sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên việt nam – thực trạng và giải pháp

59 1.2K 3
sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên việt nam – thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Sƣ phạm giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS.GVC - Lê Duy Sơn Nguyễn Cẩm Tuyên MSSV: 6106657 Cần Thơ, 11/2013 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4 5. Kết cấu luận văn .............................................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ VÀ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................................... 5 1.1. Khái niệm giải trí và các loại hình giải trí ...................................................................... 5 1.2. Nhu cầu giải trí của Thanh niên Việt Nam hiện nay .................................................... 12 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM ................................................................ 19 2.1. Những tác động tích cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam 19 2.2. Những tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam .. 29 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẦM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................................................................................... 47 3.1 Năng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động......................... 48 giải trí ................................................................................................................................... 48 3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh niên ................................................................................ 49 3.3. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh niên. .................... 52 3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên ..................... 53 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 59 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay xã hội ngày một phát triển, khoa học công nghệ ngày càng cao, máy móc đã thay con người giải quyết nhiều công việc. Con người đã có nhiều thời gian rỗi hơn để dành cho những nhu cầu khác. Một trong những nhu cầu đó là được giải trí. Giải trí là nhu cầu cao của con người, đặc biệt là tâng lớp thanh niên. Thông qua hoạt động giải trí, con người tái sản xuất sức lao động, hoà nhập vào cộng đồng, tạo mối liên hệ với cộng đồng. Xã hội ngày nay phát triển làm xuất hiện rất nhiều các loại hình giải trí, mỗi loại hình giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau, lượng người tham gia vào mỗi loại hình giải trí cũng không bằng nhau. Với lứa tuổi thanh niên, đây là giai đoạn hoàn thiện nhân cách, trưởng thành của các cá nhân. Giải trí được tầng lớp thanh niên rất quan tâm vì qua giải trí, họ có điều kiện để thể hiện mình, để học hỏi và trau dồi những kinh nghiệm sống từ bạn bè, cộng đồng xã hội… Do vậy mà giải trí đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của tầng lớp thanh niên. Chính vì tầm quan trọng của giải trí như vậy, nên thanh niên Việt Nam trong thời điểm hiện nay rất quan tâm đến hoạt động giải trí. Họ tham gia vào rất nhiều hoạt động giải trí, dành nhiều thời gian rỗi cho giải trí. Từ tháng 10 năm 1999, khi Chính phủ áp dụng hai ngày nghỉ cuối tuần thì nhu cầu giải trí lại càng cao. Tuy nhiên, có những ảnh hưởng tiêu cực xuất hiện từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam. Ta có thể thấy điều này qua cách suy nghĩ, lối sống, cách ứng sử của thanh niên trong xã hội hiện nay, khá đông bạn trẻ khác có những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn đáng lo ngại, có lối sống thực dụng, buông thả, dễ dãi, hành động thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều bạn có biểu hiện tiêu cực không được quan tâm uốn nắn kịp thời đã trượt ngã thành hư hỏng, tội phạm. Một số thanh niên có những hành động đi ngược lại với những giá trị truyền thống của dân tộc, làm suy tàn những phẩm chất đạo đức. Để góp phần tìm hiểu sự tác động từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh 3 niên Việt Nam hiện nay nên tôi chọn đề tài: " Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Tiềm hiểu về thực trạng sự ảnh hưởng của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những tiêu chí, nội dung các loại hình giải trí và nhu cầu giả trí của thanh niên Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế sự tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên việt nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên. Phạm vi nghiên cứu là: Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đạt được mục đích và nhiệm vụ đặc ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, lý luận liên hệ với thực tiễn,... 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung luận văn gôm 3 chương 8 tiết. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ VÀ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm giải trí và các loại hình giải trí 1.1.1. Khái niệm giải trí Theo Từ điển xã hội học (do Nguyễn Khắc Viện chủ biên): “Giải trí là một dạng hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng.” Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên của tác giả Đinh Thị Vân Chi, NXB chính trị quốc gia, Việt Nam, 2003: “Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.” Tiêu chí đánh giá các loại hình giải trí Những nghiên cứu đầu tiên về giải trí xuất hiện rất lâu trong lịch sử loài người, những tác phẩm của Aristote, Platon và các tác giả khác bàn về bản chất, chức năng của giải trí trong đời sống của con người. Nhưng phải đến cuối thế kỉ 19 giải trí và những vấn đề liên quan (thời gian nhàn rỗi…) mới được thực sự quan tâm. Hiện nay đã hình thành khoa học về nhàn rỗi với tư cách là khoa học liên ngành, trong số các khoa học về giải trí có mặt của xã hội học về giải trí, một chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu là thời gian rỗi trong mối tương tác với quỹ thời gian, đặc biệt là thời gian lao động và trong mối quan hệ với các thiết chế xã hội, cơ cấu văn hoá, văn hoá và các quá trình xã hội. Sự biến đổi về khoa học kỹ thuật, kinh tế kéo theo hàng loạt những biến đổi về xã hội, văn hóa …Chúng ta thấy có rất nhiều tác giả trong ngành khoa học xã hội nói chung và xã hội học, văn hóa học nói riêng đã có những công trình nghiên cứu, những bài viết, bình luận, nhận xét về vấn đề giải trí. 5 Các tác giả nổi tiếng của “Lý thuyết hành động xã hội” [14] này như Pareto, Weber, Parson, … đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người – xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Theo Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Và cái mà Weber gọi là “ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định thực hiện hành động gì?, và sẽ thực hiện nó như thế nào?, khác hẳn với những hành động bản năng sinh học. Đối chiếu với hành động lựa chọn những hình thức giải trí của các hộ gia đình là hành động có sự tham gia của ý thức, thể hiện sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh như chơi cái gì?, đi đâu?, vào lúc nào?, có phù hợp với điều kiện của mình không?. Như vậy, hành động lựa chọn hình thức giải trí của các hộ gia đình cũng chính là một dạng hành động xã hội. Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực của xã hội. Nhận thức của các cá nhân trong gia đình trong hoạt động giải trí đều được điều chỉnh bởi quan niệm của xã hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành viên trong xã hội chấp nhận vì vậy khi tham gia vào hoạt động giải trí không thể không tính đến hệ giá trị – chuẩn mực của xã hội. Hành động có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể. Các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hành động rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khuôn mẫu cứng nhắc. Vì vậy các cá nhân tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích có thể lựa chọn cho mình những hình thức giải trí phù hợp. Giải trí là nhu cầu thực tế của con người. Ở các nước phương Tây, xã hội càng phát triển, thời gian lao động càng rút ngắn lại do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại, áp dụng tự động hóa vào sản xuất vì vậy thời gian rỗi nhiều hơn và cơ hội để con người tham gia các hoạt động giải trí càng cao hơn. Theo Marx thời gian rỗi là thuộc về sự phát triển của xã hội. Khi con người có những nhu cầu sinh tồn toàn diện, thì nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu thiết yếu. Thực chất giải trí là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân, là một hình thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải toả những mệt mỏi ức chế và phục hồi sức khoẻ đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ 6 mạnh toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Giải trí là một hình thức nghỉ ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần của con người, giúp con người xoá đi những căng thẳng, khắc phục những ức chế tâm lý do công việc gây ra. Hoạt động giải trí cũng là một dạng hoạt động để tái sản xuất sức lao động, gắn kết các cá nhân lại với nhau, tăng cường mối quan hệ xã hội, cố kết cộng đồng. Giải trí cũng là yêu cầu điều kiện để con người hiện đại sử dụng thời gian rỗi một cách có lợi, góp phần tạo diện mạo văn hoá cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Theo: “Lý thuyết nhu cầu của Maslow” [13] - nhu cầu vừa mang tính sinh học (đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con người), vừa mang tính xã hội (được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội) bị quy định bởi văn hóa cộng đồng. Theo thang nhu cầu của Maslow, ông đã phân cấp nhu cầu con người thành 5 bậc: Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu uy tín Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh học Nhu cầu giải trí thuộc nấc cao của thang nhu cầu. Nhu cầu giải trí thuộc phạm vi nhu cầu văn hóa, nhu cầu tinh thần gồm nhu cầu được giao tiếp, thưởng thức, vui chơi, giải trí. Trong nấc thang nhu cầu của Maslow, nhu cầu giải trí nằm ở nấc thang thứ ba, đó là nhu cầu xã hội. Qua thang trên, chúng ta có thể thấy nhu cầu thấp nhất là nhu cầu sinh học như ăn, mặc, mua sắm..., nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện như nhu cầu tự thể hiện và tự khẳng định. Nhu cầu của con người cần được đáp ứng lần lượt từ thấp đến cao. Do đó, khi nhu cầu sinh học được đáp ứng thì con người có mong muốn được thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần. 7 Còn “Lý thuyết lựa chọn hợp lý” (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động[14]. Ngày nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Khi những nhu cầu thiết yếu để cho sự sinh tồn được đảm bảo, khi những đòi hỏi về ăn, mặc, ở được đáp ứng, con người tiếp tục hướng đến nấc thang cao hơn của nhu cầu: tự thể hiện, tự khẳng định, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân cũng rất đa dạng, phong phú. Họ ngày càng có nhiều lựa chọn cho phù hợp với sở thích, mức sống, quỹ thời gian và luôn hướng các hoạt động đó đến việc tự hoàn thiện bản thân, nâng cao hiểu biết cho mình. Chính vì thế ngày nay giải trí được xã hội nhìn nhận theo những góc độ sau: - Giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát triển của con người về thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Giải trí không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng. - Hoạt động giải trí nằm trong hệ thống các loại hoạt động của con người, thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo… Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người. Giải trí là dạng hoạt động mang tính tự nguyện nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mỹ. - Thời gian dành cho hoạt động giải trí thường gắn liền với thời gian rỗi, là những khoảng thời gian mà cá nhân không bị bức bách bởi những nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi những nghĩa vụ cá nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu cầu vật chất. Con người hồn tồn tự do, thốt khỏi những băn khoăn, lo lắng thường nhật. Khi đó, 8 với sự thanh thản về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, họ tìm đến những hoạt động giải trí. - Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ phía cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất hiện nhu cầu giải trí, con người bị thôi thúc hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự đòi hỏi ngày càng cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tự hồn thiện và tự khẳng định mình của con người. Nhu cầu giải trí cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành các nhu cầu tinh thần. - Giải trí là một bộ phận nằm trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và cả cộng đồng theo hướng có lợi là chính và cũng không tránh khỏi có những giải trí mang tính bất lợi. Giải trí có lợi là hướng tới những chuẩn mực được cả cộng đồng thừa nhận, mang giá trị thẩm mỹ cao, và ngược lại giải trí mang tính bất lợi chỉ được duy trì ở một nhóm người, một bộ phận trong cộng đồng dân cư và sớm muộn không còn tồn tại, tuy nhiên có những trường hợp cá biệt nó vẫn còn dai dẳng. - Giải trí với chuẩn mực nhằm đạt tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Giải trí theo hướng tích cực trở thành một trong những động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Thanh Hố hiện nay, nhu cầu giải trí đã và đang là bài tốn khó đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và cả cộng đồng cùng có trách nhiệm và nghĩa vụ phải duy trì, làm giàu thêm những giá trị mới, đồng thời phải loại trừ, đưa ra khỏi cuộc sống những gì có hại, cản trở sự phát triển. Phân loại các loại hình giải trí Xã hội ngày nay phát triển làm xuất hiện rất nhiều các loại hình giải trí, mỗi loại hình giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau, mức độ sử dụng các loại hình giải trí khác nhau. Trong các số các loại hình giải trí: Thụ động (Xem ti vi; nghe đài; lướt web; chat trên mạng; chơi game, điện tử), vận động (Đi chơi/đi dạo phố với bạn bè; đi mua sắm; đi uống nước, cà phê, hoặc bia hơi sau giờ làm; đi hát karaoke; đi dã ngoại, du lịch; đi xem biểu diễn ca nhạc nhẹ; đi xem thi đấu trực tiếp các môn thể thao; đi xem phim tại rạp; đi xem các loại hình nghệ thuật truyền 9 thống; đi tập thể dục, thể thao) thì hình thức xem tivi, đi dạo phố với bạn, nghe đài là những hoạt động thường xuyên được các nhóm thanh niên thực hiện. Có sự chênh lệch khá rõ rệt trong việc lựa chọn hai loại hình giải trí mang tính thụ động và vận động của thanh niên. Nhóm giải trí thụ động được thanh niên lựa chọn nhiều hơn, còn giải trí mang tính vận động thì ít hơn. Điều này cho thấy các loại hình giải trí thụ động vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực giải trí của thanh niên . Giải trí là những hoạt động trong thời gian rỗi nhưng không phải bất kể hoạt động nào trong thời gian rỗi cũng là giải trí. Các hoạt động như la cà hàng quán, hút ma tuý... tuy diễn ra trong thời gian rỗi nhưng là những hành vi lệch chuẩn, không phải là để giải trí. Như vậy, giải trí là muốn nói đến các hoạt động vui chơi nói chung, đem lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái về mặt thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giải trí lành mạnh và giải trí không lành mạnh. Vì ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì những hình thức giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hình thức giải trí mang mục đích xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người. Giải trí lành mạnh là hoạt động giải trí trong thời gian rỗi nhằm mục đích thư giãn, nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Các hoạt động được cho là lành mạnh có thể kể đến như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo, truy cập internet, tập thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ…Đây là những hoạt động lành mạnh, đem lại hiệu quả cao, có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân, giúp cá nhân phát diện toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, cũng là những hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi như xem phim đồ trụy, truy cập các trang web đen, chơi cờ bạc, cá độ bóng đá… nhưng động cơ, mục đích không lành mạnh, không trong sáng, không những làm tiêu tốn thời gian tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Việc tham gia các hoạt động giải trí không lành mạnh còn dẫn họ đến con đường phạm tội, hủy hoại bản thân, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. 10 Như vậy, khoảng cách giữa giải trí lành mạnh và không lành mạnh là rất gần nhau. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tránh sa ngã vào những hình thức giải trí không lành mạnh. 1.1.2. Các loại hình giải trí Hiện nay ở nước ta, thời gian rỗi được sử dụng như thế nào? Vào những hoạt động gì? Đó là một câu hỏi lớn. Từ tháng 10/1999, Việt Nam đã chuyển sang chế độ làm việc 40 giờ/tuần, các công chức có 2 ngày nghỉ. Nhưng việc sử dụng số thời gian rỗi trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa hiện nay một cách hiệu quả, tích cực và lành mạnh không phải là vấn đề đơn giản. Thực tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong quá trình diễn ra công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó đã xuất hiện những biểu hiện của sự phát triển các hoạt động giải trí tinh thần một cách tự phát, thậm chí còn có cả những hoạt động không phù hợp với điều kiện thực tế và văn hoá của địa phương, nhiều người gần như không có hoạt động giải trí, hoặc không có nhu cầu tham gia vào các hoạt động giải trí. Điều này là hệ quả tất yếu của của sự phát triển. Ở các vùng nông thôn Việt Nam hiện nay do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên đã cuốn hút người dân, đặc biệt là thanh niên nơi đây vào hoạt động lao động sản xuất vật chất, vào những công việc sản xuất kinh doanh tăng thu nhập để ổn định cuộc sống, vì vậy thời gian rỗi giành cho hoạt động giải trí của họ không nhiều. Điều đó là dễ lý giải khi với những biến đôi mạnh mẽ kinh tế- xã hội trong thời gian qua, nhất là xu hướng phân tầng xã hội, làm khoảng cách giàu nghèo nới rộng ở nông thôn nên người nông dân càng tìm mọi cách để tăng thu nhập, làm giàu và thăng tiến xã hội. Mặt khác, trong thời kì hội nhập, có rất nhiều loại hình giải trí được du nhập vào Việt Nam. Do đó, người dân có thể đa dạng hoá được sự lựa chọn hoạt động giải trí tinh thần trong thời gian nhàn rỗi. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những loại hình giải trí không phù hợp với thuần phong mỹ tục, với điều kiện sống của người dân tại các vùng quê nước ta. Hoạt động giải trí đã, đang và tiếp tục là nhu cầu tất yếu của con người. Đặc biệt 11 hoạt động giải trí còn là yếu tố quan trọng xây dựng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2. Nhu cầu giải trí của Thanh niên Việt Nam hiện nay Khái niệm nhu cầu Theo nghĩa từ, nhu là cần thiết, cầu là đòi hỏi, mong muốn. Nhu cầu có cơ sở sinh vật nhưng không thể cho đó là biểu hiện của bản tính người tồn tại nguyên dạng của con người từ thời đại này sang thời đại khác . Ngoài sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản của sự sinh tồn, con người còn có những nhu cầu xã hội khác. Do vậy nhu cầu của con người có tính sinh học và tính xã hội. Có thể đưa ra mét ý niệm về nhu cầu như sau. Nhu cầu là những đòi hỏi không ngừng phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân, với tư cách là thành viên của một xã hội, được thể hiện và đáp ứng thông qua trình độ hoạt động sản xuất và trình độ hoạt động tiêu thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của xã hội. Khái niệm nhu cầu giải trí Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết cá nhân, mà nếu thiếu nó thì sự phát triển của họ không thể đầy đủ và toàn diện. Có 6 nhu cầu xã hội cơ bản của con người trong đó có nhu cầu giải trí-tái sáng tạo. Đó là nhu cầu nghỉ ngơi và tinh thần bằng chuyển trạng thái hoạt động: từ các hoạt động sinh tồn sinh vật sang các hoạt động thẩm mỹ. Nhu cầu chính yếu là tái nhận thức hiện thực theo phương thức thẩm mỹ. Các nhu cầu phụ thuộc là sự sản xuất và tiêu thụ tác phẩm biểu tượng tính, sự phát triển các năng lực cảm thô thẩm mỹ, chế độ thời gian rỗi, thiết chế thời gian rỗi và phương tiện giải trí. Dưới góc độ văn hoá, nhu cầu giải trí được xác định là nhu cầu sản xuất và tiêu thụ các tác phẩm văn hoá. Khái niệm thời gian rỗi Trong bất kỳ thời đại nào con người cũng tiêu dung thời gian rỗi cho bốn loại hoạt động: - Hoạt động lao động xã hội 12 - Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong đời sống xã hội - Hoạt động duy trì, bảo vệ đời sống vật chất nhằm thoả mãn các nhu cầu cá nhân. - Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân. Loại hoạt động thứ tư diễn ra không nhiều trong đời sống con người. Đó là số thời gian còn lại của mỗi người sau khi đã làm xong ba loại bổn phận trên. Người ta gọi đó là thời gian rỗi, đặc điểm của nó là con người có thể tự do làm những gì mình thích, và đó là sự chuyển từ hoạt động tất yếu, cưỡng bức sang tù do, tự giác, tự nguyện. Những nhân tố quyết định đến nhu cầu giải trí: Điều kiện chủ quan: Nhân khẩu xã hội của chủ thể, nhu cầu tinh thần, thời gian rỗi, kinh phí, năng khiếu cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập. Điều kiện khách quan: Số lượng, vị trí của các địa điểm giải trí, sự tổ chức và quản lý các hoạt động giải trí. Định hướng của xã hội: Chính sách giải trí, quan niệm xã hội, đầu tư của xã hội cho giải trí. Nhu cầu giải trí của Thanh niên Việt Nam hiện nay Mỗi lứa tuổi đều có sở thích riêng, phong cách sống riêng và nhu cầu giải trí riêng. Cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề xã hội ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Việc lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Quan niệm, chuẩn mực, tiêu chí để lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi nhóm tuổi cũng không giống nhau. Như nhận xét của một thanh niên: “Bây giờ xã hội phát triển, giao lưu- hợp tác nó làm thay đổi nhiều thứ, bộ mặt đất nước, thế rồi văn hóa cũng thay đổi theo. Nhu cầu giải trí cũng khác trước, trẻ có sở thích riêng, già có kiểu của già, mỗi thế hệ lại có lựa chọn khác nhau” [9]. Đặc biệt hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay khá đa dạng. Những hoạt động đó bao gồm cả những hoạt động mang tính vận động và những hoạt động mang tính thụ động. Hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay không chỉ là giải trí đơn thuần mà còn là sự giải trí có định hướng, có chọn lọc. Do điều kiện đời sống vật chất được cải thiện và do nhu cầu giải trí ngày càng cao vì thế mà người dân nói chung và đặc biệt là thanh niên nói riêng đã đầu tư khá nhiều thời gian rỗi của mình 13 vào việc sử dụng các loại hình giải trí. Có sự khác biệt về mức độ giải trí giữa thanh niên đi học và thanh niên đi làm, bên cạnh đó có sự khác biệt giữa các lứa tuổi, khu vực sống của thanh niên đi học và đi làm. Hiện nay các thành phố lớn hay ở các đô thị có nhiều điểm vui chơi giải trí cho thanh niên hơn ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên. Trong quá trình so sánh giữa hai nhóm thanh niên đi học và đi làm về mức độ các hoạt động giải trí cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên. Thanh niên đi làm có xu hướng có mức độ sử dụng các hình thức giải trí vận động cao hơn nhóm thanh niên đi học. Và ngược lại nhóm thanh niên đi học lại có xu hướng có mức độ giải trí theo hình thức thụ động cao hơn nhóm đi làm. Đồng thời cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm thanh niên ở các độ tuổi khác nhau, cũng như ở các thành phố khác nhau về mức độ giải trí. Càng ở độ tuổi cao thì nhóm thanh niên đi học càng ít sử dụng hình thức giải trí vận động . Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của 2 nhóm thanh niên đi học và đi làm cho thấy “yếu tố về kinh tế” (phương tiên vật chất như điện thoại, tivi, máy tính, xe máy,…và mức chi tiêu trong tháng) có sự ảnh hưởng mạnh nhất trong tất cả các yếu tố và chỉ đúng với hình thức giải trí thụ động mà không đúng với hình thức giải trí vận động của cả 2 nhóm đi học và đi làm. Trong hình thức giải trí vận động đối với thanh niên đi làm yếu tố mạnh nhất ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giải trí đó là “có sống ở ngoài gia đình hơn 3 tháng”; đối với thanh niên đang đi học thì lại là yếu tố “ Là cán bộ câu lạc bộ”. Như vậy giả thuyết ban đầu đặt là “Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ sử dụng các hoạt động giải trí của thanh niên” chỉ đúng trong trường hợp hình thức giải trí thụ động mà chưa đúng với hình thức giải trí vận động. Hiện nay không ít thanh niên có những hành vi mang tính chất tiêu cực để giải toả những căng thẳng của bản thân. Trong đó hình thức mà thanh niên thường xuyên làm nhất đó là hút thuốc, uống rượu bia, tiếp đó là đánh bạc, đua xe máy, đánh nhau. 14 Bên cạnh đó nếu xét về khía cạnh thời gian ta có thể thấy được nhu cầu giải trí của thanh niên Việt Nam rất đa dạng. Giải trí cấp ngày: Giải trí cấp ngày được diễn ra trong thời gian rỗi cấp ngày. Nghĩa là khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi các hao phí thời gian cho việc lao động (học tập), việc gia đình, việc riêng, ngủ, ăn uống, nghỉ ngơi. Trong thời gian rỗi cấp ngày của thanh niên Việt Nam có các hình thức giải trí phổ biến như xem tivi, đọc sách báo, nghe nhạc, chơi thể thao, đi chơi. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy xem tivi là hoạt động giải trí được thanh niên Việt Nam ưa thích nhất. Loại hình này "tiêu tốn" thời gian rỗi của thanh niên nhất. Bên cạnh đó các chương trình tivi ngày càng phong phú, mới mẻ và hấp dẫn là nguyên nhân tạo nên tỷ lệ người xem cao. Một hoạt động giải trí cũng rất phổ biến trong giới thanh niên Việt Nam là nghe nhạc, bộ phận này chiếm khá nhiều. Thời điểm này nghe nhạc nói chung có xu hướng ngày càng phát triển, nó được coi là loại hình giải trí mang tính thưởng thức nghệ thuật. Thoạt nhìn nghe nhạc không phải là hoạt động (con người như bị thụ động khi nghe nhạc) nhưng xét về bản chất, nghe nhạc là sự chuyển đổi của não từ hoạt động lao động sang hoạt động thẩm mỹ. Và vì vậy, nó mang tính giải trí cao. Chơi các môn thể thao cũng là hoạt động giải trí có tỷ lệ thanh niên tham gia cao. Ở đây ta không đề cập đến việc luyện tập thể thao tăng cường sức khoẻ mà chỉ quan tâm tới sự tham gia các hình thức thể thao trong thời gian rỗi nhằm mục đích giải trí. Xét từ góc độ đó các môn thể thao mà thanh niên thường tham gia có thể kể tới bóng đá, cầu lông, bơi lội… Bóng đá là môn thể thao rất phổ biến, nó được xem là môn thể thao vua. Do đó nó lôi cuốn thanh niên tham gia rất đông đảo. Có thể đá bóng sau giờ làm việc tại các sân bóng cơ quan hoặc tại các sân chơi ở địa bàn cư trú. Thậm chí thanh niên có thể đá bóng ở các vỉa hè, lòng đường. Cầu lông là hoạt động thể thao khá đơn giản, không đòi hỏi và yêu cầu cao đối với người chơi. Do vậy mà hình thức này rất phổ biến ở mọi khu dân cư. Bơi lội từ năm 1990 trờ lại đây với sự phong phú của các bể bơi hiện đại và tiện nghi đã thoả mãn được nhu cầu của tầng lớp thanh niên Việt Nam. Một hoạt động giải trí mà chúng ta phải đề cập tới trong các loại hình giải trí của thanh niên Việt Nam thời điểm này là "hội chứng" chat- 15 Internet. Với sự phát triển chóng mặt của các trung tâm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thanh niên ngày càng cao. Đây là loại hình giải trí mà thanh niên Việt Nam rất ưa chuộng hiên nay. Với giá cả rất phù hợp, các khách hàng có thể được thoải mái khi"dạo chơi" trên Internet, gửi một lá thư, nghe một bản nhạc, truy cập thông tin mà mình muốn. Ở đây, chúng ta cũng chỉ đề cập đến lĩnh vực giải trí trong chatInternet chứ không xét đến khía cạnh công việc. Với sự phát triển nhu cầu ngày càng cao đối với chat-Internet cần có một nghiên cứu cụ thể và quy mô để có thể hiểu được nguyên nhân, thực trạng và xu hướng của loại hình giải trí này. Tóm lại với thời gian rỗi trung bình 2h6'/ngày, khuôn mẫu giải trí cấp ngày của thanh niên Việt Nam có thể được nhận xét như sau: Đó là những hình thức giải trí tương đối phổ biến và phù hợp với quảng đại quần chúng, về cơ bản chúng không đòi hỏi chi phí cao hay những chuẩn bị phức tạp về mặt kĩ thuật. Giải trí cấp tuần: Giải trí cấp ngày đã giúp con người có những giê phót thoải mái và thư giãn sau mỗi ngày làm việc. Nhưng do hạn chế về thời gian và sự lặp lại như thói quen (ngày nào cũng vậy) đã tạo ra sự nhàm chán và làm giảm hiệu quả giải trí. Do vậy cần phải có sự thay đổi để tạo ra sự mới mẻ gây hưng phấn cho não tạo tâm lý thoải mái cho cá nhân khi bắt tay vào công việc. Phân tích tài liệu cho thấy trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, thanh niên Việt Nam thường giải trí ngoài trời như đi chơi với bạn bè, dã ngoại, làm những việc ưa thích và chơi thể thao. Thứ nhất, đi chơi với bạn bè, đây là hình thức phổ biến trong giới thanh niên. Ở lứa tuổi này thanh niên có nhu cầu giao tiếp cá nhân cao. Qua đi chơi với bạn bè các cá nhân thể hiện mình cũng như học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm sống của bạn bè. Hình thức "đi chơi với bạn bè" gồm những hoạt động: - Đi xem phim, ca nhạc, sân khấu: Do sự phát triển của các loại hình giải trí khác như xem tivi, vi tính nối mạng dẫn đến nhu cầu đến các rạp chiếu phim, nhà hát trong thời kỳ khủng hoảng. Một số điều tra gần đây cho thấy thanh niên đang có xu hướng quay trở lại với rạp chiếu bóng, nhà hát. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành sân khấu và điện ảnh nước nhà. Thanh niên đến rạp (nhà hát) 16 không đơn thuần để thưởng thức nghệ thuật mà đồng thời để thoả mãn những nhu cầu khác (giao tiếp với bạn bè, tâm sự với người yêu, trình diễn các trang phục mới..). Do vậy nếu các rạp không thoả mãn cùng lúc những nhu cầu đó thì họ sẽ chọn các địa điểm khác (hình thức giải trí khác) để thưởng thức nghệ thuật. - Đi uống cà phê. Hình thức này rất phổ biến trong giới thanh niên. Qua quan sát chúng ta có thể thấy được lượng thanh niên đến các quán cà phê là rất đông. Không chỉ cuối tuần mà hầu như các buổi tối các quán cà phê thu hót hang trăm lượt thanh niên lui tới. Có những thanh niên tới quán 4-5 tối/tuần (đi uống cà phê gần như là giải trí cấp ngày của bộ phận thanh niên này). Chúng ta có thể thấy ngoài mục đích đi uống cà phê các thanh niên đến đây còn thoả mãn các nhu cầu như giao tiếp bạn bè, làm quen... Còn có người đến đây chỉ vì muốn hưởng không khí và khung cảnh ở các quán cà phê (náo nhiệt hoặc yên tĩnh). - Đi hát karaoke. Thanh niên Việt Nam thường đi hát Karaoke trong những dịp vui, ngày nghỉ và lúc rỗi rãi ngày thường. Qua hình thức karaoke các cá nhân một mặt được giải toả tinh thần, mặt khác là phương tiện thử nghiệm khả năng âm nhạc của mình. Từ góc độ văn hoá, karaoke là phương thức thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Karaoke có thể trở thành một phương tiên để phổ biến một lối sống văn hoá và phổ biến âm nhạc truyền thống của dân tộc với tầng lớp thanh niên. - Đi câu cá: Đây là loại hình tương đối mới và nó có xu hướng phát triển trong một vài năm gần đây. Thực chất của việc đi câu cá là một cuộc dã ngoại, muốn tìm hiểu thiên nhiên, muốn tận hưởng thiên nhiên. Trong các buổi đi câu cá có thể tổ chức ăn uống, hát hò tạo môi trường giao tiếp giữa các cá nhân. Như vậy đi chơi với bạn bè rất phổ biến và nó được biểu hiện dưới những hình thức rất đa dạng. Nó trở thành khuôn mẫu giao tiếp và tương tác của thanh niên hiện nay. Thứ hai, với điều kiện thực tế sống trong môi trường quanh năm ồn ào náo nhiệt, một bộ phận thanh niên Việt Nam thường có nhu cầu đi dã ngoại. Trong những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những ngày lễ, họ thường tổ chức đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đền thờ, miếu mạo ngoại thành hoặc các tỉnh khác. Các hình thức tổ chức cũng khác nhau, nhóm bạn tự tổ chức, khu phố tổ chức hay Đoàn thể của trường... 17 Trong các cuộc dã ngoại, thanh niên được thoát khỏi các thiết chế xã hội như gia đình, cơ quan, trường học...Họ có các hành vi ứng xử theo khuôn mẫu và chuẩn mực của nhóm. Những chuẩn mực này nhiều khi là do ngẫu hứng, đôi khi đối lập với các chuẩn mực xã hội. Thời gian này cũng là lúc cá nhân thể hiện sự tự lập của mình, các hành động được thực hiện theo nhu cầu của cả nhóm, tạo ra tâm lý thoải mái cho cá nhân, giúp cá nhân có những giây phút thư giãn tinh thần. Do vậy mà loại hình dã ngoại ngày càng được tầng lớp thanh niên ưa thích. Hoạt động giải trí mà thanh niên Việt Nam thường tham gia trong thời gian rỗi cuối tuần là làm những việc ưa thích, tuỳ vào sở thích và khả năng của mỗi người mà có một loạt hoạt động: vẽ, đi siêu thị, nội trợ...Một số bộ phận thanh niên sử dụng thời gian rỗi để giải trí bằng cách thực hiện những khả năng của mình và qua đó họ muốn thể hiện mình, muốn thỏa mãn nhu cầu được làm việc mà mình thích(vẽ, nội trợ). Ở Việt Nam đang có một hình thức, nhất là nữ giới, dù không được mua hàng cũng thích vào siêu thị ngắm hàng và thư giãn nhờ không khí mát mẻ và cách mua bán văn minh. Tóm lại có thể nhận xét về các loại hình giải trí cấp tuần của thanh niên Việt Nam như sau: - Những hoạt động giải trí được ưa chuộng trong dịp nghỉ cuối tuần thường là những hoạt động giải trí vừa thoả mãn nhu cầu giao tiếp đến với thiên nhiên. - Đây thường là những hoạt động tập thể vừa thoả mãn nhu cầu giải trí vừa thoả mãn nhu cầu giao tiếp, ít có hoạt động cá nhân. - Có những hoạt động mang tính tự do cao, có phần ngẫu hứng, ít bị ràng buộc bởi những khuôn mẫu cố định nên có tính giải trí cao. 18 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đã thay thế con người để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời gian lao động của con người ngày càng rút ngắn lại và thời gian rỗi càng nhiều hơn. Khi con người có được một thời gian rỗi đáng kể, họ muốn sử dụng nó một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cho bản thân họ. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên - lứa tuổi mà theo các nhà khoa học đánh giá là có xu hướng cá nhân cao, luôn muốn thoả mãn những nhu cầu bản thân. Một trong những nhu cầu lớn mà tầng lớp thanh niên đặt ra đó là nhu cầu giải trí. Giải trí đem lại cho con người sự thoải mái và giải toả tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Đặc biệt theo một nghiên cứu mang tên "Khẳng định sự nhận diện thông qua các hoạt động giải trí”đã chỉ rõ vai trò của giải trí trong việc khẳng định cái tôi của chủ thể. Chính giải trí là môi trường để cá nhân thể hiện mình. Thông qua giải trí, mỗi người tạo cơ hội thể hiện mình là ai và cho phép mọi người hiểu rõ về họ hơn. Vì vậy mà giải trí đã trở thành hoạt động thường nhật trong tầng lớp thanh niên. Sự phát triển của công nghệ đồng thời với sự phát triển dân trí tạo ra rất nhiều các hình thức giải trí, mỗi loại hình có một đặc trưng riêng, những ảnh hưởng riêng. 2.1. Những tác động tích cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Hoạt động giải trí ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Đối tượng của các loại hình giải trí rất đặc biệt, bao gồm các giai tầng, các thành viên trong xã hội. Một lực lượng xã hội chịu sự tác động lớn của các loại hình giải là thanh niên, là những người chủ tương lai của đất nước. Các loại hình giải trong xu thế toàn cầu đang có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến lối sống của thanh niên hiện nay. Các thông tin của các loại hình giải tác động vào trí thức thanh 19 niên, hình thành tri thức, thái độ mới hay nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý thức tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi. Sự tác động của các loại hình giải đến lối sống của thanh niên hiện nay có những mặt tích cực sau: 2.1.1. Các loại hình giải trí tạo môi trường sống lành mạnh cho Thanh niên Việc xây dựng phong cách sống, lối sống giải trí lành mạnh hiện đang là vấn đề được quan tâm trong trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Thanh niên là tầng lớp trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước, chính vì thế việc tạo ra lối sống lành mạnh cho thanh niên là một điều quan trọng và hết sức cần thiết. Nói đến thanh niên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và sự phá triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, thanh niên là một lực lượng không nhỏ. Về mặt chất lượng, thanh niên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ nhất, tiếp thu những tri thức tiên tiến của thế giới và là tầng lớp dễ dàng hòa nhập với môi trường mới đặc biệt là môi trường giải trí. Lối sống của thanh niên Việt Nam nhìn chung cực kỳ đa dạng và phong phú. Đặc biệt là lối sống giải trí lành mạnh, phù hợp với sự phát triển xã hội, có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện cá nhân nói riêng và thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung. Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về thanh niên, đó là những con người năng động và sáng tạo. Chính thanh niên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội. Đã có nhiều thanh niên nhận được bằng phát minh, sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, thanh niên có mặt trong mọi lĩnh,vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, thanh niên không 20 ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn thanh niên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; thanh niên ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, thanh niên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như giải trí, nghệ thuật… Sự năng động của thanh niên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những thanh niên còn tham gia các hoạt động như: tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, thanh niên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của thanh niên Việt Nam thời đại mới. Chính vì năng động và sáng tạo nên thanh niên Việt Nam luôn thể hiện mình là những con người táo bạo và tự tin. Thanh niên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chính mình. Họ tin rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang và sẽ làm, các bậc cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính là thanh niên Việt Nam. Phần lớn thanh niên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ rằng như thế là mình đã hơn các bậc tiền bối. Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu nhiều lắm, nhất là kinh nghiệm và sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, thanh niên không bao giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình. Táo bạo song thanh niên không hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ 21 không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó. Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của thanh niên Việt Nam. Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về thanh niên Việt Nam. Không giống như thanh niên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, thanh niên ngày nay đã biết thân tự lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được thanh niên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, thanh niên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong giảng đường đại học. Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện cho thanh niên Việt Nam thời đại mới. Ngày nay ta có thể thấy một lối sống lành mạnh và tích cực của thanh niên Việt Nam là phong cách tự khẳng định mình. Không chỉ thanh niên mà giới trẻ ngày nay nói chung đều thích tự khẳng định mình. Đó là một thế mạnh không phải mọi tầng lớp đều có được. Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định mình. Sánh ngang vai cùng các tầng giới khác, thanh niên Việt Nam luôn tạo ra được thế đứng cho mình. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào thanh niên cũng tự tin vào tiếng nói của mình. Họ đã chứng minh cho chóng ta thấy được sức mạnh của họ, vai trò to lớn của họ trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội. Chúng ta không thể coi thường hay hạ thấp vai trò quan trọng của thanh niên. Lối sống lành mạnh, hiện đại, mới mẻ của thanh niên Việt Nam ngày nay cũng là một điều tốt. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với sự tiến bộ nhanh 22 chóng của khoa học kỹ thuật, cơ chế thoáng, mở trong lối sống giúp cho thanh niên Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tinh hoa giải trí lành mạnh nhân loại. Cuộc sống hướng ngoại tạo thuận lợi cho việc theo kịp với sự phát triển của nước ngoài nói riêng và tiến bộ của toàn xã hội nói chung. Chúng ta không còn lo sợ sẽ bị tụt hậu hay chậm tiến so với các nước khác. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì lối sống hiện đại là một điều không thể thiếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển sự phát triển của đất nước. 2.1.2. Các loại hình giải trí tạo ra các mối quan hệ mới cho thanh niên Trong một thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, hội nhập không chỉ là tất yếu mà còn đang trở thành yếu tố quyết định sự sống còn của một dân tộc, một quốc gia. Hội nhập có thể thông qua nhiều con đường: giao lưu kinh tế, giao lưu chính trị, giao lưu văn hóa, đặc biệt là văn hóa giải trí... Theo quan niệm thông thường, giao lưu kinh tế, giao lưu chính trị thường được coi là quan trọng hơn, còn giao lưu văn hoá giải trí giống như một sự hỗ trợ, bổ sung, làm tươi mát thêm cho mối quan hệ giữa các bên. Trên thực tế, giao lưu văn hoá giải trí ngày càng chứng tỏ vai trò của mình và ngày càng thực hiện được nhiều chức năng hơn người ta vẫn từng nghĩ. Điều dễ nhận thấy nhất là giao lưu văn hoá giải trí giúp các dân tộc hiểu biết hơn về văn hoá giải trí của nhau. Nếu như khi nói tới Nhật Bản ta nghĩ ngay tới trà đạo, kịch Nô, tinh thần võ sỹ đạo Samurai, nghệ thuật cắm hoa Ikebbana, thế giới truyện tranh...; nói tới Hàn quốc ta hình dung tới áo Hanbok, món kim chi, tập quán sinh hoạt trên nền nhà, nền điện ảnh, thời trang, âm nhạc... thì những điều đó chính là nhờ giao lưu văn hoá giải trí. Giao lưu văn hoá giải trí mang những tinh hoa của trí tuệ nhân loại tới các vùng, miền, các lãnh thổ khác nhau, không phân biệt biên giới. Những tác phẩm nổi tiếng của nước này được lan toả và lưu hành rộng rãi ở nước khác đã không còn là chuyện xa lạ nữa. Nếu như Lev Tonstoi, Puskin, Mark Twain... được đọc ở hầu khắp các nước trên thế giới, thì Việt Nam cũng tự hào là Truyện Kiều của Nguyễn 23 Du được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, trong đó những bản dịch tiếng Pháp có tới 10 phiên bản, chữ Hán có 7 phiên bản khác nhau. Hay như vào giờ phút chuyển giao năm mới, ở rất nhiều nước trên thế giới, mọi người cùng hát ca khúc Happy New Year bất hủ của ban nhạc ABBA, thì người Việt Nam cũng rất tự hào khi biết rằng vào giây phút giao thừa thiêng liêng như thế, ở đất nước mặt trời mọc, có tới khoảng một nửa dân số Nhật cùng hồi hộp chờ đợi để nghe ca khúc Diễm xưa của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (được dịch sang tiếng Nhật với tên gọi "Nét đẹp xưa") do một ca sỹ Nhật trình bày. Nghĩa là, nhờ giao lưu văn hoá giải trí, một tác phẩm của dân tộc này có thể trở nên thân thiết, thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của một hoặc nhiều dân tộc khác. Nhưng đó mới chỉ là những điều rất nhỏ mà giao lưu văn hoá giải trí mang lại cho loài người. Những lợi ích mà nó có thế thực hiện được ngày nay lớn hơn thế rất nhiều. Có thể nói, văn hoá giải trí đang giúp cả thế giới xích lại gần nhau. Đến mức, người ta đang nói tới, không phải "giao lưu văn hoá giải trí " mà là "ngoại giao văn hoá giải trí " với ý so sánh nó với ngoại giao chính trị truyền thống. Và ngoại giao văn hoá trong đó có các loại hình văn hoá giải trí đang ngày càng tỏ rõ ưu thế của mình. Nếu ngoại giao chính trị mang tính chính thống, xã giao, công thức, khó thiết lập, thì ngoại giao văn hoá giải trí giống như một hoạt động "bên lề" các sự kiện, mang tính giao lưu và không công thức. Hơn thế, là những sản phẩm mang tính thẩm mỹ, văn hoá giải trí như một tiếng nói chung giữa các dân tộc có ngôn ngữ khác nhau nên dễ nhận được sự đồng cảm, dễ đi vào lòng người, dễ để lại ấn tượng cho người thưởng thức. Bởi vậy, ngoại giao văn hoá giải trí thường dễ dàng được tiếp nhận và đạt hiệu quả hơn ngoại giao chính trị. Rất nhiều khi, ngoại giao văn hoá giải trí đã làm được những điều mà ngoại giao chính trị không thể làm được (do một nguyên nhân nào đó). Ví dụ điển hình trong lĩnh vực này là một sự kiện nổi tiếng đã từng xảy ra trong quan hệ Việt- Mỹ sau chiến tranh. Những năm sau 1975 có thể coi là khoảng thời gian thù địch giữa hai bên, bởi Chính phủ Mỹ lại tiến hành một cuộc chiến tranh 24 khác chống lại Việt Nam– Cuộc chiến tranh lạnh. Khi đó, các nhà chính trị, ngoại giao và doanh nghiệp của mỗi bên chưa thể tiếp cận được với dân chúng của "phía bên kia", và chính các nhà văn hoá, các văn nghệ sỹ và các trí thức Việt Nam- nhất là những người may mắn được tới Mỹ- đã là những người tiên phong mang văn hoá giải trí Việt Nam đến với người dân Mỹ. Chính những nhà tiên phong này đã hé lộ cho người Mỹ thấy những nét đẹp của một văn hoá giải trí mà trước đây họ chưa bao giờ được tiếp cận, khiến cái nhìn của họ mất dần đi những ngờ vực và nghi ngại. Rồi tập "Thơ từ những tài liệu thu được", bao gồm những bài thơ chép trong sổ tay của các chiến sỹ Việt Nam bị quân đội Mỹ thu giữ, được xuất bản tại Mỹ và lập tức gây tiếng vang. Bởi lẽ trong những bài thơ không phải là nỗi sợ hãi hay lòng hận thù, mà là khát vọng tự do, khát vọng sống và khát vọng yêu cháy bỏng. Mối thiện cảm và mong muốn khám phá văn hoá giải trí Việt Nam được nhen nhóm và cháy dần lên trong lòng người dân Mỹ. Kết quả là, trong vòng 20 năm sau cuộc chiến, đến năm 1995, đã có khoảng 3000 đầu sách viết về Việt Nam được xuất bản tại Mỹ. Những cuốn sách này góp phần không nhỏ giúp người Mỹ hiểu và thay đổi cái nhìn đối với Việt Nam. Nó cũng tác động không nhỏ đến làn sóng ủng hộ bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, để rồi, cùng với bao nỗ lực lớn lao khác, cuối cùng Tổng thống Bush đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam vào năm 2006, mở ra một chương mới trong quan hệ ViệtMỹ. Rõ ràng là văn hoá giải trí - thứ ngôn ngữ toàn cầu, ai cũng hiểu- có thể làm nên rất nhiều việc kỳ diệu. Chính văn hoá đang góp phần làm cho cả thế giới xích lại gần nhau. Các loại hình giải trí tác động rất tích cực đến lối sống của thanh niên, trong đó đã xây dựng cho sinh viên một lối sống tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy vậy, không phải là các loại hình giải trí không có những ảnh hưởng tiêu cực. 2.1.3 Các loại hình giải trí hình thành nên đời sống mới cho thanh niên Chúng ta đều biết rằng, giải trí luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. 25 Dân tộc nào, xã hội nào cũng có các nhu cầu: ăn, mặc, ở, sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật…đặc biệt là tham gia các hoạt động giải trí. Nhờ sự tác động của giải trí, sự cách tân các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, công chức…đã dân dần hình thành một nếp sống mới, lối sống mới, những con người mới với những kiểu suy nghĩ, nhận thức mới, những phong tục, tập quán, lễ nghi mới cùng nhiều quan niệm về đạo đức mới. Trong lối sống mới nhiều cái giản dị hơn, tự nhiên hơn, chân thật hơn, từ cách ăn, mặc, nói năng xưng hô cũng như cách ứng xử, giao tiếp trong xã hội…đều có những thay đổi. Với thời gian, dần dần những cái lố bịch, cực đoan cũng bị đào thải. Đó là nhân tố không thể thiếu góp phần quan trọng vào thắng lợi qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trong thời đại mới và trong công cuộc xây dựng CNXH ngày hôm nay. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay, một mặt cần chú ý đến tác động và ảnh hưởng của những giá trị của hoạt động giải trí, chế định và phương thức ứng xử truyền thống đối với các nhóm dân cư. Mặt khác, cần phải đặc biệt chú trọng đến việc khảo sát và phân tích ảnh hưởng của các giá trị và các phương thức ứng xử văn hóa từ bên ngoài đối với từng nhóm dân cư trong xã hội. Đặc biệt là “Thanh niên” là một nhóm xã hội dân cư có tính phức hợp rất cao, hàm chứa trong đó nhiều sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử, lựa chọn xã hội v.v... Vì vậy, trong nghiên cứu về giải trí và lối sống thanh niên, cần phải đặc biệt lưu ý đến tính phức hợp và tính đa dạng cao của nhóm xã hội dân cư. Bộ phận dân cư này có một sức mạnh đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và việc xây dựng nền giải trí nói riêng. Với ý nghĩa nhóm xã hội - dân cư thì thanh niên cũng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc”. Nhờ sức trẻ, sự năng động nhiệt tình khám phá, thanh niên là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ. Mặt khác, họ lại rất khó xác lập cho mình những giá trị xác định để có thể tạo nên bản sắc bền vững của nền văn hoá dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu khám phá 26 những định hướng giá trị, xác định những yếu tố khách quan, chủ quan của giải trí và lối sống của bộ phận dân cư “thanh niên” này là hết sức khó khăn, chỉ mang tính tương đối. Giải trí trước hết phải được coi là một bộ phận không tách rời của văn hóa giải trí dân tộc. Vì vậy, đời sống giải trí của thanh niên trước hết cũng phản ánh bản sắc văn hóa giải trí của dân tộc với những đặc điểm chung của văn hóa giải trí dân tộc. Tuy nhiên, thanh niên là bộ phận dân cư có tính đặc thù của cộng đồng quốc gia dân tộc. Vì vậy, nó còn có những đặc trưng (sắc thái) riêng: Thanh thiếu niên là lớp người trẻ, có sức khỏe, năng động; là nơi các giá trị chưa định hình và đang được kiểm nghiệm là nơi thể nghiệm những gì họ nhận được từ thế hệ đi trước, tiếp thu được từ thế giới bên ngoài, những giá trị này cọ xát lẫn nhau để tạo ra những hệ giá trị mới, mô thức ứng xử mới, với những lựa chọn sống luôn luôn mới. Mục đích sống của thanh niên.Vì sao chúng ta lại đề cập đến mục đích sống?. Bởi lẽ, đời sống giải trí, lối giải trí trước hết phải được thể hiện ở mục đích sống. Ở khía cạnh này, có thể nói thanh niên nói riêng và cả nước nói chung phần đông là những người sống có hoài bão và lý tưởng, ngày càng nhận thức sâu hơn giá trị cuộc sống. Điều này được chứng minh trên nhiều mặt, cụ thể là: quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề chính trị - xã hội; có mục đích sống rõ ràng; tham gia tích cực các phong trào xã hội, có nhu cầu giải trí lành mạnh. Đã có không ít bài báo, diễn đàn bàn về đời sống văn hóa giải trí, lối sống thanh niên hiện nay. Một số người thuộc các thế hệ đi trước chê rằng thanh niên ngày nay chạy theo vật chất, sống thiếu lý tưởng, hoài bão. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại, “không nên vơ đũa cả nắm”, theo các ý kiến này, quả thật cũng có một số như vậy, nhưng lại là số ít và rất may họ không phải là tiêu biểu, phần đông thanh niên ngày nay sống có hoài bão, lý tưởng. Nghiên cứu tìm hiểu nội dung này qua khảo sát từ số liệu điều tra của các công trình đã công bố, tôi đồng tình với ý kiến thứ hai và khẳng định rằng: thanh niên Việt Nam phần đông sống có hoài bão và lý tưởng. Chẳng hạn: Đối với các vấn đề chính trị - xã hội: Thanh niên ngày nay quan tâm khá nhiều đến các vấn đề chính trị - xã hội. Tại các diễn đàn lớn của sinh viên trong các thành 27 phố lớn: hầu hết thanh niên hiện nay đã có những quan điểm đúng đắn, có thái độ rõ ràng, dứt khoát với những hành vi sai lệch của các thế lực thù địch. Điều này cho thấy, thái độ, tư tưởng và nhận thức của thanh niên trước những âm mưu kích động của các thế lực thù địch đã có những bước tiến đáng kể. Một kết quả điều tra khác về lòng tự hào dân tộc ở 1.725 thanh niên cũng cho biết: “90,15% số người được hỏi tự hào là người Việt Nam, 88% tự tin về truyền thống văn hóa giải trí Việt Nam khi tiếp xúc với các giá trị văn hóa giải trí thế giới, 99,7% số người được hỏi khẳng định hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa giải trí là cần thiết”[9]. Về mục đích sống: Đa phần thanh niên đều có mục đích sống rõ ràng. Bên cạnh đó, các giá trị khác của cuộc sống mang những nét đặc trưng của tuổi trẻ cũng rất được thanh niên quan tâm: 47,5% số thanh niên được hỏi cho rằng họ mong muốn thành đạt (thành đạt được hiểu theo nghĩa thanh niên có cuộc sống ý nghĩa chỉ khi nào tự khẳng định được giá trị, khả năng của chính mình). Thanh niên ngày nay tham gia tích cực các phong trào xã hội, có nhu cầu giải trí lành mạnh: Trong các năm qua, thanh niên trong cả nước đã tham gia các phong trào “mùa hè xanh tình nguyện” và thu được nhiều kết quả. Như các hoạt động: kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các thiết bị điện trong nhà; tuyên truyền việc sử dụng điện tiết kiệm,; tặng quà cho chính; hưởng ứng phong trào hưởng ứng Tết trồng cây…góp phần làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp; hay chương trình “tiếp sức mùa thi” đã hổ trợ và giúp đỡ các em thí sinh và người nhà rất nhiêu trong thời gian tham gia thi tuyển. Ngoài ra còn giúp cho giới trẻ “tự giáo dục”, trang bị cho họ ý thức cộng đồng, xác định rõ hơn trách nhiệm của lớp trẻ hôm nay đối với quê hương, đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, mức sống, mức thu nhập của đại bộ phận người dân đang ngày càng nâng cao, các nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay trong các đô thị lớn ngày càng đa dạng. Ở lĩnh vực này, hầu hết thanh niên cũng đã thể hiện được xu hướng tích cực, chủ động trong lựa chọn các nhu cầu giải trí của mình. Cách ứng xử, cách ăn mặc của thanh niên cũng là một khía cạnh trong đời sống giải trí, lối sống giải trí. Ở khía cạnh này, thanh niên phần đông có ứng xử 28 tốt trong quan hệ gia đình, cộng đồng, ăn mặc phù hợp với phong cách của người Việt. - Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong quan hệ gia đình và cộng đồng là một biểu hiện của đời sống giải trí, lối sống giải trí, thanh niên ngày nay nhận thức được những lối sống giải trí cần được thể hiện trong cách ứng xử của mình. Có những hành vi ứng xử tốt không chỉ giúp cho bản thân có những điều kiện tốt trong quan hệ với gia đình, xã hội hiện tại mà còn có ích cho họ sau này. - Ăn mặc (trang phục) góp phần tạo nên phong cách và đó cũng là một biểu hiện của đời sống giải trí, lối sống giải trícủa con người nói riêng, một cộng đồng xã hội nói chung. Ở lĩnh vực này, thanh niên hầu hết ăn mặc phù hợp với truyền thống của người Việt, tất nhiên ở họ cũng có sự cách điệu cho phù hợp với phong cách của giới trẻ, nhưng không quá lố bịch, kệch cỡm. Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa giải trí tốt, lối sống lành mạnh. Những biểu hiện trong học tập cũng là những nét cơ bản trong đời sống giải trí, lối sống giải trí. Ở khía cạnh này, hầu hết thanh niên đã thể hiện sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Điều này được minh chứng ở các điểm sau: trình độ học vấn, mong muốn được đi học, ý chí tự lực tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống là xu hướng ngày càng được khẳng định trong lớp trẻ. Đời sống giải trí, lối sống mới lành mạnh còn thể hiện qua lao động. Do đó, những biểu hiện trong lao động cũng là những nét thể hiện đời sống văn hóa giải trí, lối sống lành mạnh. Ở khía cạnh này, hầu hết thanh niên đều rất quan tâm đến các vấn đề: tìm việc làm, mong muốn có việc làm phù hợp, có thu nhập đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình sau khi ra trường. 2.2. Những tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Bên cạnh những hình thức giải trí lành mạnh, hiện nay còn tồn tại những loại hình giải trí đi ngược lại các chuẩn mực xã hội trong tầng lớp thanh niên Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Ở đây chúng ta đề cập đến nguyên 29 nhân xuất phát từ việc không đáp ứng được thoả đáng các nhu cầu giải trí của thanh niên. Khi nhu cầu không được đáp ứng thoả đáng, các thành viên buộc phải tự tổ chức những hoạt động giải trí tuỳ theo khả năng và điều kiện của từng người. Các hoạt động này không có định hướng, không có tổ chức, không được quản lý nên mang tính tự phát cao. Không ít trường hợp chúng biến dạng thành những hoạt động tiêu cực, tác động xấu tới sự phát triển toàn diện của thanh niên. Tác động tiêu cực này được thể hiện rõ trong sự xuất hiện những lệch chuẩn trong giải trí của thanh niên Việt Nam. Lệch chuẩn được hiểu là hành vi, hành động tư duy không theo khuôn mẫu ứng xử chung được xã hội công nhận, không đúng như những điều xã hội trông đợi ở cá nhân trong vị trí xã hội mà cá nhân đó nắm giữ. Nói cách khác, lệch chuẩn là hành vi lệch ra ngoài những chuẩn mực- giá trị xã hội. Có thể thấy các loại hình giải trí được coi là lệch chuẩn như: hoạt động của các sàn nhảy, hoạt động của các quán karaoke ôm, chơi điện tử ăn tiền, đá bóng dưới lòng đường, xem băng hình nội dung xấu, đua xe trái phép... Ở đây chỉ xem xét lệch chuẩn trong hoạt động giải trí như xem nghe, đọc các văn hoá phẩm có nội dung xấu, cá độ, đua xe trái phép... Khi thực tế không phù hợp với nhu cầu thì chủ thể luôn phải ý thức điều đó và tìm phương án tối ưu dung hoà sự xung đột. Khi đó, các hoạt động giải trí mà chủ thể mong muốn sẽ biến chúng trở thành các hoạt động khác. Những hoạt động thay thế này có thể là lệch chuẩn nếu chúng được định hướng bởi hệ chuẩn mực đặc trưng của từng nhóm xã hội chứ không phải là hệ chuẩn mực phổ quát của toàn xã hội. 2.2.1. Làm phai nhạt các giá trị truyền thống dân tộc Quá trình toàn cầu hóa đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mọi người và mọi nơi trên trái đất. Nó làm cho mỗi người, mỗi cộng đồng xã hội ý thức hơn về các vấn đề chung của toàn nhân loại và luôn cả của từng người (qua các mạng blog chẳng hạn), do đó làm thay đổi nhiều điều vốn quen thuộc, riêng tư trong đời sống xã hội và nội tâm mỗi cá nhân. 30 Đi theo quá trình toàn cầu hóa, hoạt động giải trí đã tạo nên những ảnh hưởng nhứt định đối với toàn thế giới và Việt Nam ta. Trước hết, óc duy lý, thực dụng phát triển thành sự tôn sùng lợi nhuận. Mọi thứ đều được đánh giá theo quy luật lợi nhuận. Một quốc gia „tốt‟ là một quốc gia mà ta kiếm lợi nhuận ở xứ đó thật nhanh. Một chính phủ „tốt‟ là một chính phủ giữ vững giá trị đồng tiền của mình, giữ an toàn cho quyền lợi của người đầu tư, sẵn sàng đầu tư vào việc đào tạo (chứ không phải vào giáo dục) và mua sắm thiết bị từ nước ngoài. Người lao động „tốt‟ là người có khả năng chuyên môn cao, chịu làm việc nhiều, tăng “ca” mà không đòi hỏi lương bỗng tăng trội. Dần dần, cả thế giới cho rằng đó là quy luật duy nhất để tồn tại và phát triển. Rõ rằng quy luật ấy dần hồi làm cho kẻ mạnh, giàu ngày càng mạnh, giàu hơn và làm cho kẻ yếu, nghèo ngày càng yếu, nghèo hơn. Hố ngăn cách trong xã hội ngày càng được đào sâu và mở rộng. Trước đây, ở những nước giàu, mọi người đều có công ăn việc làm, thu nhập khá, còn ở nước nghèo, mọi người đều khó khăn, thiếu thốn. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường duy lợi nhuận, sự phân hóa giàu, nghèo áp đặt với mọi cung bậc ở bất cứ quốc gia nào, bất luận đó là cường quốc như Mỹ hay một nước chậm tiến, nghèo đói như Somalie. Con người dần dần biến thành một phương tiện sản xuất trong khi làm việc, và thành một đơn vị tiêu thụ ngoài giờ làm việc. Nhiều lúc phẩm giá con người được đo lường bằng khả năng mua sắm của họ. Tinh thần lợi nhuận bao trùm mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực giải trí, nghệ thuật, tâm linh... Não trạng “kinh tế” xuôi khiến nhà nghệ sĩ sáng tác đặt ra câu hỏi: “Làm bài thơ này, sáng tác bản nhạc này, có lợi bao nhiêu? Bán được bao nhiêu đô-la?”[8]. Hay thậm chí công ty bảo trợ cho một chương trình phước thiện tính tóan: “Làm vụ phước thiện này là đỡ tốn cỡ bao nhiêu tiền quảng cáo?”. Một não trạng như thế có thể giúp con người giữ vững điều tốt (lao động, sản xuất ra nhiều của cải) nhưng đồng thời vướng vào điều xấu là tha hóa con người nói chung và làm nghèo một bộ phận nhân loại nói riêng cuốn theo làn sóng toàn cầu hóa, chủ nghĩa cá nhân trong thế giới giải trí phương Tây đã dần hồi biến thái thành thứ tâm lý “con người riêng tư (private)”, chỉ gắn với người khác qua quan hệ cung cầu và lợi nhuận. Phần lớn thanh niên nam nữ ở các nước Mỹ, Âu 31 và một số nước châu Á (như Nhựt Bản, Hàn quốc, Singapour…) chỉ sống với hai mối quan tâm thiết thân là: một là thảnh đạt trong nghề nghiệp để tạo ra thu nhập cao và hai là hưởng thụ, tức tiêu dùng, mua sắm các thiết bị sinh hoạt hiện đại nhất. Bên cạnh đó thời đại Internet bùng nổ đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống, như : làm việc, giải trí, học hỏi, mua sắm, kết bạn.v.v… Tuy nhiên, điều nguy hiểm là Internet ngày càng bị lợi dụng để truyền đi hình ảnh về bạo lực, tình dục, kích động khủng bố, gây chia rẻ, xung đột trên phạm vi toàn cầu. Đó là chưa nói đến ảnh hưởng nguy hại bởi những hoạt động vô trách nhiệm của giới truyền thông và giải trí, đặc biệt nghiêm trọng là sự tràn lan những hình ảnh tác hại nêu trên. Và trên toàn thế giới hiện nay, có một kiểu “đồng phục” phổ biến nhất cho con người – nhất là giới trẻ - có lối sống (lifestyle) rập theo mẫu giải trí thời đại: cái máy vi tính để bàn, hay cái laptop. Khi ngồi trước máy, tôi tiếp cận với anh qua cái nick name là được, bất chấp là anh lấy tên và ảnh con gái làm cái bản mặt của anh, bất chấp anh đưa ra profile láo toét về mình. Trong thời đại bùng nổ thông tin, thật giả lẫn lộn này, tốt hơn hết là tôi chỉ biết có tôi thôi, ngoài ra tôi tương đối hóa mọi sự, không hề quan tâm đến toàn bộ nhân cách, đời sống, tâm tư gì của người khác. Mà tại sao lại cần đến sự quan tâm vô bổ ấy trong khi ngày ngày chúng ta chỉ cần nói chuyện, quen nhau, thậm chí yêu nhau, qua máy? Con người bị mất khả năng giao tiếp bình thường, tuy vẫn có thể là trên máy, có toàn quyền add làm bạn với người nào tự giới thiệu nghe cũng vui vui, đồng thời cứ thẳng ngón tay delete cái nick name nào khó ưa! Những thể chế lâu đời vẫn còn đó và còn giá trị, nhưng ai cũng có quyền sống theo kiểu cách riêng của mình. Thể chế hôn nhân chẳng hạn. Pháp luật và đạo đức truyền thống ở rất nhiều nơi vẫn tôn trọng hôn nhân, nhưng thực tế trên các nước phát triển cho thấy rằng hơn 50% các cặp vợ chồng sống với nhau bất chấp hôn nhân và thoải mái chia tay nhau khi thấy không còn „có lợi‟ nữa hay tự do của cái “tôi” bị hao hớt. Mặt khác, hiện có khoảng 1.30 triệu vụ phá thai xảy ra hằng năm tại Hoa Kỳ. Đó là tỉ lệ phá thai cao nhất trong số các nước đã phát triển, tuy Thuỵ Điển mới là nước chính thức cổ vũ phá thai. [15] 32 Riêng đối với VN, tuy có sự đặc thù về thể chế chính trị, giúp chúng ta hạn chế bớt được những tác động tiêu cực của nền kinh tế tư bản, nhưng chính bản sắc truyền thống của giải trí Việt Nam cũng đang bị những biến thái do toàn cầu hóa từ giải trí đưa tới những ảnh hưởng rất xấu. Vốn theo truyền thống văn hóa giải trí, tâm linh lâu đời của người Việt thì hạnh phúc được đặt nền tảng trên những giá trị tinh thần nhiều hơn là trên những giá trị vật chất. Vậy mà những giá trị tinh thần ấy, như đạo lý, nhân nghĩa, đạo làm người theo quan niệm truyền thống Á Đông, thì đang bị xói mòn trầm trọng bởi thời buổi “kinh tế thị trường”, nhất là qua lối sống của lớp dân thành thị mới giàu lên nhờ “mở cửa”, “kinh tế thị trường” và đặc biệt là tầng lớp thanh niên nam nữ. Vào lúc đã thóat khỏi gánh nặng học hành, thi cử, các bạn thanh niên lại chỉ biết đổ xô vào những chỗ làm có thu nhập cao, tức tìm kiếm thành đạt. Làm ra tiền thì tiếp tục “năng động” trong tiêu xài, hưởng thụ vật chất. Có thể là đã phải “cày” miệt mài kiếm tiền, giàu lên, thì các bạn xứng đáng xài bộ quần áo hàng hiệu, cái điện thoại di động tối tân nhất hay cái xe gắn máy “mốt” nhất – tất cả là dành cho sinh hoạt về mặt vật chất, nhưng các bạn trẻ lại đang bị nghèo đi rất nhiều về mặt tinh thần, cảm xúc. Báo chí trong nước thường đưa tin về tình trạng vô cảm, dửng dưng của các bạn trẻ trước những tình cảnh khốn khó, cần giúp đỡ giữa đường của người già, em bé, phụ nữ mang thai. Cả phép lịch sự tối thiểu như tiếng “cám ơn” cũng thiếu sót đối với người lớn tuổi hay khách nước ngoài. Tuổi trẻ ngày nay khác tuổi trẻ ngày xưa. Ta có thể nhìn thấy sự khác nhau đó khi những ngày lể, tết đến, dù ai nấy rất bận rộn nhưng nơi một số người lớn tuổi (rất ít bạn trẻ), có thể ghi nhận được một hình ảnh giải trí khá cổ điển nhưng đẹp và thấm đẩm tình cảm tương thông giữa mọi người. Đó là gởi thiệp chúc Noel và Năm mới. Có tốn công, tốn tiền gì lắm đâu khi mình ra hiệu sách hay lề đường chọn một tấm thiệp đẹp, rồi suy nghĩ lời chúc riêng cho từng đối tượng và nắn nót ghi ra bằng chính nét chữ của mình, rồi gởi bưu điện hay trao tận tay người thân, bạn bè, thậm chí gởi cho thầy giáo cũ, ông xếp cũ đã về hưu của mình? Cách chúc vui vẻ, hạnh phúc gì đó cho một người bằng thiệp thì có tốn một ít thời gian nhưng như thế mới đủ chứng tỏ tình cảm thương yêu chân thực hay thành ý của người gởi, cũng lòng tôn trọng đối với người nhận. Như vậy mà 33 nhiều bạn trẻ, chỉ cần 2 - 3 phút trên máy vi tính, gõ lời chúc ngắn, nhanh, gọn – nhanh gọn đến mức lạnh lùng – đôi khi có chịu khó kèm theo ít tấm ảnh Noel có sẵn trên mạng, rồi gởi đi bằng một cái liste danh sách thật nhiều người, ở trong nước hay ở các nước ngoài. Chắc đây là kiểu gởi “đa quốc gia”, “toàn cầu hóa”? Yêu cuồng, sống vội, sống thử…, cũng là sự nhanh, gọn thảm hại của nhiều bạn trẻ trong lãnh vực tình yêu. Lao vào yêu nhau mà không cần nghĩ đến trách nhiệm và tương lai. Có thống kê rằng: “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia-đình và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên.”[16]. Nhìn chung, trong quá trình toàn cầu hóa, giải trí, tư duy, cung cách làm ăn…đem lại những lợi ích nhất định cho Việt Nam ta, như về các mặt kinh tế, thu nhập quốc dân, mức sống, tiện nghi vật chất.v.v.., nhưng đồng thời lại gây những tổn hại đáng báo động về mặt tinh thần, đạo lý và các giá trị truyền thống. Giải trí, bản sắc dân tộc Việt Nam đang thật sự bị xâm hại, đến nỗi rất bức bối nên người ta đang hô hào thực hiện nếp sống văn minh, cách sống “có văn hóa”. Trước nguy cơ có thật này, cần có ngay những giải pháp thích hợp để chỉnh đốn lại những nền nếp truyền thống, đồng thời tìm cách phát huy cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của bản sắc Việt Nam trên đường hội nhập vào kho tàng giải trí toàn cầu. Bên cạnh đó qua các sự kiện "đáng kinh ngạc" của một bộ phận giới trẻ như bị tung video clip cá nhân lên mạng hay những hình ảnh "shock"...đã làm xôn sao toàn bộ giới trẻ và tốn không biết bao là giấy mực của các loại hình báo chí thì chúng ta hãy bình tâm lại xem xét vấn đề do đâu mà các công dân @ lại có lối sống lệch lạc, đáng để mọi người phải giật mình khi nghĩ đến con em mình và tự hỏi rằng lối sống này bắt đầu từ đâu và nó được các bạn thanh niên áp dụng từ bao giờ. Trước tiên ta nên nói đến lối sống tốt đẹp mang đậm chất Á Đông của các thế hệ người Việt nam đi trước để thấy rằng từ bao đời nay người Việt ta thường ngượng ngùng, né tránh khi đề cập đến vấn đề về giới tính, tình dục và cho rằng chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân là một việc rất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình. 34 Gia đình nào có con cái vướng vào chuyện đó thì gần như là một vết nhơ khó rửa và cô gái đó chắc chắn có một cuộc sống gia đình không thể hạnh phúc nếu người chồng của cô ta không phải là người đầu tiên (tôi được biết là gia đình nhà chồng sẽ trải tấm ga trắng trên giường cô dâu chú rể trong đêm tân hôn để có căn cứ kiểm tra nàng dâu có còn trong trắng không). Lối sống có trách nhiệm với gia đình và bản thân ấy luôn được đề cao coi trọng cho đến tận bây giờ nhưng cách nghĩ cũng có phần thoáng hơn trước. Tuy nhiên, một bộ phận lớp trẻ ngày nay có thể do tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông, được khám phá nhiều nền văn hoá trên thế giới và lại là lớp người nhạy bén với nhiều sự thay đổi nên đã bắt chước và học hỏi rất nhanh, coi đó là sành điệu, là thể hiện đẳng cấp của mình. Thế nên bây giờ không khó lắm khi thấy các teen ăn mặc hở hang, đi vũ trường, xài thuốc lắc, quan hệ tình dục... những chuyện mà phổ biến tới mức ai cũng cho đó là chuyện bình thường. Thật là nguy hiểm và đáng báo động! Đành rằng đã qua thời bao cấp, đời sống của mọi người được nâng lên và cải thiện rất nhiều thì đi kèm theo là nhu cầu ăn diện, giải trí... cũng theo đó mà nâng cấp lên. Đất nước ta đã qua rồi cái thời tự sản tự tiêu, đã vươn ra và hội nhập với thế giới nên chắc chắn các trào lưu đa văn hoá càng có dịp được thể hiện, vậy nên sẽ không tránh khỏi những điều không hợp lý sẽ cùng tồn tại. Nhưng hội nhập là để vươn lên, biết phát huy và học hỏi những thế mạnh trong cái môi trường đa văn hoá chứ không phải là bị hoà tan trong đó. Nhận thức về cuộc sống của các bạn trẻ quá hời hợt, vô trách nhiệm, họ chỉ biết đến bản thân mình chứ đâu có nghĩ gì đến gia đình, xã hội nên khi có chuyện xảy ra thì khóc lóc, thanh minh cho rằng mình chỉ là nạn nhân. Rồi có thể do cuộc sống vật chất quá thừa thãi nhưng nhận thức quá hạn hep của một số người nên nhiều vụ việc cười ra nước mắt đã xảy ra. Chuyện các teen bây giờ tóc tai dựng ngược, xanh đỏ... quần áo rách và không đủ che những phần nhạy cảm có ở khắp nơi chứ không riêng gì ở vũ trường, họ sẵn sàng văng tục chửi thề ở mọi nơi mọi lúc. Ngay như chuyện Chính phủ đã có chỉ thị cấm học sinh đến trường bằng xe máy nhưng cảnh các teen vẫn hồn nhiên đèo ba, chở bốn không phải là chuyện hiếm gặp. 35 Hay như chuyện tình cảm lứa đôi nhiều khi họ cũng cho rằng như một chuyện bình thường, thích thì ở còn không thì giải tán. Chuyện quan hệ tình dục bừa bãi, ghi hình lại (để làm gì thì chỉ có người trong cuộc mới biết) rồi đưa nhau đến các cơ sở y tế nạo phá thai là chuyện chắc không phải là hiếm. Thế nên hậu quả của những chuyện như vậy là cảnh video "shock" xuất hiện trên mạng cho mọi người bình phẩm, chuyện lừa bán người yêu vào động mại dâm, chuyện ngày càng có nhiều bà mẹ tuổi teen, nhiều cô gái mất đi quyền làm mẹ vĩnh viễn do hậu quả của việc nạo phá thai nhiều lần... Những giá trị truyền thống ngày một bị mất đi chính do một bộ phận thanh niên có những nhận thực lệch lạc và sai lầm, từ đó ta có thể thấy việc lựa chọn và tiếp thu những giá trị giải trí, đặc biệt là các loại hình giải trí hết sức quan trọng. 2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn lối sống của thanh niên Lối sống đua đòi Con người luôn mang trong mình xã hội tính, chính vì thế mà con người sống là sống cùng, sống với, sống bên người khác. Ông bà ta cũng đã từng nói: “Buôn có bạn, bán có phường”, dù làm gì hay sống thế nào, chúng ta cũng làm và sống với người khác, sống trong một xã hội, một môi trường có nhiều người cùng sống. Chính vì vậy, mà con người dễ bị tác động bởi môi trường sống và những người chung quanh. Mặt khác, con người hay “đứng núi này trông thấy núi kia cao”, nghĩa là luôn ganh tỵ so bì cao thấp, hơn thua với người khác. Nên dễ rơi vào thái độ sống adua, đua tranh với người khác. Thế giới của thanh niên Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày cũng “thô bạo” hơn. Xã hội thì đầy những biến động xô bồ mà thanh niên lại là những người mang trong mình nhiệt huyết của tìm tòi và khám phá, nên họ dễ bị lôi kéo, dễ bị cuốn hút vào cuộc sống đua tranh và tìm khẳng định mình bằng lối sống hưởng thụ, đua đòi, và cũng nhanh chóng bắt nhịp với thế giới hiện đại. Rảo quanh các phố phường, các quán bar, các khu vui chơi, chúng ta thấy nhan nhản những 36 hình ảnh bạn trẻ ăn chơi đua đòi, họ có cả một trào lưu bắt trước nhau. Đây gọi là “bản năng bầy đàn” “Nét đẹp riêng ở người con gái Việt Nam lẽ ra là chiếc áo dài trắng và dáng đi yêu kiều, vậy mà nay tràn ngập khắp thành phố là những cô gái với mái tóc hoe vàng, quần mặc trên đầu gối, áo mặc dưới gần ngực, đôi môi thì thâm tím, đi đứng thì tự do, ăn nói thì thô lỗ, … còn một số bạn nam, mặt mũi rất “xinh gái”, quần áo bó sát người, hết trên loe dưới túm, lại trên túm dưới loe … Họ lập thành băng nhóm theo những phong cách ăn mặc riêng”[7] Cùng hòa vào dòng xoáy của xã hội hưởng thụ, thanh niên đua nhau thể hiện sự giàu có về vật chất và thời gian, sành điệu trong tiêu dùng và giải trí. Đi những loại xe đắt tiền, xài điện thoại di động tân thời, đa chức năng, diện những bộ quần áo, giày dép, đồng hồ hàng hiệu. Đã ra đường với những chiếc xe sành điệu thì mặt mũi nào mà lui tới những cà phê con cóc, những quán cơm bình dân? Phải là nhà hàng đặc sản, phải là sàn nhảy, phải là khách sạn. Đã vào mạng internet thì nhất định là chat, là email, là games, là tìm cái gọi là “mì ăn liền” chứ hơi đâu mà truy cập các trang thông tin về kinh tế, về thời sự, về giải trí hay về khoa học kỹ thuật? Đã là dân sành điệu thì phải sao cho giống phong cách của các minh tinh, phải đến với những chương trình ca nhạc xập xình nhảy nhiều hơn hát, ai lại đi xem ba vở tuồng chèo, cải lương với những câu chuyện lịch sử và những diễn viên hoá trang theo truyền thống? Rồi thời gian đâu mà tham quan các bảo tàng hay đọc sách trong thư viện? Đó là những phong cách sống mà họ học được từ những bộ phim Hàn Quốc hay từ một số người nổi danh nhờ lối sống “kỳ dị”. Trào lưu này cũng xuất phát từ sự giàu có mà thời đại đem đến. Thanh niên đang có một cuộc sống quá đầy đủ về mọi phương diện, nhưng lại thiếu một ý hướng lành mạnh để theo đuôi, nó xuất phát từ đời sống tinh thần trống trải, chưa được hun đúc đầy đủ. Nhưng chớ chêu thay, trào lưu này cũng ngày càng sâm nhạp vào cả tầng lớp những bạn trẻ vốn xuất thân từ tầng lớp nghèo và chân quê. Những cô cậu thanh niên lên thành phố học cũng nhanh chóng đua đòi để bắt nhịp với cuộc sống mới. Những đồng tiền đầu tiền dành để học hành, sắm vi tính thì nhanh chóng được đốt vào quần áo, đầu tóc, trang sức, và họ nhanh chóng trở thành dân thị thành. Thậm chí nếu không có đủ tiền thì đi 37 vay mượn hoặc mắc nợ, đã có nhiều trường hợp khi bị phát giác, khi không thể đủ sức mà “đua” đã phải bỏ lại một đời sinh viên lẽ ra là cơ hội đổi đời trong tương lai như ước nguyện của những bậc cha me ngày đêm vất vả ở quê nhà. Cơn sóng của lối sống adua, đua đòi, đu bám nơi tầng lớp thanh niên hiện nay là một chỉ dấu cho thấy: họ thiếu vắng lý tưởng và giá trị sống cho tương lai. Một khi họ không tìm được ý nghĩa và giá trị sống đích thực thì họ dễ dàng lao vào những cuộc chơi vô bổ và những cuộc tìm kiến bế tắc không lối thoát cho cuộc đời họ. Họ chỉ muốn “quậy một chút”, làm cái gì đó khác thường để thoát khỏi sự trống trải, nhàm chán. Lối sống hưởng thụ thực dụng Tuổi trẻ muôn đời vẫn là tuổi của ước mơ, của hy vọng và quảng đại. Thế nhưng ngày nay, tuổi trẻ lại đang hướng nhiều về lối sống thực dụng và hưởng thụ, “tiêu dùng điên loạn và xa hoa”. Họ nhiệt tình, hăm hở chăm sóc cho cái vẻ bề ngoài của mình và chỉ chú tâm tới ăn chới. Thú “ăn chơi bất cần thân thể” là một lối sống khá phổ biến hiện nay trong thanh niên. Thanh niên tìm cách khẳng định mình trong cách ăn mặc model, đi xe phân khối lớn, sài những thứ hàng xịn. Câu thành ngữ: “ngồi xế hộp – nộp thuế bar – ca di động” đã trở nên tiêu chuẩn và lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. Đua xe tốc độ, quan hệ trai gái bừa bãi hoặc có những hành động mang tính phá hoại người khác chỉ để mua vui cho bản thân! Đó là lối sống ăn chơi “mút mùa” . Cuộc sống toàn là hưởng thụ mà không thấy một lý tưởng dấn thân nào cả. “Thanh niên đang trên đà trở nên ngày càng trở nên yêu chuộng lối sống vật chất phóng đãng giống như giới trẻ ở phương Tây.” .[5] Họ thực dụng đến nỗi khi mà gặp những khó khăn, cắc cớ trong cuộc sống, dù là một chút thử thách thôi, những thất bại trong nghề nghiệp, một chút lận đận về tình duyên, một chút khúc mắc trong quan hệ gia đình, bạn bè, họ cũng bị chao đảo. Thay vì cố gắng vượt qua để vươn lên thì họ lại nản chí, buông xuôi và tìm cách giải quyết vấn đề bằng ma túy, tình dục, băng đảng hay bằng cái chết … Họ còn chạy trốn những khó khăn bằng cách tập làm người lớn, tìm đến những thú vui giải trí khác như Karaoke ôm, massage ôm, billards ôm, cafe ôm, hay tìm đến rượu để 38 giải khuây, đây là chiêu bạn trẻ hay dùng, hay là thử cảm giác lâng lâng của ma túy cho quên sự đời. Bên cạch việc chơi để “bất cần đời”, chơi để quên đi thực tại sống hay chối bỏ con người thực của mình thì thanh niên còn chơi để “lấy tiếng”, để chứng tỏ mình là người dám chơi hết mình. Họ lao vào cuộc sống hưởng thụ để chứng tỏ mình sống thực tế, để không mang tiếng là thư sinh, khờ dại, để khỏi mang tiếng là sống mộng mơ với những lý tưởng trên trời, không thực tế, không nuôi sống mình được. Họ cũng tinh tế và nhanh nhậy đấy chứ. Tại sao lại không hưởng thụ khi mà xã hội đâu đâu cũng mời gọi họ sống như thế, vật chất quá đầy đủ và tràn lan mà lý tưởng cao vời thì xa tầm tay quá. Ngay cả ở những lớp thanh niên thành đạt, cũng ít người để ý tới việc dấn thân phục vụ mà thay vì đó họ chú tâm tới những điều thực tế hơn như chú tâm tới thành công cá nhân, tới cuộc sống hiện tại của họ như bằng cấp, kiến thức, tình yêu, gia tài, bạn bè, vui chơi. Đúng là họ có cặp mắt thực tế, tinh khôn, nhưng có phần vị kỷ hơn. Lý tưởng của họ là làm sao thăng tiến bản thân và đảm bảo đời sống với việc làm ổn định là được. Họ ít quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội. “Một điều báo động cho giới lãnh đạo là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay ít quan tâm gì tới những biến cố, sự kiện diễn ra trong chính phủ. Cụ thể như các cuộc họp Đại biểu Quốc hội và Đại hội Đảng, bầu cử … Mặc dầu những kỳ họp quan trọng ấy được truyền hình trực tiếp, nhưng phần đông thanh niên chẳng theo dõi, ngược lại, họ lai vùi đầu và dán mắt vào các bộ phim tình cảm Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan … họ cũng chẳng quan tâm đến việc ai sẽ làm Chủ tịch nước khóa này…” [13] Thực vậy, rộ lên trào lưu bất cần trước đường hướng chủ nghĩa và chọn một lối sống vô mục đích. Số người tham gia vào đoàn thể có xu hướng giảm. Nhiều thanh niên phát biểu cách tiêu cực rằng không nhận ra vai trò và giá trị của đoàn thể trong đời sống của họ”. Trong khi đó họ hồ hởi tham gia vào các băng nhóm ăn chơi đua đòi... … Ra như họ đã quá bận rộn trong việc học hành và mưu sinh, nên không còn thời giờ, tâm trí cho những hoạt động mà họ cho rằng ít cần thiết. Nếu chính trị từng là 39 một đề tài thời thượng và một lý tưởng tranh đấu của biết bao thế hệ thanh niên ngày xưa thì đối với thanh niên hôm nay nó cũng lạ lẫm như phía bên kia của mặt trăng. Suốt mấy thập niên qua, chúng ta chẳng còn thấy những bức tâm thư, các kiến nghị, các cuộc hội thảo, biểu tình của giới sinh viên để phản kháng những tệ nạn xã hội, để tranh đấu cho một lý tưởng nhân bán hay để đưa ra một đề nghị cải cách. Xem ra, một đôi khi họ cũng nổi loạn, nhưng khốn nỗi, những cuộc nổi loạn này thường xảy ra vào ban đêm: cà phê nhạc sống, karaoke, bia ôm, đua xe, heroin, thuốc lắc... " giải trí tốc độ được coi là "vũ khí phản kháng" của những tay đua đêm, trong đầu đầy thuốc lắc, và đằng sau là bạn gái tóc nhuộm hung, quần ngáp hở lưng, áo thun tụt trần tới rốn. Thanh niên muôn đời vẫn là tuổi của đấu tranh, phản kháng và nổi loạn, nhưng những hình thức nổi loạn ở trên hay những lần kẻo nhau chạy đầy đường, la ó vang trời... sau một trận bóng đá... có mang một ý nghĩa tiến bộ hoặc khai mở nào không? Phải chăng đây là sự cộng hưởng của Thế hệ Thực dụng, Thế hệ Thờ ơ và Thế hệ Bạo lực? Nhiều người âu lo đặt câu hỏi: liệu chúng ta có bao nhiêu hy vọng là những thanh niên say mê tốc độ vào đêm khuya, dùng thuốc lắc để tìm cảm giác trong các khách sạn hạng sang, ngây ngất với các nàng tiên trắng hay chạy theo đám đông la hò, đập phá sau một trận bóng đá thắng... có thể biến Việt Nam trở thành một xã hội lý tưởng, một chốn tốt đẹp hơn để sống? Lối sống buông thả, sống thử Chủ nghĩa thực dụng và tình dục được phần đông thanh niên thời nay đề cao trong nếp nghĩ và tôn thờ trong cách sống. Với châm ngôn “Lướt cùng tia chớp, bước theo thời đại” (lời quảng cáo xe gắn máy trên đài truyền hình), họ yêu vội sống cuồng tranh đua chạy theo những mốt mới trong trang phục, những kiểu dáng lạ trong trang sức và nhất là những phong cách kỳ dị trong lối sống. Một cách nào đó họ đã bị “đoàn lũ” hóa, bị “cuốn theo chiều gió” của “a-dua”, đua đòi, ăn theo, đu bám … Đúng là thanh niên “thực sự lôi kéo giới trẻ vào cuộc sống hưởng thụ hơn ai hết”. Thanh niên đua nhau với các trào lưu sống thử, yêu ồ ạt, sống hết mình với tình dục. Ngày nay, hình thức sống thử đã và đang là một “cơn lốc” lôi cuốn nhiều thanh niên 40 đi vào con đường sống này. Họ chỉ cần tình yêu, sự tự nguyện của hai người là đủ, không so đo tính toán. Nhiều bạn cho rằng sống thử là vì Cha mẹ chưa đồng ý, kinh tế chưa đủ lo, hoàn cảnh đi kiếm sống xa gia đình, đã trưởng thành nên tự quyết định, sống thử được hiểu là tự nguyện tìm sự hoà hợp thực tế chứ không là lợi dụng hay thác loạn. Còn trong cuộc hôn nhân chính thức, nếu sau này thấy không hợp phải đưa nhau ra toà thì rắc rối phức tạp nảy sinh gấp mười lần, nào tiền của, thì giờ, công sức cũng tiêu hao nhiều. Nếu thấy không hợp khi sống thử thì việc chia tay cũng rất nhẹ nhàng, không cần phải cao giọng, cãi cọ đôi co, mạt sát nhau…vì thử nên họ chẳng có gì để mất mà nuối tiếc. Bởi vậy, trong cuộc sống tình dục của thanh niên hôm nay, các quan hệ trước hôn nhân đã trở thành chuyện thường ngày và gần như công khai. Đối với thanh niên họ không thể là chính họ và trở nên người lớn mà không tìm cách khẳng định mình. Họ sẵn sàng khẳng định mình để chống lại các luật lệ luân lý từ cha mẹ truyền xuống, chống lại những gì họ cho là “những câu thúc” của xã hội Thanh niên sống đơn giản là thế đấy. Đứng trước thực trạng của một thời đại mà vật chất ngập tràn tâm can con người, cùng với những bế tắc trong cuộc sống do những tương quan hàng ngày đem lại, thanh niên đã không ngần ngại tuyên bố: “sống là hưởng thụ”. Với khẩu hiệu này, cuộc đời của rất nhiều thanh niên hôm nay có lẽ chỉ là một cuộc tổng hợp những lần hưởng thụ, ăn chơi thâu đêm suốt sáng, và cứ mãi đi trong vòng luẩn quẩn: tiền – tài – tình. Thanh niên không còn biết đâu là những giá trị sống, đâu là bản sắc của dân tộc, đâu là nét đẹp riêng của bản thân mình! Tệ hại nhất là những người sống không còn biết liêm sỉ là gì nữa: hành động bán dâm của một số người mẫu, hành vi mua dâm của những thanh niên có tiền. Cả hai chỉ vì lối sống vị kỷ và tìm thỏa mãn cho những nhu cầu thấp hèn của bản thân họ. Vì cần tiền, một số bạn nữ đã dùng “số vốn tự có” để kiếm tiền nhằm đáp ứng cho nhu cầu ăn mặc của bản thân họ. Ngược lại, một số bạn nam dư bạc – thừa tiền, lại tìm sự thỏa mãn cho nhu cầu sinh lý của bản thân, bằng việc bỏ tiền ra mua dâm để chứng tỏ mình là “đàn ông”, là dân biết ăn chơi. Thể hiện “cái tôi” quá đáng 41 Thể hiện “cái tôi”, trước hết là phải cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi người, không “đụng hàng” với bất cứ một ai khác. Chính vì thế, nhiều thanh niên ngày nay đã loay hoay tìm cách thể hiện được “cái tôi” của mình rõ nét nhất. Trong khi đa phần thanh niên tìm cách thể hiện “cái tôi” bằng khả năng học tập, bằng những năng khiếu như ca hát, nhảy múa, kinh doanh..., bằng nghị lực và bản lĩnh của những thanh niên thì không ít bạn lại thể hiện theo những cách tiêu cực. Chúng ta thấy nhan nhản trên mạng những vụ scandal cũng chỉ vì muốn thể hiện “cái tôi”. Có những bạn nữ lại thích post lên mạng những clip múa khêu gợi của chính mình, cũng chỉ vì “cái tôi”. Rồi dường như có cả một “phong trào” post clip ẩu đả giữa nữ sinh trong các trường học lên mạng. Có những người thể hiện “cái tôi” bằng cách tiêu tiền như nước tại những vũ trường, quán bar... sang trọng. Cao hơn nữa, “cái tôi” được thể hiện khi những băng nhóm tội phạm trẻ ngày càng nhiều, hành động càng ngày càng hung tợn và manh động, đem lại nỗi kinh hoàng và lo sợ cho người lớn. Thanh niên ngày nay nhiều khi quá quyết đoán và tự cho mình quyền quyết định nên thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của người lớn. Họ dám làm, nhưng đôi khi lại quá liều lĩnh và thiếu kinh nghiệm. Họ dám nghĩ, nhưng nhiều lúc lại quá bồng bột và non nớt. Vì thế, không thể tránh khỏi những quyết định sai lầm khiến họ phải trả giá quá đắt mà nếu như, chịu khó lắng nghe lời khuyên của người lớn, bạn bè, họ đã không mắc phải. Họ yêu "cái tôi" đến mức tự cho mình quyền bỏ qua, coi thường sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội. Họ tự đo mình bằng những thang giá trị mà xã hội chưa từng và có lẽ không bao giờ chấp nhận. Một số ảnh hưởng tiêu cực khác EMO. Trước tiên, chúng ta nói đến trào lưu “emo”. Đây là một trào lưu mói xuất hiện. Thanh niên theo trào lưu này thị họ có cách “ăn mặc khác người”, trang điểm đậm nét, họ chỉ thích hò hét, đập phá tại những buổi party đông người Party hiphop đang diễn ra rất sôi động, tại những nơi tập trung đông “xì tin”. Thanh niên muốn trở thành một emo thì chỉ cần ảnh hưởng một chút từ hơi hướng thời trang emo của phương Tây, áo xé cổ với những dòng chữ cá tính, quần ôm sát ống màu đen hoặc trắng, make up ấn tượng kiểu kẻ mắt đen, môi tím bầm. Bện cạnh 42 đó họ phải gây chú ý bằng những hành động bất ngờ, không kiềm chế, không tính đến hậu quả. Thanh niên coi đó là sự thể hiện của cảm xúc. HARAIJUKU. Cũng tương tự như trào lưu emo nhưng thiếu phần quậy phá, nơi các thanh niên xuất hiện trào lưu Haraijuku. Thực chất Harajuku chính là một khu mua sắm rất nổi tiếng tại Tokyo. Và cũng chính từ đây, phong cách ăn mặc quái đản và "chói mắt" của dân teen đã ra đời. Đây là phong cách của những teen nhà giàu, vì có những teen "rủng rỉnh", gia đình có điều kiện thì may ra mới có thể theo đuổi trào lưu này đến cùng. Hình như chưa có ai định hướng cho trào lưu này bởi phong cách của Harajuku là tự do thể hiện bản thân, đồng nghĩa với kiểu càng khác người càng mốt. Mái tóc màu hồng rực làm bạn loá mắt? Đôi môi tím ngắt khiến bạn thót tim? Những hình xăm quái dị có thể làm bạn sởn gai ốc? Đó chính là những hiệu ứng quan trọng để nhận biết một Harajuku đích thực. Và đối với các teen đi theo trào lưu này thì sự chú ý đặc biệt đến mức khắc nghiệt của những người xung quanh lại càng khiến họ thích thú. Quan niệm xấu hay đẹp đối với các Harujuku teen không quan trọng, có thể nói phong cách này không cần chuẩn mực. Đây cũng là một trong những lý do khiến cảm hứng sáng tạo của giới trẻ càng có dịp được "thăng hoa" cùng với những "xì tai" ngày càng lạ mắt. Từ mạch cảm hứng bất tận này, các nhân vật trong truyện tranh vẫn tiếp tục bước ra đời sống thực theo cách ấn tượng mạnh và đầy màu sắc. YUPPIE. Đây là trào lưu bắt nguồn từ trào lưu hippy ngày xưa (Hippy nói về một bộ phận thanh niên luôn đi ngược lại với những kiểu sống cũ mèm, lệ thuộc). Yuppie là tổ hợp của những từ trong tiếng “young urban professional hippie” (những người trẻ, sản phẩm của thành thị, có đẳng cấp, thích nổi loạn) Người ta nói người trẻ thường khá khó tính trong việc công nhận điều gì đó có liên quan tới họ. Vì thế, thế hệ Yuppie chỉ chào đón bạn là thành viên của họ một khi: bạn trẻ, bạn có tài, tự lập, không nương nhờ vào gia đình hoặc một ngoại lực nào đó khác; bạn luôn khát vọng làm giàu và tự chứng tỏ bản thân mình bằng những ưu điểm và phẩm chất riêng của chính bạn trong xã hội. Một bài báo trên Vietbao cũng nói về Yuppie với một từ rất “chuẩn” là....cái sự chơi: “Trẻ thì phải biết chơi và 43 chơi đến nơi đến chốn, “quậy” hết mình để rồi học và làm cũng hết mình”. Xã hội càng hiện đại và phát triển, thì thanh niên càng hoà nhập nhanh vào trào lưu này. PARKOUR : X-games của teen cá tính ! Parkour là một môn thể thao kết hợp với nghệ thuật biểu diễn, nhưng hoàn toàn khác với hiphop hay breakdance. Người chơi sẽ tự tập luyện để tìm những phương pháp riêng hiệu quả nhất, kết hợp với những khả năng của cơ thể để chuyển động với những động tác khó như: đi thăng bằng trên tường, bay qua tường, qua lan can, qua một cái ao nhỏ hay thậm chí là bay… qua đầu người đối diện hoặc bạn cùng chơi… 2.2.3 Ảnh hưởng đến thời, gian hiệu quả lao động học, tập của thanh niên Việc toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đem đến nguy cơ xem nhẹ hay chí ít là chưa phát huy đúng mức truyền thống cần cù lao động, hiếu học của dân tộc ta. Cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông đại chúng, các hình thức giải trí như : game online, chat… cũng ảnh hưởng không tốt tới việc học tập của thanh niên. Số thanh niên nghiện trò chơi online xem thường việc học tập, học chỉ mang tính chất đối phó, điều đó thể hiên chủ nghĩa trung bình trong học tập. Ngày nay, chủ nghĩa trung bình đang là lối sống của khộng ít bạn trẻ. Bằng lòng với kết quả đủ để gia đình và thầy cô không có lý do để nhắc nhở và phê bình. Nhiều thanh niên còn lý luận : cứ bình bình bài kiểm tra 5, 6 điểm không bị ai “soi”, chẳng bị ai ghen ghét đố lỵ, cứ thế mà “tiến”, thừa thời gian chơi bời, tối kê cao gối vô tư ngủ kỹ, sức khỏe bảo đảm để tận hưởng vui chơi ngày rộng tháng dài… Sự phát triển của thông tin làm cho Internet trở nên phổ biến, nhiều bạn sử dụng như một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Người ta có thể cung cấp những thông tin giả, sự lừa dối trên mạng được coi là một trò chơi. Nhiều thanh niên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khóa luận là một hành vi phi đạo đức. Nhiều thanh niên thuê người khác làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp hoặc đi học hộ, thi hộ. Bên cạnh đó, khi trở về trong không gian cá nhân của riêng mình, nhiều thanh niên 'bước sang' một thế giới khác - một thế giới mà đôi khi đưa thanh niên trẻ vào một con người hoàn toàn khác. Có thể gọi đó là 'Thế giới ảo'. Ngoài việc là một 44 kênh thông tin, kênh giao tiếp hiệu quả phục vụ tra cứu, liên lạc, in-tơ-nét còn là một thế giới giải trí rất hấp dẫn với thanh niên. Các hoạt động giải trí trên in-tơ-nét cũng rất đa dạng: từ đơn giản như lướt web, chat, viết blog cho đến tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, hay đến việc chơi game online...; từ các hoạt động online cho đến các hoạt động offline. Trong những hoạt động này, rất nhiều thanh niên, thanh niên nhiệt tình tham gia. Các bạn trẻ thường chọn loại hình này để giải tỏa cảm xúc, bày tỏ những chính kiến, những điều khó chia sẻ trong cuộc sống thực tế, hay đơn giản chỉ là để giải trí. Một số thanh niên đã bỏ ra một lượng thời gian lớn cho những hoạt động trên dẫn đến hiệu quả làm việc thấp, kết quả học tập kém. Những loại hình vui chơi, giải trí ngoài không gian trường lớp phần lớn mang tính tự phát, ngẫu hứng. Các loại hình này ít phụ thuộc vào sự định hướng mà phần nhiều được thúc đẩy bởi các nhu cầu nội tại của cá nhân từng thanh niên. Mặt trái của nó là nhiều lúc hình thức giải trí này trở nên mất kiểm soát nếu mỗi thanh niên không có sự tự chủ cao. Đáng chú ý hiện nay, dung lượng và thời lượng của các loại hình giải trí trong cuộc sống thực của nhiều bạn trẻ đang có xu hướng thu hẹp và dần chuyển sang các loại hình trong 'không gian ảo' trong in-tơ-nét. Thực trạng này có những hệ quả xấu. Nhiều thanh niên chìm đắm trong thế giới ảo, đam mê chơi game online đến mức quên ăn, quên ngủ, quên cả bạn bè, người thân, bỏ bê việc học hành. Có những thanh niên 'thả mình' vào những website có nội dung khiêu dâm, đồi trụy và không thể thoát ra được. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thể chất mà còn tổn hại cả về tinh thần của thanh niên. Trong khi đó sư hiện diện của các minh tinh màn ảnh, tài tử danh tiếng, các ca sĩ, những vua hề, và những ban nhạc trứ danh đã đem lại một ảo tưởng mới cho thanh niên. Nhiều cô cậu mới lớn đã chạy theo các mốt lố lăng trên màn ảnh. Thậm chí nhiều thanh niên còn có xu hướng sống như những người nổi tiếng và các ngôi sao trên truyền hình qua cách ăn mặc và cách tiêu xài. Một số thanh niên khác đã bị lôi cuốn vào vòng xoáy của những ảo tưởng. Họ bắt chước các thần tượng nghệ sĩ của họ, và đã phản ứng theo cách thức giống như trong phim ảnh. Họ không biết rằng những gì trên màn ảnh chỉ là kịch bản và hoàn toàn khác biệt với cuộc sống thực tế. 45 Và khi mọi thứ không diễn tiến như họ mong muốn, họ trở nên thất vọng hay giận dữ với chính mình. Đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi một số thanh thiếu niên tìm cách hãm hại những người chung quanh và rồi tự sát. Đối với lội hình giải trí “âm nhạc” đã thay đổi rất nhiều theo thời gian từ tiếng nhạc cho đến âm điệu. Âm nhạc ngày nay mang nặng chiều hướng thả lỏng, hỗn loạn về xác thịt, tình dục và còn dung chứa bạo lực. Một ví dụ điển hình đó là các thể nhạc rap đã gây ảnh hưởng đồi trụy đến giới trẻ. Đề tài của những bản nhạc thường là những gì đang thực sự xảy ra trong thế giới hiện đại. Ngoài ra nội dung của nhiều lời nhạc mang tính chất tiêu cực, phản đối, tranh cãi và thiếu phần thanh tao. Những bài hát đầy tính chất bạo lực dễ dàng khuyến khích giới trẻ áp dụng sự thô bạo, từ lời nói cho đến hành động. Chúng ta đã từng nghe về những án mạng xảy ra tại các trường trung học vì những lý do gây hấn giữa các thanh thiếu niên. Giới trẻ đã quá quen thuộc với loại nhạc buông thả này nên không có sự nhạy bén để phân biệt phải trái. Các hoạt động giải trí ngày càng không thể thiếu đối với đời sống thanh niên, nếu không có sự lựa chọn, định hướng đúng thì một số những loại hình giải trí không lành mạnh sẻ ảnh hưởng xấu tới thời gian, hiệu quả lao động, học tập của thanh niên. Chính từ đó chung ta cần đưa ra những giải pháp thích hợp nhầm phát huy những tác động tích cực và hạn chế sự tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên việt nam trong thời gian tới 46 CHƢƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẦM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ CÁC LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ ĐẾN ĐỜI SỐNG THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Thanh niên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số và trên 1/2 lực lượng lao động xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Trong Di chúc thiêng liêng, một lần nữa Người căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội". Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi. Phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội diễn ra phức tạp. Tình hình trên đã và đang tác động đến thanh niên sinh viên về ý thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống v.v… Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập thế giới đang làm cho những tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn đến lối sống của thanh niên. Tuy nhiên, mặt trái của hội nhập là những thách thức từ thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên. Đặc biệt là những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên Internet, những âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, vị kỷ, cùng sự tha hóa, biến chất trong một bộ phận cán 47 bộ, đảng viên đã và đang tác động tiêu cực đến thanh niên khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Từ đó việc xây dựng lối sống đẹp, lành mạnh cho thanh niên là một công việc cốt lõi của việc hình thành phát triển nhân cách con người mới, đáp ứng với điều kiện mới. Nó đòi hỏi vai trò của các thành viên trong cộng đồng xã hội (nhà trường, gia đình và các đoàn thể) tham gia đóng góp vào công tác giáo dục đào tạo, vai trò học tập, tự rèn luyện của chính thanh niên. Do đó hơn lúc nào, Đảng và chính quyền đoàn thể, Đoàn thanh niên và nhà trường phải tiến hành đồng bộ những giải pháp cần thiết để rèn luyện lối sống lành mạnh cho sinh viên. 3.1 Năng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động giải trí Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập thế giới, có sự thay đổi nhận thức về hệ thống giá trị trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là trong thanh niên. Hiện tượng một bộ phận thanh niên sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, vướng vào những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội và nguy hiểm hơn là sự lệch lạc trong nhận thức về các hoạt động giải trí lành mạnh. Do vậy, vấn đề năng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động giải trí cho thanh niên là vấn đề hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung một số biện pháp chủ yếu sau đây: - Một là, tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động giải trí, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những tác động tiêu cực của các loại hình giải trí, các sản phẩm giải trí xấu đến người dân cũng như thanh niên; kịp thời định hướng các giá trị văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho tuổi trẻ; thường xuyên biểu dương gương người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến, lấy cái đẹp dẹp đi cái xấu, lấy cái tích cực để hạn chế đi cái tiêu cực, tạo không gian môi trường giải trí, xã hội lành mạnh để thanh niên học tập, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội. 48 - Hai là, tiếp tục xã hội hoá về giải trí, huy động quần chúng vào quá trình xây dựng phát triển các hoạt động giải trí lành mạnh. Thiết nghĩ cần quan tâm tới xây dựng gia đình - tế bào xã hội. Bởi vì gia đình là trường học đầu tiên, là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn; yếu tố gia đình có ảnh hưởng to lớn tới việc hình thành nhân cách, con người của thanh niên. - Ba là, quan tâm đầu tư các thiết chế giải trí, nhất là các thiết chế thiết thực, liên quan trực tiếp tới thanh niên như: Nhà văn hoá, trung tâm hoạt động TTN; khôi phục lại các trò chơi dân gian, sân chơi thể thao… tạo điều kiện cho thanh niên có điều kiện được hưởng thụ những thành quả của giải trí để phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất, cũng là yếu tố quan trọng của quá trình xây dựng nguồn nhân lực trẻ phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh niên Ảnh hưởng của các hoạt động giải trí lan tỏa sâu rộng đến tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với thanh niên. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực của giải trí đem lại. Tuy vậy, tác động của văn hóa phương Tây cũng mang theo nó những mặt trái khiến không ít người lo ngại bởi nó không phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều này có thể thấy qua sự "cởi mở" trong các mối quan hệ giới tính; qua thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên; qua cách ứng xử với con người và môi trường thiên nhiên, ứng xử của con người với môi trường xã hội... Trên cơ sở đó việc kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên không chỉ là của cá nhân, của tổ chức hay của xã hội mà là sự kết hợp một cách có hiệu quả của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Đối với gia đình Định hướng giáo dục các giá trị văn hóa (cách ứng xử, giao tiếp…), đặc biệt là các loại hình giải trí cho các thành viên trong gia đình là một quá trình trực tiếp và lâu dài. Bởi vì gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc. Công việc này phải nhờ tới vai trò to lớn của cha mẹ, ông bà, 49 những người thân trong gia đình trong việc định hình cái đẹp cho các em. Giáo dục trong gia đình không chỉ dừng lại ở việc dạy dỗ các em ngay khi còn nhỏ cách ăn, cách mặc, cách đi đứng, nói năng sao cho có văn hóa, lịch thiệp mà còn bồi dưỡng cho các em những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đó là lòng yêu thương con người, chú trọng những yếu tố truyền thống gia đình như các hình ảnh về sự tôn trọng ông bà, lễ nghĩa, sống chung thủy trước sau, biết quý trọng lao động, biết sống có lý tưởng, biết đem lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người... Ý thức về giá trị văn hóa thẩm mỹ của thanh niên được hình thành ngay từ tuổi ấu thơ nhưng đến giai đoạn trưởng thành lại rất cần có sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ trong việc hướng dẫn lựa chọn và biết đánh giá đúng các đối tượng thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể làm tốt công tác giáo dục trong điều kiện hiện nay. Không ít gia đình, do cha mẹ mải kiếm tiền đã thả lỏng con cái, dẫn tới tình trạng các em ở độ tuổi trưởng thành có thể tự do tìm đến những sản phẩm văn hóa phi thẩm mỹ và vô tình đánh mất đi nhân cách trong sáng của mình. Do vậy, việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục những giá trị thẩm mỹ cho thanh niên trong gia đình hiện nay là hết sức cần thiết. Đối với nhà trường Nhà trường là nơi đào tạo, là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn truyền tải những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình. việc giáo dục trong nhà trường hiện nay bên cạnh việc chú trọng giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì giáo dục trong nhà trường cũng cần phải trang bị cho các em một bản lĩnh vững vàng, một "bộ lọc" cần thiết để các em có thể tự mình quyết định việc lựa chọn những giá trị văn hóa, những loại hình giải trí phù hợp với bản thân mình trong khuôn khổ những giá trị và chuẩn mực văn hóa chung của toàn xã hội. Cần đưa nội dung "tiên dạy lễ" vào môn đạo đức, môn văn và nội quy, kỷ luật của học sinh. Việc đánh giá học sinh hoặc xếp loại những danh hiệu cao quý cần xét về mặt văn hóa ứng xử, tức là "lễ". Với môn giáo dục công dân, cần giảng giải cho các em hiểu và nắm bắt những giá trị đạo đức, cách sống và lối sống lành mạnh, biết 50 kính trên nhường dưới... giúp các em hình thành một nhân cách và có nhận thức tốt trong ứng xử hàng ngày. Hiện nay, chúng ta vẫn bắt gặp ở lớp trẻ những người không nắm vững các mốc lịch sử, còn trong ngôn ngữ thì không nắm vững các thành ngữ dân tộc, hay nói gọn lại là sự hiểu biết về văn hóa và về cội nguồn của dân tộc đối với giới trẻ hiện nay rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục trong nhà trường ngoài việc dạy các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hiện đại, thì cần chú trọng hơn nữa đến việc dạy quốc ngữ, quốc sử, quốc văn, phải dạy những nội dung rất cơ bản về văn hóa của dân tộc... Việc bỏ quên các giá trị lịch sử ở giới trẻ sẽ khiến các em đánh mất các chuẩn giá trị của văn hóa dân tộc từ đó có thể đưa các em đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài và trở thành nô lệ đối với giải trí, văn hóa nước ngoài. Đối với xã hội Hiện nay các phương tiện truyền thông đang chạy theo nhu cầu giải trí của giới trẻ, mà cụ thể là “thế hệ @”. Một số chương trình, chuyên đề báo chí vô tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa thanh thiếu niên thành thị với nông thôn; khiến xã hội Việt Nam cũng như người nước ngoài nhìn nhận thế hệ thanh niên nghiêng về ăn chơi, hưởng thụ. Hình ảnh của các nhân vật đầy trí tuệ và bản lĩnh như: chàng trai đoạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2006; hay cậu bé thần đồng tin học Nguyễn Khánh Ánh Hoàng, kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn… cùng bao bạn trẻ đang cống hiến tuổi thanh xuân và công sức của mình trên những miền đất xa xôi trong màu áo xanh tình nguyện; những tấm gương âm thầm vượt qua sự nghiệt ngã của số phận... Trong khi đó hiện nay, các chương trình của đài truyền hình đều sử dụng kỹ thuật số: Hội tụ số, Hành tinh số, Chát với 8X, Giải trí @, Thú chơi @, Sự lựa chọn @, Café @... Các báo thường tràn ngập thông tin về các ngôi sao âm nhạc – điện ảnh, thời trang hàng hiệu…, còn vấn đề giáo dục việc học hành, thi cử; định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thanh niên thì hầu như chưa được chú trọng nhiều. Bởi vậy, các cơ quan truyền thông đại chúng hiện nay cũng cần nghiêm khắc khi đưa ra những quyết định và phán quyết của mình. Có thể nói trong thời mở cửa, hội nhập quốc tế, xu hướng tự do dân chủ, cá nhân hóa được đề cao nhưng vai trò của 51 truyền thông cũng không vì thế mà buông lỏng vai trò định hướng của mình đối với thế hệ trẻ. Sự nghiêm khắc và chỉ dẫn những hướng đi đúng đắn và tích cực sẽ luôn cần thiết đối với những con người trẻ ở mọi thời đại. Ngoài ra, các kênh thông tin, các cơ quan truyền thông cũng phải góp phần định hướng, quảng bá văn hóa dân tộc để tạo nên niềm đam mê, khát khao đền đáp ở thế hệ trẻ. Ngoài ra các tổ chức Đoàn, Hội hiện nay cũng cần trú trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa, tư tưởng chính trị cho thanh niên xã hội càng lúc càng phát triển, bởi thế hệ trẻ không chỉ dừng lại ở chỗ tự thủ trước sự giao lưu, tiếp biến những giá trị văn hóa mới mà họ phải biết tự chắt lọc những giá trị văn hóa thực sự có ích với chính mình trong cuộc sống. Khi xã hội phát triển, sự tương tác văn hóa đa chiều, sự du nhập văn hóa từ nước ngoài, từ phương Tây luôn làm cho suy nghĩ của mỗi người bị ảnh hưởng dù ít, dù nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập đòi hỏi ở mỗi người, đặc biệt là thanh niên phải biết tự đặt cho mình một "bộ lọc" đúng nghĩa. Có như thế, thế hệ trẻ mới có thể chắt lọc những giá trị văn hóa hợp lý và có giá trị. Sống có bản lĩnh là chuẩn mực của thế hệ trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi ở mỗi người hiện nay phải biết từ chối hay phải biết nói không đúng lúc, phải biết chịu trách nhiệm để tránh kiểu văn hóa đổ lỗi… Bản lĩnh vững vàng với những giá trị văn hóa chuẩn mực, phù hợp với bản thân sẽ giúp thanh niên phát triển một cách có điểm tựa để vững vàng hơn, cống hiến hiệu quả hơn trong cuộc sống. 3.3. Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh niên. Với thanh niên, việc xây dựng môi trường xã hội, môi trường giải trí lành mạnh có một ý nghĩa thiết thực. Thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu sở thích của thanh niên sẽ giúp các bạn hình thành kỹ năng sống và sự mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Nên tập hợp, thu hút họ vào các hoạt động bổ ích, thiết thực như câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, nữ sinh thanh lịch, các hội thi khoa học trẻ, tìm hiểu về truyền thống dân tộc và các mạng, hoạt động văn hóa thể thao, mà nổi bật như:" Rung chuông vàng", các hoạt động từ thiện,..., thông qua đây nhằm xã hội hóa giáo dục, cá thể hóa nhân cách lối sống của sinh viên. 52 Cần phải đổi mới cách tổ chức và phương thức tiến hành sao cho mọi hoạt động giải trí, mọi phong trào ngày càng thiết thực, gần gũi với cuộc sống của thanh niên: trẻ trung, sinh động, học thức và văn hóa đúng hình ảnh thực thế giới tinh thần của tuổi trẻ. Thực hiện tốt một số giải pháp xây dựng lối sống đạo đức cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", là những chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên có nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ, khát vọng của mình, đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới. Xây dựng lối sống văn minh, hiện đại, thấm nhuần sâu sắc đạo đức truyền thống dân tộc sẽ góp phần tạo nên bản lĩnh của thanh niên, giúp họ vượt qua những khó khăn, thực hiện lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ. Sự nghiệp đổi mới còn nhiều khó khăn và thách thức ở trước mắt, mỗi thanh niên chúng ta hãy biết kế thừa những truyền thống hào hùng của lớp thanh niên đi trước và dân tộc, hãy vì mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà thanh niên tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, trở thành những người có ích cho xã hội. 3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên Hiện nay, thanh niên nước ta có trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ cao hơn trước. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, sức khoẻ và tình trạng thể chất của thanh niên có tiến bộ. Phần lớn thanh niên có khát vọng vượt qua đói nghèo, lạc hậu, xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa được củng cố và tăng cường. Số đông thanh niên mong muốn được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam để cống hiến và trưởng thành. Tính tích cực xã hội, tinh thần tình nguyện, tính xung kích của thanh niên được nâng cao. Trong xã hội ta đang tiếp tục hình thành một 53 lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, xuất sắc trong các lĩnh vực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, do tác động nhiều chiều của đời sống kinh tế - xã hội và xu hướng toàn cầu hóa, thanh niên cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của thanh niên hiện nay là vấn đề việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên hiện nay là từ 12% đến 13%; lao động thanh niên chưa qua đào tạo ở thành thị khoảng 44%, ở nông thôn là khoảng trên 70%(3). Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản, có năng lực nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Tình trạng thể lực, tầm vóc cơ thể của thanh niên Việt Nam thuộc loại thấp so với thanh niên các nước. Những bệnh tật do điều kiện môi trường, do chế độ dinh dưỡng còn nhiều. Đặc biệt, số lượng và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong thanh niên tăng nhanh, 70,6% số người nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 30. Điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh và phát triển thể lực cho thanh niên còn thiếu thốn. Thanh niên có nhu cầu cao để phát triển toàn diện nhưng chưa đủ khả năng để tự đáp ứng được những nhu cầu đó. Sự phân hoá giàu nghèo hạn chế thêm điều kiện phát triển của một bộ phận thanh niên. Thanh niên vùng núi, vùng sâu, vùng xa, gia đình nghèo càng ít có điều kiện để tiếp cận với hoạt động giải trí tinh thần, thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, trình độ nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ, ngoại ngữ của đa số thanh niên còn thấp. Một bộ phận thanh niên không có hoài bão lớn, thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với các hoạt động chính trị - xã hội; số ít bị sự tác động phản tuyên truyền, kích động của các thế lực thù địch. Một bộ phận thanh niên có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, ngại khó khăn, sùng ngoại, coi thường giá trị giải trí dân tộc. Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Hơn 70% số tội phạm hình sự, gần 80% số người mắc tệ nạn ma tuý, mại dâm là thanh niên, trong đó số vị thành niên ngày càng nhiều. Đây là vấn đề xã hội bức xúc, có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thanh niên, đến trật tự an ninh và phát triển kinh tế - xã hội và cần được nhanh chóng khắc phục. Vấn đề bao trùm là chất lượng nguồn nhân lực trẻ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 54 Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, phát huy vai trò làm chủ, tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII) đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh quốc tế đang có những biến động phức tạp. Trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước và xã hội cần tăng cường đầu tư, chăm lo để lực lượng thanh niên phát triển, trưởng thành nhanh nhất và cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên và phát huy sức mạnh to lớn, vai trò xung kích của thanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XI của Đảng đã đề ra, cần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: 1. Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên. 2. Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực khoa học - công nghệ cho thanh niên; phát huy tính xung kích của thanh niên trong học tập, rèn luyện, nhanh chóng hình thành một lớp thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ. 3. Chăm lo giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên và gia đình trẻ. 55 4. Nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống giải trí lành mạnh và đẩy lùi tệ nạn xã hội, đẩy lùi tình trạng phạm pháp trong thanh niên. 5. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 6. Nâng cao năng lực giao lưu, hợp tác quốc tế của thanh niên, nâng cao vị thế của thanh niên Việt Nam trong hoạt động giao lưu quốc tế thanh niên, góp phần bảo vệ củng cố hoà bình, tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết với thanh niên các nước. Trong thư gửi các bạn thanh niên ngày 17-8-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”.Chính vì vậy, quan tâm, chăm lo bồi dưỡng thế hệ thanh niên cũng chính là vun đắp và củng cố cho tương lai vững chắc của dân tộc./. 56 KẾT LUẬN Sự phát triển của công nghệ thông tin- khoa học tiến bộ trên thế giới cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là tiền đề quan trọng tạo nên mọi sự biến đổi trong đời sống xã hội của người dân. Chất lượng cuộc sống của con người không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu của con người vì thế cũng tăng theo, đặc biệt là các nhu cầu về đời sống tinh thần. Những quan điểm, những tư tưởng về lối sống hưởng thụ ngày càng được coi trọng. Vì thế thời gian rỗi cũng được con người sử dụng một cách hiệu quả và triệt để nhằm mang lại một chất lượng sống tốt nhất. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi được người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên tham gia ngày càng phong phú đa dạng, trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh giúp thanh niên kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hình thành nhân cách tốt, đồng thời giúp thanh niên tránh xa những cạm bẫy của các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống văn hóa đồi truỵ, độc hại, những hành vi lệch chuẩn về những truyền thống đạo đức của dân tộc. Tuy nhiên ở mỗi thanh niên đều có sự lựa chọn và mức độ tham gia một số loại hình giải trí trong thời gian rỗi phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Từ đó một số loại hình giải trí không lành mạnh ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận tầng lớp thanh niên trong xã hội. Qua nghiên cứu ta có thể thấy từ suy nghĩ, hành động, lối sống của một số thanh niên bị lệch chuẩn về những tư tưởng đạo đức của xã hội. Một số hoạt động giải trí còn gây ảnh hưởng đến thời gian, kết quả lao động và học tập của thanh niên. Từ những ảnh hưởng trên chúng ta cần có những giải pháp nhầm phát huy những tác động tích cực và hạn chế sự tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam trong thời gian tới như: Nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động giải trí; Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, 57 nhà trường và xã hội trong việc giáo dục các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh niên; Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh niên; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Các loại hình giải trí không chỉ ảnh hưởng đến đời sống thanh niên mà nó còn có thể ảnh hưởng đến thiếu nhi, những người lao đông ở các khu công nghiệp... Đặc biệt ta có thể thấy sự ảnh hưởng khác nhau của các loại hình giải trí đến đời sống người dân giửa thành thị và nông thôn. Nếu nghiên cứu sâu những đề tài trên sẽ giúp ta có thể hiểu rõ hơn sự tác động của các hoạt động giải trí đến đới sống con người. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Mai Trần. Chuẩn bị tiến vào Thế kỷ 21 – Cẩm nang Người trẻ vào đời 2. Nhà xuất bản Thanh Niên, 1999. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, HN,1998. 3. Hồ Sỹ Vịnh, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 4. Lê Nhân Tâm. Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ đổi mới. Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004. 5. Nguyễn Hữu Quang. “Giáo dục nào để Sống trong Thế giới Đô thị hóa”. Chia Sẻ 58 (Thánh 09 năm 2008): 37 – 99. 6. Nguyễn Thái Hợp OP. Để họ Lớn lên. Đức Tin & Văn Hóa, 2007. 7. Nguyễn Thái Hợp OP. Tư duy & Lối sống của người Việt thời Hội nhập. CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình, 2009. 8. Nguyễn Thị Oanh. Thanh niên – Lối sống. Nhà Xuất Bản Trẻ. 9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, NXB CTQG, Hà Nội, 2002. 10. Nguyễn Văn Dân (2009), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, H, Nxb KHXH. 11. Nguyệt Minh. Sống đẹp giữa đời. Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, 2004. 12. Sứ điệp ngày Quốc tế Giới Trẻ, năm 2012. 13. http://chungta.com 14. http://dantri.com.vn 15. http://tuoitre.vn 16. http://vietbao.vn 17. http://www.svsupham.com 59 [...]... các loại hình giải tác động vào trí thức thanh 19 niên, hình thành tri thức, thái độ mới hay nhận thức, thái độ cũ Sự thay đổi về ý thức tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi Sự tác động của các loại hình giải đến lối sống của thanh niên hiện nay có những mặt tích cực sau: 2.1.1 Các loại hình giải trí tạo môi trường sống lành mạnh cho Thanh niên Việc xây dựng phong cách sống, lối sống giải trí. .. trọng và đóng góp vào sự phát triển của xã hội Đối tượng của các loại hình giải trí rất đặc biệt, bao gồm các giai tầng, các thành viên trong xã hội Một lực lượng xã hội chịu sự tác động lớn của các loại hình giải là thanh niên, là những người chủ tương lai của đất nước Các loại hình giải trong xu thế toàn cầu đang có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến lối sống của thanh niên hiện nay Các thông tin của các. .. mình là ai và cho phép mọi người hiểu rõ về họ hơn Vì vậy mà giải trí đã trở thành hoạt động thường nhật trong tầng lớp thanh niên Sự phát triển của công nghệ đồng thời với sự phát triển dân trí tạo ra rất nhiều các hình thức giải trí, mỗi loại hình có một đặc trưng riêng, những ảnh hưởng riêng 2.1 Những tác động tích cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Hoạt động giải trí ngày... nhóm thanh niên đi học và đi làm về mức độ các hoạt động giải trí cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên Thanh niên đi làm có xu hướng có mức độ sử dụng các hình thức giải trí vận động cao hơn nhóm thanh niên đi học Và ngược lại nhóm thanh niên đi học lại có xu hướng có mức độ giải trí theo hình thức thụ động cao hơn nhóm đi làm Đồng thời cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm thanh niên ở các. .. hiện đời sống văn hóa giải trí, lối sống lành mạnh Ở khía cạnh này, hầu hết thanh niên đều rất quan tâm đến các vấn đề: tìm việc làm, mong muốn có việc làm phù hợp, có thu nhập đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình sau khi ra trường 2.2 Những tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Bên cạnh những hình thức giải trí lành mạnh, hiện nay còn tồn tại những loại. .. những hoạt động mang tính thụ động Hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay không chỉ là giải trí đơn thuần mà còn là sự giải trí có định hướng, có chọn lọc Do điều kiện đời sống vật chất được cải thiện và do nhu cầu giải trí ngày càng cao vì thế mà người dân nói chung và đặc biệt là thanh niên nói riêng đã đầu tư khá nhiều thời gian rỗi của mình 13 vào việc sử dụng các loại hình giải trí Có sự khác... khác biệt về mức độ giải trí giữa thanh niên đi học và thanh niên đi làm, bên cạnh đó có sự khác biệt giữa các lứa tuổi, khu vực sống của thanh niên đi học và đi làm Hiện nay các thành phố lớn hay ở các đô thị có nhiều điểm vui chơi giải trí cho thanh niên hơn ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa Điều đó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên Trong quá trình... ứng xử, cách ăn mặc của thanh niên cũng là một khía cạnh trong đời sống giải trí, lối sống giải trí Ở khía cạnh này, thanh niên phần đông có ứng xử 28 tốt trong quan hệ gia đình, cộng đồng, ăn mặc phù hợp với phong cách của người Việt - Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong quan hệ gia đình và cộng đồng là một biểu hiện của đời sống giải trí, lối sống giải trí, thanh niên ngày nay nhận... có sự ảnh hưởng mạnh nhất trong tất cả các yếu tố và chỉ đúng với hình thức giải trí thụ động mà không đúng với hình thức giải trí vận động của cả 2 nhóm đi học và đi làm Trong hình thức giải trí vận động đối với thanh niên đi làm yếu tố mạnh nhất ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giải trí đó là “có sống ở ngoài gia đình hơn 3 tháng”; đối với thanh niên đang đi học thì lại là yếu tố “ Là... Chính sách giải trí, quan niệm xã hội, đầu tư của xã hội cho giải trí Nhu cầu giải trí của Thanh niên Việt Nam hiện nay Mỗi lứa tuổi đều có sở thích riêng, phong cách sống riêng và nhu cầu giải trí riêng Cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề xã hội ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau Việc lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau Quan niệm, chuẩn mực, tiêu chí để lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan