chấp hành ngân sách nhà nước cấp xã thực tiễn tại phường hưng lợi quận ninh kiều

61 374 2
chấp hành ngân sách nhà nước cấp xã thực tiễn tại phường hưng lợi quận ninh kiều

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2011 – 2014 Đề tài: CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ THỰC TIỄN TẠI PHƯỜNG HƯNG LỢI QUẬN NINH KIỀU Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Sinh viên thực hiện: HỮU THỊ MINH THU MSSV : B110143 Lớp : Luật Hành chính Khóa : 37 (B2) Cần Thơ, thaùng 5/2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày tháng 05 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày tháng 05 năm 2014 Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới quý Thầy, Cô giáo khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Lê Thị Nguyệt ChâuGiảng viên hướng dẫn tôi viết luận văn tốt nghiệp, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn UBND phường Hưng Lợi, các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn. Cần Thơ, ngày tháng 05 năm 2014 Người viết Hữu Thị Minh Thu ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN ÂM TIẾNG VIỆT 01 HĐND Hội đồng nhân dân 02 NSX Ngân sách xã 03 NSNN Ngân sách nhà nước 04 UBND Ủy ban nhân dân ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NSNN CẤP XÃ................................................3 1.1. Các khái niệm ....................................................................................................3 1.1.1. Ngân sách nhà nước ...................................................................................3 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước .............................................................3 1.1.1.2. Hệ thống NSNN ....................................................................................6 1.1.2. Khái niệm ngân sách cấp xã ........................................................................8 1.1.3. Khái niệm chấp hành NSNN cấp xã ............................................................9 1.2. Nội dung của chấp hành NSNN cấp xã ............................................................10 1.2.1. Nội dung tổ chức chấp hành thu NSNN cấp xã .........................................10 1.2.1.1. Căn cứ chấp hành thu NSNN ..............................................................10 1.2.1.2. Tổ chức địa điểm thu, các hình thức nộp và luân chuyển chứng từ ...11 1.2.1.3. Nguồn thu NSNN ................................................................................12 1.2.1.4. Phân loại các khoản thu ......................................................................12 1.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành chi NSNN cấp xã .........................................16 1.2.2.1. Phân loại chi ngân sách .......................................................................17 1.2.2.2. Căn cứ chấp hành chi ngân sách xã ....................................................20 1.2.2.3. Chấp hành dự toán chi ........................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG HƯNG LỢI ,QUẬN NINH KIỀU...........................................................................................................................25 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Hưng Lợi .............................25 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................25 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................25 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính của UBND phường Hưng Lợi.........26 2.1.3.1. Về nhân sự ..........................................................................................26 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................27 ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------2.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của UBND phường ..........................................29 2.1.3.4. Tình hình tổ chức hoạt động và vai trò, nhiệm vụ của ban tài chính tại UBND phường Hưng Lợi ...........................................................................................29 2.2. Thực trạng chấp hành thu NSNN của phường Hưng Lợi ..............................30 2.2.1. Nguồn thu ................................................................................................31 2.2.2. Thực trạng chấp hành thu NSNN ...........................................................32 2.2.3. Đánh giá ...................................................................................................36 2.3. Thực trạng chấp hành chi NSNN của phường Hưng Lợi ...............................36 2.3.1. Các khoản chi NSNN ...............................................................................36 2.3.2. Thực trạng chấp hành chi NSNN .............................................................37 2.3.3. Đánh giá việc chấp hành chi NSNN ........................................................40 2.3.3.1. Thành tựu đạt được ...........................................................................40 2.3.3.2. Hạn chế..............................................................................................41 2.3.3.3. Giải pháp ...........................................................................................42 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 1. Luật số 01/2002/QH11 (Luật NSNN) 2. Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 3. Pháp lệnh s ố 38/2001/P L-U BT VQ H 10 ngày 28 t háng 0 8 n ăm 200 1"Về phí và lệ phí " 4. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ “Hướng dẫn Luật NSNN”. 5. Nghị định số 73/2003/NĐ-CP, ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ “Ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương”. 6. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ “Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức đã quy định thang, bảng lương, ngạch, bậc đối với cán bộ, công chức làm cơ sở để thực hiện chi” 7. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước” 8 .Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ “Về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. 9. Thông tư số 59/2003/TT-BTC, ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP” 10. Thông tư số 60/2003/TT-BTC, ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Bộ Tài chính “Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn” 11. Thông tư số 03/2006/TT-BTC, ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày17/10/2005 của Chính Phủ quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn” ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------12. Thông tư số 75/2008/TT-BTC, ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn quản lý vốn đầu tthuộc nguồn vốn ngân sách xã” 13. Thông tư số 128/2008/TT-BTC, ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thu và quản lý các khaỏn thu NSNN qua KBNN” * TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ: 1. http://tapchitaichinh.vn/trao-doi-binh-luan/hoan-thien-quan-ly-thu-ngan-sachxa-nhin-tu-thuc-te-dia-phuong/46432.tctc 2. http://www.dankinhte.vn/phan-dinh-nhiem-vu-chi-nguon-thu-giua-cac-capngan-sach. * MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC: 1. Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà xuất bản Tài chính. 2. Chế độ kế toán ngân sách, tài chính xã và những quy định về quản lý tài chính, hành chính, tư pháp cán bộ xã, phường, thị trấn của Nhà xuất bản thống kê. 3. Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán vùng đồng bằng của Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính - Bộ Tài chính. 4. Quy định mới về xử lý, sử dụng tài sản nhà nước, quản lý thu, chi ngân sách và cơ chế tài chính ở xã, phường, thị trấn của Nhà xuất bản Tài chính. 5. Tài liệu bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán ngân sách xã, phường của Phân hiệu Miền Nam - Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính - Bộ Tài chính. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới quý Thầy, Cô giáo khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Lê Thị Nguyệt ChâuGiảng viên hướng dẫn tôi viết luận văn tốt nghiệp, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn UBND phường Hưng Lợi, các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn. Cần Thơ, ngày tháng 05 năm 2014 Người viết Hữu Thị Minh Thu ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN ÂM TIẾNG VIỆT 01 HĐND Hội đồng nhân dân 02 NSX Ngân sách xã 03 NSNN Ngân sách nhà nước 04 UBND Ủy ban nhân dân ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NSNN CẤP XÃ................................................3 1.1. Các khái niệm ....................................................................................................3 1.1.1. Ngân sách nhà nước ...................................................................................3 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước .............................................................3 1.1.1.2. Hệ thống NSNN ....................................................................................6 1.1.2. Khái niệm ngân sách cấp xã ........................................................................8 1.1.3. Khái niệm chấp hành NSNN cấp xã ............................................................9 1.2. Nội dung của chấp hành NSNN cấp xã ............................................................10 1.2.1. Nội dung tổ chức chấp hành thu NSNN cấp xã .........................................10 1.2.1.1. Căn cứ chấp hành thu NSNN ..............................................................10 1.2.1.2. Tổ chức địa điểm thu, các hình thức nộp và luân chuyển chứng từ ...11 1.2.1.3. Nguồn thu NSNN ................................................................................12 1.2.1.4. Phân loại các khoản thu ......................................................................12 1.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành chi NSNN cấp xã .........................................16 1.2.2.1. Phân loại chi ngân sách .......................................................................17 1.2.2.2. Căn cứ chấp hành chi ngân sách xã ....................................................20 1.2.2.3. Chấp hành dự toán chi ........................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG HƯNG LỢI ,QUẬN NINH KIỀU...........................................................................................................................25 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Hưng Lợi .............................25 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................25 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................25 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính của UBND phường Hưng Lợi.........26 2.1.3.1. Về nhân sự ..........................................................................................26 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................27 ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------2.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của UBND phường ..........................................29 2.1.3.4. Tình hình tổ chức hoạt động và vai trò, nhiệm vụ của ban tài chính tại UBND phường Hưng Lợi ...........................................................................................29 2.2. Thực trạng chấp hành thu NSNN của phường Hưng Lợi ..............................30 2.2.1. Nguồn thu ................................................................................................31 2.2.2. Thực trạng chấp hành thu NSNN ...........................................................32 2.2.3. Đánh giá ...................................................................................................36 2.3. Thực trạng chấp hành chi NSNN của phường Hưng Lợi ...............................36 2.3.1. Các khoản chi NSNN ...............................................................................36 2.3.2. Thực trạng chấp hành chi NSNN .............................................................37 2.3.3. Đánh giá việc chấp hành chi NSNN ........................................................40 2.3.3.1. Thành tựu đạt được ...........................................................................40 2.3.3.2. Hạn chế..............................................................................................41 2.3.3.3. Giải pháp ...........................................................................................42 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 1. Luật số 01/2002/QH11 (Luật NSNN) 2. Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 3. Pháp lệnh s ố 38/2001/P L-U BT VQ H 10 ngày 28 t háng 0 8 n ăm 200 1"Về phí và lệ phí " 4. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ “Hướng dẫn Luật NSNN”. 5. Nghị định số 73/2003/NĐ-CP, ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ “Ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương”. 6. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ “Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức đã quy định thang, bảng lương, ngạch, bậc đối với cán bộ, công chức làm cơ sở để thực hiện chi” 7. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước” 8 .Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ “Về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. 9. Thông tư số 59/2003/TT-BTC, ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP” 10. Thông tư số 60/2003/TT-BTC, ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Bộ Tài chính “Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn” 11. Thông tư số 03/2006/TT-BTC, ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày17/10/2005 của Chính Phủ quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn” ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------12. Thông tư số 75/2008/TT-BTC, ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn quản lý vốn đầu tthuộc nguồn vốn ngân sách xã” 13. Thông tư số 128/2008/TT-BTC, ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thu và quản lý các khaỏn thu NSNN qua KBNN” * TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ: 1. http://tapchitaichinh.vn/trao-doi-binh-luan/hoan-thien-quan-ly-thu-ngan-sachxa-nhin-tu-thuc-te-dia-phuong/46432.tctc 2. http://www.dankinhte.vn/phan-dinh-nhiem-vu-chi-nguon-thu-giua-cac-capngan-sach. * MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC: 1. Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà xuất bản Tài chính. 2. Chế độ kế toán ngân sách, tài chính xã và những quy định về quản lý tài chính, hành chính, tư pháp cán bộ xã, phường, thị trấn của Nhà xuất bản thống kê. 3. Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán vùng đồng bằng của Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính - Bộ Tài chính. 4. Quy định mới về xử lý, sử dụng tài sản nhà nước, quản lý thu, chi ngân sách và cơ chế tài chính ở xã, phường, thị trấn của Nhà xuất bản Tài chính. 5. Tài liệu bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán ngân sách xã, phường của Phân hiệu Miền Nam - Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính - Bộ Tài chính. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay cả nước ta có 11.118 xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở nơi trực tiếp nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn. Các hoạt động của chính quyền cấp xã đòi hỏi một nguồn lực tài chính để đáp ứng rất lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo. Chính vì thế việc quản lý ngân sách và tài chính xã một cách tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và khoa học càng cần thiết hơn bao giờ hết. Luật NSNN ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1996 có hiệu lực năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung vào tháng 5/1998 cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên trước sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hoá trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, tại kỳ họp thứ hai của Quốc Hội khóa XI ngày 16/12/2002, Luật NSNN đã được thay đổi và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004. Từ khi thực hiện Luật ngân sách đến nay Chính phủ và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công, thế nhưng kết quả đạt được chưa cao. Nhiều địa phương đã không thực hiện tốt những nội dung mà Luật ngân sách quy định, đặc biệt là việc thời gian lập dự toán, chấp hành, quyết toán và thực hiện việc công khai minh bạch, chính xác khách quan trong công tác quản lý điều hành ngân sách. Một trong những cấp còn tồn tại chủ yếu lại là từ ngân sách cấp cơ sở - Ngân sách xã. Là ngân sách cấp cơ sở ngoài việc chấp hành theo luật NSNN, ngân sách xã còn được hướng dẫn riêng và chịu sự chi phối bởi các Nghị quyết và Quyết định và văn bản hướng dẫn của cấp Tỉnh. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác chấp hành ngân sách cấp xã nên tôi chọn đề tài “Chấp hành ngân sách nhà nước cấp xã – Thực tiễn tại phường Hưng Lợi” làm đề tài nghiên cứu nhằm mục đích góp phần hoàn thiện hơn trong công tác chấp hành ngân sách ở cấp cơ sở và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu là nhằm hoàn thiện hơn khâu chấp hành ngân sách xã, phường, thị trấn, từ đó tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã thực sự chủ động về nguồn lực tài chính, tăng cường sự phối hợp chia sẻ thông tin kinh tế - xã hội giữa chính quyền cấp xã và người dân, để dịch vụ, hàng hoá công cung cấp cho xã hội đạt hiệu quả cao nhất ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 1 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là pháp luật có liên quan về chấp hành NSNN và thực tiễn tình hình chấp hành NSNN tại phường Hưng Lợi giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu diễn dịch và phân tích thống kê. 5. Kết cấu của đề tài: Kết cấu đề tài gồm 3 phần. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương. - Chương 1: Tổng quan về NSNN cấp xã Ở chương này, người viết nêu lên tầm quan trọng của NSNN nói chung và NSNN cấp xã nói riêng. NSNN là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước, thông qua các khái niệm về hệ thống NSNN, NSNN cấp xã và công tác chấp hành NSNN cấp xã. - Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện việc chấp hành ngân sách nhà nước tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. Trên cơ sở lý luận của chương 1, có thể khẳng định ngân sách xã đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách cấp xã là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc nâng cao hiệu quả khâu chấp hành thu, chi NSNN có vai trò hết sức quan trọng, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ở chương này người viết nêu lên thực tiễn việc chấp hành NSNN tại phường Hưng Lợi và một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác chấp hành NSNN ở phường Hưng Lợi. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 2 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NSNN CẤP XÃ 1.1. Các khái niệm: 1.1.1. Ngân sách nhà nước: 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước: Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng NSNN là một phạm trù luôn gắn liền với nhà nước nhằm phân phối, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia. Sự tồn tại phát triển của NSNN là tất yếu khách quan. NSNN là một trong những công cụ vĩ mô của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường, được biểu hiện qua các khía cạnh sau: - Về kinh tế, NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong việc huy động và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài chính quốc gia. - Về chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán, NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được thực hiện trong một năm, được phản ảnh trong hệ thống tài khoản mục lục ngân sách và được thanh quyết toán rõ ràng. - Về lĩnh vực quản lý, NSNN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội. NSNN là khâu quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính. Nguồn thu của NSNN được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu. Chỉ tiêu của NSNN nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước. Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là nhà nước (Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương các cấp) thông qua các cơ quan chức năng của nhà nước (cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước . . . ) NSNN chính là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước, với tư cách là một công cụ quan trọng của giai cấp nên việc thực hiện thu, chi NSNN đều được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật. Các khoản chi NSNN đều nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước, đảm bảo thực hiện các chức năng kinh tế, chính trị, xã hội. NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước các cấp. Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống NSNN, quỹ NSNN được chia thành: quỹ ngân sách của Chính phủ Trung ương, quỹ ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 3 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã và tương đương. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước các cấp, quỹ ngân sách lại được chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau như: phần dùng cho phát triển kinh tế; phần dùng cho phát triển văn hóa, giáo dục, y tế; phần dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng . . . NSNN là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động và sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của Nhà nước. Đó là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước. Quản lý và điều hành NSNN có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế. Xuất phát từ các quan niệm trên, Luật NSNN do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 16/12/2002, tại Điều 1 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Đặc trưng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng NSNN là mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị nhà nước và không mang tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Tất cả các hoạt động thu, chi của NSNN đều phải được quy định rõ ràng, chặt chẽ, từ khâu lập kế hoạch, chấp hành, quyết toán. Trong nền kinh tế hiện đại, Nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả, điều chỉnh sự phân phối thu nhập, khuyến khích phát triển và ổn định kinh tế - xã hội. Với ý nghĩa quan trọng đó, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của Nhà nước và tính chất hoạt động của nó. NSNN được sử dụng để phân phối các nguồn tài chính hình thành các quỹ tiền tệ tập trung, đồng thời Nhà nước coi ngân sách là công cụ tài chính để kiểm tra các hoạt động kinh tế, là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho các hoạt động bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trên cơ sở hình thành quá trình phân phối và điều hành cân đối, NSNN đã làm xuất hiện hệ thống các quan hệ tài chính, từ đó tạo nên bản chất kinh tế của NSNN được thể hiện dưới những hình thức cụ thể: Thứ nhất: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 4 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Nhóm quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành quỹ NSNN bằng hình thức thuế của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra trong quá trình sử dụng quỹ NSNN, Nhà nước còn cấp phát các khoản chi về phát triển kinh tế, tạo tiền đề vật chất cho các doanh nghiệp. Bằng các quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp, Nhà nước có thể tiến hành kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp theo chính sách và pháp luật tài chính. Thứ hai: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất. Các đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất được đề cập là những đơn vị quản lý Nhà nước nằm trong các lĩnh vực sự nghiệp văn hóa xã hội, hành chính và an ninh quốc gia. Những đơn vị này không sản xuất ra của cải vật chất nhưng hoạt động của nó lại rất cần thiết cho xã hội. Quan hệ kinh tế giữa NSNN với những đơn vị này được phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc NSNN cấp kinh phí cho các đơn vị hành chính sự nghiệp theo dự toán kinh phí được duyệt. Trong cơ chế kinh tế thị trường, các đơn vị thuộc lĩnh vực sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế bằng hoạt động của mình họ có nguồn thu dưới hình thức lệ phí. Nguồn thu này một phần các đơn vị thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách theo quy định, một phần trang trải các khoản chi tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Thứ ba: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với hộ gia đình và dân cư. Mối quan hệ về mặt tài chính giữa nhà nước và hộ gia đình, dân cư được thể hiện thông qua quan hệ phân phối lại giữa NSNN với ngân sách hộ gia đình và dân cư. Một bộ phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí, ủng hộ tự nguyện, đồng thời một bộ phận dân cư được nhận từ NSNN các khoản trợ cấp xã hội theo chính sách được Nhà nước quan tâm. Thứ tư: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ các nhà doanh nghiệp mà cả Nhà nước, các đơn vị không sản xuất kinh doanh, các hiệp hội tổ chức quần chúng và dân cư phải tiếp cận với thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Xuất phát từ chính sách tài chính - tiền tệ, từ cung cầu về vốn trên thị trường, Nhà nước có thể tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của KBNN như: tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư nhằm huy động vốn của tất cả các chủ thể trong xã hội đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của NSNN. Ở Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của NSNN thể hiện qua các chức năng, nhiệm vụ rất cụ thể. Nhà nước trực tiếp ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 5 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------tham gia vào quá trình đầu tư, sản xuất và cung ứng hàng hóa dịch vụ trong các khâu then chốt, thiết yếu. Bằng quá trình phân phối, huy động và sử dụng các nguồn tài chính, bằng cơ chế hoạt động, NSNN tác động trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và tác động đến sự hoạt động của các quan hệ hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế. Do đó, NSNN không thể tách rời với vai trò của Nhà nước. Nhà nước quản lý và sử dụng ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. NSNN có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền tài chính quốc gia, chi phối và quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Vì vậy Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đổi mới, hoàn thiện quản lý tài chính công mà trực tiếp là quản lý NSNN. Đây là một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng cần phải quan tâm trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với NSNN đòi hỏi hệ thống hành chính nhà nước đặc biệt chú trọng thường xuyên đổi mới, hoàn thiện tất cả các khâu trong quản lý NSNN, từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Điều đó một mặt đảm bảo khả năng sẵn sàng thanh toán cho ngân sách. Mặt khác, sử dụng ngân sách để giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội của đất nước một cách có hiệu quả nhất. 1.1.1.2. Hệ thống NSNN Quản lý NSNN phải đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội thì mới có thể khuyến khích sự năng động và sáng tạo của các chủ thể sử dụng nguồn vốn ngân sách. Nói như vậy không phải là các chủ thể được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu từ chi tiêu NSNN có tính sáng tạo hay năng động. Chính vì thế sự quản lý NSNN là vô cùng cần thiết. Việc quản lý NSNN đòi hỏi phải có sự phân công, phân cấp quản lý trên cơ sở: + Đảm bảo ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung nguồn thu có tính chất quốc gia và giải quyết các nhu cầu chi trọng điểm trên phạm vi cả nước. + Ngân sách địa phương có vai trò quan trọng, có một số nguồn thu nhất định để đảm bảo các nhiệm vụ quản lý của chính quyền địa phương. + Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Với kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, cơ quan quản lý ngân sách trung ương trực tiếp quản lý sẽ có nhiều thuận lợi, không chỉ tập trung các khoản thu vào ngân sách nhà nước nhanh hơn mà có điều kiện để chủ động điều hành NSNN có đủ chức năng giải quyết nhanh chóng các tình trạng tạm thời của NSNN. Mặt khác ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 6 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------không phụ thuộc vào chất lượng công tác và hoạt động của các cấp đơn vị công tác, quản lý, điều hành NSNN. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phải có giải pháp hợp lý và hài hòa thông qua các cơ chế bổ sung ngân sách từ cấp trên cho cấp dưới theo những tiêu thức nhất định. Có như thế mới giảm được tối đa các hạn chế trong việc quản lý NSNN hiện nay. Nói chung, cơ chế quản lý NSNN cần được đổi mới và và ngày càng tiến bộ, hoàn thiện hơn để theo kịp nền kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển và đi lên. Những vấn đề cải cách nhà nước không phải là vấn đề đơn giản có thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Trong hệ thống NSNN, mỗi cấp ngân sách đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ xác định, có nguồn thu và các khoản chi xác định. Nội dung và phạm vi hoạt động của ngân sách các cấp phụ thuộc vào phân định phạm vi ảnh hưởng, quyền hạn và trách nhiệm các cấp chính quyền Nhà nước. Vì vậy Luật NSNN năm 2002 quy định hệ thống NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các đơn vị hành chính có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 1: Hệ thống Ngân sách Nhà nước NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN NGÂN SÁCH CẤP XÃ ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 7 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------1.1.2. Khái niệm ngân sách cấp xã Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia đều là sự hợp thành của một số cấp hành chính nhất định, và có sự phân công, phân cấp về quản lý kinh tế, xã hội cho mỗi cấp đó. Nên cấu trúc của hệ thống ngân sách ở các quốc gia luôn bao gồm một số cấp ngân sách nhất định; trong đó ngân sách xã (vùng) luôn được coi là cấp ngân sách cơ sở. Là một bộ phận trong hệ thống NSNN nên ngân sách xã cũng mang những đặc trưng chung của NSNN như: Về bản chất, ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý. Về hình thức, quá trình vận động của quỹ ngân sách xã cũng được nhìn nhận trên hai góc độ: quá trình huy động nguồn thu và quá trình phân phối, sử dụng ngân sách xã (thường gọi tắt là chi). Sự nhìn nhận về hình thức của ngân sách xã còn được thể hiện thông qua chu trình với các khâu: lập, chấp hành, quyết toán ngân sách xã mà chính quyền cơ sở ở mọi nơi đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa ngân sách xã với các cấp ngân sách khác trong hệ thống NSNN là ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, lại vừa là đơn vị sử dụng ngân sách. Là một cấp ngân sách, ngân sách xã cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi như một cấp ngân sách thực thụ. Đóng vai trò như một đơn vị sử dụng ngân sách, vì xã cũng có nhiệm vụ trực tiếp chi tiêu các nguồn kinh phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Chính yếu tố “lưỡng tính” này của ngân sách xã lại tạo nên những trở ngại không nhỏ cho quá trình quản lý ngân sách xã ở nước ta thời gian qua. Qua sơ đồ hệ thống NSNN (Sơ đồ 1) cho thấy ngân sách xã là một bộ phận của NSNN, ngân sách xã được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. NSNN có tính chất toàn quốc còn ngân sách xã có vai trò đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, hoạt động của bộ máy nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa bàn của một xã. Uỷ ban nhân dân xã có đặc điểm riêng, xã vừa là cơ quan chủ quản ngân sách của đơn vị hành chính, vừa là người trực tiếp sử dụng ngân sách vì vậy Uỷ ban nhân dân xã vừa phải thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân, vừa phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sử dụng ngân sách như: tổ chức lập ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 8 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------dự toán thu ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập phương án phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức đơn vị, tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, nộp đầy đủ các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật; Chi đúng chính sách chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm, quản lý sử dụng tài sản; hướng dẫn kiểm tra thực hiện thu chi ngân sách đối với các đơn vị thuộc xã; chấp hành đúng quy định của pháp luật kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật, quyết toán đối với các cơ quan tổ chức, đơn vị thuộc xã; được sử dụng nguồn thu từ các hoạt động khác của xã để phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 1.1.3. Khái niệm chấp hành NSNN cấp xã: Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực. Từ đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn. Đối với công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào khâu chấp hành ngân sách. Hơn nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán NSNN. Yêu cầu đầu tiên của chấp hành ngân sách là phải bảo đảm rằng ngân sách sẽ được thực hiện tuân theo những điều mà pháp luật cho phép, cả về khía cạnh tài chính cũng như chính sách trong dự toán ngân sách. Tuy nhiên, quá trình chấp hành ngân sách không đơn giản chỉ là bảo đảm sự tuân thủ dự toán ngân sách bởi lẽ kể cả khi có dự báo tốt, những thay đổi không lường trước trong môi trường kinh tế vĩ mô vẫn có thể xảy ra trong năm và cần được phản ánh trong quá trình điều hành ngân sách. Điều chỉnh việc thực thi ngân sách cho phù hợp với những thay đổi quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm tránh gián đoạn hoặc giảm số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Giai đoạn chấp hành NSNN là giai đoạn thực hiện dự toán NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hay nói cách khác là giai đoạn thực hiện các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán NSNN. Giai đoạn này ở các quốc gia đều quy định thời gian là 12 tháng (thời hạn năm ngân sách). Tuy nhiên, thời ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 9 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------hạn bắt đầu và kết thúc của năm ngân sách ở các quốc gia có thể khác nhau. Ở nước ta, năm ngân sách được pháp luật quy định tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. 1.2. Nội dung của chấp hành NSNN cấp xã Chấp hành ngân sách bao gồm chấp hành thu NSNN và chấp hành chi NSNN, trong đó: - Chấp hành thu NSNN: là quá trình tổ chức và quản lý nguồn thu của NSNN. Hệ thống tổ chức thu ngân sách hiện nay ở nước ta có các cơ quan thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu. Các cơ quan này có trách nhiệm kiểm soát các nguồn thu NSNN, xác định và thông báo số phải nộp cho các pháp nhân và thể nhân. Cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước phối hợp với ngành thuế và các cơ quan được giao nhiệm vụ thu để tổ chức thực hiện thu nộp cho NSNN và trích chuyển kịp thời các khoản thu giữa các cấp NSNN theo qui định. - Chấp hành chi NSNN: là quá trình tổ chức và quản lý các khoản chi của NSNN. Tham gia vào chấp hành chi ngân sách gồm có các đơn vị sử dụng vốn ngân sách. Việc cấp kinh phí từ NSNN được thực hiện theo qui định. 1.2.1. Nội dung tổ chức chấp hành thu NSNN cấp xã: UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) Thông qua thu ngân sách xã, chính quyền cấp xã thực hiện kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chống các hành vi, hoạt động kinh tế phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Thu ngân sách xã là nguồn thu chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu chi ngày càng phát triển của cấp chính quyền cơ sở. 1.2.1.1. Căn cứ chấp hành thu NSNN Thông thường các khoản thu NSNN cấp xã được quy định tại Luật NSNN, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, thu NSNN cấp xã còn phụ thuộc vào quy định của chính quyền cấp tỉnh thông qua việc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ % phân chia giữa NS cấp tỉnh, NS cấp huyện và NS cấp xã. Ngoài ra việc chấp hành thu NSNN cấp xã còn phải căn cứ vào dự toán thu quí, năm được giao. Các khoản thu theo hợp đồng thầu, khoán (nếu có) trong đó có thể được thu một lần cho nhiều năm, nhưng không quá thời hạn nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân ra quyết định dự toán thu, chi ngân sách xã. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 10 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------1.2.1.2. Tổ chức, địa điểm thu, các hình thức nộp và luân chuyển chứng từ UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN. Đối với các khoản thu theo hợp đồng ủy nhiệm thu đã ký với cơ quan thuế: tài chính xã căn cứ vào sổ bộ thuế do cơ quan thuế lập để triển khai thu tại các địa điểm thuận lợi, định kỳ lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, các khoản thu do UBND xã thu về nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa KBNN, được phép dể lại tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục thu, chi ngân sách qua KBNN. Các xã cần phải lưu ý không để tiền mặt tồn ở xã vượt quá mức quy định của KBNN. Đối với số thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã, làm thủ tục rút dự toán tại KBNN theo dự toán được giao và theo tiến độ sử dụng. Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN đuợc nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu hoặc ủy quyền cho tổ chức, các nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, cũng phải tuân thủ nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa KBNN, được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách qua KBNN. Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách. Các khoản thu ngân sách bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu NSNN. Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các khoản thu đã tập trung vào NSNN nhưng đuợc miễn giảm hoặc hoàn trả, thì KBNN hoàn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền. Nguồn thu bổ sung từ ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo dự toán từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh phí ngân sách xã, xã chủ động rút dự toán bổ sung từ ngân sách huyện đảm bảo nhu cầu chi ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 11 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------1.2.1.3. Nguồn thu NSNN Nguồn thu NSNN cấp xã là: "Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý” (1). Và“Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng” (2). Các khoản thu NSNN cấp xã có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau, tuy nhiên do đời sống thực tiễn cũng như yêu cầu quản lý giám sát của các cơ quan quản lý theo chức năng cho phép chúng ta lựa chọn việc phân loại theo 2 tiêu chí cơ bản là phân loại theo tên gọi của khoản thu và phân loại theo phân cấp ngân sách. 1.2.1.4. Phân loại các khoản thu Các khoản thu NSNN cấp xã có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau, tuy nhiên do thực tiễn cũng như yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng cho phép ta lựa chọn việc phân loại theo 2 tiêu chí cơ bản là phân loại theo tên gọi của khoản thu và phân loại theo phân cấp ngân sách. 1/ Phân loại theo tên gọi của khoản thu Các khoản thuế Thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi cá nhân hay tổ chức phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật. Đặc điểm quan trọng nhất của thuế là tính bắt buộc, tính không hoàn trả trực tiếp và có tính pháp lý cao. Nguồn thu NSNN cấp xã từ thuế được phân chia giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên như sau: "Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên: a) Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất;(đã được thay thế bằng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) Thuế nhà, đất;(từ năm 2012 bị bãi bỏ và được thay bằng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; 1 Khoản 2.1, phần I Thông tư 60/2003/TT-BTC. 2 Khoản I.1, phần II Thông tư 60/2003/TT-BTC. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 12 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ nhà, đất. Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%. b) Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định tại điểm a khoản 1.2 nêu trên, ngân sách xã còn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật Ngân sách nhà nước đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi” (3). Theo quy định của pháp luật về thuế và NSNN thì tiền thuế phát sinh từ các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn xã đều phải nộp tập trung vào tài khoản của NSNN mở tại Kho bạc nhà nước. Từ tài khoản này tiền thuế sẽ được phân chia cho từng cấp ngân sách và tự động được chuyển vào tài khoản của từng cấp theo các quy trình, thủ tục do Kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Luật quản lý thuế do Quốc hội ban hành đã quy định rõ việc tổ chức thu thuế thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Thuế (đối với các loại thuế thu vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì do ngành Hải quan quản lý thu), không thuộc chức năng của chính quyền cấp xã. Chính quyền cấp xã chỉ tham gia vào một số khâu trong quy trình quản lý thu đối với một số loại thuế phát sinh trên địa bàn xã khi Chi cục thuế cấp huyện ủy nhiệm thu thông qua "Hợp đồng ủy nhiệm thu". Phí và lệ phí Khác với thuế, phí và lệ phí là những khoản thu không mang tính bắt buộc, chỉ phát sinh khi tổ chức hoặc cá nhân được hưởng các dịch vụ hoặc công việc hành chính mà pháp luật có quy định việc thu và nộp phí, lệ phí. "Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này” (4). 3 Điểm 1.2 Khoản I, phần II Thông tư 60/2003/TT-BTC. 4 Điều 2, Điều 3 Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 13 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Hiện tại trong phạm vi cả nước từ Trung ương xuống đến địa phương có khoảng 300 loại phí, lệ phí được phép thu do Chính phủ quy định trong Danh mục chi tiết ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Tuy nhiên nguồn thu phí, lệ phí tại cấp xã chỉ bao gồm: - Những khoản thu phí phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ tại xã như: phí chợ, phí qua đò, phí vệ sinh, . . . - Những khoản thu lệ phí do UBND cấp xã thực hiện các công việc quản lý nhà nước như: lệ phí chứng thực giấy tờ; lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kết hôn Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã Đây là những khoản được pháp luật cho phép huy động đóng góp của nhân dân trên nguyên tắc tự nguyện để đáp ứngnhu cầu chung của xã như đóng góp cơ sở hạ tầng giao thông, công trình thủy lợi. Các khoản thu từ hoa lợi tài sản công Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương mà quy mô của nguồn thu có thể khác nhau nhưng thường bao gồm những khoản thu từ đấu thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý. Những khoản viện trợ đóng góp tự nguyện Đây là những khoản thu do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp hoặc viện trợ không hoàn lại cho cấp xã. 2/ Phân loại theo phân cấp ngân sách Đây là những khoản thu mà ngân sách xã được hưởng trọn vẹn 100% hoặc được phân chia theo tỷ lệ % giữa cấp xã với cấp trên theo quy định của Luật NSNN và trong mọi trường hợp chúng phải được phản ánh vào ngân sách xã. Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: Bao gồm các khoản thu mà ngân sách xã được quyền sử dụng toàn bộ số thu đuợc trên địa bàn xã như: - Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách xã theo quy định; - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã; - Thu đấu thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý; - Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã; - Các khoản viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho ngân sách xã; - Thu kết dư ngân sách xã; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 14 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên: Luật NSNN quy định dành một phần nguồn thu thuế, phí, lệ phí từ các hoạt động kinh tế phát sinh tại địa bàn xã cho ngân sách xã được sử dụng nhằm tạo quyền chủ động về tài chính cho cấp xã. Đây cũng là việc phân chia lợi ích để khuyến khích xã đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn đồng thời cũng gắn trách nhiệm tăng cường quản lý thu của các cấp. Các khoản thu phân chia theo Luật NSNN hiện hành: - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (từ 2011 trở về trước là thuế nhà, đất); - Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ gia đình; - Lệ phí trước bạ nhà, đất. Các khoản thu ở trên ngân sách xã được thụ hưởng toàn bộ hoặc theo tỷ lệ % số thu nhưng Chi cục thuế huyện là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thu. Tại những nơi thực hiện ủy nhiệm thu cho xã thì Tài chính xã thực hiện công việc thu theo Hợp đồng ủy nhiệm thu và được hưởng kinh phí ủy nhiệm thu do cơ quan thuế trả. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu. - Thu bổ sung cân đối là khoản tiền chuyển nguồn cân đối từ ngân sách cấp trên hoặc điều hòa ngân sách cho ngân sách xã trong trường hợp thu ngân sách xã bị thiếu hụt so với nhu cầu cân đối chi các nhiệm vụ chi đã phân cấp cho xã. - Thu bổ sung có mục tiêu là khoản tiền của NSNN cấp trên hỗ trợ cho ngân sách xã để thực hiện một số nhiệm vụ mục tiêu cụ thể. Số thu bổ sung theo mục tiêu được xá định hàng năm và có sự thay đổi trên cơ sở nhu cầu bổ sung thêm các nhiệm vụ mục tiêu, dựa vào kết quả thực hiện các chương trình và khả năng bố trí của ngân sách cấp trên. Như vậy, giữa thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu mặc dù đều bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách xã song có sự khác nhau căn bản ở chỗ: thu bổ sung cân đối dựa trên cở sở các nhiệm vụ chi đã được phân cấp cho xã, còn thu bổ sung có mục tiêu dựa trên cơ sở các nhiệm vụ chi theo mục tieu được tăng thêm cho xã và khoản chi này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách xã tùy thuộc vào kết quả thực hiện các chương trình và khả năng bố trí của ngân sách cấp trên. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 15 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------1.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành chi ngân sách nhà nước cấp xã: Chi ngân sách xã là việc UBND xã sử dụng ngân sách được HĐND xã quyết định hàng năm nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của nhà nước trên địa xã; căn cứ vào các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị xã hội thì nội dung chi ngân sách: “Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời phải phù hợp với trình độ, khả năng quản lý của chính quyền xã” (5). Việc chấp hành dự toán chi ngân sách xã được quy định cụ thể như sau: “(i). Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước (mẫu biểu theo phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. (ii). Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, Uỷ ban nhân dân xã đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong dự toán đã được giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc. (iii). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã. (iv). Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. Định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do Kho bạc Nhà nước huyện quy định cho từng loại xã. Riêng những xã ở xa Kho bạc Nhà nước, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếp các khoản thu của ngân sách xã vào Kho bạc Nhà nước, định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định ở mức phù hợp” (6). 5 Khoản 2.2, phần I Thông tư 60/2003/TT-BTC. 6 Khoản II.2, phần II Thông tư 60/2003/TT-BTC. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 16 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Thông qua chi ngân sách xã, chính quyền cấp xã bố trí các khoản chi để đảm bảo tăng cường hiệu quả các hoạt động của chính quyền về quản lý pháp luật, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, xã hội và của nhân dân. Nguồn kinh phí ngân sách xã phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, thực hiện chính sách xã hội và tăng cường cơ sở vật chất cho xã như: trụ sở làm việc, các phương tiện làm việc, trường học, trạm y tế, các công trình văn hoá, cầu cống, đường xá, các công trình công cộng khác. 1.2.2.1. Phân loại chi ngân sách Phân loại chi ngân sách xã nhằm phục vụ quản lý ngân sách xã đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả 1/ Phân loại theo tính chất của khoản chi ngân sách Căn cứ theo tính chất của chi ngân sách, nghĩa là khoản chi đó có tính chất tích lũy hay tiêu dùng trong quá trình chi tiêu ngân sách mà phân chia ngân sách thành chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Sơ đồ 2: Cơ cấu chi Ngân sách xã Chi Ngân sách xã Chi đầu tư, phát triển Chi thường xuyên - Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi ngân sách tạo ra cơ sở vật chất về hạ tầng kinh tế - xã hội như: cầu, đường, trường học, trạm y tế, chợ, hệ thống cấp nước sinh hoạt, công trình thủy lợi . . . Đó là các khoản chi cần thiết để hình thành giá trị tài sản cố định mới, góp phần tăng năng suất lao động và tạo ra tích lũy cho nền kinh tế. - Chi thường xuyên: là các khoản chi ngân sách phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền cấp xã, không trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất như: chi lương cho công chức, hội họp, đảm bảo xã hội, các khoản chi cho đảm bảo an ninh quốc phòng, các sự ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 17 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------nghiệp văn hóa, giáo dục; chi sửa chữa thường xuyên các tài sản phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã . . . Sơ đồ 3: Cơ cấu chi thường xuyên Chi hoạt động các đơn vị Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Kinh phí của các tổ chức chính trị xã hội Chi thường xuyên Chi BHXH, BHYT Chi dân quân tự vệ và an toán xã hội Chi xã hội, văn hóa, thông tin, TDTT Chi Chi sự nghiệp giáo dục Sửa chữa, cải tạo công trình phúc lợi XH Hỗ trợ khuyến khích sự nghiệp kinh tế Trợ cấp cán bộ và các khoản khác Phân loại trên để thấy sự khác biệt trong quy trình quản lý các khoản chi để có phương thức quản lý hiệu quả. Quản lý chi đầu tư phát triển gắn với quản lý dự án công trình; quản lý chi thường xuyên gắn với chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu. Hàng năm ngân sách xa thường đựoc bố trí hai khoản chi nói trên trong cơ cấu chi ngân sách cấp xã. 2/ Phân loại chi ngân sách xã theo lĩnh vực Chi ngân sách xã được phân loại theo các lĩnh vực: giáo dục, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế . . . trong đó mỗi lĩnh vực chi phục vụ cho một ngành kinh tế như: lĩnh vực giáo dục, quản lý hành chính . . . hoặc phục vụ cho một nhóm ngành kinh tế như: lĩnh vực sự nghiệp kinh tế; phục ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 18 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------vụ các ngành kinh tế trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như: giao thông, thủy lợi, nông lâm. ngư nghiệp, môi trường . . . Việc phân loại trên phục vụ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định ngân sách đảm bảo hoạt động của nhà nước theo các chức năng của nhà nước; phục vụ hoạt động giám sát, đánh giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả, hiệu quả chi ngân sách. Hàng năm trong ngân sách xã có phân chia nội dung chi theo lĩnh vực. tuy nhiên số lượng các lĩnh vực nhiều hay ít phụ thuộc việc phân cấp quản lý ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ví dụ có những xã không phân cấp chi cho lĩnh vực y tế hoặc giáo dục. 3/ Phân loại theo trách nhiệm trong quản lý chi tiêu ngân sách Ngân sách xã được phân chia cho các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của chính quyền cấp xã, nhằm xác định trách nhiệm của tổ chức đó trong viẹc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách; từ đó đảm bảo ngân sách được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. mỗi tổ chức được đảm bảo kinh phí ngân sách nhất định để thực hiện nhiệm vụ như: Đảng ủy xã, Mặt trận tổ quốc xã, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, quân sự, . . . Số lượng các tổ chức được Hội đồng nhân dân xã phân bổ ngân sách do từng địa phương quyết dịnh tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi địa phương. 4/ Phân loại theo nội dung kinh tế Phân loại theo nội dung kinh tế là phân chia chi ngân sách theo tính chất, bản chất kinh tế của từng khoản chi ngân sách như: Chi xây dựng công trình, chi mua sắm thiết bị cho công trình, chi mua sắm tài sản cố định; chi lương, phụ cấp, chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ . . . Các khoản chi trên được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, đó là các chế độ, tiêu chuản, định mức chi ngân sách mà các cấp phải tuân thủ. Việc phân loại như trên nhằm phục vụ cho việc xây dụng dự toán ngân sách từ cơ sở và kiểm soát chi, đảm bảo sử dụng tiết kiệm , hiệu quả, đúng mục đích kinh phí ngân sách được bố trí trong dự toán. 5/ Phân loại theo chương trình, dự án cấp quốc gia, địa phương Phân loại theo chương trình, dự án cấp quốc gia, địa phương là phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách bố trí cho các chương trình mục tieeu cấp quốc gia hay cấp địa phương. Cách phân loại này nhằm phục vụ quản lý, đánh giá hiệu quả, kết quả chi ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia, địa phương đã ban hành. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 19 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Các khoản chi từ ngân sách (gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) của các chương trình mục tieu quốc gia hoặc của địa phương, thì phải quản lý (xây dựng, chấp hành, kế toán quyết toán) theo từng chương trình mục tiêu. Các khoản chi ngân sách không thuộc chương trình mục tiêu, thì không quản lý theo chương trình mục tiêu. Nguyên tắc quản lý theo chương trình mục tiêu phải được tôn trọng trong tất cả các khâu của chu trình quản lý NSNN (từ khâu lập dự toán, phan bổ, giao dự toán; chấp hành dự toán; kế toán và quyết toán ngân sách). 1.2.2.2. Căn cứ chấp hành chi ngân sách xã Dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định. Phân bổ dự toán chi tiết của UBND xã dự kiến chi đầu tư cho các dự án, chi thường xuyên theo Loại, Khoản của Mục lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Việc phân bổ chi ngân sách xã cần đảm bảo nguyên tắc: Tổng số giao cho các bộ phận không vượt quá tổng số chi đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định theo ngành lĩnh vực. UBND xã gửi dự toán chi ngân sách xã cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. 1.2.2.3. Chấp hành dự toán chi Chi ngân sách xã gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, có quy trình thực hiện chi khác nhau: 1/ Chấp hành các khoản chi thường xuyên: - Chi thường xuyên NSNN cấp xã là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội của địa phương. - Căn cứ để thực hiện chi là dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân bổ chi tiết theo từng Mã nhiệm vụ chi, từng Khoản của mục lục NSNN, có thông báo công khai cho các đơn vị thuộc xã được ngân sách đảm bảo hoặc hỗ trợ kinh phí. - Yêu cầu: + Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. + Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với UBND xã và công khai kết quả thu, chi tài chính. + Công chức tài chính kế toán xã có trách nhiệm thẩm tra nhu càu sử dụng kinh phí của các đơn vị và trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 20 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời chủ tịch UBND xã về những vi phạm ché độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tién độ quy định. + Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi phải duyệt chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Nguyên tắc chi thường xuyên: Việc thực hiện chi thường phải đảm bảo các điều kiện sau: + Trong dự toán được giao đã có phân bổ, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồ dự phòng ngân sách; + Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; + Được chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi. + Các khoản chi thuộc loại đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải thực hiện các thủ tục đấu thầu và thẩm định giá theo quy định Việc chấp hành các khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm. Trường hợp không đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ tự ưu tiên. trước hết ưu tiên chi trả các khoản tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã; tiếp đến là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp không thể trì hoãn được, . . . Đối với các khoản chi như công tác phí, tổng kết, hội nghị . . ., UBND xã có thể tạm ứng ở Kho bạc nhà nước để chi theo chế độ quy định. Khi có chứng từ hợp lệ lập thủ tục thanh toán tạm ứng làm cơ sở chi ngân sách xã tại Kho bạc nhà nước. Khi rút dự toán các khoản chi thường xuyên, kế toán xã lập chứng từ trình chủ tịch xã hoặc người ủy quyền ký gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. + Trường hợp thật cần thiết phải tạm ứng cho nhiệm vụ chi thì được tạm ứng để chi. Khi thanh toán tạm ứng phải có đủ chứng từ hợp lệ, kế toán xã lập chứng từ thanh toán tạm ứng gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi ngân sách. - Các khoản thanh toán ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc nhà nước hoặc ở ngân hàng phải được thực ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 21 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------hiện bằng hình thức chuyển khoản (trừ trường hợp khoản chi nhỏ có thể thanh toán bằng tiền mặt). Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, định kỳ xã phải làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào ngân sách xã theo đúng chế độ quy định. Trong quản lý chi thường xuyên cũng xuất hiện nhiều tình huống phải xử lý như: sai lệch hồ sơ, sai lệch dự toán; số yêu cầu thanh toán lớn hơn tồn quỹ; . . .thì tùy từng trường hợp phải xử lý theo quy định. 2/ Chấp hành chi đầu tư phát triển Nguồn vốn đầu tư của ngân sách xã được quy định cụ thể như sau: "1. Vốn ngân sách nhà nước: - Vốn ngân sách xã chi cho các dự án đầu tư. - Vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cấp trên cho các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt quyết định dự án đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã. - Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án đầu tư cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua và được đưa vào nguồn thu của ngân sách xã. 2. Các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) để đầu tư cho các dự án đầu tư do xã quản lý được thực hiện như sau: - Trường hợp đóng góp bằng tiền: Uỷ ban nhân dân xã thực hiện thu và nộp vào tài khoản Tiền gửi vốn đầu tư thuộc xã quản lý của ngân sách xã mở tại Kho bạc nhà nước - Trường hợp đóng góp bằng hiện vật: + Đối với khoản đóng góp bằng vật tư, công lao động tự nguyện của nhân dân trong xã: căn cứ vào số lượng vật tư, công lao động do người dân đóng góp, giá cả vật tư, giá ngày công lao động tại địa phương, Uỷ ban nhân dân xã xác định giá trị (bằng tiền Việt Nam) để ghi thu nguồn vốn đầu tư và ghi chi cho dự án đầu tư. + Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật của tổ chức, cá nhân khác để đầu tư cho xã: Uỷ ban nhân dân xã thành lập Hội đồng xác định giá trị hiện vật (bằng tiền Việt Nam) để giao cho Chủ đầu tư quản lý; đồng thời ghi thu dự án đầu tư và ghi chi cho dự án đầu tư. Hội đồng xác định giá trị hiện vật do Chủ tịch Uỷ ban nhân ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 22 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------dân cấp xã quyết định thành lập; thành viên gồm đại diện Chính quyền, Đoàn thể trong đơn vị cấp xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng” (7). Việc chấp hành chi đầu tư phát triển của ngân sách xã thực hiện theo quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/08/2008 hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách xã; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các văn bản hướng dẫn hàng năm của Bộ tài chính. 3/ Xử lý ngân sách cuối năm Ngân sách năm nào được sử dụng trong năm đó, tuy nhiên hết năm ngân sách không phải mọi nhiệm vụ chi đều được hoàn thành mà phải tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo, vì vậy cần phải tuân thủ nguyên tắc xử lý ngân sách cuối năm theo quy định. Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31/12. Thời hạn gửi hồ sơ, chứng từ đến Kho bạc nhà nước nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 30/12. Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12: + Thời hạn chi đến hết ngày 31/01 năm sau; + Thời hạn gửi hồ sơ, chứng từ chi ngân sách đến KBNN nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 25/01 năm sau; Xử lý số dư tài khoản tiền gửi Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách cấp, UBND xã quản lý đến hết ngày 31/12 được xử lý như sau: - Số dư tiền gửi thuộc ngân sách xã: được sử dụng đến hết ngày 31/01 năm sau, nếu hết ngày 31/01 năm sau vẫn còn thì được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp theo chế độ. - Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí chi hộ: được xử lý theo quy định của cấp có thẩm quyền về ủy nhiệm khoản khoản chi hộ đó, hoặc nộp lại cấp ngân sách đã ủy quyền, hoặc được tiếp tục sử dụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Xử lý số dư dự toán ngân sách 7 Khoản I, phần II Thông tư 75/2008/TT-BTC. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 23 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Hết ngày 31/01 năm sau, dự toán ngân sách giao cho đơn vị, dự án, công trình chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết (số dư dự toán) được xử lý như sau: - Đối với các nhiệm vụ chi bổ sung vào quý IV; dự án; chi thiên tai, dịch bệnh . . . nếu đủ điều kiện thì được xét cho chuyển số dư dự toán sang năm sau - Kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương; các khoản kinh phí khác được phép tiếp tục sử dụng theo chế độ quy định, đương nhiên được chuyển số dư dự toán sang năm sau. - Số dư tại cấp ngân sách được chuyển sang năm sau bao gồm: dự phòng, dự toán chưa phân bổ (nếu có) và phải có nhiệm vụ chi mà chưa kịp phân bổ; số tăng thu so dự toán của các cấp ngân sách có phương án sử dụng được duyệt. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách và xử lý số dư tạm ứng sau thời gian chỉnh lý quyết toán Đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm thanh toán số tạm ứng với Kho bạc nhà nước trước khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách (trừ các trường hợp được đương nhiên chuyển). 4/ Ghi thu, ghi chi vào NSNN Các khoản thu NSNN từ phí, lệ phí và thu sự nghiệp phần phải hạch toán ghi thu, ghi chi vào NSNN thì phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào NSNN. 5/ Chi chuyển nguồn ngân sách và quyết toán chi theo niên độ ngân sách. Số quyết toán chi ngân sách theo niên độ hàng năm gồm: - Số thực chi - Số chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau. Như vậy, chấp hành NSNN gồm chấp hành thu và chấp hành chi NSNN, các quy định pháp luật của Việt Nam đã quy định khá đầy đủ về việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Tuy nhiên trên thực tế chấp hành NSNN vẫn còn một số điểm bất cập. Ở chương 2, người viết sẽ nghiên cứu thực tiễn chấp hành NSNN ở phường Hưng Lợi để tìm hiểu việc vận dụng các quy định được nêu ở chương này vào thực tiễn ra sao. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 24 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG HƯNG LỢI, QUẬN NINH KIỀU. 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Hưng Lợi – quận Ninh Kiều. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . Trải qua nhiều thời kỳ phường Hưng Lợi có những địa danh khác nhau. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gọi là ấp Xuân Khánh xã An Bình. Năm 1970 đổi thành ấp An Thạnh xã Tân An. Tới năm 1972 mới chính thức mang tên khu phố Hưng Lợi. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Ủy ban Cách mạng Tỉnh Cần Thơ thành lập tổ chức hành chính cơ sở, quyết định thành lập phường Hưng Lợi thuộc Quận II (Nay là quận Ninh Kiều), có địa giới hành chính từ đường Lê Lai ( Phường An Phú) và đường Quang Trung (phường Xuân Khánh), chạy dọc theo mé sông Cần Thơ, đường 30/4 và đường 3/2 xuống tới cầu Đầu Sấu. Vào các năm 1979, 1994 UBND Tỉnh Hậu Giang (cũ) và uỷ ban nhân dân Tỉnh Cần Thơ ra quyết định phân chia lại địa giới hành chính, phường Hưng Lợi mới ổn định diện tích như hiện nay. Phường Hưng Lợi nằm ven bờ sông Cần Thơ, ở phía Đông nam quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Là một phường có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng, dân cư phân bố đều trên địa bàn phường. - Đông: - Tây: - Nam: Giáp Quận Cái Răng. Giáp phường An Bình, phường An Khánh. Giáp Quận Cái Răng. - Bắc: Giáp phường Xuân Khánh. 2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội: Phường Hưng Lợi nằm trong trung tâm thành phố Cần Thơ, là phường đang được tập trung quy hoạch đô thị. Các trục lộ 30/4, 3/2, quốc lộ 91B, đường Trần Hoàng Na và nút giao thông vòng xuyến Đầu Sấu đều được mở rộng và nâng cấp, rất thuận lợi cho các phương tiện ra vào thành phố. Phía đông có sông Cần Thơ tàu thuyền đi lại tấp nập, giao thông được mở rộng là điều kiện để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời có vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, đô thị ngày càng được khang trang. Nhiều cơ quan 3 cấp, các trường học và cơ sở kinh tế đóng trên địa bàn ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 25 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------phường như: Khu I Đại học Cần Thơ; Trường Cao Đẳng Cần Thơ; Trường THCS Lương Thế Vinh; Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ; Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ; Đài phát thanh truyền hình Hậu Giang; Trung tâm truyền tải số liệu; Trung tâm bưu chính viễn thông; Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ; Bệnh viện Da liễu Cần Thơ; Trung tâm tâm thần kinh; Bến xe khách Cần Thơ; Siêu thị Metro – Cash; Các Khu dân cư 148 đường 3/2; Khu chung cư 178 đường 3/2; Khu dân cư 243 đường 30/4; Khu dân cư 91/23 đường 30/4; Khu tái định cư Metro Lộ 91B; Khu dân cư Phước Kiến đường Tầm Vu. Phường Hưng Lợi tuy có diện tích tự nhiên không lớn nhưng dân số đông. Diện tích tự nhiên là 341,82 ha, có 5.441 hộ với 25.531 nhân khẩu. Có 09 khách sạn, 15 nhà nghỉ qua đêm, 05 nhà hàng, 750 cơ sở nhà trọ với 8.468 phòng (thường xuyên có trên 16.900 khách tạm trú) do đó việc quản lý an ninh trật tự xã hội gặp nhiều khó khăn, không ít loại tội phạm và tệ nạn xã hội từ nhiều nơi khác về địa bàn phường hoạt động. - Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định và phát triển, hiện có nhiều cơ sở đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, các cơ sở sản xuất thực hiện an toàn công nghiệp, phòng cháy chữa cháy tốt. - Thương mại-dịch vụ phát triển nhanh, có 3 chợ trong đó chợ Hưng Lợi đạt tiêu chuẩn chợ văn minh; Siêu thị Metro - Cash được xây dựng và đi vào hoạt động, cung ứng lượng hàng hóa dồi dào, đa dạng, phong phú, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trong phường và các khu vực xung quanh. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân phường Hưng Lợi. 2.1.3.1. Về nhân sự: Đảng bộ phường Hưng Lợi hiện có 12 chi bộ trực thuộc với 572 đảng viên. Số cán bộ công chức theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP hiện có: 21/24 cán bộ chuyên trách, công chức và theo Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND có 75 cán bộ không chuyên trách và cán bộ khu vực. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Quận uỷ - Uỷ ban nhân dân Quận; Phòng Nội vụ Quận và sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân phường. Tổ chức bộ máy hoạt động được ổn định ngày càng có hiệu quả. Từ khi thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND của HĐND thành phố Cần Thơ, đã tạo động lực thúc đẩy giúp cho cán bộ công chức của phường hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương. Phường có 6 khu vực, 123 tổ nhân dân tự quản. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 26 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 4: Tổ chức Đảng uỷ phường BÍ THƯ ĐẢNG UỶ PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG UỶ KIỂM TRA TỔ CHỨC TUYÊN GIÁO VĂN PHÒNG ĐẢNG UỶ Sơ đồ 5: Tổ chức khối chính quyền uỷ ban nhân dân phường HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN LĐ - TBXH TÀI CHÍNH THƯỜNG TRỰC UBND CA VÀ QS NHÀ ĐẤT VĂN PHÒNG UBND TƯ PHÁP HỘ TỊCH VĂN HOÁ THÔNG TIN 6 KHU VỰC ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 27 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Sơ đồ 6: Tổ chức khối dân vận và các đoàn thể ĐẢNG UỶ VIÊN PHỤ TRÁCH DÂN VẬN - MẶT TRẬN ĐOÀN THANH NIÊN HỘI PHỤ NỮ UỶ BAN MTTQ HỘI CỰU CHIẾN BINH HỘI CHỮ THẬP ĐỎ HỘI NGƯỜI CAO TUỔI BAN THANH TRA NHÂN DÂN Sơ đồ 7: Tổ chức quân sự, công an BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ DÂN QUÂN CƠ ĐỘNG DÂN QUÂN TỰ VỆ 6 KHU VỰC BAN CHỈ HUY CÔNG AN CÔNG AN 6 KHU VỰC BAN BẢO VỆ DÂN PHỐ BẢO VỆ DÂN PHỐ 6 KHU VỰC ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 28 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------2.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân phường: * Về mặt quản lý hành chính: - Theo quy định của hiến pháp năm 1992, Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Uỷ ban nhân dân phường Hưng Lợi chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, Luật, các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường. - Uỷ ban nhân dân phường Hưng Lợi có nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương: thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang . . . * Về mặt quản lý ngân sách xã UBND xã căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán hàng năm của Bộ Tài chính và của cấp trên, lập dự toán ngân sách xã, dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân phường quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, Phòng tài chính - Kế hoạch quận Ninh Kiều. Căn cứ vào Nghị quyết HĐND phường, UBND phường quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho từng ban ngành, đoàn thể của phường. UBND phường có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách xã. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường. Lập quyết toán ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân phường phê chuẩn theo quy định của pháp luật. 2.1.3.4. Tình hình tổ chức hoạt động và vai trò, nhiệm vụ của ban tài chính tại UBND phường Hưng Lợi * Hoạt động của Ban tài chính: Mọi hoạt động thu chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân phường Hưng Lợi đều gắn liền với hoạt động của Ban tài chính phường. Ban tài chính là nơi nhận sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp về ngân sách của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân phường, đồng thời cũng là nơi cấp phát và quyết toán kinh phí hoạt động cho các ban, ngành, đoàn thể của phường, hoạt động này được thể hiện cụ thể qua sơ đồ 8 sau: ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 29 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Sơ đồ 8: Hoạt động của ban tài chính HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN UỶ BAN NHÂN DÂN BAN TÀI CHÍNH KHỐI VĂN PHÒNG BAN QUÂN SỰ DÂN VẬN, ĐOÀN THỂ CÔNG AN PHƯỜNG 6 KHU VỰC : Cấp phát và quyết toán kinh phí hoạt động : Chỉ đạo, quản lý ngân sách 2.2. Thực trạng chấp hành thu NSNN của phường Hưng Lợi. Phường Hưng Lợi có thế mạnh về kinh tế, các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định và phát triển, hiện có nhiều cơ sở đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Thương mại-dịch vụ phát triển nhanh, có 3 chợ trong đó chợ Hưng Lợi đạt tiêu chuẩn chợ văn minh; Siêu thị Metro - Cash được xây dựng và đi vào hoạt động, cung ứng lượng hàng hóa dồi dào, đa dạng, phong phú, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trong phường và các khu vực xung quanh. Đây cũng chính là nguồn thu dồi dào cho NSNN nói chung cũng như NS phường Hưng Lợi nói riêng để đảm bảo cho chính quyền địa phương thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi quyền hạn của mình Hội đồng nhân dân phường quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm (trong đó có nội dung thu ngân sách phường) và giám sát việc thực hiện việc thực hiện pháp luật về thuế và thu khác của ngân sách phát sinh trên địa bàn phường. UBND phường chỉ đạo Ban tài chính phường phối hợp với Đội thuế phường lập dự toán thu ngân sách và tổ chức thu thuế theo Hợp đồng ủy nhiệm thu giữa Chi cục thuế quận Ninh Kiều với UBND phường. Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 30 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------thực hiện pháp luật thuế, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền 2.2.1. Nguồn thu Từ những điều kiện thực tế của phường Hưng Lợi và những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, Đảng bộ và Chính quyền phường Hưng Lợi đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tạo nguồn thu cho NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Tổng thu NSNN trên địa bàn phường Hưng Lợi cao nhất trong 13 phường của quận Ninh Kiều gồm các khoản thu như sau: 1/ Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: - Thu các khoản phí, lệ phí theo Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 04/02/2009 về lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực; Quyết định số 68/2008/QĐUBND ngày 15/08/2008 về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch; Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 13/06/2007 về việc ban hành quy định về quản lý thu phí và đấu thầu phí trên địa bàn thành phố Cần Thơ. - Các khoản thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp theo pháp luật quy định. + Quỹ an ninh quốc phòng + Quỹ đền ơn đáp nghĩa + Quỹ vì người nghèo + Quỹ phòng chống lụt bão Tất cả các quỹ trên đều ra biên lai thu tiền và đăng nộp hàng tháng vào tài khoản tiền gửi đơn vị mở tại Kho bạc nhà nước Ninh Kiều, có quyết toán biên lai thu tiền với Phòng tài chính - Kế hoạch Q. Ninh Kiều Các khoản đóng góp tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn đều có mở sổ theo dõi và đăng nộp tiền vào kho bạc Nhà nước theo đúng tỷ lệ quy định. - Thu kết dư ngân sách xã được tiến hành đúng theo quy định và hướng dẫn kết chuyển số dư của Kho bạc Nhà nước. - Các khoản thu khác đều có biên lai thu tiền, quyết toán và đăng nộp theo đúng quy định - Thuế môn bài từ bậc 4 - 6 ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 31 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Phường không có các khoản thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã; Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý; Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân nước ngoài. 2/ Thu phân chia theo tỷ lệ %: Khoản thu này đều nhận được sự điều tiết qua kho bạc Nhà nước theo quyết định giao chỉ tiêu tỷ lệ điều tiết từ đầu năm gồm các khoản như: - Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh - Thuế thu nhập cá nhân - Thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu theo Hợp đồng Ủy nhiệm thu ký với Chi cục thuế quận Ninh Kiều 3/ Thu bổ sung: Thu bổ sung có mục tiêu do cấp trên bổ sung từng năm để nhờ chi hộ hoặc thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. Thu bổ sung cân đối ngân sách 2.2.2. Thực trạng chấp hành thu NSNN Thực trạng việc chấp hành thu NSNN tại phường Hưng Lợi được thể hiện qua các biểu đồ và bảng biểu sau: Tỉ lệ thu ngân sách phường Hưng Lợi được hưởng so với tổng thu NSNN trên địa bàn phường giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Tổng thu NSNN và thu ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 của phường Hưng Lợi 25.000.000 20.000.000 15.000.000 Thu NSNN Thu NS xã 10.000.000 5.000.000 2010 2011 2012 ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 32 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Tình hình thu NSNN tại phường Hưng Lợi giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện qua Bảng 1 và Bảng 2 như sau: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯNG LỢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Đơn vị tính: ngàn đồng Năm 2010 Số TT Nội dung A B Năm 2011 Năm 2012 Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TỔNG THU NSNN 18.801.703 19.763.352 105,1 19.091.556 19.111.591 100,0 18.447.401 18.176.084 98,5 Các khoản thu 100% 2.083.322 2.430.111 116,6 1.926.753 2.625.552 136,2 1.847.401 2.259.096 122,2 440.000 657.267 400.000 692.119 450.000 737.848 37.200 37.200 4 Đóng góp của nhân dân theo quy định 538.879 538.879 683.377 683.377 624.752 624.752 5 Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân 205.353 205.353 201.547 201.547 266.295 266.295 6 Thu kết dư ngân sách năm trước 741.890 741.890 571.829 571.829 206.354 206.354 7 Thu khác 120.000 249.522 250.000 476.680 300.000 423.847 II Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % 16.500.000 17.114.860 103,7 16.660.000 15.981.236 95,9 16.600.000 15.916.988 95,8 Các khoản thu phân chia (1) 1.655.000 1.750.146 105,7 2.510.000 2.872.444 114,4 2.500.000 2.180.279 87,2 1.600.000 1.680.771 1.610.000 1.961.419 1.600.000 1.279.079 55.000 69.375 900.000 911.025 900.000 901.200 Các khoản thu phân chia khác do Tỉnh QĐ 14.845.000 15.364.714 14.150.000 13.108.792 14.100.000 13.736.709 1 Thuế thu nhập cá nhân 5.300.000 4.824.895 5.300.000 4.471.803 4.000.000 4.746.421 2 Thuế CTN - NQD 9.545.000 10.539.819 8.850.000 8.636.989 10.100.000 8.990.288 218.381 218.381 504.803 504.803 367.000 367.000 534.871 534.871 I Dự toán 1 Phí, lệ phí 2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 1 Thuế chuyển quyền SD đất 2 Thuế nhà đất 3 Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ KD 4 Thuế SDĐNN thu từ hộ gia đình 5 Lệ phí trước bạ nhà đất 6 Thuế tiêu thụ đặc biệt III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 1 Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên 2 Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên 218.381 218.381 103,5 504.803 504.803 92,6 ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 33 SVTH: Hữu Thị Minh Thu 97,4 Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THU NS XÃ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯNG LỢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Đơn vị tính: ngàn đồng Năm 2010 Số TT Nội dung A B Dự toán TỔNG THU NS XÃ 1 Năm 2011 Thực hiện So sánh % 2 3 Năm 2012 Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % 4 5 6 7 8 9 4.060.622 4.576.350 112,7 2.259.096 122,2 4.124.503 4.166.919 101,0 4.193.106 4.583.615 109,3 2.046.122 2.430.111 118,7 2.126.753 2.625.552 123,4 440.000 657.267 400.000 692.119 9.000 37.200 I Các khoản thu 100% 1 Phí, lệ phí 2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 4 Đóng góp của nhân dân theo quy định 538.879 538.879 683.377 683.377 5 Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân 205.353 205.353 201.547 201.547 6 Thu kết dư ngân sách năm trước 741.890 741.890 571.829 571.829 7 Thu khác 111.000 249.522 270.000 476.680 II Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % 1.860.000 1.518.427 81,6 1.561.550 1.453.260 95,9 1.311.350 1.415.383 107,9 55.000 69.375 126,1 59.050 59.050 114,4 6.350 6.350 100 55.000 69.375 59.050 59.050 6.350 6.350 1.805.000 1.449.052 1.502.500 1.394.210 1.305.000 1.409.033 1.325.000 964.979 1.060.000 894.360 800.000 949.284 Các khoản thu phân chia (1) 1 Thuế chuyển quyền SD đất 2 Thuế nhà đất 3 Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ KD 4 Thuế SDĐNN thu từ hộ gia đình 5 Lệ phí trước bạ nhà đất 6 1.847.401 450.000 624.752 266.295 206.354 300.000 737.848 624.752 266.295 206.354 423.847 Thuế tiêu thụ đặc biệt Các khoản thu phân chia khác do Tỉnh QĐ 80,2 92,7 1 Thuế thu nhập cá nhân 2 Thuế CTN - NQD 480.000 484.073 442.500 499.850 505.000 459.749 III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 218.381 218.381 504.803 504.803 901.871 901.871 1 Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên 2 Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên 367.000 218.381 218.381 504.803 504.803 534.871 367.000 534.871 ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 34 SVTH: Hữu Thị Minh Thu 107,9 Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Qua Biểu đồ 1, Bảng 1 và Bảng 2 ta thấy tổng thu NSNN trên địa bàn phường năm 2010 cao hơn năm 2011 và năm 2012 trong khi thu ngân sách xã mà phường được hưởng năm sau cao hơn năm trước, là do một số chế độ chính sách về thuế, phí lệ phí thay đổi. Các quy định về trình tự thủ tục cấp phát phải đảm bảo đúng quy định các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi ngân sách năm trước chưa quyết toán mà chuyển sang năm sau quyết toán nên số kết dư của năm sau nhỏ hơn năm trước. Mặt khác do có sự thay đổi về tỉ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách. Cơ cấu các nguồn thu ngân sách xã được thể hiện rõ hơn ở Biểu đồ 2 dưới đây: Biểu đồ 2: Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 của phường Hưng Lợi 70,00 60,00 50,00 2010 40,00 2011 30,00 2012 20,00 10,00 Các khoản thu 100% Thu phân chia theo tỉ lệ % Thu bổ sung từ NS cấp trên * Các khoản thu phường được hưởng 100% Năm 2010 thực hiện đạt 58,32%, năm 2011 đạt 57,28% và năm 2012 đạt 49,36% trong tổng thu ngân sách xã của từng năm là do số thu kết dư ngân sách năm 2010 cao hơn năm 2011 là 0,3 lần và cao gấp 3,6 lần năm 2012 * Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % năm 2010 là 36,44%, năm 2011 giảm còn 31,7% và năm 2012 xuống còn 30,93% so với tổng thu ngân sách xã là do tỉ lệ điều tiết thuế thu nhập cá nhân năm 2010 là 25% nhưng đến năm 2011 và 2012 giảm còn 20%. * Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Tỉ lệ nghịch với các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỉ lệ %, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên năm sau lại cao hơn năm trước cụ thể là năm 2010 chỉ chiếm 5,24% so với tổng thu ngân sách xã, qua năm 2011 là 11,01% và ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 35 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------sang năm 2012 tăng lên 19,7%. Như vậy: xét về cơ cấu các khoản thu thì các khoản thu xã hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % giữa các cấp ngân sách giảm, còn các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên lại tăng lên 2.2.3. Đánh giá Công tác thu NSNN của phường Hưng Lợi đạt khá tốt, ngay từ đầu năm ngân sách UBND phường có kế hoạch tập trung khai thác tốt các nguồn thu, đẩy nhanh tiến độ, giải quyết tốt nợ tồn đọng. Thông qua số liệu của Bảng 1 về tổng hợp kết quả thu NSNN trên địa bàn phường Hưng Lợi đã cho chúng ta thấy tình hình thực hiện thu ngân sách của phường Hưng Lợi trong 2 năm 2010 – 2011 đều thực hiện thu đủ và vượt dự toán thu được giao đầu năm, riêng năm 2012 do yếu tố khách quan có sự thay đổi về chính sách thuế chuyển đổi từ thuế nhà đất sang thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nên nguồn thu này bị giảm đáng kể làm ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN của năm 2012. Tuy nhiên để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của phường Hưng Lợi, chính quyền địa phương cần phải quan tâm đầu tư nuôi dưỡng và mở rộng nguồn thu hơn nữa, bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục việc thực hiện pháp luật, quyền và nghĩa vụ về thuế cũng như Luật NSNN. 2.3. Thực trạng chấp hành chi NSNN của phường Hưng Lợi 2.3.1. Các khoản chi NSNN Căn cứ dự toán chi ngân sách năm (phân bổ chi tiết cho từng ban ngành) đã được Hội đồng nhân dân phường quyết định và gửi cho KBNN Ninh Kiều để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. UBND phường thực hiện những nhiệm vụ chi cụ thể gồm: 1/ Chi đầu tư phát triển: Các khoản chi đầu tư phát triển trên địa bàn phường Hưng Lợi đều tiến hành các bước đúng theo Luật quy định. Các khoản chi này chi theo các văn bản và các quyết định ban hành và hướng dẫn của Phòng Tài chính - Kế hoạch quận và Kho bạc Nhà nước quận; 2/ Chi thường xuyên: * Chi thường xuyên căn cứ vào tính chất kinh tế bao gồm các khoản chi như: - Các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: chi lương, phụ cấp lương; phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. - Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 36 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. - Các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn. - Các khoản chi thường xuyên khác gồm: các mục của mục lục NSNN không nằm trong 3 khoản chi ở trên. * Xét theo mục đích sử dụng kinh phí thì chi thường xuyên gồm các khoản chi cụ thể sau: - Chi sự nghiệp văn hóa xã hội như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghieepjphats thanh, truyền hình; sự nghiệp xã hội. - Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể là các khoản chi đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước chính quyền phường Hưng Lợi gồm: + Chi cho hoạt động quản lý nhà nước; + Chi hoạt động của Đảng ủy phường; + Chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội phường bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Chữ thập đỏ, hội Người cao tuổi. 2.3.2. Thực trạng chấp hành chi NSNN Công tác thu chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên được Chính quyền phường Hưng Lợi quan tâm chỉ đạo, khai thác nguồn thu, chống thất thu nhằm đảm bảo nguồn thu NSNN trên địa bàn phường nói chung và nguồn thu cho ngân sách địa phương nói riêng để đáp ứng nhu cầu chi cho các hoạt động của bộ máy chính quyền phường Hưng Lợi đạt hiệu quả cao. Biểu đồ 3: Cơ cấu giữa thu - chi ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 của phường Hưng Lợi 5.000.000 4.500.000 4.000.000 3.500.000 3.000.000 Thu NS xã 2.500.000 2.000.000 Chi NS xã 1.500.000 1.000.000 500.000 2010 2011 2012 ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 37 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Qua biểu đồ 3 ta thấy việc chấp hành NSNN cấp xã tại phường Hưng Lợi giai đoạn 2010 – 2012 đã đảm bảo nguyên tắc “chi không vượt quá nguồn thu quy định” được quy định tại khoản 2.4, phần I Thông tư 60/2003/TT-BTC. Để đảm bảo được nguyên tắc trên, UBND phường Hưng Lợi không những phải chấp hành tốt dự toán thu NSNN, mà còn phải thực hiện tốt việc chấp hành dự toán chi NSNN hàng năm . Bảng 3: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHI NS XÃ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯNG LỢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Đơn vị tính: ngàn đồng Năm 2010 Năm 2011 Số TT Nội dung A B 1 TỔNG CHI NS XÃ 3.741.218 3.595.091 96,1 4.462.949 Dự toán Năm 2012 Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % 2 3 4 5 5 7 8 9 4.377.261 98,08 4.558.007 4.419.718 97 I Chi đầu tư phát triển 450.000 443.907 98,6 300.000 281.097 93,7 1 Chi đầu tư XDCB 450.000 443.907 98,6 300.000 281.097 93,7 2 Chi đầu tư phát triển khác II Chi thường xuyên 3.291.218 3.151.184 95,7 4.162.949 4.096.164 98,4 4.558.007 4.419.718 97 1 Chi công tác DQTV, ANTT 889.880 870.967 97,8 1.341.990 1.300.791 96,9 1.531.588 1.446.021 94,4 2 Sự nghiệp giáo dục 39.820 34.083 85,6 40.000 38.820 97,1 40.000 35.081 87,7 3 Sự nghiệp ytế, DS-GĐ-TE 24.000 22.047 91,9 22.000 19.657 89,4 21.625 20.603 95,28 4 Sự nghiệp VH, thông tin 310.425 272.466 87,8 138.000 136.897 99,2 105.000 73.170 69,7 5 Sự nghiệp TDTT 10.000 8.433 84,3 10.000 9.942 99,4 8.000 4.625 57,8 6 Sự nghiệp kinh tế 205.354 205.353 100 201.547 201.547 100 267.000 266.295 99,7 1.811.739 1.737.833 95,9 2.409.412 2.388.509 99,1 2.584.794 2.573.921 99,6 1.217.289 1.171.499 96,2 1.656.545 1.654.104 99,9 1.713.527 1.704.632 99,5 7 8 Sự nghiệp xã hội Chi quản lý NN, Đảng, Đoàn thể 8.1 Quản lý nhà nước 8.2 Đảng cộng sản VN 197.620 186.674 94,5 229.441 227.601 99,2 308.117 307.420 99,8 8.3 Mặt trận Tổ quốc VN 101.300 88.469 87,3 121.125 120.208 99,2 175.600 174.695 99,5 8.4 Đoàn thanh niên CSHCM 80.220 78.836 98,3 90.654 86.823 95,8 99.750 99.454 99,7 8.5 Hội phụ nữ VN 76.470 75.086 98,2 90.382 85.222 94,3 102.650 102.650 100 8.6 Hội Cựu chiến binh VN 58.840 57.556 97,8 68.765 63.045 91,7 75.950 75.886 99,9 Hội CTĐ-NCT 80.000 79.712 99,6 152.500 151.504 99,4 109.200 109.182 100 8.7 III Chi chuyển nguồn sang năm sau ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 38 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Biểu đồ 4: Thực hiện dự toán chi ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 của phường Hưng Lợi 5.000.000 4.500.000 4.000.000 3.500.000 3.000.000 Dự toán 2.500.000 2.000.000 Thực hiện 1.500.000 1.000.000 500.000 2010 Biểu đồ 5: 2011 2012 Cơ cấu chi ngân sách xã giai đoạn 2010 – 2012 của phường Hưng Lợi 120,00 100,00 80,00 Chi đầu tư phát triển 60,00 Chi thường xuyên 40,00 20,00 2010 2011 2012 Kết quả thực hiện chi ngân sách xã của phường Hưng Lợi giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện rõ tại Bảng 3 và Biểu số 4, cho ta thấy: - Chi ngân sách năm sau cao hơn năm trước, cụ thể số thực hiện năm 2010 là 3.595,091 triệu đồng, năm 2011 chi 4.377,261 triệu đồng tăng 21,75% so với năm 2010 và đến năm 2012 mức chi là 4.419,718 triệu đồng. - Công tác lập dự toán chi tương đối chính xác, điều này ảnh hưởng tốt đến việc chấp hành dự toán chi, tỉ lệ giữa thực hiện và dự toán của 3 năm 2010 – 2012 nằm trong khoảng từ 96,09% đến 98,08% Xét về cơ cấu các khoản chi thì tỉ trọng của chi thường xuyên có xu hướng tăng và chi đầu tư phát triển giảm, điều này thể hiện rõ ở Biểu số 5. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 39 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Về chi thường xuyên tăng dần theo từng năm: năm 2010 thực hiện 3.151,184 triệu đồng chiếm 87,65% trên tổng chi năm 2010, năm 2011 là 4.096,164 triệu đồng chiếm 93,58% tổng chi năm 2011 và đến năm 2012 là 4.419,718 triệu đồng chiếm 100 %. Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương phường Hưng Lợi. - Về chi đầu tư phát triển lại tỉ lệ nghịch với chi thường xuyên: năm 2010 chi 443, 907 triệu đồng đạt 12,35% tổng chi năm 2010 qua năm 2011 chi 281,097 triệu đồng chiếm 6,42% tổng chi năm 2011 và năm 2012 khoản chi này không có. 2.3.3. Đánh giá việc chấp hành chi NSNN 2.3.3.1. Thành tựu đạt được Việc xây dựng phường Hưng Lợi trở thành một phường phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ và nhân dân phường. Trong thời gian qua Đảng uỷ, Ủy Ban Nhân dân và nhân dân phường Hưng Lợi đã phấn đấu vượt qua khó khăn, từng bước phát huy tốt các nguồn lực, đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành nên đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch; các mặt xã hội đều có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện; an ninh-quốc phòng được bảo đảm, là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố Cần Thơ. Là 1 trong 3 phường đầu tiên của Quận Ninh Kiều được giao thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều. Đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17-012006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Và quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2009 về việc ban hành Quy định khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính thí điểm đối với xã; phường; thị trấn; trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Điều này tạo ra một số kết quả tích cực như: - Nâng cao chế độ tự chủ trong quản lý và chi tiêu tài chính của Chủ tịch UBND Phường Hưng Lợi. - Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho đơn vị. Tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 40 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản công đúng mục đích, có hiệu quả. Sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn của các ban ngành - Là động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ các chỉ tiêu kinh tế xã hội của địa phương - Thực hiện được việc tiết kiệm chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và nhân viên trong cơ quan. - Tạo được niềm phấn khởi trong toàn thể cán bộ công nhân viên - Thái độ và phong cách làm việc của các cán bộ công chức và các ban ngành đoàn thể có chuyển biến tốt và an tâm công tác; Căn cứ vào Nghị quyết Hội đồng nhân dân phường, Uỷ ban nhân dân phường quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho từng ban ngành, đoàn thể của phường. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách xã. Phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý nguồn thu NSNN trên địa bàn phường. Tất cả các nguồn thu, chi đều qua Kho bạc nhà nước. Công tác chấp hành chi NSNN cấp xã tại đơn vị được thực hiện tốt. Các khoản chi ngân sách phường được kiểm soát chặt chẽ, là mối quan tâm hàng đầu của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý tài chính. Với mục đích là các khoản chi ngân sách phường phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định và sử dụng các khoản chi đó đem lại hiệu quả. 2.3.3.2. Hạn chế * Về mặt chủ quan: Phường Hưng Lợi có vị trí thuận lợi đó là một lợi thế thúc đẩy phát triển về kinh tế, chính trị, quốc phòng đồng thời phường còn có một đội ngũ cán bộ, công chức giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó phường cũng gặp một số khó khăn là điều không tránh khỏi như: dân số quá đông, sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý kinh tế xã hội không rõ ràng, lồng ghép đan xen giữa các cấp, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước còn cồng kềnh chưa thực sự chuyên nghiệp. * Về mặt khách quan: - Nhu cầu và mức chi thực tế cao hơn nhiều so với định mức phân bổ ngân sách, các định mức phân bổ này còn thiếu sự linh hoạt và chưa thích ứng với biến động của giá cả thị trường. - Hệ thống định mức chi ngân sách đã lạc hậu không còn phù hợp với thực tế và khá cứng nhắc, chỉ còn mang tính thức trong thanh, quyết toán. Điều đó tạo ra ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 41 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------một thông lệ xấu là các cơ quan, đơn vị và các nhân sử dụng kinh phí luôn phải khai gian, không khuyến khích sự tuân thủ pháp luật, đồng thời tạo cơ hội cho những động cơ không tốt vì lợi ích cá nhân. - Văn bản hướng dẫn chi hoạt động còn thiếu và chưa đồng bộ, một số khoản chi không có định mức chi cụ thể, do đó các địa phương áp dụng không thống nhất. Ví dụ như: Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND của HĐND thành phố Cần Thơ quy định mức chi hỗ trợ may lễ phục cho Đại biểu HĐND cấp phường là 6.400.000 đồng/2 bộ/nhiệm kỳ theo khả năng ngân sách cấp mình (Số Đại biểu HĐND 1 phường là 27 đại biểu x 6.400.000 đồng = 172.800.000 đồng), nhưng dự toán UBND quận giao cho các phường kinh phí hoạt động của Đại biểu HĐND 1 năm chỉ có 35.000.000 đồng, nên định mức chi này không khả thi. 2.3.3.3. Giải pháp Một là, UBND phường cần cố gắng khắc phục những mặt hạn chế do yếu tố chủ quan để nâng cao hiệu quả quản lý và chấp hành ngân sách ở địa phương. - Về nghiệp vụ chuyên môn: + Đảm bảo được chất lượng lập dự toán thu, chi ngân sách phường, các khoản thu, chi được tính toán và thực hiện dựa trên chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật. + Thực hiện thu, chi đúng pháp luật, đúng Luật ngân sách và Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và cấp phát thanh toán kinh phí đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo tiến độ công việc trên tinh thần tiết kiệm chống lãng phí. Cân đối thu chi hợp lý có kết dư ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo đáp ứng được các nhiệm vụ về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của địa phương. + Tổ chức hạch toán rõ ràng, chính xác và cập nhật số liệu kịp thời, thanh quyết toán đầy đủ + Thực hiện việc luân chuyển chứng từ hợp lý, đầy đủ các chữ ký. Hình thức đúng theo biểu mẫu quy định, phương pháp ghi đầy đủ nội dung đối với mỗi loại chứng từ, đảm bảo nguyên tắc ghi chép chứng từ. + Các sổ, báo cáo kế toán giữa thực tế và lý thuyết giống nhau hình thức, mẫu biểu đúng quy định của nhà nước. Số liệu trên báo cáo rõ ràng, chính xác, trung thực, là căn cứ để giải trình với cấp trên. + Thực hiện tốt quy chế công khai tài chính, ngân sách. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 42 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------+ Tổ chức công tác kiểm soát nội bộ tốt, phân công công việc cho các kế toán trên nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm”. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu sổ sách, quỹ tiền mặt giữa kế toán và thủ quỹ. + Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp phát kinh phí, đảm bảo sử dụng vốn ngân sách đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. + Do đơn vị sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên đôi khi xảy ra một số sai sót trong quá trình nhập liệu. Để đảm bảo việc lưu trữ số liệu được an toàn, kế toán đơn vị thường xuyên sao lưu số liệu kế toán đề phòng các trường hợp bị sự cố máy móc. - Về con người: + Cần có chế độ hợp lý và quan tâm nhiều hơn đối với Ban tài chính phường, vì đây là bộ phận quan trọng góp phần không nhỏ vào thành công của việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước nói chung và của phường Hưng Lợi nói riêng, đưa hoạt động của đơn vị phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. + Việc tổ chức quản lý ngân sách xã phải căn cứ vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương có liên quan đến quản lý tài chính ngân sách xã. Vì vậy đòi hỏi cán bộ xã phải thường xuyên cập nhật, khai thác, năm vững nội dung để thi hành. Hai là, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước các cấp ban hành cần phải thống nhất, đồng bộ tránh trường hợp mâu thuẫn, chồng chéo khó thực hiện được trong thực tế. Ba là, một số quy định trong pháp luật ngân sách cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để nâng cao tính hiệu quả trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Qua nghiên cứu thực tiễn việc chấp hành NSNN tại phường Hưng Lợi, cho thấy phường Hưng Lợi có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, có nguồn thu NSNN hàng năm cao. Tuy nhiên để duy trì được nguồn thu được ổn định và lâu dài, trong công tác chấp hành thu NSNN, chính quyền địa phương cần phải quan tâm hơn nữa việc nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường quản lý thu, thu đúng, thu đủ và thu kịp thời các khoản thu NS do UBND phường quản lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế tiến hành lập sổ bộ thuế đến từng đối tượng phải nộp thuế, có biện pháp thu cụ thể cho từng khoản thu, đối tượng thu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân dân tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Song song với việc chấp hành thu NSNN, phường Hưng Lợi cũng thực hiện khá tốt công tác chấp hành chi NSNN, các khoản chi đều căn cứ vào chế độ, tiêu ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 43 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------chuẩn, định mức ngân sách được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện. UBND phường bố trí các khoản chi hợp lý để đảm bảo tăng cường hiệu quả các hoạt động của chính quyền về quản lý pháp luật, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, xã hội và của nhân dân. Tuy có một số văn bản hướng dẫn của các cấp chưa cụ thể, chưa thống nhất dẫn đến việc thực hiện giữa các phường trên cùng một quận không được đồng bộ. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 44 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------PHẦN KẾT LUẬN Ngân sách xã nói chung và ngân sách phường Hưng Lợi nói riêng là một bộ phận của ngân sách nhà nước. Do đó việc quản lý Ngân sách của phường là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước địa phương. Phường là một cấp chính quyền cơ sở, một cấp ngân sách địa phương, tình hình tài chính lành mạnh biểu hiện nền kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển đúng hướng, phù hợp với nhu cầu chung của xã hội Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường Hưng Lợi về công tác thu, chi ngân sách, phường đã thực hiện đúng theo pháp luật, đúng tiêu chuẩn, định mức của các văn bản do cấp trên ban hành. Từ khi Luật ngân sách ban hành đến nay phường đã tự cân đối thu, chi ngân sách; ngân sách cấp trên không phải cấp bổ sung cân đối, đảm bảo chi cho các hoạt động, phong trào của các ban, ngành, đoàn thể và các công trình phúc lợi tai địa phương, kết dư ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Công tác “Chấp hành ngân sách nhà nước cấp xã tại phường Hưng Lợi” được thực hiện tốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế tại địa phương. Đồng thời giúp đơn vị sử dụng ngân sách có nhận thức tốt hơn trong sử dụng ngân sách và phòng chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm ngân quỹ tài chính quốc gia. Để phường Hưng Lợi trở thành một phường phát triển vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực thì mỗi cấp, mỗi ngành cần phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. Ban tài chính phường Hưng Lợi với nhiệm vụ là quản lý quỹ ngân sách của phường cũng phải phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong đó có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách và các hoạt động tài chính khác của phường; phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách. . . cung cấp thông tin số liệu kế toán tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân phường các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính tri, xã hội trên địa bàn phường. Tất cả các khoản thu, chi ngân sách phường đều được công khai tài chính, minh bạch trước dân. Mặt khác cần công khai những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 45 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ----------------------------------------------------------------------------------------------------Công việc của Ban tài chính là thu thập, xử lý, kiểm tra giám sát các khoản thu, chi ngân sách và các quỹ công chuyên dùng; tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, các quy định về tiêu chuẩn, định mức. . . đòi hỏi người kế toán phải có kinh nghiệm, trình độ và tính chính xác tuyệt đối. Hiện nay chế độ kế toán có nhiều đổi mới, sửa đổi, bổ sung nhằm mục tiêu hoàn thiện bộ máy tài chính kế toán từ Trung ương đến địa phương. Do đó phường cũng cần có những biện pháp đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn công tác “Chấp hành ngân sách nhà nước cấp xã tại phường Hưng Lợi” như: - Nâng cao trình độ quản lý tài chính, ngân sách nhà nước cho cán bộ phường. Thường xuyên phân loại trình độ quản lý tài chính của cán bộ và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu quản lý và thay thế những cán bộ yếu kém về trách nhiệm và chuyên môn bằng những cán bộ có năng lực và trách nhiệm hơn. - Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao là tiêu chí cần phải thực hiện đầu tiên, bên cạnh đó ban tài chính phường cũng cần quan tâm và phát huy hơn nữa việc lập dự toán sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động ở địa phương, đồng thời cũng phải biết cân đối thu, chi hợp lý, đảm bảo chấp hành tốt dự toán, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế được giao. Trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và đổi mới nền tài chính Nhà nước, công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn được thực hiện tốt, đặc biệt là công tác chấp hành ngân sách xã, phường, thị trấn theo đúng luật NSNN là góp phần thực hiện thành công công tác điều hành ngân sách địa phương nói riêng và quản lý nhà nước ở địa phương nói chung. ----------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 46 SVTH: Hữu Thị Minh Thu [...]... quyền Nhà nước Vì vậy Luật NSNN năm 2002 quy định hệ thống NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các đơn vị hành chính có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, được thể hiện theo sơ đồ dưới đây Sơ đồ 1: Hệ thống Ngân sách Nhà nước NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN NGÂN SÁCH CẤP XÃ ... tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã và tương đương Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước các cấp, quỹ ngân sách lại được chia thành nhiều phần... tác chấp hành ngân sách cấp xã nên tôi chọn đề tài Chấp hành ngân sách nhà nước cấp xã – Thực tiễn tại phường Hưng Lợi làm đề tài nghiên cứu nhằm mục đích góp phần hoàn thiện hơn trong công tác chấp hành ngân sách ở cấp cơ sở và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN nói chung 2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu là nhằm hoàn thiện hơn khâu chấp hành ngân sách xã, phường, ... Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi 1.1.2 Khái niệm ngân sách cấp xã Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia đều là sự hợp thành của một số cấp hành chính nhất định, và có sự phân công, phân cấp về quản lý kinh tế, xã hội cho mỗi cấp đó Nên cấu trúc của hệ thống ngân sách ở các quốc gia luôn bao gồm một số cấp. .. khâu: lập, chấp hành, quyết toán ngân sách xã mà chính quyền cơ sở ở mọi nơi đều phải tuân thủ Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa ngân sách xã với các cấp ngân sách khác trong hệ thống NSNN là ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, lại vừa là đơn vị sử dụng ngân sách Là một cấp ngân sách, ngân sách xã cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi như một cấp ngân sách thực thụ... Phân loại chi ngân sách .17 1.2.2.2 Căn cứ chấp hành chi ngân sách xã 20 1.2.2.3 Chấp hành dự toán chi 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG HƯNG LỢI ,QUẬN NINH KIỀU 25 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Hưng Lợi .25 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .25 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ... về NSNN cấp xã Ở chương này, người viết nêu lên tầm quan trọng của NSNN nói chung và NSNN cấp xã nói riêng NSNN là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước, thông qua các khái niệm về hệ thống NSNN, NSNN cấp xã và công tác chấp hành NSNN cấp xã - Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện việc chấp hành ngân sách nhà nước tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều Trên... tác chấp hành NSNN ở phường Hưng Lợi GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu - Trang 2 SVTH: Hữu Thị Minh Thu Luận văn tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NSNN CẤP XÃ 1.1 Các khái niệm: 1.1.1 Ngân sách nhà nước: 1.1.1.1 Khái niệm ngân sách. .. Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .1 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NSNN CẤP XÃ 3 1.1 Các khái niệm 3 1.1.1 Ngân sách nhà nước 3 1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước .3 1.1.1.2 Hệ thống NSNN 6 1.1.2 Khái niệm ngân sách cấp xã. .. tốt nghiệp: Chấp hành ngân sách Nhà nước cấp xã - Thực tiễn tại phường Hưng Lợi Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên: Luật NSNN quy định dành một phần nguồn thu thuế, phí, lệ phí từ các hoạt động kinh tế phát sinh tại địa bàn xã cho ngân sách xã được sử dụng nhằm tạo quyền chủ động về tài chính cho cấp xã Đây cũng

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan