đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu

93 552 0
đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH TÔ QUỲNH ANH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 Tháng 05 - 2014 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TÔ QUỲNH ANH MSSV: 4114349 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHAN ĐÌNH KHÔI Tháng 05 - 2014 ii LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè. Thông qua Luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phan Đình Khôi, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Xin cảm ơn các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu, cảm ơn các hộ nuôi tôm ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã dành thời gian quý báu để trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn của đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Phạm Văn Dũng, anh Quách Vũ Hiệp cùng các bạn Dương Tú Loan, Lê Thúy Hằng, Đỗ Yến Nhi, Lê Nhật Nguyên, Ngô Khánh Linh đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm Luận văn. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để tôi được học tập dưới mái trường này Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện Tô Quỳnh Anh iii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện Tô Quỳnh Anh iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.3.1 Không gian .............................................................................................2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................3 2.1.1 Các hình thức nuôi tôm hiện nay ............................................................3 2.1.2 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc bảo hiểm .............................................4 2.1.3 Các rủi ro thường gặp trong sản xuất nông nghiệp ..................................5 2.1.4 Bảo hiểm nông nghiệp ............................................................................6 2.1.5 Thu nhập .............................................................................................. 17 2.2 MỘT SỐ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................. 18 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 20 2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 20 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 20 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 20 2.3.4 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 22 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..... 28 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU .................................. 28 3.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 28 v 3.1.2 Các đơn vị hành chính .......................................................................... 28 3.1.3 Địa lý tự nhiên ...................................................................................... 28 3.1.4 Dân cư và lao động ............................................................................... 29 3.1.5 Tình hình kinh tế năm 2013 .................................................................. 29 3.2 THỰC TRẠNG NGÀNH NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU .................. 30 3.2.1 Tình hình chung ................................................................................... 30 3.2.2 Công tác phòng chống dịch bệnh, khắc phục thiệt hại ở tôm ................. 31 3.3 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .................................................. 32 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA ....................................................... 35 4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ ............................................................................ 35 4.1.2 Đặc điểm của hộ ................................................................................... 37 4.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất ................................................................ 37 4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA BHNN ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM ....................................................................... 41 4.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN ....................... 41 4.2.2 Đánh giá tác động ................................................................................. 43 4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................... 47 4.3.1 Điều chỉnh và ban hành nội dung các quy định, chính sách phù hợp hơn với thực tế ..................................................................................................... 47 4.3.2 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHNN đến các hộ nông dân ................................................................................................... 48 4.3.3 Công tác thực hiện được triển khai nghiêm túc, đồng bộ....................... 48 4.3.4 Giải quyết bồi thường nhanh chóng ...................................................... 49 4.3.5 Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho hộ nuôi tôm ...................... 50 4.3.6 Hỗ trợ vốn cho hộ nuôi tôm thuộc diện nghèo/cận nghèo ..................... 50 4.3.7 Người dân cần chủ động tăng cường tập huấn kỹ thuật, nâng cao nhận thức về BHNN và có ý thức trách nhiệm khi tham gia BHNN ....................... 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 53 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 53 vi 5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 55 PHỤ LỤC .................................................................................................... 58 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích hồi quy ....... 23 Bảng 4.1 Thông tin của chủ hộ nuôi tôm ....................................................... 35 Bảng 4.2 Thông tin diện tích nuôi tôm và diện tích tham gia BHNN của hộ .. 38 Bảng 4.3 Mô tả thu nhập của hộ .................................................................... 39 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình logit ........................................................ 42 Bảng 4.5 Kết quả so sánh thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t...................................... 44 Bảng 4.6 Kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh điểm xu hướng ................................. 45 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1 Trình độ của chủ hộ ........................................................................ 36 Hình 4.2 Cơ cấu các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm . 38 Hình 4.3 Tổng thu nhập và chi phí của hộ nuôi tôm tính theo nghìn đồng/1.000m2 ............................................................................................... 41 Hình 4.4 Chênh lệch giữa diện tích mua bảo hiểm và tổng diện tích của hộ tham gia bảo hiểm ......................................................................................... 46 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHNN : Bảo hiểm nông nghiệp DN : Doanh nghiệp x xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghề nuôi tôm từ lâu đã góp phần tạo nên nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân. Không ít hộ giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trên diện rộng đã khiến nhiều hộ nuôi tôm điêu đứng. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết diễn biến bất lợi, lại thiếu nước sạch phục vụ cho việc nuôi tôm. Thêm vào đó, do con giống kém chất lượng, người nuôi thiếu kỹ thuật, không tuân thủ lịch thời vụ, dịch bệnh trên tôm chưa được khống chế đã làm chính người nuôi tôm kiệt quệ. Hiểu được những khó khăn của người nông dân, từ năm 2011, Chính Phủ quyết định tiến hành thí điểm triển khai loại hình Bảo hiểm Nông nghiệp (BHNN), cụ thể là Bảo hiêm tôm tại năm tỉnh ĐBSCL trong đó có tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu là tỉnh ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm. Toàn tỉnh có gần 130 nghìn ha đất chuyên nuôi tôm, tập trung chủ yếu ở TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Mặc dù có những thế mạnh đế phát triển nhưng nghề nuôi tôm của tỉnh phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất chính là tôm nuôi luôn mắc phải dịch bệnh. Chương trính thí điểm bảo hiểm tôm nuôi với kỳ vọng sẽ giúp nông dân góp phần giảm thiểu rủi ro, không bị động trong sản xuất, có vốn để tái sản xuất và ổn định thu nhập. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc triển khai bảo hiểm đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập. Đáng chú ý là việc nhiều hộ tham gia bảo hiểm tại địa bàn tỉnh phải đợi hàng tháng trời nhưng vẫn chưa nhận được tiền bồi thường từ bảo hiểm. Việc chậm trễ chi trả bồi thường khiến nhiều hộ nuôi tôm không đủ vốn thả lại vụ nuôi mới, trường hợp hộ phải treo ao là khá phổ biến. Từ thực tế trên đặt ra vấn đề liệu bảo hiểm tôm có thực sự phát huy vai trò của mình là giúp người nuôi tôm giảm thiểu rủi ro và ổn định thu nhập? Đề tài “Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đế thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ tình hình thực tế triển khai bảo hiểm và xem xét việc tham gia BHNN có giúp ổn định thu nhập của hộ nuôi tôm. Từ đó đề xuất một số giái pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình bảo hiểm 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm tại địa bàn TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm tôm của nông hộ tại địa bàn TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình. - Đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại trong việc thực hiện thí điểm BHNN để chương trình có tác động ổn định thu nhập của hộ nuôi tôm tại địa bàn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện và nghiên cứu về tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm tại địa bàn TP.Bạc Liêu và huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. 1.3.2 Thời gian Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn 170 hộ nuôi tôm thuộc địa bàn TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình trong tháng 02/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nuôi tôm gồm nhóm hộ có tham gia bảo hiểm tôm và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm tôm. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm tôm tại TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu? Câu hỏi 2: Có sự khác biệt về thu nhập giữa hộ có tham gia bảo hiểm và hộ không tham gia bảo hiểm hay không? Câu hỏi 3: Biện pháp khả thi nào giúp nâng cao sự đóng góp của chương trình thí điểm bảo hiểm tôm đối với việc ổn định thu nhập của hộ nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu? 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các hình thức nuôi tôm hiện nay Nghề nuôi tôm đã có từ lâu ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và vùng duyên hải. Tuy nhiên phương pháp nuôi còn thô sơ, cho đến cuối thế kỷ 20, khi nhu cầu tôm cho nhà hàng, thị trường, nhà máy chế biến thủy sản... tăng cao và có sự phát triển mạnh mẽ thì phương pháp nuôi tôm mới có sự cải tiến. Hệ thống nuôi tôm quảng canh dựa vào con giống tự nhiên của thập kỉ 70 được thay thế bằng nuôi quảng canh cải tiến có bổ sung giống vào cuối thập kỉ 80. Sang thập kỉ 90, phong trào nuôi tôm sú phát triển mạnh. Việt Nam đã tồn tại cả 3 hình thức nuôi tôm quảng canh (cải tiến), bán thâm canh và nuôi thâm canh. Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, nuôi tôm quảng canh là hình nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên. Diện tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao. Hình thức nuôi quảng canh khá phổ biến và thích hợp với đại bộ phận nông dân với vốn, kiến thức hạn chế. Hình thức này có ưu điểm là vốn thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn. Tuy nhiên nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, thường cần diện tích lớn để tăng sản lượng nên khó vận hành và quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và giá nhân công tăng. Để khắc phục những nhược điểm của mô hình nuôi quảng canh, mô hình nuôi quảng canh cải tiến ra đời. Đây là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp (0,5 - 2 con/m2) hoặc là thức ăn theo tuần, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn. Ưu điểm của mô hình là chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên thu gom hay giống nhân tạo, kích tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng suất của đầm nuôi. Tuy vậy, mô hình vẫn tồn tại hạn chế là phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên quản lý khó khăn, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp. 3 Bên cạnh đó, là mô hình nuôi bán thâm canh. Đây là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo... giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (10 - 15 con/m2) trong diện tích ao nuôi nhỏ (2.000 – 5.000 m2). Mô hình này có ưu điểm là ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước nhỏ nên dễ vận hành và quản lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn hỗn hợp dùng chưa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn quan trọng. Nhược điểm của mô hình là năng xuất còn thấp so với ao sử dụng. Cuối cùng là mô hình nuôi thâm canh. Đây là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài (thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tươi sống), thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao ( 15 - 30 con/m2). Diện tích ao nuôi từ 1.000 m2 - 1 ha, tối ưu là 5000 m2. Ưu điểm của mô hình là ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc... nên dễ quản lý à vận hành. Nhược điểm của mô hình là kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30 - 35 con/kg), giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. 2.1.2 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc bảo hiểm 2.1.2.1 Khái niệm và vai trò Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000), kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông (the law of large numbers), hoạt động theo tính chất lấy số đông bù rủi ro hay phân chia rủi ro đều cho tất cả những người tham gia. Những người tham gia sẵn lòng chi trả một khoản phí để hạn chế rủi ro. Vai trò của bảo hiểm là nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất, bảo vệ sự ổn định và duy trì sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nâng dần tỷ lệ tiết kiệm quốc dân. Ngoài ra, bảo hiểm còn là một công cụ tín dụng, giúp tạo lập thêm nguồn vốn trong nước đáp ứng nhu cầu huy động vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm. 4 2.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not certainty). Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) cho rằng, tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest) là người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường (indemnity), theo nguyên tắc này khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra. Nguyên tắc thế quyền (subrobgation), theo nguyên tắc này người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình. 2.1.3 Các rủi ro thường gặp trong sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất mang nhiều rủi ro. Theo Sciabarrasi (2010), có 5 loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp như sau: Rủi ro sản xuất (Production Risks): Rủi ro sản xuất làm cho mức năng suất hoặc sản lượng đầu ra thấp hơn dự đoán. Nguyên nhân chính của rủi ro sản xuất là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như hạn hán, đóng băng, hoặc mưa quá nhiều khi thu hoạch) hoặc là những thiệt hại do sâu bệnh. Để hạn chế rủi ro này, người nông dân nên đa dạng hóa cây trồng và giống; mở rộng sản xuất, trồng trọt trên đất dư thừa; áp dụng công nghệ tiên tiến trong quả trình sản xuất ví dụ như hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống thoát nước; duy trì trang thiết bị và cơ sở sản xuất nông nghiệp trong tình trạng tốt nhất và cuối cùng là thực hiện mua BHNN. Rủi ro về giá/marketing (Price/Marketing Risks): Rủi ro này ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp hoặc giá nhận được cho sản phẩm sẽ ít hơn dự kiến. Nguyên nhân làm cho giá thấp hơn do nguồn cung cấp tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng giảm; hoặc tiếp cận thị trường giảm do quy mô sản xuất của người nông dân nhỏ, lẻ. Để giảm thiểu rủi ro này, người nông dân có thể tham gia hợp tác xã để tiếp thị và ổn định giá, đảm bảo thị trường đầu ra; mở rộng kênh bán sản phẩm nông nghiệp cho thương lái và các xí nghiệp sản xuất để tránh phụ thuộc vào một nguồn ra duy nhất. Xem xét vấn đề đầu ra trước khi gieo trồng và sản xuất. 5 Rủi ro tài chính (Financial Risks): Rủi ro này có nghĩa là khả năng có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu sản xuất thấp hơn dự kiến. Nguồn gốc rủi ro tài chính thường là kết quả của rủi ro sản xuất và rủi ro về giá/tiếp thị. Ngoài ra, sự gia tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất, số tiền vay ngân hàng lớn, thiếu tiền mặt hoặc tiền tiết kiệm và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái tăng cũng có thể gây ra rủi ro tài chính. Để giảm thiểu rủi ro tài chính cần phải kiểm soát chi phí sản xuất, giảm thiểu chi tiêu không cần thiết; xem xét việc thuê máy móc thiết bị thay vì mua, vay tiền từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ người nông dân để được mức lãi suất thấp trong dài hạn; kết hợp sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp để tăng thu nhập; mua bảo hiểm doanh thu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Rủi ro pháp lý và môi trường (Legal and environmental risks): Rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi người nông dân khi tiến hành ký hợp đồng, thỏa thuận mua bán với thương lái, xí nghiệp sản xuất. Rủi ro pháp lý cũng liên quan đến trách nhiệm pháp lý về môi trường và mối quan tâm về chất lượng nước, xói mòn và sử dụng thuốc trừ sâu. Để giảm thiểu rủi ro người nông dân cần xem xét kỹ các điều khỏan trong hợp đồng trước khi ký kết và cần có những kiến thức cơ bản về pháp luật. Bên cạnh đó, người nông dân cũng nên áp dụng các phương thức sản xuất “sạch”, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rủi ro quản lý nguồn nhân lực (Human resource management risks): Rủi ro này liên quan đến các cá nhân và các mối quan hệ của họ với nhau ví dụ như gia đình; người chủ và người làm công. Rủi ro có thể xảy ra khi người chủ sản xuất, người làm công, hoặc thành viên trong gia đình ly hôn, chết, khuyết tật. Rủi ro này cũng phát sinh do giao tiếp kém giữa những người cùng tham gia sản xuất. Để giảm thiểu rủi ro này cần xem xét nguồn lao động thay thế; có những chế độ ưu đãi đối với người làm công, những thành viên trong gia đình cần được đối xử một cách bình đẳng. Từ những rủi ro trên ta thấy việc sản xuất nông nghiệp phải đối mặt rất nhiều khó khăn, ngoài bản thân người nông dân cần phải có kỹ thuật, quản lý tốt trong khâu sản xuất và đầu ra thì rất cần thiết phải có một công cụ tài chính giúp ổn định thu nhập, vì thế BHNN ra đời là một sự tất yếu, góp phần to lớn giảm thiểu rủi ro, phát triển kinh tế. 2.1.4 Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, có đối tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với : cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên liệu từ nhà xưởng. 6 BHNN đem lại lợi ích cho xã hội, hỗ trợ làm giảm những rủi ro liên quan đến sản xuất mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định. Bên cạnh đó, BHNN còn đảm bảo ổn định xã hội ở khu vực nông thôn, nhờ có bảo hiểm nông dân yên tâm duy trì sản xuất mà không phải lo về vốn để tái sản xuất và trả các khoản nợ vay ngân hàng. Chương trình BHNN cho cây trồng được xem là xuất hiện lấn đâu tiên tại Pháp và Đức cho cây nho (bảo hiểm mưa đá) vào những năm 20 của thế kỷ 19. Sau đó, chương trình bảo hiểm cho cây thuốc lá (bảo hiểm mưa đá) xuất hiện tại Mỹ năm 1883 Từ những 1930, chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách để hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là các chương trình giảm thiểu rủi ro về giá và hỗ trợ giá. Đến năm 1980, chính phủ Mỹ đã mở rộng các loại cây trồng được bảo hiểm và khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm để nhận được sự hỗ trợ. Bên cạnh Mỹ, Canada là một trong những quốc gia sớm thực hiện chương trình BHNN (năm 1939). Nhận thức được việc phải đối mặt với nhiều thiên tai gây bất lợi cho việc sản xuất của nông dân nói riêng và của quốc gia nói chung, nhiều quốc gia đã thực hiện BHNN như Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Brazil, Malaysia... 2.1.4.1 Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp Trải qua nhiều giai đoạn phát triền, chương trình BHNN ngày một được hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau nhằm giúp nông dân giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Roberts (2005) phân loại hình thức BHNN gồm bảo hiểm cây trồng cổ điển và bảo hiểm cây trồng mới (Classic crop insurance products and New crop insurance products). Trong bảo hiểm cây trồng cổ điển thì có bảo hiểm dựa trên thiệt hại ( Damage-based Products) ví dụ bảo hiểm mưa đá; và bảo hiểm dựa trên năng suất (Yield-based Products); Thông thường, bảo hiểm năng suất giúp chống lại nhiều rủi ro còn được gọi là bảo hiểm cây trồng đa rủi ro (Multi-peril crop insurance - MPCI). Trong bảo hiểm cây trồng mới thì lại được chia ra làm hai hình thức là bảo hiểm doanh thu (Crop-revenue Insurance Products) và bảo hiểm dựa trên chỉ số (Index-based Insurance Products). Mahul (2012) phân BHNN thành hai loại là bảo hiểm bồi thường và bảo hiểm theo chỉ số (Indemnity-based Insurance products and Index-based Insurance products). Trong bảo hiểm bồi thường gồm các hình thức bảo hiểm dựa trên thiệt hại ( Damage-based Products) và bảo hiểm dựa trên năng suất (Yield-based Products), bảo hiểm rủi ro tai nạn và tử vong (Named-peril 7 accident and mortality insurance), bảo hiểm miễn dịch (Herd insurance) và bảo hiểm dịch bệnh (Epidemic disease insurance). Trong bảo hiểm theo chỉ số có bảo hiểm chỉ số năng suất vùng (Area yield-based index insurance), bảo hiểm chỉ số thời thiết (Weather index-based insurance) và bảo hiểm bình thường hóa các chỉ số rau quả (Normalized difference vegetation index / NDVI insurance), bảo hiểm rủi ro tử vong (Mortality risk insurance). Theo Dự án Phát triển, thực hiện và đánh giá các đề án bảo hiểm chỉ số dựa trên quản lý rủi ro tối ưu trong nông nghiệp (Development, Implementation and Evaluation of Index-Based Insurance Schemes for Optimal Risk Management in Agriculture) BHNN có 8 hình thức (được trình bày dưới đây). Các hình thức bảo hiểm này được trình bày dễ hiểu, bao quát, tổng hợp từ hơn 20 tài liệu tham khảo trên thế giới. Bên cạnh đó, để diễn giải về bảo hiểm chỉ số một cách dễ hiễu, tác giả sử dụng tài liệu của tác giả Nguyễn Tuấn Sơn (2008). Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp gồm: Bảo hiểm rủi ro duy nhất (Single-Risk Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại một rủi ro duy nhất. Bảo hiểm rủi ro duy nhất cũng có thể được hỗ trợ nếu rủi ro là không hệ thống. Ví dụ, bảo hiểm mưa đá là một trong những bảo hiểm được áp dụng rộng rãi nhất; mưa đá là rủi ro không hệ thống vì hiện tượng mưa đá chỉ xuất hiện và ảnh hưởng đến một vài khu vực chứ không xuất hiện rộng khắp. Hợp tác xã của nông dân ở Pháp và Đức cung cấp bảo hiểm cây trồng - mưa đá vào đầu năm 1820. Bảo hiểm kết hợp (Combined/Peril Insurance): Đây là loại bảo hiểm còn được gọi là bảo hiểm đa rủi ro ở một số nước. Công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm đối với nhiều rủi ro. Ví dụ, bảo hiểm kết hợp mưa đá và sương. Trong nhiều trường hợp, phạm vi bảo hiểm được mở rộng với các rủi ro về lửa, động đất, sét, và các thảm họa thiên nhiên liên quan khác. Bảo hiểm năng suất (Yield Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại biến động trong sản lượng nông nghiệp. Bất kỳ yếu tố nào có nguy cơ gây ảnh hưởng đến đến năng đều được bảo hiểm. Những rủi ro này có thể được liệt kê như lũ lụt, hạn hán , sương giá, mưa đá, hỏa hoạn,...Thông thường, bảo hiểm năng suất giúp chống lại nhiều rủi ro còn được gọi là bảo hiểm cây trồng đa rủi ro (Multi-peril crop insurance - MPCI). Đây là một bảo hiểm tốn kém vì hầu như tất cả các rủi ro đều được bảo hiểm. Vì thế, muốn người nông dân và các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia, vai trò trợ cấp của chính phủ là rất lớn. Đặc biệt là ở Mỹ, Tổng công ty bảo hiểm cây trồng liên bang (Federal Crop Insurance Corporation) đã đưa ra hình thức bảo hiểm cây trồng đa rủi ro từ năm 1938 . 8 Bảo hiểm giá (Price Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại biến động về giá của sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, nếu giá thành sản phẩm thấp hơn mức đã xác định từ trước thì công ty bảo hiểm sẽ xem xét và thanh toán tiền bồi thường theo các điều khoản trong hợp đống bảo hiểm. Cần lưu ý rằng bảo hiểm giá đòi hỏi tính minh bạch về giá. Như vậy, giá xác định trước không bị ảnh hưởng bởi các công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm. Để xác định mức ngưỡng (threshold prices) và xem xét sự biến động về giá, có thể sử dụng các công cụ của thị trường tương lai (future market) cho mỗi sản phẩm nông nghiệp. Một vấn đề trong bảo hiểm giá cần được quan tâm là xác định được lý do tại sao giá sản phẩm thấp hơn so với dự kiến. Ví dụ, việc giá sản phẩm thấp do kém chất lượng là điều dễ hiểu nhưng vì lý do này mà người nông dân được bồi thường thì sẽ gây ra các vấn đề về đạo đức trong sản xuất. Vì thế vẫn còn các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này và có ý kiến cho rằng nên loại trừ nguyên nhân giảm giá do giảm chất lượng. Bảo hiểm doanh thu (Revenue Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại những thay đổi trong doanh thu của hộ sản xuất. Như ta đã biết doanh thu bằng giá nhân số lượng, bảo hiểm doanh thu giúp chống lại sự biến động của cả giá và số lượng. Vì thế, bảo hiểm doanh thu được xem là một trong những hình thức giúp ổn định doanh thu tốt nhất. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý rủi ro (Risk Management Agency) đã đưa ra chương trình bảo hiểm doanh thu cho rất nhiều loại cây; một ví dụ từ chương trình là bảo hiểm doanh thu cho cây ngô. Chương trình này ước tính sản lượng của ngô dựa trên lịch sử sản xuất của nông dân. Tiếp theo, giá tương lai cho ngô được xác định từ thị trường hàng hóa tương lai (future exchange). Sau đó, đem mức giá dự kiến nhân với sản lượng dự kiến sẽ được doanh thu dự kiến. Dựa trên doanh thu dự kiến, một ngưỡng doanh thu được xác định để cung cấp bảo hiểm chống lại sự biến động doanh thu (ví dụ như 80% doanh thu dự kiến ban đầu) Bảo hiểm toàn bộ trang trại (Whole-Farm Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại những thay đổi trong năng suất hoặc doanh thu của trang trại. Toàn bộ các hoạt động của trang trại đều được bảo hiểm. Ví dụ nếu trang trại trồng cả hai loại cây A & B thì nên xem xét mua bảo hiểm toàn bộ trang trại vì sẽ tiết kiệm được chi phí thay vì mua bảo hiểm riêng lẻ cho từng loại cây trồng (Hennessy, 1997). Bảo hiểm doanh thu trang trại là một trường hợp đặc biệt của bảo hiểm doanh thu. Bảo hiểm thu nhập (Income Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại biến động trong thu nhập của người nông dân. Như ta đã biết, thu nhập bằng doanh thu trừ đi chi phí. Như vậy, bảo hiểm thu nhập giúp bảo hiểm những rủi ro về thay đổi trong doanh thu, sản lượng, giá cả, cũng 9 như chi phí sản xuất - các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Theo quan điểm của người được bảo hiểm thì đây là loại hình bảo hiểm hấp dẫn nhất cho người nông dân; nó cung cấp một sự bảo vệ trực tiếp chống lại tổn thất về thu nhập. Tuy nhiên, từ quan điểm của công ty bảo hiểm, đây lại là loại hình bảo hiểm rủi ro nhất bởi không chỉ là doanh thu, mà chi phí cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi hành vi của người nông dân; từ đó rủi ro về đạo đức có thể xuất hiện. Bảo hiểm theo chỉ số (Index Insurance): Đặc trưng cơ bản nhất của bảo hiểm theo chỉ số là lấy các chỉ số khách quan (ví dụ đối với cây trồng là chỉ số thời tiết) và mức bồi thường tương ứng với mỗi chỉ số (quy định trong hợp đồng bảo hiểm) làm căn cứ xét bồi thường (không cần tiến hành giám định để biết độ được mức độ thiệt hại). Để đảm bảo bồi thường hợp lý, mức độ bồi thường được tính trên cơ sở năng suất bình quân chung của cả vùng. Loại hình này có mức rủi ro đạo đức khá thấp vì căn cứ để xét bồi thường là chỉ số khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của con người. Khả năng lựa chọn bảo hiểm rủi ro để bảo hiểm cũng hạn chế vì rủi ro được bảo hiểm là thời tiết (lũ lụt, hạn hán...) tác động đến tất cả mọi người chứ không phải riêng ai (Nguyễn Tuấn Sơn, 2008). Bielza và cộng sự (2008) định nghĩa ba loại bảo hiểm dựa trên chỉ số chính như sau: Bảo hiểm chỉ số năng suất trong khu vực (Area Yield Index Insurance) : Loại bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm chống lại biến động năng suất trong một khu vực nhất định. Năng suất bình quân của một khu vực địa được sử dụng để tính toán mức bồi thường. Bảo hiểm chỉ số doanh thu trong khu vực (Area Revenue Index Insurance): Loại hình này cung cấp bảo hiểm chống lại sự biến động trong doanh thu của một khu vực. Tương tự như bảo hiểm chỉ số năng suất, mức bồi thường được xác định dựa trên doanh thu bình quân trong khu vực. Bên cạnh đó, vì doanh thu bằng với giá nhân sản lượng nên chỉ số bảo hiểm dựa trên doanh thu cung cấp một số loại bảo hiểm đối với rủi ro cả về giá và sản lượng . Bảo hiểm chỉ số gián tiếp (Indirect Index Insurance): Đây là một loại hình bảo hiểm mới, mang tính đột phá. Loại bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm chống lại biến động đối với một chỉ số bên ngoài đã được xác định trước, mà chỉ số này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Chỉ số này có thể dxác định dựa trên các chỉ số liên quan đến thời tiết (chẳng hạn như độ ẩm, mưa , nhiệt độ), hình ảnh từ vệ tinh hoặc một số chỉ số tương đương khác. 10 Bảo hiểm theo chỉ số là loại hình bảo hiểm mới có nhiều ưu điểm như chi phí quản lý thấp (không cần phải khai thác bảo hiểm theo yêu cầu riêng của từng người, không cần giám định tổn thất cho do thời tiết gây ra đối với từng cá nhân người mua bảo hiểm. Bảo hiểm theo chỉ số dễ xác định mức bồi thường cho từng người mua bảo hiểm. Đây là loại hình bảo hiểm khách quan không chịu tác động quyền lực của cá nhân (Nguyễn Tuấn Sơn, 2008). 2.1.4.2 Một số nhận định về chương trình thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013 Việt Nam là nước nông nghiệp, có đến 60-70% người dân sống ở nông thôn và nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp lại chịu tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài đặc biệt là diễn biến thời tiết phức tạp, sâu bệnh, dịch hại gây khó khăn lớn cho người nông dân vì thế từ năm 1982, chương trình BHNN đã được triển khai thăm dò với công ty bảo hiểm duy nhất tham gia là Bảo Việt nhưng đến năm 1998 thì chương trình tạm ngưng do thua lỗ. Sau Bảo Việt, Groupama (công ty 100% vốn của Pháp) là tổ chức duy nhất cung cấp dịch vụ BHNN tại Việt Nam từ sau năm 2001. Nhưng đến năm 2005, công ty tạm hoãn thực hiện BHNN do thua lỗ nặng. Đến năm 2010 thì Bảo Minh và ABIC (Bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp) tham gia cung cấp BHNN. Có thể thấy rõ, BHNN là một nghiệp vụ rất khó khăn vì hầu hết các công ty bảo hiểm tham gia đều thua lỗ nặng dẫn đến tạm ngưng chương trình. Nhận xét về vấn đề này Đào Văn Hùng (2009) cho rằng “BHNN chỉ có thể thực hiện thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước; các giải pháp Việt Nam áp dụng để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra như giãn nợ, khoanh nợ cho nông dân vẫn chỉ mang tính chất tạm thời, tình thế, nặng về bao cấp. Giải pháp lâu dài, bền vững phải là giải pháp thị trường, tức là có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm và người nông dân cần ý thức rõ ràng về việc làm thế nào để giảm thiểu tối đa rủi ro”. Từ ý kiến trên có thể thấy được BHNN là rất cần thiết để giúp người dân ổn định thu nhập bên cạnh đó, Chính phủ cùng các doanh nghiệp bảo hiểm cần tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về chương trình bảo hiểm. Ngoài ra, cần xem xét, áp dụng cách quản lý và sử dụng phương pháp tính bồi thường hợp lý hơn để doanh nghiệp bảo hiểm không quá thua lỗ, như vậy họ mới có động lực tham gia tiếp vào chương trình này. Chính vì vậy, để giải bài toán BHNN, ngày 01 tháng 3 năm 2011 quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 20112013 ra đời và sau đó quyết định số 358/QĐ-TTg nhằm sửa đổi bổ sung quyết 11 định 315/QĐ-TTg. Có thể nói đây là một bước ngoặc mới của BHNN tại Việt Nam vì với quyết định trên Chính phủ Việt Nam kết hợp Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ đưa ra phương pháp tiếp cận mới là bảo hiểm theo chỉ số. Đó là việc lấy chỉ số khách quan của từng đối tượng bảo hiểm (ví dụ đối với cây trồng chỉ số bảo hiểm là thời tiết) làm căn cứ xét bồi thường. Đào Văn Hùng (2009) nhận định “bảo hiểm theo chỉ số có nhiều ưu điểm như khả năng rủi ro về đạo đức khá thấp vì căn cứ để xét bồi thường là chỉ số khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của con người. Đồng thời, giảm chi phí quản lý, tránh được tình trạng trục lợi bảo hiểm. Nông dân cũng dễ dàng nhận bồi thường nếu chẳng may rủi ro xảy ra. Thị trường này sau khi được thử nghiệm, chắc chắn có nhiều tiềm năng phát triển”. Tuy nhiên, Phùng Đắc Lộc (2009) cho rằng “hiện nay rất khó triển khai bảo hiểm chỉ số vì môi trường pháp lý chưa ổn định, thiếu tính minh bạch. Hơn nữa, đặc trưng của loại hình bảo hiểm này là tính rủi ro đồng nhất, có tính tích tụ và hàng loạt, tức là DN phải lường trước khả năng chi trả rất lớn, trên diện rộng nếu có thiệt hại do yếu tố thiên nhiên”. Thực tế cho thấy đến nay Chính phủ vẫn chưa thể triển khai bảo hiểm theo chỉ số. Chương trình BHNN triển khai thí điểm năm 2011 – 2013 chủ yếu bảo hiểm theo năng suất. Chương trình bảo hiểm trong giai đoạn thí điểm gặp không ít khó khăn, thách thức. Có nhiều nhận định được đưa ra về chương trình này nhưng trong bài nghiên cứu này tác giả xin trích một số nhận định chủ yếu xoay quanh việc tham gia bảo hiểm tôm của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Lê Vũ Điều (2012) nhận định “sau một năm triển khai thí điểm cho thấy BHNN còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, số nông dân tham gia bảo hiểm còn chưa nhiều. Qua đó có thể thấy việc phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia còn hạn chế”. Cùng quan điểm trên Lê Thị Tuyết Hồng (2012) cho rằng “hiệu quả chương trình chưa cao nguyên nhân là do một số cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn, các văn bản hướng dẫn còn chậm trong khi trong khi BHNN là một sản phẩm hoàn toàn mới. Vỉ thế cần sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, điều kiện bảo hiểm, kinh phí để thúc đẩy hiệu quả quá trình triển khai thí điểm”. Để giải quyết các vướng mắc trên, Vương Đình Huệ (2012) nhấn mạnh “Chính phủ sẽ sớm nghiên cứu xem xét giải quyết những điểm còn chưa phù hợp trong cơ chế chính sách, trong các qui định hiện hành, để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến độ chương trình thí điểm nhanh hơn, sớm 12 kết kết thúc thí điểm để triển khai đại trà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm tham chương trình này cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy chương trình. Tuy đây là một lĩnh vực phi lợi nhuận, nhưng về lâu dài sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các loại công cụ tài chính vi mô, cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển đưa vào thị trường các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp khác”. Vấn đề BHNN tuy được quan tâm, đầu tư nhưng trong quá trình triển khai không tránh khỏi nhiều bất cập sơ suất nhất là trong khâu bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường chậm trễ, không thỏa đáng khiến nhiều hộ dân bức xúc: Một hộ nuôi tôm tại Bạc Liêu cho biết “công ty bảo hiểm thương lượng nếu muốn được bồi thường nhanh thì phải chịu chấp nhận mức thỏa thuận khoảng 120 triệu đồng trong khi số tiền này đáng lý ra là 300 triệu. Biểu phí bồi thường ngay từ đầu do công ty bảo hiểm quyết định chứ có phải do dân đâu mà bây giờ công ty kêu gọi dân chia sẻ. Mới chỉ là thí điểm thôi mà còn ngược xuôi đủ điều, chúng tôi thấy nản lắm. Nếu nhân rộng mà làm như thế này chắc chẳng ai tham gia”. Hộ nuôi tôm tại Cà Mau cũng cho biết “tham gia BH con tôm vì tin tưởng rằng đây là chủ trương của Nhà nước, có sự chứng thực của chính quyền địa phương. Tuy nhiên khi ao nuôi bị thất bát thỉ phải chờ đợi hàng tháng trời vẫn chưa nhận được bồi thường. Giờ chúng tôi tay trắng cả rồi, nuôi vụ nào cũng bị thất bát hết, chỉ còn trông cậy vào khoản tiền BH này thôi. Nhà nước giúp dân thì hãy giúp đến cùng”. Trên đây là ý kiến của cá nhân hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm tôm, cần phải xem xét từng trường hợp và điều khoản cụ thể của hộ nuôi trong lúc ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm mới có thể kết luận ý kiến của người dân là xác đáng hay chưa. Tuy nhiên cũng qua ý kiến trên, các ban ngành có liên quan cũng cần thường xuyên giám sát hoạt động chi trả bồi thường để người dân có vốn tái sản xuất và trên cả là niềm tin vào chương trình để người dân tích cực tham gia. Về vấn đề chi trả bồi thường chậm, phía Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết số tiền chi trả bảo hiểm cho dân đội lên gấp 3 lần số tiền thu lại từ việc ký bảo hiểm. Tính đến hết tháng 5 - 2013, Bảo hiểm Bảo Việt đã chi trả bồi thường cho nông dân các tỉnh triển khai ba sản phẩm cây lúa, vật nuôi và thủy sản 350 tỷ đồng. Riêng bảo hiểm con tôm thiệt hại lớn nhất. Trong tổng số tiền chi trả, việc bồi thường thiệt hại tôm tại hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu lên đến 340 tỷ đồng. 13 Cũng về vấn đề chi trả bồi thường chậm cho người nông dân, Trịnh Hoàng Khanh (2013) cho rằng “do số lượng hợp đồng tham gia bảo hiểm bị thiệt hại đội lên ngoài dự toán nên công ty Bảo Minh Cà Mau phải chờ ý kiến của Tổng công ty. Do vậy, việc bồi thường có chậm trễ. Bên cạnh đó, Trần Thanh Lạc (2013) nhận định “đây là chương trình sử dụng tiền từ ngân sách nhà nước, là trách nhiệm mà các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể đều vào cuộc... nên những người thực hiện Chương trình BHNN không dám lơi là, bất cẩn. Chỉ cần mình thiếu trách nhiệm một chút thôi là mang tội với Ðảng, với Nhà nước, với nhân dân. Thà chậm còn hơn nhanh mà không minh bạch, rõ ràng”. Mặc dù việc chi trả còn chậm và nhiều vướng mắc nhưng vẫn có những hộ những hộ nuôi tôm thông qua BHNN mà được ổn định thu nhập thậm chí là giàu lên nhờ BHNN. Trần Vĩnh Hậu (2013) cho biết “những hộ khá, giàu đầu tư nuôi tôm với số lượng lớn tham gia bảo hiểm nuôi tôm, kết quả là mặc dù không được mùa nhưng nhiều hộ bỗng chốc trở thành đại gia nhờ tiền bồi thường của bảo hiểm”. BHNN qua 3 năm triển khai tuy tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc chưa kịp tháo gỡ nhưng cũng góp phần không ít vào việc cải thiện thu nhập cho người dân. Tuy vậy, khi chương trình BHNN thí điểm kết thúc thì người dân lại thêm một mối lo. Ý kiến hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu cho biết người nuôi tôm tỏ ra hoang mang khi từ đầu năm 2013 tới giờ đã qua hơn một vụ nuôi nhưng cán bộ cho biết vẫn chưa thể triển khai ký HĐBH mới được. Vì vậy, nhiều gia đình ở đây phải bỏ trắng ao, không dám thả tiếp vì e ngại rủi ro. Nếu chương trình ngừng lại, toàn vùng nuôi tôm có diện tích 50 ha về cơ bản sẽ bị “bỏ trắng”. Đây là tình hình chung của người nuôi thủy sản tại năm tỉnh ĐBSCL được Chính phủ chỉ định tham gia thí điểm BHNN. Lý giải cho sự việc trên Trần Thanh Lạc (2013) cho biết “nguyên tắc của BH là phải quản lý được rủi ro, mà trước hết là rủi ro của bản thân mình. Biết ký hợp đồng chắc chắn sẽ bị thiệt hại do địa bàn đang trong vùng dịch thì không tổ chức Bảo hiểm nào làm cả, cũng không ai, không cấp nào có quyền yêu cầu doanh nghiệp mạo hiểm”. Ngoài ra, nguyên nhân cốt lõi của tình trạng tạm ngừng trên là do doanh nghiệp Bảo hiểm gốc (Bảo Việt, Bảo Minh) còn chưa thu xếp được hợp đồng tái bảo hiểm năm 2013. Đồng quan điểm trên, Phạm Xuân Phong (2013) cho biết “trong điều kiện có rất nhiều khó khăn bủa vây, nếu không thu xếp được tái BH, chắc chắn Bảo Minh không thể mạo hiểm ký HĐ với người nuôi. Trên thế giới, cũng chẳng ai làm như thế cả”. 14 Tuy các doanh nghiệp bảo hiểm cần thời gian để tái bảo hiểm nhưng nếu ngưng chương trình BH người thiệt hại vẫn là người nông dân. Lê Thành Trí (2013) khẳng định “BHNN cho con tôm đã thực sự là công cụ tài chính thể hiện rõ tính ưu việt và hiệu quả đối với không chỉ con tôm và con cá tra tại ĐBSCL mà nếu thiếu nó, người nuôi trong vùng sẽ kiên quyết “treo ao”, chuyển hướng nuôi hoặc trồng con, cây khác, hoặc sẽ bỏ ao, chuyển nghề, gây xáo trộn an ninh kinh tế và xã hội toàn vùng”. Xoay quanh vấn đề BHNN còn nhiều ý kiến trái chiều tuy nhiên việc triển khai BHNN là cần thiết góp phần nâng cao đời sống và an sinh xã hội của người dân vùng ven biển ở ĐBSCL. Chương trình BHNN vẫn cần nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tuyên truyền, triển khai cấp đơn bảo hiểm và giải quyết bồi thường cho người nông dân; Bên cạnh đó, cần nghiên cứu cải tiến sản phẩm bảo hiểm, điều kiện/điều khoản bảo hiểm và phương thức tái bảo hiểm phù hợp với thị trường hơn. Và một yếu tố không thể thiếu đó là sự phối hợp của người dân. Những yếu tố trên sẽ góp phần cải tiến, hoàn thiện chương trình BHNN, góp phần giúp chương trình đi đúng định hướng và thật sự mang lại lợi ích cho người nông dân. 2.1.4.3 Bảo hiểm tôm Theo Quyết định số 1725/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 23/07/2013 về sửa đổi, bổ sung quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tôm, cá ban hành kèm theo Quyết định số 1042 ngày 8/05/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo hai quyết định trên, đối tượng được bảo hiểm là tôm sú, tôm thẻ chân trắng (tôm); được nuôi trồng thương phẩm tại các cơ sở nuôi trồng. Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường trong trường hợp: tôm sú bị bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV); hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), bệnh hoại tử cơ hay bệnh đục cơ do vi rút (IMNV); hội chứng Taura, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Ngoài ra còn có trường hợp tôm chết hàng loạt và/hoặc mất trắng do thiên tai được công bố thiên tai bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo quy định hiện nay tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm. Cụ thể, tỷ lệ phí bảo hiểm tôm là 13,73%. Ngoài ra, theo Nguyễn Quốc Nghi (2012) hình thức bảo hiểm tôm được áp dụng là bảo hiểm năng suất. 15 Khi tham gia BHNN người nuôi tôm cũng cần lưu ý ghi chép ngày thả nuôi, ngày thu hoạch, và thời điểm tôm bị dịch bệnh. Bên cạnh đó, người nuôi tôm phải khai báo hàng tháng theo mẫu quy định của DN bảo hiểm về mật độ tôm (con/m2), kích thước tôm và trọng lượng tôm. Một điểm cần lưu ý đối với người nuôi tôm là số tiến bảo hiểm một khoản tiền bằng Đồng Việt Nam được hai bên thỏa thuận tương đương với tổng số chi phí con giống và chi phí thức ăn đến ngày nuôi thứ 80 đối với tôm thẻ chân trắng, đến ngày nuôi thứ 120 đối với tôm sú. Số tiền bảo hiểm được tính theo công thức: STBH = (DT x MĐ x HS x GT) + CG (2.1) Trong đó: STBH: Số tiền bảo hiểm (đồng) DT: Diện tích nuôi trồng (m2) MĐ: Mật độ nuôi trồng (con/m2) HS: Khối lượng thức ăn trung bình của tôm. Trong đó tôm sú là 0,03 kg/con, tôm thẻ chân trắng là 0,02 kg/con GT: Giá thức ăn trung bình (đồng/kg) CG: Giá mua con giống (đồng) Phí bảo hiểm thực tế được tính theo công thức sau: Phí BH thực tế = Số tiền BH x Tỷ lệ phí BH x (100% - Mức hỗ trợ) (2.2) Mức hỗ trợ: là mức hỗ trợ của Nhà nước đối với từng đối tượng. Khi xảy ra thiệt hại, dựa vào mức độ thiệt hại và các điều khoản trong hợp đồng, doanh nghiệp Bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả tiền bồi thường theo công thức: STBT = (Tỷ lệ thiệt hại được BH x STBH) x (100% - Mức khấu trừ) (2.3) Mức khấu trừ: Là tỷ lệ ba mươi phần trăm (30%) của số tiền bồi thường trên từng cơ sở nuôi trồng bị thiệt hại do các nguyên nhân trong phạm vi bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu. Điểm mới của việc tính bồi thường theo quy định là doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần số tiền bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp tổn thất xảy ra mà doanh nghiệp bảo hiểm chứng minh được người được bảo hiểm không thực hiện nuôi thủy sản theo đúng mật độ (mật độ tôm thực tế thấp hơn 80% so với mật độ trong giấy chứng nhận bảo hiểm). 16 2.1.5 Thu nhập 2.1.5.1 Khái niệm Thu nhập của mổi hộ gia đình là số tiền hoặc sản phẩm mà các thành viên trong gia đình có được trong một khoảng thời gian nhất định thông qua loa động, giá trị tài sản phát sinh mà gia đình đang sở hữu và các khoản trợ cấp. Với cách định nghĩa trên, thu nhập chưa xét đến các khoản chi phí đã bỏ ra để nhận được phần thu về sau đó. Cụ thể, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thu nhập chỉ là số tiền thu về từ việc bán nông sản. Tuy nhiên, theo mục tiêu của bài nghiên cứu, thu nhập là của hộ nuôi tôm phần còn lại sau khi đã trừ tất cả các chi phí có liên quan. 2.1.5.2 Phân loại thu nhập Thu nhập của hộ có thể phân thành ba loại: thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập khác. Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản. Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,… Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom… Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn lương; từ nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất thường khác. 2.1.5.2 Thước đo thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp Thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp là giá trị bằng tiền biểu hiện cho kết quả của quá trình sản xuất và được xác định thông qua các thước đo sau: Tổng doanh thu là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm. Tổng doanh thu = sản lượng x đơn giá (2.4) Tổng chi phí (TCP): là tất cả các khoản đầu tư mà hộ nông dân bỏ ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí thu hoạch… Tổng CP = CP vật chất + CP lao động + CP khác 17 (2.5) Trong công thức trên, chi phí lao động bao gồm chi phí thuê mướn lao động và chi phí lao động gia đình. Lao động gia đình (LĐGĐ) là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). Thu nhập của hộ là phần chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí đã bỏ ra. Thu nhập = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất (2.6) 2.2 MỘT SỐ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Vấn đề BHNN đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu nhưng tại Việt Nam các bài nghiên cứu còn hạn chế đặc biệt là các bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề đánh giá tác động của BHNN nói chung đến thu nhập và bảo hiểm tôm nói riêng. Tuy nhiên, qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu, tác giả đã tìm ra một số tài liệu làm lược khảo tài liệu, hoàn thiện đề tài của mình. Thứ nhất đó là nghiên cứu về Nhu cầu tham gia bảo hiểm sản lượng của hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) và nghiên cứu về Mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của các nông hộ ở Cần Thơ của Phạm Lê Thông (2013). Cả hai nghiên cứu này có điểm chung là xác định xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của hộ nuôi tôm và trồng lúa. Cả hai tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả về đặc điểm sản xuất của hộ và sử dụng mô hình probit để kiểm định mô hình đã xây dựng. Qua kết quả kiểm định của hai nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của diện tích đến khả năng tham gia bảo hiểm có ý nghĩa thống kê. Theo đó, hộ có diện tích càng lớn càng có xu hướng tham gia bảo hiểm nhiều hơn. Bên cạnh đó Nguyễn Quốc Nghi (2012) đã chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì sẽ có nhu cầu tham gia bảo hiểm cao hơn do hộ có học vấn cao sẽ dễ dàng hiểu và nhận thức về chương trình bảo hiểm tốt hơn cũng như là những lợi ích mà chương trình bảo hiểm mang lại. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013), trình độ học vấn của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi còn chỉ ra rằng các yếu tố như tập huấn, chi phí đầu tư và tổng số rủi ro sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHNN. Song song đó, nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013) cho thấy các yếu tố như giới tính, kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHNN trong khi yếu tố thu nhập không ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN. 18 Từ kết quả của hai nghiên cứu trên tác giả có những thông tin hữu ích và cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình. Ngoài hai nghiên cứu trên thì nghiên cứu Giải pháp góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta của Lê Khương Ninh (2013) đã cung cấp cái nhìn khái quát về thị trường BHNN. Cụ thể, nghiên cứu đi sâu phân tích nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển thị trường BHNN từ đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển thị trường này nhằm mang lại lợi ích cho hộ nông dân và nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc triển khai BHNN còn nhiều hạn chế quy mô nông hộ ở nước ta còn nhỏ nên rất khó bảo hiểm cho từng hộ, các hộ nông dân thường không tuân thủ quy trình kỹ thuật nên khi dịch bệnh xảy ra thì vấn đề xem xét đánh giá mức độ bồi thường thiệt hại kéo dài bên cạnh đó tình trạng trục lợi từ bảo hiểm xuất hiện gây thiệt hại ngân sách nhà nước và doanh nghiệp bảo hiểm. Nghiên cứu cũng cho rằng đối với bảo hiểm cây lúa thì những hộ thuộc diện bình thường hoặc khá giả sẽ không tham gia BH do những hộ này có điều kiện đầu tư chăm sóc nên ít bị mất mùa. Ngược lại, những hộ nghèo hoặc cận nghèo sẽ tham gia vì được miễn phí hay hỗ trợ 90% phí bảo hiểm và đây cũng là những hộ có nguy cơ gặp rủi ro cao. Một điểm cần chú ý là nghiên cứu đã nêu lên thực trạng và cách thức mà các hộ nuôi tôm thực hiện để trục lợi từ bảo hiểm. Đây cũng là vấn đề “nóng” của việc triển khai thí điểm BH tôm cần thiết phải có hướng khắc phục. Nghiên cứu đã đề xuất cần xem xét và áp dụng các hình thức bảo hiểm như BH năng suất theo địa bàn, BH chỉ số thời tiết, BH thu nhập nông hộ. Những hình thức bảo hiểm này đã được áp dụng trên thế giới và cho kết quả khách quan hơn, giúp doanh nghiệp BH tránh được những động cơ lệch lạc của người mua BH (trục lợi) và giúp giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho rằng các hộ sản xuất cần có khoản tiết kiệm để luôn có nguồn quỹ tiền mặt sử dụng trong những năm có thu nhập thấp do ảnh hưởng từ các rủi ro trong sản xuất. Từ nghiên cừu này tác giả có cái nhìn khái quát về thị trường BHNN cũng như những hạn chế của thị trường này. Cũng từ đề xuất giải pháp của nghiên cứu, tác giả có cơ sở để đưa ra đề xuất cho nghiên cứu của mình. Tóm lại, các nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHNN của nông dân, cũng như những hạn chế và giải pháp phát triển của thị trường BHNN Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa xem xét đến việc tham gia BHNN có giúp ổn định thu nhập của hộ sàn xuất. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu bởi nó sẽ cho ta biết được rằng trong điều kiện thực tế BHNN có phát huy được mục tiêu ổn định thu 19 nhập của mình hay không. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu” đã được chọn nghiên cứu. Đây là đề tài mới so với các đề tài trước. Những thông tin được cung cấp trong các đề trên sẽ là cơ sở để phân tích thực trạng bảo hiểm con tôm và cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định BHNN từ đó sử dụng phương pháp phân tích điểm xu hướng để đánh giá tác động BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Đề tài chọn vùng nghiên cứu là TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình đây là những địa bàn được chọn tiến hành thí điểm BHNN tôm theo quyết định 315/QĐ-TTg. 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp từ các văn kiện báo cáo tổng kết của địa phương, số liệu của sở, cơ quan ban ngành, các thông tin từ báo, tạp chí, trang thông tin điện tử và sử dụng số liệu các đề tài có liên quan. Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 170 hộ nuôi tôm ở địa bàn TP.Bạc Liêu và huyện Hòa Bình. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm. Số lượng hộ tham gia là 72 hộ và số hộ không tham gia là 98 hộ. 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: “Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế” Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là: Mean: trung bình cộng Sum: tổng cộng (cộng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát) Std.Deviation: độ lệch chuẩn Minimum: giá trị nhỏ nhất Maximum: giá trị lớn nhất SE mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình Phương pháp này được vận dụng để mô tả tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng nuôi tôm, cũng như xu hướng tham gia bảo 20 hiểm tôm của nông hộ. Bằng phương pháp này, có thể mô tả được những nhân tố tích cực và nhân tố ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của nông hộ khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy để kiểm định tác động của các yếu tố có liên quan đến nguồn thu nhập của nông hộ trên địa bàn. Qua tham khảo các tài liệu liên quan, tác giả chọn mô hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến mua bảo hiểm tôm và thu nhập của hộ trồng nuôi tôm. Từ đó, làm cơ sở để đánh giá tác động BHNN đến thu nhập hộ nuôi tôm. Phương pháp PSM (propensity score matching): còn gọi là phương pháp ghép cặp điểm xác suất hay phương pháp so sánh điểm xu hướng. Phương pháp này được dùng để đánh giá tác động của dự án. Phương pháp này giúp xác định và so sánh những đối tượng có nét tương đồng, nhận diện những nhân tố có thể tác động đến khả năng tham gia và không tham gia vào dự án của các đối tượng nghiên cứu. Để hiểu hơn về phương pháp này, Lương Vinh Quốc Duy (2008) cho rằng thực chất của việc đánh giá sự tác động là so sánh lợi ích mà người tham gia thu được sau khi dự án xuất hiện. Sự so sánh có thể thực hiện theo thời gian hoặc theo không gian hoặc kết hợp cả hai. Theo thời gian thì gọi là so sánh trước và sau dự án còn theo không gian là so sánh giữa người tham gia và người không tham gia. Nếu so sánh về không gian thì việc so sánh phải được diễn ra giữa những người tham gia và không tham gia có điểm tương tự nhau. Cần phải có sự tương đồng trong so sánh, nếu không kết quả thu được có thể sẽ quá cao hoặc quá thấp so với tác động thực. Sự tương đồng trong so sánh giúp chúng ta có thể tiếp cận đến giá trị tác động đích thực của dự án. Chẳng hạn, để so sánh năng suất của hai giống lúa khác nhau, nguời ta sẽ trồng cả hai loại trong một điều kiện tự nhiên và dưới sự săn sóc như nhau, có như vậy thì sự khác biệt về năng suất sẽ thực sự xuất phát từ bản thân của giống lúa. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học xã hội, việc tạo ra sự tương đồng trong so sánh không hề đơn giản. Chẳng hạn, rất khó có thể tìm được những hộ gia đình có đặc điểm giống nhau hoàn toàn về nhân khẩu học, giá trị tài sản sở hữu, năng lực và kinh nghiệm trong sản xuất-kinh doanh... Vì vậy, phương pháp so sánh theo không gian mà cụ thể là phương pháp Propensity Score Matching (PSM) giúp cho việc so sánh được dễ dàng và khả thi hơn Lương Vinh Quốc Duy (2008) đã đề xuất các bước cơ bản sau để thực hiện thực hiện phương pháp so sánh điểm xu hướng : 21 Bước 1: Tiến hành điều tra chọn mẫu hai nhóm hộ bao gồm 150 hộ tham gia và 150 hộ không tham gia. Cuộc điều tra này phải đảm bảo được tính tương đồng, chẳng hạn như cùng phiếu điều tra, cùng thời điểm, cùng địa bàn,… Bước 2: Từ số liệu của cuộc điều tra, xây dựng mô hình logic trong đó biến phụ thuộc là 0 cho hộ không tham gia và 1 hộ tham gia, còn biến độc lập là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào dự án của hai nhóm hộ. Bước 3: Tiến hành hồi quy cho mô hình probit rồi tính giá trị dự đoán hay xác suất dự đoán (predicted propability) cho từng cá thể trong hai nhóm hộ. Giá trị xác suất dự đoán được gọi là Propesity score, giá trị này sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Bước 4: Loại bớt những cá thể có xác suất dự đoán quá thấp hoặc quá cao so với cả mẫu. Bước 5: Tương ứng với mỗi cá thể trong nhóm người tham gia, chúng ta tìm một số cá thể trong nhóm người không tham gia mà có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất rồi so sánh với nhau. Chẳng hạn, so sánh thu nhập của cá thể trong nhóm hộ tham gia với thu nhập bình quân của các cá thể trong nhóm hộ không tham gia mà có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất. Kết quả của những so sánh này là tác động của dự án đối với mỗi cá thể tham gia dự án, gọi là “ individual gains”. Bước 6: Cuối cùng tính trung bình của tất cả “ individual gains” để được giá trị trung bình chung, giá trị trung bình chung này chính là tác động của dự án đối với những người tham gia. 2.3.4 Mô hình nghiên cứu Từ những tài liệu tham khảo và hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn tác giả tiến hành đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của hộ nuôi tôm theo các bước sau : Bước 1: Tính toán mô hình tham gia chương trình Để xác định các nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm tôm, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit như sau thamgia = β 0 + β 1gioitinh + β 2tuoi + β 3trinhdo + β 4kinhnghiem + β 5nhankhau + β 6 quanhe + β 7ho + β 8dtnuoitom + β 9taphuan + β 10cpsx + β 11tietkiem + εi 22 Trong đó β là một véc-tơ tham số (hệ số ước lượng) và εi là đại diện cho các yếu tố không quan sát được. Các biến trong mô hình được diễn giải như sau: Bảng 2. 1: Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích hồi quy Tên biến Diễn giải K ỳ vọng Tham gia BH gioitinh Có tham gia = 1; không tham gia = 0 Nam = 1 ; Nữ = 0 + tuoi Tuổi của chủ hộ tính đến thời điểm nghiên cứu (năm) - trinhdo Trình độ học vấn của chủ hộ tính bằng số lớp học của chủ hộ + X3 = 0 : trường hợp mù chữ X3 thuộc [1,12] : trình độ phổ thông X3 = 13 : trình độ trung cấp X3 = 14 : trình độ cao đẳng X3 = 15 : trình độ đại học kinhnghi Số năm kinh nghiệm của chủ hộ (năm) - nhankha Số nhân khẩu trong hộ (người) - em u quanhe ho Chủ hộ có thành viên làm việc hành chính tại địa phương hoặc có mối quan hệ quen biết thân thiết với cán bộ địa phương: Có = 1 ; không = 0 + Hộ tham gia phỏng vấn thuộc diện hộ nào + Hộ nghèo/cận nghèo = 1; hộ bình thường = 0 dtnuoito Diện tích đất nuôi tôm của hộ (1.000 m2) + taphuan Chủ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm + m Có = 1 ; không = 0 23 cpsx tietkiem Số tiền hộ chi cho hoạt động nuôi tôm, đối với hộ tham gia thì chi phí bao gồm cả phí đóng bảo hiểm (1.000 đồng/ 1.000 m2) Chủ hộ có tiết kiệm không: Có = 1; không = 0 + - Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc Giải thích những biến sử dụng trong mô hình Biến phụ thuộc của mô hình: Biến Y nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia bảo hiểm tôm và ngược lại nhận giá trị 0 nếu hộ không tham gia bảo hiểm tôm. Giới tính của chủ hộ (gioitinh): Nếu chủ hộ là nam thì cò xác suất tham gia bảo hiểm cao hơn do ở nông thôn nam giới thường theo dõi và nắm bắt thông tin tốt hơn nữ giới. Do vậy, họ có thể nhận thức rõ hơn ý nghĩa của dịch vụ bảo hiểm và khả năng tham gia sẽ cao hơn (Phạm Lê Thông, 2013). Tuổi của chủ hộ (tuoi): là số tuổi tính từ năm sinh cuả chủ hộ. Tuổi của các hộ tham gia càng tăng cho thấy họ tầm nhìn xa trông rộng, có thể hiểu rõ những rủi ro mà mình phải đối mặt. Hơn nữa những hộ có tuổi cao có xu hướng thích sự ổn định, nên việc tham gia BHNN sẽ là biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với quyết định tham gia BHNN. Trình độ học vấn chủ hộ (trinhdo): học vấn được tính bằng số lớp học của chủ hộ. Khi trình độ càng cao, người nuôi tôm có xu hướng tham gia BHNN nhiều hơn do nhận thức được lợi ích mà BHNN mang lại khi rủi ro xảy ra (Nguyễn Quốc Nghi, 2012). Biến này kỳ vọng tương quan thuận với quyết định mua bảo hiểm tôm. Kinh nghiệm của chủ hộ (kinhnghiem) được tính bằng số năm nuôi tôm của chủ hộ. Những hộ nuôi tôm lâu năm có nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ quy trình nuôi, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh chủ động nên khi có rủi ro xảy ra họ có thể tự bảo hiểm cho mình. Bên cạnh đó, hộ nuôi tôm lâu năm có thể quen biết với các thương lái hoặc cở sở thu mua, chế biến nhất định; điều này giúp họ ổn định đầu ra cho con tôm (Phạm Lê Thông, 2013). Biến này kỳ vọng tương quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm. Nhân khẩu của hộ (nhankhau) là số người trong gia đình, không tính người làm thuê. Biến này được được kỳ vọng sẽ có tương quan nghịch với 24 quyết định tham gia bảo hiểm. Do số nhân khẩu của hộ càng đông thì chi tiêu càng cao dẫn đến nhu cầu mua bảo hiểm giảm do cần nhiều chi phí. Quan hệ địa phương (quanhe): nếu hộ có người thân làm việc hành chính tại địa phương hoặc có mối quan hệ quen biết thân thiết với cán bộ địa phương thì sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin về chương trình bào hiểm hơn so với những hộ khác. Bên cạnh đó, hộ có thể hiểu rõ quy trình tham gia cũng như lợi ích của chương trình nên sẽ có xu hướng tham gia BHNN. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng tham gia bảo hiểm tôm. Hộ tham gia phỏng vấn thuộc diện hộ nào (ho). Những hộ bình thường được kỳ vọng sẽ tham gia bảo hiểm nhiều hơn do những hộ này có thu nhập tương đối ổn định, có thể đáp ứng quy trình nuôi tôm theo quy định của chương trình bảo hiểm và những hộ này co thể chi trả khoản phí bảo hiểm tốt hơn các hộ nghèo hoặc cận nghèo. Diện tích đất nuôi tôm (dtnuoitom): là tổng diện tích đất để nuôi tôm tính bằng 1.000 m2. Trong thực tế quy mô lớn, chi phí đầu tư sẽ cao, người nuôi tôm càng nhận thức rõ họ sẽ phải đối mặt với rủi ro cao, do đó họ có xu hướng tham gia bảo BHNN hơn (Nguyễn Quốc Nghi, 2012). Biến này kỳ vọng tương quan thuận với quyết định mua bảo hiểm tôm. Tập huấn kỹ thuật (taphuan): được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng tham gia bảo hiểm tôm vì khi tham gia tập huấn hộ nuôi tôm có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật sản xuất phù hợp, đặc biệt là nhận thức được rủi ro trong sản xuất và lợi ích của việc tham gia BH (Nguyễn Quốc Nghi, 2012). Chi phí sản xuất (cpsx): là số tiền mà hộ đầu tư cho nuôi tôm bao gồm cả chi phí lao động gia đình; đối với các hộ tham gia thì chi phí này bao gồm cả phí đóng bảo hiểm. Chi phí sản xuất tăng lên trong khi các yếu tố khác không thay đổi làm cho thu nhập của hộ giảm và ngược lại. Chi phí đầu tư càng cao thì hộ nuôi tôm càng nhận thức rõ phải đối mặt với rủi ro cao hơn nên họ sẽ có nhu cầu tham gia bảo hiểm cao. Biến này kỳ vọng tương quan thuận với quyết định mua bảo hiểm. Tiết kiệm (tietkiem): những hộ dân thường để dành một khoản thu nhập để đề phòng rủi ro, nên những hộ nào có khoản tiết kiệm thì được xem như đã có một công cụ phòng ngừa thì họ không có nhu cầu tham gia bảo hiểm. Tóm lại, đây là các yếu tố được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm. Các yếu tố này sẽ được sử dụng để mô tả mẫu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm, từ đó làm cơ sở để đánh giá tác động. 25 Bước 2: Xác định vùng hỗ trợ chung và kiểm định cân bằng Sau khi tiến hành hồi quy mô hình ta tính giá trị dự đoán hay xác suất dự đoán (propensity score) cho từng cá thể trong hai nhóm hộ, hay còn gọi là điểm xu hướng. Giá trị xác suất dự đoán sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Sau đó, loại bớt một số hộ có xác suất dự đoán quá thấp hoặc quá cao so với cả mẫu. Đến đây, sự ảnh hưởng của sai số mẫu vẫn còn tác động gây sai lệch trong kết quả đánh giá, vì thế tiến hành kiểm định cân bằng để chắc chắn rằng sự phân bổ xác suất của các cá thể giữa nhóm tham gia và không tham gia là giống nhau và cùng dựa trên các đặc điểm được quan sát tương tự. Tuy nhiên lý thuyết về kiểm định cân bằng khá phức tạp nên tác giả xin phép không bàn sâu về kiểm định này mà chỉ quan tâm kết quả của vùng hỗ trợ chung trong đó phân bố điểm xu hướng của nhóm hộ tham gia và không tham gia. Để thực hiện tác giả sử dụng lệnh pscore trong phần mềm Stata. Bước 3: So sánh đối tượng tham gia và không tham gia Sau khi đã xác định vùng hỗ trợ chung, tương ứng với mỗi cá thể trong nhóm người tham gia, chúng ta tìm một số cá thể trong nhóm người không tham gia mà có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất rồi so sánh với nhau. Để tiến hành so sánh tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: So sánh cận gần nhất (Nearest Neighbor Matching): là một trong những kỹ thuật so sánh được sử dụng phổ biến nhất. Trong đó, các cá thể trong nhóm can thiệp (tham gia) và nhóm đối chiếu (không tham gia) được xếp theo thứ tự ngẫu nhiên rồi lần lượt mỗi đơn vị can thiệp được so sánh với đơn vị đối chiếu có điểm xu hướng gần nhất. So sánh bán kính (Radius Matching): là so sánh có thay thế giữa các điềm xu hướng trong một phạm vi nhất định. Để tiến hành so sánh ta đặt ngưỡng hay mức dung sai trên khoảng cách điểm xu hướng tối đa (trong phạm vi). Sau đó, mỗi đối tượng thuộc nhóm tham gia sẽ tiến hành ghép cặp với các đối tượng thuộc nhóm không tham gia trong phạm vi đã xác định. Phương pháp này dùng để khắc phục nhược điểm của so sánh cận gần nhất là sai biệt trong điểm xu hướng giữa một đối tượng tham gia và không tham gia gần nhất có thể vẫn còn rất cao nên dẫm đến so sánh kém chất lượng. So sánh hạt nhân/So sánh trung tâm (Kernel Matching): Kỹ thuật này sử dụng bình quân gia quyền của tất cả các đối tượng không tham gia và dùng số liệu đó đối chiếu phản thực với mỗi đối tượng tham gia. Kết quả của những so sánh này là tác động của dự án đối với mỗi cá thể tham gia dự án, gọi là “ individual gains”. Cuối cùng tính trung bình của tất cả 26 “ individual gains” để được giá trị trung bình chung, giá trị trung bình chung này chính là tác động của dự án đối với những người tham gia. Tóm lại, việc đánh giá tác động của BHNN đến thu nhập của hộ tham gia bảo hiểm tôm được thực hiện qua ba bước: xây dựng mô hình hồi quy logit, thực hiện kiểm định cân bằng và sau cùng là ghép cặp so sánh với ba phương pháp: so sánh cận gần nhất, so sánh bán kính, so sánh trung tâm. Kết quả của ba phương pháp ghép cặp so sánh sẽ cho thấy tác động của chương trình bảo hiểm đến thu nhập hộ tham gia. 27 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU 3.1.1 Vị trí địa lý Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc với diện tích đất tự nhiên là 2.570 km2. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng. Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và thành phố Hồ Chí Minh khỏang 280 km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như Nam Sông Hậu, Ngã Bảy - Cà Mau đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế. 3.1.2 Các đơn vị hành chính Sau nhiều lần chia tách và tái lập, hiện nay Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện là Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai và Đông Hải. 3.1.3 Địa lý tự nhiên Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, chủ yến là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Bạc Liêu có đường bờ biển dài, vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 20.000 km2, có trữ lượng hải sản lớn, chủng loại phong phú với khoảng 661 loài cá và trên 30 loại tôm biển, ước tính mỗi năm tỉnh có thể khai thác khoàng 300 nghìn tấn. Đồng thời, bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Ngoài ra, Bạc Liêu còn được thiên nhiên ưu ái với tài nguyên rừng và động – thực vật phong phú với hệ sinh thái rừng ngập mặn như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ cùng 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, và 8 loài bò sát.Với rất nhiều thuận lợi về khí hậu, nguồn tài nguyên biển và rừng, Bạc Liêu là vùng đất tiềm năng để phát triển kinh tế biển, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. 28 3.1.4 Dân cư và lao động Theo số liệu của Tổng cục thống kê đến năm 2013 Bạc Liêu có dân số trung bình toàn tỉnh là 883.228 người, tăng 0,46%. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng cư trú trong đó người Kinh chiếm đa số kế đến là người Khmer và người Hoa. Ngoài ra, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên toàn tình là 621.233 người, tăng 0,9% so với năm 2012; trong đó lao động nam chiếm 49,8%, còn lại 50,2% là lao động nữ. Lao động khu vực thành thị có 169.348 người, chiếm 27,3%; lao động khu vực nông thôn có 451.885 người, chiếm 72,7%. 3.1.5 Tình hình kinh tế năm 2013 Năm 2013 nền kinh tế cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết, hàng tồn kho còn cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; sản xuất nông nghiệp đầu ra bấp bênh, giá cả một số hàng nông sản giảm mạnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của tỉnh cả năm đạt 12,0%. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào sự tăng trưởng của cả 3 khu vực kinh tế. 25,20% Nông nghiệp,lâm ngiệp và thủy sản Công nghiệp xây dựng 50,03% Dịch vụ 24,77% Nguồn: Tổng cục thống kê TP.Bạc Liêu: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2013 Hình 3. 1 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế Xét về tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 8,1% chiếm 50,03% trong cơ cấu; thể hiện vai trò chủ chốt của ngành nông nghiệp trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh nền kinh tế. Tăng 29 trưởng chủ yếu ở sản lượng cây trồng (ước tính sản lượng lúa cả năm đạt 990.500 tấn, tăng 0,4% cùng kỳ), thủy sản (ước tính sản lượng thủy sản cả năm đạt 263.000 tấn, tăng 1,38% so với cùng kỳ) còn lại chăn nuôi chưa có điểm phát triển vượt bậc do ngành chăn nuôi vẫn còn mang nặng phương thức sản xuất truyền thống manh mún, nhỏ lẻ, hình thức chăn nuôi này khó kiểm soát dịch bệnh, nhưng giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 14,7%, phần lớn là đóng góp của ngành công nghiệp. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ bằng cách nới lỏng chính sách tài khóa, hỗ trợ thị trường, hạ lãi suất cho vay xuống mức 9,5 - 10% để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay hợp lý để ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với ngành xây dựng tỉnh nâng cao công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát dự án, công trình, nhanh chóng xử lý những khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh ký kết hợp tác với các tập đoàn kinh tế lớn để triển khai thực hiện các dự án, thúc đẩy lĩnh vực xây dựng tiếp tục phát triển. Dịch vụ tăng trưởng 15,4%, với những ngành có tỷ trọng cao như thương mại, khách sạn nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tăng khá, ngoài ra lĩnh vực du lịch có nhiều đổi mới trong các chương trình quảng bá hình ảnh, tôn tạo trùng tu các di tích lịch sử, tổ chức lễ hội văn hóa đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và làm tăng thêm giá trị dịch vụ lưu trú, ăn uống. Với sự tăng lên của ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần ở khu vực II, khu vực III và giảm dần ở khu vực I, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm so với mục tiêu đã đề ra, sự chuyển dịch trên phần lớn do giá cả hàng nông sản giảm mạnh trong năm và giá hàng hóa của khu vực II, khu vực III biến động mạnh. Khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản từ 51,4% năm 2012 đã giảm xuống 50,0% năm 2013, khu vực công nghiệp – xây dựng từ 24,6% tăng lên 24,8%; khu vực dịch vụ 24% tăng lên 25,2 %. 3.2 THỰC TRẠNG NGÀNH NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU 3.2.1 Tình hình chung Tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2013 trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra liên tiếp từ các tháng đầu năm và kéo dài đến nay, diện tích thiệt hại tăng so cùng kỳ. Tôm sú nuôi TC-BTC bị thiệt hại kéo theo sản lượng tôm nuôi sụt giảm. Tôm nuôi bị thiệt hại đa số do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng. Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp, tuy đã tìm ra tác nhân gây bệnh nhưng đến nay vẫn 30 chưa có biện pháp phòng trị hữu hiệu. Mặt khác, diện tích tôm TC-BTC thả giống chậm so với cùng kỳ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành. Nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi, tâm lý lo ngại về dịch bệnh vẫn còn lây lan, thiếu vốn đầu tư và trong đó có nguyên nhân chờ tham gia thí điểm bảo hiểm tôm nuôi năm 2013. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm 2013, giá tôm nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao so với các năm trước. Bên cạnh đó, diện tích tôm thẻ chân trắng phát triển nuôi tăng gấp 5 lần kế hoạch, đóng góp một lượng lớn vào sản lượng NTTS chung và đặc biệt là sản lượng tôm nuôi của tỉnh. Tổng diện tích tôm nuôi năm 2013 của tỉnh là 124.202 ha với sản lượng đạt được là 89.000 tấn. 3.2.2 Công tác phòng chống dịch bệnh, khắc phục thiệt hại ở tôm 3.2.2.1 Tình hình dịch bệnh Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi bị thiệt hại xuất hiện rải rác. Do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi như nắng nóng, bão làm môi trường thay đổi bất thường, các chỉ tiêu môi trường khó kiểm soát tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, xuất hiện những cơn mưa trái mùa và trở lạnh khi về đêm làm thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi, gây sốc nhiệt cho tôm dẫn đến tôm mất khả năng đề kháng và dễ phát sinh một số dịch bệnh thường gặp như phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng, đầu vàng... Thêm vào đó, công tác quản lý chất lượng con giống, cải tạo ao đầm chưa đảm bảo, nhiều hộ nuôi không tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất là nguyên nhân khiến diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn còn gia tăng. 3.2.2.2 Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Trước tình hình thiệt hại nêu trên, để bảo vệ diện tích đang có tôm, ngành đã chủ động thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh, khuyến cáo các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ diện tích, sản lượng thu hoạch. Cụ thể, khuyến cáo người nuôi tuân thủ lịch thời vụ, cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh triệt để đặc biệt là các ao nuôi bị thiệt hại. Quản lý, chăm sóc tốt các diện tích đang nuôi, thực hiện việc đo đạc các thông số môi trường ao nuôi, vùng nuôi để đưa ra nhận định, cảnh báo và giải pháp khắc phục trong từng giai đoạn. Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác khai báo trong nuôi tôm TC - BTC, tăng cường hoạt động bám sát địa bàn của cán bộ kỹ thuật cơ sở, hướng dẫn người nuôi tôm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khắc phục diện tích thiệt hại và bảo vệ diện tích đang có nuôi, khuyến cáo nhân rộng các hình thức NTTS có hiệu quả. Đối với diện tích nuôi thẻ chân trắng TC - BTC, để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, khuyến cáo đến người nuôi, các cơ sở, vùng nuôi thẻ chân trắng tuân thủ 31 nghiêm ngặt về điều kiện nuôi thẻ chân trắng theo Quyết định số 456/QĐ-BNNNTTS ngày 04 tháng 02 năm 2008; Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc qui định cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 3.3 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU Theo thống kê của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu và công ty Bảo Việt, tính đến 31/12/2013 , Bảo Việt đã ký 256 hợp đồng/163 hộ. Diện tích tham gia bảo hiểm là 183,02 ha, tổng phí bảo hiểm là 9.446.248.400 đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 5.696.716.690 đồng và giá trị bảo hiểm là 68.793.258.400 đồng. Số diện tích phát sinh thiệt hại là 107,44 ha/108 hộ/159 hợp đồng. Số bồi thường ước tính là 9.082.651.996 đồng và đã giải quyết bồi thường 4.931.672.865. Giá trị bảo hiểm của từng địa bàn thí điểm tại tỉnh Bạc Liêu được thu thập và trình bày cụ thể theo biểu đồ dưới đây: 9,95% 6% TP.Bạc Liêu H.Hòa Bình H.Đông Hải 84,05% Nguồn: Số liệu thống kê từ Bảo Việt, 2013 Hình 3. 2 Giá trị bảo hiểm tôm phân theo địa bàn tỉnh Bạc Liêu Hình 3.2 trình bày giá trị bảo hiểm tôm phân theo địa bàn cho thấy huyện Đông Hải có tỷ lệ giá trị bảo hiểm thấp nhất chiếm 6% là trên tổng giá trị. Kế đến là Huyện Hòa Bình với tỷ lệ giá trị bảo hiểm chiếm 9,95%; cuối cùng là thành phố Bạc Liêu với tỷ lệ giá trị bảo hiểm lớn nhất là chiếm 84,05%; Và đây là cũng là 2 địa bàn nghiên cứu của tác giả. Thực tế cho thấy trong năm 2013 Bảo Việt chỉ bán bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng và bắt đầu bán bảo hiểm tôm vào tháng 08. Trong năm 2013, việc bán bảo hiểm tôm thẻ chân trắng có một số thay đổi so với năm 32 2012. Trong tháng 05/2013, Chính phủ ban hành quyết định 1042 /QĐ-BTC, quyết định này có sự sửa đổi đáng chú ý là bảng tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng với tỉ lệ được bảo hiểm thấp hơn (xem phụ lục 3). Trong đó các ngày nuôi thiệt hại được chia ra cụ thể và tỷ mỷ hơn tương ứng với các tỷ lệ bồi thường. Thêm vào đó, nếu tôm từ 59 – 80 ngày bị thiệt hại do dịch bệnh tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm là 0 %. Đến tháng 07/2013, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1725/QĐ-BTC về sửa đổi bổ sung tỷ lệ phí bảo hiểm. Theo đó, tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm cụ thể là 13,73%. Bên cạnh đó, số hộ nghèo/cận nghèo tham gia bảo hiểm rất ít (2 hộ). Lý giải cho việc này nhiều hộ dân cho rằng Bảo Việt chỉ bán tôm cho hộ nuôi tôm thể chân trắng theo hình thức công nghiệp nhưng hộ nghèo thì không đủ vốn để đáp ứng quy trình nuôi công nghiệp. Thêm vào đó, vì nuôi tôm gặp nhiều rủi ro nên ngân hàng không cho các hộ nuôi tôm vay mặc dù nhu cầu vốn là rất lớn. Số liệu báo cáo còn cho thấy nguyên nhân thiệt hại của các hộ tham gia là do dịch bệnh gồm các bệnh đốm trắng, hoại tử gan, taura. Nhiều người dân cho rằng dịch bệnh là do thời tiết những năm gần đây biến động nhiều trời lạnh, gió nhiều, mưa trái mùa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con tôm. Thêm vào đó, khi tôm chết một số hộ nuôi không xử lý nước kỹ mà thải ra các kênh dẫn đến mầm bệnh tồn đọng, ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác. Mặc khác, một số hộ tham gia vì trục lợi bảo hiểm mà cố tình làm tôm chết để hưởng bồi thường bảo hiểm. Đây cũng là một bài toán nan giải đối với các cấp triển khai bảo hiểm bởi mục đích bảo hiểm là để ổn định thu nhập hộ nuôi tôm đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo nhưng thực tế các hộ này không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm trong khi những hộ đủ điều kiện tham gia thì cố tình trục lợi. Bên cạnh đó, những hộ tham gia bảo hiểm không vì mục đích trục lợi khi thiệt hại thì phải đợi tiền bồi thường rất lâu, một số hộ đành phải treo ao vì không đủ vốn tái sản xuất. Nhìn chung, việc triển khai BHNN trong năm qua của tỉnh vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn, vướng mắc như nhận thức về chương trình bảo hiểm của hộ chưa đúng; có những hộ nằm trong địa bàn thí điểm nhưng vẫn không biết đến chương trình điều đó cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền còn chưa sâu rộng. Về công tác kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ và đồng bộ; một số hộ cho rằng việc thăm khám lúc tôm xảy ra dịch bệnh còn chậm trễ, tuy nhiên cũng có trường hợp hộ chưa khai báo đúng thời gian thiệt hại gây khó khăn trong việc xác định tỷ lệ bồi thường. Bên cạnh đó, các khâu giải 33 quyết bồi thường còn phức tạp, phải trải qua nhiều khâu từ phía người dân cho đến các xã, phường cho đến UBND tỉnh rồi mới trở về công ty Bảo Việt Bạc Liêu để giải quyết. Đội ngũ cán bộ túc trực để giải quyết còn mỏng tốc độ giải quyết công việc chưa nhanh. Những khó khăn, vướng mắc trên cần có hướng xử lý thõa đáng thì chương trình bảo hiểm mới có thể tiếp tục triển khai một cách hiệu quả hơn. Mặc dù còn nhiều bất cập tuy nhiên cũng cần phải ghi nhận là năm 2013 là năm thứ hai thực hiện chương trình thí điểm nên ban chỉ đạo, cán bộ các cấp có nhiều kinh nghiệm hơn so với năm 2012, ít sai sót và tiến độ thực hiện cũng nhanh hơn. Các hộ dân tham gia chấp hành các quy định bảo hiểm yêu cầu tốt hơn. Đặc biệt, chương trình bảo hiểm đã góp phần bù đắp thiệt hại cho nhiều hộ nuôi, giúp họ có vốn tái sản xuất. Sau hai năm triển khai bảo hiểm tôm, có thể thấy rõ mục đích của chương trình bảo hiểm là đúng đắn, rất hữu ích đối với người nuôi tôm. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn những quy định, chính sách chưa hợp lý. Việc thực hiện chương trình chưa chặt chẽ, đồng bộ. Chính phủ cần đánh giá chương trình một cách toàn diện và sâu rộng để có những biện pháp khắc phục; từ đó, hoàn thiện chương trình, để chương trình bảo hiểm tiếp tục được thực hiện góp phần ổn định thu nhập hộ nuôi tôm. 34 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA 4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ Những đặc điểm của chủ hộ được thống kê bao gồm những đặc điểm như giới tính, tuổi, trình độ, học vấn, kinh nghiệm và chủ hộ có được tập huấn kỹ thuật hay không. Kết quả phỏng vấn hộ nuôi tôm tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu cho thấy có 89,41% chủ hộ là nam giới còn lại 10,59% là nữ giới. Tỷ lệ chủ hộ là nam cao hơn là điều dễ hiểu bởi nghề nuôi tôm là nghề khá vất vả, do đó hộ nuôi tôm thường có chủ hộ là nam giới để đứng ra quản lý hoạt động sản xuất của gia đình. Hơn nữa, các hộ tham giả trả lời phỏng vấn đa phần là ở khu vực nông thôn nên nữ giới thường đảm nhận công việc nội trợ là chính. Kết quả khảo sát cũng cho biết một số thông tin về tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm của chủ hộ như sau: Bảng 4. 1: Thông tin của chủ hộ nuôi tôm Thông Tin Đvt N hỏ nhất Tuổi Năm 2 Lớp 4 3,66 0 Năm 8, 2 6 8,83 1 3,12 2 3,89 5 8, 55 Độ lệch chuẩn 5 24 Kinh nghiệm L ớn nhất rung bình 4 Trình độ học vấn T 0 Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014 Bảng 4.1 trình bày những thông tin của chủ hộ nuôi gồm tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm. Hộ nuôi tôm có độ tuổi trung bình khá cao khoảng 43 tuổi, hộ cao tuổi nhất là 65 tuổi và trẻ tuổi nhất là 24 tuổi. Nghề nuôi tôm là nghề “cha truyền con nối” và phần lớn các hộ đều có hoạt động nuôi tôm là 35 chính nên kinh nghiệm nuôi tôm cũng khá cao khoảng 8 năm. Chênh lệch số năm nuôi tôm của chủ hộ đáng kể, kinh nghiệm nhỏ nhất là 2 năm và lớn nhất là 20 năm. Những hộ nuôi tôm lâu năm thường hiểu rõ quy trình nuôi và cách thức phòng bệnh cho tôm nên có thể giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên môi trường nuôi hiện nay không thuận lợi, có nhiều biến đổi nên nếu việc nuôi tôm chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thì chưa đủ. Những hộ có số năm kinh nghiệm thấp thường là chủ hộ còn khá trẻ mới bắt đầu nuôi tôm chưa lâu. Về trình độ học vấn, trình độ học vấn trung bình của các hộ nuôi tôm là lớp 8, vẫn còn tình trạng mù chữ nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể (1,18%). Đa phần các chủ hộ nuôi tôm có trình độ cấp 2, chiếm tỷ trọng là 48,24%, tiếp đến là trình độ cấp 3 chiếm 30,59%; trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học rất ít khoảng 4,12%. Điều này cho thấy trình độ của chủ hộ nuôi tôm còn thấp. Những hộ nuôi tôm chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm để sản xuất. Trình độ học vấn thấp sẽ là một trở ngại đáng kể trong việc tiếp nhận thông tin, khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những hiểu biết về chính sách, pháp luật Nhà nước. Bên cạnh đó, vì trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm thấp nên khi triển khai công tác tuyên truyền về BHNN đến hộ nuôi tôm sẽ gặp không ít khó khăn. 4,11% Trên cấp 3 30,59% Cấp 3 Cấp 2 48,24% 15,88% Cấp 1 Mù chữ 1,18% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Hình 4. 1 Trình độ của chủ hộ Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014 Về thông tin tập huấn kỹ thuật, có 79/170 chủ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật, tương đương 46,47%. Các chủ hộ chủ yếu được tập huấn kỹ thuật từ các công ty cung cấp thuốc, thức ăn; tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức còn rất hạn chế. Mặc khác, nhiều hộ nuôi tôm tỏ ra không tin tưởng các phương pháp kỹ thuật, các hộ này cho rằng việc nuôi tôm phụ thuộc nhiều vào 36 thời tiết và kinh nghiệm là chủ yếu. Từ đó có tâm lý không cần thiết tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật. Đây là một hạn chế của hộ nuôi tôm bởi không được tập huấn kỹ thuật chủ hộ sẽ thiếu kiến thức về con giống, cách sử dụng thuốc, hóa chất cũng như cách phòng bệnh cho tôm. Từ đó có thể dẫn đến việc nuôi tôm không hiệu quả, sử dụng nhiều hóa chất làm tăng chi phí, có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc của con tôm và ảnh hưởng đến môi trường nước. Thống kê cũng cho thấy có 46/72 hộ tham gia BHNN có tham gia tập huấn tương đương tỷ lệ 63,89%. Điều này được kỳ vọng rằng qua quá trình tập huấn kỹ thuật mà hộ sẽ tiếp cận với BHNN dễ dàng hơn cũng như nhận ra các rủi ro từ hoạt động nuôi tôm là rất lớn. 4.1.2 Đặc điểm của hộ Các đặc điểm của hộ được khảo sát như số nhân khẩu, hộ thuộc diện hộ nào, hộ có quan hệ địa phương không và có tiết kiệm không. Kết quả thống kê cho thấy, hộ điển hình trong mẫu điều tra có 4 thành viên trong gia đình. Các hộ nuôi tôm được khảo sát chủ yếu là hộ bình thường, số hộ cận nghèo/nghèo rất ít (15/170 hộ tương đương 8,82%). Trong 72 hộ tham gia thì chỉ có 1 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo. Điều này là do khi tham gia bảo hiểm hộ phải áp dụng hình thức nuôi công nghiệp, tốn nhiều chi phí. Các hộ cận nghèo/nghèo mặc dù được Nhà nước hỗ trợ phí bảo hiểm lên đến 90%, 100% nhưng vẫn không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm công nghiệp vì thế tỷ lệ tham gia của các hộ này thấp. Số liệu thống kê còn chỉ ra điểm đáng chú ý đó là các hộ tham gia BHNN đều có người thân làm việc hành chính tại địa phương hoặc có mối quan hệ quen biết thân thiết với cán bộ địa phương. Vì vậy mà có thể những hộ này biết đến thông tin BHNN tốt hơn, cũng như có thể hiểu rõ quy trình, cách thức tham gia và lợi ích nhận được từ chương trình BHNN. Ngoài ra, có đến 128/170 tương đương 75,29% hộ có khoản tiết kiệm. Các hình thức tiết kiệm của hộ nuôi tôm chủ yếu là mua vàng (chiếm 41,14%), kế đến là gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng (chiếm 33,14%) và cuối cùng là hụi. Điều này cho thấy tâm lý của người dân nói chung và của hộ nuôi tôm nói riêng vẫn thích tích dữ trữ vàng và cũng cho thấy nhận thức người nuôi tôm về việc gửi tiền tiết kiệm ở Ngân hàng sẽ an toàn hơn. 4.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất Bảng 4.2 trình bày đặc điểm hoạt động sản xuất của hộ gồm diện tích nuôi tôm và diện tích tham gia của hộ tham gia BHNN. 37 Bảng 4. 2: Thông tin diện tích nuôi tôm và diện tích tham gia BHNN của hộ Đvt Thông Tin N hỏ nhất Diện tích nuôi tôm 1.0 1 00 m 1 6,85 2 ,4 Độ lệch chuẩn 8 15,92 6 10,88 5 1 0,43 L ớn nhất ung bình 2 Diện tích tham gia 1.0 2 BHNN 00 m Tr 0,4 Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014 Số liệu thống kê cho thấy diện tích trung bình một hộ nuôi tôm sở hữu là 16.850 m2. Diện tích đất lớn nhất là 85.000 m2. Đa số các hộ nuôi tôm trên phần đất mình sở hữu và rất ít hộ thuê đất để nuôi tôm. Về diện tích tham gia bảo hiểm, diện tích tham gia trung bình là 10.430 m2; diện tích tham gia lớn nhất là 60.400m2. Khi nuôi tôm các hộ phải tốn nhiều chi phí: chi phí cải tạo ao, chi phí giống, thức ăn, thuốc, nhiên liệu… Biểu đồ sau đây sẽ trình bày cụ thể các chi phí sản xuất của hộ: 0,93% 1,76% 5,81% 0,15% 4,86% 0,47% 19,40% Cơ sở vật chất Thuê đất Tiền giống Thức ăn và thuốc LĐ nhà LĐ thuê Nhiên liệu Khấu hao 66,62% Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014 Hình 4. 2 Cơ cấu các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm Theo số liệu khảo sát, chi phí sản xuất trung bình của hộ là 24 triệu đồng/1.000 m2. Nhìn vào cơ cấu chi phí sản xuất có thể thấy rõ chi phí thức ăn 38 và thuốc chiếm tỷ trọng lớn (66,62%) kế đến là chi phí giống chiếm 19,40%. Chi phí đầu tư cho nuôi tôm khá cao là do trong năm 2013 diện tích nuôi tăng đột biến nên làm cho chi phí cơ sở vật chất ban đầu tăng, mặt khác nguồn cung giống chưa đáp ứng kịp nhu cầu, nhiều hộ phải mua giống với giá cao hơn. Những năm trước đa số người nuôi chọn mua giống những cơ sở lớn, có uy tín nhưng vì nguồn giống năm 2013 không đủ cung ứng nên nhiều hộ mua giống bán trôi nổi chất lượng khó kiếm soát, dẫn đến dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đến khi dịch bệnh bắt xảy ra thì hộ nuôi tôm phải tốn thêm khoản chi phí khá lớn cho thuốc và hóa chất. Tình trạng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật đã giảm nhưng vẫn còn phổ biến. Nhiều hộ do không được tập huấn kỹ thuật và ít có kiến thức nuôi tôm nên sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh chiếm tỷ lệ rất cao, dẫn đến chi phí gia tăng, mặc khác việc lạm dụng thuốc sẽ gây nguy cơ kháng thuốc khi dịch bệnh xảy ra. Điều này cho thấy, nếu các hộ nuôi tôm có trình độ và kiến thức chuyên môn nhất định họ sẽ giảm được chi phí sản xuất đáng kể. Ý kiến từ một số hộ trúng tôm cho thấy để giảm bớt chi phí họ sử dụng một số loại thuốc nam trộn vào thức ăn để phòng và chữa bệnh cho tôm. Việc làm này giúp giảm đáng kể chi phí thay vì sử dụng thuốc, hóa chất bên cạnh đó việc sử dụng thuốc nam an toàn hơn các loại thuốc có nguồn gốc bảo vệ thực vật. Vấn đề chi phí tăng nhưng giá tôm đầu ra luôn biến động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của hộ nuôi tôm. Thêm vào đó, tình hình thời tiết ngày một biến động, chất lượng nguồn nước không đảm bảo nếu dịch bệnh xảy ra thì nhiều hộ sẽ thua lỗ, không có vốn sản xuất là chuyện hoàn toàn có thể. Kết quả khảo sát cho thấy sản xuất tôm luôn bị nhiều mối rủi ro đe dọa, rất cần thiết một công cụ hỗ trợ giúp phòng ngừa rủi ro như BHNN. Tuy nhiên do chi phí tăng cao nhiều hộ dân có tâm lý e ngại không dám tham gia BHNN một phần vì sợ chi phí sẽ dội lên. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy chi phí người dân bỏ ra để đóng bảo hiểm khá thấp: trung bình là 983 nghìn đồng /1.000m2. Phí đóng bảo hiểm cao nhất là 2.779 nghìn đồng/1.000m2. Những hộ thuộc diện nghèo thì không tốn phí bảo hiểm. Có được điều này là do chính sách hỗ trợ Chính phủ. Những hộ nghèo được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm, hộ cận nghèo được hỗ trợ 90% và hộ bình thường thì được hỗ trợ 60%. Đây là mức phí khá thấp tuy nhiên nhiều hộ thiếu thông tin, không biết được tham gia BHNN có sự hỗ trợ của Nhà nước nên không dám tham gia. Hoạt động nuôi tôm của hộ trong năm 2013 với chi phí khá cao thế nên vấn đề nghiên cứu quan tâm là liệu thu nhập của những hộ nuôi tôm có đủ để bù đắp phần chi phí này? Bảng 4. 3: Mô tả thu nhập của hộ 39 Đơn vị tính: 1.000 đồng/1.000m2 Thông Tin Nh ỏ nhất Thu nhập thuần từ tôm của hộ 40 1.1 Thu nhập thuần từ tôm của hộ không tham gia 40 1.1 Thu nhập thuần từ tôm của hộ tham gia 33 8.3 Số tiền bồi thường Tru ng bình nhất 35. 570 175. 39. 175. 30. 34.7 88 105. 143 1.5 63 28.3 44 000 362 0 lệch chuẩn 000 396 Độ Lớn 14.5 36 10.8 00 2.71 6 Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014 Thống kê cho thấy thu nhập trung bình của hộ nuôi tôm là 35.570 nghìn đồng/1.000m2. Thu nhập cao nhất là 175.000 nghìn đồng/1.000m2 và thu nhập thấp nhất là khoảng 1.140 nghìn đồng/1.000m2. Có thể thấy thu nhập của các hộ có chênh lệch khá lớn, điều này cũng chỉ ra rằng nghề nuôi tôm là nghề khó và phức tạp, độ rủi ro lớn. Có những hộ sau một vụ tôm thì giàu lên nhanh chóng nhưng cũng có những hộ trắng tay. Thu nhập từ tôm của hộ không tham gia khoảng 39.396 nghìn đồng/1.000m2. Còn đối với những hộ tham gia, thu nhập từ tôm của hộ là 30.362 nghìn đồng/1.000m2. Tuy nhiên thu nhập của hộ tham gia bảo hiểm còn được tăng thêm nhờ tiền bồi thường mà bảo hiểm mang lại. Thống kê cho thấy thu nhập từ bồi thường là 1.563 nghìn đồng/1.000m2, thu nhập lớn nhất là 10.800 nghìn đồng/1.000m2. Thu nhập từ bồi thường của hộ khá thấp và có sự chênh lệch như vậy là do công tác bồi thường còn chậm trễ, vẫn còn nhiều hộ tham gia chưa nhận được bồi thường tính đến thời điểm khảo sát. Biểu đồ dưới dây sẽ cho ta hình dung rõ giữa thu nhập và chi phí từ hoạt động nuôi tôm và thu nhập từ bồi thường và phí bảo hiểm khi tham gia BHNN của hộ. 40 2.500.000 112.556 Nghìn đồng/1.000m2 70.792 2.000.000 Từ BHNN 1.500.000 Từ nuôi tôm 1.000.000 2.186.111 1.781.594 500.000 0 Chi phí Thu nhập Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014 Hình 4. 3 Tổng thu nhập và chi phí của hộ nuôi tôm tính theo nghìn đồng/1.000m2 Hình 4.2 cho thấy phí đóng bảo hiểm chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong so với chi phí mà hộ bỏ ra để sản xuất. Điều này là do phí bảo hiểm đã có sự hỗ trợ của Nhà nước. Xét về thu nhập cho thấy thu nhập từ bồi thường cũng chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với thu nhập sản xuất tôm mang lại. Như đã nói, điều này là do vẫn còn nhiều hộ vẫn chưa nhận được bồi thường tính đến thời điểm khảo sát. Cũng từ biểu đồ trên cho thấy BHNN được kỳ vọng là sẽ ổn định thu nhập cho hộ nhưng tỷ trọng từ bồi thường khi tham gia BHNN chiếm rất thấp so với thu nhập từ sản xuất nên vấn đề đặt ra là liệu BHNN có thật sự tác động đến thu nhập của hộ tham gia? Để trả lời câu hỏi này, phần đánh giá tác động của việc tham gia BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm của nghiên cứu sẽ làm rõ vấn đề này. 4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA BHNN ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM 4.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN Để tiến hành đánh giá tác động bảo hiểm tôm đến thu nhập của hộ nuôi tôm dựa vào so sánh điểm xu hướng thì trước hết tác giả sử dụng mô hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm tôm của các hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Kết quả ước lượng từ mô hình logit cho thấy LR chi2 (11) = 82,82 và Prob > chi2 là 0,0000 cho biết các hệ số của mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; nghĩa là hệ số của các biến giải thích có thể được sử dụng để giải thích quyết định tham gia bảo hiểm của hộ nuôi tôm. 41 Bên cạnh đó, nhằm xác định xem mô hình đã đủ các biến độc lập hay chưa và biến Y có biến thiên tuyến tính với các biến độc lập không, kiểm định sự sai lệch trong việc xác định mô hình được tiến hành. Kết quả cho giá trị pvalue của _hat là 0,000 có ý nghĩa thống kê nên mô hình không bị xác định sai. Kết quả p-value của _hatsq là 0,876 không có ý nghĩa thống kê nên mô hình không bỏ sót biến có ảnh hưởng đến kết quả mô hình. Ngoài ra, để kiểm tra tính vững của các hệ số trong phương trình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến được tiến hành. Kết quả kiểm định cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 0,8 do đó có thể bỏ qua tương tác giữa các biến độc lập trong mô hình (Mai Văn Nam, 2008). Như vậy mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến. Từ những kiểm định trên cho thấy mô hình logit được xây dựng khá tốt. Tuy nhiên cần lưu ý hệ số Pseudo R2 của mô hình là 0,3575. Thông thường hệ số này có thể hiểu là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 35,75% kết quả biến phụ thuộc. Nhưng trong mô hình logit hệ số này không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình mà thường dùng để so sánh các mô hình với nhau. Vì vậy cần biết được mức độ dự báo chính xác của mô hình. Kết quả cho thấy tỷ lệ dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 78,24%. Sau khi xem xét các kiểm định, có thể kết luận mô hình logit được xây dựng tốt và kết quả ước lượng là đáng tin cậy. Kết quả ước lượng mô hình logit được trình bày dưới bảng sau: Bảng 4. 4: Kết quả hồi quy mô hình logit Biến Hệ số (β) gioitinh - 0,748 - 0,182 0,316 tuoi 0,058 0.014 0,065* trinhdo 0,068 0.016 0,444 kinhnghiem - 0,145 - 0,034 0,035** nhankhau - 0,408 - 0,094 0,041** quanhe 2,137 0,451 0,000*** ho 0,159 0,036 0,872 dtnuoitom 0,041 0,009 0,005*** taphuan 1,842 0,409 0,000*** Hiệu ứng biên (dY/dX) 42 Giá trị p-value cpsx 0,000 0,000 0,332 tietkiem - 0,159 - 0,037 0,790 Hệ số chặn - 3,526 x 0,075 (β0) Số quan sát 170 LR chi2 (11) 82,82 Prob > chi2 0,0000 Pseudo R2 0,3575 Xác suất dự báo đúng 78,24% Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả bằng Stata, 2013 Ghi chú: *, **, *** lần lượt là ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, 1% Kết quả xử lý số liệu cho thấy có 6 biến trong tổng số 11 biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê. Trong 6 biến này thì có 4 biến tác động cùng chiều với quyết định tham gia BHNN đó là biến tuoi (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%), các biến quanhe, dtnuoitom, taphuan (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) và 2 biến tác động nghịch chiều với quyết định tham gia BHNN là các biến kinhnghiem, nhankhau đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy, có thể kết luận mô hình đã xây dựng khá phù hợp, các yếu tố giải thích trong mô hình logit có ý nghĩa thống kê và được sử dụng trong các bước tiếp theo để đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập hộ tham gia. 4.2.2 Đánh giá tác động Từ kết quả của mô hình logit tác giả đã tìm được mô hình thích hợp có thể ghép cặp hai nhóm tương đồng dựa vào giá trị xác suất thu được từ các biến số của mô hình, từ đó tiến hành đánh giá tác động. Để đánh giá tác động trước hết tác giả kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên hai mẫu độc lập, cụ thể là so sánh giá trị thu nhập (sau khi đã trừ các khoản chi phí) trung bình giữa nhóm hộ có tham gia bảo hiểm và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm có kèm kiểm định t (Independent Sample T-test). Với kiểm định này ta có giả thuyết H0 là không có sự khác biệt thu nhập trung bình của nhóm hộ tham gia và không tham gia. Áp dụng 43 phương pháp này vào số liệu khảo sát với giả định phương sai tổng thể của hai nhóm khác nhau, ta được kết quả như sau: Bảng 4. 5: Kết quả so sánh thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t Chênh lệch thu Sai Không số chuẩn tham gia/ nhập Tham gia (hộ) (1.000 (S. 2 đồng/1.000m ) E) 98/72 8159,019 G t Bậ c tự do 331 2 11 5,358 ,461 9,183 iá trị p -value 0 ,015 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả bằng Stata, 2014 Từ kết quả trên cho thấy giá trị chênh lệch thu nhập của hộ không tham gia và hộ tham gia là 8159,019 nghìn đồng/1.000m2 và p-value là 0,015 có nghĩa là với mức ý nghĩa 5%, ta bác bỏ H0 hay có sự chênh lệch thu nhập giữa hộ tham gia va hộ không tham gia. Kiểm định t-test cho rằng có sự khác biệt thu nhập giữa hai nhóm hộ tuy nhiên kiểm định này chỉ chủ yếu so sánh giá trị cuối cùng mà người nuôi tôm nhận được (tức thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí), không quan tâm đến các nhân tố tác động đưa đến kết quả đó. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố tác động để đưa đến kết quả của một vấn đề nên nếu việc đánh giá tác động chỉ dựa vào kết quả trên thì chưa thực sự thuyết phục. Việc sử dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động sẽ cho kết quả đáng tin cậy hơn vì kết quả tác động bình quân ATT được tính toán dựa trên mối quan hệ tương tác giữa các đặc điểm và bối cảnh của hộ nuôi tôm. Kết quả cho thấy sự phân bổ các cá thể thuộc nhóm tham gia và không tham gia thõa mãn điều kiện cân bằng và vùng hỗ trợ chung được xác định nằm trong khoảng từ 0,0449 đến 0,9893. Số cá thể nằm trong vùng hỗ trợ là 147 gồm 75 cá thể không tham gia và 72 cá thể tham gia. Sau khi thõa mãn điều kiện cân bằng, bước kế tiếp của việc đánh giá tác động là tiến hành ghép cặp so sánh giữa nhóm hộ tham gia chương trình và nhóm hộ không tham gia. Các cá thể thuộc hai nhóm tham gia và không tham lần lượt được bắt cặp so sánh theo phương pháp ghép cặp trung tâm (Kernel Matching), phương pháp so sánh cận gần nhất (Nearest Neighbor Matching) và phương pháp so sánh bán kính (Radius Matching). Kết quả so sánh sẽ cho giá trị giá trị trung bình chung (ATT – Average treatment effect on the treated) đây chính là tác 44 động cũng chương trình bảo hiểm đến thu nhập của hộ tham gia và không tham gia. Kết quả của 3 phương pháp so sánh được trình bày như sau: Bảng 4. 6: Kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh điểm xu hướng T ham Phương pháp ghép cặp gia so sánh ( hộ) Trung tâm 7 2 Cận gần nhất 7 2 Bán kính 3 5 K hông tham gia ATT (h (1.000 đồng/1.000m2) Sai số chuẩn t ộ) 75 (4.971,568) 5.49 ( 8,338 0,904) 24 (7.218,292) 8.79 ( 1,814 0,821) 35 (9.569,320) 7.75 ( 6,373 1,234) Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả bằng Stata, 2014 Qua kết quả của ba phương pháp so sánh cho thấy giá trị t không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy chương trình thí điểm bảo hiểm tôm tác động đến thu nhập của hộ nuôi tôm không đáng kể. Thu nhập của nhóm hộ tham gia bảo hiểm và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm không có sự khác biệt hay tác động của bảo hiểm lên thu nhập gần như bằng không. Chương trình bảo hiểm tôm với kỳ vọng sẽ giúp ổn định thu nhập hộ tham gia. Tuy nhiên qua khả sát thực tế lại không cho kết quả như mong đợi. Nguyên nhân chủ yếu là do trong tổng số 72 hộ tham gia bảo hiểm được khảo sát thì có đến 70 hộ tôm bị thiệt hại do dịch bệnh nhưng chỉ có 29 hộ được bồi thường; 41 hộ còn lại vẫn chưa nhận được bồi thường tính đến thời điểm khảo sát. Số tiền bồi thường ước tính cho các hộ bị thiệt hại là 6.393.320 nghìn đồng nhưng mới chỉ bồi thường được 2.772.700 nghìn đồng. Việc chậm trễ trong vấn đề bồi thường đã khiến cho thu nhập dự kiến của nhiều hộ giảm sút. Một số hộ phải “treo ao” đợi tiền bồi thường mới có thể tiếp tục sản xuất. Vấn đề bồi thường chậm trễ là vấn đề nan giải vì khi tham gia bảo hiểm hộ nuôi tôm phải bỏ ra chi phí ban đầu lớn (do nuôi theo quy trình quy định) và đóng phí bảo hiểm làm cho tổng chi phí sản xuất hộ tham gia tăng lên nhưng nay lại 45 không được nhận bồi thường nên thu nhập trung bình của hộ tham gia thấp hơn hộ không tham gia là đều dễ hiễu. Thêm vào đó, các hộ tham gia đều bị thiệt hại tôm trên diện rộng bao gồm diện tích tham gia và không tham gia nên phần thu nhập từ việc bán tôm cho thương lái cũng giảm đáng kể. Từ đó có thể kết luận, thu nhập tôm từ tôm giảm, thu nhập từ bồi thường bảo hiểm chưa có nên tính ra trung bình thu nhập của hộ tham gia bảo hiểm giảm mạnh. Bên cạnh đó, gần cuối năm 2013 Bảo Việt mới triển khai bán bảo hiểm, đây là thời điểm trễ hơn so với lịch thời vụ, đa phần các hộ nuôi tôm đã thả giống. Vì vậy có rất ít hộ có thể tham gia và cho dù có được tham gia thì diện tích tham gia rất nhỏ so với tổng diện tích nuôi tôm của hộ. Hơn nữa, do công tác bồi thường bảo hiểm tôm trong năm vừa rồi còn nhiều vướng mắc, chậm trễ, nhiều hộ phải đợi hàng tháng trời mới được bồi thường gây nên tâm lý e ngại, mất lòng tin vào chương trình bảo hiểm. Một số hộ có tham gia bảo hiểm năm 2012 thì sang đến năm 2013 không tham gia nữa, một số hộ tham gia chỉ dám tham gia với những ao nuôi diện tích nhỏ. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự chênh lệch lớn giữa diện tích nuôi tôm và diện tích tham gia bảo hiểm của hộ. 80 70 1.000m2 60 50 DT nuôi tôm 40 DT tham gia 30 20 10 0 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 55 58 61 64 67 70 Hộ Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả bằng Excel, 2014 Hình 4. 4 Chênh lệch giữa diện tích mua bảo hiểm và tổng diện tích của hộ tham gia bảo hiểm Hình 4.4 cho thấy có rất ít hộ có diện tích nuôi tôm bằng diện tích tham gia. Có đến 11/72 hộ có diện tích tham gia < 20% tổng diện tích nuôi tôm, có 17/72 hộ có diện tích tham gia chiếm từ 20% đến 30% tổng diện tích nuôi tôm của hộ. Chính vì sự chênh lệch này mà khi xảy ra thiệt hại trên diện rộng thì thu nhập của hộ nuôi tôm giảm đáng kể nhưng diện tích mua bảo hiểm ít nên phần bồi thường không bù đắp thu nhập là bao nhiêu. 46 Nhìn chung, mục đích của chương trình bảo hiểm là đúng đắn và cần thiết nhưng xét trong điều kiện thực tế tại thời điểm nghiên cứu và bộ dữ liệu thu thập được thì chương trình bảo hiểm tôm không tác động đến thu nhập của hộ tham gia. Điều đó cho thấy việc triển khai chương trình còn nhiều vướng mắc, bất cập nên hiệu quả của chương trình chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có giải pháp đúng đắn kịp thời để chương trình thực sự mang lại lợi ích cho bà con nuôi tôm. 4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Từ việc tìm hiểu thực tế và qua quá trình phân tích tình hình triển khai, đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm cho thấy việc triển khai bảo hiểm tôm còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì thế tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại và góp nâng cao hiệu quả của chương trình. 4.3.1 Điều chỉnh và ban hành nội dung các quy định, chính sách phù hợp hơn với thực tế Sau gần 2 năm triển khai, Bộ Tài chính nhiều lần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quyết định về BHNN nhằm xây dựng nội dung chính sách BHNN hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tế. Tuy nhiên trong các quy định về BHNN vẫn còn điểm chưa hợp lý. Cụ thể, Quyết định 1042/QĐ–BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 08/05/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tôm, cá ban hành kèm theo Quyết định 3035/QĐ-BTC đã sửa đổi, bổ sung khoản 3, điều 8. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần số tiền bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp tổn thất xảy ra mà doanh nghiệp bảo hiểm chứng minh được người được bảo hiểm không thực hiện nuôi thủy sản theo đúng mật độ (mật độ tôm thực tế thấp hơn 80% so với mật độ trong giấy chứng nhận bảo hiểm). Ý kiến hộ nuôi tôm cho biết trong quá trình nuôi, tỷ lệ hao hụt tôm giống là khá cao, có thể lên đến hơn 20% tùy theo điều kiện nuôi, chất lượng nước trong ao và các yếu tố thời tiết. Vì thế nếu căn cứ mật độ tôm thực tế thấp hơn 80% so với mật độ trong giấy chứng nhận bảo hiểm mà từ chối một phần tiền bồi thường sẽ gây thiệt thòi cho hộ nuôi tôm. Những quyết định được ban hành đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình triển khai BHNN. Vì vậy, những vấn đề bất cập trong nội dung hướng dẫn thực hiện thí điểm BHNN cần sớm xem xét và sửa đổi phù hợp hơn với thực tế, đảm bảo quyền lợi của hộ nuôi tôm, có như vậy hộ nuôi tôm mới tin tưởng và tích cực tham gia BHNN. 47 4.3.2 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHNN đến các hộ nông dân Bất cứ khi triển khai một chương trình gì thì điều quan trọng đầu tiên là phải làm cho hộ dân biết đến và nhận thức được chương trình. BHNN cũng vậy, để chương trình bảo hiểm đến gần với hộ nuôi tôm thì trước hết cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Trong quá trình phỏng vấn nông hộ tác giả nhận thấy có khá nhiều hộ nằm trong địa bàn được thí điểm BHNN nhưng họ không biết đến chương trình hoặc nếu biết thì cũng rất mơ hồ, thông tin nhận được còn khá hạn chế. Đa phần các hộ chưa nắm rõ thông tin đều cho rằng tham gia chương trình bảo hiểm chẳng nhận được lợi ích gì vì tốn phí nhiều nhưng nhận bồi thường thì rất lâu, thủ tục rờm rà. Chính sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết này mà gây nên tâm lý lo ngại, không tin tưởng vào chương trình bảo hiểm. Cũng qua đó cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền về BHNN khá hạn chế, chưa đồng bộ. Để công tác thông tin, tuyên truyền đạt hiệu quả, tác giả đề xuất trong các buổi hợp dân, cán bộ địa phương kết hợp cán bộ công ty bảo hiểm giới thiệu BHNN đến người nuôi tôm. Song song đó trao đổi, giải đáp thắc mắc của người dân một cách cởi mở, tường tận để người dân có cách nhìn khách quan hơn về BHNN. Bên cạnh việc giới thiệu, cán bộ cũng cần nâng cao công tác tư tưởng cho người dân để họ biết rằng tham gia BHNN thực sự là một biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu, giúp bà con có vốn tái sản xuất, ổn định thu nhập khi dịch bệnh, thiên tai xảy ra. Nhưng không vì thế mà hộ dân tham gia để trục lợi bởi tham gia mà chỉ lo trục lợi, không lo sản xuất thì bao nhiêu ngân sách nhà nước cho đủ? Một khi ngân sách không đủ, hiệu quả chương trình không cao thì chương trình bảo hiểm sẽ không được thực hiện nữa, khi ấy người chịu thiệt thòi nhất chính là bản thân các hộ nuôi tôm. 4.3.3 Công tác thực hiện được triển khai nghiêm túc, đồng bộ Sau khi đã thực hiện công tác tuyên truyền thì công việc kế tiếp không kém phần quan trọng, quyết định đến hiệu quả của chương trình đó chính là khâu thực hiện. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy khâu giám sát còn chưa đồng bộ. Cá biệt một số hộ cho rằng không có cán bộ xuống ao nuôi để kiểm tra lấy mẫu khai báo định kỳ như trong quy định. Thậm chí khi dịch bệnh bắt đầu xảy ra, một số hộ dân có báo cáo nhưng cán bộ không đến kịp thời để giúp hộ có hướng xử lý dẫn đến tôm chết, công ty bảo hiểm phải chi trả thêm một khoản bồi thường. Cũng chính vì khâu giám sát chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ mà không ít hộ dân lợi dụng việc tham gia bảo hiểm để trục lợi. Thiết nghĩ nếu việc giám sát được thực hiện nghiêm túc, 48 thường xuyên thì những hộ có ý định trục lợi sẽ giảm đáng kể và việc khai báo sai mật độ, thời điểm bị thiệt hại để hưởng tỷ lệ bảo hiểm cao hơn cũng sẽ được hạn chế. Để làm được điều này các cơ quan có liên quan và công ty bảo hiểm cần tăng cường thêm cán bộ phụ trách để giám sát địa bàn thường xuyên, kịp thời lập biên bản khi tôm thiệt hại. Đồng thời, để các cán bộ thực hiện tốt cần phải có chính sách khen thưởng hợp lý nếu phát hiện và báo cáo kịp thời các hộ cố tình làm tôm thiệt hại để trục lợi. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy các hộ tham gia BHNN là các hộ có thành viên làm việc hành chính tại địa phương hoặc có mối quan hệ quen biết thân thiết với cán bộ địa phương. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ trục lợi bảo hiểm. Bởi vì mối quan hệ thân thiết mà cán bộ địa phương, nhân viên bảo hiểm có thể xem xét quá trình ký kết hợp đồng bảo hiểm qua loa, không đúng thực tế hộ sản xuất. Hơn nữa khi thiệt hại xảy ra thì việc đánh giá thiệt hại sơ sài, chưa xem xét kỹ vấn đề hộ có thực sự thiệt hại hay trục lợi. Đây là vấn đề cần được chú trọng. Các lãnh đạo ban ngành và công ty bảo hiểm cần phối hợp thực hiện kiểm tra, rà soát nghiêm túc nếu không về lâu dài thiệt hại phía công ty bảo hiểm là rất lớn, ngân sách nhà nước sẽ không đến được với những hộ tham gia thực sự để phòng ngừa rủi ro. Quá trình thực hiện là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả chương trình BHNN. Các cơ quan địa phương, công ty Bảo Việt Bạc Liêu cần nghiêm túc thực hiện, sớm tháo gỡ những bất cập để chương trình BHNN thực sự đi đúng mục tiêu, giảm tình trạng trục lợi bảo hiểm, tạo sự tin tưởng cho hộ nuôi tôm. 4.3.4 Giải quyết bồi thường nhanh chóng Sau tuyên truyền, sau thực hiện thì khâu giải quyết bồi thường là vấn đề vô cùng cấp thiết. Việc tham gia bảo hiểm không tác động đến thu nhập của hộ tham gia nguyên nhân rất lớn là nằm ở khâu bồi thường. Nhiều hộ dân than phiền việc giải quyết bồi chậm khiến cho hộ không đủ vốn, việc sản xuất bị ngưng trệ. Bên cạnh đó còn gây tâm lý hoang mang, bất mãn đối với chương trình bảo hiểm. Điều này là do lực lượng cán bộ xử lý bồi thường còn mỏng, các thủ tục chi trả bồi thường rườm rà, trải qua nhiều khâu gây mất thời gian. Để khắc phục tình trạng bồi thường chậm các cơ quan có liên quan cần tăng cường thêm cán bộ xử lý bồi thường; ưu tiên giải quyết bồi thường diện hộ nghèo, cận nghèo. Song song đó, phía công ty bảo hiểm cần lập kế hoạch dự trù số tiền bồi thường để có hướng xử lý nhanh chóng khi thiệt hại xảy ra đối với hộ nuôi tôm. Ngoài ra, khi phát hiện các hộ có hành vi trục lợi các cơ quan liên quan kết hợp công ty bảo hiểm có biện pháp chế tài như phạt tiền 49 theo một tỷ lệ nhất định trên giá trị bảo hiểm. Hoặc nếu phát hiện hành vi trục lợi sau khi đã chi trả bồi thường thì kết hợp tịch thu số tiền đã bồi thường và phạt tiền. Tất cả số tiền tịch thù và tiền phạt sẽ được đưa vào quỹ bồi thường, chi trả cho các cho các hộ thực sự bị thiệt hại. Khâu giải quyết bồi thường là một trong những vấn đề nóng cần ưu tiên thực hiện. Bồi thường chậm trễ, người nuôi tôm thiếu vốn, sản xuất bị ngưng trệ. Bồi thường không đúng đối tượng (hộ nuôi tôm trục lợi) gây thất thoát ngân sách nhà nước, mất lòng tin nơi người dân. Bồi thường không thõa đáng gây bức xúc cho hộ tham gia. Vì thế bồi thường nhanh chóng, hợp lý sẽ là động lực đáng kể để người dân tích cực tham gia BHNN. 4.3.5 Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho hộ nuôi tôm Nghiên cứu cho thấy tập huấn kỹ thuật ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN của hộ nuôi tôm. Những hộ tham gia BHNN có tỷ lệ được tập huấn cao hơn. Tuy nhiên tỷ lệ hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật trong địa bàn còn chưa cao. Công tác tập huấn chưa được cơ quan ban ngành địa phương chú trọng và chưa tạo được niềm tin cho người tham gia tập huấn. Cơ quan ban ngành địa phương cần tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi để nâng cao nhận thức của hộ nuôi tôm về vai trò của kỹ thuật trong sản xuất. Trong buổi trao đổi có thể phối hợp với Sở Nông nghiệp, Hội Nông dân hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tôm. Bên cạnh đó, cơ quan địa phương có thể giới thiệu những hộ nuôi tôm đạt hiệu quả nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật để tạo sự tin tưởng cho hộ tham gia tập huấn. Thông qua tập huấn kỹ thuật hộ nuôi tôm sẽ được cung cấp nhiều thông tin về sản xuất cũng như những thông tin về BHNN từ đó có thể làm tăng quyết định tham gia BHNN. Quá trình tập huấn kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao nhận thức về các rủi ro mà hộ nuôi tôm phải đối mặt để có hướng phòng ngừa và xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Tập huấn kỹ thuật tốt giúp nâng cao hiệu quả nuôi tôm, giảm thiểu thiệt hại, giảm thiểu số tiển bồi thường bảo hiểm khi hộ tham gia BHNN. 4.3.6 Hỗ trợ vốn cho hộ nuôi tôm thuộc diện nghèo/cận nghèo Thực tế khảo sát cho thấy các hộ nghèo, cận nghèo rất cần vốn để sản xuất nhưng hộ này không thể vay từ ngân hàng do nghề nuôi tôm nhiều rủi ro Hơn nữa việc triển khai BHNN là công cụ kỳ vọng giúp giảm thiểu rủi ro ổn định thu nhập hộ nuôi tôm đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo nhưng những diện hộ này không đủ vốn để đáp ứng quy trình nuôi như quy định. Luẩn quẩn trong vòng vay thiếu vốn sản xuất, thiếu công cụ phòng ngừa rủi ro sẽ khiến cuộc sống của những hộ này ngày một bấp bênh. Chính phủ đã hỗ trợ phí bảo 50 hiểm thì nên hỗ trợ đến cùng về vốn để các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiều kiện sản xuất và có thể tham gia BHNN. Chính phủ có thể hỗ trợ về vốn bằng cách cho các hộ diện nghèo, cận nghèo vay với mức lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ lâu dài. Đồng thời hộ nghèo, cận nghèo không có hoặc có rất ít tài sản thế chấp nên Chính phủ cần xem xét nâng mức vốn hỗ trợ cho vay hộ nghèo, cận nghèo không có đảm bảo bằng tài sản. Việc nâng cao mức cho vay đối với hộ nghèo và cận nghèo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Điều quan trọng nhất là nhiều hộ dân nghèo sẽ có thêm cơ hội vươn lên làm giàu từ nguồn vốn vay ưu đãi. 4.3.7 Người dân cần chủ động tăng cường tập huấn kỹ thuật, nâng cao nhận thức về BHNN và có ý thức trách nhiệm khi tham gia BHNN Các hộ nuôi tôm còn hạn chế về tập huấn kỹ thuật. Nuôi tôm chỉ dựa vào kinh nghiệm thì chưa đủ, cần thiết áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật để khắc phục bất lợi do của khí hậu, thời tiết thay đổi, nguồn nước ô nhiễm. Hộ nuôi tôm cần nhìn nhận khách quan vai trò của kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Chủ động theo dõi tin tức nuôi trồng thủy sản, tham gia trao đổi biện pháp nuôi và cách thức phòng bệnh với các hộ sản xuất hiệu quả chứ không nên bảo thủ chỉ tin tưởng vào kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời các hộ nuôi tôm cần ý thức tốt việc bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước. Nhiều hộ ý thức kém đã thải nguồn nước khi tôm bệnh ra các kênh dẫn nước chung mà chưa xử lý dẫn đến nguồn nước của các hộ khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người nuôi tôm cần nhận thức bảo vệ môi trường nước chính là bảo vệ lợi ích lâu dài của chính họ. Khảo sát còn cho thấy nhận thức của hộ nuôi tôm về BHNN chưa rõ ràng và đầy đủ. Nhiều hộ dân chưa hiểu được lợi ích của BHNN. Hộ nuôi tôm cần chủ động thường xuyên theo dõi các phương tiện truyền thông như tivi, phát thanh địa phương để hiễu rõ tham gia chương trình BHNN sẽ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước từ đó có thể đưa ra quyết định tham gia BHNN. Đối với các hộ tham gia BHNN, khi tham gia hộ phải tuân thủ đúng quy định như về ao nuôi, con giống. Hộ tham gia cần hiểu rõ BHNN là để giảm thiểu rủi ro. Tuyệt đối không tham gia BHNN vì trục lợi bởi như đã nói trục lợi bảo hiểm chỉ là cái lợi trước mắt. Vấn đề trục lợi sẽ khiến hiệu quả chương trình BHNN thấp có thể dẫn đến việc ngưng triển khai chương trình đến lúc ấy người nuôi tôm sẽ không còn công cụ để phòng ngừa rủi ro được nữa. 51 Tóm lại, những giải pháp trên góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chương trình BHNN. BHNN có đạt được mục tiêu đề ra, BHNN có tiếp tục được triển khai hay không phụ thuộc rất lớn sự thực hiện nghiêm túc và đồng bộ của các cơ quan ban ngành và đơn vi bảo hiểm. Đồng thời, ý thức, trách nhiệm của người nuôi tôm cũng là nhân tố vô cùng quan trọng giúp chương trình BHNN phát triển bền vững, hiệu quả. 52 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Nghiên cứu này tập trung đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu. Để tiến hành đánh giá tác động, mô hình hồi quy logit được xây dựng dựa trên đặc điểm của 170 hộ tham gia phỏng vấn gồm 72 hộ tham gia và 98 hộ không tham gia BHNN. Những đặc điểm của hộ nuôi tôm được khảo sát bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, nhân khẩu, quan hệ địa phương, diện hộ, diện tích nuôi tôm, tập huấn kỹ thuật, chi phí sản xuất và tiết kiệm. Dựa trên các đặc điểm khảo sát, việc đánh giá tác động chương trình BHNN được thực hiện với ba phương pháp ghép cặp so sánh là trung tâm, cận gần nhất, bán kính. Kết quả phân tích điểm xu hướng cho thấy giá trị t ở ba phương pháp so sánh không có ý nghĩa thống kê. Điều này chỉ ra rằng chương trình thí điểm bảo hiểm tôm tác động đến thu nhập của hộ nuôi tôm không đáng kể. Thu nhập của nhóm hộ tham gia bảo hiểm và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm không có sự khác biệt hay tác động của bảo hiểm lên thu nhập gần như bằng không. Chương trình BHNN được kỳ vọng sẽ giúp hộ nuôi tôm phòng ngừa rủi ro và ổn định thu nhập. Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy trong điều kiện thực tế khi triển khai chương trình thí điểm BHNN còn nhiều bất cập nhất là việc chậm trễ trong quá trình bồi thường dẫn đến thu nhập của hộ tham gia bảo hiểm không khác biệt so với hộ không tham gia. Nhiều hộ tham gia khi thiệt hại xảy ra phải đợt hàng tháng trời dẫn đến thiếu vốn, sản xuất bị ngưng trệ, gây tâm lý hoang mang cho hộ tham gia. Công tác bồi thường cần phải được quan tâm hàng đầu có như vậy mới tạo được niềm tin cho người dân và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Qua khảo sát cho thấy chương trình BHNN được triển khai còn nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể, các hộ được khảo sát có trình độ học vấn khá thấp, bên cạnh đó công tác thông tin tuyên truyền còn kém nên nhận thức của hộ về chương trình bảo hiểm chưa đúng. Có những hộ nằm trong địa bàn được thí điểm nhưng cũng không biết đến chương trình. Các hộ tham gia chương trình BHNN chủ yếu là các hộ bình thường, số lượng hộ nghèo, cận nghèo rất ít vì đủ vốn để áp dụng điều kiện nuôi như quy định của bảo hiểm. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN của hộ nuôi tôm. Cụ thể là yếu tố tuổi, quan hệ địa phương, 53 diện tích nuôi tôm và tập huấn kỹ thuật có tác động cùng chiều với quyết định tham gia BHNN trong khi yếu tố nhân khẩu và kinh nghiệm có tác động ngược chiều với quyết định tham gia BHNN. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hình triển khai BHNN tại tỉnh Bạc Liêu còn tồn đọng nhiều khó khăn vướng mắc. Đồng thời nghiên cứu cho thấy các mục tiêu và định hướng của BHNN là đúng đắn tuy nhiên việc triển khai BHNN trong thực tế lại không đem lại hiệu quả như mong muốn. Đó là tại thời điểm khảo sát việc tham gia BHNN trong không tác động đến thu nhập của hộ tham gia. Qua đó cho thấy các cơ quan ban ngành có liên quan cần xem xét để đưa ra ra những giải pháp hữu hiệu, giúp tháo gỡ những bất cập để chương trình bảo hiểm thực sự đem lại hiệu quả như mọng đợi, tránh lãng phí ngân sách nhà nước. 5.2 KIẾN NGHỊ Từ thực tế khảo sát và các số liệu thu thập được tác giả xin kiến nghị với Nhà nước và phía đơn vị cung cấp BHNN nhằm tháo gỡ một số khó khăn tồn tại và nâng cao hiệu quả chương trình bảo hiểm. Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với điều kiện thực tế và tạo sự thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chương trình BHNN. Song song đó, xem xét việc đưa ra các hình thức bảo hiểm mới, khách quan hơn và có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức bảo hiểm năng suất hiện tại. Nhà nước cần có các giải pháp để hỗ trợ các hộ nuôi tôm thuộc diện nghèo, cận nghèo để các hộ có điều kiện tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, để chương trình bảo hiểm được hiệu quả, hạn chế tình trạng trục lợi, các nhà quản lý cần đưa ra các biện pháp chế tài cụ thể như thế ngân sách nhà nước mới thực hiện đúng sứ mệnh của mình là hỗ trợ, ổn định thu nhập cho các hộ tham gia thực sự bị thiệt hại và giảm thiệt hại cho đơn vị cung cấp bảo hiểm. Đơn vị cung cấp bảo hiểm Đơn vị cung cấp bảo hiểm cần kết hợp với cán bộ địa phương để tuyên truyền, giải đáp thắc mắc của bà con nuôi tôm về chương trình bảo hiểm. Khi ký kết hợp đồng công ty cần giải thích rõ các điều khoản trong hợp đồng cũng như cách tính bồi thường nếu thiệt hại xảy ra. Khi xảy ra thiệt hại, công ty cần giải thích mức bồi thường thực tế để hộ tham gia hiểu rõ, tránh gây bức xúc không đáng có. Thêm vào đó, đơn vị bảo hiểm cũng cần tăng cường cán bộ giải quyết bồi thường để công tác bồi thường đỡ mất thời gian. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm Bảo Việt 2. Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp 3. Cổng thông tin điện tử huyện Hòa Bình 4. Cổng thông tin điện tử thành phố Bạc Liêu 5. Cổng thông tin điện tử thành phố Bạc Liêu 6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu 7. Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, 2013. Báo cáo doanh thu và bồi thường năm 2013 và tháng 01/2014. 8. Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2013. 9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 10. Lê Khương Ninh, 2013. Giải pháp góp phần phát triển thị trường Bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta. Tạp chí Ngân hàng, số 18, trang 47 – 54. 11. Lương Vinh Quốc Duy, 2008. Đánh giá tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển: phương pháp Propensity Score Matching. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3, trang 140 – 144. 12. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ. 13. Ngành nuôi tôm Việt Nam, hiện trạng và thách thức, 2004, [online] [Ngày truy cập: 01/02/2014]. 14. Nguyễn Tuấn Sơn, 2008. Nghiên cứu vận dụng phương pháp chỉ số trong bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam, [pdf] < 55 http://www.hua.edu.vn:85/tc_khktnn/Upload%5C1792008Bai%2013%20_ban%20in_.pdf> [Ngày truy cập: 02/02/2014]. 15. Nguyễn Văn Huy, 2012. Ứng dụng ghép cặp xác suất trong thiết kế và phân tích đánh giá hiệu quả chương trình/dự án can thiệp. Đại học Y Hà Nội, [pdf] [Ngày truy cập: 01/03/2014]. 16. Phạm Lê Thông, 2013. Mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của các nông hộ ở Cần Thơ. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP.HCM, số 90, trang 3 – 10. 17. Quốc hội, 2000. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. Hà Nội, tháng 12 năm 2000. 18. Shahidur R. Khandker, et al., 2010. Cẩm nang đánh giá tác động, các phương pháp định lượng và thực hành, [e-book] [Ngày truy cập: 30/02/2014]. 19. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013. Báo cáo kết quả tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2013 triển khai kế hoạch 2014 và Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi theo Quyết Định 315/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. Bạc Liêu, tháng 01/2014. 20. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, 2008. Sự khác nhau của nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập mặn, [online] [Ngày truy cập: 01/02/2014]. Danh mục tài liệu tiếng Anh 1. Bielza at al, 2009. Risk management ang Agricultural Insurance Schemes in Europe, [pdf] Available at [Accessed 05 Ferbuary 2014] 2. Michael Sciabarrasi, 2010. Agricultural Business Management, [online] [Accessed 02 Ferbuary 2014]. 3. Nguyễn Quốc Nghi, 2013. The demand for participating in tiger prawn farming production assurance in Dong Hai District, Bac Lieu Province, [online] Available at [Accessed 01 February 2014]. 4. Olivier Mahul, 2012. Agricultural Insurance for Developing Countries: The Role of Government, [pdf] Available at [Accessed 04 Ferbuary 2014]. 5. Osman Gulseven, Aginsurance Project (Development, Implementation and Evaluation of Index-Based Insurance Schemes for Optimal Risk Management in Agriculture) : Agricultural Insurance Types, [online] Available at < http://aginsuranceproject.com/index.php/agriculturalinsurance/agricultural-insurance-types.html> [Accessed 05 Ferbuary 2014] 6. R.A.J. Roberts, 2005. Insurance of crops in developing countries, [pdf] Available at [Accessed 02 February 2014]. 57 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Xin chào Ông (Bà), tôi là sinh viên khoa KT - QTKD của Trường ĐH Cần Thơ. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Bảo hiểm Nông nghiệp”. Rất mong ông (bà) vui lòng dành khoảng 20 phút để giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát dưới đây. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà và những thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. I. PHẦN QUẢN LÝ Tên đáp viên: Ngày phỏng vấn: ............................................................. ....................................... Địa chỉ: Số thứ tự mẫu: ...................................................................... ......................................... ......................................................................... . ........... Tên phỏng vấn Số điện thoại (nếu có): viên: ................................ .............................................. II. THÔNG TIN CHUNG CỦA CHỦ HỘ Họ và tên chủ hộ: 1. Giới tính: 1 – Nam ; 0 – Nữ 2. Năm sinh: 3. Dân tộc: 1 – Kinh ; 2 – Khmer 4. Trình độ: 5. Hoạt động chính của chủ hộ: 6. Kinh nghiệm nuôi tôm: III. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ 7. Tổng số thành viên trong gia đình: _______người 7.1. Số thành viên trong độ tuổi lao động (có khả năng lao động) là: _______ người 7.2. Thông tin về các thành viên trong độ tuổi lao động (có khả năng lao động) năm 2013: Quan hệ với Nam chủ (1) hộ (0) T Trình Nghề uổi độ học vấn nghiệp 58 8. Ông Bà có người thân làm tại cơ quan hành chính địa phương hoặc công ty Bảo hiểm hay không? 1 – Có ; 0 - Không 9. Hộ gia đình của ông (bà) thuộc đối tượng nào sau đây? 1. Hộ nghèo 3. Hộ bình thường 2. Hộ cận nghèo 10. Tài sản của gia đình 2013 a. Đất thổ b. Đất nuôi c. Đất trồng d. Máy 2 2 2 cư (m ) tôm (m ) lúa (m ) (triệu đồng) móc IV. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ 11. Ông (Bà) có vay vốn hay không: 1 - Có tiếp câu 13 ; 0 - Không tiếp câu 12 12. Ông (bà) vui lòng cho biết lý do tại sao không vay vốn 1. Đủ nguồn lực tài chính sẵn có 2. Không đủ điều kiện được vay 3. Không biết thông tin về vay vốn 4. Khác (ghi rõ): _________________ 13. Ông (bà) vui lòng cho biết thông tin cụ thể về tình hình vay vốn của gia đình Chỉ 2013 tiêu Ngân hàng Ngu ồn vay Vay từ hội, tổ chức Khác Mục Sản xuất kinh 59 đích dụng sử doanh Tiêu dùng Trả nợ Số tiền (VND) Nhu cầu xin vay Vay được Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%/năm) 14. Các thông tin ông (bà) được hỗ trợ: Cung cấp bởi: - không được cung cấp - các tổ chức chính phủ Tiêu thức - các tổ chức tư nhân - cả hai nguồn 1. Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất (phân bón, giống, …) 2. Thông tin thị trường đầu ra 3. Thông tin về các nguồn tín dụng 4. Khác (ghi rõ) 15. Chi phí sản xuất của gia đình năm 2013 Tiêu Thức Vụ 1 a. Chi phí XDCB Cơ sở vật chất Tiền thuê đất 60 Vụ 2 b. Chi phí hoạt động sản xuất Giống 1.1 Địa phương 1.2 Tỉnh khác Thức ăn và thuốc, hóa chất Tiền công 3.1 Lao động nhà 3.2 Lao động thuê Nhiên liệu (điện, dầu) Khấu hao máy móc, thiết bị Chi phí khác 7. Tổng cộng 16. Ông (Bà) thường tiêu thụ sản phẩm như thế nào? 1 - Thương lái ; 0 - Khác 17. Thu nhập năm 2013 từ hoạt động nuôi tôm Tiêu thức Vụ 1 Vụ 2 Sản lượng (kg) Giá bán trung bình Thành tiền 18. Thu nhập từ hoạt động sản xuất khác là………………triệu đồng/tháng. 19. Tổng chi tiêu sinh hoạt bình quân của gia đình? ………………….. /tháng. 20. Ông bà có khoản tiết kiệm mỗi năm của gia đình không? 1 – Có ; 0 - Không 61 21. Hình thức tiết kiệm của ông/bà là gì? Năm 2013 T Tiêu thức T Có (1) 1 Mua vàng 2 Chơi hụi 3 Gửi tiết kiệm (Ngân hàng..) Không (0) 22. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất? 1.Thiếu vốn đầu tư 2.Giá (con) giống cao 3.Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao/ Giá thuốc chữa bệnh và thức ăn cho thủy sản cao 5.Điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt 6.Thiếu thông tin về kỹ thuật nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch 7.Sâu, bệnh hoành hành 8.Thiếu lao động 9.Đầu ra sản phẩm còn nhiều khó khăn 10.Khác_________________ V. CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 23. Ông /bà có biết về chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ tại địa phương mình không? 1 - Có tiếp câu 24 0 - Không 24. Ông bà biết thông tin đó từ đâu? 1. Ti vi, báo chí, Internet 2. Qua bạn bè, người thân 3. Do chính quyền địa phương phổ biến 4. Các tổ chức bảo hiểm 5. Khác_______________ 25. Ông (Bà) có tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm tôm năm 2013 ? 1 - Có tiếp câu 26 0 - Không tiếp câu 29 26. Lý do ông (bà) tham gia bảo hiểm nông nghiệp? 62 1. Đáp ứng điều kiện vay vốn sản xuất của ngân hàng 2. Khuyến cáo của địa phương 3. Giảm thiểu thiệt hại, thu hồi vốn sản xuất khi có rủi ro 4. Được hỗ trợ mức phí tham gia 5. Giảm được chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn cho thủy sản,…) 6. Được tập huấn kỹ thuật sản xuất 7. Khác (ghi rõ)_______________________________ 27. Ông (Bà) đã tham gia được bao nhiêu vụ? ………………năm 2013 28. Mức phí ông (bà) được hỗ trợ khi tham gia chương trình bảo hiểm ? 1. 100% rõ)_________ 2. 80% 3. 60% 4. Khác (ghi 29. Lý do ông (bà) không tham gia bảo hiểm nông nghiệp ? 1. Không biết thông tin về chương trình bảo hiểm nông nghiệp 2. Phí tham gia bảo hiểm cao 3. Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thường) 4. Sản xuất nhỏ lẻ 5. Không muốn bị áp đặt thực hiện theo 1 quy trình (sản xuất) nhất định 6. Tự khắc phục được rủi ro 7. Khác (ghi rõ)________________________________ 30. Thông tin liên quan bảo hiểm nông nghiệp năm 2013 63 Tiêu thức Vụ 1 Vụ 2 Diện tích tham gia BHNN (ha) Số lượng (con) Tôm giống Thức ăn Đơn (đồng/con) giá Khối lượng Đơn (đồng/kg) giá (tấn) Nguyên nhân thiệt hại Thời điểm nuôi bị thiệt hại (ngày thứ….) Tỷ lệ phí bảo hiểm theo hình thức nuôi (%) Số tiền bảo hiểm (triệu đồng) Số tiền bồi thường (triệu đồng) Ước tính Thực tế VI. SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Phí tham gia bảo hiểm hiện tại đối với hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu theo quy định của nhà nước là 6.500.000 đồng/1000m2/vụ. Bây giờ chúng tôi muốn biết Ông/ Bà có sẵn lòng trả thêm tiền (để tiếp tục tăng phí Bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian tới) nhằm giảm và hướng đến xóa hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho Bảo hiểm nông nghiệp bằng cách chấp nhận mức phí bảo hiểm mới hay không? 31.1 Giả sử khoản phí mà mỗi hộ gia đình phải trả để tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp là ________________đồng/1000m2/vụ 31.2 Ông (bà) có sẵn sàng chi trả một khoản phí ____________ đồng/1000m2/vụ để được tham gia bảo hiểm nông nghiệp không? 64 1 - Có tiếp câu 36 0 - Không tiếp câu 32 32. Nếu Ông (Bà) không sẵn sàng chi trả cho bảo hiểm nông nghiệp với số tiền tương ứng _______________/1000m2/vụ như trên thì ông bà có sẵn lòng trả một số tiền nào đó để tham gia bảo hiểm nông nghiệp không? 1 - Đồng ý 0 - Không đồng ý tiếp câu 33 tiếp câu 36 33. Nếu đồng ý, số tiền mà ông (bà) sẵn sàng chi trả là…......................đồng Bây giờ chúng tôi muốn Ông/Bà xem xét lại câu trả lời của mình về việc Ông/ Bà sẵn lòng trả mức phí bảo hiểm mới là đồng/ tháng 34. Xin vui lòng cho biết mức độ chắc chắn của Ông/ Bà khi trả lời “CÓ”/ “KHÔNG”? 1. Hoàn toàn chắc chắn 2. Chắc chắn 3. Bình thường 4. Không chắc chắn 5. Hoàn toàn không chắc chắn 35. Ông (Bà) vui lòng xếp hạng các biện pháp sau đây theo thứ tự tác động đến việc sẵn lòng chi trả để tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Ghi số 1 nếu Ông(Bà) cho rằng biện pháp đó tác động nhiều nhất, số 2, 3, 4 và 5 cho các biện pháp ít tác động hơn. Biện pháp Xế p hạng 1.Cung cấp thông tin nhiều hơn về bảo hiểm nông nghiệp 2.Hỗ trợ phí tham gia bảo hiểm nhiều hơn 3.Đơn giản hóa các thủ tục (khi tham gia và bồi thường) 4.Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nhiều hơn 5.Khác, xin cho biết: 65 VII. SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 36. Vui lòng cho biết mức độ hài lòng của Ông/ Bà với chương trình Bảo hiểm nông nghiệp tại địa phương của Ông/ Bà? 1. Hoàn toàn không hài lòng 4. Hài lòng 2. Không hài lòng 5. Rất hài lòng 3. Trung bình 37. Ông/ Bà vui lòng cho biết mức độ hài lòng của Ông/ Bà về các vấn đề sau: 1. Hoàn toàn không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Trung bình lòng 5. Rất hài lòng Vấn đề 1 2 3 4 5 4.Hài Cụ thể 1. Tham gia BHNN có mang lại hiệu quả như ông bà mong đợi? 2. Việc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh có thỏa đáng với mong đợi của ông bà? 38. Ông/Bà có đề xuất gì cho chương trình Bảo hiểm nông nghiệp? .......................................................................................................... ........................................... .......................................................................................................... ........................................... 39. Theo ông (bà) có nên phát triển rộng rãi bảo hiểm nông nghiệp hay không? Vì sao? …………………………………………………………………………… …………………… …………………………………………………………………………… …………………… 66 40. Ông (bà) có muốn tham gia vào vụ tới không ? 1 - Có 0 - Không XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ)! 67 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY 1. Kết quả mô hình hồi qui và các kiểm định logit y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem Iteration 0: log likelihood = -115.83896 Iteration 1: log likelihood = -75.811411 Iteration 2: log likelihood = -74.438105 Iteration 3: log likelihood = -74.428243 Iteration 4: log likelihood = -74.42824 Logistic regression Number of obs = LR chi2(11) = 82.82 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -74.42824 Pseudo R2 170 = 0.3575 -----------------------------------------------------------------------------y| Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gioitinh | .7147968 -.7475488 .7461084 tuoi | .0584922 .0317114 trinhdo | .0676145 .0883104 kinhnghiem | -.1454263 .0105102 nhankhau | -.4080045 .0160972 -1.00 1.84 0.065 0.77 0.444 0.316 -2.209894 -.0036611 .1206454 -.1054708 .2406997 .068836 -2.11 0.035 -.2803424 - .1999564 -2.04 0.041 -.7999118 - quanhe | 2.137199 .5358001 ho | .1597567 .9916557 3.99 0.000 0.16 0.872 68 1.08705 -1.783853 3.187347 2.103366 dtnuoitom | .0702466 taphuan | 2.754717 .0411886 1.842217 .0148258 2.78 0.005 .0121306 .4655699 3.96 0.000 .9297171 cpsx | .0000265 .0000273 0.97 0.332 -.000027 .00008 tietkiem | 1.019382 -.1599436 .6017076 -0.27 0.790 -1.339269 _cons | -3.526263 1.982655 -1.78 0.075 -7.412196 .3596707 -----------------------------------------------------------------------------a) Kiềm định sự sai lệch trong việc xác định mô hình linktest Iteration 0: log likelihood = -115.83896 Iteration 1: log likelihood = -75.042296 Iteration 2: log likelihood = -74.426467 Iteration 3: log likelihood = -74.41611 Iteration 4: log likelihood = -74.416106 Logistic regression Number of obs = LR chi2(2) = 82.85 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -74.416106 Pseudo R2 170 = 0.3576 -----------------------------------------------------------------------------y| Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------_hat | 1.006554 .1591331 6.33 0.000 .6946587 _hatsq | .012199 .0779799 0.16 0.876 -.1406388 .1650367 69 1.318449 _cons | -.0209757 .2453479 -0.09 0.932 -.5018487 .4598973 ------------------------------------------------------------------------------ b) Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cor gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem (obs=170) | gioitinh tuoi trinhdo kinhng~m nhankhau quanhe dtnuoi~m taphuan cpsx tietkiem ho -------------+-------------------------------------------------------------------------------------------------gioitinh | 1.0000 tuoi | -0.0915 1.0000 trinhdo | 0.0082 -0.3596 1.0000 kinhnghiem | 0.0047 0.5181 -0.1693 1.0000 nhankhau | -0.1097 0.2990 -0.1766 0.3188 1.0000 quanhe | 0.0284 -0.0330 0.4774 0.0399 -0.1006 1.0000 ho | -0.1071 0.0162 0.2441 0.0550 0.0031 0.2962 1.0000 dtnuoitom | -0.0232 0.2173 1.0000 0.0942 taphuan | 0.0140 -0.1139 0.0404 0.0816 1.0000 0.2366 0.0900 0.0082 0.4537 0.0643 -0.0963 -0.0292 0.0769 cpsx | 0.0739 0.1098 0.1112 0.0921 -0.0158 0.0936 0.1114 -0.1122 -0.1317 1.0000 tietkiem | -0.0641 0.1156 0.1102 0.2291 0.1210 0.2937 0.5431 0.2519 0.0415 0.0894 1.0000 c) Mức độ dự báo chính xác của mô hình lstat 70 Logistic model for y -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ - | | 52 17 | 69 20 81 | 101 -----------+--------------------------+----------Total | 72 98 | 170 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as y != 0 -------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 72.22% Specificity Pr( -|~D) 82.65% Positive predictive value Negative predictive value Pr( D| +) 75.36% Pr(~D| -) 80.20% -------------------------------------------------False + rate for true ~D False - rate for true D Pr( +|~D) 17.35% Pr( -| D) 27.78% False + rate for classified + Pr(~D| +) 24.64% False - rate for classified - Pr( D| -) 19.80% -------------------------------------------------Correctly classified 78.24% -------------------------------------------------e) Xác định hiệu ứng biên mfx Marginal effects after logit y = Pr(y) (predict) = .36344032 -----------------------------------------------------------------------------71 variable | dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] X ---------+-------------------------------------------------------------------gioitinh*| -.1816237 .894118 .1844 tuoi | .0135322 trinhdo | 8.24118 .0073 .0156427 -0.98 0.325 -.543046 .179798 1.85 0.064 -.000784 .027848 43.6588 .02042 0.77 0.444 -.024372 .055657 kinhng~m | -.0336446 8.55294 .01577 -2.13 0.033 -.064561 -.002728 nhankhau | -.0943924 4.01176 .04603 -2.05 0.040 4.80 0.000 quanhe*| .541176 .4512657 .09392 ho*| .0362518 dtnuoi~m | 16.8765 taphuan*| .464706 .267181 .63535 0.16 0.869 -.395538 .468042 .911765 .009529 .00346 2.75 0.006 .00274 .016318 .4096354 .09226 4.44 0.000 .228809 .590462 cpsx | 6.13e-06 tietkiem*| .752941 .2203 -.1846 -.004185 .00001 -.037384 0.97 0.333 -6.3e-06 .000019 25330.7 .14198 -0.26 0.792 -.315668 .2409 -----------------------------------------------------------------------------(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 2. Tính điểm xu hướng . pscore y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem, pscore(myscore) blockid(myblock) com > sup numblo(5) level(0.005) logit **************************************************** Algorithm to estimate the propensity score **************************************************** The treatment is y 72 y| Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0| 98 57.65 57.65 1| 72 42.35 100.00 ------------+----------------------------------Total | 170 100.00 Estimation of the propensity score Iteration 0: log likelihood = -115.83896 Iteration 1: log likelihood = -78.610069 Iteration 2: log likelihood = -74.756606 Iteration 3: log likelihood = -74.431801 Iteration 4: log likelihood = -74.428241 Iteration 5: log likelihood = -74.42824 Logistic regression Number of obs = LR chi2(11) = 82.82 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -74.42824 Pseudo R2 170 = 0.3575 -----------------------------------------------------------------------------y| Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gioitinh | .7147968 -.7475488 .7461084 tuoi | .0584922 .0317114 trinhdo | .0676145 .0883104 kinhnghiem | -.1454263 .0105102 nhankhau | -.4080045 .0160972 -1.00 1.84 0.065 0.77 0.444 0.316 -2.209894 -.0036611 .1206454 -.1054708 .2406997 .068836 -2.11 0.035 -.2803424 - .1999564 -2.04 0.041 -.7999119 - quanhe | 2.137199 .5358001 3.99 0.000 73 1.08705 3.187348 ho | .1597566 .9916557 dtnuoitom | .0702466 .0411886 taphuan | 2.754718 1.842217 0.16 0.872 -1.783853 2.103366 .0148258 2.78 0.005 .0121306 .4655699 3.96 0.000 .9297172 cpsx | .0000265 .0000273 0.97 0.332 -.000027 .00008 tietkiem | 1.019382 -.1599436 .6017076 -0.27 0.790 -1.339269 _cons | -3.526263 1.982655 -1.78 0.075 -7.412196 .3596703 -----------------------------------------------------------------------------Note: the common support option has been selected The region of common support is [.04493653, .98931926] Description of the estimated propensity score in region of common support Estimated propensity score ------------------------------------------------------------Percentiles Smallest 1% .0460862 .0449365 5% .0725694 .0460862 10% .1102508 .0461721 Obs 25% .2047033 .0503824 Sum of Wgt. 50% .451982 Mean Largest Std. Dev. 147 .4860075 .2999005 75% .7662785 .9679977 90% .9001007 .9720745 Variance 95% .9325587 .9770665 Skewness 99% .9770665 .9893193 Kurtosis 74 147 .0899403 .1273042 1.608423 ****************************************************** Step 1: Identification of the optimal number of blocks Use option detail if you want more detailed output ****************************************************** The final number of blocks is 5 This number of blocks ensures that the mean propensity score is not different for treated and controls in each blocks ********************************************************** Step 2: Test of balancing property of the propensity score Use option detail if you want more detailed output ********************************************************** The balancing property is satisfied This table shows the inferior bound, the number of treated and the number of controls for each block Inferior | of block | y of pscore | 0 1| Total -----------+----------------------+---------.0449365 | 32 4| 36 .2 | 19 8| 27 .4 | 11 16 | 27 .6 | 12 12 | 24 .8 | 1 32 | 33 -----------+----------------------+---------Total | 75 72 | 147 Note: the common support option has been selected 75 ******************************************* End of the algorithm to estimate the pscore ******************************************* 3. Thực hiện các phép so sánh a) Phương pháp ghép cặp trung tâm attk tngiadinh y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem, comsup boot reps(100) dots logit The program is searching for matches of each treated unit. This operation may take a while. ATT estimation with the Kernel Matching method --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------72 75 -4971.568 . . --------------------------------------------------------Note: Analytical standard errors cannot be computed. Use the bootstrap option to get bootstrapped standard errors. Bootstrapping of standard errors command: attk tngiadinh y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem , pscore() logit > comsup bwidth(.06) statistic: attk = r(attk) ................................................................................ note: label truncated to 80 characters Bootstrap statistics Number of obs Replications = = 170 100 -----------------------------------------------------------------------------76 Variable | Reps Observed Bias Std. Err. [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------attk | 100 -4971.568 -2799.474 5498.338 -15881.46 5938.327 (N) | -18834 3195.667 (P) | -12671.23 6466.219 (BC) -----------------------------------------------------------------------------Note: N = normal P = percentile BC = bias-corrected ATT estimation with the Kernel Matching method Bootstrapped standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------72 75 -4971.568 5498.338 -0.904 -----------------------------------------------------------b) Phương pháp ghép cặp gần nhất attnd tngiadinh y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem, comsup boot reps(100) dots logit The program is searching the nearest neighbor of each treated unit. This operation may take a while. ATT estimation with Nearest Neighbor Matching method (random draw version) Analytical standard errors -------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------72 24 -7218.292 8695.989 -0.830 --------------------------------------------------------77 Note: the numbers of treated and controls refer to actual nearest neighbour matches Bootstrapping of standard errors command: attnd tngiadinh y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem , pscore() logit comsup statistic: attnd = r(attnd) ................................................................................ note: label truncated to 80 characters Bootstrap statistics Number of obs Replications = = 170 100 -----------------------------------------------------------------------------Variable | Reps Observed Bias Std. Err. [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------attnd | 100 -7218.292 -1331.956 8791.814 -24663.16 10226.57 (N) | -27221.63 6167.563 (P) | -25156.62 6459.507 (BC) -----------------------------------------------------------------------------Note: N = normal P = percentile BC = bias-corrected ATT estimation with Nearest Neighbor Matching method (random draw version) Bootstrapped standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------72 24 -7218.292 8791.814 -0.821 --------------------------------------------------------78 Note: the numbers of treated and controls refer to actual nearest neighbour matches c) Phương pháp ghép cặp bán kính attr tngiadinh y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem, comsup boot reps(100) dots logit radius(0.01) The program is searching for matches of treated units within radius. This operation may take a while. ATT estimation with the Radius Matching method Analytical standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------35 35 -9569.320 5932.596 -1.613 --------------------------------------------------------Note: the numbers of treated and controls refer to actual matches within radius Bootstrapping of standard errors command: attr tngiadinh y gioitinh tuoi trinhdo kinhnghiem nhankhau quanhe ho dtnuoitom taphuan cpsx tietkiem , pscore() logit > comsup radius(.01) statistic: attr = r(attr) ................................................................................ note: label truncated to 80 characters Bootstrap statistics Number of obs Replications = = 170 100 -----------------------------------------------------------------------------Variable | Reps Observed Bias Std. Err. [95% Conf. Interval] 79 -------------+---------------------------------------------------------------attr | 100 -9569.32 738.4833 7756.373 -24959.65 5821.007 (N) | -26109.69 2890.373 (P) | -36682.09 1423.876 (BC) -----------------------------------------------------------------------------Note: N = normal P = percentile BC = bias-corrected ATT estimation with the Radius Matching method Bootstrapped standard errors --------------------------------------------------------n. treat. n. contr. ATT Std. Err. t --------------------------------------------------------35 35 -9569.320 7756.373 -1.234 --------------------------------------------------------Note: the numbers of treated and controls refer to actual matches within radius 4. Kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên mẫu độc lập . ttest tnkhongtg == tncotg, unpaired unequal Two-sample t test with unequal variances -----------------------------------------------------------------------------Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] ---------+-------------------------------------------------------------------tnkhon~g | 20577.31 tncotg | 8355.482 98 72 14357.41 6198.389 3133.889 31023.92 8137.506 1081.823 9179.57 4041.296 80 ---------+-------------------------------------------------------------------combined | 14623.41 170 10901.82 1885.208 24580.11 7180.233 ---------+-------------------------------------------------------------------diff | 8159.019 3315.358 1594.383 14723.66 -----------------------------------------------------------------------------diff = mean(tnkhongtg) - mean(tncotg) Ho: diff = 0 t = 2.4610 Satterthwaite's degrees of freedom = 119.183 Ha: diff < 0 Pr(T < t) = 0.9924 Ha: diff != 0 Ha: diff > 0 Pr(|T| > |t|) = 0.0153 Pr(T > t) = 0.0076 PHỤ LỤC 3 Bảng 1: Mức hỗ trợ cho từng đối tượng tham gia BHNN Đối tượng hỗ trợ Mức hỗ trợ trên phí BHNN Hộ nông dân, cá nhân nghèo 100% Hộ nông dân, cá nhân cận nghèo 90% Hộ nông dân, cá nhân bình thường 60% Tổ chức sản xuất nông nghiệp 20% Bảng 2: Tỷ lệ thiệt hại được bản hiểm cho tôm thẻ chân trắng Tỷ lệ thiệt hại Tỷ lệ thiệt hại được Ngày được bảo hiểm (%) nuôi Dịch bệnh 1 – 10 11 – 13 Ngày bảo hiểm (%) nuôi Thi ên tai 0 10 17 17 Dịch bệnh 47 – 50 – 49 52 81 Thiê n tai 38 38 25 44 14 – 16 17 – 19 20 – 22 23 – 25 26 – 28 29 – 31 32 – 34 35 – 37 38 – 40 41 – 43 44 – 46 18 18 19 19 21 21 22 22 24 24 25 25 26 26 29 29 32 32 34 34 36 36 53 – 56 – 59 – 62 – 65 – 68 – 71 – 74 – 77 – 55 58 61 64 67 70 73 76 79 80 82 20 50 15 56 0 62 0 68 0 74 0 80 0 86 0 92 0 98 0 100 [...]... quả của chương trình bảo hiểm 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm tại địa bàn TP Bạc Liêu, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm tôm của nông hộ tại địa bàn TP .Bạc Liêu, huyện Hòa Bình - Đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm ở TP .Bạc Liêu, ... ra vấn đề liệu bảo hiểm tôm có thực sự phát huy vai trò của mình là giúp người nuôi tôm giảm thiểu rủi ro và ổn định thu nhập? Đề tài Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đế thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ tình hình thực tế triển khai bảo hiểm và xem xét việc tham gia BHNN có giúp ổn định thu nhập của hộ nuôi tôm Từ đó đề xuất một số giái pháp nhằm nâng... phần thu về sau đó Cụ thể, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thu nhập chỉ là số tiền thu về từ việc bán nông sản Tuy nhiên, theo mục tiêu của bài nghiên cứu, thu nhập là của hộ nuôi tôm phần còn lại sau khi đã trừ tất cả các chi phí có liên quan 2.1.5.2 Phân loại thu nhập Thu nhập của hộ có thể phân thành ba loại: thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập khác Thu nhập nông nghiệp: ... hợp đặc biệt của bảo hiểm doanh thu Bảo hiểm thu nhập (Income Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại biến động trong thu nhập của người nông dân Như ta đã biết, thu nhập bằng doanh thu trừ đi chi phí Như vậy, bảo hiểm thu nhập giúp bảo hiểm những rủi ro về thay đổi trong doanh thu, sản lượng, giá cả, cũng 9 như chi phí sản xuất - các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân Theo... tác động ổn định thu nhập của hộ nuôi tôm tại địa bàn 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện và nghiên cứu về tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm tại địa bàn TP .Bạc Liêu và huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu 1.3.2 Thời gian Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013 Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn 170 hộ nuôi tôm thu c... triển của thị trường BHNN Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa xem xét đến việc tham gia BHNN có giúp ổn định thu nhập của hộ sàn xuất Đây là vấn đề cần được nghiên cứu bởi nó sẽ cho ta biết được rằng trong điều kiện thực tế BHNN có phát huy được mục tiêu ổn định thu 19 nhập của mình hay không Do đó, đề tài Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu ... nông nghiệp Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy để kiểm định tác động của các yếu tố có liên quan đến nguồn thu nhập của nông hộ trên địa bàn Qua tham khảo các tài liệu liên quan, tác giả chọn mô hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến mua bảo hiểm tôm và thu nhập của hộ trồng nuôi tôm Từ đó, làm cơ sở để đánh giá tác động BHNN đến. .. TP .Bạc Liêu, huyện Hòa Bình trong tháng 02/2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nuôi tôm gồm nhóm hộ có tham gia bảo hiểm tôm và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm tôm 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm tôm tại TP .Bạc Liêu, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu? Câu hỏi 2: Có sự khác biệt về thu nhập giữa hộ có tham gia bảo hiểm và hộ. .. bình chung này chính là tác động của dự án đối với những người tham gia 2.3.4 Mô hình nghiên cứu Từ những tài liệu tham khảo và hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn tác giả tiến hành đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của hộ nuôi tôm theo các bước sau : Bước 1: Tính toán mô hình tham gia chương trình Để xác định các nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm tôm, tác giả sử dụng mô hình... của hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) và nghiên cứu về Mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của các nông hộ ở Cần Thơ của Phạm Lê Thông (2013) Cả hai nghiên cứu này có điểm chung là xác định xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của hộ nuôi tôm và trồng lúa Cả hai tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả về đặc điểm sản xuất của ... trình bảo hiểm tiếp tục thực góp phần ổn định thu nhập hộ nuôi tôm 34 CHƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA... người nuôi tôm giảm thiểu rủi ro ổn định thu nhập? Đề tài Đánh giá tác động bảo hiểm nông nghiệp đế thu nhập hộ nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu thực nhằm tìm hiểu rõ tình hình thực tế triển khai bảo hiểm. .. định thu nhập hộ nuôi tôm Từ đề xuất số giái pháp nhằm nâng cao hiệu chương trình bảo hiểm 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tác động bảo hiểm tôm đến thu nhập hộ nuôi tôm

Ngày đăng: 13/10/2015, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan