Tổng hợp chương trình phát thanh măng non. phần 3. Tham khảo

12 532 0
Tổng hợp chương trình phát thanh măng non. phần 3. Tham khảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** Hòa Bình, ngày 02 tháng 12 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 12 I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Lời đầu tiên cho phép Hồng Phi - Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong tuần 15 và một số công tác trọng tâm trong tuần 16. 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ tuyên truyền đến các bạn bệnh HIV nhân dịp hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV . 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 11” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về “Sự cầu tiến”. * Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần qua - Sinh hoạt Đội tháng 11 cho Chi đội 4/1 và 5/1. - Sinh hoạt CLB Mỹ thuật tháng 11 với chủ đề 20/11. - Hướng dẫn đội Sao đỏ ATGT trước cổng trường thực hiện nhiệm vụ. * Thư. Triển khai các hoạt động trong tuần - Triển khai kế hoạch thi Chỉ huy đội giỏi cấp Liên đội năm 2014 – 2015. - Triển khai kế hoạch rèn luyện đội viên và kế hoạch tổ chức sinh hoạt Liên đội dưới cờ năm học 2014 – 2015. - Dạy trống đội cho lớp 3/1. Bồi dưỡng đội nghi lễ chính và phụ. * Phi: “Mục điều bạn cần biết”. - HIV là chữ viết tắt tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch, sau đó phá hủy hệ miễn dịch qua nhiều năm làm cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện cho các loại bệnh tật xuất hiện. - HIV có thể gây ra nhiều vấn đề, từ không có triệu chứng tới những triệu chứng bệnh nhẹ không đặc thù cho tới nhiễm khuẩn nặng, ung thư và các vấn đề về thần kinh. Các triệu chứng ban đầu của HIV có thể bị lẫn với cảm lạnh hay cúm. Sau đó, người nhiễm HIV không có triệu chứng gì trong một thời gian dài, thường là nhiều năm sau khi bị nhiễm. Diễn biến của bệnh rất khác nhau. - Còn AIDS là viết tắt của “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Đây không phải là bệnh riêng lẻ mà là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Đặc trưng bởi một chuỗi – hay “hội chứng” – của các bệnh tật đe dọa cuộc sống. * Thư: Vậy người bị nhiễm HIV như thế nào? Chỉ có 3 con đường nhiễm HIV chính là: 1. Từ quan hệ tình dục: đây là cách nhiễm phổ biến nhất. 2. Từ máu của người nhiễm HIV truyền sang cơ thể người khác. Điều này xày ra ở nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do dùng chung bơm kim tiêm và truyền máu…Tuy nhiên, không có báo cáo nào nói về việc nhiễm HIV do bị muỗi đốt. 3. Từ phụ nữ có thai hay dang cho con bú truyền sang bào thai hoặc trẻ sơ sinh. Trẻ bị nhiễm HIV sẽ bị tử vong nhanh chóng. Vậy ai cũng có thể bị nhiễm HIV phải không? * Phi: Đúng, nhưng không dễ. Chỉ có thể nhiễm HIV khi tinh dịch, chất nhầy âm đạo hay máu của một người đã nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể. Làm thế nào để mọi người có thể tự bảo vệ khỏi khỏi bị lây nhiễm HIV. - HIV cũng giống như một số bệnh khác mà chúng ta có thể bị lây nhiễm khi quan hệ nam nữ, Lậu và Giang Mai cũng là những bệnh. Như vậy, chúng có thể tạo ra những vết loét ở dương vật và trong âm đạo. Chúng còn làm cho HIV lây từ người này sang người khác dễ dàng hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải tự bảo vệ bản thân trước những bệnh lây nhiễm này và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh. Tiêm chích ma túy, tiêm thuốc và phòng tránh lây nhiễm HIV. Chúng ta có thể bảo vệ mình không bị lây nhiễm HIV bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ nam nữ, không dùng chung kim và bơm tiêm. Nếu phải dùng bơm kim tiêm thì bơm kim tiêm phải sạch bằng cách đung sôi, sấy, hấp nóng… * Thư: Các bạn ơi, đôi khi trong nững ca cấp cứu, người ốm hoặc bị thương được tiếp máu của người khác – đây gọi là truyền máu – truyền máu có thể cứu người, nhưng quan trọng là máu dùng để truyền không bị nhiễm HIV. Nếu bạn hoặc bạn bè của bạn càn truyền máu ở bệnh viện hay trạm y tế, hãy sử dụng máu đã được thử HIV. Nếu máu chưa được thử, bạn có thể từ chối và đi đến nơi khác hoặc sử dụng máu của người thân trong gia đình – bạn bè không bị nhiễm HIV. Làm thế nào để phát hiện ra rằng mình đã bị nhiễm HIV? Ở Việt Nam, mọi người đều có thể biết về tình trạng HIV của mình qua một xét nghiệm có ở tất cả các bệnh viện. Các bạn vừa nghe xong nội dung tuyên truyền về HIV/AIDS. Sau đây xin mời các bạn thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát Kiếp xì ke . (Mở nhạc) * Phi: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về cầu tiến và sửa đổi, trích trong “Cần kiệm liêm chính. Tháng 6 nǎm 1949. T.5, Tr. 644. Bác dạy: “…Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi. Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình...”. * Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TPT LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** Hòa Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 13 I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Lời đầu tiên cho phép Hồng Phi - Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong tuần 16 và một số công tác trọng tâm trong tuần 17. 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung “lễ giỗ lần 85 của cụ Nguyễn Sinh Sắc” - thân sinh Bác Hồ. 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 12” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về “Than thuốc chữa bệnh quan liêu”. * Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần qua - Tiến hành kiểm tra vệ sinh các lớp thuộc điểm chính ấp 2. Kết quả, các lớp chưa làm vệ sinh tốt khu vực hành lang, còn đùa rác ra phía ngoài hành lang. Một vài lớp còn để chổi ngay khu vục cửa, để sọt rác lớp đầy tràn ra ngoài. - Kiểm tra công tác thực hiện phong trào và quản lý nề nếp học tập chi đội 5/1. Kết quả, có 2 em không tham gia tốt, BCH CĐ chưa quản lý tốt nề nếp lớp. - Triển khai kế hoạch thi Chỉ huy đội giỏi năm 2014 – 2015 cấp LĐ. - Vệ sinh sân trường 1 lần do lớp 5/1 thực hiện. * Thư. Triển khai các hoạt động trong tuần - Bắt đầu thực hiện việc Sinh hoạt Liên đội dưới cờ năm 2014 – 2015. - Sinh hoạt Chi đội 4/2+5/2 - Triển khai tài liệu sinh hoạt Sao nhi đồng mẫu tháng 12/2014. - Tiếp tục kiểm tra công tác vệ sinh điểm phụ ấp 1 và kiểm tra công tác phong trào, quản lý lớp học của BCH Chi đội 5/2 – 4/1. - Thực hiện vệ sinh sân trường (Chi đội 4/1) * Phi: “Mục điều bạn cần biết”. Các bạn ơi! Di tích Nguyễn Sinh Sắc nằm cạnh chùa Hòa Long (tức miễu trời sanh ngày xưa), cách trung tâm Thị xã Cao Lãnh hơn 01 km, trên đường ra bến phà Cao Lãnh. Đây là nơi an nghỉ của một nhà nho yêu nước, đã có công sinh thành, nuôi dạy cho dân tộc Việt Nam một lãnh tụ kiệt xuất và cho thế giới một danh nhân văn hóa là Hồ Chí Minh! Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (hay Nguyễn Sinh Huy), sinh năm Nhâm Tuất 1862 tại Xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên – Huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An trong một gia đình nông dân; lên 3 tuổi thì mồ côi cha, 4 tuổi mồ côi mẹ, sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Trợ. Năm 16 tuổi được nhà nho Hoàng Đường ở làng Hoàng Trù nhận về nuôi dạy và vài năm sau gã con gái là Hoàng thị Loan. * Thư: Năm Giáp Ngọ 1894 Cụ đỗ Cử nhân, năm Tân Sửu 1901 đỗ Phó Bảng, nhưng chối từ làm quan, về quê dạy học, sống hòa mình với đồng bào nghèo khổ, tìm bạn đồng tâm bàn việc nước và đặc biệt chú trọng việc giáo dục con cái. Đến năm 1927 về ở hẳn tại Cao Lãnh làm nghề hốt thuốc, trị bệnh và tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân. Do tuổi cao và bệnh nặng, Cụ qua đời ngày 26/10 năm Kỷ Tỵ tức 26/11/1929, thọ 67 tuổi. Nhân dân địa phương với niềm thương yêu quý trọng đã góp tiền mua đất an táng cạnh miểu trời sanh, ra sức sửa sang, bảo vệ mộ bắt chấp sự canh gác ngăn chặn của giặc. * Phi: Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp khởi công xây dựng khu tưởng niệm cụ Phó Bảng, công trình được khánh thành vào ngày 13/02/1977. Toàn bộ khu di tích rộng 3,6 héc ta, chia làm 2 khu vực: mộ cụ Phó Bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen Đồng Tháp. Nổi bật trên màu xanh của hàng trăm cây kiểng quý hiếm là màu trắng tinh khiết của các công trình: vòm mộ có dáng hình cánh hoa sen với 9 đầu rồng-tượng trưng cho nhân dân Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng luôn luôn che chở ngôi mộ, hồ sen, nhà trưng bày về Bác, nhà trưng bày giới thiệu về cụ Phó Bảng và bà Hoàng Thị Loan, phòng lưu niệm. * Thư: Đối diện cổng tam quan là nhà sàn Bác Hồ và ao sen Đồng Tháp, công trình được khánh thành nhân dịp sinh nhật lần thứ 100 của Bác Hồ (19/05/1990). Trước nhà sàn là ao sen mang dáng dấp bản đồ Tỉnh Đồng Tháp, Hàng năm vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang bản sắc của dân tộc. Di tích Nguyễn Sinh Sắc đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận xếp hạng ngày 9/4/1992. * Phi: Năm nay, lễ giỗ lần thứ 85 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tổ chức từ ngày 16 đến hết ngày 18/12 (nhằm ngày 25, 26, 27 tháng 10 âm lịch). Ngoài phần lễ chính diễn ra từ 7 giờ 30 ngày 18/12, trong khuôn khổ lễ giỗ sẽ có các hoạt động đờn ca tài tử, triển lãm ảnh, múa lân sư rồng, tái hiện làng Hòa An xưa cùng các hội thi sinh vật cảnh, thi làm lồng đèn, thi ẩm thực… Các bạn vừa nghe chúng tôi giới thiệu về khu di tích mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sau đây xin mời các bạn thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát Viếng Lăng Bác – Sáng tác Hoàng Hiệp do ca sỹ Thanh Thúy trình bài. (Môû nhaïc) * Thư: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về “Thang thuốc chữa bệnh quan liêu”, trích trong “Phải tẩy sạch bệnh quan liêu. Báo Sự thật, số 140, ngày 2 tháng 9 nǎm 1950. Tập 6, Trang 90”. Bác dạy: “… + Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết. + Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân. + Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình. + Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư...”. * Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A TPT *** Hòa Bình, ngày 23 tháng 12 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 14 I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Lời đầu tiên cho phép Hồng Phi - Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong tuần 17 và một số công tác trọng tâm trong tuần 18. 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn ý nghĩa ngày 22/12 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 13” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về “Cái đức của người làm cách mạng”. * Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Trong tuần qua, Liên đội có các hoạt động sau: - Tiến hành kiểm tra vệ sinh các lớp thuộc điểm chính ấp 1. Kết quả, vệ sinh lớp tốt. Tuy nhiên, việc vệ sinh sân trường chưa tốt. - Kiểm tra công tác thực hiện phong trào và quản lý nề nếp học tập chi đội 4/1 và 5/2. Kết quả, lớp tham gia tốt các phong trào, BCH CĐ quản lý tốt nề nếp học tập. - Triển khai thực hiện kế hoạch “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Liên đội” và kế hoạch chào mừng ngày 22/12”. - Vệ sinh sân trường 1 lần do lớp 4/1 thực hiện. - Sinh hoạt chi đội 5/2 * Thư. Triển khai các hoạt động trong tuần - Tiếp tục kiểm tra công tác phong trào, quản lý lớp học của Ban cán sự các lớp 1/1, 2/1, 3/1. - Sinh hoạt Chi đội 5/1. - Tổ chức hội thao chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 22 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân 22/12. - Thực hiện vệ sinh sân trường (Lớp 3/1) * Phi: “Mục điều bạn cần biết”. Đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Người chủ tọa Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó. Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, gọi tắt là Việt Minh, xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang để chuẩn bị tranh thủ thời cơ, đị từ “khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương” để “mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn giành chính quyền trong cả nước”. *Thư: Sau Hội nghị ấy, đội du kích Bắc Sơn được đổi tên là Cứu quốc quân. Ngày 19 – 5 – 1941, trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng xá, châu Vuc Nhai, tỉnh lạng Sơn. Đầu năm 1944, căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai mở rộng sang Châu Sơn Dương (Tuyên Quang) và trung đội Cưu quốc quân 3 được thành lập ngày 25 – 2 – 1944 ở Khuổi Kịch, Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang). Giữ năm 1944, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mau lẹ. Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công thắng lợi trên nhiều mặt trận. Tháng 8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “cầm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi khắp nơi. Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao - Bắc - Lạng sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa. *Phi: Tháng 10/1944, sau một thời gian ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Cao - Bắc - Lạng. Người nói: “Thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới…. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay, chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên”. Để đáp ứng yêu cầu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong chỉ thị ghi rõ: “Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ các du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội quân chủ lực… Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang… nó có thể đi suốt từ Nam ra Bắc, khắp đất nước chúng ta…” *Thư: Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại châu Nguyên Bình, Cao Bằng, trong một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo và tuyên bố thành lập Đội. Đội gồm 34 người (có 3 nữ) chia thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Vũ khí của đội gồm có 34 khẩu súng các loại. Sau lễ thành lập, toàn đội đã ăn một bữa cơm nhạt, không rau, không muối để tượng trưng cho tinh thần chịu đựng gian khổ của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1990, theo nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, ngày 22/12 hàng năm trở thành ngày hội Quốc phòng toần dân. Các bạn vừa nghe chúng tôi giới thiệu ý nghĩa ngày 22/12. Sau đây xin mời các bạn thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát Bài ca người lính – Sáng tác Diệp Minh Tuyền (Môû nhaïc) * Dương: Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về “Cái đức của người làm cách mạng”, trích trong “Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6, Ngày 18-1-1949, tập 5, trang 522”. Bác dạy: “… Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa…Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên…” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG TM. BCH LIÊN ĐỘI LĐT ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A Hòa bình, ngày 06 tháng 01 năm 2015 *** CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 15 I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Lời đầu tiên cho phép Hồng Phi - Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục Liên đội trường ta” sẽ giới thiệu đến các bạn kết quả hoạt động trong tuần 18 và một số công tác trọng tâm trong tuần 19. 2) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn ý nghĩa chiến thắng biên giới Tây Nam. 3) Cuối cùng là mục “Làm theo lời Bác – kỳ 14” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về “Sự dân chủ trong cơ quan”. * Phi: Mục “Liên đội trường ta”. Đánh giá kết quả tuần qua - Trong 2 tuần qua, trường ta có các hoạt động trọng tâm: + Tổ chức Hội thao chào mừng ngày 22/12. + Tổng kết phong trào nuôi heo đất đợt 1. Năm học 2014 – 2015. Đạt 4.696.000đ. + Kiểm tra cuối kỳ I từ ngày 22 đến 24/12/2014. Thông qua đợt kiểm tra cuối kỳ 1, nhận thấy còn nhiều học sinh chưa quan tâm đến kỳ kiểm tra này (có em đến trể, có em đi chơi để giáo viên điện thoại, có em bỏ thi… + Nghỉ cuối kỳ I và tết dương lịch 2015 từ ngày 29/12/2014 đến ngày 4/1/2015. * Thư. Triển khai các hoạt động trong tuần - Bắt đầu thực hiện nuôi heo đất đợt 2. - Triển khai cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần 44. - Triển khai kế hoạch tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Liên đội” năm học 2014 – 2015. - Triển khai cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2015. - Thực hiện vệ sinh sân trường (Chi đội 4/1) * Phi: “Mục điều bạn cần biết”. Sau chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia thiết tha mong muốn được sống trong hòa bình để khôi phục và phát triển đất nước sau nhiều năm chiến tranh hy sinh, gian khổ. Nhưng tập đoàn Pôn Pốt, Iêng Xa ry, Khiêu Sam-phon đã phản bội lại nhân dân Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn kết hữu nghị của nhân dân hai nước, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên giới Tây-Nam Việt Nam. Ở trong nước, chúng thực thi chính sách diệt chủng tàn khốc, cưỡng bức lao động khổ sai, tra tấn hành hạ người dân Campuchia; biến trường học, nhà chùa thành nhà tù, khắp mọi nơi đầy những hố chôn người tập thể…Chỉ trong 3 năm 8 tháng và 20 ngày, chế độ Pôn Pốt đã giết hại gần 3 triệu người dân Campuchia vô tội, xóa bỏ mọi cơ sở xã hội và đẩy dân tộc Campuchia đứng trước thảm họa diệt vong. Tội ác của chế độ diệt chủng Pôn Pốt ở Campuchia đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. * Thư: Đối với Việt Nam, chúng xuyên tạc lịch sử, huy động phần lớn sức mạnh quân sự, hàng chục sư đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn địa phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây-Nam của Việt Nam. Đi đến đâu, chúng tàn phá làng mạc, giết hại dã man người dân, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em; xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tội ác của chúng đối với nhân dân Việt Nam là không thể dung tha. Trước những hành động xâm lược và diệt chủng tàn bạo của chế độ Pôn Pốt, đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia anh em, Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan các hành động xâm lược, cùng với lực lượng vũ trang, nhân dân Campuchia và sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới đánh đổ chế độ diệt chủng vào Ngày 7 tháng Giêng năm 1979. * Phi: Chiến thắng lịch sử này là chiến thắng chung, niềm vui chung của nhân dân hai nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và Việt Nam, khép lại một trang sử đen tối nhất của đất nước Campuchia, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hoà bình, trung lập và phát triển của nhân dân Campuchia. Sau ngày giải phóng, hàng ngàn cán bộ chuyên gia, hàng vạn quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng nhân dân Campuchia anh em thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ diệt chủng tại Campuchia. Trong cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt đó, biết bao anh hùng, liệt sỹ Việt Nam và Campuchia đã hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình trên các chiến trường. * Thư: Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng liệt sỹ Việt Nam và Campuchia đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của mỗi nước, vì vận mệnh chung và tình hữu nghị, đoàn kết của hai dân tộc Việt Nam-Campuchia, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Kể từ sau chiến thắng Ngày 7 tháng Giêng năm 1979 đến nay, Chính phủ và nhân dân Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia lãnh đạo, với chính sách hòa giải dân tộc và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, đã giành được những thành tựu to lớn, toàn diện, rất đáng tự hào. Campuchia ngày nay là một đất nước hòa bình, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; kinh tế phát triển liên tục với tốc độ cao, là thành viên của nhiều tổ chức Quốc tế và khu vực; vai trò và vị thế của Campuchia không ngừng được nâng cao trong khu vực và trên trường quốc tế. * Phi Nhìn lại chặng đường 36 năm qua, chúng ta tự hào và vui mừng nhận thấy quan hệ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia được các thế hệ Lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp đang tiếp tục không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Các bạn vừa nghe chúng tôi giới thiệu ý nghĩa ngày chiến thắng Biên giới Tây Nam – đánh bại quân Khơ me đỏ. Sau đây xin mời các bạn thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát Bài ca biên giới – Sáng tác Xuân Giao (Môû nhaïc) * Thư: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về sự dân chủ trong cơ quan, trích trong “Nhiệm vụ của chi bộ ở các cơ quan. Báo Nhân dân, số 176, từ ngày 6 đến 10-4-1954...”. Bác dạy: “…Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói "cả vú lấp miệng em", ngǎn cản quần chúng phê bình…” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A *** TM. BCH LIÊN ĐỘI LĐT Hòa bình, ngày 12 tháng 01 năm 2015 CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 16 I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Lời đầu tiên cho phép Hồng Phi - Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục điều bạn cần biết” ý nghĩa ngày học sinh sinh viên Việt Nam 2) “Mục Làm theo lời Bác – kỳ 15” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về “thanh niên”. * Phi: “Mục điều bạn cần biết”: ý nghĩa ngày học sinh sinh viên Việt Nam. Sau cách mạng Tháng Tám, học sinh, sinh viên hăng hái học tập, rèn luyện và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xung kích thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm do Bác Hồ và Chính phủ đề ra. Từ năm 1947 đến 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; số lượng học sinh, sinh viên được kết nạp vào Đoàn và Đảng khá đông. * Thư: Các hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Với khẩu hiệu: “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công” đã tiếp thêm sinh lực mới cho phong trào học sinh, sinh viên. Cuộc đấu tranh của học sinh đã lan ra cả Đông Dương. * Phi: Ngày 9/11/1949, học sinh Huế bãi khoá. Phan Văn Giáo, Tổng trấn bù nhìn Trung bộ đã thẳng tay khủng bố. Học sinh, sinh viên quyết định bãi khoá để phản đối. Ngày 22/11/1949, trong lúc tại Huế đang tranh đấu, học sinh Sài Gòn bí mật vận động kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và đề xướng hưởng ứng phản đối việc các nữ sinh Huế bị bắt, đồng thời yêu sách cải tổ chính sách giáo dục. * Thư: Các cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Sài Gòn liên tiếp nổ ra, đưa ra các yêu sách: Chấm dứt khủng bố, đàn áp bắt bớ học sinh; trả tự do cho các học sinh bị bắt sau ngày chống bù nhìn Bảo Đại; bảo đảm an ninh và quyền lợi học tập của học sinh. Giữa lúc ở Huế, Sài Gòn không khí tranh đấu đang sôi nổi, tại Hà Nội, học sinh cũng đang căm tức vì Pháp và bù nhìn bắt bớ một số anh chị em sau kỳ nghỉ học kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám. Học sinh Chu Văn An quyết định bãi khoá ngày 25/11/1949, trong các lớp trên tường la liệt khẩu hiệu. Toàn trường vang dậy những khẩu hiệu “học sinh bãi khoá”, “trả lại tự do cho bạn chúng ta”, “đả đảo bù nhìn”. * Phi: Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai. * Thư: Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22-23/11/1993) tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9 tháng 1 làm Ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam. Các bạn vừa nghe chúng tôi giới thiệu ý nghĩa ngày học sinh sinh viên Việt Nam. Sau đây xin mời các bạn thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát Hành khúc sinh viên Việt Nam – Sáng tác Trần Xuân Tiến (Môû nhaïc) * Thư: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về thanh niên, trích trong “Thư gửi các bạn thanh niên. Ngày 17-81947”. Bác dạy: “…“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị tương lai đó”…” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A TM. BCH LIÊN ĐỘI LĐT Hòa bình, ngày 20 tháng 01 năm 2015 *** CHƯƠNG TRÌNH PTMN LẦN 17 I. Lời rao: (Nhạc hiệu bài Hành Khúc Đội) * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Phi: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non! * Thư: (Đọc trên nền nhạc hiệu) Chương trình phát thanh măng non của Liên đội Trường TH Hòa Bình A thân ái chào các bạn! (đợi nhạc bài Hành Khúc Đội hát được một đoạn – nhạc nhỏ dần rồi tắt) * Phi: Các bạn ơi, đến hẹn chúng mình lại gặp nhau nữa rồi. Lời đầu tiên cho phép Hồng Phi - Anh Thư gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô vá các bạn! * Thư: Chương trình phát thanh măng non hôm nay gồm có các nội dung sau: 1) “Mục điều bạn cần biết” sẽ giới thiệu đến các bạn 7 luật cơ bản có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. 2) “Mục Làm theo lời Bác – kỳ 16” sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác nói về “Sự khiêm tốn và rộng lượng”. * Phi: “Mục điều bạn cần biết”. 7 luật cơ bản có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. 1. Mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT Theo Luật Bảo hiểm y tế, quyền lợi BHYT của người dân sẽ được mở rộng. Theo đó, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn ngân sách Nhà nước bảo đảm. Luật bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo. Bỏ quy định cùng chi trả 20% đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ. Luật cũng giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Đáng chú ý, Quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. * Thư: 2. Luật Việc làm điều chỉnh 5 nhóm vấn đề lớn Luật Việc làm gồm 7 chương và 62 điều, điều chỉnh 5 nhóm vấn đề lớn gồm: 1- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; 2- Thông tin thị trường lao động; 3- Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; 4- Tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; 5- Bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, chính sách việc làm công là chính sách mới với mục tiêu cung cấp việc làm tạm thời có trả công cho người lao động thông qua việc thực hiện dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã, gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; các dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng tại địa phương. * Phi: 3. Được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có những điểm mới sửa đổi bổ sung nổi bật như sửa đổi các quy định về kết hôn (độ tuổi kết hôn; bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính song “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”). Ngoài ra, Luật cũng bổ sung quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc bổ sung này nhằm mục đích đáp úng nhu cầu của các cặp vợ chồng muốn có con nhưng người vợ không thể mang thai. * Thư: 4. Nghiêm cấm đưa đất, nhập khẩu sinh vật gây hại Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã bổ sung một số nguyên tắc mới trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật đó là nguyên tắc về phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành nông nghiệp tốt; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng để bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái. Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó nhấn mạnh các hành vi nghiêm cấm đưa đất, nhập khẩu sinh vật gây hại vào Việt Nam, nhân nuôi sinh vật gây hại; sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thải bỏ, thu gom, xử lý thuốc và bao gói thuốc bảo vệ thực vật trái quy định. * Phi: 5. Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng Về Luật Công chứng, những nội dung cơ bản quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý Nhà nước về công chứng, phạm vi công chứng được mở rộng hơn. Luật tập trung quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng quy mô lớn, hoạt động ổn định, nâng cao chất lượng của hoạt động công chứng. * Thư: 6. Bổ sung quy định về tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung một số quy định về tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, an ninh môi trường. Đồng thời, hài hòa các quy định của Luật và các cam kết quốc tế về môi trường thể hiện tại các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Các quy định mới cũng phù hợp với các đặc điểm của khoa học môi trường như coi phòng ngừa là chính, các yếu tố môi trường có mối liên kết hữu cơ với nhau, không bị chia cắt theo địa giới hành chính. * Phi: 7. Tạo thuận lợi cho người nước ngoài xuất, nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam tạo nhiều thuận lợi cho người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam tham quan, du lịch, tìm hiểu thị trường, hợp tác đầu tư, kinh doanh, học tập… đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Một trong những quy định được mọi người quan tâm là thị thực không được chuyển đổi mục đích nhằm đảm bảo công tác quản lý, khắc phục tình trạng người nước ngoài xin vào Việt Nam du lịch sau đó lại làm việc tại các công trình, dự án, dạy học như thời gian qua. Các bạn vừa nghe chúng tôi giới thiệu 7 luật cơ bản được chỉnh sủa bổ sung có hiệu lực từ ngày 1.1.2015. Sau đây xin mời các bạn thư giản với ít phút âm nhạc qua bài hát EM về quê Bác Hồ. (Môû nhaïc) * Thư: Mục “Làm theo lời Bác” Các bạn ơi trong mục làm theo lời Bác tuần này, Ban biên tập Phát thanh măng non sẽ gửi đến các bạn lời dạy của Bác về sự khiêm tốn và rộng lượng, trích trong “Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục. Tháng 5 nǎm 1957. Tập 8, Trang 391”. Bác dạy: “…Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có”…” - Phi: Các bạn ơi, chương trình PTMN hôm nay đến đây là hết rồi. Hồng Phi – Anh Thư xin chào các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau ! Xác nhận của BGH HIỆU TRƯỞNG TM. BCH LIÊN ĐỘI LĐT [...]... con ca lit s, ngi cú cụng nuụi dng lit s Lut cng gim mc cựng chi tr t 20% xung cũn 5% vi thõn nhõn khỏc ca ngi cú cụng v ngi thuc h gia ỡnh cn nghốo ỏng chỳ ý, Qu BHYT s thanh toỏn 100% chi phớ khỏm, cha bnh khi ngi bnh cú thi gian tham gia BHYT 5 nm liờn tc tr lờn v cú s tin cựng chi tr chi phớ khỏm, cha bnh trong nm ln hn 6 thỏng lng c s * Th: 2 Lut Vic lm iu chnh 5 nhúm vn ln Lut Vic lm gm 7 chng... Nam ó ký kt, tham gia Cỏc quy nh mi cng phự hp vi cỏc c im ca khoa hc mụi trng nh coi phũng nga l chớnh, cỏc yu t mụi trng cú mi liờn kt hu c vi nhau, khụng b chia ct theo a gii hnh chớnh * Phi: 7 To thun li cho ngi nc ngoi xut, nhp cnh, c trỳ ti Vit Nam Lut Xut cnh, nhp cnh, quỏ cnh, c trỳ ca ngi nc ngoi ti Vit Nam to nhiu thun li cho ngi nc ngoi xut cnh, nhp cnh, quỏ cnh, c trỳ ti Vit Nam tham quan,...* Phi: Cỏc bn i, n hn chỳng mỡnh li gp nhau na ri Li u tiờn cho phộp Hng Phi - Anh Th gi li chỳc sc khe n quý thy cụ vỏ cỏc bn! * Th: Chng trỡnh phỏt thanh mng non hụm nay gm cú cỏc ni dung sau: 1) Mc iu bn cn bit s gii thiu n cỏc bn 7 lut c bn cú hiu lc t ngy 1/1/2015 2) Mc Lm theo li Bỏc k 16 s gi n cỏc bn li dy ca Bỏc núi v S khiờm tn v rng lng... sa b sung cú hiu lc t ngy 1.1.2015 Sau õy xin mi cỏc bn th gin vi ớt phỳt õm nhc qua bi hỏt EM v quờ Bỏc H (Mụỷ nhaùc) * Th: Mc Lm theo li Bỏc Cỏc bn i trong mc lm theo li Bỏc tun ny, Ban biờn tp Phỏt thanh mng non s gi n cỏc bn li dy ca Bỏc v s khiờm tn v rng lng, trớch trong Núi chuyn ti lp chnh hun trung, cao cp ca B Quc phũng v cỏc lp trung cp ca cỏc tng cc Thỏng 5 nm 1957 Tp 8, Trang 391 Bỏc dy: ... niờn, trớch Th gi cỏc bn niờn Ngy 17-81947 Bỏc dy: Thanh niờn l ngi ch tng lai ca nc nh Tht vy, nc nh thnh hay suy, yu hay mnh mt phn ln l cỏc niờn Thanh niờn mun lm ch tng lai cho xng ỏng thỡ hin... Sc Sau õy xin mi cỏc bn th gin vi ớt phỳt õm nhc qua bi hỏt Ving Lng Bỏc Sỏng tỏc Hong Hip ca s Thanh Thỳy trỡnh bi (Mụỷ nhaùc) * Th: Mc Lm theo li Bỏc Cỏc bn i mc lm theo li Bỏc tun ny, Ban biờn... sõn trng cha tt - Kim tra cụng tỏc thc hin phong tro v qun lý n np hc chi i 4/1 v 5/2 Kt qu, lp tham gia tt cỏc phong tro, BCH C qun lý tt n np hc - Trin khai thc hin k hoch Thp sỏng c m thiu

Ngày đăng: 12/10/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan