phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ

96 575 2
phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ LÝ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ – THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ – 5/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ LÝ MSSV: C1200179 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ – THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ KHƯƠNG NINH Cần Thơ – 5/2014 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên cho em được gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và tất cả quý thầy, cô thuộc Khoa Kinh tế – Quản trị Kinh doanh nói riêng đã hết lòng hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế vô cùng quý giá, thật sự cần thiết cho em và ngày qua ngày đã giúp em từng bước tiến bộ, trưởng thành và yêu thích ngành học của mình hơn. Bên cạnh đó, thầy cô cũng đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đặc biệt cho em kính gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Khương Ninh đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt tình. Em kính chúc thầy được nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, đạt được nhiều thành công trên con đường giảng dạy và trong cuộc sống. Tiếp theo là em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô, chú nông dân đã nhiệt tình giúp em trong quá trình thu thập số liệu, giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Nhân dịp này em kính chúc quý cô, chú nông dân có mùa màng bội thu và dồi dào sức khỏe. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014 Người thực hiện Phạm Thị Lý i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cung cấp nào khác. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Lý ii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................3 1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....4 2.1 Phương pháp luận ......................................................................................4 2.1.1 Các vấn đề cơ bản về tín dụng ................................................................4 2.1.2 Khái niệm về nông hô .............................................................................7 2.1.3 Lý giải sự hiện diện của tín dụng phi chính thức .....................................7 2.1.4 Các hình thức tín dụng phi chính thức ....................................................8 2.1.5 Vai trò của tín dụng phi chính thức đối với nền kinh tế nông hộ ........... 10 2.1.6 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ............................................................................ 15 2.1.7 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 13 2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 15 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 15 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 15 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ - TP.CẦN THƠ .... 17 3.1 Giới thiệu tổng quan TP. Cần Thơ ........................................................... 17 3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 17 3.1.2 Vị trí địa lý ........................................................................................... 18 3.1.3 Đơn vị hành chính ................................................................................ 18 3.1.4 Tình hình dân cư................................................................................... 18 3.2 Giới thiệu tổng quan về huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ .............................. 18 3.2.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 18 3.2.2 Vị trí địa lý, diện tích và dân số ............................................................ 19 3.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện năm 2012 và năm 2013... 19 3.2.4 Khái quát về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2013 trên địa bàn huyện Cờ Đỏ ..................................................................................... 22 3.3 Các nguồn vốn vay của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ .................... 25 3.3.1 Hệ thống tín dụng chính thức................................................................ 25 3.3.2 Hệ thống tín dụng bán chính thức ......................................................... 26 3.3.3 Hệ thống tín dụng phi chính thức .......................................................... 26 iii Chương 4: THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ ...................................................27 4.1 Mô tả mẫu khảo sát. ................................................................................ 27 4.1.1 Thông tin chung về nông hộ ................................................................. 27 4.1.2 Thực trạng sản xuất năm 2013 của nông hộ huyện Cờ Đỏ .................... 32 4.2 Thực trạng tín dụng phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ .......................................................................... 36 4.2.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Cờ Đỏ từ nguồn phi chính thức năm 2013 ...................................................................................................... 36 4.2.2 Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay .................... 37 4.2.3 Những nguyên nhân hộ không vay vốn, muốn vay mà không vay được tại ngân hàng – quỹ tín dụng nhân dân .......................................................... 38 4.2.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ .......................................................................... 40 4.2.5 Mục đích vay vốn từ nguồn phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ ................................................................................................. 43 4.2.6 Lãi suất vay từ người cho vay phi chính thức, người thân bạn bè trong nguồn vay phi chính thức .............................................................................. 45 4.2.7 Những thông tin tín dụng của nông hộ huyện Cờ Đỏ ............................ 48 4.2.8 Thông tin về số lần vay vốn của nông hộ đến cuối năm 2013 ............... 49 4.2.9 Những ưu nhược điểm nhận được khi lựa chọn vay tại ngân hàng – quỹ tín dụng và tín dụng phi chính thức ............................................................... 50 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ ......................................... 54 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ .............59 5.1 Những yếu tố tích cực và không lành mạnh của thị trường tín dụng phi chính thức ..................................................................................................... 59 5.1.1 Những yếu tố tích cực của thị trường tín dụng phi chính thức ............... 59 5.1.2 Những yếu tố tiêu cực của thị trường tín dụng phi chính thức ............... 60 5.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế vay tín dụng phi chính thức ................... 61 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................65 6.1 Kết luận ................................................................................................... 65 6.2 Kiến nghị................................................................................................. 67 6.2.1 Đối với chính phủ ................................................................................. 67 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 67 6.2.3 Đối với ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng......................... 68 6.2.4 Đối với nông hộ .................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................71 PHỤ LỤC .............................................................................................................72 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ ...................................................79 iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng mô hình .......................................14 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Cờ Đỏ năm 2013 ....... 20 Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội của huyện Cờ Đỏ năm 2013.............................................................................................................. 22 Bảng 4.1 Phân bổ tỷ trọng hộ trong các mẫu khảo sát .......................................27 Bảng 4.2 Thông tin về giới tính của chủ hộ........................................................28 Bảng 4.3 Độ tuổi và thâm niên nghề nghiệp chính của chủ hộ ........................ 29 Bảng 4.4 Thống kê một số đặc điểm chung về nông hộ trong mẫu khảo sát .. 30 Bảng 4.5 Bảng thống kê về mối quan hệ trong xã hội của nông hộ................. 31 Bảng 4.6 Thông tin nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất ...................................33 Bảng 4.7 Thống kê ảnh hưởng của những thông tin đến kết quả sản xuất ...... 34 Bảng 4.8 Những rủi ro nông hộ thường gặp ...................................................... 35 Bảng 4.9 Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay ...............37 Bảng 4.10 Những nguyên nhân cụ thể nông hộ không muốn vay tại ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân .....................................................................................39 Bảng 4.11 Những nguyên nhân cụ thể nông hộ muốn vay nhưng không vay được tại ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân ....................................................40 Bảng 4.12 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ ...............................................................................41 Bảng 4.13 Tổng số chân hụi và tiền chơi hụi .....................................................43 Bảng 4.14 Mục đích sử dụng vốn vay từ nguồn vay phi chính thức ................44 Bảng 4.15 Đại diện lãi suất cho vay trong nguồn vay phi chính thức ..............46 Bảng 4.16 Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho nông hộ ....................48 Bảng 4.17 Số lần vay vốn của nông hộ tính đến cuối năm 2013 ......................50 Bảng 4.18 Những ưu nhược điểm của nông hộ nhận được khi lựa chọn nguồn vay .........................................................................................................................51 Bảng 4.19 Kết quả phân tích mô hình TOBIT về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ ........55 v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1 Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ huyện Cờ Đỏ ............................... 28 Hình 4.2 Cơ cấu học vấn của chủ hộ nông hộ huyện Cờ Đỏ .......................... 29 Hình 4.3 Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ năm 2013 ...... 37 Hình 4.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ ................................................................................................. 41 Hình 4.5 Cơ cấu mục đích vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ ...... 44 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL CP NĐ QĐ TTg NN HTX XH XDCB TD TCTD PGD PCT TDND TPCT NHNN NH NHTM NHNNo KH THT CLB SX-NN CN TM-DV KHHGĐ BVTV SD TB : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Đồng bằng sông Cửu Long Chính phủ Nghị định Quyết định Thủ tướng Nhà nước Hợp tác xã Xã hội Xây dựng cơ bản Tín dụng Tổ chức tín dụng Phòng giao dịch Phi chính thức Tín dụng nhân dân Thành phố Cần Thơ Ngân hàng nhà nước Ngân hàng Ngân hàng thương mại Ngân hàng Nông nghiệp Kế hoạch Tổ hợp tác Câu lạc bộ Sản xuất nông nghiệp Công nghiệp Thương mại – dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình Bảo vệ thực vật Sử dụng Trung bình vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởng hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí thấp. Tuy nhiên, để hội nhập vào kinh tế quốc tế nước ta phải trải qua nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, kinh tế nông hộ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước nhà. Vì bản chất của sản xuất nông nghiệp là tự túc, tự cấp nên lượng vốn mà người dân bỏ ra phải sau một thời gian mới có thể thu hồi lại được. Trong những trường hợp gặp phải rủi ro trong sản xuất như: thiên tai, mất mùa, mất giá, thiếu nguồn cầu, v.v. thì thu nhập của người dân không đủ để tái đầu tư cho sản xuất hoặc để mở rộng thêm quy mô sản xuất thì vấn đề đặt ra là tìm đâu ra nguồn vốn để bù đấp sự thiếu hụt này? Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưu đãi thuế nông nghiệp, các chính sách tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp, nguồn tín dụng nông thôn đóng vai trò chủ yếu, cấp thiết trong sản xuất và mở rộng sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Do đó, Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất thấp là một trong những công cụ góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa. Huyện gồm có 10 đơn vị hành chính trực thuộc với diện tích đất tự nhiên là 31.047,67 ha và có 122.464 người. Từ khi có sự phân chia giữa huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai đến nay cùng với xu hướng phát triển của xã hội, tình hình kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cùng với các chính sách của Chính phủ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ như Nghị 1 định số 12/1993/NĐ – CP ngày 2/3/1993 về cho vay đến hộ nông dân để phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, Nghị định số 41/2010/NĐ – CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, v.v. đã có những thành công nhất định đó là nông hộ đã dần tiếp cận được với nguồn vốn chính thức từ các ngân hàng như Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, các Quỹ tín dụng nhân dân, v.v. song còn tồn tại những khó khăn cho người dân khi tiếp cận và sử dụng nguồn vốn, bên cạnh đó nguồn vốn từ các tổ chức trên không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ đến các nông hộ. Để có được nguồn vốn cấp bách và cần thiết cho nông hộ trong quá trình sản xuất cũng như đời sống một cách nhanh chống, các nông hộ hầu hết đã chọn các hình thức vay phi chính thức từ các cá nhân, tổ chức. Mặc dù Chính phủ đã đề ra rất nhiều chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức tuy nhiên nhiều người dân nông thôn, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu vùng xa vẫn bị từ chối cho vay do không đủ điều kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức cho nên những hộ này vẫn tiếp tục lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức. Vì thế làm sao để tín dụng nông thôn đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả của nó vẫn còn là vấn đề nan giải. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tín dụng nông thôn đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả và không lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức? Từ thực tiễn này em chọn đề tài: “Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Thành phố Cần Thơ” để làm đề tài tốt nghiệp nhằm hiểu rõ nhu cầu sử dụng vốn tín dụng, nắm bắt được tình hình vay vốn tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho hộ nông dân để sử dụng và mở rộng sản xuất một cách có hiệu quả. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức của nông hộ và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ.  Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ. 2  Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế sự lệ thuộc của nông hộ vào tín dụng phi chính thức. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn một số xã thuộc huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ. Cụ thể là xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài sử dụng thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập trong 2 năm 2012 và 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ trong thời gian từ 1/1/2012 đến 31/12/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là từ 100 nông hộ thuộc xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các vấn đề cơ bản về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắng liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:  Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật, trong đó người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.  Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.  Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ – người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán, v.v. dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người vay). Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay, đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành. Tóm lại, một hoạt động được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện sau: - Thứ nhất: Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn) - Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ. - Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. 2.1.1.2 Phân loại tín dụng  Phân loại theo hình thức  Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự chi phối và giám sát của NHNN. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của luật Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay, v.v. và 4 những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tín dụng chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các NHTM, Ngân hàng người nghèo, quỹ tín dụng nhân dân và các chương trình trợ giúp của chính phủ.  Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và bao gồm nhiều hình thức cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, bạn bè, người thân, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi, v.v. Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người vay và người cho vay quyết định, trong đó cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị NN nghiêm cấm.  Phân loại theo kỳ hạn Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính khi người vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ.  Tín dụng ngắn hạn Là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn và các khoản tiền gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng nông thôn, các nông hộ vay nguồn này chủ yếu là sử dụng cho sản xuất như mua phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất đai, v.v. lãi suất của khoản vay này tương đối thấp.  Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng có thời hạn vay từ trên 12 tháng cho đến 60 tháng, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Đối với nông hộ thường vay vốn loại này để sử dụng cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Loại tín dụng này ít phổ biến trong thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn.  Tín dụng dài hạn Thời hạn tín dụng dài trên 60 tháng, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho XDCB, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Hình thức tín dụng này chủ yếu dành cho các đối tượng nông hộ đầu tư sản xuất có 5 quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi. Hình thức cho vay này ít xảy ra ở thị trường tín dụng nông thôn vì rủi ro cao.  Phân loại theo đối tượng tín dụng  Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn vay để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để giữ trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất.  Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay để hình thành tài sản cố định cho các tổ chức kinh tế.  Phân loại chủ thể tham gia tín dụng  Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.  Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.  Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay.  Phân loại theo đối tượng trả nợ  Tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng chính là người trực tiếp trả nợ.  Tín dụng gián tiếp là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau.  Phân loại theo mức độ tín nhiệm khách hàng  Tín dụng có đảm bảo là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không đủ uy tín, những người lần đầu vay vốn khi vay vốn phải có tài sản đảm bảo hoặc có người bảo lãnh. Tài sản đảm bảo hay sự bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không có để hoàn trả hay hoàn trả không đủ, tạo áp lực buộc người vay phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.  Tín dụng không có đảm bảo là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao, thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Đây được gọi là tín dụng tín chấp. 6 2.1.2 Khái niệm về nông hộ Hộ là tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết thống, cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác nhau như: ăn, uống, nghỉ ngơi, v.v. Tuy nhiên, cũng có thể có một vài trường hợp một số thành viên của hộ không có họ hàng huyết thống, nhưng những trường hợp này ít khi xảy ra. Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, v.v. hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ là những gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt không giống như những đơn vị kinh tế khác ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, v.v.) là đơn vị sản xuất tự thực hiện tái sản xuất dựa trên sự phân bổ các nguồn lực vào quá trình sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế nền kinh tế quốc dân. 2.1.3 Lý giải sự hiện diện của tín dụng phi chính thức Có một vài lý do giải thích tại sao khu vực phi chính thức vẫn còn là nguồn tín dụng quan trọng đối với các nông hộ:  Thứ nhất là do cầu vượt cung tín dụng chính thức: Các ngân hàng quốc doanh và tư nhân cũng như là các chương trình tín dụng chính thức chưa đủ khả năng đáp ứng hết các nhu cầu vay vốn rất cụ thể của các nông hộ.  Thứ hai là do các cơ chế cho vay của các tổ chức chính thức vẫn còn nhiều ràng buộc khiến cho những đối tượng nghèo không thể tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Một phần nữa có thể là do tính thuận tiện mà tín dụng phi chính thức mang lại. Do vậy, có thể một phần của tín dụng chính thức đến với người đi vay cuối cùng cũng thông qua con đường phi chính thức. Những người có thể vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức sẽ đem số tiền đó cho những người không vay được trên thị trường chính thức vay lại với mức lãi suất cao hơn.  Thứ ba là do trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp nhất là ở những vùng sâu, vùng xa nên người dân còn có tâm lý e ngại trong việc giao dịch với 7 ngân hàng. Trong khi đó một số tổ chức tín dụng chính thức vẫn chưa tìm ra cách thích hợp để đem nguồn vốn đến cho nông hộ. 2.1.4 Các hình thức tín dụng phi chính thức Tín dụng nông thôn của khu vực phi chính thức có thể xuất phát từ những nguồn sau:  Vay mượn từ gia đình, bạn bè, bà con và láng giềng: Đây là hình thức phổ biến, hình thức này người mượn thường không cần phải trả lãi hoặc lãi suất tương đối vừa phải và kỳ hạn cũng linh hoạt, khi không có khả năng trang trải những chi phí cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng hàng ngày và những nhu cầu cần thiết khác, mượn người thân thường được nghĩ đến đầu tiên khi túng thiếu. Số tiền cho mượn ít hay nhiều tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người mượn và người cho mượn, năng lực tài chính của bên cho mượn, uy tín, khả năng và thiện chí trả nợ của bên mượn, v.v. ở hình thức này cho ta thấy được tính tương thân, tương ái, tinh thần giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.  Người cho vay lãi: Những người cho vay lãi có hoạt động rất đa dạng và linh hoạt. Họ thường cho vay những món tiền nhỏ và ngắn hạn (theo thời vụ hay theo ngày). Lãi suất cho vay dựa vào thị trường, thường xê dịch từ 3% đến 10%/tháng. Có thể chia người cho vay lãi thành 3 loại chính. Một là loại cho vay lãi truyền thống, chủ yếu là do tin tưởng lẫn nhau, với các bước giao dịch rất gọn nhẹ, không cần thỏa thuận hợp đồng thành văn, kiểu cho vay truyền thống này gọi là cho vay “nóng”, đôi khi chỉ cho vay trong vài ngày. Thứ hai là kiểu cho vay đòi hỏi phải có cầm cố, thế chấp, tương tự như loại một nhưng người vay phải thế chấp tài sản hay đất đai. Thứ ba là cho vay lãi thông qua những nhà buôn nhỏ, bạn hàng, đầu mối cung cấp nguyên vật liệu. Hình thức này ngày càng phổ biến có thể cho vay bằng tiền hay hiện vật ví dụ như vay vàng 24 đóng lãi theo tháng, vay tiền đóng lãi theo tháng, vay tiền đóng lãi theo ngày (vay tiền góp), v.v. Đối tượng này thường là những người khá giả ở nông thôn, có nhiều tiền hoặc có tài sản dư ở trong nhà nên trở thành địa chỉ cho vay quen thuộc ở nông thôn. Mặt khác, ngoài những trường hợp trên thì hình thức cho vay này đối với người vay nghèo, ít hoặc không có tài sản thường phải trả lãi suất cao hơn những người khá giả có nhu cầu vay vốn. Những người cho vay này thường ấn định mức lãi suất rất cao, đặc biệt trong trường hợp họ nắm bắt được nhu cầu cần thiết của người đi vay (ốm đau, ma chay hay bệnh tật), những nhu cầu cấp thiết không thể không vay để trang trải. Do đó những người cho vay thường ấn định mức lãi suất rất cao so với bình thường. Nếu mức lãi suất cho vay vượt ngưỡng 30% thì trở thành người cho vay nặng lãi. Như vậy gia đình nông thôn 8 mắc nợ có thể dễ dàng trở nên nghèo đói và lâm vào vòng lẩn quẩn của nợ nần.  Hụi/ họ: Hình thức này đã có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Miền Bắc gọi là họ, miền Nam gọi là hụi, còn miền Trung thường hay gọi là biêu, phường. Mỗi hội hụi/họ thông thường có từ 5 đến 20 hội viên hoặc nhiều hơn nữa có chung một ấp/thôn hay xã và mỗi hội như vậy hoạt động độc lập. Mỗi hội huy động tiết kiệm từ các hội viên và chỉ cho vay trong hội với nhau. Các vấn đề như lãi suất, mức cho vay sẽ do các hội viên quyết định thông qua bỏ phiếu kín hoặc do hội trưởng định đoạt trong những cuộc họp định kỳ. Chu kỳ của một hội kết thúc khi tất cả các hội viên đã một lần nhận được tổng số tiền huy động tại mỗi lượt. Các hội viên thường là những người phụ nữ trong gia đình, họ chơi hụi nhằm mục đích để tiết kiệm có sinh lời hoặc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tài chính khi gặp túng thiếu. Hụi bao gồm hụi có lãi và hụi không lãi, hụi có lãi bao gồm hụi hưởng hoa hồng và hụi đầu thảo. Nhìn chung các hộ gia đình tham gia họ/hụi để nhằm giải quyết những nhu cầu tài chính ngắn hạn, nhưng cũng có những hội được lập ra để đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn, ví dụ như có những hội kéo dài được mấy vụ mùa. Theo các nhà nghiên cứu (như Calomiris và Rajaraman, 1998; Tanaka và Nguyen, 2008; Andersen, Baland và Moene, 2009; Ninh và Dương, 2011; Ninh và Hơn, 2012), hụi là loại hình tín dụng dân gian rất phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Để giải thích cho tính phổ biến đó, Besley, Coate và Loury (1993, 1994) đã xây dựng các mô hình lý thuyết kinh điển để chứng minh lợi ích của loại hình tín dụng này so với tự tiết kiệm và gửi ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã kiểm chứng lợi ích của hụi bằng cách sử dụng số liệu thực tế ở cả nông thôn lẫn thành thị từ nhiều nước trên thế giới. Trên nguyên tắc, hụi giúp tập hợp tiền nhàn rỗi không được sử dụng của nhiều cá nhân riêng lẻ để chuyển sang cho người cần sử dụng nó ngay, qua đó làm tăng lợi ích cho các cá nhân đó.  Vay lúa non: Hộ sử dụng hình thức này thường là những hộ nghèo hay rất nghèo do không vay được các loại hình khác. Khi lúa đang còn non (chưa đến lúc thu hoạch), hộ cần tiền tìm đến người cho vay để xin bán lúa với giá khoảng 50% giá ở thời điểm hiện tại, đến mùa thu hoạch lúa người đi vay trả cho người cho vay với giá thị trường tại thời điểm thu hoạch.  Mua chịu từ cửa hàng vật tư: Là hình thức mua chịu từ cửa hàng vật tư mà không chịu tiền ngay. Người mua có thể mua các vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, v.v. để phục vụ cho sản xuất mà sau đó mới trả lại khoản tiền 9 vay, khi mà vụ mùa đã kết thúc, hoặc khi nào họ có đủ số tiền để trả cho chủ cửa hàng.  Mượn thương lái: Các thương lái cũng là địa chỉ tìm đến của nông dân khi có nhu cầu về tài chính. Khi mượn tiền từ thương lái thì người mượn cam kết là sẽ bán nông sản khi thu hoạch cho thương lái nên các thương lái thường không tính lãi. Vì vậy giá bán nông sản do thương lái định đoạt, khi kết thúc vụ mùa các thương lái tiến hành thu mua các sản phẩm từ các nông hộ và trừ đi phần tiền mà các nông hộ này đã vay nếu còn thừa thì hoàn trả lại cho nông hộ, hơn nữa thời gian mượn cũng chỉ từ 1 đến 2 tháng, giao dịch này chỉ diễn ra giữa người mượn và thương lái có mối quan hệ thân quen. 2.1.5 Vai trò của tín dụng phi chính thức đối với kinh tế nông hộ Tín dụng phi chính thức như một phương tiện sẵn sàng và kịp thời mà người nông dân sử dụng bất cứ khi nào họ cần đến vốn cho sản xuất cũng như trang trải cho đời sống. Tín dụng phi chính thức còn được ví von gọi là lấp đầy khoảng trống, những mặt thiếu sót và những mặt chưa đáp ứng kịp thời của hình thức tín dụng chính thức. Tín dụng phi chính thức mang lại nguồn vốn cho các nông hộ phục vụ sản xuất khi mà họ chưa tiếp cận được một cách hiệu quả tín dụng chính thức. Thủ tục đơn giản, ít mất thời gian, sự quen biết làm giảm bất đối xứng trong thông tin giữa các chủ thể. Kinh tế nông hộ phát triển được là nhờ sự nhanh nhẹn của hoạt động vay tín dụng phi chính thức. Nông hộ sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức cho việc mua các vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu và trang trải cho các hoạt động tiêu dùng hàng ngày như cưới hỏi, ma chay, việc học hành cho con cái, v.v. 2.1.6 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ Trong đề tài này mô hình hồi quy dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy là lượng vốn vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. Khả năng tiếp cận tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như là giá trị tài sản của chủ hộ, diện tích đất, độ tuổi của chủ hộ, thu nhập hộ, trình độ văn hoá, giới tính của chủ hộ, v.v. Mỗi biến có thể ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của những biến này đối với những hộ có vay vốn ở các hình thức tín dụng thì khác nhau. 10 Chẳng hạn nghiên cứu của Lê Thị Hồng Gấm (2012) về thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre, Nguyễn Trung Tính (2011) về phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức ở Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang và nghiên cứu của Huỳnh Hải Vân (2011) về phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức ở Châu Thành và Châu Thành A - tỉnh Hậu Giang, v.v. Thông qua tìm hiểu về những đề tài nghiên cứu trước bài nghiên cứu đã tổng hợp được một vài nhân tố ảnh hưởng đến lượng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ như sau: Giới tính của chủ hộ: phải nói một điều rằng người dân Việt Nam còn mang đậm chất xã hội truyền thống về vấn đề “trọng nam” vì thế địa vị của người phụ nữ trong gia đình không được đề cao cho mấy. Một số quan điểm cho rằng, nam giới sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn và có được khoản tiền vay lớn hơn nhiều so với nữ giới. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình có thể nói là cao hơn nam giới rất nhiều, họ luôn tìm cách cải thiện đời sống kinh tế gia đình bằng những khoản vay nhỏ, những món vay dựa vào sự quen biết, gần gũi và nhanh chóng nhằm tạo cho gia đình có điều kiện sống tốt hơn cũng như là cho con cái của họ có điều kiện học tập tốt hơn. Học vấn của chủ hộ: thể hiện nông hộ có khả năng tiếp cận hay lượng tiền vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức là cao hay thấp. Bên cạnh đó đây cũng là một yếu tố cho thấy được nông hộ vay được lượng tiền nhiều hay ít từ các tổ chức tín dụng phi chính thức. Có thể nói, học vấn của chủ hộ càng cao càng thể hiện được chủ hộ học cao, hiểu rộng, có khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh một cách dễ dàng và có hiệu quả. Chủ hộ có học vấn cao càng dễ dàng trong việc lập các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dễ dàng trong việc tiếp cận với mọi thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức và họ càng nhận thức được những rủi ro có thể gặp phải khi tiếp cận với tín dụng phi chính thức. Chính vì những lý do đó giúp ta có thể khẳng định một điều trái ngược lại rằng, những chủ hộ có học vấn thấp thì khả năng tiếp cận được vốn và lượng vốn vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức sẽ thấp hơn và nguy cơ họ tìm đến tín dụng phi chính thức cao hơn và làm lượng vốn vay từ nguồn này cũng tăng lên. Diện tích đất: bao gồm tất cả những loại đất thuộc sở hữu của nông hộ như đất ruộng, đất vườn, đất thổ cư, diện tích ao nuôi và các loại đất khác. Đây được xem là tài sản có giá trị nhất của nông hộ và được xem là điều kiện quan trọng nhất để nông hộ có thể vay được vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức vì nó liên quan đến tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì thế những hộ có diện tích đất ít hay không có đất thì khả năng vay được vốn từ các tổ chức tín 11 dụng chính thức là rất thấp chính vì thế mà những nông hộ này có khả năng chuyển qua tín dụng phi chính thức và làm cho lượng vốn vay từ loại hình tín dụng này tăng lên. Quen biết: nhìn chung những hộ có quen biết với cán bộ tín dụng, cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh hay các tổ chức kinh tế – xã hội, đoàn thể thì việc tiếp cận được với thông tin tín dụng từ nguồn tín dụng chính thức càng cao và như thế khi cần vốn thì họ sẽ dễ dàng vay được vốn từ nguồn nay hơn là những hộ không quen biết. Do đó những hộ không quen biết hay không được giới thiệu cho vay từ nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức thì họ sẽ chọn phương án là tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức. Thu nhập của nông hộ: là thu nhập mỗi năm của nông hộ, bao gồm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (sau khi trừ đi chi phí sản xuất) và các khoản thu nhập hàng năm từ hoạt động khác của nông hộ. Những hộ có thu nhập thấp có thể dẫn đến nguy cơ vay tín dụng phi chính thức rất cao. Do tính kịp thời, nhanh chống giúp nông hộ trang trải những khoảng chi tiêu cho gia đình mà loại tín dụng này mang lại. Khoảng cách từ nông hộ đến ngân hàng hay các TCTD: đây được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cũng như là ảnh hưởng đến lượng vốn vay nhiều hay ít của nông hộ từ nguồn tín dụng chính thức. Những nông hộ có vị trí càng không thuận lợi hay có khoảng cách xa so với các tổ chức tín dụng chính thức thì khả năng tiếp cận vốn từ nguồn này càng thấp. Nguyên nhân có thể là do khoảng cách càng xa thì nông hộ phải mất nhiều thời gian cũng như là chi phí cho việc đi lại vì mỗi lần giải ngân cho nông hộ vay không phải chỉ đến các tổ chức tín dụng chính thức một lần là có được lượng vốn cần vay ngay. Trong khi đó đối với lĩnh vực phi chính thức thì nông hộ có thể vay ngay và vay bất kỳ lúc nào họ cần mà không cần phải mất nhiều thời gian cho mỗi lần vay. Chính vì thế những hộ có khoảng cách từ nhà đến NH hay các TCTD càng xa thì càng khó tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức mà có xu hướng tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức và đây cũng là nguyên nhân làm cho lượng vốn vay từ nguồn tín dụng phi chính thức tăng lên. Nghề nghiệp: những nông hộ nông thôn có nhiều ngành nghề hoạt động đa dạng, tuy nhiên ta có thể gộp lại thành 2 nghề chính đó là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mỗi ngành nghề có ảnh hưởng đến lượng vốn vay từ nguồn vay phi chính thức khác nhau. Đối với những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do đa số nông hộ điều mua chịu từ các cửa hàng vật tư, thức ăn, 12 v.v. nên ở những hộ này sẽ có ảnh hưởng lớn đến lượng vay vốn từ nguồn vay phi chính thức có nghĩa là sẽ có sự biến động cùng chiều với nhau. Nhân khẩu: là những người cùng chung sống trong một gia đình, là số thành viên trong nông hộ. Đối với những hộ có nhiều nhân khẩu thông thường là những hộ dễ dàng rơi vào tình trạng túng thiếu, do thu nhập có được không đủ bù đắp chi tiêu cho cả gia đình. Chính vì thế để bù đắp cho những thiếu hụt mang tính chất tạm thời thì đa số nông hộ thường tìm đến nguồn vay phi chính thức. Vì thế đây cũng được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ. Tóm lại, với các yếu tố được liệt kê trên đều có ảnh hưởng ít nhiều đến lượng vốn mà nông hộ vay được đối với loại hình tín dụng phi chính thức. Do đó, đề tài sử dụng mô hình hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn mà nông hộ có thể vay được đối với loại hình tín dụng này. 2.1.7 Mô hình nghiên cứu Thông qua những lập luận trong phần 2.1.6 về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức như giới tính, trình độ học vấn, diện tích đất, tổng thu nhập, mức độ quen biết xã hội, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng hay các tổ chức tín dụng gần nhất, nghề nghiệp của nông hộ và số nhân khẩu trong nông hộ, tác giả có thể xây dựng mô hình nghiên cứu có dạng như sau:  0  1GIOITINH   2 HOCVAN   3 DTDAT   4THUNHAP Yi*QUENBIET Nếu Yi* > 0   6 KHOANGCACH   7 NGHENGHIEP   8 NHANKHAU 5   Yi   Nếu Yi*  0 0    Với Yi* là LUONGVAY 13 Bảng 2.1: Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng mô hình Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị tính Dấu kỳ vọng Giới tính chủ hộ GIOITINH Nam = 1;Nữ = 0 - Trình độ học vấn chủ hộ HOCVAN Lớp - Diện tích đất DTDAT m2 +/- Tổng thu nhập trong năm THUNHAP Triệu VNĐ Mức độ quen biết trong xã hội Có quen = 1; QUENBIET Khoảng cách từ nhà đến NH KHOANGCACH Nghề nghiệp chủ hộ NGHENGHIEP - Không quen = 0 Km + Nông nghiệp = 1 + Phi nông nghiệp = 0 Số nhân khẩu trong gia đình NHANKHAU Người + Dấu (+) thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc Dấu (-) thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc (Nguồn: tự tổng hợp theo dấu kỳ vọng của tác giả) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Huyện Cờ Đỏ có 1 thị trấn và 9 xã với đa số người dân làm nông nghiệp. Vốn được coi là một trong những khó khăn lớn nhất đối với nông hộ ở địa bàn này. Việc tiếp cận được với lượng vốn tín dụng chính thức là một vấn đề rất cần thiết để nông hộ gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô và tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên không phải lúc nào tín dụng chính thức cũng đáp ứng kịp thời và đầy đủ, vì thế song song với tín dụng chính thức thì hình thức tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại. Để tìm hiểu về thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện, bài nghiên cứu đã chọn xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng làm đại diện cho việc thu thập số liệu. Số liệu được tiến hành thu thập một cách rải rác để có được mức độ chính xác cao. Để tìm hiểu và biết được lượng vốn vay từ nguồn phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện như thế nào thì bài nghiên cứu có thể lý giải dựa 14 vào một số yếu tố tác động như giới tính, học vấn, thu nhập của nông hộ, diện tích đất, mức độ quen biết, khoảng cách từ hộ gia đình đến nguồn vay chính thức, v.v. để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến lượng tiền vay phi chính thức của nông hộ. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Số liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp từ các văn kiện báo cáo của địa phương, số liệu của sở và các cơ quan ban ngành, trang web của thành phố, huyện, các bài báo, báo tạp chí, v.v. có liên quan đến đề tài. 2.2.2.2 Số liệu sơ cấp Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏi soạn trước để phỏng vấn đại diện của các nông hộ trên địa bàn tại xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng với phạm vi là 100 hộ. Số liệu phỏng vấn nông hộ được thu thập gồm số liệu của cả năm 2012 và 2013. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Các phương pháp để phân tích số liệu gồm có: - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả lại bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản tại địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất, cũng như nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ và một số yếu tố xoay quanh thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. Bằng phương pháp này, chúng ta có thể mô tả được những nhân tố thuận lợi và bất lợi đối với những yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ. - Phương pháp hồi quy tuyến tính: Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là lượng vốn vay được của các nông hộ trên địa bàn đối với tín dụng phi chính thức với các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng phi chính thức. Cụ thể, trong bài viết sử dụng mô hình tuyến tính bậc 1, các tham số trong mô hình được ước lượng từ các dữ liệu thu thập được. Từ đó, chọn những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa, phát huy yếu tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục các yếu tố có ảnh hưởng xấu. Cụ thể mô hình được sử dụng là Tobit sẽ được dùng để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. 15 * Mô hình Tobit Mô hình Tobit là một dạng mở rộng của mô hình Probit. Trong mô hình Probit, chúng ta xem xét biến giả phụ thuộc chỉ nhận hai giá trị là 0 hoặc 1. Tuy nhiên chúng ta có thể mở rộng như sau: Y i     Y i*   X 0 i  u i Nếu Yi* > 0 Nếu Yi*  0 Với ui ~ IN(0,  2 ) Trong đó Yi* chưa biết. Nó được gọi là biến ẩn hay biến phụ thuộc. Mô hình chúng ta thấy như trên được gọi là mô hình Tobit và được sử dụng phân tích lý thuyết kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1985. Nó còn có tên gọi khác là mô hình hồi quy chuẩn được kiểm duyệt hay mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn bởi vì có một số quan sát của biến phụ thuộc Y* bị chặn hay được giới hạn. Mô hình Tobit dùng để nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc (ví dụ số tiền chi tiêu cho nhà ở) với các biến độc lập (như các yếu tố kinh tế – xã hội). 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ – CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của Chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đoàn thuyền cũng vừa đến vàm sông Cần Thơ (Bến Ninh Kiều ngày nay). Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sông này, Chúa nhìn vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu sáng lập lòe. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hòa nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ. Năm 1963, huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên) đưa về tỉnh Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới với tên gọi Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ. Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VIII) ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Đến ngày 1/1/2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Kể từ đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương. Đảm đương trọng trách thành phố trực thuộc trung ương, Cần Thơ đang ra sức phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng về kinh tế, thương mại, 17 khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực cùng truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động, sáng tạo để vươn lên đổi mới, xứng đáng với vị thế thành phố động lực, "đầu tàu" phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 3.1.2 Vị trí địa lý Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Ngày 19/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐTTg thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL. 3.1.3 Đơn vị hành chính Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm: 5 quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt. 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thới Lai. 3.1.4 Tình hình dân cư Tính đến năm 2012, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.214.100 người, mật độ dân số đạt 862 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị gần 791.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người. 3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Huyện Cờ Đỏ được thành lập theo tinh thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 2 thị trấn, 12 xã gồm thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai và các xã Định Môn, Trường Thành, Thới Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Thới Lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp, 18 Thới Đông, Thới Hưng với số dân hơn 180.000 người. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thới Lai. Tháng 3 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai, thuộc thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện Cờ Đỏ cũ như Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng và thị trấn Cờ Đỏ, thành lập mới xã Đông Thắng trên cơ sở chia tách xã Đông Hiệp, xã Thới Xuân trên cơ sở chia tách xã Thới Đông, tiếp nhận bàn giao xã Thạnh Phú, Trung Hưng từ huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Cờ Đỏ. 3.2.2 Vị trí địa lý, diện tích và dân số Huyện Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của thành phố Cần Thơ, thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là thành phố trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáp huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh. Có giao thông tương đối thuận lợi, giao thông thủy rất thuận tiện với nhiều sông ngồi chằng chịt trên địa bàn thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giao thương với nhau. Ngoài ra, những con sông chằng chịt này còn là nguồn cung cấp phù sa dồi dào cho địa bàn, điều này hết sức quan trọng đối với địa bàn chuyên về sản xuất nông nghiệp như huyện Cờ Đỏ. Bên cạnh đó giao thông bộ cũng không kém phần phát triển, các tuyến đường trên địa bàn từ tỉnh lộ đến những lộ nông thôn nhỏ đều được bê tông hóa, những chiếc cầu được nâng cấp và xây dựng mới với quy mô và chất lượng tốt đã thúc đẩy sự đầu tư vào huyện ngày một tăng. Từ những ưu ái về vị trí địa lý đã làm cho nền kinh tế của huyện phát triển một cách vượt bậc. Huyện Cờ Đỏ rộng 310.477 km2 và có 122.464 người, trong đó có hơn 9000 người là đồng bào dân tộc thiểu số (đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer). 3.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện năm 2012 và năm 2013 Thực hiện Nghị quyết năm 2013 của Huyện ủy, Ban chấp hành Đảng bộ huyện, cùng với các cấp các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, không ngừng nỗ lực, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua, phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách 19 thức thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2013 về “Cải cách hành chính, huy động các nguồn lực, hướng về cơ sở, tập trung xây dựng nông thôn mới”, kết quả các mặt công tác đạt được cụ thể như sau:  Về Kinh tế Từ bảng 3.1, nhìn chung kinh tế năm 2013 tiếp tục phát triển vượt bậc, một số chỉ tiêu quan trọng thực hiện đều đạt so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra. Chứng tỏ huyện đã thực hiện thành công một số chính sách, nghị quyết mà nhà nước và Đảng bộ đề ra. Một số chỉ tiêu tiêu biểu như: Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Cờ Đỏ năm 2013 2013 Đạt Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2012 so với kế hoạch (%) Kế hoạch 2013 Thực hiện 2013 Đạt (%) Năm 2013 so với 2012 (%) Triệu đồng 18,86 4,79 21 21,14 0,64 12,10 Giá trị SX- NN Triệu đồng/ha 123,97 45,84 95 114,70 20,70 (7,48) Giá trị SX-CN Tỷ đồng 668 2,77 795 914,50 15,03 36,90 Giá trị TM-DV Tỷ đồng 1.608 2,42 1.800 1.884,40 4,69 17,20 Giá trị vốn đầu tư Tỷ đồng 1.458 (2,80) 1.500 1.584,90 5,66 8,70 Thu ngân sách Tỷ đồng 38,23 8,82 17,55 50,40 GDP 48,94 57,53 (Nguồn: Tự tổng hợp từ Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân huyện Cờ Đỏ - 2013)  GDP tăng trưởng nhanh, năm 2013 đạt mức 21,14 triệu đồng đạt 100,64% so với kế hoạch đề ra (tăng 12,1% so với năm 2012).  Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tổ chức sản xuất thắng lợi 3 vụ lúa với tổng diện tích 67.746,3 ha - đạt 108,7% kế hoạch (tăng 7,8% so với năm 2012), tổng sản lượng lúa 3 vụ đạt 404.326,5 tấn - đạt 106,7% KH (tăng 20 4,8% so với năm 2012), giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích được 114,7 triệu đồng/ha - đạt 120,7% KH (giảm 9,2 triệu đồng tương ứng với mức giảm 7,48% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các mô hình, dự án như: mô hình cánh đồng mẫu lớn đã nhân rộng ra 7 xã, thị trấn với tổng diện tích 4.355 ha, sử dụng phân bón hữu cơ Bồ đề 688, công nghệ sinh thái, các dự án khí sinh học, dự án cạch tranh nông nghiệp tại xã Thới Xuân, v.v. Thực hiện Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức kết hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa được 29.449 ha. Tổng diện tích màu các loại được 3.875,6 ha - đạt 101,5% KH (giảm 252,23 ha so với năm 2012), thả nuôi 5.451,2 ha thủy sản các loại - đạt 84,5% KH (giảm 2.142,7 ha so với năm 2012), thực hiện cải tạo 38 ha vườn tạp - đạt 165,2% KH. Triển khai thực hiện Nghị định số 42/NĐ-CP, ngày 11/5/2012 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa cho nông dân trên địa bàn huyện (hổ trợ 500.000 đồng/ha), xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 đến nay được 23.048,2 ha - đạt 91% KH, gieo trồng mới 199,35 ha hoa màu các loại - đạt 6,2% KH, thả nuôi 250,1 ha thủy sản các loại - đạt 5% kế hoạch năm 2013.  Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Toàn huyện có 578 cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ yếu là các nhà máy xay xác, chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí sữa chữa, v.v. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến nay đạt 914,5 tỷ đồng - đạt 115,03% KH (tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2012).  Thương mại – dịch vụ: Hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tổ chức tốt các phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn”, đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn, tổng mức bán lẻ các sản phẩm hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến nay ước đạt 1.884,4 tỷ đồng - đạt 104,69% KH (tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2012).  Tổng vốn đầu tư toàn xã hội có chiều hướng tăng tích cực: nếu như vào năm 2012 tổng vốn đầu tư đạt mức 1.458 tỷ đồng thì đến năm 2013 con số này tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt mức 1.584,9 tỷ đồng vượt mức so với kế hoạch đề ra.  Tổng thu ngân sách năm 2013 đạt 57,54 tỷ đồng – đạt 117,55% so với KH và tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2012. 21  Về Văn hóa – Xã hội Trong bảng 3.2, các chỉ tiêu văn hóa – xã hội của huyện có sự chuyển biến theo xu hướng tích cực, tuy nhiên vẫn còn có chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đề ra nhưng vẫn chuyển biến tốt hơn so với năm trước. Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, qua điều tra, khảo sát, bình nghị, toàn huyện cuối năm 2013 giảm 505 hộ nghèo, còn 2.238 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,60% (giảm 1,74%), cận nghèo còn 2.247 hộ, chiếm tỷ lệ 7,63% (giảm 1.31%). Về vấn đề giải quyết việc làm, năm 2013 đạt 3.853 lao động vượt mức so với kế hoạch đề ra – đạt mức 110,08%. Tiếp theo đó là tỷ lệ hộ sử dụng điện và nước sạch cũng có chiều hướng tốt so với kế hoạch đề ra. Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phát triển văn hóa xã hội của huyện Cờ Đỏ năm 2013 2013 Thực hiện 2012 Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Công nhận mới ấp văn hóa (ấp) Kế hoạch 2013 Thực hiện 2013 (%) Đạt 10,35 10,02 10,02 Đạt 9,34 7,34 7,60 Chưa đạt 5 5 5 4.037 3.500 3.853 Giới thiệu, giải quyết việc làm Đạt Vượt (lao động) 10,08 Tỷ lệ hộ sử dụng điện (%) 99,11 99,20 99,20 Đạt Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch (%) 86,94 89 89,40 Vượt (Nguồn: Tự tổng hợp từ Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân huyện Cờ Đỏ - 2013) 3.2.4 Khái quát về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 trên địa bàn huyện Cờ Đỏ Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp  Cây lúa Tổng diện tích gieo trồng lúa trong năm 2013 là 67.746,3 ha, đạt 109% KH năm, đạt 108% so với cùng kỳ năm 2012. Các giống chủ yếu như: Jasmine 85, OM 4218, OM 1490, OM 4900, OM 6073, OM 6976, VND 20, OM 6162, 22 IR 5040, v.v. Tổng sản lượng đạt 404.326,5 tấn, đạt 106,7% kế hoạch, tăng 18.519 tấn so với cùng kỳ năm 2012.  Cây màu Diện tích xuống giống màu năm 2013 là 3.875,6 ha, đạt 101,5% so với kế hoạch cả năm 2013 (kế hoạch 3.817 ha), giảm 252,2 ha so với cùng kỳ năm 2012.  Cây ăn trái Tổng diện tích vườn toàn huyện tính đến cuối năm 2013 là 920,39 ha. Trong đó diện tích cây ăn quả là 530,23 ha, chủ yếu là các loại xoài, sầu riêng, nhãn, mận, ổi, mít, v.v. Diện tích vườn tạp còn lại là 390,16 ha. Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp huyện đã tiến hành rà soát các diện tích vườn tạp đồng thời xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp và triển khai tập huấn cho các địa phương trên địa bàn huyện, tổng số cuộc tập huấn cải tạo vườn tạp là 5 cuộc (với 214 người tham dự) với các nội dung về kỹ thuật cải tạo vườn tạp, kỹ thuật trồng dừa, kỹ thuật trồng màu, kỹ thuật trồng bưởi, chanh, kỹ thuật nuôi cá sặc rằn, v.v. đồng thời chọn xã Trung Thạnh làm xã điểm để xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp năm 2013, với 35 hộ tham gia, các địa phương còn lại là 10 hộ/đơn vị. Kết quả đã thực hiện được 38/23 ha, đạt 165,2% so với kế hoạch, các đối tượng chuyển đổi như: trồng màu (bầu, bí, bông thiên lý, v.v.), cây ăn trái (ổi không hạt, dừa xiêm lùn, v.v.), thủy sản (lươn, ếch, v.v.).  Chăn nuôi Tổng đàn gia súc, gia cầm trong huyện đến thời điểm cuối năm 2013 là: 341.043 con, giảm 84.796 con so với cùng kỳ năm 2012.  Thủy sản Tổng diện tích thủy sản năm 2013 là 5.451,2 ha đạt 84,5% kế hoạch năm 2013 (kế hoạch 6.452 ha), giảm 2.140 ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó diện tích thu hoạch đến thời điểm cuối năm 2013 là 1.542,3 ha.  Tình hình trồng cây phân tán năm 2013 Xây dựng và triển khai kế hoạch trồng cây phân tán năm 2013 trên địa bàn huyện. Tổ chức lễ phát động tết trồng cây tại trường tiểu học Thạnh Phú 3 – xã Thạnh Phú vào ngày 19/5/2013, với trên 200 đại biểu tham dự. 23 Tổng số lượng cây được trồng nhân dịp 19/5/2013 là 3.210 cây, trong đó: nguồn thành phố phân bổ là 2.600 cây (500 cây dầu, 100 cây sao, 2000 cây keo lai), nguồn của huyện (570 cây phượng, 40 cây xà cừ). Ngoài ra cũng chỉ đạo các địa phương vận động người dân trồng cây phân tán trên các tuyến kênh rạch, bờ bao, diện tích đất trống xung quanh nhà, tổng số là 86.260 cây, đạt 100,3% so với kế hoạch, bao gồm các loại cây như: bạch đàn, tràm, tre, v.v. Giao thông - Xây dựng Tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản năm 2013 là 219,627 tỷ đồng, bố trí 55 công trình chuyển tiếp và đầu tư mới, đến nay giải ngân được 182,565 tỷ đồng, đạt 84,78% KH. Triển khai thực hiện 13 công trình chào mừng các ngày lễ, kỹ niệm lớn trong năm 2013 và tiến tới kỷ niệm 10 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, cấp mới 16 giấy phép xây dựng và xử phạt vi phạm hành chính 31 trường hợp. Triển khai công tác thu phí bảo trì đường bộ trên địa bàn với số tiền 763,809 triệu đồng. Với phương châm : “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ đầu năm đến nay đã khởi công 13 tuyến giao thông nông thôn, hoàn thành và đưa vào sử dụng với chiều dài 21.709,89m, đạt 103,38% KH, xây dựng mới 22 cây cầu bê tông, 22 cây cầu ván, sửa chữa 23 cây cầu các loại, nâng cấp, tu sữa 38km đường các loại với tổng kinh phí 44,034 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 15,1 tỷ đồng). Y tế- Dân số KHHGĐ Tiếp nhận và điều trị có hiệu quả 213.656 lượt bệnh nhân, qua đó phát hiện 41 ca sốt xuất huyết (giảm 42 ca so với cùng kỳ) và 72 ca tay chân miệng (giảm 133 ca so với cùng kỳ). Phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 3.146 lượt bệnh nhân, đồng bào dân tộc Khmer nghèo trên địa bàn huyện và mổ mắt miễn phí cho 15 trường hợp đục thủy tinh thể. Thực hiện tốt hai đợt chiến dịch truyền thống lồng ghép, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản KHHGĐ, các biện pháp tránh thai đều vượt kế hoạch, trong đó có 41 ca đình sản, đạt 121% kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,02% và mức giảm tỷ lệ sinh là 0,33%/năm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng giảm còn dưới 13,5% (giảm 1,5% so với cuối năm 2012). Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm 411 cơ sở sản xuất, kinh doanh, qua đó xử phạt hành chính 15 cơ sở vi phạm và nhắc nhở 16 cơ sở. Công nhận thị trấn Cờ Đỏ đạt chuẩn quốc gia về y tế, đến nay có 10/10 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. 24 3.3 CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ Hiện nay, dân số trên địa bàn huyện Cờ Đỏ đa phần là nông dân, phần lớn trong số đó là người dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ cao), người nghèo và thiếu vốn. Huyện Cờ Đỏ hiện nay đang rất cần một hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho tất cả các hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, việc mang tín dụng đến với người dân một cách có hiệu quả được xem là một trong những giải pháp then chốt đảm bảo sự thành công của sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng trong việc tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Mặt hạn chế đối với tín dụng chính thức đó là ở loại hình này chưa thực sự phát huy hết vai trò để đưa nguồn vốn đến với nông hộ thực sự cần vốn. Thời gian chờ đợi lâu cùng với những thủ tục rắc rối, phức tạp hay là những điều kiện nghiêm ngặt như yêu cầu hộ vay vốn phải có tài sản đảm bảo cũng chính vì điều này đã khiến cho những hộ thật sự cần vốn nhất là đối tượng nghèo – cận nghèo không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mình buộc họ phải tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức chẳng hạn như vay từ người thân bạn bè, người cho vay nóng, hụi, thương lái, v.v. 3.3.1 Hệ thống tín dụng chính thức Hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là:  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cờ Đỏ (Địa chỉ: tỉnh lộ 921, ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TPCT).  Hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội phân bổ rộng khắp tại thị trấn Cờ Đỏ và ở tất cả các Ủy ban trực thuộc xã với thời gian giao dịch luân phiên mỗi tháng 1 ngày.  Ngoài ra trên địa bàn còn có các chi nhánh – PGD của các ngân hàng thương mại như: PGD Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (Địa chỉ: tỉnh lộ 921, ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TPCT – bên đây cầu Cờ Đỏ theo hướng từ trung tâm TPCT xuống) và PGD Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam – PvcomBank (Đại chỉ: trong chợ Cờ Đỏ, ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TPCT). Hệ thống tín dụng chính thức chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấp tín dụng đối với nông hộ. Tín dụng chính thức có thể nói là cung cấp gần như đầy đủ 25 nguồn vốn mà người vay cần, thời hạn vay cũng linh hoạt và thường là cung cấp cho những cá nhân vay. Tuy nhiên, chỉ có những hộ có tài sản đảm bảo mới có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn này. Loại hình cho vay tín chấp trong hệ thống tín dụng thật sự không phổ biến trên địa bàn vì không một tổ chức tín dụng chính thức nào muốn mang rủi ro đến với chính mình. Nhìn chung hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn chỉ tập trung ngay tại trung tâm huyện Cờ Đỏ, điều này gây nên nhiều khó khăn cho những hộ ở cách xa so với trung tâm huyện, dẫn đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của những hộ này giảm. 3.3.2 Hệ thống tín dụng bán chính thức Hệ thống tín dụng bán chính thức cung cấp vốn cho những hộ nghèo không đủ điều kiện tiếp xúc với tín dụng chính thức do không có tài sản đảm bảo, thường có ưu đãi về lãi suất và thậm chí có khi lãi suất bằng không.Tuy nhiên vốn nhận được từ nguồn này thường rất ít, không đủ cho các kế hoạch sản xuất lâu dài của những người vay. Tín dụng bán chính thức bao gồm các khoản cho vay từ Ngân hàng chính sách xã hội cho vay gián tiếp thông qua một số hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên, hợp tác xã, hội cựu chiến binh, v.v. vay từ nguồn này chủ yếu là mang tính tương trợ lẫn nhau. 3.3.3 Hệ thống tín dụng phi chính thức Hệ thống tín dụng phi chính thức từ nguồn này rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình cho vay, nhiều mức lãi suất khác nhau và có sự chênh lệch về lãi suất một cách đáng kể. Một số loại hình cho vay từ nguồn này như vay từ người dân ở địa phương, vay người thân, bạn bè, tham gia hụi, mua chịu vật tư, v.v. Nguồn tín dụng này thích hợp cho những ai cần vốn gấp hoặc không đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức do đây là loại hình tín dụng tín chấp mà ở nguồn tín dụng chính thức không có được. Vay vốn từ nguồn này có nhiều ưu điểm như nhanh chống, tiện lợi, không cần thủ tục phức tạp (có một số trường hợp ngoại lệ phải làm giấy tay xác nhận), đặc biệt là không cần tài sản đảm bảo chính vì những ưu điểm trên nên loại hình này có tính rủi ro cao. Chính vì thế vay vốn từ nguồn nay phải chịu mức lãi suất rất cao. Cũng chính vì những ưu điểm chỉ có riêng ở loại hình này cho nên loại hình tín dụng phi chính thức phát triển ở khắp mọi nơi nó xuất hiện như để bù đắp thiếu sót do hai loại hình trên không đáp ứng được. 26 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ – CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT Cuộc khảo sát được thực hiện tại địa bàn 4 xã thuộc huyện Cờ Đỏ bao gồm: xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng. Bảng 4.1: Phân bổ tỷ trọng hộ trong các xã khảo sát Xã Số hộ Đông Thắng Tỷ trọng (%) 30 30 TT Cờ Đỏ 5 5 Thạnh Phú 35 35 Trung Hưng 30 30 100 100 Tổng (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Có thể nói 4 xã phỏng vấn trên có cơ cấu sản xuất nông nghiệp cao và hầu như là tương tự nhau cũng chính vì thế có thể dùng để mô tả tổng thể cho các nông hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó cũng có thể suy ra nhu cầu vốn cho nông nghiệp của nông hộ ở các xã này tương đối cao. Điều đặc biệt, có thể dùng để khảo sát thực trạng vay vốn tín dụng phi chính thức. Trước khi đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ bài viết xin giới thiệu tổng quan về một số thông tin của nông hộ trên địa bàn khảo sát như sau: 4.1.1 Thông tin chung về nông hộ 4.1.1.1 Thông tin về giới tính chủ hộ Dựa vào bảng số liệu 4.2 ta thấy, trong tổng số 100 hộ được khảo sát thì có đến 78 hộ có chủ hộ là nam giới (chiếm 78%) và còn lại 22 hộ có chủ hộ là nữ giới (chiếm 22%). Bao đời cũng vậy, nam giới luôn được xem là phái mạnh, là người có thể nương tựa, là chổ dựa vững chắc cho người khác. Bên cạnh đó, đa phần nông hộ trên địa bàn đều là sản xuất nông nghiệp và đối với công việc này thường nặng nhọc, cần có sức mạnh cho nên chỉ thích hợp với nam giới. Chính vì thế, trong gia đình nam giới luôn đóng vai trò là trụ cột, là người chủ trong gia đình. Điều này hoàn toàn phù hợp với phong tục truyền thống của người Việt Nam. 27 Bảng 4.2: Thông tin về giới tính của chủ hộ Giới tính Số hộ Tỷ trọng (%) Nam 78 78 Nữ 22 22 100 100 Tổng (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) 4.1.1.2 Nghề nghiệp Dựa vào hình số liệu 4.1 giúp ta thấy được, có tới 55 hộ có chủ hộ làm nông nghiệp (chiếm 55%) tỷ lệ này khá cao. Tuy nhiên đối với 45% chủ hộ làm nghề phi nông nghiệp thì cũng có một phần trong đó là trước đây nông hộ đã có làm nghề nông nghiệp do hoàn cảnh gia đình hoặc do kế hoạch kinh doanh của nông hộ có thay đổi nên đã chuyển từ nghề nông nghiệp mà sang hoạt động ở lĩnh vực khác. Nhìn chung, con số 55% nông hộ hành nghề nông nghiệp cũng đã nói lên được phần nào sự đông đảo của lực lượng sản xuất nông nghiệp ngay tại địa bàn nghiên cứu thông qua 100 hộ được khảo sát. (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Hình 4.1 Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ huyện Cờ Đỏ 4.1.1.3 Trình độ học vấn Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận thông tin, việc xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để góp phần nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát thì trình độ học vấn của chủ hộ còn khá thấp, chỉ có rải rác 6 hộ có chủ hộ đạt được trình độ trung học phổ thông và 3 hộ đạt trình độ đại học, phần còn lại là trung học cơ sở, tiểu học hay thậm chí là mù chữ. Dựa vào hình 4.2 ta thấy có 22 hộ có chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm 22% và có đến 65 hộ có chủ hộ chỉ đạt trình độ tiểu học. Trong khi đó vẫn còn trường hợp chủ hộ bị mù chữ và chiếm 3%. Điều này làm cho khả năng cập nhật thông tin, kỹ thuật của những hộ này gặp rất nhiều khó khăn cũng như làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. 28 Đa phần là nông hộ ít khi tham gia hội do địa phương tổ chức và cũng ít khi tham gia hợp khi địa phương mời gọi, chủ yếu là sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân từ bao đời. (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Hình 4.2 Cơ cấu học vấn của chủ hộ - nông hộ huyện Cờ Đỏ 4.1.1.4 Tuổi, thâm niên và thời gian sống tại địa phương Kết quả từ bảng 4.3 cho ta thấy, độ tuổi trung bình chủ hộ của mẫu khảo sát trên địa bàn là khá cao khoảng 50 đến 51 tuổi. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất cũng như là trong đời sống.Và đúng với nhận định, độ tuổi nói lên thời gian sống, đồng thời cũng là kinh nghiệm mà chủ hộ tích lũy được. Độ tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn nguồn vốn vay của nông hộ cũng như là ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ. Độ tuổi cao nhất là 93 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi. Bên cạnh đó thâm niên nghề nghiệp chính của chủ hộ ở mức khá cao trung bình là 24,92 năm, thâm niên cao nhất rơi vào 50 năm và thấp nhất là 5 năm. Bảng 4.3: Độ tuổi và thâm niên nghề nghiệp chính của chủ hộ Chỉ tiêu Nhỏ nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ (tuổi) 25 93 51,24 11,06 Thâm niên (năm) 5 50 24,92 10,59 16 93 50,01 12,67 Thời gian sống tại địa phương (năm) (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Đa số nông hộ trên địa bàn khảo sát có thời gian sống tại địa phương trung bình là 50 năm. Đây là thời gian khá dài để nông hộ có thể nắm bắt được 29 tình hình biến đổi khí hậu, lối sống tại địa phương, kinh nghiệm những mối nguy hại về sâu bệnh thường xảy ra, v.v. từ đó có phương pháp sản xuất đạt hiệu quả hơn, đồng thời phát huy hiệu quả sử dụng đồng vốn của nông hộ. 4.1.1.5 Đặc điểm chung của hộ Thông qua các tiêu chí tổng hợp từ bảng 4.4 giúp ta có nhiều thông tin về nông hộ. Cụ thể như: Nhân khẩu của hộ: là số người cùng chung sống trong một gia đình, trừ người làm công, làm thuê cho gia đình. Qua bảng phân tích thì số nhân khẩu trung bình của hộ là 4,51 người/hộ, hộ có số nhân khẩu nhiều nhất là 8 người/hộ và ít nhất là 2 người/hộ. Những hộ có số nhân khẩu từ 7 đến 8 người/hộ thường là những hộ gia đình có đến ba thế hệ sống chung với nhau. Tổng diện tích đất của nông hộ: đây là toàn bộ diện tích đất mà nông hộ sở hữu bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp và diện tích đất nuôi thủy sản. Trong mẫu khảo sát, tổng diện tích đất trung bình của chủ hộ là 9.973,02 m2, diện tích đất nhỏ nhất là 28 m2 và lớn nhất là 70.500 m2. Trong tổng diện tích đất thì đất nông nghiệp là chiếm phần hơn, và đây là nguồn quyết định giúp nông hộ có thể vay vốn từ nguồn chính thức hay không và quyết định lượng vay nhiều hay ít bằng hình thức vay có đảm bảo bằng tài sản. Bảng 4.4: Thống kê một số đặc điểm chung về nông hộ trong mẫu khảo sát Tiêu chí Đơn vị tính Nhân khẩu Người/hộ Tổng diện tích đất m2 Tổng giá trị tài sản Triệu đồng/hộ Tổng thu nhập hàng năm Triệu đồng/hộ/năm Tổng thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người/năm Nhỏ nhất Lớn nhất 2 Trung bình 8 4,51 28 70.500 9.973,02 101,20 7.820 1.289,30 10,39 550,57 123,78 2,59 137,64 28,80 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Thu nhập hàng năm của hộ: bao gồm thu nhập từ nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp (sau khi trừ đi chi phí sản xuất) và thu nhập từ hoạt động khác của nông hộ, thu nhập trung bình hằng năm của chủ hộ là 123,78 triệu đồng/hộ/năm, hộ có thu nhập thấp nhất là 10,39 triệu đồng/hộ/năm và cao nhất lên đến mức 550,57 triệu đồng/hộ/năm. Nhìn chung thì có sự chênh lệch lớn giữa thu nhập trung bình, cao và thấp. Thu nhập chủ yếu mà các hộ dân ở huyện Cờ Đỏ có được xuất phát từ sản xuất nông nghiệp và cụ thể là sản xuất 30 lúa, vì chủ yếu kinh tế trên huyện là kinh tế từ cây lúa và huyện được xem là một trong những vựa lúa lớn. Giá lúa thường xuyên biến động và có sự biến động mạnh theo tình hình thị trường ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Thu nhập bình quân đầu người: thu nhập bình quân đầu người của hộ trung bình khoảng 28,8 triệu đồng/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao nhất là 137,64 triệu đồng/người/năm và thấp nhất là 2,59 triệu đồng/người/năm. Ta có thể thấy được, thu nhập bình quân đầu người của nông hộ có sự biến động mạnh. Cụ thể được thể hiện qua sự chênh lệch lớn giữa giá trị trung bình, thấp nhất và giá trị cao nhất. Từ phân tích này giúp ta nhìn nhận được một vấn đề là kinh tế giữa các nông hộ có sự khác nhau và không đồng đều. 4.1.1.6 Quan hệ xã hội Mối quan hệ trong xã hội biểu hiện mức độ quen biết của chủ hộ hoặc của người thân trong gia đình với các tổ chức của xã hội các cấp. Mối quan hệ của hộ được thể hiện như sau: Bảng 4.5: Bảng thống kê quan hệ xã hội của nông hộ Không Tiêu thức Số hộ Có Tỷ trọng Số hộ (%) Tỷ trọng (%) Làm cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh 59 59 41 41 Làm ở ngân hàng thương mại, TCTD 83 83 17 17 Làm ở tổ chức XH hay đoàn thể địa phương 77 77 23 23 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Theo kết quả điều tra trong 100 hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ thì có 59 hộ là không có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh chiếm 59%, còn lại là 41% hộ có quen biết, giữa quen biết và không quen biết có sự chênh lệch không lớn, mức độ quen biết rộng cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức dễ dàng hơn và lượng vốn vay được của những hộ này cao hơn những hộ không quen biết. Tuy nhiên, mức độ không quen biết của nông hộ đối với ngân hàng, các TCTD và tổ chức xã hội đoàn thể địa phương là chiếm tỷ lệ khá cao. Nông hộ không quen với ngân hàng, TCTD là 83 hộ chiếm 83% con số này nói cho ta biết được một điều là sẽ làm giảm khả năng tiếp cận được đối với nguồn tín dụng chính thức của nông hộ do khả năng nắm bắt thông tin vay vốn chậm, khả 31 năng e ngại đến ngân hàng vay vì không quen biết, v.v. và tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức dẫn đến lượng vay từ nguồn phi chính thức tăng lên. 4.1.2 Thực trạng sản xuất năm 2013 của nông hộ huyện Cờ Đỏ Đây là những thông tin liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ như: kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi trồng, thông tin thị trường đầu ra, thông tin tín dụng, v.v. Ngoài việc sử dụng kinh nghiệm của mình trong sản xuất được truyền bao đời qua thì nông hộ rất cần sự trợ giúp của chính quyền địa phương, các tổ chức tư nhân, v.v. để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Những thông tin mà nông hộ trên địa bàn huyện được cung cấp từ các nguồn như sau: 4.1.2.1 Những thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất Từ bảng số liệu 4.6 ta thấy được, tỷ lệ hộ không được hỗ trợ thông tin thị trường đầu ra và thông tin về các nguồn tín dụng là tương đối cao. Cụ thể: Chẳng hạn, đối với thông tin thị trường đầu ra có đến 49 hộ không được hỗ trợ trong tổng số 60 hộ có hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 81,67%, con số này cho thấy nông hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau khi thu hoạch vì hạn chế đầu ra là ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Giả sử nguồn thu nhập của nông hộ chỉ có thu từ hoạt động sản xuất nông nhiệp thì một khi chậm trễ về đầu ra làm cho nông hộ thiếu tiền trong việc chi trả chi phí sản xuất hay chi tiêu trong gia đình, dẫn đến loại hình tín dụng phi chính thức ra đời và lượng tiền vay từ nguồn nay tăng lên do nông hộ mượn chi tiêu trong quá trình chưa tiêu thụ được sản phẩm. Đối với thông tin về nguồn tín dụng thì có đến 38 hộ không được cung cấp thông tin chiếm 63,33% trong tổng số 60 hộ và chỉ có 16 hộ là được cung cấp thông tin nguồn tín dụng chiếm chỉ có 26,67%, chủ yếu là nguồn thông tin từ các ngân hàng. Với tỷ lệ không được cung cấp thông tin cao như vậy dẫn đến hiện tượng nông hộ khó tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức và có xu hướng chuyển qua nguồn tín dụng phi chính thức làm cho lượng tiền vay được từ nguồn này tăng cao. Con số 63,33% nông hộ không được cung cấp thông tin tín dụng chứng tỏ rằng hoạt động của ngân hàng còn yếu, chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của ngân hàng về đến nông thôn, chưa chú trọng việc cho vay đến nông hộ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. 32 Bảng 4.6: Thông tin nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất Không được cung cấp Các tổ chức chính phủ Tỷ Tỷ Tiêu thức Số hộ trọng Số hộ (%) trọng Các tổ chức Cả hai nguồn tư nhân Số hộ Tỷ trọng Số hộ (%) (%) Tỷ trọng (%) Kiến thức SD yếu tố đầu vào (phân bón, giống, v.v.) 14 23,33 4 6,67 32 53,33 Kỹ thuật nuôi trồng 24 40 4 6,67 24 40 8 13,33 Thông tin thị trường đầu ra 49 81,67 2 3,33 6 10 3 5 Thông tin về các nguồn TD 38 63,33 5 8,33 16 26,67 1 1,67 Khác 60 0 0 0 0 100 0 0 10 16,67 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Riêng đối với kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào và kỹ thuật nuôi trồng chiếm phần số đông nông hộ là do các tổ chức tư nhân cung cấp, tuy nhiên vẫn có hộ được hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ và ở cả 2 nguồn nhưng đây chỉ là số ít trong tổng số. Cụ thể: Đối với kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào có đến 53,33% tương đương với 32 hộ được hỗ trợ từ các tổ chức tư nhân. Các tổ chức tư nhân ở đây cụ thể là những cuộc hội thảo do công ty sản xuất hay phân phối thuốc bảo vệ thực vật tổ chức để cung cấp kiến thức cho nông hộ cũng như là giới thiệu sản phẩm của họ đến nông hộ, hay là được cung cấp kiến thức từ những đại lý nhỏ tại địa phương, v.v. Các tổ chức này có sự cạnh tranh với nhau trong việc giới thiệu sản phẩm đến nông hộ và nông hộ cũng học được nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận kiến thức từ nguồn này. Trái ngược với các tổ chức tư nhân thì các tổ chức chính phủ tại địa phương lại có hoạt động yếu hơn để cung cấp kiến thức đối với nông hộ. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các tổ chức chính phủ trong việc cung cấp kiến thức đến với nông hộ để góp phần nâng cao năng suất cũng như nâng cao thu nhập cho nông hộ. Vì không một tổ chức tư nhân nào am hiểu địa bàn, thời tiết và tình hình sản xuất của nông hộ trên địa bàn bằng các tổ chức chính phủ tại địa phương. 33 4.1.2.2 Ảnh hưởng của những thông tin nếu được hỗ trợ đến kết quả sản xuất Mỗi loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ từ các tổ chức có thể có tác động tích cực, có thể tác động tiêu cực tùy theo từng thời điểm, mùa vụ. Ta có thể xem xét ảnh hưởng của những thông tin trên như sau: Thông qua bảng 4.7 thống kê, đa phần các nông hộ cho là nếu được cung cấp kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào và kỹ thuật nuôi trồng thì sẽ có ảnh hưởng tốt (trên mức 4) đến kết quả sản xuất kinh doanh của gia đình. Qua đó thấy được tầm quan trọng của những thông tin này đối với các nông hộ và họ cần được sự hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ của các tổ chức bao gồm tổ chức tư nhân và tổ chức chính phủ. Bảng 4.7: Thống kê ảnh hưởng của những thông tin đến kết quả sản xuất Tiêu thức Mức độ ảnh hưởng TB Kiến thức SD yếu tố đầu vào (phân bón, giống, v.v.) 4,12 Kỹ thuật nuôi trồng 4,08 Thông tin thị trường đầu ra 3,47 Thông tin về các nguồn TD 3,13 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Bên cạnh đó, đối với nông hộ chuyên về sản xuất nông nghiệp thì thông tin về thị trường đầu ra là hết sức quan trọng để nông hộ không cần phải lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Nông hộ rất mong có được nguồn tiêu thụ ổn định mỗi khi vụ mùa đến để họ nhận được một mức giá ổn định hơn. Trong mẫu khảo sát này, đa phần là nông hộ tự tìm hiểu về thông tin đầu ra và cũng tự tiêu thụ sản phẩm của mình. Phần lớn nông hộ cho là nguồn này tương đối tốt (mức trên 3 nhưng lại nhỏ hơn 4) có nghĩa là có cũng được mà không có cũng được. Tuy nhiên, họ rất hy vọng được hỗ trợ đầu ra để họ an tâm trong việc sản xuất. Đặc biệt, thông tin về nguồn tín dụng thì phân lớn số đông nông hộ đều cho là không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh (chỉ ở mức 3,13). Điều này đúng với phần phân tích trước đó, nông hộ ít tiếp cận được với thông tin tín dụng chính thức do không được phổ biến nên hộ có thối quen tự xây sở vốn cho mình. Trong quá trình sản xuất, đa phần là nông hộ mua chịu yếu tố đầu vào từ các cửa hàng. Khi hộ cần tiền để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày thì họ tìm 34 đến nguồn tín dụng phi chính thức, bằng cách vay tạm xung quanh hay vay từ hụi, v.v. làm cho lượng tiền vay từ nguồn này tăng lên. 4.1.2.3 Những rủi ro mà nông hộ thường gặp Thông qua bảng 4.8, theo như 100 nông hộ được khảo sát thì những khó khăn mà hộ thường gặp nhất như là: giá sản phẩm thấp và không ổn định, mất mùa dịch bệnh, thành viên trong gia đình ốm đau, thiếu vốn, v.v. Đối với hộ chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì những thông tin về thời tiết, dịch bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của nông hộ. Vì thế một trong những rủi ro mà họ thường gặp phải có rủi ro về mất mùa hay dịch bệnh chiếm 19% so với tổng số 100 hộ con số này tương đối cao, cho thấy quá trình sản xuất của nông hộ vẫn còn khá nhiều bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên bên ngoài. Bảng 4.8: Những rủi ro nông hộ thường gặp Rủi ro Số hộ Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, v.v.) Tỷ trọng (%) 2 2 Mất mùa hay dịch bệnh 19 19 Thành viên trong gia đình bị mất việc 12 12 Thành viên trong gia đình bị ốm đau 26 26 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 27 27 Thiếu vốn 14 14 Tổng cộng 100 100 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Rủi ro mà nông hộ thường gặp nhất và phải thường xuyên đối mặt đó chính là giá sản phẩm thấp và không ổn định có đến 27 hộ trong tổng số 100 hộ lựa chọn chiếm 27%. Đa phần nông hộ trên địa bàn là chuyên về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa. Nông hộ phải thường xuyên đối mặt với giá lúa không ổn định, giá ở mức thấp vào vụ mùa, giá thay đổi qua từng ngày không ổn định và giá cao khi vụ mùa kết thúc. Đối với những hộ có điều kiện vựa lại đợi giá cao thì không ảnh hưởng gì đến thu nhập nhưng ngược lại đối với những hộ không có điều kiện thì sự bấp bênh của giá lúa là một vấn đề nan giải và ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ. Kế đến là thiếu vốn có đến 14% nông hộ trong mẫu khảo sát lựa chọn là thiếu vốn. Đây là những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn không có vốn để sản xuất kinh doanh, một phần có thể là do họ không có hoặc ít tài sản đảm bảo nên không thể vay được nguồn tín dụng chính thức. Nguồn tín dụng mà họ dễ 35 dàng tiếp cận nhất là tín dụng phi chính thức, lãi suất từ nguồn này rất cao cho nên nợ càng thêm nợ và thiếu vốn thì ngày một thiếu vốn. Bên cạnh đó còn có trường hợp hộ chọn thành viên trong gia đình bị ốm đau có đến 26 nông hộ lựa chọn và có 12% trong tổng số nông hộ lựa chọn là thành viên trong gia đình bị mất việc vì cũng có tương đối đông nguồn thu nhập chính của nông hộ là từ việc làm thuê, làm mướn hay là công nhân tại địa phương hoặc không tại địa phương. Họ lo lắng vì nếu như mất việc thì không thể tạo nên nguồn thu nhập cho gia đình. Cuối cùng rủi ro mà nông hộ ít gặp nhất đó chính là thiên tai chỉ chiếm 2% vì huyện là một nơi tương đối được thiên nhiên ưu đãi. Tất cả những khó khăn trên quy ra cho cùng thì cũng cần phải có nguồn vốn để trang trải, cũng chính vì thế mà nhu cầu vay tín dụng của nông hộ tăng lên. Đặc biệt là nguồn tín dụng phi chính thức vì tính kịp thời, nhanh chống, nhiều ưu điểm hơn so với tín dụng chính thức. Bên cạnh đó cũng có tính tạm thời cho sự lựa chọn của nông hộ khi cần vay đặc biệt là 1 lượng tiền nhỏ đã dẫn đường họ đến với tín dụng phi chính thức. Chính vì nhu cầu vay tăng lên nên lượng tiền vay được từ nguồn này cũng tăng theo. 4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ - TPCT 4.2.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Cờ Đỏ từ nguồn phi chính thức vào năm 2013 Đối với nông hộ ở nông thôn, tín dụng phi chính thức được xem là nguồn tín dụng quan trọng và gần gũi nhất. Vì thế, tín dụng phi chính thức luôn là lựa chọn hàng đầu của nông hộ ở nông thôn. Huyện Cờ Đỏ cũng không ngoại lệ, tỷ lệ nông hộ có vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức rất cao. Cụ thể được thể hiện qua hình 4.3 và bao gồm những nội dung sau: Theo kết quả điều tra thì trong tổng số 100 hộ có đến 88 hộ chiếm 88% hộ có tham gia vay vốn tín dụng phi chính thức, con số này khá cao. Từ kết quả này cho thấy nguồn vốn vay từ tín dụng phi chính thức rất quan trọng đối với nông hộ trên địa bàn. Lãi suất được xem là nhược điểm lớn nhất đối với tín dụng phi chính thức. Bên cạnh đó, tín dụng phi chính thức có rất nhiều ưu điểm hơn hẳn nguồn tín dụng chính thức. Ưu điểm của nguồn vay phi chính thức như phù hợp, gần gũi và không cần tài sản thế chấp, không cần hồ sơ thủ tục rườm rà hay phải đợi chờ trong thời gian lâu, v.v. những ưu điểm này rất thích hợp đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, cần vốn gấp để chi trả cho sinh hoạt phí hàng ngày hay trong những lúc ốm đau đột suất. 36 Vì thế, lựa chọn vay phi chính thức là lựa chọn hàng đầu đối với nông hộ. Số lượng hộ vay nhiều dẫn đến lượng tiền vay từ nguồn phi chính thức tăng lên. Ngoài ra, còn có 12% trong tổng số không tham gia vay ở hình thức tín dụng phi chính thức nguyên nhân chủ yếu là do hộ không có nhu cầu vay, sợ nợ, không thích thiếu nợ xung quanh và quan trọng nhất là họ sợ lãi suất vì nó quá cao. (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Hình 4.3 Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ năm 2013 4.2.2 Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay Dựa vào bảng 4.9 cho ta thấy được thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay. Cụ thể như sau: Theo kết quả thống kê trong 100 hộ khảo sát thì có 30 hộ có tham gia vay vốn ở ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân chiếm 30% so với tổng thể, còn lại là 70 hộ không có vay vốn chiếm 70%. Toàn mẫu khảo sát có đến 88 hộ có tham gia vay vốn ở nguồn tín dụng phi chính thức và chỉ có 12% trong tổng số hộ không tham gia. Bảng 4.9: Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay Không Nguồn vốn vay Số hộ Có Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọng (%) (%) Các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân 70 70 30 30 Các tổ chức xã hội đoàn thể 83 83 17 17 Tín dụng phi chính thức 12 12 88 88 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) 37 Còn đối với các tổ chức xã hội đoàn thể thì chỉ có 17% tức là 17 hộ tham gia vay còn lại là không có tham gia. Điều này cho thấy, hoạt động của các đoàn thể hiện tại trên địa bàn huyện thật sự là không phổ biến. Đa số hộ trong mẫu khảo sát trả lời là không có thông tin về việc vay vốn từ nguồn này mặc dù có hội trên địa bàn và cũng có trường hợp trả lời là không ai vận động cho tham gia hay là xin tham gia vay vốn mà không được do đã đủ số lượng. Bên cạnh đó, còn có những hộ thật sự không muốn tham gia hội và không có nhu cầu vay từ nguồn này mặc dù biết lãi suất từ nguồn này khá thấp. Tuy nhiên, lượng tiền được giải ngân cho nông hộ vay thật sự rất ít và có giới hạn. Nhìn chung, việc tham gia vay vốn của nông hộ trên địa bàn huyện là không đồng đều và việc tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức là rất thấp. Từ con số 70% số hộ trên địa bàn chưa tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức cho thấy hình thức cấp tín dụng cho nông hộ trên địa bàn huyện còn yếu kém, đồng vốn chưa đến được đối tượng cần vay, một số lại e ngại trong việc lập hồ sơ thủ tục, tốn nhiều thời gian chờ đợi và cũng cần phải có tài sản làm đảm bảo mới vay được, v.v. đã dẫn đến hộ không quyết định vay từ nguồn chính thức mà chuyển sang hình thức vay phi chính thức khi thật sự cần thiết. 4.2.3 Nguyên nhân hộ không vay vốn, muốn vay mà không vay được tại ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy được, những hộ không muốn vay ở ngân hàng được thể hiện qua những nguyên nhân cụ thể như sau: Có nhiều nguyên nhân khiến cho nông hộ không muốn vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức như: không có nhu cầu vay vốn, chưa từng vay vốn ở ngân hàng, số tiền vay được quá ít, thủ tục vay rườm rà, không thích thiếu nợ, v.v. Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 4.10 ta thấy có 6 nguyên nhân chủ yếu làm cho nông hộ không vay vốn ở ngần hàng và quỹ tín dụng. Cụ thể: Không có nhu cầu vay vốn, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng các nguyên nhân chiếm 27,42% trong tổng số 62 hộ. Nguyên nhân là do những nông hộ này đủ chi tiêu cho tiêu dùng, tái đầu tư hoặc là có thiếu hụt nhưng chỉ 1 khoản nhỏ và họ đã tìm đến nguồn vốn vay phi chính thức để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng. Chưa từng vay vốn ở ngân hàng, ở nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao khoảng 13 hộ tức là 20,97% trong tổng số. Đa số những hộ này không biết cách thức vay vốn tại ngân hàng cũng như vẫn còn e ngại khi giao dịch với ngân hàng. 38 Không thích thiếu nợ chiếm 16,13% trong tổng số đây cũng là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao. Trong số những hộ không vay có thể hộ có nhu cầu vay vốn nhưng do sợ nợ, không thích thiếu nợ bên ngoài nên đã vay mượn người thân trong gia đình hay bạn bè để tạm sử dụng. Đến thời điểm này vẫn còn hộ nhận định là thủ tục vay quá rườm rà được thể hiện qua con số 9,68% trong tổng số tức là có 6 hộ lựa chọn. Những hộ chọn nguyên nhân này có thể là hộ cũng cần có được nguồn vốn vay để đầu tư mở rộng sản xuất hay tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên, khi vay vốn từ nguồn chính thức phải qua nhiều giai đoạn thủ tục hồ sơ. Bên cạnh đó, có thể là họ e ngại trong viêc đi chứng nhận tài sản vì phải đi đến các cơ quan chức năng. Con số này cũng nói lên trở ngại lớn của nông hộ khi đến với tín dụng chính thức vì đa số nông hộ trên địa bàn khảo sát có trình độ tương đối thấp mà các thủ tục vay và xin vay thì có quá nhiều công đoạn nên nông hộ không nắm bắt kịp thời. Bảng 4.10: Những nguyên nhân cụ thể nông hộ không muốn vay vốn ở ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân Nguyên nhân Số hộ Tỷ trọng (%) Không có nhu cầu 17 27,42 Chưa từng vay vốn ngân hàng 13 20,97 Số tiền vay được quá ít so với nhu cầu 4 6,45 Thủ tục vay quá rườm rà 6 9,68 10 16,13 Phải chờ đợi lâu không kịp thời vụ 2 3,23 Không có khả năng trả nợ 8 12,90 Khác: có khoản vay trước đó chưa đến hạn thanh toán 2 3,23 62 100 Không thích thiếu nợ Tổng (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Ngoài ra còn có nguyên nhân là phải chờ đợi lâu không kịp thời vụ chiếm 3,23%, không có khả năng trả nợ chiếm 12,9% và có nhiều hộ đã có khoản vay trước đó chưa đến hạn thanh toán nên không vay được chiếm 3,23%. Trong tổng số những người không vay vốn ở nguồn vốn vay chính thức thì có 2 nguyên nhân làm cho hộ muốn vay nhưng không vay được. Cụ thể được thể hiện trong bảng 4.11 như sau: 39 Đầu tiên, nguyên nhân không có tài sản thế chấp chiếm đến 87,5% tức là có 7 hộ trong số 8 hộ lựa chọn. Đối với nông hộ trên địa bàn khảo sát không phải ai cũng có tài sản để làm đảm bảo khi vay vốn, chưa kể đến trường hợp hộ không vay được do có tài sản đảm bảo nhưng do chưa có sổ đỏ nên đã không vay được. Đối với nguồn vay vốn từ nguồn chính thức thì điều kiện tiên quyết đầu tiên là phải có tài sản làm đảm bảo thì mới có thể vay. Ở nguồn vay chính thức luôn chú trọng đến tài sản đảm bảo khi cho vay và đây cũng là nhược điểm của nguồn tín dụng chính thức. Cho nên những hộ này có khả năng rất cao là sẽ tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức vì ở nguồn này thì có ưu điểm là không cần tài sản đảm bảo. Cũng chính vì thế, đây có thể xem là vách tường ngăn cản nông hộ đến được với tín dụng chính thức để hưởng nhiều chế độ ưu đãi. Bảng 4.11: Những nguyên nhân cụ thể nông hộ muốn vay nhưng không vay được Nguyên nhân Số hộ Tỷ trọng (%) Không có tài sản thế chấp 7 87,50 Không biết vay ở đâu 1 12,50 Tổng 8 100 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Tiếp theo là nguyên nhân không biết vay ở đâu, tuy chỉ có 1 hộ lựa chọn nhưng đây chỉ là trên mẫu khảo sát còn so với tổng thể của toàn huyện tác giả tin rằng sẽ còn nhiều lựa chọn về nguyên nhân này hơn nữa. Chỉ duy nhất một lựa chọn nhưng cũng đã nói lên một điều rằng sự yếu kém của ngân hàng và quỹ tín dụng trong việc cung cấp thông tin đến với nông hộ và chưa chứng tỏ được rằng ở nguồn tín dụng chính thức là nơi vay vốn đáng tin cậy đối với nông hộ. 4.2.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT Nhìn chung các nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể nhìn vào bảng 4.12 ta thấy:  Hình thức mua chịu vật tư là chiếm tỷ trọng cao nhất có đến 33 hộ vay từ nguồn mua chịu vật tư chiếm 37,5% trong tổng số 88 hộ tham gia vay từ nguồn phi chính thức. 40 Mua chịu vật tư chiếm cao nhất trong tất cả hình thức vay phi chính thức, điều này đúng với thực tế trên địa bàn huyện là đa số nông hộ ngành nghề chính chuyên về lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Đúng thế, ít một ai mà làm ruộng lại không mua chịu vật tư tại các đại lý mua bán thuốc bảo vệ thực vật trừ những trường hợp họ không thích thiếu nợ và có dư của ăn của để trong gia đình. Họ cho rằng với hình thức này thì họ sẽ dễ dàng kiểm soát được nguồn thu nhập và chi tiêu của gia đình hơn. Thay vì phải trả khoản tiền mua vật tư bằng tiền mặt thì họ sẽ sử dụng khoản tiền đó đầu tư vào chuyện khác, sử dụng vào một mục đích khẩn cấp nào đó, hay để chi tiêu trong suốt quá trình chờ đợi đến vụ mùa, v.v. Họ cho rằng khoản chênh lệch giữa mua trả ngay và mua trả chậm là không nhiều, không cần tài sản đảm bảo, thế chấp hay hồ sơ thủ tục phiền phức nên những nhà làm nông thường chọn hình thức vay này để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của gia đình. (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Hình 4.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ Bảng 4.12: Cơ cấu các hình thức vay PCT của nông hộ huyện Cờ Đỏ Hình thức vay Số hộ Tỷ trọng (%) Người cho vay phi chính thức (PCT) 12 13,64 Hụi 19 21,59 Người thân, bạn bè 24 27,27 Mua chịu vật tư 33 37,50 Tổng 88 100 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)  Kế đến, hình thức vay từ người thân bạn bè chiếm 27,27% tương đương với 24 hộ trong tổng số hộ có vay vốn từ nguồn phi chính thức dưới hình thức vay từ người thân, bạn bè. Điều này là lẽ hiển nhiên tồn tại trong cuộc sống chúng ta, bởi không ai lường trước chính xác được những chuyện 41 xảy ra trong tương lai như đám tiệc, ốm đau, ma chay, thiếu tiền trong việc chi tiêu hàng ngày hay những nhu cầu cần vốn khẩn cấp để làm một việc gì đó, v.v. Tất cả những sự việc trên thì cần có tiền mới giải quyết được. Khi mà các nguồn khác không đáp ứng kịp thời, không đáp ứng hoặc là không đáp ứng đủ nhu cầu và mỗi khi có nhu cầu khẩn cấp như vậy thì đa số nông hộ luôn tìm đến nguồn vay từ người thân, bạn bè xung quanh. Dựa vào mối quan hệ, uy tín giữa các cá nhân với nhau, cũng giống như truyền thống của dân tộc ta là giàu tình yêu thương nên những người thân bạn bè sẳn lòng giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, thiếu vốn làm ăn hay buôn bán nhỏ, v.v. Tình làng nghĩa xóm với nhau giữa những người dân nông thôn sống cùng nhau nên họ sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau. Số tiền vay ít nhưng đáp ứng nhu cầu nhánh chống và không cần phải tốn thời gian hay thủ tục phức tạp. Đặc biệt, vay từ người thân bạn bè là không cần tài sản đảm bảo điều này rất phù hợp với những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên túng thiếu, v.v. Và trong mẫu khảo sát các nông hộ cũng thường xuyên vay mượn từ người thân bạn bè xung quanh mỗi khi gặp túng thiếu.  Hình thức vay thứ 3 cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn vay phi chính thức đó chính là hình thức vay từ hụi chiếm 21,59% trong tổng số. Nguyên nhân làm cho hình thức vay từ nguồn này cao không ngoài nguyên nhân nào khác đó là do tính hấp dẫn từ hụi mang lại. Ngoài người trực tiếp chơi hụi thì người tiếp theo nhận được nguồn lợi ích từ nguồn này chính là chủ hụi vì người này sẽ nhận được tiền huê hồng sau những lần hốt hụi. Bên cạnh đó, hụi cũng được xem là hình thức gửi tiết kiệm mang lại lợi tức hấp dẫn hơn so với bất kỳ loại hình tiết kiệm nào khác nhưng trong bản thân loại hình tiết kiệm này luôn tìm ẩn rủi ro đó là bị giật hụi. Tuy nhiên, hụi cũng được xem là hình thức cấp tín dụng trong một nhóm với nhau. Cụ thể, trong các dây hụi thì những người hốt hụi đầu được xem là người đi vay, phải thực hiện trả nợ còn được gọi là đóng hụi chết vào quỹ chung của nhóm tham gia hụi cùng với nhau cho đến khi mãn hết chân hụi. Ở hình thức hụi sẽ không thật sự có lợi cho những người hốt hụi trước thay vì tiếp tục sử dụng số tiền này cho đến khi mãn hụi để sinh lời cao hơn. Đối với hình thức này thì những người có hoàn cảnh eo hẹp hơn, khó khăn hơn sẽ luôn là người hốt trước và những người có nguồn thu nhập ổn định, có tiền dư thay vì gửi ngân hàng thì họ chọn hình thức hụi sẽ có lợi hơn nhiều. Vì thế, những người nghèo thì càng nghèo và giàu thì càng trở nên giàu hơn. Đây là hình thức của con dao hai lưỡi. 42  Cuối cùng là hình thức vay từ người cho vay phi chính thức chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 13,64% trong tổng số. Ở hình thức này chiếm tỷ lệ thấp là lẽ hiển nhiên vì vay tiền từ nguồn này phải trả một mức lãi suất cực kỳ cao và nông hộ thường gọi đây là hình thức cho vay cắt cổ. Hình thức này giống với hình thức vay người thân bạn bè, tuy nhiên lãi suất thì có mức chênh lệch rất đáng kể. Người cho vay phi chính thức thường tự ấn định ra mức lãi suất khi cho vay, mức lãi suất mà họ đặc ra có thể sẽ phụ thuộc vào đạo đức của họ và mức độ rủi ro mà số tiền họ phải bỏ ra. Theo như tìm hiểu tại địa phương thì ở hình thức này nếu vay với số tiền lớn thường yêu cầu người vay phải làm giấy tay nhận nợ. Để thấy được hình thức vay từ hụi cũng được đa số nông hộ lựa chọn và chơi hụi dùng để tiết kiệm cũng như huy động vốn khi cần tiền gấp được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 4.13: Tổng số chân hụi và số tiền chơi hụi Tổng số chân hụi (số chân) Tổng số tiền hụi (triệu đồng) Năm 2012 10 209,09 Năm 2013 26 668,91 Tổng 36 877,99 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Từ kết quả khảo sát được tác giả tóm tắt thành bảng 4.13 và cho ta thấy được rằng hình thức chơi hụi có sự tăng mạnh từ năm 2012 đến 2013. Nếu như vào năm 2012 số tiền chơi hụi trong mẫu khảo sát là 209,09 triệu đồng thì sang đến năm 2013 tổng số tiền chơi hụi lên đến 668,91 triệu đồng tăng 459,82 triệu đồng so với năm 2012. Theo xu hướng tăng của số tiền chơi hụi thì dĩ nhiên số chân hụi cũng có chiều hướng tăng, năm 2012 số chân hụi là 10 chân thì đến năm 2013 số chân hụi đạt mức 26 chân tăng 16 chân so với năm 2012. Những nông hộ chơi hụi không ngoài mục đích nào khác là tiết kiệm tiền với mức sinh lời cao cũng như có thể vay vốn khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra. 4.2.5 Mục đích vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, vốn là phương tiện để con người mua các nguyên liệu đầu vào nhằm thực hiện quá trình sản xuất hay thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng có tiềm lực về vốn, thế nên vay mượn từ nguồn vay phi chính thức là lựa chọn hàng đầu của nông hộ do những ưu điểm mà từ nguồn này mang lại cho họ. 43 Tuy nhiên, họ phải đánh đổi để có những ưu điểm đó thì phải trả một mức lãi suất khá cao, chính lãi suất này dùng để bù đắp rủi ro đối với người cho vay. Đối với những ai có nhu cầu về vốn để đáp ứng nhu cầu cần thiết như sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, buôn bán nhỏ, y tế, giáo dục, v.v. mà muốn vay từ nguồn vay phi chính thức thì có các loại hình như vay từ người thân bạn bè, vay từ người cho vay PCT, hụi hay từ mua chịu vật tư, v.v. Đây là những nhu cầu thiết thực phát sinh trong đời sống hàng ngày của người dân. Tóm lại, nông hộ có nhiều lý do khách quan mà họ không tiếp cận được với nguồn vốn chính thức thì ở nguồn vốn vay phi chính thức là thật sự rất cần thiết cho nông hộ. Những nông hộ sử dụng số tiền vay cho những mục đích khác nhau và cụ thể như sau: Bảng 4.14: Mục đích sử dụng vốn vay từ nguồn vay phi chính thức Mục đích vay Số hộ Tỷ trọng (%) Sản xuất – kinh doanh 47 53,41 Tiêu dùng 20 22,73 Trả nợ 21 23,86 Tổng 88 100 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Hình 4.5 Cơ cấu mục đích vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ  Nhìn vào bảng 4.14, cho ta thấy được mục đích vay chủ yếu của nông hộ là sản xuất kinh doanh được thể hiện qua con số 47 hộ lựa chọn mục đích này và chiếm đến hơn phân nữa so với những mục đích khác cụ thể là 53,41%. Đúng với điều kiện lĩnh vực ngành nghề của nông hộ trên địa bàn là sản xuất nông nghiệp và cụ thể là sản xuất lúa. Như phân tích ở phần trước, thì đa số nông hộ chuyên về sản xuất lúa nên trong suốt quá trình sản xuất nông hộ vay tiền từ cửa hàng vật tư bằng cách mua chịu phân bón và thuốc hóa học. Mục đích của việc vay này là dùng cho sản xuất lúa. 44 Ngoài ra, khi bị thiếu hụt vốn để sản xuất, buôn bán nhỏ, v.v. nông hộ cũng có thể đi vay từ người thân bạn bè, từ việc tiết kiệm hụi hay từ người cho vay phi chính thức để nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Chính vì những lý do như đã phân tích, nên mục đích vay từ nguồn phi chính thức dùng cho sản xuất kinh doanh là chiếm phần lớn.  Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh thì mục đích vay từ nguồn tín dụng phi chính thức để tiêu dùng và trả nợ là có mức tương đương với nhau. Mục đích vay dùng cho tiêu dùng 20 hộ chiếm 22,73% và mục đích vay dùng cho việc trả nợ là 21 hộ. Về vấn đề chi tiêu cho gia đình mà nông hộ gặp phải và buộc phải vay tiền từ nguồn phi chính thức là chi cho y tế và chi cho giáo dục. Một số ít nông hộ chuyên vay từ nguồn này để đảm bảo chi tiêu cho lương thực hàng ngày như chi cho thực phẩm, chi phí sinh hoạt, mua đồ dùng, v.v. Hình thức vay từ nguồn phi chính thức rất thích hợp cho nông hộ trong những trường hợp khẩn cấp giành cho tiêu dùng. Chẳng hạn, y tế và giáo dục như đã kể trên thì đây là 2 nhu cầu quan trọng của nông hộ. Khi phát sinh nhu cầu thì phải chi ngay nhưng có nhiều gia đình đặc biệt là nông dân hay những hộ có hoàn cảnh khó khăn thì thường không có khoản tiền tiết kiệm và nếu có đi chăng nữa thì là số tiền tiết kiệm rất ít đã sử dụng hết hoặc là không đủ. Khi phát sinh đau ốm thì mọi người dân phải kiếm tiền chạy chữa ngay lập tức và nhanh chống, hoặc khi phát sinh chi phí học tập của con em chẳng hạn học phí, tiền sách vở, v.v. những khoản này cần phải đáp ứng ngay nên bằng mọi cách phải tìm kiếm được tiền và lựa chọn sau cùng của họ là vay từ nguồn cho vay phi chính thức. Còn lại là 23,86% tương đương với 21 nông hộ vay tiền từ nguồn phi chính thức để trả nợ. Lý do khiến nguồn vốn vay phi chính thức dùng cho mục đích trả nợ có thể là do nông hộ có những khoản vay từ nguồn chính thức, bán chính thức hay là vay từ nguồn phi chính thức. Những khoản vay này đến hạn để trả nợ, mà người vay không có khả năng trả nợ hay có tiền trả nhưng vẫn còn thiếu. Để giữ uy tín của mình cũng như tạo lòng tin đối với người cho vay những nông hộ này phải đi vay mượn để trả nợ. 4.2.6 Lãi suất vay từ người cho vay phi chính thức và người thân bạn bè trong nguồn vốn vay phi chính thức Nhìn chung các hình thức vay phi chính thức đều phải chịu một thực trạng là mức lãi suất cao. Nhìn vào bảng 4.15 thì:  Lãi suất mà các hộ vay từ người cho vay phi chính thức có nơi lên đến 132% trong khi đó lãi suất của các ngân hàng cho vay ra bên ngoài nằm trong 45 khoảng từ 10 đến 18%. Lãi suất vay từ tín dụng phi chính thức vượt 6 đến 7 lần lãi suất của ngân hàng cho vay ra bên ngoài. Đối với lãi suất khảo sát trên địa bàn huyện Cờ Đỏ thì, với hình thức vay từ người cho vay phi chính thức thì lãi suất trung bình là 96%/ năm, thấp nhất vào khoảng 60% và cao nhất có thể lên đến ngất ngưỡng ở mức 132%. Bảng 4.15: Đại diện lãi suất cho vay trong nguồn vốn vay phi chính thức Hình thức vay Trung bình (%/năm) Cao nhất (%/năm) Thấp nhất (%/năm) Người cho vay phi chính thức 96 132 60 Người thân, bạn bè 37 72 0 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức lãi suất cao nhất trong cuộc khảo sát về tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Châu Thành và Châu Thành A – Hậu Giang. Trong cuộc khảo sát này mức cao nhất là 20% trên một tháng tức là 240% trên một năm. Mức lãi suất như thế này là nguyên nhân quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nông hộ trên địa bàn, những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn với trường hợp bất đắc dĩ buộc phải vay ở hình thức này do người thân bạn bè không khá giả, không có tiền nhàn rỗi dư để cho vay. Vay từ người cho vay phi chính thức thì chỉ có việc trả lãi đã làm họ lo lắng, có khi không trả được lãi và nợ càng thêm nợ. Với hình thức này sẽ không có vấn đề gì với những người khá giả cho mượn tạm đôi ba ngày để chi trả cho khoản tiền cấp thiết chẳng hạn như là chi trả nợ vay ở ngân hàng, sau đó vay lại và trả lại cho người cho vay PCT. Mục đích làm như thế không ngoài nguyên nhân giữ chữ tín với ngân hàng. Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát thì nông hộ vay tiền từ nguồn này rất ít và nếu có vay chỉ trong thời gian vô cùng ngắn sẽ hoàn trả lại ngay và cũng chỉ vay với số tiền tương đối ít. Đa số nông hộ hiện nay ít nhiều gì cũng có trích một phần thu nhập của mình để tiết kiệm mặc dù để tại nhà. Có lẽ nông hộ hiện đã nhìn nhận ra mức lãi suất khi vay bên ngoài rất cao nên tự mình tiết kiệm tiền phòng khi thiếu hụt. Cho nên với hình thức này cũng không có vấn đề gì nhiều đối với nông hộ trên địa bàn khảo sát.  Đối với vay người thân, bạn bè thì với hình thức này lúc đầu tác giả kỳ vọng sẽ là 0% vì ở những người thân bạn bè sẽ thường giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn mà không tính toán. Tuy nhiên, lãi suất vay từ người thân bạn bè không như mong muốn được thể hiện qua mức lãi suất trung bình ở hình thức này là 37% một mức lãi suất cũng không phải là nhỏ. Ngoài ra, ta 46 không phủ nhận một điều rằng với hình thức vay này cũng có những nơi chỉ cho vay mà không tính lãi trường hợp này xảy ra với những người thân trong gia đình là đa số được thể hiện ở mức lãi suất thấp nhất là 0% cho mỗi lần vay. Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, ai cũng chỉ nghĩ cho lợi ích của riêng mình cho nên tính tương thân, tương ái và đùm bọc lẫn nhau ngày càng mờ dần và ít đi. Bên cạnh đó, ta cần phải nhắc đến vay vốn từ hình thức hụi và mua chịu vật tư. Ở 2 hình thức này có sự biến động lãi suất liên tục nên rất khó để tính ra một mức lãi suất thích hợp. Cụ thể:  Đối với hình thức hụi, trong một dây hụi thì có nhiều người tham gia và mỗi lần khui hụi thì sẽ đưa ra một mức khác nhau. Mỗi lần khui hụi thì người hốt hụi sau chỉ đóng trên số tiền chênh lệch giữa số tiền đặt ra lúc đầu với số tiền mà người hốt hụi đã đưa nhưng số tiền thực sự hưởng được là số tiền lúc ban đầu chơi hụi. Ngoài ra, người chơi hụi khi hốt hụi còn phải trả thêm tiền hoa hồng cho chủ hụi và mức hoa hồng bao nhiêu thì sẽ dựa vào chân hụi đó bao nhiêu. Chẳng hạn chân hụi 3 triệu thì khi hốt sẽ chi tiền hoa hồng là 1,5 triệu, chân hụi 1 triệu thì tiền hoa hồng là 0,5 triệu, v.v. Để tổng hợp được tất cả những khoản hộ đã đóng so với số tiền thực hốt thì rất khó khăn, nó có sự chênh lệch nhiều giữa người hốt hụi sớm và trễ dẫn đến mức lãi suất cũng có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, tác giả đã tham khảo một vài khảo sát lãi suất vay từ hình thức hụi như 29,71%/năm và một bài nghiên cứu khác lãi suất từ việc chơi hụi ở mức trung bình là 20,1% và mức cao nhất là 50%. Trong bài nghiên cứu không tính toán được mức lãi suất là do thiếu sót của tác giả.  Đối với hình thức mua chịu vật tư thì ở hình thức này người vay chủ yếu là phục vụ cho sản xuất. Mức chênh lệch từ việc mua tiền mặt với mua chịu có sự khác nhau giữa các mùa vụ, giữa những loại phân hay khác nhau giữa những loại thuốc hóa học và cũng có thể là có sự khác nhau qua từng ngày theo sự biến động của thị trường. Chính vì thế rất khó lấy được thông tin lãi suất từ phía nông hộ vì nó rất khó tính toán ra. Trong phần nghiên cứu này còn thiếu sót là do chưa tìm ra được mức lãi suất thích hợp cho người vay từ nguồn này. Tuy nhiên, qua tham khảo tài liệu nghiên cứu trước đó thì mức lãi suất từ hình thức vay mua chịu vật tư nằm trong khoảng 25%/năm, đây cũng được xem là mức lãi suất khá cao. 47 4.2.7 Những nguồn thông tin tín dụng của nông hộ huyện Cờ Đỏ Thông qua bảng 4.16 thống kê từ mẫu khảo sát của 100 nông hộ trên địa bàn huyện thì ta thấy được ở mỗi loại hình tín dụng thì sẽ nhận được nguồn thông tin cung cấp khác nhau. Cụ thể như sau:  Đối với ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân, thông tin được cung cấp cho nông hộ trên địa bàn theo kỳ vọng của tác giả là từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nguồn thông tin được cung cấp từ các tổ chức tín dụng thì chỉ 37,71% tương ứng với 13 hộ lựa chọn trong tổng số 41 hộ. Kết quả này cho thấy, các tổ chức tín dụng hoạt động còn yếu chưa thật sự chú trọng vào giới thiệu hình ảnh của ngân hàng đến với nông hộ. Đặc biệt là những nông hộ có khoảng cách ở xa trung tâm huyện, chưa thật sự đẩy mạnh việc cung cấp thông tin vay vốn cho nông hộ đối với nguồn vốn vay chính thức. Bảng 4.16: Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho nông hộ Ngân hàng và quỹ TDND Tiêu thức Tỷ trọng (%) Số hộ Từ chính quyền địa phương Tổ chức xã hội đòan thể Tín dụng phi chính thức Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 16 84,21 - - - - Số hộ 9 21,95 13 37,71 1 5,26 Từ người thân, bạn bè 3 7,32 - - Từ TV, báo đài, tạp chí, v.v. - - - - 16 39,02 Khác - - - - - - Tổng 41 100 19 100 88 100 Từ các tổ chức tín dụng Tự tìm thông tin 2 10,53 53 60,23 - - 35 39,77 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) Đa số hộ nông dân chọn ý kiến là tự tìm kiếm để vay vốn ngân hàng được thể hiện qua 39,02% trong tổng số nông hộ chọn. Những trường hợp tự tìm thông tin để vay vốn thì đây có thể là những hộ có hiểu biết, có nhu cầu vốn và có tài sản làm đảm bảo, v.v. Mặc khác những hộ eo hẹp hơn, ở xa ngân hàng chưa có được thông tin về ngân hàng, mặc dù có tài sản thế chấp nhưng không dám đi vay do sự e ngại nên có thể dẫn đến họ không vay. Bên cạnh đó, cũng có những hộ thật sự rất cần vốn muốn vay nhưng do không có tài sản thế chấp hay ít tài sản thế chấp nên đã không vay. 48 Những nguyên nhân trên đã làm cho ngân hàng không đưa được nguồn vốn của mình đến với người cần vốn và thật sự chưa hỗ trợ được nhiều cho họ trong sản xuất và nhu cầu hàng ngày. Mặc dù có nhiều chương trình ưu đãi giành cho nông hộ ở nông thôn.  Đối với vay vốn từ các tổ chức xã hội đoàn thể thì nguồn thông tin được cung cấp chủ yếu là từ chính quyền địa phương chiếm 84,21% tức khoảng 16 hộ chọn lựa trong tổng số 19 hộ. Tuy nhiên, ở địa bàn nghiên cứu qua quá trình phỏng vấn của tác giả thì nguồn vay từ các tổ chức xã hội, đoàn thể chưa thực sự phổ biến, chưa phát triển mạnh và cũng chưa đưa được nguồn vốn đến người có nhu cầu cần nguồn vốn này.  Đặc biệt đối với nguốn tín dụng phi chính thức thì nguồn thông tin chủ yếu được cung cấp bởi người thân bạn bè có đến 53 hộ trong tổng số 88 hộ có tham gia vay vốn từ nguồn này tức là chiếm 60,23% được nông hộ lựa chọn. Nguyên nhân là do lãi suất vay từ nguồn này cao nên đa số nông hộ được người thân giới thiệu đến những nơi có lãi suất đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, vay phi chính thức chủ yếu là vay từ mua chịu vật tư nên được người thân giới thiệu đến những nơi có mức giá bán trả chậm ưu đãi hơn, rẻ hơn. Phần lớn là khi cần vốn vay khẩn cấp thì đa số nông hộ đều tìm đến những người thân vay trước cho nên nguồn cung cấp thông tin này là quan trọng nhất. Tuy nhiên, cũng có 35,77% ứng với 35 hộ chọn là tự tìm kiếm thông tin, khi cần vốn vay gấp nếu không được ai tư vấn cho chổ vay ưu đãi thì bản thân họ cũng tự thân vận động để tìm được nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu cho bản thân họ. 4.2.8 Thông tin về số lần vay vốn của nông hộ đến cuối năm 2013 Nhìn vào bảng 4.17, kết quả tổng hợp số lần vay của nông hộ đối với các nguồn tín dụng đến cuối năm 2013. Ta thấy: Nguồn vốn vay phi chính thức là có sự vượt trội, cao hơn rất nhiều lần so với nguồn chính thức và bán chính thức. Hình thức tín dụng phi chính thức đến cuối năm 2013 thống kê theo mẫu khảo sát có đến 1.557 lần vay chiếm hơn 80% trong tổng số lần vay của tất cả các nguồn. Trong khi nông hộ vay ở ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân là 222 lần chiếm 11,86% ít hơn nguồn tín dụng phi chính thức 1.335 lần và các tổ chức xã hội đoàn thể là 93 lần chiếm 4,97%. Nguyên nhân làm cho số lần vay đối với nguồn vay phi chinh thức đạt con số cao ngất ngưỡng chủ yếu là do nông hộ trên địa bàn chuyên về sản xuất nông nghiệp một năm có thể vay từ mua chịu vật tư từ 2 đến 3 lần. Bên cạnh 49 đó, khi thiếu vốn còn có khả năng vay thêm tiền từ người thân bạn bè, chơi hụi hay là từ người cho vay phi chính thức. Ngoài ra, những hộ không nằm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì có khả năng vay tiền từ người thân bạn bè, người cho vay lãi hay chơi hụi, trung bình một hộ mỗi năm vay tiền từ nguồn phi chính thức có thể từ 3 đến 5 lần vay. Bảng 4.17: Số lần vay vốn của nông hộ tính đến cuối năm 2013 Hình thức vay Số lần vay Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân Tỷ trọng (%) 222 11,86 93 4,97 Hình thức tín dụng phi chính thức 1.557 83,17 Tổng cộng 1.872 100 Các tổ chức xã hội đoản thể (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014) 4.2.9 Những ưu nhược điểm nhận được khi lựa chọn vay tại ngân hàng – quỹ tín dụng nhân dân và tín dụng phi chính thức Từ bảng 4.18, thống kê về ý kiến của nông hộ khi chọn nguồn vốn vay lúc cần vốn trong mẫu khảo sát thì giúp ta thấy được một điều rằng đa phần các yếu tố nêu ra điều là ưu điểm đối với việc vay vốn từ nguồn phi chính thức mà nguồn chính thức và bán chính thức không đáp ứng được. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi mà tín dụng phi chính thức mang lại thì vẫn còn tồn tại mặt tiêu cực đó chính là vấn đề về lãi suất, một vấn đề mà có thể nói ở nguồn vay phi chính thức khó mà khắc phục được. Cụ thể được thể hiện như sau:  Về thủ tục đơn giản Hiện nay, thủ tục vay vốn từ ngân hàng được đơn giản hóa rất nhiều được thể hiện qua việc có 28 người trong tổng số 54 người chọn chiếm 51,85%. Theo nhiều nông hộ cho biết hiện nay thủ tục vay vốn đã có sẵn mẫu, chỉ cần đến địa phương xác nhận và sau đó vào ngân hàng nhờ cán bộ tín dụng tư vấn là sẽ có được nguồn vốn vay. Nếu là khách hàng thân thiết thì vấn đề thủ tục lại càng không đáng lo ngại vì sẽ có nhân viên làm sẵn có lẽ chỉ có trách nhiệm ký tên và chờ nhận tiền. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến cho là thủ tục không đơn giản thể hiện qua 48,15% trong tổng số lựa chọn là không. Đây có thể là những hộ vay lần đầu, không vay cố định tại một ngân hàng hay có lẽ là do trình độ học vấn còn thấp chưa tiếp thu được cách xử lý thủ tục hồ sơ và họ e ngại trong việc phải đến chính quyền địa phương qua nhiều công đoạn phức tạp. 50 Ở nguồn vay từ tín dụng phi chính thức thì ngược lại có đến 43 hộ chọn đồng ý trong tổng số 45 hộ tức 95,56% cho là thủ tục rất đơn giản. Phỏng vấn nông hộ cho biết không cần bất kỳ thủ tục giấy tờ nào (trừ trường hợp vay với số lượng nhiều thì nhiều nơi cần lập giấy nhận nợ), chỉ đơn giản là giao dịch giữa hai bên, giao dịch bằng miệng, đồng ý hay không đồng ý thì sẽ có kết quả ngay sau khi hỏi vay. Bảng 4.18: Những ưu nhược điểm của nông hộ nhận được khi lựa chọn nguồn vay Ngân hàng và quỹ TDND Tiêu chí Nhược điểm Ưu điểm Số hộ Tỷ trọng (%) Tín dụng phi chính thức Số hộ Tỷ trọng (%) Ưu điểm Số hộ Tỷ trọng (%) Nhược điểm Số hộ Tỷ trọng (%) Thủ tục đơn giản 28 51,85 26 48,15 43 95,56 2 4,44 Thời gian chờ đợi ít 27 50 27 50 42 93,33 3 6,67 Chi phí vay thấp 51 94,44 3 5,56 33 73,33 Được tự do sử dụng tiền 40 74,07 14 25,93 44 97,78 1 2,22 12 26,67 Không cần thế chấp 3 5,56 51 94,44 45 100 0 0 Gần nhà 6 11,11 48 88,89 36 80 9 20 Trả nợ linh hoạt 46 85,19 8 14,81 42 93,33 3 6,67 Không giới hạn số tiền vay 12 22,22 42 77,78 22 48,89 23 51,11 Lãi suất thấp 51 94,44 5,56 7 15,56 38 84,44 Có người quen 21 38,89 33 61,11 38 84,44 7 15,56 3 (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)  Về thời gian chờ đợi ít Đối với tín dụng phi chính thức thì do không cần thủ tục phức tạp nên vấn đề về thời gian cũng không có gì phải bàn đến vì nếu cho vay thì sẽ đưa tiền ngay sau khi hỏi (trừ trường hợp vay nhiều thì cần 1 hay 2 ngày để người cho vay chuẩn bị tiền) thể hiện qua 93,33% trong tổng số đã lựa chọn. 51 Riêng đối với tín dụng chính thức thì có sự khác nhau giữa khách hàng cũ và khách hàng mới. Khách hàng mới vay lần đầu do phải làm hồ sơ phức tạp nên kéo theo thời gian chờ đợi duyệt hồ sơ và nhận tiền chậm trễ, dao động từ 4 đến 7 ngày có khi lại hơn, số hộ không chọn chiếm 50%. Tuy nhiên, đối với khách hàng thân quen thì chỉ trong 2 đến 3 ngày hoặc thậm chí là trong một ngày hay trong một buổi dù là số tiền vay ít hay nhiều.  Chi phí giao dịch Có thể thấy chi phí giao dịch ở tín dụng phi chính thức và chính thức hầu như là không đáng kể, theo mẫu khảo sát thì chi phí ở tín dụng phi chính thức hầu như là không có nếu có chăng là do nông hộ phải đi xa nhà để vay ở người thân xa hay cho tiền lại để bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân đã giúp đỡ mình. Còn đối với tín dụng chính thức có đến 94,44% lựa chọn là chi phí thấp tuy nhiên mức chi phí trung bình khi vay vốn của nông hộ trên địa bàn khảo sát thì tương đối cao. Cụ thể chi phí dao động trung bình trong khoản 50.000 đồng đến 200.000 đồng. Chi phí này bao gồm chi phí nộp đơn vay vốn, lệ phí công chứng, chứng thực, chi phí đi lại, v.v. Tóm lại chi phí khi vay ngân hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào số tiền vay nhiều hay ít và hộ ở gần hay xa so với ngân hàng, tổ chức tín dụng.  Tự do sử dụng tiền Vay từ tín dụng phi chính thức nông hộ có thể sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hay những mục đích mà họ cần miễn sao họ trả được khoản tiền cũng như mức lãi suất đã định lúc đầu được thể hiện qua 97,78% hộ lựa chọn. Đối với hình thức tín dụng chính thức cũng có 74,07% lựa chọn là đúng ứng với 40 hộ trong tổng số 54 hộ. Tuy nhiên nếu xét kỹ thì thật không phải là vậy, những hộ chọn yếu tố này có thể là hộ chưa vay nên chưa biết hay có những hộ khi vay tiền thì xin vay với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng khi về thì lại dùng cho việc khác. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng và cũng có phần lỗi là do ngân hàng không giám sát kỹ mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ.  Khoản mục không cần thế chấp tài sản Đúng như dự tính của tác giả là đối với nguồn vốn vay từ tín dụng phi chính thức thì dù hộ không có tài sản, có ít đất, ít tài sản thì vẫn vay được tín dụng phi chính thức. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật nhất chỉ có riêng tại tín dụng phi chính thức mà nguồn tín dụng chính thức không đáp ứng được. 52 Cụ thể được thể hiện qua 100% ý kiến cho rằng vay phi chính thức không cần tài sản đảm bảo. Còn đối với tín dụng chính thức thì có 94,44% không lựa chọn có nghĩa là phải có tài sản làm đảm bảo mới vay được. Cũng chính vì thế mà nhiều hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất hay sử dụng cho mục đích đặc biệt của họ nhưng do không có tài sản đảm bảo do vậy họ không có cơ hội vay từ nguồn chính thức ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của nông hộ và có vay được chăng chỉ là từ nguồn phi chính thức.  Gần nhà Đa số nông hộ cho rằng đây là vấn đề khó khăn do gia đình ở cách xa so với ngân hàng, quỹ tín dụng chiếm 88,89% ý kiến cho là khó khăn, vì thường ngân hàng, quỹ tín dụng được đặc tại trung tâm huyện còn nông hộ thì tập trung chủ yếu ở nông thôn nên khó khăn trong việc đi lại và tốn kém nhiều chi phí. Tuy nhiên đối với tín dụng phi chính thức thì là ngược lại đa số là vay ở gần nhà, là hàng xóm của nhau nên không bất tiện và tốn kém chi phí khi vay thể hiện qua 80% hộ cho là đúng.  Về vấn đề lãi suất Vấn đề này thì hiển nhiên ai cũng đều biết nên không cần phải bàn gì nhiều. Ở hình thức tín dụng chính thức thì đa số là chọn có mức lãi suất thấp và thấp hơn rất nhiều so với tín dụng phi chính thức chiếm 94,44% trong tổng số. Tuy nhiên, vẫn còn ở mức cao gây nên khó khăn cho nông hộ khi vay. Ở tín dụng phi chính thức thì đa phần là không đồng ý với ý kiến mức lãi suất thấp có nghĩa là người vay phải trả mức lãi suất cao và cao hơn rất nhiều lần so với tín dụng chính thức có 84,44% nông hộ trong tổng số 45 hộ cho là mức lãi suất cao. Những nông hộ chọn mức lãi suất thấp là do họ có người thân hay bạn bè cho vay dưới hình thức mượn tạm 0% lãi suất hay ở mức lãi suất thấp chỉ chênh lệch với vay chính thức một mức không đáng kể. Ở nguồn vốn vay phi chính thức định ra mức lãi suất cao là lẽ đương nhiên vì người cho vay trong tín dụng phi chính thức sẽ gặp rủi ro mất tiền nhiều hơn do không có tài sản đảm bảo, cũng như khả năng trả nợ của người đi vay cũng thấp hơn so với tín dụng chính thức. Loại hình tín dụng phi chính thức có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức nhận được.  Có người quen Đa phần người tham gia trong nguồn vốn tín dụng phi chính thức đều có quen biết với nhau, điển hình như trong một vài hình thức vay như vay từ 53 người thân, bạn bè, hàng xóm, láng giềng, mua chịu vật tư hay từ hình thức chơi hụi, v.v. Người cho vay phải quen và hiểu rõ về người vay thì mới dám cho vay và ngược lại người vay phải quen biết hay được giới thiệu thì mới dám hỏi xin vay, trừ trường hợp vay từ người cho vay phi chính thức có đôi khi giữa 2 bên không có quen biết lẫn nhau. Đối vời hình thức vay chính thức thì đa số nông hộ trên địa bàn phân tích thường không quen biết, hoặc có quen nhưng với số lượng ít đối với ngân hàng, cán bộ tín dụng hay là các cấp chính quyền địa phương như đã phân tích ở phần trước.  Về vấn đề giới hạn số tiền vay thì ở tín dụng chính thức có đến 77,78% hộ chọn là có giới hạn số tiền vay vì khi cho vay ngân hàng căn cứ vào mức cho vay theo quy định, giá trị tài sản làm đảm bảo, khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng hay là mức độ thân quen của ngân hàng với khách hàng mà quyết định mức cho vay. Còn đối với tín dụng phi chính thức tuy không dựa vào tài sản đảm bảo nhưng người cho vay cũng căn cứ vào mức độ quen biết với người vay, uy tín của người vay với những người xung quanh, khả năng trả nợ hay nguồn thu nhập của nông hộ để quyết định cho vay nhiều hay ít và chắc chắn rằng số tiền người cho vay bỏ ra không mất hay gặp nhiều rủi ro được thể hiện qua 51,11% số hộ cho rằng có giới hạn số tiền vay. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY PHI CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CỜ ĐỎ - TPCT Tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ vẫn còn tồn tại, phát triển, là nguồn tín dụng gần rủi, quen thuộc với nhiều người dân nông thôn đặc biệt là những nông hộ nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận với tín dụng chính thức. Có thể nói đây là nguồn tín dụng góp phần bù đắp những thiếu sót từ tín dụng chính thức và bán chính thức. Tuy nhiên ở nguồn tín dụng này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khó lường mà điển hình nhất là vấn đề lãi suất. Thực trạng vay tín dụng phi chính thức trên địa bàn phụ thuộc vào quyết định vay tín dụng phi chính thức của nông hộ mà nông hộ quyết định vay từ nguồn này càng nhiều thì làm cho lượng tiền vay được từ nguồn này cũng càng tăng. Chính vì thế có thể nói rằng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay phi chính thức của nông hộ cũng đồng thời là yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn. Tuy nhiên, mô hình không thể bao trùm hết tất cả các yếu tố mà chỉ đưa vào một vài yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn mà tác giả đã đề cập đến ở phần cơ sở lý luận. Mô hình nghiên cứu có dạng như sau: 54  0  1GIOITINH   2 HOCVAN   3 DTDAT   4THUNHAP Yi*QUENBIET  Nếu Yi* > 0   6 KHOANGCACH   7 NGHENGHIEP   8 NHANKHAU 5   Yi    0    Nếu Yi*  0 Trong đó Yi* là LUONGVAY Bảng 4.19: Kết quả phân tích mô hình TOBIT về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ STT Biến độc lập Hệ số Giá trị P 1 GIOITINH -3,048857 0,729 2 HOCVAN -1,71417* 0,089 3 DTDAT 0,003824*** 0,000 4 THUNHAP -0,0996923** 0,014 5 QUENBIET 1,466559 0,811 6 KHOANGCACH -0,3259496 0,583 7 NGHENGHIEP -14,04915* 0,075 8 NHANKHAU 8,711406*** 0,001 9 Hằng số -12,51901 0,288 Biến phụ thuộc (triệu đồng): LUONGVAY Tổng số quan sát: 100 Giá trị log của hàm gần đúng: -431,44 10 Giá trị kiểm định chi bình phương: 87,58 Giá trị P > chi bình phương: 0,0000 Hệ số xác định R2 (%): 9,21 Nguồn: Phân tích mô hình hồi quy từ nguồn số liệu phỏng vấn 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ, 2014 Ghi chú: * với mức ý nghĩa 10%, ** với mức ý nghĩa 5%, *** với mức ý nghĩa 1% Kết quả xử lý mô hình Tobit được tác giả tự tổng hợp thành bảng 4.19. Dựa vào bảng 4.19 ta có thể thấy với 8 biến đưa vào mô hình thì có đến 5 biến có ý nghĩa với đủ 3 mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Đa phần các biến có ý nghĩa trùng khớp với kỳ vọng của mô hình do tác giả tự tổng hợp, chỉ có biến nghề 55 nghiệp là không trùng khớp với kỳ vọng của tác giả. Điều này có nghĩa là lượng tiền vay từ nguồn phi chính thức của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như học vấn, diện tích đất, tổng thu nhập, nghề nghiệp và nhân khẩu. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của từng biến giải thích đối với biến phụ thuộc (lượng vay phi chính thức) ta sẽ nghiên cứu kỹ từng biến một như sau:  HOCVAN: biến học vấn có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa là 10% và có tương quan nghịch chiều với lượng vay được từ nguồn phi chính thức, điều này giống hoàn toàn với kỳ vọng ban đầu. Từ mối tương quan nghịch của biến học vấn với lượng vay nói lên được ý nghĩa là học vấn của chủ hộ càng cao thì chủ hộ sẽ ít vay hoặc không vay tiền từ nguồn phi chính thức mà có thể là từ nguồn chính thức, cho nên làm cho lượng tiền vay từ nguồn phi chính thức giảm xuống. Và điều ngược lại nếu như học vấn của chủ hộ càng thấp thì chủ hộ sẽ khó khăn trong việc nắm bắt được thông tin vay từ nguồn chính thức, gặp khó khăn trong lập kế hoạch xin vay, khó khăn trong việc nắm bắt tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên không áp dụng vào sản xuất kinh doanh để đạt kết quả cao. Chính vì thế nông hộ này không vay được từ nguồn chính thức và khi cần vốn thì chỉ còn cách là tìm đến nguồn phi chính thức, cho nên làm cho lượng vay được từ nguốn này tăng lên. Nguyên nhân nông hộ vay từ nguồn phi chính thức vì cho rằng vay từ nguồn này sẽ nhanh gọn, không tốn thời gian và đặc biệt là không cần phải thế chấp tài sản. Tuy nhiên, nông hộ không nhận thấy được những nguy cơ khó lường mà nguồn tín dụng này mang lại và cụ thể là về vấn đề lãi suất.  DTDAT: biến diện tích đất cũng có ý nghĩa hoàn toàn trong mô hình nghiên cứu và có ý nghĩa ở mức 1%. Dựa vào kết quả tổng hợp từ bảng 4.19 cho thấy biến diện tích đất có mối quan hệ thuận chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức. Biến này như kỳ vọng của tác giả là có khả năng rơi vào hai trường hợp mà một trong hai trường hợp đó thì trường hợp nào cũng đúng và có lý lẽ của nó. Ở phần mô hình này thì diện tích đất có quan hệ thuận chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức. Mối quan hệ này nói lên một điều rằng, những hộ có diện tích đất càng lớn thì có lượng vay phi chính thức càng nhiều điều này hoàn toàn đúng với điều kiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đa phần nông hộ trên địa bàn đều có ruộng đất, một khi hộ gia đình sản xuất lúa thì hầu hết nông hộ điều mua chịu vật tư từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Với diện tích càng lớn thì số tiền mua chịu càng nhiều và số tiền mua chịu càng nhiều thì làm cho lượng vay được của nông hộ với nguồn này cũng ngày một nhiều. Bên cạnh những nông hộ không sản xuất lúa thì với diện tích 56 đất nhiều họ cũng dễ dàng vay được tiền từ nguồn phi chính thức hơn khi cần tiền vay để bù đắp thiếu hụt do nhận được sự tín nhiệm cao và điều ngược lại.  THUNHAP: biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu tiếp theo là biến tổng thu nhập. Biến này có ý nghĩa ở mức 5% và có mối quan hệ nghịch chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức. Với kết quả này thì hoàn toàn không sai với nhận định ban đầu của tác giả. Điều này có nghĩa là một khi thu nhập của nông hộ càng cao thì lượng vay từ nguồn này sẽ giảm xuống và điều ngược lại là một khi thu nhập của nông hộ càng thấp thì lượng vay tiền từ nguồn này lại tăng lên. Nguyên nhân có quan hệ nghịch chiều như thế hiển nhiên chúng ta đều có thể lý giải được. Một khi nông hộ có thu nhập cao thì khả năng trang trải cho những khoản chi tiêu của gia đình sẽ được đáp ứng hoàn toàn và đa số nông hộ hiện nay điều ý thức được việc tự tiết kiệm để phòng khi đáp ứng nhu cầu đột xuất. Chính vì thế mà nông hộ đã có dư của ăn của để nên đã không có nhu cầu vay thêm trong đó có nguồn phi chính thức. Nếu như có vay thì cũng chỉ với lượng vay ít và không đáng kể, chính vì lý do này đã làm cho lượng vay từ nguồn này giảm xuống khi thu nhập nông hộ tăng lên.  NGHENGHIEP: là biến có quan hệ ngược chiều với lượng vay của nông hộ từ nguồn phi chính thức điều này hoàn toàn khác với nhận định ban đầu của tác giả. Biến nghề nghiệp có ý nghĩa ở mức 10%, cho thấy có sự khác nhau về lượng vay phi chính thức đối với hộ làm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Với mối quan hệ nghịch chiều nói lên rằng, những chủ hộ chuyên làm nghề về nông nghiệp thì sẽ có lượng vay từ nguồn phi chính thức thấp hơn những hộ làm nghề phi nông nghiệp. Nguyên nhân có thể là do những hộ làm nghề phi nông nghiệp do tính cấp bách về vốn hay nhu cầu thiếu hụt thường xuyên đòi hỏi phải có nguồn tiền đáp ứng nhanh chóng, không tốn thời gian, thủ tục nhanh gọn nên khi cần họ thường chọn vay từ nguồn phi chính thức thay vì là nguồn chính thức. Bên cạnh đó, những hộ này có khả năng chơi hụi cao một phần là để tiết kiệm phần còn lại là để huy đông vốn khi cần thiết. Chính vì những lý lẽ đó mà những hộ làm nghề nông nghiệp sẽ có lượng vay ít hơn so với những hộ làm nghề phi nông nghiệp.  NHANKHAU: biến nhân khẩu là biến cuối cùng có ý nghĩa trong mô hình. Biến nhân khẩu có mối quan hệ thuận chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức và với mức ý nghĩa là 1%. Điều này nói lên rằng những hộ có số nhân khẩu trong gia đình càng đông thì lượng vay từ nguồn phi chính thức 57 càng nhiều và ngược lại những hộ có ít nhân khẩu thì lượng vay từ nguồn phi chính thức càng thấp. Nguyên nhân là do, những hộ có đông nhân khẩu thường là những hộ có từ 3 thế hệ chung sống với nhau bao gồm cả già và trẻ, cho nên thu nhập nhận được từ những người có khả năng lao động không đủ để chi tiêu cho nhu cầu của toàn hộ dẫn đến thiếu hụt. Bên cạnh đó thường những hộ đông đúc nhân khẩu thường có trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin chậm dẫn đến khó tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức. Chính vì thế nên khi họ có nhu cầu vốn đều tìm đến nguồn phi chính thức để vay dù biết nguồn này có mức lãi suất khá cao. Chính vì điều này mà lượng vay từ nguồn này tăng lên khi hộ có số nhân khẩu đông. Các biến còn lại trong mô hình như GIOITINH, QUENBIET, KHOANGCACH có giá trị P > 10% nên không có ý nghĩa về mặt thống kê chính vì thế tác giả không đề cập đến. 58 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ – CẦN THƠ 5.1 NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC VÀ KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC 5.1.1 Những yếu tố tích cực của thị trường tín dụng phi chính thức Đúng vậy, so với khu vực chính thức thì khu vực phi chính thức lại có nhiều đặc điểm hấp dẫn được nhiều người nghèo ở nông thôn hơn đó là: có sự gần gũi với nông hộ, hoạt động rất linh hoạt, thường là ngay trong ấp/thôn hay xã, các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương ứng với khả năng của từng khách hàng, thủ tục đơn giản, ít phiền hà, quy tắc dễ hiểu, dễ thực hiện, v.v. chính những điều này đã làm cho tín dụng phi chính thức trở nên đặc biệt. Điều đặc biệt của tín dụng phi chính thức đó là phù hợp với trình độ học vấn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu vì đa số trình độ học vấn của nông hộ trên địa bàn khảo sát còn khá thấp, tín dụng nhanh chống đến tay người có nhu cầu vay vốn, các giao dịch chủ yếu dựa vào chữ tín trong quan hệ cá nhân giữa người cho vay và người đi vay. Cụ thể các yếu tố này được nhìn nhận rõ hơn qua hai lĩnh vực kinh tế và xã hội được thể hiện như sau:  Về kinh tế: Vốn vay phi chính thức nhằm giải quyết kịp thời những lúc thiếu vốn sản xuất cấp thiết như vào những lúc gần thu hoạch nông sản, khi mà người dân sử dụng hết nguồn vốn tự có hay vốn tự có của họ không đủ. Nhờ vào vốn vay phi chính thức cùng sự kịp thời của nó đã giúp cho họ có thể thuê nhân công thu hoạch đúng lúc, vận chuyển về nhà và xử lý sau thu hoạch. Đặc biệt nhất là đối với những hộ nghèo chính nhờ lượng vốn này mà họ nuôi sống cả gia đình qua việc buôn bán nhỏ, sửa chữa phương tiện để chở mướn, mua mới hay sửa chữa phương tiện để đánh bắt, v.v. Tuy nhiên, họ phải vắt hết sức lực mới tạo ra thu nhập và góp tiền trả lãi nhưng nếu không có những khoản vay phi chính thức giúp đỡ họ trong những lúc cấp bách khi mà họ không thể tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức thì họ sẽ trở thành những người vô công rỗi nghề, không có phương tiện hay công cụ để tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. 59 Bên cạnh đó, những hộ khá giả họ có khả năng tự chi trả những chi phí sản xuất kinh doanh và sinh hoạt phí hay tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức nên giảm được chi phí lãi vay. Tuy nhiên, họ vẫn tham gia loại hình tín dụng phi chính thức mà cụ thể đó là chơi hụi vì có lợi nhuận cao hơn là tiền lãi gửi ngân hàng. Hơn thế nữa, người tham gia hụi có thể tích lũy vốn nhờ vào tính tiết kiệm của hụi và mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.  Về xã hội: Bên cạnh việc sử dụng vốn vay phi chính thức vào sản xuất, kinh doanh thì nông dân còn sử dụng vốn vay phi chính thức vào các mục đích khác như: tiêu dùng, giáo dục, y tế, xây dựng hay sửa nhà, v.v. Mặc dù vốn vay phi chính thức có lãi suất cao nhưng trong bối cảnh tình hình kinh tế nông thôn như hiện nay thì không thể phủ nhận vai trò của vốn vay phi chính thức, nó giúp nông dân vượt qua những khó khăn, thiếu thốn tiền bạc trong cuộc sống thường ngày. Nhiều trường hợp nông dân không thể tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức thì nguồn vốn vay phi chính thức là nguồn cung cấp chính đã giúp nông hộ không rơi vào ngỏ cùng của cuộc sống. Khi người nông dân rơi vào cảnh ốm đau thì tiền là cần thiết nhất để trang trải cho thuốc men, viện phí, v.v. nhưng đa số nông hộ thì không có tiền tích lũy và nếu có thì với lượng ít để chi cho những việc khẩn cấp. Tín dụng phi chính thức là kênh cung cấp vốn duy nhất cho trường hợp này vì khu vực chính thức không cho vay những trường hợp này. Ngoài ra có thể nói nhờ vào vốn vay phi chính thức mà nhiều hộ nông dân có tiền để mua lương thực, thực phẩm nên đã duy trì được đời sống con người, cũng như nhiều trẻ em được đến trường nhờ vào vốn vay phi chính thức. Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ tín dụng phi chính thức phải trả lãi suất cao nên nông dân chỉ vay khi nào thật sự cần thiết đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. 5.1.2 Những yếu tố tiêu cực của thị trường tín dụng phi chính thức Bên cạnh những mặt tích cực mà tín dụng phi chính thức mang lại cho nông dân ở nông thôn thì tín dụng phi chính thức có khuyết điểm lớn nhất là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất vay của ngân hàng. Vì thế nó đã làm gia tăng gánh nặng nợ nần cho người dân. Đối với những gia đình có thu nhập thấp đặc biệt là những hộ nghèo thì lại là vấn đề hết sức khó khăn đối với họ. Đối với hình thức hụi thì xảy ra nhiều tác động không tốt khi bị vỡ hụi, đó là một số tiền không nhỏ đối với những gia đình ở nông thôn. Nhưng qua 60 một thời gian, những vụ việc đó lắng dịu xuống thì họ lại tiếp tục tham gia vì họ cho rằng chơi hụi có lãi suất cao và dễ tiết kiệm như một cách để bỏ ống thông thường. Khi bị vở hụi nhiều hộ mất trắng vốn, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của nhiều hộ gia đình, có khi còn lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất vì phải bù đắp cho các khoản vay trước phục vụ cho sản xuất. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Xét về phương diện thực tiễn vẫn cần phải thừa nhận những yếu tố tích cực nhất định của thị trường tín dụng phi chính thức. Nó bù đắp cho các thiếu hụt vốn của các kênh chính thức cũng như đáp ứng những nhu cầu giao dịch tín dụng đa dạng về qui mô, về thời gian, về điều kiện ràng buộc, về mức độ rủi ro mà kênh chính thức chưa đáp ứng đầy đủ. Sự tồn tại của thị trường này phản ánh những nhu cầu về dịch vụ tài chính chưa được đáp ứng từ kênh chính thức và vì vậy nó mang lại lợi ích cho thị trường. Các phân tích trên cho thấy việc nhiều người dân nông thôn phụ thuộc vào tín dụng phi chính thức là do các TCTD chính thức hạn chế cho vay ở nông thôn bởi gặp rủi ro và chi phí giao dịch khá cao trong khi không thể điều chỉnh lãi suất cho thích hợp do bị ràng buộc bởi qui định của Chính phủ hay do hệ quả của thông tin bất cân xứng. Do đó, giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức cũng đồng thời là giải pháp tăng cường hoạt động của các TCTD chính thức ở nông thôn. Các giải pháp được đề ra bao gồm:  Vấn đề cần đặt ra đầu tiên trong bài nghiên là trình độ học vấn của các thành viên trong nông hộ và học vấn của chủ hộ vì biến học vấn có ý nghĩa hoàn toàn đối với mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay phi chính thức. Điều này nói lên một điều rằng học vấn của chủ hộ càng thấp càng có xu hướng vay phi chính thức nhiều hơn những chủ hộ có học vấn cao. Chính vì thế mà học vấn của nông hộ ở vùng nông thôn hết sức quan trọng trong việc tiếp cận với nguồn vay chính thức cũng như là sự phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế của cả huyện nói chung. Do đó, học vấn của chủ hộ cần phải được chú trọng đầu tư cải thiện nhanh chống bằng việc mở lớp phổ cập giáo dục để nâng cao kiến thức văn hóa và kiến thức nghề nghiệp cho nông hộ.  Thường xuyên mở các lớp tập huấn để nông dân tham gia và tiếp thu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đồng thời giải đáp các thắc mắc của nông dân trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm gia tăng năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất góp phần tăng thu nhập cho người dân và phát triển thị trường tài chính nông thôn. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần nâng cao tinh thần tự học, tự trau dồi kiến thức, đổi mới tư duy nông nghiệp lạc hậu, 61 mạnh dạng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.  Do biến diện tích đất có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu tức là có ảnh hưởng đến lượng vay từ nguồn phi chính thức thông qua hình thức mua chịu yếu tố đầu vào tại các cửa hàng vật tư hay vay tiền bên ngoài để bù đắp thiếu hụt trong quá trình sản xuất. Chính vì thế cần tạo cầu nối giữa khu vực phi chính thức và khu vực chính thức. Khu vực chính thức có thế mạnh về vốn với lãi suất thấp còn đối với khu vực phi chính thức thì sống gần gũi với người vay hơn, biết rõ thông tin về tài sản, nguồn thu nhập và khi nào có nguồn thu, hoạt động linh hoạt không cần thủ tục, v.v. Nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng với chất lượng cao hơn đến người dân nông thôn, nhất là người nghèo. Nhưng để hạn chế khu vực phi chính thức ấn định lãi suất cao, khu vực chính thức cần tham gia phối hợp vào hoạt động cho vay để có mức lãi suất phù hợp cho nông dân. Bên cạnh đó, về pháp lý cần phải có những văn bản chính thức thừa nhận các giao dịch tín dụng phi chính thức đồng thời quy định rõ ràng về các hạn chế của tín dụng phi chính thức. Chẳng hạn như về lãi suất cho vay tối đa, các hình thức giao dịch được phép, về các đảm bảo pháp lý, về cách thức xử lý các tình huống trong giao dịch. Ví dụ như, ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho nông hộ dưới dạng các yếu tố đầu vào trong nông nghiệp thông qua các đại lý cửa hàng cung ứng các yếu tố vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Các đại lý và cửa hàng sẽ giám sát, theo dõi các khoản vay của nông hộ. Họ đóng vai trò là trung gian cung cấp các khoản tín dụng cho nông hộ, các khoản tín dụng này thay vì ngân hàng cấp trực tiếp cho nông hộ bằng tiền mặt thì theo phương thức này có đại lý làm trung gian sẽ cấp cho nông hộ các yếu tố vật tư đầu vào. Bằng cách này, ngân hàng đảm bảo được nông hộ không thể sử dụng khoản tín dụng sai mục đích. Sau khi thu hoạch nông hộ sẽ thanh toán tiền vật tư cho đại lý và đại lý sẽ thanh toán lại cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Với hình thức này thì sự tiếp cận của tín dụng chính thức của nông hộ sẽ dễ dàng hơn.  Bên cạnh đó biến nhân khẩu cũng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Điều này nghĩa là những nông hộ có nhiều nhân khẩu thì có xu hướng vay từ nguồn tín dụng phi chính thức và vay với lượng tiền nhiều hơn do phải bù đắp thiếu hụt trong chi tiêu cũng như những nhu cầu vốn cần thiết của nông hộ khi mà hộ không vay được nguồn chính thức. Do đó cần có chính sách tuyên truyền thông tin, phổ biến kiến thức về kế hoạch hóa gia đình đến với từng hộ nông thôn đặc biệt là những nông hộ có tuổi đời trẻ. Giúp cho nông hộ 62 ý thức được trong việc sinh đẻ có kế hoạch để không gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của gia đình nói riêng và tình hình kinh tế trên địa bàn huyện nói chung. Một phần quan trọng nữa là giúp họ nhận thức được việc gia đình ít con sẽ đảm bảo cho tương lai của con em sau này hơn vì gia đình có khả năng lo lắng, giúp cho con em được học hành đến nơi đến chốn.  Có thể nói, khoảng cách đến NH vẫn còn là một trong những trở ngại cho các nông hộ không đến được với các TCTD chính thức, mặc dù trong mô hình nghiên cứu biến này không có ý nghĩa. Tuy nhiên đây là một trong những nguyên nhân gây sự cản trở của việc tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức của nông hộ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng tín dụng phi chính thức. Nhằm khắc phục sự tiếp cận của nông hộ đối với tín dụng chính thức do cản trở về khoảng cách địa lý, các TCTD chính thức nên mở rộng phạm vi bao phủ của mình, mở rộng mạng lưới hoạt động. Các TCTD nên đẩy mạnh phổ biến kiến thức về nguồn vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ thông qua các phương tiện báo, đài, các TCTD địa phương.  Phát triển mạng lưới thông tin địa phương đến tận ấp/thôn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng đối với loại hình tín dụng chính thức có liên quan đến việc vay vốn, tạo điều kiện để nông hộ nắm bắt được các thông tin về tín dụng nông thôn và thực hiện tốt các nguyên tắc, quy trình thủ tục vay vốn cũng như là để sử dụng vốn vay hiệu quả. Ngoài ra, cần phải tuyên truyền cho các nông hộ biết là nông hộ cần phải luôn giữ uy tín với ngân hàng hay các TCTD chính thức bằng việc đóng lãi đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đặc biệt là phải trả đủ vốn gốc cho ngân hàng khi đến hạn khoản vay để nông hộ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức cũng như là dễ dàng hơn trong lần vay tiếp theo.  Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, v.v.) cũng như sẽ góp phần tăng cường việc trao đổi thông tin – đặc biệt là thông tin tín dụng, góp phần tăng cường việc mua bán sản phẩm qua đó sẽ làm giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng và làm tăng thu nhập của người dân nông thôn. Tuy nhiên, cần phải hỗ trợ xây dựng bảo hiểm cây trồng và vật nuôi để giúp ổn định thu nhập cho người dân nông thôn. Một khi thu nhập của người vay ổn định thì các TCTD sẽ mạnh dạng hơn trong việc cho vay, từ đó hạn chế được tín dụng phi chính thức. Bên cạnh đó địa phương cần tạo công ăn việc làm ổn định cho những nông hộ nghèo, đặc biệt là những nông hộ chưa có việc làm ổn định. Vì biến thu nhập có ý nghĩa hoàn toàn trong mô hình nên khi thu nhập của nông hộ được ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi tiêu của nông hộ thì nông hộ sẽ không tìm đến nguồn vay phi 63 chính thức cũng như là góp phần làm giảm sự hiện diện của tín dụng phi chính thức trên địa bàn.  Khi cần thiết các TCTD có thể ủy thác cho các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ở địa phương như: hội Nông dân, hội Phụ nữ, v.v. ngoài ra còn có thể ủy thác cho trưởng ấp, trưởng thôn hay là tổ trưởng để thực hiện một, một số hay hoàn toàn các khâu của nghiệp vụ tín dụng (đặc biệt ở đây là nghiệp vụ cho vay). Các đoàn thể này chịu trách nhiệm giám sát tình hình sử dụng vốn và việc sản xuất của hộ, đồng thời thường xuyên khuyến khích hộ đẩy mạnh gia tăng sản xuất. Tổ chức khen thưởng cho những hộ sản xuất có hiệu quả, trả nợ đúng hạn, nêu những gương sản xuất tiêu biểu để nhân rộng điển hình cho các nông hộ khác. Ngoài việc chỉ thị cho các cơ quan đoàn thể cho vay giúp nông hộ gia tăng, mở rộng sản xuất cần phải thực hiện cho vay đến nông hộ nông thôn trong những trường hợp cần vốn khẩn cấp, cho vay với số tiền ít và không nên căn cứ vào tài sản đảm bảo để nông hộ dễ dàng tiếp cận và vay được lượng tiền cần thiết từ nguồn tín dụng chính thức cũng như được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn.  Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng, kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt, đa dạng các nguồn vốn cho vay: vay từ tổ tiết kiệm, hội nông dân, hội phụ nữ, v.v. nhằm giúp cho nông hộ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp, giảm thiểu các thủ tục vay vốn, tiết kiệm được các chi phí giao dịch khi tiếp cận nguồn vốn của các TCTD. Đặc biệt, phát triển loại hình tín dụng cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay, giúp các nông hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với quy mô lớn, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn. 64 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua bài nghiên cứu ta thấy được thực trạng vay tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ - TPCT vẫn còn tồn tại và tồn tại ở mức khá cao được thể hiện qua con số 88 hộ có vay phi chính thức trong tổng số 100 hộ khảo sát trên địa bàn. Thực trạng vay tín dụng phi chính thức tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là vay nóng, vay người thân bạn bè, hụi và mua chịu vật tư. Những yếu tố thuận lợi từ nguồn tín dụng phi chính thức như không cần thế chấp tài sản cho mỗi lần vay, thời gian chờ đợi rất ngắn, không cần những thủ tục rườm rà phức tạp, được tự do sử dụng tiền và một điều cũng không kém phần quan trọng là đa phần nguồn cung từ tín dụng phi chính thức luôn gần nhà của nông hộ vay vốn, v.v. chính những điều này đã có sức ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ trên địa bàn. Thông qua kết quả phân tích mô hình Tobit về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức trên địa bàn huyện, ta thấy có nhiều nhân tố tác động đến lượng vay phi chính thức như học vấn chủ hộ, diện tích đất, tổng thu nhập, nghề nghiệp và còn cả số nhân khẩu trong hộ. Trong đó, các nhân tố như diện tích đất và số nhân khẩu trong hộ là tương quan thuận với lượng vay phi chính thức còn lại các nhân tố như tổng thu nhập, học vấn và nghề nghiệp của hộ là có tương quan nghịch. Vì thế địa phương cần có chính sách nâng cao trình độ học vấn bao gồm cả việc học kiến thức văn hóa và kiến thức nghề nghiệp (giúp nông hộ dễ dàng tiếp thu với tiến bộ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả) cũng như tạo công ăn việc làm ổn định góp phần nâng cao thu nhập nông hộ để không còn lệ thuộc vào nguồn tín dụng phi chính thức. Nghề nghiệp chủ yếu của nông hộ trên địa bàn là nông nghiệp chiếm 55% trong tổng số 100 hộ điều này phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn huyện là thuần nông nghiệp, việc sản xuất của nông hộ trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của việc mất mùa, dịch bệnh chiếm 19%, giá sản phẩm thấp không ổn định chiếm 27%, bên cạnh đó còn có tình hình thiếu vốn chiếm 14%. Đa phần chủ hộ trên địa bàn khảo sát là nam giới chiếm 78% trong tổng số 100 hộ, trình độ học vấn của chủ hộ còn rất thấp đa phần là cấp tiểu học chiếm 65% và vẫn còn có trường hợp là mù chữ chiếm 3%, độ tuổi 65 trung bình của chủ hộ tương đối cao và có thời gian sống trên địa bàn khá lâu và hầu như là gần bằng với độ tuổi của chủ hộ. Nhiều nông hộ đang rất thiếu thông tin về nguồn tín dụng do không được cung cấp chiếm 63,33% trong tổng số 60 hộ. Bên cạnh đó nông hộ còn thiếu một thông tin hết sức quan trọng đó chính là thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm có đến 81,67% nông hộ không được cung cấp thông tin từ nguồn này. Kiến thức về sử dụng yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất thì nông hộ được cung cấp thông tin chủ yếu là từ những cuộc hội thảo do các công ty tổ chức hay từ những đại lý cửa hàng vật tư chiếm 53,33% trong tổng số. Trong địa bàn nghiên cứu có đến 70% trong tổng số 100 hộ không tiếp cận được cũng như là không vay vốn tại NH – TCTD, nguyên nhân không vay vốn từ nguồn này là do nông hộ không có nhu cầu vay chiếm 27,42% trong tổng số 62 hộ không vay, chưa từng vay vốn ngân hàng chiếm 20,97%, ngoài ra còn có tâm lý không thích thiếu nợ chiếm 16,13% và một phần là do thủ tục còn rườm rà chiếm 9,68%. Một vấn đề khác là có một số nông hộ rất muốn được vay vốn ở nguồn tín dụng chính thức nhưng do không có tài sản thế chấp nên không vay được chiếm 87,5% trong tổng số 8 hộ chọn muốn vay nhưng không vay được. Thực tế còn tồn tại nhiều trường hợp một số nông hộ trả nợ vay không phải do nguồn tiền từ hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại mà do vay mượn từ nguồn phi chính thức để trả nợ cho các tổ chức tín dụng chính thức hoặc bán chính thức. Nguyên nhân của vấn đề này là do một số nông hộ vay tiền sử dụng không đúng mục đích đã làm cho nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh không đủ dẫn đến không đủ tiền để chi trả hoặc mất khả năng chi trả vốn vay từ nguồn chính thức, một nguyên nhân khác là do tình hình dịch bệnh, mất mùa dẫn đến nông hộ gặp khó khăn trong việc trả nợ buộc nông hộ phải vay từ nguồn phi chính thức để trả nợ cho nguồn chính thức dẫn đến hiện tượng nợ chồng nợ. Thực tế này nói lên song song với sự phát triển của nguồn tín dụng chính thức thì nguồn phi chính thức vẫn tồn tại và phát triển. Một khi nông hộ vay từ nguồn phi chính thức phải trả một mức lãi suất rất cao, cụ thể đối với vay từ người cho vay thì lãi suất cao nhất có thể lên đến 132%/năm còn vay từ người thân bạn bè cũng có lúc lên đến mức cao đạt ngưỡng 72%/năm. Mức lãi suất này cao hơn rất nhiều lần so với vay vốn từ nguồn chính thức, cũng với mức lãi suất này có sức ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế nông hộ. Đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải vay người này trả nợ người kia để bù đắp cho những lúc thiếu hụt trong chi tiêu hay trong những lúc cần tiền đột suất chi cho bệnh tật, ốm đau, v.v. 66 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với chính phủ  Có chủ trương phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống tạo việc làm cho người nông dân ở nông thôn giúp họ gia tăng thu nhập, ổn định đời sống. Bên cạnh đó cần phải có chính sách đào tạo cho người dân nông thôn các ngành nghề thủ công. Có chính sách đãi ngộ các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.  Chính phủ cũng nên chú trọng nhiều hơn đến công tác khuyến nông, cung cấp những thông tin về tình hình tiêu thụ, giá cả nông sản đến với nông hộ. Chính phủ cần hướng dẫn điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và vật nuôi để tránh hiện tượng thu hoạch quá dồn dập trong khi thị trường đầu ra chưa đảm bảo. Khiến cho giá nông sản giảm mạnh khi vào vụ thu hoạch hay đưa ra việc quy hoạch sản xuất dài hạn để nông hộ yên tâm sản xuất, tránh tình trạng cứ sản xuất hàng loạt theo phong trào, tức là cứ giá nông sản nào tăng là người dân ồ ạt sản xuất loại nông sản đó. Giá cả nông sản giảm khiến nông hộ thua lỗ, dẫn đến việc cả thu nhập và khả năng trả nợ của người dân nông thôn bị giảm sút đáng kể. Điều này có nghĩa là Chính phủ cần hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm hay phát triển thị trường sản phẩm, đặc biệt là thị trường nông sản (thành lập các điểm tiêu thụ nông sản) là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế nông hộ, giảm thiểu khả năng nông hộ tìm đến hình thức vay tín dụng phi chính thức.  Vấn đề không kém phần quan trọng là nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn để họ sử dụng vốn và nguồn lực sẵn có của mình một cách có hiệu quả.  Khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm thiệt hại cây trồng, vật nuôi của người vay thì chính phủ nên hỗ trợ hộ nông dân để góp phần giảm thiệt hại, ổn định thu nhập. Ngoài ra, chính phủ cần hỗ trợ các NHTM tạo điều kiện cho nông dân bị thiệt hại như tăng thời hạn cho vay, không tính hay hạ mức lãi suất trong thời gian bị thiệt hại hoặc là giảm khoản nợ, v.v. theo sự cho phép và hỗ trợ của chính phủ. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương  Thường xuyên quan tâm và hỗ trợ giúp đỡ các hoạt động của các tổ vay vốn, tổ hùn vốn hay các tổ chức đoàn thể địa phương như: hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Thanh niên, v.v. thông qua các tổ chức hội này chính quyền địa phương dễ dàng nắm bắt được thông tin của địa phương mình, dễ truyền bá thông tin và nhận phản hồi thông tin từ các nông hộ. Thường xuyên giúp đỡ 67 các hội này hợp hội để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong việc sản xuất, đưa ra những mô hình sản xuất tốt cho các nông hộ có định hướng trong việc sử dụng đồng vốn vay và sử dụng đồng vốn vay một cách hiệu quả hơn cũng như là sử dụng một cách tốt hơn. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về lợi ích khi tham gia hội tại địa phương cũng như đẩy mạnh việc vận động nông hộ tham gia hội tại địa phương.  Cơ quan hành chính địa phương cần xử lý nhanh gọn, đơn giản từ lúc tiếp nhận đến xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của nông hộ trước khi nộp cho TCTD. Các cơ quan công quyền như: phòng công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết nhanh chóng khi người dân đi chứng thực, đăng ký thế chấp, v.v. nhất là những quy định đó phải đồng bộ, tránh tình trạng sai lệch thông tin giữa các phòng ban khiến nông hộ phải đi lại nhiều lần, đi hết phòng này sang phòng khác mà vẫn không giải quyết được vấn đề hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần phải nhanh chóng rà soát lại những hộ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (về hình hình thức cấp mới hay cấp lại quyền sử dụng đất). Ngoài ra, chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ những nông hộ nghèo bằng cách cấp sổ hộ nghèo đối với trường hợp hộ đủ điều kiện cấp để giúp họ dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ nguồn chính thức.  Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nông nghiệp, tổ chức chương trình khuyến nông, nhân rộng điển hình các mô hình nông hộ sản xuất giỏi để các nông hộ khác học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. 6.2.3 Đối với các NHTM, TCTD  Đơn giản hóa thủ tục vay vốn vì đa số người dân nông thôn ngại tiếp xúc với cơ quan công quyền và cũng để người dân có học vấn thấp có khả năng vay tín dụng chính thức nhanh chóng.  Áp dụng hình thức cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung. Nhóm tín dụng chia sẽ rủi ro và tự quản lý làm tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, NH hay TCTD cần đẩy mạnh việc tuyển dụng những người ở địa phương vào làm việc vì có thể những người này am hiểu về địa bàn và hiểu rất rõ người vay. Bên cạnh đó, NH hay TCTD cần đa dạng hóa các hoạt động phổ biến đến với người dân nông thôn như: huy động tiết kiệm dưới nhiều hình thức, cung cấp dịch vụ tư vấn hay cung cấp thông tin về thị trường đầu vào – đầu ra, v.v. để nhằm mục đích vừa kinh doanh kiếm lời vừa thu thập thêm thông tin và qua đó sẽ am hiểu khách hàng của mình hơn. 68  Cần mở rộng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp và nâng mức cho vay và ưu đãi lãi suất khi đưa vốn đến nông hộ nông thôn. Đặc biệt là NHNNo cần tập trung và gia tăng lượng vốn cấp cho lĩnh vực nông nghiệp vì nếu như mở rộng sang cho vay nhiều lĩnh vực khác như thương mại, công nghiệp, dịch vụ, v.v. thì sẽ hạn chế vốn cho nông nghiệp – nông thôn.  Ngân hàng không nên cho vay chỉ dựa trên tài sản thế chấp đối với nông hộ ở nông thôn: vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp muốn vay vốn trên thị trường chính thức nhưng lại không có tài sản làm đảm bảo. Theo đó, quyết định cho nông hộ vay vốn không nên căn cứ vào tài sản làm đảm bảo mà nên căn cứ vào tính hiệu quả của phương án sản xuất vì đây mới chính là nguồn thu nợ chính của ngân hàng. Ngoài ra, đối với những nông hộ muốn vay vốn để sản xuất nhưng không có tài sản làm đảm bảo thì NH có thể xem xét cho vay theo sự bảo lãnh của các đoàn thể ở nông thôn.  Ngân hàng cần liên kết và hợp tác chặc chẽ với tổ chức đoàn thể, hiệp hội tại địa phương trong việc đẩy mạnh tín dụng nông hộ nông thôn. Vì khi đã có mối quan hệ với hiệp hội địa phương thì sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quản lý nợ. Bên cạnh đó ngân hàng cũng dễ dàng tìm được khách hàng tốt để cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho ngân hàng. 6.2.4 Đối với nông hộ  Thường xuyên trao dồi, học tập kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần hạn chế hiện tượng đi vay nóng với lãi suất cao. Ngoài ra, trước khi vay vốn cần phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, nhằm hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích. Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thua lỗ. Các nông hộ cần tự ý thức và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi đúng kỳ hạn cho NH hay các TCTD nhằm giữ uy tín sau này có thể tiếp tục vay vốn cho tái sản xuất và đầu tư.  Thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiết, khuyến nông, giá cả sản phẩm hàng hóa trên thị trường để giảm thiểu rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, v.v. góp phần tăng năng suất, tránh tình trạng bị ép giá, tăng thu nhập. Ngoài ra, nông hộ cần theo dõi các thông tin về chính sách tín dụng ưu đãi, các thủ tục vay vốn để nâng cao khả năng vay vốn và vay được lượng vốn nhiều hơn đối với lĩnh vực tín dụng chính thức.  Bên cạnh đó, các nông hộ cần chủ động tham gia các hiệp hội, đoàn thể như hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Thanh niên, các câu lạc bộ hùn vốn, v.v. để được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và bán chính thức với lãi suất thấp. Hơn thế nữa, việc gia nhập các tổ chức kinh tế xã hội này giúp nông 69 dân có thêm cơ hội học tập và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong canh tác và chăn nuôi. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 2. Cao Bình An, 2013. Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn xã Long Đức – tỉnh Trà Vinh. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 3. Huỳnh Hải Vân, 2011. Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Châu Thành và Châu Thành A – tỉnh Hậu Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 4. Lê Thị Hồng Gấm, 2012. Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Luận bàn về thị trường tài chính nông thôn. Tài chính doanh nghiệp, số 5. 6. Nguyễn Trung Tính, 2011. Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp và Thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Trung Ngân, 2012. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ ở huyện Phong Điền – Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 8. Nguyễn Văn Ngân, 2013. Bài giảng kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ. 9. Phan Đình Khôi, 2012. Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu khoa học, trang 144 – 165. 10. Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp PTNT năm 2013 và kế hoạch năm 2014. 11. Thái Văn Đại, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 12. Ủy Ban Nhân Dân Huyện Cờ Đỏ, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013. 13. Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu, 2012. Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu khoa học, trang 175 – 285. 14. www.cantho.gov.vn 15. www.codo-cantho.gov.vn 71 PHỤ LỤC tab gioitinh GIOITINH | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 22 22.00 22.00 1 | 78 78.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab nghenghiep nghenghiep | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 45 45.00 45.00 1 | 55 55.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab hocvan hocvan | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 3 3.00 3.00 1 | 65 65.00 68.00 2 | 22 22.00 90.00 3 | 6 6.00 96.00 4 | 1 1.00 97.00 5 | 3 3.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 sum nhankhau tuoich hocvanch dtdat Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------nhankhau | 100 4.51 1.321883 2 8 tuoich | 100 51.24 11.05918 25 93 hocvanch | 100 5.08 3.622823 0 15 dtdat | 100 9973.02 11380.83 28 70500 . sum THUNHAP Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------THUNHAP | 100 123.7799 101.7258 10.396 550.567 sum TNHAP_BQ Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------TNHAP_BQ | 100 28.80109 27.99556 2.599 137.6418 sum tong_ts Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------tong_ts | 100 1289.328 1277.482 101.2 7820 sum tuoich knghiem Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------tuoich | 100 51.24 11.05918 25 93 knghiem | 100 24.92 10.58843 5 50 sum tgian_songtaidp Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------tgian_song~p | 100 50.01 12.66626 16 93 72 tab qcqcapxa QCQ CAP XA | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 59 59.00 59.00 1 | 41 41.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab qtcdtdphuong QTCDT | DPHUONG | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 77 77.00 77.00 1 | 23 23.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab quenbiet_tctd QUENBIET_TC | TD | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 83 83.00 83.00 1 | 17 17.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab tt_dvao TT_DVAO | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 14 23.33 23.33 1 | 4 6.67 30.00 2 | 32 53.33 83.33 3 | 10 16.67 100.00 ------------+----------------------------------Total | 60 100.00 tab tt_ntrong TT_NTRONG | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 24 40.00 40.00 1 | 4 6.67 46.67 2 | 24 40.00 86.67 3 | 8 13.33 100.00 ------------+----------------------------------Total | 60 100.00 tab tt_dra TT_DRA | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 49 81.67 81.67 1 | 2 3.33 85.00 2 | 6 10.00 95.00 3 | 3 5.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 60 100.00 tab tt_ntdung TT_NTDUNG | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 38 63.33 63.33 1 | 5 8.33 71.67 2 | 16 26.67 98.33 3 | 1 1.67 100.00 ------------+----------------------------------Total | 60 100.00 73 tab tt_khac TT_KHAC | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 60 100.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 60 100.00 sum ah_tt_dvao ah_tt_ntrong ah_tt_dra ah_tt_ntdung Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------ah_tt_dvao | 60 4.116667 .7385663 3 5 ah_tt_ntrong | 60 4.083333 .8086747 2 5 ah_tt_dra | 60 3.466667 1.016252 1 5 ah_tt_ntdung | 60 3.133333 .5664839 2 4 tab khokhanho khokhanho | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 2 2.00 2.00 2 | 19 19.00 21.00 3 | 12 12.00 33.00 4 | 26 26.00 59.00 5 | 27 27.00 86.00 6 | 14 14.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab nguon_nhqtd NGUON_NHQTD | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 70 70.00 70.00 1 | 30 30.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab nguon_tcdt NGUON_TCDT | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 83 83.00 83.00 1 | 17 17.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab nguon_phict NGUON_PHICT | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 12 12.00 12.00 1 | 88 88.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 100 100.00 tab htvay_pct htvay_pct | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 12 13.64 13.64 3 | 19 21.59 35.23 4 | 24 27.27 62.50 6 | 33 37.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 88 100.00 tab mucdichvay MUCDICHVAY | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 47 53.41 53.41 2 | 20 22.73 76.14 3 | 21 23.86 100.00 ------------+----------------------------------Total | 88 100.00 74 sum lsuat_ncvay12 Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------lsuat_ncv~12 | 12 96 29.28232 60 132 sum lsuat_ntbbe12 Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------lsuat_ntb~12 | 24 37 18.4438 0 72 tab ko_mvay_nh KO_MVAY_NH | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 17 27.42 27.42 2 | 13 20.97 48.39 3 | 4 6.45 54.84 6 | 6 9.68 64.52 7 | 10 16.13 80.65 8 | 2 3.23 83.87 9 | 8 12.90 96.77 10 | 2 3.23 100.00 ------------+----------------------------------Total | 62 100.00 tab ko_vayduoc_nh KO_VAYDUOC_ | NH | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 7 87.50 87.50 3 | 1 12.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 8 100.00 tab tt_nhqtd TT_NHQTD | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 9 21.95 21.95 2 | 13 31.71 53.66 3 | 3 7.32 60.98 5 | 16 39.02 100.00 ------------+----------------------------------Total | 41 100.00 tab tt_tcdt TT_TCDT | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 16 84.21 84.21 2 | 1 5.26 89.47 5 | 2 10.53 100.00 ------------+----------------------------------Total | 19 100.00 tab tt_pcthuc TT_PCTHUC | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------3 | 53 60.23 60.23 5 | 35 39.77 100.00 ------------+----------------------------------Total | 88 100.00 tab tlnh_ttuc TLNH_TTUC | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 26 48.15 48.15 1 | 28 51.85 100.00 75 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_tgian TLNH_TGIAN | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 27 50.00 50.00 1 | 27 50.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_cphi TLNH_CPHI | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 3 5.56 5.56 1 | 51 94.44 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_tdsdung TLNH_TDSDUN | G | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 14 25.93 25.93 1 | 40 74.07 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_kotc TLNH_KOTC | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 51 94.44 94.44 1 | 3 5.56 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_gnha TLNH_GNHA | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 48 88.89 88.89 1 | 6 11.11 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_trno TLNH_TRNO | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 8 14.81 14.81 1 | 46 85.19 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_tienvay TLNH_TIENVA | Y | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 42 77.78 77.78 1 | 12 22.22 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlnh_lsuat TLNH_LSUAT | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 3 5.56 5.56 1 | 51 94.44 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 76 tab tlnh_conguoiquen TLNH_CONGUO | IQUEN | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 33 61.11 61.11 1 | 21 38.89 100.00 ------------+----------------------------------Total | 54 100.00 tab tlpct_ttuc TLPCT_TTUC | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 2 4.44 4.44 1 | 43 95.56 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_tgian TLPCT_TGIAN | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 3 6.67 6.67 1 | 42 93.33 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_cphi TLPCT_CPHI | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 12 26.67 26.67 1 | 33 73.33 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_tdsdung TLPCT_TDSDU | NG | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 1 2.22 2.22 1 | 44 97.78 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_kotc TLPCT_KOTC | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------1 | 45 100.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_gnha TLPCT_GNHA | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 9 20.00 20.00 1 | 36 80.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_trno TLPCT_TRNO | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 3 6.67 6.67 1 | 42 93.33 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 77 tab tlpct_tienvay TLPCT_TIENV | AY | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 23 51.11 51.11 1 | 22 48.89 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_lsuat TLPCT_LSUAT | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 38 84.44 84.44 1 | 7 15.56 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tab tlpct_nguoiquen TLPCT_NGUOI | QUEN | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 7 15.56 15.56 1 | 38 84.44 100.00 ------------+----------------------------------Total | 45 100.00 tobit luongvay gioitinhch hocvanch dtdat thunhap quenbiet kctctd nghenghiep nhankhau, ll Tobit regression Number of obs LR chi2(8) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -431.44549 = = = = 100 87.58 0.0000 0.0921 -----------------------------------------------------------------------------luongvay | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gioitinhch | -3.048857 8.782794 -0.35 0.729 -20.49224 14.39453 hocvanch | -1.71417 .9971065 -1.72 0.089 -3.694509 .2661695 dtdat | .003824 .0003989 9.59 0.000 .0030317 .0046163 thunhap | -.0996923 .0396164 -2.52 0.014 -.178374 -.0210107 quenbiet | 1.466559 6.131244 0.24 0.811 -10.71062 13.64374 kctctd | -.3259496 .590843 -0.55 0.583 -1.499415 .8475156 nghenghiep | -14.04915 7.790239 -1.80 0.075 -29.52123 1.422942 nhankhau | 8.711406 2.417895 3.60 0.001 3.909257 13.51355 _cons | -12.51901 11.71504 -1.07 0.288 -35.78609 10.74807 -------------+---------------------------------------------------------------/sigma | 28.36828 2.193203 24.01239 32.72417 -----------------------------------------------------------------------------Obs. summary: 12 left-censored observations at luongvay[...]... thế nào để tín dụng nông thôn đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả và không lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức? Từ thực tiễn này em chọn đề tài: Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Thành phố Cần Thơ để làm đề tài tốt nghiệp nhằm hiểu rõ nhu cầu sử dụng vốn tín dụng, nắm bắt được tình hình vay vốn tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ và đề... tả thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ  Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ 2  Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế sự lệ thuộc của nông hộ vào tín dụng phi chính thức 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa. .. năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho hộ nông dân để sử dụng và mở rộng sản xuất một cách có hiệu quả 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức của nông hộ và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ – Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu... với tín dụng chính thức thì hình thức tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại Để tìm hiểu về thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện, bài nghiên cứu đã chọn xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng làm đại diện cho việc thu thập số liệu Số liệu được tiến hành thu thập một cách rải rác để có được mức độ chính xác cao Để tìm hiểu và biết được lượng vốn vay từ nguồn phi chính. .. Loại hình cho vay tín chấp trong hệ thống tín dụng thật sự không phổ biến trên địa bàn vì không một tổ chức tín dụng chính thức nào muốn mang rủi ro đến với chính mình Nhìn chung hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn chỉ tập trung ngay tại trung tâm huyện Cờ Đỏ, điều này gây nên nhiều khó khăn cho những hộ ở cách xa so với trung tâm huyện, dẫn đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của những hộ... cận được với nguồn tín dụng chính thức Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mình buộc họ phải tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức chẳng hạn như vay từ người thân bạn bè, người cho vay nóng, hụi, thương lái, v.v 3.3.1 Hệ thống tín dụng chính thức Hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là:  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cờ Đỏ (Địa chỉ: tỉnh lộ 921,... giới tính của chủ hộ, v.v Mỗi biến có thể ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng khác nhau Mức độ ảnh hưởng của những biến này đối với những hộ có vay vốn ở các hình thức tín dụng thì khác nhau 10 Chẳng hạn nghiên cứu của Lê Thị Hồng Gấm (2012) về thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre, Nguyễn Trung Tính (2011) về phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức. .. Cần Thơ trực thuộc khu vực Tây Nam Bộ Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu vực Tây Nam Bộ Sau giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới với tên gọi Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần. .. các tổ chức chính thức vẫn còn nhiều ràng buộc khiến cho những đối tượng nghèo không thể tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức Một phần nữa có thể là do tính thuận tiện mà tín dụng phi chính thức mang lại Do vậy, có thể một phần của tín dụng chính thức đến với người đi vay cuối cùng cũng thông qua con đường phi chính thức Những người có thể vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức sẽ đem số... THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ – CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT Cuộc khảo sát được thực hiện tại địa bàn 4 xã thuộc huyện Cờ Đỏ bao gồm: xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng Bảng 4.1: Phân bổ tỷ trọng hộ trong các xã khảo sát Xã Số hộ Đông Thắng Tỷ trọng (%) 30 30 TT Cờ Đỏ 5 5 Thạnh Phú 35 35 Trung Hưng 30 30 100 100 Tổng (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ -

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan