Một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của noam chomsky luận văn ths triết học

101 969 6
Một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của noam chomsky  luận văn ths  triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------------------------- VƢƠNG THỊ PHƢƠNG MỘT SỐ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ CỦA NOAM CHOMSKY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- VƢƠNG THỊ PHƢƠNG MỘT SỐ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ CỦA NOAM CHOMSKY Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn. Vì vậy, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Sau đại học cùng các thầy, cô trong khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã giúp đỡ cho tôi trong học tập và nghiên cứu luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô phản biện đã đọc, góp ý và sửa chữa cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng gia đình luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vƣơng Thị Phƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn. Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất kì đề tài luận văn thạc sĩ nào đã được công bố ở Việt Nam. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài. Người cam đoan Vƣơng Thị Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ VÀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA NOAM CHOMSKY ...............................................................11 1.1. Khái quát về triết học ngôn ngữ .........................................................................11 1.1.1. Triết học ngôn ngữ là gì? ................................................................................11 1.1.2. Khái lược lịch sử triết học ngôn ngữ ..............................................................12 1.2. Noam Chomsky: cuộc đời và sự nghiệp ............................................................35 1.2.1. Cuộc đời ..........................................................................................................35 1.2.2. Sự nghiệp .........................................................................................................38 Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................46 Chƣơng 2. NHỮNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ CƠ BẢN CỦA NOAM CHOMSKY ................................................................................................47 2.1. Chomsky bàn về ngôn ngữ .................................................................................47 2.1.1. Quan niệm của Chomsky về bản chất ngôn ngữ .............................................47 2.1.2. Các quy tắc tạo sinh câu .................................................................................55 2.2. Chomsky bàn về ý thức/ hoạt động trí não ..........................................................64 2.2.1. Chủ nghĩa duy lí và quan điểm của Chomsky ...................................................64 2.2.2. Cơ chế bộ não sinh ra ngôn ngữ.......................................................................71 2.3. Chomsky bàn về thụ đắc ngôn ngữ ....................................................................75 2.3.1. Thiết bị thụ đắc ngôn ngữ ...............................................................................75 2.3.2. Cơ chế trẻ em thụ đắc ngôn ngữ .....................................................................80 Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................92 KẾT LUẬN...................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Noam Chomsky được cả thế giới biết đến là một giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ nổi tiếng có ảnh hưởng lớn trong thời đại chúng ta. Vị trí của Chomsky trong khung cảnh trí tuệ thế giới là độc nhất vô nhị. “Theo cứ liệu thống kê của “Arts and Humanities Citation Index”, trong khoảng thời gian 1980-1992, Chomsky là một trong những học giả được trích dẫn nhiều nhất” [4, tr. 40]. Và theo cuộc bầu chọn những người trí tuệ trên thế giới vào năm 2005 do tạp chí Prospect của Anh thực hiện thì “Noam Chomsky là người có trí tuệ nhất thế giới” [12, tr.175]. Ông là nhân vật hàng đầu trong cuộc cách mạng tri nhận (cognitive) của những năm 1950 và 1960 đồng thời chi phối lĩnh vực ngôn ngữ học kể từ đó. Tên tuổi của ông gắn liền với ngữ pháp cải biến – tạo sinh (Generative –Transformational Grammar), là một tấm biển chỉ đường, là nguồn cổ vũ cho nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và là điểm so sánh cho hầu hết các học giả. Đôi khi, ông còn được coi là “cha đẻ” của ngôn ngữ học hiện đại. Chomsky được biết đến không chỉ trong ngôn ngữ học mà trong cả triết học ngôn ngữ. Trong triết học ngôn ngữ, ông bàn đến những vấn đề: sự đối lập giữa ngữ năng/ năng lực ngôn ngữ (linguistic compentence) và ngữ thi/ sự thực hiện ngôn ngữ (linguistic performance). Chính ở đó ngữ năng của con người và tri thức ngôn ngữ có quan hệ rất chặt chẽ trong các biểu đạt. Tư tưởng của Chomsky tập trung vào các cơ chế ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung, sự hiểu biết có tính ngầm ẩn và bản năng của chúng ta. Cơ chế này gắn liền với hoạt động trí não (mind) của con người, đó là những hoạt động có ý thức. Bằng việc đưa ra một sự phân biệt quan trọng ngữ năng và ngữ thi, Chomsky xem ngữ pháp của một ngôn ngữ là cơ chế hợp thành ngữ năng. Theo ông, nghiên cứu ngôn ngữ là nghiên cứu ngữ năng có tính chất chung, phổ quát cho mọi ngôn ngữ, không phải là lí thuyết về ngữ thi. Từ đó, Chomsky đặt ra những vấn đề rất đáng chú ý như: ngữ pháp phổ quát (Universal grammar) và ngữ pháp đặc thù (Particular grammar), các quy tắc tạo sinh (genernative rules), sự khác biệt giữa ngôn ngữ nội tại (Internal language- viết tắt là I-language) nằm trong người học và ngôn ngữ 2 ngoại tại (External language- viết tắt là E-language) nằm ngoài người học và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition) ở trẻ em. Chính những nghiên cứu này của Chomsky đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu khác như: vấn đề thụ đắc ngôn ngữ trong tâm lý học, nghiên cứu trong trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính, việc dạy và học ngoại ngữ. Chomsky đã làm một “cú hích” cho sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics), một lí thuyết đi sâu vào việc khảo sát các quá trình trí não trong việc sử dụng tri thức và nhận thức ngôn ngữ. Đối với triết học ngôn ngữ (philosophy of language), ông cũng có những đóng góp có giá trị. Triết học ngôn ngữ là một lĩnh vực của triết học có nhiệm vụ không chỉ nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, chức năng của ngôn ngữ, mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ mà còn làm rõ vấn đề bản chất ý nghĩa, sử dụng ngôn ngữ, nhận thức ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tại. Triết học ngôn ngữ của Chomsky tập trung vào ngữ năng nhằm làm rõ bản chất sáng tạo (creative), di truyền (genetic), chuyển đổi (transformational) của ngôn ngữ loài người. Ông luận chứng cho quan điểm nghiên cứu ngôn ngữ chính là nghiên cứu cách tổ chức và hoạt động của thực thể vật chất là trí não trong quá trình sinh ra các phát ngôn (utterance). Đó là những hoạt động có ý thức giúp chúng ta chuyển ngôn ngữ bên trong bộ não thành ngôn ngữ bên ngoài thông qua một hệ thống các quy tắc tạo câu. Theo ông, không có một khái niệm ngôn ngữ tường minh nào nằm ngoài ý thức của con người. Do vậy, nghiên cứu ngôn ngữ phải lấy kiến trúc tinh thần làm trọng tâm, kiến trúc hình thành nên kiến thức ngôn ngữ của chúng ta. Vì vậy, hệ vấn đề ngôn ngữ của Chomsky liên quan đến ngữ pháp phổ quát, ngôn ngữ hình thức bên trong trí não, tính bẩm sinh và thụ đắc ngôn ngữ, những vấn đề liên quan trực tiếp đến ngữ năng nhằm làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý thức (ý thức ở đây là hoạt động của trí não) mà lâu nay các nhà nghiên cứu thiếu hẳn những suy ngẫm dành cho nó. Khi nghiên cứu ngôn ngữ, Chomsky đã sử dụng một loạt phương pháp của toán học và các phương pháp của chủ nghĩa phân bố (distributionism) nhằm xây dựng một lí thuyết ngôn ngữ sao cho nó có thể lường trước được số lượng vô hạn các câu của ngôn ngữ tự nhiên bằng một tập hợp các quy tắc hữu hạn. Do đó, ông 3 đã đem đến cho triết học một diện mạo mới, một khuynh hướng độc đáo trong sự phát triển của tư duy nhân loại ở thế kỷ thứ XXI. Có thể khẳng định rằng, các tư tưởng Chomsky về ngôn ngữ có tầm quan trọng và tác động lớn. Trên thế giới, có nhiều học giả đã, đang và vẫn nghiên cứu về những quan điểm lí thuyết ngôn ngữ của ông nhưng ở Việt Nam mới chỉ có một số công trình nghiên cứu rất lẻ tẻ và rời rạc về Chomsky. Riêng về tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky thì cho đến nay chưa có tác giả nào đề cập đến. Vì vậy, nghiên cứu triết học ngôn ngữ của Chomsky sẽ là một vấn đề quan trọng và cần phải đặt ra. Đúng như nhà ngôn ngữ học người Anh, John Lyons nhận xét: “Bất luận lí luận ngữ pháp của Chomsky có chính xác hay không thì rõ ràng đó vẫn là lí luận ngữ pháp có sức sống nhất, có ảnh hưởng nhất hiện nay. Bất kì một nhà ngôn ngữ nào nếu không muốn tụt hậu trong xu thế phát triển của ngôn ngữ học đều không thể xem nhẹ cách xây dựng lí luận của Chomsky” [35, tr. 341]. Với những lí do như trên, tôi chọn vấn đề “Một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của Noam Chomsky” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Lí thuyết ngôn ngữ của Chomsky đã được nhiều học giả ở cả trong nước và thế giới nghiên cứu từ nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu đặc biệt là trong các sách giáo trình ngôn ngữ học, sách về lịch sử ngôn ngữ học đều nhắc tới lí thuyết cải biến - tạo sinh của ông. Do lí luận ngôn ngữ của Chomsky rất phức tạp, đa dạng, lại liên tục phát triển và đổi mới cộng thêm nguồn tài liệu ít ỏi và hiếm, lại chủ yếu bằng tiếng Anh nên vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu về tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky rất khó khăn. Trên thế giới, vào những năm 50-60 của thế kỷ trước, một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Chomsky là Syntactic Structures (Các cấu trúc cú pháp) đã được xuất bản năm 1957. Công trình này được nhiều tác giả tham chiếu và được đánh đánh giá là một trong những là một trong những thành tựu trí tuệ của thế kỷ XX. Nó làm thay đổi phương pháp tư duy, đánh dấu bước chuyển sang tư duy mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác. Trong tác phẩm 4 này, ông trình bày mục đích của lí thuyết ngôn ngữ về cơ bản là miêu tả cấu trúc cú pháp. Cấu trúc cú pháp bị quy định bởi những thuộc tính bẩm sinh của trí tuệ con người chứ không phải bởi các cấu trúc trong giao tiếp. Ông coi cú pháp là hệ thống tự trị (autonomous) không gắn với xã hội, dân tộc và văn hóa. Cấu trúc cú pháp gắn liền với cấu trúc bộ não. Về sau, Chomsky phát triển lý thuyết này trong công trình Aspects of the theory of syntax (Các bình diện của lý thuyết cú pháp) xuất bản năm 1965 với tham vọng rằng lý thuyết ngôn ngữ phải nhằm mục đích giải thích tất cả các mối quan hệ ngôn ngữ giữa hệ thống âm thanh với hệ thống nghĩa của ngôn ngữ đó. Hai cuốn sách đó của Chomsky luôn tạo hứng thú cho các nhà nghiên cứu, một cuốn được coi là công trình báo trước “cuộc cách mạng Chomsky”, khởi xướng những ý tưởng mới đột phá trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải thích về sự sáng tạo trong ngôn ngữ và giới thiệu ngữ pháp cải biến của riêng mình như là một cách giải thích có sức thuyết phục hơn về việc con người tạo ra các câu nói như thế nào. Và cuốn sách còn lại cũng là sự tiếp nối tinh thần ấy nhưng ông đã tiến lên một bình diện khác cao hơn. Cả hai cuốn đều giúp chúng ta hiểu biết khái quát về quan điểm ngôn ngữ của Chomsky và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ của ông. Tiếp đó, trong các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, tư tưởng ngôn ngữ của Chomsky đã được giới thiệu tương đối sâu sắc. Tiêu biểu là: The Philosophy of language (Triết học ngôn ngữ) của A.P.Martinich xuất bản 1996; The Chomsky - Foucault Debate on human nature (Tranh luận giữa ChomskyFoucault về bản chất con người) của The New Express xuất bản năm 2006 và The Cambridge Companion to Chomsky (Sách hướng dẫn về Chomsky) của Mc Gilvgray xuất bản năm 2007. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã cho thấy vị trí của Chomsky trong khung cảnh trí tuệ thế giới hiện đại. Ông mở đường cho một tư duy mới bằng sự mô tả toán học chính xác về một số đặc điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ loài người. Đồng thời, ông cũng thiết lập một cách giải thích độc đáo với luận điểm then chốt cho rằng có một cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh xác định khuôn mẫu bên trong ý thức, hoạt động của trí não. Ngôn ngữ được đánh thức trong trí não, theo một tiến trình đã xác định từ trước, giống như các thuộc tính sinh học 5 khác. Cấu trúc này gắn liền với ngữ pháp phổ quát. Với kiến thức bẩm sinh về hệ thống ngữ pháp phổ quát, đứa trẻ nhập tâm, tiếp nhận ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ thông qua kinh nghiệm. Ở Việt Nam, sớm nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của Chomsky, một số học giả đã chú ý tới ông nhưng nghiên cứu tương đối rời rạc, tiêu biểu là các công trình: Ngôn ngữ học, khuynh hướng – lĩnh vực – khái niệm (Tập I) xuất bản năm 1984 và Ngôn ngữ học, khuynh hướng – lĩnh vực – khái niệm (tập II) của Đái Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang-Vương Toàn, (Nxb Khoa học xã hội), xuất bản năm 1986. Trong hai cuốn sách này, một số khái niệm cơ về ngữ pháp cải biến tạo sinh của Chomsky được trình bày rải rác. Sau này, những khái niệm này được GS. TS Đỗ Hữu Châu đề cập đến trong Đại cương Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 1993. GS. TS Đỗ Hữu Châu không nghiên cứu tư tưởng ngôn ngữ của Chomsky. Phần lí thuyết về ngữ pháp tạo sinh của Chomsky trong cuốn sách này được GS. TS Đỗ Hữu Châu trích dịch từ Bách Khoa thư ngôn ngữ ra. Nó giới thiệu một cách đại cương về ngữ pháp tạo sinh của Chomsky, đó là: cơ sở của ngữ pháp tạo sinh, một số giả thuyết có tính chất tiên đề và ba giai đoạn ngữ pháp cải biến, bước đầu khảo sát một cách có hệ thống những khái niệm và các quy tắc chuyển đổi câu... mà tập trung chủ yếu về mặt cú pháp. Nghiên cứu một cách tương đối hệ thống lý thuyết ngữ pháp tạo sinh của Chomsky, phải kể đến công trình: Ngữ pháp tạo sinh của Nguyễn Đức Dân. Công trình này đã được xuất bản thành sách vào năm 2012, Nxb ĐHQG Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ quan tâm đến tư tưởng của Chomsky ở giai đoạn đầu từ năm 1957-1965, toàn bộ giai đoạn sau trong tư tưởng ngôn ngữ của Chomsky không được tác giả đề cập tới. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, những nội dung cơ bản về ngữ pháp tạo sinh của Chomsky đã được phân tích một cách rõ ràng. Nguyễn Đức Dân cho rằng mô hình lí thuyết ngữ pháp tạo sinh của Chomsky là lí thuyết về năng lực ngôn ngữ. Trên nền tảng đó, ông đưa ra những tư liệu bổ ích về ba mô hình ngôn ngữ của Noam Chomsky: ngữ pháp hữu hạn trạng thái, ngữ pháp thành tố trực tiếp và ngữ pháp tạo sinh. Đồng thời, ông cũng trình bày có hệ 6 thống về quy tắc tạo sinh câu và quá trình hình thành ngữ pháp chuyển đổi của Chomsky chủ yếu qua hai tác phẩm: Syntactic Structures (1957) (Các cấu trúc cú pháp) và “Aspects of the theory of Syntactic” (1965) (Các bình diện của lý thuyết cú pháp). Tác phẩm thứ nhất nhấn mạnh lý thuyết cú pháp là xây dựng các nguyên lí tạo câu, tác phẩm sau bổ sung thêm thành phần ngữ nghĩa trong miêu tả ngữ pháp, tác giả đã khái quát được những phát triển gần đây của ngữ pháp tạo sinh liên quan đến vấn đề ngữ nghĩa của câu từ đó chỉ ra hai khuynh hướng đối lập của ngữ pháp tạo sinh giai đoạn hiện nay là: lí thuyết chuẩn mở rộng (Extended Standard Theory) và ngữ nghĩa học tạo sinh (generative semantics). Tiếp theo, giới hạn trong đề tài cá nhân: Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, một số trường phái lý thuyết chính của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (20032004), Viện ngôn ngữ học, Viện khoa học xã hội Việt Nam, đã giới thiệu khái quát về thụ đắc ngôn ngữ theo mô hình bẩm sinh luận của Chomsky. Tuy nhiên, đây là một đề tài cá nhân cho nên tác giả chưa đi sâu vào những khía cạnh triết học ngôn ngữ trong tư tưởng của Chomsky. Trong cuốn Ngôn ngữ học (ghi chép và suy nghĩ) của Trần Văn Cơ, ngôn ngữ học của Chomsky được giành một mục nhỏ khi tác giả bàn đến ba hình hệ khoa học về ngôn ngữ. Trần Văn Cơ cũng không nghiên cứu về Chomsky, ông chỉ đề cập đến quan điểm của Chomsky từ góc độ tri nhận có nghĩa là nghiên cứu ngữ pháp cần gắn liền với ngữ nghĩa. Nghiên cứu nghĩa là nghiên cứu cơ chế nhận thức, là nghiên cứu tri nhận. Hiện nay, cũng có một số tài liệu bằng tiếng Việt quan tâm chú ý tới ngữ pháp tạo sinh của Chomsky. Chúng có thể được coi là cơ sở cho nghiên cứu những tư tưởng ngôn ngữ của Chomsky, tiêu biểu là: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Thiện Giáp, Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2012. Đây là một tài liệu hữu ích. Tác giả đã khái quát cơ sở triết học và nhận thức luận của lí thuyết cải biến – tạo sinh của Chomsky, nêu những tư tưởng ngôn ngữ cơ bản của Chomsky qua ba giai đoạn: mô hình ngôn ngữ thứ nhất (19571965), Lí thuyết chuẩn (1965-11970) và Lí thuyết chuẩn mở rộng (từ 1970 trở đi). Công trình này chỉ rõ phương pháp nghiên cứu của lí thuyết ngữ pháp tạo sinh của 7 Chomsky nhưng vẫn chưa đi vào vấn đề triết học ngôn ngữ của ông. Bên cạnh đó, còn có một số tư liệu dịch như: Những cơ sở triết học ngôn ngữ do Trúc Thanh dịch, Nxb Giáo dục xuất bản năm 1984, dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt, Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây của Lưu Nhuận Thanh do Đào Hà Ninh dịch, Lược sử ngôn ngữ học của R. H. Robins do Hoàng Văn Vân dịch, và hai cuốn sách: Language and mind (1968)( Ngôn ngữ và ý thức) và New Horizons in the Studies of Language and Minds-(2000) (Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức) của Noam Chomsky cũng do Hoàng Văn Vân dịch. Các tài liệu này đề cập tới tư tưởng của Chomsky một cách trực tiếp. Trong đó, Chomsky đã lý giải ngôn ngữ theo cách nội hiện về khả năng ngôn ngữ của loài người. Ý tưởng của Chomsky cho rằng, kiến thức ngôn ngữ có tính cá thể nằm trong bộ não, tư duy con người. Ông luận giải sở dĩ con người thụ đắc ngôn ngữ mẹ đẻ một cách nhanh chóng là do trong trí não chúng ta có hệ thống các qui tắc ngữ pháp của ngữ pháp phổ quát bẩm sinh. Quan điểm này của Chomsky đã đưa ra một thách thức mới và gây phấn khích trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức. Ý thức ở đây, được Chomsky hiểu toàn bộ quá trình tinh thần bên trong bộ não góp phần sinh ra các phát ngôn. Năm 2002, Noam Chomsky tiếp tục nghiên cứu về các khía cạnh của ngôn ngữ và bộ não cũng như mối quan hệ giữa chúng với công trình On nature and language (Về tự nhiên và ngôn ngữ), tác giả luận văn đã tiếp cận được công trình này. Ngoài những công trình bàn trực tiếp về Chomsky, có một số cuốn sách giới thiệu trực tiếp về tư tưởng triết học ngôn ngữ có liên quan đến Chomsky, đó là cuốn: Philosophy of language a contemporary introduction (Triết học ngôn ngữ sự giới thiệu đương đại) của W. Lycan xuất bản năm 2000. Với công trình này, W.Lycan trình bày rõ các chủ đề của triết học ngôn ngữ đương đại là: nghĩa và quy chiếu, vấn đề tên riêng, ngữ nghĩa chân – ngụy và các vấn đề khác về ẩn dụ và phép loại suy mà trong đó định vị được triết học ngôn ngữ nói chung và tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky nói riêng trong bối cảnh hiện đại. Từ sự tổng quan các tài liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng các tài liệu nghiên cứu về Chomsky chủ yếu được dịch từ Tiếng Anh ra tiếng Việt và mới chỉ trình bày 8 và phân tích tư tưởng của Chomsky dưới góc độ ngôn ngữ, tâm lý, triết học và logic, chưa đi vào vấn đề triết học ngôn ngữ. Trong mảng luận văn, luận án, cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan triết học ngôn ngữ của Chomsky. Do vậy, tác giả bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một vài tư tưởng triết học ngôn ngữ chính của Chomsky. Đây là một đề tài rất mới mà đến nay khi đề cập đến tư tưởng triết học ngôn ngữ của ông vẫn là một vấn đề không đơn giản. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: tìm hiểu một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky, cụ thể là: Chomsky bàn về bản chất ngôn ngữ; ý thức/ hoạt động trí não và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em. Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ: + Trình bày khái quát về triết học ngôn ngữ: khái niệm, một vài nét lịch sử của triết học ngôn ngữ, các trào lưu chính và các chủ đề của triết học ngôn ngữ hiện đại. + Trình bày khái quát về cuộc đời và hoạt động sáng tạo của Noam Chomsky. + Khảo sát và nghiên cứu một số tư tưởng triết học ngôn ngữ chính của Chomsky về: bản chất ngôn ngữ; ý thức/ hoạt động trí não con người và thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky, cụ thể là: quan điểm của ông về bản chất ngôn ngữ, ý thức gắn liền với hoạt động bộ não và thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em. Phạm vi nghiên cứu: thuộc hai nguồn. Nguồn thứ nhất là một số tác phẩm gốc của Chomsky, cụ thể là: Syntactic Structures (Các cấu trúc cú pháp) xuất bản năm 1957, Aspects of the theory of syntax (Các bình diện của lý thuyết cú pháp xuất bản năm 1965, Language and mind (Ngôn ngữ và ý thức) xuất bản năm 1968 và New Horizons in the Studies of Language and (Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức) xuất bản năm 2000. Nguồn thứ hai là những tài liệu thứ cấp trong ngôn ngữ học bao gồm các nghiên cứu đánh giá của những người đi trước 9 về Chomsky. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên những khái niệm, phạm trù, quy luật của triết học ngôn ngữ. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học của Chomsky đã có trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ. Luận văn sử dụng các phương pháp như: đọc tài liệu về Chomsky, tổng thuật lại, phân tích – tổng hợp và đánh giá. 6. Cái mới của Luận văn Luận văn giới thiệu đến bạn đọc một cách khái quát về triết học ngôn ngữ và một số tư tưởng triết học ngôn ngữ chủ yếu của Chomsky, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ý thức. Từ đó, tác giả luận văn mong muốn cung cấp những vấn đề mới mẻ và lý thú cho người đọc, người nghiên cứu quan tâm đến tư tưởng triết học ngôn ngữ của Noam Chomsky. Vì thế, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu về triết học ngôn ngữ và các tư tưởng khác của ông. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản của luận văn gồm 2 chương 5 tiết. 10 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ VÀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA NOAM CHOMSKY 1.1. Khái quát về triết học ngôn ngữ 1.1.1. Triết học ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là một chủ đề luôn tạo được sự quan tâm và lôi cuốn đối với các nhà nghiên cứu. Triết học ngôn ngữ gắn liền với lý thuyết ngôn ngữ học. Bàn về bản chất và vai trò của ngôn ngữ đã được các nhà triết học đề cập đến từ thời cổ đại và việc nghiên cứu ngôn ngữ cho đến nay phản ánh rõ ràng lập trường nghiên cứu của họ đối với các vấn đề cơ bản của triết học. Triết học ngôn ngữ trước hết là một lĩnh vực của triết học nghiên cứu hoạt động ngôn ngữ. Triết học ngôn ngữ xem xét hoạt động ngôn ngữ như một đối tượng đã biết và tìm hiểu mối quan hệ của nó với những đối tượng khác, được coi là khu biệt với nó. Nó đi vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và triết học, giữa ngôn ngữ và tư duy, giữa ý thức và hiện thực khách quan, đi vào nguồn gốc và sự phát triển lịch sử của ngôn ngữ, bản chất và vai trò và giá trị của ngôn ngữ cũng như sự phụ thuộc về mặt thế giới quan và phương pháp luận của các công trình nghiên cứu triết học về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, v.v... tức là nó nghiên cứu mặt bên ngoài của ngôn ngữ. Triết học ngôn ngữ cũng được hiểu là sự nghiên cứu về mặt triết học các quy luật bên trong của sự cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ. Lĩnh vực này đặt trọng tâm vào phân tích ngôn ngữ, khảo sát những vấn đề của cú pháp logic, ngữ nghĩa logic, giao tiếp ngôn ngữ hoặc cái gọi là “hàng rào ngôn ngữ”... Đặc biệt gần đây sự lạm dụng tên gọi của các công trình triết học phân tích được mệnh danh là triết học ngôn ngữ đã gây ra những hướng suy nghĩ không đúng về triết học ngôn ngữ. Cũng có ý kiến phân biệt triết học ngôn ngữ, lĩnh vực chủ yếu đi sâu những vấn đề của nhận thức với triết học của ngôn ngữ học, vốn quan tâm đến vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Cách phân chia như thế không cơ bản vì không thể tách rời nhận thức với lý thuyết và phương pháp. Triết học ngôn ngữ cần phải được nhận thức lại cho phù hợp với vị trí và vai trò của nó trong triết học, trong 11 ngôn ngữ học cũng như trong lịch sử các khoa học nói chung. Theo chúng tôi, triết học ngôn ngữ theo nghĩa rộng là tập hợp những luận điểm, những quan niệm triết học về nguồn gốc, bản chất và chức năng hoạt động của ngôn ngữ, bản chất của ý nghĩa (meaning), và nhận thức ngôn ngữ đồng thời luận chứng cho mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý thức, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới. Theo nghĩa hẹp, triết học ngôn ngữ còn được xem như một lĩnh vực nghiên cứu của triết học có nhiệm vụ không chỉ nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa tư duy và ngôn ngữ mà còn làm rõ vai trò xây dựng của ngôn từ câu cú trong các hình thức tranh biện khác nhau, trong nhận thức và trong cấu trúc của ý thức và tri thức. Để hiểu được những nét cơ bản của triết học ngôn ngữ với tư cách là một lĩnh vực của triết học trước hết chúng ta hãy điểm qua lịch sử hình thành và phát triển của nó. 1.1.2. Khái lược lịch sử triết học ngôn ngữ Thuật ngữ “triết học ngôn ngữ” do P. I. Zitexki (1900), A. Marty (1910), K. Vossler (1925), Q. Funker (1928), M. M Baxtin và V.N Volosilow (1929) đề xuất và được phổ biến rộng rãi vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, chủ yếu ở Đức, Anh, Mỹ, và một số nước Đông Âu… với các đại diện tiêu biểu như Carnap, Quine, Tarski, Wittgenstein hậu kỳ... Tuy nhiên, những tư tưởng về triết học ngôn ngữ đã có từ thời Cổ đại. Nó gắn liền với lý thuyết ngôn ngữ. 1.1.2.1. Thời Cổ đại Triết học ngôn ngữ có lẽ cũng có một lịch sử lâu dài như chính lịch sử triết học vậy. Ngay từ thời cổ đại, một số triết gia đã có những suy ngẫm mang tính triết học về ngôn ngữ. Ở Phương Tây, nghiên cứu về ngôn ngữ trải dài trở lại thế kỷ thứ V TCN với Socrates (470-399 TCN), Plato (429-347 TCN), Aristotles (384-322 TCN), và các nhà khắc kỷ (trường phái triết học Stoics). Trong các nghiên cứu của họ, ngôn ngữ có một vị trí quan trọng. Đến nay, chúng ta không biết nhiều về các nghiên cứu của Socrates. Ông không để lại tác phẩm nào. Chỉ có thể tìm thấy quan điểm của ông trong một số tác phẩm của Xenophone (430-355 TCN) hay của Plato, song cũng 12 khó có thể nói được đâu là quan điểm của Socrates. Ở Hy Lạp cổ đại, các triết gia tranh luận chủ yếu xoay quanh hai đề tài: nguồn gốc ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Xoay quanh đề tài thứ nhất, có hai quan niệm trái ngược nhau: một số (các nhà ngụy biện và khắc kỷ thuộc trường phái triết học Stoics) cho rằng ngôn ngữ xuất hiện một cách tự nhiên; số khác lại cho rằng ngôn ngữ nảy sinh theo thói quen. Một bên là chủ trương từ của ngôn ngữ là do tự nhiên, do bản tính của sự vật mà có, và một bên là chủ trương từ do quy ước mà có. Các quan điểm này xuất phát từ tranh luận về mối quan hệ giữa tên gọi (từ) và sự vật. Aristotles, nhà triết học vĩ đại thời cổ đại, theo quan điểm thứ hai, cho rằng: “Ngôn ngữ hình thành do thói quen vì tự nhiên không đẻ ra tên gọi… Lời nói là sự thể hiện của tư tưởng kinh nghiệm, còn văn tự là sự thể hiện của lời nói. Chủng tộc khác nhau thì lời nói và chữ viết không giống nhau. Nhưng sự phản ánh của tư tưởng con người là giống nhau, từ vựng của một ngôn ngữ là dấu hiệu tư tưởng” [trích theo 35, tr. 22]. Platon (427-347 tr.CN), nhà triết học duy tâm khách quan, là học trò của Socrates. Ông đã nhớ lại lời dạy của thầy và viết thành nhiều quyển sách dưới hình thức đối thoại. Trong các đối thoại, Cratylus là tác phẩm bàn kỹ nhất về ngôn ngữ. Plato đã có nhiều đóng góp có giá trị khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tên gọi và vật. Trong đối thoại Cratylus, Plato đặt ra câu hỏi liệu tên các sự vật được xác định theo quy ước hay theo tự nhiên? Tên biểu hiện một thuộc tính nào đó của đối tượng được gọi tên. Ông phê phán quan điểm quy ước vì hậu quả dẫn đến của nó là mọi vật đều có thể được gọi tên theo quy ước. Do đó, nó không thể giải thích việc ứng dụng chính xác hoặc không chính xác của một tên gọi. Ông tuyên bố rằng có một tính đúng đắn tự nhiên cho các tên. Ông chỉ ra rằng từ ghép và cụm từ sẽ có một loạt các tính đúng đắn. Ông cũng cho rằng tên nguyên thủy đã có một đúng đắn tự nhiên, bởi vì mỗi âm vị đại diện các ý tưởng cơ bản hay những cảm xúc. Tên gọi là hình mẫu, cho nên nó không biểu hiện toàn bộ đối tượng mà chỉ biểu hiện những thuộc tính có sẵn, gọi là bản tính của vật. Gọi tên đúng bản tính của vật, biểu hiện việc sử dụng đúng các vật (ứng với bản tính của chúng) trong hoạt động ngoài ngôn ngữ. Ngoài ra, ông cũng bàn đến mối quan hệ giữa tư tưởng và lời nói. Platon cho rằng có sự thống 13 nhất giữa tư tưởng và sự biểu đạt bằng lời nói. Cái khác duy nhất là sự biểu đạt bằng lời kèm theo âm thanh. Theo ông: “ý kiến là sự biểu đạt bằng lời, nhưng nếu không có sự tham gia của giọng nói và nếu không nói với người khác chỉ yên lặng, hướng về bản thân (Thêêtet)” [trích theo 36, tr. 145]. “Bởi vậy, tư tưởng và lời nói là một, ngoại trừ cuộc nói chuyện của tinh thần với chính mình, chỉ nảy ra ở bên trong nó và không thành tiếng, mà ta gọi là tư duy” (Sophist)” [trích theo 36, tr. 145]. Hạn chế của ông là chỉ phân tích cấu trúc phán đoán logic biểu đạt bằng ngôn ngữ, chưa đi sâu vào phân tích ngữ pháp. Aristotles không chỉ bàn về nguồn gốc ngôn ngữ mà còn khẳng định rằng từ tự thân có ý nghĩa nhất định nhưng không thể chia thành những thành tố nhỏ hơn. Nghĩa của từ được cho gián tiếp qua ý niệm về sự vật trong ý thức con người. Ông cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa tư tưởng và lời nói. Ông nghiên cứu ngôn ngữ bằng việc gắn logic với sự biểu đạt tư duy bằng ngôn ngữ. Theo Aristotle, từ là biểu đạt của những khái niệm trong trí óc và không trực tiếp là hình ảnh âm thanh của sự vật. Từ đó, ông quan niệm rằng hình thức ngôn ngữ cũng là hình thức của tư duy, vì các phạm trù ngữ pháp và các phạm trù logic gắn chặt nhau. Tư tưởng của Zenon (496-429 TCN) cũng giống tư tưởng của Aristotle, ông cho rằng nghiên cứu hình thức tư duy không thể tách rời việc nghiên cứu các biểu đạt ngôn ngữ, vì nói đúng và tư duy đúng đều là việc của cùng một người. Epicure (341-270 TCN), nhà duy vật nổi tiếng thời kỳ Hy Lạp hóa đã đi sâu vào mặt xã hội của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ. Từ không phải được tùy tiện đặt ra mà bản chất của con người trong mỗi dân tộc có cách thể hiện riêng thành tiếng những cảm nghĩ của mình, trong đó sự khác biệt về nơi cư trú cũng có vai trò nhất định. Dần dần các dân tộc chấp nhận những quy ước sử dụng chung, hạn chế tính đa nghĩa của phát ngôn, làm cho nó ngắn và sát yêu cầu sử dụng hơn. Trường phái Stoics là một trường phái triết học hoạt động từ thế kỷ thứ III TCN đến thế kỷ thứ IV SCN. Họ là những người phản đối quan điểm của Aristotles. Họ cho rằng ngôn ngữ có nguồn gốc tự nhiên. Quan điểm ngôn ngữ của trường phái này được tổng kết như sau: “Con người ta khi sinh ra, bộ não giống như một trang 14 giấy trắng, có thể viết được chữ trên đó” [trích theo 35, tr. 26]. Điều đó rất gần với “thuyết bảng trắng” sau này. Bản thân ngôn ngữ không là trí tuệ nhưng là sự thể hiện của trí tuệ. Họ phân biệt một cách rõ ràng ranh giới giữa hai ngành nghiên cứu logic của ngôn ngữ và nghiên cứu ngữ pháp. Họ sử dụng các thuật ngữ ngữ pháp chính xác hơn. Trường phái này cho rằng, ngôn ngữ gồm ba bình diện: ngữ âm – một loại ký hiệu; ý nghĩa các ký hiệu ngôn ngữ, tức là nội dung và các sự vật trong thế giới tự nhiên được các từ thể hiện. Sau này, Saussure tiếp tục phát triển ý tưởng này. Xuất phát từ nhu cầu con người cần xác lập vị trí của mình trước mọi sự vật xung quanh, các triết gia cổ đại đã có thế giới quan duy vật cổ đại với những yếu tố của phép biện chứng, của tư tưởng về sự phát triển không ngừng của sự vật. Tư tưởng khoa học và triết học duy vật này ảnh hưởng to lớn đến thời kỳ Trung cổ và Phục hưng cũng như các nhà duy vật Khai sáng Anh và Pháp, đặc biệt đến các nhà triết học ngôn ngữ Hobbes (1588-1679), Locke (1632 - 1704) và Condillac (1715-1780). Ở phương Đông, Ấn Độ là cái nôi của ngôn ngữ học lớn và tiến bộ. Người Ấn Độ cổ quan tâm đến ngôn ngữ trước hết vì lí do tôn giáo. Bộ kinh Veda nổi tiếng của đạo Brahmin cần được bảo lưu, sau đó là vốn văn học dân gian tiếng Sanskrit (tiếng Phạn) cũng cần phải được giữ gìn. Tư tưởng triết học về ngôn ngữ ở Ấn Độ xoay quanh bốn vấn đề: ngữ pháp hình thức (bao gồm nghĩa và ngữ pháp), sử dụng ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hiện thực, giữa ngôn ngữ và tư tưởng. Mọi hệ thống triết học ngôn ngữ dù chính thống hay không chính thống đều đề cập đến ngôn ngữ, đến khả năng của ngôn ngữ “nắm bắt” và biểu thị hiện thực. Thế kỷ V-VI, Bhatriari viết tác phẩm Vàkya padìya (Về từ và câu), trong đó theo quan điểm duy tâm truyền thống, ông cho rằng Brahman – hiện thực cao nhất, không có bắt đầu, không có kết thúc- sản sinh ra mọi sự vật hiện tượng dưới hình thức từ. Tư tưởng và mọi sự hiểu biết ngay từ đầu đã phải gắn bó khăng khít với từ. Sự gắn bó ấy cũng tồn tại ngay ở trẻ sơ sinh, song ở thời kỳ này, trẻ mới chỉ có những mầm mống hiểu và biết, đó là vết tích còn lại của kiếp trước; trong quá trình lớn lên, nhờ tác dụng của nghị lực, trẻ hiểu ngôn ngữ và biết làm như người lớn. Cũng do đó, 15 giáo dục không thể truyền cho trẻ khả năng mà chỉ thúc đẩy khả năng. Mọi hoạt động của con người đều dựa trên quan hệ khăng khít giữa ý thức và từ. Mọi sự giao tiếp tư tưởng phụ thuộc vào sự gắn bó ấy,và nếu không có sự truyền đạt tư tưởng một cách đúng đắn, thành công thì không thể có sự phát triển khoa học, văn hóa, tài hoa. Ý kiến đồng nhất giữa từ và tư tưởng của Bhartrihari đã gây nên sự thảo luận sôi nổi trong những người đi sau ông. Một phái cho rằng: không có ý thức nào không thể hiện ra ngôn từ, tuy hai hiện tượng đó không thể tồn tại có cái này mà không có cái kia nhưng chúng không đồng nhất. Luận cứ của họ là: từ tồn tại một cách logic trước khi có ý thức cá nhân, được thực tại hóa mỗi khi lóe lên một tia trực giác và ban cho ý thức ấy một cấu trúc nhất định. Một phái khác cho rằng ý thức là bản chất tiềm ẩn trong từ, do đó từ không những là cấu trúc của ý thức mà còn là của bản thân ý thức nữa. Bhartrihari ủng hộ những người theo quan điểm thứ hai. Bhartrihari còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc coi câu như là tượng trưng không thể cắt bỏ của ngôn ngữ. Việc phân tách câu thành những từ, việc chia cắt chúng thành những loại động từ, danh từ, v.v... và việc phân chia căn tố với các phụ tố là biện pháp thuận tiện để nghiên cứu ngôn ngữ. Về mặt ngữ pháp, người Ấn Độ cổ đã biết nhận diện thành phần câu và tìm cách đánh dấu câu trên văn bản. Ngữ pháp của ngôn ngữ Ấn Độ cổ gắn liền với việc truyền bá Ấn Độ giáo. Cũng như tiếng Phạn hậu kỳ gắn liền với bộ kinh sách Phật. Trong khi phương Tây nhắc tới Aristotle như đại diện cho ngữ pháp Hy Lạp cổ đại thì ở Ấn Độ có nhắc đến tên của Panini, nhà ngữ pháp học đại diện tiêu biểu và kiệt xuất cho giới nghiên cứu ngôn ngữ học Ấn Độ cổ đại, với bộ ngữ pháp cổ của ông có tên là Ashtadhyayi gồm tám phần chính. Đây bộ sách tiếng Phạn nổi tiếng tổng kết các quan niệm ngữ pháp, được viết ra vào khoảng thế kỉ thứ V TCN. Bloomfield đã gọi tác phẩm của Panini là “một trong những cột mốc quan trọng và vĩ đại nhất của trí tuệ nhân loại. Tác phẩm của ông đã miêu tả một cách tỉ mỉ từng loại biến hình, từng hiện tượng phái sinh, cấu trúc các tổ hợp và cách dùng của loại cú pháp. Cho đến nay, vẫn chưa có nhà ngôn ngữ học nào có thể miêu tả ngữ pháp tỉ mỉ hơn ông” [36, tr. 73]. Panini có ảnh hưởng rất lớn đến chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn 16 ngữ học hiện đại. Panini không trực tiếp đưa ra các tổng kết mang tính lí luận nhưng ông gián tiếp phản ánh các vấn đề mà ngày nay ngôn ngữ học vẫn đang quan tâm về cú pháp, ngữ âm và ngữ nghĩa. Có nhiều tư duy lí luận của họ đi trước châu Âu. Tư tưởng triết học về ngôn ngữ ở Ấn Độ cổ đại còn được thể hiện qua những cuộc tranh luận liên quan đến bản chất ý nghĩa của từ, các hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, việc biểu đạt những sự vật và phổ quát trừu tượng, việc dùng từ ngữ để kiến tạo câu, ý nghĩa của từu tham gia vào ý nghĩa tổng thể của câu. Nhận thức cơ bản về cấu trúc câu, các nhà ngôn ngữ học Ấn Độ cổ đại cho rằng việc dùng từ để đặt câu, ít nhất, cần ba điều kiện: Một là, trong một câu không chỉ có danh từ hoặc chỉ có động từ hoặc chỉ có giới từ mà các từ loại phải có sự kết hợp nhất định với nhau. Hai là, về mặt ý nghĩa, các từ phải phù hợp với nhau về mặt ngữ nghĩa để tạo ra những câu vừa đúng ngữ pháp vừa đúng nghĩa. Ba là, các từ phải xuất hiện với nhau theo trật tự thời gian liên tục. Nếu như, sáng nói một chữ, chiều nói một chữ, tối mới nói xong một câu thì người ta không hiểu được câu nói đó là gì. Các luận điểm ngữ pháp của Panini đã miêu tả một cách toàn diện các nguyên tắc cấu tạo từ trong tiếng Phạn. Tiếng Phạn, có bốn từ loại: danh từ, động từ, giới từ và tiểu từ. Động từ biến đổi hình thái theo ngôi, thì, số là hạt nhân của câu. Các từ khác thì có liên hệ cụ thể với động từ, trong số đó quan trọng nhất là danh từ với các dạng thức khác nhau. Ý tưởng này trong ngôn ngữ hiện đại vẫn tiếp tục. Các quy tắc cấu trúc cụm từ tiếng Phạn được Panini rất chú ý trong ngữ pháp đại cương của ông. Theo đó, ông phân biệt việc xác định căn tố và phụ tố khởi đầu cho việc phân định các hình vị trong ngữ pháp sau này. Panini cũng nhận xét về cách thức và trình tự kết hợp căn tố với các phụ tố trong dạng thức cấu tạo từ, ông cũng sớm dùng khái niệm Zero trong các đối lập ngữ pháp. Về phương diện ngữ âm và âm vị học, người Ấn Độ cổ miêu tả cơ quan phát âm và phương pháp phát âm. Họ cho rằng ngữ âm là cấu nối giữa ngữ pháp và lời nói. Các mô tả ngữ âm gồm ba bộ phận: quá trình phát âm, các thành phần cấu 17 thành ngữ âm (phụ âm và nguyên âm), sự kết hợp trong các kết cấu âm vị của các thành phần ngữ âm. Ảnh hưởng nghiên cứu của ngữ pháp Panini đối với các nhà nghiên cứu thế kỷ XIX là rất lớn. Trong các công trình viết về tiếng Phạn, các học giả châu Âu hết sức ngưỡng mộ ông ở việc nghiên cứu hình thức ngôn ngữ mà chú ý đến cú pháp của câu. Ở Mỹ, Chomsky cũng đi theo đường lối này. Tuy nhiên, sau thời cổ đại phát triển, triết học ngôn ngữ gắn liền với lí luận ngôn ngữ học Ấn Độ đã chững lại. Ở Trung Quốc, những suy tư về ngôn ngữ xoay quanh vấn đề Danh và Thực. Các nhà triết học Trung Quốc không coi ngôn ngữ như một đối tượng, một hiện tượng xã hội để xem xét, và khi có bàn đến hiện tượng ấy thì gắn liền với mục đích đạo đức chính trị hoặc triết học, hoặc logic học, nhiều nhất cũng chỉ bàn luận trên quan điểm logic-ngữ nghĩa, ít khi họ nói đến những vấn đề thuần túy ngôn ngữ học. Vì vậy, Khổng Tử (551-479 TCN), khi được học trò hỏi Vua nước Vệ mời thầy ra làm chính trị thì thầy làm gì trước, Khổng Tử đã trả lời “Phải làm cho đúng tên gọi (Chính danh) (Luận ngữ, Tử Lộ)” [trích theo 36, tr.43]. Ông giải thích thêm: “tên gọi không đúng thì lời không xuôi. Lời không xuôi thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc không dấy lên được. Lễ nhạc không dấy lên được thì hình phạt không trúng. Hình phạt không trúng thì dân không biết xoay sở chân tay ra sao” [trích theo 36, tr.43]. Ý nghĩa câu này là: người ta làm sao cho hiện thực phù hợp với tên gọi; không làm như thế thì việc không thành mà trật tự xã hội sẽ không có, việc quản lý nước sẽ mất cái hướng đi đúng đắn, mà dân không biết phải làm ăn ra sao cho phải lễ. Tên gọi ở đây không phải là vấn đề ngôn ngữ thuần túy, nó gắn liền với quan điểm chính trị xã hội. Còn Mặc Tử (490-403TCN, tên thật là Mặc Địch) chủ yếu là lấy thực tại để đặt tên gọi. Theo ông, biết hay không biết không phải vì tên gọi, cũng tức là khái niệm, mà phải lấy hiện thực làm chuẩn. Vì vậy, mối quan hệ giữa danh và thực của ông trái với Khổng Tử: ông lấy hiện thực làm chuẩn đặt tên, bác bỏ ý kiến lấy hiện thực đã qua để gọi cái đang có. Mặc Tử có quan điểm tiến bộ hơn Khổng Tử: ông có quan điểm biện chứng đối với sự biến đổi nghĩa của tên gọi: “Lời nói có thể biến đổi là việc thường thấy, không đổi là việc không 18 thường thấy, coi không đổi chỉ là thường thấy chỉ là nói càn” [trích theo 36, tr.44]. Xung quanh mối quan hệ giữa danh và thực, Lão Tử có quan điểm khác xa hai quan điểm trên. Ông cho rằng mọi hiện tượng đều bắt nguồn từ đạo song ông nghi ngờ khả năng diễn đạt cái đạo ấy ra lời, ra tên gọi. Lời nói theo ông là những hình ảnh giả hoặc hư ảo: “người biết không nói, người nói không biết (Chương 46)” [trích theo 36, tr.46 ]. Huệ Thi (370-310 TCN) cho rằng giữa tên gọi khác nhau và hiện thực khác nhau tương đối. Còn Công Tôn Long (320- 250 TCN) mở rộng nội dung và phạm vi của thuyết chính danh. Theo ông: “tên gọi mà đúng thì nó chỉ thuộc về cái này, cái kia mà thôi. Gọi cái kia mà cái kia không phải là cái kia, thì tên gọi cái kia không ổn; gọi cái này mà cái này không phải chỉ là cái này thì tên gọi cái này không ổn” [trích theo 36, tr. 49]. Công Tôn Long là người phân biệt sớm nhất tên gọi (danh), sự vật (vật), và chỉ. Tên gọi là cái mà ngày nay ta thường gọi là từ còn vật tương đương với biểu vật (denotative) hay quy chiếu (reference) hoặc là ý nghĩa (meaning). Từ đó ông tách rời thuộc tính khỏi sự vật, cho rằng thuộc tính và sự vật không có gì gắn bó với nhau. Như vậy, tư tưởng triết học về ngôn ngữ ở Trung Quốc cổ đại tương đối mờ nhạt. Họ không bàn đến vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ và mối quan hệ giữa từ và nghĩa của từ ở khía cạnh bản thể luận như ở phương Tây. Ở Trung Quốc, mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật, giữa ngôn ngữ và thế giới cho thấy nguồn gốc của tên gọi là hiện thực, phản ánh hiện thực nhưng gắn liền với đạo đức con người. Tên gọi và hiện thực, lời nói và tư tưởng là những phạm trù khác nhau. Tuy nhiên, sau đó, ở Trung Quốc, các vấn đề này không được đề cập đến. 1.1.2.2. Thời kì Trung cổ Triết học thời Trung cổ ở phương Tây kéo dài 1000 năm, từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV sau CN với đặc trưng là sự thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Nghiên cứu ngôn ngữ tập trung trong các tu viện và trường học. Do vị trí quan trọng của tiếng La Tinh, triết học Trung cổ tập trung nghiên cứu ngôn ngữ này. Họ coi trọng ngữ pháp vì đó là một trong 7 ngành học cùng với: Logic học, Tu từ học, Âm nhạc, Số học, Hình học và Thiên văn học. Việc giảng dạy ngữ pháp tiếng La Tinh rất được 19 coi trọng với mục đích chuẩn hóa và thực dụng. Tư tưởng triết học ngôn ngữ thời Trung cổ bàn tới nhiều vấn đề, đặc biệt là ngữ dụng và ngữ pháp phổ quát. Hệ vấn đề ngôn ngữ tập trung vào ngữ pháp tiếng La tinh. Do vậy, thời kỳ này, các nhà triết học coi ngữ pháp là “tấm gương phản ánh sự thật” [35, tr. 39], nghĩa là phản ánh hiện thực. Con người có khả năng nhận thức thế giới thông qua ngôn ngữ là do các từ vừa có mối liên hệ với tâm trí con người, vừa có mối liên hệ với sự vật mà nó biểu hiện. Boethius (480-524), triết gia nổi tiếng thời kỳ này quan tâm đến các phổ quát trong ngôn ngữ. Chẳng hạn như, các quan niệm về “tốt đẹp”, “con người”, “đạo đức”... mang tính phổ quát, ngôn ngữ nào cũng có. Theo ông, ngữ nghĩa có mối quan hệ mật thiết với tính chân thực, nghiên cứu về nghĩa từ phải nghiên cứu nghĩa đó được vận dụng trong thực tế như thế nào. Điều này đặt ra một nhiệm vụ mới cho ngành logic học và tâm lí học. Khi nghiên cứu ngôn ngữ con người phải coi đối tượng nghiên cứu là con người thành một động vật có tư duy. Logic học cần thâm nhập vào tất cả các ngành nghiên cứu khoa học kĩ thuật, bởi muốn mang tính khoa học thì trước hết phải hợp với logic. Sau đó, Peter Helias (thế kỷ XII) với phương pháp nghiên cứu logic hóa ngữ pháp. Thế kỷ XIII có ngữ pháp của Petrus Hispanus nổi tiếng với bộ Summalae Logicales (Cương yếu logic) bàn về logic, ngữ pháp và tâm lí. Theo ông, ngôn ngữ có ba mô hình tam diện: ý nghĩa, giả thiết và tên gọi. Quan niệm này ảnh hưởng tới trường phái Modestae. Phái này cho rằng ngôn ngữ xuất hiện do thói quen và là sản phẩm xã hội và không có mối liên hệ tất yếu nội tại giữa hình thức và ý nghĩa của từ. Kết cấu ngôn ngữ có cũng giống như tự nhiên đều có các qui luật. Ngôn ngữ và thế giới tự nhiên đều có hệ thống của riêng chúng, đều do một bộ phận hữu hạn các đơn vị tổ hợp thành vô số các đơn vị khác dựa trên cơ sở một số quy tắc hữu hạn. Chính từ những quy tắc trên, chúng ta mới có thể nhận biết thế giới, mới có thể biên soạn ngữ pháp. Họ cho rằng nếu có thể chứng minh giữa các quy tắc của thế giới tự nhiên và các quy tắc nội tại của ngôn ngữ có một mối liên hệ nhất định nào đó thì sẽ có thể giải thích được các hiện tượng ngôn ngữ. Từ đó, họ phân định các từ loại, xem xét các chức năng cơ bản của từ loại. Về phương diện cú pháp, trường phái này gần với Aristotles, cho rằng câu 20 được xác lập theo bốn đặc trưng: Vật chất, Hình thức, Động lực, Mục đích. Bên cạnh đó phải tính đến các đặc trưng thứ cấp như khả năng của các từ loại, các biến đổi tình thái, các khả năng kết hợp. Trong câu, cấu trúc căn bản nhất là đối lập danh- động, còn các cấu trúc khác chỉ có tính chất phụ thuộc. Ở thời đại Trung cổ, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến sự tinh tế của ngôn ngữ và cách sử dụng nó. Họ coi logic học cũng là một “khoa học về ngôn ngữ”, và dự đoán nhiều vấn đề thú vị nhất của triết học ngôn ngữ hiện đại, bao gồm cả các hiện tượng mơ hồ và tính nhập nhằng về nghĩa, giải thích nghĩa của một từ trong một ngữ cảnh cụ thể, cùng với sự nghiên cứu về các từ và thuật ngữ minh bạch và không minh bạch. Thời kỳ này, hệ vấn đề ngôn ngữ dựa trên cơ sở của cuộc tranh luận giữa phái duy danh và phái duy thực. Phái duy danh cho rằng từ chỉ tên gọi được đặt ra một cách quy ước. Còn phái duy thực thì cho rằng từ được sinh ra từ ý niệm, mà ý niệm là cái tồn tại trước tất cả mọi vật. Ta thấy rằng, phái duy thực phát triển quan điểm duy tâm của Platon, còn phái duy danh phát triển quan điểm duy vật của Aristotles. 1.1.2.3. Thời kì Phục hưng và Cận đại từ thế kỷ XVI-nửa đầu thế kỷ XIX Bước sang thời kỳ Phục hưng từ thế kỷ XV đến XVI, là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, thời kỳ dấy lên ý thức dân tộc, dấy lên lòng tin tưởng ở khả năng không giới hạn của con người, ở lí trí của con người. Triết học thời kỳ Phục hưng chống lại tư tưởng Cơ đốc giáo và chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ. Nghiên cứu ngôn ngữ ở những vấn đề chính sau: sự hình thành ngôn ngữ dân tộc và sự bảo vệ nó, các chuẩn mực của ngôn ngữ văn học dân tộc, việc biên soạn ngữ pháp và việc miêu tả các mặt khác của tiếng La tinh, tiếng Hi Lạp... Trải qua thời kỳ Phục hưng, chuyển sang thời Cận đại, đặc biệt là ở thế kỉ XVII, ngôn ngữ học chịu ảnh hưởng quan điểm kinh nghiệm chủ nghĩa của Francis Bacon (1561-1626), nhà triết người Anh, quan điểm duy lí của R. Descartes (15961650) nhà triết học người Pháp, đề cao lí trí và phương pháp diễn dịch và tư tưởng của Leibniz, nhà triết học và toán học người Đức. F. Bacon nhấn mạnh kinh nghiệm cảm giác, cho rằng tất cả mọi ngôn ngữ đều 21 bắt nguồn từ cảm giác, chỉ có thể tin vào nhận thức cảm tính chứ không thể đặt niềm tin vào nhận thức lí tính. Kinh nghiệm cảm giác lại bắt nguồn từ tự nhiên, nội dung của nó rất khách quan. Nhưng cách nhận thức của con người không thể lưu lại ở giai đoạn cảm giác mà có sự kết hợp giữa các vật cảm giác và các vật lí tính, từ các nguồn tư liệu về cảm giác có thể rút ra được những cái mang tính qui luật. Bacon cũng cho rằng cần có một hệ thống duy nhất và chung cho mọi ngôn ngữ, đó sẽ là vật chứa đựng lí tưởng các tư tưởng, tình cảm của con người. John Locke (1632-1704), Hium, v.v... sau này đã kế thừa tư tưởng của ông. Leibniz xây dựng lí thuyết triết học ngôn ngữ về bản chất ngôn ngữ và chỉ ra nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ học. Ông chú ý nghiên cứu ngôn ngữ là muốn xác lập một logic học mới mà ông coi là tri thức khoa học lí thuyết của mọi khoa học và tư duy khoa học nói chung, và mong muốn là công cụ phát minh. Mà muốn xây dựng thứ logic học mới đó, phải dựa vào phân tích logic đối với ngôn ngữ. Việc này đưa tới xây dựng một logic phổ quát bằng kí hiệu, miêu tả sự kết hợp của chúng, các thao tác kí hiệu, tóm lại là có thể vẽ ra bức tranh đầy đủ về tư duy. Ông muốn xây dựng một ngôn ngữ kí hiệu phổ quát. Theo ông, ngôn ngữ là công cụ của lí trí, từ của nó không phải chỉ diễn đạt tư tưởng mà còn phải làm rõ mối quan hệ giữa các tư tưởng với nhau. Tiên đề để xây dựng quan niệm trên là: mọi tư tưởng phức tạp đều là sự tổ hợp của những tư tưởng đơn giản. Để phân tích các khái niệm phức tạp thành những khái niệm đơn giản, Leibniz đề nghị xuất phát từ các quy tắc tổ hợp: đơn vị cơ sở là khái niệm đơn giản- đó là “nguyên tử” của tư tưởng. Suy lí có thể đổi thành các phép tính và các phép biến đổi biểu thị quá trình tư duy. Tư tưởng của Leibniz thúc đẩy sự hình thành của logic ký hiệu rất cần cho logic toán và điều khiển học ngày nay. Với R. Descartes, ông đề ra một loạt nguyên lí có tính chất phương pháp luận: tính chất không giới hạn của nhận thức về thế giới, sự thống nhất khoa học, các nguyên tắc diễn dịch, ưu tiên các phương pháp của logic – toán học, coi lí trí, tư duy lí thuyết cao hơn nhận thức bằng cảm tính và là tiêu chuẩn duy nhất. Chủ nghĩa duy lí của ông nhấn mạnh tư duy lí tính, cho rằng mọi kiến thức đều bắt nguồn từ lí tính, 22 chỉ có thể dựa vào lí tính, không thể dựa vào cảm tính. Triết học R. Descartes có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành ngữ pháp học tổng quát và duy lí Port Royal ở Pháp. Lý luận Port Royal xem xét ngữ pháp và logic trong mối tương quan tuyệt đối: phân tích mệnh đề và phân tích phán đoán có cơ sở chung sâu sắc. Ngữ pháp Port Royal giải thích ngôn ngữ qua logic. Ngữ pháp Port Royal nghiên cứu ngôn ngữ ở những mặt sau: bản chất của từ (cấu tạo và các thuộc tính của chúng, quan hệ giữa chúng với nhau và ý nghĩa của chúng), các nguyên lí chung, phổ biến của ngôn ngữ, giải thích các hiện tượng tồn tại trên cơ sở kết cấu và hoạt động của ngôn ngữ, giải thích quan hệ giữa các phạm trù và hiện tượng ngôn ngữ với các phạm trù tư duy. Các tác giả cho rằng, ngữ pháp là nghệ thuật nói, biểu thị tư tưởng của mình bằng các kí hiệu mà con người tạo ra nhằm mục đích ấy. Các kí hiệu xem xét gồm hai mặt: mặt âm thanh hay chữ viết là cái thể hiện là mặt bên ngoài và mặt ý nghĩa tức là phương thức biểu đạt tư tưởng của con người, là mặt bên trong. Xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy lí, các tác giả thuộc trường phái ngữ pháp Port Royal cho rằng kí hiệu do lí trí sản sinh ra, lí trí là tiền đề của ngôn ngữ, sự phát triển của lí trí là tiền đề phát triển của ngôn ngữ. Điều chứng minh cho lí trí của con người, cho sự ưu việt của con người so với động vật là phương thức dùng để biểu đạt tư tưởng của mình, là sự khám phá xuất sắc ra rằng chỉ cần 25-30 yếu tố cơ bản- tức những âm mà có thể sản sinh ra được số lượng không hạn chế về từ và câu để diễn đạt tư tưởng. Mọi hình thức của ngôn ngữ đều phù hợp với hình thức và sự thể hiện của lí trí. Lí trí thể hiện cơ sở logic của tư duy. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, các học giả ngữ pháp Port Royal cho rằng các từ làm kí hiệu biểu hiện tư tưởng của con người. Như vậy, ngữ pháp Port Royal vẫn nỗ lực tìm tòi các phổ quát trong ngôn ngữ, quan niệm ngôn ngữ như là một hệ thống kí hiệu thể hiện tư tưởng của mình. Những vấn đề này là những vấn đề xuyên suốt của triết học ngôn ngữ. Họ mong muốn có thể tiến hành mô tả các nguyên tắc phổ quát trong ngữ pháp, chỉ ra sự nhất quán của ngữ pháp các ngôn ngữ trong sự biểu đạt tư tưởng. Những nguyên tắc bất biến và phổ quát của ngôn ngữ được thể hiện ở mặt từ pháp và cú pháp. 23 Những loại từ cơ bản đều phải tương hợp với những nhịp chủ yếu của tư duy logic, bởi vì tiến hành một phán đoán là quy định một đặc tính cho sự vật. Quan điểm ngôn ngữ của Descartes, Lebniz và lí luận ngữ pháp Port Royal đã được Chomsky kế thừa và phát triển. Locke (1632-1704) chống lại quan điểm của Descartes về “ý niệm bẩm sinh” và thuyết nhị nguyên về vật thể và tư duy. Cùng với Locke, Conddilac (1715-1780) truyền bá chủ nghĩa duy cảm của Pháp, tiếp tục dòng triết học F.Bacon (15611626), mọi kiến thức và tư tưởng đều bắt nguồn từ thế giới cảm giác được. Theo Locke, các từ là ký hiệu của những ý niệm trong đầu người đối thoại, không phải không có mối quan hệ với thực tại. Trong khi coi từ là kí hiệu, Locke còn nghiên cứu tính đa dạng của chúng và không phải chỉ ngừng lại ở đó. Ông coi toàn thể lời nói như là một kết cấu và đề cập đến chức năng của tiểu từ dùng để nối liền các ý với nhau, chỉ quan hệ giữa chúng với nhau và dùng để làm những kí hiệu của một hoạt động tinh thần. Dựa trên nền tảng của “kết cấu luận” như vậy về sự hoạt động của ngôn ngữ mà người ta có thể xây dựng một cách tiếp cận cú pháp đối với ngôn ngữ. Leibniz phát triển thêm tư tưởng của Locke cho rằng các từ dùng để biểu hiện hoặc thậm chí để giải thích các ý niệm. Các ngôn ngữ dù khác nhau về mặt vật chất như thế nào chăng nữa cũng vẫn xây dựng trên một cái nền hình thức chung, tức là có một ý nghĩa chung cho mọi ngôn ngữ, tuy rằng mỗi ngôn ngữ có tính đặc thù về phương diện biểu đạt, có tổ chức riêng biệt. Conddilac là học trò của Locke và còn triệt để hơn thầy về cảm giác luận. Ông trở lại lí thuyết logic theo tinh thần ngữ pháp Port Royal. Ông cũng cho rằng các từ là những kí hiệu của tư tưởng chúng ta. Song muốn tìm quy luật ngôn ngữ thì phải xem xét chúng ta tư duy như thế nào, phải tìm ra quy luật ấy trong sự phân tích tư duy. Một điều rất mới trong tư tưởng của ông là xem xét tư tưởng từ cấu tạo của nó và xem xét ý niệm từ cảm giác. Conddilac không xem tư tưởng đã có sẵn, đã kết tinh rồi mà từ khía cạnh: tư tưởng nảy sinh như thế nào, phong phú lên như thế nào và các tư tưởng kết hợp với nhau như thế nào mà tạo thành những kết cấu phức tạp. Nói cách khác ông muốn mô hình hóa quá trình tư duy của loài người và sinh ra quá 24 trình tổng hợp trong phạm vi tư duy. Do tư duy và ngôn ngữ gắn bó với nhau, cho nên nảy sinh vấn đề quan hệ giữa hai quá trình mô hình hóa, quá trình tư duy và quá trình ngôn ngữ. Ông nghiên cứu tư duy gắn với con người cá nhân. Từ đó, ông cho rằng, con người không có một tri thức nào khi sinh ra mà chỉ dần dần mới có tri thức. Theo ông, tư tưởng của chúng ta, xét về bản chất nguồn gốc, không phải là cái gì khác cảm giác. Như vậy, Conddilac đặt vấn đề tâm lí học của tư duy – lời nói. Đây là một điểm mới, khác với khuynh hướng của thế kỉ XVII. Đối với Conddilac, ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với tư duy bởi vì nó không phải chỉ là phương tiện biểu thị một tư tưởng nào đó, mà còn phản ánh quá trình nảy sinh tư tưởng và sự gia tăng liên tục của những tri thức, theo những qui luật của chúng. Ông giải thích không những quan hệ thống nhất các tư tưởng của chúng ta trong một hệ thống khép kín mà cả việc chuyển từ tư tưởng này sang tư tưởng khác. Điều lí thú nhất ở ông không phải ở lí thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ (từ điệu bộ chuyển sang cử chỉ biểu cảm, lên tiếng kêu rồi tiếng hát rồi lời nói). Cũng không phải ở những thiết chế riêng rẽ mà ngày nay con người mới thấy rõ rằng con người chỉ có thể làm kí hiệu cho nhau khi họ sống chung. Điều thú vị ở ông ở đây là sự rõ ràng về tính võ đoán của kí hiệu. Chính ông đã tạo ra những mầm mống cho kí hiệu học hiện đại. Ngôn ngữ tuyệt đối cần thiết để thể hiện tư tưởng và sự tiến bộ của ngôn ngữ diễn ra theo sự tiến bộ của tư tưởng con người. Trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa các nhà tư tưởng tư sản và các thế lực quan liêu phong kiến thế kỷ XVIII ở châu Âu, vấn đề ngôn ngữ nổi bật lên hàng đầu. Giữa Conddilac, Rousseau (1712-1778) ở Pháp, giữa Leibniz, Herder và Humboldt (1767-1835) ở Đức có mối liên hệ chặt chẽ. Họ ít nhiều nhận ra ý nghĩa chính trị thực tiễn của ngôn ngữ trong mối quan hệ với tư duy và tình cảm dân tộc cũng như của sự phát triển ngôn ngữ dân tộc. Còn Hegel phát hiện tính hệ thống của ngôn ngữ trong sự thống nhất giữa chức năng nhận thức và chức năng giao tiếp. Điều này được Mác đánh giá cao. Ferbach nói về ảnh hưởng của ngôn ngữ đối với hành động của con người trong khi phê phán quan điểm duy tâm về bản chất ngôn ngữ. Bản chất đó chỉ được thể hiện đầy đủ qua những luận điểm của Lenine trong 25 tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. Nói chung ở Đức, các nhà tư tưởng không nhìn ngôn ngữ theo quan điểm duy lý hay quan điểm cơ chế hoạt động mà nhìn ngôn ngữ theo quan điểm lịch sử. Sang nửa đầu thế kỉ XIX, vấn đề bản thể luận của ngôn ngữ, giải thích tính chất của ngôn ngữ, quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy và những nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ được quan tâm nhiều hơn. Humboldt (1767-1835) đã hiểu ngôn ngữ như là công cụ của lý tính như là phương thức tồn tại và vận hành trí tuệ. Humboldt đã mang đến một triển vọng mới hẳn trong việc nghiên cứu về bản thể luận ngôn ngữ vốn đã được ông hiểu “như là khởi điểm tự hoạt động”, không phải như sản phẩm chết cứng mà như là quá trình tạo lập, không phải là sản phẩm của hoạt động mà như là chính hoạt động vậy. Ông thấy ngôn ngữ tự nhiên như là khí cụ tạo lập tư tưởng và lĩnh hội thế giới trong khi hướng tới hình thức bên trong của ngôn ngữ, xét sự tạo thành các hình thức tinh thần nhờ ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải chỉ là công cụ bên ngoài để giao tiếp của con người trong xã hội mà còn là sự tồn tại bên trong con người và cần thiết cho sức mạnh tinh thần của họ và cho sự hình thành nên thế giới quan. Sau Humboldt, qui chuẩn ngôn ngữ đã thay đổi tận gốc rễ - từ là chất liệu nền để thể hiện tinh thần, nó trở thành công việc thường xuyên để tinh thần đổi mới. Ngôn ngữ còn tạo ra cái thế giới nằm giữa các hiện tượng bên ngoài và thế giới nội tâm của con người. Và thế giới ngôn ngữ đó không đơn giản là chất liệu mềm yếu để thể hiện tư tưởng nữa mà chính nó là chất xúc tác tích cực đầy nhiệt huyết quy định cho tri giác và tư duy cách bố trí dàn xếp, định hình các tâm thế và viễn cảnh cho những nỗ lực tư tưởng. Cho dù tư tưởng của ông rất đặc sắc, nhưng cho đến trước thế kỷ XX, nó vẫn không có ảnh hưởng nào đáng kể đến triết học và ngôn ngữ học. Vẫn như trước, triết học cố gắng dọn sạch kết cấu của tri thức và tư duy khỏi chung đụng với ngôn ngữ. Trong suy tư có sự phê phán của mình, triết học cố đảo ngược từ tư duy vốn đầy rẫy những sự đồng nhất không thể minh biện, những đồng âm lạc điệu không thể tránh khỏi của ngôn ngữ tự nhiên, về tư duy thuần túy bằng khái niệm chỉ có một nghĩa khách quan phi nhân cách. Có thể nói, triết học cổ điển quan tâm nhất đến thế giới 26 các ý nghĩa lí tưởng, còn ngôn ngữ hoặc chỉ là chất liệu thích hợp để thể hiện ý nghĩa đó hoặc là hình thức biểu hiện không phù hợp với ý nghĩa lí tưởng đó, là điều vốn có ở ngôn ngữ tự nhiên và rất đáng để mổ xẻ phân tách. 1.1.2.4. Thời kì Hiện đại Sự quan tâm triết học về ngôn ngữ vốn đã có từ cổ xưa và tồn tại lâu dài, đã nở rộ một lần nữa trong thế kỷ qua. Tình hình đã thay đổi hẳn vào cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Nietzche (1844 - 1900) đã gán mọi sai lầm cho ngôn ngữ, cho sự bản thể hóa các từ ghi. Ông gọi chủ nghĩa duy tâm Đức là siêu hình học ngôn ngữ. F. Molier (1813 - 1900) đồng nhất tư duy với lời nói. Ông đã kịch liệt phê phán ngôn ngữ như là cội nguồn của sự nhân hình hóa, bái vật giáo hóa và ẩn dụ hóa. Trong ngôn ngữ học đã xuất hiện những quan điểm không chỉ đòi quay trở lại những tư tưởng của Humboldt mà còn tiếp tục phát triển chúng. Chẳng hạn, S.Santayana (1863 - 1953) đã nhận thấy trong ngôn ngữ có: lời nói, năng lực nói và chất liệu ngôn ngữ. K. Bataile (1897 - 1962) khi cố hiện thực hóa ý đồ của Humboldt đã đưa ra hàng loạt các tiên đề của ngôn ngữ học mới: Ngôn ngữ như là khí cụ, bản tính dấu của ngôn ngữ, phân tích như là sự tác động và hành vi bằng lời, ngôn ngữ hệ thống được tạo lập từ các từ và câu. Thuyết Humboldt mới đề xuất cách hiểu mang tính ngôn ngữ như là hiểu thế giới, thấy ngôn ngữ tự nhiên như là khí cụ tạo lập tư tưởng và lĩnh hội thế giới trong khi hướng tới hình thức bên trong của ngôn ngữ, xét sự tạo thành các hình thức tinh thần nhờ ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Một trong những điểm đặc biệt của ngôn ngữ học thế kỷ XX là sự hợp nhất chủ nghĩa cấu trúc với ngữ nghĩa học. Nếu những năm 50 - 60 thế kỷ XX, ưu thế thuộc về chủ nghĩa cấu trúc và tiếp cận ngữ nghĩa với ngôn ngữ như là một hệ thống dấu thì vào những năm 70 cả trong chính ngôn ngữ học và triết học đã diễn ra những chuyển dịch căn bản - tâm điểm chú ý đã không chỉ là các ngôn ngữ nhân tạo mà còn cả các ngôn ngữ tự nhiên, các khía cạnh cú pháp của ngôn ngữ được phân tích thống nhất với các khía cạnh ngữ nghĩa. Xu hướng trong triết học ngôn ngữ được phát triển mạnh trong lí thuyết các hành vi lời nói, ở đó diễn đạt ngôn ngữ được hiểu không phải như các đối 27 tượng mà như hành động. Ngành ngôn ngữ học những năm 70 đã hướng đến nghiên cứu những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn là câu. Đối tượng chú ý của nó đã trở nên không phải là khái niệm với tính khách quan và tính đơn nghĩa của chúng mà là đoạn văn được định hình nhờ tư duy bằng miệng, trong các hành vi lời nói, trong các hình thức khái niệm hóa bởi con người. Các nhà triết học ngày nay thường mong muốn có phương pháp và ngay cả các giải thích chính xác như toán học về ngôn ngữ; các triết gia này bằng cách này hay cách khác kế thừa tư tưởng của G.Frege, B.Russell, L.Wittgenstein và các nhà thực chứng logic, những người cố gắng áp dụng các giải thích nghiêm ngặt về logic học và về nghĩa trong nỗ lực nhằm xóa bỏ các vấn đề triết học truyền thống. Các nhà triết học đương thời cũng thường chú ý đến vai trò các từ thú vị mang tính triết học như: “tri thức”, “chân lí”, “cái thiện” và “tự do” được biểu hiện trong sử dụng ngôn ngữ thông thường, các triết gia này kế thừa từ “các triết gia ngôn ngữ thông thường” là G.Moore, J.Austin và L.Wittgenstein. Chiến lược tìm kiếm các dòng tư tưởng đối với các vấn đề triết học sâu sắc thông qua sự khảo sát kỹ lưỡng việc sử dụng hằng ngày của các từ mà trong đó các vấn đề triết học được dựng lên. Như vậy, hệ vấn đề của triết học ngôn ngữ ở thế kỷ XX được mở rộng đáng kể. Đối tượng nghiên cứu của chúng đã không còn đơn giản là ngôn ngữ như là tính tích cực của tư duy mà là lời nói, giao tiếp bằng lời và tất cả các hình thức sử dụng ngôn ngữ được hiểu như là các phương thức hành động tạo thành tập lớn các ý nghĩa. Trong triết học ngôn ngữ cùng với việc phân tích logic đối với ngôn ngữ đã phát triển các quan niệm kiến giải thông diễn học về ngôn ngữ; lý thuyết hành vi giao tiếp, phân tâm học cấu trúc… chúng đều là những mệnh đề lời nói, giao tiếp ngôn ngữ, trở thành đối tượng nghiên cứu của mình. 1.1.2.5. Các trào lưu và chủ đề của triết học ngôn ngữ Hiện đại a) Các trào lưu Khi nói đến triết học ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học nghĩ ngay đến các trào lưu phân tích ngôn ngữ trong xã hội tư bản. “Tuy nhiên, phải thấy rằng trong các suy tư triết học về ngôn ngữ ở phương Tây chưa có trào lưu nào đi sâu được vào 28 bản chất của ngôn ngữ, vào những động lực lịch sử thực tiễn của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, cũng như giữa ngôn ngữ và quá trình nhận thức” [30, tr. 58] Có nhiều nguyên nhân quy định tính tất yếu phải hình thành một lĩnh vực nghiên cứu mới. Trước hết là sự phân nhánh của chính ngành ngôn ngữ học. Và triết học ngôn ngữ có sứ mệnh đảm bảo chức năng tích hợp trong ngôn ngữ học thường xuyên phân nhánh. Khó có thể xây dựng được mô hình tích hợp của ngôn ngữ khi mà lời nói trong ngôn ngữ quá đa dạng và đối tượng của nó được xây dựng bởi các phương pháp luận hoàn toàn khác nhau - từ việc sử dụng các phương pháp khoa học tự nhiên đến các phương pháp hiểu do cái gọi là “khoa học về tinh thần” đưa ra. Nguyên nhân thứ hai khiến triết học ngôn ngữ nảy sinh là bước ngoặt ngôn ngữ học trong chính triết học đã dẫn đến chỗ ngôn ngữ được hiểu như là cái hiện thực quy định việc phân tách thế giới mang tính thứ hạng, như là cái tồn tại không chỉ có đặc thù của mình mà còn cấu hình lên tồn tại của tri thức và ý thức. Bản thể luận ngôn ngữ đã triển khai các hướng triết học khác nhau từ triết học đối thoại của M. Buber (1878 - 1923) và M.M. Bakhtin, mà ở đó, ngôn ngữ được hiểu như là hiện thực chủ thể định hình trong cuộc đối thoại giữa Tôi và Anh, đến quan điểm tương đối của D. Shapere nhấn mạnh đến sự phụ thuộc của tất cả các tri thức của con người vào phương tiện ngôn ngữ đến cả bản thể luận Heidergger vốn hiểu ngôn ngữ như là ngôi nhà của tinh thần và sự tồn tại người; còn triết học ngôn ngữ như là sự làm rõ ý tưởng ban đầu đã chứa đựng trong ngôn từ. Sau đây là các trào lưu nổi bật của triết học ngôn ngữ từ đầu thế kỷ XX đến nay: Một là, chủ nghĩa cấu trúc ngôn ngữ học Trào lưu triết học ngôn ngữ và lí thuyết ngôn ngữ có ảnh hưởng tiềm tàng và rộng rãi nhất là chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) trong ngôn ngữ học mà người đề xướng là F. Saussure (1857-1913). Chủ nghĩa cấu trúc là thuật ngữ chung cho cách tiếp cận ngôn ngữ học ở đầu thế kỷ XX, tất cả đều dựa trên lý luận của Saussure. Ngoài việc tuyệt đối hóa các quan hệ trong phương pháp luận, các nhà cấu trúc luận mưu toan gạt bỏ tính lịch sử của ngôn ngữ, phủ nhận chức năng phản ánh, tức là chức năng nhận thức của ngôn ngữ. Họ chưa nhận ra được sự thống nhất biện chứng giữa 29 lịch sử, cấu trúc và chức năng ngôn ngữ trong cơ chế xã hội, cũng như động lực của sự thống nhất đó. Xuất phát từ một quan điểm trừu tượng về con người và xã hội, họ nhấn mạnh mặt hình thức của ngôn ngữ, xem nhẹ nội dung, ý nghĩa và qua đó tách rời ngôn ngữ khỏi quy luật tư duy. Mọi trào lưu triết học ngôn ngữ tư sản đều bắt nguồn từ đây. F. De Saussure coi ngôn ngữ là hệ thống dấu hiệu ngôn ngữ dưới hình thức còn tiềm ẩn trong não. Từ là dấu hiện ngôn ngữ trong não và từ được sử dụng khi giao tiếp là khác nhau. F. De Saussure nghiên cứu các phương diện nội tại của ngôn ngữ nhằm phát hiện ra các quan hệ trong lòng ngôn ngữ, từ các quan hệ đó xác lập ra các giá trị của các yếu tố hợp thành ngôn ngữ. Các đại biểu tiêu biểu là E. Sapir và Bloomfield chủ trương gạt ý nghĩa ra khỏi ngôn ngữ, miêu tả ngôn ngữ bằng cơ chế kích thích phản xạ giữa người với người bằng lời nói, đi vào những khái niệm công cụ chung cho ngôn ngữ như: hợp tố trực tiếp, thay thế, kết cấu hướng nội và hướng ngoại, hình thái ngôn ngữ... mà miêu tả được các ngôn ngữ cụ thể. Kế thừa và phát triển tư tưởng này là B. Lock, Z. Harris, E. Nida, Ch, Hocket. Về sau là Hjelmslev, N.S Trubetskoy, R. Jakoson, A. Martinet, đặc biệt là Chomsky. Hai là, trào lưu triết học phân tích và ngữ dụng học đại cương Cội nguồn của khuynh hướng này là các nhà triết học Anh, J.E Moore (18731958) và Russel (1872-1970) cũng như nhà logic học và toán học người Đức, H. Frege (1848-1925). Triết học phân tích kế thừa truyền thống nghiên cứu của các căn cứ của tri thức dưới hình thức cả cảm tính, kinh nghiệm, lần dưới hình thức lý tính, lý luận của nó. Các bậc tiền bối của nó là Hobbles, Locke, Berkley, Hume, Miller, March cũng như Aristotle và triết học kinh viện cổ, R. Descartes, Leibniz, Kant.... Phát triển một số ý kiến của các nhà thực chứng logic (Câu lạc bộ Viên (Áo) gồm các đại biểu tiêu biểu nhất là Moritz Schlick (1882-1936), Rudolf Carnap (1891-1970), Lucasevich, Tarski ) coi đối tượng của triết học không phải là hiện thực mà là hoạt động phân tích ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Mục tiêu của họ chính là ở chỗ loại bỏ khỏi khoa học tất cả các suy luận và các vấn đề giả tạo, không có ý nghĩa nhận thức và động thời bảo đảm việc xây dựng các mô hình logic lí tưởng cho sự suy luận. Để đạt được mục tiêu này, họ đã sử dụng bộ máy 30 logic toán làm phương tiện lý tưởng cho hoạt động phân tích của triết học. Tính khoa học bị đồng nhất với việc mô tả các dữ kiện kinh nghiệm. Còn nguyên tắc chứng thực (principle of verification) được coi là tiêu chuẩn của tư duy, vốn được vận dụng để phân tích ngôn ngữ đúng. Chủ nghĩa thực chứng logic nghiên cứu triết học về hoạt động ngôn ngữ thừa nhận vai trò phản ánh của ngôn ngữ, nhưng tuyệt đối hóa nó đến mức xem mọi vấn đề triết học suy cho cùng đều thuộc vấn đề ngôn ngữ. Còn các nhà triết học Anh và Bắc Âu chủ trương phân tích ngôn ngữ thông thường, không bàn đến hoạt động ngôn ngữ, mà đi sâu phân tích cách thức sử dụng ngôn ngữ cho đúng chỗ. Chủ nghĩa logic thực chứng lúc đầu cố hiểu ngôn ngữ như là phương tiện giao tiếp và hướng đến việc xây dựng cú pháp của ngôn ngữ (Carnap, 1891 - 1970) trong đó nhiệm vụ của logic học và triết học được hình dung là sự phân tích logic đối với ngôn ngữ như là liệu pháp ngôn ngữ (Russerl, 1872 1970). Trong Luận văn logic - triết học, Witgenstein đã thấy nhiệm vụ của triết học là giải nghĩa các từ. Sau này, trong Nghiên cứu triết học ông đã đưa ra khái niệm “Trò chơi ngôn ngữ”, trong đó nhấn mạnh rằng nghĩa của từ bị quy định bởi cách dùng từ tức là chú ý đến tính chất thực dụng của các nghĩa ngôn từ, còn việc sử dụng ngôn từ được ông hiểu là một dạng tích cực của ngôn ngữ. Sự quan tâm đến tính thực dụng của ngôn ngữ là đặc trưng cho cả công cụ luận và chủ nghĩa thực dụng, lẫn cho sự phân tích thông thường nơi mà triết học được hiểu như là sự phân tích cách sử dụng ngôn ngữ và làm sáng tỏ sự phong phú ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên. Do vậy, các triết gia hiểu “nghĩa là cách dùng” (meaning is use), nghĩa là miêu tả nghĩa một từ tức là cho biết cách sử dụng từ đó, chỉ ra rằng từ này cho phép tạo thành những hành vi ngôn ngữ nào. Đại biểu nổi tiếng của trào lưu này là Austin. Khuynh hướng này thống trị trong tạp chí Analysis (Phân tích) xuất bản tại Oxford. Các nhà triết học phân tích bỏ qua hoặc cố ý lẩn tránh tính giai cấp trong việc sử dụng những từ ngữ có liên quan đến giai cấp, hoặc cần thiết phải được làm sáng tỏ về mặt xã hội khách quan. Cũng thuộc trào lưu triết học ngôn ngữ này là ngữ nghĩa học đại cương được Welby, Ogden, Richards, Brigman... phát triển ở Mỹ. Trái với quan điểm truyền thống, ngữ nghĩa học được định nghĩa là khoa học 31 về sự chung sống với nhau nhờ có ngôn ngữ. Về mặt thế giới quan triết học, đó là sự hỗn hợp giữa thao tác duy nghiệm (operationisme) của Bridgman, thuyết công cụ (instrumentalisme) của Dewey, và thuyết ngữ dụng (pragmatisme) của Pierce. Chomsky, Katz và các nhà ngữ pháp tạo sinh chống lại những phổ quát ngôn ngữ theo thuyết duy nghiệm và làm sống lại thuyết duy lý thế kỷ XVII-XVIII về ý niệm bẩm sinh. Thông qua khái niệm “tính sáng tạo”, ngữ pháp tạo sinh truyền bá tư tưởng tự do không bờ bến của hành động và chống lại quyết định luận lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Ba là, triết học ngôn ngữ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Triết học Mác – Lênin tuy ít dùng thuật ngữ “triết học ngôn ngữ” nhưng thực chất đã đề cập nhiều đến bản chất và vai trò của ngôn ngữ để soi sáng những vấn đề cơ bản triết học. Chỉ trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử mới có khả năng nhận thức được những quy luật của tồn tại và ý thức xã hội, cũng như vận dụng các lý thuyết để nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ vốn không tách khỏi các hiện tượng xã hội, chính trị kinh tế, lịch sử khác. Sự thống nhất không chia cắt được giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở quyết định của thế giới quan mác xít và qua đó của quan điểm Mác – Lênin về ngôn ngữ. Mác và Anghen khi phê phán triết học ngôn ngữ tư sản đã viết trong Hệ tư tưởng Đức rằng hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ. Các nhà triết học đã xem tư duy độc lập như thế nào thì họ cũng làm như thế đối với ngôn ngữ. Đó là bí quyết của ngôn ngữ triết học, trong đó ý nghĩ với tư cách là từ, có một nội dung riêng. Vấn đề đi từ thế giới tư tưởng vào thế giới hiện thực trở thành vấn đề đi từ ngôn ngữ vào cuộc sống. Sự phê phán này có giá trị thời sự với các trào lưu triết học ngôn ngữ của chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa thực chứng mới vốn chưa thấy rõ tương quan cái lịch sử và cái logic, cũng như lịch sử và cấu trúc, trong mối quan hệ biện chứng của chúng. Ănghen trong các công trình về lịch sử ngôn ngữ, lý luận ngôn ngữ và triết học ngôn ngữ đã cung cấp cơ sở khoa học để hiểu được vai trò ngôn ngữ trong sự phát triển xã hội, phương pháp biện chứng trong sự phân tích nhận thức từ trừu tượng đến cụ thể, quá trình hình thành và thống nhất của các mâu thuẫn trong ngôn ngữ, 32 các quy luật hoạt động tri giác, hoạt động trí tuệ và hoạt động ngôn ngữ. Lênin đi sâu vào nhận thức luận và phản ánh luận. Hầu hết các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm mác xit ít nhiều đề cập đến vấn đề triết học ngôn ngữ khi phê phán quan đểm tư sản trong ngôn ngữ học, hay khi phát triển có hệ thống luận điểm của mình, đặc biệt là về mặt lý luận và phương pháp luận. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức gắn liền với lao động. Ngôn ngữ ra đời trong quá trình lao động của con người. Vì vậy, ngôn ngữ có tính xã hội. Bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện chẳng những ở chỗ nó thể hiện ý thức xã hội, phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp mà sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chủ nghĩa Mác coi ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng và là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Ngôn ngữ loài người là cái truyền đạt vật chất của ý thức con người. Ý nghĩ, tư tưởng tồn tại dưới dạng ngôn ngữ và ngôn ngữ lại biểu đạt tư tưởng con người. Đó chính là tính không thể chia cắt của ngôn ngữ và tư duy. Chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ, các thuộc tính chung của nó và những quy luật bên trong sự phát triển của nó, mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và tư duy và mối quan hệ của chúng với hiện thực khách quan, tính quy định xã hội của ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ trong xã hội, cho ta sự hiểu biết đúng đắn về đặc tính bản chất của ngôn ngữ. Chủ nghĩa Mác – Lênin nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với dân tộc, chính sách dân tộc và sự bình đẳng ngôn ngữ. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện đại, triết học ngôn ngữ trở thành vấn đề thời sự, có tiếng nói quyết định trước hết đối với tiền đồ phát triển của triết học và ngôn ngữ học của thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay. Vậy các chủ đề của triết học ngôn ngữ hiện đại là gì? b) Các chủ đề của triết học ngôn ngữ Nếu như triết học ngôn ngữ cổ đại quan tâm đến nguồn gốc ngôn ngữ, mối quan hệ giữa từ và vật, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, thì triết học ngôn ngữ hiện đại lại quan tâm đến các vấn đề sau: + Nghĩa (meaning) và quy chiếu (reference) 33 + Sự quy chiếu (reference) và hành vi quy chiếu (referring) + Tên riêng (proper name) + Ngữ nghĩa học chân - ngụy (đúng-sai) + Ngữ dụng (pragmatics) và hành động ngôn từ (speech acts) + Các vấn đề khác thuần túy thuộc ngôn ngữ học như phép ẩn dụ (metarphor), phép loại suy... Quy chiếu được hiểu là thao tác quy một phát ngôn hay một bộ phận của phát ngôn về những khách thể của hiện thực, về những sự kiện, tình huống trong thế giới hiện thực. Nói cách khác, quy chúng về những vật sở chỉ. Quy chiếu là tiền đề để đánh giá một phát ngôn ngữ đúng hay sai. Quy chiếu nói lên mối quan hệ giữa khách thể trong thế giới. Triết học ngôn ngữ hiện đại không chỉ bàn tới quy chiếu mà còn nghiên cứu vấn đề nghĩa của câu, nó giải thích rằng chuỗi những biểu hiện và tiếng là có nghĩa đồng thời giải thích phương pháp có thể cho con người tạo ra và hiểu những phát ngôn có ý nghĩa và thực hiện điều đó một cách dễ dàng như thế nào. Chính những vấn đề này đã định vị được triết học ngôn ngữ hiện đại đồng thời định vị được Chomsky trong triết học ngôn ngữ. Chomsky không trình bày rõ ràng những chủ đề này nhưng tư tưởng của ông rất quan trọng đối với sự phát triển của nó. Ông là người theo chủ nghĩa cấu trúc cho nên quan điểm ngôn ngữ của ông đi theo con đường hình thức hóa ngôn ngữ đẩy tới mức cực đoan. Ông nhấn mạnh ngôn ngữ học nghiên cứu năng lực ngôn ngữ, chứ không nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ. Chomsky đề xuất cơ chế tạo sinh ngôn ngữ gắn liền với cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt. Ngữ năng nằm trong cấu trúc sâu, nơi có các quy tắc khái quát trừu tượng và tiềm ẩn, là những thiết chế khiến người nói phải tuân thủ. Từ cấu trúc sâu đến cấu trúc bề mặt thông qua các quy tắc tạo sinh, mà ngôn ngữ hình thức bên trong sản sinh ra các phát ngôn, tức hoạt động ngôn ngữ. Sang nửa sau thế kỷ XX, quan điểm mang tính cách mạng của Noam Chomsky về ngôn ngữ làm thách thức triết học. Chomsky đã đề xuất một hướng đi khác với phương pháp của các nhà triết học trước đó trong việc tìm hiểu bản chất 34 ngôn ngữ của con người. Ông không chú ý đến mặt sử dụng ngôn ngữ. Ông quan tâm tới mặt sinh học của nó để lí giải các hiện tượng ngôn ngữ. Với ông, ngôn ngữ là đặc biệt lí thú vì ngôn ngữ có vai trò cơ bản trong tư duy và tương tác con người. Ông cũng chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ý thức thông qua những giải thích có hệ thống về cú pháp của ngôn ngữ, về cơ chế ngữ năng, và một phần rộng lớn về ngữ nghĩa với nỗ lực để tìm ra các cấu trúc nhận thức của tư duy và ý thức. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, quan tâm triết học về ngôn ngữ được duy trì bởi những vấn đề khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ học, các vấn đề tinh túy triết học về mối liên hệ giữa tư duy, ngôn ngữ và thế giới, và các vấn đề về phương pháp luận triết học. Những nguồn này duy trì một lĩnh vực phong phú và hấp dẫn của triết học liên quan tới biểu tượng, giao tiếp, nghĩa và chân lý. Nghiên cứu một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky là một sự nối tiếp rất sâu sắc trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại. 1.2. Noam Chomsky: cuộc đời và sự nghiệp 1.2.1. Cuộc đời Noam Chomsky tên đầy đủ là Avram Noam Chomsky sinh ngày 7 tháng 12 năm 1928 tại East Oak Lane, vùng ngoại ô giàu có Philadelphia, bang Pennsylvania (Hoa Kỳ). Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu trí thức người Nga. Ông là một nhà triết học, nhà khoa học nhận thức, nhà logic học, nhà bình luận chính trị và nhà hoạt động cho phong trào công đoàn vô chính phủ. Cha ông là William Chomsky, một học giả tiếng Hebrew, chuyên về cú pháp thời trung cổ ở trường sư phạm Gratx và trường Cao đẳng Dropxki ở Philadenphia. William Chomsky vốn xuất thân từ một thành phố nhỏ ở Ukraina, trốn quân dịch Sa hoàng và di cư khỏi Nga sang Hoa Kỳ năm 1913. Mẹ ông là Elsie Chomsky (tên thời con gái là Simonofsky), cũng gốc Nga nhưng bà sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ và nói tiếng Anh theo giọng New York. Ngôn ngữ mẹ đẻ của bố mẹ ông là tiếng Yiddissh, nhưng trong gia đình lại không dùng tiếng này. “Noam” trong tiếng Hebrew có nghĩa là hài lòng. 35 Năm mười tuổi, Chomsky đã được đọc bản in thử về ngữ pháp tiếng Hebrew thể kỷ XIII của cha mình, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới lòng ham thích ngôn ngữ của Chomsky sau này. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1945, ông học hành khá lang bang tại đại học Philadelphia. Đầu tiên ông quan tâm tới tình hình chính trị ở Trung Đông hơn cả việc học đại học. Ông từng có ý định thôi học để đi Palestine. Tìm cách khuyên can con, cha ông giới thiệu với Zellig Harris, một trong những thầy giáo của ông, lúc đó Zellig Harris cũng rất quan tâm tới chính trị, và có vẻ như đồng quan điểm với Chomsky. Vì vậy Chomsky quyết định ở lại Philadelphia học ngôn ngữ học với Z. Harris. Đầu tiên chỉ là sửa bản in cho công trình sau này nổi tiếng toàn thế giới Các phương pháp ngôn ngữ học cấu trúc và Chomsky thật sự học ngôn ngữ qua lần sửa bản in đó. Z. Harris yêu cầu Chomsky tìm hiểu một cuốn ngữ pháp Hebrew. Sau khi đọc ông phát hiện ra những quy tắc tạo ra toàn bộ các câu của tài liệu này theo mô hình cải biến. Nghiên cứu này của ông biệt lập với các giáo trình và bài giảng ở trường. Về sau, Chomsky cho rằng đi theo con đường không chính thống, như thế thực là may vì như vậy sinh viên mới bước vào ngành này không bị đứng trước hàng loạt quan điểm đầy quyền uy và cực kỳ khó khăn cho người mới vào ngành đưa ra những kiến giải thách thức lại những kiến giải ấy. Trong quá trình nghiên cứu, lúc đầu ông cố gắng cải tiến kĩ thuật phân bố (distribution) và cải biến (transformation) của Harris đồng thời ông đã hình thức hóa chúng một cách triệt để. Chomsky biết ơn Harris về những bước đi ban đầu này. Sau khi tốt nghiệp đại học Pennsylvania, ông bỏ ra hai năm để nghiên cứu phương pháp cải biến và ông nhận thấy rằng đi theo con đường này sẽ có kết quả, chứ không đi vào ngõ cụt như những phương pháp khác. Năm 1949, Chomsky kết hôn với nhà ngôn ngữ học Carol Schattz, người mà ông quen biết từ thời thơ ấu. Họ có 3 con trong đó gồm hai gái là Aviva (1957) và Dania (1960) và một trai, Harry (1967). Carol Schattz đã chết vì bệnh ung thư vào năm 2008. Năm 1953, ông gấp rút hoàn thành công trình Cấu trúc logic của ngôn ngữ 36 tự nhiên, dày trên 900 trang về sau đã được in. Một chương của nó Phép phân tích cải biến được đệ trình làm luận án tiến sỹ. Ông đỗ tiến sỹ nhưng được đánh giá xoàng vì mọi người không hiểu hết tư tưởng của ông được trình bày trong đó. Một giáo sư phản biện nhận xét rằng giáo sư không biết luận án này thuộc lĩnh vực gì nhưng chắc chắn đây không phải là lĩnh vực ngôn ngữ học. Một hai năm sau, các tòa soạn và nhà xuất bản trả lại bản thảo luận án và các bài báo của ông. Dù sao, nhờ có M. Halle và R. Jacobson mà Chomsky được dạy tiếng Pháp và tiếng Đức cho cán bộ khoa học kỹ thuật ở Viện Massachusetts Institute of Technology (MIT). Chomsky nhận học vị tiến sỹ khoa học tại Đại học Pennsylvania năm 1955 nhưng trước đó 4 năm, phần lớn các công trình khoa học của ông được thực hiện tại trường đại học Harvard. Từ sau năm 1955, ông tham gia giảng dạy tại Viện Công nghệ Massachusetts và từ năm 1961 trở đi ông được phong hàm giáo sư tại Khoa Ngôn ngữ hiện đại và ngôn ngữ học (nay là Khoa ngôn ngữ học và Triết học). Ông liên tục giảng dạy ở Viện công nghệ Massachusetts trong suốt 50 năm qua. Chomsky cũng bàn nhiều về chính trị. Ông được xem là một trong những nhà tri thức quan trọng nhất trong nền chính trị cánh tả tại Hoa Kỳ. Ông là một nhà chính trị cấp tiến vì ông lên tiếng phản đối những chính sách hiếu chiến của Mỹ và phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Năm 1967, thông qua bài luận Trách nhiệm của trí thức, ông đã nhận được sự chú ý của đông đảo công chúng. Trong khi mở rộng tác phẩm nghiên cứu ngôn ngữ học trong nhiều thập kỷ tiếp theo, ông cũng phát triển các mô hình công tác tuyên truyền phê bình phương tiện truyền thông với Edward S. Herman. Khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục các hoạt động công chúng bằng lời nói của mình, ví dụ như chống chiến tranh Iraq và chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên, niềm say mê chính của ông vẫn là ngôn ngữ học và dạy học. Trong giới hàn lâm, N.Chomsky được biết đến nổi tiếng là người đưa ra lý thuyết ngữ pháp cải biến tạo sinh (transfromational - generative grammar), một cuộc cách mạng trong khoa học nhận thức và ngôn ngữ học ở giữa thế kỷ XX bởi ông đã cách tân toàn diện cấu trúc luận trong ngôn ngữ học. Ông là đại diện rất mới của chủ 37 nghĩa cấu trúc Mỹ gắn với lý thuyết ngôn ngữ hình thức triệt để, tìm hiểu cơ chế nội tại của ngôn ngữ hướng đến ý thức gắn liền với hoạt động trí não của con người. Tư tưởng của ông về ngôn ngữ khiến chúng ta phải suy ngẫm tới các vấn đề về: bản chất ngôn ngữ gắn liền với hoạt động trí não, các quy tắc chuyển ngôn ngữ bên trong thành ngôn ngữ bên ngoài và vấn đề thụ đắc (hay tiếp nhận) ngôn ngữ ở con người. 1.2.2. Sự nghiệp Là giáo sư khoa Ngôn ngữ và triết học, Viện Công nghệ Massachusetts, Chomsky đã viết và thuyết giảng một phạm vi các chủ đề hết sức rộng lớn bao gồm ngôn ngữ học, triết học ngôn ngữ, con người và bản chất chính trị. Chomsky là tác giả của hơn 100 cuốn sách về các chủ đề khác nhau. Ngoài ra Chomsky đã xuất bản hàng trăm bài báo, hàng nghìn bài diễn văn và cuộc phỏng vấn, viết vô số thư và hướng dẫn nhiều luận án. Các tác phẩm của ông trình bày những tri thức sâu sắc về ngôn ngữ học, triết học và chính trị học. Sự nghiệp sáng tạo của ông được thể hiện qua những hướng nghiên cứu sau: Thứ nhất, trong ngôn ngữ học Trong quá trình nghiên cứu Phương pháp ngôn ngữ học cấu trúc của Z. Harris, ông đã tìm ra phương pháp hình thức hóa chúng một cách triệt để. Từ năm 1955, ông đã hoàn thành công trình Cấu trúc lô gích của lý thuyết ngôn ngữ dày trên 900 trang. Chương Phương pháp phân tích biến đổi của sách này được trình làm luận án tiến sỹ. Phương pháp biến đổi của Noam Chomsky khác với phương pháp biến đổi của Z. Harris ở điểm căn bản sau: Quy tắc biến đổi của Z. Harris là hai chiều, nghĩa là nếu cấu trúc A biến đổi thành cấu trúc B thì B cũng biến đổi thành cấu trúc A (A ↔ B). Với Chomsky, chỉ có biến đổi một chiều (A→B). Ông đỗ tiến sĩ nhưng bị đánh giá khá xoàng. Năm 1957, Nhà xuất bản Mouton ở Hà Lan in cho ông cuốn Syntactic Structure. Đây là công trình được nhiều người biết đến nhất của Chomsky, Robert Lee, một học trò của ông năm 1960 đã viết một bài dài hơn 30 trang giới thiệu và bình luận cuốn sách này trong tạp chí Language. Nhờ đó, thế giới biết tới ông. Cho đến nay, đây vẫn là công trình được nhiều người biết đến nhất của Chomsky. Trong 38 cuốn sách này, Chomsky cho rằng mục đích của lý thuyết ngôn ngữ về cơ bản là miêu tả cú pháp tức là chỉ ra cụ thể các quy tắc làm cơ sở cho việc tạo câu. Các câu sau rất nổi tiếng cho quan niệm về tính “ngữ pháp” của ông: “(1) Colorless green ideas sleep furiously” (Những tư tưởng xanh lục không màu đang ngủ một cách giận dữ) [51, tr. 15], một câu vô nghĩa nhưng vẫn có thể có tính ngữ pháp. Về sau, Chomsky phát triển lý thuyết này trong công trình Aspects of theory of syntax (Một số vấn đề lý luận của lý thuyết cú pháp) công bố năm 1965. Cách tiếp cận cú pháp của Chomsky mang tên là Ngữ pháp tạo sinh (Generative Grammar, viết tắt là GG), mặc dù rất phổ biến ở Hoa Kỳ và một chừng mực nào đó ở Pháp nhưng lại rất khó khăn với những nhà nghiên cứu ngoài Mỹ, bởi lẽ cách phân tích cú pháp đó rất trừu tượng. Nó dựa trên những nghiên cứu công phu về ranh giới giữa những cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc phi ngữ pháp trong một ngôn ngữ. Theo Chomsky, những nghiên cứu này dựa trên những quan sát kỹ lưỡng một số lượng khổng lồ các ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau suốt từ năm 1949 đến nay. Những phán xét về tính ngữ pháp chỉ có thể thực hiện một cách chính xác bởi những người bản ngữ. Vì những lý do ngữ dụng, các nhà ngôn ngữ học thường nhấn mạnh đến tiếng mẹ đẻ của họ hay ngôn ngữ mà họ chịu ảnh hưởng như Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Ý, Nhật, Trung Quốc.... khi giải thích và phát triển lý thuyết này. Đôi khi những phân tích của ngữ pháp tạo sinh không thành công ở ngôn ngữ mà trước đó chưa được nghiên cứu. Khi số lượng các ngôn ngữ được khảo sát tăng lên cũng dẫn đến nhiều biến đổi của ngữ pháp tạo sinh và sự khẳng định về tính phổ quát ngôn ngữ học đã trở nên vững chắc rất nhiều. Cách tiếp cận của Chomsky theo hướng đưa ra giả thuyết rằng mọi đứa trẻ đều có khả năng bẩm sinh để làm chủ ngữ pháp và cấu trúc sâu của tiếng mẹ đẻ. Trẻ được giả định là có tri thức bẩm sinh (innate knowledge) về những cấu trúc ngữ pháp cơ bản chung cho các ngôn ngữ tự nhiên. Nghĩa là, ngôn ngữ nào cũng chứa đựng một số hữu hạn những thành tố giống nhau. Tri thức bẩm sinh này mang tên ngữ pháp phổ quát. Đó là một ngữ pháp hình thức có “tính sản sinh” (productivity): với một tập hữu hạn các quy tắc ngữ pháp và một tập hợp hữu hạn các từ ngữ, con 39 người có thể tạo ra vô hạn các câu, ngay cả những câu mà chưa bao giờ họ nói hoặc nghe thấy. Cơ chế này được người bản ngữ kiểm chứng qua thời gian, từ năm 1949 cho đến nay. Số lượng ngôn ngữ được kiểm chứng tăng lên rất nhiều. Có những bất ngờ. Một trong những ví dụ thú vị là về trật tự từ. Vào thập niên 90 ở thế kỷ trước, Richard Kayne, một nhà nghiên cứu nổi tiếng theo trường phái Chomsky đã chứng minh rằng tất cả các ngôn ngữ đều có cấu trúc ngầm ẩn (underlying structure) theo trật tự S – V – O. Một điều không chấp nhận được vào thập niên 60 ở thế kỷ trước. Đến nay giới ngôn ngữ Việt Nam vẫn bất ngờ với kết luận này. Năm 1979, Chomsky trình bày tại Hội nghị ngôn ngữ học thế giới GLOW (Generative Linguistic in the Old World) diễn ra ở Đại học Sư phạm Pisa (Ý) tiếp cận Những nguyên lý và tham biến về ngôn ngữ (The Principles and Parameters approach –viết tắt là P& P). Báo cáo này thường mang tên The Pisa Lectures, sau này được gọi là lý thuyết Chi phối và gắn kết (Government and Binding theory, viết tắt là G & B). Trong những năm cuối thập niên 60 thế kỷ XX, một số quy tắc trong Lý thuyết chuẩn (Standard Theory – tên gọi cho công trình Aspects of the Theory of Syntax (1965) không giải thích được một số vấn đề ngữ nghĩa nên đã được điều chỉnh lại và mang tên Lý thuyết chuẩn mở rộng (Extended Standard Theory)). Tiếp đến, đầu thập kỷ 70, với một số điều chỉnh mang tên “phạm trù rỗng” (empty categories), “Lý thuyết thanh chắn X” (X-bar theory); “cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt ”(Deep and Surface -Structure) và những điều kiện bộ lọc cách (Case filter) lại dẫn đến Lý thuyết chuẩn mở rộng nhìn lại (Revised Extended Standard Theory) làm cho mô hình ngữ pháp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lý thuyết chi phối và gắn kết đã điều chỉnh về cơ bản lý thuyết ngôn ngữ học tạo sinh trước đó là bước tiếp theo của Chomsky hướng tới một ngữ pháp phổ quát (Universal Grammar). Năm 1993, Chomsky có bài “Aminimalist promgram for linguistic theory” in trong The view form Building 20: Essays in linguistics in honnor of Sylvain Bromberger. Sau xuất bản thành sách The Minimalist Program. Đây là điều chỉnh cuối cùng về ngữ pháp phổ quát của Chomsky. The Minimalist Program nhằm phát 40 triển lý thuyết ngữ pháp. The Minimalist Program cũng đưa ra một cách tiếp cận tối thiểu với những công cụ mang tính kỹ thuật cho The Principles and Parameters approach (Những nguyên lý và tham biến) được phát triển trong thập kỷ 80. Trong The Minimalist Program, Chomsky đưa hai luận điểm cơ bản: sự tiết kiệm trong quá trình tạo câu (derivation) và sự tiết kiệm trong quá trình biểu hiện câu (representation). Ở đây có hàng loạt cách tân mang tính kỹ thuật trong tiếp cận ngữ pháp. Như vậy, có thể khái quát các công trình nghiên cứu chính của ông về ngôn ngữ gồm: Syntactic Structures– 1957 (Cấu trúc cú pháp); Aspects of the Theory of the Syntax – 1965 (Một số vấn đề lý luận của lý thuyết cú pháp); Ngôn ngữ học duy lý (Cartesian linguistics - 1966); Language and Mind – 1968 (Ngôn ngữ và ý thức); Reflections of Linguistic Theory – 1975 (Những suy ngẫm về ngôn ngữ); Rules and Representations – 1980 (Quy tắc và biểu đạt; Lectures on Government anh Binding – 1981(Các bài giảng về phạm trù chi phối và ràng buộc); Knowledge of Language: its Nature, Origin and Use – 1986 (Kiến thức ngôn ngữ: bản chất, nguồn gốc và cách sử dụng); Language in a Psychological Setting – 1987 (Ngôn ngữ trong khung cảnh tâm lý học); Gennerative Grammar: its Basis Development and Propects – 1988 (Ngữ pháp tạo sinh: cơ sở, sự phát triển và triển vọng của nó); Language and Problems of Language – 1989 (Ngôn ngữ và những vấn đề ngôn ngữ); The Minimalist Program-1995 (Chương trình tối thiểu luận)… Đây là thành tựu rất lớn của Chomsky góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ học nửa sau thế kỷ XX. Thứ hai, trong triết học Chomsky đã bác bỏ toàn bộ cách tiếp cận việc sử dụng ngôn ngữ của chủ nghĩa cấu trúc và hành vi luận. Lý thuyết cải biến tạo sinh của Chomsky thách thức toàn bộ cơ sở triết học trong ngôn ngữ khi nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với hoạt động trí não. Các quy tắc ngữ pháp được bẩm sinh tồn tại trong não người chuyển đổi tạo sinh ra các câu. Sự giải thích tổng thể các quy tắc đó, Chomsky thể hiện mối quan tâm của ông tới cú pháp. Do đó, ông luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: người nói lưu loát một ngôn ngữ có cái gì trong trí não mà qua đó anh ta có thể được gọi là 41 người nói tiếng Anh, tiếng Nhật hay bất kỳ ngôn ngữ khác? Và điều này chỉ được giải thích thỏa đáng khi ông nghiên cứu ngôn năng lực ngôn ngữ gắn liền với cá nhân, tức từ việc sử dụng và hiểu biết của người bản ngữ về ngôn ngữ của họ. Các công trình nền của ông về ngôn ngữ đã sáng tỏ một số nhầm lẫn cơ bản ảnh hưởng đến việc nghiên cứu triết học về ngôn ngữ. Phần lớn triết học truyền thống chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới ngoại tại củng cố cho lý thuyết ngữ nghĩa học. Đối lập với truyền thống này, suy ngẫm của Chomsky về ngôn ngữ được lý giải theo cách nội hiện. Ông bảo vệ quan điểm của mình bằng một loạt phân tích ngôn ngữ giàu trí tưởng tượng cho rằng ngôn ngữ có tính cá thể, nằm trong trí não của con người. Nghiên cứu ngôn ngữ phải tập trung đến bộ não mà trước đó các nhà triết học ngôn ngữ đã lờ đi hoạt động của nó. Bộ não con người được lập trình trước về mặt sinh học để hiểu ngôn ngữ. Cho dù mối quan tâm triết học của Chomsky về ngôn ngữ đặt ông vào địa hạt của sinh học nhưng những tư tưởng của ông có nguồn gốc sâu xa từ triết học. Tư tưởng của ông một mặt quay trở lại chủ nghĩa duy lý truyền thống nhưng mặt khác lại là sự tiếp nối của triết học phân tích. Thứ ba, trong tâm lý học Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ học của Chomsky ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý học và những hướng phát triển cơ bản của nó trong thế kỷ XX. Lý thuyết về ngữ pháp phổ quát của ông và một hệ luận của nó là vấn đề trẻ em học ngôn ngữ như thế nào, được xem là thách đố trực tiếp với nhưng lý thuyết hành vi luận đã biết. Nhiều nguyên lý cơ bản của Chomsky đã được một số trung tâm tâm lý học chấp nhận. Năm 1959, Chomsky đã viết bài B.F Skinner’s Verbal Verbal Behavior bình luận về cuốn sách Verbal Behavior (Hành vi lời nói). Bài này đã tấn công mạnh mẽ vào khái niệm cơ bản “tâm lí hành vi”của B.F. Skinner. Bài này được nhìn nhận là một cột mốc quan trọng cho cuộc “cách mạng tri nhận” làm nên sự thay đổi tận gốc rễ tâm lý học Mỹ từ thập kỷ 50 tới thập kỷ 70 thế kỷ trước, từ hành vi nguyên thủy tới tri nhận nguyên thủy. Và Chomsky được coi là một trong những người tiên 42 phong trong cuộc cách mạng tâm lý học theo hướng nghiên cứu tâm lí học tri nhận. Trong Cartessian Linguistic (Ngôn ngữ học duy lí) và những bài viết sau đó, sự trình bày về năng lực ngôn ngữ của con người đã trở thành khuôn mẫu cho một số khảo cứu trong lĩnh vực tâm lý học. Nhiều khái niệm tâm lý học hiện nay về trí não hoạt động như thế nào bắt nguồn trực tiếp từ đây. Ba điểm then chốt là: 1/ trí não (the mind) là tri nhận hay con đường chung để hiểu trí não là thừa nhận rằng chúng chứa nhận những đối tượng như niềm tin, sự ngờ vực và những trạng thái tinh thần (mental) vô thức khác; 2/ Phần lớn những điều mà trí não một người trưởng thành có được là “bẩm sinh”, trong khi không một đứa trẻ nào sinh ra có thể nói được một ngôn ngữ thì chúng có đầy đủ mọi khả năng học nhanh chóng nhiều ngôn ngữ ở giai đoạn đầu đời; 3/ Chomsky đưa ra khái niệm “modularity” (tính cấu thành bộ phận) về trí não: trí não gồm các hợp thành bộ phận, có những tập hợp con với các dòng hữu hạn thông tin nội bộ. Điều này hoàn toàn đối lập với quan điểm cũ là bất kì mảng thông tin nào trong trí não cũng được ghi nhận qua một quá trình tri nhận khác. Thứ tư, trong lĩnh vực chính trị Ngoài những đóng góp cho ngôn ngữ học và tâm lí học, N. Chomsky còn được biết đến là một trong những gương mặt nổi tiếng nhất của những nhà trí thức Mỹ cấp tiến. Trong Từ điển các nhà triết học Mỹ hiện đại, Chomsky được coi là nhà phê bình cánh tả có ảnh hưởng nhất tới chính sách ngoại giao Mỹ. Ông viết rất nhiều sách, nhiều bài tạp chí và những bài thuyết giảng liên quan đến vấn đề chính trị. Ông là ủy viên hội đồng (Senior Scholar) của Viện nghiên cứu chính trị (Institute for Policy Studies). Ông nổi tiếng thế giới về những quan điểm chính trị. Những phê bình liên tục và vang dội của ông có ảnh hưởng lớn tới chính sách đối ngoại của Mỹ. Những người đứng đầu chính quyền Mỹ coi ông là một tấm gương phản biện tiêu biểu. Thậm chí, Chomsky từng bị nhận những lời đe dọa tính mạng vì phê phán chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mỹ. Ông quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính sách khủng bố, vấn đề toàn cầu hóa, chủ nghĩa xã hội, truyền thông 43 đại chúng, vấn đề Trung Đông, phê bình giới trí thức, nhất là trí thức Mỹ và Pháp. Đặc biệt, Chomsky là nhân vật đi đầu trong giới trí thức Mỹ lên tiếng phản kháng cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam với tập tiểu luận nổi tiếng Trách nhiệm của người trí thức. Ông đã từng tham gia biểu tình tuần hành chống chiến tranh ở Việt Nam. Năm 1964, ông công khai phát biểu phản đối sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Bắt đầu với các chỉ trích về chiến tranh Việt Nam, Chomsky được người ta biết nhiều hơn, đặc biệt là trên quốc tế về những quan điểm chính trị của ông. Ngày 10/4/1970, Chomsky trong đoàn đại biểu ba người sang thăm Việt Nam. Ngày 13/4/1970, Chomsky nói trên Đài tiếng nói Việt Nam rằng ông kính trọng nhân dân Việt Nam đã có thể bảo vệ mình, chống lại cuộc tấn công tàn bạo đồng thời có những thành quả to lớn trong việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Mùa xuân 1972, Chomsky trình bày về nguồn gốc cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước Ủy ban quan hệ đối ngoại của Thượng viện Mỹ do Wiliam Fulbright là chủ tịch. Ông đã gặp gỡ trao đổi với bí thư Lê Duẩn, bày tỏ ủng hộ đường lối chính trị của Việt Nam. Ông trình bày lý thuyết ngôn ngữ học của mình tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Có giai thoại sau: Người phiên dịch tiếng Anh rất lúng túng, không dịch được những điều ông nói. Một ông già lững thững đi từ phía dưới lên dịch thay. Chomsky chắc ông dịch chính xác vì mỗi khi nói xong ông ấy dịch ngay rất lưu loát, lại nghe những tiếng ồ, à tán thưởng. Chomsky rất bất ngờ vì lúc đó ở Việt Nam đã có người hiểu ông đến vậy. Sau đó càng bất ngờ hơn, khi Chomsky biết “ông già” đó là Bộ trưởng Bộ Đại học Tạ Quang Bửu. Bàn về chính trị, Chomsky chủ yếu vạch trần những sự giả dối của Chính phủ Mỹ. Công việc này đã cuốn hút ông và kết quả là ông đã viết được khoảng năm mươi cuốn sách, hàng trăm bài báo và hàng ngàn bức thư. Sau đây là một số công trình đó tiêu biểu: The Responsibility of Intellectuals - 1967 (Trách nhiệm của người trí thức); Human Rights and American Foreign Policy – 1978 (Nhân quyền và chính sách đối ngoại của Mỹ); Pirates and Emperors: International Terrorism and the Real World - 1986 (Người xâm phạm và Hoàng đế: Khủng bố quốc tế và 44 thế giới thực); Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media – 1988 (Sự cho phép sản xuất: Kinh tế chính trị của các phương tiện đại chúng); Terrorizing the Neighborhood: American Foreign Policy in the post-Cold War Era -1991 (Khủng bố các Vùng lân cận: Chính sách của Mỹ trong thời đại hậu chiến tranh lạnh); Democracy in a Neoliberal Order: Doctrines and Reality – 1997 (Dân chủ trong một trật tự do kiểu mới: Giáo lý và hiện thực); Media Control: The Spectacular Achievements of Propaganda – 1997 (Kiểm soát phương tiện truyền thông: Các thành tựu ngoạn mục của tuyên truyền); Propaganda and the Public Mind -2001 (Tuyên truyền và tâm trí công cộng); Understanding Power: The Indispensable Chomsky -2002 (Hiểu biết quyền lực: Chomsky tất yếu); Power and Terror: Post-9/11 Talks and Interviews – 2003 (Quyền lực và khủng bố: Post-11/09 đàm phán và phỏng vấn); Perilous Power: The Middle East and US Foreign Policy: Dialogues on Terror, Democracy, War, and Justice – 2006 (Sức mạnh nguy hiểm: Trung Đông và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Đối thoại về chống khủng bố, dân chủ, chiến tranh, và Tư pháp); Hopes and Prospects -2010 (Hy vọng và triển vọng); Making the Future: The Unipolar Imperial Moment – 2010 (Tạo ra tương lai: Thời điểm đế quốc đơn cực); Gaza in Crisis: Reflections on Israel's War Against the Palestinians – 2010 (Dải Gazza khủng hoảng: Những phản ánh về chiến tranh của người Israel chống lại người Palestine). Với sự nghiệp sáng tạo như trên, chúng ta có thể thấy Chomsky có một sự cống hiến vĩ đại cho sự phát triển của khoa học. 45 Tiểu kết chƣơng 1 Như vậy, trong chương 1, chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề chung nhất về triết học ngôn ngữ, về cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của Noam Chomsky. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã chỉ ra khái niệm triết học ngôn ngữ lược sử và các vấn đề chính của nó nhằm định vị tư tưởng của Chomsky trong triết học ngôn ngữ. Đồng thời tác giả khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Chomsky để thấy được mối quan tâm và ảnh hưởng của ông đối với nhiều lĩnh vực như: ngôn ngữ học, tâm lý học, triết học và chính trị học thông qua một loạt các công trình khoa học lớn. Đó là cơ sở triết học để tác giả bước đầu khảo sát một số tư tưởng triết học ngôn ngữ quan trọng của Chomsky, cụ thể là quan niệm của ông về bản chất ngôn ngữ, về ý thức/ hoạt động trí não và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em. Điều này sẽ được làm sáng tỏ ở chương 2. 46 Chƣơng 2. NHỮNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ CƠ BẢN CỦA NOAM CHOMSKY 2.1. Chomsky bàn về ngôn ngữ 2.1.1. Quan niệm của Chomsky về bản chất ngôn ngữ Chomsky là một đại biểu theo chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học Mỹ nửa đầu thế kỷ XX. Những năm 50-60 của thế kỷ XX, ông đưa ra lý thuyết ngữ pháp cải biến - tạo sinh, một cách giải thích khác về bản chất ngôn ngữ loài người. Ngay từ đầu, lý thuyết của Chomsky đã bác bỏ cơ sở của chủ nghĩa cấu trúc Mĩ trong ngôn ngữ học, đặc biệt là thuyết hành vi luận. Ngay ở giai đoạn thịnh thời của chủ nghĩa hành vi chưa giải thích được đầy đủ về bản chất ngôn ngữ, nó chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các hành vi thiên về tính chất kích thích ngôn ngữ và các phản ứng tâm lý. Các nhà hành vi luận cho rằng, hành vi ngôn ngữ được giải thích theo kiểu được xây dựng từ những kích thích-phản ứng- củng cố và bắt chước. Chính vì vậy, họ chưa đi vào vấn đề nội tại của chính ngôn ngữ. Là học trò trực tiếp của Z. S. Harris (1909-1992), nhà ngôn ngữ học Mĩ nổi tiếng của chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học, người có ảnh hưởng lớn đến Chomsky. Trong quá trình nghiên cứu, Chomsky nhận thấy có nhiều hiện tượng mà ngữ pháp chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hành vi không giải thích được. Chẳng hạn như hiện tượng: một một người lớn bình thường khi nói tiếng mẹ đẻ thì bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu cũng có thể nói một cách tự nhiên, nhận thức một cách tự nhiên vô hạn những câu mà phần lớn trước đó họ chưa nói và chưa nghe thấy. Nếu như quan niệm ngôn ngữ là tập hợp các phát ngôn, con người có thể có một số lượng vô hạn các phát ngôn, mà trí nhớ con người lại hữu hạn, lại không thể lưu trữ quá nhiều phát ngôn. Vậy thì dù miêu tả ngôn ngữ tường tận như thế nào thì con người cũng thể hiểu được bản chất của ngôn ngữ. Bởi lẽ, ngôn ngữ có đặc trưng sáng tạo và tự do, nó thể hiện năng lực ngôn ngữ của con người. Điểm này của Chomsky bác bỏ quan niệm của thuyết hành vi trong cấu trúc luận cho rằng sự hiểu biết ngôn ngữ ở con người chỉ là sự tích lũy được theo thói quen một loạt những khuôn mẫu sẵn có. 47 Từ đó, Chomsky tập trung vào năng lực ngôn ngữ mà nhờ đó, con người có thể tạo ra số lượng vô hạn các câu của một ngôn ngữ tự nhiên, giải thích được quá trình tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ. Chomsky đã đưa ra một sự phân biệt quan trọng giữa năng lực ngôn ngữ hay còn gọi là ngữ năng và sự thực hiện ngôn ngữ hay còn gọi là ngữ thi. Đây là xuất phát điểm trong lý thuyết ngữ pháp cải biến - tạo sinh của ông. Theo Chomsky, năng lực là khả năng để có thể làm một việc gì đó. Tất cả mọi người sinh ra đều có khả năng để hiểu biết ngôn ngữ tức là tiếng mẹ đẻ của mình. Còn sự thực hiện là cái thực tế thể hiện ra trong lời nói. Ví dụ, khi bị đau có người kêu “ố”, “ái”, có người thì cắn răng chịu đựng mà không nói gì cả. Năng lực luôn nằm trong trí não con người, còn sự thực hiện thì xảy ra trong thời gian và không gian xác định. Nó giống như biết làm tính cộng và sự thực hiện một phép cộng cụ thể. Năng lực ngôn ngữ chỉ kiến thức ngôn ngữ mà người nói/ người nghe nắm vững trong điều kiện lí tưởng nhất. Năng lực ngôn ngữ tiềm ẩn bên trong, chỉ có thể quan sát được qua sự thực hiện ngôn ngữ. Năng lực ngôn ngữ ổn định, sự thực hiện ngôn ngữ luôn luôn thay đổi. Sự thực hiện ngôn ngữ không phản ánh toàn diện năng lực ngôn ngữ bởi người nói bị các yếu tố như trí nhớ, tinh thần, tình cảm, văn hóa,... chi phối. Vì vậy, Chomsky cho rằng, một ngữ pháp thực thụ phải mô tả được nhận thức của người nói về tất cả các câu có thể chấp nhận được trong ngôn ngữ, tức là năng lực ngôn ngữ chứ không phải chỉ các câu được tạo ra, tức là sự thực hiện ngôn ngữ. Bằng cách đó, Chomsky gạt ra ngoài yếu tố xã hội có liên quan đến ngôn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp và các đặc tính xã hội của người giao tiếp để nghiên cứu tính chất chung phổ quát cho mọi ngôn ngữ một cách thuần túy hình thức. Đồng thời ông cũng gạt luôn sự sống động muôn màu muôn vẻ của các diễn đạt ngôn ngữ ra khỏi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Miêu tả ngôn ngữ là phải thể hiện được ngữ năng của người nói lí tưởng, tức là thể hiện được khả năng tạo ra vô hạn các câu từ một số hữu hạn các cứ liệu đã biết và khả năng hiểu được những câu chưa bắt gặp bao giờ. Chomsky biện hộ rằng, mọi sự thực hiện phải dựa trên khả năng. Do vậy, ngữ pháp về khả năng sẽ cho phép khám phá bản chất con người 48 nhiều hơn là sự thực hiện. Sự phân biệt giữa năng lực ngôn ngữ và sự thực hiện ngôn ngữ của Chomsky rất gần với lý luận của F. Saussure về cơ chế lưỡng phân ngôn ngữ và lời nói. Nhưng vẫn có sự khác nhau khá căn bản. Khi F. Saussure cho rằng mỗi câu cụ thể thuộc về lời nói chứ không thuộc về ngôn ngữ, coi sự sáng tạo nằm trong lời nói cá nhân, thì Chomsky đề cao mặt sáng tạo của năng lực ngôn ngữ, là cái chung của cả tập thể người nói cùng một thứ tiếng đó. F. Saussure đưa ra khái niệm ngữ ngôn và lời nói từ bình diện xã hội còn Chomsky đưa ra khái niệm ngữ năng và ngữ thi từ bình diện tâm lý học. Chomsky cho rằng năng lực ngôn ngữ là một trong những đặc trưng của não người, là năng lực tiềm ẩn trong quá trình tạo sinh phát ngôn. Mọi người đều có năng lực ngôn ngữ như nhau, có ngữ pháp ngầm ẩn như nhau nhưng trong quá trình sử dụng thì mỗi người diễn đạt một cách và có những người nói sai, nói lệch chuẩn. Như vậy, năng lực ngôn ngữ chỉ tạo ra những câu có tính ngữ pháp nhưng về ý nghĩa có thể kỳ quặc, còn sự thực hiện ngôn ngữ có thể tạo ra những câu lệch với chuẩn mực nhưng vẫn có thể hiểu được. Điều này cũng có nghĩa là ngôn ngữ mang tính sáng tạo. Chomsky cho rằng, chúng ta không thể học ngôn ngữ theo kiểu học từng phát ngôn một, sau đó lưu giữ các phát ngôn đó cùng với hoàn cảnh sử dụng của chúng trong não bộ; sau đó lưu giữ các phát ngôn đó cùng với hoàn cảnh sử dụng của chúng trong não bộ và sẽ nói các phát ngôn đó khi hoàn cảnh tương tự xảy ra. Ông viết: “Quan điểm cho rằng, một người có một “kho các phát ngôn” mà anh ta sản sinh theo “thói quen” vào một dịp phù hợp- là một câu chuyện hoang đường...” [10, tr. 199]. Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, theo Chomsky là ngữ năng, phản ánh năng lực ngôn ngữ, là sự miêu tả hình thức hóa năng lực ngôn ngữ, dùng một loạt công thức để biểu đạt nội dung của nó. Ông lấy ngôn ngữ cụ thể làm điểm xuất phát để tìm ra quy luật chung của ngôn ngữ và làm sáng tỏ hệ thống nhận thức của con người, qui luật tư duy và thuộc tính bản chất của con người. Theo Chomsky, năng lực ngôn ngữ có tính bẩm sinh, vốn có của con người. Ông cho rằng, đứa trẻ sinh ra có sẵn kiến thức bẩm sinh về ngữ pháp phổ quát. Cơ 49 chế này cố hữu trong cấu trúc não người. Sự phát triển ngôn ngữ chính là sự kích hoạt hệ thống ngữ pháp được mã hóa trong não bộ của mỗi một con người. Ông cho rằng, những hiểu biết của chúng ta về ngôn ngữ phần nhiều là vô thức cho dù thỉnh thoảng con người cũng tích lũy được một phần nhỏ của ngôn ngữ cho ý thức của chúng ta. Do đó, phải có một quá trình nhất định xảy ra trong não khi họ sản sinh ra những câu nói vô thức. Nghiên cứu những gì xảy ra bên trong não bộ của con người rất quan trọng và thú vị không kém nghiên cứu những gì xảy ra bên ngoài não bộ của con người nhằm tìm hiểu bản chất thực sự của ngôn ngữ. Điều lý thú của Chomsky là nghiên cứu ngữ pháp để cố gắng xây dựng các tổ chức của ngôn ngữ, phản ánh các đặc tính của tư duy, ý thức con người. Chomsky cho rằng, năng lực ngôn ngữ có tính bẩm sinh. Ngôn ngữ là một hiện tượng đặc trưng của loài người. Luận điểm này đã được Descartes đề cập đến từ thế kỉ XVII. Tuy nhiên, nó vẫn là một đề tài gây tranh cãi và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học. Bởi vì vấn đề này liên quan đến nguồn gốc và lịch sử phát triển của ngôn ngữ cũng như vai trò của ngôn ngữ trong quá trình hình thành và phát triển của loài người. Chomsky chỉ ra rằng ngôn ngữ được coi là một trong những đặc trưng phân biệt loài người với các loài sinh vật khác trên trái đất. Không có con vật nào dù thông minh nhất có thể học được ngôn ngữ của con người trong khi tất cả mọi người, dù ở mức độ thông minh nào cũng biết nói. Ngôn ngữ loài người khác với hệ thống giao tiếp (hiểu theo nghĩa thông báo) của loài vật trước hết ở chỗ nó là một công cụ biểu đạt tư duy trong khi các hệ thống giao tiếp khác ở loài vật gắn chặt với kích thích và phản xạ từ thế giới bên ngoài, bị gắn liền với cái đang xảy ra khi con vật phát tín hiệu ngôn ngữ. Chúng ta vẫn thường gặp những kiểu diễn đạt như “ngôn ngữ múa của loài ong” hay “ngôn ngữ của các heo”... là những phương tiện để trao đổi với nhau về một hiện tượng trong tự nhiên. Mỗi điệu bay lượn của con ong nhằm thông báo cho con ong khác nơi lấy mật chỉ là một hình thức tiểu họa của con đường từ tổ của chúng đến chỗ có hoa, chứ không phải là một thông báo mang tính biểu tượng như trường hợp của ngôn ngữ con người. Ngôn ngữ của cá heo cũng 50 vậy. Trái lại, với một âm thanh như “ôi”, một người nói tiếng Việt có thể diễn tả sự vui sướng, một sự ngạc nhiên, một cảm giác ghê sợ, một thái độ bực bội,... ấy là chưa kể đến rất nhiều ý nghĩa khác mà âm “ôi” có thể diễn tả trong các ngôn ngữ của cộng đồng khác. Ngôn ngữ con người chẳng những biểu hiện cái đang xảy ra, cái đã xảy ra, cái sẽ xảy ra mà còn cả cái chưa hề có, cả những kết quả xây dựng bởi tư duy chỉ tồn tại trong tư duy. Chomsky chỉ ra rằng, ngôn ngữ của con người khác biệt về mặt bản chất với các hành vi của động vật. Người ta cũng đã thử dạy cho một số con vật thông minh cách sử dụng ngôn ngữ của con người, ví dụ dạy vẹt hay dạy tinh tinh. Chúng có thể diễn tả sự vật, hiện tượng nhất định, trả lời đúng các câu hỏi của con người nhưng không có khả năng kết hợp các kí hiệu ngôn ngữ theo mô hình ngữ pháp để làm cho ngôn ngữ có tính tạo sinh. Vì vậy, ngôn ngữ vẫn đang là một đặc trưng của con người so với các loài động vật khác. Vì vậy, Chomsky cho rằng có một bộ phận sinh học kiểu như gen di truyền dành riêng cho ngôn ngữ. Trong Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức, ông viết “Cơ quan ngôn ngữ giống như các cơ quan khác ở chỗ là đặc điểm cơ bản của nó là cách thể hiện gen. Điều đó xảy ra như thế nào vẫn là một viễn vọng xa vời đối với việc nghiên cứu nhưng chúng ta có thể khảo sát “trạng thái ban đầu” của khả năng ngôn ngữ được xác định về mặt di truyền theo những cách khác” [8, tr. 5]. Như vậy, Chomsky đã đặt ra một số vấn đề trên bình diện sinh học của ngôn ngữ. Ông cho rằng, khả năng ngôn ngữ là một khả năng đặc biệt và phải có một tổ chức nhất định trong não bộ của con người chịu trách nhiệm riêng về phát triển ngôn ngữ. Chomsky gọi nó là language acquisition device (thường được gọi là thiết bị thụ đắc ngôn ngữ, viết tắt là LAD) có nghĩa là bộ phận phát triển ngôn ngữ. Chúng ta học ngôn ngữ chỉ là sự kích hoạt hệ thống ngữ pháp được mã hóa trong não bộ của mỗi người. Chính Chomsky đã tiên phong cho những thay đổi quan trọng trong hiểu biết của chúng ta về bản chất ngôn ngữ. Với Chomsky, tính bẩm sinh của ngữ pháp phổ quát là thiết yếu trọng tâm để tìm hiểu cấu trúc ngôn ngữ và khả năng nhập tâm (internalise) một hệ thống qui tắc phong phú, tinh tế và phức tạp của đứa trẻ trong vòng vài năm với một lượng dữ 51 liệu ngẫu nhiên và hết sức hạn chế. Theo Chomsky, ngữ pháp phổ quát (Universal Grammar, viết tắt là UG) là hệ thống các nguyên tắc, điều kiện, và các quy tắc mà các ngôn ngữ đều có. Chúng tạo nên trạng thái ban đầu ở trẻ em khi chúng tiếp nhận ngôn ngữ và là tiền đề để phát triển tri thức ngôn ngữ. Ngữ pháp phổ quát là những yếu tố hay thuộc tính chung cho tất cả các ngôn ngữ, yếu tố bản chất của ngôn ngữ con người. UG là trạng thái sở hữu chung của con người, là hệ thống quy tắc khái quát cho tất cả các ngôn ngữ tự nhiên, đại diện cho nội dung quan yếu nhất của ngôn ngữ con người. Nó cung cấp bản thiết kế chi tiết cơ bản mà tất cả các ngôn ngữ tuân theo. Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thì ngữ pháp phổ quát trên phương diện nào đó tương ứng với các hình thức và quy luật của logic. Logic không phải là ngôn ngữ mà là hệ thống quy tắc cấu thành sự suy nghĩ của con người, độc lập với ngôn ngữ những luôn có liên hệ với các biểu đạt logic. Logic đặc trưng cho nhân loại, nó ít biến đổi, nó cũng đại diện cho tất cả những người tham gia. Logic không phải là ngôn ngữ, vì logic thuộc về phạm trù nhận thức và phạm trù phản ánh, còn ngôn ngữ là công cụ thể hiện cho nên ngữ pháp phổ quát thuộc về ngôn ngữ chứ không thuộc về logic, nhưng trong đó có hình ảnh của logic. Chomsky nhận thấy rằng các ngôn ngữ cá biệt nhìn bề ngoài thấy khác nhau nhưng chung qui ở chiều sâu lại giống nhau. Vì vậy, có thể nghĩ tới một hệ thống cú pháp phổ quát. Chomsky sử dụng ngay nguyên tắc của toán học để hình thức hóa chúng. Từ đó, cú pháp có thể đưa ra những quy tắc hữu hạn tương hợp với yêu cầu tạo ra những câu đúng ngữ pháp chứ không tạo ra những câu sai. Ngữ pháp phổ quát có thể phân thành phổ quát hình thức và phổ quát thực thể. Phổ quát hình thức là chỉ những quy tắc trừu tượng những điều kiện trừu tượng đòi hỏi ngữ pháp phải thỏa mãn. Phổ quát thực thể là các phạm trù âm vị, cú pháp và ngữ nghĩa mà khi miêu tả các ngôn ngữ trên thế giới người ta đều phải sử dụng. Trong Lí thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh (Revised Extended Standard Theory) của Chomsky, ngữ pháp phổ quát tương ứng với những cơ sở sinh học được xác định chung của việc tiếp nhận ngôn ngữ. Lí thuyết UG cố gắng làm rõ 52 tương đối sự thụ đắc nhanh chóng tiếng mẹ đẻ ở trẻ em trên cơ sở tiếp xúc sự nghèo nàn của dữ liệu đầu vào bên ngoài. Việc học không thể không dựa trên kiến thức ngữ pháp phổ quát, từ đó chuyển thành ngữ pháp cá biệt. Chomsky giả định hợp lý rằng UG xác định sẵn một tập hợp ngữ pháp nòng cốt đang biểu hiện trong trí não của một cá nhân, là một bộ phận của ngữ năng. Thông qua sự trưởng thành tức sự hiện thực hóa các quy tắc và các chế định trong các ngôn ngữ riêng biệt, ngữ pháp cá biệt (particular grammar) đã phát triển trên cơ sở ngữ pháp phổ quát. Chomsky cho rằng đứa trẻ được sinh ra với ngữ pháp cốt lõi cho tất cả các ngôn ngữ, điều đó gúp chúng có khả năng tiếp nhận được bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào từ môi trường. Chính kinh nghiệm và môi trường là xúc tác làm cho ngữ pháp phổ quát phổ quát trở thành ngữ pháp cá biệt. Khi Chomsky đưa ra những nhận định như đã đề cập đến ở trên bản chất ngôn ngữ thì vấp phải sự phản ứng mãnh liệt của nhiều nhà khoa học. Hiện nay, mặc dù còn nhiều sự phản đối, nhưng số người chấp nhận đã tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ qua. Một số người theo quan điểm của ông thì cho rằng, khi Chomsky nói ngôn ngữ là bẩm sinh thì ông không nghĩ đến một ngôn ngữ cụ thể nào như tiếng Anh hay tiếng Việt mà ông nghĩ đến những nguyên tắc được coi là phổ quát tồn tại trong mọi ngôn ngữ như: mọi ngôn ngữ đều có câu, danh từ, động từ... Hay trong tất cả mọi ngôn ngữ con người có thể cải biến một câu chủ động thành một câu bị động, hoặc cải biến một câu khẳng định thành một câu nghi vấn... Nguyên tắc chung đã giúp con người nhập tâm và sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Đã có rất nhiều bằng chứng chứng minh cơ sở sinh học của ngôn ngữ. Khoa học ngày nay đã tiến hành chụp cắt lớp bộ não cung cấp cho ta nhiều hiểu biết có giá trị về cơ sở sinh học của ngôn ngữ. Tư tưởng của Chomsky là đáng ghi nhận. Nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng loài người phải có một loại thiên tư sinh học đặc biệt nào đó mà tất cả các loài sinh vật khác hoàn toàn không có hoặc gần như không có. Một điểm nữa, Chomsky cho thấy khả năng thụ đắc ngôn ngữ một cách ở trẻ em một cách nhanh chóng đối với cơ cấu ngữ pháp tiếng mẹ đẻ mà một trong những 53 bằng chứng quan trọng mà Chomsky nêu ra để chứng minh cho sự tồn tại của UG mang tính bẩm sinh được di truyền nói chung và sự tự trị của cú pháp đối với ngữ nghĩa và cách sử dụng ngôn ngữ nói riêng. Ngữ pháp của trẻ em không thể học được thông qua các nguyên tắc đã biết, nó phải được mã hóa từ trước trong não bộ con người. Tuy nhiên, điểm bất cập và bị phê phán của Chomsky chính là việc đến tính bẩm sinh để giải thích hiện tượng tiếp nhận ngôn ngữ nhanh chóng mà không tính đến các yếu tố khác. Những người phản đối Chomsky cho rằng, thời gian để trẻ thụ đắc tiếng mẹ đẻ trong một vài năm thoạt nghe có vẻ hợp lý nhưng trong toàn bộ thời gian đó, trẻ em tắm mình trong môi trường ngôn ngữ. Điều này làm cho việc học ngôn ngữ khác hẳn với việc học các kỹ năng khác như kỹ năng làm toán hay đánh đàn bởi thời gian các em tiếp xúc với môi trường toán học và tập đàn ít hơn nhiều so với tiếp xúc môi trường ngôn ngữ. Ngoài ra, lúc bốn- năm tuổi trẻ em mới chỉ tiếp nhận được cấu trúc tổng thể, những đường nét cơ bản nhất của ngôn ngữ, còn sự tinh xảo của ngữ pháp thì có thể phải đến tận khi trưởng thành người ta mới tiếp nhận được. Vai trò của người chăm sóc trẻ trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ rất quan trọng. Một sự bất cập nữa khi Chomsky bàn về ngôn ngữ là ông quá chú trọng đến ngữ pháp mà lãng quên các bình diện khác của ngôn ngữ như ngữ nghĩa, ngữ âm và ngữ dụng học. Vì chỉ chú ý đến ngữ pháp nên mô hình này sẽ lúng túng khi lý giải tại sao có những phát ngôn hoàn toàn đúng ngữ pháp nhưng không có nghĩa hoặc lí giải về giai đoạn một từ và giai đoạn hai từ ở trẻ em. Quan niệm của Chomsky có nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít người phản đối, đặc biệt là những tranh cãi về tính bẩm sinh của ngôn ngữ. Chúng ta không thể phủ nhận những nhận định của ông về bản chất ngôn ngữ có nhiều ý nghĩa, nhất là đối với việc giải thích việc tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên, nhanh chóng ở trẻ em. Đồng thời, ông cũng góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ngôn ngữ qua tính bẩm sinh, sáng tạo và chuyển đổi gắn liền với hoạt động trí não con người. Theo chúng tôi, quan niệm về bản chất ngôn ngữ của Chomsky rất độc đáo. Ong nghiên cứu ngôn ngữ ở mặt sinh học của nó, Do vậy, ngôn ngữ được nghiên cứu như 54 một khách thể tự nhiên không phải là một hiện tượng xã hội- như trong triết học Marx – Lenine. Nhờ đó, chúng ta có cách hiểu đầy đủ hơn về nguồn gốc, bản chất và chức năng của ngôn ngữ. Chủ nghĩa Marx – Lenine nhấn mạnh đến nguồn gốc xã hội và bản chất xã hội của ngôn ngữ. Ngôn ngữ ra đời gắn liền với lao động với chức năng chủ yếu là . giao tiếp “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” [27, tr. 18] và ngôn ngữ như hiện thực trực tiếp của tư duy. Cho dù, lí luận của các tác giả kinh điển Marx – Lenine đã soi sáng nhiều vấn đề trong ngôn ngữ học như: sự phản ánh hiện thực ở ngữ nghĩa, vai trò của từ trong quá trình nhận thức và mối liên quan của từ với khái niệm, tính khái quát và trừu tượng của từ nhưng chưa lí giải được các hiện tượng của ngôn ngữ tự nhiên. Đến Chomsky, bản chất ngôn ngữ nội tại của ngôn ngữ mới được đặt ra thỏa đáng khi ông nhấn mạnh đến tính bẩm sinh, di truyền, sáng tạo và chuyển đổi của nó ở bên trong trí não con người. 2.1.2. Các quy tắc tạo sinh câu Chomsky là người đầu tiên tiến hành miêu tả ngôn ngữ về mặt hình thức như một hiện tượng tự nhiên. Ưu điểm của phương pháp này là có thể kiểm tra được nó nhờ kinh nghiệm. Mô hình miêu tả hình thức ngôn ngữ có khả năng tạo sinh tất cả những câu có thể có của ngôn ngữ tự nhiên và không tạo sinh một câu nào không có thể. Trong Những cấu trúc cú pháp năm 1957, Chomsky giải thích rằng mục đích của lí thuyết ngôn ngữ học là miêu tả cú pháp, nghĩa là xác định những quy tắc ngữ pháp nằm trong cơ sở của việc xây dựng câu. Chúng ta có thể thấy rằng, con người có thể tạo ra và hiểu bất kì một số lượng vô hạn của phần lớn câu mới lạ đồng thời có thể đánh giá hệ thống về tính chính xác ngữ pháp của chúng, chúng ta cần giải thích về khả năng này. Nếu như, bộ não là hữu hạn thì nó phải chứa những quy tắc tạo sinh để tạo ra vô hạn các câu. Các quy tắc tạo sinh câu được coi là một trong những phổ quát ngôn ngữ, là cơ chế bên trong trí não con người. Nhờ các quy tắc này, ngôn ngữ nội tại trong não người mới chuyển sang ngôn ngữ bên ngoài. Ngữ pháp là kiến thức có sẵn trong đầu người học dưới hình thức các quy tắc cho phép con người tạo ra vô số những phát ngôn mới. Các tính chất của quy tắc tạo sinh câu là: Tạo sinh nghĩa là có thể tạo ra những 55 câu phù hợp với ngữ pháp từ các quy tắc này, Đơn giản nghĩa là đơn giản hóa tất cả những quy tắc có thể đơn giản để tạo ra những câu vô hạn từ những quy tắc hữu hạn, Rõ ràng và Hình thức nghĩa là dùng chữ cái và công thức để thay thế câu chữ, Tường tận nghĩa là quy tắc phải khái quát tất cả các hiện tượng ngôn ngữ, Tuần hoàn có nghĩa là một quy tắc có thể sử dụng nhiều lần để tạo ra các câu vô hạn. Các quy tắc tạo sinh câu bao gồm: các qui tắc viết lại (rewriting rule) và quy tắc cải biến (transformational rule). Chính các qui tắc này thể hiện được tính sáng tạo của ngôn ngữ con người. Đó là qui luật chung của ngôn ngữ loài người. Quy tắc viết lại này là một chuỗi ký tự, mô tả cấu trúc câu theo quy tắc mở rộng. Đây là cơ chế tạo sinh câu được minh họa bằng một bộ gồm 6 quy tắc sau: 1) S → NP + VP (là cấu trúc cơ bản câu tiếng Anh) 2) NP → Det + N 3) VP → Verb + NP 4) Det → the, a. 5) N → man, ball, etc 6) Verb → hit, took, etc Trong đó, S là câu (sentence), NP là cụm danh từ (nominal phrase), VP là cụm động từ (verb phrase), Det là từ hạn định (Determiner). Mỗi quy tắc có dạng X → Y, trong đó, X là một yếu tố còn Y là một chuỗi ký ngữ bao gồm một hoặc nhiều thành phần câu. Mũi tên là sự chỉ dẫn về sự vận động của quy tắc được hiểu là hãy dùng Y thay thế cho X ở bất cứ nơi nào X xuất hiện. Mỗi một quy tắc viết lại đều là quy tắc mở rộng. Ví dụ, S → NP + VP, nghĩa là một câu có cụm danh từ và cụm động từ, mũi tên biểu thị viết lại thành. Ký hiệu ban đầu S có thể được thay thế bằng NP + VP, những quy tắc khác có thể triển khai NP và VP ra các yếu tố của chúng. Nhóm quy tắc trên có thể tạo ra câu: The man hit the ball (Anh ta đánh bóng). Ngữ pháp này có thể miêu tả cấu trúc của câu bằng việc áp dụng quy tắc viết lại có thể biểu diễn bằng sơ đồ hình cây: 56 S NP Det VP N The man V NP hhit Det N the ball Hình 2.1: Tạo sinh cấu trúc sâu của câu bằng các quy tắc viết lại Sơ đồ hình cây là một hệ thống phân cấp, quan hệ chi phối giữa các thành phần cũng rất rõ ràng. Sơ đồ cho ta biết: từ loại của từ (có thể chỉ được số từ, thời và kết cấu của từ); phạm trù và cấu trúc của đoản ngữ và quan hệ giữa đoản ngữ với đoản ngữ khá rõ. Giữa man và hit không có quan hệ trực tiếp, vì hai từ này không có điểm chung; man thuộc về NP, còn hit thuộc về VP. Các dấu hiệu như NP, VP đặt ngoài dấu ngoặc hoặc ở mũi nút của hình cây được gọi là các dấu hiệu ngữ đoạn. Chuỗi các yếu tố trực tiếp dưới mỗi dấu hiệu ngữ đoạn được xem là bị chế ngự bởi dấu hiệu ngữ đoạn đó. Nói ngược lại, mỗi dấu hiệu ngữ đoạn chế ngự chuỗi yếu tố trực tiếp do nó tạo sinh ra. Các quy tắc viết lại (4), (5), (6) là các quy tắc viết lại từ vựng. Còn các quy tắc (1), (2), (3) là các quy tắc viết lại cú pháp. Đây là nguyên lý chung của ngữ pháp. Sơ đồ hình cây cung cấp các thông tin cấu trúc như sau: câu (S) là do hai thành tố tạo nên NP + VP, đến lượt mình NP do hai thành tố the + N; VP do hai thành tố V + NP. Chỉ có một thông tin mà sơ đồ trên không cung cấp được, đó là thông tin the man là chủ ngữ và hit the ball là vị ngữ. Tuy nhiên, về điều này, Chomsky cho rằng có thể xác định được nhờ các dấu hiệu ngữ đoạn. Trong ngôn ngữ tự nhiên của Tiếng Anh còn có vấn đề ghép hai câu thành một câu. Có thể ghép a và b thành c: 57 a. the scene - of the movie - was in Chicago. b. the scene - of the play - was in Chicago. c. the scene - of the movie and the play - was in Chicago. Quy tắc: câu thứ nhất và thứ hai đều là những câu phù hợp với ngữ pháp. Sự khác nhau giữa chúng là trong câu đầu tiên có X, câu thứ hai có Y mà X và Y đều là thành phần giống nhau. Như vậy lấy X trong câu thứ nhất viết thành X + Y, suy ra câu thứ ba cũng là phù hợp với quy tắc ngữ pháp. Quy tắc như vậy chưa có trong quy tắc viết lại: ∑: Sentence F: X1 →Y2 . . Xn →Yn Trong đó, ∑ là tập hợp hữu hạn của chuỗi ban đầu. F là tập hợp hữu hạn của các công thức quy tắc. Hình thức này chỉ có thể sinh ra S1 và S2, không thể sinh ra S3. Do đó, không thể sử dụng để mô tả các ngôn ngữ như Tiếng Anh. Mặt khác, hình thức động từ của Tiếng Anh rất phức tạp. Ví dụ, động từ “take” sẽ có các hình thức như “takes, has take, will take, has been taken, is being taken…”. Những thay đổi hình thức động từ phải được phản ánh trong ngữ pháp nên cần có sự bổ sung của hình thái từ. Do vậy, qui tắc viết lại đề cập ở trên nên bổ sung thêm những quy tắc sau: 7) V→ Aux+V (Aux là trợ động từ) 8) V → hit, take, read 9) Aux → C (M) (have +en) (be+ing) (be+en) 10) M → will, can , may, shall, must 11) C → s,  , past (C: sự thay đổi của thì) Chomsky đưa ra thêm qui tắc “nhảy phụ tố” để mô tả khả năng vô hạn của các câu: Af+ V → V+ Af#. Trong đó Af biểu thị s,  , en, ing..., # là giới từ. Ví dụ, trong câu sau, chúng ta đã dùng C (biểu thị sự thay đổi thì) have+en và be+ing: The +man +C+ have +en + be + ing +read+ the + book. Sau đó dùng quy tắc “nhảy 58 phụ tố”: The +man + have +S#+ be +en +read+ ing # the + book. Cuối cùng ta có câu: The man has been reading the book. Ngoài ra, Chomsky cũng nhận thấy các quy tắc viết lại được quan hệ gián tiếp giữa các yếu tố trong câu như thế nào. Ví dụ, Chomsky đưa ra: 2. Flying planes can be dangerous có thể hiểu theo hai nghĩa: - To fly by planes can be dangerous (đi bằng máy bay có thể bị nguy hiểm). - Planes which are flying can be dangerous (những chiếc máy bay đang bay có thể bị nguy hiểm). Đây là các hiện tượng đa nghĩa do các câu có cấu trúc giống nhau được biểu diễn giống nhau trên bề mặt (bằng âm thanh và bằng cấu trúc hợp tố trực tiếp). Quan hệ giữa câu chủ động và bị động, quy tắc viết lại cũng chưa thể hiện được. Câu bị động buộc phải có “be+en”, sau nó không thể trực tiếp đoản ngữ danh từ. Không thể nói “lunch is eaten John”. Nếu đằng sau đoản ngữ giới từ có “by+N” thì phải sử dụng “be+en”, nếu không câu “John is eating by luch” hay “John is eating by candlelight” là sai ngữ pháp. Thực ra, có một quy tắc cho các kiểu câu trên vẫn phù hợp với ngữ pháp như: NP1 + Aux + V + NP2 ; NP2 + Aux + be+en + V+by +NP1. Quy tắc này có thể giảm đi nhiều phức tạp nhưng trong ngữ pháp quy tắc viết lại không phản ánh được những cấu trúc này. Bởi vậy, Chomsky đưa ra quy tắc cải biến. Quy tắc cải biến vẫn bao gồm quy tắc viết lại có thêm yếu tố cải biến để thêm bớt từ tố và thay đổi thứ tự của từ tố và thêm quy tắc âm vị hình thái thay đổi biểu đạt hình thái và âm vị. Quy tắc cải biến rất nhiều, để chuyển cấu trúc sâu sang cấu trúc bề mặt. Chomsky đưa ra 16 quy tắc trong “Cấu trúc ngữ pháp”. Chomsky đưa ra một loạt các quy tắc cải biến chuyển cấu trúc sâu thành cấu trúc bề mặt. Chẳng hạn như quy tắc thay thế, quy tắc hoán vị, quy tắc chèn một số yếu tố, quy tắc loại bỏ yếu tố, quy tắc bị động hóa cấu trúc chủ động, quy tắc mở rộng cấu trúc, quy tắc tỉnh lược... Ở đây ta chỉ xét một số quy tắc. Trước hết là quy tắc phủ định. Cách phủ 59 định trong tiếng Anh chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be” vào sau trợ động từ nếu trong câu là động từ thường đi kèm. Ví dụ: 3. She was not smiling. (Lúc đó cô ấy không cười) 4. She has not written the letter (Cô ấy vẫn chưa viết thư) Quy tắc này còn dùng để chuyển đổi các câu nghi vấn thông thường. Trong tiếng Anh có rất nhiều cấu trúc thêm phụ từ vào sau động từ như: bring in, call up.... Nếu sau đại từ là từ phụ, thì phải chuyển từ phụ ra phía sau. Ví dụ: 5. The police brought in him (Cảnh sát dẫn hắn vào) có thể cải biến thành: The police brought him in. Đây là quy tắc chuyển từ phụ. Cũng có thể chuyển câu: 6. John arrives and so do I thành câu: John arrives and I arrive dùng quy tắc cải biến cấu trúc “so”. Chomsky chia quy tắc cải biến thành hai loại: các quy tắc cải biến bắt buộc và các quy tắc cải biến tùy ý. Cải biến động từ, từ phụ mang tính bắt buộc, cải biến bị động, cải biến phủ định mang tính tùy ý. Quy tắc cải biến bắt buộc là quy tắc phải áp dụng cho câu đúng ngữ pháp. Loại hình câu khác nhau là do quá trình cải biến khác nhau. Chomsky đưa ra 8 câu tương đương với nhau nhưng quá trình cải biến khác nhau: i. The man open the door. (Anh ta mở cửa) (câu lõi, chủ động) ii. The man did not open the door. (Anh ta không mở cửa) (câu cải biến phủ định) iii. Did the man open the door? (Anh ấy có mở cửa không?) (câu cải biến nghi vấn) iv. Didn’t the man open the door? (Anh ấy không mở cửa à?) (câu cải biến phủ định nghi vấn) v. The door was opened by the man (Cửa bị anh ta mở) (câu cải biến bị động) vi. The door was not opened by the man (Cửa không bị anh ta mở) (câu cải biến phủ định bị động) vii. Was the door opened by the man (Cửa có bị anh ta mở không?) (câu cải biến nghi vấn bị động) viii. Wasn’t the door opened by the man (Cửa không bị anh ta mở à?) (câu cải 60 biến phủ định nghi vấn bị động) Tám loại hình câu trên được sinh ra từ cùng một cấu trúc sâu. Các quy tắc cải biến trên đây, cả bắt buộc và tùy ý nếu chỉ tác động vào một câu hay một chuỗi thành phần của câu gọi là “cải biến cục bộ”, tác động vào hai hay một số câu để thành một câu gọi là “cải biến khái quát”. Ví dụ, ta ghép hai câu thành một câu: “The man open the door” và “The man switched on the light” cải biến thành câu: “The man open the door and switched on the light”(một người mở cửa và bật đèn) hoặc cải biến thành câu: The man who opened the door switched on the light (người mở cửa đã bật đèn lên). Mô hình này cho thấy các câu có ít nhất hai cấp độ miêu tả: cấu trúc cơ sở được tạo ra bởi cấu trúc ngữ đoạn và cấu trúc bề mặt bắt nguồn từ hoạt động của các cải biến. Ở đây, Chomsky dùng hệ thống các quy tắc nhằm mô tả và định nghĩa tất cả các câu đúng của một ngôn ngữ. Quy tắc cải biến được hiểu là một hệ thống các quy tắc cơ sở có hình thức biểu đạt cú pháp, được sơ đồ hóa theo hình cây cho tất cả các câu của một ngôn ngữ. Điểm mới là Chomsky đã thiết lập mối tương quan giữa ký hiệu âm thanh và ý nghĩa của câu, giữa tín hiệu và nghĩa thuộc vào vấn đề quy tắc sản sinh câu. Trong phạm vi quy tắc này, mỗi ý nghĩa ở chiều sâu đều có thể giải thích được ở mặt ngữ âm trên bề mặt. Như vậy, qua các quy tắc trên, Chomsky cho chúng ta thấy đặc trưng ngôn ngữ của con người có tính chuyển đổi. Các quy tắc tạo sinh câu là bộ phận quan trọng trong ngữ pháp phổ quát góp phần chuyển cấu trúc bên trong trí não (cấu trúc sâu – deep structure) ra bên ngoài (cấu trúc bề mặt – surface structure). Giống như một hệ tính toán, các quy tắc cải biến cho thấy sự hiểu biết ngôn ngữ của con người chính xác hơn các mô hình khác nghiên cứu chủ yếu những vấn đề hoạt động ngôn ngữ (lời nói). Phân tích các ngôn ngữ khác nhau, Chomsky giả định sự tồn tại những cấu trúc sâu bẩm sinh giống nhau trong các ngôn ngữ khác nhau. Số lượng các cấu trúc như thế không nhiều, và chính chúng cho phép chúng ta tư duy giống nhau, cho phép chúng ta hiểu các ngôn ngữ khác. Điều đó chứng tỏ, trong các ngôn ngữ đã 61 định hình những sơ đồ chung của việc cấu tạo tư tưởng, cấu tạo phát ngôn. Bằng việc mô tả, phân tích hình thức hóa làm đơn giản các câu, chúng ta thấy sự phức tạp của cấu trúc cú pháp. Các câu khác biệt trên bề mặt nhưng có sự thực là phái sinh từ cùng một cấu trúc cơ sở. Chính điều này giúp ta nhận diện một lớp câu đặc biệt - câu lõi. Câu lõi bao gồm: các câu chủ động đơn giản, câu kể, câu khẳng định. Câu lõi là những câu được phái sinh với cơ cấu cải biến tối thiểu, chỉ với các cải biến bắt buộc. Các cải biến bắt buộc về bản chất là cải biến miêu tả phù hợp tương ứng về số, trật tự dấu hiệu bề mặt, về thì và các thao tác giống như “công việc nội bộ”. Các câu khác như: câu hỏi, câu phủ định sẽ chịu thêm một hoặc nhiều thao tác chuyển đổi cấu trúc không bắt buộc. Nhóm cải biến thứ ba là nhóm cải biến chịu trách nhiệm tạo sinh các câu phức, các câu mà tự thân nó chứa đựng các câu hoặc các cấu trúc như câu với tư cách là các thành tố. Ví dụ: 7. (câu1) Kim said (câu 2) that his mother expected him (câu 3) to tell John (câu 4) that ... Ở đây các bao hàm khác nhau được nhận diện là câu 1, câu 2... Rõ ràng quá trình này rất sản sinh. Phân tích kỹ lưỡng các quy tắc ngôn ngữ, Chomsky giải thích được khả năng con người có thể tạo ra và hiểu được một số lượng vô hạn phần lớn các câu mới lạ, và có thể thực hiện đánh giá có hệ thống về tính chính xác về ngữ pháp và cú pháp của chúng. Câu lõi là các câu cơ sở, việc hiểu chúng như thế nào là cơ sở để hiểu các câu khác. Chúng ta có thể thấy tư tưởng bậc thầy của Chomsky cố gắng xây dựng các khía cạnh về kiến thức ngôn ngữ của chúng ta dưới dạng các quy tắc làm hiện lên những gì chúng ta biết và tiên đoán những điều khác có thể xảy ra bằng chính ngôn ngữ của chúng ta. Thời kỳ đầu, Chomsky không quan tâm đến vấn đề ngữ nghĩa. Ông cho rằng ngữ nghĩa độc lập với cú pháp. Nhưng sau đó, Chomsky đã có một sự bổ sung quan trọng: ngữ nghĩa là một bộ phận trong lý thuyết ngữ pháp. Do đâu mà sinh ra nghĩa của một câu? Chomsky đưa ra hai khái niệm: cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt. Cấu trúc sâu giải thích ý nghĩa của câu đó, còn cấu trúc bề mặt là sự biểu hiện ngữ âm của câu. Như vậy, nghĩa không liên quan tới cấu trúc bề mặt. Các quy tắc viết lại 62 tạo ra cấu trúc sâu, còn các quy tắc cải biến tạo ra cấu trúc bề mặt. Ông chủ trương cải biến phải bảo toàn được ý nghĩa của câu. Cấu trúc sâu biểu đạt cú pháp trừu tượng của câu, quyết định giải thích câu đó như thế nào. Cấu trúc sâu quyết định ý nghĩa. Cấu trúc bề mặt quyết định âm thanh. Nhưng các quy tắc của Chomsky vừa có thể tạo ra những câu chính xác lại có thể tạo ra những câu không chuẩn. Chẳng hạn, trong tiếng Việt có hai câu như đều có cấu trúc sâu giống nhau nhưng nghĩa khác nhau: 8. Ba muốn ăn cơm 9. Ba muốn cắt tóc S NP N Ba VP V V Muốn Ăn N cơm Hình 2.2: Mô tả cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt của câu Từ sơ đồ cây như trên, ta thấy sự giống nhau chỉ là bề mặt, nghĩa là sự phân tích ra các thành tố trực tiếp là như nhau, chuỗi phạm trù cuối cùng của sơ đồ ngữ đoạn như này chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Hai câu trên đồng nhất về cấu trúc mặt. Nhưng hai câu trên khác nhau về bản chất. Chủ thể trong hành động ăn trong câu thứ nhất là “Ba” còn chủ thể cho hành động cắt trong câu hai lại là một người khác. Ta có thể biểu hiện hai câu trên như sau: Ba muốn Ba cắt tóc và Ba muốn một người khác cắt tóc cho Ba. Hiểu như thế này thì ta nhận ra đối tượng của hành động cắt tóc là Ba. Như vậy, mỗi chúng ta đều đã nắm vững và thể hiện trong nội tâm một hệ thống ngữ pháp đã giao cho những sự mô tả cấu trúc cho những câu trên. Chúng ta sử dụng những kiến thức này hoàn toàn vô thức. Sự mô tả này bao gồm cả ngữ âm 63 của câu và sự làm rõ nghĩa của chúng. Ngữ pháp của mọi ngôn ngữ sẽ sinh ra, với mỗi câu, một cấu trúc sâu và sẽ chứa đựng những quy tắc chỉ ra xem các cấu trúc sâu liên hệ với cấu trúc bề mặt như thế nào. Các quy tắc thể hiện quan hệ này được gọi là các cải biến ngữ pháp. Một người tiếp nhận ngôn ngữ đã nhập tâm được những quy tắc này và sử dụng chúng khi anh ta hiểu và sản sinh các câu. Quy tắc viết lại tạo ra cấu trúc sâu của câu, cấu trúc sâu giải thích nghĩa của câu, phép cải biến bảo toàn về nghĩa. Cấu trúc mặt chỉ thể hiện ngữ âm. Giả thuyết này của ông không đúng bởi có nhiều hiện tượng cấu trúc bề mặt cũng tham gia vào việc giải thích nghĩa của câu. Một câu sẽ là thể hiện bằng chuỗi các loại phạm trù từ loại:: danh từ, tính từ, động từ, trạng từ... Các quy tắc tạo câu trong lý thuyết ngôn ngữ của Chomsky, theo chúng tôi đã chỉ ra một số đặc điểm về ngôn ngữ như sau: ngôn ngữ là sự phản ánh trí tuệ con người, cũng như nghệ thuật và khoa học. Nói cách khác, ngôn ngữ là công cụ biểu đạt của tư duy. Ngôn ngữ là sự thể hiện hình thức mà qua đó cá nhân nhìn nhận thế giới và chuyển nó vào trong nội tâm của mình. Ngôn ngữ không phải là một công trình đã hoàn thành và bất di bất dịch mà là một hoạt động đang diễn ra. Trí tuệ làm việc không ngừng để thích ứng âm thanh với sự thể hiện của tư duy, chất liệu ngữ âm. Chính hình thức ngôn ngữ, với những quy tắc hình thái và cú pháp cho phép nâng đỡ “lao động” đó của tư duy. Mỗi ngôn ngữ đều phản ánh những cách tư duy của cá nhân dùng nó đồng thời nó cũng tác động đến tư duy đó. Ngôn ngữ tổ chức và hướng dẫn thế giới quan của người nói. Thế giới ấy hình thành nên hình thức bên trong của ngôn ngữ trong lúc hình thức bên ngoài là cấu trúc ngữ âm, ngữ pháp... Như vậy, ẩn sau những phạm trù, tên gọi mới, chủ đề Chomsky vẫn chú ý quan tâm là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ý thức. 2.2. Chomsky bàn về ý thức/ hoạt động trí não 2.2.1. Chủ nghĩa duy lí và quan điểm của Chomsky Bằng cách tạo ra khái niệm “ý tưởng bẩm sinh”, Chomsky đã chống lại cách tiếp cận hành vi luận của chủ nghĩa cấu trúc luận Mỹ và phát triển lí thuyết của mình thành lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ. Lí thuyết của Chomsky là sự kế thừa tư 64 tưởng của chủ nghĩa duy lí truyền thống - một học thuyết triết học thế kỷ XVII, dựa vào nền tảng triết học R. Decartes (1596-1650), một triết gia người Pháp - người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý châu Âu, đề cao lý tính xem lí tính là nguồn gốc của tri thức nhân loại. Chomsky nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với hoạt động của trí não. Chomsky kế thừa tư tưởng R. Descartes khi ông nói đến các “ý tưởng bẩm sinh”, coi ngôn ngữ là một hoạt động đặc biệt của con người qua đó nhấn mạnh vào bình diện sáng tạo của việc sử dụng ngôn ngữ và phân biệt hình thức bên ngoài và bên trong của ngôn ngữ. Cũng như R. Descartes, Chomsky cho rằng trí não có những tư tưởng bẩm sinh như những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học. Do vậy, cần xuất phát từ một nguyên lý tuyệt đối, xác thực có tính chất phổ biến, bất biến áp dụng như nhau trong tất cả các lĩnh vực tri thức. Chính sự quay trở lại chủ nghĩa duy lí trong ngôn ngữ học ở thời điểm mà mà quan điểm khoa học thắng thế được sự ủng hộ mạnh mẽ là chủ nghĩa kinh nghiệm đã khiến cho tư tưởng của Chomsky trở thành cách mạng. Học thuyết cơ bản của chủ nghĩa duy lí là tri thức về thế giới có thể đạt đưuọc bằng suy luận thuần túy, không viện tới kinh nghiệm của thế giới vật chất. Chân lí đạt được thông qua sự rèn luyện của lí trí (suy luận) thuần túy hơn là thông qua kinh nghiệm, bởi vì các giác quan, nhờ chúng mà ta có được các kinh nghiệm có thể đánh lừa chúng ta. Nhưng sự rèn luyện của lí trí thuần túy nếu không dựa vào các giác quan thì phải có cái gì có giá trị đối với chúng ta để suy luận, tức điểm bắt đầu và trạng thái ban đầu nào đó khác với kinh nghiệm cảm giác. Đó là cái bẩm sinh, sẵn có ở con người, đó là các ý tưởng cùng sinh ra với chúng ta. Ý tưởng bẩm sinh này tạo nên một hình thức của tri thức. Khả năng suy luận bao gồm các ý tưởng được phú một cách bẩm sinh như bản chất hay quan hệ nhân quả, không nảy sinh từ kinh nghiệm nhưng qua chúng, chúng ta lại hiểu được kinh nghiệm. Vì chúng là bẩm sinh, chúng cho hình thức như nhau ở tất cả mọi người, tức là chúng có tính phổ quát. Đó là một hệ thống các tư tưởng định vị trong trí não và khả năng lí luận là những thực tế cơ bản trong khi thế giới kinh nghiệm về sự vật vật chất có tầm quan trọng thứ hai. Chomsky kế 65 thừa học thuyết chủ nghĩa duy lí và đưa ra quan điểm tương tự. Chomsky tin rằng trẻ em sinh ra đã có vốn bẩm sinh phong phú về sự thụ đắc ngôn ngữ. Đối với ông, vai trò của kinh nghiệm trong việc xác định hình thức của ngôn ngữ hoàn toàn không có ý nghĩa. Cấu trúc của ngôn ngữ chủ yếu được phóng chiếu từ cấu trúc tinh thần bẩm sinh và phổ quát. Trong số các nhà duy lí ở thế kỷ XVII như Descartes, Spinoda và Leibniz thì Descates là người hiểu biết nhất. Trái lại, chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển Anh với các đại biểu như Locke, Berkelay, Hume đã phản ứng chống lại Descartes. Đây là một học thuyết triết học cho rằng tri thức có được là nhờ kinh nghiệm có thể cảm nhận thực tế và không được ban bố bởi vốn lí lẽ bẩm sinh. Trí não con người là trống rỗng khi sinh ra. Tất cả các tư tưởng và sự hiểu biết được phát triển tiếp theo trong trí não trước hết thu được từ kinh nghiệm có được thông qua các giác quan. Chủ nghĩa kinh nghiệm có ảnh hưởng sâu sắc đối với khoa học từ thế kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XX. Mọi nhận định về cái không quan sát được trong hiện tượng tinh thần đều bị tích cực ngăn cản cho đến khi Chomsky quy lí thuyết của mình là “một giả thuyết rõ ràng... như là bản chất của các cấu trúc và các quá trình tinh thần”. Và cuộc tranh luận xung quanh lí thuyết của Chomsky tập trung đến yêu cầu rõ ràng về tính bẩm sinh mà ông đặt ra dứt khoát trong truyền thống duy lí. Quan trên ta thấy, Chomsky đã rất tự ý thức vị trí công việc của mình nằm trong khung cảnh duy lý. Ông đã quay trở lại xuất phát điểm của chủ nghĩa duy lí. Như các nhà tư tưởng trước đó, ông đã nhấn mạnh khoảng cách giữa tri thức của chúng ta và hành vi của chúng ta, giữa môi trường và các trạng thái tinh thần của chúng ta. Trong một khung cảnh hiện đại, tư tưởng của Chomsky tách rời nhiều tư tưởng khác song ông vẫn làm náo nhiệt sự quan tâm của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Ở đây, chúng ta có thể thấy, với Chomsky, chỉ có năng lực suy nghĩ bẩm sinh của con người mới có thể cho con người những tri thức về sự vật quanh ta. Vì vậy, Ông đã trở thành người theo chủ nghĩa khách quan trong xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ. Mối quan tâm của Chomsky về ý thức/ hoạt động trí não được định vị chúng trong hoàn cảnh chung hơn về sự khác biệt trong quan điểm của những người 66 theo chủ nghĩa kinh nghiệm và những người theo chủ nghĩa duy lí. Quan niệm về ý thức/hoạt động trí não của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm Lí thuyết của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm về trí não (lối giải thích của lý thuyết của Locke) hiểu niềm tin là các thực thể phức tạp được tạo thành từ các bộ phận đơn giản hơn, gọi chúng là “các ý niệm” liên kết với nhau bởi các hoạt động tinh thần phong phú. Ý niệm có hai loại, đơn giản và tổng quát. Loại thứ hai được hình thành từ loại trước bởi một hoạt động trừu tượng. Ý niệm đơn giản phát sinh thông qua cảm giác. Tất cả các niệm đơn giản được cấu thành ở trong trí não tác động với môi trường thông qua phương tiện các giác quan. Các thuật ngữ “hình thành”, “cấu thành”, “kiến trúc tạo” có nghĩa gợi lên quan điểm cho rằng các đặc tính của ý niệm đơn giản có liên quan rất gần gũi với các đặc tính của tình huống kích thích. Các ý niệm đơn giản là những ý niệm được hình thành bởi đặc trưng đầu tiên trực tiếp và chính xác phản ánh đặc điểm của môi trường rồi truyền thông tin qua các giác quan. Một cách tương tự, những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm đề nghị, các thuộc tính của ý niệm đơn giản trong trí não có nguồn gốc từ các thuộc tính của các kích thích vật lý. Các ý niệm đơn giản liên kết trí não với thế giới thông qua một mối quan hệ tương đồng căn cứ vào một cơ chế quan hệ nhân quả cụ thể: những ý tưởng kích thích bên ngoài tạo thành các đặc tính cụ thể của ý niệm phát sinh trong trí não. Quan sát dựa trên loại giải thích này, các ý niệm đơn giản phản ánh các tính chất vật lý của môi trường kích thích tạo ra chúng. Với quan điểm này, họ giải thích về nội dung tinh thần phù hợp thông qua sự giải thích về cấu trúc môi trường và kích thích tạo ra nó. Sự khác biệt trong lí thuyết của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm là ở quan điểm nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc của ý niệm đầu tiên đơn giản của chúng ta và của các ý niệm kích thích. Đối với các ý tưởng đầu tiên đơn giản, trí não thụ động và mọi cấu trúc của chúng là do ảnh hưởng khuôn mẫu của chủ nghĩa kinh nghiệm. Hành vi luận là một kết quả hợp lý của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Nói cách khác, vì cấu trúc của ý niệm đơn giản (chủ yếu) là một sự phản ánh 67 của các đặc điểm của môi trường tới ý thức/ hoạt động trí não liên quan đến những tác nhân kích thích. Vì nghiên cứu ý thức/ hoạt động trí não khó khăn hơn nhiều với nghiên cứu môi trường cho nên họ chú tâm vào vào cấu trúc của tác nhân kích thích, mà có thể dễ dàng quan sát, hơn là trí não. Điểm quan trọng của chủ nghĩa hành vi không phải là không chấp nhâ ̣n cấu trúc tinh thần mà ở chỗ quan điểm cho rằng các lĩnh vực chủ yếu của tinh thần là một sự phản ánh đơn thuần các thuộc tính của các kích thích vật lí. Theo nghĩa này, chủ nghĩa hành vi tiếp tục với đặc trưng của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm coi ý thức/ hoạt động trí não là thụ động. Một khi chúng ta có những ý niệm phổ quát và đơn giản, các hoạt động tinh thần khác nhau bổ sung có thể liên quan đến việc tạo thành niềm tin ở con người. Ví dụ, điều khẳng định có thể là một khái niệm chung như “quả táo” và khẳng định để ý niệm chung của nó “đỏ” để hình thành nên niềm tin “quả táo có màu đỏ”. Các hoạt động khác có thể kết hợp những khái niệm chung để hình thành ý tưởng chung nhưng phức tạp hơn, ví dụ như “táo đỏ” và niềm tin phức tạp hơn, ví dụ phủ định của một niềm tin, liên kết các niềm tin, v.v... Sự phức tạp của quá trình này không quan trọng đối với mục đích hiện tại. Những thứ quan trọng về mối quan hệ chặt chẽ về sự tồn tại giữa các thuộc tính của thế giới (kích thích) và cấu trúc của một số ý niệm và niềm tin của chúng ta do hoạt động tinh thần gây ra. Việc học tập, sự đạt được niềm tin, là một chức năng trực tiếp của tình trạng kích thích môi trường. Như thế, ý thức/ hoạt động trí não là trống rỗng và thụ động. Quan niệm về ý thức/ hoạt động trí não của những người theo chủ nghĩa duy lí Quan điểm duy lí về ý thức/ hoạt động trí não đối lập với học thuyết ở trên. Sự khác biệt nằm ở sự bác bỏ vững chắc quan điểm của những nhà theo chủ nghĩa kinh nghiệm sử khi nói về cấu trúc tinh thần. Kích thích môi trường đối với các nhà duy lý, không phải là kích thích cấu trúc nội dung của ý thức/ hoạt động trí não. Thay vào đó, chúng là nguyên nhân cho sự hình thành các quan niệm hay niềm tin. Nói cách khác, mặc dù kinh nghiệm là quan hệ nhân quả tất yếu trong việc giải thích cách niềm tin phát sinh trong trí não như thế nào nhưng nó không hoạt động theo cách tiếp cận của 68 chủ nghĩa kinh nghiệm. Sự giống nhau có thể hữu ích để đánh giá các nhà duy lí về các hoạt động tinh thần rõ ràng hơn. Đối với các nhà duy lí, kinh nghiệm kích hoạt những ý niệm mà đã sống trong ý thức/ hoạt động trí não, nhưng kinh nghiệm không hình thành nên các ý niệm. Do đó, mối quan hệ giữa kinh nghiệm và cấu trúc của niềm tin và ý niệm của ai đó, dựa vào cách giải thích này, có thể rất tách biệt. Hai đặc tính của quan điểm này là đáng chú ý. Đầu tiên, kinh nghiệm là cần thiết trong sự giải thích cho sự xuất hiện của các cấu trúc tinh thần. Các nhà duy lí, người thừa nhận cấu trúc tinh thần bẩm sinh phong phú không cần tới vai trò mang tính quan hệ nhân quả đối với kinh nghiệm. Triết học duy lý phác họa ý thức/ hoạt động trí não như một thực thể hoạt động có cấu trúc cao. Trí não không thụ động phản ánh kinh nghiệm, chúng tham gia chủ động trong việc làm sáng tỏ kinh nghiệm. Những gì có trong ý thức/ hoạt động trí não không phải là sự phản ánh lại trung thành của những thứ bên ngoài môi trường mà ở đó có sự sáng tạo, chuyển đổi và sai biệt, thể hiện nhận thức của con người. Với các nhà duy lí, những ý niệm bẩm sinh được kích hoạt có liên quan chặt chẽ với các kích thích gây ra. Do đó, họ có quan điểm cho rằng những ý niệm phổ quát cố định bẩm sinh trong ý thức/hoạt động trí não. Ở đây chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa các nhà duy lý và các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa trong nghiên cứu về ý thức/ hoạt động trí não. Theo các nhà duy lý, ý thức/ hoạt động trí não trí não được cấu trúc tiên thiên về những hiểu biết ngôn ngữ, mọi quy tắc ngữ pháp đều được thể hiện trong cơ chế ý thức/ hoạt động trí não. Chúng bẩm sinh và có sẵn. Đối với các nhà kinh nghiệm thì ý thức/ hoạt động trí não như một tờ giấy trắng trên đó không có tri thức trước kinh nghiệm mà có được bằng cơ chế liên tưởng các tư tưởng và mối liên hệ thông thường kích thích – phản ứng. Với họ, mọi tri thức đều do kinh nghiệm mà có, đối với phái duy lí thì có một số tri thức đã được tạo sẵn, có trước kinh nghiệm, quy định hình thái tri thức do kinh nghiệm mang lại. Chomsky ủng hộ quan điểm thứ hai của những người theo chủ nghĩa duy lí. Chúng ta có thể thấy rằng, Chomsky rõ ràng là một trong những người theo chủ nghĩa duy lý phê phán về lý thuyết tiếp nhận kiến thức của những người theo chủ 69 nghĩa kinh nghiệm. Như đã nói ở trên, tác phẩm của chính ông về lí thuyết ngữ pháp là một trong các trường phái trình bày tốt nhất ủng hộ cách tiếp cận của những người duy lí. Mặc dù kinh nghiệm ngôn ngữ là quan trọng đối với sự thụ đắc ngôn ngữ, nhưng không thể thay thế được phần khả năng bẩm sinh về ngôn ngữ gắn liền với ý thức/ hoạt động trí não của con người. Quan điểm này tạo ra tiếng vang rõ ràng cùng với niềm tin của những người theo chủ nghĩa duy lí. Là một nhà ngôn ngữ học, Noam Chomsky tán thành những người theo chủ nghĩa duy lí, trong sự đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm. Triết học ngôn ngữ của ông cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của hệ tư tưởng duy lý, khẳng định rằng lí tính như là một thuộc tính của ý thức/ hoạt động trí não, là nguồn kiến thức đầu tiên quan trọng. Tư tưởng của ông liên quan đến những ý tưởng duy lí về một kiến thức tiên nghiệm, thể hiện trong chủ nghĩa bẩm sinh. Lịch sử của mối quan tâm triết học về ngôn ngữ đã xuất hiện từ lâu trong triết học Plato, cụ thể là trong đối thoại Cratylus khám phá ra mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật và tham gia vào những gì hiện nay được công nhận là triết học ngôn ngữ. Phần lớn các nhà triết học từ Plato đã chỉ ra một số quan tâm về ngôn ngữ. R. Descartes (15961650), người cha sáng lập triết học hiện đại, tin vào sự tồn tại của ngôn ngữ phổ quát làm cơ sở cho các ngôn ngữ khác nhau mà cộng đồng người sử dụng và được xem xét bởi nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky ở thế kỷ XX. Đây là một tiền thân của lí thuyết bẩm sinh về các năng lực ngôn ngữ. Chomsky cũng đưa ra một cái nhìn chủ quan về ngôn ngữ, khẳng định rằng ngôn ngữ đề cập đến trạng thái tinh thần nào đó mà một lý thuyết ngôn ngữ sẽ giải thích. Do vậy, chúng ta nên nghĩ rằng kiến thức ngôn ngữ là một trạng thái của ý thức/ hoạt động trí não, một yếu tố khá bền vững, một trạng thái của một năng lực riêng biệt của ý thức/ hoạt động trí não – năng lực ngôn ngữ - có tính chất đặc biệt, có cấu trúc và tổ chức, có tính môđun. Điều này cho thấy ngôn ngữ tự trị theo mô- đun và nó tạo nên sự khác biệt của Chomsky với các nhà ngôn ngữ học khác. Công thức triết học ngôn ngữ của Chomsky có kế thừa nhiều từ ý tưởng của Plato. Phần lớn sự quan tâm trong nghiên cứu ngôn ngữ của ông giải thích cách 70 chúng ta có thể hiểu những sự vật chúng ta biết như thế nào? Câu trả lời của Chomsky là phần lớn những gì chúng ta biết mang tính bẩm sinh, xuất phát từ một sự tồn tại có trước. Chúng gần như hiện diện trong ý thức/ hoạt động trí não ngay cả khi không được xác định rõ ràng. Chomsky nhắc lại lập luận cho rằng một lí thuyết nghiêm túc về quá trình tinh thần nên thay thế chủ nghĩa kinh nghiệm, thay thế niềm tin cho rằng kinh nghiệm là nguồn gốc của kiến thức. Chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm, Chomsky đề xuất: không thể chấp nhận được khẳng định cho rằng bộ não là tấm bảng trắng, trống rỗng, không có cấu trúc. Những giả thuyết duy nghiệm rất ít hợp lý, nó không thể giải thích cho sự phát triển của những hiểu biết thông thường về thế giới vật lý và xã hội, khoa học. Vậy, bộ não sinh ra ngôn ngữ như thế nào? 2.2.2. Cơ chế bộ não sinh ra ngôn ngữ Với Chomsky, nghiên cứu khoa học vào trong ngôn ngữ và ý thức/ hoạt động trí não con người là có thể khi người ta giả định rằng những thứ đang được nghiên cứu là “cơ chế bên trong”. Cơ chế bên trong này gia nhập vào các nghiên cứu về tư tưởng, biểu hiện câu và hành động nói chung. Nghiên cứu của ông đảm nhận nghiên cứu một đối tượng thực sự trong thế giới tự nhiên – bộ não cùng với các trạng thái và chức năng của nó. Theo Chomsky, ý thức/ hoạt động trí não có một vai trò quan trọng đối với hành vi ngôn ngữ. Các quá trình xảy ra bên trong não bộ có liên quan đến ngôn ngữ. Chomsky đã phê phán chủ nghĩa cấu trúc, đặc biệt là thuyết hành vi luận cho rằng hoạt động ngôn ngữ chỉ đơn thuần là sự phản ứng lại những kích thích từ bên ngoài, hay trẻ em hấp thụ ngôn ngữ là do nhu cầu hành vi không phụ thuộc vào bản năng. Trên thực tế, trẻ em học ngôn ngữ là một quá trình học nhập tâm và bắt chước từ những cái có sẵn. Vấn đề này đi vào chiều sâu của cấu trúc ngôn ngữ trên cơ sở những dữ liệu ngôn ngữ quan sát trực tiếp được và hình thức hóa chúng đến độ lý tưởng gần với công thức toán học. Cấu trúc bên trong trí não được thể hiện qua cấu trúc cú pháp ngôn ngữ. Chính tư tưởng của Chomsky làm một “cú hích” cho xuất hiện của khoa học tri nhận, liên quan đến nhận thức ngôn ngữ. Quá trình ngôn ngữ gắn liền với 71 quá trình tinh thần, cấu trúc não bộ và thế giới. Chomsky cho rằng, bộ não con người được xem xét tương tự như một kết cấu của máy tính, như một hệ thống cấu trúc. Trí não có tính mô đun, tự nó không phải là một tổng thể liền mạch mà là sự lựa chọn của ít hoặc nhiều các thành tố chuyên biệt có liên hệ chặt chẽ với nhau trong đó. Một hệ thống có tính mô đun là một hệ thống bao gồm một số thành tố độc lập, chúng tương tác với nhau theo cách tổng thể hệ thống thực hiện một số nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ. Trí não bao gồm một thành tố con riêng biệt xử lý các nhiệm vụ khác nhau như nói và nhìn. Do đó, năng lực ngôn ngữ có tính mô đun, nó bao gồm các đơn vị chịu trách nhiệm về những diện nhất định trong đó. Trong Lý thuyết Chi phối và Ràng buộc, Chomsky đã đặt ra một số mô đun, mỗi mô đun có yêu cầu riêng và tất cả phải được thỏa mãn làm cho một câu là chuẩn tắc. Ngôn ngữ là những gì hình thành nên con người chúng ta, nhưng con người khá phức tạp và trí não con người nổi tiếng là thực thể phức tạp nhất được biết đến. May mắn độ phức tạp này lại được chia nhỏ thành nhiều phần dễ quản lí hơn, trong đó mỗi phần tạo thành một miền và đảm nhận nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Theo Chomsky, mô đun của trí não phân chia thành các mô đun liên quan đến âm thanh, cú pháp và ý nghĩa. Liên quan đến tính mô đun, người ta chỉ ra rằng các tổn thương nhất định của não có thể gây ra sự rối loạn ngôn ngữ. Chomsky thừa nhận rằng con người có một cơ quan chuyên biệt dành cho việc sử dụng và giải thích ngôn ngữ, đó là khả năng ngôn ngữ, phổ biến cho loài người nằm trong trí não. Khả năng ngôn ngữ có ít nhất hai thành phần: một hệ thống tri nhận tích trữ thông tin theo một cách nào đó, và những hệ thống thể hiện sử dụng những thông tin này để phát âm, tri giác, nói về thế giới... Khả năng ngôn ngữ có một hệ thống thu nhận đầu vào và một hệ thống sản sinh đầu ra. Ngôn ngữ nội hiện là sự thể hiện của khả năng ngôn ngữ con người. Ngôn ngữ nội hiện là một quy trình tính toán và một khối từ vựng. Khối từ vựng gồm tập hợp các tiểu mục, mỗi tiểu mục là một phức thể các thuộc tính. Quy trình tính toán lựa chọn tiểu mục từ khối từ vựng và hình thành nên một cách diễn đạt phức tạp. Hệ thống tính toán là bất biến. 72 Noam Chomsky đã tuyên bố thách thức: phần quan trọng của ngữ pháp của ngôn ngữ con người là bẩm sinh và rõ ràng đối với duy nhất con người. Chìa khóa trong các bộ phận này là các phương pháp cụ thể mà con người sắp xếp các từ trong một câu (cú pháp), những cách mà con người thay đổi ý nghĩa của từ bằng cách thêm và lấy đi các bộ phận có ý nghĩa nhỏ hướng tới gốc từ (hình thái học), và những cách mà một nhóm âm thanh vô nghĩa được sắp xếp để sản xuất ra tất cả các từ trong một ngôn ngữ (ngữ âm). Đứa trẻ, Chomsky cho rằng, sinh ra không phải là một “tấm bảng trắng”, chỉ có khả năng học hỏi từ các câu hướng dẫn trực tiếp mà mẹ nó củng cố trong môi trường của trẻ em, là một trong những nguyên lý phổ biến của một nhà tâm lý học nổi tiếng của lúc đó, BF. Skinner, cũng không phải chúng được sinh ra cùng với kiến thức bẩm sinh về một ngôn ngữ cụ thể. Những thứ bẩm sinh ở đứa trẻ là kiến thức ngầm về tập hữu hạn các ngữ pháp có thể mà các ngôn ngữ thế giới giả định (các tập hợp hữu hạn của các đơn vị và mối quan hệ giữa chúng tạo nên một chuỗi câu, và các cách hữu hạn mà chúng di chuyển để tạo thành sự sắp xếp khác nhau trong câu). Được trang bị một cách bẩm sinh cùng với kiến thức ngầm ẩn này về tập hợp hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ có thể và các quy tắc để kết hợp chúng, đứa trẻ lắng nghe các khuôn mẫu hiện diện trong mẫu ngôn ngữ cụ thể mà nó đã được tiếp xúc, và “chọn” từ tập hợp các ngữ pháp bẩm sinh có thể của nó, ngữ pháp chúng đang nghe. Theo chúng tôi, đề xuất lí thuyết của Chomsky là khác thường, tuy nhận được nhiều sự phản đối nhưng thu hút được sự quan tâm của công chúng quốc tế. Con người có cơ chế tiếp nhận ngôn ngữ cho nên khác với động vật. Cho dù chúng được dạy dỗ như thế nào và trong thời gian dài đi nữa, chúng cũng không thể nói được ngôn ngữ của loài người. Hành vi ngôn ngữ của con người khác với hành vi của động vật. Não người có khả năng suy đoán, phân tích, khái quát... còn động vật thì không. Được hướng dẫn và truyền cảm hứng bởi các công thức lý thuyết của Noam Chomsky về cú pháp con người và hình thái học, người ta phát hiện ra rằng tinh tinh và cú pháp của con người cơ bản là khác nhau. Trong khi khỉ có thể xâu chuỗi một hoặc hai “từ” với nhau theo những cách mà dường như được khuôn mẫu. Chúng không thể xây dựng chuỗi khuôn mẫu của ba, bốn, và thêm nữa. Hơn nữa, tinh tinh không bao giờ sản sinh hình thái từ. Dường như 73 chúng không có bất kỳ sự am hiểu về một gốc từ cơ bản, cũng không bổ sung ý nghĩa của nó bằng cách thêm vào các bộ phận từ có ý nghĩa nhỏ (như “hình vị”) mà chúng ta thừa nhận hoặc “phụ tố” theo cách được mô hình hóa cao với từ gốc. Nếu chúng tự nhiên có được từ “fruit”, chúng sẽ không dễ dàng có được các từ: fruity, fruitful, unfruitful, fruitfulness. Chúng không có khả năng phân biệt từ gốc và phụ tố. Chúng không bao giờ - không giống như trẻ con, những người phát triển rất nhanh chóng có khả năng hiểu và sử dụng thuật ngữ phụ tố. Động vật thiếu ký hiệu âm vị học đồng thời không giống như con người, chúng dường như có ít khả năng tiếp thu và dễ dàng áp dụng các từ có ý nghĩa trừu tượng. Vậy bộ não sinh ra ngôn ngữ như thế nào? Câu trả lời này tập trung vào thiết bị thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquisition Device – viết tắt là LAD), bộ phận phát triển ngôn ngữ trong trí não con người. LAD giả định kiến thức bẩm sinh về một tập hợp các yếu tố phổ quát và đặc biệt là ngôn ngữ và các mối quan hệ. Trang bị kiến thức như vậy, đứa trẻ có thể thu hẹp phạm vi của ngữ pháp có thể phù hợp với một bộ phận (và thường bị lỗi) của câu (dữ liệu ngôn ngữ chính) và sửa chữa một lý thuyết ngữ pháp cho ngôn ngữ bản địa cụ thể mà nó tiếp xúc. Câu hỏi cụ thể của trên tập trung vào cơ chế: nếu một LAD như vậy tồn tại, thì cách mà bộ não con người có thể thể hiện nó một cách chính xác như thế nào? Kiến thức ngôn ngữ về tập hợp các yếu tố cơ bản và các quan hệ được mã hóa trong mô thần kinh ra sao? Trả lời các câu hỏi này sẽ cung cấp một chìa khóa hướng tới sự phân biệt về mặt sinh học trong ngôn ngữ con người (bao gồm cả trí não con người và bộ não). Ngôn ngữ loài người khác với ngôn ngữ loài vật. Theo chúng tôi, ngôn ngữ loài người mang tính sản sinh, nghĩa là người nói có thể tạo ra vô số các phát ngôn bao gồm cả những câu mới diễn đạt những gì đã biết, và dùng những câu đã biết để nói về sự vật, hiện tượng mà họ chưa bao giờ biết đến. Ngôn ngữ cho phép con người diễn đạt tư tưởng, sự vật và hiện tượng thông qua các biểu tượng, các ký hiệu. Đồng thời ngôn ngữ loài người cũng mang tính thay thế thế hiện ở chỗ con người trao đổi thông tin mà không phụ thuộc vào bối cảnh. Chomsky đã cho thấy phần nào những thuộc tính trên của ngôn ngữ. 74 Không ngạc nhiên khi hầu hết các nhà ngôn ngữ học, suy ngẫm về cơ sở sinh học của ngôn ngữ đều cho rằng ngôn ngữ liên quan mật thiết với hành vi lời nói. Đối với hầu hết chúng ta, lời nói là phương thức chính để biểu đạt ngôn ngữ. Tuy nhiên, với Chomsky, điều này không hẳn đúng. Ngôn ngữ tự nhiên phải được xác định một cách trừu tượng hơn, và khoa học về ngôn ngữ phải có khả năng đối phó với các bằng chứng bằng các phương thức khác. Đó là các biểu hiện thần kinh của con người, hay hoạt động có ý thức của trí não. Đây là cơ sở Chomsky thiết lập mối quan hệ giữa trí não với ngôn ngữ tự nhiên. Ở đây, thật đúng lúc nếu như ta nhắc lại quan điểm của F.de Sausre về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. F. De Sausre cho rằng: “Ngôn ngữ xét như là tư duy được tổ chức trong chất liệu âm thanh. Để thấy rõ ràng rằng ngôn ngữ chỉ có thể là một hệ thống những giá trị thuần túy, thì chỉ cần xem xét hai yếu tố được vận hành trong cách hoạt động của ngôn ngữ: các ý niệm và các âm. Về phương diện tâm lý, nếu trừu xuất sự thể hiện ra bằng từ ngữ, tư duy của chúng ta chỉ là một khối vô hình thù và không tách bạch. Các nhà triết học và các nhà ngôn ngữ xưa nay vẫn đồng ý với nhau mà thừa nhận rằng nếu không có sự hỗ trợ của các dấu hiệu, thì chúng ta không thể nào phân biệt được hai ý một cách rõ ràng và nhất quán” [4, tr. 65]. Như vậy, chúng ta có thể thấy vai trò đặc biệt của ngôn ngữ với tư duy không phải là tạo nên một phương tiện ngữ âm vật chất để biểu hiện những ý niệm mà là trung gian giữa tư duy và ngữ âm trong những điều kiện như thế nào mà trong ngôn ngữ không thể tách bạch mặt âm thanh ra khỏi tư tưởng và tư tưởng ra khỏi âm thanh. 2.3. Chomsky bàn về thụ đắc ngôn ngữ 2.3.1. Thiết bị thụ đắc ngôn ngữ Một trong những đặc điểm chính của triết học ngôn ngữ của Chomsky là sự quan tâm chủ yếu đến những gì xảy ra trong trí não của đứa trẻ khi nó học một ngôn ngữ. Trong khi chủ nghĩa hành vi cho rằng, ngôn ngữ người ta dùng để nói với trẻ em là khuôn mẫu để chúng bắt chước thì Chomsky lại cho rằng ngôn ngữ dùng để nói với trẻ em rất nghèo nàn và nhiều lỗi ngữ pháp. Theo Chomsky, một đứa trẻ khi còn rất nhỏ đã nắm khá vững cấu trúc tiếng mẹ đẻ. Trí tuệ của chúng chưa phát triển, tiếp nhận kiến thức toán, lý... rất khó khăn 75 nhưng học nói và viết lại dễ dàng trong khi người lớn không dạy cho chúng một cách có hệ thống các quy tắc ngữ pháp. Hơn nữa, lời nói hàng ngày không phải là những câu luôn chuẩn, đúng ngữ pháp, một bộ phận trong đó là những câu phi chuẩn nhưng đứa trẻ học được ngôn ngữ chuẩn. Điều đó có nghĩa là khả năng ngôn ngữ là một khả năng đặc biệt và phải có một tổ chức nhất định trong bộ não con người chịu trách nhiệm riêng để phát triển ngôn ngữ. Chomsky gọi đó là thiết bị thụ đắc ngôn ngữ (language aquisition device, viết tắt là LAD, nghĩa là bộ phận phát triển ngôn ngữ). Như chúng ta đã biết, thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ nhanh chóng đến kinh ngạc. Trẻ em hầu như không nói năng gì cho đến lúc một tuổi. Đến ba tuổi, chúng đã diễn đạt mọi điều chúng muốn. Cho dù “rất khó có thể khiến người ta tin rằng một cơ thể mới sinh ra chưa có một chút nhận thức nào về tính chất cơ bản của ngôn ngữ lại có thể học cấu trúc ngôn ngữ” [35, tr. 345]. Điều đó chứng tỏ ngôn ngữ là bẩm sinh. Do vậy, hầu như trẻ em trên thế giới đều học ngôn ngữ và đều đạt được đến một trình độ giao tiếp tương tự nhau khi các em ở độ tuổi ba bốn. Theo N. Chomsky, thiết bị thụ đắc ngôn ngữ đã khiến cho tất cả những đứa trẻ bình thường chỉ cần tiếp xúc với nguồn ngữ liệu là có thể học nói trong thời gian ngắn. LAD giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh chóng mà không cần cung cấp đầy đủ cứ liệu ngôn ngữ cho chúng. LAD có một hệ thống thu nhận đầu vào và một hệ thống sản sinh đầu ra, cho phép không ai chỉ nói tiếng Nhật và chỉ hiểu tiếng Anh. LAD chứa trạng thái sơ khai của con người khi học ngôn ngữ, là “ngữ pháp phổ quát”. Chomsky viết: “Nếu suy nghĩ về vấn đề tiếp nhận ngôn ngữ thì, chúng ta rất dễ nhận thấy con người có thể tiếp nhận ngôn ngữ là do có một hệ thống ngữ pháp phổ quát phong phú và hiệu quả làm thành đặc trưng tự nhiên của não bộ. Đứa trẻ chỉ tiếp xúc với những câu nói được sử dụng trong xã hội đặc biệt. Trên cơ sở của những câu nói và những tư liệu gốc này, não bộ của đứa trẻ sẽ tạo ra một hệ thống quy tắc giúp đứa trẻ có thể nói ra những câu nói mới, đồng thời có thể hiểu những câu nói mà chúng chưa từng nghe qua, cũng có thể chưa từng xuất hiện trong lịch sử ngôn ngữ. Trên thực tế, điều mà đứa trẻ làm là một công việc “xây dựng lý luận” 76 cũng giống như công việc của nhà khoa học làm khi đưa ra một lý luận dựa trên những chứng cứ có được từ các thí nghiệm. Nhưng đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn... Giống như nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học nghiên cứu “từ bên ngoài” nhưng vẫn chưa lý giải quy tắc và nguyên tắc đặc thù của ngôn ngữ, còn một đứa trẻ lại không cần đến một nỗ lực đặc biệt nào hay phải ý thức việc nó đang làm thì vẫn có thể tạo ra được những đơn vị đúng quy tắc từ một số ít các ngữ liệu nó có. Tại sao đứa trẻ lại làm được như vậy? Câu trả lời duy nhất là: “não bộ của đứa trẻ khi sinh ra đã có khả năng thiết kế lí luận tương xứng với hình thức. Thiết kế sơ khai này chính là nội dung nghiên cứu của ngữ pháp phổ quát” [19, tr. 197]”. Ngữ pháp phổ quát là cơ sở để phát triển kiến thức, là nguyên tắc mà điều kiện và hệ thống quy tắc của tất cả ngôn ngữ con người buộc phải có, đại diện cho những nội dung cơ bản nhất của ngôn ngữ con người. LAD chứa hệ thống từ vựng và các quy tắc tính toán cho phép trẻ em phân tích các câu nghe được và hình thành các giả thuyết về ngôn ngữ đó. Qua kiểm nghiệm và ngữ liệu nghèo nàn bên ngoài môi trường với sự trợ giúp của LAD, trẻ em sẽ nhập tâm được hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ mà những đứa trẻ được tiếp xúc. Cơ chế thụ đắc ngôn ngữ phản ánh sơ đồ bẩm sinh các tiền ước đầu tiên mà tất cả mọi người có để học một ngôn ngữ. Theo ông, LAD là bẩm sinh thì trẻ mới có thể học ngôn ngữ nhanh chóng. Mặc dù, cuộc tranh luận về xung quanh tính bẩm sinh chưa có câu trả lời rõ ràng nhưng bằng việc nghiên cứu các đặc điểm của các ngôn ngữ tự nhiên, cấu trúc, tổ chức và cách sử dụng của chúng, Chomsky đã cho thấy một số hiểu biết về các đặc trưng riêng của trí tuệ con người. Mặc dù không thể dùng phương pháp giải phẫu để chứng minh sự tồn tại của thiết bị thụ đắc ngôn ngữ nhưng nếu không dùng giả thiết này thì khó có thể giải thích quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ của trẻ em một cách thỏa đáng. Như vậy, vấn đề Chomsky đặt ra rất độc đáo: con người khi sinh ra cấu trúc ban đầu trong não bộ phải có những hiểu biết ngôn ngữ nhất định nhưng phải cần tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì mới kích hoạt được cơ chế thụ đắc ngôn ngữ. Môi trường ngôn ngữ và thiết bị thụ đắc sẽ giúp trẻ học nói nhanh chóng. Nhờ đó, mọi trẻ em bình thường đều đạt được hầu như vô 77 thức và không phải dạy chính thức ngôn ngữ thứ nhất. Như vậy, Chomsky không giống với chủ nghĩa hành vi, đánh giá cao vai trò của yếu tố bên ngoài đứa trẻ (vai trò của cha mẹ và những người xung quanh), còn Chomsky nhấn nhấn mạnh vào năng lực bên trong của đứa trẻ khi học ngôn ngữ. Cơ chế thụ đắc này chỉ là giả định. Trẻ em ngay từ đầu đã có một cái gì đó trong não bộ cho phép nó tiếp nhận ngôn ngữ. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường tiếng Việt sẽ nói tiếng Việt và lớn lên trong môi trường khác sẽ thụ đắc ngôn ngữ khác. Thiết bị thụ đắc này cũng nhấn mạnh đếm ngữ pháp phổ quát được lập trình sẵn trong não bộ của trẻ. Ngữ pháp phổ quát này chứa các quy tắc viết lại và quy tắc cải biến chung cho tất cả các ngôn ngữ tự nhiên. Chúng gắn liền với ý thức/ hoạt động của bộ não. Kiến thức của chúng ta về ngôn ngữ có thể thụ đắc được căn cứ vào sự nghèo nàn của các kích thích, nghĩa là từ những ngữ liệu rất hạn chế. Đứa trẻ sinh ra đã được trời phú cho biết các nguyên tắc xác định của cái gọi là tính năng thiết kế của ngôn ngữ: sự tồn tại của các từ như danh từ, động từ, khả năng hợp nhất và di chuyển... Lý thuyết các nguyên tắc và thông số của Chomsky khai thác ý tưởng cho rằng, có một hiệu ứng tầng sao cho kiến thức có thể phát triển mà không cần học tập. Trước khi một đứa trẻ nói tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ của nó thì nó đã phát hiện ra động từ luôn đặt trước đối tượng. Chẳng hạn như “read book” không phải là “book read”. Động từ “read” đầu câu theo thứ tự đứng trước bổ nghĩa cho “book”. Đây như là một phản xạ thực tế của trẻ. Và từ một số sự kiện khác như “like turtle”, không phải “turtle like”. Chúng không cần nghe nhiều lần những ví dụ như vậy để có kiến thức ngôn ngữ. Đứa trẻ sinh ra đã được trời phú cho một định dạng của một ngữ pháp (lý thuyết về dữ liệu ngôn ngữ), một phương pháp xây dựng ngữ pháp trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ mà chúng tiếp xúc, và một thiết bị đánh giá đơn giản tương đối của ngữ pháp. Các nguyên tắc phổ quát ngôn ngữ giúp trẻ em nhập tâm kiến thức ngôn ngữ mà chúng tiếp xúc với. Như vậy, đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã nhập tâm được một kiến thức ngữ pháp có sẵn trong trí não dưới dạng các quy tắc cho phép chúng tạo ra vô hạn các 78 câu mới và đánh giá tính ngữ pháp của các câu khác. Ngữ pháp không thể học được thông qua các nguyên tắc đã biết, mà nó phải được mã hóa từ trước trong trí não. Vì vậy, mọi trẻ em bình thường đều đạt được hầu như vô thức tiếng mẹ đẻ mà không cần phải dạy chính thức. Nó khác với việc học ngôn ngữ thứ hai và việc tiếp tục học ngôn ngữ mẹ đẻ ở trường. Cách tiếp cận này đặt ra vấn đề học ngôn ngữ hiện nay, việc học ngôn ngữ thứ nhất không phải là sự nhắc lại câu nhiều lần với sự thay đổi từ vựng và các phạm trù ngữ pháp. Quan điểm của Chomsky đã giải thích được một số hiện tượng ngôn ngữ trong tự nhiên. Một đứa trẻ Việt vừa mới sinh ra nếu sống trong gia đình người Anh hay người Pháp thì sẽ nói tiếng Anh hay tiếng Pháp. Một đứa trẻ Việt vừa mới sinh ra nếu sống trong gia đình người Anh hay người Pháp thì sẽ nói tiếng Anh hay tiếng Pháp. Bất cứ đứa trẻ nào dù sinh ra ở đâu, cha mẹ chúng là ai nhưng chúng được sống trong môi trường ngôn ngữ nào thì nó nói thứ tiếng ấy. Vì ngôn ngữ là đặc trưng của loài người và hơn nữa, con người được thừa hưởng một năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho nên trẻ em dùng năng lực bẩm sinh này để thụ đắc những ngôn ngữ cụ thể. Đó là học nói, sau đó, mới học viết, học các quy tắc ngữ pháp, quy tắc từ vựng. Từ việc thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, Chomsky đã gián tiếp đề cập đến việc học ngôn ngữ thứ hai ở con người. Ngôn ngữ con người là một hệ thống phổ quát. Các ngôn ngữ khác nhau chỉ khác nhau trên bề mặt còn cấu trúc sâu lại rất giống nhau. Điểm này chứng tỏ ngôn ngữ gắn liền với tư duy. Đứa trẻ hình thành ngôn ngữ qua quá trình tiếp nhận, học tập, sáng tạo nhờ năng lực bẩm sinh ngôn ngữ. Các em bắt chước và làm theo người lớn, tự ghép nối những từ rời theo quy tắc các em cảm nhận được khi nghe người lớn nói và được điều chỉnh và thẩm nghiệm dần. Trong năm năm đầu đời, các em có khả năng thụ đắc kiến thức nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta nên cho trẻ em học ngoại ngữ từ rất sớm. Tuy nhiên, có một sự bất cập trong tư tưởng của ông là nhấn mạnh tính bẩm sinh để giải thích sự thụ đắc ngôn ngữ mà không tính đến các yếu tố khác, như môi trường giao tiếp, văn hóa... Trên thực tế, để học một ngôn ngữ được tốt thì chúng ta 79 phải cần nhiều yếu tố không chỉ là tính bẩm sinh do gen di truyền mà còn do môi trường quy định. Ông không chú ý một cách đầy đủ đến vai trò của môi trường trong việc giúp trẻ thụ đắc một hệ thống quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ cụ thể mà chúng tiếp xúc. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em không phải cần sự kích hoạt của hệ thống được mã hóa sẵn trong LAD. Trên thực tế, dù trẻ có học nói nhanh chóng nhưng cũng cần có môi trường ngôn ngữ. Hơn nữa, lúc bốn tuổi chúng mới chỉ nắm những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ, còn sự tinh tế về ngữ pháp phải ở đến giai đoạn trưởng thành. Quan điểm này của Chomsky đến nay nhận được nhiều sự đồng tình cũng như phản đối. Tuy nhiên, vấn đề thụ đắc của ông đã có ý nghĩa lớn với chúng ta. 2.3.2. Cơ chế trẻ em thụ đắc ngôn ngữ Chomsky ủng hộ những người theo chủ nghĩa bẩm sinh về ngôn ngữ, theo ý nghĩa mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa tinh thần. Chủ nghĩa bẩm sinh của Chomsky cho thấy ngôn ngữ là một năng lực bẩm sinh, có nghĩa là, con người được sinh ra với một bộ quy tắc về ngôn ngữ, là cơ sở để tất cả các ngôn ngữ con người xây dựng. Chomsky nói rõ ràng: năng lực ngôn ngữ có một trạng thái ban đầu, được xác định về mặt di truyền. Trong quá trình phát triển bình thường, ngôn ngữ được chấp nhận thông qua một loạt các trạng thái trong thời thơ ấu, đạt trạng thái ổn định tương đối và trải qua ít thay đổi về sau, ngoài các từ vựng. Với phép tính xấp xỉ đầu tiên, trạng thái ban đầu dường như là đồng nhất cho các loài. Trạng thái ban đầu là ngữ pháp phổ quát (UG). Trẻ em học ngôn ngữ như là một quá trình phát triển thông thường vì chúng được hỗ trợ bởi UG. Khi một đứa trẻ bắt đầu lắng nghe cha mẹ của chúng nói, chúng sẽ vô thức nhận ra các loại ngôn ngữ chúng giao tiếp và chúng sẽ cài đặt ngữ pháp của mình đối với lời đúng – đây được gọi là sự “cài đặt thông số”. Chúng biết một cách trực giác rằng có một số từ mà có chức năng là động từ, và những từ khác có chức năng là danh từ, và có giới hạn các khả năng khi sắp xếp chúng trong các cụm từ. Đây không phải là kiến thức chúng được dạy trực tiếp bởi những người lớn xung quanh, mà là thông tin được đưa ra. Bộ các công cụ học ngôn ngữ này, theo 80 Chomsky là các thiết bị thụ đắc ngôn ngữ - Device Acquisition (LAD), cho biết chi tiết về cách trẻ em sử dụng âm vị hình thái và năng lực cú pháp. Bằng chứng cho thấy trẻ em, thực ra, hấp thụ tốt số lượng các câu và các ngữ đoạn và quy tắc trừu tượng từ chúng và tạo ra chính ngữ pháp của chúng mà sau đó chúng áp dụng cho việc tạo ra phát ngôn mới chúng chưa bao giờ nghe trước đó. Từ hai đến bảy tuổi, khi ngôn ngữ được nắm vững, trẻ em thường xuyên điều chỉnh ngữ pháp của chúng cho đến khi phù hợp với người nói trưởng thành. Giai đoạn quan trọng này trong độ tuổi từ hai đến bảy tuổi, cho thấy việc học ngôn ngữ đầu tiên, như đi lại, là một khả năng bẩm sinh của con người gây ra bởi trình độ phát triển nhiều thông tin phản hồi từ môi trường. Điều đó có nghĩa là, miễn là một đứa trẻ nghe một ngôn ngữ - bất kỳ ngôn ngữ nào - khi đứa trẻ đến giai đoạn quan trọng này, chúng sẽ học ngôn ngữ một cách hoàn hảo. Vì vậy, bất kỳ đứa trẻ không nghe ngôn ngữ trong thời gian này sẽ không thể học nói. Điều này được biết đến như giả thuyết giai đoạn quan trọng. Chúng ta hãy cụ thể tư tưởng này của Chomsky như sau: Trẻ sơ sinh có thể truyền đạt ý chúng ngay sau khi chúng mới được sinh ra mà không biết nói bất cứ một ngôn ngữ nào. Trước hết, chúng truyền đạt ý chúng bằng cách khóc. Việc khóc này để cho ba mẹ chúng biết khi nào chúng đói, hoặc không hài lòng, hoặc không thoải mái. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau chúng bắt đầu tiến trình thụ đắc ngôn ngữ của chúng. Giai đoạn đầu tiên của việc thụ đắc ngôn ngữ bắt đầu vài tuần sau khi sinh. Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh bắt đầu phát ra tiếng gù gù khi chúng hài lòng. Sau đó, khoảng bốn tháng tuổi chúng bắt đầu nói bi bô. Trẻ con ở khắp thế giới bắt đầu bi bô vào khoảng cùng lứa tuổi, và tất cả các trẻ em đều bắt đầu tạo ra cùng một thứ tiếng bi bô. Vào lúc này chúng được mười tháng tuổi, tiếng bi bô của các trẻ xuất thân từ các bối cảnh ngôn ngữ khác nhau sẽ phát ra âm thanh khác nhau. Chẳng hạn, tiếng bi bô của một đứa trẻ trong gia đình nói tiếng Hoa sẽ khác với tiếng bi bô của một đứa trẻ trong gia đình nói tiếng Anh. Các bé bắt đầu một giai đoạn mới của việc phát triển ngôn ngữ khi chúng bắt đầu nói các từ đầu tiên của chúng. Trước hết, chúng phát minh ra các từ riêng của chúng để chỉ các vật. Chẳng hạn, một đứa trẻ trong gia đình nói tiếng Anh có thể nói baba để chỉ từ bottle 81 (chai) hoặc kiki để chỉ từ cat (con mèo). Trong vài tháng tiếp theo sau đó, các bé sẽ thụ đắc rất nhiều từ. Những từ này thường là tên các đồ vật trong môi trường chung quanh đứa bé, ví dụ các từ chỉ đồ ăn hay đồ chơi. Chúng sẽ bắt đầu sử dụng những từ này để liên lạc với người khác. Chẳng hạn, nếu một đứa bé giơ cái tách không dùng để đựng nước ép trái cây lên và nói với cha nó “juice”, thì dường như đứa bá muốn nói, “Bố, con muốn uống thêm nước ép trái cây nữa” hoặc “cho con thêm nước ép trái cây nữa nhé, Bố”. Từ “juice” này thực ra là câu chỉ có một từ. Giai đoạn kế tiếp của việc thụ đắc ngôn ngữ bắt đầu vào khoảng mười tám tháng tuổi khi các bé bắt đầu nói các câu có hai từ. Chúng bắt đầu sử dụng một loại ngữ pháp để đặt các từ này vào với nhau. Một bé nói tiếng Anh có thể nói điều gì đó như “Daddy, up” mà điều này thực sự có thể có nghĩa là “Ba ơi, bế con lên”. Trong giai đoạn từ hai đến ba tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu học ngày càng nhiều ngữ pháp hơn. Ví dụ, chúng bắt đầu dùng thì quá khứ của động từ. Nói cách khác, chúng bắt đầu học quy tắc lập thành thì quá khứ của nhiều động từ. Các trẻ đó bắt đầu nói những việc như “I walked home” (con đã đi bộ về nhà) và “I kissed Mommy” (con đã hôn mẹ). Chúng cũng bắt đầu tổng quát hóa các quy tắc ngữ pháp mới này và phạm nhiều lỗi về ngữ pháp. Ví dụ, trẻ con thường nói những câu như là “I goed to bed” (Con đã đi ngủ) thay vì nói “I went to bed”, hoặc “I eated ice-cream” (Con đã ăn kem) thay vì nói “I ate ice-cream”. Nói cách khác, các trẻ này đã học quy tắc về thì quá khứ đối với động từ có quy tắc như “walk” và “kiss” nhưng chúng chưa biết rằng chúng không thể sử dụng quy tắc này cho tất cả các động từ. Một số động từ như “eat” là động từ bất quy tắc, thì quá khứ đối với động từ bất quy tắc phải được học riêng từng động từ một. Dù sao, những lỗi này là bình thường, và các trẻ này rất nhanh chóng sẽ biết sử dụng thì quá khứ đối với các động từ bất quy tắc. Các trẻ này sau đó tiếp tục học các cấu trúc ngữ pháp khác theo cùng một cách này. Nếu chúng ta ngừng không suy nghĩ đến việc này, thì quả thật đây là điều khá ngạc nhiên cho ta là các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên khắp thế giới học ngôn ngữ của chúng rất là nhanh và tiến trình này rất là giống nhau đối với các trẻ con trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vận dụng tư tưởng Chomsky vào việc dạy ngoại ngữ thì khó có thể chấp nhận. Quá trình học ngôn ngữ không chịu ảnh hưởng của hoạt động dạy, vì 82 người học chỉ cần được tiếp cận với ngôn ngữ đang học dưới dạng nghe hiểu và đọc hiểu là đủ, và không cần thiết phải học sự phụ thuộc cấu trúc vì nó đã có sẵn trong đầu khi người ta sinh ra hiện nay đã bị bác bỏ. Theo chúng tôi, năng lực bẩm sinh vẫn được dùng để tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai. Sau năm năm đầu đời, các em đã hấp thụ được tiếng mẹ đẻ một cách vô thức, thì các em vẫn có khả năng tiếp nhận một ngoại ngữ khác. Nên tận dụng điều này cho trẻ em học ngoại ngữ từ sớm. Sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tới trung học mới học ngoại ngữ. Vấn đề là phải có những điều kiện cần để việc học ngoại ngữ sớm thành công. Trước hết, là cách học tiếng ở giai đoạn này là học mà chơi, chơi mà học. Học theo kiểu bắt chước những hình ảnh trên màn hình, bắt chước lời thầy cô, bắt chước những tình huống giao tiếp. Muốn vậy, một mặt phải có chương trình và phương tiện giảng dạy tốt qua những trò chơi, bài hát phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ. Mặt khác, thầy cô phải là những người thực sự giỏi, thông thạo ngoại ngữ đó. Năng lực ngoại ngữ của trẻ em sẽ mất đi nếu không được rèn luyện liên tục. Vậy là, trẻ em phải có tri thức bẩm sinh rất rõ ràng về một ngữ pháp phổ quát thì mới có thể học ngôn ngữ. Ngữ pháp phổ quát này là sơ đồ bẩm sinh của tiền ước đầu tiên mà tất cả loài người có để học ngôn ngữ, và trên cơ sở của ngữ pháp phổ quát chúng xây dựng cho ngữ pháp cụ thể trong số nhiều ngôn ngữ được trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng. Theo chúng tôi, một mặt, quan điểm của Chomsky đúng ở chỗ việc học ngôn ngữ phải xảy ra cùng với quá trình phát triển của bộ não. Các lỗi cho lời nói của trẻ là quy tắc biểu lộ, đúng ra phải nói went nhưng tiếp đó chúng lại nói là goed. Đó là do đứa trẻ chưa ý thức về quy tắc thì quá khứ trong tiếng Anh. Khi mà chúng được học quy tắc ngữ pháp thì chúng sẽ nói đúng, gạt ra các kiểu nói sai khác. Hơn nữa cơ chế ngữ pháp là phức tạp, trẻ em học ngữ pháp nhanh chỉ có thể được giải thích bằng sự tồn tại của khả năng bẩm sinh của ngữ pháp phổ quát. Trước hết, não của chúng phải xử lý những kinh nghiệm ngẫu nhiên của lời nói mà nó gặp phải, hoặc được nói trực tiếp với nó hoặc được nói trong khi nó hiện diện. Việc thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất như là một khả năng đặc biệt, phụ thuộc vào một bộ phận vào não theo di truyền, được gọi là thiết bị thụ đắc ngôn ngữ. Từ đây, hệ vấn đề triết học ngôn ngữ đi vào khía cạnh sinh học trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở con người. 83 Như vậy, triết học ngôn ngữ của Chomsky cũng gián tiếp bàn đến vấn đề trọng tâm là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ý thức. Nếu như, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng và là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Đến Chomsky thì khác, ông quan niệm ngôn ngữ chỉ là năng lực tri nhận, là công cụ biểu đạt của tư duy. Theo Chomsky, ngôn ngữ không phản ánh trực tiếp thế giới tư tưởng. Bức tranh ngôn ngữ phản ánh thế giới trong tư tưởng mang tính sáng tạo. Chính Chomsky đã cho chúng ta thấy, ngôn ngữ bộc lộ ra bên ngoài khác hẳn với ngôn ngữ bên trong trí não. Từ hiện thực đi vào bộ não và từ bộ não đến hiện thực, bức tranh thế giới mà ngôn ngữ phản ánh đã bị sai biệt đi rất nhiều do truyền thống văn hóa, thể chất, môi trường giao tiếp... Tư tưởng của Chomsky đánh đổ hẳn quan niệm truyền thống coi “ngôn ngữ là tấm gương của lí tính” có nghĩa là ngôn ngữ phản ánh trung thực, nguyên vẹn tư tưởng con người. Tại đây, chúng tôi đưa ra một vài ý kiến về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy trong triết học ngôn ngữ của Chomsky như sau: Mọi lập luận về quan hệ tư duy và ngôn ngữ đều đòi hỏi phải có cách hiểu xác định về cả cái này lẫn cái kia, và do vậy, đòi hỏi cả khả năng khảo sát cả hai tự thân không phụ thuộc vào nhau, tức là ngoài mối quan hệ đó. Khác đi thì nói chung không thể đặt ra vấn đề quan hệ giữa chúng. Và cũng không còn nghi ngờ gì việc một cách hiện thực tư duy và ngôn ngữ chế định lẫn nhau, và sự không nghi ngờ đó làm cho công thức nổi tiếng “không có ngôn ngữ thiếu tư duy thế nào, thì cũng vậy không thể có tư duy thiếu ngôn ngữ” có vẻ ngoài hiển nhiên không cần tranh cãi. Song nếu công thức đó là hiển nhiên, thì cả tư duy lẫn ngôn ngữ - đó chỉ là hai trừu tượng phiến diện như nhau, còn “tính cụ thể” được diễn đạt trong chúng là cái gì đó thứ ba tự thân không phải là tư duy, cũng không là ngôn ngữ. Trong trường hợp đó cả lôgíc học (khoa học về tư duy) lẫn ngôn ngữ học (khoa học về ngôn ngữ trong toàn bộ dung lượng của nó) chỉ là hai khía cạnh xem xét trừu tượng về đối tượng (hay quá trình) thứ ba, cụ thể, hiện thực đó, mà không có được sự mô tả khoa học cụ thể, do vậy, là chân thực không ở khoa học này lẫn khoa học kia. 84 Vậy vì sao trong trường hợp này không đi ngay vào vấn đề, bắt tay ngay vào nghiên cứu cụ thể đối tượng cụ thể đó, để không phải tuyên bố toàn bộ lịch sử trước đó của cả lôgíc học lẫn ngôn ngữ học chỉ là tiền sử của một khoa học mới, mà trong phạm vi của nó tất cả các trừu tượng chuyên biệt (cũng như các khái niệm và thuật ngữ tương ứng với chúng) của cả lôgíc học, lẫn ngôn ngữ học cần được tái suy ngẫm mang tính khoa học - phê phán? Trong lòng sâu của khoa học mới này vấn đề quan hệ tư duy với ngôn ngữ đã có thể bị tháo bỏ ngay từ đầu bởi vì ở đó thậm chí nó đã không được đặt ra. Trong nó ngay từ đầu cả tư duy cũng không được khảo sát tự thân, tức là tách biệt với hình thức ngôn ngữ diễn đạt và thực hiện nó, lẫn ngôn ngữ không được khảo sát cách nào khác, ngoài như là hình thức tự nhiên, tuyệt đối thiết yếu, và do vậy là duy nhất mà thiếu nó thì tư duy nói chung không thể diễn ra, không thể hình dung, suy tưởng được. Chúng tôi không bịa ra ý nghĩ trên, có thể nêu ra hàng chục (nếu không muốn nói hàng trăm) công trình mà các tác giả của chúng chỉ biết đến và công nhận “tư duy ngôn từ”, “tư duy lời nói”, còn khái niệm tư duy như vốn có, không được định hình bằng lời, bị coi là điều nhảm nhí của lôgíc học cũ và bị vứt bỏ ngay từ đầu như một trừu tượng giả dối, vô phép. Theo các tác giả này thì không tồn tại và không thể tồn tại vấn đề phán đoán khác với vấn đề câu, họ nhập thành một vấn đề, chính xác như vậy là vấn đề khái niệm bị hoà tan hoàn toàn vào vấn đề thuật ngữ của ngôn ngữ khoa học… Cũng không khó để nhận ra xu hướng tương tự trong ngôn ngữ học, dù ở đó nó thể hiện có khác một chút - như là sự không thoả mãn với việc phân tích ngôn ngữ thuần tuý hình thức tách rời vấn đề ý nghĩa và nghĩa của các kết cấu dấu tương tự như trong lôgíc học người ta làm điều đó với hình thức diễn đạt bằng lời nhằm chạy theo “nghĩa thuần khiết”. Có thể hiểu những xu hướng đó, vì trong chúng có hạt nhân hợp lý. Nhưng, như đã biết, mọi hạt nhân hợp lý, khi người ta phát triển tiếp nó quá mức, mà lôgíc các sự kiện cho phép,có thể dẫn đến những quan điểm vô lý, méo mó, dị dạng. Cả hai biến thể lôgíc lập luận khác nhau nêu trên đều vấp phải lôgíc đó của các sự kiện (đều phạm sai lầm). 85 Trước hết, mọi nhà ngôn ngữ học đều rõ rằng, trong ngôn ngữ và trong sự vận hành hiện thực của nó (trong diễn đạt cả nói lẫn viết) dù sao cũng tồn tại các hình thức sở thuộc rất rõ ràng về vật chất ngôn ngữ đặc thù, và chỉ thuộc về nó, và không thể được rút ra từ sự vận động của “nội dung” được diễn đạt trong nó, - từ sự vận động của nghĩa và ý nghĩa. Ngược lại thì không thể hiểu vì sao ở ngôn ngữ này chỉ có 4 cách, còn ở ngôn ngữ khác lại có tới 28. Rõ ràng, cách là hình thức của ngôn ngữ, chứ trực tiếp và gián tiếp đều không phải là hình thức của tư duy, kể cả tư duy “bằng lời”, và những nhà ngôn ngữ đã và đang phân biệt “cấu trúc ngôn ngữ miền sâu” với các sơ đồ biến đổi, mà dưới dạng của chúng các cấu trúc đó được hiện thực hoá ở các ngôn ngữ khác nhau, không thể không tính đến dữ kiện đó (chính là dữ kiện, chứ không phải là sự trừu tượng hoá). Nhưng có thể, chính các cấu trúc đó lại hoà làm một với “các sơ đồ lôgíc thuần tuý” thì sao? Có thể, trong sự mô tả “các cấu trúc miền sâu” đó ngôn ngữ học thực sự khoa học hoà nhập với lôgíc học, cùng với sự mô tả các hình thức tư duy như vốn có? Dường như nhiều người đã tự an ủi mình bằng những hy vọng đó. Nhưng khi đó, thậm chí ở ý nghĩa quá hạn chế của luận đề về sự hợp nhất hoàn toàn các hình thức tư duy với các hình thức ngôn ngữ, thì ngôn ngữ học vẫn bắt nhòm ngó vai trò là một khoa học mới lần đầu tiên để mắt tới tính cụ thể thực sự của cái đối tượng mà đã bao đời nay được lôgíc học xét một cách trừu tượng (và do vậy là không đúng). Mà điều đó lại có nghĩa là, nếu không thể và không được phép xét tư duy ngoài hình thức ngôn ngữ, thì ngược lại, có thể và cần phải xét ngôn ngữ đó trước, bên ngoài và hoàn toàn độc lập với mọi câu chuyện về tư duy. Bởi vì ngay cả sự mô tả giản đơn “các cấu trúc miền sâu” có thể được thực hiện bằng cách tìm kiếm “các nội phương án” mà có thể diễn đạt mình không cách nào khác ngoài trong sự đa dạng các đặc điểm thuần tuý hình thức của các ngôn ngữ dân tộc, tức là bằng cách trừu tượng hoá (trừu xuất khỏi) chính các đặc điểm đó. Nhưng khi đó hình thức lôgíc (hình thức tư duy) lại là không gì khác ngoài là sự trừu tượng của chính hình thức ngôn ngữ “thuần tuý”, của hình thức phổ biến của ngôn ngữ như vốn có. 86 Nhưng nếu có một hiện thực nào đó tương ứng với trừu tượng đó, thì hiện thực đó cần phải là hiện thực cả trước, cả bên ngoài và cả không phụ thuộc vào việc, nó đã được diễn đạt bằng ngôn ngữ đặc biệt nào đó hay chưa (tức là bằng sơ đồ hiện thực “bề mặt” nào đó hay chưa) hay là bằng cái gì đó khác so với ngôn ngữ hiện thực. Khác đi thì đó không phải là bất kỳ hiện thực nào, mà chỉ là sự trừu tượng nhân tạo của ngôn ngữ học mà đều đòi hỏi những yêu sách như đã và đang được đưa ra đối với trừu tượng hình thức lôgíc như vốn có, như hình thức “thuần tuý” của tư duy hay hình thức của “tư duy thuần tuý”, tức là của tư duy mà không thể nào và không bằng bất kỳ ngôn ngữ nào diễn đạt được mình nói chung. Người đề ra lối thoát này từ ngõ cụt của vấn đề ngôn ngữ - lôgíc học Chomski vì thế mới coi “các cấu trúc miền sâu” là bẩm sinh đối với con người như là sinh thể thực hiện “tư duy bằng lời”, hay – cũng chính là như vậy – thực hiện “lời nói suy tư”. Theo ông, các cấu trúc đó rất rõ ràng đã có trong con người trước (và, do vậy, bên ngoài và không phụ thuộc vào việc), con người đã biết bập bẹ từ, câu đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ, nói cách khác, diễn ra sự quy chiếu các cấu trúc miền sâu lên bề mặt các sơ đồ hình thức, tức là đặc thù, của ngôn ngữ đặc biệt. Chúng đã có mặt như thế nào trong nó? Tại đây Chomsky cư xử hệt như Decarters, ông bám giữ lập trường cho phép sự hợp pháp như nhau của hai luận giải: hoặc là dưới dạng các sơ đồ làm việc của bộ não người được xây dựng theo lối ngôn ngữ hình thái học trong thân thể của nó, hoặc dưới dạng các sơ đồ “linh hồn” tinh thần, tuyệt đối vô hình được reo rắc vào bộ não đó bằng cách nào đó. Dưới tên gọi “cấu trúc miền sâu” của ngôn ngữ học buộc phải thừa nhận chính cái hiện thực, mà không đã thừa nhận từ lâu lắm rồi, mà còn được lôgíc học, chứ không phải ngôn ngữ học, dốc sức nghiên cứu. “Các cấu trúc” (các sơ đồ và hình thức) của hoạt động con người diễn ra trước, bên ngoài và không phụ thuộc vào sự diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ đặc thù bất kì nào, bằng ngôn ngữ nói chung. Ở đây lôgíc quá nghiệt ngã. Hoặc là “các cấu trúc miền sâu” của ngôn ngữ các sơ đồ thực sự phổ quát của nó – có trước cả về thực chất và thời gian so với các sơ đồ hành động tức thì của bất kì ngôn ngữ đặc thù có thể nào và chỉ thể hiện mình 87 trong các sơ đồ đó một cách không phù hợp (bởi cũng với sự dễ dàng như vậy chúng có thể được thể hiện cả ở các hình thức đặc thù khác), hoặc là buộc phải giải thích quá trình đứa trẻ nắm bắt tiếng mẹ đẻ như một sự huyền diệu thần thánh không thể hiểu được, như một hành vi thần bí. Chúng thực sự có trong con người, “những cấu trúc miền sâu” đó, và vấn đề duy nhất chỉ là ở chỗ, làm thế nào chúng có được trong đó. Cách nào các sơ đồ làm việc của bộ não con người lại vốn bẩm sinh cùng với ngôn ngữ hình thái học của nó hay bằng cách nào khác? Chẳng hạn, như các sơ đồ của “tinh thần” mà chúng ta giải mã như là tên gọi ngắn gọn của “văn hóa tinh thần” tổng thể được di trú vào thân thể con người và vào bộ não của nó trước khi con người nắm bắt văn hóa ngôn từ một cách đặc biệt, tức là khả năng con người nói đúng câu từ? “Các cấu trúc miền sâu” mà Chomsky thấy ra, đúng là được hình thành trong sự phát sinh cá thể, trong quá trình phát triển của trẻ trước cả khi nó có khả năng nói và hiểu ngôn từ. Và không cần phải là người macxit để nhìn ra tính hiện thực rất rõ đến mực có thể sờ vào được của chúng qua hình tượng các sơ đồ hoạt động trực tiếp của con người đang định hình (trưởng thành) với các sự vật và trong các sự vật dưới dạng hiện tượng rất hữu hình - sự tương tác của một thân thể này với những thân thể khác nằm ngoài nó. Những sơ đồ hành vi đó, như Piaze gọi tên, hay “các cấu trúc miền sâu” như các nhà ngôn ngữ thường thích gọi, cũng chính là cái mà từ rất lâu rồi triết học gọi là các hình thức lôgíc hay các hình thức của “tư duy như vốn có”. Các sơ đồ hành vi tương thích với sơ đồ các sự vật, các khách thể của hành vi đó, khác đi thì hành vi, trong khi vấp phải sự đối kháng trực tiếp của các sự vật, nói chung sẽ không thể được thực hiện. Sơ đồ hành vi - đó là hình thức không gian hình học của các sự vật được khai triển bởi sự vận động trong thời gian, không có gì khác trong thành phần của nó. Đó là sơ đồ của quá trình tái tạo lại hình thức của sự vật, tức là hình thức được ghi nhận một cách không gian, hình thể của sự vật bên ngoài. Hình thức của vật thể (bên ngoài) khác hiện ra như là hình thức vận động của khách thể (tức là của vật thể vận động tích cực) tương thích với nó. Đó chỉ là một và chính một sơ đồ, một và chính một vòng khâu mà lần thì là vòng khâu ngưng kết 88 (cứng đờ) của sự vật, lần thì lại khia triển trong thời gian, như là vòng khâu của vận động, như là quỹ đạo của vận động để lại dấu vết không gian, mà sự vận động này định hướng theo nó. Đấy chính là toàn bộ bí mật các sơ đồ hành vi, chúng cũng chính là “các cấu trúc miền sâu” và đồng thời cũng là hình thức lôgíc (hình thức của tư duy). Bởi lẽ, tư duy, nếu hiểu nó một cách chung nhất, chính là năng lực ứng xử với mọi vật thể khác nằm ngoài thể xác riêng của mình, một cách tương thích với hình thức, vị thế và ý nghĩa của nó trong chỉnh thể thế giới xung quanh. Đó trước hết là năng lực điều khiển thân thể riêng của mình (sự vận động của nó) sao cho sự vận động đó có thể diễn ra mà không vấp phải trở ngại nó khó vượt qua, những đối kháng của “các vật thể khác”, của các điều kiện không gian, vật lý, và sau nữa là của mọi điều kiện khác (cho đến tận các yếu tố tình cảm và luân thường đạo lý). Hẳn là tại đây lần đầu tiên đã xuất hiện (trước ngôn từ nói chung) cả sơ đồ hình tượng của vật thể khác, mà theo những vòng khâu của nó diễn ra hành động (vận động tự do) của thân xác tư duy đang định hình (chủ thể tư duy) vốn mãi mãi như khởi đầu vẫn là thể xác giữa các vật thể khác mà nó hoặc buộc phải phục tùng lôgíc của chúng, hoặc nói chung không thể di dời lấy nửa bước. Tư duy dưới dạng chung và rộng nhất như thế đã vốn có ở cả động vật, và theo đó Spinoda vốn chủ trương chính cách hiểu như thế về “bản chất của tư duy” với tư cách là phương án đối ngược duy nhất với cách hiểu Decacters về nó như là hành vi tuyệt đối vô hình, thuần tuý tinh thần, mới phải giả định cho tư duy ở cả động vật, mặc dù ở đây nó diễn ra như hành vi thể xác trực tiếp, như chức năng rõ ràng của thể xác, như sự vận động thân xác tương thích với hình thức và vị trí sắp đặt các vật thể bên ngoài. Tư duy ở nghĩa này (mà nghĩa này là nghĩa chung nhất chính vì nó ghi nhận hình thức khởi điểm về mặt biểu sinh, do vậy, đầu tiên về thời gian và đơn giản nhất về cấu trúc, tức là trừu tượng, nhưng hoàn toàn hiện thực, của hoạt động mà muộn hơn sau này bắt đầu được thực hiện ở các hình thức khác phức tạp và cụ thể hơn) dĩ nhiên xuất hiện và tồn tại một cách hiện thực không chỉ trong sự trừu tượng. Tuy nhiên, có thể nói, một định nghĩa quá rộng như thế về tư duy bao gồm cả 89 tâm thần của động vật, không liên quan trực tiếp đến tâm thần và tư duy riêng con người, và vì thế không thể làm cơ sở để giải quyết vấn đề quan hệ của tư duy đặc thù người với ngôn ngữ. Có thể nói rằng, tư duy nói chung - ở hình thức hành vi của nó, đã xuất hiện, có thể, từ lâu trước ngôn ngữ, nhưng ở hình thức đặc thù người lại chỉ sinh ra cùng ngôn ngữ và tìm thấy trong nó, và chỉ trong nó hình thức thực hiện duy nhất phù hợp với mình. Và khi đó tất cả đều tốt đẹp còn lại như cũ cả trong kiểu định nghĩa “Spinoda” về tư duy. Nhưng cần phải nói rằng, ngay ở lĩnh vực tư duy hành động sự phát triển con người là khác với sự phát triển “tư duy” của động vật. Sự việc là, các sơ đồ hành vi của hoạt động người được kết tạo như là sơ đồ hoạt động với các sự vật được con người kiến tạo cho con người, và tái tạo lôgíc của lý tính, của tư duy con người xã hội được “đối tượng hoá” trong chúng. Trẻ sinh ra ngay từ đầu đã đối diện không đơn giản với môi trường, mà với môi trường về thực chất đã được người hoá, mà trong thành phần của nó mọi sự vật và các quan hệ của chúng đều có ý nghĩa lịch sử - xã hội, chứ không phải sinh học. Và cũng như thế là cả các sơ đồ hành vi được tạo thành trong quá trình phát sinh cá thể người. Và chính chúng cấu thành tiền đề và điều kiện của sự hình thành lời ăn tiếng nói, của hoạt động với ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Điều nêu trên thể hiện rõ nét trong quá trình hình thành tâm thần người ở trẻ em mù điếc bẩm sinh. Trước khi bắt tay vào dạy đứa trẻ ngôn ngữ (cả ở hình thức sơ đẳng nhất là ngôn ngữ cử chỉ), đã phải ngay từ đầu trang bị cho nó kỹ năng cư xử theo cách con người ở lĩnh vực sinh hoạt được tổ chức một cách con người. trên cơ sở này trẻ làm quen ngôn ngữ (lời nói) không mấy khó khăn. Còn theo trình tự ngược lại thì không thể định hình cả kỹ năng cư xử lẫn ngôn ngữ. Và ở trên tất cả các thời kỳ học nói tiếp sau đó việc học chỉ diễn ra thông qua “sự ngôn hoá” hoạt động đối tượng người riêng của nó, mà đã định hình, đã và đang được thực hiện, do vậy lôgíc của hoạt động đặc thù (hướng đích) ở con người luôn được lĩnh hội trước cả những sơ đồ ngôn ngữ, trước cả “lôgíc của ngôn ngữ” và luôn là cơ sở và nguyên mẫu của lôgíc đó. 90 Vì thế có thể hiểu lôgíc của tư duy trước, bên ngoài và không phụ thuộc vào sự nghiên cứu lôgíc của ngôn ngữ, nhưng theo chiều ngược lại thì không thể hiểu cả ngôn ngữ, lẫn tư duy. Ngữ pháp tạo sinh của Chomsky không giải thích vì sao ngôn ngữ chỉ có 1 mà tư duy ở mọi người lại khá khác nhau, và cũng không vạch ra được cơ chế đảm bảo mối liên hệ tư duy và ngôn ngữ, và điều chủ yếu là nó lảng tránh vấn đề tư duy không lời. Thực ra, tư duy chưa có nghĩa là nói. Tư duy có nghĩa là tưởng tượng. Ngôn ngữ là không gian trao đổi các tư tưởng. Chẳng hạn, người chơi cờ tư duy ngoài mối liên hệ với ngôn ngữ, còn người sửa bản in lại làm việc với ngôn ngữ ngoài mối liên hệ với tư tưởng. Tón lại, tư tưởng của Chomsky về ngôn ngữ rất khó nắm bắt. Vì vây, một số nhà ngôn ngữ học Nga đã cho rằng: “lí thuyết của Chomsky không phải là một sự tiến lên mà là một bước giật lùi, quay trở về quan niệm đã lụi tàn của những thế kỉ đã qua, một bước đi, suy cho cùng đã kìm hãm một cách bệnh hoạn sự tiến bộ của ngành khoa học về ngôn ngữ” [trích theo 19, tr. 263]. Mặc dù vậy, nhưng người ta vẫn không thể đánh đổ lí thuyết ngôn ngữ của ông. Dù vẫn có những đánh giá trái chiều, luận văn đã cho thấy triết học ngôn ngữ của Chomsky dường như có ba đặc điểm chính sau: Một là, trí não là hoạt động ý thức được, là trọng tâm của tư tưởng, ý thức/ hoạt động của trí não bao gồm cả ngôn ngữ. Hai là, hầu hết các thuộc tính quan trọng của ngôn ngữ và ý thức là bẩm sinh, di truyền, sáng tạo và chuyển đổi. Ba là, trí não bao gồm một loạt các tương tác và hệ thống con chuyên biệt làm cho ngôn ngữ có thể hoạt động. Triết học ngôn ngữ của ông mở ra vấn đề thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em. Trẻ em thụ đắc ngôn ngữ nhờ năng lực nội tại và khả năng sáng tạo của chính nó. Môi trường giao tiếp chỉ kích hoạt bộ máy ngữ pháp được mã hóa trong bộ não của mọi đứa trẻ bình thường chứ không cung cấp đầu vào. Ngôn ngữ là kết quả phát triển của tư duy, chứ không phải là sản phẩm của hành vi. Chính tư tưởng của ông tác động đến việc dạy ngữ pháp ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. 91 Tiểu kết chƣơng 2 Như vậy, ở chương 2, chúng ta thấy các đặc điểm chính trong tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky. Bản chất ngôn ngữ là bẩm sinh, sáng tạo và chuyển đổi. Ý Ngôn ngữ là một trạng thái tinh thần của con người. Nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta phải nghiên cứu hoạt động của bộ não. Mặc dù, ông không đề cập đến vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, nhưng toàn bộ khái niệm và vấn đề ông đặt ra trong ngôn ngữ đều làm sáng tỏ điều đó. Ngôn ngữ có nguồn gốc tự nhiên, gắn liền với hoạt động bộ não. Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt của tư duy. Điểm mới của ông là, ông nghiên cứu cơ chế hoạt động của ngôn ngữ không phải là cơ chế bên ngoài mà là cơ chế bên trong gắn liền với hoạt động trí não con người. Từ đó, Chomsky muốn tìm ra quy luật của ngôn ngữ, cuối cùng để làm sáng tỏ quy luật của tư duy và hệ thống nhận thức của con người. Tư tưởng của ông làm thách thức các lí thuyết hiện có và mở ra một hướng hiểu biết mới cho khoa học về ngôn ngữ. 92 KẾT LUẬN Viết về Chomsky là một việc làm cực kỳ khó khăn bởi những công trình nghiên cứu của ông là đồ sộ, những thành tựu khoa học của ông là khổng lồ, và các mối quan tâm của ông là bao la: hầu như không có lĩnh vực khoa học nào mà ông không có một sự hiểu biết sâu sắc. Trong khuôn khổ luận văn, và trong chừng mực hữu hạn những hiểu biết về Chomsky tác giả mong muốn làm rõ một phần nào trong nghiên cứu mang tính đột phá của Chomsky vào bản chất ngôn ngữ con người. Kiến thức ngôn ngữ của chúng ta do bẩm sinh nhiều hơn nhiều so với những gì trước đó chúng ta đã ngờ vực. Ngôn ngữ không chỉ có tính xã hội mà còn có tính di truyền và chuyển đổi. Việc khái lược lịch sử triết học ngôn ngữ, tác giả luận văn mong muốn định vị rõ ràng mối quan tâm mang tính triết học về ngôn ngữ của Chomsky. Triết học ngôn ngữ của ông là độc đáo và khác biệt khi nghiên cứu cơ chế ngôn ngữ là cơ chế bên trong gắn liền với hoạt động trí não, hoạt động có ý thức của con người. Hoạt động của trí não là hoạt động của tư duy, ý thức cũng là cơ chế của ngữ pháp phổ quát. Từ đây, ông đặt ra vấn đề triết học về thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất ở trẻ em và việc dạy và học ngoại ngữ. Bất kể lịch sử có đánh giá về ông như thế nào nhưng phải công nhận rằng ông tác động lớn đến tư duy của thế kỷ chúng ta như một nhà ngôn ngữ học lừng danh. Chomsky có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành khoa học trong hơn một nửa thế kỷ qua như triết học, ngôn ngữ học, tâm lí học, đến kinh tế chính trị và cả khoa học tự nhiên. Người ta có thể phản đối và tranh cãi quan điểm của ông về ngôn ngữ nhưng không thể đánh đổ lí thuyết của ông. Ngữ pháp cải biến – tạo sinh, mặc dù vẫn trải qua những tiến hóa theo thời gian, nhưng vẫn là nền tảng cho các trường phái ngôn ngữ học tiếp theo đi vào thế giới phức tạp bên trong trí não con người. Chomsky thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử của chúng ta. Chomsky xứng đáng là nhà vô địch của phần lớn tri thức tiến bộ trong thời kỳ đương đại. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Thanh Bình (2003-2004), Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, một số trường phái lý thuyết chính, Đề tài cá nhân, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học. 2. Lê Văn Canh – Nguyễn Thị Ngọc (2010), Noam Chomsky và Michael Halliday, Ngôn ngữ và đời sống, số 12. 3. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), Nxb Khoa học xã hội. 4. Trần Văn Cơ (2011), Ngôn ngữ học tri nhận Từ điển, tường giải và đối chiếu, Nxb Phương Đông. 5. PGS. TS Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2011), Đại cương ngôn ngữ học, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2012), Đại cương ngôn ngữ học, Tập hai, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 7. Noam Chomsky (2007), Tham vọng bá quyền (Trịnh Lữ dịch và giới thiệu), Nxb Tri thức. 8. Noam Chomsky (2007), Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Giáo dục. 9. Noam Chomsky (2011), Nhận diện quyền lực (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Tri thức. 10. Noam Chomsky (2011), Ngôn ngữ và ý thức (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb ĐHQG Hà Nội. 11. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), Triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII, R.Đềcactơ, Nxb Khoa học xã hội 12. Nguyễn Đức Dân (2012), Ngữ pháp tạo sinh, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 13. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2009), Triết học Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 14. Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ 21 Triết học phương Tây 94 hiện đại, Nxb Lí luận chính trị. 15. Đặng Thị Thúy Điệu (2008), Vấn đề qui luật cơ bản của tư duy trong Logic học phương Tây, Luận văn thạc sĩ Triết học. 16. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương - Những nội dung quan yếu, Nxb Giáo dục Việt Nam. 17. Đinh Văn Đức (2013), Ngôn ngữ và tư duy – Một cách tiếp cận, Nxb ĐHQG Hà Nội. 18. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Hà Nội. 19. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam. 20. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 21. Đỗ Minh Hợp (2011), Nhập môn triết học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 22. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2007), Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 23. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Hồ Lê (1995), Quy luật ngôn ngữ, Quyển 1, Tính quy luật của Bộ máy ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội. 25. Hồ Lê (1995), Quy luật ngôn ngữ, Quyển 5, Bản thể ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội. 26. John Lyons (2009), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Giáo dục. 27. Sách liên kết xuất bản (1998), Lênin Bàn về ngôn ngữ, Nxb Giáo dục. 28. C. Mác và F. Ănghen, Toàn tập, (1995), tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội. 29. Đái Xuân Ninh-Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang-Vương Toàn (1984), Ngôn ngữ học, khuynh hướng – lĩnh vực – khái niệm, Tập I, Nxb Khoa học xã hội. 30. Đái Xuân Ninh-Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang-Vương Toàn (1986), Ngôn ngữ học, khuynh hướng – lĩnh vực – khái niệm, Tập II, Nxb Khoa học xã hội. 95 31. Trần Diễm Phương (2011), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận (Đào Thị Hà Ninh dịch), Nxb ĐHQG Hà Nội. 32. Trần Đức Thảo (1996), Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức (Đoàn Văn Chúc dịch), Nxb Văn hóa Thông tin. 33. Trần Đức Thảo (2004), Sự hình thành con người, Nxb ĐHQG Hà Nội. 34. Trúc Thanh dịch (1984), Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 35. Lưu Nhuận Thanh, Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây (Đào Hà Ninh dịch), Nxb Lao động. 36. Nguyễn Kim Thản (1984), Lược sử ngôn ngữ học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 37. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 38. Hồ Bá Thâm (1994), Bàn về năng lực tư duy, Tạp chí triết học, số 2. 39. Nguyễn Thanh Tâm (2004), Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó, Triết học, số 2. 40. R.H.Robins (2011), Lược sử ngôn ngữ học (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb ĐHQG Hà Nội. 41. IU.V.Rozdextvenki (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục. 42. Ferdinande Saussure (1973), Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội. 43. V.N. Voloshinov (2015), Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ (Ngô Tự Lập dịch, Nxb ĐHQG Hà Nội. 44. Nguyễn Hữu Vui (2007), Lịch sử triết học, Nxb Chính trịnh quốc gia. 45. Từ điển triết học (1975), Nxb Tiến bộ Matx-cơ-va. Tiếng Anh 46. Alessandra Tanesini (2007), Philosophy of Language A-Z, University Press. 47. Alexander Mill (2007), Philosophy of Language. 96 Edinburgh 48. A.P.Martinich (1996), The Philosophy of language third edition, Oxford University Press. 49. Edward Craig (1999), The shorter routledge encyclopedia of philosophy, London and New York. 50. James Mc Gilvgray (2007), The Cambridge Companion to Chomsky, Cambridge Collections Online, Cambridge University Press. 51. Noam Chomsky (1957), Syntactic Structures, Mounton de Gruyter. 52. Noam Chomsky (2002), On nature and Language, Cambridge university Press. 53. The New Express (2006), The Chomsky-Foucault Debate on human nature, United States. 54. William G. Lycan (2000), Philosophy of language a contemporary introduction, Taylor and Francis Group. 97 [...]... tư ng triết học ngôn ngữ chủ yếu của Chomsky, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ý thức Từ đó, tác giả luận văn mong muốn cung cấp những vấn đề mới mẻ và lý thú cho người đọc, người nghiên cứu quan tâm đến tư tưởng triết học ngôn ngữ của Noam Chomsky Vì thế, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu về triết học ngôn ngữ và các tư tưởng khác của ông 7 Kết cấu của Luận. .. bày khái quát về triết học ngôn ngữ: khái niệm, một vài nét lịch sử của triết học ngôn ngữ, các trào lưu chính và các chủ đề của triết học ngôn ngữ hiện đại + Trình bày khái quát về cuộc đời và hoạt động sáng tạo của Noam Chomsky + Khảo sát và nghiên cứu một số tư tưởng triết học ngôn ngữ chính của Chomsky về: bản chất ngôn ngữ; ý thức/ hoạt động trí não con người và thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em 4 Đối... luật của triết học ngôn ngữ - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học của Chomsky đã có trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ Luận văn sử dụng các phương pháp như: đọc tài liệu về Chomsky, tổng thuật lại, phân tích – tổng hợp và đánh giá 6 Cái mới của Luận văn Luận văn giới thiệu đến bạn đọc một cách khái quát về triết học ngôn ngữ và một số tư tưởng. .. cứu về Chomsky chủ yếu được dịch từ Tiếng Anh ra tiếng Việt và mới chỉ trình bày 8 và phân tích tư tưởng của Chomsky dưới góc độ ngôn ngữ, tâm lý, triết học và logic, chưa đi vào vấn đề triết học ngôn ngữ Trong mảng luận văn, luận án, cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan triết học ngôn ngữ của Chomsky Do vậy, tác giả bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một vài tư tưởng triết học ngôn ngữ chính... quan điểm Mác – Lênin về ngôn ngữ Mác và Anghen khi phê phán triết học ngôn ngữ tư sản đã viết trong Hệ tư tưởng Đức rằng hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ Các nhà triết học đã xem tư duy độc lập như thế nào thì họ cũng làm như thế đối với ngôn ngữ Đó là bí quyết của ngôn ngữ triết học, trong đó ý nghĩ với tư cách là từ, có một nội dung riêng Vấn đề đi từ thế giới tư tưởng vào thế giới hiện... Bình (20032004), Viện ngôn ngữ học, Viện khoa học xã hội Việt Nam, đã giới thiệu khái quát về thụ đắc ngôn ngữ theo mô hình bẩm sinh luận của Chomsky Tuy nhiên, đây là một đề tài cá nhân cho nên tác giả chưa đi sâu vào những khía cạnh triết học ngôn ngữ trong tư tưởng của Chomsky Trong cuốn Ngôn ngữ học (ghi chép và suy nghĩ) của Trần Văn Cơ, ngôn ngữ học của Chomsky được giành một mục nhỏ khi tác giả... thuyết ngôn ngữ học Bàn về bản chất và vai trò của ngôn ngữ đã được các nhà triết học đề cập đến từ thời cổ đại và việc nghiên cứu ngôn ngữ cho đến nay phản ánh rõ ràng lập trường nghiên cứu của họ đối với các vấn đề cơ bản của triết học Triết học ngôn ngữ trước hết là một lĩnh vực của triết học nghiên cứu hoạt động ngôn ngữ Triết học ngôn ngữ xem xét hoạt động ngôn ngữ như một đối tư ng đã biết và... ngôn ngữ chính của Chomsky Đây là một đề tài rất mới mà đến nay khi đề cập đến tư tưởng triết học ngôn ngữ của ông vẫn là một vấn đề không đơn giản 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: tìm hiểu một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của Chomsky, cụ thể là: Chomsky bàn về bản chất ngôn ngữ; ý thức/ hoạt động trí não và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết... văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản của luận văn gồm 2 chương 5 tiết 10 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ VÀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA NOAM CHOMSKY 1.1 Khái quát về triết học ngôn ngữ 1.1.1 Triết học ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là một chủ đề luôn tạo được sự quan tâm và lôi cuốn đối với các nhà nghiên cứu Triết học ngôn ngữ gắn liền với lý thuyết ngôn ngữ. .. người vào phương tiện ngôn ngữ đến cả bản thể luận Heidergger vốn hiểu ngôn ngữ như là ngôi nhà của tinh thần và sự tồn tại người; còn triết học ngôn ngữ như là sự làm rõ ý tư ng ban đầu đã chứa đựng trong ngôn từ Sau đây là các trào lưu nổi bật của triết học ngôn ngữ từ đầu thế kỷ XX đến nay: Một là, chủ nghĩa cấu trúc ngôn ngữ học Trào lưu triết học ngôn ngữ và lí thuyết ngôn ngữ có ảnh hưởng tiềm ... Lênin ngôn ngữ Mác Anghen phê phán triết học ngôn ngữ tư sản viết Hệ tư tưởng Đức thực trực tiếp tư tưởng ngôn ngữ Các nhà triết học xem tư độc lập họ làm ngôn ngữ Đó bí ngôn ngữ triết học, ý... quan tâm đến tư tưởng triết học ngôn ngữ Noam Chomsky Vì thế, luận văn làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu triết học ngôn ngữ tư tưởng khác ông Kết cấu Luận văn Ngoài phần... gìn Tư tưởng triết học ngôn ngữ Ấn Độ xoay quanh bốn vấn đề: ngữ pháp hình thức (bao gồm nghĩa ngữ pháp), sử dụng ngôn ngữ mối quan hệ ngôn ngữ thực, ngôn ngữ tư tưởng Mọi hệ thống triết học ngôn

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan