phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên

73 185 0
phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG KIỀU DIỄM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ 8-2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG KIỀU DIỄM MSSV: 4104502 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PHẠM PHÁT TIẾN Cần Thơ 8-2013 LỜI CẢM TẠ Qua hơn ba năm đƣợc học tập, rèn luyện tại Trƣờng Đại học Cần Thơ và ba tháng thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, em đã tích lũy đƣợc rất nhiều kiến thức về lý thuyết lẫn thực tế. Hiện tại em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt là thầy Phạm Phát Tiến đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn. Em xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng các anh chị ở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em đƣợc tiếp xúc, làm quen thực tế với các công việc trong Ngân hàng suốt thời gian thực tập. Cuối lời em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng đƣợc nhiều sức khỏe. Cần Thơ, ngày....tháng....năm ….. Sinh viên thực hiện Đặng Kiều Diễm i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm….. Sinh viên thực hiện Đặng Kiều Diễm ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ---  --.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Sóc Trăng, ngày… tháng… năm… Thủ trƣởng đơn vị (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3.1 Phạm vi về không gian .......................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi về thời gian .............................................................................. 2 1.3.3 Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 2 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 3 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 3 2.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất .................................................................... 3 2.1.2 Tính chất của rủi ro lãi suất ................................................................... 3 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất ....................................................... 5 2.1.4 Các trƣờng hợp xảy ra rủi ro lãi suất ...................................................... 7 2.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động ngân hàng ........................ 8 2.1.6 Mô hình định giá lại trong đo lƣờng rủi ro lãi suất................................. 9 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất ................................................... 11 2.1.8 Một số phƣơng pháp quản trị rủi ro lãi suất ........................................... 13 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 14 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 15 Chƣơng 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN ........................ 17 3.1 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..................................................................................................................... 17 3.2 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên ............................................................................................. 18 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 18 3.2.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 18 3.2.3 Nguồn nhân lực ....................................................................................... 19 3.3 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên ........................................ 20 3.3.1 Tổng thu nhập ......................................................................................... 20 3..3.2 Tổng chi phí ......................................................................................... 22 3.3.3 Lợi nhuận ................................................................................................ 22 iv 3.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên ....................... 23 3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................ 23 3.4.2 Khó khăn ................................................................................................ 23 3.4.3 Định hƣớng phát triển ............................................................................ 24 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 ........................................ 25 4.1 Phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 ................................................................................................... 25 4.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản của ngân hàng .............................. 25 4.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của ngân hàng ....................... 28 4.2 Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 ....................................................................... 32 4.2.1 Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng ................................................................................................................. 32 4.2.2 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng ................................................................................................................. 40 4.3 Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng theo mô hình định giá lại ..................................................................................................................... 45 4.3.1 Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng ........................... 45 4.3.2 Phân tích thu nhập lãi thuần của Ngân hàng khi lãi suất biến động ...... 52 4.4 Dự báo xu hƣớng biến động của lãi suất ................................................... 54 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN ..................................................................................... 57 5.1 Những mặt tốt và những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên ............................................................................................................... 57 5.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên .......................................... 58 5.2.1 Quản lý khe hở nhạy cảm ...................................................................... 58 5.2.2 Các biện pháp khác ................................................................................ 59 Chƣơng 6: KẾT LUẬN ................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62 v MỤC LỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Số dƣ chênh lệch định giá lại ........................................................... 9 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ............................................................................................... 20 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................................ 21 Bảng 4.1 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ........................................................................................................ 25 Bảng 4.2 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ......................................................................................... 26 Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 20102012 ................................................................................................................. 30 Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ............................................................................... 31 Bảng 4.5 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2010-2012.. .................................. 33 Bảng 4.6. Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNTMỹ Xuyên phân theo đối tƣợng khách hàng thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 .. 34 Bảng 4.7 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNTMỹ Xuyên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 ................................................. 34 Bảng 4.8 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNTMỹ Xuyên phân theo ngành kinh tế thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ............... 35 Bảng 4.9 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNTMỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất giai đoạn 2010-2012 .................................... 37 Bảng 4.10 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHN o&PTNTMỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ... 38 Bảng 4.11 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012…………………….......................................... .. 40 Bảng 4.12 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ........................................... 41 Bảng 4.13 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất giai đoạn 2010 – 2012 ...................... 43 Bảng 4.14 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ................................................................................................................. 45 Bảng 4.15 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối năm 2010.......................................................................................................... 46 vi Bảng 4.16 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối năm 2011.......................................................................................................... 47 Bảng 4.17 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối năm 2012.......................................................................................................... 48 Bảng 4.18 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối tháng 6 năm 2012 ............................................................................................. 49 Bảng 4.19 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối tháng 6 năm 2013 ............................................................................................. 50 Bảng 4.20 Hệ số chênh lệch lãi thuần của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 .................................................................................................... 51 Bảng 4.21 Sự thay đổi của thu nhập lãi thuần của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên khi lãi suất biến động trong giai đoạn 2010-6/2013 ....................................... 52 Bảng 4.22 Dự báo mức thay đổi thu nhập lãi thuần ứng với các mức thay đổi lãi suất ở NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 6 tháng cuối năm 2013 .......................... 55 vii MỤC LỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Mỹ Xuyên ........................... 18 Hình 4.1 Cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 .................................................................................................... 27 Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 .................................................................................................... 29 Hình 4.3 Cơ cấu tài sản nhạy cảm của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 ..................................................................................................... 36 viii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ĐVT GTCG HĐBT NHNN NHNo&PTNT NVNCLS PGD QĐ Th TSCĐ TSKSL TSNCLS TSSL VĐC VHĐ VND Tiếng Anh AGRIBANK ASEAN BSC MHB NIM : : : : : : : : : : : : : : : : Đơn vị tính Giấy tờ có giá Hội đồng Bộ trƣởng Ngân hàng Nhà nƣớc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Phòng giao dịch Quyết định Tháng Tài sản cố định Tài sản không sinh lời Tài sản nhạy cảm lãi suất Tài sản sinh lời Vốn điều chuyển Vốn huy động Việt Nam đồng : : : : : Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Association of Southeast Asian Nations BIDV Securities Company Mekong Housing Bank Net Interest Margin ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở Việt Nam, sau cuộc chạy đua lãi suất trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009 cứ tƣởng lãi suất sẽ bình ổn lại trong những năm tiếp theo, nhƣng sự thật lại không diễn ra nhƣ vậy. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay tình hình lãi suất vẫn biến động rất phức tạp và khó có thể dự đoán trƣớc đƣợc. Một ví dụ cụ thể là chỉ trong năm 2011 lãi suất tái cấp vốn đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh 4 lần tăng từ 9% lên 15% nhƣng sang năm 2012 tình hình lại diễn biến ngƣợc lại, Ngân hàng Nhà nƣớc đã điều chỉnh 5 lần từ 15% giảm xuống còn 9%, đến nay chỉ còn 7%. Về phía các ngân hàng thƣơng mại thì lãi suất huy động dài hạn VND một số thời điểm năm 2010 lên đến 1718%/năm nhƣng hiện nay chỉ còn trung bình khoảng 7-8%/năm. Mỗi sự thay đổi của lãi suất trên thị trƣờng đều ảnh hƣởng không nhỏ đến các thành phần trong nền kinh tế từ những ngƣời dân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ đến các công ty, doanh nghiệp lớn. Trong đó một chủ thể không thể không nói đến đó là các ngân hàng thƣơng mại bởi vì hầu nhƣ các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng nhƣ nhận tiền gửi, cho vay, đầu tƣ… đều liên quan rất lớn đến lãi suất trên thị trƣờng và các chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc. Do đó, việc phân tích để biết đƣợc tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng các phƣơng pháp lƣợng hóa rủi ro là một vấn đề đang đƣợc các ngân hàng quan tâm hiện nay. Đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên vì ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đa số là cho vay ngắn hạn để trồng lúa, nuôi tôm, nuôi gia súc,… nên rất dễ bị ảnh hƣởng khi lãi suất thay đổi. Thấy đƣợc sự cần thiết đó nên tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên” để từ những tìm hiểu và phân tích của mình có thể đƣa ra các biện pháp giúp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010-6/2013. - Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng giai đoạn 2010-6/2013. - Đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. - Dự báo xu hƣớng biến động của lãi suất trong tƣơng lai để từ đó đánh giá lợi nhuận của ngân hàng. - Đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu phân tích trong đề tài đƣợc cung cấp từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. - Thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp từ ngày 12/8/2013 đến 18/11/2013. 1.3.3 Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu Đề tài thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tìm hiểu về tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng, đo lƣờng rủi ro lãi suất và mức biến động lợi nhuận khi lãi suất thay đổi. Từ đó đƣa ra các biện pháp giúp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất - Rủi ro lãi suất là những rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất. Nếu nhƣ toàn bộ các chủ thể kinh tề đều có nguy cơ gặp rủi ro, thì tất nhiên các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng là các đơn vị dễ gặp rủi ro nhất do kết cấu bảng tổng kết tài sản của các tổ chức này và đặc biệt là trong quan hệ tín dụng, vốn và lãi chỉ đƣợc thu về sau một thời gian nhất định vì thế có sự rủi ro về lãi suất. 1 - Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cƣ, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi. Lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi, và chứng khoán thƣờng xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngƣợc lại gây tổn thất cho ngân hàng. Nhƣ vậy, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm, khi lãi suất thị trƣờng thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác, nhƣ cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn. 2 - Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi lãi suất trên thị trƣờng hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. 3 2.1.2 Tính chất của rủi ro lãi suất Thời hạn mà ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà nó đƣơng đầu. Nếu thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng chấp nhận vị thế tái tài trợ. Ngƣợc lại thì ngân hàng chấp nhận vị thế tái đầu tƣ. 4 Ví dụ: Giả sử ngân hàng A đang có nhu cầu cho vay 2 món - 100 triệu thời hạn 1 năm, lãi suất cố định 10%/năm (thời hạn đặt lại lãi suất là 1 năm). 1 Lê Văn Tƣ, 2005 Phan Thị Thu Hà, 2009 3 Phan Thị Cúc, 2009 4 Lê Văn Tƣ, 2005 2 3 - 100 triệu thời hạn 2 năm, lãi suất cố định 11%/năm (thời hạn đặt lại lãi suất là 2 năm). Ngân hàng A tìm kiếm nguồn cho vay bằng cách vay trên thị trƣờng liên ngân hàng 200 triệu với lãi suất cố định là 6%/năm nếu vay 1 năm và 7%/ năm nếu vay hai năm. 2.1.2.1 Tình trạng tái tài trợ 5 Giả sử ngân hàng vay trên thị trƣờng liên ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Sau 1 năm thì 100 triệu cho vay đƣợc trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả: khoản gốc thu đƣợc chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh hƣởng của lãi coi nhƣ bằng 0). Đối với khoản cho vay 1 năm ngân hàng thu đƣợc: Chênh lệch lãi suất = 10% - 6% = 4% Để có tiền trả 100 triệu còn lại, ngân hàng cần vay thêm 100 triệu trên thị trƣờng liên ngân hàng. Nhƣ vậy ngân hàng phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản cho vay vào năm thứ hai. Cách tài trợ nhƣ trên đƣợc gọi là tái tài trợ: là tình trạng trong đó kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền. Chênh lệch lãi suất mà ngân hàng thu đƣợc phụ thuộc vào lãi suất mà ngân hàng phải trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng không đổi, chênh lệch lãi suất thu đƣợc của khoản cho vay 2 năm là: Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% = 5% Ngân hàng sẽ thu đƣợc 5%/năm, trong cả hai năm. Khi lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng giảm, chênh lệch lãi thu đƣợc năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi lãi suất tăng, chênh lệch lãi suất thu đƣợc sẽ giảm, thậm chí có thể ngân hàng còn bị lỗ. Năm 1: Chênh lệch lãi suất thu đƣợc từ 200 triệu cho vay là: [(10% - 6%).100 + (11% - 6%).100]/200 = 9/200 = 4,5% Năm 2: Giả sử lãi suất trên thị trƣờng giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi suất cố định nên ngân hàng vẫn chỉ thu đƣợc lãi suất nhƣ năm 1. Kỳ hạn đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng chỉ là 1 năm, do vậy vào năm thứ hai, lãi suất đƣợc đặt lại, chỉ còn 5%, vậy chênh lệch lãi suất thu đƣợc năm thứ hai: Chênh lệch lãi suất = 11% - 5% = 6% Bình quân mỗi năm ngân hàng thu đƣợc chênh lệch: (4,5% + 6%)/2 = 5,25% 5 Phan Thị Thu Hà, 2009 4 Giả sử lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng tăng thêm 4%, chênh lệch lãi suất năm thứ hai: 11% - 10% = 1%. Bình quân mỗi năm ngân hàng thu đƣợc chênh lệch là: (4,5% + 1%)/2 = 2,75% Tại sao ngân hàng lại dùng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn? Một trong lý do là ngân hàng kỳ vọng sẽ thu đƣợc chênh lệch lãi suất cao hơn. Nếu ngân hàng cho vay với kỳ hạn nhƣ huy động, chênh lệch lãi suất thu đƣợc là: 10% - 6% = 4% Khi thay đổi kỳ hạn ngân hàng thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ cao hơn, đạt 4,5%, tuy nhiên chênh lệch lãi suất năm 2 lại chƣa chắc chắn, tùy thuộc vào mức độ và xu hƣớng thay đổi lãi suất thị trƣờng. Ngân hàng sẽ thay đổi kỳ hạn nếu nhà quản lý dự đoán rằng mức lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng sẽ không vƣợt quá tỷ lệ làm cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%. Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho ngân hàng = (4%.2 – 4,5%) = 3,5% Lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng an toàn = 11% - 3,5% = 7,5% Nếu lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng năm thứ 2 tăng tới 7,5%, thì chênh lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so với năm 1. Kết cuộc chung chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính (quá 7,5%), sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng. 2.1.2.2 Tình trạng tái đầu tư 6 Các giả thiết tƣơng tự nhƣ trên song nguồn vay 2 năm với lãi suất cố định 7%/năm. Sau 1 năm thì 100 triệu đƣợc hoàn trả, thu đƣợc chênh lệch lãi suất là 3%. Ngân hàng có thể cho vay một khoản mới: tái đầu tƣ khoản cho vay vừa hoàn trả. Nếu lãi suất cho vay không thay đổi, chênh lệch lãi suất thu đƣợc là 3%. Khi lãi suất cho vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm. 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất 7 a. Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ - Trƣờng hợp 1: Kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tƣ dài hạn. Rủi ro sẽ trở 6 7 Phan Thị Thu Hà, 2009 Phan Thị Cúc, 2009 5 thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên, trong khi lãi suất cho vay và đầu tƣ dài hạn không đổi. - Trƣờng hợp 2: Kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tƣ kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi, trong khi lãi suất cho vay và đầu tƣ giảm xuống. b. Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. - Trƣờng hợp 1: ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tƣ với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm  lợi nhuận của ngân hàng giảm. - Trƣờng hợp 2: ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tƣ với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trƣờng, trong khi thu nhập lãi không đổi  lợi nhuận của ngân hàng giảm. c. Do không có sự phù hợp về khối lƣợng giữa nguồn huy động với việc sử dụng vốn đó để cho vay. Ví dụ: ngân hàng huy động vốn 100, lãi suất 1%/tháng, thời hạn 6 tháng, chi phí lãi = 100 x 1% x 6 = 6. Cho vay 60, lãi suất 1,2%/tháng, thời hạn 6 tháng, thu nhập lãi = 60 x 1,2 x 6 = 4,32. Ngân hàng không sử dụng hết nguồn vốn để huy động cho vay: Lợi nhuận giảm 1,68 = 6 – 4,32. d. Do không có sự phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động đƣợc với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Ví dụ: Ngân hàng huy động 100, thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng  chi phí lãi = 6. Cho vay 100, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/tháng  thu nhập lãi = 3,6. Ngân hàng huy động vốn thời hạn dài nhƣng cho vay với thời hạn ngắn hơn: lợi nhuận giảm 2,4. e. Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế  vốn của ngân hàng không đƣợc đảm bảo sau khi cho vay. Lãi suất cho vay danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự kiến Ví dụ: Khi dự kiến lãi suất cho vay 8% = 3% (lãi suất thực) + 5% (dự kiến tỷ lệ lạm phát). 6 Nhƣng nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8% thì lãi suất thực ngân hàng đƣợc hƣởng sẽ là 0%. f. Ngoài ra, khi lãi suất trên thị trƣờng thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro khi giảm giá trị tài sản. Giá trị thị trƣờng của tài sản Có hay tài sản Nợ đƣợc dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản có hoặc tài sản nợ cũng giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng giảm, thì giá trị của tài sản Có và tài sản Nợ tăng lên. 2.1.4 Các trƣờng hợp xảy ra rủi ro lãi suất Lãi suất của các khoản mục của tài sản là cố định và lãi suất các khoản mục tƣơng ứng của nguồn vốn là biến đổi hoặc ngƣợc lại, lãi suất các khoản mục của tài sản và lãi suất các khoản mục tƣơng ứng của nguồn vốn đều biến đổi nhƣng mức độ biến đổi khác nhau. Rủi ro biến động lãi suất đƣợc hiểu tƣơng tự nhƣ rủi ro về giá trị thị trƣờng, lãi suất cho các khoản mục của nguồn vốn coi nhƣ giá đầu vào và lãi suất chính là rủi ro gây ảnh hƣởng xấu tới kết quả kinh doanh do có sự thay đổi lãi suất trên thị trƣờng. Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất các sản phẩm ngân hàng đƣợc chia theo hai loại là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi. Do vậy, việc theo dõi, phân tích quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng đƣợc thực hiện theo hai loại: rủi ro thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi. 2.1.4.1 Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi sẽ xảy ra khi lãi suất của các khoản mục trong tài sản (sử dụng vốn) và lãi suất của các khoản mục trong nguồn vốn không thể thay đổi đồng thời về thời điểm và đồng nhất về mức thay đổi của lãi suất thị trƣờng. Nói cách khác, khi lãi suất thị trƣờng thay đổi thì đều có sự co giãn về lãi suất của các khoản mục ở bên tài sản cũng nhƣ bên nguồn vốn, nhƣng sự co giãn này lại không đồng thời trong cùng khoảng thời gian và không cùng cả mức độ co giãn với lãi suất thị trƣờng. Điều đó một mặt có thể đem lại cho ngân hàng một cơ hội có chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào lớn hơn, nhƣng mặt khác, cũng có thể đem lại cho ngân hàng rủi ro giảm thu do chênh lệch lãi suất đều ra – đầu vào bị thu hẹp lại. 2.1.4.2 Rủi ro thay đổi lãi suất cố định Khi giữa ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận một lãi suất cố định thì khoảng thời gian đã thoả thuận, lãi suất này không thay đổi dù lãi suất thị 7 trƣờng có thể biến động mạnh và biến động nhiều lần. Rủi ro do thay đổi lãi suất cố định tác động đồng thời lên cả các khoản mục tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Có hai khả năng có thể xảy ra: - Khả năng thứ nhất là khối lƣợng của các khoản mục tài sản với lãi suất cố định lớn hơn khối lƣợng của các khoản mục nguồn vốn với lãi suất cố định. Khi lãi suất thị trƣờng tăng lên thì lãi suất của phần nguồn vốn với lãi suất biến đổi (nhƣng sử dụng với lãi suất cố định) cũng sẽ tăng lên theo. Chi phí nguồn vốn tăng nhƣng lãi suất thu từ sử dụng vốn lại không tăng, dẫn đến giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngƣợc lại, khi lãi suất thị trƣờng giảm thì ngân hàng lại có thêm lợi nhuận do gia tăng chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào. - Khả năng thứ hai là khối lƣợng của các khoản mục nguồn vốn với lãi suất cố định lớn hơn khối lƣợng của các khoản mục tài sản với lãi suất cố định. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng lại có lợi khi lãi suất thị trƣờng tăng và chịu rủi ro khi lãi suất thị trƣờng giảm. Nhƣ vậy, trong cả hai trƣờng hợp, khi có biến động lãi suất thị trƣờng thì sẽ có thay đổi chênh lệch lãi suất. Phần chênh lệch khối lƣợng của các khoản mục tài sản và nguồn vốn với lãi suất cố định có quy mô càng lớn thì ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh càng nhiều. Về mặt lý thuyết, sẽ thật lý tƣởng nếu ngân hàng luôn cân bằng đƣợc khối lƣợng các khoản mục nguồn vốn và sử dụng vốn lãi suất cố định (và đồng thời cũng cân bằng đƣợc các khoản mục có lãi suất biến đổi). Nhƣ thế, ngân hàng sẽ luôn đảm bảo ổn định chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra và không bị rủi ro lãi suất. Nhƣng trong thực tế, cũng tƣơng tự nhƣ về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, thƣờng rất khó có đƣợc sự tƣơng xứng đồng nhất. Vì vậy, các ngân hàng thƣơng mại vẫn nhận biết đƣợc rủi ro này và có những biện pháp quản lý rủi ro lãi suất phù hợp để tránh ảnh hƣởng xấu đến kết quả kinh doanh do bị giảm thu, thậm chí thua lỗ từ các nghiệp vụ ngân hàng phụ thuộc vào lãi suất. 2.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động ngân hàng 8 Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nêu trên, có thể thấy những ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ sau: - Rủi ro lãi suất làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng. 8 Phan Thị Cúc, 2009 8 - Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng. - Rủi ro lãi suất làm giảm giá trị thị trƣờng của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 2.1.6 Mô hình định giá lại trong đo lƣờng rủi ro lãi suất 9 2.1.6.1 Lượng hóa rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu đƣợc từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thị trƣờng. Độ nhạy cảm của lãi suất trong trƣờng hợp này chính là khoảng thời gian mà tài sản có và tài sản nợ đƣợc định giá lại (theo mức lãi suất mới của thị trƣờng). Bảng 2.1: Số dƣ chênh lệch định giá lại ĐVT: triệu USD STT Thời gian định giá lại Tài sản có Tài sản nợ Chênh lệch 1 1 ngày 20 30 - 10 2 Trên 1 ngày đến 3 ngày 30 40 - 10 3 Trên 3 tháng đến 6 tháng 70 85 - 15 4 Trên 6 tháng đến 12 tháng 90 70 +20 5 Trên 12 tháng đến 5 năm 40 30 +10 6 Trên 5 năm 10 5 +5 Cộng 260 260 0 Nguồn: Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nguyễn Văn Tiến Ví dụ, chênh lệch của nhóm tài sản có kỳ hạn 1 ngày là -10 triệu USD nên nó đƣợc định giá lại ngay trong ngày khi lãi suất thay đổi. Những tài sản đƣợc định giá lại hàng ngày thƣờng là những khoản tiền gửi và tiền vay trên thị trƣờng liên ngân hàng. Nhƣ vậy, nếu lãi suất qua đêm tăng thì thu nhập ròng từ lãi suất sẽ giảm, bởi vì ngân hàng có tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có có cùng kỳ hạn là 1 ngày. Chúng ta có thể xác định mô hình để tính mức độ giảm thu nhập ròng từ khi lãi suất thay đổi nhƣ sau. Gọi:  NIIi = Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i. 9 Nguyễn Văn Tiến, 2003 9 GAPi = Chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ (giá trị ghi sổ) của nhóm i.  Ri = Mức thay đổi lãi suất của nhóm i Ta có:  NIIi = (GAPi) x  Ri = (RSAi – RSLi) x  Ri (2.1) Trong đó: RSAi là số dƣ ghi sổ của tài sản có thuộc nhóm i; RSLi là số dƣ ghi sổ của tài sản nợ thuộc nhóm i. Ta thấy rằng, đối với nhóm thứ nhất (i=1): RSA1 – RSL1 = 20 - 30 = -10 triệu USD. Giả sử lãi suất qua đêm tăng 1%/năm, ta tính mức thay đổi ròng thu nhập từ lãi suất của nhóm 1 trong năm tới là:  NII1 = -10.000.000 x 0,01 = -100.000 USD Qua ví dụ này thấy rằng, mô hình định giá lại là tƣơng đối đơn giản và trực quan vì mô hình định giá lại sử dụng các giá trị của tài sản nợ và tài sản có là giá trị ghi sổ, tức là giá trị lịch sử của chúng, chứ không phải giá thị trƣờng. Do đó, lãi suất thay đổi chỉ ảnh hƣởng lên thu nhập hay chi phí từ lãi suất, tức là mức thay đổi ròng của thu nhập từ lãi suất. Chúng ta có thể lấy ví dụ để giải thích nhƣ sau: 1 trái phiếu có kỳ hạn 30 năm đƣợc mua cách đây 10 năm thì giá trị ghi sổ của nó (giá trị trên bảng cân đối tài sản) là không đổi cho dù lãi suất thị trƣờng thay đổi nhƣ thế nào. Nếu cơ chế hạch toán là giá trị thị trƣờng, thì mọi sự tăng hay giảm tài sản có và tài sản nợ đều đƣợc phản ánh trên bảng cân đối tài sản khi lãi suất thay đổi. Nhà quản trị ngân hàng có thể tính toán chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các phƣơng pháp tích lũy của nhiều kỳ hạn khác nhau. Trong thực tế, phƣơng pháp tích lũy đƣợc ứng dụng phổ biến nhất là đến 12 tháng. Ví dụ từ bảng 2.1 ta có: CGAP = (-10) + (-10) + (-15) + 20 = -15 triệu USD Nếu  Ri là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản có và tài sản nợ và có giá trị là 1%, mô hình định giá lại cho ta biết rằng mức thay đổi thu nhập lãi suất ròng trong năm tới sẽ là:  NIIi = CGAP x  Ri = (-15.000.000) x 0,01 = -150.000 USD Trong đó CGAPi là chênh lệch tích lũy – Cumulative Gaps. Những tài sản chịu ảnh hƣởng của thay đổi lãi suất gọi là tài sản nhạy cảm với lãi suất, và những tài sản không chịu ảnh hƣởng của thay đổi lãi suất gọi là tài sản không nhạy cảm với lãi suất. 2.1.6.2 Những hạn chế của mô hình định giá lại - Hiệu ứng của giá trị thị trƣờng: nhƣ chúng ta đã thảo luận trƣớc đây, sự thay đổi của lãi suất ngoài ảnh hƣởng đến thu nhập lãi suất, còn ảnh hƣởng đến giá trị thị trƣờng của tài sản có và tài sản nợ. Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trƣờng của 10 chúng. Do đó, mô hình định giá lại chỉ phản ánh đƣợc một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thôi. - Vấn đề kỳ định giá tích lũy: vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm. Ví dụ, giá trị tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm có cùng một kỳ hạn đến hạn có thể là bằng nhau, nhƣng tài sản nợ có thể đƣợc định giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá và trong lúc đó tài sản có lại đƣợc định giá lại tại thời điểm đầu của kỳ định giá. Giả sử, trong cùng một nhóm tài sản có kỳ hạn từ 03 tháng đến 06 tháng, số lƣợng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau và là 50 triệu USD, theo mô hình định giá lại thì chênh lệch trong kỳ hạn này là 50-50 = 0. Nhƣng nếu cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là từ 3 đến 4 tháng, trong khi đó cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ lại là từ 5 đến 6 tháng, rõ ràng kỳ hạn đến hạn giữa tài sản nợ và tài sản có là không cân xứng với nhau, trong khi đó theo mô hình định giá lại lại coi nhƣ không có vấn đề gì đối với thu nhập lãi suất ròng. - Vấn đề tài sản đến hạn: trong phần trƣớc chúng ta đã giả thiết rằng toàn bộ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đều đến hạn trong vòng 1 năm hoặc toàn bộ khoản tín dụng dài hạn có thế chấp với lãi suất cố định đƣợc hoàn trả sau 10 năm. Trong thực tế thì ngân hàng thƣờng xuyên cho vay mới và thu hồi nợ cũ đối với tín dụng tiêu dùng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn có thế chấp, giống nhƣ ngân hàng luôn huy động vốn mới và thanh toán những khoản vốn huy động đã đến hạn. Trong thực tế, những khoản tín dụng dài hạn có thế chấp thƣờng đƣợc trả góp định kỳ hàng tháng (hoặc quý). Do đó, ngân hàng có thể tái đầu tƣ những khoản tiền thu đƣợc này trong năm với lãi suất thị trƣờng hiện hành, nghĩa là các khoản tiền thu đƣợc trong năm thuộc loại TSNCLS. Nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng xử lý trƣờng hợp trả góp trong mô hình định giá lại bằng cách xác định tỷ lệ thu hồi vốn trong năm của từng tài sản thuộc loại này. 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất 2.1.7.1 Khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP)10 GAP = tài sản có nhạy cảm – tài sản nợ nhạy cảm (2.2) Trong đó: TS có nhạy cảm với lãi suất (có thể đƣợc định giá lại) bao gồm: - Các khoản cho vay với lãi suất biến đổi 10 Phan Thị Cúc, 2009 11 - Các khoản cho vay ngắn hạn (cho vay thƣơng mại) với thời hạn dƣới n tháng - Các khoản cho vay có thời hạn còn lại dƣới n tháng - Chứng khoán có thời hạn còn lại dƣới n tháng (trái phiếu chính phủ, công ty, xí nghiệp,…) - Tiền gửi trên thị trƣờng liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng khác, các khoản đầu tƣ tài chính có thời hạn còn lại dƣới n tháng… Đặc điểm đến hạn dƣới n tháng TS nợ nhạy cảm với lãi suất (có thể đƣợc định giá lại) bao gồm: - Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng - Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ với thời hạn dƣới n tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dƣới n tháng) Các trƣờng hợp có thể xảy ra: - GAP = 0: rủi ro lãi suất không xuất hiện - GAP > 0: rủi ro lãi suất thị trƣờng giảm - GAP < 0: rủi ro lãi suất thị trƣờng tăng Và ta cũng có: Mức thay đổi lợi nhuận = Tổng tài sản Tổng tài sản có nhạy cảm nợ nhạy cảm x Mức thay đổi (2.3) lãi suất 2.1.7.2 Hệ số nhạy cảm lãi suất 11 Hệ số nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất (2.4) Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Rủi ro lãi suất của ngân hàng có liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất. Để đo lƣờng rủi ro này ta so sánh giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất với nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất. Tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận và nó có thể dự đoán xu hƣớng của thu nhập khi lãi suất trên thị trƣờng thay đổi. Nếu một ngân hàng có tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của ngân hàng này 11 Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010 12 sẽ giảm đi nếu lãi suất giảm và thu nhập của ngân hàng cao hơn nếu lãi suất tăng và ngƣợc lại. Một số ngân hàng kết luận rằng cách làm cho rủi ro lãi suất nhỏ nhất là có một tỷ số nhạy cảm lãi suất gần bằng 1. Đúng là một tỷ số khó cho một số ngân hàng có thể đạt đƣợc điều này và thƣờng chỉ có thể đạt đến mức chi phí làm giảm thu nhập trên tài sản, nhƣ các chứng khoán ngắn hạn hoặc các khoản cho vay lãi suất thay đổi. 2.1.7.3 Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên, NIM – Net Interest Margin) 12 Thu nhập lãi – Chi phí lãi NIM = (2.5) Tổng tài sản có sinh lời - Thu nhập lãi: Lãi cho vay, đầu tƣ, lãi tiền tệ gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tƣ chứng khoán,… - Chi phí lãi: Chi phí huy động vốn, đi vay,… - Tổng tài sản có sinh lời: Tổng tài sản có – (Tiền mặt + tài sản cố định) Hệ số lãi ròng biên tế đƣợc các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trƣớc khả năng sinh lãi của ngân hàng, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Công thức xác định hệ số chênh lệch lãi thuần NIM trên cho thấy: Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tƣ, hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tƣ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp, rủi ro lãi suất sẽ lớn. 2.1.8 Một số phƣơng pháp quản trị rủi ro lãi suất 13 - Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất: ngân hàng chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp. - Áp dụng các biện pháp cho vay thƣơng mại (cho vay ngắn hạn): Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi theo chiều hƣớng tăng, ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay. - Áp dụng chiến lƣợc chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: trong trƣờng hợp có thể dự báo đƣợc lãi suất (có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến lãi suất nhƣ cung cầu về vốn tín dụng, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh 12 13 Phan Thị Cúc, 2009 Phan Thị Cúc, 2009 13 nghiệp, tỷ lệ lạm phát dự kiến, chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ƣơng trong từng thời kỳ), dự đoán chiều hƣớng biến động trong tƣơng lai của khe hở kỳ hạn (Duration Gap) cho thích hợp nhất: + Nếu dự báo lãi suất tăng duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái dƣơng (tài sản có nhạy cảm > tài sản nợ nhạy cảm). + Nếu dự báo lãi suất giảm duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái âm (tài sản có nhạy cảm < tài sản nợ nhạy cảm). - Áp dụng chiến lƣợc quản trị thụ động trong trƣờng hợp không thể dự báo đƣợc chiều hƣớng biến động của lãi suất trong tƣơng lai: duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất bằng không sẽ không ảnh hƣởng đến thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng, cho dù lãi suất của thị trƣờng tăng hay giảm. - Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất nhƣ thực hiện hợp đồng tƣơng lai về lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất,… + Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: là sự thỏa thuận của hai chủ thể về việc mua hoặc bán một số lƣợng chứng khoán (hay những công cụ tài chính) với một mức lãi suất đƣợc thỏa thuận ngày hôm nay, cho việc chuyển giao chứng khoán vào một ngày đƣợc thỏa thuận trong tƣơng lai. + Hợp đồng lãi suất tƣơng lai: là hợp đồng mua bán một số lƣợng chứng khoán (hay các công cụ tài chính khác) tại một thời điểm xác định trong tƣơng lai, với một mức giá đƣợc xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Hợp đồng lãi suất tƣơng lai là hợp đồng tƣơng lai về tài sản mà giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất trên thị trƣờng. + Hợp đồng hoán đổi lãi suất: là một thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên này cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định (hay thả nổi), tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian nhất định. + Hợp đồng quyền chọn lãi suất: quyền chọn lãi suất là một công cụ cho phép ngƣời mua nó có quyền (nhƣng không bắt buộc) đƣợc mua hoặc bán một số lƣợng tài sản tài chính tại thời điểm xác định trong tƣơng lai, với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. 2.2 PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong bài là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 14 Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013. Ngoài ra còn dựa vào các số liệu thu thập từ Internet, sách, báo,… có liên quan đến đề tài. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phƣơng pháp thống kê tổng hợp số liệu: đƣợc sử dụng để tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp đƣợc ngân hàng cung cấp thông qua các báo cáo tài chính. - Phƣơng pháp thống kê mô tả: đƣợc sử dụng để trình bày các số liệu thứ cấp lên các bảng và các dạng biểu đồ. Từ đó giúp ngƣời viết nhận thấy đƣợc những biến động trong tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua các năm, làm cơ sở để đƣa ra so sánh và nhận xét. - Kỹ thuật so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế y  y1  y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Đƣợc sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm trƣớc để xác định mức biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. - Kỹ thuật so sánh số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế y  y1 100%  100% y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế Đƣợc dùng để biểu hiện tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian phân tích. Từ đó so sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục - Sử dụng mô hình định giá lại và một số chỉ tiêu khác: thông qua việc tính toán các chỉ tiêu trong mô hình và một số chỉ tiêu khác để thấy đƣợc ngân 15 hàng có đang ở trong trạng thái nhạy cảm lãi suất không, đồng thời tính toán đƣợc mức độ thay đổi của thu nhập ròng khi lãi suất biến động - Từ những phân tích và đánh giá ở trên cùng với việc tham khảo các tài liệu có liên quan, sử dụng phƣơng pháp tự luận để đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 16 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập để hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ). - Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. - Ngày 15/11/1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo Quyết định số 280/QĐ-NHNN - Năm 2003, với những thành tích đặc biệt xuất sắc có đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn nên Agribank đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. - Năm 2009, Agribank vinh dự đƣợc đón Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập. - Năm 2010, Agribank đạt Top 10 trong 500 doanh nghiê ̣p lớn nhấ t Viê ̣t Nam và vƣơn lên là Ngân hàng số 1 Viê ̣t Nam trong liñ h vƣ̣c phát triể n thẻ . - Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 31/01/2011, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. - Năm 2012, hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2011) và là ngân hàng thƣơng mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất. Cũng trong năm này Agribank cũng vinh dự đƣợc trao tặng các giải thƣởng Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN, Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN, Ngân hàng thƣơng mại thanh toán hàng đầu Việt Nam,… 17 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Mỹ Xuyên là một chi nhánh của NHNo&PTNT Sóc Trăng, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1992. Trụ sở đặt tại số 11/53A đƣờng Lê Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Cũng giống nhƣ các ngân hàng khác thì hoạt động của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế để cho vay các chủ thể đang cần có vốn để sản xuất, kinh doanh. Nhƣng điểm khác biệt ở đây là ngân hàng chủ yếu tập trung mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ cho vay sản xuất lúa, trồng các loại rau màu, nuôi trồng thủy sản, nuôi gia súc, gia cầm,… Bên cạnh đó còn có một số lĩnh vực khác nhƣ cho vay thƣơng mai, cho vay tiêu dùng,… nhƣng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Từ ngày thành lập cho đến nay, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên đã luôn bám sát các định hƣớng của ngành, của địa phƣơng và xác định “Nông thôn là thị trƣờng cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ” và đã vận dụng sáng tạo các định hƣớng vào trong hoạt động một cách linh hoạt và có hiệu quả. Kết quả là trong những năm qua, NHNo&PTNT Mỹ Xuyên đã đóng vai trò khá quan trọng trong sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện và ngày càng trở thành ngƣời bạn thân thiết của bà con nông dân. Ngoài ra, ngân hàng còn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành và các cấp có thẩm quyền để có thể phát huy hơn nữa vai trò của mình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện và sự nghiệp đổi mới của ngành. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng Tín Dụng PGD xã Ngọc Tố Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Mỹ Xuyên 18 - Giám Đốc: là ngƣời đứng đầu ngân hàng, ngƣời tổ chức và điều hành chung mọi hoạt động của ngân hàng. Giám đốc đƣa ra các mục tiêu mà ngân hàng cần thực hiện trong từng thời kỳ cụ thể đồng thời cũng là ngƣời kịp thời chỉ đạo khi có những việc đột xuất xảy ra. Ngoài ra, Giám đốc còn thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát nhân viên của mình và có quyền quyết định khen thƣởng hoặc kỷ luật nhân viên khi họ làm tốt hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ đƣợc giao. - Phó Giám Đốc: thay mặt Giám Đốc giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình và một số công việc khác khi Giám Đốc vắng mặt. - Phòng Tín Dụng: gồm có Trƣởng Phòng, Phó Phòng và các cán bộ tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng đƣợc giao quản lý một số địa bàn khác nhau và thƣờng xuyên hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Phòng tín dụng thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu là hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định và giải ngân cho khách hàng, thƣờng xuyên đi công tác để kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng,... - Phòng Kế Toán: gồm có Trƣởng phòng, Phó phòng và các nhân viên. Thực hiện một số nghiệp vụ chủ yếu nhƣ nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ, mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, hƣớng dẫn và tƣ vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng,… - PGD xã Ngọc Tố: đƣợc thành lập từ ngày 9/9/2008, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và Phó giám đốc. Giao dịch một số nghiệp vụ giống nhƣ trụ sở Agribank Mỹ Xuyên nhƣng có hạn chế. 3.2.3 Nguồn nhân lực Hiện nay Agribank Mỹ Xuyên có tổng cộng là 23 nhân viên (bao gồm cả các nhân viên ở PGD Ngọc Tố) trong đó trình độ đại học chiếm khoảng 86,96%, còn lại là cao đẳng. Về độ tuổi thì từ các nhân viên có tuổi nẳm trong khoảng 20-30 tuổi chiếm khoảng 73,91%, từ 30-40 tuổi chiếm 30,43% còn lại là từ 40-55 tuổi. Qua đó cho thấy chủ yếu nguồn nhân lực của Agribank Mỹ Xuyên là những ngƣời trẻ, năng động với công việc và cái mới, tuy nhiên vẫn có hơn 30% những thế hệ đi trƣớc đầy kinh nghiệm về nghiệp vụ để hƣớng dẫn lại cho các nhân viên trẻ. Sau hơn 20 năm hoạt động thì việc đào tạo nguồn nhân lực luôn đƣợc các cấp lãnh đạo ngân hàng quan tâm, Agribank Mỹ Xuyên không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bằng cách đƣa các nhân viên, nhất là các nhân viên trẻ đi học để nâng cao nghiệp vụ từ đó 19 đáp ứng tốt hơn với nhu cầu công việc trong thời đại công nghệ phát triển nhƣ hiện nay. 3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 Lợi nhuận là điều mà hầu hết doanh nghiệp quan tâm trong quá trình kinh doanh của mình, nó thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp và là một chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tƣ quyết định có đầu tƣ vào doanh nghiệp đó hay không. Trong giai đoạn nền kinh tế thị trƣờng có nhiều biến động nhƣ thời gian vừa qua thì bất kỳ một tổ chức kinh tế nào cũng đều bị ảnh hƣởng dù nhiều hay ít, và NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ. Điều đó thể hiện ở lợi nhuận của NHNo & PTNT Mỹ Xuyên cũng có những chuyển biến qua các năm. Nhƣng những chuyển biến đó là theo hƣớng tích cực hay tiêu cực thì ta sẽ tìm hiểu thông qua bảng 3.1 và 3.2 3.3.1 Tổng thu nhập Nhìn chung ta thấy tổng thu nhập của ngân hàng tăng qua 3 năm từ 2010 – 2012 nhƣng với tốc độ tăng không đều nhau. Cụ thể là tổng thu nhập năm 2010 đạt 31.006 triệu đồng sang năm 2011 đã tăng lên 19,89%, đạt 37.172 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2012 thì tốc độ tăng này bị chậm lại chỉ còn 4,76%. Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 1. Tổng thu nhập - Thu nhập từ lãi - Thu nhập ngoài lãi 2. Tổng chi phí - Chi phí trả lãi - Chi phí ngoài lãi 3. Lợi nhuận 31.006 30.226 780 27.720 22.914 4.806 3.286 37.172 33.871 3.301 32.461 27.449 5.012 4.711 38.941 29.211 9.730 32.684 27.323 5.361 6.257 2011-2010 Số tiền % 6.166 19,89 3.645 12,06 2.521 323,21 4.741 17,10 4.535 19,79 206 4,29 1.425 43,37 2012-2011 Số tiền % 1.769 4,76 (4.660) (13,76) 6.429 194,76 223 0,69 (126) (0,46) 349 6,96 1.546 32,82 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Mỹ Xuyên - Đi vào phân tích cụ thể ta có thể thấy năm 2010 thu nhập từ lãi của ngân hàng là 30.226 triệu đồng trong khi đó thu nhập ngoài lãi chỉ có 780 triệu đồng (chiếm 2,52% trong tổng thu nhập), chứng tỏ nguồn thu chủ yếu của ngân hàng trong năm này là thu lãi từ hoạt động tín dụng và ngân hàng chƣa 20 chú trọng phát triển các nguồn thu khác. Nhƣng bƣớc sang năm 2011 thì chính sách của ngân hàng đã có những thay đổi tích cực bằng các mở rộng các hình thức bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vu kiều hối, dịch vụ thanh toán,… Năm 2011 là năm đánh dấu sự phát triển bền vững của Agribank trên thị trƣờng thẻ Việt Nam thì Agribank Mỹ Xuyên cũng đi cùng với xu hƣớng đó, số lƣợng thẻ đƣợc mở tại ngân hàng tăng lên đáng kể so với năm 2010 vì ngân hàng ngoài những chính sách thu hút học sinh, sinh viên, ngƣời đi làm mở thẻ thì ngân hàng còn khuyến khích ngƣời vay mở tài khoản thẻ để nhận tiền vay. Chính điều này đã góp phần làm thay đổi phần nào thói quen dùng tiền mặt của ngƣời dân trên địa bàn huyện và làm cho doanh thu từ phí mở thẻ tăng góp phần đáng kể vào sự gia tăng của thu nhập ngoài lãi - tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2010, cùng với đó thì thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng tăng trƣởng 12,06% nên đã làm cho tổng thu nhập năm 2011 tăng gần 20% so với 2010. - Bƣớc sang năm 2012 thì chính sách đó vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả dẫn đến thu nhập ngoài lãi tăng 6.429 triệu đồng (tăng gần 3 lần) so với năm 2011. Tuy nhiên đây lại là năm mà bà con nông dân sản xuất không đƣợc thuận lợi lắm do ảnh hƣởng của thời tiết nên bị thất mùa lúa, nuôi tôm sú bị dịch bệnh dẫn đến tôm bị thiệt hại rất nhiều, ngƣời dân không thể trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng nên dẫn đến thu nhập lãi trong năm 2012 chỉ có 29.211 (giảm 13,76% so với năm 2011), một nguyên nhân khác là do lãi suất cho vay năm này giảm mạnh so với năm trƣớc. Do sự tăng lên trong thu nhập ngoài lãi đã bù đắp đƣợc sự sụt giảm trong thu từ hoạt động tín dụng nên tổng thu nhập tăng năm 2012 tăng nhẹ 4,76% so với năm 2011. Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng th 6 2013 - 6th 2012 th th Khoản mục 6 2012 6 2013 Số tiền % 1. Tổng thu nhập 20.528 17.240 (3.288) (16,02) - Thu nhập từ lãi 18.703 12.949 (5.754) (30,77) - Thu nhập ngoài lãi 1.825 4.291 2.466 135,12 2. Tổng chi phí 18.025 15.435 (2.590) (14,37) - Chi phí trả lãi 15.860 13.419 (2.441) (15,39) - Chi phí ngoài lãi 2.165 2.016 (149) (6,88) 3. Lợi nhuận 2.503 1.805 (698) (27,89) Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 21 - So với 6 tháng đầu năm 2012 thì tổng thu nhập của 6 tháng đầu năm 2013 giảm tƣơng đối mạnh. Thu nhập từ lãi giảm từ 18.703 triệu đồng xuống còn 12.949 triệu đồng (giảm 30,77%) nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay giảm, ngoài ra còn do ngân hàng thực hiện giảm lãi cho một số ngƣời dân bị thất mùa, kinh tế gia đình khó khăn nên không có khả năng trả nợ và lãi đầy đủ cho ngân hàng nên dẫn đến thu nhập lãi giảm mạnh. Trái lại với sự sụt giảm đó là sự gia tăng trong thu nhập ngoài lãi từ 1.825 triệu đồng lên 4.291 triệu đồng, tuy nhiên sự tăng lên này vẫn không đủ bù đắp sự sụt giảm 5.754 triệu đồng từ thu nhập lãi nên dẫn đến tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm 16,02% so với cùng kỳ năm trƣớc. 3.3.2 Tổng chi phí Cũng diễn biến cùng chiều với tổng thu nhập, tổng chi phí trong giai đoạn từ 2010-2012 cũng tăng liên tục từ 27.720 triệu đồng lên 32.684 triệu đồng. Chi phí từ lãi năm 2011 tăng gần 20% so với năm 2010, điều này cũng dễ hiểu bởi vì năm 2011 ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn hơn năm 2010, mặt khác đây cũng là năm lãi suất huy động trên thị trƣờng rất cao do các ngân hàng chạy đua lãi suất. Chính sự gia tăng trong lƣợng vốn huy động cùng với sự gia tăng trong lãi suất đã dẫn đến chi phí lãi tăng. Năm 2011 cũng là năm mà tỷ lệ nợ xấu tăng cao đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải trích lập dự phòng lớn hơn và Agribank Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ nên đã dẫn đến chi phí ngoài lãi tăng. Tuy nhiên mức tăng của nó không nhiều bởi vì do tình hình kinh doanh không đƣợc thuận lợi nên các khoản chi lƣơng, thƣởng cho nhân viên đã bị rút lại ít hơn so với năm 2010. Sang năm 2012 và giữa năm 2013 thì chi phí trả lãi có sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc, điều này không có nghĩa là ngân hàng huy động vốn không tốt mà nguyên nhân của nó chính là do lãi suất thị trƣờng đã giảm mạnh. 3.3.3 Lợi nhuận Tổng thu nhập và tổng chi phí cùng tăng liên tục trong giai đoạn 20102012 nhƣng tốc độ tăng của tổng thu nhập lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng liên tục trong giai đoạn trên. Cụ thể là: lợi nhuận năm 2011 đã tăng 1.425 triệu đồng so với năm 2010 và sang năm 2012 lại tăng thêm 1.546 triệu đồng nữa. Tuy nhiên kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 lại thấp hơn so với cùng kỳ năm trƣớc là do thời tiết ảnh hƣởng làm cho nông dân bị thất mùa nhiều nên ngân hàng phải thực 22 hiện các chính sách giảm lãi, điều chỉnh lãi suất. Điều này đã ảnh hƣởng làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tóm lại, thông qua kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-6/2013 cho thấy Agribank Mỹ Xuyên đã hoạt động rất tốt trong thời gian qua. Lợi nhuận ngân hàng đạt đƣợc luôn là một số dƣơng. Tuy 6 tháng đầu năm 2013 có sự sụt giảm nhƣng ngân hàng đang có những giải pháp để điều chỉnh và có thể tin tƣởng rằng lợi nhuận cuối năm sẽ có chuyển biến tốt hơn. 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN 3.4.1 Thuận lợi - Ngân hàng có vị trí địa lý thuận lợi (nằm ngay trung tâm huyện Mỹ Xuyên) nên ngƣời dân có thể dễ dàng tìm đến để thực hiện các giao dịch với ngân hàng mà không cần tốn nhiều thời gian và chi phí. - Sau hơn hai mƣơi năm hoạt động, Ngân hàng đã nhận đƣợc sự tin tƣởng và tín nhiệm của đông đảo ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp trên toàn địa bàn huyện nên tình hình huy động vốn, các nghiệp vụ thanh toán, tình hình cho vay,… đều có sự tăng trƣởng tích cực. - Ngƣời dân ở Mỹ Xuyên chủ yếu là trồng lúa, nuôi thủy sản, nuôi gia súc,… còn ngân hàng thì hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Chính sự phù hợp giữa lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng và ngành nghề truyền thống ở địa phƣơng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian qua. - Ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ, tích cực trong công việc, luôn học hỏi và không ngừng sáng tạo, thực hiện đúng theo phƣơng châm của ngân hàng “hết việc chứ không hết giờ”. - Ngoài ra, ngân hàng còn nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ của chi nhánh cấp trên, chính quyền địa phƣơng, các ban ngành,… nên luôn đi đúng theo định hƣớng phát triển của ngành và của địa phƣơng. 3.4.2 Khó khăn - Sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nhƣ là MHB, Sacombank, Quỹ tín dụng nhân dân,… nên đòi hỏi ngân hàng ngoài việc có các chƣơng trình hấp dẫn còn phải cho nhân viên trực tiếp đi tiếp xúc khách hàng để huy động vốn. 23 - Vào khoảng tháng 3 và tháng 9 hằng năm là mùa ngƣời dân rầm rộ thu hoạch lúa trên toàn địa bàn huyện nên vào thời điểm này các nhân viên phải trực tiếp xuống địa bàn để thu nợ và làm hồ sơ, việc thì nhiều mà nguồn nhân lực thì chƣa đáp ứng đủ nên các nhân viên phải làm thêm buổi tối để kịp thời đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân. - Do đa số cho vay trong nông nghiệp mà cây trồng, vật nuôi thì phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thời tiết nên khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra thì ngƣời dân bị thất mùa và không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác giải quyết. 3.4.3 Định hƣớng phát triển Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc của năm 2012 để đƣa ra mục tiêu phấn đấu cho năm 2013 với nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn nên đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục phát huy những thành tựu đạt đƣợc, đồng thời giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc đang tồn tại. Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể: - Huy động vốn: tăng tối thiểu 20% so với năm 2012, trong đó tiền gửi từ dân cƣ phải chiếm trên 80% vốn huy động. - Dƣ nợ: tổng dƣ nợ tăng 10-20% so với năm 2012, trong đó tỷ lệ dƣ nợ trung và dài hạn chiếm 10-20% tổng dƣ nợ, tỷ lệ cho vay nông nghiệp – nông thôn chiếm trên 80% tổng dƣ nợ. - Nợ xấu: dƣới mức 5% tổng dƣ nợ - Lơi nhuận trƣớc thuế tăng khoảng 30% so với năm 2012. 24 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 4.1 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 4.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản của Ngân hàng Với nguồn vốn hiện có của mình thì việc sử dụng nguồn vốn đó vào đâu và với mức độ bao nhiêu là hợp lý luôn đƣợc các ngân hàng thƣơng mại quan tâm bởi vì nó đóng một vai trò rất lớn quyết định lợi nhuận của ngân hàng Thông qua việc phân tích để thấy đƣợc cơ cấu tài sản,cũng nhƣ sự tăng giảm của các khoản mục và nguyên nhân của sự tăng giảm đó sẽ giúp đánh giá đƣợc sự thay đổi trong chính sách sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm là hợp lý hay chƣa, từ đó giúp ngân hàng sử dụng vốn tốt hơn. Do chỉ là một chi nhánh của NHNo&PTNT Tỉnh Sóc Trăng nên NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên không quá đa dạng trong danh mục đầu tƣ do nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu chỉ sử dụng vốn vào các khoản mục nhƣ cho vay khách hàng, tiền mặt, tài sản cố định và tài sản có khác. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài sản của ngân hàng trong thời gian qua nhƣ thế nào thì ta sẽ đi vào tìm hiểu bảng 4.1, bảng 4.2 và hình 4.1 Bảng 4.1 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 1. Tiền mặt 2. Cho vay khách hàng 3. TSCĐ và tài sản có khác Tổng tài sản TSSL (2) TSKSL (1+3) 5.783 4.633 10.197 147.502 9.062 162.347 147.502 14.845 205.535 252.244 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % (1.150) (19,89) 5.564 120,09 58.033 39,34 46.709 22,73 10.483 (2.625) (28,97) 4.046 62,86 216.605 272.924 205.535 252.244 11.070 20.680 54.258 58.033 (3.775) 33,42 39,34 (25,43) 56.319 46.709 9.610 26,00 22,73 86,81 6.437 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo& PTNT Mỹ Xuyên 25 Bảng 4.2 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng th 6 2013 - 6th 2012 th th Khoản mục 6 2012 6 2013 Số tiền % 1. Tiền mặt 3.788 5.041 1.253 33,08 2. Cho vay 216.868 269.014 52.146 24,05 khách hàng 3. TSCĐ và 3.054 6.043 2.989 97,87 tài sản có khác Tổng tài sản 223.710 280.098 56.388 25,21 TSSL (2) 216.868 269.014 52.146 24,05 TSKSL (1+3) 6.842 11.084 4.242 62,00 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên  Xét về cơ cấu tài sản: mặc dù tỷ trọng của các khoản mục có sự biến đổi qua các năm nhƣng cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, còn lại là tiền mặt, TSCĐ và tài sản có khác. - Cho vay khách hàng năm 2010 chiếm tỷ trọng là 90,86% trong tổng tài sản, sang năm 2011 đã tăng lên 94,89% tổng tài sản. Tuy nhiên cuối năm 2012 thì tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn 92,42% và sau đó tăng lên trở lại vào cuối tháng 6 năm 2013 (96,04% tổng tài sản). Mặc dù liên tục có sự biến đổi trong giai đoạn vừa qua nhƣng cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng tài sản cho thấy nó là khoản mục mà ngân hàng chú trọng đầu tƣ nhiều nhất và là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. - Tiền mặt qua các năm luôn chiếm tỷ trọng dƣới 4% trong tổng tài sản, đây có thể nói là mức duy trì hợp lý đối với ngân hàng vì thực ra việc duy trì một lƣợng tiền mặt trong kho chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng và một số giao dịch cần sử dụng tiền mặt khác, nó chẳng tạo ra lại thêm lợi nhuận gì cho ngân hàng. Tuy nhiên việc cân đối để duy trì nó ở một mức độ hợp lý là điều rất cần thiết vì nếu giữ quá nhiều thì không có tạo thêm lợi nhuận nhƣng nếu giữ quá ít thì khi khách hàng có nhu cầu rút nhiều sẽ làm ngân hàng bị thiếu hụt tiền mặt gây ảnh hƣởng không tốt đến uy tín của ngân hàng. - Cũng giống nhƣ tiền mặt thì TSCĐ và tài sản có khác chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (chỉ khoảng 2-5%) nhƣng việc đầu tƣ vào nó cũng rất quan trọng vì tuy không trực tiếp tạo ra thêm thu nhập nhƣng nếu có một môi trƣờng làm việc và trang thiết bị tốt thì sẽ giúp cho năng suất lao động của các nhân viên tăng lên và điều đó gián tiếp làm tăng thu nhập cho ngân hàng. 26 100% 90% 80% 70% 60% Tiền mặt 50% TSCĐ và tài sản có khác 40% 30% Cho vay khách hàng 20% 10% 0% 2010 2011 6th2012 2012 6th2013 Năm Hình 4.1 Cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013  Xét về tình hình biến động của tài sản: Nhìn chung ta có thể thấy tổng tài sản của ngân hàng tăng qua các năm. Điển hình là cuối năm 2010 tổng tài sản chỉ có 162.347 triệu đồng nhƣng đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 tổng tài sản đã tăng lên đến 280.098 triệu đồng (tăng 72,53%). Tốc độ tăng trƣởng cao nhất là từ năm 2010 lên 2011 (33,42%), giai đoạn tiếp theo thì vẫn tăng trƣởng nhƣng với tốc độ thấp hơn. Sự tăng lên này cho thấy ngân hàng đã mở rộng quy mô đầu tƣ trong giai đoạn vừa qua, nhƣng sự tăng lên đó chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào đâu và với mức độ bao nhiêu thì ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn thông qua phân tích sự biến động của TSSL và TSKSL của ngân hàng. TSSL theo định nghĩa bao gồm các khoản mục đầu tƣ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhƣ cho vay khách hàng, đầu tƣ chứng khoán, tiền gửi tại NHNN,… Cho nên tài sản sinh lời càng nhiều thì càng có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên, do chỉ là một chi nhánh nhỏ nên Agribank Mỹ Xuyên không có đủ các nghiệp vụ nói trên mà chủ yếu chỉ có cho vay khách hàng là TSSL. TSKSL thì bao gồm tiền mặt, TSCĐ và tài sản có khác. Tuy nhiên trong khoản mục TSCĐ và tài sản có khác thì vẫn có một phần TSSL nhƣng do sự hạn chế trong tính chi tiết của số liệu nên không thể tách phần đó ra đƣợc, mặt khác nó cũng chiếm rất ít nên có thể xem nhƣ toàn bộ khoản mục này là TSKSL. - TSSL: mặc dù xét về cơ cấu thì tỷ trọng mà ngân hàng đầu tƣ vào khoản mục cho vay khách hàng có sự tăng, giảm giữa các năm nhƣng xét về số tiền đầu tƣ thì lại tăng liên tục. Điển hình là dƣ nợ cho vay khách hàng năm 2011 đã tăng 58.033 triệu đồng so với năm 2010 và sang năm 2012 tiếp tục tăng thêm 46.709 triệu đồng, cuối tháng 6/2013 thì tăng 52.146 triệu đồng so 27 với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân bắt nguồn từ cả hai phía là khách hàng và ngân hàng. Về phía khách hàng: nhu cầu vay vốn của ngƣời dân để mở rộng quy mô sản xuất hiện có và sản xuất mới trong giai đoạn này đã tăng lên so với trƣớc.Về phía ngân hàng: bắt đầu từ ngày 1/6/2010 khi Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực thi hành thì Agribank Mỹ Xuyên đã chú trọng nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong công tác cho vay, tạo điều kiện tốt nhất để ngƣời dân có thể đến giao dịch với ngân hàng, điển hình là khi đến mùa bà con thu hoạch vụ lúa thì các cán bộ tín dụng trực tiếp xuống các xã để thu nợ và giải ngân lại cho bà con nhằm giải quyết nhanh chóng nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy trình, kịp thời đƣa đồng vốn đến nông dân. Ngoài ra, do ƣu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp nên lãi suất cho vay của ngân hàng đối với bà con nông dân thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên cũng khuyến khích bà con nông dân vay tiền của ngân hàng. Doanh số cho vay trong giai đoạn này tăng lên rất cao, năm 2010 là 235.942 triệu đồng nhƣng đến 2012 đã tăng lên đến 266.785 triệu đồng. - TSKSL có nhiều biến động, giảm trong giai đoạn từ 2010-6/2012 từ 14.845 triệu đồng xuống còn 6.842 triệu đồng, nhƣng lại tăng đột ngột vào cuối năm 2012 với số tiền là 20.680 triệu đồng (tăng gần 2 lần so với năm trƣớc) và sau đó lại giảm xuống còn 11.084 vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2013. Năm 2012, TSKSL tăng đột ngột nhƣ vậy chủ yếu là do tiền mặt tăng tới 120,09% còn TSCĐ và tài sản có khác thì tăng với tốc độ ít hơn (62,86%). Vào thời điểm này có nhiều khoản tiền gửi tới hạn nên ngân hàng phải duy trì một lƣợng tiền mặt tƣơng đối lớn để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, mặt khác đây cũng là năm ngân hàng mua sắm thêm các trang thiết bị mới nên làm tăng TSCĐ. Việc gia tăng này thật sự là không tốt vì nó không (hoặc rất ít) tạo ra thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Thấy đƣợc điều đó nên giữa năm 2013 ngân hàng đã cân đối tốt hơn việc sử dụng vốn của mình nên TSKSL đã giảm 46,40% so với cuối năm 2012 và TSSL thì tăng lên. 4.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Ngân hàng Vốn luôn là một yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu bởi vì bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào muốn đầu tƣ sản xuất, kinh doanh thì phải có một lƣợng vốn nhất định dù cho đó là vốn đi vay hay là vốn tự có của bản thân. Với đặc thù riêng của mình là hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn VHĐ đƣợc để cho vay thì việc duy trì một lƣợng VHĐ đủ lớn là điều rất quan trọng đối với các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Agribank Mỹ Xuyên nói riêng. Vì chỉ có huy động đƣợc vốn thì ngân hàng mới có tiền để cho vay và hƣởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào. VHĐ của 28 NHNo&PTNT Mỹ Xuyên bao gồm 3 mảng chính là tiền gửi của Kho bạc, tiền gửi của khách hàng và phát hành GTCG. Ngoài ra, một bộ phận vốn khác tuy chiếm không nhiều nhƣng cũng rất quan trọng, đó là VĐC từ Agribank tỉnh Sóc Trăng. Mặc dù trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động nhƣng Agribank Mỹ Xuyên vẫn duy trì đƣợc một nguồn vốn rất tốt và tăng trƣởng liên tục qua các năm. Nhìn vào hình 4.2 ta có thể thấy rõ đây là một sự tăng trƣởng tốt bởi vì nó tăng lên chủ yếu là do VHĐ tăng mạnh qua các năm chứ không phụ thuộc nhiều VĐC vào từ ngân hàng cấp trên. Xét về cơ cấu VHĐ ta thấy: tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 80% tổng nguồn vốn qua các năm, trong đó thì tiền gửi của khách hàng cá nhân luôn chiếm ƣu thế hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế. Kế đó là phát hành GTCG và cuối cùng là tiền gửi của Kho bạc 300,000 Triệu đồng 250,000 200,000 150,000 VĐC VHĐ 100,000 50,000 0 2010 2011 6th2012 2012 6th2013 Năm Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 - Từ năm 2010 lên 2011 thì VHĐ đã tăng 36.584 triệu đồng (tăng 29,42%) là do lƣợng tiền gửi của khách hàng tăng lên đáng kể. Đây là năm mà lạm phát tăng cao dẫn đến các ngân hàng chạy đua lãi suất rất gay gắt nên các mức lãi suất rất hấp dẫn đối với ngƣời gửi tiền. Lãi suất huy động đƣợc chính thức áp trần huy động từ tháng 6/2011, tuy nhiên từ tháng 6-9/2011 các hình thức vƣợt trần liên tục diễn ra kéo mặt bằng huy động chung trên thị trƣờng lên đến khoảng 19% -20%/năm. Mặc dù lãi suất huy động có thể không cao chót vót nhƣ một số ngân hàng khác trong giai đoạn này nhƣng với uy tín của mình trên thị trƣờng thì Agribank luôn là sự lựa chọn an toàn và đáng tin cậy của ngƣời dân nên số tiền mà ngƣời dân đến gửi vào Agribank Mỹ Xuyên đã tăng lên 34.000 triệu đồng, trong đó không chỉ có khách hàng cá nhân tăng 24.811 triệu đồng mà tiền gửi của tổ chức kinh tế gửi cũng đã tăng 9.189 triệu 29 đồng (tăng gần 4 lần so với năm trƣớc). Bên cạnh đó, cùng với đợt khuyến mãi hấp dẫn nhƣ phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn Cho mùa vàng bội thu thì trong năm Agribank Mỹ Xuyên đã phát hành đƣợc 16.123 triệu đồng GTCG, con số này chỉ giảm nhẹ so với năm 2010 nên không đáng kể. Ngoài ra một bộ phận nhỏ nhƣng không thể không kể đến đó là tiền gửi Kho bạc đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng 2011-2010 Số tiền % 2012-2011 Số tiền % Khoản mục 2010 2011 2012 1. VHĐ a. Tiền gửi của Kho bạc b. Tiền gửi của khách hàng - Cá nhân - Tổ chức kinh tế c. Phát hành GTCG 2. VĐC Tổng nguồn vốn 124.371 160.955 226.026 36.584 29,42 65.071 40,43 3.090 6.551 5.212 3.461 112,01 (1.339) (20,44) 104.281 138.281 200.219 34.000 32,60 61.938 44,79 101.094 3.187 125.905 12.376 174.626 25.593 24.811 9.189 24,54 288,33 48.721 13.217 38,70 106,80 17.000 16.123 20.595 (877) (5,16) 4.472 27,74 37.976 162.347 55.650 216.605 46.898 272.924 17.674 54.258 46,54 33,42 (8.752) 56.319 (15,73) 26,00 Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Bƣớc sang năm 2012 thì lãi suất huy động đã giảm mạnh. Để định hƣớng lại thị trƣờng thì NHNN đã nhiều lần hạ trần lãi suất huy động làm cho lãi suất từ mức 14%/năm vào đầu năm thì đến cuối năm chỉ còn 8%/năm. Đây là một mức giảm đáng kể và ở vị thế các ngân hàng thƣơng mại thì nó vừa có lợi vừa có hại. Có lợi là ngân hàng sẽ giảm đƣợc đáng kể chi phí huy động vốn so với cùng kỳ năm trƣớc nếu tính trên cùng một lƣợng VHĐ, nhƣng có hại là với tỷ suất sinh lời thấp nhƣ vậy thì một số khách hàng có thể không mặn mà với chuyện gửi tiền vào ngân hàng nhƣ trƣớc nữa và có khả năng sẽ tìm kiếm kênh đầu tƣ sinh lời khác. Đứng trƣớc tình hình đó thì Agribank nói chung và Agribank Mỹ Xuyên nói riêng đã có những sản phẩm hấp dẫn để thu hút ngƣời gửi tiền nhƣ tiết kiệm dự thƣởng “Giải vàng Agribank – mừng Quốc khánh 2-9”, hàng loạt các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu dự thƣởng, tiết kiệm học đƣờng,… và ngoài ra các nhân viên phòng giao dịch còn trực tiếp đi huy động vốn từ ngƣời dân. Về khách quan mà nói mặc dù lãi suất có kém hấp dẫn so với những năm trƣớc nhƣng gửi tiền vào ngân hàng vẫn là một kênh đầu tƣ an toàn cho ngƣời dân, nhất là đối với phần lớn ngƣời dân 30 trong huyện trình độ học vấn chƣa cao nên có thói quen nếu có tiền dƣ chƣa cần sử dụng thì sẽ gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, một số ngƣời thấy đƣợc xu hƣớng lãi suất giảm nên nhân cơ hội lãi suất còn cao ở nữa đầu năm 2012 thì họ đã gom góp tiền và gửi với kỳ hạn trên 12 tháng để hƣởng lãi suất. Chính những lý do trên đã làm cho vốn huy động năm 2012 tăng 65.071 triệu đồng so với năm 2011. Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng th 6 2013-6th 2012 th th Khoản mục 6 2012 6 2013 Số tiền % VHĐ 223.710 280.098 56.388 25,21 a. Tiền gửi của 6.030 7.400 1.370 22,72 Kho bạc b. Tiền gửi của 199.480 247.698 48.218 24,17 khách hàng - Cá nhân 175.952 211.570 35.618 20,24 - Tổ chức kinh tế 23.528 36.128 12.600 53,55 c. Phát hành GTCG 18.200 25.000 6.800 37,36 Tổng nguồn vốn 223.710 280.098 56.388 25,21 Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Nửa đầu năm 2013 thì lãi suất vẫn tiếp tục giảm nhƣng mức giảm ít hơn năm trƣớc. Mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm - trần lãi suất kỳ hạn dƣới 12 tháng giảm xuống còn 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dƣới 6 tháng tối đa là 7%/năm. Mặc dù lãi suất có giảm nhƣng VHĐ tính đến cuối tháng 6/2013 đã tăng 56.388 triệu đồng (tăng 25,21%) so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó phát hành GTCG có tốc độ tăng lớn nhất (37,36%), kế đó là tiền gửi của khách hàng và tiền gửi của Kho bạc. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì tiền gửi của khách hàng tăng cao nhất (48.218 triệu đồng) rồi mới tới phát hành GTCG và tiền gửi của Kho bạc. Nhìn vào hình 4.2 ta thấy: VHĐ ở thời điểm cuối tháng 6/2012 đã tăng mạnh so với cuối năm 2011 nhƣng lại gần nhƣ bằng với cuối năm 2012, tƣơng tự nhƣ vậy thì VHĐ cuối tháng 6/2013 cũng tăng mạnh so với cuối năm trƣớc. Điều đó cho thấy ngân hàng huy động vốn tốt ở nữa đầu năm vì sau 6 tháng bắt đầu chu kỳ sản xuất, kinh doanh mới thì ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp đều có một khoản thu nhập dôi ra và tạm thời chƣa sử dụng đến nên đã gửi vào ngân hàng làm VHĐ tăng mạnh. Nhƣng đến các thời điểm cuối năm thì một số ngƣời dân cần tăng chi tiêu để 31 mua sắm chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán và các doanh nghiệp cũng dự trữ hàng hóa để bán Tết, nhu cầu tiền tăng nên họ phải rút một khoản tiền gửi của mình trong ngân hàng để sử dụng làm cho VHĐ những tháng cuối năm không tăng trƣởng tốt nhƣ nữa đầu năm. - VĐC là vốn mà khi ngân hàng bị thiếu hụt một phần vốn để cho vay, đầu tƣ thì sẽ xin chuyển về từ ngân hàng cấp trên. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bởi vì nó giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngân hàng, tuy nhiên sẽ không tốt nếu ngân hàng lạm dụng nguồn vốn này. Năm 2010 và 2011 thì VĐC chiếm khoảng hơn 30% tổng nguồn vốn nhƣng sang năm 2012 thì đã giảm xuống chỉ còn chiếm khoảng 20%, đây là một dấu hiệu đáng mừng, nó cho thấy ngân hàng đã chủ động hơn trong việc sử dụng vốn huy động của mình để cho vay, ít phụ thuộc hơn vào nguồn vốn của chi nhánh cấp trên. Mặt khác nó cũng giảm một phần chi phí cho ngân hàng vì thông thƣờng lãi suất điều chuyển vốn sẽ cao hơn so với lãi suất huy động vốn. Qua phân tích ở trên thấy ở cuối 3 năm ngân hàng đều cần sử dụng đến VĐC từ cấp trên nhƣng ở thời điểm giữa năm thì lại không cần sử dụng nguồn tiền này. Lý do là vì dƣ nợ cho vay tăng trƣởng ít ở thời điểm giữa năm do đây là thời điểm ngƣời dân thu hoạch vụ tôm, sú, thẻ,… nên lên trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác VHĐ giữa năm tăng trƣởng mạnh nhƣ đã phân tích ở trên, do đó thời điểm này nguồn VHĐ đã đủ để đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nên ngân hàng không cần xin điều chuyển từ cấp trên. 4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 4.2.1 Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng Ở phần trên ta đã tìm hiểu khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua nhƣng để đi sâu hơn phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng thì trƣớc hết ta phải tìm hiểu tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. TSNCLS chiếm trên 80% tổng tài sản của ngân hàng cho thấy ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì ngành nghề của đa số ngƣời dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp mà các vụ lúa, vụ màu, vụ tôm,… thì thƣờng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn nên thời gian cần vốn để sản xuất thƣờng là dƣới 1 năm. Trong giai đoạn 2010-6/2013 thì TSNCLS không ngừng tăng lên nhƣng tốc độ tăng thì có sự sụt giảm: năm 32 2011 tăng trƣởng 39,63% nhƣng sang 2012 và 6/2013 thì chỉ tăng trƣởng 21,50% và 20,07% so với cùng kỳ năm trƣớc. Xét về tƣơng đối thì thấy tốc độ tăng có sự sụt giảm nhiều nhƣng về tuyệt đối thì số tiền tăng thêm chỉ sụt giảm ít. Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động của TSNCLS ta sẽ phân nó theo đối tƣợng khách hàng và theo ngành kinh tế.  Phân theo đối tƣợng khách hàng: nhìn vào bảng 4.5 và 4.6 ta thấy cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng rất cao, trong khi đó thì cho vay khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm dƣới 5% TSNCLS. Vì thực ra trên địa bàn huyện thì số lƣợng các doanh nghiệp cũng không nhiều cho nên nhu cầu vốn vay cũng ít, thêm vào đó thì các dự án của doanh nghiệp cần vay vốn phần nhiều có thời gian trung bình từ 2-3 năm nên họ thƣờng vay trung hạn, vay ngắn hạn ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lƣu động. Bảng 4.5 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng 2011-2010 Số tiền % 2012-2011 Số tiền % Khoản mục 2010 2011 2012 1. Cho vay khách hàng cá nhân 2.Cho vay khách hàng doanh nghiệp TSNCLS 130.311 183.436 223.106 53.125 40,77 39.670 21,63 5.500 6.200 7.300 700 12,73 1.100 17,74 135.811 189.636 230.406 53.825 39,63 40.770 21,50 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Cho vay khách hàng doanh nghiệp: có sự tăng trƣởng trong suốt giai đoạn 2010 - 6/2013 với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2011 và 2012 tăng ít với số tiền tăng là 700 triệu đồng (tăng 12,73%) và 1.100 triệu đồng (tăng 17,74%). Cuối tháng 6 năm 2013 thì đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 31,78% so với 6/2012, điều này cho thấy ngoài tập trung cho vay khách hàng cá nhân thì khách hàng doanh nghiệp cũng đang đƣợc ngân hàng quan tâm mở rộng. Về phía các doanh nghiệp thì lãi suất mà ngân hàng cho các doanh nghiêp vay vốn thời điểm này chỉ khoảng 11-13%/năm tùy theo ngành nghề sản xuất kinh doanh và thời hạn vay. Chính điều đó đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để duy trì và mở rộng sản xuất làm cho dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng trƣởng mạnh. 33 Bảng 4.6 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo đối tƣợng khách hàng thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng th 6 2013-6th 2012 th th Khoản mục 6 2012 6 2013 Số tiền % 1. Cho vay khách hàng cá nhân 189.260 226.480 37.220 19,67 2. Cho vay khách hàng 6.450 8.500 2.050 31,78 doanh nghiệp TSNCLS 195.710 234.980 39.270 20,07 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Cho vay khách hàng cá nhân: có xu hƣớng biến động và tốc độ tăng trƣởng gần nhƣ tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng chung của TSNCLS. Năm 2011 tăng 40,77% so với năm 2010. Sự tăng trƣởng này chủ yếu là do doanh số cho vay tăng lên đáng kể chứ không phải do sự sụt giảm trong doanh số thu nợ, doanh số thu nợ trong năm này vẫn tăng nhƣng với tốc độ nhỏ hơn. Điều đó cho thấy ngân hàng đang mở rộng quy mô đầu tƣ. Năm 2012 và cuối tháng 6/2013 thì cho vay khách hàng cá nhân vẫn tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ lần lƣợt là 21,63% và 19,67%.  Phân theo ngành kinh tế: Xét về cơ cấu và tình hình biến động của TSNCLS phân theo ngành thì ta có thể thấy có sự chuyển dịch tỷ trọng và sự tăng giảm trong đầu tƣ của ngân hàng vào các ngành trong giai đoạn vừa qua. Cho vay ở đây chủ yếu là cho vay trong nông nghiệp nhƣ trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, ngoài ra có một phần nhỏ cho vay trong lĩnh vực khác. Bảng 4.7 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng 2011-2010 2012-2011 Khoản mục 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 44.822 62.730 87.090 17.908 39,95 24.360 38,83 2. Chăn nuôi 1.949 3.814 7.377 1.865 95,69 3.563 93,42 3. Thủy sản 60.124 84.036 92.894 23.912 39,77 8.858 10,54 4. Khác 28.916 39.056 43.045 10.140 35,07 3.989 10,21 TSNCLS 135.811 189.636 230.406 53.825 39,63 40.770 21,50 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Thủy sản: với lợi thế về nguồn nƣớc mặn thì việc nuôi trồng thủy sản là một tiềm năng phát triển của huyện cho nên ngƣời dân không chỉ mở rộng diện tích canh tác mà còn đa dạng về các loại thủy sản thả nuôi nhƣ tôm sú, 34 thẻ chân trắng, cá kèo,… Do đó, tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu cho vay ngắn hạn giai đoạn từ 2010-2012 luôn đứng đầu và có sự tăng trƣởng liên tục. Cụ thể là năm 2011 đã tăng 23.912 triệu đồng so với năm 2010 - ứng với tốc độ tăng 39,77%, năm 2012 tăng 8.858 triệu đồng so năm 2011. Tuy nhiên đến cuối quý 2 năm 2013 thì nó đã tuột xuống vị trí thứ 2 sau trồng trọt (trồng trọt chiếm 40,44% còn thủy sản chiếm 39,93% trong cơ cấu TSNCLS). Đồng thời dƣ nợ ngắn hạn thủy sản tăng trƣởng ít chỉ có 5.746 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do tình hình nuôi tôm trong vùng không đƣợc thuận lợi cho nên một bộ phận ngƣời dân đã chuyển đổi loại hình sang trồng lúa hoặc rau màu. Mặt khác do nợ xấu trong ngành thủy sản cao hơn nhiều so với các ngành khác nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay nuôi thủy sản. Bảng 4.8 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo ngành kinh tế thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. Thủy sản 4. Khác TSNCLS th th 6 2012 6 2013 70.165 4.910 88.093 32.542 195.710 95.030 8.299 93.839 38.812 234.980 6th 2013-6th 2012 Số tiền % 24.865 35,44 3.389 69,02 5.746 6,52 6.270 19,27 39.270 20,07 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Trồng trọt: Tuy đứng ở vị trí thứ 2 nhƣng dƣ nợ cho vay ngắn hạn ngành trồng trọt luôn tăng trƣởng ổn định với tốc độ tăng trƣởng lần lƣợt của năm 2011, 2012 và 6/2013 là 39,95%; 38,83% và 35,44% so với cùng kỳ năm trƣớc. Đa số ngƣời dân vay ngân hàng để trồng lúa, còn trồng rau màu thì cũng rất ít. Sự tăng trƣởng này một mặt là nhờ vào Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, mặt khác do trồng lúa là ngành nghề truyền thống của bà con trong vùng nên dù cho kết quả vụ mùa trƣớc nhƣ thế nào thì vụ mùa tới họ vẫn tiếp tục làm chứ ít khi thay đổi ngành nghề hay chuyển sang lĩnh vực khác nên luôn có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng. - Chăn nuôi: Chăn nuôi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong TSNCLS của ngân hàng, thƣờng thì chỉ khoảng 2-3%. Ngoài thời gian làm ruộng thì ngƣời dân trong huyện còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi gia súc nhƣ heo, trâu, bò và gia cầm nhƣ gà, vịt. Lúc đầu ngƣời dân chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhƣng dần dần quy mô đã tăng lên và ngành này đã trở thành ngành tạo ra thu nhập chính cho một số hộ gia đình. Do đó nhu cầu của ngƣời dân để chăn nuôi cũng vì thế mà tăng lên dẫn đến dƣ nợ cho vay ngành này tăng liên tục qua các 35 năm từ 1.949 triệu đồng năm 2010 đến cuối tháng 6/2013 đã tăng lên đến 8.299 triệu đồng. - Khác: cho vay khác ở đây bao gồm cho vay trong thƣơng mại và một số khoản cho vay trong các lĩnh vực khác. Khoản mục này tăng trƣởng liên tục qua các năm. 100% 80% Trồng trọt 60% Chăn nuôi Thủy sản 40% Khác 20% 0% 2010 2011 6th2012 2012 6th2013 Năm Hình 4.3 Cơ cấu tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 Sau khi phân tích tình hình biến động của TSNCLS và các khoản mục cấu thành nó thì bây giờ ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thời gian đặt lại lãi suất của các khoản mục để từ đó thấy đƣợc mức độ nhạy cảm của tài sản nhạy cảm ứng với các kỳ hạn đặt lại lãi suất khác nhau. - Vào thời điểm cuối năm 2010: ta thấy các khoản cho vay có thời hạn còn lại từ 6-9 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đó là 3-6 tháng và dƣới 3 tháng, chiếm tỷ trọng thấp nhất là 9-12 tháng. Điều này là do đặc thù của các ngành sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ rất cao nên nó ảnh hƣởng trực tiếp tới thời hạn các khoản cho vay của ngân hàng. + Tổng các khoản cho vay có thời hạn đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng là 33.322 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt chiếm cao nhất (30.973 triệu đồng) bởi vì vào khoảng tháng 3 hàng năm là thời điểm bà con nông dân trong huyện thu hoạch vụ lúa Đông Xuân nên đa số các món cho vay lúa có thời hạn đáo hạn vào khoảng thời gian này. Bên cạnh đó thì cho vay chăn nuôi có thời hạn ngắn và đáo hạn trong vòng 3 tháng là 1.023 triệu đồng, còn cho vay khác là 1.326 triệu đồng. Do các khoản cho vay thủy sản chƣa đáo hạn vào khoảng thời gian này nên khoản mục thủy sản bằng 0. 36 Bảng 4.9 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng 2010 - Trồng trọt 30.973 13.849 0 0 44.822 - Chăn nuôi 1.023 616 310 0 1.949 - Thủy sản 0 18.040 38.387 3.697 60.124 - Khác 1.326 5.200 9.585 12.805 28.916 TSNCLS 33.322 37.705 48.282 16.502 135.811 2011 - Trồng trọt 46.653 16.077 0 0 62.730 - Chăn nuôi 1.908 832 1.074 0 3.814 - Thủy sản 0 30.962 46.747 6.327 84.036 - Khác 6.710 3.795 12.726 15.825 39.056 TSNCLS 55.271 51.666 60.547 22.152 189.636 2012 - Trồng trọt 61.863 25.227 0 0 87.090 - Chăn nuôi 3.272 2.594 1.075 436 7.377 - Thủy sản 0 36.459 53.171 3.264 92.894 - Khác 9.782 10.334 7.630 15.299 43.045 TSNCLS 74.917 74.614 61.876 18.999 230.406 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên + Số tiền cho vay có thời hạn còn lại từ 3-6 tháng là 37.705 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt là 13.849 triệu đồng, thủy sản là 18.040 triệu đồng, còn lại là của ngành chăn nuôi và các ngành khác. Do tình hình thời tiết ở một số xã hơi bất lợi cho việc xuống giống nên ngƣời dân lên vay ngân hàng trễ hơn so với các xã khác dẫn đến thời gian đáo hạn của một số khoản vay lúa rơi vào kỳ hạn đặt lại lãi suất là 3-6 tháng. Mặt khác đây là lúc mà một số hộ vay nuôi thẻ tới hạn thu hoạch và trả nợ cho ngân hàng vì vụ thẻ thƣờng có thời gian nuôi ngắn hơn vụ sú, tuy nhiên trong năm 2010 thì nuôi thẻ vẫn chƣa đƣợc bà con lựa chọn nhiều bằng nuôi sú nên số tiền đáo hạn lần này chỉ bằng khoảng phân nữa số tiền đáo hạn của vụ sú vài tháng nữa. + Thời hạn đặt lại lãi suất từ 6-9 tháng gồm các khoản cho vay có tổng số tiền là 48.282 triệu đồng. Nhƣ đã nói đến ở trên thì đây là giai đoạn ngƣời dân thu hoạch vụ tôm, sú mà dƣ nợ cho vay của nó là rất cao - 38.387 triệu đồng, trong 38.387 triệu đồng này thì có một phần nhỏ cho vay thủy sản trung 37 hạn đến hạn vào năm 2011. Ngoài ra một số khoản cho vay ngắn hạn khác và một số khoản cho vay dài hạn nhƣ vay tiêu dùng, máy nông nghiệp,…cũng tới hạn vào khoảng thời gian này với số tiền là 9.585 triệu đồng, chăn nuôi thì rất ít chỉ có 310 triệu đồng. + Ngoài vụ tôm chính thì ngƣời dân còn vay ngân hàng để nuôi tôm hoặc thẻ trái vụ nhằm có thể tận dụng hết thời gian canh tác, tuy nhiên nuôi trái vụ thì mức độ rủi ro cao hơn nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay và số lƣợng bà con có nhu cầu nuôi trái vụ cũng không nhiều nên số tiền đáo hạn của ngành thủy sản từ 9-12 tháng tới chỉ có 3.697 triệu đồng. Phần nhiều đáo hạn ở đây là các khoản cho vay khác bao gồm cả ngắn hạn (mới vay trong năm 2010) và các khoản trung hạn (vay ở những năm trƣớc) nhƣng đáo hạn vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 năm 2011, số tiền là 12.805 triệu đồng. Tổng các khoản cho vay có thời gian đặt lại lãi suất vào khoảng 9-12 tháng là 16.502 triệu đồng – thấp nhất trong các kỳ hạn. - Vào thời điểm cuối năm 2011 và 2012 do tính chất mùa vụ của sản xuất lúa và nuôi tôm sú nên thời gian đáo hạn của các ngành trồng trọt và thủy sản tƣơng tự nhƣ đã phân tích ở năm 2010 chỉ khác ở số tiền ngân hàng đầu tƣ vào các ngành đó qua các năm. Nhìn chung thì ta có thể thấy số tiền của các khoản cho vay đáo hạn vào khoảng dƣới 3 tháng, 3-6 tháng và 6-9 tháng nữa đều tăng liện tục qua các năm nhƣng với tốc độ tăng và số tiền tăng thêm là khác nhau. Bảng 4.10 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng 6/2012 - Trồng trọt 31.325 38.840 0 0 70.165 - Chăn nuôi 3.166 676 1.068 0 4.910 - Thủy sản 54.085 34.008 0 0 88.093 - Khác 13.097 16.529 1.946 970 32.542 TSNCLS 101.673 90.053 3.014 970 195.710 6/2013 - Trồng trọt 36.362 57.668 0 0 94.030 - Chăn nuôi 5.943 970 1.224 162 8.299 - Thủy sản 54.670 39.169 0 0 93.839 - Khác 8.875 20.730 4.079 5.128 38.812 TSNCLS 105.850 118.537 5.303 5.290 234.980 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 38 Nếu xét ở thời điểm giữa năm thì các khoản cho vay có thời hạn còn lại từ 6 đến 12 tháng tính từ thời điểm cuối năm trƣớc đến thời điểm này chỉ còn lại dƣới 6 tháng nên ngày càng trở nên nhạy cảm hơn khi lãi suất thị trƣờng biến động. Ngoài ra, thứ tự tỷ trọng của các kỳ hạn đặt lại lãi suất cũng có sự thay đổi so với xét ở thời điểm cuối năm. - Ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 thì chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay có thời gian đáo hạn dƣới 3 tháng, tiếp đó là thời gian đáo hạn từ 3-6 tháng, thấp nhất vẫn là các khoản có thời gian đáo hạn từ 9-12 tháng, tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là các khoản có thời gian đáo hạn từ 6-9 tháng lại chiếm rất ít (chƣa đƣợc 2% tổng TSNCLS) trong khi xét ở thời điểm cuối năm thì nó lại chiếm rất cao. + Tổng các khoản cho vay có thời hạn còn lại dƣới 3 tháng là 101.673 triệu đồng trong đó cao nhất là ngành thủy sản (54.085 triệu đồng) và kế đến là trồng trọt (31.325 triệu đồng). Nhƣ ta đã phân tích ở trên vào khoảng tháng 7, tháng 8 là ngƣời dân sẽ thu hoạch vụ tôm cho nên các khoản cho vay có thời hạn còn lại từ 6-9 tháng ở cuối năm 2011 thì đứng ở thời điểm này chỉ còn lại dƣới 3 tháng là đáo hạn và độ nhạy cảm với lãi suất của nó cũng vì thế mà tăng lên. Thêm vào đó đây cũng là thời điểm bà con trồng lúa đến hạn trả nợ vụ Hè Thu vì vụ Hè Thu thƣờng đƣợc thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm nên một phần dƣ nợ của ngành trồng trọt sẽ rơi vào kỳ hạn còn lại dƣới 3 tháng và phần còn lại là kỳ hạn từ 3-6 tháng. Ngoài ra cho vay chăn nuôi và cho vay khác cũng sắp đáo hạn với số tiền là 3.166 và 13.097 triệu đồng. + Thời hạn đặt lại lãi suất là 3-6 tháng thì chiếm 46,01% tổng TSNCLS. Đây là khoảng thời gian đáo hạn nhiều nhất của các khoản cho vay khác (16.529 triệu đồng) và một phần cho vay lúa đáo hạn vào khoảng tháng 10 vừa nói đến ở phần trên. Ngoài ra một tỷ trọng cũng rất cao đó là cho vay thủy sản vì sau khi thu hoạch vụ thẻ vào khoảng tháng 6, tháng 7 thì ngƣời dân vay lại để nuôi tiếp vụ thứ 2 và đến khoảng tháng 10, 11 ngƣời dân sẽ thu hoạch vụ thẻ này và trả nợ cho ngân hàng. + Các khoản cho vay đáo hạn trong khoảng từ 6-9 tháng và 9-12 tháng nữa là rất ít chỉ có 3.014 triệu đồng và 970 triệu đồng, chủ yếu là các khoản đáo hạn của cho vay chăn nuôi và cho vay khác. - Tính ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 thì tổng TSNCLS ở các kỳ hạn tích lũy đều tăng trƣởng so với tháng 6 năm 2012. Các TSNCLS đáo hạn dƣới 3 tháng thì tăng nhẹ trong khi đó các khoản đáo hạn từ 3-6 tháng và 6-9 39 tháng thì tăng trƣởng mạnh hơn với tốc độ tăng lần lƣợt là 31,63% và 75,95%. Đặc biệt là các khoản cho vay có thời hạn còn lại từ 9-12 tháng thì lại tăng trƣởng gấp hơn 5 lần chủ yếu là do các khoản cho vay tiêu dùng từ các năm trƣớc tới hạn và các khoản cho vay thƣơng mại. Tóm lại, qua những phân tích ở trên thì ta thấy TSNCLS đã tăng lên liên tục qua các năm cho thấy các khoản tiền có thời hạn còn lại dƣới một năm mà ngân hàng cần phải tái đầu tƣ ngày một tăng lên. Nhƣng nó cũng chƣa nói lên đƣợc điều gì về tình trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng bởi vì rủi ro lãi suất còn tùy thuộc vào sự biến động của NVNCLS. Do đó ở phần tiếp theo ta sẽ đi vào phân tích tình hình biến động của NVNCLS để từ đó có cái nhìn rõ nét hơn về tình trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng. 4.2.2 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng Ngân hàng vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay nên khi lãi suất thay đổi thì ngân hàng phải chịu rủi ro ở cả hai phía tài sản có và tài sản nợ. Ở phần trên ta đã phân tích đƣợc một phía, đó là tình hình TSNCLS của ngân hàng nên ở phần này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phía còn lại là tình hình biến động của NVNCLS qua các năm. TSNCLS tăng trƣởng liên tục, vậy thì NVNCLS có biến động cùng chiều nhƣ vậy hay không ta sẽ tìm hiểu bảng sau. Bảng 4.11 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 1. Tiền gửi của Kho bạc 2. Tiền gửi của khách hàng cá nhân 3. Tiền gửi của tổ chức kinh tế 4. Phát hành GTCG 5. VĐC NVNCLS 2011-2010 Số tiền % 2012-2011 Số tiền % 2010 2011 2012 3.090 6.551 5.212 3.461 112,01 (1.339) (20,44) 85.794 109.495 127.414 23.701 27,63 17.919 16,37 3.187 10.076 17.738 6.889 216,16 7.662 76,04 17.000 37.976 147.047 16.123 55.650 197.895 20.595 46.898 217.857 (877) 17.674 50.848 (5,16) 46,54 34,58 4.472 (8.752) 19.962 27,74 (15,73) 10,09 Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên  Xét về tỷ trọng thì ở 2 năm 2010 và 2011 thì NVNCLS chiếm trên 90% tổng nguồn vốn nhƣng bƣớc sang giai đoạn tiếp theo nó chỉ chiếm khoảng 70-80%. Bởi vì lãi suất trên thị trƣờng giai đoạn từ 2012-6/2013 có chiều hƣớng biến động là giảm liên tục nên ngƣời dân đã tăng cƣờng gửi tiền với kỳ hạn dài để đối phó với sự sụt giảm này. Họ sợ nếu gửi tiền với kỳ hạn 40 ngắn thì khi tái đầu tƣ mà lãi suất giảm sẽ làm cho thu nhập bị giảm, do đó tỷ trọng của tiền gửi trên 12 tháng tăng lên.  Xét về cơ cấu NVNCLS ta thấy: chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi của khách hàng cá nhân (chiếm trên 50% NVNCLS ), còn lại là tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của Kho bạc, phát hành GTCG ngắn hạn và VĐC.  Xét về tốc độ tăng trƣởng: NVNCLS tăng dần qua các năm nhƣng lại có xu hƣớng bị sụt giảm vào giữa năm. Tốc độ tăng của nó thì chậm hơn so với tốc độ tăng của TSNCLS. Năm 2011, 2012 và 6/2013 tăng trƣởng lần lƣợt là 34,58%; 10,09%; 17,97% so với cùng kỳ năm trƣớc. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào xem xét sự biến động của từng khoản mục. Bảng 4.12 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng th 6 2013-6th 2012 th th Khoản mục 6 2012 6 2013 Số tiền % 1. Tiền gửi của Kho bạc 6.030 7.400 1.370 22,72 2. Tiền gửi của khách 119.922 132.940 13.018 10,86 hàng cá nhân 3. Tiền gửi của tổ chức 19.750 28.008 8.258 41,81 kinh tế 4. Phát hành GTCG 18.200 25.000 6.800 37,36 NVNCLS 163.902 193.348 29.446 17,97 Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Tiền gửi của Kho bạc: vì tiền gửi của Kho bạc vào Agribank Mỹ Xuyên là tiền gửi không kỳ hạn nên toàn bộ khoản mục này đƣợc đƣa vào NVNCLS. Từ năm 2010 đến 2011 thì khoản mục này tăng 3.461 triệu đồng nhƣng đến năm 2012 lại bị giảm xuống, cuối tháng 6/2013 thì tăng 1.370 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Qua đó ta thấy tiền gửi của Kho bạc vào ngân hàng là không ổn định và nó lại là tiền gửi không kỳ hạn nên nó cũng không mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. - Tiền gửi nhạy cảm lãi suất của khách hàng cá nhân bao gồm số dƣ trong tài khoản ATM đƣợc lãnh lãi dƣới hình thức không kỳ hạn, tiền gửi tiệt kiệm không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, một phần tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng nhƣng sắp đáo hạn. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ từ 3-4% vì theo thói quen của ngƣời dân trong huyện thì việc thanh toán qua ngân hàng là chƣa cao, ngƣời dân vẫn coi tiền mặt là công cụ thanh toán chính cho mọi giao dịch. Còn lại chiếm hơn 90% đó là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, trong giai đoạn này thì nó tăng trƣởng liên tục 41 nhƣng với tốc độ không đều nhau. Trong đó tăng trƣởng cao nhất là năm 2011 với mức tăng 22.986 triệu đồng tƣơng đƣơng 27,97%, vì trong năm 2011 với tình hình biến động mạnh của lãi suất thì ngƣời dân sẽ ƣu tiên lựa chọn các kỳ hạn ngắn với hy vọng có thể nhanh chóng tái đầu tƣ với mức lãi suất cao làm tăng thu nhập. Nhƣng sang giai đoạn tiếp theo thì xu hƣớng lãi suất đã biến động ngƣợc lại nên nếu số tiền nhàn rỗi tạm thời không cần sử dụng tới trong một thời gian dài thì ngƣời dân sẽ ƣu tiên gửi với kỳ hạn trên 12 tháng với lãi suất cố định để đối phó lại sự sụt giảm này của lãi suất nên làm cho tốc độ tăng trƣởng của khoản mục này giảm dần. - Ngƣợc lại với khách hàng cá nhân, trong cơ cấu tiền gửi nhạy cảm lãi suất của tổ chức kinh tế thì tiền gửi không kỳ hạn lại chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi ngắn hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì các doanh nhiệp thƣờng xuyên phải trả tiền hàng hóa, dịch vụ cho nhau nên thƣờng họ luôn có sẵn một khoản tiền gửi dƣới hình thức không kỳ hạn để sử dụng các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp. Họ gửi tiền ở đây chủ yếu để hƣởng các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng cung cấp chứ không phải vì mục đích hƣởng lãi. Trong giai đoạn này thì tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng trƣởng liên tục từ 3.187 triệu đồng năm 2010 đến năm 2011 đã tăng lên gấp hơn 3 lần (đạt 10.076 triệu đồng) và sang năm 2012 lại tăng thêm 7.738 triệu đồng nữa so với năm 2011. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp ở các huyện, các tỉnh khác và họ đã dần xem ngân hàng nhƣ là một kênh thanh toán chính chứ không trực tiếp trả tiền mặt cho nhau nhƣ trƣớc đây nữa. - Do các GTCG mà ngân hàng phát hành đều có kỳ hạn ngắn nên nó đƣợc đƣa hết vào NVNCLS. Trong giai đoạn này thì phát hành GTCG chỉ bị giảm nhẹ ở năm đầu tiên nhƣng sau đó đã liên tục tăng ở những năm tiếp theo do ngân hàng đã tăng cƣờng những chƣơng trình dự thƣởng vào các đợt phát hành này. Cụ thể là năm 2012 với hai chƣơng trình phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thƣởng là “Mừng xuân Nhâm Thìn” và “Mùa vàng trên quê hƣơng” và một đợt phát hành kỳ phiếu “Kỳ phiếu dự thƣởng 2012” với hàng loạt các giải thƣởng hấp dẫn thì đã đánh trúng vào tâm lý cầu may của ngƣời dân làm cho khoản mục này tăng 4.472 triệu đồng – tƣơng đƣơng 27,74% so với năm 2011. Thấy đƣợc kết quả tích cực đó nên sang 6 tháng đầu năm 2013 lại tổ chức thêm đợt “Chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng ngắn hạn năm 2013” nên đã giúp ngân hàng huy động thêm một số vốn khá lớn. Mặt khác đây là khoản tiền mà bắt buộc khách hàng không đƣợc rút trƣớc hạn nên ngân hàng có thể yên tâm đem đầu tƣ sinh lời với mức kỳ hạn tƣơng ứng mà không cần lo khách hàng rút tiền trƣớc hạn. 42 - VĐC thì ta đã phân tích ở phần tình hình nguồn vốn của ngân hàng nên ở đây không phân tích lại. Ở phần trên ta đã phân tích tỷ trọng cũng nhƣ tình hình biến động của các khoản mục cấu thành nên NVNCLS nhƣng ứng với các khoảng thời gian còn lại khác nhau thì mỗi khoản mục sẽ có mức độ nhạy cảm khác nhau. Ở phần này ta sẽ chia nó ra ứng với từng kỳ hạn đặt lại lãi suất cụ thể để thấy đƣợc khoản mục nào đang nhạy cảm nhiều, khoản mục nào ít nhạy cảm hơn khi lãi suất thị trƣờng thay đổi. Bảng 4.13 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 - Tiền gửi của Kho bạc - Tiền gửi của khách hàng cá nhân - Tiền gửi của tổ chức kinh tế - Phát hành GTCG - VĐC NVNCLS 2011 - Tiền gửi của Kho bạc - Tiền gửi của khách hàng cá nhân - Tiền gửi của tổ chức kinh tế - Phát hành GTCG - VĐC NVNCLS 2012 - Tiền gửi của Kho bạc - Tiền gửi của khách hàng cá nhân - Tiền gửi của tổ chức kinh tế - Phát hành GTCG - VĐC NVNCLS Dƣới 3 tháng Tổng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng 3.090 0 0 0 3.090 41.295 14.251 22.139 8.109 85.794 3.187 0 0 0 3.187 6.560 37.976 92.108 4.985 0 19.236 3.872 0 26.011 1.583 0 9.692 17.000 37.976 147.047 6.551 0 0 0 6.551 49.924 29.630 20.765 9.176 109.495 7.963 2.113 0 0 10.076 8.725 55.650 128.813 3.372 0 35.115 2.946 0 23.711 1.080 0 10.256 16.123 55.650 197.895 5.212 0 0 0 5.212 43.454 30.565 24.521 28.874 127.414 13.042 3.966 730 0 17.738 5.974 46.898 114.580 5.236 0 39.767 2.660 0 27.911 6.725 0 35.599 20.595 46.898 217.857 Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 43 - Thời điểm cuối năm 2010: chiếm tỷ trọng cao nhất trong NVNCLS là kỳ hạn đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng với số tiền tới hạn là 92.108 triệu đồng. Trong đó bao gồm các khoản mục nhƣ tiền gửi của kho bạc, tiền gửi của tổ chức kinh tế, phát hành GTCG, VĐC và nhiều nhất là tiền gửi của khách hàng cá nhân với số tiền là 41.295 triệu đồng bao gồm các khoản gửi không kỳ hạn, các khoản tiền gửi có kỳ hạn dƣới 3 tháng và các khoản tiền có kỳ hạn dài hơn nhƣng đáo hạn trong khoảng thời gian này. Các khoản tiền gửi có thời gian đáo hạn từ 3-6 tháng, 6-9 tháng và 9-12 tháng thì chiếm tỷ trọng ít hơn với số tiền lần lƣợt là 14.251, 22.139 và 8.109 triệu đồng, chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân và các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng của các đợt phát hành nhƣ “Kỳ phiếu dự thƣởng năm 2010”, chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng “Cho mùa vàng bội thu”,… - Thời điểm cuối năm 2011 thì chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là kỳ hạn đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng và nó đã có một sự tăng trƣởng là 39,85% so với năm 2010. Sự tăng trƣởng ở đây là tăng trƣởng ở tất cả các khoản mục nhƣng tốc độ tăng trƣởng của mỗi cái thì khác nhau. Bên cạnh đó thì các khoản tiền gửi có kỳ hạn còn lại từ 3-6 tháng cũng tăng trƣởng khá với số tiền tăng thêm là 15.879 triệu đồng trong đó tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng trƣởng mạnh nhất, một điều đáng chú ý ở đây là do lãi suất trong năm này tăng cao nên ngoài tiền gửi thanh toán và tiền gửi dƣới 3 tháng thì các doanh nghiệp cũng đã gửi một số tiền với kỳ hạn dài hơn để hƣởng thu nhập từ lãi suất. Còn đối với các khoản tiền gửi đáo hạn vào 6-9 tháng nữa thì lại có sự sụt giảm nhẹ, 9-12 tháng nữa thì tăng trƣởng nhẹ. - Thời điểm cuối năm 2012 thì tình hình lại diễn ra ngƣợc lại các khoản tiền gửi có thời gian đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng giảm xuống chỉ còn 114.580 triệu đồng trong khi năm 2011 nó là 128.813 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 thì lãi suất giảm mạnh nên ngƣời dân hạn chế các khoản tiền gửi ngắn hạn mà ƣu tiên các khoản có kỳ hạn dài hơn nên làm cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn đặt lại lãi suất dài hơn đều tăng trƣởng dƣơng. Trong đó đáng chú ý là kỳ hạn đặt lại lãi suất từ 9-12 tháng năm 2011 chỉ có 10.256 triệu đồng nhƣng năm 2012 lại tăng lên đến 35.599 triệu đồng (tăng hơn 3 lần). Qua những phân tích trên thì ta có thể thấy ở cả 3 năm thì NVNCLS có thời gian đáo hạn dƣới 3 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NVNCLS mà với khoảng thời gian còn lại ngắn nhƣ vậy thì sẽ càng nhạy cảm với lãi suất cho nên ngân hàng cần phải chú ý đến kỳ hạn này. 44 Bảng 4.14 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6/2012 - Tiền gửi của Kho bạc - Tiền gửi của khách hàng cá nhân - Tiền gửi của tổ chức kinh tế - Phát hành GTCG NVNCLS 6/2013 - Tiền gửi của Kho bạc - Tiền gửi của khách hàng cá nhân - Tiền gửi của tổ chức kinh tế - Phát hành GTCG NVNCLS Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng 6.030 0 0 0 6.030 46.539 19.901 25.352 28.130 119.922 15.193 4.557 0 0 19.750 5.737 73.499 8.890 33.348 2.518 27.870 1.055 29.185 18.200 163.902 7.400 0 0 0 7.400 49.147 46.556 20.964 16.273 132.940 20.305 7.703 0 0 28.008 7.020 83.872 10.565 64.824 3.427 24.391 3.988 20.261 25.000 193.348 Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên Cũng giống nhƣ thời điểm cuối năm, thời điểm giữa năm các khoản tiền gửi có kỳ hạn còn lại dƣới 3 tháng vẫn chiếm ƣu thế hơn so với các kỳ hạn khác. Thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 thì các khoản tiền gửi kỳ hạn dƣới 3 tháng đã có mức tăng trƣởng nhẹ so với cùng thời điểm này năm trƣớc, trong khi kỳ hạn 3-6 tháng lại tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trƣởng là 94,37% chủ yếu là do tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng. Hai kỳ hạn còn lại thì có sự sụt giảm nhẹ. 4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI 4.3.1 Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng 4.3.1.1 Khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP) Rủi ro lãi suất là rủi ro mà lợi nhuận của ngân hàng có thể bị giảm khi lãi suất trên thị trƣờng biến đổi theo hƣớng bất lợi cho ngân hàng. Mặc dù biết nhƣ vậy nhƣng do đặc thù kinh doanh của mình huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi để cho vay nên ngân hàng rất khó để kiểm soát đƣợc khách hàng sẽ 45 gửi tiền vào ngân hàng mình bao nhiêu, với kỳ hạn nhƣ thế nào và đối với cấp tín dụng cũng vậy. Do đó việc duy trì đƣợc một dòng tiền ra - vào cân xứng kỳ hạn là một điều rất khó. Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn tồn tại trong bất kỳ ngân hàng nào và tất nhiên trong đó cũng có Agribank Mỹ Xuyên, nhất là trong giai đoạn lãi suất thị trƣờng có xu hƣớng biến động mạnh nhƣ trong thời gian vừa qua. Để nhận biết đƣợc trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng thì ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu nhƣng ở đây chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong bài là khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP). Khe hở bằng 0 có nghĩa là ngân hàng ở trạng thái không có rủi ro lãi suất, ngƣợc lại dù khe hở nhạy cảm âm hay dƣơng thì ngân hàng cũng đang gặp rủi ro. Nhìn vào các bảng bên dƣới thì ta có thể thấy trong giai đoạn 2010-6/2013 Agribank Mỹ Xuyên luôn đối mặt với rủi ro lãi suất nhƣng mức độ rủi ro là nhƣ thế nào thì ta sẽ đi vào phân tích cụ thể qua các năm.  Cuối năm 2010: Bảng 4.15 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối năm 2010 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng TSNCLS 33.322 37.705 48.282 16.502 135.811 NVNCLS 92.108 19.236 26.011 9.692 147.047 GAP (58.786) 18.469 22.271 6.810 (11.236) Trạng thái Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm nhạy cảm nguồn vốn tài sản tài sản tài sản nguồn vốn Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Rủi ro khi Tăng giảm giảm giảm tăng Nguồn: NHNo&PTNT Mỹ Xuyên Trong năm 2010 nếu xét kỳ hạn tích lũy là đến 12 tháng thì ta thấy ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn vì GAP có giá trị âm. Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất trên thị trƣờng tăng lên. Tuy nhiên nếu xét ở từng kỳ hạn nhỏ hơn nữa thì ta có thể thấy ứng với từng kỳ hạn đặt lại lãi suất cụ thể thì sự tác động việc tăng hay giảm lãi suất là khác nhau. Kỳ hạn đặt lại lãi suất càng ngắn thì càng nhạy cảm với lãi suất. Cụ thể: - Đối với các khoản mục có thời hạn đặt lại lãi suất là dƣới 3 tháng thì khe hở nhạy cảm lãi suất có giá trị âm và giá trị của nó là tƣơng đối lớn 58.786 triệu đồng. Đây là kỳ hạn mà NVNCLS đáo hạn tƣơng đối nhiều (92.108 triệu đồng) trong khi TSNCLS thì chỉ có 33.322 triệu đồng nên làm cho khe hở bị âm. Đây là kỳ hạn dễ nhạy cảm với lãi suất nhất và khe hở của nó lại lớn nhất 46 trong các kỳ hạn nên khi lãi suất thị trƣờng tăng lên thì sẽ rất bất lợi cho ngân hàng vì khi đó chi phí lãi sẽ tăng nhanh hơn thu nhập lãi và ảnh hƣởng không tốt đến lợi nhuận của ngân hàng. - Đối với các khoản mục có thời hạn đặt lại lãi suất từ 3-6 tháng, 6-9 tháng và 9-12 tháng thì hoàn toàn ngƣợc lại. GAP có giá trị dƣơng có nghĩa là TSNCLS ở các kỳ hạn này lớn hơn so với NVNCLS và ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản. Nếu nhƣ ở kỳ hạn dƣới 3 tháng thì lãi suất tăng gây bất lợi cho ngân hàng thì ở các kỳ hạn này lãi suất tăng thì sẽ là một cơ hội tốt giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì thu nhập từ lãi tăng nhanh hơn chi phí lãi. Nhƣng ngƣợc lại khi lãi suất giảm ngân hàng sẽ gặp rủi ro do thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí lãi.  Cuối năm 2011: Bảng 4.16 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối năm 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng TSNCLS 55.271 51.666 60.547 22.152 189.636 NVNCLS 128.813 35.115 23.711 10.256 197.895 GAP (73.542) 16.551 36.836 11.896 (8.259) Trạng thái Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm nhạy cảm nguồn vốn tài sản tài sản tài sản nguồn vốn Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Rủi ro khi tăng giảm giảm giảm tăng Nguồn: NHNo&PTNT Mỹ Xuyên Tƣơng tự nhƣ năm 2010 thì ở năm 2011 nếu xét ở kỳ hạn tích lũy đặt lại lãi suất là đến 12 tháng thì Agribank Mỹ Xuyên đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Xét ở từng kỳ hạn cụ thể ta thấy: - Kỳ hạn đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng thì khe hở nhạy cảm lãi suất tiếp tục âm cho thấy ngân hàng vẫn ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Nhƣng điều đang lo ngại hơn là độ lớn của nó đã tăng hơn so với năm 2010, khe hở càng lớn thì mức độ rủi ro càng lớn, chỉ với một biến động nhỏ của lãi suất trên thị trƣờng sẽ ảnh hƣởng nhiều đến ngân hàng hơn các năm trƣớc. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn khi lãi suất trên thị trƣờng tăng lên và rủi ro càng nhiều thì đồng nghĩa với việc nếu lãi suất biến đổi theo chiều hƣớng ngƣợc lại (lãi suất giảm) thì lợi nhuận sẽ càng nhiều. - Đối với các kỳ hạn còn lại thì khe hở nhạy cảm lãi suất dƣơng thể hiện trạng thái nhạy cảm tài sản nên ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất trên thị 47 trƣờng giảm xuống. Tuy nhiên ở kỳ hạn đặt lại lãi suất là 3-6 tháng thì độ lớn của khe hở đã đƣợc thu hẹp lại, năm 2010 là 18.469 triệu đồng thì đến năm 2011 chỉ còn 16.551 triệu đồng – đây là một dấu hiệu đáng mừng. Nhƣng ngƣợc lại với kỳ hạn trên thì GAP ở kỳ hạn 6-9 tháng và 9-12 tháng lại tăng lên rất nhiều, từ 22.271 và 6.810 triệu đồng năm 2010 sang năm 2011 đã tăng lên đến 36.836 và 11.896 triệu đồng. Vì ở kỳ hạn 9-6 tháng thì NVNCLS có tốc độ tăng âm, trong khi TSNCLS thì tăng trƣởng dƣơng. Còn kỳ hạn 9-12 tháng thì cả hai đều tăng trƣởng nhƣng TSNCLS tăng trƣởng nhanh hơn nên đã làm cho khe hở ngày càng mở rộng và đây là điều đáng lo ngại vì nó cho thấy rủi ro lãi suất đang tăng lên.  Cuối năm 2012 Bảng 4.17 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng TSNCLS 74.917 74.614 61.876 18.999 230.406 NVNCLS 114.580 39.767 27.911 35.599 217.857 GAP (39.663) 34.847 33.965 (16.600) 12.549 Trạng thái Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm nguồn vốn tài sản tài sản nguồn vốn tài sản nhạy cảm Rủi ro khi Lãi suất Tăng Lãi suất giảm Lãi suất giảm Lãi suất tăng Lãi suất giảm Nguồn: NHNo&PTNT Mỹ Xuyên Ngƣợc lại với 2 năm trƣớc nếu xét theo phƣơng pháp tích lũy kỳ hạn đến 12 tháng thì Agribank Mỹ Xuyên trong năm 2012 ở trong trạng thái nhạy cảm tài sản. ngân hàng sẽ găp rủi ro khi lãi suất trên thị trƣờng giảm xuống. Nhƣng đối với từng kỳ hạn đặt lại lãi suất khác nhau thì trạng thái nhạy cảm sẽ khác nhau. - Trong suốt 3 năm từ 2010, 2011, 2012 thì khe hở nhạy cảm lãi suất kỳ hạn dƣới 3 tháng luôn nhận giá trị âm, nghĩa là ngân hàng ứng với kỳ hạn tích lũy này luôn ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn và sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng lên. Tuy nhiên một điều đáng mừng là độ lớn khe hở nhạy cảm trong năm này đã giảm đáng kể so với năm trƣớc (giảm gần phân nữa), thậm chí nó còn nhỏ hơn so với khe hở năm 2010. Nguyên nhân là do TSNCLS kỳ hạn này trong năm 2012 đã tăng lên một lƣợng là 19.646 triệu đồng và đồng thời NVNCLS lại giảm đi một lƣợng là 14.233 triệu đồng nên làm cho khe hở thu hẹp lại. 48 - Sau khi giảm nhẹ ở năm 2011 thì độ lớn khe hở nhạy cảm năm 2012 ứng với kỳ hạn đặt lại lãi suất là 3-6 tháng lại tăng lên đáng kể. Còn về dấu thì nó vẫn mang dấu dƣơng cho thấy ngân hàng vẫn trong trạng thái nhạy cảm tài sản và gặp rủi ro khi lãi suất giảm xuống. Nguyên nhân tăng là do NVNCLS có tốc độ tăng trƣởng âm còn TSNCLS thì lại tăng trƣởng dƣơng so với năm trƣớc nên mở rộng khe hở. Một điều đáng chú ý nữa ở đây là sự thay đổi trạng thái nhạy cảm của kỳ hạn 6-12 tháng so với 2 năm trƣớc. Ở năm 2010 và 2011 thì ứng với kỳ hạn này luôn ở trong trạng thái nhạy cảm tài sản tuy nhiên năm 2012 lại chuyển sang nhạy cảm nguồn vốn,có nghĩa là ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng vì chi phí lãi sẽ tăng nhanh hơn thu nhập lãi.  Cuối tháng 6-2012 Bảng 4.18 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối tháng 6 năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng TSNCLS 101.673 90.053 3.014 970 195.710 NVNCLS 73.499 33.348 27.870 29.185 163.902 GAP 28.174 56.705 (24.856) (28.215) 31.808 Trạng thái Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm tài sản tài sản nguồn vốn nguồn vốn tài sản nhạy cảm Rủi ro khi Lãi suất giảm Lãi suất giảm Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất giảm Nguồn: NHNo&PTNT Mỹ Xuyên Do ở đây chúng ta đang xét ở thời điểm giữa năm nên một số kỳ hạn có thể sẽ có trạng thái nhạy cảm khác với 3 trƣờng hợp ở trên xét ở cuối năm. - GAP ở kỳ hạn đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng mang giá trị dƣơng cho thấy ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm tài sản do NVNCLS chỉ có 73.499 triệu đồng trong khi TSNCLS lại lên đến 101.673 triệu đồng. Trong khi đó thì ở cả 3 năm 2010, 2011 và 2012 thì GAP ở kỳ hạn này luôn mang giá trị âm. - Với thời hạn đặt lại lãi suất là 3-6 tháng thì khe hở nhạy cảm lãi suất cũng mang giá trị dƣơng nhƣng độ lớn thì gấp hơn 2 lần so với kỳ hạn dƣới 3 tháng. Khe hở lớn cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro lớn, nhất là khi lãi suất trên thị trƣờng có chiều hƣớng giảm xuống, khi đó thu nhập lãi sẽ giảm nhanh hơn chi phí lãi gây ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng. 49 - Đối với các khoản mục có thời gian đặt lại lãi suất là 6-9 tháng và 912 tháng thì ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn và độ lớn của khe hở thì ở mức tƣơng đối. Tuy mỗi kỳ hạn đáo hạn có sự nhạy cảm khác nhau với sự thay đổi của lãi suất trên thị trƣờng nhƣng nhìn chung với kỳ hạn tích lũy đến 12 tháng thì ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 thì ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm tài sản.  Cuối tháng 6-2013 Đây là thời điểm phản ánh gần nhất trạng thái nhạy cảm của ngân hàng so với thời điểm hiện tại nên việc phân tích trạng thái nhạy cảm ứng với các kỳ hạn đặt lại lãi suất là rất quan trọng vì từ những phân tích đó giúp ta có thể đƣa ra các giải pháp phù hơp cho ngân hàng. Bảng 4.19 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cuối tháng 6 năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng TSNCLS 105.850 118.537 5.303 5.290 234.980 NVNCLS 83.872 64.824 24.391 20.261 193.348 GAP 21.978 53.713 (19.088) (14.971) 41.632 Trạng thái Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm tài sản tài sản nguồn vốn nguồn vốn tài sản nhạy cảm Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Rủi ro khi giảm giảm tăng tăng giảm Nguồn: NHNo&PTNT Mỹ Xuyên - Đối với các khoản mục có thời hạn đáo hạn dƣới 3 tháng và từ 3-6 tháng nữa thì TSNCLS đang lớn hơn NVNCLS nên GAP có giá trị dƣơng. Nếu lãi suất trên thị trƣờng giảm thì sẽ bất lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên khe hở thời điểm này đã giảm so với thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 cho thấy rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải ở hai kỳ hạn này đang giảm xuống. - Trái ngƣợc với hai kỳ hạn trên thì kỳ hạn đặt lại lãi suất từ 6-9 tháng và 9-12 tháng có khe hở nhạy cảm lãi suất nhận giá trị âm cho thấy ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Tuy nhiên khe hở này cũng đang đƣợc thu hẹp lại bởi vì TSNCLS tăng trong khi NVNCLS lại giảm so với thời điểm cùng kỳ năm trƣớc. Mặc dù xét ở từng kỳ hạn nhỏ thì khe hở nhạy cạm đang thu hẹp lại nhƣng nếu xét ở kỳ hạn tích lũy là 12 tháng thì khe hở lại đang mở rộng ra lên đến 41.632 triệu đồng (mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu). 50 4.3.1.2 Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên) cũng là một trong những chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro lãi suất của ngân hàng. Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tƣ, hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tƣ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn. Ngoài ra, hệ số này còn cho ta biết đƣợc một đồng TSSL khi đem cho vay hoặc đầu tƣ sẽ sinh ra bao nhiêu đồng thu nhập lãi thuần. Mục tiêu quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tƣơng đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất cho nên ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cố định. Tuy nhiên nhìn vào bảng 4.20 ta thấy, NIM trong giai đoạn từ 2010-6/2013 giảm liên tục với tốc độ không giống nhau. Cụ thể là năm 2010 hệ số chênh lệch lãi thuần là 5,26% nhƣng sang năm 2011 chỉ còn 3,64% và điều đáng lo ngại hơn là đến cuối tháng 6/2013 NIM đã rơi vào tình trạng âm (-0,18%). Bảng 4.20 Hệ số chênh lệch lãi thuần của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 Chỉ tiêu Thu nhập lãi Chi phí lãi Thu nhập lãi thuần TSSL bình quân NIM ĐVT Triệu đồng Triệu đồng 2010 30.226 22.914 2011 33.871 27.449 2012 29.211 27.323 6/2012 18.703 15.860 6/2013 12.949 13.419 Triệu đồng 7.312 6.422 1.888 2.843 (470) Triệu đồng 139.011 176.519 % 5,26 228.890 211.202 260.629 3,64 0,82 1,35 (0,18) Nguồn: NHNo&PTNT Mỹ Xuyên Trong năm 2011 thì thu nhập lãi tăng 3.645 triệu đồng (tăng 12,06%) so với năm trƣớc, trong khi đó chi phí lãi lại tăng đến 4.535 triệu đồng (tăng 19,79%), tốc độ tăng của chi phí lãi lớn hơn thu nhập lãi nên làm cho thu nhập lãi thuần giảm. Ngƣợc lại thì TSSL bình quân trong năm 2011 lại có chiều hƣớng tăng từ 139.011 triệu đồng lên 176.519 triệu đồng. Do đó đã dẫn đến NIM năm 2011 giảm. Tuy vậy nó vẫn mang giá trị dƣơng (3,64%) cho thấy một đồng đầu tƣ vào TSSL thì sẽ tạo ra cho ngân hàng 0,0364 đồng thu nhập lãi thuần. Năm 2012 thì thu nhập lãi thuần của ngân hàng đã giảm mạnh do ngân hàng đã có những thay đổi bằng cách tăng TSNCLS và giảm NVNCLS dẫn đến thay đổi trạng thái thành nhạy cảm tài sản. Tuy nhiên sự thay đổi này 51 không những không mang lại hiệu quả mà còn làm cho thu nhập lãi thuần tiếp tục giảm. Nguyên nhân là do lãi suất trên thị trƣờng đã biến đổi ngƣợc lại với giai đoạn trƣớc, từ 14%/năm vào đầu năm thì đến cuối năm sau nhiều lần điều chỉnh của NHNN thì lãi suất huy động giảm chỉ còn 8%/năm. Việc giảm của lãi suất thực sự là điều bất lợi cho ngân hàng nên đã làm cho thu nhập lãi thuần giảm mạnh từ 6.422 triệu đồng xuống còn 1.888 triệu đồng (giảm 70,60%). Nhƣng việc giảm mạnh này thực ra không phải hoàn toàn do lãi suất mà còn do năm này ngƣời dân bị thất mùa nhiều nên việc trả lãi và gốc cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên làm cho thu nhập từ lãi giảm. Giống nhƣ năm 2011, TSSL lại tăng lên trong khi thu nhập lãi thuần giảm mạnh nên làm cho NIM giảm mạnh chỉ còn 0,82%. Bƣớc sang năm 2013 thì tình hình trên vẫn không đƣợc cải thiện nên NIM đã nhận giá trị âm (-0,18%). Qua những phân tích trên ta nhận thấy trong thời gian qua thì Agribank Mỹ Xuyên luôn đối mặt với rủi ro lãi suất và một điều đáng lo ngại là rủi ro lãi suất ngày một tăng lên. Điều đó cho thấy ngân hàng vẫn chƣa quan tâm đúng mức và chƣa quản trị tốt loại rủi ro này. Do đó, ngân hàng cần phải dự báo sự biến động của lãi suất trên thị trƣờng để từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý tài sản nợ-có tốt hơn để hạn chế rủi ro lãi suất. 4.3.2 Phân tích thu nhập lãi thuần của Ngân hàng khi lãi suất biến động. Khi lãi suất thị trƣờng biến động thì sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng dù cho ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn hay nhạy cảm tài sản. Do tính chất hạn chế của số liệu nên không thể phân tích sự thay đổi của thu nhập lãi thuần khi lãi suất huy động và cho vay tăng hoặc giảm không cùng mức độ, cho nên ở đây bài viết chỉ có thể tính toán đƣợc sự thay đổi trong thu nhập lãi thuần khi lãi suất thay đổi cùng mức độ mà cụ thể là thay đổi 1%. Ta có bảng sau: Bảng 4.21 Sự thay đổi của thu nhập lãi thuần của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên khi lãi suất biến động trong giai đoạn 2010-6/2013 ĐVT: triệu đồng Năm Lãi suất giảm 1% GAP Lãi suất tăng 1% 2010 112,36 (11.236) (112,36) 2011 82,59 (8.259) (82,59) 2012 (125,49) 12.549 125,49 th 6 2012 (318,08) 31.808 318,08 th 6 2013 (416,32) 41.632 416,32 52 Năm 2010 nếu lãi suất trên thị trƣờng tăng lên 1% thì sẽ bất lợi cho ngân hàng, khi đó thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm 112,36 triệu đồng so với thực tế. Nếu lãi suất biến động theo xu hƣớng ngƣợc lại giảm 1% thì với trạng thái nhạy cảm nguồn vốn sẽ giúp ngân hàng tăng 112,36 triệu đồng thu nhập lãi thuần. GAP trong năm 2010 khá lớn nên dẫn đến thu nhập lãi thuần sẽ biến động tƣơng đối lớn khi lãi suất thay đổi. Sự thật diễn ra là lãi suất trên thị trƣờng trong năm này đã tăng lên: lãi suất huy động 12 tháng trung bình trên thị trƣờng vào đầu năm 2010 khoảng 10,5%/năm nhƣng đến cuối năm đã lên đến khoảng trên 13%/năm, lãi suất cho vay cũng biến động cùng chiều. Điều này thật sự gây bất lợi cho ngân hàng. Năm 2011 thì GAP có sự thu hẹp lại nên giúp cho ngân hàng giảm rủi ro lãi suất. Khi đó nếu lãi suất tăng hoặc giảm 1% thì thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm hoặc tăng 82,59 triệu đồng. Mức tăng hoặc giảm này nhỏ hơn so với năm 2010. Cũng giống nhƣ năm 2010 thì diễn biến của lãi suất trong năm 2011 cũng theo hƣớng bất lợi. Mặc dù duy trì trần lãi suất huy động là 14%/năm nhƣng thực tế nhiều hình thức vƣợt trần vẫn diễn ra kéo lãi suất thực tế tăng cao hơn 14%/năm. Chính vì lãi suất trên thị trƣờng biến động bất lợi với trạng thái nhạy cảm nên đã làm cho thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm. Năm 2012 thì trạng thái nhạy cảm đã ngƣợc lại hoàn toàn với giai đoạn trƣớc nên khi lãi suất tăng 1% sẽ làm cho thu nhập lãi thuần tăng 125,49 triệu đồng so với thực tế. Ngƣợc lại nếu lãi suất giảm 1% thì sẽ làm cho thu nhập lãi thuần giảm một khoản bằng với lúc lãi suất tăng. Tƣởng rằng lãi suất sẽ biến động tăng nhƣ giai đoạn đầu thì sẽ là một thuận lợi cho ngân hàng, tuy nhiên lãi suất năm 2012 lại giảm một cách liên tục: 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tƣớng chính phủ. Đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12%/năm. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc vừa quyết định đƣa trần lãi suất huy động cho vay lần lƣợt về còn 11% và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012 thì trần lãi suất huy động đã giảm từ 11% xuống còn 9%. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Chỉ trong vòng 1 năm mà trần lãi suất huy động đã giảm tới 6%, đây thật sự là một điều bất lợi với trạng thái nhạy cảm hiện tại của ngân hàng. Đến thời điểm cuối tháng 6/2013 thì khe hở nhạy cảm đã rất lớn nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lãi suất thị trƣờng sẽ dẫn đến sự biến đổi lớn trong thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Cụ thể: nếu lãi suất thị trƣờng tăng 53 (giảm) 1% thì sẽ dẫn đến mức tăng (giảm) 416,32 triệu đồng của thu nhập lãi thuần so với thực tế. Con số này lớn gấp rƣỡi so với cuối tháng 6/2012. Qua sự phân tích trên ta có thể thấy, khi lãi suất thay đổi thì tùy thuộc vào độ lớn của khe hở nhạy cảm mà thu nhập lãi thuần có sự biến đổi tƣơng ứng. Khe hở càng lớn thì thu nhập lãi thuần biến đổi càng lớn và ngƣợc lại. Tuy nhiên thu nhập lại thuần biến đổi theo hƣớng tốt hay xấu còn phải tùy thuộc vào xu hƣớng biến động của lãi suất có phù hợp với trạng thái nhạy cảm hiện tại lúc đó của ngân hàng hay không. Do đó, rủi ro lãi suất chỉ thật sự xảy ra khi 2 yếu tố sau cùng xảy ra: có khe hở nhạy cảm và lãi suất thị trƣờng lại biến đổi theo hƣớng bất lợi với trạng thái nhạy cảm. Nếu không có khe hở nhạy cảm thì dù lãi suất thị trƣờng biến động theo hƣớng nào cũng không gây ra rủi ro lãi suất. Ngƣợc lại nếu khe hở âm (dƣơng) mà lãi suất lại giảm (tăng) thì không những không gây ra rủi ro mà còn tạo thêm thu nhập cho ngân hàng. 4.4 DỰ BÁO XU HƢỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT Nhìn lại về giai đoạn vừa qua ta thấy: trong năm 2012 thì lãi suất là một công cụ đƣợc NHNN sử dụng nhiều nhất để điều hành chính sách tiền tệ với 5 lần giảm trần lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 8%/năm. Lãi suất cho vay cũng đƣợc điều chỉnh giảm giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay để phục hồi và phát triển sản xuất. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 thì công cụ đó vẫn đƣợc NHNN sử dụng nhƣng ở mức độ ít hơn so với năm trƣớc. Tính tới thời điểm này thì hai thông tƣ đƣợc NHNN ban hành gần nhất để quy định về lãi suất huy động và cho vay là: thông tƣ số 15/2013/TTNHNN theo đó lãi suất huy động tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dƣới 1 tháng là 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng là 7%/năm riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô thì đƣợc áp dụng mức 7,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thì do các tổ chức tín dụng tự ấn định. Thông tƣ 16/2013/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 10%/năm. Lãi suất trong thời gian qua giảm liên tục nhƣ vậy thì liệu trong giai đoạn sắp tới sẽ tiếp tục giảm hay lại tăng lên? Đó là một câu hỏi đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Trƣớc xu hƣớng nhiều ngân hàng thƣơng mại lớn giảm lãi suất huy động về mức 5%/năm cho kỳ hạn một tháng, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo lãi suất sắp tới còn giảm nữa: - Theo quan điểm dự báo năm 2013, các chuyên gia của BSC nhất quán cho rằng, mặt bằng lãi suất năm 2013 sẽ tiếp tục giảm và về mức 7 – 8% đến cuối năm 2013 do 2 yếu tố. Thứ nhất, kỳ vọng lạm phát giảm (dự báo ở mức 54 khá thấp 6-7%). Thứ hai, lãi suất có động lực để giảm khi rủi ro hệ thống ngân hàng giảm theo quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của NHNN. - Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Bùi Văn, giảng viên Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullright thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế, cho rằng động thái trên càng cho thấy tiền trong ngân hàng đang ứ. Các ngân hàng thƣơng mại giảm lãi huy động cũng để cứu mình vì huy động mà không cho vay đƣợc chỉ có thiệt vì lãi chồng lãi. Mặt khác, giảm lãi suất kỳ hạn ngắn mà vẫn giữ mức huy động cao cho kỳ hạn dài là để ngân hàng cân bằng nguồn vốn. Bàn về xu hƣớng lãi suất cho vay đến cuối năm có giảm về mức 9%/năm nhƣ NHNN hoạch định không, ông Văn cho rằng muốn vậy phải xử lý đƣợc nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng. “Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nhƣ cục máu đông làm nghẽn dòng tín dụng chảy ra nền kinh tế, làm lãi suất cho vay cao. Giải quyết đƣợc thì ngân hàng thƣơng mại mới dễ thở, cộng đồng doanh nghiệp mới hấp thụ đƣợc nguồn tín dụng rẻ”. - Ngày 31/7/2013 thì Vụ Dự báo Thống kê Tiền tệ NHNN công bố điều tra về triển vọng kinh doanh của các tổ chức tín dụng tháng 6 năm 2013. Theo đó, với kỳ vọng lạm phát thấp, phần lớn các tổ chức tín dụng nhận định rằng lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ tiếp tục giảm trong quý III năm 2013, có 23% tổ chức tín dụng đƣợc hỏi cho rằng lãi suất bình quân năm 2013 có thể giảm 34% so với năm 2012. Kết luận: với những dự báo trên thì ta có cơ sở dự báo rằng lãi suất trên thị trƣờng sẽ có xu hƣớng tiếp tục giảm trong thời gian tới. Sau đây ta sẽ dự đoán những thay đổi có thể xảy ra của thu nhập lãi thuần ứng với các mức giảm của lãi suất (giả sử lãi suất cho vay và lãi suất huy động giảm cùng mức độ). Bảng 4.22 Dự báo mức thay đổi thu nhập lãi thuần ứng với các mức thay đổi của lãi suất ở NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 6 tháng cuối năm 2013. ĐVT: triệu đồng Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất Chỉ tiêu giảm 0,5% giảm 1% giảm 1,5% giảm 2% (1.174,90) (2.349,80) (3.524,70) (4.699,60)  Thu nhập lãi (966,74) (1.933,48) (2.900,22) (3.866,96)  Chi phí lãi  Thu nhập lãi thuần (208,16) (416,32) (624,48) (832,64) Xu hƣớng giảm của lãi suất gây ra bất lợi cho ngân hàng bởi vì ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm tài sản. Cụ thể là: trong 6 tháng cuối năm 2013 nếu lãi suất giảm 0,5% thì sẽ làm cho thu nhập lãi thuần giảm một lƣợng 208,16 triệu đồng và càng đáng lo ngại hơn nếu lãi suất giảm nhiều hơn với 55 các mức 1%; 1,5% và 2% vì khi đó thu nhập lãi thuần sẽ giảm mạnh hơn nữa. Qua tính toán trên ta có thể thấy nếu ngay từ lúc này ngân hàng áp dụng ngay các biện pháp để hạn chế rủi ro thì sẽ giúp ngân hàng không phải chịu hoặc ít chịu các khoản thiệt hại nhƣ trên. Và đâu mới là biện pháp thích hợp nhất lúc này thì ở phần giải pháp bài biết có đƣa ra một số các giải pháp để ngân hàng có thể lựa chọn và áp dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho mình. 56 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN 5.1 NHỮNG MẶT TỐT VÀ NHỮNG MẶT CÕN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN Nhƣ ta đã tìm hiểu ở trên thì rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, do đó việc quản trị tốt nó là một điều rất khó nhất là trong giai đoạn lãi suất trên thị trƣờng biến đổi liên tục nhƣ hiện nay. Mặc dù luôn ở trong tình trạng bị rủi ro về lãi suất nhƣng trong thời gian qua để hạn chế nó thì Agribank Mỹ Xuyên cũng đã làm đƣợc một số mặt nhƣ sau: - Ngân hàng luôn thực hiện đúng các quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay theo chỉ định của ngân hàng cấp trên, đồng thời dựa vào tình hình thực tế ở địa phƣơng và sự biến động của lãi suất trên thị trƣờng để có thể điều chỉnh linh hoạt lãi suất đầu vào và đầu ra cho phù hợp. - Ngân hàng đã bƣớc đầu nhận thức đƣợc rủi ro lãi suất và những ảnh hƣởng của nó đối với ngân hàng nên đã có một số sự điều chỉnh trong TSNCLS và NVNCLS ở một số kỳ hạn đặt lại lãi suất nhằm làm giảm độ lớn của khe hở nhạy cảm tuy nhiên sự điều chỉnh này lại không duy trì đƣợc lâu. - Đa dạng hóa hơn về các sản phẩm, dịch vụ để tăng tỷ trọng của các khoản thu từ dịch vụ, điển hình là thu nhập ngoài lãi của ngân hàng luôn tăng trƣởng trong giai đoạn vừa qua nhằm hạn chế sự ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tốt đó thì công tác quản trị rủi ro lãi suất vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: - Chƣa có sự quan tâm đúng mức đối với loại rủi ro này, điển hình là việc định lƣợng rủi ro lãi suất chỉ dừng lại ở việc rà soát cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn để xác định khuynh hƣớng rủi ro chứ chƣa đi đến việc định lƣợng rủi ro một cách cụ thể để tìm cách điều tiết phù hợp, cho nên các biện pháp ngân hàng áp dụng thƣờng không mang lại hiệu quả. 57 - Công tác thông tin, dự báo về xu hƣớng của thị trƣờng, về sự biến động của lãi suất cũng nhƣ những yếu tố khác trong ngân hàng còn hạn chế nên ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. - Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng nhƣng đối với rủi ro lãi suất thì vẫn còn thiếu kinh nghiệm, sự hiểu biết của các nhân viên về rủi ro lãi suất và sự quản trị nó còn hạn chế. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN Dựa vào những phân tích ở các phần trên thì ta có thể thấy hiện nay ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm tài sản, và khe hở nhạy cảm lãi suất là khá lớn nên điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ gặp bất lợi không nhỏ khi lãi suất trên thị trƣờng giảm xuống. Sau đây là một số biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng: 5.2.1 Quản lý khe hở nhạy cảm Do ngân hàng chủ yếu quan tâm đến rủi ro tín dụng và chƣa có đội ngũ nhân viên cũng nhƣ cơ sở vật chất tốt cho việc dự báo biến động của lãi suất trên thị trƣờng nên ngân hàng nên chọn phƣơng pháp quản trị thụ động để quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất của mình. Quản trị thụ động là cách mà ngân hàng sẽ điều chỉnh sao cho khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0. Khi đó thì ngân hàng sẽ ở trong trạng thái an toàn cho dù lãi suất thị trƣờng có tăng hay giảm. Nhƣ đã phân tích ở phần khe hở nhạy cảm lãi suất thì ta thấy tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 thì ứng với các kỳ hạn đặt lại lãi suất khác nhau thì ngân hàng có các trạng thái nhạy cảm khác nhau nên ta sẽ dựa vào từng trạng thái của từng kỳ hạn để đƣa ra các giải pháp phù hợp cho ngân hàng. - Đối với kỳ hạn đặt lại lãi suất là dƣới 3 tháng và từ 3-6 tháng thì ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm tài sản nên hiện tại ngân hàng cần tăng cƣờng huy động vốn đối với các kỳ hạn này nhằm tăng NVNCLS lên để tiến gần đến cân bằng với TSNCLS. Cụ thể thì ngân hàng có thể: + Rút ngắn thời gian giao dịch và áp dụng các mức phí hấp dẫn đối với cho các dịch vụ thanh toán nhƣ chuyển tiền, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,… để thu hút tiền gửi từ các tổ chức kinh tế vì đa số các khoản tiền gửi của đối tƣợng này thƣờng là không kỳ hạn hoặc các kỳ hạn ngắn. + Đối với khách hàng cá nhân thì ngân hàng nên có các ƣu đãi cho khách hàng khi gửi với kỳ hạn ngắn dƣới 6 tháng hoặc mở thêm các chƣơng 58 trình nhƣ tiết kiệm dự thƣởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng ngắn hạn để thu hút ngƣời dân gửi tiền vào ngân hàng. + Ngoài ra đối với các khoản cho vay thì nên khuyến khích khách hàng nhận tiền vay qua tài khoản và tƣ vấn ngƣời dân nên rút đủ số vốn cần dùng cho mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất. Khi đó số dƣ còn lại trong tài khoản của ngƣời dân sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn kỳ hạn dƣới 3 tháng cho ngân hàng. - Đối với các khoản có kỳ hạn đặt lại lãi suất từ 6-9 tháng và 9-12 tháng thì khe hở nhạy cảm lãi suất âm nghĩa là ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Do đó xu hƣớng điều chỉnh các khoản mục cũng khác so hai kỳ hạn trƣớc đó: ngân hàng sẽ phải tăng cƣờng TSNCLS để GAP tiến gần về 0. Tuy nhiên ngân hàng không cần phải lo lắng vì vào khoảng tháng 9 và tháng 10 năm 2013 sau khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu và trả nợ ngân hàng thì ngƣời dân sẽ vay lại để tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân và các khoản cho vay mới này sẽ có thời hạn đáo hạn vào khoảng tháng 3, tháng 4 năm 2014 (tức là nằm trong khoảng 6-9 tháng và 9-12 tháng tính từ thời điểm cuối tháng 6 năm 2013). Tuy nhiên ngân hàng cho vay ngành trồng trọt với một số tiền khá lớn – vụ Đông Xuân năm trƣớc cho vay trên 80 tỷ nên tới với tình trạng NVNCLS chỉ khoảng trên 40 tỷ đồng thì có thể tới lúc đó ngân hàng không phải ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn nữa mà sẽ chuyển sang trạng thái nhạy cảm tài sản. Do đó ngay từ lúc này ngân hàng phải tăng cƣờng huy động vốn với kỳ hạn 612 tháng để NVNCLS tăng trƣởng kịp với tốc độ tăng của dƣ nợ. 5.2.2 Các biện pháp khác - Áp dụng lãi suất thả nổi: ngân hàng hiện đang cho vay với lãi suất thả nổi 3 tháng điều chỉnh một lần đối với ngắn hạn và 6 tháng điều chỉnh một lần đối với trung và dài hạn. Trong khi đó thì hầu hết các khoản huy động vốn đều áp dụng lãi suất cố định vì đa số ngƣời dân đi gửi tiền đều muốn có đƣợc một mức thu nhập ổn định trong tƣơng lai nên họ thƣờng thích gửi với lãi suất cố định. Do đó Agribank Mỹ Xuyên cần tăng cƣờng các nguồn huy động vốn với lãi suất thả nổi. Khi lãi suất hai đầu đều đƣợc thả nổi thì rủi ro lãi suất của ngân hàng sẽ chuyển về phía khách hàng. Hiện nay Agribank đã có những sản phẩm huy động với lãi suất thả nổi nhƣ: tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất thả nổi, tiết kiệm học đƣờng có lãi suất đƣợc điều chỉnh khi lãi suất thị trƣờng thay đổi,… Do đó, Agribank Mỹ Xuyên cần tích cực triển khai và đẩy mạnh các sản phẩm tiết kiệm này bằng cách tƣ vấn cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền mà chƣa biết sẽ gửi với hình thức nào, các nhân viên ngân 59 hàng cần thƣờng xuyên đi huy động vốn, có thể hƣớng vào các gia đình có con em đang đi học để tăng tiết kiệm học đƣờng,… - Ngày càng đa dạng thêm các nghiệp vụ, tăng cƣờng các khoản thu từ dịch vụ và các khoản thu khác nhằm tăng tỷ trọng của các hoạt động không chịu sự tác động của lãi suất thì khi đó lãi suất trên thị trƣờng có thay đổi thì ngân hàng cũng ít bị tác động hơn. - Tăng cƣờng đào tạo cho nhân viên có thêm nhiều sự hiểu biết về rủi ro lãi suất, đồng thời hoàn thiện các trang thiết bị để phục vụ cho việc dự báo lãi suất để từ đó nhận biết và cảnh báo sớm rủi ro lãi suất, giảm thiệt hại cho ngân hàng. Với những giải pháp nên ra ở trên thì ngân hàng cần phải căn cứ khả năng của mình để có sự lựa chọn cho phù hợp nhất với ngân hàng. 60 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN Trong suốt quá trình hoạt động của mình từ khi thành lập đến nay thì Agribank Mỹ Xuyên đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện nhà nói riêng và cũng góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo nông thôn của cả tỉnh Sóc Trăng nói chung. Và để tiếp tục phát huy vai trò đó của mình thì ngân hàng cần phải ngày một phát triển hơn nữa để mở rộng quy mô đầu tƣ, cung ứng vốn cho những ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp đang có nhu cầu để mở rộng sản xuất. Để làm đƣợc điều đó thì đòi hỏi ngân hàng phải quản trị tốt các loại rủi ro bởi vì với đặc thù kinh doanh của mình là “đi vay để cho vay” thì việc đối mặt với nhiều loại rủi ro là điều mà các ngân hàng thƣơng mại không thể tránh khỏi và Agribank Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ. Ngoài rủi ro lớn nhất là rủi ro tín dụng thì trong hoàn cảnh lãi suất thị trƣờng biến đổi liên tục nhƣ hiện nay thì rủi ro lãi suất cũng đang ngày càng thể hiện mức độ ảnh hƣởng của nó đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và đang đƣợc các ngân hàng quan tâm. Do chỉ là một chi nhánh của Agribank Tỉnh Sóc Trăng nên Agribank Mỹ Xuyên chủ yếu chỉ chú trọng quản trị rủi ro tín dụng mà chƣa có sự quan tâm đúng mức tới rủi ro lãi suất, qua những phân tích và đánh giá ở các phần trên thì ta thấy rủi ro lãi suất của ngân hàng trong giai đoạn 20106/2013 đã tăng lên và ảnh hƣởng theo hƣớng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng. Điển hình là ở cuối tháng 6 năm 2013 ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm tài sản với khe hở nhạy cảm tƣơng đối lớn, có nghĩa là khi lãi suất thị trƣờng giảm sẽ ảnh hƣởng lớn tới lợi nhuận của ngân hàng và theo dự báo thì lãi suất có xu hƣớng giảm nữa trong giai đoạn tiếp theo nên sẽ rất bất lợi cho ngân hàng. Thấy đƣợc sự bất lợi đó nên bài viết đã đƣa ra một số các giải pháp mà Agribank Mỹ Xuyên có thể áp dụng ngay để có thể tạm thời thu hẹp khe hở này và một số giải pháp dài hạn hơn để nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Hy vọng các giải pháp này có thể giúp ích cho ngân hàng trong thời gian tới. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Tƣ, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 3. Nguyễn Thanh Nguyệt và Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 5. Phan Thị Cúc, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải 6. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải 7. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 8. Huy Thắng (2013). Lãi suất bình quân có thể giảm tới 3-4%. . [Ngày truy cập: 1 tháng 10 năm 2013] 9. Lãi suất.vn (2011). Ngân hàng – Tài chính Việt Nam 52 tuần “sóng gió”. . [Ngày truy cập: 28 tháng 08 năm 2013] 10. Nguyễn Sơn (2013). BSC dự báo lãi suất huy động năm 2013 sẽ giảm về mức 7-8%. . [Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2013] 11. Quan Cảnh (2013). Đƣờng cong lãi suất đã đƣợc hình thành. . [Ngày truy cập: 18 tháng 09 năm 2013] 62 [...]... hiện đề tài Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên để từ những tìm hiểu và phân tích của mình có thể đƣa ra các biện pháp giúp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên từ năm... 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 4.1 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 4.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản của Ngân hàng Với nguồn vốn hiện có của mình thì việc sử dụng nguồn vốn đó vào... Từ những phân tích và đánh giá ở trên cùng với việc tham khảo các tài liệu có liên quan, sử dụng phƣơng pháp tự luận để đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng 16 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam... đầu vào và lãi suất chính là rủi ro gây ảnh hƣởng xấu tới kết quả kinh doanh do có sự thay đổi lãi suất trên thị trƣờng Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất các sản phẩm ngân hàng đƣợc chia theo hai loại là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi Do vậy, việc theo dõi, phân tích quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng đƣợc thực hiện theo hai loại: rủi ro thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất. .. HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Mỹ Xuyên là một chi nhánh của NHNo&PTNT Sóc Trăng, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1992 Trụ sở đặt tại số 11/53A đƣờng Lê Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Cũng giống nhƣ các ngân hàng khác thì hoạt động của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên là huy động vốn nhàn rỗi trong... rủi ro lãi suất đến hoạt động ngân hàng 8 Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nêu trên, có thể thấy những ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ sau: - Rủi ro lãi suất làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng 8 Phan Thị Cúc, 2009 8 - Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng - Rủi ro lãi suất làm giảm giá trị thị trƣờng của tài sản có và vốn... nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010-6/2013 - Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng giai đoạn 2010-6/2013 - Đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng - Dự báo... báo xu hƣớng biến động của lãi suất trong tƣơng lai để từ đó đánh giá lợi nhuận của ngân hàng - Đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 1.3.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu phân tích trong đề tài đƣợc cung cấp từ... loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay - Trƣờng hợp 1: ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tƣ với lãi suất biến đổi Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm  lợi nhuận của ngân hàng giảm - Trƣờng hợp 2: ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tƣ với lãi suất cố định Khi lãi. .. vốn nhạy cảm lãi suất, đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng các phƣơng pháp lƣợng hóa rủi ro là một vấn đề đang đƣợc các ngân hàng quan tâm hiện nay Đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên vì ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đa số là cho vay ngắn hạn để trồng lúa, nuôi tôm, nuôi gia súc,… nên rất dễ bị ảnh hƣởng khi lãi suất thay đổi Thấy đƣợc sự cần

Ngày đăng: 12/10/2015, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan