phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng

79 265 0
phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung  tỉnh sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ____o0o____ Sinh viên: LÊ THỊ CẨM TIÊN PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG - TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CẦN THƠ 04/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ____o0o____ LÊ THỊ CẨM TIÊN MSSV: C1200202 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG - TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. PHẠM PHÁT TIẾN CẦN THƠ 04/2014 LỜI CẢM TẠ ---o0o--Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự nổ lực và cố gắng, sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập. Cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị. Và đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến ThS. Phạm Phát Tiến cùng anh Trần Minh Hiếu Phó phòng Tín dụng Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt quá trình làm đề tài thực tập. Đề tài được nghiên cứu trong thời gian khoảng 3 tháng. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô để luận văn em được hoàn thiện hơn. Em xin kính chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị trong Ngân hàng, gia đình và bạn bè lời chúc sức khoẻ và luôn thành đạt. Trân trọng! Cù Lao Dung, ngày…..tháng…..năm 2014. Người thực hiện Lê Thị Cẩm Tiên i TRANG CAM KẾT ---o0o--Tôi xin cam kết rằng đề tài: “Phân tích tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng” là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Nếu sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cù Lao Dung, ngày.....tháng.....năm 2014. Người thực hiện Lê Thị Cẩm Tiên ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cù Lao Dung, ngày.....tháng......năm 2014. GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.3.1. Không gian......................................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian ............................................................................................................ 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 3 2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng....................................................................... 3 2.1.1. Khái niệm về tín dụng ...................................................................................... 3 2.1.2. Bản chất của tín dụng ....................................................................................... 3 2.1.3. Phân loại tín dụng ............................................................................................. 4 2.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay ........................................................................ 4 2.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng ..................................................................... 4 2.1.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng ...................................................................... 4 2.1.3.4. Căn cứ vào chủ thể tham gia ........................................................................ 4 2.1.3.5. Căn cứ vào đối tượng trả nợ ......................................................................... 5 2.1.3.6. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng ................................................. 5 2.1.4. Vai trò của tín dụng ngắn hạn.......................................................................... 5 2.1.4.1. Cung cấp vốn, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn............................... 5 2.1.4.2. Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ..................................... 6 2.1.4.3. Khuyến khích nông dân làm ăn có hiệu quả .............................................. 6 2.1.4.4. Xóa đói giảm nghèo, đưa nông thôn ngày càng giàu đẹp......................... 7 2.1.5. Chức năng của tín dụng.................................................................................... 7 2.1.5.1. Chức năng phân phối lại nguồn tài nguyên ................................................ 7 iv 2.1.5.2. Chức năng thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hóa phát triển .............. 7 2.1.6. Các nghiệp vụ cấp tín dụng ngắn hạn............................................................. 8 2.1.6.1. Nghiệp vụ cho vay từng lần theo món ........................................................ 8 2.1.6.2. Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng ................................................. 8 2.1.6.3. Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi ................................................. 9 2.1.6.4. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá ............................................................ 9 2.1.7. Các hình thức đảm bảo tín dụng ..................................................................... 10 2.1.7.1. Đảm bảo đối vật ............................................................................................. 10 2.1.7.2. Đảm bảo đối nhân .......................................................................................... 12 2.1.8. Rủi ro tín dụng................................................................................................... 13 2.1.8.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.............................................................................. 13 2.1.8.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ điều kiện khách quan .............................. 13 2.1.8.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ điều kiện chủ quan .................................. 14 2.1.9. Một số dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng ...................................................... 15 2.1.10. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra ................................................................ 16 2.1.10.1. Về phía ngân hàng ....................................................................................... 16 2.1.10.2. Về phía hoạt động kinh tế - xã hội ............................................................ 17 2.2. Những chỉ tiêu dùng để phân tích ...................................................................... 17 2.2.1. Doanh số cho vay .............................................................................................. 17 2.2.2. Doanh số thu nợ ................................................................................................ 17 2.2.3. Dư nợ .................................................................................................................. 17 2.2.4. Nợ xấu ................................................................................................................ 17 2.2.5. Hộ sản xuất ........................................................................................................ 17 2.2.6. Vốn huy động .................................................................................................... 18 2.2.6.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách hàng ................................. 18 2.2.6.2. Huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá.............................. 18 2.2.7. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn ............................................. 19 2.2.7.1. Tổng dư nợ trên vốn huy động..................................................................... 19 2.2.7.2. Hệ số thu nợ.................................................................................................... 19 v 2.2.7.3. Vòng quay vốn tín dụng................................................................................ 19 2.2.7.4. Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................................... 19 2.2.7.5. Chêch lệch thu chi ......................................................................................... 19 2.2.7.6. Dư nợ cuối kỳ ................................................................................................. 20 2.2.7.7. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của mỗi cán bộ tín dụng 20 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 20 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 20 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG ........................ 22 3.1. Giới thiệu khái quát về NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung .... 22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn ........................ 22 3.1.1.1. Sơ lược về tỉnh Sóc Trăng ............................................................................ 22 3.1.1.2. Sơ lược về huyện Cù Lao Dung................................................................... 23 3.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung ......................................................................................... 24 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung ......................................................................................... 25 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 25 3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ...................................................................................... 25 3.2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung................................................................................... 27 3.2.1. Thu nhập............................................................................................................. 28 3.2.2. Chi phí ................................................................................................................ 30 3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh......................................................................... 32 3.2.4. Tình hình huy động vốn ................................................................................... 33 3.2.5. Tổng nguồn vốn ................................................................................................ 36 3.3. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung trong tương lai .......................... 37 3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................................ 37 vi 3.3.2. Khó khăn ............................................................................................................ 38 3.3.3. Định hướng phát triển trong tương lai ............................................................ 39 3.3.3.1. Công tác huy động vốn ................................................................................. 39 3.3.3.2. Công tác tín dụng ........................................................................................... 40 3.3.3.3. Công tác tài chính .......................................................................................... 41 3.3.3.4. Công tác chỉ đạo điều hành .......................................................................... 41 Chương 4: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 42 4.1. Phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung..................................................................................................... 42 4.1.1. Phân tích doanh số cho vay ............................................................................. 43 4.1.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn.......................................................................... 43 4.1.1.2. Doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất .............................................. 44 4.1.2. Phân tích doanh số thu nợ ................................................................................ 46 4.1.2.1. Doanh số thu nợ ngắn hạn ............................................................................ 46 4.1.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ sản xuất ................................................ 47 4.1.3. Phân tích tổng dư nợ ......................................................................................... 48 4.1.3.1. Tổng dư nợ ngắn hạn..................................................................................... 48 4.1.3.2. Dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất .................................................................. 49 4.1.4. Tình hình nợ xấu tại đơn vị .............................................................................. 51 4.1.4.1. Tình hình nợ xấu ngắn hạn ........................................................................... 51 4.1.4.2. Tình hình nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất ............................................... 52 4.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn................................................. 53 4.2.1. Tổng dư nợ / vốn huy động.............................................................................. 54 4.2.2. Doanh số thu nợ / doanh số cho vay ............................................................... 54 4.2.3. Vòng quay vốn tín dụng ................................................................................... 54 4.2.4. Nợ xấu / tổng dư nợ .......................................................................................... 54 4.3 Tình hình quản lý nợ ngắn hạn của mỗi cán bộ tín dụng tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung....................................................................... 55 vii 4.4. Số món cho vay ngắn hạn của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung đối với hộ sản xuất ............................................................................................ 56 4.4.1. Số món cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất .................................................... 56 4.4.2. Bảo hiểm của NHNNo&PTNT – ABIC......................................................... 57 Chương 5: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG ......................................................................... 59 5.1. Nhận xét................................................................................................................. 59 5.1.1 Nhận xét tổng quát tình hình hoạt động ở Ngân hàng................................... 59 5.1.1.1 Thế mạnh của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ................................ 59 5.1.1.2 Những mặt tồn tại ở Ngân hàng .................................................................... 59 5.1.2. Nhận xét về thực trạng cho vay ngắn hạn tại địa bàn huyện ....................... 60 5.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng.................... 60 5.2.1. Về cán bộ tín dụng của Ngân hàng ................................................................. 60 5.2.2 Những chính sách hoạt động của Ngân hàng ................................................. 61 5.2.3. Về trang thiết bị công nghệ tại Ngân hàng .................................................... 62 5.2.4. Về tổ chức nhân sự tại địa bàn ........................................................................ 62 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG ........................................................................................................................... 63 6.1. Kết luận ................................................................................................................. 63 6.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 64 6.2.1. Đối với NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng ....................................................... 64 6.2.2. Đối với Nhà nước .............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 65 viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm................. 27 Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng trong 3 năm............................. 33 Bảng 3.3. Cơ cấu tổng nguồn vốn tại ngân hàng trong 3 năm ............................... 36 Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tín dụng tại Ngân hàng trong 3 năm......... 42 Bảng 4.2. Doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng................. 44 Bảng 4.3. Doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng ................... 47 Bảng 4.4. Dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng ..................................... 49 Bảng 4.5. Tình hình nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng .................. 52 Bảng 4.6. Bảng tổng hợp đánh giá chỉ tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn ............. 53 Bảng 4.7. Tình hình quản lý nợ ngắn hạn của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng .... 55 Bảng 4.8. Số món cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng .................... 56 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức tại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung . 25 Hình 3.1. Tình hình thu nhập của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ............ 28 Hình 3.2. Cơ cấu thu nhập của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung................. 29 Hình 3.3. Tình hình chi phí của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ............... 30 Hình 3.4. Cơ cấu chi phí tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ..................... 31 Hình 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. ............................................................................................................................. 32 Hình 3.6. Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ..... 35 Hình 3.7. Cơ cấu tổng nguồn vốn của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung .... 37 Hình 4.1. Doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung .............................................................................................................................. 43 Hình 4.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung . 46 Hình 4.3. Tổng dư nợ ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ......... 48 Hình 4.4. Nợ xấu ngắn hạn tai NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ................. 51 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ---o0o--NHNNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNNo: Ngân hàng nông nghiệp NHNN: Ngân hàng Nhà Nước DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ DN: Dư nợ NX: Nợ xấu CBTD: Cán bộ tín dụng TGKKH: Tiền gửi không kỳ hạn TGCKH: Tiền gửi có kỳ hạn VHĐ: Vốn huy động 12T: 12 tháng xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay Việt Nam xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trên nền tảng là một nước nông nghiệp kém phát triển, nên bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu,…thì việc đ ẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Khi nền kinh tế dần ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội tiến bộ, Việt Nam từng bước có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Để tiếp tục phát triển được những bước tiến quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế như trên thì ngoài các yếu tố như: Các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì việc đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để tiến hành sản xuất và t ái sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng. Chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong nước, mà cụ thể là nhằm thay đổi cơ cấu và bộ mặt nông thôn. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vốn dĩ là thị trường tín dụng nhiều tiềm năng, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng đủ bản lĩnh tham gia vào sân chơi này. Với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng mang trên mình trách nhiệm hàng đầu phát triển t hị trường tài chính nông thôn. Điển hình là nhiều năm qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp vốn cho người dân dưới nhiều hình thức. Hiện nay, ở các xã trong huyện đều có cán bộ tín dụng địa bàn để tiếp nhận nhu cầu vay vốn của hộ nông dân. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao mà nhất là nhu cầu vốn cho vay ngắn hạn để phát triển sản xuất kinh doanh trong địa bàn huyện. Đứng trước tình hình trên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung đã đặt ra cho mình nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng một cách hợp lí nhất và mở rộng sản xuất cho các nông dân góp phần đem lại cuộc sống ấm no, đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Phân tích tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài thực tập tốt nghiệp cho mình. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cù Lao Dung trong 3 năm (2011-2013). Để xem tình hình cho vay có hiệu quả hay không, từ đó đề xuất các giải pháp để mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại địa bàn huyện, tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, góp phần tăng vốn và tạo cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) huyện Cù Lao Dung phát triển ngày càng vững mạnh trong thời kì cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm (2011 - 2013). - Phân tích tình hình huy động vốn và tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2011 - 2013). - Phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn qua các năm thông qua các chỉ tiêu: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu tại Ngân hàng. - Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn trong Ngân hàng. - Phân tích tình hình quản lý nợ của cán bộ tín dụng và số món cho vay tại Ngân hàng. - Đề xuất một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong Ngân hàng huyện Cù Lao Dung. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện t ại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2. Thời gian Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm (2011 - 2013). 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn và theo từng ngành tại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 2.1.1. Khái niệm về tín dụng - Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau. + Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. + Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. + Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán,... dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người đi vay). - Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. 2.1.2. Bản chất của tín dụng - Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, các công ty, cá nhân. Trong mối quan hệ này ngân hàng đóng vai trò là người trung gian vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, công ty, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Ngược lại với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp tín dụng là chiếc cầu nối giữa cung và cầu về vốn tiền tệ cho nền kinh tế. - Trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay không có quyền sở hữu số vốn đó nên phải có trách nhiệm hoàn lại cho người cho vay khi đến hạn đã thoả thuận. Sự hoàn trả không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng lên với hình thức lợi tức. 3 2.1.3. Phân loại tín dụng 2.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh họat cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu để sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. 2.1.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. - Tín dụng du lịch. - Tín dụng học tập… 2.1.3.4. Căn cứ vào chủ thể tham gia - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay. 4 2.1.3.5. Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. - Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 2.1.3.6. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng - Tín dụng có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự đả m bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. - Tín dụng không bảo đảm (tín chấp): Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. 2.1.4. Vai trò của tín dụng ngắn hạn 2.1.4.1 Cung cấp vốn, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn - Cung cấp vốn. + Ngân hàng đã có nhiều văn bản hướng dẫn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Những văn bản này đã tạo ra môi trường pháp lý để mở rộng cho vay đối với các đối tượng, các tổ chức, các thành phần kinh tế nông thôn, nhất các ngành nông ngiệp ngắn hạn. Do đó doanh số cho vay ngày càng tăng dư nợ ngày càng nhiều. Số vốn đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống cho nông dân tại địa bàn. + Thời gian qua NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đã chú trọng việc cho vay ngắn hạn đối với hộ nông dân, để họ có đủ điều kiện để canh tác, sản xuất kinh doanh và chủ yếu là cho vay trồng mía. + Tình hình huyện hiện nay thì sản xuất hàng hóa chưa phát triển cao, đơn vị sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, năng suất thấp, quy mô ruộng đất, vốn và nguồn nhân lực còn ít. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, khối lượng hàng hóa chưa nhiều. Trình độ dân trí hiểu biết còn thấp về nền sản xuất hàng hóa, chỉ xoay quanh những nông sản hiện có mà không áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm tạo ra nhiều nông sản mới. Do đó tín dụng ngắn hạn đã hỗ trợ cung cấp vốn cho bà con nông dân để tiện cho quá trình sản xuất kinh doanh tại địa bàn huyện. 5 - Hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. + Vấn đề thiếu vốn cho sản xuất nông nghiệp của các hộ dân đã tạo môi trường thuận lợi cho vay nặng lãi sinh sôi phát triển ở địa bàn. Người nông dân thiếu vốn đã phải đi vay với lãi suất cao, cao gấp nhiều lần so với lãi suất vay tại Ngân hàng. Với lãi suất này, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp điển hình là hộ trồng mía, nuôi tôm và chăn nuôi heo, nếu sản xuất gặp khó khăn bị lỗ thì không có khả năng thanh toán được nợ vay có thể dẫn đến nợ chồng chất. Do đó, ngân hàng đã hỗ trợ kịp thời cho bà con nông dân bằng việc cử các cán bộ tín dụng đến tận địa bàn để định hướng tài chí nh cho bà con nhằm phát triển nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng. + Trong những năm gần đây cùng với công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng khối lượng tín dụng ngắn hạn tại địa bàn, nên nó đã góp phần làm giảm bớt tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ đó tạo cơ hội làm ăn tốt hơn cho hộ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn. 2.1.4.2. Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp - Hiện nay, trình độ canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp ở nông thôn còn thấp. Đây là nguyên nhân quan trọng c ủa tình trạng kém phát triển ở nông thôn. Phong tục canh tác truyền thống đôi khi cũng gây khó khăn trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người nông dân khai thác hết khả năng tiềm tàng hiện có của đất đai, ao hồ,… Tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con giống với hình thức chuyên môn hóa, sản xuất ra các loại hàng hóa có giá trị cao trên thị trường. Đồng thời giúp người nông dân tạo một cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có khả năng chống thiên tai dịch hại, đưa sản xuất nông nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên. - Hiện nay bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là rất thấp. Mặt khác, đất đai đang bị thoái hóa, nhiễm phèn nhiễm mặn khá phổ biến ở vùng ven biển gần các sông ngòi. Mà vùng đất cù lao thì được bao bọc bởi bốn bề sông nước nên đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn là khó tránh khỏi. Do đó cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc cải tạo đất tại địa bàn. Nên vốn tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết vấn đề này. 2.1.4.3. Khuyến khích nông dân làm ăn có hiệu quả - Từ khi Đảng, Nhà nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sang kinh tế hộ gia đình nhất là hộ sản xuất nông nghiệp. Hộ sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các hộ sản xuất đã phải tự chủ về sản xuất và kết quả kinh doanh của mình. 6 Chính vì những điều đó nên đa số nông dân đã tự ý thức được việc sử dụng vật tư nông nghiệp, tiền vốn, đặc biệt là vốn vay Ngân hàng tốt hơn, có hiệu quả hơn, vay trả dễ dàng nhanh chóng hơn, từng bước đã thích nghi dần với các nghiệp vụ vay vốn tại Ngân hàng trong địa bàn huyện. - Mặt khác cho nông dân vay với lãi suất thị trường. Với lãi suất thị trường như vậy buộc họ phải suy nghĩ cách làm ăn để sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, họ phải có thu nhập sao cho lợi nhuận vừa đảm bảo trả được nợ cho Ngân hàng, đồng thời còn dư ra để cải thiện đời sống. Chính vì vậy sẽ làm cho sức mạnh sản xuất tăng thêm, từ đó đồng vốn cho vay có hiệu quả hơn. 2.1.4.4. Xóa đói giảm nghèo, đưa nông thôn ngày càng giàu đẹp Trong những năm gần đây đối với cộng đồng người nghèo được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn Ngân hàng. Vốn đầu tư của Ngân hàng tạo điều kiện cho nông dân khai thác, tăng vụ trong quá trình trồng trọt cũng như chăn nuôi. Tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập cao hơn, là tiền đề cho sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đóng góp vào quỹ phúc lợi địa phương xây dựng cơ sở vật chất đưa nông thôn ngày thêm đổi mới. 2.1.5. Chức năng của tín dụng 2.1.5.1. Chức năng phân phối lại nguồn tài nguyên - Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của công ty. - Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thô ng qua các tổ chức trung gian như: ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. 2.1.5.2. Chức năng thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hóa phát triển - Nhờ hoạt động tín dụng đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông không dùng tiền mặt như: Kỳ phiếu, trái phiếu, các loại séc, các thẻ thanh toán,…cho phép thay thế một lượng tiền mặt lưu hành nhờ đó giảm bớt các chi phí có liên quan đến việc in ấn, đúc tiền, vận chuyển. - Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn, do vậy hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. 7 2.1.6. Các nghiệp vụ cấp tín dụng ngắn hạn 2.1.6.1. Nghiệp vụ cho vay từng lần theo món - Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng sau. + Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc vay vốn theo thời vụ. + Cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp những thiếu hụt tài chính tạm thời của các doanh nghiệp. - Trong cho vay từng lần, tiền vay có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Tuy nhiên, mỗi lần rút vốn khách hàng phải lập giấy nhận nợ. Trên giấy nhận nợ phải ghi thời hạn cho vay cụ thể, đảm bảo không vượt so với thời hạn cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng. Tổng số tiền cho vay trên các giấy nhận nợ không được quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận. 2.6.1.2. Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một số tiền tối đa cho khách hàng có thể sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này được áp dụ ng đối với những khách hàng sau. + Khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng. + Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh thường xuyên và liên tục. - Trong hình thức này, hạn mức tín dụng được duy trì trong suốt thời hạn đã thỏa thuận. Khách hàng được rút vốn phù hợp với tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn thực tế nhưng không được vượt quá hạn mức đã thỏa thuận. Mỗi lần rút vốn thì khách hàng phải lập giấy nhận nợ với ngân hàng kèm theo các chứng từ có liên quan đến sử dụng tiền vay. - Trong thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phải lập đề nghị ngân hàng điều chỉnh hạn mức. Ngân hàng xem xét và nếu thấy phù hợp sẽ chấp thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng. - Nếu như khách hàng có nhu cầu sử dụng tín dụng hạn mức mới thì trước khi hợp đồng tín dụng cũ hết hiệu lực một khoảng thời gian theo quy 8 định, phải lập hồ sơ mới để được ngân hàng thẩm định và cấp tín dụng hạn mức mới. Thông thường ngân hàng căn cứ vào khả năng sử dụng vốn và trả nợ của kỳ trước trong phương thức cho vay hạn mức để quyết định có cho khách hàng vay hay không. 2.6.1.3. Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi - Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Thấu chi thực chất được phát triển dựa trên nghiệp vụ cho vay theo hạn mức. - Nghiệp vụ thấu chi là hình thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận cho phép khách hàng được chi vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi một số tiền nhất định và trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng sau. + Khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng. + Khách hàng phải có uy tín và khả năng tài chính, được ngân hàng tín nhiệm ở một mức độ nhất định. - Mục đích của cho vay theo hạn mức thấu chi của các ngân hàng: Nhằm đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian xét duyệt, cung cấp cho khách hàng một sản phẩm tiện ích. 2.6.1.4. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá - Chiết khấu giấy tờ có giấy là một nghiệp vụ cấp tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Trong nghiệp vụ này ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền trước cho các giấy tờ có giá (kỳ phiếu, thương phiếu, tín phiếu,…) chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng (người sở hữu chứng từ) bằng cách k hấu trừ ngay một số tiền nhất định gọi là tiền chiết khấu, tính theo giá trị chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các phí chiết khấu khác, còn lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng. - Có 2 loại chiết khấu giấy tờ có giá. + Chiết khấu miễn truy đòi: Trường hợp đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ không đòi tiền người phát hành giấy tờ có giá. Nếu người phát hành không thanh toán tiền được cho ngân hàng thì coi ngân hàng rủi ro. + Chiết khấu có quyền truy đòi: Đến hạn nếu người phát hành giấy tờ có giá không thanh toán được thì ngân hàng có quyền đòi tiền từ người đi chiết khấu. 9 2.1.7. Các hình thức đảm bảo tín dụng 2.1.7.1. Đảm bảo đối vật * Khái niệm. Đảm bảo đối vật là hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản là vật chất của người vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để ngân hàng có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của người vay, nhằm tạo ra nguồn thu thứ hai khi người mắc nợ không trả hay không có khả năng trả nợ. * Các loại tài sản đảm bảo. - Là những bất động sản được hiểu theo nghĩa là tài sản cố định gắn liền với đất đai để không di chuyển đi ngoài vòng kiểm soát của ngân hàng và làm mất tuyến phòng thủ của ngân hàng. Vì vậy, đối với những tài sản cố định có thể di chuyển được như: Ô tô, máy kéo, tàu biển,…các ràng buộc pháp lý phải chặt chẽ hơn như xe máy phải nhập kho của ngân hàng, tàu biển phải mua bảo hiểm và có thỏa thuận ngân hàng là người được quyền hưởng thụ số tiền bảo hiểm khi khách hàng không trả được nợ. - Khách hàng vay nợ trong khi thế chấp tài sản để vay tiền, vẫn còn quyền sử dụng tài sản vào sản xuất kinh doanh. Gía trị tài sản làm đảm bảo có thể bị hao mò n trong thời gian làm đảm bảo, ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại tài sản làm đảm bảo, nếu giá trị xuống thấp không đủ đảm bảo, phải yêu cầu khách hàng vay bổ sung thêm. - Động sản dùng làm đảm bảo là những loại có thể di chuyển đi mất. Vì vậy, phương thức đảm bảo đối với những tài sản này phải khác với bất động sản. * Điều kiện đối với tài sản đảm bảo. - Tài sản phải có đầy đủ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp. - Tài sản phải được phép chuyển nhượng. - Tài sản phải có thể chuyển nhượng. * Các hình thức đảm bảo đối vật. - Thế chấp tài sản. + Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc một bên (là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. 10 + Căn cứ vào pháp lý. • Thế chấp pháp lý hay thế chấp có chuyển nhượng chủ quyền: Là phương thức thế chấp mà khách hàng lập sẵn một giấy sang nhượng chủ quyền để khi không có tiền trả nợ, ngân hàng có quyền bán tài sản để thu nợ hay quản lý tài sản đó nếu là tài sản cho thuê. • Thế chấp công bằng: Là hình thức thế chấp mà ngân hàng chỉ giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng tài sản đảm bảo cho khoản vay. + Căn cứ vào việc thực hiện thế chấp cho nhiều món nợ. • Thế chấp thứ nhất: Là tài sản dùng thế chấp cho món nợ thứ nhất. • Thế chấp thứ hai: Là tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất, nhưng giá trị thế chấp vẫn còn, khách hàng có thể thế chấp cho ngân hàng khác để vay thêm một món nợ nữa. + Căn cứ vào tài sản đem thế chấp. • Thế chấp trực tiếp: Còn gọi là thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, là hình thức thế chấp do vốn vay tạo nên. • Thế chấp gián tiếp: Là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài sản dùng vốn vay để mua là hai tài sản khác nhau. - Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên (là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. - Cầm cố giấy tờ có giá: Các loại giấy tờ có giá được chia làm hai loại chính. + Giấy tờ có giá có giá cả biến động không lớn nên có ít rủi ro hơn. Đó là các trái phiếu của Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiế u đô thị và trái phiếu công ty. + Giấy tờ có giá thị trường thay đổi thường xuyên theo cung cầu của các nhà đầu tư nên mức độ rủi ro cao hơn. Đó là cổ phiếu. - Cầm cố bằng tiền gửi: Dùng tiền gửi làm đảm bảo rất tiện lợi vì đối với các ngân hàng dễ quản lý, hầu như không có rủi ro và xử lý thu hồi nợ rất nhanh. Vì vậy, tỷ lệ cho vay của ngân hàng tương đối cao. - Cầm cố bằng trái quyền (khoản nợ phải đòi người mua): Hình thức đảm bảo này cũng tương tự như đảm bảo bằng thương phiếu nhưng có độ rủi ro c ao hơn. Vì vậy, khi nhận đảm bảo bằng thương phiếu, ngân hàng chỉ chọn những 11 thương phiếu dễ dàng chuyển nhượng ở thị trường tiền tệ. Đảm bảo bằng trái quyền được thực hiện bằng hai cách. + Đảm bảo không thông báo: Khách hàng vay chỉ cam kết đem tiền thu được từ các con nợ trả cho ngân hàng mà không thông báo cho các con nợ biết. + Đảm bảo có thông báo: Khách hàng vay thông báo cho các con nợ biết họ phải thanh toán với ngân hàng thay vì phải thanh toán với khách hàng vay. 2.1.7.2. Đảm bảo đối nhân * Khái niệm. Đảm bảo đối nhân hay còn gọi là bảo lãnh vay vốn ngân hàng là một hợp đồng, qua đó bên thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay, trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng * Các loại đảm bảo đối nhân. - Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh. + Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo: Thường dùng cho những doanh nghiệp hay các cá nhân có khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín t rên thương trường hay đối với ngân hàng. + Bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh: Khi ngân hàng không quen biết người bảo lãnh hoặc không tin tưởng uy tín của người này, ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh phải thế chấp tài sản của mình để đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ bảo lãnh. - Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh. + Bảo lãnh riêng biệt: Là hình thức bảo lãnh cho một món nợ cụ thể theo phương thức cho vay theo số dư và dùng tài khoản cho vay thông thường. + Bảo lãnh liên tục: Là hình thức bảo lãnh cho một hạn mức tín dụng tối đa hay mức thấu chi tối đa. Phương thức bảo lãnh này dùng trong phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Người bảo lãnh chỉ phải trả nợ thay cho người được bảo lãnh số nợ thực tế không trả được nếu số nợ này nhỏ hơn mức bảo lãnh tối đa. 12 2.1.8. Rủi ro tín dụng 2.1.8.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro do một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động đến hoạt động và có thể làm ngân hàng bị phá sản. 2.1.8.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ điều kiện khách quan - Nguyên nhân bất khả kháng: Bão lụt, hạn hán, thiên tai, đình công,… không lường trước được cũng có thể gây ra những tổn thất không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng vì nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng trả nợ tiền vay của khách hàng, gây ra rủi ro tín dụng. - Điều kiện kinh tế trong nước. + Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. + Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được. Điều này làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên nhanh chóng . + Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kỳ này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ở trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ở thời kỳ này những người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản. - Điều kiện kinh tế thế giới. + Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có vai trò như là một tế bào của nền kinh tế thế giới chung. Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. 13 Điều đó thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên. + Trong điều kiện như vậy, khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có tác động mạnh đến các nước khác trên toàn thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. + Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín của ngân hàng như: biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao. 2.1.8.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ điều kiện chủ quan - Nguyên nhân từ phía người vay: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau thì nguyên nhân dẫn đến khả năng khách hàng không trả được nợ vốn vay theo đúng quy định trong hợp đồng tín dụng cũng khác nhau. + Đối với khách hàng vay là cá nhân: Khách hàng cá nhân đi vay chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: Mua nhà, mua sắm nội thất, du lịch, du học,…trong điều kiện tích lũy hiện tại chưa đủ. Nguồn trả nợ chính của họ chủ yếu là thu nhập mang tính chất ổn định, đều đặn. Do vậy, những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng này là do mất sự ổn định trong thu nhập, dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Có thể là do. • Khách hàng vay chết, mất tích, thất nghiệp. • Người vay gặp sự cố bất thường trong cuộc sống. • Người đi vay hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết được các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai nguồn thu nhập có thể sử dụng để trả nợ cho ngân hàng • Rủi ro đạo đức thuộc về người đi vay, người đi vay cố tình lừa đảo, không trả nợ cho ngân hàng. • Sử dụng vốn sai mục đích. + Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp. • Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra khi việc triển khai xây dựng các phương án, các dự án sản xuất kinh doanh không khoa học, việc dự toán chi phí và sản lượng sản xuất không phù hợp. Trong trường hợp khác, mặc dù phương án 14 kinh doanh của doanh nghiệp đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác một cách tối đa thì bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vốn chứa đựng nhiều rủi ro những thay đổi bất ngờ ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất kinh doanh như những biến động về giá cả, những thay đổi về thị hiếu,…ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. • Rủi ro đạo đức: Ngân hàng còn phải gánh chịu rủi ro tín dụng khi khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, gian lận trong hồ sơ vay vốn, hoặc thậm chí doanh nghiệp cố tình không trả nợ. • Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn phát sinh khi doanh nghiệp phá sản hoặc thay đổi bộ máy quản lý, tổ chức. - Do bản thân ngân hàng. + Do việc không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. + Do chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét còn hạn chế, chưa chính xác. + Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng như: Việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn. + Thiếu thông tin về khách hàng hoặc thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng. + Trình độ cán bộ tín dụng còn non kém dẫn đến sai lầm trong phân tích và đưa ra quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh dẫn đến quyết định cho vay đối với những phương án, dự án thiếu tính khả thi, hoặc thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ giả vay vốn ngân hàng. 2.1.9. Một số dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng - Nợ xấu ngày càng cao do quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. - Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính của khách hàng. Thanh toán tiền vay không đúng kế hoạch. 15 - Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng. - Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lý do. - Chậm thanh toán các khoãn lãi khi đến hạn thanh toán. - Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng khô ng có khả năng hoàn trả vì nhiều lý do. - Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so định giá cho vay, có các dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi,.. - Dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Có sự chêch lệch lớn giữa doanh số thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng. - Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý. - Thất mùa, thu hoạc h không đủ vốn trả nợ cho ngân hàng. - Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban lãnh đạo. - Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng phải lưu tại ngân hàng). - Giải ngân bằng tiền mặt đối với các khoản vay có gi á trị lớn. 2.1.10. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 2.1.10.1. Về phía ngân hàng - Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng đóng vai trò là người đi vay và người cho vay. - Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức là ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng không thể được đảm bảo. - Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng thua lỗ và có nguy cơ bị phá sản. 16 2.1.10.2. Về phía hoạt động kinh tế - xã hội - Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều ngân hàng khác, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều người sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp. - Rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng và cần được quan tâm đặc biệt hơn từ Chính phủ, từ ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cần phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại, và cần thiết có sự hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra. 2.2. NHỮNG CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH 2.2.1. Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng , quí , năm . 2.2.2. Doanh số thu nợ Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. 2.2.3. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. 2.2.4. Nợ xấu Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng. Nếu không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. 2.2.5. Hộ sản xuất Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý, sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định. 17 2.2.6. Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn. Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng. 2.2.6.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách hàng - Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng mà không có sự thỏa thuận trước về thời gian rút tiền. Với loại tiền gửi này ngân hàng chỉ phải chi trả với một mức lãi suất thấp. Bởi vì tiền gửi loại này rất biến động, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào. Do đó ngân hàng không chủ động sử dụng nguồn vốn này, ngân hàng phải dự trữ một số tiền đảm bảo để có thể thanh toán ngay khi khách hàng có nhu cầu. - Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thỏa thuận trước về thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này tương đối ổn định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của khách hàng. Do dó ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết. Đối với loại tiền gửi này, ngân hàng có rất nhiều thời hạn từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,… Mục đích là tạo cho khách hàng có nhiều kỳ hạn gửi phù hợp với thời gian nhàn rỗi của khoản tiền mà họ có. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. 2.2.6.2. Huy động bằng việc phát hành các giấy tờ có giá - Trái phiếu ngân hàng: Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu ngân hàng sẽ chịu sự quản lý của NHNN, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng. - Kỳ phiếu ngân hàng: Là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm). Nó có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn. Vì vậy nó được dùng để huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng - Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng, người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán định kỳ lãi và nhận đủ vốn khi đến hạn. 18 2.2.7. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động c ho vay ngắn hạn 2.2.7.1. Tổng dư nợ trên vốn huy động Tổng dư nợ Dư nợ / Vốn huy động = * 100% Vốn huy động Chỉ số này cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng. Nó còn phản ánh khả năng huy động vốn tại địa bàn của ngân hàng. 2.2.7.2. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = * 100% Doanh số cho vay Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn đem cho vay của ngân hàng. 2.2.7.3. Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định. Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) / 2 2.2.7.4. Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = * 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này nói lên mức rủi ro của ngân hàng và phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 2.2.7.5. Chêch lệch thu chi Chêch lệch thu chi = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động của ngân hàng thể hiện ở kết quả kinh doanh lãi hay lỗ. 19 2.2.7.6. Dư nợ cuối kỳ Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ. 2.2.7.7. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn cuả mỗi cán bộ tín dụng Doanh số cho vay / cán bộ tín dụng; doanh số thu nợ / cán bộ tín dụng; dư nợ / cán bộ tín dụng; nợ xấu / cán bộ tín dụng. Các chỉ tiêu trên cho biết trung bình một cán bộ tín dụng sẽ quản lý bao nhiêu vốn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Nguồn số liệu thứ cấp: Được thu thập chủ yếu từ các thông tin liên quan tới hoạt động tín dụng lấy từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng (2011-2013) và các nguồn thông tin xác thực có liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. - Tổng hợp các thông tin từ các trang web, sách về các hoạt động tín dụng 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh số tuyệt đối: So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0: Là chỉ tiêu năm trước y1: Là chỉ tiêu năm sau ∆y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. ∆y = ((y1 – y0) / y0) * 100% Trong đó: y0: Là chỉ tiêu năm trước y1: Là chỉ tiêu năm sau 20 ∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp đồ thị: Sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả khái quát các chỉ tiêu phân tích. 21 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn 3.1.1.1. Sơ lược về tỉnh Sóc Trăng Sóc trăng là một tỉnh nằm trong hệ thống đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Với diện tích tự nhiên là 3.311,76 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm 10 huyện là Kế Sách, Long Phú , Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Trần Đề và một thành phố. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Hậu Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. Sóc Trăng là một mảnh đất đa dân tộc, đông nhất là Kinh, Khơmer, và Hoa vì thế Sóc Trăng là nơi có nền văn hóa mang tính đặc thù là nông ng hiệp, tiềm năng và thế mạnh của Sóc Trăng là sản xuất cây lương thực, thực phẩm và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Dựa vào địa thế đặc biệt nơi dòng sông Hậu đổ ra Biển Đông vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt, đất đai màu mỡ nên rất thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày và là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Với định hướng phát triển diện tích nuôi trồng thủy hải sản có quy hoạch đúng định hướng, phát triển theo quy mô công nghiệp với sự đầu tư của khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Do đó Sóc Trăng đang ngày càng khẳng định vị thế kinh tế của mình trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. 22 3.1.1.2. Sơ lược về huyện Cù Lao Dung Ngày 11/01/2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung. Thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng như sau. - Thành lập huyện Cù Lao Dung trên cơ sở 23.606,29 ha diện tích tự nhiên và 58.031 nhân khẩu của các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và Đại Ân 1 thuộc huyện Long Phú. - Thành lập xã An Thạnh Tây trên cơ sở 1.759,55 ha diện tích tự nhiên và 4.620 nhân khẩu của xã An Thạnh 1. - Thành lập thị trấn Cù Lao Dung trên cơ sở 905,70 ha diện tích tự nhiên và 5.148 nhân khẩu của xã An Thạnh 2. - Thành lập xã An Thạnh Đông trên cơ sở 4.195,84 ha diện tích tự nhiên và 9.159 nhân khẩu của xã An Thạnh 2. - Thành lập xã An Thạnh Nam trên cơ sở 2.721,1 ha diện tích tự nhiên và 5.509 nhân khẩu của xã An Thạnh 3. - Huyện Cù Lao Dung có 8 đơn vị hành chính gồm các xã: An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam và thị trấn Cù Lao Dung như ngày nay. Cù Lao Dung là huyện nằm giữa sông, ven biển, là một cù lao và các cồn nhỏ liền kề nhau với tổng diện tích gần 300 km 2 bao gồm 8 xã và thị trấn, Cù Lao Dung được bao bọc bởi bốn bề sông nước của hạ nguồn sông Hậu với hai cửa sông lớn Định An và Trần Đề. Bao đời nay, người dân Cù Lao Dung sống tập trung ven các kênh rạch, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đặt thù địa lý vùng đất cù lao nên diện tích canh tác nông nghiệp của huyện chiếm hơn 90% diện tích, không thuận lợi để phát triển công nghiệp. Sớm nhận ra ưu điểm đó, Đảng và Nhà nước đã vạch ra phương hướng phát triển kinh tế huyện theo hướng nông nghiệp chuyên canh có phân vùng: chuyên cây ăn trái, chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu, nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, chăn nuôi gia xúc gia cầm hình thức hộ gia đình. Mà đặc trưng là trồng mía vì cây mía thích hợp với vùng đất phù sa tại đây, chính vì vậy mà năng suất cây mía ở đây thường rất cao khoảng 160tấn/hecta. Dân số huyện Cù Lao Dung năm 2011 là 62.908 người, chiếm 4,86% dân số toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 94,50% dân số toàn 23 huyện, kế đến là dân tộc Khơmer chiếm 0,07% và dân tộc Hoa chiếm 5,43%, phần lớn dân cư sinh sống tập trung tại các trung tâm xã, ven trục lộ và sông rạch. Chủ yếu kinh tế hộ gia đình dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chính, một số ít kinh doanh thương mại dịch vụ và đánh bắt thủy hải. Chính vì những đặc trưng này mà vùng thường cho vay ngắn hạn để cho nông dân sản xuất kinh doanh và buôn bán các mặt hàng nông sản với thời hạn ngắn và khách hàng chính của Ngân hàng chính là các nông dân cũng như các hộ kinh doanh nhỏ là đa số. 3.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung Theo quyết định 53/NH của NHNN Việt Nam ngày 14/07/1989 chi nhánh NHNNo tỉnh Hậu Giang được thành lập, thời gian đó NHNNo tỉnh Sóc Trăng là một chi nhánh thị xã của NHNNo tỉnh Hậu Giang. Sau khi chia cắt thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng, chi nhánh NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu là một ngân hàng quốc doanh. Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có một trụ sở và 6 chi nhánh gồm: Vĩnh Châu, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên và Mỹ Tú . Sau khi tách huyện Long Phú thành 2 huyện là huyện Cù Lao Dung và huyện Long Phú. Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung là một trong những chi nhánh thuộc NHNNo&PTNT c thuộc NHNNo&PTNT Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/2006, đóng tại địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Với địa thế đóng tại địa bàn thị trấn và tiếp giáp với chợ thị trấn Cù Lao Dung là một lợi thế cho Ngân hàng thuận lợi giao dịch với khách hàng. Từ khi thành lập đến nay, NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đã luôn bám sát và định hướng phát triển ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trong toàn huyện, từng bước đi vào họat động có hiệu quả, mở rộng hoạt động không những trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn mở rộng thêm nhiều hình thức đa dạng khác. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt, kinh doanh (tiền tệ). Nên ngân hàng nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Nó đã góp phần giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thông qua vai trò trung gian tài chính. Ngân hàng ra đời và gắn liền với nền kinh tế đất nước khi bắt đầu phát triển, và có vai trò quan 24 trọng hơn khi đất nước bắt đầu gia nhập nền kinh tế thế giới, ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, vừa là nơi an toàn, đáng tin cậy để khách hàng an tâm cất trữ tài sản có giá trị vật chất. Ngân hàng hoạt động không chỉ nhằm kinh doanh thu lợi nhuận mà còn thực hiện nghĩa vụ chính sách theo chỉ định của Chính phủ về việc cho vay. Bên cạnh đó mục tiêu của ngân hàng nhằm xóa đói giảm nghèo, hổ trợ tài chính cho hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cán bộ công chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng,… cải tạo và nâng cấp bộ mặt huyện nhà theo hướng phát triển chung của đất nước. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức NHNN : 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, và 16 cán bộ công nhân viên thuộc các phòng ban. Ban Giám Đốc Phòng Phòng Kế toán Tín Dụng Và Ngân quỹ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức tại NHNNo&PTNT chi nh yện Cù Lao Dung. 3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ * Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. - Giám đốc. + Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. + Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao. + Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng. 25 + Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình. - Phó giám đốc. + Là người hỗ trợ giám đốc về mặt nghiệp vụ: Tổ chức, tài chính,…. + Phó giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy nhiệm. + Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi không có mặt giám đốc cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong kinh doanh. * Phòng tín dụng: Bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và một số cán bộ tín dụng. - Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, hướng dẫn khách hàng tạo hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký các hợp đồng tín dụng. - Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. - Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên giám đốc để từ đó có quyết định cụ thể. - Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. - Điều chuyển vốn giữa các ngân hàng cùng cấp - Tập hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng, báo cáo chuyên đề. - Xây dựng các chương trình, dự án thẫm định đấu tư lựa chọn tối đa thủ tục cho vay. * Phòng kế toán – ngân quỹ: Bao gồm 1 phó phòng, 1 trưởng phòng và một số cán bộ. - Bộ phận kế toán thực hiện chức năng sau. + Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền. + Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán 26 khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước. - Bộ phận ngân quỹ của chi nhánh huyện Cù Lao Dung có chức năng sau. + Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày. + Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót. 3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm. Đvt: Triệu đồng Chêch lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 Số tiền % 2013 - 2012 Số tiền % Tổng thu nhập 27.950 40.558 44.726 12.608 45,11 4.168 10,28 - Thu từ lãi 21.601 35.894 39.596 14.293 66,17 3.702 10,31 6.349 4.664 5.130 (1.685) (26,54) 466 9,99 Tổng chi phí 23.783 35.048 37.880 11.265 47,37 2.832 8,08 - Chi trả lãi 15.537 28.694 30.715 13.157 84,68 2.021 7,04 - Chi ngoài lãi 8.246 6.354 7.165 (1.892) (22,94) 811 12,76 Chêch lệch thu chi 4.167 5.510 6.846 1.343 32,23 1.336 24,25 - Thu ngoài lãi (Nguồn: Phòng kế toán NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) 27 3.2.1. Thu nhập Thu nhập là khoản thu nhận được từ các hoạt động cho vay, hoạt động huy động vốn nhận khoản chêch lệch từ lãi mang lại và một số thu nhập khác ngoài lãi như: Thu từ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, phí các giao dịch,... Đvt: Triệu đồng 50.000 45.000 40.000 35.000 30.000 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0 44.726 40.558 39.596 35.894 27.950 21.601 6.349 4.664 5.130 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu từ lãi Thu ngoài lãi Tổng thu nhập Hình 3.1 Tình hình thu nhập của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào bảng 3.1 và hình 3.1 cho biết, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của ngân hàng cấp trên. Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng giao để điều hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh huyện. Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho từng cán bộ tín dụng. Đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện theo kế hoạch đã giao. Triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới: Mở thẻ thanh toán hoặc thẻ ATM cho hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, triển khai thực hiện các sản phẩm bảo hiểm ABIC, thu tiền điện, nước qua tài khoản,…Cụ thể, năm 2012 tổng thu nhập đạt 40.558 triệu đồng tăng 12.608 triệu đồng so với năm 2011 là 27.950 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 45,11%. Đến 2013 tổng thu nhập đạt 44.726 triệu đồng tăng 4.168 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,28%. Mặc dù tổng thu nhập đều tăng, nhưng tốc độ tăng của năm 2012 - 2011 lại cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2013 - 2012. Nguyên nhân do năm 2013 giá mía quá thấp so 28 với năm 2012 nên khách hàng trả nợ còn chậm, một số hộ trồng mía bị lỗ ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ và huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn. Trong tổng thu nhập thì thu nhập từ lãi của Ngân hàng cũng tăng dần qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu. Năm 2011 thu nhập từ lãi đạt 21.601 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 35.894 triệu đồng tăng 14.293 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 66,17%. Đến năm 2013 thu từ lãi đạt 39.596 triệu đồng tăng 3.702 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,31%. Nguyên nhân tăng đều qua từng năm là do Ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động và cho vay. Đây cũng là nguồn thu chính của Ngân hàng. Còn về thu nhập ngoài lãi thì có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể trong năm 2012 thu ngoài lãi đạt 4.664 triệu đồng giảm 1.685 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 26,54%. Đến năm 2013 thì khoản thu này tăng lên đạt 5.130 triệu đồng, tăng 466 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 9,99%. Nguyên nhân có sự tăng giảm từ thu nhập ngoài lãi qua các năm là do mỗi năm các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có sự tăng giảm như việc phát hành thẻ ATM tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng và sự thay đổi về phí các dịch vụ tại Ngân hàng. Từ số liệu bảng 3.1 có được cơ cấu về thu nhập tại Ngân hàng như sau. Đvt: Triệu đồng Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Nhìn vào hình 3.2 cho biết, thu nhập chủ yếu của Ngân hàng nhận được là từ thu nhập từ lãi, cơ cấu thu từ lãi tăng dần và thu ngoài lãi giảm dần. Cụ 29 thể, năm 2011 thu nhập từ lãi chiếm 77,28% còn thu nhập ngoài lãi là 22,72%. Năm 2012 thu nhập từ lãi chiếm 88,50% và năm 2013 chiếm 88,53% so với tổng thu nhập. Nguyên nhân là do công tác cho vay lớn nên phần lãi nhận được từ nghiệp vụ này nhiều làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. Nhìn chung về cơ cấu thu nhập thì thu nhập từ lãi chiếm phần lớn và tăng dần qua các năm. Còn thu nhập ngoài lãi thì giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập tại Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ N gân hàng thực hiện tốt công tác về huy động và cho vay. 3.2.2. Chi phí Trong Ngân hàng chi phí bao gồm các khoản chi từ lãi và các khoản chi ngoài lãi. Đòi hỏi Ngân hàng phải chi tiêu sao cho hợp lý các khoản chi ngoài lãi, nhằm hạn chế tối đa chi phí phát sinh nhằm gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Đvt: Triệu đồng Hình 3.3 Tình hình chi phí của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào bảng 3.1 và hình 3.3 cho thấy, tổng chi phí của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Năm 2011 tổng chi phí của Ngân hàng là 23.783 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 35.084 triệu đồng tăng 11.265 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 47,37%. Đến năm 2013 thì chi phí cũng tăng lên tổng chi phí là 37.880 triệu đồng, tăng 2.832 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 8,08%. Tổng chi phí 2012 - 2011 tăng lên đáng kể như vậy là do các khoản chi 30 từ lãi cao. Tổng thu nhập tăng nên tổng chi phí cũng tăng, nhưng vẫn giữ đ ược lợi luận tăng hàng năm cho Ngân hàng. Trong tổng chi phí thì chi phí cho việc chi trả lãi của Ngân hàng cũng tăng dần qua từng năm. Năm 2012 chi trả lãi của Ngân hàng là 28.694 triệu đồng, tăng 13.157 triệu đồng so với năm 2011 là 15.537 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 84,68%. Sang năm 2013 chi phí chi trả lãi là 30.715 triệu đồng, tăng 2.021 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 7,04%. Nguyên nhân tăng là do thu nhập từ lãi tăng thì chi phí cho việc chi trả lãi cũng phải tăng. Còn đối với chi ngoài lãi của Ngân hàng thì lại có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 8.246 triệu đồng, sang năm 2012 là 6.354 triệu đồng giảm 1.892 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 22,94%. Đến năm 2013 chi ngoài lãi là 7.165 triệu đồng, tăng 811 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 12,76%. Nguyên nhân tăng giảm không đều của các khoản chi ngoài lãi là do bị ảnh hưởng của các khoản thu nhập ngoài lãi. Từ bảng số liệu bảng 3.1 có được cơ cấu chi phí tại Ngân hàng như sau. Đvt: Triệu đồng Hình 3.4. Cơ cấu chi phí tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào hình 3.4 cho biết, các khoản chi ngoài lãi tại Ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn. Còn các khoản chi ngoài lãi thì chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí của Ngân hàng. Cơ cấu chi trả lãi tăng dần, chi ngoài lãi giảm dần. Cụ thể, năm 2011 chi ngoài chiếm 34,67% còn chi trả lãi là 65,33%. Năm 2012 chi ngoài lãi chỉ chiếm 18,13% và năm 2013 chiếm 18,91% so với tổng chi phí 31 của Ngân hàng. Nguyên nhân các khoản chi ngoài lãi giảm dần là do Ngân hàng thực hiện tốt chính sách hạn chế tối đa chi phí phát sinh ngoài lãi tại Ngân hàng nhằm gia tăng lợi nhuận. 3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cho biết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có đem lại lợi nhuận hay không. Ngoài ra, nó còn phản ánh lợi nhuận ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thường là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính. Đvt: Triệu đồng 50.000 44.726 45.000 40.558 40.000 37.880 35.048 35.000 30.000 25.000 27.950 23.783 20.000 15.000 10.000 5.000 6.846 5.510 4.167 0 Năm 2011 Tổng thu nhập Năm 2012 Tổng chi phí Năm 2013 Chêch lệch thu chi Hình 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Qua số liệu bảng 3.1 và hình 3.5 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí, chêch lệch thu chi đều tăng lên qua từng năm. Chêch lệch thu chi của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể trong năm 2012 chêch lệch thu chi đạt 5.510 triệu đồng tăng 1.343 triệu đồng so với năm 2011 là 4.167 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 32,23%. Năm 2013 chêch lệch thu chi đạt 6.846 triệu đồng tăng 1.336 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 24,25%. Điều đó cho thấy Ngân hàng thực hiện tốt chính sách về điều hành lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ cấp trên, kinh doanh đạt hiệu quả làm gia lợi nhuận cho Ngân hàng. 32 Như vậy, hoạt động của Ngân hàng cũng chịu nhiều tác động của kinh tế thị trường, những biến động của nền kinh tế cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải có phương án thích hợp để hỗ trợ người vay để có thể thu lại cả vốn gốc lãi vay đầy đủ. 3.2.4. Tình hình huy động vốn Trong ngân hàng để có lợi nhuận nguồn thu nhập chính, thì đòi hỏi các khoản cho vay phải nhiều và đáp ứng đủ nhu cầu cho người vay nhằm thu được lợi nhuận từ các khoản cho vay. Để có được số vốn cung cấp cho hoạt động cho vay ngoài vốn điều chuyển từ cấp trên thì Ngân hàng phải phát triển nghiệp vụ huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng để sinh ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Đồng thời tạo ra lợi nhuận cho khách hàng từ khoản tiền không sử dụng đến bằng các khoản tiền lãi từ vốn đó. Làm đúng với chức năng là một trung gian cung cấp vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ngoài việc cho vay vốn thì việc huy động vốn cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng trong 3 năm. Đvt: Triệu đồng Chêch lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 Số tiền % 2013 - 2012 Số tiền % TGKKH 20.878 14.630 16.825 (6.248) (29,93) 2.195 15,00 TGCKH 41.330 69.052 89.424 27.722 67,07 20.372 29,50 - Đến 12T 40.690 68.706 89.012 28.016 68,85 20.306 29,55 412 (294) (45,94) 66 19,08 62.208 83.682 106.249 21.474 34,52 22.567 26,97 - Từ trên 12T Tổng VHĐ 640 346 (Nguồn: Phòng kế toán NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) (TGKKH: Tiền gửi không kỳ hạn, TGCKH: Tiền gửi có kỳ hạn, VHĐ: Vốn huy động , 12T: 12 tháng) Dựa vào bảng 3.2 cho biết, tổng vốn huy động của Ngân hàng mỗi năm có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2011 tổng vốn huy động đạt 62.208 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 83.682 triệu đồng tăng 21.474 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 34,52%. Đến năm 2013 tổng vốn huy động đạt được là 106.249 triệu đồng tăng 22.567 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 26,97%. Nguyên nhân tổng vốn huy động tăng đều qua mỗi năm vì do Ngân hàng tạo được niềm tin nơi khách hàng, Ngân hàng là nơi cất giữ tiền an toàn 33 cho người dân, cùng với việc Ngân hàng áp dụng các chính sách lãi suất tiền gửi thích hợp cho từng loại hình phù với nhu cầu của từng khách hàng đáp ứng được nhu cầu của họ, nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ các hộ dân trên địa bàn huyện. Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng thì có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 huy động từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đạt 20.878 triệu đồng, sang năm 2012 huy động đạt 14.630 triệu đồng giảm 6.248 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 29,93%. Đến năm 2013 thì vốn huy động từ loại hình này đạt 16.825 triệu đồng tăng 2.195 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 15,00%. Nguyên nhân có sự tăng giảm không đều từ vốn huy động của loại tiền gửi không kỳ hạn của khách tại Ngân hàng là do mỗi năm khách hàng sẽ có những khoản tiền gửi dùng để thanh toán sẽ khác nhau. Nếu giao dịch thanh toán qua Ngân hàng nhiều thì số tiền huy động này sẽ cao. Với lại nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của người dân tại huyện còn thấp, mức lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn là rất thấp chủ yếu dùng để thanh toán. Còn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng thì tăng đều qua từng năm. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn đạt 69.052 triệu đồng tăng 27.722 triệu đồng so với năm 2011 là 41.330 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 67,07%. Đến năm 2013 vốn huy động đạt 89.424 triệu đồng tăng 20.372 triệu đồng so với năm 2012, ứng với tỷ lệ tăng là 29,50%. Với loại hình tiền gửi có kỳ hạn Ngân hàng chia ra 2 loại cụ thể sau. - Đối với loại tiền gửi tiết kiệm đến 12 tháng, thì vốn huy động tăng đều qua các năm. Năm 2011 đạt 40.690 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 68.706 triệu đồng tăng 28.016 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 68,85%. Đến năm 2013 huy động từ loại hình này đạt 89.012 triệu đồng tăng 20.306 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 29,55%. Nguyên nhân tăng qua các năm là do người dân chủ yếu là gửi tiết kiệm ngắn hạn để tiện cho quá trình đầu tư hay kinh doanh cũng như nhận khoản tiền lãi từ nó. Khi gửi thì khách hàng cũng đã tính trước được khoản tiền có được sẽ gửi trong bao lâu khi đó sẽ chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu để không phải bị suy thoái lãi trong quá trình gửi. Nắm bắt được nhu cầu đó Ngân hàng mở nhiều loại hình tiết kiệm như: tiền gửi 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,.. với những mức lãi suất khác nhau sẽ tiện cho người dân đến gửi khoản tiền nhàn rỗi mà họ có được. - Đối với loại tiền gửi tiết kiệm từ trên 12 tháng, thì vốn huy động tăng giảm không đều qua từng năm. Năm 2012 vốn huy động đạt 346 triệu đồng giảm 294 triệu đồng so với năm 2011 là 640 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 45,94%. 34 Năm 2013 vốn huy động đạt 412 triệu đồng tăng được 66 triêu đồng so với năm 2012, ứng với tỷ lệ tăng là 19,08%. Nguyên nhân tăng giảm qua các năm là do ảnh hưởng của mức lãi suất trên thị trường, tâm lý người gửi tiền sợ rủi ro lãi suất, rủi ro trong việc cần vốn gấp thì sẽ mất phần lớn lãi suất được hưởng khi rút vốn trước hạn. Sự biến động của thị trường, đặc biệt là giá vàng biến động mạnh trong năm 2012-2013 người có tiền chủ yếu là đầu cơ vào vàng hay ngoại tệ thay vì gửi tiết kiệm dài hạn tại Ngân hàng. Sau đây là hình vẽ thể hiện rõ sự tăng giảm về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm về tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn cụ thể như sau. Đvt: Triệu đồng Hình 3.6. Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung 35 3.2.5. Tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung bao gồm: Vốn huy động và vốn điều chuyển từ cấp trên. Bảng 3.3: Cơ cấu tổng nguồn vốn tại Ngân hàng trong 3 năm. Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền Vốn huy động Năm 2012 % Số tiền % Năm 2013 Số tiền % 62.208 32,87 83.682 36,25 106.249 37,64 Vốn điều chuyển 127.037 67,13 147.162 63,75 176.047 62,36 Tổng nguồn vốn 189.245 100,00 230.844 100,00 282.295 100,00 (Nguồn: Phòng kế toán NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) Dựa vào bảng 3.3 về cơ cấu tổng nguồn vốn cho biết, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2011 tổng nguồn vốn là 189.245 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên là 230.844 triệu đồng, đến năm 2013 tiếp tục tăng tổng nguồn vố n là 282.295 triệu đồng. Vốn huy động và vốn điều chuyển tại Ngân hàng cũng tăng đều qua từng năm. Trong đó, vốn điều chuyển tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, vốn điều chuyển năm 2011 là 127.037 triệu đồng, chiếm 67,13% so vốn tổng nguồn vốn tại Ngân hàng. Năm 2012 vốn điều chuyển là 147.162 triệu đồng, chiếm 63,75%. Đến năm 2013 vốn điều chuyển là 176.047 triệu đồng, chiếm 62,36% trong tổng nguồn vốn tại Ngân hàng. Còn đối với vốn huy động tại Ngân hàng năm 2011 đạt 62.208 triệu đồng, chiếm 32,87% so với tổng nguồn vốn. Năm 2012 đạt 83.682 triệu đồng, chiếm 36,25%. Đến năm 2013 nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đạt 106.248 triệu đồng, chiếm 37,64% so với tổng nguồn vốn. Xét về cơ cấu thì vốn huy động tăng dần, còn vốn đều chuyển giảm dần qua từng năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện tốt chính sách huy động vốn nhàn rỗi từ công chúng, nên lượng vốn đều chuyển từ cấp trên xuống xét về cơ cấu thì lại giảm so với tốc độ tăng từng năm. Từ đó cho thấy, vì đây Ngân hàng chi nhánh huyện nên chủ yếu cần vốn điều chuyển từ cấp trên xuống, để đảm bảo cho các khoản cho vay của khách hàng tại Ngân hàng được đảm bảo thực hiện đầy đủ. Nhằm cung cấp vốn kịp 36 thời cho nông dân để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt hơn góp phần cải thiện đời sống và làm cho công tác cho vay tại Ngân hàng được mở rộng tốt hơn trên địa bàn. Sau đây là hình vẽ thể rõ sự tăng giảm về cơ cấu nguồn vốn giữa vốn huy động và vốn điều chuyển của Ngân hàng qua 3 năm dựa trên bảng 3.3 như sau. Đvt: Triệu đồng Hình 3.7. Cơ cấu tổng nguồn vốn của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. 3.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG TRONG TƯƠNG LAI 3.3.1. Thuận lợi - Tình hình sản xuất kinh doanh trong địa bàn huyện ngày càng sôi động, doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày càng nhiều. Đồng thời do giá của một số mặt hàng tăng doanh nghiệp và các hộ sản suất kinh doanh làm ăn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đúng hạn, nên ngân hàng đẩy mạnh cho vay. - Thực hiện nghiêm túc theo các văn bản chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, bám sát các mục tiêu và định hướng kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của ngân hàng. 37 - Hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn. Chi nhánh đã triển khai các văn bản về hỗ trợ lãi suất đến tất cả các khách hàng vay vốn thông qua Ủy ban nhân dân các xã và phương tiện truyền thông của huyện. - Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng giao để điều hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Kết quả thực hiện công tác huy động vốn và dư nợ có tăng nhiều hơn so với đầu năm. - Cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng về điều chỉnh lãi suất để áp dụng kịp thời tại chi nhánh cho khách hàng. - Mạng lưới cho vay rộng khắp,thẩm định dự án cho vay đến tận các xã, ấp trên địa bàn. - Đội ngũ nhân viên ngân hàng trẻ, làm việc năng động cùng với một số nhân viên lâu năm nhiều kinh nghiệm. 3.3.2. Khó khăn - Khi làm ăn có hiệu quả thì trả nợ, sau đó khi vào vụ mới thì khách hàng lại có nhu cầu vay vốn cao hơn vụ trước nhằm tái sản xuất. Ngân hàng thiếu vốn phải chờ điều chuyển từ cấp trên. - Việc giao chỉ tiêu và sơ kết đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của từng cán bộ được giao còn chậm. - Tình hình huy động vốn trên địa bàn có tăng trưởng so với đầu năm, nhưng chưa đạt kế hoạch tỉnh giao. Nguyên nhân do giá mía bấp bênh nên nguồn thu của người dân bị giảm sút, do đó số dư tiền gửi từ dân cư chưa đạt theo kế hoạch. - Các chỉ tiêu thu dịch vụ chưa đạt theo kế hoạch tỉnh giao: Doanh thu từ dịch vụ ABIC, thu ngoài tín dụng. Nguyên nhân do khối lượng công việc phát sinh trong năm rất nhiều so với các năm trước nên việc tiếp cận khách hàng để tận dụng các nguồn thu dịch vụ còn hạn chế. - Tổ xử lý và thu hồi nợ chưa thật sự hoạt động có hiệu quả. - Công tác thu hồi nợ còn chậm dẫn đến nợ xấu còn nhiều chưa đạt kế hoạch giao. Nguyên nhân là do chưa chỉ đạo và kiểm tra thật sát việc thực hiện lập và gửi giấy báo nợ, báo lãi và kết hợp với chính quyền địa phương để thu hồi nợ. - Công tác thu hồi nợ vay nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là đa số hộ vay không còn vốn để tái đầu tư và chỉ thả nuôi cầm chừng 38 nên không có nguồn thu để trả nợ vay. Nếu khởi kiện thì tài sản đảm bảo là đất rất khó chuyển nhượng sang bán, nên thu hồi vốn rất khó khăn - Công tác thu hồi nợ và lãi còn chậm, nợ cơ cấu ngày càng tăng, lãi dự thu cao, thực thu lãi thấp, lãi dự thu trên 12 tháng cao. Nguyên nhân do giá mía thấp nên bà con nông dân thu hoạch không lợi nhuận, không ổn định và cán bộ tín dụng chưa thật sự bám sát định bàn để thu hồi nợ. Cụ thể, năm 2013 do giá mía thấp so với năm 2012 nên khách hàng trã nợ còn chậm, số hộ bị lỗ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tình hình thu nợ. - Tình hình tài chính năm 2013 tuy đạt nhưng số dự thu còn cao, thực thu thấp, nhất là các hộ vay kinh doanh đã cơ cấu nhưng chưa thu lãi còn nhiều. Nguyên nhân là do chưa thực hiện thu nợ đến hạn kịp thời, để nợ chuyển sang nhóm 2, hoặc cơ cấu lại nợ làm tăng dự thu. - Ngày càng nhiều các ngân hàng mọc lên cạnh tranh gay gắt. - Các cán bộ tín dụng không theo dõi kịp thời các khoản nợ đến hạn để xử lý thích hợp vì một cán bộ tín dụng phải làm cùng lúc quá nhiều việc. - Việc thanh toán không dùng tiền mặt của người dân còn hạn chế , trình độ nhận thức và hiểu biết của người dân còn thấp, họ chưa hiểu được lợi ích và hiệu quả của việc thanh toán qua Ngân hàng. 3.3.3. Định hướng phát triển trong tương lai 3.3.3.1. Công tác huy động vốn - Với phương châm “Đi vay để cho vay” và quán triệt tư tưởng sử dụng nguồn vốn rẻ tại địa phương để tập trung huy động, đặc biệt là Ban lãnh đạo chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung tranh thủ nguồn vốn từ kho bạc Nhà nước, nguồn vốn từ các dự án,… nhiều hơn nữa. - Thực hiện công tác huy động vốn thường xuyên, coi đây là mặt công tác quan trọng hàng đầu. - Phấn đấu duy trì số dư huy động vốn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 của tỉnh giao. - Giải pháp thực hiện. + Tiếp tục thực hiện tốt việc huy động vốn tại địa phương, phân công cán bộ tín dụng lên danh sách tiếp cận các hộ khá giàu, các hộ có thu hoạch mía sớm để huy động vốn. Mặt khác, chọn lọc các khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi thường xuyên chăm sóc khách hàng. Quan tâm đến các nguồn vốn 39 rẻ để giảm lãi suất đầu vào như nguồn vốn từ kho bạc Nhà nước, nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các dự án,…(Giám đốc tiếp cận và quan hệ). + Thực hiện theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên về phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng nguồn thu ngoài tín dụng như: Mở thẻ ATM, chi lương và giải ngân qua thẻ ATM, giao chi tiêu phát hành thẻ cho từng cán bộ tín dụng đối với hộ sản xuất mía, nhằm thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng + Quan tâm chỉ đạo chặt chẽ công tác huy động vốn, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ công nhân viên, có kế hoạch chăm sóc khách hàng truyền thống và tiếp cận khách hàng tiềm năng, tổ tiếp thị hoạt động tích cực hơn nữa, bố trí phân công cán bộ tìm kiếm mở rộng khách hàng. + Phát động phong trào thi đua hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao đến toàn thể cán bộ công nhân viên, nhằm tạo động lực thúc đẩy cho cán bộ công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao . 3.3.3.2. Công tác tín dụng - Trong năm 2014, NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện thu hồi tất cả các khoản nợ đến hạn, nợ cơ cấu, nợ xấu xử lý rủi ro và nợ xấu khi có nguồn thu. Và quản lý thật tốt nhóm nợ không cho chuyển nhóm nợ. - Tổ xử lý thu hồi nợ, phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu của từng cán bộ tín dụng, từng địa bàn xã, ấp để có kế hoạch thu hồi. - Chi nhánh đã thành lập đoàn xử lý thu hồi nợ, tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để thực hiên thu quyết liệt đạt theo kế hoạch giao. - Tiếp tục tăng cường chỉ đạo và kiể m tra tuyến cơ sở, đặc biệt là các xã có dư nợ xấu cao các đối tượng tôm: Xã An Thạnh Nam, An Thạnh 3, An Thạnh Đông và Đại ân 1, giao cán bộ tín dụng đi kiểm tra thực tế và khảo sát từng hộ nợ để có kế hoạch thu hồi và tái đầu tư. - Giải pháp thực hiện để thu hồi nợ xấu. + Tiếp tục thu hồi nợ xấu tốt theo kế hoach tỉnh giao, phân chia thời gian cụ thể, hàng ngày, hàng tuần để thu hồi nợ theo kế hoạch giao. Cố gắng quản lí nợ xấu không phát sinh thêm, quản lý theo hướng giảm dần, ổn định và kiểm soát được. Thường xuyên nhắc nhở cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời, tránh chuyển nhóm nợ. + Tổ chức kiểm điểm nghiêm túc cán bộ tín dụng để nợ xấu vượt cao hơn mức quy định, phân tích rõ nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục. 40 + Phát động phong trào thi đua thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh giao cho cán bộ. + Ban lãnh đạo chỉ đạo điều hành sâu sát đến từng địa bàn, từng địa điểm, đôn đốc thu nợ gốc lãi. Trong đó tập trung thu hồi nợ gốc lãi từ nhóm 2 đến nhóm 5 và nợ đã được xử lí rủi ro. Chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, nhất là công tác thẩm định cho vay nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. 3.3.3.3. Công tác tài chính Thực hiện tinh thần tiết kiệm, không lãng phí, tham nhũng, chi tiêu có kế hoạch. Khơi tăng nguồn thu và tận thu tất cả các nguồn, trong công tác điều hành nghiêm chỉnh chấp hành định mức tồn quỹ, tránh lãng phí vốn. 3.3.3.4. Công tác chỉ đạo điều hành - Nghiêm túc thực hiện theo các văn bản điều hành kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cấp trên, và bám sát các mục tiêu định hướng kinh doanh của NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng. - Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong Ban lãnh đạo chi nhánh cũng như mọi cán bộ công nhân viên luôn ý thức, cố gắng nổ lực phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. - Chủ động tiếp cận các dự án có hiệu quả kinh tế, phục vụ tốt các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện. - Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử. - Triển khai kịp thời các văn bản mới của ngành cho toàn thể cán bộ công nhân viên. - Để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh và các giải pháp đã đề ra trong năm 2014. Ban lãnh đạo nắm bắt tình hình kịp thời đưa ra biện pháp chỉ đạo thích hợp từng thời điểm, bám cơ sở để hỗ trợ cán bộ tín dụng thực hiện nhiệm vụ được giao. 41 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY NG ẮN HẠN TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm. Đvt: Triệu đồng Chêch lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 Số tiền 2013 - 2012 % Số tiền % DSCV 193.516 251.485 278.644 57.969 29,96 27.159 10,80 - Ngắn hạn 171.327 231.288 255.653 59.961 35,00 24.365 10,53 - Trung han 15.615 12.665 17.259 (2.950) (18,89) 4.594 36,27 6.574 7.532 5.732 958 14,57 (1.800) (23,90) DSTN 161.072 210.519 218.748 49.447 30,70 8.229 3,91 - Ngắn hạn 136.987 187.813 207.060 50.826 37,10 19.247 10,25 - Trung hạn 12.749 14.172 5.867 1.423 11,16 (8.305) (58,60) - UTĐT 11.336 8.534 5.821 (2.802) (24,72) (2.713) (31,79) Dư nợ 175.297 216.264 276.160 40.967 23,37 59.896 27,70 - Ngắn hạn 149.283 192.758 241.351 43.475 29,12 48.593 25,21 - Trung hạn 20.570 19.063 30.455 (1.507) (7,33) 11.392 59,76 - UTĐT 5.444 4.443 4.354 (1.001) (18,39) (89) (2,00) Nợ xấu 2.968 3.109 3.878 141 4,75 769 24,73 - Ngắn hạn 2.451 2.825 3.364 374 15,26 539 19,08 - Trung hạn 517 284 514 (233) (45,07) 230 80,99 - - - - - - UTĐT - UTĐT - - (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) (DSCV: Doanh số cho vay, DSTN: Doanh số thu nợ, UTĐT: Uỷ thác đầu tư) 42 4.1.1. Phân tích doanh số cho vay 4.1.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn Đvt: Triệu đồng Hình 4.1. Doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng huyện chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng đều qua từng năm. Cụ thể, năm 2012 cho vay đạt 231.288 triệu đồng tăng 59.961 triệu đồng so với năm 2011 là 171.327 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 35,00%. Đến năm 2013 cho vay đạt 255.653 triệu đồng tăng 24.365 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ là 10,53%. Doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng tăng là do doanh số cho vay của ngành trồng mí a tăng cao vì đây là vùng đất cù lao thích hợp cho phát triển loại cây này, nên Ngân hàng đẩy mạnh cho vay hộ trồng mía. Điều đó cho thấy được nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh của người dân trong địa bàn huyện là rất cao, đa số cần vốn trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó Ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay đối với từng hộ nông dân có nhu cầu về vốn với kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho bà con nông dân trên địa bàn huyện. 43 4.1.1.2. Doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất Bảng 4.2: Doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng. Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2012 - 2011 2013 Số tiền Trồng mía % 2013 - 2012 Số tiền % 22.253 11,58 118.957 192.237 214.490 73.280 61,60 Nuôi heo 5.662 6.926 4.986 1.264 22,32 (1.940) (28,01) Nuôi tôm 9.688 7.044 2.661 (2.644) (27,29) (4.383) (62,22) Khác 37.020 25.081 33.516 (11.939) (32,25) 8.435 33,63 Tổng 171.327 231.288 255.653 59.961 35,00 24.365 10,53 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) Dựa vào số liệu bảng 4.2 cho thấy, điểm nổi bật trong đầu tư tại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung chủ yếu là cho vay trồng mía là nhiều nhất. Do địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vì vậy nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào cho vay nông nghiệp hộ sản xuất kinh doanh, cây mía có thời hạn thu hoạch đến 11-12 tháng ngắn hạn và theo vụ là cao nhất. Năm 2011 doanh số cho vay đối với hộ trồng mía là 118.957 triệu đồng. Năm 2012 cho vay là 192.237 triệu đồng tăng 73.280 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 61,60%. Đến năm 2013 cho vay cũng tiếp tục tăng lên, cho vay là 214.490 triệu đồng tăng 22.253 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 11,58%. Mặc dù doanh số cho vay mỗi năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2013 so với năm 2012 lại thấp hơn nhiều so với năm 2012 so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự lên xuống của giá cả mía đường trên thị trường. Năm 2013 giá mía đường thấp hơn so với năm 2012, nhiều hộ bị lỗ ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng nên việc cho vay tại Ngân hàng có phần chậm lại. Đối với hộ nuôi heo doanh số cho vay năm 2012 là 6.926 triệu đồng tăng 1.264 triệu đồng so với năm 2011 cho vay là 5.662 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 22,32%. Năm 2013 cho vay là 4.986 triệu đồng giảm 1.940 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 28,01%. Nguyên nhân của sự tăng giảm việc cho vay đối với hộ nuôi heo là do ảnh hưởng của dịch cúm heo tai xanh, lở mồm lông móng phát tán ở địa bàn, ảnh hưởng của giá cả thịt heo trên thi trường. Nên Ngân hàng cũng hạn chế việc cho vay vì sợ khó thu hồi lại vốn. 44 Còn đối với hộ nuôi tôm thì doanh số cho vay qua các năm giảm dần. Năm 2012 doanh số cho vay là 7.044 triệu đồng giảm 2.644 triệu đồng so với năm 2011 cho vay là 9.688 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 27,29%. Năm 2013 cho vay 2.661 triệu đồng giảm 4.383 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 62,22%. Nguyên nhân doanh số cho vay của hộ nuôi tôm giảm dần là do ngành này có nhiều rủi ro, mặt dù địa bàn vùng sông nước cũng rất thích hợp để nuôi nhưng nếu không làm đúng quy trình kỹ thuật nuôi hay bị biến cố về dịch bệnh thì hộ nuôi có thể mất trắng vì thua lỗ, người dân nuôi tôm sẽ gặp nhiều khó khăn. Bị thất vụ thì đa số hộ vay không còn vốn để tái đầu tư và chỉ thả nuôi cầm chừng nên không có nguồn thu để trả nợ vay. Do đó Ngân hàng hạn chế cho vay vì e ngại rủi ro. Đối với các hộ sản xuất khác, doanh số cho vay có sự tăng giảm không đều. Năm 2012 cho vay là 25.081 triệu đồng giảm 11.939 triệu đồng so với năm 2011 là 37.020 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 32,25%. Nguyên nhân giảm là do giá vàng tăng cao Ngân hàng hạn chế việc cung ứng vốn ra thị trường vì sợ các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, lấy tiền đi đầu tư vàng. Năm 2013 cho vay là 33.516 triệu đồng tăng 8.435 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 33,63%. Nguyên nhân tăng là do tình hình kinh tế huyện nhà đang khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương phát triển nên tăng cường đầu tư cung cấp vốn cho những hộ có phương án kinh doanh khả thi. Nên việc cho vay đối với từng cán bộ tín dụng của Ngân hàng cần phải bám sát thật chặt để tiến hành cho vay có hiệu quả nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng. Tránh có hộ vay Ngân hàng với lãi suất thấp để đầu cơ mua vàng để hưởng lợi. Nếu hộ kinh doanh tốt thì Ngân hàng có thể thu hồi được vốn còn nếu không thì Ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn của từng hộ sản xuất tại địa bàn, cụ thể đều tăng qua các năm, đặc biệt là hộ trồng mía vì địa hình ở huyện Cù Lao Dung thích hợp cho trồng loại cây này. Điều đó chứng tỏ vai trò cung cấp vốn của Ngân hàng và cơ cấu hộ sản xuất trong huyện chủ yếu là vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh. 45 4.1.2. Phân tích doanh số thu nợ 4.1.2.1.Doanh số thu nợ ngắn hạn Đvt: Triệu đồng Hình 4.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào số liệu bảng 4.1 và hình 4.2 nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, phù hợp với doanh số cho vay ngắn hạn vì doanh số cho vay cao thì doanh số thu nợ cũng sẽ cao. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 đạt 187.813 triệu đồng tăng 50.826 triệu đồng so với năm 2011 là 136.987 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 37,10%. Năm 2013 thu nợ đạt 207.060 triệu đồng tăng 19.247 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,25%. Qua hình trên ta thấy được nghiệp vụ của công tác thu nợ đối với cán bộ tín dụng là rất tích cực, kết quả thu nợ tăng đều qua từng năm. Nguyên nhân thu nợ tăng qua từng năm là do một số hộ sản xuất kinh doanh trúng mùa nên chủ động tìm đến Ngân hàng trả nợ để nhằm được tạo ấn tượng tốt đối với Ngân hàng để vụ sau tái đầu tư Ngân hàng có thể cho vay lại dễ dàng hơn với số vốn cao hơn. Mặc khác là do cán bộ tín dụng trong Ngân hàng sử dụng các biện pháp thu hồi nợ tích cực, áp dụng các nghiệp vụ chuyên môn nên thu nợ tốt hơn. 46 4.1.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ sản xuất Bảng 4.3: Doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng. Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Trồng mía 2011 110.310 2012 2013 2012 - 2011 161.066 176.639 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 50.756 46,01 15.573 9,67 Nuôi heo 3.968 4.795 9.420 827 20,84 4.625 96,45 Nuôi tôm 7.926 13.795 5.364 5.869 74,05 (8.431) (61,12) Khác 14.783 8.157 15.637 (6.626) (44,82) 7.480 91,70 Tổng 136.987 19.247 10,25 187.813 207.060 50.826 37,10 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) Nhìn vào bảng 4.3 cho thấy doanh số thu nợ đối với hộ trồng mía và nuôi heo tăng đều qua các năm theo chiều tăng của tổng doanh số thu nợ. Còn hộ nuôi tôm và các hộ khác thì lại có sự tăng giảm không đều qua các năm. Đối với hộ trồng mía cho vay nhiều nhất nên việc thu nợ cũng chiếm nhiều nhất và tăng đều qua các năm. Năm 2012 thu nợ đạt 161.066 triệu đồng tăng 50.756 triệu đồng so với năm 2011 là 110.310 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 46,01%. Thu nợ năm 2013 đạt 176.639 triệu đồng tăng 15.573 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 9,67%. Mặc dù thu nợ qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm. Doanh số thu nợ năm 2013 so với năm 2012 lại giảm tốc độ tăng đối với năm 2012 so với năm 2011, nguyên nhân là do giá mía năm 2013 sụt giảm mạnh so với năm 2012 nhiều hộ bị lỗ nặng và do vụ vỡ đê tháng 04 năm 2013 vào mùa khô, hàng ngàn mét vuông trồng mía ở các xã Đại Ân 1, An Thạnh 3, An Thạnh Nam bị ngập chết hàng loạt nên gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng. Hộ nuôi heo doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Năm 2011 đạt 3.968 triệu đồng sang năm 2012 thu nợ đạt 4.795 triệu đồng tăng 827 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 20,84%. Đến năm 2013 thu nợ đạt 9.420 triệu đồng tăng 4.625 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 96,45% gần như thu nợ đầy đủ, do trong năm 2013 dịch bênh được khống chế người nuôi heo bán có lời nên việc thu hồi vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng cũng dễ dàng hơn. 47 Hộ nuôi tôm doanh số thu nợ có sự tăng giảm không đều qua từng năm. Năm 2011 thu nợ đạt 7.926 triệu đồng, sang năm 2012 thu nợ tăng lên đạt 13.795 triệu đồng tăng 5.869 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 74,05%. Đến năm 2013 thì thu nợ lại giảm chỉ còn 5.364 triệu đồng giảm 8.431 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 61,12%. Doanh số thu nợ năm 2013 giảm mạnh là do việc cho vay ở hộ nuôi tôm trong năm này giảm cùng với tôm của các hộ dân bi dịch bệnh chết hàng loạt một số hộ nuôi tôm bị thua lỗ không có khả năng trả nợ Ngân hàng nên công tác thu hồi nợ gặp khó khăn. Còn đối với các hộ sản xuất khác thì doanh số thu nợ cũng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 thu nợ đạt 8.157 triệu đồng giảm 6.626 triệu đồng so với năm 2011 là 14.783 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 44,82%. Nguyên nhân do người dân kinh doanh thua lỗ, mua bán chậm do ảnh hưởng của giá cả trên thị trường. Nhưng đến năm 2013 thì thu nợ đã tăng lên đạt 15.637 triệu đồng tăng 7.480 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 91,70%. Do quá trình kinh doanh đã được cải thiện làm ăn tốt hơn nên trả nợ đúng hạn. 4.1.3. Phân tích tổng dư nợ 4.1.3.1. Tổng dư nợ ngắn hạn Đvt: Triệu đồng Hình 4.3. Tổng dư nợ ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào số liệu bảng 4.1 và hình 4.3 cho thấy, tình hình tổng dư nợ ngắn hạn qua 3 năm của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đều tăng. Năm 2011 tổng dư nợ là 149.283 triệu đồng, đến năm 2012 dư nợ tăng lên là 192.758 48 triệu đồng tăng 43.475 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 29,12%. Sang năm 2013 tổng dư nợ là 241.351 triệu đồng tăng 48.593 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 25,21%. Nguyên nhân tăng là do cho vay nhiều với các món vay có thời hạn khác nhau, đặc biệt là dư nợ của hộ trồng mía và hộ khác tăng dần và chiếm phần lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng nên làm tổng dư nợ ngắn hạn lớn và tăng đều qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Nhìn chung tổng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chiếm lớn nhất và tăng nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng cấp cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhiều và mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được phần lớn nhu cầu cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các hộ nông dân. 4.1.3.2. Dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất Bảng 4.4: Dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng. Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 112.346 150.197 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 31.171 38,40 37.851 33,69 2.131 39,42 (4.434) (58,83) (6.751) (69,64) (2.703) (91,85) Trồng mía 81.175 Nuôi heo 5.406 7.537 3.103 Nuôi tôm 9.694 2.943 240 Khác 53.008 69.932 87.811 16.924 31,93 17.879 25,57 Tổng 149.283 192.758 241.351 43.475 29,12 48.593 25,21 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) Dựa vào bảng số liệu 4.4 cho thấy, dư nợ qua 3 năm của Ngân hàng tương đối cao, đối với hộ trồng mía và hộ khác chiếm tỷ trọng cao và tăng đều, đăc biệt là hộ trồng mía chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Đối với hộ trồng mía dư nợ tăng đều qua từng năm. Cụ thể, năm 2011 là 81.175 triệu đồng, sang năm 2012 dư nợ là 112.346 triệu đồng tăng 31.171 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 38,40%. Đến năm 2013 thì dư nợ là 150.197 triệu đồng tăng 37.851 triệu đồng so vơi năm 2012, tỷ lệ tăng là 33,69%. Kết quả tăng dư nợ của hộ trồng mía cao và nhiều nhất trong các hộ vay nguyên nhân chủ yếu là do việc cho vay đối với hộ trồng mía trên địa bàn huyện rất cao và tăng dần qua các năm, người dân c hủ yếu trồng mía vì vùng 49 đất cù lao rất thích hợp trồng loại cây này, nên cho vay nhiều làm dư nợ cuối năm cao là đều tất nhiên mặc dù thu nợ qua các năm tăng. Đối với hộ nuôi heo, dư nợ lại có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ là 7.537 triệu đồng tăng 2.131 triệu đồng so với năm 2011 là 5.406 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 39,42%. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng là do khoản cho vay tăng vì nhu cầu cần vốn để tái sản xuất, nhiều hộ vay sẽ có thời gian vay khác nhau nên những khoản vay chưa đến hạn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ cuối năm của Ngân hàng lại tăng cao như vậy. Sang năm 2013 dư nợ chỉ còn 5.603 triệu đồng giảm 1.934 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 58,83%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 việc cho vay giảm mạnh mà doanh số thu nợ lại tăng mạnh nên số dư nợ vào cuối kỳ giảm mạnh đáng kể. Hộ nuôi tôm thì dư nợ lại giảm mạnh qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 9.694 triệu đồng, sang năm 2012 chỉ còn 2.943 triệu đồng giảm 6.751 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 69,64% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì dư nợ cũng lại tiếp tục giảm chỉ còn 240 triệu đồng giảm 2.703 triệu đồng so với năm 2012, tỉ lệ giảm là 91,85%. Nguyên nhân làm dư nợ giảm mạnh qua từng năm là do quá trình cho vay của hộ nuôi tôm qua các năm đều giảm trong khi đó công tác thu nợ lại tăng do đó làm dư nợ cuối kỳ giảm. Còn đối với các hộ sản xuất khác thì dư nợ lại tăng cao và đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ là 69.932 triệu đồng tăng 16.924 triệu đồng so với năm 2011 dư nợ là 53.008 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 31,93%. Đến năm 2013 dư nợ tăng lên 87.811 triệu đồng tăng 17.879 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 25,57%. Chứng tỏ các hộ vay kinh doanh cũng như tiêu dùng và vay khác cho vay nhiều mà lại thu nợ giảm nên làm dư nợ tăng lên. Tóm lại, dư nợ của các hộ vay tăng hay giảm chủ yếu là chịu sự ảnh hưởng của việc thu nợ và cho vay của Ngân hàng. Nếu cho vay nhiều mà thu ít thì sẽ làm dư nợ tăng, còn thu nhiều mà vay ít thì dư nợ sẽ giảm. Mặc khác dư nợ cuối kỳ còn chịu ảnh hưởng bởi phần dư nợ đầu kỳ tại Ngân hàng. 50 4.1.4. Tình hình nợ xấu tại đơn vị 4.1.4.1. Tình hình nợ xấu ngắn hạn Đvt: Triệu đồng Hình 4.4. Nợ xấu ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào số liệu bảng 4.1 và hình 4.4 cho thấy, trong 3 năm nợ xấu tại Ngân hàng qua mỗi năm đều tăng lên. Năm 2011 nợ xấu là 2.451 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu là 2.825 triệu đồng tăng 374 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 15,26%. Đến năm 2013 nợ xấu tăng lên là 3.364 triệu đồng tăng 539 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 19,08%. Nguyên nhân nợ xấu tăng qua từng năm là do giá mía năm 2012 và năm 2013 giảm mạnh ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ tại Ngân hàng vì Ngân hàng chủ yếu cho vay hộ trồng mía, do vụ vỡ đê, dịch bệnh ở tôm và heo cũng ảnh hưởng đến một số hộ sản xuất tại địa bàn, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng khiến nợ xấu ngày càng gia tăng. 51 4.1.4.2. Tình hình nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng. Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 Số tiền % 2013 - 2012 Số tiền % Trồng mía 518 775 1.467 257 49,61 692 89,29 Nuôi heo 474 740 761 266 56,12 21 2,84 Nuôi tôm 921 642 142 (279) (30,29) (500) (77,88) Khác 538 668 994 130 24,16 326 48,80 Tổng 2.451 2.825 3.364 374 15,26 539 19,08 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) Dựa vào bảng 4.5 cho thấy, nợ xấu của hộ trồng mía tăng đều qua từng năm. Năm 2011 nợ xấu là 518 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu là 775 triệu đồng tăng 257 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 49,61%. Năm 2013 nợ xấu là 1.467 triệu đồng tăng 692 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 89,29%. Nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao là do giá mía liên tục giảm trong năm 2012 và năm 2013, do tháng 04 năm 2012 bị vụ vỡ đê ở xã An Thạnh 2 mía bị ngấm chìm trong nước gây thiệt hại cho mía non lẫn mía chưa thu hoạch. Năm 2013 sản lượng đường nhập lậu tăng làm giá mía trong nước giảm. Bên cạnh đó, tháng 10 năm 2013 bị vỡ 16 đoạn đê trên địa bàn huyện gây thiệt hại đến đời sống các hộ sản xuất trên địa bàn, làm giảm khả năng trả nợ của một số hộ nông dân vì thế làm gia tăng nợ xấu trong Ngân hàng. Đối với hộ nuôi heo nợ xấu cũng tăng đều qua các năm. Mặc dù doanh số cho vay thấp hơn rất nhiều so với hộ trồng mía nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng khá cao năm 2012 nợ xấu gần tương đương với hộ trồng mía. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu là 740 triệu đồng tăng 266 triệu đồng so với năm 2011 nợ xấu là 474 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 56,12%. Đến năm 2013 nợ xấu tăng lên là 761 triệu đ ồng tăng 21 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 2,84%. Nguyên nhân 2012 nợ xấu tăng mạnh là do dịch bệnh heo tai xanh, lở mồm lông móng một số hộ buộc phải thiêu hủy đàn heo của mình nên mất trắng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ làm nợ xấu trong Ngân hàng tăng lên đáng kể. Đối với hộ nuôi tôm thì nợ xấu lại giảm đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu là 921 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu giảm còn 642 triệu đồng 52 giảm 279 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 30,29%. Nguyên nhân giảm là do hộ nuôi tôm ở huyện bị thiệt hại không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Đến năm 2013 nợ xấu tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 142 triệu đồng giảm 500 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 77,88%. Nguyên nhân nợ xấu đối với hộ nuôi tôm giảm mạnh là do năm 2013 tôm có giá lại nên một số hộ nuôi tôm trúng mùa trả được nợ Ngân hàng. Việc cho vay giảm và thu nợ tăng qua các năm cũng là nguyên nhân làm nợ xấu được kiềm chế giảm dần. Còn đối với các hộ sản xuất khác thì nợ xấu có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 nợ xấu là 668 triệu đồng tăng 130 triệu đồng so với năm 2011 nợ xấu là 538 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 24,16%. Đến năm 2013 nợ xấu tăng lên là 994 triệu đồng tăng 326 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 48,80%. Nguyên nhân là do cho vay nhiều và tăng dần, trong khi đó công tác thu nợ năm 2012 lại giảm mạnh là do ảnh hưởng biến động của thị trường, đặc biệt là giá vàng, xăng và ngoại tệ một số hộ kinh doanh đầu cơ vào thua lỗ không có vốn trả nợ cho Ngân hàng nên làm cho nợ xấu tăng cao. 4.2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NG ẮN HẠN Bảng 4.6: Bảng tổng hợp đánh giá chỉ tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 1. Doanh số cho vay Triệu đồng 171.327 231.288 255.653 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 136.987 187.813 207.060 3. Tổng dư nợ Triệu đồng 149.283 192.758 241.351 4. Dư nợ bình quân Triệu đồng 132.113 171.021 217.055 5. Nợ xấu Triệu đồng 2.451 2.825 3.364 6. Tổng vốn huy động Triệu đồng 62.208 83.682 106.249 7. Tổng dư nợ / vốn huy động (3) / (6) Lần 2,40 2,30 2,27 8. Doanh số thu nợ / doanh số cho vay (2) / (1) % 79,96 81,20 80,99 Vòng 1,04 1,10 0,95 % 1,64 1,47 1,39 9. Vòng quay vốn tín dụng (2) / (4) 10. Nợ xấu / tổng dư nợ (5) / (3) (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) 53 4.2.1. Tổng dư nợ / vốn huy động Ta thấy tổng dư nợ trên vốn huy động qua các năm giảm dần. Cụ thể năm 2011 là 2,40 lần, đến năm 2012 giảm còn 2,30 lần và đến năm 2013 chỉ còn 2,27 lần. Chỉ số này cho thấy sự nổ lực của Ngân hàng trong công tác cho vay và thu nợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh. Tổng dư nợ cao chứng tỏ nguồn vốn tín dụng Ngân hàng cấp cho các hộ vay nhiều, đáp ứng được phần lớn nhu cầu vay vốn của các hộ dân trên địa bàn. Công tác huy động vốn của Ngân hàng qua mỗi năm đều tăng. Ngoài ra, còn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng trong việc đáp ứng nguồn vốn cho vay, Ngân hàng đã đưa vốn kịp thời đến người dân giúp họ mở rộng quy mô sản xuất, ổn định đời sống và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện nhà. 4.2.2. Doanh số thu nợ / doanh số cho vay Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay qua các năm có sự tăng giảm không đều với tỷ lệ không đáng kể. Cụ thể, năm 2011 là 79,96%, đến năm 2012 tăng lên 81,20% và đến năm 2013 giảm còn 80,99%. Năm 2012 so với năm 2011 chỉ tiêu này tăng là do một số hộ vay làm ăn thuận lợi trúng mùa nên trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Còn năm 2013 so với năm 2012 chỉ tiêu này lại giảm là do ảnh hưởng của giá cả các nông sản bị biến động, đặc biệt là gía cây mía giảm một cách đáng kể trong năm 2013. Một số hộ nông dân gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng. 4.2.3. Vòng quay vốn tín dụng Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có sự tăng giảm không đều qua các năm nhưng tỷ lệ này không đáng kể. Cụ thể năm 2011 là 1,04 vòng, sang năm 2012 là 1,10 vòng và đến năm 2013 là 0,95 vòng. Cho thấy vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng tương đối nhanh. 4.2.4. Nợ xấu / tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng nhìn chung giảm dần qua các năm. Năm 2011 là 1,64%, sang năm 2012 giảm xuống còn 1,47% và đến năm 2013 giảm chỉ còn 1,39%. Nguyên nhân giảm tỷ lệ trên là do một số hộ vay làm ăn có hiệu quả nên trả nợ đúng hạn công tác thu hồi nợ tốt hơn, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế theo hướng giảm dần. Chứng tỏ công tác tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. 54 4.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ NG ẮN HẠN CỦA MỖI CÁN BỘ TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT HUYỆN CÙ LAO DUNG Huyện Cù Lao Dung bao gồm 8 đơn vị hành chính là xã An Thạnh 1, xã An Thạnh 2, xã An Thạnh 3, xã An Thạnh Tây, xã An Thạnh Đông, xã An Thạnh Nam, Đại Ân 1 và thị trấn Cù Lao Dung. Theo NHNNo&PTNT chi nhánh huyện thì mỗi cán bộ tín dụng sẽ phụ trách 2 địa bàn. Do đó ta có thể lấy bình quân mỗi cán bộ tín dụng sẽ quản lý bao nhiêu nợ trong tổng số nợ ngắn hạn tại địa bàn huyện cụ thể qua các năm. Bảng 4.7: Tình hình quản lý nợ ngắn hạn của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng. Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 Số tiền % 2013 - 2012 Số tiền % DSCV / CBTD 42.832 57.822 63.913 14.990 35,00 6.091 10,53 DSTN / CBTD 34.247 46.953 51.765 12.706 37,10 4.812 10,25 DN / CBTD 37.321 48.190 60.338 10.869 29,12 12.148 25,21 NX / CBTD 613 706 841 93 15,17 135 19,12 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) (DSCV: Doanh số cho vay; DSTN: Doanh số thu nợ; DN: Dư nợ; NX: Nợ xấu; CBTD: Cán bộ tín dụng) Dựa vào bảng 4.7 và những phân tích về các chỉ tiêu tín dụng ngắn hạn phía trên. Cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm từ doanh số cho vay, đến doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu. Do đó tình hình quản lý nợ của một cán bộ tín dụng với các chỉ tiêu trên cũng tăng đều qua các năm. Đối với doanh số cho vay trên cán bộ tín dụng. Năm 2011 trung bình mỗi cán bộ tín dụng sẽ quản lý cho vay là 42.832 triệu đồng. Sang năm 2012 mỗi cán bộ tín dụng quản lý cho vay tăng lên là 57.822 triệu đồng tăng 14.990 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 35,00%. Đến năm 2013 cũng tăng và số tiền quản lý cho vay của mỗi cán bộ tín dụng là 63.913 triệu đồng tăng 6.091 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,53%. Số tiền quản lý việc cho vay của mỗi cán bộ tín dụng là rất lớn vì nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân ở các xã trên địa bàn khá cao. Chủ yếu là vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là cho vay hộ trồng mía trên địa bàn huyện. 55 Đối với doanh số thu nợ của mỗi cán bộ tín dụng thì số tiền thu về cũng rất lớn, vì cho vay nhiều thì thu nợ cũng sẽ nhiều. Cụ thể, năm 2011 mỗi cán bộ tín dụng thu nợ đạt 34.247 triệu đồng. Năm 2012 thu nợ tăng đạt 46.953 triệu đồng tăng 12.706 triệu đồng , tỷ lệ tăng là 37,10%. Đến năm 2013 thu nợ cũng tăng lên đạt 51.765 triệu đồng tăng 4.812 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,25%. Việc thu nợ của mỗi cán bộ tín dụng tăng đều qua các năm là do một số hộ trúng mùa làm ăn có hiệu quả nên chủ động tìm đến Ngân hàng trả nợ nên công tác thu nợ dễ dàng hơn, Ngân hàng có biện pháp thu nợ tích cực cử cán bộ đến tận địa bàn để triển khai thu nợ. Về quản lý dư nợ của mỗi cán bộ tín dụng qua mỗi năm đều tăng. Quản lý dư nợ năm 2011 là 37.321 triệu đồng, năm 2012 là 48.190 triệu đồng tăng 10.869 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 29,12%, đến năm 2013 quản lý dư nợ là 60.338 triệu đồng tăng 12.148 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 25,21%. Đối với việc quản lý nợ xấu của mỗi cán bộ tín dụng qua các năm cũng tăng dần. Năm 2011 mỗi cán bộ tín dụng quản lý nợ xấu là 613 triệu đồng, sang năm 2012 quản lý nợ xấu là 706 triệu đồng tăng 93 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 15,17%. Đến năm 2013 là 841 triệu đồng tăng 135 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 19,12%. 4.4. SỐ MÓN CHO VAY NG ẮN HẠN CỦA NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 4.4.1. Số món cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất Bảng 4.8: Số món cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng. Đvt: Món Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 Số tiền % 2013 - 2012 Số tiền % 2.379 3.845 4.290 1.466 61,62 445 11,57 Nuôi heo 113 139 100 26 23,01 (39) (28,06) Nuôi tôm 65 47 18 (18) (27,69) (29) (61,70) 148 100 134 (48) (32,43) 34 34,00 2.705 4.131 4.542 1.426 52,72 411 9,95 Trồng mía Khác Tổng DSCV (Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung) 56 Dựa vào bảng 4.8 cho biết, số món cho vay đối với hộ trồng mía chiếm nhiều nhất trong tổng số món cho vay và tăng dần qua từng năm. Năm 2011 số món cho vay của trồng mía là 2.379 món, sang năm 2012 cho vay 3.845 món tăng 1.466 món so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 61,62%. Đến năm 2013 cho vay 4.290 món tăng 445 món, tỷ lệ tăng là 11,57%. Nguyên nhân hộ trồng mía lại có nhiều món cho vay như vậy là do địa bàn huyện chủ yếu là cho vay hộ trồng mía, nên nhu cầu vay vốn cao, số món cho vay ra nhiều hơn . Mặc khác, do Ngân hàng cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng. Đối với hộ nuôi heo thì số món cho vay có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 cho vay 113 món, sang năm 2012 cho vay tăng lên 139 món tăng 26 món so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 23,01%. N hưng đến năm 2013 thì số món cho vay lại giảm còn 100 món giảm 39 món so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 28,06%. Đối với hộ nuôi tôm thì số món cho vay giảm dần qua từng năm. Năm 2011 cho vay 65 món, sang năm 2012 cho vay giảm còn 47 món giảm 18 món so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 27,69%. Đến năm 2013 số món cho vay chỉ còn 18 món giảm 29 món, tỷ lệ giảm là 61,70%. Nguyên nhân do doanh số cho vay giảm nên số món vay cũng giảm theo. Còn đối với hộ sản xuất khác thì số món cho vay lại tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 cho vay 148 món, sang năm 2012 cho vay giảm còn 100 món giảm 48 món so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 32,43%. Nhưng sang năm 2013 số món cho vay lại tăng lên là 134 món tăng 34 món so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 34,00%. Tóm lại, số món cho vay của từng hộ sản xuất tăng hay giảm đều xuất phát từ doanh số cho vay của từng hộ. Nếu doanh số cho vay của hộ tăng thì số món vay cũng tăng và nếu doanh số cho vay giảm thì số món vay cũng giảm theo. Và do Ngân hàng cấp tín dụng theo hình thức hạn mức tín dụng nên mỗi lần khách hàng rút vốn sẽ ký kết hợp đồng với Ngân hàng, mỗi lần rút đó là 1 món tại Ngân hàng. Nên số món cho vay nhiều hay ít còn tùy thuộc vào số lần cấp phát vốn của mỗi cán bộ tín dụng cho từng khách hàng vay. 4.4.2. Bảo hiểm của NHNNo&PTNT – ABIC Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ABIC), ABIC sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Đó là khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh vượt trội của NHNNo&PTNT so với các nhà đầu tư khác. Thế mạnh về mạng lưới phân phối, tiềm lực tài chính, cơ sở khách hàng, uy tín của thương hiệu NHNNo&PTNT trên thị trường. 57 Ngược lại, ABIC ra đời sẽ mang lại lợi ích cho một bộ phận không nhỏ khách hàng đặc biệt là các tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ nông dân sinh sống, hoạt động tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, ABIC cung cấp nhiều loại sản phẩm như: Bảo hiểm cháy nổ; bảo hiểm xây dưng, lắp đặt; bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường sắt; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển đường biển; bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm tín dụng, rủi ro tài chính; bảo hiểm tiền; bảo hiểm nông nghiệp; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm con người; bảo hiểm bảo an tín dụng. Đối với NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung, Ngân hàng đã cung cấp sản phẩm "bảo hiểm bảo an tín dụng" cho khách hàng vay, bảo hiểm bảo an tín dụng cấp cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng. Bảo hiểm bảo an tín dụng là sản phẩm bảo hiểm con người cho món vay do công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ABIC) cung cấp thuộc hệ thống NHNNo&PTNT toàn quốc. Cụ thể, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra ABIC sẽ thay mặt người vay trả cho Ngân hàng một khoản tiền nhất định được ghi trên hợp đồng bảo hiểm (hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm). Đối với khách hàng, bảo an tín dụng mang lại sự yên tâm về tinh thần; có nguồn tài chính cần thiết để ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống; giảm được gánh nặng nợ nần của người thân, hoặc không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra. Do đó nhiều năm qua NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đã cung cấp dịch vụ ABIC này cho phần lớn khách hàng của mình. Thu nhập từ dịch vụ này mang lại hàng năm cụ thể như sau: Năm 2011 thu từ dịch vụ ABIC là 33.414.500 đồng, sang năm 2012 thu đạt 196.809.580 đồng và đến năm 2013 thu đạt 65.332.200 đồng. Qua đó thấy được dịch vụ ABIC này của Ngân hàng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 163.395.080 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân số tiền thu từ dịch vụ ABIC lại tăng cao là do trong năm nhu cầu vay vốn của khách hàng nhiều, Ngân hàng cho vay nhiều nên việc cung cấp dịch vụ này cũng nhiều và cho thấy được tình hình vận động sử dụng dịch vụ này của cán bộ tín dụng khá tốt. Đến năm 2013 thì giảm 131.477.380 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do việc cho vay của năm 2013 mặc dù tăng nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn năm 2012, nên cung cấp dịch vụ ABIC này ít hơn nên giảm so với năm 2012. 58 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 5.1. NHẬN XÉT 5.1.1. Nhận xét tổng quát tình hình hoạt động ở Ngân hàng 5.1.1.1. Thế mạnh của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung - Mọi người ngày càng tin tưởng vào Ngân hàng và Ngân hàng dần đi sâu vào đời sống của mọi người. Nên ngân hàng có thể phát triển tất cả các dịch vụ của mình trong địa bàn huyện. Với địa bàn đóng tại thị trấn chợ nên cũng rất thuận lợi để giao dịch với khách hàng. - Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đã phát huy một cách tích cực vai trò làm trung gian tài chính của mình. Huy động vốn, nhận tiền gửi tiết kiệm từ nơi thừa vốn và đem cho vay đối với nơi thiếu vốn. - Cập nhật nhanh chóng các dịch vụ và sản phẩm trên thị trường. Cũng như sự biến động của lãi suất để áp dụng kịp thời vào quá trình hoạt động tại Ngân hàng. - Có đội ngũ cán bộ năng động trẻ, nhiệt tình trong công việc và cùng một số cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm. - Nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn và nhu cầu của khách hàng về phục vụ sản phẩm. 5.1.1.2. Những mặt tồn tại ở Ngân hàng - Cán bộ tín dụng phải làm quá nhiều công việc trong cùng một lúc vì thế hồ sơ giải quyết chưa được nhanh chóng. Việc quản lý các khoản nợ quá hạn còn sai sót. - Việc giải ngân cho các hộ vay còn chậm, nhất là khi vào vụ, việc giải ngân chậm vì thiếu vốn cho vay phải chờ vốn điều chuyển từ cấp trên xuống. - Đối với các hộ vay có nơi cư trú ở các vùng sâu, vùng xa cũng gây khó cho cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi vốn. - Với những biến động của thi trường cũng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng và thu nợ từ khách hàng. - Công nghệ thông tin trong Ngân hàng chưa cao. 59 5.1.2. Nhận xét về thực trạng cho vay ngắn hạn tại địa bàn huyện Nhìn chung vốn cho vay ngắn hạn trong Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn cho vay. Nguyên nhân là do địa bàn huyện Cù Lao Dung là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nên hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất và hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn. Cho vay ngắn hạn nhiều, khi thu nợ thì nợ ngắn hạn cũng thu lại nhiều hơn các khoản thu khác. Vòng quay vốn ngắn hạn cũng nhanh hơn các loại khác. Do cho vay trong thời gian ngắn, nếu làm ăn thuận lợi trúng mùa thì thu nợ rất nhanh, dư nợ ít và giảm tỷ lệ nợ xấu, đồng nghĩa với năm sau, sẽ có nhiều người vay hơn để tái sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, quy mô sản xuất. Nếu như mùa vụ bị thất bại Ngân hàng sẽ rất khó khăn khi thu hồi nợ, thu nợ sẽ ít và nợ xấu sẽ nhiều, vì đặc tính của địa bàn nên N gân hàng cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay theo vụ và trả lãi chỉ 1 lần duy nhất vào ngày đáo hạn hợp đồng. Trong cho vay hộ sản xuất, thì từng hộ sẽ có thời hạn vay khác nhau. Đối với hộ trồng mía thì kỳ hạn cho vay luôn đến 12 tháng, vì cây mía là cây nông nghiệp ngắn hạn đến 11 - 12 tháng. Còn hộ nuôi heo, nuôi tôm và kinh doanh thì khoảng 6 - 12 tháng. Nhưng cùng mục đích là cần vốn để canh tác đầu tư, mở rộng diện tích, quy mô sản xuất. Do thời hạn vay vốn của các hộ khác nhau, nên việc thu hồi vốn khó trách khỏi thiếu sót các khoản cho vay tới hạn. Nếu hộ dân làm ăn thuận lợi thì họ tự động đến Ngân hàng trả nợ, còn nếu thua lỗ thì Ngân hàng phải cử cán bộ tín dụng đến tận nơi để thu, nếu hộ vay ở vùng sâu vùng xa sẽ gây khó khăn cho cán bộ đến tận nơi. 5.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NG ẮN HẠN TẠI NG ÂN HÀNG Mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn không có nghĩa là cho vay tràn lan. Mà là chú trọng cho vay những ngành trọng điểm của huyện nhà như: Trồng trọt (trồng mía), chăn nuôi (nuôi heo) và thủy sản (nuôi tôm), nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Sao cho nợ xấu của các hộ giảm và kiểm soát được. Nên cần có các giải pháp cụ thể sau. 5.2.1. Về cán bộ tín dụng của Ngân hàng - Phải thường xuyên làm việc với ủy ban nhân dân các xã để tuyên truyền các hình thức, các chương trình cho vay và tiết kiệm đến tận các hộ vay muốn gửi tiết kiệm. Để họ hiểu rõ hơn về Ngân hàng cũng như các chính sách ưu đãi mà Ngân hàng mang lại. 60 - Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đã vay, để có kế hoạch cho vay lại đối với các hộ đã đến hạn và cho vay mới đối với các hộ mới vay cần nhu cầu vay vốn. - Việc cán bộ tín dụng thường xuyên về các xã, ấp sẽ giúp cán bộ tín dụng năm bắt được các thông tin về các hộ vay một cách chính xác, từ đó có thể đưa ra các quyết định cho vay một cách nhanh chóng và hợp lý, và cũng tiện cho việc thu hồi nợ về sau. Đồng thời tạo sự thân thiết giữa khách hàng với cán bộ tín dụng của chi nhánh, từ đó tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. 5.2.2. Những chính sách hoạt động của Ngân hàng - Chi nhánh Ngân hàng cần đưa ra các hình thức ưu đãi về lãi suất đối với hộ sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Để họ thấy được lợi ích từ khoản vay đó vì huyện chủ yếu là sản xuất cây nông nghiệp ngắn hạn đặc biệt là trồng mía. - Cần trãi đều các khoản cho vay đối với các hộ sản xuất, không nên chỉ tập trung vào cho vay hộ trồng mía vì khi giá mía giảm nông dân gặp khó khăn thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, rủi ro về vốn cho vay. Nên Ngân hàng cần tăng cường cho vay đối với hộ nuôi tôm vì địa bàn huyện được bao bọc bởi bốn bề sông nước cũng r ất thuận lợi cho việc nuôi tôm. - Ngân hàng cần phải thành lập tổ tư vấn tài chính, để họ thường xuyên tư vấn tài chính cho các hộ nông dân để họ có thể đưa ra các biện pháp tối ưu nhất đối với hoạt động tài chính của họ vì trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn của họ còn thấp. Việc tư vấn này sẽ giúp cho các hộ cân đối được tài sản, tính toán được quá trình kinh doanh sao cho thu được lợi nhuận tối đa để trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Đều này giúp cho Ngân hàng giảm được các khoản nợ xấu. - Ngân hàng cần đẩy mạnh, tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của mình đến tất cả các ấp, xã trên địa bàn. Nó sẽ giúp cho nông dân hiểu biết nhiều hơn về các hoạt động tín dụng và các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng mang lại. Với hình ảnh tốt đẹp trên thì Ngân hàng sẽ huy động được nhiều vốn hơn và nhiều người sẽ tìm đến Ngân hàng vay nhiều hơn. - Ngân hàng cần có những chính sách thay đổi quy cách làm việc sao cho giảm thấp nhất thời gian phải chờ của khách hàng trong quá trình làm việc, tạo sự thoải mái cho khách hàng. Đơn giản hóa hồ sơ, giúp cán bộ tín dụng làm hồ sơ nhanh chóng và chính xác thông tin cần thiết về khách hàng. 61 - Ngân hàng cần mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ cho vay trên địa bàn mà còn cho vay các địa bàn khác ngoài huyện nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. 5.2.3. Về trang thiết bị công nghệ tại Ngân hàng - Cần nâng cấp, trang bị đầy đủ chỗ ngồi chờ cho khách hàng ở quầy giao dịch và phòng tín dụng. Vì khi khách đến rút tiền, gửi tiền hay va y vốn, trả nợ nhiều sẽ không đủ chỗ ngồi. Mọi người đứng rất đông trước quầy hay trước phòng sẽ làm không khí làm việc trở nên rất ngột ngạt, khó chịu sẽ làm cho cán bộ trong Ngân hàng cũng như khách hàng sẽ có những thái độ nóng nảy gây nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của Ngân hàng. Việc nâng cấp chỗ ngồi cho khách hàng sẽ giúp cho khách hàng cũng như cán bộ Ngân hàng cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn. - Chi nhánh Ngân hàng cần trang bị thiết bị công nghệ hiện đại nhằm trách các lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động. Vì nếu xảy ra một lỗi nhỏ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn. Ngân hàng mà có bộ máy hoạt động linh hoạt sẽ thuận lợi cho khách hàng đỡ mất thời gian và không gây thiệt hại cho Ngân hàng và khách hàng. - Ngân hàng cần lấp đặt đầy đủ máy camera ở từng bộ phận của Ngân hàng để tiện cho quá trình kiểm tra giám sát hành vi thái độ làm việc của cán bộ đối với khách hàng, cũng như thái độ của khách hàng khi đến Ngân hàng để có thể đáp ứng nhu cầu của họ. 5.2.4. Về tổ chức nhân sự tại địa bàn - Ngân hàng nên tạo lập một bộ phận chuyên phụ trách công việc quản lý nợ. Nhằm hạn chế các khoản nợ xấu và quản lý được các khoản nợ đến hạn cần phải thu hồi. - Cần tuyển thêm cán bộ tín dụng để chia sẽ bớt công việc. Vì một cán bộ tín dụng phải làm cùng lúc quá nhiều công việc. - Huyện gồm 8 đơn vị hành chính, một cán bộ tín dụng phải phụ trách 2 địa bàn, do đó cũng khó cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý công tác cho vay và thu hồi nợ. Nên cần phân chia lại địa bàn hoạt động. Đối với địa bàn rộng thì mỗi cán bộ tín dụng nên phụ trách 1 địa bàn, còn địa bàn nhỏ thì cán bộ tín dụng có thể phụ trách 2 địa bàn cùng một lúc. - Đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa nên cử cán bộ trẻ năng động đi thu hồi các khoản nợ đến hạn. 62 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 6.1. KẾT LUẬN Có thể nói việc mở rộng tín dụng ngắn hạn là việc cần thiết đối với NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung hiện nay. Tín dụng ngắn hạn là khoản cho vay đến 12 tháng. Địa bàn huyện Cù Lao Dung thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên chi nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Việc mở rộng cho vay ngắn hạn sẽ giúp chi nhánh tìm được những khách hàng tiềm năng để từ đó có kế hoạch và chính sách cho vay hợp lý. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, rất nhiều ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Với những cố gắng của mình, NHNNo& PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung đã thực sự góp phần vào công cuộc phát triển c ủa huyện nhà. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã thực sự đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân. Giúp cho các hộ nông dân có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống. Góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển, tăng thu nhập cho nông dân. Thời gian qua nhờ thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, bám sát các mục tiêu và định hướng kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của ngân hàng cấp trên giao. Nên việc phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn ngày càng tốt hơn, lợi ích của Ngân hàng luôn được bảo đảm và vị trí của Ngân hàng ngày càng được định vị trong lòng người dân huyện. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng nổ lực để hạn chế rủi ro, tỷ lệ nợ xấu có chuyển biến tích cực. Do đó Ngân hàng đang có gắng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để vị trí của mình ngày càng vững chắc hơn, để Ngân hàng luôn là người bạn đồng hành tốt nhất cho bà con nông dân. 63 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng - Cần điều chuyển vốn một cách nhanh chóng để Ngân hàng có đủ vốn để giải ngân kịp thời cho các khoản vay. - Khi có ban hành quy định chính sách mới thì thông báo ngay cho chi nhánh để kịp thời nắm bắt và điều chỉnh. - Cần cung cấp thêm thùng máy ATM để thuận tiện cho việc rút tiền của người dân được nhanh hơn mà không phải chờ đợi lâu hay phải vào tận quầy giao dịch của Ngân hàng để rút tiền từ tài khoản thẻ. - Trong quá trình hoạt động, NHNNo&PTNT tỉnh cần phối hợp chặt chẽ hơn với chi nhánh để tiện cho quá trình quản lý và hỗ trợ kịp thời khi có nhu cầu. - Đối với chi nhánh huyện thì ngân hàng tỉnh nên giao chỉ tiêu huy động vốn dựa theo tình hình kinh tế của mỗi huyện. Vì huyện Cù Lao Dung chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nên tiền nhàn rỗi để huy động là không nhiều mà chủ yếu là cho họ vay, nên khi tỉnh giao chỉ tiêu huy động vốn hay cung cấp dịch vụ Ngân hàng có thể không đạt được chỉ tiêu được giao. 6.2.2. Đối với Nhà nước - Để cho hoạt động tín dụng có hiệu quả, việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ để Ngân hàng hoạt động được thuận lợi. - Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn nên xem xét giới thiệu cho Ngân hàng những cộng tác viên tín dụng đáng tin cậy, có đạo đức và năng lực giúp cho việc thẩm định cũng như cho vay của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. - Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. Tránh cấp nhiều lần làm khó khăn khi quản lý đất và quá trình cho vay của Ngân hàng. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. Luận văn.co http://luanvan.co/luan-van/de-tai-mo-rong-cho-vay-ho-san-xuat-taingan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-viet-nam-chi-nhanh-hoa-lac22080/ Tài Liệu.vn http://tailieu.vn/tag/vai-tro-phat-trien-nong-thon.html 4Share.vn http://docs.4share.vn/docs/30532/Tong_Quang_Ly_Thuyet_Ve_Tin_D ung_Va_Rui_Ro_Tin_Dung_.html http://docs.4share.vn/docs/44534/Phan_Tich_Hoat_Dong_Tin_Dung_N gan_Han_Tai_Ngan_Hang_Nong_Nghiep_Va_Phat_Trien_Nong_Thon_Huye n_Vung_Liem_.html Báo mới.com http://www.baomoi.com/Du-bao-tinh-hinh-dich-benh2012/82/7842729.epi Thông tin tổng quan về tỉnh Sóc Trăng. http://www.mdec.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =1165&Itemid=165 http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MS SzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDIz9jU_2CbEdF AJC8M4k!/ http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3c_Tr%C4%83ng Cổng thông tin điện tử UBND Huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng. http://www.culaodung.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8x LLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwN_50BnA0zEDdnH0t3J1cDc_2CbEdFAJB-APo!/ 65 http://www.ipc.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9 MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwMDJ18DA09Hd_NQU3NvY_dAY_2 CbEdFAHWfCEw!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/trungt amxtdt/trungtamxtdt/trangchu/tiemnangcohoi/culaodung/tong+quan+ve+huye n+cu+lao+dung NHNNo&PTNT Việt Nam, 2010. http://www.agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx http://www.agribankbacgiang.com.vn/vi/khcanhan-detail/43/80/sanpham-khac.aspx http://agribank.com.vn/61/1587/khach-hang-ca-nhan/dich-vu-khac/baohiem-bao-an-tin-dung.aspx 66 [...]... NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung 37 Hình 4.1 Doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung 43 Hình 4.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung 46 Hình 4.3 Tổng dư nợ ngắn hạn tại NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung 48 Hình 4.4 Nợ xấu ngắn hạn tai NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung 51 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT -o0o NHNNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. .. hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cù Lao Dung trong 3 năm (2011-2013) Để xem tình hình cho vay có hiệu quả hay không, từ đó đề xuất các giải pháp để mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại địa bàn huyện, tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, góp phần tăng vốn và tạo cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) huyện Cù Lao Dung phát triển ngày... sân chơi này Với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng mang trên mình trách nhiệm hàng đầu phát triển t hị trường tài chính nông thôn Điển hình là nhiều năm qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp vốn cho người dân dưới nhiều hình thức Hiện nay, ở các xã trong huyện đều có cán bộ tín dụng địa bàn để tiếp nhận... nhất và mở rộng sản xuất cho các nông dân góp phần đem lại cuộc sống ấm no, đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: Phân tích tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng làm đề tài thực tập tốt nghiệp cho mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân. .. hoạt động tín dụng ngắn hạn và theo từng ngành tại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 2.1.1 Khái niệm về tín dụng - Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn... Ngân hàng - Phân tích tình hình quản lý nợ của cán bộ tín dụng và số món cho vay tại Ngân hàng - Đề xuất một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong Ngân hàng huyện Cù Lao Dung 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện t ại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng 1.3.2 Thời gian Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm... - Phương pháp đồ thị: Sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả khái quát các chỉ tiêu phân tích 21 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn 3.1.1.1 Sơ lược về tỉnh Sóc Trăng Sóc trăng là một tỉnh nằm trong hệ thống... và t ái sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng Chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong nước, mà cụ thể là nhằm thay đổi cơ cấu và bộ mặt nông thôn Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vốn dĩ là thị trường tín dụng nhiều tiềm năng, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng đủ bản lĩnh tham gia vào sân chơi này Với Ngân. .. xuất tại Ngân hàng 49 Bảng 4.5 Tình hình nợ xấu ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng 52 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp đánh giá chỉ tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn 53 Bảng 4.7 Tình hình quản lý nợ ngắn hạn của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng 55 Bảng 4.8 Số món cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất tại Ngân hàng 56 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức tại NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung. .. nhu cầu tiêu dùng cá nhân - Tín dụng du lịch - Tín dụng học tập… 2.1.3.4 Căn cứ vào chủ thể tham gia - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân - Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước

Ngày đăng: 14/10/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan