Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths

86 364 1
Quan hệ mỹ   venezuela từ năm 1998 đến nay  luận văn ths

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------------------NGUYỄN THU NGA QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Hà Nội - 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------------------NGUYỄN THU NGA QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60310206 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy Hà Nội - 2015 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy. Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quốc tế học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học Cao học. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2015 Học viên Nguyễn Thu Nga 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY ................................................................. 14 1.1.DI SẢN CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TRƢỚC NĂM 1998 ....... 14 1.1.1. Trên phƣơng diện an ninh – chính trị ........................................................... 14 1.1.2. Trên phƣơng diện kinh tế.............................................................................. 16 1.2. NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA ...................................................................... 18 1.2.1. Những yếu tố khách quan ............................................................................. 18 1.2.2. Những yếu tố chủ quan ................................................................................. 24 1.3. NHẬN XÉT ......................................................................................................... 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY ...................................................................................................................... 36 2.1. TRÊN PHƢƠNG DIỆN AN NINH – CHÍNH TRỊ ............................................ 36 2.1.1. Những căng thẳng trong quan hệ hai nƣớc ................................................... 36 2.1.2. Hợp tác chống buôn lậu ma túy và chống khủng bố .................................... 46 2.2. TRÊN PHƢƠNG DIỆN KINH TẾ ..................................................................... 51 2.2.1. Quan hệ thƣơng mại...................................................................................... 51 2.2.2. Quan hệ đầu tƣ .............................................................................................. 56 2.3. TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC ......................................................................... 60 2.3.1 Hỗ trợ về dầu lửa của Venezuela đối với nhân dân Mỹ ................................ 60 2.3.2 Trong lĩnh vực giáo dục ................................................................................ 62 4 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ HAI NƢỚC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY VÀ DỰ BÁO XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................ 65 3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG QUAN HỆ HAI NƢỚC ............................ 65 3.1.1. Về an ninh – chính trị ................................................................................... 65 3.1.2. Về kinh tế ...................................................................................................... 66 3.2. TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ............................................ 68 3.2.1. Tác động tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh .............................. 68 3.2.2. Tác động tới quan hệ quốc tế trên thế giới ................................................... 70 3.3. DỰ BÁO XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NƢỚC TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 73 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 78 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh có nhiều thay đổi, xuất phát từ tình hình thực tế của cả hai chủ thể này. Về phía Mỹ, ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào khu vực Châu Âu, vì khu vực này có nhiều biến động lớn do sự sụp đổ của khối các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Mỹ quan tâm tới việc xóa bỏ triệt để mọi tàn dƣ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nƣớc này, nhằm thiết lập những “đồng minh” mới và cũng là những đối tác, những thị trƣờng đầy tiềm năng của nền kinh tế Mỹ. Sau vụ khủng bố 11/9/2001, trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ lại một lần nữa thay đổi. Mỹ tập trung vào chiến lƣợc chống khủng bố ở khu vực Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á, đồng thời hƣớng mối quan tâm sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, nơi có nhiều biến động mới tác động tới lợi ích kinh tế và chiến lƣợc thiết yếu của Mỹ. Do đó, mức độ quan tâm của Mỹ dành cho khu vực Mỹ Latinh đã giảm đi đáng kể. Điều đó khiến cho nhiều nƣớc Mỹ Latinh nghĩ rằng Mỹ đang dần “quay lƣng” với họ. Tuy nhiên, kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2008, với những thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại đối với các nƣớc Mỹ Latinh, Tổng thống Barack Obama đã chuyển một thông điệp tới các nƣớc Mỹ Latinh cũng nhƣ toàn thế giới rằng Mỹ vẫn không quên và chƣa bao giờ quên khu vực mà Mỹ luôn coi là sân sau của mình. Về phía các nƣớc Mỹ Latinh, sau những sai lầm trong chính sách kinh tế, xã hội ở các thập niên 1970 và 1980, hầu hết các nƣớc này rơi vào khủng hoảng, nợ nƣớc ngoài, tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Thực trạng này đã khiến cho một số nƣớc đổ lỗi cho mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới của Mỹ, đƣợc áp dụng ở Mỹ Latinh từ năm 1981. Đây cũng là động lực cho sự trỗi dậy của một phong trào cánh tả chống lại đƣờng lối của Mỹ, nổi lên tại nhiều quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đƣợc xem là “ngọn cờ đầu” của phong trào này. Ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 1998, Tổng thống Hugo Chavez đã thi hành chính sách giảm dần sự phụ thuộc 6 vào Mỹ và hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ đối với Venezuela cũng nhƣ trong khu vực. Tổng thống Chavez phản đối mạnh mẽ mô hình kinh tế tự do và những chính sách can thiệp của Mỹ vào nền kinh tế, chính trị các nƣớc Mỹ Latinh và lên án chính sách đối ngoại mà ông cho là của Đế quốc Mỹ. Cũng chính từ đây, mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela bƣớc sang một giai đoạn mới, giai đoạn căng thẳng, đối đầu và trải qua không ít những sóng gió cho đến tận ngày nay. Những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao vẫn không ngừng leo thang bởi tác động của những chính sách đối ngoại của cả hai nƣớc. Tổng thống Hugo Chavez không chỉ thi hành chính sách thân thiện với các nƣớc thù địch của Mỹ nhƣ Cuba, Iraq, Iran, Afghanistan, Triều Tiên… mà còn tăng cƣờng hợp tác với các cƣờng quốc ngoài khu vực nhƣ Nga, Trung Quốc trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị. Những mối quan hệ này đe dọa trực tiếp đến lợi ích kinh tế, chiến lƣợc của Mỹ ở Venezuela và khu vực Mỹ Latinh và càng khiến cho mối quan hệ Mỹ - Venezuela thêm rạn nứt. Mặc dù có những căng thẳng ngoại giao nhiều khi lên đến đỉnh điểm, nhƣng giữa Mỹ và Venezuela vẫn có một mối quan hệ kinh tế khăng khít không thể tách rời. Sợi dây gắn kết hai nền kinh tế này chính là nguồn dầu mỏ dồi dào của Venezuela, nguồn dầu mà nền kinh tế Mỹ luôn luôn thèm khát. Chính sự đan xen giữa hợp tác và xung đột này đã khiến cho mối quan hệ Mỹ - Venezuela trở nên phức tạp và có tính hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu về Mỹ và ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Hơn nữa, quan hệ Mỹ - Venezuela là một mối quan hệ quan trọng bởi những thăng trầm, biến cố trong quan hệ hai nƣớc có những tác động không nhỏ tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh cũng nhƣ với một số nƣớc trên thế giới. Trong xu thế hợp tác chung của thế giới hiện nay, Việt Nam đang tranh thủ tất cả các mối quan hệ trên thế giới với mong muốn đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển, cùng có lợi. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ, sâu rộng với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung và với Venezuela nói riêng trên nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa hai bên. Đối với Mỹ, sau nhiều năm bình thƣờng hóa quan hệ, Việt Nam cũng ngày càng có 7 nhiều hợp tác hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với hai đất nƣớc đang là đối thủ của nhau, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với Việt Nam lúc này. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay” là một điều có tính hấp dẫn và thiết thực đối với một học viên chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Việc nghiên cứu mối quan hệ này không chỉ giúp có một cái nhìn toàn diện về thực trạng mối quan hệ song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela từ năm 1998 đến nay, mà còn thấy đƣợc những tác động, ảnh hƣởng của mối quan hệ này đối với quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong quan hệ đối ngoại cho Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Mỹ - Venezuela là một mối quan hệ quan trọng và có tính hấp dẫn, do đó, có khá nhiều tài liệu đề cập đến mối quan hệ này ở những mức độ và những quan điểm khác nhau, cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể và toàn diện về mối quan hệ này trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay hầu nhƣ chƣa có. Ở nƣớc ngoài, cuốn sách “Venezuela and the United States: From Monroe's Hemisphere to Petroleum's Empire” (Nhà xuất bản Đại học Georgia, Mỹ năm 1996) của Judith Ewell, là một công trình nghiên cứu công phu về lịch sử quan hệ Mỹ - Venezuela từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX. Với lời mở đầu và 8 chƣơng của cuốn sách, tác giả đã dẫn dắt ngƣời đọc đi từ những nguồn gốc của mối quan hệ Mỹ - Venezuela cuối thế kỷ XVIII đến mối quan hệ dầu khí và ảnh hƣởng trên toàn cầu của mối quan hệ này cuối thế kỷ XX. Bằng sự hiểu biết sâu sắc của mình về lịch sử Venezuela, tác giả không chỉ giải thích về bản chất đang dần thay đổi của mối quan hệ Mỹ - Venezuela trong vòng hai thế kỷ XVIII, XIX mà còn phân tích những kênh ảnh hƣởng khác nhau của Mỹ trong thế kỷ XX diễn ra ngày càng phức tạp. Đồng thời, tác giả cũng mô tả những chiến lƣợc mà Venezuela đã sử dụng để đối phó với ngƣời láng giềng phía Bắc của họ. Thế mạnh của công trình nghiên cứu 8 này nằm ở những phân tích của tác giả về những nỗ lực nhằm tạo ra một tiếng nói hiệu quả của Venezuela trong quan hệ với Mỹ và bảo vệ chủ quyền của họ. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ tập trung vào mối quan hệ của Mỹ và Venezuela giai đoạn trƣớc thế kỷ XIX, thế kỷ XX mà chƣa có những đề cập sâu sắc tới diễn biến của mối quan hệ này trong thế kỷ XXI, trong khi thế kỷ XXI mới là thời điểm xảy ra nhiều biến động, định hình nên mối quan hệ Mỹ - Venezuela. Bên cạnh đó,nhắc đến quan hệ Mỹ - Venezuela cũng không thể không đề cập tới một bài viết khá công phu khác của tác giả James Petra, đƣợc đăng tải trên trang web voltairenetwork.org năm 2013: “US - Venezuela Relations: A case study of Imperialism and Anti-Imperialism”, tạm dịch là “Quan hệ Mỹ - Venezuela: Một ví dụ điển hình cho mối quan hệ của Chủ nghĩa Đế quốc và chống Chủ nghĩa Đế quốc”. Có thể nói, đây cũng là một công trình nghiên cứu mà tác giả đã dành nhiều tâm huyết và thời gian để theo dõi, tìm hiểu những diễn biến phức tạp của mối quan hệ kéo dài nhiều thập kỷ giữa Mỹ và Venezuela qua những đời Tổng thống khác nhau. Bằng cách tiếp cận so sánh lịch sử, tác giả đã chỉ ra đƣợc sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với chính quyền của hai giai đoạn Tổng thống khác nhau ở Venezuela, một là chính quyền thân Mỹ của Tổng thống Perez và Tổng thống Caldera (1980-1998), và sự nổi lên nhƣ một hiện tƣợng chống Mỹ tiêu biểu của chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez (1998-2013). Thế mạnh của bài viết nằm ở chỗ, tác giả đã tập trung phân tích và làm nổi bật đƣợc mục đích chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Venezuela. Tất cả những chính sách, hành động của Mỹ đều thể hiện rõ ràng mục đích của một nƣớc đế quốc, tìm đủ mọi cách để lật đổ chính quyền của quốc gia chống đối mình nhƣng lại luôn muốn duy trì quan hệ đối tác kinh tế với họ. Tuy nhiên, nhƣ tiêu đề của bài viết, tác giả chỉ tập trung phân tích mối quan hệ Mỹ - Venezuela nhƣ một trƣờng hợp điển hình của một mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Đế quốc và chống Chủ nghĩa Đế quốc, và tập trung vào những nội dung và kết quả của chính sách đối ngoại của Mỹ, mà chƣa cung cấp đƣợc cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ phức tạp này trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 9 Ngoài ra, còn khá nhiều những tài liệu khác đề cập tới mối quan hệ Mỹ Venezuela nhƣng đều là những bài viết, những công trình nhỏ lẻ, rời rạc nhƣ: những bản báo cáo về tình hình chính trị Venezuela và chính sách của Mỹ đối với Venezuela “Venezuela: Political Conditions and US Policy” của Dịch vụ nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, một tài liệu phục vụ cho các Nghị sĩ Mỹ; báo cáo về tình trạng hợp tác chống buôn lậu ma túy giữa Mỹ và Venezuela, “Drug control U.S Counternacotics cooperation with Venezuela has declined” của Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO); những thống kê về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa hai nƣớc trên các website chính thức của chính phủ Mỹ nhƣ census.gov, state.gov và Whitehouse.gov. Ở Việt Nam, hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới mối quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quan hệ của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh nói chung nhƣ Luận văn thạc sĩ thực hiện năm 2008: “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay” của tác giả Nguyễn Khánh Vân, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, khoa Quốc tế học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này, tác giả có đề cập tới chính sách của Mỹ đối với Venezuela nhƣ là một điển hình cho chính sách của Mỹ đối với các nƣớc cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh. Một nghiên cứu khác có liên quan tới Venezuela và chính sách đối ngoại của Venezuela là Luận văn thạc sĩ năm 2010, chuyên ngành Quan hệ quốc tế: “Venezuela những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Khánh Vân. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích những diễn biến của tình hình thế giới và khu vực Mỹ Latinh đầu thế kỷ XXI, tập trung phân tích tình hình kinh tế, chính trị Venezuela và đề cập tới chính sách đối ngoại của Venezuela đối với Mỹ từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Hai nghiên cứu trên, tuy không tập trung vào mối quan hệ Mỹ và Venezuela nhƣng đã phác thảo đƣợc những nét khái quát về quan hệ hai nƣớc đặt trong tổng thể mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh và quan hệ giữa Venezuela với các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới. 10 Nhƣ vậy, cho đến nay, đề tài “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay” vẫn đƣợc coi là một đề tài mới mẻ và cần thiết bởi vẫn chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ này trên từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, nguồn tài liệu đề cập tới những diễn biến trong quan hệ ngoại giao, an ninh – chính trị cũng nhƣ kinh tế giữa Mỹ và Venezuela rất phong phú. Ngoài các bài viết, các công trình nghiên cứu bằng tiếng nƣớc ngoài nhƣ đã đề cập ở trên, các tài liệu đó còn bao gồm: những bài phân tích của các học giả nổi tiếng thế giới đƣợc Thông tấn xã Việt Nam biên dịch và phát hành hàng ngày trong chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt nhƣ: “Mưu đồ của Mỹ đối với Venezuela” đƣợc đăng tải trên số 061, phát hành ngày 12/03/2014; "Mỹ chống Venezuela: Chiến tranh lạnh chuyển sang nóng” trên số 070, phát hành ngày 21/03/2014, cùng nhiều bài phân tích, nghiên cứu khác về chính sách của Mỹ đối với Venezuela và chính sách của Venezuela đối với Mỹ, những diễn biến trong quan hệ hai nƣớc qua từng năm trên các lĩnh vực trong các tạp chí nhƣ Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí An ninh quốc phòng hay trên những trang web của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Thông Tấn Xã Việt Nam. Đây là những tài liệu phục vụ đắc lực cho đề tài nghiên cứu “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay, trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, làm sáng tỏ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quan hệ song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela từ năm 1998 đến nay. - Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa hai nƣớc trong giai đoạn đã lựa chọn. 11 - Phân tích những tác động của mối quan hệ Mỹ - Venezuela đối với quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới, đồng thời đƣa ra dự báo về triển vọng của mối quan hệ này trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: - Các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến mối quan hệ Mỹ -Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay. - Thực trạng mối quan hệ hai nƣớc trên lĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế trong giai đoạn 1998 đến nay. - Những tác động của mối quan hệ hai nƣớc đối với quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những diễn biến trong quan hệ Mỹ - Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay (hết năm 2014 để phù hợp với nguồn tài liệu sẵn có và thời điểm hoàn thành luận văn) trên lĩnh vực an ninh- chính trị và kinh tế. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử trên cơ sở tổng hợp, phân tích những tài liệu đã có để từ đó, rút ra những nhận xét, kết luận và đánh giá về vấn đề đang nghiên cứu. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng: Chương 1: Những yếu tố tác động đến mối quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay: Chƣơng này trình bày khái quát mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela giai đoạn trƣớc năm 1998, những yếu tố khách quan và chủ quan trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mối quan hệ giữa hai nƣớc. 12 Chương 2: Thực trạng quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay: Chƣơng này tập trung trình bày, phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế và một số lĩnh vực khác. Chương 3: Nhận xét về mối quan hệ Mỹ - Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay và dự báo xu hướng vận động của mối quan hệ này trong thời gian tới: Chƣơng này tổng kết lại những đặc điểm chính trong quan hệ giữa hai nƣớc giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Từ đó, đánh giá những ảnh hƣởng, tác động của mối quan hệ này đối với quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, tác giả đƣa ra những dự báo về triển vọng mối quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian tới. 13 CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY 1.1 DI SẢN CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TRƢỚC NĂM 1998 Trƣớc năm 1998, mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela mang đặc điểm của mối quan hệ của Mỹ với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung, đó là mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau nhƣng không bình đẳng trên cả lĩnh vực kinh tế và an ninh – chính trị. 1.1.1. Trên phƣơng diện an ninh – chính trị Từ đầu thế kỷ XX, Mỹ trở thành một cƣờng quốc thế giới và là một nƣớc đế quốc nuôi dƣỡng tham vọng mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài và bá chủ thế giới, đồng thời đƣợc định hƣớng bởi niềm tin xã hội của Darwin rằng, những dân tộc thƣợng cấp, những đất nƣớc giàu có sẽ thống trị những dân tộc hạ đẳng, những quốc gia nghèo hơn. Ngƣời Mỹ tự cho mình là dân tộc văn minh, là “thành phố trên đỉnh đồi” [77], luôn luôn ở thế cao hơn nhân loại. Do đó, chính sách của các đời tổng thống Mỹ đối với các nƣớc Mỹ Latinh, những quốc gia nghèo khó, là tăng cƣờng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia này bằng cả sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế nhằm mở rộng ảnh hƣởng của Mỹ ở Mỹ Latinh và thực hiện quyền bá chủ ngày càng tăng ở khu vực châu Mỹ. Đặc điểm, tính chất của mối quan hệ Mỹ - Venezuela nói riêng cũng nhƣ quan hệ của Mỹ với Mỹ Latinh nói chung càng đƣợc thể hiện rõ nét trong những năm 1990, với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh khiến cho cục diện thế giới thay đổi, kéo theo sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nƣớc Mỹ Latinh, trong đó có Venezuela. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa đã kết thúc gần nửa thế kỷ chạy đua vũ trang âm thầm nhƣng quyết liệt giữa hai siêu cƣờng đại diện cho hai hệ thống xã hội: Tƣ bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, đem lại cho Mỹ một chiến thắng không cần đổ máu và biến Mỹ trở thành một 14 cực duy nhất lãnh đạo thế giới. Bối cảnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ mở rộng tham vọng bá chủ, thực hiện chính sách vƣơn ra toàn thế giới. Can thiệp và thâu tóm các nƣớc Mỹ Latinh là một trong những chiến lƣợc nhằm khuyếch trƣơng sức mạnh mà Mỹ không thể bỏ qua. Mỹ sẵn sàng mở hầu bao đối với những chính quyền thân Mỹ, hỗ trợ cho các lực lƣợng đối lập lật đổ những chính phủ chống đối hoặc làm phƣơng hại đến lợi ích của Mỹ. Về phía Venezuela, trong suốt 40 năm kể từ khi chế độ độc tài Perez Jimenez bị lật đổ (1958) đến trƣớc cuộc bầu cử của Tổng thống Hugo Chavez (1998), nền chính trị của Venezuela đƣợc cho là phục vụ cho lợi ích kinh tế và chính trị Mỹ trong tất cả các vấn đề chiến lƣợc. Venezuela lúc này là một công cụ sắc bén trong tay Mỹ, hỗ trợ đắc lực cho Mỹ trong việc thực hiện những chính sách kiềm chế và chống lại những nƣớc mà Mỹ cho là đang đe dọa đến lợi ích và an ninh của Mỹ. Các chính quyền của Venezuela đều tuân theo sự dẫn dắt của chính phủ Mỹ trong việc gạt Cuba ra khỏi Tổ chức các nƣớc châu Mỹ, phá vỡ quan hệ với Cuba và xúc tiến lệnh phong tỏa, cô lập đất nƣớc nhỏ bé này ở châu Mỹ. Venezuela cũng đã “kề vai sát cánh” với Mỹ trong những chính sách chống nổi loạn ở khu vực Mỹ Latinh, chẳng hạn nhƣ chống lại chế độ dân chủ cánh tả ở Chile dƣới thời Tổng thống Salvador Allende (1970-1973), chính phủ dân tộc ở Brazil (1961-1964), Peru (1967-73), Bolivia (1968-71) và Ecuador (trong những năm 1970). Ngoài ra, Venezuela còn hỗ trợ Mỹ trong các cuộc xâm lƣợc ở nƣớc Cộng hòa Dominica, Panama và Grenada [51]. Nhƣ vậy, có thể nói, mối quan hệ an ninh – chính trị song phƣơng Mỹ Venezuela trƣớc năm 1998 là một mối quan hệ mang tính thống trị - phục tùng, giữa một bên là siêu cƣờng số một thế giới, hội tụ tất cả sức mạnh về quân sự, chính trị và kinh tế, với một bên là một nƣớc Mỹ Latinh tầm trung – khu vực đƣợc xem là “sân sau” của Mỹ. Trong suốt giai đoạn này, Venezuela đã luôn thể hiện là một trong những “trợ thủ” của Mỹ, giúp Mỹ thực hiện mƣu đồ bá chủ của mình ở Tây bán cầu. 15 1.1.2. Trên phƣơng diện kinh tế Nền kinh tế Venezuela trƣớc năm 1998 đƣợc xem là công cụ phục vụ cho lợi ích của Mỹ, phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ. Trong suốt giai đoạn này, với sức mạnh của một siêu cƣờng thế giới, Mỹ đã thâu tóm nền kinh tế không chỉ của Venezuela mà còn của hầu hết các nƣớc Mỹ Latinh khác. Trong suốt những năm 1970 và 1980, các nƣớc Mỹ Latinh đã lâm vào khủng hoảng kinh tế do đánh giá quá cao vai trò điều tiết của nhà nƣớc. Chi phí để duy trì các công ty nhà nƣớc thua lỗ đã đặt gánh nặng lên nền tài chính quốc gia. Lợi dụng cơ hội đó, chính phủ Mỹ trực tiếp đứng ra cho các nƣớc này vay ồ ạt hoặc cho vay thông qua các Tổ chức tài chính mà Mỹ nắm phần lớn cổ phần nhƣ Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển liên Mỹ. Chính vì thế, khi các nƣớc này lâm vào khủng hoảng nợ, không có khả năng chi trả, Mỹ buộc họ phải cải cách nền kinh tế theo cách của Mỹ hoặc phải tuân theo một số đƣờng lối mà Mỹ đƣa ra cho việc hoạch định chính sách kinh tế, đối ngoại hay chính trị [9,37]. Do đó, theo sáng kiến của các thể chế kinh tế quốc tế mà thực chất là của Mỹ, các nƣớc Mỹ Latinh đã cải cách kinh tế theo mô hình chủ nghĩa tự do mới. Thực chất, đây là một hình thức bóc lột của chủ nghĩa tƣ bản. Tƣ tƣởng chủ đạo của Chủ nghĩa tự do mới là xóa bỏ nhà nƣớc phúc lợi, không can thiệp vào kinh tế tài chính, thị trƣờng dùng quy luật cung cầu để tự điều chỉnh, sắp xếp sản xuất và tiêu dùng, lao động và tiền lƣơng, xuất nhập khẩu, tƣ hữu hóa toàn bộ nền kinh tế và không cần sản xuất thay thế nhập khẩu [6, tr.27]. Nói một cách ngắn gọn, “chủ nghĩa tự do mới” là “thị trƣờng tối đa, nhà nƣớc tối thiểu”. Mỹ đƣa mô hình kinh tế này vào các nƣớc Mỹ Latinh vốn giàu có về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích cho những công ty Tƣ bản tƣ nhân của Mỹ, mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ, đồng thời thâu tóm các nƣớc Mỹ Latinh khiến cho các nƣớc này không thể tách rời Mỹ. Venezuela cũng không phải là một ngoại lệ, khi chính quyền nƣớc này áp dụng một cách máy móc mô hình kinh tế tân tự do mà không hề lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả và tác động của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đất nƣớc ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Mỹ, trở thành nguồn cung cấp xăng 16 dầu giá rẻ cho thị trƣờng luôn khan hiếm dầu mỏ của Mỹ. Hàng năm, khoảng 50% lƣợng dầu xuất khẩu của Venezuela đƣợc xuất sang thị trƣờng Mỹ, và Mỹ nghiễm nhiên trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất, giữ vai trò “sống còn” đối với nền kinh tế Venezuela. Trái lại, lƣợng dầu xuất khẩu của Venezuela cũng chiếm đến 10% 15% lƣợng dầu nhập khẩu của Mỹ [74]. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ này cũng đã đem nhiều ngƣời Mỹ đến Venezuela hơn, đồng thời làm tăng sự can thiệp về mặt kinh tế của Mỹ đối với Venezuela. Đầu thế kỷ XX, các công ty, các tập đoàn của Mỹ bắt đầu ồ ạt kéo sang đầu tƣ, khai thác nguồn dầu mỏ dồi dào của đất nƣớc Nam Mỹ này và dần dần nắm vai trò chi phối nền kinh tế vốn phụ thuộc chặt chẽ vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela. Nhƣ vậy, dƣới hình thức rất “nhân đạo” là cho vay hay đầu tƣ nhằm giúp đỡ Venezuela cũng nhƣ các nƣớc Mỹ Latinh khác, Mỹ đã biến Venezuela thành một nguồn cung cấp dầu thô lớn cho Mỹ và đất nƣớc này cũng trở thành một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, chủ yếu là nhập các máy móc công nghệ và hàng tiêu dùng của Mỹ. Nhƣ vậy, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Mỹ Latinh hay Mỹ và Venezuela thể hiện ở chỗ: Mỹ là thị trƣờng tiêu thụ chính nguồn tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu của các nƣớc Mỹ Latinh, đem lại doanh thu khá lớn cho những nƣớc này, còn Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung cấp khoáng sản, nhiên liệu, đặc biệt là dầu lửa từ các nƣớc trong khu vực này. Tuy nhiên, đó là mối quan hệ không bình đẳng ở chỗ: Mỹ dựa vào sức mạnh kinh tế và nguồn tài trợ của mình, đơn phƣơng áp đặt chính sách đối với các nƣớc Mỹ Latinh, buộc các nƣớc này cải cách theo con đƣờng mà Mỹ đã vẽ ra cho họ. Và chính quyền của các nƣớc này, bao gồm cả Venezuela, với những khoản nợ không có khả năng trả, không còn cách nào khác phải “thân Mỹ”, không thể tách rời lợi ích của Mỹ mặc dù chính sách kinh tế tự do mới sau đó đã bộc lộ những sai lầm khủng khiếp khiến cho đời sống nhân dân lâm vào cơ cực, nền kinh tế thêm nợ nần, khủng hoảng. Tính đến đầu thế kỷ XXI, sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, nền kinh tế Venezuela đã tăng trƣởng âm kéo dài trong hơn 12 năm với khoản nợ nƣớc ngoài 17 lên đến 32 tỷ USD [93]. Thêm vào đó, do nền kinh tế Venezuela chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp dầu lửa nên khi giá dầu thế giới giảm mạnh từ thập niên 1980, nền kinh tế nƣớc này càng thêm điêu đứng. Những điều này đã khiến cho sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tình trạng đói nghèo và tệ nạn xã hội ở Venezuela không ngừng tăng lên, dẫn đến những cuộc biểu tình, bãi công, đảo chính. Do đó, nhiều nhà phân tích đã đƣa ra một bức tranh tƣơng phản khi cho rằng, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Venezuela đã chạm đáy tại đỉnh cao quyền bá chủ của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, “thời kỳ vàng của chủ nghĩa tân tự do” [51]. Đây cũng chính là cơ sở xã hội khách quan cho sự hình thành xu thế thiên tả và thúc đẩy xu thế này trở thành trào lƣu cánh tả ở Venezuela sau năm 1998. 1.2. NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA 1.2.1. Những yếu tố khách quan Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan khác nhau, từ vị trí địa chiến lƣợc và nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng giá của Venezuela đến những ảnh hƣởng của khu vực và mối quan hệ của các nƣớc lớn nhƣ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản…với các nƣớc trong khu vực Mỹ Latinh. Những yếu tố này đều trực tiếp góp phần hình thành nên những đặc điểm nổi bật của mối quan hệ song phƣơng giữa Venezuela và Mỹ. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là nguồn dầu mỏ khổng lồ của Venezuela. Yếu tố này trực tiếp góp phần định hình nên mối quan hệ Mỹ - Venezuela. Venezuela là nƣớc có trữ lƣợng dầu thô vào loại hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới OPEC, đầu năm 2014, trữ lƣợng dầu thô của Venezuela gần 298 tỷ thùng, cao hơn 10% so với trữ lƣợng dầu của Ả Rập Xê – Út (266 tỷ thùng), vƣơn lên dẫn đầu với 18% trữ lƣợng dầu toàn thế giới [100,31]. Nhiều chuyên gia nhận định, với mức độ khai thác nhƣ hiện nay thì phải 100 năm nữa Venezuela mới khai thác hết trữ lƣợng dầu thô khổng lồ này. Bên cạnh đó, Venezuela cũng là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu 18 dầu thô lớn nhất thế giới và có một tầm quan trọng đặc biệt trong bức tranh năng lƣợng toàn cầu. Đối với Venezuela, ngành công nghiệp dầu mỏ chính là “linh hồn” của nền kinh tế bởi nó chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu hàng năm của đất nƣớc Nam Mỹ này. Do đó, việc khai thác dầu đã đƣợc ƣu tiên phát triển ngay từ thời các chế độ độc tài quân sự cai trị đất nƣớc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chính yếu tố này đã đƣa Venezuela đi sâu hơn vào quỹ đạo của Mỹ. Ngành công nghiệp “vàng đen” đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi chính trị và xã hội Venezuela. Đồng thời biến Venezuela thành một đối tác quan trọng của Mỹ khi mà sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp xe cơ giới ở Mỹ ngày càng cao và nhu cầu sử dụng xăng dầu cho các ngành sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng của ngƣời dân Mỹ ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, Venezuela trở thành một trong những đối tác cung cấp dầu lửa hàng đầu cho Mỹ. Năm 2013, Venezuela là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ ba của Mỹ. Ngay cả trong những giai đoạn mà sản xuất dầu đang trên đà sụt giảm thì lƣợng dầu xuất khẩu của Venezuela tới Mỹ vẫn thuộc tốp đầu. Trái lại, Mỹ cũng chính là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Venezuela. Đây cũng chính là lý do mà hai bên vẫn tiếp tục duy trì quan hệ và “”cần đến nhau” mặc dù có những căng thẳng ngoại giao nhiều khi lên đến đỉnh điểm, tƣởng chừng không thể tháo gỡ. Dầu mỏ chính là sợi dây gắn kết hai quốc gia và làm cho mối quan hệ song phƣơng này trở nên hấp dẫn, lôi cuốn bởi tính chất vừa xung đột, thù địch (trên phƣơng diện ngoại giao), vừa hợp tác (trên phƣơng diện kinh tế) của nó. Yếu tố thứ hai là vị trí địa chiến lƣợc của Venezuela. Bên cạnh nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào của Venezuela, thứ mà nền kinh tế Mỹ luôn cần đến, yếu tố vị trí địa chiến lƣợc của Venezuela cũng đóng một vai trò khá quan trọng, góp phần hình thành nên diện mạo của mối quan hệ giữa hai nƣớc. Thứ nhất, Venezuela nằm ở phía bắc của Nam Mỹ và tiếp giáp với biển Caribbean. Đây là nơi các hoạt động giao thƣơng buôn bán giữa các nƣớc Mỹ Latinh và các nƣớc vùng Caribbean diễn ra nhộn nhịp. Không thể phủ nhận đƣợc lợi ích mà tuyến đƣờng hàng hải này đem lại cho nền kinh tế Mỹ, nhƣng đồng thời đây cũng là tuyến đƣờng trung chuyển ma túy xuyên quốc gia từ các nƣớc Mỹ Latinh, trong đó có Venezuela vào Mỹ, gây ra cho 19 Mỹ không ít những vấn nạn, và một lần nữa Mỹ cần đến sự hợp tác với Venezuela để giải quyết vấn đề buôn lậu ma túy. Thứ hai, Venezuela có chung biên giới lãnh thổ phía Tây với Colombia, một đồng minh chiến lƣợc quan trọng của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Hàng năm, Mỹ vẫn thực hiện “Kế hoạch Colombia” thông qua tài trợ, cung cấp các thiết bị quân sự cho quốc gia này dƣới danh nghĩa chống khủng bố và buôn lậu ma túy. Colombia cũng đã nhiều lần tố cáo Venezuela hỗ trợ các phần tử khủng bố chống lại chính phủ nƣớc này khiến cho mối quan hệ láng giềng giữa hai nƣớc rơi vào cảnh “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” và trải qua không ít sóng gió ngoại giao. Việc nằm sát bên một đồng minh thân cận của Mỹ khiến cho Venezuela phải đề phòng, cảnh giác hơn và có những tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Venezuela đối với cả Mỹ và Colombia. Thứ ba, Venezuela là một trong những đối tác thƣơng mại dầu lửa hàng đầu của Mỹ, lại nằm ngay tại khu vực Mỹ Latinh, giáp với tuyến đƣờng giao thƣơng vùng biển Carribbean nên việc vận chuyển dầu lửa từ Venezuela tới Mỹ thuận tiện, nhanh chóng và rẻ hơn nhiều so với việc vận chuyển dầu từ các nƣớc Trung Đông. Theo Thƣợng nghị sĩ Đảng Cộng hòa của Mỹ John McCain, nếu Mỹ nhập khẩu dầu lửa từ Bắc Phi và Trung Đông thì phải cần đến 45 ngày, trong khi đó, nếu nhập từ Venezuela chỉ mất có 70 giờ. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Mỹ với Venezuela và cũng là một trong những yếu tố giúp hai bên vẫn tiếp tục duy trì quan hệ thƣơng mại, bởi không thể phủ nhận lợi ích kinh tế mà yếu tố vị trí địa lý này mang lại, bất chấp những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chính trị. Yếu tố thứ ba là phong trào cánh tả Mỹ Latinh. Thuật ngữ “cánh tả” vốn để chỉ những ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ, dân chủ, tôn trọng quyền tự do cá nhân, không chịu thuân theo những sự áp đặt của chế độ. Phong trào cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh đƣợc xem nhƣ một phong trào của các nƣớc phe tả đang muốn hạn chế dần sự phụ thuộc vào Mỹ và có tƣ tƣởng bài Mỹ, chống lại chủ nghĩa đế quốc và tƣ tƣởng bành trƣớng của Mỹ. Phong trào cánh tả Mỹ Latinh đặc biệt phát triển trong những năm gần đây với sự lãnh đạo của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử dân chủ của Tổng thống Chavez năm 1998 20 đƣợc xem là thắng lợi mở đầu cho phong trào cánh tả Mỹ Latinh, mở ra một trang sử mới cho mảnh đất này, một đảng cánh tả đã giành thắng lợi lãnh đạo đất nƣớc hƣớng tới mục tiêu xây dựng một “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, noi gƣơng Cuba giữa lòng Nam Mỹ [48]. Do đó, Tổng thống Hugo Chavez đƣợc mệnh danh là “ngọn cờ đầu” trong phong trào cánh tả Mỹ Latinh. Thắng lợi của ông là động lực cho sự lên ngôi của hàng loạt các Đảng cánh tả và trung tả ở Mỹ Latinh thông qua bầu cử những năm sau đó nhƣ: Đảng cánh tả của Tổng thống Chile Ricardo Lagos (2000-2006), Chính phủ cánh tả của tổng thống Brazil Lula da Silva (2003-2011), nữ Tổng thống Argentina Cristina Fernandez Kirchner (2003-2007), Chính phủ của Tổng thống Panama M. Torrijos (2004-2009), Chính phủ của Tổng thống Uruguay Tabare Vazquez (2005-2010), Chính phủ cánh tả của Tổng thống Bolivia Evo Morales (2006-2012). Đặc biệt, năm 2006 là năm thành công vang dội của lực lƣợng cánh tả Mỹ Latinh với năm lãnh tụ cánh tả đắc cử và tái đắc cử tổng thống tại năm nƣớc Chile, Nicaragua, Ecuador, Brazil và Venezuela [1,53]. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất mang tính quyết định đến sự thắng lợi của các Chính phủ cánh tả ở Mỹ Latinh trong giai đoạn này là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa tự do mới. Nhƣ đã đề cập ở trên, mô hình này đƣợc du nhập vào Mỹ Latinh năm 1981. Thời gian đầu, chủ nghĩa tự do mới mang lại cho khu vực này một số kết quả nhất định, nhƣng về sau, nó nhấn mạnh thái quá về tự do hóa đầu tƣ, mở cửa thị trƣờng, tƣ nhân hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc…do vậy, không giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản của xã hội nhƣ: dân sinh, dân chủ, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập giàu nghèo, xóa nạn mù chữ. Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, hầu hết các nƣớc Mỹ Latinh đều lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, kinh tế trì trệ, nợ nƣớc ngoài tăng nhanh. Một giáo sƣ ở Trƣờng Đại học Quốc phòng Quốc gia Mỹ, John A. Cope, cũng phải thừa nhận rằng mô hình này của Mỹ không thích hợp đối với các nƣớc Mỹ Latinh: “những thay đổi sâu rộng trong môi trƣờng chính trị và kinh tế trong suốt 20 năm qua đã mở đầu cho những bất thƣờng mà mô hình kiểu Mỹ đang tồn tại đã không lƣờng trƣớc đƣợc” [59,1]. Do vậy, các chính phủ cánh tả, “đầu tàu” là chính phủ của Tổng thống Chavez, đã lên ngôi với lời hứa và hi vọng 21 sẽ thực hiện những cuộc cải cách để đƣa đất nƣớc thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng, đi theo hƣớng đi riêng phù hợp với tình hình đất nƣớc, tránh đi theo đƣờng lối của Mỹ. Có thể thấy, sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh và những biến động chính trị tại khu vực sau khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền, càng góp phần làm cho quan hệ giữa Mỹ và khu vực nói chung xấu đi, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mỹ với Venezuela khi Venezuela, dƣới sự lãnh đạo của Hugo Chavez đƣợc coi là “kẻ cầm đầu” cho những biến động ấy [1,tr.55]. Mỹ sẽ phản ứng ra sao và hành động nhƣ thế nào để duy trì mối quan hệ với Venezuela, đồng thời gìn giữ đƣợc vị trí của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh là một vấn đề quan trọng đối với chính quyền Mỹ bởi trên thực tế, Mỹ vẫn đang có những lợi ích thiết yếu cả về kinh tế và chính trị tại Mỹ Latinh cũng nhƣ ở Venezuela. Yếu tố thứ tƣ là sự gia tăng ảnh hƣởng của các cƣờng quốc bên ngoài khu vực. Quan hệ Mỹ - khu vực Mỹ Latinh nói chung và quan hệ Mỹ - Venezuela nói riêng trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay chịu sự tác động mạnh mẽ từ sự gia tăng ảnh hƣởng của các cƣờng quốc ngoài khu vực nhƣ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, EU… ở khu vực vốn đƣợc coi là “sân sau” của Mỹ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô không còn tồn tại, Mỹ trở thành siêu cƣờng duy nhất lãnh đạo thế giới “một cực”. Tuy nhiên, các cƣờng quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc, đang không ngừng vƣơn lên, trở thành “mối đe dọa” không nhỏ tới lợi ích của Mỹ. Điều đáng nói là, trong khi giai đoạn này, các chính sách đối ngoại của Mỹ hƣớng sự tập trung vào các khu vực Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dƣơng thì các cƣờng quốc đƣợc Mỹ xem nhƣ những đối thủ nặng ký lại thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ Latinh, thách thức vị thế của Mỹ ngay trên sân nhà. Đặc biệt trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc với Mỹ Latinh cả trong lĩnh vực kinh tế và quân sự ngày càng sâu sắc và phát triển tốt đẹp. Năm 2010, kim ngạch thƣơng mại giữa Mỹ Latinh và Trung Quốc đạt 179 tỷ USD, tăng 51,2% so với năm 2009 và cao hơn nhiều so với mức tăng 27,3% của khu vực này với Mỹ [63]. Tầm quan trọng của khu vực Mỹ Latinh càng đƣợc làm nổi bật khi mới đây, 22 chỉ trong vòng chƣa đầy một tháng (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2014), cả ba vị nguyên thủ quốc gia gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tƣớng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Valdimir Putin đều thực hiện những chuyến công du dài ngày tới các nƣớc thuộc khu vực này. Đặc biệt, Nga và Trung Quốc còn có mối quan hệ mật thiết với Venezuela kể từ khi Tổng thống Hugo Chavez lãnh đạo đất nƣớc. Tổng thống Chavez tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc, dần thay thế vai trò là nƣớc nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Mỹ bằng cách thúc đẩy việc xuất khẩu dầu sang thị trƣờng Trung Quốc. Hai nƣớc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc vì sự phát triển chung từ năm 2001, và đã ký hơn 300 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực năng lƣợng, dầu khí, giáo dục y tế, công nghệ, thƣơng mại. Tháng 11/2011, Trung Quốc đồng ý cấp cho Venezuela khoản tín dụng trị giá 4 tỉ USD trong vòng 8 năm với lãi suất 5%, nhằm giúp quốc gia Nam Mỹ này tăng sản lƣợng dầu mỏ, nâng cấp các nhà máy điện, đẩy mạnh hoạt động khai thác quặng và nhôm. Trƣớc đó, Trung Quốc cũng cho Venezuela vay hơn 32 tỉ USD [31]. Chính phủ Venezuela đang trả khoản vay này dƣới hình thức xuất khẩu dầu mỏ sang Trung Quốc…. Trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc tăng từ 1,4 triệu USD/năm cách đây 40 năm, khi hai nƣớc mới thiết lập quan hệ ngoại giao, lên 19,2 tỷ USD năm 2013 [47]. Ngoài ra, Venezuela còn thực hiện một loạt những hợp đồng mua vũ khí của Nga, tăng cƣờng sức mạnh quân sự cho đất nƣớc. Từ năm 2005, Venezuela đã mua hơn 4 tỉ đôla vũ khí của Nga, bao gồm 100 nghìn súng trƣờng AK-103; trực thăng vận tải Mi -26 và trực thăng tấn công HIND Mi-35; 24 máy bay chiến đấu Su-30 Sukhoi; hệ thống phòng thủ trên không nhân tạo IGLA-S, một hệ thống phòng thủ trên không hợp nhất tiên tiến; hơn 90 xe tăng T-72, vài trăm tàu chuyên chở binh sĩ bọc sắt, máy phóng tên lửa cơ động Smerch, và 4 tàu ngầm diezen cổ KILO, tất cả đều của Nga [64]. Kim ngạch thƣơng mại Nga - Venezuela đạt 1.1 tỷ USD năm 2007, tăng hơn 200% từ mức 517 triệu USD năm 2006 [42]. Việc Venezuela ngày càng xích lại gần Nga, đối thủ đáng gƣờm của Mỹ sau khi Liên Xô sụp đổ, đặc biệt là những hợp tác quân sự, kinh tế gần đây khiến cho Mỹ ngày càng lo ngại: về kinh 23 tế, Mỹ mất đi những lợi ích từ những hợp tác với Venezuela cũng nhƣ các nƣớc cánh tả; về quân sự, Venezuela đứng về phía Nga sẽ làm giảm ảnh hƣởng của Mỹ. Hơn nữa, dƣới thời lãnh đạo của Tổng thống Hugo Chavez, Venezuela là một nƣớc có sức ảnh hƣởng lớn tới khu vực Mỹ Latinh, vì thế, sự thân thiết gần đây giữa các cƣờng quốc “đối thủ” của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh nói chung và với Venezuela nói riêng không khỏi làm cho Mỹ lo ngại. Điều đó khiến cho giới cầm quyền Mỹ phải xem xét lại chính sách đối với khu vực mà Mỹ vẫn cho là “của ngƣời Mỹ” và tác động trực tiếp tới chính sách đối ngoại của hai bên Mỹ và Venezuela cũng nhƣ mối quan hệ giữa hai nƣớc. Do Venezuela có những ảnh hƣởng nhất định tới khu vực cho nên “đối xử” nhƣ thế nào với đất nƣớc này là một bài toán khó đối với giới lãnh đạo Mỹ. Làm thế nào để duy trì lợi ích của Mỹ ở khu vực sân nhà trƣớc những thách thức đƣợc đặt ra bởi những đối thủ ngày càng lớn mạnh, càng khiến Mỹ phải thận trọng hơn với chính sách dành cho khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng. 1.2.2. Những yếu tố chủ quan Bên cạnh những yếu tố khách quan nhƣ đã trình bày ở trên, mối quan hệ Mỹ Venezuela còn chịu tác động của những yếu tố chủ quan khác nhƣ tình hình trong nƣớc và chính sách đối ngoại của hai nƣớc trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tình hình trong nƣớc của Mỹ và Venezuela trong giai đoạn từ 1998 đến nay liên tục xảy ra những biến động lớn, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách đối ngoại cũng nhƣ quan hệ giữa hai nƣớc. Về phía Venezuela, sự lên ngôi của vị Tổng thống cánh tả Hugo Chavez không những mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nƣớc Venezuela mà còn đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela. Là một sĩ quan phục vụ trong quân đội ở Barinas suốt 17 năm sau khi tốt nghiệp trƣờng Đại học Simón Bolívar ở thủ đô Caracas, Hugo Chavez đã từng thực hiện một cuộc đảo chính táo bạo năm 1992 do bất bình với tình trạng suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng dƣới thời Tổng thống “thân Mỹ” Carlos Andrés Pérez 24 (1989 – 1993). Tuy nhiên, cuộc đảo chính bất thành đã khiến ông phải ngồi tù hai năm và sau đó đƣợc vị Tổng thống lúc đó là Rafael Caldera (1994 – 1999) ân xá phóng thích vào năm 1994. Bức xúc trƣớc tình trạng ngày càng suy thoái của đất nƣớc và phải chứng kiến cảnh đói nghèo cực khổ của nhân dân cũng nhƣ sự điều hành kém hiệu quả của giới cầm quyền chịu nhiều sự chi phối của Mỹ, năm 1998, Hugo Chavez quyết định đứng ra tranh cử Tổng thống. Trong các chiến dịch tranh cử, ông đã giành đƣợc sự ủng hộ lớn của tầng lớp lao động nghèo bởi lời hứa sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói và chƣơng trình hành động dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Bolivar với mục tiêu “đặt nền móng cho một nền cộng hòa mới”. Tháng 5/1998, tỉ lệ ủng hộ ông đạt 30%, đến tháng 8 thì tăng lên 39%. Và ngày 6/12/1998, Hugo Chavez đã đắc cử Tổng thống với tỉ lệ ủng hộ là 56%. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Hugo Chavez đã lãnh đạo đất nƣớc theo hƣớng thiên tả, đẩy mạnh “cuộc cách mạng Bolivar”- cuộc cách mạng mang tên của vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhƣ một mô hình mẫu mực cho các nƣớc khác noi theo nhằm kêu gọi thiết lập một thế giới đa cực, kết thúc sự bá quyền của Mỹ [64]. Sở dĩ Hugo Chavez mang trong mình tƣ tƣởng và tinh thần chống Mỹ cao độ nhƣ vậy bởi chính những hành động can thiệp và những chính sách áp đặt đơn phƣơng của Mỹ lên các nƣớc Mỹ Latinh, đặc biệt là sự “du nhập” mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới vào Mỹ Latinh nhƣ đã đề cập ở phần trên. Chính sự áp dụng một cách máy móc mô hình này của các vị tổng thống tiền nhiệm “thân Mỹ” đã khiến cho nền kinh tế Venezuela lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Điều đó càng làm cho Tổng thống Chavez bức xúc và lên án mạnh mẽ mô hình phát triển kinh tế tự do mà Mỹ đã đƣa vào nhằm phục vụ cho lợi ích của nền kinh tế Mỹ. Tƣ tƣởng chống Mỹ của ông ngày càng dâng cao. Do đó, ngay từ khi lên cầm quyền, chính quyền Chavez đã trở thành một thách thức, một trở ngại lớn đối với chính phủ Mỹ. Hơn nữa, sau khi nhậm chức, Tổng thống Hugo Chavez lại tuyên bố xây dựng đất nƣớc theo mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” và thắt chặt quan hệ với Cuba, đất nƣớc duy nhất ở châu lục này đi theo con đƣờng Xã hội chủ nghĩa, đi ngƣợc lại với lợi ích của Mỹ và vẫn đang trong thời gian bị Mỹ cấm vận. Đặc biệt, 25 sự thân thiết quá mức giữa Tổng thống Chavez và lãnh tụ Đảng Cộng Sản Cuba Fidel Castro càng làm cho Mỹ lo ngại về khả năng trở lại chủ nghĩa Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại thủ đô Caracas dƣới thời Tổng thống Bill Clinton, John Maisto đã bày tỏ mối lo ngại đó: “Chúng tôi luôn luôn lo ngại về ảnh hƣởng của Cuba và chúng tôi sẽ giám sát những điều này rất chặt chẽ, rất chặt chẽ” [89]. Điều này càng làm cho quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trở nên tồi tệ và thực sự là vấn đề nhức nhối làm đau đầu giới lãnh đạo Mỹ. Kể từ giữa năm 2013, sau sự ra đi của cố Tổng thống Hugo Chavez, ngƣời luôn thể hiện thái độ chống đối chính quyền Mỹ một cách mạnh mẽ, mối quan hệ Mỹ - Venezuela tƣởng chừng sẽ có một sự thay đổi. Tuy nhiên, Tổng thống mới của Venezuela Nicolas Maduro vẫn tiếp tục theo đuổi những chính sách đối ngoại của vị Tổng thống tiền nhiệm, khiến cho những căng thẳng trong mối quan hệ song phƣơng gần nhƣ không đƣợc cải thiện. Thậm chí, từ đầu năm 2014 đến nay, Venezuela rơi vào tình trạng bất ổn sâu sắc với những cuộc biểu tình chống chính phủ của những phần tử chống đối, dẫn đến những cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa lực lƣợng cảnh sát chống bạo động và ngƣời biểu tình. Chính phủ Venezuela tin rằng Mỹ đứng sau tất cả những bất ổn của đất nƣớc họ và nhiều lần khẳng định Mỹ đã hỗ trợ cho phe đối lập và các phần tử phản động nhằm hạ bệ chính phủ không thân Mỹ. Những sự kiện này càng góp phần làm cho mối quan hệ giữa hai nƣớc rơi vào bế tắc. Về phía Mỹ, trƣớc hết phải kể đến sự kiện động trời xảy ra chỉ hơn nửa năm sau khi Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền năm 2001, vụ khủng bố 11/9/2001. Đó là cuộc tấn công khủng khiếp nhất lịch sử đƣơng đại Mỹ đƣợc cho là do tổ chức Hồi giáo cực đoan Al Qaeda tổ chức, nhằm vào Trung tâm thƣơng mại thế giới và Tổng hành dinh Bộ quốc phòng Mỹ, khiến cho tòa tháp đôi ở Trung tâm New York sụp đổ hoàn toàn và hàng ngàn ngƣời thiệt mạng. Cuộc tấn công này không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng đối với nƣớc Mỹ mà còn ảnh hƣởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới bởi nƣớc Mỹ lúc này đang là cƣờng quốc số một, nắm giữ vị trí lãnh đạo thế giới tƣ bản. Sự kiện này buộc chính quyền Bush 26 phải đổi hƣớng trọng tâm chiến lƣợc và thay đổi chính sách đối ngoại. Nƣớc Mỹ phát động một cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu. Cuộc chiến không chỉ nhắm đến lực lƣợng Al Qaeda mà còn tập trung vào nguy cơ khủng bố toàn cầu nói chung. Cuộc chiến không chỉ hƣớng mục tiêu đến các chủ thể phi quốc gia nguy hiểm mà còn là các chế độ có ý định nuôi dƣỡng hoặc viện trợ cho khủng bố. Mỹ đã sử dụng sức mạnh quân sự để can thiệp vào những nơi mà Mỹ cho là có thế lực khủng bố đang ẩn náu. Mỹ cũng tự trao cho mình sứ mệnh gìn giữ hòa bình thế giới bằng cách đem quân đến bất kỳ nơi nào có chiến tranh để dẹp yên nơi đó, điển hình là trƣờng hợp của Afghanistan, Iraq và Iran. Tuy nhiên, những cuộc tấn công truy quét khủng bố của Mỹ không những gây ra nhiều thiệt hại cả về sức ngƣời, sức của cho nƣớc Mỹ mà còn khiến cho hình ảnh của nƣớc Mỹ trên trƣờng quốc tế phần nào bị xấu đi. Trong khi đó, tình hình khủng bố, bạo loạn và nổi dậy của các thế lực chống đối vẫn không ngừng tăng lên. Không chỉ các nƣớc trực tiếp bị Mỹ tấn công bất bình mà ngay cả những nƣớc ngoài cuộc cũng phản đối chính sách can thiệp, hiếu chiến của Mỹ dƣới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cũng không ngừng chỉ trích, lên án những chính sách chống khủng bố đƣợc thể hiện một cách thái quá của chính quyền Bush. Thậm chí, trong một bài diễn văn đọc trƣớc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Chavez còn gọi Tổng thống Bush là “quỷ dữ”: “Quỷ dữ đã đến đây hôm nay, ông ta đến nhƣ thể ông ta là chủ nhân của thế giới” [65]. Nếu nhƣ những hành động của Mỹ khiến Tổng thống Chavez phải thay đổi thái độ với Mỹ thì chính những lời chỉ trích thẳng thắn và gay gắt của Tổng thống Chavez cũng khiến cho chính quyền Mỹ có một cái nhìn khác, cảnh giác hơn với Venezuela ngày nào mà Tổng thống Chavez còn lãnh đạo. Thậm chí, Mỹ còn liệt Venezuela và Cuba vào “trục ma quỷ”1 có âm mƣu chống lại nƣớc Mỹ. Nhƣ vậy, có thể thấy, vụ khủng bố 11/9/2001 với cách hành xử và những chính sách của Mỹ sau đó là một 1 Hay còn gọi là “Liên minh ma quỷ” / danh sách “các quốc gia tài trợ cho khủng bố” là một thuật ngữ do Tổng thống George W. Bush đặt ra trong thông điệp liên bang năm 2002 để chỉ các chính phủ mà ông cáo buộc là hỗ trợ cho lực lƣợng khủng bố và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm Iraq, Iran và CHDCND Triều Tiên. 27 tác nhân không nhỏ ảnh hƣởng trực tiếp tới mối quan hệ vốn đã không êm đẹp kể từ khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền. Những thái độ ứng xử này chính là nền tảng cho một mối quan hệ không mấy tốt đẹp của hai nƣớc trong giai đoạn tiếp đó. Ngoài đặc điểm tình hình trong nƣớc nhƣ đã trình bày trên, quan hệ Mỹ Venezuela còn bị chi phối trực tiếp bởi chính sách đối ngoại của hai nƣớc trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Về phía Mỹ, kể từ sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau vụ khủng bố 11/9/2001, chính sách đối ngoại của Mỹ có nhiều thay đổi mang tính bƣớc ngoặt. Trọng tâm chính sách của Mỹ tập trung vào chiến lƣợc chống khủng bố ở khu vực Trung Đông cũng nhƣ trên toàn cầu và hƣớng về khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng với những đối tác đầy tiềm năng. Điều đó có nghĩa là mức độ quan tâm của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh không còn nhƣ trƣớc nữa. Tuy nhiên, sự tăng cƣờng hợp tác của các nƣớc Mỹ Latinh với các nƣớc đƣợc xem là đối thủ cạnh tranh của Mỹ cũng nhƣ việc các nƣớc này hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ đã khiến Mỹ có sự nhìn nhận lại trong những năm gần đây. Trong một phiên điều trần trƣớc Quốc hội ngày 17/2/ 2011, Trợ lý Ngoại trƣởng đặc trách các vấn đề Tây Bán Cầu, Arturo Valenzuela đã nhấn mạnh: “Chính sách đối với Tây Bán Cầu của chúng ta dựa trên tiền đề rằng Hoa Kỳ có một lợi ích thiết yếu trong việc đóng góp vào việc xây dựng các quốc gia ổn định, thịnh vƣợng và dân chủ ở khu vực bán cầu này” [54]. Nói nhƣ vậy có nghĩa là Mỹ vẫn quan tâm tới khu vực sân sau của mình nhƣ nhƣng sự sát sao cũng giảm đi nhiều. Chính sách của Mỹ đối với khu vực trong giai đoạn này tập trung chủ yếu trên lĩnh vực an ninh chính trị với cuộc chiến chống nạn buôn lậu ma túy và khủng bố. Bên cạnh đó, đứng trƣớc sự phát triển ngày càng tăng của phong trào cánh tả và sự gia tăng các chính quyền chống Mỹ, Mỹ đứng sau hậu thuẫn cho các phe đối lập nhằm lật đổ chính quyền cánh tả, lập nên những chính quyền thân Mỹ. Thúc đẩy dân chủ luôn là cái cớ để Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc trong khu vực vốn vẫn chƣa hết những bất ổn. Về kinh tế, chính sách của Mỹ là thúc đẩy việc ký kết thành lập một Khu vực mậu dịch tự do toàn châu Mỹ nhằm tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ và khai thác thuận lợi cho các công ty, 28 tập đoàn Mỹ, làm lợi cho nền kinh tế Mỹ và quan trọng hơn là để thâu tóm Mỹ Latinh đang dần tuột khỏi tầm kiểm soát của Mỹ. Chính sách chung là nhƣ vậy nhƣng đối với mỗi nƣớc với những lợi ích chiến lƣợc và thái độ “chào đón” Mỹ khác nhau, Mỹ lại có những chính sách riêng. Với Venezuela, kể từ khi Tổng thống Hugo Chavez nắm quyền và công khai chỉ trích Mỹ đồng thời có những hành động chống Mỹ rõ ràng và cụ thể, chính quyền Mỹ đã phải thay đổi chính sách đối với quốc gia này. Về an ninh - chính trị, chính sách của Mỹ là ngăn cản “cuộc cách mạng Bolivar” do Tổng thống Hugo Chavez lãnh đạo, hạn chế ảnh hƣởng ngày càng lớn của Chavez đối với các nƣớc trong khu vực, hỗ trợ các thế lực nổi dậy, các phe chống đối lật đổ chính quyền Chavez. Quân bài mà Mỹ sử dụng để can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của Venezuela cũng là dân chủ. Mỹ luôn cáo buộc Venezuela dƣới sự lãnh đạo của Tổng thống Hugo Chavez là một nƣớc không có dân chủ và Mỹ có trách nhiệm giúp đỡ các “lực lƣợng tiến bộ” ở nƣớc này thiết lập một chính quyền dân chủ. Họ khẳng định “sẽ ủng hộ những thành phần dân chủ ở Venezuela để có thể lấp đầy khoảng chống chính trị mà họ đƣợc trao quyền” [54]. Mỹ tìm mọi cách để lật đổ chính quyền Chavez, bao gồm cả những cáo buộc chính quyền của Venezuela hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố và buôn lậu ma túy và liên quan trực tiếp tới tình hình bất ổn ở Bolivia [55]. Đồng thời Mỹ cũng không ngừng củng cố những đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Colombia, sử dụng những nƣớc này nhƣ những công cụ nhằm cô lập Venezuela, ngăn chặn sự “xuất khẩu” cuộc cách mạng Bolivar ra các nƣớc khác. Về mặt kinh tế, chính sách của Mỹ đối với Venezuela là vẫn phải duy trì lợi ích của Mỹ bởi đây là một trong những nguồn cung cấp dầu lớn nhất của Mỹ nhƣng đồng thời Mỹ đang xây dựng một chính sách năng lƣợng mới cho phép giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu của Venezuela. Thứ trƣởng Bộ ngoại giao Mỹ Nicholas Burns khẳng định: “Chúng tôi muốn chấm dứt sự phụ thuộc của mình cũng nhƣ của nƣớc khác trong khu vực vào nguồn cung cấp dầu lửa và đa dạng hóa các nguồn năng lƣợng của chúng tôi, bởi vì dầu thƣờng gây ra sự mất cân đối tiêu cực trong quyền lực của một số quốc gia” [10,73]. Mặc dù không nêu tên cụ thể 29 nƣớc nào nhƣng rõ ràng Thứ trƣởng Ngoại giao Mỹ đang ám chỉ Venezuela. Thực tế là Mỹ muốn giảm tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của Venezuela, một quốc gia xuất khẩu 4/5 lƣợng dầu vào Mỹ. Chính sách giảm sự phụ thuộc vào Venezuela ấy đƣợc thực hiện bằng cách xích lại gần với Brazil, nƣớc sản xuất ethanol, một nhiên liệu sinh học, hàng đầu thế giới. Nhƣ vậy, có thể thấy sự xích lại gần Brazil của Mỹ trong lĩnh vực năng lƣợng là một phần đầy tham vọng của nền ngoại giao Mỹ. Mỹ không chỉ theo đuổi mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào Venezuela mà còn muốn cô lập chính quyền Chavez, hạn chế sự mở rộng ảnh hƣởng của vị lãnh đạo này trong khu vực, đặc biệt là với các nƣớc cánh tả đang nổi lên nhƣ để tuyên chiến với Mỹ và mô hình của Mỹ ở ngay sau lƣng Mỹ. Nói cách khác, Mỹ đang hƣớng đến mục tiêu loại bỏ nền ngoại giao dầu lửa của Chavez bằng cách triển khai thực hiện một nền “ngoại giao ethanol mới” [10]. Chính quyền Bush rõ ràng đang hi vọng vào một thành công trên mặt trận kinh tế, điều mà họ chƣa làm đƣợc trên bình diện chính trị. Từ khi Tổng thống Barack Obama lên điều hành đất nƣớc, với phong cách lãnh đạo ôn hòa hơn, hi vọng về một mối quan hệ mang tính xây dựng giữa Mỹ và Venezuela đƣợc nhen nhóm. Tuy nhiên, những hành động sau đó cho thấy, về cơ bản, chính quyền của Tổng thống Obama vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục tìm cách can thiệp vào tình hình chính trị của Venezueala thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣng chủ yếu vẫn là thông qua viện trợ cho các nhóm đối lập nhằm lật đổ Tổng thống Chavez [78]. Do đó, cho đến nay mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela vẫn chƣa có những bƣớc phát triển đột phá, thậm chí có xu hƣớng ngày càng xấu đi kể từ đầu năm 2014 đến nay. Về phía Venezuela, chính phủ Venezuela luôn đặt chính sách đối ngoại của mình trong xu thế hợp tác quốc tế của khu vực Mỹ Latinh nói chung. Hơn nữa, Venezuela dƣới sự lãnh đạo của Tổng thống Hugo Chavez là một trong những nƣớc phát triển và có ảnh hƣởng lớn nhất trong khu vực này. Vì thế, chính sách đối ngoại của Venezuela chịu tác động của xu thế hợp tác quốc tế của khu vực Mỹ Latinh 30 trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Nhìn chung trong giai đoạn này, dƣới sự tác động của nhiều yếu tố quốc tế cũng nhƣ những diễn biến chính trị, xã hội và kinh tế xảy ra bên trong khu vực và từng quốc gia, đặc biệt là sự đổi hƣớng trọng tâm chính sách chiến lƣợc của Mỹ. Trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ không còn là Mỹ Latinh nữa, thậm chí còn có những băn khoăn rằng Mỹ Latinh đang bị Mỹ lãng quên. Do đó, chính sách đối ngoại của các nƣớc Mỹ Latinh cũng có nhiều thay đổi quan trọng. Trƣớc hết, họ hƣớng tới mục tiêu tăng cƣờng tính độc lập, tự chủ của mỗi nƣớc, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Bƣớc sang thế kỷ XXI, mặc dù ảnh hƣởng của Mỹ vẫn còn khá lớn đối với các nƣớc Mỹ Latinh. Song, các nƣớc này đang từng bƣớc thực hiện chính sách đối ngoại, hƣớng tới mục tiêu hạn chế sự ảnh hƣởng của Mỹ, thậm chí chống lại Mỹ. Mục tiêu chính sách đối ngoại thứ hai của các nƣớc Mỹ Latinh là ƣu tiên thúc đẩy hội nhập liên kết khu vực thông qua tăng cƣờng quan hệ hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực với nhau theo tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lƣợng. Các nƣớc này đã phản đối ký Hiệp định Thƣơng mại tự do Châu Mỹ (FTAA) do Mỹ khởi xƣớng. Trái lại, họ tự thành lập nhiều tổ chức hợp tác của khu vực mà không có sự hiện diện của Mỹ vừa là để củng cố tình đoàn kết giữa các nƣớc trong khu vực vừa nhằm hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ, chẳng hạn nhƣ Liên minh Bolivar cho Châu Mỹ (ALBA), Khối thị trƣờng chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CEALAC).. Thứ ba, để thích ứng với hoàn cảnh quốc tế mới sau Chiến tranh Lạnh, trong thời kỳ cả thế giới hợp tác, hội nhập, các nƣớc trong khu vực này thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phƣơng hóa các quan hệ với các nƣớc, các tổ chức, khu vực khác trên thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc lớn bên ngoài khu vực nhƣ Nga, Trung Quốc với hi vọng cân bằng, hạn chế ảnh hƣởng truyền thống của Mỹ. Trong bối cảnh chung về xu thế hợp tác chung của khu vực nhƣ trên, Venezuela cũng vạch ra cho mình những chính sách đối ngoại thể hiện rõ quan điểm, thái độ của giới cầm quyền đồng thời thể hiện đƣợc đƣờng lối chính sách của Venezuela nhƣ những gì mà Tổng thống Chavez gọi là “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 31 XXI”. Từ chỗ bị coi là “sân sau” của Mỹ, Venezuela thi hành chính sách độc lập, chống lại chính sách cƣờng quyền của Mỹ, bảo vệ chủ quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế, lên án những chính sách can thiệp của Mỹ. Thái độ chống Mỹ của Tổng thống Hugo Chavez thể hiện ngay từ khi ông lên cầm quyền. Chavez không ngừng lên án chính sách bá quyền của Mỹ và đấu tranh cho một thế giới đa cực bằng việc thúc đẩy “cuộc cách mạng Boliva” nhƣ một mô hình cho các nƣớc trong khu vực noi theo. Nếu nhƣ trong quá khứ, ngƣời anh hùng dân tộc Simon Bolivar, với tƣ tƣởng “độc lập, tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái”, đã lãnh đạo cuộc cách mạng đấu tranh cho sự độc lập thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha thì ngày nay, Tổng thống Hugo Chavez lặp lại một cuộc cách mạng nhƣ thế nhằm đƣa đất nƣớc thoát khỏi ảnh hƣởng và những chính sách đơn phƣơng áp đặt và sự can thiệp vào việc thiết lập bộ máy chính quyền của Mỹ. Tuy không ngừng chỉ trích Mỹ và chống đối những hành động của Mỹ nhƣng, mặt khác, Venezuela vẫn duy trì quan hệ kinh tế với Mỹ vì những lợi ích của cả hai nƣớc song ở mức độ cảnh giác, dè chừng và tập hợp lực lƣợng, và luôn trong tƣ thế sẵn sàng đối phó với sức ép của Mỹ. Không chỉ công khai chống lại bá quyền Mỹ bằng những chỉ trích, lên án Mỹ mà Venezuela thực hiện những chính sách đối ngoại với các nƣớc khác khiến cho lợi ích Mỹ bị đe dọa. Tổng thống Hugo Chavez theo đuổi chính sách đối ngoại thúc đẩy đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc, tăng cƣờng sức mạnh trong khu vực nhằm hạn chế và dần loại bỏ ảnh hƣởng của Mỹ. Chính Tổng thống Chavez là ngƣời đƣa ra sáng kiến “Liên minh Bolivar cho Châu Mỹ” nhằm tập hợp lực lƣợng dƣới ngọn cờ cánh tả Mỹ Latinh, chống lại những chính sách và hành động mà Tổng thống Chavez cho là chủ nghĩa cƣờng quyền Mỹ. Tổ chức này cũng đƣợc coi là sự lựa chọn thay thế cho FTAA mà Mỹ đã đề ra. Tổng thống Chavez cũng là ngƣời đƣa ra đề nghị thành lập Hội đồng phòng thủ Nam Mỹ (SATO). Ông cho rằng “Các nƣớc Nam Mỹ cần tạo nên một chính sách riêng biệt trong lĩnh vực quốc phòng”, và “nếu có NATO (Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng), thì tại sao không thể có SATO” [6,tr.27]. Venezuela còn tăng cƣờng đoàn 32 kết phong trào cánh tả Mỹ Latinh, là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh vì tiến bộ, chống lại sự phụ thuộc vào Mỹ này. Trên tinh thần chung toàn khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc ngoài khu vực, sau khi lên nắm quyền, dựa trên sức mạnh của nền kinh tế đƣợc duy trì nhờ nguồn dầu mỏ, Tổng thống Hugo Chavez cũng đƣa ra những chính sách nhằm tăng cƣờng hợp tác với nƣớc lớn ở Châu Âu, Châu Á nhƣ Nga và Trung Quốc. Tổng thống Chavez hƣớng tới việc xuất khẩu nhiều dầu lửa hơn sang Trung Quốc, thay thế dần vai trò là nƣớc nhập khẩu dầu lớn nhất của Mỹ. Chính sách đó giống nhƣ một phƣơng án trù bị để sẵn sàng đối phó với Mỹ khi Mỹ có hành động can thiệp vào Venezuela. Chính sách này cùng với những hợp đồng mua bán vũ khí quân sự của Nga khiến cho Mỹ ngày càng lo ngại và lợi ích của Mỹ cũng bị đe dọa. Rất có thể, một động thái nào đó của Mỹ sẽ khiến Tổng thống Chavez “nổi giận” cắt nguồn cung cấp dầu chiếm tới 15% lƣợng dầu nhập khẩu của Mỹ, đó là cả một vấn đề lớn cần phải hết sức thận trọng đối với chính quyền Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Chavez còn có những chính sách thân thiện với những nƣớc bị Mỹ liệt vào “trục ma quỷ” nhƣ Bắc Triều Tiên, Iran, Iraq… Đặc biệt là chính sách thân thiện với Cuba càng khiến cho Mỹ lo ngại và tác động trực tiếp tới mối quan hệ vốn đã không đƣợc êm ấm của hai nƣớc kể từ khi Tổng thống Chavez điều hành đất nƣớc. Venezuela đã không ngừng giúp đỡ cho Cuba trong những ngày tháng khó khăn chồng chất do hậu quả của việc bị Mỹ cấm vận. Mỗi ngày, Venezuela cung cấp cho Cuba 80.000 thùng dầu [8,34]. Và đổi lại, hơn 60.000 bác sĩ, giáo viên, huấn luyện viên và chuyên gia Cuba đang làm việc tại Venezuela. Hai nƣớc đã có sự hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, sản xuất lƣơng thực, đánh bắt và du lịch… Trong chính trị, Tổng thống Chavez đã thừa nhận Chủ tịch Fidel Castro là ngƣời cố vấn chính trị cho ông, đem lại cho ông nguồn cảm hứng để theo đuổi con đƣờng cách mạng “Xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI”. Và cũng chính mối liên hệ này đã khiến cho những ngƣời chỉ trích nhà lãnh đạo Venezuela phải lo ngại. Họ tố cáo ông có ý định đƣa đất nƣớc theo con đƣờng độc tài độc đảng kiểu Cuba. 33 Nhƣ vậy, chính sách đối ngoại của Venezuela trong giai đoạn này một mặt tập trung vào chống lại chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa Đế quốc Mỹ, một mặt tăng cƣờng đoàn kết với Phong trào cánh tả Mỹ Latinh, với các nƣớc Nam Mỹ, chủ trƣơng đẩy mạnh quan hệ với Nga, Trung Quốc nhằm tạo thế cân bằng, tăng cƣờng quan hệ hợp tác chiến lƣợc với Cuba và các nƣớc bị Mỹ coi là hỗ trợ cho khủng bố. Những chính sách này đe dọa trực tiếp những lợi ích thiết thực của Mỹ tại khu vực cũng nhƣ ở Venezuela không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh - chính trị. Vị thế và vai trò của Mỹ đang dần thay đổi và đƣợc thay thế bởi các đối tác mới của Venezuela. Sự hợp tác và gần gũi của Venezuela với các nƣớc mà Mỹ cho là ủng hộ khủng bố và đang âm mƣu sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa trực tiếp đến an ninh thế giới cũng nhƣ nƣớc Mỹ. Do đó, những chính sách này không chỉ tác động mạnh mẽ tới mối quan hệ song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela mà còn là một bài toán khó đối với chính quyền Mỹ. Mỹ sẽ phải đƣa ra những chính sách nhƣ thế nào và phải hành động ra sao để cải thiện mối quan hệ với Venezuela, duy trì và bảo vệ lợi ích chiến lƣợc, đồng thời giữ đƣợc vai trò và vị thế của mình tại khu vực. 1.3. NHẬN XÉT Mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela trƣớc năm 1998, tuy không phải là một mối quan hệ tốt đẹp nhƣng đƣợc coi là vận hành khá trơn tru. Sự nổi lên nhƣ một hiện tƣợng của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez sau cuộc bầu cử năm 1998 đã khiến cho mối quan hệ trở thành một “vấn đề” thu hút sự quan tâm không chỉ của hai nƣớc mà còn ảnh hƣởng đến các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Với sức mạnh có đƣợc từ nguồn dầu mỏ dồi dào, Tổng thống Hugo Chavez có trong tay thứ vũ khí lợi hại để chống lại chính sách của Mỹ, chống lại chủ nghĩa bá quyền Mỹ đồng thời tăng cƣờng ảnh hƣởng của đất nƣớc trong khu vực. Trong khi đó, năm 2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush lên ngôi với những chính sách và những hành động tỏ ra là một “kẻ hiếu chiến” và thể hiện rõ tham vọng bá chủ của Mỹ càng làm gia tăng những lời chỉ trích, chống đối công khai của Tổng thống Hugo Chavez. Mối quan hệ hai nƣớc bƣớc sang một giai đoạn căng thẳng kéo dài bởi sự 34 không khoan nhƣợng từ cả hai phía. Mặc dù sau khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền, đã có nhiều lần hai bên bày tỏ thiện chí cải thiện mối quan hệ đối đầu căng thẳng. Tuy nhiên, việc tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại thù địch với Venezuela của Tổng thống Obama đã không giúp cho mối quan hệ này khá hơn. Những căng thẳng, xung đột vẫn còn tiếp diễn. Thêm vào đó, những diễn biến chính trị, kinh tế trong khu vực và nội bộ hai nƣớc nhƣ vụ khủng bố 11/9/2001 đánh vào nƣớc Mỹ, sự gia tăng ảnh hƣởng của các cƣờng quốc Nga, Trung Quốc tại khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Mỹ, sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh mà một phần là do sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa tự do mới, sự chống đối Mỹ ngày càng gia tăng tại các nƣớc trong khu vực này, sự thân thiết giữa Tổng thống Chavez với lãnh tụ Cuba và quan hệ với các nƣớc đƣợc Mỹ khoanh trong vùng nguy hiểm… cùng với những chính sách đối ngoại từ cả hai phía càng làm biến đổi sâu sắc mối quan hệ theo chiều hƣớng xấu đi. Tất cả những nhân tố ấy đều góp phần định hình một mối quan hệ nhiều thăng trầm biến đổi nhất trong lịch sử hiện đại của thế giới trong giai đoạn 1998 đến nay. Đó là một mối quan hệ trải qua rất nhiều “bão táp”, có những khi tƣởng chừng có thể hòa giải, bình thƣờng hóa quan hệ, xong lại có lúc căng thẳng lên đến đỉnh điểm tƣởng có thể xảy ra một cuộc chiến. Thái độ của lãnh đạo hai nƣớc nhƣ thế nào, họ sẽ phải làm gì để tiếp tục duy trì mối quan hệ ngày càng xấu đi nhƣng lại hàm chứa những lợi ích chiến lƣợc trƣớc mắt mà cả hai bên đều không thể từ bỏ. Đây thực sự là một cuộc chiến giữa hai nền ngoại giao: “ngoại giao dầu mỏ” của Venezuela và “ngoại giao phòng ngừa” của Mỹ, một cuộc chiến tuy không đổ máu nhƣng đầy căng thẳng, kịch tính. 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY 2.1. TRÊN PHƢƠNG DIỆN AN NINH – CHÍNH TRỊ 2.1.1. Những căng thẳng trong quan hệ hai nƣớc Mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela trên lĩnh vực an ninh chính trị từ năm 1998 đến nay có những diễn biến phức tạp với mức độ căng thẳng ngày càng gia tăng. Có thể nói, năm 1998 đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ tạm gọi là “sóng yên bể lặng” trong quan hệ Mỹ - Venezuela, với sự lên ngôi của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Những chủ trƣơng, chính sách của ông đều đối lập với chính sách của những đời tổng thống trƣớc đó và đi ngƣợc lại với lợi ích của Mỹ. Do đó, trong những năm đầu khi ông mới nhậm chức, chính quyền của Tổng thống Bill Clinton đã không thể chấp nhận tình trạng thù địch này, và đã tính đến chuyện lập một bộ máy thƣờng trực tại thủ đô Caracas nhằm chống lại chế độ bầu cử mới của Venezuela. Cho đến cuối năm 2000, Mỹ cũng đã hƣớng tới việc tập hợp những lực lƣợng chính trị thân Mỹ còn “ẩn nấp” trong Quốc hội Venezuela nhằm chống lại chính phủ mới của nƣớc này nhƣng họ đã thất bại trƣớc sự “tỉnh táo” và kiên định của Tổng thống Hugo Chavez. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ thực sự bƣớc sang một giai đoạn sóng gió sau khi Tổng thống Mỹ George W. Bush lên nắm quyền năm 2001 bởi sự bất đồng sâu sắc trong chính sách đối ngoại của hai nƣớc. Hai bên vẫn không ngừng lên án và chỉ trích lẫn nhau. Chính phủ Mỹ lo ngại rằng Tổng thống Chavez đang cố gắng xuất khẩu cuộc cách mạng hòa bình (cuộc cách mạng Bolivar) của mình và tạo ra một lực lƣợng chính trị khu vực nhƣ là một đối trọng với ảnh hƣởng của Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng bày tỏ những lo ngại về vấn đề dân chủ của Venezuela, cáo buộc chính phủ Chavez hỗ trợ cho khủng bố, là “một mối đe dọa” đối với các nƣớc láng giềng [54] và là “một cản trở đối với sự tiến bộ của khu vực” [88]. Về phía Venezuela, Tổng thống Hugo Chavez không ngừng chỉ trích những chính sách của chính quyền Bush và sau này là chính quyền Obama. Ông cho rằng những hành động của Mỹ là 36 hành động của “đế quốc điên rồ” [50] và luôn lên án gay gắt những hành động can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của Venezuela cũng nhƣ các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, những chính sách và hàng động chống khủng bố trên toàn cầu của chính quyền Bush trở thành tâm điểm lên án của Tổng thống Hugo Chavez. Tổng thống Chavez đã công khai những bài phát biểu lên án vụ đánh bom trả đũa khủng bố của Mỹ vào Afghanistan trên báo chí, truyền thông. Trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, vị Tổng thống này đã đƣa ra những bức ảnh về những trẻ em Afghanistan tử vong do vụ đánh bom của quân đội Mỹ, lên án hành động trả thù gây thƣơng vong cho những đứa trẻ và dân thƣờng vô tội Afghanistan. Đặc biệt, Tổng thống Chavez còn so sánh hành động này của Mỹ với vụ đánh bom tấn công nƣớc Mỹ của bọn khủng bố. Sự so sánh này đã làm nổi lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía các quan chức Mỹ bởi dƣờng nhƣ Tổng thống Chavez đã chạm vào đúng “nỗi đau” và cơn tức giận của họ. Phát ngôn viên Sở nội vụ Tây Bán Cầu Charles Barclay lên tiếng: “Chúng tôi rất ngạc nhiên và thất vọng sâu sắc bởi những ý kiến của ông ta… Chúng tôi biết rất rõ những gì chúng tôi đang làm… Chúng tôi không nhắm vào ngƣời dân thƣờng Afghanistan và đã rất nỗ lực để tránh thƣơng vong dân sự” [66]. Phía chính phủ Mỹ dƣờng nhƣ quá thất vọng và “sốc” vì sự so sánh của Tổng thống Chavez giữa một vụ đánh bom có tổ chức, có chủ ý gây thƣơng vong cho hàng ngàn ngƣời của bọn khủng bố với vụ đánh bom loại trừ khủng bố gây ra những cái chết ngoài ý muốn của dân thƣờng mà Mỹ đã thực hiện. Những lời bình luận của Tổng thống Chavez cùng với những phản ứng từ phía Mỹ đã mở đầu cho một mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chính quyền Bush và chính quyền Hugo Chavez. Những căng thẳng và mâu thuẫn nảy sinh giữa chính quyền Mỹ và chính quyền Venezuela không khỏi khiến cho ngƣời ta nghi ngờ sự liên quan của Mỹ tới vụ đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Chavez ngày 12/2/2002 nhƣ ông vẫn cáo buộc. Tổng thống Hugo Chavez đã chỉ ra những bằng chứng cho lời cáo buộc của mình về sự tham gia của Mỹ trong nỗ lực nhằm lật đổ ông: “những hình ảnh rada cho thấy một tàu quân sự nƣớc ngoài, một chiếc máy bay và một chiếc trực 37 thăng xâm phạm vùng trời và vùng biển Venezuela” [84]. Nhƣng, chính quyền Mỹ giải thích rằng đó chỉ là những máy bay và những tàu thuyền làm nhiệm vụ ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy. Họ cho rằng nguyên nhân của vụ đảo chính là do sự điều hành kém hiệu quả của Tổng thống Chavez, khiến cho tình hình Venezuela rơi vào bất ổn, khích động các phe phái đối lập và nhóm chống đối nổi dậy lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, việc Mỹ nhanh chóng công nhận và ủng hộ chính quyền mới tạm thời của Venezuela sau vụ đảo chính đã phần nào tố cáo sự hậu thuẫn của Mỹ. Thêm vào đó, một cựu sĩ quan tình báo Mỹ đã tuyên bố rằng Mỹ đã chuyển hàng trăm ngàn đô la tài trợ cho các nhóm chống đối Tổng thống Chavez để chuẩn bị cho cuộc lật đổ này [62]. Cuộc đảo chính tuy thất bại nhƣng đã gây ra những lời chỉ trích, lên án chính sách can thiệp của Mỹ từ phía chính quyền của Tổng thống Chavez và khiến cho mối quan hệ thêm rạn nứt. Mối quan hệ Mỹ - Venezuela càng trở nên căng thẳng hơn sau cuộc gặp gỡ cuối tháng 5/2005 của Tổng thống George Bush với bà Maria Corina Machado, ngƣời sáng lập ra Sumate. Sumate là một nhóm công dân Venezuela đã tham gia vào đợt phát động thu thập chữ ký cho cuộc trƣng cầu dân ý tháng 8/2004, nhằm bãi nhiệm Tổng thống trƣớc thời hạn. Cuộc trƣng cầu này một lần nữa khẳng định sự thắng lợi và đƣợc lòng tin từ phía nhân dân của Tổng thống Hugo Chavez, với 58,82% trong tổng số 94% phiếu đƣợc kiểm [50]. Tuy nhiên, bà Machado đã phải đối mặt với lời buộc tội về việc âm mƣu chống lại chính phủ Venezuela bởi bà đã chấp nhận những khoản tài trợ từ Quỹ Quốc gia Dân chủ của Mỹ cho những hoạt động của Sumate để chuẩn bị cho cuộc trƣng cầu dân ý. Cuộc gặp gỡ này càng khiến cho chính quyền Venezuela tin rằng Mỹ đã tài trợ cho những nhóm chống đối trong nƣớc nhằm lật đổ Tổng thống Chavez để lập nên một chính quyền thân Mỹ. Những nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền Chavez của Mỹ một lần nữa thất bại khi ông chiến thắng với 62% phiếu bầu trong cuộc tái tranh cử năm 2006. Tổng thống Hugo Chavez lại tiếp tục điều hành đất nƣớc hƣớng theo con đƣờng “Xã hội chủ nghĩa” mà ông đã chọn và theo đuổi một chính sách đối ngoại nhất quán với Mỹ. Chính quyền của ông vẫn không ủng hộ việc nối lại tình hữu nghị giữa hai 38 chính phủ chừng nào Tổng thống Bush còn nắm quyền. Cũng đã nhiều lần, phía Mỹ đề nghị nối lại quan hệ với Venezuela nhƣng Tổng thống Chavez coi những đề nghị ngoại giao đó chỉ là “giả dối”: “Thỉnh thoảng họ lại ngỏ ý dàn hòa với chúng tôi. Tuy nhiên, luôn có những sợi dây gắn kèm. Và chúng tôi, một quốc gia có chủ quyền, không thể chấp nhận những điều kiện” [21,67]. Sau khi đắc cử nhiệm kỳ mới, Tổng thống Chavez đã lập kế hoạch cho một cuộc trƣng cầu cải cách hiến pháp về việc xóa bỏ các hạn chế đối với số lần Tổng thống có thể tái cử liên tiếp. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại đối với chính quyền Bush bởi lẽ những căng thẳng sẽ chƣa có cơ hội đƣợc giải quyết. Tuy nhiên, phía chính quyền Mỹ cũng có những lời nói khiêu khích đối với Tổng thống Chavez khiến cho mối quan hệ thêm bế tắc. Ngày 2/2/2006, sau khi Bộ trƣởng Quốc phòng Donald Rumsfeld ví Tổng thống Chávez nhƣ Adolf Hitler, ngƣời đƣợc bầu hợp pháp và sau đó hợp nhất quyền lực, Tổng thống Chavez ngay lập tức đáp trả những lời khiêu khích đó bằng việc ví Tổng thống Bush nhƣ Phát xít Hitler, là một kẻ điên với những kế hoạch xâm lƣợc Venezuela và tuyên bố sẽ trục xuất Tùy viên Hải quân Mỹ vì lý do làm gián điệp [93]. Đáp lại, Mỹ cũng trục xuất một nhà ngoại giao của Venezuela đóng tại sứ quán ở Washington. Những lời lẽ qua lại nhƣ vậy đẩy mối quan hệ song phƣơng đi vào bế tắc, hết lần này đến lần khác. Thậm chí, đã nhiều lần, Tổng thống Venezuela gọi Tổng thống Mỹ George Bush là “kẻ nguy hiểm”, là “con lừa”. Đỉnh điểm là vào ngày 20/9/2006, tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Chavez đã đánh một cú đau trực tiếp vào Tổng thống Bush khi gọi ông này là “quỷ” và khẳng định “tham vọng bá quyền của đế quốc Mỹ gây nguy hiểm cho loài ngƣời” [54,33]. Mặc dù những chỉ trích ấy là rất động chạm nhƣng dƣờng nhƣ các quan chức Mỹ cố gắng né tránh việc phản ứng lại những cuộc tấn công mang tính chất cá nhân của Tổng thống Chavez. Thay vào đó, họ tập trung vào những mặt tiêu cực trong chính sách của ông, nhƣ tình trạng dân chủ và nhân quyền dƣới chính phủ của ông, mức độ mua sắm vũ khí quân sự của Venezuela, hoặc những nỗ lực của Tổng thống Chavez nhằm gây ảnh hƣởng đến các sự kiện chính trị ở các nƣớc Mỹ Latinh khác. Viện đến quân bài dân chủ, nhân quyền hay những 39 chính sách của Venezuela thực chất là Mỹ đang cố gắng đƣa ra những lý do chính đáng để tự trao cho mình quyền can thiệp lật đổ chính quyền của Tổng thống Chavez. Sau sự thất bại của Tổng thống Chavez trong cuộc trƣng cầu dân ý nhằm sửa đổi hiến pháp năm 2007 về việc xóa bỏ hạn chế số lần ông có thể tái cử liên tiếp, Tổng thống Bush cho rằng: “Ngƣời dân Venezuela đã bác bỏ sự cai trị của một ngƣời để bầu cho một nền dân chủ” [54]. Sự thất bại này đã tạo cho Mỹ một cơ hội để khẳng định sự cai trị của Tổng thống Chavez là thiếu nhân quyền, dân chủ, do đó không nhận đƣợc sự ủng hộ của ngƣời dân. Có lẽ đây là một kết quả mà Mỹ luôn mong đợi. Bản thân Tổng thống Chavez tuyên bố những lời chỉ trích của ông “không vì mục đích cá nhân” mà là nhằm phản đối chính sách của Mỹ và cách Mỹ hành xử ở Iraq, Iran, Afghanistan hay nhiều nƣớc khác. Do đó, đồng thời với chuyến công du năm nƣớc Mỹ Latinh của Tổng thống Bush năm 2007, Tổng thống Chavez cũng thực hiện chuyến công du tƣơng tự tại bốn nƣớc Mỹ Latinh khác và đứng đầu một cuộc biểu tình tại Argentina nhằm chống lại chính sách của Tổng thống Bush, phản đối sáng kiến thành lập Khu vực mậu dịch tự do của Mỹ. Nếu nhƣ chuyến công du lần này của Tổng thống Bush là một nỗ lực nhằm chống lại những ảnh hƣởng ngày càng gia tăng của Tổng thống Chavez tại khu vực “sân sau” của Mỹ thì chuyến đi của Tổng thống Chavez đã chứng minh cho Mỹ thấy rằng họ đã thất bại bởi Tổng thống Chavez ngày càng khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của mình và có những ảnh hƣởng nhất định tại khu vực này. Đó là điều đáng lo ngại nhất đối với chính quyền Mỹ, nhƣ Giám đốc cục Tình báo Quốc gia John Negreponte đã thừa nhận: “Tổng thống Chavez là một trong những nhà lãnh đạo chống Mỹ quyết liệt nhất bất cứ nơi nào trên thế giới, và sẽ tiếp tục cố gắng thu hẹp ảnh hƣởng của Mỹ tại Venezuela, Mỹ Latinh và ở những nơi khác” [54,35]. Đỉnh cao mâu thuẫn trong quan hệ của Venezuela với chính quyền Bush là vụ trục xuất ngoại giao năm 2008. Quan hệ song phƣơng có một bƣớc ngoặt tồi tệ hơn khi Venezuela trục xuất đại sứ Mỹ Patrick Duddy và khẳng định rằng chính phủ Venezuela đã làm thất bại một âm mƣu ám sát Tổng thống Hugo Chavez do Mỹ hậu 40 thuẫn. Đồng thời, Tổng thống Chavez triệu hồi đại sứ của Venezuela Bernado Alvarez đang làm việc tại Washington về nƣớc. Quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc chính thức sụp đổ và Tổng thống Chavez tuyên bố chỉ khôi phục lại đại sứ khi nào một chính quyền mới lên điều hành nƣớc Mỹ. Nhƣ vậy, quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela dƣới chính quyền Bush đã diễn ra theo hƣớng ngày càng căng thẳng và rơi vào bế tắc với những lời chỉ trích qua lại và những hành động đáp trả nhau từ hai phía. Mỹ không ngừng chỉ trích vấn đề dân chủ ở Venezuela và cho rằng Tổng thống Hugo Chavez “đƣợc bầu một cách dân chủ nhƣng không cai trị dân chủ”, hạn chế những quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của nhân dân [54,37]. Trong khi đó, chính quyền Chavez cũng không ngừng lên án những chính sách can thiệp vào đời sống chính trị của Venezuela cũng nhƣ một số nƣớc Mỹ Latinh khác của chính quyền Mỹ. Vụ trục xuất ngoại giao và triệu hồi đại sứ năm 2008 đã đánh dấu đỉnh điểm căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nƣớc dƣới thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống Bush. Ngƣời ta đã hi vọng vào một tƣơng lai tƣơi sáng hơn cho mối quan hệ nhiều sóng gió này khi vị Tổng thống da màu đầu tiên của nƣớc Mỹ, Tổng thống Barack Obama, lên nắm quyền vào năm 2009. Quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela tƣởng chừng sẽ đƣợc cải thiện hơn dƣới chính quyền của Tổng thống Barack Obama bởi một sự khởi đầu tốt đẹp đã diễn ra sau khi Tổng thống Obama nhậm chức. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc châu Mỹ đƣợc tổ chức tại Trinidad và Tobago với sự tham dự của 34 quốc gia trong khu vực, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp gỡ “thân mật” bên lề Hội nghị với Tổng thống Hugo Chavez. Hai bên đã cùng nhau bày tỏ quan điểm muốn khôi phục lại mối quan hệ đã rạn nứt dƣới thời Tổng thống Bush. Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay nhau và Tổng thống Chavez còn tặng cho Tổng thống Obama cuốn sách “Những mạch mở của châu Mỹ Latinh: Năm thế kỷ cƣớp bóc của một lục địa”. Cuốn sách này mô tả di sản của chủ nghĩa thực dân và sự khai thác của châu Âu và Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Hành động này tuy thể hiện rõ thiện chí của cả hai bên song nó cũng gây ra không ít tranh cãi. Tổng thống Obama đã ghi nhận việc tặng sách của 41 Tổng thống Chavez là “một cử chỉ đẹp” nhƣng phải chăng ông cũng hiểu đƣợc ý đồ của ngƣời đồng nhiệm khi tặng cho ông cuốn sách về Mỹ Latinh này. Trƣớc khi lên nhậm chức, Tổng thống Obama đã có những lời phát biểu rằng Tổng thống Chavez là “lực lƣợng cản trở sự tiến bộ trong khu vực này” và Tổng thống Chavez đã đã gọi Tổng thống Obama là “kẻ ngu ngốc”, rằng “ông ta không hiểu gì về Mỹ Latinh cả, và ông ta nên mua sách để đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn về thực tế các nƣớc Mỹ Latinh” [68]. Bởi vậy, phải chăng hành động tặng cuốn sách viết về lịch sử Mỹ Latinh kèm theo dòng chữ “dành cho Obama thân yêu” của Tổng thống Venezuela là muốn cho vị Tổng thống của nƣớc Mỹ “hãy đọc đi và cố mà hiểu” về nơi mà lúc nào Mỹ cũng cho là sân sau của mình nhƣng thực ra lại không hiểu gì về khu vực ấy. Những lời lẽ khen ngợi mà Tổng thống Chavez dành cho Tổng thống Obama nhƣ “ông ấy là một ngƣời đàn ông rất thông minh, trẻ trung. Ông là một chính trị gia giàu kinh nghiệm mặc dù còn trẻ tuổi” [68] trái ngƣợc hẳn với những chỉ trích trên. Dấu hiệu tốt đẹp này đã thắp lên những tia hi vọng tan băng trong quan hệ hai nƣớc. Tuy nhiên, cũng chính cuộc gặp gỡ cùng cái bắt tay “thân mật” và hành động tặng sách giữa hai vị Tổng thống đã làm dấy lên ở Mỹ những nghi ngờ về chính sách của Tổng thống Obama. Một số quan chức Mỹ cho rằng Tổng thống Obama đang đi chệch hƣớng chính sách của mình và sự thân mật giữa ông và Tổng thống Chavez thể hiện sự yếu thế của Mỹ trƣớc kẻ thù. Họ sợ rằng Tổng thống Chavez có thể thấy đƣợc sự nhún mình ấy mà lấn tới chăng. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cho rằng: “Thật phi lý khi cho rằng vì hậu quả của một cái bắt tay hay một cuộc nói chuyện với ông Chavez, mà chúng ta lại đang gây nguy hiểm cho lợi ích chiến lƣợc của Hoa Kỳ” [68]. Điều này cho thấy chính quyền Obama cũng nhƣ những chính quyền trƣớc, luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, chỉ là cách tiếp cận với những “kẻ thù” kiểu nhƣ Tổng thống Chavez là khác nhau. Tổng thống Obama đang theo đuổi một chính sách “thân thiện” bằng cách “lắng nghe và học hỏi” đối với các nƣớc Mỹ Latinh mà thôi [68]. Việc theo đuổi một nền ngoại giao mới, mềm mỏng hơn của Tổng thống Obama đối với các nƣớc Mỹ Latinh những tƣởng sẽ cải thiện đƣợc quan hệ song 42 phƣơng Mỹ - Venezuela nhƣ bƣớc khởi đầu tốt đẹp mà Hội nghị thƣợng đỉnh vừa qua mang tới. Tuy nhiên, những diễn biến sau đó, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao đã cho thấy chính sách của Tổng thống Obama là không có gì thay đổi so với chính quyền tiền nhiệm và mối quan hệ vẫn không đƣợc cải thiện. Sau khi trở về từ Hội nghị thƣợng đỉnh ở Trinidad, hai nƣớc đã trao đổi công hàm sẽ gửi đại sứ mới tới thủ đô của nhau. Nhƣng vị đại sứ do Tổng thống Obama bổ nhiệm, Larry Palmer, đã bị Tổng thống Chavez từ chối ngay khi ông này đáp xuống sân bay vì những lời lẽ, hành động đƣợc cho là không chỉ xúc phạm mà còn mang tính can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela. Larry Palmer cho rằng tinh thần trong quân đội Venezuela đang suy giảm và tuyên bố "chính phủ Venezuela đã không sẵn sàng ngăn chặn quân du kích Colombia tiến vào và xây dựng các trại trên lãnh thổ Venezuela" [50]. Đáp lại, ngày 29/12/2010, phía Mỹ đã hủy bỏ hiệu lực thị thực nhập cảnh của Đại sứ Venezuela Bernardo Alvarez Herrera, đồng thời trục xuất ông này ra khỏi Mỹ. Trong một bài phát biểu trƣớc báo chí ngày 29/12/2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley khẳng định, hành động của nƣớc Mỹ là "phù hợp, tƣơng xứng" và để trả đũa cho những gì mà phía Venezuela đã làm. Điều này đã đặt ra nhiều nghi vấn rằng chính quyền Mỹ gửi ông Palmer đến thủ đô Caracas để gây thêm căng thẳng với Venezuela. Sau sự kiện này, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trợ lý Ngoại trƣởng đặc trách các vấn đề Tây bán cầu Arturo Valenzuela đã thừa nhận: “Thành thật mà nói, đó là mối quan hệ khó khăn nhất mà chúng tôi gặp phải tại thời điểm cụ thể này, bởi vì chúng tôi không thấy sự sẵn sàng từ phía họ để có một mối quan hệ mà chúng tôi cho là quan trọng” [61] và cả hai bên đều cho biết họ chƣa thấy sự sẵn sàng hợp tác trở lại của phía bên kia. Ngày 9/1/2012, Mỹ lại trục xuất Tổng lãnh sự Venezuela Livia Acosta Noguera với cáo buộc nhà ngoại giao này từng tham gia vào một âm mƣu đƣợc cho là của ngƣời Iran nhằm thực hiện những cuộc tấn công vào mạng lƣới máy tính của hàng loạt cơ sở an ninh quốc gia Mỹ hồi còn làm việc ở Đại sứ quán Venezuela tại Mexico năm 2008 [76]. Venezuela sau đó đã triệu tập toàn bộ nhân viên lãnh sứ 43 quán tại Miami về nƣớc với lý do các nhân viên ngoại giao Venezuela đang bị đe dọa bởi một nhóm phần tử Venezuela lƣu vong có quan hệ với khủng bố. Mặc dù không đƣa ra đƣợc những lý do cụ thể nhƣng Bộ trƣởng Ngoại giao Venezuela Nicolas Maduro cho biết những phần tử này đang muốn gây sức ép với chính quyền Caracas và tìm sự hậu thuẫn của Mỹ nhằm gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Venezuela. Ngày 7/10/2012, Tổng thống Hugo Chavez một lần nữa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống và sẽ tiếp tục dẫn dắt cuộc cách mạng Bolivar thêm 6 năm nữa. Tuy nhiên, nhiệm kỳ lần thứ tƣ liên tiếp này chỉ kéo dài chƣa đầy nửa năm do căn bệnh ung thƣ đƣợc phát hiện từ tháng 6/2011 của ông diễn tiến ngày càng xấu. Thậm chí, Tổng thống còn không thể tổ chức lễ tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ mới và trong suốt thời gian kể từ sau cuộc bầu cử cho đến khi mất, toàn bộ công việc điều hành đất nƣớc đều do ngoại trƣởng Nicolas Maduro, cánh tay phải của Tổng thống Chavez, đảm nhiệm. Lo ngại các thế lực thù địch và những phần tử nổi dậy sẽ “tranh thủ” thời gian Tổng thống chữa bệnh để gây bất ổn cho đất nƣớc, nhiều lần chính phủ Venezuela công bố, căn bệnh ung thƣ của Tổng thống đã đƣợc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chính quyền nƣớc này đã không thể giấu nổi giới truyền thông về sự ra đi mãi mãi của vị Tổng thống đáng kính của họ vào ngày 5/3/2013, sau hơn hai năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo. Cái chết ở tuổi 58 của cố Tổng thống Chavez lại một lần nữa là một nguyên nhân gây thêm những căng thẳng trong mối quan hệ vốn dĩ đã lạnh nhạt từ lâu giữa Mỹ và Venezuela. Chính phủ Venezuela nghi ngờ rằng, Mỹ có liên quan trực tiếp tới căn bệnh ung thƣ của cố tổng thống Chavez, rằng “họ đã đầu độc ông ấy” và nhiều lần tuyên bố sẽ điều tra đến cùng để tìm ra những bằng chứng xác thực. Sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, Venezuela, dƣới sự cai trị của tân tổng thống Nicolas Maduro, bắt đầu rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ, đặc biệt là từ đầu năm 2014. Nền kinh tế lạm phát ở mức kỷ lục 56% (tháng 3/2014), thị trƣờng khan hiếm những mặt hàng tiêu dùng cơ bản nhƣ giấy vệ sinh, lƣơng thực thực phẩm và nhiều loại nhu yếu phẩm khác. Chất lƣợng cuộc sống ngày càng suy 44 giảm, tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng và lạm phát cao đã gây ra những cuộc biểu tình chống chính phủ trên khắp đất nƣớc. Từ đầu năm 2014, Venezuela đã hứng chịu một cuộc khủng hoảng tồi tệ khi liên tục xảy ra những cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa lực lƣợng cảnh sát chống bạo động với những ngƣời biểu tình, khiến hàng chục ngƣời thiệt mạng, cơ sở vật chất, hạ tầng bị phá hủy… Chính phủ Venezuela và nhiều nhà phân tích cho rằng, chính Mỹ đã “chống lƣng” cho những hoạt động của phe đối lập và những nhóm sinh viên kích động, nhằm gây bất ổn cho Venezuela. Đặc biệt, sau lời phát biểu của Thƣợng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa John McCain hồi tháng 2/2014: “Nƣớc Mỹ cần sẵn sàng sử dụng vũ lực để tiến vào Venezuela nhằm lập lại trật tự và hòa bình tại đó” [17,tr.7], chính quyền Venezuela càng tin rằng chính Mỹ là thủ phạm chính gây ra cơn sóng gió cho đất nƣớc họ để từ đó có cớ trực tiếp can thiệp, lật đổ chính quyền hợp pháp của nƣớc này. Tình trạng căng thẳng giữa hai nƣớc kể từ sau cái chết của cố tổng thống Hugo Chavez đã khiến tân Tổng thống Maduro quyết định chấm dứt quá trình đối thoại nhằm bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao giữ hai nƣớc, đƣợc thiết lập vào cuối năm 2012. Và kể từ đó đến nay, hai bên liên tục thực hiện những vụ trục xuất các nhà nhoại giao của nhau với những cáo buộc mà bên này đều cho là bên kia vô căn cứ. Ngày 30/9/2013, Tổng thống Venezuela Maduro đã ra lệnh trục xuất 3 nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Caracas, trong đó có Đại biện lâm thời Kelly Keiderling sau khi cáo buộc những ngƣời này tham gia vào các hoạt động phá hoại, gây bất ổn tại Venezuela. Ông Maduro khẳng định có bằng chứng về việc các nhà ngoại giao Mỹ nói trên đã nhóm họp với các đối tƣợng cực đoan tại Venezuela để tài trợ và kích động các hành động phá hoại kinh tế nƣớc này, chẳng hạn nhƣ họ đã hối lộ cho các công ty Venezuela để họ cắt giảm sản xuất điện, gây ra tình trạng mất điện trên 70% lãnh thổ nƣớc này hồi tháng 9/2013 [32]. Ngay sau đó, ngày 1/10, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố quyết định trục xuất ba quan chức ngoại giao Venezuela, nhằm đáp trả quyết định trên của Venezuela, và yêu cầu các quan chức ngoại giao của quốc gia Nam Mỹ này phải rời khỏi Mỹ trong vòng 48 giờ đồng hồ kể từ khi lệnh trục xuất đƣợc công bố. Tiếp đó, ngày 17/2/2014, chính phủ Venezuela lại 45 quyết định trục xuất 3 Bí thƣ Thứ ba của Đại sứ quán Mỹ, với bằng chứng điều tra, trong quý 4/2013 và đầu năm 2014, ba nhà ngoại giao này đã thực hiện hàng loạt các chuyến viếng thăm tới các trƣờng đại học của Venezuela dƣới vỏ bọc “triển khai chƣơng trình cấp thị thực”, nhƣng trên thực tế là để tiếp xúc với các nhóm thủ lĩnh sinh viên nhằm đào tạo, cung cấp tài chính và thành lập các tổ chức thanh niên tham gia thúc đẩy các hoạt động bạo lực tại Venezuela. Tổng thống Mỹ Barack Obama sau đó đã lên tiếng cho rằng, Venezuela đang tìm cách đánh lạc hƣớng dƣ luận khỏi những thất bại trong việc điều hành và quản lý kinh tế của chính phủ, bằng cách đổ lỗi cho các nhà ngoại giao Mỹ. Phát biểu của Ông chủ Nhà Trắng lại một lần nữa gây ra cơn sóng ngoại giao với ngƣời láng giềng phía Nam của Mỹ khi chính phủ Venezuela tỏ thái độ phản đối gay gắt và lên án những lời phát biểu của Tổng thống Obama là “can thiệp trắng trợn” vào tình hình nội bộ của đất nƣớc họ. Nhƣ vậy, kể từ năm 2010 đến nay, quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc không những không đƣợc cải thiện mà còn ngày càng rạn nứt và bế tắc. Cả hai bên, dù đã đôi lần cùng bày tỏ thiện chí muốn đối thoại hòa bình nhằm hàn gắn quan hệ, nhƣng vẫn liên tục thực hiện những vụ trục xuất ngoại giao, khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ. Tổng thống Hugo Chavez, ngƣời luôn cực lực chống lại những chính sách của Mỹ, đã mất. Do đó, ở thời điểm hiện tại, nhiều nhà quan sát và chuyên gia phân tích cho rằng, việc quan hệ ngoại giao Mỹ - Venezuela có đƣợc êm thấm hay không, phần lớn phụ thuộc vào Tổng thống Barack Obama chứ không phải Tổng thống Nicolas Maduro. 2.1.2. Hợp tác chống buôn lậu ma túy và chống khủng bố Nhƣ đã trình bày ở trên, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nƣớc Mỹ Latinh trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào vấn đề an ninh - chính trị, đặc biệt là vấn đề chống khủng bố và buôn lậu ma túy. Trong quan hệ với Venezuela, hợp tác chống buôn lậu ma túy và khủng bố cũng là một trong những vấn đề chính gây mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai chính quyền. Chính phủ Mỹ cũng nhiều lần cáo 46 buộc Venezuela hỗ trợ cho khủng bố và đang âm mƣu “xuất khẩu khủng bố” khi nƣớc này quan hệ với các nƣớc bị Mỹ liệt vào “trục ma quỷ”. Về hợp tác chống ma túy và buôn lậu ma túy, Venezuela không phải là nƣớc sản xuất ma túy lớn nhƣng lại là tuyến đƣờng vận chuyển ma túy, cocain lớn của Colombia sang Mỹ và Châu Âu. Mặc dù có những bất đồng trong quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ nhƣng Mỹ và Venezuela đã có sự hợp tác chặt chẽ về chống buôn lậu các loại chất kích thích này trong suốt những năm từ năm 2001 đến đầu năm 2005. Tuy nhiên, sự hợp tác này đã suy giảm vào nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush cùng với sự căng thẳng gia tăng cao độ trong quan hệ giữa hai nƣớc. Tháng 8 năm 2005, Venezuela đã từ chối hợp tác với Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ (DEA) của Mỹ với lý do các nhân viên của cơ quan này đang theo dõi Venezuela mặc dù các quan chức Mỹ khẳng định, những cáo buộc này là “vô căn cứ”. Biểu hiện của sự bất hợp tác này là, Cơ quan chống ma túy quốc gia Venezuela đã cắt đứt liên lạc với đại sứ quán Mỹ tại Caracas. Vào giữa tháng 8 năm 2005, Thƣợng nghị sĩ Arlen Specter đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Chavez và các Bộ trƣởng Venezuela để thảo luận về hợp tác ngăn chặn ma túy. Tuy nhiên, họ không nhận đƣợc sự hợp tác trở lại từ phía chính quyền Chavez. Năm 2007, Venezuela đã bắt đầu phủ nhận thị thực của các quan chức Mỹ phục vụ ở Venezuela khiến cho những nỗ lực hợp tác trở nên khó khăn hơn. Lƣợng ma túy và cocain đƣợc chuyển qua Venezuela sang Mỹ ngày càng tăng lên. Theo báo cáo của Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ, khối lƣợng ma túy quá cảnh Venezuela tăng gấp bốn lần từ 66 tấn năm 2004 lên đến 287 tấn năm 2007 [60]. Trƣớc sự gia tăng nhanh chóng này, trong một cuộc họp với Đại sứ Mỹ Patrick Duddy đầu tháng 7/2007, Tổng thống Chavez cũng đã ngỏ ý hợp tác với Mỹ về việc chống buôn bán ma túy và các vấn đề khác. Điều này đã đƣợc ghi nhận bởi Trợ lý ngoại trƣởng đặc trách các vấn đề Tây Bán cầu Tom Shannon trong phiên điều trần trƣớc Quốc hội vào ngày 17 tháng 7 năm 2008 trƣớc Tiểu ban Tây Bán Cầu. Ông nhấn mạnh rằng “lần đầu tiên trong nhiều năm nay, Venezuela bày tỏ thiện chí sẵn sàng tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn 47 với Mỹ”, bao gồm cả sự hợp tác chống ma túy, và khẳng định rằng họ “mong muốn khai thác cơ hội ngoại giao này” [54,35]. Những lời tuyên bố trên tƣởng nhƣ có thể đƣa mối quan hệ tồi tệ này sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, những sự kiện liên tiếp diễn ra sau đó lại chứng minh điều ngƣợc lại. Cụ thể, ngày 12/9/2008, Kho bạc Mỹ đã đóng băng tài sản của hai quan chức tình báo cấp cao của Venezuela và nguyên Bộ trƣởng nội địa Venezuela. Tháng 9/2011, Kho bạc Mỹ lại áp lệnh trừng phạt đối với bốn quan chức cấp cao khác của Venezuela. Tất cả đều vì cáo buộc hỗ trợ vũ khí và buôn lậu ma túy cho Lực lƣợng vũ trang cách mạng Colombia. Gần đây nhất, vào tháng 8/2013, Kho bạc Mỹ một lần nữa ban hành lệnh trừng phạt tƣơng tự đối với cựu thuyền trƣởng trong Quân đội Quốc gia của Venezuela Vassyly Kotosky Villarroel Ramirez với cáo buộc buôn lậu ma túy xuyên quốc gia ở cả Colombia và Venezuela. Ông Ramirez sau đó đã bị truy tố tại Tòa án liên bang Mỹ ở New York [57]. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Venezuela đã trở thành một tuyến đƣờng vận chuyển chính cho ma túy, cocain của Colombia và theo các quan chức Mỹ và Colombia, Venezuela đã mở rộng một tuyến đƣờng giao thông huyết mạch cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp Colombia bằng cách cung cấp hỗ trợ đáng kể và nơi ẩn náu an toàn dọc theo đƣờng biên giới hai nƣớc. Sau đó, chính phủ Venezuela đã tuyên bố hợp tác với Mỹ về chống buôn lậu ma túy là không cần thiết nữa bởi vì Venezuela đã có chƣơng trình riêng của mình [60]. Nhƣ vậy, sự hợp tác trong việc chống nạn buôn lậu ma túy và cocain của Mỹ và Venezuela cũng trải qua không ít những thăng trầm cùng với những sóng gió trong quan hệ ngoại giao và các vấn đề khác giữa hai nƣớc. Điều đáng nói là trong 10 năm liên tiếp từ năm 2005 đến năm 2014, chính quyền Bush bốn lần và chính quyền Obama sáu lần tuyên bố Venezuela đã không tuân thủ đầy đủ những nghĩa vụ của mình về hợp tác kiểm soát ma túy theo những thỏa thuận về ma túy quốc tế [57]. Mặc dù sự hợp tác ngày càng suy giảm của Venezuela trong lĩnh vực này bắt nguồn từ những căng thẳng, những mâu thuẫn gia tăng trong quan hệ hai nƣớc nhƣng Mỹ lại lấy đó làm cái cớ để lên án Chính quyền Chavez và can thiệp vào 48 công việc nội bộ của Venezuela. Điều này càng góp phần đƣa mối quan hệ song phƣơng trên lĩnh vực an ninh chính trị đi vào bế tắc. Về hợp tác chống khủng bố: Cũng giống nhƣ hợp tác giữa hai chính phủ trong vấn đề chống buôn bán ma túy, hợp tác chống khủng bố ngày càng suy giảm trong giai đoạn vừa qua. Đã không ít lần, Mỹ cũng tuyên bố Venezuela không hợp tác đầy đủ với Mỹ về việc chống lại các thế lực khủng bố. Mối quan hệ này đã không mấy tốt đẹp ngay từ khi Chính quyền Bush đáp trả vụ 11/9/2001 bằng cách tiến hành chiến tranh ở Afghanistan. Tổng thống Chavez đã kịch liệt phản đối cách hành xử ấy và cho rằng nó không khác gì với “chủ nghĩa khủng bố”. Sự chỉ trích này đã khiến mối quan hệ song phƣơng dƣới thời Tổng thống Bush bắt đầu trở nên tồi tệ, làm nền tảng cho những diễn biến xấu sau đó. Một trong những lý do quan trọng khiến cho Mỹ tin rằng Venezuela có liên quan trực tiếp tới khủng bố và hợp tác chống khủng bố giữa hai nƣớc ngày càng suy giảm, xuất phát từ chính sách và quan điểm đối ngoại của Tổng thống Hugo Chavez. Sau khi lên nắm quyền, ông đã thắt chặt quan hệ với các nƣớc đƣợc Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố nhƣ Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên, Belarus và Syria. Tổng thống Chavez đã tăng cƣờng mối quan hệ với Iran kể từ năm 2005, tiếp tục coi Iran là “đồng minh thân cận” và tuyên bố ủng hộ chƣơng trình hạt nhân đang gây ra nhiều tranh cãi của Iran. Trong khi Mỹ cho rằng chƣơng trình hạt nhân đó là nhằm mục đích gây chiến và hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố, và tin rằng Iran và Venezuela đang âm mƣu sản xuất bom nguyên tử, thì Tổng thống Hugo Chavez khẳng định: “Quả bom duy nhấ t mà chúng tôi chế ta ̣o là nhƣ̃ng quả bom chố ng đói nghèo và đau khổ ” [23]. Nhƣ một phần chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Venezuela không ngừng giúp đỡ và cung cấp dầu lửa giá rẻ cho Iran. Do đó, trong phiên điều trần Quốc hội tháng 2 năm 2006, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống Chavez "đang tìm kiếm những quan hệ gần gũi hơn về kinh tế, quân sự và ngoại giao với Iran và Bắc Triều Tiên" [58]. Việc Venezuela quan hệ với tất cả những nƣớc “thù địch” của Mỹ giống nhƣ một lời tuyên chiến với Mỹ và càng làm cho Mỹ mƣợn đó làm cớ để đƣa ra những 49 tuyên bố bất hợp tác của Venezuela trong lĩnh vực chống khủng bố. Tháng 4 năm 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát hành Báo cáo Quốc gia thƣờng niên về chống khủng bố, bản báo cáo khẳng định rằng "Venezuela hầu nhƣ không còn hợp tác trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, dung túng bọn khủng bố trong lãnh thổ của mình và tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Cuba và Iran, cả hai nhà tài trợ của khủng bố" [54, 33]. Một lý do khác mà Mỹ có thể dựa vào để đánh giá sự thiếu hợp tác trong nhiệm vụ chống khủng bố của Venezuela chính là mối quan hệ tồi tệ giữa Venezuela và nƣớc láng giềng Colombia, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Tây bán cầu. Năm 2010, Mỹ cùng với Colombia đã cáo buộc chính phủ của Tổng thống Chavez cho phép các thành viên của Lực lƣợng vũ trang cách mạng Colombia và Quân đội giải phóng quốc gia sử dụng lãnh thổ Venezuela để nghỉ ngơi và tái tập hợp lực lƣợng, tham gia vào việc buôn lậu ma túy và bắt cóc tống tiền nhằm phục vụ cho những mục đích của họ [64]. Mỹ đã nhiều lần cáo buộc rằng Tổng thống Chavez đang ngầm giúp đỡ những nhóm phiến quân này nhằm lật đổ chính phủ thân Mỹ của Colombia và cho rằng, Venezuela đang ngày càng can thiệp vào tình hình chính trị của các nƣớc trong khu vực. Do đó, cùng với tuyên bố 10 năm liên tiếp về việc Venezuela đã không tuân thủ những nghĩa vụ kiểm soát ma túy quốc tế, tháng 5/2014, năm thứ chín liên tiếp, chính phủ Mỹ tuyên bố Chính quyền Chavez không hợp tác đầy đủ với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Việc xác định nhƣ vậy đƣợc thực hiện theo Mục 40A của Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí (PL 90-629) của Mỹ và cho phép tiếp tục lệnh cấm vận chuyển vũ khí của Mỹ vào Venezuela đƣợc áp dụng từ năm 2006. Trong Báo cáo Quốc gia chống khủng bố tháng 8/2010, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, hợp tác của Venezuela với Mỹ đã giảm tới mức tối thiểu vào giữa năm 2009 sau khi Mỹ và Colombia ký kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Trong Báo cáo Quốc gia về vấn đề chống khủng bố năm 2013, đƣợc phát hành tháng 4/2014 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ còn khẳng định rằng, theo một số nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ Venezuela vẫn đang duy trì một môi trƣờng thuận lợi cho sự hoạt động của các nhóm khủng bố [57]. 50 Cho đến nay, những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao cũng nhƣ hợp tác chống ma túy và khủng bố giữa Mỹ và Venezuela vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Điều đó không chỉ tác động xấu đến “tình cảm” hai nƣớc mà còn trực tiếp đe dọa lợi ích quốc gia của cả hai bên trong những mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. 2.2. TRÊN PHƢƠNG DIỆN KINH TẾ 2.2.1. Quan hệ thƣơng mại Những chỉ trích chính trị, những mâu thuẫn gia tăng trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela trong suốt những năm qua đã không thể làm sụp đổ mối quan hệ thƣơng mại truyền thống giữa hai nƣớc. Quan hệ thƣơng mại song phƣơng vẫn diễn ra nhƣ một dòng chảy suốt gần 200 năm nay nhƣ lời phát biểu của một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC: “Chúng tôi đã có đƣợc một mối quan hệ thƣơng mại ổn định với Venezuela trong gần 200 năm nay. Nó đã phải chịu đựng thử thách của thời gian. Nó cũng đã phải trải qua những giai đoạn đặc biệt khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong quá khứ” [102]. Đối với một nền kinh tế mà ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm đến 90% lƣợng hàng xuất khẩu nhƣ Venezuela thì Mỹ luôn là một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu. Trái lại, nền kinh tế với những máy móc công nghệ hiện đại của Mỹ cũng đang vận hành trơn tru nhờ vào một trong những nguồn cung dầu lớn nhất của Venezuela, đất nƣớc có trữ lƣợng dầu mỏ đứng vào hàng lớn nhất trên thế giới, và là nƣớc xuất khẩu dầu lớn thứ tƣ cho Mỹ (sau Saudi Arabia, Canada và Mexico) [93]. Chỉ tính trong giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 2 năm 2012, tổng kim ngạch thƣơng mại xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Venezuela đạt gần 436 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu từ Mỹ sang Venezuela đạt hơn 90,5 tỷ USD và xuất khẩu từ Venezuela sang Mỹ đạt hơn 345 tỷ USD với hơn 50% là dầu lửa [74]. Nếu tính theo tỉ lệ thì hàng năm, hàng hóa Mỹ, chủ yếu là máy móc, các phƣơng tiện vận tải, mặt hàng nông nghiệp và các thiết bị tự động, chiếm 25% lƣợng hàng nhập khẩu của Venezuela và 50% lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Venezuela đƣợc xuất sang thị trƣờng Mỹ. Con số này cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong quan hệ thƣơng mại xuất nhập khẩu giữa 51 hai nƣớc. Cả hai nền kinh tế vẫn đang vận hành tốt nhờ những khoản thu từ việc xuất nhập khẩu này. Nguồn thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của nền kinh tế Venezuela [98]. Đây chính là sợi dây ràng buộc hai nƣớc này với nhau và là một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến cho mối quan hệ hai nƣớc chƣa thể sụp đổ hoàn toàn nhƣ nhiều ngƣời vẫn đoán sau những căng thẳng gia tăng đến đỉnh điểm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những con số ý nghĩa trên không thể miêu tả hết bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela bởi nhƣ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói “nó cũng đã trải qua những giai đoạn đặc biệt khó khăn” [102] cùng với những căng thẳng gia tăng trong lĩnh vực an ninh chính trị giữa hai nƣớc. Quan hệ thƣơng mại song phƣơng mà chủ yếu là trong hợp tác khai thác, sản xuất và mua bán dầu khí chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi những ý đồ chính trị của hai chính phủ. Trong mối quan hệ này, dầu mỏ phát huy hết tác dụng là một “công cụ ngoại giao” của Tổng thống Hugo Chavez và cũng chính dầu mỏ gây nên những mâu thuẫn, xích mích trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc. Nằm trong chính sách chung giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trƣờng Mỹ, hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ cả về chính trị và kinh tế, Venezuela hƣớng đến việc đa dạng hóa đối tác thƣơng mại. Một mặt, Venezuela vẫn cung cấp dầu thô cho thị trƣờng Mỹ. Mặt khác, chính phủ nƣớc này cũng nhắm đến những đƣờng ống dẫn dầu mới để có thể đƣa lƣợng dầu thô lớn hơn về phía các cảng biển ven Thái Bình Dƣơng nhằm phục vụ các thị trƣờng đang nổi lên ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tháng 12-2004, Venezuela đã ký hợp đồng bán 120.000 thùng dầu/ngày cho đất nƣớc rộng lớn này. Năm 2009, Venezuela cũng đã ký một thỏa thuận đầu tƣ khai thác dầu mỏ tại sông Orinoco trị giá 16 tỷ USD với Trung Quốc [69]. Mới đây, ngày 22/7/2014, Venezuela lại tiếp tục ký với Trung Quốc hàng loạt thỏa thuận khai thác, mua bán dầu thô và các khoáng chất khác, với giá trị nhiều tỷ USD. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Hugo Chavez lại chọn Trung Quốc là đối tác thƣơng mại, thậm chí còn tuyên bố sẽ dần thay thế vai trò nhập khẩu dầu của Mỹ bởi ngƣời bạn hàng Châu Á này. Sở dĩ ông chọn Trung Quốc vì đây không chỉ là 52 một thị trƣờng rộng lớn có khả năng tiêu thụ nguồn dầu thô của Venezuela, mà còn bởi sự lớn mạnh không ngừng những năm gần đây của Trung Quốc nhƣ một “đối trọng” nặng ký với Mỹ, thậm chí còn đe dọa đến vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ. Sự hợp tác này khiến cho Mỹ không khỏi lo ngại về sự ảnh hƣởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Venezuela cũng nhƣ trong khu vực Mỹ Latinh. Ngoài ra, Venezuela cũng hƣớng tới nhiều thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn nhƣ Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Có thể thấy, Tổng thống Chavez đã dùng dầu khí nhƣ một công cụ để tìm kiếm đồng minh nhằm vô hiệu hóa âm mƣu cô lập Venezuela của Mỹ. Một trong những cách mà ông vô hiệu hóa ý đồ của Mỹ là việc đƣa ra sáng kiến thành lập “một tổ chức dầu khí khổng lồ mới với chỉ bốn đến năm thành viên” tồn tại song song với OPEC mà trong đó, ông gợi ý Nga và Venezuela có thể là một phần của tổ chức này. Tổng thống Chavez đã khéo léo xích lại gần các nƣớc khác hoặc lôi kéo các nƣớc khác đứng về phía Venezuela để có thể gây áp lực đối với một nền kinh tế luôn khát khao dầu mỏ nhƣ Mỹ. Những hành động nhƣ thế tuy chƣa đe dọa trực tiếp tới mối quan hệ thƣơng mại hai nƣớc nhƣng điều đó có nghĩa là về lâu về dài, lƣợng dầu xuất sang Mỹ sẽ giảm dần và Mỹ sẽ phải đau đầu khi đi tìm nguồn cung mới. Một vấn đề khác gây nên những “sóng gió” trong quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc là chủ trƣơng quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí của Tổng thống Hugo Chavez. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Chavez đã đƣa ra một loạt các cải cách nhằm lái con tàu đất nƣớc chuyển hƣớng theo con đƣờng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, trong đó có chủ trƣơng quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí, khi đó đang nằm trong tay phần lớn các công ty, các tập đoàn dầu khí nƣớc ngoài, đặc biệt là ba tập đoàn khổng lồ của Mỹ Exxon Mobil Corp, ConocoPhilips và Chevron. Chính sách này đã gây ra những thiệt hại lớn cho các công ty của Mỹ và trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Năm 2007, Tổng thống Chavez đã thực hiện quốc hữu hóa các dự án dầu trị giá hàng tỉ đôla của Exxon Mobil và ConocoPhillips, trong đó, Exxon Mobil chiếm 41,7% cổ phần (khoảng 750 triệu USD) ở vành đai dầu Orinoco [101]. Hành động này dẫn đến việc 53 “trả đũa” bằng cách đóng băng hàng tỷ đôla tài sản dầu khí của Venezuela của tập đoàn Exxon Mobil năm 2008. Tổng thống Chavez coi sự điều hành, quản lý của tập đoàn này giống nhƣ những tên cƣớp của chủ nghĩa đế quốc và cáo buộc nó là một phần trong chiến dịch gây bất ổn cho nền kinh tế Venezuela do chính phủ Mỹ hậu thuẫn. Ông đe dọa nếu Exxon Mobil không chấm dứt việc đóng băng tài sản của Venezuela thì ông sẽ trả đũa. “Chúng tôi sẽ không xuất dầu sang Mỹ nữa. Hãy lƣu ý đấy ông Bush, ông Nguy Hiểm” [101]. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ xem nhẹ cảnh báo của Tổng thống Chavez bởi đây không phải là lần đầu tiên ông đe dọa sẽ cắt đứt việc xuất khẩu dầu sang Mỹ. Họ nói, trong quá khứ, Tổng thống Chavez đã từng nhiều lần cảnh báo nhƣ vậy nhƣng chƣa bao giờ thực hiện bởi nền kinh tế phải gánh chịu một cú sốc lớn sẽ chính là nền kinh tế Venezuela, với sự phụ thuộc quá lớn vào thị trƣờng tiêu thụ dầu khí của Mỹ. Năm 2011, Tổng thống Chavez lại một lần nữa nhắc lại “điệp khúc” trên khi Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với bảy công ty nƣớc ngoài, theo Đạo luật trừng phạt Iran và Libya năm 1996, để đáp trả chƣơng trình hạt nhân của Iran, trong đó có cả Công ty dầu khí nhà nƣớc Venezuela PDVSA, với lý do công ty này đã cung cấp xăng dầu và các sản phẩm dầu tinh chế khác cho Iran. Mối quan hệ thân tình giữa Venezuela và Iran kể từ khi Tổng thống Chavez điều hành đất nƣớc đã không ít lần đặt ra những nghi ngại đối với chính phủ Mỹ. Lệnh trừng phạt đối với công ty dầu khí nhà nƣớc Venezuela lần này chính là một trong những phản ứng của Mỹ về mối quan hệ ấy. Tổng thống Chavez cũng đã đáp trả hành động này của Mỹ bằng những lời chỉ trích chính phủ Mỹ: “Đế quốc Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt và đe dọa áp đặt những lệnh trừng phạt mới đối với Venezuela chỉ vì chúng tôi đã bán hai thuyền dầu cho Iran. Đó là tất cả những gì chúng tôi đã làm” và tuyên bố Tập đoàn dầu khí Venezuela sẽ không tham gia bất kỳ hợp đồng trực tiếp nào với Mỹ nữa và sẽ không tham gia vào các chƣơng trình tài trợ xuất nhập khẩu và giấy phép công nghệ dầu của Mỹ, ông cho rằng các lệnh trừng phạt này là “một phần của đế quốc điên rồ” và “điên rồ là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa đế quốc” [98]. Các biện pháp trừng phạt đơn phƣơng áp đặt của chính quyền Mỹ không những đã góp 54 phần làm gia tăng những lời chỉ trích của Tổng thống Chavez, làm căng thẳng thêm mối quan hệ hai nƣớc mà còn gây ra những thiệt hại cho chính các công ty Mỹ đang làm ăn với Tập đoàn dầu khí lớn nhất Venezuela PDVSA. Một sự kiện khác gây ra sự bất đồng giữa hai chính phủ là việc Mỹ yêu cầu các nƣớc OPEC tăng sản lƣợng dầu nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu năm 2007. Các nƣớc OPEC cũng đã chính thức tăng 500.000 thùng dầu mỗi ngày nhƣng quý I năm 2008, giá xăng dầu tiếp tục leo thang. Lƣợng dầu dự trữ của Mỹ giảm mạnh do các ngành công nghiệp nƣớc này bị tàn phá bởi hai trận bão Rita và Catrina năm 2007. Đến năm 2011, khi giá dầu thế giới xấp xỉ mức 100 USD/ thùng, chính quyền Obama một lần nữa đƣa ra yêu cầu các nƣớc OPEC tăng sản lƣợng khai thác nhƣng chỉ có bốn nƣớc chấp nhận, bảy nƣớc khác gồm Libya, Algeria, Angola, Ecuador, Venezuela, Iraq và Iran không đồng tình với việc gia tăng sản lƣợng khai thác hơn nữa, vì có những yếu tố nhƣ trữ lƣợng dầu ở một số nƣớc đang cạn kiệt. Tổng thống Chavez cho rằng: “Giá dầu hiện nay khoảng 100 USD một thùng, thế là hợp lý, theo quan điểm của chúng tôi. Trong những năm tới, nó sẽ tiếp tục tăng, cũng nhƣ giá vàng, thực phẩm và thuốc men" và "OPEC không có lý do gì để tăng sản lƣợng dầu trong thời điểm này. Theo nhƣ nhu cầu phát triển, nó sẽ phải tăng lên" [98]. Nhƣ vậy, nắm trong tay một lƣợng dầu dự trữ xếp vào hàng lớn nhất thế giới, đồng thời là một trong những thành viên sáng lập ra OPEC, Venezuela trở thành một nƣớc có tiếng nói lớn trong việc quyết định có nên gia tăng sản lƣợng xăng dầu hay không. Và quan điểm của Tổng thống Chavez, xét ở một khía cạnh nào đó, cũng đƣợc xem nhƣ là một thách thức đối với lợi ích kinh tế Mỹ, nền kinh tế đang mong chờ một khối lƣợng dầu gia tăng hơn nữa. Kế thừa và tiếp tục theo đuổi chính sách giảm sự phụ thuộc vào Mỹ mà Tổng thống Chavez đã đặt ra, sau khi lên cầm quyền vào tháng 4/2013, tân Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vẫn duy trì việc xuất khẩu dầu thô sang Mỹ, nhƣng số lƣợng giảm đi đáng kể. Nếu nhƣ năm 2013, Venezuela xuất sang Mỹ khoảng 2,8 triệu thùng/ngày thì đến năm 2014, con số này giảm xuống chỉ còn 1,2 triệu thùng/ ngày mặc dù sản lƣợng dầu của Venezuela vẫn không ngừng tăng lên [95]. 55 Nhìn chung, quan hệ thƣơng mại song phƣơng của Mỹ và Venezuela trong giai đoạn này vẫn là sự kế thừa mối quan hệ truyền thống trong quá khứ với sự phụ thuộc chặt chẽ vào nhau mặc dù có đôi lúc, lợi ích chiến lƣợc của hai nƣớc bị đe dọa do tác động của những mâu thuẫn trong lĩnh vực an ninh - chính trị. Cho đến nay, Mỹ vẫn là thị trƣờng nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Venezuela mặc dù chính phủ Venezuela vẫn luôn nỗ lực đa dạng hóa hợp tác thƣơng mại với các nƣớc ngoài khu vực để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Do đó, trƣớc mắt, Venezuela cũng không thể cắt đứt nguồn cung dầu mỏ xuất sang Mỹ nhƣ Tổng thống Chavez đã nhiều lần cảnh báo bởi không chỉ nền kinh tế nói riêng mà tất cả các lĩnh vực của đất nƣớc này đang vận hành nhờ vào việc khai thác và xuất khẩu dầu thô, tới hơn một nửa là sang thị trƣờng Mỹ. Ngƣợc lại, Venezuela cũng là một trong những nƣớc cung cấp dầu hàng đầu của Mỹ mà trƣớc mắt, mặc dù chính phủ Mỹ cũng đã tìm đến giải pháp “nguồn năng lƣợng ethanol mới” nhƣng cũng chƣa thể tìm đƣợc một nguồn cung dầu nào để thay thế nguồn dầu lửa của Venezuela. Dầu lửa chính là sợi dây gắn kết hai đất nƣớc “thù địch” này. Điều này chứng minh một chân lý rằng lợi ích quốc gia luôn luôn đƣợc chính phủ các nƣớc đặt lên hàng đầu, vƣợt qua cả những tranh chấp gay gắt nhất trong quan hệ đối ngoại giữa các nƣớc. 2.2.2. Quan hệ đầu tƣ Khác với quan hệ thƣơng mại, quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc, mà chủ yếu là đầu tƣ từ Mỹ vào Venezuela trong lĩnh vực khai thác dầu thô, bị chi phối khá lớn bởi những mâu thuẫn, căng thẳng ngày càng gia tăng trong quan hệ ngoại giao song phƣơng trong giai đoạn này. Mối quan hệ này liên quan trực tiếp tới chính sách quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí của Tổng thống Hugo Chavez. Trong quá khứ, Venezuela cũng nhƣ nhiều quốc gia vùng Trung Đông khác nhƣ Iraq, Iran, Suadi Abria, khi phát hiện ra họ đang “ngủ trên đống vàng” (dầu mỏ) thì lại chƣa có trình độ khai thác. Các nhà nƣớc này phải hợp tác với các công ty khai thác Mỹ và Phƣơng Tây với điều kiện các công ty này tự bỏ ra 100% vốn và chịu hoàn toàn rủi ro cộng với việc đóng thuế cho nƣớc có dầu mỏ. Kết quả là, các giếng dầu ở Trung 56 Đông cũng nhƣ ở Venezuela, đất nƣớc đƣợc xếp vào hàng có trữ lƣợng dầu lớn nhất thế giới, rơi vào tay các công ty, tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ nhƣ Chevron, Exxon Mobil, Gulf, Texaco, và British Petroleum của Anh, Royal Dutch, Shell của Hà Lan. Khi các quốc gia này nhận ra tài nguyên thiên nhiên của họ đang bị vơ vét, bóc lột, làm giàu cho chủ nghĩa tƣ bản và các công ty nƣớc ngoài trong khi nhân dân của họ thì vẫn nghèo đói, lạc hậu, họ bắt đầu tăng thuế và tính đến việc áp dụng chính sách quốc hữu hóa công nghiệp dầu. Theo đó, năm 1943, Venezuela đã bắt đầu tăng thuế thu nhập đối với các công ty dầu khí nƣớc ngoài, lên đến 50%. Vào những năm 1970, các công ty dầu khí nƣớc ngoài, chủ yếu là của Mỹ ở Venezuela đã bắt đầu bị siết chặt bởi chính sách thuế bằng nhiều hình thức, đặc biệt là phải liên doanh với công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA đƣợc thành lập năm 1976. Tuy nhiên, giữa thập niên 1990, Tổng thống Venezuela Rafael Caldera, vốn chủ trƣơng thân Mỹ, bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các công ty dầu nƣớc ngoài, đặc biệt là của Mỹ. Hơn nữa, vành đai Orinoco (dài khoảng 595km và rộng khoảng 69km) đƣợc biết đến là nơi có trữ lƣợng dầu khổng lồ, khoảng hơn 500 tỷ thùng, lại là địa hình hiểm trở, khó khai thác, vƣợt qua khả năng kỹ thuật của PDVSA. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho Exxon Mobil và ConocoPhilips và một số tập đoàn khác nhảy vào đầu tƣ khai thác. Bình quân những năm 1990, tổng số vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Venezuela, chủ yếu là từ các công ty khai thác dầu khí, đạt khoảng gần 5 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 1998, 1999, giá dầu bắt đầu giảm mạnh khiến cho các khoản đầu tƣ này cũng giảm xuống. Nếu nhƣ vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Venezuela năm 1997 đạt 5,5 tỷ USD, trong đó đầu tƣ của Mỹ chiếm đến gần 40%, thì đến năm 1999 chỉ đạt 3,3 tỷ USD. Đây là năm đầu tiên Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền, đất nƣớc lại rơi vào khủng hoảng, thất thu đến 50% nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ khiến cho các lĩnh vực chi tiêu khác bị khủng hoảng theo và đặt ra những thách thức lớn đối với vị Tổng thống thiên tả này. Mặc dù sau đó, với chính sách cắt giảm sản lƣợng khai thác của Tổng thống, dòng chảy FDI vào Venezuela đã tăng lên mức 4,46 tỷ USD nhƣng đến năm 2002, những biến động về chính trị mà cụ thể là cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Hugo Chavez đƣợc cho là 57 do Mỹ hậu thuẫn, đã khiến cho dòng chảy FDI lại giảm xuống mức thấp tồi tệ 1,2 tỷ USD [97]. Mức suy giảm này cho thấy sự ảnh hƣởng nhất định của tình hình chính trị trong nƣớc. Tuy nhiên, quan hệ đầu tƣ giữa Venezuela và Mỹ chỉ thực sự gặp rắc rối từ năm 2007, khi Tổng thống Hugo Chavez quyết định quốc hữu hóa khai thác dầu khí ở Orinoco với tuyên bố “đem hàng tỷ đô la trở về cho nhân dân”. Chính sách này đặt ra cho các công ty nƣớc ngoài đang làm ăn tại vành đai dầu này hai sự lựa chọn, hoặc là phải liên doanh với công ty nhà nƣớc PDVSA, hoặc là tháo chạy hoàn toàn khỏi Venezuela. Cả hai phƣơng án này đều gây cho họ những thiệt hại to lớn. Hai tập đoàn lớn của Mỹ là Exxon Mobil và Conocophillips đã chọn phƣơng án rút khỏi Venezuela. Nhƣ vậy, Venezuela đã mất đi một khoản đầu tƣ khai thác khổng lồ từ hai công ty lớn này và quan hệ đầu tƣ Mỹ - Venezuela trở nên khó khăn, thậm chí trở thành tranh chấp còn tiếp diễn đến tận nay. Exxon Mobil đã kiện công ty dầu nhà nƣớc Venezuela PDVSA đòi chính phủ Venezuela phải bồi thƣờng phần doanh thu mà họ đã mất do hậu quả của việc “sang tay” cho PDVSA. Tháng 9/2010, Venezuela đã đƣa ra giá bồi thƣờng 1 tỉ USD cho phần tài sản Exxon Mobil đầu tƣ vào nƣớc họ và bị “sung công” nhƣng Exxon Mobil không chấp nhận. Với hai hồ sơ dự kiến sẽ gửi lên Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tƣ thuộc Ngân hàng thế giới, tập đoàn này đòi một khoản bồi thƣờng lên tới 12 tỷ USD. Tuy nhiên, theo phán quyết của Tòa án thƣơng mại quốc tế đầu năm 2012, tập đoàn Exxon Mobil chỉ đƣợc nhận chƣa đầy 10% trong tổng số 12 tỷ mà họ yêu cầu, tức là khoảng 908 triệu USD, nhƣng Venezuela chỉ trả 255 triệu USD do mâu thuẫn trƣớc đó trong vụ Exxon Mobil, sử dụng đến công cụ là tòa án quốc tế, phong tỏa khoảng 300 triệu USD mà Venezuela gửi tại các ngân hàng Mỹ. Vụ tranh chấp này vẫn còn đang tiếp diễn mà chƣa biết phần thắng sẽ thuộc về bên nào. Điều này góp phần khiến cho hoạt động đầu tƣ giữa hai nƣớc, chủ yếu là của Mỹ vào Venezuela trong lĩnh vực khai thác dầu, gặp khó khăn. Việc tranh chấp này là hậu quả trực tiếp của chính sách quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí của Venezuela. Và chính sách Quốc hữu hóa này có liên quan 58 trực tiếp tới quan hệ chính trị Mỹ và Venezuela thời Tổng thống Hugo Chavez. Năm 2006 là năm bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Hugo Chavez cùng với đó là những căng thẳng không ngừng gia tăng trong quan hệ ngoại giao giữa chính quyền Chavez và chính quyền Bush bởi những nỗ lực lật đổ Tổng thống Chavez của Mỹ đã nhiều lần thất bại. Sau khi tiếp tục nắm quyền, Tổng thống Chavez vẫn theo đuổi một chính sách nhất quán với Mỹ nhƣ những nhiệm kỳ trƣớc, tiếp tục lên án chính sách của Mỹ và nỗ lực làm giảm ảnh hƣởng và vai trò của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh cũng nhƣ tại chính đất nƣớc ông. Phải chăng quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu cũng là một trong những nỗ lực thay thế vai trò của Mỹ nhƣ Tổng thống Chavez đã tuyên bố? Sau khi thực hiện việc quốc hữu hóa ngành công nghiệp khai thác dầu tại vành đai Orinoco, tịch thu tài sản đầu tƣ của các tập đoàn lớn của Mỹ không muốn liên doanh với PDVSA, Venezuela lại ký ngay với Trung Quốc những hợp đồng khai thác lớn. Đầu năm 2010, Venezuela đã đồng ý vay 20 tỉ USD từ Trung Quốc, và Venezuela sẽ trả nợ Trung Quốc bằng hình thức tăng xuất khẩu dầu đến Trung Quốc, từ 200.000 thùng/ngày (năm 2006) lên mức dự kiến 600.000 thùng/ngày. Đồng thời, PDVSA cũng hợp tác với một công ty nhà nƣớc Trung Quốc để “phát triển nông nghiệp” tại vành đai Orinoco (PDVSA chiếm 70% vốn) [26]. Những con số này đang chứng minh rằng thực chất việc quốc hữu hóa ngành dầu khí của Tổng thống Hugo Chavez chỉ là một hình thức “trả đũa chính trị” đối với Mỹ, “hất cẳng” Mỹ để thay thế bằng Trung Quốc. Điều đó phù hợp với mục đích chính trị trong chính sách đối ngoại của Venezuela đối với Mỹ trong giai đoạn này. Trên đây chỉ là diễn biến trong quan hệ đầu tƣ khai thác dầu lửa giữa Venezuela và các tập đoàn khai thác lớn của Mỹ mà chịu tác động lớn của tình hình quan hệ chính trị hai nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những con số đáng ghi nhận trong quan hệ đầu tƣ của hai nƣớc với nhau trong những năm gần đây. Chẳng hạn nhƣ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Mỹ tại Venezuela năm 2011 đạt gần 19 tỷ USD, sang năm 2012, có giảm đôi chút, còn 15 tỷ USD. Ngƣợc lại, Venezuela có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Mỹ đạt 4,6 tỷ năm 2012, tăng 14,9% so với năm 2011 59 [84]. Hiện nay, có khoảng 500 công ty Mỹ đang hiện diện ở Venezuela. Điều này cho thấy bên cạnh những tranh chấp, hai nƣớc vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đầu tƣ nhằm đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhƣ vậy, mặc dù quan hệ trong lĩnh vực an ninh chính trị có ảnh hƣởng ít nhiều đến mối quan hệ chung giữa hai nƣớc, nhƣng nhìn chung, hai bên vẫn duy trì hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong thƣơng mại, trao đổi dầu lửa và các mặt hàng khác bao gồm cả những máy móc công nghệ hiện đại của Mỹ. Điều đó góp phần khẳng định một chân lý về lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế. Lợi ích quốc gia luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong bất kỳ mối quan hệ nào trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ song phƣơng nói riêng. Trong trƣờng hợp này, cả Mỹ và Venezuela đều có những lợi ích thiết thực không thể đánh mất chỉ vì những tranh chấp, mâu thuẫn. 2.3. TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC 2.3.1 Hỗ trợ về dầu lửa của Venezuela đối với nhân dân Mỹ Mặc dù mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela đã trải qua nhiều sóng gió và còn nhiều những bất đồng chƣa thể giải quyết, nhƣng chính phủ Venezuela vẫn duy trì những hỗ trợ tích cực hàng năm cho những ngƣời dân Mỹ còn gặp khó khăn, đặc biệt là về vấn đề năng lƣợng. Năm 2005, CITGO, một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Venezuela liên kết với Mỹ, chuyên vận chuyển và tiếp thị nhiên liệu vận tải, dầu nhờn, hóa dầu và các sản phẩm công nghiệp khác, và là một công ty con của Tổng công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA đã phối hợp với Tổng công ty công dân năng lƣợng, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ để khởi động chƣơng trình Dầu sƣởi CITGO- Venezuela nhằm cung cấp dầu giá rẻ cho những ngƣời dân có thu nhập thấp trên khắp nƣớc Mỹ. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, khi lý giải tại sao Venezuela lại sẵn lòng cung cấp dầu giá rẻ cho nhân dân Mỹ, Tổng thống Chavez nói: “Có rất nhiều ngƣời nghèo ở nƣớc Mỹ và tôi không tin điều đó phản ánh lối sống Mỹ. Nhiều ngƣời đã chết vì cái lạnh trong mùa đông. Nhiều ngƣời chết vì cái nóng mùa hè” [100]. Và cho đến nay, Venezuela đã 60 hỗ trợ hàng trăm triệu lít dầu sƣởi giá rẻ đến hàng ngàn hộ gia đình nghèo trên khắp nƣớc Mỹ. Năm 2010, có khoảng 500 ngàn ngƣời Mỹ đã đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình này, bao gồm 175 ngàn hộ gia đình có thu nhập thấp, gần 850 tòa nhà chung cƣ quy mô lớn, 245 ngôi nhà dành cho ngƣời vô gia cƣ, và hơn 250 cộng đồng bộ lạc. Tổng cộng 26 triệu gallon dầu sƣởi đã đƣợc phân phát tới ngƣời dân ở 25 bang toàn nƣớc Mỹ cũng nhƣ thủ đô Washington D,C. Ngày 28/1/2011, CITGO thông báo bắt đầu chƣơng trình hỗ trợ dầu sƣởi giá rẻ năm thứ 6 liên tiếp cho những hộ gia đình có thu nhập thấp của Mỹ. Ƣớc tính khoảng 132 ngàn hộ gia đình trên khắp nƣớc Mỹ nhận đƣợc sự hỗ trợ này trong năm nay, tiết kiệm đƣợc khoảng 60 triệu đôla [81]. Trƣớc sự hào phóng của chính phủ Venezuela, Joseph P. Kennedy II, con trai út của chính trị gia Mỹ Robert Kennedy và là Chủ tịch của Tổng công ty công dân năng lƣợng đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành: “Chúng tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với CITGO và ngƣời dân Venezuela vì sự hào phóng của họ dành cho những ngƣời có nhu cầu sƣởi ấm cho gia đình họ. Hàng năm, chúng tôi vẫn đề nghị các công ty dầu lớn và các quốc gia sản xuất dầu lửa giúp đỡ những ngƣời già và ngƣời nghèo sƣởi ấm trong mùa đông, nhƣng chỉ có một công ty, CITGO, và chỉ có một đất nƣớc, Venezuela, đáp ứng lời kêu gọi của chúng tôi” [81]. Ƣớc tính CITGO đã cung cấp 170 triệu gallon (tƣơng đƣơng 772 triệu lít) nhiên liệu sƣởi ấm cho ngƣời dân Mỹ kể từ khi bắt đầu chƣơng trình này. Ngoài ra, Venezuela cũng dự định cung cấp những ca phẫu thuật mắt miễn phí cho những ngƣời nghèo ở Mỹ. Chƣơng trình này đã gây không ít tranh cãi, “rắc rối” cho chính ngƣời khởi xƣớng ra nó, Tổng thống Hugo Chavez. Thậm chí chƣơng trình còn bị tạm dừng vào năm 2009, nhƣng đã khởi động lại ngay sau đó. Trong khi Mỹ và Venezuela đang trải qua thời kỳ hết sức khó khăn trong quan hệ ngoại giao, ông lại hào phóng cung cấp dầu giá rẻ, thậm chí là miễn phí cho ngƣời dân Mỹ. Điều này khiến cho nhiều ngƣời nghi ngờ “lòng tốt” của ông. Một chuyên gia Mỹ Latinh tại Viện doanh nghiệp Mỹ, Mark Falcoff chỉ trích ông: “Ông ta chỉ đang làm cạn kiệt tiền bạc…ông ta cần số tiền đó để mua bạn bè ở Mỹ Latinh nhƣ một phần trong nỗ 61 lực mở rộng ảnh hƣởng của ông ta. Nhƣng ngƣời Mỹ chúng tôi biết rõ hơn ai hết, bạn không thể mua đƣợc bạn bè thực sự, bạn chỉ có thể thuê họ mà thôi” [102]. Trái lại, Joseph P. Kennedy II, ngƣời hợp tác với CITGO trong chƣơng trình này lên tiếng bảo vệ Tổng thống Chavez: “Quyết định này là một thông điệp rõ ràng, trực tiếp từ Tổng thống Chavez về mong muốn tăng cƣờng quan hệ giữa đất nƣớc của ông với Mỹ, đặc biệt là tại thời điểm này, khi mà một chính quyền mới của Mỹ dự kiến sẽ tuyên thệ nhậm chức vài tuần tới” [102]. Việc đƣa ra những hỗ trợ trong thời điểm này của Tổng thống Chavez đúng là điều không thể tránh khỏi những tranh cãi về mục đích của nó. Tuy nhiên, việc hỗ trợ của Tổng Chavez nhằm vào các mục đích sau. Thứ nhất, sự giúp đỡ những ngƣời dân nghèo của Mỹ là để chứng minh rằng Tổng thống Chavez không hề có thù hằn hay lên án nƣớc Mỹ cũng nhƣ ngƣời dân Mỹ mà những phản đối, chỉ trích của ông chỉ nhằm vào chính sách áp đặt đơn phƣơng của chính quyền Mỹ, của chính phủ hiếu chiến Mỹ. Thứ hai, hành động hỗ trợ này là nhằm tạo ấn tƣợng tốt đối với ngƣời dân Mỹ, nhằm gia tăng ảnh hƣởng của Venezuela không chỉ ở các nƣớc Mỹ Latinh mà ngay chính tại nƣớc Mỹ. Thứ ba, đây chính là một đòn phản kích lại những lời cáo buộc, chỉ trích của Mỹ về chế độ dân chủ của Venezuela. Trong khi Mỹ cho rằng chính quyền Chavez “đƣợc bầu dân chủ nhƣng không cai trị dân chủ”, hạn chế các quyền của ngƣời dân và đàn áp nhân dân, thì Tổng thống Chavez chứng minh cho Mỹ và thế giới thấy, ông không chỉ dân chủ với nhân dân trong nƣớc mà ngay cả với nhân dân của “kẻ thù”. Nhƣ vậy, chƣơng trình hỗ trợ này đã cùng lúc đạt đƣợc nhiều mục đích đáng giá. 2.3.2 Trong lĩnh vực giáo dục Những năm trƣớc khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền, Mỹ và Venezuela đã từng duy trì mối quan hệ thân thiết trong hầu hết các lĩnh vực từ văn hóa, xã hội, giáo dục đến kinh tế, chính trị. Nhƣng 14 năm trở lại đây, sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao đã ảnh hƣởng nhiều tới những hợp tác trên các lĩnh vực khác, kể cả văn hóa, giáo dục. Những chƣơng trình giao lƣu văn hóa giữa các trƣờng cao đẳng, đại học của hai nƣớc đã giảm đi đáng kể. Tuy vậy, Mỹ vẫn là 62 một trong những “miền đất hứa”, là lựa chọn hàng đầu của các du học sinh Venezuela. Trái lại, chính phủ Mỹ cũng luôn nỗ lực tạo điều kiện để những du học sinh, những ngƣời say mê nghiên cứu, học hỏi của Venezuela có cơ hội tiếp tục theo học tại Mỹ. Theo báo cáo của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) của Mỹ , Venezuela là nƣớc có số lƣợng học sinh, sinh viên theo học tại Mỹ lớn thứ 3 trong khu vực Nam Mỹ. Trong năm học 2012-2013 vừa qua, có 6.158 du học sinh Venezuela theo học tại các trƣờng cao đẳng, đại học tại Mỹ, trong đó, 59% là những sinh viên đại học. Những sinh viên này chủ yếu theo học các ngành kinh doanh, quản lý và kỹ thuật [86]. Năm 2013, lần đầu tiên Venezuela tham gia Triển lãm giáo dục Quốc tế chƣơng trình dành cho những học sinh trung học Nam Mỹ muốn theo học các trƣờng cao hơn ở Mỹ. Hơn hai nghìn học sinh đã tham dự sự kiện này, vƣợt ngoài mong đợi của những ngƣời tổ chức chƣơng trình. Những ngƣời đại diện cho các trƣờng Đại học của Mỹ đã phải ngạc nhiên và bị ấn tƣợng về chất lƣợng của học sinh, sinh viên Venezuela, và thái độ tích cực của họ đối với chƣơng trình triển lãm cũng nhƣ sự nghiêm túc muốn theo đuổi sự nghiệp giáo dục tiến bộ tại Mỹ của học sinh Venezuela. Ngoài ra, lĩnh vực du lịch giữa Mỹ và Venezuela cũng bị ảnh hƣởng khá nghiêm trọng từ những căng thẳng ngoại giao giữa hai bên. Đặc biệt là từ sau khi Tổng thống Nicolas Maduro lên nắm quyền, đất nƣớc rơi vào khủng hoảng, bất ổn nghiêm trọng. Nhiều vụ trục xuất các nhà ngoại giao liên tiếp xảy ra bởi chính phủ Venezuela nghi ngờ rằng những nhà ngoại giao Mỹ đã tổ chức tuyên truyền và hỗ trợ về tài chính cho những sinh viên và phe đối lập biểu tình chống chính phủ. Cùng với những căng thẳng đó, hồi đầu năm 2014, Đại sứ quán Mỹ tại Venezuela đã từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho những công dân Venezuela muốn du lịch tại Mỹ. Điều này đã gây ra không ít những bất bình của những du khách Venezuela bởi họ cho rằng, trục xuất ngoại giao hay căng thẳng chính trị là câu chuyện của chính phủ, nhƣng ngƣời gánh chịu hậu quả lại là họ. Nếu nhƣ năm 2000, Venezuela đã từng là nƣớc có lƣợng du khách tới Mỹ lớn thứ 8 trên thế giới, với con số 578.000 lƣợt, thì 63 đến quý 3 năm 2014, con số này đã giảm xuống chỉ còn 145.985 lƣợt, giảm 35.5% so với cùng kỳ năm 2013 [104,103]. Còn đối với Venezuela, nhiều nhà phân tích cho rằng, chính phủ nƣớc này còn tập trung nguồn ngân sách cho cuộc “cách mạng Bolivia”, nên không chú trọng đầu tƣ phát triển du lịch. Do đó, lƣợng khách du lịch Mỹ tới Venezuela là không đáng kể, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi Venezuela đang phải trải qua giai đoạn bất ổn và khủng hoảng tồi tệ. Nhìn chung, quan hệ Mỹ - Venezuela trong các lĩnh vực khác không có nhiều điểm nổi bật nhƣ trong quan hệ ngoại giao, chính trị và kinh tế. Chúng cũng ít nhiều bị chi phối bởi những bất đồng giữa hai chính phủ trong các vấn đề ngoại giao. Nhƣng bên cạnh đó, vẫn không thể phủ nhận thái độ tích cực và tinh thần tƣơng trợ mà ngƣời dân hai nƣớc dành cho nhau. 64 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ HAI NƢỚC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY VÀ DỰ BÁO XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG QUAN HỆ HAI NƢỚC 3.1.1. Về an ninh – chính trị Trong suốt giai đoạn từ năm 1998 đến nay, mối quan hệ an ninh - chính trị hai nƣớc mang tính chất xung đột ngày càng gia tăng và có những mốc thời gian nhƣ những điểm nhấn trên trục căng thẳng ấy. Đó là dấu mốc năm 2001, với chính sách chống khủng bố của chính quyền Bush tại Afghanistan đã gây ra sự công kích, phản đối của Tổng thống Chavez. Tiếp đó là năm 2002 với cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Hugo Chavez mà Mỹ là kẻ giật dây, càng làm dấy lên những làn sóng phản đối từ chính quyền Chavez. Năm 2006, Tổng thống Hugo Chavez đắc cử nhiệm kỳ 2, căng thẳng vẫn chƣa đƣợc giải quyết bởi những chính sách nhất quán chống Mỹ của Venezuela trong khi Mỹ thất bại trong nỗ lực lật đổ chính quyền của Tổng thống Chavez. Đỉnh điểm xung đột trong mối quan hệ ngoại giao là năm 2008 với vụ trục xuất Đại sứ Mỹ Patrick Duddy và triệu hồi Đại sứ Venezuela đang làm việc tại Washington về nƣớc. Năm 2009, mối quan hệ tƣởng chừng sẽ “hạ nhiệt” khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền ở Mỹ, nhƣng sau đó, những lời chỉ trích qua lại giữa quan chức chính phủ hai nƣớc lại làm cho mối quan hệ thêm bế tắc. Đến cuối năm 2012, sau một thời gian dài mối quan hệ chìm trong băng giá, chính phủ hai nƣớc đã nhất trí thiết lập các cuộc đàm phán nhằm làm ấm lại mối quan hệ ngoại giao. Thế nhƣng, sự ra đi của tổng thống Hugo Chavez và những bất đồng không những không thể hóa giải mà còn thêm sâu sắc giữa chính quyền hai bên, đã khiến tân Tổng thống Nicolas Maduro quyết định chấm dứt quá trình này trƣớc khi nó phát huy đƣợc tác dụng. Cuối năm 2013 và năm 2014, Venezuela rơi vào tình trạng bất ổn, khủng hoảng tồi tệ, với những tình tiết khiến cho chính phủ nƣớc này không khỏi nghi ngờ có bàn tay can thiệp của chính quyền Mỹ. Điều đó 65 càng làm cho mối quan hệ Mỹ - Venezuela đi vào ngõ cụt và có những tác động tiêu cực tới hợp tác chống khủng bố và buôn lậu ma túy giữa hai quốc gia. Tóm lại, trên khía cạnh chính trị, ngoại giao, từ năm 1998 đến nay, Mỹ và Venezuela vẫn đang duy trì một không khí căng thẳng, ngột ngạt, thậm chí có lúc dâng lên cao độ tƣởng nhƣ có thể xảy ra một cuộc chiến. Mối quan hệ băng giá này, ở một góc độ nào đó, cũng khiến cho ngƣời ta liên tƣởng tới cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa Mỹ và Liên Xô. Cuộc chiến giữa Mỹ và Venezuela, tuy không phải là cuộc đối đầu giữa hai quốc gia “ngang tài, ngang sức”, nhƣng phần thắng khó có thể nghiêng hẳn sang bên nào bởi còn có những ràng buộc khác về kinh tế. 3.1.2. Về kinh tế Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù cũng bị ảnh hƣởng ít nhiều bởi những mâu thuẫn trong quan hệ chính trị, đặc biệt là lĩnh vực đầu tƣ nhƣ đã phân tích ở chƣơng II, nhƣng quan hệ giữa hai nƣớc vẫn diễn ra khá suôn sẻ, chủ yếu là trong thƣơng mại song phƣơng. Sở dĩ quan hệ thƣơng mại Mỹ - Venezuela vẫn đƣợc duy trì bên cạnh “cuộc đối đầu nảy lửa” là do lợi ích từ nguồn dầu khí của Venezuela. Nền kinh tế của Venezuela đƣợc nuôi sống toàn bộ bằng nguồn dầu lửa có trữ lƣợng hàng đầu thế giới. Venezuela cần bán dầu để chi trả cho những hoạt động kinh tế, xã hội và cả an ninh quốc phòng khác. Trong khi đó, nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại với những máy móc hiện đại của Mỹ, những thiết bị đảm bảo cho an ninh quốc phòng của Mỹ và nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của ngƣời dân Mỹ lại đang khát dầu. Do đó, Mỹ cần mua dầu để vận hành nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Hai nhu cầu đó đã kéo Mỹ và Venezuela xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực thƣơng mại, trao đổi buôn bán giữa hai nƣớc. Mỹ là đối tác hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu dầu lửa và các loại hàng hóa khác của Venezuela. Ngƣợc lại, Venezuela là đối tác thƣơng mại hàng đầu của Mỹ tại Mỹ Latinh và phụ thuộc khá lớn vào nguồn dầu nhập khẩu từ quốc gia Nam Mỹ này. Tuy nhiên, không có điều gì là quá chắc chắn cho mối quan hệ “mật thiết” cùng có lợi này trong tƣơng lai xa bởi lẽ, một khi Venezuela đã tìm đƣợc một đối 66 tác khác có thể thay thế vai trò của Mỹ (hiện nay Venezuela đang hƣớng tới Trung Quốc) thì có nhiều lý do để tin rằng chính phủ Venezuela sẽ sẵn sàng “đóng băng” mối quan hệ này vì những lý do ngoại giao, chính trị. Mỹ cũng đã và đang đi tìm nguồn năng lƣợng thay thế cho lƣợng dầu nhập khẩu từ Venezuela nhƣ một “phƣơng án dự trù” cho những hành động mà Tổng thống Chavez, và hiện tại là Tổng thống Maduro có thể làm. Đồng thời, cũng là một trong những nỗ lực nhằm cô lập Venezuela, phá hoại tham vọng dùng chính sách “ngoại giao dầu lửa” để gây ảnh hƣởng đối với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới của cố Tổng thống Hugo Chavez. Tuy nhiên, trong một vài năm tới, cả hai nƣớc vẫn còn phụ thuộc vào nhau ở một mức độ nhất định vì những lợi ích không thể “cƣỡng lại đƣợc”. Hiện nay, Venezuela dƣới sự lãnh đạo của Tổng thống Nicolas Maduro, mặc dù đang đẩy mạnh xuất khẩu dầu lửa sang các thị trƣờng mới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… nhƣng vẫn duy trì mức xuất khẩu dầu lửa sang Mỹ ở khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, và lƣợng dầu xuất khẩu sang Mỹ vẫn chiếm hơn 50% GDP của quốc gia Nam Mỹ này. Nhìn chung, đây là một mối quan hệ tƣơng đối phức tạp, hợp tác đan xen với xung đột. Nhƣng dù xung đột hay hợp tác thì cái đích cuối cùng của cả hai bên vẫn là lợi ích quốc gia cả về kinh tế và chính trị. Về phía Venezuela, Tổng thống Hugo Chavez không chỉ muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ mà hơn thế, ông muốn tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình trong khu vực, nuôi tham vọng đƣa Venezuela trở thành nƣớc đứng đầu Mỹ Latinh cả về kinh tế và chính trị. Về phía Mỹ, dù là chính quyền Bush hay chính quyền Obama thì cũng đều theo đuổi một chính sách nhất quán là dẫn đầu thế giới, bá chủ toàn cầu với ảnh hƣởng và sự hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới, lấy sức mạnh chính trị để thực hiện mục tiêu kinh tế và ngƣợc lại, dùng sức mạnh kinh tế để đạt đƣợc mục đích chính trị. Điều này xuất phát từ tƣ tƣởng của những ngƣời Mỹ lập quốc xƣa, luôn coi dân tộc mình là dân tộc thƣợng đẳng, có quyền lãnh đạo những dân tộc hạ đẳng, luôn coi đất nƣớc mình là “thành phố ở trên đồi”, luôn đứng trên đỉnh cao của thế giới để nhìn xuống toàn thiên hạ. Cũng chính tƣ tƣởng này đã dẫn đến một loạt những chính sách, hành động và cách cai trị của 67 Mỹ, gây ra tinh thần chống Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới mà Tổng thống Hugo Chavez là ngƣời dám công khai bày tỏ tinh thần ấy. Nhƣ vậy, bên cạnh những mối “lo toan” trong quan hệ với các nƣớc lớn, đặc biệt là những cƣờng quốc mới nổi nhƣ Trung Quốc, đất nƣớc đƣợc xem là mối đe dọa lớn nhất đối với địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ hiện nay, Mỹ vẫn phải bận tâm đối phó với một thế lực đang nổi lên thách thức vị thế của Mỹ ngay tại “sân nhà”. Điều đó chứng tỏ vị thế bá chủ của Mỹ đang bị các mối đe dọa từ khắp mọi nơi trên thế giới rình rập. 3.2. TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI Những diễn biến trong quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela giai đoạn vừa qua có tác động ít nhiều tới các nƣớc và quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh cũng nhƣ trên thế giới, chủ yếu là những nƣớc có quan hệ hoặc liên quan trực tiếp tới hai nƣớc này. Do khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả chỉ xin đề cập tới tác động của mối quan hệ Mỹ - Venezuela tới quan hệ của từng nƣớc đối với các nƣớc “thân Mỹ” và “thân Venezuela”. 3.2.1. Tác động tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh Trƣớc hết, đối với các nƣớc cánh tả trong khu vực Mỹ Latinh và Cuba: quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Venezuela cũng đã ảnh hƣởng khá lớn đối với quan hệ của những nƣớc này đối với Mỹ và với Venezuela. Venezuela là nƣớc dẫn đầu trong phong trào cánh tả ở khu vực này, do đó, trong cuộc đối đầu với Mỹ, Venezuela cần có những đồng minh và các đồng minh đó chính là các nƣớc cánh tả cùng có tƣ tƣởng phản đối chính sách của Mỹ và chống đối Mỹ. Kể từ khi lên cầm quyền và lãnh đạo đất nƣớc theo hƣớng thiên tả, độc lập dần với Mỹ, Tổng thống Hugo Chavez đã thắt chặt hơn nữa quan hệ với các nƣớc có chính quyền cánh tả nhƣ Bolivia, Ecuador, Uruguay, Chile, Argentina…và Cuba. Tổng thống Hugo Chavez đã dùng dầu lửa nhƣ một trợ thủ đắc lực cho chính sách ngoại giao của ông đối với các nƣớc này. Bên cạnh hơn 80.000 thùng dầu chuyển cho Cuba mỗi ngày trong 68 thời gian nƣớc này bị cấm vận, Venezuela còn cung cấp dầu cho Nicaragua, Argentina, Uruguay với giá ƣu đãi, thấp hơn giá thị trƣờng tới 40% [8,tr.34, 34]. Ngoài ra, Venezuela còn xây dựng nhà máy lọc dầu công suất 150 nghìn thùng/ ngày giúp Nicaragua giảm khó khăn về nhiên liệu khi đất nƣớc này bị khủng hoảng do giá dầu thế giới quá cao [5,tr.12]. Rõ ràng sự tƣơng trợ này làm gia tăng vai trò của Venezuela ngay trong khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Mỹ. Nhƣ vậy, trong khi căng thẳng Mỹ - Venezuela càng gia tăng, chính phủ Venezuela càng tìm cách xích lại gần các nƣớc Mỹ Latinh hơn nhằm tạo ra một liên minh, một nền tảng vững chắc chống lại những chính sách và ảnh hƣởng truyền thống của Mỹ. Do đó, quan hệ giữa Venezuela và các nƣớc cánh tả Mỹ Latinh trong giai đoạn này trở nên gắn bó hơn bao giờ hết. Với Mỹ, những diễn biến trong quan hệ của Mỹ với Venezuela cũng khiến cho quan hệ Mỹ với các nƣớc cánh tả “thân Hugo Chavez” trở nên không mấy tốt đẹp. Tại khu vực ảnh hƣởng mà trƣớc đây Mỹ đã không ít lần can thiệp vào việc thiết lập các chính phủ thân Mỹ, giờ đây đã bắt đầu đứng lên phản kháng, chống lại Mỹ theo gƣơng Venezuela. Mỹ thấy rõ nguy cơ bị thu hẹp ảnh hƣởng đang đến gần do các chính phủ cánh tả lên ngôi ngày càng nhiều trong khu vực. Bởi vậy, Mỹ coi những nƣớc này nhƣ những trở ngại, cần phải đƣợc loại bỏ. Bên cạnh những nỗ lực lật đổ chính phủ của Tổng thống Chavez và sau này là của Tổng thống Nicolas Maduro, Mỹ vẫn ngấm ngầm hỗ trợ cho những phe đối lập nhằm lật đổ các chính phủ cánh tả đang đe dọa lợi ích của Mỹ tại khu vực mà Mỹ luôn coi là “của ngƣời Mỹ”. Tiêu biểu là ở Bolivia, sau khi nhà lãnh đạo bản xứ Evo Morales lên nắm quyền, Mỹ đã thành lập một khoản quỹ 13,3 triệu USD nhằm tài trợ cho các tổ chức, đảng phái chính trị chống lại chính quyền cánh tả của Tổng thống Morales. Khoản tiền này chủ yếu phục vụ cho mục tiêu thâm nhập vào các cộng đồng bản xứ, truyền bá hình mẫu tƣ bản, gây ảnh hƣởng tới các phƣơng tiện truyền thông, tạo tình cảm thân Mỹ, chống lại chủ nghĩa xã hội. Sự hỗ trợ của Mỹ tập trung vào các phong trào ly khai tại những khu vực giàu tài nguyên, ủng hộ quyền tự trị và thông qua đó gây bất ổn cho chính phủ cánh tả Morales. Nhƣ vậy, có thể thấy, quan hệ của 69 Mỹ với các nƣớc cánh tả trong thời gian này cũng xấu đi cùng với quan hệ Mỹ Venezuela bởi sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Chavez cho những nƣớc này. Đối với các nƣớc cánh hữu, đồng minh của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh nhƣ Colombia, Peru và Mexico: quan hệ của Venezuela và những nƣớc này cũng không đến mức tồi tệ nhƣ quan hệ của Mỹ với các nƣớc cánh tả. Chỉ đáng lƣu ý là quan hệ của Venezuela với Colombia, đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại khu vực Tây Bán Cầu. Trong quan hệ căng thẳng với Venezuela, Mỹ đã sử dụng Colombia nhƣ một mắt xích quan trọng để chống lại “đối thủ” bằng cách lợi dụng mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa hai quốc gia này trong quá khứ. Mỹ đã từng cáo buộc Venezuela hỗ trợ cho lực lƣợng phiến quân Colombia chống lại chính quyền thân Mỹ ở đất nƣớc này. Thậm chí, có những nghi ngờ rằng chính Mỹ là thế lực đứng sau lƣng kích động những căng thẳng đến mức sắp xảy ra một cuộc chiến tranh gần đây giữa hai nƣớc. Với mục đích lật đổ chính quyền Chavez và Maduro của Mỹ thì mối nghi ngại này hoàn toàn có cơ sở. Nhƣ vậy, trong mối quan hệ với các nƣớc cánh hữu thân Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, xung đột giữa Mỹ và Venezuela càng kích thích Mỹ lợi dụng bất đồng giữa những nƣớc này với Venezuela để chống phá Venezuela và “khoét sâu” thêm những bất đồng ấy. 3.2.2. Tác động tới quan hệ quốc tế trên thế giới Bên cạnh những tác động đối với các mối quan hệ trong khu vực, mối quan hệ Mỹ - Venezuela giai đoạn 1998 đến nay còn có những ảnh hƣởng nhất định tới quan hệ của mỗi nƣớc này đối với các quốc gia khác ngoài khu nhƣ Nga, Trung Quốc, Iran, Iraq và Bắc Triều Tiên. Trƣớc hết là trong mối quan hệ với Nga và Trung Quốc, hai đối tác mới của Venezuela đồng thời là hai đối thủ đang cạnh tranh với vai trò của Mỹ trong những năm gần đây ở khu vực Mỹ Latinh. Sự hiện diện của hai nƣớc này có tác động trực tiếp tới mối quan hệ Mỹ - Venezuela nhƣng đồng thời cũng nhận tác động trở lại của mối quan hệ này. Sự thân thiết gần đây giữa Venezuela với hai nƣớc lớn đã làm cho Mỹ không khỏi quan ngại vì vai trò và vị thế của Mỹ đang bị thách thức bởi 70 những đối thủ đáng gƣờm. Những mâu thuẫn giữa Mỹ và Venezuela càng là cơ hội cho Nga và Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn với Venezuela để lấn át Mỹ một cách công khai mà không bị mang tiếng là “chơi xấu” bởi thực tế, Venezuela và các nƣớc Mỹ Latinh tự mở cửa mời chào họ. Do đó, trong khi quan hệ của Venezuela với Nga và Trung Quốc càng thân thiết thì Mỹ càng phải đề phòng trong quan hệ với những nƣớc này. Có nghĩa là một mặt, Mỹ vẫn duy trì hợp tác với các cƣờng quốc này, mặt khác, phải tranh giành ảnh hƣởng với những nƣớc này bằng cách thay đổi chính sách đối ngoại với các nƣớc mà Trung Quốc và Nga đang có mối quan hệ ngày càng khăng khít. Cụ thể ở đây là với các nƣớc Mỹ Latinh. Gần đây, khi Nga và Trung Quốc ngày càng tỏ rõ sự quan tâm sâu sắc đến thị trƣờng rộng lớn ở khu vực Mỹ Latinh và ngày càng thắt chặt hơn nữa quan hệ song phƣơng với các quốc gia trong khu vực không chỉ về kinh tế mà cả trên lĩnh vực anh ninh chính trị, quân sự, chính quyền Obama đã tích cực thực hiện những chuyến công du tới các nƣớc Mỹ Latinh nhằm phát đi một thông điệp rằng, họ không bỏ rơi Mỹ Latinh nhƣ nhiều ngƣời vẫn thƣờng nghĩ và bày tỏ thiện chí muốn hợp tác sâu hơn với các nƣớc này. Chẳng hạn nhƣ chuyến công du 6 nƣớc Mỹ Latinh của Ngoại trƣởng Clinton từ ngày 28/2 đến ngày 5/3 năm 2010, chuyến công du 3 nƣớc Mỹ Latinh khác của Tổng thống Barack Obama từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 3 năm 2011. Trƣớc đó, vào năm 2007, Tổng thống George Bush cũng thực hiện một chuyến công du tƣơng tự tới các nƣớc này trong vòng 7 ngày từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 3. Gần đây nhất, ngày 9/10/2014, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã thực hiện chuyến công du 6 ngày tới ba nƣớc Mỹ Latinh là Colombia, Chile và Peru. Tuy rằng mục đích cụ thể của mỗi chuyến đi là khác nhau nhƣng mục đích chung của chính quyền Mỹ vẫn là khởi động lại mối quan hệ đã bị lãng quên một thời gian với các nƣớc Mỹ Latinh, đồng thời khẳng định lại vai trò và ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực này nhƣ một thông điệp gửi tới Nga, Trung Quốc hay bất kỳ cƣờng quốc nào muốn cạnh tranh với Mỹ. Nhìn chung, từ sự căng thẳng với Venezuela và thấy đƣợc những thay đổi trong cục diện khu vực mà Tổng thống Hugo Chavez và ngƣời kế vị ông là Tổng thống Nicolas Maduro là một nhân tố quan trọng góp phần tạo ra, Mỹ đã phải 71 nhanh chóng điều chỉnh chính sách đối ngoại và thận trọng hơn khi quan hệ với những cƣờng quốc đang đe dọa ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Trong quan hệ với Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên: kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Chavez cũng thắt chặt quan hệ với những nƣớc này trong khi cả ba nƣớc đều bị Mỹ liệt vào danh sách các nƣớc có khả năng đe dọa đến hòa bình, an ninh thế giới bởi các nƣớc này có tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân. Do đó, kể từ khi căng thẳng với Venezuela, quan hệ của Mỹ với các nƣớc này cũng suy giảm nhiều, đặc biệt là với Iran bởi lẽ ngoài những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực giữa hai nƣớc thì bản thân cá nhân hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Iran Ahmadinejad và Tổng thống Venezuela Hugo Chavez còn có một mối quan hệ tình bạn thân thiết. Cả Tổng thống Ahmadinejad và Tổng thống Chavez đều thƣờng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với những chính sách gây tranh cãi hoặc nhạy cảm của nhau cũng nhƣ thể hiện thái độ ác cảm đối với nƣớc Mỹ. Bởi vậy, Mỹ coi hai nƣớc này là “kẻ thù hàng đầu” đe dọa trực tiếp tới an ninh của Mỹ và không ngừng cảnh báo về mối đe dọa mà mối quan hệ giữa Venezuela và Iran có thể đem lại cho hòa bình thế giới [58]. Tuy nhiên, những phản ứng của Mỹ cũng nhƣ những chính sách của “đế quốc Mỹ”, theo cách gọi của Tổng thống Hugo Chavez, chỉ càng làm cho quan hệ của Venezuela với những nƣớc này thêm khăng khít và ngày càng thách thức Mỹ. Tóm lại, mối quan hệ song phƣơng có nhiều xung đột, căng thẳng trên lĩnh vực an ninh - chính trị trong giai đoạn vừa qua của Mỹ và Venezuela đã ít nhiều khiến cho quan hệ của mỗi nƣớc với những nƣớc “đồng minh” của mình có những biến đổi. Những nƣớc thân Mỹ và đối địch với Venezuela thì càng gần Mỹ hơn để Mỹ có thể sử dụng làm công cụ chống lại Venezuela. Ngƣợc lại, những nƣớc thuộc phe cánh tả và ủng hộ chính sách của Tổng thống Hugo Chavez thì cũng ngày càng xích lại gần Venezuela hơn để cùng nhau chống Mỹ và càng góp phần làm cho quan hệ của họ với Mỹ gặp nhiều khó khăn. Vậy, trong tƣơng lai, phải đối mặt với những mối quan hệ còn nhiều trở ngại, phức tạp này nhƣ thế nào là một vấn đề hết sức quan trọng đối với tất cả những nƣớc trong cuộc và cả những nƣớc có liên quan tới 72 mối quan hệ Mỹ - Venezuela. Đây cũng là điều không chỉ làm đau đầu các quan chức chính phủ của các nƣớc có liên quan mà còn gây ra nhiều tranh luận đối với các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia này. 3.3. DỰ BÁO XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NƢỚC TRONG THỜI GIAN TỚI Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, khi Tổng thống Nicolas Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela và Tổng thống Barack Obama vẫn tiếp tục điều hành Nhà Trắng, thì mối quan hệ giữa hai nƣớc sẽ ít có cơ hội đƣợc cải thiện. Nhƣng trong một vài năm tới, khi có sự thay đổi về ngƣời lãnh đạo của hai quốc gia cũng nhƣ những biến động về chính trị xã hội của hai nƣớc, sẽ có một số kịch bản có thể xảy ra đối với diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela. Kịch bản thứ nhất là Tổng thống Maduro vẫn tiếp tục nắm quyền ở Venezuela sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018, còn ở Mỹ, một vị Tổng thống cứng rắn hơn Tổng thống Barack Obama giành đƣợc quyền lãnh đạo sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, thì những chính sách mà họ áp dụng để đối phó với Venezuela sẽ dứt khoát hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc mối quan hệ này sẽ xấu đi. Thực tế kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ hồi tháng 11/2014 vừa qua cho thấy kịch bản này có khả năng xảy ra khá cao. Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này, cử tri Mỹ đã bày tỏ rõ sự thất vọng của họ đối với chính quyền của Tổng thống Obama và không ít ngƣời đã chê trách vị Tổng thống của họ không đủ kiên quyết và dứt khoát trong các vấn đề đối ngoại và chƣa giải quyết đƣợc những vấn đề đối nội. Kết quả là, Đảng Cộng hòa đã giành đa số ghế trong Thƣợng viện và lần đầu tiên kể từ năm 2006 đến nay, phe Cộng hòa giành đƣợc quyền kiểm soát cả hai viện trong quốc hội Mỹ. Điều đó có nghĩa là, Tổng thống Obama sẽ vấp phải sự cản trở từ phía Đảng Cộng hòa khi đƣa ra bất kỳ chƣơng trình nghị sự nào trong hai năm nhiệm kỳ còn lại. Trong quan hệ với Venezuela kể từ khi lên cầm quyền năm 2009 đến nay, những chính sách của Tổng thống Obama cũng chƣa đem lại một kết quả nào mang tính bƣớc ngoặt và nhiều lần bị chỉ trích là mềm yếu. Vậy, nếu kịch 73 bản này xảy ra, trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, một ứng cử viên “cứng rắn” nào đó của Đảng Cộng hòa lên làm tổng thống và đƣa ra những chính sách đối ngoại quyết đoán hơn thì có lẽ mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela sẽ còn tồi tệ hơn tình trạng hiện tại. Kịch bản thứ hai, mối quan hệ Mỹ - Venezuela cũng có thể rẽ sang một ngả mới hòa dịu hơn nếu trong thời gian tới hoặc nhiệm kỳ tới, Tổng thống Nicolas Maduro không còn điều hành đất nƣớc mà thay vào đó là một chính phủ thân Mỹ của phe đối lập. Trƣớc khi rời Venezuela tới Cuba trị bệnh hồi cuối năm 2012, cố Tổng thống Hugo Chavez đã giao lại trọng trách lãnh đạo cuộc cách mạng Bolivar cho Ngoại trƣởng Nicolas Maduro và kêu gọi quần chúng nhân dân ủng hộ cho ông Maduro. Kết quả là, sau khi Tổng thống Chavez qua đời, vào ngày 14/4/2013, ông Maduro đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, mặc dù chỉ dẫn trƣớc đối thủ phe đối lập Henrique Capriles 1,6% với số phiếu ủng hộ là 50,7% (ông Capriles 49,1%). Tuy nhiên, đối thủ của tân Tổng thống Maduro đã không thừa nhận sự thất bại và cho rằng có sự gian lận trong quá trình kiểm phiếu. Ngay sau cuộc bầu cử, các cuộc biểu tình rầm rộ do phe đối lập lãnh đạo đã nổ ra trên khắp các đƣờng phố thủ đô Caracas. Thêm vào đó, Tổng thống Maduro tiếp nhận vị trí lãnh đạo khi đất nƣớc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng thực sự với tỉ lệ lạm phát đƣợc xếp vào hàng cao nhất thế giới (56.2%) [91], cuộc sống nhân dân ngày càng sa sút vì khan hiếm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu…Tình trạng trên lại một lần nữa là cái cớ để phe đối lập lên án chính sách điều hành, quản lý kém hiệu quả của chính phủ và gây nên những cuộc biểu tình nghiêm trọng. Các cuộc đụng độ giữa ngƣời biểu tình và lực lƣợng chức năng sau đó đã cƣớp đi sinh mạng của hàng chục ngƣời và khiến Venezuela rơi vào tình trạng bất ổn sâu sắc. Mặc dù đã đƣợc cố Tổng thống Hugo Chavez đích thân chỉ định làm tổng thống và cũng đƣợc những ngƣời đã từng tôn thờ Hugo Chavez ủng hộ, nhƣng chiếc ghế quyền lực của Tổng thống Maduro vẫn không ngừng bị đe dọa kể từ sau cuộc bầu cử đến nay. Phe đối lập và các thế lực phản động, dƣới sự hỗ trợ kín đáo của Mỹ, vẫn luôn chờ đợi cơ hội để lật đổ chính quyền bất cứ lúc nào. Nếu một chính phủ thân Mỹ đƣợc lập lên ở 74 Venezuela sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018, thì nhiều ngƣời tin rằng, mối quan hệ Mỹ - Venezuela sẽ có thể là một mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ nhƣng không bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực, và cũng sẽ không còn những cuộc xung đột ngoại giao căng thẳng nhƣ hiện nay. Kịch bản thứ ba và cũng là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất, đó là kịch bản với sự can dự của yếu tố Trung Quốc. Với tình hình nhƣ hiện nay khi Trung Quốc ngày càng đầu tƣ mạnh mẽ vào Venezuela, đặc biệt là lĩnh vực khai thác dầu khí, và trở thành đối tác nhập khẩu dầu lớn thứ hai của Venezuela sau Mỹ, nhiều ngƣời tin rằng, trong tƣơng lai không xa, Trung Quốc sẽ thay thế vị trí số một của Mỹ. Theo các số liệu chính thức, sản lƣợng dầu của Venezuela xuất sang Trung Quốc hiện ở khoảng 524.000 thùng dầu/ngày, tƣơng đƣơng hơn 20% lƣợng dầu xuất khẩu của Venezuela, và nƣớc này vẫn không ngừng hƣớng tới mục tiêu tăng lƣợng dầu xuất sang Trung Quốc lên 1 triệu thùng/ngày vào năm 2015, nhằm thay thế lƣợng dầu xuất sang Mỹ [31]. Mới đây, trong chuyến công du tới Venezuela ngày 20/7/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Maduro đã quyết định nâng quan hệ giữa hai nƣớc từ quan hệ đối tác chiến lƣợc vì sự phát triển chung lên quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện. Trái lại, Mỹ cũng đang tìm kiếm những giải pháp năng lƣợng khác nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu lửa của Venezuela. Nhƣ vậy, trong khi những căng thẳng ngoại giao vẫn chƣa đƣợc giải quyết, hai bên đều muốn tìm con đƣờng mới hạn chế sự ràng buộc lẫn nhau, còn Trung Quốc và một số cƣờng quốc khác ngoài khu vực lại đang “tấn công” mạnh mẽ các thị trƣờng giàu có tài nguyên thiên nhiên khoáng sản ở Mỹ Latinh, rất có thể trong một vài năm tới, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ trong vai trò là đối tác nhập khẩu dầu lửa lớn nhất của Venezuela. Khi đó, mối quan hệ Mỹ - Venezuela sẽ trở nên phức tạp hơn tùy thuộc vào lực lƣợng nắm quyền ở quốc gia Nam Mỹ này. Tới lúc đó, mối quan hệ Trung – Mỹ cũng sẽ tác động lớn tới quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela và ngƣợc lại, và thế giới sẽ đƣợc chứng kiến những màn kịch bất ngờ khó đoán trƣớc. 75 KẾT LUẬN Xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan, mối quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay đã diễn ra khá phức tạp với sự đan xen giữa xung đột và hợp tác trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Trong lĩnh vực an ninh – chính trị, quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela đã trải qua một thời kỳ khó khăn suốt từ năm 1998 đến nay bởi những mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại và những căng thẳng ngoại giao giữa hai nƣớc. Cũng có những thời điểm, chính phủ Mỹ và Veneuzela bày tỏ thiện chí khôi phục lại quan hệ ngoại giao và cải thiện mối quan hệ giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, những bất đồng trong chính sách đối ngoại cũng nhƣ phản ứng của hai nƣớc trƣớc những hành động của nhau đã khiến cho mối quan hệ càng thêm rạn nứt và rơi vào bế tắc. Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù cũng có những tranh chấp nhƣng mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela vẫn đƣợc duy trì đều đặn bởi sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong lĩnh vực thƣơng mại nhờ vai trò kết nối của nguồn dầu lửa của Venezuela. Mặc dù có những căng thẳng, đối đầu giữa hai nƣớc nhƣng Venezuela dƣới sự lãnh đạo của cố Tổng thống Hugo Chavez vẫn có những chƣơng trình hỗ trợ những hộ gia đình có thu nhập thấp và những ngƣời nghèo trên khắp nƣớc Mỹ. Hành động này đã thể hiện đƣợc đƣờng lối thiên tả của Tổng thống Hugo Chavez, sẵn sàng giúp đỡ những ngƣời nghèo, mong muốn đem lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn, dù đó là ngƣời dân của nƣớc nào. Quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào những biến động chính trị, xã hội của hai nƣớc, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào việc ai sẽ là tổng thống tiếp theo ở cả hai quốc gia. Mối quan hệ này sẽ chƣa thể bƣớc sang một giai đoạn mới nếu nhƣ chính quyền hai nƣớc không có những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại với nhau. Trong mối quan hệ với Mỹ và Venezuela, Việt Nam vẫn khéo léo tranh thủ cả hai quốc gia này. Với Mỹ, sau nhiều năm bình thƣờng hóa quan hệ, Mỹ và Việt Nam ngày càng có nhiều hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong 76 những năm gần đây, Mỹ trở thành đối tác kinh tế lớn của Việt Nam và có nhiều đầu tƣ, hỗ trợ đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội Việt Nam. Với Venezuela, xuất phát từ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nƣớc, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh hợp tác với Venezuela trên nhiều lĩnh vực. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Venezuela ngày càng thắm thiết và có nhiều triển vọng trong tƣơng lai. Do đó, việc duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Venezuela vẫn đang đƣợc chính phủ Việt Nam chú trọng, vì những lợi ích quan trọng của quốc gia. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lại Lâm Anh (2010), Viện kinh tế chính trị thế giới, “Phong trào cánh tả và hệ lụy của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ latinh”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 07, tr.53-58. 2. Đỗ Lộc Diệp (1997), Mỹ Latinh một vùng năng động, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Thái Văn Long (2002), “Mỹ và cuộc đảo chính bất thành ở Venezuela”, Viện quan hệ quốc tế Học viện chính trị Quốc gia TPHCM, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 10, tr.40. 4. Nguyễn Hồng Sơn (2007), “ Kinh tế và kế hoạch công nghiệp hóa nền kinh tế của chính phủ Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 6, tr.5 5. Nguyễn Hồng Sơn (2010), “ Kinh tế xã hội Venezuela dƣới thời Tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 09, tr.9-15. 6. Lê Khƣơng Thùy (2009), “ Chính sách đối ngoại của các nƣớc Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 07, tr.27 7. Lê Thị Thu Trang (2009), “Venezuela dƣới thời của Tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 04, tr.45-51. 8. Nguyễn Xuân Trung (2010), “Nền ngoại giao dầu mỏ của Venezuela dƣới thời Tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 10, tr.34. 9. Đỗ Minh Tuấn (2005), “Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 11, tr.35-41 10. Nguyễn Khánh Vân (2008), “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Khoa Quốc tế học, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội 11. Nguyễn Thị Khánh Vân (2010), “Venezuela những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam ”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Khoa Quốc tế học, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội. 78 12. Ivo H. Daaelder & James M. Lindsay (2003), “Chính sách ngoại giao của Mỹ trong một thế kỷ mới”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 6, tr.46-50 13. Jamie Glozov (2003), “Học thuyết Bush”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 02, tr.15. 14. Randall B. Ripley và James M. Lindsay (chủ biên) (2002), Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị, quốc gia Hà Nội. 15. Thierry Meyssan (2014), “Vai trò của Mỹ trong các cuộc khủng hoảng ở Syria, Ukraine và Venezuela”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số 054 – TTX, tr.25-32. 16. “Mƣu đồ của Mỹ đối với Venezuela”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số 061 – TTX 2014, tr.24-28. 17. “Mỹ chống Venezuela: Chiến tranh lạnh chuyển sang nóng”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam,số 070 – TTX 2014, tr.6-9. 18. “Nga và Trung Quốc cùng lúc mở rộng ảnh hƣởng ở “sân sau” của Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam,số 161 – TTX 2014, tr.1416. 19. “Tƣơng lai nào cho chủ nghĩa Chavez ở Venezuela?”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số 042 – TTX 2014, tr.7-14. 20. “Venezuela hậu Chavez”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số 114 – TTX 2013, tr.1-19. 21. “Xung quanh sự kiện Hugo Chavez đắc cử tổng thống Venezuela” (2006), Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 12, tr.67. Tài liệu từ các website 22. Chavez bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tại địa chỉ: bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090419_chavez_us.shtml 23. Chavez đón Ahmadinejad, chọc tức Mỹ, tại địa chỉ: bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120110_chavez_iran_meeting.shtml 79 24. Chính phủ Venezuela và Trung Quốc ký 38 văn kiện hợp tác, tại địa chỉ: vietnamplus.vn/chinh-phu-venezuela-va-trung-quoc-ky-38-van-kien-hoptac/272103.vnp 25. Chính sách đối ngoại sau sự kiện 11/9 của Mỹ có thay đổi?, tại địa chỉ: nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/tulieuquocte/chinhsach-i-ngo-i-m-sau-s-ki-n-11-9-co-thay-i-1.311371 26. Chuyện ăn chia trong khai thác dầu mỏ, tại địa chỉ: petrotimes.vn/dau-tienquyen-luc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo 27. Cuộc chiến bí mật của CIA ở Bolivia và Venezuela, tại địa chỉ: tintuc.xalo.vn/001039200580/Cuoc_chien_bi_mat_cua_CIA_o_Bolivia_va_ Venezuela.html 28. Cuộc đua của Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga ở Mỹ Latinh tại địa chỉ: vov.vn/the-gioi/quan-sat/cuoc-dua-cua-nhat-ban-my-trung-quoc-va-nga-omy-la-tinh-343180.vov 29. Đối thoại với Mỹ có phải là lời giải cho bất ổn tại Venezuela, tại địa chỉ: baonghean.vn/quoc-te/binh-luan-quoc-te/201403/doi-thoai-voi-my-co-phaila-loi-giai-cho-bat-on-tai-venezuela-462865/ 30. Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Venezuela, tại địa chỉ: baonghean.vn/quoc-te/201405/ha-vien-my-thong-qua-du-luat-trung-phatvenezuela-489901/ 31. Mỹ mong gì ở Venezuela thời kỳ hậu Chavez, tại địa chỉ: xangdau.net/tintuc/thi-truong-xang-dau-the-gioi/my-trung-quoc-venezuela-va-van-de-daumo-29010.html 32. Mỹ trục xuất 3 nhà ngoại giao Venezuela để trả đũa, tại địa chỉ : vietnamplus.vn/my-truc-xuat-3-nha-ngoai-giao-venezuela-de-tradua/223440.vnp 33. Những cái nhất trên thị trường xăng dầu thế giới, tại địa chỉ: vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/03/nhung-cai-nhat-tren-thitruong-xang-dau-the-gioi/ 80 34. Những kịch bản quan hệ Mỹ - Venezuela, tại địa chỉ: petrovietnam.info/energy/index.php?/nhng-kch-bn-quan-h-mvenezuela.vietnamep 35. Quan hệ Iran-Venezuela gây nguy hiểm cho Mỹ?, tại địa chỉ: baomoi.com/Quan-he-IranVenezuela-gay-nguy-hiem-choMy/119/3125521.epi 36. Sức mạnh mềm Trung Quốc vươn tới “sân sau” của Mỹ tại địa chỉ: mofahcm.gov.vn/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns091102092138 37. Tan băng quan hệ, tại địa chỉ: bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090419_americas_hope.shtml 38. Tổng thống Venezuela đề nghị Mỹ đối thoại cải thiện quan hệ, tại địa chỉ: thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/tong-thong-venezuela-de-nghi-my-doi-thoaicai-thien-quan-he-20140222103042762.htm 39. Tính cách của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, tại địa chỉ: antg.cand.com.vn/vivn/vuan/2008/9/69940.cand?Page=2 40. Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại với Mỹ La-tinh, tại địa chỉ: baomoi.com/Trung-Quoc-thuc-day-hop-tac-thuong-mai-voi-MyLatinh/45/7077425.epi 41. Trưng cầu dân ý tại Venezuela: Tổng thống Hugo Chavez thoát nạn, tại địa chỉ: vietbao.vn/The-gioi/Trung-cau-dan-y-tai-Venezuela-Tong-thong-HugoChavez-thoat-nan/45120432/159 42. Venezuela cần Nga bảo vệ, tại địa chỉ: tin247.com/tong_thong_chavez_venezuela_can_nga_bao_ve-2-46516.html 43. Venezuela làm gì với dầu mỏ, tại địa chỉ: vietbao.vn/The-gioi/Venezuelalam-gi-voi-dau-mo/40069537/159/ 44. Venezuela lên án phát biểu mang tính can thiệp của Tổng thống Obama, tại địa chỉ: dantri.com.vn/chau-my/venezuela-len-an-phat-bieu-mang-tinh-canthiep-cua-tong-thong-obama-841023.htm 81 45. Venezuela phá vỡ âm mưu đảo chính, tại địa chỉ: www.sggp.org.vn/thegioi/2014/3/344407/ 46. Venezuela triệu hồi toàn bộ nhân viên lãnh sự ở Mỹ, tại địa chỉ: vov.vn/Home/Venezuela-trieu-hoi-toan-bo-nhan-vien-lanh-su-oMy/20121/197659.vov 47. Venezuela Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược tại địa chỉ: vietnamplus.vn/venezuela-va-trung-quoc-tro-thanh-doi-tac-chien-luoc-toandien/271963.vnp 48. Venezuela và sự lựa chọn một con đường, tại địa chỉ: dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30683&cn_id= 338930 49. Washington điều chỉnh sách lược đối với các nước Mỹ Latinh, tại địa chỉ: antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=60679 Tiếng Anh 50. Carl Patchen (2010), Hugo Chavez's Anti-Imperialist Rhetoric Soars as Relations with the U.S. Decline, Council on Hemispheric Affairs, tại địa chỉ: thecuttingedgenews.com/index.php?article=12548&pageid=&pagename= 51. James Petras (2013), US- Venezuela Relations: A Case Study of Imperialism and Anti-Imperialism, tại địa chỉ globalresearch.ca/us-venezuela-relations-acase-study-of-imperialism-and-anti-imperialism/5354929 52. Judith Ewell (1996), Venezuela and the United States: From Monroe's Hemisphere to Petroleum's Empire. Athens, Ga., and London, University of Georgia Press tại địa chỉ: net.org/reviews/showrev.php?id=852 53. Mark P. Sullivan (2008), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy", United States Congressional Research Service. 54. Mark P. Sullivan (2009), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy", United States Congressional Research Service. 82 55. Mark P. Sullivan (2011), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy", United States Congressional Research Service. 56. Mark P. Sullivan (2012), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy", United States Congressional Research Service 57. Mark P. Sullivan (2014), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy", United States Congressional Research Service. 58. Sean Goforth (2011), “Axis of Unity: Venezuela, Iran & the Threat to America”, 59. Stephen J. Randall (2004), United States- Latin American relations in the post- Cold War, post- 9-11 years, Journal of Military and Strategic Studies, Summer, Vol 6, Issue 4, p.1 60. United States Government Accountability Office (2009), “Drug control. U.S Counternacotics cooperation with Venezuela has declined” Tài liệu từ các website 61. A new time in US-Venezuela relations?, tại địa chỉ: eluniversal.com/2010/07/02/en_ing_esp_a-new-time-in-usven_02A4124655.shtml 62. American navy 'helped Venezuelan coup', tại địa chỉ: guardian.co.uk/world/2002/apr/29/venezuela.duncancampbell 63. As The US sleeps,China conquers Latin America, tại địa chỉ: forbes.com/sites/realspin/2014/10/15/as-the-u-s-sleeps-china-conquers-latinamerica/ 64. Background note: Venezuela, tại địa chỉ: state.gov/r/pa/ei/bgn/35766.htm 65. Chavez: Bush “devil”; “US on the way down”, tại địa chỉ: edition.cnn.com/2006/WORLD/americas/09/20/chavez.un/index.html?eref=y ahoo 66. Chávez condemns bombings by U.S., tại địa chỉ: latinamericanstudies.org/venezuela/chavez-condemns.htm 83 67. Chávez rebuts U.S. official, denies link to violent groups, tại địa chỉ: latinamericanstudies.org/venezuela/denies.htm 68. Chavez-Obama Meeting at Summit Relaunches US-Venezuela Relations, tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/news/4376 69. China in huge Venezuela oil deal, tại địa chỉ: news.bbc.co.uk/2/hi/8260200.stm 70. Hugo Chavez ends 'successful' Cuba cancer treatment, tại địa chỉ: bbc.co.uk/news/world-latin-america-18044258 71. “Obama Increases Hostility Toward Venezuela: It’s an Election Year”, tại địa chỉ: cepr.net/index.php/op-eds-&-columns/op-eds-&-columns/obamaincreases-hostility-toward-venezuela-its-an-election-year 72. President Obama’s Travel to Latin America, tại địa chỉ: america.gov/st/texttransenglish/2011/February/20110222101755su0.992911 73. Tearful Hugo Chávez prays for God to spare him from cancer, tại địa chỉ: guardian.co.uk/world/2012/apr/06/tearful-hugo-chavez-prays-cancer 74. Trade in Goods with Venezuela, tại địa chỉ: census.gov/foreigntrade/balance/c3070.html 75. U.S. Counternarcotics Cooperation with Venezuela Has Declined, tại địa chỉ: gao.gov/products/GAO-09-806 76. US expels Venezuela's Miami consul Livia Acosta Noguera, tại địa chỉ: bbc.co.uk/news/world-us-canada-16461697 77. US foreign policy: Exceptionalism, tại địa chỉ: americanforeignrelations.com/E-N/Exceptionalism.html 78. US Policy Increasingly Out of Touch with Latin America’s New Political Reality, tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/analysis/6916 79. U.S. Policy Toward Latin America, tại địa chỉ: state.gov/p/wha/rls/rm/2011/156757.htm 80. U.S. Policy Towards Venezuela and Colombia Will Change Little Under Obama, tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/analysis/4136 84 81. U.S. Poor to Benefit from 6th Year of Subsidized Venezuelan Heating Oil, tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/news/5965 82. US investigates Venezuela coup role, tại địa chỉ: news.bbc.co.uk/2/hi/americas/1988213.stm 83. US restricts travel for some Venezuelan officials, tại địa chỉ: mediaexpress.reuters.com/search/basic?terms=venezuela&searchField=all&s ort=date&isSuggestword=true 84. U.S.-Venezuela Trade Facts, tại địa chỉ: ustr.gov/countriesregions/americas/venezuela 85. U.S.-Venezuelan Relations, tại địa chỉ: cfr.org/venezuela/us-venezuelanrelations/p9253#p4 86. Venezuela tại địa chỉ: educationusafair.org/universidade/venezuela.php 87. Venezuela: A Threat To The Security Of The USA?, tại địa chỉ: chavezcode.com/2012/01/venezuela-threat-of-good-example.html 88. Venezuela, an imaginary threat, tại địa chỉ: guardian.co.uk/commentisfree/cifamerica/2009/feb/17/barack-obamavenezuela-hugo-chavez 89. Venezuela at crossroads, U.S. ambassador says, tại địa chỉ: latinamericanstudies.org/venezuela/crossroads.htm 90. Venezuela's CITGO to Provide Cheap Gas for U.S. Hospitals, Nursing Homes and Schools, tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/news/1327 91. Venezuela's Maduro says 2013 annual inflation was 56.2 pct, tại địa chỉ: reuters.com/article/2013/12/30/venezuela-inflation-annual 92. Venezuela’s Maduro slams US after ex-intelligence head detained on US drug charges, tại địa chỉ: mediaexpress.reuters.com/search/basic?terms=venezuela&searchField=all&s ort=date&isSuggestword=true 93. Venezuela's Economy, tại địa chỉ: useconomy.about.com/od/worldeconomy/p/venezuela_eco.htm 85 94. Venezuela expels US naval 'spy', tại địa chỉ: news.bbc.co.uk/2/hi/4675572.stm 95. Venezuela: facts and figures tại địa chỉ: opec.org/opec_web/en/about_us/171.htm 96. Venezuela’s Foreign Affairs Minister Says Relations with U.S. are Frozen, tại địa chỉ: venezuela-us.org/2011/06/06/venezuela%E2%80%99s-foreignaffairs-minister-says-relations-with-u-s-are-frozen/ 97. Venezuela - Foreign investment, tại địa chỉ: nationsencyclopedia.com/Americas/Venezuela-FOREIGNINVESTMENT.html#b 98. Venezuela Freezes Relations with U.S.; Triggers Oil Price Hike, tại địa chỉ: gatestoneinstitute.org/2199/venezuela-freezes-relations-with-us 99. Venezuela oil minister seeks U.S. investment, tại địa chỉ: reuters.com/article/2010/04/15/venezuela-oil-opecidUSN1523721520100415 100. Venezuela: Petroeum and other liquids tại địa chỉ: eia.gov/countries/cab.cfm?fips=ve 101. Venezuela threatens to cut US oil, tại địa chỉ: news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7238214.stm 102. Venezuela-US trade under the microscope, tại địa chỉ: news.bbc.co.uk/2/hi/business/6214533.stm 103. 2000 International Arrivals to the United States, tại địa chỉ: travel.trade.gov/view/m-2000-I-001/2000_4qtr_analysis.html 104. 2014 Monthly Tourism Statistics, tại địa chỉ: travel.trade.gov/view/m-2014I-001/table6.html 86 [...]... quan hệ giữa hai nƣớc giai đoạn từ năm 1998 đến nay Từ đó, đánh giá những ảnh hƣởng, tác động của mối quan hệ này đối với quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới Ngoài ra, tác giả đƣa ra những dự báo về triển vọng mối quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian tới 13 CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY 1.1 DI SẢN CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TRƢỚC NĂM 1998. .. của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng: Chương 1: Những yếu tố tác động đến mối quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay: Chƣơng này trình bày khái quát mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela giai đoạn trƣớc năm 1998, những yếu tố khách quan và chủ quan trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mối quan hệ giữa hai nƣớc 12 Chương 2: Thực trạng quan hệ. .. khách quan và chủ quan tác động đến mối quan hệ Mỹ -Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay - Thực trạng mối quan hệ hai nƣớc trên lĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế trong giai đoạn 1998 đến nay - Những tác động của mối quan hệ hai nƣớc đối với quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những diễn biến trong quan hệ Mỹ - Venezuela. .. hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay: Chƣơng này tập trung trình bày, phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế và một số lĩnh vực khác Chương 3: Nhận xét về mối quan hệ Mỹ - Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay và dự báo xu hướng vận động của mối quan hệ này trong thời gian tới: Chƣơng này tổng kết lại những đặc điểm chính trong quan. .. sáng tỏ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quan hệ song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela từ năm 1998 đến nay - Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa hai nƣớc trong giai đoạn đã lựa chọn 11 - Phân tích những tác động của mối quan hệ Mỹ - Venezuela đối với quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới, đồng thời đƣa ra dự báo về triển vọng của mối quan hệ này trong thời gian tới... Châu Mỹ Ngày Nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí An ninh quốc phòng hay trên những trang web của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Thông Tấn Xã Việt Nam Đây là những tài liệu phục vụ đắc lực cho đề tài nghiên cứu Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay, trên... hội Venezuela đã chạm đáy tại đỉnh cao quyền bá chủ của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, “thời kỳ vàng của chủ nghĩa tân tự do” [51] Đây cũng chính là cơ sở xã hội khách quan cho sự hình thành xu thế thiên tả và thúc đẩy xu thế này trở thành trào lƣu cánh tả ở Venezuela sau năm 1998 1.2 NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA 1.2.1 Những yếu tố khách quan Quan hệ Mỹ - Venezuela. ..Nhƣ vậy, cho đến nay, đề tài Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay vẫn đƣợc coi là một đề tài mới mẻ và cần thiết bởi vẫn chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ này trên từng lĩnh vực cụ thể Tuy nhiên, nguồn tài liệu đề cập tới những diễn biến trong quan hệ ngoại giao, an ninh – chính trị cũng nhƣ kinh tế giữa Mỹ và Venezuela rất phong phú Ngoài... duy trì mối quan hệ với Venezuela, đồng thời gìn giữ đƣợc vị trí của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh là một vấn đề quan trọng đối với chính quyền Mỹ bởi trên thực tế, Mỹ vẫn đang có những lợi ích thiết yếu cả về kinh tế và chính trị tại Mỹ Latinh cũng nhƣ ở Venezuela Yếu tố thứ tƣ là sự gia tăng ảnh hƣởng của các cƣờng quốc bên ngoài khu vực Quan hệ Mỹ - khu vực Mỹ Latinh nói chung và quan hệ Mỹ - Venezuela. .. đều không thể từ bỏ Đây thực sự là một cuộc chiến giữa hai nền ngoại giao: “ngoại giao dầu mỏ” của Venezuela và “ngoại giao phòng ngừa” của Mỹ, một cuộc chiến tuy không đổ máu nhƣng đầy căng thẳng, kịch tính 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY 2.1 TRÊN PHƢƠNG DIỆN AN NINH – CHÍNH TRỊ 2.1.1 Những căng thẳng trong quan hệ hai nƣớc Mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela trên ... quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay: Chƣơng trình bày khái quát mối quan hệ Mỹ Venezuela giai đoạn trƣớc năm 1998, yếu tố khách quan chủ quan trực tiếp gián tiếp tác động đến mối quan hệ. .. lƣu cánh tả Venezuela sau năm 1998 1.2 NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA 1.2.1 Những yếu tố khách quan Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến chịu tác... DI SẢN CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TRƢỚC NĂM 1998 Trƣớc năm 1998, mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela mang đặc điểm mối quan hệ Mỹ với nƣớc Mỹ Latinh nói chung, mối quan hệ phụ thuộc chặt

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan