Phân tích công tác tài chính – kế toán của công ty TNHH 1TV kinh doanh vật tư và xây dựng thành phát

59 531 1
Phân tích công tác tài chính – kế toán của công ty TNHH 1TV kinh doanh vật tư và xây dựng thành phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 Phần 1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát..................................................................................................................................1 Phần 1..........................................................................................................................................2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1TV KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÁT..............................................................................................2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát.........................................................................................................................2 1.1.1. Tổng quan về Công ty.......................................................................................................2 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................2 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.................................................3 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ cúa công ty......................................................................................3 1.2.2. Đặc điểm sản phẩm của công ty........................................................................................3 1.2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm.............................................................................................4 1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp............................................................................5 1.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing....................................7 1.3.1. Tình hình tiêu thụ..............................................................................................................7 1.3.2. Phân tích hoạt động marketing..........................................................................................8 1.3.2.1. Các chiến lược marketing..............................................................................................8 1.3.2.2. Các chiến lược tham gia dự thầu..................................................................................10 1.4. Tình hình lao động tiền lương............................................................................................10 1.4.1. Đặc điểm đội ngũ lao động.............................................................................................10 1.4.2. Các hình thức phân phối tiền lương................................................................................12 1.5. Tình hình vật tư, tài sản cố định.........................................................................................15 1.5.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vật tư.................................................................15 1.5.2. Tình hình TSCĐ..............................................................................................................20 * Phương pháp tính khấu hao TSCĐHH...................................................................................24 Phần 2........................................................................................................................................25 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH 1TV KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÁT.............................................................25 2.1. Tổ chức kế toán tại Công ty...............................................................................................25 2.1.1. Nội dung và nhiệm vụ công tác tài chính-kế toán trong doanh nghiệp..........................25 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán-tài chính...................................................................................25 2.2. Phân tích hệ thống kế toán của doanh nghiệp....................................................................27 2.2.1. Các chính sách kế toán chung.........................................................................................27 - Phương pháp hạch toán ngoại tệ : theo tỷ giá thực tế.............................................................27 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát...........................................................................................................27 2.2.3. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán..............................................................................28 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán....................................................................29 2.2.5. Báo cáo kế toán tại Công ty............................................................................................33 2.3. Phân tích công tác chi phí và giá thành..............................................................................34 2.3.1. Phân loại chi phí và giá thành.........................................................................................34 2.3.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty...........................................................35 2.3.3. Đối tượng tính giá thành.................................................................................................36 Cộng.....................................................................................................................................39 2.4. Phân tích tình hình tài chính của Công ty..........................................................................39 SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 2.4.1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính.......................................................................40 2.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán......................40 2.4.1.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh............44 2.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính............................................................................................46 2.4.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản...............................................................................46 * Năng suất tài sản dài hạn (NSTSDH)....................................................................................48 * Năng suất tổng tài sản (NSTTS)............................................................................................48 2.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi..........................................................................................49 * Doanh lợi sau thuế trên doanh thu (ROS)..............................................................................49 * Doanh lợi trước thuế trên tài sản hay sức sinh lợi cơ sở (BEP).............................................49 * Sức sinh lời tài sản (ROA).....................................................................................................50 *Sức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)........................................................................................50 2.4.3. Phân tích an toàn tài chính..............................................................................................51 2.4.3.1. Phân tích rủi ro tài chính..............................................................................................51 * Khả năng thanh toán hiện hành..............................................................................................51 * Khả năng thanh toán nhanh....................................................................................................51 * Khả năng thanh toán tức thời.................................................................................................52 2.4.3.2. Phân tích cân đối phải thu phải trả...............................................................................53 2.4.4 Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty....................................................................53 Phần 3........................................................................................................................................54 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP.............................54 3.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty............................................54 3.1.1. Những thành tựu.............................................................................................................54 3.1.2. Các tồn tại cần tháo gỡ....................................................................................................56 3.2. Đề xuất đề tài viết luận văn, chuyên đề tốt nghiệp............................................................56 SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Từ tinh thần nghị quyết đại hội IX Đảng ta đã khẳng định, ổn định là điều kiện quan trọng để phát triển, phát triển là cơ sở là tiền đề thúc đẩy ổn định xã hội. Nhất là trong bối cảnh quốc tế đầy biến động phức tạp, nước ta bước vào hội nhập để đáp ứng với nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các Doanh Nghiệp không chỉ đáp ứng với thị trường, mà phải luôn luôn thực hiện một cách nghiêm túc với luật quy định để cạnh tranh, nâng cao khả năng của mình phải luôn luôn chủ động nắm thông tin và sử lý thông tin một cách sẵn sàng, thường xuyên. Xác định rõ mục đích, mục tiêu kinh doanh của Doanh Nghiệp, làm tốt công tác tổ chức để điều hành và quản lý các hoạt động phù hợp với thị trường, xây dựng công ty, quản lý tốt sự thay đổi khi bước vào hội nhập. Từ đó xây dựng được chiến lược phát triển bền vững, lâu dài để duy trì và phát triển ổn định. Tổ chức công tác quản lý tài chính kế toán với những công cụ quản lý đắc lực của mình, bất kỳ một Doanh Nghiệp nào cũng phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng công tác kế toán tài chính tại đơn vị mình. Công tác kế toán tài chính luôn luôn được các đơn vị quan tâm, chú trọng, nhất là các Công ty và các Doanh nghiệp. Xuất phát từ lý luận đã học và được sự giảng dạy của các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn em đã tiếp thu những kiến thức cơ bản của chuyên ngành quản trị tài chính kế toán. Em đã tìm hiểu về đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đặc điểm tổ chức kế toán, tình hình tài chính tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Ths. Trần Thị Ánh cùng các anh chị trong phòng kế toán nói riêng, Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát nói chung đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Bài báo cáo tốt nghiệp này đi sâu vào nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như tình hình công tác tổ chức kế toán tại Công ty, bài báo cáo tổng hợp ngày phần lời mở đầu và kết luận còn có những nội dung sau: Phần 1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát Phần 2. Phân tích công tác tài chính – kế toán của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát Phần 3. Định hướng lựa chọn đề tài tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn! SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Phần 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1TV KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÁT 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát 1.1.1. Tổng quan về Công ty Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát là một công ty TNHH được thành lập ngày 18 tháng 6 năm 2007. Giấy phép kinh doanh số: 5701654352. Số tài khoản: 431101.030033 tại nhân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Quảng Ninh. Mã số thuế : 5701645352 Trụ sở: Tổ 9, khu 3, P.Hùng Thắng, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Điên thoại: 0333 515059 Fax: 0333 515662 Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát hoạt động chịu sự giám sát trực tiếp của sở KHĐT, chi cục thuế TP.Hạ Long và Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN Quảng Ninh - Đảm bảo được chỉ tiêu nhiệm vụ giá trị từ 5 - 10 tỷ đồng/ năm . - Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đầy đủ hàng tháng. - Nộp thuế thu nhập và thuế môn bài theo luật định . - Chăm lo cho người lao động có đủ việc làm,tiền lương hàng tháng ( Trả theo cường độ lao động và hiệu quả của người lao động ). 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty được thành lập vào ngày 18/06/2007, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5701645352, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cấp. Trong giai đoạn này Công ty có thêm những điều kiện thuận lợi, tác động trực tiếp đến quá trình triển khai nhiệm vụ: liên doanh các doanh nghiệp xây dựng trong khu vực được thành lập làm tăng thêm sức mạnh cho công ty, nhất là trong lĩnh vực đấu thầu với các cơ quan dân sự và các công trình có mức vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Hơn nữa trong năm, công tác tổ chức ổn định, quy chế phù hợp làm cho mọi cán bộ, công nhân viên yên tâm hơn trong công tác. Mặt khác, Công ty có đủ các giấy phép hoạt động đa ngành, được tham gia tất cả các dự án. Phạm vi hoạt động của công ty đã trải rộng trên khắp cả nước. Trong những năm qua, Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển vững chắc về mọi mặt, thường xuyên xây dựng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, quản lý, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học vào quy trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động đến hầu hết các tỉnh trong cả nước... Vì vậy đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô thuộc nhiều ngành nghề, ở SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội nhiều địa điểm, có yêu cầu phức tạp nhưng đảm bảo tốt yêu cầu, kiến trúc, thẩm mỹ, chất lượng, tiến độ. Hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, với truyền thống, uy tín, tiềm lực sẵn có (cả về tài chính, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, con người…) và cả cơ hội lẫn thách thức, Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trong ngành xây dựng. Ngày nay, Công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường và đầy đủ năng lực để thi công công trình vừa và nhỏ (vốn đầu tư lớn hơn 10 tỷ và nhỏ hơn 20 tỷ) theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã trải qua không ít khó khăn gian khổ, nhưng với quyết tâm và sự phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ, công nhân viên đã đưa Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát ngày càng phát triển, xứng đáng là một đơn vị, doanh nghiệp xây dựng sản xuất có hiệu quả của khu vực. Hồ sơ kinh nghiệm: Với 5 năm tuổi đời, công ty đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực từ xây dựng dân dụng và công nghiệp chi đến các công trình chuyên dụng. Trong 5 năm đó công ty đã thực hiện được rất nhiều công trình dân dụng và công nghiệp như: xây dựng nhà ở, nhà làm việc, xưởng sản xuất, hội trường, nhà văn hóa... Còn đối với các công trình chuyên dụng thì công ty đã xây dựng được hệ thống đường giao thông và thủy lợi với hạng mục như: đắp nền đường, san ủi mặt bằng, thi công cầu cống, đắp đê, làm kè... 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ cúa công ty Xuất phát từ điều kiện thực tế của công ty, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề công ty có thực hiện các công việc sau: - Xây dựng các công trình công nghiệp - Xây dựng các công trình dân dụng - Xây dựng cầu đường bộ giao thông vận tải - Xây dựng khác - San lấp, đào đắp mặt bằng - Kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng - Sản xuất cọc bê tông thương phẩm. 1.2.2. Đặc điểm sản phẩm của công ty Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài...Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt...Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. 1.2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm Hầu hết các công trình đều phải theo 1 quy trình công nghệ sản xuất như sau: + Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp. + Ký hợp đồng xây dựng với bên A là : chủ đầu tư công trình hoặc nhà thầu chính. + Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty tổ chức quá trình thi công chế tạo sản phẩm: Giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện. + Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình hoặc nhà thầu chính về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công. + Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính. Quy trình sản xuất được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất Đấu thầu Ký hợp đồng với bên A Tổ chức thi công Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công với bên A Bàn giao và thanh quyết toán công trình với bên A SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát Có sơ đồ bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, Chia làm hai cấp được thể hiện qua sơ đồ quản lý công ty: Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng kế kế hoạch kỹ thuật Phòng HC - TH Phòng tài chính kế toán Phòng vật liệu xây dựng Chỉ huy công trường Bộ phận kỹ thuật Tổ Nề Tổ bê tông Bộ phận vật tư Tổ sắt Bộ phận kế toán- tài chính Tổ mộc Cốp pha Tổ hoàn thiện Bộ phận phục vụ Tổ điện nước Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát có bộ máy quản trị gồm: Ban Giám đốc và các phòng ban .Cụ thể: Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm có 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc có nhiệm vụ điều hành quản lý chung về mọi mặt sản xuất kinh doanh, kỹ thuật… Dưới đãlà các phòng chịu sự quản lý trực tiếp của các Giám đốc bao gồm: Phòng kế hoạch- kỹ thuật Có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc. Cơ quan cùng với các chỉ huy tích cực tìm việc làm mở rộng thị trường để đào tạo việc làm cho các xí nghiệp SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Có chức năng tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng phương án xác định giá, lập hồ sơ ký kết hợp đồng đấu thầu các công trình xây dựng. Phân tích đánh giá các hợp đồng kinh tế và đề xuất các giải pháp nằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán Tổ chức thực hiện các công tác hạch toán kế toán, thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Phòng có chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê, đống thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật. Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán kinh doanh trong toàn Công ty phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua công ty liên tục bổ sung thêm vốn lưu động từ nguồn lợi nhuận của công ty và xin vay vốn tín dụng đầu tư. Luôn năng động tìm các nguồn vốn đầu tư cho công ty nhằm tăng tiến độ thi công sản xuất công trình. Phòng vật liệu xây dựng Phòng vật tư xe máy có vai trũ cung cấp cho các công trình các vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sắt, thép… và các loại máy móc, phương tiện vận chuyển. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm, lại có mối quan hệ rộng với các bạn hàng nên ngành vật tư đã đảm bảo được khối lượng nguyên vật liệu cho từng công trình theo đúng tiến độ thi công . Phòng hành chính tổng hợp Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật thanh tra pháp chế. Đảm bảo nhu cầu về lao động trong việc thực hiện kế hoạch cả về số lượng và chất lượng ngành nghề lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao cho cán bộ công nhân viên. Sắp xếp đào tạo cán bộ đảm bảo quỹ lương, lựa chọn phương án trả lương cho toàn Công ty. Nghiên cứu đề xuất thành lập đơn vị mới, tách nhập giải thể các đơn vị, các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ, kinh tế của Công ty. Hệ thống tổ chức sản xuất: gồm 03 đội + Đội thi công cầu + Đội xây dựng dân dụng + Đội xây dựng công trình mương máng, thuỷ lợi. Các đội xây dựng chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty. Ban Giám đốc hoạt động theo phân công, phân nhiệm cụ thể. Mỗi đội xây dựng đều có một hệ thống điều hành sản xuất thi công. + Chỉ huy công trường + Các bộ phận: kỹ thuật, vật tư, kế toán, phục vụ. + Các tổ công nhân. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Như vậy bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty tương đối hoàn thiện. Việc phân công chức năng và các nhiệm vụ quản lý sản xuất được quy đinh rõ ràng. 1.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing 1.3.1. Tình hình tiêu thụ Là một doanh nghiệp hoạt động tư vấn xây dựng do đó đối tượng cung ứng dịch vụ tư vấn xây dựng là các công trình, các dự án xây dựng. Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng giao thông có quy mô hoạt động lớn, địa bàn trải rộng khắp các tỉnh phía Bắc. Với đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề, các sản phẩm tư vấn của Công ty từ các công trình có quy mô nhỏ như các trụ sở văn phòng cơ quan, đến các công trình trọng điểm quốc gia như Quốc Lộ 10 Uông Bí – Sông Chanh; dự án cải tạo mở rộng nâng cấp Quốc lộ Cẩm Phả - Móng Cái tuyến Tiên Yên – Đầm Hà...... Có thể khái quát tình hình cung ứng dịch vụ tư vấn xây dựng của Công ty qua bảng phân tích sau: Bảng 1.1. Bảng phân tích giá trị thi công công trình các năm 2011, 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2011 STT Đối tượng sản phẩm 1 2 3 Các công trình nhà cửa Các công trình giao thông Các công trình thủy lợi Các công trình cơ sở hạ tầng KCN Các công trình cầu đường bộ Các công trình khác Cộng 4 5 6 Giá trị (Tr.đ) Năm 2012 Tỷ trọng Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng 2012/2011 Số tuyệt % đối 676 108,16 2.476 75,93 1.316 71,21 625 3.261 1.848 7,12 37,17 21,06 1.301 5.737 3.164 8,29 36,56 20,16 769 8,77 1.000 6,37 231 30,04 1.846 425 8.774 21,04 4,84 100 3.779 712 15.693 24,08 4,54 100 1.933 287 6.919 104,71 67,53 79 (Nguồn: Số liệu phòng Kế toán) Nhận xét: Qua bảng phân tích trên có thể thấy các đối tượng sản phẩm công trình có sự biến động không lớn, trong đó nhóm các công trình giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị doanh thu tạo ra từ hoạt động cung ứng dịch vụ của Công ty, cụ thể với nhóm công tình giao thông, giá trị tạo ra năm 2011 đạt 3.261 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,17% so với tổng doanh thu năm. Năm 2012 giá trị của nhóm đối tượng này đạt 5.737 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,56%, so với 2011 tăng 2.476 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 75,93%. Các nhóm sản phẩm khác cũng có tỷ trọng tăng giảm với biên độ dao động không lớn, chứng tỏ sự ổn định về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm xây dựng của Công ty, trong đó chiếm chủ đạo trong tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty vẫn là nhóm đối tượng các công trình giao thông, các công trình thủy lợi và các công trình cầu đường bộ vì đây cũng là những nhóm hàng thuộc thế mạnh kinh doanh của Công ty. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 1.3.2. Phân tích hoạt động marketing Như chúng ta đã biết quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vừa là động lực thức đẩy nền kinh tế phát triển, vừa là con đường đưa đến sự diệt vong của các doanh nghiệp yếu kém. Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắt hơn ở một số lĩnh vực khác. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây dựng buộc phải học “ làm thị trường”, phải tự tìm tòi các phương pháp, biện pháp và phương thức thích hợp áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketing. Đối với các doanh nghiệp xây dựng các hoạt động marketing diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nhưng tập trung nhất là ở thời điểm doanh nghiệp tham gia tranh thầu. 1.3.2.1. Các chiến lược marketing Có thể nói, thực chất của chiến lược marketing xây dựng là chiến lược tranh thầu. Tác dụng và hiệu quả của các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách tiêu thụ và chính sách khuếch trương giao tiếp đều thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thắng thầu hay không. * Đối với chính sách khuếch trương, giao tiếp. Đặc điểm nổi bật có ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách khuyếch trương, giao tiếp là marketing xây dựng mang tính chất trực tiếp và cá biệt khách hàng xây dựng không phải là quảng đại quần chúng. Do đó biện pháp giao tiếp trực tiếp có ý nghĩa quan trọng nhất. + Giao tiếp với các chủ đầu tư có công trình cần xây dựng: Công ty đã rất chú trọng tới việc giao tiếp trực tiếp với các chủ đầu tư cần xây dựng. Khi nắm bắt được thông tin về các công trình cần xây dựng công ty cử các cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu gặp và giao tiếp với chủ đầu tư. Thông qua giao tiếp công ty giới thiệu tuyên truyền về hình ảnh và uy tín của công ty, chủ yếu thông qua các thành tích mà công ty đã đạt được (các công trình mà công ty đã thực hiện cùng các chứng chỉ chất lượng) và năng lực của công ty ( trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý, máy móc thiết bị thi công). Cũng thông qua giao tiếp trực tiếp với chủ đầu tư công ty có được những thông tin cần thiết phục cụ cho công tác chuẩn bị đấu thầu. + Giao tiếp với các tổ chức tài chính. Việc giao tiếp với các tổ chức tài chính tạo ra mối quan hệ thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn cũng như tiết kiệm được thời gian đi lại tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu cũng như đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cho thi công công trình. + Giao tiếp với các đối tác cung ứng vật tư thiết bị. Vật tư thiết bị là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu cho việc thi công xây dựng công trình. Việc giao tiếp với đối tác này tạo mối quan hệ ổn định làm ăn lâu dài, giúp cho công ty có vật tư thiết bị đầy đủ kịp thời cho việc thi công tránh gián SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội đoạn dẫn đến kéo dài thời gian thi công. Việc tạo mối quan hệ tốt với các đối tác này ở các địa phương nơi có công trình của công ty thắng thầu chuẩn bị khởi công cũng làm giảm chi phí vận chuyển bảo quản từ đó tiết kiệm chi phí dẫn đến giảm giá dự thầu. + Giao tiếp với các cơ quan liên quan đến công trình được đấu thầu. Các cơ quan liên quan đến công trình được đấu thầu ở đây bao gồm: Cấp có thẩm quyền, chính quyền địa phương, các đơn vị khu dân cư nằm trên mặt bằng thi công... Việc giao tiếp tốt với các cơ quan này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải toả mặt bằng cũng như công việc liên quan khác diễn ra thuận lợi nhanh chóng. Thêm vào đó, biện pháp tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là biện pháp quảng cáo đạt hiệu quả cao. * Đối với chính sách sản phẩm. Chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò then chốt trong marketing xây dựng. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trong các chỉ tiêu xét thầu thì chỉ tiêu giá cả được xem xét sau khi các chỉ tiêu liên quan đến việc tạo ra công trình gồm chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng, chỉ tiêu kinh nghiệm, năng lực nhà thầu ; và chỉ tiêu tiến độ thi công đã đạt mức tiêu chuẩn trở lên. Hơn thế nữa, công trình xây dựng mang tính cá biệt, đa dạng và đơn chiếc ( không thể sản xuất hàng loạt), bị phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, công ty luôn thực hiện áp dụng vấn đề phân khu, phân khúc thị trường, nghiên cứu cơ cấu sản phẩm về mặt địa lý và lựa chọn thị trường mục tiêu. Với vấn đề phân khu, phân loại thị trường, công ty phân chia thị trường xây dựng thành các thị trưòng có tính đồng nhất cao để lựa chọn và để kinh doanh căn cứ vào khả năng thực tiễn của công ty : - Phân loại thị trường theo chủng loại xây dựng Thị trường xây dựng dân dụng ; thị trường xây dựng công nghiệp ; thị trường xây dựng công trình giao thông vận tải ; thị trường xây dựng công thình thuỷ lợi, hoặc theo chủng loại công việc xây dựng như : công việc làm đất, công việc làm bê tông, công việc san nền... - Phân loại theo nhân tố địa lý, thị trường xây dựng trong nước và ngoài nước, thị trường xây dựng thành thị hay nông thôn. - Phân loại thị trường theo tính cạnh tranh: thị trường độc quyền thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Căn cứ vào tình hình phân loại thị trường và tình hình năng lực thực tiễn của mình công ty đề ra các chính sách thâm nhập vào thị trường nào, thị trường nào đang có thế mạnh để phát huy. Để làm được điều này, công ty đã có chiến lược tiếp cận với chủ đầu tư để đặt quan hệ hợp tác giữ vững thị trường mà công ty đã chiếm lĩnh được. * Đối với chính sách giá Như chúng ta đã biết "giá" là nhân tố quan trọng quyết định đến việc “được“ hay “mất” khi tham gia tranh thầu. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Việc tính toán giá dự thầu là rất khó khăn, phức tạp và phụ thuộc vào nhiều nhân tố như quy mô công trình, thời gian xây dựng điều kiện địa phương, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kỹ thuật, điều kiện về vốn và nguồn vốn. Do đó, công ty thực hiện chính sách thận trọng trong việc xây dựng chính sách giá khi đưa ra chiến lược giá tranh thầu. Giá tranh thầu phải đủ lớn đủ trang trải chi phí và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu nhưng cũng phải đủ nhỏ để có khả năng thắng thầu. 1.3.2.2. Các chiến lược tham gia dự thầu * Chiến lược công nghệ và tổ chức xây dựng Nếu thực hiện chiến lược này thi công ty có khả năng giành thắng lợi với độ tin cậy cao. Thực chất của chiến lược này là khi lập dự án tranh thầu, công ty luôn xác định dốc toàn lực vào việc thiết kế tổ chức xây dựng hợp lý dựa trên các công nghệ xây dựng có hiệu quả. Việc công ty đưa ra được một công nghệ độc đáo duy nhất mà chủ đầu tư đang cần cho việc thi công công trình đã tăng khả năng trúng thầu của công ty. * Chiến lược liên kết. Là một đơn vị tư nhân thì việc liên kết với các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng... khác luôn tạo ra cho công ty sức mạnh tổng hợp đồng thời sẽ giải quyết được những vấn đề mà nếu một công ty thực hiện thì sẽ không đủ khả năng. Chiến lược này cũng bao gồm cả việc công ty chấp nhận làm thầu phụ cho các công ty lớn hơn để tham gia xây dựng các công trình lớn. * Chiến lược thay đổi thiết kế công trình Nếu được chủ đầu tư chấp nhận và công ty có khả năng tốt về thiết kế thì sau khi nhận được hồ sơ mời thầu, công ty có thể đề xuất phương án thay đổi thiết kế hợp lý hơn và đưa lại lợi ích lớn hơn cho chủ đầu tư. Trường hợp này công ty có thể sẽ được chủ đầu tư giành cho việc thực hiện công trình với một sự kiểm tra nhất định của các cơ quan thiết kế và tư vấn có uy tín. 1.4. Tình hình lao động tiền lương 1.4.1. Đặc điểm đội ngũ lao động * Phân tích cơ cấu lao động Thống kê phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi Bảng 1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi STT Độ tuôi Năm 2011 Năm 2012 So sánh Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Tỉ lệ người trọng(%) người trọng(%) người trọng(%) (%) 1 20- 30 100 33,33 115 31,51 15 - 1,82 15 2 31- 45 99 33 142 38,90 43 + 5,9 43,43 3 46- 50 80 26,67 85 23,29 5 - 3.38 6,25 4 > 50 21 7 23 6,30 2 - 0,7 9,52 5 Tổng 300 100 365 100 65 0 21,66 (Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Tổng hợp) SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Nhận xét: + Theo bảng trên số lượng lao động từ 20 – 30 tuổi năm 2012 tăng so với năm 2011 là 15 người, tương ứng tỷ trọng giảm 3,38% , tỷ lệ tăng 6,25%. + Năm 2012 lao động từ 31 – 45 tăng 43 người so với năm 2012, tương ứng tỷ trọng tăng 5,9 %, tỷ lệ tăng 43,43%. + Lao động từ 46 đến 50 tuổi năm 2012 tăng 5 người, tương ứng tỷ lệ tăng 6,25%, tỷ trọng giảm 3,38 %. + Lao động trên 50 tuổi năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2 người, tương ứng tỷ trọng giảm 0,7%, tỷ lệ tăng 9,52%. Như vậy: Qua phân tích về bảng số liệu trên về cơ cấu lao động theo độ tuổi thì độ tuổi từ 31 đến 45 chiếm số lượng và tỷ trọng cao nhất. Đây là lực lượng nòng cốt của công ty, là những lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao. Lao động trẻ từ 20 – 30 : Chiếm số lượng lớn thứ 2, đây là lực lượng kế cận lao động trong độ tuổi 31 – 40, là lao động trẻ có sự sáng tạo trong công việc, ham học hỏi, tuy nhiên kinh nghiệm chưa cao. Nhìn chung lực lượng lao động tại công ty chiếm phần lớn là lao động trẻ với sức lao động dồi dào. * Thống kê phân tích cơ cấu lao động theo tính chất công việc Bảng 1.3. Cơ cấu lao động theo tính chất công việc STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ lệ người trọng người trọng người trọng (%) (%) (%) (%) 1 Số lao động trực tiếp 220 73,33 280 76,71 60 3,38 27,28 2 Số lao động gián tiếp 80 26,67 85 23,29 5 - 3,38 6,25 3 Tổng số lao động 300 100 365 76,71 65 0 21,67 (Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Tổng hợp) Nhận xét: Từ số liệu trên ta có: + Số lao động toàn công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 65 người tương ứng tỷ lệ tăng 21,67%. + Số lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng thể. Số lao động trực tiếp năm 2012 tăng 60 người, tương ứng tỷ trọng tăng 3,38%, tỷ lệ tăng 27,28 %. + Số lao động gián tiếp của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 5 người, tương ứng tỷ lệ tăng 6,25%, tỷ trọng giảm 3,38%. Số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy được bộ máy quản lý của công ty đơn giản, gọn nhẹ, sẽ tiết kiệm được chi phí cho công ty. * Thống kê phân tích chất lượng lao động SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Bảng 1.4. Thống kê chất lượng lao động Năm 2011 Trình độ chuyên môn Năm 2012 So sánh Trên ĐH -ĐH- CĐ Trung cấp 44 14,67 65 Tỷ trọng (%) 17,81 36 12 20 5,48 -16 - 6,52 - 44,44 Công nhân 220 73,33 280 76,71 60 3,38 27,27 300 100 365 100 65 0 21,66 Số người Tổng Tỷ trọng Số người (%) 21 Tỷ trọng (%) 3,14 47,72 Số người Tỷ lệ (%) (Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Tổng hợp) Nhận xét : Theo bảng số liệu trên, qua hai năm 2011 và 2012 ta thấy trình độ lao động có nhiều sự biến động. + Số lao động trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 21 người, tương ứng tỷ trọng tăng 3,14%, tỷ lệ tăng 47,72 %. + Số lao động trình độ trung cấp năm 2012 so với năm 2011 giảm 16 người tương ứng tỷ trọng giảm 6,52%, tỷ lệ giảm 44,44%. + Số lao động công nhân năm 2012 so với năm 2011 tăng 60 người, tương ứng tỷ trọng tăng 3,38%, tỷ lệ tăng 27,27%. Như vậy: Ta thấy trình độ lao động trên đại học, cao đẳng tăng vì đây là lực lượng lao động gián tiếp, quản lý điều hành doanh nghiệp phát triển mạnh hơn. Trình độ trung cấp giảm, chứng tỏ công ty chú trọng, quan tâm đến chất lượng lao động, luôn tạo điều kiện cho người lao động nâng cao chuyên môn và chính sách tuyển chọn lao động cũng được công ty chú trọng hơn. Số lượng công nhân tăng lên, điều này chứng tỏ số lượng công việc của công ty cũng tăng, cần sử dụng đến số lượng lao động phổ thông nhiều hơn 1.4.2. Các hình thức phân phối tiền lương Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm toàn bộ tiền lương tính cho người lao động do Công ty quản lý và chi trả. Quỹ tiền lương trong Công ty bao gồm: + Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán. + Các loại phụ cấp làm thêm, phụ cấp khu vực, phục cấp chức vụ. + Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan như đi học, đi họp… Là một doanh nghiệp có tính chất sản xuất nên tiền lương cho cán bộ công nhân viên được tính theo hai hình thức là tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm. Hiện nay Công ty áp dụng mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước là 2.250.000đ. * Hình thức tính lương thời gian: SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội + Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương theo thời gian của công ty được áp dụng cho bộ phận lao động quản lý của Công ty như ban giám đốc Công ty, phòng kế toán, phòng hành chính lao động, bộ phận quản lý tại các đội sản xuất. + Cách tính lương: Căn cứ để tính tiền lương thời gian là hệ số lương của người lao động và số ngày làm việc thực tế của lao động trong tháng. Theo quy định của Công ty, số ngày LVTT trong tháng là 26 ngày; số giờ công làm việc thực tế là 8 giờ/công. Công thức tính tiền lương: (HL + HPC) x LTT Lương thời gian = x NLVTT NCĐ Trong đó: HL là hệ số lương. HPC là hệ số phụ cấp chức vụ. Hệ số lương và hệ số phụ cấp chức vụ được Công ty quy định tùy theo chức vụ do người lao động đó đảm nhiệm. Ta có bảng tính hệ số lương và phụ cấp của Công ty như sau: Bảng 1.5. Bảng hệ số chức danh STT Chức vụ HL HPC 1 Giám đốc 3,26 1,8 2 Phó giám đốc, Trưởng phòng kế toán 3,06 1,2 3 Trưởng phòng liên quan, đội trưởng đội sản xuất 2,86 1,0 4 Phó phòng, đội phó đội sản xuất 2,66 0,8 5 Nhân viên bậc 4 2,46 6 Nhân viên bậc 3 2,26 7 Nhân viên bậc 2 2,06 8 Nhân viên bậc 1 1,86 (Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Tổng hợp) Hàng năm Công ty thực hiện thi nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty đối với các chức danh số 6, 7, 8, việc nâng bậc này căn cứ vào chỉ tiêu cấp bậc do Công ty đặt ra. Từ công thức trên, bộ phận tính lương tính ra tiền lương thực lĩnh của từng cá nhân, nhân viên hưởng lương theo hệ số lương thời gian. Ví dụ: Tính tiền lương của ông Lê Văn Thắng, nhân viên phòng Hành chính tổng hợp, ông Thắng có hệ số lương là 2,26, số ngày làm việc thực tế của ông Thắng trong tháng 8/2013 là 26 công, tiền lương cơ bản áp dụng tại Công ty là 2.250.000 đồng, vậy tiền lương ông Thắng được hưởng là: = = 5.085.000 đồng * Hình thức tính lương sản phẩm: SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội + Đối tượng áp dụng: Công ty áp dụng cách tính lương sản phẩm cho từng nhóm tập thể trong các đội sản xuất. Nghĩa là căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm do nhóm người lao động hoàn thành trong tháng. + Công thức tính tiền lương sản phẩm: Quỹ tiền lương sản phẩm của Công ty được tính theo công thức sau: QLSP = Qsp x Đg Trong đó: QLSP là quỹ lương sản phẩm của cả nhóm Qsp là số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng Đg là đơn giá của sản phẩm hoàn thành. Công ty áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình kèm theo quy định của Bộ Xây dựng để tính đơn giá của sản phẩm hoàn thành. Ta có bảng tính đơn giá tiền lương cho một số công việc như sau: Bảng 1.6. Bảng khoán đơn giá sản phẩm STT Công việc Định mức hao phí lao Đơn giá Ghi động ĐVT Số lượng chú 1 Phá dỡ kết cấu tường gạch công/m3 1,35 175.500 2 Phá dỡ kết cấu tường đá công/m3 1,67 217.100 3 công/m3 3,56 462.800 công/m3 5,1 663.000 5 Phá dỡ kết cấu bê tông không cốt thép Phá dỡ kết cấu bê tông không cốt thép Đắp nền đường công/m3 0,72 93.600 6 Đào san đất tạo mặt bằng công/m3 0,65 84.500 7 Đào móng công trình công/m3 0,006 780 8 Làm mặt đường cấp phối công/100m2 3,78 491.400 9 Rải thảm đường bằng bê tông nhựa hạt thô …. công/100m2 2,14 278.200 4 …. …. …. …. …. (Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Tổng hợp) Từ quỹ tiền lương sản phẩm của cả nhóm sẽ tính ra được tiền lương thực tế được hưởng của từng lao động theo công thức sau: TLi = Ni x HLi x Đgi Trong đó: TLi: Là tiền lương sản phẩm của lao động thứ i Ni: Là số ngày làm việc thực tế của lao động thứ i HLi: Là hệ số lương cấp bậc của công nhân thứ i SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Đgi: Là đơn giá tiền lương sản phẩm được quy đổi theo hệ số lương và số ngày làm việc thực tế Đgi = QLSP ∑(Ni x HLi) Từ công thức trên bộ phận tính lương tính ra tiền lương thực lĩnh của từng người. Ví dụ: Tính tiền lương cho ông Hoàng Văn Chanh – Công nhân đội thi công số 1 Tổng quỹ lương của đội thi công số 1 theo biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành là 461.781.600 đồng. Tổng quỹ lương bộ phận quản lý chung là 22.196.600 đồng. Vậy quỹ lương sản phẩm của bộ phận công nhân trực tiếp là: = 461.781.600 – 22.196.600 = 439.585.000 đồng Trong tháng 9/2013 ông Hoàng Văn Chanh có số công làm việc thực tế là 26 công, hệ số lương cơ bản của ông Chanh là 1,94, tổng hệ số quy đổi ∑(Ni x HLi) của bộ phận trực tiếp sản xuất là 4.070, vậy tiền lương sản phẩm của ông Chanh là: = 439.585.000 x 26 x1,94 = 5.447.281 đồng 4.070 + Tiền phụ cấp ăn ca: Theo quy định của Công ty, Công ty hỗ trợ 1 bữa ăn giữa ca với số tiền là 20.000 đồng/công, vậy tiền phụ cấp ăn ca của ông Chanh là: = 26 x 20.000 = 520.000 đồng + Tổng thu nhập của ông Chanh = 5.447.281 + 520.000 = 5.967.281 đồng 1.5. Tình hình vật tư, tài sản cố định 1.5.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vật tư * Công tác tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng: Ý nghĩa của việc tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng nguyên vật liệu đối với một doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành như Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát là rất lớn. Bởi vì việc lựa chọn người cung ứng với tổng giá cả và chi phí vận tải nhỏ nhất đối với Công ty sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí công trình và do đó làm tăng lợi nhuận có thể thu được. Mặt khác, thị trường luôn có nhiều loại nguyên vật liệu với phẩm cấp khác nhau, có loại đáp ứng yêu cầu sản xuất và chất lượng của công trình nhưng có loại không đáp ứng được các yêu cầu này. Vì vậy việc tính toán đầy đủ các khía cạnh cần thiết để lựa chọn người cung ứng nguyên vật liệu là một trong những vấn đề quan trọng đối với Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát. Nhận thức rất rõ về điều đó, Công ty rất quan tâm đến việc tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Với đặc trưng của ngành nghề xây dựng là cần sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau có phẩm cấp khác nhau do vậy đối với mỗi loại nguyên vật liệu Công ty đưa ra cách tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng khác nhau, cụ thể như sau: - Đối với những loại nguyên vật liệu như gạch, đá, cát, sỏi chỉ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật mà Bộ giao thông vận tải hoặc do Nhà nước ban hành (ví dụ tiêu chuẩn về độ sạch, kích cỡ) thì Công ty thường tận dụng các nguồn tại địa phương, nơi công trình được tiến hành thi công. Bởi vì đây là nguồn cung ứng vẫn có thể đảm bảo chất lượng mà giảm được chi phí vận chuyển và tận dụng được các ưu đãi của địa phương. - Đối với những loại nguyên vật liệu quan trọng như sắt, thép, xi măng thì việc lựa chọn người cung ứng còn phải căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng, chủng loại, kích cỡ nguyên vật liệu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào yêu cầu đó mà Công ty lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu. Ví dụ như chủ đầu tư yêu cầu là xi măng PC30 theo tiêu chuẩn Việt Nam thì Công ty lựa chọn các nhà máy xi măng của TW là nhà cung ứng. Như vậy Công ty sẽ xem xét những nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu, tham khảo giá và các yêu cầu khác nhau để lựa chọn. Sau đó Công ty liên hệ với nhà cung ứng để thực hiện kí kết hợp đồng. Công ty định kỳ tiến hành đánh giá người cung cấp thông qua 1 hệ thống các chỉ tiêu như giá cả, thời hạn cung ứng, việc thực hiện các hợp đồng… để từ đó sẽ chủ động tìm nguồn cung ứng thích hợp. - Với những nguyên vật liệu nhỏ, lẻ như đinh, dây thì các đội tự tiến hành mua tại các đại lý, với tiêu chuẩn chúng phục vụ được yêu cầu của công việc. Việc mua nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu phải thực hiện qua các khâu trung gian (các hãng kinh doanh về nguyên vật liệu, các tổ chức đại lý…). Về nguyên tắc việc mua trực tiếp nguyên vật liệu từ chính nơi sản xuất ra có lợi hơn mua qua trung gian, việc mua qua trung gian tuy có làm tăng chi phí mua nhưng lại là cần thiết vì nguyên vật liệu phân tán ở nhiều nơi (như cát, sỏi), doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu ở xa nơi công trình như xi măng, sắt, thép hay có loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu như nhựa đường nhập khẩu. * Hình thức bố trí kho tàng của Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là thực hiện xây dựng các công trình. Bất kì một doanh nghiệp nào thì quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải có hệ thống kho tàng bởi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn luôn có sự tách biệt giữa việc mua sắm nguyên vật liệu với việc sử dụng chúng. Nhưng do đặc trưng của ngành nghề xây dựng, hệ thống kho tàng chủ yếu được xây dựng theo các công trình mà Công ty thực hiện tuy nhiên tại Công ty cũng như tại các đội công trình và xí nghiệp trực thuộc đều có hệ thống kho tàng. Hệ thống kho tàng này chủ yếu chứa máy móc thiết bị, còn nguyên vật liệu dự trữ tại đây chủ yếu là cát (do cát là loại nguyên SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội vật liệu mang tính mùa vụ, chỉ có thể khai thác vào mùa khô, nhưng lượng nguyên vật liệu này dự trữ chỉ mang tính dự phòng). Tại Công ty nguyên vật liệu chỉ mua khi có công trình thực hiện nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động không bị ứ đọng, quay vòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh khác của Công ty. Mặt khác nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có rất sẵn trên thị trường. Vì vậy Công ty không gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu. Trong xây dựng, kho bãi có rất nhiều loại khác nhau; tuỳ theo quy mô công trình và diện tích mặt bằng mà thiết kế vị trí kho bãi hợp lí. Thông thường thì đối với các công trường xây dựng đường giao thông, vị trí kho bãi thường đặt tại khu vực trung tâm theo chiều dài của công trình, nơi gần công trường nhất. Đồng thời, tuỳ vào tính chất, đặc điểm của nguyên vật liệu cần bảo quản và đặc điểm từng loại công trường, đặc điểm của địa phương…để lựa chọn các giải pháp kết cấu kho bãi hợp lý. Nhưng kết cấu kho bãi phải đảm bảo các tiêu chuẩn như kết cấu phải đơn giản, gọn nhẹ có thể tái sử dụng, kết cấu tận dụng nguyên vật liệu của địa phương, kết cấu phải đảm bảo được chức năng bảo quản tốt các loại nguyên vật liệu, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường… nhằm đảm bảo được chức năng bảo quản các loại nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí, từ đó góp phần làm giảm tổng chi phí cho công trình. Cụ thể: Nếu có diện tích mặt bằng rộng, quy mô công trình lớn thì thông thường có các loại kho sau: - Kho lộ thiên: Kết cấu chủ yếu là diện tích mặt nền được gia cố để chịu được trọng lượng các loại vật liệu và thoát nước mưa. Ví dụ: bãi cát, sỏi, đá - Kho có mái che: Kết cấu chủ yếu là bộ khung có mái lợp chống được mưa nắng thường là lợp bằng tấm fibro xi măng hoặc tôn. Ví dụ: Kho thép, kho máy móc thiết bị. - Kho kín: Kết cấu chủ yếu là phần luồng, mái cửa bao che phải kín, chống được tác động của thiên nhiên. Ví dụ: Các kho xi măng, sơn, thiết bị máy móc. - Kho đặc biệt: Đây là kho có kết cấu đặc biệt như xăng dầu…. Nếu diện tích thi công hẹp: trên mỗi công trường bố trí một số loại kho bãi sau: - Kho xi măng: Chỉ bố trí mang tính bổ sung cho 1 số kết cấu công trình (như đổ bê tông). - Kho thép: Ở dạng bán kiên cố, có thể dùng các loại vải bạt chống mưa để che. Lượng thép trong kho phải căn cứ vào tiến độ thi công. - Các loại vật liệu như đá, cát, sỏi được cung cấp liên tục theo đúng tiến độ và nhu cầu sử dụng. * Phương pháp bảo quản của Công ty Do hoạt động thi công xây lắp được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. Hơn thế nữa lượng nguyên vật liệu trong thi công có số lượng lớn, đa SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội dạng và phong phú về chủng loại nên công tác bảo quản nguyên vật liệu rất quan trọng và cần thiết. Phương pháp bảo quản: tuỳ vào đặc điểm, tính chất của từng loại nguyên vật liệu mà Công ty đề ra những phương thức bảo quản phù hợp. Ví dụ như những loại nguyên vật liệu cần phải bảo quản không cho tiếp xúc trực tiếp với khí trời thì phải cất trong kho kín như xi măng, hoá chất, sơn. Đối với những loại nhiên liệu dễ gây cháy nổ, Công ty có những biện pháp bảo quản nghiêm ngặt, có trang thiết bị chắc chắn an toàn như cứu hoả, cấp cứu. Các loại kho được kết cấu đảm bảo các tiêu chuẩn bảo quản nguyên vật liệu. Ví dụ như đối với kho xăng dầu: đây là kho đặc biệt chứa vật liệu dễ cháy nên đã được thiết kế cẩn thận. Thường chứa chúng trong các bể chứa riêng bằng thép hoặc đóng thùng để trong kho kín. Các bể xăng dầu có loại để trên mặt đất, có loại chìm hẳn dưới đất, hoặc nửa chìm, nửa nổi. Xung quanh kho xăng dầu để nổi, trên mặt đất đắp bờ đất cao trên 1m, mặt bờ rộng 0,8m để phòng cháy, khoảng cách kho đến các công trường lân cận trên 50m, trên các bể nổi chứa bằng thép phải có thu lôi chống sét, phải có mái che đậy để tránh nắng. Vị trí kho xăng dầu ở cuối hướng gió. Việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo việc sử dụng nguyên vật liệu đúng mục đích, đúng số lượng, chất lượng, đúng quy trình kĩ thuật nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ thi công, hạn chế những hao hụt và lãng phí quá mức, từ đó làm giảm chi phí nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn kinh doanh nói chung. Việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu do các đội trực tiếp quản lý, các thành viên trong ban lãnh đạo đội phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về công tác sử dụng nguyên vật liệu của đội mình. Trong đó, phó ban kĩ thuật phối hợp với các cán bộ kĩ thuật, là người trực tiếp có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn công nhân làm đúng yêu cầu kĩ thuật, tránh tình trạng hao phí nguyên vật liệu làm cho chi phí nguyên vật liệu vượt quá cao so với dự tính kế hoạch. Đồng thời hàng ngày phó ban kĩ thuật sẽ có một quyển Nhật kí riêng để ghi chép tất cả công việc mà đội thực hiện trong ngày và ghi cả số lượng nguyên vật liệu đã chi dùng cho các công việc. Để thực hiện công tác quản lý tốt, định kỳ hàng quý, hàng năm tuỳ theo thời gian dự kiến thực hiện công trình, các cán bộ phòng ban có liên quan của Công ty (gồm đại diện phòng kinh tế-kế hoạch; tài chính kế toán; kĩ thuật; vật tư thiết bị và ban Giám đốc) tiến hành kiểm tra việc sử dụng nguyên vật liệu tại các đội để kịp thời có biện pháp nếu sử dụng nguyên vật liệu không đúng mục đích và chưa hiệu quả. Tuy nhiên ban kiểm tra không chỉ kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu trên tài liệu giấy tờ như báo cáo của đội về tình hình sử dụng nguyên vật liệu mà còn tiến hành kiểm tra thực tế ở từng đội công trình. Công việc kiểm tra này được thực hiện như sau: Cán bộ chuyên môn sẽ căn cứ vào lượng nguyên vật liệu đã nhập kho, tính toán khối lượng SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội nguyên vật liệu đã đưa vào sử dụng; kiểm kê nguyên vật liệu còn tồn trong kho. Từ đó xem xét việc sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý và tiết kiệm hay không. Đồng thời Công ty cũng có những chế độ khuyến khích và chế độ quy trách nhiệm về việc sử dụng nguyên vật liệu. Tuy nhiên các chế độ này vẫn chưa được quy định rõ ràng và ban hành toàn Công ty. Tại Công ty, sẽ có chế độ khen thưởng đối với các đội có mức sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm; ngược lại đội nào sử dụng nguyên vật liệu còn lãng phí sai mục đích sẽ bị nhắc nhở để rút kinh nghiệm. Nhưng mức khen thưởng hay kỉ luật như thế nào thì không quy định cụ thể. Còn lại các đội và xí nghiệp thì mỗi đội đều có chế độ thưởng phạt riêng, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng đội. Tại đội công trình việc kiểm tra sử dụng, bảo quản nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên và định kỳ do tổ kiểm tra gồm cán bộ ban kế hoạch kỹ thuật, ban tài chính kế toán, ban vật tư, ban Giám đốc tiến hành thực hiện kiểm tra. Những vật tư không sử dụng hết đều được nhập lại kho, những vật tư có thể tận dụng để sử dụng lại đều được thu hồi. Với công tác tổ chức quản lý sử dụng nguyên vật liệu khá hợp lý và chặt chẽ như vậy, cùng với sự cố gắng của đội ngũ công nhân nhìn chung việc sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty đã hợp lý và tiết kiệm đảm bảo chất lượng và tiến độ chung cho các công trình. Mặt khác, do việc xác định kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu đã tính toán cả lượng dự phòng nguyên vật liệu thông qua hệ số dự phòng mà trong quá trình tổ chức thi công luôn có những sai số giữa tính toán thiết kế và thực tế thi công vì vậy mà thực tế sử dụng nguyên vật liệu năm 2012 của công ty ít hơn so với kế hoạch Bảng 1.7: Sử dụng vật tư kĩ thuật năm 2012 Tổng cộng STT Tên vật tư ĐVT Định mức (Theo dự toán) Thực tế thực hiện 1 Đá các loại m3 73.099 7.475.350 64.577 Thành tiền 4.812 2 Cấp phối đá dăm m3 56.749 3.044 46.451 2.521 3 Cát vàng m3 17.359 1.055 16.809 1.002 4 Dầu Diezel l 952.254 4.134 884.504 3.836 5 Dầu Fo kg 789.700 2.777 785.090 2.760 6 Mỡ kg 445 7 255 4 7 Dầu phụ l 14.646 182 12.390 154 8 Xăng l 26.609 155 25.142 146 9 Nhựa đường tấn 5.565 22.875 5.290 22.269 10 Nhũ tương tấn 226 797 203 716 Số lượng SV: Vũ Văn Tam Thành tiền Số lượng Lớp: LT QTTC KT- K2B 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 Nhựa MC Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội l 170.530 772 170.530 772 3 12 Cát san lấp m 36.679 1.578 36.679 1.578 13 Bột đá tấn 4.549 1.398 2.959 880 14 Xi măng tấn 459 349 313 231 15 Thép các loại kg 9.172 79 9.172 79 3 16 Đá my bột m 9.183 593 9.183 593 17 Sơn các loại kg 2.150 22 2.150 22 18 Hạt phản quang kg 225 2 225 2 19 Gạch lá dừa 100.000 93 100.000 93 … … viên … … … … … (Nguồn số liệu: Phòng Vật liệu xây dựng) Nhìn chung công tác bảo quản nguyên vật liệu như hiện nay của Công ty là khá tốt tránh được sự hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những việc còn tồn tại về việc bảo quản như hệ thống kho tàng của Công ty được xây dựng chưa khoa học, chưa hợp lý. Các kho thường xây dựng lộn xộn không theo một quy hoạch và một trình tự sao cho việc sử dụng để thi công diễn ra trôi chảy. Các quy định về việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu chưa thật sự rõ ràng và chưa có ban hành thành những văn bản cụ thể. Bên cạnh đó vấn đề khên thưởng kỷ luật chưa dứt khoát, còn qua loa lấy lệ, còn nặng về hình thức. Vì thế việc chấp hành các quy định về việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu còn hạn chế và chưa mang lại nhiều hiệu quả. 1.5.2. Tình hình TSCĐ * Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát là một doanh nghiệp xây lắp với ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, trang trí nội, ngoại thất. Thi công các công trình điện hạ áp dưới 35 KV, san lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, công trình công cộng, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Với đặc thù doanh nghiệp như vậy nên TSCĐ của Công ty chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây lắp của Công ty như máy trộn bê tông, máy đầm, xe ủi, xe lu, máy cẩu, máy trộn vữa,…..ngoài ra còn có các tài sản phục vụ cho hoạt động quản lý của Công ty như máy tính, máy phô tô,….trong các nhóm TSCĐHH trên thì máy móc thi công và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất. Có thể thấy cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Công ty được thể hiện qua bảng phân tích sau: Bảng 1.8. Bảng phân tích cơ cấu tài sản cố định hữu hình 2 năm 2011-2012 SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ q.lý TSCĐHH khác Tổng cộng 2011 2012 744.333.243 823.732.741 2.988.937.278 3.446.792.307 1.580.395.750 2.170.762.578 92.834.436 114.389.064 119.358.560 18.407.435 5.525.859.267 6.574.084.125 Tỷ trọng % 2011 2012 13,47 12,53 54,09 52,43 28,60 33,02 1,68 1,74 2,16 0,28 100 100 Chênh lệch Giá trị % 79.399.498 10,67 457.855.029 15,32 590.366.828 37,36 21.554.628 23,22 -100.951.125 -84,58 1.048.224.858 18,97 (Nguồn: Số liệu phòng kế toán) Bảng phân tích cơ cấu tài sản số định cho phép ta thấy được tình hình biến động của từng loại tài sản của công ty. Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm nhà kho tại 85, khu Đồn Điền, P. Hà Khẩu, TP.Hạ Long và nhà văn phòng quản lý tại tổ 7, khu 9, P. Bãi Cháy, Tp. Hạ Long. Qua bảng phân tích cho thấy nhóm tài sản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ giá trị tài sản cố định hữu hình của công ty, năm 2011 có giá trị là 823.732.741 đồng, chiếm tỷ trọng 13,47%, đến năm 2012 giá trị tăng 79.399.498 đồng, tỷ trọng giảm xuống còn 12,53%. Nhóm máy móc thiết bị phục vụ thi công: Đây là nhóm tài sản quan trọng trực tiếp tạo ra giá trị sản xuất kinh doanh bao gồm rất nhiều các loại thiết bị khác nhau phục vụ cho công tác thi công công trình như máy trộn bê tông, máy trộn vữa, máy ủi, máy đầm rung, máy lu rung 10 tấn,….Máy móc thiết bị là nhóm tài sản quan trọng của công ty trong việc thi công các công trình xây lắp, tổng giá trị máy móc thiết bị năm 2012 tăng so với năm 2011 là 457.855.029đ, tăng 15,32%. Điều này cho thấy Công ty rất quan tâm tới việc đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ thi công, điều này hoàn toàn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả thi công các công trình. Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn: Năm 2012 so với 2011 tổng giá trị của các phương tiện vận tải truyền dẫn sử dụng tại công ty đã tăng 590.366.828 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 37,36%, tỷ trọng tăng từ 28,6% lên thành 33,02%. Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thì phương tiện vận tải cũng là nhóm tài sản quan trọng bao gồm các loại xe ô tô tải phục vụ bốc xúc đất đá, vận chuyển vật liệu cho công trình. Như vậy có thể thấy trong năm 2012 Công ty rất quan tâm đầu tư trang bị loại tài sản cố định hữu hình này. Các thiết bị dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng giá trị tài sản cố định hữu hình của toàn doanh nghiệp. Trong năm vừa qua giá trị thiết bị dụng cụ quản lý là 21.554.628 tăng 23,22% so với năm 2011. Các tài sản cố định hữu hình khác chủ yếu là tài sản cố định hữu hình được sử dụng tại khu nhà làm việc của Công ty, số tài sản này chiếm 2,16% năm 2011 0,28% năm 2012/tổng giá trị tài sản toàn công ty. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Nhìn chung cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát là hợp lý, tỷ trọng của từng loại tài sản cố định hữu hình là thích hợp với loại hình kinh doanh của công ty, hướng đầu tư trong những năm qua là đúng đắn. * Phân loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty Tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát, TSCĐHH có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm về tính chất khác nhau và sử dụng ttrong lĩnh vực kinh doanh khác nhau như : - Nhà cửa vật kiến trúc: Gồm nhà kho có địa chỉ tại số 85, khu Đồn Điền, P. Hà Khẩu, TP.Hạ Long, Quảng Ninh, hệ thống nhà văn phòng làm việc, hệ thống tường bao, sân trụ sở văn phòng quản lý tại tổ 7, khu 9, phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long, Quảng Ninh. - Máy móc thiết bị phục vụ thi công như: Máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông, máy đầm, máy lu rung,…. - Phương tiện vận tải: Xe ô tô tải, xe ô tô con phục vụ quản lý,….. - Máy móc, thiết bị phục vụ quản lý: Máy photocopy, máy In, máy Fax, máy Vi tính, máy điện thoại tổng đài… Để thuận tiện cho quá trình quản lý, tài sản cố định hữu hình của Công ty được mã hóa theo từng loại tài sản theo nguyên tắc sau: Các tài sản phát sinh lần lượt theo thứ tự từ trước tới sau với phần đầu là mã nhóm tài sản cố định hữu hình sau đó là phụ âm “TS”, tiếp theo là số thứ tự phát sinh đánh bằng số latinh. Ta có danh mục tài sản cố định hữu hình của Công ty như sau: STT I 1 2 3 4 II 1 2 3 4 5 .... III 1 2 3 4 .... Mã TSCĐHH 2111 2111TS01 2111TS02 2111TS03 2111TS04 2112 2112TS01 2112TS02 2112TS03 2112TS04 2112TS05 .... 2113 2113TS01 2113TS02 2113TS03 2113TS04 .... SV: Vũ Văn Tam Tên TSCĐHH Ghi chú Nhà cửa vật kiến trúc Nhà kho Nhà văn phòng làm việc Hệ thống tường bao Hệ thống sân trụ sở Máy móc thiết bị Máy trộn bê tông công suất 35m3/h Máy trộn vữa Máy phát điện Fujitsu Máy tời vật liệu Máy bơm nước chạy bằng dầu Diezel .... Phương tiện vận tải Xe ô tô Samsung 12 tấn Xe ô tô tải Cửu Long 5T Xe ô tô Honda Civic Xe ô tô Fortuner .... .... .... Lớp: LT QTTC KT- K2B 22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp IV 1 2 3 4 .... 2114 2114TS01 2114TS02 2114TS03 2114TS04 .... Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Thiết bị dụng cụ quản lý Bàn giám đốc Máy tính xách tay Toshiba Máy tính xách tay Dell Inspiron Máy tính xách tay Vaio .... .... * Đặc điểm biến động tài sản cố định hữu hình tại Công ty Tài sản cố định hữu hình của Công ty được hình thành theo nhiều nguồn khác nhau chủ yếu do mua sắm. Theo đó nguyên giá TSCĐHH của Công ty được xác định như sau: Nguyên giá TSCĐHH = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có) + Lệ phí trước bạ (nếu có) - Giảm giá Ví dụ: Ngày 17/5/2013, Công ty đầu tư mua 1 máy phát điện, 1 máy trộn bê tông và 1 máy trộn vữa với tổng giá trị ghi trên hóa đơn GTGT là 203.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Chi phí lắp đặt, chạy thử = 0. Vậy nguyên giá TSCĐHH theo nghiệp vụ này là 203.000.000 đồng. Bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới TSCĐHH phục vụ cho hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh, Công ty cũng thực hiện loại bỏ một số tài sản cố định đã hết khấu hao hoặc hiệu quả sử dụng thấp. TSCĐHH của Công ty giảm chủ yếu do thanh lý, nhượng bán. Khi ghi giảm TSCĐHH kế toán thực hiện bút toán ghi giảm nguyên giá TSCĐHH trên sổ kế toán, đồng thời ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ đó trước khi được thanh lý. Phần giá trị còn lại của TSCĐHH (nếu trích khấu hao chưa hết) sẽ được ghi tăng chi phí. Ví dụ: Nghiệp vụ thanh lý TSCĐHH ngày 14/5/2013, thanh lý xe ô tô phục vụ quản lý BKS 14N-8752, nguyên giá TSCĐHH là 436.363.636 đồng, vậy giá trị thanh lý TSCĐHH này là 436.363.636 đồng. * Tổ chức quản lý giai đoạn đầu tư, xây dựng - Khi có nhu cầu sử dụng TSCĐHH, phụ trách của bộ phận cần sử dụng TSCĐHH lập giấy đề nghị được cấp TSCĐHH chuyển lên phòng kế hoạch để phân tích tình hình công ty, tình hình thị trường và đưa ra phương án đầu tư TSCĐHH một cách hợp lý. Giám đốc công ty là người đưa ra quyết định tăng TSCĐHH. - Sau khi tham khảo với các phòng chuyên môn khác như phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch kỹ thuật trình giám đốc phê duyệt nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định. - Trong trường hợp tăng TSCĐHH do mua sắm: Bộ phận thu mua của phòng kế hoạch kỹ thuật tiến hành khảo sát tìm kiếm nhà cung cấp, Công ty sẽ lựa chọn nhà cung cấp có giá cung cấp rẻ nhất. Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp, phòng kế hoạch kỹ thuật tiến hành soạn thảo hợp đồng trình giám đốc hai bên ký. Căn cứ vào thời gian giao nhận trên hợp đồng, bên cung cấp sẽ chuyển tài sản đến địa điểm tại SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Công ty và đồng thời xuất hóa đơn GTGT cùng các hồ sơ kỹ thuật khác kèm theo TSCĐHH, khi nhận được TSCĐHH cùng các giấy tờ có liên quan, Công ty thực hiện bàn giao TSCĐHH cho các đơn vị sử dụng thông qua biên bản bàn giao TSCĐHH do phòng kế hoạch kỹ thuật lập ( lập thành 3 liên giống nhau Liên 1 giao cho Phòng Tài chính kế toán, Liên 2 giao cho Phòng kế hoạch kỹ thuật và liên 3 do bộ phận nhận tài sản cố định hữu hình). - Trường hợp tăng do lắp đặt: Cũng giống trường hợp tăng do mua sắm Công ty phải tìm kiếm nhà cung cấp, ký kết hợp đồng, chuẩn bị mặt bằng để nhà cung cấp thực hiện lắp đặt, sau khi chạy thử nếu các thông số kỹ thuật đảm bảo, phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ lập biên bản nghiệm thu TSCĐHH đồng thời hai bên ký nhận đầy đủ nhằm làm cơ sở cho việc thanh quyết toán hợp đồng. Sau đó bên cung cấp phải xuất hóa đơn GTGT và các hồ sơ thông số kỹ thuật kèm theo của tài sản cố định hữu hình. - Trong trường hợp TSCĐHH tăng do Xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao: Khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, Công ty thực hiện nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản được tập hợp trong quyển hồ sơ quyết toán, giá trị ghi trên hồ sơ quyết toán là cơ sở để Công ty ghi nhận nguyên giá tài sản cố định. * Tổ chức quản lý giai đoạn sử dụng Tài sản cố định sau khi được đầu tư mua sắm, xây dựng sẽ được phòng kế hoạch kỹ thuật xây dựng quy trình hoạt động, đây là văn bản hướng dẫn các bộ phận sử dụng TSCĐHH một cách hiệu quả nhất. TSCĐHH sau khi giao về cho các phòng ban, hoặc bộ phận trực tiếp sử dụng theo chức năng. Các bộ phận này có trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản cố địh hữu hình một cách hiệu quả thông qua các hướng dẫn sử dụng do phòng kế hoạch kỹ thuật xây dựng. Trong quá trình sử dụng bộ phận sử dụng phải thường xuyên theo dõi tình trạng TSCĐHH, nếu hỏng hóc hoặc bị sự cố nhỏ phải tiến hành sửa chữa kịp thời, tránh sửa chữa lớn, các TSCĐHH phải được bảo dưỡng thường xuyên theo quy định kỹ thuật của từng loại tài sản. * Tổ chức quản lý giai đoạn thanh lý, nhượng bán Trong quá trình sử dụng TSCĐHH bị hao mòn và dẫn tới hiệu quả sử dụng kém, khi TSCĐHH không còn khả năng hoạt động hoặc hiệu quả hoạt động kém thì bộ phận sử dụng báo lên cho phòng kế hoạch kỹ thuật, sau khi kiểm tra xác định TSCĐHH đúng như hiện trạng bộ phận sử dụng đã báo thì bộ phận sử dụng lập giấy đề nghị xin thanh lý TSCĐ và chuyển phòng kế hoạch kỹ thuật xác nhận, phòng kế hoạch kỹ thuật trình giám đốc phê duyệt thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ tiến hành họp, đánh giá chất lượng TSCĐHH và lập biên bản thanh lý TSCĐ * Phương pháp tính khấu hao TSCĐHH Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần, hao mòn là hiện tượng khách quan nó làm giảm giá trị sử dụng của TSCĐ. Phần giá trị hao mòn của TSCĐ được SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 24 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội tính vào của sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán, phản ánh hao mòn TSCĐ để tái đầu tư sản xuất. Hiện nay Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với các TSCĐ doanh nghiệp quản lý. Phương pháp này được quy định trong nội dung quyết định số 203/2009/QĐBTC ngày 20/10/2009 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Với mức khấu hao tính cho từng TSCĐ được tính như sau: Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm Nguyên giá của TSCĐ Số năm đăng ký trích khấu hao = Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (số năm đăng ký trích khấu hao ) của Công ty được áp đụng theo khung thời gian sử dụng TSCĐ ban hành kèm theo thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009. Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng = Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm 12 Mức khấu hao TSCĐ bình quân ngày = Mức khấu hao TSCĐ bình quân tháng 30 Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao đã trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng Định kỳ hàng năm Công ty lập kế hoạch đăng ký trích khấu hao trình Tập đoàn phê duyệt. Sau khi được phê duyệt hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo kế hoạch. Phần 2 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH 1TV KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÁT 2.1. Tổ chức kế toán tại Công ty 2.1.1. Nội dung và nhiệm vụ công tác tài chính-kế toán trong doanh nghiệp Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo dõi tình hình biến động của các hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo toàn vốn cho Công ty. 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán-tài chính Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán và xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp tương đối gọn nhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung . Phòng kế toán tài vụ gồm 5 người(trong đó có 01 người có trình độ đại học và 02 người trình độ cao đẳng 03 người có trình độ trung cấp) đều được trang bị máy vi tính và các thiết bị, dụng cụ khác phục vụ cho công việc SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội kế toán. Các nhân viên phòng kế toán tài vụ của Công ty đều có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và năng động trong công việc. Với mô hình tổ chức kế toán trên, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán, từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán… Còn ở các tổ sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra chứng từ, thu thập và ghi chép vào sổ sách tại các tổ thi công. hàng ngày, chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng tài chính kế toán của Công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán. Về mặt nhân sự, các nhân viên đó chịu sự quản lý của tổ trưởng các tổ thi công, phòng tài chính kế toán của Công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra đội ngũ nhân viên này về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ chuyên môn. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán vật tư và thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán tiền mặt và thanh toán Kế toán TSCĐ và tiền lương - Trưởng phòng kế toán tài vụ: Là người phụ trách chung công việc của phòng tài chính kế toán; đưa ra ý kiến đề xuất, cố vấn tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định, lập kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của Công ty. - Phó phòng kế toán tài vụ: Phụ trách công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán, hạch toán các khoản chi phí sản xuất phát sinh, lập bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối tháng, quý, năm. - Kế toán nguyên vật liệu và thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán nhập xuất tồn, phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ . Quản lý tình quỹ tiền mặt tại Công ty, thực hiện việc thu chi qua quỹ tiền mặt bằng các chứng từ hợp lệ. - Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi, vào sổ và lập báo cáo về tình hình các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản nợ phải trả của Công ty. - Kế toán tiền mặt và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi tiền mặt, tình hình hiện có của quỹ tiền mặt và giao dịch với ngân hàng. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội - Kế toán TSCĐ và tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý nguyên giá, giá trị còn lại, tiến hành trích khấu hao theo thời gian dựa trên tuổi thọ kỹ thuật của tài sản . Có nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, nhưng giữa các bộ phận này luôn có sự kết hợp với nhau. Việc hạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân, tiền đề cho khâu tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động có hiệu quả cao. 2.2. Phân tích hệ thống kế toán của doanh nghiệp 2.2.1. Các chính sách kế toán chung - Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát là chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo QĐ 48/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006 về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Đồng tiền sử dụng là : đồng tiền Việt Nam - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12 - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp kế toán hàng tồn kho : +Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo giá trị thực tế + Phương pháp xác định giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao tuyến tính tài sản cố định (khấu hao theo đường thẳng ) - Phương pháp hạch toán ngoại tệ : theo tỷ giá thực tế 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát Hiện nay, công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản công ty bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này. Một số tài khoản chủ yếu áp dụng tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát - Tài khoản về tiền: TK 111, 112( mở chi tiết cho từng ngân hàng ) - Tài khoản về lao động tiền lương: TK 334,338. - Tài khoản về hàng hóa, vật tư: TK 152( chi tiết từng loại vật tư), TK 154 (Chi tiết từng công trình) - Tài khoản về công nợ: TK 131(mở chi tiết cấp 2 Chi tiết từng khách hàng ), 138, 331(mở chi tiết cấp 2 chi tiết cho từng nhà cung cấp ), 338 SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội - Tài khoản về tài sản cố định: TK 211, 213, 214, 241 - Tài khoản về chi phí chờ phân bổ: TK 142, 242 - Tài khoản về tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: TK 333 - Tài khoản về theo dõi nguồn vốn: TK 411, 421, 441 - Tài khoản về doanh thu: TK511, 711, 515 - Tài khoản về chi phí: TK 632, 642, 811, 635 Bên cạnh việc sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy định của Bộ Tài chính, để thuận lợi hơn cho công tác quản lý, có một số tài khoản được chi tiết theo tài khoản cấp 2 và chi tiết theo đối tượng phát sinh. 2.2.3. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán - Chứng từ kế toán sử dụng tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát + Hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra mua tại cơ quan thuế (gồm 3 liên ), hóa đơn mua hàng( gồm hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và hóa đơn thông thường). + Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sổ phụ ngân hàng, hợp đồng kinh tế và một số loại chứng từ khác theo bảng kê dưới đây: T TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU T I- Lao động tiền lương 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 1 Bảng chấm công Bảng chấm công làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán tiền thưởng Giấy đi đường Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội II- Hàng tồn kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Bảng kê mua hàng Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ III- Tiền tệ Phiếu thu Phiếu chi Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tiền tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán V- Tài sản cố định Biên bản giao nhận TSCĐ SV: Vũ Văn Tam 01a-LĐTL 01b-LĐTL 02-LĐTL 03-LĐTL 04-LĐTL 06-LĐTL 11-LĐTL 01-VT 02-VT 04-VT 05-VT 06-VT 07-VT 01-BH 02-BH 03-BH 04-BH 06-TT 07-TT Lớp: LT QTTC KT- K2B 28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 2 3 Biên bản thanh lý TSCĐ 08a-TT Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 01-TSCĐ - Quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán + Mẫu in sẵn chứng từ phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Những chứng từ thuộc chỉ tiêu bán hàng như Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ... được quản lý theo chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ. Các chứng từ kế toán được lập theo đúng mẫu biểu quy định, trong đó có đầy đủ các thông tin sau: - Tên và số hiệu của chứng từ kế toán. - Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán. - Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ. - Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán; - Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có thêm chỉ tiêu định khoản kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty bao gồm các bước sau: - Lập chứng từ kế toán theo các yếu tố của chứng từ (hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài) - Kiểm tra chứng từ: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý của chứng từ như: chữ ký, tính chính xác của số liệu. - Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán - Bảo quản và sử dụng chứng từ kế toán trong kỳ hạch toán - Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Với đặc điểm là công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nên để thuận tiện cho công tác ghi chép sổ sách một cách chính xác, hiệu quả nên công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Theo hình thức kế toán này, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh ở chứng từ gốc, tổng hợp lập chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tiến hành tách rời việc ghi theo thứ tự thời gian và ghi theo hệ thống tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý, công ty đang thực hiện tổ chức và vận dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện trên máy vi tính. Việc hiện đại hoá công tác kế toán của Công ty được thể SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 29 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội hiện bằng việc tăng số lượng máy ở các phòng. Riêng phòng kế toán hiện nay có 8 máy vi tính phục vụ cho công kế toán của công ty. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý của công tác kế toán, tăng tốc độ xử lý thông tin tạo điều kiện cho việc đối chiếu lên báo biểu và in sổ sách kế toán một cách nhanh chóng, thuận tiện. * Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong Công ty - Sổ tổng hợp: + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát triển theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh + Sổ cái: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán theo các tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một hay một số trang liên tiếp trong toàn niên độ. Sổ cái cung cấp thông tin về ngày tháng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số hiệu và ngày tháng của chứng từ, nội dung các nghiệp vụ, trang sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này, số tiền phát sinh nợ có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đầu kì, kế toán tổng hợp phải đưa số dư của tài khoản này vào sổ cái, cuối trang sổ cái phải cộng chuyển mang sang trang sau, đầu trang sau phải ghi sổ tổng cộng của trang trước. Cơ sở để ghi là thông tin trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và nhật ký đặc biệt cuối kỳ cộng lấy sổ tổng cộng để chuyển sang bảng cân đối số phát sinh. + Bảng cân đối số phát sinh: Là bảng kiểm tra tính chính xác trong việc ghi sổ của kế toán thông qua việc kiểm tra tính cân đối của các cặp số liệu trên bảng. Cơ sở để lập là các số phát sinh là số dư cuối kỳ từ các sổ cái. - Sổ chi tiết: Sổ chi tiết thường được lập tuỳ thuộc vào nhu cầu quản lý cũng như sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Với hình thức ghi sổ “ Chứng từ ghi sổ”, đơn vị hiện nay đang sử dụng các sổ chi tiết như sau: + Sổ quỹ tiền mặt : theo dõi thu chi tồn quỹ hàng ngày. + Sổ chi tiết vật tư : được mở để theo dõi tình hình nhập, xuất của từng loại NVL. Được mở chi tiết cho từng loại vật tư xác định. + Sổ chi tiết tài sản cố định: được mở để theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định. + Sổ chi tiết công nợ phải trả: được mở để theo dõi tình hình công nợ của đơn vị với các khách hàng và nhà cung cấp , mở chi tiết cho từng khách hàng và nhà cung cấp. + Sổ chi tiết các tài khoản thanh toán với công nhân viên: được mở để theo dõi các khoản thanh toán với công nhân viên tại Công ty. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh được mở để theo dõi tình hình phát sinh chi phí của từng đối tượng theo dõi tính giá thành. + Sổ chi tiết giá vốn hàng bán: được mở để theo dõi giá vốn hàng đã tiêu thụ, sổ được mở chi tiết cho từng mặt hàng tiêu thụ. Cơ sở để ghi vào sổ này là các phiếu xuất kho, hoá đơn, và các chứng từ khác liên quan. + Sổ chi tiết doanh thu: sổ này được mở chi tiết cho từng loại hàng bán. Cơ sở để ghi chép là các hoá đơn bán hàng, và các chứng từ ghi giảm doanh thu. + Sổ tổng hợp chi tiết hàng bán. …. + Bảng kê chừng từ phát sinh theo ngày, theo mã khách hàng , theo vụ việc hợp đồng, theo kho, theo vật tư ... Được mở cho từng tháng để theo dõi cho kế toán quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở các sổ kế toán được mở, đến kỳ báo cáo kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu, lập báo cáo tài chính có liên quan phục vụ cho công tác quản lý của Công ty và tổng hợp số liệu kế toán toàn Công ty để nộp cấp trên. * Trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” Sơ đồ 2.2. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ ĐKCTGS Sổ chi tiết Sổ cái Bảng TH chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hằng ngày Ghi cuối quý SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Đối chiếu, kiểm tra Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được ghi vào sổ chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên tất cả các định khoản và tạo lập các sổ sách đều được thực hiện trên máy tính theo chu trình sau: Sơ đồ 2.3. Sơ đồ quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy Nghiệp vụ phát sinh Xử lý nghiệp vụ Nhập chứng từ Máy thực hiện in các sổ sách liên quan : - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái, sổ chi tiết - Bảng cân đối tài khoản - Báo cáo tài chính, thuế In tài liệu và lưu giữ Khoá sổ kết chuyển kỳ sau SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định khoản (xử lý nghiệp vụ) sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế toán đư ợc xử lý tự động trên máy: vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản, sổ tổng hợp tài khoản, các bảng kê và các các báo cáo kế toán. 2.2.5. Báo cáo kế toán tại Công ty * Báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006, mang tính bắt buộc, trừ bản thuyết minh báo cáo tài chính không bắt buộc, tuỳ theo yêu cầu quản lý hoặc yêu cầu của công ty cấp trên. Việc lập báo cáo tài chính được thực hiện vào cuối các quí. Riêng báo cáo quản trị không phải nộp mà lưu giữ nội bộ tại Công ty. Công ty áp dụng các qui định về lập báo cáo tài chính: hình thức, mẫu loại, thời điểm lập, thời hạn lập và nội dung công khai. Việc công khai báo cáo tài chính do công ty cấp trên quyết định sau khi tiến hành hợp nhất báo cáo tài chính của các thành viên. Hiện nay Công ty đang sử dụng các loại báo cáo là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Định kỳ, khi công việc lập các báo cáo tài chính phải tiến hành, các kế toán viên phần hành lập các báo cáo tổng hợp chi tiết của phần hành và bảng cân đối số phát sinh các tài khoản do mình phụ trách rồi giao lại cho kế toán tổng hợp, thông qua việc xem xét, đối chiếu với sổ tổng hợp các loại kế toán tổng hợp lên các báo cáo tài chính. Các phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính được nộp lên cấp trên được tính vào kỳ sau đối với báo cáo tài chính tại thời điểm cuối kỳ. Công việc lập báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp đảm nhiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính. Thông qua việc xem xét quy trình lập báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thấy rõ hơn được mối quan hệ của các phần hành kế toán trong việc lập các báo cáo này: * Quy trình lập báo cáo kết quả kinh doanh: - Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản từ loại 5 đến 9, các bảng tổng hợp chi tiết( do các phần hành thành phẩm tiêu thụ, chi phí giá thành, … cung cấp), kế toán ghi vào cột “ Kỳ này”. - Dựa trên cơ sở số liệu của cột “ Kỳ này” của báo cáo kỳ trước để ghi vào cột “ Kỳ trước” của báo cáo kỳ này. - Từ số liệu của cột “ Kỳ này” và “ Kỳ trước” của báo cáo kỳ này kế toán vào số liệu cột “ Luỹ kế từ đầu năm”. * Báo cáo quản trị: Các báo cáo quản trị cung cấp thông tin tài chính - kế toán phục vụ cho quản lý nội bộ của Công ty, gồm có: SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội + Báo cáo tổng hợp doanh thu + Báo cáo về số dư công nợ, chiết khấu thương mại + Báo cáo về thu nhập của người lao động Hàng tháng, hoặc bất thường, theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, kế toán tổng hợp cũng phải lập báo cáo quản trị của Công ty để Hội đồng quản trị có những quyết định phù hợp tình hình kinh doanh của Công ty. 2.3. Phân tích công tác chi phí và giá thành 2.3.1. Phân loại chi phí và giá thành Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát là một đơn vị xây dựng cơ bản, thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006, do vậy chi phí của Công ty bao gồm 5 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý kinh doanh. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí vật liệu trong xây dựng là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp ( 70÷75% giá thành), nên việc quản lý và sử dụng vật liệu tiếc kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty Đối với từng vật liệu sử dụng trực tiếp cho từng công trình thì vật liệu xuất dùng cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho công trình đó theo giá thực tế. Trường hợp vật liệu xuất từ kho của công trình, kế toán dùng phương pháp nhập trước, xuất trước để tính giá vật liệu xuất dùng. Trường hợp vật liệu mua và xuất thẳng đến chân công trình thì tính theo giá thực tế bằng giá mua trên hóa đơn của người bán cộng chi phí vận chuyển. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm chi phí về nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất để cấu thành nên sản phẩm xây lắp trong kỳ sản xuất kinh doanh như: cát, sỏi, xi măng, đá dăm, gạch lát, vôi, vữa, sắt thép, cấu kiện bêtông... - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm, phản ánh số tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc danh sách do công ty quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể, chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát, trong điều kiện máy móc thiết bị chưa được đồng bộ hoá phục vụ cho thi công, chi phí nhân công trực tiếp vẫn chiếm một tỷ lệ khoảng 10% đến 20% giá thành công trình. Do vậy việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình xây dựng. Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa lớn đối với việc tính và thanh toán tiền lương kịp thời, thoả đáng cho SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 34 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội người lao động từ đó góp phần khuyến khích, động viên họ hăng say làm việc, đóng góp hết sức mình xây dựng Công ty ngày một phát triển. Về nội dung, chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (lương chính, lương phụ, tiền ăn ca, tiền thưởng và các khoản có tính chất lương), các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định. Hiện nay, Công ty áp dụng hai hình thức lương là: lương khoán sản phẩm (cho công nhân sản xuất) và lương thời gian (cho bộ phận quản lý, chỉ đạo thi công xây dựng) và áp dụng trong thời hạn có những công việc không định mức mà phải làm công nhật. - Chi phí máy thi công Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công ở công ty bao gồm: chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy thi công… Ở Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát các hoạt động xây dựng cơ bản đều được tiến hành theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. - Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí là những chi phí phát sinh ở các tổ đội, các công trình của công ty. Bao gồm: lương nhân viên quản lý tại các tổ đội, công trường; các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (19%) theo tiền lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công; Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ đội; chi phí NVL,CCDC và các chi phí khác phát sinh trong kỳ dùng cho hoạt động đội… Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. * Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí về lương nhân viên ở bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp…), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế Môn bài, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, xăng, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Hội nghị khách hàng…) 2.3.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty Thông thường cuối mỗi quý không phải công trình nào cũng bắt buộc phải hoàn thành bàn giao mà nhiều khi do tính chất công việc phức tạp đòi hỏi thời gian kéo dài nên vẫn còn có những công trình dở dang chưa hoàn thành. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong quý liên quan tới cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm không hoàn thành. Chính vì thế để tính được chính xác giá thành công trình hoàn thành đòi hỏi kế toán phải đánh giá hợp lý giá trị của những công trình, hạng mục công trình còn dở dang. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 35 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Định kỳ, đại diện phòng Kỹ thuật cùng với nhân viên giám sát kỹ thuật công trình tiến hành nghiệm thu, đánh giá chất lượng ngay tại công trình và lập Biên bản nghiệm thu ghi rõ khối lượng sản phẩm dở dang thuộc đối tượng xây lắp nào, mức độ hoàn thành đến đâu. Căn cứ vào biên bản này, phòng kế toán sẽ thực hiện tính toán, xác nhận chi phí thực tế của khối lượng công trình dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp + dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn + thành trong kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ x Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Với số liệu ở bảng kê khối lượng dở dang và các số liệu kế toán khác, kế toán tiến hành đánh giá chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang của từng công trình. Chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ công trình Vạn Xuân được xác định như sau: + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ : 1.500.396.500 + Chi phí thực tế của khối lượng dở dang đầu kỳ: 712.563.572 + Giá thành dự toán của khối lượng SXDD cuối kỳ: 99.481.853.4 + Giá trị dự toán khối lượng hoàn thành trong kỳ: 2.500.000.000 Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp = dở dang cuối kỳ CTVX = 712.563.572 + 1.500.396.500 x 99.481.853,4 2.500.000.000 + 99.481.853,4 84.690.530,7 Giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ sẽ được phản ánh vào Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý của Công ty theo từng công trình, hạng mục công trình, để từ đó tính giá trị sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ. 2.3.3. Đối tượng tính giá thành * Đối tượng tính giá thành: là các loại sản phẩm, công việc do công ty sản xuất ra và cần phải tính giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Bộ phận tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của công ty, các sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất cung cấp sử dụng chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Do đó, đối tượng tính giá SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 36 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội thành của công ty là: công trình, hạng mục công trình, điểm dừng kỹ thuật của công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. * Phương pháp tính giá thành của công ty: Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Theo phương pháp này tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành công trình, hạng mục công trình. Trong trường hợp công trình hạng mục chưa hoàn thành mà có khối lượng hoàn thành bàn giao thì: Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp = hoàn thành bàn giao Chi phí thực tế dở dang + đầu kỳ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ Sau khi tập hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm. Định kỳ, từ các sổ chi tiết được mở riêng cho từng khoản mục chi phí, kế toán tiến hành mở sổ (thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí, cụ thể là theo từng công trình, hạng mục công trình. Bảng 2.1 Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp STT BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH Công trình: Khu nhà nghỉ Vạn Xuân – Móng Cái Quý II/2013 Chỉ tiêu I Giá trị sản phẩm sở dang đầu quý II Chi phí sản xuất phát sinh trong quý III Giá trị 712.563.572 1.500.396.500 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 944.589.610 2 Chi phí nhân công trực tiếp 259.762.500 3 Chi phí máy thi công 136.420.500 4 Chi phí sản xuất chung 159.623.890 Giá trị sản phẩm dở dang cuối quý SV: Vũ Văn Tam 84.690.530.7 Lớp: LT QTTC KT- K2B 37 Báo cáo thực tập tốt nghiệp IV Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Giá thành hạng mục công trình 2.128.269.541.3 Phấn đấu hạ giá thành các công trình hoàn thành bàn giao là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc nâng cao mức doanh lợi thu được từ các công trình nhận thầu nâng cao phúc lợi và thu nhập của người lao động trong công ty…, mà còn có ý nghĩa trọng đại đối với nền kinh tế quốc dân. Để phân tích công ty dựa vào các chỉ tiêu sau : mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Mức hạ giá thành là số tuyệt đối cho biết gía thành thực tế hạ được bao nhiêu so với giá thành dự toán của công trình hoàn thành bàn giao. Nó phản ánh khả năng tích luỹ của doanh nghiệp. Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói lên giá thành thực tế hạ được bao nhiêu phần trăm so với giá thành dự toán, nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. + Mức hạ thấp giá thành công trình bàn giao ( MZCT ): MZCT =∑ Q1Z1 – ∑Q1Zdt Trong đó: Q1Z1 là mức giá thành thực tế công trình hoàn thành. Q1Zdt là mức giá thành giá thành dự toán của công trình hoàn thành. + Tỷ lệ hạ giá thành công trình hoàn thành công trình hoàn thành ( T% ). Giá thành thực tế của công trình hoàn thành bàn giao Tỷ lệ thực hiện giá thành dự toán = công trình hoàn thành bàn giao Giá thành dự toán của công trình hoàn thành Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành các công trình hoàn thành Đơn vị tính: triệu đồng Tên công trình 1. Cảng Mũi Chùa - Tiên Yên 2. Nhà nghỉ điều dưỡng Biên Phòng tỉnh 3.Trường Mẫu Giáo Tân Dân - Hoành Bồ 4. Kè chống sạt lở bờ Tây Cầu Bãi Cháy 5. Kè khu vực tập kết than SV: Vũ Văn Tam Giá thành dự toán (Q1Zdt) Giá thành thực tế (Q1Z1) 9.246 1.186 8.935 3.419 T (%) MZCT 96,64 95,19 -311 -57 3.007 89,9 -342 2.331 2.220 95,23 -111 6.186 5.891 95,23 -295 1.129 Lớp: LT QTTC KT- K2B 38 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cửa Ông Cộng Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 22.368 21.252 95,01 -1.116 Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành các công trình hoàn thành bàn giao. Mức hạ giá thành thực tế của các công trình hoàn thành là 1.116 (trđ) và với tỷ lệ hạ tương ứng là 4,99%. Kết quả này phản ánh cố gắng của công ty trong trong việc quản lý sản xuất nói chung và quản lý giá thành nói riêng. Vì việc hạ giá thành đồng nghĩa với việc Công ty đã tiết kiệm vật tư lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất sản phẩm, điều này sẽ tăng lợi nhuận cho Công ty. Từ kết quả trên ta có thể đi sâu đánh giá chi tiết hơn ở từng công trình: + Công trình Cảng Mũi Chùa - Tiên Yên : Công ty đã thực hiện tốt nhiêm vụ hạ giá thành sản phẩm. Mức hạ giá thành thực tế đạt được của công trình này là 311 (trđ), với tỷ lệ hạ là 3,36% đã làm tăng thêm mức hạ giá thành toàn bộ là 311(trđ). + Công trình Nhà nghỉ điều dưỡng Biên Phòng tỉnh: Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm này, mức hạ cá biệt là 57 (trđ), với tỷ lệ hạ là 4,81% đã làm tăng thêm mức độ hạ giá thành toàn bộ là 57 (trđ). + Công trình Trường Mẫu Giáo Tân Dân - Hoành Bồ: Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm này. Mức hạ giá thành cá biệt là 342 (trđ), với tỷ lệ hạ cá biệt là 10,1% đây là công trình có tỷ lệ hạ cao nhất trong tất cả các công trình mà chúng tôi đã thực hiện, đã làm tăng thêm mức độ hạ giá thành toàn bộ là 342 (trđ). + Công trình Kè chống sạt lở bờ Tây Cầu Bãi Cháy: Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm này. Mức hạ giá thành cá biệt là 111 (trđ), với tỷ lệ hạ là 4,77% đã làm tăng thêm mức hạ giá thành toàn bộ là 111 (trđ). + Công trình Kè khu vực tập kết than Cửa Ông: Công ty đã thực hiện tốt mức hạ giá thành sản phẩm này. Mức hạ giá thành cá biệt là 295 (trđ), với tỷ lệ giá thành là 4,77% đã làm tăng thêm mức hạ giá thành toàn bộ là 295 (trđ). Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ trung tâm của Công ty, nó biểu hiện trình độ năng lực quản lý sản xuất nói chung, quản lý giá thành sản phẩm nói riêng của công ty. Đây là con đường cơ bản để Công ty tồn tại và phát triển trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. 2.4. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp là tiến hành sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá cho xã hội. Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam phát triển theo hướng nhiều thành phần, Công ty muốn đứng vững thì kinh doanh phải có hiệu quả. Để đạt được kết quả cao nhất, doanh nghiệp phải khai thác, tận dụng năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Và muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 39 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội với thị trường. Xây dựng kế hoạch đúng đắn phải dựa trên nền tảng hoạt động kinh doanh sẵn có. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để nhận dạng được những điểm mạnh, yếu, thuận lợi hay khó khăn về mặt tài chính. Từ đó có biện pháp khắc phục nhằm cải thiện vị thế tài chính của doanh nghiệp. 2.4.1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính 2.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp cho nhà quản lý biết thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như đánh giá sức mạnh tài chính của mình. Để đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính của thông qua các chỉ tiêu Công ty chủ yếu của bảng cân đối kế toán, tiến hành so sánh theo chiều ngang và chiều dọc đối với từng chỉ tiêu để xác định các chênh lệch, mức độ tăng giảm từ đó rút ra kết luận chung về tình hình tài chính của Công ty . Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012 ĐVT: Đồng 31/12/2011 Chỉ tiêu A - Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 5. Các khoản phải thu khác IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 2. Thuế GTGT được khấu trừ B - Tài sản dài hạn II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở SV: Vũ Văn Tam 31/12/2012 So sánh Tỷ Tỷ Tỷ lệ trọng Giá trị trọng Số tiền % (%) (%) 14.399.831.439 72,67 12.794.502.910 67,17 -1.605.328.529 -11,15 Giá trị 2.997.861.398 15,13 1.853.221.487 9,73 -1.144.639.911 -38,18 2.997.861.398 15,13 1.853.221.487 9,73 -1.144.639.911 -38,18 6.206.284.197 31,32 6.240.890.031 32,76 2.980.623.834 3.209.465.060 16.195.303 5.020.450.428 5.020.450.428 175.235.416 175.235.416 5.414.742.509 5.077.762.980 4.781.383.011 5.525.859.267 -744.476.256 296.379.969 15,04 16,20 0,08 25,34 25,34 0,88 0,88 27,33 25,63 24,13 27,89 -3,76 1,50 32,61 3.230.341.951 108,38 0,03(3.202.924.310) (99,80) 0,12 7.188.193 44,38 23,76 -495.294.452 -9,87 23,76 -495.294.452 -9,87 0,92 0 0,00 0,92 0 0,00 32,83 838.782.597 15,49 28,52 354.891.087 6,99 28,08 566.526.699 11,85 34,51 1.048.224.858 18,97 -6,44 -481.698.159 64,70 0,44 -211.635.612 -71,41 6.210.965.785 6.540.750 23.383.496 4.525.155.976 4.525.155.976 175.235.416 175.235.416 6.253.525.106 5.432.654.067 5.347.909.710 6.574.084.125 -1.226.174.415 84.744.357 34.605.834 Lớp: LT QTTC KT- K2B 40 0,56 Báo cáo thực tập tốt nghiệp dang V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn Tổng cộng tài sản A - Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2.Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước B - Vốn chủ sở hữu I.Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10. Lợi nhuận chưa phân phối Tổng cộng nguồn vốn Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 336.979.529 1,70 820.871.039 4,31 483.891.510 143,60 336.979.529 1,70 820.871.039 4,31 483.891.510 143,60 19.814.573.948 100,00 19.048.028.016 100,00 -766.545.932 -3,87 16.508.852.966 83,32 15.363.784.526 80,66 -1.145.068.440 -6,94 16.508.852.966 83,32 15.363.784.526 80,66 -1.145.068.440 -6,94 0 0,00 2.136.047.519 11,21 2.136.047.519 15.569.595.609 78,58 12.794.971.393 67,17 -2.774.624.216 -17,82 802.885.075 4,05 0 0,00 -802.885.075 -100,00 136.372.282 0,69 3.305.720.982 16,68 3.305.720.982 16,68 3.000.000.000 15,14 305.720.982 1,54 19.814.573.948 100,00 432.765.614 2,27 296.393.332 217,34 3.684.243.490 19,34 378.522.508 3.684.243.490 19,34 378.522.508 3.000.000.000 15,75 0 684.243.490 3,59 378.522.508 19.048.028.016 100,00 -766.545.932 11,45 11,45 0,00 123,81 -3,87 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Qua bảng phân tích trên cho thấy: Tổng số tài sản và tổng nguồn vốn ở thời điểm cuối năm 2011 là: 19.814.573.948 đồng, cuối năm 2012 là: 19.048.028.016 đồng. Như vậy so với đầu năm thì tổng tài sản và nguồn vốn đã giảm 766.545.932 đồng, tương ứng với tốc độ giảm tương đối là 3,87%. Tổng tài sản và nguồn vốn giảm chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đã bị thu hẹp, đi sâu vào phân tích ta thấy tài sản và nguồn vốn giảm là do các nguyên nhân sau: Về tổng tài sản: - Tài sản ngắn hạn cuối năm 2012 đạt 12.794.502.910 đồng, giảm so với cuối năm 2011 là 1.605.328.529 đông, tương đương với tỷ lệ giảm 11,15%, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm từ 72,67% năm 2011 xuống còn 67,17% vào cuối năm 2012. Nguyên nhân làm tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản tiền và tương đương tiền giảm so với cuối năm 2011 là 1.144.639.911 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 38,18%, điều này cho thấy Công ty đã sử dụng tiền mặt vào việc đầu tư mua sắm các tài sản khác phục vụ sản xuất kinh doanh, điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán của Công ty giảm đi đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng tiền và tương đương tiền cuối năm 2012 vẫn đạt 9,73%, cho thấy lượng dự trữ tiền mặt của Công ty vẫn còn khá lớn, Công ty vẫn đang bế tắc trong triển khai sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 34.605.834 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 0,56%, tỷ trọng khoản mục này chiếm 31,32% vào cuối năm 2011, đến cuối năm 2012 tăng lên chiếm 32,76%, như vậy có thể thấy khoản mục các khoản phải thu đã tăng mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, nguyên nhân là do trong năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, xây dựng cơ bản giảm sút, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Công ty đã áp dụng mạnh mẽ chính sách trả chậm đối với những khách hàng lớn và điều này đã phát huy tác dụng khi doanh thu của Công ty tăng 3,59%, tuy nhiên việc các khoản phải thu tăng cũng đem lại những rủi ro khi Công ty không đánh giá chính xác năng SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội lực khách hàng. Do vậy Công ty cần có những biện pháp quản lý công nợ hiệu quả nhằm tránh rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Khoản mục hàng tồn kho giảm 495.294.452 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 9,87%, tỷ trọng khoản mục này giảm từ 25,34% xuống còn 23,76%, nguyên nhân làm cho hàng tồn kho giảm là do trong năm 2012 Công ty đã tiến hành bàn giao một số công trình có giá trị lớn, mặt khác trong năm 2012 Công ty cũng ký kết được không nhiều công trình thực hiện cho năm 2013. Giá trị tài sản ngắn hạn khác gồm thuế GTGT được khấu trừ, công cụ dụng cụ phân bổ ngắn hạn cuối năm 2012 không thay đổi so với cuối năm 2011 với giá trị vẫn giữ nguyên là 175.235.416 đồng. Trong khi tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm xuống thì tài sản dài hạn lại có xu hướng tăng lên, tài sản dài hạn cuối năm 2012 đạt 6.253.525.106 đồng, tăng so với cuối năm 2011 là 838.782.597 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 15,49%, tỷ trọng tăng từ 27,33% lên thành 32,83%. Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định, việc giá trị tài sản dài hạn tăng thể hiện trong năm 2012 Công ty đã quan tâm tới việc đầu tư mua sắm thêm TSCĐ phục vụ SXKD. Như vậy tổng tài sản tăng là do tài sản dài hạn tăng, trong đó tăng chủ yếu ở khoản mục tài sản cố định, điều này là rất tốt, chứng tỏ công tác quản lý tài sản của Công ty còn nhiều tiến bộ. Cùng với sự giảm xuống của tổng tài sản thì tổng nguồn vốn cũng giảm đi tương ứng, giảm 766.545.932 đồng, tương ứng với tốc độ giảm tương đối là 3,87%, trong đó: Các khoản nợ phải trả cuối năm 2012 giảm so với cuối năm 2011 là 1.145.068.440 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 6,94%, tỷ trọng giảm từ 83,32% xuống còn 80,66%, trong đó hoàn toàn là các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy có thể thấy các khoản nợ phải trả mặc dù có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, cho thấy Công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn đi vay, đi chiếm dụng bên ngoài để đáp ứng nhu cầu SXKD. Vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng mạnh, cuối năm 2012 vốn chủ sở hữu đạt 3.684.243.490 đồng, tăng so với cuối năm 2011 là 378.522.508 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 11,45%, trong đó là do lợi nhuận tích lũy được trong quá trình SXKD. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 16,68% lên thành 19,34%, điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính ngày càng ổn định hơn. Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty năm 2012 là khá tốt: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, điều này làm giảm rủi ro tài chính. Về cơ cấu tài sản ta thấy tài sản cố định tăng mạnh, trong khi tài sản ngắn hạn lại giảm xuống. Trong thời gian tới Công ty cần tăng cường thu hồi công nợ, thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm lượng hàng tồn kho để giảm vốn tồn đọng trong khâu dự trữ. * Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn qua một số chỉ tiêu - Tỷ suất nợ SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 42 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng vốn kinh doanh, nợ phải trả chiếm mấy phần. Nợ phải trả (ANV) + Tỷ suất nợ = x 100; % Tổng nguồn vốn - Tỷ suất tự tài trợ Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. + Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu (BNV) Tổng nguồn vốn Hay: + Tỷ suất tự tài trợ = 100 - Tỷ suất nợ, % ; x100 , % Bảng 2.4. Bảng phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn STT I 1 2 II 1 2 III 1 2 3 4 5 6 Chỉ tiêu Tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Các chỉ số phân tích Hệ số nợ Hệ số tự tài trợ Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn Cơ cấu tài sản Tỷ suất tự tài trợ TSDH So sánh ± % -766.545.932 (3,87) -1.605.328.529 (11,15) 838.782.597 15,49 -766.545.932 (3,87) -1.145.068.440 (6,94) 378.522.508 11,45 ĐVT Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng 19.814.573.948 14.399.831.439 5.414.742.509 19.814.573.948 16.508.852.966 3.305.720.982 19.048.028.016 12.794.502.910 6.253.525.106 19.048.028.016 15.363.784.526 3.684.243.490 Lần Lần 0,83 0,17 0,81 0,19 (0,027) 0,027 (3,19) 15,94 Lần 0,27 0,33 0,055 20,14 Lần 0,73 0,67 (0,055) (7,57) Lần Lần 2,66 0,61 2,05 0,59 (0,613) (23,07) (0,021) (3,50) (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Kết quả tính toán cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất ít. Phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn là nợ, vay dẫn đến chi phí lãi vay cao làm cho số lần tạo tiền lãi nợ, vay thấp. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 43 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty là không khả quan. Tuy nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng được cho một phần nhỏ nhu cầu tài sản phục vụ kinh doanh, song nhờ năng lực quản trị tài chính tốt, Công ty vẫn đảm bảo an toàn về mặt tài chính và kinh doanh có hiệu quả. * Phân tích sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 TSNH 72,67% Nợ ngắn hạn 83,32% TSDH 27,33% NVCSH 16,68% TSLĐ và ĐTNH 67,17% Nợ ngắn hạn 80,66% TSCĐ và ĐTDH 32,83% NVCSH 19,34% (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Quan sát tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2011 và năm 2012 ta thấy không có sự khác biệt nhiều: Năm 2011, về cơ cấu tài sản: TSNH và ĐTDH chiếm 72,67%, TSCĐ và ĐTDH chiếm 27,33%. Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ ngắn hạn 83,32%, nợ dài hạn 0% và vốn chủ sở hữu chiếm 16,68%. Cho thấy nợ ngắn hạn ngoài việc tài trợ cho TSDH còn tài trợ cho TSNH. Năm 2012, cơ cấu tài sản gồm 67,17% TSNH và ĐTNH, cơ cấu nguồn vốn gồm 80,66% nợ ngắn hạn, 19,34% vốn chủ sở hữu và 0% nợ dài hạn. 2.4.1.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh BẢNG 2.5. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2012 Năm 2011 Chỉ tiêu 1 - Tổng doanh thu và dịch vụ SV: Vũ Văn Tam Giá trị Năm 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị So sánh Tỷ trọng (%) 12.502.690.812 100,00 12.951.629.226 100,00 Giá trị Tỷ lệ (%) 448.938.41 4 Lớp: LT QTTC KT- K2B 44 3,59 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 2- Các khoản giảm trừ doanh thu 0,00 0,00 448.938.41 4 91,46 242.793.373 8,54 206.145.041 3- Doanh thu thuần 12.502.690.812 100,00 12.951.629.226 100,00 4- Giá vốn hàng bán 5- Lợi nhuận gộp 6 - Doanh thu hoạt động tài chính 7- Chi phí tài chính - Trong đó : Lãi vay phải trả 8 - Chi phí bán hàng 9 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 - Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 11.602.307.247 900.383.565 92,80 11.845.100.620 7,20 1.106.528.606 0 2,09 22,90 0,03 1.540.292 65.960 0,00 0,00 0,00 116.015.282 - 0,90 115.949.322 175.787,33 0,00 0 0,00 0 - 568.467.480 4,55 668.991.236 5,17 100.523.756 17,68 335.421.582 2,68 323.062.380 2,49 -12.359.202 -3,68 11- Thu nhập khác 0,00 447.092.494 3,45 12 -Chi phí khác 0,00 317.025.624 447.092.49 4 2,45 317.025.624 - 0,00 130.066.870 1,00 130.066.870 - 335.421.582 2,68 453.129.250 3,50 117.707.668 35,09 83.855.396 0,67 113.282.313 0,87 29.426.917 35,09 14- Tổng lợi tức trước thuế 15 - Chi phí thuế TNDN hiện hành 16 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17 - Lợi nhuận sau thuế 18 - Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,00 251.566.186 2,01 0,00 0,00 339.846.937 -2.031.165 3,59 3.571.457 13 - Lợi nhuận khác 0,01 - - 0 - 2,62 88.280.751 35,09 0,00 0 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Qua kết quả phân tích cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát năm 2012 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn hiệu quả hơn so với năm 2011. Cụ thể: + Về doanh thu, doanh thu năm 2012 đạt 12.591.629.226 đồng, tăng 448.938.414 đồng so với năm 2011, tương đương tỷ lệ tăng 3,59%. Doanh thu tăng thể hiện sự cố gắng của Công ty trong việc khai thác, mở rộng thị trường, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ giảm thì doanh thu của Công ty tăng lên là một thành quả rất đáng ghi nhận. + Giá vốn hàng bán năm 2012 đạt 11.845.100.620 đồng, tăng 242.793.373 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,09%, tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2012 giảm từ 92,8%/tổng doanh thu xuống còn 91,46%. Như vậy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán đã thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng, điều này chứng tỏ trong năm 2012 Công ty đã quản lý rất tốt chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất giảm sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. + Về chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh, năm 2012 đạt 668.991.236 đồng, tăng 17,68% so với năm 2011, tương ứng với mức tăng SV: Vũ Văn Tam -56,87 Lớp: LT QTTC KT- K2B 45 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội 100.523.756 đồng. Tỷ trọng tăng từ 4,55% lên thành 5,17%/tổng doanh thu. Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp đã có xu hướng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu và khoản mục chi phí quản lý chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu cho thấy việc sử dụng chi phí quản lý của Công ty là chưa hợp lý. + Về lợi nhuận sau thuế, mặc dù doanh thu tăng nhẹ, nhưng giá vốn hàng bán có tốc độ tăng thấp hơn nên góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu, năm 2012 đạt 339.846.937 đồng, tăng 88.280.751 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 35,09%. Lợi nhuận sau thuế tăng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tích lũy vốn từ đó nâng cao khả năng tài chính. 2.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính 2.4.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản * Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK) Bảng 2.6. Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho năm 2011, 2012 STT Chỉ tiêu ĐVT 1 2 Hàng tồn kho đầu kỳ Hàng tồn kho cuối kỳ Hàng tồn kho bình quân (3=[1+2]/2) Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho (5=4/3) Số ngày của 1 kỳ luân chuyển (6= 360 ngày/5) Đồng Đồng 2.220.830.759 5.020.450.428 So sánh ± % 5.020.450.428 2.799.619.669 126,06 4.525.155.976 -495.294.452 -9,87 Đồng 3.620.640.594 4.772.803.202 1.152.162.609 3 4 5 6 Đồng Vòng ngày/vòng Năm 2011 Năm 2012 12.502.690.812 12.951.629.226 3,45 2,71 104,25 132,66 31,82 448.938.414 3,59 -0,74 -21,42 28,41 27,25 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Nhận xét: Qua bảng phân tích cho thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 3,45 vòng, năm 2012 là 2,71 vòng. Số ngày của một kỳ luân chuyển năm 2012 là 132,66 ngày, tăng 27,25% so với năm 2011. Như vậy có thể thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống, điều này làm giảm tốc độ quay vòng vốn ở khâu dự trữ, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy công tác dự báo thị trường lập kế hoạch dữ trữ vật tư, sản phẩm là chưa tốt. Đi vào phân tích cụ thể, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng 1,723 vòng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Do Doanh thu thuần tăng: ΔGV = 12.951.629.226/3.620.640.594 – 12.502.690.812/3.620.640.594 = 0,124 vòng - Do hàng tồn kho bình quân tăng: ΔHTKBQ = 12.951.629.226/4.772.803.202 – 12.951.629.226/3.620.640.594 = - 0,864 vòng Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: Δ = ΔDT + ΔHTKBQ = 0,124 +(-0,864) = -0,74 SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 46 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Như vậy doanh thu tăng 3,59% làm số vòng quay hàng tồn kho tăng 0,124 vòng. Hàng tồn kho bình quân tăng 31,82% làm số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,864 vòng. Kết luận: Nguyên nhân chính làm số vòng quay hàng tồn kho giảm là do hàng tồn kho bình quân tăng mạnh. * Kỳ thu nợ bán chịu (KTN) Bảng 2.7. Bảng phân tích kỳ thu nợ bán chịu STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh ± % 1 Tổng nợ phải thu đầu kỳ Đồng 2.744.198.480 6.206.284.197 3.462.085.717 126,16 2 Tổng nợ phải thu cuối kỳ Số dư bình quân các khoản phải thu (=3[1+2]/2) Tổng doanh thu thuần Hệ số vòng quay các khoản phải thu (5=4/3) Số ngày của doanh thu chưa thu (6=360 ngày/5) Đồng 6.206.284.197 6.240.890.031 34.605.834 0,56 Đồng 4.475.241.339 6.223.587.114 1.748.345.776 39,07 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59 3 4 5 6 Đồng Vòng ngày/vòng 2,79 2,08 -0,71 -25,51 128,86 172,99 44,13 34,25 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Nhận xét: - Hệ số vòng quay các khoản phải thu: hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 là 2,79 vòng, đến năm 2012 là 2,08 vòng giảm 0,71 vòng, điều này cho thấy công tác thu hồi công nợ của Công ty chưa tốt, số vòng quay các khoản phải thu giảm làm giảm tốc độ luân chuyển Vốn ngắn hạn, giảm hiệu quả SXKD. Điều này là do trong năm 2012 Công ty quản lý không tốt việc thu hồi công nợ. - Số ngày của doanh thu chưa thu: vào năm 2011 là 128,86 ngày, năm 2012 tăng lên là 172,99 ngày, số ngày của doanh thu chưa thu tăng so với năm trước, đây là biểu hiện không tốt, việc tăng thời gian thu tiền sẽ làm giảm vòng quay vốn, đồng thời làm cho Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn dẫn tới khó khăn trong huy động vốn cho SXKD. * Năng suất tài sản ngắn hạn (NSTSNH). Bảng 2.8. Bảng phân tích năng suất tài sản ngắn hạn STT 1 2 3 4 5 Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn đầu kỳ Tài sản ngắn hạn cuối kỳ Tài sản ngắn hạn bình quân (3=[1+2]/2) Tổng doanh thu thuần Năng suất tài sản ngắn hạn (5=4/3) SV: Vũ Văn Tam Năm 2011 Đồng 5.979.723.663 14.399.831.439 8.420.107.776 140,81 Đồng 14.399.831.439 12.794.502.910 -1.605.328.529 -11,15 Đồng 10.189.777.551 13.597.167.175 3.407.389.624 33,44 Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59 đ/đ 1,23 Năm 2012 So sánh ± % ĐVT 0,95 -0,27 -22,37 Lớp: LT QTTC KT- K2B 47 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Nhận xét: Qua phân tích cho thấy năng suất tài sản ngắn hạn năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011, nếu như năm 2011 năng suất tài sản ngắn hạn đạt 1,23 đ/đ, phản ánh trong năm 2011 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra 1,23 đồng doanh thu, đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 0,95đ/đ, giảm 0,27 đ.đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 22,37%. Năng suất tài sản ngắn hạn giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty đã giảm, nguyên nhân do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đang sử dụng chưa tốt tài sản ngắn hạn. * Năng suất tài sản dài hạn (NSTSDH) Bảng 2.9. Bảng phân tích năng suất tài sản dài hạn qua 2 năm 2011, 2012 So sánh ± % STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 1 2 Tài sản dài hạn đầu kỳ Tài sản dài hạn cuối kỳ Tài sản dài hạn bình quân (3=[1+2]/2) Tổng doanh thu thuần Năng suất tài sản dài hạn (5=4/3) Đồng Đồng 3.176.851.944 5.414.742.509 5.414.742.509 2.237.890.565 70,44 6.253.525.106 838.782.597 15,49 Đồng 4.295.797.227 5.834.133.808 1.538.336.581 35,81 3 4 5 Đồng đ/đ 12.502.690.812 12.951.629.226 2,91 2,22 448.938.414 3,59 -0,69 -23,72 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Nhận xét: Qua bảng phân tích cho thấy năng suất tài sản dài hạn năm 2012 giảm so với năm 2011, cụ thể năng suất tài sản dài hạn năm 2012 là 2,22 đ/đ, giảm 0,69 đ/đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,72%. Năng suất tài sản dài hạn giảm là do tốc độ tăng của tài sản dài hạn bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (35,81% so với 3,59%), điều này cho thấy trong năm 2012 mặc dù Công ty đã quan tâm đầu tư nhiều cho tài sản dài hạn, nhưng hiệu quả thu được từ những tài sản mới này là chưa cao, thể hiện Công ty đang sử dụng không hợp lý tài sản dài hạn. * Năng suất tổng tài sản (NSTTS) Bảng 2.10. Bảng phân tích năng suất tổng tài sản qua 2 năm 2011, 2012 Chỉ tiêu ĐVT 1 2 Tổng tài sản đầu kỳ Tổng tài sản cuối kỳ Tổng tài sản bình quân (3=[1+2]/2) Tổng doanh thu thuần Năng suất tổng tài sản (5=4/3) Đồng Đồng 9.156.575.607 19.814.573.948 10.657.998.341 116,40 19.814.573.948 19.048.028.016 -766.545.932 -3,87 Đồng 14.485.574.778 19.431.300.982 4.945.726.205 34,14 Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59 3 4 5 SV: Vũ Văn Tam đ/đ Năm 2011 0,86 Năm 2012 So sánh ± STT 0,67 % -0,20 -22,78 Lớp: LT QTTC KT- K2B 48 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Nhận xét: Năng suất tổng tài sản cũng có xu hướng tăng lên, nếu như năm 2011 đạt 0,86 đ/đ thì đến năm 2012 giảm còn 0,67đ/đ, giảm 0,2đ/đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 22,78%. Năng suất tổng tài sản giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản có xu hướng giảm xuống, điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn. 2.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi * Doanh lợi sau thuế trên doanh thu (ROS) Công thức: Lợi nhuận biên ROS =Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu Theo số liệu thực tế tại Công ty ta có: Bảng 2.11. Phân tích lợi nhuận biên ROS STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh ± % 1 Doanh thu thuần Đồng 12.502.690.812 12.951.629.226 448.938.414 3,59 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất doanh lợi (ROS) (3=2/1*100) Đồng 251.566.186 339.846.937 88.280.751 35,09 2,01 2,62 0,61 30,41 3 % Nguồn cung cấp: phòng kế toán Qua bảng số liệu ta thấy: Lợi nhuận biên của Công ty tăng từ 2,01% năm 2011 lên thành 2,62% năm 2012. Điều này cho thấy trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 0,61 đồng. Nguyên nhân là do mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn mức tăng của doanh thu thuần. Tuy nhiên tỷ suất này rất thấp chứng tỏ hiệu quả doanh thu của Công ty rất thấp, thấp hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần tăng cường quản lý chi phí, nhất là chi phí giá vốn để giảm chi phí, tăng lợi nhuận từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Doanh lợi trước thuế trên tài sản hay sức sinh lợi cơ sở (BEP) Công thức tính: Doanh lợi trước thuế ( BEP) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Tổng tài sản bình quân Từ số liệu thực tế ta có: Bảng 2.12. Phân tích sức sinh lợi cơ sở của Công ty 2011 - 2012 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Sức sinh lợi cơ sở (BEP) (3=2/1*100) Đồng 14.485.574.778 Đồng 2 3 % So sánh 19.431.300.982 ± 4.945.726.205 % 34,14 335.421.582 569.144.532 233.722.950 69,68 2,32 2,93 0,61 26,49 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích ta thấy sức sinh lợi cơ sở của Công ty năm 2012 là 2,93%, con số này cho biết trong 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra cho xã hội 2,93 đồng lãi. Chỉ SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 49 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội tiêu này tăng 26,49% so với cùng kỳ 2011. Cho thấy đối với xã hội vốn kinh doanh năm nay tạo ra nhiều lãi hơn năm trước. Nguyên nhân làm BEP tăng là do lãi vay phải trả tăng mạnh, trong khi đó lợi nhuận trước thuế cũng có xu hướng tăng lên, trong thời gian tới Công ty cần phải có những chính sách tốt về quản lý tài sản để thu về lợi nhuận cao hơn. * Sức sinh lời tài sản (ROA) Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân = ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x ( Doanh thu / Tổng tài sản bình quân) = ROS x Năng suất tổng tài sản Chỉ tiêu ROA phụ thuộc vào 2 nhân tố: - Doanh lợi doanh thu sau thuế. - Năng suất tổng tài sản. Từ số liệu thực tế ở Công ty ta có: Bảng 2.13. Phân tích Sức sinh lời tài sản của Công ty 2011 - 2012 So sánh STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 1 2 Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời tài sản (ROA) (3=2/1*100) Đồng Đồng 14.485.574.778 251.566.186 19.431.300.982 339.846.937 ± 4.945.726.205 88.280.751 % 34,14 35,09 1,74 1,75 0,01 0,71 3 % Nguồn: phòng kế toán Sức sinh lời tài sản của Công ty năm 2012 là 1,75%, tăng 0,01% so với năm trước. Điều này cho thấy trong năm 2012 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thu về được 1,75 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2011 là 0,71%. Chỉ số này tăng so với năm trước, cho thấy Công ty có những chính sách sử dụng tài sản hiệu quả hơn so với năm 2011. *Sức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân Từ số liệu thực tế ta có: Bảng 2.14. Phân tích Sức sinh lời vốn chủ sở hữu 2011 - 2012 STT 1 2 3 4 5 Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Vốn chủ sở hữu cuối kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân (3=[1+2]/2) Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời vốn chủ sở hữu(ROE) (5=4/3) So sánh ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Đồng 3.054.154.796 3.305.720.982 251.566.186 8,24 Đồng 3.305.720.982 3.684.243.490 378.522.508 11,45 Đồng 3.179.937.889 3.494.982.236 315.044.347 9,91 Đồng 251.566.186 339.846.937 88.280.751 35,09 7,91 9,72 1,81 22,91 % ± % Nguồn: phòng kế toán SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 50 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Qua bảng phân tích trên ta thấy ROE của Công ty năm 2012 là 9,72%. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 9,72 đồng lãi. Chỉ số này tăng 22,91% so với cùng kỳ năm 2011, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2012 tốt hơn năm 2011 rất nhiều, điều này góp phần giúp Công ty dễ dàng huy động vốn từ các chủ đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. 2.4.3. Phân tích an toàn tài chính 2.4.3.1. Phân tích rủi ro tài chính * Khả năng thanh toán hiện hành Công thức: Chỉ số thanh toán hiện hành = TSNH và ĐTNH / Nợ phải trả Chỉ số này càng lớn thì khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn càng cao. Bảng 2.15. Bảng phân tích chỉ số khả năng thanh toán hiện hành STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh ± % 1 Tài sản ngắn hạn Đồng 14.399.831.439 12.794.502.910 -1.605.328.529 -11,15 2 Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành (3=1/2) Đồng 16.508.852.966 15.363.784.526 -1.145.068.440 -6,94 0,833 -0,04 -4,53 3 đ/đ 0,872 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán) Qua bảng phân tích ta thấy chỉ số thanh toán hiện hành của Công ty hai năm 2011 - 2012 đều nhỏ hơn 1. Chứng tỏ TSNH và ĐTNH của Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là chưa ổn định. Năm 2011 chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là 0,872 đ/đ, con số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được 0,872 đồng TSNH tài trợ. Chỉ số năm 2012 là 0,833 đ/đ, giảm 0,04đ/đ so với năm 2011 điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành ngày càng giảm xuống. * Khả năng thanh toán nhanh Công thức: Tài sản có khả năng thanh toán cao = (TSNH – Hàng tồn kho)/nợ NH Từ số liệu thực tế tại Công ty : Bảng 2.16. Phân tích chỉ số thanh toán nhanh 2011 - 2012 STT Chỉ tiêu ĐVT 1 2 3 Tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh (4=[1-2]/3) Đồng Đồng Đồng 4 đ/đ Năm 2011 Năm 2012 14.399.831.439 12.794.502.910 5.020.450.428 4.525.155.976 16.508.852.966 15.363.784.526 0,568 0,538 So sánh ± -1.605.328.529 -495.294.452 -1.145.068.440 -0,03 % -11,15 -9,87 -6,94 -5,26 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty đã giảm so với năm 2011. Cụ thể là ở năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 0,538 đồng tài sản có khả năng thanh toán cao, giảm 0,03 đồng so với năm 2011 và tương đương 5,26%. Cho thấy khả năng thanh toán nhanh đã giảm xuống, mặt khác hệ số SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 51 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội này vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty đang gặp nhiều vấn đề trong thanh toán các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn. Chỉ số này giảm là do tiền mặt trong quỹ giảm xuống đáng kể trong năm 2012. * Khả năng thanh toán tức thời Trong khi khả năng thanh toán nhanh của Công ty cho biết khả năng thanh toán của các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn, thì khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu mà được đo bằng tiền và đầu tư ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn cho biết sát sao khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công thức tính: Chỉ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và ĐT NH / Nợ ngắn hạn Bảng 2.17. Phân tích chỉ số thanh toán tức thời 2011 - 2012 STT Chỉ tiêu ĐVT 1 2 Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Đồng Đồng 3 Hệ số thanh toán tức thời (3=1/2) đ/đ Năm 2011 Năm 2012 2.997.861.398 1.853.221.487 16.508.852.966 15.363.784.526 0,182 0,121 So sánh ± -1.144.639.911 -1.145.068.440 -0,06 % -38,18 -6,94 -33,57 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích trên ta thấy, do lượng tiền mặt năm 2012 giảm 38,18% so với năm 2011 và các khoản nợ chỉ giảm 6,94% làm cho chỉ số khả năng thanh toán tức thời giảm mạnh. Cụ thể là năm 2011 chỉ số khả năng thanh toán tức thời là 0,182 đ/đ, sang năm 2012 chỉ số này là 0,121 đ/đ, giảm 0,06 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 33,57%. Việc chỉ số thanh toán tức thời giảm mạnh làm giảm khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền mặt của Công ty, mặt khác chỉ số này 2 năm đều nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn thanh toán ngay. * Phân tích khả năng thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả Bảng 2.18. Phân tích chỉ số thanh toán tổng quát 2011 - 2012 STT 1 2 3 Chỉ tiêu Tổng tài sản Nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (3=1/2) So sánh ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Đồng Đồng 19.814.573.948 16.508.852.966 19.048.028.016 15.363.784.526 ± -766.545.932 -1.145.068.440 % -3,87 -6,94 1,200 1,240 0,04 3,30 đ/đ Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích trên ta thấy, hệ số thanh toán tổng quát có xu hướng tăng lên, hệ số thanh toán tổng quát năm 2012 đạt 1,24 đ/đ, tăng 0,04 đ/đ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,3%, chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát của Công ty đã được cải thiện hơn so với năm 2011, mặt khác hệ số này cả 2 năm đều SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 52 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội lớn hơn 1, chứng tỏ tổng tài sản của Công ty thừa đủ để thanh toán các khoản nợ phải trả. 2.4.3.2. Phân tích cân đối phải thu phải trả Đối với chủ nợ doanh nghiệp ( Ngân hành, nhà cho vay, nhà cung cấp) mà mối quan tâm của họ thường hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì họ thường sử dụng phân tích tài chính để biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để ra quyết định cho vay. Bảng 2.19. Khả năng quản lý nợ năm 2011 - 2012 STT 1 2 3 Chỉ tiêu Khoản phải thu Khoản phải trả Hệ số công nợ (3=1/2) So sánh ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Đồng 6.206.284.197 6.240.890.031 34.605.834 0,56 Đồng 16.508.852.966 15.363.784.526 -1.145.068.440 -6,94 0,376 0,406 0,03 8,05 đ/đ ± % Qua bảng phân tích ta thấy chỉ số nợ của doanh nghiệp tăng 0,03 lần và đứng ở mức 0,406 so với 0,376 đ/đ của năm 2011. Điều này cho thấy số vốn bị chiếm dụng ít hơn số vốn đi chiếm dụng, điều này thể hiện công tác thu hồi công nợ của Công ty tương đối tốt, việc để khách hàng chiếm dụng ít vốn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.4.4 Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty + Doanh thu năm 2012 tăng 448.938.414đ tăng tuyệt đối là 3,59% so với năm 2011 mặt khác hiệu quả kinh doanh khá cao do Công ty thực hiện rất tốt việc quản lý các khoản chi làm chi phí giảm, nhất là chi phí giá vốn hàng bán, để tạo ra một đồng doanh thu cần ít chi phí giá vốn hơn. + Tài sản ngắn hạn giảm 11,15% do tiền mặt giảm 38,18%, Phải thu của khách hàng tăng 0,56%, chứng tỏ nợ đọng nhiều, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn gây khó khăn trong các khoản thanh toán ngắn hạn. + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng, Công ty rất quan tâm tới công tác đầu tư mua sắm TSCĐ nâng cao năng lực sửa chữa. + Năm 2012, nguồn vốn giảm 766.545.932 đồng chủ yếu là do nợ phải trả giảm, giảm 1.145.068.440 đồng. Trong khi đó vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng nhẹ, điều này góp phần nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính cho Công ty. + Sức sinh lời của năm 2012 tốt hơn so với năm 2011 do lợi nhuận biên ROS tăng, sức sinh lời cơ sở BEP tăng, tỷ suất thu hồi tài sản ROA tăng. Muốn tăng sức sinh lời, Công ty phải tăng lợi nhuận ròng bằng cách quản lý chặt các khoản chi phí hơn nữa. + Khả năng thanh toán các khoản nợ còn yếu, Công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Nhìn chung, khả năng tài chính của Công ty tương đối mạnh. Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nên gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do chưa quản lý chặt các khoản chi nên hiệu quả kinh doanh của năm 2012 chưa cao. Công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận, tăng sức sinh lời. Phần 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1.1. Những thành tựu Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh là một công tác quan trọng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình này được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, kinh doanh, dự trữ, tiêu thụ sản phẩm; Đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa từng khâu cũng như các bộ phận trong Công ty nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Muốn đạt được điều đó, công tác điều hành quản lý kinh doanh, hạn chế tối đa thời gian ngừng hoạt động của máy móc, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, hạn chế tối đa các sản phẩm sai quy cách, dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tránh lãng phí các yếu tố sản xuất, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Thực tế những năm vừa qua, công tác thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn và đã bộc lộ một số hạn chế. Do hoạt động mua bán kinh doanh hàng hoá của Công ty diễn ra hết sức đơn điệu, hoạt động sản xuất chỉ diễn ra khi có đơn đặt hàng của khách hàng mà chưa có tiền đặt cọc, nhiều khi sản phẩm đã hoàn thành nhưng khách hàng chưa muốn đến nhận, Công ty phải xếp SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 54 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội vào kho gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Khi khách hàng đến lấy hàng đúng thời gian thì lại chậm trễ trong khâu thanh toán. Chính vì vậy đã làm cho hàng tồn kho và số vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Kỳ thu tiền bình quân kéo dài ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty. Nhân tố con người được xem là một nhân tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong bất cứ môi trường nào. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thì mọi thành công hay thất bại phần lớn đều do con người đem lại. Trong điều kiện canh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ là quan trọng hơn cả là phải có những con người sáng tạo dám nghĩ dám làm. Thực tế trong nhiều năm qua cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty vẫn chưa khai thác hết được sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong Công ty, chưa phát huy hết tiềm năng trong mỗi cá nhân. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục. Để huy động được sức mạnh của nhân tố con người, tạo nên một khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh nghiệp theo tôi trong thời gian tới Công ty cần giải quyết một số vấn đề sau. - Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khoá học chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một việc làm quan trọng, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Công ty phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu mới, luôn thay đổi của nền kinh tế, phải dựa trên cơ sở phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Trước hết phải rà soát lại cán bộ hiện có để sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị và trình độ của từng cá nhân, tìm ra những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh. Nói chung từ cán bộ quản lý đến công nhân trực tiếp sản xuất phải được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Trong đào tạo cần ưu tiên đúng mức đội ngũ những người trực tiếp làm công tác quản lý tài chính. - Quản lý công tác cán bộ một cách nghiêm khắc, công minh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những tiêu cực. Cần có những khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty; Đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của Công ty. - Bên cạnh việc quan tâm tới đời sống vật chất Công ty cũng cần quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát để từ đó tạo nên sự đoàn kết, không khí làm việc tập thể thoải mái, tương trợ và thật sự hiệu quả. *Về tình hình tài chính: SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 55 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội - Các chỉ tiêu phản ánh số vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho tăng điều này thể hiện công tác quản lý các khoản mục chi phí này là khá tốt. Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên ở mức khá cao thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty là khá cao. Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty dư thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. 3.1.2. Các tồn tại cần tháo gỡ. - Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tăng cao. - Công ty chưa có một bộ phận Marketing chuyên nghiệp, cán bộ ở phòng kinh tế thị trường còn thiếu những người có trình độ chuyên môn cao, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường. - Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực toàn bộ thì Công ty phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất trong nước mà còn cả với đối tác liên doanh nước ngoài vốn có tiềm lực kinh tế mạnh để chiếm lĩnh thị trường thường bằng các chính sách khuyến mại và quảng cáo lớn kéo dài nhiều ngày, nhiều kỳ, giảm giá bán liên tục. - Tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2010. * Về tình hình tài chính - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh như năng suất tài sản ngắn hạn, năng suất tài sản dài hạn, năm 2012 đều giảm so với năm 2011, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh giảm sút. - Các hệ số thanh toán cuối năm 2012 nhỏ hơn 1, mặt khác hệ số này vào cuối năm 2012 lại có xu hướng giảm so với cuối năm 2011 cho thấy khả năng thanh toán của Công ty có chiều hướng ngày càng xấu đi. Như vậy có thể thấy tình hình tài chính của Công ty không ổn định. 3.2. Đề xuất đề tài viết luận văn, chuyên đề tốt nghiệp. Hịên nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phân kinh tế đã tây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình thì mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác hạch phần tích tài chính, cùng với sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo Ths. Trần Thị Ánh, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp cải thiện SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 56 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội tình hình tài chính của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát" làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. SV: Vũ Văn Tam Lớp: LT QTTC KT- K2B 57 [...]... máy kế toán tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán vật tư và thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán tiền mặt và thanh toán Kế toán TSCĐ và tiền lương - Trưởng phòng kế toán tài vụ: Là người phụ trách chung công việc của phòng tài chính kế toán; đưa ra ý kiến đề xuất, cố vấn tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định, lập kế hoạch tài chính. .. Công ty lập kế hoạch đăng ký trích khấu hao trình Tập đoàn phê duyệt Sau khi được phê duyệt hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo kế hoạch Phần 2 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH 1TV KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÁT 2.1 Tổ chức kế toán tại Công ty 2.1.1 Nội dung và nhiệm vụ công tác tài chính- kế toán trong doanh nghiệp Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, ... Viện Kinh tế và Quan lý_ĐHBK Hà Nội Nhìn chung cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát là hợp lý, ty trọng của từng loại tài sản cố định hữu hình là thích hợp với loại hình kinh doanh của công ty, hướng đầu tư trong những năm qua là đúng đắn * Phân loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty Tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát, ... hạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân, tiền đề cho khâu tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động có hiệu quả cao 2.2 Phân tích hệ thống kế toán của doanh nghiệp 2.2.1 Các chính sách kế toán chung - Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát là chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và. .. hình tại Công ty Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát là một doanh nghiệp xây lắp với ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, trang trí nội, ngoại thất Thi công các công trình điện hạ áp dưới 35 KV, san lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, công trình công cộng, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hệ thống tài khoản công ty bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này Một số tài khoản chủ yếu áp dụng tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát - Tài khoản về tiền: TK 111, 112( mở chi tiết cho từng ngân hàng ) - Tài khoản về lao động... dư công nợ, chiết khấu thương mại + Báo cáo về thu nhập của người lao động Hàng tháng, hoặc bất thường, theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, kế toán tổng hợp cũng phải lập báo cáo quản trị của Công ty để Hội đồng quản trị có những quyết định phù hợp tình hình kinh doanh của Công ty 2.3 Phân tích công tác chi phí và giá thành 2.3.1 Phân loại chi phí và giá thành Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây. .. kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của Công ty - Phó phòng kế toán tài vụ: Phụ trách công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán, hạch toán các khoản chi phí sản xuất phát sinh, lập bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối tháng, quý, năm - Kế toán nguyên vật liệu và thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán nhập xuất tồn, phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Quản... hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo dõi tình hình biến động của các hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo toàn vốn cho Công ty 2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán -tài chính Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán và xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp tư ng đối gọn nhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung Phòng kế toán tài vụ gồm 5 người(trong... trình Tại Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát, trong điều kiện máy móc thiết bị chưa được đồng bộ hoá phục vụ cho thi công, chi phí nhân công trực tiếp vẫn chiếm một ty lệ khoảng 10% đến 20% giá thành công trình Do vậy việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình xây dựng Bên cạnh ... hình tổ chức máy kế toán Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư Xây dựng Thành Phát Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán vật tư thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán tiền mặt toán Kế toán TSCĐ tiền lương... CÔNG TY TNHH 1TV KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÁT 2.1 Tổ chức kế toán Công ty 2.1.1 Nội dung nhiệm vụ công tác tài chính- kế toán doanh nghiệp Thực nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán. .. doanh vật tư xây dựng Thành Phát Phần Phân tích công tác tài – kế toán Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư xây dựng Thành Phát Phần Định hướng lựa chọn đề tài tốt nghiệp Em xin chân thành cảm

Ngày đăng: 12/10/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Phần 1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và xây dựng Thành Phát

  • Phần 1

  • GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1TV KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÁT

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH 1TV Kinh doanh vật tư và Xây dựng Thành Phát

  • 1.1.1. Tổng quan về Công ty

  • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

  • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

  • 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ cúa công ty

  • 1.2.2. Đặc điểm sản phẩm của công ty

  • 1.2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm

  • 1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

  • 1.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing

  • 1.3.1. Tình hình tiêu thụ

  • 1.3.2. Phân tích hoạt động marketing

  • 1.3.2.1. Các chiến lược marketing

  • 1.3.2.2. Các chiến lược tham gia dự thầu

  • 1.4. Tình hình lao động tiền lương

  • 1.4.1. Đặc điểm đội ngũ lao động

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan