8 GIỐNG GA TA

14 416 0
8 GIỐNG GA TA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận tám giống gà ta

Lời mở bài Do nước ta là nước có truyền thống nông nghiệp nên luôn gắn bó với hai cơ cấu chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trong ngành chăn nuôi, mặc dù có rất nhiều loại thú nuôi đem lại nguồn kinh tế chính cho ngành như: heo, bò, gà, vịt, dê... Trong số đó, gà là một vật nuôi được chú trọng vì đã có mặt từ rất lâu đời, được nuôi rộng rãi cũng như mang lại lợi ích kinh tế cao. Theo thời gian, từ những giống gà nguyên thuỷ được thuần hoá và từ sự du nhập của những giống gà ngoại, người ta đã lai tạo và cho ra nhiều giống gà mới ở nước ta hiện nay. 1. Gà ri Gà Ri (gà ta vàng) là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ.  Đặc điểm ngoại hình : - Gà Ri có tầm vóc nhỏ, chân thấp. Gà mái đầu nhỏ, thanh, mào đơn có bộ lông vàng nhạt, hoặc vàng nâu có điểm lông đen ở cổ, lưng. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu hơn, lông ở cổ đỏ tía hoặc da cam, lông cánh và đuôi ánh đen. dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng... Chân, da, mỏ có màu vàng nhạt. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn một tháng tuổi đã mọc đủ lông. - Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28g, lúc 4 tháng tuổi gà trống trung bình đạt 1,7 kg, gà mái 1,2 kg, khối lượng cơ thể khi 1 năm tuổi, con trống nặng 1,8 - 2,5 kg; con mái nặng 1,3 - 1,8 kg.  Tính năng sản xuẩt : - Gà Ri là giống phát dục sớm : 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng đạt 120 - 150 quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có con có thể cho sản lượng 164 182 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 40 - 45g, vỏ trứng màu nâu nhạt; tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 - 90%, tỷ lệ nở trứng ấp: 94%, tỷ lệ nuôi con đên 2 tuần tuổi là 98%. Lúc mới nở gà Ri đạt khối lượng 25-28g; lúc trưởng thành gà mái đạt 1,7-1,8kg, gà trống 2,2-2,3kg. - Gà Ri có ưu điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao, gà ấp và nuôi con khéo. Tuy khối lượng trứng gà Ri bé, nhưng tỷ lệ lòng đỏ lại cao hơn trứng gà công nghiệp. Tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà Ri là 34%, trong khi các giống khác chỉ chiếm 27-30%. Tỷ lệ thân thịt gà Ri lúc 12 tuần tuổi cả trống và mái là 77,45%, thịt đùi 36,6%, tỷ lệ mỡ bụng rất thấp 6%. Chất lượng thịt 21,79% protein nên chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà. Gà Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả thịt và trứng ở từng hộ gia đình. 2. Gà Đông Tảo Gà Đông Tảo thuần chủng có xuất thân từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tương truyền đây là giống gà quý hiếm được đặt lên hàng đầu trong danh sách của ngon vật lạ khắp năm châu bốn bể để các quan lại dâng nên triều đình mỗi dịp cống phẩm.  Đặc điểm ngoại hình: - Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc - Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ. - Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con.  Tính năng sản xuất: - Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng thấp 50 – 70 trứng/ năm. Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng. Năng suất trứng của giống gà này thấp, tỷ lệ phôi trung bình đạt 85,96%, tỷ lệ nở/trứng ấp đạt là 68,59%, giống gà này vụng ấp trứng và chăm con. - Thịt gà Đông Tảo ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai. Trong thịt giống gà này chứa các loại vitamin khác nhau B1, B2, A, E, C, chất albumin, chất béo, canxi, phôtpho và sắt. Trong Đông Y, thịt loại gà này có tính ôn ngọt, bổ dưỡng, giúp bổ phổi, không độc. Ngoài ra, nó còn giúp chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, có tác dụng bổ âm tỳ vị, bổ khí huyết và thận. Giống gà này có khả năng tự tìm kiếm thức ăn và gà có sức đề kháng cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2 hướng: Hướng thịt và gà trống thường được dùng để lai với gà Ri, gà Lương Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm. Đây là vốn gen quí dùng để lai với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao. 3. Gà Hồ Nguồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gà Hồ cũng được nuôi phổ biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở miền Bắc.  Đặc điểm ngoại hình: - Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ chọn giống của dân địa phương là: Đầu công, mình ốc, cánh võ trai, đuôi nơm (chính cái nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ, mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã lĩnh hay mận chín. Lông gà mái màu lá chuối hay màu võ nhãn, màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen, ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn. - Khối lượng mới nở 45 g/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 - 5,5 kg/con; con mái nặng 3,5 - 4,0 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi.  Tính năng sản xuất: - Tuổi đẻ của gà Hồ muộn 7,5 - 8 tháng. Một năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả trứng. Sản lượng trứng 55 - 57 quả/năm/mái, khối lượng trứng 55 - 58 g. Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi là 80%, tỷ lệ ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi 80%. Nghiên cứ trong điều kiện nuôi bán công nghiệp, ở giai đoạn 12 tuần tuổi tỷ lệ thân thịt của gà Hồ đạt 71,73% (gà trống đạt 72,67%, gà mái đạt 70,79%). Tỷ lệ thân thịt của gà trống cao hơn gà mái. Tỷ lệ thịt lườn của gà Hồ trung bình đạt 19,17% (gà trống: 18,64%; gà mái: 19,69%), tỷ lệ thịt đùi trung bình đạt 24,03% (gà trống: 24,65%; gà mái: 23,41%). Tỷ lệ thịt đùi của gà trống Hồ cao hơn gà mái nhưng tỷ lệ thịt lườn của gà trống lại thấp hơn gà mái. Thịt gà Hồ màu trắng hồng, thịt ngọt, thơm và rất ngon, tuy nhiên thớ thịt hơi to, mịn; da vàng, cơ ngực, cơ đùi chắc, lớp mỡ dới da rất ít. - Gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là giống gà địa phương có từ lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa phương. Thịt, trứng thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, nhưng sản lượng trứng thấp. Do đó, gà Hồ được xếp vào nhóm gà hướng thịt của Việt Nam. 4. Gà Lạc Thủy Đây được coi là một giống gà đặc hữu và quý hiếm có nguồn gốc từ huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình và được nuôi từ khá lâu đời, chúng được đưa vào đối tượng để bảo tồn nguồn gen.  Đặc điểm ngoại hình: - Giống gà này có đặc điểm ngoại hình khác với gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Móng, nhưng mới nhìn qua thì giống với gà Mía. Tuy nhiên qua từng giai đoạn, giống gà này có sự thay đổi và không còn giống với gà Mía nữa. Gà con 1 ngày tuổi có bộ lông đồng nhất màu trắng ngà, da vàng, mỏ và da chân màu vàng, tốc độ mọc lông nhanh, chỉ sau 1 tuần tuổi đã mọc hết lông cánh, sau 4 tuần tuổi có thể phân biệt trống, mái qua đặc điểm ngoại hình. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của giống gà này, mà không giống gà nào khác có được. Khi 4 tuần tuổi, con mái có lông trắng, hồng nhạt, con trống lông đã bắt đầu ngả màu đỏ tía. Khi trưởng thành con mái có lông màu lá chuối khô, hơi giống với gà Mía, nhưng con trống thì hoàn toàn khác, rất đẹp với bộ lông màu mận chín, đỏ tím, da chân vàng, mào đơn, dái tai dài. Gà Lạc Thủy 4 ngày tuổi có bộ lông trắng hồng, chưa phân biệt trống/mái.  Tính năng sản xuất: - Giống gà Lạc Thủy đáp ứng 3 tiêu chí là đẹp mã, chất lượng thịt thơm ngon, kỹ thuật dễ nuôi, có mức đầu tư vừa phải và có thể nuôi được thành hoàng hóa. - Có khả năng chống chịu bệnh, thời tiết khí hậu, nhất là vào mùa lạnh khá tốt, dễ nuôi, lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng nên giá bán cao gấp 1,5 - 2 lần so với các giống gà thường, cho hiệu quả kinh tế rất cao. Thời gian nuôi gà thịt khoảng 4 - 4,5 tháng, tỷ lệ sống khoảng 90 - 93%, tỷ lệ tiêu tốn khoảng 3,3 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Nuôi lấy thịt trong 15 tuần đạt gà mái 1,7kg và gà trống 2kg. Gà Lạc Thủy mọc lông sớm và nhanh nên có khả năng thích nghi và chống chịu thời tiết tốt, thích hợp nuôi cả 4 mùa trong năm. Có thể chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt, bán chăn thả, thích hợp với quy mô hộ gia đình, trang trại và bán trang trại. 5. Gà H’Mông Còn gọi là gà Mèo là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc là một trong những giống gà đặc sản. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người tộc H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khoẻ. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.  Đặc điểm ngoại hình: - Những đặc điểm nhân biết gà H'Mông thuần chủng: chân đen có 4 ngón, mào đen, da đen, nội tạng đen, xương đen. Những đặc điểm nhân biết gà lai màu lông giống gà ai cập là gà lai ai cập, gà 5 ngón chân là lai gà ác, gà mào đỏ, gà có hình dáng nhỏ và gọn là lai gà ri. - Trung bình mỗi con gà đã nặng từ 8 lạng–1 kg. Gà nuôi khoảng hơn 5 tháng, trọng lượng đạt từ 1,5-1,8 kg bắt đầu đẻ trứng.  Tính năng sản xuất: - Gà Mông đen dễ nuôi hơn so với các loại gà khác, mỗi đợt đẻ từ 10 - 12 quả, quả nhỏ như trứng gà ri, mùi rất thơm. Gà nuôi từ 133 đến 141 ngày bắt đầu đẻ trứng, năng suất từ 66 - 74 quả/mái/năm, tỷ lệ ấp nở từ 77 - 79%. Đối với gà H’Mông thương phẩm (nuôi 12 tuần tuổi), tỷ lệ nuôi sống từ 94 - 97%, trọng lượng đạt từ 1 - 1,1 kg/con. Gà H’Mông lượng mỡ rất ít, thịt dai chắc, thơm ngon, xương, thịt có thể làm thuốc chữa bện h, nhìn chung, chúng có thịt, xương có màu đen, chân có 4 móng, hàm lượng mỡ trong thịt ít nên ăn không bị ngán. - Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87%, vượt trội hơn gà ri và gà ác nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng lượng sắt lại thấp. Về giá trị hàng hoá, gà H’Mông thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, hàm lượng axit amin cao, được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng colesteron thấp trong khi axit linoleic cao có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch. Mật gà được dùng dể chữa bệnh ho cho trẻ em. Xương gà nấu thành cao để chữa bệnh run tay, run chân. Gà H’Mông theo hướng thịt dùng để bồi bổ. 6. Gà Mía Gà Mía có nguồn gốc từ ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây nay thuộc xã Sơn Tây, Hà Tây. Giống gà này là một đặc sản của Hà Tây. Đây là một giống gà có từ lâu đời, Tên gọi gà Mía gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía.  Đặc điểm ngoại hình: - Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống. - Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g. Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình quân con trống đạt 2,32 kg, con mái 1,9 kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg, con mái 2,4 kg. Khi trưởng thành gà nặng 3-3,5 kg; gà trống đạt tới 5kg. Theo hội chăn nuôi Việt Nam khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 -3 kg; trống 3,5 - 4 kg.  Tính năng sản xuất: - Tuổi đẻ muộn 7-8 tháng, sản lượng trứng 50-55 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50-55g. Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần 98%. Gà Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở đạt 70 - 75%. - Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện nay gà Mía được nuôi theo hướng thịt. 7. Gà tre Gà tre là một giống gà bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ.  Đặc điểm ngoại hình: - Đây là giống gà nhỏ, gà mái có trọng lượng từ 400 gam đến 600 gam, gà trống nặng từ 500 gam đến 800 gram nhưng trọng lượng lý tưởng nhất là từ 600 gam đổ lại đối với gà trống, cá biệt một vài cá thể trống chỉ nặng 400 gram mà thôi. - Màu lông của gà tre hiện nay rất đa dạng về màu sắc nhưng có thể đó là sản phẩm của sự lai tạo với các giống gà khác. Căn cứ vào sự thống kê không chính thức các ý kiến của những người đã sống vào những thập niên 40, 50 thế kỉ trước ở miền Tây Nam Bộ thì gà tre có ba sắc lông chính sau: o Gà chuối: Gà trống mang trên mình ba màu lông là trắng, đỏ và đen: Lông cổ và mã trên lưng là màu trắng ngà, có điểm sọc đen mờ ở giữa. Lông cánh thường là pha trộn các sắc lông đỏ, đen và vàng. Lông ngực, bụng và đuôi có màu đen tuyền. Gà mái với o bộ lông pha lẫn giữa trắng và đen. Gà chuối chiếm số lượng xấp xỉ 60% lúc bấy giờ. Gà điều: Gà trống có phần thân và đuôi có màu sắc như gà chuối nhưng lông cổ và lông mã trên lưng có màu đỏ lửa hoặc đỏ tía có thể nói là giống với màu lông của các loại gà rừng Đông Nam Á, gà mái có màu vàng nâu lẫn với màu đen. Số lượng gà điều thường chiếm dưới 30%. o Màu sắc khác: Một số cá thể trống có màu sắc như gà chuối nhưng khoảng 1/3 lông cổ tính từ đầu trở xuống và phần lông mã giữa lưng lại có màu đỏ tía, sự kết hợp hết sức hài hòa giữa hai màu lông trắng và đỏ tạo cho các cá thể này có ngoại hình thu hút khá đặc biệt. Màu vàng ở cổ và màu trắng muốt ở thân. Các màu khác như đen, xám, trắng, vàng...Trước đây rất ít phổ biến và bị xem như không thuần - chủng. Lông gà bóng mượt, khá dài và ôm chứ không quá xù như một số gà cảnh ngoại nhập hiện nay. Màu sắc mỏ và chân: Lý tưởng nhất cho gà thuần chủng là màu vàng tươi.Mỏ xinh xinh như hình tam giác. Mào gà: Phổ biến nhất là mồng lái, kích thước vừa phải và luôn thẳng đứng gần giống mong gà rừng. Đuôi: Đuôi gà nghiên một góc 30 đến 40 độ so với mặt đất với nhiều lớp lông phủ lên nhau, lông đuôi gà trống thường dài và nhiều. uốn cong thành một cung tròn, những sợi dài nhất có thể dài chạm đất, thậm chí kéo lê trên đất hai, ba xăng-ti-mét. Tuy nhiên đuôi gà tre Nam Bộ lại không xòe rộng sang hai bên theo kiểu đuôi tôm. Chân: Chân gà tre Nam Bộ tương đối cao so với các giống gà cảnh ngày nay với cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi gà nhưng rất nhanh nhẹn trong việc bới đất,kiếm mồi. Gà trống có bộ cựa rất phát triển, thường là cựa kim dài và cong vút rất lợi hại. Vóc dáng tổng thể: Gà có vóc dáng cao khá gọn gàng, đẹp mắt, dáng đi nhẹ nhàng và khỏe mạnh.  Tính năng sản xuất: - Gà tre thuần chủng có sức đề kháng khá tốt đối với dịch bệnh, tuy nhiên gà con thường yếu trong giai đoạn tháng đầu tiên sau khi nở. Gà có thể trưởng thành sau sáu tháng nuôi tuy nhiên để thật sự thành thục thì phải sau tám tháng với gà mái và một năm đối với gà trống. Khả năng đẻ trứng của gà mái có sự thay đổi tùy theo cá thể. Nếu để sinh sản tự nhiên gà đẻ khoảng ba đến bốn lứa một năm, tỷ lệ đẻ chừng 25%. Nếu ta lấy trứng không cho gà ấp thì mỗi lứa trứng sẽ cách nhau từ hai mơi đến ba mươi ngày. Số lượng trứng mỗi lứa thường trên dưới mười quả, một số cá thể có thể đẻ liên tục hai mươi quả trên một lứa. Tuy nhiên đây là giống gà ít được nuôi phổ biến nên một số trường hợp bị thoái hóa do cận huyết số trứng mỗi lứa có khi chỉ là năm sáu quả mà thôi, thậm chí gà đẻ không liên tục. - Tuy gà Tre nhỏ con, trọng lượng chỉ từ 500 - 700 gr/con nhưng thịt dai mà lại mềm, thơm, da giòn và không có mỡ. Đặc biệt, khi đem hấp hoặc nướng có mùi thơm rất đặc trưng. Hấp dẫn nhất là các món gà tre hấp rau răm, hấp nước dừa, nướng muối ớt hoặc nướng ống tre... Gà Tre được nuôi theo hướng lấy thịt, làm cảnh và để chọi trong các lễ hội. 8. Gà nòi Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa ưu việt của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu.  Đặc điểm ngoại hình: - Chân cao, mình dài, cổ cao, mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; lưng rộng, cánh dài, đùi to, phần đùi dài hơn phần cán, chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô, cựa sắc và dài (Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có - vòng đỏ. Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà mái 2 - 2,5kg Tính năng sản xuất:  - Thời gian đạt trọng lượng thịt là 5 tháng. - Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng trứng 50 - 55 g/quả. Thời gian bắt đầu đẻ là 7 tháng, gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. - Được người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hoóc môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt. Lời kết bài Qua quá trình tìm hiểu về các giống gà trên, chúng ta có thể thấy rằng bằng các phương pháp lai tạo, nước ta hiện nay rất đa dạng và phong phú về các giống gà. Mỗi vùng miền đều có các giống gà đặc trưng. Đặc điểm này cũng đóng vai trò tất yếu trong vấn đề sinh thái của thế giới. Do đó việc chú trọng và phát triển việc truyền giống - lai tạo trong chăn nuôi là hết sức cần thiết và quan trọng. [...]...- Đây là giống gà nhỏ, gà mái có trọng lượng từ 400 gam đến 600 gam, gà trống nặng từ 500 gam đến 80 0 gram nhưng trọng lượng lý tưởng nhất là từ 600 gam đổ lại đối với gà trống, cá biệt một vài cá thể trống chỉ nặng 400 gram mà thôi - Màu lông của gà tre hiện nay rất đa dạng về màu sắc nhưng có thể đó là sản phẩm của sự lai tạo với các giống gà khác Căn cứ vào sự thống kê... thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt Lời kết bài Qua quá trình tìm hiểu về các giống gà trên, chúng ta có thể thấy rằng bằng các phương pháp lai tạo, nước ta hiện nay rất đa dạng và phong phú về các giống gà Mỗi vùng miền đều có các giống gà đặc trưng Đặc điểm này cũng đóng vai trò tất yếu trong vấn đề sinh thái của thế giới Do đó việc chú trọng và phát triển việc truyền giống - lai tạo trong... răm, hấp nước dừa, nướng muối ớt hoặc nướng ống tre Gà Tre được nuôi theo hướng lấy thịt, làm cảnh và để chọi trong các lễ hội 8 Gà nòi Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa ưu việt của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu  Đặc điểm ngoại hình: - Chân cao, mình dài, cổ cao, mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt... dài và ôm chứ không quá xù như một số gà cảnh ngoại nhập hiện nay Màu sắc mỏ và chân: Lý tưởng nhất cho gà thuần chủng là màu vàng tươi.Mỏ xinh xinh như hình tam giác Mào gà: Phổ biến nhất là mồng lái, kích thước vừa phải và luôn thẳng đứng gần giống mong gà rừng Đuôi: Đuôi gà nghiên một góc 30 đến 40 độ so với mặt đất với nhiều lớp lông phủ lên nhau, lông đuôi gà trống thường dài và nhiều uốn cong... theo cá thể Nếu để sinh sản tự nhiên gà đẻ khoảng ba đến bốn lứa một năm, tỷ lệ đẻ chừng 25% Nếu ta lấy trứng không cho gà ấp thì mỗi lứa trứng sẽ cách nhau từ hai mơi đến ba mươi ngày Số lượng trứng mỗi lứa thường trên dưới mười quả, một số cá thể có thể đẻ liên tục hai mươi quả trên một lứa Tuy nhiên đây là giống gà ít được nuôi phổ biến nên một số trường hợp bị thoái hóa do cận huyết số trứng mỗi lứa... nhất có thể dài chạm đất, thậm chí kéo lê trên đất hai, ba xăng-ti-mét Tuy nhiên đuôi gà tre Nam Bộ lại không xòe rộng sang hai bên theo kiểu đuôi tôm Chân: Chân gà tre Nam Bộ tương đối cao so với các giống gà cảnh ngày nay với cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi gà nhưng rất nhanh nhẹn trong việc bới đất,kiếm mồi Gà trống có bộ cựa rất phát triển, thường là cựa kim dài và cong vút rất lợi hại Vóc... cánh dài, đùi to, phần đùi dài hơn phần cán, chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô, cựa sắc và dài (Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá) Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có - vòng đỏ Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà mái 2 - 2,5kg Tính năng sản xuất:  - Thời gian đạt... giữa trắng và đen Gà chuối chiếm số lượng xấp xỉ 60% lúc bấy giờ Gà điều: Gà trống có phần thân và đuôi có màu sắc như gà chuối nhưng lông cổ và lông mã trên lưng có màu đỏ lửa hoặc đỏ tía có thể nói là giống với màu lông của các loại gà rừng Đông Nam Á, gà mái có màu vàng nâu lẫn với màu đen Số lượng gà điều thường chiếm dưới 30% o Màu sắc khác: Một số cá thể trống có màu sắc như gà chuối nhưng khoảng ... tre giống gà địa phổ biến khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt Tây Nam Bộ  Đặc điểm ngoại hình: - Đây giống gà nhỏ, gà mái có trọng lượng từ 400 gam đến 600 gam, gà trống nặng từ 500 gam đến 80 0... sản xuất: - Tuổi đẻ muộn 7 -8 tháng, sản lượng trứng 50-55 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50-55g Tỷ lệ trứng có phôi 88 %; tỷ lệ ấp nở 83 %, tỷ lệ nuôi sống đến tuần 98% Gà Mía có sản lượng trứng... H’Mông Còn gọi gà Mèo giống gà nội địa Việt Nam có nguồn gốc miền núi phía Bắc, dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc giống gà đặc sản Giống gà H’Mông giống gà quý hiếm, có

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:14

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan