Soạn bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

1 558 0
Soạn bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng. 2. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay như­ng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc II. RÈN KĨ NĂNG 1. Bài thơ của Lí Bạch gần như­ chỉ thuần tả cảnh. Thế nh­ưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tư­ởng đ­ược tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau: - Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu t­ượng cho sự chia li) – thành D­ương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến – một thắng cảnh đô hội phồn hoa). ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu đư­ợc nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn. - Mối quan hệ thời gian : Tháng ba – mùa hoa khói. Đó là vào lúc “xuân vừa chín”, sông Tr­ường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng t­ượng trư­ng cho sự phồn hoa của D­ương Châu – nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nh­ưng vẫn không át đ­ược nỗi buồn lúc chia li. - Mối quan hệ con ngư­ời : Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ “cố nhân”. Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ. Có thể nói giải mã đ­ược các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ. 2. Sông Tr­ường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ng­ược. Vậy mà ngư­ời đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hư­ớng cho đôi mắt. Ngư­ời ra đi cô đơn, ng­ười đ­ưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến l­ưu. 3. Ngư­ời đi đã đi xa. Vậy mà ng­ười đư­a tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đ­ưa “đứng lặng” hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền – bóng buồm – cột buồm – điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như­ vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la. 4. Cái hay của thơ Đư­ờng là ở chỗ thể hiện đư­ợc những “ý ở ngoài lời”. Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa nh­ư thế: - Trư­ớc hết, các địa danh đ­ược nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, ng­ười ta có thể liên t­ưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ư­ơng Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tư­ợng đối lập : ng­ười đi đến chốn phồn hoa đi hội >< ng­ười ở lại buồn bã, cô đơn. - Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như­ vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa. - Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu “ý ở ngoài lời”. Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không đ­ược nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ). 5. Các nhà thơ Đ­ường rất trọng tình bạn : Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm Thế gian tri kỉ thật khó tìm. Quả đúng là như­ vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có ng­ười tốt và ngư­ời xấu. Điều quan trọng là ta biết “chọn bạn mà chơi”. Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho ng­ười mà còn chiếu sáng cho ta. Sưu tầm

Soạn bài tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) I. Gợi ý trả lời câu hỏi. Câu 1. Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tá dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn? Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu (Hướng về phía tây, người bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc; Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa khói). Hai câu đầu tiên nêu rõ nơi Lí Bạch đứng tiễn bạn và điểm đến, cũng như thời gian ra đi của “cố nhân”. Bản dịch thơ chưa dịch sát câu thơ đầu. Lí Bạch đứng tại lầu Hoàng Hạc, một di tích nổi tiếng ở Hồ Bắc, để đưa tiễn Mạnh Hảo Nhiên (không phải là Bạn từ lầu Hạc lên đường). Lí Bạch không đứng ở bờ sông Trường Gian để tiễn đưa mà đứng ở lầu cao, bởi vì đứng ở lầu cao thì có thể hìn thấy bạn xa hơn, lâu hơn. Điều đó cho thấy tình cảm lưu luyến của người ở lại dành cho người ra đi. Thời gian ra đi: tháng ba – giữa mùa hoa khói. Cảnh vật đang ở mùa xuân, đối lập với nỗi buồn của cuộc tiễn đưa. Điểm đến: tỉnh Dương Châu, một nơi đô hội bậc nhất đời Đường. Con người: người ở và người ra đi có mối quan hệ thâm giao, là cố nhân của nhau. Không gian và con người vừa có sự đối lập vừa có sự hòa hợp, tạo nên khung cảnh chia tay buồn, bịn rịn. Câu 2. Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Gian hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân”? Câu thơ dịch không lột tả được cái hay của câu thơ nguyên văn chữ Hán. “Cô Phàm” là cánh buồm cô đơn, lẻ loi, chỉ một cánh buồm duy nhất trên sông. Trường Giang là một con sông lớn của Trung Quốc, là một trong những con sông huyết mạch của giao thông và thương nghiệp, do đó việc vào mùa xuân, thời tiết đẹp mà chỉ có một con thuyền đi trên sông là vô lí. Có thể trên sông có nhiều thuyền bè qua lại nhưng Lí Bạch chỉ thấy được một chiếc thuyền duy nhất. Tất cả thị giác của ông tập trung vào hình ảnh chiếc thuyền có người bạn cố nhân ngồi trên đó. Câu 3. Anh / chị hãy đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân. Ban đầu, tác giả còn nhìn thấy rõ chiếc thuyền chở bạn mình, rồi chiếc thuyền xa dần và mất hút vào khoảng không xanh biếc, nhưng mắt vẫn cứ dõi trông. Nỗi buồn và sự cô đơn ban đầu còn bàng bạc, rồi rõ dần rõ dần, đến khi chiếc thuyền đã mất hút khỏi tầm nhìn nỗi cô đơn cũng tràn ngập lòng thi nhân.

Ngày đăng: 17/10/2015, 04:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan