khảo sát hai độ tuổi gốc ghép ớt cà đến sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt kiểng

58 465 1
khảo sát hai độ tuổi gốc ghép ớt cà đến sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt kiểng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG KHƯU LINH THẲNG KHẢO SÁT HAI ĐỘ TUỔI GỐC GHÉP ỚT CÀ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BA GIỐNG ỚT KIỂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG KHẢO SÁT HAI ĐỘ TUỔI GỐC GHÉP ỚT CÀ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BA GIỐNG ỚT KIỂNG Giáo viên hướng dẫn: PGs. TS. Trần Thị Ba ThS. Võ Thị Bích Thủy Sinh viên thực hiện: Khưu Linh Thẳng MSSV: 3113100 Lớp: TT11X8A1 Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -------------------------------------------------------------------------------------------------- Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa Học Cây Trồng với đề tài: KHẢO SÁT HAI ĐỘ TUỔI GỐC GHÉP ỚT CÀ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BA GIỐNG ỚT KIỂNG Do sinh viên Khưu Linh Thẳng thực hiện. Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cán bộ hướng dẫn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -------------------------------------------------------------------------------------------------- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài: KHẢO SÁT HAI ĐỘ TUỔI GỐC GHÉP ỚT CÀ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BA GIỐNG ỚT KIỂNG Do sinh viên Khưu Linh Thẳng thực hiện và bảo vệ trước hội đồng. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ..................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: ............................................. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Thành viên Hội đồng …………………….. ..…………………. DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ii ……………………. TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. Lý lịch sơ lược Họ và tên: Khưu Linh Thẳng Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 02/11/1993 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang Họ và tên cha: Khưu Linh Giang Họ và tên mẹ: Võ Thị Phụng Chỗ ở hiện nay: xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang II. Quá trình học tập 1. Tiểu học Thời gian: 1999 - 2004 Trường: Tiểu Học Vĩnh Lợi Địa chỉ: xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 2. Trung học Cơ sở Thời gian: 2004 - 2008 Trường: Trung học Cơ sở Vĩnh Lợi Địa chỉ: xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 3. Trung học Phổ thông Thời gian: 2008 - 2011 Trường: Trung học Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm Địa chỉ: thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 4. Đại học Thời gian: 2011 - 2014 Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ: Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Chuyên ngành: Khoa Học Cây Trồng (Khóa 37) Ngày… tháng… năm 2014 Khưu Linh Thẳng iii LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến - PGs.TS. Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. - ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn. - Cố vấn học tập cô Bùi Thị Cẩm Hường đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học. - Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn! - Chị Lý Hương Thanh, Chị Nương cùng các bạn Trần Bá Đại, Nguyễn Kim Yến, Lê Ly Ni, Lợi, Hậu, Xương, Nhung, K.Anh, Trúc, Trinh, Luân, Tuấn, Nguyên, Duy, Trung, đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thân gửi về! Các bạn lớp Khoa Học Cây Trồng khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai. Khưu Linh Thẳng iv KHƯU LINH THẲNG, 2014. “Khảo sát hai độ tuổi gốc ghép ớt Cà đến sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt kiểng”. Luận văn tốt nghiệp Đại hội Khoa Hoc Cây Trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện tại Nhà lưới Nghiên cứu Rau sạch, khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ, từ 03 – 08/2013 nhằm tìm ra độ tuổi gốc ghép ớt Cà thích hợp về sinh trưởng (chiều cao, đường kính, tỷ lệ gốc ghép/ngọn ghép, đường kính tán) và phát triển của các giống ớt kiểng ghép. Được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, 5 lần lặp lại: + Nhân tố 1: gốc ghép ớt Cà với hai độ tuổi 80 và 60. + Nhân tố 2: ba ngọn ghép ớt kiểng Tròn Tím, Dài Tím, Trắng Tam Giác (ba ngọn ớt kiểng ghép trên cùng một gốc ớt Cà). Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của thí nghiệm khá cao (65 – 70% ở thời điểm 9 NSKGh), chiều cao trung bình của hai nghiệm thức 18,23 cm đến 24,21 cm, đường kính trung tán bình 33,36 – 49,47 cm, số trái trung bình 28 – 36 trái/cây, ba ngọn ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà 80 ngày tuổi cho dáng rất đẹp được chọn trưng bày trước ngõ. v MỤC LỤC Tóm lược.................................................................................................................v Mở đầu....................................................................................................................1 Chương 1 Lược khảo tài liệu ................................................................................2 1.1 Tổng quan về cây ớt ..........................................................................................2 1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của cây ớt .................................2 1.1.2 Đặc tính thực vật của cây ớt............................................................................2 1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh của cây ớt......................................................................4 1.1.4 Sâu hại chính trên cây ớt.................................................................................5 1.1.5 Bệnh hại chính trên cây ớt ..............................................................................6 1.2 Ớt kiểng.............................................................................................................6 1.3 Kỹ thuật và nguyên lý ghép ớt ...........................................................................6 1.3.1 Khái niệm ghép ớt ..........................................................................................6 1.3.2 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ớt ...........................................................6 1.3.3 Phương pháp ghép rau họ cà, ớt ......................................................................7 1.3.4 Ảnh hưởng của gốc lên sự sinh trưởng của ngọn ớt.........................................8 1.4 Cơ sở khoa học ..................................................................................................8 1.5 Tình hình sản xuất và giá trị của cây kiểng ........................................................8 1.5.1 Tình hình sản xuất cây kiểng ..........................................................................8 1.5.2 Giá trị của cây kiểng .......................................................................................9 Chương 2 Phương tiện và phương pháp ............................................................10 2.1 Phương tiện .....................................................................................................10 2.1.1 Địa diểm và thời gian....................................................................................10 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................10 2.2.1 Bố trí thí nghiệm...........................................................................................12 2.2.2 Kỹ thuật canh tác ..........................................................................................12 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................16 2.2.4 Xử lý số liệu .................................................................................................17 Chương 3 Kết quả và thảo luận .........................................................................18 3.1 Ghi nhận tổng quát ..........................................................................................18 3.2 Điều kiện ngoại cảnh .......................................................................................18 3.2.1 Nhiệt độ, ẩm độ không khí trong phòng hồi phục ghép .................................18 3.2.2 Nhiệt độ, ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới.......................................19 vi 3.3 Chỉ tiêu trước khi ghép cây ớt kiểng ................................................................20 3.3.1 Cây ớt kiểng dùng làm ngọn trước khi ghép..................................................20 3.3.2 Cây ớt kiểng dùng làm gốc trước khi ghép....................................................20 3.4 Tỷ lệ sống sau ghép của cây ớt kiểng...............................................................21 3.5. Sinh trưởng và phát triển của cây ớt kiểng ......................................................21 3.5.1 Chiều cao thân cây ớt kiểng ghép..................................................................21 3.5.2 Đường kính gốc cây ớt kiểng ghép................................................................22 3.5.3 Đường kính ngọn ớt kiểng ghép....................................................................23 3.5.4 Tỷ số gốc ghép/ngọn ghép ớt kiểng...............................................................24 3.5.5 Đường kính tán cây ớt kiểng ghép ................................................................24 3.5.6 Số trái của cây ớt kiểng.................................................................................25 3.6 Đánh giá tính thẩm mỹ của cây ớt kiểng ghép..................................................26 Chương 4 Kết luận và đề nghị ............................................................................28 4.1 Kết luận...........................................................................................................28 4.2 Đề nghị............................................................................................................28 Tài liệu tham khảo...............................................................................................29 Phụ chương vii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Tựa bảng Đặc điểm về hình dạng, màu sắc trái của 4 giống ớt kiểng 2.2 Loại phân, lượng phân và thời kỳ bón cho ớt Trang 10 16 2.3 2.4 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 Thang đánh giá cảm quan (kiểu dáng, cân đối cành nhánh, dạng trái và màu sắc trái, chiều cao) của ba ngọn ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà Thang đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày của ba ngọn ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà Chiều cao đường kính, số lá của ba giống ớt trước khi ghép Chiều cao (cm) của hai giống ớt Cà với hai độ tuổi khác nhau trước khi ghép Tỷ lệ sống (%) qua các ngày sau khi ghép của ba giống ớt kiểng trên gốc ớt Cà Đường kính gốc (cm) của ba giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà Đường kính ngọn (cm) của ba giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà Tỷ lệ gốc ghép/ngọn ghép (cm) của ba giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà Đường kính tán cây (cm) của ba giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà Số trái (trái/cây) của từng giống ớt kiểng Đánh giá cảm quan (kiểu dáng, cân đối cành nhánh, dạng trái và màu sắc trái, chiều cao) của ba giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà Đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày của ba giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà viii 17 17 20 20 21 23 24 26 25 25 26 26 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 Tên hình Các giống ớt sử dụng trong thí nghiệm (a) Tròn Tím, (b) Trắng Tam Giác, (c) Ớt Cà, (d) Dài Tím Ngọn ớt kiểng trước khi ghép (a) Tròn Tím, (b) Dài Tím, (c) Trắng Tam Giác; Gốc ớt kiểng (d) ớt Cà trước ngắt ngọn, (e) ớt Cà 60 ngày tuổi, (f) ớt Cà 80 ngày tuổi Các thao tác trong ghép ớt, (a) cắt lấy ngọn hoặc lấy gốc ghép, (b) gắn ống cao su vào ngọn ớt ghép, (d) cây ớt đã ghép hoàn thành Nhiệt độ, ẩm độ không khí trong phòng hồi phục sau khi ghép ngày 16/06/2013 Nhiệt độ, ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới ngày 24/06/2013 Trang 11 13 15 18 19 3.3 Chiều cao (cm), (a) ba giống ớt kiểng, (b) hai độ tuổi ớt Cà 22 3.4 Đánh giá cảm, (a) (b) ba giống ớt kiểng trên gốc ớt Cà 80 tuổi, (c) (d) ba giống ớt kiểng trên gốc ớt Cà 60 tuổi. 27 ix DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT NSKGh: ngày sau khi ghép NN & SHƯD: khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng ĐHCT: Đại học Cần Thơ NSKT: ngày sau khi trồng x MỞ ĐẦU Ngày nay ngoài việc sử dụng trái ớt trong thực phẩm cây ớt còn được xem như là một cây kiểng, để nâng cao giá trị của cây ớt đã có một số nghiên cứu về ghép nhiều ngọn ớt kiểng trên cùng một gốc ớt và nhiều độ tuổi, nhằm làm đa dạng ngọn ghép với nhiều màu sắc trái và hình dáng cây ớt kiểng, để tìm ra độ tuổi thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây ớt ghép. Các đề tài đã nghiên cứu về ngọn ghép và gốc ghép cây ớt “Khảo sát độ tuổi của gốc ớt ghép (Capsicum spp.) với ngọn ghép dùng làm kiểng”, “Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ba tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm xanh – Cao Bá Lộc 2011”, “Khảo sát sự sinh trưởng và phá triển của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm trắng – Nguyễn Hoàng Nam 2013”... Nếu tìm ra độ tuổi gốc ghép và ngọn ghép thích hợp sẽ giúp tỷ lệ sống sau ghép cao, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng trên gốc ớt Cà việc ghép nhiều giống ớt kiểng làm ngọn và tìm kiếm độ tuổi gốc ghép vẫn còn ít nghiên cứu, việc khảo sát nhiều giống và độ tuổi vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, đề tài “Khảo sát hai độ tuổi gốc ghép ớt Cà đến sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt kiểng” được thực hiện tại nhà lưới Nghiên cứu Rau sạch, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ 03 – 08/2013 để tìm ra độ tuổi thích hợp giữa gốc ớt Cà và ngọn ghép ớt kiểng giúp cho cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt về chiều cao, đường kính gốc, ngọn, tán, số trái trên cây, góp phần nâng cao giá trị làm kiểng của cây ớt, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về thẫm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây ớt 1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của cây ớt * Nguồn gốc: ớt (Capsicum spp.) tên tiếng Anh là Pepper, Chili; thuộc họ cà Solanaceae, bắt nguồn từ Mexico, Trung và Nam Mỹ (Mai Thị Phương Anh, 1999). Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), ớt được thuần hóa và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm từ cây ớt hoang dại ở Nam Mỹ. Và cũng có bằng chứng các khu vực ở Tây Nam Ecuador cho thấy ớt được thuần hóa hơn 6000 năm (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ớt). * Phân bố: ớt được trồng nhiều ở các nước châu Phi, Đông và Nam châu Á. Ớt ngọt trồng nhiều ở châu Âu, Châu Mỹ và một số nước châu Á. Ớt cây trồng nhiều ở Ấn Độ, Châu Phi, các nước nhiệt đới khác (Đường Hồng Dật, 2003). * Phân loại: ớt có 5 loại được trồng chính trong tổng số 30 loài ớt (Mai Thị Phương Anh, 1999). Năm loài ớt được thuần hóa là C.annuum, C.baccatum, C.chinense, C.frutescens và C.pubescens (Bosland, 1996). Cũng theo Bosland (1996), ớt được phân loại theo đặc điểm trái, màu sắc, hình dáng, kích thước và mục đích sử dụng. * Công dụng: ớt có thể dùng làm rau tươi, vừa dùng làm gia vị, có nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C, ngoài ra có 1 lượng lớn Capsaicine (C18H27NO3) là alkaloid có vị cay, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn khích kích tiêu hóa (Mai Thị Phương Anh, 1999). Theo Võ Văn Chi (2005) trong 100 g ớt, trung bình có 94 g nước; 1,3 g protid; 5,7 g glucid; 1,4 g chất xơ; 250 mg vitamin C; 100 mg caroten và 29 - 30 calo. Ngoài việc dùng làm gia vị ớt còn được dùng làm thuốc, chúng có tác dụng là kích thích tiêu hóa, trị cảm lạnh, thấp khớp, sốt rét, lá ớt dùng đắp trị mụn nhọt (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007). Đặc biệt một số loài ớt vì hình dạng trái độc đáo và màu sắc tươi sáng đã được sử dụng như là cây kiểng (Eshbaugh, 1993). 1.1.2 Đặc tính thực vật của cây ớt Rễ: theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), rễ có nhiệm vụ chống đỡ, hút và vận chuyển nước, chất dinh dưỡng. Hình dạng rễ do đặc tính di truyền quyết định và bị ảnh hưởng bởi môi trường đất. Cây ớt không chịu được úng, có thể chịu được nóng, nhưng chịu hạn trung bình, do bộ rễ ăn nông (Mai Văn Quyền và ctv., 2007). Ban đầu cây ớt có rễ chính phát triển mạnh với các rễ phụ mọc xung quanh, nhưng khi rễ phụ bị đứt sẽ kích thích rễ phụ phát triển thành một rễ chùm ăn sâu và phân bố rộng trong vùng đất cày là chính (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 2 * Thân: theo Mai Thị Phương Anh (1999) ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể gặp các dạng có thân bò, nhiều cành, cao trung bình 0,5 - 1,5 m. Khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4 - 5 cạnh, có nhiều lông hoặc không (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Cây cao 35 - 36 cm có giống cao 125 - 135 cm (Trần Thị Ba và ctv., 1999). * Lá: ớt có lá hình ê - líp hoặc hình lưỡi mác, mép lá nhẵn, gân lá hình mạng lông chim (Nguyễn Hữu Doanh, 2000). Số lá trên cây quyết định diện tích lá tổng cộng trên cây. Chức năng chủ yếu của lá là quang hợp và thoát hơi nước (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Lá ớt mọc đơn đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không lông (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). * Hoa: hoa ớt mọc ở nách lá, thường là hoa đơn có 5 cánh hoa màu trắng hoặc tím (Mai Văn Quyền và ctv., 2000). Ớt ra hoa, trái hầu như quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hạ. Hoa ớt thuộc loại lưỡng tính, mọc đơn hoặc thành chùm, tràng hoa có 6 - 7 cánh màu trắng hoặc tím số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc xung quanh nhị cái (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Hoa nhỏ dài, hoa có màu xanh có hình chén (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Hoa có màu trắng, một số giống có màu sữa, xanh lam và tím (Mai Thị Phương Anh., 1999). * Trái: trái ớt có 2 - 4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn, trái khi chín có màu đỏ, đen, vàng, trái không cay và rất cay (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo Đường Hồng Dật (2003), trên cây ớt có nhiều lứa trái, có trái đang chín, có trái già và có trái còn non. * Hạt: hạt ớt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3 - 5 mm. Một gam hạt ớt ngọt có khoảng 160 hạt, còn ớt cay khoảng 220 hạt (Mai Thị Phương Anh, 1999). Nhưng theo Nguyễn Mạnh Chính và Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), hạt ớt hình tròn, dẹp, màu vàng, trắng, đường kính 1 - 2 mm. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) hạt tròn, dẹp, nhỏ có màu nâu sáng, hạt có khả năng cất giữ lâu (3 năm), trọng lượng 1000 hạt 4 - 6 g. 3 1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh của cây ớt * Đất: cây ớt không kén đất, nhưng tốt nhất là đất bãi hoặc đất trong đồng có độ màu mỡ khá, thoát nước, giãi nắng (Nguyễn Thị Hường, 2004). Đất thích hợp trồng ớt là đất thịt nhẹ giàu vôi, nó có thể sinh trưởng trên đất cát nhưng tưới và bón phân đầy đủ, đất kiềm và chua không thích hợp cho sự phát triển cây ớt (Mai Thị Phương Anh, 1999). * Dinh dưỡng: theo khuyến cáo của Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001): 0 - 200 kg N, 70 - 150 kg P2O5, 100 - 250 kg K2O, 10 - 15 kg phân hữu cơ cho 1 ha. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), cây ớt rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu canxi, biểu hiện là thối đít trái hay còn gọi là mài ốc. Vì vậy cần phải bón lót vôi bột và bổ sung thêm cloruacanxi (CaCl2) nồng độ 2 - 40/00 phun trên lá định kỳ từ 7 - 10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển. * Ánh sáng: rất cần thiết cho cây vì là nguồn năng lượng cho quang tổng hợp, ớt chịu che rợp 45%, nhưng che rợt nhiều quá ớt sẽ chậm trổ hoa và rụng nụ (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Trời âm u sẽ hạn chế đậu trái và năng suất giảm. Ở phần lớn các loại rau, cường độ ánh sáng tối hảo khoảng 20.000 - 30.000 lux (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Theo Đường Hồng Dật (2003), ớt cần nhiều ánh sáng, thiếu ánh sáng, nhất là vào thời điểm ra hoa sẽ làm giảm tỷ lệ đậu trái của cây. * Nhiệt độ: nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển thích hợp của ớt là 25 28 C vào ban ngày và 18 - 200C vào ban đêm trên 320C và dưới 150C cây sinh trưởng kém (Đường Hồng Dật, 2003). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001) nhiệt độ cao trên 320C và thấp dưới 150C cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Nhiệt độ dưới 150C và trên 320C cây sinh trưởng kém, rụng hoa nhiều và ít trái (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). 0 * Ẩm độ: theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005) ớt là cây chịu hạn, tuy nhiên, ở thời kỳ ra hoa và đậu trái, ẩm độ (đất và không khí) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối lượng và chất lượng trái. Ẩm độ đất thấp dưới 70% trái hay bị cong và vỏ không mịn, ẩm độ đất quá cao (trên 80%) làm cho bộ rễ phát triển kém, cây còi cọc (Đường Hồng Dật, 2003). Tuy nhiên tùy vào điều kiện đất đai khác nhau phải đảm bảo tưới nước đầy đủ mỗi ngày trong mùa nắng, thoát nước tốt mùa mưa (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). 4 1.1.4 Sâu hại chính trên cây ớt * Bù lạch (Thrips palmi Karny): chúng rất nhỏ và dài khoảng 1 mm. Con trưởng thành màu đen, có màu vàng nhạt lúc còn nhỏ. Bù lạch thường sống ở đọt non và mặt dưới lá non (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại bằng cách chích hút trên bề mặt mô làm nhựa cây chảy ra để hút phần nhựa đó. Lá bị bù lạch gây hại sẽ quăn queo, lá non bị biến dạng và bị cong xuống phía dưới. Đọt non bị tấn công không phát triển dài ra được mà chùn lại, bù lạch còn truyền bệnh khảm do virus làm vàng và xoăn lá, cây không chết, ra hoa nhưng không cho trái. Phòng trừ bằng cách đốt các tàn dư thực vật, dùng bẫy màu vàng từ khi cây con đến lúc trổ hoa hoặc dùng màng phủ nông nghiệp để xua đuổi thành trùng đến đẻ trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). * Nhện đỏ (Tetranychus sp): theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), thành trùng nhện đỏ hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm. Nhện đỏ sống ở mặt dưới lá, làm cho lá ớt biến màu và rụng, cây còi cọc, không ra được hoa và trái, khi cây bị hại nặng chúng sống trên ngọn tạo các màn tơ chằng chịt (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004). Nhện đỏ có hình bầu dục, dài khoảng 1/50 inch và có màu nâu hoặc màu đỏ da cam, nhưng màu xanh vàng là phổ biến nhất, chiều dài 0,4 mm với một cơ thể e - lip mang 12 cặp lông cứng trên lưng (Ashutosh Sharma & Pratap Kumar Pati, 2012). Thuốc hóa học Milac, Acricid, comite 73EC,… (Trần Văn Hai, 2005). * Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fab): sâu nhỏ ăn lá chừa lại biểu bì trên lá, gân lá, khi sâu lớn có thể ăn trụi hết lá, cành hoa (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Ở vườn ươm, cây con hay ruộng ớt mới trồng, sáng thăm đồng thấy cây con bị cắn ngang thân hay ăn trụi lá; ở ruộng ớt đã tốt, thấy lá bị ăn còn trơ cành, đó là do sâu ăn tạp phá hoại. Sâu ăn thủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt cây con sau đó sâu chui vào sống trong đất ẩn dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất. Làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng còn sống trong đất, xử lý đất bằng thuốc hạt. Có thể ngắt ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung (Mai Văn Quyền và ctv., 2000). Thuốc hóa học Dioxacaeb, Cacpolin, IPMC,… (Trần Văn Hai, 2005). 1.1.5 Bệnh hại chính trên cây ớt * Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum): khi cây còn non toàn bộ lá héo rủ nhanh chống đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết. Trên cây đã lớn một hai cành, nhánh có lá bị héo rũ xuống, tái xanh, sau 2 - 5 ngày toàn cây héo xanh (Vũ Triệu Mân, 2007). Nhổ bỏ những cây bệnh và diệt tác nhân truyền bệnh để ngừa bệnh virus (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 5 * Bệnh khảm: do rầy mền, bù lạch mang virus chích hút truyền bệnh sang cây khỏe. Lá, đọt sẽ bị xoắn lại, không phát triển, lóng ngắn cây giòn và dễ gãy, cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ, rất ít trái và dẫn đến chết cây. Cần phải nhổ bỏ và diệt tác nhân gây bệnh (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Nhổ bỏ những cây bệnh và diệt tác nhân truyền bệnh để ngừa bệnh virus (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.2 Ớt kiểng Ớt Capsicum chinense - hay ớt kiểng nhiều màu sắc thường dùng trang trí, không cay. Thường có rất nhiều màu, trái to, nhỏ, hay tròn như cà hay hình giọt nước (http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%9At). Ngoài ra cũng có ớt kiểng cay như ớt Yellow Lantern Chili (ớt Lồng Đèn Vàng) nổi tiếng bởi độ cay hiếm có của chúng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Capsicum_chinense). Theo Bosland (1996), một nhóm nhỏ của ớt được dùng làm kiểng và có thể ăn được vì có hình dạng trái khác thường nhiều màu sắc, có tất cả các màu của cầu vồng, thường hiển thị 4 hoặc 5 màu sắc trái cùng lúc trên cùng một cây. 1.3 Kỹ thuật và nguyên lý ghép ớt 1.3.1 Khái niệm ghép ớt Theo Vũ Khắc Nhượng và ctv. (2007), ghép là phương pháp nhân giống theo đó người ta lấy từ một hoặc nhiều cây mẹ giống tốt, đang sinh trưởng, những đoạn cành, chồi ngọn hay đỉnh sinh trưởng,… rồi nhanh chóng lắp vào vị trí thích hợp trên cây khác, gọi là gốc ghép; sau đó chăm sóc để cho phần ghép và gốc ghép liền lại với nhau tạo ra cây mới. Ghép cành, ghép mắt là một phương pháp đem cành hay mầm nhánh cây mẹ có nhiều ưu điểm như phẩm chất tốt, năng suất cao,… gắn sang gốc một cây khác để tạo thành một cá thể mới thống nhất (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). 1.3.2 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ớt Gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc và ngọn càng dễ dàng. Gốc càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài (Phạm Văn Côn, 2007). Theo Phạm Văn Côn (2007), mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thể hiện ở sức tiếp hợp của chúng. Thông thường sức tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép được đánh giá bằng tỷ số tiếp hợp T: 6 T= Đường kính gốc ghép Đường kính ngọn ghép T = 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép. T>1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn là T càng xa 1. T càng xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều. T[...]... độ tuổi của gốc ớt ghép (Capsicum spp.) với ngọn ghép dùng làm kiểng , Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ba tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm xanh – Cao Bá Lộc 2011”, Khảo sát sự sinh trưởng và phá triển của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt hiểm trắng – Nguyễn Hoàng Nam 2013” Nếu tìm ra độ tuổi gốc ghép và ngọn ghép thích hợp sẽ giúp tỷ lệ sống sau ghép cao, giúp cây sinh trưởng và. .. cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng trên gốc ớt Cà việc ghép nhiều giống ớt kiểng làm ngọn và tìm kiếm độ tuổi gốc ghép vẫn còn ít nghiên cứu, việc khảo sát nhiều giống và độ tuổi vẫn còn nhiều hạn chế Vì thế, đề tài Khảo sát hai độ tuổi gốc ghép ớt Cà đến sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt kiểng được thực hiện tại nhà lưới Nghiên cứu Rau sạch, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường... 3.5 Sinh trưởng và phát triển của cây ớt kiểng 3.5.1 Chiều cao thân cây ớt kiểng ghép Chiều cao thân của ba giống ớt kiểng ghép trên ớt Cà khác biệt có ý nghĩa qua các thời điểm khảo sát về độ tuổi (Hình 3.3 và Phụ bảng 2.18) Chiều cao thân của ba giống ớt kiểng ghép trên ớt Cà 80 ngày tuổi (12,44 cm, 17,99 cm, 19,63 cm, 24,21 cm; tương ứng 15, 30, 45 ,60 NSKGh) luôn lớn hơn chiều cao thân của ớt Cà. .. trái ớt trong thực phẩm cây ớt còn được xem như là một cây kiểng, để nâng cao giá trị của cây ớt đã có một số nghiên cứu về ghép nhiều ngọn ớt kiểng trên cùng một gốc ớt và nhiều độ tuổi, nhằm làm đa dạng ngọn ghép với nhiều màu sắc trái và hình dáng cây ớt kiểng, để tìm ra độ tuổi thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây ớt ghép Các đề tài đã nghiên cứu về ngọn ghép và gốc ghép cây ớt Khảo sát. .. số gốc ghép/ ngọn ghép của ớt Cà 60 tuổi Theo Phạm Văn Côn (2007), khi tỷ lệ gốc/ ngọn ghép thân bằng 1, cây ghép sinh trưởng tốt, gốc ghép lớn hơn 1 (nhỏ hơn 1) cây ghép có hiện tượng chân voi – gốc lớn hơn thân (chân hương – gốc nhỏ hơn thân), sinh trưởng của ngọn ghép yếu (mạnh) hơn gốc ghép, tuy nhiên càng gần 1 thì tốt hơn càng xa 1 Bảng 3.6 Tỷ lệ gốc ghép/ ngọn ghép (cm) của ba giống ớt kiểng ghép. .. Đường kính gốc ghép Đường kính ngọn ghép T = 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép T>1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn là T càng xa 1 T càng xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi... giống ớt trên cùng một cây là nguyên nhân gây sự khác biệt về chiều cao giữa các giống ớt kiểng ghép (Lý Hương Thanh, 2010 được trích Cao Bá Lộc, 2011) (a) (b) Hình 3.3 Chiều cao thân ớt kiểng ghép (cm), (a) ba giống ớt kiểng, (b) hai độ tuổi ớt Cà 3.5.2 Đường kính gốc thân cây ớt kiểng ghép Đường kính gốc thân của ba giống ớt kiểng ghép trên ớt Cà khác biệt có ý nghĩa qua các thời điểm khảo sát trừ... giống ớt kiểng ghép trên ớt Cà khác biệt không ý nghĩa qua các thời điểm khảo sát trừ thời điểm 60 NSKGh về tuổi (Bảng 3.5) Đường kính ngọn của ba giống ớt kiểng ghép trên ớt Cà 80 ngày tuổi tương đương với đường kính ngọn ớt Cà 60 ngày tuổi (15 – 45 NSKGh), tuy nhiên 60 NSKGh đường kính ngọn của ba giống ớt kiểng ghép trên ớt Cà 80 ngày tuổi (0,44 cm) lớn hơn đường kính ngọn của ớt Cà 60 ngày tuổi (0,35... phục sau khi ghép ngày 16/06/2013 Nhiệt độ, ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới ngày 24/06/2013 Trang 11 13 15 18 19 3.3 Chiều cao (cm), (a) ba giống ớt kiểng, (b) hai độ tuổi ớt Cà 22 3.4 Đánh giá cảm, (a) (b) ba giống ớt kiểng trên gốc ớt Cà 80 tuổi, (c) (d) ba giống ớt kiểng trên gốc ớt Cà 60 tuổi 27 ix DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT NSKGh: ngày sau khi ghép NN & SHƯD: khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng... sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ** khác biệt có ý nghĩa 1%, ns khác biệt không ý nghĩa 3.5.4 Tỷ số gốc ghép/ ngọn ghép ớt kiểng Tỷ số gốc ghép/ ngọn ghép của ba giống ớt kiểng dùng làm ngọn dao động từ 1,07 – 1,14 cm ở thời điểm 60 NSKGh, gần 1 nhất là giống Trắng Tam Giác 1,07 cm (Bảng 3.6) Về tuổi, tỷ số gốc ghép/ ngọn ghép của ba giống ớt kiểng ghép trên ớt Cà dao động 80 ngày tuổi ... trước ghép Tỷ lệ sống (%) qua ngày sau ghép ba giống ớt kiểng gốc ớt Cà Đường kính gốc (cm) ba giống ớt kiểng ghép gốc ớt Cà Đường kính (cm) ba giống ớt kiểng ghép gốc ớt Cà Tỷ lệ gốc ghép/ ngọn ghép. .. cho sinh trưởng phát triển ớt ghép Các đề tài nghiên cứu ghép gốc ghép ớt Khảo sát độ tuổi gốc ớt ghép (Capsicum spp.) với ghép dùng làm kiểng , Khảo sát sinh trưởng phát triển ba tổ hợp ớt kiểng. .. cao) ba ớt kiểng ghép gốc ớt Cà Thang đánh giá cảm quan vị trí trưng bày ba ớt kiểng ghép gốc ớt Cà Chiều cao đường kính, số ba giống ớt trước ghép Chiều cao (cm) hai giống ớt Cà với hai độ tuổi

Ngày đăng: 13/10/2015, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan