thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau

78 207 0
thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ________________________ LÊ PHƯƠNG CÚC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ – 8/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ________________________ LÊ PHƯƠNG CÚC MSSV: 4104501 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN PHÚ SON Cần Thơ – 8/2013 LỜI CẢM TẠ Quãng đường hơn 3 năm trên giảng đường đại học đã trôi qua, những ngày thật sự gin khổ khi làm luận văn này đã kết thúc. Tất cả những gì em học hỏi được ở đây là một hành trang vô cùng quý giá để em bước vào đời. Tất cả nhờ sự dạy dỗ, động viên tận tình của quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô. Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Phú Son, thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình em làm luận văn. Tất cả những chỉ dẫn của thầy đã giúp em có những chỉnh sửa phù hợp để hoàn thành tốt Luận văn này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cô, các chú, anh, chị trong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau. Mọi người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có cơ hội tiếp xúc với môi trường thực tế, ứng dụng những kiến thức đã học được tại trường và đem những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành tốt Luận văn của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như thời gian thực hiện, mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô để em có được kiến thức vững hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo cũng như các cô, chú, anh, chị trong Ngân hàng thật nhiều sức khỏe và thành công. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013. Sinh viên thực hiện Lê Phương Cúc TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013. Sinh viên thực hiện Lê Phương Cúc DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMCP NHTM CBNV TCTD QĐ NHNN Thương mại cố phần Ngân hàng thương mại Cán bộ nhân viên Tổ chức tín dụng Quyết định Ngân hàng Nhà nước MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.3.1. Không gian nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng ........................................................... 4 2.1.2. Các quy định trong hoạt động tín dụng ................................................ 5 2.1.3. Các hình thức đảm bảo tín dụng ........................................................... 7 2.1.4. Phân loại nợ .......................................................................................... 9 2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn ............................ 11 2.1.6. Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ............................ 11 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 13 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 13 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 15 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU ............................................................................. 15 3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU ............................................................ 15 i 3.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....................................................................................................................... 15 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cà Mau ..................................................... 16 3.1.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 18 3.2. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ........ 23 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013............................................................................................................... 23 3.2.2. Thu nhập ............................................................................................. 25 3.2.3. Chi phí................................................................................................. 28 3.2.4. Lợi nhuận ............................................................................................ 30 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ............................... 31 CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 34 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU ............................................................................................................... 34 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU ........................................................................................................... 34 4.1.1. Tiền gửi tiết kiệm ................................................................................ 36 4.1.2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ......................................................... 37 4.1.3. Vốn khác ............................................................................................. 38 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU ................................................................................................................. 38 4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn ................................................................ 40 4.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn .................................................................. 45 4.2.3. Dư nợ ngắn hạn ................................................................................... 50 4.2.4. Nợ xấu ngắn hạn ................................................................................. 53 4.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau .............................................. 57 ii CHƯƠNG 5 .......................................................................................................... 60 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU ................................................................ 60 5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU ............... 60 5.1.1. Thuận lợi ............................................................................................. 60 5.1.2. Khó khăn ............................................................................................. 61 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU ............................................................ 61 5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn ........................................................ 61 5.2.1. Đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn ................................................. 62 CHƯƠNG 6 .......................................................................................................... 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 65 6.1. KẾT LUẬN................................................................................................ 65 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 66 6.2.1. Đối với các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương có liên quan ...................................................................................... 66 6.2.2. Đối với Ngân hàng BIDV Cà Mau ..................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 68 iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013............................................................................................................. 24 Bảng 3.2 Thu nhập của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 .................. 25 Bảng 3.3 Thu nhập của BIDV Cà Mau 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................. 27 Bảng 3.4 Chi phí hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........ 28 Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................... 35 Bảng 4.2 Doanh số cho vay ngắn hạn của BIDV Cà Mau theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế qua 3 năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .. 40 Bảng 4.3: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................................... 45 Bảng 4.4 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013..................................................................................................... 50 Bảng 4.5 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013..................................................................................................... 54 Bảng 4.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ..... 57 iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau ....................................................................... 18 v CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những nổ lực không ngừng để tạo được những thành tựu và bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặc biệt là khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát làm cho kinh tế dù có phục hồi nhưng rất chật vật và đứng trước ba nguy cơ lớn: vấn đề nợ công, lĩnh vực ngân hàng và nguy cơ tan rã. Hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn chịu tác động không nhỏ bởi khủng hoảng tài chính trên thế giới đặc biệt là đối với ngành ngân hàng, làm lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ bị thua lỗ; nợ xấu tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng trong một vài năm. Có thể nói rằng lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò xương sống của kinh doanh hiện đại, sự phát triển của bất cứ quốc gia nào chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại cũng ngày càng phát triển và trở thành các trung gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Và trong đó, hoạt động tín dụng đóng vai trò chủ đạo đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu vào tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Trải qua hơn 56 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Với việc kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tín dụng,.. góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ phát triển đất nước. Nằm cuối trời tổ quốc, Cà Mau là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, nhu cầu vốn để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở tỉnh là rất lớn nên các ngân hàng phải đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phải nâng cao hiệu quả tín dụng là đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Vì những lý do đã nêu trên, tôi xin chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cà Mau” làm luận văn tốt nghiệp của mình 1 để tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn được hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng BIDV Cà Mau qua 3 năm 2011 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Mục tiêu 3: Phân tích sự biến động của một số chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngắn hạn để đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.  Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian tới dựa vào những phân tích ở trên. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Cà Mau. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu của các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian nghiên cứu đề tài là thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau từ ngày 12/08/2013 đến 12/11/2013. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Cà Mau. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để thực hiện đề tài này, tôi đã tham khảo một số tài liệu như sau để thực hiện tốt hơn bài viết của mình: 1. Lê Trung Tín (2012), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân tích vào hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009-2011. Từ đó, đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới. 2. Trần Cẩm Tú (2008), Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Kiều, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Kiều qua 3 năm 2005-2007 theo thời hạn tín dụng và những biến động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động tín dụng những tháng đầu năm 2008. Từ đó, đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 3. Nguyễn Phương Tuyền (2013), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang qua 3 năm 2010, 2011, 2012. Từ đó, đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, Đồng thời, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là sự vận động của giá trị từ người cho vay sang người đi vay và sẽ được hoàn trả lại người cho vay (hay người được chỉ định) cả vốn lẫn lãi trong một kỳ hạn xác định nào đó. Như vậy, một hoạt động được gọi là tín dụng phải thỏa mãn những điều kiện sau: + Thứ nhất: Có sự chuyển giao tạm thời (trong khoảng thời gian nhất định); + Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ; + Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. 2.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường được sử dụng để tăng cường vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt trong sản xuất và tiêu dùng. 2.1.1.3. Phân loại tín dụng _ Dựa vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia làm 3 loại: + Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. + Tín dụng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. + Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. _ Dựa vào mục đích tín dụng: 4 + Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để thực hiện sản xuất và lưu thông hàng hóa. + Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. + Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên. Ngoài ra, khi căn cứ vào mục đích sử dụng còn có nhiều hình thức tín dụng khác. _ Căn cứ vào đối tượng cho vay vốn tín dụng: + Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành nên vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dữ trự hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. + Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định cho các tổ chức kinh tế. _ Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: + Cho vay không áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản: là phương thức cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả,.. thì ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. + Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Loại cho vay này áp dụng đối với những khách hàng uy tín không cao đối với ngân hàng. 2.1.2. Các quy định trong hoạt động tín dụng 2.1.2.1. Nguyên tắc cho vay Các chủ thể ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng đồng vốn mình bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cho cả người đi vay và chính ngân hàng. Vì thế, ngân hàng luôn đặt ra những nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng kế hoạch đã thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc này là cơ sở để quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng. 5 Các nguyên tắc như sau: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nói đến sự bắt buộc tuân thủ. Cho nên, người đi vay phải sử dụng đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng. Trường hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích tín dụng thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước hạn để tránh tổn thất do sự thất tín của người đi vay. Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Theo nguyên tắc này, người đi vay phải trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn mà người đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng (nếu khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (nếu không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ) hoặc ngân hàng có thể sử dụng những biện pháp cứng rắn hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ. 2.1.2.2. Điều kiện cho vay Các khách hàng muốn được ngân hàng cho vay vốn phải có các điều kiện cơ bản sau:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.  Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.  Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp vơi quy định của pháp luật.  Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể tùy thuộc vào từng ngân hàng căn cứ vào những điều kiện cụ thể: hoạt động của khách hàng, môi trường kinh doanh,... 2.1.2.3. Đối tượng cho vay của ngân hàng 6 Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời gian nhất định. Đó là: _ Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ,... _ Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. Ngân hàng không cho vay đối với những đối tượng sau đây:  Số tiền thuế phải nộp.  Số tiền trả nợ gốc và lãi vay của tổ chức tín dụng khác.  Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. 2.1.2.4. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên đi vay được quyền sử dụng vốn vay, được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi thu hồi hết nợ. 2.1.2.5. Các phương thức cho vay Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước các tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với khách hàng vay các phương thức cho vay sau: + Cho vay từng lần. + Cho vay theo hạn mức tín dụng. + Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. + Cho vay theo dự án. + Cho vay trả góp. + Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. + Cho vay hạn mức thấu chi. + Cho vay hợp vốn. 2.1.3. Các hình thức đảm bảo tín dụng 2.1.3.1. Khái niệm đảm bảo tín dụng 7 Đảm bảo tín dụng hay còn gọi là đảm bảo tiền vay được xem như là một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có nguồn tiền khác để hoàn trả nợ vay khi người đi vay không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. 2.1.3.2. Vai trò của đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng tạo động lực cho người đi vay trả nợ cho ngân hàng. Đảm bảo tín dụng sẽ làm nản lòng những người đi vay nhưng có ý định giật nợ. Đảm bảo tín dụng là tuyến phòng thủ của ngân hàng. 2.1.3.3. Các hình thức đảm bảo tín dụng  Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc một bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tùy theo cơ sở phân loại mà có nhiều loại thế chấp khác nhau: _ Căn cứ vào pháp lý: + Thế chấp pháp lý. + Thế chấp công bằng. _ Căn cứ vào việc thực hiện thế chấp cho nhiều món nợ: + Thế chấp thứ nhất. + Thế chấp thứ hai. _ Căn cứ vào tài sản đem thế chấp: + Thế chấp trực tiếp. + Thế chấp gián tiếp.  Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. _ Có các loại cầm cố như sau: + Cầm cố giấy tờ có giá. 8 + Cầm cố bằng tiền gửi. + Cầm cố bằng trái quyền (khoản nợ phải đòi người mua).  Bảo lãnh bằng tài sản: Bảo lãnh bằng tài sản là một hợp đồng, qua đó bên thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. _ Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh, chia làm: + Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo. + Bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh. _ Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh: + Bảo lãnh riêng biệt. + Bảo lãnh liên tục (duy trì). 2.1.4. Phân loại nợ Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định sửa đổi bổ sung 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm như sau: 2.1.4.1. Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (Khoản 2 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) 2.1.4.2. Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); 9 - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) 2.1.4.3. Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần dầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) 2.1.4.4. Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): - Các khoản nợ quán hạn từ 181 ngày đến 260 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) 2.1.4.5. Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) 10 2.1.4.6. Nợ xấu Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. 2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn 2.1.5.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. 2.1.5.2. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. 2.1.5.3. Dư nợ Dư nợ được hiểu đơn giản là số tiền mà khách hàng còn nợ của ngân hàng, bao gồm nợ trong hạn, nợ gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn trong một thời điểm nhất định. Để xác định dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ. 2.1.5.4. Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân là số dư nợ trung bình của ngân hàng trong một năm. 2.1.6. Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 2.1.6.1. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này giúp cho việc so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động. 2.1.6.2. Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này thể hiện sự so sánh giữa số tiền ngân hàng thu nợ và số tiền ngân hàng cho vay. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu nợ của ngân hàng càng tốt. 11 Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay 2.1.6.3. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ Ở Việt Nam, theo Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 các NHTM đạt điểm tối đa về chất lượng tín dụng khi có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 3%. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ 2.1.6.4. Chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh thời gian thu nợ nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay càng cao thì đồng vốn quay càng nhanh, tức là thu hồi nợ nhanh, sử dụng vốn có hiệu quả. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (lần) = Dư nợ bình quân 2.1.6.5. Thời gian thu hồi nợ bình quân Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh. Dư nợ bình quân Thời gian thu nợ bình quân = *360 ngày Doanh số thu nợ 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập từ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm: 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu. Thu thập thông tin từ sách báo viết về ngân hàng, mạng internet, kiến thức tích lũy của bản thân và các tư liệu khác có liên quan. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để thấy được mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp phân tích tỷ trọng kết hợp minh họa bằng biểu đồ để quá trình phân tích cụ thể hơn. Lấy nền tảng từ việc thu thập, phân tích và mô tả số liệu đang hiện hữu trong hoạt động của các ngân hàng, kết hợp với những lý luận để đề ra một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 2.2.2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y1: Chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích Y0: Chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc Y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế 13 2.2.2.2. Phương pháp so sánh số tương đối Là kết quả của phép chia giữa phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu so với các kỳ gốc. Kết quả sẽ cho biết tốc độ tăng hay giảm của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian. Y1 – Y0 Y x 100% = Y0 Trong đó: Y1: Chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích Y0: Chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU 3.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được gọi tắt là BIDV được thành lập ngày 26/4/1957. BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Joint Stock (Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam), hội sở chính là tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: Info@bidv.com.vn. Trong quá trình thành lập và phát triển của mình, Ngân hàng đã có sự thay đổi với các tên gọi khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước:  Từ năm 1957 – 1981: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.  Từ năm 1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.  Từ năm 1990 – 27/4/2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).  Từ 27/4/2012 cho đến nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với nguồn nhân lực hơn 18000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Bên cạnh đó, BIDV còn có mạng lưới giao dịch rộng khắp trong cả nước với 177 chi nhánh, 1300 ATM/POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng bao gồm các công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) và 20 chi nhánh trong cả nước,... Là một NHTM lâu đời, BIDV hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. Khách hàng là các doanh nghiệp, định chế tài chính (WB, ADB,...) và các cá nhân. BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển 15 dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010. Có thể nói rằng thương hiệu BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.; được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thêm vào đó, BIDV còn là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong gần 56 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước. BIDV có những cam kết như sau: - Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp - Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. - Với Cán bộ Công nhân viên: Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cà Mau Cà Mau là một trong bốn tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với những tiềm năng rất đa dạng, phong phú tỉnh Cà Mau có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, Cà Mau có vị trí khá lý tưởng kết nối với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh bằng cả ba hệ thống giao thông: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Đặc biệt, trục đường thủy phía Nam đi xuyên qua tỉnh, kết nối với cảng biển Năm Căn, là cửa ng giao thương quan trọng với khu vực và các nước. Với nhiều lợi thế để phát triển như thế, Chấp hành Nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ Trưởng chuyển hoạt động Ngân hàng sang hạch toán kinh doanh, ngày 26/11/1990 tại Quyết định số 105/NHQĐ của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Minh Hải. Ngày thành lập với 9 cán bộ công nhân viên, kiến 16 thức thị trường còn non kém, công nghệ thô sơ, chủ yếu bằng thủ công, hoạt động của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn với hoạt động chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách trung ương, địa phương cho các công trình theo kế hoạch nhà nước và cho vay vốn lưu động trong lĩnh vực xây lắp. Đầu năm 1995, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải chuyển một phần đầu tư tín dụng theo Kế hoạch nhà nước và cấp phát vốn ngân sách trung ương cho Cục Đầu tư phát triển Minh Hải. Kỳ họp thứ 10 ngày 12 tháng 11 năm 1996 Quốc hội khóa IX quyết định phân chia địa giới tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vào thời điểm 01/01/1997. Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Cà Mau được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải cũ theo quyết định thành lập số: 263/QĐ TCCB ngày 20/12/1996 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 27/4/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Cà Mau cũng chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau. Bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Viet Nam – Ca Mau Branch, viết tắt là BIDV Cà Mau. Địa chỉ: 12 Lý Bôn, Phường 2, Thành Phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau Số điện thoại: (0780)3 834291 – (0780)3 832089 Số Fax: (0780)3 835030 Email: camau@bidv.com.vn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Cà Mau phấn đấu và tự hào được sinh ra và trưởng thành gắn liền với sự phát triển không ngừng trong sự nghiệp đổi mới chung của tỉnh. 17 3.1.3. Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự BAN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Phòng quan hệ khách hàng cá nhân Phòng tổ chức hành chính Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp PHÓ GIÁM ĐỐC TÁC NGHIỆP Phòng Giao dịch khách hàng Phòng giao dịch thành phố Cà Mau Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ Tổ điện toán Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau 18 3.1.3.1. Chức năng từng phòng ban a) Ban giám đốc gồm có: * Giám đốc: Lãnh đạo, điều hành, quyết định các vấn đề có liên quan đến tổ chức; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ cấp trên đã giao, đồng thời chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh của đơn vị. * Phó giám đốc: tham gia cùng giám đốc trong việc điều hành các mặt công tác của chi nhánh, điều hành quản lý do giám đốc phân công, thay mặt giám đốc điều hành một số công việc. Phó giám đốc tác nghiệp phụ trách khối tác nghiệp, phó giám đốc quan hệ khách hàng phụ trách khối quan hệ khách hàng. b) Các phòng ban bao gồm: * Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: - Tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân. - Bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. - Thực hiện công tác tín dụng và đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của các khoản tín dụng. * Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp:: - Tiếp thị và phát triển khách hàng doanh nghiệp. - Đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. - Theo d i, quản lý hoạt động của khách hàng đồng thời phân loại, rà soát nhằm phát hiện rủi ro. - Thẩm định dự án của khách hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác. * Phòng Giao dịch thành phố Cà Mau: - Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng. - Quản lý hoạt động của đơn vị và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính đơn vị. * Phòng Giao dịch khách hàng: - Nhiệm vụ giao dịch khách hàng: + Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. 19 + Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và BIDV, phát hiện và báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. + Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch, thực hiện đúng quy trình, quy định về nghiệp vụ, thẩm quyền; thực hiện kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch với khách hàng. - Nhiệm vụ thanh toán quốc tế: + Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng + Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại + Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại. * Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ: - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/nhập quỹ. - Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ, an ninh tiền tệ; phát triển dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. * Phòng Tổ chức hành chính: - Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực. - Tham mưu và đề xuất với Giám đốc triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triến nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình. - Hướng dẫn các Phòng/Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động. - Triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo qui định - Đầu mối hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. 20 - Tham gia ý kiến về phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự, phát triển kênh phân phối sản phẩm, trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ tiết kiệm. Phòng giao dịch/Chi nhánh mới. - Quản lý hồ sơ cán bộ, hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản, quản lý thông tin và lập báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định. - Thực hiện công tác văn thư theo quy định; quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi đến theo quy trình. - Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng pháp luật và BIDV. - Tổ chức hoặc đại diện cho chi nhánh trong giao dịch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, xây dựng, thông báo chương trình công tác và lịch làm việc của Ban giám đốc đến các đơn vị liên quan. - Tham gia đề xuất những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của chi nhánh. * Phòng Quản lý rủi ro: - Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. - Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng. - Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh. * Phòng Tài chính kế toán: - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chình kế toán của chi nhánh (gồm cả phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm). - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Đề xuất về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán xây dựng chế độ biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. 21 - Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. - Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; quản lý thông tin và lập báo cáo; thực hiện quản lý thông tin của khách hàng. * Phòng kế hoạch tổng hợp: - Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. - Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức và triển khai kế hoạch kinh doanh. - Theo d i và giúp Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh. * Phòng quản trị tín dụng: - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh. - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV; gởi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn tác nghiệp của phòng, lập các báo cáo thống kê về quản trị tín dụng. * Tổ điện toán: - Trực tiếp thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, đúng quy định công nghệ thông tin tại chi nhánh. - Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng để cán bộ sử dụng thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành theo quy định của BIDV. - Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến thông tin tại chi nhánh cần kiến nghị. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. 22 3.2. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Tuy nhiên, nói theo bản chất thì hoạt động của ngân hàng một phần nào đó cũng tương tự như các doanh nghiệp bình thường khác, muốn hoạt động có hiệu quả để đạt được mục tiêu hàng đầu về lợi nhuận thì trước hết cần phải có nguồn vốn vững mạnh và biết cách sử dụng nguồn vốn đó hợp lý và thật hiệu quả. Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như một ngân hàng, là yếu tố cuối cùng mà tất cả các đơn vị kinh tế đều kì vọng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và chi phí. Mục tiêu của ngân hàng là cần phải tối đa được lợi nhuận đồng thời hạn chế rủi ro thấp nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với những nổ lực không ngừng của mình, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau đã đạt được kết quả kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011, 2012 được thể hiện qua bảng sau: 23 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 168.323 255.442 355.800 273.060 347.948 87.119 51,76 100.358 39,29 74.888 27,43 Chi phí 133.437 217.362 310.485 244.545 291.790 83.925 62,89 93.123 42,84 47.245 19,32 34.886 56.158 3.194 9,16 7.235 19,00 27.643 96,94 Chỉ tiêu Lợi nhuận 38.080 45.315 28.515 2011/2010 Nguồn: BIDV Cà Mau, 2013 24 2012/2011 6T2013/6T2012 Nhìn chung, tất cả các chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của thu nhập và tăng chi phí qua các năm đều bị giảm. Dù vậy, tốc độ tăng chi phí lại giảm mạnh hơn so với tốc độ tăng của thu nhập. Cụ thể, tốc độ tăng thu nhập 2012/2011 là 39,29%, giảm 12,47% so với tốc độ tăng thu nhập 2011/2010. Bên cạnh đó, tốc độ tăng bình quân thu nhập qua 3 năm là 45,1%, còn tốc độ tăng bình quân của chi phí là 51,9%. Dù tốc độ tăng bình quân của chi phí có cao hơn tuy nhiên do ngân hàng hạn chế chi phí ở mức hợp lý nên lợi nhuận vẫn tăng. 3.2.2. Thu nhập Bảng 3.2 Thu nhập của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2011/2010 2010 2011 2012 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Thu từ lãi cho vay 125.783 187.799 250.794 62.016 49,30 62.995 33,54 Thu từ lãi tiền gửi 25.710 52.360 83.837 26.650 103,66 31.477 60,12 Thu từ phí 10.370 10.353 13.820 -17 -0,16 3.467 33,49 Thu từ ngoại hối 6.460 4.930 7.349 -1530 -23,68 2.419 49,07 87.119 51,76 Tổng 168.323 255.442 355.800 100.358 39,29 Nguồn: BIDV Cà Mau, 2013 Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng thu nhập tăng qua các năm với tỷ lệ tăng khá cao. Cụ thể, thu nhập năm 2011 đạt 255.442 triệu đồng tăng 87.119 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,76%. Đến năm 2012, thu nhập tiếp tục tăng lên 100.358 triệu đồng (tức tăng 39,29%) so với năm 2011. 25 Thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm như vậy là do nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế để mở rộng quy mô, các doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động khá hiệu quả cho nên nhu cầu vốn cũng tăng cao. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập vẫn tiếp tục tăng đạt 347.948 triệu đồng với tốc độ tăng khoảng 27,43% so với cùng kỳ năm trước. Đạt được kết quả khả quan này trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ sự phát triển của ngân hàng do sự phấn đấu không ngừng của từng nhân viên trong ngân hàng. Cụ thể: Thu nhập của ngân hàng tăng đáng kể nhưng chủ yếu từ lãi cho vay chiếm khoảng 70% qua các năm. Có thể thấy rằng, đây là nguồn thu chủ chốt và đem lại hiệu quả cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 thu từ lãi cho vay tăng 62.016 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 49,30% so với năm 2010, đạt 187.799 triệu đồng. Năm 2011, nền kinh tế đang dần phục hồi lại nên cần một nguồn vốn khá lớn. Bên cạnh đó, quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng, cho nên dù năm này nhà nước có chính sách để kiềm chế lãi suất huy động làm lãi suất cho vay cũng giảm xuống nhưng thu nhập từ lãi vẫn có tỷ lệ tăng cao 49,30%. Đến năm 2012, thu nhập từ lãi cho vay tiếp tục tăng đạt 250.794 triệu đồng, tăng 33,54% so với năm 2011. Thậm chí, 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng thêm 59.422 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Đạt được kết quả đó, một lần nữa chứng minh thấy sự phát triển và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. BIDV Cà Mau là một Ngân hàng đã tạo được niềm tin, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi ngày càng tăng. Đồng thời, để giúp các doanh nghiệp khắc phục những khó khăn sau cuộc khủng kinh tế, Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp vay vốn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc cho vay khách hàng. Dù mang lại nguồn thu lớn, nhưng thu nhập từ lãi cho vay trong điều kiện kinh tế khá bất ổn như hiện nay cũng mang đến khá nhiều rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngoài khoản thu trên ngân hàng còn chú trọng đến các khoản thu khác như thu từ lãi tiền gửi, từ phí và thu từ ngoại hối. Thu nhập ngoài lãi, đây là các khoản thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác cụ thể là phí dịch vụ và từ ngoại hối. Ta thấy rằng, năm 2011, thu từ phí và ngoại hối đều có xu hướng giảm so với năm 2010, trong đó thu phí dịch vụ giảm 17 triệu đồng (tức giảm 0,16%) và thu từ ngoại hối giảm 1.530 triệu đồng (tức giảm 23,68%). Dù có xu hướng giảm nhưng nó chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2012, thu nhập ngoài lãi tăng lên với tỷ lệ 26 đáng kể. Và 6 tháng đầu năm 2013, thu từ phí dịch vụ tăng 4.530 triệu đồng, thu từ ngoại hối tăng 626 triệu đồng tương đương tăng 21,96% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu từ phí dịch vụ của NH tăng, đây quả thật là sự phát triển rất đáng mừng của Ngân hàng vì thu từ hoạt động dịch vụ tăng chứng tỏ Ngân hàng đã được khách hàng ngày càng được tín nhiệm. Đó còn là một tín hiệu tốt làm tăng thu nhập, tạo thêm danh tiếng, giúp Ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động và còn giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro thay vì quá tập trung vào hoạt động cho vay, có thể gây ra rủi ro về tín dụng. Bảng 3.3 Thu nhập của BIDV Cà Mau 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6T2013/6T2012 2012 2013 Số tiền Số tiền Thu từ lãi cho vay 201.030 260.452 59.422 29,56 Thu từ lãi tiền gửi 64.980 75.300 10.320 15,88 Thu từ phí 4.200 8.720 4.520 107,62 Thu từ ngoại hối 2.850 3.476 626 21,96 273.060 347.948 74.888 27,43 Tổng Số tiền % Nguồn: BIDV Cà Mau, 2013 Nhìn chung, thu nhập của Ngân hàng tăng khá ổn định qua các năm. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng đã cố gắng hết mình trong việc phát huy các mặt tốt và hạn chế các mặt yếu kém, sai lầm của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng không những mở rộng hoạt động tín dụng mà còn đẩy mạnh các loại hình dịch vụ tiện ích để nhằm đa dạng hóa phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn mở rộng cho vay các đối tượng phù hợp, đồng thời kiểm soát chặt chẽ công tác thu lãi và gốc các món nợ và sử dụng các biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ quá hạn. Ngân hàng tiếp tục nâng cao đổi mới và đa dạng các hoạt động dịch vụ, các nghiệp vụ mua bán kinh doanh ngoại tệ,…được tiến hành nhanh, gọn tạo điều kiện thuận tiện và ít tốn kém cho khách hàng,… để tăng nguồn thu cho Ngân hàng đảm bảo sức cạnh tranh với các Ngân hàng trong địa phương. 27 3.2.3. Chi phí Bảng 3.4 Chi phí hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chi phí lãi tiền gửi 20.553 50.728 96.982 49.650 Chi phí lãi tiền vay 86.534 137.972 181.683 180.990 Chi phí lương 22.440 26.010 28.354 340 306 3.570 2.346 Chi phí dịch vụ Chi phí khác Tổng 2011/2010 2012/2011 Số tiền % 65.422 30.175 146,8 2 46.254 91,18 15.772 210.100 51.438 59,44 43.711 31,68 29.110 `16,08 12.450 14.430 5.913 15,91 2.344 9,01 1.980 15,90 335 240 270 -34 -10,00 29 9,48 30 12,50 3131 1.215 1.568 -1.224 -34,29 785 33,46 353 29,05 133.437 217.362 310.485 244.545 291.790 93.123 42,84 47.245 19,32 83.925 Nguồn BIDV Cà Mau, 2013 28 62.89 Số tiền 6T2013/6T2012 % Số tiền % 31,77 Chi phí cũng là một yếu tố được quan tâm hàng đầu không kém gì thu nhập. Do chi phí là một chỉ tiêu thường tỷ lệ thuận với doanh thu và tỷ lệ nghịch với lợi nhuận do vậy để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào chi phí. Phân tích chi phí chính xác, hợp lý sẽ giúp Ngân hàng xác định được cơ cấu các khoản mục chi phí để hạn chế những khoản chi phí không đáng làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng. Ta thấy, chi phí cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011 là 217.362 triệu đồng tăng 83.925 triệu đồng tương đương tăng 62,89% so với năm 2010, đến năm 2012, chi phí tiếp tục tăng thêm 93.123 triệu đồng (42,84%) so với năm 2011. Có thể thấy rằng, sự gia tăng đáng kể về doanh thu cũng đồng thời tạo ra sự gia tăng lớn về chi phí. Nguyên nhân làm chi phí tăng là do chi nhánh tăng cường hoạt động huy động vốn để mở rộng quy mô tăng cạnh tranh với các Ngân hàng khác nên chi phí trả nhiều. Bên cạnh đó, còn là các khoản mục chi khác cho nhân viên hay quảng bá thương hiệu để tăng thêm uy tín cho Ngân hàng, tạo niềm tin đối với khách hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi một cách tối đa. Dù vậy, một dấu hiệu đáng mừng là tốc độ tăng chi phí năm 2012/2011 là 42,84% đã giảm so với tốc độ tăng 2011/2010 là 62,89%. Một lần nữa, chứng tỏ hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Do đó, khoản mục chi phí 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên 47.245 triệu đồng tương đương tăng 19,32% so với 6 tháng đầu năm 2012 và chi 291.790 triệu đồng. Những yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến là hai khoản mục chi phí sau: Chi phí lãi (trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay) luôn là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu chi phí của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khá linh hoạt và khả quan, đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Dựa vào bảng số liệu cho thấy khoản mục này tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, chi phí lãi tiền gửi tăng 146,82% so với năm 2011, và đến năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng dù tốc độ tăng có giảm là 91,18% so với năm 2011. Tương tự như chi phí lãi tiền gửi, chi phí lãi tiền vay cũng tăng. Năm 2011, chi lãi tiền vay là 137.972 triệu đồng, tăng 51.438 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012, chi lãi này tăng thêm 43.711 triệu đồng (tức tăng 31,68%) so với năm 2011. Trong đó, chi phí trả lãi chủ yếu do mở rộng hoạt động kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng cao nên ngân hàng phải huy động vốn nhiều, trả lãi nhiều hơn. Sang năm 2011 chi phí vẫn tiếp tục tăng là do năm này vẫn còn ảnh hưởng của lạm phát với những khoản tiền gửi, tiền vay với lãi suất cao cùng với các khoản chi phí phát sinh trong công tác thu hồi nợ xấu của 29 ngân hàng. Bên cạnh đó còn là sự chạy đua lãi suất của Ngân hàng để cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng làm chi phí tăng lên. 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này tăng cao lần lượt là 15.772 triệu đồng và 29.110 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Khách hàng thường xuyên chuyển từ ngân hàng này qua ngân hàng khác để kiếm lãi suất cao hơn dẫn đến việc hụt tiền ở các ngân hàng. Cho nên, ngân hàng phải vay qua đêm hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn lãi suất cao nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời. Ngoài khoản chi trả lãi suất, ngân hàng còn có các khoản chi khác như chi cho tiền lương, chi cho dịch vụ và các khoản chi khác. Các khoản chi này được gọi chung là chi ngoài lãi. Dù các khoản chi này khá nhỏ, tuy nhiên nó cũng góp phần vào việc làm gia tăng tổng chi phí nhưng Ngân hàng vẫn quản lý khá tốt chi phí này để gia tăng lợi nhuận. Năm 2011, ngoại trừ chi phí lương có tăng so với năm 2010 do Ngân hàng càng ngày càng quan tâm hơn đến đời sống nhân viên, khuyến khích để nhân viên làm việc hiệu quả hơn, nhưng tăng khá ít do tình hình kinh tế khá khó khăn, thì các khoản chi còn lại như chi cho dịch vụ và chi phí khác có xu hướng giảm so với năm 2010. Sở dĩ có sự sụt giảm nêu trên là do năm 2011, tình hình kinh tế khá biến động làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ giảm nên làm chi phí giảm theo. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cắt giảm những khoản chi không cần thiết làm các khoản chi phí khác cũng giảm. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì tất cả các khoản chi này đều tăng lên so với cùng kỳ năm trước nhưng với tỷ lệ tăng khá nhỏ chứng tỏ công tác kiểm soát chi phí của Ngân hàng khá hiệu quả. Sự gia tăng chứng tỏ Ngân hàng tiếp tục quan tâm đến đời sống của nhân viên và cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thì các khoản chi cũng cần nhiều hơn. Có thể thấy rằng, tốc độ tăng chi phí khá nhanh, cho nên Ngân hàng phải có kế hoạch và biện pháp hợp lý để kiểm soát và hạn chế tốt chi phí mới có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 3.2.4. Lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào và trong lĩnh vực ngân hàng cũng thế. Lợi nhuận chính là con số phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Quan sát bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, phản ánh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá hiệu quả. Cụ thể, lợi nhuận năm 30 2011 là 38.080 triệu đồng tăng 9,16% so với năm 2010, tiếp tục năm 2012 lợi nhuận đạt 45.315 triệu đồng tăng 7.235 triệu đồng (tương ứng tăng 19%) so với năm 2012. Tốc độ tăng lợi nhuận của chi nhánh năm 2011 so với năm 2010 khá thấp (9,16%) do năm này nền kinh tế khá biến động, lạm phát tăng cao, giá vàng liên tục lên làm cho người dân thay vì đem tiền đầu tư vào ngân hàng sẽ đem đi đầu tư vào thị trường vàng làm cho gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Khi tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi dẫn đến chênh lệch lãi suất gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Bước sang năm 2012, nền kinh tế vĩ mô dần dần ổn định, lạm phát được kiềm chế và lãi suất được điều chỉnh xuống mức hợp lý hơn, hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế cũng đang dần khởi sắc trở lại. Điều này đã ảnh hưởng một cách tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Minh chứng cho sự phục hồi của nền kinh tế, thì lợi nhuận kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng tiếp tục tăng lên 27.643 triệu đồng (tương ứng tăng 96,94%) đạt 56.158 triệu đồng so với năm 2012. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh Ngân hàng hiệu quả và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Đó là vì sau Tết người dân tích cực làm việc để trả những khoản vay tiêu dùng vào cuối năm trước. Đồng thời, những khoản vay vốn của doanh nghiệp được hoàn trả sau Tết và tiền nhàn rỗi sau đó của cư dân được đem gửi vào Ngân hàng. Qua khái quát về kết quả kinh doanh của Ngân hàng ta nhận thấy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển thuận lợi là sự tăng về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại làm giảm tốc độ phát triển. Do đó, Ngân hàng phải tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình, từng bước khắc phục khó khăn để nâng cao vị thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau bám sát phương châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”, tập trung phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ sau: - Bám sát phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013, tập trung các nguồn vốn đầu tư cho các dự án điểm nhằm phát triển thế mạnh kinh tế của tỉnh. 31 - Đối với công tác huy động vốn, xác định đây là công tác trọng tâm trong 2013, mở thêm điểm giao dịch tại trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, cần huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. - Phân loại nợ chính xác, trích lập dự phòng đầy đủ, đúng quy định. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đến hạn và quá hạn đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ. - Chấn chỉnh kịp thời mọi sai phạm trong hoạt động của Ngân hàng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay, kiên quyết thu hồi triệt để tất cả các khoản nợ vay có vấn đề, nhằm làm lành mạnh hóa đồng vốn của Ngân hàng, không để phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ Ngân hàng. - Tăng cường cơ sở vật chất, tiếp cận trình độ công nghệ quản lý hiện đại để phục vụ khách hàng tốt hơn. - Tăng trưởng được dư nợ lành mạnh, tích cực tìm kiếm được thị phần mới, đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều tiện ích để lựa chọn. Tiếp tục các dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng và các dịch vụ tiện ích khác. - Nâng cao hơn nữa chất lượng quy trình chuyển tiền thanh toán qua Ngân hàng để tạo sự tiện lợi và tăng niềm tin của ngân hàng đối với khách hàng. * Các mục tiêu ưu tiên của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015: - Năm 2013: Phấn đấu giải quyết cơ bản 12,3% nợ xấu và hạn chế gia tăng tối đa nợ nhóm 2, giảm dần lãi treo, đến hết năm 2013 lợi nhuận không âm. - Năm 2014: Cơ cấu lại danh mục tài sản, nền khách hàng, tạo đà cho các năm sau, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới. - Năm 2015: Tăng tốc vươn lên để có thể cạnh tranh được với các đối thủ chính trên địa bàn như Vietinbank, Agribank, Vietcombank. Chỉ tiêu cụ thể từ 2013 - 2015: - Dư nợ tín dụng: đạt 1.650 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 18%/năm - Huy động vốn: đạt 1.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 25%. - Cơ cấu chất lượng tín dụng của chi nhánh: 32 + Tỷ lệ nợ xấu: 3% + Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ: 10% + Dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ: 10,6% +Thu dịch vụ ròng: 14 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân: 33%/năm. 33 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU Nguồn vốn là nhân tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy để ngân hàng hoạt động tốt mà mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trước tiên nguồn vốn phải đủ mạnh, ổn định nhưng chi phí cũng phải hợp lý với nhu cầu sử dụng vốn. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn chính: vốn huy động và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Đối với vốn huy động, sau khi trích lại dữ trự bắt buộc, ngân hàng sẽ được toàn quyền sử dụng, còn vốn điều chuyển được điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên nếu vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Do đó, việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn ổn định và tăng trưởng sẽ góp phần rất lớn trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bởi lẽ hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động được để tiến hành phân bố đến những người có nhu cầu sử dụng vốn và sinh lợi từ hoạt động này. Để hiểu r hơn về tình hình vốn huy động của ngân hàng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào, hãy xem xét bảng sau: 34 Bảng 4.1 Vốn huy động của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tiền gửi tiết kiệm 170.832 449.314 501.429 539.780 604.532 278.482 163 52.115 11,6 64.752 12 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 178.004 135.454 140.232 91.550 120.230 -42.550 -23,9 4.778 3,53 28.680 31,33 Khác 28.884 34.970 41.320 31.812 38.500 6.086 21,07 6.350 18,16 6.688 21,02 Tổng 377.720 619.738 682.981 663.142 763.262 242.018 64,07 63.243 10,2 100.120 15,1 Nguồn: BIDV Cà Mau, 2013 35 2011/2010 % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % Trong những năm qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn, tiếp cận các khách hàng có uy tín và truyền thống…Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn có sự gia tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động chiếm khoảng 50% trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng. Vì vậy, vốn huy động chiếm tỷ trọng càng cao thì ngân hàng càng có lợi thế trong việc tận dụng nguồn vốn giá rẻ để đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 vốn huy động đạt 619.738 triệu đồng, tăng 242.018 triệu đồng (tương ứng tăng 64,07%) so với năm 2010. Đến năm 2012, tiếp tục tăng thêm 63.243 triệu đồng (tương ứng tăng 10,2%) so với năm 2011. Có thể thấy rằng, trước tình hình kinh tế khó khăn và đầy cạnh tranh như hiện nay, việc nguồn vốn huy động ngày càng tăng dù tốc độ tăng có giảm cũng là nổ lực đáng khen của nhân viên ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trong các năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý hơn trong công tác huy động đồng thời việc đa dạng các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như tiền gửi có quà tặng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn…Ban giám đốc không ngừng nâng cao phong cách quản trị, điều hành quản lý tốt nhân viên, đề ra những biện pháp khả thi tăng cường công tác huy động vốn như điều chỉnh mức lãi suất. Các bộ phận, phòng ban đoàn kết cùng hỗ trợ nhau, có mối quan hệ mắc xích nhau chăm lo huy động vốn để cung cấp nguồn vốn để tiến hành cho vay và nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ lãi cho vay. Và kết quả đạt được rất khả quan khi 6 tháng đầu năm, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng đạt 763.262 triệu đồng, tăng 100.120 triệu đồng (tức tăng 15,1%) so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng đã thực hiện huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các hình thức khác. 4.1.1. Tiền gửi tiết kiệm Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động huy động vốn của BIDV Cà Mau và tăng qua các năm. Đây là loại hình thu hút khá mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, có tính ổn định. Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm chỉ nhằm mục đích sinh lời một cách an toàn, cho nên việc huy động nguồn vốn này hiệu quả sẽ rất có lợi cho ngân hàng, để ngân hàng chủ động đầu tư tạo ra lợi nhuận. Mặc dù, món tiền gửi từ cá nhân 36 thường là nhỏ nhưng do Ngân hàng huy động từ những số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh. Cụ thể vào năm 2011 tiền gửi tiết kiệm 449.314 triệu đồng tăng 278.482 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 163%. Bước sang năm 2012 là 501.429 triệu đồng, tăng 52.115 triệu đồng, tương đương tăng 11,6% so với năm 2011. Nguyên nhân tiền gửi này tăng là do Ngân hàng đưa ra các chương trình hấp dẫn nhằm thu hút tiền gửi khách hàng như thực hiện dịch vụ thẻ ATM nên đã thu hút thêm lượng khách hàng mới gửi tiền tại Ngân hàng, chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng. Hơn nữa, do tình hình lãi suất huy động trong những tháng đầu năm 2011 ít biến động được Ngân hàng Nhà nước đưa về mức 14%/ năm nên khách hàng chọn gửi tiền ngày càng nhiều với đồng vốn tạm thời chưa dùng đến do đó làm cho lượng tiền huy động tăng mạnh so với năm 2010. Và cùng với sự nổ lực của ngân hàng thì 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng lên 64.752 triệu đồng tương đương tăng thêm 12% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy rằng, dù tăng lên nhưng tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm không cao, do trong giai đoạn gần đây, nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi, thêm vào đó, giá vàng liên tục giảm trong năm nay đã tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn cho khách hàng thay vì gửi tiền một cách an toàn vào ngân hàng với lãi suất thấp. Dù vậy, đây cũng là nổ lực đáng khen của ngân hàng và nếu muốn huy động được nhiều hơn nguồn vốn này thì ngân hàng cần có mức lãi suất hợp lý để thu hút khách hàng gửi tiền vào đây. 4.1.2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Tiền gửi của nhóm khách hàng này là từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào đây để thuận tiện cho việc giao dịch, hay nói cách khác mục đích gửi tiền của các tổ chức kinh tế là để thanh toán. Khách hàng sẽ được ngân hàng cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng khi gửi tiền với hình thức này. Ngoài ra, khách hàng còn nhận được phần tiền lãi từ lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Khoản này, có biến động qua các năm. Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 178.004 triệu đồng, đến năm 2011, tiền gửi tổ chức kinh tế còn 135.454 triệu đồng, giảm 42.550 triệu đồng (tương ứng giảm 23.9%) so với năm 2010. Thời điểm này tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị giảm là do các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động nên hạn chế việc gửi tiền vào Ngân hàng. Năm này, lạm phát ở mức cao, giá vật tư, nhiên liệu tăng do đó thanh toán qua ngân hàng giảm. Sang năm 2012, dù tiền gửi tổ chức kinh tế có tăng nhưng tỷ 37 lệ tăng rất nhỏ, tăng 4.778 triệu đồng, tương đương tăng 3,53% so với năm 2011. Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, lạm phát đã được kiềm chế ở mức 6,81%, nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực làm hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế phát triển hơn. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán qua ngân hàng được đáp ứng nhu cầu của tổ chức kinh tế địa bàn, vừa nhanh chóng, vừa thuận tiện, vừa đảm bảo được tính an toàn cao khi giao dịch với số tiền lớn dễ bị mất. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì ở 6 tháng đầu năm 2013, loại tiền gửi này có chuyển biến tốt hơn đạt 120.230 triệu đồng, tăng 28.680 triệu đồng, tăng 31,33%. Dựa vào con số đó ta thấy được sự nổ lực của các cán bộ Ngân hàng trong việc huy động thu hút vốn của những khách hàng mới trên địa bàn và đồng thời cho thấy quy mô của Ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn. 4.1.3. Vốn khác Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn huy động của Ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm. Thành phần sử dụng loại tiền gửi này đa số là các tổ chức tín dụng. Năm 2012 vừa qua BIDV Cà Mau vẫn giữ được mức huy động vốn tại các TCTD khác. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng trong bối cảnh cạnh tranh lãi suất gay gắt như hiện nay thì BIDV Cà Mau vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy đối với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Có thể thấy rằng, BIDV Cà Mau đã cố gắng rất nhiều trong công tác huy động vốn và đã đạt được kết quả nhất định để tạo nguồn vốn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần nổ lực hơn nữa để mở rộng thị phần và tạo được thế chủ động trong kinh doanh trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU Bên cạnh việc huy động vốn thì ngân hàng cũng cần phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Việc sử dụng vốn chủ yếu qua hoạt động cho vay trong đó cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay trung và dài hạn ít nên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập. Tín dụng ngắn hạn là hoạt động quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn để mở rộng đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh phát triển dịch vụ, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện nâng cao đời sống sinh 38 hoạt…của người dân ngày càng nhiều. Trong những năm gần đây, do những chính sách tín dụng của Đảng và nhà nước thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm khá ổn định và ngày càng linh động hơn cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng đáp ứng được những nhu cầu của người dân. Quá trình cấp tín dụng của Ngân hàng được phân chia theo tiêu chí: Phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế. 39 4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn Bảng 4.2 Doanh số cho vay ngắn hạn của BIDV Cà Mau theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế qua 3 năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngành kinh tế tế Chênh lệch 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 3.378.131 3.471.470 3.186.400 1.923.840 1.910.200 Thương mại dịch vụ 765.710 408.408 422.294 263.621 Xây dựng 360.334 204.204 230.342 4.504.175 4.084.082 900.835 Doanh nghiệp Tổng Thủy sản Tổng Thành phần kinh Năm Cá nhân 2011/2010 Số tiền 2012/2011 6T2013/6T2012 % Số tiền % 2,76 -285.070 -8,21 -13.640 -0,71 299.356 -357.302 -46,67 13.886 3,40 35.735 13,56 161.620 160.455 -156.130 -43,33 26.138 12,8 -1.165 -0,72 3.839.037 2.349.081 2.370.011 -9,33 -245.045 -6 20.930 0,89 694.294 806.198 562.091 578.500 -206.541 -22,93 111.904 16,12 16.409 2,92 3.603.340 3.389.788 3.032.839 1.786.990 1.791.511 -213.552 -5,93 -356.949 -10,53 4.521 0,25 4.504.175 4.084.082 3.839.037 2.349.081 2.370.011 -420.093 -9,33 -245.045 20.930 0,89 93.339 -420.093 Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013 40 Số tiền -6,00 % 4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau đã mở rộng cho vay nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như: Thủy sản, thương mại dịch vụ, xây dựng…Do địa thế của tỉnh là vùng sông nước nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh việc cho vay ngành thủy sản nhưng cùng với sự phát triển của các ngành thương mại dịch vụ, xây dựng như hiện nay thì nhu cầu về vốn ngày càng lớn hơn. Doanh số cho vay ngắn hạn của từng ngành được thể hiện cụ thể như sau: Ngành Thủy sản: Là ngành kinh tế phát triển nhất ở Cà Mau, thủy sản luôn là ngành được ưu tiên hàng đầu để vay vốn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng phân theo ngành của chi nhánh. Năm 2010, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 75% và lần lượt là 85% và 83%. Và tương tự như vậy 6 tháng đầu năm 2012, 2013 tỷ trọng thủy sản vẫn cao chiếm 81,9% và 80,6%. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành có sự thay đổi nhẹ. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 3.378.131 triệu đồng, năm 2011 doanh số cho vay tăng thêm 93.399 triệu đồng (tương đương tăng 2,76%), đến năm 2012 doanh số cho vay có sự sụt giảm 8,21% tương ứng giảm 285.070 triệu đồng. Nguyên nhân có thể là do giá cả bấp bênh của ngành thủy sản trong những năm qua và tình hình xuất khẩu tôm trong tỉnh không ổn định nên người dân hạn chế đầu tư vào ngành nuôi trồng thủy sản nên doanh số cho vay ngắn hạn không ổn định. Bên cạnh đó, thị trường có nhiều biến động, đầu ra của thủy sản xuất khẩu gặp khó khăn khi thị trường Châu Âu gặp khủng hoảng cũng làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Nhìn chung tuy doanh số cho vay của ngành thủy sản có nhiều biến động nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Thương mại dịch vụ: Về doanh số cho vay của ngành thương mại, dịch vụ có nhiều biến đổi. Năm 2011, doanh số đạt 408.408 triệu đồng, giảm mạnh 357.302 triệu đồng (tức giảm 46,67%) so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số cho vay của ngành thương mại, dịch vụ tăng nhẹ lên 422.294 triệu đồng tương đương tăng 3,4%. Chỉ số này biến động qua các năm nguyên nhân có thể là do chủ trương của Nhà nước từ năm 2011 là ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế trong những năm gần đây đã có hàng loạt các công ty và doanh nghiệp được thành lập ở địa 41 bàn tỉnh, theo đó nhu cầu bổ sung vốn sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với ngành này nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, thương mại dịch vụ có sự phát triển khả quan hơn khi doanh số cho vay đã tăng 35.735 triệu đồng (tức tăng 13,56%) so với cùng kỳ năm trước. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ sự phục hồi của nền kinh tế sau khi bị khủng hoảng ảnh hưởng. Ngành Xây dựng: Doanh số cho vay của ngành Xây dựng cũng có sự sụt giảm cùng với sự tác động của nền kinh tế. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 204.204 triệu đồng giảm 43,33% so với năm 2010. Cho vay xây lắp trước đây là thế mạnh của hệ thống BIDV nên chiếm tỷ trọng tương đối trong những năm trước nhưng trong giai đoạn 2010-2012 chỉ số này là không cao, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng chung trên phạm vi toàn quốc, lĩnh vực này đang gặp khó khăn và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang trong tình trạng gần như đóng băng, dù chủ đầu tư đã cố gắng để kích cầu nhưng vẫn chưa hiệu quả. Sang năm 2012, ngành xây dựng có chút chuyển biến khả quan khi doanh số cho vay có sự gia tăng trở lại, tăng 26.138 triệu đồng tương đương khoảng 12,8%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay lại giảm nhẹ 1.165 triệu đồng (tức giảm 0,72%). Sở dĩ có sự sụt giảm nêu trên là do tại Cà Mau các đơn vị chủ yếu thi công san lấp các cụm tuyến dân cư, do ảnh hưởng nguồn vốn thanh toán chậm và bị cắt giảm cự ly vận chuyển…đã gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp bị thua lỗ cũng kéo theo việc trả nợ Ngân hàng gặp khó khăn nên Ngân hàng rất hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. 4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Ngân hàng tập trung vào cho vay đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp. Cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tình hình tín dụng tại BIDV Chi nhánh Cà Mau nếu xét theo đối tượng khách hàng thì việc cho vay chủ yếu đối với hai đối tượng: doanh nghiệp và cá nhân. Đối với doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn cố gắng tìm kiếm, sàng lọc những khách hàng tốt để cho vay, nhằm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Trong đó, đối tượng cho vay nhiều nhất là doanh nghiệp. Do nước ta là nước có 42 nền sản xuất kinh doanh chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của đất nước. Hoạt động của họ góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm. Dù vậy, với tình hình kinh tế khó khăn như năm 2011, thì việc doanh số cho vay ngắn hạn giảm xuống là điều tất yếu. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 là 3.389.788 triệu đồng, giảm xuống 213.552 triệu đồng, tương ứng giảm 5,93%. Và đến năm 2012, dù nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng các doanh nghiệp vẫn ngại vay thêm vốn, bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác nên doanh số cho vay năm này tiếp tục giảm 356.949 triệu đồng, tức là giảm 10,53% so với năm 2011. Nhận biết được vai trò của các doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Quyết Định để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các công ty và doanh nghiệp luôn có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và họ luôn sử dụng vốn của Ngân hàng để đầu tư và phát triển quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, là sự nổ lực tìm kiếm khách hàng của ngân hàng mà doanh số cho vay thành phần này 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng nhẹ trở lại đạt 1.791.511 triệu đồng, tăng 4.521 triệu đồng, tăng 0,25% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đối với cá nhân: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân cũng có sự biến động. Nhóm khách hàng này vay vốn chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ,…Năm 2011, doanh số cho vay nhóm này đạt 562.091 triệu đồng, giảm mạnh 206.541 triệu đồng (tức giảm 22,93%) so với năm 2010. Do đây là năm đầy biến động, giá cả, lạm phát leo thang, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu nên lượng cho vay năm này cũng giảm. Sau khi được Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách hỗ trợ về vấn đề cho vay phát triển nhà ở thì người dân dần có cuộc sống ổn định, từng bước thay đổi bộ mặt thành phố Cà Mau thì doanh số này bắt đầu giảm xuống trong năm 2011. Đến năm 2012, doanh số cho vay đối với cá nhân có sự tăng lên, đạt 806.197,77 triệu đồng, tăng 111.904 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 16,12% so với năm 2011. Vì doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay nên sự tăng của chỉ số này không làm tăng tổng doanh số cho vay năm 2012 nên tổng doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2012 là 3.839.037 triệu đồng vẫn còn thấp hơn so với năm 2011 là 4.084.082 triệu đồng. Nguyên nhân một phần là do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt cũng tăng lên, một phần là trong năm 43 2012 ngân hàng cũng đã tuyển thêm cán bộ tín dụng để có thể mở rộng khả năng tiếp cận với nhu cầu vay vốn của người dân. Tiếp nối dấu hiệu tích cực đó, doanh số cho vay ngắn hạn cho cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 cũng có sự gia tăng 16.409 triệu đồng, tăng nhẹ khoảng 2,92% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là kết quả của sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ tín dụng cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. 44 4.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn Bảng 4.3: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 6 T2012 6 T 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 3.065.879 3.020.559 2.967.846 1.780.707 1.770.674 -45.320 -1,48 -52.713 -1,75 -10.033 -0,56 Thương mại dịch vụ 749.356 395.687 516.382 250.930 350.609 -353.669 -47,2 120.695 30,5 99.679 39,72 Xây dựng 345.395 197.599 212.845 148.992 214.496 -147.796 -42,8 15.246 7,72 65.504 44 4.160.630 3.613.845 3.697.073 2.180.629 2.335.779 -996.785 -24 83.228 2,3 155.150 7,11 836.738 637.221 613.736 459.897 495.324 -199.517 -23,84 -23.485 -3,69 35.427 7,7 Doanh nghiệp 3.323.892 2.976.624 3.083.337 1.720.732 1.840.455 -347.268 -10,45 106.713 3,59 119.723 6,96 Tổng 4.160.630 3.613.845 3.697.073 2.180.629 2.335.779 -996.785 83.228 2,3 155.150 7,11 Chỉ tiêu Ngành kinh tế Thủy sản Tổng Thành phần kinh tế Chênh lệch Cá nhân 2011/2010 Số tiền Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013 45 2012/2011 % -24 Số tiền 6T2013/6T2012 % Số tiền % Ngân hàng là tổ chức trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay và cho vay nên nguồn vốn phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng, thì họ phải trả lãi và gốc cho ngân hàng khi đến hạn trả nợ. Tuy nhiên, hoạt động cho vay cũng có rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn hay không thu hồi được nợ. Do vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Do vậy, ta cần phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng, cụ thể là doanh số thu nợ ngắn hạn. 4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế Trong ngành kinh tế mà Ngân hàng quan hệ tín dụng thì ngành Thủy sản chiếm thị phần cao nhất, do đặc thù kinh tế của Cà Mau là thủy sản, tiếp đến là thương mại dịch vụ và cuối cùng là ngành xây dựng. Ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng chiếm được tỷ trọng cao. Điều này là hợp lý khi doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng (90% trở lên). Cho vay theo ngành kinh tế như thế nào thì thu nợ theo ngành kinh tế như thế ấy, nghĩa là tình hình thu nợ cũng tăng giảm như tình hình cho vay. Năm 2010 thu được 4.160.630 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 996.785 triệu đồng (tương đương giảm 24%) so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do tổng doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2012 giảm vì vậy chỉ số này cũng giảm theo. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là do Ngân hàng chú trọng tín dụng ngắn hạn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. Đa số khách hàng đi vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nên khả năng thu hồi nợ khá tốt. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao nên Ngân hàng đã chú trọng các món vay có thời hạn ngắn vì các khoản vay này có độ rủi ro thấp, thời gian thu hồi nợ nhanh. Sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng 83.228 triệu đồng (tương đương tăng 2,3%) so với năm 46 2011. 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn đã có chuyển biến khả quan khi tăng lên 155.150 triệu đồng, tức tăng 7,11% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thu nợ ngắn hạn của từng ngành cụ thể như sau: Ngành thủy sản: Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành thủy sản đều giảm qua các năm từ 2010-2012. Cụ thể, năm 2011, doanh số thu nợ ngành thủy sản là 3.020.559 triệu đồng giảm xuống 45.320 triệu đồng tương đương giảm 1,48%, sang năm 2012 thu nợ ngắn hạn tiếp tục giảm xuống còn 2.967.846 triệu đồng, tương ứng giảm 1,75% so với năm 2011. Ngành thủy sản là ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh Cà Mau, dù vậy chỉ tiêu này giảm xuống qua từng năm không phải khả năng thu nợ của Ngân hàng giảm xuống mà vì doanh số cho vay biến động với chiều hướng giảm qua từng năm. Với những con số trên, ta nhận thấy tình hình thu nợ đối với ngành thủy sản tương đối tốt (trên 88% doanh số cho vay của ngành này). Ngành thương mại, dịch vụ: Doanh số thu nợ đối với ngành năm 2010 đạt 749.356 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 353.669 triệu đồng tương đương giảm 47,20% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng 30,5% so với năm 2011. Các chỉ số này tăng giảm không ổn định nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn làm cho các ngành bị khủng hoảng, kéo theo các doanh nghiệp bị thua lỗ làm cho Ngân hàng không dám đẩy mạnh vào việc cho vay đối với ngành này, nhưng với số lượng khách hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh nên tình trạng thu nợ của Ngân hàng vẫn ở mức cao. Do vậy, đến năm 2012 và năm 2013, doanh số thu nợ của ngành này đã tăng lên, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển tạo điều kiện trả nợ cho ngân hàng. Cụ thể vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ là 350.609 triệu đồng, tăng thêm 99.679 triệu đồng, tốc độ tăng khá cao là 39,72% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có thể thấy rằng, sựu gia tăng trên là do những năm gần đây, Cà Mau trở thành một điểm du lịch đáng quan tâm của nhiều người, do vậy mà việc phát triển về thương mại, dịch vụ cũng hết sức cần thiết. Khi đó, thương mại dịch vụ có điều kiện quan tâm và phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận để trả nợ tốt cho ngân hàng. Ngành Xây dựng 47 Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục giảm qua các năm làm cho tình hình thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh liên tục giảm, nhưng nhìn chung tỷ lệ thu hồi nợ của Chi nhánh vẫn tốt và ổn định. Cụ thể, năm 2010 chỉ số này là 345.395 triệu đồng (đạt 95,85% trên tổng doanh số cho vay của ngành này), năm 2011 chỉ số này giảm 147.796 triệu đồng (đạt 96,77% doanh số cho vay của ngành này) tương đương giảm 42,79% so với năm 2010, sang năm 2012 chỉ sổ này tăng lên 212.845 triệu đồng (đạt 92,40% doanh số cho vay của ngành này). Có thể thấy rằng, ngành xây dựng đang đối mặt với tình trạng ế ẩm, chủ đầu tư dùng mọi cách để kích cầu nhưng vẫn không bán được hàng do vậy doanh số thu nợ có giảm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng lên 65.504 triệu đồng (tăng 44%) so với cùng kỳ năm trước là một nỗ lực đáng ghi nhận của cán bộ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. 4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, do ngay trong khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua Chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo d i, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc và yêu cầu khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Mặt khác, do doanh số cho vay tăng giảm không đều qua các năm dẫn đến doanh số thu nợ cũng vậy. Doanh số thu nợ có tăng nhưng cũng có giảm. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ là 3.613.845 triệu đồng, giảm 546.785 triệu đồng (tương ứng giảm 13,14%) so với năm 2010. Đến năm 2012, tính hình có vẻ khả quan hơn, khi doanh số thu nợ đã tăng lên 2,3% so với năm 2011. Dù với tỷ lệ tăng khá nhỏ nhưng đây cũng là một dấu hiệu tích cực, tạo bước đệm cho 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng thêm 155.150 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đối với cá nhân: Đối với khách hàng cá nhân, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng có nhiều biến động. Năm 2011, thu nợ ngắn hạn đối với cá nhân là 637.221 triệu đồng, giảm 199.517 triệu đồng (tương ứng giảm 23,84%) so với năm 2010. Tình hình tín dụng ngắn hạn trong năm này gặp nhiều khó khăn, lãi suất cao khiến không ít khách hàng khó vay làm doanh số cho vay giảm, thu nợ trên phần cho vay vì thế cũng giảm đáng kể. Sang năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn khách hàng cá nhân đạt 613.736 triệu đồng, giảm triệu đồng, tức là giảm 3,69% so với năm 48 2011. Tiếp theo, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 35.427 triệu đồng, đạt 495.324 triệu đồng (tức là tăng thêm 7,7%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là trong năm này kinh tế cá thể sản xuất kinh doanh và làm ăn hiệu quả cao nên thực hiện tốt việc trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, còn là sự cố gắng của Ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểm soát, theo d i tiến độ thực hiện kế hoạch thu nợ để xử lý kịp thời. Thêm vào đó, với khách hàng cá nhân, đối tượng khách hàng này có vòng quay vốn nhanh, khi bán được hàng hóa hay có doanh thu dịch vụ họ sẽ ưu tiên trả nợ ngân hàng trước, để tránh tình trạng chuyển nhóm nợ sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn trong chu kì tiếp theo. Đối với doanh nghiệp: Năm 2011, thu nợ của thành phần kinh tế doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2010, thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp đạt 3.323.892 triệu đồng, năm 2011 chỉ số này là 2.976.624 triệu đồng tương tương giảm 10,45% so với năm 2010. Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến giá cả đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp, người dân phải tính toán kỷ khi chi tiêu làm cho doanh nghiệp bị tồn kho nhiều làm hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ và chậm trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2012 chỉ số này tăng nhẹ lên là 3.083.337 triệu đồng tương đương tăng 3,59%. Nguyên nhân là do trong thời gian kinh tế khủng hoảng, ngân hàng đã tập trung cho vay cá nhân và giảm cho vay doanh nghiệp để kịp thời thu hồi nợ và giảm rủi ro đồng thời cho vay theo nhiều phương thức hạn mức khác nhau. Qua đó cũng nói lên được công tác tín dụng của ngân hàng là rất tốt, đánh giá đúng khách hàng, thẩm định chặt chẽ dự án, từ đó có kế hoạch cho vay phù hợp – làm cho doanh số thu nợ đạt được một kết quả khả quan. Việc tăng hay giảm doanh số, doanh số đạt được nhiều hay ít của công tác thu nợ phụ thuộc rất lớn đến tình hình cho vay của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có nhiều món vay ngắn hạn thì sẽ thu hồi được nợ nhanh chóng và số vòng quay vốn của Ngân hàng cũng sẽ nhanh hơn, tức là đồng vốn sử dụng có hiệu quả hơn. 49 4.2.3. Dư nợ ngắn hạn Bảng 4.4 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Thủy sản 749.853 1.200.764 1.419.318 1.343.897 1.558.844 450.911 60,13 218.554 15,4 214.947 Thương mại dịch vụ 156.291 169.012 74.924 181.703 23.672 12.721 8,14 -94.088 -55,67 -158.031 -86,97 56.436 63.041 80.538 75.669 26.497 6.605 11,7 17.497 27,75 -49.172 -64,98 962.580 1.432.817 1.574.781 1.601.269 1.609.013 470.237 48,85 141.964 9,91 7.744 0,48 59.577 116.650 309.112 218.844 392.288 57.073 95,8 192.462 165 173.444 79,25 Doanh nghiệp 903.003 1.316.167 1.265.669 1.382.425 1.216.725 413.164 45,75 -50.498 -3,84 Tổng 962.580 1.432.817 1.574.781 1.601.269 1.609.013 470.237 11,7 141.964 9,91 Chỉ tiêu Ngành kinh tế Xây dựng Tổng Thành phần kinh tế Chênh lệch Cá nhân 2011/2010 Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013 50 2012/2011 6T2013/6T2012 % 16 -165.700 -11,99 7.744 0,84 4.2.3.1. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế Đối với ngành Thủy sản: Từ bảng dư nợ ở trên, có thể thấy rằng dư nợ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ ngành Thủy sản chiếm tỷ trọng 77,9%, đến năm 2011, 2012 lần lượt 83,8% và 90,1%. Số dư nợ của ngành cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn là 1.200.764 triệu đồng, tăng 450.911 triệu đồng (tương đương 60,13%) so với năm 2010. Do chi nhánh chú trọng cho vay theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước tăng cường cho vay trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời sản lượng nuôi thủy sản của người dân cũng có tăng nên chi nhánh cũng yên tâm trong việc cho vay với ngành này. Mặt khác, do chính sách của tỉnh đối với nông nghiệp nói chung và đối với ngành thủy sản nói riêng, là kiểm tra việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch. Điều này làm cho giá cả thị trường ngành thủy sản ổn định hơn. Chính vì vậy doanh số cho vay năm nay tăng lên nên dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này cũng tăng. Đến năm 2012, dư nợ tăng thêm 218.554 triệu đồng, tức tăng 18,2 % so với năm 2011. Đối với ngành Thương mại dịch vụ: Tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành này cũng không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2010 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 156.291 triệu đồng, sang năm 2011 tăng 12.72 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 8,14%. Dù thị trường ngành này trong thời điểm năm 2011 không ổn định, ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này nhưng cùng với sự cố gắng của cán bộ ngân hàng tăng thêm doanh số cho vay từ đó làm dư nợ cũng tăng lên. Nguyên nhân tăng dư nợ đối với ngành này vì trong năm này các doanh nghiệp thuộc ngành Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ và tạo được nhiều uy tín nên Ngân hàng bắt đầu cho vay ngắn hạn đối với ngành này vì vậy doanh số thu nợ cũng tăng trong năm này. Tuy nhiên, đến năm 2012 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 74.924 triệu đồng, giảm 55,67% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ của ngành đã giảm 158.031 triệu đồng, tương ứng giảm 86,97% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy rằng giai đoạn hiện nay, thương mại dịch vụ phát triển mạnh, kinh doanh có hiệu quả cho nên có điều kiện trả nợ cho ngân hàng từ đó làm ảnh hưởng đến dư nợ làm dư nợ giảm xuống. Đối với ngành Xây dựng: 51 Tuy rằng tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành xây dựng còn thấp nhưng vẫn có xu hướng tăng kể từ năm 2011, cụ thể năm 2012 dư nợ của ngành xây dựng là 80.538 triệu đồng, tăng 17.497 triệu đồng tương đương 27,75% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng dư nợ đối với ngành này là do ngành xây dựng đã dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế,… nhưng vì thận trọng và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong việc cho vay nên dư nợ không cao. Đến đầu năm 2013, dư nợ ngành này giảm 49.172 triệu đồng, tương ứng giảm 64,98% so với cùng kỳ năm trước. Như đã đề cập ở trên, do hoạt động ngành này những năm gần đây đặc biệt là sự biến động của thị trường bất động sản, công trình hoàn tất không bán được nên chủ đầu tư không đãm bảo được khả năng thanh toán nợ, tuy nhiên sang năm 2013 với sự khởi sắc lại của ngành xây dựng, thì ngành này có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng vì thế dư nợ ngắn hạn ngành này giảm xuống. 4.2.3.2. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau mở rộng tín dụng ngắn hạn đến với mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào công tác tín dụng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Đối với cá nhân: Dư nợ tăng trong 3 năm qua: năm 2010 đạt 59.577 triệu đồng, năm 2011 dư nợ đạt 116.650, tăng 57.073 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng đến 95,8%; còn dư nợ đến cuối 2012 là 309.112 triệu đồng tăng 129.462 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 165%. Nguyên nhân chủ yếu là do mức sống của người dân trong những năm này ngày được tăng cao. Sự tăng trưởng này là do thu nhập người dân trên địa bàn ngày càng tăng nên yêu cầu về cuộc sống như: nhu cầu mua xe, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà cửa,…cao hơn nên nhu cầu về vốn để đáp ứng cho cuộc sống của họ cũng tăng lên, những người dân có thu nhập ổn định, họ sẽ vay ngân hàng và trả nợ theo thời hạn thỏa thuận giữa hai bên. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ đã tăng đến 79,25% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy rằng, nền kinh tế đã được phục hồi do đó các cá nhân hoạt 52 động kinh daonh nhiều hơn, do đó nhu cầu vay vốn cũng lớn hơn nên dư nợ của cá nhân tăng mạnh. Đối với doanh nghiệp: Dư nợ đối với doanh nghiệp liên khá biến động. Năm 2011 tăng 413.164 triệu đồng, tương ứng 45,75% so với năm 2010. Có kết quả này là do thành phần kinh tế này trong những năm gần đây do thực hiện chủ trương của nhà nước hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất nên Ngân hàng tăng cường giải ngân cho các đối tượng này dẫn đến dư nợ tăng mạnh. Nguyên nhân là hoạt động sản xuất kinh tế doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều vốn để đầu tư, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, thay đổi trang thiết bị, mở rộng sản xuất của các công ty, doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở nhóm khách hàng này. Sang 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ giảm xuống 11,99% so với 6 tháng đầu năm 2012. Với sự phục hồi lại của nền kinh tế, các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố Cà Mau hoạt động có hiệu quả hơn do đó có điều kiện trả nợ cho ngân hàng để tránh việc trả lãi quá nhiều. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt của của các Ngân hàng khi chú trong đến thành phần kinh tế doanh nghiệp cũng làm cho dư nợ giảm dần. 4.2.4. Nợ xấu ngắn hạn Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu, nơi nào có nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng thấp, nơi nào có nợ xấu thấp thì chất lượng tín dụng cao. Khi phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với việc các khoản đầu tư của ngân hàng gặp rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần phải hiểu r về nguyên nhân của nợ xấu và tìm ra giải pháp để hạn chế tối đa nó. Vì vậy, xem xét nợ xấu ở BIDV Cà Mau là hết sức cần thiết. 53 Bảng 4.5 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Ngành kinh tế Thành phần kinh tế Thủy sản 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T201 2 Số tiền % 6.863 21.613 23.635 20.747 21.463 14.750 214,9 2.022 9,36 716 3,54 830 2.837 4.726 2.341 3.082 2007 214,8 1.889 66,58 741 31,65 Xây dựng 1.194 5.294 6.378 4.628 5.613 4.100 343,4 1.084 20,48 985 21,28 Tổng 8.887 29.744 34.739 27.716 30.158 20.857 234,7 4.995 16,79 2.442 8,82 Cá nhân 1.840 8.302 10.473 7.350 8.721 6.462 351,20 2.171 26,15 1.371 18,65 Doanh nghiệp 7.047 21.442 24.266 20.366 21.437 14.395 204,27 2.824 13,17 1.071 5,26 Tổng 8.887 29.744 34.739 27.716 30.158 20.857 234,69 4.995 16,79 2.442 8,82 Thương mại dịch vụ Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013 54 4.2.4.1. Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế Đối với ngành Thủy sản: Nhìn chung, tình hình nợ xấu qua 3 năm có xu hướng tăng lên. Trong bối cảnh nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì việc nợ xâu tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt vào năm 2011, nợ xấu tăng rất cao, với mức tăng 214,9% so với năm 2010, nguyên nhân tăng nợ xấu đối với ngành thủy sản là do tình hình kinh tế năm 2011 khó khăn với tình hình thời tiết xấu và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh khiến các doanh nghiệp kinh doanh ngành này lâm vào tình trang khó khăn, thua lỗ, làm ăn thiếu hiệu quả vì vậy nên mức nợ xấu tăng đột biến vào năm 2011. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu dù vẫn tăng nhưng đã được kiềm chế lại, chỉ số này cũng tăng nhưng tăng ít hơn, cụ thể năm 2011 nợ xấu đối với ngành thủy sản là 21.613 triệu đồng, năm 2012 tăng 2.022 triệu đồng, tương đương tăng 9,36%. Có thể thấy rằng, năm 2012 với sự phục hồi lại của nền kinh tế, cùng với việc người dân nuôi thủy sản đạt năng suất cao, vấn đề nợ xấu đã được kiềm chế lại. Tuy nhiên, nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức cao đòi hỏi sự nỗ lực của những cán bộ tín dụng để hạn chế tối đa có thể về nợ xấu. Đối với ngành Thương mại, dịch vụ: Tình hình nợ xấu đối với ngành này cũng tăng tương đối. Cụ thể, nợ xấu năm 2010 là 830 triệu đồng, sang năm 2011 là 2.837 triệu đồng, tăng 2.007 triệu đồng tương đương tăng 214,8%. Đến năm 2012 nợ xấu tiếp tục tăng lên ở mức 4.726 triệu đồng, tương đương tăng 66,58% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng nợ xấu đối với ngành này là do ngành Thương mại dịch vụ còn mới bắt đầu phát triển ở địa bàn tỉnh nên còn nhiều khó khăn, vì vậy tình hình nợ xấu vẫn tăng. Một nguyên nhân nữa là do một số cán bộ khi thẩm định hồ sơ không thể đo lường hết được rủi ro. Do đó mà công tác thu hồi nợ gặp khó khăn. Làm cho nợ xấu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng thêm 741 triệu đồng, tương đương tăng 31,65%. Tuy nhiên, đây là điều không đáng ngại, bởi vì doanh số cho vay của Ngân hàng thì tăng nhiều trong khi đó tốc độ tăng nợ xấu lại không lớn về số tiền so với tốc độ tăng của doanh số cho vay, và vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, đây là dấu hiệu tốt giúp Ngân hàng khắc phục tình trạng nợ xấu như hiện nay. Đối với ngành Xây dựng: Năm 2012 nợ xấu của ngành này là 6.378 triệu đồng, đạt mức cao nhất trong ba năm từ 2010-2012 và bắt đầu tăng vào năm 2011 với mức tăng là 55 343,4%. Nợ xấu ngắn hạn đối với ngành này tăng là do đầu tư vào các công ty xây dựng bị thua lỗ, bất động sản đóng băng, các công trình thủy khó kiểm soát khiến cho chỉ số này tăng cao. Bên cạnh đó, do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản, sắt thép là một trong những mặt hàng tồn kho nhiều nhất. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu trong ngành này vẫn tăng nhưng với tỷ lệ tăng 21,28% so với cùng kỳ năm trước. 4.2.4.2. Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế Nhìn vào bảng trên, ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Chi nhánh: Đối với cá nhân: Qua bảng số liệu ta thấy hầu như nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh trong những năm qua đều tăng. Năm 2011 nợ xấu là 8.302 triệu đồng tăng 351,2% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 2.171 triệu đồng tương đương tăng 26,15% so với cùng kỳ năm trước. Do doanh số cho vay ngắn hạn của đối tượng này trong những năm qua vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường không lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, mà thường vay những món vay nhỏ, lẻ, cán bộ tín dụng phải xử lý quá nhiều hồ sơ nên dẫn đến thiếu soát trong công tác thu hồi nợ, măc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cán bộ tín dụng vẫn không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Do vậy, 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn tăng thêm 1.371 triệu đồng (tức tăng 18,65%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Một nguyên nhân cơ bản nữa làm nợ xấu cá nhân tăng lên là do tình trạng thất nghiệp còn cao, thu nhập của người dân bấp bênh nên khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng làm nợ xấu tăng lên. Đối với doanh nghiệp Tình hình nợ xấu đối với đối tượng này đã tăng 204,27% vào năm 2011 so với năm 2010 và lại tăng lên 13,17% vào năm 2012 so với năm 2011. Mặc dù chủ trương của nhà nước là tăng dư nợ để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tiếp tục sản xuất nhưng cũng có một vài doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong đầu ra sản phẩm vì thế không thể thanh toán được các món nợ đến hạn trong năm cho Ngân hàng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu đạt 21.437 triệu đồng, tăng 1071 triệu đồng (tương đương 5,26%) so với cùng kỳ năm 2012. Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, dư nợ đối với thành phần kinh tế này cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân nợ xấu của thành phần kinh tế này luôn tăng qua các năm 56 là do: một phần doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này lớn nên rủi ro cũng lớn vì thế mà nợ xấu cũng tăng tương ứng, mặt khác trong năm 2012, 2013 một số công ty vì cạnh tranh quyết liệt nên việc thu hồi vốn và thanh toán nợ cho Ngân hàng không đúng thời hạn là đều tất yếu, nâng mức nợ quá hạn của thành phần kinh tế này năm sau luôn cao hơn năm trước. 4.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau Bảng 4.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 962.580 1.432.817 1.574.781 1.601.269 1.609.013 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.071.357 1.593.871 1.784.858 1.725.834 1.760.455 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 89,85 89,9 88,23 92,7 91,4 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 4.160.630 3.613.845 3.697.073 2.180.629 2.335.779 Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 4.504.175 4.084.082 3.839.037 2.349.081 2.370.011 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 92,37 88,49 96,3 92,83 98,56 Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 896.525 1.197.699 1.503.799 1.517.269 1.591.897 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 4,64 3,02 2,46 1,39 1,47 Thời gian thu hồi nợ ngắn hạn bình quân Ngày 77 119 146 250 245 Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 8.887 29.744 34.739 27.716 30.158 Nợ xấu ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn % 0,92 2,08 2,21 1,73 1,87 Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013 57 4.2.5.1. Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ Chỉ số này phản ánh tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ tại chi nhánh. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ, tỷ số này luôn trên 88% qua các năm cho thấy rằng Ngân hàng rất ưu tiên cho vay ngắn hạn vì khoản cho vay này có thời gian thu hồi nợ ngắn và rủi ro không cao. Bên cạnh đó, đặc điểm của thành phần kinh tế Cà Mau với đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất theo chu kỳ với nhu cầu vốn nhỏ lẻ để bù dắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời nên thời gian vay vốn cũng khá ngắn góp phần làm tăng dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng. 4.2.5.2. Hệ số thu nợ Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ vay của Ngân hàng. Hệ số này thể hiện khả năng thu nợ trên một đồng cho vay ra của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng cao càng thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là tốt, bởi cùng với sự phát triển doanh số cho vay thì đòi hỏi doanh số thu nợ cũng phải tăng theo, bởi vì cho vay phải đảm bảo thu hồi được nợ. Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thu nợ của Ngân hàng có xu hướng biến động. Năm 2010, hệ số thu nợ là 92,37%, tuy nhiên đến năm 2011 chỉ số này lại giảm xuống 88,49%. Tiếp tục năm 2012 hệ số thu nợ tăng lên 96,3% và đặc biệt là đầu năm 2013, chỉ số này đạt rất cao 98,56%. Do tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Dù vậy, với sự cố gắng của nhân viên ngân hàng trong hoạt động thu hồi nợ, chỉ số này đã đạt được rất cao. Bên cạnh đó, Có được kết quả trên là do Ngân hàng ngày càng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn để tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Hệ số này chứng tỏ Ngân hàng đang trở nên thận trọng hơn trong công tác xét duyệt để cho vay và các khoản cho vay chủ yếu là ngắn hạn nhằm đảm bảo hơn cho nguồn vốn của Ngân hàng, điều đó có thể khiến Ngân hàng sẽ mất đi một số khách hàng tiềm năng, nhiều khách hàng có thể sẽ e ngại trong việc đề nghị vay vốn của Ngân hàng, việc này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng, giảm tính cạnh tranh so với các đối thủ trên địa bàn. 4.2.5.3. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Nếu vòng quay đó càng cao, thì đồng vốn ngân hàng quay càng nhanh và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hệ số này có xu hướng giảm qua các năm, cao nhất năm 2010, vòng quay là 4,64 vòng, đến năm 2011, chỉ số này giảm xuống 3,02 vòng và năm 2012 còn lại 2,46 vòng. Điều này cho thấy, nguồn vốn của Ngân hàng luân chuyển chậm lại do công tác thu nợ của ngân hàng đang có 58 chiều hướng giảm. Vì vậy, ngân hàng phải hết sức quan tâm đến chỉ tiêu này, ngoài việc xem xét và thẩm định thật kỹ trước khi cho vay thì sau khi cho vay cán bộ ngân hàng còn tích cực trong công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Tuy nhiên với xu hướng đang giảm dần của vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn cũng cho thấy Ngân hàng đang mở rộng ở các khoản vay trung và dài hạn hơn, vì đây là những khoản vay mang lại thu nhập ổn định và lợi nhuận cao hơn nếu hạn chế tối thiểu được các rủi ro chủ quan. 4.2.5.4. Thời gian thu hồi nợ ngắn hạn bình quân Qua bảng số liệu cho thấy, thời gian thu hồi nợ ngắn hạn bình quân tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2010, thời gian thu hồi nợ là 77 ngày nhưng đến năm 2012 tăng lên đến 146 ngày, và cao nhất là 6 tháng đầu năm 2012, thời gian thu hồi nợ lên đến 250 ngày. Nguyên nhân có sự gia tăng trên là do Ngân hàng cho vay với thời hạn từ 3 đến 6 tháng, nhưng do khách hàng thanh toán nợ trước hạn nên thời gian thu hồi nợ khoảng từ 70 đến 140 ngày. Bên cạnh đó, ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn nên chỉ tiêu này dù có tăng nhưng vẫn ngắn. Ngân hàng cũng cần quan tâm nhiều hơn đến chỉ tiêu này. 4.2.5.5. Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm. Chỉ tiêu này năm 2010 là 0,92%, tuy nhiên đến năm 2011 tăng lên 2,08%. Đến năm 2012, nợ xấu trên dư nợ ngắn hạn đạt 2,21%. Dù tỷ lệ của chỉ tiêu này có tăng lên qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn 3%, do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng khá tốt và toàn. 6 tháng đầu năm 2012, 2013 chỉ tiêu này lần lượt là 1,73% và 1,87%. Đạt được kết quả trên là một tín hiệu rất đáng khích lệ. Chứng tỏ công tác quản lý, thu hồi nợ xấu của Ngân hàng đang tỏ ra có hiệu quả. Qua đó cũng thể hiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh được cải thiện theo thời gian. 59 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU 5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 5.1.1. Thuận lợi Hơn 20 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực và chỉ đạo kịp thời từ hội sở trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh đó, còn là sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước cũng tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động tốt hơn. Lợi thế của tỉnh cũng là một thuận lợi lớn của ngân hàng. Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn về thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254 km thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Bên cạnh đó, Cà Mau thuộc vùng kinh tế trọng điểm, có vị trí chiến lược kinh tế quan trọng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối với nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Những năm qua, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến địa phương đầu tư, Cà Mau đã thực hiện các chính sách về ưu đãi đầu tư. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động và mở rộng sản xuất kinh doanh,.. tạo điều kiện để Chi nhánh phát triển hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, phi tín dụng và dịch vụ. Theo định hướng chung của BIDV, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tài trợ xuất khẩu, thu hút ngày càng nhiều khách hàng họat động trong lĩnh vực này, góp phần tăng hiệu quả họat động kinh doanh và từng bước nâng cao vị thế BIDV trên địa bàn tỉnh. Sự lãnh đạo, điều hành rất tận tâm của ban giám đốc cùng với đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình, luôn chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đã tạo nên một BIDV thật sự đoàn kết. Đồng thời, sự trẻ hóa đội ngũ cán bộ và nâng cao trình độ nghiệp vụ giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng hiệu quả , các dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng và nâng cao về mặt chất lượng , tạo được uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng. 60 Quy mô tín dụng tương đối lớn, các khoản nợ xấu đã được xử lý triệt để, góp phần rất lớn vào mục tiêu lành mạnh hoá tình hình tài chính. 5.1.2. Khó khăn Do Cà Mau có lợi thế về phát triển kinh tế và ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng ngày gay gắt. Trụ sở, mạnh lưới kinh doanh còn hạn chế so với các Ngân hàng khác do đó lợi thế cạnh tranh chưa được phát huy. Từ đó, làm cho tình hình huy động vốn và phát triển dịch vụ ngày càng khó khăn. Do ảnh hưởng cảu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự biến động không ngừng của lãi suất, biến động giá cả thị trường đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ nông dân vay vốn khó khăn và lãi suất vay cao, cho nên tình hình nợ gia hạn và nợ quá hạn ngày càng nhiều. Hoạt động tín dụng vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều để kinh doanh sản xuất, tín dụng được mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy giảm, tiêu dùng, sản xuất trì trệ, tín dụng sẽ thu hẹp làm sụt giảm đáng kể nguồn thu của ngân hàng. Trình độ công nghệ còn thấp, khả năng của đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Do đó, làm hạn chế thông tin làm cho việc phân tích và xây dựng cơ cấu tín dụng còn yếu. Nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng lớn tuy nhiên đầu ra cho tín dụng ngắn hạn còn hạn chế. Mặc khác ngân hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn nên có thể xảy ra rủi ro thanh khoản trong tương lai. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU 5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn Có thể thấy rằng, công tác huy động vốn vẫn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng dù có tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn sử dụng khá nhiều nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Điều đó, có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần tích cực trong công tác huy động vốn với mức lãi suất hấp dẫn nhưng hợp lý để thu hút nhiều khách hàng nhằm thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư. 61 Cần phải nắm bắt thông tin nhanh chóng về tình hình biến động lãi suất trong điều kiện kinh tế phức tạp như ngày nay để có những giải pháp kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro khi có sự biến động về lãi suất. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất cho ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như ngày nay giữa các ngân hàng thì một trong những lý do khiến khách hàng tin tưởng và giao dịch với ngân hàng đó là cơ sở vật chất. Tập trung phát triển các dịch vụ có sử dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thẻ quốc tế, thanh toán hóa đơn, thanh toán qua thẻ ATM, ví điện tử…để rút ngắn thời gian giao dịch tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và tích cực tiềm kiếm khách hàng mới. Đối với những khách hàng truyền thống cần phải quan tâm thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ tết,.. để làm thân thiết hơn mối quan hệ với ngân hàng đồng thời cần có nhiều ưu đãi lớn để tăng cường khai thác khách hàng tiềm năng và khách hàng mới như các chương trình khuyến mãi chẳng hạn. Và dù với nhóm khách hàng nào đi chăng nữa, đội ngũ nhân viên của ngân hàng cũng đều cần phải nhiệt tình, chu đáo, tận tâm hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng để tạo niềm tin, ấn tượng tốt cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu để cung cấp các sản phẩm thích hợp đáp ứng đúng nguyện vọng mà khách hàng mong muốn. Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo về hình ảnh của BIDV, giới thiệu các sản phẩm, chương trình huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ để huy động được nguồn vốn từ các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Giới thiệu và đa dạng hóa sản phẩm bao gồm các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm có nhiều tiện ích, phù hợp với thị hiếu đối với từng đối tượng khách hàng thông qua hình thức tiếp thị trực tiếp, qua báo đài truyền hình,…Triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà, các chương trình tri ân khách hàng…nhằm gia tăng thị phần góp phần vào việc mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh của Ngân hàng. 5.2.1. Đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn Bên cạnh việc huy động vốn thì ngân hàng cũng phải nổ lực để sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đầu tiên cần đẩy mạnh các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, đây cũng là ngành được địa phương và nhà nước quan tâm phát triển trong thời gian tới do đây chính là lợi thế phát triển của tỉnh. Mặt khác, xác định lại quy mô hoạt động của khách hàng, từ đó cấp tín dụng phù hợp để hỗ 62 trợ đối với từng khách hàng để đạt lợi nhuận cao và thu hút nhóm khách hàng mục tiêu với chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, trong điều kiện mà xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư mà mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề ngày càng nhiều thì nhu cầu vốn rất bức thiết, ngân hàng nên xem xét việc đa dạng hóa các đối tượng cho vay để mở rộng hơn về quy mô tín dụng. Cần chú trọng và nâng cao công tác thẩm định khách hàng của cán bộ ngân hàng để giảm thiểu rủi ro. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu thẩm định kỹ nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng và tư cách của người vay. Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có uy tín, tín nhiệm cao vay trả nợ ngân hàng đúng hạn, các khách hàng mới vay vốn lần đầu nhưng làm ăn có hiệu quả, có tư cách tốt và có tài sản thế chấp đảm bảo. Cần tăng cường rà soát, theo d i vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, thường xuyên thẩm định với những món vay lớn để đảm bảo nguồn trả nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn. Từ đó, cán bộ tín dụng thấy được những khó khăn mà khách hàng gặp phải để kịp thời tư vấn, hỗ trợ giúp khách hàng vượt khó khăn đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cần trích lập các khoản dự phòng để chi nhánh an toàn hơn. Để làm được điều này, đỏi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn vững vàng. Do vậy, ngân hàng nên thường xuyên có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ, nhằm hạn chế tối thiểu những sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng. Tăng cường công tác kiểm soát nợ xấu trong ngân hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất nhưng ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ. Còn do nguyên nhân chủ quan, thì phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu. 63 64 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, BIDV Cà Mau đã vượt qua rất nhiều khó khăn trước kinh tế phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trên địa bàn. Từ đó, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy những năm qua, tình hình tài chính không ổn định, hoạt động kinh doanh để có lợi nhuận ngày càng trở nên khó khăn hơn, lạm phát ở nước ta đang tăng cao nên lãi suất huy động luôn tăng trong thời gian qua, mặt khác người dân có xu hướng ngại đầu tư, và ít mạo hiểm trong kinh doanh. Do đó, tình hình huy động vốn của chi nhánh nhìn chung đang có sự tăng trưởng ổn định. Kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của BIDV Cà Mau có sự tăng trưởng đáng kể. Quy mô tín dụng ngắn hạn được mở rộng, ngân hàng luôn nỗ lực để cấp tín dụng cho các ngành, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động giúp thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa góp phần ổn định kinh tế của địa phương. Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đã và đang được nâng cao ở các ngành, thành phần kinh tế. Tuy nhiên việc gia tăng của công tác tín dụng ngắn hạn chưa theo kịp tốc độ huy động vốn nên chưa phát huy hết khả năng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Về các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng: các chỉ số khả quan, Ngân hàng nên nỗ lực duy trì thành quả này. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không thể tránh khỏi những khoản nợ xấu, và những chỉ tiêu còn hạn chế cho nên ngân hàng cần phải chú trọng công tác phân tích chất lượng tín dụng để đánh giá thực trạng nhằm có những giải pháp tích cực và kịp thời. Với những kết quả tốt đã đạt được trong những năm gần đây, chúng ta có thể tin tưởng rằng BIDV Cà Mau sẽ có bước phát triển xa hơn để nâng cao hơn vị thế cạnh tranh của mình đồng thời góp phần ổn định tình hình kinh tế tại địa phương. 65 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương có liên quan Đưa ra định hướng điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt gắn liền với điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến tiền tệ và cân đối vĩ mô, đặc biệt là kiềm chế lạm phát. Cần đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng; giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn. Hỗ trợ tối đa cho Chi nhánh trong việc xử lý và thu hồi các khoản nợ khó đòi khi chúng xảy ra, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để Ngân hàng sớm thu hồi vốn đã cho vay, tiếp tục công việc kinh doanh của mình. Xây dựng kênh thông tin tín dụng, thường xuyên cập nhật các tin tức có liên quan đến các quy định trong hoạt động của ngân hàng. Công bố các báo cáo, thống kê r ràng và chính xác để làm cơ sở điều chỉnh chính sách tín dụng hợp lý. Chính quyền địa phương cần tích cực hợp tác với Ngân hàng trong việc phát hiện ra những dự án kinh doanh mang tính khả thi cao, có khả năng tạo ra phúc lợi xã hội. Tạo điều kiện cho Ngân hàng xét duyệt những hồ sơ vay vốn lớn chính xác và có hiệu quả. Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý tài sản do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy cơ quan thi hành án cần hỗ trợ cho Ngân hàng về mặt pháp lý cũng như tiến hành phát mãi tài sản của khách hàng để thu hồi nợ nhanh chóng để Ngân hàng xử lý các khoản nợ tồn đọng có hiệu quả hơn. 6.2.2. Đối với Ngân hàng BIDV Cà Mau Xây dựng lãi suất cho vay hợp lý và kịp thời để hỗ trợ Chi nhánh trong việc thu hút vốn huy động. Nếu được phép Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau được phép tự thiết lập lãi suất huy động giúp Chi nhánh dễ dàng cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại khác. Hoạt động theo cơ chế quản lý vốn tập trung nên vai trò của hội sở chính đối với các Chi nhánh trong hệ thống lại càng mang ý nghĩa quan trọng. Hội sở cần quan tâm, kiểm tra kiểm soát và quản lý hoạt động của Chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống Ngân hàng. 66 Vấn đề công nghệ cũng luôn cần được ngân hàng chú trọng. Việc hỗ trợ lắp đặt cũng như tập huấn cho nhân viên một cách thường xuyên sẽ giúp Chi nhánh sử dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phục vụ khách hàng 24/24, từ đó giảm chi phí và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Cơ sở vật chất cũng là một trong những nguyên nhân thu hút khách hàng. Do đó, vấn đề về cơ sở vật chất của ngân hàng cũng cần được quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin cho khách hàng đến giao dịch. Chủ động có kế hoạch tu nghiệp thường xuyên cho các đối tượng lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ chuyên môn nhằm cập nhật hóa kiến thức để nâng cao chất lượng nghiệp vụ trong công tác thẩm định khách hàng và kiểm soát nợ xấu cũng như kinh nghiệm trong điều hành và quản lý. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử, http://www.sbf-neu.edu.vn/story/10-su-kien-kinh-te-noibat-cua-viet-nam-nam-2011 2. Báo mới (2011), Thế mạnh phát triển kinh tế Cà Mau, http://www.baomoi.com/The-manh-phat-trien-kinh-te-CaMau/45/7154482.epi 3. Lê Trung Tín (2012), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 4. Ngân hàng BIDV (2013), Lịch sử phát triển, http://bidv.com.vn/Gioithieu/Lich-su-phat-trien.aspx 5. Nguyễn Phương Tuyền (2013), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 6. Phân loại tín dụng, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-vaphan-loai-tin-dung-ngan-hang.html 7. Thái Văn Đại (2012), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ. 8. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2010), Tiền tệ ngân hàng, Đại học Cần Thơ. 9. Tổng cục thống kê (2013), http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 10. Trần Cẩm Tú (2008), Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Kiều, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 11. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên, Nguyễn Văn Ngân (2007), Bài giảng Quản trị tài chính, Đại học Cần Thơ. 68 [...]... Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Cà Mau được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải cũ theo quyết định thành lập số: 263/QĐ TCCB ngày 20/12/1996 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngày 27/4/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Cà Mau cũng chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau Bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát. .. hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm... GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU 3.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được gọi tắt là BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Joint... giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cà Mau làm luận văn tốt nghiệp của mình 1 để tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn được hiệu quả hơn 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả. .. hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Từ đó, đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, Đồng thời, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là... theo thời hạn tín dụng và những biến động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động tín dụng những tháng đầu năm 2008 Từ đó, đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng 3 Nguyễn Phương Tuyền (2013), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ Đề tài phân tích về thực trạng hoạt... cần kiến nghị - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh 22 3.2 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng là một doanh... tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Trải qua hơn 56 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam Với việc kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tín dụng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ phát triển đất nước Nằm cuối trời tổ quốc, Cà Mau là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát. .. dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009-2011 Từ đó, đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới 2 Trần Cẩm Tú (2008), Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Kiều, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông... Phát triển Việt Nam chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Viet Nam – Ca Mau Branch, viết tắt là BIDV Cà Mau Địa chỉ: 12 Lý Bôn, Phường 2, Thành Phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau Số điện thoại: (0780)3 834291 – (0780)3 832089 Số Fax: (0780)3 835030 Email: camau@bidv.com.vn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh

Ngày đăng: 12/10/2015, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan