Khoá luận tốt nghiệp quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 thông qua môn tiếng việt

71 546 0
Khoá luận tốt nghiệp quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 thông qua môn tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIẺU HỌC TRƯƠNG THỊ THOA QUÁ TRÌNH GHI NHỚ Ý NGHĨA CỦA HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • C h u y ên n g à n h : T âm lí h ọc HÀ NỘI - 2015 • • TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯƠNG THỊ THOA QUÁ TRÌNH GHI NHỚ Ý NGHĨA CỦA HỌC SINH LỚP 2 THỒNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : T âm lí h ọc Người hướng dẫn khoa học TS.GVC. NGUYỄN ĐÌNH MẠNH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS. GVC Nguyễn Đình Mạnh - Trưởng Bộ môn Tâm lí - giáo dục trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các thầy giáo, cô giáo của trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Do điều kiện thời gian nghiên CÚ01 và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài không tránh khỏi nhũng thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này thực sự có chất lượng và hữu ích. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 thảng 05 năm 2015 Sinh viên Trương Thị Thoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài "Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng việt" là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cún. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của cá nhân tôi hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các tác giả khác. Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 thảng 05 năm 2015 Sinh viên Trương Thị Thoa M Ụ C LỤ C LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ Đ Ầ U ........................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề t à i ...................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên c ứ u .............................................................................................................. 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứ u ...................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên c ứ u ................................................................................................................ 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................. 2 6. Phương pháp nghiên c ứ u ........................................................................................................3 7. Giả thuyết khoa h ọ c ................................................................................................................ 3 8. Dự kiến cấu trúc đề tà i............................................................................................................4 NỘI DUNG....................................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ T À I............................................................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu trí nhớ.................................................................................................. 5 1.1.1. Các công trình nghiên cún ghi nhớ ở nước ngoài.....................................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ghi nhớ ở trong n ư ớ c.....................................................6 1.2. Khái niệm .............................................................................................................................. 7 1.2.1. Trí n h ớ ........................................................................................................................... 7 1.2.2. Ghi n h ớ .......................................................................................................................... 7 1.2.3. Ghi nhớ ý n g h ĩa ............................................................................................................ 8 1.2.4. Học sinh tiểu h ọ c .......................................................................................................... 8 1.2.5. Học sinh lóp 2 ............................................................................................................... 8 1.2.6. Tiếng v iệ t....................................................................................................................... 8 1.2.7. Môn Tiếng V iệt............................................................................................................. 9 1.3. Vai trò của trí n h ớ .................................................................................................................9 1.4. Các quan điểm tâm lí học về sự hình thành trí n h ớ ...................................................... 10 1.4.1. Tâm lí học Gestal về trí nhớ (thuyết cấu trúc về trí nhớ)....................................... 10 1.4.2. Thuyết liên tưởng về trí n h ớ ......................................................................................10 1.4.3. Tâm lí học hiện đại về trí nhớ (thuyết hoạt động về trí nhớ)................................. 11 1.5. Các quá trình cơ bản của trí n h ớ ....................................................................................... 12 1.5.1. Quá trình ghi nhớ ........................................................................................................ 12 1.5.2. Quá trình gìn giữ..........................................................................................................13 1.5.3. Quá trình tái h iệ n ........................................................................................................ 14 1.5.4. Quên và cách chống quên.......................................................................................... 14 1.6. Các loại ghi nhớ .................................................................................................................. 15 1.6.1. Ghi nhớ không chủ đ ịn h .............................................................................................15 1.6.2. Ghi nhớ có chủ định.................................................................................................... 16 1.7. Đặc điểm hoạt động học tập và một số đặc điểm tâm lí của học sinh giai đoạn đầu tiểu học.........................................................................................................................................19 1.7.1. Đặc điểm hoạt động học t ậ p ......................................................................................19 1.7.2. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh giaiđoạn đầu tiểu h ọ c .................................. 21 1.8. Các biện pháp ghi nhớ ý n g h ĩa .........................................................................................22 1.8.1. Tiến hành thao tác tư duy...........................................................................................22 1.8.2. Ghi nhớ bản chất của tài liệ u .................................................................................... 22 1.8.3. Tái hiện dưới hình thức nói thầm..............................................................................22 1.8.4. Nói lại tài liệu cần ghi nhớ cho người khác nghe...................................................23 1.8.5. Tạo húng thú trong học tập........................................................................................23 1.8.7. Ôn tập........................................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG GHI NHỚ Ý NGHĨA CÙA HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA MÔN TIẾNG V IỆ T ........................................................................................ 26 2.1. Thực trạng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 ............................................................. 26 2.1.1 .Khả năng ghi nhớ.........................................................................................................26 2.1.2. Khả năng ghi nhớ được nội dung tri thức đồng thời lại có khả năng vận dụng. 30 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ghi nhớ ý nghĩa của học sin h ................................... 32 2.2.1. Nguyên nhân khách quan...........................................................................................33 2.2.2. Nguyên nhân chủ q u a n .............................................................................................. 33 CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BIỆN PHÁP GHI NHỚ Ý NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 2 ........................................................................ 35 3.1. Mở đ ầu .................................................................................................................................35 3.1.1. Mục tiêu thử nghiệm.................................................................................................. 35 3.1.2. Nội dung cơ bản của chương trình thử nghiệm ...................................................... 35 3.1.3. Khách thể thử nghiệm và đối chứng........................................................................ 38 3.2. Kết quả nghiên cứ u............................................................................................................ 38 3.2.1. Ghi nhớ có chủ định của học sinh lóp thử nghiệm và lớp đối chứng.................. 38 3.2.2. Ket quả điều tra những tri thức mà học sinh nhớ được đồng thời có khả năng vận dụng..................................................................................................................................40 KÉT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị......................................................................................................45 1. Kết luận...................................................................................................................................45 2. Một số kiến n g h ị....................................................................................................................45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 47 PHIẾU BÀI T Ậ P .............................................................................................................................. 1 M Ở ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài Trí nhớ là một trong những thuộc tính có giá trị nhất của đời sống con người. I.M.Xêchênôp - Nhà sinh lí học người Nga đã viết: "Neu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sở sinh”.Trong tâm lí học, trí nhớ được coi là một trong những quá trình nhận thức cơ bản, gắn quá khứ của chủ thể với hiện tại và tương lai, là chức năng nhận thức quan trọng và là nền tảng đặc biệt của bất kì nhận thức nào. Trí nhớ còn là cơ sở của sự phát triển và dạy học. Trong nhà trường, việc rèn luyện và phát triển trí nhớ cho học sinh (HS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cả công tác trí dục lẫn đức dục. Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là các quá trình: ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện và quá trình quên. Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhó’ cụ thể nào đó. Có nhiều hình thức ghi nhó’ khác nhau. Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ có thể chia thành hai loại là: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định. Việc tìm hiểu về ghi nhớ ý nghĩa đã tạo nên những đóng góp to lớn cho nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn. Thời gian đầu trẻ đi học (lớp 1 và lớp 2), khả năng ghi nhớ của trẻ còn rất máy móc. Trẻ thường ghi nhớ bằng cách khôi phục nguyên văn các sự kiện của tài liệu. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa hoặc cách khái quát đế ghi nhớ tài liệu. Do đó việc phải nhớ kiến thức trong bài học còn gặp nhiều khó khăn. Đối với môn Tiếng việt, khối lượng kiến thức cần học sinh ghi nhớ tương đối nhiều, đặc biệt là kể chuyện hay học thuộc lòng các bài thơ, câu chuyện hay đoạn văn ... khiến cho học sinh lóp 2 gặp rất nhiều khó khăn. 1 Việc ghi nhớ của các em còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay húng thú của các em .... Vì vậy, việc nghiên cún ghi nhớ ý nghĩa của trẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập, hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là đối với học sinh lớp 2. Từ nhũng lí do trên mà tôi chọn đề tài: " Quá trình ghi nhó’ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng V iệt” để nghiên cún, từ đó có những biện pháp rèn luyện ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên círu quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng việt, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cún 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng Việt. 3.2. Khách thế nghiên cứu 92 học sinh Tiểu học. 4. Phạm vi nghiên cửu 4.1. Khách thể Chỉ nghiên CÚ01 ở học sinh lớp 2. 4.2. Đ ối tượng Chỉ nghiên CÚ01 quá trình ghi nhớ ý nghĩa. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận về trí nhớ - Khái niệm: Trí nhớ, ghi nhớ, ghi nhớ ý nghĩa, học sinh tiểu học, học sinh lớp 2, Tiếng Việt, môn Tiếng Việt. 2 - Đặc điểm hoạt động học tập và một số đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. 5.2. Tìm hiêu thực trạng quá trình gh i nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 trường Tiếu học Đống Đa và các nguyên nhăn chủ quan, khách quan có ảnh hưởng đến quá trình ghi nhở ý nghĩa của học sinh. 5.3. Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả gh i nhớ cho học sinh lớp 2 6. Giả thuyết khoa học Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của khách thể nghiên cún còn chưa chiếm ưu thế. Đa số các em vẫn có khuynh hướng ghi nhớ máy móc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một nguyên nhân quan trọng: Giáo viên chưa hình thành và rèn luyện cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa, chưa định hướng cho học sinh tài liệu nào cần ghi nhớ trong thời gian ngắn, tài liệu nào cần ghi nhớ trong thời gian dài.Vì vậy nếu đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên chủ động hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa thì chất lượng trí nhớ của các em sẽ được nâng cao. 7. Phưo’ng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về trí nhớ. - Tìm hiếu những vấn đề lí luận về ghi nhớ. - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về ghi nhớ của học sinh tiểu học. 7.2. Phương pháp quan sát Quan sát giờ học, giờ kiểm tra nhằm tìm hiểu thái độ học tập, tính tích cực của học sinh trong giờ học. 7.3. Phương pháp điều tra Phát phiếu điều tra, yêu cầu học sinh làm nhằm mục đích kiểm tra về trí nhớ của học sinh. 3 7.4. Phương pháp phỏng vấn Phát phiếu phỏng vấn, yêu cầu học sinh trả lời nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng dến trí nhớ của trẻ. 7.5. Phương pháp thử nghiệm tác động Soạn giáo án và giảng dạy ở một số tiết của môn Tiếng việt lớp 2 theo mô hình mới đế hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ logic. 7.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 7.7. Phương pháp thống kê toán học Dùng toán thống kê đế xử lí số liệu, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận. 8. Dự kiến cấu trúc đề tài Mở đầu Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Thực trạng khả năng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng việt Chương 3: Thử nghiệm hình thành và phát triển các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh lớp 2 thông qua môn Tiếng việt Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo và phục lục. 4 NỘ I D U N G CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ L U Ậ N C Ủ A ĐÊ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu trí nhớ Trí nhớ là thuộc tính chung của các vật chất hũai cơ. Đối với con người, trí nhớ là điều kiện chủ yếu, điều kiện cơ sở của toàn bộ đời sống tâm lí con người. Vì vậy trong suốt quá trình phát triển của khoa học tâm lí, trí nhớ thường xuyên là đối tượng nghiên cún được các nhà tâm lí học yêu thích. Do những cách tiếp cận khác nhau nên nghiên CÚ01 về trí nhớ hết sức phong phú và đa dạng. 1.1.1. Các công trình nghiên cún ghi nhớ ở nưởc ngoài Người đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ là Hermann Ebbingheus - một học giả người Đức tiến hành vào năm 1885. Ông nghiên cún về cách thức hình thành và ghi nhớ các liên tưởng trong trí nhớ bằng phương pháp thực nghiệm. Trong tác phẩm "Phân tích trí nhó’ về mặt thần kinh” của A.R.Luria năm 1970 đã trình bày xuất phát điểm coi trí nhớ là một hoạt động tâm lí có cấu trúc tâm lí và cấu trúc thần kinh của trí nhớ. Công trình: "Child development" do Peter Omstien và các đồng nghiệp của ông tiến hành năm 1975. Mục tiêu đặt ra của nghiên cứu là lấy được các khác biệt có nguyên nhân độ tuổi diễn ra trong xu hướng trẻ em thường nhẩm lại những tù’ mà người ta yêu cầu chúng phải nhớ. Ket quả của công trình khẳng định rằng khả năng nhớ kém hơn của các em nhỏ tuổi liên quan đến việc chúng sử dụng các phương pháp nhớ kém hiệu quả hơn. 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu gh i nhớ ở trong nước Công trình: "Ghi nhớ mảy móc và ghi nhớ có ỷ nghĩa của học sinh lớp 5, 6, 8 dùng phương pháp thực nghiệm đo khối ỉượng từ và số" của nhóm nghiên cứu trí nhớ, tổ Tâm lí học, khoa Tâm lí học, Trường ĐHSP Hà Nội do Phạm Minh Hạc chủ trì, 1963. Công trình kết luận rằng: Khối lượng nhớ từ lớn hơn khối lượng nhớ số. Khối lượng ghi nhớ thị giác là tốt nhất, khối lượng ghi nhớ riêng rẽ bằng thị giác, thính giác nhỏ hơn khối lượng ghi nhớ bằng thị giác, thính giác phối hợp. Quá trình quên xảy ra không theo tỉ lệ thuận với thời gian. Công trình nghiên cứu về trí nhớ: " Phương pháp ghì nhớ theo "điểm tựa" của Phạm Minh Hạc, Trương Anh Tuấn đề cập đến việc giảng cho học sinh hiếu ý chính của bài, giảng kĩ những từ mang nhiều lượng thông tin nhất trong bài. Cho học sinh gạch dưới nhũng từ, cụm từ ...Q ua thực nghiệm, các tác giả đi đến khắng định: "Neu huấn luyện cho các em theo phương pháp "điếm tựa" thì giảm bớt được thời gian ghi nhớ theo phương pháp cũ" [3,tr.ll2]. Các tác giả đã vạch ra hiệu quả của ghi nhớ logic và huấn luyện cho các em có loại trí nhớ này. Tuy nhiên, các tác giả chưa giải quyết vấn đề phương pháp ghi nhớ theo "điểm tựa" được rèn trong những điều kiện nào của dạy học mà mới chỉ đề cập tới việc rèn luyện trí nhớ tách ra khỏi những điều kiện của dạy học nói chung ở trên lớp. Công trình "Tìm hiếu độ nhanh và độ bền trí nhớ của trẻ mâu giảo lớn trường mầm non Hoa Sen" do sinh viên khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội tiến hành năm 2005 đã thu được kết luận sau: Trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn có đặc điểm dễ nhớ, nhớ nhanh nhưng không bền. Khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng ghi nhớ, vào giớ tính, vào môi trường, vào điều kiện sống của trẻ và sự giảng dạy của giáo viên. 6 Vũ Thị Nho, trong công trình nghiên cứu về trí nhớ của học sinh tiểu học nhận xét: "Đầu tuồi đi học, hâu hết các em còn bị trí nhớ tự do, không chủ định chỉ phối. Từ lớp 3 trở lên khả năng ghi nhớ có chủ định ở học sinh mới him hf thành rõ nét, tuy nhiên trí nhớ không chủ định vân song song tồn tại. "[5, tr.75]. Trong công trình nghiên cún đề tài cấp bộ (1997). Trần Trọng Thủy đã đưa ra kết luận: Khối lượng trí nhớ của học sinh tiểu học tăng lên, ở lóp 5 sự ghi nhớ kiến thức có thể gấp 2-3 lần lớp 1,2. Tính trực quan vẫn giữ vai trò quan trọng trong trí nhớ của học sinh. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ xác định đặc điểm chung của trí nhớ học sinh tiểu học, chứ không đi vào nghiên cứu kĩ, tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của học sinh từng khối lớp ở bậc Tiếu học. 1.2. Khái niệm 1.2.1. Trí nhớ "Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm hành động hay suy nghĩ trước đây." [6, tr. 177]. Trí nhớ là một hoạt động bao gồm nhiều quá trình: quá trình ghi nhớ, quá trìn gìn giữ, quá trình tái hiện và quá trình quên. Mỗi quá trình đó có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập nhau mà thâm nhập vào nhau và chuyển hóa cho nhau. Trí nhớ không phải chỉ nằm trong giới hạn của nhận thức mà nó còn là một thành phần tạo nên nhân cách con người. 1.2.2. Ghi nhớ Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhó’ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết (ấn tượng) về đối tượng mà ta đang tri giác (tài liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành 7 mối liên hệ giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Điều này làm cho ghi nhớ khác với tri giác, mặc dù ghi nhớ khởi đầu đồng thời với quá trình tri giác tài liệu. Có nhiều hình thức ghi nhớ khác nhau. Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ có thế chia thành hai loại là: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định (ghi nhớ ý nghĩa). Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích từ trước, nó không đòi hỏi sự nỗ lực vào của ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên. Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ đặt ra mục đích từ trước, có sự cố gắng cũng như dùng nhũng thủ thuật và phương pháp ghi nhớ nhất định để đạt được mục đích ghi nhớ. Như vậy ghi nhớ có chủ định là sản phẩm của những hành động mang tính kĩ thuậtđặc thù, mà bản thân sự ghi nhớ là mục đích của hành động ấy. 1.2.3. Ghi nhớ ý nghĩa Ghi nhớ ý nghĩa dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Tức là ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiếu bản chất của nó. 1.2.4. Học sinh tiểu học Học sinh tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 11 tuổi(từ lớp 1 đến lớp 5) và được học trong trường Tiếu học. /.2.5. Học sinh lớp 2 Trẻ em 7 tuổi được bắt đầu học lớp 2 trong các trường Tiểu học. /.2.6. Tiếng việt Tiếng việt còn gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn bốn triệu người Việt 8 hải ngoại, Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. 1.2.7. Môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt là một môn học được tích hợp nhiều phân môn như: Tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, chính tả , tập làm văn,....và có sự tích họp liên môn với các môn học khác như là: hội họa, âm nhạc, đạo đức, lịch sử, địa lí, khoa học,... 1.3. Vai trò của trí nhó’ Trí nhớ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Trí nhớ giúp con người có đời sống tâm lí bình thường và ổn định. Nhò' có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm và đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống, phát triển nhân cách con người. Như vậy "trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí của con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hành động nào, không thể phát triển tâm lí - nhân cách con người. I.M. Xêsênoov- một nhà sinh lí học người nga đã viết ột cách dí dỏm rang: "Neu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”. Đối với hoạt động nhận thức của con người, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được các mối tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể xử lí thích họp tức thì với hoàn cảnh sống. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính và làm cho quá trình này đạt kết quả hợp lí. Trí nhớ cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ. Như vậy, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người trong mọi lĩnh vực: nhận thức, tính cảm và hành vi, do đó trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lí, sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. 9 1.4. Các quan điếm tâm ỉí học về sự hình thành trí nhó’ 1.4.1. Tâm lí học Gestal về trí nhớ (thuyết cấu trúc về trí nhớ) Những nhà tâm lí học Gestal cho rằng: "mỗi đối tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành, c ấ u trúc nầy là cơ sở để tạo nên trong bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết, và do đó trí nhớ được hình thành" [6, tr 181]. Tâm lí học Gestal coi nguyên tắc tính trọn vẹn của những hình ảnh như là một quy luật (quy luật Gestal). Tất nhiên, cấu trúc vật chất là cái cơ bản để ghi nhớ, song cấu trúc này chỉ được phát triển nhờ hoạt động của cá nhân. Do đó tách tính trọn vẹn của hình ảnh ra khỏi hoạt động thì quan điểm Gestal vẫn không vưọt xa được quan điểm tâm lí học liên tưởng. 1.4.2. Thuyết liên tưởng về trí nhớ Thuyết liên tưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ nói riêng và sự hình thành tất cả các hiện tượng tâm lí khác nói chung. Theo quan điểm này "sự xuất hiện của một hình ảnh tâm lí trong vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp trong thời gian với một hiện tượng tâm lí khác theo quy luật liên tưởng" [6, tr 180]. Tức là sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan được ghi lại hay nhớ lại không phải tách biệt nhau mà liên quan chặt chẽ với nhau theo tùng nhóm hay từng loại. Do đó sự nhớ lại của một số sự vật hay hiện tượng này dẫn đến sự nhớ lại một số sự vật hay hiện tượng khác. Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế sự vật và hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong không gian và thời gian, trong quan hệ giống nhau và khác nhau, thâm trí trái ngược nhau. Dưới ảnh hưởng của mối quan hệ khách quan đó, trên vỏ não hình thành nhũng mối liên hệ thần kinh tạm thời làm cơ sở sinh lí cho quá trình ghi nhớ, nhớ lại. Điều này trong tâm lí gọi là sự liên tưởng. Căn cứ vào kích thích hiện tại và biểu hiện cũ, người ta chia liên tưởng ra làm 4 loại và cũng là quy luật liên tưởng: 10 a. Liên tưởng gần nhau về không gian hoặc thời gian do giữa những sự vật hay hiện tượng có sự gần gũi nhau về không gian và thời gian mà nhớ đến sự vật này ta cũng nhớ đến sự vật kia. b. Liên tưởng giống nhau về hình thức và nội dung xuất hiện trong khi các sự vật hay hiện tượng này có hình thức hay nội dung giống hệt như những sự vật hay hiện tượng trước đây. c. Liên tưởng trái ngược nhau xuất hiện giữa các đối tượng hiện tại và trước đây có những đặc điểm trái ngược nhau. Chẳng hạn như thấy trắng nghĩ đến đen, thấy hạnh phúc nhớ đến những nỗi buồn,.. d. Liên tưởng nhân quả xuất hiện khi sự vật hay hiện tượng này là nguyên nhân hay kết quả của sự vật hiện tượng kia. Chẳng hạn, lười học sẽ không nắm được bài dẫn đến kết quả học tập kém. Như vậy, quan điểm này mới chỉ dùng lại ở sự miêu tả nhũng điều kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời. Nói cách khác, quan điểm này mới nhìn thấy sự kiện, hiện tượng chứ chưa lí giải được một cách khoa học về trí nhớ. 1,4.3. Tâm lí học hiện đại về trí nhớ (thuyết hoạt động về trí nhớ) Tâm lí học hiện đại coi hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành trí nhớ nói riêng và tâm lí nói chung. Theo quan điếm này: "Sự ghi lại, giữ gìn và tái hiện được quy định bởi vị trí, vai trò và đặc điểm của tài liệu đối với hoạt động của cá nhân. Nhũng quá trình đó (ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện) có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục đích của hành động” [6, tr 181] Các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu vấn đề tương quan giữa tâm lí và hoạt động trong lĩnh vực các quá trình ghi nhớ. Trong các công trình nghiên cún của các nhà tâm lí học Liên Xô đã xác định sự phụ thuộc của hiệu quả ghi nhớ vào đối tượng hoạt động. Tất cả những gì là đối tượng của hành động cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ đều có thể được ghi nhớ một cách chính xác và vũng chắc. Có những cái tuy được tri giác rõ 11 ràng, song không phải là đối tượng của hành động thì về sau hầu như không nhớ ra được. Đồng thời các công trình này đã chỉ ra tính chất quyết định của động cơ hoạt động, đặc biệt là tính tích cực của chủ thế trong khi thực hiện hoạt động với trí nhớ. Như vậy sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ không chỉ dược quy định bởi tính chất của tài liệu mà còn chủ yếu bởi mục đích ghi nhó’ tài liệu đó của cá nhân. 1.5. Các quá trình CO’ bản của trí nhớ Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình: quá trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình gìn giữ (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu vết làm sống lại hình ảnh), và quá trình quên (không tái hiện được). Mỗi quá trình này có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập nhau mà chúng lại phụ thuộc vào nhau (ghi nhớ, gìn giữ tốt thì mới tái hiện tốt), thâm nhậm vào nhau, chuyển hóa cho nhau (khi tái hiện đồng thời có tác dụng củng cố). 1,5,1, Quá trình ghi nhở Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, đồng thời là quá trình hình thành các mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu với nhau. Nhờ ghi nhớ mà một tài liệu nào đó được giữ lại trong ý thức của chúng ta. Điều này rất cần thiết để tiếp thu kinh nghiệm, tri thức. Chất lượng của trí nhớ phụ thuộc rất lớn vào việc ghi nhớ có đầy đủ và chính xác hay không. Hiệu quả của việc ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất của tài liệu nhớ mà còn chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân. Cơ sở sinh lý của quá trình ghi nhớ là sự hình thành các đường liên hệ tạm thời mới ở trên vỏ não. 12 Có nhiều hình thức ghi nhớ, căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định. 1. 5.1.1. Ghi nhớ không chủ định Hình thức ghi nhớ đầu tiên là ghi nhớ không chủ định nghĩa là không đặt trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ và không dùng một cách thức nào để giúp cho sự ghi nhớ được dễ dàng. Nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng: Người ta có thể ghi nhó’ không chủ định trong trường họp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động hoặc hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó. Ghi nhớ không chủ định thường gắn vào cảm xúc mạnh mẽ của cá nhân, liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân có liên quan trực tiếp tới hoạt động của cá nhân. Trong dạy học, nếu giáo viên tạo ra được ở học sinh một động cơ học tập mạnh mẽ, một hứng thú ổn định đối với môn học thì học sinh sẽ dễdàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định. 1.5.1.2. Ghi nhớ có chủ định Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ mà ta đặt trước cho mình mục đích ghi nhớ nhất định vầ đồng thời tìm kiếm những biện pháp mang tính chất kĩ thuật để đạt được mục đích ghi nhớ. Như vậy, ghi nhớ có chủ định là sản phẩm của những hành động mang tính kĩ thuật đặc thù, mà bản thân sự ghi nhớ là mục đích của những hành động ấy. Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng hai phương pháp: Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. 1.5.2. Quá trình gìn giữ Gìn giữ là quá trình củng cố vũng chắc nhũng dấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Neu không có sự gìn giữ thì không thể nhớ bền, nhớ chính xác được. Có hai hình thức gìn giữ là tiêu cực và tích cực. 13 Hình thức gìn giữ tiêu cực là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách đơn giản. Hình thức gìn giữ tích cực là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách tái hiện lại trong óc tài liệu ghi nhớ mà không cần tri giác lại tài liệu đó. 1.5.3. Quá trình tái hiện Tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại nhũng nội dung đã ghi nhớ và gìn giữ. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng hoặc rất khó khăn. Tài liệu thường được tái hiện dưới 3 hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng . Nhận lại là sự tái hiện một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó. Nhớ lại là quá trình tái hiện lại sự vật, hiện tượng khi không gặp lại chúng. Hồi tưởng là hình thức đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Đây là một hành động trí tuệ rất phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện. 1.5.4. Quên và cách chống quên Quên là biểu hiện sự không nhận lại hay nhớ lại được, hoặc nhận lại, nhớ lại sai. Quên thường diễn ra theo quy luật: Người ta thường quên nhũng cái không hoặc ít có quan hệ với đời sống của mình. Có trường hợp quên là sự cần thiết cho cá nhân, ta phải quên đi những cái không liên quan đến nhiệm vụ đế nhớ những cái ta cần nhớ. Tốc độ quên phụ thuộc: Khi gặp kích thích mới lạ hay kích thích mạnh. Biện pháp chống quên có hiệu quả nhất là gắn nội dung cần ghi nhớ vào hoạt động của cá nhân vì như vậy tài liệu sẽ được gắn với nhu cầu của con người. 14 1.6. Các loại ghi nhớ Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, đồng thời là quá trình hình thành các mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu với nhau. Nhờ ghi nhớ mà một tài liệu nào đó được giữ lại trong ý thức của chúng ta. Điều này rất cần thiết để tiếp thu kinh nghiệm, tri thức. Chất lượng của trí nhớ phụ thuộc rất lớn vào việc ghi nhớ có đầy đủ và chính xác hay không. Hiệu quả của việc ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất của tài liệu nhớ mà còn chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân. Cơ sở sinh lý của quá trình ghi nhớ là sự hình thành các đường liên hệ tạm thời mới ở trên vỏ não. Có nhiều hình thức ghi nhớ, căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định. 1,6.1. Ghi nhớ không chủ định Ghi nhớ không chủ định là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi nỗ lực ý chí hay không dùng một cách thức nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên. Tuy nhiên không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều được ghi nhớ không chủ định như nhau. Mức độ ghi nhớ phụ thuộc vào muacs độ hấp dẫn của nội dung tài liệu. Neu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra sự tập trung, chú ý cao độ hay một cảm xúc mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao. Trong dạy học ta có thể khai thác và vận dụng một số đặc điểm tích cực của sự ghi nhớ không chủ định như nhớ nhanh, nhớ sâu, tốn ít năng lượng... Bằng cách tổ chức khéo léo quá trình dạy học (đồ dùng dạy học phải đầy đủ, sử dụng đúng chỗ, rõ ràng, đẹp mắt, cách diễn đạt phải lưu loát, diễn cảm ,...) để gây ấn tượng hoặc xúc cảm mạnh mẽ đối với học sinh, tạo ra ở học sinh 15 động cơ học tập đúng đắn, có húng thú sâu sắc đối với môn học thì học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định, việc học tập sẽ trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn cho học sinh. Ghi nhớ không chủ định phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm của đối tượng, màu sắc, những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần, cảm xúc của con người với đối tượng, tài liệu có quan hệ đặc biệt với cá nhân. Ghi nhớ không chủ định giúp mở rộng tri thức, kinh nghiệm của con người mà không đòi hỏi sự cố gắng nào. 7.6.2. Ghi n h ớ có chủ định Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhó’ theo mục đích đặt ra từ trước, có sự cố gắng cũng như thủ thuật và phương pháp ghi nhớ nhất định để đạt được mục đích ghi nhớ. Trong điều kiện, hoàn cảnh và lứa tuổi nhất định khi được giao nhiệm vụ phải ghi nhớ một cái gì thì kết quả ghi nhớ bền hơn, tốt hơn ghi nhớ không chủ định bởi vì ngoài tác động của kích thích (tức là điều mình cần ghi nhớ) còn có tác động của ngôn ngữ làm cho quá trình hưng phấn ở vỏ não mạnh hơn, sâu sắc hơn. Nhờ đó đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành vũng chắc hơn. Ghi nhớ có chủ định là một hoạt động trí tuệ phức tạp, trong quá trình học tập, học sinh phải có nhiệm vụ học thuộc. Chẳng hạn, phải học thuộc để kể một câu chuyện, một đoạn văn, một bài thơ, câu ca dao, tục ngữ ,.. ..hay ghi nhớ các định nghĩa, công thức, quy tắc, các sự kiện lịch sử, địa lí,....Đ ó là hình thức ghi nhớ có chủ định ở học sinh. Trong khi xác định nhiệm vụ ghi nhớ, trước hết ta cần xác định rõ nội dung cần ghi nhớ cho từng trường hợp nhất định. Có trường họp chỉ cần ghi nhớ nhũng ý cơ bản, nhũng sự kiện bản chất nhất. Có khi phải ghi nhớ tùng câu, từng lời của tài liệu (học thuộc lòng), thậm chí có lúc cần phải ghi nhớ cả thứ tự các sự k iện .. .Sự quy định cụ thế như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự 16 ghi nhớ và nhớ lại sau này. Tùy theo nhiệm vụ cụ thể mà đề ra từng biện pháp ghi nhớ cho phù hợp. Thứ hai, cần lựa chọn và quy định nhũng tài liệu phải nhớ lâu và bền. Thực tế đã chứng minh được rằng khi ta giao cho học sinh nhiệm vụ phải ghi nhớ một tài liệu trong một thời gian ngắn và một tài liệu khác cần ghi nhớ trong thời gian dài, sau một thời gian kiểm tra đột xuất thì sẽ thấy rằng: học sinh sẽ nhớ rõ về tài liệu yêu cầu nhớ trong thời gian dài hơn là tài liệu cần nhớ trong thời gian ngắn. Vì vậy điều quan trọng không những học sinh biết phải ghi nhớ trong những tài liệu gì mà còn phải biết cần ghi nhớ đầy đủ và lâu bền đến mức nào. Cuối cùng cần làm cho học sinh tri giác đối tượng tốt nhất. Muốn vậy cần cho học sinh tiếp xúc trục tiếp với sự vật hay đối tượng cần ghi nhớ. Đó là sự kết hợp giữa học và hành, là việc sử dụng đồ dùng dạy học, việc tổ chức cho học sinh những hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế,... Nó sẽ giúp cho học sinh nhớ lâu hơn những điều được học. Sở dĩ như vậy là vì trong khi tự mình thực hành, tự mình tiếp xúc trục tiếp với đối tượng thì có nhiều cơ quan phân tích tham gia vào quá trình tri giác. Đặc biệt, học sinh phải tích cực tư duy và sử dụng ngôn ngữ để đúc kết điều quan sát được, nên dấu vết được giữ lại trên vỏ não được đậm nét và vững chắc hơn. Ghi nhớ chủ định được thực hiện bằng hai phương pháp: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. 1.6.2.1. Ghi nhớ mảy móc Ghi nhớ máy móc là sự ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần thông hiếu nội dung tài liệu. Cách ghi nhớ này thường tìm mọi cách đưa vào trí nhớ tất cả nhũng gì có trong tài liệu một cách chi tiết và chính xác. Nhưng do không hiếu nội dung tài liệu nên trong trí nhớ gồm toàn tài liệu không liên quan gì với nhau. "Học vẹt” là một biểu hiện cụ thể của 17 cách ghi nhớ này. Trí nhớ có thể chất đầy tài liệu nhung không có ích, chỉ để chống đối khi kiểm tra, học sinh nhớ nhung không biết vận dụng vào để giải quyết nhũng nhiệm vụ trong thực tế. Học sinh thường ghi nhớ máy móc trong các trường hợp sau: 1. Không hiểu hoặc lười hiểu ý nghĩa của nội dung tài liệu. 2. Các phần của tài liệu rời rạc, không có liên hệ lôgic với nhau. 3. Giáo viên thường yêu cầu học sinh trả lời đúng từng câu, từng chữ trong SGK. Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên nó cũng có giá trị trong trường họp ta phải ghi nhớ tài liệu không có nội dung khái quát như: số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản, mật khấu, ngày tháng năm sinh,... 1.6.2.2. Ghi nhớ ý nghĩa Ghi nhớ ý nghĩa dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Tức là ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiểu bản chất của nó. Ở đây, quá trình ghi nhớ gắn liền với quá trình tư duy và tưởng tượng nhằm nắm lấy bản chất của tài liệu. Do vậy người ta còn gọi ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ lôgic. Loại ghi nhớ này gắn liền với tư duy của con người. Ghi nhớ ý nghĩa là lại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức, nó đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc và bền vững. Sở dĩ ghi nhớ ý nghĩa có hiệu quả cao vì trong quá trình ghi nhớ ý nghĩa học sinh phải tích cực tư duy để tìm ra các mối quan hệ giữa các thành phần, các ý của tài liệu. Hoạc sinh phải dùng ngôn ngữ để khái quát và đưa chúng về cùng một loại, một nhóm gắn liền với kiến thức cũ. Tuy nhiên trong học tập, học sinh không phải chỉ cần ghi nhớ nhũng ý chính mà còn phải ghi nhớ các công thức, quy tắc, sự kiện lịch sử,...Vì vậy, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh ghi nhớ chính xác tài liệu trên cơ sở hiếu chúng. 18 1.7. Đặc điếm hoạt động học tập và một số đặc điểm tâm lí của học sinh • • • o t • ỉ t •• gỉaỉ đoạn đầu tiểu học L 7,1. Đặc điêm hoạt động học tập Bắt đầu từ giai đoạn đầu tiểu học, hoạt động học đã dần trở thành hoạt động chủ đạo trong quá trình học tập của học sinh. Hoạt động này tạo ra sự phát triển tâm lí của học sinh nói chung và sự phát triển trí nhớ của học sinh nói riêng. Sự phát triển trí nhó’ phụ thuộc vào trình độ thực hiện hoạt động của học sinh và cách thức tổ chức của giáo viên. Bởi vậy, việc nghiên cứu hoạt động học của học sinh có ý nghĩa quyết định để tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp để phát triển trí nhớ cho học sinh. Hoạt động học của học sinh tiểu học có một số đặc điểm sau: • Hoạt động học lần đầu tiên xuất hiện ở học sinh tiểu học, đó là hoạt động có đối tượng, có phương pháp và được tổ chức chuyên biệt. • Hoạt động học tạo ra sự phát triển tâm lí ở trẻ em, đó là sự phát triển của các quá trình tâm lí, hình thành các thuộc tính tâm lí và nhân cách học sinh, đáng chú ý ở bậc học này là sự phát triển trí tuệ của các em. • Hoạt động học được hình thành nhờ phương pháp của nhà trường do giáo viên tổ chức và điều khiển. Hoạt động học gồm 3 yếu tố cấu thành: động cơ học, nhiệm vụ học và hành động học. Thực hiện hoạt động học và các loại hình hoạt động khác, học sinh tiểu học có sự phát triển tâm lí đạt trình độ mới so với giai đoạn trước đó - một trình độ tâm lí mà không qua nhà trường thì sẽ không bao giờ đạt được. Giai đoạn phát triển này được tổ chức trong nền văn minh nhà trường theo hai giai đoạn nhỏ: Giai đoạn thứ nhất gồm các lóp 1, 2, 3 còn gọi là giai đoạn đầu tiểu học; giai đoạn thứ hai gồm các lớp 4, 5 giai đoạn này còn gọi là giai đoạn cuối tiểu học. Hai giai đoạn có sự khác nhau về cấp độ phát triển tâm lí và trình độ 19 thực hiện hoạt động học với tư cách là hoạt động chủ đạo, chứ không có sự thay đổi đột biến, không phát triển theo chiều hướng mới như bước chuyển từ giai đoạn trước tiểu học lên tiểu học. Hoạt động học được tổ chức khoa học, thích hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Bắt đầu từ lớp 1, hình thành phương pháp tiến hành hoạt động học và trong hoạt động này tư duy của trẻ phát triển đạt đến trình độ mới: ở lóp 1 bắt đầu hình thành các thao tác trí óc, ở bậc tiểu học hình thành được những yếu tố ban đầu cho tư duy lí luận. Do vậy, các em biết sử dụng hành động phân tích và các hành động học tập khác để chiếm lĩnh đối tượng học tập. Hoạt động học tập của học sinh tiểu học được hình thành và định hình từ giai đoạn thứ nhất nghĩa là đến lớp 3 các em đã biết cách học. Tuy nhiên ở trình độ này, học sinh chưa thế tự học mà hoạt động của các em cần được tiến hành với sự tổ chức, giúp đỡ của giáo viên. Đen giai đoạn thứ hai, học sinh sẽ sử dụng các cách học khác nhau để chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và các chuẩn mực, trên cơ sở đó các em có được năng lực, tình cảm và cách cư xử đủ để sống bình thường trong xã hội hiện tại. Neu gọi giai đoạn đầu tiểu học là giai đoạn cơ bản thì có thể gọi giai đoạn cuối tiểu học là giai đoạn chuyên sâu. Tuy nhiên đối với một số bộ phận học sinh, đến đầu lớp 4 vẫn có sự chuyển tiếp giữa giai đoạn học tập cơ bản và giai đoạn học tập chuyên sâu. Đối với học sinh tiểu học, môn Tiếng Việt là một môn học có vị trí hết sức quan trọng. Nó bao gồm nhiều phân môn như tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn. Kiến thức giữa các phân môn được lồng ghép vào nhau giúp các em có thêm kiến thức về thực tế xung quanh, biết ứng xử tốt với mọi người, vốn từ ngữ của các em được mở rộng, trí tưởng tượng thêm phong phú, đa dạng,... các em thêm mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. 20 1.7.2. M ột số đặc điểm tăm lí của học sinh giai đoạn đầu tiễu học Trí nhớ không chủ định (có trước tuổi học) vẫn tiếp tục được hình thành và phát triển, nhờ có trí nhớ này mà học sinh ghi nhớ tri thức một cách dễ dàng, tốn ít thời gian mà không căng thẳng thần kinh. Trí nhớ có chủ định dần được hình thành. Do tín hiệu thứ nhất ở lứa tuổi này vẫn chiếm ưu thế nên trí nhớ trục quan - hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. "Học sinh lóp 1, lớp 2 có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu những mối liên hệ, ý nghĩa của những tài liệu học tập đó. Các em thường học thuộc lòng tài liệu theo tùng câu, từng chữ mà không sắp xếp lại, sửa đổi lại bằng lời lẽ của mình" [4, tr.86]. Đặc điểm này do những nguyên nhân sau: - Ghi nhớ máy móc của các em thường chiếm ưu thế. - Học sinh chưa hiểu cụ thể cần ghi nhớ cái gì, trong bao lâu, học sinh chưa xác định được ghi nhớ nội dung bài học để làm gì. Trong khi đó giáo viên lại ít quan tâm hướng dẫn các em ghi nhớ theo điểm tựa. - Ngôn ngữ của học sinh ở giai đoạn thứ nhất tiểu học (đặc biệt là học sinh lớp 1, lóp 2) còn hạn bị chế. Đối với các em, việc ghi nhớ lại từng câu, tùng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện, hiện tượng nào đó. - Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ lôgic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ. Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định do tính tích cực học tập của học sinh quy định, tùy thuộc vào kĩ năng nhận biết và phân biệt các nhiệm vụ ghi nhớ. Hiểu mục đích của việc ghi nhớ và tạo ra những tâm thế thích họp rất quan trọng để giúp học sinh ghi nhớ tốt tài liệu học tập. Học 21 sinh đầu tiểu học chưa xác định được tài liệu nào phải ghi nhớ trong thời gian ngắn, tài liệu nào cần ghi nhớ trong thời gian dài. Do đó rất cần sự hướng dẫn của giáo viên. Những đặc điểm trí nhớ của học sinh giai đoạn đầu tiểu học chỉ là tương đối. Những đặc điểm trí nhớ của học sinh sẽ thay đổi khi thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. 1.8. Các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa Có rất nhiều biện pháp khác nhau để tiến hành ghi nhớ ý nghĩa của tài liệu như: 1.8.1. Tiến hành thao tác tivduy Những biện pháp sử dụng để tiến hành thao tác tư duy là: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa, trù’ tượng hóa, khái quát hóa, phân loại và hệ thống tài liệu. Học sinh sẽ vận dụng các thao tác này một cách linh hoạt để ghi nhớ tài liệu một cách nhanh nhất và bền vững. 1.8.2. Ghi nhở bản chất của tài liệu Biện pháp quan trọng của ghi nhớ ý nghĩa trong học tập của học sinh là lập dàn bài cho tài liệu học tập, tức là phát hiện ranhững đơn vị lôgic cấu tạo nên tài liệu đó. Muốn vậy giáo viên phải làm những việc sau: - Phân chia tài liệu thành những đoạn. - Đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp với nội dung của nó (đây sẽ là điểm tựa để tái hiện nội dung từng đoạn sau này). - Nối liền những điếm tựa thành một tổng thể phức hợp bằng một tên gọi thích họp nhất. Biện pháp này thường được sử dụng khi học thuộc lòng. 1.8.3. Tái hiện dưới hình thức nói thầm Nói thầm chính là nói cho mình nghe. Biện pháp này được sử dụng sau khi đã làm những việc ở trên. Khi đó học sinh đã thoát li khỏi tài liệu, nên nói 22 thầm khoảng 2-3 lần và nên ghi chép những điều tái hiện được dưới hình thức này ra giấy. Bằng cách này, sự ghi nhớ diễn ra nhanh hơn, đồng thời có thể kiếm tra được nội dung ghi nhớ. Việc tái hiện theo hình thức nói thầm được tiến hành theo trình tự sau: • Cô gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần. • Tái hiện từng phần, đặc biệt là từng phần khó. • Tái hiện toàn bộ tài liệu. Khi thực hiện những yêu cầu trên cần chú ý đặc biệt vào các thao tác như: • Định hướng, tập trung chú ý cao vào toàn bộ tài liệu. • Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản. • Xác định các mối quan hệ trong mỗi nhóm. • Tái hiện tài liệu bằng hình thức nói thầm (không tri giác tài liệu) khoảng 2 - 3 lần. • Ghi ra giấy những điều tái hiện được đối chiếu với những điều cần ghi nhớ. 1.8.4. N ói lại tài liệu cần ghi nhớ cho người khác nghe Đây là hình thức sau khi đã ghi nhớ được tài liệu bằng các hình thức khác nhau. Việc nói lại tài liệu cho người khác nghe sẽ giúp bạn nhớ tài liệu hơn và biết được mức độ nhớ tài liệu của mình đến đâu. Neu người khác nghe bạn nói về một vấn đề nào đó trong tài liệu mà họ hiểu được, điều đó chứng tỏ bạn đã thành công trong quá trình ghi nhớ tài liệu và đã hiểu được bản chất của tài liệu đó. 1.8.5. Tạo hứng thú trong học tập Hứng thú trong học tập rất là quan trọng. Neu giáo viên làm cho bài học thêm sinh động bàng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, khắc sâu 23 được kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh thì học sinh sẽ hiểu bài và nhớ lâu hơn. Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm nhiều bài tập khác nhau để vận dụng các định nghĩa, công thức, quy tắc, ...để giải các bài tập cụ thể. Khi được vận dụng để làm nhiều bài tập, học sinh sẽ nhớ kiến thức một cách vững chắc và lâu dài hơn. 1.8.7. Ôn tập Ồn tập cũng là một biện pháp quan trọng để ghi nhớ một cách vững chắc và lâu dài. Biện pháp này cũng dùng sau khi làm xong các công việc ở trên. Ớ đây không nên lặp lại y nguyên tài liệu đã ghi nhớ. Cách ôn tập tốt nhất là gắn tài liệu với những hình thức và vật liệu khác, tức là cần luyện tập tài liệu đã ghi nhớ. Mỗi khi học bài mới giáo viên nên hỏi học sinh những kiến thức có liên quan đến bài học cũ. Đối với trẻ ở những lóp trên phải kích thích tính tự giác bằng cách nêu ra nhiệm vụ ghi nhớ và động viên để cùng hoàn thành nhiệm vụ cần ghi nhớ. Càng có những kích thích mới mẻ thì có thể khơi dậy được hứng thú, ghi nhớ sẽ có thể càng mạnh, cho nên phải khơ dậy những hứng thú trong kí ức của trẻ. Tác dụng của việc ôn tập là làm mạnh hóa mối liên hệ đã được hình thành, cungr cố ghi nhớ, làm hiểu sâu hơn, nâng cao hiệu quả , hiệu suất ghi nhớ. c ầ n bồi dưỡng cho trẻ thói quen kịp thời ôn tập, thường xuyên ôn tập và phối họp thời gian ôn tập một cách khoa học. Việc ôn tập phải xen kẽ, không nên ôn tập liên tục một môn học, ôn tập phải có nghỉ ngơi, không nên ôn tập trong một thời gian dài. cầ n thay đổi linh hoạt các hình thức và phương pháp ôn tập. Nhiều phụ huynh thường bắtt con em mình ôn tập mãi một bài trong thời gian dài bao giờ thật thuộc thì mới thôi. Hậu quả là trẻ học mãi không thuộc vì học đi học lại mãi một bài gây ra hiện tượng ức chế những gì mà họ đã ghi nhớ được. Đế tránh tình trạng này, giáo viên cũng như các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách ôn tập xen kẽ các 24 môn học với nhau. Cách này sẽ giúp trẻ thấy đầu óc tỉnh táo, tiếp thu và ghi nhớ nhanh hơn. > Kết luận Trong học tập cả ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định đều cần thiết vì học sinh không chỉ cần ghi nhớ những ý chính mà có khi cần phải ghi nhớ những bài thơ, những đoạn văn, công thức, quy tắc,.. .do đó chúng ta phải dạy cho học sinh biết kết họp cả hai loại ghi nhớ này trong quá trình học tập. 25 CHƯƠNG 2 T H ự C T R Ạ N G K H Ả N Ă N G G H I N H Ớ Ý N G H ĨA C Ủ A H Ọ C SIN H L Ớ P 2 T H Ô N G Q U A M Ô N T IẾ N G V IỆ T 2.1. Thực trạng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 2.1.1.Khả năng ghi nhớ Đe đánh giá mức độ sử dụng biện pháp ghi nhớ máy móc và ghi nhó’ ý nghĩa của học sinh lớp 2, căn cứ vào nội dung chương trình tiếng việt lớp 2, đặc trung của bài chính tả điền khuyết (phải hiểu đúng nghĩa của từ để viết đúng chính tả). Đối với các bài tập này nếu học sinh biết áp dụng cách ghi nhớ ý nghĩa sẽ đem lại kết quả chính xác, rõ ràng hơn ghi nhớ máy móc. Vì vậy, tôi đã xây dựng một số bài tập để kiểm tra học sinh. Cách tiến hành điều tra với loại bài tập này như sau: - Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu bài tập, yêu cầu học sinh trả lời các yêu cầu của bài tập trong một khoảng thời gian nhất định. - Học sinh ghi ra giấy phần bài làm của mình. - Sau đó giáo viên thu lại, phân tích số liệu theo các loại sau: Môn Tiếng Việt + Học sinh tìm đúng các từ để điền nhưng không giải thích được ý nghĩa của từ (ghi nhớ máy móc). + Học sinh tìm đúng từ và giải thích được nghĩa của từ (ghi nhớ ý nghĩa) Phiếu bài tập như sau Bài tập: Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm và giải thích ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ: a) Đi một .. .học một sàng khôn. b) Có c ô n g ..... có ngày nên kim. 26 c) Trong đầm gì đẹp bằng.... Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng .. .vàng bông trắng la xanh Gần ....m à chẳng hôi tanh mùi bùn. d) Anh em như thể.... Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Sau khi tiến hành kiểm tra và đánh giá bài làm của học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa trong môn Tiếng Việt của học sinh lóp 2A1 và 2A6 trước khi thử nghiệm quả Lớp Lóp 2A1 Lóp 2A6 Ghi nhớ máy móc và ghi Ghi nhớ ý nghĩa ở nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp mức độ cao 67,39% 32,61% (31 HS) (15 HS) 76,09% 23,91% (35 HS) (11 HS) Ket quả điều tra cho thấy một số học sinh đã biết sử dụng biện pháp ghi nhớ ý nghĩa trong môn Tiếng Việt, nhung tỉ lệ không cao (chỉ khoảng 1/3 số học sinh biết sử dụng biện pháp ghi nhớ ý nghĩa và chủ yếu ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp). Tức là học sinh đã điền đúng các từ còn thiếu vào chỗ chấm nhung không giải thích được hết nghĩa của các từ. Bài tập mà tôi đưa ra không phải là quá khó đối với học sinh vì tất cả các từ học sinh đã đều biết đến trong các bài luyện từ và câu hay trong cuộc sống hằng ngày. Bài tập chỉ mang tính chất củng cố, giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học, viết đẹp và viết đúng chính tả. Tuy vậy qua điều tra tôi thấy đa số các em viết đúng bằng cách ghi nhớ máy móc nhũng câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao được nghe từ 27 cha mẹ, thầy cô, bạn bè mà không dựa trên nghĩa của từ đã cho. Vì vậy các em chỉ điền được từ mà không giải thích được nghĩa của câu tục ngữ, thành ngữ hay ca dao đó. Do vậy học sinh không thể nhớ đầy đủ và chính xác tài liệu học tập cũng như gặp không ít khó khăn khi làm dạng bài tập này hay các bài tập khác vì ghi nhớ ý nghĩa của các em còn quá yếu lại chưa chú ý rèn luyện. Căn cứ vào số liệu và phân tích trên đây ta thấy khả năng ghi nhó’ ý nghĩa ở mức độ cao của học sinh các lớp nghiên cún vẫn còn thấp, và đa số học sinh ghi nhớ máy móc tài liệu học tập. ■ Đe điều tra ghi nhớ theo '’điểm tựa” của học sinh lóp 2, tôi yêu cầu học sinh học thuộc một bài thơ, sau đó yêu cầu học sinh: - Tìm hiểu bài: tìm nghĩa từ mới, trả lời các câu hỏi trong các hoạt động. - Phân bài thơ thành các đoạn để luyện đọc và tìm hiểu bài. - Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ. Phiếu điều tra như sau: 1. Học thuộc bài thơ "Thỏ thẻ”. 2. Bài thơ này của tác giả nào? 3. Tìm và giải thích các tù' khó trong bài thơ trên. 4. Tìm các từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ "Thỏ thẻ" muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp. 5. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên. Sau khi tiến hành kiểm travà đánh giá bài làm của học sinh, tôi thu được kết quả như sau: 28 Bảng 2: k ết quả ghi nhớ theo điếm tựa của học sinh lóp 2 Kết quả Không tìm được hêt các từ Tìm được hêt các từ chỉ sự việc để ghi nhớ chỉsự việc để ghi nhớ 2A1 63, 04% (29 HS) 36,96% (17 HS) 2A6 60, 87% (28 HS) 39,13% (18 HS) Lớp Từ bảng số liệu ta thấy đa số học sinh ở cả hai lóp không tìm được hết các từ chỉ sự vật để ghi nhớ. Biểu hiện là các em học thuộc được bài thơ, biết tên tác giả và giải nghĩa được một số từ khó trong bài, tuy nhiên học sinh không tìm hết được các từ chỉ sự việc có trong bài mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp. Thực trạng trên là do giáo viên chưa chú ý hình thành và rèn luyện các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh, vì trí nhớ của học sinh lớp 2 chủ yếu là ghi nhớ máy móc nên học sinh nhớ nhanh và cũng nhanh quên. Nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên là phải tổ chức giò’ học sao cho phát huy được tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh. Yêu cầu các em chủ động tự chiếm lấy tri thức đó để hiểu và ghi nhớ. Đe học sinh tự khái quát nội dung theo tài liệu, nói theo ý hiểu của m ình,.... hình thành cho các em các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa. Đối với việc ghi nhớ các định nghĩa, công thức, quy tắc thì học sinh sử dụng phương pháp ghi nhó’ máy móc là chủ yếu, các em thường đọc đi đọc lại nhiều lần tài liệu để thuộc. Nguyên nhân là do các định nghĩa, công thức, quy tắc, là những chuẩn mực, đòi hỏi phải chính xác về mặt câu chữ. Tuy nhiên nếu không hiếu bản chất của tài liệu thì việc ghi nhớ tài liệu sẽ trở nên khó khăn. Do vậy giáo viên cần hình thành các phương pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh. Đối với các định nghĩa, công thức, quy tắc giáo viên nên hướng dẫn học sinh tiến hành theo thao tác tư duy: phân tích, tổng họp, so sánh, khái quát hóa, trìm tượng hóa tài liệu học tập đồng thời cũng là quá trình ghi nhớ 29 tài liệu. Trên cơ sở thông hiểu các định nghĩa, công thức, quy tắc,... việc ghi nhớ chính xác nó bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Quy tắc viết hoa trong chính tả, giáo viên cho học sinh quan sát các ví dụ viết hoa, chẳng hạn: Hà Nội, Việt Nam, sông Hồng, Trương Thị Thoa, Niu-tơn,... Đe học sinh quan sát vị trí các chữ cái được viết hoa. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lấy thêm nhiều ví dụ khác về viết hoa. Cuối cùng giáo viên sẽ đưa ra quy tắc viết hoa: Viết hoa mỗi chữ cái đầu tên riêng địa lí, tên người; đối với tên nước ngoài sẽ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng đó. Như vậy học sinh sẽ nhớ nhanh hơn và bền vững hơn là chỉ yêu cầu học sinh đọc thuộc quy tắc chính tả. 2.1.2. Khả năng ghi nhở được nội dung tri thức đồng thòi lại có khả năng vận dụng Trong quá trình thực nghiệm tôi thấy rằng không phải học sinh nào ghi nhớ chính xác tài liệu đều có khả năng vận dụng để làm bài tập. Từ thực trạng này, tôi đã xây dựng bài tập để điều tra mức độ ghi nhớ tri thức và khả năng vận dụng nhũng tri thức đó của học sinh. Cách tiến hành như sau: Bài tập.Sau khi học xong bài 15A. "Anh em yêu thương nhau là hạnh p h ú c" (sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 1B, trang 70), tôi yêu cầu học sinh học thuộc lòng đoạn 3 và doạn 4 của câu chuyện. Hôm sau kiểm tra học sinh vào phiếu bài tập. Phiếu bài tập như sau 1. Học thuộc lòng đoạn 3 và 4 của câu chuyện Hai anh em. 2. Tìm và giải thích từ khó trong câu chuyện Hai anh em. 3. Người anh có suy nghĩ gì và đã làm gì? 4. Việc gì đã xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau? 5. Nội dung của câu chuyện là gì? 6. Tên gọi nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? Tại sao? 30 Sau khi học sinh làm bài xong thu lại chấm theo thang điểm 10 và đánh giá xếp loại theo tiêu chí sau: Từ 9-10 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập đồng thời có kĩ năng vận dụng và giải quyết tốt các bài tập. Từ 7-8 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập nhưng kĩ năng vận dụng làm bài tập khác chưa cao. Tư 5-6 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập nhung không biết vận dụng làm các bài tập khác. Dưới 5 điểm: Nhớ không chính xác tài liệu học tập và không biết vận dụng để làm bài tập. Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Kết quả điều tra mửc độ ghi nhớ tri thức đồng thòi lại có khả năng vận dụng của học sinh lóp 2 \ Kết quả Lớp \ Nhớ chính Nhớ chính Nhớ chính Nhớ không xác TLHT xác TLHT xác TLHT chính xác đồng thời nhung khả nhưng không TLHT và có khả năng năng vận biết vận dụng Không biết vận dụng dụng làm bài làm bài tập vận dụng tập chưa cao 2A1 2A6 TONG (TB) 15, 22% 56, 52% 21,74% 6, 52% (7 HS) (26 HS) (10 HS) (3 HS) 17, 39% 52, 17% 19, 57% 10,87% (8 HS) (24 HS) (9 HS) (5 HS) 16, 30% 54, 34% 20,66% 8,7% Nhìn vào số liệu ở bảng 3 cho thấy số lượng học sinh nhớ chính xác tài liệu học tập đồng thời có khả năng vận đụng để giải quyết tốt các bài tập (đạt 9-10 điểm) không cao (chiếm khoảng 16,3%)- Tỉ lệ học sinh nhớ được tri thức 31 của bài nhưng không biết vận dụng tri thức đó để làm bài tập và tỉ lệ học sinh nhớ không chính xác tài liệu học tập, cũng không biết làm các bài tập chiếm tỉ lệ khá cao. Trong khi đây là kết quả bài kiểm tra kiến thức mà học sinh đã được dặn về nhà học và ôn tập. Trong quá trình chấm và đọc bài của học sinh, tôi thấy đa số các em nhớ tri thức bằng phương pháp máy móc chứ các em chưa biết ghi nhớ ý nghĩa của bài học. Do đó kiến thức về bài không sâu, kĩ năng vận dụng để làm bài tập chưa tốt. 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ghi nhó’ ý nghĩa của học sinh Đẻ phát hiện ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ghi nhớ ý nghĩa của học sinh, tôi tiến hành dự giờ giáo viên (quan sát và ghi chép) môn tiếng việt, Bài 11A Ồng bà yêu thương em như thế nào(tiết 1+ 2), sau đó tôi yêu cầu học sinh cất hết sách vở và phát phiếu hỏi, yêu cầu các em trả lời các câu hỏi trong phiếu ra một tờ giấy. Phiếu hỏi như sau: Trong hoạt động 1: 1. Bức tranh 1, ông đang làm gì? 2. Bức tranh 3, bà đang làm gì? Trong hoạt động 3: 1. Các em được nghe thầy cô đọc câu chuyện nào? 2. Câu chuyện đó có mấy đoạn? Hoạt động 7: 1. Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống với nhau như thế nào? 2. Cô tiên cho hai anh em hạt đào và nói gì? 3. Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao? 4. Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không thấy vui sướng? 5. Câu chuyện kết thúc như thế nào? Sau khi phát phiếu cho học sinh, yêu cầu các em làm bài trong một thời nhất định, Sau đó tôi thu lại tống hợp và phát hiện ảnh hưởng đến sự ghi nhớ của học sinh. 32 ra rất nhiều nguyên nhân 2.2.1. Nguyên nhân khách quan Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn tới việc học sinh ghi nhớ tài liệu không tốt: - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa chú ý cho học sinh nhớ tài liệu bằng các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa. Khi dạy bài mới, giáo viên chưa đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá nội dung bài học. Hơn nữa, trong quá trình học sinh phát biểu, giáo viên chưa chú ý rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt theo ý hiểu của mình. Giáo viên chưa biết cách tổ chức các hoạt hộng phù hợp nhằm phát triển khả năng ghi nhớ cho học sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự ghi nhớ ý nghĩa của học sinh. - Môi trường các em sống và học tập cũng ảnh hưởng tới sự ghi nhớ: các em ở thành phố sẽ ghi nhớ tốt hơn những em ở nông thôn. Bởi vì, các em ở nông thôn ngoài việc học các em còn phải làm rất nhiều việc khác để giúp đỡ gia đình, các em không có nhiều thời gian để ôn lại kiến thức mình đã học dẫn tới học sinh nhanh quên hơn. - Tâm lí cũng ảnh hưởng tới chất lượng ghi nhớ của các em. Nhiều nghiên cún đã chỉ ra rằng: những học sinh có tâm lí ổn định, không có nhiều chuyện phải suy nghĩ thì kết quả ghi nhớ của các em sẽ tốt hơn những người có tâm lí không ổn định. - Do trẻ mắc một số bệnh liên quan đến não như chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ ở mức độ nhẹ hoặc do tai nạn chấn thương não,... 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan - Ngủ không đúng giờ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập. Ngủ không đủ giấc làm cho cơ thể của trẻ bị mệt mỏi, mất tập trung vào bài học, dẫn đến hiệu quả ghi nhớ kém. - Xem tivi quá nhiều. - Ăn quá no trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự sinh trưởng của một số tế bào có hại trong não, chúng tích lũy trong não và dẫn đến xơ cứng 33 động mạch ở đây. Thời gian dài, tế bào não bị thiếu ô-xy và chết dần khiến chức năng não suy giảm, thậm trí làm giảm trí thông minh. - Lười suy nghĩ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ghi nhớ bị giảm sút. Suy nghĩ chính là cách tốt nhất để tập thể dục cho não. Việc vận dụng trí óc vào suy đoán, xử lí sẽ giúp trí tuệ phát triển tốt hơn. Khả năng ghi nhớ được nâng cao. - ít giao tiế với người thân và bạn bè: Khi giao tiếp với mọi người xung quanh, ngôn ngữ được phát triển ở thùy não. Nói chuyện cũng như giao tiếp thường xuyên sẽ thúc đảy sự phát triển và chức năng ghi nhở của não bộ. Quá trình giao tiếp phong phú cũng góp phần kích thích não của trẻ phát triến. > Qua kết quả điều tra và phân tích ở trên, tôi rút ra nhận xét sau: - Ghi nhớ có chủ định học sinh lớp nghiên CÚOI phát triển mạnh, nhưng ghi nhớ máy móc vẫn chiếm iru thế, ghi nhớ ý nghĩa còn yếu, lại ít được chú ý, rèn luyện. Học sinh chưa biết xác định những tri thức nào là trọng tâm của bài học để ghi nhớ, Vì thế phần lớn học sinh không hiểu hết bài, không nhớ và tái hiện được một cách chính xác tài liệu, đồng thời khả năng vận dụng tri thức đã học để làm bài tập còn hạn chế. - Học sinh không tự phân biệt được những tri thức nào cần nhớ trong thời gian ngắn, những tri thức nào cần nhớ trong thời gian dài nên chưa có ý thức ôn tập những tri thức quan trọng, cần ghi nhớ. Do đó, các em bị quên rất nhiều kiến thức của các bài học trước gây ra nhiều khó khăn khi các em phải tiếp thu bài mới liên quan đến kiến thức cũ. - Nội dung của tài liệu cũng như phương pháp tổ chức dạy học chưa giúp các em phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác trong khi học nên trí nhớ của các em chưa có điều kiện được rèn luyện và phát triển đúng mức, dẫn đến chất lượng học tập chưa cao, chưa đều. 34 CHƯƠNG 3 T H Ử N G H IỆ M H ÌN H T H À N H V À PH Á T T R IỂ N CÁC B IỆ N PH Á P G H I N H Ớ Ý N G H ĨA C H O H Ọ C SIN H L Ớ P 2 3.1. M ở đầu 3.1.1. M ục tiêu thử nghiệm Hiệu quả ghi nhớ của học sinh phụ thuộc vào nội dung tài liệu được ghi nhớ, đặc điểm của hoạt động học, mức độ nắm vũng phương pháp và cách thức thích họp để ghi nhớ và tái hiện tài liệu. Mục tiêu thử nghiệm là bằng phương pháp dạy học, hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ có chủ định đặc biệt là ghi nhớ ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinh. 3.1.2. N ội dung cơ bản của chương trình thử nghiệm Chương trình được thực hiện bằng 6 tiết dạy bài mới ở môn Tiếng Việt lóp 2. a) Soạn giảo án, dạy thử nghiêm: hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tập theo yêu cầu là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Cụ thể: 1. Học sinh tự phát hiện và giải quyết các nhiệm vụ của bài học. 2. Học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới. 3. Học sinh thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ đã học. b) Hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa: Muốn có trí nhớ tốt thì phải luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng ghi nhớ, phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê với tài liệu ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ, xác định được nội dung cần 35 ghi nhớ trong thời gian ngắn và thời gian dài.Trong hoạt đọng học tập, ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ tốt nhất đối với học sinh. Bởi vì, học sinh có hiểu bài thì mới nhớ lâu và có thế vận dụng những kiến thức đã ghi nhớ được đế giải bài tập, tiếp thu tri thức mới và vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy tôi đã hình thành và rèn luyện cho học sinh một số biện pháp ghi nhớ sau: 1. Tiến hành thao tác tư duy Những biện pháp sử dụng để tiến hành thao tác tư duy là: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa, trừ tượng hóa, khái quát hóa, phân loại và hệ thống tài liệu. Học sinh sẽ vận dụng các thao tác này một cách linh hoạt để ghi nhớ tài liệu một cách nhanh nhất và bền vững. 2. Ghi nhớ bản chất của tài liệu Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: - Trên cơ sở phân tích nội dung tài liệu,học sinh phân chia tài liệu thành những đoạn. - Đặt cho mỗi đoạn một tên thích họp với nội dung của nó(đây sẽ là điểm tựa để tái hiện nội dung từng đoạn sau này). - Nối liền những điểm tựa thành một tổng thể phức hợp bằng một tên gọi thích hợp nhất. Biện pháp này thường được sử dụng khi học thuộc lòng. 3. Tái hiện dưới hình thức nói thầm Giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhũng việc sau: • Định hướng, tập trung chú ý cao vào toàn bộ tài liệu. • Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản. • Xác định các mối quan hệ trong mỗi nhóm. • Tái hiện tài liệu bằng hình thức nói thầm (không tri giác tài liệu) khoảng 2 - 3 lần. 36 • Ghi ra giấy nhũng điều tái hiện được đối chiếu với nhũng điều cần ghi nhớ. Biện pháp này khá phức tạp, khó so với học sinh tiểu học đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ và làm mẫu, đồng thời phải kiểm tra thường xuyên. 4. Nói lại tài liệu cần ghi nhớ cho người khác nghe Đây là hình thức sau khi đã ghi nhớ được tài liệu bằng các hình thức khác nhau. Việc nói lại tài liệu cho người khác nghe sẽ giúp bạn nhớ tài liệu hơn và biết được mức độ nhớ tài liệu của mình đến đâu. Neu người khác nghe bạn nói về một vấn đề nào đó trong tài liệu mà họ hiểu được, điều đó chứng tỏ bạn đã thành công trong quá trình ghi nhớ tài liệu và đã hiểu được bản chất của tài liệu đó. 5. Tạo húng thú trong học tập Hứng thú trong học tập rất là quan trọng. Neu giáo viên làm cho bài học thêm sinh động bàng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, khắc sâu được kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh thì học sinh sẽ hiểu bài và nhớ lâu hơn. 6. Vận dụng tri thức để giải các bài tập Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm nhiều bài tập khác nhau để vận dụng các định nghĩa, công thức, quy tắc, ...để giải các bài tập cụ thể. Khi được vận dụng để làm nhiều bài tập, học sinh sẽ nhớ kiến thức một cách vững chắc và lâu dài hơn. 7. Ôn tập Giáo viên cũng như các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách ôn tập xen kẽ các môn học với nhau. Cách này sẽ giúp trẻ thấy đầu óc tỉnh táo, tiếp thu và ghi nhớ nhanh hơn. 37 3.1.3. Khách thế thử nghiệm và đối chứng Khách thể thử nghiệm là 46 học sinh lóp 2A1 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Khách thể đối chứng là 46 học sinh lớp 2A6 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Qua khảo sát thực trạng ở chương 2 cho thấy cả hai lớp đều có sự tương xứng về sự hình thành và sử dụng các biện pháp ghi nhớ, hiệu quả ghi nhớ có chủ định của cả 2 lớp gần giống nhau. Như vậy, có thể kết luận: trình độ hiện có của học sinh 2 lớp là tương đương nhau. 3.2. Kết quả nghiên cửu 3.2.1.Ghi nhở có chủ định của học sinh lởp thử nghiệm và lóp đối chứng Căn cứ vào chương trình Tiếng Việt 2 và nội dung các tiết dạy thử nghiệm, tôi đã xây dụng cho học sinh lóp 2 bài tập để điều tra mức độ ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa của học sinh ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Trên quan điếm hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinh, tôi tiến hành cho học sinh cả 2 lóp làm bài tập trước và sau khi dạy thử nghiệm ở lớp 2A1. Cách tiến hành đối với bài tập này như sau: ❖ Đối vói môn Tiếng Việt Để điều tra ghi nhớ theo điểm tựa của học sinh hai lớp thử nghiệm và đối chúng, sau khi học xong bài 15A. "Anh em yêu thương nhau là hạnh p h ú c" (sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 1B, trang 70), tôi yêu cầu học sinh học thuộc lòng đoạn 3 và doạn 4 của câu chuyện. Tôi tiến hành cho cả hai lớp làm bài tập trước và sau khi dạy thực nghiệm ở lớp 2A1. Yêu cầu học sinh hoàn thành vào phiếu sau: Phiếu bài tập: 1. Học thuộc lòng đoạn 3 và 4 của câu chuyện Hai anh em. 2. Tìm và giải thích tù’ khó trong câu chuyện Hai anh em. 38 3. Người anh có suy nghĩ gì và đã làm gì? 4. Việc gì đã xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau? 5. Nội dung của câu chuyện là gì? 6. Tên gọi nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? Tại sao? * Học thuộc đoạn 3 và đoạn 4: 3 điểm; Trả lời được câu 2, 3, 4: 5 điểm; nêu được ý nghĩa của câu chuyện: 2 điếm. + Từ 8-10 điểm: Ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ cao. + Từ 5- 8 điểm: Ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp. + Dưới 5 điểm: Ghi nhớ máy móc. Ket quả điều tra được ghi lại trong bảng sau: Bảng 4:Kết quả ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa trong môn Tiếng Việt của học sinh lóp 2A1 và 2A6 trước khi thử nghiệm quả Ghi nhớ máy móc Ghi nhớ ý nghĩa ở Ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp mức độ cao Lóp 2A1 56,52% (26 HS) 30,43% (14 HS) 13,05% (6 HS) 2A6 58,7% (27 HS) 32,60% ( 15 HS) 8,7% (4 HS) Ket quả điều tra cho thấy trước khi dạy thử nghiệm tỉ lệ học sinh ghi nhớ máy móc ở cả hai lớp khá cao (lớp 2A1: 56,52%, lớp 2A6: 58,7%), khả năng ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ cao còn thấp (lớp 2A1: 13,05%, lớp 2A6: 8,7%). Do đó tôi tiến hành dạy thử nghiệm ở lớp 2A1. Tôi yêu cầu học sinh hai lớp về học thuộc lòng bài thơ "Thỏ th ẻ " Y O \ tổ chức phát phiếu bài tập cho học sinh cả hai lóp làm lại bài tập lần trước. Ket quả điều tra được thực hiện trong bảng sau: 39 Bảng 5: Kết quả ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa trong môn Tiếng Việt của học sinh lóp 2A1 và 2A6 sau khi dạy thử nghiệm ở lóp 2A1 quả Ghi nhớ máy móc Lóp Ghi nhớ ý nghĩa ở Ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp mức độ cao 2A1 6, 52% (3HS) 34, 79% (16 HS) 60, 87% (28 HS) 2A6 54, 35% (25 HS) 30, 43% ( 14 HS) 15, 22% (7 HS) Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy, ở lớp đối chứng (2A6) mặc dù số học sinh ghi nhớ máy móc giảm so với trước nhưng vẫn chiếm tỉ lệ rất cao (54,35%), số học sinh ghi nhớ ý nghĩa ở mức cao chỉ chiếm 15,22% và có 30,43% là ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp. Ớ lớp này, học sinh học thuộc được bài thơ nhưng đa số các em không tìm đủ hết các sự việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp và thường nêu cách ghi nhớ là đọc đi đọc lại nhiều lần. Trong khi đó, ở lớp thử nghiệm thì tỉ lệ số học sinh ghi nhớ ý nghĩa ở mức độ cao là khá nhiều chiếm tới 60,87%, số học sinh ghi nhớ máy móc chỉ còn 6,52% và số học sinh ghi nhớ ý nghĩa ở mức đọ thấp chiếm 34,79%. Sở dĩ có được kết quả trên là do ở lóp thử nghiệm, trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã chú ý hướng dẫn học sinh tìm các sự việc có trong bài mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp, sau đó yêu cầu các em ghi nhớ các sự việc này trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế kết quả thu được là các em hầu hết nhớ đúng và đủ các sự việc có trong bài thơ "Thỏ thẻ”. 3.2.2, Kết quả điều tra những tri thức mà học sinh nhở được đằng thời có khả năng vận dụng Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi thấy rằng không phải học sinh nào nhớ chính xác tài liệu học tập cũng có khả năng vận dụng được. Từ thực trạng này, căn cứ vào nội dung của các môn học, tôi đã soạn bài tập cho cả 40 lóp thực nghiệm và lóp đối chúng để kiểm tra khả năng ghi nhớ tri thức, đồng thời biết vận dụng tri thức để giải bài tập. Tôi tiến hành cho học sinh cả hai lớp làm bài tập trước và sau khi dạy thử nghiệm ở lớp 2A1. Cách tiến hành điều tra như sau: Tôi phát cho mỗi học sinh một phiếu bài tập, yêu cầu học sinh làm bài trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi học sinh làm bài xong thu lại chấm theo thang điểm 10 và đánh giá xếp loại theo tiêu chí sau: Từ 9-10 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập đồng thời có kĩ năng vận dụng và giải quyết tốt các bài tập. Từ 7-8 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập nhung kĩ năng vận dụng làm bài tập khác chưa cao. Tư 5-6 điểm: Nhớ chính xác tài liệu học tập nhưng không biết vận dụng làm các bài tập khác. Dưới 5 điểm: Nhớ không chính xác tài liệu học tập và không biết vận dụng để làm bài tập. Phiếu bài tập đưa ra như sau: Ke lại câu chuyện Bà cháu và trả lời các câu hỏi sau: C âu 1: Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống với nhau như thế nào? C âu 2: Cô tiên cho hai anh em hạt đào và nói gì? C âu 3: Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao? C âu 4: Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không cảm thấy vui sướng? C âu 5: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Ket quả điều tra được thể hiện trong bảng sau: 41 Bảng 6: Kết quả điều tra mức độ ghi nhớ tri thức đồng thời lại có khả năng vận dụng cũa học sinh lóp 2A1 và 2A6 trước khỉ thử nghiệm \ Kết quả Lóp 2A1 2A6 Nhớ chính xác TLHT đồng thời có khả năng vận dụng Nhớ chính xác TLHT nhưng khả năng vận dụng làmbài tập chưa cao Nhớ chính xác TLHT nhung không biết vận dụng làm bài tập Nhớ không chính xác TLHT và không biết vận dụng 15,22% 56, 52% 21,74% 6, 52% (7 HS) (26 HS) (10 HS) (3 HS) 17,39% 52, 17% 19, 57% 10,87% (8 HS) (24 HS) (9 HS) (5 HS) Kết quả ở bảng trên cho thấy trước khi dạy thử nghiệm, vẫn còn tình trạng học sinh nhớ không chính xác TLHT và không biết vận dụng vào làm các bài tập. Đa số các em nhớ chính xác TLHT nhưng khả năng vận dụng để làm bài tập chưa cao, tỉ lệ học sinh nhớ chính xác TLHT và vận dụng tốt để làm bài tập không cao. Do đó tôi tiến hành dạy thử nghiệm ở lớp 2A1. Sau đó yêu cầu học sinh làm lại bài tập lần trước. Ket quả điều tra được thực hiện trong bảng sau: 42 Bảng7: Kết quả điều tra mức độ ghi nhó’ tri thức đồng thòi lại có khả năng vận dụng của học sinh lớp 2A1 và 2A6 sau khỉ dạy thử nghiệm lóp 2A1 Nhớ chính xác TLHT đồng thời có khả năng vận dụng Nhớ chínhxácTLHT nhung khả năng vận dụng làm bài tập chưa cao Nhớ chính xác TLHTnhưng không biết vận dụng làm bài tập Nhớ không chính xác TLHT và không biết vận dụng Lóp thử nghiệm 41,30% 50% 8, 7% 0% (2A1) (19 HS) (23 HS) (4 HS) (0 HS) Lớp đôi chúng 15,22% 56,52% 23,91% 4, 35% (2A6) (7 HS) (26 HS) (11 HS) (2 HS) \K e t quả Lóp N. Ket quả điều tra ở bảng trên cho thấy: ở lóp đối chứng số học sinh ghi nhớ chính xác TLHT đồng thời có khả năng vận dụng tri thức vào làm các bài tập là thấp 15, 22% (7 HS); trong khi đó có 56, 52% (26 HS) nhớ chính xác TLHT nhưng khả năng vận dụng làm bài tập là chưa cao. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do các em học thuộc một cách máy móc TLHT nên không hiểu được nội dung của tài liệu, do đó vận dụng vào làm các bài tập chưa được tốt. Trong khi đó , ở lóp thử nghiệm số học sinh nhớ được chính xác TLHT đồng thời có khả năng vận dụng tri thức vào làm bài tập đạt tỉ lệ khá cao (41,30%). Điều này có được là do trong quá trình dạy thử nghiệm ở lớp 2A1 tôi đã hình thành và rèn luyện cho học sinh ghi nhớ TLHT bằng biện pháp ghi nhớ ý nghĩa. Giúp cho các em hiểu sâu nội dung bài học và tập diễn đạt, tái hiện lại tri thức đó bằng chính ngôn ngữ của mình, nhớ và vận dụng để làm các bài tập liên quan đến tri thức một cách thành thạo. Như vậy với số liệu điều tra trên đây giúp chúng ta có thêm cơ sở đế khẳng định: Bằng phương pháp dạy học tích cực phát huy tính tích cực, tự 43 giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh ghi nhớ TLHT dựa theo ý nghĩa của tài liệu, tổ chức cho học sinh ôn tập khoa học, kịp thời các tri thức dựa vào các điểm tựa quan trọng sẽ là cơ sở, là điều kiện tốt để phát triển khả năng ghi nhớ cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng. Tóm lại kết quả thử nghiệm cho phép rút ra một số nhận xét sau: 1. Chưong trình thử nghiệm đã có tác dụng tích cực đến việc hình thành và phát triển các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh. Bằng phương pháp dạy học tích cực mà chúng tôi vận dụng trong dạy học thử nghiệm đã thu hút được sự tập trung chú ý cao độ của học sinh, học sinh có húng thú với môn học. Nhờ đó mà học sinh không chỉ ghi nhớ được TLHT mà còn có khả năng vận dụng được những điều đã ghi nhớ đế giải quyết những nhiệm vụ học tập. 2. Việc nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 44 K ÉT LU Ậ N V À K IÉ N N G H Ị 1. Kết luận Từ kết quả khảo sát thực trạng ghi nhớ và thử nghiệm tác động phát triển các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh lớp 2 có thể rút ra một số đặc điểm về khả năng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 như sau: 1. Học sinh lóp 2 ghi nhớ ý nghĩa mới chỉ dừng lại ở mức độ khá. số học sinh ghi nhớ máy móc tài liệu học tập chiếm tỉ lệ cao, số học sinh ghi nhớ ý nghĩa chiếm tỉ lệ chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, nội dung của tài liệu học tập chưa trở thành mục đích hành động của học sinh. 2. Tỉ lệ học sinh biết vận dụng tri thức đẫ ghi nhớ để làm bài tập chưa cao. Nguyên nhân là do các em thường ghi nhớ tài liệu bằng cách ghi nhớ máy móc, vẫn còn học vẹt. 3. Đặc điếm khả năng ghi nhớ của học sinh không có ý nghĩa tuyệt đối mà chỉ có ý nghĩa tương đối. Bằng chương trình thử nghiệm của chúng tôi, khả năng ghi nhớ của học sinh có những thay đổi tích cực: ghi nhớ có chủ định phát triến, ghi nhứ ý nghĩa dần dần được hình thành và ngày càng phát triển, tỉ lệ học sinh ghi nhớ máy móc giảm dần. Học sinh không chỉ ghi nhớ, hiểu nội dung TLHT mà còn vận dụng được để làm bài tập, tiếp thu tri thức mới. 2. Một số kiến nghị 1. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học là dạy học sinh dựa trên cơ sở tổ chức hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động học tập này học sinh được phát huy tính tích cực chủ động trong học tập; tự trải nghiệm khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh tri thức. 45 2. Giáo viên chủ động hình thành và hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa TLHT qua tiết học bài mới, tiết thực hành. Những câu hỏi kiểm tra, dạy bài mới đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải sử dụng tri thức cũ. Trong tiết học bài mới giáo viên cần: - Giúp học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học. - Hướng dẫn học sinh huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. - Giúp học sinh cách thức phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. - Giúp học sinh thực hành, rèn luyện cách diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu. Trong tiết thực hành, luyện tập, ôn tập giáo viên cần: - Giúp học sinh tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và kiến thức đã học, từ đó học sinh biết lựa chọn sử dụng những kiến thức thích họp để làm bài tập. - Tập cho học sinh thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm khi làm bài và chữa bài tập. 46 D A N H M Ụ C TÀ I L IỆU T H A M K H Ả O 1. Hướng dẫn học Tiếng việt 2, năm 2014 theo mô hình mới - tập 1B, NXB Giáo dục, 2. Lê A, 1999, Phương pháp dạy học tiếng việt 1, NXB Giáo dục 3. Phạm Minh Hạc, 2002, Tâm lí học, tập 1, NXB Giáo dục 4. Bùi Văn Huệ, 2002, Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục 5. Vũ Thị Nho, 1999, Tâm lí học phát triển, NXB ĐHQG Hà Nội 6. Nguyễn Quang u ẩn , 2003, Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Tạp chí giáo dục, số 313, tr 21, Khả năng ghi nhớ kiến thức môn học của học sinh lớp 2 8. Võ Thị Thắm, khóa luận tốt nghiệp 2010, chuyên ngành Tâm lí học Tiểu học, Tìm hiểu thực trạng các loại ghi nhớ của học sinh lớp 2 9. Trịnh Thị Hoàn, khóa luận tốt nghiệp 2013, Chuyên ngành Tâm lí học, Nghiên cứu quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 3 trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội 10. Vũ Thị Tân, khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Tâm lí học, Tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của học sinh lớp 4 11. Tạ Thị Minh Duyên, kháo luận tốt nghiệp, chuyên ngành Tâm lí học Tiểu học, Tìm hiểu thực trạng trí nhớ của học sinh lóp 2 và lớp 3 12. Thanh niên, sức khỏe, Vận động để có trí nhó’ tốt 13. Phạm Thị Hạnh Mai, Tạp chí giáo dục, số 120-124, trang 19,Trò chơi dạy học với sự phát triến khái quát hóa của học sinh tiếu học 14. TS. Nguyễn Gia cầu , Tạp chí giáo dục, số 189, tr 17, Dạy học giúp học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng một cách vững chắc 47 15. Nguyên Thị Oanh, Tạp chí giáo dục, số 189, tr 24, Một số biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh tiểu học 16. TS. Nguyễn Gia cầu , Tạp chí giáo dục, số 173-179, tr 12, Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc với tài liệu học tập 17. TS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Tạp chí giáo dục, số 293, tr 14, Khả năng ghi nhớ kiến thức môn học của học sinh lóp 1 18. PGS. Trần Trọng Thủy, Tạp chí giáo dục , số 116, tr 19, Những vấn đề tâm lí học của tình trạng học kém ở học sinh 19. Sử dụng các băng, đĩa, .... để học sinh ghi nhớ nhanh hơn 20. TS. Vương Huy Thọ, Tạp chí giáo dục, số 346, tr 21, Con đường phát triển hứng thú học tập của học sinh qua dạy học 21. Phạm Thị Hạnh Mai, Tạp chí giáo dục, số 118, tr 13, Thực trạng mức độ khái quát hóa của học sinh đầu bậc tiểu học 22. Phan Thị Hạnh Mai, Tạp chí giáo dục, số 118, tr 13, Thực trạng mức độ khái quát hóa của học sinh đầu bậc tiểu học 48 PH IẾ U BÀ I TẬ P Bài tập 1 : Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm và giải thích ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ: a) Đi m ộ t.. .học một sàng khôn. b) Có c ô n g ..... có ngày nên kim. c) Trong đầm gì đẹp bằng.... Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng .. .vàng bông trắng la xanh Gần ... .mà chẳng hôi tanh mùi bùn. d) Anh em như thể.... Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Bài tập 2: 1. Học thuộc lòng đoạn 3 và 4 của câu chuyện Hai anh em. 2. Tìm và giải thích tù’ khó trong câu chuyện Hai anh em. 3. Người anh có suy nghĩ gì và đã làm gì? 4. Việc gì đã xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau? 5. Nội dung của câu chuyện là gì? 6. Tên gọi nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện? Tại sao? Bài tập 3: Ke lại câu chuyện Bà cháu và trả lời các câu hỏi sau: 1. Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống với nhau như thế nào? 2. Cô tiên cho hai anh em hạt đào và nói gì? 3. Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao? 4. Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không cảm thấy vui sướng? 5. Câu chuyện kết thúc như thế nào? PHIEU ĐIEU TRA Đe phục vụ cho mục đích nghiên CÚ01, chúng tôi cần điều tra một số thông tin liên quan đến trí nhớ của các bạn. Tôi xin cam đoan những thông tin cá nhân của bạn sẽ được giữ bí mật. Rất mong các bạn giúp đỡ. 1. Học thuộc bài thơ 'T hỏ thẻ”. 2. Bài thơ này của tác giả nào? 3. Tìm và giải thích các từ khó trong bài thơ trên. 4. Tìm các từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ 'T hỏ thẻ” muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp. 5. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên. PHIẾU PHONG VÁN Đẻ kiểm tra sự ghi nhớ của các bạn, sau khi học xong Bài 11A. Ô ng bà yêu thương em như thế nào chúng tôi có một số câu hỏi sau mong các bạn trả lời. Trong hoạt động 1: 1. Bức tranh 1, ông đang làm gì? 2. Bức tranh 3, bà đang làm gì? Trong hoạt động 3: 1. Các em được nghe thầy cô đọc câu chuyện nào? 2. Câu chuyện đó có mấy đoạn? Hoạt động 7: 1. Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống với nhau như thế nào? 2. Cô tiên cho hai anh em hạt đào và nói gì? 3. Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao? 4. Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không thấy vui sướng? 5. Câu chuyện kết thúc như thế nào? Cảm ơn các bạn đã trả lời câu hỏi của chúng tôi. PHỤ LỤC Phục lục 1: Trích giáo án dạy thử nghiệm (Kiểm tra sự ghi nhớ ý nghĩa) Khi dạy bài: Bài 11B. Thật vui vì có ông bà (Tiết 2) - Hưóng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 1B Tôi tổ chức giờ học theo bài soạn sau: I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ về công việc trong nhà. II. Thiết bị, đồ dùng dạy - học - Máy tính, máy chiếu, bài pewrpoint, các bức tranh trong phần B. Hoạt động thực hành. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu H oạt đ ộ n g CO’ b ả n 1. Khởi động 2. Bài mới B. Hoạt động thực hành * Hoạt động nhóm - Hoạt động 1: Nêu tên công việc nhà trong các bức tranh H oạt động của giáo viên H oạt động của học sinh - Ban văn nghệ lên cho lớp - Cho lớp hát/ chơi trò khởi động. chơi. - B ạn .. .đọc hoạt động 1. - Các bạn thảo luận nhóm và cho biết tên các công việc trong các bức tranh ở hoạt động 1. - Cô mời nhóm .. .trình bày kết quả. - Các nhóm nhận xét. - 1 HS đọc. - Thảo luận. - Bức tranh 1: nấu cơm. + Bức tranh 2: giặt quần áo. + Bức tranh 3: trồng và tưới cây. + Bức tranh 4: quét nhà. - Nhận xét. - Hoạt động 2: Kể - Bây giờ, cô và các bạn cùng - Lắng nghe. nhũng công việc chuyển sang hoạt động 2 đế thường làm giúp xem bạn mình đã làm được gì gia đình để giúp đỡ bố mẹ nhé. - B ạn .. .đọc yêu cầu hoạt động 2. - Mời các bạn kể nối tiếp trong nhóm của mình về công việc mà các bạn đã làm được để giúp đỡ gia đình. - Các bạn có muốn nghe bạn...nói về những việc mà bạn đã làm được không? Mời bạn... - Đọc hoạt động 2. - Ke nối tiếp. - Có ạ. - Kẻ những công việc đã làm được để giúp đỡ gia đình. - lóp mình tặng bạn tràng -V ỗ tay. pháo tay nào. - Ai làm được những việc - Ke thêm những việc mình làm được. khác? Cô m ời.... - Hoạt Tìm từ việc làm thơ 'T hỏ động 3: - Có một bạn nhỏ trong một ngữ chỉ bài thơ cũng rất có long để trong bài làm giúp ông nhũng công việc nhà, chúng ta cùng chuyển thẻ” sang hoạt động 3 để xem ban nhỏ định làm những việc gì nhé. - Đọc yêu cầu hoạt động 3. M ời... - 1 bạn đọc bài thơ 'T hỏ thẻ". - Các bạn thảo luận nhóm để thực hiện theo yêu cầu của hoạt động 3. - Cô mời nhóm .. .trình bày kết quả của nhóm mình. - Đọc hoạt động 3. - Đọc bài thơ. - Thảo luận. - Những công việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông: đun nước, rút rạ. + Những việc mà bạn nhờ ông làm giúp: xách xiêu nước, ôm rạ, dập lửa. - Nhóm nào bổ sung cho bạn. - Bổ sung thêm công M ời... việc mà bạn nhỏ nhờ ỏng làm là: thổi khói. - Kêt quả thảo luận của các - Lăng nghe. nhóm rất tốt đúng không nào. - Hoạt động 4: - Trong bài thơ vừa rồi có một - Lắng nghe. Đọc từ và giải số từ cần giải nghĩa, các bạn nghĩa từ cùng chuyển sang hoạt động 4. - Các bạn trong nhóm lần lượt - Giải nghĩa. giải nghĩa các từ trong hoạt động 4. 3. Củng cố, dặn dò - Các bạn vừa được mở rộng - Vâng ạ. vốn từ về công việc trong nhà. về nhà chúng mình sẽ làm nhũng việc đó để giúp đỡ bố mẹ nhé. - Tiết học kết thúc. Mời các - Chủ tịch cho các bạn bạn nghỉ. nghỉ. Giáo án thử nghiệm (Kiểm tra khả năng vận dụng tri thức của học sinh) M ôn : T iến g v iệt B à i 15B: A N H E M Y Ê U T H Ư Ơ N G N H A U L À H Ạ N H P H Ú C (tiết 1) I. Mục tiêu - Ke câu chuyện Hai anh em. Nói lời chúc mừng, chia vui. - Viết cữ hoa N. Viết đúng các từ chứa tiếng có vần ai/ay; các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x; các từ chứa tiếng có vần ât/âc. Chép đúng một đoạn văn. -M ở rộng vốn từ chỉ đặc điểm. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? II. T hiết bị, đồ dùng dạy học - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, các thẻ từ chỉ đặc điểm của người và vật, Đoạn video hướng dẫn viết chữ hoa N. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Tên hoạt động Hoạt động của giáo viên 1. Khởi động - Cô mời ban văn nghệ - Ban văn nghệ cho lóp hát/ lên cho lớp khởi động. 2. Bài mới Hoạt động của học sinh chơi trò chơi. Tục ngữ có câu: * Giới thiệu bài Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. - Bạn nào cho cô biết câu - Câu tục ngữ khuyên chúng tục ngữ này chúng ta điều gì? khuyên ta phải biết thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau ạ. - Bạn trả lời đúng rôi đây. - HS nghe. Là anh em, chúng ta phải biết yêu thương , chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy thì gia đình mới hạnh phúc. Đó cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay. Cô mời cả lớp giở sách trang 74 chúng ta cùng học Bài 15B: A nh em yêu thương nhau là hạnh phúc. - Cả lóp lấy vở các môn - Ghi vở. ghi tên bài cho cô. * Tìm hiểu - Các bạn đọc thầm mục - Đọc thầm mục tiêu. mục tiêu tiêu cho cô. - ....Đ ọc mục tiêu của - Đọc mục tiêu. bài nào? - ...đọc lại cho cô. - Đọc lại mục tiêu. - Trong tiết 1 chúng ta - Lắng nghe. cùng nhau tìm hiểu mục tiêu: Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm; Kể câu chuyện hai anh em; Viết chữ hoa N. A. Hoạt động Đe thực hiện được các - Lắng nghe. mục tiêu đó cô mời cả lóp cơ bản * Hoạt động chung cả lóp cùng bước vào phần A. Hoạt động cơ bản. - Hoạt động 1: - ...Đ ọc yêu cầu hoạt - Hoạt động 1: Chơi trò chơi Chơi trò chơi động 1 cho cô. Tìm từ nhanh - Bây giờ cô sẽ cho cả lóp - Cả lóp nghe. chơi trò chơi Tìm từ nhanh Tìm từ nhanh.Trên tay cô là các thẻ từ chỉ đặc điểm của người và vật. Nhiệm vụ của các bạn là phải gắn các thẻ này vào 3 cột tương ứng trên bảng phụ. Lần lượt từng người lên gắn thẻ từ, xong quay về đúng cuối hàng. Sau 3 phút đội nào xếp đúng vào từng cột nhiều hơn là đội thắng cuộc. Cả lóp - Rồi ạ. hiểu luật chơi chưa.Trò chơi này có hai đội chơi, Một đội nam, một đội nữ. Bạn nào giơ tay đúng cô sẽ mời tham gia. Cô mời 5 bạn nữ. M ời....; 5 bạn -G iơ tay tham gia. nam. Mời ... - Hai đội đã sẵn sàng chơi - Rôi ạ. chưa? - Các bạn dưới lóp sẽ vừa - Vâng ạ. làm trọng tài, vừa cổ vũ cho 2 đội chơi nhé. - Trò chơi "bắt đầu”. Lớp - HS chơi. mình cùng cổ vũ cho 2 a) Đặc đội chơi. điểm về điểm về điểm về - Cả lóp cùng kiểm tra kết tính quả của 2 đội chơi. tình của sắc của dáng (nếu HS xếp sai, cho tự một của xếp lại và nói rõ cho HS người b) Đặc màu một vật Cả lóp vật chúc từ đúng. Hoạt nhóm động Hôm trước, chúng ta đã - Hoạt động 2: được đọc và tìm hiểu câu Kê câu chuyện chuyện Hai anh em Hai anh -tố t - trăng - tròn - hiền - đỏ - vuông - ngoan - xanh -g ầy - chăm - hồng - cao - lười - tím - mập mùng - Vỗ tay. độ i...đ ã gắn được nhiều * hình người, biết vì sao sai). - c) Đặc em. Trong hoạt động 2, các bạn sẽ được kê lại câu chuyện đó. Đọc yêu cầu - Hoạt động 2: Kể lại từng hoạt động 2 ..... đoạn câu chuyện Hai anh - Bạn nào cho cô biết : em theo gợi ý sau: + Mở đầu câu chuyện là + Mở đầu câu chuyện là từ từ đâu đến đâu? Cô đầu đến để cả ở ngoài đồng ạ. m ời... Đúng rồi. Phần mở đầu tương ứng với đoạn 1 trong câu chuyện. + Ỷ nghĩ và việc làm của + Đoạn 2 ạ. người em nằm trong đoạn nào của câu chuyện? M ời... + Ý nghĩ và việc làm của + Từ: Cũng đêm hôm ấy đến người anh là từ đâu đến phần của em ạ. đâu?...nào. + Như vậy, kết thúc câu + Đúng ạ. chuyện là đoạn 4 đúng không? Cô mời các nhóm phân + Kể theo phần được phân ở chia, mỗi bạn kể 1 phần trong nhóm. câu chuyện Hai anh em. - Cả lớp có muốn nghe - Có ạ. nhóm chuyện không? số....kể Hai lại câu anh em Mời nhóm sô.... + Kê nôi tiêp câu chuyện Haỉ anh em. - Mời 1 nhóm khác. Cô + Nhóm số kể lại câu mời nhóm ... chuyện. - Tình cảm của hai anh em trong câu chuyện như - Hai anh em rất yêu thương thế nào? nhau, biết lo lắng cho nhau. Tình cảm của họ thật chân thành, cảm động. * Hoạt động Vừa rồi, chúng ta đã thực - Lắng nghe. chung cả lóp hiện được mục tiêu kế câu chuyện Hai anh - Hoạt động 3: em.Bây giờ, mời cả lóp Hướng dẫn viết cùng quan sát và nghe cô chữ hoa N hướng dẫn viết chữ hoa N. - Cả lớp quan sát cô viết - HS quan sát và nghe cô chữ hoa N cỡ vừa trên hướng dẫn cách viết chữ hoa bảng. + Chữ hoa N cở vừa cao 5 ô li, rộng 7 ô li. + Chữ hoa N có 3 nét: N1: Nét móc ngược trái: Đặt bút trên đường kẻ ngang số 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, N. hơi lượn sang phải; Khi chạm tới đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 thì dùng lại. N2: Thẳng xiên: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để vẽ nét thẳng xiên; dùng bút ở đường kẻ ngang 1, giữa đường kẻ dọc 4 - 5 . N3: Móc xuôi phải: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để vẽ nét móc xuôi phải tù' dưới lên (hơi nghiêng về bên phải) đến đường kẻ ngang số 6 và dường kẻ dọc 6 thì lượn cong xuống; dừng bút ở đường kẻ ngang 5 và giữa đường kẻ dọc 6 - 7 . - Cả lóp đã hiểu cách viết - Rồi ạ. chữ hoa N cỡ vừa chưa? - Cả lớp cùng quan sát - HS quan sát video hướng đoạn video hướng dẫn dẫn viết chữ hoa N. viết chữ hoa N. - Bạn nào cho cô biết, - Chữ hoa N cỡ nhỏ cao 2,5 chữ hoa N cỡ nhỏ cao li ạ. mấy li. - Bây giờ cô mời cả lớp - Cả lớp quan sát. cùng quan sát cô viết chữ Nghĩ cỡ nhỏ. Đầu tiên viết chữ hoa N cao 5 li, viết tiếp chữ g với nét khuyết dưới kéo xuống 1,5 li và dừng bút ở 0,5 li. Sau đó viết chữ h với nét khuyết trên cao 2,5 li. Cuối cùng viết chữ i cao 1 li và dấu ngã ở trên chữ i. Lớp mình đã rõ cách viết - Rồi ạ. chữ Nghĩ chưa? - V ớ i từ Nghĩ, chúng ta có cụm từ ’’Nghĩ trước nghĩ sau". Cả lóp lun ý khoảng cách giữ các chữ là 1 con chữ o. * Hoạt động các nhân - Hoạt động 4: - Chúng ta cùng luyện - HS viết: Viết chữ hoa N viết các chữ trên bảng + 1 dòng chữ hoa N cỡ to. vào vở. + 1 dòng cỡ hoa N cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Nghĩ. + 2 lần từ ngữ cỡ nhỏ: Nghĩ trước nghĩ sau. * Củng cố, dặn - Trong tiết học vừa rồi, - Lắng nghe. dò cô thấy các bạn đã kể được câu chuyện Hai anh em rôi. Tuy nhiên phần viết chữ hoa N, cô thấy còn nhiều bạn viết vẫn chưa đẹp. về nhà, các bạn cần luyện viết nhiều hơn. - Tiết học của chúng ta - Lóp nghỉ. kết thúc rồi. Cô mời bạn chủ tịch cho lớp nghỉ. Phục lục 2: Trích biên bản dự giờ Môn: Tiếng Việt Lớp: 2A1 BÀI 11A. ÔNG BÀ YÊU THƯƠNG EM NHƯ THẾ NÀO ( TIẾT 1+2) Giáo viên dạy: Đỗ Thị Hiền Hòa Trường Tiểu học Đống Đa Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. K hởi động Chơi trò chơi Truyền thư. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài Người thân trong gia đình em có những ai? (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em). Ngoài bố mẹ, anh chị em thì ông bà là người luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc cho chúng ta. Hôm nay cô và cả lớp cùng nhau học bài 11A Ô ng bà yêu thư ơng em n h ư thế nào. Các em mở sách trang 16 chúng ta cùng học bài. Ghi bảng. b) Bàỉ mới * Tìm hiểu mục tiêu - Cho HS đọc mục tiêu. - Mục tiêu tiết 1+2: + Đọc và hiểu câu chuyện bà cháu. + Nói về tình cảm và sự chăm sóc của ông bà dành cho cháu. + Mở rộng vốn từ về đồ dùng trong gia đình. A. H oạt động cơ bán * Hoạt động cặp đôi - Hoạt động 1: Quan sát tranh và đọc câu dưới tranh. + 1 HS đọc yêu cầu hoạt động 1. + Treo tranh (HS quan sát). + Cho HS đọc theo cặp đôi. + Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 câu bên dưới tranh. - Hoạt động 2: Kế cho bạn nghe ông bà em đã yêu quý và chăm sóc em như thế nào. + 1 HS đọc yêu cầu hoạt động 2. + Từng cặp dôi kế cho nhau nghe ông bà yêu thương mình như thế nào. + Gọi 1-2 HS kể. * Hoạt động chung cả lóp [...]... sở lí luận của đề tài Chương 2: Thực trạng khả năng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng việt Chương 3: Thử nghiệm hình thành và phát triển các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh lớp 2 thông qua môn Tiếng việt Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo và phục lục 4 NỘ I D U N G CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ L U Ậ N C Ủ A ĐÊ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu trí nhớ Trí nhớ là thuộc tính chung của. .. đánh giá bài làm của học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa trong môn Tiếng Việt của học sinh lóp 2A1 và 2A6 trước khi thử nghiệm quả Lớp Lóp 2A1 Lóp 2A6 Ghi nhớ máy móc và ghi Ghi nhớ ý nghĩa ở nhớ ý nghĩa ở mức độ thấp mức độ cao 67,39% 32, 61% (31 HS) (15 HS) 76,09% 23 ,91% (35 HS) (11 HS) Ket quả điều tra cho thấy một số học sinh đã biết sử... tiểu học tăng lên, ở lóp 5 sự ghi nhớ kiến thức có thể gấp 2- 3 lần lớp 1 ,2 Tính trực quan vẫn giữ vai trò quan trọng trong trí nhớ của học sinh Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ xác định đặc điểm chung của trí nhớ học sinh tiểu học, chứ không đi vào nghiên cứu kĩ, tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của học sinh từng khối lớp ở bậc Tiếu học 1 .2 Khái niệm 1 .2. 1 Trí nhớ "Trí nhớ là một quá trình. .. học lớp 2 trong các trường Tiểu học / .2. 6 Tiếng việt Tiếng việt còn gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn bốn triệu người Việt 8 hải ngoại, Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam 1 .2. 7 Môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt là một môn học. .. 1 .2. 3 Ghi nhớ ý nghĩa Ghi nhớ ý nghĩa dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó Tức là ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiếu bản chất của nó 1 .2. 4 Học sinh tiểu học Học sinh tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 11 tuổi(từ lớp 1 đến lớp 5) và được học trong trường Tiếu học / .2. 5 Học sinh lớp 2 Trẻ em 7 tuổi được bắt đầu học. .. biện pháp ghi nhớ máy móc và ghi nhó’ ý nghĩa của học sinh lớp 2, căn cứ vào nội dung chương trình tiếng việt lớp 2, đặc trung của bài chính tả điền khuyết (phải hiểu đúng nghĩa của từ để viết đúng chính tả) Đối với các bài tập này nếu học sinh biết áp dụng cách ghi nhớ ý nghĩa sẽ đem lại kết quả chính xác, rõ ràng hơn ghi nhớ máy móc Vì vậy, tôi đã xây dựng một số bài tập để kiểm tra học sinh Cách... cần ghi nhớ những ý chính mà có khi cần phải ghi nhớ những bài thơ, những đoạn văn, công thức, quy tắc, do đó chúng ta phải dạy cho học sinh biết kết họp cả hai loại ghi nhớ này trong quá trình học tập 25 CHƯƠNG 2 T H ự C T R Ạ N G K H Ả N Ă N G G H I N H Ớ Ý N G H ĨA C Ủ A H Ọ C SIN H L Ớ P 2 T H Ô N G Q U A M Ô N T IẾ N G V IỆ T 2. 1 Thực trạng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 2.1.1.Khả năng ghi nhớ. .. liệu học tập cũng như gặp không ít khó khăn khi làm dạng bài tập này hay các bài tập khác vì ghi nhớ ý nghĩa của các em còn quá yếu lại chưa chú ý rèn luyện Căn cứ vào số liệu và phân tích trên đây ta thấy khả năng ghi nhó’ ý nghĩa ở mức độ cao của học sinh các lớp nghiên cún vẫn còn thấp, và đa số học sinh ghi nhớ máy móc tài liệu học tập ■ Đe điều tra ghi nhớ theo '’điểm tựa” của học sinh lóp 2, tôi... mỗi học sinh một phiếu bài tập, yêu cầu học sinh trả lời các yêu cầu của bài tập trong một khoảng thời gian nhất định - Học sinh ghi ra giấy phần bài làm của mình - Sau đó giáo viên thu lại, phân tích số liệu theo các loại sau: Môn Tiếng Việt + Học sinh tìm đúng các từ để điền nhưng không giải thích được ý nghĩa của từ (ghi nhớ máy móc) + Học sinh tìm đúng từ và giải thích được nghĩa của từ (ghi nhớ ý. .. được những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó Tức là ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiểu bản chất của nó Ở đây, quá trình ghi nhớ gắn liền với quá trình tư duy và tưởng tượng nhằm nắm lấy bản chất của tài liệu Do vậy người ta còn gọi ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ lôgic Loại ghi nhớ này gắn liền với tư duy của con người Ghi nhớ ý nghĩa là lại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức, nó đảm ... làm học sinh, thu kết sau: Bảng 1: Kết ghi nhớ máy móc ghi nhớ ý nghĩa môn Tiếng Việt học sinh lóp 2A1 2A6 trước thử nghiệm Lớp Lóp 2A1 Lóp 2A6 Ghi nhớ máy móc ghi Ghi nhớ ý nghĩa nhớ ý nghĩa. .. điểm: Ghi nhớ máy móc Ket điều tra ghi lại bảng sau: Bảng 4:Kết ghi nhớ máy móc ghi nhớ ý nghĩa môn Tiếng Việt học sinh lóp 2A1 2A6 trước thử nghiệm Ghi nhớ máy móc Ghi nhớ ý nghĩa Ghi nhớ ý nghĩa. .. nghiên cún 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quá trình ghi nhớ ý nghĩa học sinh lóp thông qua môn Tiếng Việt 3 .2 Khách nghiên cứu 92 học sinh Tiểu học Phạm vi nghiên cửu 4.1 Khách thể Chỉ nghiên CÚ01 học

Ngày đăng: 16/10/2015, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan