Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Huyện Nho Quan Tỉnh Ninh Bình

43 738 0
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Huyện Nho Quan Tỉnh Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn lúc nào hết, vai trò của giáo dục ngày càng được coi trọngTrong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 20012020 của BGDĐT đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm, đổi mới QLGD là khâu đột phá” để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy, chương trình tuyển sinh, đào tạo những cử nhân quản lý giáo dục trẻ tuổi ra đời vàHọc viện Quản lý giáo dục là một trong những trường đào tạo đầu ngành về quản lý giáo dục. Sau gần 4 năm đào tạo, học viện cùng với khoa quản lý triển khai chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Đây là dịp để sinh viên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trực tiễn quản lý của cơ quan QLNN về GDĐTSau khi nhận được sự tư vấn của các thầy cô lãnh đạo trong khoa QLGD, em đã liên hệ với phòng GDĐT huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và được ban lãnh đạo phòng tạo điều kiện để em được thực tập tại cơ quanPhòng GDĐT là một bộ phận trong bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục. Đây là nơi diễn ra các hoạt động tác nghiệp cụ thể trong hoạt động quản lý của lãnh đạo phòng, các bộ phận chuyên môn phụ trách từng nội dung khác nhau; đặc biệt là những hoạt động quản lý cụ thể của phòng đối với các cơ sở giáo dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS) trong địa bàn huyện, khả năng liên hệ giữa lý luận và thực tiễn là sát thực, từ đó sẽ cung cấp thêm nguồn thông tin, những hiểu biết và kỹ năng làm việc hết sức thiết thực cho sinh viênTrong thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Phòng GDĐT Nho Quan, đặc biệt là thầy Nguyễn Vũ Tài (chuyên viên Phòng GDĐT Nho Quan); Thầy PGS.TS Hà Thế Truyềngiảng viên hướng dẫnHọc Viên Quản Lý Giáo Dục, cùng gia đình, bạn bè quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành tốt các công việc được giao và hoàn thành tốt báo cáo này.Trong quá trình viết báo cáo, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn thiện hơn.Em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô giáoXin chân thành cảm ơn

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Khoa Quản lý BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Phòng GD&ĐT Huyện Nho Quan- Tỉnh Ninh Bình Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hiên Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Hà Thế Truyền Cán bộ hướng dẫn: CV. Nguyễn Vũ Tài MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................2 NỘI DUNG BÁO CÁO.........................................................................................................4 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHO QUAN..................5 1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT Nho Quan.......................5 2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Nho Quan.......................6 3. Cơ cấu tổ chức của phòng giáo dục và đào tạo Nho Quan ............................................9 4. Tình hình hoạt động chung của phòng GD&ĐT Nho Quan:.......................................10 5. Những kết quả đạt được trong năm học 2010-2011:....................................................18 5.1 Thực hiện kế hoạch phát triển, phổ cập.................................................................18 5.2. Về chất lượng giáo dục mũi nhọn.........................................................................19 5.3. Xây dựng các điều kiện cho dạy và học................................................................20 5.4. Công tác quản lí, chỉ đạo.......................................................................................22 5.5. Kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua..............................23 PHẦN II: CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP............................................................................23 1. Danh mục các nội dung thực tập.................................................................................23 2. Cơ sở lý luận về các nội dung thực tập.....................................................................24 2.1. Soạn thảo các loại báo cáo.................................................................................24 2.2. Xây dựng kế hoạch công tác............................................................................25 2.3. Soạn thảo các loại văn bản do Trưởng phòng GD&ĐT Nho Quan (hoặc Phó Trưởng Phòng khi được ủy nhiệm) kí..........................................................................26 2.4. Thống kê giáo dục...............................................................................................27 2.5. Chuẩn bị hội họp................................................................................................28 2.6. Vào sổ và lưu trữ văn bản..................................................................................29 2.7. Tập hợp đăng ký sáng kiến kinh nghiệm...........................................................30 3. Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập tại bộ phận Tổng hợp.........................31 3.1. Đối với hoạt động soạn thảo các bản báo cáo.......................................................31 3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động...............................................................................32 3.3. Soạn thảo các văn bản khác...................................................................................34 3.4. Thống kê giáo dục.................................................................................................34 3.5. Chuẩn bị hội họp...................................................................................................35 3.6. Vào sổ và lưu trữ văn bản.....................................................................................36 3.7. Tập hợp đăng kí sáng kiến kinh nghiệm...............................................................36 4. Những điểm mạnh, điểm còn hạn chế của bản thân trong quá trình thực tập:.............37 4.1. Những điểm mạnh:................................................................................................37 4.2. Những điểm còn hạn chế:......................................................................................38 5. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................................38 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................39 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................43 LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn lúc nào hết, vai trò của giáo dục ngày càng được coi trọng Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2020 của BGD&ĐT đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm, đổi mới QLGD là khâu đột phá” để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy, chương trình tuyển sinh, đào tạo những cử nhân quản lý giáo dục trẻ tuổi ra đời và-Học viện Quản lý giáo dục là một trong những trường đào tạo đầu ngành về quản lý giáo dục. Sau gần 4 năm đào tạo, học viện cùng với khoa quản lý triển khai chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Đây là dịp để sinh viên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trực tiễn quản lý của cơ quan QLNN về GD&ĐT Sau khi nhận được sự tư vấn của các thầy cô lãnh đạo trong khoa QLGD, em đã liên hệ với phòng GD&ĐT huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và được ban lãnh đạo phòng tạo điều kiện để em được thực tập tại cơ quan Phòng GD&ĐT là một bộ phận trong bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục. Đây là nơi diễn ra các hoạt động tác nghiệp cụ thể trong hoạt động quản lý của lãnh đạo phòng, các bộ phận chuyên môn phụ trách từng nội dung khác nhau; đặc biệt là những hoạt động quản lý cụ thể của phòng đối với các cơ sở giáo dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS) trong địa bàn huyện, khả năng liên hệ giữa lý luận và thực tiễn là sát thực, từ đó sẽ cung cấp thêm nguồn thông tin, những hiểu biết và kỹ năng làm việc hết sức thiết thực cho sinh viên Trong thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Phòng GD&ĐT Nho Quan, đặc biệt là thầy Nguyễn Vũ Tài (chuyên viên Phòng GD&ĐT Nho Quan); Thầy PGS.TS Hà Thế Truyền-giảng viên hướng dẫn-Học Viên Quản Lý Giáo Dục, cùng gia đình, bạn bè quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành tốt các công việc được giao và hoàn thành tốt báo cáo này. Trong quá trình viết báo cáo, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô giáo Xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG BÁO CÁO PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHO QUAN 1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT Nho Quan Nho Quan là một huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, phía đông giáp huyện Gia Viễn, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 17 xã trong vùng xả lũ, 4 xã vùng cao được hưởng chế độ 135 của chính phủ. Diện tích đất tự nhiên:458,6km2 chiếm gần 1/3 diện tích trong toàn tỉnh. Địa hình Nho Quan đa dạng. Nho Quan có rừng Cúc Phương, đây là rừng nguyên sinh quý hiếm của Việt Nam. Dân số Nho Quan khá phức tạp, có dân tộc thiểu số chiếm khoảng 17%, chủ yếu là dân tộc Mường. Đồng bào theo đạo thiên chúa chiếm khoảng 18%. Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, điều này đã ảnh hưởng lớn đến giáo dục trong toàn huyện Mức tăng dân số tự nhiên năm bình quân từ năm 2009 đến nay tăng khoảng 1,3% đến 1,4% năm. Như vậy, ước tính mỗi năm sẽ có khoảng gần 2.000 trẻ em ra đời. Như vậy mỗi khối học hiện nay dao động trên dưới 2.000 học sinh Nhân dân Nho Quan có truyền thống yêu nước, kiên cường anh dũng chống giặc ngoại xâm xây dựng bảo vệ tổ quốc. Trong hòa bình xây dựng, nhân dân Nho Quan lao động cần cù, sáng tạo, xây dựng đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc. Trong những năm qua Đảng, Chính quyền các cấp và nhân dân đã quan tâm chăm lo phát triển cho sự nghiệp giáo dục, vì vậy năm 1998 đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ, năm đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, đến nay chất lượng phổ cập ngày càng vững chắc. Huyện Nho Quan có 3 trường THPT, 1 trường THPT Dân Tộc nội trú, 1 TTGDTX, 27 trường Tiểu học, 29 trường và cơ sở Mầm Non. Công tác xâ dựng trường đạt chuẩn Quốc Gia đã được quan tâm. Tính đến thời điểm tháng 10/2011 toàn huyện có 53/81 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó Tiểu học có 27/27 (100%) trường, THCS có 14/27 (51,9%) trường, Mần non có 12/27 (44,4%) trường Hàng năm quy mô các cấp học phát triển một cách hợp lý, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện. Ngành giáo dục đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của toàn huyện, tranh thủ mọi nguồn lực, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy giáo dục đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương 2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Nho Quan Chức năng Phòng GD&ĐT Nho Quan là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện Nho Quan, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý về các lĩnh vực GD&ĐT, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn Huyện. Phòng GD&ĐT Nho Quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp Huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra chuyên,môn nghiệp vụ của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình Nhiệm vụ: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, sau khi trao đổi thống nhất với phòng kế toán trình UBND Huyện duyệt; tổ chức triển khai; kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục các xã thực hiện. Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục, thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, các quy định của Bộ, Sở, UBND Huyện về dạy và học, các hoạt động giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường theo yêu cầu nâng cao chấy lượng giáo dục toàn diện phù hợp với đặc điểm từng nhà trường, từng bậc học và từng vùng dân cư. Chỉ đạo,hướng dẫn các trường thực hiện phong trào thi đua: “dạy tốt, học tốt”, xây dựng: “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đảm bảo chất lượng dạy và học. Kiểm tra xét chọn, công nhận các danh hiệu thi đua của ngành theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các kỳ khai giảng năm học, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các kỳ thi khác theo quy chế hiện hành. Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề khoa học, giáo dục hướng dẫn và áp dụng các sáng kiến cải tiến, những kinh nghiệm về dạy và học, nhằm phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phục vụ chương trình phát triển kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các trường công lập, ngoài công lập. Tổ chức thực hiện chế độ tuyển sinh đối với các trường theo phân cấp và quy định hiện hành. Tổng hợp kế hoạch của các trường, trung tâm xây dựng kế hoạch hàng năm về biên chế, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phối hợp với phòng Nội vụ, UBND Huyện duyệt theo thẩm quyền. Phối hợp với phòng Nội vụ chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở theo Huyện và phân cấp theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng đã được UBND Huyện quy định. Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch lựa chọn bồi dưỡng, đề bạt cán bộ quản lý các trường, trung tâm theo phân cấp quản lý cán bộ, phối hợp với phòng Nội vụ trình UBND Huyện duyệt. Phối hợp với các phòng, ban chức năng có liên quan xem xét việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và trình UBND Huyện quyết định theo thẩm quyền. Phối hợp phòng Tài chính hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc Huyện xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổng hợp chung toàn Huyện thống nhất với phòng Tài chính trình UBND Huyện duyệt. Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các kế hoạch được duyệt, tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND Huyện xem xét giải quyết kịp thời. Nắm tình hình, tổng hợp toàn diện hoạt động về lĩnh vực giáo dục ở địa phương: công lập và ngoài công lập, mầm non, nhà trẻ, phổ thông, bổ túc văn hóa và các việc được giao; sơ kết, tổng kết giúp UBND Huyện chỉ đạo ngày càng tốt hơn công tác giáo dục ở địa phương. Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND Huyện và Sở GD&ĐT. Xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chức, viên chức và công dân về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc trách nhiệm của phòng. 3. Cơ cấu tổ chức của phòng giáo dục và đào tạo Nho Quan Phòng GD&ĐT Nho Quan gồm:1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 14 chuyên viên, cán bộ, nhân viên thuộc tổ chuyên môn và tổ tổng hợp Danh sách các cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT Nho Quan: STT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH 1 Nguyễn Thị Yến Trưởng Phòng 2 Trần Văn Viện Phó Trưởng phòng 3 Trần Trọng An Phó Trưởng Phòng 4 Nguyễn Mạnh Lâm Chuyên viên phụ trách GDTX, Thanh tra 5 Nguyễn Vũ Tài Chuyên viên tổng hợp thi đua 6 Đặng Cao Sơn Chuyên viên phụ trách THCS 7 Lê Thành Đạt Viên chức phụ trách tin học 8 Lê Trần Hương Chuyên viên phụ trách TH 9 Trần Thị Hương Chuyên viên phụ trách TH 10 Đặng Thị Ngân Chuyên viên phụ trách MN 11 Nguyễn Thị Xuân Chuyên viên phụ trách MN 12 Trần Anh Tuấn Chuyên viên phụ trách THCS 13 Quách Thị Dung Cán bộ hành chính, văn thư lưu trữ 14 Trương Văn Bắc Cán bộ hành chính, văn thư lưu trữ 15 Pham Thị Dung Kế toán 16 Phạm Văn Hưng Chuyên viên phụ trách THCS Cơ cấu tổ chức của Phòng GD-ĐT Nho Quan được khái quát hóa bằng sơ đồ sau: Chi bộ Trưởng phòng P. Trưởng phòng 1 CV MN CV TH Công đoàn P.Trưởng phòng 2 CV THCS HĐTV CV Tổng hợp CV GDTX, Thanh tra 4. Tình hình hoạt động chung của phòng GD&ĐT Nho Quan: Chi bộ Đảng giáo dục là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cơ quan thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, cính sách, pháp luật của nhà nước, thực hiên có hiệu quả, chính trị; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước; xây dựng Đảng Bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh  Trưởng Phòng Nguyễn Thị Yến: Là người chỉ đạo, điều hành hoạt động của toàn ngành và cơ quan phòng. - Phụ trách tư tưởng chính trị , công tác tổ chức cán bộ, công tác thanh tra, công tác tài vụ. - Chỉ đạo ban hành các văn bản; ký duyệt các văn bằng cứng chỉ thuộc thẩm quyền; các quyết định của ngành. Chủ trì các phiên họp lãnh đạo, cơ quan phòng, họp hiệu trưởng và các phiên họp giải quyết công việc của ngành  Phó trưởng phòng Trần Văn Viện: - Chỉ đạo chuyên môn THCS, chủ trì, điều hành hoạt động của chuyên viên bộ phận THCS, toàn bộ các hoạt đông chuyên môn trương THCS trong huyện - Chỉ đạo chuyên môn ngành học GDTX, điều hành hoạt động chuyên viên bộ phận GDTX, toàn bộ các hoạt động GDTX, TTHTCĐ trong huyện. - Chỉ đạo công tác tuyển sinh, công tác đào tạo-bồi dưỡng cán bộ; công tác xây dựng CSVC trường THCS toàn huyện, xây dựng trường chuẩn Quốc Gia, thiết bị các trường THCS - Chỉ đạo soạn thảo, ký duyệt và ban hành các văn bản chuyên môn của cấp học THCS, GDTX, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp quy của các văn bản nói trên theo sự phân công của Trưởng phòng. - Chủ trì tổ chức, điều hành hoạt động của phòng, xử lý các công việc, công văn khi trưởng phòng đi vắng, những vấn đề quan trọng, đột xuất phải xin ý kiến trưởng phòng chỉ đạo trước khi giải quyết. - Giúp Trưởng phòng, tổ chức các đoàn thanh tra chuyên đề, toàn diện các xã về công tác GD&ĐT và làm trưởng đoàn theo quyết định của Trưởng phòng  Phó Trưởng Phòng:Trần Trọng An - Chỉ đạo chuyên môn cấp MN, TH; chủ trì điều hành hoạt động của chuyên viên bộ phận MN,TH và toàn bộ các hoạt động chuyên môn trường MN,TH trong huyện - Phụ trách công tác tổng hợp, thi đua toàn ngành - Giúp Trưởng phòng, tổ chức các đoàn thanh tra chuyên đề, toàn diện các xã về công tác GD&ĐT và làm Trưởng đoàn theo quyết định của Trưởng phòng - Chỉ đạo công tác thư viện, thiết bị, CSVC trường MN, tiểu học trong toàn huyện, xây dựng lớp chuẩn, trường chuẩn Quốc Gia Mầm Non, Tiểu học. - Chỉ đạo soạn thảo, ký duyệt và ban hành các văn bản chuyên môn của cấp học MN, TH, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của các căn bản nói trên theo sự phân công của trưởng phòng; gi biên bản các cuộc họp, hội ý của lãnh đạo. - Chủ trì, tổ chức điều hành hoạt động ngoài giờ, hoạt động Đoàn, Đội, văn nghệ TDTT. - Giải quyết các công việc khác theo sự phân công của Trưởng phòng  Đồng Chí Đinh Công Lân: (chuyên viên phụ trách THCS) - Nhóm trưởng bộ phận THCS; phụ trách công tác phổ cập THCS, PCGD TrH; chủ trì, tổ chức bộ phận THCS chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc Gia; - Phụ trách chuyên môn các môn khoa học tự nhiên, chỉ đạo tổ chức chuyen đề các môn khoa học tự nhiên; - Phụ trách quy chế, hồ sơ chuyên môn cửa cấp học THCS; - Nhóm trưởng điều hành các phiên họp của cấp THCS, chủ trì, tổ chức và diều hành các công việc của cấp học khi lãnh đạo phụ trách đi vắng; - Phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi THCS, công tác thi và kiểm tra chất lượng đinh kỳ, xét tốt nghiệp cấp THCS; - Soạn thảo mẫu kế hoạch chuyên môn cho hiệu phó, hưỡng dẫn hiệu phó các trường thực hiện  Đồng chí Đặng Cao Sơn ( chuyên viên phụ trách THCS, hoạt đông ngoài giờ, Đoàn, Đội) - Phụ trách chuyên môn các môn khoa học xã hội, chỉ đạo tổ chức chuuyeen đề các môn khoa học xã hội ; - Tổng hợp báo cáo hàng tháng do các đơn vị nộp về để báo cáo với bộ phận rổng hợp của Phòng và Sở - Chủ trì, phối hợp với các chuyên viên trong bộ phận soạn thảo chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng của cấp học THCS trình lãnh đạo phụ trách; thực hiện công tác bồi dưỡng HSG, thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng; - Phụ trách công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp, TDTT, văn hóa văn nghệ của toàn ngành; - Soạn thảo mẫu kế hoạch chuyên môn cho tổ trưởng, hướng dẫn cho tổ trưởng chuyên môn các trường thực hiện; - Quản lý, cấp phát văn bằng THCS, bổ túc THCS, quản lý học sinh chuyển đến, chuyển đi.  Đồng Chí Phạm Văn Hưng (Chuyên viên phụ trách THCS, kiểm định, dạy nghề.) - Phụ trách công tác hướng nghiệp, học nghề THCS; - Phụ trách công tác kiểm định chất lượng, xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra trên máy tính cầm tay; hướng dẫn các trường THCS đạt Chuẩn Quốc Gia dạy tin học cho học sinh THCS; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo chất lượng của bậc THCS, phối hợp với đồng chí Tuấn chuẩn bị nội dung công tác hàng tháng trình lãnh đạo; - Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, quản lý chuyên môn, quản lý nhà trường; - Cùng với đồng chí Tuấn theo dõi, giúp đỡ các đơn vị xây dựng trường Chuẩn Quốc Gia  Đồng Chí Trần Thi Hương (chuyên viên phụ trách Tiểu học ) - Nhóm trưởng bộ phận Tiểu học; phụ trách các môn khoa học xã hội, chỉ đạo tổ chức chuyên đề, hội thảo các môn kkhoa học xã hội cấp Tiểu học - Phụ trách quy chế, nề nếp chuyên môn cấp Tiểu học - Phụ trách các họat động NGLL cấp Tiểu học - Xây dựng các kế hoạch mẫu, hướng dẫn chỉ đạo cấp học thực hiện. - Phụ trách xây dựng KH chỉ đạo trường chuẩn, lớp chuẩn. - Phụ trách công tác thư viện, thiết bị trường học - Nắm tình hình bậc Tiểu học, điều hành các phiên họp của bậc Tiểu học, sinh hoạt chuyên môn, giao ban hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm. - Cùng với đồng chí Lê Trần Hương tổng hợp tình hình trong tháng xây dựng báo cáo tháng, kỳ, năm trình lãnh đạo xây dựng nội dung kế hoạch công tác tháng, kỳ, năm - Tham gia kiểm tra đơn vị theo kế hoạch của phòng  Đồng Chí Hoàng Văn Huế (chuyên viên phụ trách tiểu học tổng hợp, thi đua) - Phụ trách chuyên môn các môn khoa học tự nhiên, chỉ đạo tổ chức các chuyên đề, hội thảo các môn khoa học tự nhiên. - Phụ trách tổng hợp, thống kê báo cáo, thống kê, báo cáo thi đua toàn ngành. - Phụ trách công tác phổ cập tiểu học, theo dõi học sinh chuyển đi, đến. - Phụ trách hướng dẫn chỉ đạo xây dựng các loại bảng biểu mẫu báo cáo, biên bản kiểm tra chỉ đạo theo dõi xây dựng trường chuẩn, lớp chuẩn. - Nắm tình hình cấp Tiểu học, điều hành sinh hoạt chuyên môn, giao ban hàng tháng, kỳ, năm (khi nhóm trưởng vắng). - Phụ trách công tác kiểm tra khảo sát chất lượng các hội thi cùng với đồng chí Trần Thị Hương - Tham gia kiểm tra các đơn vị theo kế hoạch của phòng.  Đồng Chí Nguyễn Thị Xuân (chuyên viên phụ trách Mầm non) - Nhóm trưởng nhóm mầm non, phụ trách cuyên môn nhà trẻ, mẫu giáo. - Tổng hợp, thống kê, báo cáo tháng, kỳ, năm; trình lãnh đạo và báo cáo Sở GD&ĐT. - Phụ trách các hội thảo, chuyên đề, các hội thi Mầm non - Phụ trách Quy chế chuyên môn Mầm non, phu trách các hoạt động NGLL Mầm non. - Phụ trách hồ sơ, sổ sách, tài liệu đồ dùng đồ chơi, CSVC cấp MN - Xây dựng kế hoạch hướng dẫn các trường XD trường Chuẩn MN. - Xây dựng kế hoạch chuyên môn hàng tháng, kỳ, năm triển khai đến trường MN - Tham gia kiểm tra các đơn vị theo kế hoạch của phòng  Đồng Chí Lê Thành Đạt (Cán bộ tin học) - Phụ trách công nghệ thông tin toàn nghành, hỗ trợ giúp đỡ kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo trì máy in, máy tính, máy Photo và mạng Intrnet cho cơ quan phòng; thẩm định, hướng dẫn sử dụng các phần mềm tin học. - Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị ứng dụng CNTT, khai thác mạng Intrnet vào giảng dạy, quản lý chuyên môn, quản lý nhà trường; - Giảng dạy tin học cho cán bộ, giáo viên toàn ngành theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; - Thực hiện một số nhiệm vụ khác, công việc do lãnh đạo phân công  Đồng Chí Nguyến Mạnh Lâm (chuyên viên phụ trách GDTX, thanh tra). - Phụ trách công tác xóa mù chữ, BTVH Tiểu học và THCS, chuyên đề sau mù chữ, và hoạt đông của các TTHTCĐ toàn huyện. - Trực tiếp làm công tác tuyển sinh các trường ĐH, CĐ,THCN. Giải quyết hồ sơ cho cán bộ giáo viên đi học, bồi dưỡng khi có ý kiến thống nhất của lãnh đạo - Tham mưu, lập kế hoạch theo dõi hoạt động thanh tra toàn ngành, soạn thảo văn bản, quết định giúp trưởng phòng công tác thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện. - Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đề xuất các ý kiến giải quyết của lãnh đạo; phối hợp với các bộ phận chuyên môn, cơ quan chức năng giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân theo sự chỉ đạo của trưởng phòng.  Đồng Chí Trần Anh Tuấn (chuyên viên phụ trách công tác tổ chức). - Phụ trách công tác nhân sự; theo dõi, lưu giữ hồ sơ, tham mưu xây dựng phương án, đề xuất ý kiến về công tác tổ chức cán bộ (đề bạt, bổ nhiệm, điều động, đánh giá cán bộ, sử lý kỷ luật, chế độ chính sách…) - Giúp lãnh đạo phụ trách tập hợp, theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạc của ngành. (cán bộ, giáo viên đi học các lớp nâng cao trình độ trính trị, chuên môn nghiệp vụ, quản lý…) - Theo dõi, hoàn tất thủ tục đề nghị nâng lương định kỳ và nâng lương trước thời hạn để trình trước ban lương của ngành xem xét và trình trước UBND huyện. - Nghiên cứu, phổ biến chính sách, các văn bản pháp luật cho cán bộ giáo viên toàn ngành làm các thủ tục giải quyết chế độ cho cán bộ, giáo viên nghỉ hưu, nghỉ chế độ bảo hiểm.  Đồng chí Phạm thị Dung ( bộ phận kế toán). - Tham mưu với trưởng phòng về lĩnh vực tài chính, kế toán. - Mở tài khoản, lập sổ theo dõi, cập nhật các nguồn ngân sách cấp nguồn dự án đầu tư, nguồn thu theo quy định đảm bảo theo đúng hướng dẫn của luật ngân sách. - Hướng dẫn cán bộ chuyên viên lập chứng từ thanh quyết toán; báo cáo hàng quý, năm trình Trưởng phòng ký duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp pháp, hợp lệ theo nguyên tắc tài chính. - Hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra các đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ thu, chi tài chính theo đúng quy định và theo sự chỉ đạo của Truqoqngr Phòng ( chủ tài khoản )  Đồng Chí Quách Thị Dung (cán bộ phụ trách thư viện – thiết bị, thủ quỹ ). - Làm thủ quỹ của phòng GD&ĐT, phối hợp với đồng chí Phạm Thị Dung quản lý, thực hiện tốt công tác kế toán- tài vụ. - Phụ trách công tác thư viện, thiết bị trường học cùng với đồng chí? Lập kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị xâ dựng thư viện tiên tiến, tiên tiến xuất sắc . Xây dựng quản lý, sử dung trang thiết bị phục vụ cho dạy và học - Liên hệ, cung ứng sách, tài liệu chuyên môn, thiết bi dạy học cho toàn ngành. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác, công việc do lãnh đạo phân công.  Đồng Chí Trương Văn Bắc (cán bộ hành chính- văn thư lưu trữ). - Tiếp nhận các loại công văn, thư tín, điện tín, điện báo, báo chí vào sổ, chuyển cho Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng được ủy quyền sử lý. - Nhận công văn giấy tờ đã được lãnh đạo cho ý kiến sử lý, phô tô và chuyển cho các bộ phận chuyên môn, các đơn vị giải quyết. - Soạn thảo công văn, văn bản gửi đi theo sự chỉ đạo của trưởng phòng, in ấn, phát hành công văn đi. - Lưu trữ các văn bản đi, đến theo đúng quy định của công tác văn thư - Cùng với đồng chí Phạm Thị Hương làm thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên toàn ngành. - Kiểm tra CSVC của cơ quan phòng, chuẩn bị mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các bộ phận cơ quan phòng theo đề nghị của chuyên viên sau khi đã báo cáo và được Trưởng phòng đồng ý. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác, nhiệm vụ do lãnh đạo phân công 5. Những kết quả đạt được trong năm học 2010-2011: Trong học kỳ I, phòng đã chỉ đạo và đạt được những thành tích sau: 5.1 Thực hiện kế hoạch phát triển, phổ cập a. Kế hoạch phát triển * Tiếp tục phát triển quy mô ở tất cả các loại hình trường, lớp. Tính đến tháng 5/2010, toàn huyện có 81 cơ sở giáo dục, 909 lớp với 26981 học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở cụ thể: Bậc học Mầm non Trong đó: Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học THCS Cộng Trường 27 27 27 81 Lớp 281 91 190 384 244 909 Thực hiện Đầu năm Số HS 6061 1637 4424 10367 8628 25056 Lớp 281 91 190 384 244 909 Tính đến T5 /2010 Số HS 8019 2585 5434 10358 8604 26981 - Số nhà trẻ, mẫu giáo có tổ chức nuôi là 229 lớp với 7169 trẻ được nuôi đạt 89,4%. 5.2. Về chất lượng giáo dục mũi nhọn - Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp tiểu học; thi cầu lông cán bộ, giáo viên trong ngành; thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay; thi học sinh giỏi lớp 9, lớp 6,7,8; khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 5, lớp 3,4; thi giải toán qua mạng Internet; giao lưu Violympic tiếng Anh; thi thể dục thể thao học sinh THCS; phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức thi tin học trẻ. Kết quả toàn ngành đã tổ chức cho 2135 lượt cá nhân tham gia dự thi các kì thi cấp huyện, trong đó xét giải được 1102 giải đạt 51,6%, trong đó có 124 giải Nhất, 216 giải Nhì, 304 giải Ba và 458 giải Khuyến khích. - Tham gia Hội thi Giáo viên Giỏi Tiểu học tỉnh Ninh Bình lần thứ VII; thi học sinh Giỏi lớp 9; thi thể dục thể thao học sinh THCS; giao lưu học sinh Giỏi lớp 5; giao lưu Violympic Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Kết quả toàn huyện có 254 cá nhân tham gia dự thi các kì thi cấp tỉnh, có 197 cá nhân đạt giải đạt 77,6% số cá nhân dự thi, trong đó có 14 giải Nhất, 47 giải Nhì, 59 giải Ba và 77 giải Khuyến khích. c. Giáo dục thể chất, thẩm mĩ và phòng chống tệ nạn xã hội, hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Hoạt động Đội thiếu niên tiền phong trong nhà trường được duy trì đều đặn. - Phong trào rèn luyện thân thể được duy trì, củng cố và phát triển. Mạng lưới y tế học đường được duy trì và củng cố. - Tham gia tích cực vào việc thực hiện luật giao thông nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. - Công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội được ngành quan tâm chỉ đạo và nhận được sự phối hợp tích cực của các ngành chức năng và sự đồng thuận của xã hội. d. Công tác giáo dục thường xuyên - Tiếp tục triển khai thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng. Huy động số học viên tham gia bổ túc THCS năm 2009 – 2010 là 232 học viên. Kết quả xếp loại cuối năm đạt 100% hạnh kiểm loại Khá và 100% học lực Trung bình. - Tham gia tập huấn bổ túc THCS, tiểu học do Sở tổ chức; tập huấn cho giám đốc trung tâm học tập cộng đồng. Huy động cán bộ giáo viên của các trường Tiểu học, THCS tham gia điều tra trình độ dân trí trong địa bàn toàn huyện. 5.3. Xây dựng các điều kiện cho dạy và học a. Xây dựng đội ngũ Chia ra Tổng số Tổng số CBQL, GV, NV Trong đó CBQL Giáo viên Nhân viên (cô nuôi) 1888 201 1522 165 Mầm non Tiểu học THCS 558 68 490 680 76 541 63 650 57 491 102 - Toàn ngành hiện có 73 chi bộ Đảng với 1012 đảng viên (chiếm tỉ lệ 53,6%). - Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo. Tính đến thời điểm 30/5/2010 toàn ngành có 98,7% tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ Giáo viên trên chuẩn là 53,3%. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường; tiếp tục mở các lớp ngoại ngữ chứng chỉ A cho cán bộ, giáo viên. - Toàn ngành đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách như nâng lương đúng và trước kì hạn, nghỉ dưỡng sức, nghỉ ốm, thai sản, nghỉ hưu đúng kì hạn và nghỉ hưu trước tuổi. b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và trường chuẩn Quốc gia Tổng số phòng học và phòng chức năng (tháng 5/2010). Phòng học Kiên cố Cấp 4 TS % TS % 212 55.9 167 44.1 466 76.1 146 23.9 562 88.2 75 11.8 1240 76.2 388 23.8 môn cũng đã và đang là sự quan tâm và đầu tư của Tổng số Mầm non 379 Tiểu học 612 THCS 637 Cộng 1628 - Các phòng bộ ngành, đã có 11 trường THCS có đủ phòng bộ môn Lý, Hoá, Sinh; 1 trường tiểu học có đủ các phòng học bộ môn Âm nhạc, Mĩ thuật. * Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm. Đến tháng 5/2010, toàn huyện có 48 trường đạt chuẩn Quốc gia. - Mầm non: 11 trường, đạt: 40,7% - Tiểu học: 26 trường, đạt: 96,3% Trong đó có 01 trường đạt chuẩn mức độ 2. - THCS: 11 trường, đạt: 40,7% Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường tiếp tục tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đặc biệt là những trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn trong năm. c. Công tác tài chính - kế hoạch - Đảm bảo việc thu chi theo luật ngân sách Nhà nước. - Giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách hiện hành đối với cán bộ, giáo viên và các nhà trường. - Tham mưu với UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí cho các trường xây dựng chuẩn Quốc gia từ nguồn chi khác của ngành. - Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; dự báo quy mô phát triển ngành học trong những năm tới; tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện về kế hoạch phát triển giáo dục trong 5 năm tới. Chỉ đạo các trường học làm tốt công tác lập và thực hiện kế hoạch. 5.4. Công tác quản lí, chỉ đạo - Tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND tiếp tục thực hiện chương trình hành động về GD&ĐT, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. - Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn; phối hợp với hội khuyến học huyện, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. - Công tác chỉ đạo tiếp tục được đổi mới mang tính hiệu quả. Công tác xây dựng kế hoạch được coi trọng, thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo theo kế hoạch và bằng kế hoạch. Tổ chức duyệt kế hoạch năm học cho 100% các trường; chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị đổi mới công tác xây dựng kế hoạch năm học, đảm bảo chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị. - Chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng nền nếp, kỉ cương trường học, xây dựng quy chế làm việc và tổ chức thực hiện nghiêm túc theo quy chế của nhà trường; thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục được ban hành kịp thời, đúng thẩm quyền và đúng chức năng. Việc tổ chức thực hiện ở cơ sở nhìn chung là nghiêm túc. - Tổ chức khảo sát chất lượng định kì tiếp tục được đổi mới ở tất cả các khâu từ ra đề, coi, chấm. - Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng. Không có tình trạng vi phạm quy chế chuyên môn, chế độ làm việc, vi phạm việc thực hiện chương trình cũng như các chính sách khác. Công tác thi đua, khen thưởng: Công tác thi đua tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" trong các nhà trường, Phòng giáo dục đã tổ chức Hội nghị xây dựng đề án đánh giá, xếp loại thi đua trong năm học; tổng hợp đăng kí thi đua năm học; lập hồ sơ đề nghị xét tặng kỉ niệm chương cho 32 cá nhân đang công tác hoặc đã nghỉ hưu. Tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng, tham mưu với UNBD huyện khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong các kì thi cấp tỉnh. 5.5. Kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Phòng Giáo dục đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động với các nhà trường; chỉ đạo các đơn vị tổ chức cho giáo viên, học sinh ký cam kết thực hiện. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thông qua đề án đánh giá, xếp loại thi đua cho các tập thể và cá nhân trong năm học 2008-2009 và các năm tiếp theo. Chỉ đạo các nhà trường đăng kí thi đua năm học 2008 – 2009, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng. PHẦN II: CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Danh mục các nội dung thực tập - Soạn thảo các bản báo cáo: báo cáo sơ kết kết quả thực hiện nhiệm vụ học kì I năm học 2010 – 2011, báo cáo tháng 12. - Soạn thảo các văn bản do Trưởng phòng (hoặc Phó Trưởng phòng kí khi được ủy nhiệm): công văn hướng dẫn nộp báo cáo thống kê EMIS giữa năm học 2010-2011, công văn hướng dẫn nghỉ Tết Nhâm Thìn, công văn hướng dẫn thực hiện phòng chống rét, Giấy triệu tập, Giấy mời.). - Xây dựng kế hoạch công tác (tháng 1/2012). - Thống kê giáo dục. - Tập hợp đăng ký sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012. - Vào sổ và lưu trữ văn bản đến và đi của Phòng GD&ĐT Nho Quan - Chuẩn bị hội họp. - Nhận và vào khung bằng khen các tập thể lao động xuất sắc. 2. Cơ sở lý luận về các nội dung thực tập 2.1. Soạn thảo các loại báo cáo. Báo cáo là một hoạt động thực hiện nhiệm vụ: “ Thường xuyên giữ mối quan hệ với Sở GD & ĐT, các phòng ban và các đoàn thể của huyện, các xã, thị trấn, các trường học, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện để nắm tình hình và thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo theo quy định” được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng GD&ĐT Nho Quan do UBND huyện Nho Quan phê duyệt ngày 4/10/2010. Báo cáo là một hình thức tự phân tích đánh giá những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế, thiếu xót để phát huy những mặt đã làm tốt, nhận biết và khắc phục những mặt còn hạn chế, từ đó làm cho chất lượng hoạt động của cơ quan tổ chức ngày càng được nâng cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được đề ra. Báo cáo được một cơ quan, tổ chức xây dựng và đối tượng nhận thông tin báo cáo là các cấp trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức đó. Đó là sự phản hồi thông tin quản lý từ đối tượng quản lý tới cơ quan quản lý giúp cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình thực hiện nhiệm vụ, những khó khăn trở ngại mà họ gặp phải một cách thường xuyên, liên tục để từ đó có phương hướng quản lý và tìm các biện pháp hỗ trợ đơn vị đó một cách kịp thời giúp đối tượng quản lý thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Các bản báo cáo của Phòng GD&ĐT Nho Quan được xây dựng theo quy trình: - Bước 1: Các trường thuộc phạm vi quản lý của phòng GD&ĐT viết báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của trường mình để báo cáo tới Phòng. - Bước 2: Các bộ phận Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở tiếp nhận các bản báo cáo của các trường ở bậc học mà mình phụ trách để tổng hợp và nắm bắt tình hình. - Bước 3: Bộ phận Tổng hợp tổng hợp tình hình chung ở ba bậc học đó và viết báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của cả bộ máy giáo dục do Phòng quản lý để báo cáo lên cơ quan quản lý trực tiếp là Ủy ban nhân dân Huyện Nho Quan và Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình. Qua hoạt động thực hiện báo cáo Phòng GD&ĐT Nho Quan vừa nắm bắt một cách thường xuyên tình hình thực hiện nhiệm vụ của các trường do mình quản lý, có phương hướng quản lý, điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời trong thời gian tiếp theo nhằm giúp họ hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời giúp các cơ quan quản lý trực tiếp của Phòng là Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan và Sở GD&ĐT Nho Quan nắm bắt được tình hình hoạt động của bộ máy giáo dục huyện, kịp thời đưa ra các chỉ đạo về chuyên môn và đầu tư ngân sách hoạt động cho bộ máy giáo dục huyện. Như vậy, thông tin phản hồi là chức năng chủ yếu của các bản báo cáo. 2.2. Xây dựng kế hoạch công tác Là hoạt động thực hiện nhiệm vụ chung của Phòng GD&ĐT Nho Quan là: “Xây dựng, trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch (dài hạn, hàng năm) về sự nghiệp giáo dục của huyện và tổ chức, chỉ đạo thực hiện sau khi được phê duyệt” và nhiệm vụ của bộ phận Tổng hợp là: “ Hướng dẫn các trường,các xã, các thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của huyện” quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của phòng GD&ĐT Nho Quan ban hành ngày 4/10/2010. Xây dựng kế hoạch công tác có vai trò hết sức quan trọng: là bước khởi đầu cho một quá trình quản lý; định hướng cho toàn bộ hoạt động của cả bộ máy giáo dục, là căn cứ để huy động tối đa mọi nguồn lực cho việc thực hiện thực hiện mục tiêu mà các bản kế hoạch đề ra. Các bản kế hoạch có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động của hệ thống quản lý mà còn là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị, cá nhân. Các bản kế hoạch công tác do Phòng GD&ĐT Nho Quan xây dựng là những văn bản chỉ đạo hoạt động chung của toàn bộ máy giáo dục huyện, là căn cứ để các trường và các bộ phận của Phòng tổ chức hoạt động, đồng thời là căn cứ để thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở kế hoạch đã đề ra của Phòng đối với các nhà trường, với các bộ phận phụ trách và của UBND huyện, Sở GD&ĐT Ninh Bình đối với tình tình thực hiện nhiệm vụ của Phòng. 2.3. Soạn thảo các loại văn bản do Trưởng phòng GD&ĐT Nho Quan (hoặc Phó Trưởng Phòng khi được ủy nhiệm) kí Là hoạt động thực hiện chức năng là người giúp việc trực tiếp cho Trưởng phòng GD&ĐT Nho Quan. Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Văn bản quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của văn bản quản lý nhà nước, bao gồm những văn bản của các cơ quan nhà nước (mà chủ yếu là của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước) dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành. Vai trò của các văn bản trong hoạt động quản lý nhà nước: -Văn bản quản lý nhà nước đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước. -Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý. -Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý. -Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật. Trong quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, các quyết định quản lý được biểu hiện dưới dạng các văn bản quản lý hành chính nhà nước là một công cụ quản lý quan trọng, không thể thiếu để truyển tải những thông tin, quyết định quản lý tới đối tượng quản lý; giúp cơ quan quản lý tổ chức, điều hành, phối hợp hoạt động chung của cả bộ máy giáo dục, là căn cứ thực hiện nhiệm vụ đối với đối tượng quản lý. Đồng thời, các văn bản cũng là căn cứ pháp lý đảm bảo tính hiệu lực và là căn cứ để kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân có liên quan. 2.4. Thống kê giáo dục Hoạt động thống kê giáo dục thực hiện nhiệm vụ: “Thực hiện công tác thống kê theo quy định” được quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của phòng GD&ĐT đối với bộ phận Tổng hợp. Hoạt động thống kê có thể được hiểu là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê giáo dục là: hoạt động thu thập, xử lý, phân tích các con số, mặt lượng các hiện thượng trong giáo dục. Các phần mềm hỗ trợ công tác thống kê giáo dục được sử dụng trong bộ máy giáo dục nước ta là EMIS, V-MIS, PEMIS,… Vai trò của hoạt động thống kê đối với hoạt động quản lý của phòng GD&ĐT Nho Quan: - Kết quả của hoạt động thống kê phản ánh các thông tin về mọi mặt tình hình hoạt động của bộ máy giáo dục: số lượng học sinh, giáo viên; kết quả rèn luyện đạo đức và học tâp của học sinh; chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; tình hình cơ sở vật chất;…. - Các số liệu thống kê là cơ sở đánh giá thực trạng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhà trường và của cả bộ máy giáo dục huyện từ đó giúp lãnh đạo các trường và phòng GD&ĐT Nho Quan nắm bắt được tình hình thực hiện các nhiệm vụ đề ra để từ đó có phương hướng và ra các quyết định quản lý chỉ đạo kịp thời và hiệu quả trong thời gian tiếp theo. - Kết quả của thống kê là cơ sở cho các bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của bộ máy giáo dục huyện lên các cấp chỉ đạo trực tiếp là UBND huyện Nho Quan để có phương hướng chỉ đạo và đầu tư kinh phí, Sở GD&ĐT Ninh Bình để xin ý kiến chỉ đạo về chuyên môn. 2.5. Chuẩn bị hội họp Hoạt động này của cán bộ Tổng hợp thực hiện chức năng là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Trưởng phòng. Hội họp là hình thức hoạt động của cơ quan hoặc tiếp xúc có tổ chức và mục tiêu của một tập thể nhằm giải quyết một vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc thảo luận các ý kiến để tư vấn, kiến nghị. Việc tổ chức hội họp có ý nghĩa thiết thực trên các phương diện sau: - Tạo ra sự phối hợp hành động trong công việc, nâng cao tinh thần tập thể và tạo ra năng xuất lao động cao. - Phát huy sự tham gia rộng rãi vào các công việc của cơ quan, đơn vị. - Khai thác trí tuệ tập thể, tạo cơ hội cho mọi người đóng góp những ý kiến sáng tạo của bản thân để xây dựng tổ chức vững mạnh. - Phổ biến những tư tưởng, quan điểm mới, bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn; uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Nếu tổ chức tốt, trong nhiều trường hợp cũng có thể đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể. Có thể phân loại hội họp theo các căn cứ sau: Căn cứ vào quy trình lãnh đạo, quản lý: - Hội họp bàn bạc, ra quyết định. - Hội họp phổ biến, triển khai. - Hội họp đôn đốc, kiểm tra. - Hội họp sơ kết, tổng kết. Căn cứ vào mục đích, tính chất của hội họp: - Hội họp trao đổi thông tin - Hội họp triển khai công việc. - Hội họp mở rộng dân chủ. - Hội họp giải quyết vấn đề. Căn cứ vào hình thức hội họp: - Hội họp chính thức - Hội họp không chính thức. Bất kì hoạt động nào của con người đều cần có sự chuẩn bị trước từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Hoạt động hội họp là hoạt động mang tính tổ chức và đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo bao gồm các khâu: a) Xác định mục đích, tính chất và nội dung cuộc họp. b) Quy định thành phần họp. c) Xác định thời gian họp. d) Lựa chọn và trang trí phòng họp. e) Chuẩn bị các phương tiện làm việc f) Làm và kịp thời gửi giấy mời. g) Chuẩn bị việc ghi biên bản Hoạt động chuẩn bị cho một cuộc họp của cán bộ Tổng hợp tại Phòng GD&ĐT Nho Quan bao gồm: - Lựa chọn và trang trí phòng họp, - Chuẩn bị các phương tiện làm việc, - Soạn thảo và kịp thời gửi giấy mời, - Chuẩn bị ghi biên bản. 2.6. Vào sổ và lưu trữ văn bản Đây là khâu cuối cùng trong một quy trình ban hành một văn bản quản lí hành chính nhà nước. Khâu vào sổ có tác dụng tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm và sử dụng những văn bản đi và đến của một cơ quan. Khâu lưu trữ văn bản nhằm quản lí, duy trì, sử dụng tốt các văn bản có liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và là phương tiện đánh giá quá trình hoạt động của một cá nhân và của cả cơ quan, tổ chức đó. 2.7. Tập hợp đăng ký sáng kiến kinh nghiệm Là hoạt động thực hiện nhiệm vụ: “Làm thường trực thi đua” quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng GD&ĐT Nho Quan. Sáng kiến kinh nghiệm là những giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề cụ thể trong quản lí và dạy học ở các nhà trường. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: - Viết sáng kiến kinh nghiệm là một hình thức thi đua trong việc cải tiến, không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp quản lí, dạy học của cán bộ, giáo viên các trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. - Các Sáng kiến kinh nghiệm được đúc rút và phổ biến rộng rãi trong toàn ngành giáo dục huyện có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục chung trong toàn bộ máy giáo dục huyện. - Các sáng kiến kinh nghiệm còn là cơ sở để xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng. Một bản Sáng kiến kinh nghiệm có cấu trúc gồm ba phần chính: - Phần I: Đặt vấn đề: lí do chọn đề tài, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề. - Phần II: Nội dung giải quyết vấn đề: nêu ra thực trạng của vấn đề, kinh nghiệm, giải pháp đã được đúc rút trong thực tế quản lí và dạy học (có số liệu minh chứng cụ thể). - Phần III: Kết luận, kiến nghị: kết quả đạt được trong việc áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm đó trong thực tiễn, bài học rút ra và các kiến ngị đề xuất các cấp quản lí. 3. Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập tại bộ phận Tổng hợp Trong thời gian thực tập tại phòng GD&ĐT Nho Quan, được tìm hiểu và nhận được sự hướng dẫn của cán bộ Tổng hợp - thầy Nguyễn Vũ Tài, em đã trực tiếp tham gia thực hiện một số công việc hết sức thiết thực của một chuyên viên giáo dục. Đó là những công việc hết sức phổ biến của một nhân viên văn phòng như: - Soạn thảo các bản báo cáo, - Xây dựng kế hoạch công tác, - Soạn thảo các loại văn bản quản lý hành chính nhà nước, - Thống kê giáo dục, - Chuẩn bị hội họp, - Vào sổ và lưu trữ văn bản, - Tập hợp đăng ký sáng kiến kinh nghiệm. Mỗi công việc đều có những đặc trưng, cách làm riêng đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng cụ thể: 3.1. Đối với hoạt động soạn thảo các bản báo cáo Báo cáo giáo dục có nhiều loại như báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo sơ kết học kỳ I, báo cáo tổng kết năm học,…. Báo cáo tháng được soạn thảo từ ngày Báo cáo quý được soạn thảo từ ngày ….của tháng cuối quý Báo cáo sơ kết học kỳ I được soạn thảo từ ngày 22/12 hàng năm. Báo cáo tổng kết năm học được soạn thảo từ ngày ….. Cách thức xây dựng báo cáo là bằng Word Office. Các bước xây dựng báo cáo: - Bước 1: Nghe cán bộ Tổng hợp giới thiệu về báo cáo: các loại báo cáo, thời gian xây dựng báo cáo, nghe hướng dẫn cách thức thực hiện, các điểm cần chú ý khi xây dựng báo cáo. - Bước 2: Tìm hiểu bố cục, nội dung các bản báo cáo do cán bộ Tổng hợp cung cấp. - Bước 3: Xây dựng khung báo cáo dựa vào báo cáo tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010. - Bước 4: Phân tích và lấy số liệu từ các bản báo cáo của các bộ phận Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. - Bước 5: Lắp ghép các số liệu có được từ các bản báo cáo của các bộ phận trên vào khung báo cáo dựa trên các nội dung lớn và nội dung cụ thể trong khung báo cáo. - Bước 6: Nghe cán bộ Tổng hợp hướng dẫn, chỉnh sửa các nội dung chưa hợp lý, chưa chính xác để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. - Bước 7: Hoàn thiện báo cáo, kiểm tra các lỗi khi soạn thảo báo cáo. - Bước 8: Nghe cán bộ Tổng hợp nhận xét về báo cáo đã soạn thảo. Để xây dựng được báo cáo đòi hỏi các kiến thức, kỹ năng sau: - Kỹ năng soạn thảo văn bản trên Word office. - Kiến thức bộ môn Kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản: về thể thức văn bản. - Kiến thức bộ môn hành chính văn phòng: về quy trình các bước xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước. - Quy định về thể thức văn bản tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLTBNV-VPCP ban hành ngày 06/5/2005 của bộ Nội vụ và văn phòng chính phủ hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước. 3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động Kế hoạch hoạt động là bảng dự kiến những công việc cụ thể, đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện và thời gian thực hiện các công việc đó. Kế hoạch hoạt động của Phòng GD&ĐT Nho Quan được xây dựng dựa trên sự chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT về kế hoạch hoạt động chung và căn cứ vào tình hình cụ thể của bộ máy giáo dục huyện. Đó không chỉ là kế hoạch hoạt động cho từng bộ phận cụ thể của Phòng mà còn là kế hoạch hoạt động chung của cả bộ máy giáo dục huyện, là căn cứ để các trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của đơn vị mình. Cách thức xây dựng kế hoạch: bằng Word office. Các bước sinh viên xây dựng bản kế hoạch hoạt động tháng: - Bước 1: Tìm hiểu các bản Kế hoạch công tác tháng được xây dựng trong thời gian trước - Bước 2: Nghe cán bộ Tổng hợp giới thiệu về kế hoạch hoạt động: các loại kế hoạch hoạt động, thời gian xây dựng kế hoạch, nghe hướng dẫn cách thức thực hiện, các điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch. - Bước 3: Xây dựng khung bảng kế hoạch hoạt động tháng. - Bước 4: Vào khung kế hoạch các hoạt động cụ thể của các bộ phận trong phòng GD&ĐT Nho Quan dựa trên việc tổng hợp dữ liệu từ các bản kế hoạch hoạt động của từng bộ phận đó. - Bước 5: Hoàn chỉnh, kiểm tra lại kế hoạch. - Bước 6: Cán bộ Tổng hợp phân tích quá trình xây dựng kế hoạch của sinh viên, các thao tác làm tốt và chưa tốt, các điểm cần hoàn thiện thêm. - Bước 7: Hoàn thiện lần cuối kế hoạch. - Bước 8: Cán bộ Tổng hợp nhận xét kế hoạch công tác tháng do sinh viên soạn thảo. Để xây dựng được kế hoạch hoạt động đòi hỏi các kiến thức, kỹ năng sau: - Kỹ năng soạn thảo văn bản trên Word office - Kiến thức bộ môn Kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản: về thể thức văn bản. - Kiến thức bộ môn hành chính văn phòng: về quy trình các bước xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước. - Quy định về thể thức văn bản tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLTBNV-VPCP ban hành ngày 06/5/2005 của bộ Nội vụ và văn phòng chính phủ hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước. 3.3. Soạn thảo các văn bản khác Các loại văn bản khác do bộ phận Tổng hợp soạn thảo bao gồm: Công văn, Giấy mời, Giấy triệu tập, Tờ trình, Bản cam kết,… Cách thức soạn thảo văn bản bằng Word office Các bước xây dựng văn bản do sinh viên thực hiện: - Bước 1: Nghe cán bộ Tổng hợp giới thiệu về các loại văn bản, thời gian soạn thảo, cách thức soạn thảo. - Bước 2: Soạn thảo văn bản - Bước 3: Cán bộ Tổng hợp phân tích và hướng dẫn cách sửa các lỗi sai, các điểm cần hoàn thiện. - Bước 4: Hoàn thiện văn bản Để xây dựng được các văn bản đòi hỏi sinh viên phải có các kiến thức, kỹ năng sau: - Kỹ năng soạn thảo văn bản trên Word office - Kiến thức bộ môn Kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản: về thể thức văn bản. - Kiến thức bộ môn hành chính văn phòng: về quy trình các bước xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước. - Quy định về thể thức văn bản tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLTBNV-VPCP ban hành ngày 06/5/2005 của bộ Nội vụ và văn phòng chính phủ hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước. 3.4. Thống kê giáo dục Công việc này được thực hiện vào đầu năm, giữa năm và cuối các năm học. Cách thức thực hiện: bằng phần mềm thống kê giáo dục EMIS. Các bước thực hiện thống kế do sinh viên thực hiện: - Bước 1: Nhận và lưu các báo cáo thống kê EMIS từ các trường. - Bước 2: Quan sát cán bộ Tổng hợp thực hiện thống kê bằng phần mềm thống kê EMIS. - Bước 3: Nghe cán bộ Tổng hợp hướng dẫn cách thức thực hiện thống kê bằng phần mềm thống kê giáo dục EMIS. - Bước 4: Kiểm tra mã trường, mã năm học, định dạng các trường, các số liệu trong các bản thống kê của các trường. - Bước 5: Cho các bản thống kê của tất cả các trường xử lý qua phần mềm EMIS. - Bước 6: Nghe cán bộ Tổng hợp hướng dẫn cách kiểm tra kết quả đã được tổng hợp qua phần mềm EMIS. - Bước 7: Kiểm tra số liệu đã được tổng hợp. Để thực hiện được công việc này đòi hỏi sinh viên phải có các kiến thức, kỹ năng sau: - Kiến thức bộ môn Thống kê giáo dục. - Kỹ năng sử dụng phần mềm thống kê EMIS. - Kỹ năng xử lý số liệu trên Exel. 3.5. Chuẩn bị hội họp Phòng GD&ĐT Nho Quan thường xuyên diễn ra các cuộc họp với nhiều nội dung và mục đích khác nhau. Trong đó có các cuộc họp diễn ra định kì như cuộc họp cơ quan đầu tháng, cuộc họp giao ban đầu tháng với Hiệu trưởng các trường, họp chi bộ Đảng…; các cuộc họp diễn ra không định kỳ như các cuộc hội thảo tập huấn,…. Các bước sinh viên tham gia chuẩn bị cho cuộc họp theo các công việc thuộc nhiệm vụ của cán bộ Tổng hợp: - Bước 1: Soạn thảo và gửi kịp thời Giấy triệu tập hoặc Giấy mời (theo quy trình như đã nêu ở phần soạn thảo các văn bản); nếu là cuộc họp cơ quan thì thông báo cho các cán bộ trong Phòng. - Bước 2: Chuẩn bị băng rôn, quốc kì, khẩu hiệu (tùy theo yêu cầu của các cuộc họp) - Bước 3: Quét dọn phòng họp, sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị loa đài, ánh sáng và các phương tiện cần thiết khác của phòng họp. - Bước 4: Chuẩn bị sổ ghi biên bản cuộc họp. Công việc này đòi hỏi các kiến thức, kĩ năng sau: - Kiến thức bộ môn Hành chính văn phòng phần nội dung tổ chức hội họp. - Kĩ năng soạn thảo văn bản bằng phần mềm Word. 3.6. Vào sổ và lưu trữ văn bản Trình tự các bước sinh viên thực hiện: - Bước 1: Nghe cán bộ Tổng hợp hướng dẫn cách thức thực hiện. - Bước 2: Sắp xếp các văn bản theo trình tự thời gian. - Bước 3: Vào sổ. - Bước 4: Cán bộ Tổng hợp kiểm tra kết quả. Các kiến thức, kỹ năng đòi hỏi đối với công việc này: - Kiến thức bộ môn Hành chính văn phòng phần nội dung lưu trữ văn bản. 3.7. Tập hợp đăng kí sáng kiến kinh nghiệm Cách thức thực hiện: lập bảng tập hợp danh sách đăng kí sáng kiến kinh nghiệm trên Exel. Từ các bảng danh sách đăng kí sáng kiến kinh nghiệm của các trường tập hợp thành một bảng danh sách đăng kí sáng kiến kinh nghiệm của tất cả các giáo viên trong bộ máy giáo dục huyện. Các bước cụ thể: - Bước 1: Nghe cán bộ Tổng hợp hướng dẫn cách thức thực hiện, các điểm cần chú ý khi xây dựng bảng tập hợp các Sáng kiến kinh nghiệm. - Bước 2: Nhận danh sách các Sáng kiến kinh nghiệm của các trường qua Email. - Bước 3: Lập các thư mục theo bậc học trên Excel bao gồm: Mầm non, Tiểu học, THCS - Bước 4: Nhập danh sách các Sáng kiến kinh nghiệm vào các thư mục phù hợp. Dữ liệu lấy ở các bản danh sách đăng ký Sáng kiến kinh nghiệm của các trường. Các kiến thức, kĩ năng cần thiết khi thực hiện công việc: kĩ năng sử dụng Exel. 4. Những điểm mạnh, điểm còn hạn chế của bản thân trong quá trình thực tập: 4.1. Những điểm mạnh: - Căn cứ vào kế hoạch thực tập của Khoa Quản lý và kế hoạch hoạt động chung của Phòng GD&ĐT. Biết thực hiện chức năng kế hoạch, để cụ thể hóa thành kế hoạch thực tập cá nhân cho khoa học, phù hợp với tình hình chung và đạt được hiệu quả công việc một cách cao nhất. - Chấp hành theo đúng sự phân công nhiệm vụ, vị trí công tác do Trưởng phòng và chuyên viên Nguyễn Vũ Tài giao, linh hoạt giải quyết các công việc với những phương án tối ưu. - Sử dụng đan xen, phối hợp nhiều phương pháp, chức năng quản lý trong quá trình thực tập để đạt hiệu quả công việc cao. - Làm việc có tinh thần trách nhiệm, cẩn trọng trong từng công việc. - Có kiến thức và kỹ năng trong công tác quản lý. - Có kiến thức về công nghệ thông tin và ứng dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc thu thập, xử lý, thống kê các số liệu. - Là người thân thiện, cởi mở, tạo được các mối quan hệ tốt với mọi người đây là điều kiện để học hỏi, tìm tòi những kiến thức và kinh nghiệm mới nhằm bổ sung và hoàn thiện thêm kỹ năng quản lý. Đồng thời, giúp em định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. 4.2. Những điểm còn hạn chế: Nho Quan là một Huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong nhiều mặt, nhất là về kinh tế, nên việc đầu tư về cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhỏ giọt, chưa có sự đồng bộ. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý các công việc của em còn gặp nhiều khó khăn. Vị trí địa lý của Huyện chủ yếu là đồi núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông hiểm trở, nên việc đi lại trong quá trình thực tập để thu thập thông tin từ các trường không được thuận lợi. Kiến thức còn nặng về lý luận nên trong thực tiễn làm việc còn nhiều bỡ ngỡ và chưa linh hoạt trong xử lý các tình huống đột xuất. Thiếu kinh nghiệm trong các kỹ năng: giải quyết vấn đề - xử lý tình huống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý sự thay đổi và kỹ năng lãnh đạo. 5. Bài học kinh nghiệm. Qua 2 tháng thực tập, được quan sát, tiếp xúc và tham gia thực hiện các công việc với vai trò của một chuyên viên, em đã thông tỏ nhiều vấn đề, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và rút ra được những bài học bổ ích cho mình, cụ thể : - Khi thực hiện một công việc hay kế hoạch nào đó cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. - Luôn xây dựng hệ thống tiếp nhận thông tin theo nhiều chiều để thu được các thông tin một cách chính xác, khách quan. - Phải nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục. - Gần gũi, quan tâm đến các thành viên trong cơ quan để tạo lập, củng cố được các mối quan hệ tốt đẹp, là cơ sở để xây dựng tương lai. - Luôn cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức để không lạc hậu với sự đổi mới về các công tác quản lý giáo dục. - Luôn học hỏi, tiếp thu, mở rộng thêm vốn kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau để có tư duy một cách khoa học. - Trau dồi, phát huy kĩ năng làm việc nhóm để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các công việc. - Cần hoàn thiện thêm các kỹ năng như: kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng thuyết trình - nói trước đám đông, kỹ năng quản lý sự thay đổi. - Nâng cao ý thức nghề nghiệp hiện tại và trong tương lai. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan, được sự hướng dẫn của cán bộ Tổng hợp – chuyên viên Nguyễn Vũ Tài đã giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn về công việc của một chuyên viên tại một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tích lũy cho bản thân những kiến thức, kĩ năng hết sức thiết thực làm hành trang cho công việc trong tương lai. Hai tháng tuy là khoảng thời gian không nhiều để em có thể quan sát, thực hiện và học hỏi hết tất cả những công việc của một chuyên viên Phòng GD-ĐT. Nhưng với tất cả những hoạt động trên chúng ta đều nhận ra một điều: quản lý giáo dục là một nghề, người quản lý phải vừa là nhà chuyên môn, vừa là nhà tâm lý xã hội, vừa là nhà giáo dục. Do đó, người quản lý phải không ngừng học tập và rèn luyện nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng giáo dục. Với việc được trang bị những kiến thức chuyên môn về QLGD và sự cố gắng của bản thân Em tin tưởng rằng những sinh viên của Học viện Quản lý giáo dục sau khi rời trường sẽ có những công việc phù hợp với mình. Đồng thời những cử nhân QLGD của Học viện Quản lý giáo dục sẽ khắc phục được những hạn chế của các nhà nhà quản lý hiện nay và tạo ra “luồng gió mới” cho nền giáo dục Việt Nam. Trong thời gian thực tập chúng em đã có sự trao đổi với Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, chuyên viên Phòng giáo dục, các thầy hiệu trưởng cùng với một số giáo viên về việc đào tạo cử nhân QLGD ở Học viện Quản lý giáo dục thì nhận được rất nhiều ý kiến tán thành, cho rằng đây là một điểm mới mở ra khả năng giải quyết những bất cập trong quản lý giáo dục của nước ta hiện nay, làm cho nền giáo dục nước ta năng động hơn. Tuy nhiên số lượng CBQLGD, giáo viên ở các cơ sở biết đến Học viện Quản lý giáo dục là rất ít. Vì vậy Học viện cần phải đẩy mạnh việc thông tin, giới thiệu về trường đến các cơ quan QLNN về GD-ĐT, cơ sở GD và các địa phương. Một vấn đề mà Học viện cần phải quan tâm, đó là đầu ra của sinh viên. Nên chú trọng đến vấn đề chất lượng đào tạo hơn là số lượng. Nghĩa là, đào tạo phải sát với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp trong tương lai. Để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên thì trong thời gian 4 năm học, Học viện nên tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội được đi tìm hiểu thực tiễn hoạt động QLGD không chỉ ở trong địa phương, trong nước mà còn có những hình thức liên kết, trao đổi học tập với các nước khác. Trong quá trình thực tập, em có điều kiện tìm hiểu, quan sát và tham gia các hoạt động thực tiễn trong quản lý giáo dục của một Phòng GD&ĐT, em được học hỏi và rút ra được nhiều bài học quý báu cho bản thân để định hướng, hoàn thiện thêm ý thức nghề nghiệp trong tương lai. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT • GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo • GD: Giáo dục • HĐTV: Hội đồng tư vấn • CV: Chuyên viên • CVTHCS: Chuyên viên Trung học cơ sở • CVTH: Chuyên viên Tiểu học • CVMN: Chuyên viên Mần non • CVGDTX: Chuyên viên Giáo dục thường xuyên • QLGD: Quản lý giáo dục • QLNN: Quản lý nhà nước • HSG: Học sinh giỏi • TDTT: Thể dục thể thao TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Bài giảng Thanh tra giáo dục, 2010. 2. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Bài giảng Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, 2010. 3. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Tập bài giảng Kế hoạch và chiến lược trong quản lý giáo dục, 2009. 4. Lưu Xuân Mới, Bài giảng Kiểm tra - đánh giá trong giáo dục, 2009. 5. Từ Văn Đức – Lưu Xuân Mới, giáo trình Thanh tra giáo dục, NXB Đại học sư phạm, 2008. 6. Học viện Hành chính quốc gia – Giáo trình hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước, 2009. 7. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Bài giảng Kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục thường xuyên và chuyên biệt, 2010. [...]... bản báo cáo Báo cáo giáo dục có nhiều loại như báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo sơ kết học kỳ I, báo cáo tổng kết năm học,… Báo cáo tháng được soạn thảo từ ngày Báo cáo quý được soạn thảo từ ngày ….của tháng cuối quý Báo cáo sơ kết học kỳ I được soạn thảo từ ngày 22/12 hàng năm Báo cáo tổng kết năm học được soạn thảo từ ngày … Cách thức xây dựng báo cáo là bằng Word Office Các bước xây dựng báo cáo: ... mối quan hệ với Sở GD & ĐT, các phòng ban và các đoàn thể của huyện, các xã, thị trấn, các trường học, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện để nắm tình hình và thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo theo quy định” được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng GD&ĐT Nho Quan do UBND huyện Nho Quan phê duyệt ngày 4/10/2010 Báo cáo. .. hợp giới thiệu về báo cáo: các loại báo cáo, thời gian xây dựng báo cáo, nghe hướng dẫn cách thức thực hiện, các điểm cần chú ý khi xây dựng báo cáo - Bước 2: Tìm hiểu bố cục, nội dung các bản báo cáo do cán bộ Tổng hợp cung cấp - Bước 3: Xây dựng khung báo cáo dựa vào báo cáo tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 - Bước 4: Phân tích và lấy số liệu từ các bản báo cáo của các bộ phận... Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình Qua hoạt động thực hiện báo cáo Phòng GD&ĐT Nho Quan vừa nắm bắt một cách thường xuyên tình hình thực hiện nhiệm vụ của các trường do mình quản lý, có phương hướng quản lý, điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời trong thời gian tiếp theo nhằm giúp họ hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời giúp các cơ quan quản lý trực tiếp của Phòng là Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan và Sở GD&ĐT Nho Quan nắm bắt... NỘI DUNG THỰC TẬP 1 Danh mục các nội dung thực tập - Soạn thảo các bản báo cáo: báo cáo sơ kết kết quả thực hiện nhiệm vụ học kì I năm học 2010 – 2011, báo cáo tháng 12 - Soạn thảo các văn bản do Trưởng phòng (hoặc Phó Trưởng phòng kí khi được ủy nhiệm): công văn hướng dẫn nộp báo cáo thống kê EMIS giữa năm học 2010-2011, công văn hướng dẫn nghỉ Tết Nhâm Thìn, công văn hướng dẫn thực hiện phòng chống... bản báo cáo của các bộ phận trên vào khung báo cáo dựa trên các nội dung lớn và nội dung cụ thể trong khung báo cáo - Bước 6: Nghe cán bộ Tổng hợp hướng dẫn, chỉnh sửa các nội dung chưa hợp lý, chưa chính xác để bản báo cáo được hoàn thiện hơn - Bước 7: Hoàn thiện báo cáo, kiểm tra các lỗi khi soạn thảo báo cáo - Bước 8: Nghe cán bộ Tổng hợp nhận xét về báo cáo đã soạn thảo Để xây dựng được báo cáo. .. báo cáo tới Phòng - Bước 2: Các bộ phận Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở tiếp nhận các bản báo cáo của các trường ở bậc học mà mình phụ trách để tổng hợp và nắm bắt tình hình - Bước 3: Bộ phận Tổng hợp tổng hợp tình hình chung ở ba bậc học đó và viết báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của cả bộ máy giáo dục do Phòng quản lý để báo cáo lên cơ quan quản lý trực tiếp là Ủy ban nhân dân Huyện Nho Quan. .. Phòng đối với các nhà trường, với các bộ phận phụ trách và của UBND huyện, Sở GD&ĐT Ninh Bình đối với tình tình thực hiện nhiệm vụ của Phòng 2.3 Soạn thảo các loại văn bản do Trưởng phòng GD&ĐT Nho Quan (hoặc Phó Trưởng Phòng khi được ủy nhiệm) kí Là hoạt động thực hiện chức năng là người giúp việc trực tiếp cho Trưởng phòng GD&ĐT Nho Quan Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một... rét, Giấy triệu tập, Giấy mời.) - Xây dựng kế hoạch công tác (tháng 1/2012) - Thống kê giáo dục - Tập hợp đăng ký sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 - Vào sổ và lưu trữ văn bản đến và đi của Phòng GD&ĐT Nho Quan - Chuẩn bị hội họp - Nhận và vào khung bằng khen các tập thể lao động xuất sắc 2 Cơ sở lý luận về các nội dung thực tập 2.1 Soạn thảo các loại báo cáo Báo cáo là một hoạt động thực hiện nhiệm... dục huyện, kịp thời đưa ra các chỉ đạo về chuyên môn và đầu tư ngân sách hoạt động cho bộ máy giáo dục huyện Như vậy, thông tin phản hồi là chức năng chủ yếu của các bản báo cáo 2.2 Xây dựng kế hoạch công tác Là hoạt động thực hiện nhiệm vụ chung của Phòng GD&ĐT Nho Quan là: “Xây dựng, trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch (dài hạn, hàng năm) về sự nghiệp giáo dục của huyện và tổ chức, chỉ đạo thực ... lý để báo cáo lên quan quản lý trực tiếp Ủy ban nhân dân Huyện Nho Quan Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình Qua hoạt động thực báo cáo Phòng GD&ĐT Nho Quan vừa nắm bắt cách thường xuyên tình hình thực nhiệm... nhiệm vụ Các báo cáo Phòng GD&ĐT Nho Quan xây dựng theo quy trình: - Bước 1: Các trường thuộc phạm vi quản lý phòng GD&ĐT viết báo cáo tình hình thực nhiệm vụ trường để báo cáo tới Phòng - Bước... ơn! NỘI DUNG BÁO CÁO PHẦN I TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHO QUAN Quá trình hình thành phát triển Phòng GD&ĐT Nho Quan Nho Quan huyện miền núi tỉnh Ninh Bình, phía đông giáp huyện Gia Viễn,

Ngày đăng: 12/10/2015, 15:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG BÁO CÁO

  • PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHO QUAN

    • 1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT Nho Quan

    • 2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Nho Quan

    • 3. Cơ cấu tổ chức của phòng giáo dục và đào tạo Nho Quan

    • 4. Tình hình hoạt động chung của phòng GD&ĐT Nho Quan:

    • 5. Những kết quả đạt được trong năm học 2010-2011:

      • 5.1 Thực hiện kế hoạch phát triển, phổ cập

      • 5.2. Về chất lượng giáo dục mũi nhọn

      • 5.3. Xây dựng các điều kiện cho dạy và học

      • 5.4. Công tác quản lí, chỉ đạo

      • 5.5. Kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

      • PHẦN II: CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP

        • 1. Danh mục các nội dung thực tập

        • 2. Cơ sở lý luận về các nội dung thực tập

          • 2.1. Soạn thảo các loại báo cáo.

          • 2.2. Xây dựng kế hoạch công tác

          • 2.3. Soạn thảo các loại văn bản do Trưởng phòng GD&ĐT Nho Quan (hoặc Phó Trưởng Phòng khi được ủy nhiệm) kí

          • 2.4. Thống kê giáo dục

          • 2.5. Chuẩn bị hội họp

          • 2.6. Vào sổ và lưu trữ văn bản

          • 2.7. Tập hợp đăng ký sáng kiến kinh nghiệm

          • 3. Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập tại bộ phận Tổng hợp

            • 3.1. Đối với hoạt động soạn thảo các bản báo cáo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan