Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006)

160 597 0
Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 2006)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI KỶ YẾU 50 NĂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (1956 - 2006) HÀ NỘI - 2006 1 2 LỜI NÓI ĐẦU 3 4 KHOA NÔNG HỌC 5 6 ẢNH KHOA 7 8 K hoa Nông học, tiền thân là khoa Trồng trọt thuộc Học viện Nông Lâm, nay là Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội được thành lập vào năm 1956. Trải qua 50 năm hoạt động, tập thể các thế hệ giáo viên, cán bộ công nhân viên của khoa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Ngay từ khi mới thành lập đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ khoa học đã xác định rõ hai nhiệm vụ chính của khoa là i) Đào tạo kỹ sư nông nghiệp có chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, ii) Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về các lĩnh vực như trồng trọt, bảo vệ thực vật và chọn giống cây trồng. Theo hai định hướng trên, bên cạnh các thành tích to lớn trong công tác đào tạo, khoa Nông học đã trở thành một trong các trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trong cả nước. Các kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong 50 năm qua đã có tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp của Việt nam, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt. Giai đoạn 1956 - 1975 Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều thầy cô giáo, nhà khoa học thuộc Học viện Nông Lâm là những nhà khoa học tiên phong trong công tác nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Các kết quả nghiên cứu được chuyển giao trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, tạo sự thay đổi lớn về mặt kỹ thuật trồng trọt, thể hiện trong các lĩnh vực sau: - Nghiên cứu xây dựng nhiều quy trình kỹ thuật tăng năng suất lúa và các loại cây trồng khác. Kết quả nghiên cứu đã làm tăng nhanh năng suất các loại cây trồng, thiết thực góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. - Nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng trong đó thành công lớn nhất là chuyển đổi vụ lúa chiêm sang vụ lúa xuân do tập thể các nhà khoa học (Bùi Huy Đáp, Đinh Văn Lữ và Nguyễn Văn Luật, 1964). Thử nghiệm sản xuất thành công cà chua xuân hè trái vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng (Tạ Thu Cúc, 1968-1970). - Nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng mới ngắn ngày, nhiều giống cây trồng mới đựợc chọn tạo và chuyển giao vào sản xuất như các giống lúa: Nông nghiệp 1 (NN1), 813 và 828 của Lương Định Của, các giống Đông xuân 1, Đông xuân 2, Đông xuân 3, Đông xuân 4 và Đông xuân 5 của Vũ Tuyên Hoàng, các giống VN10 (NN 75-3), A4 (NN 75-5) của Trần Như Nguyện. Giai đoạn 1976 - 1995 Tiếp bước truyền thống nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của giai đoạn trước, sau khi đất nước thống nhất, mặc dù còn gặp rất nhiều khó 9 khăn, song công tác nghiên cứu khoa học của khoa vẫn được duy trì, hàng loạt các công trình nghiên cứu thành công được áp dụng ngay vào sản xuất như: - Quy trình phá ngủ khoai tây; Quy trình xử lý lạnh các loại cây rau (hành tỏi), cây hoa loa kèn trồng; Sử dụng các chế phẩm tăng năng suất các loại cây lương thực, thực phẩm của Bộ môn Sinh lý thực vật. - Nhiều giống cây trồng mới được chọn tạo hơn hẳn các giống địa phương, như các giống lạc B 5000, Sen lai 75-23, V79, các giống đậu tương M-103, DT-93, giống đậu xanh ĐX-04 của Bộ môn Cây công nghiệp. Các giống lúa ĐH60, nếp 44, đậu tương V48, cà chua MV1 của Bộ môn Di truyền giống. - Tập thể thầy cô giáo Bộ môn Rau quả đã thành công trong nghiên cứu các quy trình kỹ thuật, chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả, cây rau như: Áp dụng thành công kỹ thuật ghép táo, ghép hồng; nhập nội, chọn lọc và chuyển giao vào sản xuất giống bưởi POMELO (bưởi Đại học Nông nghiệp I), giống táo Thiện Phiến… - Tham gia điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng ở miền Bắc và Tây Nguyên (Bộ môn Côn trùng - Bệnh cây). - Nghiên cứu xây dựng vùng cách ly địa hình sản xuất khoai tây sạch bệnh và điều tra phát hiện bệnh Virus thực vật ở Việt Nam. - Kết hợp với các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp xây dựng tiêu chuẩn sắn lát khô của Việt Nam. Giai đoạn 1996 - 2006 Đây là giai đoạn các điều kiện nghiên cứu đã được cải thiện hơn, kinh phí Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu đã được nâng lên đáng kể, thêm vào đó nhiều cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài trở về trực tiếp tham gia nghiên cứu… đã góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học của khoa. Những đóng góp lớn phải kể đến là chọn tạo thành công và đưa ra trồng ngoài sản xuất các giống lúa thuần, lúa lai, đậu tương, cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt; Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp các loại sâu bệnh hại cây trồng (IPM) góp phần thúc đẩy phong trào bảo vệ cây trồng, hạn chế sử dụng các loại thuốc độc hại, bảo vệ môi trường trong sạch và bền vững rộng khắp trong cả nước; Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học, các nguyên tố vi lượng cho các loại cây trồng nông nghiệp làm tăng năng suất cây trồng; Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp (nuôi cấy mô); Thu thập và bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng nông nghiệp làm tăng đa dạng sinh học. Trong thời gian này, nhiều cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong khoa đã chủ trì và tham gia 3 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, chủ trì 5 đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ và 20 đề tài nghiên cứu cấp bộ, 60 đề tài nghiên cứu cấp trường, 20 đề tài tham gia 10 hợp tác nghiên cứu với các cơ quan khoa học và các công ty trong nước và 10 đề tài hợp tác nghiên cứu với nước ngoài. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao như: “Chọn tạo giống lúa lai hai dòng Việt lai 20”, “Chọn tạo giống cà chua lai chịu nhiệt HT 7”, “Sản xuất KIT để chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng”, “IPM trên cây khoai lang”, “ICM trên cây khoai tây”… Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên được triển khai đồng đều và trải rộng ở các chuyên ngành, với 112 đề tài được thực hiện, trong đó có 1 công trình đạt giải nhất trong Hội nghị khoa học sinh viên khối Nông Lâm năm 2004, 2 công trình đạt giải nhì Vifotec, 4 công trình đạt giải khuyến khích Vifotec năm 2005. Kết quả đạt được từ những công trình nghiên cứu của khoa là những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, trong thời gian này có 7 giống cây trồng mới và tiến bộ kỹ thuật được Nhà nước công nhận cho áp dụng trên diện rộng (lúa Việt lai 20, cà chua HT 7, dậu tương DN-42, phân bón lá Pomior, quản lý tổng hợp (IPM) bọ hà (Cylas formicarius) trên khoai lang, quản lý tổng hợp (ICM) cây khoai tây ở Đồng bằng sông Hồng, bộ KIT chẩn đoán bệnh hại cây trồng). Các tiến bộ kỹ thuật này đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Để tiếp tục phát huy thành tựu nghiên cứu khoa học trong 50 năm và nguồn nhân lực mạnh mẽ của khoa, công tác nghiên cứu giai đoạn 2003-2010 và các năm tiếp theo Khoa Nông học tập trung vào các hướng chính như: Chọn tạo các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt; Áp dụng công nghệ sinh học trong sản suất, chọn tạo giống và bảo vệ thực vật; Bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn suy thoái môi trường; Đấu tranh sinh học trong bảo vệ thực vật; Thu thập và bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng nông nghiệp. Trên cơ sở các định hướng nghiên cứu chung của Khoa, từng bộ môn đã xây dựng định hướng nghiên cứu. Bộ môn Di truyền - Giống tập trung nghiên cứu chọn giống cây trồng nông nghiệp ưu thế lai với các tính trạng đặc biệt. Bộ môn Công nghệ sinh học và Phương pháp thí nghiệm đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào và chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu tốt: Cây lúa chất lượng cao, chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn; Cây có múi cam chanh không hạt; Cây khoai tây sạch bệnh và cây hoa có tuổi thọ dài, màu sắc mới lạ. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật và áp dụng các biện pháp nâng cao độ chính xác cho nghiên cứu nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp. Bộ môn Sinh lý thực vật tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng kết hợp nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp; Nhân giống vô tính cây trồng bằng kỹ thuật in vitro và in vivo; Kỹ thuật trồng cây không dùng đất (công nghệ trồng thuỷ canh là chính). 11 Bộ môn Bệnh cây nghiên cứu các bệnh hại hạt giống (lúa, ngô, rau, đậu đỗ, lạc) và bệnh hại có nguồn gốc trong đất (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng), tạo các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng; Chẩn đoán nhanh bệnh virút bằng phương pháp ELISA, PCR và sản xuất cây sạch bệnh virút. Bộ môn Côn trùng tiếp tục nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Bộ môn Cây lương thực tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái và dinh dưỡng các loại cây lương thực và chọn tạo giống ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh tác các loại cây lương thực và cây lương thực đặc sản (kỹ thuật thâm canh, phòng trừ cỏ dại), xây dựng hệ thống luân canh cây lương thực phù hợp cho vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ môn Rau-Hoa-Quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh đối với cây ăn quả như bưởi, cam, nhãn, vải, xoài, hồng, dứa; hoa và cây cảnh như hoa hồng, hoa cúc; cây rau như cà chua, dưa chuột, xà lách, dưa hấu, cải bắp chịu nhiệt; chọn giống và nhân giống cây ăn quả, cây rau và cây hoa, cây cảnh chủ yếu. Bộ môn Cây công nghiệp nghiên cứu chọn tạo giống một số cây công nghiệp chính theo hướng năng suất cao và chống chịu tốt (đậu tương, lạc, mía) và các biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc, chè và thuốc lá. Bộ môn Thực vật nghiên cứu chọn lọc và nhân giống một số loài cây cảnh (họ Lan, họ Cau, họ Hành), nghiên cứu hình thái giải phẫu có liên quan đến tính chống chịu của cây trồng. Bộ môn Dâu tằm – Ong mật nghiên cứu biện pháp nâng cao năng suất dâu tằm tơ kén vụ hè ở Đồng bằng sông Hồng. Trong suốt 50 năm qua, nhờ sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và cán bộ công nhân viên trong Khoa, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật đã góp phần nâng cao vị thế của Khoa Nông học nói riêng và Trường Đại học Nông nghiệp I nói chung. Trong giai đoạn tới, công tác nghiên cứu khoa học của Khoa tiếp tục được triển khai theo tinh thần phát huy nội lực, tranh thủ sự hợp tác quốc tế và hội nhập, bên cạnh việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại, Khoa sẽ tổ chức để toàn thể cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ vào sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn nữa để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đạt được trong 50 năm qua, cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ và sinh viên Khoa Nông học, các kết quả nghiên cứu sẽ ngày một nhiều về số lượng và chất lượng, đạt trình độ công nghệ cao, góp phần xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại. 12 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU Trong 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Nông học đã có rất nhiều công trình khoa học công nghệ được tiến hành, tuy nhiên do điều kiện thu thập thông tin có hạn nên kỷ yếu này chỉ liệt kê được một số công trình và bài báo tiêu biểu. I. THỜI KỲ 1956-1975 I.1. Một số công trình nghiên cứu về trồng trọt Lúa xuân - một thành tựu lớn trong nông nghiệp miền bắc nước ta. Nhóm tác giả: Bùi Huy Đáp, Đinh Văn Lữ, Đào Thế Tuấn, Nguyễn Văn Luật và ctv. Từ xưa, nông dân đồng bằng Bắc bộ chúng ta thường dựa vào vụ lúa mùa là chính vì gieo cấy vào mùa mưa. Vùng trũng và những nơi nào có điều kiện thuỷ lợi mới gieo cấy vụ chiêm dài ngày trong điều kiện giá lạnh nên năng suất thấp. Qua thành công bước đầu về chủ trương tăng một vụ lúa xuân ngắn ngày ở miền núi phía Bắc, cuối những năm 50 của thế kỷ XX, khi về đồng bằng thấy vụ lúa chiêm dài ngày năng suất thấp và còn nhiều diện tích bị bỏ hoá vụ đông xuân, nhiều cán bộ nông nghiệp đã quyết tâm nghiên cứu đưa vụ lúa xuân về đồng bằng, thay lúa chiêm và tăng thêm một vụ lúa ngắn ngày năng suất cao hơn. Viện Khoa học Nông nghiệp mà tiền thân là Viện Trồng trọt Trung ương ở Việt Bắc dưới sự lãnh đạo của GS. Bùi Huy Đáp đã tiếp tục nghiên cứu và chỉ đạo đưa lúa xuân vào sản xuất. Năm 1963, Học viện Nông Lâm được tách thành hai đơn vị: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp đóng tại Văn Điển và Trường Đại học Nông nghiệp I đóng tại Trâu Quỳ (Gia Lâm). Ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, các đề tài nghiên cứu về lúa xuân và thực nghiệm mở rộng trong sản xuất vẫn được tiếp tục dưới sự chỉ đạo của các nhà khoa học như Bùi Huy Đáp, Đào Thế Tuấn, Nguyễn Văn Luật và một số cán bộ khác. Ở trường Đại học nông nghiệp I, các đề tài nghiên cứu về lúa được Bộ môn Cây lương thực tiếp tục nghiên cứu. Nội dung và kết quả đạt được Trong những năm đầu, lúa xuân phát triển còn gặp nhiều khó khăn như thời kỳ mạ gặp rét, thời vụ gieo cấy không ổn định do thời tiết biến động thất thường, nước tưới khan hiếm, trong vụ đông xuân, sâu bệnh phá hoại… và nhất là việc lai tạo, chọn giống lúa ngắn ngày thích hợp cho vụ lúa xuân… Trong những năm 60- 70 của thế kỷ XX, Bộ môn Cây lương thực và các bộ môn trong Khoa đã nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau của lúa xuân. - Nghiên cứu các biện pháp chống rét cho mạ xuân. Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm cơ bản đã được bố trí, tìm hiểu sức chịu đựng của cây mạ với nhiệt độ thấp khác nhau. Trong điều kiện của phòng thí nghiệm khi đó, phải sử dụng tủ lạnh, tủ định ôn để 13 điều chỉnh các mức nhiệt độ thấp khác nhau. Hạt lúa sau khi đã nảy mầm được xếp lên trên giấy thấm tẩm ướt đặt trong hộp pêtri, với số lượng hạt nhất định để giám sát tỷ lệ chết và nhận thấy rằng với nhiệt độ dưới 130C, thậm chí dưới 100C, cây mạ còn dựa vào phôi nhũ của hạt thì vẫn duy trì được sức sống, nếu đã phát triển đến lá thứ 3 mà gặp nhiệt độ thấp dưới 13 0C kéo dài cây mạ sẽ chết. Từ đó tập thể nghiên cứu đã tìm những biện pháp chống rét cho mạ như ngâm hạt giống được xử lý với molyđat amon nồng độ 0,05% và supe lân nồng độ 2% có tác dụng chống rét và tăng sức sống của cây mạ, đã áp dụng với supe lân trong sản xuất. Thí nghiệm còn được bố trí và theo dõi trên đồng ruộng qua các thời kỳ gieo có nhiệt độ khác nhau và đã thấy cây mạ chết nhiều khi ở tuổi 3 lá nếu gặp rét kéo dài nhiệt độ dưới 13 0C. Ở nước ta thường có những đợt rét ấm xen kẽ nhau nên cây mạ tuy lá có màu vàng nhưng khi có nắng ấm một vài ngày, cây mạ vẫn vượt lên được. Vì vậy các thí nghiệm đã bố trí những biện pháp chống rét cho mạ trên đồng ruộng như bón phân lân cho ruộng mạ, phủ tro sau khi gieo mạ, giữ nước để chống rét…và thấy có kết quả tốt . - Xác định thời vụ để tránh rét cho mạ xuân: Tập thể tác giả đã bố trí thí nghiệm về các phương pháp làm mạ khác nhau và thấy rằng phương pháp gieo mạ trên đất khô với mật độ gieo dày 600- 700g hạt/m2, sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng (dưới 1cm) và tưới nước, giữ nước ở rãnh để đảm bảo độ ẩm cho mạ mọc đều. Gieo mạ khô, do mật độ gieo dày, diện tích ít, có khả năng chống rét và dễ chăm sóc, tỷ lệ cấy có thể đạt 50- 80 ruộng cấy. Theo dõi về phẩm chất mạ khô cho thấy phẩm chất tốt hơn, tỷ lệ C/N đạt 16- 18 so với mạ nước 12-14, mạ cứng cây, cấy chóng bén rễ. Phương pháp gieo mạ sân cũng có nhiều tác dụng trong điều kiện giá rét, vụ xuân hạt được gieo trên một lớp đất bùn đổ trên sân, bố trí vào nơi khuất gió, tránh gió mùa Đông Bắc, cũng gieo dày với mật độ 500- 600g hạt/m2, chăm sóc như mạ khô, sang tuổi 4 lá có thể cấy được, tỷ lệ cấy ra ruộng đạt cao. Phương pháp này được áp dụng trong những năm đầu làm lúa xuân và được nông dân ưa thích. Ngoài ra các phương pháp làm mạ như mạ Dapô, mạ không đất, mạ che nilon… cũng được nghiên cứu theo dõi nhưng không thuận tiện trong sản xuất . - Nghiên cứu phương pháp gieo thẳng, gieo vãi lúa trên ruộng nước, thời vụ gieo chậm lại tránh được rét, để giảm khâu gieo mạ trong điều kiện giá rét của vụ lúa xuân chúng tôi đã ...................................... có kết quả trên diện rộng, được nhân dân áp dụng trên nhiều vùng. Kỹ thuật vãi lúa trên ruộng nước trong vụ xuân được nghiên cứu từ khâu làm đất, chọn giống thích hợp, thời vụ gieo, mật độ gieo, bón phân, giữ nước, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… đã được tổng kết . - Thời vụ gieo cấy lúa xuân là một vấn đề phức tạp vì thời tiết khí hậu vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta biến động từng năm, năm nào rét trong năm, ấm ngoài giêng theo đúng quy luật thời tiết thì lúa xuân phát triển tốt, năm nào rét đậm kéo dài, lúa xuân kém. Năm nào thời tiết ấm đều, không có những đợt rét xen kẽ thì lúa xuân cũng không được mùa. Kinh nghiệm năm 1987, ấm nhiều, năng suất giảm, năm 1991 quá ấm, năng suất cũng không cao. Vì vậy nghiên cứu thời vụ gieo cấy lúa xuân thích hợp tương đối 14 ổn định với biến động thời tiết vụ đông xuân miền Bắc nước ta là quan trọng. Tập thể các tác giả đã bố trí những thí nghiệm gieo cấy với thời vụ khác nhau, đã tổng kết biến động thời tiết qua nhiều năm, dùng phương pháp xác suất thống kê để phân tích (cùng tham gia có đồng chí Phạm Chí Thành) và đã kết luận là vụ lúa xuân ở miền Bắc nước ta gieo mạ vào trước sau lập xuân (4- 5/2) và cấy vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch (trước 10/3) là thích hợp, với tuổi mạ 25- 30 ngày, vừa tránh được rét, vừa tránh được sâu bệnh. . - Những vấn đề về chế độ tưới nước cho lúa, phương pháp tưới tiết kiệm nước trong vụ xuân…cũng đã được Hà Học Ngô, Ngô Đức Thiệu (Bộ môn Thuỷ nông) nghiên cứu, vấn đề bón phân cho lúa xuân (Bộ môn Nông hoá Thổ nhưỡng), vấn đề sâu bệnh hại lúa xuân và phương pháp phòng trừ (Bộ môn Bảo vệ thực vật), vấn đề lai tạo chọn lọc giống lúa ngắn ngày thích hợp trong vụ xuân đã được Vũ Tuyên Hoàng, Trần Như Nguyện (Bộ môn Di truyền Giống) nghiên cứu nhiều và ứng dụng trong sản xuất đạt kết quả. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, xuất phát từ thực tế Việt Nam và những kết quả về lúa xuân, nhiều nhà khoa học tham gia đề tài như Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Hữu Tề (Khoa Trồng trọt), Nông Hồng Thái (cán bộ Vụ Trồng trọt)… đã nghiên cứu các đề tài về lúa ở nước ngoài khi làm đề tài nghiên cứu sinh. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Cùng với các đề tài nghiên cứu về lúa xuân và công tác chỉ đạo thực nghiệm trong sản xuất của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, những đề tài nghiên cứu về lúa xuân của Khoa Trồng trọt - Trường Đại học Nông nghiệp I, sự tham gia chỉ đạo sản xuất ứng dụng kỹ thuật của các sinh viên năm thứ 4 ngành Trồng trọt thực tập ở các địa phương, sự bám sát đồng ruộng trong điều kiện sơ tán trong chiến tranh của Khoa đã đóng góp vào sự thành công chung của lúa xuân, làm thay đổi mùa vụ, mở ra trên diện rộng, đạt năng suất cao và ổn định trên các vùng trồng lúa miền Bắc nước ta. Ấn phẩm đã công bố  Bùi Huy Đáp (1957). Cây lúa và kỹ thuật trồng lúa, NXB Nông thôn.  Bùi Huy Đáp (1957). Cây lúa miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn.  Bùi Huy Đáp (1967). Some characteristic features of rice growing in Vietnam. Vietnam Studies No 13.  Bùi Huy Đáp (1972) . Lúa xuân miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn.  Đinh Văn Lữ (1967). Cơ sở khoa học tăng năng suất lúa. NXB Khoa học kỹ thuật.  Đinh Văn Lữ (1970). Báo cáo khoa học về các biện pháp xử lý chống rét cho mạ. Trường Đại học Nông nghiệp I.  Đinh Văn Lữ (1973). Phương pháp làm mạ. NXB Nông nghiệp. 15  Đinh Văn Lữ, Nguyễn Hữu Tề, Phùng Đăng Chinh, Phạm Quý Hiệp (1976). Kỹ thuật gieo vãi lúa trên ruộng nước. NXB Nông nghiệp.  Đào Thế Tuấn (1970). Sinh lý lúa năng suất cao. NXB Khoa học Kỹ thuật. Nghiên cứu về giống và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất mía. Lê Song Dự. Trong thời kỳ phục hồi kinh tế, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, công nghiệp đường non trẻ ra đời với sự xây dựng 3 nhà máy đường Sông Lam, Việt Trì và Vạn Điểm. Đề tài nghiên cứu về giống mía và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất mía là một yêu cầu bức thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu mía cho các nhà máy đường lúc đó. Đề tài được khởi đầu từ thời kỳ Học viện Nông Lâm, sau khi tách trường và viện, Bộ môn Cây công nghiệp của Trường Đại học Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với Tổ nghiên cứu mía của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp thực hiện đề tài này. Nội dung và kết quả đạt được - Từ 1961-1964: Tham gia nghiên cứu về giống mía đã góp phần đề xuất giống mía F134 và nhân giống mía này ở Thường Tín (Hà Tây). Được xác định là giống tốt từ 1964, giống F134 phát triển nhanh ở miền Bắc, vụ mía 1974-1975 đã chiếm tới 70% diện tích mía vùng đồng bằng, cho tới đầu những năm của thập kỷ 80, F314 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu giống mía của các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở ra phía Bắc. - Từ 1965-1973: Chủ trì đề tài thâm canh tăng năng suất mía của Trường, các kết quả nghiên cứu trồng xen cây họ đậu với mía, mật độ khoảng cách trồng mía, kỹ thuật xử lý hom mía đã được sử dụng để xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất mía của Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương năm 1973-1974. Ấn phẩm đã công bố 16  Lê Song Dự (1965). Kỹ thuật nhân giống mía. Báo cáo nghiên cứu khoa học, trường Đại học Nông nghiệp I.  Lê Song Dự (1967). Giáo trình Cây mía. Tủ sách Đại học Nông nghiệp.  Lê Song Dự, Phạm Kiến Nghiệp (1966). Hiệu quả của biện pháp xử lý hom trồng đối với mía. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.  Lê Song Dự (1967). Hiệu quả trồng xen một số cây họ đậu với mía vụ xuân. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.  Lê Song Dự, Vũ Trung Chính, Trần Quang Chinh (1969). Thí nghiệm trồng xen cây họ đậu với mía. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.  Đinh Văn Lữ, Lê Song Dự (1969). Hỏi, đáp về thâm canh cây công nghiệp (mía, lạc). NXB Khoa học Kỹ thuật. Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây có củ. Đinh Thế Lộc. Cây có củ là một cây trồng vừa có thể dùng làm cây lương thực và cây thực phẩm rất quan trọng ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu này được thực hiện giai đoạn 19652005 đã mô tả được những đặc điểm sinh học chủ yếu và kỹ thuật thâm canh đối với một số loại cây có củ chính. Nội dung và kết quả đạt được Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật thâm canh một số cây có củ như khoai lang, sắn, khoai môn sọ, dong riềng, từ vạc, khoai tây, khoai sáp. Tất cả các công trình đã được nghiệm thu và đăng tải trên các tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Kết quả nghiên cứu Khoa Trồng trọt, ĐHNN1, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Đại học Nông nghiệp 1 và được công bố ở các cuốn sách. Ấn phẩm đã công bố  Đinh Thế Lộc (1979). Kỹ thuật thâm canh khoai lang. NXB Nông nghiệp.  Đinh Thế Lộc (chủ biên).1997. Giáo trình Cây lương thực tập 2 (phần cây màu). NXB Nông nghiệp.  Đinh Thế Lộc (đồng tác giả). 2004-2005. Cây có củ và kỹ thuật thâm canh. gồm 6 cuốn: Khoai lang; Sắn; Khoai môn sọ; Từ - Vạc; Khoai tây; Dong riềng - Khoai sáp). NXB Lao động - Xã hội. Lúa mùa trồng trong vụ chiêm. Vũ Tuyên Hoàng. Dựa vào phản ứng ánh sáng của cây lúa và bản chất di truyền ARN của đỉnh sinh trưởng, tác giả đã lai tạo giống để đưa các giống lúa mùa ngắn ngày, năng suất và chất lượng tốt trồng trong vụ chiêm. Công trình khoa học này đã tạo ra các giống Đông Xuân 2, Đông Xuân 3, Đông Xuân 4, Đông Xuân 5 được Bộ Nông nghiệp công nhận và phát triển ở nhiều vùng trong nước. Ấn phẩm đã công bố  Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ, Trần Như Nguyện (1968). Chọn giống cây lương thực. NXB Khoa học.  Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Văn Duệ (1985). Giả thiết về hoạt động của hai nhóm gen trong quá trình sinh trưởng phát triển ở cây lúa. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (1981-1985) - (Phần trồng trọt -cơ khí). NXB Nông nghiệp.  Vũ Tuyên Hoàng (1985). Giống lúa xuân số 2 và kỹ thuật gieo trồng. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (1981-1985) (Phần trồng trọt - cơ khí). NXB Nông nghiệp. 17 Chọn lọc và lai tạo giống lúa VN 10. Trần Như Nguyện. Giống lúa VN10 được chọn lọc từ tổ hợp lai A5/Rumani 45 được công nhận là giống quốc gia. Hiện nay VN10 là giống lúa xuân sớm chủ lực của tỉnh Thái Bình và một số tỉnh khác. Đặc điểm của giống VN10: Thời gian sinh trưởng từ 195-200 ngày trong vụ xuân gieo cấy vào trà xuân sớm, chịu rét rất tốt, chịu chua, chịu mặn khá, kháng tổng hợp với nhiều loại sâu bệnh. Tiềm năng năng suất từ 80 - 90 tạ/ha, tỷ lệ xay rất cao (trên 84%), chất lượng gạo phù hợp cho chế biến bún, bánh, làm cồn, làm mì, bánh đa và xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc. VN10 là giống lúa xuân mới có thời gian tồn tại dài nhất trong tất cả các giống lúa mới của nước ta. Nghiên cứu về cây rau ở Việt Nam. Tạ Thu Cúc. Nội dung và kết quả đạt được: - Từ 1962 - 1967: Tác giả gắn liền giảng dạy với đi thực tế, nghiên cứu các cây rau như cà chua, cải bắp, cà, su hào, súp lơ, xà lách, v.v... được nhập từ Trung Quốc, Liên Xô (cũ), CHDC Đức (cũ); đồng thời còn nghiên cứu liều lượng đạm, mật độ, khoảng cách đối với rau muống trồng cạn. - Từ 1968 - 1970: Tập trung nghiên cứu thời vụ cà chua xuân hè. Đến nay sau gần 40 năm, cà chua xuân hè vẫn còn phát triển ở nhiều nơi trên đồng ruộng Việt Nam và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. - Từ 1973 - 1985: Tập trung nghiên cứu tập đoàn giống cà chua trong vụ xuân hè và đông xuân tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cà chua xuân hè ở Hà Nội và các vùng phụ cận. - Từ 1986 - 1987: Điều tra kỹ thuật trồng hành tây tại huyện Mê Linh (Hà Nội), điều tra cây rau ở Hà Nội và nghiên cứu thời vụ cây bí xanh tại Mê Linh. - Từ 1988 - 1996: Nghiên cứu đề tài về rau sạch, đưa ra ý tưởng đầu tiên về nghiên cứu rau sạch ở Hà Nội. Với những tài liệu thu thập được và cùng với số kinh phí mà thành phố cấp, tác giả đã nghiên cứu về rau sạch, nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm vô cơ đến dư lượng NO3 trên các cây rau: Hành tây, cải bắp, cà chua, dưa chuột đông, dưa chuột xuân, đậu cô ve leo và cà rốt xuân. Từ những nghiên cứu trên đồng ruộng, cùng với tổ chuyên gia, tác giả đã xây dựng tiêu chuẩn chung về rau sạch và sản xuất 6 cây rau sạch của thành phố Hà Nội. - Từ tháng 10 - 1994 đến tháng 5 - 1996: Tác giả làm chuyên gia cho Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Hà Nội về dự án sản xuất thử rau sạch tại ngoại thành Hà Nội. Nhờ vậy mà sản xuất rau sạch nhanh chóng lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước với đội ngũ các nhà chuyên môn ngày càng hùng hậu. Phương thức sản xuất rau sạch ngày càng phong phú hơn. 18 Ấn phẩm đã công bố  Tạp chí KHKTNN 9/1971; l1/1987; 5/1991; l0/1992.  Tạ Thu Cúc (chủ biên). 1968. Giáo trình đại cương về nghề trồng rau và kỹ thuật trồng rau cải bắp, cà chua, khoai tây. In typo tại xưởng in trường ĐHNN I.  Tạ Thu Cúc (chủ biên). 1979. Giáo trình trồng rau. NXB Nông nghiệp.  Tạ Thu Cúc (chủ biên). 2000. Cây rau. NXB Nông nghiệp.  Tạ Thu Cúc (chủ biên). 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng rau. NXB Nông nghiệp.  Tạ Thu Cúc, Nguyễn Thành Quỳnh (1983). Kỹ thuật trồng cà chua (lần 2). NXB Nông nghiệp.  Tạ Thu Cúc (2004). Kỹ thuật trồng cà chua (in lần 3). NXB Nông nghiệp.  Tạ Thu Cúc (2003). Kỹ thuật trồng một số cây đậu rau. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.  Đinh Văn Lữ, Tạ Thu Cúc, Lê Trọng Văn (1973). Hỏi đáp thâm canh rau. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. I.2. Một số công trình nghiên cứu về Bảo vệ thực vật Sâu bệnh hại lúa trước năm 1975. Đường Hồng Dật, Lê Khôi, Nguyễn Văn Thạnh, Đào Trọng Hiển, Trần Vĩnh Bảo, Hồ Khắc Tín. Sâu bệnh đã xảy ra ở Việt Nam từ năm 1956 - 1975, đặc biệt là bệnh lúa vàng lụi trong những năm 1963-1968 đã phát triển mạnh ở miền Bắc Việt Nam trên hàng vạn hécta. Đây là công trình khoa học có đóng góp lớn trong việc hạn chế tác hại của sâu bệnh hại lúa đó là bệnh vàng lụi, sâu đục thân, bọ rày xanh đuôi đen. Nội dung và kết quả đạt được Nhóm nghiên cứu bệnh vàng lụi gồm các tác giả Đường Hồng Dật, Lê Khôi và nhiều cộng tác viên đã đi đến kết luận: Bệnh lúa vàng lụi là bệnh do virus gây ra. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học đóng góp lớn trong việc hạn chế tác hại của bệnh vàng lụi. Nhóm nghiên cứu về sâu hại lúa gồm các tác giả Nguyễn Văn Thạnh, Đào Trọng Hiển, Trần Vĩnh Bảo, Hồ Khắc Tín và các cộng tác viên đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp có hiệu quả phòng trừ sâu đục thân lúa, bọ rày xanh đuôi đen. Ấn phẩm đã công bố  Đường Hồng Dật (1963). Bệnh hại lúa và phương pháp phòng trừ. NXB Nông thôn.  Đường Hồng Dật (1965). Một số nhận xét sơ bộ về bệnh lúa thụt. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. 19  Đường Hồng Dật (1965). Tình hình bệnh hại lúa ở miền Bắc nước ta. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.  Đường Hồng Dật (1965). Bệnh virus hại cây trồng. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.  Đường Hồng Dật (1965). Bệnh lúa vàng lụi và phương pháp phòng trừ. Tạp chí KHKT Nông nghiệp.  Đường Hồng Dật (1966). Bệnh lúa vàng lụi ở miền Bắc nước ta. Tạp chí Tin tức hoạt động khoa học - Uỷ ban Khoa học Nhà nước.  Đường Hồng Dật (1968). Bệnh lúa vàng lụi. NXB Khoa học.  Đường Hồng Dật (1970). Sự phục hồi của cây lúa bị bệnh vàng lụi. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Nghiên cứu về các bệnh hại cây trồng dài ngày và ngắn ngày trước năm 1975. Đường Hồng Dật, Phan Thị Liễu, Lê Lương Tề, Đạng Thái Thuân, Phạm Quý Hiệp, Phạm Đoá. Công trình này đã nghiên cứu trên các cây cà phê, chè, bông, lạc, đậu tương... đã góp phần cho việc phát triển cây công nghiệp ở các nông trường miền Bắc Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Ấn phẩm đã công bố  Đường Hồng Dật. Bệnh gỉ sắt hại cà phê ở nước ta. Báo cáo khoa học Trường ĐH Nông nghiệp I.  Phan Thị Liễu (1966). Mấy nhận xét đầu tiên về bệnh phồng lá chè ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 6/1966.  Lê Lương Tề (1965). Bệnh giác ban hại bông. Báo cáo khoa học nông nghiệp, số 2/1965 - trường ĐH Nông nghiệp I - Hà Nội.  Lê Lương Tề (1965). Nhận xét về bệnh chấm xám chè Pestalozia theae ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tháng 9/1965.  Lê Lương Tề (1968). Một số kết quả nghiên cứu về bệnh héo rũ cây lạc ở vùng trung du Bắc Bộ. Thông tin KHKT Nông nghiệp, số 3/1968. Nghiên cứu về thuốc hoá học, thuốc thảo mộc bảo vệ thực vật. Lê Trường, Nguyễn Thơ, Nguyễn Duy Trang. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và áp dụng các loại thuốc hoá học trong công tác phòng trừ sâu bệnh ở nước ta. Nhóm tác giả đã thu thập tập đoàn các loài cây hoang dại và cây trồng có chứa các chất độc, áp dụng các phương pháp sử dụng để trừ sâu hại cây trồng. 20 Nghiên cứu về bệnh hại cây rau trước năm 1975. Vũ Hoan, Nguyễn Thơ, Vũ Triệu Mân. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về bệnh trên các cây rau từ sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam năm 1954. Các công trình này đã góp phần phát triển cây vụ đông, một vụ sản xuất quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, trong đó cây khoai tây, cà chua là những cây trồng chủ lực của vụ đông. Nhóm nghiên cứu đã điều tra, mô tả một số loại bệnh hại rau như bệnh thối rễ, mốc sương, xoăn lá, héo xanh cà chua và một số loại bệnh hại khoai tây… Đồng thời công trình cũng đề xuất một số biện pháp phòng trừ các loại bệnh trên. Ấn phẩm đã công bố:  Phan Thị Liễu (1964). Bệnh thối rễ cà chua. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 5/1964.  Vũ Hoan (1965). Bệnh sương mai cà chua Phytothora infestans Mont De Bary. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 39/1965.  Vũ Hoan (1965). Nghiên cứu hình thức, sinh học nấm Phytothora infestans Mont. De Bary gây bệnh mốc sương cà chua. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 1965. số 3/1073.  Vũ Hoan (1965). Biện pháp phòng trừ bệnh mốc sương cà chua. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 1965.số 11/1973.  Nguyễn Thơ (1973). Kết quả nghiên cứu bệnh xoăn lá cà chua. Hội nghị báo cáo khoa học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.  Vũ Triệu Mân (1973). Bệnh chết vàng và héo rũ khoai tây. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 2/1973. II. THỜI KỲ 1976-1995 II.1. Một số công trình nghiên cứu về trồng trọt Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp thâm canh tăng năng suất cây công nghiệp họ đậu ngắn ngày (lạc, đậu tương, đậu xanh). Lê Song Dự và cộng sự. Từ giữa những năm 1970, Bộ môn Cây công nghiệp đồng thời nghiên cứu về kỹ thuật, đã chuyển mạnh mẽ hướng nghiên cứu chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột biến phóng xạ, hóa chất và lai hữu tính, nhập nội. Năm 1981, KS. Lê Song Dự, nguyên trưởng bộ môn được Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước cử làm ủy viên ban chủ nhiệm chương trình 0207 (cấp nhà nước): "Xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây đậu đỗ: đậu tương, lạc, các cây đậu đỗ khác". Bộ môn được giao chủ trì đề tài "Nghiên cứu các biện pháp thâm canh đậu tương" (02-07-01-03), và tham gia đề tài "Chọn tạo giống đậu tương" (02-07-01-01), "Xây dựng và nghiên cứu tập đoàn giống lạc, chọn tạo giống lạc"(02-07-02-01). Thời kỳ 1985-1990 Bộ môn tiếp tục tham gia 21 chương trình đậu đỗ cấp nhà nước 02A-05-02 về kỹ thuật thâm canh và 02A-05-01 chọn tạo giống. Thời kỳ 1991-1995 Bộ môn tham gia đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ và các biện pháp thâm canh" mã số KN01-06 và chủ trì đề tài cấp bộ, mã số B91-11-09 về chọn tạo giống và kỹ thuật thâm canh đậu đỗ. Sau khi đất nước thống nhất, tuy còn rất nhiều khó khăn của thời kỳ hậu chiến, nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đến vấn đề nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, không chỉ chú trọng đến đến lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực mà còn chú ý đề cập đến chất lượng bữa ăn (protein cho người, gia súc và những cây nông nghiệp có thế mạnh xuất khẩu như lạc). Do đó đã có chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về đậu đỗ. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian hàng chục năm ở thời kỳ đó, kinh phí cho nghiên cứu rất hạn hẹp, kinh nghiệm không nhiều, trao đổi quốc tế hiếm hoi. Trong hoàn cảnh đó, các thầy cô giáo của Bộ môn Cây công nghiệp đã có những cố gắng rất lớn để đạt được một số kết quả về nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật tăng năng suất đậu đỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ và khu 4. Nội dung và kết quả đạt được a) Chọn tạo giống: - Gây đột biến phóng xạ: Xử lý hạt khô gió bằng tia  Co60 giống lạc Bạch sa (Trung Quốc), với liều xạ 5000, 10000, 15000 và 20000r từ 1974-1976 gây đột biến đã tạo ra một số giống lạc: 22  Giống lạc B5000 (tác giả: Lê Song Dự và cộng sự): Loại hình lạc đứng, năng suất cao và ổn định, thích hợp điều kiện thâm canh (năng suất đạt 20-30 tạ/ha), khối lượng hạt lớn (100g hạt chỉ cần 180 - 190 hạt), vỏ lụa màu trắng hồng, phù hợp với xuất khẩu lạc nhân giống B5000 đã được khu vực hóa, được tặng huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam năm 1987.  Giống lạc V79 (tác giả: Lê Song Dự - Trần Nghĩa): Loại hình lạc đứng Spanish, thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày, năng suất đạt 20 - 30 tạ/ha, hạt to trung bình, 100 hạt đạt 48 - 52g, vỏ lụa màu hồng cánh sen, tỷ lệ nhân cao 73 - 76%, vỏ quả trơn, mỏng, dễ bóc, chịu hạn khá, thích hợp cho vùng đất cát duyên hải miền Trung. Giống V79 đã được công nhận giống quốc gia năm 1995.  Giống lạc 4329 (tác giả: Trần Nghĩa - Lê Song Dự): Được tạo ra bằng xử lý đột biến phóng xạ  Co 60 liều xạ 5000r giống Hoa 17 (Trung Quốc). Giống 4329 có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất trung bình đạt 20tạ/ha, năng suất cao nhất đạt 35 tạ/ha, hạt to: 100 hạt đạt 55 - 60g, vỏ lụa trắng hồng, thích hợp cho xuất khẩu, kháng bệnh thối quả và lở cổ rễ, thích hợp đất phù sa, thịt nhẹ, đất đồi thấp trong vụ xuân đồng bằng Bắc bộ - giống 4329 được công nhận giống quốc gia năm 1995. - Lai hữu tính và nhập nội: Bằng phương pháp lai hữu tính hoặc nhập nội đã chọn tạo ra một số giống lạc, giống đậu tương, đậu xanh.  Giống lạc Sen lai 75/23 (tác giả: Lê Song Dự - Đào Văn Huynh): Được tạo ra từ tổ hợp lai Mộc Châu trắng x Trạm Xuyên, chọn lọc theo phả hệ lạc Sen lai 75/23 thuộc loại hình lạc đứng, khối lượng 100 hạt đạt 55 - 60g, vỏ lụa trắng hồng, tỷ lệ nhân đạt >70%, chống chịu điều kiện bất thuận, ít bị bệnh gỉ sắt, năng suất cao, ổn định đạt 20 -30tạ/ha, thâm canh có tưới nước đạt 40 tạ/ha, vùng phân bố thích hợp là đồng bằng, trung du Bắc bộ, khu 4 cũ và một phần ở Tây Nguyên. Giống được công nhận giống quốc gia năm 1990, là giống lạc đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính.  Giống đậu tương ĐT 93 (tác giả: Lê Song Dự, Nguyễn Thị Lý và cộng sự): Giống ĐT93 được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai 821 x 134 (Nhật Bản) do Lê Song Dự và cộng sự thực hiện tại Đại học Nông nghiệp I tạo ra dòng 862, phối hợp cùng trạm nghiên cứu và phát triển từ 862 đặt tên ĐT93 được công nhận giống quốc gia năm 1995. Giống đậu tương ĐT93 có thể trồng ở cả 3 vụ trong năm: Xuân, hè, đông, năng suất đạt trung bình 18 - 20 tạ/ha, hạt tròn, màu vàng đẹp, khối lượng 1000 hạt đạt 130 140g, hàm lượng protein cao (47 - 49%), đặc biệt thời gian sinh trưởng trong vụ hè ngắn 80 ngày (dài hơn giống Lơ Hà Bắc 3 - 4 ngày) nên có thể đưa vào cơ cấu giống đậu tương hè giữa 2 vụ lúa thay cho giống địa phương Lơ Hà Bắc hạt nhỏ, màu xanh không hợp thị hiếu tiêu dùng.  Giống đậu xanh 044 (tác giả: Nguyễn Thế Côn, Lê Trần Tùng, Đào Quang Vinh): Giống đậu xanh 044 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống đậu xanh nhập nội (mã hiệu VC2768A) của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau quả châu Á (AVRDC). Giống ĐX 044 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 80 ngày, vụ hè 75 - 80 ngày, vụ đông 90 ngày. Năng suất trung bình 11 - 13tạ/ha, khối lượng 1000 hạt đạt 66 - 70g, thuộc loại đậu mỡ, phẩm chất tốt, có thể xuất khẩu, chống chịu bệnh phấn trắng và đốm lá khá. Giống đậu xanh ĐX 044 được công nhận giống quốc gia năm 1993. b) Kỹ thuật thâm canh: Những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm về thời vụ, mật độ, khoảng cách, phân bón đối với đậu đỗ đã được sử dụng để xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất các loại cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đặc biệt đã xây dựng thành công mô hình thâm canh lạc ở vùng đất cát ven biển với các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng giống mới (Sen lai 75/23, V79), bón phân NPK, vi lượng, tưới nước (sử dụng giếng ngầm tưới vào thời kỳ ra hoa, đâm tia), phòng trừ sâu bệnh. Năm 1993 trên diện tích 25ha ở Hợp tác xã Đà Thịnh (Diễn Châu, Nghệ An), mô hình thâm canh đã đạt năng suất 4 tấn/ha. 23 Ấn phẩm đã công bố 24  Lê Song Dự - Nguyễn Thế Côn (1979). Giáo trình cây lạc. NXB Nông nghiệp.  Lê Song Dự và cộng sự (1979). Phương pháp lai hữu tính lạc- Báo cáo khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp 1981.  Lê Song Dự (1985). Về tập đoàn giống đậu tương nhập nội trồng ở miền Bắc Việt Nam - Tuyển tập các công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp 1981 1985, NXB Nông nghiệp.  Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn - Vũ Đình Chính (1986). Kết quả nghiên cứu giống lạc B5000. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp của Trường ĐH Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp.  Lê Song Dự - Nguyễn Thế Côn - Trần Đăng Kiên (1986). Kết quả nghiên cứu về đậu tương và lạc từ 1981 - 1985 của Trường ĐHNNI. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.  Lê Song Dự (1986). Kỹ thuật lai hữu tính đậu tương. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 2/1986.  Lê Song Dự, Ngô Đức Dương (1988). Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ - NXB Nông nghiệp.  Lê Song Dự, Đào Văn Huynh, Ngô Đức Dương (1990). Giống lạc Sen lai 75/23, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm 7/1990.  Mai Thọ Trung, Lê Song Dự, Ngô Thị Đào (1990). Trồng trọt chuyên khoa (phần cây đậu tương do tác giả Lê Song Dự viết) tủ sách Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục.  Lê Song Dự và cộng sự (1991). Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc (Arachis hypogaea L.)- Thông báo khoa học của các trường đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo.  Lê Song Dự (1991). Mô hình cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) có năng suất cao. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKTNN 1986-1991, Kỷ niệm 35 năm thành lập trường ĐHNNI- NXB Nông nghiệp.  Lê Song Dự và cộng sự (1994). Kết quả chọn tạo giống đậu đỗ của Khoa Trồng trọt, Trường ĐHNNI- Hà Nội (1991-1993). Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Trồng trọt 1992-1993, NXB Nông nghiệp.  Lê Song Dự, Nguyễn Thị Lý và cộng sự (1995). Giống đậu tương DT93. Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995. Viện KHKTNN Việt NamTrung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ, Hà Nội 9/95. Cải tiến hệ thống canh tác trên đất gò đồi, cao, hạn, bạc màu Bắc Bộ (1991 – 1995). Nguyễn Hữu Tề. Cán bộ tham gia: Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và các cộng tác viên. Ðề tài tiến hành nghiên cứu phân chia điều kiện sinh thái, phát hiện những yếu tố hạn chế đối với hệ thống cây trồng từ đó đề xuất hệ thống giống cây trồng, các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp. Đây là đề tài nhánh nằm trong chương trình KN01-18. Ðề tài đã góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên vùng đất cao hạn, bạc màu Bắc Bộ. Ðặc biệt, đề tài đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa cho vùng đất bạc màu huyện Sóc Sơn, Hà Nội, được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2004 công nhận là tiến bộ kỹ thuật được phép khu vực hoá (số 21). Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Hữu Tề, Đoàn Văn Điếm (1995). Một số kết quả nghiên cứu Hệ thống cây trồng hợp lý trên đất đồi gò, cao hạn, bạc màu. Tuyển tập “Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng Trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng”, chương trình KN01-18. NXB Nông nghiệp. Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị (1994 – 1996). Nguyễn Hữu Tề. Cán bộ tham gia: Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và các cộng tác viên. Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc ở vùng Hướng Hoá, Quảng Trị, đề tài đã phát hiện những mặt hạn chế và tiềm năng để chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật mới (loại cây, giống, biện pháp canh tác đất dốc, phương pháp bón phân và phòng trừ sâu bệnh…) phù hợp với địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất và trình độ sản xuất cho người dân. Đề tài đã xây dựng được các mô hình sản xuất bền vững có hiệu quả kinh tế cao như mô hình sản xuất lúa nước, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. Mô hình đã được đồng bào các dân tộc hưởng ứng và phát triển rộng rãi. Đề tài cũng giúp địa phương định hướng quy hoạch sản xuất, bảo đảm an toàn lương thực, góp phần xoá đói giảm nghèo ở miền núi. Ấn phẩm đã công bố  Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Hữu Tề (1995). Kết quả nghiên cứu Hệ thống canh tác ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Tuyển tập Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, NXB Nông nghiệp. Xây dựng mô hình thâm canh cây lương thực tỉnh Hà Giang (1994 - 1996). Nguyễn Hữu Tề. Cán bộ tham gia: Văn Tất Tuyên. Công trình nghiên cứu này được tiến hành tại Hà Giang từ năm 1994-1996 nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt để nâng cao khả năng thâm canh cây lương 25 thực. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công các mô hình trồng lúa đạt năng suất từ 5 - 6 tấn/ha/vụ, ngô từ 6 - 7 tấn/ha/vụ. Chuyển giao các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như thời vụ, mật độ, phân bón và các giống phù hợp với địa phương, tổ chức nhiều hội nghị đầu bờ và tập huấn cho nông dân. Đề tài đã giúp 2 nghiên cứu sinh tiến hành và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông nghiệp. Ấn phẩm đã công bố  Văn Tất Tuyên, Nguyễn Hữu Tề, Đàm Văn Bông (1994). Kết quả so sánh một số giống lúa lai Trung Quốc trong vụ xuân 1994 tại Hà Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm số 8.  Văn Tất Tuyên, Nguyễn Văn Bào (1995). Kết quả so sánh một số giống ngô tại Hà Giang. Tạp chí Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm số 2. Kỹ thuật ghép hồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Phạm Văn Côn. Nước ta có tập đoàn hồng khá phong phú trong đó có nhiều giống quý, nhưng bị mai một dần bởi vướng mắc về khâu nhân giống. Trong một thời gian dài (từ thời Pháp thuộc), để giữ được những đặc tính tốt của giống địa phương, phương pháp duy nhất là nhân giống từ rễ. Về sau, có nhiều thí nghiệm chiết cành hồng nhưng không thành công. Vào mùa thu năm 1974 tại vườn cây ăn quả của trường ĐHNNI Hà Nội đã có sự thử nghiệm ghép hồng đầu tiên thành công trên cành các cây hồng giống Thạch Thất sẵn có bằng phương pháp ghép mắt cửa sổ. Năm 1975, 1976, 1977, liên tục thí nghiệm về kỹ thuật ghép hồng và cuối cùng khẳng định: có thể ghép hồng bằng 3 phương pháp là ghép mắt cửa sổ, ghép mắt có gỗ và ghép vát cành. Từ đó đến nay cây hồng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu từ nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến quả. Sản phẩm hồng quả trên thị trường khá dồi dào. Ấn phẩm đã công bố 26  Phạm Văn Côn (1978). Giáo trình cây ăn quả (đồng tác giả). NXB Nông nghiệp.  Phạm Văn Côn (1978). Kỹ thuật ghép táo, mận, hồng. NXB Nông nghiệp.  Phạm Văn Côn (2001). Cây hồng - kỹ thuật trồng và chăm sóc. NXB Nông nghiệp.  Phạm Văn Côn (1987). Bài giảng môn học cây ăn quả. NXB Nông nghiệp.  Phạm Văn Côn (2003). Các biện pháp điều khiển sinh trưởng ra hoa cây ăn trái. NXB Nông nghiệp. Nghiên cứu về tài nguyên cây ăn quả ở Việt Nam. Trần Thế Tục. Nghiên cứu tiến hành điều tra ở hầu hết các tỉnh trong nước, chia làm 2 giai đoạn: a) Từ 1962 đến 1975 trước ngày giải phóng miền Nam: Trong giai đoạn này đã điều tra nghiên cứu ở tất cả các tỉnh ở miền Bắc. b) Từ 1975 đến 2000: Trong giai đoạn này tập trung điều tra tài nguyên cây ăn quả các tỉnh miền Trung và miền Nam. Kết quả nghiên cứu ở cả 2 giai đoạn đã được thể hiện trong luận án Tiến sĩ Khoa học bảo vệ ngày 27/6/1987 trước Hội đồng Bác học phiên họp đặc biệt ở trường Nông nghiệp á nhiệt đới Grudia ở Xukhami (Liên Xô cũ). Công trình khoa học này được đăng tóm tắt trong “Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 1985-1991". Kỷ niệm 35 năm thành lập trường Đại học Nông nghiệp I (1950-1991) và trong giáo trình Cây ăn quả. Kết quả đạt được 1. Danh mục cây ăn quả Việt Nam: Có trên 130 loài và hàng trăm giống cây ăn quả thuộc 39 họ khac nhau viết theo tên khoa học và tên gọi bằng tiếng Việt, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho con người ở mỗi loại. 2. Nguồn gốc: Trong 39 họ được ghi chép có nhiều họ có số lượng loài và giống rất phong phú và đa dạng như: Musaceae, Rutaceae, Anacardiaceae, Sapindaceae, Rosaceae,... trong tập đoàn cây ăn quả ở nước ta những cây ăn quả có nguồn gốc bản địa chiếm một tỷ lệ khá lớn, những giống cây ăn quả nhập nội tuy ít hơn so với cây gốc bản địa song một số có vị trí quan trọng và ý nghĩa kinh tế trong nghề trồng cây ăn quả của Việt Nam. Ví dụ: Dứa, na, đu đủ, đào lộn hột, hồng xiêm, ổi, sầu riêng, mận, đào, lê, nho, dưa hấu, v.v... 3. Phân loại cây ăn quả Việt Nam dựa theo giá trị sử dụng sản phẩm và ý nghĩa kinh tế: Có 11 nhóm trong đó có nhóm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho người chủ yếu cung cấp đường và các loại vitamin, v.v...; nhóm cây ăn quả dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp; nhóm cây ăn quả dùng làm thuốc; nhóm cây ăn quả vừa cho quả vừa làm cây bóng mát, cây cảnh, cây che phủ đất có tác dụng về môi trường, v.v... 4. Phân loại cây ăn quả dựa vào khả năng thích nghi của chúng với điều kiện ngoại cảnh ở từng vùng trồng, chia thành 3 nhóm: a) Nhóm cây ăn quả nhiệt đới: Chuối, dứa, xoài, mít, na, hồng xiêm, đu đủ, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, đào lộn hột, v.v... b) Nhóm cây ăn quả á nhiệt đới: Vải, nhãn, hồng, bơ, cam quýt, hạt dẻ, v.v... c) Nhóm cây ăn quả ôn đới: Đào, mận, mơ, lê, táo tây, nho, óc chó, dâu tây, v.v... Ấn phẩm đã công bố:  Trần Thế Tục (1977). Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 27  Trần Thế Tục (1980). Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội.  Trần Thế Tục (chủ biên) (1998). Giáo trình Cây ăn quả .Trường Đại học Nông nghiệp I. NXB Nông nghiệp Hà Nội.  Trần Thế Tục (1987). Nghề trồng cây ăn quả ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận án Tiến sĩ khoa học. Trường Nông nghiệp á nhiệt đới Grudia ở Xukhami (Liên Xô cũ). II.2. Một số công trình nghiên cứu về bảo vệ thực vật Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học (Biological Control) trong quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam của Bộ môn Côn trùng. Hà Quang Hùng. Trong mối quan hệ biện chứng giữa cây trồng - dịch hại và các yếu tố môi trường (yếu tố vô sinh và hữu sinh), điều khiển tự nhiên (Natural control) giữ vai trò quan trọng, đặc biệt vai trò của thiên địch (Natural Enemies). Điều khiển tự nhiên dịch hại của yếu tố thiên địch có quan hệ với biện pháp sinh học. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sinh học, nền nông nghiệp bền vững, nâng cao tính đa dạng sinh học, đồng thời duy trì cân bằng sinh học sẵn có trong mối hệ sinh thái nông nghiệp.Trong công tác BVTV, việc đẩy mạnh áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là hết sức cần thiết. Biện pháp sinh học trở thành cốt lõi của mỗi quy trình IPM. a) Kết quả nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng chống tổng hợp dịch hại cây trồng của Bộ môn Côn trùng: - Bảo vệ duy trì, lợi dụng khích lệ vai trò của các loài thiên địch có sẵn trong mỗi hệ sinh thái đồng ruộng, có ý nghĩa đẩy mạnh điều khiển tự nhiên (Natural control). - Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi dịch hại tới ngưỡng kinh tế, sử dụng thuốc 4 đúng, tăng cường thuốc sinh học, nhằm bảo vệ khích lệ thiên địch sẵn có trong hệ sinh thái nông nghiệp, Bộ môn đã xây dựng bài tập huấn cho nông dân ở các vùng sản xuất cây trồng chính (lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, rau, đậu rau, chè, mía, cây ăn quả có múi, hoa và cây cảnh…). - Đẩy mạnh các biện pháp canh tác kỹ thuật (quản lý cây trồng tổng hợp ICM, xen canh tạo nơi trú ẩn, nguồn dinh dưỡng cho thiên địch...), Bộ môn đã xây dựng quy trình IPM trên cây khoai lang, ICM trên cây cà chua, ICM trên cây khoai tây, lấy biện pháp sinh học làm cốt lõi. Những quy trình này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật trong công tác bảo vệ thực vật ở Việt Nam (2005). - Tạo điều kiện sống thuận lợi cho thiên địch chủ yếu, thay đổi sinh quần đồng ruộng theo hướng có lợi cho con người nhưng hợp lí, hợp quy luật. 28 b) Nhân nuôi, thả bổ sung những loài thiên địch có ý nghĩa vào sinh quần đồng ruộng, phối hợp với các biện pháp khác trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Nhiều năm qua Bộ môn đã tiến hành thu thập, xác định thành phần thiên địch của nhiều loài sâu hại chính trên lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, rau họ Hoa thập tự, đậu tương, cà chua, bông, chè, cây ăn qủa có múi… ở miền Bắc Việt Nam. Đã bổ sung nhiều loài thiên địch vào trong danh lục thiên địch của sâu hại cây trồng chính ở Việt Nam. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học của những loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hòa số lượng sâu hại cây trồng. Từ đó, nhân nuôi hàng loạt được thiên địch có ý nghĩa, đạt hiệu quả. Các loài bọ rùa họ Cocinellidae; bọ chân chạy họ Carabidae, bọ xít bắt mồi họ Anthocoridae, Reduviidae, Pentatomidae; ong kí sinh họ Trichogrammatidae, Braconidae; nhện bắt mồi Amblyseius sp. phòng chống nhện đỏ, nhện Polyphagotarsonemus latus Bankz; nấm Beauveria bassiana gây bệnh bọ hà hại khoai lang Cylas formicarius Fabr. Bộ môn đã xây dựng phương pháp, quy trình, thả thêm thiên địch có ý nghĩa được nhân nuôi vào hệ sinh thái đồng ruộng: Bọ xít bắt mồi Orius sauteri, nhện bắt mồi Amblyseíus sp., nấm Beauveria bassiana. Ấn phẩm đã công bố  Tran Dinh Chien (1999). Composition of predacious insects and spiders of major soybean pests in Hanoi and surrounding areas and biological characteristics of Chlaenius bioculatus Chaudoir. Biological control in IPM for Controling insect pests of Crop in Japan and Vietnam.  Dang Thi Dung (1999). Parasitic Insect composition on soybean and some Eco-Biological characteristics of Trathala flavoorbitalis Cameron. (Hym: Ichneumonidae), parasitic on soybean leaffolder Lamprosema indicata F. (Lep: Pyralidae) in Hanoi and surrounding areas in Vietnam. Proceeding of the 2nd joint workshop in Agronomy on Bio-Control in IPM for controlling insects pests of crops in Japan and Vietnam, Organized by HAU-JICA-ERCB project office.  Nguyen Van Dinh (2001). Using the predaptory mite Amblyseius sp. and fungus product of Beauveria bassiana for controlling the broad mite, Polyphagotarsonemus latus Banks. In: Proceedings: Biological control of Crop Pests. Vietnamese Norwegian Workshop.  Nguyen Van Dinh and Nguyen Thi Kim Oanh (2001). Preliminary results of using Beauveria bassiana for control os sweet potato Weevil (Cyclas formicarius) in Vietnam. Development of New Bio-Agents for alternative Farming Systems. Tokyo University of Agriculture. Ho Thi Thu Giang (2003). Influence of temperature on Cotesia plutellae (Hym: Braconidae), a parasitoid of Plutella xylostella (Lep: Yponomeeutidae). Proceedings: Biological control and Integrated pest management (IPM) in vegetables in Vietnam. Vietnamese Norwegian Workshop.  29 30  Hà Quang Hùng (2004). Thành phần loài sâu mọt và thiên địch trên thóc bảo quản đổ rời tại kho cuốn của Cục dự trữ Quốc gia vùng Hà Nội và phụ cận. Tạp chí BVTV, số 2, 2004.  Ha Quang Hung (2002). Insect predaptors and parasites of some major stinkbugs in Hanoi, Vietnam and the predaptory ability of Metioche vittacolis (Stal) (Grryllidae: Orthoptera) on eggs and nymphs of stinkbugs under laboratory conditions. Biological control and Integrated Pest Management (IPM) in Vegetables in Vietnam.  Ha Quang Hung (2002). Some morphological and biological characteristics of the predacius bug Orius sauteri Poppius (Hemiptera: Anthocoridae) cultured on Thrips palmi Karny and eggs of Corcyra cephalonoca Stainton. Biological control and Integrated Pest Management (IPM) in Vegetables in Vietnam.  Hà Quang Hùng (2002). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái học của ong Dacnusa sibirica Telenga (Hym: Braconidae). ký sinh ruồi Liriomyza sativae Blanchard (Dipt: Agromyzidae) hại lá rau, đậu vùng Hà Nội và phụ cận. Báo cáo khoa học hội nghị Côn trùng toàn quốc lần thứ 4.  Ha Quang Hung (2002). The leafminer Liriomyza sativae Blanchard (Dipt: Agromyzidae) and its parasite Dacnusa sibirica Telenga in Vietnam. Biological control of Crop pests, No 13, 2002.  Hà Quang Hùng (2000). Thành phần ký sinh và bắt mồi ăn thịt sâu đục thân mía vụ đông xuân 1997-1998 tại Bến Cát, Bình Dương. Tạp chí BVTV số1, 2000.  Hà Quang Hùng (1999). Đặc tính sinh học, sinh thái của bọ đuôi kẹp sọc. Tạp chí BVTV, số 2, 1999.  Ha Quang Hung (1999). Natural enemies of rice insect pests and their effectiveness in controlling rice leaf folder in Gialam, Hanoi. Biological control in IPM for Controlling insect pests of Crops in Japan and Vietnam.  Hà Quang Hùng (1996). Nghiên cứu kẻ thù tự nhiên của sâu hại chính trên cam quýt, rau và đậu tương vùng Hà Nội (1994-1995). Tuyển tập công trình nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp. Kỷ niệm 40 năm thành lập Trường 19561996.  Nguyen Thi Kim Oanh (2001). Preliminary results of using Beauveria bassiana for control of sweet potato Weevil (Cylas formicarius) in Vietnam. Bio-Agents for alternative Farming Systems (Tokyo University of Agriculture). III. THỜI KỲ 1996 ĐẾN NAY III.1. Một số công trình nghiên cứu về trồng trọt Chọn tạo giống đậu tương D140 và D912. Vũ Đình Chính. Công trình tiến hành trong giai đoạn 1996-2005 tại Đại học Nông Nghiệp1 và một số tỉnh miền Bắc. Giống đậu tương D140 được công nhận giống quốc gia năm 2002. Giống đậu tương D140 được tạo ra từ tổ hợp lai DLO2 x ĐH4.Giống D140 có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, thích hợp gieo trồng cả 3 vụ trong năm: Vụ xuân, vụ hè và vụ đông. Giống có tỷ lệ quả 3 hạt cao 20-30%, có năng suất cao 14-26 tạ/ha. Có thể trồng được tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ. Giống đậu tương D912 do TS. Vũ Đình Chính lai tạo ra và được công nhận giống tạm thời năm 2005, được tạo ra từ tổ hợp lai V74 x M103. Giống D912 có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, thích hợp gieo vụ xuân và vụ đông trong năm. Giống có tỷ lệ quả 3 hạt khá 15-20%, có khối lượng 1000 hạt khá cao biến động từ 150-160g, có năng suất cao 17-27 tạ/ha, có thể trồng được ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của bộ rễ cây chè ở miền Bắc Việt Nam. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Ngọc Kính. Bộ rễ của cây chè là một bộ phận cơ thể không thể tách rời trong đời sống của cây, có quan hệ trực tiếp với sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng búp của cây chè. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và phân bố của bộ rễ của cây chè có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng búp, khả năng chống chịu hạn và tuổi thọ của cây. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu về bộ rễ cây chè một cách có hệ thống. Để tìm hiểu đặc điểm phân bố của bộ rễ cây chè trong đất, công trình đã tiến hành nhiều nghiên cứu chi tiết từ năm 1980 đến 2005. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thu được một số kết quả: - Đa số khối lượng rễ của cây chè phân bố ở tầng đất sâu từ 0-40cm, bộ rễ cây chè có khả năng phân bố sâu từ 1,2 đến 1,7m. Theo chiều ngang, đa số khối lượng rễ của cây chè phân bố ở lát đất cách gốc cây 0-20cm và giảm dần đến giữa hàng chè. - Các giống chè thân gỗ có khối lượng rễ và độ sâu phân bố rễ lớn hơn các giống chè thân bụi. Các giống chè Shan Chất Tiền, PH1 có khối lượng rễ và độ sâu phân bố rễ lớn hơn giống chè Trung Du xanh và Trung Quốc lá nhỏ. - Các loại đất khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng rễ, độ sâu phân bố rễ và tỷ lệ phân bố rễ trong các tầng và lát đất khác nhau. Các loại đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi, đất xám feralit phát triển trên đá sét và phiến thạch mica có tính chất vật lí hoá học tốt phù hợp cho bộ rễ cây chè sinh trưởng phát triển. - Làm đất lần đầu sâu 45 cm theo hàng chè hay trên toàn bộ bề mặt vườn chè đều có ảnh hưởng tốt đến độ sâu phân bố rễ và khối lượng rễ. 31 - Mật độ trồng chè có ảnh hưởng lớn đến khối lượng rễ, độ sâu phân bố và hướng phân bố rễ của các cây chè. Ở các tuổi chè nhỏ mật độ trồng dày có ảnh hưởng tốt đến khối lượng rễ và tỷ lệ phân bố rễ trong các tầng và lớp đất. Ở tuổi chè lớn (15 tuổi) mật độ trồng dày có ảnh hưởng xấu đến khối lượng và tỷ lệ phân bố rễ cây chè trong đất. - Bộ rễ của cây chè trồng bằng cành giâm ở các tuổi chè non (1-3 tuổi) phân bố nông hơn bộ rễ cây chè trồng bằng hạt. Từ tuổi 4 đến 28 tuổi bộ rễ của cây chè trồng bằng cánh giâm sinh trưởng tốt hơn cây chè trồng bằng hạt. Khối lượng rễ (đặc biệt là khối lượng rễ hút) của cây chè trồng bằng cành giâm cao hơn, độ sâu phân bố rễ lớn hơn so với cây cây chè trồng bằng hạt. - Cây chè được bón đầy đủ và cân đối các loại phân, đặc biệt là phân hữu cơ và phân ka li, có khối lượng rễ cao hơn, rễ phân bố sâu hơn và tỷ lệ phân bố rễ trong các tầng và lớp đất đồng đều hơn các công thức bón phân đơn độc và không cân đối. - Các công thức đốn chè khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của bộ rễ cây chè song không có ảnh hưởng đến độ sâu phân bố rễ cây chè. Các công thức đốn đau có số rễ chết nhiều hơn công thức đốn phớt và đốn lửng. - Các giống chè khác nhau có quy luật tích luỹ tinh bột trong bộ rễ cây chè khác nhau. Với khí hậu của vùng trung du Bắc bộ, cây chè bắt đầu tích lũy tinh bột vào rễ từ tháng 8 đến tháng 12-1 hàng năm. Hàm lượng tinh bột trong rễ cao nhất vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Giống chè LDP1, LDP2 có tỷ lệ tinh bột tích luỹ trong rễ cao hơn giống Trung Du xanh và duy trì lâu dài hơn trong các tháng vụ xuân. Cây chè trồng bằng cành giâm của giống PH1 có khả năng tích luỹ tinh bột trong rễ tốt hơn cây chè trồng bằng hạt của cùng giống. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần vào việc xây dựng các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè một cách hợp lý. Trong đó đóng góp lớn nhất là đánh giá được khả năng sinh trưởng và phân bố của bộ rễ cây chè trồng bằng cành giâm tốt hơn cây chè trồng bằng hạt, chỉ ra được các nhược điểm sinh trưởng của bộ rễ cây chè trồng bằng cành giâm tuổi 1-3. Các kết quả đã chứng minh về mặt khoa học và tạo lòng tin cho người làm chè, góp phần đẩy mạnh diện tích trồng chè bằng cành giâm trong 10 năm gần đây. Ngoài ra các kết quả nghiên cứu của đề tài là các tài liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về cây chè ở Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu của công trình đã có 2 luận án Tiến sĩ, 2 luận án Thạc sĩ và nhiều luận văn của sinh viên đã bảo vệ thành công. Ấn phẩm công bố 32  Nguyễn Ngọc Kính, Nguyễn Đình Vinh (1985). Đặc điểm phân bố bộ rễ cây chè trồng bằng cành giâm và trồng hạt trên đất Feralit vàng đỏ Phú Hộ. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKTNN 1981-1985, NXB Nông nghiệp Hà Nội.  Đỗ Văn Ngọc (1991). Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng đốn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây chè Trung Du tuổi lớn ở Phú Hộ, luận án PTS Nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam.  Nguyễn Đình Vinh (1994). Nghiên cứu đặc điểm phân bố của bộ rễ cây chè trồng bằng cành giâm và trồng hạt tại Phú Hộ - Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNNI.  Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Ngọc Kính. 1999. Quan hệ giữa sinh trưởng của bộ rễ cây chè với đất và phân bón. Kinh tế và KHKT chè (1-2), Hiệp hội chè Việt Nam.  Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Ngọc Kính (2000). Nghiên cứu đặc điểm phân bố của bộ rễ cây chè ở các mật độ trồng và tuổi chè khác nhau. Tạp chí KHKTNN (1), Trường ĐHNNI. Ưu thế lai về các đặc tính quang hợp của lúa lai F1 (Oryza sativa L.). Phạm Văn Cường và cộng tác viên. Quang hợp là một quá trình rất quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên ưu thế lai (ƯTL) về quang hợp ở lúa lai F1 chưa có sự thống nhất. Do vậy việc nghiên cứu ƯTL về quang hợp và mối liên hệ của chúng với năng suất hạt là rất cần thiết cho công tác chọn giống và canh tác lúa lai. Công trình này được tiến hành với sự hướng dẫn, hợp tác của các nhà khoa học thuộc Bộ môn Cây Lương thực, Bộ môn Di truyền- giống, Viện Sinh học, Đại học Nông nghiệp 1; Lab. of Tropical Crop Science, The Ryukyus University, Lab of Plant Physiology, Kyushu University. Công trình tiến hành tại Việt Nam và Nhật Bản (2000-2006) đã đánh giá ưu thế lai (ƯTL) về các đặc tính quang hợp ở các giai đoạn sinh trưởng và mối quan hệ giữa chúng với ƯTL về chất khô tích luỹ và ƯTL về năng suất hạt của lúa lai F1, ngoài ra ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến việc biểu hiện ƯTL về quang hợp cũng được đánh giá. - Ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, cường độ quang hợp dưới dạng cường độ trao đổi CO2 (CER) của lúa lai F1 thấp hơn so với bố mẹ của chúng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng do hàm lượng N trong lá thấp hơn, tuy nhiên ƯTL về quang hợp đặc biệt ở giai đoạn trỗ đóng góp vào ƯTL về năng suất hạt. Quang hợp của con lai F1 có tương quan thuận với giá trị này của dòng bố tương ứng. - ƯTL về các đặc tính quang hợp được đánh giá ở nhiệt độ (20, 25, 30, 35 và 40°C), cường độ ánh sáng (500, 1000, 1500 và 2000 mol/m2/s) và thời gian trong ngày (8, 10, 12, 14 và 16 giờ). Trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng trung bình con lai F1 không có ƯTL tuy nhiên ở nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh hay buổi chiều (14-16 gìơ), con lai F1 (tổ hợp Việt lai 20 và TH5-1) cho giá trị UTL về CER vượt dòng bố (12-42%) và vượt trung bình bố mẹ (28-62%), do độ sự vượt trội về độ nhạy khí khổng, cường độ thoát hơi nước và chất giải phóng quang hóa (non-photochemical quenching). - Ở mức phân N bón cao con lai F1 cho UTL về CER vượt so với dòng bố (11%) và trung bình bố mẹ (22%) do ưu thế lai về hàm lượng N trong lá, hàm lượng chlorophyll (SPAD reading), hàm lượng dung dịch protein và hoạt tính của ẹnzyme cố định CO2 (Rubisco), trong khi không có ƯTL ở mức đạm thấp. 33 Hầu hết các tổ hợp lai F1 giữa dòng TGMS với dòng bố Indica cho ƯTL vượt dòng bố về năng suất hạt (12-67%) do ƯTL về chất khô tích luỹ ở thời kỳ phân hoá đòng, về số bông trên khóm và đặc biệt là ƯTL về số hạt trên bông. Khi tăng lượng phân N thì ƯTL về năng suất hạt của lúa lai F1 tăng (35-75%) do tăng năng suất chất khô và tăng cường độ quang hợp giai đoạn sau trỗ. - Như vậy những kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho công tác chọn giống lúa lai cũng như canh tác lúa lai. Ấn phẩm đã công bố  Pham Van Cuong., Murayama, S. and Kawamitsu, Y. 2003. Heterosis for photosynthesis, dry matter production and grain yield in F1 hybrid rice (Oryza sativa L.) from thermo-sensitive genic male sterile line cultivated at different soil nitrogen levels. Environ. Control in Biol. 41 (4) : page 335-345.  Pham Van Cuong., Murayama, S., Ishimine, Y., Kawamitsu, Y., Motomura, K. and Tsuzuki, E. 2004a. Sterility of TGMS line, heterosis for grain yield and related characters in F1 hybrid rice (Oryza sativa L.). Plant Prod. Sci. 1 (4) : 22-29.  Pham Van Cuong, Murayama, S; Kawamitsu, Y., Motomura, K, and Miyagi, S. 2004b. Heterosis for Photosynthetic and Morphological characters in F1 hybrid rice (Oryza sativa L.) from a thermo-sensitive genic male sterile line at different growth stages. Japanese Journal of Tropical Agriculture 48 (3) : 137-148.  Phạm Văn Cường và Hoàng Tùng. 2005c. Mối quan hệ giữa ưu thế lai về khả năng quang hợp và năng suất hạt của lúa lai F1 (Oryza sativa L.). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp1(4) 253-261  Pham Van Cuong., Murayama, S. and Kawamitsu, Y. 2005d. Heterosis in Temperature Repsonses of photosynthetic characters in F1 hybrid rice. Environ. Control in Biol. 43 (3) : 193-200.  Pham Van Cuong, Nguyen The Hung, Tang Thi Hanh and Takuya Araki.2000e. Influence of Light Intensity and Diurnal change on Heterosis for Photosynthetic Characters in F1 hybrid Rice (Oryza sativa L.). Bulletin of the Institute of Tropical Agriculture, Kyushu University, Japan (28).P25-34. Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai phục vụ sản xuất giai đoạn 2001-2005 (B-2001-32-32). Nguyễn Thế Hùng. Cán bộ tham gia: Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Việt Long, Ngô Thị Hằng, Ngô Thị Nguyệt. Công trình được tiến hành trong thời gian 5 năm với các mục tiêu: Tạo nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống ngô lai, lai tạo chọn ra một số tổ hợp ngô lai, ngô thực phẩm làm vật liệu chọn tạo giống ngô lai mới phục vụ sản xuất. 34 Kết quả đạt được - Thu thập và đánh giá tập đoàn vật liệu khởi đầu bao gồm các loại nguồn gen (vật liệu khởi đầu) ngô năng suất cao, ngô đường, ngô nếp và ngô tẻ. - Tạo được 35 dòng ngô thuần thế hệ S6 đến S8, 15 dòng ngô đường đời S3 - S6 ; 13 dòng ngô nếp thế hệ S3-S4. Chọn ra được các dòng ngô ưu tú có KNKH chung và riêng cao phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, ngô nếp và ngô đường. - Đã lai thử 120 tổ hợp ngô lai năng suất cao, 60 tổ hợp ngô đường; 45 tổ hợp ngô nếp. - Đã đánh giá và chọn ra được 2 tổ hợp ngô lai mới, có triển vọng năng suất cao: VN6 x AV10 và VN7 x AV10 gửi đi khảo nghiệm. Chọn được 3 tổ hợp ngô đường lai có triển vọng: CLT-Đ2 x CLT-Đ5, CLT- Đ4 x CLT- Đ5, TN115 x CLT- Đ7 chuẩn bị đưa đi khảo nghiệm và chuyển giao ra ngoài sản xuất. Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Thế Hùng. 2003h. Xác định khả năng kết hợp tính trạng năng suất của một số dòng ngô thuần bằng phương pháp lai đỉnh. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I, tập I số 3.  Nguyễn Thế Hùng. 2004. Kết quả chọn tạo dòng thuần ngô giai đoạn 19962003. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2004, Số 2, 194-196. Xây dựng mô hình trang trại sản xuất cà phê tại 2 xã Hướng Phùng, Hướng Tân, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị (1996 – 1998). Nguyễn Hữu Tề. Cán bộ tham gia nghiên cứu: Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và các cộng tác viên. Đây là đề tài nằm trong chương trình hợp tác Việt Nam - Hà Lan nhằm khai thác tốt tiềm năng điều kiện tự nhiên, sản xuất cà phê có hiệu quả và bền vững. Đề tài đã tiến hành mở các lớp tập huấn kỹ thuật và quản lý cho chủ trang trại, các nông hộ có tiềm năng phát triển sản xuất để nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh (tổ chức lao động, kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiếp thị sản phẩm). Hướng dẫn công tác quy hoạch thiết kế lô thửa, giao thông liên vùng, trồng băng cây chống xói mòn, cây che bóng và rừng phòng hộ. Chọn cây trồng xen, che bóng là các loại cây chống xói mòn và bồi dưỡng đất tốt như keo dậu Cuba (Acacia riculiformit), keo tai tượng (Acacia Mangium), trẩu (Aleurite montana), tràm lá nhọn (Indigofera). Đề tài cũng đề xuất một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê phù hợp với vùng điều kiện địa phương như mật độ, bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình, tạo tán thông thoáng giúp cây duy trì được hệ số diện tích lá, tủ gốc, đào rãnh, trồng cây che phủ để duy trì độ bền vững của hệ sinh thái. 35 Ấn phẩm đã công bố  Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2000). Điều tra, đánh giá các mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. 2000. Kết quả nghiên cứu khoa học của NCS, trường ĐHNNI, NXB Nông nghiệp.  Nguyễn Hữu Tề, Đoàn Văn Điếm (2001). Vấn đề sản xuất cà phê hàng hoá có hiệu quả và bền vững ở 2 xã Hướng Phùng, Hướng Tân, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị (2001). Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, số 3. Việt Lai 20 - Giống lúa lai quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Nguyễn Văn Hoan. Cộng tác viên chính: Vũ Hồng Quảng; Nguyễn Thị Bích Hồng. Việt Lai 20 là giống lúa lai hai dòng được chọn tạo hoàn toàn trong nước. Giống có mẹ là dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng với nhiệt độ (TGMS) 103s và dòng bố R20. Dòng mẹ 103s có khả năng nhận phấn ngoài rất tốt, sự chênh lệch về thời gian từ gieo đến trổ của hai dòng bố mẹ từ 5 -7 ngày. Nhờ vậy mà sản xuất hạt lai dễ dàng thuận lợi, năng suất hạt lai F1 rất cao (bình quân 35tạ/ha), chi phí thấp, lãi suất cao, được các công ty giống trong nước chấp nhận rộng rãi. Đây là giống lúa lai đầu tiên bán được bản quyền công nghệ. Vụ xuân 2001, Việt Lai 20 được đem thử nghiệm rộng rãi trên 108 điểm khác nhau thuộc ba vùng sinh thái là miền núi các tỉnh phía Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang...), Đồng bằng trung du Bắc Bộ (Phú thọ, Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội...), duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa...). Kết quả thử nghiệm đạt được rất khả quan, trong thời gian sinh trưởng 110 ngày, Việt Lai 20 đã cho năng suất bình quân là 69 tạ/ha rất nhiều điểm đạt năng suất trên 80 tạ/ha đặc biệt tại Khánh Hòa, tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng 98 ngày và đạt được năng suất 100 tạ/ha. Lần đầu tiên một tổ hợp lai hoàn toàn Việt Nam đã ra mắt công chúng, năng suất hạt lai đạt trung bình 27 tạ/ha, cao hơn 7 tạ/ha so với các tổ hợp nhập nội, lượng thóc giống sản xuất ra đạt trên 55 tấn đã đủ để gieo cấy 1200ha ở vụ xuân 2002 và vụ mùa 2002 tập trung ở các tỉnh: Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Bình. So với các tổ hợp lúa lai nhập nội, giống lúa lai hai dòng mới Việt Lai 20 có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn, đó là: thời gian sinh trưởng rất ngắn: Vụ xuân: 110 - 115 ngày, Vụ mùa: 85 - 90 ngày. Tiềm năng năng suất của tổ hợp Việt Lai 20: 90 - 100tạ/ha vụ xuân, 70 - 80tạ/ha vụ mùa. Chất lượng gạo và chất lượng cơm của Việt Lai 20 thuộc dạng tốt: hàm lượng protein đạt 10,7% trong khi các tổ hợp khác chỉ đạt 7,8 - 8%, cơm ngon, nấu nhanh chín được nông dân chấp nhận. Sản xuất hạt giống dễ dàng, chi phí thấp, lãi suất do sản xuất hạt giống mang lại cao. 36 Nhờ những ưu điểm nổi bật mà tổ hợp Việt Lai 20 đã được hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi, trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa chấp nhận, trong đó có 4 tỉnh đã đưa vào cơ cấu chính thức là Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nam và Thanh Hóa. Các tỉnh Bắc Giang, Thái Bình, Yên Bái... đã đưa vào cơ cấu chính thức từ vụ xuân 2004. Diện tích gieo cấy Việt Lai 20 đã phát triển với tốc độ rất nhanh: Vụ xuân 2001 mới đạt 120ha, vụ xuân 2002 và vụ mùa 2002 đã đạt 1200ha. Quy trình công nghệ khép kín từ khâu tạo tổ hợp, làm thuần 2 dòng bố mẹ, sản xuất hạt siêu nguyên chủng, nguyên chủng, F1, đã được thiết lập hoàn chỉnh. Khu chọn dòng liên kết với Trung tâm giống Lào Cai đã được xây dựng tại Bắc Hà đủ năng lực sản xuất được 200kg hạt giống siêu nguyên chủng dòng mẹ 103S, lượng hạt giống này đủ để nhân ra 20 tấn hạt nguyên chủng đáp ứng diện tích của 500ha hạt lai F1 trong năm 2004, diện tích gieo cấy Việt Lai 20 ở năm 2005 dó đạt trên 30.000ha. Tính đến hết vụ mùa năm 2006 diện tích cộng dồn của Việt Lai 20 đã đạt trên 100.000 ha. Nhờ những ưu điểm nổi bật mà Việt Lai 20 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống quốc gia từ năm 2004, đây là giống lúa lai quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Dòng TGMS 103s còn được sử dụng trong các chương trình nghiên cứu lúa lai để tạo ra nhiều tổ hợp lúa lai ưu việt khác (Việt Lai 24, Việt Lai 45, Việt Lai 50…). Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Văn Hoan. 2004. Giống lúa lai hai dòng ngắn ngày Việt Lai 20. Hội nghị chọn tạo giống lúa toàn quốc lần thứ nhất, Cần Thơ.  Nguyễn Văn Hoan. 2004. Hiệu quả gieo cấy giống lúa lai ngắn ngày ở vùng núi các tỉnh phía Bắc. Hội thảo tiến bộ kỹ thuật Nông – Lâm – Ngư phục vụ phát triển kinh tế miền núi các tỉnh phía Bắc, Hoà Bình.  Nguyễn Văn Hoan. 2006. Kết quả khảo nghiệm quốc gia các giống lúa lai ngắn ngày. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT 2006 số 3 tập III.  Nguyễn Văn Hoan. 2000. Use Rice gene pool for Hybrid Rice Breeding by two line system - Plant Genetic Resourcies. HAU – JICA ERCB project, Hanoi. Tuyển chọn một số giống cây trồng bản địa (lúa, ngô) cho điều kiện canh tác nhờ nước trời miền núi Tây Bắc Việt Nam (B2003-32-56TĐ). Vũ Văn Liết. Tài nguyên di truyền thực vật nói chung và cây trồng là di sản quý giá của nền văn minh nhân loại, cung cấp điều kiện sống cho các thế hệ hiện nay và mai sau trên trái đất. Bảo tồn và sử dụng có hiệu quả tài nguyên cây trồng là tiền đề nâng cao sản lượng nông nghiệp một cách bền vững, góp phần xoá đói giảm nghèo, an toàn lương thực và bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Nguồn gen cây trồng địa phương ở nước ta đang xói mòn nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau và có những nguồn gen đã biến mất hoàn toàn. Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm, đặc biệt với nguồn gen giống cây trồng địa phương được hình thành và phát triển lâu đời ở những vùng khó khăn như canh tác 37 nhờ nước trời, đất nghèo dinh dưỡng, đa dạng theo các tiểu vùng sinh thái miền núi, chất lượng phù hợp với tiêu dùng là nguồn gen vô cùng quý giá cho tạo giống cây trồng. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập nguồn gen cây trồng bản địa tập trung vào các giống lúa, ngô địa phương tại các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Kết quả đã thu thập được 296 mẫu giống cây trồng địa phương trong đó có 99 mẫu giống cây lương thực. Đánh giá hồ sơ hóa các mẫu giống làm nguồn vật liệu tạo giống lúa ngô cho điều kiện hạn, đất dốc và nghèo dinh dưỡng ở miền núi. Chọn lọc cải tiến 02 giống lúa nương và 01 giống ngô thụ phấn tự do đang trong giai đoạn thử nghiệm năng suất, tạo dòng tự phối ngô nếp được 125 dòng ở thế hệ thứ 4 và thứ 5 đã thử khả năng kết hợp để tạo giống ngô nếp tổng hợp và ngô nếp chịu hạn ưu thế lai. Ấn phẩm đã công bố  Vũ Văn Liết (2003). Sự đa dạng nguồn gen cây lúa, ngô ở một số địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I.  Vũ Văn Liết và cs. (2004). Đánh giá khả năng chịu hạn của một số mẫu giống lúa địa phương sau chọn lọc. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp II.  Vũ Văn Liết (2004). Thu thập và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn tạo giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Báo cáo hội nghị Quốc gia chọn tạo giống lúa, chào mừng năm quốc tế lúa gạo 2004 tại Viện nghiên cứu Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.  Vũ Văn Liết và cs. (2005). Đánh giá một số giống lúa chịu hạn trong điều kiện môi trường đủ nước và canh tác nhờ nước trời. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I.  Vũ Văn Liết (2005). Đánh giá mức suy thoái cận huyết ở một số tính trạng của các giống ngô nếp địa phương. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp III. Tạo giống cà chua ưu thế lai trồng trái vụ, chất lượng cao, bảo quản lâu dài sau thu hoạch. Nguyễn Hồng Minh. Cán bộ tham gia: Kiều Thị Thư Tạo giống ưu thế lai có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các cây rau nói chung và cà chua nói riêng. Từ 1995 – 1996 tới nay các công ty nước ta đã nhập khối lượng lớn hạt giống cà chua lai F1 từ Mỹ, châu Âu, Đài Loan và các nước khác. Do hạt giống rau rất nhỏ nhẹ dễ lưu thông nên thị trường ngày càng tràn ngập các giống cà chua ngoại nhập. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra trong sản xuất cà chua nước ta như tạo giống cà chua chịu nóng, trồng trái vụ, chất lượng, bảo quản lâu dài sau thu hoạch, đồng thời góp phần hạn chế giống nhập ngoại. 38 Đề tài đã tiến hành từ năm 1994 – 2001 tại Đại học Nông nghiệp I -Hà Nội với các nghiên cứu và phân lập, đánh giá khả năng chịu nóng của các mẫu giống cà chua, đánh giá phẩm chất quả, đặc điểm cấu trúc thịt quả và vỏ quả nhằm tạo giống cà chua chất lượng cao và có khả năng cất giữ lâu dài sau thu hoạch. Đã triển khai hàng loạt các tổ hợp lai thử, đánh giá sàng lọc các con lai ở các mùa vụ, rút ra các tổ hợp lai triển vọng. Năm 1997 đã tuyển chọn được tổ hợp lai nổi trội đáp ứng các mục tiêu đề ra, năm 1998 nó được đặt tên là HT7 và đưa vào các thử nghiệm sinh thái, phát triển sản xuất. Tới năm 2000 HT7 đã phát triển ra sản xuất đại trà diện tích lớn, tháng 9 năm 2000 tại hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp & PTNT cà chua lai HT7 được công nhận là giống quốc gia. Từ 1996 – 1998 chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu đưa ra quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai F1 trên quy mô đại trà ở nước ta. Giống HT7 ra đời có sức cạnh tranh, phát triển diện tích đại trà hàng trăm ha nhiều năm liên tục, đó là vì HT7 phối hợp được nhiều ưu điểm độc đáo mang tính đột phá như: khả năng chịu nóng cao, trồng được nhiều thời vụ trong năm, thuộc dạng thấp cây, ngắn ngày, nhiều hoa, sai quả, quả chín đỏ đẹp, cho năng suất cao trên đơn vị thời gian, dễ dàng bố trí luân canh cây trồng ở nước ta, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. HT7 trồng chủ yếu ở trái vụ: Hè thu (năng suất 32 – 40 tấn/ha, thu đông, xuân hè (năng suất 45 – 55 tấn/ha). Trên thế giới đã sử dụng kỹ thuật di truyền tạo cây cà chua chuyển gen (gen ngược nghĩa polygalacturonase) gây quả chậm nẫu nhũn để bảo quản lâu sau thu hoạch. Để tạo giống cà chua có khả năng bảo quản lâu, nghiên cứu này đã đi theo hướng riêng phù hợp với điều kiện nghiên cứu của mình, đó là sử dụng kiểu cấu trúc thịt quả bền chắc, tạo giống lai F1 phối hợp được các tố chất về độ bền của quả, đồng thời thịt quả có chất lượng tiêu dùng cao (vỏ quả bền, thịt quả dày chắc mịn, khô ráo, có hương thơm, khẩu vị ngọt dịu, vận chuyển xa tốt) để phát triển sản xuất, kết quả này chính là HT7. Bên cạnh đó chúng tôi phối hợp với các biện pháp kỹ thuật về trồng trọt, thu hái, bảo quản để tăng thời gian, hiệu quả cất giữ quả (có thể tới 70- 80 ngày sau thu hoạch ở điều kiện kho tự nhiên). HT7 là giống cà chua lai công nhận Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam, cạnh tranh được với các giống cà chua thế giới phát triển diện tích sản xuất lớn nhiều năm liên tục, góp phần thay thế giống nhập khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đông đảo người sản xuất. Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (1997). Một số kết quả nghiên cứu các dòng giống cà chua ở các vụ sớm hè thu, thu đông. Tạp chí KHKT Rau - Hoa - Quả, 1997, N1.  Kiều Thị Thư, Nguyễn Hồng Minh (1997). Kết quả thử nghiệm một số dòng, giống cà chua ở vụ xuân hè 1, xuân hè 2. Tạp chí KHKT Rau - Hoa - Quả, 1997, N2. 39  Kiều Thị Thư, Nguyễn Hồng Minh, Trần Đình Long (1997). Nghiên cứu khả năng chịu nhiệt độ cao ở giai đoạn giao tử thể của một số dòng, giống cà chua. Tạp chí Di truyền và ứng dụng 1997, N4.  Nguyen Hong Minh, Kieu Thi Thu (2000). Some results of evaluation and use of working collection of tomato. Plant Genetic Resources. Proceedings of the 3rd Joint Workshop in Agronomy. August. 2000. Tạo giống cà chua ưu thế lai chất lượng cao, tăng khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn. Nguyễn Hồng Minh. Cán bộ tham gia: Kiều Thị Thư, Phạm Thị Ân, Lê Thị Tuyết Châm. Công trình thực hiện từ năm 2001-2006. Ở nước ta thị trường tràn ngập giống cà chua lai ngoại nhập, chiếm lĩnh phần lớn diện tích các vùng trồng rau. Các bệnh hại nguy hiểm ngày càng phát triển mạnh ở các vùng trồng rau trong đó có bệnh héo xanh cà chua. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra của sản xuất về tạo giống cà chua lai chất lượng cao, trồng trái vụ, tăng khả năng kháng bệnh chết héo vi khuẩn và góp phần thay thế giống ngoại nhập. Đề tài đứng trước những thử thách rất lớn về cạnh tranh với các giống cà chua của thế giới. Đề tài đã tiến hành các nghiên cứu về phân lập, đánh giá nguồn vật liệu, tiến hành hàng loạt các tổ hợp lai thử (theo sơ đồ lai đỉnh), đánh giá sàng lọc các con lai ở các mùa vụ, thử nghiệm các tổ hợp lai triển vọng, tuyển chọn ra các giống lai phục vụ sản xuất theo các mục tiêu đặt ra. Giống cà chua lai HT21 được tạo ra theo hướng chất lượng cao. Qua thời gian thử nghiệm sản xuất, năm 2004 HT21 được công nhận khu vực hoá và đã phát triển sản xuất diện tích lớn. HT21 phục vụ cho trồng ở đông sớm và đông chính, năng suất đạt 50-56 tấn/ha. Giống này có hàm lượng đường rất cao, độ Brix cao (đạt 5,18%). Ở điều kiện miền Bắc nước ta, do khó khăn về thời tiết và khắt khe về cơ cấu cây trồng, nên việc mở rộng diện tích sản xuất cà chua chất lượng cao là không dễ dàng. Điểm đặc biệt là ở chỗ nhóm giống cà chua chất lượng cao do chúng tôi tạo ra có thời gian sinh trưởng rất ngắn, cho năng suất cao trên đơn vị thời gian, phù hợp với điều kiện canh tác nước ta, tạo điều kiện cho mở rộng diện tích (đất sau giải phóng lúa mùa). HT21 đã được công nhận tạm thời là giống quốc gia năm 2004. Trong nhóm chất lượng cao, giống cà chua lai HT42 được tạo ra theo mẫu hình cấu trúc cây mới (theo quan điểm của tác giả). Nó thuộc dạng ngắn ngày, thấp cây, chắc khoẻ, mau đốt, có bộ lá dày, có khả năng ra ánh mạnh, ra hoa rộ, nhiều hoa, sai quả, quả chín đỏ đẹp, vận chuyển và cất giữ tốt, thịt quả dày, ngọt dịu, có hương sắc đậm đà của cà chua. HT42 sinh trưởng khoẻ, khả năng đậu quả tốt ở nhiều điều kiện nhiệt độ, chịu nóng cao, đặc biệt có khả năng chống chịu bệnh chết héo xanh. Do những ưu điểm nêu trên, HT42 có khả năng thích ứng rộng, trồng được nhiều thời vụ trong năm: Trái vụ (hè thu, thu đông, xuân hè), chính vụ (đông sớm, đông chính, đông xuân muộn), phù hợp nhiều chân đất khác nhau và thuận lợi cho bố trí luân canh cây trồng. 40 HT42 cho năng suất cao trên đơn vị thời gian: 45-50 tấn/ha sau chu kỳ sinh trưởng ngắn (95-100 ngày sau trồng). Do cây có khả năng phát ánh ra hoa tiếp theo tốt, nên khi thời tiết cho phép, chăm bón tiếp tục, nó vẫn cho thu quả kéo dài mà cây không vươn cao như dạng sinh trưởng vô hạn. Với kiểu cấu trúc thấp cây thâm canh như giống HT42, khi thu quả kéo dài có thể đạt năng suất tới 120-130 tấn/ha. Giống HT42 được thử nghiệm rộng từ năm 2004, bước đầu đưa ra sản xuất đại trà năm 2005 đạt diện tích trên 100 ha ở các tỉnh phía Bắc, giống đang tiếp tục phát triển. Giống cà chua lai HT160 được tạo ra với dạng sinh trưởng trung bình, có độ lớn quả trung bình - to, dạng quả hơi thuôn dài, chịu bệnh chết héo cây khá. Giống HT160 phục vụ cho trồng ở vụ sớm thu đông (đông sớm), đông chính và xuân hè sớm, giống cho năng suất cao: 54-65 tấn/ha. HT42 có chất lượng tiêu dùng cao, thịt quả dày, chắc mịn, có hương thơm, ngọt dịu, quả có khả năng vận chuyển và cất giữ tốt. Năm 2004 HT160 bắt đầu thử nghiệm rộng năm 2005 đã triển khai các mô hình sản xuất trên 10ha. Với năng suất, chất lượng cao HT160 đang được phát triển cho nhiều vùng sản xuất rau. Kế tiếp giống HT7, các giống cà chua lai do Trung tâm chúng tôi tạo ra có mặt trong sản xuất và thị trường với thương hiệu HT có khả năng cạnh tranh với các giống rau lai tiên tiến của thế giới, góp phần thay thế giống ngoại nhập, giảm chi phí về hạt giống, đem lại nhiều việc làm cho lao động trong nước. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giống rau chất lượng cao (Đại học Nông nghiệp I) là cơ sở tiên phong trong phát triển cà chua ưu thế lai ở nước ta. Đó là một trong ba thành tựu điển hình, lớn nhất về giống cây trồng lai đạt được trong thời gian qua của nền nông nghiệp nước nhà. Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Hồng Minh (1997). Các biến dị ở quần thể phân ly F2 sau xử lý axit fusaric lên tế bào cà chua lai F1 ở in vitro và khảo sát một số dòng chọn lọc. Di truyền và ứng dụng. 1997, N2.  Kiều Thị Thư (2003). Đánh giá một số con lai F1 của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường ĐHNN-1, số 2/2003. Chọn giống đậu tương DN42. Nguyễn Thị Văn. Giống đậu tương DN42 đã được công nhận giống quốc gia năm 1999. Giống DN42 được chọn lọc từ tổ hợp lai DH4 x Cúc Lục Ngạn. Giống có thời gian sinh trưởng từ 9095 ngày, chiều cao cây trung bình 55-60 cm. Giống có khả năng phân cành và sinh trưởng khá, vỏ quả mỏng, màu hạt vàng sáng, rốn hạt nâu nhạt, hạt to trung bình. Năng suất trung bình 18-20 tạ/ha, khả năng chống bệnh, chịu rét và chịu hạn khá, chịu nóng và chịu úng trung bình. Giống DN42 rất thích hợp cho vụ đông. Đặc biệt cho phép trồng được trên chân đất sau khi thu hoạch lúa mùa trung. Giống DN42 trồng vụ đông và vụ xuân nhưng vẫn nhân giống được trong vụ hè. Giống có thể trồng xen với ngô vụ trong vụ đông và vụ xuân với tỷ lệ một hàng ngô 3 hàng đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao hơn ngô trồng thuần. 41 Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Thị Văn (1995). Dòng đậu tương DN42 trồng 3 vụ xuân hè đông. Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt 1994-1995. NXB Nông nghiệp.  Nguyễn Thị Văn (1996). Kết quả khảo nghiệm giống đậu tương DN42. Tạp chí Nông nghiệp và CNTP (410), 8/1996.  Nguyễn Thị Văn (1996). Hiệu quả trồng xen ngô của giống đậu tương DN42 trong vụ xuân. Hoạt động khoa học của Bộ KHCN và môi trường. 10/1996.  Nguyễn Thị Văn (1996). Giống đậu tương DN42- Kết quả NCKH Trường ĐHNN-1. NXB Nông nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật cải thiện mã quả và năng suất xoài tròn Yên Châu. Phạm Thị Hương. Cơ quan phối hợp chính: Trạm khuyến nông huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Thời gian thực hiện từ 2004-2005 với mục tiêu là cải thiện mã quả và năng suất xoài tròn bằng biện pháp cắt tỉa và bao quả. Xây dựng mô hình thâm canh xoài và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng xoài cho các hộ trồng xoài ở địa phương để từng bước thay đổi tập quán sản xuất quảng canh sang sản xuất hàng hóa. Xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh xoài tròn phù hợp với điều kiện địa phương để khuyến cáo cho nông dân. Kết quả đạt được - Cắt tỉa sau thu hoạch và trước khi cây ra hoa làm cho tán thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh hại, tăng cường sinh trưởng lộc, cải thiện khả năng đậu quả và kích thước quả, nhờ đó tăng năng suất rất đáng kể trên xoài tròn. - Phun Pomior thúc đẩy sinh trưởng lộc và góp phần tăng năng suất. - Cải thiện mã quả và giảm thiểu hư hỏng sau thu hoạch bằng các biện pháp cắt tỉa, bao quả và rấm quả bằng Ethrel tỏ ra rất hiệu quả trên xoài tròn. - Các mô hình thâm canh xoài đã được các hộ trồng xoài địa phương nhiệt tình hưởng ứng và các mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể: năng suất tăng 2-3 lần, lãi thuần tăng từ 2-5 lần so với các vườn quảng canh. - Phương pháp khuyến nông có sự tham gia với việc thành lập các nhóm Sở thích thâm canh xoài tỏ ra có hiệu quả và có tính bền vững trong việc chuyển giao kỹ thuật trực tiếp cho nông dân thông qua các mô hình trình diễn và các thí nghiệm tại chỗ (tại vườn nông hộ). Phương pháp tập huấn kỹ thuật chú trọng thực hành theo từng công đoạn của quy trình kỹ thuật đã giúp người dân nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và áp dụng ngay tại vườn của họ. - Đề xuất quy trình bao quả và quy trình thâm canh áp dụng cho sản xuất xoài tròn và xoài hôi trồng ở Yên Châu. Các quy trình này cũng có thể áp dụng cho các vùng trồng xoài khác ở tỉnh Sơn La. 42 Ấn phẩm đã công bố  Phạm Thị Hương (2004). Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và bao quả đến năng suất và mã quả xoài trồng ở xã Sạp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường ĐH Nông nghiệp I. Tập II số 5/2004.  Phạm Thị Hương (2006). Cải thiện năng suất và mã quả xoài tròn Yên Châu bằng một số biện pháp kỹ thuật đơn giản và dễ áp dụng. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường ĐH Nông nghiệp I. Tập 4 số 1/2006. Các biến dị di truyền của cây trồng họ hành tỏi (Allium crops) ở Việt Nam. Phạm Thị Minh Phượng1, Tashiro Yosuke2 Ở Việt Nam, cây trồng họ hành tỏi được trồng rộng rãi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao. Chúng được sử dụng trong các món ăn hàng ngày của người Việt hoặc làm dưa muối và là thành phần quan trọng trong một số loại thuốc gia truyền. Để đánh giá cây trồng họ hành tỏi ở Việt Nam như một nguồn gen cho việc lai tạo trong tương lai, các nghiên cứu về biến dị di truyền của cây trồng họ hành tỏi ở Việt Nam đã được thực hiện. Công trình được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2006 tại Việt Nam và Nhật Bản. Các mẫu thí nghiệm được thu thập tại một số địa phương trên toàn quốc và được sử dụng trong các phân tích tế bào, theo dõi hình thái và sinh lý, các phân tích PCR-RFLP của DNA của tế bào chất và ti thể, phân tích RAPD của DNA tổng số. Các kết quả nghiên cứu về hành củ cho thấy, có hai loại hành củ trồng phổ biến ở Việt Nam và chúng tôi tạm đặt tên là hành Bắc và hành Nam. Hành Bắc được trồng ở miền Bắc và hành Nam được trồng ở miền Trung và miền Nam. Qua phân tích hình thái, sinh trưởng và phát triển cũng như các phân tích DNA của tế bào chất tổng số cho thấy hai loại hành này rất khác biệt. Loại hành Bắc có lá xanh đậm, lá tỏa rộng và ra hoa muộn trong điều kiện nhà lưới của Trường đại học Saga (Nhật Bản). Vỏ củ có màu trắng khi củ còn non nhưng chuyển màu nâu sau khi thu hoạch. Còn loại hành Nam có lá mọc hơi toả, lá màu xanh vàng khi mới mọc nhưng sau đó chuyển sang màu xanh đậm. Loại này ra hoa rất sớm ở Saga. Vỏ củ màu hồng đỏ khi củ còn non và chuyển sang màu tím đỏ sau khi thu hoạch. Số lượng ngồng hoa trên một cây hành Bắc ít hơn hành Nam rất nhiều. Thời gian bắt đầu tạo củ của hành Bắc sớm hơn hành Nam khoảng 2 tuần và thời gian bắt đầu ngủ nghỉ cũng sớm hơn khoảng 2 tháng. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố khác nhau của hai loại hành ở Việt Nam có thể là do kết quả của một quá trình chọn lọc. Hành củ ở miền Bắc được trồng vào khoảng tháng 10 khi thời tiết dịu mát trong khi đó ở miền Trung và Nam hành được trồng vào mùa khô với đặc điểm thời tiết khô và nóng. Kết quả nghiên cứu trên đây có ý nghĩa lớn trong chọn tạo giống hành củ, hành tây và hành wakegi trong tương lai ở Việt Nam cũng như các nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác. Trong thí nghiệm so sánh hai loại hành củ của Việt Nam và hành củ của Trung Quốc, Đài Loan, Phillippin, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, loại hành Bắc có đặc 43 điểm riêng biệt còn loại hành Nam mang nhiều đặc điểm giống loại hành củ của các nước xung quanh. Từ kết quả thí nghiệm này, chúng tôi đưa ra giả thiết loại hành Bắc có nguồn gốc và vùng phân bố hẹp ở miền Bắc Việt Nam, trong khi đó loại hành Nam chỉ là một giống của loại hành củ phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của vùng Đông Nam Á. Có sự khác biệt lớn về biến dị di truyền của các giống hành wakegi. Toàn bộ các giống hành wakegi được sử dụng trong thí nghiệm đã được xác định là giống lai của loại hành hoa (Japanese bunching onion) và hành củ (shallot) mà tế bào chất được nhận từ hành hoa qua các phân tích tế bào chất và GISH (gennomic in situ hybridization). Sự biến dị tương đối cũng được xác định giữa các giống tỏi của Việt Nam nhưng sự khác biệt rõ ràng được thể hiện giữa các giống tỏi Việt Nam và các giống tỏi nhập từ Trung Quốc. Trong thí nghiệm về củ kiệu, có hai loại kiệu được trồng ở Việt Nam. Một được trồng ở miền Bắc và một được trồng ở miền Trung và miền Nam. Thí nghiệm so sánh các giống kiệu Việt Nam và các giống kiệu tam bội và tứ bội của Nhật cho thấy, các giống kiệu miền Bắc giống với các giống tứ bội của Nhật trong khi đó các giống miền Trung và miền Nam có đặc điểm riêng biệt. Các biến dị di truyền có thể quan sát được rõ ràng giữa các giống củ nén thu được từ Quảng Bình và các tỉnh khác ở Việt Nam nhưng chỉ vài sai khác nhỏ giữa các giống thu được từ Trung Quốc và Nhật Bản. Tóm lại, có những biến dị di truyền rất khác biệt trong các cây trồng họ hành tỏi ở Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến khác biệt này có thể do sự chọn lọc trong suốt một quá trình trồng trọt và canh tác lâu dài và sự đa dạng của điều kiện khí hậu ở các vùng khác nhau. Các kết quả nghiên cứu trên rất có ích cho công tác lai tạo cây trồng họ hành tỏi ở các vùng nhiệt đới và vùng á nhiệt đới. Ấn phẩm đã công bố  Pham Thi Minh Phuong, Shiro Isshiki and Yosuke Tashiro (2006). Genetic Variation of Shallot (Allium cepa L. Aggregatum Group) in Vietnam. J. Japan. Soc. Hort. Sci. 75: 236-242.  Pham Thi Minh Phuong, Shiro Isshiki and Yosuke Tashiro (2006). Comparative Study on Shallot (Allium cepa L. Aggregatum Group) from Vietnam and the surrounding Countries. J. Japan. Soc. Hort. Sci. 76: sẽ xuất bản trong tháng 9 năm 2006. Đánh giá khả năng thích nghi và kháng bệnh vi rút ở khoai tây. Vũ Đình Hòa Nguồn gen khoai tây nhập nội từ Đức (CHDC Đức trước đây) và của Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) đã được đánh giá ở nhiều điểm trong nhiều vụ đông liên tiếp từ năm 1979 đến 1985. Sinh trưởng và năng suất của nguồn gen nhập nội luôn thấp hơn nhiều so với nơi nguyên sản do củ giống già sinh lý, điều kiện ngày ngắn và tích lũy 44 bệnh. Ngày ngắn vụ đông cảm ứng sự hình thành củ sớm đã hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng ngay từ giai đoạn đầu kéo theo khả năng tích lũy về củ giảm. Các biện pháp canh tác, nhất là trồng đúng thời vụ và bón phân duy trì tuổi thọ bộ lá có thể khắc phục một phần sự giảm năng suất. Hơn nữa, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất rất mẫn cảm với các điều kiện ngoại cảnh, nhất là loại đất thể hiện qua tương tác kiểu gen và môi trường. Việc chọn lọc các giống thích nghi với môi trường cụ thể, đặc biệt là loại đất là yếu tố quan trọng đảm bảo năng suất tối đa trong vụ đông. Asian Potato Journal (1991) 2: 31-35: Nghiên cứu đánh giá hệ quả nhiễm bệnh vi rut Y khoai tây (PVY) tới năng suất khoai tây. Sự thiệt hại năng suất phụ thuộc vào khả năng kháng của giống, mức bị bệnh và thời gian khởi nhiễm. Các giống có tính siêu cảm (Serrana, Conchita) hoặc kháng cực đoan (LT-8) không bị suy giảm năng suất, trong khi đó những giống cảm nhiễm nhưng thể hiện khả năng chịu bệnh mất mát không đáng kể. Ngược lại, năng suất suy giảm nghiêm trọng ở giống cảm nhiễm như LT-7, nhiễm bệnh càng sớm triệu chứng càng nặng và sự mất mát năng suất càng lớn, sự mất mát năng suất do giảm số củ nhiều hơn là giảm khối lượng củ. Ấn phẩm đã công bố  Vũ Đình Hòa. Đánh giá khả năng thích nghi và kháng bệnh vi rút ở khoai tây. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp (số 290, 292 năm 1986; số 302 năm 1987)  Vũ Đình Hòa. Chọn giống khoai lang và sử dụng các loài hoang dại họ hàng. The Philippine Agriculturist (1994) 77: 327-337 và 339-345; Đề tài cấp bộ B2001-32-40, B2004-32-92; Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2, 3 và 4/2006. Nghiên cứu phát triển cây dâu tây (Fragaria ssp.) ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Nguyên chủ nhiệm đề tài (2001): Phan Quỳnh Sơn. Chủ trì đề tài 20022003: Mai Thị Tân. Những người tham gia: Vũ Quang Sáng, Vũ Văn Liết Từ 16 giống trong tập đoàn quỹ gen đã chọn được giống Angelish có nhiều ưu điểm nổi trội về sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất quả; có triển vọng phát triển trong điều kiện trồng trọt, khí hậu của vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Các tác giả đã xây dựng được quy trình nhân giống vô tính in vitro sạch bệnh, nhân nhanh, đưa cây ra vườn ươm, xác định các môi trường, giá thể thích hợp có hiệu quả cho từng công đoạn và đã xác định được một số kỹ thuật trồng trọt cơ bản cho cây dâu tây Agelish trên đồng ruộng và trồng thuỷ canh. Ấn phẩm đã công bố  Mai Thị Tân (2003). Một số kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng hoàn thiện kỹ thuật nhân giống vô tính cây dâu tây Angelish. Hội nghị khoa học Khoa Nông học. 45 Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm phân bón lá phức hữu cơ Pomior (EDTAAminoacid chelated) trong kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng một số cây trồng nông nghiệp. Hoàng Ngọc Thuận. Đề tài được tiến hành từ năm 1995-2004. Có 7 cơ quan nghiên cứu và quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật; 9 cá nhân các cán bộ khoa học và quản lý sản xuất, 1 nghiên cứu sinh; 3 học viên cao học và hơn 20 sinh viên làm đề tài luận án tốt nghiệp đã tham gia nghiên cứu đề tài . - Giai đoạn 1998-2004 đã chế tạo được 3 loại phân bón lá Pomior : P1-98 ; P2-98; P399 và P203-H thích hợp cho các đối tượng cây trồng khác nhau. - Phân Pomior đã được ứng dụng trong sản xuất lúa ở Yên Hưng (Quảng Ninh) cho hơn 400ha và đã làm tăng năng suất từ 9,7 - 26%. - Ứng dụng trong kỹ thuật trồng rau trên cát và phủ xanh đất trồng đảo Trường Sa đạt hiệu quả cao: tăng năng suất rau từ 27-62% (cải củ và rau ăn lá). - Pomior đã làm tăng năng suất cà phê chè Catimor 9,7-11% trên diện tích hàng ngàn ha; tăng năng suất dứa và bưởi Diễn; cam đường Canh; đạt hiệu quả cao trong sản xuất hoa hồng, hoa cúc, hoa ly với công nghệ trồng hoa trong nhà có mái che trên diện tích rộng . - Đã được ứng dụng để sản xuất trên 30.000 cây giống bưởi Đoan Hùng sạch bệnh đạt hiệu quả kinh tế cao. - Đề tài đã xây dựng được quy trình sử dụng phân bón lá Pomior thích hợp cho các loại cây trồng kể trên; Tham gia đào tạo thành công 20 kỹ sư nông nghiệp; 3 thạc sỹ và 1 tiến sỹ khoa học nông nghiệp cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Công trình đã có 4 bài báo được công bố trên các tạp chí KH chuyên ngành và đã được công nhận là một kỹ thuật mới theo Quyết định số 1046 QĐ/BNN-KHCN ngày 11/5/2005. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rau trên cát đảo Trường Sa. Hoàng Ngọc Thuận. Cán bộ phối hợp: Nghiêm Bích Hà, Lê Thành Vinh, Trưởng phòng sản xuất Cục Hậu cần Tổng cục quân nhu Bộ Quốc phòng và các sinh viên lớp làm vườn khóa 40 Khoa Nông học trường ĐHNNI Hà Nội. Thời gian thực hiện từ tháng 2/1997- tháng 4/1998 tại trường ĐHNNI Hà Nội, Quân cảng Cam Ranh; Đảo Trường Sa lớn thuộc huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa. Kết quả đã xây dựng quy trình kỹ thuật trồng rau trên giá thể cát sạch kết hợp với nguyên liệu giá thể hữu cơ, phân bón lá Pomior dạng P1-98 và quy trình nhân giống vô tính cây tra biển, cây mù u và kỹ thuật trồng để phủ xanh bãi cát đảo Trương Sa . 46 - Tháng 4/1998, chuyển giao kỹ thuật mới cho bộ đội đảo Trường Sa. Đến tháng 12/1999 bộ đội và nhân dân trên đảo đã phủ xanh được 20% diện tích bãi cát trống và được Bộ Quốc phòng tặng thưởng 1,2 tỷ đồng vì kết quả thực hiện đề tài trồng cây. Nhóm tác giả của trường ĐHNNI Hà Nội đã được bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu tuyển chọn các giống xoài trồng ở miền Bắc: GL1, GL2, GL6. Trần Thế Tục. Ở miền Bắc cây xoài ra hoa nhưng ít đậu quả hoặc không đậu quả. Nghiên cứu hiện tượng này cho thấy ở các tỉnh miền Bắc thời kỳ ra hoa của cây xoài vào vụ xuân gặp nhiệt độ thấp, mưa phùn ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh nên đậu quả kém, trồng xoài không kinh tế. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tác giả và tập thể cán bộ khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả thu thập tập đoàn giống xoài ở trong nước và một số nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Ôxtrâylia, v.v.. và bắt đầu công tác tuyển chọn giống xoài thích hợp và điều kiện khí hậu miền Bắc. Kết quả đã tuyển chọn được giống GL1, GL2, GL6 có năng suất cao chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện trồng trọt ở miền Bắc và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho khu vực hóa theo Quyết định 1109/NN-KHCN/QĐ ngày 25/7/1996 và đến tháng 9 năm 2000 2 giống xoài GL1, GL6 được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống chính thức và cho phép triển khai rộng trong sản xuất. Các giống xoài mới được công nhận đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng diện tích trồng xoài ở miền Bắc và kéo dài thêm thời vụ thu hoạch xoài ở nước ta. Theo tài liệu của Tổng cục Thống kê (năm 2000 và 2005), năm 1995 diện tích trồng xoài ở miền Bắc 2496 ha với sản lượng 4433 tấn và đến năm 2004 các số liệu tương ứng là 9756 ha và 18757 tấn. Như vậy trong vòng 9 năm diện tích trồng xoài ở miền Bắc tăng gấp 3,9 lần và sản lượng tăng gấp 4,23 lần. Cây xoài dần dần đã trở thành cây hàng hóa và tích cực tham gia vào việc chuyển đổi cơ cấu ở nhiều tỉnh như Sơn La, Hà Giang, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Bình, v.v... Điều tra, nghiên cứu, trồng thử nghiệm giống vải thiều và các giống vải chín sớm ở Đăk lăk để cây vải trở thành cây hàng hóa phục vụ nội tiêu và xuất khẩu góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trần Thế Tục Đồng bào các tỉnh miền Bắc đi kinh tế mới vào lập nghiệp ở Đăk Lăk nhiều người mang theo cây ăn quả đặc sản của quê hương như cây vải thiều vào trồng trong vườn nhà hoặc trang trại của mình, lẻ tẻ một số nơi cây đã cho quả và có thu nhập khá cao vì bán được giá. Với cây vải thiều và các giống vải sớm có thể trồng được ở Đăk Lăk hay không ? Nếu trồng được thì trồng ở vùng nào? Các vấn đề kỹ thuật cần thiết để đảm bảo 47 cho cây vải có thể ra hoa kết quả ổn định, có năng suất cao, phẩm chất tốt để góp phần đa dạng hóa nông nghiệp của tỉnh là rất có ý nghĩa. Từ năm 1995, tỉnh Đăk Lăk đã có đề tài " Khảo nghiệm trồng cây vải thiều trên đất M'đrăk do Phòng Kinh tế huyện chủ trì đề tài và triển khai trồng khảo nghiệm trên diện tích 2 ha ở xã Eatrang và Cư Króa. Năm 1997 tỉnh Đăk Lăk triển khai tiếp dự án "Trồng khảo nghiệm và sản xuất thử cây vải thiều tại 6 huyện Đăk nông, Đăk lấp, Buôn Đôn, Ea sup, Krông năng và Krông Nô trên diện tích 20 ha. Dự án này do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh là cơ quan thực hiện dự án. Do thiếu cán bộ chuyên trách và những lý do khác, đề tài và dự án trồng và khảo nghiệm giống vải ở Đăk Lắc không có kết quả như mong muốn. Từ tháng 6 năm 2002 Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Lăk mời GS. Trần Thế Tục, cử nhân kinh tế Phan Thế Quốc, ThS. Nguyễn Văn Vượng tham gia đoàn khảo sát đánh giá tình hình cây vải ở Đăk Lăk (Đã có 1 bài báo riêng trình Sở NN và Trung tâm khuyến nông của tỉnh). Trước đó tháng 8/1996 cũng đã có bài báo: "Điều tra khảo sát cây vải thiều của tỉnh Đăk Lăk từ ngày 5/6 đến ngày 10/6/1996". Từ sau năm 2002 nhóm cán bộ kỹ thuật do GS. Trần Thế Tục chỉ đạo đã có các giải pháp tích cực như đưa trồng thêm các giống vải chín sớm như Phúc Hóa, Hùng Lang, Bình Khê và các biện pháp kỹ thuật như khoanh vỏ, phun B9, Ethrel... khiến vải thiều ra hoa đậu quả ổn định, theo dõi tình hình ra hoa đậu quả, phân tích phẩm chất quả, nghiên cứu thị trường vải, giúp hướng dẫn kỹ thuật cho các chủ hộ trồng vải, đào tạo kỹ thuật viên.... cho thấy có kết quả và triển vọng tốt: - Có thể trồng vải hàng hóa ở Đăk Lăk - Trồng vải ở Đăk Lăk có ưu thế chín sớm hơn ở miền Bắc 2 tuần đến 1 tháng (tùy giống và địa điểm trồng) nên có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và các nước trong khu vực. - Cây vải có hiệu quả kinh tế cao, có thể tham gia chuyển đổi cơ câu cây trồng nông nghiệp tỉnh Đăk Lăk. Dựa trên các kết quả đó, UBND tỉnh Đăk Lăk đã phê duyệt và cấp kinh phí cho "Chương trình phát triển cây vải tại Đăk Lăk trong 3 năm 2006-2008". III.2. Một số công trình nghiên cứu về Bảo vệ thực vật Nghiên cứu xác định và phòng trừ bệnh virus, phytoplasma hại thực vật. Vũ Triệu Mân, Ngô Bích Hảo, Hà Viết Cường và cộng tác viên. Các tác giả đã giám định và nghiên cứu bệnh virus và phytoplasma ở Việt Nam và đưa ra nhiều biện pháp phòng trừ virus PVX, PVY, PVS, PVM, PVA, PLRV, PAMV trên khoai tây; PVX, PVY, PVM, ToMV, TYLCV, CMV,… trên cà chua; BBTV, BMV, CMV trên chuối; PRSV, PMV trên đu đủ; CTV, Greening trên cam chanh; 48 BCMV trên đậu đỗ; MMV, MDMV,… trên ngô; các bệnh phytoplasma hại mía, cam, chanh, cây môn - sọ, cây ngô, cà phê,… góp phần quan trọng bảo vệ sản xuất. Ấn phẩm đã công bố  Vũ Triệu Mân (1978). Một vài nhận xét về bệnh virus hại khoai tây ở Việt Nam. Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 192 tháng 6/1978.  Vũ Triệu Mân (1991). Một số bệnh virus hại đậu tương, ngô, đu đủ, cà chua. khoai tây. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 35 năm - Trường Đại học Nông nghiệp I. NXB Nông nghiệp.  Vũ Triệu Mân (1993). Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh theo kiểu cách ly địa hình ở vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Tạp chí BVTV số 6/1993.  Vũ Triệu Mân, Lecoq Hervén (1994). Một số virus hại cây bầu bí (Cucurbitaceae) ở vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học. Khoa Trồng trọt - Trường ĐH Nông nghiệp I - Hà Nội.  Vũ Triệu Mân (1995). Điều tra bệnh và sâu hại cây thuốc lá ở vùng đồng bằng và trung du miền Bắc Việt Nam. Tạp chí BVTV số 4/1995.  Vũ Triệu Mân (1995). Bệnh virus hại cây đu đủ ở vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Tạp chí BVTV số 2/1995.  Ngo Bich Hao and Vu Trieu Man (1995). Banana bunchy top virus disease in the Red river delta and highland of Vietnam:. International workshop on Banana production. Biotechnology and Diversity, Hanoi 10/1995.  Ngô Bích Hảo (1998). Một số kết quả ban đầu nghiên cứu bệnh virus hại chuối. Tạp chí BVTV số 3/1998.  Ngô Bích Hảo và ctv. (2003). Một số nghiên cứu về bệnh khảm lá cà chua (ToMV) vùng Hà Nội và phụ cận. Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo Quốc gia về Bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ 2 tại Hà Nội, tháng 10/2003.  Hà Viết Cường. Vũ Triệu Mân, Đỗ Xuân Đạt, Peter Revill, James Dale, Steven Liew. (2001). Đánh giá sự đa dạng di truyền của virus đốm hình nhẫn đu đủ (PRSV - type P) ở miền Bắc Việt Nam bằng kỹ thuật Heteroduplex Mobility Assay (HMA). Tạp chí BVTV số 3/2001. Phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn cà chua có hiệu quả cao bằng biện pháp sử dụng các giống kháng bệnh, sử dụng vi sinh vật đối kháng Bacillus subtilis ở vùng Đồng bằng sông hồng. Lê Lương Tề. Cộng tác viên: Chu Văn Chuông, Phạm Mỹ Linh (Viện nghiên cứu Rau quả). Bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) là đối tượng gây hại quan trọng làm giảm đáng kể năng suất cũng như chất lượng quả cà chua, nhất là trong điều kiện nóng, ẩm của cà 49 chua trái vụ như xuân hè và các vụ sớm, đặc biệt ở các vùng chuyên canh rau. Bệnh nặng có thể làm giảm đáng kể năng suất, thậm chí có thể gây mất mùa đối với người sản xuất cà chua. Trong các biện pháp phòng chống hiện nay, chọn giống kháng được coi là biện pháp tối ưu và hiệu quả hơn cả mặc dù tính kháng của giống bị ảnh hưởng khá nhiều vào quần thể các dòng vi khuẩn địa phương. Ngoài ra công trình này đã bước đầu nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng để phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn Kết quả đạt được 1. Kết quả thử phản ứng sinh hóa các mẫu phân lạp vi khuẩn R. solanacearum Được phân lập từ các vùng khác nhau của vùng ĐBSH cho thấy có tới 18 trong số 22 mẫu (hay 81,8% số dòng phân lập) được giám định là biovar 3, thuộc race 1. 2. Chọn giống cà chua kháng bệnh héo xanh vi khuẩn cho vùng Đồng bằng sông Hồng Đề tài đã sử dụng 14 dòng, giống cà chua từ một số nước trong đó tại Trung tâm AVRDC, Đài Loan, bao gồm các dòng/giống: CLN1462A, CLN1462B, CLN1464B, CLN1466P, CLN-1464A, CLN1466J, CL5915-206D4-2-2-0 (thuộc nhóm ăn tươi): CLN1351E, PT4719A, PT4671A, PT4679B và PT4675B (thuộc nhóm chế biến); hai giống đối chứng: giống Hồng Lan được sử dụng làm đối chứng trong vụ đông xuân, giống CS1 làm đối chứng trọng vụ xuân hè cho nhóm ăn tươi. Giống VF10 làm đối chứng trong cả hai vụ cho nhóm giống chế biến. Nguồn vi khuẩn gây bệnh sử dụng cho thí nghiệm sàng lọc ban đầu là BN1 dòng R.solanacearum được phân lập từ cây bị bệnh ở thôn Hòa Đình, Võ Cường, Bắc Ninh, thuộc race 1, biovar 3 có độc tính cao. Thí nghiệm đánh giá so sánh và tuyển chọn ở Viện nghiên cứu Rau quả được tiến hành ở vụ đông xuân 2000, vụ xuân hè 2001 và vụ thu đông 2001 tại khu thí nghiệm của Viện. Thí nghiệm khảo nghiệm diện rộng của hai dòng cà chua có triển vọng CLN1462A và PT4719A tại hợp tác xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội vụ xuân hè 2002. Kết quả khảo sát tính kháng bệnh HXVK của các giống đối với dòng BN1 của vi khuẩn R. solanacearum cho thấy ở điều kiện thời tiết vùng ĐBSH các giống thể hiện tính kháng bệnh HXVK cao là CLN1462A, CLN1464B, CLN1466P và CL5915206D4-2-2-0 có tỷ lệ cây sống sau lây nhiễm rất cao, tương ứng là 93,67, 94,00 và 94,67% và tỷ lệ cây chết héo do bệnh HXVK rất thấp tương ứng là 2,33 %; 6 % và 5,33%. Các giống kháng bệnh khá là CLN1462B và PT4719A (đạt trên 80% cây sống), trong khi giống đối chứng L390 và VF 10 tỷ lệ cây sống sau bốn tuần khoảng 15% và sau năm tuần 100% số cây chết héo. Trong nhóm cà chua chế biến, chỉ có giống PT4719A có tính kháng trung bình với tỷ lệ cây sống sau năm tuần khá cao, ở mức 83,33%. Các giống còn lại trong nhóm cà chua chế biến đều là các giống cảm nhiễm và rất cảm nhiễm đối với dòng phân lập BN1, race 1, biovar 3. Các giống chứa nguồn gen kháng PI 127805 A, UPCA 1169, CRA 84-26-3… có khả năng kháng bệnh héo xanh cà chua đối với các biovar vi khuẩn có mặt ở vùng Đồng 50 bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc nước ta. Từ đó đã chọn lọc được 2 giống cà chua phù hợp với vùng Đồng bằng sông Hồng có tính kháng bệnh cao, năng suất cao và chất lượng khá là giống cà chua CLN-1462A (nhóm cà chua ăn tươi) và giống PT4719A (nhóm cà chua chế biến) (B2 và B3). 3. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng để phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn Nhằm thử nghiệm khả năng hạn chế vi khuẩn R. solanacearum của vi sinh vật đối kháng Bacillus subtilis, đề tài đã thử nghiệm chế phẩm BS bao gồm vi khuẩn Bacillus subtilis, do Bộ môn Bệnh cây (Đại học Nông nghiệp I) nghiên cứu, chế tạo. Thí nghiệm được bố trí trên cây cà chua 4 tuần tuổi bằng cách sát thương rễ và ngâm rễ cây cà chua vào dung dịch vi khuẩn 10 C.F. U/ ml. Kết quả thí nghiệm trong chậu và đồng ruộng cho thấy, cây cà chua 4 tuần tuổi, sau khi được lây nhiễm nhân tạo bằng sát thương và ngâm rễ cây cà chua vào dung dịch vi khuẩn 10 C.F.U/ml. vi khuẩn gây bệnh R. solanacearum và vi khuẩn Bacillus subtilis. Nhiễm cây con với dung dịch vi khuẩn đối kháng có thể làm giảm mức độ nhiễm bệnh HXVK do R. solanacearum gây ra với hiệu quả phòng trừ đạt 51,4 % giảm so với đối chứng. Có thể thấy rằng để phòng chống bệnh HXVK có hiệu quả cao hơn không thể dùng một biện pháp riêng rẽ được mà phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp và quản lý cây trồng tổng hợp: giống kháng, canh tác và sinh học. Ấn phẩm đã công bố  Lê Lương Tề, Chu Văn Chuông, Hà Viết Cường, Phạm Mỹ Linh (2002). Nhận dạng R.solanacearum bằng PCR và khả năng phòng trừ bệnh héo xanh cà chua. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về khoa học công nghệ bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp.  Lê Lương Tề và ctv. (2001). Khả năng hạn chế bệnh héo xanh của vi sinh vật đối kháng. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 4.  Lê Lương Tề (2002). Ứng dụng công nghệ ghép cà chua trên gốc cà kháng bệnh để chống bệnh héo xanh vi khuẩn. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 5, 2002.  Lê Lương Tề, Chu Văn Chuông (2004). Phòng trừ bệnh héo xanh bằng sử dụng một số giống cà chua kháng bệnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 6, 2004. Nguyên nhân gây bệnh hại trên hạt giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ. Nguyễn Kim Vân. Cộng tác viên chính: Ngô Bích Hảo, Nguyễn Văn Viên, Ðỗ Tấn Dũng, Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Ðức Huy. Công trình nghiên cứu được thực hiện từ năm 2001- 2005 do các cán bộ nghiên cứu bệnh hại cây trồng của Bộ môn Bệnh cây - Nông dược đảm nhiệm và một số học viên cao học của Bộ môn tham gia. 51 Mục đích của đề tài là xác định các nấm, vi khuẩn hại trên hạt giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và thử nghiệm phòng trừ bệnh (xử lý hạt giống) bằng thuốc hoá hoc, dịch chiết thực vật, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride. (T.V.96). Ðối tượng nghiên cứu là các loại nấm và vi khuẩn hại hạt giống một số cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau ở vùng Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (14 tỉnh phía Bắc). Các phương pháp nghiên cứu áp dụng: Phưong pháp của Hội Kiểm nghiệm hạt giống cây trồng quốc tế (ISTA, 1996), giám định bệnh trên hạt theo tài liệu của Mathur và Olga (2000) và tài liệu của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng T.Ư. Kết quả đạt được - Đã lập được 5 danh mục thành phần nguyên nhân gây bệnh hại hạt giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, chụp được hơn 120 ảnh màu về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh hạt giống các cây trồng trên. - Xác định được 3 phương pháp xử lý hạt giống, một số loại thuốc hoá học, dịch chiết thực vật và chế phẩm sinh học TV96 để phòng trừ bệnh hại trên hạt giống. - Ðào tạo được 15 sinh viên ngành BVTV tốt nghiệp đại học và 3 học viên cao học bảo vệ luận văn tốt nghiệp đạt loại giỏi. - Kết quả của đề tài đã góp phần vào công tác nghiên cứu bệnh hại cây trồng, làm tư liệu quý cho công tác đào tạo đại học và sau đại học (sinh viên ngành BVTV và ngành chọn giống cây trồng), làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng trong nước áp dụng và góp phần làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV ngoài đồng ruộng, bảo vệ môi trường sinh thái. Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Kim Vân và CTV (2004). Thành phần bệnh hại hạt giống một số cây trồng vùng Hà Nội. Tạp chí BVTV số 195 (tháng 3-2004).  Ngô Bích Hảo (2004). Tình hình nhiễm nấm Aspergillus spp trên hạt giống một số cây trồng và ảnh hưởng của nấm gây bệnh đến sự nảy mầm và sức sống cây con. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp tập 2 số 1/2004. Trường ÐHNN-1. Nghiên cứu một số bệnh do nấm hại cà chua và biện pháp phòng trừ. Nguyễn Văn Viên. Công trình tiến hành nghiên cứu về một số bệnh chủ yếu do nấm hại cây cà chua và biện pháp phòng trừ. Kết quả đã xác định được thành phần bệnh nấm hại cà chua gồm 11 bệnh: Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizooctonia solani Kiihn, Bệnh chét rạp cây con do nấm Pythium debaryanum R.Hesse, bệnh héo rũ gốc mốc trắng c do nấm Sclerotium 52 rolffsii Sacc, bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysprum F.sp lycopersici, bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans (Mont) de Bary, bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea Pers, bệnh đốm vòng do nấm Alternaria solani (Ell&Mart), bệnh đốm nâu do nấm Stemphylium solani G.F.Weber, bệnh đốm đen do nấm Curvularia lunata (Wakker), bệnh đốm xám do nấm Cercospora fuligera (Rodaldan), bệnh phấn trắng do nấm Leveillula taurica (Lév) G. Arnaud. Xác định được tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của bệnh trong các vụ cà chua đông, vụ cà chua đông xuân và vụ cà chua xuân hè. Khảo nghiệm, xác định được một số loại thuốc, nồng độ thuốc, liều lượng thuốc để phòng trừ bệnh đạt hiệu quả tốt. Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Sơn (1997). Kết quả khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá cà chua Alternaria solani của thuốc Mirage 50WP. Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Số 151. 1/1997.  Nguyễn Văn Viên (1997). Thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh hại cà chua ở một số vùng thuộc Hà Nội và Vĩnh Phú. Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Số 154. 4/1997.  Nguyễn Văn Viên (1997). Một số kết quả nghiên cứu nấm Fusarium oxysprum F.sp lycopersici gây hại cà chua. Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp 1995-1996. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1997.  Nguyễn Văn Viên (1998). Bệnh mốc sương cà chua vùng Hà Nội và hiệu lực phòng chống bệnh của một số thuốc trừ bệnh. Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Số 160. 4/1998.  Nguyễn Văn Viên, Vũ Triệu Mân (1998). Một số kết quả nghiên cứu bệnh chết héo cây cà chua do nấm Sclerotium rolfsii (Sacc.). Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Số 162. 6/1998.  Nguyễn Văn Viên, Vũ Triệu Mân (2001). Một số kết quả nghiên cứu bệnh thối xám cà chua ở Gia Lâm (Hà Nội) và ở Võ Cường (thị xã Bắc Ninh). Kết quả nghiên cứu khoa học 1997-2001. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2001.  Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng (2003). Bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn và biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp. Những nghiên cứu về tuyến trùng hại cây trồng. Ngô Thị Xuyên. Kết quả nghiên cứu về tuyến trùng gây hại trên nhiều loại cây trồng thuộc cây họ cà, bầu bí, cây dược liệu đã được đề cập trong nhiều bài báo từ năm 1990 đến nay. Vấn đề nghiên cứu như: điều tra phổ kí chủ, tác hại và phân bố của tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita) trên cây trồng cạn; đặc điểm sinh học, sinh thái học; các yếu tố quyết định khả năng gây hại của tuyến trùng; mối quan hệ giữa tuyến trùng và các bệnh do nấm, vi khuẩn đất hình thành bệnh hỗn hợp trên cây và các phương pháp phòng 53 chống chúng bằng biện pháp sinh học kết hợp bón phân hữu cơ, chọn lọc, sử dụng các giống chống tuyến trùng chứa gen kháng. Tuyến trùng nốt sưng gây hại cây trồng có ý nghĩa kinh tế chiếm đại đa số trong tổng số tuyến trùng có mặt trên đất trồng cây trồng cạn, phân bố nhiều nơi và trên nhiều loại đất ở Việt Nam. Đất bạc màu, chua, nhiễm nguồn bệnh do thâm canh liên tục trong năm cùng khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới như ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng kí sinh gây hại. Bệnh hỗn hợp xuất hiện cùng gây hại dẫn tới hiện tượng cây trồng héo rũ và chết nhanh chóng phụ thuộc phần lớn vào mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita ban đầu cùng với sợi và hạch nấm của các loài Fusarim oxysporum, Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani và vi khuẩn Ralstonia solanacearum tồn tại trong đất. Các giống cà chua, bầu bí, các cây dược liệu lấy củ (ngưu tất, bạch truật, bạch chỉ, hoắc hương,..) vùng Hà Nội và Hưng Yên đã nhiễm TTNS rất nặng và làm giảm 30-50% sản lượng thu hoạch. Nguyên nhân gây bệnh hỗn hợp lại là những loài đa phổ kí chủ nên sự tích lũy nguồn bệnh nhiều và lâu dài dẫn đến tác hại lớn. Biện pháp sinh học kết hợp phân bón hữu cơ, phun chế phẩm sinh học (HC5.3, WEGH, BEAM, SOZYM, Tân tiến BTN; Sincosin + Agrispon), phân chuồng ủ hoai mục, thực hiện luân canh với cây trồng nước và các loại cây dược liệu chứa tinh dầu (thanh hao hoa vàng, bạc hà) không nhiễm TTNS, giống cà chua có chứa gen kháng TTNS (gen Mi), chống nấm Fusarium, Verticillium (VFN-Roma; Mottell), chọn lọc đất, cây giống không có nguồn tuyến trùng. Chế phẩm sinh học làm tăng sức chống chịu tuyến trùng kết hợp dùng nấm và vi khuẩn đối kháng (Arthrobotrys oligospore; Verticillium chlamydosporium; Peacilomyces lilacinus; Trichoderma viride, Pasteuria penetrans; Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens,…) đã hạn chế tác hại của bệnh hỗn hợp. Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần không nhỏ cho vùng sản xuất rau ở ngọai thành Hà Nội, vùng sản xuất cây dược liệu ở Hưng Yên trong việc đề xuất ngăn chặn tác hại của bệnh trên cây trồng cạn do tuyến trùng nói riêng và bệnh hỗn hợp nói chung. Ấn phẩm đã công bố 54  Ngô Thị Xuyên (1991). Tuyến trùng nốt sưng trên cây thuốc lá vụ đông xuân 1990-1991 vùng Sóc Sơn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa trồng trọt (1986-1991). NXB Nông nghiệp.  Ngô Thị Xuyên (1992). Tuyến trùng hại cây trồng: Mức độ thiệt hại và hướng khắc phục. Tạp chí hoạt động khoa học. Uỷ ban Khoa học Nhà nước ISSN số 8.  Ngô Thị Xuyên (1995). Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các loài tuyến trùng Meloidogyne incognita, Rotylenchulus reniformis & Tylenchorhynchus brassicae trên cà chua. Tạp chí Bảo vệ thực vật. ISSN số 2.  Ngô Thị Xuyên (1995). Nghiên cứu mức độ thiệt hại của tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita Kofoid et White/Chitwood) trên một số giống thuốc lá. Tạp chí Bảo vệ thực vật. ISSN số 2.  Ngô Thị Xuyên (1995). Nghiên cứu tuyến trùng nốt sưng trên một số cây trồng trong hệ thống luân canh với cây thuốc lá. Tạp chí Bảo vệ thực vật ISSN số 2.  Stoffelen R.; R. Verlinden, Ngo Thi Xuyen; R. Swennen & D. D. Waele (1999). Screening of Papua New Guinea bananas to root-lesion and rootknot nematodes. Informusa. The International Magazine on Banana and Plantain. Vol. 8, No.1, 12-15.  Stoffelen R.; R. Verlinden, Ngo Thi Xuyen; R. Swennen & D. D. Waele (2000). Host plant response of Eumusa and Australimusa bananas (Musa spp.) to migratory endoparasitic and root-knot nematodes. Nematology. Vol. 2(8), 907-916.  Ngô Thị Xuyên (2000). Nematode Problems of Medicinal Crops in North Vietnam. Nematropica. Manuscript review MS. No. 630.  Ngô Thị Xuyên. Van Gundy S.D. & M.C. Manuel (2001). Vấn đề tuyến trùng trên cây dược liệu và biện pháp sinh học phòng chông tuyến trùng nốt sưng (M. incognita). Kết quả nghiên cứu khoa học 1997-2001. NXB Nông nghiệp.  Ngô Thị Xuyên (2003). Nghiên cứu tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne spp.) gây hại cây ngưu tất (Achyranthes bidentata L.) ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Số 6 (192).  Ngô Thị Xuyên (2003). Ảnh hưởng của phân sinh học tới bệnh tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita Kofoid et White, 1919/Chitwood, 1949) cà chua vụ đông 2002-2003. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Tập 1 số 4.  Ngô Thị Xuyên và ctv (2003). Khả năng phòng chống tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) bằng giống cà chua chứa gen kháng Mi kết hợp phun các chế phẩm BAEM, WEHG, Sincosin và Agrispon. The 2 sd National Conference on Plant Pathology and Molecular Biology. Vietnam Molecular Plant Pathology Society, HAU 23-25/10/2003. pp. 175-179  Ngô Thị Xuyên (2004). Mối quan hệ giữa tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita Kofoid et White, 1919/Chitwood, 1949) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc) trên một số giống cà chua. Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật. Số 1 (193).  Ngo, Xuyen Thi (2004). The importance of Tropical Root-knot nematodes (Meloidogyne incognita) and Stem-rot disease (Sclerotium rolfsii) on tomato cultivars. Programs and Abstracts of the Forty-third Annual Meeting Society of Nematology. August 7-11, 2004 YMCA of the Rockies, Estes Park, Colorado. USA, Pp. 43-45. 55  Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Đức Thụy (2005). Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng nốt sưng và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong phòng chống tổng hợp bệnh hỗn hợp trên cà chua. Bệnh hại có nguồn gốc từ đất. Hội thảo quốc gia Bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ 4 - Đại học Cần Thơ 29/10/2004. Thiên địch của sâu hại cây trồng- tài nguyên thiên nhiên quý giá. Trần Đình Chiến Thiên địch là nhóm sinh vật hữu ích có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà số lượng sâu hại cây trồng trên đồng ruộng góp phần đảm bảo sự cân bằng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đồng thời là những tài nguyên vô cùng quí giá cần được bảo vệ. Nghiên cứu khai thác và lợi dụng thiên địch có sẵn trong tự nhiên để phòng chống sâu hại là vấn đề mang tính cốt lõi có tính chiến lược trong công tác phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng (IPM) cho hiện nay và cho tương lai, đặc biệt là đối với những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao như lúa, ngô, rau, đậu tương… đang được đầu tư phát triển ở nước ta, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Trên 20 năm nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra thu thập và xác định được thành phần thiên địch của sâu hại cây trồng nông nghiệp ở vùng Hà Nội và phụ cận. Kết quả thu được khá phong phú. Trên cây lúa đã thu được 43 loài bao gồm các loài côn trùng và nhện lớn bắt mồi; trên ngô đã thu được 37 loài; trên rau đã thu được 29 loài; trên cà chua đã thu được 22 loài; trên cam quýt đã thu được 54 loài; trên lạc đã thu được 31 loài; trên mía đã thu được 32 loài; đặc biệt là trên đậu tương đã thu được 104 loài. Đã đi sâu nghiên cứu được đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài phổ biến như bọ chân chạy đuôi 2 chấm trắng (Chlaenius bioculatus Chaudoir), bọ chân chạy viền trắng (Chlaenius circumdatus Brulle), bọ 3 khoang (Ophionea indica Thunberg), bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.), bọ rùa 6 vằn (Menochilus sexmaculata Fabr.), bọ rùa vằn chữ nhân (Coccinella transversalis Fabr.), bọ cánh mạch nâu (Micromus multipunctatus Matsumura)… Đã tìm hiểu được vai trò của các loài thiên địch nêu trên trong việc hạn chế số lương sâu hại trên đồng ruộng, cũng như ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến số lượng của chúng. Ấn phẩm đã công bố 56  Trần Đình Chiến (1991). Kết quả bước đầu tìm hiểu thành phần côn trùng bắt mồi trên một số cây trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 – 1991.  Trần Đình Chiến (1992). Tìm hiểu thành phần côn trùng bắt mồi và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến diễn biến và thành phần loài côn trùng bắt mồi trên ruộng lúa tại huyện Gia Lâm – Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa Trồng trọt (1991 – 1992).  Trần Đình Chiến (1994). Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu và côn trùng bắt mồi chúng. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa Trồng trọt (1992 – 1993).  Trần Đình Chiến (1993). Một số kết quả nghiên cứu hiêu lực của thuốc trừ dịch hại đối với rầy nâu và côn trùng bắt mồi chúng. Tạp chí Bảo vệ thực vật, 4 (1993).  Trần Đình Chiến (1997). Thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi sâu hại chính trên đậu tương tại một số tỉnh miền Bắc. Kết quả nghiên cứu khoa học (quyển 3);1997.  Trần Đình Chiến (1996). Nghiên cứu kẻ thù tự nhiên của sâu hại chính trên cam quýt, rau và đậu tương vùng Hà Nội (1994 – 1995). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 1956 – 1996.  Trần Đình Chiến (1999). Composition of predacious insects and spiders of major soybean pests in Ha Noi and surrounding areas and biological characteristics of Chlaenius bioculatus Chaudoir. Biological control IPM for Controlling insect pests of Crops in Japan and Viet Nam; 7/1999.  Trần Đình Chiến (2000). Sự đa dạng thành phần loài sâu hại đậu tượng ở vùng Hà Nội và phụ cận. Tạp chí Bảo vệ thực vật, 4 (2000).  Trần Đình Chiến (2001). Sâu bệnh hại mía và biện pháp phòng trừ chúng vùng Hà Nội và phụ cận. Kết quả nghiên cứu khoa học 1997 – 2001.  Trần Đình Chiến (2005). Nghiên cứu đặc điểm sinh vật hịc và biện pháp hoá học phòng trừ bọ phấn Bemisia tabaci Genn. (Homoptera: Aleyrodidae) hại cà chua vùng Gia Lâm – Hà Nội. Tạp chí Bảo vệ thực vật, 3 (2005).  Trần Đình Chiến (2005). Một số đặc điểm hình thái của bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr. Tạp chí Bảo vệ thực vật, 6 (2005). Nghiên cứu bệnh ghẻ củ thường khoai tây (Streptomysis scabies) và biện pháp phòng chống ở Việt Nam. Đặng Thị Dung. Cộng tác viên: Hozumi Yoshida, Kazuo Suyama, Đại học Nông nghiệp Tokyo. Bệnh ghẻ củ thường khoai tây do tác nhân gây bệnh Streptomysces scabies là một loại vi khuẩn tồn tại ở trong đất. Bệnh này thường tấn công lên củ khoai tây từ giai đoạn củ còn nhỏ đến lớn. Bệnh ký sinh ở bề mặt vỏ củ làm xấu mẫu mã, giảm giá trị thương phẩm. Nếu bệnh xâm nhập lên củ sớm, gây nên nhiều vết bệnh trên củ, thì sẽ làm cho củ phát triển chậm, kích thước nhỏ, không những ảnh hưởng đến năng suất, mà còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập kinh tế của người sản xuất. Ở nước ta, bệnh ghẻ củ thường khoai tây là một bệnh phổ biến ở nhiều vùng trồng khoai tây, song hầu như chưa từng được nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái cũng như biện pháp phòng chống chúng trong sản xuất. 57 Kết quả đạt được - Điều tra khảo sát tình hình gây hại của bệnh ghẻ củ thường ở những vùng trồng khoai tây phổ biến ở Việt Nam. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của bệnh ghẻ củ khoai tây (2000 – 2003). - Thí nghiệm biện pháp phòng chống bệnh ghẻ củ khoai tây. - Đã xác định tình hình gây hại của bệnh ghẻ củ thường ở những vùng trồng khoai tây phổ biến ở Việt Nam. - Đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của bệnh (pH đất, lượng nhôm di động trong đất, độ chua trao đổi, lượng kali dễ tiêu). - Biện pháp phòng chống bệnh ghẻ củ khoai tây. Như vậy các tác giả đã nghiên cứu tương đối đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của bệnh ghẻ củ khoai tây. Trên cơ sở đó, xây dựng thành công biện pháp phòng chống, đồng thời mở lớp tập huấn cho nông dân về “Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây chống bệnh ghẻ củ thường”. Qua đó, đào tạo được người nông dân đủ khả năng trồng khoai tây sạch bệnh ghẻ, nâng cao kiến thức về sản xuất khoai tây chống bệnh ghẻ củ. Đồng thời làm tăng thu nhập cho người nông dân trong sản xuất khoai tây. Ấn phẩm đã công bố 58  Dang Thi Dung, Hozumi Y. Preliminary observation on potato scab in Vietnam, Proceeding of the 2001 ISSAAS, Manila.  Dang Thi Dung, Hozumi Y. and Suyama K., (2003). Chemical characterization of soil and control of potato common scab by special fertilization method in Vietnam, Journal of ISSAAS, 2003. Vol.9, No 1 : 6067  Dang Thi Dung, Hozumi Y. and Suyama K., (2003). Susceptibility of different potato varieties against potato common scab in Vietnam, Journal of ISSAAS, Vol.9, No 2 : 40-46  Dang Thi Dung, Hozumi Y. and Suyama K., (2005). The effect of potassium levels on chemical properties of soil grown potato plant in winter crop 20032004 in Vietnam, Journal of ISSAAS, Vol.11, No 1 : 29-35  Dang Thi Dung, Hozumi Y. and Suyama K., (2005). Effect of potassium against Potato common scab on Japanese potato cultivation style used in Vietnam, Journal of ISSAAS, Vol.11 No 3 : 64-70. Nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với bọ hà Cylas formicarius F. trên cây khoai lang. Nguyễn Văn Đĩnh (chủ trì). Tập thể tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh, Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đỗ Tấn Dũng, Nguyễn Đức Khiêm, Nguyễn Minh Màu, Nguyễn Thị Sâm, Trần Đăng Hoà, Lê Muộn, Phạm Đình Thành, Ann Brawn và Elske van de Fliert. Đây là một công trình khoa học đã được công nhân tiến bộ kỹ thuật. Công trình đã xác định các biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính theo quy trình tổng hợp giảm thiệt hại và giảm thuốc trừ dịch hại góp phần đảm bảo năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây khoai lang cho nông dân. Nội dung và kết quả đã đạt được - Thành phần sâu bệnh hại khoai lang là phong phú, chúng gồm 29 loài côn trùng và nhện hại và 10 loại bệnh. Trong đó bọ hà Cylas formicarius F. là loài gây hại nghiêm trọng nhất trên tất cả các vùng trồng khoai lang ở Việt Nam từ miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. - Bọ hà Cylas formicarius có vòng đời dài (31 - 46 ngày), sức đẻ trứng tương đối cao nhưng tỷ lệ tăng tự nhiên không cao (r = 0,046 – 0,062), khả năng nhịn đói khá cao. Trong ngày, thời gian trưởng thành đực vào bẫy pheromone nhiều nhất là 19 – 22 giờ. - Hiệu quả cao phòng trừ bọ hà của nấm Beauveria bassiana lấy từ bọ hà bị bệnh, sau xử lý 7 ngày đạt 75,6 %. Trong 3 môi trường thí nghiệm thì môi trường tốt nhất để cho nấm phát triển và hình thành bào tử nhiều đó là môi trường trấu - cám gạo - bột ngô. - Các biện pháp như trồng dây ngọn, giữ đất đủ ẩm, vun luống tránh luống bị nứt nẻ, sử dụng thuốc Vibasu 10 H và nhúng dây vào dung dịch Trebon đã làm giảm số đường đục do bọ hà gây ra so với đối chứng từ 2 - 4 lần, tỷ lệ hại bên ngoài củ giảm 4050%. - Chọn củ khoai lang không bị bọ hà gây hại và phủ đất bột hoặc cát khô đã ngăn ngừa triệt để bọ hà tấn công trong suốt thời gian bảo quản. Khoai lang tươi có thể bảo quản được từ 30 - 60 ngày hoặc lâu hơn nữa. - Quy trình kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với bọ hà trên cây khoai lang đã được thực hiện tại các điểm ở Thăng Bình, Quảng Nam; Tĩnh Gia, Thanh Hoá; Vĩnh Long và Bắc Giang mang lại hiệu quả thiết thực, đã được người dân và lãnh đạo địa phương hưởng ứng tiếp thu. Đề tài đã xác định được các biện pháp phòng chống sâu hại chủ yếu trong sản xuất khoai lang. Lần đầu tiên xây dựng và áp dụng biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây khoai lang ở Việt Nam. Nội dung huấn luyện “Quản lý dịch hại tổng hợp cây khoai lang” được nông dân sản xuất khoai lang ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Quảng Nam, Vĩnh Long thực hiện cả trong sản xuất và bảo quản khoai lang tươi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây khoai lang. 59 Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Văn Đĩnh (1997). Kết quả bước đầu sử dụng một số vật liệu ngăn ngừa bọ hà (Cylas formicarius) trong bảo quản khoai lang tươi. Tạp chí BVTV: 26-28.  Nguyễn Văn Đĩnh (1995). Một số kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng phòng chống sâu hà khoai lang. Kết quả nghiên cứu khoa học cây có củ (1991-1995). NXB Nông nghiệp.  Nguyễn Văn Đĩnh và CTV (1996). Kết quả bước đầu áp dụng IPM khoai lang tại Thanh Bình-Hà Tây. Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa trồng trọt 1994-1995.  Nguyen Van Dinh and Nguyen Thi Kim Oanh (2001). Preliminary results of using Beauveria bassiana for control of sweetpotato weevil (Cylas formicarius) in Vietnam. In: Development of new-bio-agents for alternative farming system. Tokyo. Japan:76-84.  Hà Quang Hùng (1997). Kẻ thù tự nhiên (côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi) sâu hại khoai lang và khả năng sử dụng chúng. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995-1996. NXB Nông nghiệp.  Nguyễn Đức Khiêm (1996). Bọ hung hại mía và khoai lang ở Hà Nội và vùng phụ cận. Kết quả nghiên cứu khoa học cây có củ (1991-1995). NXB Nông nghiệp. Nghiên cứu áp dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên cây khoai tây tại Đồng bằng sông Hồng. Nguyễn Văn Đĩnh (chủ trì). Cán bộ tham gia: Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, KS. Hoàng Văn Tất, Trần Văn Hoàng, Dương Ngọc Thí và Phạm Đức Minh. Đề tài xác định các biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chính để giảm thiệt hại và giảm thuốc trừ dịch hại trong khi đảm bảo năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc nâng cao năng lực ra quyết định của nông hộ, đảm bảo sự an toàn của môi trường và sức khoẻ của cộng đồng Kết quả đạt được - Thành phần sâu bệnh hại khoai tây vùng đồng bằng sông Hồng rất phong phú. Bao gồm 22 loài sâu hại và 26 loại bệnh, trong đó các loài sâu bệnh quan trọng cần chú ý là bệnh héo xanh vi khuẩn, nhện trắng, bọ trĩ, rệp gốc - Năng suất khoai tây của các hộ ICM cao hơn của các hộ đối chứng từ 13,4 36,8%. Thu nhập của các hộ ICM từ khoai tây tăng lên qua các năm: từ 596 ngàn đồng/ 1 hộ (1997) lên 704,5 ngàn đồng (1998); lên 726,2 ngàn đồng (1999) và 1.061,9 ngàn đồng năm 2000 và cao hơn hẳn so với các hộ đối chứng. 60 - Các yếu tố ảnh hưỏng đến năng suất khoai tây chủ yếu là do mức độ sử dụng giống, phân chuồng và kiến thức về ICM. Hệ số của phòng trừ sâu bệnh thấp nên không cần chi phí cho phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. - Sự tham gia tập huấn và áp dụng các kiến thức về ICM đã tác động tích cực và rõ nét đến việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất khoai tây. - Xây dựng được “Quy trình ICM khoai tây Đồng bằng sông Hồng”. Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Văn Đĩnh (2002). Kết quả bước đầu áp dụng IPM/ICM trên khoai tây. Tạp chí Bảo vệ thực vật 1/2002.  Nguyễn Văn Đĩnh, Hà Quang Hùng và Nguyễn Thị Xuyên (2001). Quản lý cây khoai tây tổng hợp và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9/2001.  Nguyễn Văn Đĩnh và Lương Thị Kiểm (2001). Một số đặc điểm sinh học và gây hại của loài ruồi đục lá mới xuất hiện gây hại trên cây cà chua và cây khoai tây. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 3/2001.  Hà Quang Hùng (2001). Bọ trĩ Thrips palmi Karny; Thysanoptera: Thripidae hại khoai tây và biện pháp phòng trừ vùng Hà Nội và phụ cận. Kết quả nghiên cứu khoa học 1977-2001. NXB Nông nghiệp.  Nguyễn Thị Kim Oanh. 2002. Nghiên cứu phòng chống rệp sáp trong kho bảo quản khoai tây tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 1999-2000. Tạp chí Bảo vệ thực vật 3/2002.  Nguyen Thi Kim Oanh (2003). Biology and biological control of Rice root aphid (Rhopalosiphum rubiabdominalis). Proceeding Vietnamese Norwegian workshop, Hanoi.  Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Văn Đĩnh (2001). Một số kết quả nghiên cứu phòng chống ruồi đục lá cà chua khoai tây. Tạp chí BVTV 2/2002. Sâu hại trong đất hại cây mía và khoai lang. Nguyễn Đức Khiêm. Công trình này gồm các nghiên cứu về sâu hại trong đất hại cây mía và khoai lang. Các kết quả nghiên cứu này được đăng trong các bài báo sau đây: (1) Một số kết quả nghiên cứu bọ hung nâu (Serica orientalis Motschulsky) hại mía, (T/c BVTV số 2/1996), (2) Thành phần và đặc điểm hình thái các loài bọ hung hại mía (Scarabaeidae, Coleoptera), (T/c BVTV số 6/1996), (3) Côn trùng sống trong đất hại khoai lang, (T/c BVTV số 6/1996), (4) Bọ hung hại mía và khoai lang ở Hà Nội và vùng phụ cận (Kỷ yếu kết quả NCKH Khoa Trồng trọt ĐHNN1 1995-1996, NXB Nông nghiệp, 1996). 61 Trên cây mía có nhiều loài sâu hại, trong số đó tập đoàn bọ hung đục gốc gây thiệt hại vô cùng to lớn cho những vùng sản xuất trọng yếu cung cấp mía cho các nhà máy đường. Việc điều tra thường gặp khó khăn vì khó phân biệt các loài ở giai đoạn sâu non sống trong đất. Với cây lấy củ như khoai lang, bọ hung cũng gây thiệt hại đáng kể. Sâu non của chúng thường gọi là "nhậy", cắn củ nham nhở, làm tổn thất năng suất và chất lượng củ thu hoạch. Việc phòng trừ bọ hung sống trong đất rất khó khăn nếu không có những nghiên cứu chi tiết về thành phần loài, về đặc tính sinh sống, về các biện pháp cụ thể trên các ruộng trồng mía tơ (mía trồng lại hàng năm) và mía gốc (mía để lưu niên), trên ruộng trồng khoai lang và các cây lấy củ khác. Các nghiên cứu của tác giả đã cung cấp những dẫn liệu về đặc điểm hình thái cần thiết để phân biệt sâu non của những loài bọ hung thường gặp trên ruộng mía và khoai lang, cung cấp những dẫn liệu sinh học - sinh thái học của loài thường gặp và về những điều cần thiết để tiến hành phòng trừ. Các nghiên cứu này góp phần vào việc làm phong phú thêm những hiểu biết về nhóm côn trùng có cuộc sống gắn chặt với đất (Soil Insects), nhưng còn rất ít được nghiên cứu ở nước ta. Từ các kết quả nghiên cứu về bọ hung được tiến hành từ năm 1966 dọc sông Cà Lồ (Vĩnh Phúc) và dọc sông Hồng (Thường Tín - Hà Tây, Hưng Yên), tác giả đã chỉ đạo nông dân phòng trừ bọ hung hại mía ở khu vực này có nhiều kết quả tốt. Trên cây mía đã nghiên cứu về tập đoàn bọ hung (Coleoptera: Scarabaeidae) hại gốc mía, rệp mía - Cerratovacuna lanigera Zehnt., sâu đục thân mía (Lepidoptera). Trên cây khoai lang đã nghiên cứu về côn trùng sống trong đất hại khoai lang. Các kết quả nghiên cứu được đăng trong Tạp chí BVTV số 2/1996, số 3/1996, số 6/1996, số 4/1999, số 6/1999, Kỷ yếu kết quả NCKH Khoa Trồng trọt ĐHNN1 19951996 (NXB Nông nghiệp,1996) & Khoa Nông học ĐHNN1 1997-2001 (NXB Nông nghiệp, 2001), Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 (NXB Nông nghiệp, 2005). "Giáo trình Côn trùng nông nghiệp" do tác giả chủ biên (NXB Nông nghiệp, 2006). 62 MỘT SỐ BÀI BÁO KHOA HỌC TIÊU BIỂU 1. Vũ Đình Chính. 2004. Một số kết quả nghiên cứu giống đậu tương D140. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, ĐHNN-1 số 3/2004, trang 159-165 Giống D140 được tạo ra từ tổ hợp lai DL02 XDH4. Giống D140 có ưu điểm là thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, sinh trưởng phát triển tốt có khả năng thích ứng rộng, cho nên có thể gieo trồng được cả 3 vụ trong năm: Vụ xuân, vụ hè và vụ đông. Như vậy không cần phải bảo quản giống lâu trong gia đình, có thể gieo liên tục trong năm. Điều đó rất có ý nghĩa trong thực tiễn là hạt giống sẽ có tỷ lệ mọc mầm rất cao. Khắc phục được tình trạng hạt giống có tỷ lệ mọc thấp do bảo quản trong kho lâu. Giống D140 có tỷ lệ quả 3 hạt cao từ 20-30%, khối lượng 1000 hạt từ 150-160g. Năng suất cao đạt từ 12-26 tạ/ha tuỳ theo mùa vụ trồng. Có thể phát triển giống D140 ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. 2. Pham Van Cuong, Seiichi Murayama, Yoshinobu Kawamitsu. 2003. Ưu thế lai về các đặc tính quang hợp và nông học của lúa lai F1 từ dòng bất dục đực nhân cảm ứng nhiệt độ trồng với liều lượng đạm khác nhau. Journal of Environ. Control in Biol. 2003. 41 (4): trang 335-345 Dòng bố mẹ và con lai F1 được gieo ở các thời điểm khác nhau đảm bảo thời gian trỗ cùng nhau. Dòng bố mẹ và F1 trồng ở các mức phân đạm 0,5N, 1N và 2N (0,22, 0,44 và 0,88g N trên 1 chậu (0,02m2). Tại thời điểm (3-5) ngày sau trỗ lấy mẫu 3 cây để đo CER tại lá đòng sau đó đo các chỉ tiêu như SPAD (hàm lượng chlorophyll), hoạt tính của enzyme ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase-oxygenase (Rubisco), hàm lượng dung dịch protein, hàm lượng N trong lá. Những cây đo quang hợp được lấy mẫu để đo một số chỉ tiêu nông học như số dảnh, diện tích lá, trọng lượng rễ khô và trọng lượng chất khô của cây. Tại thời kỳ chín các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được lấy mẫu trên 3 cây của mỗi dòng. Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ quang hợp dưới dạng cường độ trao đổi CO2 (CER) và một số đặc tính liên quan khác như hàm lượng chlorophyll (chỉ số SPAD) hàm lượng N trong lá, hàm lượng dung dịch protein content và hoạt tính của enzyme Rubisco đều tăng lên ở mức ý nghĩa ở cả con lai F1 và dòng bố mẹ khi tăng lượng đạm bón. Ở mức N thấp con lai F1 không biểu hiện ƯTL về các đặc tính quang hợp, tuy nhiên khi bón với liều lượng N cao con lai F1 cho ƯTL ở mức ý nghĩa vượt dòng bố và vượt trung bình bố mẹ về CER. Điều này xẩy ra là do lúa lai F1 có ƯTL về hàm lượng N trong lá, hàm lượng diệp lục và đặc biệt là ƯTL về hoạt tính của enzyme Rubisco. Với việc tăng lượng N bón, số bông /khóm, diện tích lá, khối lượng rế khô, khối lượng chất khô tích luỹ và năng suất hạt đều tăng. Con lai F1 cho giá trị ưu thế lai dương 63 vượt dòng bố về năng suất chất khô tích luỹ (28-40%), số bông trên khóm, số hạt trên bông và năng suất hạt (35-75%) ở tất cả các mức phân bón. Giá trị ƯTL về năng suất hạt của lúa lai F1 tăng lên do tăng lượng đạm bón chủ yếu là do tăng ƯTL về tỷ lệ hạt chắc, một chỉ tiêu được quyết định phần lớn dựa vào quang hợp thời kỳ sau trỗ. 3. Nguyễn Thế Hùng. 2003. Xác định khả năng kết hợp tính trạng năng suất của một số dòng ngô thuần bằng phương pháp lai luân giao. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp trường ĐHNN-1, tập 1 số 4/2003 Xác định khả năng kết hợp của các dòng ngô thuần là một nội dung công việc rất quan trọng trong quá trình chọn tạo giống ngô lai quy ước. Từ các kết quả thu được trong quá trình xác định khả năng kết hợp, các nhà chọn giống sẽ chọn được các dòng ngô tốt, có khả năng kết hợp cao làm nguồn vật liệu chọn tạo các giống ngô lai mới. Trong hai vụ thu đông 2002 và vụ xuân năm 2003 tại Khoa Nông học, trường ĐHNN-1 Hà Nội, đã tiến hành thí nghiệm lai xác định khả năng kết hợp của 9 dòng ngô tự phối (đời S7-S9) mang mã số: T13; T14; T15; T16; T17; T18; T19; T20 và T21. Các dòng ngô thuần được lai theo sơ đồ 4 của Griffing. Có 36 tổ hợp lai F1 được tạo ra từ thí nghiệm lai luân giao. Các tổ hợp lai được khảo sát trong vụ xuân năm 2003. Thí nghiệm khảo sát được gieo ngày 27/1/2003 thu hoạch 15/6/2003. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: thời gian sinh trưởng, các đặc trưng hình thái, khả năng chống chịu và các yếu tố tạo thành năng suất hạt. Chỉ tiêu năng suất hạt được sử dụng để xác định khả năng kết hợp. Kết quả xác định khả năng kết hợp tính trạng năng suất hạt cho thấy: các dòng ngô T16 và T18 có khả năng kết hợp chung cao đạt giá trị 9,71 và 4,73, cao hơn các dòng ngô khác một cách chắc chắn với mức xác suất 99%. Về khả năng kết hợp riêng, dòng T21 đạt giá trị cao nhất 108,90, tiếp đến các dòng T16, T19 và T20. Xét khả năng kết hợp riêng giữa các dòng: Dòng T19 có giá trị khả năng kết hợp riêng cao với dòng số 21 (đạt giá trị +17,23), dòng T14 với dòng T16 (+ 13,66) và dòng T18 với T20 (+11,31). Con lai được tạo ra từ các dòng trên có năng suất hạt cao từ 92,20 tạ/ha đến 101,39 tạ/ha. Kết quả theo dõi trong thí nghiệm cho thấy đây là 3 tổ hợp lai ưu tú có hình thái cây đẹp, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao có thể sử dụng làm nguồn vật liệu chọn tạo giống ngô lai cho năng suất cao. 4. Nguyễn Văn Hoan. 1989. Ứng dụng các thông số thống kê sinh học để chẩn đoán và nâng cao hiệu quả của chọn lọc ở quần thể lúa lai. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng. Số 1 – 1989 trang 29-35 Công trình đã sử dụng 7 tổ hợp lai lấy giống lúa VN10 làm mẹ theo phương pháp lai đỉnh dòng/vật liệu thử (line/tester). Sử dụng các thông số thống kê sinh học là hệ số trội (D), phương sai kiểu hình (VP), phương sai kiểu gen (VG), hệ số di truyền theo 64 nghĩa rộng (H2) và chẩn đoán hiệu quả của chọn lọc theo công thức của Mather. K: R = i. H2.VP trên 6 tính trạng: chiều cao cây, năng suất cá thể, chiều dài bông, số hạt/bông, khối lượng bông chính và thời gian sinh trưởng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh rõ nét khi nghiên cứu tính trạng nhờ sự trợ giúp của công cụ tính thông qua các thông số thống kê sinh học và dự báo hiệu quả chọn lọc. Phương sai kiểu hình - VP Đây là 1 thông số rất thuận tiện cho việc khảo sát sự đa dạng của tính trạng nghiên cứu. Xét trên một tính trạng như chiều cao cây chẳng hạn thì phương sai có giá trị càng lớn quần thể lai càng đa dạng và càng có ý nghĩa trong chọn lọc. Phương sai kiểu gen – VG và hệ số di truyền nghĩa rộng H2 Hai thông số này đã cho thấy sự khác biệt về kiểu gen và khả năng di truyền tính trạng cho đời sau. Phương sai di truyền của tính trạng càng lớn và hệ số di truyền cao của quần thể phân ly hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của chọn lọc tạo lập dòng thuần. Hệ số trội – D Khảo sát thông số này ở con lai F1 đã cho biết hiệu ứng di truyền của quần thể con lai phục vụ đắc lực cho chọn giống lúa ưu thế lai. Dự báo hiệu quả của chọn lọc – R Sử dụng công thức của Mather K: R = i . H2. VP . Đã kiểm chứng hiệu quả của dự báo và hiệu quả của chọn lọc thực. Thông qua khảo sát 6 tính trạng cho thấy có sự thống nhất cao giữa dự báo và hiệu quả chọn lọc thực: trên tất cả các tính trạng dự báo là có hiệu quả thì chọn lọc đều đạt được tiến bộ di truyền tuy ở các cấp mức độ khác nhau và ngược lại. Thông qua các khảo sát này đã nâng cao hiệu quả của chọn lọc cá thể ở quần thể lúa lai. Sử dụng kết quả đạt được đã thiết lập mô hình chọn lọc ứng dụng các thông số thống kê ở quần thể lúa lai. 5. Phạm Văn Côn. 1978. Hoàn thiện kỹ thuật ghép táo. Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. 1978, trang 57-62 Ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, trước đây có nhiều giống táo địa phương, nhưng quả bé không có giá trị thương phẩm, nên không được quan tâm đến kỹ thuật nhân giống vô tính. Duy chỉ có tỉnh Hưng Yên có giống táo nổi tiếng là Thiện Phiến ngọt. Để giữ vững đặc tính di truyền của giống, các nhà vườn nhân giống bằng cách chắn rễ, giá bán cây giống rất đắt. Sau khi Học viện Nông Lâm được xây dựng ở Gia Lâm, Bác sĩ Lương Định Của đã đưa được 2 giống táo Thiện Phiến ngọt này về trồng tại Học viện (nay là Trường Đại học Nông nghiệp I). 65 Vào những năm 1960, các cán bộ chuyên ngành cây ăn quả của Trường đã tìm ra phương pháp nhân giống táo bằng phương pháp chiết cành, tăng được hệ số nhân so với chắn rễ nên đã giảm được giá thành cây giống trong sản xuất. Năm 1973, được sự gợi ý của GS. Vũ Công Hậu và dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo trường, các cán bộ chuyên ngành Cây ăn quả tiến hành thí nghiệm nhân giống táo bằng phương pháp ghép. Thoạt tiên áp dụng phương pháp ghép kiểu chữ T và ghép mắt có gỗ (được áp dụng cho cam quýt) nhưng không thành công. Sau đó áp dụng phương pháp ghép kiểu cửa sổ (tài liệu nước ngoài gọi là kiểu chữ U) thì đảm bảo cây ghép sống với tỉ lệ khá cao. Khi đó dây ghép được sử dụng là lạt giang (được dùng để ghép cam quýt ở các nông trường quốc doanh). Có một khó khăn nảy sinh là sau khi ghép, gặp mưa thì mắt ghép bị hỏng hàng loạt do nước mưa xâm nhập vào qua khe hở của các vòng lạt buộc. Hiện tượng này đã được khắc phục bằng cách phết nến (Paraphin) nóng chảy phía ngoài dây buộc nhằm ngăn cản dòng nước mưa từ trên chảy xuống. Tuy nhiên biện pháp này khá phiền phức, tốn nhiều công sức và ảnh hưởng đến môi trường làm việc vì khi ghép thường vào lúc trời nắng tháng 8-9 thì một người ghép đi trước, một người mang bếp dầu đun nến đi sau để bôi vào chỗ ghép. Lập tức nhiều thí nghiệm được tiến hành đã khẳng định dùng dây nilon làm dây buộc khi ghép là tốt nhất: giản đơn, nhẹ nhàng, nhanh chóng, giá thành hạ (đến năm 1982 các nông trường quốc doanh trồng cam quýt đều sử dụng dây nilon làm dây ghép cho cam quýt). Nhờ kết quả nghiên cứu hoàn thiện về kỹ thuật ghép táo nên hàng loạt giống táo mới được thu thập bảo tồn và phổ biến vào sản xuất - quả táo thực sự đã trở thành một trong những loại quả hàng hóa. 6. Lê Lương Tề, Chu Văn Chuông, Hà Viết Cường, Phạm Mỹ Linh. 2002. Nhận dạng R. solanacearum băng PCR và khả năng phòng trừ bệnh héo xanh cà chua do vi khuẩn gây ra ở vùng Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về KHCN Bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp -Hà Nội, 2002 trang 94-99 Đề tài đã sử dụng 14 dòng, giống cà chua từ một số nước trong đó có Trung tâm AVRDC, Đài Loan, bao gồm các dòng/giống: CLN1462A, CLN1462B, CLN1464B, CLN1466P, CLN-1464A, CLN1466J, CL5915-206D4-2-2-0 (thuộc nhóm ăn tươi): CLN1351E, PT4719A, PT4671A, PT4679B và PT4675B (thuộc nhóm chế biến); hai giống đối chứng: giống Hồng Lan được sử dụng làm đối chứng trong vụ đông xuân, giống CS1 làm đối chứng trọng vụ xuân hè cho nhóm ăn tươi. Giống VF10 làm đối chứng trong cả hai vụ cho nhóm giống chế biến. Nguồn vi khuẩn gây bệnh sử dụng cho thí nghiệm sàng lọc ban đầu là BN1 dòng R. solanacearum được phân lập từ cây bị bệnh ở thôn Hòa Đình, Võ Cường, Bắc Ninh, thuộc race 1, biovar 3 có độc tính cao. 66 Thí nghiệm đánh giá so sánh, và tuyển chọn được tiến hành ở vụ đông xuân 2000, vụ xuân hè 2001 và vụ thu đông 2001 tại Viện nghiên cứu Rau quả. Thí nghiệm khảo nghiệm diện rộng của hai dòng cà chua có triển vọng CLN1462A và PT4719A tại hợp tác xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội vụ xuân hè 2002. Kết quả khảo sát tính kháng bệnh HXVK của các giống đối với dòng BN1 của vi khuẩn R. solanacearum cho thấy ở điều kiện thời tiết vùng ĐBSH các giống thể hiện tính kháng bệnh HXVK cao là CLN1462A, CLN1464B, CLN1466P và CL5915-206D42-2-0 có tỷ lệ cây sống sau lây nhiễm rất cao, tương ứng là 93,67, 94,00 và 94,67% và tỷ lệ cây chết héo do bệnh HXVK rất thấp tương ứng là 2,33 %; 6 % và 5,33 %. Các giống kháng bệnh khá là CLN1462B và PT4719A (đạt trên 80% cây sống), trong khi giống đối chứng L390 và VF 10 tỷ lệ cây sống sau bốn tuần khoảng 15% và sau năm tuần 100% số cây chết héo.Trong nhóm cà chua chế biến, chỉ có giống PT4719A có tính kháng trung bình với tỷ lệ cây sống sau năm tuần khá cao, ở mức 83,33%. Các giống còn lại trong nhóm cà chua chế biến đều là các giống cảm nhiễm và rất cảm nhiễm đối với dòng phân lập BN1, race 1, biovar 3. Các giống chứa nguồn gen kháng PI 127805 A, UPCA 1169, CRA 84-26-3… có khả năng kháng bệnh héo xanh cà chua đối với các biovar vi khuẩn có mặt ở vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc nước ta. Từ đó đã chọn lọc được 2 giống cà chua phù hợp với vùng Đồng bằng sông Hồng có tính kháng bệnh cao, năng suất cao và chất lượng khá là giống cà chua CLN-1462A (nhóm cà chua ăn tươi) và giống PT4719A (nhóm cà chua chế biến). 7. Nguyễn Kim Vân. 2002. Nghiên cứu một số bệnh héo rũ thối gốc do nấm hại cây trồng cạn vùng Hà Nội. Tạp chí BVTV số 181, tháng 1/2002. Trang 14-17 Bệnh héo rũ thối gốc rễ hại cây trồng là một vấn đề nan giải hiện nay. Triệu chứng bệnh héo rũ thối gốc là hậu quả của một tập hợp nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó đáng chú ý là các loài nấm có nguồn gốc trong đất đã gây ra những tổn thất nặng nề trong sản xuất. Vì vậy mục đích nghiên cứu một số nấm gây bệnh chủ yếu có nguồn gốc trong đất (Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii) và thử nghiệm biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học, chế phẩm sinh học (nấm đối kháng Trichoderma vidide). Nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1999- 2000, tại vùng ngoại thành Hà Nội (huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm Hà Nội). Vật liệu chủ yếu là một số cây thực phẩm (cà chua, khoai tây, dưa chuột, đậu đỗ trồng thí nghiệm và đại trà). Các thuốc hoá học thông dụng như Rovral 50WP, Vicarben 75 BTN, Vimonyl 72BTN,…nấm đối kháng (Trichordermaviride) của Bộ môn Bệnh cây – Nông dược Trường ĐHNN-1. Phương pháp thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu thường quy của ngành BVTV (Viện BVTV, 1998). Phân loại giám định nấm theo tài liệu của Larry. L và cộng sự (1993) và Burgess .L. W và cộng sự (1992)….. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo rũ vàng thối gốc cà chua, nấm Rhizoctonia solani gây bệnh héo rũ lở cổ rễ và nấm Sclerotium rolfsii 67 gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng là những tác nhân gây bệnh nấm chủ yếu có nguồn gốc trong đất hại cây trồng. Ngoài việc xác định các đặc điểm hình thái nấm, chúng tôi đã xác định rõ các đặc tính sinh học của 3 loài nấm trên: - Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của nấm Fusarium oxysporum là 2530 C, của nấm Rhizoctonia solani là 28-30 oC và nấm Sclerotium rolfsii là 30oC, pH môi trường thích hợp cho nấm Fusarium oxysporum là 6,5-7, nấm Rhizoctonia solani là 6-7 và cho nấm Sclerotium rolfsii là 6-6,5. Nấm Fusarium oxysporum dễ dàng hình thành bào tử lớn, bào tử nhỏ và hậu bào tử (Clamydospore) trên môi trường PGA, nấm Rhizoctonia solani và nấm Sclerotium rolfsii dễ hình thành hạch nấm trên môi trường PGA (sau 4-5 ngày nuôi cấy). o - Thời kì tiềm dục của bệnh héo rũ vàng (Fusarium oxysporum) là 6-8 ngày, của bệnh héo rũ lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) là 6-7 ngày và héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii) là 5-6 ngày. - Một số thuốc hoá học Vicarben S.75BTN (0,1%) và Vimonyl 72BTN (0,1%) và Roval 50WP (0,1%) có hiệu quả cao trừ nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm song ít hiệu quả ở ngoài đồng ruộng. - Nấm đối kháng Trichoderma virid (Chế phẩm TV 96) có khả năng ức chế cao nấm Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani và Sclerotium rolfsii trong điều kiện thí nghiệm bán đồng ruộng. Kết luận: Các bệnh héo rũ vàng thối gốc (Fusarium oxysporum), héo rũ lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) và héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) là những bệnh hại phổ biến, chủ yếu có nguồn gốc trong đất đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Các loài nấm trên sinh trưởng thích hợp trong điều kiện nóng ẩm có phạm vi kí chủ rộng, tồn tại trong đất trồng vì vậy việc phòng trừ bằng thuốc hoá học ít hiệu quả. Biện pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng TV có nhiều triển vọng trong việc phòng trừ bệnh. 8. Nguyễn Văn Viên -Vũ Triệu Mân. 2001. Một số kết quả nghiên cứu bệnh thối xám cà chua ở Gia Lâm – Hà Nội và ở Võ Cường – thị xã Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu khoa học 1997-2001. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2001 Đề tài đã xác định bệnh thối xám hại cà chua ở Gia Lâm – Hà Nội và ở Võ Cường – thị xã Bắc Ninh do nấm Botrytis cinerea Pers. gây ra, sợi nấm có màu xám, kích thước từ 10 – 20 m, Kích thước trung bình chiều dài bào tử nấm từ 9,7 ± 0,31 m đến 10,8 ± 0,36 m, chiều rộng từ 7,3 ± 0,27 m đến 7,8 ± 0,3 m. Khi nuôi cấy nấm trên các môi trường PDA, PGA, MA, CMA kết quả cho thấy, nấm phát triển tốt nhất trên môi trường PDA, sau khi cấy 5 ngày đường kính tản nấm là 63,8 mm, ở môi trường MA nấm phát triển kém nhất, sau khi cấy 5 ngày đường kính tản nấm là 49,3. Như vậy, khi cần nấm để thí nghiệm lây bệnh nhân tạo, nên sử dụng môi trường PDA để nhân nuôi cấy nấm. 68 Nấm Botrytis cinerea Pers xâm nhập vào cuống hoa, quả làm cho mô bị bệnh có màu đen gây rụng nụ, rụng hoa và thối quả. Bệnh thối xám xuất hiện và phát triển từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3 trong thời kỳ có nhiệt độ 18,3 - 21,4 oC, ẩm độ không khí từ 84 - 91,1%, trời mưa phùn, cây cà chua vụ đông xuân và xuân phát triển sum sê là điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và gây hại. Ở Thạch Bàn – Gia Lâm – Hà Nội, vụ cà chua xuân 1997, tỷ lệ bệnh cao nhất là 19,4%. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm xác định hiệu lực của 5 loại thuốc Mirage 50WP, Pencozeb 80WP, Rovrral 50WP, TopsinM 70WP, Zineb 80WP đối với nấm Botrytis cinerea trên môi trường PDA cho thấy thuốc Rovral 50WP 500mg/100ml môi trường, thuốc Zineb 80WP 700mg/100 ml môi trường cho hiệu lực ức chế sự phát triển của nấm là 100%, hai loại thuốc này đã được dùng phun thí nghiệm trừ bệnh thối xám cà chua ở ngoài đồng tại xã Võ Cường – thị xã Bắc Ninh với số lần phun từ 1-2 lần, kết quả phun thuốc Rovral 50WP nồng độ 0,5% hoặc thuốc Zineb 80WP nồng độ 0,7% 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày ngay từ khi bệnh chớm xuất hiện có tác dụng phòng chống bệnh tốt. 9. Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Đức Thụy. 2004. Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng nốt sưng và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong phòng chống tổng hợp bệnh hỗn hợp trên cà chua, bệnh hại có nguồn gốc từ đất. Hội thảo quốc gia Bệnh cây và Sinh học phân tử lần thứ 4 - Đại học Cần Thơ 29/10/2004. Trang 88-94 Bệnh hỗn hợp giữa tuyến trùng nốt sưng và bệnh héo là phổ biến ở các vùng trồng rau thuộc ngoài thành Hà Nội và phụ cận. Những vùng sản xuất rau chuyên canh như: Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên) là nhiễm rất nặng. Có 131 mẫu trong tổng số 155 mẫu điều tra đã nhiễm bệnh hỗn hợp giữa tuyến trùng nốt sưng và các loại nấm đất như Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và vi khuẩn Ralstonia solanacearum chiếm 84,5%. Riêng bệnh tuyến trùng nốt sưng với nấm Sclerotium rolfsii thì chiếm 32,9%. Phòng trừ tuyến trùng nốt sưng có khả năng ức chế làm giảm mật độ tuyến trùng nốt sưng ban đầu bằng sự kết hợp nấm V. chlamydosporium và T. viride có hiệu lực nhất 84,9% sau 45 ngày, sau đó đến BTN và BAEM. Kết quả sử dụng phân bón hữu cơ sinh học HC5.3, chế phẩm BAEM và Sincosin cho thấy hạn chế tuyến trùng nốt sưng trên giống cà chua HT-7 giảm 22,7-74,6% so với công thức đối chứng (bón NPK). Số u sưng, túi trứng và tuyến trùng tuổi 2/5g rễ cũng giảm đáng kể khi sử dụng HC5.3; BAEM, Sincosin: số u sưng, số túi trứng và số tuyến trùng tuổi 2/rễ giảm đáng kể, tuyến trùng trong đất giảm 74,6%. Biện pháp luân canh với lúa nước tác dụng giảm mật độ tuyến trùng nốt sưng, tiêu diệt hạch nấm S. rolfsii. Sau 4,5-11,5 tuần dìm hạch thì tỷ lệ nảy mầm của hạch ở 2 công thức luân canh với lúa nước còn 1,33-18,7%. 69 Sử dụng giống cà chua (VFN-Roma) chứa gen Mi kháng tuyến trùng nốt sưng kết hợp dùng phân hữu cơ HC5.3, phun các chế phẩm BAEM, BTN, Sincosin và Argispon đã cho kết quả hạn chế tuyến trùng nốt sưng và nấm S. rolfsii phát triển trên cà chua, đều biểu hiện rõ là những giống kháng tuyến trùng nốt sưng (R-resistant). Phòng trừ bệnh hỗn hợp trên giống cà chua HT-7 ngoài đồng ruộng sau 3 lần xử lý mức độ nhiễm bệnh đều ở mức độ thấp. Ở các công thức xử lý thuốc cho năng suất cao hơn hẳn (3,0kg/cây) và CSB (%) thấp. Mối tương quan giữa năng suất, số quả trên cây và mức độ hại do cả 2 bệnh gây ra là mối tương quan chặt (r2 = 0,7301 & 0,7113). Kết quả nghiên cứu đã bước đầu khẳng định hiệu quả rõ rệt của các biện pháp phòng trừ tổng hợp là giảm bớt tối đa lượng thuốc sử dụng, giảm chi phí BVTV, hạn chế tối đa sự phát triển và gây hại của bệnh, tăng tính kháng bệnh của cây, cung cấp dinh dưỡng cho đất giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao. Vấn đề cần quan tâm là không dừng ở việc nghiên cứu trên một loại cây trồng với 2 bệnh này, vì đây là những loài đa phổ kí chủ và thường gây hại trên rất nhiều loại cây trồng nên cần chọn lọc cây trồng trong hệ thống luân canh, tiến hành nghiên cứu đồng bộ, tập trung giải quyết những vấn đề thiết yếu trong sản xuất về cơ cấu sản xuất cây trồng và các khâu trong biện pháp canh tác. 10. Đặng Thị Dung, Hà Quang Hùng. 1999. Some morphologial and biological peculiarities of Microplitis prodeniae Rao et Chandry (Hym., Braconidae) an internal parasitoid of the cutworm (Spodoptera litura) on soybean. Malaysian Applied Biology, Vol.28, No. 1&2 : trang 59-61 Những kết quả nghiên cứu về ong ký sinh sâu khoang, sâu cuốn lá, ký sinh trứng bọ xít xanh vai đỏ và đánh giá vai trò của chúng trong việc hạn chế số lượng sâu hại chính trên sinh quần đậu tương đã góp phần cung cấp nguồn thông tin quý giá cho khoa học. Đồng thời, làm cơ sở cho việc duy trì, bảo vệ những loài côn trùng có ích tồn tại và phát triển, bảo vệ mối cân bằng sinh học và sức khoẻ con người. 11. Nguyễn Văn Đĩnh, A. Janssen và M.W. Sabelis. 1988. Reproductive success of Amblyseius ideaus and A. anonymus on a diet of two-spotted spider mites. Experimental and Applied Acarology, 4 (1988), trang 41-51 Nghiên cứu về 2 loài nhện bắt mồi này được các nhà khoa học ĐHNN-1 Việt Nam và Đại học Tổng hợp Leiden, Hà Lan cùng thực hiện tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Đấu tranh sinh học, Đại học Tổng hợp Leiden, Hà Lan. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí “Ve bét thực nghiệm và ứng dụng” (4/1988). Loài nhện bắt mồi (NBM) Amblyseius idaeus và A. anonymus là 2 loài thiên địch có triển vọng trong phòng chống sinh học loài nhện nhỏ Tetranychus urticae hại cây trồng. Trong bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu sinh học về 2 loài nhện này. Các giai đoạn phát 70 triển khác nhau của NBM thì khả năng tiêu thụ trứng nhện hại có khác nhau. Nhìn chung, giai đoạn nhện sinh sản là thời gian tiêu thụ trứng nhện hại cao nhất. Nhện bắt mồi A. anonymus có khả năng tiêu thụ trứng nhện hại cao hơn loài NBM A. idaeus. Giữa hai loài NBM không có sự sai khác về tỷ lệ giới tính, tuy nhiên số lượng trứng đẻ của loài A. anonymus cao hơn (44 quả/1 con cái) loài A. idaeus (33 quả/1 con cái). Qua kết quả tính toán các chỉ tiêu sinh học của 2 loài nhện bắt mồi cho thấy: so với các loài nhện khác thì cả 2 loài NBM nghiên cứu đều có tỷ lệ tăng thực tự nhiên (r) cao, hệ số nhân trong 1 thế hệ (Ro) lớn, thời gian phát triển một thế hệ ngắn. Chứng tỏ chúng đều có sức tăng quần thể lớn và khả năng khống chế số lượng nhện hại trong tự nhiên cao. 12. Hà Quang Hùng, Yorn Try, Nguyễn Thanh Hải. 2005. Nghiên cứu sử dụng bọ xít bắt mồi Orius sauteri (Poppius) phòng chống bọ trĩ Thrips palmi Karny hại dưa chuột vụ hè thu 2004 tại Gia Lâm Hà Nội. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. NXB Nông nghiệp, trang 738-749 Trên dưa chuột vụ thu 2004 tại Đại học Nông nghiệp 1 có 4 loài bọ trĩ gây hại là: Thrips palmi Karny; Megalurothrips usitatus; Caliothrips fasiatus và Frankliniella intosa Trybom. Trong đó bọ trĩ Thrips palmi K. là loài gây hại chủ yếu và đồng thời chúng tôi đã xác định được 9 loài: thiên địch của chúng: Orius sauteri (Poppius); Orius trisocus (Anthocoridae; Hemiptera); Campyloma chinensis (Miridae; Hemiptera); Micraspis discolor (Fabricius); Menochilus sexmaculata (Fabricius); Coccinella transversalis (Fabricius) thuộc (Coccinellidae; Coleoptera); Aeolothrips sp (Aeolothripidae; Thysanoptera); Haplothrips sp (Phlaeothripidae; Thysanoptera); và một loài ký sinh Ceranisus sp (Eulophidae; Hymenoptera). Trong 9 loài được xác định, Orius sauteri thiên địch có ý nghĩa nhất. Khi nuôi bọ trĩ T. palmi trên dưa chuột ở các điều kiện nhiệt độ 20,50C; 250C và 30 0C vòng đời của chúng tương ứng 16,327 ± 0,073; 11,88 ± 0,097 và 15,02 ± 0,132 ngày. Tỷ lệ tăng tự nhiên đạt cao nhất (0,1902) là ở nhiệt độ 250C và thấp nhất ở nhiệt độ 20,5 0C (0,1330). Vòng đời của bọ xít bắt mồi O.rius sauteri khi nuôi trên trứng ngài gạo ở nhiệt độ 25 0C là 21,1 ± 1,66 ngày, khả năng sinh sản: 80 ± 16,63 quả trứng còn trên ký chủ bọ trĩ là vòng đời là 19,9 ± 2,51 ngày, khả năng sinh sản: 81,5 ± 22,56 quả trứng. Ở nhiệt độ 30 0C khi nuôi trên trứng ngài gạo là 17,4 ± 0,51 ngày, khả năng sinh sản: 69,25 ± 20,6 quả trứng và trên bọ trĩ vòng đời là 16,6 ± 1,61 ngày; khả năng sinh sản là 78,87 ± 39,8 quả trứng. Năng suất dưa chuột trên công thức thả bọ xít và phun thuốc so với công thức đối chứng là có sự sai khác ở mức 5%, nhưng giữa công thức phun thuốc và thả bọ xít thì không có sự sai khác. Điều này cho thấy việc thả bọ xít có hiệu quả trong phòng chống bọ trĩ T. palmi. 71 13. Nguyễn Đức Khiêm. 1996. Một số kết quả nghiên cứu bọ hung nâu (Serica orientalis Motschulsky) hại mía. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 2/1996 trang 11-14 Trong tập đoàn sâu hại sống dưới đất, bọ hung là những loài có vị trí quan trọng. Bọ hung là tên chung gọi cho những côn trùng thuộc họ Scarabaeidae của bộ Coleoptera. Bọ trưởng thành của nhiều loài phá hoại phần trên mặt đất của cây trồng (thân, lá, hoa, quả), còn sâu non ăn hại phần dưới mặt đất (thân ngầm, rễ, củ). Ở ruộng trồng mía và khoai lang ở nước ta thường gặp nhiều loài bọ hung trong đó loài bọ hung nâu Serica orientalis Motschulsky là loài gặp ở nhiều nơi. Để góp phần phục vụ công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo những sâu hại sống trong đất, từ năm 1967 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các loài bọ hung hại mía, mà loài Serica orientalis Motschulsky là loài được nghiên cứu nhiều về hình thái. Những dẫn liệu này làm phong phú thêm cho những hiểu biết về tập đoàn sâu hại sống trong đất ở nước ta. Bọ hung nâu Serica orientalis Motschulsky là loài sâu hại mía và khoai lang. Hình dáng sâu non dễ nhận biết nhờ đặc trưng phân bố của các lông hình móc câu ở mặt bụng đốt cuối cùng theo hính vòng cung quanh hậu môn. Thời gian phát dục của sâu non 219251 ngày; trung bình 231,3 ngày. Vòng đời từ 267-318 ngày, trung bình 288,4 ngày. Ở trong đất trồng khoai và mía có 88,6-90,8% sâu non sống ở độ sâu từ 5-25 cm. Mật độ sâu non trên đất trồng các giống mía khác nhau không chênh lệch đáng kể, nhưng mật độ trên đất trồng khoai cao hơn đất trồng mía; ở mía gốc cao hơn ở mía tơ. Mỗi năm chỉ có một lứa sâu; nhưng do trưởng thành đẻ trứng kéo dài và thời gian phát dục của sâu dài nên trên đồng ruộng lúc nào cũng thấy sâu non bọ hung nâu. Bọ hung trưởng thành ăn lá cây và phần mềm trên mặt đất của nhiều loại cây trồng. Bọ hung có xu tính yếu với ánh sáng và ít bay vào đèn. 72 KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y 73 74 ẢNH KHOA 75 76 K hoa Chăn nuôi-Thú y, ngoài nhiệm vụ đào tạo, đã có bề dầy kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất trong 50 năm qua kể từ ngày thành lập (1956-2006). Các hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) của Khoa đã có nhiều đóng góp quan trọng không những cho khoa học mà cho cả công tác đào tạo và trực tiếp phục vụ sản xuất. Các hoạt động KHCN của Khoa qua nhiều thế hệ cán bộ và sinh viên đã tập trung theo các hướng cụ thể thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, thú y và nuôi trồng thuỷ sản như sau: - Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và tính trạng kinh tế cơ bản của các loại vật nuôi bản địa. - Đánh giá sức sản xuất và khả năng thích nghi của các giống vật nuôi nhập nội và các loại con lai. - Nghiên cứu di truyền, chọn lọc và lai tạo giống vật nuôi. - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, xây dựng các khẩu phần ăn và chế độ nuôi dưỡng hợp lý cho các loại gia súc, gia cầm và thuỷ sản. - Nâng cao khả năng sử dụng các loại phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi thông qua các giải pháp tận thu, chế biến, dự trữ và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. - Nghiên cứu phát triển tập đoàn cây thức ăn chăn nuôi. - Sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi và thú y. - Môi trường chăn nuôi và các giải pháp vệ sinh thú y. - Độc tố trong thức ăn và các chất tồn dư có hại trong sản phẩm chăn nuôi. - Nghiên cứu dược lý và sản xuất thuốc thú y. - Bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi và các bệnh truyền lây giữa động vật và người. - Nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và trị các bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa và sản khoa thú y. - Các giải pháp nâng cao khả năng sinh sản và nhân giống của gia súc. - Các giải pháp ngoại khoa và châm cứu thú y. - Nghiên cứu ngành hàng và hệ thống chăn nuôi. Các hoạt động KHCN của Khoa theo các hướng nghiên cứu trên đã gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (đề tài KHCN các cấp), với việc đào tạo sinh viên đại học và sau đại học, với các chương trình hợp tác quốc tế (HTQT), các hợp đồng NCKH và chuyển giao công nghệ (CGCN). Chỉ riêng trong giai đoạn 20012006 Khoa đã chủ trì 1 đề tài cấp nhà nước, 2 nhiệm vụ nghị định thư, 31 đề tài cấp bộ, 117 đề tài cấp trường, 42 đề tài nhóm sinh viên NCKH và trên 70 đề tài khác do các dự án và các công ty tài trợ. Đặc biệt, các chương trình và dự án hợp tác quốc tế trong thời 77 gian gần đây (với Bỉ, Pháp, Australia, NaUy, Nhật, Hà Lan, Đức, Hungari, Mỹ, Rumani...) đã có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong các hoạt động KHCN và nâng cao năng lực khoa học cho cán bộ của Khoa. Hợp tác NCKH với các viện, các trường, các địa phương và các cơ sở sản xuất ở trong nước cũng là một truyền thống rất tốt của Khoa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm. Kết quả thu được từ các hoạt động KHCN của Khoa cho đến nay là rất phong phú, đa dạng và không thể thống kê hết được trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường và Khoa, một số công trình nghiên cứu và bài báo khoa học đã được tập hợp để minh chứng cho các hoạt động KNCN của Khoa qua các thời kỳ. Có thể tóm tắt những thành quả có được cho đến nay như sau: - Xác định được các đặc tính sinh học cơ bản (các chỉ tiêu về hình thái, sinh lý, sinh hoá, huyết học và nhiễm sắc thể), năng suất sinh sản và tính năng sản xuất của các giống vật nuôi bản địa và các giống nhập nội để làm cơ sở cho việc định hướng cho công tác giống vật nuôi của nước ta. - Đánh giá được chất lượng các loại con lai và tìm ra được một số công thức lai giống phù hợp cho các loại gia súc và gia cầm chính nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. - Cung cấp được nhiều dữ liệu cho việc xây dựng các bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn của Việt Nam, cũng như đã đưa ra được một số giải pháp về khẩu phần ăn hợp lý. - Tìm ra được nhiều phương pháp hữu ích cho việc chế biến và dự trữ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp (rơm lúa, thân cây ngô sau thu bắp, bã dứa, bã sắn, ngọn lá mía..) làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn thô vụ đông xuân cho gia súc nhai lại. Trên cơ sở các nghiên cứu này, một số quy trình công nghệ đã được xây dựng và thử nghiệm trong sản xuất cho hiệu quả tốt, đã được phổ biến rộng rãi qua các hệ thống thông tin đại chúng và được chuyển giao trực tiếp cho nhiều địa phương khác nhau (Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, v.v...) và cũng đã được các đồng nghiệp nước ngoài ứng dụng ở một số nước khác nhau (Campuchia, Lào, Australia, Malaixia, Indonesia, Iran,..). - Tuyển chọn và xây dựng được quy trình trồng, chăm sóc, sử dụng tập đoàn cây thức ăn gia súc cho một số vùng sinh thái nông nghiệp. - Sản xuất được một số chế phẩm sinh học nhằm nâng cao khả năng phòng bệnh và kích thích sự sinh trưởng ở lợn. - Xác định một số đặc tính sinh học của một số chủng virus vacxin (đậu gà chủng C, Gumboro, Newcatle, dịch tả ngỗng, viêm gan vịt, dịch tả vịt ngan) và xây dựng được các quy trình sản xuất vacxin. 78 - Xác định được nguyên nhân gây bệnh và đề xuất được các phương pháp chẩn đoán, phòng và trị cho một số bệnh quan trọng đối với các loại gia súc và gia cầm khác nhau. - Xác định mức độ ô nhiễm môi trường nước và không khí trong chăn nuôi, độc tố nấm mốc trong thức ăn, mức tồn dư một số loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các kim loại nặng nguy hiểm trong các sản phẩm chăn nuôi. - Đánh giá được tác dụng dược lý và ứng dụng của nhiều dược liệu thảo mộc để sản xuất các chế phẩm dùng trong chăn nuôi và thú y. - Tìm ra được một số giải pháp can thiệp ngoại khoa và châm cứu thú y có hiệu quả (thiến gia súc, vá mũi trâu bò, châm tê phẩu thuật và châm cứu điều trị các bệnh sản khoa...). - Tìm ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền giống nhân tạo (môi trường pha loãng tinh dịch, điều khiển giới tính, cải tiến dụng cụ và phương pháp dẫn tinh...) và một số chế độ xử lý hoóc môn thích hợp nhằm nâng cao khả năng động dục và rụng trứng ở gia súc cái. - Xây dựng được bản đồ về khu hệ ký sinh trùng vật nuôi cho các địa phương và xác định được đặc điểm dịch tễ học của một số bệnh truyền lây chung giữa vật nuôi và người. - Các nghiên cứu về ngành hàng gần đây đã có nhiều kết quả góp phần cho việc định hướng phát triển một ngành chăn nuôi bền vững phù hợp với các điều kiện của một nền kinh tế đang định hướng thị trường. Những thành tựu KHCN của Khoa trong 50 năm qua đã được ghi nhận qua nhiều giải thưởng khoa học và công nghệ khác nhau, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều giải thưởng VIFOTEC, nhiều tiến bộ kỹ thuật được công nhận, nhiều bằng khen do Chính phủ, các Bộ và các địa phương trao tặng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, có hàng trăm bài báo khoa học đã được đăng tải ở các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Một số sách chuyên môn cũng đã được xuất bản rộng rãi. Nhiều cán bộ của Khoa đã được mời tham gia các hội thảo khoa học quốc tế. Một số sản phẩm của các cán bộ trong khoa đã có mặt trên thị trường thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Nhờ uy tín chuyên môn cao, nhiều cán bộ đã được mời làm tư vấn và chuyển giao TBKT cho các công ty chăn nuôi, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cũng như nhiều dự án phát triển ở các vùng khác nhau trong nước. Trong thời gian tới, Khoa CNTY vẫn tiếp tục các hoạt động KHCN theo các định hướng truyền thống đã được thiết lập như đã nêu trên. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trước yêu cầu hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, trước những thách thức do suy thoái và ô nhiễm môi 79 trường, trước nguy cơ sự xuất hiện các bệnh dịch nguy hiểm, trước yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm, một số trọng tâm nghiên cứu được nhấn mạnh hơn là: - Bảo tồn quỹ gen vật nuôi và đa dạng sinh học. - Chọn lọc và lai tạo giống vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng trong nước và/đòi hỏi của các thị trường xuất khẩu khác nhau. - Tạo nguồn thức ăn thô xanh chủ động, đặc biệt nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và các loại cây (bản địa hay nhập nội) làm thức ăn cho gia súc nhai lại. - Nghiên cứu dịch tễ học, cách phòng trừ các bệnh truyền lây chung giữa động vật và người do vi sinh vật và ký sinh trùng gây ra. - Ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học trong chăn nuôi và thú y. - Nghiên cứu sản xuất các dược phẩm thú y có nguồn gốc tự nhiên. - Các giải pháp vệ sinh thú y và an toàn súc sản, thực phẩm. - Nghiên cứu các ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng bò thịt chất lượng cao. Tóm lại, các hoạt động KHCN trong nửa thế kỷ qua thực sự đã tạo nên sức sống và thương hiệu khoa học cho Khoa Chăn nuôi-Thú y nói riêng và Trường Đại học Nông nghiệp I nói chung. Những kinh nghiệm và thành quả có được đó là hành trang khoa học quan trọng cho cán bộ và sinh viên của Khoa để tiếp tục thành công trong sự nghiệp khoa học trong thời gian tới với nhiều cơ hội mới nhưng cũng đầy thách thức ở phía trước. 80 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU I. GIAI ĐOẠN 1975 VỀ TRƯỚC Nghiên cứu cây thức ăn gia súc. Chủ trì: Điền Văn Hưng. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu các giống cây thức ăn gia súc bản địa, một số cây thức ăn gia súc nhập nội. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: đặc điểm sinh thái, năng suất, giá trị dinh dưỡng, cách gieo trồng, chăm sóc và sử dụng cây thức ăn gia súc. Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong cuốn “Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam” do NXB Nông thôn xuất bản năm 1975. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà chăn nuôi, các thầy cô giáo và sinh viên ngành chăn nuôi thú y tham khảo, học tập. Nghiên cứu thành phần loài ve (ixodoidea) Việt Nam. Chủ trì: Phan Trọng Cung Ve (Ixodoidea) Việt Nam đã được nghiên cứu, điều tra trên cả hai miền: Bắc (từ 1962-1977) và Nam (từ 1976-1987), định loại và tu chỉnh (từ 1976-2001), theo hệ thống phân loại của G.H. Nutall, C. Warburton, W. Cooper, L.E. Robinson (1908-1926), D.R.Arthur (1960-1965) và G.V. Kolonin (1978-1984). Tác giả đã sắp xếp lại các giống, phân giống và các nhóm, phân nhóm. Kết quả phân tích, định loại và tu chỉnh ve (Ixodoidea) Việt Nam được tất cả là 65 loài và phân loài thuộc 9 giống, trong hai họ: Ve mềm (Argasidae) và ve cứng (Ixodidae), liên họ ve (Ixodoidea). Đã phát hiện được 5 loài và phân loài mới cho khoa học: Haemaphysalis dangi,H. hystricis indochinensis, H. bamunensis, H. laocayensis, H. bacthaiensis và rầt nhiều loài lần đầu tiên gặp ở Việt Nam, trên nhiều loài vật chủ mới. Đặc biệt, có 3 loài ve đặc hữu của Việt Nam: H. vietnamensis,H. yeni, Hyalomma dromedarii; và 2 loài ve phổ biến, phân bố rộng, có ý nghĩa dịch tễ học thú y: Boophilus microplus và Rhipicephalus sanguineus. Danh lục ve Việt Nam đã được Hội đồng biên tập của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam thẩm định và công bố năm 2001, và được coi là tài liệu chính thống để sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy (Phan Trọng Cung và Đoàn Văn Thụ. Động vật chí Việt Nam. Tập11- Bộ Vebét (Acarina). NXB KH & KT.Hà Nội năm 2001. Nghiên cứu một số chỉ tiêu hoá sinh của động vật nuôi. Chủ trì: Lê Khắc Thận Đã phân tích để cho ra các chỉ số hoá sinh cơ bản của các động vật nuôi ở Việt Nam, công việc này đã được định hướng từ năm 1962 và thực hiện liên tục đến nay. Qua 44 năm, hàng chục giống gia cầm như gà Ri, Đông Tảo, Hồ, Mía, Lơgo..., các giống vịt Bầu, Bắc Kinh, Anh Đào..., các giống lợn Ỉ, Móng Cái, Landrace, Yorshire và Duroc..., các giống bò Vàng, Sind, Holstein... và các con lai của chúng đã được phân 81 tích. Các số liệu phân tích đã được đưa vào các giáo trình và làm tài liệu tham khảo cho nhiều chuyên ngành khác. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá, hình thái máu của một số vật nuôi ở miền Bắc Việt Nam. Chủ trì và tham gia: Phạm Đức Lộ, Đỗ Đức Việt, Trịnh Thị Thơ Thơ, Nguyễn Đình Nhung Việc nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản về sinh lý, sinh hoá và hình thái máu của gia súc, gia cầm là rất quan trọng, có thể giúp ích cho công tác đánh giá phẩm chất giống, đánh giá khả năng thích nghi, ổn định của chúng, giúp cho chẩn đoán, điều trị các bệnh của gia súc, gia cầm. Từ 1977 đến nay, nhóm tác giả đã nghiên cứu những chỉ tiêu này ở trâu, bò, lợn, gà, vịt, chó, mèo, gấu Ngựa, hươu sao và khỉ Vàng nuôi ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trong các bài báo và báo cáo khoa học: Tạp chí KHKTNN 12/1979 - NXB Nông nghiệp; Báo cáo KHKTNN - 1980 trường Đại học Nông nghiệp I, tuyển tập các công trình NCKH (1981 - 1985) NXB Nông nghiệp – 1985; Báo cáo tổng kết đề tài NCKH công nghệ cấp Bộ B2004. 32. 58 – 2006; Thông tin KHKTNN tháng 1-1982; tạp chí KH và KTNN 8/1987; Kết quả NCKH Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông nghiệp I (1991-1993); Kết quả nghiên cứu bảo tồn quỹ Gen vật nuôi 1990 -1993; Khoa học kỹ thuật Thú y - Hội thú y Việt Nam tập III, số 1-1996; Luận văn tiến sĩ của Trịnh Thị Thơ Thơ, 1994; Tạp chí KH và KTNN tháng 8 1987; Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKTNN (1986 - 1991) Trường Đại học Nông nghiệp I - NXB Nông nghiệp; Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ mã số B. 2001.32.14 - chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Đình Nhung - 2004. Số lượng, hình thái, nhiễm sắc thể (NST) của một số vật nuôi. Chủ trì và tham gia: Phạm Đức Lộ, Đỗ Đức Việt, Trịnh Thị Thơ Thơ, Nguyễn Đình Nhung Từ năm 1969 đến nay, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu “Số lượng, hình thái NST của một số vật nuôi” - đề tài cấp bộ mang mã số B94 - 11 - 36, nhằm mục đích xác định về số lượng NST 2n của một số vật nuôi ở nước ta; hình thái NST và xây dựng bộ NST (Karyotyp) bình thường của một số vật nuôi; làm cơ sở chọn, lai tạo giống và phát hiện bệnh NST của một số vật nuôi. Kết quả đã công bố trên Tạp chí KH và KTNN tháng 02 - 1972 - NXB Nông nghiệp, Báo cáo Hội nghị Sinh học các trường Đại học Việt Nam tháng 07 - 1977, Luận án Tiến sĩ của Phạm Đức Lộ, Báo cáo KHKTNN Trường Đại học Nông nghiệp I - 1996 - 98 - NXB Nông nghiệp, Báo cáo KHKTNN Trường Đại học Nông nghiệp I - 1979 và tuyển tập các công trình nghiên cứu KHKTNN Trường Đại học Nông nghiệp I - 1978 NXB Nông nghiệp, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp bộ “NST một số vật nuôi” mã số B94 - 11 - 36 - 1996, đã nghiệm thu xuất sắc ngày 18 - 06 - 1996; trong “Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Chăn nuôi - Thú y 1991 - 1993” - NXB Nông nghiệp – 1993, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Chăn nuôi vịt (1988 - 1992) - Viện Chăn nuôi - NXB Nông nghiệp. 82 Phương pháp vá mũi trâu bò bị sứt. Chủ trì đề tài: Huỳnh Văn Kháng Để phục hồi sức sản xuất của những con trâu bò bị sứt mũi, nhằm góp phần giải quyết khó khăn về sức kéo cho các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, năm 1968, Bộ môn Ngoại- Sản, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I đã tiến hành nghiên cứu đề tài ”Phương pháp vá mũi trâu bò bị sứt”. Đề tài được tiến hành trong 3 năm, từ năm 1968 đến 1970. Bộ môn đã vá mũi thành công cho hàng trăm con trâu bò bị sứt mũi ở các hợp tác xã ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Bắc, Hà Tây... trong những năm 60-80 của thế kỷ trước. Đề tài đã được báo cáo tại các hội nghị khoa học tại Trường và Bộ Nông nghiệp, đã tham gia triển lãm về đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Nông nghiệp. Đề tài đã được đưa vào giảng dạy trong phần thực hành cho sinh viên ngành thú y và chăn nuôi tại Trường Đại học Nông nghiệp I. Nghiên cứu thực trạng vệ sinh và giải pháp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi. Chủ trì và tham gia: Đỗ Ngọc Hoè, Chu Văn Khiển, Lại Thị Cúc, Phạm Hồng Ngân Đề tài được tiến hành từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Những kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng chất lượng môi trường không khí trong chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi, qua các giai đoạn, ở các hình thức chăn nuôi, đều cao hơn tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn Việt Nam. Những tác động nhằm cải tạo, xây dựng mô hình chuồng nuôi phù hợp và những giải pháp tác động về kỹ thuật vệ sinh đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu các tác nhân gây độc, gây hại cho người chăn nuôi, cho gia súc, gia cầm và cộng đồng dân cư. Kết quả nghiên cứu cụ thể được thể hiện qua các bài báo và các báo cáo khoa học chính sau:  Đỗ Ngọc Hoè (1972). Kiểu chuồng lợn nái nuôi con ở hợp tác xã thuộc đồng bằng Bắc bộ. Tuyển tập quy hoạch và thiết kế chuồng trại trong chăn nuôi lợn tập trung. Uỷ ban khoa học & kỹ thuật nhà nước.  Đỗ Ngọc Hoè (1973). Cơ sở khoa học của việc xây dựng chuồng lợn nái theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 131, tháng 5/1973.  Đỗ Ngọc Hoè, Nguyễn Đức Phong (1981). Điều tra khảo sát tình hình chuồng trại chăn nuôi lợn quy mô lớn hiện nay. Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 1979. Trường Đại học Nông nghiệp I. NXB Nông nghiệp. Tr.152-161.  Lại Thị Cúc (1993). Điều tra tiểu khí hậu chuồng nuôi 4- 8 tuần tuổi ở phương thức nuôi trên lồng và nuôi trên nền. Kết quả nghiên cứu khoa học khoa Chăn nuôi – Thú y (1991-1993). NXB Nông nghiệp. Tr 137.  Lại Thị Cúc (1994). Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi gà 0 28 ngày tuổi ở khu vực Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, quyển 1. NXB Nông nghiệp. Tr.104. 83  Lại Thị Cúc (1994). Chất độn lót chuồng trong chăn nuôi gà con ở vụ hè thu. Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa sau đại học. Trường Đại học Nông nghiệp I, quyển 1. NXB Nông nghiệp. Tr. 107.  Lại Thị Cúc (1995). Chất độn lót chuồng trong chăn nuôi gà con ở vụ đông xuân. Thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 2/1995. Tr. 18.  Đỗ Ngọc Hoè, Lại Thị Cúc (2001). Đánh giá chất lượng môi trường không khí và đất ở một số hộ chăn nuôi thuộc ngoại thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi- Thú y (1999- 2001). NXB Nông nghiệp. Tr.106. II. GIAI ĐOẠN 1976 ĐẾN NAY Điều trị bệnh suyễn lợn bằng tetraxyclin và streptomycin kết hợp với philatop phổi. Chủ trì và tham gia: Nguyễn Vĩnh Phước, Trương Quang, Cao Xuân Ngọc, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Đề tài hoàn thành năm 1977, đã góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và khống chế bệnh suyễn lợn. Kết quả của đề tài được trình bày trong Báo cáo khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, năm 1977. Phân tích thành phần hoá học và đánh giá giá trị năng lượng các loại thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Chủ trì và tham gia: Vũ Duy Giảng, Lê Đức Ngoan, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Đức Chỉnh, Đỗ Thị Tám và Nguyễn Thị Minh Yến Các đánh giá về hàm lượng khoáng, đặc biệt là khoáng vi lượng trong thức ăn, về tình trạng dinh dưỡng khoáng (đại lượng và vi lượng) của đàn bò sữa, bò đực giống nuôi tại các cở sở chăn nuôi lớn ở miền Bắc Việt Nam (Mộc Châu, Moncada), đã giúp các cán bộ kỹ thuật về bò sữa có một cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò chất khoáng bên cạnh vai trò của năng lượng và protein đối với bò sữa và bò đực giống. Ấn phẩm đã công bố 84  Vũ Duy Giảng, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Đức Chỉnh, Nguyễn Thị Minh Yến và Đỗ Thị Tám (1986). Tình trạng dinh dưỡng khoáng của đàn bò sữa Mộc Châu. Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 283, 1/1986  Vũ Duy Giảng, Nguyễn Đức Chỉnh (1986). Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng vi lượng đến phẩm chất tinh dịch bò đực giống Zebu nuôi ở Trung tâm Mocada - Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 290, 8/1986.  Vũ Duy Giảng, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Đức Chỉnh (1991). Hàm lượng các nguyên tố Cu, Zn, Co, Mn, Fe trong thức ăn. Tạp chí KHKT Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 343, 1/1991.  Vũ Duy Giảng, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Đỗ Thị Tám (1995). Chất khoáng trong hỗn hợp thức ăn cho gà nuôi ở miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu Kết quả nghiên cứu KH CNTY 1991-1995, NXB Nông nghiệp 1995. Dưới sự chủ trì của Viện Chăn nuôi quốc gia, GS. Vũ Duy Giảng đã tham gia xây dựng "Bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam" xuất bản vào các năm 1995 (GS Nguyễn Văn Thưởng và Sumulin chủ biên, NXB Nông nghiệp 1995), 1998 (Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp 1998) và 2001 (Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp 2001). Chọn lọc, lai tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi. Chủ trì và tham gia: Trần Nhơn, Võ Trọng Hốt, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo và các cộng tác viên. Những kết quả nghiên cứu chính thuộc nhóm công trình này gồm có: - Lai kinh tế lợn Đại Bạch với lợn Móng Cái nuôi theo hướng nạc và tạo giống mới, do cố giảng viên Trần Nhơn chủ trì (Báo cáo Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, 1976), đề tài này đã được giải thưởng Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu lai xa giữa ngan và vịt do cố TS. Nguyễn Ân chủ trì. Báo cáo Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, 1976. Trong giai đoạn từ năm 2000- 2005, có ba đề tài cấp Bộ: Đề tài do Đặng Vũ Bình chủ trì "Đánh giá năng suất sinh sản và xây dựng chỉ số phán đoán đối với năng suất sinh sản của lợn nái ngoại Landrace và Yorkshire nuôi tại một số cơ sở giống miền Bắc"; đề tài "Nghiên cứu tạo vật liệu giống lợn có khả năng chống stress nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi lợn" do Đinh Văn Chỉnh chủ trì và đề tài "Đánh giá tính năng sản xuất của lợn ngọai đời bố mẹ và con lai thương phẩm" do Phan Xuân Hảo chủ trì. Ấn phẩm đã công bố  Hoàng Gián, Ðặng Vũ Bình (1983). Kết quả nghiên cứu lai kinh tế lợn Edel, Cornwall với lợn Lang Hồng. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp, 11/1983, N. 257, pp. 509-513, 1983.  Ðặng Vũ Bình (1992). Chỉ số chọn lọc 3 tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 9/1992, N. 363, Pp. 344-345, 1992.  Ðặng Vũ Bình (1992). Khả năng lặp lại và chỉ số chọn lọc các tính trạng sức sinh sản của lợn nái Móng Cái. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 12/1992, N. 366, pp. 466-468, 1992.  Trần Xuân Việt, Lê Tuấn Cư, Ðinh Văn Chỉnh, Ðặng Vũ Bình (1995). Kết quả kiểm tra chất lượng đàn lợn nái hậu bị Ðại Bạch và Landrace ở Trung 85 tâm giống gia súc Phú Lãm, Hà Tây. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 2/1995, N. 392, pp. 58-59, 1995.  Trần Xuân Việt, Ðặng Vũ Bình, Ðinh Văn Chỉnh (1995). Kết quả điều tra giám định chất lượng đàn lợn đực giống tỉnh Hà Tây. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 2/1995, N. 392, pp. 69-70, 1995.  Kiều Minh Lực, Ðoàn Văn Giải, Lê Thanh Hải, Nguyễn Minh Hoàn, Ðặng Vũ Bình (1998). Ước lượng đáp ứng chọn lọc về độ dày mỡ lưng và tăng trọng/ngày ở heo của các chỉ số chọn lọc tính theo các giá trị kinh tế khác nhau. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Viện KHNN miền Nam, 1/1998, pp. 189-193, 1998.  Ðinh Văn Chỉnh, Lê Minh Sắt, Ðặng Vũ Bình, Phan Xuân Hảo, Nguyễn Hải Quân, Ðỗ Văn Trung (1998). Xác định tần số kiểu gen Halothan và khả năng sinh sản của lợn Landrace nuôi tại một số cơ sở giống Hà Tây. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 12/1998, N. 438, pp. 542-543, 1998.  Ðinh Văn Chỉnh, Lê Minh Sắt, Ðặng Vũ Bình, Phan Xuân Hảo, Nguyễn Hải Quân, Ðỗ Văn Trung (1999). Xác định tần số kiểu gen Halothan, số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace có các kiểu gen Halothan khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 1/1999, N. 439, pp. 43-44, 1999.  Phan Xuân Hảo. Ðặng Vũ Bình, Ðinh Văn Chỉnh (2001). Xác định năng suất và chất lượng của thịt lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen Halothan khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, N. 9/2001, pp. 600601, 2001. Khảo sát thực trạng vệ sinh và nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng nước dùng trong chăn nuôi. Chủ trì và tham gia: Đỗ Ngọc Hoè, Chu Văn Khiển, Lại Thị Cúc, Phạm Hồng Ngân. Đề tài được tiến hành từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Phân tích các tính chất vật lí, hoá học và vi sinh vật, đánh giá vệ sinh chất lượng nước cung cấp cho chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi với các quy mô và hình thức chăn nuôi khác nhau, đều cho thấy: nước cung cấp trong chăn nuôi ngày càng được quan tâm nên chất lượng nước đã được cải thiện hơn, theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn còn các chỉ tiêu chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đặc biệt là COD, nồng độ sắt và các chỉ tiêu vi sinh vật. Hiệu quả của một số phương pháp như dùng hoá chất hoặc vật lý để giảm thiểu chúng được chúng tôi nghiên cứu và áp dụng vào một số cơ sở chăn nuôi. Ấn phẩm đã công bố  86 Đỗ Ngọc Hoè, Lại Thị Cúc (1981). Một số nhận xét về chất lượng các nguồn nước hiện dùng trong các cơ sở chăn nuôi thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội. Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiệp 1979. Trường Đại học Nông nghiệp I. NXB Nông nghiệp. Tr.162 – 168.  Đỗ Ngọc Hoè (1991). Điều tra khảo sát chất lượng các nguồn nước hiện dùng trong các cơ sở chăn nuôi (quốc doanh và gia đình) thuộc Hà Nội. Thông báo khoa học của các trường đại học. NXB Giáo dục và đào tạo.  Đỗ Ngọc Hoè (1993). Hiệu quả của việc tiêu độc nước bằng hoá chất. Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi – Thú y (1991-1993). NXB Nông nghiệp. Tr. 161.  Đỗ Ngọc Hoè (1993). Hiệu quả của việc lọc nước. Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi – Thú y (1991-1993). NXB Nông nghiệp. Tr. 163.  Đỗ Ngọc Hoè, Lại Thị Cúc (1995). Chất lượng nguồn nước sử dụng trong một số cơ sở chăn nuôi tập trung (bò sữa và gia cầm) ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học, khoa Chăn nuôi- Thú y (19911995). NXB Nông nghiệp. Tr.204.  Đỗ Ngọc Hoè (1999). Hiệu quả sát trùng nước và thức ăn gia súc bằng bức xạ tử ngoại. Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa Chăn nuôi- Thú y (19961998). NXB Nông nghiệp. Tr.157.  Đỗ Ngọc Hoè, Lại Thị Cúc (2001). Đánh giá chất lượng nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa Chăn nuôi- Thú y (1999-2001). NXB Nông nghiệp. Tr.110. Khảo sát một số đặc tính sinh lý của virus Newcastle chủng lasota và hiệu lực của vacxin khi cho gà ăn, uống. Chủ trì và tham gia: Hồ Đình Chúc, Nguyễn Bá Hiên, Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Quỳnh Hoa. Kết quả của đề tài đã góp phần hoàn thiện quy trình sử dụng loại vaxin này, đặc biệt phương pháp sử dụng vacxin cho ăn được ứng dụng rộng rãi trong phòng bệnh Newcastle cho đàn gà chăn nuôi ở khu vực gia đình, góp phần không nhỏ vào việc hạn chế thiệt hại của bệnh ở khu vực chăn nuôi này. (Đề tài được đăng tải trong Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiệp năm 1977). Khảo sát một số đặc tính sinh học giống virus vaxin dịch tả vịt và chế vacxin phòng bệnh. Chủ trì và tham gia: Lê Văn Lãnh, Trương Quang, Nguyễn Quỳnh Hoa. Đây là đề tài cấp Bộ, mã số B91-11-25 đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc. Hoàn thành quy trình và chế tạo vaxin phục vụ nghề chăn nuôi vịt tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Công trình đã nhận được giải khuyến khích VIFOTEC năm 1996. Bước đầu nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng virus vacxin dịch tả ngỗng và sản xuất thử vacxin phòng bệnh. Chủ trì và tham gia: Lê Văn Lãnh, Trương Quang, Trương Hà Thái, Nguyễn Quỳnh Hoa. Đề tài cấp bộ mã số B2001-32-19 87 Đã hoàn thành quy trình sản xuất vacxin và ứng dụng trên diện hẹp tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển nghề nuôi ngỗng tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Xác định một số đặc tính sinh học của một số chủng virus vacxin viêm gan vịt DH-EG-2000 và xây dựng quy trình sản xuất vacxin phòng bệnh. Chủ trì và tham gia: Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương, Huỳnh Thị Mỹ Lệ. Đề tài cấp Bộ mã số B2002-32-43 Đã triển khai nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất vacxin phục vụ phòng bệnh viêm gan vịt tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi vịt. Đề tại đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất vacxin đậu gà chủng C. Chủ trì và tham gia: Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Lê Thanh Hoà, Trần Thị Lan Hương Bệnh đậu gà không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi nông hộ mà còn đặc biệt nghiêm trọng trong chăn nuôi gà công nghiệp. Nhóm tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất vacxin đậu gà chủng C và ứng dụng vào thực tế sản xuất mang lại hiệu quả lớn. Kết quả nghiên cứu đề tài này đã được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật, được đăng tải nhiều trên tạp chí khoa học kĩ thuật nông nghiệp và được thầy giáo Nguyễn Như Thanh tập hợp bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ năm 1980. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản vật nuôi. Chủ trì và tham gia : Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh Từ kết quả của các nghiên cứu nhỏ, rải rác theo thời gian, nhóm tác giả đã thu được những kết quả khả quan góp phần ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao năng suất sinh sản vật nuôi. Những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò, trâu, lợn cũng như gia cầm, thuỷ cầm và dê, thỏ đã góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật như: Môi trường tổng hợp phối hợp sẵn (T1L3, T1L4) do TS. Dương Đình Long chủ trì (đã được tặng bằng Lao động sáng tạo), cải tiến dụng cụ dẫn tinh, thời điểm phối giống và liều phối đơn thích hợp… được nhiều cơ sở ứng dụng. Đã chỉ ra được những hạn chế và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất sinh sản của trâu. Tìm ra các giải pháp chăn nuôi, thú y để duy trì, ổn định phát triển đàn khỉ vàng Macaca Mulatta. Trong chăn nuôi lợn sinh sản có thể điều khiển được tỷ lệ đực – cái sinh ra theo ý muốn đạt 70 - 80%. Đã chỉ ra được các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi lợn ngoại sinh sản. Đã tìm ra các nguyên nhân, giải pháp và các phác đồ điều trị bệnh viêm vú bò sữa và bệnh đường sinh dục bò, lợn đạt hiệu quả cao. 88 Nhóm tác giả cũng đã cùng Viện Chăn nuôi, dự án JICA, Trung tâm cấy truyền phôi của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu việc định lượng hoóc môn sinh dục và cấy phối với các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại cho kết quả tốt, có ý nghĩa trong giảng dạy và ứng dụng. Ấn phẩm đã công bố      Trần Tiến Dũng (1986). Nâng cao khả năng sinh sản trong việc tạo các giống vịt cho gan bằng ứng dụng TTNT. Báo cáo Hội nghị Quốc gia, Budapest, Hungary 10/1986. Trần Tiến Dũng (1986). Nâng cao khả năng sinh sản của con mẹ trong việc tạo giống vịt lai ngan bằng TTNT. Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp. Tháng 10/1986. Tr. 472. Trần Tiến Dũng (1993). Thăm dò điều khiển tỷ lệ đực cái trong chăn nuôi lợn sinh sản bằng thay đổi độ pH của môi trường tổng hợp dùng pha loãng tinh dịch. Kết quả NCKH khoa CNTY 1991–1993. NXB Nông nghiệp. Tr 30 -34. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng (1994). Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn trâu nội nuôi tại một số địa phương phía Bắc Việt Nam. Kết quả NCKH Khoa Sau đại học. NXB Nông nghiệp 1994. Tr 84-86. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng (1995). Một số chỉ tiêu sinh sản và thí nghiệm một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản của đàn trâu nuôi tại một số địa phương phía Bắc Việt Nam. Báo cáo Hội nghị Khoa học CNTY toàn quốc 9/1995. Tr1-14.  Trần Tiến Dũng (1995). Kết quả nghiên cứu kỹ thuật TTNT cho gà nuôi trên lồng tầng. Kỷ yếu NCKH Khoa CNTY 1991-1995. NXB Nông nghiệp 12/1995. Tr. 21-25.  Trần Tiến Dũng (1995). Một số biện pháp kỹ thuật nhằm điều khiển giới tính theo ý muốn trong chăn nuôi lợn sinh sản bằng ứng dụng TTNT (Đề tài cấp Bộ B94-11-34). Kỷ yếu NCKH khoa CNTY 1991 – 1995. NXB Nông nghiệp 12/1995. Tr. 66-70.  Trần Tiến Dũng (1995). Diễn biến một số chỉ tiêu số và chất lượng tinh dịch lợn đực theo các tháng trong năm. Kỷ yếu NCKH Khoa CNTY 1991 – 1995. NXB Nông nghiệp 12/1995. Tr. 76-80.  Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng (1995). Tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục cái và kết quả điều trị một số bệnh sản khoa ở đàn trâu nuôi tại một số địa phương phía Bắc Việt Nam. Kỷ yếu NCKH Khoa CNTY 1991 – 1995. NXB Nông nghiệp 12/1995. Tr. 146-150. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Bá Hiên, Đỗ Đức Khôi (1995). Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học khỉ vàng tại đảo Rều – Quảng Ninh. Kỷ yếu NCKH Khoa CNTY 1991 – 1995. NXB Nông nghiệp 12/1995. Tr. 173 – 177.  89  Trần Tiến Dũng, Nguyễn Văn Thanh (1999). Một số vi khuẩn thường gặp trong bệnh viêm vú bò sữa. Kết quả NCKH khoa CNTY 1996 – 1998. NXB Nông nghiệp 1999. Tr. 96 – 102.  Trần Tiến Dũng (2003). Kết quả nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật TTNT cho gà. Tạp chí Chăn nuôi số 3/2003. Tr. 15-17.  Trần Tiến Dũng (2003). Định lượng một số hormone sinh sản góp phần khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản ở trâu Việt Nam. Tạp chí Thú y số 2/2003. Tr.71 – 75.  Trần Tiến Dũng (2003). Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tỷ lệ bệnh viêm vú bò sữa. Tạp chí NN & PTNT 4/2003.  Trần Tiến Dũng (2004). Kết quả ứng dụng hormone sinh sản điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau đẻ ở lợn nái. Tạp chí KHKTNN - ĐHNN 1 số 1/2004. Tr.66-69. Phương pháp thiến gia súc đực bằng hoá chất. Chủ trì: Huỳnh Văn Kháng Bệnh nhiễm trùng uốn ván đối với trâu bò sau khi thiến là mối đe doạ đối với các cán bộ thú y. Để hạn chế sự thiệt hại do nhiễm trùng uốn ván gây ra cho gia súc đực sau khi thiến, năm 1978, Bộ môn Ngoại - Sản, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Phương pháp thiến gia súc đực bằng hoá chất”. Đề tài thực hiện trong hai năm 1979-1980. Từ năm 1980-1990, nhóm tác giả đã thiến cho hàng trăm con trâu bò ở các vùng ngoại thành Hà Nội, Hải Hưng, Hà Bắc, kết quả rất tốt. Trâu bò sau khi thiến phát triển bình thường, cày kéo tốt, không xảy ra tai biến đáng kể nào. Đề tài đã được báo cáo trong hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học của Bộ Nông nghiệp. Hiện nay đề tài đã được đưa vào giáo trình giảng dạy môn ngoại khoa gia súc cho sinh viên chuyên ngành thú y và chăn nuôi Trường Đại học Nông nghiệp I. Châm cứu thú y. Chủ trì và tham gia: Phạm Thị Xuân Vân, Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Bá Tiếp Nhóm tác giả đã kết hợp với Viện Y học dân tộc Trung ương tìm hiểu và thăm dò quá trình châm tê trên gia súc. Bước đầu đã thăm dò châm tê để phẫu thuật mà không dùng thuốc tê, thuốc mê. Kết quả đã thành công thăm dò hiệu ứng châm tê từng vùng phẫu thuật trên các loài gia súc. “Vấn đề châm tê trên gia súc” - Tạp chí Đông y số 164/1980. Sau đó đi sâu tìm hiểu bản chất của châm tê. Kết quả đã được công bố trên Thông tin Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp chuyên san Thú y 1/1982 và Thông tin y học cổ truyền dân tộc 36/1983 đã ứng dụng rộng rãi châm tê trên các loại phẫu thuật ở gia súc “Châm tê trong phẫu thuật gia súc” - Tạp chí Khoa học Nông nghiệp 6/1982. Song song với việc nghiên cứu châm tê, nhóm tác giả đã nghiên cứu “Châm cứu trong điều trị bệnh”. Kết quả đã điều trị trên 1.000 con gia súc bằng châm cứu hoặc điện 90 châm trên các dạng bệnh. Các bệnh sinh sản của bò, chó (viêm tử cung, viêm vú, sa tử cung, sa âm đạo, sát nhau, khó đẻ…), các bệnh tiêu hoá của bò, ngựa, lợn, chó (ỉa chảy, đau bụng ngựa, chướng hơi dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách…), các bệnh thuộc dạng thần kinh (co giật lợn con, bại liệt của bò, ngựa, lợn, chó), ngoài ra còn một số bệnh khác như cảm nắng, cảm mưa, cúm bò… Kết quả của đề tài được công bố trong các ấn phẩm:  Điện châm điều trị bệnh trên gia súc. Tạp chí khoa học Nông nghiệp 10/1982.  Châm cứu điều trị bệnh sát nhau của bò. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm 3/1989.  Châm cứu điều trị bệnh viêm vú và viêm tử cung bò. Tuyển tập công trình 81 - 85 Bộ Nông nghiệp.  Tác dụng của huyệt Tam âm giao và huyệt Thận môn. Tạp chí Châm cứu số 1/1991.  Châm cứu điều trị bệnh bại liệt trên gia súc. Thông tin Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I 1/1991. Bên cạnh những nghiên cứu khoa học, người chủ trì đề tài còn là uỷ viên chấp hành Hội Châm cứu Việt Nam từ Khóa II đến Khoá V, đã được phong Chủ tịch danh dự Hội Châm cứu CUBA. Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng sử dụng phụ phẩm cây lương thực làm thức ăn cho trâu bò. Chủ trì và tham gia: Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú Những kết quả nghiên cứu thu được của đề tài cho đến nay cho phép ước tính được khối lượng các nguồn phụ phẩm hoặc dựa vào diện tích gieo trồng/hoặc dựa vào chính phẩm. Trên cơ sở phân tích thành phần hoá học của các nguồn phụ phẩm, nhóm tác giả đã nghiên cứu thành công các phương pháp chế biến dự trữ các nguồn phụ phẩm này cũng như việc tính toán bổ sung dinh dưỡng nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm khi dùng làm thức ăn nuôi dưỡng trâu bò. Trên cơ sở những nghiên cứu trong lĩnh vực này, nhóm đã tích luỹ được nhiều kiến thức và đã biên soạn cuốn sách “Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại” được NXB Nông nghiệp xuất bản năm 2003 và tái bản năm 2004, 2005. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu thu được đã được chuyển giao vào thực tiễn sản xuất, được nông dân áp dụng có hiệu quả và đã được phản ánh trong một chương trình phim tài liệu khoa học của Đài truyền hình T.Ư. Phương pháp xử lý rơm bằng urê kết hợp với vôi của chúng tôi đã được một số nhà khoa học thử nghiệm lại và ứng dụng ở một số nước khác như Campuchia, Indonexia, Malaixia, Iran, Sip, Thổ Nhĩ Kỳ, Séc. Đặc biệt, Giáo sư Ron Leng đã giới thiệu công nghệ này cho các trang trại ở Australia và đang được áp dụng rất thành công trên quy mô lớn. 91 Ấn phẩm đã công bố 92  Nguyen Xuan Trach, Cu Xuan Dan, Le Viet Ly and Frik Sundstol (1998). Effects of urea concentration, moisture content, and duration of treatmet on chemical composition of alkali treated rice straw. Livestock Research for Rural Development 10 (1). http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd10/1/trac101.htm  Nguyen Xuan Trach, Cu Xuan Dan, Magne Mo, Frik Sundstol and Le Viet Ly (2000). A feeding trial on growing cattle to evaluate effects of rice straw treatment with urea and/or lime. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 1. Trang 105-112.  Nguyễn Xuân Trạch (2001). Ảnh hưởng của giống lúa, mùa vụ và địa phương đến khả năng phân giải rơm rạ ở dạ cỏ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 9/2001. Trang 607-608.  Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2001). Effects of treatmen of rice straw with lime and/or urea on its chemical composition, invitro gas production and in-sacco degradation characteristics. Livestock Research for Rural Development 13 (4).  Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2001). Effects of treatment of rice straw with lime and/or urea on its intake, digestibility and rumen liquor characteristics. Livestock Research for Rural Development 13 (4).  Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2001). Effects of treatment of rice straw with lime and/or urea on responses of growing cattle - Livestock Research for Rural Development 13 (5).  Nguyễn Xuân Trạch, Chu Mạnh Thắng và Vũ Văn Thành (2001). Ảnh hưởng của xử lý và bổ sung dinh dưỡng khi sử dụng rơm làm thức ăn nuôi bê sinh trưởng. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp 1. Số 2. Trang 135-140.  Nguyễn Xuân Trạch (2003). Ảnh hưởng của kiềm hoá đến giá trị dinh dưỡng của rơm và sinh trưởng của bê. Tạp chí Chăn nuôi 8/2003. Trang 6-8.  Nguyen Xuan Trach (2003). Responses of growing cattle to wet brewers’ grains or sugarcane molasses supplemented to diets based on untreated or treated rice straw. Livestock Research for Rural Development 15 (2).  Nguyen Xuan Trach (2003). Effects of supplementation of wet brewers’ grains and sugarcane molasses to rice straw on rumen degradation efficiency. Livestock Research for Rural Development 15 (6).  Nguyen Xuan Trach (2004). An evaluation of adoptability of alkali treatment of rice straw as feed for growing beef cattle under smallholders’ circumstances. Livestock Research for Rural Development 16 (7).  Nguyen Xuan Trach and Mai Thi Thom (2004). Responses of growing beef cattle to a feeding regime combining road side grazing and rice straw feeding supplemented with urea and brewers’ grains following an oil drench. Livestock Research for Rural Development 16 (7).  Nguyễn Xuân Trạch (2004). Ảnh hưởng của xử lý kiềm hoá bằng vôi hoặc urê đến lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hoá rơm. Tạp chí Chăn nuôi Số 11/2004. Trang 16-18.  Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú, Lê Văn Ban, Bùi Thị Bích (2006). Ảnh hưởng của ủ chua và kiềm hoá đến tính chất, thành phần hoá học và tỷ lệ tiêu hoá in-vitro của rơm lúa tươi. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp-Trường Đại học Nông nghiệp1. Tập IV, số 1/2006.  Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Nguyễn Hùng Sơn (2006). Ảnh hưởng của kiềm hoá rơm lúa tươi bằng urê đến khả năng phân giải in-sacco của rơm. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp1. Tập IV, số 2/2006.  Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2006). Ảnh hưởng của ủ kiềm hoá rơm tươi với urê đến khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng của bê sinh trưởng. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học nông nghiệp 1. Tập IV, số 2/2006.  Bùi Quang Tuấn, Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Tôn Thất Sơn (1999). Ảnh hưởng của việc thay thế một phần cỏ tươi bằng thân cây ngô già dự trữ đến quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ cỏ của bò. Tạp chí Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm. Tháng11/1999. Tr. 511 - 513.  Bùi Quang Tuấn, Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Tôn Thất Sơn (1999). Nghiên cứu sử dụng thân cây ngô già sau thu bắp làm thức ăn cho bò sữa. Tạp chí Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm. Tháng 12/1999. Tr. 559–560.  Vũ Duy Giảng, Bùi Quang Tuấn (2003). Studies on use of maize stover as feed for dairy cattle. Tạp chí KHKT Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I. Tập I, số 2/2003. Tr. 33 – 40.  Bùi Quang Tuấn, Tôn Thất Sơn (2004). Xử lý urê cây ngô sau thu bắp làm thức ăn nuôi bò cái hậu bị. Tạp chí KHKT Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I. Tập II, số 4/2004. Tr. 275 – 279.  Bùi Quang Tuấn (2005). Ủ bảo quản bã sắn làm thức ăn dữ trữ cho trâu bò. Tạp chí Chăn nuôi. Số 7/2005. Tr. 13 - 17.  Bùi Quang Tuấn, Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Tôn Thất Sơn (2006). Ủ chua cây ngô sau thu bắp già làm thức ăn cho bò sữa tại Đan Phượng, Hà Tây. Tạp chí Chăn nuôi. Số 2/2006. Tr. 18 – 22. 93  Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn (2006). Chế biến bã sắn làm thức ăn cho bò sữa. Tạp chí KHKT Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I. Tập IV, số 1/2006. Tr. 25 – 30. Nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vật nuôi ở Việt Nam. Chủ trì và tham gia: Đặng Vũ Bình, Phan Xuân Hảo, Nguyễn Hữu Nam và các chuyên gia Nhật Bảo tồn Quỹ gen các giống vật nuôi nhằm giúp Việt Nam có định hướng bảo tồn nguồn gen quý hiếm ở các giống vật nuôi ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các cấu trúc gen điều khiển các kiểu protein máu của trâu, bò, ngựa, lợn, dê, gà địa phương cũng như các tính đa hình các gen. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ về nguồn gốc giữa các giống vật nuôi ở Việt Nam với các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Ấn phẩm đã công bố 94  Ðặng Vũ Bình (1998). Some Main Characteristics of Native Domestic Animal Breeds in Vietnam. Report of the society researches on native livestock, 1998, N. 16, pp. 12-Jan, 1998.  Takashi Amano, Kazuhito Kurogi, Kazuaki Tanaka, Takao Namikawa, Yoshio Yamamoto, Chau Ba Loc, Ho Van Son, Nguyen Huu Nam, Phan Xuan Hao, Dang Vu Binh (1998). Constitution of Genes Controlling Blood Protein Types of Vietnam, Native Water Buffaloes and Their Phylogenetic Study. Report of the society researches on native livestock, 1998, N. 16, pp. 33-48, 1998.  Yoshio Yamamoto, Takashi Amano, Takao Namikawa, Kenji Tsunoda, Hisato Okabayashi, Hiroshi Hata, Ken Nozawa, Takao Nishida, Takahiro Yamagata, Nakao Isobe, Kazhuhito Kugori, Kazuaki Tanaka, Chau Ba Loc, Ho Van Son, Vo Tong Xuan, Nguyen Huu Nam, Ha Quang Hung, Vu Duy Giang, Dang Vu Binh (1998). Gen-constitution of Native Chickens in Vietnam. Report of the society researches on native livestock, 1998, N. 16, pp. 75-84, 1998.  Yaetsu Kurosawa, Kazuaki Tanaka, Yukio Okada, Takao Namikawa, Yoshio Yamamoto, Dang Vu Binh, Ha Quang Hung (1998). Electrophoretic Variations of Serum Amylase -1 (Am-1) in Native Domestic Pigs of Vietnam. Report of the society researches on native livestock, 1998, N. 16, pp. 85-90, 1998.  Ken Nozawa, Takashi Amano, Takao Namikawa, Yoshio Yamamoto, Dang Vu Binh, Phan Xuan Hao, Nguyen Huu Nam (1998). Coat-color Polymorphism in Water Buffaloes of Vietnam. Report of the society researches on native livestock, 1998, N. 16, pp. 131-136, 1998.  Takao Namikawa, Kazuaki Tanaka, Takahiro Yamagata, Kazuhito Kurogi, Takashi Amano, Phan Xuan Hao, Nguyen Huu Nam, Trinh Dinh Thau, Dang Vu Binh, Chau Ba Loc, Nguyen Dinh Minh (1998). Geographical Distribution of Coat-color Variations and Withers Height in the Native Cattle of Vietnam. Yoshio Yamamoto, Report of the society researches on native livestock, 1998, N. 16, pp. 149-154, 1998.  Takao Namikawa, Kazuaki Tanaka, Takahiro Yamagata, Kazuhito Kurogi, Takashi Amano, Phan Xuan Hao, Nguyen Huu Nam, Trinh Dinh Thau, Dang Vu Binh, Chau Ba Loc, Yoshio Yamamoto (1998). Observation of the Short-tail Traits in the Street Dogs of Vietnam and Geographical Distribution. Report of the society researches on native livestock, 1998, N. 16, pp. 155-160, 1998.  Takahiro Yamagata, Kyoko Nakai, Kazuaki Tanaka, Takao Namikawa, Yoshio Yamamoto, Hoa Van Son, Chau Ba Loc, Nguyen Huu Nam, Dang Vu Binh (1999). Morphology and Mitochondrial DNA Variation of the Wild Musk Shrews in Vietnam. Report of the society researches on native livestock, 1999, N. 17, pp. 179-186, 1999.  Kazuaki Tanaka, Yukio Okada, Asato Kuroiwa, Takahiro Yamagata, Takao Namikawa, Takashi Amano, Hideyuki ManneN. Yaetsu Kurosawa, Ken Nozawa, Masahise Nishibori, Yoshio Yamamoto, Nguyen Huu Nam, Phan Xuan Hao, Trinh Dinh Thau, Dang Vu Binh, Chau Ba Loc, Nguyen Dinh Minh, Buonthong Bouahom, Tienne Vannasouk, Buoaly Seng Dara, Soukanh Keonuchanh, Kaviphone Phouthavongs, Soulivanh Novaha, Bounna Pannavong (2000). An Assay for Paternal Gene Flow between the Taurustype and Indicus-type Cattle in Laos and Vietnam Using Variation in SRY Gene. Report of the society researches on native livestock, 2000, N. 18, pp. 59-64, 2000. Điều tra, đánh giá và định hướng phát triển trâu miền Bắc Việt Nam. Chủ trì và tham gia: Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch và các cộng tác viên Đây là một trong những dự án thu hút nhiều nhà khoa học của Khoa Chăn nuôi Thú y tham gia, cùng sự cộng tác hiệu quả với các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi, các cán bộ khoa học và quản lý và nhân dân ở các địa phương triển khai dự án. Dự án bắt đầu triển khai từ cuối năm 1996 và kết thúc năm 1999. Dự án đã đánh giá được tình hình phát triển đàn trâu và vai trò con trâu trong nền kinh tế nông thôn ở các vùng sinh thái miền Bắc Việt Nam, các đặc tính sinh học cơ bản và tiềm năng kinh tế của con trâu và đã có những kiến nghị định hướng phát triển đàn trâu trong tương lai. 95 Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm dứa làm thức ăn cho gia súc. Chủ trì và tham gia: Nguyễn Bá Mùi, Cù Xuân Dần, Vũ Duy Giảng Đây là một công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về sử dụng phụ phẩm dứa làm thức ăn cho gia súc ở Việt Nam. Đề tài đã xác định được tiềm năng phụ phẩm dứa, các phương pháp chế biến dự trữ, xác định tỷ lệ thay thế thức ăn thô xanh trong khẩu phần bằng phụ phẩm dứa, nghiên cứu ảnh hưởng của phụ phẩm dứa ủ chua đến hoạt động trao đổi chất ở dạ cỏ, đến khả năng sản xuất của đàn bò sữa, bò thịt, lợn nái và lợn thịt. Ấn phẩm đã công bố  Nguyễn Bá Mùi, Cù Xuân Dần, Vũ Duy Giảng (2001). Tỷ lệ tiêu hoá dạ cỏ các chất dinh dưỡng của phụ phẩm dứa và ảnh hưởng của nó đến trao đổi chất. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, số 2/2001. Tr. 117 – 124.  Nguyễn Bá Mùi (2004). Ảnh hưởng của việc thay thế một phần năng lượng trong khẩu phần bằng bã dứa ủ chua đến khả năng sản xuất của lợn nái nuôi con và ảnh hưởng của bã dứa ủ chua đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con sau cai sữa. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, số 5/2004. Tr. 353 – 357. Nâng cao khả năng sử dụng phụ phẩm mía đường làm thức ăn cho bò. Chủ trì và tham gia: Đặng Vũ Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Phạm Kim Đăng Đây là đề tài trọng điểm cấp bộ năm 2003 – 2004 đã nghiệm thu. Đề tài đã đánh giá được tiềm năng phụ phẩm mía đường ở vùng nghiên cứu, phân tích thành phần hoá học của ngọn và lá mía, nghiên cứu một số phương pháp dự trữ, sử dụng ngọn lá mía trong khẩu phần ăn của bò. Kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trên các số tạp chí KHKT NN, Trường Đại học Nông nghiệp I như: 96  Đặng Vũ Bình, Phạm Kim Đăng (2005). Đánh giá nguồn phụ phẩm mía dùng cho chăn nuôi trâu bò ở vùng nguyên liệu mía đường Bắc Trung bộ. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, số 3/2005. Tr. 181 – 184.  Đặng Vũ Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn (2005). Ảnh hưởng của ủ chua và xử lý urê đến tính chất và thành phần dinh dưỡng của ngọn lá mía. Tạp chí KHKT NN, Trường Đại học Nông nghiệp I, số 2/2005. Tr. 125 – 129.  Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Hùng Sơn (2005) Ảnh hưởng của ủ chua và xử lý urê đến khả năng phân giải của ngọn lá mía trong dạ cỏ. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Tập 3, Số 2/2005.  Đặng Vũ Bình, Phạm Kim Đăng, Nguyễn Xuân Trạch (2006) Kết quả thí nghiệm nuôi bò thịt bằng ngọn lá mía ủ chua. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Tập 4, Số 1/2006. Tr. 386-389. Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn lactic dùng trong tăng trưởng và phòng trừ bệnh đường ruột ở lợn con bú sữa. Chủ trì và tham gia: Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Lê Đây là đề tài cấp bộ năm 2001 – 2003, đã nghiệm thu. Đề tài đã chọn lọc được 9 chủng vi khuẩn lăctic từ 35 chủng phân lập để phối hợp ra 7 công thức với số chủng và thành phần các chủng dựa theo kết quả phân lập. Kết quả đã chọn lọc được công thức dùng để sản xuất chế phẩm sinh học. Đã xây dựng được quy trình và tiến hành sản xuất thực nghiệm chế phẩm Biolactyl, đồng thời định ra được tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm về màu sắc, mùi vị, độ ẩm và lượng tế bào. Thực nghiệm nuôi dưỡng bằng chế phẩm sinh học đã cho kết quả tốt trong tăng trưởng và phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con bú sữa. Kết quả của đề tài đã được tác giả trình bày trong báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ và trên Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa CNTY.  Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Lê (2001). Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Biolactyl-01 trong nuôi dưỡng lợn con theo mẹ. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa CNTY (1999 – 2001), NXB NN. Tr. 24 – 29. Nghiên cứu bổ sung vitamin C nâng cao năng suất gia cầm. Chủ trì và tham gia: Vũ Duy Giảng, Bùi Hữu Đoàn Để nghiên cứu sử dụng vitamin C, nâng cao năng suất gia cầm, nhóm tác giả đã tiến hành các thí nghiệm bổ sung vitamin C cho gà con, gà thịt, gà đẻ và gà trống. Một số kết quả đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, áp dụng cho chăn nuôi gà trong phạm vi toàn quốc. Các thí nghiệm tại Trường Đại học Nông nghiệp I cho thấy, khi bổ sung vitamin C liều 100 ppm vào khẩu phần ăn cho gà con từ 0 – 4 tuần tuổi đã làm giảm tỷ lệ chết từ 0,63 - 4,70%, giảm tỷ lệ gà con bị khoèo chân từ 1,06 - 2,0%, tăng hàm lượng khoáng tổng số trong tro xương đùi lúc 4 tuần tuổi từ 3,65 – 3,95%. 97 Khi bổ sung vitamin C với các liều 250 và 500 ppm cho gà đẻ trứng giống đã làm tăng 6,50 - 10,80% sản lượng trứng; tăng 4,60 - 8,80% tỷ lệ trứng giống; tăng 0,02 0,04 mm độ dày vỏ trứng; tăng 0,50 - 0,90 kg/cm2 độ chịu lực của vỏ trứng. Khi bổ sung 3 mức vitamin C cho gà trống sinh sản: 150; 300; 450 ppm đã làm tăng thể tích tinh dịch tăng so với đối chứng 29%, tăng đáng kể hoạt lực tinh trùng (từ 3,94 - 5,66% so với đối chứng), tăng tỷ lệ thụ tinh 4,6 – 9,9%, tăng tỷ lệ ấp nở lên từ 3,3 – 11,2% so với đối chứng. Các bài báo đã công bố liên quan đến công trình 98  Vu Duy Giang, Bui Huu Doan (1998). Effects of vitamin C suppplementation of a diet for 0-4 week old chickens on the absorption of calcium and phosphorus. Livestock Reseach for Rural Development - The international journal for research into sustainable developing world agriculture, Cali, Colombia. ISSN 0121-784. Volume 10, Number 2/1998; pg. 1-4  Vũ Duy Giảng, Bùi Hữu Đoàn (1998). Bước đầu đánh giá phương pháp xác định photpho trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ trứng giống. Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 6/1998, Tr. 263.  Bùi Hữu Đoàn (1998). Nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin C đến quá trình chuyển hoá canxi, photpho ở gà mái sinh sản. Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 11/1998, Tr. 502.  Bui Huu Doan (1999). Effects of different levels of dietary calcium and suplemental vitamin C on growth, survivability, leg abnormalities, total ash in tibia, serum calcium and phosphorus in 0-4 week-old chicks under tropical coditions. Livestock Reseach for Rural Development - The International Journal for Research into sustainable developing world agriculture, Cali, Colombia. ISSN 0121-3784. Volume 11, Number 3/1999.  Bùi Hữu Đoàn (2000). Khảo sát hàm lượng vitamin C trong thức ăn của gia cầm. Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 8/ 2000, Tr. 372.  Bùi Hữu Đoàn (2003). Nghiên cứu bổ sung vitamin C cho gà trống sinh sản. Tạp chí KHKT Nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp I - Số 4/2003.  Bùi Hữu Đoàn (2004). Bổ sung vitamin C nâng cao năng suất gia cầm. NXB Nông nghiệp, 100 trang (Sách chuyên khảo - dùng cho ngành Chăn nuôi - thú y). MỘT SỐ BÀI BÁO KHOA HỌC TIÊU BIỂU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TỪ VI KHUẨN LACTIC DÙNG TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở LỢN CON BÚ Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Lê I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay việc sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trị bệnh đường ruột ở người và động vật là khá phổ biến. Do chế phẩm sinh học không những có hiệu quả khá rõ rệt trong phòng trị bệnh tiêu chảy mà còn khá an toàn cho động vật sử dụng, tránh được việc sử dụng quá nhiều kháng sinh sẽ tạo ra các dòng vi khuẩn gây bệnh quen thuốc và sự tồn dư của kháng sinh trong thực phẩm có hại cho người tiêu dùng. Trong các chế phẩm sinh học thì có lẽ chế phẩm nuôi cấy từ vi khuẩn lăctic được nghiên cứu sản xuất và sử dụng nhiều hơn cả. Tuy nhiên các chế phẩm sinh học này chủ yếu sử dụng cho người còn những nghiên cứu và các sản phẩm tương tự dùng cho gia súc còn quá ít. Để có được một chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong tăng trưởng và phòng trị bệnh đường ruột cho lợn con bú sữa cần thiết phải có một sản phẩm vừa có chất lượng lại vừa có giá thành hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận. Nghiên cứu để chọn lọc được các chủng vi khuẩn lăctic cần thiết cũng như xác định môi trường và điều kiện thích hợp để nuôi cấy chúng phù hợp với thực tế sản xuất ở nước ta. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu - Phân lập và chọn lọc các chủng vi khuẩn lăctic từ các mẫu thức ăn lên men, mẫu thuốc khác nhau; - Chọn công thức phối hợp các chủng vi khuẩn lăctic thích hợp nhất dùng trong sản xuất chế phẩm Biolactyl. - Sản xuất chế phẩm Biolactyl và xác định hiệu quả của nó bằng các thực nghiệm nuôi dưỡng lợn. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu a. Trong tuyển chọn giống vi khuẩn lăctic và sản xuất chế phẩm sinh học, vật liệu nghiên cứu gồm: 4 mẫu thức ăn lên men, 2 mẫu thức ăn bổ sung và 8 mẫu dược phẩm dùng trong phân lập; 8 môi trường dùng trong phân lập và thí nghiệm; 4 loại kháng sinh dùng trong thí nghiệm là Tetraxilin HCl, Streptomixin, Cloramphenicol, Furazolidon. Sơ bộ định giống các chủng vi khuẩn lăctic được chọn lọc dựa vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, đặc điểm lên men và những thông tin có được từ các mẫu phân lập đối chiếu với khóa phân loại của Bergey. 99 - Xác định số lượng tế bào vi khuẩn lăctic bằng phương pháp gián tiếp qua đếm các khuẩn lạc vi khuẩn trên môi trường thạch đĩa theo phương pháp Koch và xác định độ pH: bằng pH METTLER TOLEDO MP.220 pH meter. b. Trong thực nghiệm nuôi dưỡng - Thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành trên các lợn nái chửa và nuôi con giống Móng Cái, có thời gian chửa và đẻ không chênh nhau quá 10 ngày. - Nguyên lịêu thức ăn dùng trong phối chế khẩu phần ăn dựa vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở. Thí nghiệm được tiến hành ở 4 địa điểm. Bảng 1. Bố trí thí nghiệm Lợn mẹ PTB Tuổi (kg) (năm) Địa điểm TN Lô TN Trại giống gia súc-gia cầm Nam Định TN 10 88,4 C 10 Phượng Mao - Quế Võ, Bắc Ninh TN Lợn con Pss Tỷ lệ (kg) Lứa đẻ (lứa) n 2,43 3,7 99 0,59 51/48 89,1 2,57 3,6 97 0,57 52/45 10 97,6 3,20 4,8 102 0,63 53/49 §C 10 97,3 3,30 4,9 98 0,61 53/45 Yên Sở - Hoài Đức, Hà Tây TN 10 95,0 3,45 3,7 104 0,86 55/49 §C 10 96,0 3,50 3,9 106 0,85 62/44 An Châu - Nam Sách, Hải Dương TN 10 99,8 3,60 4,6 99 0,61 50/49 ĐC 10 97,4 3,10 4,0 98 0,60 49/49 n - Điều kiện thí nghiệm: Lô thí nghiệm, trước khi đẻ 10 ngày cho lợn mẹ ăn khẩu phần có bổ sung 1% chế phẩm Biolactyl cho đến khi lợn con ăn được. Khi lợn con ăn được bổ sung chế phẩm vào khẩu phần ăn của lợn con theo tỷ lệ tăng dần từ 0,75 – 1%; Lợn con bị bệnh điều trị với liều 1g/1kg thể trọng. Lô đối chứng: Phòng và trị bệnh được thực hiện như thực tế của cơ sở. - Xác định các chỉ tiêu: Thời gian bảo hộ (ngày); Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy (%); Trọng lượng lợn lúc 21 ngày tuổi và khi cai sữa (kg); Hiệu quả kinh tế: Tiêu tốn thức ăn và chi phí để sản xuất 1kg lợn con cai sữa. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lăctic cần cho sản xuất chế phẩm 1.1 Phân lập và sơ bộ phân loại các chủng vi khuẩn a. Đã tách được 35 chủng vi khuẩn lăctic trong 12 mẫu đem phân lập. Sơ bộ phân loại 35 chủng nằm trong 14 loài thường gặp trong lên men tự nhiên và thường được sử 100 dụng trong bảo quản chế biến và sản xuất các chế phẩm sinh học. Đó là: Lactobacillus acidophilus, L .casei, L. bulgaricus, L. lactis, L. bifidus, L. brevis L. delbruckii, L. fermenti, L. arabinosus, Bifidobacterium longum, Bifidobact. infans, Streptococcus lactis, Strep. faecalis, Strep. cremosus. b. Xác định được sự phân bố của các loài vi khuẩn lăctic trong 12 mẫu phân lập như sau: - 9 loài : L. lactis, L. bifidus, L. bulgaricus, L. arabinosus, L. delbruckii, L. brevis, Strep. cremosus, Bifidobacterium longum, Bifidobact. infantis chỉ xuất hiện trong 1 mẫu phân lập (8,3% tổng số mẫu). - Loài L. fermenti phát hiện thấy trong 2 mẫu (16,7% số mẫu). - Loài Strep. faecalis phát hiện thấy trong 3 mẫu (25,0% số mẫu). - Loài Streptococcus lactis phát hiện thấy trong 4 mẫu (33,3% số mẫu). - Loài L.casei phát hiện thấy trong 6 mẫu (50,0% số mẫu). - Loài Lactobacillus acidophilus phát hiện thấy trong 11 mẫu (91,6% số mẫu). Lactobacillus acidophilus là loài xuất hiện ở trong hầu hết các mẫu (91,67%), là loài có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh ở độ pH thấp (pH  3) và có khả năng sản xuất axit lăctic mạnh. c. Trong các mẫu phân lập thường có nhiều chủng loài vi khuẩn lăctic cùng tồn tại: 3 mẫu có 4 chủng (25%), 6 mẫu có 3 chủng (50%), 2 mẫu có 2 chủng (16,7%), 1 mẫu có 1 chủng (8,3 %). Kết quả trên là căn cứ để thực hiện sự phối hợp nhiều chủng vi khuẩn lăctic trong một công thức để sản xuất chế phẩm sinh học sau này. 1.2. Thí nghiệm chọn lọc các chủng vi khuẩn lăctic Đã chọn được 9 trong số 36 chủng phân lập được có số lượng tế bào lớn và lượng axit lăctic sinh ra lớn. Đó là các chủng: L. acidophilus ánbi, L. bifous Lt.Mớ, L. lactis L. Fe, L.casei €o.M, L. bulgavius Bi.LII, L.cremosus Dc.I, Strep.lactis €a.ơ, Strep. feacalis Bif.D, Bifidobacter.longum Lt.Mi. Dựa vào đặc tính sinh vật học của từng chủng vi khuẩn lăctic và tham khảo những tổ hợp các vi khuẩn lăctic phát hiện được trong các mẫu khi phân lập để phối hợp thành các công thức sau đây. Công thức I: Lactobacillus acidophilus Công thức II: L.acidophilus + L.lactis Công thức III: L.acidophilus + L.casei + Strep tococus lactis Công thức IV: L.acidophilus + L.bifidus + Strep.faccalis Công thức V: L.acidophilus + L. cremosus + strep.lactis Công thức VI: L.acidophilus + L.casei + L.bulgaricus + Strep.lactis Công thức VII: L.acidophilus+ Bifidobacterium longum + strep.faecalis 101 Để chọn một công thức phối hợp chủng tốt, chúng tôi đã tiến hành một số thí nghiệm. Kết quả cụ thể như sau: a. Kết quả xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng vi khuẩn lăctic trong các công thức ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Kết quả cụ thể được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: - Nuôi cấy ở các mức nhiệt độ 37, 45, 50 và 550C đã loại 2 công thức I, V vì có hoạt tính thấp nhất. - Nuôi cấy ở 600C: 0 công thức IV > VI > VII > III > II 0 - Nuôi cấy ở 65 C và 70 C: IV > VII > VI > III > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 3 và 4: IV > VII > VI > III > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 5 và 6: VII > IV > VI > III > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 7: VII > IV > III > VI > II - Nuôi cấy ở môi trường có độ pH 8: VII > IV > II > VI > III Qua kết quả nuôi cấy ở nhiệt độ từ 60 - 700C và ở độ pH ban đầu từ 3 - 8 đã loại công thức II và III. - Kết quả xác định số lượng tế bào khi nuôi cấy vi khuẩn lăctic trên 4 môi trường, mỗi môi trường có chứa 1 loại kháng sinh là Tetraxilin HCl, Streptomixin, Furazolidon hoặc Cloramphenicol cho thấy chỉ công thức IV mới có số lượng tế bào tăng lên với số lượng không lớn trên cả 4 môi trường; công thức VII có số lượng tế bào tăng lên không đáng kể. So sánh số lượng tế bào giữa các công thức: công thức IV > VII > VI. b. Kết quả xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng vi khuẩn lăctic trên các môi trường nhân giống cấp 1, 2 và trên các môi trường sản xuất (môi trường đặc). - Nhân giống cấp 1 trên 2 môi trường sữa đặc và đậu nành: IV > VII > VI - Nhân giống cấp 1 trên môi trường nước ép rau VII > IV > VI - Nhân giống cấp 2 trên môi trường lỏng: cám gạo IV > VII > VI - Nhân giống trên môi trường cấp 2: Bột ngô, bột gạo, bột sắn IV > VI > VII - Lên men trên môi trường sản xuất đặc: cám gạo IV > VI > VII - Lên men trên môi trường sản xuất đặc: Bột gạo và bột sắn V>V > V Từ các kết quả trên chọn lọc được công thức V: L.acidophilus + L.bifidus + Strep.feacalis để sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học vì các vi khuẩn lăctic có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ cao, trong môi trường có độ pH thấp và có các chất kháng sinh, trên nhiều loại môi trường nhân giống và sản xuất là những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm ở các địa phương . 102 2. Kết quả sản xuất thực nghiệm chế phẩm sinh học Tiến hành sản xuất thực nghiệm chế phẩm theo sơ đồ dưới đây, bao gồm: L.acidophilus L.bifidus Strep.faecalis Nhân giống cấp 1 trên môi trường nhân giống t0C = 32 – 370C; Thời gian: 28 giây Nhân giống cấp 2 trên môi trường nhân giống t0C = 32 – 370C; Thời gian: 24 giây Lên men trên môi trường bột xốp t0C = 32 – 370C; Thời gian: 86 giây Sấy khô ở 55 – 600C còn độ ẩm 12% Pha trộn, đóng gói Thành phẩm - Giống - Môi trường nhân giống: sữa đậu nành - Môi trường lên men sản xuất chế phẩm: bột sắn - Tiêu chuẩn của thành phẩm (chế phẩm Biolactyl): bột tơi xốp có mùi thơm đặc trưng, độ ẩm 12 - 13%, số lượng tế bào: 1,5.10 6 - 4,5.10 6 tế bào/g. 3. Kết quả xác định hiệu quả tác dụng của chế phẩm sinh học khi nuôi dưỡng trên lợn 3.1. Kết quả xác định thời gian bảo hộ Thời gian bảo hộ bình quân đối với lợn ở các lô thí nghiệm đều dài hơn ở lô đối chứng. Lợn ở các lô thí nghiệm bị bệnh lần đầu chậm hơn lợn ở lô đối chứng từ 4,68 – 5,23 ngày. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con theo mẹ ở các lô thí nghiệm đều thấp hơn so với lợn ở các lô đối chứng. Tuy nhiên có sự khác nhau về giảm tỷ lệ mắc bệnh ở các địa điểm thí nghiệm: ở Nam Định là 22,3%, ở Bắc Ninh là 25,85%, ở Hải Dương là 31,16% và ở Yên Sở – Hoài Đức – Hà Tây là 45,75%. 103 Bảng 2. Kết quả xác định thời gian bảo hộ Địa điểm Lô TN Trại giống gia súc-gia cầm Nam Định Phượng Mao - Quế Võ Bắc Ninh Yên Sở - Hoài Đức Hà Tây An Chấn - Nam Sách Hải Dương TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Số con bị bệnh (con) 31 52 34 58 26 75 53 83 Tổng thời gian bảo hộ (ngày) 452 515 312 229 201 152 691 678 Bình quân thời gian bảo hộ (ngày) 14,58 9,90 9,18 3,95 7,73 2,03 13,04 8,17 Chênh lệch TN-ĐC (ngày) 4,68 5,23 5,07 4,87 3.2. Kết quả xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy Bảng 3. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh Địa điểm Lô TN Trại giống gia súc gia cầm Nam Định Phượng Mao - Quế Võ - Bắc Ninh Yên Sở - Hoài Đức Hà Tây An Chấn - Nam Sách Hải Dương TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Số lợn con TN (con) 99 97 102 98 104 106 99 98 Số con bị bệnh (con) 31 52 34 58 26 75 53 83 Tỷ lệ mắc bệnh (%) 31,31 53,61 33,33 59,18 25,00 70,75 53,53 84,69 3.3. Kết quả xác định trọng lượng của lợn đến cai sữa - Trọng lượng lợn lúc 21 ngày tuổi: Trọng lượng lợn ở các lô thí nghiệm đều cao hơn so với lợn ở các lô đối chứng trong giới hạn từ 3,04% - 7,50%. - Trọng lượng lợn lúc cai sữa (60 ngày tuổi): Trọng lượng lợn lúc cai sữa ở tất cả các lô thí nghiệm đều cao hơn lợn ở lô đối chứng trong giới hạn từ 2,79 – 8,1%. 3.4. Kết quả xác định hiệu quả kinh tế Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg lợn cai sữa ở tất cả các lô thí nghiệm đều thấp hơn ở các lô đối chứng: TN ở Nam Định là 2,03 kg, ở Bắc Ninh là 0,4 kg, ở Hà Tây là 0,43 kg, ở Hải Dương là 0,79 kg. Chi phí cho sản xuất 1 kg lợn cai sữa ở tất cả các lô đối chứng đều cao hơn các lô thí nghiệm: TN ở Nam Định là 1986,1đ, ở Bắc Ninh là 612,3đ, ở Hà Tây là 234,4đ, ở Hải Dương là 754,0đ. Do tiêu tốn thức ăn lớn, đồng thời do ở các lô đối chứng tỷ lệ lợn con mắc bệnh cao, mắc bệnh lặp lại nhiều lần nên chi phí về thuốc thú y cũng lớn. Mức độ giảm tiêu tốn và chi phí có sự khác nhau giữa các thí nghiệm được tiến hành ở các cơ sở chăn nuôi khác nhau, có thể do sự phối chế khẩu phần và các điều kiện chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng khác nhau. 104 Bảng 4. Kết quả xác định trọng lượng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa Trại giống gia súc-gia cầm Nam Định Phượng Mao Quế VõBắc Ninh Yên Sở - Hoài Đức - Hà Tây Trọng lượng bình quân của lợn ở các thời kỳ Số lợn con TN (con) Sơ sinh Xmx (kg) X  mx (kg) CV% X  mx (kg) CV% TN 99 0,59  0,029 3,25  0,03 4,3 10,02  0,04 1,5 ĐC 97 0,56  0,02 3,13  0,06 6,7 9,64  0,14 Địa điểm thí nghiệm Lô So sánh TN/ĐC (%) * 103,83 TN 102 0,63  0,004 3,15  0,015 ĐC 98 0,61  0,012 2,92  0,07 So sánh TN/ĐC (%) 107,50 TN 104 0,86  0,02 4,39  0,05 ĐC 106 0,85  0,025 4,10  0,07 So sánh TN/ĐC (%) An Châu Nam Sách Hải Dương 21 ngày tuổi 107,07 TN 99 0,61  0,01 4,06  0,102 ĐC 98 0,63  0,008 3,94  0,112 So sánh TN/ĐC (%) 103,04 60 ngày tuổi * 4,8 * 103,94 4,75 11,19  0,021 7,09 10,48  0,12 * 3,87 5,38 * 106,77 10,46 11,5 11,45  0,13 13,06 10,59  0,139 * * 12,2 * 108,10 3,27 11,81  0,136 5,42 11,49  0,210 2,79 3,82 * 102,79 P < 0,05 Như vậy từ các kết quả thí nghiệm về nuôi dưỡng nêu trên đã chứng minh rằng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn lăctic được sản xuất thử nghiệm trên cơ sở chọn lọc một tổ hợp phối hợp các chủng vi khuẩn lăctic tốt đã có tác dụng tích cực đối với phòng trị bệnh và sự tăng trưởng của lợn con bú sữa, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi giúp cho các cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản sản xuất được các con giống có phẩm chất tốt, giá thành hạ. IV. KẾT LUẬN - Đã chọn lọc được 9 chủng vi khuẩn lăctic từ 35 chủng phân lập để phối hợp ra 7 công thức với số chủng và thành phần các chủng dựa theo kết quả phân lập. Kết quả đã chọn lọc được công thức: L. acidophilus + L. bifidus + Strep.feacalis dùng để sản xuất chế phẩm sinh học. - Đã xây dựng được quy trình và tiến hành sản xuất thực nghiệm chế phẩm Biolactyl, đồng thời định ra được tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm về màu sắc, mùi vị, độ ẩm và lượng tế bào. - Thực nghiệm nuôi dưỡng bằng chế phẩm sinh học đã cho kết quả tốt trong tăng trưởng và phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con bú sữa: Tăng thời gian bảo hộ bình quân so với lô đối chứng từ 4,68 - 5,23 ngày; Giảm tỷ lệ mắc bệnh từ 22,3 - 45,75%; Giảm tỷ lệ tái phát bệnh từ 6,8 - 32,51%; Giảm tỷ lệ còi cọc từ 10,48 - 18,96%; Tăng trọng lượng bình quân ở 21 ngày tuổi từ 3,04 - 7,5%, ở 60 ngày tuổi là 2,79 – 8,1%; Giảm tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg lợn cai sữa từ 0,4 – 2,07kg thức ăn và giảm chi phí từ 234,4 – 1986,1 đồng. 105 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG CHO LỢN CON VÀ DINH DƯỠNG CÁ Nguyễn Thị Lương Hồng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất, hướng nghiên cứu chính của chúng tôi tập trung vào các vấn đề hoàn thiện bảng tiêu chuẩn ăn cho lợn con sau cai sữa, tính toán công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con và lợn thịt, giới thiệu một số thức ăn bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn con và lợn choai (axit hữu cơ, enzym tiêu hoá, probiotic, bột huyết tương (Plasma)... Kết quả nghiên của chúng tôi đã được nhiều cơ sở sản xuất đánh giá tốt, mang lại hiệu quả kính tế cao, đã và đang được áp dụng ở một số nơi như: Công ty lợn giống ngoại Mỹ Văn (Hưng Yên), Công ty thức ăn chăn nuôi Đồng Hiệp (Hải Phòng), Trại lợn Khoa Chăn nuôi thú y (Đại học Nông nghiệp I) và một số nhà máy sản xuất thức ăn gia súc thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật nuôi dưỡng cá chép, kỹ thuật nuôi dưỡng cá rô phi đơn tính được thực hiện ở Trại cá của Khoa Chăn nuôi Thú y và một số hộ thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên, một số hộ thuộc huyện Yên Châu, Sơn La. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xác định mức năng lượng và protein thích hợp cho lợn con sau cai sữa ở miền Bắc Việt Nam Trước đây, ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn ăn chính thức cho các loại lợn, thường dựa vào tiêu chuẩn của ARC và NRC để áp dụng cho lợn Việt Nam. Điều này đã làm cho việc xây dựng khẩu phần ăn cho lợn thiếu chính xác, khó áp dụng do vậy đã ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi lợn. Do vậy việc nghiên cứu để tìm ra tiêu chuẩn ăn cho lợn ở nước ta dựa trên nền thức ăn sẵn có ở miền Bắc Việt Nam là một vấn đề cần thiết. Được sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Khoa học và Môi trường trước đây (nay là Bộ Khoa học Công nghệ), chúng tôi gồm 3 đơn vị cùng phối hợp thực hiện đề tài lớn gồm: Khoa CNTY Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, Viện Chăn nuôi quốc gia, Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam (Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam chủ trì). Đề tài đã nghiệm thu và được đánh giá tốt. Chúng tôi thực hiện đề tài nhánh ở trên trong 2 năm. Kết quả đạt được - Đàn lợn con ngoại thuần (Yorkshire) ở giai đoạn sau cai sữa có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi khẩu phần có mật độ năng lượng 3300 và 3400 Kcal ME/kg (14,0 Mj DE/kg) và tỷ lệ protein 22%. - Tốc độ sinh trưởng của lợn đạt cao khi khẩu phần có mật độ năng lượng 14,0 Mj DE/kg. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho tăng trọng của đàn lợn khi nuôi với khẩu phần 106 trên cũng thấp hơn so với các công thức thí nghiệm khác (2,16 kg thức ăn/kg tăng trọng và 2,12 kg thức ăn/kg tăng trọng). - Đối với đàn lợn giống nội (Móng Cái), giai đoạn sau cai sữa, tỷ lệ protein khẩu phần 18% là phù hợp. - Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho tăng trọng của đàn lợn (với cả 2 giống lợn) khi nuôi với các khẩu phần trên cũng thấp hơn so với các công thức thí nghiệm khác (2,77 kg thức ăn/kg tăng trọng ở giai đoạn 1 và 3,15 kg thức ăn/kg tăng trọng ở giai đoạn 2; 9418 đ/kg tăng trọng ở giai đoạn 1 và 10710 đ/kg tăng trọng ở giai đoạn 2). 2. Kết quả ương nuôi cá chép giống tại trại cá Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội Do yêu cầu phát triển về nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ngày càng tăng của đất nước, việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu về NTTS ở khu vực phía Bắc Việt Nam là một yêu cầu cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu đào tạo sinh viên về NTTS, Bộ môn NTTS đã được tái thành lập năm 2003. Để có địa điểm nghiên cứu của cán bộ giáo viên, nơi học tập cho sinh viên của ngành NTTS, nơi tham quan và đào tạo cán bộ khuyến ngư địa phương, được sự giúp đỡ của Khoa CNTY và Trường Đại học Nông nghiệp I, Dự án Hợp tác với Hungary bước đầu chúng tôi nghiên cứu đề tài trên. Một số kết quả đạt được - Kết quả ương nuôi cá Hương ở 2 giai đoạn (từ 14 - 63 ngày tuổi và 64 - 109 ngày tuổi) tại ao K1, với `mật độ nuôi là 19,44 con/m2 trong diện tích ao là 1800m2, khối lượng cá đạt 9,4  0,54 và 31,93  1,36 g/con; chiều dài tổng số đạt 8,54  0,18 và 12,01  0.25cm và tỷ lệ nuôi sống đạt 75% và 95%. Như vậy kết quả ương, nuôi của chúng tôi về tốc độ sinh trưởng theo chiều dài tổng số, tỷ lệ sống của cá đạt với tiêu chuẩn của ngành. Riêng tốc độ sinh trưởng theo khối lượng thấp hơn tiêu chuẩn ngành 28TCN122-1998 (P < 0.05). - Kết quả ương nuôi cá Hương ở 2 giai đoạn tại ao K2, với mật độ nuôi là 5,33 con/m2 trong diện tích ao nuôi là 3600m2, khối lượng đạt 14,88  1,24 và 36,00 ± 3,20g/con, chiều dài tổng số đạt 9,35 ± 0,26 và 13,04 ± 0,57cm, và tỷ lệ nuôi sống đạt 82% và 97%. Như vậy không có sự sai khác giữa kết quả ương nuôi của chúng tôi và tiêu chuẩn của ngành 28TCN122- 1998 (P > 0,05). - Hệ số thức ăn khi sử dụng thức ăn tinh có hàm lượng protein thô là 27,3% và 31,5% cho cá ương nuôi ở ao K1 là 1,033 và ở ao K2 là 1,009. Kết quả của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn ngành 28TCN123- 1998. - Lợi nhuận thu được/ha/năm ở ao ương K1 là 79.000.000đ, ở ao ương K2 là 31.106.600đ. Như vậy lợi nhuận/ha/năm ở ao nuôi K1 với mật độ 19,44 con/m2 cao hơn ao K2 với mật độ 5,33 con/m2. 107 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG TỪ SÚC VẬT TRUYỀN SANG NGƯỜI (Zooparasitic diseases) Ở VIỆT NAM Phạm Văn Khuê. Phan Trịnh Chức. Lương Văn Huấn, Phạm Thu Hiển, Cao Xuân Ngọc, Lê Thị Tuyết Minh, Nguyễn Thị Bình Tâm, Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ, Phạm Hồng Ngân, Hoàng Hữu Nhân, Đào Văn Trung I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những bệnh từ súc vật truyền sang người đã được gọi dưới một tên chung zoonosis được định nghĩa là “những bệnh và những trạng thái nhiễm trùng truyền từ động vật có xương sống sang người trong thiên nhiên và ngược lại” (OMS, 1959). Căn cứ vào khái niệm trên thì thấy ở Việt Nam có rất nhiều bệnh từ súc vật truyền sang người. Trong báo cáo này chúng tôi chỉ trình bày 6 bệnh ký sinh trùng chủ yếu đã được ghi nhận ở Việt Nam. Sự phân bố của những bệnh này chúng tôi cũng theo sự phân chia 7 vùng kinh tế nông lâm ngư nghiệp gồm có: Đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc bộ, Thanh Nghệ Tĩnh, duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (báo Nhân dân 4/6/1977). II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Để biết được tình hình 6 bệnh phân bò ở 7 vùng chúng tôi đã mổ khám: Lợn: 180.000 con Trâu: 4945 con Bò: 6778 con. - Xét nghiệm phân 6000 mẫu của lợn, gà, trâu, bò. Số tỉnh điều tra là 29 tỉnh, thành phố trong 54 tỉnh thành phố (trên 50%), gồm 42 huyện, 18 lò mổ lớn ở Hà Nọi, Hải Phòng, Vissan (Thành phố Hồ Chí Minh). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) - Đặc điểm nơi có ổ dịch: Đầu năm 1976 bệnh sán lá gan nhỏ đã xẩy ra ở xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Hà Nam Ninh, thả cá trong ao hồ, dùng phân bắc tươi để nuôi cá, hoặc dùng hố xí trên mặt ao hồ và thải phân tươi vào ao hồ để nuôi cá, cùng với nhân dân có tập quán ăn gỏi cá (cá sống) làm chết 4 người và 1446 người nhiễm sán, tỷ lệ nhiễm sán hoặc bị bệnh ở người trong xã là 28,2% (Đỗ Dương Thái, 1976). Qua mổ khám 12 con chó, 26 mèo thu lượm được 2826 mẫu vật sán lá. Tỷ lệ chó nhiễm 40,1%, mèo 68,2%. Định loại sán lá của huyện Nghĩa Hưng - Hà Nam Ninh là Clonorchis sinensis, Cobbold, 1875. 108 Kết quả định loại này cũng giống với kết quả thu dược ở Hải Dương, Hải Phòng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Về cường độ nhiễm sán, cao nhất ở người là 21.000 sán (Sambuc, 1913), ở chó là 3.800 sán (Trần Tâm Đào, 1965), ở mèo là 2163 sán (Phạm Văn Khuê, 1977), ống mật có 1966 sán, túi mật có 107 sán, ống tụy có 90 sán. - Xác định vật chủ nhiễm sán lá gan nhỏ: Viện Sốt rét ký sinh trùng cho biết có 2 vật chủ nhiễm sán ở Nghĩa Phú là người và chó. Chúng tôi đã mổ khám 218 động vật thuộc 8 loài (mèo, chó, lợn, gà, vịt, cá, chuột và trâu). Kết quả thấy 4 loài động vật nhiễm sán lá gan nhỏ là mèo (66,2 - 92,3%), chó (32,7 - 66,6%), người (43,6%) và cá (1,85%). Theo Dorothy (1968), lợn Việt Nam có nhiễm sán lá gan nhỏ. Nhưng chúng tôi đã mổ khám hơn 2000 con lợn ở 17 tỉnh thành phố để nghiên cứu khu hệ giun sán ở lợn thì chưa tìm thấy sán lá gan nhỏ. Để phòng trừ bệnh này được tốt cần: + Phổ biến rộng trong nhân dân hiểu rõ tác hại và bỏ hẳn tập quán ăn gỏi cá sống + Xây dựng tốt phong trào làm hố xí 2 ngăn. + Thí nghiệm thuốc tẩy sán cho chó mèo. 2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh giun xoắn (Trichinella spiralis) - Đặc điểm nơi có ở dịch: Trong các năm 1967, 1970 đã có 3 ổ dịch (2 ổ dịch ngoại lai tới và 1 ổ nội địa). Vào tháng 2/1967 ổ dịch ngoại lai của Lào, có 27 bác sĩ, y tá bị nhiễm bệnh, có 21 người mắc bệnh và 3 người chết. Tháng 6/1968 cũng có ổ dịch ngoại lai của Lào, có 133 bộ đội Việt Nam ăn thịt chưa nấu chín, 68 người mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh 51,1%, có 4 người chết. Tháng 1/1970 vào dịp tết của dân tộc Mèo ở bản Na Han, xã Chế Tạo, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã xẩy ra 1 ổ bệnh giun xoắn từ lợn lây sang người. Sau bữa cơm có thịt lợn (thịt muối ở bản) trong số 62 người ăn thì có 34 người mắc bệnh, trong đó có 4 người chết, 12 người ốm nặng và 18 người ốm nhẹ. Nơi có ổ bệnh là 1 bản hẻo lánh của đồng bào Mèo ở độ cao trên 2000m; gồm 8 gia đình sống rải rác trên 1 quả đồi. Đàn gia súc có 258 con, gồm 8 loài (lợn, chó, mèo, ngựa, trâu, bò, dê và gà). Tập quán chăn nuôi lợn lạc hậu, nuôi thả rông. - Tập quán ăn có liên quan chặt chẽ với tình hình nhiễm bệnh. Bệnh thường xẩy ra ở những vùng mà người có tập quán ăn thịt hun khói, thịt chưa nấu chín, thịt sống (thịt tái, nem chua, nem lạp - thái thịt nạc thành lát mỏng, rồi lấy lá cây, quả chua ở rừng về thái trộn với thịt sống để ăn). Theo thống kê, 3 vụ dịch giun xoắn thấy tính chất phát bệnh phụ thuộc vào tập quán ăn sống hay chín. + Món ăn là thịt giăm bông: 20 người ăn, 20 mắc bệnh, tỷ lệ 100%, chết 3 người. + Thịt kho mặn: 21 người ăn, không mắc bệnh. 109 + Tiết canh: 6 người ăn, không mắc bệnh. + Nem chua: 133 người ăn, mắc bệnh 68, tỷ lệ 51 %, chết 4 người. + Nem lạp: 62 người ăn, mắc bệnh 34, tỷ lệ 54,3%, chết 4 người. Theo Cameron (1962), bệnh thường có trong một số loài ăn thịt ở Bắc cực, do thói quen ăn sống của người Eskimo và sự thiếu dầu để đun nấu nên có nhiều, thậm chí có khi cả bộ lạc chết hết trong mùa đông. -Xác định vật chủ nhiễm giun xoắn: Với phương pháp xét nghiệm ép cơ và tiêu cơ, đã xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu cơ thịt của 11 loài động vật (chó, mèo, lợn, trâu, bò, chuột, hoẵng, lợn rừng, rắn...). Qua kết quả xét nghiệm của Đại học Quân y Việt Nam (1967) thấy có 2 loài động vật bị nhiễm giun xoắn là chuột và lợn, với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 8,06 - 86,9%, ở bản Na Han - Yên Bái đã kiểm tra thấy có 3 loài động vật nhiễm là mèo, chó, lợn; tỷ lệ lần lượt là 100%, 35,4 và 5,7%. Còn các địa điểm khác như Hà Nội, Hoà Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn... đã xét nghiệm 13.488 con lợn đều chưa tìm thấy giun xoắn. Bệnh giun xoắn nguy hại chung cho người và súc vật, cần bỏ hẳn tập quán ăn thịt sống, thịt tái. 3. Sự phân bố của một số bệnh ký sinh trùng khác từ súc vật truyền sang người - Sự phân bố của gạo lợn (Cysticercus cellulosae): Qua mổ khám 179.551 con lợn ở 25 tỉnh, thành phố cho thấy: gạo lợn phân bố rộng trong toàn quốc, tỷ lệ chung 0,39%, cao nhất là duyên hải Trung bộ 1,1%. Tỷ lệ gạo lợn hiện nay đã giảm so với trước năm 1945: Bắc bộ lợn nhiễm từ 2 - 2,5%, Trung bộ lợn nhiễm 1 - 2% (Bauchae,1927), Nam bộ lợn nhiễm 1,5% (Merle, 1938). - Sự phân bố của gạo bò (Cysticercus bovis): Qua mổ khám 8778 con bò ở 12 tỉnh, thành phố cho thấy: gạo bò phân bố rộng trong toàn quốc, tỷ lệ chung là 1,63%, cao nhất là Thanh Nghệ Tĩnh 2,17%, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng 0,5%. - Sự phân bố của nhạc bào tử trùng (Sarcocystis) ở trâu: Qua mổ khám 7945 trâu ở 14 tỉnh, thành phố cho thấy sarcocystis ở trâu phân bố khá rộng, tỷ lệ cao ở cả 5 vùng điều tra. Tỷ lệ chung toàn quốc là 38,8%, cao nhất ở Đông Nam bộ 76,3%, Tây Nguyên 74,5%. Đồng bằng sông Cửu Long 55%, tỷ lệ ở trâu bị nhiễm cao hơn ở bò. - Sự phân bố của Sarcocystis ở lợn: Đã mổ khám 464 con lợn ở Đồng bằng sông Hòng thấy tỷ lệ nhiễm cao 36,2%; các vùng Duyên hải Trung bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thấy rất ít hoặc không có. 110 SỬ DỤNG PHỤ PHẨM DỨA Ủ CHUA LÀM THỨC ĂN GIA SÚC Nguyễn Bá Mùi I. ĐẶT VẤN ĐỀ Do diện tích bãi chăn ngày càng bị co hẹp, việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc là vấn đề cấp thiết. Trong các phụ phẩm nông nghiệp, nguồn phụ phẩm dứa có một khối lượng đáng kể. Phụ phẩm dứa bao gồm: chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, những vụn nát trong quá trình chế biến dứa, bã dứa ép và toàn bộ lá của cây dứa phá đi trồng mới. Hàng năm lượng phụ phẩm này ở các nông trường dứa và các cơ sở chế biến thải ra hàng trăm ngàn tấn. Trước đây phụ phẩm dứa hầu như chưa được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ở các nông trường trồng dứa, lá dứa bị bỏ khô ở trên đồi hoặc được vùi làm phân bón. Ở các nhà máy chế biến hoa quả, phần lớn phụ phẩm dứa được đưa ra bãi rác gây ô nhiễm môi trường. Nghề trồng dứa ở nước ta đang phát triển đáng khích lệ, đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước và lãnh thổ như Nga, Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Ý, Áo, Hy Lạp, Bungari, Đài Loan và Hàn Quốc. Như vậy, lượng phụ phẩm dứa thải ra từ các nhà máy chế biến không ngừng được tăng lên. Phụ phẩm dứa có hàm lượng đường dễ tan cao nên thuận lợi cho quá trình lên men. Vì vậy, việc nghiên cứu các công thức ủ chua phụ phẩm dứa, xác định tỷ lệ thay thế thức ăn thô xanh thích hợp trong khẩu phần trên cơ sở tận dụng nguồn phụ phẩm dứa sẵn có sẽ có ý nghĩa quan trọng, giúp cho nghề chăn nuôi trâu bò nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng phát triển ổn định. Nghiên cứu chế biến để gia súc sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm này sẽ tạo thêm nguồn thức ăn giá rẻ cho ngành chăn nuôi và còn góp phần giảm sự ô nhiễm môi trường. II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về sử dụng phụ phẩm dứa làm thức ăn cho gia súc ở Việt Nam, bao gồm xác định tỷ lệ thay thế thức ăn thô xanh trong khẩu phần bằng phụ phẩm dứa, nghiên cứu ảnh hưởng của phụ phẩm dứa ủ chua đến hoạt động trao đổi chất ở dạ cỏ, đến khả năng sản xuất của đàn bò sữa, bò thịt, lợn nái và lợn thịt. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Các công thức ủ chua: + Công thức 1: 75% chồi ngọn dứa + 25% vỏ và bã dứa, bổ sung 0,5% NaCl. + Công thức 2: 100% chồi ngọn và lá dứa, bổ sung 0,5% NaCl. + Công thức 3: 100% vỏ và bã dứa, bổ sung 0,5% NaCl. + Công thức 4: 50% chồi ngọn dứa + 50% cây ngô bánh tẻ, bổ sung 0,5% NaCl. - Chất lượng phụ phẩm dứa ủ chua: Mặc dù hàm lượng nước trong phụ phẩm dứa cao, nhưng phụ phẩm dứa lại dễ ủ chua do có hàm lượng đường cao. Hàm lượng protein thô trong phụ phẩm dứa thấp ở tất 111 cả các công thức ủ chua, do vậy cần lưu ý khi xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc. Phụ phẩm dứa ủ chua có chất lượng tốt, lại bảo quản được lâu (3-4 tháng), vẫn còn đường hoà tan tồn lưu trong thức ăn sau 3 tháng ủ chua. Độ pH ở tất cả các công thức sau 2, 3 tháng ủ giảm trong phạm vi 3,95 - 4,6, hàm lượng axit lactic từ 1,03 - 2,71% và axit axetic từ 0,72 - 3,44%. - Khả năng tiêu hoá của phụ phẩm dứa ở dạ cỏ: Khả năng phân giải chất hữu cơ (66,81 - 74,74%), protein thô (68,95 - 74,88%) và xơ thô (59,75 - 67,31%) của phụ phẩm dứa trong dạ cỏ ở các công thức ủ chua (CT1, CT2, CT3) đều cao và cao nhất trong vỏ và bã dứa ủ chua (CT3). Các lô ăn khẩu phần dứa ủ chua, pH trong dịch dạ cỏ có chiều hướng thấp hơn đối chứng, nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhìn chung các khẩu phần thí nghiệm đều có pH thuận lợi cho sự phát triển của VSV phân giải chất xơ. Nồng độ ABBH tổng số, sản phẩm quan trọng của quá trình chuyển hoá thức ăn trong dạ cỏ, đạt ở mức trung bình ở tất cả các công thức ủ chua. Điều này chứng tỏ phụ phẩm dứa ủ chua tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động phân giải thức ăn của VSV. Nồng độ NH3-N dịch dạ cỏ ở tất cả các khẩu phần thí nghiệm đều nằm ở mức thích hợp cho quá trình tổng hợp protein của VSV (7,73 - 8,52 mg/100 ml). - Sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua để nuôi bò thịt: Phụ phẩm dứa ủ chua đáp ứng được tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bò vì thế tăng trọng hàng ngày của bò ở các lô thay thế 1/3, 2/3 rơm và cỏ khô bằng phụ phẩm dứa ủ chua cao hơn lô đối chứng là 124 - 169 g/con/ngày. Tiền chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở lô thay thế rơm và cỏ khô bằng phụ phẩm dứa thấp hơn từ 2866 3116 đồng (39,2 - 42,5%) so với đối chứng. Tiêu tốn CK/kg tăng trọng ở các lô sử dụng phụ phẩm dứa thấp hơn từ 1,65 - 2,41 kg so với lô không có phụ phẩm dứa. - Thay thế thức ăn thô xanh cho bò sữa: Việc thay thế 25% cỏ tươi (theo CK) trong khẩu phần bằng chồi ngọn và vỏ dứa ủ chua đã không ảnh hưởng đến lượng CK thu nhận hàng ngày của bò sữa. Năng suất sữa của bò ăn phụ phẩm dứa ủ chua không thua kém đàn bò ăn cỏ tươi. Khẩu phần thí nghiệm không gây ra sự biến đổi các chỉ tiêu về chất lượng sữa (protein và mỡ sữa). Tiền chi phí thức ăn cho 1 kg sữa ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng là 85 đồng. - Bổ sung bã dứa ủ chua cho bò sữa: Bổ sung bã dứa ủ chua vào khẩu phần bò sữa đã làm tăng năng suất sữa là 1,07 kg/con/ngày so với không bổ sung (10,52 kg so với 9,45 kg). Khẩu phần thí nghiệm không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa (protein và mỡ sữa). Tiêu tốn protein thô cho 1 kg sữa ở lô bổ sung bã dứa thấp hơn lô không bổ sung (139,28g so với 143,31g). Tiền chi phí thức ăn/kg sữa ở lô bổ sung bã dứa thấp hơn 72 đồng so với lô không bổ sung (1462 đồng so với 1534 đồng). - Thay thế bã bia bằng bã dứa ủ chua trong khẩu phần ăn của bò sữa: Việc thay thế 50%, 100% bã bia của khẩu phần bằng bã dứa ủ chua vẫn đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa, năng suất sữa vẫn giữ được ở mức cao và ổn định. Các 112 khẩu phần thí nghiệm không gây ra sự biến đổi về chất lượng sữa. Tiêu tốn protein thô cho 1 kg sữa ở khẩu phần sử dụng bã dứa thay thế hoàn toàn bã bia thấp hơn so với khẩu phần sử dụng bã bia. Tiền chi phí thức ăn cho 1 kg sữa ở các khẩu phần thay thế 50%, 100% bã bia bằng bã dứa thấp hơn so với khẩu phần sử dụng bã bia từ 95 - 177 đồng. Giá thành 1 kg bã dứa sau ủ (110 đồng) thấp hơn 1 kg bã bia (300 đồng). Về chất lượng thức ăn, bã dứa ủ chua thấp hơn bã bia về hàm lượng protein thô, nhưng mức năng lượng trao đổi tương đương. Việc thay thế 50% và 100% bã bia bằng bã dứa ủ chua đã không ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá thức ăn trong dạ cỏ, vẫn đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa. Kết quả cho thấy đàn bò vẫn có năng suất sữa cao và ổn định. Việc thay thế bã bia bằng bã dứa ủ chua không những giảm được chi phí thức ăn cho 1 kg sữa mà còn khắc phục được tình trạng khan hiếm bã bia khi nhiều gia đình phát triển chăn nuôi bò sữa. Mặt khác bã dứa ủ chua có thể bảo quản trong 2 - 3 tháng, lại tiện lợi khi sử dụng, trong khi đó bã bia chỉ cho ăn tươi trong 2 - 3 ngày. - Bổ sung bã dứa ủ chua cho lợn nái Bổ sung bã dứa ủ chua vào khẩu phần ăn của lợn nái nuôi con đã làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ trong thời kỳ nuôi con từ 2,16 - 3,66% so với khẩu phần không có bã dứa ủ chua. Khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi ở các khẩu phần có bổ sung bã dứa ủ chua cao hơn từ 6,57 - 8,24 kg/ổ so với khẩu phần không có bã dứa. Khối lượng lợn tăng lên là nhờ khả năng tiết sữa tăng. Khối lượng lợn con lúc 30 ngày tuổi ở các khẩu phần bổ sung bã dứa ủ chua (Kp2, Kp3, Kp4) cao hơn từ 0,73 - 1,47 kg/con so với khẩu phần không có bã dứa (Kp1). Khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi ở các khẩu phần bổ sung bã dứa ủ chua cao hơn từ 0,76 - 1,56 kg/con so với khẩu phần không có bã dứa. Các khẩu phần bổ sung bã dứa ủ chua đã làm giảm tiêu tốn thức ăn từ 0,47 0,86 kg thức ăn hỗn hợp/kg lợn con cai sữa so với khẩu phần không có bã dứa ủ chua. Tiền chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa của các khẩu phần bổ sung bã dứa thấp hơn từ 1400 - 2576 đồng (8,5 - 15,6%) so với khẩu phần không có bã dứa ủ chua. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con sau cai sữa (31-60 ngày tuổi) ở các khẩu phần bổ sung bã dứa ủ chua thấp hơn từ 25,9 - 33,3% so với khẩu phần không có bã dứa ủ chua. - Ảnh hưởng của bã dứa đến sự bài tiết nitơ ở lợn: Lợn được nuôi bằng khẩu phần bã dứa bài tiết nhiều phân và ít nước tiểu hơn so với các khẩu phần khác. Dùng bã dứa để nuôi lợn đã làm giảm sự bài tiết urê qua nước tiểu từ 30 - 42% so với các khẩu phần cám gạo và bột sắn. Độ pH của phân lợn ăn khẩu phần bã dứa thấp hơn từ 0,55 đến 0,77 đơn vị so với các khẩu phần cám gạo và bột sắn. Sự mất nitơ từ hỗn hợp chất thải của khẩu phần bã dứa thấp hơn từ 39 đến 68% so với khẩu phần bột sắn và cám gạo sau 1 tháng dự trữ, do vậy đã làm giảm sự ô nhiễm môi trường và tăng giá trị của phân bón. IV. KẾT LUẬN Sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua làm thức ăn cho gia súc đã làm giảm chi phí thức ăn, giảm sự ô nhiễm môi trường. Đặc biệt đã khắc phục được tình trạng khan hiếm thức ăn trong vụ đông. 113 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA GÀ NHIỄM ĐỘC AFLATOXIN B1 Nguyễn Hữu Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề độc tố nấm mốc được sự quan tâm đặc biệt của chương trình an toàn lương thực của FAO. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, Aflatoxin là độc tố nấm mốc nguy hiểm nhất trong số 5 độc tố nguy hiểm là: Aflatoxin, Ochratoxin, Deoxynivalenol, Zearalenone và Funonisin (Srikandi Fardiaz, 1991). Việt Nam với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển, vấn đề độc tố nấm mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các công trình của Nguyễn Như Viên (1990), Đậu Ngọc Hào (1992-1997), Nguyễn Thị Thuận (1994), Dương Thanh Liêm (1995)... đã xác định được tỷ lệ nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi hiện nay rất cao. Song các nghiên cứu chi tiết về bệnh lý học nhiễm độc Aflatoxin còn ít, chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề độc tố nấm mốc nói chung và Aflatoxin nói riêng còn bị quên lãng, che khuất bởi các bệnh truyền nhiễm cấp tính gây chết hàng loạt. Vì vậy việc nghiên cứu tác hại của Aflatoxin đối với gia súc, gia cầm và sức khỏe con người là rất cần thiết và cấp bách. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gà công nghiệp hướng thịt (giống Hybro) 1 ngày tuổi của các trại Đông Anh, Nhân Lễ, Tam Dương. Nguyên liệu: Aflatoxin B1 do Bộ môn Vệ sinh gia súc, Viện Thú y quốc gia cung cấp. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của Aflatoxin đến tăng trọng của gà công nghiệp, các triệu chứng, bệnh tích của gà trúng độc theo các liều lượng và thời gian gây độc tăng dần. - Tình trạng chức năng và hình thái của một số khí quan nội tạng trong nhiễm độc Aflatoxin trường diễn và liều lượng tăng dần. - Mức độ và tính chất thiếu máu trong nhiễm độc Aflatoxin. - Một số thay đổi về sinh lý, sinh hóa máu của gà nhiễm độc. - Tình trạng giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của gà nhiễm độc. - Tồn dư của Aflatoxin B1 trong gan gà nhiễm độc Aflatoxin. 114 Phương pháp nghiên cứu - Cân gà vào các thời điểm 1, 7, 14, 21, 28, 35, 42, và 49 ngày tuổi. - Đếm số lượng hồng, bạch cầu bằng buồng đếm Neubauer, định lượng Hb bằng huyết sắc kế Shali, tính tỷ khối huyết cầu theo Wintrobe, phân loại bạch cầu theo Shilling. - Xác định hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle trong máu gà nhiễm độc bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu. (HI) (Hemagglutination Inhibition Test ) - Định lượng men GOT (Glutamat Oxaloaxetat Transaminaza) và GPT (Glutamat Pyruvat Transaminaza) trong huyết thanh theo phương pháp Bergmeyer, men photphataza kiềm theo phương pháp động học do Deutsche Gesellschaft fur Klinische Chemie giới thiệu. - Định lượng bilirubin huyết thanh theo Jendrassik, đường huyết theo phương pháp enzym gluco-oxydaza với thuốc màu Trinder, protein tổng số bằng phản ứng biuret và các tiểu phần protein huyết thanh xác định theo kỹ thuật điện di trên phiến xeluloza axetat - Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể của ruột, gan, thận, lách, tuyến ức và túi fabricius bằng cách làm tiêu bản theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm hematoxilin eosin, đọc kết quả trên kính hiển vi quang học Labophot -2. - Phân tích Aflatoxin B1 tồn dư trong gan theo A.O.A.C (Assciation of Official Analytical Chemists). III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của nhiễm độc Aflatoxin B1 đến tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Kết quả thực nghiệm của chúng tôi gây nhiễm độc Aflatoxin B1 cho gà công nghiệp với liều lượng từ 100ppb đến 1500ppb bằng cách trộn vào thức ăn cho thấy, từ liều độc 200ppb Aflatoxin B1 sau 2 tuần nhiễm độc gà Hybro bắt đầu tăng trọng chậm, khả năng tăng trọng giảm hẳn sau 4 tuần nhiễm độc. Khi hàm lượng độc tố tăng lên, thời gian gây độc càng kéo dài thì khả năng tăng trọng càng kém, liều độc tố 1500ppb ngay sau tuần đầu tiên khối lượng của gà thí nghiệm chỉ bằng 66% của gà đối chứng và đến lúc 7 tuần tuổi gà chỉ còn bằng 28% khối lượng bình thường. Aflatoxin B1 thật sự là một tác nhân làm gà chậm lớn. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Morreau (1974), Bhat (1991). Aflatoxin B1 ức chế quá trình tổng hợp protein dẫn đến giảm khả năng tăng trọng (John và Miller, 1969). Khi gà bị nhiễm độc Aflatoxin, cân bằng enzym của tuyến tụy bị thay đổi làm giảm hàm lượng amylaza và lipaza, khả năng tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng kém, dẫn đến tăng trọng giảm (Osborne và Hamilton,1981). 115 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm dao động từ 1,74 đến 3,0 kg thức ăn/kg tăng trọng. Sự sai khác bắt đầu từ liều nhiễm độc 200ppb và càng rõ rệt khi hàm lượng độc tố tăng lên. Kết thúc thí nghiệm gà nhiễm độc tiêu tốn thức ăn gấp 1,7 lần gà đối chứng. 2. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà nhiễm độc Aflatoxin B1 Triệu chứng điển hình của gà nhiễm độc Aflatoxin là kém ăn, lông xơ xác. Đặc biệt là ở liều nhiễm độc 1500ppb, ngay từ ngày thứ ba trở đi gà con xuất hiện triệu chứng trúng độc, kém ăn, uống nước nhiều, còi cọc, lông xơ xác, chân khô, nhiều con ỉa chảy và cuối cùng gà chết, đến ngày thứ 10 - 11 đã có 40% gà của lô 7 (1500ppb) chết do trúng độc Aflatoxin. Mổ khám những con gà chết, xác rất gầy, da khô, cơ nhạt màu, nhão, xuất huyết nhiều khí quan, gan, mật, thận sưng to nhạt màu, bở, dễ vỡ, tuyến ức, túi Fabricius, lách teo nhỏ. Gan sưng to, nhạt màu, khối lượng tăng cao nhất sau 14 và 28 ngày nhiễm độc của các liều nhiễm độc 700 - 1000 - 1500ppb, tương ứng với quá trình trúng độc cấp tính của gà. Sau 49 ngày nhiễm độc gan gà có xu hướng teo lại, mặt gan săn lại do xơ gan. Khối lượng túi mật của gà tăng cao nhất sau 28 ngày nhiễm độc (túi mật căng to, dịch mật loãng màu xanh nhạt) khi thời gian nhiễm độc kéo dài, túi mật teo dần. Thận gà nhiễm độc Aflatoxin sưng to, khối lượng thận tăng cao nhất ở gà nhiễm độc 1500ppb sau 28 ngày nhiễm độc(chiếm 2,96% so với toàn bộ cơ thể). Ngược lại với gan, các cơ quan thuộc hệ thống miễn dịch lại bị teo nhỏ, nhất là túi fabricius, ngay từ liều 200ppb khối lượng túi fabricius của gà bắt đầu giảm và giảm nhanh theo thời gian nhiễm độc. Khi liều độc tăng lên túi fabricius càng teo rõ rệt. Tuyến ức và lách trong nhiễm độc Aflatoxin cũng có tình trạng tương tự. Mức độc tố 1000ppb đã có 11% gà thí nghiệm bị chết do trúng độc Aflatoxin sau 19 ngày nhiễm độc. Với liều 1500ppb đã có 40% gà thí nghiệm bị chết do trúng độc Aflatoxin. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Pier và cộng sự (1980). Theo các tác giả trên, gà sẽ chết cấp tính do nhiễm độc từ 1000ppb -10000ppb Aflatoxin. Dewegowda (1994) thông báo liều 200ppb Aflatoxin đã có 37,5% vịt chết, nhưng với gà, liều 500ppb cũng chỉ có 13 % con chết, gà có sức đề kháng cao hơn vịt rất nhiều. 3. Biến đổi bệnh lý vi thể các cơ quan Trong nhiễm độc Aflatoxin biến đổi bệnh lý vi thể ở một số cơ quan xảy ra sớm hơn nhiều so với các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể (Bata, 1994). Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở gan trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy khi chỉ nhiễm100ppb Aflatoxin thì tế bào gan gà đã thũng đục, thoái hoá nhẹ và 116 tăng sinh tế bào viêm, nhưng đến lô gà nhiễm độc 200ppb Aflatoxin biến đổi bệnh lý vi thể ở gan đã rõ ràng, thoái hóa hạt, thoái hóa không bào. Khi liều độc tố tăng lên, tổn thương ở gan trở lên nghiêm trọng: tế bào gan thoái hóa mỡ, thoái hóa kính, hoại tử. Tăng sinh tế bào biểu mô ống mật; dãn ống mật; thâm nhiễm tế bào lymphocyte và tế bào heterophile; tế bào xơ phát triển. Kết quả của chúng tôi phù hợp với tư liệu của Anong Bintvihook (1991) khi nghiên cứu nhiễm độc Aflatoxin trên vịt. Ngoài các tổn thương thoái hoá, hoại tử tế bào nhu mô gan, thận, lách, túi Fabricius, tuyến ức, thì các tế bào thuộc hệ thống võng mạc nội mô tăng sinh góp phần làm thay đổi hình thái vi thể của các cơ quan. Đầu tiên là sự thâm nhiễm tế bào lymphocyte, lymphoid, tế bào chưa biệt hoá, tổ chức bào... quanh các ống mật. Ở gà, theo Morreau (1974), trong 2-3 tuần đầu tiên nhiễm độc sẽ xuất hiện thâm nhiễm hàng loạt tế bào lymphocyte, tế bào heterophile. Khi thời gian nhiễm độc kéo dài, tế bào nhu mô bị hoại tử nhiều, các tế bào xơ non (fibroblast) phát triển thay thế tế bào hoại tử (Harvey, 1988; Pier, 1989; Ghosh, 1990). 4. Ảnh hưởng của Aflatoxin tới các chỉ tiêu huyết học Trong nghiên cứu nhiễm độc Aflatoxin B1 ở gà công nghiệp, chúng tôi thấy số lượng hồng cầu, hàm lượng Hb và số lượng bạch cầu đều giảm rõ rệt từ liều nhiễm độc 500ppb và càng giảm khi liều độc tăng lên. Đồng thời số lượng bạch cầu, số lượng lymphocyte cũng giảm xuống. Nguyên nhân của sự thiếu máu trong nhiễm độc Aflatoxin là do: gan bị tổn thương, hậu quả là giảm lượng protein huyết tương, giảm hấp thu sắt, nguồn nguyên liệu tạo hồng cầu và hemoglobin (Morreau, 1974; Hoerr, 1992; Moheuddin, 1986). Ngoài ra, Aflatoxin còn tác động gây teo lách, ảnh hưởng tới quá trình thu hồi các nguyên liệu tạo máu (Tung, 1975; Haff, 1986). Trong nhiễm độc Aflatoxin Hàm lượng protein huyết thanh, nhất là albumin giảm, có thể do Aflatoxin ức chế quá trình tổng hợp protein của gan (Giambrone và cộng sự,1985; Hoerr, 1992). Một lượng không nhỏ albumin tạo ra các liên kết với Aflatoxin, dạng liên kết Albumin - Aflatoxin xuất hiện ở máu ngoại vi và có thể đo được dạng liên kết này (Wild, 1990; Bhat, 1991). Mặt khác, tế bào ống thận bị thoái hoá, hoại tử nên albumin bị mất qua đường thận làm cho hàm lượng albumin giảm nhanh hơn các tiểu phần khác, làm cho tỷ số A/G giảm rõ rệt. Aflatoxin B1 ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng tạo máu của gà, với liều nhiễm độc 200ppb số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin giảm sau 4 tuần nhiễm độc, ở liều 500ppb số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin giảm sau 2 tuần nhiễm độc, liều độc tăng số lượng hồng cầu càng giảm và xuất hiện thiếu máu nhược sắc. 117 Liều độc tố 500ppb trở lên, sau 14 ngày nhiễm độc, Aflatoxin đã có ảnh hưởng rõ rệt: số lượng bạch cầu giảm, công thức bạch cầu thay đổi, tỷ lệ lymphocyte giảm, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng. Khi hàm lượng độc tố tăng lên, thời gian tác động kéo dài thì sự thay đổi trên càng rõ rệt. 5. Ảnh hưởng của Aflatoxin đến một số chỉ tiêu sinh hóa máu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy: Aflatoxin đã ảnh hưởng rõ rệt tới một số chỉ tiêu sinh hoá của gà hybro. Khi gà bị nhiễm độc Aflatoxin, hoạt độ men GOT, hoạt độ men GPT, men photphataza kiềm, và chỉ số bilirubin đều tăng lên, mức độ tăng càng rõ rệt khi hàm lượng độc tố trong thức ăn tăng lên và thời gian nhiễm độc kéo dài. Hàm lượng đường huyết giảm ngược với các chỉ tiêu trên. 6. Tác động của Aflatoxin tới hệ thống miễn dịch của cơ thể Qua kết quả nghiên cứu nhiễm độc Aflatoxin trên gà Hybro chúng tôi thấy: Aflatoxin đã ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng đáp ứng miễn dịch của gà chống bệnh newcastle. Ngay từ liều nhiễm độc Aflatoxin B1 200ppb, hàm lượng kháng thể trong máu gà đã giảm xuống tới mức không đủ khả năng bảo hộ (HI bình quân < 3 log2). Khi hàm lượng độc tố trong thức ăn càng tăng lên, trị số HI bình quân càng giảm xuống, chứng tỏ hàm lượng kháng thể trong máu gà càng giảm xuống. 7. Kết quả khảo sát tồn dư Aflatoxin trong gan gà nhiễm độc Gia súc, gia cầm ăn thức ăn có chứa Aflatoxin, có thể tồn dư trong gan, thận, cơ, sữa, trứng,... rất nguy hiểm cho sức khoẻ người sử dụng. Góp phần làm rõ tình trạng trên ở gà, chúng tôi đã xét nghiệm Aflatoxin B1 trong gan gà nhiễm độc liều 200ppb, 300ppb và 1500ppb. Kết quả xét nghiệm cho thấy: Trong gan gà nhiễm độc Aflatoxin B1 với liều 200 ppb trở xuống không phát hiện thấy Aflatoxin, với gà nhiễm độc nặng hơn - 300ppb, sau 28 ngày nhiễm độc đã phát hiện Aflatoxin tồn dư trong gan là 0,7g, sau 49 ngày nhiễm độc lượng Aflatoxin tồn dư trong gan là 1,25  0,15 (g), nhiễm độc nặng hơn nữa - liều 1500 ppb tồn dư Aflatoxin lên tới 2,30  0,70 (g) (28 ngày) và 3,84  0,34(g) (49 ngày). Như vậy lượng tồn dư Aflatoxin trong gan đã tăng dần theo thời gian nhiễm độc và lượng Aflatoxin có trong khẩu phần ăn. IV. KẾT LUẬN - Hàm lượng Aflatoxin B1 trong thức ăn 8 tuổi Gia súc n Tỷ lệ nhiễm (%) n Tỷ lệ nhiễm (%) n Tỷ lệ nhiễm (%) Trâu 81 21,0 176 9,7 64 12,5 Bò 32 16,1 79 7,6 13 15,4 Trâu 37 37,8 113 - 35 - Bò 28 25,0 79 5,1 13 - Trâu 43 - 129 34,1 43 39,5 Bò 48 2,1 107 7,5 13 15,4 Eimeria Cryptosporidium Trypanosonma - Với Eimeria và Cryptosporidium, trâu bò còn non thường nhiễm tỷ lệ cao hơn trâu bò lớn hơn 2 tuổi. Cryptosporidium hầu như chỉ gặp chủ yếu ở trâu bò dưới 2 năm tuổi. - Với Trypanosonma, tỷ lệ nhiễm tăng dẫn theo tuổi. III. KẾT LUẬN - Trâu bò ở các địa điểm thuộc vùng đồng bằng và trung du phía Bắc đã nhiễm đơn bào ký sinh với tỷ lệ 27,9%. Vùng trung du thường có tỷ lệ nhiễm cao hơn vùng đồng băng. Thường gặp 4 căn bệnh (có một bệnh đơn bào ký sinh trong máu). Trâu thường bị nhiễm với tỷ lệ cao hơn bò. - Đơn bào ký sinh đường tiêu hoá thường nhiễm với tỷ lệ cao hơn ở trâu bò dưới 2 năm tuổi. Ở lứa tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng giảm. - Với Trypanosonma evansi thường gặp nhiều ở trâu bò trên hai năm tuổi. Tuổi càng cao hầu như càng nhiễm với tỷ lệ lớn. 126 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, Nguyễn Đức Chỉnh, Bùi Quang Tuấn, Trịnh Thị Quỳ, Đỗ Thị Tám, Nguyễn Bách Việt, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Xuân Bả Thức ăn là một yếu tố quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của động vật nuôi. Chi phí về thức ăn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí sản phẩm chăn nuôi (65-70%). Như vậy việc khai thác và sử dụng tốt tất cả các nguồn tài nguyên thức ăn trong nước có một ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật vô cùng to lớn. Theo phương hướng này, trong suốt 50 năm qua, Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội đã tập trung nghiên cứu vào các đề tài sau: 1. Phân tích thành phần hoá học và đánh giá giá trị năng lượng các loại thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. 2. Đánh giá giá trị dinh dưỡng và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn thức ăn bản địa. 3. Chế biến, bảo quản và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Đề tài 1 Dưới sự chủ trì của Viện Chăn nuôi quốc gia, Bộ môn đã tham gia xây dựng "Bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam xuất bản vào các năm 1995" (Nguyễn Văn Thưởng và Sumulin chủ biên, 1998 (Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp 1998) và 2001 (Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp 2001). - Tình trạng dinh dưỡng khoáng đối với bò sữa nuôi ở Mộc Châu (Tình trạng dinh dưỡng khoáng của đàn bò sữa Mộc Châu của Vũ Duy Giảng, Nguyễn Đức Chỉnh, Nguyễn Thị Minh Yến và Đỗ Thị Tám - Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 283, 1/1986): "Trong mùa khô đàn bò sữa Mộc Châu thiếu 69% Ca và 82,5% P so với nhu cầu, không thiếu Mg. Mùa mưa thiếu 51-56% Ca và 53-62% P; 10-16% Mg so với nhu cầu. Cu trong khẩu phần cũng thiếu nhiều và bổ sung Cu đã làm tăng sản lượng sữa lên 20% và tốc độ tăng trọng của bê lên 20% so với đối chứng không bổ sung Cu". - Tình trạng dinh dưỡng khoáng vi lượng của bò đực giống nuôi ở Trung tâm Moncada (Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng vi lượng đến phẩm chất tinh dịch bò đực giống Zebu nuôi ở Trung tâm Mocada - Vũ Duy Giảng, Nguyễn Đức Chỉnh - Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 290, 8/1986): "Khẩu phần nuôi bò Zebu thiếu Cu, Co, Zn và Mn; bổ sung premix khoáng chứa các nguyên tố khoáng trên cho bò làm tăng chỉ tiêu V.A.C tinh dịch bò" (bảng 2 và 3). 127 Bảng 1. Hàm lượng các nguyên tố Cu, Zn, Co, Mn, Fe trong thức ăn (mg/kg CK) Nguyên liệu Cu Zn Co Mn Fe Cỏ Mộc Châu 0,69 17,83 0,09 9,00 170,80 Cỏ tự nhiên NT Hà Tam 0,23 20,50 0,01 1,19 66,30 Cỏ Voi Quỳ Hợp 1,58 18,10 0,04 5,45 63,30 Cỏ Voi Nghi Kim 0,15 13,20 0,06 15,60 114,80 Cỏ Stylo Đăk Lăk 2,60 43,40 0,29 8,10 192,60 Cỏ Ghinê 0,57 15,45 0,04 0,32 126,00 Cỏ Pangola 0,65 16,20 0,04 10,70 111,00 Thân cây ngô gieo dầy 3,70 83,50 0,07 5,80 402,90 Lá sắn An Khê 1,30 17,16 0,09 5,50 62,30 Cám gạo 0,87 10,80 0,05 12,00 61,00 Ngô hạt Đắc Tô 1,10 36,74 0,04 0,47 41,00 Sắn củ cả vỏ Đắc Tô 0,41 46,00 0,06 0,06 37,20 Đậu tương Đăk Lăk 0,54 4,40 0,12 4,15 52,50 - Tình trạng khoáng trong các loại thức ăn hỗn hợp cho gà sản xuất những năm 1991-1995 cũng được đánh giá. Các nghiên cứu này cho thấy: Các hỗn hợp thức ăn cho gà nuôi ở các cơ sở Hà Nội; Tam Duơng, Tam Đảo, Ba Vì…có đủ Ca nhưng thiếu P dạng dễ tiêu từ 28-32% so với nhu cầu; các nguyên tố Fe, Cu, Co, Mn, Mo, Se, Cr, Ni, V và As trong hỗn hợp thì vượt quá nhu cầu từ 4- 21 lần do sử dụng premix khoáng trong các hỗn hợp thức ăn chưa hợp lý (Chất khoáng trong hỗn hợp thức ăn cho gà nuôi ở miền Bắc Việt Nam của Vũ Duy Giảng, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Đỗ Thị Tám; Kỷ yếu Kết quả Nghiên cứu KH CNTY 1991-1995, NXB Nông nghiệp 1995). Bảng 2. Thu nhận khoáng hàng ngày của bò (mg/kg CK) 128 Chất khoáng Thu nhận Nhu cầu Fe 558,7 - Cu 5,74 10-14 Co 0,65 0,1 Mn 119,60 50-120 Zn 27,99 50-75 Bảng 3. Phẩm chất tinh dịch bò được bổ sung khoáng Chỉ tiêu Thể tích tinh dịch (ml) Số lượng tinh trùng (tỷ) Hoạt lực (%) Tỷ lệ tinh trùng sống (%) V.A.C (tỷ) Thời gian thoái mầu xanh methylen (giây) Lần 1 (1984) Thí nghiệm Đối chứng 6,60 ± 1,10 5,02 ± 1,18 1,34 ± 0,02 1,26 ± 0,02 79,44 ± 0,21 78,28 ± 0,41 81,22 ± 0,38 78,28 ± 0,33 7,057 4,790 Lần 2 (1985) Thí nghiệm Đối chứng 6,50 ± 0,90 5,65 ± 1,27 1,34 ± 0,01 1,27 ± 0,01 80,60 ± 0,36 78,37 ± 0,54 80,87 ± 0,54 79,86 ± 0,26 6,99 5,66 370,0 ± 3,8 360,0 ± 3,4 436,0 ± 3,8 420,0 ± 3,2 Đề tài 2 Năm mươi năm qua chúng ta đã có nhiều nghiên cứu về các giống cỏ nhập nội, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ thành công trên các cỏ họ hoà thảo, còn cỏ họ đậu thì hầu như chưa có một kết quả nào đáng kể. Trong khi đó nước ta có một nguồn thức ăn bản địa khá phong phú cho trâu bò thì lại bị coi nhẹ. Nguồn thức ăn bản địa, đặc biệt là các cây râm bụt và cây dâu thuộc nhóm thân bụi, có ở trong nước từ lâu đời, là một nguồn sinh khối protein quan trọng cho loài nhai lại đã là đối tượng được Bộ môn tập trung nghiên cứu. Những nghiên cứu này được kết hợp chặt chẽ với Bộ môn Chăn nuôi trường Đại học Nông Lâm Huế. - Cây dâu (Morus alba) và cây râm bụt (Hibiscus rosasinensis L.) có hàm lượng protein rất cao, giá trị PDIN và PDIE khá cân đối, ngon miệng (bảng 4, 5 và 6 - Nguyễn Xuân Bả, Vũ Duy Giảng, Lê Đức Ngoan; T.C Nông nghiệp và PTNT số 5-2004 và số 7-2204). Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của cây dâu và cây râm bụt CK Pr. thô Xơ thô NDF ADF KTS Ca P Lá 33,8 20,8 9,16 22,5 11,9 12,0 2,2 0,5 Lá và cành non 33,1 22,1 10,0 23,5 13,1 11,6 2,1 0,4 Lá 20,9 18,7 15,4 32,3 12,2 16,1 1,6 0,4 Lá và cành non 22,3 18,5 16,8 32,8 12,6 18,4 1,8 0,4 Cây dâu Cây râm bụt Thực ra cây dâu hay cây râm bụt thường là cây hàng rào, sản lượng lá hay cành thu hoạch trong mỗi nông hộ không nhiều, việc sử dụng nó với vai trò là thức ăn bổ sung cho khẩu phần giầu xơ, nghèo dinh dưỡng có ý nghĩa hơn là với vai trò cung cấp sinh khối chất xanh. Giá trị bổ sung của cây dâu cho khẩu phần cơ sở là rơm lúa nuôi bò Lai Sind đã được Nguyên Xuân Bả và CS (2004) 129 Bảng 5. Giá trị dinh dưỡng của cây dâu và cây râm bụt Giá trị năng lượng (Kcal/kg CK) Protein (g/kg CK) GE DE ME NEL UFL PDIN PDIE Dâu tươi 4337,3 3510,7 3015,9 1900,3 1,12 144,1 143,9 Râm bụt tươi 4383,7 2909,6 2419,6 1441,3 0,85 163,9 136,2 Bảng 6. Tỷ lệ tiêu hoá và lượng chất khô thu nhận (trên dê) Tỷ lệ tiêu hoá in- vivo (%) Lá và cành cây dâu Lá và cành râm bụt CK CHC Protein thô CK thu nhận (g/kgW0,75 ) 76,2 62,3 80,3 65,8 82,5 79,9 100,3 71,0 Đã chứng minh rằng: dùng 5% lá dâu (tính trên cơ sở tổng CK khẩu phần) bổ sung vào khẩu phần 20% rơm lúa (tính trên cơ sở tổng CK khẩu phần) tuy không giúp tăng rõ rệt tốc độ tăng trọng nhưng giúp tăng rõ rệt hiệu quả sử dụng thức ăn (P lợn > gia cầm > ngựa > dê, bò, cừu. Trong gia cầm thì: vịt > gà Tây > ngan, ngỗng > gà. Trong gà mức độ mẫn cảm phụ thuộc vào giống, tuổi, tính biệt. Gà Leghorn 135 chịu đựng kém, gà Rhode, gà con kém hơn gà lớn, gà mái kém hơn gà trống. Bệnh nhiễm độc Aflatoxin B1 có thể xuất hiện ở thể cấp hoặc thể mãn. - Thể cấp: Giảm hoặc bỏ ăn, sút cân nhanh, tiêu tốn thức ăn nhiều, tỷ lệ chết cao. Bệnh tích: gan sưng, nhạt màu, mất màu, hoại tử, xuất huyết, bao tim tích nước, báng nước, tích nước dưới da. - Thể mãn: Giảm ăn, chậm lớn. Bệnh tích xơ gan, mặt gan có nhiều khối u sần sùi (Gold Balatt, 1969; Sharlin, 1980; Wyllie, 1977; Lanra, 1980). Aflatoxin B1 là một yếu tố làm suy giảm miễn dịch nhưng cơ chế của nó chưa được sáng tỏ, có nhiều ý kiến khác nhau. Do giảm tổng hợp protein dẫn tới giảm  - Globulin trong máu (Thakton và cộng sự, 1974), do giảm khả năng đại thực bào ngoại vi (Chang, 1979), do tính chất gây ung thư của Aflatoxin B1, do ức chế sự tạo ra tế bào tuỷ xương. Do teo túi Fabricius dẫn tới mất biệt hoá tế bào lympho miến dịch (Pier AC, 1973). Ở nước ta trong những năm gần đây ở một vài cơ sở chăn nuôi lợn, gà đã xảy ra những vụ chết hàng loạt lợn, gà khiến người ta nghĩ đến bệnh nhiếm độc tố nấm mốc. Chúng tôi bắt đầu điều tra Aflatoxin trong thức ăn gia súc và nghiên cứu một số mặt cơ bản của vấn đề đó. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu Các Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1, M2 chuẩn được hoà tan trong Clorofoc, đựng trong các ống hàn kín, bảo quản ở 00C, do Viện Dược lý - Độc tố Toulouse thuộc Viện quốc gia nghiên cứu Nông nghiệp Pháp cung cấp. 2. Phương pháp nghiên cứu - Định lượng Aflatoxin B1 trong thức ăn gia súc bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, kỹ thuật này hiện hành của khối EU. Kỹ thuật này có độ nhạy đến 10 ppb, (10 microgam Aflatoxin B1/kg thức ăn). - Phát hiện Aflatoxin B1 trong cơ thể gia súc bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng cải tiến (Mary W Truckness và Leonard Stoloff - Viện nghiên cứu lương thực Washington D. C). Gây bệnh Aflatoxicosis thực nghiệm gây bệnh trên lợn, vịt, chuột. Cho uống Aflatoxin B1 kéo dài 41 ngày. Lợn uống 40 microgam, vịt 10 microgam, chuột bạch 1 microgam. Mổ khám và quan sát bệnh tích. - 2 giống gà Leghorn, plymouthl: Nhóm gà con ( 1- 3 tuần tuổi), nhóm gà lớn (10 18 tuần) bắt đầu thí nghiệm gà con uống 5 microgam AF B1 cho mỗi con liên tục 2 tuần. Gà lớn uống 10 microgam AF B1 mỗi ngày liên tục 8 tuần AF B1 cũng rất độc đối với gà mức đọ thể hiện khác nhau phụ thuộc vào giống và tuổi gà. - Quan sát đáp ứng miễn dịch bằng so sánh phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu gà (phản ứng HI) và điện di  - Globulin trong máu giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng. - Xác định LD 50 tính theo công thức Behrens. - Định lượng enzym GOT, GPT bằng kỹ thuật Reitman và Franket. 136 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nhiễm Aflatoxin B1 trong thức ăn gia súc Đã định lượng 753 mẫu thức ăn khác nhau, thu thập từ các địa phương trên miền Bắc. Mỗi mẫu 50 g đựng trong túi kín, có nhãn bảo quản trong tủ lạnh, phân tích hết trong một tuần. Mỗi mẫu phân tích 4 lần, lần đầu để điều chỉnh độ pha loãng, cuối cùng lấy kết quả trung bình của 3 lần sau. Từ các kết quả định lượng có thể rút ra các nhận xét: - Thức ăn gia súc trong điều kiện sản xuất và bảo quản hiện nay có tới 13/15 loại bị nhiễm Aflatoxin B1, chiếm 86,6%; 278/753 mẫu bị nhiễm Aflatoxin B1, chiếm 36%. Trong 13 loại thức ăn bị nhiễm, chỉ trừ 2 loại (bột sắn, bột cá nhạt), còn 11/15 loại đều có nhiễm trên 30 ppb, chiếm 73,3%; 221/753 mẫu được phân tích có hàm lượng trên 30 ppb chiếm 29,3%, trong đó có nhiều mẫu nhiễm rất nặng, có mẫu chứa Aflatoxin B1 gấp 10 lần quy định của một số nước (Theo FAO năm 1966 quy định mức Aflatoxin B1 trong lương thực dưới 20 ppb. Bộ Nông nghiệp Pháp, y tế Nhật quy định dưới 10 ppb). - Các thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần chủ yếu trong cám gà thường bị nhiễm Aflatoxin B1, đặc biệt loại thức ăn có chất béo và protein cao. Khô đỗ tương tỷ lệ nhiễm 94%, hàm lượng trung bình 178 ppb; khô dầu dừa có tỷ lệ nhiễm 68,6%, hàm lượng trung bình 106 ppb; khô dầu lạc nhiễm 48,5%, hàm lượng trung bình 44 ppb; ngô tấm nhiễm 47,5%, hàm lượng trung bình 113 ppb; ngô hạt là 27,5% và hàm lượng 64 ppb. Điều này càng khẳng định chúng là cơ chất thích hợp cho sự phát triển nấm cúc vàng (Aspergillus flavus link) và sự tạo thành độc tố Aflatoxin B1. STT Thức ăn Số mẫu 1 Khô đỗ tương 25 2 Khô dừa 16 3 Cám gà 80 4 Khô lạc 80 5 6 Lạc hạt Ngô tấm 80 80 7 Ngô hạt 80 8 Cám lợn 80 9 Bột sắn 16 10 Đỗ tương hạt 30 11 Bột cá nhạt 30 12 Thóc 40 13 Gạo 80 14 Bột cá mặn 30 15 Bột xương 6 137 - Các nguyên liệu thức ăn ở dạng bột, dạng tấm thường chứa nhiều Aflatoxin B1 hơn lúc ở dạng hạt. - Các mẫu thức ăn thu thập từ các trại chăn nuôi (kể cả kho và nền chuồng) thường nhiễm Aflatoxin B1 nhiều hơn các mẫu lấy từ xí nghiệp chế biến thức ăn. Cụ thể 55 mẫu lấy ở các trại chăn nuôi có 42 mẫu bị nhiễm, chiếm 76,36%. Trong đó 25 mẫu lấy từ kho của các xí nghiệp chế biến thức ăn chỉ có 10 mẫu bị nhiễm, chiếm 40%. Đó là hậu quả của bị ẩm trong lúc vận chuyển, bảo quản ở kho và lây nhiễm ở chuồng trại. 2. Gây bệnh thực nghiệm trên gia súc, lợn, vịt, chuột, gà Đợt 1: Gây bệnh trên lợn, chuột, vịt Lợn mỗi ngày uống 40 microgam trong 41 ngày AF B1. Vịt 10 microgam chuột 1 microgam (số lượng mỗi loại 20 con). Kết quả trên lợn, vịt, chuột bệnh tích rõ nhất ở gan, thận: gan sưng nhạt màu (màu đất sét), thận sưng nhạt màu có nhiều điểm trắng. Quan sát vi thể gan bị thoái hoá hạt và thoái hoá mỡ. Đợt 2: Gây bệnh trên gà Gà Leghorn bị nhiễm độc nặng hơn Plymouth gà con bị nhiễm độc nặng hơn gà lớn. Với liều AF B1 5 microgam/con 14 ngày liền tỷ lệ chết cao 66,6% gà Leghorn, 40% gà Plymouth. Bệnh tích chủ yếu viêm gan nặng, thoái háo mô, viêm thận teo tuyến ức và teo túi Fabricius. Đói với gà lớn với liều 10 microgam AF B1/con/ngày gà bị nhiễm độc mạn tính. Bệnh tích gan có nhiều điểm hoại tử, cơ gan và thận. Sau 4 tuần đầu độc gà lớn vẫn phát triển bình thường chỉ sau 8 tuần đầu độc gà gầy rõ rệt và chết làm teo túi Fabricius, teo tuyến ức (n: 70 mái gồm 35 Leghorn, 10 đối chứng, 25 thí nghiệm, 35 Plymouth, 10 đối chứng, 25 thí nghiệm) 3. Ảnh hưởng của Aflatoxin B1 đến đáp ứng miễn dịch của gà Bố trí thí nghiệm 40 gà mái Plymouth, 40 gà mái Leghorn từ 10 - 50 ngày tuổi chia thành hai lô đối với mỗi giống gà. Lô đối chứng ăn thức ăn không có AF B1. Lô thí nghiệm ăn như lô đối chứng và mỗi ngày phải uống thêm 5 microgam AF B1 liên tục từ 10 - 50 ngày tuổi. Cả hai lô đều được phòng bệnh Newcastle hệ I ở 35 ngày tuổi. Lấy huyết thanh để làm phản ứng HI và định lượng  - Globulin lúc 50 ngày tuổi. Kết quả: - Hiệu giá HI của gà nhiếm độc thực nghiệm AF B1 giảm rõ rệt, giảm 6,5 lần ở gà Leghorn, 11 lần ở gà Plymouth. - Hàm lượng  - Globulin của gà thực nghiệm giảm 2 lần ở gà Leghorn, giảm 3 lần ở gà Plymouth. Chứng tỏ rằng AF B1 trong gà thực nghiệm đã làm giảm miễn dịch của gà đối với bệnh Newcastle. 138 4. Xác định độc lực (LD50) của Aflatoxin B1 đối với gà theo công thức Behrens để tính Bố trí thí nghiệm 3 giống gà: Leghorn, Plymouth, Ri. Gà bông 1 ngày tuổi. Trọng lượng Leghorn 38 ± 2 g, Plymouth 40 ± 2 g, Ri 35 ± 2 g. Mỗi liều thử cho 10 con gà lặp lại 3 lần. Tính LD 50. Nhận xét: - Gà cũng là loài vật mẫn cảm với AF B1 nhưng sự mẫn ấy kém thua vịt con. LD 50 của vịt là 0,36 mg/kg P, chứng tỏ AF B1 rất độc đối với vịt, ít độc đối với gà. Đối với 3 giống gà AF B1 rất độc đối với gà Leghorn (LD 50 = 0,52 mg/kg P), ít độc đối với gà Plymouth (LD = 0,64 mg/kg P), rất ít độc đối với gà Ri (LD 50 = 0,76 mg/kg P). 5. Định lượng enzym GOT (Glutamic - Oxaloacetic - Taransaminaza) và GPT (Glutamic - Pyruvic - Transaminaza) trong huyết thanh của gà bị nhiễm độc thực nghiệm Aflatoxin B1 Bố trí thí nghiệm: 30 gà Plymouth mái 10 tuần tuổi phân làm 3 lô. Lô 1 uống 5 microgam AF B1/con/ngày. Lô 2 uống 10 microgam AF B1. Lô 3 là lô đối chứng. Sau 15 ngày, 30 ngày lấy máu chắt huyết thanh để định lượng enzym GOT và GPT. Kết quả: - Hoạt độ enzym GOT và enzym GPT trong huyết thanh gà bị nhiễm AF B1, tăng lên rõ rệt, phụ thuộc vào hàm lượng và số ngày bị nhiễm độc. - Hoạt độ enzym GPT tăng nhiều hơn GOT. Điều đó chứng tỏ rằng AF B1 là một chất độc đối với tế bào gan, huỷ hoại tế bào gan hoặc làm tăng tính thấm tế bào gan, do đó thải GOT và GPT từ tế bào vào huyết thanh. IV. KẾT LUẬN - Thức ăn của gia súc trong điều kiện sản xuất và bảo quản hiện nay bị nhiễm AF B1 khá cao. - Động vật bị nhiễm AF B1 chủ yếu là ở gan, thận do đó tăng hoạt độ của các enzym GOT và GPT và làm giảm hàm lượng  - Globulin trong huyết thanh. Nhiễm độc AF B1 thường làm teo tuyến ức, túi Fabricius. - Bằng sắc kí lớp mỏng cải tiến hoặc bằng kính hiển vi huỳnh quang có thể phát hiện tồn dư của AF B1 trong cơ thể (gan, thận, thịt). 139 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO GÀ Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, sự phát triển của ngành chăn nuôi gà công nghiệp đòi hỏi một loại bột thức ăn xanh, loại thức ăn bổ sung giàu protein và vitamin. Đề tài đã tập trung nghiên cứu sử dụng bèo hoa dâu làm nguồn nguyên liệu sản xuất bột thức ăn xanh tại miền Bắc Việt Nam, vì cây bèo hoa dâu từ lâu nằm trong cơ cấu cây trồng vùng trồng lúa nước ở miền Bắc. Nội dung chính của đề tài: Khảo sát năng suất bèo hoa dâu trong điều kiện thâm canh làm thức ăn cho gia súc; Xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bèo hoa dâu (lần đầu tiên đã xác định được hàm lượng Xantofil, -Caroten trong bèo hoa dâu); Nghiên cứu các phương pháp chế biến bột bèo hoa dâu: phơi, sấy bằng dàn sấy năng lượng mặt trời, sấy bằng máy sấy than, dầu; Nghiên cứu sử dụng bột bèo hoa dâu cho gà đẻ nuôi công nghiệp. Ở nước ta, cho đến nay vẫn sử dụng các công thức ước tính giá trị ME của các tác giả nước ngoài. Khi áp dụng các phương pháp ước tính này, chúng ta vẫn phải mượn hệ số tiêu hoá và giá trị năng lượng trao đổi của 1 gam chất dinh dưỡng tiêu hoá được xác đinh ở nước ngoài. Trong khi đó, các thông số này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhất là nguồn thức ăn và điều kiện khí hậu (Robert, 1994). Điều đó đã làm cho giá trị ME trao đổi ước tính được của thức ăn gia cầm ở nước ta có sai số lớn hơn. Kết quả thí nghiệm sẽ góp phần hoàn thiện dần bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở nước ta. Dựa vào giá trị năng lương trao đổi thu được trong các thí nghiệm trong nước, chúng ta có thể xây dựng các công thức ước tính giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn cho gia cầm với độ tin câỵ cao hơn. Đây là một trong những công trình đầu tiên xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp (Phương pháp sinh học). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu sử dụng bột bèo hoa dâu làm thức ăn cho gà - Năng suất của bèo hoa dâu Trong điều kiện thâm canh vụ đông xuân, trên vùng đất ngập nước không trồng màu được hoặc trên vùng đất đổ ải, giống bèo xanh (Azolla pinnata) cho năng suất cao đạt 136,8 tấn chất xanh/ha/4 tháng, tương đương 11,8 tấn chất khô và 3351,6 kg protein thô. - Thành phần hoá học của bèo hoa dâu Bèo hoa dâu tươi có hàm lượng nước cao: 90,9 %. Thành phần dinh dưỡng của bèo hoa dâu (theo chất khô): protein cao 26%, xơ thô thấp 12,2%, trong 1 kg chất khô có 140 1650 – 1692 kcal ME, hàm lượng chất khoáng Mn, Zn, Co và Cu tương ứng đạt 593; 168; 5,8 và 22,1 mg/kg chất khô. Thành phần dinh dưỡng của bột bèo hoa dâu so sánh với các loại bột xanh khác được trình bày ở bảng 1. Kết quả bảng 1 cho thấy bột bèo hoa dâu là một loại bột thức ăn xanh lý tưởng trong chăn nuôi gà công nghiệp. - Thí nghiệm bổ sung bột bèo hoa dâu cho gà mái đẻ + Thí nghiệm sử dụng bột bèo hoa dâu trong thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ giống thịt cho thấy: Bổ sung 5% bột bèo hoa dâu đã làm tăng tỷ lệ đẻ trứng, cao hơn 26,33% so với lô đối chứng. Chất lượng trứng ấp được nâng cao: giảm 13% tỷ lệ trứng chết phôi từ 0-18 ngày ấp; tỷ lệ ấp nở tăng 10,85% và tỷ lệ gà loại 1 tăng 10% so với lô đối chứng. Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại bột bèo hoa dâu và bột cỏ Alfalfa Loại bột xanh Chất khô Protein thô (%) (%) Xơ thô (%) -Caroten (mg/kg) Vitamin A UI/kg* Xantophyll (mg/kg) Bột bèo hoa dâu phơi 89,9 25,7 10,6 90,5 48.508 155,6 Bột bèo hoa dâu sấy bằng máy sấy dầu 92,8 19,2 11,0 218,1 116.920 - 89,3 26,7 10,6 140,4 75.254 183,7 92,0 20,0 17,0 198,0 106.128 330,0 Bột cỏ Alfalfa sấy 91,0 17,0 26,0 132,0 70.752 264,0 Bột cỏ Alfalfa phơi 90,0 13,0 33,0 - - 65,0 Bột bèo hoa dâu sấy bằng dàn sấy năng lượng mặt trời Bột cỏ Alfalfa sấy * 1mg -Caroten  536 UI vitamin A trên gà (Brubacher, 1971) + Thí nghiệm trên gà đẻ trứng Leghorn thương phẩm cho thấy: Tỷ lệ đẻ trứng của các lô gà được bổ sung 4, 5 và 6% bột bèo hoa dâu trong thức ăn đạt 64,5 – 65,5 và 64,7%, còn lô đối chứng chỉ đạt 59,5%, sai khác có ý nghĩa thống kê P< 0,05. Đặc biệt, bổ sung bèo hoa dâu đã làm giảm lipit và tăng xantophyll huyết thanh, màu lòng đỏ trứng đậm hơn đạt 9 – 11 đơn vị Roche, còn lô đối chứng chỉ đạt 2-3 đơn vị Roche. Bổ sung 4 – 6% bột bèo hoa dâu đã tăng sản lượng trứng hơn lô đối chứng 8,7 – 10,6 %, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng giảm 5,4 – 6,3 %. + Chế phẩm “Carovimix” - loại thức ăn giàu protein, caroten, xantophyll, vitamin sản xuất từ bột bèo hoa dâu khi bổ sung 3 – 4% vào thức ăn cho gà mái đẻ thương phẩm đã làm tăng sản lượng trứng hơn lô đối chứng 10%, giảm tỷ lệ trứng giập vỡ, tiêu tốn thức ăn giảm 9,5 – 13,7%. 2. Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các loại thức ăn cho gà bằng phương pháp trực tiếp - Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số loại ngô 141 Kết quả xác định giá trị ME của một số loại ngô bằng hai phương pháp ước tính biến động từ 3616 - 3798 kcal (tính theo CK). Giá trị ME cao nhất theo cả hai công thức ước tính là của ngô Bioseed 9723: 3729 và 3798 kcal. Thấp nhất là của ngô DK888: 3616 và 3702 kcal (bảng 2). Như vậy giá trị ME ước tính của các loại ngô biến động khá lớn. Sự biến động về giá trị ME của ngô xác định bằng hai phương pháp không tuân theo một quy luật nào. Sự biến động xảy ra ở cả hai phía (từ - 4,0 % đến + 6,5%). - Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số loại đậu tương. Kết quả (bảng 3) cho thấy sự biến động giá trị ME của các loại đậu tương khác nhau nằm trong khoảng từ 3629 - 3892 kcal (tính theo CK). Giá trị ME cao nhất là hạt đậu tương Lâm Vang 3892 kcal và thấp nhất là hạt đậu tương Hà Nội (3629 kcal). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu đã công bố. Theo Farrell (1983) là 3651 kcal, NRC (1994) là 3667 kcal. Giá trị ME của đậu tương ước tính theo Janssen cao nhất là của đậu tương TH4: 4152 kcal và thấp nhất là hạt đậu tương Hà Nội: 3568 kcal. Nếu ước tính theo phương pháp của Nehring thì giá trị ME cao nhất cũng vẫn là của hạt đậu tương TH4: 4121 kcal, nhưng giá trị ME thấp nhất lại là đậu tương Cúc Lục Ngạn: 3773 kcal. Giá trị ME của các loại đậu tương xác định bằng phương pháp trực tiếp hầu hết là thấp hơn so với giá trị ME ước tính. Sự khác nhau vẫn về cả hai phía và biến động từ - 9,4 đến +7,0% (Theo Janssen) và từ -8,0 đến +2,7% (Theo Nehring). - Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của khô dầu đậu tương Giá trị ME của một số loại khô dầu đậu tương (bảng 4) xác định bằng phương pháp trực tiếp biến động từ 2598 - 3111 kcal/kg (tính theo CK). Bảng 2. Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của ngô (kcal/kg chất khô) ME trực tiếp ( Xmx) (A) ME ước tính ( Xmx) (B)* A/B (%) ME ước tính ( Xmx) (C)** A/C (%) 3805  43 3850 40 3652  42 3616  39 104,2 3732  43 3702  38 102,0 3895  50 3729  47 3798  46 3641  33 3676  45 102,6 102,3 Phú Thọ (1) 3813  41 3612  47 104,5 104,7 Tuyên Quang (1) Mộc Châu (1) 3665  48 3695  49 Hà Giang (1) Thanh Hoá (1) Nghệ An (1) 3893  47 3675  49 3742  53 Loại ngô Q2 DK888 Bioseed 9723 Hà Nội (1) 104,0 98,3 3729  35 3764  46 3631  47 3626  48 100,9 101,9 3715  46 3712  48 98,7 99,5 3675  46 3719  51 3677  59 103,5 98,8 101,8 3758  45 3761  47 3755  63 103,6 97,7 99,7 * ME ước tính theo Janssen, 1989 (NRC, 1994) ** ME ước tính theo Nehring, 1973 (VCN,1995) (1) Nguồn ngô từ các tỉnh 142 106,5 96,0 Bảng 3. Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của đậu tương (kcal/kg chất khô ) ME xác định trực tiếp ( X mx)A ME ước tính ( Xmx)B* A/B (%) ME ước tính (Xmx)C** A/C (%) Lâm Vang 3892  31 4081  32 93,4 4002  31 97,3 B10 3716  36 4103  35 90,6 4038  35 92,0 Cúc Lục Ngạn 3875  43 3622  41 107,0 3773  40 102,7 TH4 3795  27 4152  28 91,4 4121  26 92,1 V74 3738  38 3930  37 95,1 4030  35 92,8 Bắc Giang (1) 3693  31 3936  38 93,8 3895  35 94,8 Bắc Ninh (1) 3844  37 3721  35 103,3 3906  31 98,4 Hà Nội (1) 3629  33 3568  36 101,7 3808  31 95,3 Mộc Châu (1) 3781  28 3856  37 98,1 3971  36 95,2 Hà Giang (1) 3707  33 3883  35 95,5 3973  33 93,3 Loại đỗ tương * ME ước tính theo Jensen, 1989 (NRC, 1994) ** ME ước tính theo Nehring, 1973 (VCN,1995) (1) Nguồn đậu tương từ các tỉnh Giá trị ME của các loại khô dầu đậu tương xác định bằng phương pháp trực tiếp đều cao hơn so với phương pháp ước tính của Janssen từ 0,5 - 7,8%. Song nếu sử dụng phương pháp ước tính của Nehring thì ngược lại, hầu hết giá trị ME của các loại khô dầu đậu tương xác định bằng phương pháp trực tiếp lại thấp hơn kết quả ước tính từ 2,3 - 12,5%. Duy nhất chỉ có khô dầu đậu tương Achentina là có giá trị ME xác định bằng phương pháp trực tiếp cao hơn khi ước tính theo Nehring 0,6%. Bảng 4. Giá trị năng lượng trao đổi của khô dầu đậu tương (kcal/kg chất khô) ME xác định trực tiếp (x mx) (A) ME ước tính (x mx) (B)* A/B (%) ME ước tính (x mx) C** A/C (%) Biên Hoà (ép máy) 3111  45 2886  41 107,8 3445  36 90,3 Bắc Giang (ép máy) 3040  31 2920  32 104,1 3476  29 87,5 An Khánh (Ấn Độ) 2650  23 2526  24 104,9 2713  21 97,7 Pháp Vân (Ấn Độ) 2598  18 2581  17 100,7 2759  19 94,2 DABACO (Ấn Độ) 2615  21 2601  19 100,5 2725  19 96,0 Achentina 2686  27 2520  29 106,6 2669  22 100,6 Loại khô đỗ * ME ước tính theo Janssen, 1989 (NRC, 1994). ** ME ước tính theo Nehring, 1973 (VCN,1995). 143 - Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số loại bột cá Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số loại bột cá được trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của Bột cá (kcal/kg chất khô) Loại bột cá ME xác định trực tiếp (x mx) (A) ME ước tính (x mx) B* A/B (%) ME ước tính (x mx) C** A/C (%) Tô Châu (Kiên Giang) 3050  44 2953  43 103,3 2874  26 106,1 Ba Hòn (Kiên Giang) 3005  53 2963  49 101,4 2852  46 105,4 Cá con (Nha Trang) 2706  70 2870  65 94,3 2846  64 95,1 Cá con (Vũng Tàu) 2747  63 2804  61 98,0 2860  61 96,0 Cá cơm (Ninh Thuận) 3065  37 2894  36 102,7 2928  35 104,5 Đà Nẵng 2795  41 2951  43 94.7 2953  39 94,6 Hà Nội 2820  48 2909  46 96.9 2877  43 98,0 Pêru 2938  18 2934  20 100.1 3090  16 95,1 Thụy Điển 3137  16 3028  17 103.6 3173  12 98,9 * ME ước tính theo Janssen, 1989 (NRC, 1994) ** ME ước tính theo Nehring, 1973 ( VCN,1995) Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số loại bột cá xác định bằng phương pháp trực tiếp (bảng 5) biến động từ 2706 - 3137 kcal. Giá trị ME của các loại bột cá mà chúng tôi xác định được cũng nằm trong khoảng biến động mà nhiều tác giả nước ngoài đã công bố. Sự khác nhau giữa giá trị ME của bột cá xác định bằng phương pháp trực tiếp với phương pháp ước tính của Janssen từ -5,7 đến +3,6%. Với phương pháp ước tính của Nehring thì sự khác nhau về giá trị ME của bột cá từ -5,4 đến +6,1%. III. KẾT LUẬN - Bổ sung bèo hoa dâu vào thức ăn cho gà đã làm màu lòng đỏ trứng đậm hơn, đạt 9 – 11 đơn vị Roche, tăng sản lượng trứng hơn lô đối chứng (không bổ sung bột bèo hoa dâu) 8,7 – 10,6 %, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng giảm 5,4 – 6,3 %. - Giá trị ME (tính theo CK) của ngô biến động từ 3612-3895 kcal/kg; đỗ tương: 3629 - 3892 kcal/kg; khô đỗ tương: 2615-3111 kcal/kg và bột cá từ 2706-3137 kcal/kg. - Giá trị ME của các loại thức ăn xác định bằng phương pháp trực tiếp là khác với giá trị ME ước tính. Sự khác nhau không theo một chiều hướng nào nhất định mà có cả ở hai phía cao hơn và thấp hơn. Sai khác về giá trị ME xác định bằng phương pháp trực tiếp và ước tính của ngô từ - 4,0 đến + 6,5%; đậu tương - 9,4 đến + 7,0%; khô đỗ tương - 12,5% đến + 7,8% và bột cá từ - 5,7 đến + 6,1%. 144 BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Nam, Nguyễn Huy Thông, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Chu Đức Thắng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm ruột ỉa chảy rất thường gặp ở gia súc, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Theo thống kê, ở bê 70- 80% sự tổn thất nằm trong thời kỳ nuôi bằng sữa đầu và 80-90% của sự tổn thất đó là hậu quả của bệnh viêm ruột ỉa chảy; ở lợn hiện tượng viêm ruột ỉa chảy thường gặp ở lứa tuổi còn theo mẹ và sau cai sữa; ở chó và dê bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 1- 3 tháng tuổi. Ở động vật trưởng thành tỷ lệ mắc bệnh có thấp hơn, song tác hại với những con bệnh cũng không nhỏ. Trước thực trạng này việc xác định bệnh, tính chất bệnh lý và các biện pháp phòng trị là cần thiết. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nuôi dưỡng không phù hợp - Bệnh viêm ruột ở trâu, bò: Thường xảy ra nhiều khoảng tháng 3- 4 hàng năm, nhất là những ngày mưa phùn, trâu, bò ăn cỏ non ẩm ướt. Như vậy, trâu, bò ỉa chảy rõ ràng do qua mùa đông thiếu cỏ sau đó lại ăn một lượng lớn cỏ non ẩm ướt. - Bệnh viêm ruột ở lợn: + Ở lợn con đang bú sữa: thời tiết lạnh ẩm, thức ăn cho lợn mẹ không phù hợp, chất lượng kém,... ảnh hưởng đến chất lượng sữa sẽ làm cho lợn con rối loạn tiêu hoá và viêm ruột ỉa chảy + Với lợn sau cai sữa: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm ruột ỉa chảy là thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn không phù hợp, chuồng trại ẩm ướt. + Lợn thịt và lợn nái: thường là do phẩm chất thức ăn kém. - Bệnh viêm ruột ở dê: Bệnh thường xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt chật chội, thời tiết khắc nghiệt (nóng quá, lạnh quá), khi dê bị nhiễm lạnh, thức ăn kém phẩm chất, thay đổi thức ăn và chế độ ăn đột ngột 1.2. Vi khuẩn đường ruột gây tiếp tác động viêm ruột và ỉa chảy Kết quả phân lập vi khuẩn đường ruột trong phân gia súc viêm ruột ỉa chảy cho thấy: - Số lượng vi khuẩn trong phân gia súc viêm ruột ỉa chảy tăng lên rất rõ. - Những vi khuẩn thường gặp trong phân gia súc là: Salmonella, E. coli, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus, B. subtilis. Số lượng Salmonella, E. coli, Clostridium perfringens tăng lên rất nhiều trong phân gia súc viêm ruột ỉa chảy. 145 2. Triệu chứng 2.1. Ỉa chảy là triệu chứng thường xuyên - Trong trường hợp viêm ruột cấp tính: Gia súc ỉa chảy đột ngột, phân lỏng chứa nhiều nước, số lần đi ỉa trong ngày tăng, có con ỉa chảy nặng từ 8-10 lần trong 1 ngày. Một số ca bệnh sau 1-2 ngày ỉa chảy, phân trở nên thối khắm, có lẫn màng giả. - Trong trường hợp viêm ruột mạn tính: Con vật ỉa chảy kéo dài, số đông gia súc ỉa chảy kéo dài, thân nhiệt thay đổi không rõ, càng về sau con vật kiệt sức dần. 2.2. Cơ thể bị mất nước và mất chất điện giải Triệu chứng lâm sàng ở gia súc bị viêm ruột thường trầm trọng theo mức độ ỉa chảy (bảng 1). Điều đáng chú ý trong tất cả các ca bệnh viêm ruột ỉa chảy nặng đều làm giảm lượng đường huyết. 2.3. Hệ thống vận chuyển oxy trong bệnh viêm ruột ở gia súc đều suy giảm Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu ở con vật viêm ruột cấp thường tăng, nhưng lượng huyết sắc tố, các chỉ tiêu chất lượng hồng cầu đều giảm. Số lượng bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. 2.4. Các chỉ tiêu trao đổi chất Protein huyết thanh giảm, tỷ lệ albumin giảm, tỷ số A/G giảm, nhưng γ- Globulin lại tăng. Bảng 1. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ ỉa chảy và mức độ mất nước trong viêm ruột cấp ở gia súc Trạng thái bệnh lý Chỉ tiêu đánh giá Trạng thái bình thường Nhẹ Trung bình Nặng Số lần đi ỉa trong ngày (lần/ngày) 0-4 5-6 7-9 10-12 Trạng thái phân Theo loại gia súc Hơi lỏng lỏng Lỏng như nước Giảm thể trọng (%) Theo loại gia súc 0-5% 6-8% 9-11% Độ trũng hố mắt Hố mắt đầy Hơi trũng Trũng rõ Trũng sâu Đàn hồi của da (giây) 4 giây 5giây 7 giây 9 giây 0 Thân nhiệt ( C) Theo loại gia súc Tăng 0,5 C Tăng 1 C Tăng >10C Số lượng hồng cầu (nghìn/mm3 Theo loại gia súc Tăng ít Tăng cao Tăng rất cao Tỷ khối hồng cầu (%) Theo loại gia súc Tăng ít Tăng cao Tăng rất cao Trạng thái cơ thể Nhanh nhẹn Uể oải Mệt mỏi Rất mệt mỏi Hàm lượng natri (mq/l) Theo loại gia súc Giảm ít Giảm vừa phải Giảm nhiều Độ dự trữ kiềm (mq/l) Theo loại gia súc Giảm ít Giảm vừa phải Giảm nhiều 146 0 0 - Các men chu chuyển amin GOT, GPT đều tăng, cholesterol tổng số, cholesterol este và hệ số este hoá trong máu gia súc viêm ruột ỉa chảy giảm chủ yếu là do ỉa chảy và chức phận gan bị rối loạn. - Các chỉ tiêu trao đổi sắc tố mật ở gia súc bị viêm ruột ỉa chảy thay đổi rất rõ đã chứng tỏ gan bị tổn thương ở mức độ nhẹ. - Lượng canxi, natri trong huyết thanh và lượng kiềm dự trữ trong máu ở gia súc bị viêm ruột ỉa chảy giảm đáng kể. 2.5. Một số chỉ tiêu sinh hoá và huyết học ở gia súc viêm ruột cấp (trong vòng 1 tuần) và viêm ruột mạn tính (từ 2 tuần trở lên) - Con vật ỉa chảy kéo dài thì suy sinh dưỡng càng nặng, thể tích bình quân của hồng cầu to lên. Lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm ở trong máu giảm từ ngày đầu mắc bệnh, điều đó chứng tỏ cơ thể bị trúng độc toan. 3. Tổn thương bệnh lý ở đường ruột gia súc viêm ruột ỉa chảy - Qua mổ khám gia súc bị viêm ruột ỉa chảy (đã loại trừ nguyên nhân như sán lá gan, tiên mao trùng) cho thấy: toàn bộ các đoạn ruột non và kết tràng có biến đổi bệnh lý (95% ở tá tràng, 100% không tràng, 90% hồi tràng và 85% kết tràng). - Làm tiêu bản tổ chức học và quan sát biến đổi vi thể trên niêm mạc ruột non tại nhiều vị trí khác nhau của ruột cho thấy: có những biến đổi bệnh lý rõ rệt trên toàn bộ các đoạn của ruột non với những biểu hiện tế bào biểu mô thoái hoá, thâm nhiễm tế bào viêm, lông nhung biến dạng, xung huyết và xuất huyết ruột, các tuyến ruột tăng tiết và thoá hoá. 4. Phòng trị bệnh Trong lịch sử nghiên cứu bệnh tiêu chảy rất nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến rất nhiều yếu tố, có yéu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, phân biệt thật rạch ròi nguyên nhân tiêu chảy là không đơn giản. Ngày nay, người ta thống nhất rằng phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nên nêu yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ, xuất hiện sau, để từ đó đưa ra phác đồ phòng trị bệnh có hiệu quả. 4.1. Phòng bệnh - Đảm bảo mọi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, loại bỏ thức ăn kém phẩm chất, thức ăn lẫn chất độc, lẫn bùn cát, giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước, cho gia súc uống nước hàng ngày. Thường xuyên bổ sung khoáng vi lượng và vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày. - Đảm bảo chuồng trại thông thoáng và sạch sẽ, khô ráo (mát về mùa hè, ấm về mùa đông), mật độ gia súc không quá chật chội. - Định kỳ sát trùng và tiêu độc chuồng trại. 147 - Định kỳ tẩy trừ ký sinh trùng (nội, ngoại ký sinh trùng và ký sinh trùng đường máu). - Tiêm vác xin phòng một số bệnh truyền nhiễm. 4.2. Điều trị Điều trị bệnh viêm ruột ở gia súc là biện pháp điều trị tổng hợp, điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị theo sinh bệnh và triệu chứng. - Điều trị nguyên nhân: điều trị bằng thuốc hoá học và loại trừ những sai sót trong nuôi dưỡng. - Điều trị sinh bệnh: Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải và acidosis, điều trị các suy thái về thận, điều trị hiện tượng giảm đường huyết, điều trị hiện tượng phân huỷ protit, điều trị thiếu vitamin và điều trị rối loạn trao đổi khoáng. - Điều trị triệu chứng: điều trị bằng thuốc chống tiêu chảy, điều trị bằng thuốc tăng cường tiêu hoá và điều trị bằng thuốc chống co thắt. III. KẾT LUẬN - Chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp là nguyên nhân đầu tiên gây viêm ruột ỉa chảy, sau đó vi khuẩn đường ruột tiếp tác động gây viêm ruột ỉa chảy nặng thêm. - Trong trường hợp viêm ruột cấp, cơ thể bị mất nước và chất điện giải, mức độ mất nước và chất điện giải tuỳ theo mức độ ỉa chảy. - Hàm lượng đường huyết và lượng kiềm dự trữ, hàm lượng natri trong huyết thanh ở gia súc bệnh giảm từ đầu, bệnh càng nặng các chỉ tiêu này càng giảm nhiều và cơ thể ở tình trạng trúng độc toan (trạng thái acidosis). - Bệnh càng nặng và càng kéo dài các chỉ tiêu sinh hoá huyết học khác thay đổi theo hình ảnh suy dinh dưỡng. - Có những biến đổi bệnh lý rõ rệt trên toàn bộ các đoạn của ruột non với những biểu hiện tế bào biểu mô thoái hoá, thâm nhiễm tế bào viêm, lông nhung biến dạng, xung huyết và xuất huyết ruột, các tuyến ruột tăng tiết và thoá hoá. - Điều trị bệnh viêm ruột ở gia súc là biện pháp điều trị tổng hợp, điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị theo sinh bệnh và triệu chứng. - Việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể là cần thiết trong các ca viêm ruột ỉa chảy nặng - Cần thiết dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn tiếp tác động. trại phải luôn sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng. Tất cả phân và rác ta 148 tXỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN RƠM TƯƠI LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi trâu bò nước ta phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rơm lúa. Từ trước tới nay rơm được nông dân sử dụng chủ yếu ở dạng rơm khô dự trữ không qua chế biến nên giá trị dinh dưỡng thấp. Các phương pháp xử lý để nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm mặc dù đã được nghiên cứu nhiều nhưng mới tập trung vào rơm khô (Nguyễn Xuân Trạch, 1998). Tuy nhiên, vấn đề bảo quản và chế biến rơm khô có một số khó khăn và hạn chế như: (1) Tốn nhiều thời gian và lao động phơi rơm trong lúc thời vụ khẩn trương, (2) Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, (3) Nơi phơi và dự trữ rơm bị hạn chế, nhất là hiện nay khi quỹ đất bị thu hẹp, (4) Mất chất dinh dưỡng và rơi vãi nhiều trong quá trình phơi. Thực tiễn đó đòi hỏi phải tìm ra được biện pháp xử lý rơm tươi ngay sau khi thu hoạch để quản được lâu dài làm thức ăn dự trữ nuôi trâu bò. Bài viết này giới thiệu một đề tài nhằm tìm giải pháp nâng cao khả năng bào quản và tăng giá trị dinh dưỡng của rơm lúa làm thức ăn cho trâu bò thay thế cho phương pháp phơi khô truyền thống. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Rơm lúa tươi ngay sau khi thu hoạch được ủ chua (với 0%, 1%, 2% và 3% rỉ mật) và kiềm hoá (với 1%, 1,5% và 2% urê). Trước khi ủ, rơm lúa tươi được băm nhỏ tới kích thước từ 1-3 cm rồi trộn đều với các chất bổ sung (tuỳ theo công thức) theo đúng tỷ lệ. Sau đó cho 2 kg hỗn hợp đã trộn vào mỗi silo thí nghiệm (lặp lại 3 lần), lèn chặt và bịt kín khí và ủ trong phòng thí nghiệm. Sau khi ủ được 30, 60 hay 90 ngày các mẫu đại diện được lấy (theo TCVN-86) để đánh giá theo các chỉ tiêu trực quan (màu sắc, mốc và mùi), độ pH (Hartley và Jones, 1978), thành phần hoá học (vật chất khô, protein thô và khoáng tổng số theo AOAC, 1997; NDF, ADF và ADL theo Van Soest và Robertson, 1985). 2. Thí nghiệm tiêu hóa in-sacco Các mẫu rơm ủ theo các công thức trong phòng thí nghiệm được sử dụng để đánh giá động thái phân giải in-sacco. Rơm khô không ủ cũng được dùng để làm mẫu đối chứng. Thí nghiệm phân giải in-sacco được thực hiện trên 3 bò mổ lỗ dò dạ cỏ. Quy trình xử lý mẫu và đặt mẫu trên gia súc mổ lỗ dò được tiến hành theo Orskov và CS (1980). Để phản ánh động thái phân giải VCK của rơm trong dạ cỏ, kết quả thí nghiệm in-sacco được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng NEWAY (Chen, 1997). 3. Thí nghiệm nuôi bò bằng rơm ủ Một thí nghiệm xác định lượng thu nhận rơm tự do được tiến hành trên 6 bò Lai Sin có khối lượng trung bình 132,4  5,3kg, chia thành 2 lô, mỗi lô 3 con, để cho ăn 149 theo hai khẩu phần là rơm khô không xử lý (lô đối chứng) và rơm tươi đã xử lý urê (lô thí nghiệm). Rơm khô là rơm được phơi nắng sau thu hoạch và bảo quản dưới dạng cây rơm. Rơm tươi sau khi thu hoạch được ủ với 1,5% urê theo vật chất tươi (4,5% theo CK) trong các bao nilon cở 1,5m x 2,5m và bảo quản trong 3 tuần trước khi lấy ra cho ăn. Bò được ăn rơm tự do (cung cấp dư 15%) để xác định lượng thu nhận của từng con theo từng ngày cho ăn. Một thí nghiệm nuôi bê sinh trưởng được tiến hành trên tổng số 18 bê đực Lai Sin ở độ tuổi 12-15 tháng có khối lượng bình quân 138,3 ± 1,2 kg, được phân đều thành 3 nhóm để cho ăn 3 loại rơm khác nhau: rơm khô không xử lý (đối chứng âm), rơm khô xử lý urê (đối chứng dương) và rơm tươi xử lý urê (lô thí nghiệm). Rơm khô xử lý 4% urê (tương đương 4,5% CK) và rơm tươi (33% CK) xử lý 1,5% urê (tương đương 4,5% CK) được ủ trong túi nilon (1,5m x 2,5m) trong 3 tuần trước khi bắt đầu cho ăn. Bê được tẩy giun và làm quen với khẩu phần thí nghiệm trong 2 tuần trước khi theo dõi thí nghiệm chính thức trong vòng 75 ngày. Trong thời gian thí nghiệm bê được nuôi nhốt cột buộc tại chuồng để đảm bảo thu nhận đúng khẩu phần thí nghiệm. Rơm được cho ăn rơm tự do tại chuồng theo tuỳ theo khả năng ăn tối đa của bê. Cỏ xanh (5 kg/con/ngày) và thức ăn tinh (0,5kg/con/ngày) được bổ sung cho từng con tại chuồng. Bê được uống nước sạch và tiếp xúc với lá liếm tự do. Hàng ngày bê được cho ra sân vận động tự do trong 2 giờ vào sáng và chiều trong sân có bố trí máng uống nước nhưng không có thức ăn. Bê được cân vào đầu và cuối thí nghiệm, mỗi lần trong 2 ngày liên tiếp vào 7 giờ sáng bằng cân điện tử trước khi cho ăn. 4. Xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được phân tích phương sai theo mô hình một nhân tố cố định (phương pháp xử lý rơm). Riêng đối với thí nghiệm in-sacco, mỗi bò mổ lỗ dò dạ cỏ được đưa vào mô hình phân tích như một khối ngẫu nhiên. So sánh cặp đôi giữa các công thức được áp dụng theo phương pháp Tukey. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đánh giá rơm ủ trong phòng thí nghiệm - Đánh giá trực quan Kết quả theo dõi cho thấy rơm ủ urê nói chung có màu vàng sẫm; rơm ủ rỉ mật có màu vàng tươi, còn rơm ủ không có bổ sung có màu nâu đen. Về mùi, rơm ủ với 1% urê, 1,5% urê và 2% urê có mùi hắc nồng đặc trưng của amoniac rất mạnh; riêng bình đối chứng (ủ không bổ sung) có mùi ẩm mốc; rơm ủ với rỉ mật có mùi chua thơm dễ chịu. Đặc biệt là rơm ủ với urê ở các tỷ lệ khác nhau đều khô và không xuất hiện mốc, rơm ủ đối chứng thì rất ẩm và bị mốc nhiều nhất, còn rơm ủ với rỉ mật có bị mốc ở phía trên nhưng không đáng kể. Như vậy, qua theo dõi sự biến đổi về màu sắc, mùi và độ mốc chúng tôi sơ bộ nhận thấy các công thức ủ với 1-2% urê hay ủ với 2-3% rỉ mật có thể áp dụng để bảo quản rơm lúa làm thức ăn cho trâu bò. 150 - Độ pH Bảng 1 cho thấy rơm lúa tươi (pH = 6,02) sau khi ủ chua đã giảm pH xuống rất rõ rệt. Khi ủ không bổ sung pH tuy có giảm rõ rệt so với rơm tươi ban đầu, nhưng vẫn ở mức cao so với yêu cầu đối với thức ăn ủ chua. Cho thêm rỉ mật đã làm cho pH hạ mạnh hơn và khi lượng rỉ mật dùng càng tăng thì pH càng hạ. Nói chung ở các công thức ủ chua pH ổn định sau 30 ngày ủ. Rơm lúa tươi có bổ sung 3% rỉ mật có giá trị pH nằm trong giới hạn pH thích hợp (< 4,2). Như vậy, khi ủ chua rơm lúa tươi nhất thiết phải bổ sung các chất giàu đường để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lên men. Trái ngược với ủ chua, rơm ủ với urê (1%, 1,5% và 2%) có độ pH tăng lên rất rõ rệt so với rơm lúa tươi (P < 0,001). Mức urê sử dụng càng cao thì giá trị pH của rơm sau khi ủ càng tăng và độ pH càng cao. Như vậy chứng tỏ NH3 được sinh ra từ urê trong quá trình xử lý đã làm cho độ pH tăng cao. Theo lý thuyết khi độ pH >8 thì các mối liên kết giữa lignin với các thành phần khác của vách tế bào thực vật sẽ bị phá vỡ tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ và các enzym do chúng tiết ra sẽ tiếp cần được với các cơ chất nên làm tăng được tỷ lệ tiêu hoá xơ của thức ăn vốn bị lignin hoá như rơm (Sundstol và Owen, 1984). Bảng 1. Ảnh hưởng của các công thức ủ đến độ pH của rơm pH Công thức ủ rơm 30 ngày 60 ngày 90 ngày 6,02c 6,02d 6,02c không bổ sung 4,91d 4,99e 5,06d 1% rỉ mật 4,47e 4,42g 4,43g 2% rỉ mật 4,28g 4,20h 4,23h 3% rỉ mật 4,05h 4,18h 4,13i 1% urê 8,01b 8,13c 8,24b 1,5% urê 8,51a 8,46b 8,74a 2% urê 8,60a 8,77a 8,86a KIỀM HOÁ Ủ CHUA Rơm tươi không ủ Ghi chú: Những giá trị trung bình trong từng cột không mang chữ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa (P0,05). Tuy các công thức ủ chua có bổ sung rỉ mật có làm tăng thêm hàm lượng KTS nhưng cũng không đáng kể. Bảng 2. Thành phần hoá học của rơm theo các công thức ủ Công thức ủ rơm Rơm tươi Ủ CHUA không bổ sung 1% rỉ mật 2% rỉ mật KIỀM HOÁ 3% rỉ mật 1% urê VCK (%) 26,33 26,29 25,51 26,13 27,56 25,67 Thành phần hoá học (% VCK) CP KTS a 7,37 a 7,61 a 7,79 a 7,76 a 7,90 b 9,04 b 17,56 17,80 18,35 17,69 18,00 18,50 NDF ADF ADL 69,03 a 35,74 4,29 67,90 a 36,03 4.72 ab 36,56 4.63 68,09 a 34,40 4.33 67,36 a 35,50 4.16 ab 35,14 4.07 b 34,16 4.83 35,04 4.58 67,89 66,28 1,5% urê 28,07 9,25 17,80 64,17 2% urê 28,06 9,34b 17,40 63,20b Ghi chú: Những giá trị trung bình trong từng cột không mang chữ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa (P[...]... đại, Khoa sẽ tổ chức để toàn thể cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ vào sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn nữa để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đạt được trong 50 năm qua, cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ và sinh viên Khoa Nông học, các kết quả nghiên cứu sẽ ngày một nhiều về số lượng và chất lượng, đạt trình độ công nghệ. .. nông nghiệp Việt Nam hiện đại 12 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU Trong 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Nông học đã có rất nhiều công trình khoa học công nghệ được tiến hành, tuy nhiên do điều kiện thu thập thông tin có hạn nên kỷ yếu này chỉ liệt kê được một số công trình và bài báo tiêu biểu I THỜI KỲ 1956-1975 I.1 Một số công trình nghiên cứu về trồng trọt Lúa xuân - một thành... đạt được Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật thâm canh một số cây có củ như khoai lang, sắn, khoai môn sọ, dong riềng, từ vạc, khoai tây, khoai sáp Tất cả các công trình đã được nghiệm thu và đăng tải trên các tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Kết quả nghiên cứu Khoa Trồng trọt, ĐHNN1, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Đại học Nông nghiệp 1 và được công bố ở... thành tựu nghiên cứu khoa học trong 50 năm và nguồn nhân lực mạnh mẽ của khoa, công tác nghiên cứu giai đoạn 2003-2010 và các năm tiếp theo Khoa Nông học tập trung vào các hướng chính như: Chọn tạo các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt; Áp dụng công nghệ sinh học trong sản suất, chọn tạo giống và bảo vệ thực vật; Bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn suy thoái môi trường; Đấu tranh sinh học trong...hợp tác nghiên cứu với các cơ quan khoa học và các công ty trong nước và 10 đề tài hợp tác nghiên cứu với nước ngoài Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao như: “Chọn tạo giống lúa lai hai dòng Việt lai 20”, “Chọn tạo giống cà chua lai chịu nhiệt HT 7”, “Sản xuất KIT để chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng”, “IPM trên cây khoai lang”, “ICM trên cây khoai tây”… Công tác nghiên cứu khoa học của... vật; Thu thập và bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng nông nghiệp Trên cơ sở các định hướng nghiên cứu chung của Khoa, từng bộ môn đã xây dựng định hướng nghiên cứu Bộ môn Di truyền - Giống tập trung nghiên cứu chọn giống cây trồng nông nghiệp ưu thế lai với các tính trạng đặc biệt Bộ môn Công nghệ sinh học và Phương pháp thí nghiệm đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào và chỉ thị phân... quả nghiên cứu bệnh xoăn lá cà chua Hội nghị báo cáo khoa học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp  Vũ Triệu Mân (1973) Bệnh chết vàng và héo rũ khoai tây Tạp chí KHKT Nông nghiệp, số 2/1973 II THỜI KỲ 1976-1995 II.1 Một số công trình nghiên cứu về trồng trọt Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp thâm canh tăng năng suất cây công nghiệp họ đậu ngắn ngày (lạc, đậu tương, đậu xanh) Lê Song Dự và. .. viên trong Khoa, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật đã góp phần nâng cao vị thế của Khoa Nông học nói riêng và Trường Đại học Nông nghiệp I nói chung Trong giai đoạn tới, công tác nghiên cứu khoa học của Khoa tiếp tục được triển khai theo tinh thần phát huy nội lực, tranh thủ sự hợp tác quốc tế và hội nhập, bên cạnh việc tập trung... thế kỷ XX, xuất phát từ thực tế Việt Nam và những kết quả về lúa xuân, nhiều nhà khoa học tham gia đề tài như Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Hữu Tề (Khoa Trồng trọt), Nông Hồng Thái (cán bộ Vụ Trồng trọt)… đã nghiên cứu các đề tài về lúa ở nước ngoài khi làm đề tài nghiên cứu sinh Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Cùng với các đề tài nghiên cứu về lúa xuân và công tác chỉ đạo thực nghiệm trong sản xuất của Viện Khoa. .. miền Trung và miền Nam Kết quả nghiên cứu ở cả 2 giai đoạn đã được thể hiện trong luận án Tiến sĩ Khoa học bảo vệ ngày 27/6/1987 trước Hội đồng Bác học phiên họp đặc biệt ở trường Nông nghiệp á nhiệt đới Grudia ở Xukhami (Liên Xô cũ) Công trình khoa học này được đăng tóm tắt trong “Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 1985-1991" Kỷ niệm 35 năm thành lập trường Đại học Nông nghiệp ... tích to lớn công tác đào tạo, khoa Nông học trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học chuyển giao tiến kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu nước Các kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ 50 năm qua có tác... nghiệp nghiên cứu khoa học nông nghiệp Việt Nam Nhiều thầy cô giáo, nhà khoa học thuộc Học viện Nông Lâm nhà khoa học tiên phong công tác nghiên cứu chuyển giao tiến kỹ thuật vào sản xuất Các kết nghiên. .. TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU Trong 50 năm xây dựng trưởng thành, Khoa Nông học có nhiều công trình khoa học công nghệ tiến hành, nhiên điều kiện thu thập thông tin có hạn nên kỷ yếu liệt

Ngày đăng: 12/10/2015, 22:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan