .Nhu cầu café của singapore: 14 2. Môi trường vi mô ngành café tại singapore: 14 2.1 Khách hàng 14 Nhà cung ứng 15 2.3 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và daonh nghiệp xuất khẩu café Việt nam trên thị trường Singapore. 16 2.3.1 Các sản phẩm cạnh tranh 16 Các đối thủ cạnh tranh 17 2.4.Pháp lý 17 IV.Phương thức thâm nhập thị trường Singapore 20 V. Mô hình SWOT 23 VI.Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng café Việt nam sang thị trường Singapore trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 28 [1] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương I. Các loại café Việt nam: 1/ Robusta Coffee: Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp. Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao từ 800 -1000m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. Đặc điểm: Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu tròn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trãi qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam. 2/ Arabica Coffee: Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor a) Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này. b) Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt. Cà phê Arabica còn được biết đến với cái tên dân gian gọi là cà phê chè. Ơ nước ta chủ yếu gồm 2 giống chính là mokka và catimor thuộc loài thực vật Coffea L. Cà phê Arabica chiếm một diện tích rất ít khoảng 1% diện tích trồng cà phê. Loại cà phê này chỉ cho chất lượng tốt khi được trồng ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Vì hiệu quả kinh tế cao và chất lượng tốt nên hiện nay diện tích trồng đang được nhà nước khuyến khích trồng. Đặc điểm: Arabica khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng từ đắng dịu hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ đến vị đắng lẫn hương thơm nồng nàng, đặc biệt có vị hơi chua rất lôi cuốn và thích hợp với khẩu vị của các qúy bà. [2] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương 3/ Cherry Coffee: Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp - nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này - một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg café tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình … Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Loại này không được phổ biến lắm, nhưng đây là loại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất rất cao. Được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng cao nguyên. Đặc điểm: Cherry mang một đặc điểm và hương vị rất khác lạ của một loài cây trưởng thành dưới nắng và gió của Cao Nguyên. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha tạo ra mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái. Cherry rất thích hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái hòa quyện nhau thât sâu sắc. 4/ Culi Coffee: Là sự lựa chọn những hạt cà phê no tròn của các giống cà phê Robusta, Arabica và Cherry. Đó là những hạt cà phê đã tích tụ những gì tinh túy nhất mà thiên nhiên đã giành cho vùng đất đỏ bazan. Bằng công nghệ chắc lọc và tinh chế hiện đại chúng tôi đã cho ra đời một sản phẩm tuyệt hảo nhất. Đặc điểm: Là những hạt cà phê no tròn. Đặc biệt là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nuớc màu đen sánh đó là những gì mà Culi coffee mang đến. Đó là quá trình kết hợp tinh túy của sự duy nhất. 5/ Robusta – Arabica Coffee: Đây là dòng sản phẩm dựa trên sự kết hợp hoàn hảo của Robusta và Arabica. Là một sản phẩm trong đó đã chắc lọc hết sự tinh túy mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Cao Nguyên đầy nắng gió nhưng rất mến khách. Đặc điểm: Tạo ra một loại cà phâ riêng biệt, nước màu nâu đậm đặc. Là sự kết hợp vị đắng gắt của Robusta và hương thơm đậm đà của Arabica. Tạo nên một cảm giác thư giãn thật là thoải mái. 6/ Robusta – Cherry Coffee: Đây là một dòng sản phẩm kết hợp mang sắc thái riêng biệt. Không thua kém gì Robusta – Arabica. Là sự hòa quyện giữa đắng gắt của Robusta và vị chua quyến rũ của Cherry. Từ đó chinh phục lòng người với một cảm giác ngất ngây và say đắm như những đôi tình nhân. Đặc điểm: Nước sánh đậm, vị đắng gắt và chua pha lẫn vào nhau tạo nên một loại thức uống. Đây là kết quả của mối tình chua và đắng. 7/ Robusta – Culi Coffee: Đây là một sản phẩm tổng hợp Robusta – Culi. Tạo nên sự đậm đà hơn nữa trong màu sắc cũng như tăng cường vị đắng gắt của Robusta. Tao nên một dòng sản phẩm đậm đà càng đậm đà hơn giành riêng cho những người sành cà phê và thích cảm giác mạnh. [3] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Đặc điểm: vị đắng gắt, hương thơm nhẹ, hàm lượng cafein tương đối cao, nước màu nâu sánh. Tạo cảm giác sảng khoái, năng động hơn. 8/ Euro Coffee:: Là sản phẩm khơi nguồn từ niềm đam mê bóng đá. Những đêm thao thức cùng mùa bóng. Là sự kết hợp hòan hảo giữa những loại cà phê thượng hạng. Tạo cho người sử dụng có được cảm giác hưng phấn và tăng thêm niềm đam mê bóng đá. Đặc điểm: Với công thức hoàn hoả và dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại đã tạo nên sự khác biệt cho một sản phẩm mang đầy bản sắc đam mê. Hương thơm nồng nàng lôi cuốn của Arabica, vị đắng gắt của Robusta, chua của Cherry, hàm lượng cafein rất cao của những hạt cà phê Culi thượng hạng. Tất cà tạo nên một niềm đam mê bất tận giành cho những đêm thao thức cùng quả bóng tròn. II. Tình hình phát triển cây café của Việt nam: 1. Lợi thế so sánh trong sản xuất, cà phê ở Việt Nam - Lợi thế về điều kiện tự nhiên. Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo. Về khí hậu : Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha. Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được. - Lợi thế về nhân công: Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói , xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới. Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao động: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện nay có khoảng 700.000 – 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến hơn 1 triệu người. Như vậy với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có thể cung cấp một lượng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê. [4] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương - Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3 tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê. - Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu. - Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính. - Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê. Nghị uyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Vì thế đã khuyến khích các hộ nông dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp. 2. Sản lượng, diện tích café việt nam Bảng 2: Sản lượng cà phê tại Việt Nam 2005 2006 Sản lượng 14.500 13.666 (đơn vị: nghìn bao loại 60kg) [5] 2007 19.500 2008 18.333 2009 19.670 2010 17.366 Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Sản lượng cà phê Việt Nam, tính theo loại (đơn vị: nghìn bao 60kg) Tham gia vào thị trường này từ những năm 1990, Việt Nam hiện xếp thứ hai toàn thế giới sau Brazil về tổng sản lượng cà phê và là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn từ 1995 đến 2001, Việt Nam đã tăng gấp ba diện tích trồng cà phê, cải tiến công nghệ và giống cây cà phê để cải thiện hiệu suất thu hoạch hạt cà phê trên mỗi hec-ta canh tác. Trong khi người nông dân Colombia cần một triệu hec-ta đất canh tác để tạo ra khoảng 1/3 tổng lượng cung cà phê, thì người nông dân Việt Nam chỉ cần 2/3 triệu hec-ta để sản xuất ra hơn mười triệu bao cà phê mỗi năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 5 năm đó, do hệ thống tưới tiêu còn hạn chế không đáp ứng được thay đổi quy mô lớn và đột xuất, đa phần diện tích canh tác không có đủ lượng nước cần thiết. Trong ba năm trở lại đây, diện tích và sản lượng cà phê không có biến động mạnh. Ngành cà phê Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định về cả sản lượng sản xuất, lượng xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa. Tỷ trọng sản lượng cà phê Arabica vẫn ở mức khiêm tốn so với cà phê Robusta khi tỷ trọng hai sản phẩm này lần lượt là 2.56% và 97.44% Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cà phê năm 2012 đạt 1.732.156 tấn, trị giá 3.672.823.086 USD, tăng 37,8% về lượng và tăng 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. [6] Marketing quốc tế Diện tích gieo trồng( nghìn ha) Diện tích thu hoạch Tổng số lượng cây Sản lượng café Robusta ( nghìn bao) Tổng sản lượng ( nghìn bao) Café hạt xuất khẩu ( nghìn bảo) Tổng xuất khẩu (nghìn bao) Sản lượng có thể xuất khẩu( nghìn bao) GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương 2008/2009 531 2009/2010 536 2010/2011 540 500 695 17,520 504 709 17,050 506 718 18,253 18,000 17,500 18,733 70 75 80 16,463 16,810 16,832 16,936 16,385 17,483 Café tập trung được trồng ở Tây nguyên do những điều kiện của nó [7] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương 3. Tình hình xuất khẩu café sang Singapore 3.1 Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê - Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã xây dựng hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1. Vị trí đó được xuất phát từ lợi thế đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Lợi thế này kết hợp với chế độ chính trị, xã hội ổn định, cơ chế chính sách thời kỳ đổi mới đã được khẳng định trong đường lối kinh tế do Đại Hội IX của Đảng đề ra đã và đang trở thành sức mạnh để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. - Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất khẩu. - Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới. - Việt Nam đã ra nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộng được giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới. [8] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương - Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới. - Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cà phê - Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong nửa đầu niên vụ 2010/11, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm cà phê xay, rang và hoà tan với trị giá hơn 84 triệu USD. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam - VICOFA tin rằng Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn vào dây chuyền sản xuất để gia tăng các chủng loại sản phẩm cà phê, chẳng hạn như cà phê uống liền, để đáp ứng được như cầu gia tăng của thị trường Trung Quốc và thị trường ASEAN. -Mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang 70 quốc gia trên thế giới trong đó nhóm 8 nước đứng đầu chiếm khoảng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu một số lượng nhỏ cà phê xanh cũng như cà phê rang và cà phê hòa tan từ các nước láng giềng, đứng đầu là Lào. FAS USDA vẫn giữ mức dự báo về lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam mùa vụ 2013/14 là 350.000 bao, giảm so với mùa vụ 2012/13 do sản lượng trong nước đã đạt mức kỷ lục mới. 3.2 Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên vụ 2009/2010 và niên vụ 2010/2011 % thay đổi của Niên vụ 2009/2010 Niên vụ 2010/2011 niên vụ 2010/11 (T10/2009– (T10/2010–T3/2011)so với niên vụ T3/2010) 2009/10 Thị trường STT XK Khối Khối Giá trị Giá trị lượng lượng Khối (nghìn (nghìn Giá trị (nghìn (nghìn lượng USD) USD) tấn) tấn) 1 Hoa Kỳ 74 116.455 97 208.803 31% 79% 2 Đức 81 116.008 74 151.440 -9% 31% 3 Bỉ 25 34.428 74 143.267 196% 316% 4 Ý 34 47.265 57 109.283 68% 131% 5 Tây Ban Nha 34 46.077 42 81.150 24% 76% 6 Hà Lan 9 12.938 25 48.803 178% 277% 7 Nhật Bản 25 38.935 22 51.133 -12% 31% [9] Marketing quốc tế 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Hàn Quốc Singapore Thuỵ Sĩ Vương Quốc Anh Nga Trung Quốc Algeria Pháp Nước khác Tổng cộng GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương 15 3 18 19 15 9 12 7 135 515 20.977 4.254 23.245 24.640 19.620 12.496 16.899 9.633 181.531 725.401 18 16 15 15 14 13 13 12 94 601 32.699 30.472 30.475 30.955 25.925 23.968 24.643 22.395 178.772 1.194.183 20% 433% -17% -21% -7% 44% 8% 71% -30% 17% 56% 616% 31% 26% 32% 92% 46% 132% -2% 65% Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam II. Thị trường café ở Singapore 1. Những yếu tố ở Singapore góp phần tạo điều kiện cho hạt café robusta. 1.1 Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ở Singapore thích hợp cho ngành công nghiệp ,nhưng với các nguồn nước hạn chế được cung cấp từ lượng mưa hàng năm và nguồn nước nhập khẩu ,nền nông nghiệp của Siangpore không phát triển. Singapore là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với những mặt hàng nông sản : lương thực ,thực phẩm,rau quả ,trái cây.. Đây là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn để khai thác khi nhà đầu tư có ý định thâm nhập vào thị trường singapore. 1.2 Chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng,tuy nhiên Đảng Hành Động nhân dân cầm quyền (PAP) đã nắm giữ chính tị Singapore kể từ khi độc lập vào năm 1965 .PAP ủng hộ mô hình kinh doanh vững chắc ,ủng hộ Phương tây với một phương thức theo dõi ,quản lý kinh tế rất hiệu quả.Thủ tướng hiện tại của Singapore là Lý Hiển Long- con trai của Cựu thủ tướng Lý Quang Diêu.Chính phủ Singapore đã có những cải tiến không ngừng cả về chính trị và xã hội.Các nhà hoạch định chính sách công lập luận rằng việc tăng tính linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức và quản lí sẽ giúp Singapore đạt được mục tiêu dài hạn của đất nước để trở thành nền kinh tế tri thức tập trung vào dịch vụ .Sự chuyển đổi này dự kiến sẽ đảm bảo sự thịnh vượng trong tương lai cho Singapore .Trong hơn 30 năm ,ở Singapore không có sự cố bạo lực chính trị .Điều này kỉ lục có thể là do luật pháp an ninh nội bộ chặt chẽ,mạnh mẽ nhưng rất phù hợp của PAP .Singapore đang trở thành một cường quốc an ninh quan trọng trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.Singapore thường xuyên đào tạo tất cả các cảnh sát và nhân viên quốc phòng các biện pháp chống khủng bố hàng hải.Chính phủ rất quan tâm đến khủng bố đường biển vì lo ngại các cuôc tấn công sẽ phá vỡ vị thế quan trọng của các Cảng biển,đó là bận rộn nhất trên thế giới.Singapore cũng có kế hoạch nâng cấp quân sự lớn trong ngắn hạn tăng cường hơn nữa lực lượng quốc phòng được coi là tiên tiến nhất trong khu vực .Singapore đã có sự ổn định chính trị lâu đời cùng với chính sách mở cửa thông thoáng đã góp phần giảm bớt rủi ro kinh doanh cho [10] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương các công ty làm ăn tại đây.Đây thật sự là một môi trường kinh doanh tốt và là yếu tố hấp dẫn kinh doanh toàn cầu 1.3 Tôn giáo. Singapore là một quốc gia đa văn hóa, hài hòa giữa nền văn hóa phương Đông lẫn phương Tây. Mỗi nền văn hóa khác nhau đều có những nét đặc trung, đặc biệt là về phương diện ẩm thực, người Ấn Đội ở Singapore mang đạo Hindu sẽ không ăn thịt bò, trong khi người Malaysia phần lớn theo đạo Hồi Giaó lại không ăn thit lợn.. Tuy nhiên, có một loại thức uống rất hợp khẩu vị với nhiều người ở những quốc gia, nền văn hóa khác nhau, đó là cà phê. Với nhu cầu cà phê của người Singapore và khả năng đáp ứng cà phê của Việt nam thì cà phê là một trong những mặt hành tiềm năng có thể phát triển ở thị trường Singapore. 1.4 Luật pháp 1.4.1 Chính sách xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài Singapore là thị trường hoàn toàn tự do và chính phủ còn dành ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài với luật pháp minh bạch ,hệ thống quản lý và bộ máy chính quyền hiệu quả. Chính sách thương mại của Singapore cực kì phù hợp ,thông thoáng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại của đất nước.Nhờ thực hiện tự do hóa thương mại,cùng với những ưu đãi cụ thể mà hằng năm Singapore đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nước ngoài ,đặc biệt là từ các công ty,tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ. Bên cạnh đó,Singapore không sử dụng hàng rào phi thuế quan,không trợ giá xuất nhập khẩu.thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản ,nhanh chóng thực hiện qua mạng lưới hải quan điện tử: Thương mại không giấy tờ bằng việc thiết lập hệ thống Trade net ,thương mại điện tử ,hệ thống cấp phép tự động.Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ trực tiếp,Hệ thống tài chính (TFS) và bảo hiểm thương mại (TIS) trên mạng của Singapore giúp cho việc xuất nhập khẩu trở nên thuận tiện hơn rất nhiều ,từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí.99% hàng hóa nhập khẩu chỉ chịu thuế GST (7% tổng giá trị nhập khẩu) ,đấy chính là điều kiện hữu hiệu nhất để thúc đẩy quá trình phát triển giao lưu thương mại giữa các công ty ,các ngành trong nước với quốc tế ,nó tạo nên sự bình đẳng giữa các côn ty trong nước với các công ty nước ngoài ,và dĩ nhiên là các công ty nước ngoài rất thích đầu tư vào thị trường Singapore. Phương thức xuất khẩu hàng hóa sang Singapore tiết kiệm được nhiều thời gian ,chi phí nhờ hệ thống thủ tục hải quan hiện đại ,chính sách thuế nhập khẩu rõ ràng ,hấp dẫn 1.4.2 Rào cản thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu: Thủ tục nhập khẩu ở Singapore là rất tự do,hầu hết các hàng hóa có thể nhập vào lãnh thổ Singapore mà không gặp bất kì hạn chế Nào Tuy nhiên,Singapore lại có những quy định rất chắt chẽ về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm và ban hành các luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó quy định rõ những hành vi nào được coi là hành vi cố tình lừa đảo khách hàng.Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán ( thườnng là người bán lẻ) về hàng hóa và dịch vụ ,Singapore thành lập một cơ quan chuyên trách được gọi là Hiệp Hội Khách Hàng của Singapore ( viết tắt theo Tiếng Anh : CASE – Consumer Association of Singapore) có nhiệm vụ hòa giải tranh chấp hoặc tư vấn đưa vụ kiện lên tòa án cấp cao hơn . [11] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa khắt khe ,tương đương với tiêu chuẩn ở các nước châu Âu,đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm .Khi xuất khẩu hàng hóa sang đây các doanh nghiệp cần nghiên cứu các tiêu chuẩn này thật kĩ ,đáp ứng đầy đủ để tạo lòng tin với khách hàng .Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng nếu làm được điều này ,doanh nghiệp có thể tự tin mở rộng sản xuất và thâm nhập nhiều thị trường lớn khác thông qua các cảng mậu dịch tự do ở Singapore 1.5. Văn hóa- xã hội 1.5.1. Ngôn ngữ Singapore có ngôn ngữ đại diện cho từng dân tộc trong số bốn nhóm dân tộc chính của mình .Bốn ngôn ngữ chính thức tro g Hiến Pháp của singapore là tiếng Anh,tiếng Hoa,tiếng Mã Lai,tiếng Tamil.Tuy tiếng Mã Lai là quốc ngữ của Singapore nhưng tiếng Anh và tiếng Hoa lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày.Đa số người dân tại Singapore có thể sử dụng ít nhất hai ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh.Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi trong giao tiếp khi kinh doanh ngoại thương với đối tác Singapore giảm bớt rào cản về ngôn ngữ trong kinh doanh quốc tế. 1.5.2. Văn hóa trong kinh doanh Chủ nghiac dân tộc có ảnh hường mạnh tới suy nghĩ.lòng trung thành với công ty là thế mạnh của nhân viên người Sinagpore .Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là ưu thế trong văn hóa kinh doanh Singapore .Tuy nhiên,người nhiều tuổi nhất thường được chỉ định làm theo lãnh đạo.Năng lực chuyên môn ,thành tích và khả năng làm việc theo nhóm được đánh giá cao.Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore.Bạn hàng Singapore phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn .Ở Singapore ,việc kinh doanh ít nhiều vẫn mang tính sắc tộc người Hoa thích làm việc với người Hoa, Người Ấn Độ thích làm việc với người Ấn Độ.Văn hóa kinh doanh của Singapore là tính cạnh tranh cao.có đạo đức làm việc mạnh mẽ. Tuy nhiên dù kinh doanh ở Singapore mang nhiều nét châu Âu nhưng vẫn nhuốm màu văn hóa Đông Phương,mỗi dân tộc tương ứng với những đặc điểm ,nét văn hóa ,những nguyên tắc nhất định mà nếu chỉ cần vô tình quên ,doanh nghiệp có thể bị phá vỡ tất cả các thành quả đã tạo dựng trước đó. 1.5.3 Ẩm thực Với khaonrg 77% dân số là người Hoa,văn hóa Singapore mang nhiều bản sắc của người Hoa đại lục.Trà được xem là 1 trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống.Dùng trà để tiếp khách là một thói quen của người Hoa.Trà đã tịnh hành ở Trung Quốc từ hơn ngàn năm trước,người Hoa vẫn giữ bản săc riêng đặc trưng của mình.Từ đó ,Trà đã hình thành nên một nét độc đáo trong cộng đồng người Hoa,tuy nhiên trong một xã hội mà văn hóa phương Tây ảnh hưởng sâu sắc ngoài văn hóa sắc tộc như Singapore thfi việc dùng Café không hề xa lạ Do đó ,Singapore là một thị trường đã ,đang và sẽ là thị trường xuất khẩu cà phê tốt cho Việt Nam ở khu vực Asian . Với những nét đặc trưng đã phân tích,các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Café sang Singapore đòi hỏi sự đầu tư,tìm hiểu xu hướng tiêu dùng của từng thị trường và từng nhóm cộng đồng ở đây.Và xuất khẩu café là một hướng đi tốt,cần quan tâm khai thác tốt thị trường Café Singapore .Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia thuộc [12] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Hiệp hội Cacao và Cà phê Việt Nam.Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đạt 21 triệu USD ,tăng 72,59 % so với cùng kỳ,chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch.Với mức sống cũng như văn hóa Singapore,những quán hoặc chuỗi cửa hàng café với đầy đủ tiện nghi cũng là một gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường café Singapore. 1.6. Công nghệ Cảng Singapore là bận rộn nhất của thế giới với tổng số chuyến và trọng tải vận chuyển, các thùng chứa, cập cảng khoảng 140.000 tàu mỗi năm. Cảng cũng xây dựng một trong ba nhà máy lọc hòa dầu lớn nhất thế giới. Các hoạt động đóng tàu và các cơ sở sửa chữa tàu thủy với kỹ thuật tiên tiến và hiệu quả nhất của Đông Nam Á. Cơ quan đăng ký tàu biển của Singapore có hơn 3.000 tàu được đăng ký tổng cộng hơn 29 triệu tấn, và cung cấp các lợi thế về thuế và các ưu đãi tàu chính cho các tàu đăng ký tại Singapore theo chương trình quốc tế được các doanh nghiệp vận chuyển đường biển chấp nhận. Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án, chương trình ưu đãi Tài chính Hàng hải, Quỹ hàng hải Clusteri… Hệ thống ngân hàng với hơn 100 ngân hàng trong đó có hơn 40 ngân hàng liên kết với nước ngoài hoạt động rất hiệu quả. Có 6 ngân hàng lớn thuộc sở hữu của ba tập đoàn ngân hàng: DBS Bank Limited, Công ty TNHH Viễn Đông Ngân hàng, ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài Corp Ltd, Singapore đảo Ngân hàng, Công ty TNHH Ngân hàng Hồi Giáo Châu Á, và Ngân hàng United Overseas Ltd. Môi trường công nghệ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho bất cứ nhà đầu tư nào kinh doanh ở Singapore. Việc liên lạc hay giao dịch với các đối tác nước ngoài rất nhanh chóng và tiện ích. Đây cũng chính là lí do Singapore thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Ngày nay, cả giới kinh doanh lẫn những cư dân bình thường, đặc biệt là giới trẻ rất thích lựa chọn Singapore là nơi sinh sống, học tập và làm việc. 8.Nhu cầu café của singapore Thứ nhất, xét về nhu cầu cà phê của người Singapore, đây là một trong những nước có diện tích nhỏ nhất Đông nam á. Diện tích đất nông nghiệp rất ít và tất nhiên cà phê sẽ không được trồng phổ biển ở Singapore. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Singapore phải nhập cà phê từ nước ngoài. Nữa đầu niên vụ 2009/2010 Singapore phải nhập 3 nghìn tấn từ Việt nam, đến niên vụ 2010/2011 con số này tăng lên 16 nghìn tấn, tức là sản lượng đã tăng 43%. Nguồn cà phê của Singapore phục vụ vào hai việc chính là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và tái xuất khẩu sang các nước khác. Theo báo cáo, trong năm 2010 Singpore là quốc gia đúng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cà phê tái xuất khẩu với 1,5 triệu bao. Đối với nhu cầu trong nước, dù kinh tế có khó khăn nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê của Singapore cũng không giảm do cà phê đã trở thành một loại thức uống không thể thiếu trogn nếp sinh hoạt hằng ngày của người dân nới đây. Bằng chứng là suốt trong nhiều ngày tại hội chợ ẩm thực quốc tế tại khu triển lãm Expo của Singapore, quầy hàng cà phê lúc nào cũng có hàng chục người xếp hàng để chờ thưởng thức hương vị cà phê của Việt nam. Nhiều quán cà phê lớn nhỏ có thể dễ dàng đươc tìm thấy ở đất nước Singapore, người Singapore cũng có thói quen tụ tập ở câc quán cà phên để tán gẫu. Thêm vào đó, mỗi năm Singapore đón khoảng 6 triệu du khách, chưa kể 27 triệu du khách quá cảnh từ khắp nơi trên thế giới đến Singapore, nhu cầu ăn uống cũng tăng cao, [13] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương trong đó có những du khách đến từ những quốc ga yêu chuộng cà phê, đây là những khách hàng tiềm năng cho việc tiêu dung cà phê tại Singapore. Thứ 2 là xét về khả năng đáp ứng nhu cầu cà phê của Việt nam. Việt nam tiếp tục đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê trong niên vụ 2010/2011 với tổng sản lượng là 18.725 nghìn bao. Hiện nguồn cung cà phê thế giới đang thiếu hụt do biến đổi khí hậu làm mất mùa ở một số quốc gia, đồng thời cũng đẩy giá cà phê luôn ở xu hướng tăng. Trong khi đó, những vùng trọng điểm trồng cây cà phê ở Việt nam đều có khả năng cho năng suất cao, từ 3 tấn cà phê nhân/ha trở lên. Bên cạnh nâng sản lượng, để đáp ứng nhu cầu cà phê hiện tại, các doanh nghiệp việt nam đã chú trọng đến khâu chế biến bằng cách đầu tư các thiết bị tiên tiến, xây dựng và lắp đặt dây chuyền chế biến hiện đại, tìm nguồn cung đạt tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2. Môi trường vi mô ngành café tại singapore: 2.1 Khách hàng Ta có thể quan tâm tới những yếu tố sau khi xâm nhập thị trường Singapore: nhu cầu sử dụng cà phê của người dân Singapore với xu hướng uống cà phê theo phong cách phương tây và lượng khách du lịch tới quốc đảo này. Thêm nữa là nhu cầu của doanh nghiệp Singapore nhập khẩu hàng Việt nam và tái xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đối với nhu cầu uống cà phê tại Singapore Cơ cấu nhóm tuổi của Singapore Tỷ lệ Năm 2000 Năm 2010 Dưới 15 tuổi 21,9% 17,4% Từ 15- 24 tuổi 12,2% 13,3% Từ 25- 24 tuổi 50,7% 48,4% Từ 55 tuổi trở lên 14,2% 20,7% Nguồn :tổng cục thống kê Singapore, 2010 Theo như bảng thống kê ở trên, tỷ lệ người Singapore có độ tuổi từ 25-54 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số của nước này, con số này chưa kể đến các du học sinh, các doanh nhân có tuổi đời tương đương nhóm tuổi này hàu hết đều đã đi làm, và thường có xu hướng họp mặt bạn bè, hay các đối tác kinh doanh… tại các quán nước, cà tất nhiên quán cà phê là một trong những nơi lý tưởng phục vụ cho nhu cầu này. Ở Singapore có nhiều khu phố ẩm thực, thu hút rất nhiều khách du lịch về đêm và những quán cà phê đủ loại kịch thước lơn nhỏ đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho khẩu vị của khách hàng. Như vậy ta có thể thấy cùng với việc không ngừng mở rộng loại hình kinh doanh dạng quá cà phê để phục vụ cho dân địa phương và khách du lịch đồng nghĩa với nhu cầu cà phê là rất lơn. Hơn nưa, xu hướng uống cà phê hiện nay ở Singapore theo phong cách phương tây,uống phê xay ngay tại chỗ thì sản phẩm cà phê hạt ở thi trường này có tiềm năng hươn hêt Khách hàng là doanh nghiệp thu mua cà phê và tái xuất khẩu. Hiện nay Singapore là quốc gia đứng thư 5 thế giới về tái xuất khẩu cà phê, như vậy ta cần quan tâm tới đối tượng khách hàng này. b) Khách hàng là doanh nghiệp thu mua cà phê và tái xuất khẩu. [14] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Các công ty của Sinagpore sẽ nhập khẩu cà phê hàng nông sản : + Mua nguyên liệu thô về chế biến đóng gói tiêu thụ + Trung gian nhập nhẩu thực phẩm đã chế biến thông qua tập đoàn phân phối lớn. + Thành lập công ty con ở Việt Nam ,mua nguyên liệu vật liệu- chế biến rồi xuất khẩu về Singapore. Hiện nay Singapore là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về tái xuất khẩu cà phê, như vậy ta cần quan tâm tới đối tượng khách hàng này. -Olam là công ty mua với số lượng lớn nhất Sau khi mua và xuất khẩu đi, các tập đoàn này sẽ bán lại cho các công ty kinh doanh hay các nhà rang xay khác để rồi cà phê Việt Nam được tỏa đi khắp các nơi trên thế giới. Ban đầu, Olam là một công ty giao dịch hạt điều Nigeria. Hiện nay, công ty này đã trở thành công ty giao dịch gạo lớn thứ nhì thế giới, sở hữu những nông trường và nhà máy xay xát khắp thế giới, với hơn 23.000 công nhân viên. Tập đoàn đã mua bán có doanh thu khoảng gần 21 tỷ USD trong năm tài chính 2013. Tập đoàn có trụ sở chính tại Singapore và cổ phiếu được giao dịch tại thị trường chứng khoán Singapore. Tại Việt Nam, Olam là công ty rất mạnh kinh doanh các mặt hàng như cà phê, điều, tiêu… Olam có đội ngũ nhân viên ở khắp các vùng nguyên liệu để mua từ gốc là các đại lý rồi đến các công ty cung ứng lẫn công ty xuất khẩu. Olam còn có nhà máy cà phê hòa tan đặt tại Long An được đưa vào hoạt động trong vài năm trở lại đây. Olam mua bán và xuất khẩu khoảng 60 đến 80 ngàn tấn cà phê mỗi năm tại Việt Nam. 2.2.Nhà cung ứng Việt nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Sản phẩm chúng ta đi xuất khẩu đa phần là cà phê với robusta, và một Lượng nhỏ là Arabica. Khaorng 85- 90% diện tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ khai thác, khoảng 10-15% còn lại do các nông trường nhà nước khai thác. Diện tích gieo trồng cà phê theo các niên vụ có xu hướng tăng nhưng chậm trong thời gian từ 208 đến 2011, trong niên vụ 2009/2010 nguồn cung cà phê của việt nam đạt 19.731 nghìn bao, niên vụ 2010/211 tạo ra nguông cung khaonrg 20.588 nghìn bao. Đứng trước thực trạng trên, để đảm bảo nguồn cung cho mình, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung. Với việc phần lớn diện tích cà phê do người dân trồng, cộng vào đó yêu cầu về tiêu chuẩn đối với thị trường Singapore nói riêng và thế giới nói chung là rất khắt khe, doanh nghiệp nên hỗ trọ nông dân về kĩ thuật cũng như nguồn vốn và các yếu tố cần thiết khác. Theo thống kê của Vicofa có 10 doanh nghiệp xuất khẩu café hàng đầu theo thống kê của phòng thương mại và công nghiệp Việt nam – VCCI STT Doanh nghiệp Khối Giá trị Giá bình Thị lượng (USD) quân phần (tấn) (USD/tấn) (%) 1 Tổng công ty café Việt Nam 177902 27419002 1534 16,47 4 2 Công ty CP XNK Intimex 142134 21389910 1504 13,59 [15] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương 3 Tập đoàn Thái Hòa 82951 4 5 6 7 8 9 Công ty XNK 2-9 Daklak Công ty TNHH Trường Ngân Công ty XNK Inexim Daklak Trung tâm TM XNK Công ty Thanh Hà Công ty CP XNK Đức Nguyên Công ty CP Café PETEC 72641 48898 20294 19855 17164 16940 2 12492745 0 112525714 72198214 31253023 31914504 26566451 24938229 15798 24102590 10 1506 7,93 1547 1476 1540 1607 1547 1472 6,95 4,68 1,94 1,9 1,64 1,62 1525 1,51 2.3 . Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu café Việt nam trên thị trường Singapore. 2.3.1 Các sản phẩm cạnh tranh: Cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Singapore chủ yếu là Cà phê Robusta ( chiếm hơn 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào Singapore phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác như Indonesia,Ấn Độ,Cote,Brazin, …. Theo đánh giá thì cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng không bằng cà phê Robusta của Indonesia và một số nước khác .Vì vậy chính là các sản phẩm cạnh tranh chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Singapore .Ngoài ra cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Singapore còn bị cạnh tranh bởi cà phê arabica vì ngwuof dân Hoa Kì có nhu cầu về cà phê Arabica khoảng 70% vì vậy robusta sẽ bị cnahj tranh và gặp khó khăn trên thị trường Siangpore.Bên cạnh đó cà phê xuất khẩu còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm thay thế khác như chè,nước khoáng hay các đồ uống khác . Đối thủ cạnh tranh Hằng năm thế giới sản xuất khoảng 5,4 triệu tấn cà phê tập trung vào 4 khu vực lớn là Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ, Châu Phi và Châu á. Các nước Châu Á tham gia thị trường cà phê thế giới gồm Indnesia, Ân Độ, Thái Lan, và beietjnam. Là nước xuất khẩu cà phê lớn, cà phê Việt nam có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó, Singapore là môt trong những thịt rường tiềm năng. Một thị trường tiềm năng tất nhiên cũng chưa đựng những mối lo ngại đó là số lượng dối thủ cạnh tranh đang ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, Những nước xuất khẩu café đều có lợi thế riêng nên đều gây áp lực đối với ngành xuất khẩu café việt nam. Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Niên vụ 2010/2011tổng sản lượng xuất khẩu cà phê đạt được là 31,4 trệu bao tăng so với mức 27,4 triệu bao niên ụ trước. con số này đã phá vỡ kỷ lục sản lượng 29,5 triệu bao niên vụ 2002/203,. 85 % tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Brzil thuộc loại abrica là loại cà phê chất lượng tốt và có mức giá cao trên thị trường. 11 % là cà phê hòa tan, còn lại là [16] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương lọại robusta. Brazil có lợi thế về diện tích và sản lượng sản xuất cà phê nhưng lại có khoảng cách địa lí khá xa Singapore so với việt nam và Indonesia. Một đối thủ khác mà ngành cà phê việt nam cần chú ý tới là Indonesia- một quốc gia thuộc đông nam á, rất gần với Singapore và khẩu vị tiêu dung cà phê cũng có nhiều điểm tương đồng. Indonesia là nhà xuất khẩu cà phê lơn thứ 4 thế giới sau brazil, việt nam và Columbia. Với diện tích lên đến 1,3 triệu ha trồng cà phê nhưng năm 2009 indonesia chỉ sản xuất được 689 tấn cà phê. Đến năm 2010, riêng cà phê hạt Indonesia đã xuất khẩu 350.000 tấn trị giá 795,5 triệu usd, tỏng đó có 280.000 tấn cà phê robusta trị giá 504,4 triệu usd và 56.000 tấn cà phê Arabica trị giá 224, 1 triệu usd. Trong số đó các đồn điền trồng cà phê ở Indonesia, 96% do nông dân canh tác, nhà nước chỉ kiểm soát 2% và phần còn lại thuộc về các công ty tư nhân. Do đồn điền chủ yếu do nông dân quản lí, thương canh tác theo phương pháp truyền thống nên sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm còn thấp. bù lại diện tích đất trồng cà phê rộng lơn và nguồn nhân lực dồi dào đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho Indonesia trên thị trường xuất khẩu cà phê. Ngoài ra phải kể đến Colombia là nước sản xuất Arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới , có thể cạnh tranh với việt nam trong việc thâm nhập thị trường Singapore. Muốn giành thắng lợi tỏng cuộc chơi với các doanh gnhieepj nuwos ngoài thì các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê trong nước buộc phải nâng cao năng lực hoạt động, đỏi mới phương thức kinh doanh và tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân cũng như bảo vệ thương hiệu cà phê việt… việt nam cần tập trung đủ nguồn lực nội tịa để tự tin bước ra ngoài cạnh tranh với những thương hiệu cà phê đã trở nên quá quen thuộc và quen thuộc với phong cách công nghiệp tịa Singapore. 2.4- Pháp lý 2.4.1 - Về phía việt nam Theo kế hoạch được bộ duyệt, bản kỹ thuật về tiêu chuẩn cà phê (TCVN/TC/F16 mà hiệp hội là cơ quan chủ trì đã hoàn thành việc soát xét một số tiêu chuẩn nhà nước về cà phê và được tổng cục tiêu chauarn đo lường chất lượng trình lên bộ khoa học, công nghệ và môi trường xét duyêt. Ngày 5/11/2001, bộ trưởng bộ khoa học, công nghệ và môi trường đã có quyết điịnh số 57/201/qd-KHCNMT ban hành 5. Bản tiêu chuẩn về cà phê đó là: + TCVN 4193:205: Cà phê nhân- yêu cầu kỹ thuật ( soát xét lần 3- thay thế TCVN 4193 : 2001) + tcvn 4334:2001: Cà phê và các sản phẩm của cà phê – thuật ngữ và điịnh nghĩa ( ISO 3509-1989) +TCVN 4807:2001: Cà phê nhân – Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay ( ISO 4250-1991) +TCVN 6929:2001: Cà phê nhân- Hướng dẫn phương pháp mô tả các quy định ( ISO 9116-1992) Trong số 5 tiêu chuẩn trên thì TCVN 4193:205 có những thay đổi cơ bản trong xếp hạng cà phê, từ chỗ căn cứ vào một vài chỉ tiêu đơn giản chuyển sang xếp hạng theo phuwong pháp tính số lỗi trong một mẫu cà phê nhân. Ngày nay, tiêu chuẩn chuẩn TCVN 4193: 2005 được thừa nhận là phù hợp với các tiêu chi đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới và được tổ chức cà phê quốc tế ( ICO) xem như một tiêu chuẩn chung để kiểm điịnh chất lượng cà phê đang giao dịch trên thị trường thế giới. [17] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Những quy định cơ bản của bộ tiêu chauanr TCVN 4193-2005 Bảng 1- phân hạng chất lượng cà phê nhân Cà phê chè Cà phê vối Hạng đặc biệt Hạng đặc biêt Hạng 1 Hạng 1: 1a 1b Hạng 2 Hạng 2: 2a 2b 2c Hạng 3 Hạng 3 Hạng 4 Mùa sắc: màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân. Mùi : mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, không có mùi lạ. Độ ẩm: nhỏ hơn hoặc bằng 12,5 % Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại, được quy định trong bảng 2 Bảng 2- tỉ lễ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê Loại cà phê Hạng đặc biệt và Hạng 2 hạng 1 Cà phê chè Cà phê vối Chú thích A : cà phê chè( Arabica), R: cà phê vối ( robusta ), c : cà phê mít ( chari). -% tính theo phần trăm khối lượng Tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê, được quy định trong bảng 3 và xem phục vụ A về trị số lỗi quy định cho từng loai khuyết tật. Bảng 3- tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê Hạng chất lượng Mức tối đa ( trong 300 g mẫu ) Cà phê chè Cà phê vối Hạng đặc biệt 15 30 Hạng 1: 30 1a 60 1b 90 Hạng 2: 2a 60 120 2b 150 2c 200 Hạng 3 120 250 [18] Marketing quốc tế Hạng 4 GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương 150 - Tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn, được quy đinh trong bảng 4 và kích thước lỗ sàng theo phụ lục B. BẢNG 4- Tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn Hạng chất lượng Cỡ sàng Tỷ lệ tối thiểu (%) Cà phê chè Cà phê vối Hạng đặc biệt No18/No16 No18/No16 90/10 Hạng 1 No16/No14 No16/No12^1/2 90/10 Hạng 2 No 12^1/2/ no12 No12^1/2/ No12 90/10 Hạng 3 và 4 No12/No10 No12/No10 90/10 2.4.2- Về phía Singapore Các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt chẻ. Xuất nhập khẩu tại thị trường Singapore cần phải dạy có đầy đủ các chứng từ sau: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, các chứng từ liên quan khác ( giấy phép nhập khẩu…); các loai thực phẩm qua chiếu xạ cần phải cso các chứng từ bổ sung; các nhà nhập khẩu nếu muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trước tiên các nhà nhập khẩu phải dành được giấy phép nhập khẩu qua Tradenet ( hệ thống điện tử do Cục hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập bất ki một loại hàng hóa nào và các nhà xuất khẩu phải in giấy phép đó ra. Việc nộp thuế hàng hóa và dịch vụ ( GST), thuế hải quan và các phí khác sẽ được tự động khấu trừ vào tài khoản của thương nhân đó tại ngân hàng. Thông thường, thời gian làm một thủ tục xin giấy phép qua Tradenet chỉ mất khoảng 10 phút. Tuy nhiên đối với các hàng nhập khẩu có giấy phép tạm nhập ATA thì không cần phải có giấy phép nhập khẩu. Singapore chưa áp đặt các loại sản phẩm nhập khẩu cào Singapore phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000… Tuy nhiên chính phủ Singapore đang khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm HACCP Vì vậy, đối với cà phê của Việt nam nhập khẩu vào Singapore cần phải có giấy kiểm định chất lượng của cơ quan kiểm định Việt nam và giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan thú y và thực phẩm nông nghiệp Singapore (AVA). Sau khi đã đạt tiêu chuẩn về nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu cà phê Việt nam sẽ được cấp giấy phép chứng nhận hàng hóa ( CCP) của cục hải quan Singapore. Giấy chứng nhận CCP có hiệu lực trong 2 tuần và mức phí là 11 đô Singapore cho mỗi lô hàng. Mức phí mỗi lần cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm là 15 đô Singapore, mỗi lần xác nhận lại giấy chứng nhận này là 12 đô Singapore III. NHỮNG PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO NGÀNH CÀ PHÊ TẠI SINGAPORE CÁC PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP 1. Xuất khẩu ( exporting) [19] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Phương thức xuất khẩu có tác dụng quan trọng đối với tiếp thị quốc tế. khi lựa chọn phương thức xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải xem xét sự giống nhau giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước, những công việc cần thiết, biểu thuế và việc giao hàng, các đòi hỏi về lịch trình, thời gian tiến hàng các công việc có liên quan, hiểu biết về hàng hóa và lợi thế cạnh tranh. Có 2 hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp + xuất khẩu trực tiếp: bán cho khách hàng ở nước khác: nhà phân phối ( distributer), đại lý ( agent). Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tieepsm có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng… nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít. + Xuất khẩu gián tiếp: thông qua nhà phân phối hoặc xuất khẩu ở chính quốc. hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất tron nước. để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất trong nước. để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người snar xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với có cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh daonh xuất nhập khẩu. Thuận lợi: Vốn và chi phí ban đầu thấp Thu thập kinh nghiệm, kiến thức Đạt hiệu quả về quy mô Khó khăn Phí vận chuyển Hàng rào thương mại Vấn đề với đại lý đặc quyền 2. Liên minh chiến lược ( STRATEGIC ALLIANCES ) Thuận lợi : Liên minh chiến lược được xem như là một hình thức liên doanh hiệu quả giữa các công ty hiện tại và tương lai về một số hoạt động nhất định. Liên minh giúp khắc phục điểm yếu của công ty, làm tăng lợi thế cạnh tranh Khi xâm nhập thị trường nước ngoài liên minh chiến lược giúp cho việc xâm nhập dễ dàng hơn, nhanh chóng và giảm được chi phsi đầu tư Liên doanh tạo ra cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động nhanh chóng, phát triển quy mô kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ muốn tăng trưởng thích thành lập liên minh vì chúng có thể tạo điều kiện tiếp cận công nghê, kỹ năng, marketing, sản xuất , phân phối và các năng lực khác một cách nhanh chóng và không tốn kém. Các nghiên cứu cho thấy các doanh [20] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương nghiệp tham gia liên minh tăng trưởng nhanh hơn, tăng năng suất nhanh hơn và có doanh thu cao hơn những doanh nghiệp chỉ hoạt động độc lập. b-khó khắn: Phải chia sẻ lợi nhuận với các thành viên trong liên minh dễ dẫn đến mâu thuẩn về quyền lợi, bất đồng ý kiến và có thể dẫn đến tan rã liên minh. Việc phải hợp tác với nhau dẫn đến biết được những điểm yếu điểm mạnh của nhau sẽ là nguy cơ tạo nên các đối thủ cạnh tranh mới/ Chính vì thế một liên minh hiệu quả nên cần có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bắt đầu. 3. Liên doanh ( Joint venture ) a- thuận lợi có nhiều lợi ích từ đối tác địa phương, có thể xâm nhập thị trường dễ dàng và sát với thị hiếu tiêu dung Singapore hơn do những hiểu biết về văn hóa, xã hội, con người, phong tục tập quán, ngôn ngữ, kinh nghiệm làm việc với người bản xứ do đối tác hỗ trợ trực tiếp. không tốn nhiều thời gian cũng như chi phí để tìm hiểu. Ngoài ra văn hóa Singapore còn mang màu sắc văn hóa phương Đông, có nhiều đặc điểm gần gũi Việt nam thuận lợi cho việc liên doanh, hợp tác làm ăn. Chi phí mở cửa hàng, xâm nhập thị trường và phát triển tại thị trường Singapore thường khá cao trong khi phần đông các doanh nghiệp Việt nam là vừa và nhỏ, liên doanh giúp chia sẻ chi phí và các rủi ro khi kinh doanh tại thị trường địa phương. Hình thức liên daonh khá có lợi vì các đối thủ cạnh tranh ta là phần lớn là ở các nước công nghiệp, hoặc nước có tốc độ phát triển cao, thường mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quanrlis nên việc xâm nhập thị trường của ta cần nhiều sự chia sẻ kinh nghiệm tại địa phương. b-khó khăn: tỷ lệ vốn góp có thể dẫn đến mâu thuẩn và tranh chấp quyền kiểm soát giữa các công ty đầu tư nếu mục tiêu của đối tác địa phương thay đổi, hoặc trong trường hợp đưa ra ý kiến khác về chiến lược công ty. Nhiều nghiên cứu cho thấy mâu thuẫn về chiến lược và mục tiêu thường nảy sinh trong liên doanh, và thường dẫn đến chấm dứt liên doanh đặc biệt là khi liên doanh giữa các công ty khác quốc gia. Đặc biệt có thể gặp rủi ro bị thâu tóm hoặc đẩy ra ngoài liên doanh khi việc kinh doanh ngày càng có hiệu quả và cần phải cso những chiến lược hợp lí trong từng bước liên daonh ở mỗi giai đoạn. PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE HIỆN NAY, PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN. Trên thực tế, doanh nghiệp nước ta đa phần là vừa và nhỏ, đối với mặt hàng cà phê chúng ta có 2 đại gia là Trung nguyên và Vinacaphe. Sản phẩm của họ khi đưa sang Singapore đều là cà phê hòa tan và tới thời điểm này họ vẫn chưa đưa xuất khẩu trực tiếp sản phẩm cà phê hạt qua đây. Tuy, đảo quốc sư tử là quốc gia tự do thương mại vào bậc nhất thế giới nhưng đó cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp nước ta tới thời điểm hiện tại không thể chọn những phương thức như xuất khẩu trực tiếp, liên doanh hay nhượng quyền. hình thức dạng hợp đồng thương mại xem ra là hợp lí với 4 con đường xâm nhập dưới đây. Có 4 con đường để đưa sản phẩm cà phê hạt sang Singapore. [21] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Trực tiếp bán sản phẩm cho công ty Singapore ở Việt nam Bán sản phẩm cho công ty trung gian mua hàng hóa quốc tế Mua bán trực tiếp trên sàn giao dịch SICOM Dựa trên giá cả tại thị trường NEWYORK VÀ London, bán hàng hóa qua kênh Xúc tiến thương mại. Trong đó, phương thức mua bán sàn SINCOM là hợp lí hơn cả Sicom là sàn giao dịch hàng háo, thành viên của Sở giao dịch chứng khóan Singapore (SXG), là thị trường giao dịch quản lý bởi chính phủ Singapore. Các mặt hàng đã được giao dịch trên Sincom gồm có cao su vàng và sắp đến là cà phê Robusta. Tại sao nên chọn sàn giao dịch SINCOM? Có 2 lí do chính : thứ nhất là múi giờ chênh nhau không nhiều nên thời gian giao nhân hàng bảo đảm hơn và thứ 2 là chất lượng cà phê tuân theo chuẩn châu Á sẽ tốt hơn cho daonh nghiệp Việt. Thêm vào đó sàn giao dịch phản ánh đúng mức giá của Châu á; doanh nghiệp có thể giao hàng thực tế tại kho của SINCOM ở TP.HCM. Nếu giao hàng hóa gặp lỗi hoặc bị trả về, doanh nghiệp sẽ xử lí và ứng phó nhanh hơn so với khi giao hàng tại các nước châu âu. Lợi thế thứ 2 dẫn đến lợi thế thứ 3 là giảm chi phí lưu kho và vận chuyển. Bên cạnh đó, giao dịch trên sàn ở châu Á sẽ phản ánh đúng hơn mức giá của cà phê các nước vì sử dụng chuẩn chất lượng cà phê châu Á như của Việt nam, Indonesia. Trong khi chauarn chất lượng cà phê Robusta trên sàn Liffe cao hơn của Việt nam nên các doanh nghiệp vẫn thường phải ký hợp đồng với giá trừ lui. MỘT SỐ QUY TẮC KHI DOANH NGHIỆP MUỐN GIAO DỊCH TRÊN SÀN SINCOM Tóm tắt quy định hợp đồng Quy định Cà phê Robusta trên Sincom Nguồn gốc Cà phê Robusta do doanh nghiệp cung cấp, sẵn sàng xuất đên địa điểm bất kỳ đã thảo thuận Quy mô hợp đồng Lô 5 tấn Đơn vị giá Đô la mỹ Thời gian hợp đồng, tính theo tháng 6 tháng liên tiếp Giờ giao dịch ( giờ singapre) Đăng kí giao dịch : 07-09h45; 12-15h45 Ngày giao dịch Ngày thứ 15 dương lịch của tháng giao hàng Ngày chốt giá 4 ngày sau giao dịch cuối Hóa đơn kho hàng Hóa đơn xuất bởi quản lí kho được Sincom chấp nhận ở Việt nam(*) và Singapore Chất lượng Robusta loại hảo hạng, gồm loại 1 và loại 2 (*) công ty Steinweg Warhousing Vietnam, huyện Dĩ an, Tỉnh Bình dương và ICD Biên hòa, thành phố Biên hào, tỉnh Đồng nai. [22] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Ta dễ dành nhận thấy, việc giao dịch trên sàn là phương án tối wuu cho doanh nghiệp Việt nam khi đưa sản phẩm cà phê hạt ra thị trường Singapore. Chỉ cần đáp ứng những quy định trên đảm bảo nguồn cung ứng, nhanh nhạy trên thị trường chứng khoán là khả năng thành công rất cao. MÔ HÌNH SWOT. 1.Điểm mạnh: - Với diện tích trồng café hơn 500,000 ha ,mỗi năm sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn,Việt Nam có nguồn cung ổn định. - Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã xây dựng hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1. Vị trí đó được xuất phát từ lợi thế đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Lợi thế này kết hợp với chế độ chính trị, xã hội ổn định, cơ chế chính sách thời kỳ đổi mới đã được khẳng định trong đường lối kinh tế do Đại Hội IX của Đảng đề ra đã và đang trở thành sức mạnh để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. - Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất khẩu. - Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới. - Việt Nam đã ra nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộng được giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới. - Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới. [23] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương - Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cà phê 2. Điểm yếu : _ Khá nhiều phương tiện sản xuất cà phê của ở các doanh nghiệp đang trong tình trạng lạc hậu gây tổn hao nhiên liệu ,chất lượng sản phẩm cho nên làm cho Việt Nam cạnh tranh thấp hơn so với những quốc gia xuất khác vào thị trường Singapore. - Sản phẩm đang Singapore thiếu đa dạng phần lớn là sản phẩm thô,chưa qua chế biến ,lợi nhuận từ sản phẩm này không cao mặc dù sản lượng xuất khẩu là rất lớn. -Chưa định hướng rõ ràng ,chạy đua số lượng bỏ quên chất lượng ,mối lo lớn nhất của ngành café chính là tình trạng phá vỡ quy hoạch do giá cả cà phê tăng cao.Mặc dù Hiệp hội Cà phê Việt Nam cũng thống nhất kiến nghị nên ổn định diện tích cà phê ở mức trên dưới 500000 ha ,song do gái cả cà phê đang ở mức cao đã khiên người nông dân ồ ạt mở rộng diện tích. - Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa thực sự đoàn kết ,yếu thế khi bị các doanh nghiệp nước ngoài có nguồn lực mạnh cạnh tranh. - Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ phân tán tập trung yếu về quy mô và công nghệ sản xuất còn lạc hậu,công nghệ sơ chế chưa đồng bộ nên chất lượng vẫn còn thấp .Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn bị ép giá do chất lượng cà phê Việt Nam thấp không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu - Công tác quản lí kém,không đưa ra được bước đi đúng trong ngắn và dài hạn mỗi khi giá cả biến động hay cầu giảm thì doanh nghiệp lại tỏ ra lung túng trong điều hành quản lý. - Cà phê việt nam xuất khẩu : lượng tăng nhưng giá thấp Là do chúng ta mua bán cà phê không theo quy trình, tiêu chuẩn . Nông dân tr5ông cà phê thường có thói quen thu hái tổng hợp hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và cất giữ thủ công khiến chất lượng giảm. - Việc áp dụng tiêu chuẩn café: Xuất khẩu toàn cầu phải tuân thủ ngững tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu, thế nhưng VN hiện tại trong số 26, 9% lượng cà phê xuất khẩu không tuân thủ tiêu chuẩn nào của tổ chức cà phê thế giới. Điều này khiến cho VN trở thành nước chuyên xuất khẩu xô cà phê. Hàng xấu với hàng tốt bị lẫn lộn với nhau . -Khó khăn với doanh nghiệp cà phê Việt là không gắn được với vùng sản xuất dẫn đến không chủ động được vùng nguyên liệu. Với diễn biến giá cà phê lên xuống thất thường có trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dù ký hợp đồng mua hàng với người dân nhưng vẫn không mua được hàng. - Người nông dân trồng cà phê cũng thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng , chăm sóc và thu hoạch cà phê.Người dân vẫn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của bản thân , áp dụng khoa hoc kỹ thuật cũng rất han chế , cộng với việc thu hoach không đúng theo quy trình đã làm cho chất lượng của sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. - Các chính sách của nhà nước cũng chưa hợp lý: Việt Nam đang thiếu chiến lược phát triển tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam: Các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt [24] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Nam chưa được đặt trong bốicảnh phát triển chung của nền kinh tế cũng như ngành nông nghiệp Việt Nam. - Chính sách tỷ giá hối đoái lại gần như không thay đổi trong suốt thời kỳ khủng hoảng - Mặc dù chính sách tín dụng hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ... nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách đều chưa tốt. Thứ nhất, những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Hơn nữa, việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Hiện nay, thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Thứ hai, các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người trồng, các chủ đại lý cũng như doanh nghiệp Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tờn cỏc thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đõy. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ. 3.Cơ hội của ngành cà phê Việt Nam: - Việc sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam lớn do diện tích trồng cà phê rộng lớn.Với nguồn cung lớn như vậy Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới trong thị trường. Sau khủng hoảng ,kinh tế thế giới nói chung và Singapore nói riêng có những khởi sắc ,khi người dân không thắt chặt chi tiêu ,đồng nghĩa tiêu dùng sẽ tăng và tiêu thụ café cũng tăng theo quy luật. -Trong giai đoạn hiện nay, được sự quan tõm chỉ đạo của đảng , của chinh phủ , ngành cà phê nước ta đã có những bước thận lợi để phát triển , vươn tầm quốc tế. Với các chớnh sách quan tõm của nhà nước tới ngành cà phê Việt Nam như : Chớnh sách thuế, chớnh sách cho vay và đầu tư cho cà phê ,chớnh sách xuất - nhập khẩu , ..... đã định hướng cho ngành cà phê Việt Nam phát triển theo xu hướng mong đợi của nhà nước. -Trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO hiện nay, nó đã đem lại cho VN những cơ hội mới. Vào WTO là vào thị trường của 149 nước, chiếm hơn 90% thương mại toàn cầu, là [25] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương phù hợp với chiến lược của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được chính phủ chấp thuận. Đó là nền nông nghiệp hướng ra xuât khẩu, nên rất cần mở rộng thị trường. Đây là cơ hội để ta điều chỉnh khung pháp lý, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và trong sạch phát triển. - Việc gia nhập WTO tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khi gia nhập WTO , Việt Nam được tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật hiện đại một cách dễ dàng hơn. Điều đó có thể sẽ giúp cho cà phê nước ta nõng được sản lượng và chất lượng cà phê, đáp ứng .Vì Việt Nam Là thành viên của WTO nên được hưởng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu vào các nước thành viên WTO.Hệ thống cơ sở vật chất chế biến café và mạng lưới tiêu thụ café cũng được phát triển mạnh trong quá trình hội nhập .Quan trọng hơn ,qua hội nhập ,đội ngữ các nhà kinh doanh đã có bước tiến lớn trong hiểu biết thị trường ca phê thế giới ,trong buôn bán cà phê trên thương trường, - Được các thị trường đòi hỏi chất lượng khắt khe.Từ đó sẽ được lợi nhuận mang lại cho nền kinh tế.Cùng với việc được tiếp cận với khoa hoc kỹ thuật hiện đại , thì năng lưc , trình độ quản lý, kỹ thuật cũng như phong cách làm việc công nghiệp của người lao động sẽ được cải thiện hơn khi phải cạnh tranh để tồn tại trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt(Thị trường quốc tế ) 4. Thách thức : - Sau khủng hoảng kinh tế đã có những khởi sắc những chưa thực sự ổn định do tàn dư của cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại dẫn đến đồng tiền biến động không ngừng.Chính vì điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam luôn ở thế bị động và tiềm ẩn những nguy cơ. - Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập: Với việc hội nhập quốc tế ,nhiều doanh nghiệp kinh doanh ca phê nước ngoài với lợi thế về vốn đã mở đại lý mua cà phê ở các tỉnh Tây nguyên ,thu hút mạnh lượng cà phê trong dân do đưa ra giá mua cao,các doanh nghiệp “ bản địa “ không thể cạnh tranh về giá mua hàng đành giarm lượng xuất khẩu. Những vấn đề tiêu cực của xuất khẩu cà phê -Vấn đề đặt ra lớn nhất đặt ra trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là tính bền vững chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá cả không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặc giảm sút. Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong đó tính tự phát trong sản xuất dẫn đến cung vượt cầu, công việc chế biến bảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và nâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu cà phê chưa ổn định. - Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch: -Tình trạng tự phát, manh mún không gắn với thị trường diễn ra phổ biến dẫn hậu quả cung vượt cầu, giá cả giảm làm thu nhập của người sản xuất giảm sút gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê. Trong mấy năm trở lại đây nhà nước đã quy hoạch phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên cũng còn nhiều nơi người dân tự phát gieo trồng, vì thế đã làm cho ngành cà phê không quản lý được sản lượng cà phê dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá xuông thấp, làm cho các vùng chuyên cà phê không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn đến bị lỗ khá lớn. [26] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương -Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung quá lớn vào cà phê Robusta trong khi đó lại chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại cà phê đang được thị trường ưa chuộng giá cao. -Cà phê vối được trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu dùng cà phê chè. Điều này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu cà phê phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu trong cà phê chè. Điều này gây bất lợi lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. -Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai, khí hậu Việt Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới. -Xu hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm đên chât lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới. Cà phê Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm mốclàm giảm chất lượng cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của cà phê Việt Nam chính là ở hương vị mặt hàng này. . -Hiệp hội cà phê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương chi phối. Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. Đây là những thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thị trường thế giới. VI.Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng café Việt nam sang thị trường Singapore trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.Giải pháp từ phía nhà nước 1.1 Chính sách hỗ trợ tài chính đầu tư cho sản xuất, chế biến. Nhf nước cần có chính sách đầu tư xây dựng viện nghiên cứu giống café, ngân hàng giống nhằm đảm bảo snar xuất được giống café có chất lượng cũng như lựa chọn được giống café thích hợp với từng vùng. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu café. Xây dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến café để tạo thuận lơi cho việc vận chuyển. Mặt khác cần xây dựng các chợ giao dịch café để tạo điều điện cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu café thuận lợi cho việc thu mua café chế biến xuất khẩu. Từ mối quan hệ chính phủ cần có chính sách tìm kiếm các nguồn vốn ODA đầu tư cho sản xuất chế biến café trong nước. Đồng thời cũng tìm kiếm các khoản vay ưu đãi cũng như các chương trình tài trợ từ các tổ chức tín dụng quốc tế như WB, ADB, hay ÌM…Bởi vì hiện nay ngoài sự hỗ trợ của Qũy phát triển Pháp cho dự án café chè, sự hỗ trợ của WB cho nông sản Việt nam trong đó café chiếm tỉ lệ không lớn thì đến nay gần như rất ít có nguồn đầu tư hỗ trợ nào khác của các tổ chức quốc tế cho ngành café Việt nam Xây dựng và hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành café, đặc biệt là với công nghệ chế biến. Như không đánh thuế đối với các doanh nghiệp khi họ nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến café xuất khẩu. Có chính sách [27] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương chuyển giao những công nghệ tiên tiến và phù hợp với khả năng tài chính của chúng ta, nhưng tuyệt đối không cho nhập những công nghệ cũ lạc hậu vào. Cho phép ngành café và tổng công ty café Việt nam tiếp tục vay từ nguồn đầu tư phát triển pháp để thực hiện giai đoạn 2 của dự án phát triển café chè tại những địa phương đã thành công trong giai đoạn 1 như Nghệ an, Sơn La, Lâm đồng. Có chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào sản xuất chế biến café, để có thể tiếp thu được công nghệ tiên tiến cũng như cách thức quản lí kinh doanh xuất khẩu café của những tập đoàn kinh doanh café hàng đầu thế giới. tuy nhiên cũng cần đảm bảo tránh tình trạng biến ngành café Việt nam trở thành những người làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài, trở thành những người cung cấp nguyên liệu thô cho những nhà đầu tư nước ngoài chế biến tại Việt nam để xuất khẩu. Bởi vì họ có lợi thế hơn về nguồn lực tài chính, về thị trường và về kinh nghiệm kinh doanh café. 1.2. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường café Singapore Nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp một phần kinh phí cho các đoàn doanh nghiệp đi sang nghiên cứu tìm hiểu thị trường Singapore để tìm kiếm cơ hội đầu tư và kí kết các hợp đồng xuất khẩu café cho các khách ahngf Singapore, đặc biệt là cho những rang xay. Giúp đỡ các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện Singapore, bên cạnh đó thì chính phủ đề nghị bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng bộ nông nghiệp Singapore thành lập văn phòng đại diện chung cho café Việt nam và Singapore. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tham gia các hội chợ, triễn lãm giới thiệu sản phẩm café của mình tại Singapore. Thông qua tham tán thương mại và thương vụ Việt nam tại Singapore hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm của mình tại thị truonwgf Singapore. Đồng thời cũng thông qua các cơ quan cung cấp các thông tin về thị trường café Singapore một cách nhanh chóng và chính xác cho các doanh nghiệp xuất khẩu café trong nước. Trợ giúp cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với những đối tác phía Hoa kỳ như việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin về hệ thống pháp lý, tư vấn về thuê luật sư, cách thức và trình tự tranh tụng Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu khác Chính phủ cần phải giữ nguyên mức hỗ trợ thông qua xuất khẩu café như hiện nay, không nên nâng yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó cần có chính sách thưởng xứng đáng cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu mới vào thị trường mới, đặc biệt là xuất khẩu café thành phẩm.. Chính phủ cần phải giải ngân sớm và nhanh chóng các dự án đã được phê duyệt như các dự án về xây dựng chợ café, trung tâm giao dịch café hay các dự án về phát triển café chè. Có chính sách hỗ trợ người trồng café chè về giống, kỹ thuật, vốn và tiêu thụ. Bởi vì trong những năm qua trồng thử thì cây chè rất khso trồng năng suất thấp hay bị mất mùa và sâu bệnh. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm khi kinh doah xuất khẩu café, mà trước hết là chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào bảo hiểm bằng việc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ và của quỹ [28] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương hỗ trợ phát triển. Sau đó khoản này sẽ được dỡ bỏ dần khi các doanh nghiệp lập được cho mình một quỹ bảo hiểm. Có chính sách điều chỉnh hoàn thiện thị trường café trong nước tránh tình trạng mua tranh tranh bán gây tổn thất và mất uy tín cho café Việt nam. Duy trì chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biên và xuất khẩu café thông qua tín dụng. Phối hợp với các ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng cho người trồng café, các doanh nghiệp chế biên và xuất khẩu thông qua việc giảm bớt các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như các điều kiện khác. Hiệp hội và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cà phê: Nâng cao vai trò Vicofa để liên kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của cả nước với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam ,tránh tình tạng gây ra lộn xộng đối với thị trường trong nước và bị các nhà nhập khâu nước ngoài ép giá.Đồng thừi cũng cần kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thế giới có nhiều biến động cũng như khi ngành cà phê Việt Nam gặp khó khăn. Tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các doanh nghiêp thành viên ,nên thành lập một quỹ của hiệp hội để hỗ trwoj cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn.Nguồn của quỹ là thông tin qua đóng góp của các thành viên hàng tháng hoặc hàng năm ,theo tỷ lệ lượi nhuận mà họ đạt được hoặc theo doanh thu .Ngoài ra hiệp hội cũng cần phải tìm kiếm nguồn từ bên ngoài thông qua các tổ chức của nhà nước phát triển hoặc của Liên Hợp quốc.Bên cạnh đó hiệp hội cũng có thể lấy nguồn này từ ngân sách Nhà Nước hay qua việc bán thông tin cho các doanh nghiệp trong ngành Ngoài việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thành viên thì hiệp hội cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo ,quảng bá sản phẩm cũng như tư vấn hỗ trợ pháp lí cũng như thương mại xuất khẩu. Về phía VCCI cần tổ chức các chuyến đi cho các đoàn doanh nghiệp kinh doanh cà phê sang thị trường Singapore đặc biệt là khi tháp tùng các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đi thăm các nước. VCCI cũng cần hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê ,cũng như các hỗ trợ khác như xúc tiến thương mại,triển lãm …. Với các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê như vận chuyển,tư vấn ,bảo hiểm,hải quan,kiểm định thì cần nâng cao chất lượng phục vụ.Tìm cách hạ tháp giá thành các sản phẩm dịch vụ của mình ,đặc biệt là với dịch vụ vận chuyển và lưu cảng vì hiện chi phí cảng biển Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với các cảng trong khu vực.Thủ tục hải quan cần giải quyết nhanh chóng hơn,đơn giản hươn,giảm phí bảo hiêm và giải quyết nhanh khi thanh toán các khoản bồi thường cho các doanh nghiệp nếu có rủi ro xảy ra. 3. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP Nghiên cứu tìm hiểu về thị trường Singapore Muốn hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Hoa Kỳ, trước tiên doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ về những đối thủ cạnh tranh quan trọng của mình. Theo thống kê, đối thủ chính của Việt Nam trong ngành hàng café hiện là Indonesia và Ấn Độ. Vì vậy cần phải tìm hiểu kĩ các đối thủ cạnh tranh để có khả năng cạnh tranh tốt nhất. Tập trung vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường Singapore thông qua việc cử các đoàn cán bộ sang Hoa Kỳ khảo sát nghiên cứu thị trường này. Đồng thời cũng nghiên cứu cách thức [29] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương mua bán café của thị trường Singapore cũng như tìm hiểu về hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến buôn bán café trên thị trường này. Cũng có thể thuê các công ty của Singapore hay các công ty khác chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường để nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ. Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp công ty Singapore không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi mọi việc phải được trả lợi nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Sngapore thường có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lớn. Đây mới chính là các đối tác chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù tự do thương mại nhưng ở Singapore hiện có rất nhiều luật lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp nên biết đến nhiều hiệp hội khác nhau để được cung cấp số liệu về tình hình kinh doanh, xu hướng giá cả cũng như được giải đáp các vướng mắc về thủ tục kinh doanh. Nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng café Việt Nam Theo số liệu bộ NN-PTNT, diện tích café của Việt nam đạt 525.000 ha chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông, với sản lượng đạt gần 1 triệu tấn/ năm, giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 2 tỷ USD. Việt Nam đã xuất khẩu café đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất café còn nhiều bất cập làm cho chất lượng còn kém, cạnh tranh với các nước trên thế giới còn nhiều khó khăn. Để lấy lại uy tín của café Việt Nam trên thị trường xuất khẩu các doanh nghệp cần đưa ra những giải pháp nhằm naagn cao năng lực cạnh tranh cho café Việt Nam Theo đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh café cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm đầy đủ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng diện tích sản xuất café theo chuẩn và quy tắc chung của cộng đồng café quốc tế, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), quản lý cây trồng tổng hợp ( ICM), phòng trừ sâu bệnh tổng hợp ( IPM) và thực hành chế biến tốt ( GMP). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chương trình thương hiệu cho café Việt Nam theo các tiêu chí của chương trình thương hiệu quốc gia ( Vietname Value) đặt ra với các giá trị mang triết lý “ chất lượng, đổi mới và sáng tạo, năng lực lãnh đạo” để quảng bá với thế giới. Café Việt nam ngoài tên thương hiệu còn cần có các thông số tiêu chuẩn phù hợp cho phép người tiêu dùng Singapore và thế giới có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm ….thông qua mạng Internet. Các doanh nghiệp café Việt Nam cần tiếp cận và hợp tác với các nhà phân phối café tại Singapore để tăng cường quảng bá café Việt nam. [30] [...]... sắc tộc như Singapore thfi việc dùng Café không hề xa lạ Do đó ,Singapore là một thị trường đã ,đang và sẽ là thị trường xuất khẩu cà phê tốt cho Việt Nam ở khu vực Asian Với những nét đặc trưng đã phân tích, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Café sang Singapore đòi hỏi sự đầu tư,tìm hiểu xu hướng tiêu dùng của từng thị trường và từng nhóm cộng đồng ở đây .Và xuất khẩu café là một... thị trường Singapore 2.3.1 Các sản phẩm cạnh tranh: Cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Singapore chủ yếu là Cà phê Robusta ( chiếm hơn 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào Singapore phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác như Indonesia,Ấn Độ,Cote,Brazin, … Theo đánh giá thì cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng không bằng cà phê Robusta của Indonesia và. .. trường quốc tế 2 Môi trường vi mô ngành café tại singapore: 2.1 Khách hàng Ta có thể quan tâm tới những yếu tố sau khi xâm nhập thị trường Singapore: nhu cầu sử dụng cà phê của người dân Singapore với xu hướng uống cà phê theo phong cách phương tây và lượng khách du lịch tới quốc đảo này Thêm nữa là nhu cầu của doanh nghiệp Singapore nhập khẩu hàng Việt nam và tái xuất khẩu ra thị trường thế giới Đối... toàn vệ sinh thực phẩm là 15 đô Singapore, mỗi lần xác nhận lại giấy chứng nhận này là 12 đô Singapore III NHỮNG PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO NGÀNH CÀ PHÊ TẠI SINGAPORE CÁC PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP 1 Xuất khẩu ( exporting) [19] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Phương thức xuất khẩu có tác dụng quan trọng đối với tiếp thị quốc tế khi lựa chọn phương thức xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải... xuất khoảng 5,4 triệu tấn cà phê tập trung vào 4 khu vực lớn là Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ, Châu Phi và Châu á Các nước Châu Á tham gia thị trường cà phê thế giới gồm Indnesia, Ân Độ, Thái Lan, và beietjnam Là nước xuất khẩu cà phê lớn, cà phê Việt nam có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó, Singapore là môt trong những thịt rường tiềm năng Một thị trường tiềm năng tất nhiên cũng chưa đựng... phê Việt Nam như : Chớnh sách thuế, chớnh sách cho vay và đầu tư cho cà phê ,chớnh sách xuất - nhập khẩu , đã định hướng cho ngành cà phê Việt Nam phát triển theo xu hướng mong đợi của nhà nước -Trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO hiện nay, nó đã đem lại cho VN những cơ hội mới Vào WTO là vào thị trường của 149 nước, chiếm hơn 90% thương mại toàn cầu, là [25] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu... cách thức [29] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương mua bán café của thị trường Singapore cũng như tìm hiểu về hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến buôn bán café trên thị trường này Cũng có thể thuê các công ty của Singapore hay các công ty khác chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường để nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp công ty Singapore. .. nước khác Vì vậy chính là các sản phẩm cạnh tranh chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Singapore Ngoài ra cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Singapore còn bị cạnh tranh bởi cà phê arabica vì ngwuof dân Hoa Kì có nhu cầu về cà phê Arabica khoảng 70% vì vậy robusta sẽ bị cnahj tranh và gặp khó khăn trên thị trường Siangpore.Bên cạnh đó cà phê xuất khẩu còn bị cạnh tranh bởi các sản... nhận ở Việt nam( *) và Singapore Chất lượng Robusta loại hảo hạng, gồm loại 1 và loại 2 (*) công ty Steinweg Warhousing Vietnam, huyện Dĩ an, Tỉnh Bình dương và ICD Biên hòa, thành phố Biên hào, tỉnh Đồng nai [22] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Ta dễ dành nhận thấy, việc giao dịch trên sàn là phương án tối wuu cho doanh nghiệp Việt nam khi đưa sản phẩm cà phê hạt ra thị trường Singapore. .. cà phê với các nước trong khu vực và thế giới - Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới [23] Marketing quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương - Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng ... xuất café Việt nam thị trường Singapore 2.3.1 Các sản phẩm cạnh tranh: Cà phê xuất Việt Nam vào thị trường Singapore chủ yếu Cà phê Robusta ( chiếm 80% tổng lượng cà phê xuất Việt Nam vào Singapore. .. hiểu thị trường Singapore Muốn hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Hoa Kỳ, trước tiên doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh quan trọng Theo thống kê, đối thủ Việt Nam ngành... Robusta Việt Nam có chất lượng không cà phê Robusta Indonesia số nước khác Vì sản phẩm cạnh tranh cà phê xuất Việt Nam thị trường Singapore Ngoài cà phê xuất Việt Nam vào thị trường Singapore

Ngày đăng: 20/10/2015, 00:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan