phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ

67 200 0
phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHÂU THANH NGHIÊM PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số ngành: 52340201 12-2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHÂU THANH NGHIÊM MSSV: 4114269 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HIẾU 12-2014 LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tai trường Đại học Cần Thơ, với sự giảng dạy và chỉ bảo của Thầy Cô, đã giúp em học được những bài học hữu ích, cùng với nỗ lực của bản thân để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ”. Em chân thành biết ơn quý Thầy Cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ và chỉ bảo cho em. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Hiếu đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Với những kiến thức đã học và sự nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo của Cô đã cho em thêm kinh nghiệm và kiến thức để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và lấy đó là hành trang cho những chặng đường tiếp theo trong tương lai của em. Em xin cám ơn đến cô chú, anh chị tại phòng tín dụng ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ và bạn bè. Xin nhận lời chúc tốt lành, may mắn và những lời cám ơn chân thành nhất! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Châu Thanh Nghiêm i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Châu Thanh Nghiêm ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... ................................................................................................................ iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ....................................................................................................1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 1.3.1 Không gian .............................................................................................2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................3 2.1 Phương pháp luận .....................................................................................3 2.1.1 Khái niệm về tín dụng.............................................................................3 2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng ..................................................6 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tính dụng trong ngân hàng ............. 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 11 2.2.3 Các phương pháp phân tích sử dụng cho từng mục tiêu nghiên cứu ...... 12 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................13 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................. 13 3.1 Giới thiệu về MHB chi nhánh Cần Thơ .................................................. 13 3.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL ........................... 13 3.1.2 Lịch sử hình thành ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ ...................................................................................................................... 13 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban .......................................... 14 3.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng và quy trình cho vay của MHB chi nhánh Cần Thơ .............................................................................................. 17 iv 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính .............................................................. 17 3.2.2 Chức năng ............................................................................................ 18 3.2.3 Quy trình cho vay ................................................................................. 19 3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ ................... 20 3.3.1 Thu nhập .............................................................................................. 20 3.3.2 Chi phí..................................................................................................21 3.3.3 Lợi nhuận ............................................................................................. 23 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................25 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................................... 25 4.1 Khái quát nguồn vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ ................................ 25 4.1.1 Vốn huy động ....................................................................................... 25 4.1.2 Vốn điều chuyển ................................................................................... 26 4.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn .............................................. 27 4.2.1 Doanh số cho vay ................................................................................. 27 4.2.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn .............................................................. 29 4.2.3 Dư nợ theo thời hạn .............................................................................. 30 4.2.4 Nợ xấu theo thời hạn ............................................................................ 31 4.3 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành ................................................. 32 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay theo ngành ................................................. 33 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ ..................................................................... 36 4.3.3 Phân tích dư nợ.................................................................................... 38 4.3.4 Phân tích nợ xấu .................................................................................. 40 4.4 Phân tích hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng ......................... 43 4.4.1 Phân tích doanh số cho vay ................................................................... 43 4.4.2 Phân tích tình hình thu nợ ..................................................................... 44 4.4.3 Phân tích dư nợ..................................................................................... 45 4.4.4 Phân tích nợ xấu ................................................................................... 46 4.5 Đánh giá hoạt động tín dụng qua các chỉ số tài chính ............................... 48 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................53 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................................................. 53 v 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................... 53 5.2 Giải pháp nâng caao hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ ................... 53 5.2.1 Giới thiệu về ngân hàng đến từng người dân ......................................... 53 5.2.2 Thực hiện chiến lược mở rộng tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. ............................ 54 5.2.3 Tạo liên kết cho vay tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển. ................ 54 CHƯƠNG 6 ..................................................................................................55 KẾT LUẬN ................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 56 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 ............................................................................................. 21 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2014 ........................................................................... 24 Bảng 4.1: Nguồn vốn của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ..................... 25 Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2014 của MHB Cần Thơ 27 Bảng 4.3: Tình hình tín dụng theo thời hạn của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2012-2013............................................................................................. 28 Bảng 4.4: Tình hình tín dụng theo thời hạn của MHB Cần Thơ 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 ............................................................................................. 29 Bảng 4.5: Tình hình tín dụng theo ngành của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013............................................................................................. 33 Bảng 4.6: Tình hình tín dụng của MHB Cần Thơ 6 tháng 2014 ..................... 34 Bảng 4.7: DSCV, DSTN, dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ............................................................. 43 Bảng 4.8: DSCV, DSTN, dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014........................................................... 44 Bảng 4.9: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................................... 46 Bảng 4.10: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014. ..................................................................................... 47 Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013, 6 tháng 2014 ................................................................ 48 Bảng 4.12: Hệ số thu nợ theo thời hạn tín dụng, theo ngành và theo đối tượng khách hàng của ngân hàng MHB Cần Thơ .................................................... 50 Bảng 4.13: RRTD theo thời hạn tín dụng, theo ngành và theo đối tượng khách hàng của ngân hàng MHB Cần Thơ ............................................................... 51 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB Cần Thơ ...................................... 14 Hình 3.2 Quy trình cho vay vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ ...................... 19 Hình 3.3 Chi phí của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011 - 2013... 22 Hình 3.4 Lợi nhuận MHB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013............................ 23 Hình 4.1 Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng MHB Cần Thơ năm 2011-2013 ...................................................................................................................... 31 Hình 4.2: Thu nợ theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................... 36 Hình 4.3: Dư nợ theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................... 39 Hình 4.4: Nợ xấu theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và ..... 40 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................... 40 Hình 4.5: Dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................... 45 viii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT TMCP NHNN NH TCTD DSCV DSTN ĐBSCL KH : Thương mại cổ phần : Ngân hàng nhà nước : Ngân hàng : Tổ chức tín dụng : Doanh số cho vay : Doanh số thu nợ : Đồng bằng sông Cửu Long : Khách hàng RRTD : Rủi ro tín dụng QLRR : Quản lý rủi ro ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Là trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Cần Thơ như là một viên ngọc nằm giữa đồng bằng. Tiềm năng đầu tư phát triển của các công ty, tập đoàn lớn vào Cần Thơ là rất cao, vì thế lao động từ các tỉnh ĐBSCL tập trung về đây sinh sống cũng như làm việc cũng rất lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ nói riêng cũng như đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.Vì thế, nhu cầu xin được bổ sung vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp và nhu cầu chốn ăn, chốn ở của công nhân, người dân ở Cần Thơ cũng trở nên cấp bách. Đứng trước cơ hội và thách thức ở thành phố trung tâm ĐBSCL, ngân hàng Thương Mại Cổ Phần phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ được thành lập nhằm mở rộng quy mô hoạt động của một ngân hàng hàng uy tín và Nhà nước nắm số cổ phần cao, một trong những ngân hàng được chính phủ xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt. Cũng như là trung gian luân chuyển vốn tạo cơ hội phát triển, tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân Cần Thơ. Nhu cầu vốn ở ĐBSCL thì nhiều nhưng khả năng tiếp cận tín dụng thì còn gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hướng tới khả năng sinh lời cho ngân hàng. Mặc dù là ngân hàng quốc doanh nhưng cũng là một doanh nghiệp đặc biệt, lợi nhuận cũng là mục tiêu hướng tới của MHB. Vì thế hoạt động tín dụng của MHB luôn được quan tâm hàng đầu của nhà quản trị cũng như của nhà đầu tư. Với vấn đề giải quyết “an cư” cho người dân lao động khắp cả nước, NHNN đưa ra gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà với lãi suất thấp 6%/ năm, MHB là một trong năm ngân hàng quốc doanh được giải ngân gói hỗ trợ này. Không những thế, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế năm 2008, sản xuất bị trì trệ khiến các nhà đầu tư trở nên co cụm hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hoạt động cầm chừng do thiếu vốn để tái sản xuất. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có đáp ứng được nhu vốn của doanh nghiệp, người lao động, người dân ở thành phố Cần Thơ đang rất lớn. Vì thế, việc phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ sẽ cho ta thấy được những mặt đạt được cũng như mặt hạn chế từ đó đề ra biện pháp phát huy cũng như cải thiện tình hình tín dụng tại ngân hàng và tiếp cận vốn của người dân cho mục đích của họ, từ đó cho thấy được nghị quyết của chính phủ thực sự đi vào đời sống của người dân và nâng cao phúc lợi xã hội. 1 Vì vậy, đề tài “phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long”, giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014, được chọn làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để thấy rõ thực trạng tín dụng, từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: (1) Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 (2) Phân tích thực hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua việc phân tích tình hình tín dụng cho khối ngành và thành phần kinh tế, từ đó tìm ra được nguyên nhân tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng (3) Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng để biết được ưu nhược điểm, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy và cải thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng. (4) Đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Đề tài được nghiên cứu từ ngày 11/08/2014 đến ngày 25/10/2014 Đề tài sử dụng số liệu phân tích trong các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng a) Tín dụng: tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái xã hội , tín dụng được hiểu qua các định nghĩa sau: Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định. Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. Định nghĩa 3: Một, giao dịch giữa hai bên trong đó một bên (trái chủ người cho vay) cấp tiền hàng hóa, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người đi vay). Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất, để phản ánh một bên là người cho vay, còn bên còn lại là người đi vay. Quan hệ hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành (Thái văn Đại, 2010) b) Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa NH sang cho khách hàng (KH) trong một thời gian nhất định, với một chi phí nhất định. (Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh, 2010). 2.1.1.2 Chức năng tín dụng (Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh, 2010). Tín dụng ngân hàng được cấu thành bởi 3 chức năng sau: - Chức năng phân phối lại tài nguyên, được thực hiện bằng 2 cách: + Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó để kinh doanh và tiêu dùng. + Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín 3 dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền. - Chức năng thúc đẩy hàng hóa và phát triển sản xuất: Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. 2.1.1.3 Phân loại tín dụng a) Căn cứ theo thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích nhằm tài trợ cho việc bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được cung cấp phục vụ tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng được dùng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu sản xuất, là loại tín dụng ngắn hạn. - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất. Đây là tín dụng trung và dài hạn. c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm nhà cửa, xe cộ, hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa. d) Căn cứ vào chủ thể tham gia 4 - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Cơ sở pháp lý xác định quan hệ ràng buộc giữa các chủ thể là giấy nợ. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, gồm tiền mặt và bút tệ. - Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay. Mục đích tín dụng này là để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào nhiều cơ sở phân loại khác nhau căn cứ vào kỹ thuật cho vay, mức độ tín nhiệm khách hàng. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, tr32). 2.1.1.4 Phương thức cho vay (Thái Văn Đại, 2012, tr47-48) Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước các tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với khách hàng vay áp dụng theo phương thức cho vay như sau: - Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh theo mùa vụ. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: giống như cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng ngân hàng sẽ cam kết với khách hàng số hạn mức đã định, không vì tình trạng thiếu vốn để từ chối cho vay. - Cho vay theo dự án: đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi chi vay. - Cho vay trả góp: ngân hàng và khách hàng thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay thông qua phát hàng và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng cho phép khách hàng sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán. 5 - Cho vay theo hạn mức khấu chi: là thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt quá số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng. - Cho vay hợp vốn: một nhóm tín dụng cùng cho vay một dự án vay vốn của khách hàng. 2.1.1.5 Khái niệm về các chỉ tiêu phân tích tín dụng - Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không kể khoản nợ đó có thu về được hay không trong một khoản thời gian nhất định. - Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được trong một khoản thời gian nhất định. - Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được trong một khoản thời gian nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ phải so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kỳ qua công thức sau: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ Doanh số thu nợ trong kỳ 2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng 2.1.2.1 Nguyên tắc cấp tín dụng Theo Điều 6, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN, việc cho vay phải thực hiện theo đúng 2 nguyên tắc: - Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.2 Điều kiện cấp tín dụng Theo Điều 7, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN, có qui định để được vay vốn khách hàng phải có các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 6 - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. - Phải thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, môi trường kinh doanh. 2.1.2.3 Lãi suất Theo Điều 11, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN có qui định như sau: Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.4 Quy trình cho vay a) Ý nghĩa của việc lập quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây: - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. - Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 7 b) Quy trình tín dụng căn bản - Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. - Phân tích tín dụng: là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, lường trước khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay. - Quyết định và kí hợp đồng tín dụng: quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kì quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một điều không may là khâu quan trọng này là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này: + Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt. + Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng các ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề (1) thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định, (2) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. - Giải ngân: giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết. Giải ngân là phát triển vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo 8 khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng. - Giám sát tín dụng: giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm: + Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. + Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. + Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ. + Viếng thăm hoặc kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn. + Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay. + Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác. + Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác. - Thanh lý hợp đồng tín dụng Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý (1) thu nợ cả gốc và lãi, (2) tái xét hợp đồng tín dụng, (3) thanh lý hợp đồng tín dụng - Thu nợ: ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau: + Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn; + Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ; + Thu nợ gốc và lãi nhiều kỳ hạn. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. 9 - Tái xét hợp đồng tín dụng: thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. - Thanh lý hợp đồng tín dụng: nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. Trong trường hợp này hai bên ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc. 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tính dụng trong ngân hàng 2.1.3.1 Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%, lần) ư ợ ê ố ổ độ ổ ư ợ ố độ Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. 2.1.3.2 Hệ số thu nợ (%) ệ ố ố ợ ợ ố Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. 2.1.3.3 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) ò ố í ố ư ợ ì ụ ợ â Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: 10 ư ợ ì ư ợ đầ â ỳ ư ợ ố ỳ Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm trong một kỳ kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng càng nhanh. 2.1.3.4 Rủi ro tín dụng ủ í ụ ợ ấ ổ ư ợ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu sử dụng trọng nghiên cứu này là số liệu thứ cấp được thu thập tại Phòng nghiệp vụ Kinh doanh ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đấu năm 2014. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. y  y1  y0 Trong đó: (2.7) y0 : chỉ tiêu năm trước (kỳ gốc) y1 : chỉ tiêu năm sau (kỳ phân tích) y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động từ đó đề ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y  y1 x100% y0 11 (2.8) Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước (kỳ gốc) y1 : chỉ tiêu năm sau (kỳ phân tích) y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Với mục đích làm rõ mức độ biến động của chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. - Ngoài ra còn sử dụng phương pháp khác như phân tích tỷ lệ, phương pháp tỷ số và phương pháp quy nạp nhằm phục vụ cho việc phân tích. 2.2.3 Các phương pháp phân tích sử dụng cho từng mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu (1): Sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra mức độ tăng giảm, xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Từ đó phân tích kết quả kinh doanh tại NH. Mục tiêu (2): Sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra mức độ tăng giảm, xu hướng biến động của các chỉ tiêu và chỉ tiêu đánh giá để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NH. Mục tiêu (3): Sử dụng chỉ tiêu đánh giá để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NH. Mục tiêu (4): Từ kết quả phân tích mục tiêu (1), (2) và (3) để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng MHB trong thời gian tới. 12 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL là Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch là Mekong Housing Bank (MHB) và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/1998. Sau gần 17 năm hoạt động đã phát triển nhanh chóng và hoạt động an toàn, hiệu quả. Hệ thống mạng lưới rộng lớn được đánh giá trong top 10 ngân hàng dẫn đầu cả nước, với hơn 230 chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh và các vùng kinh tế trọng điểm tỉnh thành khắp cả nước, thêm vào đó, cùng với đội ngũ nhân viên đông đảo lên đến 3.600 người. Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 1 Sở giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội và tiếp tục mở rộng mạng lưới tới các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động. Với mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, theo cơ chế thị trường, ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu lại hoạt động cho phù hợp với mô hình ngân hàng TMCP và thông lệ quản trị quốc tế, tập trung ưu tiên cho các tín dụng về an sinh xã hội, phát triển hạ tầng chăm lo ổn định đời sống cho nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là vùng ĐBSCL. 3.1.2 Lịch sử hình thành ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Trong quá trình hoạt động và mở rộng mạng lưới của mình, ngày 21/04/1999, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 350/CV chấp nhận cho Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL thành lập chi nhánh tại thành phố Cần Thơ. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/05/1999 với trụ sở đặt tại số 05 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Từ một chi nhánh được thành lập vào năm 1999, đến nay nhân hàng phát triển nhà ĐBSCL đã mở rộng thêm 4 phòng giao dịch hoạt động tại các địa bàn Quận Ninh Kiều, Nam Cần Thơ, Quận Ô Môn và Quận Thốt Nốt. 13 Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới nâng cao. Ngân hàng đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra, ngân hàng còn tham gia thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới. Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ xác định tầm nhìn và sứ mệnh hướng tới đối tượng khách hàng là trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với định hướng chất lượng dịch vụ và tư vấn chu đáo luôn là trọng tâm trong mọi hoạt động và là sự khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ khá chặc chẽ, hiện tại gồm: ban giám đốc, 7 phòng ban, mỗi phòng đều có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng có nhiệm vụ điều hành công việc của mỗi phòng và hiện ngân hàng đã có 4 phòng giao dịch. Cụ thể cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ được trình bày theo sơ đồ sau: Ban Giám Đốc Phòng Hành Chánh Nhân Sự Phòng Kinh Doanh Phòng Quản Lý Rủi Ro Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Các Phòng Giao Dịch Phòng Bán Lẻ Phòng SME Nguồn: Phòng hành chính nhân sự MHB chi nhánh Cần Thơ Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB Cần Thơ a. Ban Giám Đốc Điều hành mọi hoạt động chung của Chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính, thẩm định vốn theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. 14 Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. Quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng bậc cho các nhân viên, ngoại trừ Kế toán trưởng và Kiểm soát nội bộ. b. Các Phòng giao dịch Duyệt các hồ sơ trong giới hạn ủy quyền của Ban giám đốc đối với Lãnh đạo Phòng giao dịch. Những hồ sơ vượt quá thẩm quyền hay nằm ngoài chức năng, PGD sẽ nhận, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng ban liên quan để thực hiện. Thực hiện các nghiệp vụ tương tự như tại Chi nhánh ngân hàng; Mở tài khoản tiền vay, tài khoản thanh toán thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban giám đốc phân công. c. Phòng Bán lẻ Thực hiện tìm kiếm đối với khách hàng, tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, bán chéo sản phẩm, dịch vụ. Nghiên cứu đề xuất và triển khai các hình thức huy động vốn thích hợp nhằm đáp ứng mục tiêu hoạt động của chi nhánh và thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn được Tổng giám đốc giao. Khảo sát thu thập thông tin trên địa bàn, tính toán và đề xuất cho giám đốc chi nhánh ban hành mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh và tuân thủ các quy định của ngân hàng trong từng thời kỳ. Thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về ban quản lý nguồn vốn của hội sở theo quy định của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. d. Phòng Hành chánh nhân sự Thực hiện chức năng quản lý công nhân viên biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị. Lập các thủ tục cần thiết trình Ban giám đốc, ra quyết định nâng lương hoặc quyết định thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát và tiếp cận thông tin, tin tức có liên quan trình Ban giám đốc. 15 Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, quy chế sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo trợ và các quỹ khác. e. Phòng Kinh doanh Chịu trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả danh mục KH bằng cách lập, giám sát các kế hoạch thường niên và kế hoạch giữa kỳ cho mỗi KH. Duy trì và phát triển danh mục của KH, đem lại lợi nhuận và chất lượng tín dụng tốt, loại bỏ danh mục những KH có chất lượng tín dụng thấp hoặc không mang lại lợi nhuận cho NH. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng tối thiểu phải đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ xin vay mới hoặc các hồ sơ tín dụng hiện tại, bao gồm cả việc cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh thời hạn trả nợ), cập nhật hồ sơ vay theo các quy định hiện hành. Giám sát thường xuyên việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của KH, thường xuyên liên hệ với cán bộ kinh doanh cấp cao để đảm bảo việc xử lý và thu hồi các khoản vay có vấn đề một cách hiệu quả. Có biện pháp xử lý kịp thời để giảm rủi ro tổn thất tín dụng phát sinh từ các khoản vay có vấn đề. Thực hiện các nghiệp vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn. f. Phòng Quản lý rủi ro Lập báo cáo đánh giá rủi ro: căn cứ vào các thông tin, tài liệu có liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng và báo cáo thẩm định do Phòng kinh doanh cung cấp. Cán bộ Phòng QLRR sẽ tiến hành lập báo cáo phân tích theo tính pháp lý của hồ sơ, tính khả thi của dự án / phương án vay vốn, tài sản đảm bảo. Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt. Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt trong từng thời kỳ. Thu thập, phân tích và lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn chi nhánh, đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. 16 Theo dõi, hỗ trợ Phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ: tháng, quý, năm hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro theo từng loại hình tài trợ, cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường. Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. g. Phòng SME SME – Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ Xây dựng kế hoạch kinh doanh SME tổng thể cho các phòng giao dịch trực thuộc. Hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh do Hội sở giao, tăng thị phần và nâng cao thương hiệu MHB trên địa bàn đối với phân khúc khách hàng SME. Phát triển trung tâm dịch vụ khách hàng SME thành mô hình “siêu thị tài chính”, nơi đáp ứng nhu cầu trọn gói về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng SME. Thực hiện tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của MHB đến các khách hàng SME tại địa bàn, xây dựng mối quan hệ tốt đối với các SME mục tiêu (Hiệp hội các nhà đầu tư, các trung tâm kinh doanh, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ,...) để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của MHB theo yêu cầu của khách hàng. Phối hợp với phòng SME và bán lẻ Hội sở trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng SME và phản hồi, đề xuất với phòng SME và bán lẻ Hội sở về các ý kiến đánh giá nhu cầu khách hàng, về tính hiệu quả của sản phẩm hiện tai và đề xuất các thay đổi về nội dung sản phẩm cho phù hợp. Phối hợp với phòng SME và bán lẻ Hội sở, phòng quản trị nhân sự nhận diện phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi cho trung tâm. Các nhiệm vụ khác do hội sở và giám đốc chi nhánh giao phó. h. Phòng Kế toán ngân quỹ Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có giao dịch phát sinh. Có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của KH, quy định về tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Thực hiện chiếc khấu giấy tờ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử. 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, CHỨC NĂNG VÀ QUY TRÌNH CHO VAY CỦA MHB CẦN THƠ 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính Hoạt động tín dụng - Ngân hàng cho các đơn vị kinh tế và cá nhân vay các khoản tiền ngắn, trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu, 17 đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn trong quá trình hoạt động. Chủ yếu cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần. - Cho vay mua trang thiết bị, tài sản cố định, sửa chữa nhà, cơ sở hạ tầng, cho vay sinh hoạt, tiêu dung. Với hình thức cho vay thế chấp, tín chấp, bảo lãnh. - Các gói cho vay theo dự án phát triển nhà ở cho nhân dân vũng lũ lụt ĐBSCL, dự án nâng cấp đô thị, tài chính nông thôn. - Tài trợ xuất - nhập khẩu. - Hoạt động thanh toán: thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, séc. - Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư. Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ duy nhất trên địa bàn được Ngân hàng Thế giới (WB) chọn làm đối tác trong việc cho vay nâng cấp sửa chữa nhà đối với hộ nông dân ở vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án nâng cấp đô thị do WB tài trợ, đã giải ngân cho 877 hộ vay với số tiền hơn 10 tỷ đồng. Hoạt động huy động vốn Với hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức, thời hạn đa dạng tương ứng với mỗi mức lãi suất khác nhau trong mọi thành phần kinh tế như: tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, ưu đãi tiền gửi tiết kiệm dành cho người cao tuổi, tiền gửi rút thăm trúng thưởng, tiền gửi thanh toán, chuyển khoản. Mua bán ngoại tệ Ngân hàng còn tham gia kinh doanh các loại ngoại tệ mạnh như đồng USD, đồng Bảng Anh, đồng EUR. 3.2.2 Chức năng Tổ chức tài chính trung gian: Chi nhánh đứng ra huy động vốn trong xã hội và cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn dưới hình thức cho vay. Góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế. 18 3.2.3 Quy trình cho vay Lập hồ sơ vay vốn (1) Phân tích, thẩm định (2) Quyết định cho vay (3) Thu nợ và xử lý Quản lý, giám sát (5) Giải ngân (6) (4) Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Hình 3.2 Quy trình cho vay vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ Quy trình cho vay tại chi nhánh gồm 6 bước, cụ thể như sau:  Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và khả năng sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ vay.  Bước 2: Phân tích, thẩm định : - Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định hồ sơ cho vay, phân tích tính pháp lý, phương án hoạt động sản suất kinh doanh có khả thi không và khả năng tài chính thông qua báo cáo tài chính của khách hàng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, còn đối với khách hàng cá nhân thì tài sản đảm bảo. - Hoàn trả thủ tục và ký hợp đồng tín dụng trình lên cho trưởng phòng sau đó chuyển cho giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt.  Bước 3: Quyết định cho vay Giám đốc hoặc phó giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu cho vay thì ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận những thủ tục sau: - Hạn mức tín dụng: là số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định. - Thời hạn tín dụng: cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng. - Lãi suất tín dụng: mức lãi suất phù hợp với quy định của nhà nước và phù hợp với lãi suất thị trường hiện tại. 19 - Tài sản bảo đảm  Bước 4: Giải ngân Hợp đồng sau khi được ký hết, ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay bằng cách đưa tiền mặt hay chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng theo thỏa thuận.  Bước 5: Quản lý, giám sát Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích đã ký kết, có hiệu quả và trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng.  Bước 6: Thu hồi và xử lý Tiến hành thu nợ của khách hàng, thanh toán các khoản đối với ngân hàng, nếu khách hàng thanh toán đủ gốc và lãi cho ngân hàng như cam kết thì sẽ tiến hành giải chấp (nếu có tài sản đảm bảo). Nếu khách hàng không trả nợ đúng thời hạn hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng thì sẽ giải quyết theo quy định. 3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ Thành phố Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL vì thế có nhiều TCTD được ra đời, từ đó tạo nhiều áp lực cạnh tranh cho MHB chi nhánh Cần Thơ. Bên cạnh đó, với sự bất ổn từ thị trường tài chính như lạm phát, rủi ro tín dụng, bất động sản đóng băng. Từ đó, hoạt động kinh doanh các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của ban Giám đốc ngân hàng, và sự cố gắng của toàn thể nhân viên, hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Cần Thơ đã vượt qua được thời kì khó khăn và tiếp tục vững bước trên con đường tương lai. 3.3.1 Thu nhập Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng phải tăng doanh thu hay nếu doanh thu có giảm thì giảm chậm hơn chi phí. Vì thế việc phân tích doanh thu sẽ cho ta thấy được những mặt hạn chế cũng như các khoản mục giảm, từ đó làm cải thiện doanh thu cho ngân hàng. Nhìn chung thu nhập của ngân hàng đã giảm qua từng năm trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Trong đó sự sụt giảm thu nhập từ lãi là chủ yếu. Do tác động của nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn, lãi suất cho vay giảm dần qua các năm nên thu nhập từ lãi của ngân hàng cũng giảm theo. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng được đủ điều kiện 20 vay vốn còn ít, vì rủi ro tín dụng tăng cao nên ngân hàng đã thắt chặt quy trình thẩm định khách hàng nên vốn giải ngân giảm từ đó thu nhập từ cho vay cũng giảm. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 Chỉ tiêu Thu nhập Thu từ lãi Thu ngoài lãi Chi phí Chi phí lãi Chi phí ngoài lãi Lợi nhuận Năm ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % (27.439) (13,40) (26.232) (14,80) (27.442) (13,70) (25.721) (14,80) 4 0,11 (511) (13,50) (16.808) (9,37) (32.171) (19,80) 20.874 (13,40) (36.337) (26,90) 2011 204.648 200.871 3.777 179.461 155.933 2012 177.209 173.428 3.781 162.653 135.059 2013 150.978 147.708 3.270 130.482 98.722 23.528 27.594 31.760 (4,066) 17,28 4.164 15,09 25.187 14.556 20.496 (10.63) (42,20) 5.94 40,80 Nguồn:Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ngược lại với sự sụt giảm thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi lại có sự tăng nhẹ trong năm 2012 nhưng lại giảm ở năm 2013. Vì các hoạt động kinh doanh như hoạt động dịch vụ của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, hoạt động khác. không chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của lãi suất và phần lớn là các hoạt động dịch vụ nên thu nhập cũng tương đối ổn định. Như vậy, do bất ổn từ nền kinh tế và sự cẩn trọng trong tìm kiếm khách hàng cho vay nên thu nhập của ngân hàng đã giảm qua các năm, nhưng với sự cố gắng từ ngân hàng nên mức giảm đã ổn định, năm 2013 so với năm 2012 giảm không nhiều so với mức giảm năm 2012 so với năm 2011. Tuy doanh thu có giảm nhiều nhưng cũng chưa khẳng định là ngân hàng hoạt động không hiệu quả, cần phân tích yếu tố chi phí của ngân hàng nữa sẽ thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 3.3.2 Chi phí Việc quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể chia làm chi phí làm hai loại chi phí: chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Nhìn chung sự biến động chi phí qua 3 năm cũng tương tự sự biến động của doanh thu. Tổng chi phí của ngân hàng giảm mạnh trong giai đoạn phân 21 tích. Nguyên nhân chủ yếu tổng chi phí giảm là do chi phí lãi giảm qua các năm 2011-2013. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế bất ổn, bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Để tháo gỡ khó khăn trước mắt, NHNN đã quyết định hạ trần lãi suất, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, và cũng vì thế tiền lãi phải chi trả cho các khoản vốn huy động cũng giảm theo lãi suất. Vì vậy, chi phí lãi đã giảm dần qua các năm. 180000 160000 140000 120000 Chi phí ngoài lãi 100000 Chi phí lãi 80000 60000 40000 20000 0 2011 2012 2013 Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Hình 3.3 Chi phí của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011 - 2013 Chi phí lãi giảm đồng nghĩa với số tiền ngân hàng phải trả lãi giảm nhưng chi phí ngoài lãi lại tăng nhanh qua các năm. Vì một số nguyên nhân điển hình như: tình trạng rủi ro tín dụng tăng cao, ngân hàng phải trích lập dự phòng cho vay khách hàng chặt chẽ và nhiều hơn để đảm bảo an toàn, điều này khiến các khoản chi phí ngoài lãi của ngân hàng tăng mạnh. Chi phí hoạt động cũng tăng lên, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng của chi phí ngoài lãi. Tuy chi phí ngoài lãi tăng dần qua các năm nhưng giá trị tăng qua các năm không bằng giá trị giảm qua các năm của chi phí lãi. Vì thế, tổng chi phí có xu hướng giảm theo xu hướng giảm của chi phí lãi. Tuy nhiên, cần phải nhìn lại, việc giảm chi phí lãi là tiền chi trả cho vốn huy động giảm chủ yếu là nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế như: lãi suất giảm, nhà đầu từ tìm hướng đầu tư khác cho mình thay vì gửi ngân hàng, và chi phí ngoài lãi tăng chủ yếu từ ngân hàng như chi phí quản lý, chi phí hoạt động, dự phòng rủi ro tín dụng. Từ đó cho thấy, không phải giảm chi phí là tốt cần phải xem lại cách 22 quản lý chi phí của ngân hàng cho cân đối, hạn chế sự gia tăng chi phí không đáng có 3.3.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là thước đo cho kết quả hoạt động kinh doanh, biểu hiện cho thu nhập của ngân hàng khi bỏ qua một khoản chi phí. Lợi nhuận của MHB chi nhánh Cần Thơ đang có xu hướng giảm do sự thay đổi của doanh thu và lợi nhuận được thể hiện qua biểu đồ (Hình 3.4). 30000 25000 20000 15000 Lợi nhuận 10000 5000 0 2011 2012 2013 Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Hình 3.4 Lợi nhuận MHB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Ta thấy lợi nhuận của ngân hàng giảm dần qua các năm. Mặc dù chi phí có giảm nhưng tốc độ giảm của thu nhập nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí nên lợi nhuận giảm. Vì thế ngân hàng cần có biện pháp làm tăng doanh thu và giảm chi phí để lợi nhuận của ngân hàng tăng lên tạo niềm tin cho nhà đầu tư, vì lợi nhuận là mục đích chính của các công ty hay doanh nghiệp. Qua bảng 3.2 ta thấy, thu nhập sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, trái ngược với năm 2012 và năm 2013 thu nhập liên tục giảm nhưng 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng so với cùng kỳ. Sáu tháng đầu năm thu nhập đạt được một phần hai thu nhập năm 2013, điều này cho thấy thu nhập của ngân hàng tương đối ổn định. Cùng với xu hướng giảm của chi phí qua các năm, chi phí 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do lãi suất huy động 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm so với năm 2013, tuy nhiên, cũng phải nói tới sự nổ lực của ngân hàng đã kiểm soát tốt chí phí. 23 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2014 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 6t 2014/6t 2013 Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Số tiền % Thu nhập 71.364 73.215 1.851 2,59 Chi phí 65.710 64.372 (1.339) (2,04) Lợi nhuận 5.654 8.843 3.189 56,40 Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với cùng kì. Nguyên nhân là do thu nhập tăng và chi phí giảm, từ đó làm tăng lợi nhuận. Tuy lợi nhuận tăng nhưng vẫn chưa đạt một phần hai lợi nhuận cuối năm 2013, trong 6 tháng cuối năm ngân hàng cần có chính sách hợp lý để tăng thu nhập, kiểm soát chi phí hiệu quá để lợi nhuận cuối năm 2014 đạt kết quả tốt và tăng so với năm 2013. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn nhiều biết động doanh thu và chi phí điều giảm qua các năm, kéo theo lợi nhuận của ngân hàng cũng biến động. Lợi nhuận giảm trong năm 2012 và tăng trong năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng so với cùng kì. Tuy nhiên, thu nhập và lợi nhuận vẫn chưa đạt so với đầu năm. Vì thế ngân hàng cần có chính sách hợp lý để ổn định thu nhập và tăng dần qua các năm. Trước mắt là sáu tháng cuối năm 2014, cần có biện pháp để lợi nhuận ổn định và tăng so với năm 2013. 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển. Bảng 4.1: Nguồn vốn của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn Chênh lệch 2012/2011 2011 2012 818,025 903.484 (41.755) (117.634) 776.270 791.706 Chênh lệch 2013/2012 2013 Giá trị % Giá trị % 940.331 85.459 10,45 36.847 4,08 3.589 (75.879) 181,7 121.223 (102,20) 943.920 15.436 1,99 151.214 19.10 Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Sự gia tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu từ vốn huy động tăng dần. Tuy trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng tổng vốn huy động tăng, cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng và có sự cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng. 4.1.1 Vốn huy động Đây là nguồn vốn Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách nhiệm trả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng. Công tác huy động vốn là công tác hết sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và của MHB Cần Thơ nói riêng, nó quyết định khả năng cho vay của Ngân hàng vì huy động vốn chủ yếu là để cho vay. Biết được sự quan trọng đó nên trong những năm qua MHB chi nhánh Cần Thơ đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy việc huy động vốn và đạt được những kết quả khả quan. Qua Bảng 4.1 cho thấy, vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2011 vốn huy động đạt 818.025 triệu đồng, năm 2012 vốn huy động đạt 903.484. Năm 2013 vốn huy động đạt 940.331 triệu đồng. Vốn huy động của 25 ngân hàng tăng qua các năm là do Ngân hàng tăng cường công tác quảng cáo, chỉ đạo các phòng theo dõi chặt chẽ diễn biến lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Thực hiện lãi suất cho vay và huy động vốn linh hoạt nên phù hợp địa bàn trong phạm vi khung lãi suất của Ngân hàng để thu hút khách hàng và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thực hiện và duy trì công tác phân công giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng nghiệp vụ và các Phòng giao dịch trực thuộc nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác huy động vốn. Ngoài ra, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn: lãi suất hạ dần qua các năm làm ảnh hưởng tới tâm lý người dân từ đó tạo tâm lý giữ tiền mặt tại nhà. Không những thế, MHB còn vấp phải cạnh tranh từ các ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì vậy ngân hàng cần quan tâm hơn đến việc huy động vốn để tạo nguồn vốn vững chắc cho Ngân hàng. 4.1.2 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển là vốn mà Ngân hàng nhận vốn từ hội sở nếu Ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn hoặc chuyển vốn lên hội sở nếu Ngân hàng dư vốn. Ngân hàng đã điều chuyển vốn lên hội sở trong kì phân tích này. Qua các năm phân tích ta nhận thấy Ngân hàng chuyển vốn về trên hội sở và có xu hướng tăng từ 41.755 triệu đồng năm 2011 lên 117.634 triệu đồng năm 2012, nhưng trong năm 2013, ngân hàng đã nhận vốn từ hội sở. Điều này cho thấy, ngân hàng đang nổ lực trong tìm kiếm khách hàng cho vay trong năm 2013 không để nguồn vốn dư thừa như trong năm hai năm trước, từ thực tế là ngân hàng đã nhận vốn từ hội sở trong năm 2013. Việc điều chuyển vốn này cho thấy công tác sử dụng vốn của ngân hàng đang gặp khó khăn trong năm 2011 và năm 2012. Nguồn vốn dư ngân hàng huy động nhưng không sử dụng đã vẫn phải trả lãi cho người gửi, đều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng khi vốn không được sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Việc luân chuyển vốn sẽ giúp ngân hàng chuyển vốn còn chưa sử dụng của mình đến những chi nhánh khác cùng hệ thống ngân hàng sử dụng để nhầm đưa vốn đến tay người có nhu cầu về vốn. Sáu tháng đầu năm 2014 tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, tuy nhiên vẫn còn kém so với đầu năm, ngân hàng cần nỗ lực trong sáu tháng cuối năm để huy động vốn vẫn giữ ổn định và phát triển. Điểm đặc biệt của tình hình huy động vốn 6 tháng 2014 là vốn luân chuyển là 86.060 triệu đồng, ngân hàng phải nhận vốn từ hội sở cho công tác cấp tín dụng tại ngân hàng, con số này giảm so với cùng kỳ 2013. 26 Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2014 của MHB Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6t 2014/6t 2013 Giá trị % 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Vốn huy động 864.818 878.826 14.008 1,62 Vốn điều chuyển 184.023 282.912 98.889 53,73 Tổng nguồn vốn 1.048.841 1.161.738 112.897 10,76 Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm Cùng với xu hướng cuối năm 2013, sáu tháng đầu năm 2014 là số dương, từ đó cho thấy doanh số cho vay đầu năm ở mức cao, ngân hàng huy động vốn không đủ để cho vay nên phải nhận vốn từ hội sở. Tuy nhiên đến cuối những năm trước ngân hàng phải gửi vốn lên hội sở do dư vốn, vì thế ngân hàng cần cân đối cho vay và huy động vốn để không phải rơi vào tình trạng dư vốn như những năm trước. Và tăng cường công tác huy động vốn những tháng đầu năm thực sự hiệu quả để không phải nhận vốn từ hội sở. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN 4.2.1 Doanh số cho vay Cũng như các ngân hàng khác, sau khi huy động vốn MHB Cần Thơ sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Doanh số cho vay là tổng hợp số tiền mà ngân hàng giải ngân trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô hoạt động tín dụng. Ngân hàng luôn vấp phải cạnh tranh từ các ngân hàng khác, nên các cán bộ tín dụng luôn luôn phải tìm kiếm khách hàng về cho ngân hàng mình.Vì thế nguồn vốn huy động được mỗi năm Ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để sử dụng thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Qua bảng 4.3 và bảng 4.4, cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu tập trung vào nhóm các khoản vay ngắn hạn chiếm trên 80% qua các năm. Nhu cầu vốn ngắn hạn chủ yếu là khách hàng cá nhân vay để trang trải chi phí tạm thời, mua sắm trang thiết bị cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vay để bổ sung vốn lưu động. Từ đó cho thấy, đây là khác hàng chủ yếu của ngân hàng. Vì là nhu cầu vốn tạm thời và ngắn hạn của người đi vay, thời hạn vay trung bình của các khoản vay ngắn hạn là 3 đến 4 tháng, nên khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng nhanh. Bên cạnh đó cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 27 thấp trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn, nguyên nhân là do thời hạn dài thu hồi vốn chậm và vì thời hạn dài nên khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng giảm càng làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Bảng 4.3: Tình hình tín dụng theo thời hạn của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục DSCV +Ngắn hạn +Trung dài hạn DSTN +Ngắn hạn +Trung dài hạn Dư nợ +Ngắn hạn +Trung dài hạn Nợ xấu +Ngắn hạn +Trung dài hạn Năm 2011 2012 1.644.651 1.546.291 98.360 1.794.938 1.593.624 201.314 771.397 422.976 348.421 15.500 11.304 4.196 1.731.877 1.545.117 186.760 1.715.644 1.533.036 182.608 787.630 435.057 352.573 16.527 12.180 4.347 Chênh lệch 2012/2011 2013 Giá trị % Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % 2.074.129 87.266 5,30 342.252 1.811.489 (1.174) (0,08) 266.372 262.640 88.400 89,87 75.880 1.918.892 (79.294) (4,42) 203.247 1.723.274 (60.588) (3,80) 190.238 195.618 (18.706) (9,29) 13.009 942.867 16.232 2,10 155.237 523.272 12.081 2,86 88.215 419.595 4.154 1,19 67.022 23.521 1.027 6,63 6.994 13.899 876 7,75 1.719 9.622 151 3,60 5.275 19,76 17,24 40,63 11,85 12,41 7,12 19,71 20,28 19,01 42,32 14,11 121,3 Nguồn:Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Thời gian qua, với sự phát triển của xã hội vì thế nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao, người dân có nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống, nên nhu cầu về sửa chữa nhà ở và mua sắm những trang thiết bị cần thiết cho cuộc sống gia đình như xe máy, tủ lạnh, điện thoại. Còn doanh nghiệp thì nhu cầu tăng vốn để mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường giải quyết đầu ra. Do đó, vốn ngắn hạn phù hợp để bù đắp thiếu hụt tạm thời của cá nhân và doanh nghiệp. Tuy tín dụng ngắn hạn nhanh thu hồi vốn nhưng quá trình cho vay lại thì làm tăng chi phí cho ngân hàng như chi phí thu nợ, tìm kiếm khách hàng mới, chi phí thẩm định, làm giảm lợi nhuận. Cho vay trung dài hạn tuy có nhiều rủi ro như lãi suất giảm ngân hàng sẽ lỗ vì huy động vào cao mà cho vay ra lại thấp, khi cho vay ở thời điểm lãi suất giảm thu nhập từ việc cho vay không đủ bù đắp chi phí lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền lúc huy động vào lãi suất cao hơn lãi suất hiện tại, cũng như các chi phí hoạt động khác nên lợi nhuận từ kinh doanh của ngân hàng không đạt được kết quả tốt. Và thời hạn dài nên khả năng rủi ro tín dụng cao vì thời hạn dài thu nhập của người đi vay phải chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế, nếu thu 28 nhập của họ tốt thì việc chi trả cho ngân hàng đúng thời hạn còn nền kinh tế chuyển biến xấu, việc kinh doanh của họ gặp khó khăn thì việc trả nợ cho ngân hàng chậm trễ nên tăng tình hình nợ xấu của ngân hàng, rủi ro thanh khoản. Nhưng nếu có sự tính toán kỹ từ phía ngân hàng tập trung vào cho vay trung dài hạn nhưng lãi suất được thay đổi theo lãi suất cơ bản mà NHNN quy định thì sẽ làm giảm đi rủi ro về lãi suất giảm vì thế cũng làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bảng 4.4: Tình hình tín dụng theo thời hạn của MHB Cần Thơ 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Doanh số cho vay +Ngắn hạn +Trung dài hạn Doanh số thu nợ +Ngắn hạn +Trung dài hạn Dư nợ +Ngắn hạn +Trung dài hạn Nợ xấu +Ngắn hạn +Trung dài hạn Năm 6 tháng 2013 1.028.699 927.849 100.850 781.350 722.219 59.131 1.034.978 640.685 394.293 16.174 12.227 3.947 6 tháng 2014 1.123.110 1.033.241 89.869 904.301 808.885 95.416 1.161.676 747.628 414.048 21.315 14.732 6.583 chênh lệch 6t 2014/6t 2013 giá trị % 94.411 9,18 105.392 11,36 (10.981) (10,89) 122.951 15,74 86.666 12,00 36.285 61,36 126.698 12,22 106.943 16,69 68.615 5,01 5.141 31,78 2.505 20,49 2.636 66,77 Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm Và ngân hàng chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như kiểm định, thẩm định khách hàng được làm tốt thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cũng được nâng cao hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng, công tác thu hồi vốn và lãi được thu hồi định kì hàng tháng hay hàng quý vì thế đảm bảo được thu hồi vốn cũng như không phải tạo áp lực cho người đi vay khi phải trả một số tiền lớn trong một lần. Vì thế, ngân hàng cần có sự chuyển dịch cơ cấu từ tín dụng ngắn hạn sang dài hạn. 4.2.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn Nhìn chung, doanh số thu nợ cũng tỷ lệ thuận với doanh số cho vay theo thời hạn. Thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ qua 29 các năm. Doanh số thu nợ ngắn hạn giảm ở năm 2012, tăng mạnh ở năm 2013, và sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với sáu tháng đầu năm 2013 Thực tế doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay hằng năm của Ngân hàng. Trong doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao, khách hàng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn tại thời điểm thiếu hụt với thời hạn ngắn, nên việc chi trả các khoản vay của người đi vay cũng tương đối dễ dàng khi khả năng tài chính của họ bình thường. Từ việc thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, khách hàng chi trả đúng thời hạn cho ngân hàng cho thấy phần lớn khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích là bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp và nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt của người đi vay. Điều này làm doanh số thu nợ ngắn hạn luôn ở mức cao. Từ đó, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng cao vì trong doanh số thu nợ, thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Doanh số thu nợ tại Ngân hàng luôn ở mức cao, điều này thể hiện thiện chí của khác hàng, do khách hàng đã xoay được vốn qua thời kì thiếu hụt tạm thời và ngân hàng luôn quan tâm đến người vay xem tình trạng tài chính của người vay như thế nào để thu hồi vốn đúng hạn, nếu người vay đủ khả năng chi trả cho ngân hàng hay nếu khách hàng gặp khó khăn trong tài chính thì ngân hàng xem xét cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng sao cho hợp lý để việc thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt cũng như đảm bảo việc hoạt động bình thường của người đi vay. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn đạt kết quả tốt. Nguyên nhân là các món vay có thời gian ngắn chiếm tỷ trọng cao vì thời hạn thu hồi nhanh. Thu hồi nợ trung, dài hạn chiếm tỷ lệ thấp là đặc điểm của cho vay trung dài hạn. Vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nên thu nợ của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nợ của ngân hàng. Vay trung dài chủ yếu là các khoản vay tương đối lớn như nhu cầu đầu từ tài sản cố định của doanh nghiệp và vay mua nhà đất hay mua xe với giá trị lớn của khách hàng cá nhân nên việc chi trả nợ của khách hàng chia ra từng đợt. Nên việc thu hồi nợ dài hạn của ngân hàng cũng tùy thuộc vào doanh số cho vay trung dài hạn và cơ cấu trả nợ của khách hàng. 4.2.3 Dư nợ theo thời hạn Dư nợ là kết quả có được từ quá trình cho vay. Dư nợ ngắn hạn luôn tăng dần giá trị cũng như tỷ trọng qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn lớn và các khoản vay liên tục, các khoản vay rơi vào quý cuối năm nên dư nợ cuối năm cũng cao trên tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối, bình quân kì phân tích khoảng 40% trong tổng dư nợ, và có xu hướng tăng giá trị dư nợ qua các năm. Vì doanh số cho vay tăng, các khoản 30 vay là dài hạn việc chi trả lãi và gốc là trả dần theo tháng hay quý, vì thế dư nợ tăng và có giá trị lớn. Như chúng ta đã biết, vay ngắn hạn càng nhiều giúp ngân hàng giảm rủi ro và nhanh xoay vốn. Mặc dù DSCV, DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng Dư nợ ngắn hạn và trung hạn không chênh lệch nhau nhiều. 1200000 1000000 800000 Trung dài hạn 600000 Ngắn hạn 400000 200000 0 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T là 6 tháng đầu năm Hình 4.1 Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng MHB Cần Thơ năm 2011-2013 Qua phân tích cho thấy, ngân hàng đã tăng cường các khoản vay trung dài hạn, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đã chiếm tỷ trọng tương đối, bình quân kì phân tích khoảng 40% trong tổng dư nợ. Từ đó Ngân hàng đã từ từ chuyển dịch từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn, cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp lớn, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp lớn. 4.2.4 Nợ xấu theo thời hạn Nợ xấu là khoản nợ mà ngân hàng cần hạn chế đến mức thấp nhất. Nợ xấu chứa đựng rủi ro cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác, nợ xấu còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng vì khả năng thu nợ gốc đã khó thì thu lãi càng khó hơn. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì chỉ tiêu nợ xấu là không thể tránh khỏi, nhưng phải hạn chế nó đến mức thấp nhất vì nó liên quan tới sự tồn tại của ngân hàng. Về tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng, nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn nợ xấu trung dài hạn, nợ xấu ngắn hạn đang có xu hướng tăng dần qua các năm, mức tăng trung bình khoảng 10% của nợ xấu ngắn hạn năm trước. Cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn giữ ở mức cao, dư nợ thì giữ ở mức 31 thấp vì đặc trưng của các khoản vay ngắn hạn có thời hạn ngắn, nhanh thu hồi vốn cho ngân hàng. Nhưng tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn thì luôn ở mức cao và có xu hướng tăng qua các năm. Ảnh hưởng từ nền kinh tế cũng tác động đến thu nhập của người đi vay nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Vì thế, cần phải kiểm soát chặt khâu xét duyệt hồ sơ cho vay để giảm thiểu tối đa nợ xấu. Nợ xấu trung dài hạn của ngân hàng tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang tăng nhanh. Năm 2013 tăng gấp đôi năm 2012, cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trong thấp, dư nợ cũng tương đối nhỏ nhưng nợ xấu lại tăng nhanh và tương đối cao ở năm phân tích. Ảnh hưởng thu nhập của người đi vay khi chịu tác động từ nền kinh tế. Sự gia tăng nợ xấu trung dài hạn đã góp phần làm gia tăng tổng nợ xấu của ngân hàng. Đây là vấn đề đáng lưu ý, vì vậy ngân hàng cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy đây là thời kì kinh tế khó khăn nhưng cần phải chú ý đến vấn đề nợ xấu vì đây là vấn đề sống còn của một TCTD. Tình hình tín dụng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2014 vẫn giữ ổn định so với năm 6 tháng đầu năm 2013. Vì thế Ngân hàng cần có kế hoạch cụ thể để duy trì những gì đã đạt được và cải thiện những mặt chưa đạt được trong 6 tháng cuối năm 2014 để hoàn thành mục tiêu mà Ngân hàng đã đề ra. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn cho ta thấy được, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, điều này kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nợ theo thời hạn. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn lại chiến tỷ trọng tương đối so với trung dài hạn, dư nợ ngắn hạn chệnh lệch với trung dài hạn không nhiều, từ đó cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn chưa đạt được hiệu quả như doanh số cho vay. Và tình hình nợ xấu của ngắn hạn luôn ở mức cao và tăng dần qua các năm. Vì thế, ngân hàng cần có chính sách cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn để tăng cường hoạt động tín dụng cũng như hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu đang gia tăng trong thời gian qua, cũng như tăng lợi nhuận và giảm chi phí không đáng có trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO NGÀNH Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cũng như khu vực cùng với chiến lược kinh doanh của mình. Cơ cấu đầu tư được xác định dựa trên cơ cấu kinh tế tại địa bàn. Vì vậy, cơ cấu cho vay của ngân hàng rất đa dạng bao gồm: Nông Lâm Ngư nghiệp, Công nghiệp, Xây dựng, thương mại dịch vụ… 32 Bảng 4.5: Tình hình tín dụng theo ngành của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục DSCV Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % 1.644.651 1.731.877 2.074.129 87.226 5,30 342.252 19,76 Năm +N-L-NN 43.436 37.972 33.564 (5.464) (12,60) + N-L-NN 452.894 461.137 514.421 8.243 1,82 53.284 11,55 +TMDV 768.048 684.251 894.579 (83.797) (10,90) 210.328 30,73 +Khác 380.273 548.518 631.565 168.245 44,24 83.047 15,14 1.794.938 1.715.644 1.918.892 (79.294) (4,42) 203.248 11,85 (27.111) (33,50) (45,0) 23.189 4,87 DSTN +N-L-NN 81.019 53.908 +CN-XD 864.807 475.897 499.086 (388.910) +TMDV +Khác 641.217 207.895 690.907 494.932 752.231 621.878 49.690 287.037 7,75 138,07 61.324 126.946 8,88 25,65 771.397 787.630 942.867 16.233 2,10 155.237 19,71 58.651 211.835 182.975 317.936 42.715 197.075 176.318 371.522 30.582 212.410 318.666 381.209 (15.936) (14.765) (6.657) 53.586 (27,2) (6,97) (3,64) 16,85 15.500 16.527 23.521 1.027 6,63 1.866 9.307 1.428 2.899 4.536 4.006 3.947 4.038 4.689 7.994 7.548 3.290 2.669 (5.301) 2.519 1.140 143,00 (56,96) 176,46 39,32 Dư nợ +N-L-NN +CN-XD +TMDV +Khác Nợ xấu +N-L-NN +CN-XD +TMDV +Khác 45.697 (4.408) (11,61) (8.211) (15,23) (12.133) (28,41) 15.335 7,78 142.348 80,73 9.687 2,61 (6.994) 42,32 153 3,37 3.988 99,54 3.601 91,25 (748) (18,53) Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: N-L-NN: Nông-Lâm-Ngư Ngiệp, CN-XD: Công nghiệp- Xây Dựng, TMDV: Thương mại dịch vụ 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay theo ngành Nguồn vồn huy động vào cần được sử dụng hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Phân tích DSCV theo ngành cho ta thấy được cơ cấu cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào khối ngành nào, việc cho vay tập trung như vậy mang lại lợi nhuận cao và thu hồi vốn đúng hạn cho ngân hàng. Và hạn chế cho vay các ngành có rủi ro cao sẽ đem lại thiệt hại cho ngân hàng. Từ đó, phát huy những mặt đạt được cũng như tìm ra giải pháp khắc phục tình hình cho vay ở một số ngành còn hạn chế. 33 Bảng 4.6: Tình hình tín dụng của MHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục Doanh số cho vay +Nông-lâm-ngư nghiệp +Công nghiệp- Xây dựng +Thương mại dịch vụ +khác Doanh số thu nợ +Nông-lâm-ngư nghiệp +Công nghiệp- Xây dựng +Thương mại dịch vụ +khác Dư nợ +Nông-lâm-ngư nghiệp +Công nghiệp- Xây dựng +Thương mại dịch vụ +khác Nợ xấu +Nông-lâm-ngư nghiệp +Công nghiệp- Xây dựng +Thương mại dịch vụ +khác 6 tháng 2013 6 tháng 2014 1.028.699 1.123.110 21.035 23.972 277.891 350.269 456.235 457.655 273.538 291.214 781.350 904.301 23.340 18.730 274.517 283.185 278.462 401.218 205.031 201.168 1.034.978 1.161.676 40.411 35.822 200.448 279.495 354.091 375.103 440.028 471.256 16.174 4.135 3.833 4.521 3.685 chênh lệch 6t 2014/6t 2013 Giá trị % 94.411 9,18 2.937 13,96 72.378 26,05 1.420 0,31 17.676 6,46 122.951 15,74 (4.610) (19,75) 8.668 3,16 122.756 44,08 (3.863) (1,88) 126.698 12,22 (4.589) (11,36) 79.047 39,43 21.012 5,93 31.228 7,1 21.315 4.191 6.644 5.076 5.404 5.141 56 2.811 555 1.719 31,79 1,35 73,33 12,28 46,65 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm Nông – lâm - ngư nghiệp Ngân hàng nằm ở ngay trung tâm thành phố Cần Thơ nên doanh số cho vay nông nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm phân tích. Nhưng 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh số cho vay ở lĩnh vực này giảm đều qua các năm, với một tỉ lệ tương đối thấp. Doanh số cho vay của ngành chiếm tỷ trọng thấp và giảm qua các thời kì phân tích là do chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ nên tỷ trọng nông nghiệp thấp, vì vay nông nghiệp là thế mạnh của Agribank nên phần lớn khách hàng đã vay ở Agribank. Và Ngân hàng đã siết chặt khâu thẩm định nên vay nông nghiệp thường không được ngân hàng giải ngân vì chưa chứng minh được thu nhập, ngân hàng nhận tài sản thế chấp bằng đất thổ cư, giấy tờ có giá, vì tài sản có tính thanh lý cao. Người đi vay với mục đích phục vụ nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản, đối với điều kiện khí hậu bất lợi như 34 hiện nay thì việc thường xuyên mất mùa hay thua lỗ với người dân cũng tương đối cao. Vì thế, việc cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế về giá trị cũng như tỷ trọng. Đối với định hướng kinh doanh của hội sở là tăng cường cho vay nông nghiệp thì trong thời gian tới cần có chính sách cho vay phù hợp với ngành nông nghiệp để tăng giá trị cũng như thực hiện đúng như định hướng của ngân hàng MHB. Công Nghiệp - Xây Dựng Thế mạnh của MHB là ngân hàng chuyên cho vay lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và xây nhà ở phát triển cơ sở hạ tầng, đối với ngành công nghiệp trên địa bàn ngân hàng tập trung vào cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, lương thực thực phẩm vì đây là thế mạnh của vùng. Vì thế trong lĩnh vực thế mạnh của ngân hàng doanh số cho vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao. Là ngành thế mạnh của ngân hàng vì thế DSCV tăng dần qua các năm. Khách hàng trong lĩnh vực này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh chế biến và xây dựng tài sản của họ là đất đai, nhà, công xưởng, máy móc hay là người lao động muốn vay để mua nhà, xây nhà, họ có thể thế chấp chính tài sản họ định mua. Vì thế, hồ sơ xin vay của họ phần lớn đạt yêu cầu về tài sản đảm bảo và họ có thu nhập tương đối ổn định nên việc xét duyệt cho vay của ngân hàng cũng được thông qua nên có nhiều hồ sơ xin vay, vì thế doanh số cho vay cũng tăng theo. Tuy thị trường bất động sản ở giai đoạn này cũng rơi vào tình trạng đóng băng, ngành Xây dựng cũng trì trệ theo và các ngành kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn nhưng DSCV ở lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cũng tăng dần qua các năm phân tích, điều này cho thấy nhu cầu vốn ở khối ngành này cũng đang nhiều, xây dựng cơ bản cũng được chú trọng, nhu cầu nhà ở là vấn đề được đặt lên hàng đầu với công nhân viên có thu nhập tương đối. Thương mại dịch vụ Chiếm tỷ trọng cao và có nhiều biến động trong cơ cấu DSCV theo ngành, giảm ở năm 2012 và tăng mạnh ở năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 về DSCV của ngành thương mại dịch vụ. Nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao này là do địa bàn hoạt động của Ngân hàng năm ở trung tâm tập trung dân cư, khu thương mại và đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận nhiều và ít rủi ro. Nhu cầu vốn của ngành này chủ yếu là vốn ngắn hạn thời hạn vay trung bình ngành này khá ngắn từ 3 đến 4 tháng. Vì thế, vấn đề thanh khoản của ngân hàng khi cho vay vào lĩnh vực này được đảm bảo và vì thời gian cho vay ngắn, nhanh xoay vòng vốn cho ngân hàng vì 35 thế công tác cho vay cũng được đẩy nhanh để không tồn vốn trong ngân hàng. Mặt khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung vào lĩnh vực này vì ngành này có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, vì thế càng có nhiều người đầu tư vào lĩnh vực này, nhu cầu vốn cũng tăng theo. Do vậy, DSCV ở lĩnh vực này luôn ở mức cao. Ngành khác Ngành khác bao gồm hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình. chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì là các ngành mang tính chất đặc thù cũng như là một số ngành phục vụ đời sống nên được ưu tiên phát triển, những ngành nghề này có tiền năng phát triển nên ngân hàng đã cho vay ở lĩnh vực này tương đối cao. 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là tổng số tiền ngân hàng thu hồi được từ các khoản cho vay của ngân hàng trong một thời gian nhất định. Việc thu hồi nợ cho thấy được sự tái đầu tư của ngân hàng cũng như hiệu quả trong quá trình thu hồi vốn. Hình 4.2: Thu nợ theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 2000000 1800000 1600000 1400000 khác 1200000 Thương mại dịch vụ 1000000 Công nghiệp- Xây dựng 800000 Nông-lâm-ngư nghiệp 600000 400000 200000 0 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm 36 Nông - lâm - ngư nghiệp Doanh số thu nợ ở lĩnh vực này giảm qua các năm, với một tỉ lệ tương đối thấp. Doanh số thu nợ của ngành chiếm tỷ trọng thấp và giảm qua các thời kì phân tích là do doanh số cho vay ở ngành này đã thấp vì thế doanh số thu nợ cũng tương ứng theo DSCV . Mặt khác, thời hạn vay trung bình của ngành nông nghiệp là khoảng 1 năm, nếu các khoảng vay rơi vào những tháng giữa năm thì thu nợ của các khoản vay đó phải thu vào năm sau. Và phần lớn người đi vay trong lĩnh vực này là nông dân vay để cải tạo vườn hay nuôi trồng thủy sản, thu nhập chủ yếu của họ thường phải tới mùa vụ mới có. Vì thế, thu nợ trong năm chưa được thu hồi kịp nên DSTN ngành giảm. Thu nhập của người nông dân khi sản phẩm của họ bán ra chủ yếu là hòa vốn hay thậm chí còn phải lỗ vì giá vật tư nông nghiệp tăng. Vì thế, khách hàng gặp khó khăn cho việc chi trả nợ cho ngân hàng. Công nghiệp - xây dựng Thế mạnh của MHB là ngân hàng chuyên cho vay lĩnh vực đầu tư công nghiệp - xây dựng cơ bản và xây nhà ở phát triển cơ sở hạ tầng. Vì thế doanh số cho vay ở lĩnh vực này cũng tương đối cao. Nhưng trái ngược với doanh số cho vay, doanh số thu nợ ở lĩnh vực này lại giảm tỷ trọng trong cơ cấu cơ cấu thu nợ. Trong năm 2011 đạt 864.807 triệu đồng chiếm 48%, tới năm 2012 chỉ đạt 475.897 triệu đồng tương ứng 27,74%, sang năm 2013 đạt 499.086 triệu đồng với tỷ lệ 26% trên tổng thu nợ của ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2014 vẫn ổn định so với 6 tháng đầu năm 2013. Thu nợ của ngành cũng xấp xỉ đối với cho vay ngành. Tuy nhiên DSTN của ngành còn nhiều biến động nguyên nhân là do trong giai đoạn năm 2011, bất động sản đang tăng trưởng nóng các khoản vay xin vay mua nhà hay xây dựng tăng cao, và phần lớn là bán được nhà đất đã mua nên việc chi trả cho ngân hàng cũng được đúng hạn và nhanh chóng. Tuy nhiên sang năm 2012 và năm 2013, thị trường bất động sản hạ nhiệt không còn sốt như năm 2011 nên các khoản vay cũng tương đối ổn định, vì thế thu nợ ở khối ngành này cũng giảm khá nhiều so với năm 2011. Mặt khác, lãi suất ngân hàng giảm vì thế các doanh nghiệp đã chủ động trả các khoản vay cũ để xin vay món vay khác với lãi suất thấp hơn. Vì vậy, doanh số thu nợ của ngành cũng tương đối cao và tỷ lệ với doanh số cho vay. Thương mại dịch vụ Chiếm tỷ trọng cao và đang tăng dần giá trị trong doanh số thu nợ của ngành. Nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao này là do ngành này mang lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này thì chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn trung bình các khoản vay trong ngành là 3 đến 4 tháng, vì vậy 37 các khoản vay nhanh tới hạn và phần lớn các khách hàng đi vay điều đủ điều kiện tài chính họ luôn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng để xin vay những món vay kế tiếp khi họ gặp khó trong xoay vốn của mình. Vì thế, việc chi trả cho Ngân hàng cũng đúng thời hạn ít bị trễ hạn hay mất khả năng chi trả. Thu hồi nợ của Ngân hàng đạt ở mức cao và ổn định. Ngành khác Do DSCV ở ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động cho vay của ngân hàng, tỷ trọng qua các năm tăng lên nên DSTN cũng tăng theo. Cụ thể năm 2011 là 207.895 triệu đồng tương ứng 11.58%, sang năm 2012 đã tăng lên 494.932 triệu đồng tương 28.85%, năm 2013 đã tăng lên 621.878 triệu đồng tỷ trọng lại tăng 32%, sáu tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2014, nhưng mức giảm này tương đối thấp. Vì các ngành khác là các ngành đặc thù nên lợi nhuận tương đối ổn định, và phần lớn là các ngành các doanh nghiệp nhỏ và làm ăn có hiệu quả, vì thế việc chi trả nợ cho ngân hàng cũng tốt và ổn định. Mặt khác doanh số cho vay của ngành cũng cao trong các năm và ngân hàng rất chú trọng công tác thu nợ nên hệ số nợ thu được của ngân hàng trong ngành này tương đối cao trong các năm 2011-2013. 4.3.3 Phân tích dư nợ Nông – lâm - ngư nghiệp DSCV và DSTN luôn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu ngành nên dư nợ cho vay cũng tỷ lệ thấp hơn những khối ngành còn lại. Năm 2011 là 7,60%, năm 2012 chỉ còn 5,42%, năm 2013 là 3,24% trên tổng dư nợ. Và dư nợ cũng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do DSCV và DSTN của ngành nông – lâm - ngư nghiệp luôn ở mức thấp nên dư nợ cũng chiếm tỷ trọng thấp, và do DSCV và DSTN tỷ lệ với nhau và giảm qua các năm phân tích nên dư nợ cũng giảm theo. Mặt khác, trước tình hình kinh tế hiện nay, ngân hàng cần tập trung cho vay vào ngành ít rủi ro so với ngành khác. Tuy nhiên, khách hàng đi vay nông nghiệp chủ yếu phục vụ nông nghiệp và các hoạt động nông nghiệp thì mang tính thời vụ, thường tới mùa vụ thu hoạch người đi vay mới có đủ tài chính để trả cho ngân hàng vì thế việc tính thời gian trả nợ cho ngân hàng của người đi vay rất quan trọng, việc thu nợ của ngân hàng cần đúng thời điểm thu hoạch của người nông dân mới thực hiện đúng hạn và hạn chế nợ quá cho người đi vay và cả ngân hàng. Vì nước ta là nước nông nghiệp, và Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, nên Ngân hàng cần có chính sách cho vay hợp lý và cụ thể để mở rộng tín dụng của ngành nông nghiệp cũng như tạo phát triển của của vùng. 38 1200000 1000000 800000 Khác Thương mại - dịch vụ 600000 Công nghiệp-Xây dựng Nông - Lâm - Ngư nghiệp 400000 200000 0 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm Hình 4.3: Dư nợ theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Công nghiệp-xây dựng Đặc thù ngành xây dựng là vốn trung dài hạn vì thế dư nợ của ngành luôn ở mức cao và có xu hướng tăng qua các năm. DSCV của ngành đã tăng qua các năm, DSTN của ngành thấp hơn cho vay nên dư nợ của ngành đã tăng qua các năm. Do bị ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế, doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình vì thế rất cần vốn để tái sản xuất, mặc khác vay ở ngành này là vay trung dài hạn nên việc chi trả vốn và lãi cho ngân hàng là trả dần vì thế dư nợ còn lại tương đối cao.Vì thế, cần có chính sách hợp lý quản lý cho vay và thu nợ. Thương mại dịch vụ Dư nợ với ngành thương mại dịch vụ trong 3 năm không ngừng tăng về mặt giá trị và 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng nay là do những khách hàng thân quen với ngân hàng và có thiện chí trả nợ tốt, nên được tái thủ tục giải ngân khi họ cần vốn. Mặt khác, Cần Thơ là khu vực trung tâm kinh tế của vùng, cư dân tập trung đông tạo điều kiện cho ngành này phát triển do đó ngân hàng tăng cường cho vay đối với ngành này, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề cũng như giúp ngân hàng tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả, thời hạn vay trung bình của ngành ngắn nên vốn được xoay liên tục khi khách hàng có nhu cầu xin vay, vì thế các khoản vay có 39 thể rơi vào cuối năm nên dư nợ của ngành thương mại dịch vụ cao ở cuối năm phân tích. Từ đó dẫn đến dư nợ của ngành này cao trong thời gian qua. Ngành khác Do DSCV ở ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động cho vay của ngân hàng và thu hồi vốn của ngành cũng tỷ lệ với DSCV qua các năm nên dư nợ của ngành cũng tương đối ổn định. Thời hạn vay trung bình của ngành khoảng 9 đến 10 tháng vì thế thời hạn đáo hạn của các khoản vay thường rơi vào năm sau và doanh số cho vay tăng dần qua các năm nên dư nợ trong năm cũng tăng lên theo doanh số cho vay của ngành. Sự đa dạng hóa trong cho vay của ngân hàng cũng tạo nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh, các ngành tiềm năng trong tương lai cũng như tạo nguồn thu vững chắc mà ít rủi ro cho ngân hàng. 4.3.4 Phân tích nợ xấu Phân tích nợ xấu theo ngành sẽ cho thấy được ngành nào đang có nợ xấu cao, ngành nào nợ xấu thấp, từ đó tìm biện pháp giải quyết nợ xấu hiệu quả. 25000 20000 khác 15000 Thương mại dịch vụ Công nghiệp- Xây dựng 10000 Nông-lâm-ngư nghiệp 5000 0 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm Hình 4.4: Nợ xấu theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Nông – Lâm - Ngư Nghiệp. Nợ xấu của ngành chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng qua các năm. Tăng mạnh ở năm 2012 và tăng nhẹ ở năm 2013. Nguyên nhân là do giá cả của vật tư nông nghiệp tăng trong khi các mặt hàng nông sản lại mất giá, 40 gây khó khăn cho đầu ra nông sản của người nông dân. Vì thế, việc tạo thu nhập trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Phần lớn việc sản xuất của người dân là nhỏ lẻ, không bắt kịp nhu cầu của thị trường nên việc sản xuất của một số hộ gia đình không hiệu quả gây khó khăn cho công tác trả nợ cho ngân hàng. Công nghiệp - Xây dựng Là khối ngành có tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhưng có sự biến động mạnh, giảm mạnh ở năm 2012 và tăng mạnh ở năm 2013. Nguyên nhân của sự biến động này là nợ xấu của ngành Xây dựng trong năm 2012 là chủ yếu, một mặt ngân hàng có sự chuẩn bị trước từ khâu thẩm định, mặc khác, vì lúc này lãi suất giảm nên người đi vay có sự thiện chí trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để xin vay khoản vay mới với lãi suất thấp hơn để tiếp tục sản xuất và giảm chi phí cho công ty. Sang năm 2013 nợ xấu đã tăng mạnh trở lại đây cũng là mức tăng chung của các khối ngành khác. Nguyên nhân của sự tăng nợ xấu báo động này là do tác động của nền kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp, người đi vay hoạt động kinh doanh thua lỗ, hàng hóa không tiêu thu được, chi phí tồn kho, vốn tái sản xuất gặp khó khăn. Vì thế việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì thế nợ xấu của ngành tăng cao. Thương mại dịch vụ Tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng về cả giá trị cũng như tốc độ. Năm sau tăng gần như gấp đôi năm trước. Tuy ngành này được quan tâm trong công tác cấp tín dụng của ngân hàng và được địa phương chú trọng, DSCV luôn đạt ở mức cao và tăng dần, nhưng nợ xấu lại tăng dần qua các năm. Ngân hàng cho vay khối ngành thương mại dịch vụ chủ yếu là cho vay ngắn hạn,việc gia tăng nợ xấu một phần là do người đi vay chưa sử dụng vốn đúng mục đích, họ vay vốn ngắn hạn sử dụng trung dài hạn như mở rộng quy mô kinh doanh xây thêm chi nhánh, mua sắm tài sản cố định… làm mất cân đối nguồn vốn khiến rơi vào tình trạng khó khăn khi đến hạn trả nợ cho ngân hàng, từ đó mất khả năng chi trả cho ngân hàng. Mặt khác do một phần ảnh hưởng của nền kinh tế khiến thu nhập của người đi vay gặp khó ảnh hưởng việc thu nợ của ngân hàng và làm gia tăng thêm nợ xấu của ngành thương mại dịch vụ nói riêng và nợ xấu của ngân hàng nói chung. Vì thế, ngân hàng cần có biện pháp tốt trong việc xét duyệt hồ sơ xem mục đích vay vốn của khách hàng là gì tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, từ đó ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và lãi của ngân hàng. Nếu khách hàng chậm chi trả cho ngân hàng do nguyên nhân khách quan về thu nhập của khách hàng hay 41 thu nhập của khách hàng thay đổi thì ngân hàng cần cơ cấu lại thời gian trả nợ hợp lý cho khách hàng từ đó hạn chế tình trạng nợ xấu nợ quá hạn. Ngành khác Nợ xấu của ngành tăng ở năm 2012 và lại giảm ở năm 2013. Nhằm đa dạng hóa hoạt động cho vay MHB Cần Thơ đã mở rộng cho vay ở nhiều ngành khác như: hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình. do phải chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế tình hình hoạt động kinh doanh cũng gấp đôi chút khó khăn làm cho tình hình thu nợ của ngân hàng không đạt được hiệu quả tối đa. Từ đó, làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh trong thời gian 2013. Trong thời gian tới ngân hàng cần hạn chế tối đa nợ xấu có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua phân tích hoạt động tính dụng theo ngành nghề ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu tập trung vào các ngành thế mạnh của ngân hàng như Công nghiệp - xây dựng và ngành đang phát triển như ngành thương mại dịch vụ. Ngành nông nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng còn nhiều hạn chế, doanh số cho vay thấp nhưng nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng tương đối, tuy nhiên nông nghiệp là thế mạnh của vùng nên ngân hàng cần quan tâm đến ngành nghề này. Phần lớn người đi vay là người nông dân chân thật, họ luôn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng mặc dù nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới thu nhập của họ, nhưng trong thời gian tới thu nhập của người dân không còn bấp bênh như thời buổi hiện tại. Ngành nông – lâm - ngư nghiệp sẽ là ngành hứa hẹn nhiều cơ hội cho vay của ngân hàng. Đối với ngành Công nghiệp - xây dựng DSCV tăng qua các năm, kèm theo đó là sự gia tăng của dư nợ, tuy nhiên ngành này chịu ảnh hưởng nặng từ nền kinh tế nên khi nền kinh tế khó khăn, thu nhập của những nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực này cũng chịu ảnh hưởng không tốt làm cho thu nợ của ngân hàng gặp đôi chút khó khăn. Vì thế cần có sự cân nhắc trong việc xét duyệt hồ sơ xin vay vốn cũng như tìm các doanh nghiệp đảm bảo về tình hình tín dụng tốt cũng như thu nhập ổn định. Ngành thương mại dịch vụ là ngành có nhiều tiềm năng phát triển vì thế trong cơ cấu cho vay của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, dư nợ lớn, tỷ lệ nợ xấu cũng tương đối thấp nhưng đã tăng dần qua các năm. Đối với ngành khác, doanh số cho vay tăng dần qua các năm, đi kèm theo đó là dư nợ và nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng cứ phát huy thế mạnh đã có trong việc cấp tín dụng của ngành nhưng vẫn phải để ý đến vấn đề nợ xấu của ngành. 42 4.4 PHÂN TÍCH THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 4.4.1 Phân tích doanh số cho vay Đối tượng khách hàng của ngân hàng gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích doanh số cho vay với đối tượng khách hàng sẽ cho ta thấy tỷ trọng của ngân hàng thiên về phần khách hàng nào từ đó phát huy lợi thế cũng như khắc phục những mục chưa đạt được. Cho vay với đối tượng khách hàng trong năm 2011 và 2012 chủ yếu tập trung ở đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình với tỷ trọng hơn 60%, sang năm 2013 số tiền cho vay cá nhân hộ gia đình đã giảm so hai năm trước và tỷ trọng cũng giảm theo. Tuy doanh số cho vay cá nhân có giảm nhưng giá trị giảm là không đáng kể gần như ổn định, vì Cần Thơ là nơi tập trung đông dân cư nên nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân là nhiều và tương đối ổn định. Nhu cầu của cuộc sống người dân cũng được chú trọng hơn, nắm bắt được nhu cầu đó ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt và phù hợp với người lao động, nên DSCV khách hàng cá nhân được ổn định. Bảng 4.7: DSCV, DSTN, dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục DSCV TCKT CN, HGĐ DSTN TCKT CN, HGĐ Dư nợ TCKT CN, HGĐ Năm 2011 1.644.651 480.663 1.163.988 1.794.937 522.001 1272.937 771.397 307.125 464.272 2012 1.731.877 570.090 1.161.787 1.715.644 507.855 1.207.789 787.630 369.360 418.270 2,013 2.074.129 1.068.181 1.005.948 1.918.892 1003.657 915.235 942.867 433.884 508.983 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % 87.227 5,30 342.252 19,76 89.428 18,61 498.091 87,37 (2.201) (0,19) (155.839) (13,41) (79.293) (4,42) 203.248 11,85 (14.146) (2,71) 495.802 97,63 (65.148) (5,12) (292.555) (24,22) 16.233 2,10 155.237 19,71 62.235 20,26 64.524 17,47 (46.002) (9,91) 90.713 21,69 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: TCKT: tổ chức kinh tế, CN,HGĐ: Cá nhân, Hộ gia đình Ngược lại với sự giảm cơ cấu tỷ trọng DSCV của cá nhân hộ gia đình, thì tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp tăng lên lên từ 30% năm 2011 tăng lên 51.5% ở năm 2013. DSCV tăng vì thế doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng. Nguyên nhân, do cơ cấu có chút chênh lệch Ngân hàng đã cân bằng cơ cấu này để phân tán rủi ro cho các loại khách hàng, và do sự phát 43 triển của khối ngành thương mại dịch vụ tăng qua các năm nên doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng theo, và sự chuyển dịch tập trung vào khách hàng cá nhân sang doanh nghiệp nhằm kích thích sản xuất và tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Bảng 4.8: DSCV, DSTN, dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm DSCV Tổ chức tín dụng Cá nhân, hộ gia đình DSTN Tổ chức tín dụng Cá nhân, hộ gia đình Dư nợ Tổ chức tín dụng Cá nhân, hộ gia đình 6t 2013 1.028.699 550.168 478.531 781.350 389.649 391.701 1034.978 529.880 505.098 6t 2014 1.123.110 295.729 827.381 904.301 197.819 706.482 1.161.676 545.744 615.932 Chênh lệch 6 t 2014/6t 2013 Giá trị % 94.411 9,18 (254.439) (46,25) 348.850 72,90 122.951 15,74 (191.830) (49,23) 314.781 80,36 126.698 12,24 15.864 2,99 110.834 21,94 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm 4.4.2 Phân tích tình hình thu nợ Do sự chuyển dịch cơ cấu doanh số cho vay từ khách hàng cá nhân hộ gia đình sang khách hàng doanh nghiệp, thì doanh số thu nợ của đối tượng khách hàng cũng tỷ lệ thuận với DSCV. DSTN khách hàng cá nhân giảm dần qua các năm. DSTN năm 2012 tương đối ổn định so với năm 2011 những năm 2013 lại giảm mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là DSCV của khách hàng cá nhân giảm dần qua các năm đặc biệt là năm 2013. Và còn do thiện chí trả nợ của khách hàng còn hạn chế, khách hàng còn chậm trả nợ cho ngân hàng do cơ cấu nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng còn gặp khó khăn. Ngược lại với sự sụt giảm DSTN của khách hàng cá nhân, thì DSTN của khách hàng tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2013 tăng gần gấp đôi năm 2012. Nguyên nhân của sư tăng trưởng về thu nợ của khách hàng là tổ chức kinh tế là do DSCV của khách hàng là tổ chức kinh tế tăng qua các năm, sự gia tăng về số khách hàng doanh nghiệp cũng như giá trị cho vay của khác hàng doanh nghiệp thể hiện sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng của ngân hàng được phát huy tốt. Các doanh nghiệp hoạt động ở ngành thương mại dịch 44 vụ và ngành khác có thu nhập trong thời gian qua tương đối ổn định, vì thế doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng theo. Tuy nhiên không vì doanh số làm lơ là đi khâu thẩm định khách hàng tạo tiền đề cho nợ xấu nợ quá hạn gia tăng. 4.4.3 Phân tích dư nợ Dư nợ qua các năm tăng lên, dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, thu nợ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của thu nợ không bằng cho vay nên dư nợ tăng qua các năm. Đối với khách hàng cá nhân cho vay tương đối ổn định, thu nợ giảm nên tình hình dư nợ tăng. Tuy trong năm 2012 dư nợ giảm nhẹ so với năm 2011, nhưng con số dư nợ của khách hàng cá nhân giảm trong năm 2012 là không đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là khách hàng cá nhân có thiện chí trả nợ tốt cho ngân hàng, mặt khác khách hàng cá nhân tất toán các món nợ của các năm trước để xin vay mới với lãi suất thấp hơn, vì thời điểm năm 2012 lãi suất đã giảm mạnh so với năm 2011. 1200000 1000000 800000 Cá nhân hộ gia đình 600000 Tổ chức kinh tế 400000 200000 0 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm Hình 4.5: Dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Vì thế, thu nợ khách hàng cá nhân tăng mạnh hơn so với doanh số cho vay. Sang năm 2013, do tác động khách quan từ nền kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập của người đi vay là khách hàng cá nhân nên thu nợ trong năm giảm mạnh so với năm 2012, tuy DSCV của khách hàng cá nhân cũng giảm nhưng tốc độ giảm của thu nợ nhanh hơn cho vay nên dư nợ của khách hàng cá nhân tăng so 45 với năm 2012. Và trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ của khách hàng cá nhân đã tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Cần Thơ là vùng tập chung đông dân cư, nên nhu cầu của khách cá nhân vẫn rất lớn vì thế ngân hàng luôn xem đây là nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng dần qua các năm phân tích. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ở khách hàng doanh nghiệp tăng, thu nợ tăng theo nhưng mức tăng này không nhanh bằng cho vay nên dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay từ cho vay cá nhân hộ gia đình sang tổ chức kinh tế nên dư nợ cũng chuyển dịch theo. Trong tình hình nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, sự đa dạng hóa trong cho vay sẽ làm hạn chế rủi ro cho ngân hàng và tìm ra nhóm khách hàng có ít rủi ro trong việc cấp tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc tìm kiếm khách hàng cho vay đã khó nay còn khó hơn vì thế cần có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng và ngân hàng. Tóm lại, dư nợ ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù nền kinh tế có biến động nhưng dư nợ của ngân hàng luôn đạt mức cao, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đang phát triển, góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dư nợ lại có một phần nợ xấu, nợ quá hạn nên cán bộ tín dụng cần quan tâm chặt chẽ vấn đề này. 4.4.4 Phân tích nợ xấu Tình hình nợ xấu theo từng đối tượng khách hàng có nhiều biến động. Bảng 4.9: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục năm 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % 7.132 8.368 5.567 10.960 6.541 16.980 (1.565) 2.592 (21,9) 30,98 974 6.020 17,50 54,93 15.500 16.527 23.521 1.027 6,63 6.994 42,32 2011 Tổ chức kinh tế Cá nhân Tổng Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Nợ xấu theo đối tượng khách hàng tăng quá các năm phân tích. nợ xấu của khách hàng cá nhân đang có giá trị lớn và tăng dần qua các năm phân tích. Tuy nhiên, nợ xấu của khách hàng là tổ chức kinh tế trong năm 2012 có sự sụt 46 giảm. Sự sụt giảm này phần lớn là khách hàng tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, trong năm 2012 nợ xấu trong khối ngành này giảm vì thế nợ xấu của tổ chức kinh tế cũng giảm theo. Trong năm 2013 là tình hình nợ xấu chuyển biến không tốt khi nợ xấu tăng nhanh, không chỉ riêng nợ xấu của cá nhân tăng mà nợ xấu của tổ chức kinh tế cũng tăng mạnh trong năm 2013. Sự gia tăng nợ xấu này của cả khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế là do chịu ảnh hưởng khách quan từ nền kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập của họ dẫn tới thua lỗ thậm chí còn phải phá sản, làm mất vốn ngân hàng. Bảng 4.10: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Năm 6 tháng 2013 12.227 6 tháng 2014 14.732 3.947 16.174 6.583 21.315 Chênh lệch 6t 2014/6t 2013 Giá trị % 2.505 120.49 2.636 5.141 166.78 131.79 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm Và nguyên nhân chủ quan đến từ người đi vay khi họ sử dụng vốn sai mục đích khiến người đi vay không kiểm soát được tài chính của mình ảnh hưởng tới thu nhập của họ, khi đến hạn phải trả gốc và lãi cho ngân hàng thì không có đủ tài chính trả nợ cho ngân hàng làm cho người đi vay phải trả thêm phần nợ quá hạn làm cho tăng chi phí của người đi vay từ đó gặp khó khăn về tài chính của người đi vay và ngân hàng gặp khó trong việc thu hồi vốn. Vì thế, ngân hàng càng chú trọng đến việc xét duyệt kĩ hồ sơ đầu vào tránh gia tăng nợ xấu. Từ phân tích hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng ta nhận thấy một số vấn đề sau: doanh số cho vay cũng như dư nợ đối với khác hàng cá nhân hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao so với khách hàng tổ chức kinh tế, tuy nhiên tình hình nợ xấu trong khối khách hàng cá nhân là tương đối cao và tăng dần về giá trị cũng như tốc độ tăng. Trong khi DSCV của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp những dư nợ của ngành cũng tương đối so với dư nợ của khách hàng cá nhân và nợ xấu thì thấp hơn nợ xấu của khách hàng cá nhân. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm đến tỷ trọng trong cho vay đối với đối tượng khách hàng, hạn chế nợ xấu phát sinh cũng như tao được thu nhập cao cho ngân hàng. 47 4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Việc phân tích các khoản đầu tư tín dụng của Ngân hàng là nội dung quan trọng phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ đó ngân hàng có thể xác định những rủi ro mà ngân hàng đang và sẽ gặp phải để có thể đưa ra giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao hoạt động tín dụng. Vì vậy, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính sau để phân tích đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng. Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013, 6 tháng 2014 ĐVT: Triệu đồng Chi tiêu Vốn huy động DSCV DSTN Dư nợ Dư nợ bình quân Nợ xấu Dư nợ trên vốn huy động Hệ số thu nợ Đơn vị 2011 2012 2013 6T 2013 Triệu đồng 818.025 909.340 940.331 864.818 Triệu đồng 1.644.651 1.731.877 2.074.129 1.028.699 Triệu đồng 1.794.938 1.715.645 1.918.892 781.350 Triệu đồng 771.397 787.630 942.867 1.034.978 Triệu đồng 846.540 779.514 865.248 911.303 Vòng quay vốn tín dụng Rủi ro tín dụng vòng 6T 2014 878.826 1.123.110 911.584 1.161.676 865.248 Triệu đồng Lần 15.500 16.527 23.521 16.174 16.527 0,94 0,87 1,00 1,19 1,32 % 109,14 99,06 92,52 75,96 81,17 2,12 2,2 2,22 0,86 1,05 2,01 2,10 2,49 1,56 2,10 % Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm Dư nợ trên vốn huy động Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động của NH vào hoạt động cho vay. Thừa hay thiếu vốn cho vay đều không tốt cho ngân hàng. Qua 3 năm ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả khá tốt, tăng qua các năm. Vốn huy động tăng, dư nợ cũng tăng dần qua các năm. Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động được một các tốt nhất để cho vay, khi chỉ số dư nợ trên vốn huy động gần bằng 1, vốn huy động không quá thừ cũng không thiếu để cho vay. Chỉ số dư nợ trên vốn huy động của hội sở là 1,0 lần (nguồn báo cáo thường niên MHB năm 2013). Ngân hàng đã giữ ổn định giữa việc huy động vốn đầu vào cấp tín dụng cho khách hàng và số này cũng 48 không chênh lệch nhiều so với số của hội sở. Theo NHNN chỉ số này được khuyến nghị là 0,95 lần (nguồn thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng), vì thế chỉ số của ngân hàng dao động xung quanh chỉ số được an toàn. Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Hệ số này cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một thời kì nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số này có xu hướng giảm qua các năm, năm 2011 là 109%, năm 2012 đạt 99,06%, năm 2013 đạt 92,52%. Doanh số thu nợ trong năm 2011 cao hơn DSCV nên hệ số thu nợ trong năm 2011 lớn hơn 100%, vì khách hàng làm ăn có lợi nhuận nên trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, từ đó, doanh số thu nợ tăng cao. Nhưng trong năm 2012 và 2013 tình hình bất động sản hạ nhiệt, nhà đầu tư không còn mặn mà với thị trường nhà đất nữa, nên kinh tế khó khăn. Vì thế, ngân hàng đã đa dạng hóa trong cho vay nhằm hạn chế rủi ro, làm cho doanh số cho vay của năm 2012, 2013 tương đối cao nhưng thu nợ thì bước đầu đa dạng hóa và thị trường bất động sản hạ nhiệt nên doanh số thu nợ thấp hơn trước. Đối với tín dụng theo thời hạn thì hệ số thu nợ của ngắn hạn tưng đối lớn và ổn định so với hệ số thu nợ của ngân hàng. Nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay của ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và thời gian thu nợ ngắn nên thu nợ trong năm cũng tương đối cao và tỷ lệ với DSCV ngắn hạn nên hệ số thu nợ cao và tương đối ổn định so với hệ số thu nợ tổng. Hệ số thu nợ của trung dài hạn có nhiều biến động giảm dần qua cả năm. Đặc biệt, hệ số thu nợ năm 2011 rất cao 204,67%, cho thấy thu nợ trong năm 2011 là rất cao, gấp đôi doanh số cho vay điều này cũng đã phản ánh lên tình hình kinh tế hiện nay khi thị trường bất động sản đang nóng thu nhập ổn định nên ngân hàng thu nợ được các khoản nợ trong năm trước. Sang năm 2012 và 2013, nên kinh tế khó khăn hơn năm trước, đặc thù của tín dụng trung dài hạn là thời hạn dài nền việc thu nợ cũng phải chia ra từng thời kỳ, nên thu nợ cũng tương đối thấp hơn cho vay. Vì thế hệ số thu nợ giảm mạnh. 49 Bảng 4.12: Hệ số thu nợ theo thời hạn tín dụng, theo ngành và theo đối tượng khách hàng của ngân hàng MHB Cần Thơ ĐVT: % Hệ số thu nợ Theo thời hạn +Ngắn hạn +Trung dài hạn Theo ngành +Nông nghiệp +Công nghiệp xây dựng +Thương mại dịch vụ +Ngành khác Theo đối tượng khách hàng +Tổ chức kinh tế +Cá nhân hộ gia đình 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 103,06 204,67 99,22 97,78 95,13 74,48 77,84 58,63 78,29 106,17 186,53 190,95 83,49 54,67 141,97 103,20 100,97 90,23 136,15 97,02 84,09 98,47 110,96 98,79 61,03 74,96 78,14 80,85 87,67 69,08 103,06 204,67 99,22 97,78 95,13 74,48 70,82 81,85 66,89 85,39 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm Còn đối với tín dụng theo ngành, tuy DSCV và DSTN của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhưng hệ số thu nợ của ngành nông nghiệp cao tuy có giảm qua các năm nhưng hệ số cao hơn 135% trong các năm phân tích. Từ đó cho thấy doanh số thu nợ của ngành này cao. Ngành công nghiệp xây dựng có hệ số thu nợ biến động giảm mạnh nhất khi năm 2011 là 190% những đã giảm xuống 103% năm 2012 và 97% năm 2013, điều này tương ứng với hệ số thu nợ của trung dài hạn. Vì phần lớn nhu cầu vốn công nghiệp xây dựng là vốn trung dài hạn nên hệ số thu nợ của trung dài hạn đã phần nào phản ảnh tình trạng cho vay cũng như thu nợ của ngành này. Là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay, nhưng hệ số thu nợ của ngành khác lại nhỏ nhưng có sự tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2011 chỉ được 54%, sang năm 2012 con số này đã tăng lên 90% và năm 2013 đã là 98%. Do việc đa dạng hóa trong hoạt động cho vay của ngân trong thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng trong thời gian qua đã từ từ hoàn thiện hơn nên việc cho vay hay thu nợ cũng được là tốt từ đó hệ số thu nợ tăng qua các năm. Đối với đối tượng khách hàng, hệ thu số nợ của ngành cũng ngành cũng tương đối tỷ lệ với hệ số tổng, nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nhìn chung hệ số thu hồi của ngân hàng rất tốt qua các năm, từ đó cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong thời gian qua đã phát huy tốt, chỉ số này có giảm đôi chút nhưng vẫn khá cao, so với mặt bằng trung của ngành 50 Vòng quay vốn tín dụng Qua bảng 4.11 cho thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có sự tăng nhẹ. Chỉ số này được giữ ổn định qua các năm, cơ cấu cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nên chỉ số này đều lớn hơn 1, cụ thể là lớn hơn 2, thời hạn bình quân của các món vay là khoảng 6 tháng. Vòng quay vốn tín dụng của một số ngành nghề tương đối cao điển hình như thương mại dịch vụ quay vốn tín dụng trung bình qua các năm tương đối nhanh vì đây là đặc thù của ngành có nhu cầu vốn ngắn hạn. Một số ngành nghề có vòng quay vốn tín dụng tương đối là nông nghiệp, công nghiệp xây dựng là tương đối lâu. Từ đó cho thấy khả năng quay vốn của ngân hàng cũng tương đối nhanh. Tuy nhiên, không thể nói đánh giá hoạt đông thông qua vong quay nhanh hay châm là tốt tuy thuộc vào từng ngân hàng, đối với ngân hàng MHB Cần Thơ vì là ngân hàng chuyên đầu tư phát triển nhà và mời đa dạng hóa tín dụng trong thời gian mới dây thì vòng quay vốn tín được ở trên là hợp lý cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng Rủi ro tín dụng Tỷ lệ nợ xấu là vấn đề cần quan tâm không chỉ MHB chi nhánh Cần Thơ mà còn là đối với các NHTM. Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này giữ phải càng thấp càng tốt. Bảng 4.13: RRTD theo thời hạn tín dụng, theo ngành và theo đối tượng khách hàng của ngân hàng MHB Cần Thơ ĐVT: % Chỉ tiêu RRTD Theo thời hạn +Ngắn hạn +Trung dài hạn Theo ngành +Nông nghiệp +Công nghiệp xây dựng +Thương mại dịch vụ +Ngành khác Theo đối tượng khách hàng +Tổ chức kinh tế +Cá nhân hộ gia đình 2011 2,01 2012 2,10 2013 6T2013 6T2014 2,49 1,56 2,10 2,67 1,20 2,80 1,23 2,66 2,30 1,91 1,00 2,11 1,42 3,18 4.39 0,78 0,91 10,62 2.03 2,24 1,09 15,33 3.76 2,37 0,86 10,23 1,91 1,28 0,84 12,20 2,40 0,92 1,46 2.32 1.80 1.51 2.62 1.51 3.34 1.07 2.03 1.23 2.35 Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm 51 Qua bảng 4.11 cho thấy chỉ tiêu này ở MHB Cần Thơ ở mức thấp và có sự tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 2,01%, năm 2012 là 2,10% và năm 2013 là 2.49% . Tuy nhiên ở mức thấp hơn mức khuyến cáo của NHNN đưa ra là 3%, tỷ lệ này tăng dần qua các năm, vì thế cần lưu ý chỉ tiêu này. Đối với RRTD theo thời hạn thì RRTD ngắn hạn luôn giữ ở mức cao trung bình khoản 2,7% , còn với trung dài hạn thì rủi ro có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng con số này vẫn nhỏ hơn ngắn hạn. Đối với tín dụng theo ngành thì RRTN ở ngành nông nghiệp là rất cao và tăng nhanh trong năm 2012 và năm 2013 con số này đã lên tới 15% trong năm 2013, rất đáng báo động, khi doanh số cho vay thấp nhưng nợ xấu lại cao. Còn đối với ngành khác RRTD được kiểm soát khoảng 1% rất đáng phát huy cho những khối ngành khác. Những ngành còn lại thì RRTD cũng tương đồng so với RRTD tổng. Từ đó cho thấy ngân hàng cần tập chung vào cho vay các ngành nghề ít RRTD và có nhiều tiềm năng như các ngành nằm trong khối ngành khác và hạn chế cấp tín dụng ở một số ngành nhiều RRTD, để tăng thêm thu nhập cũng như cấp tín dụng của ngân hàng. Trong thời gian tới Ngân hàng cần đưa ra một biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh: thẩm định và phân loại kỹ khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ uy tín và có kế hoạch kinh doanh khả thi,… Tóm lại, hoạt động tín dụng của Ngân hàng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, bởi vì chỉ có lãi từ cho vay mới bù đắp lại các chi phí phát sinh của Ngân hàng như: chi phí huy động vốn, chi phí dự trữ, chi phí quản lý,… Vì thế, phân tích, đánh giá hoạt động cho vay là một công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhìn chung, qua các chỉ số vừa phân tích cho thấy, tình cho vay của Ngân hàng đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đang có xu hướng tăng nên cần có biện pháp khắc phục và hạn chế trong thời gian tới. 52 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Tuy đã chuyển sang hướng đa dạng hóa khách hàng nhưng tiềm thức của khách hàng Ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL là Ngân hàng cho vay mua và sửa chữa nhà. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng, nhận thấy được một số vấn đề như sau:  Tỷ trọng cho vay cho lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp luôn chiếm tỷ trọng thấp. Tỷ trọng trong thế mạnh là công nghiệp - xây dựng cũng chiếm tỷ trọng chưa cao và có xu hướng giảm qua các năm.  Tỷ trọng cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, cho vay trung dài hạn mang lại lợi ích về kinh tế cũng như tạo lợi nhuận lớn cho Ngân hàng nhưng vẫn chưa được quan tâm. Nếu công tác thẩm định của Ngân hàng chặt chẽ thì khách hàng không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ và chọn lọc được khách hàng tốt sẽ có thiện chí trong việc trả nợ.  Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ đang có xu hướng tăng dần qua các năm. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Cho vay là hoạt động được tất cả các ngân hàng quan tâm vì nó mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Để không làm phí phạm vốn và tăng doanh thu thì ngân hàng phải có biện pháp cho vay thực sự hiệu quả và phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Với thực tế ngân hàng sử dụng vốn qua các năm xét thấy có nhiều vấn đề Ngân hàng cần phải cải thiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, MHB Cần Thơ cần phải cải thiện một số vấn đề sau để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. 5.2.1 Giới thiệu về ngân hàng đến từng người dân Là một ngân hàng mới thành lập ở Cần Thơ không lâu nên không nhiều người biết tới mặc dù ngân hàng tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố. Trong khi thế mạnh của vùng là nông nghiệp nhưng cho vay nông – lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến còn nhiều bỏ ngỏ. Phổ biến các sản phẩm của ngân hàng đến người dân có nhu cầu như treo banner để thu hút ánh nhìn của người dân, hay tư vấn trực tiếp cho khách hàng bằng cách tuyển cộng tác viên, sau đó tập huấn kĩ cho cộng tác viên về các sản phẩm ưu đãi của ngân hàng và giàu tính cạnh tranh với các gói sản phẩm cũng loại của các TCTD khác, và 53 các công tác viên sẽ đi tìm khách hàng cho ngân hàng. Tuy có tốn chi phí nhưng công việc này vừa có lợi cho Ngân hàng là tìm được nhiều khác hàng hơn và còn có lợi cho người dân là họ có thêm kiến thức cũng như nhiều lựa chọn cho mình hơn. Từ đó ngân hàng huy động vốn được hiệu quả và sử dụng vốn đó cho vay được nhiều hơn tăng cường hoạt động tín dụng của ngân hàng. 5.2.2 Thực hiện chiến lược mở rộng tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. Đối với khách hàng truyền thống vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi về lãi suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng an tâm sản xuất kinh doanh. MHB Cần Thơ là Ngân hàng chuyên đầu tư vào những dự án trung và dài hạn nhưng trong những năm qua doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy trong thời gian tới khi nền kinh tế phục hồi Ngân hàng cần đẩy mạnh đầu tư vào các dự án nhằm đem lại lợi nhuận cao và ổn định cho Ngân hàng. 5.2.3 Tạo liên kết cho vay tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển. Cho vay lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp còn rất nhỏ điều này ảnh hưởng tới cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng như tăng cường hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần có chính sách liên kết giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp, cho người nông dân vay tập trung sản xuất, song song đó cho doanh nghiệp vay để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm của người dân. Đối với người dân, áp dụng chính sách giá sàn thu mua nông sản của họ, giá thì trường hiện tại thấp hơn giá bao tiêu thì thu mua với giá bao tiêu, còn giá thị trường cao hơn thì mua với giá thị trường cho người nông dân. Điều này sẽ hạn chế tình trạng được mùa mà mất giá cho người dân. Còn đối với doanh nghiệp, để làm được bao tiêu giá sàn cho người nông dân thì ngân hàng phải cho vay vốn để thu mua và hỗ trợ vốn thời gian dài nếu phát sinh tồn trữ chờ được giá, lúc đó xuất kho có lời cho doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng có thể tăng dần quy mô cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp cũng như công nghiệp. Vì được bao tiêu đầu ra nông sản vì thế thu nhập của người dân cũng ổn đình và thu nợ của ngân hàng cũng ổn định hơn, gớp phần giảm tình hình nợ xấu của khối ngành nông nghiệp. Còn đối với công nghiệp vì được tiếp thêm vốn cũng như nguyên liệu nên việc sản xuất cũng được đẩy mạnh từ đó thu nhập cũng ổn định hơn. Điều này tạo điều kiện phát triển cho ngân hàng cũng như phúc lợi xã hội 54 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ngân hàng hội sở, cùng sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ, hoạt động của ngân hàng đạt được những kết quả khá tốt: - Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được kết quả khả quan, đều có lợi nhuận qua 3 năm 2011-2013, tuy nhiên lợi nhuận vẫn chưa cao, và không ổn định, năm 2012 giảm so với năm 2011 và năm 2013 tăng so với năm 2012. - Trong quá trình cấp tín dụng xác định đúng thị trường, khách hàng đối tượng vay, như việc ngân hàng tập trung vào cho vay vào khối ngành thương mại dịch vụ thu nợ ở khối ngành này rất cao và tương đối nhanh, và cho vay vào khối ngành khác vì có nhiều tiềm năng phát triển và RRTD ở mức thấp, vì vậy doanh số cho vay luôn ở mức cao thúc đẩy lưu thông vốn trên thị trường từ đó làm động lực phát triển kinh tế vùng. - Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3% theo khuyến cáo của NHNN. Bên cạnh những mặt làm được thì ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ còn những mặt tồn tại, thiếu sót sau: - Tỷ lệ cho vay nông nghiệp còn thấp và RRTD rất cao măt dù đây là thế mạnh của vùng. - Tỷ lệ cho vay trung dài hạn còn thấp so với tổng doanh số cho vay của ngành. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại. (2012) Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 2 Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại (2010) Giáo trình tiền tệ ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 3. Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng. 4. Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 5. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 6. Web của ngân hàng MHB: www.mhb.com.vn. 56 [...]... hình hoạt động tín dụng của NH Mục tiêu (4): Từ kết quả phân tích mục tiêu (1), (2) và (3) để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng MHB trong thời gian tới 12 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Ngân hàng phát triển nhà. .. phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long , giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014, được chọn làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để thấy rõ thực trạng tín. .. động tín dụng của ngân hàng (3) Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng để biết được ưu nhược điểm, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy và cải thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng (4) Đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian... đáp ứng được nhu vốn của doanh nghiệp, người lao động, người dân ở thành phố Cần Thơ đang rất lớn Vì thế, việc phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ sẽ cho ta thấy được những mặt đạt được cũng như mặt hạn chế từ đó đề ra biện pháp phát huy cũng như cải thiện tình hình tín dụng tại ngân hàng và tiếp cận vốn của người dân cho mục đích... và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là vùng ĐBSCL 3.1.2 Lịch sử hình thành ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Trong quá trình hoạt động và mở rộng mạng lưới của mình, ngày 21/04/1999, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 350/CV chấp nhận cho Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL thành lập chi nhánh tại thành phố Cần Thơ Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động. .. 25/10/2014 Đề tài sử dụng số liệu phân tích trong các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng a) Tín dụng: tín dụng là một phạm... dụng, từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: (1) Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 (2) Phân tích thực hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua việc phân tích tình hình tín dụng cho khối ngành và thành phần kinh tế, từ đó tìm ra được nguyên nhân tác động tới hoạt động tín dụng. .. trung tâm ĐBSCL, ngân hàng Thương Mại Cổ Phần phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ được thành lập nhằm mở rộng quy mô hoạt động của một ngân hàng hàng uy tín và Nhà nước nắm số cổ phần cao, một trong những ngân hàng được chính phủ xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt Cũng như là trung gian luân chuyển vốn tạo cơ hội phát triển, tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân Cần Thơ Nhu cầu vốn... TMCP NHNN NH TCTD DSCV DSTN ĐBSCL KH : Thương mại cổ phần : Ngân hàng nhà nước : Ngân hàng : Tổ chức tín dụng : Doanh số cho vay : Doanh số thu nợ : Đồng bằng sông Cửu Long : Khách hàng RRTD : Rủi ro tín dụng QLRR : Quản lý rủi ro ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Là trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Cần Thơ như là một viên ngọc nằm giữa đồng bằng Tiềm năng đầu tư phát triển. .. khách hàng đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây: - Quy trình tín dụng

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:32

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan