phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ

94 351 1
phân tích mối quan hệ chi phí  khối lượng  lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN THỊ THÙY NGÂN PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƢỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 Tháng 12 - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN THỊ THÙY NGÂN MSSV: 4114023 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUÂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC Ngành: kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TRẦN KHÁNH DUNG Tháng 12 – 2014 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, nền kinh tế thế giới phát triển ngày một mạnh hơn, kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Trước nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng đang từng bước vươn lên hòa mình vào nền kinh tế cùng khu vực và thế giới. Đặc biệt, sau khi nước ta tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, gia nhập APEC, ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Để đứng vững và phát triển trong hội nhập đó thì đòi hỏi các nhà quản lý có những chiến lược kinh doanh phù hợp và luôn đặt ra những câu hỏi “Làm thế nào để kinh doanh hiêu quả hơn ?”, “Doanh thu tạo ra có trang trải được chi phí bỏ ra hay không ?”, “Bằng cách nào để giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận ?” tất cả điều đó là nỗi băn khoăn, lo lắng của mỗi doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay để có được chỗ đứng thì các doanh nghiệp phải thật sáng suốt để đưa ra các quyết định đúng đắn nhất, bất kì một quyết định sai lầm nào cũng có thể đưa đến hậu quả phá sản hay thua lỗ. Chính điều đó, để đạt được kết quả tốt thì việc phân tích, đánh giá và có những dự án, chiến lược trong tương lai là rất quan trọng cho mỗi công ty. Trong xã hội ngày nay, nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng quan trọng và cần mức độ cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Kế toán quản trị đã đáp ứng được yêu cầu đó, chỉ mới xuất hiện những năm gần đây nhưng đã góp phần không thể thiếu cho các nhà điều hành công ty. Trong đó phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ rất hữu hiệu cho quản lý, là một kĩ thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi nhuận, chi phí. Từ sự phân tích đó, các nhà quản lý sẽ biết được mối quan hệ nội tại của các nhân tố như giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu mặt hàng. Đồng thời thấy được sự tác động của các nhân tố đến lợi nhuận. Ngoài việc phân tích dựa vào số liệu dự báo sẽ giúp nhà quản lý có những quyết định sáng suốt. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích các yếu tố tác động tới mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định nguyên nhân, nhận định xu hướng và sự ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. - Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào phân tích điểm hòa vốn và lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và mang lại lợi nhuận cho công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CAFISH). 1.3.2 Thời gian - Số liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Thời gian thực hiện đề tài từ 11/8/2014 đến 17/11/2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về chi phí, khối lượng, lợi nhuận và mối liên hệ giữa chúng tại công ty. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (CVP) CVP là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất của người quản lý để khai thác những tiềm năng bên trong doanh nghiệp, đặc biệt làm tăng lợi nhuận trong ngắn hạn. Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là sự nghiên cứu các mối quan hệ của các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như giá bán sản phẩm, khối lượng sản phẩm bán ra, các yếu tố chi phí khả biến, các yếu tố chi phí bất biến, kết cấu hàng bán. Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng…(giáo trình kế toán quản trị, Ths. Lê Phước Hương cùng cộng sự, 2011) 2.1.2 Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (CVP) Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận cung cấp cho người quản lý bức tranh tổng quát của doanh thu và chi phí trong ngắn hạn, giúp họ ra các quyết định để tăng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Việc phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận còn giúp nhận ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn. Đồng thời, mô hình CVP có thể đo lường hiệu quả của sự thay đổi khác nhau như thay đổi biến phí, định phí, sản lượng, tăng hay giảm giá bán, thay đổi phương thức và chính sách sản xuất kinh doanh. (Th.S Nguyễn Tấn Bình, 2011, trang 144). Tuy nhiên để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thì cần phân loại toàn bộ chi phí của công ty thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và đồng thời phải hiểu rõ được báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. 2.1.3 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí, chi phí được thể hiện gồm hai loại là chi phí khả biến và bất biến. Chính sự thể hiện này 3 giúp cho nhà quản trị dễ dàng nhận biết mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuân. Từ đó tạo điều kiện tốt hơn trong hoạch định các mức độ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn. Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí được sử dụng phổ biến trong quản trị. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí có dạng như sau: Doanh thu (a) xxxxxxxxxx Chi phí khả biến (b) xxxxxxx Số dư đảm phí (c = a – b) xxxxx Chi phí bất biến (d) xxx Lợi nhuận (e = d – c) x 2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử Trên quan điểm về cách ứng xử thì chi phí được chia thành 3 loại: chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. Trong những doanh nghiệp khác nhau tỷ lệ của từng loại chi phí trong tổng số cũng không giống nhau. Tổng chi phí Biến phí Biến phí tỷ lệ Định phí Chi phí hỗn hợp Định phí bắt buộc Biến phí cấp bậc Định phí không bắt buộc Hình 2.1: Mô hình phân loại theo cách ứng xử của chi phí 2.1.4.1 Biến phí (variable cost) Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không thay đổi. Biến phí khi không có hoạt động bằng 0. 4 Biến phí thường gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, giá vốn của hàng hóa mua vào để bán lại, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng. Biến phí chia làm 2 loại: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. + Biến phí tỷ lệ (true variable costs) Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ) là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi tỷ lệ thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng. Về mặt toán học, biến phí tỷ lệ được thể hiện theo phương trình: Y = aX Y: là tổng biến phí. a: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động. X: là mức độ hoạt động. Biến phí đơn vị Tổng biến phí Y = aX Y=a Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động Đồ thị tổng biến phí Đồ thị biến phí đơn vị Hình 2.2: Đồ thị biến phí + Biến phí cấp bậc (step variable costs) Biến phí cấp bậc là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít. Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì… Về phương diện toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình: Y = aiXi 5 Y: là tổng biến phí a: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vị i. X: là mức độ hoạt động Tổng biến phí cấp bậc Y = a i Xi y3 y2 y1 x1 x2 x3 x4 Mức độ hoạt động Hình 2.3: Đồ thị biến phí cấp bậc 2.1.4.2 Định phí (fixed costs) Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho 1 đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm và ngược lại. Định phí bao gồm các khoản chi phí như khấu hao thiết bị sản xuất, chi phí quảng cáo, tiền lương của bộ phận quản lý phục vụ….Định phí được chia làm 2 loại: định phí bắt buộc và tùy ý. + Định phí bắt buộc (committed fixed costs) Định phí bắt buộc là những loại chi phí liên quan đến sử dụng tài sản dài hạn như khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng…và chi phí liên quan đến lương của các nhà quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Hai đặc điểm cơ bản của định phí bắt buộc là: + Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chúng không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời gian ngắn. Với những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát đinh phí bắt buộc từ lúc khởi đầu xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu lâu dài. 6 Về phương diện toán học, định phí bắt buộc biểu hiện bằng phương trình: Y=B B: là một hằng số Tổng định phí bắt buộc Y=B Mức độ hoạt động Hình 2.4: Đồ thị định phí bắt buộc + Định phí không bắt buộc (discretionary fixed costs) Định phí không bắt buộc là định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí này trong các quyết định hàng năm. Về phương diện toán học, định phí không bắt buộc được biểu hiện bằng đường thẳng y = Bi B: thay đổi theo bậc i Tổng định phí không bắt buộc Y = Bi y3 y2 y4 y1 Mức độ hoạt dộng x1 x2 x3 x4 Hình 2.5: Đồ thị định phí không bắt buộc 2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp (mixed costs) 7 Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí. Ở mức độ nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí; ở mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí, đặc điểm của định phí và biến phí. Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đường thẳng như chi phí khả biến nhưng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không hoạt động doanh nghiệp vẫn phải chi phần cố định. Đường biểu diễn có dạng Y = aX + b Với Y: Chi phí hỗn hợp X: Số lượng căn cứ ứng xử a: Chi phí khả biến b: Chi phí bất biến Tổng chi phí (Y) Y = aX + b Mức độ hoạt động Hình 2.6: Đồ thị chi phí hỗn hợp Để xác định các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp theo từng phạm vi hoạt động, có thể dùng các mô hình toán học để kiểm định. + Phương pháp cực đại – cực tiểu (high – low method) Phương pháp cực đại – cực tiểu còn gọi là phương pháp chênh lệch, phương pháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở điểm có mức độ hoạt động cao nhất và ở điểm có mức độ hoạt động thấp nhất. Chênh lệch chi phí giữa hai mức độ hoạt động được chia cho mức gia tăng mức độ hoạt động xác định mức biến phí đơn vị và tổng biến phí. Sau đó loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp. Phương trình chi phí tổng quát: Y = aX + b + a là biến phí đơn vị = Chênh lệch về chi phí Chênh lệch mức độ hoạt động + b là định phí = chi phí ở mức max (min) – a x mức khối lượng max(min) 8 Phương pháp cực đại – cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhược điểm lớn là chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phương trình biến thiên của chi phí, do đó chưa đủ để cho kết quả phân tích chi phí chính xác, trừ khi hai điểm được chọn nhằm đúng vị trí để phản ánh đúng mức trung bình của tất cả các giao điểm của chi phí và các mức hoạt động. + Phương pháp bình phương bé nhất (least – squares regression method) Phương pháp bình phương bé nhất tinh vi hơn phương pháp cực đại – cực tiểu, xác định phương trình biến thiên của chi phí dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân tích thống kê, có dạng như sau: Yi = aXi + b Trong đó: + Y là chi phí hỗn hợp (biến số phụ thuộc) + X là mức hoạt động căn cứ (biến số độc lập) + a là tỷ lệ thay đổi (biến phí đơn vị) + b là hằng số ( định phí hoạt động) Từ phương trình tuyến tính căn bản này và tập hợp n phần tử quan sát, ta có hệ thống hai phương trình sau đây: ∑XY = a∑X2 + b∑X ∑Y = a∑X + n*b Phương pháp bình phương bé nhất là phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp tốt nhất. Bởi lẽ, độ chênh lệch giữa đường hồi quy y = ax + b mà chúng ta thiết lập so với những điểm chi phí hỗn hợp từng vị trí yi = ai + b đạt chênh lệch x – xi có giá trị tuyệt đối nhỏ nhất. Điều này có nghĩa là khả năng đặc trưng của chi phí hỗn hợp tìm được có độ chính xác cao và mức sai sót thấp nhất. + Phương pháp đồ thị phân tán (The scatter graph method) Phương pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan sát và dùng đồ thị để tìm ra các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp. Trước nhất, quan sát, thống kê và thể hiện một số điểm với chi phí và mức độ hoạt động tương ứng trên đồ thị. Sau đó, ước lượng và kẻ một đường thẳng sao cho chúng đi qua nhiều điểm nhất. Hay nói cách khác, chúng thể hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau. Đường thẳng cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm nào thì đó là định phí. 9 Tổng chi phí (Y) y = ax + b b Mức độ hoạt động 0 Hình 2.7: Đồ thị phân tán 2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng khác nhau. Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn. Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên quan đến các sản phẩm sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các khoản biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc sau: - Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động về tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc mức sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Như vậy, biến phí được tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng, nhóm hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho từng dịch vụ cung cấp. - Định phí: Là khoản chi phí được phân bổ dựa trên nhu cầu phục vụ bình quân lâu dài của từng bộ phận. Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ này sẽ được duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã được tính toán hợp lý. 2.1.6 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (CVP) 2.1.6.1 Số dư đảm phí (SDĐP) Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Nếu gọi: 10 + x là sản lượng + g là giá bán + a là chi phí khả biến đơn vị + b là chi phí bất biến Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí TT Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 sp 1 Doanh thu gx g 2 Chi phí khả biến ax a 3 Số dư đảm phí (g – a)x g–a 4 Chi phí bất biến b 5 Lợi nhuận (g – a)x – b Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - phần 1 Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau: + Khi xn không hoạt động sản lượng x = 0  lợi nhuận doanh nghiệp: P = -b, nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến. + Tại sản lượng xh mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến  lợi nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.  (g – a)xh = b  xh = ( sản lượng hòa vốn = Chi phí bất biến Số dư đảm phí đơn vị ) + Tại sản lượng x1 > xh  lợi nhuận xnP1 = (g – a) x1 – b + Tại sản lượng x2 > x1 > xh  lợi nhuận xnP2 = (g – a)x2 – b Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là:  Lợi nhuận tăng 1 lượng là: = P2 – P1  Vậy: = x2 – x1 = (g – a) (x2 – x1) = (g – a) (x2 – x1) Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị. Tuy nhiên nó có những nhược điểm sau: 11 + Không giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát toàn bộ xí nghiệp, nếu xí nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp. + Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 2.1.6.2 Tỷ lệ số dư đảm phí ( tỷ lệ SDĐP) Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm). - Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị = x 100% Từ những dữ kiện nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: + Tại sản lượng x1  Doanh thu: gx1  Lợi nhuận P1 = (g – a)x1 – b + Tại sản lượng x2 > x1  Doanh thu: gx2  Lợi nhuận P2 = (g – a)x2 – b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng gx2 – gx1  Lợi nhuận tăng 1 lượng là: = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1) = (x2 – x1)g Vậy: = (x2 – x1)g Kết luận: Nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ số dư đảm phí. Hệ quả: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp v.v… thì những xí nghiệp nào, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. 2.1.6.3 Kết cấu chi phí 12 Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí, định phí) trong tổng chi phí. Kết cấu chi phí vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của doanh nghiêp, vừa là kết quả của một quá trình đầu tư và sử dụng ngắn hạn, dài hạn về cơ sở vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Mỗi kết cấu chi phí cũng thường tồn tại những quan hệ biến đổi lợi nhuận khác nhau khi thay đổi doanh thu và mỗi doanh nghiệp thường chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản lý trong từng thời kì. Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ  tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thường là những xí nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh, ngược lai nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được, thì sự phá sản diễn ra nhanh chóng. Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ  khả biến chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ là những xí nghiệp có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn. Qua quá trình phân tích về kết cấu chi phí ở các xí nghiệp chứng minh một kết luận cơ bản là không có một kết cấu chi phí nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp mà điều cần quan tâm của nhà quản trị là phải biết kết hợp những tiềm lực kinh tế, tình hình kinh tế để lựa chọn và xây dựng một kết cấu chi phí thích hợp, linh hoạt theo từng thời kì. 2.1.6.4 Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh theo nghĩa thông thường là một công cụ dùng để di chuyển một vật thể, vật cản về vị trí mong muốn. Công dụng cơ bản của đòn bẩy là chỉ ra phương pháp sử dụng một lực hạn chế để di chuyển những vật thể có lực tác động lớn. Đòn bẩy kinh doanh cũng chính là một công cụ chỉ ra cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi nhuận. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng lớn có nghĩa là những tác động của các nguồn lực tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của một sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định có mức chi phí, doanh thu, lợi nhuận nhất định được tính toán theo công thức sau: 13 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = doanh thu doanh thu = iến phí iến phí định phí số dư đảm phí lợi nhuận Độ lớn của đòn bầy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định, khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp một cung cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng lên và doanh thu đã vượt quá điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu có thể dự kiến tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận. Quan sát công thức tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh: - Độ lớn đòn bẩy kinh doanh chỉ xuất hiện khi số dư đảm phí lớn hơn 0 và lớn hơn định phí để đảm bảo có lợi nhuận. - Khi số dư đảm phí lớn, định phí lớn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại. - Những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp có kết cấu tỉ lệ định phí lớn hơn biến phí thường có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn hơn. 2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn 2.1.7.1 Khái niệm Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ trang trải mọi phí tổn là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh để đạt được mức lãi mong muốn phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện hành cũng như đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung. Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi thuần (LT) bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn số dư đảm phí (SDĐP) = định phí (ĐP). Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. 2.1.7.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ 14 là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. - Sản lượng hòa vốn Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn số của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó. Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: Y1 = gx Phương trình biểu diễn tổng chi phí có dạng: Y2 = b + ax Tại điểm hòa vốn thì Y1 = Y2  gx = b + ax (1) Với : x: sản lượng g: giá bán b: định phí a: biến phí đơn vị Giải phương trình (1) để tìm x, ta có: b x= g-a Định phí = Số dư đảm phí trên đơn vị sản phẩm Nếu ký hiệu số dư đảm phí trên đơn vị sản phẩm là c thì x = Định phí Sản lượng hòa vốn = Số dư đảm phí trên đơn vị sản phẩm = 𝑏 𝑐 - Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán. Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: Y1 = gx Tại điểm hòa vốn x = nên 15 Định phí Yhv = g . = = Tỷ lệ số dư đảm phí trong đơn giá bán Vậy: Định phí Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ số dư đảm phí trong đơn giá bán 2.1.7.3 Đồ thị điểm hòa vốn Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (gọi tắt là CVP) được biểu diễn theo hai hình thức đồ thị. Hình thức thứ nhất gồm các đồ thị biểu diễn toàn bộ mối quan hệ CVP và làm nổi bật điểm hòa vốn trên hình, được gọi là đồ thị hòa vốn. Hình thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nổi bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận. - Đồ thị hòa vốn Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường: - Đường doanh thu : y1 = gx - Đường chi phí: y2 = ax + b - Đường định phí: yđp = b - Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng) - Trục tung Oy: phản ánh chi phí Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát như sau: y1 = gx y Điểm hòa vốn y2 = ax + b yhv yđp = b b 0 x (mức hoạt động) Hình 2.8 Đồ thị hòa vốn 16 Các nhân tố ảnh hƣởng đến điểm hòa vốn Tổng định phí: Trong giới hạn khả năng kinh doanh cho phép, tổng định phí có thể thay đổi không phải do đầu tư thêm thiết bị, máy móc, phương tiện kinh doanh mà do các nguyên nhân khác (tỷ lệ và phương pháp tính khấu hao, thay đổi đơn giá thuê phương tiện kinh doanh, chi phí quản lý nhân viên). Tổng định phí có quan hệ cùng chiều với sản lượng hòa vốn, nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu tổng định phí tăng thì để hòa vốn, doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng lớn hơn kỳ gốc và ngược lại. Giá bán: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, giá bán có quan hệ ngược chiều với sản lượng hòa vốn, nếu giá bán tăng thì doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít hơn trước là đã hòa vốn; ngược lại, nếu giá bán giảm, để hòa vốn doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng lớn hơn trước. Biến phí: Biến phí đơn vị có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì do đơn giá tiền lương, đơn giá nguyên vật liệu thay đổi… nếu biến phí có xu hướng tăng thì doanh nghiệp phải tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ so với trước mới hoàn vốn. Vì thế, lợi nhuận sẽ giảm. Ngược lại, khi biến phí giảm, doanh nghiệp chỉ cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít hơn đã hòa vốn và lợi nhuận kinh doanh trong kỳ sẽ tăng. Công suất hoạt động: Ngoài việc xác định sản xuất và tiêu thụ để đạt được mức lãi mong muốn, các nhà quản lý còn muốn biết được cần phải huy động bao nhiêu công suất của doanh nghiệp để hòa vốn, phần công suất còn lại là cơ sở tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, sau khi đạt sản lượng hòa vốn, khoảng cách an toàn về công suất còn lại là bao nhiêu. Phần công suất an toàn để tạo ra lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng công suất thiết kế trừ phần công suất cần thiết để đạt sản lượng hòa vốn.  Đồ thị lợi nhuận Một loại khác của đồ thị CVP được gọi là đồ thị lợi nhuận. Nó nhấn mạnh một cách trực tiếp đến sự thay đổi của lợi nhuận khi khối lượng thay đổi. Nó có thuận tiện là dễ vẽ, dù vậy bất lợi là không chỉ ra một cách rõ ràng các chi phí đã bị ảnh hưởng như thế nào khi doanh số biến động. Đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận, không phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng. Đồ thị lợi nhuận có dạng tổng quát như sau: 17 y Đường lợi nhuận Điểm hòa vốn x Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - phần 1 Hình 2.9 Đồ thị lợi nhuận 2.1.7.4 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn * Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. Thời gian hòa vốn = Doanh thu (dự kiến) hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu (dự kiến) trong kỳ Doanh thu bình quân 1 ngày = 360 ngày Nhà quản trị phải biết rõ rằng phải mất bao lâu để một dự án đầu tư cụ thể có thể thu hồi lại vốn, từ đó đưa ra giải pháp quay vòng vốn nhanh để tiết kiệm chi phí, thời gian đầu tư. * Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi). 18 Sản lượng hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = x 100% Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Doanh thu hòa vốn = x 100% Doanh thu thực hiện Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. * Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối. Mức doanh thu an toàn = mức doanh thu đạt được – mức doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Số dư an toàn của các tổ chức là khác nhau do kết cấu chi phí khác nhau. Công ty nào có CPBB lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn. Do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn do có số dư an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn, ta phải kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Mức doanh thu an toàn Tỷ lệ số dư an toàn = x 100% Mức doanh thu đạt được 2.1.8 Hạn chế mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp cho nhà quản trị có cách nhìn biện chứng giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động quản trị. Tuy nhiên khi vận dụng quan hệ này phân tích kinh tế thì nhà quản trị 19 gặp phải một số khó khăn và đôi khi không thực tế. Vấn đề này được thể hiện ở những hạn chế của giả định quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận: 1.Mối quan hệ biến động của chi phí, khối lượng, lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi hoạt động xem xét. Điều này rất khó xảy ra vì khi xuất hiện những thay đổi về sản lượng, mức độ hoạt động thường kéo theo những thay đổi về đặc điểm, kết cấu chi phí thay đổi về lợi nhuận dẫn đến quan hệ tuyến tính sẽ bị phá vỡ. 2. Chi phí giả định được phân tích một cách chính xác thành định phí và biến phí. Thực tế, điều này chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi rất khó phân định chính xác được. 3. Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh được giả định cố định trong quá trình thay đổi yếu tố chi phí, khối lượng, mức độ hoạt động. Điều này khó có thể tồn tại vì kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh luôn gắn kết với biến động trong từng phương án ở từng thời kỳ sản xuất kinh doanh. 4. Tồn kho sản phẩm được giả định không thay đổi hoặc quá trình sản xuất và tiêu thụ ở cùng một mức độ. 5. Công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân…được giả định không thay đổi trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động… phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ người lao động thay đổi gắn liền với sự phát triển của xã hội. 6. Giá trị đồng tiền sử dụng không thay đổi hay nói cách khác là nền kinh tế không xảy ra lạm phát mà điều này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và đôi khi để phát triển nền kinh tế một số quốc gia còn phải thực hiện chính sách phá giá tiền tệ một thời kỳ nhất định. Như vậy, qua phân tích quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và những hạn chế của quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận chỉ rõ cho chúng ta một cách suy nghĩ về những quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hơn là cách tính toán chính xác để tìm ra sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,… trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Vì vậy, tính khả thi, sự chính xác khi ra quyết định dựa vào quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần phải xem xét và hội tụ đủ những điều kiện cần thiết. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liêu 20 - Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Số liệu này bao gồm các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các bảng báo cáo tình hình sản xuất, bảng cân đối số phát sinh…Ngoài ra, còn tham khảo sách báo, website và các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập bằng cách trao đổi trực tiếp các anh chị trong phòng kế toán. 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp tổng hợp, thu thập các số liệu liên quan để phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng đến lợi nhuận. - Dùng phương pháp suy luận: dựa trên cơ sở tổng hợp những tác nhân ảnh hưởng đến chi phí của công ty để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí của công ty. - Dùng phương pháp so sánh (tương đối, tuyệt đối) để đánh giá tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm gần đây. Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả dùng trong phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng quá trình kinh tế. Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau: + Phải thống nhất về nội dung phản ánh. + Phải thống nhất về phương pháp tính toán. + Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng. + Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường). Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp, đề tài sử dụng 2 loại phương pháp so sánh như sau: So sánh số tuyệt đối Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác. 21 So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoản thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy được mức độ hoàn thành, qui mô phát triển, khối lượng… của các chỉ tiêu kinh tế (Biến động tăng, biến động giảm, không biến động). So sánh số tương đối Có nhiều loại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà sử dụng thích hợp. + Số tương đối kết cấu Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí, vai trò của từng bộ phận trong tổng thể. + Số tương đối động thái Số tương đối động thái là số biểu hiện sự biến động về mức độ của chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở 2 khoảng thời gian khác nhau, được biểu hiện bằng số lần hoặc số %. 22 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CAFISH) 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty + Tên tiếng việt: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ + Tên tiếng anh: Can Tho Import Export Fishery Limited Company. + Tên giao dịch (viết tắt): CAFISH. + Trụ sở chính: Lô 4 khu công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP.Cần thơ. + Điện thoại: 0710.3743865 + Fax: 0710.3743869 + Email: Cafishvn@vnn.vn, Cafishvn1@vnn.vn, Cafishvn2@vnn.vn + Website: www.cafish.com.vn Loại hình doanh nghiệp là chế biến và xuất khẩu tôm đông lạnh và cá tra. 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển - Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish) tiền thân là xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ thành lập năm 2007 là đơn vị trực thuộc công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ và công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An chuyên chế biến thủy sản xuất khẩu. Được sự cho phép của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ và công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu long An từ ngày 01 tháng 03 năm 2008 xí nghiệp hợp tác kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ chính thức chuyển đổi pháp nhân và lấy tên là công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ. - Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (Cafish) gồm 3 phân xưởng chế biến. - Tổng số cán bộ, công nhân viên: 700 người. - Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP, HALAL, BRC, ACC. 23 - Năng lực sản xuất của công ty: tổng số nguyên liệu thô mỗi ngày 40-50 tấn (tôm, cá); sản phẩm hoàn thiện mỗi ngày 20-30 tấn. * Các tiêu chuẩn chất lượng công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ. Chú trọng nâng cao nhận thức của công nhân về an toàn thực phẩm cũng như nâng cao tay nghề chế biến thông qua mở các lớp tập huấn hàng năm. Ngoài ra, công ty cũng có công tác tuyên truyền đến các hộ nông dân, đại lý thu mua nguyên liệu không sử dụng các chất kháng sinh và đảm bảo nguyên liệu theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chương trình quản lý chất lượng đang áp dụng tại công ty vào sản xuất HACCP, ISO 9001:2000, BRC…để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra việc công ty áp dụng chỉ tiêu BRC để đảm bảo khắt khe về vấn đề sản xuất và kiểm soát nguyên liệu đầu vào. Công ty đầu tư trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất để đáp ứng việc phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cho tất cả các sản phẩm tại công ty: + Diện tích thu hoạch tôm: thôn, xóm, phường. + Diện tích thu hoạch cá tra: ao. + Mua trực tiếp từ các hộ nông dân, đại lý. Kiểm tra kháng sinh và vi sinh (phòng thí nghiệm của nhà máy): + Thuốc kháng sinh: Chloramphenicol, Nitrofurane (AOZ), Trifluralin (Elisa). + Vi sinh vật: TPC, Coliform, Feacal coliform, E-coli, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Salmonella. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Bộ máy quản lý công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ. Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến – chức năng: 24 Hội đồng thành viên Giám đốc PGĐ phụ trách tổ chức PGĐ phụ trách nguyên liệu Ban kiểm soát vùng nuôi đại lý Tổ bảo vệ Tổ lái xe Phòng tổ chức hành chính Tổ y tế, phục vụ nhà ăn Tổ bảo hộ lao động, vệ sinh cn PGĐ phụ trách sản xuất Trợ lý GĐ Phòng kinh doanh Phòng kế toán Kho thành phẩm , bao bì , vật tư Trạm Sài Gòn Xưởng sản phẩm tươi Ban quản đốc Xưởng sản phẩm bột Phòng kỹ thuật Xưởng sản phẩm chiên Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty Cafish. 3.2.2 Chức năng của các phòng ban Giám đốc: là những người đại diện cho công nhân quản lý công ty theo luật doanh nghiệp, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và phù hợp với pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện tại, Ban giám đốc của công ty gồm 5 người: - Giám đốc: phụ trách chung mọi hoạt động của công ty. - 3 Phó giám đốc (PGĐ): được phân công nhiệm vụ như sau 25 Xưởng cơ điện + PGĐ phụ trách sản xuất, kinh doanh: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh. + PGĐ phụ trách đầu tư, thu mua nguyên liệu: chịu trách nhiệm về công tác đầu tư và thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi, tham mưu cho giám đốc về các hoạt động đầu tư và thu mua. + PGĐ phụ trách tổ chức: chịu trách nhiệm về công tác quản lý nhân viên, tham mưu cho giám đốc trong phạm vi quản lý nhân viên. + Trợ lý GĐ: chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc nhỏ, sắp xếp công việc cho phù hợp với tiến trình hoạt động của công ty và báo cáo thường xuyên cho cấp trên. Phòng kỹ thuật: có chức năng quản lý tất cả các quy trình sản xuất; kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của toàn công ty, theo dõi các công đoạn chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, SSOP…. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật còn thực hiện việc kiểm nghiệm vi sinh cho các lô hàng xuất khẩu. Phòng kinh doanh: có chức năng trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm việc với khách hàng trong và ngoài nước; ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ mua bán nội ngoại thương; tham dự các kỳ Hội chợ mà công ty tham gia nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn chịu trách nhiệm lập các biểu kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện việc mua nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu chế biến của xưởng đông lạnh. Phòng kế toán: có chức năng tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ tình hình luân chuyển vốn, sử dụng tài sản, vật tư, hàng hóa nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.  Xác định KQKD và lập BCTC, cung cấp tài liệu cho bộ phận quản lý khi cần thiết và chịu trách nhiệm trước pháp luật , Ban giám đốc về công việc được giao.  Kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.  Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán. Phòng tổ chức hành chính: Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ tài liệu của công ty.  Xây dựng lịch công tác, hội họp định kỳ hay bất thường.  Đưa ra các quy định chung của công ty. 26  Tham mưu cho giám đốc trong phạm vi tổ chức quản lý nhân viên, lao động tiền lương, chính sách xã hội và bảo hiểm an toàn lao động đối với doanh nghiệp.  Nghiên cứu, tổ chức, sắp xếp nhân viên cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp theo phương châm đơn giản, gọn nhẹ để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Ban quản đốc: có chức năng kiểm soát, điều hành và quản lý toàn bộ dây chuyền sản xuất. 3.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.3.1 Ngành nghề kinh doanh - Kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và gia công: các mặt hàng nông, thủy hải sản và thực phẩm. - Nuôi trồng thủy sản. - Kinh doanh và chế biến phế liệu, phế phẩm thủy sản. - Cho thuê kho lạnh bảo quản các mặt hàng nông, thủy hải sản, thực phẩm. 3.3.2 Sản phẩm của công ty - Cafish chủ yếu chế biến, xuất khẩu tôm đông lạnh và cá tra với các sản phẩm đa dạng như: + Sú và tôm trắng: HOSO, HLSO, EZP, PD, PTO, Nobashi, nấu chín PD/PTO, PD luộc, PD chân không đóng gói, Tempura, Predust,… + Cá tra: phi lê IQF và Block Shatter gói, tẩm bột, Steak. - Cung cấp nguyên liệu khu vực nuôi như: + Tôm: Bạc Liêu, Sóc trăng, Kiên Giang, Bến tre, Trà Vinh. + Cá tra: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. - Chi tiết các sản phẩm thủy sản với số lượng (mục tiêu): Tôm (80%), cá (20%). 27 Xuyên que Tẩm bột Tẩm bột tươi Sushi Nobashi Phi lê IQF Nguồn: phòng kỹ thuật công ty Cafish Hình 3.2 Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty Để hoàn thành 1 sản phẩm công ty Cafish sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng. 3.3.3 Qui trình sản xuất Dựa trên hợp đồng, phòng kinh doanh đưa ra các định mức về nhập khẩu phụ liệu và thời gian hoàn thành. Phòng kỹ thuật căn cứ theo định mức chỉ tiêu kỹ thuật cũng như vẽ mẫu cho một số mẫu in… trước khi đưa vào sản xuất. Khi nhận được yêu cầu từ phòng kỹ thuật, phân xưởng nhận và phân phối cho các dây chuyền để sản xuất cho ra thành phẩm. 28 Nguyên liệu Phân loại sơ bộ Xử lý Phân theo kích cỡ từng loại Rửa sạch Kiểm tra lại theo kích cỡ Cân Xếp theo từng loại Cấp đông Đóng hộp Bảo quản Hình 3.3. Quy trình sản xuất thủy sản của công ty Trong quá trình sản xuất cũng có nhân viên kỹ thuật xưởng để hướng dẫn và theo dõi các công nhân làm việc và chấm công chuyên cần cuối tháng có thưởng đối với người nào làm tốt nhiệm vụ. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng Kế toán nguyên liệu Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong công ty 29 Thủ quỹ 3.4.2. Nhiệm vụ nhân viên  Trưởng phòng kế toán: : tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp và chi tiết số liệu và toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh, xác định lãi (lỗ), các khoản thanh toán với Nhà nước, khách hàng và nội bộ của công ty. Lập sổ cái, bảng cân đối kế toán, các loại sổ có liên quan, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho cơ quan thuế, cục thống kê, kiểm toán hay đối tượng khác có liên quan.  Phó phòng kế toán: là người giúp kế toán trưởng trong công tác kiểm tra, quản lý sổ sách và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng.  Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn và các quỹ của công ty và theo dõi các khoản thuế phải nộp.  Kế toán ngân hàng: Thực hiện theo dõi thu chi vốn bằng tiền, theo dõi công nợ, lập báo cáo. Quản lý việc sử dụng tài sản của phòng và lưu trữ tài liệu hồ sơ.  Kế toán nguyên liệu: Theo dõi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên liệu, theo dõi tính hợp lệ, hợp pháp nhập xuất nguyên liệu.  Kế toán thanh toán: Thực hiện lập phiếu thu, phiếu chi, nhập xuất, kiểm tra theo dõi sổ quỹ tiền mặt đối chiếu với thủ quỹ và lưu trữ tài liệu, hồ sơ.  Kế toán vật tư: theo dõi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kho vật tư, hàng hóa công ty, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp nhập xuất vật tư hàng hóa công ty. Theo dõi kiểm tra, tham gia kiểm kê và đối chiếu tồn kho thường xuyên với tồn kho vật tư.  Thủ quỹ: Thực hiện thu chi quỹ tiền mặt, trực tiếp giao dịch các quầy quỹ của các ngân hàng để nhận tiền mặt về công ty, quản lý quỹ tiền mặt, kiểm quỹ, báo số dư tồn quỹ tiền mặt hàng ngày cho kế toán trưởng. 3.4.3 Chính sách kế toán áp dụng 3.4.3.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty - Hình thức kế toán: nhật ký - sổ cái. - Sơ đồ trình tự ghi chép. 30 Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại NHẬT KÝ – SỔ CÁI Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.5 sơ đồ trình tự ghi sổ nhật ký – sổ cái. 3.4.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty -. Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của bộ trưởng bộ tài chính dành cho doanh nghiệp lớn. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá trị tồn kho: Bình quân gia quyền. - Phương pháp tính thuế GTGT: khấu trừ thuế. - Năm tài chính từ 01/01 hàng năm và kết thúc vào 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong thanh toán là đồng Việt Nam. 3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 a) Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 31 Bảng 3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2012-2011 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ DT Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ DT hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng LN kế toán trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chênh lệch 2013-2012 Năm 2013 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 724.253,6 660.209,7 1.135.837,9 (64.043,9) (8,8) 475.628,2 72,1 8.761,9 5.322,7 7.527,7 (3.439,2) (39,3) 2.205 41,4 715.491,7 654.886,9 1.128.310,3 (60.604,8) (8,5) 473.423,4 72,3 661.349,5 610.031,9 1.061.800,2 (51.317,6) (7,8) 451.768,3 74,1 54.142,3 44.854,9 66.510,1 (9.287,4) (17,2) 21.655,2 48,3 14.342,2 24.586,8 27.070,1 3.732,9 15.982,6 22.175,7 3.553,5 6.542 39.821,8 (10.609,3) (8.604.2) (4.894,4) (73,9) (34,9) (18,1) (179,4) (9.440,6) 17.646,1 (4,8) (59,1) 79,6 10.560,4 8.813,5 12.297,2 (1.746,9) (16,5) 3.483,7 39,5 6.267,2 1.615,9 11.402,5 (4.651,3) (74,2) 9.786,5 605,6 1.927,1 188,7 1.738,4 1.654,1 1.580,5 73,6 390,8 296,3 94,5 (273) 1.391,8 (1.664,8) (14,2) 737,7 (95,8) (1.263,3) (1.284.2) 20,9 (76,4) (81,3) 28,4 8.005,6 1.689,6 11.496.9 (6.316) (78,9) 9.807,3 580,5 1.224,4 267,5 1.748,6 (956,9) (78,2) 1.481,1 553,7 6.781,2 1.422,1 9.748,4 (5.359,1) (79,1) 8.326,3 585,5 Nguồn: phòng tài vụ - kế toán 32 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp doanh thu, thu nhập - lợi nhuận – chi phí qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lêch 2012-2011 CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tổng DT và thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2013-2012 Giá trị Tỷ lệ (%) 731.761 660.273,9 1.132.254,5 (71.487,1) (9,8) 471.980,6 71,5 724.979,8 658.851,8 1.122.506,1 (66.128) (9,1) 463.654,3 70,4 6.781,2 1.422,1 9.748,4 (5.359,1) (79,1) 8.326,3 585,5 (Nguồn: tổng hợp của tác giả) 33 Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng tổng hợp doanh thu – chi phí – lợi nhuận cho thấy tình hình công ty biến động qua 3 năm 2011, 2012, 2013 cụ thể như sau: - Doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2011-2012 có xu hướng giảm và tăng trở lại trong giai đoạn 2012-2013. + Trong giai đoạn 2011-2012 doanh thu giảm, năm 2012 doanh thu đạt được là 660.209,7 triệu đồng giảm hơn so với năm 2011 là 64.043,9 triệu đồng tương đương giảm 8,84%; tổng doanh thu và thu nhập năm 2012 cũng giảm so với năm 2011 là 71.487,1 triệu đồng tương đương giảm 9,78%. Nguyên nhân của việc giảm này là do sức mua của thị trường nước ngoài giảm sút trong năm 2012. Mặt khác là do sự khủng hoảng kinh tế ở một số nước làm ảnh hưởng đến các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU trong việc nhập khẩu thủy sản, các nước nhập khẩu thủy sản có sự thắt chặt hơn trong việc kiểm tra tính chất lượng sản phẩm, thuế chống bán phá giá và áp dụng rào cản về thuế quan nhằm hạn chế việc nhập khẩu thủy hải sản từ Việt Nam làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của công ty. Ngoài ra, do sự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu trong nước, các hộ nông dân thu hẹp diện tích nuôi trồng thủy sản như cá tra, tôm các loại từ đó ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty bị giảm sút. Trong năm 2012, các ngân hàng có những thay đổi về chính sách tín dụng, thắt chặt hơn trong việc cho vay vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến việc đầu tư của công ty. Nhìn chung doanh thu của năm 2012 giảm tương đối ít so với 2011. + Trong giai đoạn năm 2012 -2013 doanh thu tăng, năm 2013 doanh thu đạt được 1.135.837,9 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 475.628,3 triệu đồng tương đương tăng 72,04%; tổng doanh thu và thu nhập năm 2013 cũng tăng mạnh so với năm 2012 là 471.980,6 triệu đồng tương đương với 71,48%. Nguyên nhân của việc tăng này là do kinh tế thế giới có sự khởi sắc trở lại. Việc nhập khẩu ở các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản…tăng mạnh, mở rộng quy mô xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, diện tích nuôi trồng thủy sản trong nước tăng do ổn định giá cả làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty dồi dào. Mặt khác, công ty có những chiến lược, bước đi đúng trong tình hình kinh tế thủy sản đã thúc đẩy cho việc tăng doanh thu của công ty. - Chi phí Các khoản mục chi phí cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, 34 chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhìn chung tổng chi phí có xu hướng giảm ở giai đoạn 2011-2012 và tăng ở giai đoạn 2012-2013. + Trong giai đoạn năm 2011-2012, tổng chi chí năm 2012 là 658.851,8 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 66.128 triệu đồng tương đương với 9,12%, cụ thể như giá vốn hàng bán 2012 giảm 7,76% do việc tiêu thụ các mặt hàng trong thị trường giảm ở năm 2012, khối lượng các mặt hàng giảm đáng kể so với năm 2011. Giá vốn hàng bán giảm không phải tác động từ giá nguyên vật liệu giảm hay tiết kiệm chi phí sản xuất mà do tác động tiêu cực từ bên ngoài. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011 nguyên nhân ảnh hưởng tỷ giá hối đoái, sự khủng hoảng tài chính trên thế giới và các ngân hàng đã hạn chế việc cho vay vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ tín dụng. Mặt khác do việc xuất khẩu các mặt hàng giảm nên các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm, vật liệu giảm theo. + Trong giai đoạn năm 2013-2012, tổng chi phí năm 2013 là 1.122.506,1 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2012 là 463.654,3 triệu đồng tương đương với 70,37%. Nguyên nhân là do năm 2013 thị trường xuất khẩu sản phẩm qua các nước khác tăng mạnh, khối lượng sản xuất nhiều hơn làm cho giá vốn hàng bán tăng 74,06% so với năm 2012. Mặt khác kéo theo các chi phí vật liệu, dụng cụ, vận chuyển, tiền xe, thuế, bảo hiểm… tăng làm cho chi phí bán hàng tăng 79,57% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 39,53% so với 2012. Do ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và sự tác động của các chính sách ngân hàng trong việc cho vay vốn đã tác động một phần đến chi phí tài chính của doanh nghiệp làm giảm 59,07% so với năm 2012. - Lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 giảm 5.359,1 triệu đồng tương đương với 79,03% so với năm 2011 do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả, việc tiêu thụ sản phẩm có phần giảm sút. Nhưng đến năm 2013 lợi nhuận sau thuế tăng 8.326,3 triệu đồng tương đương với 585,49% so với năm 2012 nguyên nhân tình hình hoạt động của công ty khởi sắc trở lại, tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh, có những kế hoạch, chiến lược phát triển tăng doanh thu. b) Kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2014 35 Bảng 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2014-2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Giá trị Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ DT Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ DT hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng LN kế toán trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 344.497,3 5.273,1 687.059,6 1.069,5 342.562,3 (4.203,6) 99,4 (79,7) 339.224,3 685.990,1 346.765,8 102,2 316.579,6 647.650,4 331.070.8 104,6 22.644,6 38.339,7 15.695,1 69,3 964,7 2.489,4 11.950,8 4.422,2 3.705,2 30,8 19,3 11,5 3.716,7 2.161,9 2.125,9 22.375,3 5.496,4 9.137,6 28.3 (28,3) 9.109,3 1.197,2 (363,5) 10.424,5 1.074,2 5.432,4 (30,8) 9 (39,8) 5.392,6 124,1 (14,6) 87,2 24,3 146,6 (100) 46,6 (346,1) 145,1 317,7 1.004,1 686,4 216,1 3.399,1 8.105,3 4.706,2 138,5 nguồn: phòng tài vụ - kế toán 36 Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 2014 cho thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 là 5.392,6 triệu đồng tương đương với 145,09%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của 6 tháng năm 2014 đạt được 687.059,6 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 342.562,3 triệu đồng tương đương với 99,44%. Nguyên nhân là do trong 6 tháng năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc khai thác thủy sản, các thị trường lớn Mỹ, Châu Âu, Nhật và Hàn Quốc đẩy mạnh việc nhập khẩu thủy sản. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, Chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, kéo theo việc xuất khẩu của công ty nhiều hơn và đang trên đà phát triển. Mặt khác, lợi nhuận tăng đáng kể một phần do lãi vay của các ngân hàng áp dụng với công ty giảm làm cho chi phí tài chính của công ty thấp hơn 14,6% so với 6 tháng năm 2013. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn so với 6 tháng năm 2013 do việc tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nhiều nên các chi phí vật liệu, bảo hiểm, thuế.. tăng theo. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi - Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ (Cafish) nằm trong khu CN Trà Nóc – TP. Cần thơ, mặt trước giáp đường lộ chính của khu công nghiệp, mặt sau giáp sông Hậu và nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho việc sản xuất, nguồn nguyên liệu dồi dào, phát triển được thế mạnh về thủy sản và thuận lợi cho giao thông đường thủy lẫn đường bộ. - Công ty có thiết bị sản xuất hiện đại, máy móc tân tiến nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Công ty có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, hệ thống công ty đi vào ổn định và chuyên nghiệp. Cán bộ, công nhân viên trình độ chuyên môn chuyên nghiệp, tay nghề cao. - Công ty Cafish nằm trong danh sách 245 nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam, được xuất khẩu trực tiếp sang EU chỉ qua kiểm tra một lần, thị trường EU vốn là nơi kiểm tra rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu. Qua đó cho thấy công ty có uy tín trên thị trường thế giới. 3.6.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp một số khó khăn. 37 - Việc xuất khẩu sản phẩm gặp không ít khó khăn về thuế quan, phải qua kiểm tra khắt khe về chất lượng sản phẩm khi sản phẩm ra các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản..để đạt được yêu cầu thì công ty phải bỏ ra nhiều chi phí và thời gian đầu tư. - Thị trường công ty là thị trường rộng lớn ẩn chứa nhiều tiềm năng nhưng cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh các đối thủ trong và ngoài nước. Ngày càng có nhiều công ty cho ra các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, hình dáng bắt mắt… vì thế việc cạnh tranh của công ty trở nên khó hơn. - Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty còn phụ thuộc vào các hộ nông dân mà nông dân thì họ nuôi trồng theo mùa vụ nên làm cho việc hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hết công suất. 3.6.3 Định hƣớng phát triển Trong sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các công ty cần có những chiến lược, hướng đi đúng đắn để có thể giữ vững được trên thị trường. Việc hoạch định, phương hướng phát triển là rất cần thiết cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, cần đề ra các mục tiêu, kế hoạch cụ thể mang tính khả thi để đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn và thắng lợi trong việc cạnh tranh. - Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. - Sản phẩm cũng là 1 yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngoài việc chất lượng sản phẩm cũng cần cải tiến mẫu mã sản phẩm để nắm bắt kịp thời thị hiếu của khách hàng. Cho ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, hình dáng bắt mắt, nhiều loại khác nhau và chất lượng sản phẩm tốt hơn. - Bên cạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất, công ty tập trung sản xuất. 38 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CAFISH) 4.1 PHÂN TÍCH SƠ LƢỢC VỀ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY 4.1.1 Sản lƣợng và doanh thu của 3 năm 2011, 2012, 2013 Công ty Cafish Cần thơ kinh doanh đa dạng các sản phẩm, là loại hình doanh nghiệp chủ yếu chế biến và xuất khẩu tôm đông lạnh và cá tra. Đề tài phân tích chủ yếu 2 mặt hàng của công ty là mặt hàng tôm và cá. Do các sản phẩm của công ty phần lớn là xuất khẩu ra nước ngoài nên chất lượng sản phẩm được yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài. Để phân tích và nhận xét tình hình kinh doanh hiện tại thì việc đánh giá hoạt động kinh doanh trong quá khứ là cần thiết. Từ việc phân tích, so sánh số liệu giữa các năm cho thấy tình hình biến động kinh doanh của công ty. Bảng 4.1 Sản lượng các sản phẩm của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 Đvt: tấn Chênh lệch 20122011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng Tôm Cá Tổng Chênh lệch 20132012 Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1.996,7 1.814,3 2.549,7 (182,4) (9,1) 735,4 40,5 94,4 231,8 199,7 137,4 145,6 (32,1) (13,8) 2.091,1 2.046,1 2.749,4 (45) (2,2) 703,3 34,4 (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng có sự tăng, giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 sản lượng giảm so với năm 2011 là 2,2%, đến năm 2013 thì sản lượng tăng lên so với năm 2012 là 34,4%. Về mặt hàng tôm, năm 2012 việc nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) trên diện rộng đã tác động đến việc sản xuất ra các mặt hàng tôm của công ty do thiếu nguồn 39 nguyên liệu nên sản lượng năm 2012 chỉ đạt được 1.814,3 tấn giảm 182,4 tấn so với năm 2011 tương ứng với 9,1%. Nhưng đến năm 2013 mặt hàng tôm tăng lên đáng kể so với năm 2012, đạt 2.549,7 tấn tăng 735,4 tấn tương ứng 40,5% nguyên nhân là do tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm, giá bán tôm thương phẩm có xu hướng tăng, giá thu mua nguyên liệu tăng nên thúc đẩy việc nuôi tôm của các hộ dân làm cho nguồn nguyên liệu tăng đáng kể so với năm trước. Do nguồn nguyên liệu nhiều nên việc sản xuất mặt hàng tôm cũng tăng đáng kể. Năm 2012 sản lượng về mặt hàng cá tăng mạnh so với năm 2011, tăng 137,4 tấn tương ứng 145,6%. Mặt hàng cá tăng nguyên nhân do giá thành sản xuất cá nguyên liệu cơ bản ổn định so với cùng kì năm 2011 và đầu năm 2012 giá cá tra nguyên liệu tăng cao (28.000 – 29.000 đ/kg) người nuôi có lãi nên nhu cầu thả giống đầu vụ cao làm cho nguồn nguyên liệu sản xuất cá cũng tăng theo. Đến năm 2013 ngành nuôi cá liên tục gặp khó khăn, người nuôi cá nhỏ lẻ liên tục thua lỗ do giá thương phẩm giảm thấp hơn giá thành sản xuất. Mặt khác, thời tiết không thực sự thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nắng nóng và thay đổi nhiệt độ bất thường nên gây thiệt hại về nguồn nguyên liệu cá từ đó làm cho sản lượng cá năm 2013 chỉ đạt được 199,7 tấn giảm 32,1 tấn tương ứng 13,8%. 40 Bảng 4.2 Doanh thu các sản phẩm của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng 2011 2012 2013 Chỉ tiêu DT Tôm Cá Tổng Tỷ trọng DT 713.299,3 98,5 644.958,9 10.954,3 1,5 15.250,8 724.253,6 100 660.209,7 Tỷ trọng DT Tỷ trọng 97,6 1.122.173,3 Chênh lệch 20122011 Chênh lệch 20132012 Giá trị Giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 98,8 (68.340,4) (9,6) 477.214,4 73,9 13.664,6 1,2 4.296,5 39,2 (1.586,2) (10,4) 100 1.135.837,9 100 (64.043,9) (8,8) 475.628,2 72,1 2,4 (nguồn: phòng tài vụ - kế toán, tổng hợp của tác giả) 41 Qua bảng số liệu doanh thu các sản phẩm của công ty năm 2011, 2012, 2013 có những nhận xét sau: Năm 2011, doanh thu của sản phẩm tôm đạt được là 713.299,3 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu là 98,5% trong khi đó doanh thu của mặt hàng cá chỉ đạt được 10.954,3 triệu đồng nguyên nhân là do công ty tập trung chủ yếu khai thác xuất khẩu mặt hàng tôm, sản lượng sản xuất mặt hàng tôm cao hơn so với mặt hàng cá. Trong giai đoạn 2011 – 2012, tổng doanh thu năm 2012 giảm 64.043,9 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với 8,8% có sự sút giảm doanh thu như vậy là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh hội chứng tôm chết sớm xảy ra nhiều vùng nuôi tôm ngay từ vụ nuôi đầu tiên khiến nguồn tôm nguyên liệu bất ổn, giá tôm nguyên liệu biến động mạnh làm cho lượng sản xuất giảm đi. Bên cạnh đó công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng qua các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, EU… nhưng năm 2012 ảnh hưởng bởi rào cản Ethoxyquin từ Nhật Bản nên việc xuất khẩu tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, nhu cầu thị trường nhập khẩu của các nước sụt giảm, nhập khẩu tôm từ EU và Mỹ gần như giảm liên tục trong cả năm do bị tác động từ việc khủng hoảng tài chính tại khu vực này. Chính vì nguyên nhân trên đã làm cho doanh thu của năm 2012 bị giảm mặc dù doanh thu của mặt hàng cá tăng 4.296,5 triệu đồng tương ứng với 39,2% so với năm 2011 nhưng nó không đủ bù đắp được doanh thu sụt giảm của mặt hàng tôm là 68.304,4 triệu đồng. Doanh thu mặt hàng tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu năm 2013, chiếm 98,8% mức doanh thu đạt được là 1.122.173,3 triệu đồng. Mặt hàng cá chỉ đạt ở mức 13.664,6 triệu đồng và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu là 1,2%. Nhìn chung tổng doanh thu của năm 2013 tăng so với năm 2012 là 72,1% có sự tăng như thế do ảnh hưởng trực tiếp từ doanh thu mặt hàng tôm, doanh thu mặt hàng tôm cao và chiếm nhiều là do nước xuất khẩu tôm chính trong khu vực là Thái Lan bị dịch bệnh tràn lan, sụt giảm sản lượng yếu tố đó đã làm cho giá tôm trên thế giới tăng. Mặt khác lượng sản xuất tôm của công ty nhiều hơn so với năm 2011 và tập trung chủ yếu vào mặt hàng tôm. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng để tăng việc tiêu thụ sản lượng là năm 2013, Bộ thương mại Hoa Kỳ vừa công nhận Việt Nam không bán phá giá tôm tại thị trường này khiến cho việc xuất khẩu tôm có nhiều khởi sắc, từ đó cũng tác động đến việc tiêu thụ sản lượng măt hàng tôm của công ty tăng đáng kể. Ta dễ nhận thấy khái quát qua đồ thị thể hiện tỷ trọng doanh thu của 2 sản phẩm năm 2011, 2012, 2013 42 cá 2.4% cá 1,5% cá 1.2% tôm 98,8% tôm 97,6% tôm 98,5% năm 2012 năm 2011 năm 2013 Hình 4.1 Tỷ trọng doanh thu của 2 sản phẩm năm 2011, 2012, 2013 4.1.2 Sản lƣợng và doanh thu trong 6 tháng 2013, 2014 Để hiểu rõ về tình hình doanh thu, sản lượng 6 tháng đầu năm 2014 thì dưới đây bảng số liệu thể hiện về chỉ tiêu trên của 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 để phân tích. Bảng 4.3 Sản lượng, doanh thu 6 tháng năm 2013, 6 tháng năm 2014 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 6 tháng 2014-2013 Chỉ tiêu SL (tấn) Tôm Cá Tổng DT (trđ) SL (tấn) DT (trđ) Giá trị Tỷ lệ (%) 1.274,9 337.583,8 1.569 679.596 342.012,2 101,3 98,9 6.712,8 62 7.171 458,2 6,8 1.373,8 344.296,6 1.631 686.767 342.470,4 99,5 (nguồn: phòng tài vụ - kế toán của công ty) Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 6 tháng đầu năm 2014 thì sản lượng, doanh thu của tôm tăng so với cùng kì năm 2013, doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 đạt được là 679.596 triệu đồng tăng 342.012,2 triệu đồng tương ứng 101,3% nguyên nhân do thời tiết thuận lợi trong 6 tháng đầu 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản, nguồn nguyên liệu được dồi dào. Bên cạnh đó, công ty tập trung nhiều sản xuất mặt hàng tôm do tôm có hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Hơn nữa, trên thị trường giá tôm tăng so với cùng kì 2013 nên làm cho doanh thu của mặt hàng tôm trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng đáng kể. Trong khi đó, mặt hàng cá về chỉ tiêu sản lượng chỉ đạt được 62 tấn giảm 36,9 tấn so với cùng kì năm 2013, do người nuôi cá tra đang gặp nhiều khó khăn thua lỗ kéo dài, tiêu thụ giảm nên làm cho việc sản xuất, tiêu thụ cá của công ty cũng giảm theo. Nhưng không vì sản lượng cá sút giảm so với cùng kì 2013 mà doanh thu cá vẫn đạt được 7.171 triệu đồng trong 6 tháng 2014 và tăng 458,2 triệu đồng tương ứng 6,8% doanh thu tăng là 43 do giá cá tra vẫn tăng so với cùng kì năm trước. Nhìn chung, tình hình kinh doanh các mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng 2013, tổng doanh thu tăng 342.470,4 triệu đồng tương ứng 99,5% cho thấy thủy sản của 6 tháng 2014 thắng lợi lớn so với cùng kì. 4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY Trong doanh nghiệp, các loại chi phí khác nhau chủ yếu là sự ứng xử của chi phí là khác nhau. Để xác định sự ứng xử của một khoản mục chi phí cần phải chỉ rõ nó sẽ biến động như thế nào khi căn cứ ứng xử của chúng biến động. Hình thức ứng xử của chi phí theo 3 loại chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. Để thấy sự phân loại các chi phí phát sinh của công ty phân loại chi phí nào là chi phí khả biến, bất biến và hỗn hợp (xem phụ lục 1). + Chi phí khả biến của công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí bán hàng và biến phí sản xuất chung. + Chi phí bất biến của công ty bao gồm: định phí sản xuất chung, định phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí hỗn hợp của công ty bao gồm: chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng. 4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do loại hình công ty là chế biến xuất khẩu thủy sản, nguyên liệu chính là tôm, cá sử dụng trong quá trình sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu được xem là chi phí khả biến. Bảng 4.4 Tình hình thu mua nguyên vật liệu của 2 mặt hàng tôm, cá của 3 năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu Tôm Cá Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 CPNVLTT (trđ) 618.106,4 564.763,8 998.106,7 SL (tấn) 1.996,7 1.814,3 2.549,7 ĐV (trđ/tấn) 309,6 311,3 391,5 CPNVLTT (trđ) 3.854,9 8.658,7 7.332,9 SL (tấn) 94,4 231,8 199,7 ĐV (trđ/tấn) 40,8 37,4 36,7 Chênh Chênh lệch lệch 201220132011 2012 (53.342,6) 433.342,9 (182,4) 735,4 1,7 80,2 4.803,8 (1.325,8) 137,4 (32,1) (3,4) (0,7) (nguồn: phòng tài vụ - kế toán công ty) Qua bảng số liệu 4.4 trên ta thấy CPNVLTT của tôm năm 2012 là thấp nhất, sản lượng cũng chỉ đạt 1.814,3 tấn sụt giảm so với năm 2011 nhưng chi phí đơn vị tôm của năm 2012 lại cao hơn năm trước đó điều này được giải thích là do giá mua nguyên liệu của mặt hàng tôm năm 2012 cao hơn năm 2011. Trái lại, mặt hàng cá có CPNVLTT của năm 2011 là thấp nhất đạt được 44 3.854,9 triệu đồng, sản lượng cũng chỉ có 94,4 tấn nhưng chi phí đơn vị lại cao nhất trong 3 năm. Qua đó cho thấy, mặc dù sản lượng cá năm 2011 là ít nhất, chi phí đơn vị bỏ ra cao dẫn đến giá bán sản phẩm này cao sẽ mang lại doanh thu không nhỏ cho công ty vào năm 2011. Bảng 4.5 Tình hình thu mua nguyên liệu của 2 mặt hàng tôm, cá trong 6 tháng 2013, 2014. Chỉ tiêu Tôm Cá CPVNLTT (trđ) SL (tấn) ĐV (trđ/tấn) CPNVLTT (trđ) SL (tấn) ĐV (trđ/tấn) 6 tháng 2013 307.250,3 1.274,9 240,9 4.168,5 98,9 42,1 6 tháng 2014 625.539,7 1.569 398,7 5.097,4 62 82,2 Chênh lệch 6 tháng 20142013 318.289,4 294,1 157,8 928,9 (36,9) 40,1 (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Từ bảng 4.5 ta thấy mặt hàng tôm của 6 tháng năm 2014 có CPNVLTT, sản lượng cao nhất so với cùng kì do tình hình thủy sản trong thời gian này rất thuận lợi. Chi phí đơn vị bỏ ra cũng cao hơn 6 tháng năm 2013, chứng tỏ giá bán mặt hàng tôm trong 6 tháng 2014 cao hơn so với cùng kì và mang lại doanh thu cao cho công ty. Bên cạnh đó, mặt hàng cá về sản lượng của 6 tháng 2013 cao hơn so với cùng kì, nhưng CPNVLTT trong thời gian 6 tháng 2013 lại thấp hơn đạt được 4.168,5 triệu đồng. Chi phí đơn vị bỏ ra về mặt hàng này cũng chiếm thấp nhất. Qua đó cho thấy, mặc dù sản lượng 6 tháng 2014 ít, chi phí đơn vị bỏ ra cao, suy ra giá bán cho mặt hàng này sẽ cao so với cùng kì năm trước, doanh thu sẽ mang lại nhiều hơn. 4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương,… tính vào chi phí theo quy định. Chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất được tập hợp tại các yếu tố sản xuất ra các nhóm mặt hàng và được tập hợp theo 2 nhóm mặt hàng chính. 45 Bảng 4.6 Biến phí nhân công trực tiếp qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 Chỉ tiêu CPNCTT (trđ) Tôm SL (tấn) ĐV (trđ/tấn) CPNCTT (trđ) Cá SL (tấn) ĐV (trđ/tấn) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 20122011 Chênh lệch 20132012 21.262,3 14.361,8 25.637,8 (6.900,5) 11.276 1.996,7 1.814,3 2.549,7 (182,4) 735,4 10,6 7,9 10,1 (2,7) 2,2 296,4 895,5 786,6 599,1 (108,9) 94,4 231,8 199,7 137,4 (32,1) 3,1 3,8 3,9 0,7 0,1 (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy, CPNCTT của mặt hàng tôm năm 2013 là chiếm cao nhất trong 3 năm, đạt được 25.637,8 triệu đồng. Bên cạnh đó, lượng sản xuất tôm năm 2013 cũng đạt được 2.549,7 tấn cao nhất so với 2 năm trước, nguyên nhân là do năm 2013 thuận lợi về việc khai thác, kinh doanh mặt hàng tôm, lượng sản xuất cũng nhiều hơn nên làm cho chi phí nhân công trực tiếp cũng được tăng lên, nhưng chi phí đơn vị bỏ ra của mặt hàng tôm năm 2011 là 10,6 triệu đồng/tấn cao hơn so với năm 2012, 2013 còn của năm 2013 là 10,1. Qua đó ta thấy được việc khai thác mặt hàng tôm năm 2013 là tốt hơn so với 2 năm trước vì lượng sản xuất cao, chi phí đơn vị bỏ ra không cao dẫn đến kinh doanh mặt hàng này sẽ làm tăng lợi nhuận. Trái ngược với mặt hàng tôm là mặt hàng cá thì khoản CPNCTT năm 2012 là đạt cao nhất 895,5 triệu đồng cao hơn so với năm 2011 là 599,1 triệu đồng, năm 2013 là 108,9 triệu đồng, còn về lượng sản xuất thì năm 2012 cũng chiếm cao hơn trong 3 năm 2011, 2012, 2013 lý do là bởi năm 2012 là 1 năm thuận lợi cho ngành thủy sản cá, giá cá tăng cao và ổn định nên lượng sản xuất gia tăng mà công ty chủ yếu là xuất khẩu nên các mặt hàng được kiểm định chất lượng, cũng qua nhiều khâu chế biến kéo theo CPNCTT của thời gian này cũng tăng cao. Chi phí đơn vị bỏ ra của năm 2012 không cao là 3,8 triệu đồng/tấn cũng tương tự như mặt hàng tôm thì lượng sản xuất, CPNCTT trong thời gian này cao nhất dẫn đến việc khai thác sản xuất cá trong năm 2012 sẽ đạt hiệu quả hơn so với năm 2011, 2013. 46 Bảng 4.7 Biến phí nhân công trực tiếp của 6 tháng 2013 và 2014 Chỉ tiêu Tôm 6 tháng 2013 Chênh lệch 6 tháng 2014-2013 CPNCTT (trđ) 5.841,4 12.230,8 6.389,4 SL (tấn) 1.274,9 1.569 294,1 4,6 7,8 3,2 605,3 292,4 (312,9) 98,9 62 (36,9) 6,1 4,7 (1,4) ĐV (trđ/tấn) CPNCTT (trđ) Cá 6 tháng 2014 SL (tấn) ĐV (trđ/tấn) (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Từ bảng 4.7 trên ta thấy trong 6 tháng năm 2013 và 6 tháng 2014 thì mặt hàng tôm về CPNCTT, lượng sản xuất đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với mặt hàng cá. Xét về mặt hàng tôm thì CPNCTT của 6 tháng năm 2014 đạt 12.230,8 triệu đồng cao hơn so với cùng kì là 6.389,4 triệu đồng, nhưng chi phí đơn vị bỏ ra của thời gian này cũng cao so với 6 tháng năm 2013. Về mặt hàng cá, lượng sản xuất của 6 tháng năm 2014 đạt 62 tấn thấp hơn so với 6 tháng năm 2013 là 36,9 tấn. Bên cạnh đó thì CPNCTT của 6 tháng năm 2014 cũng thấp hơn so với cùng kì là 312,9, nhưng chi phí đơn vị bỏ ra của 6 tháng năm 2014 thấp hơn so với 6 tháng năm 2013. Qua đó cho thấy trong 6 tháng năm 2014 thì việc khai thác, sản xuất mặt hàng tôm và cá đạt hiệu quả hơn 6 tháng năm 2013. 4.2.3 Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung phát sinh trong công ty được tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp theo từng nhóm sản phẩm. 4.2.3.1 Biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nhiên liệu, vật liệu, hóa chất; chi phí điện nước, chi phí vận chuyển. Các chi phí này được tổng hợp dưới bảng sau đây và được phân tích để thấy rõ sự tác động đến biến phí sản xuất chung như thế nào. 47 Bảng 4.8 Biến phí sản xuất chung của 3 năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu Tôm Cá 2011 2012 2013 Chênh lệch 20122011 Chênh lệch 20132012 CP NL, VL (trđ) 697,4 451,1 863,3 (246,3) 412,2 CP điện, nước (trđ) 273,4 322,5 579,8 49,1 257,3 CP vận chuyển (trđ) 3.334,1 3.722,0 5.055,6 387,9 1.333,6 Tổng BPSXC (trđ) 4.304,9 4.495,5 6.498,7 190,6 2.003,2 SL (tấn) 1.996,7 1.814,3 2.549,7 (182,4) 735,4 ĐV (trđ/tấn) 2,15 2,47 2,55 0,32 0,08 CP NL, VL (trđ) 33,2 57,8 67,4 24,6 9,6 CP điện, nước (trđ) 13,0 41,3 45,3 28,3 4 CP vận chuyển (trđ) 158,8 477,2 395 318,4 (82,2) Tổng BPSXC (trđ) 205 576,4 507,7 371,4 (68,7) SL (tấn) 94,4 231,8 199,7 137,4 (32,1) ĐV (trđ/tấn) 2,17 2,49 2,54 0,32 0,05 (nguồn: tổng hợp của tác giả) Bảng 4.8 trên cho thấy qua 3 năm, mặt hàng tôm có BPSXC lớn nhất trong 2 mặt hàng, cho thấy công ty tập trung chủ yếu khai thác mặt hàng tôm, các chi phí về mặt hàng này đều cao hơn so với các mặt hàng khác. Cụ thể là khoản chi phí vận chuyển chiếm nhiều nhất trong tổng BPSXC và chi phí này của mặt hàng tôm cao hơn nhiều so với mặt hàng cá vì thế BPSXC của mặt hàng tôm qua các năm đều cao hơn so với mặt hàng cá. Năm 2012, BPSXC của mặt hàng tôm đạt 4.495,5 triệu đồng cao hơn 190,6 triệu đồng so với năm trước đó. Qua giai đoạn năm 2013 thì BPSXC có sự gia tăng so với năm 2012 cụ thể là tăng 2.003,2 triệu đồng nguyên nhân do lượng sản xuất mặt hàng này tăng mạnh kéo theo khoản chi phí sản xuất chung cũng tăng, cụ thể là khoản chi phí nhiên liệu, vật liệu tăng 412,2 triệu đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Bên cạnh đó thì mặt hàng cá năm 2012 có BPSXC lớn nhất trong 3 năm đạt 576,4 triệu đồng, sản lượng cũng chiếm cao nhất cho thấy thời gian này mặt hàng cá việc khai thác, sản xuất thuận lợi hơn. 48 Bảng 4.9 Biến phí sản xuất chung của 6 tháng năm 2013 và 2014. Chỉ tiêu Tôm Cá 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 6 tháng 20142013 CP NL, VL (trđ) 197,8 375,1 177,3 CP điện, nước (trđ) 118,1 288,4 170,3 CP vận chuyển (trđ) 783,9 3.076,6 2.292,7 Tổng BPSXC (trđ) 1.099,2 3.740,1 2.640,9 SL (tấn) 1.274,9 1.569 294,1 ĐV (trđ/tấn) 0,86 2,38 1,52 CP NL, VL (trđ) 15,3 14,8 (0,5) CP điện, nước (trđ) 9,2 11,4 2,2 CP vận chuyển (trđ) 60,8 121,6 60,8 Tổng BPSXC (trđ) 85,9 147,8 61,9 SL (tấn) 98,9 62 (36,9) ĐV (trđ/tấn) 0,87 2,38 1,51 (nguồn: tổng hợp của tác giả) Qua bảng 4.9 ta thấy, xét về mặt hàng tôm thì chi phí sản xuất chung của 6 tháng năm 2014 đạt 3.740,1 triệu đồng cao hơn 2.640,9 triệu đồng so với cùng kì năm trước, chi phí đơn vị của 6 tháng năm 2014 cũng cao hơn. Cho thấy trong thời gian 6 tháng năm 2014 việc kinh doanh mặt hàng tôm đạt hiệu quả hơn so với 6 tháng năm 2013 và cũng là thời gian thuận lợi cho việc sản xuất tôm. Cũng như mặt hàng tôm thì mặt hàng cá có chi phí sản xuất chung trong 6 tháng năm 2014 đạt cao nhất cụ thể là 147,8 triệu đồng cao hơn 6 tháng năm 2013 là 61,9 triệu đồng. Mặt khác thì sản lượng, chi phí đơn vị của mặt hàng cá của 6 tháng 2014 cao, do đó giá thành của mặt hàng này trong 6 tháng 2014 cũng sẽ cao. Khoảng 6 tháng 2014 thời tiết, giá cả đều thuận lợi cho việc khai thác, sản xuất các mặt hàng thủy sản. 4.2.3.2 Định phí sản xuất chung Chi phí bất biến là những chi phí mang tính chất cố định dù mức độ hoạt động của công ty có thay đổi, do vậy dù hoạt động ít hay nhiều thì công ty vẫn phải gánh mức chi phí này. 49 Định phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản như: chi phí lương quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền ăn giữa ca… Bảng 4.10 Định phí sản xuất chung của 3 năm 2011, 2012, 2013 Năm 2012 Năm 2013 CP NV PX (trđ) 1.866,7 2.838,9 4.452,4 972,2 1.613,4 CP DC SX (trđ) 2.064,9 1.734,7 2.542,8 (330,2) 808,1 CP KHTSCĐ (trđ) 6.483,5 6.000,2 6.387,8 (483,3) 387,6 639,8 726,4 904,2 86,5 177,8 11.054,9 11.300,2 14.287,1 245,3 2.986,9 1.996,7 1.814,3 2.549,7 (182,4) 735,4 CP NV PX (trđ) 88,9 364 347,8 275,1 (16,1) CP DC SX (trđ) 98,3 222,4 198,7 124,1 (23,7) 308,7 769,3 499 460,5 (270,2) 30,5 93,1 70,6 62,7 (22,5) 526,4 1.448,7 1.116,2 922,3 (332,5) 94,4 231,8 199,7 137,4 (32,1) CP tiền ăn (trđ) Tổng ĐPSXC (trđ) SL (tấn) CP KHTSCĐ (trđ) Cá Chênh lệch 20132012 Năm 2011 Chỉ tiêu Tôm Chênh lệch 20122011 CP tiền ăn (trđ) Tổng ĐPSXC (trđ) SL (tấn) (nguồn: tổng hợp của tác giả) Qua bảng 4.10, ta thấy định phí sản xuất chung của mặt hàng tôm cao hơn mặt hàng khác trong 3 năm do tôm là mặt hàng chủ lực của công ty và được công ty đầu tư nhiều nên khoản chi phí bất biến nó sẽ cao hơn. ĐPSXC của tôm năm 2013 cao nhất trong 3 năm đạt 14.287,1 triệu đồng do khoản chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, dụng cụ sản xuất cao nên kéo theo ĐPSXC của năm 2013 cao hơn các năm trước. Mặt khác, ĐPSXC của cá thì năm 2012 đạt cao nhất trong 3 năm cụ thể là đạt 1.448,7 triệu đồng. Qua đó ta thấy, năm 2013 khai thác mặt hàng tôm thuận lợi còn mặt hàng cá sẽ là năm 2012. 50 Bảng 4.11 Định phí sản xuất chung 6 tháng 2013, 6 tháng 2014 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch 6 tháng 20142013 CP NV PX (trđ) 1.849,5 2.132,5 283 CP DC SX (trđ) 1.311,7 1.472,7 161 CP KHTSCĐ (trđ) 3.645,6 4.237,1 591,5 362,7 441,8 79,2 Tổng ĐPSXC (trđ) 7.165,5 8.284,2 1.118,7 SL (tấn) 1.274,9 1.569 294,1 CP NV PX (trđ) 143,4 84,3 (59,1) CP DC SX (trđ) 101,7 58,2 (43,5) CP KHTSCĐ (trđ) 282,6 167,5 (115,1) 28,1 17,5 (10,7) 559,8 327,4 (232,4) 98,9 62 (36,9) Chỉ tiêu Tôm Cá CP tiền ăn (trđ) CP tiền ăn (trđ) Tổng ĐPSXC (trđ) SL (tấn) (nguồn: tổng hợp của tác giả) Từ bảng 4.11 ta thấy định phí sản xuất chung của tôm trong 6 tháng 2014 đạt 8.284,2 triệu đồng cao hơn so với 6 tháng 2013 là 1.118,7 triệu đồng nguyên nhân là lượng sản xuất của 6 tháng năm 2014 chiếm cao hơn so với 6 tháng 2013, trong thời gian này mặt hàng tôm có xu hướng tăng mạnh về việc sản xuất, kinh doanh. Các khoản chi phí như nhân viên phân xưởng, dụng cụ sản xuất, tiền ăn giữa ca của 6 tháng năm 2014 cao kéo theo ĐPSXC cao hơn so với cùng kì. Mặt hàng cá thì ĐPSXC trong 6 tháng năm 2013 đạt 559,8 triệu đồng cao hơn 232,4 triệu đồng so với cùng kì. 4.2.4 Chi phí bán hàng 4.2.4.1 Biến phí bán hàng Biến phí bán hàng của công ty bao gồm các khoản như: chi phí vật liệu bao bì, đóng gói, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí hoa hồng, khuyến mãi, chi phí bảo hiểm hàng xuất khẩu. 51 Bảng 4.12 Biến phí bán hàng của 3 năm 2011, 2012, 2013 2011 2012 2013 Chênh lệch 20122011 CP VL, bao bì (trđ) 9.290,3 7.451,4 15.694.9 (1.838,9) 8.243,5 CP VC, bốc xếp (trđ) 8.599,7 6.510,3 13.386,1 (2.089,4) 6.875,9 CP hoa hồng, km (trđ) 2.175,4 2.612,9 2.570.5 437,5 (42,4) CP BH hàng (trđ) 14,9 2,7 - (12,2) (2,7) Tổng BPBH (trđ) 20.080,3 16.577,2 31.837 (3.503,1) 15.259,8 1.996,7 1.814,3 2.549,7 (182,4) 735,4 ĐV (trđ/tấn) 10,06 9,14 12,49 (0,92) 3,35 CP VL, bao bì (trđ) 442,4 955,3 1.226,2 512,9 270,9 CP VC, bốc xếp (trđ) 409,5 834,6 1.045,8 425,1 211,1 CP hoa hồng, km (trđ) 103,6 335 200,8 231,4 (134,2) CP BH hàng (trđ) 0,7 0,3 - (0,4) (0,3) Tổng BPBH (trđ) 956,2 2.125,3 2.487,3 1.169,1 362 94,4 231,8 199,7 137,4 (32,1) 10,13 9,17 12,46 (0,96) 3,29 Chỉ tiêu Tôm SL (tấn) Cá SL (tấn) ĐV (trđ/tấn) Chênh lệch 20132012 (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Biến phí bán hàng của năm 2012 là 16.577,2 triệu đồng thấp nhất trong 3 năm cho thấy việc kinh doanh mặt hàng tôm trong năm 2012 không đạt hiệu quả so với năm 2011, 2013. Mặt khác thì biến phí bán hàng năm 2013 đạt cao nhất 31.837 triệu đồng cao hơn năm 2012 là 15.259,8 triệu đồng, nguyên nhân do việc tiêu thụ sản phẩm, bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2012 nên các khoản chi phí trong chi phí bán hàng tăng mạnh như chi phí vật liệu bao bì tăng 8.243,5 triệu đồng cao hơn gấp đôi so với năm 2012. Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp là từ bán hàng, thì các khoản phát sinh trong bán hàng sẽ được đưa vào chi phí bán hàng. Từ đó cho thấy chi phí bán hàng tỷ lệ thuận với doanh thu của công ty. Về mặt hàng cá thì chi phí bán hàng năm 2013 cao nhất đạt 2.487,3 triệu đồng cũng tương tự như mặt hàng tôm thì năm 2013 việc bán hàng các sản phẩm khả quan và tăng hơn so với cùng kì. 52 Bảng 4.13 Biến phí bán hàng 6 tháng 2013 và 2014 Chỉ tiêu 6 tháng 2013 CP VL, bao bì (trđ) 4.851,1 8.820,3 3.969,1 3.532 8.149 4.617 CP hoa hồng, km (trđ) 1.004,5 936,1 (68,4) Tổng BPBH (trđ) 9.382,5 17.905,4 8.522,9 SL (tấn) 1.274,9 1.569 294,1 7,36 11,41 4,05 CP VL, bao bì (trđ) 376,1 348,6 (27,4) CP VC, bốc xếp (trđ) 273,8 322,1 48,3 CP hoa hồng, km (trđ) 77,9 37 (40,9) Tổng BPBH (trđ) 733 707,7 (25,3) SL (tấn) 98,9 62 (36,9) ĐV (trđ/tấn) 7,41 11,41 4 CP VC, bốc xếp (trđ) Tôm ĐV (trđ/tấn) Cá Chênh lệch 6 tháng 20142013 6 tháng 2014 (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Trong 6 tháng năm 2014 mặt hàng tôm lại chiếm vị trí cao nhất về chi phí bán hàng của công ty đạt 17.905,4 triệu đồng cao hơn 8.522,9 triệu đồng nguyên nhân là do trong thời gian này thuận lợi cả về thời tiết, kinh tế, giá cả cho việc kinh doanh, bán hàng của sản phẩm tôm nên lượng tiêu thụ, bán hàng đều tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó khoản chi phí vận chuyển tăng 4.617 triệu đồng, chi phí vật liệu, bao bì tăng 3.969,1 triệu đồng nên kéo theo làm cho chi phí bán hàng tăng. Về mặt hàng cá thì trong nửa năm đầu của 2013 thì chi phí bán hàng lại cao nhất đạt 733 triệu đồng cho thấy việc bán hàng trong thời gian này tăng hơn so với cũng kì. 4.2.4.2 Định phí bán hàng Định phí bán hàng của công ty bao gồm các khoản như: chi phí kiểm định, thủ tục chứng từ xuất khẩu, chi phí tiếp khách, chi phí tiền xe công tác, chi phí dụng cụ, văn phòng phẩm, chi phí ngân hàng… 53 Bảng 4.14 Định phí bán hàng của 3 năm 2011, 2012, 2013 Năm 2011 Chỉ tiêu CP DC, VPP (trđ) 6,5 11,7 (4,7) 5,2 4.154 2.217,8 3.161,2 (1.936,2) 943,5 2,8 79,1 118,8 76,3 39,8 222,7 14,1 16 (208,6) 1,9 CP ngân hàng (trđ) 1.482,8 1.096,8 1.822,5 (386) 725,7 Tổng ĐPBH (trđ) 5.873,4 3.414,2 5.130,2 (2.459,2) 1.716 SL (tấn) 1.996,7 1.814,3 2.549,7 (182,4) 735,4 0,5 0,8 0,9 0,3 0,1 197,8 284,3 247 86,5 (37,4) CP tiếp khách (trđ) 0,1 10,1 9,3 10 (0,9) CP tiền xe công tác, tiền ăn (trđ) 10,6 1,8 1,2 (8,8) (0,6) CP ngân hàng (trđ) 70,6 140,6 142,4 70 1,8 Tổng ĐPBH (trđ) 279,7 437,7 400,8 158 (36,9) 94,4 231,8 199,7 137,4 (32,1) CP tiếp khách (trđ) CP tiền xe công tác, tiền ăn (trđ) CP DC, VPP (trđ) CP kiểm định, thủ tục chứng từ XK (trđ) Cá Năm 2013 Chênh lệch 20132012 11,2 CP kiểm định, thủ tục chứng từ XK (trđ) Tôm Năm 2012 Chênh lệch 20122011 SL (tấn) (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Định phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh trong bán hàng nhưng không thay đổi theo mức độ hoạt động của công ty. Đinh phí bán hàng của mặt hàng tôm năm 2011 là cao nhất đạt 5.873,4 triệu đồng, còn về mặt hàng cá thì định phí bán hàng năm 2012 là cao nhất đạt 437,7 triệu đồng. Qua bảng trên ta thấy, các khoản chi phí trong chi phí bán hàng như chi phí kiểm định thủ tục chứng từ xuất khẩu chiếm khá cao trong tổng chi phí bán hàng và năm 2011 đối với mặt hàng tôm thì khoản chi phí này chiếm cao nhất là 4.154 triệu đồng. 54 Bảng 4.15 Định phí bán hàng 6 tháng 2013 và 2014 6 tháng 2013 Chỉ tiêu CP DC, VPP (trđ) 5,7 9,7 4,1 1.098,7 1.795,8 697,1 47,7 65,3 17,6 7,8 8 0,2 CP ngân hàng (trđ) 566,9 1.878,1 1.311,2 Tổng ĐPBH (trđ) 1.725,8 3.756,9 2.031,1 SL (tấn) 1.274,9 1.569 294,1 0,5 0,4 (0,1) 85,2 71 (14,2) CP tiếp khách (trđ) 3,7 2,6 (1,1) CP tiền xe công tác, tiền ăn (trđ) 0,6 0,3 (0,3) 43,9 74,2 30,3 134,8 148,5 13,7 98,9 62 (36,9) CP kiểm định, thủ tục chứng từ XK (trđ) CP tiếp khách (trđ) Tôm CP tiền xe công tác, tiền ăn (trđ) CP DC, VPP (trđ) CP kiểm định, thủ tục chứng từ XK (trđ) Cá Chênh lệch 6 tháng 20132014 6 tháng 2014 CP ngân hàng (trđ) ĐPBH (trđ) SL (tấn) (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Trong 6 tháng năm 2014 thì định phí bán hàng của mặt hàng tôm và mặt hàng cá đều cao hơn so với 6 tháng năm 2013 cụ thể là mặt hàng tôm trong 6 tháng 2014 đạt 3.756,9 triệu đồng cao hơn 6 tháng 2013 là 2.031,1 triệu đồng, còn về mặt hàng cá thì đạt 148,5 triệu đồng trong 6 tháng 2014 và cao hơn 13,7 triệu đồng so với 6 tháng 2013. 4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý không gắn liền với một bộ phận riêng biệt nào, chi phí quản lý gồm chi phí phát sinh ở văn phòng và các phòng ban khác. Chi phí quản lý đối với công ty được xem là định phí gián tiếp (là định phí cố định, phát sinh do sự tồn tại của nhiều bộ phận). 55 Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm các khoản như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao nhà cửa, chi phí bảo hiểm, chi phí xăng dầu, sửa chữa ô tô, chi phí trợ cấp thôi việc…. Bảng 4.16 Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty của 3 năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu CPQLDN (trđ) 2011 2012 2013 Chênh lệch 20122011 Chênh lệch 20132012 10.566,6 8.013,2 11.979,9 (2.553,4) 3.966,7 1.996,7 1.814,3 2.549,7 (182,4) 735,4 503,2 1.027,3 936 524,1 (91,3) 94,4 231,8 199,7 137,4 (32,1) Tôm SL (tấn) CPQLDN (trđ) Cá SL (tấn) (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2013 đạt 11.979,9 triệu đồng cao hơn so với năm 2012 là 3.966,7 triệu đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2012 thì sụt giảm so với năm 2011 là 2.553,4 triệu đồng. Ngược lại thì mặt hàng cá có chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 thấp hơn so với năm 2012 là 91,3 triệu đồng, còn khoản chi phí này thì của năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là 524,1 triệu đồng. Bảng 4.17 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng 2013 và 2014 Chỉ tiêu 6 tháng 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013-2014 6 tháng 2014 CPQLDN (trđ) 4.101,8 5.287,4 1.185,6 SL (tấn) 1.274,9 1.569 294,1 320,4 209 (111,4) 98,9 62 (36,9) Tôm CPQLDN (trđ) Cá SL (tấn) (nguồn: phòng tài vụ - kế toán) Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong 6 tháng năm 2014 đạt 5.287,4 triệu đồng cao hơn so với 6 tháng 2013 là 1.185,6 triệu đồng. Xét về mặt hàng cá thì trong khoản 6 tháng năm 2014 đạt 209 triệu đồng thấp hơn so với 6 tháng 2013 là 111,4 triệu đồng, nguyên nhân là do trong thời gian 6 tháng 2014 chi phí tiếp khách trong chi phí quản lý doanh nghiệp nó tăng 56 nhiều hơn so với 6 tháng 2013 từ đó kéo theo khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong thời gian này cũng tăng theo. 4.2.6 Tổng hợp chi phí của công ty 4.2.6.1 Tổng hợp chi phí của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Từ bảng này ta có thể so sánh được các loại chi phí năm 2011 so với 2012 và năm 2012 so với 2013. Biết được nguyên nhân của việc chênh lệch chi phí đó, đồng thời dựa trên bảng tổng hợp chi phí làm cơ sở cho việc lập bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí qua 3 năm. Bảng 4.18 Tổng hợp chi phí của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Tôm Cá Tôm CPNVLTT 618.106,4 3.854,9 564.763,8 CPNCTT Cá Tôm Cá 8.658,7 998.106,7 7.332,9 21.262,3 296,4 14.361,8 895,5 25.637,8 786,6 BPSXC 4.304,9 205 4.495,5 576,4 6.498,7 507,7 BPBH 20.080,3 956,2 16.577,2 2.125,3 31.837 2.487,3 Tổng BP 663.753,9 5.312,5 600.198,3 12.255,9 1.062.080,2 11.114,5 ĐPSXC 11.054,9 526,4 11.300,2 1.448,7 14.287,1 1.116,2 ĐPBH 5.873,4 279,7 3.414,2 437,7 5.130,2 400,8 CPQLDN 10.566,6 503,2 8.013,2 1.027,3 11.979,9 936 Tổng ĐP 27.494,9 1.309,3 22.727,6 2.913,7 31.397,2 2.453 Tổng CP 691.248,8 6.621,8 622.925,9 15.169,6 1.093.477,4 13.567,5 (nguồn: tổng hợp của tác giả) 57 Bảng 4.19 Tổng biến phí, định phí của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Tổng BP 699.066,5 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 20122011 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 612.454,2 1.073.194,6 (86.612,3) (12,39) 460.740,4 75,23 28.804,1 25.641,3 33.850,3 (3.162,9) (10,98) 8.208,9 32,01 Tổng CP 727.870,6 638.095,6 1.107.044,9 (89.775) (12,33) 468.949,3 73,49 Tổng ĐP (nguồn: tổng hợp của tác giả)  Biến phí Qua bảng tổng hợp chi phí sản xuất của 3 năm 2011, 2012 và 2013 ta thấy tổng biến phí giảm trong giai đoạn 2011- 2012 và tăng trở lại trong giai đoạn 2012 - 2013. Cụ thể như sau: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất, cấu thành nên cơ sở vật chất của sản phẩm nên chi phí này thường chiếm tỷ lệ cao trong chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Năm 2012, tổng chi phí NVLTT của 2 sản phẩm đạt được 573.422,5 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 48.538,8 triệu tương ứng với 7,8%, chi phí giảm chưa hẳn là một tín hiệu tốt bởi vì năm 2012 hoạt động sản xuất của doanh nghiệp giảm, tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất và tình hình kinh tế khó khăn đã kéo theo chi phí nguyên vật liệu giảm đi so với năm 2011. Năm 2013, tổng chi phí NVLTT đạt 1.005.439,6 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 432.017,1 triệu đồng tương ứng với 75,34% chi phí tăng nhiều do sản xuất của công ty tăng và việc mua các nguyên liệu đầu vào từ các hộ gia đình, nông dân với giá cao làm chi phí cũng tăng theo. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về KPCĐ, BHXH, BHYT,… tính vào chi phí theo quy định. Năm 2011, tổng chi phí NCTT là 21.558,7 đến năm 2012 thì chi phí này giảm 6.301,4 chỉ còn 15.257,3. Nhưng đến năm 2013, chi phí này đạt được 26.424,4 tăng 11.167,1 tương ứng với 73,19%. Tổng Biến phí bán hàng năm 2012 đạt được 18.702,5 giảm so với năm 2011 là 2.333,9 tương ứng với 11,09%, cụ thể trong biến phí bán hàng có các khoản chi phí vật liệu, bao bì đóng gói; chi phí vận chuyển bốc xếp, chi phí 58 hoa hồng, khuyến mãi đều giảm kéo theo biến phí bán hàng giảm. Tổng biến phí này tăng trong giai đoạn 2012 -2013 cụ thể, năm 2013 chi phí này đạt được là 34.324,3 tăng so với năm 2012 là 15.621,8 tương ứng với 83,53%, do công ty tăng việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làm cho chi phí vật liệu, bao bì, vận chuyển tăng dẫn đến tổng biến phí bán hàng năm 2013 cũng tăng mạnh. Biến phí sản xuất chung bao gồm: chi phí phục vụ gia công, chi phí nhiên liệu, bốc xếp, vận chuyển…Năm 2013, tổng biến phí sản xuất chung là 7.006,4 tăng so với năm 2012 là 1.934,5 tương ứng với 38,14%. Biến phí này cũng tăng trong giai đoạn 2011 – 2012, năm 2012 tăng so với 2011 là 562 triệu đồng tương ứng với 12,46%. Kết luận: Qua bảng 4.1 ta thấy tổng biến phí có sự biến động qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Tổng biến phí giảm ở giai đoạn 2011 – 2012, năm 2012 giảm 86.612,3 tương ứng với 12,39% so với năm 2011, do tổng biến phí sản xuất chung năm 2012 tăng so với 2011 nhưng tăng không đáng kể, mặt khác, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng biến phí ở năm 2012 và do chi phí này giảm so với 2011 đã kéo theo tổng biến phí năm 2012 giảm. Trong giai đoạn 2012 – 2013 tổng biến phí tăng, năm 2013 tăng 75,23% so với năm 2012. Trong năm 2013, các khoản mục chi phí trong tổng biến phí đều tăng so với năm 2012, đặc biệt khoản chi phí NVLTT năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 tác động một phần đến tổng biến phí và làm tổng biến phí tăng.  Định phí Định phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như khấu hao tài sản cố định, dụng cụ sản xuất…Năm 2012 tổng định phí sản xuất chung của 2 mặt hàng tăng 1.167,6 so với năm 2011 tăng 10,08% và giai đoạn 2013 – 2012 chi phí này cũng tăng cụ thể là năm 2013 chi phi này đạt được là 15.403,3 tăng 20,82% so với năm 2012. Do trong chi phí sản xuất chung có khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phi bằng tiền khác đều tăng làm cho khoản chi phí sản xuất chung tăng theo. Tổng định phí bán hàng gồm các khoản chi phí như công tác, tiếp khách, tiền ăn giữa ca, tiền dụng cụ văn phòng phẩm….. Năm 2012 chi phí này đạt được 3.851,9 giảm so với năm 2011 là 2.301,2 tương ứng 37,4% nguyên nhân là do sản lượng sản xuất ra ít hơn năm 2011 nên việc tốn chi phí cũng ít hơn các chi phí như sửa chữa máy móc phát sinh ít, công ty tiết kiệm một khoản chi phí như chi phí dịch vụ mua ngoài, tiền ăn giữa ca, chi phí bằng tiền khác v.v. Năm 2013 tổng định phí bán hàng tăng 43,59% so với năm 2012 do các phát sinh thêm các khoản chi phí tiếp khách, công tác… 59 Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của 2 mặt hàng ít biến đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh nên đưa vào định phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí như nhân viên quản lý, khấu hao tài sản cố định, tiền trợ cấp thôi việc cho công nhân, xăng dầu, sửa chữa ô tô… chi phí này giảm ở giai đoạn 2011 – 2012 và tăng trở lại trong giai đoạn 2012-2013. Năm 2012 chi phí giảm 18,33% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì chi phí này tăng 3.875,4 tương ứng 42,87%. Kết luận: Nhìn chung các khoản định phí có sự tăng giảm qua các năm, cụ thể như năm 2013 tổng định phí tăng 8.208,9 tương ứng với 32,01% so với năm 2012, chính vì do tổng biến phí và tổng định phí đều tăng nên làm cho tổng chi phí của năm 2013 tăng 73,49% so với năm 2012. Ngược lại, ở giai đoạn 2011 – 2012 thì tổng định phí của năm 2012 lại giảm 10,98% so với năm 2011, chính vì tổng biến phí và tổng định phí của năm 2012 đều giảm so với năm 2011 kéo theo tổng chi phí của năm 2012 giảm theo. 4.2.6.2 Tổng hợp chi phí của công ty 6 tháng 2013 và 2014 Để có thể so sánh, đánh giá được chênh lệch giữa các khoản chi phí. Ta có bảng tổng hợp dưới đây thể hiện chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, các khoản chi phí đó được phân thành biến phí và định phí. Bảng 4.20 Tổng hợp chi phí sản xuất của 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tôm Tôm Chỉ tiêu CPNVLTT Cá Cá 307.250,3 4.168,5 625.539,7 5.097,4 CPNCTT 5.841,4 605,3 12.230,8 292,4 BPSXC 1.099,2 85,9 3.740,1 147,8 BPBH 9.382,5 733 17.905,4 707,7 Tổng BP 323.573,4 5.592,7 659.416 6.245,3 ĐPSXC 7.165,5 559,8 8.284,2 327,4 ĐPBH 1.725,8 134,8 3.756,9 148,5 CPQLDN 4.101,8 320,4 5.287,4 209 Tổng ĐP 12.993,1 1.015 17.328,5 684,9 Tổng CP 336.566,5 6.607,7 676.744,5 6.930,2 (nguồn: tổng hợp của tác giả) 60 Bảng 4.21 Tổng biến phí, định phí của công ty qua 6 tháng 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng 2014-2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Giá trị Tỷ lệ Tổng BP 323.573,4 665.661,3 342.087,9 105,7 Tổng ĐP 14.008,1 18.013,3 4.005,2 28,59 Tổng CP 337.581,5 683.674,6 346.093,1 102,5 (nguồn: tổng hợp của tác giả)  Biến phí Nhìn chung tổng biến phí của 6 tháng đầu năm 2014 tăng hơn so với cùng kì 2013, cụ thể là tăng 342.087,9 triệu đồng tương ứng với 105,7% nguyên nhân là do: Trong 6 tháng đầu năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản, các đàn cá nổi xuất hiện liên tục tạo điều kiện cho bà con ngư dân khai thác đạt kết quả cao. Khối lượng nguyên vật liệu nhiều hơn so với cùng kì 2013 nên làm cho việc sản xuất các sản phẩm tăng hơn. Chính vì thế tổng chi phí NVLTT của 2 mặt hàng đạt 630.637 tăng 319.218,3 tương ứng 102,5% so với cùng kì 2013. Mặt khác các tổng chi phí NCTT, tổng biến phí sản xuất chung và tổng biến phí bán hàng của năm 2013 đều thấp hơn so với 6 tháng 2014. Chi phí của 6 tháng 2013 ít hơn chưa hẳn là 1 tín hiệu tốt bởi vì trong 6 tháng đầu năm 2013, do ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng đã gây không ít khó khăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhiệt độ cao, nước ngọt lại thiếu và đặc biệt là dịch bệnh tôm, cá diễn biến phức tạp ngay từ đầu vụ nuôi. Chính vì phải đối mặt với nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nên sản lượng nuôi trồng thủy sản bị giảm sút, những lý do đó đã khiến cho nguyên liệu đầu vào khan hiếm nên việc sản xuất kinh doanh cũng vì thế giảm theo làm cho các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh ít hơn so với cùng kì năm 2014.  Định phí Như đã phân tích ở trên thì việc sản xuất của 6 tháng đầu năm 2014 nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Nên việc các khoản chi phí cũng tăng theo. Cụ thể như tổng chi phí sản xuất chung 6 tháng 2014 tăng 886,2 tương ứng 14,7% do các khoản chi phí trong CPSXC tăng như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định…Bên cạnh đó các khoản chi phí trong chi phí bán hàng như chi phí dụng cụ, đồ dùng, tiếp khách, tiền ăn giữa 61 ca cũng nhiều hơn so với cùng kì năm 2013 nên tổng chi phí bán hàng đạt 3.905,3 tăng 2.044,7 tương ứng với 109,89%. Ngoài ra, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng vượt mức so với 6 tháng 2013 khi đạt được 5.496,3 tăng 1.074,2 tương ứng với 24,29%. Qua đó ta thấy tổng định phí của 6 tháng 2014 tăng 28,59% so với 6 tháng 2013 do các khoản tông chi phí SXC, tổng chi phí bán hàng và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng hơn 6 tháng 2013.  Tổng chi phí Xét về tổng chi phí ta thấy, tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2014 tăng 346.093,1 tương ứng 102,5% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do tổng biến phí và tổng định phí đều tăng hơn so với 6 tháng 2013 nên làm cho tổng chi phí tăng theo. 4.3 BÁO CÁO THU NHẬP DẠNG ĐẢM PHÍ 4.3.1 Số dƣ đảm phí và tỷ lệ số dƣ đảm phí. Sau khi tổng hợp chi phí của công ty qua bảng 4.18 và 4.20, sử dụng các công cụ phân tích CVP như số dư đảm phí, đòn cân hoạt động để so sánh doanh thu, lợi nhuận, số dư đảm phí của 3 năm 2011, 2012 và 2013; 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 tiến hành phân tích để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty qua 3 năm 2011, 2012 và 2013; 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014. Dưới đây là 2 bảng báo cáo theo số dư đảm phí của 3 năm 2011, 2012 và 2013; 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014. 62 Bảng 4.22 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí của 3 năm 2011, 2012 và 2013. ĐVT: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Tổng Tôm Cá Đơn vị Năm 2012 Tỷ lệ(%) Tổng Đơn vị Năm 2013 Tỷ lệ(%) Tổng Đơn vị Tỷ lệ(%) DT 713.299,3 357,2 100 644.958,9 355.5 100 1.122.173,3 440,1 100 CPKB 663.753,9 332,4 93,1 600.198,3 330,8 92,9 1.062.080,2 416,6 94,6 SDĐP 49.545,4 24,8 6,9 44.760,6 24,7 7,1 60.093,1 23,7 5,4 CPBB 27.494,9 22.727,6 31.397,2 LN 22.050,5 22.033 28.695,9 DT 10.954,3 116,1 100 15.250,8 65,8 100 13.664,6 68,4 100 CPKB 5.312,5 56,3 48,5 12.255,9 52,9 80,4 11.114,5 55,7 81,3 SDĐP 5.641,8 59,8 51,5 2.994,9 12,9 19,6 2.550,1 12,8 18,7 CPBB 1.309,3 2.913,7 2.453 LN 4.332,5 81,2 97,1 (nguồn: tổng hợp của tác giả) 63 Số dư đảm phí là lợi nhuận tức thời, trước hết nó bù đắp chi phí bất biến và phần còn lại là lợi nhuận. Thông qua số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Dựa vào bảng 4.22 trên ta thấy, số dư đảm phí đơn vị của tôm trong năm 2012 là 24,7 có nghĩa là cứ 1 tấn sản phẩm tôm bán ra thì có 24,7 triệu đồng bù đắp chi phí bất biến và phần còn lại 22.033 triệu đồng là lợi nhuận. Xét trong 3 năm thì số dư đảm phí đơn vị của mặt hàng tôm năm 2011 là 24,8 cao nhất trong 3 năm, tức là lợi nhuận trên 1 tấn sản phẩm tôm của năm 2011 sẽ cao hơn lợi nhuận trên 1 tấn sản phẩm tôm của năm 2012 là 0,1 triệu đồng, còn cao hơn năm 2013 là 1,1 triệu đồng. Ngoài ra, trong 3 năm số dư đảm phí đơn vị của mặt hàng tôm đều cao hơn so với sản phẩm cá nguyên nhân là do công ty chủ yếu khai thác, sản xuất mặt hàng tôm, sản lượng nhiều hơn, doanh thu chiếm cao hơn. Năm 2013, ta thấy số dư đảm phí đơn vị của sản phẩm tôm là 23,7 tức là cứ 1 tấn sản phẩm tôm thì có 23,7 triệu đồng bù đắp chi phí bất biến và phần còn lại 28.695,9 triệu đồng là lợi nhuận. Trong khi đó, cũng vào năm 2013 sản phẩm cá có số dư đảm phí đơn vị là 12,8 tức là 1 tấn sản phẩm cá có 12,8 triệu đồng bù đắp chi phí bất biến và phần lợi nhuận còn lại 97,1 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận trên 1 tấn sản phẩm tôm của năm 2013 cao hơn so với lợi nhuận trên 1 tấn sản phẩm cá. Qua đó cho thấy, thông qua số dư đảm phí ta thấy được khi khối lượng bán biến động, sẽ làm cho doanh thu thay đổi và sự thay đổi đó sẽ tác động đến lợi nhuận. Mỗi sản phẩm khác nhau, quy mô khác nhau thì sẽ có số dư đảm phí khác nhau. Để giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát hơn thì ta cần kết hợp với tỷ lệ số dư đảm phí. Tỷ lệ số dư đảm phí rất có ích nó sẽ nêu lên số dư đảm phí bị ảnh hưởng như thế nào khi thêm 1 đồng trong doanh số. Khi phân tích tỷ lệ số dư đảm phí của năm 2013 thì rõ ràng sản phẩm cá có tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn sản phẩm tôm cho thấy sản phẩm cá kinh doanh sẽ đạt hiệu quả hơn. Cụ thể là cứ 100 đồng doanh thu của sản phẩm cá thì đã bù đắp biến phí 81,3 đồng, còn lại 18,7 đồng để bù đắp chi phí bất biến và đem lại lợi nhuận. Mặc dù sản phẩm tôm năm 2013 đạt lợi nhuận cao hơn nhưng xét về tỷ lệ số dư đảm phí thì sản phẩm tôm nhỏ hơn sản phẩm cá. Theo lý thuyết thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng thực tế tại công ty sản phẩm tôm có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ hơn so với mặt hàng cá, lợi nhuận cao hơn sản phẩm cá. Điều đó cho thấy, mặt hàng tôm là mặt hàng chủ lực của công ty, lượng sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn các mặt hàng khác từ đó lợi nhuận của mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao và các chi phí phát sinh cho mặt hàng này cũng nhiều hơn so với mặt hàng cá . Xét tổng thể trong 3 năm, năm 2012 thì tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng tôm là cao nhất 7,1%, 64 còn về mặt hàng cá trong năm 2011 tỷ lệ số dư đảm phí là 51,5% cao hơn so với năm 2012 và 2013. Cho thấy, lợi nhuận của mặt hàng cá mang lại cho năm 2011 là nhiều nhất trong 3 năm. 65 Bảng 4.23 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí của 6 tháng 2013 và 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Tôm Cá 6 tháng 2013 Tổng 6 tháng 2014 Đơn vị Tỷ lệ (%) Tổng Đơn vị Tỷ lệ (%) DT CPKB 337.583,8 323.573,4 264,8 253,8 100 95,8 679.596 659.416 433,1 420,3 100 97,1 SDĐP 14.010,4 11 4,2 20.180 12,8 2,9 CPBB 12.993,1 17.328,5 LN 1.017,3 2.851,5 DT 6.712,8 67,9 100 7.171 115,7 100 CPKB 5.592,7 56,6 83,3 6.245,3 100,7 87,1 SDĐP 1.120,1 11,3 16,7 925,7 14,9 12,9 CPBB 1.015 684,9 LN 105,1 240,8 (nguồn: tổng hợp của tác giả) 66 Dựa vào bảng 4.23, ta thấy số dư đảm phí đơn vị của 2 sản phẩm tôm và cá trong năm 2014 đều cao hơn so với năm 2013. Cụ thể như sau, số dư đảm phí đơn vị tôm của 6 tháng năm 2014 là 12,8 cao hơn 1,8 so với cùng kì năm 2013 tức là 1 tấn sản phẩm tôm bán ra thì có 12,8 triệu đồng bù đắp chi phí bất biến và phần còn lại là lợi nhuận. Mặt khác số dư đảm phí cá trong 6 tháng 2014 là 14,9 cao hơn so với cùng kì năm 2013 là 3,6. Điều đó cho thấy trong 6 tháng năm 2014 việc kinh doanh 2 sản phẩm tôm và cá sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với 6 tháng năm 2013 nguyên nhân là do trong thời gian này, tình hình kinh tế có sự khởi sắc tốt, giá cả tăng, thời tiết thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Xét về tổng thể thì mặt hàng tôm luôn chiếm ưu thế hơn so với mặt hàng cá trong việc sản xuất và kinh doanh. Xét về tỷ lệ số dư đảm phí, sản phẩm tôm trong 6 tháng 2013 và 2014 thấp hơn so với sản phẩm cá, cụ thể là 6 tháng năm 2014 thì tỷ lệ số dư đảm phí của sản phẩm tôm 2,9%, trong khi đó sản phẩm cá có tỷ lệ số dư đảm phí là 12,9%. Điều đó cho thấy kinh doanh mặt hàng cá thì sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với mặt hàng tôm, nhưng ở đây lợi nhuận mặt hàng tôm vẫn cao hơn mặt hàng cá do công ty tập trung sản xuất, kinh doanh mặt hàng tôm và để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cứ 100 đồng doanh thu tôm sẽ có 97,1 đồng bù đắp chi phí khả biến và 2,9 đồng để bù đắp chi bất biến và đem lại lợi nhuận. Khi xét trong 6 tháng năm 2013 thì tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng cá chiếm cao hơn so với mặt hàng tôm, cũng tương tự như trong 6 tháng 2014 thì việc kinh doanh mặt hàng cá sẽ có lợi nhuận cao hơn nhưng ngược lại trong khoảng thời gian này thì lợi nhuận của mặt hàng tôm vẫn chiếm ưu thế là cao nhất. Để nhận thấy rõ hơn khái quát đồ thị thể hiện tỷ lệ số dư đảm phí và tỷ lệ chi phí khả biến của 2 sản phẩm trong 6 tháng 2013 và 2014. Tỷ lệ SDĐP 4,2% Tỷ lệ SDĐP 16,7% Tôm Cá CPKB 83,3% CPKB 95,8% Hình 4.2 Đồ thị thể hiện tỷ lệ số dư đảm phí và tỷ lệ chi phí khả biến của 2 sản phẩm trong 6 tháng năm 2013 67 Tỷ lệ SDĐP 2,9% Tỷ lệ SDĐP 12,9% Tôm CPKB 87,1% CPKB 97,1% 4 Hình 4.3 Đồ thị thể hiện tỷ lệ số dư đảm phí và tỷ lệ chi phí khả biến của 2 sản phẩm trong 6 tháng năm 2014 4.3.2 Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh (đòn cân hoạt động) của các sản phẩm qua các năm được tính toán và thể hiện dưới bảng sau đây. * Bảng 4.24 Độ lớn đòn cân hoạt động của 2 sản phẩm qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 Năm 2011 Chỉ tiêu Tôm Năm 2013 Tổng SDĐP (trđ) 49.545,4 44.760,6 60.093,1 LN (trđ) 22.050,5 22.033 28.695,9 2,2 2 2,1 Tổng SDĐP (trđ) 5.641,8 2.994,9 2.550,1 LN (trđ) 4.332,5 81,2 97,1 1,3 36,9 26,3 Độ lớn đòn cân hoạt động Cá Năm 2012 Độ lớn đòn cân hoạt động nguồn: tổng hợp của tác giả) *Bảng 4.25 Độ lớn đòn cân hoạt động của 2 mặt hàng của 6 tháng 2013 và 2014 Chỉ tiêu Tổng SDĐP (trđ) Tôm LN (trđ) 6 tháng 2013 6 tháng 2014 14.010,4 20.180 1.017,3 2.851,5 13,8 7,1 1.120,1 925,7 105,1 240,8 10,6 3,8 Độ lớn đòn cân hoạt động Tổng SDĐP (trđ) Cá LN (trđ) Độ lớn đòn cân hoạt động (nguồn: tổng hợp của tác giả) 68 Giả sử độ lớn đòn bẩy kinh doanh là a thì khi doanh thu sản phẩm thay đổi x% thì lợi nhuận sẽ thay đổi một lượng bằng: x% x a. Đòn bẩy kinh doanh còn là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí. Để thấy rõ mối quan hệ giữa ĐBKD và lợi nhuận, ta giả sử công ty tăng 10% doanh thu qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Bảng 4.26 Lợi nhuận thay đổi khi tăng doanh thu 10% của 2 sản phẩm qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 10% 10% 10% 2,2 2 2,1 4.851,1 4.406,6 6.026,1 10% 10% 10% 1,3 36,9 26,3 563,2 299,6 255,4 DT tăng Tôm Độ lớn đòn bẩy kinh doanh LN tăng thêm (trđ) DT tăng Cá Độ lớn đòn bẩy kinh doanh LN tăng thêm (trđ) (nguồn: tổng hợp của tác giả) Đòn cân hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu. Hay nói cách khác, đòn cân hoạt động cho ta biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm khi doanh số bán tăng (giảm) 1%. Qua bảng 4.26 trên ta thấy độ lớn đòn cân hoạt động của sản phẩm tôm năm 2013 là 2,1 tức là khi doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận tăng thêm sẽ là 6.026,1 triệu đồng. Tương tự, sản phẩm cá năm 2013 có độ lớn đòn cân hoạt động là 26,3 vậy doanh thu tăng thêm 10% thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 255,4 triệu đồng. Xét tổng thể qua 3 năm ta thấy, về mặt hàng tôm thì độ lớn đòn cân hoạt động năm 2011 là cao nhất 2,2 có nghĩa là khi doanh thu của sản phẩm tôm năm 2011 biến động thì lợi nhuận của nó cũng biến động nhiều nhất so với năm 2012 và 2013. Cũng tương tự như thế, sản phẩm cá có độ lớn đòn cân hoạt động năm 2012 là 36,9 cao nhất trong 3 năm, vậy khi doanh thu tăng (giảm) thì lợi nhuận nó sẽ tăng (giảm) theo nhiều nhất. 69 Bảng 4.27 Lợi nhuận thay đổi khi doanh thu tăng 10% của 2 sản phẩm qua 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chỉ tiêu Tôm DT tăng 10% 10% Độ lớn đòn bẩy kinh doanh 13,8 7,1 1.403,9 2.024,6 DT tăng 10% 10% Độ lớn đòn bẩy kinh doanh 10,6 3,8 111,4 91,5 LN tăng thêm (trđ) Cá LN tăng thêm (trđ) (nguồn: tổng hợp của tác giả) Dựa vào bảng trên ta thấy độ lớn đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng tôm qua 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 cao hơn so với mặt hàng cá. Cụ thể là độ lớn đòn bẩy kinh doanh của sản phẩm tôm trong 6 tháng năm 2014 là 7,1 tức là khi doanh thu tăng thêm 10% thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 2.024,6 triệu đồng, xét về mặt hàng cá của 6 tháng năm 2014 thì có độ lớn đòn bẩy kinh doanh thấp hơn so với mặt hàng tôm vậy khi doanh thu của sản phẩm tôm biến đồng thì lợi nhuận của mặt hàng tôm sẽ biến động nhiều hơn so với mặt hàng cá. Ngoài ra, đòn bẩy kinh doanh đánh giá phạm vi mà các chi phí bất biến được sử dụng trong tổ chức xí nghiệp. Nếu tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao (nghĩa là tỷ lệ của chi phí bất biến cao hơn so với chi phí khả biến) thì khi đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu. Vì vậy, nếu muốn biết mặt hàng nào có thể tăng doanh thu để có được lợi nhuận nhiều hơn mặt hàng khác thì dựa vào đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng nào lớn hơn thì khi tăng doanh thu của nó sẽ làm tăng lợi nhuận nhiều hơn mặt hàng khác. 4.3.3 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa 2 bộ phận chi phí khả biến và chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. 70 Bảng 4.28 Kết cấu chi phí của 2 mặt hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền Năm 2012 Tỷ lệ (%) Số tiền Năm 2013 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Số tiền CPKB 663.753,9 96 600.198,3 96,4 1.062.080,2 97,1 Tôm CPBB 27.494,9 4 22.727,6 3,6 31.397,2 2,9 691.248,8 100 622.925,9 100 1.093.477,4 100 CPKB 5.312,5 80,2 12.255,9 80,8 11.114,5 81,9 CPBB 1.309,3 19,8 2.913,7 19,2 2.453 18,1 Tổng 6.621,8 100 15.169,6 100 13.567,5 100 Tổng Cá (nguồn: tổng hợp của tác giả) Nhìn chung thì CPKB chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của từng mặt hàng và CPKB của mặt hàng tôm cao hơn so với CPKB của mặt hàng cá nguyên nhân là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm nhiều nhất trong CPKB mà mặt hàng tôm là mặt hàng chủ lực nên chi phí nguyên vật liệu của tôm sẽ cao hơn so với mặt hàng cá kéo theo CPKB của tôm nhiều hơn so với mặt hàng cá qua các năm. Xét trong năm 2013 thì mặt hàng cá là mặt hàng có kết cấu chi phí tốt nhất vì tỷ lệ chi phí bất biến là 18,1% cao hơn so với mặt hàng khác trong năm. Cũng tương tự, thì kết cấu chi phí của mặt hàng cá tốt hơn so với mặt hàng tôm trong năm 2011, 2012 do tỷ lệ chi phí bất biến cao. Cụ thể tỷ lệ chi phí bất biến của cá năm 2011 là 19,8% còn của năm 2012 là 19,2%. Bảng 4.29 Kết cấu chi phí của 2 mặt hàng trong 6 tháng 2013 và 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Tôm CPKB CPBB Tổng Cá CPKB CPBB Tổng 6 tháng 2013 Số tiền 323.573,4 12.993,1 336.566,5 Tỷ lệ (%) 96,1 3,9 100 5.592,7 84,6 1.015 15,4 6.607,7 100 (nguồn: tổng hợp của tác giả) 71 6 tháng 2014 Số tiền 659.416 17.328,5 676.744,5 6.245,3 684,9 6.930,2 Tỷ lệ (%) 97,4 2,6 100 90,1 9,9 100 Qua bảng trên ta thấy, mặt hàng cá có kết cấu chi phí tốt nhất, trong 6 tháng 2014 tỷ lệ chi phí bất biến của mặt hàng cá là 9,9 cao hơn mặt hàng tôm, còn trong 6 tháng năm 2013 tỷ lệ chi phí bất biến của mặt hàng cá là 15,4 cao hơn so với mặt hàng tôm. Chính vì vậy, khi tăng doanh thu thì lợi nhuận của mặt hàng này tăng nhanh hơn mặt hàng còn lại. Nhìn chung thì CPKB của mặt hàng tôm 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 chiếm tỷ trọng cao hơn so với mặt hàng cá. Điều này làm cho tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng tôm không cao nên khi tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. 4.4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN (CVP) Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định mức doanh thu tối thiểu, hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó tức là điểm hòa vốn. Phân tích hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận và cung cấp cho người quản lý xác định được sản lượng, doanh thu hòa vốn, xác định vùng lãi, lỗ của công ty. Đề tài chỉ phân tích trong 6 tháng đầu năm 2014 để gần với thực tế hơn vì thế phản ánh trung thực hơn. 4.4.1 Xác định sản lƣợng hòa vốn, doanh số hòa vốn Theo như lý thuyết đã nêu ở (2.1.7.2) áp dụng công thức để tính ta có được bảng sản lượng và doanh số hòa vốn sau: Bảng 4.30 Sản lượng và dt hòa vốn của 2 mặt hàng trong 6 tháng 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Định phí Mặt hàng tôm Mặt hàng cá 17.320 693 SDĐP đơn vị (trđ/tấn) 12,87 14,77 Sản lượng hòa vốn (tấn) 1.345 47 Giá bán/1 đvsp (trđ/tấn) 433,14 115,66 582.573,3 5.436,02 Doanh thu hòa vốn Tổng 18.013 1.392 588.009,32 (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Nhìn vào bảng 4.30 ta thấy sản lượng hòa vốn của 2 mặt hàng là khác nhau. Theo lý thuyết, tại mức hòa vốn công ty sẽ không lời và cũng không lỗ. Nhưng muốn đạt được lợi nhuận thì công ty phải tiêu thụ vượt qua sản lượng hòa vốn và cứ mỗi sản phẩm bán ra thêm thì lợi nhuận sẽ bằng số dư đảm phí của sản phẩm đó. Mặt hàng tôm có sản lượng hòa vốn đạt được 1.345 tấn cao 72 hơn sản lượng hòa vốn của mặt hàng cá. Do mặt hàng tôm có sản lượng tiêu thụ cao hơn mặt hàng khác. Doanh thu hòa vốn là doanh thu tại đó lợi nhuận bằng 0. Cũng như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của các mặt hàng là khác nhau, nó phụ thuộc vào sản lượng hòa vốn và giá bán của từng mặt hàng. Mặt hàng tôm có doanh thu hòa vốn 582.573,3 triệu đồng khi tiêu thụ 1.345 tấn sản lượng. Trong khi mặt hàng cá lại tốn ít hơn về sản lượng tiêu thụ để đạt được hòa vốn, nó cần 47 tấn mặt hàng để đạt được 5.436,02 triệu đồng về doanh thu hòa vốn. 4.4.2 Số dƣ an toàn và tỉ lệ số dƣ an toàn Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu đạt được (theo kế hoạch hoặc theo thực tế) so với doanh thu hòa vốn. Bảng 4.31 Số dư an toàn và tỉ lệ số dư an toàn của 2 sản phẩm trong 6 tháng 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Mặt hàng tôm Doanh thu thực hiện Doanh thu hòa vốn Số dư an toàn Mặt hàng cá 679.596 7.171 582.573,3 5.436,02 97.022,7 1.734,98 14,3 24,2 Tỷ lệ số dư an toàn (%) (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Dựa vào bảng 4.31 trên ta thấy số dư an toàn của mặt hàng tôm là 97.022,7 triệu đồng cao hơn số dư an toàn mặt hàng cá, nguyên nhân là doanh doanh thu của mặt hàng tôm cao hơn nhiều so với mặt hàng cá, công ty chủ yếu kinh doanh sản phẩm tôm nên làm cho doanh thu mặt hàng này cao, từ đó cho thấy khả năng phát sinh lỗ của mặt hàng tôm sẽ thấp hơn mặt hàng cá. Xét về tỷ lệ số dư an toàn thì mặt hàng tôm có tỷ lệ chiếm 14,3%, trong khi mặt hàng cá 24,2% do đó kinh doanh mặt hàng tôm sẽ có rủi ro cao hơn. Nếu hoạt động kinh doanh không thành công hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ lỗ nhiều hơn các sản phẩm khác. 4.4.3 Thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Trong khi 73 thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn càng thấp càng an toàn hơn. Theo lý thuyết ở trên (2.1.7.4) áp dụng công thức để tính thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn. Dưới đây bảng thể hiện thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn 2 sản phẩm của 6 tháng đầu năm 2014. Bảng 4.32 Thời gian và tỷ lệ hòa vốn của 2 sản phẩm trong 6 tháng 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Mặt hàng tôm DT thực hiện Mặt hàng cá 679.596 7.171 582.573,3 5.436,02 Thời gian hòa vốn (ngày) 309 273 Tỷ lệ hòa vốn (%) 85,7 75,8 DT hòa vốn (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Qua bảng 4.32 ta thấy thời gian hòa vốn của mặt hàng cá là ngắn nhất 273 ngày, mặt hàng tôm thời gian hòa vốn lâu nhất 309 ngày. Điều này cho thấy kinh doanh mặt hàng cá sẽ thu hồi vốn nhanh hơn mặt hàng còn lại. Tỷ lệ hòa vốn của 2 mặt hàng cũng khá cao, nên độ rủi ro của 2 mặt hàng cũng cao, nhưng kinh doanh mặt hàng tôm có độ rủi ro cao hơn mặt hàng cá bởi vì tỷ lệ hòa vốn đạt 85,7% cao hơn mặt hàng cá. 4.4.4 Xác định điểm hòa vốn và vẽ đồ thị Để có cơ sở lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả chúng ta sẽ đi vào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty thông qua việc phân tích điểm hòa vốn. Điều này sẽ cho thấy được mức lãi lỗ thật sự của công ty, giúp công ty quyết định được mức sản xuất, tiêu thụ, mức giá bán để đạt được mức LN như mong muốn. Bảng 4.33 Tổng hợp các yếu tố của 6 tháng 2014 để vẽ đồ thị ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Mặt hàng tôm Mặt hàng cá CPKB đơn vị (trđ/tấn) 420,27 100,89 CPBB 17.320 693 Giá bán đơn vị (trđ/tấn) 433,14 115,66 Sản lượng hòa vốn (tấn) 1.345 47 582.573,3 5.436,02 Doanh thu hòa vốn (Nguồn: tổng hợp của tác giả) 74 4.4.4.1 Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận của mặt hàng tôm  Đồ thị hòa vốn Doanh thu (triệu đồng) Y = 433,14x Vùng lời Y = 420,27x + 17.320 582.573,3 Điểm hòa vốn Y = 17.320 17.320 Sản lượng 1.345 Hình 4.4 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng tôm  Đồ thị lợi nhuận Lợi nhuận (triệu đồng) Y = 12,87x – 17.320 Điểm hòa vốn 0 Sản lượng (tấn) -17.320 Hình 4.5 Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng tôm Dựa vào đồ thị hòa vốn của mặt hàng tôm ta thấy tại điểm hòa vốn thì mức sản lượng đạt 1.345 tấn với doanh thu hòa vốn là 582.573,3 triệu đồng. Sản lượng bằng 0 công ty sẽ chịu khoản chi phí là 17.320 triệu đồng bằng với tổng định phí. Khi lợi nhuận bằng 0 thì sản lượng sẽ hòa vốn với 1.345 tấn.Nhưng khi vượt qua điểm hòa vốn thì mặt hàng này bắt đầu có lợi nhuận 75 và phần lợi nhuận đó chính bằng số dư đảm phí. Lợi nhuận tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ. 4.4.4.2 Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận của mặt hàng cá  Đồ thị hòa vốn Doanh thu (triệu đồng) Y = 115,66x Vùng lời Y = 100,89x + 693 5.436,02 Điểm hòa vốn Y = 693 693 47 Sản lượng (tấn) Hình 4.6 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá  Đồ thị lợi nhuận Lợi nhuận (triệu đồng) Y = 14,77x - 693 Điểm hòa vốn 0 Sản lượng (tấn) -693 Hình 4.7 Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng cá Qua đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận của mặt hàng cá ta thấy để đạt được hòa vốn thì sản lượng là 47 tấn với mức doanh thu hòa vốn 5.436,02 76 triệu đồng. Khi sản lượng bằng 0 thì công ty sẽ phải chịu chi phí bằng với chi phí bất biến là 693 triệu đồng. Khi vượt qua điểm hòa vốn thi công ty bắt đầu có lợi nhuận và phần lợi nhuận đó chính bằng số dư đảm phí. 4.4.5 Ứng dụng mô hình mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận vào lựa chọn phƣơng án kinh doanh Những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, giá cả và lợi nhuận được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Đây thực sự là nghệ thuật của sự kết hợp khai thác các yếu tố về chi phí, giá cả, khối lượng nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận công ty. Trong hoạt động kinh doanh các nhà quản trị thường phải xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều khía cạnh khác nhau, các yếu tố tác động hay các mối quan hệ giữa các yếu tố để tìm ra một phương án kinh doanh phù hợp nhất trong ngắn hạn hoặc dài hạn đối với công ty. Để thấy sự biến đổi của các chỉ tiêu trước biến đổi của nền kinh tế, các phương án kinh doanh được đề xuất như sau: * Phương án 1: Chi phí khả biến và khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi, các yếu tố khác không thay đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lĩnh vực kinh doanh thủy sản phát triển mạnh, nguồn nguyên liệu đầu vào nhiều hơn so với những năm trước, công ty nên tìm mua những nơi có nguồn nguyên liệu với giả rẻ để sản xuất làm cho biến phí mỗi đơn vị sản phẩm có thể giảm 2 triệu đồng, sản lượng tiêu thụ chỉ có thể đạt 1.561 tấn sản phẩm tôm và 59 tấn cá . Công ty có nên thực hiện phương án này không? Bảng 4.34 Báo cáo thu nhập trường hợp biến phí và sản lượng thay đổi. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Mặt hàng tôm Mặt hàng cá Doanh thu 676.131,54 6.823,94 CPKB 652.919,47 5.834,51 SDĐP 23.212,07 989,43 CPBB 17.320 693 5.892,07 296,43 Lợi nhuận mới (Nguồn: tính toán của tác giả) - Chi phí khả biến mới: + CPKB của Tôm = 1.561 x (420,27 – 2) = 652.919,47 + CPKB của Cá = 59 x (100,89 – 2) = 5.834,51 77 - Doanh thu mới: + DT của tôm = 1.561 x 433,14 = 676.131,54 + DT của cá = 59 x 115,66 = 6.823,94 - Lợi nhuận tăng thêm: + LN của tôm = 5.892,07 – 2.870 = 3.112,07 + LN của cá = 296,43 – 223 = 73,43 Qua bảng 4.34 ta thấy nếu thực hiện phương án này thì ở mỗi mặt hàng lợi nhuận đều tăng thêm. Cụ thể lợi nhuận của tôm tăng 3.112,07 triệu đồng còn lợi nhuận của cá thì tăng thêm 73,43 triệu đồng. Phương án này cũng có khả thi. * Phương án 2: Chi phí bất biến và khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2014, theo khảo sát thị trường cho thấy công ty phải cạnh tranh với nhiều các công ty khác. Việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trong công ty chưa được khai thác hết tiềm năng về công suất và thời gian. Mặt khác, thị trường xuất khẩu của công ty đang được mở rộng, cho nên việc quảng bá các dòng sản phẩm của công ty ra ngoài thị trường là rất cần thiết. Để tăng sản lượng bán ra vào 6 tháng cuối năm 2014, công ty đầu tư thêm phần chi phí quảng cáo 2.000 triệu đồng để sản lượng dự kiến tăng 10%. Vậy công ty có nên đầu tư thêm phần chi phí quảng cáo hay không? Bảng 4.35 Báo cáo thu nhập trường hợp chi phí bất biến và sản lượng thay đổi ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Mặt hàng tôm Mặt hàng cá Doanh thu 747.556,33 7.888,01 CPKB 725.343,99 6.880,69 SDĐP 22.212,34 1.007,32 CPBB 19.243 770 2.969,34 237,32 Lợi nhuận mới (Nguồn: tính toán của tác giả) - Doanh thu mới: + DT tôm = (1.569 + 1.569 x 10%) x 433,14 = 747.556,33 78 + DT cá = (62 + 62 x 10%) x 115,66 = 7.888,01 - Chi phí khả biến mới: + CPKB của tôm = (1.569 + 1.569 x 10%) x 420,27 = 725.343,99 + CPKB của cá = (62 + 62 x 10%) x 100,89 = 6.880,69 - Chi phí bất biến mới: + CPBB của tôm = 17.320 + 1.923 = 19.243 + CPBB của cá = 693 + 77 = 770 - Lợi nhuận tăng thêm: + LN tăng thêm của tôm = 2.969,34 – 2.870 = 99,34 + LN tăng thêm của cá = 237,32 – 223 = 14,32 Với phương án này, lợi nhuận mang lại cao nhất là nhóm sản phẩm tôm đạt 2.969,34 triệu đồng, tăng thêm được 99,34 triệu. Mặt hàng cá lợi nhuận tăng thêm là 14,32 triệu đồng. So với phương án 1 thì lợi nhuận phương án 2 mang lại ít hơn. * Phương án 3: chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng thay đổi. Để thúc đẩy tinh thần, trách nhiệm, làm việc của nhân viên, công ty thay đổi cách trả lương cho nhân viên bán hàng, thay vì trả lương khoán trước kia cho toàn bộ nhân viên bán hàng, bây giờ họ sẽ trả 2 triệu đồng/tấn. Dự kiến theo phương án này thì lượng tiêu thụ sẽ tăng 10%. Hay nói cách khác, công ty không phải tốn thêm một đồng chi phí nào mà vẫn có thể làm tăng sản lượng bán ra thêm 10% bằng cách chuyển đổi từ hình thức trả lương theo thời gian sang trả lương theo sản phẩm. Bảng 4.36 Báo cáo thu nhập trường hợp CPBB, KB và SL thay đổi. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Mặt hàng tôm Mặt hàng cá Doanh thu 747.556,3 7.888,01 CPKB 728.795,8 7.017,09 SDĐP 18.760,5 870,92 CPBB 15.380,7 615,5 3.379,8 255,42 Lợi nhuận mới (Nguồn: tính toán của tác giả) - Doanh thu mới: 79 + DT của tôm = (1.569 + 1.569 x 10%) x 433,14 = 747.556,3 + DT của cá = (62 + 62 x 10%) x 115,66 = 7.888,01 - CPKB mới: + CPKB của tôm = (420,27 + 2) x 1.725,9 = 728.795,8 + CPKB của cá = (100,89 + 2) x 68,2 = 7.071,09 - CPBB mới: + CPBB của tôm = 17.320 – 1.939,3 = 15.380,7 + CPBB của cá = 693 – 77,5 = 615,5 - Lợi nhuận tăng thêm: + Lợi nhuận tăng thêm của tôm = 3.379,8 – 2.870 = 509,8 + lợi nhuận tăng thêm của cá = 255,42 – 223 = 32,42 Với phương án này, lợi nhuận của các mặt hàng đều tăng thêm. Cụ thể, mặt hàng tôm tăng 509,8 triệu đồng, mặt hàng cá tăng thêm 32,42 triệu đồng. Công ty không phải bù đắp cho việc tăng thêm của khoản chi phí nào. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh giá cả trên thị trường rất gay gắt, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý thì sức cạnh tranh mới cao. Để thực hiện tốt phương án này cần huấn luyện kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng cho nhân viên kinh doanh, không ngừng củng cố và tiềm kiếm thị trường tiêu thụ nhằm tăng sản lượng tiêu thụ trong tương lai. Phương án này có khả thi và có thể thực hiện được. * Phương án 4: chi phí bất biến, sản lượng và giá bán thay đổi. Trong nền kinh tế khó khăn, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trở nên gay gắt hơn. Để giữ khách hàng đã có, cũng đồng thời tìm thêm khách hàng mới, công ty dự kiến 6 tháng 2014 sẽ thực hiện chính sách giảm giá là 0,5 triệu đồng/tấn cho 2 dòng sản phẩm tôm và cá, đồng thời tăng chi phí quảng cáo dự kiến là 2.000 triệu đồng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng 14%. Công ty có nên thực hiện phương án này không? - DT mới: + DT của tôm = (1.569 + 1.569 x 14%) x 432,64 = 773.845,9 + DT của cá = (62 + 62 x 14%) x 115,16 = 8.139,5 - CPKB mới: + CPKB của tôm = (1.569 + 1.569 x 14%) x 420,27 = 751.720,1 + CPKB của cá = (62 + 62 x 14%) x 100,89 = 7.130,9 - CPBB mới: 80 + CPBB của tôm = 17.320 + 1.923 = 19.243 + CPBB của cá = 693 + 77 = 770 - LN tăng thêm: + LN của tôm = 2.882,8 – 2.870 = 12,8 + LN của cá = 238,6 – 223 = 15,6 Bảng 4.37 Báo cáo thu nhập trường hợp chi phí bất biến, sản lượng và giá bán thay đổi. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Mặt hàng tôm Mặt hàng cá Doanh thu 773.845,9 8.139,5 CPKB 751.720,1 7.130,9 SDĐP 22.125,8 1.008,6 CPBB 19.243 770 LN mới 2.882,8 238,6 (nguồn: tổng hợp của tác giả) Với phương án này thì lợi nhuận của các mặt hàng tăng cụ thể như mặt hàng tôm tăng 12,8 triệu đồng, mặt hàng cá thì tăng 15,6 triệu đồng. Mặc dù CPBB tăng nhưng nó vẫn được bù đắp bởi doanh thu. Hiện nay do sức cạnh tranh của thị trường nên việc xem xét giá bán là rất quan trọng, việc tăng giảm giá bán cũng ảnh hưởng đến mức doanh thu của công ty, nên công ty cần phải cân nhắc mọi mặt cả về chi phí, sản lượng, giá bán để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất. Kết luận: Sản lượng tiêu thụ là một chỉ tiêu giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều muốn có được lợi nhuận, lợi nhuận là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến. Qua mỗi tháng, quý, năm các doanh nghiệp đều theo dõi và xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó có thể biết được mức sản lượng tiêu thụ như thế nào, lợi nhuận có đạt như mong muốn hay không. Qua đó có thể đề ra các chiến lược, kế hoạch cụ thể phù hợp cho từng giai đoạn để phát triển hơn trong việc sản xuất kinh doanh và có thể đạt được lợi nhuận cao hơn. Chính vì vậy, việc đề ra các phương án để dự kiến sản lượng, lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Theo tác giả, việc lựa chọn phương án nào là do điều kiện của từng giai đoạn mà lựa chọn cho phù hợp với tình hình thị trường và điều kiện hiện tại của doanh nghiệp. Qua các phương án đề ra ở trên thì phương án 1 là khả quan nhất. 81 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY 5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh doanh của thị trường xuất khẩu khả quan, cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước đã giúp cho các doanh nghiệp trong ngành thủy sản nói chung và công ty XNK Thủy Sản Cần Thơ (Cafish) nói riêng đạt được thành công và ngày càng phát triển. Đối với công ty thì các mặt hàng đều mang lại lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận của các mặt hàng mang lại chiếm tỷ lệ thấp so với tổng doanh thu. Qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của 2 nhóm mặt hàng là tôm và cá của công ty nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại như sau:  Hiện nay, trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long các doanh nghiệp trong ngành thủy sản mọc lên ngày càng nhiều làm cho thị trường nguyên liệu bị cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khiến cho giá nguyên liệu tăng. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào các hộ nông dân nên khi họ gặp khó khăn trong việc nuôi trồng thủy sản thì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công ty.  Doanh thu của công ty tăng nhiều nhưng lợi nhuận thuần lại không tăng tương ứng do chi phí NVLTT chiếm khá cao trong tổng cơ cấu chi phí làm cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo mà giá bán không thể tăng tương ứng.  Tình hình hàng hóa xuất khẩu bị trả lại vẫn còn, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty vì hàng hóa xuất khẩu khi bị trả lại về đến trong nước thì có thể đã hết hạn sử dụng và không thể bán lại được nữa nên gây tổn thất ít nhiều cho công ty.  Đối với mặt hàng tôm, đây là mặt hàng chủ lực của công ty. Trong 6 tháng đầu năm 2014 sản lượng tiêu thụ đạt 1.569 tấn cao hơn so với các mặt hàng khác. Nhưng chi phí nguyên vật liệu đầu vào còn khá cao, làm cho chi phí khả biến của mặt hàng này cũng cao theo. Mặt khác tỷ lệ hòa vốn của mặt hàng tôm chiếm 85,7% cao nhất trong các mặt hàng mà tỷ lệ số dư an toàn chỉ chiếm 14,3% thấp hơn so với các mặt hàng còn lại nên việc kinh doanh mặt hàng này mang tính rủi ro cao. Qua đó, để tăng lợi nhuận của mặt hàng này 82 công ty nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng sản lượng tiêu thụ và giảm bớt các khoản chi phí.  Đối với mặt hàng cá, mặt hàng này kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tuy không phải là mặt hàng có sản lượng tiêu thụ cao nhất nhưng chi phí của mặt hàng này nhỏ, tỷ lệ hòa vốn lại chiếm 75,8% thấp nhất trong các mặt hàng và tỷ lệ số dư an toàn lại cao nhất chiếm khoảng 24,2%. Việc kinh doanh mặt hàng này mang tính an toàn cao và ít bị rủi ro. Chính vì vậy công ty nên đầu tư tăng sản lượng tiêu cho mặt hàng này nhiều hơn. 5.2 CÁC GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TY GIẢM CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN Qua các vấn đề nêu ở trên, ta thấy việc kiểm soát chi phí của công ty chưa được hiệu quả, dẫn tới tổng chi phí của các mặt hàng còn khá cao mà sản lượng tiêu thụ còn thấp so với các công ty khác cùng ngành nên lợi nhuận chưa cao. Và để đạt được lợi nhuận thì công ty cần có những giải pháp, chính sách hoạt động kinh doanh cho phù hợp ở từng giai đoạn khác nhau. Mặt khác để có thể tăng lợi nhuận thì cần phải cắt giảm bớt chi phí và thúc đẩy tăng doanh thu. Dưới đây là một số giải pháp được đề ra nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty.  Kiểm soát chi phí + Chi phí nguyên vật liệu là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Để giảm bớt chi phí nguyên vật liệu thì công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ, đa dạng hóa mạng lưới thu mua qua nhiều nguồn khác nhau để tránh tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu và giảm bớt việc mua nguyên liệu giá cao. Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái, rộng rãi cho công nhân, khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động thi đua giữa các phân xưởng và kiểm tra thường xuyên công cụ, dụng cụ để đảm bảo về kích thước, khối lượng sản phẩm. Một cách khác để tiết kiệm chi phí nguyên liệu là giảm bớt các khoản chi phí phế liệu, sản phẩm hư hỏng trong quá trình sản xuất. Cụ thể là cần chú ý đến khâu bảo quản sản phẩm. Đối với các nguyên liệu cần độ tươi sống cao thì cần phải có cách bảo quản sao cho phù hợp và tận dụng tối đa các xưởng cấp đông. Hơn nữa, công ty cần mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp để có thể dễ dàng trong việc thương lượng mua bán, thanh toán các khoản tiền và đặc biệt có thể mua nguyên liệu với giá rẻ hơn so với thực tế. 83 + Chi phí nhân công: Giảm CPNCTT bằng cách tăng năng suất lao động và giảm hao phí lao động. Đối với tăng năng suất lao động cần tránh tình trạng làm việc liên tục, vừa làm công nhân mệt mỏi vừa mang lại hiệu quả không cao. Đối với giảm hao phí lao động cần bố trí lao động có trình độ tay nghề hợp lý theo yêu cầu công việc. Đối với những người có tay nghề cao thì nên bố trí ở khâu đầu vào quan trọng để xử lý nguyên liệu tránh tình trạng sản phẩm tạo ra có chất lượng không cao. Trên địa bàn có nguồn lao động khá dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông nên công ty cần tổ chức đưa công nhân đi học các lớp đào tạo ngắn hạn, cho công nhân tập huấn để nâng cao tay nghề, thường xuyên tổ chức thi tay nghề, có chính sách lương thưởng hấp dẫn để công nhân có thể làm việc lâu dài với công ty. Ngoài ra, công ty cần áp dụng các khoa học kĩ thuật, máy móc tiên tiến vào việc sản xuất để giảm bớt đi một phần chi phí nhân công. Hơn nữa, công ty cần có những chính sách khen thưởng đối với những công nhân, nhân viên trong công ty có thành tích trong việc phát triển sản xuất kinh doanh và những người có sáng kiến hay. Bên cạnh đó các khoản mục chi phí khác cũng có thể tiết kiệm. Cụ thể như khoản chi phí điện nước trong các phân xưởng, công ty cần tạo cho công nhân thói quen sử dụng tiết kiệm điện, nước nhưng không ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. + Hàng xuất khẩu đi bị trả lại nguyên nhân là do mặt hàng dư lượng chất kháng sinh, hóa chất vượt giới hạn cho phép, do người nuôi tôm sử dụng các chất kháng sinh để phòng trị bệnh cho tôm. Vì vậy, cần hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi cụ thể đến người nuôi, cử cán bộ kỹ thuật tập huấn cho người nuôi như phương pháp phòng bệnh cho tôm, sử dụng thức ăn nào, thuốc nào để đảm bảo chất lượng về nguyên liệu tôm. Đồng thời, công ty cần đầu tư trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất để đáp ứng việc phát hiện dư lượng kháng sinh thấp nhất. Từ việc làm này sẽ giúp cho các mặt hàng sản xuất của công ty đủ tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giảm bớt việc hàng xuất khẩu bị trả lại đỡ gây tổn thất cho công ty. + Chi phí bán hàng: Xây dựng đội ngũ bán hàng và hệ thống phân phối hiện đại. Tận dụng tối đa các khả năng phương tiện vận tải, lên kế hoạch vận chuyển hợp lý.  Tăng doanh thu Đẩy mạnh việc quan hệ hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài. Đồng thời cần trao đổi, học hỏi những khoa học, kĩ thuật, phương pháp, sản xuất tiên tiến mới để có thể thúc đẩy tăng sản lượng cũng như việc tăng doanh thu. 84 Công ty cần tham gia tích cực các hoạt động quảng cáo như hội chợ, báo chí… qua đó góp phần quảng bá được thương hiệu và các mặt hàng của công ty đến với khách hàng, từ đó sẽ giúp cho doanh thu tăng hơn nhờ việc sản lượng tiêu thụ tăng. Giá cả cũng là một yếu tố quyết định trong việc tăng doanh thu. Để tăng giá thì có thể làm rất dễ dàng vì nó phụ thuộc vào các nhà quản trị. Nhưng để làm được điều đó thì công ty cần phải nắm rõ thị hiếu của thị trường để có thể điều chỉnh việc tăng giá theo từng mặt hàng sao cho phù hợp với từng thời điểm khác nhau và mục tiêu cuối cùng là có thể tăng được doanh thu và lợi nhuận. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ cũng là yếu tố quan trọng, thay vì công ty xuất khẩu qua các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản… thì công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ qua các nước khác. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc chất lượng sản phẩm để có thể nâng cao uy tín thúc đẩy được sản xuất kinh doanh. Đầu tư, xây dựng và bảo trì website, thiết lập kênh mua bán trực tuyến giúp công ty có thể mở rộng tối đa thị trường trong và ngoài nước. * Một số giải pháp khác: Công ty nên có thêm bộ phận kế toán quản trị để thường xuyên theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh so với kế hoạch đã đề ra.Từ đó, Công ty có những điều chỉnh kịp thời những sai sót và hạn chế được những rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 85 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Theo Ronald W.Hilton, Giáo sư đại học Cornell (Mỹ): “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức”. Kế toán quản trị là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả. Qua việc đi sâu phân tích mô hình CVP trên đã giúp nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các kế hoạch, quyết định, lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp như ra quyết định cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận bị ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng, giá bán thay đổi, những nỗ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, lợi nhuận. Tất cả những quyết định trên đều rất cần sự giúp đỡ đắc lực của việc phân tích CVP nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình, từ các khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp và công ty là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy, công ty nói chung hay từng xí nghiệp nói riêng phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc cắt giảm chi phí. Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ dựa trên mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận để đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Qua việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường và suy thoái kinh tế nhưng công ty vẫn giữ được vị trí và phát triển trong nền kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó vấn đề dịch bệnh , thời tiết, và gần đây bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc khi đặt giàn khoan trái phép trên biển đông ngăn cản việc đánh bắt đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc khai thác, nuôi trồng thủy sản. Nhưng lượng xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Được sự hỗ trợ từ chính sách của chính 86 phủ trong việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nên sản lượng thủy sản của nước ta ngày càng được xuất khẩu nhiều hơn qua các thị trường nước ngoài. Trong đó có sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Cafish chiếm một phần không nhỏ. Trải qua quá trình tiếp xúc thực tiễn, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty và việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của các dòng sản phẩm tại công ty. Tôi nhận thấy công ty đang trên đà phát triển và giữ được vị thế trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, quyết liệt như hiện nay. Và để có thể tồn tại và phát triển hơn nữa thì công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 6.2 KIẾN NGHỊ Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ với đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ” Tôi xin có vài ý kiến sau:  Đối với nhà nước: Trong xuất khẩu thủy sản Nhà nước đóng vai trò chủ chốt, là nhân tố quyết định để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh. Sự can thiệp kịp thời của Nhà nước là động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh xuất khẩu thủy sản hiện nay. Đối với Bộ Nông Nghiệp, các hiệp hội thủy sản nên tích cực thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục để tham gia vào các hội trợ quốc tế, tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội thảo để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong nước và thế giới. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi về kinh nghiệm lẫn nhau trong việc sản xuất, bán các sản phẩm. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ vốn và ưu đãi về lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Tiếp tục duy trì các chính sách ưu đãi về thuế quan đối với xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp. Vai trò chính quyền địa phương trong việc gắn kết giữa người nuôi trồng với doanh nghiệp thủy sản, có các chính sách thiết thực như chính sách hỗ trợ vốn, quy hoạch vùng nuôi quy mô lớn trên diện rộng, xây dựng hội nghề nghiệp tại địa phương để liên kết giữa các hộ nuôi trồng thủy sản. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thúy An (2012). Bài giảng môn kế toán quản trị. Khoa kinh tế QTKD – trường Đại Học Cần Thơ. Võ Thành Danh, 2000. Kế toán phân tích. Nhà xuất bản Thống Kê. Phan Đức Dũng (2009). Giáo trình Kế Toán Quản Trị (Lý thuyết & bài tập). NXB Thống Kê. Phạm Văn Dược, Đoàn Ngọc Huế, Bùi Văn Trương (2002). Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Phú Giang, 2005. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh (lý thuyết và thực hành). Nhà xuất bản tài chính. Lê Phước Hương (2011). Giáo trình Kế Toán Quản Trị - Phần I. Khoa kinh tế QTKD – Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thanh Thúy, 2012. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thủy sản NIGICO. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Đoàn Xuân Tiến, 2005. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài chính. 88 PHỤ LỤC 1 Bảng 1. Phân loại chi phí của công ty thành biến phí, định phí và hỗn hợp Chỉ tiêu  CP nguyên vật liệu trực tiếp  CP nhân công trực tiếp  CP sản xuất chung + CP nhân viên phân xưởng + CP vật liệu, nhiên liệu, hóa chất + CP dụng cụ sản xuất + CP khấu hao tài sản cố định + CP điện nước + CP tiền ăn giữa ca + CP vận chuyển  CP bán hàng + CP ngân hàng + CP vật liệu bao bì, đóng gói + CP dụng cụ, đồ dùng văn phòng phẩm + CP vận chuyển, bốc xếp, nâng, hạ cont + CP kiểm định, thủ tục chứng từ xuất khẩu + CP hoa hồng, khuyến mãi + CP công tác, tiếp khách + CP tiền xe công tác + CP bảo hiểm bán hàng  CP quản lý doanh nghiệp + CP nhân viên quản lý + CP đồ dùng văn phòng + CP khấu hao nhà cửa, đồ đạc, TBVP + CP bảo hiểm + CP xăng dầu, sửa chữa ô tô con + CP trợ cấp thôi việc cho công nhân 89 Biến phí X X Định phí Hỗn hợp X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X PHỤ LỤC 2 Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức độ hoạt động (sp hoàn thành) x là sản lượng của tôm y là sản lượng của cá trong 6 tháng 2014 ta có: x = 1.569 tấn, y = 62 tấn, tỷ lệ x/y = 25,3 các chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chia theo tỷ lệ trên, dưới đây là bảng chi phí được tách 6 tháng 2014 ĐVT: triệu đồng chỉ tiêu Tôm Cá 1. Tổng chi phí SXC 12.024,3 475,2 Chi phí nguyên liệu, vật liệu 375,1 14,8 Chi phí điện, nước 288,4 11,4 Chi phí vận chuyển 3.076,6 121,6 Chi phí NVPX 2.132,5 84,3 Chi phí Dụng cụ sản xuất 1.472,7 58,2 Chi phí khấu hao tài sản cố định 4.237,1 167,5 Chi phí tiền ăn 441,8 17,5 2. Tổng chi phí bán hàng 21.662,3 865,2 Chi phí vật liệu, bao bì 8.820,3 348,6 Chi phí vận chuyển, bốc xếp 8.149 322,1 Chi phí hoa hồng, khuyến mãi 936,1 37 Chi phí văn phòng phẩm 9,7 0,4 Chi phí kiểm định, thủ tục chứng từ XK 1.795,8 71 Chi phí tiếp khách 65,3 2,6 Chi phí tiền xe công tác, tiền ăn 8 0,3 Chi phí ngân hàng 1.878,1 74,2 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.287,4 209 (nguồn: tổng hợp của tác giả) 90 PHỤ LỤC 3  Tỷ trọng doanh thu của mặt hàng tôm và cá 679.596 + Mặt hàng tôm: x 100 = 98% 686.767 7.171 686.767 + Mặt hàng cá: x 100 = 2%  Đòn bẩy kinh doanh của 2 mặt hàng tôm và cá + Mặt hàng tôm: 20.190 = 7,03 2.870 916 + Mặt hàng cá: = 4,11 223 Bảng 7. Sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn của 2 mặt hàng tôm và cá Chỉ tiêu Mặt hàng tôm Sản lượng hòa vốn (tấn) Doanh thu vốn (trđ) 17.320 12,8 7 hòa Mặt hàng cá 693 = 1.345 14,77 1.345 x 433,14 = 582.573,3 = 47 47 x 115,66 = 5.436,02 Bảng 8. Số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn của 2 mặt hàng tôm và cá Chỉ tiêu Mặt hàng tôm 679.596 – 582.573,3 = 97.022,7 Số dư an toàn (trđ) Tỷ lệ số dư an toàn (%) 97.022,7 x 100 = 14,3 679.596 Mặt hàng cá 7.171 – 5.436,02 = 1.734,98 1.734,98 x 100 = 24,2 7.171 Bảng 9. Thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn của 2 mặt hàng tôm và cá Chỉ tiêu Thời gian (ngày) hòa Tỷ lệ hòa vốn (%) Mặt hàng tôm vốn 582.573,3 (679.596) / 360 582.573,3 679.59 6 = 309 x 100 = 85,7 91 Mặt hàng cá 5.436,0 = 273 2 (7.171) / 360 5.436,02 7.171 x 100 = 75,8 Mẫu số: B02-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ Lô 4, KCN Trà Nóc 1, P.Trà Nóc, Q.BT, TPCT BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/6/2014 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Kỳ này Kỳ trƣớc 1 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 2 3 4 5 1 VI.25 687.059.590.865 2 VI.26 1.069.464.743 10 VI.27 685.990.126.122 11 VI.28 647.650.449.632 20 21 22 23 24 25 38.339.676.490 VI.29 VI.30 2.161.933.371 3.492.320.091 22.375.287.561 5.496.352.440 30 9.137.649.769 31 32 40 28.333.333 (28.333.333) 50 9.109.316.436 51 52 VI.31 VI.32 60 70 Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần 92 1.004.049.616 8.105.266.820 [...]... qua phân tích quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và những hạn chế của quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận chỉ rõ cho chúng ta một cách suy nghĩ về những quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hơn là cách tính toán chính xác để tìm ra sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, … trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Vì vậy, tính khả thi, sự chính xác khi ra quyết định dựa vào quan hệ chi. .. công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ và công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An chuyên chế biến thủy sản xuất khẩu Được sự cho phép của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ và công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu long An từ ngày 01 tháng 03 năm 2008 xí nghiệp hợp tác kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ chính thức chuyển đổi pháp nhân và lấy tên là công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy. .. THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CAFISH) 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty + Tên tiếng việt: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ + Tên tiếng anh: Can Tho Import Export Fishery Limited Company + Tên giao dịch (viết tắt): CAFISH + Trụ sở chính: Lô 4 khu công nghiệp... hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp cho nhà quản trị có cách nhìn biện chứng giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động quản trị Tuy nhiên khi vận dụng quan hệ này phân tích kinh tế thì nhà quản trị 19 gặp phải một số khó khăn và đôi khi không thực tế Vấn đề này được thể hiện ở những hạn chế của giả định quan hệ chi phí. .. phí – khối lượng – lợi nhuận: 1 .Mối quan hệ biến động của chi phí, khối lượng, lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi hoạt động xem xét Điều này rất khó xảy ra vì khi xuất hiện những thay đổi về sản lượng, mức độ hoạt động thường kéo theo những thay đổi về đặc điểm, kết cấu chi phí thay đổi về lợi nhuận dẫn đến quan hệ tuyến tính sẽ bị phá vỡ 2 Chi phí giả định được phân tích. .. bằng chi phí bất biến + Tại sản lượng xh mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến  lợi nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn  (g – a)xh = b  xh = ( sản lượng hòa vốn = Chi phí bất biến Số dư đảm phí đơn vị ) + Tại sản lượng x1 > xh  lợi nhuận xnP1 = (g – a) x1 – b + Tại sản lượng x2 > x1 > xh  lợi nhuận xnP2 = (g – a)x2 – b Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng. .. Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ - Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (Cafish) gồm 3 phân xưởng chế biến - Tổng số cán bộ, công nhân viên: 700 người - Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP, HALAL, BRC, ACC 23 - Năng lực sản xuất của công ty: tổng số nguyên liệu thô mỗi ngày 40-50 tấn (tôm, cá); sản phẩm hoàn thiện mỗi ngày 20-30 tấn * Các tiêu chuẩn chất lượng công ty TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ Chú trọng... trực tiếp đến sự thay đổi của lợi nhuận khi khối lượng thay đổi Nó có thuận tiện là dễ vẽ, dù vậy bất lợi là không chỉ ra một cách rõ ràng các chi phí đã bị ảnh hưởng như thế nào khi doanh số biến động Đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận, không phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng Đồ thị lợi nhuận có dạng tổng quát như sau: 17 y Đường lợi nhuận Điểm hòa vốn x Nguồn:... dây chuyền sản xuất 3.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.3.1 Ngành nghề kinh doanh - Kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và gia công: các mặt hàng nông, thủy hải sản và thực phẩm - Nuôi trồng thủy sản - Kinh doanh và chế biến phế liệu, phế phẩm thủy sản - Cho thuê kho lạnh bảo quản các mặt hàng nông, thủy hải sản, thực phẩm 3.3.2 Sản phẩm của công ty - Cafish chủ yếu chế biến, xuất khẩu tôm đông... dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều 2.1.6.3 Kết cấu chi phí 12 Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí, định phí) trong tổng chi phí Kết cấu chi phí vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của doanh nghiêp, vừa là kết quả của một quá trình đầu tư và sử dụng ngắn hạn, dài hạn về cơ sở vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp Mỗi kết cấu chi phí cũng

Ngày đăng: 17/10/2015, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan