Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội

122 386 1
Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM NGÂN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NỘI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Thị Kim Quế HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Kim Ngân MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN BẢN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ .................................................. 7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ ..................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật: ............................................... 7 1.1.2. sở pháp lý của việc phổ biến, giáo dục pháp luật sở ................... 15 1. 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ ................................................................................... 19 1.2.1. Về chủ thể, đối tƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật ............................ 19 1.2.2. Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật............................................ 32 1.2.3. Về hình thức và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ sở xã, phƣờng ....................................................................................... 38 1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ ................................................... 45 1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phổ biến, giáo dục pháp luật sở xã, phƣờng ............................................................................................ 45 1.3.2. Yêu cầu của việc phổ biến, giáo dục pháp luật sở ....................... 50 1.4. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở SỞ .............................................................................................. 53 1.4.1. Đảm bảo quyền đƣợc thông tin, quyền đƣợc tham gia quản lý nhà nƣớc của công dân ................................................................................ 53 1.4.2. Đảm bảo tính phù hợp với đối tƣợng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động PBGDPL ........................................................ 56 1.4.3. Hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật sở ................. 57 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NỘI HIỆN NAY ........ 59 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NỘI HIỆN NAY ........... 59 2.1.1. Một số điểm đặc thù về công tác PB, GDPL sở trên địa bàn thành phố Nội ................................................................................. 59 2.1.2. Những thành tựu, kết quả đạt đƣợc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội .......................... 67 2.1.3. Những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội ......... 82 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỞ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NỘI HIỆN NAY .......................................... 87 2.2.1. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở .................................................................................. 91 2.2.2. Hoàn thiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và củng cố các điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở .................................................................................. 92 2.2.3. Đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật .................................. 99 2.2.4. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các quan, đoàn thể ................................................................................................ 99 2.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát ............................................. 100 2.2.6. Những đề nghị với Bộ Tƣ pháp, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Nội ......................................................................................... 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT VIẾT TẮT NỘI DUNG PB, GDPL Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội đồng PHCT PBGDPL Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật Chỉ thị 32 Chỉ thị 32/CP-TW của Ban Bí thƣ về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL Chỉ thị 27 Chỉ thị 27-CT/TU của Thành uỷ Nội về trên địa bàn thành phố Nội Luật PBGDPL Luật Phổ biến giáo dục pháp luật MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Nhiều năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm tổ chức thực hiện, đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong đời sống xã hội, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ý nghĩa, vai trò quan trọng là nhằm trang bị, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này càng trở nên cần thiết khi Đảng, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân", "tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật". Điề u 3, Luật PBGDPL quy định về chiń h sách của Nhà nƣớc về phổ biến , giáo dục pháp luật quy định rõ : Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt; Nhà nƣớc bảo đảm nguồn lƣ̣c cầ n thiế t cho công tác phổ biế n, giáo dục pháp luật ; Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biế n , giáo dục pháp luật; khen thƣởng quan, tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, công tác phổ biến giáo dục pháp luật càng ý nghĩa quan trọng, cần thiết. Đặc biệt, nó càng trở nên quan trọng, bức thiết khi hiện nay Đảng, Nhà nƣớc ta đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách tƣ pháp, đổi mới và nâng cao chất lƣợng của hệ thống chính trị sở, thực hiện Quy chế dân chủ, xây dựng đời sống văn hoá sở... 1 Hà Nội - nơi sinh sống của hơn 7 triệu dân,”trái tim của cả nước”, là “ trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” Hà Nội cũng là nơi nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc nhƣ khiếu kiện, tụ tập đông ngƣời, cƣỡng chế giải phóng mặt bằng, các xung đột pháp lý, tội phạm... Trƣớc những đòi hỏi, thách thức của đất nƣớc trong điều kiện mới thì song hành cùng việc nâng cao chất lƣợng làm luật, xây dựng luật, ý thức pháp luật của ngƣời dân càng cần đƣợc nâng lên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân Thủ đô cũng cần đƣợc chú trọng hơn nữa. Nhận thức rõ vị trí của Thủ đô Nội, Đảng bộ, chính quyền thành phố một mặt tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội Thủ đô, mở rộng dân chủ xã hội, mặt khác, đặc biệt quan tâm đến giáo dục truyền thống văn hoá, ý thức công dân, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho các tầng lớp cán bộ, nhân dân. Để xây dựng đƣợc môi trƣờng xã hội Thủ đô lành mạnh, đồng thuận, dân chủ và kỷ cƣơng, kỷ luật, hơn bao giờ hết, lúc này công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng, nhất là giáo dục pháp luật tại các xã, phƣờng, thị trấn – đơn vị hành chính sở, tại địa bàn khu dân cƣ, tổ dân phố, thôn, xóm… Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Phổ biến giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội" là rất cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm qua đã rất nhiều học giả, nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhiều bộ phận nhân dân nhƣ phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, phụ nữ, nông dân....Có thể liệt kê một số nghiên cứu gần đây nhất nhƣ 2 cuốn “Pháp luật dành cho học sinh”, “Pháp luật dành cho phụ nữ” của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Nội (Hội đồng PHCT PBGDPL), “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật” của Bộ Tƣ pháp... Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật cũng đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiều công trình khoa học đƣợc công bố nhƣ: "Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính" của TS. Lê Đình Khiên; "Tăng cường công tác giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thanh Bình; "Nâng cao ý thức pháp luật của bộ đội phòng không - không quân nước ta trong giai đoạn hiện nay" - Luận án thạc sỹ luật học của Lê Phƣơng Đông; "Giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân và vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm ẩn" của Đinh Văn Quế; "Ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên nước ta hiện nay" - Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thúy; "Bàn về ý thức pháp luật" của Hoàng Thị Kim Quế; " Nâng cao hiệu quả pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" - Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Minh Đoan;" Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật" - Đề tài khoa học của Sở Tƣ pháp Nội năm 1996, "Công tác Tư pháp xã, phường, thị trấn” của tác giả Trần Lý, Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1985 và một số tài liệu lƣu hành nội bộ của Bộ Tƣ pháp... Trong các công trình trên các tác giả chủ yếu nói về vấn đề nâng cao ý thức pháp luật nói chung mà chƣa đi sâu nghiên cứu về vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật sở nhất là Thủ đô nhằm góp phần giáo dục sự “tự giác”, giảm bớt tội phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm khiếu kiện tại một trong những trung tâm lớn nhất của Việt Nam. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở nói chung, thành phố Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp 3 phần làm phong phú, sinh động vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lƣợng, hiệu quả hoạt động hành chính cấp sở, góp phần cải cách hành chính, thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật sở, các khái niệm liên quan; vấn đề tổ chức và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sở; các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở. Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật cơ sở trên địa bàn thành phố Nội. Cụ thể là các phƣờng, xã, thị trấn của Hà Nội và các quan doanh nghiệp, trƣờng học, tổ chức kinh tế - xã hội địa phƣơng. Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu công tác PB,GDPL trên địa bàn thành phố Nội từ năm 2008 đến 2012. Đây là thời điểm sau khi thực hiện Nghị quyết 15/NQ của Bộ Chính trị về hợp nhất địa giới hành chính của Nội. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn nghiên cứu công tác PB,GDPL cấp sở nói chung; Đánh giá thực trạng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội; Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác này. Để phù hợp với mục đích này, luận văn giải quyết nhiệm vụ sau: Một là, phân tích sở lý luận về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở; hai là, phân tích yêu cầu khách quan nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở; ba là, phân tích thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn Nội những năm gần đây. Tìm hiểu những nguyên nhân, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở sở; bốn là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn Thủ đô Nội. 4 5. sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới Nhà nƣớc và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, về nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp của triết học duy vật biện chứng mácxit, trực tiếp là các phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp luật học so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu tƣơng đối hệ thống về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội. Ngoài ra, luận văn góp phần phát triển những vấn đề lý luận mà các công trình, bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật sở đã đƣợc đề cập ít nhiều trƣớc đây. Đặc biệt, luận văn còn góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật với vấn đề phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, lối sống theo pháp luật trong dân cƣ thành phố Nội, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, thực hiện Qui chế dân chủ sở. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cho công tác lãnh đạo, những ngƣời trực tiếp tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao hiểu biết, trình độ lý luận, pháp lý, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tuyên truyền đồng thời củng cố niềm tin, nhiệt tình, trách nhiệm của họ đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở, tại các khu dân cƣ. Luận văn không chỉ góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chỉ đạo, tổ 5 chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở, mà còn góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác trên, đề xuất những biện pháp, giải pháp căn cứ khoa học để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội nói riêng, trên cả nƣớc nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày thành 2 chƣơng với 5 mục. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN BẢN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ 1.1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực pháp luật trong đời sống xã hội. Do vậy công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vị trí, vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi Nhà nƣớc ta đang xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong khoa học pháp lý, phổ biến, giáo dục pháp luật là những khái niệm bao hàm nhau. Trong đó, khái niệm giáo dục pháp luật là khái niệm rộng nhất, vì trong hoạt động giáo dục pháp luật, cả hoạt động phổ biến pháp luật. Phổ biến pháp luật tức là sự truyền tải thông tin pháp luật định hƣớng, đối tƣợng xác định. Tiêu chuẩn để đánh giá sự xác định của các đối tƣợng thể hiện chỗ đối tƣợng đó cần phải nắm vững về nội dung thông tin vì nó là thiết thực, là đòi hỏi bức xúc, sự cần thiết trƣớc mắt. Nếu nhƣ tuyên truyền pháp luật là sự truyền tải thông tin về pháp luật hiện hành một cách rộng rãi không hạn chế về phạm vi, giới hạn các chủ thể của quan hệ xã hội, tức là tới mọi công dân. Đó là sự thông tin toàn diện, chung nhất về hệ thống pháp luật hiện hành. Thông tin về sự công bố, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trƣờng, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông… chính là 7 sự tuyên truyền pháp luật. Sự thông tin này không nhằm vào những đối tƣợng nhất định mà là toàn xã hội. Do vậy việc phổ biến pháp luật bao giờ cũng phải đƣợc thực hiện đối với những đối tƣợng nhất định, với những nội dung chủ định trƣớc, nhằm đạt đƣợc những mục đích nhất định. Xét một cách bao quát nhất, thể thấy nội dung của phổ biến pháp luật không chỉ dừng lại việc thông tin về những văn bản pháp luật, mà còn bao hàm cả việc truyền bá các chính sách pháp luật, các chủ trƣơng của nhà nƣớc về một vấn đề gì đó. Phổ biến pháp luật, mức độ nhất định là đồng nghĩa với tuyên truyền pháp luật, đều là sự truyền tải thông tin pháp luật, đáp ứng nhu cầu hiểu biết về pháp luật của các tầng lớp dân cƣ, của các nhóm xã hội. Tuy nhiên, giữa chúng cũng những sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn, luật thuế đƣợc ban hành thì sự truyền tải thông tin về luật thuế đó không phải đối với mọi đối tƣợng đều mức độ nhƣ nhau. Đối với đa số nông dân lẽ thuế môn bài không cần phải phổ biến vì hầu nhƣ không liên quan gì đối với họ. Những ngƣời hoạt động kinh doanh thì ngƣợc lại, họ cần phải đƣợc phổ biến cụ thể, chi tiết. Cũng những văn bản, đối với ngƣời nông dân không chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền mà cần phải đƣợc phổ biến, họ cần phải đƣợc "quán triệt" để thực hiện. Phổ biến pháp luật luôn nhằm những mục đích nhất định là đƣa pháp luật vào cuộc sống, xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật. Phổ biến pháp luật sở xã, phƣờng cũng nghĩa là việc giải thích rộng rãi các thông tin pháp luật cho các tầng lớp dân cƣ trên địa bàn xã, phƣờng để thuyết phục họ ủng hộ và thực hiện theo pháp luật. Phổ biến pháp luật đây là làm cho đông đảo quần chúng nhân dân biết các văn bản pháp luật mà Nhà nƣớc ban hành bằng cách truyền đạt trực tiếp (nhƣ mở lớp tập huấn pháp luật) hay thông qua các hình thức khác (nhƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua loa truyền thanh xã, phƣờng...). 8 Giáo dục pháp luật là quá trình hoàn thiện nhân tố xã hội- pháp lý của con ngƣời, nâng cao khả năng sáng tạo của con ngƣời trƣớc đời sống thực tiễn. Đây là một quá trình không những phụ thuộc vào năng lực các loại chủ thể, nội dung, hình thức giáo dục, mà còn chịu chi phối đa chiều của nhiều yếu tố nhƣ: mặt bằng kinh tế, xã hội, dân trí và dân trí pháp lý, phong tục, tập quán... Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách hệ thống, mục đích và thƣờng xuyên tới nhận thức của con ngƣời nhằm trang bị cho mỗi ngƣời trình độ pháp lí nhất định để từ đó ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Mục đích của giáo dục pháp luật đƣợc xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tƣợng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng nhƣ hình thức giáo dục. Nhìn chung, mục đích giáo dục thể mang tính lâu dài hoặc trƣớc mắt nhƣng đều hƣớng tới ba vấn đề bản: - Một là, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành một tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể (với tính cách là đối tƣợng nhận thức hay là đối tƣợng của giáo dục). Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục pháp luật bởi lẽ sự hiểu biết pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển của tƣ duy pháp lý, định hƣớng các hành vi của chủ thể trên thực tế. Tri thức pháp luật tạo nên cơ sở khẳng định lòng tin vào các giá trị của pháp luật, các chuẩn mực pháp lý cần thiết giúp cho các chủ thể chủ động xác lập hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi. Tri thức pháp luật không thể là sự hiểu biết đơn giản, phiến diện về một vài khía cạnh pháp luật nào đó mà nó mang tính hệ thống, logic. Do đó, giáo dục pháp luật là hoạt động vai trò quan trọng đối với quá trình mở rộng khối lƣợng tri thức pháp lý, nâng cao khả năng hiểu biết pháp luật một cách toàn diện, thống nhất đối với chủ thể. - Hai là, giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Để hình thành một lòng tin và đem lại một thái 9 độ đúng đắn, tích cực đối với pháp luật mỗi ngƣời cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan, trong đó giáo dục pháp luật là một hoạt động bản. Chúng ta biết rằng, lòng tin vào pháp luật là lòng tin vào công lý, lẽ công bằng đƣợc tạo lập bởi chính pháp luật. Lòng tin chỉ giá trị đích thực khi nó đem lại một thái độ chủ động trong xử sự phù hợp với pháp luật và đƣợc hình thành trên một tri thức pháp luật cần thiết (nếu không sẽ là niềm tin mù quáng phản tác dụng). Giáo dục pháp luật không đơn thuần là chỉ để hiểu biết về các qui định của pháp luật mà cao hơn nữa là để pháp luật đƣợc “sống” trong tƣ duy, hành vi của mọi ngƣời, để khơi dậy một tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn mỗi ngƣời đối với pháp luật, giáo dục tình cảm công bằng, khoan dung, ý thức trách nhiệm, thái độ không khoan nhƣợng trƣớc các hành vi vi phạm pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật, pháp chế. - Ba là, giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động tích cực. Tri thức pháp luật không thể là những nội dung lý luận thuần tuý mà nó phải đƣợc hiện thực hóa thông qua các hoạt động pháp lý thực tiễn. Mục đích của giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp những kiến thức lý luận hoặc các qui định pháp luật cụ thể mà quan trọng hơn là tạo lập đƣợc thói quen xử sự theo pháp luật mỗi loại chủ thể trong xã hội. Thói quen này đƣợc hình thành không phải là thụ động, vô thức mà dựa trên nền tảng của động về hành vi hợp pháp, tích cực. Trên thực tế, để thói quen xử sự hợp pháp không những đòi hỏi con ngƣời ta thu nạp lƣợng kiến thức pháp lý cần thiết mà còn trải qua quá trình chuyển hóa chủ quan về mặt tâm lý. - Bốn lภgiáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật sở để thông qua đó, giáo dục đạo đức. Dƣới tác động của đời sống xã hội mỗi ngƣời dân cũng nhƣ cả cộng đồng luôn hình thành những quan điểm, quan niệm về chân, thiện, mỹ, về hạnh phúc, danh dự, vinh, nhục, về trách nhiệm, bổn phận, tính trung thực, lòng vị tha, lẽ sống…của mỗi con ngƣời và cộng 10 đồng xã hội. Trên sở các quan niệm, quan điểm đó, các quy tắc ứng xử tƣơng ứng đƣợc tập hợp lại gọi là đạo đức. Thông qua việc phổ biến pháp luật để giáo dục nhân cách, lối sống của mỗi ngƣời theo những chuẩn mực chung của cộng đồng, của xã hội. Nhờ đạo đức, các hành vi trái quy tắc sinh hoạt chung của cộng đồng đƣợc hạn chế, trật tự xã hội đƣợc ổn định, quan hệ giữa ngƣời với ngƣời đƣợc đảm bảo bằng tình yêu thƣơng đồng loại, bằng sự đoàn kết và gắn bó lẫn nhau. Đạo đứcpháp luật đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi con ngƣời, vì một xã hội trật tự, ổn định và phát triển. - Năm là, thông qua giáo dục pháp luậtgiáo dục quyền con người, quyền đƣợc hiểu biết, tôn trọng và tự biết bảo vệ các quyền của cá nhân, của công dân. Theo Chƣơng II, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ bản của công dân, thì các quyền này đƣợc xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháppháp luật. Công dân có các quyền sở hữu, quyền biểu quyết, quyền khiếu nại, tố cáo…và cũng có những nghĩa vụ tƣơng ứng nhƣ nộp thuế, chấp hành Hiến pháppháp luật.. Giáo dục pháp luật hƣớng tới mục đích cuối cùng là giáo dục quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp. Tƣ tƣởng, nhận thức đúng đắn về trách nhiệm Hiến pháp sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các hiện tƣợng sai trái pháp luật thƣờng xảy ra trong thực tiễn. Quyền con ngƣời, trình độ cao về sự hài hòa giữa pháp luật và đạo đức chính là tiêu chí căn bản nhất, bản sắc nhất để nhận diện nhà nƣớc và xã hội pháp quyền dân chủ. Để hoạt động giáo dục pháp luật đƣợc tiến hành thuận lợi, hiệu quả cần xác định nội dung bản, phù hợp với đối tƣợng giáo dục, loại hình và cấp độ giáo dục. Theo nguyên lý chung thì nội dung và mục đích của giáo dục có quan hệ hữu với nhau, vì vậy giáo dục pháp luật phải nhằm định hƣớng cả về tri thức, tình cảm và hành vi cho đối tƣợng giáo dục. Nhìn chung, nội dung của giáo dục pháp luật tƣơng đối rộng, mang tính đặc thù riêng cho từng 11 chƣơng trình đào tạo. Chẳng hạn, kiến thức lý luận về pháp luật, các qui định pháp luật hiện hành, các thông tin về thực hiện, bảo vệ pháp luật, các số liệu về xã hội học pháp luật, giáo dục mô thức hành vi pháp luật... Các nội dung cơ bản này lại đƣợc thể hiện phù hợp với kết cấu của mỗi chƣơng trình giảng dạy khác nhau, theo yêu cầu cụ thể khác nhau. Hình thức giáo dục pháp luật là cách thức mà nhà nƣớc sử dụng để thực hiện quá trình tác động mục đích các nội dung, yêu cầu giáo dục pháp luật vào ý thức và tâm lý của các chủ thể nhằm định hƣớng cho các hoạt động pháp lý đối với từng chủ thể và đối với cả xã hội. Do nội dung giáo dục, đối tƣợng giáo dục khác nhau nên cần đa dạng hoá các hình thức giáo dục, phƣơng pháp giáo dục mới hiệu quả. Chẳng hạn, giáo dục pháp luật trong các nhà trƣờng, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phổ biến pháp luật, thông qua các hoạt động pháp lý thực tiễn... không nên coi trọng hoặc xem nhẹ một hình thức nào đó của hoạt động giáo dục pháp luật. Việc lựa chọn một phƣơng pháp giáo dục pháp luật thích hợp tầm quan trọng đặc biệt. Rõ ràng là không thể áp dụng các phƣơng pháp nhƣ nhau cho các loại đối tƣợng giáo dục, cấp độ giáo dục hoàn toàn khác nhau đƣợc. Tuy nhiên, cần nhận thấy là hoạt động giáo dục pháp luật thể mang tính bắt buộc hoặc không bắt buộc. Vì thế tính chất của các phƣơng pháp giáo dục cũng cần phải đƣợc nghiên cứu cho phù hợp các đối tƣợng mới đem lại hiệu quả. Khi tiến hành công tác giáo dục pháp luật cần lƣu ý một số vấn đề có tính nguyên tắc bản sau: + Giáo dục pháp luật cần đƣợc đặt trên sở, nền tảng của quá trình giáo dục toàn diện đối với con ngƣời, đặc biệt coi trọng sự kết hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật quốc gia liên hệ với pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật quốc tế nhằm phục vụ cho tiến trình hội nhập và phát triển của đất nƣớc. + Cần xác lập một chiến lƣợc giáo dục pháp luật quốc gia mang tính 12 tổng thể, cụ thể và khả thi. Tránh tình trạng để các hoạt động giáo dục mang tính hình thức, phong trào không đem lại hiệu quả thực tế. + Giáo dục pháp luật không chỉ đơn thuần là cung cấp những kiến thức lý luận, nội dung pháp luật cần nhận thức cho nhân dân mà về mặt thực tiễn cần coi trọng việc mở rộng dân chủ, minh bạch hoá các hoạt động nhà nƣớc, đề cao trách nhiệm cá nhân trƣớc các hoạt động pháp lý. Đồng thời, tăng cƣờng đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, xử lý kịp thời, nghiêm minh và công bằng đối với mọi vi phạm. + Phát triển hệ thống khoa học pháp lý; mở rộng, đi sâu nghiên cứu đầy đủ hơn về khoa học giáo dục pháp luật. Tóm lại: Giáo dục pháp luật là một hoạt động bản, tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình nâng cao ý thức pháp luật. Nếu học tập, hiểu biết pháp luật đƣợc xác định là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân thì giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật là những nhiệm vụ không thể thiếu của mọi nhà nƣớc. Trên thực tế, xử sự hợp pháp của mọi chủ thể, sự hiểu biết pháp luật và ý thức sống theo pháp luật của mọi công dân chính là thƣớc đo chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật bao hàm cả phổ biến pháp luật đƣợc hiểu theo các nội dung sau: Thứ nhất, hoạt động giáo dục pháp luật là sự tác động của nhân tố chủ quan mà trƣớc hết là hoạt động giáo dục định hƣớng, tổ chức, chủ định thành một hệ thống của nhiều chủ thể (các quan Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội...) Thứ hai, giáo dục pháp luật là hình thức giáo dục cụ thể. Giáo dục pháp luật những nét đặc thù khác một cách tƣơng đối với các dạng giáo dục khác các điểm sau: + Một là, giáo dục pháp luật mục đích riêng của mình. Đó là hoạt 13 động nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ pháp luật, ý thức pháp luật cao, góp phần tăng cƣờng hiệu quả của pháp luật. + Hai là, giáo dục pháp luật nội dung riêng là truyền tải tri thức của nhân loại nói chung, của Nhà nƣớc nói riêng về Nhà nƣớc và pháp luật mà trong đó pháp luật thực định hiện hành của Nhà nƣớc là bộ phận bản quan trọng nhất. + Ba là, xét trên các yếu tố đối tƣợng, hình thức và phƣơng pháp của giáo dục pháp luật cũng nét riêng. Chẳng hạn nhƣ so với các dạng giáo dục khác thì giáo dục pháp luật là quá trình tác động thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài hơn chứ không phải là sự tác động một lần của chủ thể lên đối tƣợng giáo dục. Vì thế, giáo dục pháp luật trở thành sợi chỉ đỏ xuyên qua gia đình, trƣờng học, các tập thể lao động, các tổ chức Đảng, Nhà nƣớc và Đoàn thể xã hội. Nhân tố con ngƣời với hành vi và hoạt động hợp pháp đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tác động qua lại giữa những ngƣời giáo dục (chủ thể) với ngƣời đƣợc giáo dục (đối tƣợng). Ngƣời đƣợc giáo dục là ngƣời chịu sự tác động tổ chức, định hƣớng của các thông tin pháp luật. Vì thế, một vấn đề đặt ra là ngƣời giáo dục phải hiểu đƣợc trình độ, đặc biệt là đặc điểm nhân thân của ngƣời đƣợc giáo dục pháp luật. Đồng thời, ngƣời giáo dục cần phải nắm vững tri thức pháp luật, biết cách truyền tải nó và là tấm gƣơng, là hình mẫu trong việc tuân theo pháp luật. Từ những phân tích trên thể kết luận: Phổ biến, giáo dục pháp luật là những hoạt động định hướng tổ chức, chủ định của chủ thể làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tác động lên đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật một cách hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở thể đƣa ra 14 khái niệm: Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sở nhằm phổ biến pháp luật của nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, chú trọng những văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật, giải đáp những kiến nghị của người dân địa phương, qua đó giáo dục quyền con người, quyền được tôn trọng và bảo vệ đến người dân sở. 1.1.2. sở pháp lý của việc phổ biến, giáo dục pháp luật sở Trong những năm qua, nhiều Nghị quyết quan trọng của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là các Nghị quyết Đại hội VI, VII, IX, X đã xác định tầm quan trọng và trách nhiệm của các quan Đảng, Nhà nƣớc và tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Chẳng hạn, Chỉ thị 32/ CT –TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đƣợc ban hành ngày 9/12/2003 đã nêu rõ: Trƣớc yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần đƣợc tăng cƣờng thƣờng xuyên, liên tục và tầm cao hơn, nhằm làm cho các cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật. [1]. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên, khâu đầu tiên ý nghĩa hết sức quan trọng là phải phổ biến, giáo dục pháp luật rộng khắp, với mọi phƣơng tiện hiện có của Nhà nƣớc, và phải là trách nhiệm, là nghĩa vụ của tất cả các quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và của mọi công dân; Đồng thời, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, nề nếp, hiệu quả. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, cùng với việc Quốc hội thông qua các Luật nhƣ Luật tổ 15 chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân…, các Nghị định về Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của các quan thuộc Chính phủ cũng đƣợc ban hành kịp thời tạo thành cơ sở pháp lý cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. thể nói, chƣa bao giờ các vấn đề xã hội đƣợc “luật hóa” rộng rãi nhƣ hiện nay. Công tác xây dựng pháp luật, thực hiện và bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ theo luật định của nhiều cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội. Do đó, việc nghiên cứu xác định đúng nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên sở phân tích sở pháp lý của hoạt động quản lý Nhà nƣớc về tuyên truyền, PBGDPL là cần thiết và ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật để nâng cao dân trí pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Điều đó đƣợc thể hiện: Theo Hiến pháp 1992, Quốc hội nhiệm vụ và quyền làm Hiến pháp, Luật, sửa đổi Hiến pháp, Luật; quyết định chƣơng trình xây dựng Hiến pháp, Luật; thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo pháp luật; còn Hội đồng nhân dân nhiệm vụ bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến phápLuật địa phƣơng. Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm vụ phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội Sự lãnh đạo của các quan quyền lực Nhà nƣớc đối với công tác PB, GDPL dựa trên các nhiệm vụ Hiến định nêu trên và đồng thời cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định nội dung lãnh đạo của quan quyền lực Nhà nƣớc địa phƣơng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Điều 112 của Hiến pháp 1992, Chính phủ nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức và lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục Hiến pháppháp luật trong nhân dân; UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của quan Nhà nƣớc cấp trên mà cao nhất là Chính phủ. Ngày 7/1/1998, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/CT – TTg về việc tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện 16 nay. Chỉ thị nêu rõ: “Uỷ ban nhân dân các cấp trách nhiệm thƣờng xuyên chỉ đạo, tổ chức kiểm tra thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi địa phƣơng mình”[19, tr.4]. Ngày 17/1/2003, Quyết định số 13/2003/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 - 2007 đƣợc ban hành. Quyết định nêu rõ mục tiêu: Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phƣơng tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nƣớc và xã hội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tạo bƣớc phát triển mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để hỗ trợ tích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam, nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng trong bộ máy nhà nƣớc và trong xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. [22]. Hiến pháp 1992 khẳng định tại điều 9: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cƣờng sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nƣớc chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của quan nhà nƣớc, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nƣớc. [20]. 17 Đối với chính quyền địa phƣơng, phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng. Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là cấp xã (gọi chung cho các phƣờng, thị trấn) trách nhiệm tổ chức việc thực hiện pháp luật trên địa bàn, tiếp công dân trực tiếp, lắng nghe ý kiến ngƣời dân tại sở. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phƣơng. UBND cấp huyện trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của quan nhà nƣớc cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trong cấu của UBND cấp xã, cán bộ Tƣ pháp luôn giữ vai trò chủ đạo, tham mƣu giúp UBND cấp xã tổ chức, phổ biến giáo dục pháp luật. Xã, phƣờng là đơn vị hành chính cấp sở, nơi trực tiếp truyền bá đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc tới nhân dân và hƣớng dẫn tƣ tƣởng, nhận thức, tình cảm của đông đảo quần chúng nhằm thực hiện thắng lợi của các chính sách, pháp luật luật đó. Trong bộ máy chính quyền cấp xã, phƣờng, thì Hội đồng nhân dân là quan quyền lực Nhà nƣớc ở xã và Uỷ ban nhân dân là quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nƣớc cấp xã. Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND thì trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân cấp xã có quyền quyết định biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của quan Nhà nƣớc cấp trên địa phƣơng; UBND xã, phƣờng, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn là tổ chức tuyên truyền pháp luật địa phƣơng. Cơ sở pháp lý quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật đƣợc ghi dấu ấn bằng Luật Phổ biến giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13. Tiếp theo là Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. 18 1. 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ 1.2.1. Về chủ thể, đối tƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật 1.2.1.1. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc hiểu là tất cả những ngƣời mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật. Chủ thể PBGDPL sở xã, phƣờng có nhiều loại. Căn cứ vào mức độ liên quan giữa các mục tiêu giáo dục pháp luật và chức năng, nhiệm vụ do luật định, chủ thể PB, GDPL đƣợc phân ra thành hai loại: chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp. Chủ thể chuyên nghiệp là những ngƣời mà nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp là thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật. Đây là các chủ thể nòng cốt của hoạt động giáo dục pháp luật. Chủ thể chuyên nghiệp gồm có: - Cán bộ Tƣ pháp cấp xã. Đây là thành phần quan trọng vì họ vừa là công chức, là ngƣời thực thi pháp luật cấp sở, tiếp xúc nhiều nhất với ngƣời dân, nhiều nguy xảy ra vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, nhƣng cũng chính là ngƣời tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham mƣu cho chính quyền cấp xã các nội dung, kế hoạch về công tác này tại “cơ sở” – địa phƣơng. Ngoài cán bộ Tƣ pháp xã còn thể là lãnh đạo UBND cấp xã, các cán bộ, thành viên Hội đồng PHCT PBGDPL cấp xã, tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2013, theo Luật PBGDPL, cấp xã không còn mô hình Hội đồng PHCT PBGDPL nữa. - Các báo cáo viên, cổ động viên, tuyên truyền viên về pháp luật các hệ thống Đảng, quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội cấp xã. - Các phóng viên, biên tập viên của các báo, đài phát thanh, truyền hình phụ trách các nội dung liên quan đến pháp luật hoặc các chuyên mục pháp luật. - Giáo viên dạy pháp luật trong các trƣờng từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trƣờng Đảng, hành chính, đoàn thể. 19 - Các giáo viên dạy pháp luật (GDCD) trong các trƣờng THCS trên địa bàn các xã, phƣờng, thị trấn. - Các cán bộ chuyên gia làm công tác nghiên cứu và chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật tại các quan Nhà nƣớc, các tổ chức nghề nghiệp pháp luật, các tổ chức xã hội. Chủ thể không chuyên nghiệp là những ngƣời phải làm nhiều việc với những mục tiêu khác nhau, nhƣng trong đó nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật. Chủ thể không chuyên nghiệp gồm có: - Đại biểu Quốc hội: nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý Nhà nƣớc (Điều 38 Luật Tổ chức Quốc hội năm 1992) và đại biểu Hội đồng nhân dân phải “gƣơng mẫu chấp hành pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý Nhà nƣớc” - Cán bộ thuộc các quan hành pháp, tƣ pháp một phần nhiệm vụ là PB,GDPL, thí dụ: Kiểm sát viên “trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sát nhân dân trách nhiệm phối hợp... tuyên truyền giáo dục pháp luật (Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân), cán bộ Toà án nhân dân: “Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật...” (Điều 1 Luật Tổ chức Toà án nhân dân). - Các cán bộ thành viên của các tổ chức chính trị, xã hội nhƣ Đảng Cộng sản, đoàn thể thanh niên, Công đoàn, phụ nữ.... - Các Luật gia đang hành nghề luật sƣ bào chữa, dịch vụ tƣ vấn pháp luật. - Các cán bộ, nhân viên các ngành kinh tế, quản lý Nhà nƣớc về một lĩnh vực kinh tế nào đó (thuế, đất đai, rừng, thuỷ lợi...) trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành cho các đối tƣợng bị quản lý nhân dân nói chung. 20 - Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật còn là chính các công dân – cá nhân bằng sự gƣơng mẫu trong ý thức và trách nhiệm thi hành pháp luật trong đời sống đã tác dụng ảnh hƣởng giáo dục tích cực đến hiểu biết, nhận thức của các công dân khác (bố mẹ, ông bà trong gia đình đối với con cái, thầy cô giáo chủ nhiệm và bộ môn trong nhà trƣờng, tổ trƣởng dân phố, hoà giải viên, tuyên truyền viên...). Đối tƣợng này cần đƣợc tập trung tuyên truyền về Hiến pháp 1992, về các quyền con ngƣời và quyền công dân nhƣ quyền đƣợc tôn trọng, quyền đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do tín ngƣỡng…, không đƣợc lợi dụng quyền con ngƣời, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc… Mỗi ngƣời, mỗi công dân đều những quyền, nghĩa vụ nhất định, giáo dục pháp luật cho công dân chính là giáo dục cách để họ tôn trọng quyền, biết tự bảo vệ quyền Hiến pháp đã ghi nhận. Để hoạt động PB,GDPL đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên và có hiệu quả, các chủ thể PB,GDPL cần phải: - Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của mình trong hoạt động PB, GDPL để xây dựng các chương trình, kế hoạch từng thời kỳ. Đối với các chủ thể chuyên trách, đó là các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu (Ví dụ: Thực hiện chƣơng trình tuyên truyền pháp luật trên loa truyền thanh đối với các cán bộ Tƣ pháp xã...). Nhiệm vụ của chủ thể chuyên trách ngoài phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, thành phố, quận, huyện, còn phải phổ biến các văn bản pháp luật của địa phƣơng, nhất là những lĩnh vực liên quan chủ yếu đến đời sống ngƣời dân ở địa phƣơng, công tác thực thi pháp luật, phản ánh những khiếu nại, thắc mắc của ngƣời dân địa phƣơng tới các quan theo quy định (ví dụ: tại địa bàn Phƣờng hiện đang khiếu kiện về công tác giải phóng mặt bằng do thu hồi đất để xây cầu, do vậy, cán bộ phải tuyên truyền những văn bản bản, quan 21 trọng nhƣ Luật Đất đai, Nghị định 108/2009/NĐ-CP, Quyết định 69/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố về công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất…) Đối với các chủ thể không chuyên trách, vấn đề này thƣờng ít chú ý đến. Các hoạt động PB,GDPL đƣợc các chủ thể này thực hiện phần nhiều theo tính chất “thời vụ”, “đƣợc đâu hay đấy”, thậm chí chƣa trở thành ý thức trách nhiệm, không quan tâm tới đối tƣợng do mình tác động cũng nhƣ tới hiệu quả giáo dục do mình tiến hành. Thông thƣờng, hoạt động PB,GDPL của các chủ thể không chuyên trách đƣợc gắn liền với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, hình thức tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật đây thƣờng là cá biệt (đối tƣợng trực tiếp quan hệ với lĩnh vực chuyên môn của chủ thể: ngƣời kinh doanh nghĩa vụ nộp thuế...). Vì vậy, các mục tiêu, nội dung phổ biến, giáo dục đây cũng rất cụ thể và cần phải đƣợc chuẩn bị “thƣờng trực” trong từng giai đoạn, từng bƣớc tiến hành công việc chuyên môn. Khi xây dựng kế hoạch, công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời phải xác định các mục tiêu, nội dung giáo dục pháp luật cần thiết cho đối tƣợng mình quản lý, phục vụ. Thí dụ: Khi triển khai các luật thuế mới, các quan thuế, từng cá ngƣời bộ thuế có trách nhiệm xác định các nội dung, kế hoạch phổ biến, giáo dục cho các đối tƣợng nộp thuế những hiểu biết cần thiết nhất về thuế đó, về phƣơng thức thu, về quyền và lợi ích của ngƣời nộp thuế khi thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cũng nhƣ trách nhiệm pháp lý khi vi phạm..., từ đó tạo những điều kiện thuận lợi về mặt nhận thức tâm lý, dƣ luận xã hội cho việc thu thuế. - Xác định rõ nội dung, phương thức, phạm vi hoạt động PB, GDPL của từng chủ thể. Đối với các chủ thể chuyên trách, nội dung PB,GDPL thƣờng là rộng, bao hàm một loạt các vấn đề pháp luật gắn với những chƣơng trình chung về xây dựng và thực hiện pháp luật. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cơ 22 sở gắn với phổ biến Hiến pháp 1992, các luật, nghị định, thông tƣ, văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành chính liên quan trực tiếp đến ngƣời dân, công dân, các vấn đề dân sinh liên quan trực tiếp đến địa phƣơng. Tập trung lại là những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của con ngƣời, công dân đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp, cụ thể hóa trong các Luật, Nghị định, Thông tƣ, các văn bản khác. Ví dụ Hiến pháp ghi nhận công dân nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngƣời quốc tịch Việt Nam, do vậy ngoài phổ biến quy định này của Hiến pháp, còn phổ biến Luật Cƣ trú, Nghị định của Chính phủ, các quy định của UBND thành phố Nội, Công an Thành phố về cƣ trú. Các phƣơng pháp, biện pháp chung, tính phổ biến của hoạt động tuyên truyền, giáo dục đƣợc áp dụng nhƣ: diễn thuyết, báo cáo tại các hội nghị, các tụ điểm dân cƣ, thông tin và các hình thức khác trên báo chí, giảng dạy trên lớp và giáo dục ngoài giờ... Phạm vi tác động của các chủ thể chuyên trách thƣờng rất rộng: từ quy mô toàn quốc (các chủ thể các quan chuyên trách phổ biến, giáo dục pháp luật và các báo, đài phát thanh, truyền hình Trung ƣơng), đến quy mô địa phƣơng hoặc từng sở. Đối với các chủ thể chuyên trách xã, phƣờng thì phạm vi tác động chỉ thôn, xã, phƣờng thuộc địa bàn do chính các chủ thể đó phụ trách. Đối với các chủ thể không chuyên trách, nội dung giáo luật thƣờng hẹp hơn, cụ thể hơn gắn liền với nhu cầu của đối tƣợng đƣợc PB,GDPL hoặc với yêu cầu chuyên ngành của chủ thể. Thí dụ: Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân sau mỗi kỳ họp là các văn bản mới đƣợc thông qua. Phƣơng thức, phƣơng pháp thực hiện PB,GDPL của các chủ thể không chuyên đòi hỏi một sự sáng tạo, linh hoạt, không kinh điển vì đó thƣờng là giáo dục cá biệt, trực tiếp giữa chủ thể và đối tƣợng giáo dục pháp luật trong những tình huống đời thƣờng. Thông qua việc giải thích, làm sáng tỏ những 23 nội dung pháp luật cụ thể để giúp hình thành nhận thức về cả một chủ trƣơng, chính sách lớn (từ cái riêng đến cái chung). Một đặc điểm nữa của phƣơng thức giáo dục pháp luật cá biệt này là việc PB,GDPL thƣờng gắn liền với việc áp dụng, vận dụng pháp luật để xử lý, để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối tƣợng và chủ thể PB,GDPL đây đồng thời là các chủ thể của những quan hệ pháp luật, các quyền và nghĩa vụ pháp lý chính là nội dung đƣợc tuyên truyền, giáo dục. Do đó, hiệu quả giáo dục pháp luật cũng rất cụ thể, rất sống động (thể hiện ở việc đối tƣợng PB,GDPL thái độ nhƣ thế nào trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật đang đƣợc xem xét...). Mặt khác, đặc điểm này cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi rất cao đối với chủ thể PB,GDPL là biểu hiện sinh động nhất phƣơng châm giáo dục “nói và làm”. - Xác định rõ yêu cầu đối với từng loại chủ thể. Cũng nhƣ mọi chủ thể giáo dục khác, các chủ thể giáo dục, phổ biến pháp luật những yêu cầu cụ thể về trình độ hiểu biết, về năng lực tổ chức công việc, về phẩm chất, nhân cách, về tính gƣơng mẫu tuân thủ pháp luật. Chỉ trên sở xác định rõ các yêu cầu này mới đƣợc một định hƣớng và biện pháp xây dựng lực lƣợng, đào tạo bồi dƣỡng để nâng cao hiệu quả các hoạt động PB,GDPL của họ. đây chúng ta chỉ dừng lại yêu cầu hiểu biết pháp luật. Đối với các chủ thể chuyên trách về PB,GDPL cần phải một trình độ hiểu biết pháp luật nhất định, ít nhất là trung cấp luật, đƣợc đào tạo về nghiệp vụ và đƣợc chuẩn hoá từng bƣớc trong điều kiện hiện nay. Đối với các chủ thể không chuyên trách, cần nhấn mạnh hơn yêu cầu về hiểu biết pháp luật chuyên ngành gắn với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của họ. Gắn với yêu cầu hiểu biết pháp luật chung và chuyên ngành đi đôi với các chủ thể PB,GDPL còn một yêu cầu rất quan trọng là hiểu biết về trạng thái ý thức pháp luật, tâm lý pháp lý, nhu cầu và điều kiện cụ thể để tiếp nhận pháp luật của các đối tƣợng đƣợc PB,GDPL. Những hiểu biết đó là yếu tố rất cần 24 thiết cho việc tìm ra đƣợc cách tiếp cận thích hợp nhất của chủ thể với đối tƣợng PBGDPL, làm tăng hiệu quả PB,GDPL. Chủ thể chuyên trách tập trung nhiều vào đối tƣợng cán bộ, công chức cấp xã, do vậy ngoài nội dung truyền tải pháp luật, họ cần thiết phải trình độ pháp luật cần thiết để thi hành đúng các quy định của pháp luật tại địa phƣơng. mối quan hệ biện chứng giữa việc sở (phƣờng, xã, thị trấn) cán bộ lãnh đạo trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, xảy ra nhiều vụ việc sai quy định trong điều hành thì không thể triển khai tốt công tác PBGDPL cho ngƣời dân tại địa bàn sở đó nhƣ những đơn vị khác. Một yêu cầu chung quan trọng cho mọi chủ thể làm công tác PB,GDPL ở sở xã, phƣờng là sự gƣơng mẫu chấp hành pháp luật của họ để thực hiện “làm nhƣ tôi nói” và “làm nhƣ tôi làm”. Từ việc xác định rõ các yêu cầu đối với chủ thể PB,GDPL, thể đề ra những định hƣớng, biện pháp, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và tổ chức công việc của các chủ thể sao cho phù hợp nhất với các điều kiện làm việc của họ để đạt đƣợc các mục tiêu PB, GDPL. 1.2.1.2. Đối tượng cần phải phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp xã, phường Đối tƣợng của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những yếu tố bản của lý luận PB,GDPL. Việc xác định nội dung, phƣơng pháp, hình thức PB,GDPL phù hợp để đạt đƣợc hiệu quả cao phụ thuộc phần lớn vào việc nghiên cứu, đánh giá đúng đắn, đầy đủ, toàn diện đối tƣợng của PB,GDPL. Đối tƣợng của PB,GDPL nói chung là những cá nhân công dân hay những nhóm, cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận tác động của các hoạt động PB,GDPL mà ý thức pháp luật và hành vi của họ là khách thể của PB, GDPL. Đối tƣợng PB, GDPL rất phong phú, đa dạng và thể phân loại thành các nhóm dựa trên các yếu tố phản ánh trạng thái, địa vị pháp lý của từng loại đối tƣợng. Trên sở phân loại đó, các chủ thể PB, GDPL sẽ lựa chọn các nội dung, hình thức, phƣơng pháp PB,GDPL phù hợp nhằm trang bị cho từng loại 25 đối tƣợng những tri thức cần thiết để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tƣơng xứng với địa vị pháp lý công dân của họ trong các quan hệ pháp luật. Ở nƣớc ta hiện nay, theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (7/1/1998) cần tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tƣợng sau đây: - Cán bộ, công chức viên chức Nhà nƣớc nói chung và cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn nói riêng. Đây là đối tƣợng bản vì theo Luật Cán bộ, công chức họ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Tóm lại, họ vừa là chủ thể của công tác PBGDPL cấp sở, vừa là ngƣời đại diện quyền lực nhà nƣớc thi hành pháp luật tại địa phƣơng, vừa là đối tƣợng dễ xảy ra nhiều vi phạm pháp luật, vi phạm các quyền, lợi ích của ngƣời dân nếu họ không minh bạch, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, hách dịch với ngƣời dân sở… Trong các giao dịch hành chính với ngƣời dân, đối tƣợng cán bộ, công chức cấp phƣờng, xã, thị trấn là đối thoại trực tiếp – điều kiện để xảy ra tham nhũng, nhũng nhiễu nhiều nhất, do vậy, đối tƣợng này cần phải đƣợc PB, GDPL nhiều nhất. - Học sinh, sinh viên: Tập trung vào học sinh khối tiểu học, THCS của các trƣờng học trên địa bàn. Đây là đối tƣợng cần tập trung vì đây là lứa tuổi cần phổ biến cho các em các quy định của Hiến pháp, các luật cụ thể về các quyền con ngƣời, quyền công dân nhằm trang bị kiến thức, hành trang pháp luật trƣớc khi các em trƣởng thành. 26 - Các tầng lớp nhân dân. Thực hiện đúng quy định của Hiến pháp “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, “ Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, việc phổ biến, pháp luật cho các tầng lớp nhân dân không chỉ giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật mà còn giáo dục về các quyền công dân theo tinh thần: Công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Việc phổ biến, bảo đảm thực hiện quyền tự do của công dân chính là sở để xác định và tiêu chí đánh giá hoạt động của quan nhà nước tại chính địa phương, sở đó. - Chủ doanh nghiệp, ngƣời quản lý; cán bộ công đoàn các doanh nghiệp; - Các lực lƣợng vũ trang nhân dân, tập trung vào địa bàn các phƣờng, xã, thị trấn nhiều lực lƣợng vũ trang nhƣ công an, quân đội Đối tƣợng của công tác PBGDPL sở xã, phƣờng chủ yếu là nhóm đối tƣợng thứ ba, đó là các tầng lớp nhân dân. Nhóm này bao gồm: Thanh niên, phụ nữ, nông dân, nhân dân thành thị, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, đồng bào miền núi và học sinh các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở. Nghiên cứu nhóm đối tƣợng này, cần làm rõ địa vị pháp lý, đặc điểm của mỗi loại đối tƣợng. Qua đó xác định tình trạng của các quan hệ tồn tại giữa mỗi loại đối tƣợng này với Nhà nƣớc, với xã hội. Chúng ta tìm hiểu đối tƣợng này từ trạng thái công dân - nét đặc trƣng của mỗi loại đối tƣợng nhƣ: độ tuổi (đối với học sinh tiểu học, trung học sở), trình độ học vấn thái độ tâm lý, tính tích cực chính trị xã hội; lợi ích, nhu cầu, mối quan tâm tới pháp luật; điều kiện, khả năng tiếp nhận giáo dục... của họ. + Học sinh, tiểu học bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 5 với độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, trung học sở từ lớp 6 đến lớp 9 với độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi đang học ở các trƣờng tiểu học và trung học sở chịu sự quản lý của các xã, phƣờng. Học sinh tiểu học, trung học sở là lớp ngƣời cần đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, đảm bảo cho quá trình pháp triển của các em vì các em còn nhỏ bé 27 về thể chất, nông cạn về tƣ duy nhận thức, nghèo nàn về vốn sống. Những điều ấy sẽ ngày càng đƣợc bồi đắp và hoàn thiện qua các bậc học tiếp theo. Trong quá trình phát triển ấy, một mặt họ chịu sự quản lý, giám sát, ảnh hƣởng của gia đình, mặt khác chịu sự tác động giáo dục của Nhà trƣờng mà trực tiếp thông qua các thầy giáo với những chƣơng trình, nội dung giáo dục cũng nhƣ sự ảnh hƣởng (tích cực hay tiêu cực) của môi trƣờng xã hội mà các em sống và học tập). Đặc điểm của học sinh tiểu học, trung học sở là nhóm xã hội mới đƣợc bƣớc vào quá trình đào tạo, chƣa tham gia vào hoạt động quản lý hay sản xuất kinh doanh của xã hội mà công việc chủ yếu của các em là học tập. Vì thế, những suy nghĩ, lối sống cũng nhƣ những quan niệm về đời sống xã hội của các em còn đang bắt đầu đƣợc bồi đắp, định hình thông qua hoạt động học tập và sinh hoạt ba môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng, xã hội. Một đặc điểm về ý thức pháp luật của học sinh tiểu học và trung học cơ sở là chƣa đầy đủ, toàn diện, sâu sắc nhƣ một số nhóm xã hội khác do đặc điểm, điều kiện và khả năng của các em. Vì thế, những hiểu biết về pháp luật của các em còn hạn hẹp rất nhiều. Chúng ta không thể đòi hỏi ngay các em phải ý thức pháp luật nhƣ tất cả các nhóm đối tƣợng khác, nhƣng khi còn là học sinh, các em cũng cần phải một lƣợng tri thức pháp luật nhất định làm sở để dần dần hình thành thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đồng thời chuẩn bị để trong tƣơng lai, họ sẽ trở thành các công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nƣớc, các nhà quản lý sản xuất kinh doanh, những ngƣời lao động... Đó là các đối tƣợng không chỉ hiểu biết pháp luật mà còn phải nắm chắc pháp luật. ý thức pháp luật của lớp học sinh này rất dễ bị biến động, dễ chịu sự tác động trực tiếp của môi trƣờng và ý thức pháp luật của những ngƣời xung quanh. Thông thƣờng, lớp ngƣời này còn phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình về kinh tế, do đó chịu ảnh hƣởng trực tiếp toàn bộ các mặt đời sống của bố mẹ và những ngƣời thân trong gia đình, bao gồm cả trình 28 độ nhận thức, đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật. Mặc khác, do khả năng của bản thân và phát triển quan hệ xã hội của học sinh ngày càng tăng phù hợp với việc học tập, sinh hoạt của họ, cho nên cùng với ảnh hƣởng của gia đình, lớp ngƣời này đồng thời chịu sự tác động của xã hội, nhà trƣờng, tổ chức Đoàn, Đội, nhóm bạn bè... Trong những môi trƣờng này, nếu trình độ am hiểu pháp luật càng cao, ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật càng nghiêm thì sẽ giúp học sinh hiểu biết pháp luật đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và càng hƣớng cho họ đi vào đúng quỹ đạo của cuộc sống theo yêu cầu của pháp luật, tránh đƣợc sự sa ngã, sai lầm một cách thiếu tự giác của lớp ngƣời này. Vì thế, việc giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh tiểu học, trung học sở, chúng ta không chỉ quan tâm tập trung cho đối tƣợng này, mà phải đồng thời tác động đến ngƣời thƣờng xuyên giao tiếp với các em (bố mẹ, anh chị, ông bà và những ngƣời xung quanh) bằng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, với nội dung, hình thức, phƣơng pháp, phƣơng tiện thích hợp, đồng bộ. + Thanh niên, sở xã, phƣờng thông thƣờng là tầng lớp Đoàn viên thanh niên địa phƣơng trực tiếp tham gia lao động sản xuất, làm dịch vụ, công nhân các nghề khác nhau. Họ là những ngƣời công dân đã trƣởng thành và là lớp ngƣời trẻ tuổi, là lực lƣợng nòng cốt của đất nƣớc khi bƣớc vào thế kỷ XXI. Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đã xác định: Con người mới là con người ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, ý thức, sức khoẻ và lao động giỏi, sống văn hoá và tình nghĩa.... Thế hệ công dân đó sẽ sống trong một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, tầng lớp dân cư đều nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Ƣu điểm của lớp thanh niên sở xã, phƣờng là tích cực, nhạy bén, năng động trong lao động sản xuất cũng nhƣ trong quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, họ còn nhƣợc điểm là 29 thƣờng nông nổi, bồng bột, dễ bị kích động, bị lôi kéo, đôi khi tự cao, tự mãn hoặc tự ti, tự phụ, thích tự do phóng khoáng hay đua đòi... Vì vậy, để thế hệ công dân trẻ đƣợc đầy đủ ý thức và trách nhiệm công dân, thể thực hiện tích cực các nghĩa vụ và các quyền hợp pháp của mình thì giáo dục pháp luật trong quá trình lao động sản xuất của họ là một vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, thực trạng hiểu biết pháp luật yếu kém, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm thanh niên xảy ra nghiêm trọng đặt ra những yêu cầu thực tế, bức xúc phải biện pháp giáo dục, ngăn chặn, phòng ngừa cấp bách, trong đó, giáo dục pháp luật là một biện pháp quan trọng. + Phụ nữ, là một trong những đối tƣợng những đặc điểm tự nhiên cần đƣợc Nhà nƣớc quan tâm và bảo vệ. Bởi vì, trƣớc hết họ cũng là những ngƣời công dân đã trƣởng thành nhƣ bao ngƣời công dân khác; họ cũng tham gia lao động sản xuất mọi ngành nghề (trừ một số ngành nghề đặc biệt mà Nhà nƣớc không cho phép tuyển dụng phụ nữ), hoạt động trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Ngoài ra, họ còn đảm nhận một thiên chức đặc biệt mà tạo hoá đã ban cho họ, đó là làm mẹ. Để ngƣời phụ nữ thể gánh vác đƣợc mọi công việc ngoài xã hội cũng nhƣ trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái thì những hiểu biết về quyền bình đẳng nam nữ trên mọi lĩnh vực, kiến thức pháp luật về hôn nhan và gia đình, về an toàn lao động, vệ sinh lao động... là rất quan trọng. Vấn đề đáng quan tâm nhất là phụ nữ các sở vùng nông thôn, phần lớn họ trình độ văn hoá thấp, không điều kiện để đƣợc học tập. Một đặc điểm thƣờng thấy phụ nữ những vùng này là lấy chồng sớm, sinh con nhiều nhƣng thiếu kiến thức về nuôi dạy con. Vì thế, họ chính là những ngƣời cần phải đƣợc hiểu biết về kế hoạch hoá gia đình cũng nhƣ các quy định của pháp luật về các quyền, lợi ích hợp pháp để đảm bảo sự phát triển của họ. + Nông dân, sở xã, phƣờng chiếm số lƣợng lớn trong tổng số dân 30 của cả nƣớc. Họ làm nông nghiệp nên luôn gắn bó với ruộng đất, vƣờn tƣợc. phần lớn trong số họ trình độ văn hoá không cao, nhƣng họ chính là lực lƣợng lao động không thể thiếu đƣợc của một nƣớc chủ yếu là nông nghiệp nhƣ nƣớc ta. Đối với ngƣời nông dân, nếu không biết rõ các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất, về thuế nông nghiệp, về giao dịch dân sự và hôn nhân, gia đình thì thật khó khăn khi tham gia giao động sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt trong cuộc sống cộng đồng. Vì thế, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời nông dân cũng là vấn đề cấp bách đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặt ra. Đối với nhân dân tại các phƣờng, thị trấn Nội, trình độ văn hoá phần cao hơn và cuộc sống cũng khá hơn so với các vùng nông thôn, miền núi, một số tỉnh thành phố khác. Hơn nữa, họ đƣợc gần các trung tâm văn hoá, xã hội, nên điều kiện tiếp xúc thƣờng xuyên với các thông tin mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Song, không phải mọi ngƣời dân Nội đều có nhận thức đúng đắn đối với các quy định của Nhà nƣớc, ý thức thực hiện các quy tắc sinh hoạt cộng đồng đô thị, bảo vệ môi trƣờng, an toàn giao thông và trật tự, an toàn cũng hết sức quan trọng đối với nhân dân thành thị. Do đó, công tác PB,GDPL cho nhân dân thành thị là không thể thiếu đƣợc. - Đối tƣợng PBGDPL sở rất quan trọng, vừa là một bộ phận của chủ thể, vừa là khách thể, đó chính là các cán bộ, công chức của nhà nƣớc sở, hay nói cách khác chính là cán bộ của các xã, phƣờng, thị trấn. Họ là ngƣời thực thi các quết định hành chính, triển khai trực tiếp và là đầu mối cuối cùng trong thi hành pháp luật của nhà nƣớc tới ngƣời dân. Họ là ngƣời quyền lực hành pháp thực tế, do vậy cũng là đối tƣợng dễ lạm quyền để tham ô, tham nhũng, không minh bạch, vi phạm quyền và lợi ích của ngƣời dân. Chính vì vậy, đối tƣợng cán bộ, công chức tại các phƣờng, xã, thị trấn cần phải đƣợc giáo dục nhiều nhất. Trong những nội dung pháp luật giáo dục, cần giáo dục phổ biến những quy định mang tính “chế tài” nhằm mục đích phòng ngừa, răn đe. 31 Luật PBBGDPL quy định nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tƣợng đặc thù nhƣ: - Đối tƣợng là ngƣời dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngƣ dân. - Đối tƣợng là ngƣời lao động trong các doanh nghiệp. - Đối tƣợng là nạn nhân bạo lực gia đình. - Đối tƣợng là ngƣời khuyết tật. - Đối tƣợng là ngƣời đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn, ngƣời bị phạt tù đƣợc hƣởng án treo. 1.2.2. Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật Luật PBGDPL quy định các nội dung nhƣ: quy định Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trƣờng….Nội dung PB, GDPL nói chung, sở nói riêng thì mục đích cuối cùng là tập trung phổ biến tới con ngƣời, tới công dân. Do vậy, nội dung phổ biến xuyên suốt là các quy định của pháp luật tại Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực trong cuộc sống, liên quan đến quyền con ngƣời, quyền đƣợc tự bảo vệ, giới hạn các quyền đó đến đâu. Ví dụ, quyền tự do tín ngƣỡng, cụ thể hóa Pháp lệnh tôn giáo, các văn bản của Trung ƣơng và Thành phố quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, do đối tƣợng tại xã, phƣờng những đặc thù riêng nên nội dung PB,GDPL sở xã, phƣờng cũng là một phƣơng thức đặc thù với đối tƣợng là các tầng lớp nhân dân sở xã, phƣờng mà chủ yếu là học sinh tiểu học, trung học sở, thanh niên, phụ nữ, nông dân, nhân dân, thành thị, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ lao động tự do. Vì thế, việc xác định nội dung bản của PB, GDPL sở xã, phƣờng trƣớc hết căn cứ vào 32 đối tƣợng, mục tiêu PB, GDPL cho đối tƣợng trên sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của đối tƣợng. Nội dung đó thể phân thành các mức độ theo các yêu cầu sau đây: Một là, yêu cầu tối thiểu về nội dung PB, GDPL cho mọi công dân (có thể gọi là pháp luật phổ thông). Để mỗi công dân “sống và làm việc theo pháp luật”, họ phải những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và những kỹ năng tối thiểu để sử dụng pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhƣ thực hiện các nghĩa vụ của mình trƣớc gia đình, trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc xã hội. đây, các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thƣờng phải gắn với các khía cạnh đạo đức, tâm lý, với các sở kinh tế - xã hội của quy định pháp luật để tạo nên nhận thức đúng, tâm lý sẵn sàng và thiện chí để thực hiện ngay các quyền và nghĩa vụ công dân mà tình huống pháp lý cụ thể đòi hỏi họ. Nội dung này bao gồm: - Một số hiểu biết, thông tin bản về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc thực thi pháp luật, đặc biệt là chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; - Các quyền và nghĩa vụ pháp bản của công dân do Hiến pháp và một số đạo luật quy định; - Một số thủ tục, trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân. - Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và gián tiếp của công dân... Ở mức độ này, giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng giúp cho mỗi công dân ý thức đƣợc vị trí công dân của mình trong quan hệ với Nhà nƣớc và với công dân khác, biết mình những quyền gì, nghĩa vụ gì và khi cần thì biết mình phải đến đâu, làm gì, làm nhƣ thế nào để bảo vệ các quyền đó. Hai là, yêu cầu riêng về PB,GDPL cho mỗi loại đối tƣợng. Mỗi công dân trong từng địa vị, điều kiện, hoàn cảnh và mỗi địa bàn khác nhau lại có những nhu cầu hiểu biết pháp luật khác nhau. Do đó, nội dung PB, GDPL đây cũng phải cụ thể, phù hợp với từng loại đối tƣợng. Theo Quyết định số 03/QĐ33 TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ban hành ngày 07/1/1998 thì đối với tất cả các tầng lớp nhân dân nói chung, cần phải phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tham gia quản lý Nhà nƣớc, giám sát hoạt động của quan, công chức Nhà nƣớc, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, tự do kinh doanh, nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản toàn dân, lợi ích cộng đồng, nghĩa vụ đóng thuế, lao động công ích và các quyền, nghĩa vụ cơ bản khác của công dân. Ngoài ra, đối với từng đối tƣợng còn thêm các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác nhau. Đối với học sinh tiểu học và trung học sở: Đây là lớp ngƣời đang trong quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trƣờng, đồng thời đang độ tuổi hình thành nhân cách. Những hiểu biết về thế giới xung quanh cũng nhƣ những quan niệm về đời sống xã hội còn đang đƣợc bồi đắp, định hình thông qua hoạt động học tập và giao tiếp xã hội. Một đặc điểm riêng đối với lớp học sinh này là nội dung giáo dục pháp luật không tách rời nội dung đào tạo. Mục tiêu giáo dục đào tạo nƣớc ta đã đƣợc xác định rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, đào tạo những con ngƣời kiến thức văn hoá, khoa học... trong đó "mục tiêu phát triển cụ thể các bậc học: xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, xây dựng trung học mới, mở rộng bậc đại học và sau đại học, xây dựng hệ thống trung tâm chất lƣợng cao" [2, tr.127]. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, nội dung bản của quá trình giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh bao gồm nội dung thuộc các lĩnh vực: “trí dục, đức dục, giáo dục lao động, thể dục và mỹ dục”. Giáo dục pháp luật cũng nhƣ các giáo dục khác đƣợc ghép vào 5 lĩnh vực trên. Trƣớc đây, giáo dục pháp luật trong trƣờng phổ thông đã ghép vào lĩnh 34 vực đức dục, và đến nay, giáo dục pháp luật đƣợc ghép trong môn giáo dục công dân cùng với giáo dục chính trị và đạo đức. Nhƣ vậy, nội dung của giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng là một bộ phận của nội dung giáo dục nói chung, phải tuân thủ mục tiêu giáo dục nói chung. Song, nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng tính hệ thống nhƣng ít đƣợc bổ sung, sửa đổi để phù hợp với trạng thái động của các thông tin bản trong hệ thống pháp luật thực định. Do đó, cần đƣợc hỗ trợ bằng các chƣơng trình mang tính cập nhật cao nhƣ giáo dục pháp luật qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tăng cƣờng các hoạt động ngoại khoá nhƣ nghe nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật đồng thời phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Những nội dung pháp luật cần giáo dục cho học sinh tiểu học, trung học sở là: Đối với học sinh tiểu học: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, xây dựng nội dung pháp luật phù hợp cho giáo dục tiểu học, gắn chặt với giáo dục đạo đức; phổ cập một số kiến thức pháp luật đẳng nhất gắn với cuộc sống, học tập của các em, với những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi thƣờng ngày trong gia đình, ngoài đƣờng phố, trong trƣờng học. Đối với học sinh trung học sở: Ngoài việc phổ cập kiến thức pháp luật đã trong chƣơng trình, cần nghiên cứu, khảo sát để sửa đổi, bổ sung về nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và pháp luật hiện hành (dân sự, lao động...) đồng thời gắn với những vấn đề thời sự về pháp luật nhƣ phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trƣờng... Đối với thanh niên: Phần lớn thanh niên sở xã, phƣờng nƣớc ta là những ngƣời đã học hết bậc tiểu học, trung học sở hoặc phổ thông trung học (chỉ một số ít là không đi học). Vì thế, họ đã một trình độ văn hoá nhất định để đủ khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội địa phƣơng mình. Thông thƣờng, thanh niên sở xã, phƣờng tham gia vào tổ chức Đoàn thanh niên nên điều kiện tham gia và các buổi sinh hoạt của Câu lạc 35 bộ pháp luật do tổ chức Đoàn thanh niên thành lập. Dù làm nghề gì thì họ vẫn là những ngƣời làm chủ nông thôn từ đồng bằng đến miền núi; họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ mà Tổ quốc giao phó - đó là nghĩa vụ quân sự; rồi họ sẽ là những ngƣời chủ của mỗi gia đình, là những ngƣời bố, ngƣời mẹ trong gia đình. Đối với xã hội, họ thể tham gia vào việc bảo vệ trật tự, an ninh cho thôn, xóm mình nhƣ làm dân quân tự vệ... Gắn với mỗi hoạt động mà họ tham gia và mỗi nghĩa vụ mà họ gánh vác thì những nội dung pháp luật cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục riêng đối với họ là các kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình; nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; phòng chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông; tội phạm hình sự, biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tội phạm; trách nhiệm hành chính. Đối với phụ nữ: Trong thời đại ngày nay, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và cả trong gia đình. Song, do gánh nặng trách nhiệm của một ngƣời phụ nữ trong gia đình, trách nhiệm làm vợ, đặc biệt trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái đã có phần hạn chế việc tham gia hoạt động xã hội của ngƣời phụ nữ. Mặc dù vậy, họ vẫn phải hoàn thành mọi công việc trong gia đình, vừa phải lo tham gia lao động sản xuất, công tác trên mọi lĩnh vực. Phần lớn phụ nữ nông thôn, miền núi nƣớc ta đều trình độ văn hoá thấp và ít quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội. Nếu họ không sự hiểu biết nhất định về pháp luật thì khi quyền và lợi ích bị xâm phạm, họ rất khó tự đứng ra bảo vệ mình. Do đó, Nhà nƣớc cần sự quan tâm đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của ngƣời phụ nữ, ở các xã, phƣờng nƣớc ta đều Hội phụ nữ. Đây là một tổ chức mà mọi ngƣời phụ nữ đều thể tham gia sinh hoạt. đó, họ thể bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng cũng nhƣ sẽ đƣợc giải đáp những vƣớng mắc trong cuộc sống. Vì thế, nội dung PB,GDPL cho riêng ngƣời phụ nữ sở xã, phƣờng phải gắn với công việc, với trách nhiệm của họ cũng nhƣ quyền lợi của họ từ trong 36 gia đình đến xã hội. Đó là những kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quyền bình đẳng nam - nữ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Đối với nông dân: Nhƣ chúng ta đã biết, nông dân là lực lƣợng chiếm đa số xã, phƣờng, đặc biệt là nông thôn, đồng bằng và miền núi. Đối tƣợng nông dân tăng lên sau khi Nội thực hiện hợp nhất với tỉnh Tây. Một đặc điểm đặc trƣng của ngƣời nông dân là gắn bó với đất đai, ruộng vƣờn. Vì thế, đối với họ, những hiểu biết về các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất, thuế nông nghiệp, các chính sách về nông thôn mới, đồn điền đổi thửa…. là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao dân trí đồng thời hạn chế các nhƣợc điểm còn tồn tại nông dân? Hiện nay, ở các xã, phƣờng nƣớc ta đã thành lập các tổ chức mà ngƣời nông dân thể tham gia nhƣ: Hội nông dân, các tổ hoà giải sở. Đó là những nơi mà ngƣời nông dân điều kiện trao đổi với nhau về kinh nghiệm sản xuất cũng nhƣ các vấn đề vƣớng mắc trong cuộc sống, trong các mối quan hệ làng, bản, xóm, thôn... Đó cũng là nơi họ thể tiếp nhận đƣợc những thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với nông dân (ngoài việc nghe thông tin từ loa truyền thanh của xã, phƣờng). Vì thế, những nội dung cần thiết để PBGDPL cho ngƣời nông dân là các kiến thức pháp luật về: quyền sử dụng đất, thuế nông nghiệp, giao dịch dân sự trong cuộc sống cộng đồng; hôn nhân gia đình, đăng ký hộ tịch; chống tệ nạn cờ bạc, hủ tục lạc hậu. Đối với nhân dân phường, xã, thị trấn, cần đƣợc phổ biến thêm kiến thức pháp luật về: quy tắc sinh hoạt cộng đồng các đô thị; bảo vệ môi trƣờng; quyền kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh; an toàn giao thông; trật tự, an toàn xã hội; quy tắc xây dựng công trình, quyền sử dụng, sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, bảo vệ công trình công cộng... Đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ sở, cần đƣợc 37 phổ biến thêm kiến thức pháp luật về: hợp đồng lao động, thoả ƣớc lao động tập thể; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; kỷ luật lao động, bảo hiểm lao động; trách nhiệm vật chất khi vi phạm kỷ luật lao động; tổ chức hoạt động của Công đoàn; thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Từ việc xác định phạm vi, đặc điểm và các mức độ yêu cầu về nội dung PB, GDPL, thể thấy rằng khó một hình thức hay một chủ thể PB, GDPL riêng biệt nào thể đáp ứng đƣợc việc truyền tải toàn bộ các yêu cầu, phạm vi nội dung để đạt tới mục tiêu giáo dục pháp luật đặt ra cho mỗi đối tƣợng. Do đó, cần phải suy nghĩ, nghiên cứu các phƣơng thức, phối hợp nhiều hình thức, phƣơng tiện PB, GDPL và phối hợp các chƣơng trình, mục tiêu PB, GDPL của các chủ thể khác nhau để bổ sung, hỗ trợ những mặt mạnh, giảm bớt những hạn chế của từng hình thức, phƣơng tiện. 1.2.3. Về hình thức và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã, phƣờng Việc xác định đúng, đủ nội dung PB,GDPL cho từng đối tƣợng là yếu tố ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của PB, GDPL. Tuy nhiên, nội dung PB,GDPL không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của ngƣời đƣợc PB, GDPL mà phải qua những kênh truyền tải thông tin, các cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận, tiếp thu của đối tƣợng. Do đó, hiệu quả PB, GDPL không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tiếp theo của quá trình PB, GDPL, đó là hình thức, phƣơng tiện, phƣơng pháp PB, GDPL. Trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc cũng luôn luôn nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề này. Luật PBGDPL quy định 08 hình thức chủ yếu, tuy nhiên, cần phải lựa chọn các hình thức PBGDPL sao cho phù hợp với đối tƣợng, phạm vi PBGDPL sở xã, phƣờng. Hình thức PB, GDPL là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật. Qua thực tiễn 38 cũng nhƣ qua nghiên cứu lý luận về mục tiêu, nội dung, chủ thể, đối tƣợng PB, GDPL, các nhà nghiên cứu giáo dục pháp luật đã chia các hình thức PB, GDPL thành 2 loại: - Các hình thức giáo dục mang tính phổ biến truyền thống của giáo dục chính trị, tƣ tƣởng nhƣ: Phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các quan Nhà nƣớc, tổ chức quần chúng, địa bàn dân cƣ..., các hội nghị, hội thảo pháp luật; các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền qua báo chí, phƣơng tiện thông tin đại chúng; qua các hình thức văn học nghệ thuật; dạy và học pháp luật trong các nhà trƣờng. - Các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù: là việc giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của các quan Nhà nƣớc. Việc giáo dục pháp luật trong quá trình lập pháp, lập quy góp phần tạo ra nhận thức bƣớc đầu đúng đắn và tâm lý thuận lợi của nhân dân để tiếp nhận văn bản sau khi đƣợc ban hành. Bằng cách đó, pháp luật thể đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực thực tế của mình tốt hơn dựa trên tâm lý tự giác chấp hành của công dân. Giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật sẽ tác động đến ý thức và khả năng, trách nhiệm của công dân trong việc đề xuất tham gia sửa đổi, hoàn thiện pháp luật. Các hình thức PBGDPL đều nhằm tác động tới con ngƣời, lấy con ngƣời là trung tâm, do vậy, hình thức giáo dục quyền con ngƣời, giáo dục cho họ biết các quyền của cá nhân đƣợc pháp luật công nhận, từ đó hình thành hành vi tôn trọng pháp luật, biết tự bảo vệ quyền cá nhân và tôn trọng quyền của ngƣời khác là hình thức quan trọng nhất. Từ quan niệm và phân loại hình thức PB, GDPL nhƣ trên dẫn đến yêu cầu về chỉ đạo quá trình PB, GDPL sao cho: - Các chủ thể phải xác định rõ định hƣớng, yêu cầu, nội dung PB, GDPL ngay trong khi xây dựng các chƣơng trình công tác, nghiệp vụ, chuyên môn từng 39 thời kỳ hoặc từng sự việc. Trên sở đó, chuẩn bị các điều kiện vật chất, cán bộ... đủ để tổ chức hình thức PB, GDPL phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn. - Để truyền tải một nội dung PB, GDPL cần phải kết hợp các hình thức PB,GDPL khác nhau nhằm phát huy hết sức mạnh tác động của từng hình thức, bổ sung, hỗ trợ, bù đắp cho những hạn chế của từng loại hình. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng; tổ chức nghề nghiệp pháp luật (tổ hoà giải, dịch vụ, tƣ vấn pháp luật). * Phương tiện giáo dục pháp luật đƣợc hiểu là các công cụ, các kênh truyền tải nội dung giáo dục pháp luật từ chủ thể đến đối tƣợng để đạt mục tiêu giáo dục pháp luật. Trong các tài liệu nghiên cứu về phƣơng tiện PB, GDPL cũng những cách phân định khác nhau và đôi khi là sự phân định không rõ giữa hình thức và phƣơng tiện, thí dụ, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc coi là một hình thức tổ chức quá trình giáo dục pháp luật hay chỉ là phƣơng tiện (các báo, đài phát thanh, truyền hình...). Hiện nay, các phƣơng tiện chủ yếu để PB, GDPL là: Bằng lời nói trực tiếp (tuyên truyền miệng); bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo nói, báo viết, báo hình); bằng những hiện vật nhìn thấy đƣợc (panô -áp phích, bảng, biển...); bằng các loại hình văn hoá nghệ thuật... Ở đây, thể xem xét một loại phƣơng tiện đặc thù của PB, GDPL, đó là quyết định (bằng lời nói hay văn bản) của các quan, của các cá nhân đại diện cho quan hay tổ chức trong hoạt động thi hành và bảo vệ pháp luật. Tất cả những việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chỉ thật sự ý nghĩa tích cực, tác động lành mạnh đến ý thức và hành vi tuân thủ pháp luật của những ngƣời dân khi họ thấy đƣợc những quyết định đúng đắn, nghiêm minh, công bằng trong việc áp dụng các điều luật cụ thể để giải quyết các tình huống, các quan hệ pháp luật cụ thể. Bản thân các quy phạm pháp luật, các quyết định của quan, cá nhân thẩm quyền các quan hành pháp, tƣ pháp đã 40 chứa đựng yếu tố giáo dục rất lớn và là phƣơng tiện truyền tải nội dung giáo dục pháp luật trực tiếp nhất. * Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật là các cách thức, biện pháp tổ chức quá trình PB, GDPL. hai loại phƣơng pháp sau: - Các phƣơng pháp áp dụng trong một hoạt động giáo dục pháp luật cụ thể. Đó là các cách thức, biện pháp để đặt vấn đề, tiếp cận vấn đề cần thông tin, giáo dục; để giải thích, làm rõ các tƣ tƣởng chính trị, pháp luật, các nguyên tắc pháp luật, nội dung của các quan hệ pháp luật; để lý giải bản chất các hiện tƣợng pháp lý một cách dễ hiểu, sức thuyết phục, đảm bảo tính mục đích của giáo dục pháp luật và đảm bảo tác động hai chiều giữa chủ thể và đối tƣợng giáo dục pháp luật. Ngƣời PB, GDPL với những hiểu biết, kinh nghiệm về pháp luật và các lĩnh vực liên quan cần phải sử dụng các phƣơng pháp PB, GDPL nhƣ phƣơng pháp sƣ phạm, phƣơng pháp tâm lý, phƣơng pháp thực hành, giải quyết các tình huống cụ thể, trực quan... để chuẩn bị và tiến hành các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cụ thể (nhƣ biên soạn tài liệu, đề cƣơng tuyên truyền; chuẩn bị bài nói diễn thuyết...). Một nguyên tắc chung khi sử dụng phƣơng pháp này là kết hợp lý luận với thực tiễn thi hành pháp luật. - Các phƣơng pháp tổ chức giáo dục pháp luật. Các phƣơng pháp này nhằm đƣa ra những mô hình lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp PB, GDPL... hiệu quả trong những điều kiện cụ thể địa phƣơng. Xã, phƣờng là nơi gánh vác mọi nhiệm vụ từ cấp trên giao xuống, nên công tác PB, GDPL là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ máy chính quyền xã, phƣờng. Do đặc thù về đối tƣợng, chủ thể, nội dung, nên hình thức, phƣơng tiện và phƣơng pháp PB, GDPL phù hợp thì mới thể phát huy hết hiệu quả. Cụ thể là: - Đối với học sinh tiểu học và trung học sở: Đây là loại đối tƣợng đang trong quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trƣờng, nên bên cạnh việc 41 dạy và học pháp luật trong nhà trƣờng, cần phải tổ chức thêm các hình thức PB, GDPL cho các em bằng các hoạt động ngoại khoá nhƣ nghe nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức các buổi giảng giải, hƣớng dẫn về luật lệ giao thông đƣờng bộ... Các hình thức PB, GDPL này tác dụng tăng thêm kiến thức về thực tiễn pháp luật cho các em so với các kiến thức pháp luật ít đƣợc bổ sung, không mang tính thời sự trong chƣơng trình học chính khoá. Phƣơng pháp thƣờng sử dụng để giáo dục pháp luật cho các em là phƣơng pháp sƣ phạm và phƣơng pháp thực hành. Khi tiến hành giáo dục pháp luật cho các em, cần phải chú ý đến nét đặc trƣng trong sự phát triển của các luật cho các em, cần phải chú ý đến nét đặc trƣng trong sự phát triển của các em. Bởi vì khi bƣớc vào lớp 1, trẻ em bƣớc nhảy vọt trong những chuyển biến rất bản trong đời sống và hoạt động của chúng: từ chơi đến học, từ tự do đến ghép mình vào những nội quy mang tính pháp chế, từ quan hệ gia đình đến quan hệ xã hội. Nhƣ vậy, ngay từ lớp 1, các em dần dần phải thích ứng với những nếp sống, những hoạt động, những mối quan hệ phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, các chuẩn mực pháp luật nói riêng. Chính đó là sở ban đầu rất quan trọng để ngày càng giáo dục pháp luật cho các em một cách hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, từ nông đến sâu, từ riêng lẻ đến khái quát... - Đối với thanh niên: Một đặc điểm phổ biến của thanh niên xã, phƣờng là họ thích sinh hoạt theo nhóm, theo tập thể, nên hầu hết họ tham gia vào tổ chức Đoàn thanh niên sở. Đó là một thuận lợi để thể tổ chức các hình thức PB, GDPL phù hợp nhƣ: Thành lập các câu lạc bộ pháp luật; mở lớp tập huấn pháp luật; thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng tủ sách, báo pháp luật; tổ chức các buổi nghe nói chuyện chuyên đề về pháp luật... Song, để phát huy hiệu quả của hình thức này, cần phải sự kết hợp, lồng ghép với các hình thức sinh hoạt sức thu hút, hấp dẫn đối với thanh niên nhƣ các chƣơng trình văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật... 42 - Đối với phụ nữ: Điều không thuận lợi cho ngƣời phụ nữ thƣờng là ít có thời gian rỗi. Ngoài thời gian làm việc các công sở hay ngoài đồng ruộng, họ còn phải hoàn thành công việc trong gia đình, chăm sóc con cái nên khó điều kiện để tham gia hội họp tập thể. Nếu điều kiện, họ chỉ tham gia đƣợc vào các Chi hội phụ nữ của xã, phƣờng. Vì thế, hình thức PB,GDPL phù hợp nhất đối với họ là thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (mở chuyên mục về giáo dục trẻ em, về kê hoạch hoá gia đình trên Đài phát thanh, Đài truyền hình...). Thông qua các buổi sinh hoạt của Chi hội phụ nữ, cần tổ chức các buổi nghe nói chuyện pháp luật... - Đối với nông dân: Do công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngƣời nông dân thƣờng bận rộn suốt ngày với đồng áng, ruộng vƣờn. Đồng ruộng lại cách xa nơi vài cây số nên họ thƣờng đi làm từ sáng đến tối mới về. Vì vậy, việc PB, GDPL cho ngƣời nông dân đòi hỏi phải sự lựa chọn sao cho hợp lý cả hình thức và giờ giấc. PB, GDPL qua hệ thống loa phát thanh, truyền thanh của xã, phƣờng là hình thức phù hợp, song không thể mở chƣơng trình truyền thanh vào những giờ mà ngƣời nông dân đang ngoài đồng ruộng, đang bận rộn với công việc mùa vụ. Bên cạnh các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, tivi, báo, còn các hình thức khác nữa để đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc đến với ngƣời nông dân, đó là các buổi sinh hoạt nhân dân theo tổ tự quản, qua các buổi sinh hoạt của Hội nông dân... Đặc biệt, công tác hoà giải là một hình thức PB, GDPL thiết thực và hiệu quả không chỉ đối với nông dân mà cả nhân dân thành thị cũng nhƣ đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số. Đây là hình thứ sử dụng ngƣời thực, việc thức để đƣa pháp luật đi vào lòng dân, vào cuộc sống nên sâu sắc hơn các hình thức khác. Ngƣời cán bộ hoà giải bằng vụ việc cụ thể đã vận dụng các quy định của pháp luật để khuyên bảo, thuyết phục, phân tích đúng sai theo pháp luật cho hai bên hiểu biết pháp luật và tôn trọng pháp luật. Công 43 tác hoà giải liên quan đến nhiều vụ, việc, vận dụng nhiều văn bản pháp luật, sẽ đƣa đƣợc nhiều quy định pháp luật vào trong nhân dân. Khi trình độ hiểu biết pháp luật đƣợc nâng lên thông qua công tác hoà giải thì các bên lại là ngƣời truyền đạt qua lại các thành viên trong gia đình và cộng đồng những quy định của pháp luật về vấn đề mà họ đã trải qua. Cứ nhƣ vậy, qua nhiều năm, nhân dân trong khu vực dân cƣ sẽ nâng cao hơn trình độ hiểu biết pháp luật. - Đối với nhân dân thành thị: Họ sống thành từng khối phố và thƣờng làm nhiều nghề khác nhau, song đa số là công nhân và kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, làm nghề tự do. Việc tập trung họ lại để nghe nói chuyện pháp luật không phải là dễ dàng. Vì thế, các hình thức PB, GDPL phù hợp đối với họ là: thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình, hệ thống loa truyền thanh của phƣờng, đặc biệt thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ tự quản với phong trào “xây dựng cuộc sống mới, nếp sống văn hoá mới” các khu phố. Đây chính là hình thức tuyên truyền, vận động, đƣa đƣờng lối. Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, chủ trƣơng của cấp trên đến với quần chúng nhân dân hiệu quả thiết thực bởi hình thức này ngƣời nói, ngƣời nghe, đối thoại, tranh luận, thắc mắc và giải thích nên gần gũi với nhân dân khối phố. - Đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ sở, việc phổ biến giáo dục pháp luật phục vụ cho nghề nghiệp của họ là trách nhiệm của những ngƣời quản lý doanh nghiệp, cán bộ công đoàn, song, khi ra khỏi nơi làm việc thì họ vẫn là ngƣời dân của các phƣờng, xã. Hình thức PB, GDPL đối với họ là thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, tivi, thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo pháp luật... Một hình thức PB, GDPL không thể thiếu đối với đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số là thông qua công tác hoà giải. Vì thông qua hoà giải, tổ hoà giải sẽ giải quyết kịp thời, tại chỗ các xích mích, tranh chấp nhỏ để củng cố 44 khối đoàn kết trong nhân dân, chủ động phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm bằng biện pháp thuyết phục, cảm hoá, động viên, giải thích để giúp cho các bên đạt tới sự thoả thuận hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật và phù hợp đạo đức xã hội chủ nghĩa; giảm bớt nhiều việc phải đƣa lên Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết và đỡ tốn tiền bạc, thời giờ của nhân dân. 1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ 1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phổ biến, giáo dục pháp luật cơ sở xã, phƣờng Công tác PB, GDPL sở vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và hoàn thiện công tác PB, GDPL là xuất phát từ những quy luật chung về phát triển kinh tế - xã hội; Góp phần xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN; Góp phần hội nhập khu vực và quốc tế; Thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc, tạo sự phát triển nhanh, bền vững. thể khái quát nhƣ sau: - Trước hết, củng cố và hòan thiện công tác PB, GDPL sở chính là thực hiện những quy luật chung. Đƣờng lối chính trị của Đảng ta - chỗ dựa của công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động lập pháp, chỉ đạo nội dung của pháp luật. Vì vậy, củng cố và thực hiện công tác PB, GDPL sở chính là hình thành đối tƣợng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị, từ đó ý thực thực hiện những đƣờng lối, chính sách của Đảng, thực hiện theo những quy luật chung nhất. - Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật sở tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. thể ví mối quan hệ phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở (dƣới góc độ chính trị pháp lý) với sự phát triển kinh tế - xã hội (góc độ 45 kinh tế) nhƣ là mối quan hệ giữa kiến trúc thƣợng tầng và sở hạ tầng. Điều đó phù hợp với lý luận Mác - Lênin khi xem xét mối quan hệ kinh tế và chính trị, pháp lý trong phạm trù sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng. đó, quy luật sở hạ tầng quyết định kiến trúc thƣợng tầng và ngƣợc lại, kiến trúc thƣợng tầng tác động trở lại đến sở hạ tầng. Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật sở sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. - Thứ ba, phổ biến, giáo dục pháp luật sở với vấn đề mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế. Hiện nay, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế là vấn đề tính quy luật, không một quốc gia nào thể đứng ngoài. Không hội nhập đồng nghĩa với sự tụt hậu, là tự sát. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới, đƣờng lối chính sách đối ngoại của Đảng ta ngày càng phát triển hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển đất nƣớc, phù hợp với những biến động của tình hình quốc tế, khu vực. những quốc gia tiềm lực phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế, các danh nhân, các tập đoàn kinh tế lớn đều hết sức coi trọng tìm hiểu pháp luật nƣớc ngoài để tận dụng những quy định của pháp luật nƣớc sở tại, khai thác triệt để nhằm thu lợi nhuận trong việc đầu tƣ, buôn bán, kinh doanh. Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, phổ biến, giáo dục pháp luật sở Việt Nam cũng phải đƣợc nghiên cứu, tiếp thu chọc lọc kinh nghiệm của nƣớc ngoài. Tuy mỗi quốc gia phong tục, truyền thống khác nhau, nhƣng khéo tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm hay của nƣớc ngoài trong điều kiện cụ thể của Việt Nam sẽ làm cho công tác PB, GDPL sở ngày càng đƣợc hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu "Dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". - Thứ tư, phổ biến, giáo dục pháp luật sở góp phần giáo dục 46 truyền thống đoàn kết nội bộ nhân dân, phát huy truyền thống dân tộc, nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của công dân. Trƣớc hết, vai trò của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Nếu nhƣ pháp luật là phƣơng tiện hàng đầu để Nhà nƣớc quản lý xã hội, là phƣơng tiện để mỗi ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì giáo dục pháp luật giúp cho quan, công chức, viên chức, cán bộ và nhân dân biết sử dụng phƣơng tiện đó. nƣớc ta, khi mà đại đa số dân cƣ chƣa hình thành thói quen sử dụng phƣơng tiện pháp luật thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật càng đóng vai trò quan trọng. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật còn xuất phát từ bản chất của nó. Giáo dục pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Vì vậy, thực hiện đƣợc các mục đích này sẽ góp phần xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân, nhất là công dân Thủ đô Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong hệ thống giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, thẩm mỹ... giáo dục pháp luật ý nghĩa trực tiếp trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội. Bởi vì những tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp chiếm vị trí hàng đầu trong việc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế, phát huy dân chủ, mở rộng quyền và tự do của mỗi ngƣời. Trong những năm gần đây, cùng với thành tựu bƣớc đầu của sự đổi mới và do chính sự nghiệp đổi mới, xu thế hội nhập WTO, trong xã hội ta đã dần dần xuất hiện nhu cầu và lợi ích chung “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhu cầu và lợi ích đó không những bắt nguồn từ những đòi hỏi của việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền mà còn bắt nguồn từ những đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho mỗi công dân. Tìm 47 hiểu vai trò để phát huy vai trò của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao ý thức pháp lý và văn hóa pháp lý của công dân, chúng ta cần phải hiểu thế nào là văn hóa pháp lý và ý thức pháp luật. Văn hóa pháp lý là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa nói chung. Văn hóa pháp lý quy định ý thức pháp luật của một xã hội, chất lƣợng của hệ thống pháp luật hiện hành và đặc biệt tính ổn định của trật tự pháp luật trong nƣớc. Văn hóa pháp lý của mỗi nƣớc phụ thuộc vào văn hóa pháp lý của mỗi cá nhân công dân. Mỗi cá nhân văn hóa pháp lý nghĩa là phải trình độ kiến thức về các quy phạm pháp luật hiện hành, thái độ tôn trọng đối với pháp luật, hình thành những xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, sự đánh giá và phản ứng đúng đắn đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khác. Nhƣ vậy, văn hóa pháp lý chỉ thể hình thành và phát triển trên sở giáo dục pháp luật. Đời sống pháp luật phạm vi rộng lớn, tính chất đa dạng, phức tạp, bao gồm: hệ thống các văn bản pháp luật, các tài liệu, các ấn phẩm và thông tin pháp lý, tình trạng pháp chế, công tác tổ chức, thi hành và áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nƣớc, tập thể xã hội, thái độ, hành vi của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật hiện hành... Các yếu tố trên khi tác động vào các giác quan của con ngƣời, đƣợc con ngƣời ghi nhận bằng các cảm giác, tri giác để hình thành các biểu tƣợng, khái niệm. Các tri thức càng phong phú tức là con ngƣời càng hiểu biết đầy đủ, chính xác đời sống pháp luật và trình độ ý thức của chủ thể càng nâng cao. Điều này đúng nhƣ GS. TSKH Đào Trí Úc đã khẳng định: Xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong các quan nhà nƣớc và xã hội làm cho: Mọi quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân nghĩa vụ chấp hành Hiến pháppháp luật; để mọi ngƣời Việt Nam làm tròn bổn phận công dân trong điều kiện công dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa nƣớc ta nhƣ Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng đề ra.[61, tr.492]. 48 Hiện nay, lƣợng tri thức pháp luật của công dân nƣớc ta đã đƣợc nâng cao do điều kiện kinh tế - xã hội, sở hạ tầng thông tin đƣợc nâng cấp.So với các tỉnh, thành phố khác, lƣợng tri thức pháp luật của ngƣời dân Nội khá cao. Tuy vậy, trên thực tế ngƣời dân hay lúng túng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, không những xử sự tích cực trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ hình thành hệ thống tri thức pháp luật cho công dân, tạo ra trong mỗi ngƣời tình cảm đối với pháp luật trên sở hiểu biết đầy đủ về pháp luật, để mỗi ngƣời thấy rằng pháp luật đƣợc ban hành trƣớc hết là nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do chân chính của công dân, bảo đảm an ninh xã hội, an toàn cho mỗi con ngƣời. Dù pháp luật đƣa ra những hình phạt, nhiều khi là rất nặng nhƣng mục đích chính vẫn là bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân khỏi bị xâm phạm. Giáo dục pháp luật cho nhân dân cũng nhằm mục đích để mọi ngƣời hiểu về giá trị xã hội của pháp luật. Điều đó cũng giúp cho con ngƣời đƣợc tình cảm đối với pháp luật. Có thể nói tình cảm đối với pháp luật là kết quả của sự am hiểu pháp luật và hành vi chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chấp hành một cách tự giác pháp luật và con ngƣời thấy đƣợc tự do thật sự, tự do đƣợc pháp luật bảo vệ. Mặt khác, cũng thể nói rằng, con ngƣời chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ tình cảm đối với pháp luật, niềm tin vào pháp luật. Để nâng cao văn hóa pháp lý và xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân, cần phải sử dụng đồng bộ, tổng hợp tất cả các phƣơng tiện, phƣơng pháp và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó phổ biến, giáo dục pháp luật cơ sở xã, phƣờng là một phƣơng thức quan trọng nhằm mục đích trang bị kiến thức pháp luật cho công dân. Công tác PB, GDPL sở xã là một quá trình tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, chuyển tảI nội dung pháp luật cho mọi ngƣời 49 dân trên các địa bàn xã, phƣờng từ học sinh tiểu học, thanh niên, phụ nữ, cho đến tất cả những ngƣời đang sống và làm việc tại địa bàn sở. Họ chính là những ngƣời thực hiện pháp luật trên thực tế, ý thức và việc thực hiện pháp luật của họ phản ánh hiệu quả pháp luật của Nhà nƣớc. Vì vậy, việc đƣa pháp luật vào cuộc sống, làm cho mọi ngƣời đều hiểu biết pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là vấn đề đặc biệt quan trọng, là đòi hỏi khách quan. Chính vì vai trò to lớn của công tác PB, GDPL đối với quá trình quản lý Nhà nƣớc, dân chủ hóa đời sống xã hội và hình thành, phát triển văn hóa pháp lý ngƣời dân mà ngay từ Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định: Cần coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật;..các cán bộ quản lý các cấp từ Trung ƣơng đến đơn vị sở phải kiến thức quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần phải sử dụng nhiều hình thức và phƣơng pháp phong phú để nâng cao ý thức pháp luật và làm tƣ vấn pháp lý cho nhân dân. Thứ năm, phổ biến giáo dục pháp luật sởgiáo dục quyền con người, giáo dục quyền, nghĩa vụ đƣợc cụ thể hóa từ Hiến pháp 1992. Giáo dục con ngƣời không chỉ trình độ, tri thức pháp luật, mà còn giáo dục “ranh giới – phạm vi” những điều pháp luật cho phép làm hoặc cấm, từ đó con ngƣời, công dân sở biết đƣợc các quyền, nghĩa vụ phải làm đối với nhà nƣớc, ý thức tôn trọng các quyền nhà nƣớc đã ghi nhận cho mình. Đây cũng là tiêu chí để xây dựng xã hội pháp quyền. 1.3.2. Yêu cầu của việc phổ biến, giáo dục pháp luật sở Yêu cầu chung đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật sở là phải: - Đề cao tính Đảng trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình mở rộng và phát huy dân chủ đời sống xã hội; để xây dựng đƣợc cần tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở để pháp luật đến với mọi ngƣời dân. Song song với phổ biến, giáo dục 50 pháp luật, phải không ngừng đảm bảo, đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác PB, GDPL sở. Ngày nay, với chủ trƣơng tăng cƣờng hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân, nhiều đợt sinh hoạt chính trị đã một số nội dung và kiến thức pháp luật theo tính chất của việc học tập chính trị. Chẳng hạn, trong các đợt nghiên cứu các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Nghị quyết của các Đại hội Đảng, cƣơng lĩnh và chiến lƣợc, các nghị quyết của nhiều Hội nghị Trung ƣơng trong từng vấn đề, bên cạnh những giải pháp kinh tế xã hội, chính trị tƣ tƣởng, bao giờ cũng những nội dung tính chất pháp luật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng nói về nhiệm vụ và phƣơng hƣớng đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc, phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế, trong đó nội dung xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng; cải cách thể chế và phƣơng thức hoạt động của Nhà nƣớc; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế, trong đó những vấn đề mới mẻ, ví dụ nhƣ xây dựng Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm… - Bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản. Trong thực tế hiện nay, chức năng giải thích pháp Hiến pháp, luật, pháp lệnh thuộc về Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, nhƣng đáng tiếc là Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội chƣa thực hiện tốt chức năng này. Do vậy, trên thực tế, việc giải thích luật lại là việc của Chính phủ, của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ban hành đƣợc một đạo luật "tốt" thể đƣợc coi là điểm cuối của công việc, tuy nhiên sau khi ban hành xong luật, các quan, cá nhân trách nhiệm không còn quan tâm đến thi hành luật, kiểm tra, giám sát quá trình đó, tạo điều kiện cho pháp luật đi vào cuộc sống, không quan tâm đến việc phổ biến, giáo dục luật đó cho nhân dân sở nữa, do vậy, nhiều nội dung của luật đã bị hiểu nhầm, hiểu sai, hiểu không chính xác. Chẳng hạn, năm 2003, Pháp lệnh Dân số ra đời, tại điều 10 quy định: Vợ, 51 chồng quyền quyết định số con....Lợi dụng quy định này, lại chƣa Nghị định hƣớng dẫn, nhiều ngƣời đã "cố tình" hiểu rằng vợ chồng quyền sinh con thứ ba, sinh mấy con thì tùy điều kiện, hoàn cảnh của mình, pháp luật không ngăn cấm. Từ thực tế trên cho thấy, phổ biến, giáo dục pháp luật phải truyền đạt chính xác nội dung thông tin, giải thích trung thành nội dung văn bản, nhƣ vậy, thì pháp luật mới đảm bảo đƣợc tính hiệu quả của nó. - Bảo đảm tính đại chúng: phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng. Đối tƣợng PB, GDPL sở với đặc điểm là đại bộ phận nhân dân, những ngƣời thu nhập trung bình, những ngƣời lao động tự do, nhiều thành phần và các ngành nghề khác nhau. Chính vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo các yếu tố nhƣ: dễ hiểu (chính xác, ngắn gọn về ngôn từ trong khi giải thích), dễ nhớ (không dài dòng, dễ thuộc đối với nhiều ngƣời từ các em học sinh đến các cụ cao tuổi), dễ áp dụng(rõ ràng, cụ thể). Phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo đƣợc 3 yếu tố nói trên mới thể dễ dàng "chuyển hóa" đến từng cá nhân thông qua các môi trƣờng nhƣ: tổ, đội sản xuất; lớp học, nhóm học, gia đình, cho đoàn, phân đoàn thanh niên, tổ dân phố, cụm dân cƣ...Đảm bảo đƣợc tính đại chúng trong PB, GDPL sở sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của pháp luật, đƣa pháp luật vào cuộc sống của đại bộ phận nhân dân. - Chọn được hình thức phù hợp. Việc đƣa nội dung pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân là rất cần thiết, nhƣng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đại bộ phận nhân dân các khu dân cƣ thì cần thiết phải hình thức thích hợp. Nghiên cứu các "kênh" phổ biến, giáo dục pháp luật sở nƣớc ta cho thấy, sự hiểu biết pháp luật thƣờng qua các kênh nhƣ: qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua học tập chính trị và quản lý, thông qua thảo luận các dự án pháp luật; qua đào tạo, qua hoạt động của các quan áp dụng pháp luật; qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; qua kinh nghiệm bản thân thông qua hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động những cƣơng vị khác nhau 52 trong bộ máy của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức quần chúng, trong quá trình giải quyết hoặc đƣợc giải quyết những vấn đề khác nhau, thông qua những vụ việc công dân tự tranh tụng lên quan Nhà nƣớc (về hành chính, dân sự, về lao động, hình sự...), qua môi trƣờng công tác, nơi học tập, nơi sinh sống, thông qua bạn bè, đồng nghiệp... Trong các "kênh", các hình thức trên đây thì thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, Internet; qua các đợt sinh hoạt chính trị nhƣ bầu cử, lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo luật; qua công tác đào tạo cán bộ là những hình thức phù hợp để PB, GDPL sở. Luôn tìm tòi, sáng tạo những hình thức mới đế PB,GDPL sở là một yêu cầu cần thiết đối với ngƣời cán bộ tuyên truyền. - Yêu cầu đối với người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật cơ sở phải là những ngƣời kiến thức pháp lý nhất định; nhiệt tình, tâm huyết, tận tuỵ với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khả năng nói và viết; khả năng hoà đồng và giao tiếp; biết tích luỹ tƣ liệu, kiến thức; có kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền; tuỳ từng vị trí công tác, địa bàn hoạt động, cần phải những hiểu biết về xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nhất định. - Yêu cầu đối với đội ngũ chính quyền sở phải trong sạch, vững mạnh, có trình độ pháp luật nhất định, không vi phạm, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân. Trong công tác thi hành pháp luật phải minh bạch, đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hạch sách, gây khó khăn, phiền cho ngƣời dân trong quá trình thi hành pháp luật. 1.4. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ 1.4.1. Đảm bảo quyền đƣợc thông tin, quyền đƣợc tham gia quản lý nhà nƣớc của công dân Nhà nƣớc ta kể từ khi thành lập đến nay, luôn luôn lấy quyền con ngƣời 53 làm mục tiêu đấu tranh, phấn đấu, tôn trọng và bảo vệ. Quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc khẳng định là nguyên tắc hiến định trong mọi hoạt động lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nƣớc ta đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì hơn bao giờ hết, quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc đặc biệt quan tâm. Trong các quyền đó, quyền đƣợc thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. thể nói, quyền đƣợc thông tin là cầu nối để công dân thực hiện các quyền của mình. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với những đặc trƣng, tính chất của mình góp phần bảo đảm “quyền truyền thông tin và nhận thông tin” của công dân, cụ thể trong lĩnh vực pháp luật, qua đó công dân những điều kiện cần thiết để tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nƣớc và xã hội. Thông tin pháp luật là thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là một ký kết hoặc tham gia, các tin tức, tri thức, dữ kiện đƣợc tạo lập và thu nhận trong quá trình lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật. Thông tin pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thông tin là nguồn nội dung cho hoạt động PB,GDPL. PBGDPL là hoạt động truyền tải các thông tin pháp luật tới mọi đối tƣợng trong xã hội. PBGDPL không giới hạn về phạm vi thông tin và đối tƣợng tiếp nhận thông tin. Thông tin trong PBGDPL là những thông tin toàn diện và chung nhất về những vấn đề liên quan đến pháp luật, trƣớc hết là hệ thống pháp luật hiện hành. Với quyền đƣợc thông tin pháp luật, mọi công dân sẽ nắm đƣợc hệ thống pháp luật hiện hành từ khâu dự thảo, xây dựng đến khi công bố và đƣa vào áp dụng, thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Nội dung của PBGDPL phạm vi rộng song lại đặc thù riêng, bao gồm: các thông tin về pháp luật (cả kiến thức pháp luật bản và văn bản 54 pháp luật thực định); các thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm; về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật đối với đời sống xã hội, đối với từng đối tƣợng và ý kiến của nhân dân, của các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá hiệu lực pháp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội của các văn bản pháp luật và các biện pháp thi hành pháp luật; các thông tin hƣớng dẫn hành vi pháp luật cụ thể (các quá trình, thủ tục đơn giản để ngƣời dân thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình). Hoạt động PBGDPL góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc quyền tham gia quản lý nhà nƣớc của nhân dân. Nguyên tắc này đƣợc thể hiện ngay từ khâu xây dựng pháp luật, để phổ biến nội dung pháp luật đến nhân dân và pháp luật đi đƣợc vào cuộc sống, đồng thời để ngƣời dân gián tiếp thực hiện quyền năng của mình trong quản lý nhà nƣớc và xã hội theo quy định của Hiến pháp. Cụ thể đó là việc tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nƣớc và địa phƣơng, kiến nghị với quan nhà nƣớc, biểu quyết khi nhà nƣớc trƣng cầu ý dân đƣợc thể hiện trong 04 bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, chỉnh lý là khâu quan trọng góp phần hoàn chỉnh dự án, bảo đảm tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, để thực hiện quyền năng tham gia quản lý nhà nƣớc của mình, đồng thời phải không ngừng nâng cao tri thức, hiểu biết, xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với quan công quyền để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, đó cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời dân đối với đất nƣớc, bất kỳ xã hội hiện đại đại nào thì lực lƣợng là nơi dân, nhà nƣớc muốn làm việc gì đều phải dựa vào sức dân, thông qua việc huy động công sức và trí tuệ của nhân dân. Hoạt động PBGDPL với những hình thức phổ biến, giáo dục phong phú, thiết thực đã trực tiếp và gián tiếp giúp ngƣời dân thực hiện quyền tham 55 gia quản lý nhà nƣớc của mình. Khi ngƣời dân hiểu biết, nắm vững pháp luật, họ thể tự tin để “bàn”, để “làm”, và để “kiểm tra”. Khi nhà nƣớc ta đang xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao ngƣời dân đƣợc tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Tăng cƣờng dân chủ cũng nghĩa là mở rộng sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. Chính điều này đã nâng cao trách nhiệm của mỗi ngƣời trong xã hội. PBGDPL góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, để mỗi quan, đơn vị, các cấp, các ngành quan tâm đến pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật một cách hiệu quả. Đó chính là trách nhiệm của hoạt động PBGDPL. 1.4.2. Đảm bảo tính phù hợp với đối tƣợng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động PBGDPL - Tính phù hợp với đối tƣợng Đảm bảo tính phù hợp với đối tƣợng là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động PBGDPL. PBGDPL phải xuất phát từ đối tƣợng đƣợc phổ biến, giáo dục. Đối tƣợng của phổ biến, giáo dục pháp luật là những cá nhân, nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tác động của các hoạt động của PBGDPL do các chủ thể giáo dục, phổ biến tiến hành nhằm đạt mục đích đã đề ra. Mỗi đối tƣợng PBGDPL vị trí khác nhau trong xã hội, do đó những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận thông tin pháp luật ở những mức độ khác nhau. Vì vậy, để sự tác động PBGDPL tới các đối tƣợng hiệu quả thì việc xác định nội dung, hình thức, phƣơng pháp phù hợp đến đối tƣợng của các chủ thể PBGDPL là đòi hỏi khách quan. Trên sở phân loại đối tƣợng, các chủ thể PBGDPL lựa chọn nội 56 dung, hình thức, phƣơng pháp phù hợp nhằm trang bị cho từng đối tƣợng những thông tin, kiến thức cần thiết để họ những hành vi xử sự phù hợp với vị trí của mình trong các quan hệ pháp luật. thể phân loại đối tƣợng theo năng lực chủ thể, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi…. Nội dung PBGDPL ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích PBGDPL. Tuy nhiên, để nội dung đó đi vào nhận thức, tình cảm của đối tƣợng PBGDPL thì phải thông qua các kênh truyền tải thông tin, qua cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận của từng loại đối tƣợng. Do đó, hiệu quả pháp luật của quá trình PBGDPL còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hình thức, phƣơng pháp PBGDPL. Trong một hình thức PBGDPL thể sử dụng nhiều phƣơng tiện, phƣơng pháp khác nhau với từng đối tƣợng, những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, chủ thể PBGDPL cần vận dụng sáng tạo việc sử dụng các phƣơng tiện, phƣơng pháp khác nhau nhằm tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới ý thức pháp luật của công dân. - Tính khả thi PBGDPL là hoạt động vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài, thƣờng xuyên, do đó, khi tiến hành PBGDPL phải xem xét tính khả thi. Ngoài việc lựa chọn nội dung, hình thức, phƣơng pháp PBGDPL cho phù hợp với đối tƣợng, tính khả thi trong hoạt động PBGDPL còn dựa trên những yếu tố về tổ chức và nguồn nhân lực, về sở vật chất và điều kiện của địa bàn thực hiện. 1.4.3. Hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật sở Theo GS. TS Hoàng Thị Kim Quế, điều quan trọng là cần phải đổi mới công tác PBGDPL sở để đảm bảo phát huy những mặt tích cực của công tác này, hiệu quả PBGDPL thể đƣợc hiểu là: “Hiệu quả PBGDPL cần được nhận thức, đánh giá trên cả hai phương diện sau đây: 57 - Phƣơng diện kết quả đạt đƣợc so với yêu cầu, mục đích của văn bản pháp luật, các quy định pháp luật tƣơng ứng. - Phƣơng diện hiệu quả xã hội đạt đƣợc từ kết quả thực hiện các quy định pháp luật. Hiệu quả của phổ biến, giáo dục là kết quả đạt đƣợc theo đúng yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tƣơng ứng và các lợi ích xã hội đƣợc đem lại với chi phí về vật chất, tinh thần thấp nhất. Hiệu quả PBGDPL được đánh giá thông qua các tiêu chí bản sau đây: - Tiêu chí thứ nhất, về trạng thái tri thức ban đầu của đối tƣợng PBGDPL khi chƣa đƣợc phổ biến, giáo dục pháp luật. - Tiêu chí thứ hai, về trạng thái thái độ, tình cảm pháp luật đối tƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật trƣớc khi đƣợc phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng, củng cố niềm tin vào pháp luật. - Tiêu chí thứ ba, về trạng thái của động và hành vi tích cực pháp luật đối tƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật” 58 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NỘI HIỆN NAY 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NỘI HIỆN NAY 2.1.1. Một số điểm đặc thù về công tác PB, GDPL sở trên địa bàn thành phố Nội Nằm phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nội có vị trí từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc phía Bắc, Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Thành phố Nội 29 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã và 577 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 401 xã, 154 phƣờng, 22 thị trấn, diện tích 3.328,9 km2. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Nội là 6.448.837 ngƣời, trong đó có 2.632.087 cƣ dân thành thị, tƣơng đƣơng 41,1%, và 3.816.750 cƣ dân nông thôn tƣơng đƣơng 58,1%. Hàng năm khoảng 2 vạn ngƣời lao động ngoại tỉnh về Nội làm ăn sinh sống không đăng ký tạm trú. Thành phần dân cƣ đa dạng, mật độ dân cƣ đông đúc, không đều sau khi hợp nhất, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành của Nội. sở hạ tầng của thành phố những năm qua ngày càng đƣợc xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện điều kiện sinh hoạt, lao động của nhân dân. Tuy nhiên, nhà ở, đƣờng xá, đặc biệt là giao thông công cộng, trật tự vệ sinh và văn minh đô thị nhiều nơi còn khó khăn, yếu kém. Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng kéo theo nhiều bất cập trong việc giải tỏa, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và tranh chấp khiếu kiện của nhân dân. 59 Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị sở ngày càng đƣợc tăng cƣờng và quan tâm về chế, chính sách, đã và đang những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, giữ gìn bảo đảm ổn định, trật tự an toàn xã hội từ sở. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền sở thoái hóa biến chất, vi phạm quy chế dân chủ, vi phạm pháp luật về đất đai, nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính, trì trệ né tránh trong xử lý đơn thƣ khiếu tố của dân... gây bức xúc trong dƣ luận nhân dân. Nhận thức rõ vị trí Thủ đô, nhiều năm qua Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Nội thƣờng xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp cán bộ, nhân dân. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và Pháp lệnh Thủ đô Nội đã xác định thủ đô Nội là “trái tim của cả nƣớc”, “trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc”[38]. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền thành phố một mặt tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô, mở rộng dân chủ xã hội, mặt khác đặc biệt quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, ý thức công dân, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật. Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản về công tác PBGDPL nhƣ: Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 21/10/2008 về việc phê duyệt Chƣơng trình PBGDPL trên địa bàn thành phố Nội từ năm 2008 đến năm 2012, Kế hoạch PBGDPL hàng năm (Kế hoạch số 09/KH-UBND năm 2009, Kế hoạch số 16/KH-UB năm 2010, Kế hoạch số 174/KH-UBND năm 2011, Kế hoạch số 09/KH-UBND năm 2012, Kế hoạch số 06/KH-UBND năm 2013…). Thành phố cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động PBGDPL thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ 60 Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa IX trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2013- 2016. UBND Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản về PBGDPL sở nhƣ các Chƣơng trình, Đề án: Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 2/2/2010 về ban hành Kế hoạch “Củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển Thủ đô” giai đoạn 2010 – 2012; Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 20/7/2010 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 26/1/2011 của UBND thành phố Nội về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” Về mô hình hoạt động: Thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Thành phố Nội và Tỉnh Tây đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại 3 cấp (thành phố, cấp huyện, cấp xã). Thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về hợp nhất địa giới hành chính, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 16/10/2008 của UBND thành phố về thành lập Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố gồm 18 đồng chí, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng và 29/29 quận, huyện, thị xã kiện toàn Hội đồng PHCT PBGDPL với tổng số trên 500 ngƣời; tính đến 31/12/2012, Hội đồng PHCT PBGDPL của 577 xã, phƣờng, thị trấn gần 5000 ngƣời (từ ngày 1/1/2013, khi Luật PBGDPL có hiệu lực thì không mô hình Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp xã). Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn Nội. Xác định đúng nội dung PB, GDPL là yêu cầu bản để PB, GDPL hiệu quả thiết thực. Với vị trí là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi 61 đặt trụ sở của các quan trung ƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội, quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc, Nội cũng là một trong những trung tâm mặt bằng dân trí cao nhất của cả nƣớc. Kể từ ngày Nội đƣợc giải phóng (10/10/1954) Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều văn bản quan trọng về Thủ đô Nội. Những văn bản này đã và đang những tác động to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Cụ thể: Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Nội trong thời kỳ 2001 – 2010; Hiến pháp năm 1992 (điều 144); Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (Điều 122, 138); Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (điều 9); Pháp lệnh Thủ đô Nội năm 2000; Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Nội; Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Nội. Văn bản pháp lý mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hà NộiLuật Thủ đô, hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Nội dung PB, GDPL sở của Nội cũng nằm chung trong những nội dung PB, GDPL chung của cả nƣớc. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung thì hoạt động PB, GDPL sở của Nội những đặc điểm riêng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố với vị thế là Thủ đô quy định. Thứ nhất, Nộiđịa bàn trọng điểm đƣợc tập trung đầu tƣ đặc biệt các nguồn lực tài chính, ngân sách, nhân lực, khoa học - công nghệ và các nguồn lực khác, trung tâm kinh tế nên nội dung PB, GDPL sở tại Nội cũng tập trung trọng điểm phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật về kinh tế. Tính đến tháng 12/2012, Nộithành phố số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động đứng thứ 2 trên toàn quốc, là địa bàn đầu tƣ đầy tiềm năng của 62 nhiều quốc gia lãnh thổ và hàng trăm các tập đoàn, công ty nƣớc ngoài. Năm 2012, 328 dự án ĐTNN đƣợc cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 1.277,8 triệu USD. Hiện 2.540 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số vốn đăng ký là 22,2 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 9,95 tỷ USD. Thực hiện chủ trƣơng Nhà nƣớc thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.. trong những năm qua thành phố Nội đã tập trung PB, GDPL các văn bản pháp luật về kinh tế trên các lĩnh vực sau: - Phổ biến, giáo dục pháp luật về tổ chức, điều hành và quản lý doanh nghiệp của Nội. Thành phố tập trung phổ biến Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, các văn bản pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp… - Phổ biến, giáo dục pháp luật về địa vị pháp lý, quyền và các nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quan hệ kinh doanh. Văn bản pháp luật quan trọng, hàng đầu trong lĩnh vực này là Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005. Ngoài ra, thành phố cũng chủ trƣơng tập trung phổ biến Luật Đầu tƣ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh... - Phổ biến, giáo dục pháp luật về thƣơng mại, cạnh tranh, pháp luật về chứng khóan và thị trƣờng chứng khóan. Với đặc điểm là một trong hai trung tâm giao dịch chứng khóan (Hastc), Nội đã trở thành trung tâm lớn về tài chính, chứng khóan, ngân hàng không những của cả nƣớc mà còn của cả khu vực. Thành phố tập trung phổ biến các văn bản pháp luật về các lĩnh vực này nhƣ Luật Chứng khoán, Luật thƣơng mại năm 2005, Luật Đầu tƣ, Luật Cạnh tranh. Thứ hai, với diện tích 3.328,9 km2; dân số gần 6,5 triệu ngƣời, trung bình hàng năm tăng thêm khoảng 500.000 ngƣời nhập cƣ từ nơi khác về sinh sống; dân cƣ tập trung chủ yếu nội thành, Nội trở thành "điểm nóng" về đất đai, giải phóng mặt bằng. Nội dung thƣờng xuyên phổ biến, giáo dục pháp 63 luật sở hàng năm là các văn bản pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này mà thành phố thƣờng xuyên phổ biến là Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003; các Nghị định quy định về khung giá đất, các quyết định hàng năm của thành phố quy định về khung giá đất, đối tƣợng nộp thuế, quy trình, thủ tục hành chính về cấp sổ đỏ, Nghị định, quy định về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ… Thứ ba, Nội với những đặc điểm về kinh tế nêu trên cũng đã trở thành một thị trường lao động đông đảo. Thông qua Liên đoàn lao động các cấp, nhiều năm qua, Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố đã tiến hành phổ biến các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, của ngƣời sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Cụ thể thành phố luôn tập trung tuyên truyền Bộ luật lao động; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Công đoàn, các văn bản pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, đình công… Thứ tư, cùng với tốc độ gia tăng các phƣơng tiện giao thông (ô tô, xe máy), thực hiện Chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về kiềm chế tai nạn giao thông, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật sở thƣờng xuyên là các văn bản pháp luật về an toàn giao thông nhƣ Luật Giao thông đƣờng bộ, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ, Nghị định số 71/2012/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34… * Hình thức, phương tiện và phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật ở sở trên địa bàn Nội. Với mật độ dân cƣ đông, khối lƣợng các văn bản pháp luật cần phổ biến lớn, ngoài việc "chọn luật" để phổ biến, Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố còn lựa chọn các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật sở sao cho phù hợp với Nội. Cụ thể, hiện nay thành phố đang áp dụng 05 cách (hình thức) phổ biến hiệu quả nhất: 64 + Thực hiện “Ngày pháp luật”: Đây là một trong những hình thức mới trong công tác PBGDPL hiệu quả đƣợc áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. UBND Thành phố đã chỉ đạo Thủ trƣởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế địa phƣơng, đơn vị quy định thống nhất mỗi tháng, một ngày phổ biến giáo dục pháp luật gọi là “Ngày pháp luật”. + Phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp (tuyên truyền miệng). Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền mà ngƣời nói trực tiếp nói với ngƣời nghe về một nội dung nào đó nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin, ý thức cho ngƣời nghe và kích thích ngƣời nghe hành động theo mục đích của ngƣời tuyên truyền. Cách thức này dù "cổ điển" nhƣng vẫn đƣợc áp dụng vì đạt hiệu quả thông tin nhanh, báo cáo viên truyền đạt đƣợc hết các nội dung bản của văn bản luật cần phổ biến. Là hình thức phổ biến đƣợc các quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị áp dụng nhƣ: hội nghị tập huấn văn bản pháp luật mới hoặc lồng ghép nội dung phổ biến pháp luật vào các hội nghị khác của cơ quan, đơn vị, hội nghị chuyên đề, hội thảo, tọa đàm. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp thành phố và quận, huyện 5 năm qua (2008 – 2012) đã tổ chức 24.000 hội nghị tuyên truyền các văn bản pháp luật cho hơn 250.000 lƣợt ngƣời tham dự. + Biên soạn, phát hành tài liệu: Đây là hình thức đƣợc chú ý khai thác và thực sự phát huy hiệu quả. Tài liệu tuyên truyền đƣợc biên soạn dƣới dạng sách hỏi – đáp pháp luật, băng catset, tờ gấp, đề cƣơng tuyên truyền, tập trung vào những văn bản pháp luật liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân và những văn bản pháp luật mới đƣợc ban hành. Trong 5 năm qua (2008 – 2012), Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố đã in ấn, phát hành trên 800.000 tờ gấp và gần 400.000 cuốn sách hỏi – đáp các văn bản pháp luật mới ban hành phát hành đến cán bộ và nhân dân Thủ đô. 65 + Hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (trên các loại hình báo chí và qua mạng lưới truyền thanh sở). Với đặc điểm là trung tâm văn hóa của cả nƣớc, Nội hiện khoảng hơn 200 tờ báo, tạp chí, các đài phát thanh, truyền hình, bản tin của Trung ƣơng và Nội; Đài truyền thành của quận, huyện; Loa truyền thanh xã, phƣờng, thị trấn. Số máy điện thoại cố định là 1.366.515 máy, tƣơng đƣơng 20 máy/100 ngƣời dân; Phổ cập dịch vụ điện thoại Internet và nghe nhìn, hiện 100% xã, phƣờng, thị trấn có cáp đồng; 99,8% xã cáp quang, 100% xã, phƣờng, thị trấn trạm viba. Trong những năm qua, cổng giao tiếp thông tin điện tử của UBND thành phố hoạt động khá hiệu quả, kịp thời đƣa tin các hoạt động PBGDPL của thành phố. Đài Phát thanh – Truyền hình Nội, các Báo Nội, Báo Kinh tế Đô thị, An ninh Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô, Báo Pháp luật và Xã hội (Sở Tƣ pháp) và các báo khác đã chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành đến đông đảo cán bộ, nhân dân Thủ đô qua các chuyên mục “Giải đáp pháp luật”, “Tìm hiểu pháp luật”, “Trả lời ý kiến bạn đọc, bạn xem truyền hình” và các chuyên đề liên quan tới việc phổ biến, giáo dục pháp luật, thực thi pháp luật. Hệ thống truyền thanh sở đã lựa chọn thời gian thích hợp để tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật cần thiết, dễ hiểu, dễ nhớ tới ngƣời dân sở, giúp cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ trọng tâm sở hiệu quả. Năm 2012, Thƣờng trực Hội đồng PHCT PBGDPL tăng cƣờng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên sóng truyền hình. Cụ thể, Sởpháp và Đài PT – TH Nội đã ký kế hoạch liên ngành xây dựng chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật “Pháp luật với đời sống” phát sóng trên Đài PT – TH Hà Nội vào sáng chủ nhật hàng tuần gồm các tọa đàm, phóng sự, tiểu phẩm pháp luật… để thu hút ngƣời xem. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật rộng rãi, với nhiều đối tƣợng và đƣợc đánh giá hiệu quả cao. 66 + Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác như: Thi tìm hiểu pháp luật, khai thác tủ sách pháp luật, hoạt động tƣ vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đã góp phần đƣa pháp luật đến với cán bộ nhân dân. Tại các xã, phƣờng, thị trấn còn áp dụng các hình thức nhƣ: Lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, phòng chống tội phạm, đã thu hút hàng ngàn thành viên tham gia. Hội phụ nữ thành phố đã chỉ đạo một số đơn vị quận, huyện, phƣờng, xã, thị trấn xây dựng các mô hình CLB tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cƣ. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã thành lập 13 CLB điểm “Phụ nữ với pháp luật”, 15 CLB điểm “Phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em”, 18 CLB “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông”. Các đội thông tin cổ động đã vẽ pano, apphich, tranh ảnh nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật để truyền tải pháp luật đến các tầng lớp nhân dân; thành viên của Tổ hòa giải (5.750 tổ hòa giải với 33.400 hòa giải viên), “nhóm nòng cốt” sở là mô hình đƣợc thí điểm của Đề án 2 thuộc Chƣơng trình PBGDPL 2005- 2010 do Ủy ban MTTQ thành phố chủ trì, đã tích cực tham gia tuyên truyền pháp luật tại địa bàn dân cƣ, vận động nhân dân sở nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và hạn chế vi phạm pháp luật. 2.1.2. Những thành tựu, kết quả đạt đƣợc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội 2.1.2.1. Về cấu tổ chức Sự đổi mới về nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ thành phố đến quận, huyện, phƣờng xã về vai trò của công tác phổ biến và giáo dục pháp luật và coi công tác này là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng. Ngay sau khi sát nhập, UBND thành phố Nội đã ban hành Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 16/10/2008 về việc thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục 67 pháp luật (PHCT PBGDPL) của thành phố. Hàng năm, thành phố kiện toàn lại các thành viên của Hội đồng. Hiện nay, theo Quyết định số 3537/QĐUBND ngày 1/8/2011 và Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 4/2/2013 về việc kiện toàn, thay đổi thành viên thì Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố gồm 18 ngƣời, trong đó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố, đồng chí Phó Giám đốc Sởpháp quan thƣờng trực Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phổ biến dài hạn và hàng năm, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tƣợng. 29/29 quận, huyện, thị xã kiện toàn Hội đồng PHCT PBGDPL với tổng số trên 500 ngƣời; tính đến ngày 31/12/2012, Hội đồng PHCT PBGDPL của 577 xã, phƣờng, thị trấn gần 5000 ngƣời (từ 1/1/2013, khi Luật PBGDPL hiệu lực thì không mô hình Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp xã). Công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố đã bám sát mục tiêu, yêu cầu đặt ra là nhằm phổ cập kiến thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, nâng cao hơn nữa trình độ dân trí pháp lý, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân Thủ đô phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố, không ngừng phát huy sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lƣợng hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật từ sở. 2.1.2.2. Việc củng cố kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Chủ thể tham gia công tác này ngoài quan, tổ chức với mô hình hoạt động của Hội đồng PHCT PBGDPL, còn các cá nhân. Cụ thể: Các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, công chứng viên, trợ giúp viên, kiểm sát viên, thẩm phán, công an, Luật gia, Luật sƣ, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, cán bộ công chức, viên chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trong khi thi hành công vụ. 68 Số ngƣời trực tiếp tham gia thực hiện công tác PBGDPL trên 5.500 ngƣời. Trong đó, đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách thực hiện công tác PBGDPL trong ngành Tƣ pháp 640 ngƣời (công chức phòng PBGDPL thuộc Sởpháp là 6 ngƣời; cán bộ Tƣ pháp quận, huyện, thị xã đƣợc giao tham gia mảng công tác PBGDPL 29 ngƣời; cán bộ Tƣ pháp – Hộ tịch cấp xã tham gia công tác PBGDPL 577 ngƣời); Báo cáo viên pháp luật thành phố 82 ngƣời, cán bộ pháp chế ngành: 40 ngƣời, Báo cáo viên quận, huyện, thị xã 753 ngƣời, trợ giúp viên thực hiện trợ giúp pháp lý: 20 ngƣời, Tuyên truyền viên pháp luật của xã, phƣờng, thị trấn trên 4000 ngƣời. 2.1.2.3. Công tác triển khai, xây dựng, ban hành các văn bản cấp sở Từ sau ngày 1/8/2008 (hợp nhất thành phố Nội cũ và tỉnh Tây), thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) từ năm 2008 - 2012, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 1493/QĐUBND ngày 21/10/2008 về việc phê duyệt Chƣơng trình PBGDPL trên địa bàn thành phố Nội từ năm 2008 đến năm 2012 và triển khai thực hiện chƣơng trình đến các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và UBND quận, huyện, thị xã nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân Thủ đô. Trên sở Chƣơng trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012, hàng năm, UBND thành phố đã ban hành các Kế hoạch về Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố, trong đó chỉ đạo các Sở, ban, ngành đoàn thể thành phố, các quan chủ trì Đề án thuộc Chƣơng trình và UBND các quận, huyện tập trung triển khai các nội dung của Đề án, bảo đảm đúng tiến độ, chất lƣợng, hiệu quả (nhƣ Kế hoạch số 09/KHUBND ngày 12/1/2009 của UBND Thành phố về PBGDPL năm 2009, Kế hoạch số 16/KH- UBND ngày 20/1/2010 về PBGDPL năm 2010, Kế hoạch số 174/KH-UBND về PBGDPL năm 2011, Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 69 14/1/2013 về PBGDPL năm 2013, Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động PBGDPL thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa XI về kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (Khóa IX) trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 – 2006. Trên sở kế hoạch của UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch PBGDPL phù hợp với đơn vị, với đối tƣợng tuyên truyền, địa bàn mình quản lý. Thực hiện các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣ: Quyết định số 270/2009/QĐ-Tg ngày 27/2/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nƣớc”, Quyết định số 554/QĐ- TTg ngày 4/5/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, Quyết định số 1298/QĐ- TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng”, Quyết định số 31/2009/QĐ- TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” và văn bản hƣớng dẫn của các Bộ, ngành liên quan, UBND Thành phố đã ban hành hệ thống các văn bản triển khai Đề án nhƣ: Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 2/2/2010 về ban hành Kế hoạch “Củng cố kiện toàn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của Thủ đô”, giai đoạn 2010 – 2012; Kế hoạch số 102/KHUBND ngày 20/7/2010 về thực hiện Đề án “ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Nội”; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 26/1/2011 70 của UBND thành phố Nội về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”. Bên cạnh việc ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, trên sở thực hiện Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, các văn bản hƣớng dẫn thi hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, UBND Thành phố ban hành các Kế hoạch tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, các Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các Luật mới ban hành liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời dân. Ví dụ năm 2012, UBND thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống mua bán ngƣời; Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ƣớc Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn thành phố Nội; Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ luật lao động (sửa đổi), Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật PBGDPL. 2.1.2.4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương Trong những năm qua, công tác tuyên truyền đã thực sự phát huy vai trò là phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng. Nhiều sự kiện chính trị đƣợc tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới tận nhân dân, hộ gia đình nhƣ: Năm 2012: phát 500.000 sách lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992,…Trong 5 năm từ 2008 – 2012, Quốc hội ban hành nhiều các văn bản luật, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các văn bản dƣới luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, phục vụ công tác quản lý xã hội bằng pháp luật. Để kịp thời đƣa pháp luật vào cuộc sống, UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch trong đó lựa chọn nội dung văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến ngƣời dân, công tác chuyên môn của các sở, ban, ngành để tập trung tuyên 71 truyền, phổ biến cho cán bộ công chức và nhân dân trên địa bàn, nhất là tuyên truyền những nội dung phù hợp với đối tƣợng là nhân dân các phƣờng, xã, các doanh nghiệp sở… UBND phƣờng, xã, thị trấn tập trung chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc và cải cách thủ tục hành chính, các vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống ngƣời dân. Cụ thể nhƣ Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai; Luật Phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Ngƣời cao tuổi, Luật Đê điều, Luật Nghĩa vụ quân sự… Các phƣờng, xã cũng đã tập trung tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính, kết quả 5 năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 6 (khóa X) và Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Nội. 2.1.2.5. Đổi mới về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật Đƣợc áp dụng phần lớn là Hội nghị quán triệt, tập huấn, Hội thảo, Toạ đàm; thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông tin cổ động trực quan, niêm yết trên các bảng, trạm tin và hệ thống loa đài phƣờng xã, thị trấn; phát hành tài liệu, tờ gấp hỏi - đáp pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật; Hoà giải cơ sở; sử dụng và khai thác Tủ sách pháp luật. Trong 5 năm 2008 – 2012, Thành phố đã tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ Internet, các Cổng thông tin điện tử, trang thông tin của các sở, ban, ngành của thành phố. - UBND Thành phố đã tổ chức 120 Hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ƣơng và thành phố về công tác PB, GDPL và các Chỉ thị, Kế hoạch triển khai tuyên truyền, thực hiện các văn bản pháp luật quan trọng nhƣ: Bộ 72 luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí v.v.... Các quận, huyện, phƣờng, xã, thị trấn tổ chức hơn 24.000 hội nghị bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho hơn 250.000 lƣợt cán bộ, nhân dân tham dự. - Hệ thống Toà án nhân dân các Quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Ba Đình, Đống Đa, Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ... đã tổ chức hàng trăm phiên toà xét xử lƣu động các bị cáo phạm tội buôn bán, tàng trữ sử dụng các chất ma tuý, đánh bạc, môi giới mại dâm, trộm cắp, chống ngƣời thi hành công vụ, đua xe, mất trật tự công cộng v.v... tác dụng tuyên truyền pháp luật và giáo dục phòng ngừa chung. - Biên soạn và phát hành tài liệu: Hội đồng PHCT PBGDPL Thành phố đã biên soạn, in, phát hành trên 800.000 tờ gấp; 400.000 cuốn sách hỏi-đáp pháp luật, tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật dành cho các tầng lớp cán bộ, nhân dân Thủ đô; 6.000 cuốn tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ hoà giải sở để phát hành đến cán bộ, nhân dân và các hoà giải viên ở cơ sở. Hội đồng PHCT PBGDPL các quận, huyện đã phát hành trên 1.000.000 tờ gấp và trên 50.000 cuốn sách hỏi - đáp pháp luật. Hội đồng PHCT PBGDPL các phƣờng, xã đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phát hành tài liệu tới từng cụm dân cƣ, tổ dân phố, hộ gia đình, tuyên truyền hàng vạn giờ phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh sở. Đây là một hình thức tuyên truyền hiệu quả, thông qua hình thức này, các quy định của pháp luật đƣợc tuyên truyền rộng rãi đến nhiều đối tƣợng. - Công tác PB, GDPL thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo kịp thời (UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch về xây dựng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật trong đó yêu cầu các cấp, các ngành triển khai việc xây dựng tủ sách pháp luật tại các sở thuộc cấp, ngành mình bằng nhiều biện pháp, phƣơng pháp thích hợp). Sách pháp luật là 73 nguồn cung cấp thông tin pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc của các cán bộ lãnh đạo, giúp cán bộ công chức tiếp cận, tra cứu, vận dụng đúng chủ chƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc vào việc giải quyết công việc hàng ngày, giúp ngƣời dân sở hiểu các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình... do đó việc xây dựng, sử dụng và khai thác tủ sách pháp luật là rất cần thiết. Thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố, ngành Giáo dục, ngành Công an, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành Công nghiệp và khối Liên đoàn lao động Thành phố đã triển khai xây dựng tủ sách pháp luật các đơn vị, các trƣờng học và các đơn vị sản xuất kinh doanh, công an phƣờng trên địa bàn Nội. Việc khai thác tủ sách pháp luật các đơn vị này đã hiệu quả rất thiết thực. Đến nay, 100% quận, huyện, phƣờng, xã, thị trấn trên địa bàn Nội đều tủ sách pháp luật đặt tại trụ sở UBND, cá biệt nhiều phƣờng, xã đã xây dựng thêm một số tủ sách pháp luật đặt tại thƣ viện, nhà văn hoá, cụm dân cƣ, tổ dân phố v.v... Hình thức đƣa tủ sách pháp luật đến với ngƣời dân cũng rất phong phú nhƣ: Luân phiên túi sách pháp luật giữa các cụm dân cƣ, các khu phố.... Hàng năm, các phƣờng, xã, thị trấn đều quan tâm đầu tƣ kinh phí (từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ) để mua bổ sung đầu sách mới (theo hƣớng dẫn của Sởpháp và phòng Tƣ pháp quận, huyện) cho tủ sách pháp luật và đặt những nơi thuận tiện phục vụ việc tra cứu của cán bộ cũng nhƣ nhân dân trên địa bàn nhu cầu. Những đơn vị làm tốt công tác xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật nhƣ: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Chƣơng Mỹ, Quốc Oai… - Công tác giáo dục pháp luật trong trường học trong những năm qua đã đƣợc UBND thành phố quan tâm đƣa vào Kế hoạch PBGDPL hàng năm của thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sởpháp chỉ đạo 100% các trƣờng học xây dựng, củng cố tủ sách, ngăn sách pháp luật; vào dịp hè hàng năm tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên các trƣờng 74 phổ thông trung học và phổ thông sở trên địa bàn thành phố về Luật Giao thông đƣờng bộ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phòng, chống ma tuý, Luật Giáo dục, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống mua bán ngƣời v.v...; Tổ chức các cuộc thi: Giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân; học sinh Thủ đô thực hiện nếp sống văn minh đô thị (với nội dung chủ yếu là thi tìm hiểu Luật Giao thông đƣờng bộ, Luật phòng chống ma tuý, thi hát các ca khúc pháp luật….), tổ chức cho học sinh ký cam kết không sử dụng ma tuý, không vi phạm pháp luật v.v... duy trì và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy và học pháp luật trong nhà trƣờng, triển khai phổ biến giáo dục pháp luật trong toàn ngành. - Tuyên truyền PBGDPL thông qua công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Nội. Công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách và trẻ em đã và đang đƣợc UBND các cấp trên địa bàn Nội quan tâm. Trong những năm qua, đội ngũ chuyên viên, công tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nƣớc Thành phố Nội thƣờng xuyên đƣợc Trung tâm tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn kỹ năng và các văn bản pháp luật mới liên quan để trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách và nhân dân sở. Thông qua đó, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan cho các đối tƣợng đƣợc trợ giúp. Trong 5 năm (2008 đến 2012), Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nƣớc Thành phố Nội thực hiện trợ giúp pháp lý tại Trung tâm, phối hợp với các quận, huyện trợ giúp pháp lý lƣu động và mời luật sƣ bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho hơn 12.000 đối tƣợng ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách và trẻ em. Các quận, huyện làm tốt công tác trợ giúp pháp lý trong 3 năm qua là: Đông Anh, Từ Liêm, Ba Vì, Sóc Sơn. - Một trong những hình thức PB, GDPL hiệu quả trong thời gian qua trên địa bàn thành phố là công tác hoà giải sở. Sởpháp và Thƣờng 75 trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã triển khai, hƣớng dẫn liên tịch số giữa Sởpháp và Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đến 29/29 quận, huyện; Chỉ đạo Tƣ pháp các quận, huyện tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về công tác hoà giải sở, sắp tới là Luật Hòa giải sở, các văn bản chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố về công tác hoà giải trên địa bàn Nội. Các cấp uỷ đảng, chính quyền ở quận, huyện quan tâm chỉ đạo tăng cƣờng công tác PBGDPL thông qua các hoạt động tƣ vấn, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân sở. Ngành Tƣ pháp - Thƣờng trực Hội đồng PHCT PBGDPL phƣờng, xã, thị trấn đã phối hợp với UBMTTQ, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân tham mƣu giúp UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn đƣợc 5.750 tổ hoà giải với 33.400 hoà giải viên. 5 năm qua, các tổ hoà giải sở đã hoà giải thành trên 30.000 vụ mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân sở (đạt 83,5%). Thông qua công tác hoà giải, các hoà giải viên đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến các bên tranh chấp, giúp họ nắm đƣợc các quy định của pháp luật, vì tình làng, nghĩa xóm tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, góp phần giữ gìn ổn định trật tự an toàn xã hội ngay từ sở. Hoà giải viên sở đồng thời còn là tuyên truyền viên PBGDPL cho hàng ngàn lƣợt ngƣời dân, hộ gia đình chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Một số quận, huyện đạt tỷ lệ hoà giải thành cao nhƣ: Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hai Bà Trƣng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Cầu Giấy… 2.1.2.6. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cán bộ làm công tác phổ biến và giáo dục pháp luật - Việc củng cố kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng PHCT PBGDPL các cấp: - Cấp thành phố: Năm 2008, Thành viên HĐPHPBGDPL Thành phố có 76 18 ngƣời do Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách khối văn xã làm chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Tƣ pháp, thành viên là đại diện các ban, ngành đoàn thể của Thành phố. Các thành viên Hội đồng tham gia vào các Ban của Hội đồng, thực hiện trách nhiệm theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng. 29/29 quận, huyện, thị xã kiện toàn Hội đồng PHCT PBGDPL với tổng số trên 500 ngƣời. Tính đến 31/12/2012, Hội đồng PHCT PBGDPL của 577 xã, phƣờng, thị trấn gần 5000 ngƣời (từ ngày 1/1/2013, khi Luật PBGDPL hiệu lực thì không mô hình Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các phƣờng, xã. Trong quá trình hoạt động, một số thành viên của Hội đồng PHPBGDPL Thành phố sự biến động về tổ chức (nghỉ hƣu, chuyển công tác v.v...). Hội đồng PHPBGDPL thƣờng xuyên rà soát để kịp thời đề xuất UBND thành phố ban hành Quyết định củng cố, kiện toàn, bảo đảm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của Hội đồng. - Củng cố hệ thống cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Số ngƣời trực tiếp tham gia thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên 5.500 ngƣời. Trong đó, đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách thực hiện công tác PBGDPL trong ngành tƣ pháp gần 640 ngƣời (công chức phòng PBGDPL thuộc Sởpháp nội 6 ngƣời; cán bộ Tƣ pháp quận, huyện, thị xã đƣợc giao tham gia mảng công tác PBGDPL 577 ngƣời, bình quân 1 ngƣời/xã). Báo cáo viên pháp luật thành phố 82 ngƣời, cán bộ pháp chế ngành 40 ngƣời; Báo cáo viên quận, huyện, thị xã 753 ngƣời, trợ giúp viên thực hiện trợ giúp pháp lý 20 ngƣời, tuyên truyền viên pháp luật của xã, phƣờng, thị trấn trên 4000 ngƣời. 2.1.2.7. Sự tham gia của các loại hình và phương tiện thông tin đại chúng trong công phổ biến, giáo dục pháp luật Các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngày càng vai trò quan trọng và đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống bởi tính ƣu việt về mặt thời gian và 77 không gian. Số lƣợng sách, tài liệu tuyên truyền do các cấp sở phát hành ngày càng nhiều. Trung bình hàng năm Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố phát hành xuống sở xã, phƣờng, thị trấn khoảng 200.000 cuốn sách, tài liệu, 1.000.000 tờ gấp các loại; ngoài ra còn các loại sách, tài liệu do chính UBND các xã, phƣờng hoặc Hội đồng PHCT PBGDPL cấp quận phát hành. Nhiều loại báo, tạp chí ngoài những trang thông tin kinh tế, xã hội đều có chuyên trang, chuyên mục nhƣ: Hỏi đáp pháp luật, Pháp luật và Cuộc sống. Hiện nay, các báo Nội mới, Pháp luật và Xã hội, Nhân dân, Kinh tế Đô thị đã đƣợc phát hành trợ giá tới UBND 577 phƣờng, xã, thị trấn. Báo Nhân dân, tờ báo phát hành trong cả nƣớc, trung bình mỗi tuần hai số đề cập về pháp luật trong mục “chính trị - xã hội”. Các loại báo khác nhƣ Thanh niên, Lao động, Tiền phong.. hầu nhƣ số nào cũng bài về pháp luật nhiều lĩnh vực: phòng, chống tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội, tuyên truyền pháp luật giao thông đƣờng bộ, giải phóng mặt bằng, đất đai. Theo điều tra của Sở Tƣ pháp Nội thì Báo Pháp luật 70% và Pháp luật và xã hội tới 50% số ngƣời làm ngành nghề tự do, nghề kinh doanh đƣợc hỏi thƣờng xuyên tìm đọc. Các mục thông tin hỏi đáp pháp luật thông qua hệ thống 1080 Nội thƣờng xuyên nhiều ngƣời tham khảo. Từ nhiều năm nay, Đài PT - TH Nội với ƣu thế về tính nhanh nhạy, rộng khắp và tiện lợi đã duy trì lịch phát sóng chuyên mục Pháp luật trong cuộc sống hàng ngày từ 13h đến 13h30. Những thông tin pháp luật - thời sự nhƣ các cuộc thi tìm hiểu Pháp luật, Hội nghị ban hành các văn bản pháp luật mới đều đƣợc phát sóng trong các chƣơng trình thời sự. Tính trung bình Đài phát thanh - Truyền hình Nội phát thanh, phát sóng trên 150 giờ/ năm. 2.1.2.8. Việc đầu tư kinh phí, sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thực hiện Thông tƣ liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 78 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 2/10/2012 về việc quy định chế độ và mức chi cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, là sở để thực hiện và cấp kinh phí cho việc triển khai công tác PBGDPL đƣợc thống nhất. Từ năm 2008 – thời điểm hợp nhất thành phố Nội và tỉnh Tây, UBND thành phố đã quan tâm định kỳ hàng năm bố trí một khoản ngân sách khoảng 3 tỷ phục vụ công tác của Hội đồng PHPBGDPL thành phố. Kinh phí đầu tƣ cho công tác PBGDPL thành phố tăng đều theo hàng năm. Cụ thể: Năm 2008: 3 tỷ, Năm 2009: 4 tỷ, Năm 2010: 8 tỷ, Năm 2011: 8 tỷ, Năm 2012: 10 tỷ. Trên sở kinh phí đƣợc cấp, Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt. Đó là tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng, quán triệt các văn bản của Trung ƣơng, thành phố cho cán bộ chủ chốt, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, hoà giải viên sở; Tổ chức biên soạn, in, phát hành tài liệu tuyên truyền viên pháp luật đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thi "Hoà giải viên giỏi", "Tuyên truyền viên pháp luật giỏi; Hỗ trợ cho các Ban, các Đề án của Hội đồng triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch thành phố đề ra; Kiểm tra, sơ kết, tổng kết hàng năm của Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố; Trang bị phƣơng tiện làm việc (máy vi tính, máy điện thoại, văn phòng phẩm, mua sách báo...) phục vụ hoạt động của Hội đồng. Tại các quận, huyện, phƣờng xã, kinh phí dành cho công tác PBGDPL phụ thuộc vào ngân sách từng địa phƣơng. Tuỳ theo đặc điểm địa phƣơng, việc bố trí ngân sách khác nhau. Trong 05 năm qua, tổng số kinh phí cấp 79 cho công tác tuyên truyền PBGDPL của các quận, huyện là hơn 7 tỷ đồng; cấp cho phƣờng, xã, thị trấn là hơn 5 tỷ đồng. 2.1.2.9. Nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân đã nhiều chuyển biến tốt Là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, ý thức pháp luật của xã hội không thể hiện ngoài ý thức pháp luật của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Yếu tố không thể thiếu đƣợc trong ý thức pháp luật là sự hiểu biết và thái độ đối với pháp luật. Theo điều tra của Sởpháp và Mặt trận Tổ quốc thành phố phát phiếu khảo sát về công tác giáo dục, tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cƣ trên địa bàn Nội khi đánh giá về mức độ hiểu biết pháp luật của nhân dân trong cộng đồng dân cƣ cho thấy: Với 1500 ngƣời đƣợc hỏi thì có 324 ngƣời hiểu biết pháp luật tốt, 753 ngƣời hiểu biết bình thƣờng, có 162 ngƣời hiểu biết chƣa tốt, còn lại 25 ngƣời khó trả lời. Qua đây thể thấy, phần đông nhân dân tại thôn xóm, khu dân cƣ phần lớn hiểu biết về pháp luật mức trung bình trở lên. Trong các hình thức tuyên truyền hiệu quả đối với ngƣời dân thì hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc họp của quan, đoàn thể, họp dân phố là đạt tỷ lệ cao nhất: 636/1500 ngƣời. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên cũng mới chỉ là 1.500 ngƣời/gần 4 triệu dân của thành phố, do vậy mới chỉ phản ánh phần nào thực trạng nhận thức, hiểu biết pháp luật của ngƣời dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Hà Nội từ khi thực hiện Chỉ thị 32 - CT/ TW và Chỉ thị 27 - CT/ TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PB, GDPL đã đạt đƣợc rất to lớn. - Việc triển khai Chỉ thị 32 - CT/TW và các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ đã sự chuyển biến bản về nhận thức vai trò, ý nghĩa công tác 80 PBGDPL trên địa bàn thành phố Nội. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, UBND, Uỷ ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo thuận lợi, phối hợp chặt chẽ với thƣờng trực Hội đồng PHCT PBGDPL, các Sở, ngành hữu quan triển khai sâu rộng PB, GDPL đến các tầng lớp cán bộ nhân dân. Đây là kết quả của sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các quan từ thành phố đến sở tạo nên sức mạnh, hiệu quả nhằm tăng cƣờng PBGDPL cho cán bộ, nhân dân, nhất là sở. - Tác động của Chỉ thị 32- CT/TW và các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về công tác PBGDPL đối với đời sống xã hội đã phát huy những tác dụng tích cực. Thông qua việc xác định trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể trong công tác PB, GDPL, Chỉ thị 32- CT/TW và các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ là căn cứ pháp lý để đôn đốc triển khai và kiểm tra việc thực hiện các cấp, các ngành, quan, đơn vị từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, công dân. - Hội đồng phối hợp công tác PB, GDPL các cấp thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, kiện toàn, đã duy trì tốt hoạt động phối hợp giữa các thành viên, có kế hoạch cụ thể để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL địa phƣơng. - Kinh phí dành cho công tác PB, GDPL tuy còn hạn hẹp song đƣợc UBND các cấp quan tâm đầu tƣ, năm sau cao hơn năm trƣớc. - Nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, các ngành, đoàn thể đã đƣợc đổi mới, đi vào chiều sâu, triển khai trọng tâm, trọng điểm, phù hợp từng đối tƣợng cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. - Việc thực hiện Chỉ thị 32 và các chƣơng trình PB, GDPL trên địa bàn thành phố đã tác động tới ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô đã đƣợc nâng lên một bƣớc. Thông qua các cuộc thi viết, tìm 81 hiểu pháp luật, các tầng lớp cán bộ nhân dân bày tỏ thái độ hoan nghênh, tin tƣởng chủ trƣơng, cách làm nhằm tăng cƣờng công tác PB, GDPL, giúp cán bộ, nhân dân điều kiện nắm đƣợc các quy định của pháp luật. - Do UBND các cấp, các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền PBGDPL nên đa số các gia đình cán bộ, công chức, đảng viên v.v... không vi phạm pháp luật hình sự. - Tình hình tranh chấp, vi phạm pháp luật trong nội bộ nhân dân cơ sở trong những năm qua giảm do các tổ hoà giải sở đã làm tốt công tác hoà giải (tỷ lệ hoà giải thành đạt trên 80%). 2.1.3. Những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở trên địa bàn thành phố Nội - Trước hết, ý thức pháp luật của nhân dân chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hiểu biết pháp luật, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: Trình độ dân trí, điều kiện và vị trí xã hội, đặc điểm về giới tính, lứa tuổi, kinh nghiệm cá nhân. Thực tế là dân cƣ tại những quận nội thành thuộc Nội cũ, quận Đông tỷ lệ dân trí cao, đều hơn so với các huyện ngoại thành của Hà Tây trƣớc đây. Tuy nhiên, nghịch lý rằng, dân trí càng cao thì khiếu kiện phức tạp càng nhiều, ngƣời dân sở - phƣờng, thị trấn thƣờng tâm lý coi thƣờng trình độ của cán bộ sở, thƣờng khiếu kiện vƣợt cấp, kéo dài. Từ sự khác nhau đó mà sự hiểu biết pháp luật của từng ngƣời không giống nhau, công tác PB,GDPL sở xã phƣờng chƣa đƣợc quan tâm, coi trọng đúng mức đối với từng loại đối tƣợng, từng địa bàn khác nhau. Theo khảo sát trong công tác PB, GDPL về giao thông đƣờng bộ cho thấy, hậu quả xấu là số ngƣời nhận thức pháp luật trung bình thì ý thức kém, số còn lại hoặc ý thức pháp luật, hoặc ý thức kém thì “ vô tƣ " vi phạm. Theo khảo sát mới đây nhất đối với 1500 ngƣời đƣợc hỏi (có biểu đính kèm), khi đƣợc 82 hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật (câu 8), số ngƣời đƣợc hỏi trả lời nhƣ sau: Hỏi: Tình trạng vi phạm pháp luật do nguyên nhân nào? Trả lời: - Không đƣợc phổ biến, quán triệt: 372/ 1500 phiếu - Nhân dân ít quan tâm: 645/1500 phiếu - Do không hiểu biết chế độ chính sách: 538/ 1500 phiếu - Do các chế độ chính sách và các quy định không đồng bộ: 560/1500 phiếu. - Do công tác quản lý yếu kém: 453/1500 phiếu - Do cố tình vi phạm: 520/1500 phiếu - Do không xử lý nghiêm các vi phạm: 780/1500 phiếu - Do ít hiểu biết về pháp luật: 707/1500 phiếu Có thế thấy ý thức pháp luật của nhân dân chƣa cao khi các cấp sở tiến hành phổ biến giáo dục pháp luật, thậm chí việc “cố tình” vi phạm vẫn xảy ra cả trong những đối tƣợng trình độ, nhận thức hiểu biết về pháp luật cao, nhu cầu tìm hiểu các văn bản chính sách của Nhà nƣớc là nhu cầu lớn nhất của nhân dân khi tiến hành khảo sát đối với 1.500 ngƣời dân tại khu dân cƣ. Trong phần phụ lục đính kèm phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả. - Thứ hai, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật còn nghèo nàn, khô cứng, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực sự đổi mới nên chưa hấp dẫn người dân. Kể từ năm 1998, khi mô hình Hội đồng PHCT PBGDPL đƣợc triển khai tại 3 cấp Nội, sau nhiều năm hoạt động, mô hình hoạt động kiểu Hội đồng chƣa thực sự hiệu quả. Thành viên Hội đồng PHCT PBGDPL các địa phƣơng với thành phần là đại diện quan Đảng (Thành ủy, Huyện ủy, Quận ủy), Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… nên chỉ tham gia mức độ đại diện, phong trào, hình thức, hoạt động theo kỳ cuộc và chƣa 83 có chuyên môn sâu. Hoạt động của Hội đồng từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai vẫn chủ yếu dựa vào quan Thƣờng trực là Sở Tƣ pháp. Thêm nữa, nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, vẫn chủ yếu tuyên truyền những văn bản cấp trên, chƣa tuyên truyền sâu, theo chuyên đề những nội dung văn bản của Trung ƣơng, thành phố đang quan tâm nhƣ giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuyên truyền những văn bản pháp luật chuyên sâu về kinh tế… Hình thức tuyên truyền vẫn “tĩnh”, chủ yếu là thông qua sách, báo, tờ rơi, tờ gấp, chƣa triển khai những đợt vận động sâu rộng, tuyên truyền trên các trang mạng đông đảo ngƣời xem nhƣ các báo VnExpress, Dân trí,… - Thứ ba, việc xây dựng, ban hành các văn bản nhằm triển khai công tác tuyên truyền chưa kịp thời Chƣa ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sau hợp nhất (1/8/2008), các thành viên của Hội đồng là lãnh đạo các sở, ngành hoạt động kiêm nhiệm, do bận công tác nên việc bố trí thời gian tham gia hoạt động Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ còn rất hạn chế. Hiện nay, khối lƣợng luật đƣợc ban hành, sửa đổi nhiều, hệ thống các văn bản pháp luật dƣới luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ lại rất nhiều, thể nói rằng hầu hết các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội đƣợc điều chỉnh bởi luật. Tuy nhiên, khi triển khai tuyên truyền, từ việc “chọn luật”, ban hành các kế hoạch triển khai, xây dựng các tài liệu tuyên truyền nhƣ tờ rơi, sách hỏi – đáp lại rất chậm, chƣa kịp thời nên đã làm hạn chế việc phổ biến tới ngƣời dân, hay nói cách khác, đến khi văn bản tài liệu đƣợc chuyển đến thì đã hết tính thời sự, ngƣời dân đã tìm hiểu nội dung văn bản thông qua các phƣơng tiện khác rồi. - Thứ tư, việc thực thi công tác tuyên truyền còn hình thức, một số cấp uỷ Đảng còn chưa quan tâm. Một số cán bộ lãnh đạo Cấp ủy Đảng, chính quyền chƣa quan tâm đúng mức đến công tác PB,GDPL (công tác chỉ đạo, 84 kinh phí..) đã dẫn đến tình trạng một số địa phƣơng, đơn vị còn thụ động hoặc triển khai công tác tuyên truyền tại các xã, phƣờng, thị trấn một cách hình thức, không chất lƣợng. Các phƣờng trong nội thành của Nội trƣớc đây, do nguồn kinh phí ổn định, nên việc đầu tƣ ngân sách cho công tác này khá lớn. Nhiều huyện, xã, vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì việc đầu tƣ kinh phí hạn chế, do vậy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Nhiều quận, huyện, thị xã còn tâm lý trông chờ triển khai, hỗ trợ kinh phí của Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố, do vậy, rất khó triển khai “đều tay” công tác này trên địa bàn toàn thành phố. - Thứ năm, Công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ chưa thường xuyên. Hầu hết các đơn vị chƣa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thông tin định kỳ về công tác PBGDPL với UBND thành phố quan thƣờng trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục thành phố đã ảnh hƣởng đến tiến độ báo cáo với cấp trên, thông tin không kịp thời, triển khai tiến độ công việc chậm. - Thứ sáu, việc không ổn định của đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền. Hội đồng hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào sự tham mưu của cơ quan Thường trực (cấp Thành phố, cấp quận, huyện), và cán bộ Tư pháp (cấp phường, xã). Phụ cấp trách nhiệm hàng tháng của thành viên Hội đồng còn thấp, hiện chưa văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thông thƣờng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã là Chủ tịch Hội đồng, Tƣ pháp là thƣờng trực, các thành viên khác nhƣ đại diện Sở Tài chính, Sở Giáo dục, các đoàn thể nhƣ Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... Tại các xã, phƣờng, thị trấn, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đƣợc thành lập theo chế tƣơng tự. Chính vì hoạt 85 động theo chế độ kiêm nhiệm nên các thành viên của Hội đồng hoạt động không ổn định (do sự luân chuyển cán bộ, về hƣu, chuyển công tác khác..) đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của Hội đồng. Số lƣợng báo cáo viên, tuyên truyền viên luôn thay đổi. Đội ngũ báo cáo viên quận, huyện vẫn chƣa đảm nhận đƣợc nhiệm vụ truyền đạt các văn bản pháp luật mới đƣợc Nhà nƣớc ban hành địa phƣơng. Lực lƣợng báo cáo viên chủ yếu hiện nay vẫn tập trung vào một số đồng chí uy tín, kinh nghiệm của Bộ Tƣ pháp, Thanh tra Chính phủ, Trƣờng Đại học Luật, Sở Tƣ pháp, Thanh tra thành phố, Hội Luật gia...Nguyên nhân do quận, huyện chọn báo cáo viên, thƣờng mời các đồng chí vị trí, học vị của Trung ƣơng và thành phố. Vẫn còn tình trạng phổ biến là phƣờng, xã tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật nhƣng vẫn còn nguyện vọng mời báo cáo viên cấp thành phố, do đó rất khó đáp ứng yêu cầu. - Thứ bảy, sự hạn chế về kinh phí và phương tiện, các quận, huyện, phƣờng, xã, tùy theo nhận thức của Lãnh đạo UBND mà việc bố trí kinh phí dành cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật từng nơi khác nhau. Không ít nơi, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của Hội đồng PHCT PBGDPL đƣợc gộp chung vào nguồn kinh phí của văn phòng HĐND - UBND. Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền PBGDPL còn hạn hẹp đặc biệt phƣờng, xã, thị trấn. Nhiều đơn vị chƣa chủ động dự trù kinh phí dành cho công tác PBGDPL nên không triển khai đƣợc mặc dù đã văn bản hƣớng dẫn của Sở Tài chính. Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác hòa giải sở còn hạn chế. Kinh phí dành cho công tác hòa giải sở còn hạn hẹp, chƣa tạo sự động viên khích lệ thỏa đáng cho các hòa giải viên tham gia vào các hoạt động xã hội. Hoạt động của các Chi nhánh trợ giúp pháp lý còn chƣa đồng bộ và hiệu quả do khó khăn về vật chất, trụ sở làm việc. 86 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Vấn đề nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cơ sở xã, phƣờng hiện nay bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan của đất nƣớc hiện nay. Cụ thể là: - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bắt nguồn từ việc đề cao vai trò của pháp luật mà trƣớc hết là giáo dục quyền con ngƣời, lấy con ngƣời là trung tâm của giáo dục pháp luật, vai trò của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, dân sự. Các đơn vị sở mà đặc biệt là sở xã, phƣờng làm địa bàn sinh sống, lao động sản xuất của mọi ngƣời dân cho dù họ làm nghề gì. Địa bàn cơ sở là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, trao đổi hàng hoá, giao lƣu dân sự, vì thế, rất cần sự quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật dƣới chủ nghĩa xã hội: là yếu tố điều tiết (quyết định) việc phân phối sản phẩm và phân phối lao động giữa các thành viên của xã hội. Trƣớc đây chúng ta đã chƣa nhận thức và đánh giá đầy đủ vai trò, giá trị xã hội của pháp luật, do vậy, đã không coi trọng vai trò của pháp luật nên ảnh hƣởng đến việc xây dựng pháp luật, giáo dục, phổ biến pháp luật và thi hành pháp luật. - Đóng vai trò là phƣơng tiện hàng đầu của quản lý Nhà nƣớc đối với nền kinh tế trong chế thị trƣờng, pháp luật xác định địa vị pháp lý bình đẳng của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo lập các hành lang, các “khung” pháp lý để cho các cá nhân, tổ chức đó hoạt động phù hợp với giá trị mà “xã hội có”, “xã hội cần”, “xã hội ủng hộ” [10, tr.72]. Đồng thời, với tƣ cách là chủ thể quản lý, Nhà nƣớc dựa vào các chuẩn mực đó mà điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua pháp luật, Nhà nƣớc tạo ra “luật chơi” cho các chủ thể sản xuất kinh doanh và hƣớng dẫn, điều khiển “cách chơi” cho các nhà quản lý làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành hiệu quả. 87 Pháp luật củng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: tính quy định của lợi ích, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với sản xuất, đảm bảo tôn trọng sự cạnh tranh, trách nhiệm cao của ngƣời sản xuất, kinh doanh. Nhà nƣớc tác động tới nền kinh tế thị trƣờng bằng kế hoạch, chính sách giá cả, tài chính, thuế, tín dụng... Sự tác động điều tiết vĩ mô đó cũng đƣợc thể hiện dƣới hình thức pháp luật. Bằng pháp luật, Nhà nƣớc giải quyết những vấn đề quan trọng nảy sinh trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng, bảo vệ mô trƣờng sinh thái, quy định các chính sách bảo hiểm xã hội đối với ngƣời về hƣu, ngƣời thất nghiệp, ngƣời già neo đơn... Nhận thức đƣợc vai trò của pháp luật kinh tế, dân sự trong chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mấy năm gần đây, Nhà nƣớc ta đã ban hành mới nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, dân sự làm cho hệ thống pháp luật của nƣớc ta không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt trong gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc, trong điều kiện mở rộng, phát triển các lĩnh vực kinh tế, dân sự, phát triển các quan hệ xã hội với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, xu hƣớng cạnh tranh, phân hoá giàu nghèo phát triển.... chỉ thể tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc bằng chế, chính sách, pháp luật, tao ra “khuôn khổ pháp lý” cho các quan hệ bản trong các lĩnh vực kinh tế, dân sự, xã hội mới thể đảm bảo cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển đúng định hƣớng chính trị, đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng... Nhƣ vậy, cùng với sự đổi mới đất nƣớc mà trƣớc hết là đổi mới kinh tế, với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta đang đổi mới và hoàn thiện. Để pháp luật đi vào cuộc sống và mọi ngƣời dân thực sự “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục 88 pháp luật. Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách đối với mọi đối tƣợng, trong đó có nhân dân sở xã, phƣờng - những ngƣời làm chủ đất nƣớc. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở còn do nhu cầu, đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Trong nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi phải đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, đồng thời phải đề cao vị trí vai trò của công dân. Tham khảo và tiếp thu nhân tố tích cực, hợp lý của lý luận về Nhà nƣớc pháp quyền, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, Đảng ta đã chủ trƣơng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ máy Nhà nƣớc hoạt động trên sở pháp luật; Hiến pháp và pháp luật vị trí chỉ đạo và hƣớng dẫn mọi hành vi quản lý của các quan hành chính [8]. Khác với bản chất của Nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản, Nhà nƣớc pháp quyền của ta theo nguyên tắc “dân làm chủ Nhà nƣớc”. Dân làm chủ Nhà nƣớc vừa là bản chất, vừa là tâm điểm định hƣớng toàn bộ hoạt động của Nhà nƣớc. Ngƣời công dân trong Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đƣợc nắm trong tay tất cả quyền hành. Họ sử dụng quyền hành đó để tạo dựng nên kênh pháp lý đúng đắn, dân chủ và thuận tiện để thể trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các hình thức và phƣơng pháp khác nhau thành lập nên Nhà nƣớc, tham gia và quyết định những việc quan trọng của quốc gia, giám sát chặt chẽ hoạt động của quan Nhà nƣớc. Nhà nƣớc pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, đề cao pháp luật, trƣớc hết là tính tối thƣợng của Hiến pháp. Trong lịch sử lập Hiến của Nhà nƣớc ta, từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn đƣợc thể hiện nhất quán, là một trong những nội dung bản nhất của Hiến pháp. Với các ghi nhận ngày càng chính xác, các bản Hiến pháp đều khẳng định: nƣớc ta, toàn bộ quyền 89 lực thuộc về nhân dân. Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức. Đó cũng là nguyên tắc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của ta. Vì vậy, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, trƣớc hết phải đề cao vai trò của pháp luật, đề cao tính tối thƣợng của Hiến pháp, tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp và hoàn thiện của hệ thống pháp luật và đề cao vai trò của công dân. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, đòi hỏi Nhà nƣớc ta phải đổi mới và kiện toàn nhằm thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh: “Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, trƣớc hết trong Đảng và quan Nhà nƣớc, làm cho mọi ngƣời hiểu và làm theo pháp luật” [3, tr.126]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng lại khẳng định:... Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật.... Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền nói chung, xây dựng Thủ đô trật tự, kỷ cƣơng, văn minh, thanh lịch là xây dựng một nền dân chủ thực sự, xây dựng một Nhà nƣớc thực sự của dân. Muốn vậy, đi đôi với việc đề cao vai trò của pháp luật, không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần phải tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật, đƣa pháp luật vào cuộc sống. Bởi vì nhƣ Lê-nin đã viết: “Nếu không một bộ máy đủ sức cƣỡng bức ngƣời ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp quyền thì pháp quyền có cũng nhƣ không” [2, tr.121]. Trong Nhà nƣớc ta, pháp luật là thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân nên nhân dân tự giác tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, một văn bản pháp luật dù hoàn thiện đến mấy, tự nó không thể đi vào cuộc sống. Để nhân dân tự giác tuân theo pháp luật, điều trƣớc tiên phải làm cho nhân dân hiểu pháp luật, biến pháp luật, ý thức pháp luật tốt. Đó là việc phải tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, cần phải một hệ thống giáo dục pháp luậtphổ cập pháp luật cho mọi đối 90 tƣợng, bằng mọi hình thức, trong đó giáo dục pháp luật cho nhân dân cơ sở xã, phƣờng trên mọi miền đất nƣớc. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở còn do nhu cầu, đòi hỏi của chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nƣớc ta, mà Thủ đô Nội phải là địa phƣơng đi đầu trong việc này. Việc giao lƣu, làm ăn với các đối tác nƣớc ngoài đòi hỏi không chỉ các tổ chức kinh tế mà mỗi ngƣời dân cũng cần sự hiểu biết pháp luật cao hơn để hợp tác hiệu quả và bảo vệ đƣợc lợi ích của bản thân, doanh nghiệp và đất nƣớc mình. 2.2.1. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở - Giải pháp hàng đầu là nâng cao nhận thức, năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng và cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung hƣớng mạnh về cơ sở, nắm chắc tình hình sở để đổi mới cách thức, phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với đối tƣợng, địa bàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần củng cố trận địa tƣ tƣởng, tạo thế đứng chính trị vững chắc trên từng địa bàn. Do vậy: - Nâng cao chất lƣợng công tác PB, GDPL sở phải dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò công tác tuyên truyền: - Coi trọng công tác chỉ đạo, kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tốt, hiệu quả. - Kết hợp giữa việc quán triệt các quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc với việc kiên quyết đấu tranh với các quan điểm lệch lạc trong công tác PB, GDPL sở. 91 Trong thời gian sắp tới (đến năm 2013), cần tiếp tục tổ chức thực hiện có chất lƣợng, hiệu quả Quyết định số 409/QĐ- TTg ngày 9/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Kết luận số 04KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị 32/CT – TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, triển khai mạnh mẽ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sở. Các Ban của cấp ủy Đảng nhất là sở trong tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị 32/ CT TW của Ban Bí thƣ; Định kỳ hàng năm báo cáo kiểm điểm lãnh đạo chỉ đạo về từng lĩnh vực liên quan với cấp ủy cấp trên. Hội đồng PHCT PBGDPL các phƣờng, xã tiếp tục hƣớng dẫn, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thƣ, gắn việc triển khai thực hiện Kết luận với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; kết hợp việc triển khai toàn diện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, địa phƣơng. 2.2.2. Hoàn thiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và củng cố các điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở 2.2.2.1. Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai phổ biến Luật phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải, Chỉ thị 32/CT - TW của Ban Bí thƣ, Chƣơng trình Quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật trong các giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác PBGDPL, tạo sở pháp lý ổn định, thống nhất, đồng bộ để triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. 92 Tổ chức triển khai các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về phổ biến giáo dục pháp luật nhƣ: + Đề án 1: Đƣa thông tin pháp luật đến cán bộ, nhân dân thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hóa thông tin xã, phƣơng, thị trấn do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện. + Đề án 2: Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cƣ do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố chủ trì thực hiện. + Đề án 3: Tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo xã, phƣờng, thị trấn do Thanh tra thành phố chủ trì. + Đề án 4: Phát huy vai trò của quan và cán bộ tƣ pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phƣờng, thị trấn. 2.2.2.2. Về đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở Hà Nội hiện 29 quận, huyện, 577 phƣờng, xã, thị trấn. Tổng số cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch 29 quận, huyện, thị xã là 156 ngƣời. Trong đó trình độ chuyên môn: + Tiến sĩ: 1 ngƣời (0,6%) + Thạc sĩ: 7 ngƣời (4.5%) + Đại học Luật: 133 (chiếm 85,3%) + Đại học khác: 16 (9,9%) + Trình độ chính trị ĐH: 29 (18,6 0%) + Trình độ chính trị Trung cấp: 48 (30,8%) + Trình độ lý luận chính trị : 29 ngƣời (18,6%) Tổng số cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch 577 xã, phƣờng, thị trấn là 778 ngƣời. Trong đó trình độ chuyên môn: 93 + Tiến sĩ: 0 ngƣời (0%) + Thạc sĩ: 3 ngƣời (0,4%) + Đại học Luật: 469 (chiếm 60,3%) + Trung cấp Luật: 168 (chiếm 21,6%) + Đại học khác: 138 (17,7%) + Trình độ chính trị ĐH: 1 (0,1%) + Trình độ chính trị Trung cấp: 246 (31,6%) + Trình độ lý luận chính trị: 210 ngƣời (27%) Nhƣ vậy, trình độ cán bộ tƣ pháp - hộ tịch về chuyên môn, về trình độ lý luận khá cao. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả, cần quan tâm, bồi dƣỡng cả về điều kiện vật chất và tinh thần đối với đội ngũ này. Cụ thể: - Đào tạo kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng nói trƣớc công chúng. Đề nghị đào tạo chuyên sâu đội ngũ báo cáo viên sở, mời những chuyên gia trong và ngoài nƣớc thuyết trình, tập huấn cho đội ngũ này, định kỳ 6 tháng /lần tổ chức tập huấn. - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; chăm lo, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức chính quyền sở, nhất là đội ngũ cán bộ tƣ pháp các xã, phƣờng, thị trấn. Những hạn chế của hệ thống pháp luật sẽ dẫn đến những hạn chế, thiếu hụt kiến thức pháp luật của cán bộ, công chức, chính quyền sở. Sự thiếu cụ thể, rõ ràng trong chính sách pháp luật, trong luật dễ dẫn đến tƣ tƣởng tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật. Vì vậy, để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thực hiện công vụ, tạo sự thống nhất về nhận thức tƣ tƣởng, tâm lý pháp luật của cán bộ, công chức, chính quyền sở, chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cần bổ sung cụ thể vào văn bản pháp quy về cán bộ, công chức về 94 nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo hƣớng: cán bộ, công chức nghĩa vụ tìm hiểu, học tập đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Cần phải coi đây là một nghĩa vụ của cán bộ, công chức Nhà nƣớc. Để tạo đƣợc bƣớc chuyển bản, thực hiện đƣợc mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên môn cấp xã ổn định, chuyên nghiệp, hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2003/ NĐ - CP về cán bộ, công chức xã. Đồng thời, Bộ Nội vụ ban hành Thông tƣ số 03/2004/TT- BNV hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP và Bộ trƣởng Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn. Tuy nhiên việc tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã đảm bảo đúng quy định trên đồng thời phù hợp đƣợc với tình hình, đặc điểm của địa phƣơng thì UBND cấp thành phố cần phải xây dựng đƣợc quy chế tuyển dụng của địa phƣơng mình. Nội dung của bản quy chế này dứt khoát phải thể hiện đƣợc các nội dung bản theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 03/ 2004/TT - BNV và Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV về tiêu chuẩn, đối tƣợng, số lƣợng ngƣời cần tuyển, thủ tục, hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ, lệ phí dự tuyển, công tác thẩm định, kết quả thi tuyển và bảo đảm đƣợc tính công khai của những nội dung trên. Bên cạnh đó, cần xây dựng đƣợc bộ đề thi với những nội dung phù hợp, sát thực và bảo đảm đƣợc tính khoa học, trên sở đó tiến hành việc chuẩn hóa các chức danh chuyên môn của UBND cấp xã. Từ đó sẽ khắc phục đƣợc tình trạng yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền sở, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ này. - Chăm lo, bảo đảm những lợi ích vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức chính quyền sở. Đời sống vật chất, tinh thần đƣợc hiểu là mức độ sử dụng và hƣởng thụ những thành quả lao động trí óc và chân tay phục vụ nhu cầu sống, phát triển của con ngƣời trong hiện tại, đƣợc biểu hiện cụ thể các 95 mặt nhƣ: mức thu nhập vật chất, các điều kiện về ăn ở, sinh hoạt đi lại, việc làm, chăm sóc sức khỏe, trình độ văn hóa, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, đạo đức, văn học, nghệ thuật... Việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ, công chức, chính quyền sở theo hƣớng cải cách chế độ tiền lƣơng, nuôi sống cán bộ, công chức chính quyền sở và gia đình họ mức trung bình khá, vừa là điều kiện vừa là động lực để thực hiện việc nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền sở. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức chính quyền sở không nghĩa là nhằm tạo ra một lớp ngƣời đặc quyền, đặc lợi, quá cách biệt với các bộ phận khác trong xã hội mà đây chính là phải tạo ra sự công bằng, hợp lý trong việc phân phối và hƣởng thụ các thành quả lao động xã hội phù hợp với tính chất, đặc điểm, trách nhiệm, công lao đóng góp của họ đối với xã hội: tạo ra uy tín. lòng tin, thái độ tôn trọng của xã hội đối với họ, để họ làm việc hiệu quả nhất. Lợi ích là động mạnh mẽ thúc đẩy sự hình thành, phát triển tƣ tƣởng, tâm lý pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền sở. Nếu lợi ích vật chất, tinh thần đƣợc đảm bảo ổn định, chắc chắn họ sẽ yên tâm công tác, phấn khởi, cố gắng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ. Về lợi ích vật chất, đề nghị Nhà nƣớc cải tiến chế độ tiền lƣơng hiện hành đối với cán bộ, công chức chính quyền sở nói chung và Nội nói riêng. Cụ thể: Thứ nhất, tiền lƣơng của mỗi cán bộ, công chức chính quyền sở phải đảm bảo đủ đời sống của chính họ và một phần nhu cầu cuộc sống của gia đình (ít nhất hai ngƣời ăn theo); thứ hai, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong toàn hệ thống; thứ ba, chế độ tiền lƣơng phải thể hiện sự khuyến khích ngƣời làm việc hiệu quả, trách nhiệm. Việc tăng lƣơng phải coi trọng nhiều hơn đến hiệu quả công việc chứ không phải chủ yếu đủ thời gian. Thực tế, khối lƣợng công việc của cán bộ tƣ pháp – hộ tịch tại các phƣờng, xã nhiều, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu 96 phải kết hợp với cán bộ văn hóa – thông tin sở, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ tổ dân phố, cụm dân cƣ… do vậy, thời gian đào tạo kỹ năng tuyên truyền, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho hệ thống cán bộ này rất ít. Đề nghị UBND các phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Nội cần tạo điều kiện, chế để tạo điều kiện thu nhập chính đáng cho đội ngũ cán bộ tƣ pháp cơ sở, ví dụ nhƣ dịch vụ hành chính công, dịch vụ tƣ vấn pháp luật, tạo điều kiện cho họ đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cử tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. - Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở trên địa bàn thành phố Nội. Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; nếu nhƣ: " Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" thì " huấn luyện cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người ích cho công việc chung của chúng ta". Hiện nay, đội ngũ cán bộ tƣ pháp các xã, phƣờng, thị trấn đang phải đảm đƣơng khá nhiều việc: hộ tịch, công chứng, tuyên truyền, hòa giải, tiếp dân, trực "1 cửa".... do vậy công việc đang là quá tải. Để đảm bảo khối lƣợng công việc, ngoài việc nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ tƣ pháp, cần phải bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành, tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp hơn. Cụ thể: + Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn vào các ngày nghỉ chuyên đề về những công việc chuyên ngành nhƣ: hòa giải, hộ tịch, kỹ năng tiếp dân... + Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao mặt bằng trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ tƣ pháp sở. + Tăng cƣờng, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Tập trung chủ yếu vào loại hình đào tạo bản là đào tạo tập trung và tại chức. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tƣ pháp sở bằng cách cử đi đào tạo hệ sau đại học, tránh tâm lý " làm cấp phường thì không cần học thạc sỹ". 97 2.2.2.3. Nâng cấp sở vật chất, kinh phí, điều kiện cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở Hiện nay, vấn đề chi tiêu, kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở thực hiện theo Thông tƣ liên tịch giữa Bộ Tƣ pháp – Bộ Tài chính số 73/2010/ TT - BTC ngày 14/5/2010 hƣớng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Triển khai thực hiện Thông tƣ 73, Thành phố Nội ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 2/10/2012 về việc quy định chế độ và mức chi cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế còn nhiều khó khăn, ví dụ nhƣ hƣớng dẫn nội dung chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ việc là 150.000 đồng/vụ việc/tổ, khi hòa giải viên đi lại hàng năm trời mới hòa giải thành một vụ việc nhƣng đƣơng sự lại nhất định không chịu ký vào biên bản vì lý do " không muốn chuyện này để ai biết"...Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính hƣớng dẫn lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; chế độ thành viên Hội đồng kiêm nhiệm; tủ sách pháp luật sở; hòa giải sở; giáo dục pháp luật trong trƣờng học... phù hợp hơn với thực tế để triển khai địa phƣơng. Thành phố đã quan tâm đến kinh phí triển khai 04 Đề án về phổ biến giáo dục pháp luật sở, tổng kinh phí cấp từ năm 2008 – 2010 của 04 Đề án là 2.788.320.000 đồng, cụ thể nhƣ sau: - Đề án 1: 647.620.000 đồng - Đề án 2: 839.000.000 đồng. - Đề án 3: 632.700.000 đồng - Đề án 4: 669.000.000 đồng. Trong điều kiện chi ngân sách hạn hẹp nhƣ hiện nay của Thành phố, để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sở đạt hiệu quả, đề nghị các cấp chính quyền, cấp huyện, cấp xã ƣu tiên bố trí ngân sách từ ngân sách địa 98 phƣơng, không tâm lý trông chờ vào ngân sách thành phố, quan tâm cấp kinh phí để công tác này đạt kết quả. 2.2.3. Đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật Tăng cƣờng tiềm lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phát triển hệ thống thông tin pháp luật quốc gia và mạng lƣới thông tin pháp luật; nghiên cứu khả năng xây dựng kênh truyền hình riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới, kiện toàn về tổ chức, bộ máy chuyên trách theo hƣớng đảm bảo về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng nguồn lực cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định rõ khoản ngân sách hàng năm cho hoạt động này theo hƣớng tăng thêm để đáp ứng kịp thời, đầy đủ về kinh phí, sở vật chất, phƣơng tiện hoạt động cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo luật pháp cho học sinh, sinh viên trong các trƣờng phổ thông, trung học, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, trong các trƣờng trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật và truyền thông đại chúng; tiếp tục đổi mới chƣơng trình, giáo trình, nội dung, phƣơng pháp giảng dạy môn giáo dục công dân và pháp luật ví phƣơng châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội nhập quốc tế hiện nay. Đề xuất đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua xã hội hóa các loại hình tuyên truyền nhƣ ký hợp đồng với các hãng truyền thông, các công ty tổ chức sự kiện để tuyên truyền theo từng chuyên đề, kỳ cuộc, tuyên truyền sâu, sức lan tỏa và thu hút ngƣời nghe. 2.2.4. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đoàn thể Nâng cao hơn nữa công tác phối hợp giữa các Sở, Ban ngành đoàn thể của thành phố Nội thực hiện chƣơng trình hành động quốc gia của thành phố Nội về phổ biến giáo dục pháp luật; sự gắn kết với nội dung cuộc 99 vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Chú trọng tuyên truyền gƣơng điển hình “ngƣời tốt, việc tốt”, lấy việc tốt để loại bỏ việc xấu, lấy ngƣời tốt để cảm hoá ngƣời chƣa tốt. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong hệ thống chính trị làm chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong chấp hành pháp luật và trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc triển khai tuyên truyền các Đề án mới chỉ đƣợc triển khai tại các sở, ban, ngành chủ trì Đề án và một số quận, huyện, chƣa triển khai đồng bộ tại các quận, huyện, phƣờng, xã. Do vậy, đề nghị trong thời gian tới, việc triển khai các Đề án cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự chủ động, tích cực theo dõi, đôn đốc của Sởpháp - cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo của thành phố đối với Đề án. 2.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức Đảng, thanh tra, kiểm tra của các cấp chính quyền đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo đúng định hƣớng chính trị; nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tƣ tƣởng, đề cao kỷ luật, kỷ cƣơng và trách nhiệm của các cơ quan truyền thông đại chúng. Hàng năm lấy kết quả nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, phân loại đảng viên, cán bộ, công chức. Đề nghị Ban Nội chính Trung ƣơng tăng cƣờng lãnh đạo kiểm tra các cấp ủy Đảng trong tổ chức thực hiện Chỉ thị 32/ CT – TW của Ban Bí thƣ. Nghiên cứu định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ƣơng tăng cƣờng lãnh đạo kiểm tra các cơ quan trong khối, các quan thông tin đại chúng, định kỳ xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. 100 Đề nghị kết hợp công tác kiểm tra kết hợp với việc phát hiện, tổng kết, đánh giá mô hình hoạt động, phƣơng pháp, cách làm hiệu quả trong từng Đề án, từng địa bàn phƣờng, xã, quận, huyện để rút kinh nghiệm, nhân diện rộng. 2.2.6. Những đề nghị với Bộ Tƣ pháp, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Nội Phát huy vai trò quan thƣờng trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành, quan Trung ƣơng để hƣớng dẫn thống nhất trong cả nƣớc những nội dung cụ thể. - Phối hợp với Bộ Nội vụ: Đối với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các quận, huyện, thị xã (thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, kể từ ngày 1/1/2013, không còn Hội đồng PHCT PBGDPL phƣờng, xã, thị trấn), do vậy, cần thiết xác định tiêu chuẩn và chế chính sách cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là sở. - Phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thông tin truyền thông xây dựng mạng thông tin phục vụ phổ biến giáo dục pháp luật sở. - Chủ động xây dựng hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sở. - Tăng cƣờng đầu tƣ sách báo, tạp chí, tài liệu tuyên truyền pháp luật phát hành miễn phí cho cán bộ, nhân dân sở. - Đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền sở thực hiện Chỉ thị 27/ CT – TU, các Quyết định, Chỉ thị và Chƣơng trình Quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật. + Tạo chế chính sách thuận lợi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật địa phƣơng, chỉ định ban hành kịp thời văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật địa phƣơng. + Định kỳ hàng năm kiểm điểm trách nhiệm thực hiện Chƣơng trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật địa phƣơng. 101 KẾT LUẬN Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở xã, phƣờng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền sở, ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp nhân dân những ngƣời làm chủ đất nƣớc, giáo dục họ phải biết sống và làm việc theo pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi phạm pháp, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một xã hội lành mạnh, kỷ cƣơng. Việc tổ chức, hoàn thiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở xã, phƣờng phải xuất phát từ các yếu tố đặc thù nói trên. Trong mấy năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở xã, phƣờng đã nhiều cố gắng trong việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung, các phƣơng pháp, các hình thức cũng nhƣ huy động nhiều phƣơng tiện để đƣa đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến tận ngƣời dân sở và đã đƣợc một số kết quả nhất định. Song, do nhiều nguyên nhân (kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan) công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sở xã, phƣờng chƣa đƣợc tiến hành một cách liên tục và đồng bộ; những địa phƣơng, sở chƣa quan tâm đến công tác này.Việc tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách tổ chức, kế hoạch, bƣớc đầu chúng ta đã Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thƣ, Chỉ thị 27- CT/TW của Thành uỷ Nội, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định hƣớng dẫn thi hành thể hiện sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố Nội. Đây chính là những định hƣớng bản về mục tiêu, nội dung, các phƣơng pháp và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến sở. Việc tổ chức, triển khai thực hiện các định hƣớng trên đến tận sở là vấn đề cấp bách trong giai đoạn đổi mới hiện nay. 102 Phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân là nhằm hình thành và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý; trau dồi thái độ và bồi dƣỡng tình cảm, niềm tin đúng đắn đối với Hiến pháp, pháp luật; xây dựng động và thói quen xử sự tích cực, hợp pháp của mọi công dân. Một trong những mục tiêu của thành phố là tiếp tục xây dựng văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, tạo bƣớc chuyển mới trong xây dựng văn hóa ngƣời Nội văn minh thanh lịch, lối sống và làm việc theo pháp luật cho cán bộ, nhân dân, Thủ đô trật tự, kỷ cƣơng. Mỗi ngƣời dân Thủ đô nói riêng, mọi ngƣời Việt Nam nói chung nghiêm túc chấp hành Hiến pháppháp luật, làm tròn bổn phận công dân chính là động lực, là mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa nƣớc ta nhƣ Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Ban chỉ đạo kết Chỉ thị 32 của Ban Bí thƣ (khóa IX) (2003), Báo cáo kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 32 - CT/ TW, ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Nội. 2. Ban Dân vận Trung ƣơng (1998), "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và vấn đề xây dựng quy chế dân chủ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 3. Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (2000), Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu các văn kiện, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 5. Bộ Tài chính (1998), Báo cáo tổng kết công tác rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, Nội. 6. Bộ Tƣ pháp (1996), Một số vấn đề giáo dục pháp luật miền núi và vùng dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 7. Bộ Tƣ pháp (1997), Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nội. 8. Bộ Tƣ pháp (1998), Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về một số biện pháp trước mắt để triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/1998/ CT - TTg và Quyết định số 03/ 1998/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ trong ngành Tư pháp, Nội. 9. Bộ Tƣ pháp (2002), “Sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật”, Kỷ yếu dự án VIE/98/001: Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam - Giai đoạn II, Nội. 10. Lê Văn Cảm (1997), Học thuyết về nhà nước pháp quyền và thực tiễn của nó Liên bang Nga, Nxb Sáng tạo, Hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga, Mátxcơva. 104 11. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Nội. 12. C.Mác – Ph.Angghen – V.I Lê nin, C.Mác – Ph.Awngghen – V.I Lê nin và chính trị kinh tế học (1962), tập 2, Nxb Sự thật, Nội. 13. C.Mác – Ph.Angghen (1995), Toàn tập, (tập 21), Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 14. Trƣờng Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, Nxb Sự thật, Nội. 15. Chính phủ (1995), Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật đất đai tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá IX ngày 27/3/1995, Nội. 16. Chính phủ (1998), Tờ trình Quốc hội về dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) ngày 9/4/1998, Nội. 17. Chính phủ (1998), Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 7/1 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nội. 18. Chính phủ (1999), Báo cáo về việc thực hiện công tác quản lý Tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức và công tác thi hành án dân sự tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X, Nội. 19. Chính phủ (2003), Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 – 2007, Nội. 20. Chính phủ (2013), Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nội. 21. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức (1994), Luật Hiến pháp các nước tư bản, Trường Đại học tổng hợp Nội, khoa Luật, Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 105 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 27. Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 28. Trần Ngọc Đƣờng (1998), Đảm bảo sự thống nhất giữa chức năng giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Nội. 29. Trần Ngọc Đƣờng - Chu Văn Thành (1994), Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân với công dân với Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Nội. 30. Phạm Minh Hạc (1996), Quá trình 10 năm đổi mới giáo dục, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (1), Nội. 31. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội (2002), Báo cáo tổng kết 3 năm thi hành Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải sở trên địa bàn thành phố Nội (1999 - 2002), (Lƣu hành nội bộ), Nội. 32. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Nội (2004), Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Nội, Nội. 33. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Nội (2005), Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sở, Kỷ yếu Hội thảo (Lƣu hành nội bộ), Nội. 106 34. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Nội (2006), Hỏi Đáp pháp luật về Thủ đô Nội, Nxb Nội, Nội. 35. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Nội (2006), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải sở trên địa bàn thành phố Nội, (Lƣu hành nội bộ), Nội. 36. Trần Lý (1995), Công tác tư pháp xã, phường, thị trấn, Nxb Pháp lý, Nội. 37. Trƣờng Đại học Luật Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nội. 38. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 41. Phạm Hữu Nghị (2002), Hòa giải trong Tố tụng Dân sự, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 12. 42. Quốc hội (1999), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 43. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Tƣ pháp, Nội. 45. Quốc hội (2006), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 46. Quốc hội (2013), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 47. Quốc hội (2013), Luật Thủ đô, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 48. Hoàng Thị Kim Quế "Nhận diện nhà nƣớc pháp quyền" (2004), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (5), Nội 107 49. Hoàng Thị Kim Quế, “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nƣớc ta hiện ta” (2011), Tạp chí Khoa học pháp lý (8), Nội. 50. Sởpháp thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo tham luận về một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở đã được tổ chức thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 51. Sởpháp tỉnh Bắc Ninh (2003), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải sở, Bắc Ninh. 52. Thành ủy Nội (2004), Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 1/2 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Thủ đô, Nội. 53. Nguyễn Văn Thảo (1993), Về bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp,Tạp chí Cộng sản, (8), Nội. 54. Lê Đức Tiết (2001), Hỏi đáp về quy chế dân chủ sở, Nxb Lao động, Hà Nội. 55. Nguyễn Phú Trọng, PGS. TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 56. UBND thành phố Nội (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 trên địa bàn thành phố Nội, (Lƣu hành nội bộ), Nội. 57. UBND thành phố Nội (2013), Báo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 1/8/2008 đến 31/12/2012, (Lƣu hành nội bộ), Nội. 108 58. Ủy ban nhân dân thành phố Nội (2006), Báo cáo kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 27-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố Nội, Nội. 59. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội (1994), Báo cáo về tình hình đơn thư và kết quả công tác dân nguyện năm 1994, Kỷ yếu Quốc hội số VI. 60. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội (1995), Tờ trình Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng pháp luật, Nội. 61. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội (1998), Tờ trình Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998 (16), Nội. 62. Đào Trí Úc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Nội. 63. V.I. Lênin (1976), Tòan tập, Tập 10, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 64. V.I. Lênin (1976), Tòan tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 65. Văn phòng Quốc hội (1997), Báo cáo công tác của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (1992- 1997), Nội. 66. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1999), Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khoá X năm 1999. 67. Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và pháp luật (1994), Xã hội và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Nội. 68. Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Nội. 69. Nguyễn Cửu Việt (1996), Những vấn đề lý luận bản về quản lý Nhà nước, tập bài giảng, Khoa luật Đại học Quốc gia Nội 70. Nguyễn Cửu Việt (1997), “Hệ thống ngành luật hành chính Việt Nam”, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Nội. 71. Võ Khánh Vinh (1995), Những sở khoa học của hoạt động xây dựng pháp luật nước ta, Nội. 109 MỘT SỐ SÁCH – TÀI LIỆU TÁC GIẢ Đà THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ hoà giải sở trên địa bàn thành phố Hà Nội (tháng 8/2006) (Lƣu hành nội bộ). 2. Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố Nội (2006), Hỏi - Đáp pháp luật trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm(Lƣu hành nội bộ). 3. Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố Nội (2005), Hỏi - Đáp pháp luật về Thủ đô Nội, Nxb Nội, Nội. 4. Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố Nội (2006), Hỏi - Đáp một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Nội, Nội. 5. Hội đồng PHCT PBGDPL thành phố Nội (2007), Hỏi – Đáp một số quy định về phòng chống tội phạm, Nxb Nội, Nội. 6. Tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Nội. (Lƣu hành nội bộ) 110 PHỤ LỤC MẪU PHIẾU KHẢO SÁT (thực hiện 1500 ngƣời dân) Uỷ ban MTTQ – Hội đồng PHCT PBGDPL Thành phố ****** PHIẾU KHẢO SÁT PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRÊN ĐỊA BÀN NỘI Thực hiện Kế hoạch số 470/KH-MTHN ngày 14/9/2010 của Uỷ ban MTTQ thành phố Nội về việc triển khai thực hiện đề án “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cƣ”. Ban Thƣờng trực Uỷ ban MTTQ thành phố tiến hành đợt khảo sát về công tác giáo dục tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật trong địa bàn dân cƣ 3 xã, phƣờng làm điểm. Xin ông, bà vui lòng cho biết ý kiến của mình (bằng cách đánh dấu X, vào ô  hoặc viết vào dòng trống) về những nội dung sau đây để giúp MTTQ thành phố sở đánh giá tình hình và tổ chức triển khai thực hiện. Xin trân trọng cảm ơn ông (bà) Câu 1: Ông (bà) biết các nội dung văn bản pháp luật bằng cách nào? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Câu 2: Ông (bà) nhận xét việc chấp hành pháp luật Nhà nước, các quy định ở sở của nhân dân đại phương nơi cư trú như thế nào? Tốt  Bình thƣờng  Chƣa tốt  Khó trả lời  Câu 3: Theo ông (bà) công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng dân cư thời gian qua như thế nào? Tốt 3.1. Việc gửi các văn bản quy phạm pháp luật đến nhân dân 3.2. Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh 3.3. Tuyên truyền qua các cuộc họp của quan, đoàn thể, họp dân 3.4. Tổ chức các lớp tập huấn 3.5. Tuyên truyền các văn bản pháp luật qua báo chí 3.6. Tuyên truyền qua tƣ vấn pháp luật 3.7. Việc tổ chức và sử dụng tủ sách pháp luật phƣờng, xã, khu dân cƣ Bình thƣờng Chƣa tốt Khó trả lời                             và các ý kiến khác về thực trạng xây dựng tủ sách pháp luật sở ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Câu 4: Công tác vận động chấp hành pháp luật cộng đồng dân cư như thế nào? Tốt  Bình thƣờng  Chƣa tốt  Khó trả lời  Câu 5: Ông (bà) nhận xét ý thức chấp hành pháp luật của các đối tƣợng khu dân cƣ nhƣ thế nào? Tốt Bình Chƣa Khó trả thƣờng tốt lời     5.1. Cán bộ, đảng viên     5.2. Các hộ dân     5.3. Các bộ chính quyền     5.4. Cán bộ MTTQ các đoàn thể     5.5. Các chức sắc tôn giáo Câu 6: Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" tác động như thế nào đối với việc chấp hành pháp luật.  Không gì tác động Tốt  Bình thƣờng  Câu 7: Đánh giá về mức độ hiểu biết pháp luật của nhân dân trong cộng đồng dân cư. Tốt  Mức độ  ít hiểu biết  Khó trả lời Câu 8: Tình trạng vi phạm pháp luật do nguyên nhân nào? - Không đƣợc phổ biến, quán triệt - Nhân dân ít quan tâm - Do không hiểu biết chế độ, chính sách - Do các chế độ chính sách và các quy định không đồng bộ - Do công tác quản lý yếu kém - Do cố tình vi phạm - Do không xử lý nghiêm các vi phạm - Do ít hiểu biết về pháp luật          Câu 9: Các văn bản luật trên các lĩnh vực nào được nhân dân quan tâm tìm hiểu. - Lĩnh vực kinh tế - Về đất đai - Chế độ chính sách - An ninh quốc gia - Luật dân sự - Luật hình sự - Luật chống tham nhũng - Luật về tổ chức Nhà nƣớc         Xin cho biết thêm những lĩnh vực nào nhân dân quan tâm nhất. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Câu 10: Ông (bà) cho biết kết quả thực hiện quy chế dân chủ sở như thế nào? Tốt  Chƣa tốt  Còn hình thức  Khó trả lời  Câu 11: Theo ông (bà) để thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động chấp hành pháp luật cộng đồng dân cư cần thực hiện tốt những hình thức nào dưới đây? Hình thức nào hiệu quả (sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 6)  - Tổ chức phổ biến học tập  - Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh  - Phát tờ gấp nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện  - Xây dựng các “Nhóm nòng cốt” để tuyên truyền, vận động  - Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật  - Xây dựng tủ sách phápluật  - Thi tìm hiểu pháp luật qua các hình thức giao lƣu, văn hoá văn nghệ - Các hình thức khác:.......................................................................................... Câu 12: Xin ông (bà) cho biết vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cộng đồng dân cư.  Khó trả lời  Tốt  Chƣa tốt  Còn hình thức Câu 13: Theo ông (bà), để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cƣ. MTTQ và các đoàn thể nhân dân cần làm gì và làm nhƣ thế nào (ghi tóm tắt). Câu 14: Xin ông (bà) cho biết một số thông tin về bản thân ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 1. Tuổi 2. Giới tính: Nam , Nữ  3. Trình độ văn hoá: phổ thông , trung cấp , đại học , trên đại học  4. Nghề nghiệp: 5. Là cán bộ , cán bộ các đoàn thể , cán bộ chính quyền  6. Nơi sinh sống thành thị , nông thôn  ---------------------------- Tổng hợp phiếu khảo sát, phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cƣ trên địa bàn Nội Nơi thực hiện: Uỷ ban MTTQ thành phố Nội. Số phiếu phát ra: 1.500 Số phiếu thu về: 1.335 Câu Câu 2 Câu 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Câu 4 Câu 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 548 590 125 440 600 221 636 478 134 615 460 87 444 570 231 518 482 174 354 562 302 250 408 522 570 570 104 845 270 48 412 726 127 802 37 52 849 293 26 498 498 95 796 438 15 324 753 162 Không đƣợc phổ biến quán triệt Nhân dân ít quan tâm Do không hiểu biết chế độ chính sách Do các chế độ chính sách và các quy định không đồng bộ Do công tác quản lý yếu kém Do cố tình vi phạm Do không xử lý nghiêm các vi phạm Do ít hiểu biết về pháp luật Lĩnh vực kinh tế Về đất đai Chế độ chính sách Khó trả lời 11 4 5 10 41 48 81 81 13 8 6 9 10 131 9 25 372 645 538 560 453 520 780 707 736 950 897 Câu 10 Câu 12 An ninh quốc gia Luật Dân sự Luật Hình sự Luật Chống tham nhũng Luật về tổ chức Nhà nƣớc 632 399 267 Tổ chức phổ biến học tập Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh Phát tờ rơi nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện Xây dựng các nhóm nòng cốt để tuyên truyền, vận động Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật Xây dựng tủ sách pháp luật Thi tìm hiểu pháp luật qua các hình thức giao lƣu, văn hoá văn nghệ Các hình thức khác 719 260 201 Tuổi từ 18 đến 40 41 đến 60 61 đến 70 Nam Nữ Trình độ văn hoá: phổ thông Trung cấp Đại học Trên đại học Cán bộ Cán bộ đoàn thể Cán bộ chính quyền Sinh sống thành thị Sinh sống nông thôn : 189 : 444 : 381 : 723 : 411 : 735 : 183 : 198 : 18 : 312 : 498 : 324 : 633 : 672 462 509 384 934 319 26 384 398 336 330 259 249 150 34 ... HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 59 2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 59... công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sở địa bàn thành phố Hà Nội 82 2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CỞ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN... 1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật: 1.1.2 Cơ sở pháp lý việc phổ biến, giáo dục pháp luật sở 15 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ 19 1.2.1

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan