phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện tiểu cần tỉnh trà vinh – phòng giao dịch long thới

42 180 0
phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện tiểu cần tỉnh trà vinh – phòng giao dịch long thới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH – PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ HẠNH PHÚC LÝ ANH KIỀU CẦN THƠ, THÁNG 5 NĂM 2014 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam xuất phát từ đặc điểm là một nước nông nghiệp, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước là hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước thì vai trò của các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam là hết sức to lớn, bởi trong điều kiện vốn Ngân sách rất khó khăn, vốn tự có của doanh nghiệp và hộ nông dân rất nhỏ bé. Hiện nay việc cung cấp vốn vay cho các hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn phần lớn qua các chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Hoạt động của ngân hàng không chỉ thu lợi nhuận, ổn định thị trường tiền tệ mà còn góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, giảm được các tệ nạn xã hội đặc biệt là giảm được tình trạng cho vay nặng lãi trong nhân dân. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Phòng giao dịch Long Thới chuyên kinh doanh tiền tệ, thu nhập chủ yếu của ngân hàng từ hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng ở ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, do vậy việc quản lý và phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết và cũng rất khó khăn. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất kỳ một rủi ro nào của người vay cũng có thể đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy ngân hàng phải đề phòng khả năng rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung. Hoạt động nào mang lại lợi nhuận càng cao thì rủi ro đưa đến từ hoạt động đó càng lớn, chính vì vậy ngân hàng cần phân tích, đánh giá, tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro cho ngân hàng để từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro và khi rủi ro xảy ra thì được xử lý như thế nào để hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đạt hiệu quả. Từ nhu cầu trên em chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Long Thới” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung 1 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới, đưa ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình cho vay thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm từ 2011 - 2013. - Phân tích tình hình nợ xấu từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng. - Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng và công tác dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. - Dựa vào kết quả phân tích đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Long Thới. 1.3.2 Thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 30-12-2013 đến ngày 28-4-2014, các số liệu thu thập là các số liệu trong 3 năm từ 2011 đến 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Long Thới chủ yếu tập trung vào vấn đề rủi ro tín dụng. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và các ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho Ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động, và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. (Thái Văn Đại, 2013). - Thái Văn Đại (2013, trang 94) phát biểu rằng: ”Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho Ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường xuyên chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng. Tín dụng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động bởi nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh và hoạt động điều hành kinh doanh ngân hàng”. 2.1.1.2 Các ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu. * Về phía ngân hàng Theo Thái Văn Đại (2013, trang 95 – trang 96) phát biểu rằng: ”Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người đi vay và cho vay. Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng không thể đảm bảo được. 3 Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản”. * Về phía hoạt động kinh tế - xã hội Theo Thái Văn Đại (2013, trang 96) phát biểu rằng: “Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều ngân hàng, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều người sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp”. 2.1.2 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng Thông qua hoạt động thực tiễn, các nhà kinh tế đã tổng hợp được một số trường hợp có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng là: - Nợ xấu ngày càng tăng cao. - Việc trì hoãn các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp Ngân hàng phân tích được năng lực tài chính của người vay. Việc trì hoãn nộp các báo cáo tài chính có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng điều này đã thể hiện dấu hiệu không bình thường, người vay cố ý che giấu không muốn cho Ngân hàng biết tình hình tài chính của mình đang mất cân đối. - Hàng tồn kho tăng lên quá mức bình thường và các khoản công nợ cũng gia tăng. Điều này thể hiện quá trình sản xuất tiêu thụ bị chậm lại của người vay. Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ sẽ giảm. - Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng bị giảm. Trường hợp này thể hiện uy tín của khách hàng trong việc tạo ra sản phẩm không còn như trước, do đó việc tiêu thụ sản phẩm sẽ đình trệ hoặc phải bán cho những doanh nghiệp yếu kém về tài chính, khả năng thanh toán thấp và hệ quả cuối cùng là đưa tình hình tài chính của khách hàng vay vốn đến chỗ mất cân đối, không còn khả năng trả vốn vay Ngân hàng. - Mối quan hệ giữa người vay và Ngân hàng có chiều hướng sút giảm. Điều này biểu hiện sự suy thoái về hoạt động kinh doanh của người vay. - Hoàn trả nợ vay không đúng hạn, lãi vay không thanh toán theo định kỳ. 4 - Thay đổi tổ chức, công nhân bị nghỉ việc, tài sản bị thanh lý. - Các thảm họa về thiên nhiên như bão lụt, động đất, hỏa hoạn. (Thái Văn Đại, 2013, trang 94). 2.1.3 Phân loại nợ Căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: 5 - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 2.1.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN các Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng như sau: * Dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. * Dự phòng cụ thể: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% 6 Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r (2.1) Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) do tổ chức tín dụng tự xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định sau đây: Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản đảm bảo. Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ tối đa (%) Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng 100% Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng 95% Trái phiếu Chính phủ: - Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống 95% - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm 85% - Có thời hạn còn lại trên 5 năm 80% Thương phiếu, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác 75% Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác 70% Chứng khoán của doanh nghiệp 65% Bất động sản (gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp 7 pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp) 50% Các loại tài sản bảo đảm khác 30% (Nguồn: Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, 2007) 2.1.5 Khái niệm nợ xấu Theo Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt (2010, trang 6): ”Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN”. 2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 2.1.6.1 Tình hình nợ xấu - Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% (2.2) Tổng dư nợ Tỷ lệ này cho biết chất lượng và rủi ro của doanh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hoặc thay đổi cách phân loại nợ. - Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu Số khách hàng có nợ xấu Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu = x100% (2.3) Tổng số khách hàng có nợ Tỷ lệ này cho biết trong tổng số khách hàng có nợ thì có bao nhiêu khách hàng có nợ xấu. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong công tác quản lý và kiểm tra khách hàng. 8 Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy đa số khách hàng của ngân hàng là khách hàng tốt hoặc do ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hoặc thay đổi cách phân loại nợ. (Dương Hữu Hạnh, 2012, trang 303 – trang 305) 2.1.6.2 Tình hình rủi ro mất vốn - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD) Tổng dự phòng RRTD Tỷ lệ dự phòng RRTD = x 100% (2.4) Dư nợ bình quân Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng chỉ tập trung cho vay hoặc các khoản vay có tài sản đảm bảo ít so với giá trị của khoản nợ. Nếu tỷ lệ này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo nhiều, cho vay tín chấp ít, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định. - Tỷ lệ mất vốn Nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ mất vốn = x 100% (2.5) Dư nợ bình quân Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu tỷ lệ này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hoặc thay đổi cách phân loại nợ. (Dương Hữu Hạnh, 2012, trang 303 – trang 305) 2.1.6.3 Khả năng bù đắp rủi ro - Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn Dự phòng RRTD được trích lập Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn = x 100% (2.6) Dư nợ bị mất vốn 9 Hệ số này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ bị mất vốn được bù đắp. Hệ số này cao cho thấy chất lựơng công tác dự phòng RRTD của ngân hàng cao. Hệ số này thấp cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong công tác dự phòng RRTD. - Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng Dự phòng RRTD được trích lập Khả năng bù đắp RRTD = x 100% (2.7) Nợ xấu Hệ số này cho biết bao nhiêu phần trăm nợ xấu được bù đắp. Hệ số này cao cho thấy chất lựơng công tác dự phòng RRTD của ngân hàng cao. Hệ số này thấp cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong công tác dự phòng RRTD. (Dương Hữu Hạnh, 2012, trang 303 – trang 305) 2.1.6.4 Các chỉ tiêu khác * Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% (2.8) Doanh số cho vay Hệ số thu nợ cho biết khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay. Hệ số thu nợ cao, công tác thu nợ tốt thì rủi ro tín dụng thấp. * Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = (2.9) Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngân hàng. Thời gian thu hồi nợ nhanh thì vòng quay của vốn tín dụng nhanh, hoạt động đưa vốn vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. (Dương Hữu Hạnh, 2012, trang 302 – trang 303). Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân được tính theo công thức như sau: 10 S0 + S2 + S1 2 Dư nợ bình quân = (2.10) 2 Trong đó: S0 là dư nợ đầu kỳ S1 là dư nợ giữa kỳ S2 là dư nợ cuối kỳ (Thái Văn Đại, 2013, trang 90) 2.1.7 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 2.1.7.1 Nguyên nhân khách quan Theo Thái Văn Đại (2013, trang 97) phát biểu rằng: ”Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi đựơc. Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kỳ này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ở trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ở thời kỳ này người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản”. 2.1.7.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ úa hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: * Đối với khách hàng là cá nhân: 11 - Thiếu năng lực tài chính: khách hàng vay vốn không đủ khả năng tài chính để trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân Hàng gặp khó khăn. - Thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn do cản trở về thủ tục và thời gian. - Sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng dùng vốn vay của mình không đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Từ đó dẫn đến khách hàng có thể làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Do ý muốn chủ quan của người đi vay cố tình không trả nợ: Đây là trường hợp xấu nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Loại nguyên nhân này được xếp vào nguyên nhân rủi ro về đạo đức của người đi vay. Trên thực tế cho thấy yếu tố đạo đức là nguyên nhân rất quan trọng trong việc trả nợ vay, người đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình không trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của bên cho vay. - Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn như: bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động…dẫn đến mất đi nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. * Đối với khách hàng là doanh nghiệp: - Doanh nghiệp bị mất năng lực pháp lý: Do trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh không được và không có khả năng trả nợ ngân hàng. - Năng lực chuyên môn và uy tín lãnh đạo của doanh nghiệp bị giảm thấp, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu quan tâm để thực hiện tốt các khâu của quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh hay do sự hạn chế về nghề nghiệp chuyên môn của nhân viên doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp làm ăn yếu kém thua lỗ. - Do doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích. - Do doanh nghiệp không mua bảo hiểm như: bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai,…nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn và không có khả năng trả nợ vay. - Sự thay đổi trong chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. - Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp. 12 - Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ. - Thiếu kế hoạch về nguồn vốn. - Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp. (Thái Văn Đại, 2013, trang 96 – trang 97) 2.1.7.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Do ngân hàng quá chú trọng vào lợi nhuận nên khi cho vay quá chú trọng vào lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cho vay cao hơn các khoản vay lành mạnh. - Cán bộ tín dụng ngân hàng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay, do cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hoặc thiếu khả năng chuyên môn, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. - Không đánh giá đúng năng lực của khách hàng dẫn đến cho vay vượt quá khả năng trả nợ của người vay. - Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp và cầm cố, cho vay khống… (Thái Văn Đại, 2013, trang 99) 2.1.7.4 Nguyên nhân từ phía bảo đảm tín dụng Theo Thái Văn Đại (2013, trang 98) phát biểu rằng: ”* Đối với bảo lãnh vay vốn ngân hàng Trường hợp người bảo lãnh (trong bảo lãnh vay vốn ngân hàng) gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan đã được trình bày ở phần trên. Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng trả nợ gốc và lãi thay cho người đi vay vốn cho ngân hàng. * Đối với thế chấp và cầm cố Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến tài sản dùng để thế chấp và cầm cố nợ vay khi gặp phải những trường hợp sau: - Việc đánh giá không chính xác về tài sản thế chấp và cầm cố của người vay. - Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được. - Không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tài sản thế chấp và cầm cố nên không thể phát mãi. 13 - Tài sản thế chấp và cầm cố bị sự cố rủi ro hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu thông.” 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Tham khảo số liệu tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Long Thới qua 3 năm 2011, 2012, 2013 cụ thể: + Báo cáo tài chính qua 3 năm 2011 đến 2013. + Bảng báo cáo: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. - Các số liệu thu thập và tham khảo từ sách, báo, tạp chí, internet, các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được xử lý trên phần mềm excel. Kết quả phân tích dựa trên: – Phương pháp so sánh: xem tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu + Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc Công thức: ∆y = y1 - yo (2.11) Trong đó: yo : chỉ tiêu kỳ gốc y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. + Số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. y1 – y0 Công thức: ∆y = x 100% (2.12) y0 Trong đó: yo : chỉ tiêu kỳ gốc y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. – Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích. 14 – Phương pháp tỷ số: thường dùng để đo lường các chỉ tiêu để đưa ra một số nhận xét về các đối tượng dùng các chỉ tiêu này để đánh giá. – Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm để phân tích các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu. 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Năm 2008, Phòng giao dịch Long Thới ra đời trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tiểu Cần được thành lập theo quyết định số 1549 của Chính Phủ ban hành ngày 06/8/2008. Trụ sở được đặt tại Khóm I, thị trấn Cầu Quan. Hiện nay, Phòng giao dịch Long Thới hoạt động theo pháp luật với phương châm “kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh”, đã bám sát địa bàn, định hướng của ngành và xác định: “nông thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư”, từ sự vận dụng và sáng tạo các định hướng đó Phòng giao dịch Long Thới đã tận dụng hết khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng kinh doanh đa dạng hóa hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC * Tình hình nhân sự: gồm 1 Giám đốc, 2 cán bộ kế toán, 3 cán bộ tín dụng và 1 bảo vệ. * Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban: Ban Giám đốc: Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của Phòng giao dịch, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc tổ chức, khen thưởng hoặc kỉ luật các nhân viên. Đồng thời, là người chịu trách nhiệm hoàn toàn với Ngân hàng cấp trên. Phòng tín dụng: - Xác định khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ, phân tích thông tin đề xuất chiến lược kinh doanh. - Thực hiện thẩm định tín dụng, phân tích thông tin khách hàng để lập tờ trình, đề xuất cấp tín dụng. - Triển khai tác nghiệp các món vay đã được phê duyệt, lập hợp đồng tín dụng và hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo. 16 - Đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi. - Lập thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo. - Đề xuất tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị hướng giải quyết tồi ưu các khoản nợ xấu. - Chịu trách nhiệm cơ cấu nợ, quản lý nợ xấu. Phòng kế toán ngân quỹ: - Tư vấn và trực tiếp cung cấp cho khách hàng các sản phẩm về huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi, tiết kiệm, giấy tờ có giá. - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thẻ... - Thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền mặt. - Quản lý kho tiền của đơn vị. - Thực hiện điều quỹ nội bộ. - Thực hiện nhiệm vụ ngân quỹ và chịu trách nhiệm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 3.3 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch Long Thới qua 3 năm 2011 – 2013. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền 1. Thu nhập 72.375 100 63.937 100 47.552 100 (8.438) a) Từ lãi 68.438 94,6 59.208 92,6 43.028 90,5 3.937 5,4 4.729 7,4 4.524 70.448 100 69.143 100 a) Lãi 48.985 69,5 45.896 b) Ngoài lãi 21.463 30,5 3. Lợi nhuận 1.927 X 2. Chi phí Số tiền 2012/2011 % b) Ngoài lãi Số tiền Năm 2013 2013/2012 Số tiền % (11,66) (16.385) (25,63) (9.230) (13,49) (16.180) (27.33) 9,5 792 20,12 (205) (4,33) 66.017 100 (1.305) (1,85) (3.126) (4,52) 66,4 33.712 51,1 (3.089) (6,31) (12.184) (26,55) 23.247 33,6 32.305 48,9 1.784 8,31 9.058 38,96 (5.206) X (18.465) X (7.133) (370,16) (23.671) 456,69 % (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) 3.3.1 Thu nhập 17 % Qua bảng số liệu trên cho ta thấy thu nhập của Phòng giao dịch giảm liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân là do thu nhập từ lãi cũng giảm liên tục qua 3 năm. Tuy thu nhập ngoài lãi tăng nhưng tăng rất ít nên không thể bù đắp được. Thu nhập từ lãi của Phòng giao dịch chiếm tỷ trọng rất cao qua 3 năm cho thấy đây là nguồn thu nhập chính của Phòng giao dịch nhưng lại có xu hướng giảm. Thu nhập từ lãi của Phòng giao dịch giảm là do lãi suất giảm theo các văn bản điều chỉnh của ngành cũng như của Ngân hàng Nhà nước nên đã làm cho khoản thu từ hoạt động tín dụng giảm kéo theo thu nhập từ lãi giảm. Bên cạnh đó cũng do một số khoản vay không thu được lãi cũng làm giảm thu nhập từ lãi. Thu nhập ngoài lãi của Phòng giao dịch chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng có xu hướng tăng. Điều này cho thấy Phòng giao dịch luôn tuân thủ sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên trong hoạt động khai thác các khoản thu về dịch vụ thanh toán ngân quỹ và thu khác nhằm đảm bảo mục tiêu nếu thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm thì có thể bù đắp được phần nào cũng như có thể làm tăng thêm thu nhập. Tuy về mặt tỷ trọng tăng liên tục qua 3 năm nhưng về mặt tăng trưởng lại giảm nhẹ trong năm 2013. Giảm trong năm 2013 là do khoản thu nhập khác giảm mạnh kéo theo thu nhập ngoài lãi giảm. 3.3.2 Chi phí Như ta thấy, chi phí cũng giảm liên tục trong 3 năm. Mặc dù chi phí ngoài lãi tăng liên tục qua 3 năm nhưng do chi phí lãi lại giảm mạnh qua 3 năm nên đã làm cho chi phí giảm liên tục qua 3 năm. Về mặt tỷ trọng hay tăng trưởng thì chi phí lãi đều giảm mạnh qua 3 năm là do lãi suất giảm theo các văn bản điều chỉnh của ngành cũng như của Ngân hàng Nhà nước nên đã làm cho khoản chi từ hoạt động tín dụng giảm kéo theo chi phí lãi giảm theo. Bên cạnh đó cũng do lãi suất thấp không thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi bên ngoài dẫn đến vốn huy động giảm làm cho chi phí lãi giảm. Chi phí ngoài lãi tăng liên tục qua 3 năm và tỷ trọng cũng tăng là do khoản chi phí khác của Phòng giao dịch tăng rất cao. Thêm vào đó các khoản chi hoạt động kinh doanh khác, chi lương cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ cũng tăng. Tuy chi về tài sản, chi phí hoạt động dịch vụ, chi nộp thuế giá trị gia tăng phải nộp và các khoản phí, công tác phí có giảm nhưng cũng không thể làm cho chi phí năm 2012 thấp hơn năm 2011. Bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng của lạm phát làm cho vật giá tăng dẫn đến các khoản chi phí nhằm mục đích duy trì hoạt động của Phòng giao dịch cũng tăng góp phần làm tăng chi phí ngoài lãi. 18 3.3.3 Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế của Phòng giao dịch tăng trưởng âm liên tục trong 2 năm 2012 và 2013 trong đó năm 2013 là năm Phòng giao dịch thua lỗ nhiều nhất. Do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Thua lỗ là do các khoản cho vay không thu hồi được khá lớn làm cho khoản chi phí trích lập dự phòng tăng cao, bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng của lạm phát và việc biến động lãi suất tác động. Phòng giao dịch nên tập trung quản lý và tiết kiệm chi phí để có thể cải thiện kết quả hoạt động của Phòng giao dịch. 3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN * Thuận lợi: - Phòng giao dịch nằm ở trung tâm thị trấn Cầu Quan nên khách hàng dễ dàng biết đến và thuận lợi về giao thông khi khách hàng đến giao dịch. - Có đội ngũ nhân viên rất năng động, sáng tạo và có trình độ chuyên môn luôn làm hài lòng khách hàng đến giao dịch nên tạo dựng được lòng tin với khách hàng. - Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao đến người nông dân ứng dụng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa. Từ đó vốn Phòng giao dịch đầu tư vào các lĩnh vực trên được sử dụng có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân vay vốn, đồng thời đem lại lợi nhuận cho Phòng giao dịch. - Phòng giao dịch gắn chặt lợi ích của khách hàng với lợi ích của Phòng giao dịch nên thu hút được nhiều khách hàng làm tăng doanh số huy động và tăng doanh số cho vay. - Có nhiều khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Các thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp với quy định, cán bộ nhiệt tình hướng dẫn khách hàng. - Được sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành nên hoạt động của Phòng giao dịch luôn thuận lợi. * Khó khăn: Những thuận lợi trên đã góp phần đáng kể trong hoạt động của Phòng giao dịch, giúp cho Phòng giao dịch hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong nhiều năm qua. Bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó 19 khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Phòng giao dịch mà Ban lãnh đạo Phòng giao dịch đang rất quan tâm. - Do người dân chưa có thói quen gửi tiết kiệm ở ngân hàng mà thường để dành tiền hoặc mua vàng để dự trữ nên lượng tiền nhàn rỗi ở bên ngoài còn nhiều. - Thiên tai, dịch bệnh làm mất mùa gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng giao dịch. - Cơ sở vật chất quá chật hẹp. Do đó, việc giao dịch với khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền cùng lúc gây trở ngại trong việc giữ bí mật cho khách hàng. - Chưa mở rộng và đa dạng hóa các đối tượng đầu tư, chưa mở rộng các hình thức tín dụng và dịch vụ khác. - Một số người vay vốn sử dụng sai mục đích gây khó khăn cho việc quản lý dự án hoặc phương án dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng. 20 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay tăng trưởng không ổn định qua các năm trong đó tăng cao nhất là năm 2012. Là do trong năm này nền kinh tế địa phương phát triển, các hộ sản xuất làm ăn ngày càng hiệu quả nên muốn mở rộng việc sản xuất kinh doanh, còn các cá nhân thì muốn vay vốn để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống cao hơn. Phòng giao dịch luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay. 4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 4.1: Bảng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Ngắn hạn 547.867 87,0 590.004 91,53 557.883 89,33 42.137 Trung hạn 82.214 13,0 54.605 8,47 66.663 10,67 Tổng 630.081 100 644.609 100 624.546 100 2013/2012 Số tiền % 7,7 (32.121) (5,4) (27.609) (33,6) 12.058 22,1 14.528 2,31 (20.063) (3,1) % (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngắn hạn Qua số liệu cho ta thấy chủ trương của Phòng giao dịch là tập trung cho vay ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro. Doanh số cho vay ngắn hạn tuy tăng giảm không ổn định trong 3 năm nhưng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Cho vay ngắn hạn cao như vậy là do phần lớn khách hàng của Phòng giao dịch chủ yếu là nông dân, vay vốn theo mùa vụ với mục đích là sản xuất nông nghiệp nên chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp nên được Phòng giao dịch cho vay nhiều. Nhưng sang năm 2013 Phòng 21 giao dịch đã giảm cho vay ngắn hạn lại vì qua thực tế năm 2012 đã cho thấy nợ xấu ngắn hạn tăng cao. - Trung hạn Doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng rất thấp so với cho vay ngắn hạn là do Phòng giao dịch chỉ tập trung đầu tư cho sản xuất nông nghiệp là chính. Vay vốn trung hạn chủ yếu là các doanh nghiệp lớn vay vốn để đầu tư vào các dự án. Doanh số cho vay trung hạn tăng giảm không ổn định qua các năm thể hiện nhu cầu vốn chưa phù hợp nhiều với chu kỳ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung hạn không ổn định là do trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư mở rộng kinh doanh chủ yếu là hoạt động cầm chừng để duy trì sản xuất, giữ mối khách hàng. 4.1.1.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Bảng 4.2: Bảng doanh số cho vay theo ngành kinh tế năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền Nông nghiệp 277.235 44,0 279.736 43,4 281.046 Thủy sản 94.513 15,0 100.583 15,6 Kinh doanh thương mại, dịch vụ 258.333 41 264.290 Tổng 630.081 100 644.609 2012/2011 2013/2012 Số tiền % 45 2.501 0,9 1.310 0,5 67.436 10,8 6.070 6,4 (33.147) (33) 41 276.064 44,2 5.957 2,3 11.774 4,5 100 624.546 100 14.528 2,3 (20.063) (3,1) % Số tiền (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngành nông nghiệp Qua bảng số liệu ta thấy được rằng doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Tuy tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng giảm không ổn định trong 3 năm nhưng nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Phù hợp với việc Phòng giao dịch thực hiện theo đúng chủ trương khuyến khích cho vay bên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng là do nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể để mua nguyên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,.... - Ngành thủy sản 22 % Doanh số cho vay ngành thủy sản tăng trưởng không ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành nghề. Phòng giao dịch cho vay vốn ngành thủy sản chủ yếu để mua con giống, thức ăn, năng cấp mở rộng quy mô ao, vuông chăn nuôi cá tra... Doanh số cho vay và tỷ trọng của ngành tăng trưởng không ổn định và giảm mạnh trong năm 2013 là do nhu cầu trên thị trường không ổn định (vì việc xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn do không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các nhà máy sản xuất chế biến cá tra đông lạnh để xuất khẩu không còn đầu ra, làm ăn thua lỗ nên phải cắt giảm sản xuất) nên các hộ nuôi không mạnh dạng đầu tư thậm chí là chuyển sang ngành khác. - Ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ Ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho vay ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ chủ yếu để mua hàng hóa, xây dựng cơ sở, mở rộng quy mô sản xuất.... Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngành này tăng trưởng mạnh qua ba năm, tỷ trọng ngành cũng tăng mạnh (nhưng vẫn không vượt qua ngành nông nghiệp) do Nhà nước đã thực hiện chính sách quy hoạch làm khu công nghiệp trên địa bàn thị trấn và khánh thành đưa vào sử dụng bến phà tuyến Cầu Quan – Cù lao Dung – Đại Ngãi nên các hộ kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu vốn tăng mạnh. 4.1.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ không ổn định trong 3 năm giảm trong năm 2012 và tăng trong năm 2013. Trong đó doanh số thu nợ năm 2013 cao hơn doanh số cho vay là do bên cạnh việc thu hồi nợ cho vay trong năm Phòng giao dịch còn thu hồi được thêm một phần nợ năm 2012 chuyển sang có thể là do phần nợ này đến năm 2013 mới đáo hạn hoặc đến năm này khách hàng mới có khả năng trả nợ cho Phòng giao dịch. Bên cạnh đó cũng cho thấy các cán bộ tín dụng đã rất nỗ lực trong công tác thu nợ để có thể thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho Phòng giao dịch. Ngoài ra còn do sự quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ của ngân hàng cấp trên (cử cán bộ tín dụng có kinh nghiệm trong công tác thu nợ xuống Phòng giao dịch để hỗ trợ các cán bộ tín dụng tại Phòng giao dịch). Một lý do khác rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu nợ mà ta không thể phủ nhận là thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ thì công tác thu hồi nợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 4.1.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 23 Bảng 4.3: Bảng doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 Số tiền 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 516.206 83,54 569.916 93,34 570.953 90,12 53.710 10,4 1.037 0,18 Trung hạn 101.716 16,46 40.676 6,66 62.567 9,88 (61.040) (60,0) 21.891 53,8 Tổng 617.922 100 610.592 100 633.520 100 (7.330) (1,2) 22.928 3,8 % Số tiền (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng liên tục trong 3 năm. Là do cho vay ngắn hạn việc thu hồi vốn rất nhanh, phù hợp với chu kỳ sản xuất của các hộ sản xuất nhỏ (khách hàng chủ yếu của Phòng giao dịch). Khi đồng vốn đựơc xoay vòng nhanh, Phòng giao dịch có thể tiếp tục cho vay làm cho doanh số cho vay tăng lên. Bên cạnh đó cũng thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, xuyết duyệt hồ sơ, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Không những thế doanh số thu nợ còn phụ thuộc vào ý thức trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ trở thành khách hàng tốt của Phòng giao dịch từ đó thuận lợi trong các kỳ vay vốn sau. Tuy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm nhưng có tỷ trọng không ổn định tăng ở năm 2012 và giảm ở năm 2013. Vì tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013. - Trung hạn Doanh số thu nợ trung hạn giảm mạnh trong năm 2012 nhưng sau đó tăng trở lại vào năm 2013. Nguyên nhân một phần là do doanh số thu nợ phụ thuộc vào doanh số cho vay. Bên cạnh đó cũng do một số khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành lập không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, lâu năm) làm ăn không hiệu quả không thể trả nợ cho Phòng giao dịch làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Tỷ trọng doanh số thu nợ trung hạn giảm trong năm 2012 sau đó tăng trong năm 2013 điều này là phù hợp với tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn. 4.1.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 24 % Bảng 4.4: Bảng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Nông nghiệp 273.424 44,3 266.978 43,7 295.073 46,6 (6.446) (2,4) 28.095 10,5 Thủy sản 90.330 14,6 97.695 16,0 60.693 9,6 7.365 8,2 (37.002) (37,9) Kinh doanh thương mại, dịch vụ 254.168 41,1 245.919 40,3 277.754 43,8 (8.249) (3,2) 31.835 12.9 Tổng 617.922 100 610.592 100 633.520 100 (7.330) (1,2) 22.928 3,8 (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngành nông nghiệp Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng trưởng không ổn định qua ba năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành. Trong đó tăng cao nhất là năm 2013, cao hơn cả doanh số cho vay trong năm (do có một số khoản cho vay trong năm 2012 nhưng sang năm 2013 mới đến hạn trả, cũng do một số khoản vay đáo hạn trong năm 2012 nhưng khách hàng không trả được nợ đến năm 2013 khách hàng mới có thể trả nợ cho Phòng giao dịch). Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp khá cao cho thấy ngành nông nghiệp của thị trấn rất phát triển, các cán bộ tín dụng nắm rõ chu kỳ và thời gian kết thúc quá trình sản xuất nên công tác thu nợ có nhiều điều kiện thuận lợi, góp phần nâng cao doanh số thu nợ. - Ngành thủy sản Tình hình thu nợ ngành thủy sản không ổn định và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành. Giảm mạnh trong năm 2013 là vì doanh số cho vay ngành này năm 2013 giảm mạnh kéo theo doanh số thu nợ cũng giảm theo. Không ổn định là do nhu cầu thủy sản trên thị trường không ổn định làm cho người dân gặp khó khăn trong vấn đề đầu ra. Không những thế giá cả các nguyên liệu đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc ....cũng tăng giá làm cho các hộ nuôi cá gặp khó khăn trong việc trả nợ dẫn đến công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. - Ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ Tương tự ngành nông nghiệp và ngành thủy sản, doanh số thu nợ ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ cũng không ổn định giảm trong năm 2012 và 25 % sau đó tăng trong năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2013 doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay vì các hộ kinh doanh buôn bán thực phẩm, phân bón... thường vay vốn ngắn hạn mà doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm này lại cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn. 4.1.3 Dư nợ Dư nợ tăng mạnh trong năm 2012 sau đó giảm nhẹ trong năm 2013. Dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng trong khi doanh số thu nợ lại giảm. Còn dư nợ giảm là do doanh số cho vay giảm kết hợp với doanh số thu nợ tăng. 4.1.3.1 Dư nợ theo thời hạn tín dụng Bảng 4.5: Bảng dư nợ theo thời hạn tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền % Ngắn hạn 264.622 Trung hạn Tổng Năm 2012 Số tiền Năm 2013 % Số tiền % 74,7 284.710 73,4 271.640 71,7 89.405 25,3 103.334 26,6 107.430 354.027 100 388.044 100 379.070 2012/2011 Số tiền 2013/2012 % Số tiền % 20.088 7,6 (13.070) (4,6) 28,3 13.929 15,6 4.096 3,96 100 34.017 9,6 (8.974) (2,3) (Nguồn:Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn năm 2012 tăng sau đó sang năm 2013 giảm. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cũng giảm dần qua 3 năm. Nguyên nhân giảm là do doanh số cho vay giảm. Bên cạnh đó còn do trong năm 2013 công tác thu nợ của Phòng giao dịch rất tốt vì có chính sách quản lý nợ ngắn hạn chặt chẽ. Còn do khách hàng làm ăn có hiệu quả và có thiện chí trả nợ cho Phòng giao dịch. - Trung hạn Dư nợ trung hạn tăng liên tục trong ba năm trong khi doanh số cho vay lại tăng nhẹ. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay trung hạn tăng liên tục trong 3 năm trong khi tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn lại không ổn định. Cho thấy công tác quản lý nợ trung hạn của Phòng giao dịch chưa tốt. Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả làm cho khả năng thu hồi nợ thấp dẫn đến dư nợ tăng. Ngoài ra còn do Phòng giao dịch thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh do nguyên nhân khách quan để 26 các doanh nghiệp có thể khôi phục kinh doanh, trả được nợ cho Phòng giao dịch không cần phải dùng đến biện pháp cuối cùng để thu nợ là phát mại tài sản đảm bảo. 4.1.3.3 Dư nợ theo ngành kinh tế Bảng 4.6: Bảng dư nợ theo ngành kinh tế năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 164.490 46,5 177.248 45,7 163.221 43,1 12.758 7,8 -14.027 -7,9 Thủy sản 45.206 12,8 48.095 12,4 54.839 14,5 2.889 6,4 6.744 14,0 Kinh doanh thương mại, dịch vụ 144.330 40,7 162.701 41,9 161.011 42,4 18.371 12,7 Tổng 354.027 100 388.044 100 379.070 100 34.017 9,6 -1.690 -1,04 (8.974) (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngành nông nghiệp Dư nợ ngành nông nghiệp tăng trong năm 2012 sau đó giảm trong năm 2013. Nguyên nhân là do khí hậu biến đổi thất thường, nhiều dịch bệnh xảy ra làm cho việc canh tác, nuôi trồng gặp nhiều khó khăn. Các hộ trong ngành làm ăn không hiệu quả thậm chí là thua lỗ nên không thể trả nợ cho Phòng giao dịch dẫn đến dư nợ trong năm 2012 tăng cao. Ngược lại với năm 2012, năm 2013 dư nợ lại giảm và ít hơn dư nợ đầu kỳ. Do Phòng giao dịch đã có các chính sách hỗ trợ kịp thời, giúp đỡ các hộ trong năm 2012 tiếp tục canh tác, sản xuất. Các hộ này làm ăn có hiệu quả nên đã trả được nợ. Bên cạnh đó, do trong năm 2013 nông dân vừa trúng mùa lại được giá nên những hộ vay vốn trong năm dễ dàng trả được nợ làm cho công tác thu nợ thuận lợi dẫn đến dư nợ giảm. Bên cạnh đó tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp giảm qua 3 năm cho thấy các hộ sản xuất ngày càng hiệu quả. - Ngành thủy sản Dư nợ ngành thủy sản tăng liên tục trong ba năm và tỷ trọng dư nợ ngành tăng cao trong năm 2013. Do trên địa bàn đã xây dựng và đưa vào hoạt động xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, các hộ nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạn đầu tư mở rộng ao vuông để tăng diện tích nuôi trồng làm cho nhu cầu vay vốn tăng, doanh số cho vay tăng nên dư nợ cũng tăng theo. Riêng năm 2013, 27 (2,3) dư nợ tăng trong khi doanh số cho vay giảm là do xí nghiệp chế biến thủy sản kinh doanh bị thua lỗ, sản phẩm không tiêu thụ được hết nên hạn chế thu mua nguyên liệu để sản xuất làm cho các hộ nuôi trồng không thể bán được cá, lại tốn kém một khoản lớn chi phí thức ăn để duy trì đàn cá. Khiến cho các hộ nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ nặng không thể trả nợ cho Phòng giao dịch. - Ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ Dư nợ ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ nhìn chung tăng tuy có giảm nhẹ trong năm 2013 nhưng tỷ trọng lại tăng qua 3 năm. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2012 khánh thành công trình bến phà tuyến Cầu Quan – Cù lao Dung – Đại Ngãi, các hộ cần vốn để tham gia kinh doanh tăng, bên cạnh đó còn do một số hộ kinh doanh vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh dẫn đến doanh số cho vay tăng, làm cho dư nợ cũng tăng. Dư nợ trong năm 2013 giảm là do các hộ vay vốn làm ăn có hiệu quả do lượng khách qua phà ngày càng đông, nhu cầu tiêu dùng (ăn, uống...) tăng lên nên trả được nợ cho Phòng giao dịch. 4.2 TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG 4.2.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng Bảng 4.7: Bảng nợ xấu theo thời hạn tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền % Năm 2012 Số tiền % Năm 2013 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % Ngắn hạn 1.847 97,1 3.182 76,7 9.530 94,2 1.335 72,28 6.348 199,5 Trung hạn 56 2,9 967 23,3 587 5,8 911 1.627 (380) (39,3) 1.903 100 4.149 100 10.117 100 2.246 118,02 5.968 143,84 Tổng (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn tăng rất mạnh qua ba năm (và chiếm tỷ trọng rất cao) trong đó cao nhất là năm 2013. Nguyên nhân là do doanh nghiệp buôn bán vật liệu xây dựng vay số vốn rất lớn với thời hạn vay là ngắn hạn nhưng do kinh doanh không hiệu quả quá thời hạn mà không trả được nợ nên bị chuyển xuống thành nợ xấu. Bên cạnh đó còn do các hộ kinh doanh nhỏ lẻ vay vốn để mở rộng quy mô quanh xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh nhưng do xí nghiệp làm ăn không hiệu quả, số lượng công nhân ngày càng ít các hộ kinh 28 doanh không có nguồn thu để trả nợ cho Phòng giao dịch, quá thời hạn không trả được nợ nên cũng bị chuyển thành nợ xấu. Ngoài ra còn do số lượng cán bộ tín dụng còn ít, tuy các cán bộ tín dụng rất có năng lực và nhiệt huyết với nghề nhưng vẫn không thể kiểm soát hết tất cả khách hàng nên khi có sự cố xảy ra không thể xử lý kịp thời cũng làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng cao (vì số lượng khách hàng vay ngắn hạn rất lớn). - Trung hạn Nợ xấu trung hạn và tỷ trọng nợ xấu trung hạn tăng mạnh trong năm 2012 là do số lượng khách hàng có nợ xấu tăng lên. Bên cạnh đó cũng do số tiền vay bị đưa vào nợ xấu tăng mạnh. Nợ xấu tăng cao như vậy là do khách hàng chủ yếu vay vốn với mục đích tiêu dùng nên không tạo ra được nguồn thu để trả nợ cho Phòng giao dịch. Sang năm 2013 nợ xấu giảm là do các khách hàng có nợ xấu ở năm 2012 có thiện chí muốn trả nợ cho Phòng giao dịch nên đã cố gắng tìm cách để trả nợ nhằm tạo dựng lòng tin với Phòng giao dịch để có thể thuận lợi trong các lần vay vốn tiếp theo. 4.2.2 Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ Bảng 4.8: Bảng nợ xấu theo nhóm nợ năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền Năm 2012 Số tiền % % Năm 2013 Số tiền % 2012/2011 Số tiền 2013/2012 Số tiền % % Nhóm 3 1.647 86,55 1.174 28,3 5.804 57,37 (473) (28,72) 4.630 394,38 Nhóm 4 - - 2.700 65,08 2.331 23,04 - - (369) (13,67) Nhóm 5 256 13,45 275 6,62 1.982 19,59 19 7,42 1.707 620,73 1.903 100 4.149 100 10.117 100 2.246 118,02 5.968 143,84 Tổng (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Nhóm 3 Nợ nhóm 3 giảm nhẹ trong năm 2012 sau đó tăng mạnh trong năm 2013. Tỷ trọng nợ nhóm 3 cũng biến động tương tự. Trong năm 2012 giảm là do trong năm 2011 nợ nhóm 3 chủ yếu là của doanh nghiệp buôn bán phân bón có thể do bán gói đầu cho nông dân nhưng chưa thu được tiền sang năm 2012 thu được tiền trả nợ cho Phòng giao dịch nên làm cho nợ nhóm 3 giảm. Năm 2013 nợ nhóm 3 tăng mạnh là doanh nghiệp buôn bán vật liệu xây dựng vay vốn nhiều để đầu tư mua sắm thiết bị, hàng hóa để đầu tư vào dự án kinh 29 doanh nhưng do không nắm bắt kịp thời tình hình của nền kinh tế dẫn đến dự án đầu tư bị thua lỗ không thể trả nợ cho Phòng giao dịch và bị chuyển thành nợ nhóm 3 khi đã đủ các điều kiện của nợ nhóm 3. Bên cạnh đó còn do các hộ chăn nuôi không đạt hiệu quả do mất giá, dịch bệnh... không thể trả nợ cũng góp phần làm tăng dư nợ nhóm 3 trong năm 2013. - Nhóm 4 Nợ nhóm 4 tăng trong năm 2012 sau đó giảm trong năm 2013. Bên cạnh đó tỷ trọng nợ nhóm 4 tăng rất cao trong năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do nợ nhóm 3 chuyển sang khi quá thời hạn mà khách hàng vẫn không thể trả được nợ. Năm 2013 nợ nhóm 4 giảm là do một phần đã được chuyển xuống nhóm 5 khi quá thời hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho Phòng giao dịch. - Nhóm 5 Nợ nhóm 5 tăng liên tục trong ba năm trong đó năm 2013 là tăng cao nhất và tỷ trọng cũng tăng cao trong năm này. Nguyên nhân tăng một phần là do nợ nhóm 4 chuyển sang khi quá thời hạn mà khách hàng vẫn không thể trả được nợ. Bên cạnh đó còn do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ (xe khách) làm ăn thua lỗ tuyên bố phá sản làm cho nợ từ nhóm 1 chuyển thẳng xuống nhóm 5. 4.2.3 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế Bảng 4.9: Bảng nợ xấu theo ngành kinh tế năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền Nông nghiệp Năm 2012 Số tiền % % Năm 2013 Số tiền % 2012/2011 Số tiền 2013/2012 Số tiền % % 84 4,4 279 6,7 860 8,5 195 232,1 581 208,2 - - 470 11,3 1.045 10,3 - - 575 122,3 Kinh doanh thương mại, dịch vụ 1.819 95,6 3.401 82 8.212 81,2 1.582 86,97 4.811 141,5 Tổng 1.903 100 4.149 100 10.117 100 2.246 118,02 5.968 143,84 Thủy sản (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngành nông nghiệp Nợ xấu ngành nông nghiệp tăng mạnh qua ba năm và tỷ trọng cũng tăng. Chủ yếu là do các hộ vay vốn để chăn nuôi lợn và trồng mía. Do dịch bệnh, 30 khí hậu thất thường và các tin đồn xấu làm cho có một thời gian ngừơi dân không tiêu thụ thịt lợn khiến cho giá cả xuống thấp làm cho các hộ chăn nuôi thua lỗ không thể trả nợ cho Phòng giao dịch, quá thời hạn và bị chuyển thành nợ xấu. Bên cạnh đó các hộ trồng mía cũng không trả được nợ vì nước lũ dâng cao làm mất mùa cộng thêm mất giá làm cho các hộ trồng mía không có khả năng trả nợ. - Ngành thủy sản Nợ xấu ngành thủy sản tăng mạnh. Là do các hộ nuôi trồng cá tra làm ăn thua lỗ không còn khả năng trả nợ. Sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 vẫn không thể trả được nợ nên bị chuyển thành nợ xấu. - Ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ Nợ xấu ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ tăng qua ba năm trong đó tăng cao nhất là năm 2013 và chiếm tỷ trọng rất cao trong 3 ngành tuy có giảm nhẹ qua 3 năm. Do trong năm 2013 các doanh nghiệp lớn vay vốn nhiều cộng thêm các hộ kinh doanh nhỏ lẻ làm ăn không hiệu quả, không thể trả được nợ nên làm cho nợ xấu tăng cao. 4.2.4 Tình hình nợ xấu theo mức độ đảm bảo Bảng 4.10: Bảng nợ xấu theo mức độ đảm bảo năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Có đảm bảo Không đảm bảo Tổng Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % 1.800 94,6 3.945 95,1 103 5,4 204 1.903 100 4.149 Năm 2013 Số tiền 2012/2011 2013/2012 % Số tiền % 9.965 98,5 2.145 119,2 6.020 152,6 4,9 152 1,5 101 98,1 (52) (25,5) 100 10.117 100 2.246 118,02 Số tiền 5.968 143,84 (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Có tài sản đảm bảo Nợ xấu có đảm bảo tăng qua các năm trong đó tăng cao nhất là năm 2013. Là do trong năm 2013 nợ xấu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh là nhiều. Khi vay vốn từ trên 50 triệu đồng thì Phòng giao dịch sẽ bắt khách hàng phải đảm bảo khoản vay bằng tài sản mà các doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhu cầu vốn rất cao nên nợ xấu có tài sản đảm bảo tăng cao. 31 % Nợ xấu có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng rất cao trên 90% tổng nợ xấu và có xu hướng ngày càng tăng là do các khoản nợ xấu trên 50 triệu tăng cao. - Không có tài sản đảm bảo Nợ xấu không có tài sản đảm bảo tăng trong năm 2012 nhưng giảm trong năm 2013. Tăng là do trong năm 2012 nợ xấu của ngành nông nghiệp tăng cao mà Phòng giao dịch cho vay ngành này tối đa chỉ là 50 triệu đồng nên không cần phải thế chấp, cầm cố tài sản. Mặc dù vậy, Phòng giao dịch vẫn yêu cầu khách hàng nộp kèm theo hồ sơ vay vốn sổ đỏ hoặc sổ hồng. Nhằm mục đích không để cho khách hàng sử dụng tài sản này thế chấp hay cầm cố để vay vốn ở tổ chức tín dụng khác, nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ và cũng không có thiện chí trả nợ thì Phòng giao dịch có thể nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ xử lý tài sản để thu hồi vốn vay. Sang năm 2013 giảm là do một số khách hàng trả nợ để lấy sổ đỏ hoặc sổ hồng về vì giá trị của các tài sản này thường lớn hơn giá trị khoản vay rất nhiều. Tỷ trọng nợ xấu không có tài sản đảm bảo giảm liên tục qua 3 năm và chiếm tỷ trọng rất thấp là do Phòng giao dịch hạn chế cho vay tín chấp vì sợ rủi ro hoặc do nợ xấu không có tài sản đảm bảo giảm. 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng của Phòng giao dịch qua 3 năm 2011, 2012, 2013 trước tiên ta cần phải tính được dư nợ bình quân qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch. Dư nợ bình quân Bảng 4.11: Bảng dư nợ bình quân năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ đầu kỳ Dư nợ giữa kỳ Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân Năm 2011 341.869 349.874 354.027 348.911 Năm 2012 354.027 350.713 388.044 360.874 Năm 2013 388.044 375.583 379.070 379.570 (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) 4.3.1 Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ khách hàng có nợ xấu, tỷ lệ mất vốn, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. 32 Bảng 4.12: Bảng đánh giá tình hình rủi ro tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.903 4.149 10.117 354.027 388.044 379.070 Số khách hàng có nợ xấu (người) 10 22 29 Tổng số khách hàng có nợ (người) 1.780 1.955 2.034 348.911 360.874 379.570 256 275 1.982 Doanh số thu nợ 617.922 610.592 633.520 Doanh số cho vay 630.080 644.609 624.546 Tỷ lệ nợ xấu (%/năm) 0,54 1,07 2,67 Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu (%/năm) 0,56 1,13 1,43 Tỷ lệ mất vốn (%/năm) 0,073 0,076 0,522 Hệ số thu nợ (%/năm) 98,07 94,72 101,44 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm) 1,77 1,69 1,67 Nợ xấu (triệu đồng) Tổng dư nợ (triệu đồng) Dư nợ bình quân (triệu đồng) Nợ có khả năng mất vốn (triệu đồng) (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Tỷ lệ nợ xấu Qua số liệu cho ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Phòng giao dịch tăng cao qua ba năm trong đó năm 2013 gần đạt ngưỡng tối đa mà Ngân hàng Nhà nước quy định là 3%/ năm. Cho thấy Phòng giao dịch đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Phòng giao dịch cần quan tâm sâu sát vấn đề này và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu, kéo giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. - Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu cũng tăng qua ba năm. Cho thấy số lượng khách hàng có nợ xấu ngày càng tăng, Phòng giao dịch đang gặp khó khăn trong công tác quản lý và kiểm tra khách hàng. Các cán bộ tín dụng cần sàng lọc, thẩm định kỹ khách hàng trước khi cho vay để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó cũng phải kiểm tra khách hàng thường xuyên nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích để có thể trả nợ cho Phòng giao dịch, nhằm phát hiện sớm nếu rủi ro xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời. - Tỷ lệ mất vốn 33 Tỷ lệ mất vốn của Phòng giao dịch tăng cao qua ba năm trong đó tăng cao nhất là năm 2013. Cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của Phòng giao dịch đang đi theo chiều hướng tiêu cực. Các khoản cho vay có khả năng mất vốn tăng cao. Phòng giao dịch cần xem xét, nếu các khoản vay này không còn khả năng thu hồi nữa thì nên dùng biện pháp cuối cùng là phát mại tài sản để có thể thu hồi nợ, tránh tồn động vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch. - Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ không ổn định trong ba năm nhưng vẫn đạt ở mức rất cao. Trong năm 2013 hệ số thu nợ đạt 101,44% cho thấy các cán bộ tín dụng đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ nhằm giảm thiểu rủi ro cho Phòng giao dịch. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn nắm rõ chu kỳ sản xuất kinh doanh nên xác định thời hạn cho vay phù hợp, khách hàng có thể dễ dàng trả được nợ. Bên cạnh đó cũng nhờ sự hỗ trợ, chỉ đạo của ngân hàng cấp trên cùng với sự hợp tác của khách hàng trong việc trả nợ. - Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng giảm liên tục qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Tốc độ luân huyển vốn tín dụng của Phòng giao dịch tương đối nhanh hơn 6 tháng cho 1 vòng. Qua đó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh, hoạt động đưa vốn vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mặc dù mức giảm của vòng quay vốn tín dụng không cao nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng và công tác thu nợ của Phòng giao dịch trong ba năm qua. Vòng quay vốn tín dụng giảm qua 3 năm là do diễn biến thời tiết thất thường khiến cho nhiều sâu bệnh phát triển không thuận lợi cho hoạt động sản xuất của người dân, hơn nữa giá tiêu dùng và một số vật tư thiết yếu lại tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó còn do Phòng giao dịch tập trung mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất, hộ kinh doanh và chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, nhưng các hộ này hoạt động không có hiệu quả, dẫn đến không có nguồn thu để trả nợ cho Phòng giao dịch. Đồng thời cũng do số lượng cán bộ tín dụng ít không thể kiểm soát hết tất cả khách hàng dẫn đến rủi ro xảy ra, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ khi đến hạn. Tất cả những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy dư nợ bình quân tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. 4.3.2 Đánh giá công tác dự phòng rủi ro tín dụng Đánh giá công tác dự phòng rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng. 34 Bảng 4.13: Bảng đánh giá công tác dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2.301 3.066 3.222 348.911 360.874 379.570 256 275 1.982 Nợ xấu (triệu đồng) 1.903 4.149 10.117 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%/năm) 0,66 0,85 0,849 Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn (lần/năm) 8,97 11,15 1,63 120,89 73,89 31,85 Tổng dự phòng rủi ro tín dụng (triệu đồng) Dư nợ bình quân (triệu đồng) Nợ có khả năng mất vốn (triệu đồng) Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (%/năm) (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong năm 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013. Tăng là do dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Giảm trong năm 2013 là do tốc độ tăng của dư nợ bình quân cao hơn dư phòng rủi ro tín dụng được trích lập. Tỷ lệ này rất cao cho thấy Phòng giao dịch chỉ tập trung cho vay hoặc các khoản vay có tài sản đảm bảo ít so với giá trị của khoản nợ nên phải trích lập dự phòng cao phòng khi có rủi ro xảy ra thì có thể bù đắp phần nào. Nhưng việc trích lập dự phòng quá cao sẽ làm cho nguồn vốn có thể cho vay của Phòng giao dịch bị giảm xuống ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch. - Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn Khi các khoản cho vay bị mất vốn thì sẽ được bù đắp bởi nguồn quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập. Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn của Phòng giao dịch rất cao trong năm 2011 và 2012 nhưng sau đó giảm mạnh trong năm 2013. Giảm mạnh là do trong năm 2013 nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng rất cao, tuy dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập cũng tăng nhưng với tốc độ rất chậm so với tốc độ tăng của nợ có khả năng mất vốn. Nhưng khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn trong năm này vẫn đạt mức an toàn, nếu 1 đồng cho vay bị mất không còn khả năng thu hồi thì có đến 1,63 đồng từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập dùng để bù đắp (dư đến 0,63 đồng). - Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 35 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng giảm mạnh qua ba năm. Do nợ xấu tăng rất mạnh vượt mức dự đoán của các cán bộ tín dụng nên tuy dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập tăng nhưng chỉ tiêu này vẫn giảm. Các cán bộ tín dụng cần kiểm tra khách hàng vay vốn nhiều hơn để có thể dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch nên tiến hành trích lập bổ sung quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để có thể bù đắp được rủi ro tín dụng khi xảy ra. 4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI Bất kỳ trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ rủi ro là một yếu tố luôn được các Ngân hàng quan tâm, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng trong Phòng giao dịch tồn tại ở nhiều trạng thái, có thể một món vay tuy chưa quá hạn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của bài chỉ xác định rủi ro thông qua biểu hiện của nợ quá xấu, vì thế phần giải pháp đưa ra để hạn chế rủi ro tập trung vào việc hạn chế nợ xấu trong Phòng giao dịch. Trong những năm qua, nhờ vào sự nổ lực của lãnh đạo Phòng giao dịch và cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ của Phòng giao dịch đều tăng. Tuy nhiên, nợ quá xấu vẫn còn phát sinh và có xu hướng tăng vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì Phòng giao dịch cần hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất. - Nợ xấu ngắn hạn tăng rất mạnh. Phòng giao dịch cần xem xét kỹ chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp để có thể cho vay với thời hạn hợp lý để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho Phòng giao dịch vì thời hạn cho vay của Phòng giao dịch ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng. Bên cạnh đó cũng phải nắm bắt diễn biến tình hình kinh tế trên địa bàn nói riêng, trong và ngoài nước nói chung để có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì xem xét nếu còn có thể tiếp tục kinh doanh thì nên tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu không còn khả năng tiếp tục kinh doanh thì tiến hành thu hồi nợ, nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ thì phát mại tài sản để có thể thu hồi vốn, tránh tồn động vốn làm giảm lợi nhuận. - Số lượng cán bộ tín dụng còn ít không thể kiểm soát khách hàng chặt chẽ dẫn đến rủi ro có thể xảy ra. Phòng giao dịch cần xin điều người từ chi nhánh xuống hoặc tuyển thêm người mới để gia tăng số lượng. Nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay 36 nhằm phát hiện và cảnh báo sớm đối với những khoản vay có vấn đề để có biện pháp giải quyết phù hợp. - Số lượng khách hàng có nợ xấu tăng. Phòng giao dịch cần nghiêm khắc và sàng lọc kỹ khách hàng để có thể hạn chế rủi ro, tránh cho vay nhằm khách hàng xấu và không cho vay khách hàng tốt. - Phòng giao dịch cần hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai của Phòng giao dịch. Tuy nhiên, khi cho vay có tài sản đảm bảo Phòng giao dịch cũng cần có sự thẩm định kỹ tài sản đảm bảo trước khi cho vay, tính toán giá trị của tài sản một cách chính xác nhất và phòng ngừa trường hợp mất giá của tài sản. - Thường xuyên theo dõi quan tâm đến nợ quá hạn tiềm ẩn, nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng gắn liền với chất lượng. Đẩy mạnh việc xử lý tài sản, thu hồi nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng vốn tín dụng ngắn hạn cho nền kinh tế địa phương. - Rà soát khoản nợ gia hạn, nợ xấu, nợ quá hạn mới phát sinh. Thực hiện biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với khách hàng có nợ xấu, nợ xấu lớn hoặc gia hạn nợ nhiều lần nhằm đảm bảo xử lý thu hồi dứt điểm. - Tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm phát sinh nợ quá xấu, thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi sớm nhất. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương để có những biện pháp thích hợp thu hồi các khoản nợ quá xấu. 37 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Trong nhiều năm hoạt động và trưởng thành, mặc dù đã có không ít những khó khăn và tồn tại cần phải giải quyết nhưng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần, Phòng giao dịch Long Thới đã đạt được những bước tiến xa hơn và ngày càng phát triển trong mọi hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Những kết quả đạt được là một minh chứng cho quá trình bền bĩ phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Phòng giao dịch. Từ đó, cho thấy Phòng giao dịch đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của một ngân hàng thương mại là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, thật vậy, kết quả mà Phòng giao dịch Long Thới đạt được trong những năm qua được thể hiện trong công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ rất cao, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng quy mô tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi khách hàng đã tạo được niềm tin và uy tín cho khách hàng vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của Phòng giao dịch ngày càng hiệu quả. Điều này đã phần nào phù hợp với chiến lược tín dụng của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” vừa thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vừa thúc đẩy kinh tế phát triển đồng bộ. Trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng. Tuy nhiên, qua phân tích cũng cho thấy rủi ro tín dụng vân luôn hiện diện ở Phòng giao dịch Long Thới là do tỷ lệ nợ xấu còn cao và ngày càng tăng trong tổng dư nợ. Với thực trạng này đòi hỏi Phòng giao dịch cần có những biện pháp cứng rắn trong công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn và ngăn chặn triệt để sự phát sinh của nợ quá hạn. Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo Phòng giao dịch với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên đầy tinh thần trách 38 nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng. Bên cạnh những kết quả đạt được, Phòng giao dịch Long Thới vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần nhằm nâng cao hiêụ quả hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình bày trong phần kiến nghị. 5.2 KIẾN NGHỊ 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Phòng giao dịch trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch được thuận lợi hơn. Tòa án nhân dân trong huyện cần tiếp tục hỗ trợ Phòng giao dịch trong những vụ Phòng giao dịch đưa ra khởi kiện và đề nghị xử lý nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tạo điều kiện cho hoạt động của Phòng giao dịch có hiệu quả hơn. Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Phòng giao dịch thu hồi vốn để tái đầu tư. Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng giao dịch. 5.2.2 Đối với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Cần tăng cường cán bộ tín dụng cho Phòng giao dịch để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Cần cử chuyên viên kiểm tra đến Phòng giao dịch để hỗ trợ trong công tác ngăn chặn nợ xấu phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ thấp nợ xấu ở Phòng giao dịch xuống. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Nguồn thu của Phòng giao dịch bao gồm 2 nguồn thu chính là từ lãi cho vay và thu từ dịch vụ ngân hàng. Trong đó thu từ dịch vụ là nguồn thu không tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy để hạn chế tổn thất của rủi ro tín dụng lên hoạt 39 động của Phòng giao dịch ta có thể cơ cấu lại nguồn thu này theo xu hướng tăng phần thu từ dịch vụ Ngân hàng. Cần có những chủ trương, chính sách hợp lý để có thể cải thiện tình hình kinh doanh của Phòng giao dịch. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Hữu Hạnh, 2012. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại trong nền kinh tế toàn cầu. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động. 2. Thái Văn Đại, 2013. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 4. Phòng giao dịch Long Thới, Phòng tín dụng, 2014. Báo cáo tài chính, báo cáo xử lý rủi ro năm 2011, năm 2012, năm 2013. Năm 2014. 5. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Năm 2005. 6. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Năm 2007. 41 [...]... NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Năm 2008, Phòng giao dịch Long Thới ra đời trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tiểu Cần được thành lập theo quyết định số 1549 của Chính Phủ ban hành ngày 06/8/2008 Trụ sở được đặt tại Khóm I, thị trấn Cầu Quan Hiện nay, Phòng giao dịch Long Thới hoạt... lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%/năm) 0,66 0,85 0,849 Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn (lần/năm) 8,97 11,15 1,63 120,89 73,89 31,85 Tổng dự phòng rủi ro tín dụng (triệu đồng) Dư nợ bình quân (triệu đồng) Nợ có khả năng mất vốn (triệu đồng) Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (%/năm) (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng... năm và chiếm tỷ trọng rất thấp là do Phòng giao dịch hạn chế cho vay tín chấp vì sợ rủi ro hoặc do nợ xấu không có tài sản đảm bảo giảm 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng của Phòng giao dịch qua 3 năm 2011, 2012, 2013 trước tiên ta cần phải tính được dư nợ bình quân qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch. .. doanh số thu nợ làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm 4.3.2 Đánh giá công tác dự phòng rủi ro tín dụng Đánh giá công tác dự phòng rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 34 Bảng 4.13: Bảng đánh giá công tác dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm... ngại trong việc giữ bí mật cho khách hàng - Chưa mở rộng và đa dạng hóa các đối tượng đầu tư, chưa mở rộng các hình thức tín dụng và dịch vụ khác - Một số người vay vốn sử dụng sai mục đích gây khó khăn cho việc quản lý dự án hoặc phương án dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng 20 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH. .. (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngành nông nghiệp Qua bảng số liệu ta thấy được rằng doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng liên tục qua các năm Tuy tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng giảm không ổn định trong 3 năm nhưng nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất Phù hợp với việc Phòng giao dịch thực hiện theo đúng chủ trương khuyến khích cho vay bên lĩnh vực nông nghiệp, nông. .. ngành và xác định: nông thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư”, từ sự vận dụng và sáng tạo các định hướng đó Phòng giao dịch Long Thới đã tận dụng hết khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng kinh doanh đa dạng hóa hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng... 2011, 2012, 2013 của Phòng giao dịch Long Thới Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ đầu kỳ Dư nợ giữa kỳ Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân Năm 2011 341.869 349.874 354.027 348.911 Năm 2012 354.027 350.713 388.044 360.874 Năm 2013 388.044 375.583 379.070 379.570 (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) 4.3.1 Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu... lượng khách hàng có nợ xấu ngày càng tăng, Phòng giao dịch đang gặp khó khăn trong công tác quản lý và kiểm tra khách hàng Các cán bộ tín dụng cần sàng lọc, thẩm định kỹ khách hàng trước khi cho vay để giảm thiểu rủi ro Bên cạnh đó cũng phải kiểm tra khách hàng thường xuyên nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích để có thể trả nợ cho Phòng giao dịch, nhằm phát hiện sớm nếu rủi ro xảy ra... (8.974) (Nguồn: Phòng tín dụng tại Phòng giao dịch Long Thới) - Ngành nông nghiệp Dư nợ ngành nông nghiệp tăng trong năm 2012 sau đó giảm trong năm 2013 Nguyên nhân là do khí hậu biến đổi thất thường, nhiều dịch bệnh xảy ra làm cho việc canh tác, nuôi trồng gặp nhiều khó khăn Các hộ trong ngành làm ăn không hiệu quả thậm chí là thua lỗ nên không thể trả nợ cho Phòng giao dịch dẫn đến dư nợ trong năm 2012 ... đến rủi ro cho hoạt động tín dụng 20 CHƯƠNG THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI 4.1 PHÂN... NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Năm 2008, Phòng giao dịch Long Thới đời trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp Phát triển. .. động tín dụng chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Long Thới chủ yếu tập trung vào vấn đề rủi ro tín dụng CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan