MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

120 734 4
MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HUYỀN Một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn: TS. Vũ Quang Hà nội - 2004 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU…… ………………………………………………………………………………………………………………………………….2 CHƯƠNG 1 Ý NGHĨA MÔI SINH CỦA RỪNG VÀ VAI TRÒ ................................................. 5 CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG ..................................................................... 5 1.1. RỪNG VÀ VAI TRÒ CỦA RỪNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG:........................................... 5 1.2. PHÁP LUẬT - CÔNG CỤ HỮU HIỆU TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG………………..11 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM ..10 2.1. KHÁI LUẬN LỊCH SỬ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM: ............................10 2.1.1. Pháp luật bảo vệ rừng dưới các triều đại phong kiến Việt Nam: ....................................11 2.1.2. Pháp luật bảo vệ rừng dưới chế độ Pháp thuộc: .............................................................11 2.1.3. Pháp luật bảo vệ rừng của Nhà nước Việt Nam từ 1945 đến nay. ..................................12 2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM: ...................24 2.2.1. Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng: ....................................................................15 2.2.2. Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng: .................................................................................27 2.2.3. Chính sách phát triển rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng: ..................................32 2.2.4. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng: .............................................................................39 2.2.5. Bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quí hiếm và đa dạng sinh học: ..................................46 2.2.6. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng: .....................................................................51 2.2.7. Hợp tác quốc tế bảo vệ rừng: ..........................................................................................53 2.3. PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. ....................59 2.3.1. Hiện trạng rừng ở các nước: ..........................................................................................59 2.3.2. Chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới: ................................60 2.3.3. Kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ rừng: 66 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ....................................68 PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM. ..................................................................................68 3.1. HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM. .................................................................................68 3.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM. ..76 3.2.1. Về chính sách phát triển rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng chúng ta còn gặp phải những vướng mắc như:....................................................................................................81 3.2.2. Quy định về tài chính liên quan đến rừng khá đầy đủ về mặt văn bản nhưng khó đi vào cuộc sống..................................................................................................................................83 3.2.3. Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng còn nhiều điểm vướng mắc: .....................................85 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG. ........................................................................................................................................89 1 3.3.1. Về chính sách pháp luật bảo vệ rừng: ............................................................................89 3.3.2. Tổ chức thực hiện những qi định pháp luật về bảo vệ rừng: ........................................103 3.2.3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng:.................................................................108 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………………………114 2 Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông nam á ADB Ngân hàng phát triển châu á BHXH Bảo hiểm xã hội BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng CBD Công ước Đa dạng sinh học 1992 CITES Công ước buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ bị đe doạ 1973 CH XHCNVN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam EU Cộng đồng châu Âu FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc. FIPI Viện Điều tra quy hoạch rừng. HĐBT Hội đồng bộ trưởng. IUCN Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên KHCN&MT Khoa học công nghệ và môi trường . KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư. NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn. RAMSAR Công ước quốc tế về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, 1971. UBND Uỷ ban nhân dân. UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc. WB Ngân hàng thế giới. WWF Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới. -1- Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kinh tế... con người cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn cho sự phát triển. Đó là nguy cơ suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái các yếu tố quan trọng, căn bản của môi trường sống mà yếu tố đề cập đến đầu tiên là rừng. Tình hình đó đã đặt ra cho toàn nhân loại nhiệm vụ cấp thiết, phải có những hành động thiết thực để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đã có một sự nhất trí rộng rãi giữa các quốc gia trên thế giới, rừng, tài nguyên và đất rừng phải được quản lý tốt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, sinh thái và văn hóa, tinh thần của các thế hệ hiện nay và tương lai. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích kinh tế, rừng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà không khí và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện trạng mất rừng và suy thoái rừng đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho đời sống nhân dân cũng như sự ổn định nhiều mặt của đất nước. Trong hơn nửa thế kỷ qua, các hoạt động khai thác lâm sản quá mức, đốt phá rừng làm nương rẫy, chiến tranh và thiên tai đã làm cho Việt Nam mất đi một diện tích rừng rất lớn, đặc biệt là vụ cháy rừng U Minh trong năm 2002 vừa qua. Vì vậy, bảo vệ rừng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải có chế độ quản lý, bảo vệ thích hợp nguồn tài nguyên này, đặc biệt là quản lý bằng pháp luật. Trong hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường thì pháp luật về bảo vệ rừng có bề dày lịch sử và một hệ thống văn bản đồ sộ. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bảo vệ và phát triển rừng đạt được chưa cao, rừng vẫn ngày một bị thu hẹp, cháy rừng thường xuyên đã trở thành vấn đề thời sự. Hậu quả gây ra trực tiếp từ việc mất rừng và suy thoái rừng như lũ lụt, hạn hán, lở đất, đặc biệt là những trận lụt lịch sử diễn ra ở vùng Tây Bắc, vùng ven biển miền Trung và bão lớn ở Nam bộ trong những năm gần đây. -3- Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Do đó việc nghiên cứu tiến tới nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng, bảo tồn và phát huy các giá trị quí báu mà rừng mang lại cho đất nước, cho xã hội và cho mỗi người, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà dân tộc ta đang trên con đường tiến tới. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ các qui định của pháp luật về bảo vệ rừng. So sánh pháp luật bảo vệ rừng ở nước ta với pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia khác nhằm tham khảo những kinh nghiệm quốc tế quý báu. Đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam và đưa ra phương hướng hoàn thiện về mặt xây dựng pháp luật bảo vệ rừng cũng như cách thức tổ chức thực hiện. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI : - Đánh giá vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ rừng. - Đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ rừng và đưa ra phương hướng hoàn thiện. - Nghiên cứu so sánh pháp luật bảo vệ rừng của mật số nước trong khu vực và thế giới. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đồng thời luận văn đã vận dụng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tư duy - chính trị pháp lý, về cải cách hành chính , cải cách tư pháp. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài: “Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: -4- Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Phần mở đầu. Chƣơng 1 - Ý nghĩa môi sinh của rừng và vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ rừng. Chƣơng 2 - Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam. Chƣơng 3 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam. Phần kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo. -5- Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền CHƢƠNG 1 Ý NGHĨA MÔI SINH CỦA RỪNG VÀ VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG 1.1. RỪNG VÀ VAI TRÒ CỦA RỪNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Từ xa xưa diện tích rừng tự nhiên đã che phủ phần lớn bề mặt của trái đất, nhưng do tác động của con người diện tích rừng tự nhiên giảm đi đáng kể. Chỉ tính riêng giai đoạn 1990- 1995 ở các nước phát triển có hơn 65 triệu ha rừng bị mất, tính đến năm 1995 diện tích rừng của toàn thế giới kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng chỉ còn 3454 triệu héc ta (số liệu của FAO – 1997), tỷ lệ che phủ chỉ chiếm khoảng 35%. Hiện nay, mỗi tuần trên thế giới có khoảng 500 000 héc ta rừng tự nhiên bị mất hoặc bị thoái hoá. Tổng diện tích rừng trên toàn cầu là 3.869 triệu ha, rừng tự nhiên là 3.682 triệu ha và rừng trồng là 187 triệu ha [21]. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng có khoảng 14,3 triệu héc ta, tỷ lệ che phủ khoảng 43%, năm 1995 tổng diện tích rừng và đất rừng cả nước khoảng 19,03 triệu héc ta; trong đó chỉ có 8,25 triệu héc ta rừng tự nhiên và 1,05 triệu héc ta rừng trồng, còn lại là đất trống đồi núi trọc. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở Tây nguyên, Trung nam bộ, miền Trung. Trong số diện tích rừng tự nhiên còn lại chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lượng >150m3/ha), 33% rừng trung bình (trữ lượng 80m3- 150m3/ha) còn lại là rừng nghèo kiệt (< 80m3/ha). Hiện nay, tổng diện tích đất rừng Việt Nam tính đến năm 2002 là 11.314.626 ha rừng các loại, chiếm 35,7% diện tích toàn lãnh thổ [8, tr 19]. Cùng với việc mất rừng tự nhiên, môi trường sống của nhiều loài động vật rừng cũng bị mất, đây là nguy cơ làm cho nhiều loài động vật rừng quí hiếm đang bị tuyệt chủng, đa dạng sinh học đang bị suy thoái nhanh chóng. Chính vì vậy, vai trò của rừng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường đã trở thành vấn đề thời sự lôi cuốn sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển công nhiệp, quá trình đô thị hoá và nạn phá rừng ở các nước đang phát triển đã và đang làm nhiễm bẩn môi trường sống của loài người, phá vỡ cân bằng sinh thái trong sinh quyển. Ngày nay, vấn đề bảo vệ, gây trồng rừng -7- Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền không chỉ còn mang ý nghĩa của việc bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên mà còn là để bảo vệ và cải tạo môi trường sống của loài người. Rừng có ảnh hưởng nhiều mặt đến môi trường tự nhiên, làm thay đổi điều kiện khí hậu, đất đai, sinh vật,... từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái con người. Nghiên cứu vai trò của rừng đối với môi trường không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc bảo vệ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, gây trồng các loại rừng phòng hộ, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, làm tăng thêm ý nghĩa cảnh quan văn hoá xã hội của rừng. 1.1.1. Vai trò tác động của rừng đến khí hậu - Rừng có ảnh hưởng tổng hợp đến các nhân tố khí hậu, thuỷ văn. Vùng rừng núi, vùng đồng bằng, vùng sa mạc... có chế độ khí hậu hoàn toàn khác nhau. Rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ gió của từng địa phương. Chế độ gió thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi chế độ nhiệt và độ khô ẩm của không khí. - Rừng là chướng ngại trên đường di chuyển của gió, làm thay đổi tốc độ và hướng gió. Rừng làm thay đổi tốc độ gió ở xung quanh rừng trong một phạm vi nhất định ở mặt đón gió cũng như ở mặt khuất gió. Phạm vi ảnh hưởng của rừng khiến gió phụ thuộc vào chiều cao của rừng - rừng càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của rừng đến gió càng lớn. Ảnh hưởng của rừng đến gió còn phụ thuộc vào cấu trúc của rừng, rừng có cấu trúc nhiều tầng thì ảnh hưởng của rừng đến gió càng nhiều. - Rừng là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để cân bằng khí CO 2 và O2 trong khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Thảm thực vật rừng trên thế giới giữ vai trò quyết định trong chu trình tuần hoàn các-bon tự nhiên trong khí quyển. Nếu không có chu trình này thì chỉ trong 30 - 35 năm, toàn bộ CO2 trong khí quyển sẽ bị tiêu hao hoàn toàn, sự sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Trong những thập kỷ vừa qua, do đốt phá rừng làm nương rẫy, mở mang diện tích đất canh tác không hợp lý, do phát triển công nghiệp ồ ạt nên tỷ lệ CO 2 trong khí quyển tăng dần gây ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ của trái đất cũng -8- Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền tăng lên. Điều đó còn chứng tỏ vai trò của rừng trong việc cân bằng nhiệt độ trong không khí. Ngược lại, nhiệt độ là một nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong đời sống của rừng, nó có ảnh hưởng quyết định đến cường độ các quá trình sinh lý của cây rừng, như quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, hấp thu nước và các chất dinh dưỡng khoáng... - Nhiệt độ là yếu tố quan trọng kích thích hạt giống nảy mầm và có ảnh hưởng đến quá trình nảy lộc, ra lá, ra hoa, kết quả... của cây rừng. Nhiệt độ, độ ẩm và nước có ảnh hưởng quyết định đến phân bố rừng trên thế giới. Quy luật phân bố rừng có liên quan chặt chẽ đến quy luật phân bố nhiệt độ theo vành đai, độ vĩ và độ cao. 1.1.2. Vai trò, tác động của rừng đến nguồn nước Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Rừng là nguồn nước, nước là sự sống”. Điều đó đã nói lên vai trò to lớn của rừng đến nguồn nước trên trái đất. Rừng có tác dụng giữ nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất đai chống xói mòn, nâng cao độ phì của đất và làm sạch những nguồn nước bị nhiễm bẩn. Ở những nơi có rừng nước mưa rơi xuống một phần được giữ lại ở tán rừng và sau đó bốc hơi trở lại khí quyển, một phần tiếp tục rơi xuống đất và chảy dọc theo thân cây, cành cây. Phần nước rơi xuống đất lại bị cây bụi, thảm tươi, tầng cành khô, lá rụng ngăn cản cơ học làm tốc độ dòng chảy chậm lại hạn chế xói mòn đất. Khi độ ẩm bão hòa, một phần nước trong đất chảy theo chiều thẳng đứng bổ sung cho lượng nước ngầm. - Tầng cành cây lá rụng và đất rừng giữ vai trò như một chiếc phin lọc chất bẩn. Rừng có khả năng chuyển hóa dòng nước chảy trên mặt đất thành dòng chảy trong lòng đất. Khả năng ngăn chặn dòng chảy của rừng rất lớn. Lượng dòng chảy ở rừng hỗn giao loài lá rộng có độ tán che 0,7 - 0,8 là 44,3m3/ha/năm, còn ở đất rừng sau khai thác trắng là 1.888,7m3/ha/năm (theo tác giả Bùi Ngạnh (1973-1976) - nghiên cứu ở Núi Tiên - Hữu Lũng - Lạng Sơn). -9- Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Ngược lại, nước cũng là nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây rừng. Cùng với nhiệt độ, nước là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng trên thế giới. Nước là một trong những điều kiện cần thiết để hạt giống nảy mầm, xúc tiến quá trình thoát hơi nước và hấp thu chất dinh dưỡng khoáng... Nước ảnh hưởng đến rừng dưới 3 dạng: mưa, độ ẩm không khí và độ ẩm đất. Lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ sinh trưởng của cây rừng. Cường độ mưa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu nước của thực vật rừng và độ xói mòn đất nhất là trong điều kiện địa hình đồi núi. - Ở nước ta, nhìn chung lượng mưa cao lại phân bố không đều, cường độ mưa lớn nên khả năng gây ra xói mòn đất rất lớn. Sự bào mòn tầng mặt đất màu mỡ trong lưu vực thượng nguồn là nguyên nhân làm tăng nồng độ phù sa của những dòng sông. Riêng sông Hồng hàng năm đổ ra biển từ 80-130 triệu tấn phù sa. Nhiều hồ thuỷ điện ở nước ta bị cạn dần do xói mòn đất xuống lòng hồ. Phá rừng đốt nương rẫy làm giảm độ che phủ của tán rừng và kết quả là gây ra xói mòn đất nghiêm trọng và đất đai thoái hóa. 1.1.3. Vai trò tác dụng của rừng đến đất Rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến đất thông qua sự rơi rụng của cành lá cây rừng, thảm mục rừng tạo ra sự tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong rừng, thông qua đó rừng ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất. Vật rơi rụng và thảm mục rừng. - Vật rơi rụng như cành, lá, hoa quả rụng xuống đất là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất rừng. Vi sinh vật phân giải, vật rơi rụng biến thành thảm mục rừng. Thảm mục là thành phần đặc trưng chỉ có trong hệ sinh thái rừng. Thảm mục là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Thảm mục có tác dụng điều tiết nguồn nước, ngăn cản dòng chảy, hút một lượng nước lớn làm giảm lưu lượng dòng chảy, tăng lượng nước thấm vào đất, - 10 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền giảm lượng bốc hơi mặt đất. Do vậy, thảo mục có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì nguồn nước, chống lũ lụt, hạn hán và xói mòn đất. Ở vùng rừng nhiệt đới, mặc dầu vật rơi rụng nhiều hơn vùng rừng ôn đới, nhưng do điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao nên quá trình phân giải thảm mục rừng diễn ra chậm hơn vùng rừng ôn đới. Trong điều kiện này, thảm mục chuyển thành than bùn. Hiện tượng này gặp phổ biến ở rừng tràm U Minh, rừng tràm Nam Bộ. Cải tạo vùng đất phèn ở miền nam nước ta là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Phát triển vùng đất phèn thành vùng sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp đem lại kết quả kinh tế cao. Rừng có khả năng tự cải tạo đất thông qua quá trình tuần hoàn dinh dưỡng trong rừng: Tuần hoàn dinh dưỡng khoáng là một đặc trưng chỉ có ở hệ sinh thái rừng. Những chất dinh dưỡng khoáng trong đất được rễ cây rừng hấp thụ, nuôi dưỡng cây, phần còn lại trả về đất thông qua vật rơi rụng và rễ cây bị chết trong đất. Vật rơi rụng và rễ cây lại tiếp tục phân giải thành mùn cung cấp chất dinh dưỡng khoáng cho cây. Toàn bộ quá trình di chuyển các chất khoáng trên đây tạo nên chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong rừng. Nhờ có chu trình này mà rừng có khả năng tự cải tạo đất. - Khi rừng bị phá hoại, chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng bị phá vỡ, rừng không còn khả năng tự cải tạo đất, đất đai bị xói mòn, độ phì đất bị thoái hoá. Tập quán du canh du cư, đốt rừng làm rẫy không chỉ huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên rừng trên mặt đất mà còn phá hoại cả nguồn tài nguyên đất đai phì nhiêu dưới tán rừng mưa nhiệt đới, gây lũ lụt hạn hán trên phạm vi cả nước. Rừng ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: - Ảnh hưởng của rừng đến quá trình hình thành đất thông qua tác dụng của vật rơi rụng, thảm mục rừng, chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng. Tiểu khí hậu dưới tán rừng có ảnh hưởng tốt đến quá trình hình thành đất. Động vật rừng, vi sinh vật trong rừng cải thiện tính chất lý học, hoá học của đất. Rễ cây rừng chằng chịt dưới đất làm cho đất tơi xốp thoáng khí, có độ hút nước cao. Mỗi loại rừng khác nhau ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất khác nhau. Đất - 11 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền rừng lá thưa, đất rừng lá rộng, đất rừng tre nứa... đều có những đặc trưng khác nhau. 1.1.4. Vai trò, tác dụng của rừng đến việc chống ô nhiễm và làm sạch không khí. Rừng có khả năng làm sạch không khí. - Hô hấp của sinh vật nói chung và con người nói riêng, các chu trình đốt cháy, công nghiệp hoá luôn thải các chất CO 2 vào khí quyển. Nếu không có quá trình quang hợp của thực vật, đặc biệt là cây rừng sử dụng CO2 thì cân bằng CO2 và O2 trong khí quyển sẽ bị phá huỷ và loài người không thể tồn tại được. Để đảm bảo quang hợp bình thường hàng năm mỗi hecta rừng cần 4 tấn Cácbonic tương đương với hàm lượng CO2 có trong 1.800.000m3 không khí. - Rừng là một “nhà máy lọc bụi” khổng lồ. Theo tài liệu của Menden (1956): một hecta rừng cây Vân Sam có khả năng hút 32 tấn bụi trong không khí; rừng thông: 36,4 tấn, người ta gọi đây là khả năng chống nhiễm bẩn vật lý môi trường của rừng [9]. Rừng còn có khả năng chống nhiễm bẩn hoá học môi trường. - SO2 là chất độc đối với con người, nhất là khi gặp không khí ẩm tạo thành H2SO3 sẽ tác động mạnh đến cơ quan hô hấp. Rừng có tác dụng ngăn cản cơ giới sự truyền lan SO2 và làm giảm nồng độ của chúng. Trong những năm gần đây, một mối nguy hiểm mới xuất hiện là sự nhiễm bẩn môi trường không khí, đất, nước bởi các sản phẩm do phân huỷ phóng xạ, đặc biệt nguy hiểm là các đồng vị phóng xạ stronti-90, xezi137, ... Việc nghiên cứu vai trò của rừng trong việc chống ô nhiễm phóng xạ có nguồn gốc nhân tạo đang trở nên có ý nghĩa quan trọng. Rừng rất mẫn cảm với các bức xạ ion hoá và có tác dụng hạn chế các tác hại của nó. Rừng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình làm yếu hiệu quả của việc phân huỷ hạt nhân dưới dạng nhiễm bẩn phóng xạ trong khí quyển. Rừng có khả năng ngăn cản, phân phối lại và tích luỹ bụi phóng xạ. Theo tài liệu của Duya Kơ (1966) tổng lượng phóng xạ trong - 12 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền nước mưa ở những nơi không được bảo vệ bởi rừng lớn hơn 32 lần so với rừng. Các chất phóng xạ rơi xuống được tích luỹ nhiều ở đất rừng [9]. Rừng còn có khả năng phân phối lại, hấp thụ và làm giảm tiếng ồn, và rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ cho con người. Nhiều loài cây rừng có khả năng điều tiết các chất phitonxit có tác dụng sát trùng, diệt vi khuẩn như thông, long não, bạch đàn, quế ... Vì vậy, ngày nay, việc thiết kế vành đai xanh, trồng cây trên các đường phố, xây dựng các công viên trở thành nội dung không thể thiếu được trong các thiết kế và dự án xây dựng các thành phố và khu trung tâm công nghiệp. Tóm lại, ảnh hưởng của rừng đến môi trường mang tính tổng hợp như đất, nước, không khí... và rừng là yếu tố cơ bản để duy trì cân bằng sinh thái của môi trường. Rừng không còn thì sự sống của loài người sẽ bị đe doạ. Số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta. Nếu như giá trị kinh tế của rừng (gỗ và đặc sản) có thể xác định được thì chức năng bảo vệ và cải tạo môi trường sống của rừng trở nên vô giá đối với sự sống còn của loài người. Chính vì ý nghiã và vai trò to lớn đó của rừng mà ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề phát triển và bảo vệ rừng. Nó không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề toàn cầu. Thế giới đã có rất nhiều các hội nghị bàn về môi trường nói chung mà đặc biệt là môi trường rừng. Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc họp tại Brazin tháng 6 năm 1992 đã chính thức thừa nhận phương châm “phát triển bền vững” là mục tiêu phát triển lâu dài cần đạt được của mọi quốc gia. Quan điểm chung của sự phát triển bền vững là bảo đảm sao cho việc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hôm nay không tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau. 1.2. PHÁP LUẬT- CÔNG CỤ HỮU HIỆU TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG. Lịch sử thế giới đã ghi nhận những hậu quả nặng nề của nhiều dân tộc do tình trạng phá rừng mà nhiều quốc gia đất đã bị sa mạc hoá, thiếu đất canh tác, mùa màng thất bát, nạn đói và thiếu nước đe doạ thường xuyên. Mất rừng sẽ làm mất luôn khả năng điều tiết và duy trì nguồn nước, làm cho lũ lụt và hạn hán xảy - 13 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền ra thường xuyên hơn. Mất rừng do tình trạng chặt rừng, đốt rừng làm nương rẫy đã làm cho bầu không khí trên trái đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên hàng năm 0,50C băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng lên làm ngập đất đai trồng trọt, làm thủng tầng ôzôn, gây ảnh hưởng xấu đến sự sống trên trái đất. Mất rừng gây ra hiện tượng xói mòn đất nghiêm trọng hàng năm ở vùng đồi núi mất đi khoảng 0,9 đến 1,2 cm tầng đất mặt. Theo tính toán của các nhà khoa học muốn hình thành 2,54cm tầng đất mặt phải mất thời gian là 30 năm (Napier và pouster 1982) [9]. Xói mòn đất không những làm cho đất vùng đồi bị thoái hoá nghiêm trọng mà còn làm bồi đắp các lòng sông, lòng hồ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các hệ thống giao thông đường thuỷ. Rừng bị huỷ hoại, tàn phá là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật trên thế giới. Sự tàn phá những hệ sinh thái đa dạng đã dẫn đến dự đoán rừng: trong vòng 20 đến 30 năm tới 1/4 tổng số loài sinh vật trên thế giới có nguy cơ bị diệt vong (Ravex, 1998) [9]. Rừng bị huỷ hoại, tàn phá làm cho cảnh quan, môi trường xơ xác tiêu điều, ảnh hưởng không tốt tới đời sống văn hoá, an ninh, quốc phòng. Với vai trò và tác dụng to lớn của rừng đối với môi trường sống nói chung và sự tồn vong của loài người nói riêng cũng như tác hại của việc rừng bị hủy hoại vừa phân tích trên đây cho thấy việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng cần thiết hơn bao giờ hết. Quản lý, bảo vệ rừng bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu được ở bất kì quốc gia nào đó là pháp luật. Ngay từ ngày đầu giành được độc lập chính phủ Việt Nam quan tâm ngay tới vấn đề bảo vệ rừng bằng việc ban hành sắc lệnh 124/SL ngày 21/12/1949 do Hồ Chủ Tịch ký. Quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Tiếp theo đó, Quyết định 72/TTg ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu rừng quốc gia Cúc Phương. Nghị định 39/CP ngày 5/4/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về săn bắt - 14 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền chim thú rừng. Đến thời kỳ gần đây, Pháp lệnh về bảo vệ rừng ngày 11/9/1972 , Luật bảo vệ môi trường 1993, Luật bảo vệ và phát triển rừng1991, Luật đất đai 1993 (được sửa bổ sung năm 1997, 1998, 2000, 2001), Luật phòng cháy chữa cháy 2001 ... Có thể đánh giá pháp luật bảo vệ rừng có một bề dày lịch sử trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều đó thể hiện nhận thức cực kỳ đúng đắn của Nhà nước tới công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng như coi trọng việc quản lý, bảo vệ rừng. - Để thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ rừng, Nhà nước với tính cách là chủ thể đặc biệt quản lý xã hội, có thể thực hiện nhiều phương thức, biện pháp khác nhau để giữ gìn và phát triển vốn rừng hiện có. Tuy nhiên, công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình trong việc quản lý rừng chính là pháp luật. Chỉ có thể thông qua pháp luật và bằng pháp luật, Nhà nước mới có thể điều chỉnh hành vi của các chủ thể tới rừng phát triển đúng hướng. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc bảo vệ rừng thể hiện ở chỗ một mặt Nhà nước xây dựng một hệ thống các qui phạm đầy đủ và đồng bộ qui định chặt chẽ các nguyên tắc và phương thức khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng, các tài nguyên và hệ sinh thái rừng. Mặt khác, bảo đảm thực hiện các qui phạm đó bằng quyền lực cưỡng chế của Nhà nước. Trong những giai đoạn phát triển cụ thể của xã hội, chức năng quản lý và bảo vệ rừng của Nhà nước sẽ được thực hiện thông qua công cụ pháp luật với các giá trị khác nhau: chiến lược, chính sách, qui hoạch, kế hoạch, phương thức quản lý và sử dụng các tài nguyên và bảo vệ rừng. Có thể nói, sự hiện diện của pháp luật là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng (nguồn tài nguyên quí giá không chỉ cho thế hệ hôm nay và cho cả thế hệ mai sau). Chỉ có pháp luật mới định hướng được việc bảo vệ và phát triển rừng và mới bảo đảm cho các ý chí đó của Nhà nước được áp dụng trong thực tiễn. - Pháp luật sẽ xác lập những phạm vi và nội dung các quyền của con người, quyền công dân trong mối liên hệ và tác động qua lại với môi trường rừng. - 15 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Pháp luật quy định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân mỗi tổ chức và của các cộng đồng địa phương trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên và hệ sinh thái rừng. - Quy định các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng. - Các hình thức khuyến khích khen thưởng đối với những người có công bảo vệ rừng và các biện pháp xử phạt đối với người vi phạm pháp luật. - Pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để nhà nước bằng quyền lực cưỡng chế, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến rừng, vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường vừa xử lý nghiêm minh những người có hành vi sai phạm. - Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam. Bởi vì, để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển bền vững thì nhà nước không chỉ sử dụng pháp luật để quy định việc thu thuế các sản phẩm của rừng như thời phong kiến và thời Pháp thuộc mà pháp luật để bảo vệ và phát triển rừng vì sự phát triển của đất nước, vì cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Điều đó có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại của loài người ở cả hiện tại và tương lai. CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 2.1.1. Pháp luật bảo vệ rừng dưới các triều đại phong kiến Việt Nam: Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, rừng là một loại tài nguyên thuộc sở hữu các vương triều (nhà vua) nhưng trong thực tế người dân vẫn tự do vào rừng khai thác, hái lượm, kết hợp với săn bắt thú rừng. Cùng với sự phát triển của lịch sử, các triều đại phong kiến ở nước ta cũng có quy định luật lệ thành văn về lâm nghiệp, trước hết là các thể lệ về thu thuế các sản vật của rừng. Như sách “ Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú đã ghi vào tháng 3/1013 vua Lý Thái Tổ đã định ra lệ thu thuế sản vật rừng, có 6 loại thuế khác nhau, trong đó có các loại thuế liên quan đến sản vật khai thác ở rừng như : thuế sản vật núi rừng, thuế sừng tê giác, ngà voi, thuế thu vào các loại hương liệu - 16 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền khai thác của dân Mạn Lào (dân tộc ít người), thuế thu vào gỗ, và các loại hoa quả ở đầu nguồn [30]. Trong Quốc triều hình luật của triều đại nhà Lê (năm 1428-1788) cũng đã có điều luật quy định về lĩnh vực bảo vệ rừng - điều 22 trong chương Tạp luận quy định : Người chiếm cứ những hoa lợi ở núi, rừng, hồ, đập thì xử phạt 60 trượng [35, tr 201]. Nội dung chủ yếu của các qui định trên nhằm bảo vệ chế độ sở hữu của vua chúa đối với tài nguyên rừng. Ngoài ra, các triều đại phong kiến cũng đã có quy định, thể lệ về thuế lâm sản, về thủ tục khai thác các loại lâm sản đế cống nạp cho nhà vua. Thời vua Lê Dụ Tông (1715) bỏ lệnh cấm lưu thông gỗ quế, cho phép dân được tự do lưu thông buôn bán. Nơi có rừng quế tự nhiên cho phép người bóc vỏ quế, người bóc vỏ quế được hưởng một nửa, nộp vào cho nhà nước một nửa hoa lợi về quế; Năm 1720 Chúa Trịnh Cương quy định lại thể lệ về quản lý cây quế rất chặt chẽ. Người muốn buôn bán quế phải làm tờ khai xin phép, mua được bao nhiêu phải báo cáo cho quan sở tại ghi chép, đem đựng vào sọt 100 cân, vận tải trên đường có tuần ty kiểm tra lại, về đến kinh đô phải trình giấy tờ để quan kiểm tra lại trước khi đem về nhà cất giữ. Khi có thuyền buôn của người nước ngoài đến mua thì phải làm tờ khai để trình lên chúa Trịnh xem xét và chuẩn y cho nộp thuế [30]. Đời vua Gia Long (1802), theo sách “Đại Nam hội điển”, nhà vua đặt chế độ thuế đối với lâm thổ sản (Mật ong rừng, Trầm hương, Ngà voi, Sừng tê giác, Cánh kiến, Sừng hươu, Kỳ nam,...). Năm 1804 Gia Long đặt lệ thưởng cho những người bẫy, bắt, giết được Hổ. Triều đình đã hạ lệnh cho các tỉnh thu mua cống nạp cho nhà vua các loại gỗ và lâm sản quý. Cũng có những triều đại quy định những thể chế để tiết kiệm gỗ như thời vua Minh Mạng năm 1840 [30]. Tóm lại, các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã quan tâm chú trọng đến việc quản lý, bảo vệ rừng tuy nhiên, chủ yếu vẫn là các quy định về việc thu thuế cống nạp sản vật từ rừng cho nhà vua, rất hiếm gặp các quy định về bảo vệ động vật rừng. Các qui định pháp luật bảo vệ rừng dưới các triều đại phong kiến - 17 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ một loạt tài sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến chứ chưa đặt ra ý thức về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ rừng và phát triển bền vững cho các đời sau. Mặc dù vậy những qui định đó cũng thể hiện hành động cụ thể trong việc bảo vệ rừng và tài nguyên rừng. 2.1.2. Pháp luật bảo vệ rừng dưới chế độ Pháp thuộc Người Pháp xâm lược Việt Nam bắt đầu từ năm 1858. Ngay khi vào Việt Nam, chúng đã tiến hành mọi chương trình khai thác, vơ vét tài nguyên một cách triệt để, trong đó có tài nguyên rừng. Năm 1875, người Pháp ban hành quy chế cấp giấy phép khai thác, thủ tục trình báo khi khai thác, vận chuyển gỗ, và quy định đường kính tối thiểu được phép khai thác đối với 43 loại gỗ, phân thành 4 nhóm. Hầu hết cấp đường kính tối thiểu được phép khai thác là 45cm [30]. Theo quy tắc này, gỗ được khai thác rất tự do để kiếm lời. Chính vì vậy, trong những thập kỷ đầu xâm lược và đô hộ nước ta, rừng ở các tỉnh Nam Kỳ bị phá hoại rất nhanh chóng, làm cho nhà cầm quyền có những lo lắng và bắt đầu đề ra những biện pháp chặt chẽ hơn để quản lý và bảo vệ rừng. Vì vậy, ngay từ năm 1891 và sau đó 1894 Pháp đã ban hành Nghị định liên tiếp về việc thiết lập các khu rừng cấm (Reseive Forestiere). Đó là những khu mà ở đó cấm hẳn các hành động khai thác tự do. Thời Pháp thuộc cũng như thời phong kiến, song có nhiều điểm tiến bộ, đã có những chính sách quan tâm tới vấn đề bảo vệ rừng cho dù vì mục đích thương mại, ví dụ: Người khai thác phải khai thác theo một quy tắc nhất định để đảm bảo tái sinh các khu rừng này trong một chu kỳ từ 15 đến 20 năm. Ở các khu rừng cấm, người khai thác phải áp dụng kỹ thuật đánh dấu các cây được chặt và phải giữ lại những cây non của các cây có giá trị để làm cho các khu rừng ngày càng có nhiều loại gỗ quí có giá trị thương mại cao hơn. Ba khu rừng cấm đầu tiên được thiết lập ở Thủ Dầu Một. Việc thiết lập các khu rừng cấm và những quy định về những quy tắc khai thác gỗ ở những khu rừng đó theo các Nghị định ban hành năm 1891 được xem là “hòn đá tảng” về quy tắc quản lý rừng trong những năm sau đó. - 18 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Ngày 3/6/1902 thực dân Pháp đã ban hành các chế độ thể lệ lâm nghiệp ở Bắc Kỳ. Ngày 20/8/1902 ban hành các quy chế về khai thác rừng ở các khu vực rừng cấm ở Bắc Kỳ. Ngày 27/3/1914 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thiết lập chế độ độc quyền khai thác rừng ở Bắc Kỳ. Tiếp theo đó, ngày 26/8/1914 toàn quyền Đông Dương lại tiếp tục ra Nghị định thành lập chế độ độc quyền khai thác rừng ở Trung Kỳ [30]. Nhìn chung, các quy định pháp luật về lâm nghiệp trong thời kì thực dân Pháp đô hộ nước ta chủ yếu nhằm mục đính khai thác, bảo vệ quyền lợi của nhà cầm quyền Đông Dương. 2.1.3. Pháp luật bảo vệ rừng của nhà nước Việt Nam từ 1945 đến nay. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã qui định phải xóa bỏ những pháp luật, thể chế có tính chất độc quyền, bóc lột hà khắc và không phù hợp với lợi ích của nhân dân, nhất là nhân dân lao động. Tuân theo các qui định đó, Bộ Quốc Dân Kinh Tế và sau này là Bộ Canh Nông đã ra nhiều Nghị định để bãi bỏ những thể chế lâm nghiệp có tính chất hà khắc, độc quyền đã được áp dụng trong thời kỳ Pháp thuộc và xác định rõ: Rừng và các nguồn tài nguyên khác là của toàn dân nên Nhà nước Việt Nam mới chú trọng xây dựng một chính sách lâm nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, gìn giữ bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn giữ nguyên kho tài sản truyền cho hậu thế. Có thể tạm chia làm các giai đoạn: 2.1.3.a. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1960. Theo đề nghị của ông Tổng thanh tra các nha thuộc Bộ Canh nông, ngày 24/7/1946, Bộ Canh Nông đã ra Nghị định số 288, thiết lập tại Bộ Canh nông một Uỷ ban nghiên cứu lâm chính có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lâm chính. Ngày 16/11/1947 Bộ Canh Nông đã ban hành Nghị định số 300B ấn định cách tính giá bán lâm sản và trong những năm kháng chiến, Bộ Canh Nông đã nhiều lần sửa đổi chế độ thu tiền bán lâm sản như : quy định các cơ quan nhà nước khi được khai thác lâm sản đều phải trả tiền bán lâm sản, để lại cho ngân sách xã có rừng một số tiền trong tổng số tiền bán khoán lâm sản thu được. - 19 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Ngày 21/8/1954 Bộ Canh nông và Bộ Tài Chính đã ban hành Nghị định liên bộ số 8CN/TN/ND quy định cách tính tiền bán lâm sản phải trả cho nhà nước. Văn bản này còn được áp dụng trong suốt giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Ngày 12/3/1954 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 366/TTg về việc trồng cây gây rừng. Thông tư này đã xác định chính sách sử dụng đất đai công thế vào mục đích trồng rừng (quyền sở hữu đất đai vẫn là của quốc gia) và chính sách hưởng lợi “ai gây rừng thì đƣợc quyền hƣởng hoa lợi về cây cối đã trồng”, “chính quyền phải cử cán bộ chuyên môn để giúp dân và có thể ƣơm cây con (nhƣ cây phi lao) để bán lại cho nhân dân” [41]. Có thể nói, đây là chính sách hết sức tiến bộ trong thời kì này mặc dù quy định đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng người gây rừng thì lại được toàn quyền hưởng hoa lợi về cây cối đã trồng. Chính sách này thúc đẩy nhân dân gây trồng và bảo vệ rừng. Về thể chế bảo vệ rừng, sản xuất, lưu thông và xuất khẩu lâm sản được chính phủ rất quan tâm. Ngày 5/11/1945 Uỷ ban nhân dân Bắc Bộ đã ban hành Thông tư số 828 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh Bắc bộ về việc bảo vệ và duy trì rừng, ra mệnh lệnh “cấm chỉ nhân dân không ai đƣợc tự tiện khai khẩn hoặc đốt phá rừng núi” [42]. Ngày 28/6/1946 Bộ Nội vụ và Bộ Canh nông đã ra Thông tư liên bộ số 1303/BCN/VP về việc bảo vệ rừng. Thông tư này đã xác định “rừng núi có hai nhiệm vụ quan trọng là nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ kinh tế” và khẳng định: “thể lệ lâm chính có mục đích bảo vệ rừng núi..., mỗi năm chỉ khai thác phần thặng dƣ và giữ nguyên kho tài sản truyền cho hậu thế” và cấm ngặt việc đốt phá rừng vô ý thức, việc khai thác rừng nhất thiết phải tuân theo mệnh lệnh của Nha lâm chính [43]. Có thể nói, đây là qui định hết sức tiến bộ cả về mặt ý nghĩa xã hội và về mặt lập pháp. Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau đó chính là ý tưởng “phát triển bền vững” mà ngày nay chúng ta đang hướng tới. - 20 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Những tội phạm: (chính phạm và tòng phạm) vi phạm Thông tư trên sẽ do Nha lâm chính làm biên bản đưa ra toà án và sẽ bị phạt tiền, phạt tù hay hay phải bồi thường theo thể lệ đã ấn định. Thông tư này còn quy định trách nhiệm của Uỷ ban hành chính các làng, xã đối với việc đốt nương làm rẫy, phòng chống cháy rừng và trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với sở lâm chính để bảo vệ rừng. Trong thời kì khôi phục và cải tạo kinh tế ở miền Bắc XHCN, ngày 8/9/1959 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 335/TTg về công tác lâm nghiệp, trong chỉ thị này đã nêu lên nhận định về tình hình lâm nghiệp từ sau ngày lập lại hòa bình và chỉ thị cho Bộ Nông Lâm phối hợp với các bộ, các ngành liên quan nghiên cứu những vấn đề rất cần thiết, cơ bản như : - Xây dựng đường lối công tác và phương hướng phát triển lâm nghiệp dài hạn; nắm tình hình rừng để xác định trữ lượng và sản lượng hàng năm; chủ trương định canh ở miền núi, quy hoạch sử dụng đất đai; lập quy hoạch kinh doanh rừng cho mỗi cấp tỉnh, xã, xí nghiệp. - Chấn chỉnh công tác quản lý, chú trọng vấn đề: phân cấp quản lý rừng cho các cấp hành chính, đăc biệt cho các xã, giao rừng và tổ chức việc kinh doanh về lâm nghiệp cho các đơn vị sản xuất như nông trường, xí nghiệp, hợp tác xã ... - Xây dựng chính sách chế độ bảo vệ rừng và thú rừng, trồng cây gây rừng, khai thác, sử dụng gỗ, chính sách giá cả chế độ sử dụng tiền bán lâm sản vào việc tu bổ, cải tạo rừng và kiến thiết đường trong rừng. Tóm lại, ở thời kì này nhà nước quản lý bảo vệ rừng ở những mặt thiết yếu nhất và ban hành văn bản pháp quy về vấn đề này chủ yếu bằng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của các bộ, ngành; Nghị định của các bộ...chưa ban hành văn bản ở cấp cao hơn. Mặc dù vậy, những nội dung quy định về bảo vệ rừng đã tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh và kịp thời 2.1.3.b. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1990 Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam năm 1960 đường lối phát triển lâm nghiệp được xác định cụ thể hơn. Ngày 10/3/1961 Trung ương Đảng có Chỉ thị số 15CT/CTTW xác định rõ “rừng là tài - 21 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền sản của toàn dân, phải do nhà nƣớc thống nhất quản lý”. Trong thời kì này Tổng cục Lâm nghiệp đã chú ý tăng cường công tác xây dựng chính sách và thể chế lâm nghiệp, đề xuất với Chính phủ ban hành nhiều chính sách, thể lệ, văn bản pháp quy về lâm nghiệp. Ngày 29/12/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 221/CP/HĐCP về một số thể lệ về phòng cháy và chữa cháy rừng; Chỉ thị số 134/TTg ngày 21/6/1960 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm bắt voi, Nghị định số 39CP ngày 5/4/1963 quy định Điều lệ tạm thời về săn, bắt chim thú rừng. Trong thời kỳ này, Chính phủ còn ban hành nhiều chính sách quan trọng khác nhằm khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng phát triển lâm nghiệp như: - Quyết định 72/TTg ngày 7/7/1962 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập khu rừng quốc gia Cúc Phương. - Chỉ thị số 77/TTg ngày 5/8/1963 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập quy hoạch dài hạn phát triển lâm nghiệp. - Nghị quyết số 183CP ngày 25/9/1966 của Thủ tướng Chính phủ về công tác trồng cây gây rừng - Nghị quyết số 38CP ngày 12/3/1968 của Hội đồng Chính phủ về công tác định canh định cư kết hợp với tác hóa đối với đồng bào hiện còn du canh, du cư. - Quyết định số 179/CP ngày 12/11/1968 của HĐCP đối với một số hợp tác xã có kinh doanh nghề rừng. - Quyết định số 17/CP ngày 3/2/1972 của HĐCP về quản lý thống nhất việc khai thác, thu mua, phân phối gỗ và cơ sở cưa xẻ gỗ. Đặc biệt, năm 1972 “Pháp lệnh quy định về bảo vệ rừng” đã được ban hành và công bố vào ngày 11/9/1972, pháp lệnh này gồm 26 điều 5 chương, quy định về các vấn đề: nguyên tắc chung; những biện pháp bảo vệ rừng, tổ chức bảo vệ rừng, thưởng phạt và điều khoản chung. - 22 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 155CP ngày 3/10/1973 về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và Nghị định số 101CP ngày 21/5/1973 quy định hệ thống tổ chức và quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân. Việc ban hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và các văn bản về thi hành pháp lệnh này ngay trong những năm còn chiến tranh đã biểu hiện sự quan tâm của nhà nước về công tác bảo vệ rừng và tạo điều kiện pháp lý để ngành lâm nghiệp tổ chức việc bảo vệ rừng có hiệu quả hơn. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Chính phủ ban hành Quyết định số 61CP ngày 7/3/1975 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thống nhất giống cây trồng rừng. - Chỉ thị số 257/TTg ngày 6/7/1975 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh trồng rừng và giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh. - Ngày 24/1/1977 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 41/TTg về quy định các khu rừng cấm (quy định 10 khu rừng cấm đầu tiên trong cả nước) và xác định những nguyên tắc quản lý bảo vệ rừng, xây dựng các khu rừng cấm. - Quyết định số 360/TTg ngày 7/7/1978 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu rừng cấm Nam bãi Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú - Đồng Nai; Quyết định số 79/CT ngày 31/3/1986 của chủ tịch HĐBT về việc thành lập vườn quốc gia Cát Bà. Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của chủ tịch HĐBT về việc quy định về các khu rừng cấm tiếp tục công nhận 73 khu rừng cấm ở Việt Nam. - Thông tư số 32/TT/LB ngày 21/10/1986 của Liên Bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Lâm nghiệp về mối quan hệ phối hợp giữa hai ngành Kiểm sát và Lâm nghiệp trong việc phòng, chống các vi phạm, tội phạm về quản lý bảo vệ rừng. Về cơ chế tổ chức quản lý việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng, ở trung ương có Tổng cục Lâm nghiệp (từ năm 1976 là Bộ Lâm nghiệp) là cơ quan chuyên ngành của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong phạm vi cả nước, ở cấp tỉnh có các Ty Lâm nghiệp (từ năm 1976 đổi thành Sở Lâm nghiệp) là cơ - 23 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp của tỉnh kiêm cả việc quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp. Ở cấp huyện có các Hạt kiểm lâm tức thuộc UBND huyện đồng thời là cơ quan ngành dọc của các Ty Lâm nghiệp tỉnh. 2.1.3.c. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay Giai đoạn này được mở đầu bằng việc Quốc hội thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/1991. Luật gồm 9 chương, 54 điều là sự tiếp thu, kế thừa và phát triển hệ thống các quy phạm trước đó, đặc biệt là Pháp lệnh bảo vệ rừng năm 1972, cho phù hợp với xu hướng phát triển trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra, Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định chi tiết việc thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định gồm 4 chương 22 điều cụ thể hoá các vấn đề về quản lý nhà nước, phát triển và sử dụng rừng, đất trồng rừng. Nhà nước đã xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng, các văn bản pháp luật quy định là: luật đất đai 1993, Quyết định số 202/TTg ngày 2/2/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng, Nghị định số 7/CP ngày 5/2/1996 của chính phủ về việc quản lý giống cây trồng, Nghị định số 8/1997/QH10 của quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng, Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, chính sách, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng. Nhà nước đã xây dựng và ban hành hệ thống các quy phạm về quản lý rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, khai thác chế biến xuất khẩu lâm sản và bảo vệ động thực vật rừng quý hiếm. Chỉ thị số 130/TTg ngày 27/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm, Nghị định 22/CP ngày 9/3/1995 của Chính phủ quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, Luật phòng cháy chữa cháy 2001, Chỉ thị số 359/TTg ngày - 24 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã.... Các văn bản về đầu tư và các vấn đề tài chính do việc bảo vệ môi trường rừng, nhà nước đã kịp thời ban hành những văn bản pháp luật để hướng dẫn và đảm bảo hoạt động cấp phát vốn, thu chi ngân sách cho việc thực hiện các chính sách, dự án về rừng như: Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của chính phủ quy định khung giá các loại đất; Thông tư liên bộ số 74/TT-LB ngày 13/10/1995 của liên bộ Tài chính- Lâm nghiệp hướng dẫn sử dụng, quản lý cấp phát và quyết toán kinh phí giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Thông tư liên bộ số 6/TTg/LB ngày 22/10/1996 của Bộ Tài chính –Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn lập kế hoạch cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng; Nghị định số 43/ 1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển nhà nước; Thông tư số 28/1999/TT-BTC ngày 13/3/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho dự án trồng rừng mới 5 triệu hecta rừng cho Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Về phân cấp quản lý rừng, Nhà nước đã thiết lập một hệ thống các cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống các cơ quan này gồm Chính phủ, UBND cấp tỉnh (là cơ quan quản lý về hành chính lãnh thổ), các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc tỉnh. Các văn bản điều chỉnh sự phân cấp nêu trên gồm có: - Nghị định số 73/CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trác nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Về các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có các văn bản quan trọng như: Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng, quản lý - 25 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền lâm sản; Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ xề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; Bộ luật hình sự năm 1985 (sửa đổi năm 1999). Ngoài ra nhà nước Việt Nam cũng tích cực tham gia các điều ước Quốc tế có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng trong đó có công ước RAMSAR năm 1971 về tầm quan trọng quốc tế của các vùng đất ngập nước đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước (Việt Nam phê chuẩn năm 1989), công ước CITES năm 1973 về buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ, công ước CBD năm 1992 về đa dạng sinh học (cả 2 công ước này được Việt Nam phê chuẩn năm 1994). Bên cạnh đó, chúng ta cũng ký kết nhiều hiệp định cấp chính phủ với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực cam kết phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau cùng quản lý và phát triển rừng bền vững. Tóm lại, trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, vấn đề bảo vệ rừng cũng được Đảng và Nhà nước ta nhận thức và quan tâm đặc biệt thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách qui định cụ thể. Hệ thống pháp luật bảo vệ rừng đã được hình thành và phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Ưu điểm nổi bật là lần đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc vấn để sở hữu và bảo vệ rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung được Đảng và Nhà nước xem là tài sản của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và sự nghiệp bảo vệ rừng cũng là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, gần 60 năm qua, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cho dù hệ thống pháp luật bảo vệ rừng tương đối đầy đủ và đồ sộ nhưng hiệu quả trên thực tế còn chưa cao. Hiện nay trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thì rừng vẫn luôn đứng trước nguy cơ bị đe doạ, suy thoái, đòi hỏi chúng ta tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật rừng đủ mạnh để bảo vệ rừng nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội nói chung và bảo vệ môi trường cân bằng sinh thái cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. 2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM - 26 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 2.2.1. Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng 1. Nguyên tắc rừng là tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà nước” (20, trang 142). Như vậy, đối với các tài nguyên và hệ sinh thái rừng thì nhà nước với tính cách là chủ sở hữu đặc biệt, có đầy đủ 3 quyền năng : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Hiến pháp năm 1992 cũng xác định: “...phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờngcó sự quản lý của nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, trong đó sở hữu toàn dân có sở hữu tập thể làm nền tảng” [20]. 2. Nguyên tắc sử dụng rừng và đất rừng: Theo quy định trên, rừng núi là thuộc hình thức sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước- mặc dù theo quy định thì nhà nước có đầy đủ 3 quyền năng (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) nhưng trong thực tế nhà nước không thể và không có khả năng để sử dụng 3 quyền trên. Nhà nước giao cho các cá nhân và tổ chức sử dụng lâu dài và ổn định. Người sử dụng đất rừng có quyền hưởng hoa lợi, để lại quyền thừa kế hoa lợi trên mặt đất, được phép chuyển quyền sử dụng như chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất được nhà nước giao... Theo quy định tại điều 4-Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991: “Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ lao động, vật tƣ, tiền vốn, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản theo hƣớng phát triển nông- lâm - ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến” [11. Tr 20]. - 27 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 3. Nguyên tắc quản lý các loại rừng: Nhà nước quản lý rừng theo các nguyên tắc sau: Rừng được chia thành ba loại theo mục đích sử dụng chủ yếu của từng loại gồm : - Rừng phòng hộ được xác định chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. ( Điều 26 - luật bảo vệ và phát triển rừng- 1991) - Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng được phân thành các loại: vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá xã hội, nghiên cứu thí nghiệm, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học. Ranh giới của khu rừng đặc dụng phải được xác định bằng hệ thống biển báo, mốc kiên cố. (Điều 31- Luật bảo vệ và phát triển rừng) [11. tr 29]. - Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Theo tinh thần của điều 2, quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001của Thủ tướng chính phủ) thì nguyên tắc tổ chức quản lý 3 loại rừng được xác định như sau : - Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được nhà nước thống nhất quản lý và xác lập hệ thống các khu rừng đặc dụng và phòng hộ quốc gia. Mỗi khu rừng đặc dụng, phòng hộ được xác lập, tổ chức quản lý theo mục đích sử dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ quản lý. Chủ rừng được giao quản lý rừng và - 28 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật và không được trái với quy chế này. - Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là chủ rừng) được nhà nước giao hoặc cho thuê đất lâm nghiệp và rừng sản xuất để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, diện tích đất lâm nghiệp và rừng sản xuất giao hoặc cho các chủ rừng thuê tuỳ theo quỹ rừng, quỹ đất lâm nghiệp của địa phương và nhu cầu, khả năng quản lý, sử dụng đất và sản xuất kinh doanh của chủ rừng. - Mọi tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ xây dựng và phát triển rừng theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp đều bị xử lý theo pháp luật [11. tr 105]. 2.2.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà nước nhằm bảo vệ tính đa sinh học, bảo đảm sự cân bằng sinh thái của rừng, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên rừng đồng thời ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường rừng. a. Nội dung các qui định pháp luật: Tại điều 2 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 qui định rõ: “Nhà nƣớc thống nhất quản lý rừng và đất trồng rừng. Nhà nƣớc giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân - dƣới đây gọi là chủ rừng để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo qui hoạch, kế hoạch của Nhà nƣớc. Tổ chức, cá nhân đang sử dụng hợp pháp rừng, đất trồng rừng đƣợc tiếp tục sử dụng theo qui định của Luật này”. Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò và tác dụng to lớn đối với môi trường sống nói chung và sự tồn vong của loài người nói riêng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, không một tổ chức hay cá nhân nào có đủ tư cách và thẩm quyền để quản lý bảo vệ rừng. Việc quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng là một yêu cầu tất yếu khách quan. Đây là lĩnh vực tác động qua lại giữa - 29 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền con người và tự nhiên và là hoạt động có ý thức tự giác của con người trong quá trình tồn tại và phát triển rừng vì lợi ích và phát triển của thế hệ hôm nay và mai sau. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng được xác định tại điều 8 – Luật bảo vệ và phát triển rừng bao gồm: 1. Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã, thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng. 2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừngvà sử dụng đất trồng rừng trên phạm vi cả nước và ở rừng địa phương. 3. Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng. 4. Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng. 5. Đăng ký, lập và giữ sổ địa chính , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng. 6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ đó. 7. Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng [11, Tr21, 22] Những nội dung về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng nêu trên đã được cụ thể hoá tại Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội động Bộ trưởng về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Tại điều 2 của Nghị định này qui định: - Nhà nước thống nhất quản lý rừng, đất trồng rừng bằng pháp luật, chính sách, qui hoạch, kế hoạch và các chế độ, thể lệ. Nhà nước thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở. - Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân thuộc các thanh phần kinh tế để quản lý, bảo vệ, xây dựng và sản xuất, kinh doanh, ổn định lâu dài [11, tr38]. - 30 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền b. Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng được thực hiện bởi một hệ thống thống nhất các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Bộ, Sở thuộc các tỉnh, thành phố. Với tính cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những nhiệm vụ kinh tếxã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, Quốc hội quyết định chính sách bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái rừng, quyết định bộ máy nhà nước về bảo vệ rừng. Bên cạnh chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trong phạm vi cả nước, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp là các cơ quan hành chính địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở địa phương. Những qui định nêu trên về quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ rừng khá đầy đủ và chi tiết nhưng khả năng thực thi trên thực tế là rất khó nếu không muốn nói là “bất khả thi”. “... Nhà nước thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trừ Trung ương đến cơ sở”. (Điều 2 nghị định số 17/HĐBT ngày 17/01/1992). Khi xảy ra sự cố về rừng như: rừng bị tàn phá, lâm tặc hoành hành, bị cháy... thì trách nhiệm thuộc về “ai” trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng đó?. Chính vì vậy, từ góc độ pháp lý có thể thấy đây là khiếm khuyết khiến cho rừng ngày càng bị thu hẹp và vấn để bảo vệ rừng ngày càng khó khăn (một vài khuyến nghị về vấn đề này xin được đề cập trong chương 3). Theo qui định tại điều 6, Nghị định của Hội động Bộ trưởng ngày 17/01/1992 thì nội dung quản lý nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong phạm vi địa phương của UBND các cấp gồm: - 31 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Căn cứ vào chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện qui hoach, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và chịu trách nhiệm trước nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương. - Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tiền hành thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ ấy với mọi tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức của Trung ương đóng tại địa phương. - Chỉ đạo thực hiện chủ trương giao rừng, đất trồng rừng cho các thanh phần kinh tế trong địa phương. - Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng theo qui định của pháp luật. [11, Tr40, 41] Hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về bảo vệ rừng ở Trung ương là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở cấp tỉnh có các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, đất trồng rừng, theo qui định tại điều 5, Nghị định 17/HĐBT ngày 17/01/1992 thì Bộ Lâm nghiệp (từ năm 1995 là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong cả nước, cụ thể là: - Tổ chức, chỉ đạo việc điều tra, phúc tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã, theo dõi diễn biến tình hình tài nguyên rừng trong cả nước và ở từng địa phương. - Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, qui hoạch các vùng lâm nghiệp, các hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giống trong phạm vi cả nước, lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Thực hiện việc phân cấp quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ Trung ương đến cơ sở. - 32 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương hướng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các qui phạm, qui trình, kỹ thuât về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng. - Xây dựng trình Chính phủ quyết định các chính sách, chế độ, thể lệ, về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện. - Phối hợp với Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Vụ đất đai thuộc Bộ tài nguyên môi trường) xây dựng và chỉ đạo thực hiện các qui chế giao rừng, đất trồng rừng. - Xây dựng trình Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống quản lý ngành Lâm nghiệp. - Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong và ngoài ngành lâm nghiệp về việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng. Khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, xử phạt hoặc đề nghị xử phạt những tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng [11, Tr 39, 40]. Cơ quan chuyên trách trong cơ cấu của Bộ Lâm nghiệp trước đây nay sáp nhập với Bộ Thủy lợi và Bộ Nông nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay có Cục Kiểm lâm, ở các Sở lâm nghiệp nay là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có các chi cục kiểm lâm. Đây là lực lượng chuyên trách có chức năng quản lý và bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ thống đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan chính quyền địa phương. Theo qui định tại Điều 46 Luật bảo vệ và phát triển rừng thì cơ quan kiểm lâm có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về rừng, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm về rừng; thực hiện việc quản lý rừng và bảo vệ rừng; tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ và xây dựng vốn rừng [11, Tr34]. Chức năng quyền hạn cụ thể của Cục kiểm lâm trực thuộc Bộ NN&PTNT - 33 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền được qui định cụ thể trong Quyết định số 347/TTg ngày 25 /08 /1996 của Thủ tướng chính phủ và theo qui định tại điều 2 Quyết định trên thì nhiệm vụ quyền hạn cụ thể chủ yếu của Cục kiểm lâm thực hiện theo qui định tại Nghị định 39/CP ngày 15/8 1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm. Như vậy, về cơ bản ở nước ta đã hình thành một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ rừng đã có nhiều nảy sinh và Chính phủ đang có chủ trương sửa đổi Nghị định 39/CP ngày 15/8/1994 của Chính phủ về tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Cục kiểm lâm cho phù hợp với tình hình mới. 2.2.3- Chính sách phát triển rừng giao đất lâm nghiệp và khoán rừng. 2.2.3a. Chính sách phát triển rừng. Phát triển rừng luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách lâm nghiệp của Việt Nam. Phát triển rừng để bảo vệ rừng và lập lại cân bằng hệ sinh thái rừng. Phát triển rừng được hiểu là quá trình làm gia tăng diện tích, năng suất, chất lượng của rừng, tăng cường tính năng tác dụng của rừng đối với sản xuất, đòi sống, bảo vệ môi trường, nâng cao tính đa dạng sinh học của rừng. 1. Chương trình phủ xanh đất trống đồi, núi trọc: Trước đây Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ra Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc hay còn gọi là chương trình 327 nhằm khuyến khích nhân dân trồng cây lâm nghiệp phát triển diện tích rừng. Ngày 12/9/1995 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 556 /TTg về điều chỉnh Quyết định số 327/TTg nói trên, trong đó tại điều 1của quyết định này xác định: “Từ năm 1996 trở đi, chƣơng trình 327 thực chất là chƣơng trình quốc gia về tạo mới và bảo vệ rừng phòng hộ rừng đặc dụng”. Việc trồng mới rừng sản xuất không thuộc phạm vi của chương trình này. Theo luật định, chương trình 327 được thực hiện theo dự án, chủ yếu theo phương thức lấy nông lâm kết hợp, lấy hộ gia đình dự án làm động lực thực hiện, chủ - 34 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền dự án làm dịch vụ hai đầu cho hộ gia đình, nhằm đảm bảo năng lực phòng hộ bền vững của quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, củng cố quốc phòng, an ninh, sử dụng có hiệu quả đất đai, từng bước nâng cao đời sống và gắn lợi ích của hộ trồng rừng với lợi ích quốc gia [36]. 2. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2010, Nhà nước chủ trương phát triển mạnh mẽ vốn rừng quốc gia. Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 2 (từ ngày 21/11/1997 đến ngày 12/12/1997) đã ra Nghị quyết số 08/1997/QH10 về dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng. Dự án này là sự nối tiếp những kết quả của chương trình 327 và được xác định là công trình quan trọng của quốc gia. Để thực hiện trồng mới 5 triệu hecta rừng, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/ 7/ 1998 qui định về mục tiêu, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng (còn gọi là dự án 661). Các mục tiêu đề ra cho dự án là: 1. Trồng mới 5 triệu hecta rừng cùng với việc bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học, 2. Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn, miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh nhất là ở vùng biên giới. 3. Cung cấp gỗ để làm nguyên liệu sản xuất giấy, ván nhân tạo đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế miền núi [11, Tr 330]. Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện dự án: nhân dân là lực lượng chủ yếu trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và được hưởng lợi ích từ nghề rừng, Nhà nước - 35 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, có các chính sách khuyến khích người làm nghề rừng, hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tín dụng ưu đãi; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trong 5 triệu héc ta rừng trồng có 2 triệu héc ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất. Dự án chia ra diện tích rừng trồng của từng giai đoạn cụ thể như sau: - Giai đoạn 1998- 2000: Trồng mới 700.000ha, trong đó có 260.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha. Giai đoạn 2001- 2005: Trồng mới 1,3 triệu ha, trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha. Giai đoạn 21006- 2010: Trồng mới 2 triệu ha, trong đó có 350.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng [11, Tr 332]. 2.2.3b. Chính sách giao đất lâm nghiệp và khoán rừng. Hiến pháp quy định nhà nước là chủ sở hữu rừng núi nhưng trong điều kiện phát triền nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với các chế độ sở hữu khác nhau thì nhà nước không phải là chủ thể nắm trọn vẹn và thực hiện đầy đủ quyền sở hữu về rừng và đất rừng. Để thực hiện mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng, nhà nước đã giao bớt một phần quyền năng chiếm hữu và sử dụng rừng và đất rừng cho các chủ thể khác thuộc các thành phần sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân thông qua chế độ giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và khoán rừng. Tại điều 2, Luật bảo vệ và phát triển rừng qui định: “Nhà nƣớc giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân (dƣới đây gọi là chủ rừng) để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo qui hoạch, kế hoạch nhà nƣớc” [11, Tr 20]. Để thực hiện chủ trương giao rừng, đất trồng rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 qui định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp được xác định là đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng - 36 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền trồng và đất chưa có rừng được qui hoạch để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng. Đối tượng được giao đất lâm nghiệp gồm các ban quản lý khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các doanh nghiệp lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, các trạm trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; trường học, trường dạy nghề; các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế khác, hộ gia đình, cá nhân cư trú tại địa phương được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận. Thời hạn giao đất đối với các tổ chức của nhà nước được quy định theo qui hoạch, kế hoạch của nhà nước, còn đối với các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. Nếu sau 50 năm vẫn có nhu cầu sử dụng đúng mục đích thì nhà nước sẽ giao tiếp. Nếu trồng các loại cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm thì sau 50 năm được nhà nước giao tiếp cho đến khi thu hoạch sản phẩm chính. Theo khoản 3 điều 67 Luật đất đai ban hành ngày 26/ 11/ 2003 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 7/ 2004 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, làm muối cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài … không quá 50 năm. Đối với những dự án đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm. Việc giao đất lâm nghiệp trong từng trường hợp cụ thể phải căn cứ vào quĩ đất lâm nghiệp, qui hoạch đất lâm nghiệp, qui hoạch rừng của từng địa phương; nhu cầu, khả năng sử dụng đất lâm nghiệp vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức được ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án quản lý xây dựng khu rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; đơn xin giao đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận. Trong trường hợp được giao đất gắn với thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ bằng nguồn vốn của nhà nước thì phải theo kế hoạch nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hàng năm của nhà nước. Để khai thác tối đa quỹ đất lâm nghiệp, phát huy mọi nguồn lực vào việc trồng rừng và sử dụng đất rừng, ngày 16/11/1999 Chính phủ ban hành tiếp Nghị - 37 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền định số 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Theo Nghị định này thì đã xuất hiện thêm một hình thức giao quyền sử dụng đất trồng rừng là cho thuê đất lâm nghiệp. Đây là một hình thức quản lý vừa tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa kích thích khả năng sử dụng đất rừng. Đối tượng được nhà nước giao đất lâm nghiệp mà không thu tiền sử dụng đất được qui định trong điều 4 của Nghị định 163 giống như trong Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994. Tại điều 5 Nghị định 163/CP có mở rộng và qui định đối tượng được nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp: - Hộ gia đình, cá nhân, kể cả hộ gia đình qui định tại khoản 1 điều 4 của Nghị định này (các hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất lâm nghiệp) có nhu cầu và khả năng sử dụng đất lâm nghiệp để sản xuất, kinh doanh. - Tổ chức trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc qui định như trên là phù hợp với chủ trương phát huy mọi nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế đất nước đồng thời thể hiện tính nhất quán với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Đảng và nhà nước được qui định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất lâm nghiệp để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như sau: - Đất được qui hoạch để xây dựng, phát triển rừng sản xuất. - Đất rừng phòng hộ đầu nguồn, vùng ít xung yếu và các loại đất rừng phòng hộ qui định tại điểm b, c, d khoản 2 điều 3 của Nghị định này. - Đất rừng đặc dụng để kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái dưới tán rừng theo qui định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Điều 10 Nghị định 163/CP) [11, Tr 428]. Theo khoản 3 điều 75 - Luật đất đai 2003 thì “tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài , tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất dùng sản - 38 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng”. Đối với rừng phòng hộ - khoản 5 điều 76 Luật đất đai 2003 quy định: “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái môi trường dưới tán rừng”. Đối với rừng đặc dụng - khoản 5 điều 77 Luật đất đai 2003 quy định “UBND tỉnh, thành phồ trực thuộc Trung ương quy định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng”. Đây là một hướng đi mới kích thích các tổ chức kinh tế, người nước ngoài đầu tư vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ rừng. Bên cạnh việc giao đất lâm nghiệp, cho thuê đất lâm nghiệp, Nhà nước còn qui định về khoán đất lâm nghiệp tại điều 11 Nghị định 163/CP. - Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp thực hiện khoán đất lâm nghiệp theo qui định tại Bản qui định về giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã trồng cây nông nghiệp lâu năm trên đất lâm nghiệp không phải đất lâm nghiệp mà nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp, nếu phù hợp với dự án được duyệt thì chuyển sang hình thức khoán đất lâm nghiệp theo qui định tại Bản qui định về giao khoán đất... Ban hành kèm theo Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ hoặc cho thuê đất lâm nghiệp. Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp: Đối với hộ gia đình do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định nhưng không quá 30 ha; hạn mức giao cho tổ chức theo dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đất thuê, - 39 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền hạn mức giao cho tổ chức thuê theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với hộ gia đình, cá nhân theo đơn thuê đất của hộ gia đình, cá nhân- tức là nhà nước không giới hạn về diện tích cho thuê [11, Tr 428, 429]. Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức (điều 16 Nghị định 163/CP) [11, Tr 431]. Uỷ ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì Uỷ ban nhân dân đó có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (khoản 4, điều 17 Nghị định 16). Ngoài việc qui định về khoán đất lâm nghiệp trong Nghị định 163/CP nhà nước còn qui định về khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng trong Bản qui định về khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng ban hành kèm theo Quyết định số 202/TTg ngày 2/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Các chủ rừng thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới phải có các điều kiện sau đây: - Có quyết định giao quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền cấp. - Phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có nguồn vốn thanh toán chi phí khoán theo kế hoạch được duyệt hàng năm (Khoản 2, điều 1 Bản qui định về khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng ban hành kèm theo Quyết định số 202/TTg ngày25/1994) Giữa hai bên giao và nhận khoán phải nhận hợp đồng khoán. Nội dung hợp đồng khoán gồm: -Thực trạng rừng, đất trồng rừng nhận khoán. -Khối lượng, chất lượng công việc phải thực hiện (bao gồm cả cây công nghiệp, kinh tế vườn), kết quả phải đạt được theo từng thời gian xong công việc bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng mới. - 40 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền -Những cam kết trách nhiệm và quyền lợi của bên khoán và bên nhận khoán, phương thức thanh toán tiền công khoán. -Những qui định xử phạt đối với việc vi phạm hợp đồng. Hợp đồng do bên khoán và bên nhận khoán lập và ký kết phải được uỷ ban nhân dân xã hoặc huyện sở tại xác nhận (Điều 3- Bản Quy định... Ban hành kèm theo QĐ số 202/ TTg ngày 02/5/1994) [11, Tr 414] Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được qui định trong Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ. Nhìn chung, trong chính sách về phát triển rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng, nhà nước ta đã ban hành nhiều qui định pháp luật để điều chỉnh và những kết quả bước đầu của qúa trình thực hiện các qui định pháp luật bước đầu đã đem lại một số thành quả đáng khích lệ. Chúng ta đã tiến hành giao đất, khoán rừng được trên 7,5 triệu ha cho 400 đơn vị quốc doanh lâm nghiệp với diện tích khoảng 3,6 triệu hecta, trên 3200 tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và hàng chục vạn hộ nông dân với diện tích khoảng 2 triệu hecta [26]. Nhiều nơi đã tổ chức tốt việc giao đất, khoán rừng. Nghề rừng đã mang lại công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và miền núi. Kinh tế trang trại đã phát triển mạnh trong những năm đổi mới với 113000 trang trại trong cả nước [26]. Đa số các trang trại đều tham gia nhận đất lâm nghiệp và phát triển rừng, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ rừng. 2.2.4-. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng 2.2.4a.. Quyền lợi của chủ rừng Thực hiện giao đất, giao rừng phải gắn với quyền lợi của chủ rừng (người nhận rừng, đất rừng). Ngay tại điều 40- Luật BV&PTR qui định: Chủ rừng có những quyền lợi sau đây: 1. Được sử dụng rừng, đất trồng rừng ổn định lâu dài theo qui hoạch, kế hoạch, của nhà nước; được chủ động trong sản xuất, kinh doanh, trong quản lý sử dụng rừng theo qui định của pháp luật. - 41 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 2. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng được giao, để lại thừa kế, chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác theo qui định của pháp luật. 3. Được đền bù, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng, được giao theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng trong trường hợp thu hồi rừng, đất trồng rừng qui định tại các điểm 1,2 và 5 điều 14 của luật này theo quy định của pháp luật. 4. Được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng, đất trồng rừng mang lại. 5. Được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên rừng, đất trồng rừng được giao [11, Tr 32]. Cụ thể hoá quyền lợi của chủ rừng, được qui định ở nhiều các văn bản pháp luật khác. Tại điều 13 Nghị định 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của HĐBT về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng có qui định về quyền lợi của chủ rừng như sau: “ Tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ, gây trồng, nuôi dƣỡng rừng phòng hộ đƣợc tận thu lâm sản phụ, đặc sản thông thƣờng theo chính sách của Nhà nƣớc và đƣợc hƣởng các sản phẩm do sản xuất kết hợp tạo ra. Tổ chức, cá nhân đƣợc giao đất trống để gây trồng rừng phòng hộ bằng vốn của mình có quyền sở hữu đối với sản phẩm thực vật rừng và đƣợc hƣởng nguồn lợi động vật rừng thông thƣờng. Nhƣng việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng thông thƣờng phải tuân theo qui chế rừng phòng hộ và điều lệ về săn bắt. Khi không còn yêu cầu hoặc khả năng sử dụng chủ rừng đƣợc chuyển nhƣợng rừng đó cho nhà nƣớc và đƣợc bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tƣ theo thời giá thị trƣờng và hiện trạng rừng.”[11, Tr 45] Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp có qui định chi tiết quyền lợi và chính - 42 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền sách đất đai đối với từng chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao đất, cho thuê đất. - Đối với tổ chức được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các quyền: + Các quyền được qui định tại các khoản 1,2,4,5,6,7, của điều 73 Luật đất đai. + Được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất theo qui định của pháp luật; được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng. + Các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế trong nước còn có quyền: thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý của mình gắn liền với quyền sử dụng đất đó tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất kinh doanh; góp vốn hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất để tiếp tục sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp (theo khoản 1 điều 18 Nghị định 163/1999/ NĐ-CP) - Đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các quyền sau: + Các quyền qui định tại khoản 3 điều 3; điều 73 và khoản 3 điều 76 của Luật đất đai [11, Tr 432, 433]. + Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước. + Miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất theo qui định của pháp luật; được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển rừng (khoản 1 điều 19 Nghị định 163/1999/NĐ- CP). - Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp có các quyền sau: + Được hưởng các quyền qui định tại khoản 1,2,4,5,6,7,8 điều 73 Luật đất đai. Tuỳ theo phương thức trả tiền thuê đất cả thời gian thuê đất, trả tiền thuê đất cho nhiều năm hoặc trả tiền thuê đất hàng năm mà hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp có quyền qui định tại khoản 9 điều 1 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai và tổ chức được nhà nước cho thuê - 43 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền đất lâm nghiệp có các quyền qui định tại khoản 12, điều 1 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai. - Đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng đặc dụng để bảo vệ và xây dựng; rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh; giao đất chưa có rừng thuộc qui hoạch rừng phòng hộ; giao rừng tự nhiên qui hoạch rừng sản xuất; thuê đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc qui hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng; thuê đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để kinh doanh cảnh quan, du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng được hưởng những quyền lợi qui định tại các điều 4,5,6,7,8,9,10,11- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTG ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. [11, Tr 452 - 457] - Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng đặc dụng; nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên ở những vùng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường sinh thái; rừng phòng hộ ở vùng rừng ngập nước... được hưởng quyền lợi qui định từ điều 13 đến điều 22 Quyết định số 178/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [11, Tr 457 - 464]. Ngoài ra, chủ rừng còn được hưởng những ưu đãi về thuế, về vốn tín dụng, đầu tư, về tiêu thụ sản phẩm, về chính sách khoa học và công nghệ qui định trong Thông tư liên tịch số 28/1999/ TTLT ngày 3/2/1999 của Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 661/QĐTTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 2.2.4b. Nghĩa vụ của chủ rừng. Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi nêu trên, chủ rừng cũng phải có nghĩa vụ trong việc bảo vệ và phát triển rừng. - 44 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Sử dụng rừng, đất trồng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao rừng, đất trồng rừng và theo quy chế quản lý và sử dụng rừng, đất trồng rừng. - Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng rừng, đất trồng rừng. - Đền bù, bồi hoàn theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng cho chủ có rừng, đất trồng rừng bị thu hồi để giao cho mình, theo quy định của pháp luật. - Nộp thuế theo quy định của pháp luật. ( Điều 41- Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991) [11, Tr 32] Về chính sách đất đai - Các tổ chức được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1,2,3,6,7 điều 79 của luật đất đai, nộp thuế, địa chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (Khoản 2- Điều 18- Nghị định 163/1999/NĐ- CP) [11, Tr 432] - Đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1,2,3,4,6,7 Điều 79 Luật đất đai; thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (Khoản 2 Điều 19 Nghị định 163/1999/NĐ- CP) [11, Tr 432, 433) - Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1,2,3,4,67 - Điều 79 Luật đất đai; nộp tiền thuê đất, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng. (Khoản 2 - Điều 20 Nghị định 163/1999/NĐ- CP)[11, Tr 433] Về trách nhiệm của chủ rừng khi khoán bảo vệ rừng: - Phải xác định rõ diện tích, hiện trạng rừng, vị trí ranh giới trên bản đồ và trên thực địa đối với việc khoán bảo vệ hiện có. - 45 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Phải tuân thủ quy hoạch, quy trình kỹ thuật và thiết kế cụ thể do cấp có thẩm quyền của ngành lâm nghiệp duyệt để khoán đến hộ theo các công đoạn tạo rừng mới cho đến khi định hình đối với việc khoán khoanh nuôi tái sinh rừng hoặc trồng mới trên đất chưa có rừng. - Xây dựng kế hoạch, các biện pháp bảo vệ, chống cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng và hướng dẫn các hộ nhận khoán thực hiện các biện pháp đó. - Thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng khoán. (Theo điều 5- Quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừngvà trồng rừng ban hành kèm theo Quyết định số 202/TTg ngày 2/5/1994) [11, Tr 415] Trách nhiệm của chủ rừng trong việc bảo vệ các loài động thực vật rừng hoang dã quý hiếm. - Tổ chức khoanh giữ các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm. - Lập bản đồ, sổ sách theo dõi số lượng, trữ lượng của từng loại thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm trên diện tích rừng được giao. - Xây dựng nội quy, lập bản niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng và từng cây cá biệt. - Xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi này trên diện tích rừng và đất trồng rừng được giao - Kịp thời báo cáo với cơ quan chính quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương, về diễn biến tình hình thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao (Điều 11 - Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ) [11, Tr 175]. Nghĩa vụ của chủ rừng trong việc phòng cháy chữa cháy: Như chúng ta đã biết, cháy rừng là một thảm hoạ gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng nhân dân, suy thoái môi trường... Theo thống kê hiện nay ở Việt Nam, trong số 9 triệu hecta rừng của cả nước thì có 56% diện tích rừng dễ bị - 46 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền cháy đặc biệt là các rừng tràm ở Nam bộ. Diện tích rừng trung bình bị cháy mỗi năm khoảng từ 20.000 đến 30.000 hecta [45]. Cháy rừng thường do con người gây ra khi phát nương du canh, săn bắn, khai thác kim loại, nấu ăn, sưởi ấm, lấy mật ong hoặc nhựa cây...Chính vì vậy, pháp luật đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chữa cháy rừng. Trong đó chủ rừng là chủ thể trực tiếp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng và chữa cháy rừng. Theo quy định tại điều 6 Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng Ban hành kèm theo Nghị định số 22/CP ngày 9/3/1995 của Chính phủ. Mọi chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng sau đây: 1. Đối với diện tích rừng tập trung, chủ rừng phải xây dựng các công trình phòng cháy như: đường ranh cản lửa, kênh mương ngăn lửa, chòi canh lưả, biển báo, biển cấm lửa, hệ thống thông tin liên lạc, cải tạo xây dựng suối, hồ, kênh mương... để dự trữ nước chữa cháy rừng. Đồng thời phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan kiểm lâm sở tại. 2. Đối với diện tích rừng phân tán của nhiều chủ rừng, cơ quan kiểm lâm địa phương phải xậy dựng phương án phòng cháy rừng và hướng dẫn tổ chức thực hiện. Các chủ rừng có trách nhiệm thực hiện và có nghĩa vụ đóng góp kinh phí để thực thi phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. 3. Khi thiết kế trồng rừng tập trung phải thiết kế các công trình phòng cháy rừng và phải được cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh thông qua. Không trồng rừng ở những nơi chưa thiết kế các công trình phòng cháy rừng; khi trồng rừng phải đồng thời thi công ngay các công trình phòng cháy rừng. 4. Trong quá trình trồng rừng nhất là trồng các loại cây dễ cháy như Thông, Tràm và các cây họ dầu, cần phải áp dụng các biện pháp lâm sinh như trồng rừng hỗn giao nhiều tầng, xây dựng băng xanh cản lửa (phải chọn loài cây có khả năng chịu lửa). - 47 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 5. Ở những trọng điểm dễ cháy và ở những nơi có điều kiện thực hiện thì áp dụng biện pháp tu bổ, chăm sóc, vệ sinh rừng hoặc biện pháp “đốt trƣớc có điều khiển” vào trước mùa khô hanh nhằm giảm nguồn vật liệu cháy. 6. Trong mùa khô hanh phải tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác, phát hiện lửa rừng và kịp thời cứu chữu khi xảy ra cháy rừng. 7. Có kế hoạch từng bước trang bị những thiết bị và phương tiện phòng và chữa cháy rừng cần thiết. Kết hợp giữa thủ công với cơ giới để từng bước hiện đại hoá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng [11, Tr 512]. Tóm lại: thực hiện chủ trương giao đất giao rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng để rừng thực sự có “chủ”, nhà nước đã qui định khá rạch ròi và chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng. Đây là bước tiến rất lớn về mặt luật pháp đã góp phần không nhỏ vào việc tăng diện tích rừng, nâng độ che phủ rừng từ 28% lên 35% trong những năm qua. 2.2.5. Bảo vệ các loài động thực vật hoang dã quý hiếm và đa dạng sinh học Động vật, thực vật rừng hoang dã quý hiếm là những tài nguyên sinh vật vô cùng quan trọng của quốc gia, vừa có giá trị cao về mặt khoa học và kinh tế, vừa có ảnh hưởng quan trọng tới môi trường sinh thái. Quản lý và bảo vệ chặt chẽ các động thực vật rừng hoang dã, quý hiếm chính là hành động bảo vệ môi trường rừng, đảm bảo cho các tài nguyên sinh vật rừng quý hiếm khỏi nguy cơ cạn kiệt dẫn đến tuyệt chủng, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Chính vì thế, bảo vệ động thực vật rừng hoang dã quý hiếm được coi là mục tiêu, nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của pháp luật bảo vệ rừng. Điều 19- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 qui định; “Việc khai thác các loại thực vật rừng, săn bắt động vật rừng phải tuân theo qui định của nhà nƣớc về quản lý, bảo vệ thực vật, động vật rừng. Những loài động vật, thực vật rừng quý hiếm phải đƣợc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ những loại thực vật, động vật rừng quý hiếm do Hội đồng bộ trƣởng qui định” [11, Tr 25]. - 48 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Việc xuất khẩu động thực vật rừng phải được Bộ lâm nghiệp cho phép. Việc nhập nội giống động thực vật rừng phải đảm bảo những nguyên tắc sinh học và những qui định về kiểm dịch quốc gia không gây hại đến hệ sinh thái và phải được Bộ lâm nghiệp cho phép. (Theo điều 25- Luật bảo vệ và phát triển rừng) [11, Tr 27] Ngày 17/1/1992 , Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 18/HĐBT qui định danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm và chế độ bảo vệ, trong đó nêu rõ: Mọi diện tích rừng trong cả nước có thực vật, động vật rừng quý hiếm đều phải được xác định trên bản đồ và trên thực địa. Những vùng, những khu tập trung nhiều thực vật, động vật rừng quý hiếm cần được khoanh giữ, tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ, có nội qui và bản niêm yết bảo vệ. Cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp các cấp phải lập phương án, kế hoạch tổ chức, điều tra theo dõi, nắm tình hình diễn biến về số lượng, trữ lượng từng loại cây con quý hiếm, tổ chức nghiên cứu và hướng dẫn chủ rừng thực hiện việc quản lý, bảo vệ, gây nuôi, phát triển nguồn lợi này, có bản đồ, sổ sách, theo dõi cụ thể, chặt chẽ, tổ chức quản lý, bảo vệ những diện tích rừng có động thực vật quý hiếm chưa giao cho chủ rừng. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động sản xuất xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có thực vật, động vật rừng quý hiếm đã được khoanh nuôi, bảo vệ phải chấp hành nội qui bảo vệ khu rừng đó. Mọi hành vi chặt phá, săn bắt hoặc làm hại môi trường sống của thực vật, động vật rừng quý hiếm đều bị nghiêm cấm. Để tiện cho việc kiểm soát khai thác và bảo vệ các thực vật rừng quý hiếm, pháp luật đã qui định phân nhóm các tài nguyên thực vật này. Nghị đinh 18/HĐBT qui định hai nhóm thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ. Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm này đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định số 48/20002/ NĐ-CP ngày 22/4/2002 về thực vật, động vật hoang dã quý hiếm. Nhóm I bao gồm các loài thực vật rừng quý hiếm có giá trị đặc biệt về mặt khoa học và kinh tế có số lượng và trữ lượng rất ít và - 49 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền có nguy cơ bị tuyệt chủng như; Bách xanh. Thông đỏ, Phỉ 3 mũi, Hinh đá vôi, Sam bông, Trầm, Hoàng đàn. Nhóm II bao gồm các loài thực vật có giá trị kinh tế đang bị khai thác quá mức đẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ bị tiêu diệt như Cẩm lai, Cà te, Gụ mật, Giáng hương, Lát hoa, Trắc, Mun, Pơ mu, Kim giao, Ba kích, Bách hợp... Đối với thực vật rừng thuộc nhóm II thì chỉ được khai thác ở mức hạn chế về chủng loại, số lượng theo chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm của Chính phủ và chỉ được sử dụng cho các công trình đặc biệt của nhà nước, chế biến hàng mỹ phẩm, đồ mộc cao cấp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Về các biện pháp để quản lý, bảo vệ các động vật rừng quí hiếm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 130/TTg ngày 27/3/1993 UBND, các cơ quan lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, hải quan, nội vụ, quản lý thị trường, thương nghiệp của địa phương thực hiện thống nhất các chủ trương và biện pháp sau đây: - Không cho phép các khách sạn, cửa hàng bày bán những chim thú nhồi là động vật quí hiếm và đặc hữu của địa phương. - Kiểm tra chặt chẽ và ngăn chặn tệ mua bán trái phép các động vật quí hiếm và đặc hữu ở các chợ nội địa và chợ đường biên, để nuôi làm cảnh, để làm thuốc hoặc giết thịt. - Hạn chế đến mức tối đa việc khai thác để đem bán ra nước ngoài các động vật dùng làm thức ăn đặc sản như rắn, rùa, cua, ếch và các động vật, thực vật khác tuy không phải là quí hiếm nhưng đang có nguy cơ bị cạn kiệt và do đó gây mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học [11, Tr 194]. Ngày 29/5/1996 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 359/ TTg về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã trong đó nêu rõ: Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, mỗi đất nước, mỗi dân tộc và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vât này được bảo tồn và phát triển [11, Tr 196]. - 50 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Nhưng ở nước ta thực trạng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng là nhiều loài động vật hoang dã, quí hiếm trong đó có các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Do việc săn bắt chim thú rừng tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm họa đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi... Trước tình hình nói trên đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các loài động vật hoang dã Để bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo vệ da dạng sinh học và môi trường sinh thái, từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong việc bảo vệ và phát triển động vât hoang dã đặc biệt là những loài động vật quí hiếm, Thủ tướng chính phủ chỉ thị cho các ngành các cấp tập trung giải quyết các biện pháp cấp bách như: - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã quý hiếm các loài chim cảnh .....tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng; kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã quý hiếm ở các chợ nội địa, chợ đường biên, các trục giao thông, bến cảng, sân bay và các tụ điểm khác. Tổng cục hải quan có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng hữu quan để kiểm tra giám sát, ngăn chặn việc xuất khẩu bất hợp pháp động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã quý hiếm. [11, Tr 197] Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự. - Đối với số động vật hoang dã, quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra phải thả lại môi trường sống của chúng. Trước khi thả về phải kiểm tra về tình trạng sức khoẻ, dịch bệnh và đặc điểm sinh thái để bảo đảm con vật sống và phát triển. - Khuyến khích tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã, bao gồm cả động vật hoang dã quý hiếm để kinh doanh, xuất khẩu và - 51 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 18/HĐBT ngay17/1/1992 và các quy định hiện hành , đúng Công ước quốc tế CITES. - Bộ khoa học, công nghệ và môi trường phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ thuỷ sản tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã có, đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu, xác định về loài và đặc điểm sinh thái của mỗi loài động vật hoang dã, đặc biệt là động vật quý hiếm để lập danh mục động vật quý hiếm riêng của Việt Nam và bổ sung vào công ước quốc tế CITES. Trong quy chế về quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật- Ban hành kèm theo Quyết định 2117/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30/12/1997 đã xác định: bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật, và vi sinh vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thuỷ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo được tính đa dạng sinh học và những tiêu đề cần thiết cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai. Nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là tài nguyên quốc gia và một bộ phận hợp thành quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học, kinh tế của các ngành: nông nghiêp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp thực phẩm, y tế. [11, Tr 203] Nhìn chung, trong những năm vừa qua ở Việt Nam, cùng với nạn phá rừng tình trạng săn bắt, buôn bán kinh doanh và xuất khẩu trái phép các loài động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra trên diện rộng và không được kiểm soát, Nhà nước cần có nhiều biện pháp cụ thể hơn để bảo vệ các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm khỏi nguy cơ bị tuyệt diệt nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. - 52 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 2.2.6. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Các qui định hiện hành về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng gồm hai mức độ hành chính và hình sự. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng được áp dụng trong trường hợp cá nhân trong và ngoài nước có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các qui định của nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam . Các hành vi này có thể đã gây hoặc chưa gây ra thiệt hại cụ thể đối với rừng, đất rừng, tài nguyên và hệ sinh thái rừng mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật. Theo tinh thần của Nghị định số 77/ CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý này, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng bị xử phạt hành chính là: Phá rừng trái phép, khai thác rừng trái phép, phá đốt rừng trái phép vi phạm qui định về phòng cháy chữa cháy rừng, vi phạm qui định về phòng trừ sâu bệnh hại rừng, chăn thả trái phép gia súc vào rừng, săn bắt trái phép động vật rừng, gây thiệt hại đến đất rừng, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản, vi phạm qui định quản lý nhà nước về chế biến gỗ và lâm sản, vi phạm thủ tục trình kiểm lâm. Hình thức xử phạt chủ yếu là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tuỳ thuộc vào từng loài và mức độ vi phạm, hình phạt tiền được qui định từ 20.000 đồng và có thể lên đến 100.000.000 đồng [11, Tr 573 - 581]. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền (nếu có), tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại thiệt hại hay chịu chi phí để khôi phục laị thiệt hại do họ gây ra. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng là cơ quan kiểm lâm và uỷ ban nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như cảnh sát, hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm lâm trong việc thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khi - 53 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền phát hiện hành vi vi phạm thì các cơ quan này phải lập biên bản chuyển giao hồ sơ, tang vật cho cơ quan kiểm lâm xử lý theo qui định của pháp luật. Ngày 02/8/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2002/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong Nghị định này qui định chi tiết cụ thể hơn về mức độ vi phạm và mức độ tiền phạt đối với những đối tượng cụ thể. Truy cứu trách nhiệm bảo vệ rừng được áp dụng đối với các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự đã mắc lỗi cố ý hay vô ý vi phạm các qui định của nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính. Trong Bộ Luật Hình sự năm 1985 tội “ Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” được quy định tại điều 181. Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 1999 tại điều 189 quy định tội danh “Tội huỷ hoại rừng”, tại điều 190 quy định về “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” và tại điều 191 quy định về “Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên”, Có thể nhận thấy rằng về hình thức việc phân định tội danh trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở trong Bộ Luật hình sự 1999 đã bao quát hơn phạm vi đối tượng liên quan đến rừng cần được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt Bộ Luật dành riêng 2 điều 190 và 191 để quy định đối với tội danh vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm và bảo vệ các khu rừng tự nhiên ở Việt Nam phù hợp với tinh thần của các công ước quốc tế như CITES, CBD... mà Việt Nam đã tham gia. Về nội dung của chế tài hình sự đối với các tội danh trên, điều 189 quy định về khung hình phạt đối với tội huỷ hoại rừng là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Điều 190 quy định khung hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về - 54 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm ; trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 đến 5 năm. Ngoài ra người phạm tội trong các trường hợp nêu trên còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. [4] Trên thực tế hiện nay, số lượng vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng vẫn tiếp tục gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng đã tạo điều kiện cho các cán bộ kiểm lâm có một quyền lực bao quát hơn đối với các hành vi phạm pháp. Bên cạnh đó, mức độ phạm pháp làm căn cứ để xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự thường được xác định dựa trên diện tích rừng bị phá. Diện tích rừng càng lớn càng thuộc khu vực có yêu cầu bảo vệ cao thì càng phạt nặng. Nếu việc xử lý các vi phạm dựa trên mức phá huỷ thực tế đã gây ra chứ không tính theo diện tích thì sẽ chặt chẽ và hợp lý hơn. 2.2.7. Hợp tác quốc tế bảo vệ rừng. Quan hệ và hợp tác quốc tế để bảo vệ rừng đã từ lâu được coi là một nội dung quan trọng trong chính sách pháp luật của Việt Nam về bảo vệ rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, tại điều 42 ghi rõ: “Nhà nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mở rộng quan hệ và hợp tác với các nƣớc, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong lĩnh vực điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ, bảo vệ rừng, gây trồng rừng và chế biến lâm sản”[11, Tr33]. Dưới góc độ pháp lý, quan hệ hợp tác quốc tế bảo vệ rừng của nhà nước Việt Nam với các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước thể hiện trên các phương diện chủ yếu như phê chuẩn và thực hiện các điều ước quốc tế; hợp tác xây dựng, hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp luật quốc gia về bảo vệ rừng; hỗ trợ đào tạo về năng lực pháp lý cho các cơ quan, cán bộ thực thi pháp luật... - 55 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Trong số các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ rừng mà nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quan trọng nhất là Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm (CITES) 1973, Công ước về đa dạng sinh học (CBD) 1992. Việt Nam phê chuẩn hai công ước này vào năm 1994. Công ước CITES qui định về thương mại quốc tế các loài động, thực vật quý hiếm và các sản phẩm được làm ra từ chúng nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn săn bắt, khai thác quá mức dẫn đến hiểm hoạ tuyệt chủng các loài động thực vật này. CITES đã xác định những giống loài bị đe doạ để đưa chúng vào 3 phụ lục là: Các giống loài bị đe doạ tuyệt chủng, các giống loài hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủngvà các giống loài để bảo vệ ở mức quốc gia. Phụ lục I của CITES ghi nhận những giống loài bị đe doạ tuyệt chủng có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Về nguyên tắc CITES không cho phép buôn bán các loài ghi trong phụ lục I . Tuy nhiên, cũng có một điều khoản loại trừ cho phép đạt được việc xuất khẩu để buôn bán các giống loài này. Tại điều 3 của CITES quy định về khả năng được phép xuất khẩu khi được sự đồng ý của 2 cơ quan quốc gia về khoa học và quản lý xuất nhập khẩu. Cơ quan khoa học phải đảm bảo việc xuất khẩu động vật không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của các giống loài, đồng thời đảm bảo người nhập khẩu có khả năng thực tế nuôi và chăm sóc chúng. Cơ quan quản lý cần đảm bảo việc xuất khẩu là không trái với luật pháp quốc gia về bảo vệ động thực vật rừng và việc chuyên chở bằng đường thuỷ các loài động vật đang sống sẽ phải làm để giảm thiểu rủi ro và thương tổn, đồng thời việc cấp giấy phép xuất khẩu chỉ đạt được khi người nhập khẩu đã có giấy phép nhập khẩu. [15] Phụ lục II của CITES ghi những giống loài hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng nhưng có khả năng bị đe doạ nếu việc thương mại không được quy định nghiêm ngặt. Quy định về thương mại các giống loài trong phụ lục II không quá nghiêm ngặt như trong phụ lục I, các giống loài ở đây được phép xuất khẩu để buôn bán. Giấy phép xuất khẩu được cấp khi cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu đảm bảo việc xuất khẩu sẽ không gây thiệt hại về sự tồn tại của giống loài - 56 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền và vật mẫu bán không trái với pháp luật của nhà nước, trong trường hợp một tiêu bản sống thì cơ quan quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo các rủi ro và thương vong hay ảnh hưởng sức khoẻ giống loài là tối thiểu. [15] Phụ lục III của CITES ghi các giống loài mà bất cứ thành viên nào cũng có thể xác định theo qui định của pháp luật với mục đích ngăn ngừa hoặc cấm khai thác và cần sự hợp tác của các bên trong việc kiểm soát thương mại. Một giấy phép xuất khẩu có thể được cơ quan quản lý xuất khẩu cấp. Cơ quan này phải đảm bảo việc xuất khẩu không trái với luật pháp quốc gia về bảo vệ động thực vật và việc vận chuyển bằng đường thuỷ các giống loài sống sẽ được làm theo phương pháp để giảm thương vong hay nguy hại cho giống loài của quốc gia xuất khẩu. Việc nhập khẩu các giống loài trong phụ lục III được yêu cầu phải xuất trình giấy chứng nhận về nguồn gốc được nhập từ đâu, theo phụ lục nào, phương pháp xuất khẩu (Điều 5). Điều này cho phép các bên nhận được trợ giúp của các nước khác nhằm bảo vệ và bảo tồn giống loài. [15] Theo CITES , các nước tham gia công ước phải có biện pháp thích hợp để cấm buôn bán giống loài và các sản phẩm làm ra từ chúng mà công ước đã xác định. Các nước thành viên CITES được phép trừng phạt đối với hành vi buôn bán hay sở hữu trái phép các giống loài và sản phẩm chế biến từ chúng, đồng thời tịch thu hoặc trả lại cho các nước xuất khẩu các giống loài hay sản phẩm chế biến từ chúng thu được. [15] Công ước về đa dạng sinh học gọi tắt là CBD, nhằm vào các mục tiêu chủ yếu là bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng lâu bền các nhánh của đa dạng sinh học; chia sẻ một cách công bằng lợi ích có từ việc sử dụng các nguồn gen. Các phương thức cơ bản để thực hiện các mục tiêu trên là thông qua tiếp cận hợp lý các nguồn gen, chuyển giao công nghệ phù hợp và đầu tư hợp lý. [16] Theo CBD các quốc gia có chủ quyền khai thác tài nguyên của mình theo Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế để thực hiện các chính sách môi trường của mình. Công ước xác định “đa dạng sinh học là sự khác biệt trong giới sinh học thuộc mọi nguồn, bao gồm các hệ sinh thái ở đất liền, - 57 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền trong địa quyển, ở biển và các phức hợp về sinh thái mà chúng là một bộ phận; nó cũng bao gồm đa dạng trong giống loài, giữa các giống loài và các hệ sinh thái”. [16] Như vậy, việc tham gia và thực hiện CBD có mối quan hệ mật thiết với hoạt động bảo vệ rừng ở Việt Nam, bởi lẽ bảo vệ đa dạng sinh học bao hàm cả việc bảo vệ các tài nguyên sinh vật rừng gồm các nguồn gen, các vật thể sống hay các bộ phận của quần thể và bất kỳ nhánh nào khác của hệ sinh thái rừng; bảo vệ rừng là một bộ phận của bảo vệ sự đa dạng của môi trường sinh học. CBD được áp dụng cho mỗi thành viên tham gia công ước trong phạm vi khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia. Công ước nêu rõ các vùng pháp lý của quốc gia và các vùng phía bên ngoài mà không cần quan tâm tới việc chúng xảy ra ở đâu. Nội dung của công ước về bảo tồn tính đa dạng sinh học được phân ra thành các điều khoản về bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi, tức là bảo vệ các hệ sinh thái các nơi cư trú của các giống loài trong môi trường tự nhiên và bảo vệ các nhánh đa dạng sinh học là phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.Trong quá trình đó vai trò của các chính phủ trong việc xây dựng các phương pháp sử dụng lâu bền các tài nguyên sinh vật ở vùng tự nhiên và hỗ trợ dân chúng bản địa trong các vùng đa dạng sinh học bị suy thoái là hết sức quan trọng. CBD đặt ra và giải quyết các vấn đề về tiếp cận tài nguyên di truyền, tiếp cận việc nghiên cứu, tiếp cận và chuyển giao công nghệ như là những phương thức cơ bản để đạt được các mục tiêu mà công ước đề ra. Theo điều 15 của CBD thì các quốc gia có chủ quyền xác định việc tiếp cận các nguồn gen. Các bên tham gia được đưa ra điều kiện tiếp cận các nguồn gen để sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường. Khi tiếp cận đến những nguồn gen cụ thể, việc này được thoả thuận nhiều bên và được thông báo trước cho bên cung cấp nguồn. Công ước cũng qui định các quốc gia cần xây dựng các chính sách luật pháp, cơ chế hành chính và tài chính thích hợp để chia sẻ hợp lý với kết quả triển khai và lợi ích ừ việc buôn bán và sử dụng liên quan đến nguồn gen. Điều 16 của CBD qui định các bên tiếp cận và thực hiện chuyển giao cho các bên khác những công nghệ phù hợp cho việc bảo vệ và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học. [16] - 58 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Các điều khoản thực hiện CBD chú trọng đến việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo, giáo dục nâng cao kiến thức về quản lý, tăng cường trao đổi thông tin khoa học, kỹ thuật cho việc bảo vệ và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học, đặc biệt ở khía cạnh tài chính thì các nước phát triển là thành viên phải cung cấp nguồn tài chính cho các nước đang phát triển để các nước này đáp ứng được các chi phí cho việc thực hiện công ước. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CITES và CBD. Nhiều văn bản pháp lý quan trọng đã được nhà nước ban hành để thực hiện việc bảo vệ các loài động thực vật rừng hoang dã và bảo vệ tính đa dạng sinh học của chúng như các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm, về các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã, về phòng cháy chữa cháy rừng...v..v. Các cơ quan quản lý và khoa học nòng cốt được giao nhiệm vụ thực hiện các công ước trên là Bộ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT... và các cơ quan khoa học như Trung tâm khoa học tự nhiên quốc gia (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật), Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường)... đã có sự hợp tác, phối hợp hành động tương đối tốt với các tổ chức quốc tế như Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) và nhiều tổ chức quốc tế khác... Các tổ chức quốc tế đã hợp tác và trợ giúp trong việc khảo sát đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động thực vật rừng hoang dã quý hiếm như ở vùng rừng Mường Né (Lai châu), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Chư Mom Rây (Kon Tum)..., thực hiện nhiều chương trình bảo tồn tê giác, voi, hổ, bò rừng, bảo tồn và cứu hộ các loài linh trưởng... Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường rừng trên phương diện hợp tác xây dựng và hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp luật quốc gia được thực hiện chủ yếu thông qua các dự án. Từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế dẫn đến yêu cầu từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật - 59 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền kinh tế nói chung, hệ thống pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nói riêng, nhiều chương trình hợp tác quốc tế đã được thực hiện. Có thể nêu ra một số dự án tiêu biểu như: Dự án VIE/94/003 về “tăng cƣờng năng lực pháp luật tại Việt Nam” được ký kết và thực hiện giữa Bộ Tư Pháp, đại diện cho chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chương trình phát triển của Liên hợp quốc- UNDP, trong đó có đề cập đến vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường; dự án “Cải cách hành chính lâm nghiệp” (REFAS) và Dự án “ Phát triển lâm nghiệp xã hội “(SFDP) được ký kết giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam với Bộ hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức; đặc biệt mới đây, để làm phương hướng cho hành động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học trong đó có hệ sinh thái rừng, với sự trợ giúp của dự án Quỹ môi trường toàn cầu –GEF-VIE/01/G31, Bộ KHCN&MT đã trình lên Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam”. Nằm trong khuôn khổ của các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường thiên nhiên, trong đó đặc biệt là môi trường rừng ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hết sức chú trọng đến công tác hợp tác đào tạo cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực pháp lý, kiến thức và kinh nghiệm quản lý cũng như khả năng thực thi các chính sách, thể chế của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm, nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo với các tổ chức quốc tế như UNDP, FAO, WB, ADB, EU, SIDA.... bằng việc cử cán bộ đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài hoặc đón chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để đào tạo. Những kết quả nổi bật từ chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước trong thời gian qua nhất là trên cơ sở các công ước CBD, CITES và các qui định của pháp luật Việt Nam, các cơ quan và tổ chức quốc tế đã hợp tác với chính phủ Việt Nam tổ chức được nhiều hoạt động có hiệu quả trong việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái rừng, bảo vệ da dạng sinh học của rừng Việt Nam, nhận thức về bảo vệ rừng trong cán bộ, trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và ngay cả của người dân cũng từng bước được nâng cao, thể hiện chính sách của quốc gia luôn - 60 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền hướng tới sự phát triển bền vững và cố gắng thực hiện những gì đã cam kết. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những thành quả ban đầu. Trên thực tế chúng ta đang thiếu một sự chỉ đạo (hay một cơ quan chỉ đạo) thống nhất, nhất quán và thường xuyên. Hơn thế nữa, các vấn đề về nguồn nhân lực (thiếu các cán bộ có trình độ ngoại ngữ kết hợp với chuyên môn giỏi có kinh nghiệm về bảo tồn...) và các cơ chế chính sách khuyến khích (vừa thiếu lại hay thay đổi gây mất niềm tin) luôn là những trở lực lớn của Việt Nam trên con đường hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. 2.3. PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. 2.3.1. Hiện trạng rừng ở các nước: Ngày nay vấn đề suy thoái rừng, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nó không chỉ là vấn đề của các nước đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển cũng ngày một nhức nhối với vấn đề bảo vệ rừng. Trong thời gian cuối năm 1997 đầu năm 1998, nạn cháy rừng xảy ra ở các nơi trên thế giới : Đông Nam Á; Nam và Trung Mỹ, Châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ôxtrâylia và Mỹ. Trong khu vực châu Á từ Papua Niughilê, Malaixia, Inđônêxia lửa đã tàn phá mấy trăm ngàn hecta rừng và đất rừng. Tại Inđônêxia, rừng cháy ở Java, Bornei, Sulanesi, Irian Jaya và Sumatra làm hư hại 9,5 triệu hecta rừng, trong đó có 4.655.000 hecta là rừng trồng. Thiệt hại do cháy rừng ước tính khoảng 5 đến 10 tỷ USD (trong đó thiệt hại đối với môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân là không tính nổi). Khói toả ra trong khu vực rộng 1 triệu km2, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của 70 triệu người cũng trong khoảng thời gian đó ở Brazin 1,5 triệu hecta rừng mưa nhiệt đới của Bắc Amazon, 1,5 triệu hecta rừng ở Mêxicô và Trung Mỹ bị lửa thiêu huỷ. Hơn 5 triệu hecta rừng ở Mỹ và Canada bị lửa làm hư hại. Ở Nga 2 triệu hecta rừng bị cháy. Toàn thế giới trong khoảng 2 năm 1997-1998 có khoảng 14 triệu hecta rừng bị cháy và 8 triệu hecta đất rừng bị lửa tàn phá (theo Tạp chí bảo vệ môi trường số 5-2002). Năm 2000, ở Mỹ cũng xảy ra cháy rừng, 3 triệu hecta rừng bị thiêu huỷ, chi phí cho chống cháy lên đến 1 tỷ đô la [22, Tr 7]. - 61 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Rừng mưa ẩm nhiệt đới vẫn được coi là không thể cháy vì độ ẩm của rừng cao và gồm các loại cây khó cháy khi còn tươi. Nhưng trong thực tế, năm 1983, 3 triệu hecta rừng mưa ở đất thấp thuộc Kalimanta và trong 2 năm 1997-1998 khoảng 4,6 triệu hecta rừng mưa Đông Nam Á bị lửa tàn phá [22, Tr 7]. Đông Nam Á là khu vực bị cháy nhiều nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Lục địa Đông Nam Á khô hơn so với các đảo phân mùa rõ rệt, dùng lửa trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến. Đó là điều kiện để phát sinh cháy rừng. Riêng ở Việt Nam, theo thống kê của Cục kiểm lâm - Bộ NN&PTNT, ở Kiên Giang và Cà Mau trong 4 năm từ 1976- 1980 diện tích rừng tràm bị cháy lên đến 43.600 hecta. Năm 1988 ở U Minh Hạ hơn 20000 ha rừng bị thiêu huỷ. Năm 1994 rừng đặc dụng ở Vồ Dơi đã bị mất hơn 1000 ha do cháy [22 Tr 5]. Đặc biệt, ngày 22/01/2002 một đám cháy lớn đã thiêu trụi 24 ha rừng đặc dụng ở U Minh Thượng và ngày 24/03/2002 vụ cháy lớn ở vườn quốc gia U Minh Thượng đã huỷ hoại khoảng 2500 ha rừng trong vùng lõi vườn quốc gia [22, Tr 5]. Nguyên nhân các vụ cháy rừng được thống kê như sau: rừng ở Kalinamta bị cháy là do công ty trồng cọ dầu đã dùng lửa trong canh tác. Ở Lào, 90% vụ cháy rừng xảy ra do đốt nương làm rẫy. Ở Malaixia lửa rừng phát sinh từ nơi trồng thông và được xác nhận do con người gây ra [22, Tr 7]. Ở Căm Pu Chia các vụ cháy rừng hàng năm đều xảy ra ở rừng thông, khộp, tre, nứa và rừng trồng về mùa hạ, khi dân hoạt động ở trong hoặc gần rừng. Nguyên nhân cháy rừng ở các nước khác trong khu vực cũng được xác định do con người là chủ yếu. Ngoài ra, nguyên nhân từ thiên tai cũng ảnh hưởng đến việc cháy rừng như hiện tượng U Minh là một điển hình. 2.3.2. Chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới. Nông thôn của các nước đang phát triển ở châu Á có điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối giống nhau và đặc biệt có một thực tiễn xã hội tương tự của cư dân miền núi, đó là: du canh, du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy, dân số tăng nhanh, nhiều vùng miền núi và nông thôn chưa tự cấp, tự túc được nhu cầu - 62 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền lương thực, thực phẩm, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, gỗ là nhiên liệu duy nhất. Tác động của các chính sách vĩ mô, các chủ trương của nhà nước làm thay đổi bộ mặt phát triển kinh tế xã hội và văn hoá miền núi còn rất ít. Nhân dân nghèo khổ sống trên các vùng cao còn dựa chủ yếu vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ phải phá rừng, khai thác tài nguyên rừng để tồn tại. Cuộc sống người dân nằm trong vòng luẩn quẩn đói nghèo. Nghèo thì phá rừng và càng phá rừng thì cuộc sống ngày càng nghèo khổ, kèm theo là thiên tai lũ lụt hàng năm do nước đầu nguồn đổ về. Chính từ thực tiễn đó, sự báo động về nhu cầu bảo vệ các khu rừng đầu nguồn bằng các biện pháp khác nhau ngày một tăng. Các biện pháp bảo vệ, sử dụng đất bền vững, canh tác nông lâm nghiệp được triển khai, trong đó chính sách phát triển hoạt động xã hội hoá lâm nghiệp (tư nhân hoá việc bảo vệ rừng) là một giải pháp và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó ở nhiều nước. 2..3.2a. Ở Trung Quốc Rừng và đất rừng được hiến pháp xác định thuộc sở hữu nhà nước hay tập thể. Rừng thuộc quyền quản lý của tập thể chiếm 155 triệu ha, tương ứng 61% tổng diện tích đất nông nghiệp [10, Tr 172]. Sau nhiều năm, do nhiều nguyên nhân tài nguyên rừng bị tàn phá nhanh chóng. Theo Guang Xin Cao – riêng tỉnh Hồ Nam, một tỉnh thuộc vùng Tây- Nam Trung Quốc, tỷ lệ che phủ rừng đã bị giảm một nửa do sự thay đổi chính sách và sự tàn phá tài nguyên do khai thác gỗ và các hoạt động khác. Những năm 70 Trung Quốc thực hiện cuộc cải cách kinh tế xã hội đã làm thay đổi cơ bản cuộc sống và sản suất ở các vùng nông thôn. Quản lý bảo vệ đất và rừng trước kia dựa vào các HTX và tập thể hợp nhất đã được thay bằng việc quản lý của hộ gia đình thông qua các hệ thống hợp đồng trách nhiệm. Theo cách này người nông dân cảm nhận được mình là chủ của các tài nguyên đó. Hơn nữa, lực lượng lao động dư thừa trước đây ở các vùng nông thôn thì nay các hộ huy động, bổ sung vào các hoạt động bảo vệ rừng. Từ đó, phương thức quản lý theo hộ được mở rộng nhanh chóng. Trung Quốc đã rất thành công từ - 63 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền đầu những năm 80 khi chính sách lâm nghiệp mềm dẻo đã khuyến khích nhân dân vào nghề làm rừng. Chỉ riêng nửa đầu năm 1984, 20 triệu hecta rừng đã được giao cho 50 triệu hộ gia đình để xây dựng các vườn nhỏ và vườn quả. Cuối năm 1984 đã có 4 triệu hộ gia đình nông dân chuyển làm nghề rừng và 175000 trại rừng tập thể đã được thành lập với diện tích quản lý 17 triệu hecta [10]. Công tác quản lý rừng đầu nguồn ở lưu vực các con sông ở Trung Quốc trước kia đơn thuần là phòng ngừa và bảo vệ, từ khi thực hiện phương thức quản lý theo hộ, vì lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài, người nông dân quan tâm đầy đủ đối với việc cân nhắc, phòng ngừa, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Các biện pháp dài hạn và trung hạn phối hợp với nhau rất tốt. Những lợi ích thu hoạch hàng năm được trích lại một phần cho việc trồng rừng cũnh như kỹ thuật phòng hộ khác. Việc sử dụng đất dốc để trồng cây ngắn ngày dần được thay thế bởi trồng rừng, cây ăn quả và chăn nuôi. Kết quả đó là làm tăng nguồn thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân. Ở Trung Quốc lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức theo 4 loại chính : - Trang trại lâm nghiệp làng bản: nông dân cung cấp lao động tiền vốn. Hợp tác xã cấp đất để trồng rừng. Sau khi trồng rừng hợp tác xã thành lập trang trại lâm nghiệp, chọn cán bộ và nhân viên quản lý rừng chung đó. Thu nhập có được từ rừng, sau khi hoàn trả các chi phí cho nông dân, sẽ được phân phối lại cho gia đình theo vốn góp. - Trang trại lâm nghiệp, cây đứng của thôn bản: sau năm 1978 nông dân được giao đất, giao rừng để quản lý các rừng phân tán đã được giao cho các hộ gia đình, nông dân đã thành lập trang trại lâm nghiệp ....theo hình thức tự nguyện. Giá trị của rừng được đánh giá theo sản lượng và giá bán. Các thành viên tham gia tổ chức đại hội bầu ban quản lý rừng của họ. - Tổ chức liên kết lâm nghiệp: một số gia đình nông dân tự nguyện liên kết với nhau và thành lập các hợp tác xã trong sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Nhà nước hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để họ mở rộng sản xuất với các đơn vị khác. Các tổ hợp này có thể liên kết với các lâm trường quốc doanh, các xí - 64 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền nghiệp chế biến gỗ, các xưởng làm giày... để phát triển sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. - Lâm nghiệp hộ gia đình: các gia đình ký hợp đồng để trồng hay quản lý khu rừng của nhà nước, tập thể hay trồng cây trên đất đã được giao. Đối với các vùng núi cao, theo Guang Xa Cao (1994) lâm nghiệp cộng đồng được thể hiện ở các hình thức tổ chức sau : - Cộng đồng tham gia kiểm soát và quản lý theo quy chế truyền thống. - Hình thành rừng cộng đồng do thôn bản quản lý: cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ và cùng phân phối lợi ích thu được từ rừng. Bên cạnh chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng, nhà nước Trung Quốc cũng đã đề ra chính sách “ Tam định “ vào năm 1981. Trong đó xác định rõ 3 vấn đề: quyền sử dụng đất đồi núi, quyền sử dụng rừng và quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân tự sử dụng. Nhà nước cho phép phát triển nhiều hình thức trao đổi về quyền sử dụng đất rừng và rừng để khôi phục tình trạng đất trống đồi núi trọc và phân tán. Hiến pháp Trung Quốc năm 1987 và luật nông nghiệp năm 1993 cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo pháp luật. Luật bảo đảm tài sản cho phép dùng quyền sử dụng rừng hoặc cây rừng để cầm cố... Luật lâm nghiệp năm 1984 yêu cầu mọi cá nhân và tổ chức phải trồng rừng.Trên khu vực đất trống, đồi núi trọc, tổ chức ngày trồng cây quốc gia vào 12/3 hàng năm. 2.3.2b. Chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở Ấn Độ. Sau khi giành được độc lập, năm 1951 Ấn Độ tiến hành quốc hữu hoá các nguồn tài nguyên rừng và thực hiện luật cải cách ruộng đất. Chính phủ tiếp tục quản lý và khai thác rừng trên đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, đất làng bản bị thoái hoá, các nhu cầu cơ bản của người dân nhất là về chất đốt không được thoả mãn nên người dân đã xâm phạm và tàn phá rừng trong phạm vi đất lâm nghiệp do nhà nước quản lý. Đất đai bị suy thoái nghiêm trọng, rừng bị tàn phá, độ tán che suy giảm. - 65 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Diện tích đất thoái hoá đã lên tới 175 triệu hecta [10, Tr 160]. Vào cuối những năm 70, người ta nhận thấy rằng nếu nhu cầu cơ bản của người dân không được đáp ứng thì việc bảo vệ rừng trên đất lâm nghiệp của nhà nước là không thể thực hiện được. Vào đầu những năm 80, Chính phủ trung ương đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản và đất tư nhân. Nhà nước hỗ trợ 40% đầu tư chủ yếu là cây con, hạt giống. Sản phẩm thu được dành 25% cho chính phủ, 75% để lại cho cộng đồng [10, Tr 161]. Mục tiêu là với sự giúp đỡ của chính phủ, chương trình trồng rừng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của người dân được thực hiện rộng rãi trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến cuối những năm 90, chương trình lâm nghiệp xã hội đều ít thành công vì phát triển không bền vững và chính sách lâm nghiệp công quản đã ra đời. Theo chính sách này, trên đất lâm nghiệp chính phủ và cộng đồng địa phương cũng quản lý các nguồn tài nguyên. Sau đó các sản phẩm gỗ sẽ được chia theo tỷ lệ hợp lý, còn các sản phẩm phụ được giao lại cho cộng đồng sử dụng. 2.3.2c. Chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở Thái Lan. Từ trước những năm 50, Thái Lan có những khu rừng gỗ ...rộng lớn, đặc biệt là rừng gỗ Tếch. Gỗ Tếch là một loại lâm sản xuất khẩu quan trọng (đứng sau lúa gạo) của Thái Lan. Hơn nữa, diện tích đất của Thái Lan được che phủ bởi những dải rừng nhiệt đới. Khi đó, Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia đã không nhận thức được sự cạn kiệt nhanh chóng của nguồn tài nguyên này với một tốc độ không thể kiểm soát được. Do áp lực về dân số, đất rừng ở những vùng hồ hứng nước đã bị chuyển nhanh chóng thành đất nông nghiệp qua 3 thập kỷ. Từ đó, người dân Thái Lan đã phải chịu những trận lũ lụt thường xuyên vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, đất rừng thì ngày càng giảm nghiêm trọng. Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia đã phải báo động về những vấn đề thiên tai. Năm 1973 có 4 trạm phục hồi rừng lưu vực được thành lập dưới sự quản lý điều phối của Bộ Lâm sinh, Bộ Lâm nghiệp. Bốn trạm phục hồi rừng lưu vực ra đời nhằm bảo vệ bằng được những vùng rừng còn sót lại khỏi bị mất do hiện tượng du canh du cư của những người dân thiểu số địa phương. Đồng thời các trạm đó - 66 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền cũng thực hiện chức năng phục hồi các vùng rừng bị mất bằng nhiều loài cây khác nhau. Tiếp đó là Cục quản lý lưu vực được thành lập vào năm 1981 trực thuộc Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia. Cục có chức năng quản lý các vùng lưu vực bao gồm: phục hồi và trồng lại rừng ở những vùng du canh du cư, tổ chức lại dân cư cho những người thiểu số địa phương và giới thiệu cho họ trồng các loài cây kinh tế ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra, Cục quản lý lưu vực cũng bảo vệ các khu rừng còn lại ở xung quanh những vùng hồ hứng nước. Hàng năm, chính phủ đã đầu tư để Cục quản lý lưu vực cứu những vùng lưu vực quan trọng thông qua việc trồng rừng. Vì vậy mà hơn 200.000 hecta vùng rừng .... về cơ bản đã được phục hồi. Năm 1996, nhà vua Thái Lan đã mời các tổ chức phi chính phủ và chính phủ đến lập phương án trồng 800.000 hecta rừng trong cả nước để bảo vệ những khu rừng còn lại khỏi bị xâm phạm trái phép [27, Tr 38], Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia đã thành lập các đơn vị giám sát rải rác khắp đất nước. Các đội tuần tra mặt đất và trên không được hình thành. Để bảo vệ các vùng lưu vực khỏi bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác, chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn chương trình phân cấp lưu vực do Uỷ ban phân cấp lưu vực đưa ra ngày 28/5/1995. Tất cả các lưu vực và các vùng rừng nước trong vương quốc được chia thành 5 cấp. Những vùng được chia ở cấp 1 bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến vùng đều bị ngăn cấm nghiêm ngặt. Nhiều làng bản trong vùng này đều được di chuyển đến vùng khác. Với người có ít đất hoặc không có đất : - Thực hiện kế hoạch định cư tự nguyện cho những người dân du canh du cư trên cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội và giúp đỡ người dân phát triển sản xuất kết hợp nông- lâm nghiệp. Mô hình làng lâm nghiệp được thực hiện thành công và có nhiều khả năng phát triển ở vùng Đông Bắc Thái Lan. 2.3.2d. Chính sách phát triển rừng ở Phần Lan. - 67 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Phần Lan với 3/4 bề mặt lãnh thổ là rừng, nhà nước cho phép tư nhân sở hữu tới 62% diện tích đất lâm nghiệp. [33] Tỷ lệ rừng của tư nhân đóng góp vào lượng tiêu thụ gỗ hàng năm trong nước khoảng 80%. Nhà nước chỉ sở hữu 25% [33] đất rừng và các diện tích đất này chủ yếu được sử dụng nhằm mục đích bảo tồn và giải trí. Cơ cấu chính sách lâm nghiệp quốc gia của Phần Lan dựa trên các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững được thông qua tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Rio cle janerio năm 1992 và các nguyên tắc quản lý rừng bền vững được thông qua trong Thông tư hội nghị Bộ trưởng của Helsinki về bảo vệ rừng tại châu Âu năm 1993. Các văn bản pháp luật quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo vệ rừng hiện hành của Phần Lan là Luật lâm nghiệp 1997, Luật bảo tồn thiên nhiên, Luật hành động tài trợ vì ngành lâm nghiệp bền vững năm 1997. Có thể nói thành công của pháp luật Phần Lan trong việc bảo vệ rừng chính là sự phân chia quyền sở hữu rừng một cách rõ ràng. Chính phủ có chính sách hướng dẫn và giám sát việc quản lý rừng của các chủ rừng. Các vấn đề của người bản xứ và của các cộng đồng địa phương được xem xét một cách thận trọng trong các đạo luật của Phần lan. 2.3.3. Kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng chính sách, pháp luật bảo vệ rừng. Qua tìm hiểu về chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy vấn đề mất rừng và suy thoái rừng là vấn đề mang tính toàn cầu. Mỗi quốc gia có một hướng đi riêng để bảo vệ rừng và khôi phục lại những cánh rừng đã bị mất. Tuy nhiên, chính sách bảo vệ rừng nào gần với quyền lợi của nhân dân thì đạt được kết quả và bền vững như trường hợp của Trung Quốc và Phần Lan là ví dụ điển hình. Đối với Việt Nam, trong nhiều thập kỷ rừng là tài sản quốc gia và được nhà nước quản lý, sử dụng chủ yếu thông qua các lâm trường quốc doanh. Ngày nay, hàng loạt những cánh rừng đã suy kiệt do nhiều nguyên nhân và các lâm - 68 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền trường quốc doanh cũng không còn “việc” để làm. Vấn đề đặt ra là bằng biện pháp nào để khôi phục lại rừng. - Chúng ta đã thực hiện giao đất giao rừng tới các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình để rừng có “chủ” thực sự chăm sóc trồng và tái tạo rừng. Vấn đề đặt ra là xây dựng chính sách đối với chủ rừng để họ gắn bó được với rừng và sống được với “nghề” rừng. - Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ rừng và các văn bản pháp luật liên quan như luật đất đai... - Nghiên cứu xây dựng chính sách lâm nghiệp cộng đồng như mô hình của Trung Quốc, phát triển lâm nghiệp làng bản gắn người dân miền núi với rừng. - Phát huy tinh thần trồng cây gây rừng trong cả nước vào ngày lâm nghiệp Việt Nam. - Tiến tới “tƣ hoá” việc quản lý bảo vệ rừng. Nhà nước chỉ xây dựng chính sách và quản lý những vùng rừng trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia. Chúng ta đã thành công trong chính sách khoán nông và hi vọng trong những năm tới chính sách “ khoán lâm” sẽ đạt được thành quả to lớn trong việc bảo vệ và phát triển rừng. - 69 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁT LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 3.1. HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuộc khu vực Đông Nam châu Á với diện tích lãnh thổ hơn 330000 km2, vừa giáp ranh giới chí tuyến Bắc vừa tiếp giáp với Đại dương mênh mông. Hầu hết các vùng của đất nước có lượng mưa trung bình khoảng 2000mm, có vùng đạt tới 3000mm. Diễn biến rừng Việt Nam những năm qua (ha) Ha 15.000.000 10.000.000 5.000.000 Năm 0 1943 1975 1985 1990 1993 1999 Diện tích rừng trồng (ha) Ha 2.000.000 1.500.000 1.000.000 500.000 0 Năm 1970 1980 1985 1990 1995 1998 1999 - 70 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Nước Việt Nam trước đây được bao phủ kín một thảm rừng nhiệt đới thường xanh. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp cận nhiệt đới cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh học về rừng. Kiểu rừng rậm nhiệt đới thường xuyên mưa mùa là chiếm ưu thế hơn cả, các khu rừng lá kim xuất hiện nhiều ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Các kiểu rừng khác nhau như rừng thưa rụng lá, nửa rụng lá, rừng lá kim phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ và một phần nhỏ ở phía Tây Bắc, rừng khô cây họ dầu thường ở các tỉnh vùng cao, ven biển châu thổ sông Mê Kông và sông Hồng, rừng Tràm ở Nam bộ hay rừng hỗn hợp loài tre nứa ở rất nhiều nơi. Hệ sinh thái rừng Việt Nam được đánh giá là đa dạng và phong phú về chủng loại. Ngoài những loại thực vật, động vật đặc hữu địa phương, Việt Nam còn là nơi gặp gỡ của 3 luồng thực vật từ nam Trung Hoa, Hymalaya và Inđônêxia. Rừng Việt Nam có nhiều loài gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Táu, Hoàng đàn, Pơnu, Thông đỏ,... Theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng, Việt Nam có khoảng 12000 loài cây, trong đó có khoảng 7000 loài thực vật có mạch, 1000 loài đặc hữu của Việt Nam, có ít nhất 1000 loài cây đạt kính cỡ lớn, 354 loài có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm trong đó có ít nhất 50 loài có chất lượng gỗ cao, 42 loài thực vật quý hiếm. Ở Việt Nam có nhiều loài tre nứa trong đó có 40 loài có giá trị thương mại, 40 loài song mây, 1800 loài cây làm dược liệu. Theo kết quả điều tra bước đầu, rừng Việt Nam có khoảng 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài cây cho ta nanh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo, 800 loài rêu, 600 loài nấm [9, Tr 15]. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật trong các khu rừng nhiệt đới ở Việt Nam ít nhất lên đến 12000 loài, trong đó có khoảng 2300 loài đang được nhân dân sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác [2]. Tài nguyên đặc biệt của rừng Việt Nam là cây thuốc. Do có một vị trí đặc biệt nên Việt Nam có khoảng 3000 loài dược thảo phân bố khắp các miền đất - 71 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền nước. Có nhiều loài cây đặc hữu như Ba gạc, Sâm ngọc linh, Hoàng liên, Tam thất... Những loài có trữ lượng lớn như Vàng đắng, Ba kích, Bình vôi, Sa nhân, Nhân trần, Dừa cạn, Hà thủ ô,... [2]. Nhiều tỉnh đã khai thác các loài cây thuốc đem lại hiệu quả kinh tế cao như Lai Châu, trước đây đã bán cho nhà nước 50 tấn Xuyên khung, 70 tấn Thảo quả... Tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) mỗi năm đã thu hàng trăm tấn Xuyên khung, Bạch truật. Nhiều vùng đã gây trồng cây thuốc nhằm bảo tồn và phát triển kinh tế trồng Ba kích ở Quảng Ninh và Vĩnh Phúc, trồng Mộc hương, Hoàng liên ở Lào Cai, Yên Bái, trồng Đẳng sâm ở Sơn La... [34, Tr 9]. Rừng Việt Nam chứa đựng nguồn gen thực vật hết sức quý giá không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới, chẳng hạn như Trầm hương ( Eaglewood), Màng tang (Litseacubeba), Sam bông (Amenlotaxus argotenria), Cẩm lai (Dalbergia oliverii), Giáng hương (Pterocarrpus velatus), Pơmu (Tonkenia hodgiusii), Gụ mật (Sindora chochinchinesis), Kim giao (Padoearpus hennuyi). Hệ thực vật rừng ở Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chỉ là đặc hữu nhưng số loài đặc hữu chiếm đến 10% và tập chung ở 4 khu vực chính là khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở miền bắc, khu núi cao Ngọc Linh ở miền Trung và Tây Nguyên, khu vực núi cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và Bắc Trung bộ [2]. Hệ động vật rừng của Việt Nam cũng hết sức phong phú và đa dạng. Hiện nay các nhà khoa học đã thống kê được 275 loài thú, 1026 loài và phân loài chim, 82 loài lưỡng cư, 180 loài bò sát, 80 loài không xương sống ở cả cạn và ở nước [45, Tr 4] . Ngoài ra còn có hàng chục loài côn trùng, giáp xác thân mềm và cả một phức hệ sinh vật rừng độc đáo, có giá trị đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới, động vật giới rừng Việt Nam có nhiều loài đặc hữu gồm hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú: nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và có ý nghĩa lớn về bảo vệ như Voi, Tê giác, Bò rừng, Bò xám, Trâu rừng, Hổ, Báo, Hươu, Nai, Culy, Vượn, Voọc, Sếu, Cò, - 72 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Quắm, ... [45]. Đặc biệt là trong vòng vài năm trở lại đây chúng ta đã phát hiện ra 5 loài thú có vú lớn đóng góp cho khoa học Việt Nam và thế giới: Sao la (tên khoa học là Pseudoys nghetirhensis, được phát hiện năm 1992), loài Mang lớn (tên khoa học là Megarumtiacus vuquangensis, được phát hiện năm 1993), loài Mang nanh Trường Sơn (tên khoa học là Canimuntianus truongsonenis, được phát hiện năm 1995), loài Bò xám (tên khoa học là Pseudonovibos Spiralis được phát hiện vào năm 1937) và loài Pu hoạt (tên khoa học là Muntiacus Puhoatensis được phát hiện năm 1995) [45]. Điều này làm ngạc nhiên giới khoa học thế giới, bởi lẽ trong thế kỷ 20, toàn thế giới chỉ phát hiện được thêm 11 loài thú có vú mới. Mặc dù tài nguyên và hệ sinh thái rừng của Việt Nam được đánh giá là phong phú về loài, đa dạng về chủng loại, những số liệu đưa ra trên đây vẫn còn chưa đầy đủ song hiện nay chúng ta đang đứng trước một thực trạng là các hệ sinh thái rừng đang bị thu hẹp và suy thoái nghiêm trọng. Chỉ trong vòng hơn 40 năm, diện tích rừng nước ta đã mất đi hơn 5.000.000 hecta rừng do đốt nương làm rẫy, khai hoang không hợp lý, khai thác thú rừng không đúng kỹ thuật, cháy rừng, nhiễm chất độc trong chiến tranh,...... [18, Tr 10]. Theo thống kê tài nguyên rừng năm 1993 (Viện điều tra quy hoạch rừng), nước ta còn khoảng 9,3 triệu hecta rừng, tỷ lệ che phủ so với diện tích cả nước là 28%, dưới mức đảm bảo an toàn sinh thái cho một quốc gia. Để đảm bảo an toàn sinh thái cho một quốc gia, mỗi nước cần có ít nhất một phần ba diện tích rừng che phủ phân bố đều và có trọng điểm. Điều đáng lưu ý ở nước ta là diện tích rừng phân bố không đều. Vùng đầu nguồn trọng điểm ở Tây Bắc chỉ còn 10% đến 11% diện tích rừng che phủ, lẽ ra ở vùng này cần có trên 50% diện tích rừng che phủ. Do diện tích rừng che phủ giảm nên sông suối ở nước ta trong những năm vừa qua đã gây ra nhiều trận lũ lụt, lũ quét, hạn hán... liên tục, các hồ nước của các công trình thuỷ điện thường xuyên bị cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân chính gây ra là do nạn tàn phá rừng. Chất lượng rừng ở nước ta cũng ngày càng giảm, nhiều loài cây và động vật quý hiếm ngày càng ít dần, và sách đỏ - 73 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền ngày càng dày thêm, phần lớn rừng tự nhiên còn lại là rừng nghèo. Sách đỏ Việt Nam xuất bản năm 1996 đã công bố danh mục những loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam bao gồm : - 356 loài thực vật trong đó đáng chú ý là các loài Bách xanh, Thông nước, Thông lá dẹt, Cẩm lai, Cà te, Gụ mật, Hoàng đàn, Trắc, Mun, Đinh nghiến, Kim giao... [2] 78 loài thú và 83 loài chim, trong đó đáng chú ý là các loài Voọc đầu trắng, Voọc mũi hếch, Gấu ngựa, Mèo ri, Hổ, Báo hoa mai, Voi, Tê giác, Bò xám, Trĩ, Sếu cổ trụi... Ngoài ra còn 43 loài bò sát và 11 loài lưỡng cư. [1] Thực tế hiện nay, số lượng các loài được nêu trong sách đỏ còn rất ít, loài linh trưởng, Voọc đầu trắng chỉ còn tìm thấy ở đảo Cát Bà với số lượng quần thể chưa tới 200 con. Loài Voọc gáy trắng chỉ còn phát hiện thấy ở Quảng Bình và Hà Tĩnh với số lượng loài khoảng 500 con Loài Voọc mũi hếch là loài đặc hữu của Viêt Nam hiện nay chỉ còn tìm thấy ở Tuyên Quang và Bắc Thái với khoảng 180 con. Các loài Voọc, Vượn khác số lượng cũng không còn nhiều [1]. Trong số các loài thú ăn thịt được nêu trong sách đỏ thì có 8 loài hiện nay rất hiếm, trong đó có nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đó là các loài: Gấu chó (uosus malaynus), Gấu ngựa (uosus tileethanus), Triết bụng trắng (mustela nivalis), Cầy rái cá (Cynofale leeneftil), Cầy giông sọc (Vivera megaspilla), Mèo ri ( Felis chaus), Báo hoa mai (Palthera pardus), Hổ (Panthra tigis) [1]. Những loài này trước đây khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng do nơi sống dần bị thu hẹp lại bị chia cắt nhiều, đặc biệt là bị săn bắt làm thuốc lấy da hoặc bán nên đã ngày càng trở nên hiếm. Hiện nay chúng chỉ còn số lượng ít ỏi trong các vườn quốc gia Cát Tiên, Yok Đôn và khu bảo vệ Mường Né. Loài voi hiện nay chỉ còn sót lại một số quần chủng rải rác chủ yếu là theo dọc biên giới với Lào và Cam Pu Chia với số lượng trên dưới 500 con. Ngoài số Voi rừng, ở các tỉnh Tây Nguyên còn có một số lượng Voi nhà khoảng trên 1000 con được thuần dưỡng từ Voi rừng trước đây [1]. Tuy rằng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế đã nghiêm cấm viêc săn bắt Voi nhưng những hành - 74 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền động săn bắn trộm Voi để lấy ngà vẫn thường diễn ra dẫn đến số loài Voi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Trong vài năm gần đây, khu vực sống của Voi bị thu hẹp đáng kể nên ở một vài địa phương Voi rừng đã kéo về tàn phá mùa màng, của cải, thậm chí đe dọa sinh mạng con người như ở Bình Thuận, Ninh Thuận... Loài Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) nay chỉ còn 10 đến 12 con ở hai cánh rừng Cát Tiên (Đồng Nai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Trước đây Tê giác một sừng không phải là loài thú hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tượng săn bắn gay gắt để lấy sừng và da để làm thuốc đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài vật này. Loài Hươu sao (Cervus nippon) được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam. Hiện nay loài vật này được khoanh nuôi và bảo vệ chủ yếu tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Tây, Ninh Bình với số lượng khoảng 10.000 con với mục đích lấy nhung làm thuốc và làm thí nghiệm nhân giống tái thả về thiên nhiên. Loài Nai cà tông ( Cervu eldi) chỉ còn thấy với số lượng rất ít ở các hệ sinh thái rừng thưa chủ yếu ở Đắc Lắc và Lâm Đồng. Loài Hươu xạ (Moschus moschiferus) đặc trưng cho những loài sống ở rừng núi đá miền bắc hiện nay chỉ tồn tại ở môt vài khu rừng giáp Trung Quốc với số lượng không đáng kể, lại thường bị người dân địa phương khai thác lấy tuyến xạ để bán sang Trung Quốc nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Toàn thế giới có 221 khu vực đặc hữu chim, thì riêng Việt Nam đã chiếm tới 3 khu đó là các khu vực núi thấp miền Trung, khu vực cao nguyên Lâm Viên và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực núi thấp miền Trung hiện có 8 loài chim phân bổ hẹp trong đó có 4 loài đặc hữu là Gà so Trung bộ (Arborophila merlini), Gà lam mào đen (Lophura imprialis), Gà lôi đuôi trắng (L.Hatinhensiv), và Gà lam mào trắng (L.Edwrdsi). Số lượng của cả 4 loài này hiện nay còn không đáng kể. 4 loài còn lại là Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Khướu đầu xám (Garrulax vassali), Khướu mỏ dài (Giabouillei dangioui) và Chích chạch má xám (Macronous kelleyi). Khu vực Cao Nguyên Lâm Viên có 4 - 75 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền loài chim đặc hữu là Sẻ thông họng vàng (Carduenis monguillotyi) Mi núi bà (Crocias langleianus), Khướu đầu đen (Garrunax milleti) và Khướu đầu đen má xám (Garrunax yersini). Khu vực ngập nước đồng bằng sông MêKông hiện nay đang là nơi xuất hiện một số loài chim quý hiếm như loài Sếu cổ trụi (Grusantigone sharpii). Tất cả các loài chim trên đều đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt và cần được bảo vệ. Các loài bò sát lưỡng cư hiện nay cũng trở nên hiếm do sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc và buôn bán xuất khẩu. Tuy khó có thể thống kê số lượng thực tế nhưng con số 43 loài bò sát và 11 loài ếch nhái được mô tả trong sách đỏ Việt Nam cũng nói lên rằng cần thiết phải có những biện pháp cấp bách để bảo vệ các loài trong nhóm này, đặc biệt là Vích (caretta olivakea) và loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) [1]. Sự suy thoái tài nguyên và hệ sinh thái rừng ở Việt Nam là hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: 1. Nghèo đói: Một thời gian dài trước đây, trong quá trình khai khẩn đất đai để làm nông nghiệp, nhân dân ở các vùng núi với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã đốt nương làm rẫy trên các sườn đồi, sườn núi đã góp phần làm thu hẹp diện tích rừng ở nhiều nơi. 2. Chiến tranh: Trong thời kỳ Pháp thuộc nhiều diện tích đất rừng rộng lớn ở phía Nam lại bị khai phá để trồng cao su, cà phê, chè, chuối và một số cây công nghiệp nhiệt đới khác. Ở phía Bắc, chương trình khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp đã làm mất đi hàng triệu hecta rừng nguyên sinh, thay vào đó là các đồn điền trồng cây công nghiệp để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Chẳng hạn như vùng rừng núi Ba Vì và Tam Đảo đã bị chặt trắng đến độ cao ... 400mét để lấy gỗ công nghiệp. Vào trước năm 1943, hầu hết các vùng rừng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một phần lớn đồng bằng châu thổ sông Mê Kông cùng với các khu rừng dọc bờ biển, dọc sông suối ở những vùng thấp và một số vùng núi cao đều bị khai phá. Rừng chỉ còn lại ở những vùng đất ngập mặn, - 76 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền vùng than bùn và phèn mặn của đồng bằng sông Mê Công. Lúc này độ che phủ của rừng còn lại khoảng 43% diện tích cả nước. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là thời gian mà rừng của Việt Nam bị thu hẹp nhanh nhất; 72 triệu lít thuốc diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn đổ xuống đã thiêu huỷ trực tiếp hơn hai triệu hec ta rừng nhiệt đới các loại [18, Tr 11]. Cũng trong chiến tranh để nuôi sống dân và quân trong lúc mùa màng bị bom đạn và chất độc phá huỷ, nhân dân Việt Nam đã khai phá một diện tích rừng khá lớn để sản xuất nông nghiệp. Sau khi kết thúc chiến tranh, diện tích rừng của cả miền Bắc và miền Nam còn lại khoảng 9,5 triệu héc ta, chiếm khoảng 29% diện tích cả nước, trong đó 10% là rừng nguyên thuỷ. 3. Thiên tai: Theo thống kê của Cục kiểm lâm - Bộ NN&PTNT. Ở Kiên Giang và Cà Mau trong 4 năm từ 1976 đến 1980 diện tích rừng tràm bị cháy lên đến 43.600 ha, năm 1988 ở vùng rừng U Minh Hạ hơn 20.000 ha rừng bị thiêu huỷ. Năm 1994 rừng đặc dụng ở Vồ Dơi đã bị mất hơn 1.000 ha do cháy [22 Tr 5]. Đặc biệt ngày 22/ 01/ 2002 một đám cháy lớn đã thiêu trụi 24 ha rừng đặc rụng ở U Minh Thượng và ngày 24/ 3/ 2002 vụ cháy lớn ở U Minh Thượng đã huỷ hoại khoảng 2.500 ha rừng trong vùng lõi quốc gia. [22 Tr 9] Trong những năm qua, diện tích rừng còn lại vẫn bị tiếp tục suy giảm mạnh mẽ do sự khai thác của con người. Sự gia tăng dân số nhanh đã dẫn tới các nhu cầu về lương thực, gỗ, củi, nguyên liệu công nghiệp,... tăng lên không ngừng. Hoạt động nông – lâm nghiệp ở miền núi chưa đi vào ổn định nên hoạt động khai hoang đốt rừng làm nương rẫy luôn xảy ra, việc khai thác lạm dụng vốn rừng như chặt cây, săn bắt muông thú ở nhiều nơi thường xảy ra nghiêm trọng. Trong khi đó hệ thống pháp luật của chúng ta về bảo vệ các tài nguyên và hệ sinh thái rừng vẫn chưa hoàn thiện. Nhà nước lại thiếu các chính sách phổ biến giáo dục và khuyến khích hoạt động bảo tồn lâm nghiệp nên chưa lôi cuốn được người dân tham gia vào công tác này. Thêm vào đó các cơ quan - 77 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng còn buông lỏng quản lý, chưa thực hiện đầy đủ các chức năng được pháp luật quy định. 3.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM Nghiên cứu về lịch sử pháp luật bảo vệ rừng Việt Nam có thể thấy đây là một hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ, quy mô. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập Nhà nước ta đã quan tâm tới vấn đề bảo vệ và phát triển rừng và xác nhận một nguyên tắc pháp lý- rừng là tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Từ nguyên tắc tối thượng này, việc bảo vệ, khai thác, phát triển rừng được tổ chức thực thi thống nhất trên toàn quốc. Với tư cách là chủ sở hữu, nhà nước phân bổ việc quản lý, bảo vệ rừng cho các chủ thể khác nhau như các cơ quan quản lý nhà nước, các lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã, các hộ gia đình, cá nhân, .... Trong Thông tư số 366/TTg ngày 12/3/1954 của Thủ tướng chính phủ về việc trồng cây gây rừng đã quy định về chính sách hưởng lợi từ rừng: “ Ai gây rừng thì đƣợc quyền hƣởng hoa lợi về cây cối đã trồng”. Mặc dù quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng người gây rừng thì được toàn quyền hưởng hoa lợi về cây cối đã trồng. Chính sách này đã thúc đẩy nhân dân gây trồng và bảo vệ rừng. Tuỳ từng thời điểm cụ thể mà nhà nước có chính sách bảo vệ rừng thích hợp. Trong chỉ thị 181/TTg ngày 3/5/1957 có quy định các biện pháp để chấm dứy tình trạng phá rừng nghiêm trọng. - Đẩy mạnh, tuyên truyền giáo dục nhiệm vụ bảo vệ rừng trong nhân dân, phổ biến rộng rãi các thể lệ bảo vệ rừng do chính phủ đã quy định, các quy ước bảo vệ rừng do nhân dân xây dựng trong các rừng khoanh, vận động các đoàn thể địa phương, các cơ quan giáo dục, toà án, bộ đội, dân quân tham gia thành một công tác rộng rãi. - Quy định rõ trách nhiệm bảo vệ, quản lý rừng cho uỷ ban các cấp nhất là xã và huyện. Tăng cường công tác tuần tra nhất là ban đêm ở nơi hẻo lánh; khi có nạn phá rừng, chặt rừng xảy ra phải huy động lực lượng đến chấm dứt ngay. - 78 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Kết hợp với sửa sai cải cách ruộng đất mà điều chỉnh lại những quyền lợi hợp lý cho nhân dân trong việc chia đất để trồng cây gây rừng trong thời gian qua trên cơ sở phải đảm bảo các lợi ích công cộng. Đặc biệt công tác bảo vệ rừng được nâng lên một tầm cao mới vào năm 1972 khi nhà nước ban hành Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. Pháp lệnh này quy định: rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu của nhà nước, tức là của toàn dân, không ai được xâm phạm; nhà nước thống nhất việc bảo vệ rừng. Pháp lệnh gồm 5 chương, 26 điều. Tuy việc quy định còn giản đơn, chưa được đầy đủ song đây là một bước tiến lớn về mặt lập pháp. Đặc biệt, trong Pháp lệnh đã quy định việc thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng mà từ trước đến nay chưa hề có đó là kiểm lâm nhân dân. Pháp lệnh quy định: “Kiểm lâm nhân dân có nhiệm vụ tuần tra rừng, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng trong các đơn vị kinh doanh thuộc ngành lâm nghiệp, trong các cơ quan đoàn thể, đơn vị, hợp tác xã và trong nhân dân; ngăn ngừa mọi hành động vi phạm luật lệ bảo vệ rừng; phát hiện những vụ cháy rừng và tổ chức việc chữa cháy rừng; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng. Căn cứ vào những điều quy định của pháp luật, kiểm lâm nhân dân có quyền khám xét, bắt giữ tang vật trong các vụ vi phạm, lập biên bản, xử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền xử lý,....” ( Điều 16- pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng1972) [37]. Việc xây dựng lực lượng Kiểm lâm nhân dân- chuyên trách bảo vệ rừngthể hiện sự quan tâm rất lớn của nhà nước đối với vấn đề bảo vệ rừng. Trong Nghị quyết số 155-CP ngày 3/10/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng có nêu rõ: Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng là một văn kiện quan trọng của nhà nước ta, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội... rất sâu sắc. Pháp lệnh là cơ sở pháp lý cho việc giữ gìn và phát triển tài nguyên rừng tạo điều kiện mở rộng một cách cơ bản và lâu dài ngành kinh tế - 79 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền lâm nghiệp, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc nước ta. Nghị quyết đề cao việc tuyên truyền, giáo dục để mọi người nhận thức rõ vị trí, tác dụng to lớn của rừng. Không thể cho rừng là của thiên nhiên vô tận, mạnh ai nấy phá và lấn chiếm hoặc cho rừng ở địa phương nào chỉ để phuc vụ cho địa phương ấy mà cần làm cho mọi người trước hết là cán bộ nhận thức rõ bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi to lớn, lâu dài và đăc biệt quí báu của nhân dân ta, là bảo vệ một nguồn cung cấp phương tiện sinh sống cho đồng bào ta hiện nay cũng như lâu dài về sau này. Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ quản lý rừng và bảo vệ rừng là phải giữ gìn và mở rộng diện tích có rừng cây che phủ, nâng cao khả năng tái sinh và chất lượng của rừng nhằm bảo đảm vững chắc nhu cầu ngày càng lớn về lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, phương tiện sinh sống của nhân dân và hàng xuất khẩu, mặt khác, phải ra sức nâng cao tác dụng phòng hộ của rừng, góp phần chống thiên tai điều hoà khí hậu... Có thể nhận xét rằng, dưới góc độ pháp quy các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng được quy định một cách hệ thống và luôn đề cao việc giữ gìn vốn rừng hiện có và phát triển, mở rộng gây trồng rừng mới. Tuy nhiên, trong mấy chục năm vừa qua, Nhà nước mở rộng việc trồng rừng nhưng diện tích rừng không những không được mở rộng mà ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó có nguyên nhân không nhỏ từ việc quy định chính sách, pháp luật bảo vệ rừng và công tác tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khiếm khuyết khiến rừng chưa thực sự “có chủ” và vẫn bị khai thác một cách bừa bãi. Sau gần 20 năm, vào năm 1991 nhà nước ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, đưa vấn đề bảo vệ rừng lên một tầm cao mới. Rừng vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng những quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng1991 theo hướng tìm cho rừng những “ngƣời chủ” thực sự để rừng được quản lý và phát triển bền vững. - 80 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Trong thời kỳ này, nhiệm vụ bảo vệ rừng được tăng cường rõ rệt. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ thị về các biện pháp cần thực hiện để chặn đứng việc phá rừng. Bộ Lâm nghiệp đã đẩy mạnh công tác giao đất lâm nghiệp, thực hiện khoán rừng cho các hộ gia đình bảo vệ, tăng cường lực lượng kiểm lâm và đổi mới các thể chế tổ chức để thực hiện nhiệm vụ này. Các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương cũng đã quan tâm tới công tác bảo vệ rừng nhiều hơn những thời kỳ trước đây. Sau khi thành lập Bộ NN&PTNT, công tác bảo vệ tài nguyên rừng đã được chú ý, tiếp tục đề ra nhiều biện pháp để ngăn chặn nạn phá rừng đang diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở các tỉnh Tây nguyên. Vào đầu năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Chỉ thị quan trọng, đề ra những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ quốc phòng, các ngành bảo vệ pháp luật để chỉ đạo UBND các tỉnh thực hiện nghiêm túc 2 Chỉ thị này. Trong 3 năm 1997- 2000, đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ rừng như : xác định ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên thực địa bằng một hệ thống mốc bảng rõ ràng; tiến hành kiểm kê rừng; giảm sản lượng khai thác rừng tự nhiên; tăng cường quản lý xuất nhập khẩu lâm sản; đẩy mạnh công tác quản lý di dân đến các vùng rừng; tăng cường, phòng chống cháy rừng; kiện toàn đổi mới tổ chức kiểm lâm, lập lại kỷ cương trong lĩnh vực khai thác và lưu thông lâm sản; đẩy mạnh việc thực hiện chương trình 327, các dự án trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên, chuẩn bị và chỉ đạo kế hoạch thực hiện dự án 5.000.000 hecta rừng. Tháng 12/1999 Bộ trưởng bộ NN&PTNT đã ký thoả thuận với 15 nhà tài trợ (đến nay đã có 19 nhà tài trợ ) quốc tế cam kết tham gia đóng góp vào dự án trồng 5.000.000 hecta rừng. Nhiều biện pháp bảo vệ rừng, kiểm soát di dân ở các vùng rừng núi, tăng cường quản lý khai thác lâm sản và truy quét các tổ chức cá nhân phá rừng đã đạt được kết quả tốt. Công tác kiểm kê rừng đã hoàn thành và đã được Thủ tướng phê duyệt và công bố việc triển khai và tăng cường việc quản lý xuất nhập khẩu lâm sản theo các chủ trương của Chính phủ ở các Quyết định 821/TTg ngày 6/11/1996, số 65/QĐ/TTg ngày 24/3/1998... đã được thực hiện nghiêm túc. - 81 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Sản lượng gỗ khai thác ở rừng tự nhiên đã giảm dần đến năm 2000 nhà nước chỉ giao kế hoạch khai thác ở rừng tự nhiên khoảng hơn 300.000 m3. Ở nhiều điạ phương, tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã ra nhiều nghị quyết về bảo vệ rừng và kiên quyết chỉ đạo áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ rừng ở địa phương mình. Với việc ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và việc tổ chức thực hiện chặt chẽ trong những năm qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ rừng. Qua kết quả kiểm kê rừng theo Chỉ thị số 286/TTg ngày 2/5/1997. Tính đến hết năm 1999, diện tích rừng trong cả nước có 10.915.592 hecta. Độ che phủ của rừng là 32,2% (không tính cây gỗ trồng phân tán và cây công nghiệp lâu năm có tán lớn ). Trong tổng diện tích rừng đó, rừng tự nhiên có 9.444.198 hecta, chiếm 86,52% tổng diện tích đất có rừng, rừng trồng có 1. 471.394 hecta chiếm 13,48% tổng diện tích đất có rừng. So với diện tích rừng cả nước công bố năm 1995 là 9,305,000 hecta thì thấy trong 5 năm (1995-1999) diện tích rừng cả nước tăng thêm 1,6 triệu hecta, tăng khoảng 17%. Trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng gần 1,2 triệu héc ta, tăng hơn 14%; diện tích rừng trồng tăng lên 0,4 triệu hecta, tăng thêm 40% [26, Tr8]. Tính đến hết năm 2002, cả nước có 11.314.626 hecta rừng các loại, trong đó rừng tự nhiên là 9.675.700 hecta (chiếm 85,5% diện tích rừng cả nước) và rừng trồng là 1.638.926 hecta (14,5%). Chúng ta đã nâng độ che phủ của rừng từ 28% năm 1993 lên 35,7% vào năm 2002 trên diện tích toàn lãnh thổ [8, Tr 19]. Các tỉnh có độ che phủ rừng cao như vùng Đông Bắc đạt tỷ lệ che phủ 35,1%; Bắc Kạn là 49,1%; Cao Bằng là 31,2%; Hà Giang là 36,1%; Tuyên Quang là 50%. (Số liệu diện tích rừng của các tỉnh đến 32/12/1999 –Kèm theo Quyết định số 03/2001/QĐ-TTg ngày 05/01/2001). Một số khu rừng tự nhiên bị tàn phá trước đây có xu hướng phục hồi , chứng tỏ khả năng phục hồi rừng bằng biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giầu rừng đã đem lại hiệu quả thiết thực. - 82 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Diện tích rừng trồng tập trung để cung cấp nguyên liệu đã hình thành, có khả năng cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến lâm sản. Hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đã được thiết lập và đang có chủ trương để xây dựng. Số lượng cây trồng phân tán ở nông thôn luôn luôn duy trì bền vững ở mức 2 tỷ cây trồng lấy gỗ và những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội ở nông thôn đang làm giảm bớt sức ép đối với rừng tự nhiên. Lực lượng lao động tham gia nghề rừng được tăng thêm. Các chỉ tiêu số lượng về sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng hơn so với các thời kỳ trước. Một số kết quả khoa học về lâm sinh và các chính sách đổi mới đang phát huy tác dụng nhất là những thành tựu về giống cây, sản xuất cây con và chính sách giao đất lâm nghiệp. Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ vào những chính sách pháp luật đúng đắn – thể hiện trong các chính sách về giao đất, giao rừng, khoán rừng, cho thuê đất lâm nghiệp... trong Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 của nhà nước ta và công tác tổ chức thực hiện chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, Nhà nước đã coi công tác bảo vệ và phát triển rừng là của toàn dân, từng bước tiến tới phát triển lâm nghiệp xã hội. Tuy nhiên, việc bảo vệ rừng vẫn còn những tồn tại và thách thức đặt ra cho chúng ta trong thời gian tới cả về mặt qui định của pháp luật và công tác tổ chức thực hiện. 3.2.1. Về chính sách phát triển rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng chúng ta còn gặp phải những vướng mắc sau: - Hệ thống các văn bản pháp luật về chính sách phát triển rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng gồm nhiều văn bản được xây dựng và ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau đã bắt đầu bộc lộ tính không đồng bộ, những văn bản quan trọng như Luật bảo vệ và phát triển rừng lại có nhiều qui định chưa cụ thể dẫn đến tình trạng một mặt tồn tại những qui định mâu thuẫn, mặt khác phải ban - 83 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền hành nhiều văn bản dưới luật để bổ sung, điều chỉnh .... đã gây ra không ít phiền phức trong quá trình thực hiện. - Động lực để giữ rừng còn quá yếu. Nhà nước giao rừng cho các chủ rừng theo qui định của Luật bảo vệ và phát triển rừng đã qui định nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của chủ rừng nhưng trên thực tế lợi ích của chủ rừng còn quá ít. Vì vậy, chưa tạo được những động lực mạnh mẽ để các chủ rừng đầu tư tiền của và công sức bảo vệ rừng. Theo Luật đất đai 2003 tại khoản 3 điều 75 có quy định về việc cho “Tổ chức kinh tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái môi trường dưới tán rừng”. Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì chỉ có tổ chức kinh tế được thuê để kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thái môi trường dưới tán rừng (khoản 5 điều 76, khoản 5 điều 77) [24]. Đây là một động lực để các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển lâm nghiệp và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, đối tượng bảo vệ rừng chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân Việt Nam thì không thuộc diện được thuê đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái môi trường dưới tán rừng ? Phải chăng đây là điều “không công bằng" và “bất hợp lý” ? - Thời gian qua chúng ta mới cố gắng đi theo hướng đưa rừng vào quản lý từ tình trạng vô chủ đến có chủ, từ chưa có luật đến có luật (tất nhiên còn thiếu nhiều thể lệ và hướng dẫn thực hiện), từ chưa có kiểm lâm đến sử dụng kiểm lâm để kiểm soát. Nhà nước chưa thực sự mạnh dạn, cởi mở trong việc giao quyền làm chủ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân tham gia kinh doanh lâm nghiệp. Vì vậy, rừng vẫn bị mất. Qua điều tra, phỏng vấn thì nhiều người dân chưa thấy mình được hưởng lợi ích cụ thể từ rừng, thậm chí đến những người được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp, được nhận khoán rừng để bảo vệ đã thấy rằng những lợi ích mà mình được hưởng từ rừng còn quá nhỏ bé. Chính vì vậy, động lực để thu hút chủ rừng và nhân dân tham gia bảo vệ rừng còn rất yếu. - 84 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Hiện nay, chúng ta chưa có một hệ thống chính sách đủ sức mạnh tạo thành một động lực thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, nhất là đối với những người dân nghèo, những người dân sống gần vùng rừng núi. Những chính sách hiện hành chưa đem lại cho người dân sống gần rừng những lợi ích trực tiếp và thiết thực cũng như những lợi ích lâu dài. trong khi đó, người dân (và người chủ rừng) cần có thu nhập và lợi ích để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Đó là thực tế cần nghiên cứu để hoạch định những chính sách phù hợp trong điều kiện nước ta. Đối với rừng làng bản ở địa phương, Nhà nước chưa có chính sách và giải pháp thích hợp với đồng bào đã gắn nhiều đời với rừng núi ở những nơi này, có nhiều tập quán liên quan đến rừng, do vậy chưa động viên được đồng bào tham gia bảo vệ và phát triển rừng. 3.2.2. Quy định về tài chính liên quan đến rừng khá đầy đủ về mặt văn bản nhưng lại khó đi vào cuộc sống. Luật khuyến khích đầu tư trong nước, tại điều 9 qui định về các dự án được ưu đãi trong đó có lĩnh vực trồng rừng, trồng cây lâu năm trên đất chưa sử dụng, đất trống đồi núi trọc. Những ưu đãi cơ bản về tài chính mà các tổ chức cá nhân, hộ gia đình được hưởng khi đầu tư trồng rừng là được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và sự miễm giảm về thuế. Thuế tài nguyên được miễn đối với các lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh. Thuế buôn chuyến được miễn đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên. Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh lâm nghiệp là 25%, nếu dự án đầu tư khai thác lâm sản ở các vùng miền núi, các vùng khó khăn thì được nhà nước cho hưởng thuế suất là 15%. Các doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế hai năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 4 năm tiếp theo, riêng đối với các dự án trồng rừng ở miền núi và các địa bàn khó khăn - 85 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền thì thuế thu nhập được miễn thêm từ 1 đến 2 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp thêm từ 1 đến 5 năm tiếp theo. Luật thuế giá trị gia tăng qui định thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% đối với các lâm sản chưa qua chế biến (các loại lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên như Tre, Luồng, Song mây, Nứa, Mộc nhĩ , Nấm, Rễ, Lá...) Trong những năm qua, thực hiện dự án trồng 5 triệu hecta rừng của nhà nước cũng gặp không ít khó khăn về tài chính và giải ngân nguồn vốn cho các chủ dự án. Thứ nhất do khâu thủ tục phức tạp nên việc triển khai giải ngân thực hiện trồng rừng ở nhiều nơi rất chậm. Theo tinh thần của Thông tư số 28 /TTBTC ngày 13/31999 của Bộ Tài chính thì hàng tháng chủ dự án phải nghiệm thu khối lượng từng vùng, có xác nhận của Hội đồng nghiệm thu các tỉnh, kèm theo danh sách ký nhận tiền của các hộ gia đình. Kho bạc nhà nước sẽ căn cứ trên biên bản nghiệm thu thực hiện kiểm tra, kiểm soát chứng từ liên quan để làm thủ tục chuyển ngân từ tạm ứng sang cấp phát vốn cho cơ sở. Tuy nhiên, địa bàn trồng rừng của các dự án cơ sở là rất phân tán, mỗi dự án giao cho hộ gia đình cũng có tới vài trăm điểm để xem xét kiểm tra, xác nhận để nghiệm thu thì thời gian để nghiệm thu ở mỗi dự án cũng phải mất hàng tuần. Từ đó dẫn đến thực trạng vì thực hiện đúng các qui định của Bộ Tài chính nên tiền dự án về đến kho bạc tỉnh mà vẫn không giải ngân được. Thứ hai, các qui định về kinh phí sự nghiệp cho các Ban quản lý dự án còn nhiều điểm chưa rõ ràng dẫn đến việc vận dụng không thống nhất giữa các địa phương. Theo qui định hiện hành của Thông tư liên bộ số 28/TT-LB ngày 3/2/1999 của Bộ NN&TPNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì Ban quản lý dự án nào đang được hưởng kinh phí thì tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí sự nghiệp để hoạt động. Ban quản lý nào không được hưởng kinh phí sự nghiệp thì trích kinh phí dự án để hoạt động. Từ đó dẫn đến hai vận dụng khác nhau ở các địa phương. Hầu hết các Ban quản lý dự án địa phương ở các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu - 86 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Long vừa được hưởng kinh phí sự nghiệp của tỉnh đồng thời vẫn được hưởng kinh phí quản lý dự án từ trung ương chuyển về. Trong khi đó ở phần lớn các tỉnh trung du miền núi phía bắc và một vài nơi khác Ban quản lý dự án lại chỉ sống bằng kinh phí dự án 6% trên tổng vốn phân bổ theo kế hoạch năm mà không có nguồn vốn nào khác. Đấy là chưa kể đến trong số kinh phí 6% này chưa có chi phí cho công tác giao đất và nghiệm thu rừng trồng, rừng bảo vệ nên đẫ dẫn tới việc nhiều tỉnh làm sai qui định, tự động tính thêm chi phí từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng trên 1 ha và khấu trừ vào giá thành trồng rừng để trả lương, đóng BHXH và trả chi phí đi lại cho các thành viên Ban quản lý dự án. Thứ ba, khâu chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các qui định còn thiếu chặt chẽ, dẫn tới việc áp dụng sai ở nhiều địa phương. Chẳng hạn như về đơn giá trồng rừng, Quyết định 661/TTg đã qui định mức 2,5 triệu đồng là đơn giá bình quân trực tiếp đến người trồng rừng. Tuy nhiên ở nhiều địa phương lại coi đây là đơn giá cố định áp dụng cho hầu hết các địa bàn có địa hình rất khác nhau. Thậm chí có những nơi như vườn quốc gia Côn Đảo trong khi đơn giá đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đắt gấp trên 3 lần so với đất liền thì đơn giá đầu tư trồng rừng ở đảo này vẫn chỉ vận dụng là 1,7 triệu đồng trên 1 hec ta cho năm thứ nhất. Nhiều nơi các chủ dự án địa phương còn khấu trừ tiền trên hec ta trồng rừng để chi cho công tác nghiệm thu và giao đất. 3.2.3. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng còn nhiều điểm vướng mắc. - Một là, trong thời gian qua nhiều biến đổi về mặt tổ chức của nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến những mô hình và cơ cấu tổ chức của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Cuộc cải cách hành chính lớn xảy ra cuối năm 1995 với việc thành lập Bộ NN&PTNT trên cơ sở sáp nhập Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Bộ Thuỷ lợi đã gây tác động mạnh mẽ đến hệ thống tổ chức ngành và hiện nay là Bộ Tài nguyên Môi trường được thành lập, cơ quan Tổng cục Địa chính trước đây nay là Vụ đất đai trong Bộ Tài nguyên Môi trường - 87 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Hai là, Tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, có sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước về rừng (Sở Lâm nghiệp/ Sở NN&PTNT) và cơ quan giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng. Trước năm 1995, cả nước chỉ có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tổ chức Sở lâm nghiệp độc lập, các địa phương còn lại tổ chức các cơ quan quản lý về rừng chung với nông nghiệp trong Sở Nông Lâm, ở một vài tỉnh là Sở Nông Lâm Thuỷ Lợi. Hệ thống kiểm lâm được hình thành từ những năm 1970 khi đó đã phát triển khá nhưng chưa đồng nhất và đủ mạnh. Từ 01/11/1995, các địa phương tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về rừng thành một bộ phận trong Sở NN &PTNT. Theo Nghị định 39/CP ngày 15/8/1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm thì lực lượng kiểm lâm trực thuộc UBND tỉnh. Xét về chức năng thì lực lượng kiểm lâm là lực lượng kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, ngoài ra kiểm lâm còn được giao một số chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước. Như vậy, việc phân định rõ ràng cơ cấu tổ chức quản lý của lực lượng kiểm lâm vẫn là vấn đề cần giải quyết. Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước và chất lượng cán bộ địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng cũng bộc lộ những yếu kém nhất là cấp huyện và cấp xã. Hầu hết các huyện không có các cán bộ lâm nghiệp trong Phòng NN&PTNT để giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, việc thực hiện các nhiệm vụ lâm nghiệp thường giao cho Hạt kiểm lâm huyện. Tại các xã cũng không còn hệ thống Ban lâm nghiệp xã, chỉ có những cán bộ kiểm lâm theo dõi công tác bảo vệ theo từng cụm xã. - Ba là, nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng ở các cấp chậm được qui định cụ thể. Trong thời kỳ trước đây, chúng ta có lẫn lộn chức năng quản lý kinh doanh lâm nghiệp và chức năng quản lý nhà nước về rừng. Hệ thống lâm trường quốc doanh, hàng chục liên hiệp, xí nghiệp đã “bao quản bao chiếm” trên 6 triệu ha đất lâm nghiệp (mà chủ yếu là rừng tự nhiên) và thường được xem là đại diện nhà nước để quản lý các khu rừng đó. Nhưng các lâm trường chưa làm đầy - 88 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền đủ nhiệm vụ quản lý rừng đã được nhà nước giao cho mình quản lý kinh doanh nên diện tích rừng của các lâm trường quốc doanh cũng bị suy giảm nhiều. Trong một thời gian dài, chúng ta đã để các lâm trường quốc doanh bao chiếm rừng lại áp dụng cơ chế quản lý giống như cơ chế quản lý doanh nghiệp khai thác các loại tài nguyên không tái tạo được. Những cơ chế quản lý đó đã làm cho các lâm trường quan tâm đến “chặt hạ nhiều hơn là trồng cây” và “trồng cây để giải quyết việc làm “nhiều hơn là “trồng cây vì lợi ích xây dựng rừng” để tạo điều kiện kinh doanh ổn định cho mình và tăng cường tiềm lực tài nguyên rừng cho đất nước. Chính vì vậy, ngày nay hàng loạt các lâm trường phải “đóng cửa” vì không có “việc làm”. Luật bảo vệ và phát triển rừng của nước ta đã qui định 7 nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng. Nhưng trách nhiệm, quyền hạn tổ chức và bộ máy nhà nước của các cấp chính quyền chậm được qui định cụ thể và phù hợp với vị trí của từng cấp trong hệ thống tổ chức chính quyền nhà nước. Cấp xã là cấp thấp nhất, cấp trực tiếp với dân lại chưa có nhiệm vụ, tổ chức và biên chế cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng phù hợp với vị trí chính quyền cấp xã đối với tài nguyên rừng nằm trong địa giới hành chính của xã mình. Mối quan giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trong việc quản lý tài nguyên rừng chưa được qui định cụ thể. Vấn đề tổ chức hợp lý cơ quan quản lý rừng ở cấp quốc gia và các cấp dưới để chỉ đạo thống nhất và có hiệu lực vẫn đang là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. - Bốn là, thủ tục và phương pháp quy hoạch rừng chưa hợp lý. Trong thời kỳ bao cấp quy hoạch là công cụ chủ yếu để bố trí sản xuất. Tiếp theo, trong lâm nghiệp còn lập “chƣơng trình điều chế rừng” để làm công cụ chỉ đạo lâm trường kinh doanh rừng. Đến nay, hàng năm còn phải lập, trình duyệt phương án thiết kế khai thác, rồi lập các thủ tục để mở cửa rừng, đóng cửa rừng. Nhưng các thủ tục, qui trình khai thác rừng và phương án điều chế rừng đã ban hành chưa được các lâm trường thực hiện đầy đủ và đúng đắn, hơn nữa chúng ta vẫn chưa có cơ chế để giám sát, đánh giá kết quả sử dụng rừng một cách định kỳ, chưa có - 89 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền qui định rõ ràng về trách nhiệm vật chất của các lâm trường quốc doanh khi sử dụng tài nguyên rừng để kinh doanh, chưa có đầy đủ những chế tài cần thiết để hạn chế tình trạng lạm dụng vốn rừng của các lâm trường quốc doanh và sự khai thác của cư dân xung quanh lâm trường quốc doanh nên rừng được qui hoạch giao cho lâm trường cũng bị giảm dần. Quy hoạch, kế hoạch thiếu chính xác, thiếu các luận cứ khoa học chắc chắn và các thủ tục quản lý rừng quan liêu là một công cụ quản lý có tác động làm giảm tài nguyên rừng. - Năm là, chưa thiết lập lâm phận ổn định trên thực địa và chưa có một cơ chế có hiệu quả để điều chỉnh việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất nông nghiệp. Chúng ta có quyết tâm giữ lại toàn bộ số rừng hiện còn, nhưng lại có nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp. Trên thực tế luôn diễn ra quá trình chuyển đổi một phần diện tích đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp. Vì vậy, cần xác định một lâm phận ổn định. Đó là diện tích đất lâm nghiệp phải luôn có rừng, không được chuyển đổi để đảm bảo các tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp lâm sản của rừng. Phải có một chế độ quản lý bền vững và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lâm nghiệp ổn định đó. Ở những diện tích đất lâm nghiệp có thể chuyển đổi thành đất nông nghiệp cũng không được chuyển đổi một cách tự phát mà phải có sự điều chỉnh của kế hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng và của pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta đã ban hành những cơ chế đó chưa đồng bộ, chưa kịp thời và chưa sát thực tế để điều chỉnh quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, hơn nữa do yêu cầu phát triển nhanh, quy hoạch nông nghiệp chưa chính xác, kỹ thuật nông nghiệp chưa cao, nên tình trạng mất rừng trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã xảy ra khá mạnh. Đặc biệt là ở tỉnh ĐắcLắc việc phá rừng để trồng cà phê, hồ tiêu,... diễn ra nhanh chóng. Nhìn chung, hệ thống pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam tương đối đầy đủ và đồng bộ. Sự đóng góp của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của nước ta lên một tầm cao mới. Rừng Việt Nam đã được hồi sinh, độ che phủ của - 90 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền rừng từ 28% năm 1993 lên 35,7% năm 2002 trên diện tích toàn lãnh thổ [8]. Nhiều cánh rừng đã thực sự có chủ và chính sách khoán rừng, giao rừng được nhân dân đón nhận và bước đầu xây dựng được những chính sách và tạo được ý thức của người dân về sự nghiệp bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân. Tuy nhiên, một vài điểm vướng mắc trong các qui định về pháp luật bảo vệ rừng phân tích trên đây, cũng đã phần nào cản trở nhiều trong việc thực thi pháp luật bảo vệ rừng. Các qui định này chỉ nằm trong văn bản pháp luật mà không có điều kiện và sức sống trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các qui định trên để pháp luật bảo vệ rừng thực sự đi vào đời sống. 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG 3.3.1. Về chính sách pháp luật bảo vệ rừng. 3.3.1a. Xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, cụ thể và có khả năng phát huy hiệu lực thực tế luôn luôn là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. - Đặt vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và có hiệu lực thực tế là một vấn đề hết sức khó khăn trong giai đoạn hiện nay dù đây là yêu cầu mang tính khách quan. Vì có xây dựng được một hệ thống pháp luật bảo vệ rừng như vậy mới tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn lợi từ rừng gắn liền với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đặc biệt là bảo vệ các tài nguyên đang có nguy cơ bị tiêu diệt, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái rừng, phát huy các giá trị sử dụng của rừng để vừa đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, vừa phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước trên cơ sở quản lý và phát triển bền vững. - Hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng hiện hành của Việt Nam có 3 đạo luật đặc biệt quan trọng đó là Hiến pháp 1992, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật đất đai 1993 (đã sửa đổi năm 1997, 1998,&2001) hiện nay được thay thế bằng Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/ 7/ 2004. Cả 3 đạo luật này đều qui định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến rừng và thiết - 91 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền lập được mối quan hệ cơ bản giữa các chủ rừng với Nhà nước trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng các tài nguyên rừng. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng còn bao gồm các qui định nằm rải rác trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật phòng cháy, chữa cháy, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài. Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Các đạo luật về thuế... cùng hàng loạt các văn bản dưới luật có liên quan. - Xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ rừng thống nhất, đồng bộ, đầy đủ trước hết phải khẳng định vai trò chủ đạo hạt nhân của Luật bảo vệ và phát triển rừng với việc xác lập các qui định cụ thể, thực hiện trực tiếp, giảm thiểu các văn bản soạn thảo kèm theo dễ làm biến dạng về nội dung của luật, gây ách tắc, khó khăn trong việc thực thi. Phƣơng hƣớng tổng thể trƣớc hết để hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng là một mặt cần tập trung vào rà soát, bổ sung, sửa đổi các qui định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng cho đầy đủ và cụ thể, trong đó cần chú trọng tới các qui định về trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc của các Bộ, Ngành, UBND các cấp; công tác kiểm lâm; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất để trồng rừng và bảo vệ rừng; kinh doanh lâm nghiệp; vấn đề cho thuê rừng và đất lâm nghiệp ... - Cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số qui định pháp luật trong các văn bản pháp luật hiện hành thuộc các ngành luật có liên quan đến pháp luật bảo vệ rừng nhƣ pháp luật đất đai; môi trƣờng; tài nguyên nƣớc; pháp luật hình sự; các qui định về xử phạt hành chính... ,loại bỏ những qui định không còn phù hợp để đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản này với Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Xin lấy một ví dụ cụ thể về sự không đồng bộ giữa các luật này: trong Luật đất đai 1993 qui định về thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: “đƣợc giao cho các hộ gia đình và cá nhân.” còn Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 lại qui định: “đƣợc giao cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân” (khoản 3 điều 11 Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991). - 92 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 3.3.1b. Sửa đổi Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 Việc ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng ngay từ những năm đầu đổi mới thể hiện sự chú trọng của Đảng và Nhà nước ta trong việc tìm hướng đi đúng đắn cho việc bảo vệ và phát triển rừng. Sự ra đời của đạo luật này đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để đưa công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng vào nề nếp, khai thác, sử dụng rừng có hiệu quả, thu hút các tầng lớp dân cư nhất là đồng bào sống trong rừng và gần rừng có công ăn việc làm ổn định và tham gia xây dựng, phát triển rừng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế xã hội, của cơ chế thị trường và thực tiễn quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua, nhiều vấn đề mới phức tạp đã nảy sinh khiến nhiều qui định của pháp luật trở nên lạc hậu, không phù hợp khiến cho hiệu quả và hiệu lực của pháp luật trên thực tế rất hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng quốc gia. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung luật cần bám sát những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản để Luật bảo vệ và phát triển rừng luôn đóng vai trò là đạo luật trung tâm trong hệ thống pháp luật bảo vệ rừng. Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng được tiến hành trên cơ sở kế thừa những nội dung cơ bản, cấu trúc và những qui định đang còn phù hợp của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ trong hệ thống pháp luật bảo vệ rừng phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Những nội dung sửa đổi cần tập trung vào những vấn đề sau: - Các qui định về phân loại và cơ chế quản lý các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, và rừng sản xuất. - Cần có các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên. - Xác định rõ ràng việc phân cấp quản lý và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bảo vệ rừng. - 93 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ: Tại điều 9 Luật BV&PTR năm 1991 quy định “…. UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất rừng trong phạm vi địa phương mình theo quy hoạch, kế hoạch, chế độ, thể lệ của Nhà nước …” và chức năng quản lý Nhà nước này của UBND các cấp được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 6 Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/ 1/ 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật BV&PTR. “1. Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của Nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương”. Vấn đề này cần phải quy định rõ ràng chịu trách nhiệm về tài nguyên rừng trước Nhà nước như thế nào ? Vì trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BV&PTR không có văn bản nào quy định về trách nhiệm của UBND các cấp đối với tài nguyên rừng như thế nào ? -Tạo cơ chế thông thoáng và hƣớng dẫn các chủ rừng phát huy khả năng kinh doanh lâm nghiệp. - Quy định đầy đủ, rõ ràng quyền lợi của chủ rừng cũng nhƣ các chủ thể khác tham gia khai thác nguồn lợi từ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. 3.3.1c. Chính sách đất đai, giao đất, giao rừng. - Chúng ta khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ trực tiếp quản lý thông qua các tổ chức của nhà nước một bộ phận rừng và đất quy hoạch gây trồng rừng nhất định có liên quan đến môi trường hoặc phát triển kinh tế xã hội quan trọng của quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ quan trọng, các khu rừng sản xuất gỗ tập trung phục vụ cho nguyên liệu công nghiệp và chế biến xuất khẩu. Phần diện tích rừng và đất quy hoạch trồng rừng còn lại giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp nhằm từng bước chuyển 20 triệu dân cư sống trong và gần các khu rừng hiện nay từ tác nhân có thể gây ra sự tàn phá rừng thành nhân tố - 94 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền trung tâm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Xét theo khía cạnh kinh tế thực hiện theo hướng trên thực chất là phát triển một nền kinh tế song hành trong lâm nghiệp, nghĩa là vừa phát triển khu vực kinh tế nhà nước vừa phát triển khu vực kinh tế dân doanh. - Trong những năm qua nhà nước đã tiến hành giao rừng và đất rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau để quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng, kinh doanh rừng với diện tích khoảng 8 triệu hecta (chiếm khoảng 73,3% tổng diện tích đất có rừng), trong đó doanh nghiệp nhà nước là 3,6 triệu hecta, các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là 2,1 triệu hecta, các hộ gia đình, cá nhân là 2 triệu hecta [26, Tr 8]. Nhiều hộ nông dân được giao đất lâm nghiệp đã tổ chức kinh doanh tốt, vươn lên làm giàu và đã có thu nhập hàng chục triệu đồng / năm/ hộ, một số hộ gia dình đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng / năm / hộ. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Nhưng theo đánh giá của Chính Phủ trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/ 02/ 2000 về kinh tế trang trại thì hiện nay, còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất. - Tuy nhiên, về chính sách giao đất, giao rừng cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá nhân trong những năm qua nhà nước còn nhiều dè dặt. Trong điều 8 – Nghị định 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng qui định: “ Cho doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc sản xuất kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có qui mô diện tích từ 100 ha đến dƣới 1000 ha”; đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha. Định mức giao đất lâm nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá nhân như trên là quá ít. Trong những năm tới chúng ta cần mạnh dạn giao đất giao rừng cho các đối tượng trên dần dần tiến tới tính chất “tƣ hoá” trong việc quản lý và phát triển rừng để rừng thực sự “có chủ”. Quan điểm về chính sách phát triển kinh tế trang trại của Chính Phủ được đề ra trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Hộ gia đình trực - 95 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được UBND xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại. - Cùng với việc khẩn trƣơng giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà nƣớc cần sớm thể chế hoá các quyền của ngƣời sử dụng đất lâm nghiệp (có rừng và chƣa có rừng) theo Luật đất đai sửa đổi; qui định loại đất lâm nghiệp đƣợc phép thuê, giá cho thuê chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, khuyến khích tập trung đất đai để hình thành các trang trại lâm nghiệp, phát triển phƣơng thức nông lâm kết hợp. Cần sớm ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi phù hợp với Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ 01/ 7/ 2004, tránh sự thiếu đồng bộ nhƣ hiện nay. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự mâu thuẫn và chồng chéo trong các nội dung quy hoạch gây ra tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng đền bù tốn kém. Các quy hoạch này lại thiếu tính dự báo, thiếu tính khoa học là nguyên nhân khiến cho nhiều bản qui định phải liên tục bổ sung, điều chỉnh, gây mất ổn định trong chỉ đạo và quản lý. - Việc hưởng lợi trên đất trồng rừng bao gồm gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, các sản phẩm nông- lâm - ngư kết hợp và các lợi ích khác từ rừng cần được mở rộng cho các chủ rừng vì thời gian đầu tư vào rừng để có thu hoạch là rất lâu dài. Có tăng giá trị hưởng lợi từ rừng cho các chủ rừng thì nhà nước sẽ giảm dần việc bao cấp đầu tư bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và có như vậy chủ rừng mới tích cực đầu tư vào xây dựng và phát triển vốn rừng. Vấn đề cần chú trọng giải quyết hài hoà giữa lợi ích nhà nước, tập thể và người lao động cùng tham gia quản lý rừng. - Trong thời gian tới, các biện pháp để phát huy tối ƣu hiệu quả của chính sách đất đai, giao đất, giao rừng đối với việc bảo vệ rừng là: - Ban hành văn bản qui phạm qui định và hƣớng dẫn chi tiết quy trình, quy phạm, phƣơng pháp tiến hành quy hoạch sử dụng đất và giao đất - 96 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền lâm nghiệp. Các quy trình, quy phạm đó phải có tính khả thi để các tỉnh, huyện, xã có thể thực hiện đƣợc. - Mở rộng đối tƣợng đƣợc giao đất, giao rừng và hạn mức đƣợc giao – chỉ cần chủ rừng sử dụng đất đƣợc giao đúng mục đích và có hiệu quả. - Đào tạo cán bộ cơ sở huyện, xã nhất là cán bộ địa chính để họ có thể tự xây dựng quy hoạch đất cấp xã. Cần sử dụng các chuyên gia về điều tra, quy hoạch là thành viên nhóm cộng tác để hỗ trợ địa phƣơng về khoanh vẽ và xây dựng bản đồ. - Xây dựng các qui định liên ngành về điều chỉnh đất đai của các lâm trƣờng, nông trƣờng để bàn giao cho chính quyền huyện, xã giao cho dân trên nguyên tắc tất cả các diện tích rừng và đất trồng rừng gần thôn, bản kể cả rừng phòng hộ ít xung yếu sẽ giao cho dân quản lý và sử dụng. 3.3.1d. chính sách đối với chủ rừng. Trong những năm qua, thực hiện giao đất, giao rừng cho các tổ chức,hộ gia đình, cá nhân quản lý nhà nước ta cũng đã quan tâm đến quyền lợi của các chủ rừng để gắn họ với nghề rừng, thực sự tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng như những chính sách về hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất trồng rừng được giao, đất có rừng, được chuyển nhượng, để lại thừa kế, bán thành quả lao động... cho người khác theo qui định của pháp luật. Đặc biệt là Nhà nước đã qui định về thời hạn giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp là 50 năm và có thể gia hạn tiếp. Với thời gian dài như vậy các chủ rừng thực sự yên tâm đầu tư phát triển rừng. Tuy nhiên, các qui định về quyền lợi của các chủ rừng còn nhiều điểm hạn chế chưa thực sự khuyến khích được họ chú trọng tới nghề rừng. Để các khu rừng trở nên thực sự có chủ, đồng thời tạo hành lang pháp lý để các chủ rừng phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ và phát triển rừng, chúng ta cần nghiên cứu triển khai các biện pháp sau: - Hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng, chính sách bảo đảm lƣơng thực cho ngƣời trồng rừng, bảo vệ rừng. Song song với việc phát triển lâm nghiệp cần phát triển nông nghiệp để tạo nguồn lƣơng thực ổn - 97 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền định tại chỗ cho nhân dân trong vùng trồng rừng. Những khu rừng nào có khả năng xây dựng phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp và khu rừng nào có khả năng kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái môi trƣờng dƣới tán rừng thì cho chủ rừng thực hiện. Có nhƣ vậy thì mới tăng nguồn thu nhập từ rừng và động lực bảo vệ rừng mới thực sự mạnh mẽ và bền vững. - Khẩn trƣơng hoàn chỉnh việc quy hoạch lâm phận quốc gia và thực hiện dứt điểm việc giao đất giao rừng cho các chủ rừng, xoá bỏ triệt để tình trạng nay là đất trồng rừng, thậm chí đã trồng rừng rồi mai lại có chính sách phá bỏ để trồng cây công nghiệp, nông nghiệp... - Ở những khu rừng nghèo kiệt, phân tán chƣa có ngƣời quản lý, những ngƣời đƣợc giao cần đƣợc hƣởng quyền lợi từ rừng tăng thêm và đƣợc hỗ trợ thêm từ phía nhà nƣớc về chính sách ƣu đãi đầu tƣ, kỹ thuật... - Cho phép người bảo vệ, chăm sóc rừng được thu hoạch, khai thác các lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất rừng nhận khoán (trừ những động vật thuộc danh mục cấm săn bắt). Đối với đất lâm nghiệp chưa được giao cần khẩn trương thực hiện việc giao đất trống đồi núi trọc được quy hoạch để trồng rừng sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức có khả năng và nhu cầu trồng rừng, ưu tiên giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sống tại địa phương. UBND tỉnh sẽ qui định cụ thể hạn mức đất trồng giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Các tổ chức, cá nhân trong nước được sử dụng giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp được giao để góp vốn liên doanh trồng rừng với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, cũng cần qui định thủ tục “góp vốn” này một cách dễ dàng, nhanh gọn và cấp nào có thẩm quyền duyệt để các quyền này của chủ rừng đi vào thực tế. - Nhà nước cần ưu tiên bố trí vốn ngân sách và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chuyển giao công nghệ, cho việc nghiên cứu giống cây trồng và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ nông dân tự huy động vốn đầu tư. - 98 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Đối với các hộ gia đình ở những vùng khó khăn (khu vực III), có thể thực hiện cấp vốn cho trồng rừng hoặc cho vay dài hạn không tính lãi với thời hạn phù hợp với chu kỳ phát triển của cây trồng. - Cho phép các doanh nghiệp có trồng rừng tập trung để làm nguyên liệu ván ép nhân tạo, gỗ trụ mỏ được trích 5 % trong giá thành sản phẩm để đầu tư trồng rừng phục vụ cho sản xuất. Cho phép các doanh nghiệp trồng rừng tập trung để làm nguyên liệu công nghiệp theo kế hoạch của nhà nước vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước với lãi xuất ưu đãi. Mặt khác, cũng cần đầu tư và có chính sách đầu tư thích đáng đối với cơ sở chế biến gỗ như đầu tư dây chuyền, công nghệ tạo ra những sản phẩm gỗ công nghiệp nhân tạo trong dân dụng để phục vụ cho những nhu cầu sản phẩm gỗ trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm gỗ nước ngoài đang có mặt tại thị trường Việt Nam như sản phẩm sàn gỗ GaGô của Hàn Quốc là một ví dụ. - Đối với những khu rừng có khả năng khai thác du lịch, cần có chính sách cho các tổ chức, doanh nghiệp thuê để khai thác tiềm năng du lịch, có kinh phí đầu tư lại cho cây trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Có lẽ đây là các khu rừng duy nhất mà nhà nước có thể thu kinh phí từ việc cho thuê đất lâm nghiệp. - Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất đối với rừng trồng trên đất lâm nghiệp và miễn thuế tài nguyên đối với các sản phẩm khai tác từ rừng tự nhiên được phục hồi bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh trên đất trống chưa có rừng; miễn thuế buôn chuyến đối với sản phẩm thu gom từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên (trừ những động vật thuộc danh mục cần được bảo vệ); thực hiện giảm thuế nhập khẩu với máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ cho việc trồng rừng. Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia trồng rừng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến theo qui định của pháp luật hiện hành. - Xác định rõ và khẳng định quyền sở hữu rừng cây bằng nguồn vốn tự có, vốn vay, vốn trợ cấp cho mục tiêu trồng rừng sản xuất thuộc sở hữu của những người đầu tư trồng rừng; rừng trồng bằng vốn liên doanh thuộc sở hữu - 99 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền của các bên liên doanh. Hay nói cụ thể là Nhà nước cần phải có chính sách bảo hộ đầu tư của chủ rừng. Đảm bảo rằng rừng không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng phương pháp hành chính. Nếu trong trường hợp Nhà nước cần thu hồi rừng vì lợi ích quốc gia thì chủ rừng phải được bồi thường theo giá thị trường. Chủ rừng có quyền quyết định về thời điểm, phương thức khai thác rừng trồng sản xuất của mình chỉ phải báo cáo với Hạt kiểm lâm sở tại để được cấp giấy chứng nhận vận chuyển tiêu thụ. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ có các lâm trường quốc doanh mới có quyền quản lý rừng, kinh doanh lâm nghiệp và lâm sản. Trong điều kiện hiện nay, với một nền kinh tế nhiều thành phần và đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh rừng và kinh doanh lâm sản nhưng lâm trường quốc doanh vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là ở những vùng rừng núi xa xôi, những vùng khó phát triển nghề rừng, các thành phần kinh tế khác không nhận đất thì lâm trường quốc doanh vẫn là “chủ rừng” đi tiên phong. Chính vì vậy, qui định về quyền lợi đối với chủ rừng là lâm trường quốc doanh cũng phải có những qui định riêng, đặc biệt là tiến hành đổi mới thể chế và hoạt động của lâm trường quốc doanh cho phù hợp với tình hình mới. Trƣớc hết, cần xây dựng quy hoạch và bố trí tổng thể về lâm trƣờng quốc doanh, làm cơ sở cho việc xây dựng thể chế đối với lâm trƣờng quốc doanh. Công việc cần làm là xây dựng và quản lý một diện tích rừng thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng ổn định lâu dài của nhà nƣớc để nhà nƣớc có điều kiện trực tiếp đầu tƣ xây dựng thành lâm phận quốc gia ổn định, nhằm phục vụ cho các lợi ích xã hội và các lợi ích có ảnh hƣởng đến quốc kế dân sinh. Một là: Mở rộng các hình thức khoán kinh doanh rừng lâu dài cho các hộ thành viên trên diện tích đất do lâm trường quản lý trên cơ sở đảm bảo lợi ích lâu dài, hợp lý cho cả lâm trường và người lao động; Hai là: Từng bước đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa lâm trường quốc doanh và các hộ gia đình, cá nhân có đất lâm nghiệp dựa trên - 100 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền nguyên tắc cùng góp vốn, cùng hưởng kết quả kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp vào liên doanh của từng bên. Tóm lại, cùng với việc quy định các quyền lợi của chủ rừng để gắn họ với rừng còn một công tác quan trọng hơn là phải xây dựng đƣợc các quy phạm về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền lợi đó và phải cải cách thể chế hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng để các quy định của pháp luật bảo vệ rừng nói chung và các quyền lợi của chủ rừng nói riêng đi vào đời sống. Nếu không thì các quy định chỉ là các quy định nằm trên giấy tờ văn bản cho dù là các quy định tiến bộ ƣu đãi đến đâu. 3.3.1e.Tiến tới xây dựng chính sách phát triển rừng làng bản. Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc năm 2000, diện tích rừng cả nước là 10.915.592 hecta, trong đó nhà nước đã công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của các chủ rừng là 7.956.592 hecta. Như vậy, cả nước còn gần 3 triệu hecta đất lâm nghiệp chưa được giao hoặc cho thuê, cho chủ rừng quản lý cụ thể [40, Tr 353]. Qua điều tra ở một số địa phương đến tháng 6/2001 các cộng đồng dân cư thuộc 1203 xã của 146 huyện của 24 tỉnh thành phố đang tham gia quản lý hơn 2 triệu hecta rừng và đất chưa có rừng quy hoạch để trồng rừng (chiếm 15,5% diện tích đất lâm nghiệp trong toàn quốc) [40, Tr 353]. Qua số liệu trên đây, chúng ta thấy vai trò hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng theo thôn, làng bản, dòng họ, hộ gia đình. Rừng làng bản có thể coi là những khu rừng được giao cho cộng đồng dân cư làng, bản quản lý, được quyền sử dụng những khu rừng đó cho những nhu cầu của từng thành viên hoặc cho toàn thể cộng đồng theo khuôn khổ một hợp đồng dài hạn (hoặc một khế ước) được lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nói cách khác, rừng làng bản là những khu rừng mà cộng đồng dân cư làng bản được xác định là chủ thể quản lý được xác định là chủ thể quản lý có nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng như một chủ rừng thực sự. Như trường hợp tại xã Phúc Sen huyện - 101 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Quảng Hà tỉnh Cao Bằng là một ví dụ điển hình về thành công trong việc làng, bản quản lý và phát triển rừng. Ở xã này có 3 hình thức quản lý rừng chủ yếu. - Rừng do bản quản lý chung: đối với loại rừng này, quản lý rừng cộng đồng là hình thức quản lý rừng chủ yếu và chiếm phần lớn của mỗi bản. Các bản có nội quy riêng quy định việc bảo vệ khai thác sử dụng và xử phạt nếu vi phạm luật.....Hiện nay, toàn xã có 60% diện tích rừng có bản quản lý [29, Tr 20]. Việc bảo vệ được bản thông báo về quy định bảo vệ cho các bản và xã bên cạnh đồng thời các thành viên trong bản đều có trách nhiệm phát hiện các hoạt động chặt phá rừng và tham gia bảo vệ rừng của bản. Từ năm 1962 đến nay, không xảy ra hoạt động khai thác gỗ củi của người dân trong bản và từ năm 1975, người ngoài bản không đến khai thác gỗ củi bất hợp pháp trong diện tích rừng toàn xã. Rừng cộng đồng được bảo vệ với mục tiêu sau: + Lấy gỗ xây dựng để giúp đỡ các gia đình trong bản khi gặp thiên tai như hoạn nạn, bão tố. + Lấy gỗ để xây trường học, trạm xá, trong xã. + Lấy gỗ để phục vụ các đám tang, cưới hỏi trong bản + Quỹ dự trữ đất của bản. Tại một số bản, do kinh tế các hộ gia đình còn khó khăn, bản đã tổ chức khai thác củi bán lấy tiền để xây dựng đường dây tải điện về cho các hộ sử dụng [29, Tr 20]. - Rừng do nhóm hộ quản lý: đối tượng quản lý rừng chung của bản nhưng được chia cho các nhóm hộ theo từng vùng để dễ quản lý, bảo vệ. Thực chất việc sử dụng rừng vẫn là chung của bản, việc phân theo nhóm hộ để thuận tiện cho công tác bảo vệ chăm sóc tu bổ rừng hàng năm. Diện tích rừng phân cho các nhóm hộ cũng chỉ có tính chất tương đối, dựa vào các con suối hay lòng núi để phân chia ranh giới. Các nhóm hộ có thể nhận diện tích đất không bằng nhau nhưng thuận lợi hơn cho công tác bảo vệ vì diện tích cần bảo vệ gần nhà các hộ trong nhóm. - 102 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền - Rừng do hộ gia đình quản lý: Đây là những diện tích do các hộ phát rừng làm rẫy lần đầu và được trồng rừng sau khi có quy định sau khi có quy định của bản về trồng cây bảo vệ rừng từ những năm 1960 hoặc những diện tích đất được chia sau này. Trong khu rừng của hộ gia đình quản lý, các hoạt động trồng rừng, tu bổ đều do hộ gia đình tự làm. Các hoạt động bảo vệ rừng được thực hiện theo luật tục của bản. Chủ hộ được hưởng toàn bộ các sản phẩm thu hái trong rừng, không phải nộp thuế hay đóng bất kỳ khoản nào khác cho bản. Như vậy với 3 hình thức bản, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý đang tồn tại cho thấy cho dù ở hình thức nào thì quản lý rừng ở đây đều chịu các luật tục của bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng chung của bản không thể thiếu được đối với cộng đồng các sản phẩm của hộ phục vụ trực tiếp các hoạt động có tính chất luật tục để củng cố mối quan hệ xã hội trong một cộng đồng như lễ cưới hỏi, lễ tang, xây dựng trình phúc lợi của cộng đồng... Nó như một phần gắn kết cư dân trong bản. Tuy nhiên, quản lý rừng cộng đồng làng bản hiện vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể, do vậy, trong hệ thống rừng hiện nay nó vẫn chưa được xem là hình thức quản lý rừng chính thức. Chính vì vậy, mà hiện nay các chính sách giao đất, giao rừng, đầu tư phân chia lợi nhuận, khuyến khích các cộng đồng tổ chức quản lý rừng chưa được pháp luật qui định. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng chúng ta cần nghiên cứu xây dựng chính sách pháp luật về rừng cộng đồng nói chung và rừng làng, bản nói riêng. Thực tế hiện nay một số tỉnh đang thí điểm về việc giao đất giao rừng cho làng, bản quản lý đem lại hiệu quả tốt như tỉnh Cao Bằng, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, mỗi tỉnh lại có chính sách, cách làm và hướng đi riêng. 3.3.1f. Giải pháp về phòng chống cháy rừng. Tình trạng cháy rừng ở nước ta trong vài năm trở lại đây đang ở mức báo động, số vụ cháy rừng ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng như các vụ cháy rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ trong năm 2002 đã tàn phá một diện tích rừng rộng lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng về sự suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. Chúng ta đã ban hành Luật phòng cháy, - 103 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền chữa cháy; giao trách nhiệm cho các địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy nhưng cháy rừng vẫn liên tục xảy ra. Nó đã trở thành vấn đề thời sự hàng ngày thức tỉnh ý thức của người dân và cơ quan các ngành các cấp trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong thời gian tới chúng ta cần phải: - Giao trách nhiệm cho các địa phƣơng phải coi trọng công tác đầu tƣ quy trình phòng cháy chữa cháy rừng, cấp dự báo cháy rừng, trạm khí tƣợng dự báo cháy rừng; chú trọng công tác đào tạo áp dụng công tác phòng cháy chữa cháy; xây dựng các chòi canh lửa, đƣờng băng, kênh mƣơng, đắp đập, củng cố bờ bao, xây dựng hồ chứa nƣớc và tổ chức lực lƣợng dập tắt lửa kịp thời, ứng dụng hình ảnh qua vệ tinh để phát hiện kịp thời các vụ cháy rừng. - Đặc biệt, các chủ rừng trong quá trình trồng rừng phải xây dựng đựợc hệ thống phòng cháy rừng ngay ở từng vùng rừng vì trồng rừng là cả một sự nghiệp lâu dài, gian khổ nhưng cháy rừng chỉ tàn phá tất cả trong nháy mắt và để lại hậu quả khôn lường. - Xây dựng các uỷ ban cấp làng, huỵện, tỉnh chống cháy rừng gồm cả các đội chữa cháy công cộng và tuần tra vào mùa cháy. - Thường xuyên tập luyện về công tác phòng cháy chữa cháy cho các đội dân quân, bảo vệ ở địa phương. - Đẩy mạnh khuyến khích công tác tuyên truyền, giáo dục, thi đua khen thưởng, ký hợp đồng bảo vệ rừng trong suốt mùa khô, gắn công tác phòng cháy chữa cháy rừng với chính sách vận động định canh, định cư, hướng dẫn sản xuất nương rẫy, có qui chế hướng dẫn đốt ruộng, đốt đồng theo đúng kỹ thuật trong bản, làng, buôn, ấp, không để cháy lan vào rừng; xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây cháy rừng. 3.3.1g. Xây dựng và ban hành một số văn bản pháp luật mới trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các qui định hiện hành trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và các văn bản pháp luật khác có liên quan là chủ yếu - 104 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền thì việc nhà nước cần nghiên cứu để xây dựng và ban hành mới một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực này là điều cần thiết để phù hợp với giai đoạn mới. - Ban hành văn bản qui phạm pháp luật về tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bảo vệ rừng nằm trong hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam nhằm xác lập tiêu chuẩn quốc gia để quản lý rừng bền vững, đưa chứng chỉ rừng trở thành mục tiêu phải đạt được của các khu rừng sản xuất, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Đây là chuẩn mực, là căn cứ cho hoạt động quản lý nhà nước và để xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. - Ban hành văn bản qui phạm mới về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm thay thế Nghị định 39/ CP ngày 18/5/1994 để đảm bảo tăng cường quyền hạn của kiểm lâm trong thời kỳ mới. - Xây dựng thêm các qui phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng như các qui phạm pháp luật hình sự để trừng trị bọn “lâm tặc” ngày càng hung hãn chống người thi hành công vụ và chặt phá rừng có tổ chức. 3.3.2. Tổ chức thực hiện những qui định pháp luật về bảo vệ rừng. 3.3.2a.. Kiện toàn hệ thống cơ quan nhà nước về bảo vệ rừng. Một là: - Kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng nhằm nâng cao hiệu quả tác động pháp luật của các cơ quan này trƣớc hết là phải thiết lập một hệ thống quy hoạch ổn định lâm phận quốc gia của 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Trên cơ sở đó hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý và các chính sách áp dụng cho từng loại rừng, sử dụng tiềm năng tổng hợp của cả 3 loại rừng. Tiến hành phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất trồng rừng trên cơ sở các qui định cụ thể về trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, các ngành, UBND các cấp; xác định trách nhiệm trực tiếp của Chủ tịch UBND các cấp trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở địa phương. Hai là: - Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các lâm trƣờng quốc doanh, tránh tình trạng lẫn lộn chức năng quản lý bảo vệ rừng ở các cơ sở sản xuất lâm nghiệp với chắc năng quản lý nhà nƣớc về rừng ở các cấp hành chính. Ở những địa phương có lâm trường quốc doanh thường cho - 105 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền rằng mhiệm vụ quản lý rừng do lâm trường đảm nhiệm, chính quyền nhà nước địa phương không quan tâm nhiều. Cần phân định rõ nhiệm vụ quản lý rừng của các chủ rừng là quản lý một loại tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích chủ yếu là đạt được hiệu quả kinh doanh cao và bảo vệ rừng để tái sản xuất liên tục. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng của các cơ quan quản lý nhà nước đã xác định rõ ở Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và Quyết định số 245/1998/QĐ- TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Ba là:- Đổi mới, kiện toàn hệ thống kiểm lâm theo hƣớng tăng cƣờng sự quản lý thống nhất về tổ chức, nghiệp vụ để làm tốt chức năng bảo vệ rừng. Có thể nói lực lượng kiểm lâm là loại hình cán bộ đặc biệt, họ vừa là công chức nhà nước nhưng họ không đơn thuần là ngày làm việc 8 tiếng và một tuần làm việc 40 giờ theo qui định. Do yêu cầu công việc, nên ngoài đi cơ sở giải quyết công việc chuyên môn ban ngày, ban đêm và ngoài giờ hành chính họ vẫn phải tực và triển khai công việc, lực lượng kiểm lâm vừa mang tính chất của lực lương bán vũ trang. Tuy nhiên, dưới góc độ là lực lượng bán vũ trang thì lực lượng kiểm lâm lại không đủ “quyền lực” để giải quyết công việc, đặc biệt là trong thời kỳ lâm tặc hoành hành dữ dội như hiện nay. Từ năm 1994 đến năm 1997, kiểm lâm cả nước đã lập biên bản 287. 970 vụ (có 956 vụ hình sự); riêng gỗ quý thu hồi là 475. 465m3; tiền phạt và tiền bán lâm sản tịch thu là 474 tỷ 613 triệu đồng [8, Tr 17]. Trong 3 năm gần đây (1999 – 2001), kiểm lâm cả nước đã lập biên bản 177.678 vụ vi phạm; tổng tiền phạt và tiền bán lâm sản tịch thu là 291 tỷ 392 triệu đồng; đã nộp ngân sách là 214 tỷ 505 triệu dồng (Theo số liệu của Cục kiểm lâm – Bộ NH&PTNT) [8 Tr 17]. Trên mặt trận quản lý, bảo vệ rừng và quản lý vật tư lâm sản luôn luôn diễn ra rất gay gắt, phức tạp và nóng bỏng. Bọn buôn lậu lâm sản không từ một thủ đoạn nào đã chống đối quyết liệt gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho lực lượng kiểm lâm trong khi thi hành công vụ. Nhiều người vì bảo vệ rừng mà chịu hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Một số gia đình của họ cũng bị đe doạ. - 106 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Chỉ tính từ đầu năm 1995 đến 2001, theo số liệu thống kê của 29 tỉnh và thành phố, đã xảy ra 500 vụ chống người thi hành công vụ. Bọn lâm tặc đã làm chết 15 người, đánh bị thương 300 người. Đây là những tổn thất to lớn của chúng ta! Một số vụ nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Bình Thuận 7 vụ (2 người bị chết, 4 người bị thương); ở Phú Thọ 5 vụ (2 người chết, 4 người bị thương); ở Thanh Hoá 11 vụ; ở Gia Lai 8 vụ; ở Bắc Giang 14 vụ... [8 Tr 17] Tình hình chống người thi hành công vụ trong năm 2002 vẫn liên tục xảy ra và diễn biến phức tạp. Đã có 36 vụ chống người thi hành công vụ, làm 43 người chết và bị thương, làm hư hỏng nhiều tài sản, phương tiện của nhà nước, của công dân, so với năm 2001 tăng 19 vụ, số người bị thương tăng 23 người nhưng tính chất mức độ gây nguy hiểm cho xã hội, quy mô các vụ việc không giảm, đặc biệt là hành vi chống người thi hành công vụ có tổ chức [8 Tr 17]. Tình hình xảy ra như trên một phần là do lực lượng kiểm lâm chưa được kiện toàn, đổi mới nên quyền lực để xử lý các vụ việc còn hạn chế. Nhiều vụ phá rừng lớn nhất là các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép, chống người thi hành công vụ lực lượng kiểm lâm phát hiện, khởi tố bị can nhưng công tác điều tra, hoàn thành hồ sơ thường phải phối hợp với các cơ quan Công an, Kiểm sát, chính quyền các cấp. Đó chính là điểm yếu, nếu phối hợp tốt thì việc xử lý đem lại hiệu lực răn đe đối tƣợng vi phạm. Nhiều trƣờng hợp xử lý không nghiêm minh gây thiệt thòi cho những ngƣời bảo vệ rừng, tạo ức chế trong ngành, những kẻ phá rừng coi thƣờng lực lƣợng kiểm lâm. Chính vì vậy, trong quá trình kiện toàn, đổi mới tổ chức của lực lƣợng kiểm lâm cần phải tạo cho lực lƣợng kiểm lâm một vị thế và quyền lực rõ ràng mới đảm nhận dƣợc vai trò chuyên trách. Nên đổi mới theo hƣớng chuyển lực lƣợng kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp thì ngành kiểm lâm mơí có đủ địa vị pháp lý để thực hiện vai trò là lực lƣợng chuyên trách bảo vệ rừng. Ý tƣởng này đựơc Thủ tƣóng Chính phủ nhấn mạnh trong Chỉ thị 287/TTg ngày 02/5/1997. Bộ NN&PTNT đã có công văn số 999 - 107 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền trình uỷ ban pháp luật của Quốc hội đề nghị đƣợc xây dựng pháp lệnh Cảnh sát lâm nghiệp. Bốn là:- Xây dựng mối quan hệ liên ngành trong quá trình phát triển lâm nghiệp . Khi hoạch định chính sách lâm nghiệp quốc gia, qui định các vùng kinh tế lâm nghiệp , lập kế hoạch phát triển các khu lâm nghiệp mới ở các vùng rừng núi, lập kế hoạch, dự án lâm nghiệp đều phải luôn luôn chú ý tới các mối quan hệ kinh tế liên ngành, nhất là các ngành có liên quan trực tiếp đời sống và xã hội nông dân ở miền núi như : nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành văn hoá xã hội khác. 3.2.2b. Coi sự nghiệp bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân. - Thực tiễn phát triển lâm nghiệp cho thấy bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân. Sự nghiệp bảo vệ rừng chỉ thành công khi nó thu hút được dự tham gia của toàn dân, trong đó vai trò của những người dân sống gần rừng rất quan trọng. Thành công hay thất bại về bảo vệ rừng, các qui định của pháp luật về bảo vệ rừng có đi vào đời sống và có hiệu quả hay không có mối liên hệ chặt chẽ với tâm trạng, thái độ, trình độ và ý thức của người dân đối với rừng. - Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ cập để ngƣời dân nâng cao nhận thức đối với rừng và nâng cao kiến thức về bảo vệ rừng. Cộng đồng dân cƣ sống gần rừng có mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với rừng, cần có chính sách tổ chức và cơ chế để áp dụng quản lý lâm nghiệp cộng đồng đối với những thôn, bản ở gần rừng. - Bảo vệ rừng phải được tiến hành trên nhiều nội dung như: sử dụng rừng đúng mục đích, phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, chống chặt phá rừng. Vì vậy, một mặt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng, mặt khác cần xây dựng lực lượng chuyên trách và nòng cốt bảo vệ rừng nhất là để chống sâu bệnh, phòng chống cháy rừng và thừa hành pháp luật. - 108 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 3.2.2c. Xác định rõ lâm phận mà nhà nước cần quản lý và phân loại rừng theo mục đích sử dụng . Trong quá trình phát triển kinh tế, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một điều thường xuyên xảy ra. Trong quá trình đó có một số diện tích rừng được chuyển thành đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác và ngược lại cũng có nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang đất lâm nghiệp. Nhƣng để đảm bảo an ninh môi trƣờng cho đất nƣớc và ổn định sản xuất lâm nghiệp, nhà nƣớc cần xác định rõ lâm phận quốc gia ổn định. Lâm phận quốc gia ổn định là diện tích đất lâm nghiệp luôn luôn phải có rừng che phủ để đảm bảo các yêu cầu kinh tế xã hội đối với rừng. Đó là diện tích đất lâm nghiệp mà nhà nƣớc cần xây dựng rừng ổn định, không chuyển đổi mục đích sử dụng. Thời gian qua, chúng ta chưa xác định rõ lâm phận ổn định nên ở nhiều nơi nhà nước mới đầu tư tiền để trồng rừng nhưng sau đó là phá rừng để chuyển thành đất nông nghiệp, có nhiều khu rừng được khoanh nuôi bảo vệ đang tái sinh tốt nhưng sau đó lại chuyển sang trồng sắn, trồng cà phê rồi tiếp theo lại bỏ hoang. Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng rừng nước ta được chia làm 3 loại :rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Cho đến nay, việc xác định 3 loại rừng đó mới làm được trên qui hoạch tổng thể, ở nhiều địa phương, việc phân chia 3 loại rừng này chưa rõ ràng trên thực địa. Vì vậy, công tác quản lý rừng chưa phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu rừng. Cần cải tiến, xây dựng các tiêu chuẩn, các tiêu chí đối với từng loại rừng và phương pháp quy hoạch, xác định các loại rừng đó trên thực địa, lập hồ sơ quản lý rừng rõ ràng, thống nhất. 3.2.2d. Coi trọng nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp. Nghề rừng là một nghề sản xuất ra những sản phẩm sinh vật rất phức tạp, là một nghề đòi hỏi kỹ thuật chứ không phải là một nghề chỉ cần lao động giản đơn. Vì vậy, cần nghiên cứu trồng cây gì ở từng loại rừng, từng địa phương cho phù hợp, gây giống, bảo vệ sự đa dạng sinh học là công việc của các nhà khoa - 109 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền học trong ngành lâm nghiệp. Chúng ta cần nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp, khắc phục tình trạng coi thường công tác kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp. Bố trí đủ cán bộ để chuyển giao kỹ thuật đến chủ rừng ở những vùng lâm nghiệp quan trọng và cải tiến các khâu quản lý nhà nước để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng rừng. 3.2.3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Mở rộng chính sách đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm qua các nhà đầu tư nước ngoài chưa quan tâm đến việc phát triển và bảo vệ rừng ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân như: thời gian thu hồi vốn lâu, chúng ta chưa tạo được sự hấp dẫn về đầu tư cho các nhà đầu tư và thủ tục để đầu tư vào lĩnh vực này còn quá phức tạp. Chỉ có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) mới có quyền cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trồng rừng để sản xuất, phát triển kinh doanh rừng (Điều 8- Nghị định 17/HĐBT ngày 17/1/1992). Kêu gọi hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc bảo vệ rừng và viện trợ vốn phát triển rừng. Ký hiệp định hợp tác và phát triển rừng với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia, Thái Lan,... để cùng giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay chúng ta đã có rất nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ viện trợ vốn, kỹ thuật cho việc bảo vệ và phát triển rừng như: Thuỵ Điển, Đan Mạch, Nhật Bản,.... Tiếp tục tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong việc bảo vệ rừng. Việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam là sự thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế và đồng thời phục vụ lợi ích của chính mình. Nhà nước Việt Nam hiện nay đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế có liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ rừng. - 110 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Các công ước quốc tế như: RAMSAR, CITES, CBD... đều có liên quan tác động qua lại tương hỗ nhau. Chính việc liên kết và tổng hợp nội dung của các công ước sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiên chúng đỡ phức tạp hơn. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện các công ước này không nên tách chúng riêng lẻ. Các cơ quan hữu quan của chính phủ được giao trách nhiệm thực hiện các công ước như Bộ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên môi trường và UBND các cấp phải tăng cường hợp tác chặt chẽ để tạo nên một cơ chế hoạt động đồng bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Cần xác định rõ ràng trách nhiệm chủ quản về mặt chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ rừng của Bộ NN&PTNT và về mặt quản lý hành chính nhà nước cho UBND các cấp. Các công ước quốc tế nhìn chung đều yêu cầu các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện phải dẫn đến những thay đổi nhất định trong nội dung pháp luật của quốc gia. Chẳng hạn như việc công ước quốc tế CITES yêu cầu Việt Nam phải thành lập một cơ quan quản lý việc cấp giấy phép xuất khẩu động thực vật đã dẫn tới những thay đổi nội dung của một số quy định pháp luật trong nước. Do đó trong quá trình nội luật hóa các qui định của các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ rừng vào hệ thống pháp luật Việt Nam, các bộ ngành liên quan phải được tham gia hoặc có ý kiến trong quá trình soạn thảo luật , chính sách, kế hoạch...để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra như tình trạng thiếu luật hoặc các luật chính sách chồng chéo mâu thuẫn nhau dẫn đến khả năng không thể thực hiện trên thực tế. Cần tiến hành tuyên truyền giáo dục phổ biến rộng rãi trong nhân dân những kiến thức thông tin của các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ rừng mà Việt Nam tham gia. Các công ước liên quan đến bảo vệ rừng nói chung đều có điều khoản quy định nghĩa vụ các nước phát triển phải hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Ngoài các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức từ các quốc gia phát triển. Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế cần tích cực kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ tài chính để đảm bảo có đủ kinh phí phối hợp với các nguồn lực trong nước đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng quốc gia. - 111 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Đối với một số công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ rừng mà Việt Nam chưa tham gia, chính phủ cần có chính sách nghiên cứu một cách nghiêm túc tới việc phê chuẩn sự gia nhập và chấp thuận của mình trong đó có công ước..... năm 1997 về bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên...Riêng đối với Hiệp ước ASEAN 1985, do tính chất cùng chung khu vực. Việt Nam cần sớm xem xét triển khai tham gia. Các văn bản khu vực ASEAN có vai trò bổ sung cụ thể các công ước quốc tế nên có thể sử dụng như là sự hướng dẫn cho việc bảo vệ rừng ở cấp độ mỗi quốc gia thành viên. Việc mở rộng hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ rừng thông qua việc ký kết tham gia, phê chuẩn các công ước quốc tế, các hiệp ước quốc tế cần phải “hài hòa hóa” các qui định pháp luật trong nước với các qui định trong các công ước quốc tế. Hay nói cách khác là đòi hỏi chúng ta phải tiến hành “nội luật hóa” các qui định trong công ước quốc tế và xóa bỏ các qui định pháp luật trong nước trái với các qui định trong công ước quốc tế để các qui định trong công ước này đi được vào trong cuộc sống. Tóm lại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng là một nhu cầu tất yếu khách quan của mọi quốc gia trên thế giới vì vấn đề bảo vệ môi trƣờng nói chung và vấn đề bảo vệ rừng nói riêng không chỉ là nghĩa vụ của riêng một quốc gia nào. Sự buông lỏng quản lý bảo vệ rừng của quốc gia này có thể ảnh hƣởng đến các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới ngày một xích lại gần nhau hơn để cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trƣờng toàn cầu trong đó có vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và cùng tiến tới sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc nói chung và sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng nói riêng, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia các công ƣớc quốc tế về nhiều lĩnh vực trong đó các công ƣớc quốc tế về bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ rừng đƣợc Nhà nƣớc chú trọng nghiên cứu tham gia và tổ chức thực hiện. KẾT LUẬN Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuộc khu vực Đông Nam châu Á với diện tích toàn lãnh thổ hơn 330.000km2. - 112 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi. Nước Việt Nam trước đây được bao phủ kín một thảm rừng nhiệt đới thường xanh. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo đến giáp cận nhiệt đới cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo ra những đa dạng về thiên nhiên, đa dạng sinh học về rừng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, thiên tai, sức ép dân số, nghèo đói, những tồn tại trong cơ chế quản lý và chính sách bảo vệ rừng... trong những năm qua vốn rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Chỉ trong vòng hơn 40 năm, diện tích rừng nước ta đã bị mất đi hơn 5.000.000 hécta [15 tr 10]. Theo thống kê tài nguyên rừng 1993 (Viện điều tra quy hoạch rừng) nước ta chỉ còn khoảng 9,3 triệu hécta rừng, tỉ lệ che phủ so với cả nước là 28%, dưới mức đảm bảo an toàn sinh thái cho một quốc gia, mỗi nước cần có ít nhất 1/3 diện tích được che phủ bởi rừng, phân bố đều và có trọng điểm. Điều đáng lưu ý là ở nước ta diện tích rừng phân bố không đều. Chính vì vậy, rừng không còn phát huy được những tác dụng vốn có của nó về môi trường sinh thái, phòng hộ, cảnh quan cũng như khả năng cung cấp lâm sản phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế trong nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ rừng vì an ninh môi trường sinh thái. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược, kế hoạch... nhằm bảo vệ rừng trong đó có “Kế hoạch quốc gia về môi trƣờng và phát triển bền vững 1991- 2000”, “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học 1995” và gần đây là “Chƣơng trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc - chƣơng trình 327”. “Chƣơng trình trồng mới 5.000.000 hécta rừng”. Đặc biệt, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng đã hình thành và phát triển, quan trọng nhất là Hiến pháp, Luật bảo vệ phát triển rừng 1991, Luật đất đai và hàng loạt các văn bản pháp luật khác có liên quan. Một hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước để thực thi các chính sách lâm nghiệp cũng đã được thành lập. Chính phủ đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế có liên quan đến việc bảo vệ rừng như công ước RAMSAR năm 1971 về Các vùng đất ngập nước có - 113 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước, công ước CITES năm 1973 về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị đe dọa, công ước CBD năm 1992 về Đa dạng sinh học. Trong diễn đàn quốc tế tại Hội nghị UNCED năm 1992 Việt Nam đã khẳng định “Phá rừng nhiệt đới là vấn đề ảnh hƣởng toàn cầu và lớn hơn bản thân sự phát triển của từng nƣớc. Phải có sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong sự hợp tác phục hồi rừng để cứu lấy các khu vực rừng nhiệt đới hiện đang còn lại. Bảo vệ rừng và bảo vệ các hệ sinh thái rừng cùng đồng nghĩa với việc bảo vệ các loại động thực vật hoang dã mà sự đa dạng của chúng là những tài nguyên vô cùng quí báu cho sự phát triển”. Hiện nay, theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất rừng Việt Nam tính đến năm 2002 là 11.314.626 hécta rừng các loại, chiếm 37,5% diện tích toàn lãnh thổ [8 tr 19]. Tuy nhiên, những cánh rừng tự nhiên vẫn ngày một bị thu hẹp do thiên tai và do chính con người gây ra. Đặc biệt có những vụ phá rừng có tổ chức trên qui mô lớn như ở Tánh Linh (Bình Thuận) và Sê San (Kon Tum...). Trong khi đó, bản thân hệ thống pháp luật bảo vệ rừng của Việt Nam lại chưa hoàn thiện, nhiều văn bản, qui định chồng chéo nhau, mâu thuẫn với Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991. Bản thân Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình mới. Nhiều qui định về chính sách đất đai, quyền lợi của chủ rừng, khai thác tài nguyên rừng, bảo vệ động thực vật rừng quí hiếm, về hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước... đã lạc hậu, không đầy đủ đã dẫn tới tình trạng kém khả thi và không phát huy được hiệu lực trên thực tế. Tình hình đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách phải nhanh chóng cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam. Điểm mấu chốt chính là vấn đề tìm “Chủ thực sự cho các cánh rừng”, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng. Luật pháp nói chung và Luật bảo vệ rừng nói riêng phải được thi hành nghiêm minh. - 114 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Nghiên cứu Pháp luật bảo vệ rừng của một số quốc gia trên thế giới đặc biệt như Trung Quốc, Phần Lan để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc sửa đổi Pháp luật bảo vệ rừng của nước ta cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Trên cơ sở những mục tiêu chiến lược của chính sách phát triển lâm nghiệp quốc gia những quan điểm chỉ đạo cho quá trình hoàn thiện Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam được xác định là: Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và có khả năng phát huy hiệu lực trên thực tế. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc phù hợp với cơ chế thị trƣờng, với yêu cầu hội nhập và mục tiêu phát triển bền vững. Xã hội hóa nghề rừng, biến việc bảo vệ rừng trở thành sự nghiệp của toàn dân, tiếp thu kinh nghiệm của các nƣớc và tổ chức thực hiện tốt các cam kết quốc tế về bảo vệ rừng. Đây chính là những nội dung chủ yếu cần hoàn thiện về mặt pháp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp bảo vệ rừng của dân tộc ta đi tới thành công./. - 115 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] - Bộ khoa học công nghệ và môi trường (1996) “Sách đỏ Việt Nam Phần động vật”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. [2] - Bộ khoa học công nghệ và môi trường (1996) “Sách đỏ Việt Nam Phần thực vật”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. [3] - Bộ khoa học công nghệ và môi trường (1998) “Việt Nam tham gia và thực hiện các công ước quốc tế về môi trường”, Cục môi trường - Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Hà Nội. [4] (1999) “Bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996) “Báo cáo dự án bảo vệ rừng và phát triển đất trống”, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội. [6] - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998) “Kỷ yếu diễn đàn Lâm nghiệp quốc gia”, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội. [7] - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002) “Văn bản qui phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2002. [8] - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003) “Lực lượng kiểm lâm Việt Nam 30 năm xây dựng và phát triển (1973 - 2003)”, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội 2003. [9] - Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Lâm nghiệp” Nxb Giáo dục. [10] - Bùi Minh Vũ, “Giáo trình kinh tế lâm nghiệp” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nxb Thống kê, Hà Nội 2001. [11] “Các văn bản pháp luật về lâm nghiệp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. [12] - Chỉ thị số 325/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/9/1959 về công tác lâm nghiệp. [13] - Chỉ thị 07/TTg ngày 16/01/1964 của Thủ tướng Chính phủ về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng. - 116 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền [14] - Chỉ thị 127/CP ngày 24/5/1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên và điều kiện thiên nhiên. {15] - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng năm 1973. [ 16] - Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học năm 1992. [ 17] - Công ước quốc tế về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế năm 1971. [18] - Đào Xuân Trường, “Nguyên nhân suy thoái môi trường rừng, đa dạng sinh học và những giải pháp khắc phục”. Thông tin chuyên đề lâm nghiệp 2/2003. [19] - Phùng Ngọc Lan, “Nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển lâm nghiệp xã hội” - Tạp chí kinh tế sinh thái - 7/2002. [20] - “Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [21] - Hoàng Sĩ Động, “Tình hình tài nguyên rừng toàn cầu” - Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn - 7/2003. [22] - Hà Chu Chử, “Cháy rừng mối lo thường trực của ngành lâm nghiệp” - Tạp chí Bảo vệ môi trường - 5/2002. [23] - Hà Đình Đức, “Bài học rút ra từ lời cảnh báo” - Tạp chí Bảo vệ môi trường - 5/2003. [24] - Luật đất đai (1993). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [25] - (1994) “Luật bảo vệ môi trường”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [26] - Lê Thị Thưa, “Thực trạng việc qui hoạch giao đất, giao rừng và một số kiến nghị” - Tạp chí phát triển lâm nghiệp - 3/2003. [27] - Lê Thị Nghệ, “Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình, phương thức phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồi núi”, Nxb Lâm nghiệp 2001. [28] - Lâm Sơn, “Tình hình chống người thi hành công vụ năm 2001” Tạp chí kiểm lâm - 2/2002. - 117 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền [29] - Nguyễn Huy Dũng, “Quản lý bảo vệ rừng và môi trường trên cơ sở cộng đồng” - Tạp chí Bảo vệ môi trương - 2/2002. [30] - Nguyễn Văn Đẳng, “Lâm nghiệp Việt Nam từ 1945-2000”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2001. [31] - Nguyễn Gia Lâm, “Chuyển lực lượng kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp - giải pháp hợp lý để bảo vệ rừng hiệu quả” - Tạp chí kiểm lâm - 6/2001. [32] - Nguyễn Văn Thêm, “Sinh thái rừng”, Nxb Lâm nghiệp. [33] - Nguyễn Hải Âu, “ Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phương hường hoàn thiện”. Luận văn thạc sỹ luật học - Trường Đại học luật Hà Nội. [34] - Nguyễn Văn Trương, “Kinh doanh rừng với việc sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ” - Tạp chí kinh tế sinh thái - 5/2002. [35] - “Quốc triều hình luật”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995. [36] - Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. [37] - “Pháp lệnh bảo vệ rừng” ngày 11/9/1972. [38] - Phạm Xuân Phương, “Một số ý kiến đề xuất định hướng chính sách đất đai trong lâm nghiệp”, Bản tin của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2/2001. [39] - Phạm Xuân Phương, “Một số ý kiến về định hướng lâm nghiệp ở nước ta”, Bản tin của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2001. [40] - Tô Đình Mai, Phạm Quốc Tuấn, “Một số ý kiến về rừng, Làng/Bản và các biện pháp quản lý” - Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn - số 3/2003. [41] - Thông tư số 366/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trồng cây gây rừng, ban hành ngày 12/3/1954. [42] - Thông tư số 828 về việc bảo vệ và duy trì rừng của UBND Bắc Bộ ngày 05/11/1945. - 118 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền [43] - Thông tư liên bộ số 1303 - BCN/VP về việc bảo vệ rừng của Bộ Nội Vụ và Bộ Canh Nông ban hành ngày 28/6/1946. [44] - Tô Đình Mai (1999), “Cải cách và phát triển lâm nghiệp ở Trung Quốc” - Tạp chí lâm nghiệp số 12. [45] - Võ Quý, “Đa dạng sinh học ở miền núi Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra” - Tạp chí bảo vệ môi trường - 12/2002. [46] - Viện điều tra qui hoạch rừng (1995), “Công trình khoa học kỹ thuật điều tra qui hoạch rừng 1991-1995”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [47] - Viện điều tra qui hoạch rừng (1996), “Nghiên cứu điểm quản lý bền vững rừng đầu nguồn lấy dân làm gốc”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [48] - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam (1996), “Đất rừng Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [49] - DENR ( Department of Enviroment and Natural Resources) 1989, “The Master plan for Forestry Development in the Philipines.” Quezon city, Philipines. [50] - FAO (1993), “Conservation of genetic recoures in tropical forest management: Principles and concepts”, FAO Forestry Paper 107 Rome, Italy. [51] - FAO/ UNEP (1988) “ An interim report on the state of the wortd’s forest recources in developing countries”. FAO, ROME. [52] - Guiang, E.S (1991), Commity Forestry Program: Concept, vision, ojectives, strategies and future plans, Philppine Lumberman, September October, Quenzon city, Philippines. [53] - Myers, N (1992), “ The Primary Source: Tropical Forests and our future.” W.W.Norton & Co, New York. [54] - Wang Wei (1994), “ A brief account of Chinas protective and developed forest resources proceeding of an forestry International Senemar in Bangkok, Thailand, pp 307-313. - 119 - [...]... trường trong lành Điều đó có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại của loài người ở cả hiện tại và tương lai CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 2.1 KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 2.1.1 Pháp luật bảo vệ rừng dưới các triều đại phong kiến Việt Nam: Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, rừng là một loại tài nguyên thuộc sở hữu các vương triều (nhà vua) nhưng... thiện hệ thống pháp luật rừng đủ mạnh để bảo vệ rừng nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội nói chung và bảo vệ môi trường cân bằng sinh thái cũng như bảo vệ đa dạng sinh học 2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM - 26 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 2.2.1 Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng 1 Nguyên tắc rừng là tài nguyên, tài sản thuộc sở... 14 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền chim thú rừng Đến thời kỳ gần đây, Pháp lệnh về bảo vệ rừng ngày 11/9/1972 , Luật bảo vệ môi trường 1993, Luật bảo vệ và phát triển rừng1 991, Luật đất đai 1993 (được sửa bổ sung năm 1997, 1998, 2000, 2001), Luật phòng cháy chữa cháy 2001 Có thể đánh giá pháp luật bảo vệ rừng có một bề dày lịch sử trong hệ thống pháp luật Việt Nam Điều... nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở - Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân thuộc các thanh phần kinh tế để quản lý, bảo vệ, xây dựng và sản xuất, kinh doanh, ổn định lâu dài [11, tr38] - 30 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền b Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng được thực hiện bởi một hệ thống... kiến Việt Nam cũng đã quan tâm chú trọng đến việc quản lý, bảo vệ rừng tuy nhiên, chủ yếu vẫn là các quy định về việc thu thuế cống nạp sản vật từ rừng cho nhà vua, rất hiếm gặp các quy định về bảo vệ động vật rừng Các qui định pháp luật bảo vệ rừng dưới các triều đại phong kiến - 17 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ một loạt tài sản, bảo vệ quyền... về bảo vệ rừng là một yêu cầu tất yếu khách quan Đây là lĩnh vực tác động qua lại giữa - 29 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền con người và tự nhiên và là hoạt động có ý thức tự giác của con người trong quá trình tồn tại và phát triển rừng vì lợi ích và phát triển của thế hệ hôm nay và mai sau Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng được xác định tại điều 8 – Luật bảo vệ. .. pháp lệnh này gồm 26 điều 5 chương, quy định về các vấn đề: nguyên tắc chung; những biện pháp bảo vệ rừng, tổ chức bảo vệ rừng, thưởng phạt và điều khoản chung - 22 - Pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 155CP ngày 3/10/1973 về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và Nghị định số 101CP ngày 21/5/1973 quy định hệ thống tổ chức và... rừng ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thanh Huyền 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã Các văn bản về đầu tư và các vấn đề tài chính do việc bảo vệ môi trường rừng, nhà nước đã kịp thời ban hành những văn bản pháp luật để hướng dẫn và đảm bảo hoạt động cấp phát vốn, thu chi ngân sách cho việc thực hiện các chính sách, dự án về rừng. .. ra ý thức về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ rừng và phát triển bền vững cho các đời sau Mặc dù vậy những qui định đó cũng thể hiện hành động cụ thể trong việc bảo vệ rừng và tài nguyên rừng 2.1.2 Pháp luật bảo vệ rừng dưới chế độ Pháp thuộc Người Pháp xâm lược Việt Nam bắt đầu từ năm 1858 Ngay khi vào Việt Nam, chúng đã tiến hành mọi chương trình khai thác, vơ vét tài nguyên một cách triệt... của chủ rừng - Mọi tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ xây dựng và phát triển rừng theo quy định của pháp luật Mọi hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp đều bị xử lý theo pháp luật [11 tr 105] 2.2.2 Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà nước nhằm bảo vệ tính đa sinh học, bảo đảm sự cân bằng sinh thái của rừng, ... nghĩa sống cho tồn loài người tương lai CHƢƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 2.1 KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 2.1.1 Pháp luật bảo vệ rừng triều... 1.2 PHÁP LUẬT - CÔNG CỤ HỮU HIỆU TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG……………… 11 CHƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM 10 2.1 KHÁI LUẬN LỊCH SỬ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM: 10... sinh thái bảo vệ đa dạng sinh học 2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM - 26 - Pháp luật bảo vệ rừng Việt Nam Nguyễn Thanh Huyền 2.2.1 Các nguyên tắc pháp luật bảo vệ rừng Nguyên

Ngày đăng: 18/10/2015, 15:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. RỪNG VÀ VAI TRÒ CỦA RỪNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

  • 1.1.1. Vai trò tác động của rừng đến khí hậu

  • 1.1.2. Vai trò, tác động của rừng đến nguồn nước

  • 1.1.3. Vai trò tác dụng của rừng đến đất

  • 1.2. PHÁP LUẬT- CÔNG CỤ HỮU HIỆU TRONG VIỆC BẢO VỆ RỪNG.

  • 2.1. KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM

  • 2.1.1. Pháp luật bảo vệ rừng dưới các triều đại phong kiến Việt Nam:

  • 2.1.2. Pháp luật bảo vệ rừng dưới chế độ Pháp thuộc

  • 2.1.3. Pháp luật bảo vệ rừng của nhà nước Việt Nam từ 1945 đến nay.

  • 2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG VIỆT NAM

  • 2.2.1. Các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ rừng

  • 2.2.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng.

  • 2.2.3- Chính sách phát triển rừng giao đất lâm nghiệp và khoán rừng.

  • 2.2.4-. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng

  • 2.2.6. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

  • 2.2.7. Hợp tác quốc tế bảo vệ rừng.

  • 2.3. PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan