BÁO CÁO THỰC TẬP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG VÂN ,BA VÌ TP HÀ NỘI

59 2.5K 12
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG VÂN ,BA VÌ TP HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Địa điểm thực hành: Xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội I. THÀNH VIÊN NHÓM 5 II.PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC PHẦN 2. MÔ TẢ CỘNG ĐỒNG 1. Nhận diện cộng đồng: 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng (Trần Thị Ánh Tuyết) 1.2 Điều kiện tự nhiên của cộng đồng (Ma Thị Thu Truyền) 1.3 Đặc điểm kinh tế của cộng đồng (Vi Thị Nguyện) 1.4 Văn hóa, truyền thống của cộng đồng (Nguyễn Thị Huyền) 1.5 Vấn đề dân số, y tế, giáo dục (Bế Diệu Thùy) 1.6 Bộ máy chính quyền xã, tiềm năng và nguy cơ của cộng đồng (Nguyễn Thị Mến) 2. Đánh giá các chương trình, dự án đã và đang thực hiện tại địa phương ->(Mến + Tuyết) 3.Đánh giá các chính sách xã hội đang triển khai tại cộng đồng ->(Thùy + Truyền) 4. Đánh giá hệ thống an sinh xã hội đang được triển khai tai cộng đồng (Huyền + Nguyện) PHẦN 3. NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN Sau khi có các thông tin, cả nhóm cùng nhau bàn bạc phân tích thông tin tìm ra vấn đề của cộng đồng và đồng thời xây dựng dự án cho cộng đồng. Nhóm 5 1 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hành phát triển cộng đồng tại tại xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, bên cạnh sự nỗ lực của 6 thành viên, nhóm còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, giảng viên dạy học phần phát triển cộng đồng, sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú các anh, các chị tại xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Để hoàn thành bản báo cáo này, trước tiên nhóm xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Xuân Hòa - giảng viên bộ môn phát triển cộng đồng , cô giáo Trương Thị Tâm – giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn và chỉ bảo nhóm trong quá trình thực hành. Nhóm xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực hiện bản báo cáo này. Nhóm xin chân thành cảm ơn tới UBND xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, bác Lê Văn Cường – Chủ tịch UBND xã, bác Lê Thị Thành – Cán bộ văn phòng xã, chị Bùi Thị Mỹ Hạnh cùng toàn thể các cán bộ, nhân viên và nhân dân trong toàn xã đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hành và hoàn thành báo cáo. Cuối cùng, nhóm xin được cảm ơn tất cả các bạn bè trong lớp, các bạn đồng khóa đã ủng hộ, động viên và quan tâm đến đợt thực hành này. Đây là đợt thực hành thứ ba và cũng là đợt thực hành cuối cùng trong khóa học. Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót nên nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên để bản báo cáo thực hành được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 30, tháng 11, năm 2014 Nhóm sinh viên Nhóm 5 2 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III NỘI DUNG I. PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG 1. Tên công đồng: Cộng đồng dân cư xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. 2. Địa chỉ UBND: Thôn Tân Phong, xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội Điện thoại UBND: 043.362.51.65 3. Chủ tịch UBND: Lê Văn Cường Điện thoại di động: 0986.676.285 Email: cuongle.ubnd@gmail.com 4. Phó chủ tịch UBND xã: Nguyễn Huy Hoàng Điện thoại di động: 0989.895.616 Email: 5. Cán bộ xã hội: Phạm Cao Thư Điện thoại di động: Email: Nhóm 5 3 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III II. PHẦN II: BÁO CÁO MÔ TẢ CỘNG ĐỒNG I. NHẬN DIỆN VỀ CỘNG ĐỒNG 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ánh Tuyết Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ học và các sự tích, thần tích có lưu giữ tại địa phương, xã Phong Vân được hình thành vào giai đoạn văn hóa Sơn Vi. Trải qua sự biến thiên trong lịch sử dân tộc, Phong Vân có những thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi. Theo thần phả của đền Tân Phong: “ Minh Vương – con trai thứ của Hùng Duệ Vương đến cư trú ở làng Cổ Pháp ( nay là thôn Tân Phong) cùng với nhân dân từ các xóm làng ngoài, xóm đồng lập thành trang trại, sửa hồ khơi ngòi, cấy lúa, trồng khoai…để làm ăn sinh sống, gọi là ấp An Bang, trang cổ sắt (tục gọi là kẻ vắp), Minh Vương được dân làng kính trọng, khi chết được tôn làm thành hoàng và lập đền thờ. Sau thời Hùng Vương, ấp An Bang tách ra làm 2 làng: Cổ Đô và Cổ Pháp. Vào thế kỉ XI, các họ Phạm, Ngô, Nguyễn, họ Lê…san sẻ người sang ở và khai phá vùng đồi rừng phía nam để sinh cơ lập nghiệp, lập thành ấp trại mới gọi là ấp An Trang, tục gọi là Kẻ Đồi ( nay là thôn Vân Hội). Đến thời Lê ( thế kỉ XVII – XVIII) làng Cổ Pháp và làng Vân Hội thuộc tổng Thanh Mai, làng Cổ Đô thuộc tổng Mộc Hoàn, huyện Tiên Phong, trấn Sơn Tây. Dưới thời vua Minh Mạng ( từ năm 1820- 1840), tỉnh Sơn Tây được thành lập, là một trong 13 tỉnh sớm nhất ở Bắc kì (gồm phần lớn địa bàn các tỉnh ở Vĩnh Phúc, Hà Tây, phía Bắc tỉnh Phú Thọ, một phần tỉnh Tuyên Quang và thành phố Hà Nội ngày nay). Khi thành lập tỉnh Sơn Tây có 5 phủ. Các làng Cổ Pháp và Vân Hội thuộc tổng Thanh Mai, làng Cổ Đô thuộc tổng Mộc Hoàn, phủ Quốc Oai. Năm 1930, phong trào cách mạng ở làng Cổ Pháp phát triển mạnh, thực dân Pháp đem quân đến khủng bố làng và triệt hạ 3 gia đình có người tham gia tổ Nhóm 5 4 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III chức Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1931 chúng bắt đổi tên làng Cổ Pháp thành làng Tân Phong . Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, vùng đất Phong Vân có 3 làng ( mỗi làng là một đơn vị hành chính riêng, tương đương với cấp xã). Ngày 26/7/1968 theo quyết định của chính phủ huyện Bất Bạt, huyện Quảng Oai và huyện Tùng Thiện hợp nhất thành một huyện lấy tên là huyện Ba Vì, xã Phong Vân thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Ngày 27/12/1975 tại kì họp thứ 2, quốc hội khóa V thông qua nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình, xã Phong Vân thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29/12/1978 kỳ họp thứ tư Quốc hội thứ VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch thất,Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Xã Phong Vân thuộc huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Ngày 12/8/1991 kì họp thứ 9 Quốc Hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình, chuyển thị xã Sơn Tây vào năm huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Ngày 1/10/1991 tỉnh Hà Tây được tái lập và chính thức đi vào hoạt động. Phong Vân thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ngày 29/5/2008, Quốc Hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Ngày 1/8/2008 tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, xã Phong Vân thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. 1.2 Điều kiện tự nhiên. Sinh viên thực hiện: Ma Thị Thu Truyền - Vị trí địa lý: Xã Phong Vân nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện 15km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km. Nhóm 5 5 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III + Phía Đông giáp xã Phú Đông. + Phía Nam giáp xã Thái Hòa. + Phía Bắc giáp xã Cổ Đô + Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc có ngã ba sông Đà gặp sông Hồng làm ranh giới tự nhiên. Nằm ở phần cuối triền đồi gò nối tiếp từ chân núi Ba Vì ra đến ngã ba sông Đà gặp sông Hồng, địa hình xã Phong Vân thấp dần về phía Đông Nam với những đồng ruộng bậc thang mang đặc trưng của vùng trung du phía Bắc . Theo số liệu thống kê năm 2014 xã Phong Vân có tổng diện tích đất tự nhiên 480,54 ha, được chia thành các loại: đất nông nghiệp 242 ha, đất phi nông nghiệp 238,54 ha. Loại đất chủ yếu là đất phù sa bồi tụ của hệ thống sông Đà và sông Thao, thích hợp cho việc cấy lúa, trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn có 2 tuyến giao thông huyết mạch chạy qua: đê Đại Hà và tỉnh lộ 411, cùng với hệ thống đường liên xã, liên thôn hoàn thiện là điều kiện thuận lợi để nhân dân mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội với các địa phương khác. - Khí hậu Phong Vân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 24,3◦C, nhiệt độ cao nhất 40◦C, nhiệt độ thấp nhất có thời điểm xuống tới 2,7◦C. Lượng mưa trung 1641,8mm/năm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng ẩm (chiếm 78,4% lượng mưa của cả năm). Số giờ nắng trung bình 1.215 giờ /năm. Độ ẩm trung bình 78,6. Khí hậu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến hạn hán vào mùa khô, ảnh hưởng rất lớn đến mùa vụ, cây trồng, vật nuôi. Nhóm 5 6 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III - Nguồn nước. Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu lấy từ hai nguồn nước chính: nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt được cung cấp từ sông Đà, sông Thao. Xã thuộc vùng nước mạch nông độ sâu từ 0,7- 1,3 m vào mùa mưa, và 3,2m vào mùa khô, nguồn nước ngầm khá phong phú có độ sâu khoảng 8m, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong xã. Hệ thống kênh mương cung cấp nước mặt cho đồng ruộng cơ bản được đảm bảo nhưng cần cứng hóa để đảm bảo sản xuất bền vững. Tuy nhiên nước sinh hoạt của gười dân địa phương còn thiếu, vào mùa khô tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân diễn ra phổ biến. Như vậy, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phong Vân phát triển kinh tế với cơ cấu nghành đa dạng. Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đồng thời xã có địa thế chiến lược về quốc phòng – an ninh là một bến đồn quan trọng trong phòng tuyến phòng thủ chống quân xâm lược về phía Tây, Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. 1.3 Đặc điểm về kinh tế Sinh viên thực hiện: Vi Thị Nguyện Kinh tế của xã phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại. Thu nhập bình quân đầu theo ước tính của xã đạt 16,2 triệu đồng/người/năm, tốc độ phát triển kinh tế đạt 10%. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,7% số hộ dân toàn xã. Là một xã nông nghiệp, đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, trước đây xã cấy trồng một vụ, đồng ruộng cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, năng suất lúa chỉ đạt 50-60 kg/sào, bình quân số thửa ruộng trên một hộ ở xã là rất nhiều và manh mún đã ảnh hưởng đến quá trình thâm canh, triển khai các tiến bộ khoa học kĩ thuật, đời sống nhân dân quanh năm đói rách, thiếu thốn trăm bề. Trước thực tế trên xã đã tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi phương thức sản xuất, xây dựng hệ thống thủy lợi. Ban đầu người dân còn tỏ ra băn khoăn Nhóm 5 7 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III chưa thấy hết lợi ích lâu dài của việc hình thành cánh đồng mẫu lớn, nhưng được sự tuyên truyền giải thích, phân tích và hướng dẫn cụ thể của các cấp lãnh đạo nên bà con nông dân đã bắt nhịp nhanh với những chuyển biến mới. Hàng năm diện tích sản xuất nông nghiệp được giữ vững, năng suất lúa đạt gần 6 tấn/ha, sản lượng lương thực hàng năm đạt gần 3000 tấn, bình quân lương thực theo đầu người đạt 450kg/năm. Diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 200ha, thu nhập từ cây màu đạt từ 14 triệu đồng/năm/ha Trong sản xuất nông nghiệp mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, rét đậm kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã đã cố gắng khắc phục hậu quả, đẩy mạnh phát triển sản xuất và ổn định đời sống Hàng năm đàn trâu, đàn bò của xã duy trì gần 1000 con, đàn lợn trên 3000 con và 30.000 con gia cầm các loại. Năm 2014 xã có 1576 hộ gia đình với 3517 nhân khẩu, tốc độ tăng tự nhiên là 0.9%/năm, 100% người dân trong xã là dân tộc Kinh, nghề nghiệp chính của họ là nông nghiệp, ngoài ra dân trong xã còn có nghề phụ là đan lát. Tuy nhiên, ở Phong Vân hiện nay chủ yếu vẫn là chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nên năng suất, hiệu quả kinh tế thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế về phát triển chăn nuôi ở địa phương. Các hoạt động thương mại và dịch vụ ở xã Phong Vân đang từng bước phát triển, góp phần cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế khác của xã. Các hoạt động thương mại và dịch vụ chủ yếu là: Kinh doanh tạp hóa, kinh doanh thực phẩm tươi sống, kinh doanh bánh kẹo, kinh doanh nước giải khát và đồ uống, dịch vụ vận tải đường sông, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ xây dựng, dịch vụ vật tư phân bón, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kinh doanh sản xuất, dịch vụ ăn uống, dịch vụ sửa chữa thiết bị gia dụng, …Các hoạt động dịch vụ phát triển đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, tuy nhiên cũng còn rất nhiều khó khăn như thị trường không ổn định, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhóm 5 8 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Để tận dụng và phát huy những lợi thế trong phát triển nông nghiệp địa phương, xã đã tiến hành đẩy mạnh phong trào VAC, đưa nhiều giống cây mới có chất lượng và giá trị cao vào sản xuất. Thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp chú trọng các sản phẩm như: bò thịt, bò sữa,… Kinh tế trang trại trên địa bàn xã mới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, mới chỉ có 15 hộ bắt đầu bước vào xây dựng kinh tế trang trại nhưng quy mô không lớn và chưa đem lại hiệu quả cao. Hoạt động tín dụng của xã tạo được sự tin cậy của nhân dân trong việc huy động vốn và cho vay. Đến năm 2009 quỹ tín dụng nhân dân xã có 1.122 thành viên với tổng số vốn trên 22 tỉ đồng. Qũy tín dụng cùng với các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khai các chương trình, dự án đầu tư cho nhân dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo. Quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả giúp cho các các nhân, tập thể có đủ nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhâp, giải quyết việc làm cho người dân. Nhìn chung kinh tế của xã đã có sự phát triển mạnh, người dân luôn biết cách tìm kiếm cơ hội để phát triển tất cả các ngành tạo nên một nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong xã và ngoài xã. 1.4 Truyền thống – giá trị văn hóa và lối sống của cộng đồng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền a) Các di tích lịch sử - văn hóa Trải qua hàng nghìn năm trên mảnh đất Phong Vân, người dân đã tạo dựng nên các di tích kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian, gắn liền với các tập tục, tín ngưỡng với những sắc thái riêng. Đền thờ Thánh Mẫu khởi công xây dựng khoảng năm 1820, đến năm 2004 được xã Phong Vân trùng tu, tôn tạo. Đền thờ công chúa Ngọc Hoa, con gái vua Hùng thứ XVIII, là người tài sắc vẹn toàn, công chúa kết duyên cùng Sơn Tinh vị thần núi Tản Viên. Khi lễ vu quy rước dâu từ núi Nghĩa Lĩnh về núi Tản Viên, đoàn thuyền dừng chân tại xã ngày nay. Thấy phong cảnh tuyệt đẹp, có Nhóm 5 9 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III sông, có núi, người dân cần cù chăm chỉ, công chúa cảm mến, mỗi lần về thăm cha đều dừng chân vãn cảnh dạy dân cày cấy trồng dâu nuôi tằm. Sau khi bà hóa, để tưởng nhớ công ơn của bà nhân dân trong xã đã lập đền thờ và suy tôn là “đức Thánh Mẫu”. Từ xa xưa nhân dân trên địa bàn Phong Vân sớm tụ cư thành các làng, có địa giới xác định, các kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng, với các thể loại văn học truyền miệng: ca dao, tục ngữ, truyện cổ. Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, hội họa, múa…các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết của nhân dân đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Người dân Phong Vân ở nhà nền đất. Trước khi làm nhà thường xem tuổi, xem hướng nhà và chọn ngày đẹp để “khai móng”. Khuôn viên nơi ở được bố trí liên hoàn gồm: nhà chính, nhà ngang, nhà bếp và chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xuất phát từ truyền thống coi trọng đạo hiếu, việc tang lễ được nhân dân Phong Vân tổ chức chu đáo và tuân thủ theo tục lệ của từng thôn. Khi trong nhà có người mất, tang chủ đến trình với trưởng thôn. Tang chủ thực hiện các nghi lễ sau: trước khi khâm niệm, làm lễ mộc dục ( lau rửa cho người chết) và lễ phạm hàm ( bỏ một nhúng gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng). Sau khi chôn cất xong tang chủ làm cơm cúng tam nhật (3 ngày), thất tuần(49 ngày), và bách nhật (100 ngày). Người dân Phong Vân có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, mang đậm dấu ấn văn minh nông nghiệp với nhiều lễ, tết đặc trưng như: tết Nguyên Đán, tết Hàn Thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch), tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), Rằm tháng Bảy (ngày xá tội vong nhân). Trong đó tết Nguyên Đán là ngày tết lớn nhất. Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch. Vào thời điểm giao thừa, người dân sắm sửa đồ lễ để cúng tổ tiên, việc cúng tổ tiên duy trì trong suốt 3 ngày tết. Ngày tết có nhiều phong tục đẹp: hỉ lộc, xông đất, chúc tết mừng thọ,… Nhóm 5 10 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Thờ cúng tổ tiên góp phần làm phong phú các giá trị văn hóa dân tộc. Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống quyện vào đời sống tâm linh nhân dân. Đó là cơ sở để nhân dân tổ chức các nghi lễ và văn hóa tín ngưỡng, vừa nhắc lại công đức tổ tiên vừa nhằm bày tỏ nguyện vọng, mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bàn thờ được đặt nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà, trên bàn thờ không thể thiếu hương, hoa, nước…việc thắp hương bao giờ cũng phải theo số lẻ : 1, 3, 5 tránh thắp theo số chẵn vì theo quan niệm số lẻ là dương nên phù hợp với tổ tiên. Sau hết tuần hương người ta đem hóa vàng đưa đồ vàng mã và tiền âm phủ đi đốt, chén rượu cúng được vẩy vào nơi vừa hóa vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế. Ngoài thờ cũng tổ tiên còn thờ cũng thổ công, thần tài,… với mong ước bình an, làm ăn thuận lợi. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao luôn được duy trì, nâng cao sức khỏe tinh thần cho người dân như là: các hoạt động văn nghệ quần chúng, phong trào dưỡng sinh, đi bộ, cầu lông, bóng bàn ngày càng phát triển và nhân rộng thu hút được sự tham gia của mọi người. Ngày 28/10/2013 cụm di tích Đình – Đền – Chùa thôn Vân Hội được UBND thành phố Hà Nội cấp bằng xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Ngày 16/03/2014 xã đã tổ chức thành công lễ đón nhận di tích kiến trúc nghệ thuật Đình – Đền – Chùa làng Vân Hội. b) Các truyền thống văn hóa - Truyền thống lao động Nằm trong vùng được coi là cái nôi của người việt cổ, mang đậm dấu ấn truyền thuyết dựng nước của cha ông ta gắn liền với những huyền tích về đánh giặc mở rộng bờ cõi đến những giai thoại trong lao động sản xuất, nhân dân Phong Vân tự hào là một trong những địa danh gắn với những huyền tích đó. Huyền tích đó gắn liền với tên tuổi của ông Tản, tượng trưng cho sức mạnh và tài trị thủy của nhân dân đã quảy núi ngăn dòng, chặn đứng mũi tiến công ác Nhóm 5 11 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III liệt của thần nước, ông hướng dẫn nhân dân gánh đất, đắp đê, bỏ đá làm kè, thả dong ven sông để chống lại sức công phá của nước. Trong việc trị thủy của ông Tản không những là chống lũ lụt mà còn là sức mạnh chống hạn hán, ông dạy nhân dân đào ao, giếng, khơi mương, tưới rau, nuôi cá, ông còn chữa bệnh cứu dân, dạy dân làm ruộng, đánh cá. Vợ ông là Mị Nương Ngọc Hoa thì giúp dân trồng rau nuôi tằm,… Ngày nay, sản xuất nông nghiệp là hình thái kinh tế chính của nhân dân xã Phong Vân, trước đây xã cấy trồng một vụ, đồng ruộng cằn cỗi thời tiết khắc nghiệt, năng suất lúa chỉ đạt 50 – 60kg/ sào, đời sống nhân dân đói rách. Trải qua quá trình phát triển người dân chuyển đổi phương thức sản xuất, ngoài trồng lúa là cây lương thực chính người dân còn trồng xen canh các loại lương thực khác như ngô, khoai, … Bên cạnh sản xuất nông nông nghiệp nhân dân Phong Vân còn làm nhiều nghề thủ công như dệt vải, đan thuyền, làm hàng mã,… - Truyền thống hiếu học. Phong Vân là vùng đất hiếu học từ lâu đời, với sự kính trọng với các bậc làm thầy nhất tự vi sư bán tự vi sư trong thời kỳ phong kiến ở các làng trong xã đã tổ chức các lớp dạy chữ Nho cho các em ở địa phương.Tuy nhiên, chỉ những gia đình giàu có mới cho con em đi học. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân trên địa bàn Phong Vân sôi nổi tham gia phong trào bình dân học vụ xoa nạn mù chữ. Trải qua các thời kỳ lịch sử với biết bao biến cố thăng trầm phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, các thế hệ học sinh, con em xã Phong Vân tiếp tục vượt khó đến trường và đạt được những thành tích cao trong học tập. Đến thời đại Hồ Chí Minh nhiều người trưởng thành từ ghế nhà trường giữ các trọng trách cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước, các ban ngành đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang. Nhóm 5 12 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Đến nay phong trào học tập trong xã luôn được chính quyền và các gia đình đặc biệt quan tâm. Hằng năm, tỉ lệ con em trong xã thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng, học viện tương đối nhiều. - Truyền thống đấu tranh. Ngay từ buổi đầu Công Nguyên dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc, với địa thế quan trọng về quân sự, Phong Vân trở thành nơi lí tưởng để xây thành đắp lũy tập kết quân đội. Cuối thế kỉ 19 sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta theo tiếng gọi cứu nước của vua Hàm Nghi, hưởng ứng Chiếu Cần Vương, nhân dân trên địa bàn Phong Vân hăng hái tham gia vào cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Đề Thám. Dưới ách cai trị của chế độ thực dân phong kiến, nhân dân trên địa bàn Phong Vân còn tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống sưu cao thuế nặng. Năm 1912 trong một trận càn của giặc phá tại xóm Hương, căm thù trước hành động của bọn cướp nước, ông Lê Văn Cuông với vũ khí thô sơ đã một mình chống chọi với địch tại Mả Cà, bị chúng bắn bị thương vào chân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Phong Vân cùng nhân dân cả nước vùng lên đấu tranh giành chính quyền làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại, giành thắng lợi lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh. Hàng trăm con người của quê hương xung phong lên đường nhập ngũ, xả thân vì nước, sẵn sàng vì sự nghiệp giải phóng quê hương, giành độc lập tự do cho tổ quốc. 1.5 Về dân số, y tế, giáo dục và dân trí cộng đồng. Sinh viên thực hiện: Bế Diệu Thùy a) Dân số Năm 2014 xã có 1576 hộ gia đình với 3517 nhân khẩu, tốc độ tăng tự nhiên là 0.9%/năm, 100% người dân trong thôn là dân tộc Kinh. Là địa phương Nhóm 5 13 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III thuần nông, đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp tổng số lao động trong toàn xã là 3117 người. b) Y tế Đội ngũ cán bộ y tế có 7 người, trong đó có 5 y sỹ, 1 dược sỹ, 1 y tá, chưa có bác sỹ. Bác Trần Thanh Bình làm trạm trưởng trạm y tế xã. Năm 2005, ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thành lập, do chủ tịch ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, bác Trần Thanh Bình- trưởng trạm y tế làm phó ban. Được sự quan tâm của chính quyền, sự ủng hộ của nhân dân, kết cấu hạ tầng và trang thiết bị y tế được đầu tư, nâng cấp. Các phòng chức năng được xây dựng theo chuẩn y tế và trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn đối với y tế tuyến cơ sở. Hàng năm chương trình tiêm chủng được mở rộng đạt 100%, thực hiện tốt các vấn đề y tế cộng đồng , triển khai đồng bộ công tác vệ sinh phòng dịch, tiến hành khám và điều trị cho trên 2000 lượt người, cấp thuốc theo thẻ bảo hiểm y tế. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh xã hội (lao, bướu cổ, sốt rét…) được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỉ lệ trẻ em tiêm đủ 6 loại vacxin đạt 100%, độ phủ iot trên địa bàn xã đạt 95%. Công tác kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đạt kết quả tốt, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm. Trạm y tế phối hợp với ban dân số kế hoạch hóa gia đình và các đoàn thể quần chúng làm tốt công tác truyền thông dân số, kết hợp lồng ghép với nhiều chương trình, thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Trong những năm gần đây trạm y tế xã được trung tâm y tế Ba Vì công nhận là đơn vị tiên tiến. Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 10 quầy thuốc tư nhân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác duy trì khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm, không có dịch bệnh xảy ra trên Nhóm 5 14 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III địa bàn, tổng số lượt người khám và điều trị tại trạm, tổng số lượt bệnh nhân khám và chữa bệnh có 1839 lượt người khám và điều trị tại trạm có 566/690 cháu trong độ tuổi đi học được tiêm chủng mở rộng và uống vitamin A đạt 82%. Thực hiện tốt công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, phòng chống dịch cúm AH5N1, dịch tả, dịch chân tay miệng, sốt xuất huyết có 320 lượt người tham dự. Luôn tăng cường công tác truyền thông dân số, thực hiện KHHGĐ, hoàn thành chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, công tác sàng lọc trước sinh. Tổng sinh từ đầu năm đến hiện tại là 60 cháu, trong đó sinh con thứ 3 có 01 ca,tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0.9%. Bên cạnh những mặt đã đạt được thì còn cáo những mặt chưa đạt được như: Về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, phòng khám còn thiếu về trang thiết bị, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế vẫn còn thiếu cả về số lượng và cả về kiến thức và kỹ năng, cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng. Còn thiếu nguồn nước sạch, đặc biệt là vào mùa khô lượng nước để cung cấp cho trạm y tế xã còn thiếu gây khó khăn cho việc sinh hoạt cho cán bộ y tế và cả người dân. c) Về giáo dục Từ năm 2000 - 2005, quy mô các cấp học phát triển đúng hướng, từng bước mở rộng, số học sinh và lớp học ngày càng tăng. Trong đó, có 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và một trường THCS đáp ứng nhu cầu học tập của con em tai địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường, ban giám hiệu các trường tập trung hướng dẫn thực hiện tốt kế hoạch các năm học, phấn đấu thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “dân chủ - kỉ cương - tình thương - trách nhiệm”, 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó 50% trên chuẩn. Tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp hàng năm đạt khoảng 97%. Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp chiếm khoảng 30%. Năm 2005 toàn xã có 147 em đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước.năm 1997 xã hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cơ sở. Nhóm 5 15 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Công tác khuyến học được quan tâm, góp phần thúc đẩy phong trào học tập ngày càng sâu rộng. Hàng năm từ quỹ khuyến học , hội đồng giáo dục và hội khuyến học xã có những phần thưởng động viên các thầy cô giáo dạy giỏi , học sinh có thành tích cao trong học tập. Theo số liệu thống kê năm 2014 vừa qua về mặt giáo dục đã thu được kết quả như sau: Trường mầm non: + Với tổng số 346 cháu, các cháu được khám sức khỏe định kỳ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng được đảm bảo. + Trường có 8 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp huyện và tập thể nhà trường đạt thành tích xuất sắc về chất lượng giáo dục cấp huyện. Trường tiểu học : + Tổng số 490 học sinh, trong đó có 180 cháu đạt học sinh giỏi, học sinh khá đạt 171 cháu, học sinh trung bình 134, học sinh yếu 5, học sinh chuyển cấp 98/98 đạt 100%, có 4 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Trường THCS: + Toàn trường có 323 học sinh, trong đó có 67 học sinh giỏi toàn diện, học sinh khá 114, còn lại là học sinh trung bình và học sinh yếu. Số học sinh hoàn thành chương trình THCS là 65/65 em. + Nhà trường có 5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố 2 và nhiều đạt được nhiều giải thường khác. Tuy nhiên về cơ sở vật chất còn thiếu một số phòng học, một số em học sinh còn lười học và thường xuyên đi học muộn, đặc biệt là bỏ học để chơi game, đánh nhau và đánh bạc cần phải khắc phục. c) Dân trí Dân chí của người dân ngày càng được nâng cao. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm các Hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi… đều có các buổi sinh hoạt, hội thảo, giao lưu, tuyên truyền cập nhập thông tin mới về Nhóm 5 16 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước cho người dân với mục tiêu nâng cao dân trí cho nhân dân trong toàn xã. 1.6 Những tiềm năng của cộng đồng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến Phong Vân là xã có truyền thống cách mạng, có Đảng bộ nhiều năm liên tục vững mạnh, có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, trí tuệ năng động, sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các ban ngành đoàn thể, vai trò tham mưu tích cực của cán bộ công chức và viên chức trong công tác tổ chức và thực hiện cùng nhân dân địa phương trong xã, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng. Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, luôn hỗ trợ nhau trong lao động, sản xuất và trong cuộc sống thường ngày. Phong Vân có vị trí địa lý, giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ và đường sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã Xã có tiềm năng phát triển nghề vận tải đường sông, nghề mộc, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh và chế biến các mặt hàng nông sản, lâm sản và một số ngành nghề kinh doanh sản xuất khác. Với địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp: Chuyên mầu, các loại rau quả quanh năm, chuyên lúa, lúa – cá – vịt, nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi đàn bò sữa cho thu nhập kinh tế cao. Phong Vân còn có nghề đan lát truyền thống với hơn 50% số hộ trong toàn xã có lao động tham gia và có tiềm năng phát triển mở rộng quy mô để giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động. Lưc lượng lao động khá dồi dào, người lao động cần cù, chiu khó, ham học hỏi. Lao động trẻ thoát ly nông nghiệp tương đối nhiều, họ chủ yếu tập trung vào các hoạt động buôn bán, dịch vụ. Nhóm 5 17 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Trình độ học vấn của người dân trong xã đang ngày càng được nâng lên, tỉ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 100%, ngày càng có nhiều học sinh thi tuyển và thi đỗ vào các trường đại học, học viện. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, hệ thống chính trị vững mạnh, có sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Chính quyền và nhân dân là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tê- xã hội của xã. 1.7 Các nguy cơ của cộng đồng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến Phong Vân là một xã thuộc vùng trung du rộng, đất phân bố theo dạng địa hình bậc thang, đồi gò, các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Người dân trong xã chủ yếu là làm nông nghiệp, thời gian rảnh rỗi cũng nhiều, chính sự nhàn rỗi dẫn đến hay xảy ra các tệ nạn xã hội: cờ bạc, lô đề, ma túy, … Phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sản xuất manh mún, năng suất không cao. Lực lượng lao động trong toàn xã khá đông, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở xã còn cao. Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt tại xã rất khan hiếm, nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là sử dụng nguồn nước ngầm, nước giếng nhưng vào mùa khô như hiện nay thì nước sinh hoạt của các hộ gia đình còn thiếu, chính việc không đủ nước là điều kiện để phát sinh các dịch bệnh như: bệnh ghẻ, tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa, … Bên cạnh các vấn đề kể trên thì vấn đề môi trường đang là một vấn đề cấp thiết ở xã. Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa biết cách phân loại rác thải sinh hoạt. Mặc dù ở xã đã thành lập đội thu gom rác thải ở các xóm và phân chia một tuần có 3 ngày đi thu gom toàn bộ rác thải nhưng có một số hộ gia đình chưa đến ngày thu gom đã để rác thải ra ngoài đường mà rác thải lại hỗn độn Nhóm 5 18 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III chưa được phân loại dẫn đến gà chó bới ra các lề đường, rơi xuống cống rãnh qua nhiều ngày bắt đầu mùi hôi thối bốc lên gây ra hiện tượng ô nhiễm. Đặc biệt là các chất thải sinh hoạt của người dân thải ra có rất nhiều túi nilon gây tắc cống rãnh. Hơn nữa là lượng rác thải được thu gom trong toàn xã lại được tập kết lại nhưng một tháng sau mới có một xe rác từ Hà Nội lên chở đi phân hủy. Trong khoảng một tháng đống rác thải chưa được đưa đi phân hủy thì lại càng bốc mùi ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến những hộ dân xung quanh. Sau khi đến cộng đồng và đi khảo sát thì chúng tôi nhận thấy rác thải mà người dân thải ra nhiều nhất, vứt bừa bãi nhiều nhất là túi nilon mà túi nilon là một chất khó phân hủy. 2. Đặc điểm về chính trị (Bộ máy chính quyền địa phương) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến Đội ngũ cán bộ xã bao gồm có 21 người, trong đó có 7 chức danh công chức. Các thôn có các trưởng thôn, các xóm có các trưởng xóm. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức xã: Có 2 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ cao đẳng, 5 người có trình độ trung cấp và 2 người chưa qua đào tạo. Về trình độ lý luận chính trị, có 6 người trình độ trung cấp và 4 người trình độ sơ cấp. 2.1 Chính trị a) Tổ chức Đảng Xã có một Đảng bộ gồm 15 Chi bộ trực thuộc với tổng số 306 đảng viên. Năm 2013, tỷ lệ Đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ trở lên đạt 99%, Đảng bộ xã luôn đạt Đảng bộ trong sạch vứng mạnh. Đa số các cán bộ, nhân viên trong ủy ban có trình độ từ trung cấp trở lên. Để chính quyền luôn là của dân, do dân, vì dân Đảng bộ xã đã chú trọng việc lãnh đạo chính quyền thông qua bầu cử Hội đồng nhân dân đảm bảo đúng luật định, lựa chọn đại biểu có đức, có tài vào Hội đồng nhân dân để hoạt động có hiệu quả. Luôn nắm rõ tâm tư và nguyện vọng của cử tri. Tập hợp ý kiến của dân để giải quyết kịp thời những đề xuất mới. Nhóm 5 19 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III b) Hội đồng Nhân dân Xã gồm các đại biểu có uy tín, có năng lực và nhiệt tình công tác. Trong những năm qua HĐND xã đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, đặc biệt là việc hoạch định và phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giám sát các hoạt động của bộ máy chính quyền. c) Ủy ban nhân dân Luôn được củng cố, thực hiện chức năng cơ quan điều hành, quản lý Nhà nước ở địa phương, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, HĐND thành chương trình kế hoạch công tác, triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đều hoàn thành, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Ủy ban nhân dân xã luôn tích cực thực hiện cải cách hành chính “một cửa”, thực hiện tốt các nội dung về công tác tiếp dân và giải quyết các thủ tục hành chính, thường xuyên kiện toàn, sắp xếp bộ máy cán bộ công chức có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân. d) Mặt trận Tổ quốc Mặt trận tổ quốc đã phối hợp với các đoàn thể, các ngành chức năng tuyên truyền vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, thực hiện chương trình phối hợp làm công tác nhân sự, tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào yêu nước, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt trận tổ quốc xã cũng phát động nhiều phong trào vận động ủng hộ, quyên góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “ Quỹ vì người nghèo”, vận động nhân dân tham gia cuộc vận động “chung sức xây dựng nông thôn mới”. Bên cạnh đó Mặt trận tổ quốc xã thường xuyên quan tâm chăm Nhóm 5 20 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III lo đến hoạt động của hội người cao tuổi. Với những hoạt động này mặt trận tổ quốc xã luôn nhận được sự đồng tình của các ban ngành và toàn thể nhân dân. Đồng thời tạo được nhiều động lực cho nhân dân trong xã cùng nhau đi lên phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quê hương. e) Hội nông dân Hội nông dân luôn phát huy vai trò là trung tâm nòng cốt trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Ban chấp hành hội nông dân xã luôn tập trung chỉ đạo và duy trì sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phổ biến khoa học kĩ thuật đến với hội viên, nhiều hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất canh tác lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế khác đem lại thu nhập cao. Tỉ lệ các gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa hàng năm chiếm trên 70%. Hội luôn phối hợp cùng với Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và hợp tác xã nông nghiệp thực hiện tốt các chương trình, dự án đã thực hiện tại địa phương như dự án về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, dự án trồng rau an toàn,… Đặc biệt, Hội luôn đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế của xã, vận động được rất nhiều bà con tin và làm theo, thúc đẩy kinh tế xã ngày càng đi lên. f) Hội Liên hiệp phụ nữ xã Hội phụ nữ xã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, quan tâm, bồi dưỡng cho cán bộ hội, củng cố tổ chức hội vững mạnh. Trong giai đoạn từ 2011 – 2016 Hội tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,…Hội đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức như: Mở rộng các loại hình kinh doanh, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi,… tận dụng và khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế có hiệu quả. Ban chấp hành hội phụ nữ tập trung đẩy mạnh các hoạt động tạo vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Hội đứng ra tín chấp vay vốn từ các dự án của Ngân hàng chính sách xã hội huyện như: vay chương trình hộ Nhóm 5 21 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III nghèo, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết cho hầu hết các hội viên vay. Bên cạnh giúp các hội viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, Hội phụ nữ còn tổ chức tập huấn các kiến thức cho cán bộ, hội viên trong xã như: “Kiến thức về bảo vệ trẻ em”, kiến thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vận động chị em nuôi con khỏe, dạy con ngoan, phòng chống suy dinh dưỡng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, gia đình văn hóa, … Đặc biệt là hoạt động của “câu lạc bộ sức khỏe sinh sản” được duy trì thường xuyên qua đó giúp chị em nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện tốt pháp lệnh dân số kế hoạch hóa gia đình. g) Hội Cựu chiến binh Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Hội luôn giữ và phát huy tốt truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ với tình yêu thương đồng đội đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế. Phát huy nội lực xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia các nhiệm vụ của địa phương. Hội thường xuyên tổ chức chăm lo và giúp đỡ nhau nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, tạo vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế gia đình xóa đói giảm nghèo. Đồng thời hội còn tham mưu đắc lực cho cấp ủy Đảng, chính quyền, luôn phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, ủng hộ xóa nhà dột nát và nhiều hoạt động tình nghĩa khác. Bên cạnh đó Hội còn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội góp phần ổn định tình hình địa phương. Là chủ tịch hội cựu chiến binh của xã, bác Phạm Văn Đang luôn luôn phối hợp cùng với chính quyền xã và các bác trong Ban chấp hành hội làm tốt công tác cũng như nội dung mục tiêu mà Hội đề ra, bác rất quan tâm đến những người đồng chí của mình, luôn biết chia sẻ động viên cùng nhau cố gắng nên bác luôn nhận được sự tin tưởng của cấp trên cũng như đồng đội và nhân dân trong xã. Nhóm 5 22 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III h) Đoàn thanh niên Đoàn thanh niên xã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng theo chủ đề “Tuổi trẻ với tư tưởng HCM” cho đoàn viên thanh niên với nhiều nội dung thiết thực thông qua các hình thức như: tổ chức diễn đàn trao đổi, học tập tư tưởng đạo đức của Bác. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, đoàn viên thanh niên trong xã hăng hái tham gia phát triển kinh tế, làm đường giao thông, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã. Ban chấp hành Đoàn Thanh niên xã thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng Đoàn, Đội, tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác Đoàn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do huyện đoàn tổ chức, thực hiện triển khai hiệu quả tháng thanh niên với các chương trình thanh niên tình nguyện, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và “Tôi yêu Hà Nội” gắn liền với việc đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. i) Tổ chức Công đoàn Công đoàn xã thường xuyên làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, tích cực phát động các phong trào thi đua: Lao động giỏi, lao động sáng tạo, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thực hiện tiết kiệm và chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. Với những hoạt động đó tổ chức Công đoàn luôn nhận được sự ủng hộ của cán bộ xã và nhân dân k) Hợp tác xã nông nghiệp Hợ tác xã luôn được củng cố và phát triển, hợp tác xã do bác Nguyễn Văn Tiến chủ nhiệm. Đội ngũ cán bộ hợp tác xã luôn hoạt động đúng theo Luật của hợp tác xã. Hợp tác xã đã mạnh dạn cải tiến và cùng nhân dân tập chung vào một số công việc như: làm đất, dẫn nước, cùng nhân dân trong xã thực hiện theo chương trình phát triển nông thôn mới, phối hợp xây dựng, chỉ đạo đào mương, xây cống thoát nước góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã ngày Nhóm 5 23 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III càng tốt hơn. Hợp tác xã còn tổ chức các lớp tập huấn về khuyến nông cho nhân dân để cung cấp những kiến thức về khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc triển khai, áp dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuật trong sản xuất hợp tác xã còn phối hợp với Ban khuyến nông và Hội nông dân vận động bà con tích cự gieo trồng cây giống mới phù hợp với đất, thời tiết, khí hậu tại địa phương. Bên cạnh đó hợp tác xã đã cùng các ban ngành khác thực hiện tốt các dự án mà trên đưa xuống đáp ứng cho cuộc sống của nhân dân. l) Thành phần khác Trên địa bàn toàn xã còn có các dòng họ lớn như họ Lê, họ Hoàng, …có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã. Ngoài ra còn có các hội như hội đồng học, hội đồng hương nhưng hoạt động của các hội này không có bề nổi, chỉ là kỷ niệm và có các buổi gặp nhau trò chuyện chứ không gây ảnh hưởng lớn đến các thành phần khác. 2.2 Về an ninh, quốc phòng. + An ninh: Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức cảnh giác cho cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã. Đầu năm 2014 lực lượng công an xã triển khai thực hiện phong trào “Xây dựng lực lượng công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ”. Lực lượng công an đã phối hợp với công an huyện tổ chức xóa các tụ điểm ma túy cờ bạc, lập hồ sơ 9 đối tượng đi cai nghiện ma túy, tổ chức tuần tra bảo vệ an toàn trong các ngày lễ tết. Thường xuyên duy trì công tác nắm chắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã, chế độ tuần tra trực gác, phối hợp với các ngành đoàn thể ký kết đảm bảo an toàn trong toàn xã, đồng thời thực hiện tốt Nghị định 09/NĐ – CP của Chính phủ về việc không sử dụng, vận chuyển, buôn bán vũ khí, chất nổ, pháo nổ và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Thực hiện kế hoạch số 46/KH-CAH ngày 14/2/2014 về thu thập thông tin cá nhân trên địa bàn xã, quá trình thực hiện đến nay đã hoàn thành 9/11 xóm. Nhóm 5 24 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Đồng thời phối hợp với cơ quan công an cấp trên thực hiện tốt Luật cư trú, duy trì việc đăng kí tạm trú, tạm vắng, quản lí nhân hộ khẩu trên địa bàn. Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Đảng ủy đã chỉ đạo và phối hợp với công an xã xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự ở địa phương như: “Phong trào thôn xóm 3 quân”, “Tổ liên gia tự quản”, “Dòng họ tự quản”,…. Đồng thời tiếp tục triển khai đề án xây dựng địa bàn xã không có ma túy, chủ động phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm và các tệ nạn xã hội. Số vụ việc xảy ra trên địa bàn xã tính từ đầu năm cho đến nay có 2 vụ tai nạn giao thông và được chuyển lên công an huyện giải quyết. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vụ trộm cắp xảy ra trên địa bàn xã. Điều đáng lo ngại ở đây là đối tượng gây ra các vụ trộm cắp lại là trẻ vị thành niên, chính quyền xã và người dân rất khó kiểm soát, hoàn cảnh gia đình của các đối tượng này rất khó khăn nên hình thành tư tưởng đi trộm cắp để thỏa mãn nhu cầu. Đặc biệt khi bắt được các đối tượng này rất khó xử lý nên đây cũng là một vấn đề khó khăn của xã. + Quân sự Lực lượng dân quân thường xuyên được tổ chức, giáo dục chính trị và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ luôn được duy trì. Năm 2014, toàn xã có 56 công dân là nam thanh niên tham gia nhập ngũ, hoàn thành chỉ tiêu giao quân năm 2014. 3. Đánh giá các chương trình, dự án, hoạt động đã được thực hiện trước nhằm hỗ trợ cộng đồng giải quyết vấn đề. 3.1 Các dự án đã được thực hiện tại cộng đồng. a) Chương trình xây dựng nông thôn mới b) Dự án xây dựng trường mẫu giáo – mầm non trung tâm Vân Hội c) Dự án xây dựng đường trung tâm xã Nhóm 5 25 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III d) Dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và hội trường UBND xã e) Dự án nâng cấp hệ thống điện f) Chương trình thu gom rác thải Đánh giá: Các dự án trên đã được thực hiện từ năm 2010 cho đến nay, từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn toàn xã. Các dự án tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm để nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của xã. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tiến hành từ năm 2010 cho đến nay Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đảng bộ xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Phong Vân đã xây dựng đề án thực hiện. Kết quả đạt được của đề án này: Xã đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch mạng lưới dân cư nông thôn giai đoạn 2010 - 2020. + Điện, đường, trường, trạm của xã đã được đầu tư, nâng cấp và chỉnh sửa khang trang và đầy đủ hơn. + Nguồn thu nhập chính chủ yếu là từ nông - lâm nghiệp, trong những năm gần đây sản xuất công nghiệp dần dần có bước chuyển dịch cơ cấu, đã chú trọng phát triển cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh. + Các phong trào của xã được phát triển khá, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh kinh tế và phúc lợi như trường học, trạm y tế, đường điện, đường giao thông...được xây dựng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, văn hóa xã hội phát triển, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị của xã vững mạnh, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Nhóm 5 26 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Hạn chế của chương trình là công tác dồn điền đổi thửa chưa hoàn thành, mới chỉ hoàn thành 9/11 xóm vì người dân không nhận được phần ruộng thuận lợi, hay việc đào kênh mương ảnh hưởng đến đất đai, hoa màu của các hộ. Đối với dự án xây dựng trường mẫu giáo – mầm non trung tâm Vân Hội, tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 7.2 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành và xây mới một tòa nhà 2 tầng với 16 phòng. Các phòng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện nghe nhìn, nơi vui chơi giải trí của các bé. Chính sự thành công của dự án đã tạo điều kiện cho con em thôn Vân Hội xã Phong Vân có một ngôi trường học đảm bảo và gần nhà để nhằm giảm tải tình trạng một lớp mấy chục học sinh các thầy cô giáo khó chăm sóc và dạy dỗ. Bên cạnh đó là cha mẹ các em yên tâm khi cho con cái đi học gần nhà. Tuy nhiên, một số cơ sở vật chất của nhà trường như bàn ghế chưa được thay mới nên đây cũng là một khó khăn lớn vì nhiều bàn ghế đã hỏng chân, các em phải ngồi gộp ghế lên nhau hay các mặt bàn còn ghồ ghề nên việc tập viết, tập vẽ của các em còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do kinh phí của dự án còn hạn hẹp, với 7.2 tỷ đồng nhưng việc thực hiện dự án còn nhiều phát sinh nên chưa thể đáp ứng việc thay đổi mới hoàn toàn cho trường học. Đối với dự án xây dựng đường trung tâm xã, đây là dự án được thực khởi công xây dựng vào năm 2010 với độ dài khoảng 1.5km với ước tính chi phí khoảng 2.05 tỷ đồng. Đây là một dự án được thực hiện để bê tông hóa đường giao thông trong thôn, tạo điều kiện thuận lợi để bà con nhân dân trong xã giao thương thuận lợi với các xã bạn lân cận và với thủ đô Hà Nội. Việc đầu tư, xây dựng nâng cấp đường giao thông trong xã phục vụ cho việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn. Đây cũng là tiêu chí để từng bước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của xã. Đối với dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và hội trường UBND xã. Dự án đã tiến hành xây dựng và hoàn thành vào năm 2011. Mục tiêu của dự án là xây dựng trung tâm học tập cho cộng đồng để phục vụ cho các hội nghị, các cuộc họp dân đồng thời tạo một môi trường học tập cho cộng đồng. Việc Nhóm 5 27 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III xây dựng hội trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp cấp cao của xã, bên cạnh đó mở rộng thêm các phòng ban để phân bổ, sắp xếp lại các bộ phận hành chính của UBND xã. Cho đến nay Trung tâm học tập cho cộng đồng và hội trường ủy ban đã đi vào hoạt động góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển của xã, đồng thời đây cũng là nơi học tập văn hóa cho các cán bộ và người dân trên địa bàn. Đối với dự án nâng cấp hệ thống điện: Dự án được tiến hành vào năm 2012 với tổng kinh phí là 3.6 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư của Nhà nước là 0.6 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng thế giới là 3 tỷ đồng. Dự án này đã tiến hành thay mới toàn bộ hệ thống dây điện cao áp trong xã và các trạm biến áp, thay mới toàn bộ công tơ điện để đảm bảo về số lượng điện tiêu thụ của từng hộ dân. Ngoài ra còn thay các cột điện trước đây bằng gỗ tạm bợ bằng các cột bê tông kiên cố, các xóm trong xã đều được phân công treo đèn thắp sáng ở các ngõ để thuận tiện cho sinh hoạt và đi lại của người dân khi trời tối. Đây là một dự án rất sát thực với nhu cầu của người dân nên việc thực hiện dự án diễn ra nhận được sự ủng hộ của nhân dân trong xã. Đối với chương trình thu gom rác thải, chương trình này đã được thực hiện từ năm 2011. Chương trình này nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân trong xã nhằm xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp và đảm bảo về mặt sức khỏe cho người dân. Xã đã tiến hành thực hiện chương trình này bằng cách đầu tư cho 11 xóm, mỗi xóm một xe đổ rác và thành lập đội thu gom rác. Đội thu gom rác sẽ thực hiện công việc của mình một tuần 3 buổi để đi thu gom rác cho các hộ gia đình trong xã. Kinh phí để chi trả cho đội thu gom rác là mỗi xóm phải trả cho một người thu gom rác là 600 nghìn đồng do các hộ gia đình đóng cho trưởng xóm và trưởng xóm sẽ chi trả lương cho người đi thu gom rác. Với chương trình này, việc thu gom rác thải của người dân trong xã đã được thực hiện nhưng vẫn còn có những hạn chế là lượng rác thu gom lại được thu về một địa điểm ngay đầu làng để cuối tháng có một xe chở rác đến chở đi. Việc rác bị ứ đọng dẫn đến gây ô nhiễm toàn bộ môi trường xung quanh Nhóm 5 28 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III khu vực và gây khó khăn cho người dân cho việc canh tác trên đồng ruộng gần đó. Nguyên nhân là do kinh phí của xã phục vụ cho chương trình này còn yếu kém, bên công ty môi trường không thể thường xuyên đến để thu gom rác chở đi hàng ngày. 3.2 Các dự án đang thực hiện tại cộng đồng a) Dự án nước sạch Đây là một dự án vừa được khởi công xây dựng vào ngày 15/11/2014 với mục đích là tăng cường khả năng tiếp cận bền vững và sử dụng hiệu quả dịch vụ cấp nước và vệ sinh ở trên địa bàn toàn xã. Hiện nay dự án đang được thi công và có tiến triển rất tốt. Mặc dù thời tiết không ủng hộ lắm nhưng tất cả chính quyền địa phương và nhân dân trong xã Phong Vân và Cổ Đô vẫn cùng nhau xây dựng và cố găng hoàn thành hệ thống nước sạch trong thời gian gần nhất. Dự án đầu tư xây dựng trạm cấp nước sạch liên xã Cổ Đô – Phong Vân có tổng mức đầu tư 82 tỷ đồng, trong đó vốn của Ngân hàng thế giới 60%, vốn ngân sách thành phố 30% và nhân dân đóng góp 10%. Là dự án đầu tiên được khởi công đầu tư xây dựng: Trạm bơm cấp I, tuyến ống nước thô, trạm xử lý nước, mạng đấu nối tới các hộ sử dụng nước,…khai thác từ nguồn nước sông Đà. Sau khi hoàn thành, trạm cấp nước sẽ đáp ứng nhu cầu nước sạch cho khoảng 14120 hộ dân b) Dự án rau an toàn Đây là một dự án mới được khảo sát và có quyết định thực hiện tại xã nhưng chưa khởi công. Theo bác chủ tịch xã thì dự án này sẽ được triển khai vào đầu năm 2015, nghĩa là sau khi hoàn thành xong chương trình dồn điền đổi thửa, người dân có diện tích đất trong tay của mình sẽ tiến hành quy hoạch khu vực trồng rau để cung cấp ra thị trường. Với dự án này xã sẽ cùng ban điều hành dự án thực hiện tại thôn Vân Hội để giúp cho người dân có được nguồn thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo, cung Nhóm 5 29 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III cấp lượng lớn rau sạch cho người dân trong xã và các địa bàn xung quanh đặc biệt là thị trường rộng lớn Hà Nội. 4. Đánh giá về các chính sách xã hội đang triển khai tại cộng đồng. Sinh viên thực hiện: 1. Bế Diệu Thùy 2. Ma Thị Thu Truyền Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính quyền xã Phong Vân huyện Ba Vì – TP Hà Nội đã triển khai nhiều chính sách xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan ngoài những mặt đã đạt được còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách do Nhà nước ban hành. Do thời gian thực tập không dài, chúng em tìm hiểu được một số chính sách, cùng với những thông tin do chính quyền địa phương cung cấp và qua việc tìm hiểu từ một số người dân và đã có sự tổng hợp về những chính sách xã hội đang được triển khai tại cộng đồng như sau: 4.1.Chính sách xóa đói giảm nghèo: Xã Phong Vân đã triển khai và thực hiện chính sách này tại địa phương Thực hiện chính sách này xã Phong Vân đã đạt được kết quả sau: a) Những mặt đã đạt được Phối hợp với ngân hàng chính sách để thực hiện ủy thác cho các đối tượng thuộc diện nghèo, học sinh, sinh viên, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm là 1.739 triệu. Tiếp nhận và triển khai dự án nuôi bò sinh sản của công ty cổ phần Ao Vua cho 36 hộ dân thuộc đối tượng nghèo năm 2014 với tổng số tiền 432 triệu đồng. Năm 2011, Xã Phong Vân có 186 hộ nghèo, tỷ lệ 11,3%, năm 2012 số hộ nghèo còn 143, bước sang năm 2013 UBND xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo đến từng cụm dân cư và từng hộ gia đình để từ đó có phương pháp giúp các hộ giảm nghèo. Kết thúc năm 2013 số hộ nghèo giảm trong 2 năm từ 186 hộ xuống còn 143 hộ và 100 hộ, chiếm tỷ lệ 5,9%. Nhóm 5 30 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III b) Những mặt chưa đạt được: Tình trạng người dân không muốn thoát nghèo đang diễn ra khá nghiêm trọng gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững. Một số chính sách còn chưa đi sâu vào đời sống của người dân,khiến người dân hoang mang lo lắng 4.2 Chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi Theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/7/2010, người không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội thì được hưởng mức trợ cấp 180.000/tháng/người, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ mai tang phí 3 triệu đồng khi chết. Bên cạnh đó địa phương còn triển khai các hoạt động khác như: hỗ trợ tiền tết cho các cụ, tổ chức mừng thọ (tặng tiền 200 nghìn/người) khi các cụ bước vào tuổi vàng, tuổi bạc (từ 80 trở lên). Nguồn của chính sách: chủ yếu là từ nguồn ngân sách của nhà nước ngoài ra còn từ các khoản đóng góp của địa phương. a) Mặt đã làm được: Phong Vân là một xã thuần nông, người dân từ bao đời nay sinh sống bằng các nghề nông, nghề thủ công, dịch vụ, lao động chân tay. Do vậy khi về già, người dân không có lương hưu, không tham gia bảo hiểm xã hội, sức khỏe giảm sút họ không thể lao động kiếm sống. Mức hỗ trợ 180.000/tháng/người đã phần nào giúp người cao tuổi giảm bớt đi gánh nặng về kinh tế, bớt đi sự mặc cảm vì phải phụ thuộc vào con cháu. Do lao động vất vả sức khỏe giảm sút, chính sách hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm miễn phí là rất đúng với thực tế tại địa bàn. Người cao tuổi được khám chữa bệnh định kỳ, phát thuốc miễn phí. Góp phần đảm bảo sức khỏe cho người già, giảm bớt gánh nặng kinh tế do khám chữa bệnh cho gia đình cũng như người già. Nhóm 5 31 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III b) Mặt hạn chế: Công tác triển khai chính sách còn nhiều bất cập. Nhiều đối tượng chưa được thụ hưởng các dịch vụ từ chính sách, do vậy có mâu thuẫn trong cách quản lý, người dân có nhiều ý kiến. Đặc biệt là các khoản trợ cấp tiền tết nhiều đối tượng được hưởng nhưng có đối tượng lại không. Làm người dân thắc mắc, tranh cãi, mất đoàn kết. Đội ngũ y bác sỹ ở địa phương còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Điều này khiến người dân không có lòng tin vào cơ sở y tế tại địa bàn, người cao tuổi chưa được chăm sóc sức khỏe ban đầu. Khi ốm đau các cụ thường được gia đình đưa lên tuyến trên. Thủ tục trong sử dụng thẻ bảo hiểm y tế phức tạp, gặp phải thái độ hách dịch, cửa quyền của bác sĩ, khiến người cao tuổi gặp rất nhiều khó khăn trong khám chữa bệnh. Các hoạt động giải trí do địa bàn tổ chức dành cho người cao tuổi không thường xuyên chỉ mang tính phong trào, qua đợt thi đua thì dừng lại. 4.3 Chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo Toàn xã có khoảng hơn 600 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí được phát cho người dân. - Nguồn kinh phí hoàn toàn từ nhà nước - Mặt đã đạt được và hạn chế: a) Mặt đã đạt được: Thẻ bảo hiểm y tế được phát miễn phí, người dân được hưởng nhiều dịch vụ từ chính sách mang lại, được chăm sóc sức khỏe, miễn giảm tiền viện phí giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho các gia đình. b) Mặt chưa làm được: Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế chưa được công bằng, một số người không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách nhưng do quen biết vẫn được phát thẻ, bên cạnh đó nhiều gia đình nghèo theo tiêu chuẩn của nhà nước lại không được thụ hưởng dịch vụ từ chính sách. Nhóm 5 32 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III 4.4 Chính sách hỗ trợ cho sinh viên vay vốn Thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Từ năm 2007 đến nay chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện cho sinh viên có hộ khẩu tại địa bàn đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp vay vốn với mức 800.000/sinh viên/tháng để các em có điều kiện kinh tế, cơ hội học tập. Nguồn kinh phí hoàn toàn của nhà nước, lấy từ ngân hàng chính sách xã hội a) Mặt làm được: Hỗ trợ nguồn kinh phí cho các gia đình nghèo có con em đi học. b) Mặt hạn chế: Tuy nhiên công tác triển khai chưa được minh bạch rõ ràng, khiến người dân khó hiểu. Những học sinh được vay vốn thì được lấy tiền quá muộn, gần hết học kì mới nhận được tiền. Sự chậm trễ này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của sinh viên bởi khi sống xa nhà điều kiện ăn ở đòi hỏi tốn kém rất nhiều về kinh tế. Khi các đối tượng gửi đơn xin vay vốn thì gây khó khăn, giải quyết chậm khiến cho người dân hoang mang, lo lắng không biết có vay được không. 4.5 Chính sách đối với người có công với cách mạng Tại nghị định số 07/2008/NĐ-CP đã xác định mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 564.000 đồng. Nguồn kinh phí hoàn toàn từ nhà nước Mặt được và hạn chế: a) Mặt đạt được: Chính sách đã thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với những người có công. Nguồn hỗ trợ từ chính sách đã góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế đối với những hộ khó khăn. Bởi hầu hết những người hưởng chính sách này ở độ Nhóm 5 33 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III tuổi ngoài lao động. Họ không thể lao động để nuôi sống bản thân, hầu hết dựa vào con cháu. Chính sách không chỉ có những đóng góp về kinh tế nó còn có giá trị tinh thần rất lớn, thể hiện lòng biết ơn của đất nước, của người dân đối với những người đã từng cống hiến, hi sinh cho đất nước. Giúp họ có thêm tinh thần lạc quan vào cuộc sống. 4.6 Xây nhà tình nghĩa cho người nghèo Những gia đình nghèo theo tiêu chuẩn của nhà nước được hỗ trợ xây nhà tình nghĩa. Kinh phí: Do nhà nước hỗ trợ, nguồn từ địa phương từ các khoản đóng góp của người dân, cá nhân, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. a) Mặt đã đạt được: Việc xây nhà tình nghĩa cho người nghèo đã thể hiện tinh thần quan tâm đến người dân của Đảng và nhà nước ta. Người nghèo không phải sống trong mái nhà dột nát, yên tâm sản xuất, lao động phát triển kinh tế, đảm bảo môi trường sống ổn định, ngăn chặn bệnh dịch lây lan, bảo đảm sức khỏe. Bộ mặt của nông thôn có nhiều thay đổi, không còn hình ảnh nhà tranh dột nát, ở tạm bợ nữa. b) Mặt hạn chế: Cách thức thực hiện chưa tốt, công tác trong dân chưa thành công. Khiến người dân không hiểu được mặt lợi của chính sách. Gây tâm lý người dân có phần coi thường, dè bỉu những hộ gia đình nhận được nhà tình nghĩa. Những người được hưởng lợi từ chính sách luôn sống trong mặc cảm, tự ti. Bởi trên cửa của gia đình có dòng chữ “Nhà tình nghĩa”. 4.7 Chính sách tín dụng cho người nghèo Nguồn vốn của chính sách chủ yếu là của nhà nước, do ngân hàng chính sách xã hội cấp. Nhóm 5 34 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III a) Mặt được: Hỗ trợ phần nào kinh phí giúp người dân phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình nhờ có nguồn vốn được vay đã phát triển các ngành nghề thủ công, đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, phát triển dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các hộ gia đình có thêm nghị lực để phấn đấu giảm nghèo đói, thoát nghèo nhờ vậy mà tỷ lệ nghèo đói trên địa bàn xã giảm. Đời sống của nhân dân được nâng cao. Mức lãi suất thấp, không cần thế chấp nhiều. b) Mặt hạn chế: Nguồn vốn của chính sách do Nhà nước hỗ trợ còn hạn hẹp nên số tiền được vay còn ít, trong khi đó có nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay. Số tiền hỗ trợ cho vay còn hạn chế vì thế một số gia đình không đủ vốn đầu tư cho những dự định, công việc lớn. Nhiều người không thuộc diện hộ nghèo nhưng do quen biết đã được chứng nhận là hộ nghèo để hưởng ưu đãi từ việc vay vốn. Có trường hợp là hộ nghèo thực sự thì không được duyệt vay vốn với lý do sợ hộ đó không có khả năng hoàn trả số tiền đã vay. Công tác quản lý còn lỏng lẻo, nhiều hộ gia đình vay vốn về với mục đích không đúng với lý do xin vay. Thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp, không linh hoạt, công tác cho vay vốn diễn ra còn chậm. * Đánh giá nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách tại địa phương Do việc truyền thông các chính sách xã hội không đến được với tất cả những người dân trong xã Sự quản lý của chính quyền địa phương còn hạn chế và lỏng lẻo Hệ thống cơ sở vật chất để thực hiện chính sách cho người dân còn hạn chế Nhóm 5 35 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Trình độ nhận thức của người dân còn yếu, kém khi tiếp nhận chính sách. Có những người khi làm các thủ tục để được hưởng chính sách còn không biết các mức hưởng như thế nào. 5. Đánh giá hệ thống an sinh xã hội đang được triển khai tại cộng đồng. Sinh viên thực hiện: 1. Vi Thị Nguyện 2 Nguyễn Thị Huyền Đánh giá chung: An sinh xã hội là hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt. Hệ thống an sinh xã hội đã được thực thi nghiêm túc, có hiệu quả nhất định trong việc nâng cao đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, trong từng dịch vụ an sinh xã hội cũng có những ưu và nhược điểm riêng nhất định của nó. Dựa vào những kiến thức đã học cũng như qua thực tế tại cộng đồng thì chúng tôi đã đánh giá hệ thống chính sách xã hội đang được thực hiện tại cộng đồng như sau: 5.1 Ưu đãi xã hội: + Ưu điểm: Thực hiện việc hướng dẫn hoàn tất thủ tục cho các đối tượng chính sách hưởng các chế độ ưu đãi là con thương, bệnh binh, học sinh thuộc hộ nghèo… theo quy định của nhà nước. Nhóm 5 36 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Đối với các đối tượng là người có công với cách mạng, thương bệnh binh thì được ưu đãi theo các điều khoản đã được nhà nước quy định trong khung pháp lý. Đối với sinh viên là thân nhân cuả những đối tượng ưu tiên thì được chính quyền xã hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ để nhận chế độ ưu đãi, trợ cấp như miễn giảm học phí, chi trả trợ cấp học phí, vay vốn cho sinh viên... + Hạn chế: Trình độ của cán bộ nhân viên của xã trong việc truyền thông các dịch vụ an sinh còn hạn chế. Nhiều người dân không tiếp cận được với các dịch vụ an sinh xã hội do trình độ nhận thức và dịch vụ không được phổ biến. 5.2 Bảo hiểm xã hội: + Ưu điểm: Cấp trên 600 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, người cao tuổi, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. + Hạn chế: Hệ thống bảo hiểm chỉ được thực hiện ở bảo hiểm y tế còn bảo hiểm xã hội như bảo hiểm Nhân Thọ, Bảo Việt... chưa được người dân chú ý đến. Việc thực hiện y tế bắt buộc đối với người dân còn rất khó khăn bởi một phần là do điều kiện kinh tế của người dân vẫn còn thấp. Mặt khác là do ý thức chấp hành của người dân chưa cao. 5.3 Bảo trợ xã hội + Ưu điểm: Thực hiện chính sách trợ cấp cho người cao tuổi theo quy định của nhà nước đối với người nghèo, đối tượng chính sách xã hội là thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh và người có công, người cao tuổi, cô đơn, tàn tật, mồ côi, đơn thân... Nhóm 5 37 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III + Hạn chế: Đôi khi trong quá trình thực thi chính sách vẫn thiếu liêm minh và sự công bằng, nhiều người lợi dụng các chính sách để hưởng lợi riêng cho mình, gây nên những tranh cãi và mất đoàn kết trong cộng đồng. 5.4 An sinh cho nhi đồng và gia đình. Xã luôn quan tâm đến hạnh phúc của trẻ em, sự vững mạnh của đời sống gia đình và quyền trẻ em. + Ưu điểm Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên xã luôn quan tâm đến các em thiếu nhi tổ chức các chương trình trung thu, sinh hoạt cho thiếu nhi. Chính quyền xã, đặc biệt là hội khuyến học của xã luôn quan tâm, hỗ trợ trẻ em có thành tích tốt trong học tập, hỗ trợ trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật trong xã về đời sống sinh hoạt và học tập, giúp đỡ gia đình các em trong phát triển kinh tế. Xã đã thành lập đội phòng chống ạo lực gia đình, tặng giấy khen cho các gia đình văn hóa, khen ngợi những gia đình làm kinh tế giỏi. + Nhược điểm: Các cán bộ làm công tác về gia đình, trẻ em còn hạn chế về mặt kiến thức và kỹ năng vì chủ yêu chỉ qua trình độ sơ cấp. 5.5 Chính sách xóa đói giảm nghèo + Ưu điểm: Năm 2011, thực hiện tốt chương trình lồng ghép phát triển kinh tế xã hội và quan tâm chăm sóc người nghèo,người có công, nên đời sống nhân dân ổn định. Tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ kinh tế, giảm nghèo. Chương trình ủy thác theo ngân hàng chính sách, dự án nuôi bò sinh sản của Công ty Cổ phần Ao vua cho các đối tượng chính sách, học sinh, sinh viên, giải quyết việc làm tính đến hết năm 2014. + Hạn chế: Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã còn tương đối nhiều. Nhóm 5 38 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Tình trạng người dân không muốn thoát nghèo để nhận trợ cấp hàng tháng đang diễn ra khá nghiêm trọng gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, xã còn đang tiến hành một số chương trình như: + Phòng chống tệ nạn xã hội + Hành động vì trẻ em + Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ + Phát triển nông thôn mới….. * Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của việc thực hiện các dịch vụ an sinh xã hội: - Dịch vụ an sinh xã hội còn chưa phát triển mở rộng rên toàn địa bàn xã, đặc biệt là các điểm dân cư cách xa trung tâm xã. - Cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện dịch vụ an sinh xã hội còn thô sơ, lạc hậu. - Ít cập nhật thông tin về các dịch vụ an sinh xã hội của nhà nước nên cán bộ ở đây thụ động trong việc truyền thông dịch vụ. - Nguồn ngân sách nhà nước còn chận trễ. III. PHẦN 3: BÁO CÁO NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ DỰ ÁN HỖ TRỢ (Cả nhóm cùng thảo luận, cùng nhau làm) 1. Nhận diện vấn đề của cộng đồng: 1.1 Đánh giá nhu cầu của cộng đồng: - Nhu cầu cần quan tâm nhất hiện nay của cộng đồng là nhu cầu có được một môi trường sạch – đẹp, đảm bảo sức khỏe cho người dân. Vì: + Tình trạng vệ sinh môi trường chưa được giải quyết và quan tâm sâu sát, rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ở địa phương chưa được thu gom xử lý ngay, gây ra hiện tượng rác thải bị bốc mùi, rác vứt bừa bãi chưa được thu gom xử lý triệt để. Nhóm 5 39 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III + Lượng rác tại khu chợ trung tâm xã sau khi họp chợ xong rác thải chưa được thu gom sạch sẽ, còn vương vãi nhiều túi nilon đựng thực phẩm, ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan của chợ và các hộ dân sống xung quanh chợ. - Thứ hai là nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã + Xã Phong Vân thuộc vùng trung du rộng, đất phân bố theo dạng hình bậc thang đồi gò, các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng các phương tiện lao động có kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết, nâng cao được năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Lực lượng lao động hiện nay có nhiều biến động theo xu hướng giảm dần do các lao động trẻ chuyển đổi sang các ngành nghề khác do đất canh tác lại manh mún khó đầu tư kỹ thuật, lợi nhuận người tham gia sản xuất nông nghiệp không cao, đời sống gặp nhiều khó khăn nên các lao động trẻ có nhu cầu tìm được công việc mới ổn định hơn, góp phần cải thiện đời sống. + Trên địa bàn xã hiện nay có một số hộ dân phát triển nghề đan lát, làm hàng mã nhưng chưa được chú trọng đầu tư phát triển, người dân có nhu cầu phát triển nghề đan lát, làm hàng mã trên toàn địa bàn xã để phát triển kinh tế và hình thành thương hiệu riêng. - Thứ ba là người dân rất mong muốn được xây dựng một khu chợ mới đảm bảo cho việc buôn bán của người dân. Vì hiện tại chợ của xã bị xuống cấp, nhỏ hẹp, số lượng người bán quá đông không đủ chỗ buôn bán, thường xảy ra tranh chấp gây mâu thuẫn tạo nên bất hòa giữa những người dân trong xã và các xã lân cận. - Thứ tư là người dân luôn muốn các cấp chính quyền đặc biệt là lực lượng công an xã quan tâm hơn nữa đến tình hình trật tự an ninh. Vì trên địa bàn xã thường xảy ra các vụ trộm cắp, người dân rất bức xúc về việc này và có mong muốn lực lượng công an xã cũng như chính quyền xã tăng cường đi tuần và giúp nhân dân cảnh giác hơn với các đối tượng trộm cắp. Nhóm 5 40 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III 1.2 Xác định vấn đề của cộng đồng: - Qua trao đổi với người dân và tìm hiểu từ thực tế thì cộng đồng dân cư xã Phong Vân đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề. Thứ nhất là môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm, rác thải ứ đọng gây bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Hơn hết là người dân thường sử dụng rất nhiều túi nilon trong sinh hoạt, mua bán nên lượng rác thải là túi nilon chiếm phần lớn mà túi nilon lại khó phân hủy và gây ô nhiễm cho đất đai làm cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thư hai là vấn đề nước sinh hoạt đang ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên hiện nay ở xã cũng đang tiến hành dự án cung cấp nước sạch cho người dân và trong thời gian gần nhất người dân sẽ được sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh. Thứ ba là quá trình đô thị hóa với việc dồn điền đổi thửa đang trong quá trình thực hiện với hiệu quả đạt đạt 60%, còn một bộ phận người dân không muốn chia tách ruộng đất với công việc này gây khó khăn trong công tác thực hiện chính sách. Còn có 3 xóm trên tổng số 11 xóm vẫn chưa thực hiện dồn điền đổi thửa được. Công việc này gây rất nhiều tranh cãi trong địa phương. Nhưng được sự giám sát, chỉ đạo, quan tâm kịp thời của cán bộ địa phương nên việc tranh cãi trong quá trình dồn điền đổi thửa đã được giải quyết. Thư tư là công tác dồn điền đổi thửa của xã gần hoàn thành nhưng vấn đề về mương nước, cống rãnh thoát nước chưa được tiến hành ngay gây bức xúc cho người dân, đồng thời khi không có cống rãnh thoát nước lượng nước thải trong sinh hoạt ứ đọng gây khó khăn cho người dân trong việc canh tác những diện tích đất đó. Thư năm là việc thay công tơ điện không thông báo cho người dân biết, khi thu tiền điện tháng đã bị người dân phản ánh do tiền điện sinh hoạt tháng tăng lên gấp đôi so với bình thường. Điều này đã gây bức xúc và pản đối gay gắt của Nhóm 5 41 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III người dân. Tuy nhiên vấn đề này Chính quyền xã và bên điện lực đã và đang giải quyết và kịp thời xin lỗi nhân dân về những nhầm lẫn này. 2. Xây dựng dự án: 2.1 Thông tin chung về dự án a) Tên dự án: Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Thôn Tân Phong - Xã Phong Vân - Huyện Ba Vì - TP Hà Nội b) Địa điểm thực hiện dự án: Thôn Tân Phong - Xã Phong Vân - Huyện Ba Vì TP Hà Nội c) Đơn Vị quản lý dự án: Khoa Công Tác Xã Hội, trường Đại Học Công Đoàn ♦ Địa chỉ liên hệ: Phòng 303 nhà B, trường Đại học Công đoàn, số 169 Tây Sơn - Đống Đa, Hà Nội. ♦ Điện thoại: (04)35817080 ♦ Email: kctxh@dhcd.edu.vn d) Kinh phí thực hiện dự án ♦ Tổng kinh phí: 100 triệu đồng ♦ Trong đó lấy từ các nguồn: ♦ Nhà nước: 50 triệu đồng ♦ Người dân: 10 triệu đồng ♦ Tổ chức: 40 triệu đồng e) Thời gian thực hiện dự án Từ 1/ 1/2014 đến 30/3/2014 2.2 Lý do chọn dự án: Xã Phong Vân nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện 15km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc. Đây là một xã đang trong quá trình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới. Trong những năm gần đây, xã Phong Vân có sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị và trật tự xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo Nhóm 5 42 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – thủ công nghiệp và dịch vụ, đời sống của nhân dân đang ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là các vấn đề xã hội đang được nảy sinh, bao trùm lên cả là vấn đề rác thải. Khi đến với xã Phong Vân chúng ta không thể phủ nhận rằng môi trường ở đây trong sạch bởi ngay từ khi bắt đầu đến địa phận xã Phong Vân chúng ta sẽ nhìn thấy các bãi rác tự phát rất to ở ngay bên lề đường, ngay chỗ giao thông đi lại, gần khu dân cư và diện tích đất canh tác của các hộ dân trong xã. Mặc dù xã đã có chương trình thu gom rác thải trong khu dân cư, xóm làng nhưng tình trạng rác thải ứ đọng vẫn xảy ra phổ biến. Theo như chúng tôi quan sát thì ở các bãi đổ rác, mức độ rác thải là túi nilon khá lớn. Do địa bàn của xã có phát triển chợ, các của hàng dịch vụ hàng hóa nên việc sử dụng núi nilon của người dân thường xuyên diễn ra. Đứng trước thực trạng trên cũng như đứng trước nhu cầu của người dân xã Phong Vân về vấn đề bảo vệ môi trường, nhóm chúng tôi quyết định xây dựng dự án “Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Thôn Tân Phong-Xã Phong Vân- Huyện Ba Vì-TP Hà Nội” để cung cấp cho người dân trong xã những thông tin hữu ích về tác hại của ô nhiễm môi trường, tác hại của việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt để thay đổi thói quen sử dụng túi nilon thường xuyên của người dân trong xã góp phần bảo vệ môi trường chung cho xã hội và bảo vệ sức khỏe cho chính họ. 2.3 Những cơ sở để xây dựng dự án 2.3.1 Căn cứ pháp lý để xây dựng dự án: Theo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ có mục tiêu thứ 7 có nội dung như sau: + Đảm bảo sự bền vững của môi trường: Tích hợp nguyên tắc phát triển bền vững trong các chính sách và chương trình quốc gia, giảm thiểu tổn thất về môi trường Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Nhóm 5 43 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Luật Bảo vệ môi trường ngày 19 tháng 11 năm 2005, trong đó quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia. Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008. Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Theo đó, hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; thay thế từng bước việc sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống sinh hoạt cộng đồng; thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp kinh tế là trọng tâm kết hợp với giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giải pháp khoa học công nghệ. Mục tiêu gần nhất đến năm 2015 là, giảm 40% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 20% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái chế 25% khối lượng chất thải là túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt. UBND Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành công văn yêu cầu các Sở, ban ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng túi thân thiện với môi trường; thực hiện hiệu quả chương trình “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” từ nay đến năm 2020. Theo đó, Cục Thuế Thành phố, Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát chặt chẽ việc thu nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy để bảo đảm công bằng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các loại túi nilon thân thiện với môi trường Căn cứ theo tình hình thực tế về thói quen sử dụng túi nilon của người dân xã Phong Vân, đặc biệt là ở thôn Tân Phong. Căn cứ vào sự đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân xã Phong Vân. 2.3.2 Các cơ sở (tiềm năng của địa phương) để triển khai dự án Nhóm 5 44 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Đây chính là nguồn lực để tiến hành thực hiện dự án, do đó nguồn lực để dự án thực hiện đạt hiệu quả bao gồm các nguồn lực sau. Cấp độ 1: - Tại thôn Tân Phong, tỉ lệ các hộ gia đình trồng chuối khá nhiều nên có thể tận dụng các lá chuối khô hoặc tươi để đựng thực phẩm chín hoặc tươi sống. - Quanh chợ trồng khá nhiều chuối. - Hiện tại, hầu hết các hộ dân đều có ti vi, đài nên qua các hoạt động của dự án người dân cũng theo dõi hơn đến các chương trình về môi trường trên truyền hình. Cấp độ 2: - UBND xã Tân Phong có hội trường khá rộng, với sức chứa khoảng 500 người, đây là nơi để có thể tổ chức các hoạt động của dự án. - Tại địa bàn có 2 nhà may đang thực hiện sản xuất túi vải bền đẹp, an toàn, giá rẻ để bán ra thị trường nên có thể tận dụng đặt hàng may túi đi chợ cho từng hộ gia đình. Cấp độ 3: - Chính quyền xã đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. - Hệ thống truyền thanh của xã được đặt ở trung tâm và có các loa phóng thanh đặt tại các xóm để người dân dễ dàng tiếp cận được các thông tin. - Trên địa bàn xã có một cửa hàng in ấn tiện cho việc in áp phích để đưa đến tận tay người dân các thông tin của hoạt động dự án. 2.3.3 Sự cần thiết phải xây dựng dự án Túi nilon là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường bậc nhất, nhưng lại đang được sử dụng rất phổ biến tại các chợ, các cửa hàng của xã, đặc biệt là người dân xã Phong Vân chưa có nhận thức về tác hại của túi nilon. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận sự tiện ích mà túi nilon mang lại trong sinh hoạt hàng ngày. Người tiêu dùng đi chợ mua một vài món hàng nhỏ hay nhiều món chỉ cần lấy túi nilon đựng về. Dần dần sử dụng túi nilon trở thành Nhóm 5 45 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III một thói quen khó bỏ. Sau đó, những chiếc túi nilon cùng với rác bị vứt bừa bãi ra tự nhiên. Thói quen xấu này đã gây nhiều tác hại đến môi trường sống, sức khỏe của con người gây ra nhiều bệnh tật. Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Với việc sử dụng kinh hoàng như hiện nay, con người đang phải trả giá cho việc môi trường bị ô nhiễm từng ngày, từng giờ. Túi nilon được sử dụng khắp mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Nếu như trước đây, các loại đồ ăn như xôi, bánh, bún, đậu,… hay thậm chí là các thực phẩm tươi sống như thịt, cá,… được người bán hàng gói trong lá chuối dọc sẵn, hoặc rau được đựng trong tầu lá chuối rồi dùng dây thắt lại,... thì ngày nay ở khắp các khu chợ lớn, bé, bất kể thực phẩm nào cũng được đựng bằng túi nilon. Mặc dù ở siêu thị có bán loại túi dùng nhiều lần nhưng ít người mua và thay vào đó, họ thường chỉ dùng túi nilon phát sẵn. Do quá trình nông thôn hóa của xã với rất nhiều chương trình và dự án đã được triển khai đặc biệt là đề án “ Xây dựng nông thôn mới” đã đem những hiệu quả tích cực và sự thay đổi lớn nhưng đã làm nảy sinh ra các vấn đề xã hội mới. Đặc biệt các vấn đề liên quan đến môi trường, trong đó có việc sử dụng túi nilon một cách tràn lan của người dân đã trở thành một thói quen mà đi đâu cũng bắt gặp. Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với cộng đồng chúng tôi nhận thấy vấn đề sử dụng túi nilon của người dân là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Vì vậy nhóm chúng tôi đã quyết định xây dựng dự án này tại xã Phong Vân – Ba Vì – Hà Nội. 2.4 Mục tiêu của dự án: a) Mục tiêu tổng quát: Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Thôn Tân Phong-Xã Phong Vân- Huyện Ba Vì-TP Hà Nội Nhóm 5 46 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III b) Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Người dân nhận thức được tác hại của việc sử dụng túi nilon Mục tiêu 2: Người dân hạn chế được việc sử dụng túi nolon Mục tiêu 3: Người dân sẽ sử dụng thay thế túi nilon bằng các loại túi khác như: túi giấy, lá chuối, các loại giỏ, làn và các loại lá an toàn khác Mục tiêu 4: Nhân rộng việc không sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân ra toàn xã. 2.5 Thành phần tham gia dự án: + Chính quyền xã Phong Vân + Trưởng thôn của 2 thôn + Người dân thôn Tân Phong + Các cán bộ có chuyên ngành về môi trường. + Tác viên phát triển cộng đồng thuộc khoa công tác xã hội trường Đại học Công Đoàn. 2.6 Đối tượng hưởng lợi từ dự án: - Đối tượng hưởng lợi trực tiếp + 623 hộ dân thôn Tân Phong - Đối tượng hưởng lợi gián tiếp + Chính quyền địa phương và những bên liên quan. 2.7 Các hoạt động chính của dự án Bảng kế hoạch Mục tiêu Thời Hoạt động Địa điểm Người tham gian thực hiện gia Mục tiêu 1: +Tuyên truyền nâng đến 1 tháng UNND xã Nhóm nòng cốt Người nhận dân người dân bằng áp thức phíc,tờ rơi Phong (Hội nông dân) Vân Chính quyền được tác hại +Thông qua phương tiện xã, thôn của việc sử truyền thông của xã như: Tác viên cộng dụng túi nilon Đài phát thanh, báo, …. đồng Nhóm 5 47 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III +Mở lớp tập huấn cho Người dân người dân về tác hại của Cán việc sử dụng túi nilon trường bộ môi khi đựng thức ăn, thực phẩm, cũng như khi thải ra môi trường. Mục tiêu 2: +Cho người dân tham 1 tháng UBND xã, Chính Người dân gia vào các chương trình quyền, Các hộ gia người dân, tác hạn chế được bảo vệ môi trường. đình, chợ, viên việc sử dụng +Các cửa hàng và đặc các túi nolon hàng chợ,… đi bất cứ đâu. Mục tiêu 3: +Người dân chấp hành 1 tháng +Tại các Nhóm nòng Người dân sẽ việc sử dụng túi vải và hộ gia cốt, chính sử dụng thay các loại lá cây thay cho đình quyền xã, các thế túi nilon túi nilon. +UBND hộ dân. bằng các loại +Người dân đã nhận xã biệt là những người đi cộng cửa đồng, quản lí chợ không nhập túi nilon nữa. Nếu không thực hiện chính quyền xã và thôn cũng như quản lí chợ sẽ có hình phạt cụ thể là: Mỗi cá nhân sẽ bị phạt 5000/lần sử dụng. +Kết hợp với chính quyền và nhà tài trợ sẽ tặng cho mỗi hộ gia đình một túi vải để thay thế túi nilon khi đi chợ hay Nhóm 5 48 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III túi khác như: thức được vai trò của các túi giấy, lá loại túi vải trong sinh chuối, các hoạt cuộc sống hàng loại giỏ, làn ngày. và các loại lá +Tổ chức một hội nghị an toàn khác đánh giá kết quả sau một khoảng thời gian sử dụng dụng cụ thay thế túi nilon Mục tiêu 4: Kết thúc dự án, những Nhân Toàn xã Chính quyền rộng người tham gia vào dự xã, hội nông việc không sử án sẽ cùng chính quyền dân, các hộ gia dụng túi nilon địa phương tuyên truyền, đình đã tham trong sinh vận động những người gia vào dự án. hoạt của dân khác cùng thực hiện người dân ra dự án để bảo vệ môi toàn xã. trường. IV. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH. 1. Thuận lợi Trong đợt thực hành này chúng em có những thuận lợi rất lớn là trước khi đi thực hành các thầy cô giáo trong khoa đã có những buổi hướng dẫn cụ thể, kỹ lưỡng, rõ ràng và căn dặn sinh viên trước khi đi cần lưu ý những điểm gì khi xuống làm việc với cộng đồng. Bên cạnh đó, giảng viên hướng dẫn luôn quan tâm nhắc nhở, hỏi thăm tình hình thực tập của sinh viên, luôn động viên kịp thời mỗi khi chúng em gặp phải một vấn đề khó khăn nào đó trong quá trình thực tập. Điều đó cũng đã giúp cho chúng em vững tin hơn nhiều để có thể hoàn thành đợt thực hành lần này một cách tốt nhất. Do địa điểm thực tập gần, thuận lợi cho việc đi lại của chúng em. Nhóm 5 49 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Được sự giúp đỡ và chỉ đạo tận tình của bác chủ tịch xã và các cô các bác cán bộ tại địa phượng nên quá trình thực hành được thuận lợi hơn. Đại bộ phận người dân trong xã luôn có thái độ hợp tác, các bác nông dân chia sẻ rất nhiệt tình. Nhóm cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của gia dình nhà bạn Tuyết. Những kiến thức về phát triển cộng đồng, xây dựng dự án chúng em đã được học trên lớp giúp ích rất nhiều trong lần thực hành này. Các thành viên trong nhóm luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong quá trình thực hành và sinh hoạt. Bên cạnh đó nội dung phân công công việc rõ ràng nên các thành viên đều có ý thức ngay từ đầu và cùng hỗ trợ cho nhau trong công việc. 2. Khó khăn Thời gian thực hành khá ngắn nên nhóm chưa thể khai thác và tìm hiểu cặn kẽ nội dung thông tin. Một số bộ phận người dân không hợp tác, gây khó khăn cho nhóm Trong quá trình thực hành việc vận dụng các kỹ năng của nhóm chưa được tốt. Khi đi vào thực tiễn trong cộng đồng có rất nhiều nguồn thông tin từ người dân còn trái chiều nhau VI. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI XÃ PHONG VÂN Nhóm 5 50 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 51 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 52 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 53 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 54 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 55 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 56 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 57 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 58 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Nhóm 5 59 Lớp: CT8A [...]... hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Đối với dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và hội trường UBND xã Dự án đã tiến hành xây dựng và hoàn thành vào năm 2011 Mục tiêu của dự án là xây dựng trung tâm học tập cho cộng đồng để phục vụ cho các hội nghị, các cuộc họp dân đồng thời tạo một môi trường học tập cho cộng đồng Việc Nhóm 5 27 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI... Với dự án này xã sẽ cùng ban điều hành dự án thực hiện tại thôn Vân Hội để giúp cho người dân có được nguồn thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo, cung Nhóm 5 29 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III cấp lượng lớn rau sạch cho người dân trong xã và các địa bàn xung quanh đặc biệt là thị trường rộng lớn Hà Nội 4 Đánh giá về các chính sách xã hội đang triển khai tại cộng đồng Sinh viên thực hiện: 1... chính sách xã hội đang được triển khai tại cộng đồng như sau: 4.1.Chính sách xóa đói giảm nghèo: Xã Phong Vân đã triển khai và thực hiện chính sách này tại địa phương Thực hiện chính sách này xã Phong Vân đã đạt được kết quả sau: a) Những mặt đã đạt được Phối hợp với ngân hàng chính sách để thực hiện ủy thác cho các đối tượng thuộc diện nghèo, học sinh, sinh viên, giải quyết việc làm và phát triển kinh... thực hiện: 1 Bế Diệu Thùy 2 Ma Thị Thu Truyền Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính quyền xã Phong Vân huyện Ba Vì – TP Hà Nội đã triển khai nhiều chính sách xã hội trên địa bàn Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan ngoài những mặt đã đạt được còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách do Nhà nước ban hành Do thời gian thực tập không dài, chúng em tìm hiểu được một... tâm Vân Hội c) Dự án xây dựng đường trung tâm xã Nhóm 5 25 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III d) Dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và hội trường UBND xã e) Dự án nâng cấp hệ thống điện f) Chương trình thu gom rác thải Đánh giá: Các dự án trên đã được thực hiện từ năm 2010 cho đến nay, từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn toàn xã Các dự án tập. .. thăng trầm phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, các thế hệ học sinh, con em xã Phong Vân tiếp tục vượt khó đến trường và đạt được những thành tích cao trong học tập Đến thời đại Hồ Chí Minh nhiều người trưởng thành từ ghế nhà trường giữ các trọng trách cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước, các ban ngành đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang Nhóm 5 12 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III... thần của nhân dân từng bước được nâng lên, văn hóa xã hội phát triển, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị của xã vững mạnh, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Nhóm 5 26 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Hạn chế của chương trình là công tác dồn điền đổi thửa chưa hoàn thành, mới chỉ hoàn thành 9/11 xóm vì người dân không nhận được phần ruộng thuận lợi,... phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giám sát các hoạt động của bộ máy chính quyền c) Ủy ban nhân dân Luôn được củng cố, thực hiện chức năng cơ quan điều hành, quản lý Nhà nước ở địa phương, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, HĐND thành chương trình kế hoạch công tác, triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đều hoàn thành, đạt và vượt... nghèo Nguồn vốn của chính sách chủ yếu là của nhà nước, do ngân hàng chính sách xã hội cấp Nhóm 5 34 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III a) Mặt được: Hỗ trợ phần nào kinh phí giúp người dân phát triển kinh tế hộ gia đình Nhiều hộ gia đình nhờ có nguồn vốn được vay đã phát triển các ngành nghề thủ công, đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, phát triển dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao Các... nước.năm 1997 xã hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cơ sở Nhóm 5 15 Lớp: CT8A BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III Công tác khuyến học được quan tâm, góp phần thúc đẩy phong trào học tập ngày càng sâu rộng Hàng năm từ quỹ khuyến học , hội đồng giáo dục và hội khuyến học xã có những phần thưởng động viên các thầy cô giáo dạy giỏi , học sinh có thành tích cao trong học tập Theo số liệu thống ... chưa cao 5.3 Bảo trợ xã hội + Ưu điểm: Thực sách trợ cấp cho người cao tuổi theo quy định nhà nước người nghèo, đối tượng sách xã hội thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh người có công, người cao. .. nên nhu cầu sử dụng phương tiện lao động có kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp điều cần thiết, nâng cao suất lao động, mang lại hiệu kinh tế cao + Lực lượng lao động có nhiều biến động theo xu... việc áp dụng tiến khoa học kĩ thuật, sản xuất manh mún, suất không cao Lực lượng lao động toàn xã đông, tỉ lệ niên thất nghiệp xã cao Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt xã khan hiếm, nước sinh hoạt

Ngày đăng: 12/10/2015, 16:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan