VỀ một dấu ấn của TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH TRONG HAI đứa TRẺ của THẠCH LAM

11 754 2
VỀ một dấu ấn của TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH TRONG HAI đứa TRẺ của THẠCH LAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THAM GIA KỈ YẾU NGỮ VĂN, TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG 2013 VỀ MỘT DẤU ẤN CỦA TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH TRONG HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM Nguyễn Kim Anh GV Trường THPT Chuyên Hà Giang Thạch lam bước vào văn đàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX, khi văn học hiện thực và lãng mạn đều đã đạt được những thành tựu đáng kể, việc xác lập một chỗ đứng đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi, dấn bước. Và có lẽ, nhìn lại cả một văn nghiệp ngắn ngủi nhưng nhiều dấu ấn của Thạch Lam, ít nhiều ta đã thấy được sự thành công của việc mở lối đi riêng ấy: nhà văn đã đi thành một dòng riêng giữa hiện thực và trữ tình, đã “viết thơ” trong truyện ngắn. Điểm độc đáo làm nên phong cách truyện ngắn Thạch Lam chính là kiểu truyện ngắn trữ tình phi cốt truyện với bút pháp tâm lí trữ tình đặc sắc. Bút pháp này được đánh dấu bởi việc nhà văn không thiên về những xung đột gay gắt trong đời sống mà lại chủ yếu xoáy vào những rung động tâm hồn, những khắc khoải trong tâm linh, tạo ra một loại truyện không có chuyện, ít sự kiện nhưng thấm đẫm chất thơ, bàng bạc của cảm xúc. Lối viết này đã đưa Thạch Lam vào dòng văn xuôi trữ tình thế giới với những tên tuổi như Xtêphan Xvaigơ của Áo, K.Pau-tốp-xki của Nga. Trong văn học Việt Nam, giai đoạn 1930-1945, ngoài Thạch Lam còn có một số cây bút khác viết kiểu truyện ngắn trữ tình này như Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. 1 Hai đứa trẻ là một trong số những tác phẩm thành công nhất, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. Soi rọi tác phẩm từ phía những đặc điểm của kiểu truyện ngắn trữ tình, sẽ cho ta thấy sức hấp dẫn riêng và lí giải được vì sao từ khi ra đời cho đến nay, trải qua nhiều thập kỉ Hai đứa trẻ vẫn không thôi gây rung động trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc. Dấu ấn đầu tiên và đậm nét nhất của kiểu truyện ngắn trữ tình trong Hai đứa trẻ chính là một bức tranh hiện thực đời sống nhưng lại được đan dệt bằng cả hai tố chất, chất thực và chất thơ. Thạch Lam đã dung nạp thơ vào văn xuôi với sự hòa quyện chất hiện thực và chất trữ tình. Nếu như chất thực ít nhiều làm nên chuyện_yếu tố căn bản của tự sự, thì chất thơ lại làm nên cảm xúc_yếu tố căn bản của trữ tình. Chất thơ trong bức tranh đời sống được Thạch Lam phản ánh trong Hai đứa trẻ là sự dạt dào của cảm xúc trong tâm hồn và nét gợi cảm, thơ mộng của bức tranh thiên nhiên. Chất thơ ấy được nhà văn chắt chiu từ cuộc sống thường nhật, lọc đi những lớp váng vẩn đục của cuộc sống hằng ngày và phủ lên bao thứ vụn vặt là một cảm xúc trữ tình bàng bạc với những cảm giác, cảm xúc tinh tế, mơ hồ mong manh trong thế giới tinh vi của tâm hồn. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, cuộc sống dù hiu hắt, quẩn quanh vẫn toát lên một vẻ lãng mạn thi vị riêng. Bởi vậy, trong Hai đứa trẻ, ngay mở đầu truyện, Thạch Lam đã dẫn dụ người đọc vào ngay một bức tranh thiên nhiên miền quê yên tĩnh, thơ mộng. Bức tranh thiên nhiên ấy được Thạch Lam khéo léo đặt vào điểm nhìn của Liên, một cô bé ngây thơ, mới lớn, có những xúc cảm chân thành về đồng đất quê hương. Qua cái nhìn đó bao vẻ thanh bình, yên ả, bình dị nên thơ của 2 thiên nhiên mang hồn quê Việt cứ dần hiện ra. Một đặc điểm nữa của bức tranh thiên nhiên, và có lẽ cả bức tranh đời sống trong truyện ngắn Thạch Lam là thường được tái hiện trong một khoảng thời gian “nhạt nắng” có nghĩa là không có sự gay gắt, rực rỡ, thường là chiều tà, đêm tối, chớm bình minh... Trong nhiều truyện ngắn trữ tình thế giới, đặc biệt là truyện ngắn của Pau – tốp – xki ta cũng gặp những thời điểm tái hiện thiên nhiên nhẹ nhàng, khẽ khàng như thế (Tuyết, Bình minh mưa…). Phố huyện trong Hai đứa trẻ cũng được đặt trong nền thiên nhiên đang đi dần vào đêm trong hai thời khắc chiều tà và đêm tối. Chỉ tính riêng về thời gian, hai khoảnh khắc ấy vốn dĩ đã dễ gợi cho con người bao tâm trạng, hai khoảnh khắc ấy dễ làm toát lên vẻ nên thơ của một thiên nhiên “êm mượt như nhung”. Dưới sự tinh tế của cái nhìn và ngòi bút Thạch Lam, thiên nhiên khéo được gợi bằng một vài nét vẽ tinh tế, nhẹ nhàng. Trước hết đấy là một bầu trời thoáng đãng mà đượm buồn lúc hoàng hôn với “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, một bầu trời quê gợi một vũ trụ cao rộng mênh mông với “thăm thẳm sao” và ánh sáng “lập lòe của những con đom đóm”. Và cũng như bầu trời kia, tất cả những nét vẽ khác của bức tranh thiên nhiên phố huyện đều toát lên vẻ “mượt” và “nhẹ”. Đó là bao thứ âm thanh mỏng nhẹ vô cùng: tiếng của ngọn gió quê, tiếng muỗi vo ve, “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng theo gió nhẹ đưa vào” …Đó là một thứ mùi thoang thoảng, dìu dịu “hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi” làm thành “một mùi âm ẩm bốc lên”. (Không ít lần ta đã bắt gặp những mùi như thế trong văn Thạch Lam, một thứ mùi phải tinh tế lắm mới nhận ra, mùi của đất hanh khô, của quần áo mùa đông năm trước trong Gió lạnh đầu mùa, mùi hương hoàng lan dịu nhẹ trong Dưới bóng 3 hoàng lan…). Tất cả những bầu trời, âm thanh, mùi vị…ấy gợi một thiên nhiên muôn thuở, tĩnh lặng, mênh mông, thi vị dễ đánh thức trong lòng người đọc bao xúc cảm mong manh, quen thuộc vốn ngủ quên trong kí ức tuổi thơ đồng quê. Chất thơ trong Hai đứa trẻ không chỉ toát lên từ vẻ thơ mộng của bức tranh thiên nhiên mà còn được đan dệt từ tâm hồn con người với tất cả chiều sâu, sự vi diệu, vẻ phong phú vô tận của nó. Các nhân vật của Thạch Lam thường có thái độ, cách nhìn đời đầy nâng niu, trân trọng, khiến người đọc tưởng như đang đối diện với những con người nhạy cảm, tinh tế vô cùng. Đó là Thanh trong Dưới bóng hoàng lan với những rung động khẽ khàng trong vườn nhà bà, bên cô hàng xóm, là Tân với “những rung động khe khẽ như cánh bướm non” của một người Lần đầu làm cha… Nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ cũng vậy, một thiếu nữ mới lớn giàu cảm xúc, nhạy cảm trước cuộc sống. Thạch Lam đã khéo léo tái hiện những rung động mong manh ấy của cô. Đó là một cảm nhận tinh tế khi Liên nhận thấy “mùi riêng của đất, của quê hương này”, khi Liên chạm vào cái xà tích mà trong lòng dấy lên một chút tự hào của cô gái mới lớn, là cảm nhận lãng mạn khi hoa bàng khẽ rơi trên vai, là nỗi xót thương, đồng cảm cho số phận những đứa trẻ nghèo nhặt rác. Đó còn là “nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”, “nỗi buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn”, thứ cảm xúc quen thuộc mà bao người vẫn có trong thời khắc ấy nhưng phải đọc Thạch Lam ta mới như được khơi gợi lại, mới nhận ra, cảm xúc mới ùa về. Đấy chẳng phải là sự thành công vốn có của một bài thơ với dòng cảm xúc chủ đạo là dòng buồn ư? Cứ theo dòng tâm trạng ấy của Liên, mạch cảm xúc trữ tình lại phát triển, từ 4 buồn man mác, thành buồn thương, và cuối tác phẩm có lẽ là nỗi buồn đau mơ hồ của một tâm hồn đang bị giam trói trong nhịp sống tàn tạ, tù túng nơi phố huyện. Chất thơ trong bức tranh thiên nhiên, trong tâm hồn nhân vật trong Hai đứa trẻ cũng cũng chính là những dòng “chân cảm” của nhà văn trước cuộc sống, là cảm xúc của Thạch Lam xào xạc trên những trang văn, là hơi thở của quê hương, là cái hồn Việt bình dị, thân thiết, nên thơ. Tuy vậy nó cũng là một cách “đánh bẫy” người đọc của một cây bút giàu tinh tế, một kiểu nhà văn “là tên mật thám của tâm hồn”. Một mặt chất thơ của bức tranh thiên nhiên đời sống, tâm hồn ấy ru vỗ người đọc trong những cảm xúc bâng khuâng, dịu dàng, tưởng như không có gì, để rồi ngay sau đó nó khiến người đọc đột ngột sa vào sợi tơ của những day dứt, ám ảnh của chính chất thực trong bức tranh đời sống. Nếu như chất thơ gây cho người đọc ấn tượng bởi cái nhẹ nhàng, man mác, thi vị, thì chất thực trong bức tranh đời sống Thạch Lam lại gây sự ám ảnh về cái mòn mỏi, tàn tạ. Thạch Lam không chiếm lĩnh hiện thực bằng cái nhìn nghiêm ngặt, tỉnh táo như bao cây bút hiện thực đương thời. Truyện của Thạch Lam không hướng tới hiện thực áp bức, đấu tranh, không khai thác cuốc sống nhiều ở phía đói nghèo cùng cực như truyện của Ngô Tất Tố, Nam Cao…Truyện ngắn của ông là kiểu truyện trữ tình nên chất thực cũng mang nét riêng, là chất của cuộc sống với bao cảnh đời, bao số phận trong cái “ao đời” phẳng lặng, đơn điệu. Trong Hai đứa trẻ cũng vậy, phố huyện được nhà văn khắc sâu ở phía buồn chán, sự luẩn quẩn, tẻ nhạt, tối tăm, vô nghĩa của 5 đời sống, của những kiếp người tàn tạ. Để miêu tả một đời sống như thế, Thạch Lam tiếp tục bẫy người đọc vào những chuyện tưởng như chẳng có gì. Nói cách khác là chất liệu hiện thực mà Thạch Lam dùng tưởng như vô cùng đơn giản, vụn vặt: một cuộc sống uể oải ở một huyện lẻ heo hút, với một đám người cứ đến tối lại lục tục kéo ra sân ga, vừa chờ tàu vừa mưu sinh, với hai đứa trẻ trông nom một gian hàng tạp hóa có những buồn vui âm thầm. Nhưng chính những cái vụn vặt ấy lại có ma lực gây ấn tượng nghẹt thở bởi cái buồn chán của những kiếp người vô nghĩa, bế tắc. Xét một cách sâu xa, cái nghèo đói chỉ là cái đói vật chất, nhưng buồn chán lại là cái đói tinh thần, âm ỉ hơn, tê tái hơn. Nó là đối tượng mới của tình cảm nhân đạo trong Văn học 30-45, là kết quả của sự thức tỉnh ý thức cá nhân, để nhà văn có thể đồng cảm với những nỗi khổ khuất sâu trong tâm hồn con người, với nỗi đau riêng mà trước đó tưởng như không có gì của mỗi cá nhân. Nhưng phản ánh cái buồn chán cũng là một sự mạnh dạn của nhà văn, bởi nếu không đạt độ sâu, độ ám ảnh, nó dễ khiến tác phẩm nhạt nhẽo, vô vị, dễ bị đánh đồng thành “ý nghĩa xã hội mờ nhạt, non kém”. Chất thực trong truyện ngắn Thạch Lam và trong Hai đứa trẻ nói còn có một nét riêng, ấy là nhà văn thường đặt nhân vật vào một không gian hiu hắt và ngập đầy bóng tối để cuộc sống với những tù túng, tẻ nhạt, tâm trạng con người với những buồn thương bế tắc cùng đồng hiện. Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam đầy dụng ý khi đặt phố huyện vào một khoảng thời gian, không gian đặc biệt. Thời khắc ngày tàn, và không gian diễn ra sự tranh chấp giữa ánh sáng và bóng tối. Bóng tối đã trở thành nhân vật chính lấn át, làm chủ toàn bộ không gian phố huyện như một ám ảnh, tạo một cảm quan xót xa về 6 đời sống. Để làm được điều đó, Thạch Lam đã vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại. Trước hết là nhà văn chuyển điểm nhìn miêu tả bóng tối vào mắt Liên “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần…”. Vậy là từ không gian vật lí, bóng tối đã đột nhập vào không gian tâm lí; từ bóng tối của ngày tàn, đêm khuya, bóng tối đã len lỏi thành bóng tối của nỗi buồn chán trong tâm hồn. Sau đó nhà văn còn đầy dụng ý khi để từ mắt Liên, bóng tối tỏa ra ngày càng đậm đặc, về màu sắc thì “ngày càng sẫm đen hơn nữa”, về sức lan tỏa thì bóng tối cứ xâm lấn dần các ngõ ngách, xóa mờ các đường nét và đến cuối tác phẩm chỉ còn lại mình nó “đêm trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. Để tô đậm nhân vật vô hình này, Thạch Lam còn vận dụng thủ pháp tương phản: dùng ánh sáng để tả bóng tối. Trong đêm đen của phố huyện, ánh sáng nếu có xuất hiện chỉ nhỏ bé và yếu ớt, là những vệt sáng, quầng sáng, khe sáng, hột sáng thưa thớt, chấm sáng lơ lửng…và vì thế chỉ làm tăng độ đậm đặc, bao phủ của bóng tối. Đó là ý đồ riêng của nhà văn, tô đậm bóng tối để biến nó thành cái nền u ám cho những kiếp người “mờ mờ nhân ảnh” xuất hiện. Đây mới là trung tâm của bức tranh đời sống, là đối tượng để nhà văn làm nổi bật chất thực trong tác phẩm, một chất thực toát ra từ cái tù đọng, mỏi mòn của những cuộc đời chông chênh, lụi tàn. Ta cũng có thể bắt gặp cái tù đọng mòn mỏi này trong những trang văn của những cây bút truyện ngắn trữ tình khác, như cuộc sống của cô Quỳnh, cô Giao trong Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu, cuộc đời cô đơn, túng thiếu, u buồn của Alan, một văn sĩ, trong Bình nguyên tuyết phủ của Pau-tốp-xki. Trở lại với Hai đứa trẻ, những kiếp người tàn nơi phố huyện, được cây bút nhiều dấu ấn hiện đại Thạch Lam đặt vào hai khung cảnh. Trước hết ấy là cảnh chợ tàn, chợ vốn là 7 một dấu hiệu cho thấy mức độ của đời sống, ấm no hay đói nghèo, cơ cực. Chợ được Thạch Lam bắt nhạy bằng hai tín hiệu, về thị giác là những phế thải xác xơ của một chợ nghèo còn vương sót lại trên mặt đất với “vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía”, về khứu giác là một thứ mùi âm ẩm bốc lên từ cát bụi và rác rưởi…Cả hình ảnh và mùi vị đều cho thấy đây là một mùi của chợ tàn và cũng là của đời tàn. Sau nữa, đó là cảnh đêm tối, tất cả cứ thầm lặng với vài tiếng thở dài,“mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”, cứ đặc quánh trong bóng đêm, chập chờn trong vài thứ ánh sáng yếu ớt. Trong nền cảnh đó là những kiếp người tàn nơi phố huyện, là bà cụ Thi_người còn nhưng tâm hồn tàn lụi, là vài đứa trẻ con nhà nghèo nhặt rác, là mẹ con chị Tí với gánh hàng nước, bác phở Siêu với gánh phở ế ẩm, gia đình nhà bác xẩm bên manh chiếu rách, và cả hai chị em Liên. Họ mỗi người một hoàn cảnh khác nhưng đều giống nhau ở lầm lụi mưu sinh, vật vờ tồn tại. Có thể thấy, ngòi bút Thạch Lam đã vượt qua trình độ miêu tả bề ngoài để lắng đọng vào hiện thực bên trong, để nghiền ngẫm và phân tích, khám phá bản chất đời sống, một đời sống tưởng như không có gì đáng kể. Cái hay của chất thực trong Hai đứa trẻ còn ở chỗ, nhà văn đã giảm bớt chất thô mộc, xù xì, góc cạnh của cuộc đời, và lấy cuộc đời như điểm xuất phát để vươn tỏa những ước mơ, khát vọng của nhân vật. Thế nhưng cũng vì là chất thực nên những ước mơ đó cũng mong manh, vội tắt. Ước mơ được chị em Liên và bao người dân phố huyện gửi cả vào một chuyến tàu đêm. Chuyến tàu ấy như một nhu cầu tinh thần bức thiết để vượt qua cái nhịp điệu mòn chán nơi phố huyện, nó còn là biểu tượng của “một chút thế giới khác đi qua” với đầy âm thanh và ánh sáng. Với chị em Liên, đợi tàu là để vui ghé, vui lây, nhúng mình vào một thế giới của niềm vui, hạnh 8 phúc, để được sống lại với những tia hồi quang của quá khứ, là biểu hiện của niềm khát khao đổi thay trong cuộc sống. Với những người dân phố huyện, đợi tầu mơ hồ hơn, như “mong đợi một chút gì tươi sáng cho cuộc sống thường ngày nghèo khổ của họ”. Tất cả những mơ ước nhỏ nhoi đó đều là những đốm sáng kì diệu trong tâm hồn mà nhà văn bằng tấm lòng yêu thương, trìu mến muốn nâng niu. Thế nhưng những đốm sáng ấy cũng mong manh bởi chuyến tàu ấy cũng chỉ vụt qua phố huyện như một ánh sao băng, rồi lại để lại phố huyện trong đêm tối. Chất thực trong đời sống đã được nhà văn nhìn và tái hiện theo phương thức nội cảm hóa, tức là lọc qua tâm tư, khúc xạ qua tâm hồn của chính bản thân, rồi chắt lấy những gì có sức gợi và ám ảnh nhất. Vì vậy, kể lại cuộc sống phố huyện bằng toàn những điều vụn vặt, không có gì, nhưng Thạch Lam đã khiến cho người đọc cứ day dứt không nguôi. Không dừng lại ở đó, nhà văn còn tinh tế chọn một chất giọng riêng trên những trang văn để tạo sức sống cho một bức tranh đời sống phố huyện vừa thi vị, lãng mạn vừa hiện thực kia. Đó là chất giọng thủ thỉ, tâm tình, thương mến với câu văn mềm mại, uyển chuyển, giàu chất thơ, Thạch Lam đã khiến cho truyện ngắn Hai đứa trẻ tinh gọn và giản dị như một bài thơ trong văn xuôi. Thậm chí khảo sát nhiều câu văn trong Hai đứa trẻ ta còn thấy câu văn như bị lây nhiễm cái nhạc điệu êm dịu, tự nhiên của thiên nhiên và của cảm xúc con người. Ví như câu “Chiều, chiều rồi” mới đọc tưởng như thừa một chữ chiều nếu xét ở góc độ nội dung thông báo. Nhưng kì thực một chữ chiều kia, Thạch Lam gửi vào đó nội dung cảm xúc, tâm trạng buồn ở buổi chiều chiều vốn rất quen thuộc với người Việt Nam trong ca dao, thêm vào đó, ba thanh bằng chồng xếp lên nhau khiến câu văn như một tiếng thở dài thấm 9 buồn dịu nhẹ vì những cái quá quen thuộc lại đến. Đọc vài trang Hai đứa trẻ, ta có thể thấy chất nhạc êm dịu trong thơ của một giọng văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc bàng bạc trong nhiều câu văn như thế “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát” hay “Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”… Chọn chất giọng trữ tình làm bè chủ, Thạch Lam đã khiến cho Hai đứa trẻ in sâu trong lòng người đọc như một bài thơ ngân nga, đầy dư ba, thấm đượm nỗi buồn trong sáng mà day dứt. Vậy là cả chất thực và chất thơ, hiện thực và trữ tình đã mang lại cho truyện ngắn Thạch Lam và Hai đứa trẻ vẻ mềm mại, tinh tế, khả năng biểu cảm với những rung động khẽ khàng nhưng không kém phần ám ảnh. Sự kết hợp này là một lựa chọn thông minh, mang dấu ấn riêng của nhà văn. Bởi chất thực khi được sự hỗ trợ của chất trữ tình của thơ thường giảm bớt đi cái xù xì, góc cạnh, xô bồ của “chất liệu đời sống”. Còn chất thơ khi dựa trên nền tảng vững chắc của hiện thực thì thường có sức ngân vang, lan tỏa mà vẫn bám chắc vào thực tại, không bay bổng sáo rỗng. Để lí giải hợp lí nhất sự kết hợp hài hòa chất thực và chất thơ này phải nhìn từ quan niệm riêng của Thạch Lam về văn chương và nhà văn. Thạch Lam quan niệm “văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực” để thanh lọc tâm hồn con người. Thứ khí giới đó vì vậy để đắc lực được phải dựa vào cái nền tảng hiện thực vững chắc nhưng theo sự lựa chọn riêng của nhà văn và để tăng phần thanh cao có lẽ nhà văn đã lựa chọn chất thơ dịu nhẹ đưa vào văn xuôi. Thêm vào đó, ảnh hưởng nhiều của quan niệm hiện đại Phương Tây, 10 Thạch Lam tin rằng cái ngẫu nhiên, bình thường, nhỏ bé trong cuộc sống có khả năng đánh thức bao giá trị vô danh trong tâm hồn, khiến con người sống nhân ái và sâu sắc hơn. Chắt lọc cái ngẫu nhiên đó cũng chính là chắt lọc chất thơ trong hiện thực. Và nhà văn chỉ đóng vai trò người gợi mở, gợi ý một cách tế nhị thế giới bao la, sâu thẳm ở trong tâm hồn và ở thế giới quanh ta. Với quan niệm như thế, Thạch Lam viết truyện thiên về ghi lại những rung động, biến thái tinh vi trong thiên nhiên, cuộc sống và lòng người chứ không phải để đào thật sâu, tìm ra những quy luật của hiện thực, hay để giáo huấn phát ngôn cho những tư tưởng. Thạch Lam sau những trang văn khiến người đọc hình dung ra dáng vẻ của một người thư kí hiền lành, lặng lẽ quan sát và ghi chép thật đơn giản, tạo ra những trang văn giản dị, nhiều thơ trong văn xuôi, ít sự kiện mà thấm đẫm cảm xúc. Sau nhiều thập kỉ gia nhập vào làng truyện ngắn Việt Nam, bên cạnh những Chí Phèo với tiếng nói thống thiết đòi nhân phẩm, một Chữ người tử tù đầy tài hoa uyên bác…trong lòng bao bạn đọc vẫn có chỗ đứng cho một Hai đứa trẻ thấm đượm hương vị trữ tình mà day dứt khôn nguôi một hiện thực phố huyện ám ảnh. Thiết nghĩ, chỗ đứng đó ít nhiều được tạo dựng bởi đặc sắc đầu tiên của một thể loại trung gian thú vị_truyện ngắn trữ tình trong Hai đứa trẻ: sự đan dệt hài hòa chất thực và chất thơ trong bức tranh hiện thực. Hà Giang, hè 2013 11 [...]... tạo ra những trang văn giản dị, nhiều thơ trong văn xuôi, ít sự kiện mà thấm đẫm cảm xúc Sau nhiều thập kỉ gia nhập vào làng truyện ngắn Việt Nam, bên cạnh những Chí Phèo với tiếng nói thống thiết đòi nhân phẩm, một Chữ người tử tù đầy tài hoa uyên bác trong lòng bao bạn đọc vẫn có chỗ đứng cho một Hai đứa trẻ thấm đượm hương vị trữ tình mà day dứt khôn nguôi một hiện thực phố huyện ám ảnh Thiết nghĩ,... đượm hương vị trữ tình mà day dứt khôn nguôi một hiện thực phố huyện ám ảnh Thiết nghĩ, chỗ đứng đó ít nhiều được tạo dựng bởi đặc sắc đầu tiên của một thể loại trung gian thú vị _truyện ngắn trữ tình trong Hai đứa trẻ: sự đan dệt hài hòa chất thực và chất thơ trong bức tranh hiện thực Hà Giang, hè 2013 11 ... và ở thế giới quanh ta Với quan niệm như thế, Thạch Lam viết truyện thiên về ghi lại những rung động, biến thái tinh vi trong thiên nhiên, cuộc sống và lòng người chứ không phải để đào thật sâu, tìm ra những quy luật của hiện thực, hay để giáo huấn phát ngôn cho những tư tưởng Thạch Lam sau những trang văn khiến người đọc hình dung ra dáng vẻ của một người thư kí hiền lành, lặng lẽ quan sát và ghi.. .Thạch Lam tin rằng cái ngẫu nhiên, bình thường, nhỏ bé trong cuộc sống có khả năng đánh thức bao giá trị vô danh trong tâm hồn, khiến con người sống nhân ái và sâu sắc hơn Chắt lọc cái ngẫu nhiên đó cũng chính là chắt lọc chất thơ trong hiện thực Và nhà văn chỉ đóng vai trò người gợi mở, gợi ý một cách tế nhị thế giới bao la, sâu thẳm ở trong tâm hồn và ở thế giới quanh ta Với quan niệm như thế, Thạch ... thập kỉ Hai đứa trẻ không gây rung động tâm hồn bao hệ bạn đọc Dấu ấn đậm nét kiểu truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ tranh thực đời sống lại đan dệt hai tố chất, chất thực chất thơ Thạch Lam dung.. .Hai đứa trẻ số tác phẩm thành công nhất, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam Soi rọi tác phẩm từ phía đặc điểm kiểu truyện ngắn trữ tình, cho ta thấy sức hấp... thỉ, tâm tình, thương mến với câu văn mềm mại, uyển chuyển, giàu chất thơ, Thạch Lam khiến cho truyện ngắn Hai đứa trẻ tinh gọn giản dị thơ văn xuôi Thậm chí khảo sát nhiều câu văn Hai đứa trẻ ta

Ngày đăng: 14/10/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan