Giáo án mĩ thuật tiểu học tuần 8 chuẩn năm học 2015.2016

10 336 0
Giáo án mĩ thuật tiểu học tuần 8 chuẩn năm học 2015.2016

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án mĩ thuật tuần 8 tiểu học chuẩn năm học 2015.2016. Soạn đầy đủ, chi tiết theo Hướng dẫn chuân KTKN, HD điều chỉnh nội dung day hoc, tích hợp BVMT. Mọi người không cần phải chỉnh, dùng được ngay. Tuần 8 Từ khối 1 đến khối 5.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 8 – MÔN MĨ THUẬT NĂM HỌC: 2015 - 2016 (Từ ngày 12 tháng 10 năm 2015 đến ngày 16 tháng 10 năm 2015) Thứ ngày Lớp Tiết Tiết PPCT Tên bài Đồ dùng Hai 12/10 3B 1 8 Vẽ tranh: Vẽ chân dung Tranh minh hoạ 2B 2 8 TTMT: Xem tranh tiếng đàn bầu Tranh minh hoạ 1A 3 8 Vẽ hình vuông và hình chữ nhật Tranh minh hoạ 3A 4 8 Vẽ tranh: Vẽ chân dung Tranh minh hoạ 2A 5 8 TTMT: Xem tranh tiếng đàn bầu Tranh minh hoạ 1B 1 8 Vẽ hình vuông và hình chữ nhật Tranh minh hoạ Năm 5A 15/10 5B 2 8 Vẽ theo mẫu:Mẫu vẽ có dạng hình trụ và.. Vật mẫu 4 8 Vẽ theo mẫu:Mẫu vẽ có dạng hình trụ và.. Vật mẫu 4A 5 8 Tập nặn tạo dáng,nặn hoặc xé dán con vật Vật mẫu Ba 13/10 Tư 14/10 Sáu 16/10 KHỐI 1 1 BÀI 8: VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU - HS nhận biết hình vuông và hình chữ nhật. - Biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật - Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích. - HSNK: vẽ được cân đối các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Một vài đồ vật là hình vuông, hình chữ nhật, - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. - Bài vẽ của học sinh. Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, sáp màu . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài Các con đã được vẽ nét thẳng, nét nghiêng, nét ngang, nét cong. Hai nét ngang ghép với hai nét thẳng được hình vuông, hình chữ nhật. Cách vẽ như thế nào? Qua bài 8 cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ nhé. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng - Học sinh nhắc lại đầu bài HĐ1 Giới thiệu hình vuông và hình chữ nhật - Giáo viên treo hình vuông, hình chữ nhật bằng bìa lên bảng lên bảng. - Học sinh quan sát và trả lời ? - Đây là hình gì? + Hình vuông, hình chữ nhật + Hình vuông: Có 4 nét, hai nét ngang và hai nét dọc đều bằng nhau. + Hình chữ nhật : Hai nét dọc ngắn hơn hai nét ngang. - Học sinh quan sát và so sánh ?- Hai hình này giống và khác nhau chổ nào? + Giống: Đều có 4 nét, 2 nét ngang và hai nét dọc + Khác: Có 2 nét dài và 2 nét ngắn - Giáo viên cất tấm bìa trên bảng - Học sinh quan sát xung quanh trong lớp tìm những đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật. ? - Tìm những đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật? + Hình vuông: Viên gạch hoa, mặt hộp phấn.. + Hình chữ nhật: Cái bảng lớp, cửa sổ, quyển vở, mặt bàn.. Tiểu kết Các đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật có rất nhiều trong cuộc sống, đựơc tạo bởi 4 nét đó là 2 nét ngang và 2 nét dọc HĐ2 Cách vẽ - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật 2 ?- Hình vuông được vẽ bằng mấy nét? Là những nét gì? + Được vẽ bằng 4 nét. + Đó là 2 nét ngang và 2 nét dọc. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ lên bảng. + Hai nét ngang trước, hai nét dọc sau HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của học sinh năm trước ?- Các con thích bài vẽ nào nhất? - Học sinh quan sát tham khảo bài vẽ trong vở. - Học sinh thực hành trong vở, giáo viên quan sát và gợi ý cách vẽ. + Vẽ thêm cửa sổ, cưả ra vào, hàng rào, mây vào hình có sẵn trong vở tập vẽ + Vẽ màu theo ý thích + Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trưng bày bài lên bảng. ?- Những bài vẽ nào vẽ đẹp ? Bài nào vẽ chưa đẹp? - Lớp nhận xét giáo viên bổ sung, tuyên dương những bài vẽ đẹp. * Dặn dò Chuẩn bị Bài 9 Xem tranh Phong cảnh KHỐI 2 BÀI 8: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU 3 (Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sĩ Tốt) I. MỤC TIÊU - Học sinh làm quen và tiếp xúc, tìm hiểu với tranh sơn dầu của hoạ sĩ. - Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc của tranh. - HSNK : Chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích. II. CHUẨN BỊ Giáo viên:- Sưu tầm một vài bức tranh của hoạ sĩ bằng các chất liệu khác nhau, - Tranh của học sinh. Học sinh: - Vở tập vẽ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Giới thiệu bài - Giáo viên treo tranh lên bảng ? - Tranh trên bảng gồm có tranh của ai? + Tranh của hoạ sĩ và tranh của thiếu nhi - Giáo viên để lại tranh của hoạ sĩ Sĩ Tốt trên bảng Đây là tranh của hoạ sĩ Sĩ Tốt. Vẽ về Tiếng đàn bầu. Các con sẽ quan sát tìm hiểu nội dung, đường nét, bố cục, màu sắc, chất liệu của tranh. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng - Học sinh nhắc lại đầu bài HĐ1 Xem tranh - Học sinh quan sát tranh Tiếng đàn bầu trên bảng. - Giáo viên chia nhóm thảo luận : Gồm 4 nhóm Nhóm 1: Các con hãy nêu tên của bức tranh và tên hoạ sĩ? + Tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sĩ Tốt. Nhóm 2 : Tranh vẽ mấy người? + Chú bộ đội và hai em bé đang ngồi trên chỏng tre. Nhóm 3 : Chú bộ đội và hai em bé đang làm gì? + Chú bộ đội đang say mê gãy đàn + Một em bé đang qùy trên chỏng tre sờ ngôi sao trên mũ, một em bé nằm tay tì vào má chú ý lắng nghe từng tiếng đàn Nhóm 4 : Màu sắc được sử dụng như thế nào? + Màu trầm ấm, yên bình, trầm lặng. Một ngày nghỉ của chú bộ đội được vui giải trí cùng thiếu nhi. - Các nhóm trả lời, giáo viên bổ sung góp ý. Tiểu kết Hoạ sĩ Sĩ Tốt quê ở làng Cổ Đô huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Tranh Tiếng đàn bầu là bức tranh vẽ đẹp nói lên tình cảm thắm thiết giữa chú bộ đội với thiếu nhi. Tranh được sử dụng màu xanh của lá cây cho quần áo, màu đen của tóc, màu nâu của nền nhà…Đây là tranh được vẽ bằng sơn dầu ( dầu lanh pha lẫn với bột màu. Dẻo khi vẽ, đanh chắc khi khô, vẽ dày, vẽ mỏng tuỳ ý, vẽ lên tường, vải, gỗ) đều được. ? Các con có thích tranh này không? Vì sao? - Học sinh quan sát một số tranh trên bảng 4 - Lớp quan sát và trả lời câu hỏi. ? Các con có nhận xét gì về các bức tranh trên? - Hình vẽ, màu sắc và nội dung HĐ2 Nhận xét - Đánh giá - Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm thảo luận sôi nổi, cá nhân phát biểu hăng hái. Trò chơi : Vẽ chân dung chú bộ đội lên bảng lớp - Giáo viên phổ biến luật chơi. Chia 3 nhóm - Giáo viên nhận xét đánh giá tuyên dương các nhóm vẽ nhanh, đẹp Dặn dò : Chuẩn bị bài 9 Vẽ theo mẫu Vẽ cái mũ KHỐI 3: BÀI 8: TẬPVẼ TRANH CHÂN DUNG ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu hình dáng khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung - Tập vẽ tranh chân dung đơn giản. - HSNK: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng , sắp xếp hình ảnh cân đối, màu sắc phù hợp. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi, - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ chân dung của học sinh năm cũ, - Học sinh: - Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài Các con thường được ngắm nhìn những khuôn mặt người thân và những người xung quanh. Khuôn mặt tròn, dài, vuông, bạn trai, bạn gái, ông, bà hay bố, mẹ, anh hay chị …Thế nào là vẽ chân dung? Qua bài 8 cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ tranh chân dung. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng - Học sinh nhắc lại đầu bài HĐ1 Tìm hiểu về cách vẽ tranh chân dung - Giáo viên treo tranh, ảnh chân dung lên bảng ?- Tranh, ảnh trên bảng vẽ gì? + Vẽ nửa người ?- Các con có biết vẽ về đề tài gì không ? + Vẽ đề tài tranh chân dung ? - Vậy tranh chân dung là vẽ như thế nào? + Vẽ nửa người. Có cổ , đầu, vai, 5 + Diễn đạt khuôn mặt là chính: như mắt, mũi, miệng, tai và cảm xúc của từng người, độ tuổi, giới tính…. Tóm lại Tranh chân dung là vẽ nửa người, diễn đạt khuôn mặt là chính như vui hay buồn, già, trẻ, gái, trai, miệng rộng hay hẹp, tóc dài hay ngắn, mắt to hay nhỏ, mũi cao hay thấp… ?- Hãy tả lại khuôn mặt người mà các con yêu quý nhất? HĐ2 Cách vẽ - Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ lên bảng - Học sinh theo dõi các bước vẽ trong hình gợi ý trên bảng + Vẽ đầu hình tròn trước + Vẽ cổ và vẽ vai + Vẽ chi tiết như tóc tai, mắt, mũi, miệng .. + Vẽ màu khuôn mặt, vai, tóc, mắt, mũi… - Học sinh nhắc lại cách vẽ HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét bài vẽ của năm học trước ?- Các con có nhận xét gì về bài vẽ trên? - Học sinh quan sát tham khảo bài vẽ trong vở. - Học sinh thực hành trong vở tập vẽ. - Vẽ một khuôn mặt người thân của mình. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trưng bày bài lên bảng. ?- Các con thích bài vẽ nào nhất ? Vì sao ? - Học sinh nhận xét và nêu cảm nghĩ của mình, giáo viên bổ sung, tuyên dương những bài vẽ đẹp, những bài vẽ chưa song về nhà vẽ tiếp. Trò chơi Thi ghép hình chân dung nhanh - Thực hiện theo 4 tổ đã quy định - Giáo viên phổ biến luật chơi ( Ghép các hình màu rời, thành một bức tranh chân dung) - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và nêu cảm nghĩ của mình Dặn dò Chuẩn bị bài 9 Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn ơ KHỐI 4: BÀI 8 : TẬP NẶN TẠO DÁNG 6 NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I. MỤC TIÊU - Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật, - Học sinh biết cách nặn được các con vật theo ý thích, - HSNK: Hình nặn cân đối gần giống con vật mẫu. * BVMT: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: - Tranh ảnh một số con vật quen thuộc, - Hình gợi ý cách vẽ, - Bài vẽ của học sinh lớp trước. - Học sinh: - Sách giáo khoa, Giấy vẽ, - Bút chì tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh * Giới thiệu bài ? Gia đình các con thường nuôi những con vật gì? Tả lại đặc điểm con vật đó ? Các con vật đó có đặc điểm và nét đáng yêu riêng. Hôm này cô cùng các con sẽ tập quan sát kĩ một số con vật qua tranh, ảnh để nặn lại hình dáng, đặc điểm của chúng. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng . - Học sinh nhắc lại đầu bài. HĐ1 Quan sát và nhận xét - Giáo viên treo tranh ảnh lên bảng. - Học sinh quan sát và nhận xét. ?- Các con có biết tên con vật này không? Là con gì? + Con trâu, bò, chó, mèo, con vịt, gà, con voi ... ? - Các con vật này giống, khác nhau chổ nào? + Giống : Có đầu, mình, chân, đuôi.... + Khác : Về hình dáng, đặc điểm và màu sắc ? - Nêu các bộ phận của con vật mà em thích nhất? + Có đầu hơi tròn, tai dài, mắt, mũi... Ví dụ : Nặn con chó + Mình hơi tròn, đuôi dài, chân cao. + Màu xám, vàng màu đen, khoang... Tóm lại Các con vật đều có đặc điểm, hình dáng, màu sắc hoạt động khác nhau, nhưng đều có đầu, thân, chân, đuôi... HĐ2 Cách nặn - Học sinh quan sát nhận xét một số con vật đã nặn sẵn: Mèo, trâu, bò, gà, lợn, voi, rùa... ? – Các con thích nặn con vật nào nhất? - Giáo viên hướng dẫn cách nặn con vật đó - Học sinh quan sát cách nặn ơ 7 * Nặn gồm có hai cách + Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép lại. + Cách 2: Nặn thành thỏi đất, rồi vuốt dần để tạo thành hình dáng con vật. Như đi, đứng, chạy, nhảy, leo, trèo... - Nặn con vật một màu hoặc nhiều màu tuỳ ý. - Giáo viên ghép các bộ phận của con vật đã được nặn sẵn Ví dụ Nặn và tạo dáng con vật con mèo. - Học sinh nhắc lại cách nặn con vật. HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát tham khảo sản phẩm của năm học trước - Các con hãy nặn con vật mà mình thích, tạo dáng đi, đứng, chảy, nhảy, leo trèo...cho sinh động. - Học sinh nặn theo nhóm 4. - Giáo viên quan sát và gợi ý những nhóm đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Các nhóm trưng bày sản phẩm. Tự giới thiệu sản phẩm. - Lớp nhận xét sản phẩm của các nhóm - Giáo viên cùng học sinh chấm và phân loại sản phẩm theo ba mức độ : xuất sắc, hoàn thành, chưa hoàn thành. Dặn dò : * BVMT: Dặn HS luôn có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật - Chuẩn bị bài 9 Vẽ trang trí Đơn giản hoa lá KHỐI 5 BÀI 8: VẼ THEO MẪU MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU I. MỤC TIÊU - HS hiểu hình dáng, đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - HS biết cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Vẽ được hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. CHUẨN BỊ GV:- SGK, một vài mẫu có dạng hình trụ và hình cầu khác nhau 8 - Bài vẽ của HS lớp trước, hình hướng dẫn cách vẽ... HS: - SGK, giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, tẩy III . CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùnghọc tập * Giới thiệu bài Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật hình trụ và hình cầu. Đó là những đồ vật nào? Bài học hôm nay cô cùng các con tập quan sát những đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu để nắm được cách vẽ hình trụ và hình cầu. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng . Học sinh mở sách giáo khoa bài 8 HĐ1 Quan sát và nhận xét - Giáo viên bày vật mẫu lên bàn. Học sinh quan sát và trả lời ?- Các đồ vật trên đâu là hình trụ ? Đâu là hình cầu? + Hình trụ: Cái chai, hộp bánh, cái cốc, lọ hoa, cái xô + Hình cầu: Quả cam, quả bóng, quả táo ? - Hình trụ nằm trong khung hình gì? Hình cầu nằm trong khung hình gì? + Hình trụ nằm trong hình chữ nhật đứng + Hình cầu nằm trong hình vuông ? - Hãy kể tên những đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu mà em biết? HĐ2 Cách vẽ ?- Bài vẽ hôm nay yêu cầu gì? + Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu - Giáo viên bày hộp bánh và quả bóng lên bàn, để học sinh tìm ra cách vẽ. ? - Trên bàn có những đồ vật gì? + Hộp bánh và quả bóng ?- Các con có nhận xét gì về hai đồ vật trên? + Hộp bánh có dạng hình tròn, quả bóng nhựa tròn to. + Hai vật này đặt gần nhau + Quả bóng đặt trước, hộp bánh đặt sau ? - Theo các con cần vẽ mấy bước? (5 bước) Bước1: Phác khung hình chung và riêng của từng vật mẫu vừa phải trong tờ giấy. Bước2: Tìm tỉ lệ của hình trụ và hình cầu. Bước3: Vẽ phác hình từng đồ vật bằng nét thẳng. Bước4: Chỉnh sửa hình cho gần giống mẫu Bước5: Vẽ màu có đậm có nhạt - Học sinh nhắc lại cách vẽ - Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ được treo trên bảng 9 HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét bài vẽ của năm học trước - Học sinh quan sát tham khảo bài vẽ trong vở - Học sinh thực hành vẽ hình trụ và hình cầu vào vở tập vẽ - Quan sát thật kỹ vật mẫu rồi mới vẽ - Chú ý cách sắp xếp bố cục, tỉ lệ của hai vật mẫu. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Lớp trưng bày bài lên bảng. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét + Bố cục Sắp xếp cân đối vừa phải trong tờ giấy + Tỉ lệ và đặc điểm của hình + Đậm nhạt Dặn dò Chuẩn bị bài 9 TTMT Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam 10 ... - Giáo viên ghép phận vật nặn sẵn Ví dụ Nặn tạo dáng vật mèo - Học sinh nhắc lại cách nặn vật HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát tham khảo sản phẩm năm học trước - Các nặn vật mà thích, tạo dáng... có nhạt - Học sinh nhắc lại cách vẽ - Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ treo bảng HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét vẽ năm học trước - Học sinh quan sát tham khảo vẽ - Học sinh thực... vai, tóc, mắt, mũi… - Học sinh nhắc lại cách vẽ HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét vẽ năm học trước ?- Các có nhận xét vẽ trên? - Học sinh quan sát tham khảo vẽ - Học sinh thực hành tập

Ngày đăng: 14/10/2015, 17:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan