ngưỡng nợ và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường tài chính

46 298 0
ngưỡng nợ và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN LÊ TUYẾT HỒNG NGƯỠNG NỢ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 8-2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN LÊ TUYẾT HỒNG MSSV: 4114234 NGƯỠNG NỢ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TRẦN THỊ HẠNH PHÚC 8-2014 LỜI CẢM TẠ Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa. Đây không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mà còn là sự giúp đỡ, chỉ dẫn rất nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô đã giảng dạy trong thời gian qua. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cô giáo viên hướng dẫn là cô Trần Thị Hạnh Phúc, thầy cố vấn học tập Phạm Phát Tiến đã hướng dẫn tận tình và bổ sung cho tôi những kiến thức còn khiếm khuyết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên bài luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để bài luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày …....... tháng …..... năm 2014 Người thực hiện PHAN LÊ TUYẾT HỒNG TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ..….. tháng ….... năm 2014 Người thực hiện PHAN LÊ TUYẾT HỒNG MỤC LỤC _________________________________________________________________________ Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................ 2 1.3.2 Pham vi về thời gian ................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 5 2.1.1 Nguồn vốn đầu tư .................................................................................... 5 2.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 5 2.1.1.2 Vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với doanh nghiệp ............................. 6 2.1.2 Đầu tư ....................................................................................................... 6 2.1.2.1 Khái niệm .............................................................................................. 6 2.1.2.2 Phân loại hoạt động đầu tư dài hạn ........................................................ 7 2.1.2.3 Vai trò của đầu tư đối với doanh nghiệp ............................................... 8 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 8 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 9 2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 9 Chương 3: TỔNG QUAN SÀN GIAO DỊCH HOSE VÀ NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG .............................................................................................................. 15 3.1 Tổng quan về HOSE .................................................................................. 15 3.1.1 Giới thiệu về HOSE ................................................................................ 15 3.1.1.1 Giới thiệu chung .................................................................................. 15 3.1.1.2 Quá trình thành lập .............................................................................. 15 3.1.1.3 Chức năng, phương thức giao dịch, quyền hạn và nghĩa vụ ............... 16 3.2 Nhóm ngành xây dựng ở Việt Nam ........................................................... 18 3.2.1 Tổng quan ngành xây dựng ở Việt Nam................................................. 18 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng.......................................... 19 3.3.3 Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng hiện nay ............................... 19 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ DÀI HẠN VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN, ẢNH HƯỞNG NỢ DÀI HẠN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ................... 20 4.1 Giới thiệu ................................................................................................... 20 4.2 Mô tả nghiên cứu ....................................................................................... 20 4.3 Phân tích ngưỡng nợ và tác động của ngưỡng nợ đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ....................................... 21 4.3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 21 4.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa ngưỡng nợ và đầu tư dài hạn ................... 21 4.3.3 Kiểm định tác động của dòng tiền trước và sau ngưỡng nợ đến đầu tư dài hạn .................................................................................................................... 24 4.4 Giải pháp tiếp cận vốn đầu tư .................................................................... 27 Chương 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 29 Phụ lục 1: Bảng số liệu .................................................................................... 30 Phụ lục 2: Kết quả chạy mô hình ..................................................................... 33 1. Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................................ 33 2. Kết quả mô hình ........................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 35 DANH SÁCH BẢNG _____________________________________________________________ Bảng 2.3: Mô tả biến đưa vào mô hình ...................................................... 10 Bảng 3.1: Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng hiện nay ............... 19 Bảng 4.1: Tình hình nợ dài hạn và đầu tư dài hạn của các công ty giai đoạn 2010-2013 ............................................................................................. 20 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy của mô hình (4.1) ............................................ 22 Bảng 4.3: Nhóm công ty trước và sau ngưỡng nợ .................................... 24 Bảng 4.4: Kết quả chạy hồi quy mô hình (4.2) .......................................... 25 DANH SÁCH HÌNH _____________________________________________________________ Hình 3.1: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ............ 16 Hình 4.1: Quan hệ của nợ dài hạn trên tổng tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. ............................................................................................ 21 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể phát triển cũng như hoạt động có hiệu quả. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp, như: khó khăn trong việc tiếp cận vốn và công nghệ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, bất cập trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động. Trong những lý do kể trên, đầu tư của doanh nghiệp là một trong những vấn đề có sức ảnh hưởng lớn nhất trong hoạt động và kết quả kinh doanh. Để có quyết định đầu tư hiệu quả, các doanh nghiệp phải dựa vào nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài như môi trường pháp lý và môi trường kinh tế cũng như môi trường khoa học công nghệ. Bên cạnh môi trường bên ngoài thì các yếu tố bên trong như lực lượng lao động, khách hàng. Trong suy nghĩ của đa số cá nhân, tiết kiệm rất quan trọng vì tiết kiệm càng nhiều có thể coi như của cải càng nhiều. Nhưng liệu mức tiết kiệm cao nhất có thể đem lại lợi ích không những cho các doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế hay không? Trong một lập luận của mình, Keynes (1930) đã chỉ ra rằng, khi dân chúng cố để dành nhiều hơn thì chưa chắc toàn thể quốc gia đã có nhiều tiết kiệm hơn. Vấn đề này được các nhà kinh tế học gọi là “nghịch lý của sư tằn tiện”. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ hơn trong việc mở rộng đầu tư. Do vậy, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tài chính sẽ trở nên lãng phí. Để tiến hành một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có vốn. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ lấy nguồn vốn ở đâu để tái đầu tư. Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp, thì nợ có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn có thể được huy động bằng nhiều cách như phát hành trái phiếu, vay ngân hàng. Vậy các doanh nghiệp thường chọn cách nào để có vốn tiếp tục đầu tư? Vay nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cũng là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, với nhiều doanh nghiệp, vay nợ chính là nguồn đầu tư chính. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng nợ để làm nguồn tài trợ vì vẫn còn nhiều vấn đề lo ngại. Để tìm ra hành vi của các doanh nghiệp trong việc đầu tư dựa trên quyết định vay nợ, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “ Ngưỡng nợ và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường tài chính” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định ngưỡng nợ của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán, từ đó, nghiên cứu tác động của ngưỡng nợ dài hạn đến quyết định đầu tư của các công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể là: - Mục tiêu 1:. Phân tích tình hình đầu tư và tỷ lệ nợ trên tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán; -Mục tiêu 2:. Xác định ngưỡng nợ của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán; - Mục tiêu 3: Nghiên cứu tác động của ngưỡng nợ dài hạn đến quyết định đầu tư của các công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian 23 công ty xây dựng được niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán sàn giao dịch HOSE. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tàiđược thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014. Số liệu trong đề tài từ năm 2010 đến năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ngưỡng nợ dài hạn, dòng tiền và đầu tư dài hạn của các công ty thuộc ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán sàn HOSE. Cụ thể, đề tài xác định ngưỡng nợ dài hạn và phân tích ảnh hưởng của nợ dài hạn và dòng tiền của doanh nghiệp đến đầu tư dài hạn. Để thực hiện đề tài này tác giả lấy số liệu từ báo cáo tài chính của 23 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhóm ngành xây dựng có 32 công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE nhưng chỉ có 23 công ty thỏa mãn điều kiện là được niêm yết cổ phiếu từ năm 2010 trở về trước. Do đó, số lượng công ty được chọn là 23 công ty. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hansen, Threshold Effects in non-dynamic panels: Estimating, Testing and Inference (1997), đã sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng và bình phương nhỏ nhất để xác minh liệu hạn chế tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư. So sánh một tác dụng hồi quy có định cho một hoặc hai lần nghỉ trong một hồi quy duy nhất. Giả định các công ty có thể đáp ứng với giá quy định tại các thị trường chứng khoán tập trung ( thông qua các “chi phí vốn” hoặc “q”). Tác giả sử dụng phương pháp boosttrap để xác định ngưỡng nợ bằng cách tính chỉ số likelihood ratio của chỉ số tỷ lệ nợ, mức likelihood ratio thấp nhất sẽ là mức ngưỡng nợ bởi tại đó chỉ số của hệ số hồi quy bắt đầu thay đổi. Một các tiếp cận khác nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng tiền là một yếu tố quyết định chi tiêu đầu tư, trong đó tài chính nội bộ có lợi thế chi phí quan trọng hơn tài chính bên ngoài. Một công ty không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận thị trường vốn bên ngoài để đáp ứng những thay đổi trong chi phí vốn, giá tài sản, hoặc ưu đãi đầu tư về thuế. Trong phạm vi công ty bị hạn chế về khả năng huy động vốn từ bên ngoài, chi tiêu đầu tư có thể nhạy cảm với sự sẵn có của tài chính nội bộ. Trong bài này, tác giả sử dụng lý thuyết q đầu tư, và xem xét tầm quan trọng của hệ thống tài chính được tạo bởi sự không hoàn hảo của thị trường vốn. Sử dụng số liệu về các doanh nghiệp sản xuất cá nhân, so sánh hành vi đầu tư của các công ty sử dụng tất cả tài chính nội bộ với công ty trả cổ tức. Kết quả cho thấy rằng đầu tư nhạy cảm với dòng tiền hơn đối với nhóm công ty mô hình, nghĩa là nhiều khả năng phải đối mặt với khó khăn tài chính bên ngoài. Các kết quả này phù hợp với mô hình tăng cường chúng tôi đề xuất, trong đó có tính đến chế độ tài chính khác nhau cho các nhóm khác nhau của công ty. Một phần mở rộng và tác động đối với chính sách công. Thạc sĩ Nguyễn Việt Phong (2014), trong bài báo Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chỉ tiêu vốn, đã sử dụng chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn ICOR để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam theo 3 giai đoạn: 2000-2006, 20072012, và 2000-2012 theo 3 khu vực kinh tế. ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là hệ số xác định mối quan hệ giữa “Sự thay đổi quy mô vốn sản xuất” với “Sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia”, phản ảnh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP. Kết quả tính toán thử nghiệm cho thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn. Đứng thứ 2 về mặt sử dụng vốn là khu vực kinh tế Nhà Nước. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực đầu tư có hiệu quả nhất. Từ những khó khăn trong quá trình thu thập số liệu để tính chỉ số ICOR trong giai đoạn 2000-2012, tác giả đề ra cải tiến phương án cho cuộc điều tra vốn đầu tư áp dụng cho năm 2015 sẽ cần thu thập thêm thông tin về giá trị tài sản hiện có của các đơn vị điều tra. Tác giả kết luận thêm rằng hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà nước không đến mức kém hiệu quả như kết quả thử nghiệm vì thực tế đầu tư của khu vực này còn bao gồm đầu tư cho các công trình công cộng. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, THS.Phùng Đức Nam, và THS.Hoàng Thị Phương Thảo (2014) trong bài Nghiên cứu và Trao đổi Đòn bẩy và hoạt động đầu tư: Vai trò của tăng trưởng và sở hữu nhà nước, để tiến hành nghiên cứu với mẫu 630 các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 đến 2012 về mối tương quan giữa đòn bẫy và quyết định đầu tư. Kết quả cho thấy đòn bẩy có tương quan âm với đầu tư của doanh nghiệp. Đặc biệt mối tương quan này có sự khác biệt giữa các công ty có triển vọng tăng trưởng khác nhau, trong đó tác động ngược chiều này yếu hơn ở những công ty tăng trưởng cao hơn so với những công ty tăng trưởng thấp. Ngoài ra, khi nghiên cứu vai trò của sở hữu Nhà nước ở cả cấp độ Ngân hàng và công ty, tác giả tìm thấy được bằng chứng cho thấy sở hữu Nhà nước có xu hướng làm giảm tác động ngược chiều của đòn bẩy lên đầu tư. Điều này hàm ý một chính sách cho vay dễ dãi, đặt ra ít ràng buộc của hệ thống Ngân hàng và vấn đề đầu tư quá mức nhưng thiếu hiệu quả ở các doanh nghiệp Nhà nước. Các tác giả sử dụng mô hình trong nghiên cứu của Aivazian và cộng sự (2005) để tìm hiểu tác động của đòn bẩy lên hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1Nguồn vốn đầu tư 2.1.1.1 Khái niệm Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bao gồm: - Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn góp ban đầu của doanh nghiệp, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu (đối với doanh nghiệp cổ phần). + Vốn góp ban đầu của doanh nghiệp: Khi mới thành lập doanh nghiệp, bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Với doanh nghiệp Nhà nước, số vốn này được lấy từ Ngân sách Nhà nước, và thuộc sở hữu của Nhà nước. Còn với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn ban đầu (mức vốn được nhà nước quy định trong Luật doanh nghiệp). Trong khi đó, đối với công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu sẽ do các cổ đông đóng góp. Theo Luật Doanh nghiệp, muốn xin đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết theo quy định của Pháp luật. + Lợi nhuận không chia: Trong quá trình kinh doanh, nếu hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có lãi, khoản lãi này sẽ định kì chia cho các chủ sở hữu và doanh nghiệp giữ lại một phần. Khoản lợi nhuận không chia này doanh nghiệp sử dụng một phần để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và sẽ làm gia tăng vốn của doanh nghiệp. Tạo vốn bằng lợi nhuận không chia là một nguồn vốn rất quan trọng vì doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn và giảm sự lệ thuộc vào bên ngoài. Tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp đang hoạt động đã và đang có lãi.  Ưu điểm cơ bản của nguồn vốn này là chi phí huy động vốn thấp, vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên chủ đầu tư có toàn quyền quyết định sử dụng chúng mà không gặp phải cản trở nào từ sự bất đồng của các bên. Mặt khác, nguồn vốn huy động từ nội bộ thường có chi phí cơ hội thấp, do đó an toàn hơn cho chủ đầu tư trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, nếu gia tăng quá lớn tỷ lệ tài trợ từ nguồn nội bộ thì có thể dẫn đến một số bất lợi như làm suy giảm khả năng tài chính hiện tại của công ty, do đó có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động khác của công ty. Ngoài ra, tỷ lệ tài trợ tăng còn có khả năng làm giảm tỷ suất sinh lời vốn có của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần của cổ đông. 2.1.1.2 Vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với doanh nghiệp Đầu tư có vai trò bù đắp phần tài sản đã tiêu hao, khấu hao trong quá trình sản xuất cũng như mở rộng sản xuất để nâng cao đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư đó được thể hiện dưới dạng tiền, gọi là vốn đầu tư. - Vai trò về mặt pháp lý: Theo Luật Doanh nghiệp 2005, để thành lập một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, ngoài các điều kiện cơ bản như ngành nghề không bị cấm, có tên doanh nghiệp, trụ sở ổn định thì một điều kiện không thể thiếu là doanh nghiệp phải có vốn pháp định (là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có để hoạt động kinh doanh). Như vậy vốn là điều kiện ban đầu và cũng là cơ bản nhất để hình thành một doanh nghiệp. Vì xét cho cùng, doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích phát triển vốn ban đầu của mình, tạo lợi nhuận kinh doanh. Vai trò về mặt kinh tế: Bất kỳ hoạt động vận hành, kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng cần sử dụng đến nguồn vốn. Bởi vậy, vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ban đầu, doanh nghiệp sử dụng vốn để xây dựng tài sản cố định như nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân công. Đây là nền tảng để doanh nghiệp hoạt động và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có thêm vốn. Do đó, có thể mở rộng kinh doanh. Vốn càng lớn, khả năng kinh doanh càng cao, có thể mua máy mọc hiện đại hơn, mặt bằng rộng hơn, và có thể đem lại lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, với mức vốn lớn, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng thị thường kinh doanh, đạt doanh thu lớn hơn. 2.1.2 Đầu tư 2.1.2.1 Khái niệm Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã hội phát triển. Do vậy, trước hết cần tìm hiểu khái niệm đầu tư. Theo Luật Đầu tư (2005), đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Bùi Bá Cường và Bùi Trinh (2005) theo Một số vấn đề về vốn và đầu tưđịnh nghĩa tổng quát về đầu tư như sau: Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy để tăng năng lượng sản xuất trong thời kỳ sau của kinh tế. Sản lượng ở đây bao gồm phần sản lượng được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoàitheo luông sản phẩm; đối với loại sản phẩm hữu hình như nhà cửa, công trình xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị...hay các sản phẩm vô hình như bằng phát minh sáng chế, phí chuyển nhượng tài sản... Vì những lý do trên, một cách tổng quát, khái niệm đầu tư có thể đưa ra như sau: Đầu tư là một hình thức bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm thu được những lợi ích kì vọng trong tương lai. Xác định đầu tư: Là những khoản đầu tư mà doanh nghiệp không mong đợi để bán trong năm. Những khoản đầu tư có thể bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu phổ thông, các ghi chú dài hạn, đầu tư vào tài sản cố định hữu hình hiện nay không được sử dụng trong các hoạt động, và các khoản đầu tư dành trong quỹ đặc biệt (quỹ chìm, các quỹ hưu trí...) Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp của Đại học Thương mại, đầu tư dài hạn có thể hiểu là hoạt động cần sử dụng vốn để hình thành nên những yếu tố (tài sản và nhân lực) cần thiết hay thực hiện những dự án nhằm thu được lợi nhuận trong dài hạn. Hay theo một định nghĩa phân loại theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra , đầu tư dài hạn là đầu tư có thời gian hoàn vốn lớn hơn một năm. 2.1.2.2 Phân loại hoạt động đầu tư dài hạn Theo Đại học Kinh tế quốc dân trong Hoạt động đầu tư và phân loại hoạt động đầu tư (2014), có nhiều quan điểm để phân loại hoạt động đầu tư dài hạn. Theo từng tiêu thức có thể phân ra như sau: - Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển khoa học kỹ thuật và phát triển cơ sở hạ tầng. - Phân loại theo đặc điểm: Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất tài sản cố định và đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới hình thành hoặc thêm các tài sản lưu động cho các cơ sở sẵn có. - Phân loại theo nội dung: Đầu tư mới hình thành nên các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, Đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng lực sản xuất để hình thành nhà máy mới, phân xưởng mới, với mục đích cung cấp thêm sản phẩm cùng loại, và đầu tư mở rộng nhằm tạo ra các sản phẩm mới. 2.1.2.3 Vai trò của đầu tư đối với doanh nghiệp Là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn để hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, quyết định đầu tư đòi hỏi phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Vai trò của đầu tư dài hạn đối với doanh nghiệp: Đầu tư dài hạn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đổi mới nâng cao năng lực khoa học-công nghệ, cải thiện sức cạnh tranh và nâng cao trình độ phát triển của doanh nghiệp. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của 30 doanh nghiệp thuộc VN30 trên các trang web. Ngoài ra, những số liệu trong niên giám thống kê, báo đài, các bài nghiên cứu khác… cũng được nghiên cứu. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1 : Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa vào số liệu thứ cấp với các tiêu chí như số trung bình, tỷ trọng để so sánh, phân tích tình hình đầu tư và tỷ lệ nợ trên tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Mục tiêu 2:Sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng với mô hình ngưỡng xây dựng từ mô hình nợ và đầu tư của Fezzari (1988) để xác định ngưỡng nợ của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán. Fezzazi (1988) đã nhận định các doanh nghiệp vay nợ nhằm tăng đầu tư cho chính doanh nghiệp từ đó làm tăng tổng tài sản. Điều này làm cho dòng tiền đi vào công ty tăng lên, hay nói cách khác nợ và dòng tiền có quan hệ tuyến tính. Tuy vậy, nợ vay từ nguồn tài chính bên ngoài không phải lúc nào cũng thuận lợi trong thị trường không hoàn hảo. Các Ngân hàng luôn xem xét tỷ lệ nợ của công ty trước khi ký duyệt cho vay một dự án, do đó ứng với mức nợ nói chung, và mức nợ dài hạn trên tài sản nói riêng như trong đề tài, thì nguồn tài trợ đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh nguồn vốn vay từ bên ngoài, doanh nghiệp còn có lựa chọn dòng tiền từ nguồn bên trong khi trích cổ tức. Vay bên ngoài cần thêm nhiều chi phí như chi phí lãi, chi phí hành chính, chi phí cơ hội... Do vậy, một số doanh nghiệp chọn lựa cách trích cổ tức để tiết kiệm những chi phí phát sinh cũng như tận dụng nguồn vốn sẵn có. Khi trích cổ tức, dòng tiền của doanh nghiệp sẽ thay đổi, không còn có một mối quan hệ tuyến tính như ban đầu. Do vậy, luận văn sẽ đưa ra một mô hình phi tuyến tính thay vì mô hình tuyến tính như những mô hình trước đó để xác định mức ngưỡng nợ dài hạn mà tại đó, hành vi đầu tư dài hạn của doanh nghiệp bắt đầu thay đổi và kéo theo sự thay đổi của dòng tiền.  Cơ sở xây dựng mô hình Modigliani và Miller (1958) đưa ra giả thuyết, trong điều kiện thị trường hoàn hảo, không có sự bất đối xứng thông tin, nếu các doanh nghiệp và nhà đầu tư có cùng cơ hội đầu tư thì thuế là không khác nhau giữa các loại nguồn tài chính, thì chính sách đầu tư của doanh nghiệp sẽ không có sự khác biệt. Giá trị thị trường của từng doanh nghiệp dựa vào kỳ vọng lợi nhuận chứ không dựa vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó. Do đó, nguồn vốn tài chính bên trong và bên ngoài có thể thay thế hoàn hảo cho nhau. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tài chính bên ngoài để đầu tư nếu nguồn tài chính bên trong có sự biến động. Baumol (1967) đã đưa ra kết luận rằng các nhà quản lý có xu hưởng đẩy chính sách đầu tư sao cho tỷ suất biên của lợi nhuận lên một điểm mà lợi nhuận nhà đầu tư thu được sẽ dưới mức đó. Chính vì vậy, nguồn tài chính bên trong sẽ phù hợp hơn khi nó vượt qua nguồn vốn từ thị trường ngoài và được nhà quản lý kì vọng cho tăng trưởng của doanh nghiệp. Nói cách khác, nhà quản lý sẽ tránh sử dụng vốn bên ngoài vì sẽ dễ đẩy doanh nghiệp vào thị trường chứng khoán. Hơn nữa, theo lý thuyết tân cổ điển, thì dòng tiền sẽ không bị ảnh hưởng bởi quyết định đầu tư của doanh nghiệp, dù cho chi phí vốn có bằng bao nhiêu. Myers và Majluf (1984) đã đưa ra các giả thuyết về thông tin bất đối xứng. Fazzari et al (1988) thử nghiệm các giả thuyêt của Myers và Majluf và xác định được một mối quan hệ tích cực giữa dòng tiền và đầu tư, cho thấy được sự nhạy cảm của đầu tư với dòng tiền của các doanh nghiệp bị hạn chế tài chính. Nếu giá của các nguồn vốn là khác nhau, sự sẵn có của nguồn tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự đầu tư thực tế của một số doanh nghiệp. Một lý do họ trả cổ tức thấp là họ yêu cầu đầu tư tài chính vượt quá dòng tiền nội bộ của họ và họ giữ lại tất cả các quỹ nội bộ chi phí thấp mà họ có thể tạo ra. Lý do thứ hai là do các doanh nghiệp không có hoặc có quá ít lợi nhuận có thể phân phối. Tuy vậy, theo Devereux và Schiantarelli (1990) thì tài chính nội bộ và tài chính bên ngoài không phải là thay thế hoàn hảo, nên sự tồn tại các vấn đề thông tin bất đối xứng làm cho tài chính bên ngoài đắt hơn tài chính nội bộ.  Mô hình đầu tư của Fezzari: I X CF K it K it K it ( ) = f( ) + g( ) (2.1) Trong đó: I là đầu tư vào trang thiết bị của công ty i trong thời gian t; X là một véc tơ đại diện của biến, có thể bị trễ, là một yếu tố quyết định đầu tư từ một quan điểm lý thuyết; CF là dòng tiền nội bộ của công ty, nó đại diện cho tiềm năng và độ nhạy cảm của tài chính công ty với đầu tư; K là vốn cổ phần vào đầu kỳ. Để xác định ngưỡng nợ dài hạn của các công ty, dựa theo lý thuyết về quan hệ giữa nợ, dòng tiền và đầu tư cùng với mô hình đầu tư của Fezzari (1988) và mô hình ngưỡng của Hansen, ta có mô hình có dạng như sau: 𝐈𝐢𝐭 = 𝛂𝟎 + 𝛂𝟏 𝐃𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟐 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟑 𝐐𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟒 𝐐𝟐𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟓 𝐐𝟑𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟔 𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏 + 𝛆 (2.2) Các biến được mô tả như sau: Bảng 2.3: Mô tả biến đưa vào mô hình Biến số Ký hiệu Tỷ lệ đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu 𝐈𝐭 Tỷ lệ giá trị thị trường trên tổng tài sản 𝐐𝐭−𝟏 Tỷ lệ nợ dài 𝐃𝐭 𝐭−𝟏 hạn trên tổng tài sản Mô Tả Dấu Loại kì biến vọng Đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu: Tổng đầu tư vào công ty và trang thiết bị trong năm chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Đầu tư dài hạn của năm t được tài trợ bằng dòng tiền và nợ dài hạn của năm t-1. Đầu tư dài hạn bằng tổng đầu tư vào tài sản cố định như nhà xưởng, văn phòng, thiết bị, tài sản cố định cho thuê, giá trị đầu tư chứng khoán và quyền sử dụng đất hằng năm, được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty. Giá trị thị trường của công ty được tính bằng + số lượng cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường nhân với giá cổ phiếu trên thị trường. Giá cổ phiếu trên thị trường: Giá đóng cửa của cổ phiếu trong ngày giao dịch cuối cùng trong năm. 𝐐𝐭−𝟏 bằng giá trị thị trường chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ giá thị trường trên tổng tài sản giúp ta biết được quy mô của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá được khả năng mượn nợ và đầu tư của doanh nghiệp. Nợ dài hạn: Được tính bằng giá trị sổ sách của + nợ dài hạn vào cuối năm. 𝐃𝐭 𝐭−𝟏 được tính bằng nợ dài hạn chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản là chỉ số phản ánh được quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết tỷ lệ nợ dài hạn doanh nghiệp sử dụng để đầu tư trong tổng số tài sản doanh nghiệp đang có. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, Biến phụ thuộc Biến độc lập Biến độc lập Tỷ lệ dòng 𝐂𝐅𝐭−𝟏 tiền trên tổng tài sản cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, tỷ lệ này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả trong dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp gặp ít khó khăn trong tài chính. Dòng tiền là thu nhập ròng cộng (+) khấu hao và các chi phí không phải tiền mặt khác (cổ tức). Thu nhập ròng bằng doanh thu trừ tổng chi phí và thuế. Giải thích dấu kì vọng: Dấu kì vọng là “+” cho biết, nếu biến độc lập thay đổi theo chiều hướng tăng thì biến phụ thuộc biến đổi cùng chiều với biến độc lập, theo chiều hướng tăng. Còn dấu kì vọng là “-” thì biến phụ thuộc biến đổi ngược chiều với biến độc lập. Nghĩa là khi biến độc lập tăng thì biến phụ thuộc biến đổi theo chiều hướng ngược lại với biến độc lập, theo chiều hướng giảm. Các biến được giải thích với các ý nghĩa như sau: - Nợ dài hạn trên tổng tài sản có dấu kì vọng dương: Nghĩa là khi nợ dài hạn trên tổng tài sản càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều vốn để sử dụng để đầu tư, do đó đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng. - Giá trị thị trường trên tổng tài sản có dấu kì vọng dương: Nghĩa là khi giá trị thị trường trên tổng tài sản càng lớn, hay giá trị thị trường của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có uy tín trên thị trường do kết quả hoạt động kinh doanh tốt, càng có khả năng tiếp cận nguồn vay từ bên ngoài cao hơn, dẫn đến có nhiều vốn để tái đầu tư hơn. - Dòng tiền trên tổng tài sản có dấu kì vọng dương: Nghĩa là khi dòng tiền tăng thì đầu tư càng tăng và ngược lại. Doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính sẵn có để đâu tư, nên nếu dòng tiền của doanh nghiệp dồi dào thì nguồn đầu tư càng lớn, do đó đầu tư của doanh nghiệp càng tăng. Ngưỡng nợ γ được xác định bằng cách tính điểm ngưỡng của nợ dựa vào kết quả ước lượng α1 , α2 và được tính như sau: 𝐈𝐢𝐭 = 𝛂 + 𝛂𝟏 𝐃𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟐 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏 𝐝𝐈𝐢𝐭 = 𝛂𝟏 + 𝟐𝛂𝟐 𝐃𝐢𝐭−𝟏 = 𝟎 𝐝𝐃𝐢𝐭−𝟏 𝐃𝐢𝐭−𝟏 = − 𝛂𝟏 𝟐𝛂𝟐 Biến độc lập Lúc đó Dit−1 này chính là ngưỡng nợ 𝛾 Giả thuyết về thị trường vốn hoàn hảo mà căn cứ các mô hình thực nghiệm đầu tư giả định rằng, trong một thế giới không có thuế hay chi phí giao dịch, giá trị của một công ty và lợi nhuận của một khoản đầu tư độc lập từ chế độ tài chính, mà nó được thực hiện các khoản nợ (nguồn bên ngoài) hoặc bằng vốn chủ sở hữu (nguồn nội bộ). Nhưng sự tồn tại của sự không hoàn hảo trong thị trường tài chính, bao gồm cả các vấn đề thông tin không cân xứng giữa người cho vay (tổ chức tín dụng) và khách hàng vay (doanh nghiệp), có thể tạo ra những rào cản mà làm cho các quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc vào chế độ lựa chọn về tài chính. Xem xét các thông tin bất đối xứng trong các mô hình của thị trường tín dụng đã dẫn đến hai loại kết quả mà bổ sung cho nhau, với một tác động trực tiếp đến hành vi đầu tư của các công ty. Đầu tiên, chi phí tài chính bên ngoài của công ty này phụ thuộc vào tình hình tài chính của nó. Thứ hai, trong những hoàn cảnh nhất định, sự tồn tại của thông tin không đầy đủ về chất lượng của các dự án đầu tư của các công ty dẫn đầu cho vay điều chỉnh lãi suất theo tình hình cụ thể của từng công ty.Nếu công ty không thể đáp ứng bất kỳ yêu cầu được áp đặt bởi các thị trường tài chính bên ngoài, nó sẽ thực hiện các khoản đầu tư duy nhất là sử dụng tài chính nội bộ của mình (mà phụ thuộc vào tỷ lệ lợi nhuận hiện tại và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến), đầu tư, có thể là kém hơn so với những gì đã có khuyến khích để duy trì hoặc phát triển vị thế cạnh tranh. Vì vậy, công ty có nguy cơ bị thất bại bởi mặc định đầu tư (do phân phối của tài chính bên ngoài và thiếu nguồn tài chính nội bộ cho các khoản đầu tư mong muốn). Nói cách khác, một công ty sẽ đầu tư với nguồn lực thích hợp của nó trước tiên. Nếu nguồn lực của công ty không đủ, công ty phải vay. Nếu quy mô của công ty cho phép, công ty cũng có thể nâng cao vốn chủ sở hữu. Các điều kiện tài trợ cho đầu tư sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm của tình hình tài chính của mỗi công ty. Thậm chí, nếu các khoản nợ cung cấp một lợi thế nhất định bằng cách đóng vai trò của tỷ lệ đòn bẩy, nó có thể đẩy công ty đến một chính sách nợ phóng đại. Thật vậy, một khối lượng gia tăng của nợ ngụ ý quyền tự chủ về quản lý và khuyến khích các nhà cung cấp cuối cùng. Mức lợi nhuận và mức độ nợ của công ty là hai chỉ số chính để đánh giá khả năng trả nợ vay. Bằng cách này, việc đầu tư được xác định bởi mức độ lợi nhuận và các khoản nợ. Nợ được sử dụng như một chỉ số về sự vững chắc tài chính của công ty và có thể điều kiện chi phí của nguồn lực bên ngoài hoặc truy cập vào các nguồn tài nguyên. Theo Hansen (1998), ngân hàng sẽ hạn chế trong việc cho vay đối với các công ty có nợ nhiều. Kết luận này cũng gần giống với kết quả của Hu và Schiantarelli (1998) trong mô hình hồi quy phân khúc của mình sử dụng tỷ lệ nợ trên tài sản như một biến tự do. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song cũng có thể hàm ý doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý mức độ rủi ro của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Ta xây dựng được mô hình ngưỡng nợ theo mô hình (2.1) của Fazzari như sau: 𝐈𝐢𝐭 = 𝛂𝟎 + 𝛂𝟏 𝐃𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟐 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟑 𝐐𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟒 𝐐𝟐𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟓 𝐐𝟑𝐢𝐭−𝟏 + 𝛄 𝛄 𝛂𝟔 𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏 (𝟏 − 𝐈𝐢𝐭−𝟏 )(𝐃𝐢𝐭−𝟏 − 𝛄) + 𝛂𝟕 𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏 (𝐈𝐢𝐭−𝟏 )(𝐃𝐢𝐭−𝟏 − 𝛄) + 𝛆 (2.3) Trong đó: 𝛄 𝐈𝐢𝐭−𝟏 = { 1 nếu 𝐃𝐢𝐭−𝟏 ≥ γ 0 nếu 𝐃𝐢𝐭−𝟏 < γ - Phương pháp phân tích nghiên cứu sự kiện: Đề tài sử dụng t test nhằm kiểm tra sự khác biệt của biến độc lập và biến phụ thuộc. Nhưng chưa khẳng định được chắc chắn vì sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình có thể là ngẫu nhiên. Vì thế, để xác định được ngưỡng nợ chính xác thông qua tác động của nợ dài hạn đối với đầu tư dài hạn, phải thông qua phương trình hồi quy. Với kiểm định này, kết quả kỳ vọng khi sử dụng t test cho dữ liệu là có sự khác biệt về giá trị trung bình và có mối tương quan nghịch giữa 𝐈𝐢𝐭 và𝐃𝐭 𝐢𝐭−𝟏 , hay có sự ảnh hưởng của nợ dài hạn đến đầu tư dài hạn. - Phương pháp phân tích hồi quy tương quan Đề tài sử dụng mô hình hồi quy để đo lường tác động của nợ dài hạn lên đầu tư dài hạn (nếu có). Sử dụng Stata 11 để xử lý số liệu. -Mục tiêu 3: : Dựa trên các kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, sử dụng phương pháp phân tích suy luận để đưa ra định hướng để các công ty tiếp cận nguồn nợ vay dài hạn để đầu tư hiệu quả hơn. Công cụ phân tích và xử lí: Đề tài sử dụng phần mềm Stata và chương trình Excel để hỗ trợ cho việc thống kê và phân tích số liệu thu được. CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN SÀN GIAO DỊCH HOSE VÀ NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG 3.1 Tổng quan về HOSE 3.1.1 GIỚI THIỆU VỀ HOSE 3.1.1.1 Giới thiệu chung HOSE là viết tắt của Ho Chi Minh Stock Exchange – Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty này được gọi là VNindex. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. 3.1.1.2 Quá trình thành lập Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, từ đầu những năm thập niên 90 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trên cơ sở đề án của các Bộ, Ngành, ngày 28//11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1998/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và giao cho đơn vị này chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc ra đời thị trường chứng khoán. Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau 7 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trong năm 2005. Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mô hình đã giúp HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong năm 2011, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường, 60% về giá trị giao dịch. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường, HOSE cũng đã triển khai lệnh MP và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng sản phẩm ETF (Exchange Traded Fund) để đưa vào giao dịch. Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, HOSE đã đạt được các danh hiệu xuất sắc từ cá nhân đến tập thể, tiêu biểu là các danh hiệu sau:  Huân Chương Lao Động Hạng Ba, năm 2004.  Cờ Thi Đua của Chính Phủ, năm 2006.  Huân Chương Lao Động Hạng Nhất, năm 2010. Hình 3.1: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Nguồn: Wikipedia 3.1.1.3 Chức năng, phương thức giao dịch, quyền hạn và nghĩa vụ a. Chức năng: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một thể chế chính thức mà thông qua đó các trái phiếu chính phủ mới được phát hành và nó có chức năng như một thị trường thứ cấp cho một số phát hành hiện hữu. Tất cả các chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam. b. Phương thức giao dịch cổ phiếu: Mệnh giá mỗi cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được quy định thống nhất là 10.000 đồng, đơn giá trái phiếu là 100.000 đồng. Việc giao dịch được thực hiện vào buổi sáng, từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. Giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ có ba đợt khợp lệnh từ 8 giờ 20 phút đến 10 giờ 30 phút, một đợt giao dịch thỏa thuận từ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ; giao dịch trái phiếu là giao dịch thỏa thuận, từ 8 giờ 20 phút đến 11 giờ. c. Quyền hạn và nghĩa vụ  Quyền hạn:  Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;  Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán;  Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư;  Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;  Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;  Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;  Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết;  Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.  Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;  Nghĩa vụ:  Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả;  Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;  Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán;  Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;  Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư; Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. 3.2 Nhóm ngành xây dựng ở Việt Nam 3.2.1 Tổng quan ngành xây dựng ở Việt Nam Nhờ vào sự chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, Việt Nam có một nền kinh tế đa năng hơn. Gia nhập WTO cũng giúp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc hội nhập. Xây dựng được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Ngành xây dựng bao gồm bất động sản và phát triển đô thị. Mặc dù tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam là 5% (theo CIA Factbook 2013), tốc độ đô thị hóa còn thấp hơn. Tờ báo trực tuyến Hướng nghiệp Sinh viên cho rằng cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Theo Tờ Hướng nghiệp Sinh viên, ngành xây dựng ở Việt Nam đang trở nên năng động hơn so với số lượng cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều hơn ở các lĩnh vực như cảng, đường sắt, đường cao tốc và vận tải công cộng. Theo Tờ Vietnamplus (2013), có nhiều dự án cơ sở hạ tầng nổi bật được thực hiện ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, cụ thể, có sở hạ tầng vẫn còn nhiều vấn đề. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy sự tiềm tàng của ngành xây dựng Việt Nam, dẫn đến dụ án đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Đó là một dấu hiệu tốt và cũng là một cơ hội cho Việt nam học hỏi những kinh nghiệm tích lũy của họ trong ngành xây dựng. 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng  Nhân tố xã hội: Nguồn nhân lực, nhu cầu nhà ở-công trình xây dựng phục vụ sự phát triển kinh tế.  Nhân tố chính trị: Thay đổi, bổ sung nhiều các văn bản pháp lý.  Nhân tố kinh tế: Biến động giá vật liệu, tỷ giá, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế.  Nhân tố công nghệ: Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, chuyển giao công nghệ, thiết bị, công cụ xây dựng. 3.2.3 Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng hiện nay Bảng 3.1: Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng hiện nay Cơ hội Thách thức Yêu cầu phát triển kinh tế: du lịch, cơ Hạ tầng kỹ thuật giao thông yếu kém sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, qui hoạch đô thị Tiếp cận và kinh doanh với các công Cạnh tranh về giá và công nghệ, ty tập đoàn nước ngoài phương thức quản lý xây dựng Cơ chế chính sách mở cửa và hội Thiếu nhân lực lao động có trình độ, nhập quốc tế ý thức kỷ luật Hạn chế trong năng lực quản lý xây dựng, qui hoạch, chính sách Nguồn: Giáo trình giới thiệu về Ngành xây dựng của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ DÀI HẠN VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN, ẢNH HƯỞNG NỢ DÀI HẠN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4.1 GIỚI THIỆU Mục đích của đầu tư dài hạn là thu được lợi ích trong tương lai, bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Sử dụng nợ dài hạn để đầu tư dài hạn tận dụng được một số ưu điểm như bảo đảm dòng tiền lưu chuyển, cung cấp đòn bẩy cho vốn chủ sở hữu, có lãi suất cố định nên khoản thanh toán hằng tháng và khả năng dự đoán cao... Qua số liệu khảo sát 23 công ty thuộc nhóm ngành xây dựng từ năm 2010 đến năm 2013, đề tài muốn phân tích ảnh hưởng của nợ dài hạn đến đầu tư dài hạn của các công ty. 4.2 MÔ TẢ NGHIÊN CỨU Số liệu được chọn để nghiên cứu trong đề tài này sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính, bảng thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty, có kết quả như sau: Bảng 4.1: Tình hình nợ dài hạn và đầu tư dài hạn của các công ty giai đoạn 2010-2013 Chỉ tiêu Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Giá trị thị trường trên tài sản 3,6476 0,3816 0,0549 0,5578 Nợ dài hạn trên tài sản 0,7819 0,1892 0 0,205 Dòng tiền trên tài sản 0,7819 0,1803 -0,2728 0,1752 Đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu 1,9237 0,6794 0,5748 0,486 Nguồn: Chạy kết quả từ Stata Từ bảng trên ta có thể thấy rằng biên độ thay đổi của đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu lớn hơn so với biên độ thay đổi của nợ dài hạn trên tài sản. 4.3 PHÂN TÍCH NGƯỠNG NỢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỠNG NỢ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4.3.1 Mô hình nghiên cứu Để tìm được ngưỡng nợ và tác động của ngưỡng nợ đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kiểm định tính dừng và phương pháp phân tích hồi quy ngưỡng. 4.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Để kiểm định mối quan hệ giữa nợ dài hạn trên tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu đã nói đến trong phần phương pháp phân tích số liệu, ta có mô hình: 𝐈𝐢𝐭 = 𝛂𝟎 + 𝛂𝟏 𝐃𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟐 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟑 𝐐𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟒 𝐐𝟐𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟓 𝐐𝟑𝐢𝐭−𝟏 + 𝛂𝟔 𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏 (𝐃𝐢𝐭 ≤ 𝛄) + 𝛆 (3.1) 0 .5 1 1.5 2 Sau khi chạy hồi quy, ta có kết quả như sau: 0 .2 .4 dt i .6 .8 Fitted values Nguồn: Kết quả chạy số liệu Stata Hình 4.1: Quan hệ của nợ dài hạn trên tổng tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Nhìn vào hình trên ta có thể thấy, mối quan hệ giữa nợ dài hạn trên tổng tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu là quan hệ phi tuyến tính. Ở những mức ban đầu của nợ dài hạn, đầu tư dài hạn có mối quan hệ tích cực với nợ dài hạn, tức là, nợ dài hạn tăng cũng làm đầu tư dài hạn tăng. Tuy nhiên, tới một ngưỡng nào đó, thì mối quan hệ giữa nợ dài hạn và đầu tư dài hạn là quan hệ tiêu cực. Lúc này, nợ dài hạn tăng không còn làm cho đầu tư dài hạn tăng mà trái lại còn làm giảm đầu tư dài hạn. Sau đây là kết quả cụ thể của mối quan hệ giữa các biến: Bảng 4.2: Kết quả hồi quy của mô hình Hệ số hồi quy Chỉ tiêu Ký hiệu Hệ số chặn α0 0,3746 𝐃𝐢𝐭−𝟏 α1 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏 Phương sai sai số t P>|t| 0,1289 2,91 *0,005 3,4584 0,9341 3,70 *0,000 α2 -4,5509 1,7682 -2,57 *0,012 𝐐𝐢𝐭−𝟏 α3 -0,8335 0,4951 -1,68 *0,097 𝐐𝟐𝐢𝐭−𝟏 α4 0,8042 0,0987 1,70 *0,094 𝐐𝟑𝐢𝐭−𝟏 α5 -0,1505 0,3929 -1,52 0,132 𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏 α6 0,9307 0,1289 2,37 *0,021 Tổng số quan sát 69 Phần trăm dự báo đúng 42,27% Giá trị kiểm định chi bình phương 7,72 Prob>chi2 0,0000 Hệ số Pseudo R2 0,3722 Nguồn: Kết quả chạy hồi quy Stata * là các ý nghĩa 1% Bằng cách tính điểm ngưỡng của nợ dựa vào kết quả ước lượng, ta có: 𝐈𝐢𝐭 = 𝟎, 𝟑𝟕𝟒𝟔 + 𝟑, 𝟒𝟓𝟖𝟒𝐃𝐢𝐭−𝟏 − 𝟒, 𝟓𝟓𝟎𝟗𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏 Do Dit−1 này chính là ngưỡng nợ γ và Dit−1 = − nên𝛾 = − α1 2α2 =− 3,4584 2×(−4,5509) = 0,3799 α1 2α2 Ta có mô hình hoàn chỉnh như sau: Iit = 0,3746 + 3,4584Dit−1 − 4,5509D2 it−1 − 0,8335Qit−1 + 0,8042Q2it−1 − 0,1505Q3it−1 + 0,9307CFit−1 Trên đây là kết quả mô hình giải thích tác động của nợ dài hạn trên tổng tài sản đối với đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Kết quả ước lượng cho thấy mô hình thiết lập có ý nghĩa thống kê cao 1%. Trong đó, các biến có ý nghĩa là nợ dài hạn trên tài sản 𝐃𝐢𝐭−𝟏 và 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏) và dòng tiền trên tài sản (𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏 ). - Các kiểm định cần thiết: Hệ số Pseudo R2 = 42,27 cho biết quyết định đầu tư dài hạn được giải thích bởi 42,27% các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình, 57,73% còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác không được nghiên cứu trong mô hình. - Pseudo R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình mà thường dùng để so sánh các mô hình với nhau. Vì vậy, cần xem xét thêm mức độ giải thích chính xác của mô hình. Mô hình hồi quy ước lượng phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng I sát với giá trị thực tế ứng với mẫu đưa vào mô hình là 42,27%  Các nhân tố có ý nghĩa trong mô hình: - Nợ dài hạn trên tài sản (𝐃𝐢𝐭−𝟏 ): Theo kết quả mô hình, biến nợ dài hạn trên tài sản có ý nghĩa thống kê mức 1%. Dấu hệ số góc mang giá trị dương. Điều này có nghĩa là, nợ dài hạn trên tài sản càng lớn thì đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu càng cao cho tới mức ngưỡng nợ là 37,99%. Nợ vay dài hạn trên tổng tài sản tới khoảng 37,99% thì đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ dương. Tuy nhiên, sau mức ngưỡng này thì ngược lại. - Dòng tiền trên tài sản (𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏): Biến dòng tiền trên tài sản là biến có ý nghĩa được đưa vào mô hình và cho dấu hệ số góc dương. Biến này tương quan thuận với đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Với độ tin cậy 99%, khi dòng tiền tăng dẫn đến đầu tư dài hạn tăng, là do doanh nghiệp trích một phần thay vì chia cổ tức để để đầu tư dài hạn. Tác động của dòng tiền trên tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong mô hình sau.Với ngưỡng nợ 𝛄 = 0,3799, ta có các công ty trong nhóm trước và sau ngưỡng nợ như sau: Bảng 4.4: Nhóm công ty trước và sau ngưỡng nợ Trước ngưỡng (𝑫𝐭 𝐢𝐭−𝟏 |t| Hệ số chặn 0,1331 2,80 **0,023 3,4489 0,9494 3,63 *0,001 𝛼2 -4,5062 1,8724 -2,41 **0,019 𝐐𝐢𝐭−𝟏 𝛼3 -0,8287 0,5029 -1,65 0,105 𝐐𝟐𝐢𝐭−𝟏 𝛼4 0,7955 0,4888 1,63 0,109 𝐐𝟑𝐢𝐭−𝟏 𝛼5 -0,1488 0,1019 -1,46 0,150 𝐂𝐅𝟏𝐢𝐭−𝟏 𝛼6 0,9500 0,4669 2,03 **0,046 𝐂𝐅𝟐𝐢𝐭−𝟏 𝛼7 0,9022 0,5391 1,67 ***0,099 Tổng số quan sát Phần trăm dự báo đúng Giá trị kiểm định chi bình phương 69 4,76% 6,51 Prob>chi2 0,0000 Hệ số Pseudo R2 0,3882 Nguồn: Kết quả chạy số liệu Stata *,**,*** lần lượt là các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% Trong đó: 𝐂F1𝐢𝐭−𝟏 : Dòng tiền trước ngưỡng nợ 𝛾 = 0,3799. Nếu 𝐃𝐭 𝐢𝐭−𝟏 F = 0.0000 R-squared = 0.4276 Adj R-squared = 0.3722 Total | 16.0590926 68 .236163127 Root MSE = .38506 ----------------------------------------------------------------------------i| Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] dt | 3.458376 .9340902 3.70 0.000 1.591156 5.325595 dt2 | -4.550949 1.768185 -2.57 0.012 -8.085501 -1.016397 q | -.8335063 .4951095 -1.68 0.097 -1.823216 .1562036 q2 | .8042002 .4721816 1.70 0.094 -.1396775 1.748078 q3 | -.1505303 .0987285 -1.52 0.132 -.3478856 .0468251 cf | .9307127 .3928802 2.37 0.021 .1453563 1.716069 _cons | .3746307 .1289429 2.91 0.005 .1168776 .6323838 ------------------------------------------------------------------------------  Mô hình 2 reg i dt dt2 q q2 q3 cf1 cf2 Source | SS df MS Number of obs = 69 -------------+-----------------------------F( 7, 61) = 6.51 Model | 6.86721248 7 .981030354 Prob > F = 0.0000 Residual | 9.19188015 61 .15068656 R-squared = 0.4276 -------------+-----------------------------Adj R-squared = 0.3619 Total | 16.0590926 68 .236163127 Root MSE = .38818 -----------------------------------------------------------------------------i| Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------dt | 3.448937 .9494097 3.63 0.001 1.550475 5.347399 dt2 | -4.50624 1.872395 -2.41 0.019 -8.250324 -.7621554 q | -.8286919 .5029271 -1.65 0.105 -1.834357 .1769729 q2 | .7955324 .4888074 1.63 0.109 -.1818985 1.772963 q3 | -.1488031 .1019621 -1.46 0.150 -.352689 .0550828 cf1 | .9500004 .4669004 2.03 0.046 .0163753 1.883626 cf2 | .9021857 .5390597 1.67 0.099 -.1757309 1.980102 _cons .3724117 .1330644 2.80 0.007 .1063329 .6384905 ------------------------------------------------------------------------------ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sử Đình Thành, 2012. Ngưỡng nợ công Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Báo Phát triển kinh tế, số 257. 2. PGS.TS.Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Trang 32. 3. Trần Quốc Dũng (2012). Giáo trình Nguyên lý Kế toán trường Đại học Cần Thơ. 4. Bruce E. Hansen, 1997. Threshold Effects in Non-Dynamic Panels: Estimation, Testing, and Inferences. Economic Magazines, Volume 93, Page 345-368. 5. Browyn H.Hall and Robert E.Hall (1993). The value and performance of US corporations. 6. Bùi Bá Cường và Bùi Trinh, 2005. Một số vấn đề về vốn và đầu tư. Trang Viện Khoa học Thống kê, bài 3, số 5. 7. Thạc sĩ Nguyễn Việt Phong, 2014. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chỉ tiêu vốn. Trang Viện Khoa học Thống kê, bài 2, số 3. 8. Luật Đầu tư 2005. 9. Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. Bài 16: Cơ cấu vốn và ảnh hưởng lá chắn thuế của nợ vay. Phân tích tài chính, Học kỳ xuân. MPP52013. 10. IPSASs trên cơ sở dồn tích (2004) 11. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, THS.Phùng Đức Nam, và THS.Hoàng Thị Phương Thảo, 2014. Đòn bẩy và hoạt động đầu tư: Vai trò của tăng trưởng và sở hữu nhà nước. Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Số 16 (26)-Tháng 05-06/2014. 12. H. Tong; K. S. Lim (1980). Threshold Autoregression, Limit Cycles and Cyclical Data. Journal of the Royal Statistical Society. Series B (Methodological), Vol. 42, No. 3. (1980), pp.245-292. 13. Faris Nasif AL-Shubiri (2012). Debt Ratio Analysis and Firm Investment: Evidence from Jordan. International Journal of Economics and Financial Issues, Vol. 2, No. 1, 2012, pp.21-26, ISSN: 2146-4138 14. Thomas C. Schelling (1971). Dynamic models of Segregation. The Journal of Mathematical Sociology, Volume 1, Issue 2. 15. Mark Granovetter (1983). Threshold models of diffusion and collective behaviour. The Journal of Mathematical Sociology, Volume 9, Issue 3. KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH . reg i q cff dt dt2 Source | SS df MS Number of obs = -------------+-----------------------------Model | 6.63725123 Residual | 9.42184139 F(4,64) = 11.27 4 1.65931281 Prob > F 64 .147216272 R-squared -------------+-----------------------------Total | 16.0590926 69 = 0.0000 = 0.4133 Adj R-squared = 0.3766 68 .236163127 Root MSE = .38369 -----------------------------------------------------------------------------i| Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------q | -.0152536 .1552059 -0.10 0.922 -.325313 .2948059 cff | -.664158 .3685705 -1.80 0.076 -1.400462 .0721461 dt | 3.73086 .8374503 4.46 0.000 2.05786 dt2 | -3.912531 1.536218 _cons | .2482297 .1016074 -2.55 0.013 5.403859 -6.981479 -.8435834 2.44 0.017 .0452457 .4512137 reg i q cff1 cff2 dt dt2 Source | SS df MS -------------+-----------------------------Model | 6.63935333 Residual | 9.41973929 F(5,63) = 5 1.32787067 Prob > F 63 .149519671 R-squared -------------+-----------------------------Total | 16.0590926 Number of obs = 68 .236163127 69 8.88 = 0.0000 = 0.4134 Adj R-squared = 0.3669 Root MSE = .38668 ------------------------------------------------------------------------------ i| Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------q | -.0282426 .1909616 -0.15 0.883 -.4098489 .3533637 cff1 | -.675217 .3829735 -1.76 0.083 -1.440528 .0900945 cff2 | .0290076 5.857803 0.00 0.996 -11.67688 11.73489 1.855941 5.52076 dt | 3.688351 .9169655 dt2 | -3.76172 2.003661 4.02 0.000 -1.88 0.065 _cons | .2522833 .1079553 -7.765717 2.34 0.023 .2422776 .0365518 ------------------------------------------------------------------------------ .4680148 [...]... tiêu chung Xác định ngưỡng nợ của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán, từ đó, nghiên cứu tác động của ngưỡng nợ dài hạn đến quyết định đầu tư của các công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể là: - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình đầu tư và tỷ lệ nợ trên tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán; -Mục tiêu 2: Xác định ngưỡng nợ của các công ty thuộc... Đối tư ng nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu là ngưỡng nợ dài hạn, dòng tiền và đầu tư dài hạn của các công ty thuộc ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán sàn HOSE Cụ thể, đề tài xác định ngưỡng nợ dài hạn và phân tích ảnh hưởng của nợ dài hạn và dòng tiền của doanh nghiệp đến đầu tư dài hạn Để thực hiện đề tài này tác giả lấy số liệu từ báo cáo tài chính của 23 công ty được niêm yết trên. .. hình nghiên cứu Để tìm được ngưỡng nợ và tác động của ngưỡng nợ đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kiểm định tính dừng và phương pháp phân tích hồi quy ngưỡng 4.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Để kiểm định mối quan hệ giữa nợ dài hạn trên tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tác giả... mượn nợ và đầu tư của doanh nghiệp Nợ dài hạn: Được tính bằng giá trị sổ sách của + nợ dài hạn vào cuối năm 𝐃𝐭 𝐭−𝟏 được tính bằng nợ dài hạn chia cho tổng tài sản Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản là chỉ số phản ánh được quy mô tài chính của công ty Nó cho ta biết tỷ lệ nợ dài hạn doanh nghiệp sử dụng để đầu tư trong tổng số tài sản doanh nghiệp đang có Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản giúp nhà đầu tư có... kiện thị trường hoàn hảo, không có sự bất đối xứng thông tin, nếu các doanh nghiệp và nhà đầu tư có cùng cơ hội đầu tư thì thuế là không khác nhau giữa các loại nguồn tài chính, thì chính sách đầu tư của doanh nghiệp sẽ không có sự khác biệt Giá trị thị trường của từng doanh nghiệp dựa vào kỳ vọng lợi nhuận chứ không dựa vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó Do đó, nguồn vốn tài chính bên trong và bên... 0,7819 0,1803 -0,2728 0,1752 Đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu 1,9237 0,6794 0,5748 0,486 Nguồn: Chạy kết quả từ Stata Từ bảng trên ta có thể thấy rằng biên độ thay đổi của đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu lớn hơn so với biên độ thay đổi của nợ dài hạn trên tài sản 4.3 PHÂN TÍCH NGƯỠNG NỢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỠNG NỢ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4.3.1 Mô... với các tiêu chí như số trung bình, tỷ trọng để so sánh, phân tích tình hình đầu tư và tỷ lệ nợ trên tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Mục tiêu 2:Sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng với mô hình ngưỡng xây dựng từ mô hình nợ và đầu tư của Fezzari (1988) để xác định ngưỡng nợ của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán Fezzazi (1988) đã nhận định các. .. cáo tài chính của các công ty Giá trị thị trường của công ty được tính bằng + số lượng cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường nhân với giá cổ phiếu trên thị trường Giá cổ phiếu trên thị trường: Giá đóng cửa của cổ phiếu trong ngày giao dịch cuối cùng trong năm 𝐐𝐭−𝟏 bằng giá trị thị trường chia cho tổng tài sản Tỷ lệ giá thị trường trên tổng tài sản giúp ta biết được quy mô của doanh nghiệp. .. Myers và Majluf và xác định được một mối quan hệ tích cực giữa dòng tiền và đầu tư, cho thấy được sự nhạy cảm của đầu tư với dòng tiền của các doanh nghiệp bị hạn chế tài chính Nếu giá của các nguồn vốn là khác nhau, sự sẵn có của nguồn tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự đầu tư thực tế của một số doanh nghiệp Một lý do họ trả cổ tức thấp là họ yêu cầu đầu tư tài chính vượt quá dòng tiền nội bộ của. .. Lúc này nguồn tiền giảm nên đầu tư giảm - Do đó, sử dụng nguồn tài chính nội bộ để đầu tư là một lựa chọn khác của doanh nghiệp và doanh nghiệp vay nợ như một cơ cấu trong vốn đầu tư. Khi một doanh nghiệp bị giới hạn khả năng tài chính phải giảm dòng tiền của họ, doanh nghiệp đó có thể tăng đầu tư tài chính Các doanh nghiệp phải trả cổ tức bằng một phần đáng kể thu nhập của họ, nhưng việc trả cổ tức

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan