Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp

86 171 0
Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯ ỜNG ĐẠI HỌ C CẦN THƠ KHO A K INH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -------  ------- VÕ THỊ GẤ M PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ – 11/2013 TRƯỜN G ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA K INH TẾ - QUẢN TRỊ K INH DO ANH -------  ------- VÕ THỊ GẤ M MSSV: 4104589 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Cần Thơ – 11/2013 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Hồng Ngự - PGD Hồng Ngự, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh cùng với sự giúp đỡ của Ban giám đốc, Phòng giao dịch Ngân hàng Phát triển nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh thị xã Hồng Ngự. Đến nay, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, với sự trân trọng em xin chân thành cảm ơn đến: Cô Nguyễn Thị Kim Phượng, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em làm luận văn cùng với các thầy cô trong khoa đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Ban giám đốc, cùng các anh chị Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Hồng Ngự đã cung cấp tài liệu cho em hoàn thành luận văn này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô được nhiều sức khỏe, kính chúc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Hồng Ngự đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Võ Thị Gấm Trang i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Võ Thị Gấm Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………… Hồng Ngự, Ngày … tháng… năm… Giám Đốc Trang iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................2 1.3.1 Không gian nghiên cứu .......................................................................2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..........................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................................3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .........................................................................3 2.1.1 Một số lý luận về hoạt động tín dụng ..................................................3 2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng .......................5 2.1.3 Các chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng ..................7 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................... 11 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ ........ 13 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHNN&PTNT THỊ XÃ HỒNG NGỰ .13 3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên thị xã Hồng Ngự .............................. 13 3.1.2 Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ...................................................................................................13 3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự ............................................... 16 3.1.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ........................................................... 17 Trang iv 3.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ...................................................................................................................... 19 3.2.1 Các sản phẩm huy động vốn.............................................................. 19 3.2.2 Các sản phẩm cho vay.......................................................................20 3.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của tại NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Hồng Ngự .............................................................................. 22 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ.................................................................................. 26 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG .26 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG .............. 29 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY.................................................. 31 4.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn ........................................................ 31 4.3.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ........................................ 34 4.3.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ................................................ 37 4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ ..................................................... 41 4.4.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn ........................................................... 41 4.4.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế........................................... 42 4.4.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế .................................................. 44 4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ ..................................................... 47 4.5.1 Dư nợ theo thời hạn .......................................................................... 47 4.5.2 Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế............................................ 49 4.5.3 Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế ................................................... 52 4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU .................................................... 55 4.6.1 Nợ xấu theo thời hạn ......................................................................... 55 4.6.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế ......................................................... 58 4.6.3 Nợ xấu theo ngành kinh tế.................................................................60 4.6.4 Nguyên nhân hình thành nợ xấu ........................................................ 62 4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ...................................................................................................................... 63 Trang v 4.7.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ................................................... 63 4.7.2 Tổng dư nợ trên vốn huy động .......................................................... 64 4.7.3 Hệ số thu nợ ...................................................................................... 65 4.7.4 Vòng quay vốn tín dụng ....................................................................65 4.7.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ .....................................................................66 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ ..................................................................67 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG .................................................... 67 5.1.1 Những mặt đạt được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng .......... 67 5.1.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng..................... 67 5.1.3 Nguyên nhân hạn chế hoạt động tín dụng của Ngân hàng.................. 68 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG .............................................................................................. 68 5.2.1 Nâng cao vốn huy động.....................................................................68 5.2.2 Đối với công tác cho vay...................................................................69 5.2.3 Hạn chế và xử lý nợ xấu ....................................................................70 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 72 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 72 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 73 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương ....................................................... 73 6.2.2 Đối với Agribank .............................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 74 Trang vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm .............. 23 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ....23 Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm ....................... 26 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm.............. 27 Bảng 4.3: Khái quát tình hình cho vay của Ngân hàng qua 3 năm ................. 30 Bảng 4.4: Khái quát tình hình cho vay của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ........ 30 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm ........... 32 Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ..32 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ............................................................................................................... 34 Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ......................................................................................................... 34 Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ...37 Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ............................................................................................................... 37 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm ............ 41 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ..41 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ...................................................................................................................... 43 Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ......................................................................................................... 43 Đơn vị tính: Triệu đồng ................................................................................. 43 Bảng 4.15: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ...45 Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. .............................................................................................................. 45 Bảng 4.17: Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm ............. 48 Bảng 4.18: Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ...48 Trang vii Bảng 4.19: Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ...................................................................................................................... 50 Bảng 4.20: Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm......................................................................................................... 50 Bảng 4.21: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm. ...52 Bảng 4.22: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ............................................................................................................... 53 Bảng 4.23: Nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm .......................... 56 Bảng 4.24: Nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ................ 56 Bảng 4.25: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm. ......... 58 Bảng 4.26: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm ............................................................................................................... 58 Bảng 4.27: Nợ xấu theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm.................. 60 Bảng 4.28: Nợ xấu theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. .......61 Bảng 4.29: Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng qua 3 năm .......................... 64 Bảng 4.30: Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ................ 65 Trang viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động ..................................................... 17 Hình 3.2 Quy trình cho vay ........................................................................... 21 Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm ......................... 28 Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ............... 28 Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm .33 Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ............................................................................................................ 36 Hình 4.5 Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ............................................................................................................... 40 Hình 4.6 Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3năm ................. 49 Hình 4.7 Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm.......49 Hình 4.8 Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 51 Hình 4.9 Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ............................................................................................................... 52 Hình 4.10 Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ......55 Hình 4.11 Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm ...................................................................................................................... 55 Hình 4.12 Cơ cấu nợ xấu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm ........... 57 Hình 4.13 Cơ cấu nợ xấu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ............................................................................................................... 59 Hình 4.14 Cơ cấu nợ xấu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm ...62 Trang ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ DN Dư nợ NX Nợ xấu VHD Vốn huy động TN-DV Thương nghiệp – dịch vụ VTD Vốn tín dụng TDN Tổng dư nợ PGD Phòng giao dịch Trang x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước đang trên đà phát triển cùng với sự đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ… thì nông nghiệp ở nông thôn cũng không ngừng được đầu tư đẩy mạnh phát triển và là nguồn chủ lực phát triển của đất nước. Cùng với chính sách phát triển nông nghiệp đô thị hóa nông thôn của cả nước nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp đô thị hóa nông thôn của thị xã Hồng Ngự nói riêng, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Được như vậy, không thể không kể đến mối quan hệ giữ tín dụng với người dân. Vì thế mà ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự nói riêng, đóng vai trò không nhỏ là sứ mệnh dẫn dắt thị trường và phát triển theo hướng nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với vị trí nằm gần biên giới Việt Nam-Campuchia, Agribank thị xã Hồng Ngự hoạt động theo bước tiến nông nghiệp đô thị hóa nông thôn. Trải qua nhiều năm thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Hồng ngự đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện cơ chế cho vay và mở rộng hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn bám sát định hướng kinh doanh chủ trương của Ngân hàng trụ sở và bám sát theo định hướng chính sách phát triển của địa phương nơi đây. Để hoạt động tín dụng được mở rộng và có hiệu quả, đòi hỏi Ngân hàng luôn có quyết định đúng đắn đối với đối tượng cho vay cũng như khả năng luân chuyển vốn kịp thời. Agribank thị xã Hồng Ngự đã không ngừng nổ lực hoạt động đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người dân sản xuất của địa phương nơi đây. Ngân hàng đóng vai trò phục vụ cho đầu tư, sản xuất trong nông nghiệp và các ngành khác…, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Vì thế mà Ngân hàng góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế của thị xã Hồng Ngự. Nhận thức được tầm quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự đối với người dân ở địa phương nơi đây. Do đó mà em chọn đề tài: “phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng tháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Trang 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung là phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự từ năm 2010 đến 6 tháng đẩu năm 2013, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Hồng Ngự từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. - Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. Số liệu của đề tài được cung cấp số liệu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Trang 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số lý luận về hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được thể hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người cho vay). Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành. [Thái Văn Đại (2012, trang 36)] 2.1.1.2 Các hình thức tín dụng Trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng rất phong phú, đa dạng. Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để phân loại. Cụ thể: * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn đến 1 năm, thường được sử dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, qui trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,… Trang 3 - Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay trên 5 năm, dùng để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cho những dự án đầu tư có qui mô lớn,… *Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp như: cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất - Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như là: Mua mới máy móc thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, mở rộng sản xuất,… *Căn cứ vào mục đích tín dụng - Tín dụng sản xuất: là hình thức tín dụng nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, và tiêu thụ hàng hóa… - Tín dụng lưu thông hàng hóa: là hình thức tín dụng dùng để cung cấp vốn cho doanh nghiệp để tiến hành buôn bán hàng hóa… - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như là: mua sắm xe cộ, các vật dụng tiện nghi trong gia đình,… * Căn cứ vào chủ thể tín dụng - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau được thể hiện qua hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên. - Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa nhà nước (Chính phủ Trung ương và Chính phủ địa phương) với các đơn vị cá nhân trong xã hội. [Lê Văn Tề (1992, trang 77)] 2.1.1.3 Vai trò tín dụng - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ thanh toán kinh tế của các doanh nghiệp. Trang 4 - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. [Lê Văn Tề (1992, trang 87)] 2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 2.1.2.1 Nguyên tắc cho vay Nguyên tắc 1: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với ngân hàng và đã được Ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó là các khoản phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay… Ngân hàng có quyền từ chối và huỷ bỏ mọi nhu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Do đó để tuân thủ nguyên tắc này khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay về phương diện này. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. [Nguyễn Minh Kiều (2009, trang 200)] 2.1.2.2 Điều kiện cho vay Điều kiện cho vay là những yêu cầu của Ngân hàng đối với các bên để làm căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay. Các khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản sau đây: - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. Trang 5 - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. [Thái Văn Đại (2012, trang 40)] 2.1.2.3 Phương thức cho vay Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng thực hiện thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng khi khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Đối với phương thức cho vay này, doanh số giải ngân có thể cao hơn nhiều so với hạn mức tín dụng nhưng dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo hạn mức nhưng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Cho vay theo dự án: là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Cho vay trả góp: là phương thức cho vay có kỳ hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả lãi trùng nhau, số tiền phải trả (cả gốc và lãi) được chia thành nhiều khoản đều nhau và hoàn trả theo định kỳ nhất định. Phương thức này được áp dụng đối với những khách hàng có thu nhập đều đặn. Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng của thẻ để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng, tới một hạn mức nhất định trong thời hạn quy định. Trang 6 Cho vay hợp vốn: là phương thức cho vay trong đó có từ hai tổ chức tín dụng trở lên tham gia vào một dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh của một khách hàng vay vốn, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. [Thái Văn Đại (2012, trang 47)] 2.1.3 Các chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng 2.1.3.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý hoặc năm. - Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi lại. 2.1.3.2 Nợ xấu Căn cứ quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm; “Nợ xấu” là nợ thuộc nhóm 3,4,5 (quy định tại Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 09/06/2005 và Quyết định bổ sung 296/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 01/08/2007). a) Nhóm 1: - Các khoản nợ trong hạn mà chi nhánh đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được Chi nhánh đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại nợ vào nhóm 1. Trường hợp 1 khách hàng có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn thì chỉ xem xét đưa vào nợ nhóm 1 khi khách hàng đã trả đầy đủ (nợ ngắn hạn và nợ trung, dài Trang 7 hạn) cả gốc và lãi của số nợ đã được cơ cấu lại trong thời gian quy định trên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được Chi nhánh đánh giá là có đủ khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại. b) Nhóm 2 (nợ cần chú ý) gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại được đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn; - Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm, mức độ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc. - Các khoản nợ khác của khách hàng mà có khoản nợ phân loại vào nhóm rủi ro cao nhất là nợ nhóm 2. - Tình hình hoạt động kinh doanh: hòa vốn (lãi bằng không); và hệ số nợ vay trung dài hạn/ vốn chủ sở hữu lớn hơn 3. c) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 này; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại; - Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm, mức độ tốn thất tối đa 5% đến 20% giá trị nợ gốc. - Các khoản nợ khác của khách hàng mà có khoản nợ phân loại vào nhóm rủi ro cao nhất là nợ nhóm 3. - Tình hình kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ. d) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm, mức độ tổn thất tối đa 20% đến 50% giá trị nợ gốc; - Các khoản nợ khác của khách hàng mà có khoản nợ phân loại vào nhóm rủi ro cao nhất là nợ nhóm 4. - Tình hình hoạt động, kinh doanh của khách hàng bị xấu đi nghiêm trọng: vốn chủ sở hữu âm; và/hoặc bị khởi kiện hoặc khởi tố; và/hoặc người Trang 8 vay bỏ trốn hoặc chết hoặc mất tích; và/hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có); và/hoặc khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khác… đ) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ có đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm, mức độ tổn thất tối đa trên 50% giá trị nợ gốc. - Các khoản nợ khác của khách hàng mà có khoản nợ phân loại vào nhóm rủi ro cao nhất là nhóm 5. - Có các căn cứ thuộc nhóm 4 và không có TSBĐ, bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc có TSBĐ nhưng không đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay. 2.1.3.3 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%) Vốn huy động Vốn huy động/Tổng nguồn vốn = x 100 % Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Chỉ số này càng cao cho thấy hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả. [Nguyễn Trung Tín (2009, trang 9)] 2.1.3.4 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%) Tổng dư nợ Tổng dư nợ/vốn huy động = x 100 % Nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. [Thái Văn Đại (2012, trang 138)] Trang 9 2.1.3.5 Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng. Thông thường chỉ số này càng cao phản ảnh hoạt động thu nợ của Ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của người dân cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. [Thái Văn Đại (2012, trang 139)] 2.1.3.6 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Trong đó: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. [Thái Văn Đại (2012, trang 139)] 2.1.3.7 Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) Nợ xấu Nợ xấu /Tổng dư nợ = x 100 % Tổng dư nợ Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. [Thái Văn Đại (2012, trang 138)] 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh thị xã Hồng Ngự, các số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân Trang 10 hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Tham khảo sách báo và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài phân tích. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp tỷ trọng để phân tích tình hình huy động vốn, cho vay tại Ngân hàng. - Mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ số tài chính, so sánh sự biến động của các chỉ số qua các năm để từ đó đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích ở mục tiêu 1 và 2. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Phương pháp so sánh: trong đó sử dụng hình thức so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối. + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa chỉ số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y= y1 – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y = y1 X 100% - 100% y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Trang 11 Phương pháp so sánh bằng số tương đối dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chi tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm và tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Phương pháp tỷ trọng: xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng số liệu để xem xét sự biến động cơ cấu của các chỉ tiêu nghiên cứu. Trang 12 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHNN&PTNT THỊ XÃ HỒNG NGỰ 3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên thị xã Hồng Ngự Thị xã Hồng Ngự được hình thành theo Nghị định số 08/NĐ-CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ và đi vào hoạt động chính thức ngày 30/4/2009. Thị xã có diện tích tự nhiên là 122,1616 km 2 và 77.500 dân số (19.668 hộ); có đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia; phía đông giáp với huyện Tân Hồng, phía tây giáp với huyện Hồng Ngự, phía nam giáp với huyện Tam Nông, phía bắc giáp với tỉnh Prayveng (Campuchia). Thị xã Hồng Ngự bao gồm 7 xã, phường: Phường An Lạc, Phường An Lộc, Phường An Thạnh, Xã An Bình A, Xã An Bình B, Xã Bình Thạnh, Xã Tân Hội. Trong đó phường An Thạnh là trung tâm kinh tế - văn hóa của thị xã, hai xã biên giới là Bình Thạnh và Tân Hội. Thị xã Hồng Ngự là nơi tập trung giao lưu kinh tế, có lịch sử văn hóa dạng sông nước Nam bộ. Trong quá trình phát triển, thị xã Hồng Ngự vẫn giữ được truyền thống mang đậm nét vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Với lợi thế và vị trí ảnh hưởng trong vùng, do đó hệ thống đô thị của tỉnh Đồng Tháp đã xác định thị xã Hồng Ngự là một trong ba cụm đô thị với trục hành lang Quốc lộ 30 từ Thanh Bình, thị xã Hồng Ngự đến huyện Hồng Ngự và Tân Hồng. Với tầm quan trọng đó thị xã Hồng Ngự đã được tỉnh xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc của tỉnh về nông nghiệp và kinh tế biên giới, không những đã có phạm vi ảnh hưởng trong vùng tỉnh mà còn có khả năng ảnh hưởng tới khu vực ngày càng mạnh, góp phần phát triển chung cho cả khu vực kinh tế vùng Đồng Tháp Mười và vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. 3.1.2 Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân Trang 13 hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: - Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia. - Nhân sự: gần 40.000 cán bộ. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002... Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Trang 14 Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v.... Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo vào 2009, tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trường học trên địa bàn hai huyện này. Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng. Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lương ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, riêng năm 2012 là 333 tỷ đồng. Với những thành tựu đạt được, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư tới thăm và làm việc. Tổng Bí thư biểu dương những đóng góp quan trọng của Agribank và nhấn mạnh nhiệm vụ của Agribank đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt nhất Nghị quyết 26-NQ/TW theo hướng “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”. Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. Trang 15 3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự được thành lập năm 1998 theo quyết định số 37/NH-TCCB của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 30/04/2009 huyện Hồng Ngự được tách ra thành thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự. Sau đó đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự và mở thêm phòng giao dịch tại huyện Hồng Ngự. Hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước. Lĩnh lực kinh doanh: kinh doanh tiền tệ. Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự. Tên viết tắc: Agribank thị xã Hồng Ngự. Tên tiếng Anh: VietNam Bank of Agriculture and Rural Development, Hong Ngu Branch. Trụ sở: số 240 Lý Thường Kiệt – Phường An Thạnh - Thị xã Hồng Ngự. Điện thoại: (0673) 839417 – 830269 Fax: (0673) 837235 Trải qua 15 năm hoạt động, qua một lần đổi tên và được bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, Agribank thị xã hồng Ngự vẫn là ngân hàng quốc doanh đóng vai trò phục vụ cho đầu tư, sản xuất trong nông nghiệp, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế của thị xã hồng Ngự. Nhu cầu vốn của người dân càng ngày tăng lên, cho nên tình hình huy động vốn để cấp tín dụng cho khách hàng đối với ngân hàng là rất khó khăn. Với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng đã không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn hoàng thành tốt các chỉ tiêu đề ra, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Việc phát triển Agribank thị xã Hồng Ngự cũng là một điểm nhấn quan trọng và đóng góp rất lớn trong sự nghiệp chung của toàn địa bàn. Với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, Agribank thị xã Hồng Ngự không chỉ từng bước khắc phục được những khó khăn trong ngày đầu thành lập mà còn không ngừng đổi Trang 16 mới, phát triển lên trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực Ngân hàng trên địa bàn huyện này. 3.1.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng * Cơ cấu tổ chức bộ máy: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1 PHÒNG GIAO DỊCH HỒNG NGỰ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động *Chức năng cụ thể từng phòng ban: Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc: - Giám đốc: có chức năng quản lý chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. + Được quyền thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước, và các chỉ tiêu kinh tế do Tổng giám đốc Agribank Việt Nam giao. + Ký kết hợp đồng nguyên tắc và cụ thể về kinh tế, được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh. - Phó giám đốc: Có chức năng hỗ trợ Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành một số công tác đồng thời thay mặt Giám đốc giải quyết công việc chung của Chi nhánh trong thời gian Giám đốc đi vắng. Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế hoạch kinh doanh: Trang 17 - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quí của Ngân hàng, thường xuyên đôn đốc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc phê duyệt và có trách nhiệm thông báo cho các phòng ban nghiệp vụ có liên quan. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của chi nhánh Agribank tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thị xã. - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh và quyết toán chỉ tiêu, kế hoạch các chi nhánh xã trên điạ bàn. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hành vốn kinh doanh với các chi nhánh liên xã trên địa bàn. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Nghiên cứu đề xuất các chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng vốn đầu tư tín dụng. - Phân tích kinh tế theo ngành nghề, doanh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng trên địa bàn. - Tổng hợp báo cáo và phân tích hoạt động kinh doanh quí, sáu tháng, năm, soạn thảo báo cáo sơ kết, tổng kết. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao. Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế toán ngân quỹ: - Trực tiếp hoạch toán kế hoạch, hoạch toán thống kê và các nghiệp vụ thanh toán theo qui định của Ngân hàng cấp trên. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính. - Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo qui định. - Quản lý sử dụng thiết bị tin học, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh. Trang 18 Chức năng nhiệm vụ của phòng Hành chính nhân sự: - Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn địa bàn. - Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ, cử nhân viên đi học. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ, tổ chức cán bộ, đồng thời lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống Ngân hàng và các văn bản định chế của Agribank cấp trên. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông. - Thực thi pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan. - Thực hiện báo cáo chuyên đề. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, ma chay, hiếu hỉ. - Thực hiện các công việc khác do ban Giám đốc giao. Chức năng phòng Giao dịch số 1: - Liên hệ chính quyền địa phương trong việc ký kết hợp đồng trách nhiệm, phối đầu tư vốn, thu hồi và xử lý nợ tồn động. - Tuyên truyền, tư vấn các thể thức huy động vốn đến mọi thành phần kinh tế. Chức năng phòng Giao dịch Hồng Ngự: - Có chức năng huy động vốn như phòng Kế toán ngân quỹ. Cấp tín dụng ít hơn 300.000.000 đồng/vụ. Các hợp đồng tín dụng có giá trị hơn 300.000.000 đồng phải có ý kiến từ phòng Kế hoạch kinh doanh của Agribank thị xã Hồng Ngự. 3.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1 Các sản phẩm huy động vốn Agribank thị xã Hồng Ngự thực hiện huy động vốn với các sản phẩm như: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng… Trang 19 - Huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… - Phát hành thẻ ATM trên địa bàn có 1 máy đặt tại 240 Lý Thường Kiệtphường An Thanh. 3.2.2 Các sản phẩm cho vay - Cho vay từng lần: thường cho vay với hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn ngắn hạn và sử dụng theo thời vụ. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: loại tín dụng này thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ cần vốn và thừa vốn thường xuyên. - Cho vay theo dự án đầu tư: nó có thể khuyến khích và cung cấp vốn cho các dự án đầu tư độc lập. - Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có có giá. - Cho vay trả góp: hình thức này chủ yếu cho các cán bộ viên chức, công nhân có thu nhập hàng tháng ổn định cần vốn để mua sắm vật dụng sinh hoạt, phương tiện đi lại, học tập. * Lãi suất cho vay của Agribank thị xã Hồng Ngự Ngân hàng công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn. - Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. - Mức lãi suất áp dụng đối với khoảng nợ gốc quá hạn do Giám đốc Ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được kí kết và điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. * Quy trình cho vay của Ngân hàng Agribank thị xã Hồng Ngự Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng liên hệ trực tiếp với Ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể về thể lệ xin vay. Nhân viên hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, hồ sơ vay vốn gồm: - Hồ sơ pháp lý. - Hồ sơ khoản vay. Trang 20 - Hồ sơ đảm bảo tiền vay. Khi nộp hồ sơ vay phải có đầy đủ thủ tục hợp lý và nêu rõ mục đích vay vốn, đồng thời phải có chữ ký hợp pháp của người đại diện xin vay hoặc đóng dấu của cơ quan (nếu có) kể cả bảng kế hoạch hoạt động của đơn vị vay. Khách hàng nộp hồ sơ Đánh giá kết quả cho vay Thẩm định các chỉ tiêu tín dụng Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng Thu nợ, lãi và xử lý phát sinh Giải ngân, theo dõi và giám sát sử dụng vốn vay Thanh lý hợp đồng tín dụng Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 3.2 Quy trình cho vay Bước 2: Thẩm định các chỉ tiêu tín dụng: Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn và hợp pháp của hồ sơ cũng như khả năng vay trả của khách hàng, từ đó có thể kiểm tra, quan sát trực tiếp tại địa bàn nơi đơn vị vay vốn có trụ sở hoạt động. Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng: Trưởng, phó phòng Kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu và điều kiện tín dụng trong quá trình xét duyệt của cán bộ tín dụng, thống nhất ý kiến nội bộ của cán bộ tín dụng rồi ghi ra giấy ý kiến của mình trên đơn xin vay. Sau đó trình lên Ban giám đốc là người quyết định cuối cùng và chuyển trả hồ sơ lại cho cán bộ tín dụng. Bước 4: Giải ngân, theo dõi và giám sát sử dụng vốn vay: Căn cứ vào hồ sơ đã được duyệt, Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ vay cho phòng kế toán kiểm tra phần xét duyệt vay của cán bộ tín dụng và Giám đốc theo nội dung qui định. Khi rút tiền vay, bên vay chỉ lập chứng từ thanh toán, cán bộ tín dụng ký trên bảng kê thanh toán, trưởng phòng kiểm tra lại các điều kiện, ký và trình Trang 21 lên Ban giám đốc, xong chuyển cho kế toán kiểm tra khớp đúng thì thanh toán và hoạch toán vốn vay, nếu có sơ sót thì gửi cho cán bộ tín dụng kiểm tra lại. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trực tiếp, thường xuyên việc sử dụng tiền vay của đơn vị vay bằng cách đối chiếu mục đích vay vốn đã ghi trên đơn với nội dung tiền vay, vật đảm bảo nợ vay. Trên cơ sở số liệu, kế toán kết hợp kiểm tra thực tế số liệu sổ sách của người vay vốn với số khế ước vay ngân hàng. Đồng thời cán bộ tín dụng phải kiểm tra, đối chiếu phân tích nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn, nợ khó đòi để có biện pháp thu hồi nợ. Bước 5: Thu nợ, lãi và xử lý phát sinh: Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng vay vốn để đôn đốc thu nợ và gửi trước 5 ngày làm việc khi thu nợ. Cán bộ tín dụng kết hợp với kế toán để thu nợ, thu lãi khi đến hạn. Trong trường hợp nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà người vay vốn không trả nợ đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải nêu rõ lý do để có biện pháp xử lý. Nếu khách hàng vay vốn gặp khó khăn thực sự thì làm đơn xin gia hạn nợ và Ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn, nếu không Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Bước 6: Đánh giá kết quả cho vay: Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, khách hàng vay vốn đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với Ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng và rút ra kinh nghiệm trong việc cho vay vốn nhằm quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp quan hệ tín dụng. Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng: - Tất toán khoản vay. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay. - Lưu hồ sơ. 3.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của tại NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Hồng Ngự Kết quả kinh doanh phản ánh sự nỗ lực của Ngân hàng dưới tác động của nhiều nhân tố, nhưng mục tiêu cuối cùng mà Ngân hàng muốn hướng đến đó Trang 22 là lợi nhuận (trừ các tổ chức phi lợi nhuận). Vì thế để thấy rõ được kết quả hoạt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank thị xã Hồng Ngự ta tiến hành xem xét thông qua 2 bảng: bảng 3.1 và bảng 3.2. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền Chênh lệch 2011 2012 2011 so với 2010 Số tiền Số tiền Số tiền % 2012 so với 2011 Số tiền % Thu nhập 51.030 74.446 80.153 23.416 45,89 5.707 7,67 Chi phí 47.017 64.178 73.879 17.161 36,50 9.701 15,12 lợi nhuận 4.014 10.268 6.274 6.254 155,80 (3.994) (38,90) Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % Thu nhập 39.817 44.561 4.744 11,91 Chi phí 35.665 39.752 4.087 11,46 4.152 4.809 657 15,82 Lợi nhuận Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ Agribank thị xã Hồng Ngự Nhìn chung thu nhập và chi phí của Ngân hàng luôn tăng qua các năm, nhưng lợi nhuận có sự thay đổi tăng giảm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012 cụ thể là: Thu nhập Thu nhập luôn tăng qua các năm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nhưng đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011 cụ thể: năm 2011 thu nhập đạt Trang 23 74.446 triệu đồng và tăng là 45,89% (ứng với số tiền là 23.416 triệu đồng) so với năm 2010. Qua cuối năm 2012 thu nhập là 80.153 triệu đồng tăng nhưng rất ít chỉ 7,67% (ứng với số tiền là 5.707 triệu đồng). Thu nhập nhập này vẫn tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập là 44.561 triệu đồng tăng 11,91% (ứng với số tiền là 4.744 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Để đạt kết quả đó thì Agribank thị xã Hồng Ngự đã có chính sách đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó cuộc sống người dân nơi đây dần được cải thiện, nhu cầu gửi tiền và vay tiền của Ngân hàng ngày càng nhiều. Nguyên nhân tăng mạnh trong năm 2011 do thu nhập từ lãi cho vay tăng, thu từ các dịch vụ, và thu các chi phí khác đều tăng cao. Chi phí Nhìn chung chi phí tăng qua các năm. Tổng chi phí trong năm 2011 tăng đáng kể và đạt là 64.178 triệu đồng mức độ tăng là 36,50% (ứng với số tiền là 17.161 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí là 73.879 triệu đồng tăng 15,12% (ứng với số tiền là 9.701 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 chi phí là 39.752 triệu đồng tăng 11,46% (ứng với số tiền là 4.087 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Thu nhập tăng chi phí đồng thời cũng tăng nguyên nhân do lãi suất luôn biến động cùng với việc mở rộng huy động vốn của Ngân hàng, bên cạnh đó Ngân hàng còn trang bị thêm một số thiết bị máy móc cần thiết để phục vụ cho công tác hoạt động. Chi phí tăng cao trong năm 2011 là do chi phí huy động vốn với lãi suất cao, chi phí quản lý, tiền lương thưởng… đều tăng. Lợi nhuận Lợi nhuận chính là đòn bẩy kích thích hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của các thành phần kinh tế. Agribank thị xã Hồng Ngự hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho mình thông qua đó cũng góp phần cho sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận đạt là 10.286 triệu động tăng cao 155,80% (ứng với số tiền là 6.254 triệu đồng) so với năm 2010. Qua đến cuối năm 2012 thì lợi của Ngân hàng giảm đáng kể đạt là 6.274 giảm 38,90% (ứng với số tiền giảm là 3.994 triệu đồng). 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng là 4.809 triệu đồng và tăng 15,82% (ứng với số tiền là 657 triệu đống) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung, Ngân hàng hoạt động khá tốt mỗi năm đều mang về lợi nhuận. Năm 2011 lợi nhuận tăng cao do Ngân hàng đầu tư cho vay hợp lý, tăng cường thu hồi nợ đến hạn, tỷ lệ nợ xấu giảm vì thế mà lợi nhuận của Ngân hàng tăng cao. Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận trong năm 2012 là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn của Trang 24 cả nước nói chung và điạ bàn thị xã Hồng Ngự nói riêng. Người dân làm ăn thua lỗ, Ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu xuất hiện nhiều. Nhưng Ngân hàng đã kịp thời đều chỉnh lãi suất cho vay theo chỉ định của Ngân hàng cấp trên, nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn cho khách hàng vay vốn và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mình. Qua đó, Ngân hàng cần phải chú ý đến công tác cho vay và giảm thiểu chi phí không cần thiết để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả. Trang 25 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG Ngân hàng đi vào hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn là yếu tố quan trọng mà Ngân hàng cần phải có. Vì thế mà nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động đầu tiên mà tất cả các Ngân hàng thương mại quan tâm. Vốn huy động là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu, cung cấp vốn hoạt động cho Ngân hàng và cung cấp tín dụng trên địa bàn thị xã Hồng Ngự. Đồng thời nó mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Vì vậy mà Agribank thị xã Hồng Ngự không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thể hiện qua 2 bảng: bảng 4.1 và bảng 4.2. Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tiền gửi không kỳ hạn 46.072 40.390 44.764 (5.682) (12,33) Tiền gửi có kỳ hạn 98.475 123.526 165.386 25.051 25,44 41.860 33,89 Tổng 144.547 163.916 210.150 19.369 13,40 46.234 28,21 % 2012 so với 2011 Số tiền 4.374 10,83 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Trang 26 % Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tổng Số tiền Số tiền % 31.010 34.517 3.507 11,31 111.326 126.107 14.781 13,28 142.336 160.624 18.288 12,85 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Từ 2 bảng trên, ta thấy trong những năm qua tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng. Cụ thể là: năm 2011 vốn huy động của Ngân hàng là 163.916 triệu đồng tăng là 13,40% (tương ứng với số tiền là 19.369 triệu đồng) so với năm 2010. Đến cuối năm 2012 vốn huy động có chuyển biến tăng đáng kể đạt là 210.150 triệu đồng với mức tăng 28,21% (tương ứng với số tiền là 46.234 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng và đạt là 160.624 triệu đồng tăng 12,85% (tương ứng với số tiền là 18.288 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng luôn tăng qua các năm mặc dù lãi suất có sự tăng giảm thay đổi không ổn định. Nguyên nhân do Ngân hàng dần có uy tín trong lòng người dân địa phương nơi đây. Cán bộ tín dụng luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn, cùng với quà tặng và các mức lãi suất hấp dẫn khuyến khích người dân gửi tiền. Năm 2012 là năm biến động của ngành kinh tế, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng Ngân hàng lại huy động vốn tăng mạnh trong năm là do trong năm này người dân trúng quy hoạch đất, một số người lại trúng số kiến thiết. Với số tiền quá lớn so với phương án kinh doanh của người dân nên họ đem khoảng tiền nhàn rỗi này gửi Ngân hàng. Qua đó ta thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng đạt được thành tựu đáng kể. Những phân tích trên chỉ cho thấy tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nhưng chưa thấy rõ sự tăng giảm trong từng chỉ tiêu huy động vốn của Ngân hàng. Để thấy rõ khoảng tăng giảm trong từng chỉ tiêu huy động vốn thông qua 2 hình sau. Trang 27 180.000 165.386 160.000 140.000 123.526 Triệu đồng 120.000 98.475 Tiền gửi không kỳ hạn 100.000 80.000 60.000 Tiền gửi có kỳ hạn 46.072 44.764 40.390 40.000 20.000 0 2010 2011 2012 Năm Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 140.000 120.000 126.107 111.326 Triệu đồng 100.000 80.000 Tiền gửi không kỳ hạn 60.000 Tiền gửi có kỳ hạn 40.000 31.010 34.517 20.000 0 2012 2013 6 tháng đầu năm Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Tiền gửi có kỳ hạn: nhìn chung loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao từ 68% trở lên trong tổng số vốn huy động và luôn tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011với lãi suất huy động cao lên đến 14%/năm, vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn năm này là 123.526 triệu đồng tăng 25,44% (tương ứng với số tiền là 25.051 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 lãi suất huy động có sự giảm từ 14%/năm xuống còn 9%/năm nhưng tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục Trang 28 tăng cao và đạt là 165.386 triệu đồng tăng 33,89% (tương ứng với số tiền là 41.860 triệu đồng) so với năm 2011. Tuy lãi suất có sự giảm nhưng vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 số tiền huy động được là 126.107 triệu đồng tăng 13,28% (tương ứng với số tiền 14.781 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng lên là do chính sách kỳ hạn gửi tiền của Ngân hàng hấp dẫn như: tiền gửi kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn đến 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng… cùng với các loại tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi lãi suất bậc thang với các mức lãi suất khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng còn có chính sách quà tặng cho khách hàng vào các dịp lễ, tết, vì vậy đã thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, lượng tiền nhàn rỗi của người dân ngày càng tăng. Tiền gửi không kỳ hạn: chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 32% trở xuống trong tổng số vốn huy động của Ngân hàng. Loại tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu nhằm mục đích phục vụ thanh toán. Vì thế mà lượng tiền này chiếm tỷ trọng rất thấp và luôn biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn là 40.390 triệu đồng giảm 12,33% (tương ứng với số tiền huy động giảm là 5.682 triệu đồng) so với năm 2010. Nguyên nhân do trong năm 2011 lãi suất huy động cao người dân chủ yếu gửi vào Ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi. Năm 2012 công tác huy động sử dụng thẻ cho khách hàng tăng, vì thế mà tiền gửi không kỳ hạn tăng và đạt là 44.764 triệu đồng tăng 10,83% (ứng với số tiền là 4.374 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 do nhu cầu thanh toán mua bán của người dân tăng, do đó mà tiền gửi không kỳ hạn tăng và đạt là 34.517 triệu đồng tăng 11,31% (ứng với số tiền 3.507 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó ta thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp do lãi suất rất thấp nên loại tiền gửi này chủ yếu là để phục vụ cho mục đích thanh toán mua bán, tiêu xài. 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng bao gồm 2 hoạt động cơ bản là huy động vốn và cho vay. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 do tác động của nhiều nhân tố khách quan cũng như nhân tố chủ quan của bản thân Ngân hàng nên các chỉ tiêu tín dụng của Ngân hàng biến động liên tục. Sau đây là tình hình diễn biến của một số chỉ tiêu tín dụng tại Ngân hàng. Trang 29 Bảng 4.3: Khái quát tình hình cho vay của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền % DSCV 653.963 801.003 941.630 147.040 22,48 140.627 17,56 DSTN 602.499 762.094 808.109 159.595 26,49 46.015 6,04 Dư Nợ 310.868 349.777 483.298 38.909 12,52 133.521 38,17 (147) (11,90) 1.162 106,80 Nợ Xấu 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền 1.235 1.088 2.250 % Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.4: Khái quát tình hình cho vay của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền 2013 so với 2012 Số tiền % DSCV 318.103 378.174 60.071 18,88 DSTN 305.297 420.551 115.254 37,75 Dư Nợ 362.583 440.921 78.338 21,61 1.443 1.764 321 22,25 Nợ Xấu Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Thông qua 2 bảng số liệu trên, ta nhận thấy các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của Agribank thị xã Hồng Ngự liên tục tăng. Những năm qua tình hình kinh tế của thị xã Hồng Ngự ngày càng được phát triển, nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng nhiều nên hoạt động cho vay của Agribank thị xã Hồng Ngự ngày càng được mở rộng. Biểu hiện là doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm, năm 2011 tăng 22,48% so với năm 2010, đến năm 2012 chỉ số cho vay vẫn tiếp tuc tăng là 17,56% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng 18,88% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trang 30 Cùng với tốc độ tăng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ và dư nợ cũng tăng cùng chiều. Tuy nhiên mức độ tăng có sự khác nhau: doanh số thu nợ trong năm 2011 tăng 26,49% so với năm 2010, qua năm 2012 tăng nhẹ chỉ tăng 6,04% năm này doanh số cho vay tăng cao, nhưng doanh số thu nợ tăng chậm do tình hình kinh tế sản xuất kinh doanh trì truệ của doanh nghiệp và các hộ sản xuất ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng 37,75% so với 6 tháng đầu năm 2012, do Ngân hàng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 02. Về dư nợ: Dự nợ tăng mạnh qua các năm, năm 2011 dư nợ tăng 12,52% so với năm 2010, và tăng mạnh trong năm 2012 tăng 38,17% nguyên nhân do hàng hóa sản xuất ứ động người dân cần vốn để dự trữ và sản xuất, vì thế mà dư nợ cuối năm tăng lên. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh, Ngân hàng nhà nước đã tiếp tục hạ lãi suất suất xuống mức phù hợp cho doanh nghiệp có thể vay. Do đó, Đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng là 21,61% so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh tăng lên của dư nợ thì nợ xấu của Ngân hàng vẫn xuất hiện qua các năm nhưng có phần giảm. Trong năm 2012 do khó khăn của nền kinh tế, vì thế mà nợ xấu của Ngân hàng cũng tăng theo dư nợ. Tuy nhiên nợ xấu của Ngân hàng vẫn được Ngân hàng chú trọng kiểm soát dưới mức 3%. 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY Doanh số cho vay là một chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng vốn của Ngân hàng, nó thể hiện được nhu cầu vay vốn của người dân và khả năng cho vay của Ngân hàng, cho vay càng nhiều đồng nghĩa với việc mang lại nhiều thu nhập. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, Agribank thị xã Hồng Ngự đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về doanh số cho vay. Hiện nay, nghiệp vụ cho vay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng, do đó việc phân tích doanh số cho vay là cần thiết. 4.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Tùy thuộc vào dự án cho vay mà ngân hàng có thể cho vay theo thời hạn nhất định. Với đặc trưng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Agribank thị xã Hồng Ngự chủ yếu cấp tín dụng theo ngắn hạn theo các vụ sản xuất trong năm. Sau đây là bảng số liệu thể hiện doanh số cho vay theo thời hạn. Trang 31 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % Số tiền % 619.811 760.028 892.866 140.217 22,62 132.838 17,48 48.764 6.823 19,98 7.789 19,01 653.963 801.003 941.630 147.040 22,48 140.627 17,56 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 34.152 40.975 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % 295.798 356.454 60.656 20,51 22.305 21.720 (585) (2,62) 318.103 378.174 60.071 18,88 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Từ bảng 4.5 và 4.6 trên, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua các năm, doanh số cho vay trung và dài hạn có sự tăng giảm không ổn đinh. Doanh số cho vay ngắn hạn: Năm 2011 cho vay ngắn hạn của Ngân hàng là 760.028 triệu đồng tăng 22,62% (ứng với số tiền 140.217 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 doanh số cho vay này tiếp tục tăng và đạt là 892.866 triệu đồng tăng 17,48% (ứng với số tiền là 132,838 triệu đồng) so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn tăng đạt là 356.454 triệu đồng tăng 20,51% (ứng với số tiền 60.656 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Do cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn Trang 32 nhanh, ít rủi ro, đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Bên cạnh đó phần lớn người dân trên địa bàn sinh sống chủ yếu bằng nghề nông-ngư nghiệp, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tập trung theo mùa vụ. Vì vậy mà Ngân hàng tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay trung và dài hạn: tăng đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 tăng trên 19%. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho này có sự giảm xuống và doanh số cho vay đạt là 21.720 triệu giảm 2,62% (ứng với số tiền giảm là 585 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân giảm là do lãi suất không ổn định để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, vì thế mà cho vay trung và dài hạn có sự giảm xuống. Phân tích xu hướng biến động doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn cho thấy doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, diễn biến lãi suất trên thị trường cũng như những chính sách của Nhà nước. Để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, phù hợp trong từng thời kỳ Ngân hàng đã có sự điều chỉnh cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Để thấy được điều đó ta sẽ đi xem xét cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank thị xã Hồng Ngự. 5% 5% 95% Năm 2010 95% Năm 2011 5% Ngắn hạn Trung và dài hạn 95% Năm 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao chiếm 95%. Điều này cho thấy Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, vì để phục hợp với mùa vụ sản xuất ở địa phương chủ yếu là nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu… và chăn nuôi heo, trâu bò, nuôi trồng thủy sản như: cá lóc, cá rô, cá ba sa… Một phần là Ngân hàng hạn chế rủi ro. Cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn Trang 33 chiếm tỷ rất nhỏ, có xu hướng tăng. Khoản cho vay này chủ yếu nhằm mục đích đầu tư và mua thiết bị, máy móc…, cho vay này có thời hạn thu hồi vốn lại lâu và có tính rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt khách hàng khi cho vay. 4.3.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 372.188 454.581 544.596 82.393 22,14 90.015 19,80 (666) (1,10) 4.903 8,22 DNNN 60.300 59.634 2011 so với 2010 64.537 DNNQD 221.475 286.788 332.497 Tổng 653.963 801.003 941.630 2012 so với 2011 65.313 29,49 45.709 15,94 147.040 22,48 140.627 17,56 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % Cá nhân 188.662 217.093 28.431 15,07 DNNN 22.415 21.971 (444) (1,98) 107.026 139.110 32.084 29,98 318.103 378.174 60.071 18,88 DNNQD Tổng Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Với đặc thù của Ngân hàng cung cấp tín dụng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nên khách hàng tín dụng của Agribank thị Trang 34 xã Hồng Ngự chủ yếu là cá nhân. Bên cạnh đó, còn có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp Ngân hàng biết được từng đặc điểm của từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng hướng đến để mở rộng tín dụng. Thông qua 2 bảng số liệu: bảng 4.7 và bảng 4.8, phản ánh thực trạng cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong những năm qua. Nhìn chung doanh số cho vay đối với từng thành phần kinh tế có sự biến động qua các năm. Doanh số cho vay cá nhân: chủ yếu là vay để sản xuất nông nghiệp, làm rẫy, chăn nuôi, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ và mua sắm tiêu dùng… Mặc dù mức cho vay từng khách hàng không lớn, nhưng do số lượng khách hàng nhiều nên tính về tổng thể thì doanh số cho vay cá nhân này là rất lớn. Nhìn chung doanh số cho vay thành phần này luôn tăng qua các năm: năm 2011 doanh số cho vay là 454.581 triệu đồng tăng 22,14% (ứng với số tiền 82.393 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 con số cho vay này tiếp tục tăng và đạt là 544.596 triệu đồng tăng 19,80% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay cá nhân là 217.093 triệu đồng tăng 15,07% (ứng với số tiền là 28.431 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân doanh số cho vay thành phần cá nhân tăng qua các năm là do các hộ cá nhân ngày càng dần nắm bắt được nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp hơn vay bên ngoài, và nhu cầu mở rộng trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh ngày một nhiều, vì thế mà nhu cầu vay vốn tăng lên qua các năm. Doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước: có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 59.634 triệu đồng giảm 1,10% (tương ứng với số tiền giảm là 666 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước có tăng trở lại và đạt là 64.537 triệu đồng tăng 8,22% (tương ứng với số tiền là 4.903 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua doanh số cho vay thành phần doanh nghiệp nhà nước lại có sự giảm xuống, cho vay là 21.971 triệu đồng giảm 1,98% (tương ứng với số tiền giảm là 444 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm là do: trong năm 2011 lãi suất cho vay cao, tại thời điểm 12/9/2012 Agribank tiên phong thực hiện chủ trương của chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc áp dụng lãi suất huy động và cho vay. Ngân hàng áp dụng lãi suất vay tối thiểu là 18% cho khách hàng thuộc đối tượng khác ngoài hộ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. Do lãi suất tăng cao và tất cả các chi phí đều tăng, thị trường bất động sản đóng băng… để hạn chế rủi ro vì thế mà doanh nghiệp nhà nước vay giảm đi. Năm 2012 do khó khăn Trang 35 trong việc trao đổi mua bán, do đó mà doanh nghiệp nhà nước cần vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và luân chuyển hàng tồn đọng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 để khắc phục khó khăn hàng tồn kho ứ động trong năm trước, vì thế mà doanh nghiệp nhà nước hạn chế mở rộng sản xuất, làm doanh số cho vay thành phần này giảm đi. Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh: liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2011 doanh số cho vay là 286.788 triệu đồng tăng 29,49% (tương ứng với số tiền là 65.313 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay này tăng 15,94% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục tăng và tăng là 29,98% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy Ngân hàng ngày càng mở rộng đối tượng đầu tư cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay thành phần này liên tục tăng là do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bên cạnh đó các doanh nghiệp tư nhân mọc lên ngày càng nhiều nhằm mở rộng thị phần của mình trên địa bàn thị xã Hồng Ngự. 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có thể dễ dàng vay, nhằm tháo gỡ khó khăn hàng hóa tồn kho, vì thế mà doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay tăng lên đáng kể. 34% 36% 57% 9% 57% 7% Năm 2010 Năm 2011 35% Cá nhân DNNN 58% 7% DNNQ D Năm 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Thông qua hình 4.4 ta thấy, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tập trung nhiều vào cá nhân. Doanh số cho cá nhân chiếm tỷ trọng cao từ 57%, 58% từ năm 2010 đến năm 2012. Doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ từ 9% xuống 7% và có xu hướng giảm. Tỷ trọng doanh số Trang 36 cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng từ 34% đến 36% từ năm 2010 đến năm 2012. Nhìn chung doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng nhưng tỷ trọng từng thành phần thì không thay đổi nhiều. 4.3.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền % Nông nghiệp 364.554 423.816 442.855 59.262 16,26 19.039 4,49 Thủy sản 110.837 209.745 227.930 98.908 89,24 18.185 8,67 TN-DV 168.896 159.244 250.509 (9.652) (5,71) 91.265 57,31 (1.478) (15,27) 12.138 148,06 140.627 17,56 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Khác 9.676 Tổng 8.198 20.336 653.963 801.003 941.630 147.040 % 22,48 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % 119.325 148.677 29.352 24,60 Thủy sản 97.827 112.504 14.677 15,00 TN-DV 90.101 105.376 15.275 16,95 Khác 10.850 11.617 767 7,07 318.103 378.174 60.071 18,88 Tổng Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Trang 37 Cùng với mục tiêu phát triển của cả nước nói chung và mục tiêu phát triển trên địa bàn thị xã Hồng Ngự nói riêng. Agribank thị xã Hồng Ngự hoạt động cấp tín dụng theo sự phát triển của địa phương cũng như theo sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và mở rộng đầu tư theo nhiều ngành nghề khác nhau. Ngân hàng cho vay theo từng ngành nghề thể hiện đa dạng hình thức cấp tín dụng. Qua đó giúp Ngân hàng phân tán được rủi ro, đồng thời tập trung vào ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương lại trên địa bàn này. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế thông qua 2 bảng số liệu sau: bảng 4.9 và bảng 4.10, cho ta thấy doanh số cho vay theo từng ngành cụ thể. Ngân hàng phát ra cho vay với mức bao nhiêu, lĩnh vực nào được tập trung cho vay nhiều và sự biến động cho vay ra sao qua từng năm. Doanh số cho vay nông nghiệp Hồng Ngự được biết đến là một địa phương có diện tích đất nông nghiệp rộng, đại bộ phân người dân xuất thân từ nông dân. Vì thế mà doanh số cho vay nông nghiệp chiếm cao nhất. Nhìn chung doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay nông nghiệp là 423.816 triệu đồng tăng 16,26% (tương ứng với số tiền là 59.262 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 cho vay nông nghiệp chỉ tăng 4,49% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua doanh số cho vay này tiếp tục tăng và đạt là 148.677 triệu đồng tăng 24,60% (ứng với số tiền 29.352 triệu đồng). Nguyên nhân doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn tăng qua các năm là do người dân mở rộng quy mô trồng lúa sang nước bạn Cam-Pu-Chia ngày một nhiều và khai thác tiềm năng đất cồn phù sa màu mỡ để trồng hoa màu. Bên cạnh đó người dân còn nuôi trâu, bò, heo… ngày một nhiều. Trong năm 2012 doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng rất ít là do: trong năm này chi phí vật tư vật phân bón, thuê mướn đất để trồng trọt quá cao, mà giá cả nông sản không ổn định, dịch bệnh hại xuất hiện nhiều, nên người dân đầu tư vào nông nghiệp tăng ít. Qua đó cho ta thấy đầu tư nông nhiệp vẫn là ngành chủ lực mà người dân ở thị xã Hồng Ngự hướng đến. Thủy sản Thực hiện chủ trương của Tỉnh là phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để xứng đáng với tiềm năng phát triển của ngành, phục vụ tiềm năng phát triển của địa phương, ngành thủy sản ngày càng tăng trưởng mạnh. Doanh số cho vay thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Năm 2011 cho vay thủy sản là 209.745 triệu đồng tăng 89,24% (tương ứng với số tiền là 98.908 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 cho vay thủy sản đạt 227.930 triệu đồng tăng 8,67% (tương ứng với số tiền 18.185 Trang 38 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 cho vay là 112.504 triệu đồng tăng 15,00% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân tăng lên là do đặc điểm kinh tế của địa phương trong những năm gần đây có điều kiện thuận lợi như: đất đai, thời tiết, khí hậu… thuận lợi để chăn nuôi thủy sản, bên cạnh đó là giá cả luôn ổn định và tăng dần. Mặt khác với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ địa phương về mặt kỹ thuật chăm sóc cùng với sự chỉ dẫn thông qua các kênh truyền hình, báo chí ngày một nhiều. Vì vậy mà khuyến khích người dân đầu tư thủy sản ngày một tăng. Thương nghiệp - dịch vụ Doanh số cho vay thương nghiệp - dịch vụ có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 159.244 triệu đồng giảm 5,71% (tương ứng với số tiền giảm là 9.652 triệu đồng) so với năm 2010. Nguyên nhân do năm này lãi suất tăng cao, chi phí sản xuất hàng hóa tăng cao, tình hình kinh tế có sự suy giảm. Vì thế mà các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này cũng hạn chế vay. Qua năm 2012 doanh số cho vay thương nghiệp - dịch vụ tăng trở lại đạt là 250.509 triệu đồng và tăng 57,31% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng đạt là 105.376 triệu đồng tăng 16,95% (tương ứng với số tiền 15.275 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân doanh số cho vay thương nghiệp - dịch vụ tăng lên từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 là do phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn, đời sống kinh tế người dân ngày càng khá hơn, mức sống ngày được nâng cao. Do đó hoạt động kinh doanh cũng theo đó ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân. Khi mức sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí cũng từ đó tăng lên, làm xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ: quán ăn, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, giáo dục... Vì vậy mà doanh số cho vay này tăng lên. Khác Cho vay khác người dân vay để phục vụ cho nhu cầu như mua xe, mua đồ dùng sinh hoạt trong nhà, xây cất và sửa chữa nhà.... Doanh số cho vay này có sự tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2011 cho vay khác là 8.198 triệu đồng giảm 15,27% (tương ứng với số tiền giảm là 1.478 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 cho vay là 20.336 triệu đồng tăng cao 148,06% (tương ứng với số tiền là 12.138 triệu đồng) so với năm 2011. Doanh số cho vay này vẫn tiếp tục tăng vào 6 tháng đầu năm 2013 đạt là 11.617 triệu đồng tăng 7,07% (tương ứng với số tiền là 767 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là do phụ thuộc vào lãi suất, khi lãi suất Trang 39 tăng thì doanh số cho vay khác này giảm và lãi suất giảm thì nhu cầu vay khác tăng lên. Với tư tưởng của khách hàng là vay chỉ mục đích mua sắm tiêu dùng nên không nhất thiết phải vay khi lãi suất tăng. Qua hình 4.5, ta thấy cơ cấu được doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank thị xã Hồng Ngự. Nhìn chung về mặt doanh số cho vay nông nghiệp tăng nhưng xét về tỷ trọng thì nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực trên địa bàn và chiếm tỷ trọng cao từ 50% trở lên trong tổng doanh số cho vay. Về thủy sản và thương nghiệp - dịch vụ có sự tăng giảm tỷ trọng qua các năm, nhưng nhìn chung nền kinh tế của thị xã Hồng Ngự có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Qua đó ta thấy Ngân hàng Agribank thị xã Hồng Ngự đang dần đa dạng hóa ngành nghề cho vay. Tỷ trọng cho vay khác chiếm rất nhỏ chỉ khoảng 1% đến 2%. Điều này cho thấy nhu cầu vay khác là không cần thiết, vì chỉ mục đích phụ vụ cho tiêu dùng. Vì thế mà đa phần người dân nhờ vào đồng tiền tự xoay. 26% 1% 20% 1% 53% 56% 17% 26% Năm 2011 Năm 2010 2% 27% 47% Nông nghiệp Thủy sản TN-DV 24% Khác Năm 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Thị xã Hồng Ngự Hình 4.5 Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Tóm lại: qua phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế ta thấy Agribank thị xã Hồng Ngự đầu tư mạnh vào cho vay nông nghiệp bên cạnh đó cũng mở rộng cho vay thủy sản, thương nghiệp - dịch vụ. Cho thấy Ngân hàng đang dần từng bước cho vay đa thành phần, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, tạo điều kiện cho địa phương thị xã Hồng Ngự phát triển. Trang 40 4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, bên cạnh việc cho vay thì việc thu nợ là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của tất cả các Ngân hàng thương mại nói chung và cũng như đối với Agribank thị xã Hồng Ngự nói riêng. Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đồng thời phản ánh khả năng đánh giá khách hàng mà cán bộ tín cho vay. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi vay đúng thời hạn giữa khách hàng với Ngân hàng. Từ đó giúp Ngân hàng luân chuyển vốn dễ dàng hơn, tránh thất thoát và đạt kết quả cao. 4.4.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền 580.750 732.133 770.648 151.383 26,07 38.515 5,26 37.461 8.212 37,76 7.500 25,03 602.499 762.094 808.109 159.595 26,49 46.015 6,04 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền 21.749 29.961 % % Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % 288.645 403.463 114.818 39,78 16.652 17.088 436 2,62 305.297 420.551 115.254 37,75 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Trang 41 Dựa vào 2 bảng số liệu bên trên, ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt và tăng theo doanh số cho vay. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số thu nợ là 732.133 triệu đồng tăng 26,07% (tương ứng với số tiền là 151.383 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ chỉ tăng 5,26% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho thu nợ này vẫn tiếp tục tăng và đạt là 403.463 triệu đồng tăng 39,78% (tương ứng với số tiền 114.818 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Do trong năm 2012 tình hình kinh doanh của người dân gặp không ít khó khăn, vì thế mà doanh số thu nợ tăng ít so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm là do tính chất nguồn vốn vay là ngắn hạn, việc sản xuất kinh doanh theo chu kỳ ngắn hạn, thu hồi vốn nhanh và khách hàng có ý thức trả nợ được nâng lên. Bên cạnh đó là sự chỉ đạo quản lý của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên trong công tác quản lý và thu hồi nợ. Doanh số thu nợ trung và dài hạn liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng là 29.961 triệu đồng tăng 37,76% (tương ứng với số tiền là 8.212 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ này tiếp tục tăng là 25,03% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng tăng nhẹ đạt và là 17.088 triệu đồng chỉ tăng 2,62% (tương ứng với số tiền là 436 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ doanh số thu nợ tăng mạnh trong năm 2011 và 2012 là do khoản nợ này đến hạn thu hồi và đồng thời Ngân hàng đẩy mạnh thu hồi khoản nợ này. 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ tăng rất ít do một số doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh vật liệu xây dựng trong những năm trước, mà thị trường bất động sản thì đóng băng nên khoản trả nợ bị hạn chế. 4.4.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Sau đây là tình hình thu nợ của Ngân hàng qua các năm đối với thành phần kinh tế thông qua bảng 4.13 và bảng 4.14. Nhìn chung tình hình thu nợ của từng phần kinh tế có sự biến động khác nhau. Để thấy rõ điều đó ta đi phân tích từng thành phần cụ thể. Doanh số thu nợ cá nhân: luôn tăng qua các năm. Năm 2011 thu nợ đạt là 436.522 triệu đồng tăng 22,36% (tương ứng với số tiền là 79.759 triệu đồng) so với năm 2010. Doanh số thu nợ này vẫn tiếp tục tăng trong năm 2012 thu nợ là 507.015 triệu đồng tăng 16,15% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ cá nhân là 237.470 triệu đồng tăng 23,67% (tương Trang 42 ứng với số tiền là 45.457 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng lên là do thời hạn thu hồi nợ của Ngân hàng thường gắn liền với mùa vụ sản xuất, sau khi thu hoạch xong là khách hàng đã có tiền để trả nợ vay cho Ngân hàng và ý thức trả nợ vay của khách hàng khi đến hạn. Bên cạnh đó, do Ngân hàng cho vay thành phần này ngày một nhiều, vì thế doanh số thu nợ cũng tăng lên cùng chiều với doanh số cho vay ra. Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % 356.763 436.522 507.015 79.759 22,36 70.493 16,15 61.885 3.270 5,75 1.781 2,96 DNNQD 188.902 265.468 239.209 76.566 40,53 Tổng 602.499 762.094 808.109 159.595 26,49 Cá nhân DNNN 56.834 60.104 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % (26.259) (9,89) 46.015 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % Cá nhân 192.013 237.470 45.457 23,67 DNNN 22.128 26.540 4.412 19,94 DNNQD 91.156 156.541 65.385 71,73 Tổng 305.297 420.551 112.254 37,75 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Doanh số thu nợ doanh nghiệp nhà nước: luôn tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2011 doanh số thu nợ là 60.104 triệu đồng tăng 5,75% (ứng với số tiền là 3.270 triệu đồng) so với năm 2010. Doanh số thu nợ tiếp tục tăng trong năm Trang 43 6,04 2012 tăng 2,96% và đến 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua doanh số thu nợ đạt là 26.540 triệu đồng tăng 19,94% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân doanh số thu nợ doanh nghiệp nhà nước luôn tăng qua các năm, trong khi nền kinh tế gặp không ít khó khăn. Do các doanh nghiệp nhà nước có sự đầu tư kỹ lưỡng khi vay vốn Ngân hàng phục vụ cho mục đích kinh doanh, phương án sản xuất của mình. Vì thế mà doanh nghiệp nhà nước luôn có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo được khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng. Thành phần khách hàng này luôn giữ uy tín với Ngân hàng. Vì vậy mà cán bộ tín dụng luôn thu nợ tốt về thành phần này. Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động cũng khá sôi nổi trên địa bàn thị xã Hồng Ngự. Nhìn chung thì thu nợ theo thành phần này có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt là 265.468 triệu đồng tăng 40,53% (tướng ứng với số tiền 76.566 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 thu nợ giảm xuống còn 239.209 triệu đồng giảm 9,89% so với năm 2011. Nguyên nhân do giá cả không ổn định, sức mua của người tiêu dùng kém, các doanh nghiệp dữ trữ hàng tồn kho nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ tăng trở lại và đạt là 156.541 triệu đồng tăng 71,73% (tương ứng với số tiền là 65.385 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Do Ngân hàng thực hiên theo chỉ thị của Ngân hàng cấp trên đưa xuống là chỉ thị số 01/NHNN về việc thực hiện chính sách tiền tệ đảm bảo hoạt động ngân hàng, hiệu quả năm 2013. Ngân hàng đã thực hiện là tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữ tổ chức tín dụng với khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và của Ngân hàng cấp trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân duy trì sản suất kinh doanh, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ), miễn, giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Vì thế mà đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Nhờ vậy mà doanh số thu nợ tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm nay. 4.4.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Tiếp theo ta sẽ phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế, xét thông qua 2 bảng sau: bảng 3.15 và bảng 4.16, tình hình thu nợ của các ngành có sự tăng giảm qua các năm. Trang 44 Bảng 4.15: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2011 so với 2010 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Nông nghiệp 362.110 421.847 433.493 59.737 Thủy sản 100.091 188.860 212.434 TNDV 132.445 144.742 144.038 Khác 7.853 Tổng 6.645 18.144 2012 so với 2011 Số tiền % 16,50 11.646 2,76 88.769 88,69 23.574 12,48 12.297 9,28 (704) (0,49) % (1.208) (15,38) 602.499 762.094 808.109 159.595 26,49 11.499 173,05 46.015 6,04 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % Nông nghiệp 134.255 160.362 26.107 19,45 Thủy sản 109.090 113.468 4.378 4,01 TN-DV 55.448 139.635 84.187 151,83 6.504 7.086 582 8,95 305.297 420.551 115.254 37,75 Khác Tổng Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Nông nghiệp: doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Năm 2011 thu nợ là 421.847 triệu đồng tăng 16,50% (tương ứng với số tiền là 59.737 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 doanh số thu nợ chỉ tăng Trang 45 2,76% so với năm 2011. Sở dĩ trong cuối năm 2012 thu nợ tăng ít, là do trong năm này Ngân hàng cho vay tăng ít và tập trung nhiều vào 6 tháng cuối năm, vì thế công tác thu nợ của Ngân hàng rơi vào năm sau nhiều. Bên cạnh đó sâu bệnh hại làm mất mùa gây thiệt hại đến năng suất thu hoạch của người dân, vì thế mà ảnh hưởng một phần đến doanh số thu nợ của Ngân hàng. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng mạnh và thu nợ đạt là 160.362 triệu đồng tăng 19,45% (tương ứng với số tiền là 26.107 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm nay cán bộ tín dụng đẩy mạnh công tác thu nợ của năm trước để tránh tình trạng nợ xấu xuất hiện nhiều. Trong năm này người dân thu hoạch đạt năng suất tương đối cao, tuy nhiên giá cả thì có hơi thấp, nhưng món vay đã tới hạn trả, vì vậy mà thu nợ của Ngân hàng tăng. Thủy sản: doanh số thu nợ ngành thủy sản tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2011 doanh số thu nợ ngành thủy sản là 188.860 triệu đồng tăng rất cao 88,69% (tương ứng với số tiền là 88.769 triệu đồng) so với năm 2010. Doanh số thu nợ này vẫn tiếp tuc tăng trong năm 2012 thu nợ đạt là 212.434 triệu đồng tăng 12,48% (tương ứng với số tiền là 23.574 triệu đồng) so với năm 2011. Đến 6 tháng năm 2013 vừa qua doanh số thu nợ ngành này tăng nhẹ, thu nợ đạt là 113.468 triệu đồng tăng 4,01% (tương ứng với số tiền là 4.378 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong năm 2011 thu nợ tăng mạnh do chăn nuôi thuận lợi đạt năng suất tốt, thu hoạch được lợi nhuận cao. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng ít trong 6 tháng đầu năm 2013 là do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch cá. Bên cạnh đó chi phí đầu vào giá cá tra, cá ba sa… tăng nhưng giá cả đầu ra không ổn định làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng, tuy nhiên doanh số thu nợ vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước. Thương nghiệp - dịch vụ: doanh số thu nợ thương nghiệp - dịch vụ có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 doanh số thu nợ là 144.742 triệu đồng tăng 9,28% (tương ứng với số tiền là 12.297 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 doanh số thu nợ là 144.038 triệu đồng giảm 0,49% (tương ứng với số tiền giảm là 704 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ thương nghiệp - dịch vụ đạt 139.635 triệu đồng tăng rất cao 151,83% (tương ứng với số tiền là 84.187 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm xuống trong năm 2012, do khó khăn về giá cả không ổn định làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mua bán diễn ra chậm, do đó khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng giảm. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng trở lại do Ngân hàng thực hiện theo Nghị Trang 46 quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính Phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, vì thế đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp trả nợ. Khác: doanh số thu nợ khác tăng giảm qua các năm. Năm 2011 doanh số thu nợ khác là 6.645 triệu đồng giảm 15,38% (tương ứng với số tiền giảm là 1.208 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ này là 18.144 triệu đồng tăng 173,05% (tương ứng với số tiền là 11.499 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua doanh số thu nợ tiếp tục tăng và đạt là 7.086 triệu đồng tăng 8,95% (tương ứng với số tiền là 582 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số thu nợ thành phần khác tương đối khá tốt. Tuy nhiên trong năm 2011 thu nợ có giảm so với năm 2010, vì trong năm này khách hàng tập trung vay nhiều vào cuối năm, mà thời hạn cho vay này thường là một năm vì thế công tác thu nợ rơi vào năm sau, bên cạnh đó doanh số cho vay năm này cũng giảm. Nhìn chung thu nợ thành phần khác là tốt do khách hàng có điều kiện trả nợ tốt mới được xét cho vay. 4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ Như vậy chúng ta đã biết, doanh số cho vay chỉ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát cho vay trong năm để hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế. Còn về thu nợ không phản ánh chính xác hoàn toàn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay. Vì vậy, dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả như thế nào trong một năm hoạt động. 4.5.1 Dư nợ theo thời hạn Qua bảng 4.17, bảng 4.18 và 2 hình là: hình 4.6 và hình 4.7, ta thấy doanh số dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn tăng theo thời gian qua các năm. Dư nợ ngắn hạn không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 316.403 triệu đồng tăng 9,67% (tương ứng với số tiền là 27.895 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 doanh số dư nợ tiếp tục tăng mạnh và đạt là 438.621 triệu đồng tăng 38,63% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ vẫn tăng và đạt là 391.612 triệu đồng tăng 21,03% (tương ứng với số tiền là 68.056 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dư nợ tăng lên là do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, mà tập trung sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, bên cạnh đó còn chăn nuôi gia súc và thủy sản, kinh doanh nhỏ lẻ nhiều… nhu cầu vốn chủ yếu theo mùa vụ nên doanh số cho vay ra nhiều và tăng làm dư nợ ngắn hạn tập trung nhiều và tăng đây cũng là điều tất yếu. Trang 47 Bảng 4.17: Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % Số tiền % 288.508 316.403 438.621 27.895 9,67 122.218 38,63 44.677 11.014 49,26 11.303 33,87 310.868 379.777 483.298 68.909 22,17 103.521 27,26 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền 22.360 33.374 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.18: Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % 323.556 391.612 68.056 21,03 39.027 49.309 10.282 26,35 362.583 440.921 78.338 21,61 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Dự nợ trung và dài hạn chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ và tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ trung và dài hạn đạt là 33.374 triệu đồng tăng cao 49,26% (tăng tương ứng với số tiền là 11.014 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ là 44.677 triệu đồng tăng 33,87% (tương ứng với số tiền là 11.303 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng và đạt là 49.309 triệu đồng tăng 26,35% (tương ứng với số tiền là 10.282 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn trong năm 2012 nhưng dư nợ trung và dài hạn vẫn tăng, do nhu cầu phục vụ cho nông nghiệp mua máy móc, thiết bị… có phương án kinh doanh hợp lý, vì thế mà dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng liên tục tăng. Trang 48 500.000 438.621 450.000 400.000 Triệu Đồng 350.000 300.000 316.403 288.508 Ngắn hạn 250.000 200.000 Trung và dài hạn 150.000 100.000 44.677 33.374 22.360 50.000 0 2010 2011 Năm 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Triệu đồng Hình 4.6 Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3năm 450.000 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 391.612 323.556 Ngắn hạn Trung và dài hạn 49.309 39.027 2012 2013 6 tháng đầu năm Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.7 Doanh số dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 4.5.2 Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế Tiếp theo ta sẽ phân tích dư nợ của Ngân hàng theo thành phần kinh tế. Thông qua bảng 4.19, bảng 4.20 và hình 4.8, hình 4.9, ta thấy từng thành phần kinh tế có sự tăng giảm khác nhau qua các năm. Cá nhân: doanh số dư nợ cá nhân tăng dần qua các năm. Năm 2011 dự nợ là 189.029 triệu đồng tăng 10,56% (tương ứng với số tiền là 18.059 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 doanh số dư nợ thành phần này tiếp tục tăng và đạt là 226.610 triệu đồng tăng 19,88% (ứng với số tiền 37.581 triệu đồng) so với năm 2011. Doanh số dư nợ này tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số dư nợ đạt là 206.233 triệu đồng tăng 11,07% (tương ứng với số tiền là 20.555 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân Trang 49 tăng lên là do thành phần cá nhân ngày càng mở rộng quy mô canh tác giống cây trồng và vật nuôi, mua bán nhỏ lẻ trên địa bàn được diễn ra ngày càng nhiều và sôi nổi. Do Ngân hàng không ngừng tăng doanh số cho vay thành phần cá nhân liên tục qua các năm, dẫn đến doanh số dư nợ cũng tăng theo. Bảng 4.19: Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân DNNN Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % 170.970 189.029 226.610 18.059 10,56 37.581 19,88 (470) (2,18) 2.652 12,57 21.572 21.102 23.754 DNNQD 118.326 139.646 232.934 Tổng 310.868 349.777 483.298 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % 21.320 18,02 93.288 66,80 38.909 12,52 133.521 38,17 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.20: Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % Cá nhân 185.678 206.233 20.555 11,07 DNNN 21.389 19.185 (2.204) (10,30) DNNQD 155.516 215.503 59.987 38,57 Tổng 362.583 440.921 78.338 21,61 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Doanh nghiệp nhà nước: doanh số dư nợ doanh nghiệp nhà nước có sự biến động qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 21.102 triệu đồng giảm 2,18% (tương ứng với số tiền giảm là 470 triệu đồng) so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 dư nợ tăng là 12,57% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ đạt là 19.185 triệu đồng giảm 10,30% (tương ứng với số tiền giảm Trang 50 là 2.204 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dư nợ doanh nghiệp nhà nước có sự tăng giảm qua các năm là do: năm 2011 ảnh hưởng của lãi suất tăng cao nên doanh nghiệp nhà nước vay ít, vì thế mà dư nợ trong năm giảm. Năm 2012 do ảnh hưởng khó khăn trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, mà doanh nghiệp nhà nước cần vốn để xoay xở trong quá trình quay vòng sản xuất, do đó mà dư nợ trong năm tăng trở lại. 6 tháng đầu năm 2013 ảnh hưởng nền kinh tế gặp khó khăn trong năm trước vì thế doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất ít đi, doanh số vay giảm nên dư nợ cũng theo đó mà giảm. Doanh số dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 139.646 triệu đồng tăng 18,02% (tương ứng với số tiền 21.320 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng mạnh và đạt là 232.934 triệu đồng tăng 66,80% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ vẫn tiếp tục tăng và đạt là 215.503 triệu đồng tăng 38,57% (tương ứng với số tiền là 59.987 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Dư nợ thành phần này liên tuc tăng trưởng qua các năm do các doanh nghiệp tư nhân mọc lên ngày một nhiều. Qua đó cho thấy sự đầu tư của Ngân hàng ngày càng mở rộng sang thành phần này. Trong năm 2012 nền kinh tế gặp khó khăn dư nợ thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh do: cho vay trong năm tăng nhưng doanh số thu nợ chậm, vì thế mà dư nợ trong năm này tăng mạnh. Qua đó Ngân hàng cần chú ý quan tâm đến việc quản lý dư nợ cũng như kiểm soát việc cho vay thành phần này nhiều hơn nữa. 250.000 226.610 232.934 189.029 200.000 Triệu đồng 170.970 139.646 150.000 cá nhân 118.328 100.000 50.000 DNNN 21.572 21.102 23.754 2010 2011 2012 DNNQD 0 Năm Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.8 Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Trang 51 250.000 206.233 200.000 215.503 185.678 Triệu đồng 155.516 150.000 cá nhân 100.000 DNNN 50.000 21.389 DNNQD 19.185 0 2013 6 tháng đầu năm 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.9 Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 4.5.3 Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế Cuối cùng ta sẽ phân tích dư nợ ngành kinh tế thông qua bảng 4.21, bảng 4.22 và hình 4.10, hình 4.11, ta thấy dư nợ của các ngành kinh tế đều tăng qua các năm cụ thể là: Bảng 4.21: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 141.058 143.027 152.389 1.969 1,40 9.362 6,55 Thủy sản 86.322 107.207 122.703 20.885 24,19 15.486 14,45 TN-DV 77.940 14.502 18,61 9.293 1.553 27,99 2.192 30,87 310.868 349.777 483.298 38.909 12,52 133.521 38,17 Nông nghiệp Khác Tổng 5.548 92.442 198.913 7.101 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2010 % Số tiền 106.471 115,18 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Trang 52 % Bảng 4.22: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Nông nghiệp 2012 2013 Số tiền Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Số tiền % 128.097 140.704 12.607 9,84 Thủy sản 95.944 121.739 25.795 26,89 TN-DV 127.095 164.654 37.559 29,55 11.447 13.824 2.377 20,77 362.583 440.921 78.338 21,61 Khác Tổng Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Nông nghiệp Doanh số dư ngành nông nghiệp tăng qua các năm cụ thể là: năm 2011 dư nợ đạt là 143.027 triệu đồng tăng 1,40% (tương ứng với số tiền là 1.969 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng nhẹ và đạt là 152.389 triệu đồng tăng 6,55% (tương ứng với số tiền là 9.362 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua dư nợ của Ngân hàng là 140.704 triệu đồng tăng 9,84% (tương ứng với số tiền là 12.607 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dư nợ ngành nông nghiệp tăng qua các năm, do người dân trên địa bàn ngày càng tiếp cận với cải cách phương án sản xuất, trồng trọt chăn nuôi và ngày càng mở rộng quy mô thâm canh tăng vụ. Vì thế mà doanh số cho vay tăng kéo theo đó là dư nợ cũng tăng. Thủy sản Doanh số dư nợ ngành thủy sản tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 107.207 triệu đồng tăng 24,19% (tương ứng với số tiền là 20.885 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 dư nợ thủy sản là 122.703 triệu đồng tăng 14,45% (tương ứng với số tiền là 15.486 triệu đồng) so với năm 2011. Dự nợ này tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 và đạt là 121.739 triệu đồng tăng 26,89% (tương ứng với số tiền 25.795 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Để xứng danh với Hồng Ngự địa phương miền sông nước Nam bộ, với đặc thù là chăn nuôi cá nhiều, đặc biệt là cá tra và cá ba sa. Vì thế mà dư nợ ngành thủy sản liên tục tăng. Do địa hình, khí hậu thuận lợi để nuôi các loại cá Trang 53 như: cá lóc, ca tra, cá ba sa, cá điêu hồng....giá cả cũng ổn định. Bên cạnh đó được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ về mặt kỹ thuật, khuyến khích người dân đầu tư ngày một nhiều làm doanh số cho vay ngành này Ngân hàng tăng lên và dư nợ tăng theo. Thương nghiệp - dịch vụ Doanh số dư nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ tăng qua các năm và có tốc độ tăng cao nhất trong dư nợ các ngành của Ngân hàng. Năm 2011 dư nợ là 92.442 triệu đồng tăng 18,61% (tương ứng với số tiền là 14.502 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ thương nghiệp - dịch vụ tăng cao và đạt là 198.913 triệu đồng tăng 115,18% (tướng ứng với số tiền là 106.471 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng và đạt là 164.654 triệu đồng tăng 29,55% (tương ứng với số tiền là 37.559 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Dư nợ của thương nghiệp - dịch vụ tăng qua các năm, do Agribank thị xã Hồng Ngự mở rộng cho vay ngành này tăng. Việc Ngân hàng tạo lập duy trì cho vay quan hệ cũ và mở rộng cho vay quan hệ mới. Thêm vào đó là do địa phương thị xã Hồng Ngự là một huyện mới lên thị xã trong những năm gần đây. Nên ngành thương nghiệp - dịch vụ đang dần từng bước khẳng định vị trí trong sự phát triển của địa phương nơi đây. Vì vậy mà các doanh nghiệp đầu tư mua bán, mở rộng đầu tư các loại hình dịch vụ ngày càng nhiều, kích thích đi vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm. Do đó làm dư nợ ngành này tăng mạnh trong năm 2012. Bên cạnh dư nợ tăng mạnh trong khi doanh số cho vay ra có tỷ trọng thấp, nên Ngân hàng cần chú trọng trong việc quản lý dư nợ ngành này nhiều hơn. Khác Dư nợ ngành khác liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 7.101 triệu đồng tăng 27,99% (tương ứng với số tiền là 1.553 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ khác tiếp tục tăng là 30,87% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ này vẫn tiếp tục tăng và đạt là 13.824 triệu đồng tăng 20,77% (tương ứng với số tiền là 2.377 triệu đồng). Nguyên nhân tăng lên là do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều. Bên cạnh đó dư nợ khác tăng nhưng không xuất hiện nợ xấu, vì thế mà Ngân hàng ngày càng khuyến khích, xét duyệt khách hàng để tăng cho vay trong lĩnh vực khác nên dư nợ cũng tăng theo. Trang 54 198.913 200.000 180.000 160.000 152.389 143.027 141.058 Triệu đồng 140.000 122.703 120.000 100.000 80.000 Nông nghiệp Thủy sản 107.207 92.442 86.322 77.940 TN-DV Khác 60.000 40.000 20.000 9.293 7.101 5.548 0 2010 2011 2012 Năm Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.10 Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 180.000 164.654 160.000 Triệu đồng 140.000 140.704 128.097 127.095 Nông nghiệp 121.739 120.000 100.000 95.944 Thủy sản 80.000 TN-DV 60.000 40.000 Khác 11.447 20.000 13.824 0 2011 6 tháng đầu năm 2010 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.11 Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu của Ngân hàng, nơi nào có nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng thấp, và ngược lại. 4.6.1 Nợ xấu theo thời hạn Qua bảng 4.23 và bảng 4.24, ta thấy nợ xấu ngắn hạn có sự biến động qua các năm. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 861 triệu đồng giảm 8,40% (tương ứng với số tiền giảm là 79 triệu đồng) so với năm 2010. Nhưng tăng trở lại sang năm 2012 nợ xấu ngắn hạn là 1.731 triệu đồng nợ xấu tăng rất cao Trang 55 101,05% (tương ứng với số tiền là 870 triệu đồng) so với năm 2011. Nợ xấu của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 1.438 triệu đồng tăng 16,63% (tương ứng với số tiền là 205 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm là do tình hình kinh tế. Năm 2011 mặc dù lãi suất tăng cao tình hình kinh tế có sự biến động, nhưng do cán bộ xét duyệt cho vay đúng phương án kinh doanh khả thi, bên cạnh đó đôn đốc các khách hàng trả nợ đúng hạn, vì thế mà nợ xấu trong năm này giảm. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu tăng do ảnh hưởng của mùa vụ, giá cả không ổn định, thị trường tiêu thụ hàng hóa kém, hàng tồn kho nhiều, do đó mà nợ xấu tăng trở lại. Bảng 4.23: Nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Chênh lệch 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % % Ngắn hạn 940 861 1.731 (79) (8,40) 870 101,05 Trung và dài hạn 295 227 519 (68) (23,05) 292 128,63 Tổng 1.235 1.088 2.250 (147) (11,90) 1.162 106,80 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.24: Nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền 2013 so với 2012 Số tiền % 1.233 1.438 205 16,63 210 326 116 55,24 1.443 1.764 321 22,25 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Trang 56 Bên cạnh nợ xấu ngắn hạn thì nợ xấu trung và dài hạn cũng biến động qua các năm. Năm 2011 nợ xấu trung và dài hạn là 227 triệu đồng giảm 23,05% (tương ứng với số tiền giảm là 68 triệu đồng) so với năm 2010. Do Ngân hàng rất hạn chế cho vay bên khoản vay này, chỉ xét những dự án khả thi, vì vậy mà nợ xấu được giảm. Bước sang năm 2012, do khó khăn chung của nền kinh tế mà nợ xấu trung và dài hạn tiếp tục tăng trở lại trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2012 nợ xấu là 519 triệu đồng tăng 128,63% (tương ứng với số tiền là 292 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng là 326 triệu đồng tăng 55,24% (tương ứng với số tiền là 116 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân các món vay trung và dài hạn tới hạn trả, nhưng khách hàng không kịp thu lại vốn do ứ đọng hàng hóa trong năm 2012 làm ảnh hướng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vì thế mà khoản nợ này tăng rất cao trong 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc cho vay trung và dài hạn trong thời gian tới. 21% 24% 76% 79% Năm 2010 Năm 2010 23% Ngắn hạn 77% Trung và dài hạn Năm 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.12 Cơ cấu nợ xấu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm Xét về cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng thông qua hình 4.12, ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao từ 76% đến 79%. Lý giải là do Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn. Bên cạnh đó cho vay trung và dài hạn được Ngân hàng xét duyệt phù hợp với phương án kinh doanh mới cho vay. Vì thế mà nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên vẫn cao hơn tỷ trọng trong cho vay. Nhằm hạn chế về rủi ro lãi suất bất ổn như hiện nay và hạn chế về nợ xấu trung và dài hạn tăng. Do đó Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn khi cho vay nợ trung và dài hạn. Trang 57 4.6.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế Qua 2 bảng số liệu là: bảng 4.25 và bảng 4.26 ta thấy, nợ xấu đối với từng thành phần kinh tế có sự biến động tăng giảm qua các năm. Bảng 4.25: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân DNNN DNNQD Tổng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 899 787 1.145 0 0 0 336 301 1.235 1.088 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % (112) (11,26) % 358 45,49 - 0 - 1.105 (35) (10,42) 804 267,11 2.250 (147) (11,90) 1.162 106,80 0 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Bảng 4.26: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân DNNN DNNQD Tổng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền 2013 so với 2012 Số tiền % 811 823 12 1,48 0 0 0 - 632 741 109 17,25 1.443 1.764 321 22,25 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Cá nhân: nhìn chung nợ xấu thành phần này có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 nợ xấu là 787 triệu đồng giảm 11,26% (tương ứng với số tiền giảm là 112 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu thành phần cá nhân tăng trở lại và nợ xấu là 1.145 triệu đồng tăng 45,49% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 823 triệu đồng tăng 1,48% (tương ứng với số tiền là 12 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng trở Trang 58 lại do khó khăn chung trong giá cả đầu vào tăng cao, chi phí sản xuất tăng, mà giá cả đầu ra lại không ổn định, thậm chí giảm. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng thời tiết khí hậu làm mất mùa, vật nuôi nhiễm bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Vì thế mà nợ xấu xuất hiện tăng trở lại. Doanh nghiệp nhà nước: trong các năm qua do biến động nền kinh tế, vì thế mà doanh nghiệp nhà nước ít mở rộng đầu tư sản xuất. Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn chiếm phần nhỏ và có sự đầu tư kỹ lưỡng khi vay vốn Ngân hàng. Vì thế mà khả năng trả nợ của thành phần này luôn tốt, nợ xấu không xuất hiện. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: nợ xấu có sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2011 nợ xấu là 301 triệu đồng giảm 10,42% (tương ứng với số tiền giảm là 35 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 nợ xấu đặc biệt tăng mạnh và nợ xấu trong năm này là 1.105 triệu đồng tăng 267,11% (tương ứng với số tiền là 804 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 741 tăng 17,25% (tương ứng với số tiền là 109 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng lên do các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần… gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, sức mua của người tiêu dùng giảm, hàng tồn kho nhiều làm ảnh hưởng đến nguồn thu của thành phần này, vì vậy ảnh hưởng khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Do đó mà nợ xấu của Ngân hàng trong thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trở lại. 27% 28% 0% 0% 73% 72% Năm 2011 Năm 2010 Cá nhân 49% 51% 0% Năm 2012 DNNN DNNQ D Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.13 Cơ cấu nợ xấu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Trang 59 Xét về cơ cấu theo thành phần kinh tế thông qua hình 4.13, nhận thấy cơ cấu thành phần này có sự biến động qua các năm. Tỷ trọng nợ xấu cá nhân cao và có xu hướng giảm chiếm từ 73% xuống còn 51% từ năm 2010 đến năm 2012. Doanh nghiệp nhà nước không xuất hiện nợ xấu. Nợ xấu thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng tăng và tỷ trọng từ 27% đến 49%. Trong khi dư nợ tiếp tục tăng bên cạnh đó nợ xấu cũng tăng cao. Vì vậy cho thấy công tác quản lý và thu hồi nợ thành phần này của Ngân hàng là chưa tốt. Ngân hàng cần xem xét kỹ khi cho vay thành phần này để tránh rủi ro. 4.6.3 Nợ xấu theo ngành kinh tế Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế thông qua bảng 4.27 và bảng 4.28, ta thấy nợ xấu có sự biến động trong từng ngành qua các năm cụ thể như sau: Bảng 4.27: Nợ xấu theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 Chênh lệch 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % % Nông nghiệp 778 683 926 (95) (12,21) 243 35,58 Thủy sản 206 157 153 (49) (23,79) (4) (2,55) TN-DV 251 248 1.171 (3) (1,20) 923 372,18 Khác 0 0 0 0 - 0 - Tổng 1.235 1.088 2.250 (147) (11,90) 1.162 106,80 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Nông nghiệp: nợ xấu ngành nông nghiệp có sự biến động qua các năm. Năm 2011 nợ xấu là 683 triệu đồng giảm 12,21% (tương ứng với số tiền giảm là 95 triệu đồng) so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 nợ xấu ngành nông nghiệp tăng trở lại và nợ xấu là 926 triệu đồng tăng 35,58% (tương ứng với số tiền là 243 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng là 29,01% và nợ xấu là 796 triệu đồng (tương ứng với số tiền tăng là 197 triệu đông) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng trở lại do điều kiện khí hậu thời tiết, dịch bệnh: rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá… xuất hiện nhiều làm mất mùa, bên cạnh đó chăn nuôi cũng gặp khó khăn do dịch bệnh và giá cả thị trường bị biến động… trong năm 2012, làm ảnh hưởng Trang 60 đến khả năng trả nợ vay của khách hàng. Mặc dù 6 tháng đầu năm 2013 dịch bệnh hại cây trồng xuất hiện ít, thu hoach đạt năng suất tương đối cao vì thế mà thu nợ của Ngân hàng có tăng, nhưng nợ xấu vẫn tăng do giá cả nông sản thấp, do đó một số khách hàng thu hoạch xong vụ mà vẫn không có điều kiện trả nợ. Vì thế mà nợ xấu 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Bảng 4.28: Nợ xấu theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nông nghiệp 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền % 617 796 197 29,01 Thủy sản 96 95 (1) (1,04) TN-DV 730 873 143 19,59 Khác 0 0 0 - Tổng 1.443 1.764 321 22,25 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Thủy sản: nợ xấu thủy sản giảm qua các năm mặc dù nền kinh tế trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là do giá cá lóc, cá tra, cá ba sa… tăng trở lại. Điều kiện tự nhiên thuận lợi ở địa phương Hồng Ngự cũng thúc đẩy phát triển thủy sản ngày càng mở rộng quy mô và đạt năng suất tốt. Vì thế mà nợ xấu được đẩy lùi. Cụ thể: năm 2011 nợ xấu là 157 triệu đồng giảm 23,79% (tương ứng với số tiền giảm là 49 triệu đông) so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu thủy sản là 153 triệu đồng giảm 2,55% so với năm 2011. Và 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu ngành thủy sản tiếp tục giảm, nợ xấu là 95 giảm 1,04% (tương ứng với số tiền giảm là 1 triệu đồng) so với cùng kì năm 2012. Thương nghiệp - dịch vụ: nợ xấu thương nghiệp - dịch vụ có sự biến động mạnh. Năm 2011 nợ xấu là 248 triệu đồng giảm 1,20% so vơi năm 2010. Đến năm 2012 nợ xấu tăng mạnh và nợ xấu là 1.171 triệu đồng tăng 372,18% (tương ứng với số tiền là 923 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng 19,59%, nợ xấu là 873 triệu đồng (tương ứng với số tiền tăng là 143 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân Trang 61 do thị trường có nhiều biến động về giá cả, việc trao đổi mua bán diễn ra chậm, hàng hóa tồn kho nhiều. Vì thế mà một số khách hàng làm ăn thua lỗ ảnh hướng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngành khác: không xuất hiện nợ xấu do đa số khách hàng có điều kiện cơ sở vật chất tốt để đảm cho điều kiện trả nợ vay phục vụ tiêu dùng cho mình. Bên cạnh đó đây là lĩnh vực mới được triển khai những năm gần đây, doanh số cho vay rất thấp chỉ cho vay trong những thành phần có điều kiện tốt. Xét về cơ cấu nợ xấu, ta thấy tỷ trọng nợ xấu ngành nông nghiệp và tỷ trọng nợ xấu ngành thủy sản giảm qua các năm. Ngành khác không xuất hiện nợ xấu. Bên cạnh đó thì tỷ trọng nợ xấu ngành thương nghiệp-dịch vụ tăng qua các năm. Do đó Ngân hàng cần tập trung quản lý, và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu và thu nợ ngành này nhiều hơn trong thời gian tới. 0% 20% 17% 0% 23% 63% 14% Năm 2010 63% Năm 2011 0% 41% Nông nghiệp Thủy sản TN-DV Khác 52% Năm 2012 7% Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự Hình 4.14 Cơ cấu nợ xấu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 4.6.4 Nguyên nhân hình thành nợ xấu Nguyên nhân khách quan Đây là nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà Ngân hàng không lường trước được và gây thiệt hại cho Ngân hàng lẫn khách hàng. Trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản thường phụ thuộc vào thiên nhiên. Vì thế mà thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra làm ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi, làm cho mùa màng thất bát, vật nuôi, cá nuôi nhiễm bệnh, dịch cúm kéo dài, gây thiệt hại đến cho người dân. Từ đó ảnh hướng đến thời gian trả nợ của khách hàng cho Trang 62 Ngân hàng. Một phần do địa hình Hồng Ngự là địa phương đầu nguồn nên thường xuyên bị lũ về, mà vậy người dân vẫn còn bị thiệt hại. Thêm vào đó là do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định, chi phí luôn tăng. Thị trường tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, cung vượt cầu. Nguyên nhân chủ quan Do đặc thù của Agribank thị xã Hồng Ngự thị phần cho vay lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, đại bộ phận khách hàng là nông dân. Tập quán sản xuất là độc canh chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính, chủ yếu sản xuất chăn nuôi đại trà, việc áp dụng khoa học kĩ thuật sản xuất, quy mô lồng ghép chưa được phổ biến, không chú trọng thâm canh áp dụng khoa hoc, tăng năng suất chất lượng sản phẩm và quy luật cung cầu nên làm cho sản xuất kém hiệu quả. Mặc khác trên địa bàn có quá nhiều Ngân hàng cạnh trang gay gắt, chạy đua tín dụng của các Ngân hàng. Cán bộ tín dụng thường không kiểm soát chặt chẽ đồng vốn sau khi cho vay, mà thực tế chú trọng khâu kiểm soát trước khi cho vay, nhất là điều kiện thế chấp tài sản. Vì vậy mà có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không trả được nợ, gây ra nợ xấu cho Ngân hàng. 4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Để đánh giá hoạt động tín dụng ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng cũng rất quan trọng. Thông qua chỉ tiêu tài chính giúp Ngân hàng có cái nhìn tổng quát về hoạt động, để từ đó tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được và tìm cách khắc phục những hạn chế. Từ bảng 4.29 và bảng 4.30 ta thấy được các chỉ tiêu sau: 4.7.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự biến động qua các năm. Vốn huy động càng tăng lên sẽ giúp ngân hàng hạn chế chi phí hơn là tăng nguồn vốn điều chuyển. Tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất thấp năm 2010 là 36,33%, và tăng lên trong năm 2011, tỷ lệ này là 40,89%, nhưng giảm trong năm 2012 vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 37,60%, sang 6 tháng đầu năm 2013 do tình hình kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn nên tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có sự giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012 và tỷ lệ này đạt là 34,79%. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa tốt. Ngân hàng cần chú trọng đến công tác huy động nguồn vốn tại chỗ Trang 63 nhiều hơn nhằm hạn chế chi phí và giúp tăng lợi nhuận, bên cạnh đó Ngân hàng còn có thể chủ động đáp ứng nguồn cung cho thị trường. Bảng 4.29: Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng qua 3 năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 1. Vốn huy động Triệu đồng 144.547 163.916 210.150 2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 397.884 400.916 558.966 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 653.963 801.003 941.630 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 602.499 762.094 808.109 5. Tổng dư nợ Triệu đồng 310.868 349.777 483.298 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 301.391 330.333 416.538 7. Nợ xấu Triệu đồng 1.235 1.088 2.250 8. VHĐ/TNV (1/2) % 36,33 40,89 37.60 9. TDN/VHĐ (5/1) Lần 2,15 2,13 2,30 % 92,13 95,14 85,82 Vòng 2,00 2,31 1,94 % 0,40 0,31 0,47 10. Hệ số thu nợ (4/3) 11. Vòng quay VTD (4/6) 12. NX/TDN (7/5) Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự 4.7.2 Tổng dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn thấp thể hiện qua sự tham gia vốn huy động vào dư nợ. Năm 2010 bình quân 2,15 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, sang năm 2011 có sự giảm nhẹ đạt là 2,13 lần. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng, biểu hiện là tỷ số này liên tục tăng và tương ứng là 2,30 lần và 2,75 lần. Hoạt động cấp tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho Ngân hàng. Tỷ số dư nợ trên vốn huy động luôn lớn hơn 1 cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng là hiệu quả. Nguồn vốn huy động không những được sử dụng triệt để mà còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển nhiều từ NHNN&PTNT tỉnh Đồng Tháp. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, do chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn chi phí trả cho vốn huy động tại chỗ. Vì thế, mà Ngân hàng Trang 64 cần phải nổ lực trong công tác huy động vốn trong thời gian tới để có thể vừa nâng cao lợi nhuận, vừa chủ động được nguồn cung tín dụng. Bảng 4.30: Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012 2013 1. Vốn huy động Triệu đồng 142.336 160.624 2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 380.336 461.642 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 318.103 378.174 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 305.297 420.551 5. Tổng dư nợ Triệu đồng 362.583 440.921 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 356.180 462.110 7. Nợ xấu Triệu đồng 1.443 1.764 8. VHĐ/TNV (1/2) % 37,42 34,79 9. TDN/VHĐ (5/1) Lần 2,55 2,75 % 95,97 111,21 Vòng 0,86 0,91 % 0,38 0,40 10. Hệ số thu nợ (4/3) 11. Vòng quay VTD (4/6) 12. NX/TDN (7/5) Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự 4.7.3 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Do ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên hệ số thu nợ của Ngân hàng cũng tương đối lớn. Thông qua 2 bảng trên ta thấy, hệ số thu nợ của Ngân hàng có sự biến động qua các năm. Năm 2010 hệ số thu nợ là 92,13% và tăng lên trong năm 2011 hệ số này là 95,14%, sang năm 2012 giảm còn 85,82% và 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nơ khả quan tốt hơn đã tăng trở lại và đạt là 111,21%. Qua đó cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt đạt từ 85% trở lên, nhưng Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa công tác cho vay và quản lý cho sau vay. 4.7.4 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng có sự Trang 65 tăng giảm qua các năm. Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 2,31 vòng/năm tăng 0,31 vòng so với năm 2010. Năm 2012 giảm còn là 1,94 vòng/năm và 6 tháng đầu năm 2013 là 0,91 vòng/6 tháng tăng 0,05 vòng so với cùng kỳ năm 2012. Điều này không cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn tín dụng không hiệu quả, do tình hình thu nợ luôn tốt. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy chỉ tiêu này càng lớn Ngân hàng càng hoạt động có hiệu quả, nên Ngân hàng cần chú trọng để duy trì vòng vay vốn được ổn định và ngày càng tăng nhanh hơn. 4.7.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ Vấn đề mà Ngân hàng nào cũng cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu, nhưng nó tồn tại ở mức cao hay thấp. Nếu Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ phải gặp rủi ro tín dụng và ngược lại. Qua 2 bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2010 là 0,40%, năm 2011 giảm xuống còn 0,31%, và năm 2012 tăng trở lại là 0,47%, sang 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng 0,02% và nợ xấu là 0,40% so với cùng kỳ năm 2012. Với kết quả trên cho thấy công tác tín dụng của Ngân hàng là có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng vẫn được đảm bảo an toàn dưới mức 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đây là sự nổ lực trong công việc của ban giám đốc và toàn thể nhân viên, không ngừng nâng cao nghiệp vụ tín dụng. Trang 66 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ HỒNG NGỰ 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Những mặt đạt được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, hoạt động tín dụng của Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo của Tỉnh ủy, chính quyền địa phương và NHNN&PTNT Việt Nam cùng với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong chi nhánh nên hoạt động tín dụng của Ngân hàng Agribank chi nhánh thị xã Hồng Ngự đạt được những kết quả sau: - Song song với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, thì tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của Agribank thị xã Hồng Ngự cũng ở mức cao từ 17% trở lên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn. Bên cạnh tốc độ tăng doanh số cho vay, thì dư nợ cho cũng tăng theo qua các năm. Tuy nhiên vẫn có sự giám sát chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng tín dụng nóng. - Khả năng thu hồi nợ đạt mức cao. Sự quan tâm của cán bộ tín dụng đến món vay đã giải ngân luôn được duy trì. Đi sâu, đi sát thực tế để có kế hoạch thu nợ đúng thời hạn nhằm hạn chế nợ xấu. - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức tương đối thấp (luôn ở mức dưới 3%) trong suốt thời gian qua. Ngân hàng thực hiện công tác trích lập dự phòng theo đúng các quy định của Nhà nước và Agribank Việt Nam. Nhìn chung Ngân hàng đã tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng nên số lượng khách hàng ngày càng tăng lên, mở rộng thị phần. 5.1.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng - Nguồn vốn huy động của địa phương còn thấp so với tổng nguồn vốn. Nguồn vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển. - Cho vay còn tập trung vào một số thành phần, cụ thể là thành phần cá nhân. Dư nợ tiếp tục tăng trong thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh bên cạnh đó nợ xấu tăng cao. Trang 67 - Dư nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ ở mức khá cao trong khi doanh số cho vay ra thấp. - Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhỏ hơn tỷ lệ cho phép của Ngân Nhà nước quy định, nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang có dấu hiệu không tốt. 5.1.3 Nguyên nhân hạn chế hoạt động tín dụng của Ngân hàng - Công tác marketing Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức, các ý tưởng mới về sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế. Vì thế chưa thu hút vốn nguồn vốn huy động từ phía khách hàng nhiều. - Do đặc thù kinh tế trên địa bàn thị xã hồng Ngự nên đối tượng cho vay còn hạn chế, chỉ nhắm vào một số đối tượng như chiếm phần lớn là thành phần cá nhân. Điều kiện thời tiết khí hậu, dịch bệnh, giá cả…làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của khách hàng, vì vậy mà mang nhiều rủi ro cho Ngân hàng. - Cán bộ tín dụng thường quen với việc cấp tín dụng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vì thế việc quản lý dư nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ còn hạn chế nên dư nợ tăng cao so với doanh số cho vay ra. - Đa số khách hàng là hộ nông dân nên số tiền vay nhỏ, món vay nhiều thường tập trung vào thời vụ, địa bàn lại rộng, nên khâu kiểm soát và quản lý dư nợ còn thiếu sót vì vậy mà xuất hiện nợ xấu tăng trở lại. - Sự không quyết liệt của cán bộ tín dụng trong việc phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Để góp phần nâng cao hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại cũng như duy trì và phát triển những mặt mà Ngân hàng đã đạt được. Cụ thể, Ngân hàng cần thực hiện hiện một số giải pháp sau: 5.2.1 Nâng cao vốn huy động Mặc dù vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn. Vì vậy Ngân hàng cần nguồn vốn điều chuyển từ Agribank tỉnh Đồng Tháp về chi nhánh, việc sử dụng vốn này tốn chi phí cao từ đó giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần tăng cường vốn huy động hơn nữa. Tiếp tục thu Trang 68 hút và khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhà rỗi trong dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn… bằng cách đưa ra thị trường nhiều hình thức huy động vốn mới, đa dạng các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn linh hoạt phù hợp với nhu cầu tâm lý người dân. Để thu hút được khách hàng Ngân hàng cần phải phát triển mạnh công tác Marketing, ngoài việc tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị còn phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ… Đưa uy tín của Ngân hàng vào trong lòng người dân như: thực hiện quảng bá thương hiệu bằng cách xây dựng nhà tình nghĩa và chương trình học bổng khuyến học cho học sinh trên địa bàn. Ngoài ra còn tặng quà cho khách hàng vào các dịp lễ, tết để tạo mối quan hệ gần gũi giữa Ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng đưa ra chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ tín dụng. Có chính sách khen thưởng đối với cán bộ đạt thành tích tốt trong kế hoạch được giao. Cần đơn giản hóa giấy tờ hành chánh tạo sự thoải mái và nhanh chóng khi khách hàng gửi tiền. 5.2.2 Đối với công tác cho vay Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh việc nâng cao vốn huy động thì Ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay, tránh tình trạng đồng tiền bị tồn động, nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng mình thì Ngân hàng cần: Mở rộng quan hệ tín dụng Từ phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, cho thấy khách hàng chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là cá nhân lĩnh vực cho vay này chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và mua bán nhỏ lẻ... Ngân hàng nên tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng truyền thống và có uy tín đối với Ngân hàng. Bằng cách đi sâu vào tìm hiểu và giải quyết các nhu cầu mới cho họ, nên có những chính sách ưu đãi về vốn, hạn mức cho những khách hàng này. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng mới, nhưng cần có sự kiểm soát chặc chẽ và lựa chọn khách hàng đủ điều kiên cho vay đặc biệt là giám soát chặc chẽ hơn nữa khi mở rộng cho vay thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để đảm bảo an toàn về tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng cần đa dạng đối tượng cho vay, không nên tập trung một khoản tiền lớn cho một khách hàng vay hay một nhóm khách hàng, cũng như Trang 69 đầu tư vào một lĩnh vực mà nên đa dạng hóa các loại hình cho vay vào các lĩnh vực đầu tư như: khuyến khích cho vay khách hàng doanh nghiệp nhà nước và ngành cho vay khác như cho vay tiêu dùng. Vì đối tượng cho vay này không xuất hiện nợ xấu. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần hạn chế cho vay đối với khách hàng có tiền sử nợ quá hạn, nợ xấu đối với Ngân hàng cũng như đối với Ngân hàng khác. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý theo sát tình hình thực tế, giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng cần xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý theo sát tình hình thực tế để giảm thiểu rủi ro là nhiệm vụ của mỗi Ngân hàng. Như đã phân tích dư nợ ngành kinh tế thì doanh số dư nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ chiếm quá cao trong khi doanh số cho vay ra thấp. Ngân hàng cần có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư của mình tránh tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này tăng cao. Cụ thể, Ngân hàng cần có kế hoạch giảm tỷ trọng dư nợ cho vay thương nghiệp - dịch vụ, bằng cách tăng cường thu hồi nợ đến hạn và thu hồi nợ đối với khách hàng có dấu hiệu kinh doanh suy yếu, đồng thời chỉ giải ngân cho những khách hàng có phương án kinh doanh khả thi. 5.2.3 Hạn chế và xử lý nợ xấu Qua phân tích trên cho thấy nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng trở lại từ 2012 đến nay, do đó Ngân hàng cần có một số biện pháp cụ thể trong việc xử lý vấn đề này. Xác định chu kỳ kinh doanh của khách hàng Ngân hàng cần xác định chu kỳ mùa vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên không thể trả được nợ cho Ngân hàng, vì thời hạn cho vay Ngân hàng ngắn hơn thời hạn thu hồi vốn của khách hàng. Thường xuyên thực hiện dự báo tình hình thị trường Ngân hàng nên thường xuyên thực hiên dự báo tình hình thị trường cho cán bộ nắm để định hướng cho vay. Mặc khác, đối với những khách hàng có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và khách hành có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại cần thêm vốn thì Ngân hàng có thể cho vay thêm để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Giám sát nợ xấu thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu định kỳ Trang 70 Để việc xử lý nợ xấu kịp thời đạt hiệu quả thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là vấn đề quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ xấu, để kịp thời xử lý. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp Trên cở sở phân tích dư nợ và nợ xấu, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp đôn đốc khách hàng huy động nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay cho Ngân hàng trong thời gian ngắn nhất. Trang 71 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua việc phân tích hoạt động tín dụng của Agribank thị xã Hồng Ngự từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 và phân tích các chỉ tiêu tài chính tín dụng của Ngân hàng. Ta thấy được Ngân hàng đạt được những kết quả sau: - Hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển khá tốt thể hiện là doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước cũng như dư nợ đều tăng qua các năm. - Công tác thu nợ khá tốt, thể hiên qua hệ số thu nợ từ 85% trở lên từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua. - Chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vẫn ở mức kiểm soát luôn nhỏ hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến cho khách hàng”, Agribank thị xã Hồng Ngự đã chung sức cùng người dân khắc phục khó khăn, cung cấp vốn kịp thời cho người đặc biệt là ngành nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng ngày càng mở rộng cho vay đa dạng ngành kinh tế ngoài ngành nông nghiệp. Qua đó cho thấy hoạt động của Ngân hàng theo bước tiến phát triển của địa phương Bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: - Vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn huy động này vẫn còn thấp chưa đáp ứng kịp lượng vốn vay. Ngân hàng phải sử dụng nhiều vào nguồn vốn điều chuyển lớn làm tăng chi phí tín dụng. - Ngân hàng cho vay còn tập trung nhiều vào một số thành phần cụ thể là thành phần cá nhân. Dư nợ thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng bên cạnh nợ xấu tăng cao. Ngoài ra, điều kiện: thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, giá cả…, vì thế làm ảnh hưởng đến sử dụng vốn của khách hàng vay. Vì thế mà làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng. - Dư nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ tăng trong khi doanh số cho vay ra thấp, bên cạnh đó nợ xấu của ngành này tăng cao. Đây là nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. - Nợ xấu của Ngân hàng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng trở lại. Vì vậy Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa trong việc quản lý dư nợ và việc trích lập dự phòng rủi ro. Trang 72 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương nên tăng cường cung cấp thông tin về khách hàng, giúp Ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của từng khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. Hoàn thành dứt điểm nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để họ có điều kiện vay vốn Ngân hàng. Do địa phương Hông Ngự đa số là hộ nông dân vì thế cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp. Chính quyền địa phương có thẩm quyền giúp Ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. 6.2.2 Đối với Agribank - Cần nắm bắt tình hình kinh doanh của từng chi nhánh để có chính sách hỗ trợ kịp thời về vốn. - Tiếp tục hoàn thiện sổ tay tín dụng Agribank, quy trình cho vay, phải phù hợp với chi nhánh trong từng thời kỳ. - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn. - Các qui chế, văn bản cần có sự hướng dẫn chỉ đạo cụ thể cho từng chi nhánh nhằm tránh sai lệch trong khi thực hiện. Bám sát tình hinh kinh tế chung trong và ngoài nước để có chính sách lãi suất hợp lý cho người dân vay vốn. Trang 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ. 3. Lê Văn Tề, 1992. Tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Trang web: http://agribank.com.vn/101/782/gioi-thieu/thong-tin-chung.aspx http://dongthap.gov.vn/wps/portal/ctt/chinhquyen 5. Tài liệu của Agribank: Agribank sổ tay tín dụng 6. Một số văn bản pháp luật liên quan: - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định bổ sung số 18/2007/QĐ- về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. - Thông tư số 15/2009/TT–NHNN ngày 10/08/2009 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. - Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu - Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31 tháng 01 năm 2013 về tổ chức thực hiên chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013. Trang 74 [...]... của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự đối với người dân ở địa phương nơi đây Do đó mà em chọn đề tài: phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng tháp làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Trang 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung là phân tích tình hình hoạt động tín. .. nghiên cứu phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp Trang 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số lý luận về hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng là một... được tách ra thành thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự Sau đó đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự và mở thêm phòng giao dịch tại huyện Hồng Ngự Hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước Lĩnh lực kinh doanh: kinh doanh tiền tệ Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự Tên viết tắc: Agribank thị xã Hồng Ngự Tên tiếng Anh:... mà ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự nói riêng, đóng vai trò không nhỏ là sứ mệnh dẫn dắt thị trường và phát triển theo hướng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Với vị trí nằm gần biên giới Việt Nam-Campuchia, Agribank thị xã Hồng Ngự hoạt động theo bước tiến nông nghiệp đô thị hóa nông thôn Trải... dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự từ năm 2010 đến 6 tháng đẩu năm 2013, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Hồng Ngự từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại. .. to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước Trang 15 3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự được thành lập năm 1998 theo quyết định số 37/NH-TCCB của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 30/04/2009 huyện Hồng Ngự được... thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Hồng ngự đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện cơ chế cho vay và mở rộng hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn bám sát định hướng kinh doanh chủ trương của Ngân hàng trụ sở và bám sát theo định hướng chính sách phát triển của địa phương nơi đây Để hoạt động tín dụng được mở rộng và có hiệu quả, đòi hỏi Ngân hàng luôn có... - Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính - Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ... quá trình phát triển, thị xã Hồng Ngự vẫn giữ được truyền thống mang đậm nét vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Với lợi thế và vị trí ảnh hưởng trong vùng, do đó hệ thống đô thị của tỉnh Đồng Tháp đã xác định thị xã Hồng Ngự là một trong ba cụm đô thị với trục hành lang Quốc lộ 30 từ Thanh Bình, thị xã Hồng Ngự đến huyện Hồng Ngự và Tân Hồng Với tầm quan trọng đó thị xã Hồng Ngự đã được tỉnh xác... 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân Trang 13 hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan