BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

55 6K 50
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo thực tập bệnh viện ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2015 Đại học Y Dược Cần Thơ dành cho dược sĩ, các bạn sinh viên có thể tham khảo để có hướng làm báo cáo tốt hơn.bài báo cáo này có thể áp dụng cho các sinh viên đi thực tập tại bệnh viện ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ cũng như các bệnh viên khác nói chung có cái nhìn tổng quan về vai trò vủa dược sĩ trong bệnh viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA DƯỢC BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Đối tượng: Dược chính qui K37 Địa điểm thực tập: Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ – 2015 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA DƯỢC BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Đối tượng: Dược chính qui K37 Địa điểm thực tập: Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ Tên cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền Thành phố Cần Thơ – 2015 2 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập tại Khoa Dược - Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết: từ cách sắp xếp, quản lý, tổ chức công việc đến việc thực hiện công việc một cách khoa học tại các đơn vị của Khoa Dược. Đồng thời em cũng học được kỹ năng giao tiếp thân thiện, hòa nhã giữa các đồng nghiệp với nhau cũng như giữa các cán bộ Khoa Dược với bệnh nhân,… Qua đó, em có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc mà không chỉ đơn giản là đọc trong sách vở có thể có được. Những điều đó chỉ có thể học được khi tiếp xúc thực tế tại Bệnh viện. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Kim Thanh cùng các thầy cô, anh chị tại các phòng ban, các bộ phận của Khoa Dược đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em để có thể nắm bắt được công việc một cách nhanh chóng, có cái nhìn thực tế bao quát so với những gì đã học trên lý huyết và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt khóa thực tập này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hiền cùng các thầy cô trong bộ môn Quản lý Dược - Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã làm công tác liên hệ và sắp xếp cho chúng em được thực tập tại Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ và đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành tốt khóa thực tập này! Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào! 3 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN I/ LỜI NHẬN XÉT: II/ ĐIỂM: XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng 1 trực thuộc Sở Y Tế Cần Thơ. Được tái lập vào đầu năm 2007, tiền thân là Trung tâm y tế quận Ninh Kiều. Ngày 21/9/2014 Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ được khánh thành tại địa chỉ mới: Số 4, đường Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Bệnh viện (BV) được khởi công xây dựng từ năm 2009 trên nền BV đa khoa cũ, giá trị thi công hơn 850 tỉ đồng, chưa kể gói trang thiết bị thuộc dự án ODA của Pháp, trị giá 19,5 triệu euro (khoảng 526 tỉ đồng). BV Đa khoa TP. Cần Thơ xếp loại BV hạng I có qui mô 500 giường, gồm 9 tầng và 1 tầng hầm, với hơn 600 cán bộ, nhân viên, trong đó khoảng 50% có trình độ sau đại học. Tất cả đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ, nhân viên bệnh viện đều rất tài năng và tâm huyết với công việc chắc sóc sức khỏe nhân dân. Sắp tới, BV Đa khoa TP. Cần Thơ triển khai nhiều kỹ thuật cao như phẫu thuật tim hở, can thiệp nội mạch, mở rộng phẫu thuật nội soi chuyên sâu, hồi sức nâng cao, xây dựng trung tâm lọc thận lớn nhất vùng... hứa hẹn trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của Thành phố và vùng ĐBSCL. Dự án Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới y tế khám chữa bệnh tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm tập trung nguồn lực cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập để nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnh các tuyến. 5 NỘI DUNG THỰC TẬP – BÁO CÁO 1. QUẢN LÝ DƯỢC BỆNH VIỆN: 1.1. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược bệnh viện: 1.1.1. Tổ chức bộ máy của khoa Dược bệnh viện: Dựa vào tình hình thực tế của bệnh viện, khoa Dược được tổ chức thành các bộ phận sau đây: - Trưởng khoa Dược DS. CKI Trần Thị Kim Thanh Chịu trách nhiệm chung - Phó khoa: DS. CK I Lê Thanh Phong Ths. DS Trần Hương Thu - Nghiệp vụ dược: 1. DS Tô Mỹ Trang 2. DS Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 3. DS Nguyễn Thị Thùy Trang 6 4. DSTH Triệu Ngọc Mai Hương Tổng số 4 Dược sĩ : 3 - Thống kê dược: 1. DS Nguyễn Thị Thùy Trang 2. DS Thiều Thị Thanh Thùy 3. DSTH Nguyễn Thị Quyền 4. DSTH Phạm Thanh Thúy 5. DSTH Triệu Ngọc Duệ Tổng số 5 Dược sĩ : 2 - Kho chẵn: 1. DS. Trương Thị Bích Ngân 2. DSTH. Thạch Bảo Châu 3. DSTH. Đinh Thị Diễm Trinh 4. DSTH. Cao Âu Huy Hoàng 5. DSTH. Trương Ngọc Hoàng Long Tổng số 5 Dược sĩ : 1 - DLS và TTT: 1. ThS.DS Trần Hương Thu 2. DS Nguyễn Thị Trà My 3. DSTH Nguyễn Thị Phương Thảo Tổng số: 3 Dược sĩ: 2 - Pha chế: DS. Phan Thị Anh Thư Tổng số : 1 Dược sĩ : 1 - Nhà thuốc GPP: DS Nguyễn Thị Thùy Trang 7 Tổng số: 1 Dược sĩ: 1 - Kho lẻ: 1. DS Trần Tú Linh 2. DS Nguyễn Thúy Quỳnh 3. DS Dương Bửu Châu 4. DSTH Huỳnh Thị Mỹ An Tổng số: 4 Dược sĩ: 3 - BHYT ngoại trú: 1. DS Dương Bửu Châu 2. DS Thạch Hồng Đông 3. DSTH Trần Hằng Ni 4. DSTH Lê Trần Thanh Trúc 5. DSTH Ca Thị Quế Trân 6. DSTH Nguyễn Ánh Xuân 7. DSTH Nguyễn Đặng Anh Thy 8. DSTH Nguyễn Thị Ngọc Ngân 9. DSTH Nguyễn Thi Mận Tổng số : 9 Dược sĩ : 2 - Nội trú: 1. DS Trần Tú Linh 2. DS Phan Thị Anh Thư 3. DSTH Phan Trần Huyền Trang 4. DSTH Lê Ngọc Diễm 5. DSTH Võ Thị Thủy 6. DSTH Bùi Thị Bích Trâm 7. DSTH Nguyễn Thị Tuyết Mai 8. DSTH Nguyễn Bình Minh 9. DSTH Huỳnh Thị Mỹ An Tổng: số 9 8 Dược sĩ : 2 - Đông y: 1. DS Nguyễn Thúy Quỳnh 2. DSTH Đặng Thu Hồng Tổng số: 2 Dược sĩ : 1 Như vậy, khoa Dược của Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ gồm 39 người trong đó có 2 DS CK1, 1 Ths, 11 DS đại học, 25 dược sĩ trung học. . 1.1.2. Chức năng của khoa Dược bệnh viện: Theo Thông tư số 22/ 2011/ TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định: “Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý” 1.1.3. Nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược bệnh viện: a. Nhiệm vụ Theo Thông tư số 22/ 2011/ TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định, khoa Dược bệnh viện có 14 nhiệm vụ như sau: - Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. - Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. - Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược. 9 - Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến. - Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. - Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. - Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ. b. Hoạt động b.1 Lập kế hoạch - Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ vào: + Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng năm; + Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện. + Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều tr ịhiện có của bệnh viện; + Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả năng kinh tế của địa phương; + Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành; + Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị. - Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ điều trịcủa khoa và trình Giám đốc phê duyệt. - Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm cung ứng đủthuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung (theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất. - Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quy định). 10 DANH MỤC THUÓC TẠI BỆNH VIỆN HÀNG NĂM Khoa Dược căn cứ vào các khoa lâm sàng, cận lâm sàng dự trù, DMTBV năm trước, nhu cầu năm tới Tổng hợp Dự thảo danh mục thuốc mới Thông qua Hội đồng thuốc và điều trị -Mô hình bệnh tật CT. Hội đồng thuốc và điều trị ký duyệt 11 -Phác đồ điều trị -Kinh phí của BV -Các văn bản của Bộ, BV Trình Sở Y Tế phê duyệt Ban hành Danh mục bệnh viện b.2 Tổ chức cung ứng thuốc - Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác. - Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sửdụng thuốc của đơn vị trình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan. - Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt ( thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện hành. b.3 Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc Nhập thuốc: - Tất cả các loại thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước khi nhập kho. - Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng. - Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dựán, chương trình) trong bệnh viện theo yêu cầu sau: + Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ(hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất. + Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho. + Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết. 12 + Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa. + Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng. - Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập. - Vào sổ kiểm nhập thuốc (theo mẫu Phụ lục 14). Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở: - Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược. - Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳvà đột xuất tại kho, nơi pha chế và nơi cấp phát của khoa Dược. - Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳvà đột xuất thuốc tại các khoa lâm sàng. Cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn): - Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát. - Cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng: + Trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được ủy quyền duyệt Phiếu lĩnh thuốc trong giờ hành chính. + Khoa Dược bảo đảm việc cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) đầy đủ và kịp thời theo Phiếu lĩnh thuốc, hóa chất của khoa lâm sàng, cận lâm sàng. + Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo quy định của Giám đốc bệnh viện. - Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế. - Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc Phiếu lĩnh thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc. - Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc:Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc: + Kiểm tra tên thuốc, nồng độ(hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng, đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao + Nhãn thuốc + Chất lượng thuốc + Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số thuốc sẽ giao. - Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày. - Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước. Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng. - Vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho 13 Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định về lưu trữ hồ sơ bệnh án. Bàn giao (khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác) - Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàn giao; đối chiếu số liệu thực tế với chứng từ xuất, nhập; ghi rõ nguyên nhân các khoản thừa, thiếu, hư hao. - Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đối chiếu với thực tế về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp (ghi rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể). - Biên bản bàn giao ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnh đạo cấp trên trực tiếp của người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theo quy định. b.4 Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tưy tế tiêu hao (nếu có) Thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) - Thống kê, báo cáo: + Xây dựng hệ thống sổ theo dõi xuất, nhập thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) và lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định hoặc có hệ thống phần mềm theo dõi, thống kê thuốc. Nếu cơ sở có phần mềm theo dõi, quản lý xuất, nhập thì hàng tháng in thẻ kho ra, ký xác nhận và lưu trữ lại theo quy định. + Thống kê dược: cập nhật số lượng xuất, nhập thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho. + Thống kê, báo cáo số liệu về nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và đột xuất. + Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán thực hiện việc báo cáo theo quy định tại điểm c Điều 10 của Thông tư này. - Thanh toán: Khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng đã cấp phát đối chiếu với các chứng từ xuất, nhập và chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh quyết toán. - Xử lý thuốc thừa, thiếu, hư hao, thuốc hết hạn dùng. - Thuốc hết hạn dùng phải tiến hành hủy theo quy định về quản lý chất lượng thuốc. - Thuốc do khoa lâm sàng trả lại được kiểm tra và tái nhập theo quy trình kế toán xuất, nhập. - Thuốc viện trợ, thuốc phòng chống dịch bệnh, thiên tai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) - Thời gian kiểm kê: 14 + Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1 tháng/lần. Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý và có quy định về luân chuyển cơ số thuốc này. + Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần. - Quy định về Hội đồng kiểm kê: + Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoa Dược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính - Kế toán. + Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa và điều dưỡng viên là thành viên. + Hội đồng kiểm kê của bệnh viện cuối năm gồm: lãnh đạo bệnh viện là Chủ tịch hội đồng; trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng, kế toán dược, thủ kho dược là ủy viên. - Nội dung kiểm kê: + Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ. + Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng. + Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao. + Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (theo mẫu Phụ lục 8, 9, 10). + Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề nghị cho xử lý (theo mẫu Phụ lục 11, 12). b.5 Quy định về bảo quản thuốc Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc - Yêu cầu về vị trí, thiết kế: + Kho thuốc được bốtrí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ. + Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn. + Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu của từng mặt hàng thuốc. + Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng. - Yêu cầu về trang thiết bị: + Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp. + Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm. + Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ. 15 + Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh và xếp dỡ hàng. + Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước). Quy định về bảo quản - Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm. - Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài. - Thuốc, hóa chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. - Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất. - Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý. - Thuốc, hóa chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng. - Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần. b.6 Tổ chức pha chế thuốc, sản xuất, chế biến thuốc dùng trong bệnh viện Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu: - Phòng pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y theo quy trình một chiều, đảm bảo an toàn, vệ sinh chống nhiễm khuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng với yêu cầu của kỹ thuật pha chế; phòng thiết kế đúng yêu cầu của mỗi sản phẩm (thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc ung thư, thuốc phóng xạ, thuốc đông y). - Đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho pha chế và bào chế. Yêu cầu người làm việc tại phòng pha chế, bào chế thuốc: phải bảo đảm tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe theo quy định (có giấy chứng nhận về thực hành an toàn bức xạ trong y tế nếu pha chế thuốc phóng xạ) Yêu cầu vềnguyên liệu (tân dược, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, thuốc phóng xạ) - Nguyên liệu, hóa chất dùng pha chế phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn dược điển, còn hạn sử dụng và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo; - Dược liệu bảo đảm chất lượng. Phạm vi pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu 16 - Phạm vi pha chế thuốc tân dược: + Pha chế thuốc theo đơn cho người bệnh, pha chế thuốc chuyên khoa đặc trị. + Chuẩn bịthuốc điều trị ung thư: khoa Dược đảm nhiệm việc pha chế thuốc điều trị ung thư vào trong dịch truyền hoặc trong dung dịch tiêm cho khoa lâm sàng. Nơi chưa có điều kiện thì khoa Dược phải xây dựng quy trình pha chế, hướng dẫn và kiểm soát việc pha thuốc ung thư cho người bệnh tại khoa lâm sàng. Phòng chuẩn bị thuốc ung thư phải đảm bảo an toàn cho người chuẩn bị và an toàn cho môi trường. + Chia nhỏ liều thuốc cho bệnh nhi: khoa Dược chịu trách nhiệm chia nhỏ liều thuốc cho chuyên khoa nhi hoặc hướng dẫn cho điều dưỡng thực hiện quy trình pha chế thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. - Phạm vi pha chế thuốc phóng xạ: + Phối hợp với khoa Y học hạt nhân xây dựng quy trình pha chế thuốc phóng xạ. + Pha chế, chia nhỏ liều đối với các thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại bệnh viện, trong khu vực được cách ly, đảm bảo an toàn về bức xạ. + Toàn bộ bao bì, dụng cụ, chất thải, nước rửa trong quá trình pha chế thuốc phóng xạ phải được thu gom, xử lý theo đúng quy định về quản lý chất lượng phóng xạ; + Số lượng pha chế, thể tích pha chế, số lượng cấp phát, địa chỉ cấp phát phải được theo dõi chi tiết, cập nhật sau mỗi lần pha chế, cấp phát. - Phạm vi bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu: + Bào chế, sao tẩm thuốc phiến dùng trong bệnh viện + Sắc thuốc thang cho người bệnh + Sản xuất một số dạng thuốc từ dược liệu dùng trong bệnh viện + Tùy điều kiện của từng bệnh viện đa khoa, Lãnh đạo bệnh viện quyết định việc bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu trực thuộc khoa Y học cổ truyền hoặc khoa Dược. Quy trình pha chế - Xây dựng quy trình pha chế cho mỗi thuốc, xin ý kiến của Hội đồng khoa học bệnh viện và trình Giám đốc phê duyệt. Quy trình pha chế bao gồm: + Tiêu chuẩn chuyên môn (tiêu chuẩn cơsở, tiêu chuẩn Việt Nam) + Công thức pha chế + Quy trình pha + Tiêu chuẩn và yêu cầu về nguyên liệu, phụ liệu + Tiêu chuẩn thành phẩm. - Kiểm soát bán thành phẩm hoặc thành phẩm theo yêu cầu của mỗi loại thuốc pha chế, bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu. 17 - Sau khi pha chế vào sổ theo dõi pha chế(theo mẫu Phụ lục 15), đối chiếu lại đơn, kiểm tra tên hóa chất, liều lượng đã dùng pha và dán nhãn thành phẩm ngay. - Kiểm tra thành phẩm trước khi phát thuốc cho người bệnh (tự kiểm tra hoặc gửi thành phẩm kiểm tra tại các cơ sở hợp pháp khác). - Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, ghi thời gian pha chế vào đơn và giao thuốc ngay. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm chặt chẽ các thuốc đã pha chế và lưu mẫu theo quy định. Kiểm tra sức khỏe đối với dược sĩ pha chế thuốc: 6 tháng/lần. b.7. Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc Bước Nội dung trình tự tiên hành Trách nhiệm 1 Thu thập thông tin vê thuôc: Tổ thông tin thuốc 2 Theo dõi việc sử dụng thuốc hợp lý, an Tổ thông tin thuốc toàn trong bệnh viện 3 Quản lý thông tin về thuốc Tổ thông tin thuốc Công tác thông tin thuốc và tư vấn về sử dụng thuốc - Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. - Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều; hiệu chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt; chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc; lựa chọn thuốc trong điều trị; sử dụng thuốc cho phụ nữcó thai/cho con bú, các lưu ý khi sử dụng thuốc. - Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần; tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng. - Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu. - Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị, đảm bảo an toàn, hợp lý - Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng thuốc; hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị. - Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc cho cán bộ y tế. 18 - Tham gia công tác cảnh giác dược; theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc trong đơn vịvà báo cáo vềTrung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. - Tham gia nghiên cứu khoa học về sử dụng thuốc, về thử nghiệm thuốc trên lâm sàng, đánh giá hiệu quả kinh tế y tếtrong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến. Sử dụng thuốc - Xây dựng hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc bệnh viện. - Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) cung cấp cho Hội đồng thuốc và điều trịvà Hội đồng đấu thầu để lựa chọn thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) sử dụng trong bệnh viện. - Kiểm tra, giám sát việc sửdụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện. - Đánh giá sử dụng thuốc về chỉ định (sựphù hợp với hướng dẫn điều trị, với danh mục thuốc bệnh viện), chống chỉ định, liều dùng, tương tác thuốc thông qua việc duyệt thuốc cho các khoa lâm sàng và tham gia phân tích sử dụng thuốc trong các trường hợp lâm sàng và đánh giá quá trình sử dụng thuốc. - Kiểm soát việc sử dụng hóa chất tại các khoa, phòng. b.8 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa và Nhà thuốc trong bệnh viện Theo dõi, quản lý việc sửdụng thuốc trong các tủ trực tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Theo dõi và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện. 1.2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: 1.2.1. Tổ chức bộ máy của Hội đồng thuốc và điều trị: - Tùy theo Bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị sẽ do Giám đốc Bệnh viện ra quyết định thành lập. Trưởng khoa Dược là tham mưu chính. - Thành phần Hội đồng thuốc và điều trị gồm: + Chủ tịch hội đồng: Giám đốc, Phó GĐ phụ trách dược + Phó chủ tịch thường trực: Trưởng khoa Dược. + Uỷ viên: gồm một số Trưởng khoa điều trị chủ chốt và Trưởng phòng y tá (điều dưỡng), Trưởng phòng tài chính kế toán là ủy viên không thường xuyên. 19 + Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp. + Ủy viên dược lý đối với các bệnh viện từ hạng 2 trở lên. - Thực tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ là Bệnh viện hạng 1. Hội đồng thuốc và điều trị gồm 11 thành viên như sau: STT Họ và Tên Chức danh Chức vụ Phân công 1 Lê Quang Võ BSCKII Giám đốc Chủ tịch 20 2 Trần Thị Kim Thanh DSCKI QTK Dược PCT. Thường trực 3 Nguyễn Văn Nghĩa BSCK II P.Giám đốc Phó chủ tịch 4 Võ Hồng Sở BSCK II P.KHTH Thư ký 5 Lê Văn Đạt BSCK II P.Giám đốc Ủy viên 6 Trần Văn Thường BSCK II TK.Khám bệnh Ủy viên 7 Cao Duy Hiệp BSCK II TK Nội TH Ủy viên 8 Phạm Thiếu Trung BSCK II TK PT – GMHS Ủy viên 9 La Văn Phú BSCK II TK.Ngoại TH Ủy viên 10 Trần Hương Thu ThS Dược PK.Dược UV.PT Dược LS 11 Nguyễn Lê Tố Nga Cử nhân PT.Kế toán Ủy viên 1.2.2. Chức năng của Hội đồng thuốc và điều trị: Theo Thông tư số 21/2013/TT- BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y tế quy định: “Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện”. 1.2.3. Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị: Theo Thông tư số 21/2013/TT- BYT ngày 08/08/2013 quy định Hội đồng thuốc và điều trị có 5 nhiệm vụ như sau: - Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư y tế tiêu hao điều trị của bệnh viện. - Giám sát việc sử dụng thuốc, thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và công tác khoa Dược. - Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc. - Thông tin về thuốc theo dõi ứng dụng thuốc mới trong Bệnh viện. - Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Bác sĩ, Dược sĩ và Điều dưỡng; trong đó Dược sỹ là tư vấn, Bác sỹ là chịu trách nhiệm về chỉ định và Điều dưỡng là người thực hiện y lệnh. 1.2.4. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: Theo Thông tư số 21/ 2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y tế quy định: - Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng. - Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm. 21 - Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp. - Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này. Thực tế tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ họp Hội đồng thuốc và điều trị vào đầu năm sau đợt đấu thầu của Sở Y tế. 1.3. Mối quan hệ của khoa Dược với các bộ phận khác trong bệnh viện: 1.3.1. Mối quan hệ của khoa Dược với phòng kế hoạch tổng hợp( KHTH): Khoa Dược và phòng KHTH chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng thuốc tại các khoa phòng trong Bệnh viện về nghiệp vụ chuyên môn, phương hướng dùng thuốc theo quy định và theo phát đồ điều trị. Kiểm tra hướng dẫn đảm bảo thuốc đến tay bệnh nhân. Tổ chức họp hội đồng thuốc để phân tích tình hình sử dụng thuốc theo định kỳ hàng tháng nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn và đảm bảo chất lượng điều trị. 1.3.2. Mối quan hệ của khoa Dược với phòng Tài chính kế toán( TCKT): Khoa Dược phối hợp với phòng TCKT, kiểm tra theo dõi sử dụng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị về mặt tài chính đúng với kinh phí phân bổ cho khoa Dược, đảm nhận công việc kế toán, quản lý sử dụng thuốc, vật tư y tế về mặt tài chính cho toàn bệnh viện. Phòng TCKT tham gia kiểm nhập, kiểm kê, làm phiếu nhập, phiếu trả, thanh lý thuốc cùng với khoa Dược. Khoa Dược xuất trình hóa đơn đỏ và giấy tờ liên quan cho phòng TCKT thanh toán chi phí. 1.3.3. Mối quan hệ của khoa Dược với phòng Tổ chức cán bộ: Khi khoa Dược có nhu cầu về nhân sự thì Tổ trưởng của bộ phận thiếu nhân sự sẽ trình kiến nghị này thông qua trưởng khoa Dược và gửi đến phòng Tổ chức cán bộ. 1.3.4. Mối quan hệ của khoa Dược với phòng hành chính: Phòng hành chính thực hiện việc đóng mộc các văn bản, cùng với khoa Dược và các khoa phòng khác trong bệnh viện tham gia quản lý tài sản của bệnh viện. Khi có hư hỏng gì (hư máy lạnh, đèn bị mờ) sẽ yêu cầu phòng hành chính giải quyết. 1.3.5. Mối quan hệ của khoa Dược với phòng vật tư trang thiết bị: Khoa Dược cũng như các khoa phòng khác tham gia phối hợp với phòng vật tư trang thiết bị bảo quản vận hành máy móc ( máy thở, máy lọc khuẩn, máy chụp X-quang...) trong bệnh viện. Khi gặp vấn đề hay hư hao gì thì phòng vật tư trang thiết bị giải quyết. 1.3.6. Mối quan hệ của khoa Dược với các khoa chuyên môn (gồm khoa điều trị và khoa không điều trị): 22 - Cung ứng kịp thời thuốc, vật tư, hoá chất, y dụng cụ. - Khoa Xét nghiệm không được phép trưc tiếp mua hàng từ công ty mà phải thông qua khoa Dược như hóa chất, gel… - Phối hợp thực hiện công tác dược lâm sàng, trao đổi, cập nhật thông tin về thuốc, theo dõi phản ứng có hại, tư vấn sử dụng trong điều trị. - Trao đổi, học tập lẫn nhau trong công tác chuyên môn. - Phối hợp trao đổi về sử dụng thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế (về nhu cầu, chủng loại, thực tế sử dụng…). - Theo ủy nhiệm của Giám đốc bệnh viện, khoa Dược tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các qui chế, chế độ chuyên môn về dược và việc sử dụng thuốc hóa chất ở các khoa, phòng. Qua đó khoa Dược nắm sát các yêu cầu của đơn vị đó để có kế hoạch phục vụ tốt hơn. 1.4. Quy trình quản lý và cấp phát thuốc: 1.4.1 Quy trình cấp phát thuốc nội trú: Bệnh nhân điều trị tại khoa hằng ngày có sử dụng thuốc, dịch truyền hay 1 số vật tư khác thì khoa điều trị phải dự trù, nhập vào phần mềm quản lý bệnh viện căn cứ y lệnh trong bệnh án. Khoa dược in phiếu lĩnh thuốc và trình trưởng khoa ký. Chú ý: Nhập chính xác thuốc – VTYT theo y lệnh ghi trong bệnh án hằng ngày. Quy trình duyệt và lĩnh thuốc giống bù thuốc tủ trực. In phiếu công khai thuốc; khoa dược in phiếu xuất kho thường quy, khoa điều trị in phiếu chi tiết công khai thuốc của bệnh nhân. Khoa dược cùng với điều dưỡng các khoa chia lẻ thuốc và cấp phát thuốc tận giường cho bệnh nhân theo phiếu công khai hằng ngày. Khoa Dược ký duyệt và cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Quy trình cấp phát được tóm tắt theo sơ đồ sau: Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc nội trú: 23 Riêng đối với thuốc gây nghiện hướng thần, khi cấp phát thuốc tổ khoa chẵn nhận lại vỏ thuốc đã sử dụng của khoa . Trên phiếu lĩnh thuốc cũng có khác biệt đó là số lượng thuốc dùng với thuốc gây nghiện được viết bằng chữ và thuốc hướng thần được viết bằng 1 chữ số kèm 2 chữ số thập phân. 24 Hình 1: Phiếu lĩnh thuốc Hướng tâm thần (tiền chất) 25 Hình 2. Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện Thuốc – vật tư y tế lĩnh về vì lý do nào đó mà bị dư (bác sĩ đổi y lệnh, bệnh nhân chuyển khoa, chuyển viện hay do dự trù bị dư…) thì phải nhập máy và trả lại thuốc và vật tư cho khoa Dược. - Ngày hôm nay có thể làm phiếu hoàn trả cho các ngày trước - Phiếu hoàn trả được in ra và gửi trả thuốc – vật tư y tế cho khoa Dược. - Chỉ hoàn trả thuốc được khi bệnh nhân còn hiện diện tại khoa. Khi các khoa khác hoặc kho BHYT ngoại trú cần thuốc mà hàng công ty không về kịp thì xuất phiếu kho lẻ trả để các kho khác sử dụng. Xuất tủ trực khi điều trị tại khoa, nếu có sử dụng thuốc – vật tư y tế trong tủ trực để điều trị cho BN thì nhân viên của khoa phải nhập các thuốc – vật tư y tế sử dụng trong ngày vào phần mềm quản lý bệnh viện và khoa dược sẽ bù thuốc – VTYT cho tủ trực của khoa căn cứ theo phiếu dự trù tủ trực hằng ngày. Quy trình duyệt và bù thuốc, vật tư y tế sử dụng trong tủ trực: 26 - Nhân viên khoa điều trị in phiếu dự trù tủ trực và trình lãnh đạo ký duyệt sau đó gửi phiếu dự trù đến tổ thống kê khoa dược. - Nhân viên tổ thống kê khoa dược in phiếu xuất kho bù tủ trực và trình trưởng khoa dược ký duyệt. - Nhân viên khoa điều trị đến tổ thống kê lấy phiếu xuất kho bù tủ trực đã duyệt và mang phiếu này đến tổ kho khoa dược lấy thuốc – vật tư y tế bù tủ trực. 1.4.2.Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú Đối với bệnh nhân: Sau khi khám bệnh xong điều dưỡng đem nộp sổ tại quầy dược. Bệnh nhân ngồi chờ gọi tên. Khi được gọi tên đến bàn thu phí đóng tiền và ký ghi rõ họ tên vào mẫu 01- BV Bệnh nhân cầm mẫu 01- BV chờ gọi tên và đến bàn giao thuốc để nhận thuốc, sổ khám bệnh ra về đồng thời giao trả lại mẫu 01-BV cho nhân viên dược. Đối với nhân viên kế toán: Kế toán nhận mẫu 01- BV từ máy in (được in đồng thời cùng toa thuốc) thực hiện tính tiền hoặc thu phí trên phần mềm quản lý. Sau khi thu phí xong giao mẫu 01-BV cho bệnh nhân ký tên để đến bàn giao thuốc, sổ và thẻ BHYT. Đối với nhân viên Dược: Nhân viên in phiếu: Kiểm tra lại tên bệnh nhân trên máy với hẻ BHYT, in đơn thuốc, đồng thời ra lệnh in mẫu 01- BV được kết nối với máy in lắp tại bàn thu phí của kế toán. Chuyển sổ và toa thuốc qua bàn phân chia thuốc theo phân kho quản lý. Cấp phát thuốc tiến hành trình tự, theo 1 chiều từ kho 1 và được chuyển qua kho kế tiếp. Trong quá trình cấp phát phải thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu. Mỗi nhân viên được chịu trách nhiệm quản lý về số lượng, chất lượng của nhóm thuốc mình quản lý. Kho cấp phát cuối cùng, chuyển sổ và toa đến bàn kiểm phiếu và giao thuốc. Nhân viên giao thuốc: kiểm đúng số lượng và các thủ tục hành chính sau đó giao thuốc, sổ cho bệnh nhân và giữ lại mẫu 01- BV. Sơ đồ cấp phát thuốc ngoại trú( BHYT) theo sơ đồ cụ thể sau: 27 28 Sơ đồ kho thuốc đông Y 1 3 1 7 1 2 6 5 4 1. Cửa 2. Nơi phát thuốc 3. Tủ thuốc viên, chai 4. Bàn cân thuốc 5. Tủ thuốc Thang 6. Nơi sắc thuốc 7. Kho đông y 29 Mẫu 01- BV( Bảng kê chi phí khám , chữa bệnh ngoại trú) kèm đơn thuốc Các phiếu xuất 01-BV sau khi thu lại được chia ra từng phòng khám riêng để dễ dàng thống kê, kiểm tra đối chiếu và báo cáo. Cụ thể chia ra 13 phòng khám: Mắt, Răng hàm mặt, Nội tổng hợp, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Nhi, Tai-Mũi- Họng, YHCT, Dịch vụ, Sản, Tim mạch, Chạy thận nhận tạo, Nội tiêu hóa. 1.5. Việc áp dụng quy chế dược trong bệnh viện: Là một bộ phận của Bệnh viện nên hoạt động của khoa Dược tuân theo qui chế Bệnh viện, các quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn…các quy định này được theo dõi thực hiện và cập nhật liên tục. - Thông Tư 23/2014/ TT-BYT ngày 30/06/2014 Ban hành danh mục thuốc không kê đơn. - Thông Tư 19/2014/TT-BYT ngày 02-06-2014. Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. - Qui chế bảo quản thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế. - Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (Ban hành kèm theo QĐ số 04 /2008/QĐ BYT ngày 01-02-2008 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế) - Chỉ thị 01/2008/CT-BYT ngày 25-01-2008 về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc – GPP. - Thông Tư 31/2011/TT-BYT ngày 11-07-2011 về việc ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. - Thông Tư 22/2011/TT-BYT ngày 10-06-2011 về việc quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện. - Thông Tư 15/2011/TT-BYT ngày 10-06-2011 về việc quy định hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc tại Bệnh viện. - Thông Tư Liên Tịch số 10/2007/TTLT - BYT – BTC. Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập, ngày 10-08-2007. - Thông Tư 21/2013/TT-BYT ngày 08-8-2013. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. - Thông Tư 46/2011/ TT-BYT ngày 21/12/2011 về việc ban hành Nguyên tắc , tiêu chuẩn “Thực hành tốt Nhà thuốc” 30 1.6. Về việc dự trù, cấp phát, bảo quản thuốc: 1.6.1. Dự trù thuốc: Việc lập dự trù được thực hiện dựa trên các báo cáo xuất nhập tồn thuốc của kho nội trú và BHYT. Trong đó dựa trên lượng nhập, xuất hàng tháng để tính ra lượng tồn cuối tháng. Dựa trên lượng tồn này mà có kế hoạch lập dự trù thuốc sao cho đảm bảo đủ thuốc sử dụng ở kho nội trú và bảo hiểm y tế, đồng thời tồn trữ một lượng thích hợp đủ để cấp phát khi cần. Dự trù thường được lập mỗi tháng một lần (vào ngày 20 hàng tháng) và có dự trù bổ sung khi cần thiết. Lập dự trù phải sát với nhu cầu và định mức của Bệnh viện, có ý kiến của Hội đồng thuốc và điều trị được Giám đốc Bệnh viện ký duyệt. Dự trù thuốc phải đảm bảo thuốc mua về phù hợp về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả trị liệu . Dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được làm đúng theo biểu mẫu và hướng dẫn của Bộ Y Tế. Thuốc gây nghiện và hướng tâm thần chỉ được mua tại các đơn vị cung ứng được Bộ Y Tế cho phép. Cách đặt hàng: phần lớn là sử dụng Fax để đặt hàng và công ty cung ứng sẽ chịu trách nhiệm giao hàng. Nếu thiếu chỉ vài loại thuốc thì có thể đặt hàng trực tiếp qua điện thoại. Việc mua thuốc phải được thực hiện thông qua đấu thầu để chọn ra nhà cung ứng thuốc cho bệnh viện theo đúng nguyên tắc tài chính. Khoa Dược, Hội đồng thuốc và điều trị cùng Ban Giám đốc Bệnh viện tổ chức đấu thầu một năm 1 lần. Thực tế tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ: - Cách thức dự trù: theo từng kho dựa vào số lượng sử dụng hàng ngày và tháng trước, căn cứ vào tháng trước để dự trù cho tháng sau, dự trù năm để đấu thầu cho các công ty Dược. - Thời gian dự trù: đối với kháng sinh dự trù theo 3 ngày do kháng sinh thường là đối tượng sử dụng thất thường nên dự trù 3 ngày để bù lại lượng thuốc trong kho. Các thuốc khác dự trù theo tuần, số lượng nhiều hơn lượng đã sử dụng tuần trước. 1.6.2. Bảo quản thuốc: Thuốc được bảo quản trong kho với điều kiện: - Có máy điều hòa nhiệt độ ≤ 250 C, độ ẩm ≤ 75%. - Có bộ phận theo dõi nhiệt độ (nhiệt kế) và độ ẩm (ẩm kế đồng hồ). Hằng ngày theo dõi nhiệt độ của kho, của tủ lạnh và vẽ bảng độ ẩm. - Có tủ mát 8 – 15oC. - Có tủ lạnh 2 – 8oC bảo quản: Vaccin, Insulin, hóa chất xét nghiệm... - Các máy điều hòa phải hoạt động 24/24. Khi cúp điện sẽ sử dụng nguồn điện riêng của Bệnh viện. - Thuốc và vật tư y tế nếu hư hỏng phải lập hội đồng thanh lý. 31 - Thực hiện nguyên tắc 5 chống trong quá trình bảo quản:  Chống mối, mọt, chuột, gián.  Chống nhầm lẫn.  Chống quá hạn  Chống Trộm cắp.  Chống cháy nổ. - Cách sắp xếp đảm bảo nguyên tắc 3 dễ:  Dễ thấy.  Dễ lấy.  Dễ kiểm tra - Hoá chất thường được sắp xếp theo tên các công ty trúng thầu và được đặt trên các pallet. - Các y cụ được sắp xếp tuỳ theo nhóm công dụng (chỉ khâu, bông băng, gạc, bơm tiêm…) - Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý. - Tùy theo đặc điểm của kho mà mỗi kho có cách phân chia khác nhau: Kho chẵn chia thành 3 phân kho nhỏ: Kho 1: Kho hóa chất Kho 2: Kho thuốc Kho 3: Kho vật tư y tế Các kho trên được sắp xếp theo hình vòng cung và thứ tự từ kho 1 đến kho 3 theo chiều kim đồng hồ. Các kho có nhiều dãy, mỗi dãy được chia thành nhiều ô để sắp xếp các nhóm thuốc cùng phân nhóm dược lý. 32 Sơ đồ kho chẵn 3 4 2 1 7 6 1. Hàng chờ nhập 2. Kho hóa chất 3. Kho thuốc 4. Hàng chờ thanh lý 5. Thang máy chuyển thuốc 6. Kho vất tư y tế 7. Cửa Kho lẻ BHYT chia thành 4 kho nhỏ: Kho 1: Giảm đau hạ sốt, kháng viêm Kho 2: Kháng sinh- vitamin- tiêu hóa- hô hấp 33 5 Kho 3: Thuốc tim mạch Kho 4: Đông y Một số hình ảnh minh họa Tủ bảo Khoquản thuốc Hình 4. Dụng cụ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm 34 3 DỄ - 5 CHỐNG 35 1.6.3. Cấp phát thuốc: Kho dược chịu trách nhiệm bảo quản và cấp phát thuốc điều trị nội trú, BHYT ngoại trú và trẻ em, dụng cụ y tế, hoá chất cho các khoa phòng phục vụ chẩn đoán và điều trị. Trước khi cấp phát phải đảm bảo các nguyên tắc 3 kiểm tra,3 đối chiếu.  Nguyên tắc 3 kiểm tra:  Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc  Nhãn thuốc (tên, nồng độ, hàm lượng, dạng dùng)  Chất lượng thuốc  Nguyên tắc 3 đối chiếu:  Tên thuốc trên đơn, phiếu lĩnh thuốc với nhãn thuốc  Nồng độ, hàm lượng thuốc trên đơn, phiếu với thuốc sẽ giao  Số lượng, số khoản trên đơn, phiếu lĩnh với thuốc sẽ giao Để nhận được thuốc, kho BHYT và các khoa phòng phải làm dự trù, tổ thống kê dược lập phiếu xuất kho gồm 3 liên (kho dược, kho lẻ và tổ thống kê - giữ bản gốc) - Việc xuất - nhập tuân thủ theo nguyên tắc: FIFO, FEFO. - Kiểm kê định kỳ: Hàng tháng, các kho cấp phát tổ chức kiểm kê vào cuối tháng nhằm đánh giá về số lượng tồn kho, đơn giá thuốc, hạn dùng thuốc đặc biệt là chất lượng thuốc. Thành viên tham gia kiểm kê gồm: kế toán dược, thủ kho và các thành viên khác (cán bộ nhân viên khoa dược). 1.7. Biện pháp quản lý đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn: - Dựa vào các khuyến cáo của các công ty dược phẩm về chỉ định, chống chỉ định và tuân theo các điều kiện bảo quản mà nhà sản xuất yêu cầu. - Tại kho chẵn bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, có Danh mục các thuốc đọc giống nhau nhằm giúp nhân viên Dược tại kho chú ý hơn khi cấp phát, quy trình giám sát sử dụng thuốc, quy trình phản ứng có hại của thuốc.. 1.8. Cách làm biểu mẫu của khoa Dược bệnh viện: 36 Dựa vào thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10-06-2011 về việc quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện, kho chẵn bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ làm biểu mẫu theo các phụ lục ban hành kèm thông tư. Biểu mẫu và sổ sách khoa Dược bệnh viện Đa khoa Cần Thơ được thực hiện theo mẫu chung của Bộ y tế. Khoa dược quản lý các hoạt động thông qua các biểu mẫu, sổ sách đó, có sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý trên máy tính. Sau đây là sơ lược các biểu mẫu, sổ sách ở từng bộ phận hoạt động của khoa Dược bệnh viện. Phòng hành chính - Các giấy tờ và công văn Kho chẵn - Chứng từ đầu vào : Hợp đồng mua vào Hợp đồng viện trợ Hợp đồng trang thiết bị Hợp đồng hoàn trả trang thiết bị. - Chứng từ đầu ra Phiếu lĩnh thuốc. Phiếu lĩnh dịch truyền, đạm. Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, hướng tâm thần. Phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao. Phiếu trả lại vật tư y tế tiêu hao. - Sổ xuất nhập: Sổ dự trù thuốc gây nghiện, hướng thần. - Báo cáo Báo cáo nhập xuất tồn Báo cáo tồn kho. Báo cáo sử dụng thuốc 37 Hình 12. PhiếuHình lãnh thuốc hướng tiền chất 13. Phiếu lãnhthần, thuốc gây nghiện 38 1.9. Cách tổ chức, sắp xếp và hoạt động của nhà thuốc GPP: Thực hiện theo quy định và của Bộ y tế về việc xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP trong bệnh viện. Nhà thuốc bệnh viện đạt chuẩn Nhà thuốc GPP vào năm 2014. Hiện nhà thuốc đang liên doanh với công ty cổ phần dược Hậu Giang, do công ty cổ phần dược Hậu Giang quản lí tài chính nhưng khoa dược bệnh viện vẫn quản lí mọi mặt về chuyên môn. 39 Nhà thuốc bệnh viện hoạt động tuân thủ theo các qui trình đã xây dựng và được duyệt (các quy trình thao tác chuẩn - SOP) theo đúng tiêu chuẩn đăng kí GPP. 40 2. SỬ DỤNG THUỐC: STT Tên biệt dược Tên hoạt chất Dạng bào Dạng dùng chế Hàm lượng 1 Betaloc Metoprolol tartrate Thuốc kê đơn Thuốc không kê đơn 50 mg Viên nén X Uống 2 Esssentiale Forte 300 Phospholipid đậu nành mg 300 mg Viên nang cứng X Uống Acetylcystein 3 Mitux E 100 mg Thuốc bột X Uống Levofloxacin 4 500 mg Viên phim Levomed nén bao nén bao X X Uống 5 Amoxicillin 875 mg Acid clavulanic 125 mg Klamentin Viên phim Uống 6 Renapril Enalapril maleate 5 mg Viên nén X Uống 7 Calcium VPC Calci gluconolactat 2, 940 mg Calci carbonat Viên nén sủi bọt 300 mg X Uống 8 Lamivudin 100 mg Lamivudin 100 mg Viên phim 41 X nén bao Uống Cefuroxim 9 500 mg Viên phim Haginat 500 nén bao X Uống Natri chondrointin sulfat Cholin bitartrat 10 Dotocom Retinol palmitat Riboflavin Thiamin hydroclorid 100 mg 25 mg 2500 IU X 5 mg 250 mg Viên nang Uống 11 Magnesi- B6 Magnesium lactate dihydrate 470 mg Vitamin B6 5 mg Viên phim nén X bao Uống Paracetamol 12 Branfangan 10mg/ml 10 mg/ml Dung dịch truyền X Truyền tĩnh mạch 13 Spironolacton 50 mg Furosemide 20 mg Franilax Viên phim nén bao X Uống 14 Skeson Eperison HCl 50 mg Viên bao đường 42 X Uống Fenofibrate 15 Lipanthyl 100 mg Viên nang X Uống Dutasteride 16 Avodart 0,5 mg Viên nang X Uống Spironolacton 17 Spinolac 50 mg X Viên nén Uống 18 Acezin Alimemazine tartrate 5 mg Viên nén X Uống Bisacodyl 19 5 mg Dulcolax Viên bao đường X Uống 20 Acterox Biphenyl dimethyl dicarboxylate 25 mg Viên phim nén bao nén bao nén bao X Uống 21 Fudteno Tenofovir disoproxil fumarat 300 mg Viên phim X Uống Etoricoxib 22 60 mg Viên phim Zostopain X Uống 23 Metoclopramid Metoclopramid Kabi 10 hydroclorid mg 43 10 mg Thuốc tiêm Tiêm tĩnh mạch X Salbutamol sulphate 24 2.5 mg Dung dịch dùng cho khí dung X Ventolin Nebules Hít qua miệng 25 26 27 Vitamin C Kabi 500 mg/5ml Stoccel P Acid ascorbic đường 500 mg Dung dịch tiêm X Tiêm Aluminium phosphate 20% 12,38 g gel Hỗn dịch uống X Uống Terpin hydrat 100 mg Codein Codein base 5 mg Viên nén bao đường Cobin tab X Uống 28 Pionorm- M Pioglitazone hydrochloride 30 mg Metformin hydroclorid 500 mg X Viên nén Uống Calci gluconat 29 30 0.9 g Calci Calcium Gluconate glucoheptonat Proamp 10%, dung dịch tiêm 0,13 g Modom’s 10 mg Domperidon Dung dịch tiêm Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch Viên phim 44 X X nén bao Uống Kaldyum Kali clorid 600 mg X Viên nang phóng chậm 31 giải Uống Omeprazol Viên nang trong ruột 32 tan X Uống 20 mg Plavix 75 mg Clopidogrel 75 mg Viên phim 33 X nén bao Uống Plahasan Clopidogrel 75 mg Viên phim 34 X nén bao Uống Propofol- Lipuro 1% Propofol 10 mg/ ml X Nhũ tương 35 Tiêm truyền tĩnh mạch Tanganil 500 mg Acetylleucin 500 mg/ 5ml 36 X Dung dịch tiêm Tiêm tĩnh mạch Piracetam mg 37 800 800 mg X Viên nén dài bao phim Uống Crestor 38 Rosuvastatin calcium 10 mg X Viên nén Uống 39 Bacivit- H Lactobacillus acidophilus 45 X 109 CFU Thuốc bột Uống Gentamicin sulfat 40 80 mg X Dung dịch tiêm Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch Lodovax Clopidogrel 41 75 mg X Viên nén Uống Gastropulgite 42 Attapulgite mormoiron 2.5 g X Bột pha hỗn dịch Uống Pioglu Pioglitazone 43 30 mg X Viên nén Uống Medrol 44 Methyl prednisolon 5 mg X Viên nén Uống Becosamin Glucosamin 250 mg sulfat natri Viên nang clorid Uống Marcain Bupivacaine 45 46 5 mg/ ml X X Thuốc tiêm Tiêm pms- Rolivit 47 Sắt II fumarat 62 mg Acid folic 0,75 mg Vitamin B12 7,5 mcg X Viên nang Uống 48 Glucofine Metformin 850 mg 46 X hyrocloride Viên nén Uống Valgisup Clindamycin phosphate Miconazol nittrate 49 X 119 mg 200 mg Viên nang mềm Đặt âm đạo Conpres Carvediol 50 mg 50 X Viên nén Uống Debridat 51 Trimebutine maleate 100 mg X Viên nén Uống Sunirovel 150 Irbesartan 150 mg 52 X Viên nén Uống Teginol Atenolol 50 mg 53 X Viên nén Uống Diamicron Glicazide 60 mg 54 X Viên nén Uống Levothyroxine 55 Natri levothyroxin 50 mcg X Viên nén Uống Aprovel Irbesartan 150 mg 56 X Viên nén Uống 57 Hasalbu Salbutamol 5 mg Viên nén 47 X Uống Dospirin Aspirin 81 mg 58 X Viên nén Uống Triatec Ramipril 5 mg 59 X Viên nén Uống Mucosta Rebamipide 60 100mg X Viên nén Uống 3. BÀO CHẾ: Do hiện nay hầu hết các thuốc đều được sản xuất với quy trình hiện đại và đạt chất lượng cao và đa số các hóa chất đã được nhà phân phối cung cấp nên hiện nay bệnh viện chỉ pha chế hóa chất: rửa tay, pha cồn 900, 700, cồn Iod, oxy già 10 thể tích…chủ yếu để tiện khi sử dụng với lượng ít, pha từ lượng lớn hóa chất có sẵn. 4. GIAO TIẾP: Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ thường mở các lớp tập huấn ứng xử giữa nhân viên y tế với nhân viên y tế, giữa nhân viên y tế với người nhà bệnh nhân. 5. PHỤ LỤC, BẢNG, BIỂU MẪU: SỞ Y TẾ TP.CẦN THƠ MS: 03D/BV-01 BV ĐA KHOA TPCT Số:… KHOA:… PHIẾU LĨNH VẬT DỤNG Y TẾ TIÊU HAO 48 Ngày…tháng…năm… Số Mã TT Tên vật dụng y tế Đơn vị tiêu hao Số lượng Yêu cầu Phát Ghi chú 1 2 3 … Cộng khoản: Ngày…tháng …năm… TRƯỞNG KHOA DƯỢC NGƯỜI PHÁT NGƯỜI LĨNH 49 TRƯỞNG KHOA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP Cần Thơ Bộ phận: KHOA DƯỢC Mẫu số: C21 - HD (Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 tháng 06 năm 2010 Số phiếu: D1200001 Nợ:……….. Có: ……….. Họ tên người nhận hàng:……………………… Địa chỉ (bộ phận): PHÒNG KHÁM BẢO HIỂM Lý do xuất kho: Bù cơ số cho chương trình Kiên Giang Xuất tại kho (ngăn lô): Khoa Dược BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP. Cần Thơ Địa điểm: ……………………. Số lượng Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư,Mã Stt Đvt Theo Thực vật dụng sản phẩm,số chứng xuất hàng hóa) từ Đơn giá Thành Ghi tiền chú Tổng cộng:………… Tổng số tiền (bằng chữ) :…………………………………………………… Số Chứng từ kèm theo:…………………………………………………….. 50 Ngày 07 tháng 06 năm 2010 Người lập phiếu đốc Người nhận hàng Thủ kho (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhận) 51 Kế toán trưởng Giám Bộ Y tế (Sở Y tế): … DỰ TRÙ THUỐC MS:06D/BV-01 Bệnh viện: …… Số: …………. Kính gửi: ……………………………. Số TT Tên thuốc Nồng độ, hàm lượng Đơn vị Hãng, nước SX Ngày … tháng … năm …… 52 Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú KẾT LUẬN VỀ NHẬN XÉT Với thời gian hai tuần thực tập ở Khoa Dược Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ, em đã rút ra một vài kết luận sau: Bệnh viện đã làm tốt vai trò là một trong những bệnh viện lớn ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long để chăm sóc sức khỏe tốt cho nhân dân. Khoa dược bệnh viện sở hữu đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề và nhiệt tình chỉ dạy cho những sinh viên đang đi thực tập. Tại Khoa dược bệnh viện, các hoạt động quản lý, sắp xếp, kiểm tra thuốc.... có liên quan đến thuốc đã được triển khai thực hiện rất tốt theo tinh thần các thông tư do BYT ban hành, các kho quản lý thuốc đúng điều kiện bảo quản của thuốc yêu cầu, quy trình xuất nhập kiểm kê rất chặt chẽ 53 Mục lục LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................3 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.............................................................................4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÊ......................................................................................................5 BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................................................5 NỘI DUNG THỰC TẬP – BÁO CÁO.....................................................................................6 KẾT LUẬN VÊ NHẬN XÉT..................................................................................................53 54 Mục lục 55 [...]... trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt - Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này Thực tế tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ họp Hội đồng thuốc và điều trị vào đầu năm sau đợt đấu thầu của Sở Y tế 1.3 Mối quan hệ của khoa Dược với các bộ phận khác trong bệnh viện: 1.3.1... thường trực: Trưởng khoa Dược + Uỷ viên: gồm một số Trưởng khoa điều trị chủ chốt và Trưởng phòng y tá (điều dưỡng), Trưởng phòng tài chính kế toán là ủy viên không thường xuyên 19 + Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp + Ủy viên dược lý đối với các bệnh viện từ hạng 2 trở lên - Thực tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ là Bệnh viện hạng 1 Hội đồng thuốc và điều trị gồm 11 thành viên như sau:... phiến dùng trong bệnh viện + Sắc thuốc thang cho người bệnh + Sản xuất một số dạng thuốc từ dược liệu dùng trong bệnh viện + Tùy điều kiện của từng bệnh viện đa khoa, Lãnh đạo bệnh viện quyết định việc bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu trực thuộc khoa Y học cổ truyền hoặc khoa Dược Quy trình pha chế - Xây dựng quy trình pha chế cho mỗi thuốc, xin ý kiến của Hội đồng khoa học bệnh viện và trình... loại thuốc thì có thể đặt hàng trực tiếp qua điện thoại Việc mua thuốc phải được thực hiện thông qua đấu thầu để chọn ra nhà cung ứng thuốc cho bệnh viện theo đúng nguyên tắc tài chính Khoa Dược, Hội đồng thuốc và điều trị cùng Ban Giám đốc Bệnh viện tổ chức đấu thầu một năm 1 lần Thực tế tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ: - Cách thức dự trù: theo từng kho dựa vào số lượng sử dụng hàng ngày và tháng... đốc bệnh viện việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện 1.2 Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: 1.2.1 Tổ chức bộ máy của Hội đồng thuốc và điều trị: - Tùy theo Bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị sẽ do Giám đốc Bệnh viện ra quyết định thành lập Trưởng khoa Dược là tham mưu chính - Thành. .. của khoa Dược với phòng Tổ chức cán bộ: Khi khoa Dược có nhu cầu về nhân sự thì Tổ trưởng của bộ phận thiếu nhân sự sẽ trình kiến nghị này thông qua trưởng khoa Dược và gửi đến phòng Tổ chức cán bộ 1.3.4 Mối quan hệ của khoa Dược với phòng hành chính: Phòng hành chính thực hiện việc đóng mộc các văn bản, cùng với khoa Dược và các khoa phòng khác trong bệnh viện tham gia quản lý tài sản của bệnh viện. .. viên tham gia kiểm kê gồm: kế toán dược, thủ kho và các thành viên khác (cán bộ nhân viên khoa dược) 1.7 Biện pháp quản lý đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn: - Dựa vào các khuyến cáo của các công ty dược phẩm về chỉ định, chống chỉ định và tuân theo các điều kiện bảo quản mà nhà sản xuất yêu cầu - Tại kho chẵn bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, có Danh mục các thuốc đọc giống nhau nhằm giúp nhân... và báo cáo Cụ thể chia ra 13 phòng khám: Mắt, Răng hàm mặt, Nội tổng hợp, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Nhi, Tai-Mũi- Họng, YHCT, Dịch vụ, Sản, Tim mạch, Chạy thận nhận tạo, Nội tiêu hóa 1.5 Việc áp dụng quy chế dược trong bệnh viện: Là một bộ phận của Bệnh viện nên hoạt động của khoa Dược tuân theo qui chế Bệnh viện, các quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn…các quy định này được theo dõi thực. .. Mối quan hệ của khoa Dược với phòng vật tư trang thiết bị: Khoa Dược cũng như các khoa phòng khác tham gia phối hợp với phòng vật tư trang thiết bị bảo quản vận hành máy móc ( máy thở, máy lọc khuẩn, máy chụp X-quang ) trong bệnh viện Khi gặp vấn đề hay hư hao gì thì phòng vật tư trang thiết bị giải quyết 1.3.6 Mối quan hệ của khoa Dược với các khoa chuyên môn (gồm khoa điều trị và khoa không điều... khác thì khoa điều trị phải dự trù, nhập vào phần mềm quản lý bệnh viện căn cứ y lệnh trong bệnh án Khoa dược in phiếu lĩnh thuốc và trình trưởng khoa ký Chú ý: Nhập chính xác thuốc – VTYT theo y lệnh ghi trong bệnh án hằng ngày Quy trình duyệt và lĩnh thuốc giống bù thuốc tủ trực In phiếu công khai thuốc; khoa dược in phiếu xuất kho thường quy, khoa điều trị in phiếu chi tiết công khai thuốc của bệnh ... PHỐ CẦN THƠ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ bệnh viện hạng trực thuộc Sở Y Tế Cần Thơ Được tái lập vào đầu năm 2007, tiền thân Trung tâm y tế quận Ninh Kiều Ngày 21/9/2014 Bệnh viện Đa Khoa. .. Đa khoa Thành Phố Cần Thơ Tên cán bộ hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thu Hiền Thành phố Cần Thơ – 2015 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập Khoa Dược - Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ, em... làm biểu mẫu khoa Dược bệnh viện: 36 Dựa vào thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10-06-2011 việc quy định tổ chức hoạt động khoa Dược Bệnh viện, kho chẵn bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ làm biểu

Ngày đăng: 12/10/2015, 16:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

  • GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ

  • BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

  • NỘI DUNG THỰC TẬP – BÁO CÁO

    • 1. QUẢN LÝ DƯỢC BỆNH VIỆN:

      • 1.1. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược bệnh viện:

      • 1.2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị:

      • 1.3. Mối quan hệ của khoa Dược với các bộ phận khác trong bệnh viện:

      • 1.4. Quy trình quản lý và cấp phát thuốc:

      • 3. BÀO CHẾ:

      • 4. GIAO TIẾP:

      • 5. PHỤ LỤC, BẢNG, BIỂU MẪU:

      • KẾT LUẬN VỀ NHẬN XÉT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan