Một số cách mở bài cho bài văn tự sự

1 5.6K 16
Một số cách mở bài cho bài văn tự sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI CHO BÀI VĂN TỰ SỰ Cách 1/ Dùng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả để giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (Mở bài trong "Món quà sinh nhật" - SGK) Cách 2/Dùng phương thức tự sự là chính (có kết hợp với biểu cảm) để nêu kết quả của sự việc hoặc kết cục số phận của nhân vật lên trước sau đó dùng một vài câu dẫn dắt để quay về từ đầu diễn biến cốt truyện. VD: Hoan hô ! Hoan hô! Sẻ em giỏi quá! Cả khu rừng xôn xao những tiếng reo vui. Việc sẻ em biết bay đã trở thành một sự kiện thật quan trọng. Từ chị Sóc nâu cho đến bác Nhím già, ai cũng có lơì chúc mừng khiến sẻ em cảm động ứa nước mắt. Nhưng để có được niềm vui ngày hôm nay, đâu phải điều đơn giản. Nghĩ lại chuyện cũ, sẻ em cứ xấu hổ mãi. Cách 3/ Dùng hình thức miêu tả là chính để dẫn dắt vào câu chuyện. VD: Sau một đêm mưa rào, bầu trời quang đãng hẳn. Bình minh lên. Một bình minh thật trong trẻo. Đâu đó trong không gian vẫn còn đọng chút hương vị của trận mưa đêm. Mặt trời lên cao dần. Những tia nắng vàng tươi làm cảnh vật thêm bừng sáng. Cây cối trong khu vườn xôn xao. Chúng hớn hở phô ra những bộ cánh xanh rờn lấp lánh những giọt nước mưa còn đọng lại. Cách 4/ Dùng phương thức biểu cảm là chính để dẫn vào câu chuyện (thường dành cho những câu chuyện có tính chất hồi tưởng hoài niệm). VD: Tuổi thơ - hai tiếng thật kì diệu thiêng liêng, có lẽ bởi vì thế mà ai cũng nâng niu giữ gìn trong trái tim mình. Đó là những hoài niệm đẹp khó phai mờ: Đêm trăng nghe bà kể chuyện cổ tích, buổi chiều thả diều trên con đê làng... Và với tôi cũng vậy, kỉ niệm về mùa thu năm ấy với hình ảnh người cha cứ sáng mãi cứ dội về mỗi khi nhớ lại, mỗi khi bâng khuâng....

MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI CHO BÀI VĂN TỰ SỰ Cách 1/ Dùng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả để giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (Mở bài trong "Món quà sinh nhật" - SGK) Cách 2/Dùng phương thức tự sự là chính (có kết hợp với biểu cảm) để nêu kết quả của sự việc hoặc kết cục số phận của nhân vật lên trước sau đó dùng một vài câu dẫn dắt để quay về từ đầu diễn biến cốt truyện. VD: Hoan hô ! Hoan hô! Sẻ em giỏi quá! Cả khu rừng xôn xao những tiếng reo vui. Việc sẻ em biết bay đã trở thành một sự kiện thật quan trọng. Từ chị Sóc nâu cho đến bác Nhím già, ai cũng có lơì chúc mừng khiến sẻ em cảm động ứa nước mắt. Nhưng để có được niềm vui ngày hôm nay, đâu phải điều đơn giản. Nghĩ lại chuyện cũ, sẻ em cứ xấu hổ mãi. Cách 3/ Dùng hình thức miêu tả là chính để dẫn dắt vào câu chuyện. VD: Sau một đêm mưa rào, bầu trời quang đãng hẳn. Bình minh lên. Một bình minh thật trong trẻo. Đâu đó trong không gian vẫn còn đọng chút hương vị của trận mưa đêm. Mặt trời lên cao dần. Những tia nắng vàng tươi làm cảnh vật thêm bừng sáng. Cây cối trong khu vườn xôn xao. Chúng hớn hở phô ra những bộ cánh xanh rờn lấp lánh những giọt nước mưa còn đọng lại. Cách 4/ Dùng phương thức biểu cảm là chính để dẫn vào câu chuyện (thường dành cho những câu chuyện có tính chất hồi tưởng hoài niệm). VD: Tuổi thơ - hai tiếng thật kì diệu thiêng liêng, có lẽ bởi vì thế mà ai cũng nâng niu giữ gìn trong trái tim mình. Đó là những hoài niệm đẹp khó phai mờ: Đêm trăng nghe bà kể chuyện cổ tích, buổi chiều thả diều trên con đê làng... Và với tôi cũng vậy, kỉ niệm về mùa thu năm ấy với hình ảnh người cha cứ sáng mãi cứ dội về mỗi khi nhớ lại, mỗi khi bâng khuâng....

Ngày đăng: 15/10/2015, 18:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan