Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930

172 978 6
Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN PHƯỢNG T¦ S¶N NG¦êI VIÖT ë TRUNG Kú Tõ §ÇU THÕ Kû XX §ÕN N¡M 1930 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN PHƯỢNG T¦ S¶N NG¦êI VIÖT ë TRUNG Kú Tõ §ÇU THÕ Kû XX §ÕN N¡M 1930 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN NGỌC CƠ HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận được rút ra trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Văn Phượng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCLS : Nghiên cứu lịch sử NXB : Nhà xuất bản TTLTQG : Trung tâm lưu trữ Quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG Ký hiệu Nội dung các bảng Trang Bảng 3.1: Khối lượng hàng hóa đường dài qua cảng Đà Nẵng từ năm 1914 đến năm 1918 [153, tr.139]......................................................................................... Bảng 3.2: Thống kê số lượng thuyền buôn và khối lượng hàng hóa của thương nhân Việt Nam xuất cảng, giai đoạn 1910 - 1916 [20, tr.70]......................... Bảng 3.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển ven bờ qua cảng Đà Nẵng từ năm 1913 đến năm 1918 [153, tr.139]........................................................................ Bảng 3.4: Thống kê số lượng người Việt đóng thuế môn bài ở Trung Kỳ các năm 1921 - 1922 [153, tr.211-212]............................................................................. Bảng 3.5: Phân bố các làng nghề dệt ở Phú Yên trước năm 1930 [105, tr.122123]............................................................................................................................. Bảng 3.6: Các sản phẩm dệt của tỉnh Phú Yên tham gia hội chợ [35, tr.20].............. Bảng 3.7: Khối lượng hàng xuất - nhập khẩu qua cảng Bến Thủy, Đà Nẵng năm 1924 và 1926 [69, tr.124], [114, tr.196].............................................................. Bảng 4.1: Thống kê số tiền người Âu và người Việt đóng thuế ở một số tỉnh khu vực Trung Kỳ năm 1922 [153, tr.211-212]........................................................ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Kỳ (Annam) là tên gọi theo sự phân chia của người Pháp khi đặt ách thống trị lên đất nước ta. Theo hiệp ước Hácmăng được ký kết giữa triều Nguyễn với thực dân Pháp ngày 25-8-1883 thì khu vực Trung Kỳ bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình tới Ninh Thuận. Sau đó, trong Hiệp ước Patơnốt được ký ngày 6- 6- 1884, thực dân Pháp trả lại Bình Thuận ở phía Nam và Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc cho khu vực Trung Kỳ. Như vậy, đến đầu những năm 20 của thế kỷ XX khu vực Trung Kỳ chính thức được xác lập từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận trở ra tới địa giới phía Nam tỉnh Ninh Bình, với các tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Viên (sau tách thành Thành phố Đà Lạt và tỉnh Đồng Nai Thượng) và một thành phố “nhượng địa” là Đà Nẵng. Đây là khu vực có nhiều nét tương đồng về điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế công - nông - thương nghiệp, có sức hấp dẫn đối với các nhà tư sản nước ngoài và Việt Nam. Dưới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa và những điều kiện chủ quan, khách quan khác, cùng với tư sản người Việt cả nước, bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng dần hình thành, phát triển, từ một bộ phận nhỏ bé trong xã hội ở đầu thế kỷ XX trở thành lực lượng có địa vị nhất định trong xã hội Trung Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Vừa ra đời, tư sản người Việt Trung Kỳ đã có những hoạt động dưới những hình thức khác nhau và cổ động làm ăn theo lối tư bản chủ nghĩa khá sôi nổi, với những phương thức kinh doanh phù hợp. Họ không ngừng vươn lên và từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình, trên cơ sở đó góp phần vào phong trào dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX. Cho đến nay vấn đề tư sản người Việt thời Pháp thuộc đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, một số công trình đã công bố. Tuy vậy, nhiều vấn đề lịch sử về tư sản người Việt như tác động của chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với sự ra đời và trưởng thành của nó, hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ, đặc điểm và vai trò lịch sử của họ đối với lịch sử dân tộc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Hơn nữa, cho đến nay vẫn chưa có 2 công trình nào chuyên nghiên cứu về tư sản người Việt ở khu vực Trung Kỳ trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp đổi mới hiện nay đang gặt hái được nhiều thành tựu, đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đang thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh những cơ hội thuận lợi, các doanh nghiệp (cả quốc doanh lẫn tư doanh) vẫn còn lúng túng, chưa thích ứng kịp với những chuyển biến của cơ chế mới về cạnh tranh trên thị trường. Công cuộc công nghiệp hóahiện đại hóa ở khu vực đang gặp nhiều trở ngại. Chính sách của Nhà nước đối với doanh nhân, doanh nghiệp và cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” vẫn còn những bất cập, chưa đạt kết quả như mong đợi. Cần phải có những nghiên cứu về kinh tế - xã hội thời kỳ trước đổi mới để đúc rút những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho quá trình triển khai những chính sách trên. Từ thực tế trên, thiết nghĩ nghiên cứu về sự ra đời; hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộc dân chủ; đặc điểm và vai trò của bộ phận người này trong 30 năm đầu thế kỷ XX vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc. Về khoa học: Nhìn nhận toàn diện, sâu sắc về nguồn gốc, quá trình ra đời và những đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế lẫn chính trị của tư sản người Việt ở Trung Kỳ; góp phần vào việc đánh giá đúng vai trò của tư sản người Việt trong tiến trình lịch sử khu vực và dân tộc; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay. Về thực tiễn: Giải quyết đề tài góp phần bổ sung, làm sáng tỏ, đầy đủ hơn trong nhận định, đánh giá về giai cấp tư sản Việt Nam; về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đến quá trình công nghiệp hóa của thực dân Pháp ở Đông Dương; là tài liệu cần thiết để biên soạn, giảng dạy lịch sử Việt Nam thời cận đại ở bậc đại học. Với những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930” để nghiên cứu viết luận án Tiến sĩ Lịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư sản người Việt ở Trung Kỳ, với những vấn đề liên quan tới nó như sự ra đời, quá trình phát triển, hoạt động sản xuất, kinh 3 doanh trong các lĩnh vực kinh tế, sự tham gia phong trào dân tộc dân chủ và đặc điểm, vai trò lịch sử của họ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu của luận án là 30 năm đầu thế kỷ XX. Theo đó, luận án chia làm hai giai đoạn (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914 và 1914 - 1930) để thấy rõ quá trình trưởng thành và bước chuyển biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động chính trị - xã hội của tư sản người Việt ở Trung Kỳ dưới tác động của những điều kiện lịch sử cụ thể. - Không gian nghiên cứu của luận án là khu vực Trung Kỳ theo sự phân chia của người Pháp, gồm các tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Viên (sau tách thành Thành phố Đà Lạt và tỉnh Đồng Nai Thượng) và thành phố Đà Nẵng. - Nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn trong việc tìm hiểu điều kiện, sự ra đời, quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự tham gia của tư sản người Việt vào phong trào dân tộc dân chủ và đặc điểm, vai trò của họ đối với tiến trình lịch sử dân tộc trong trong 30 năm đầu thế kỷ XX 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu có hệ thống về quá trình phát sinh, phát triển và trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ; đặc điểm và vai trò của giai cấp này trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội trong 30 năm đầu thế kỷ XX. 3.2. Nhiệm vụ của luận án Luận án giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Phân tích những điều kiện lịch sử và nguồn gốc xuất thân của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX. - Tái hiện có hệ thống hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trên từng lĩnh vực, ngành kinh tế cụ thể; sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930. Qua đây làm rõ những thành công và hạn chế trong hoạt động của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX. - Bước đầu rút ra những đặc điểm và vai trò lịch sử của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Luận án được hoàn thành dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin; văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam; các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước. - Tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, IV, Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện các tỉnh thuộc khu vực Trung Kỳ. Các văn bản, nghị định, báo cáo, chuyên san, niên giám thống kê của chính quyền thuộc địa được đăng tải trên báo chí đương thời. - Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài, bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, bài viết đăng trên các báo, tạp chí, tập san tiếng Pháp và tiếng Việt, các luận án, luận văn đã bảo vệ thành công có liên quan đến đề tài. - Tư liệu điền dã: Điền dã một số nơi vốn là địa điểm xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, chế biến và hàng buôn, hiệu buôn của các nhà tư sản người Việt dưới thời Pháp thuộc trên địa bàn Trung Kỳ. - Ngoài ra, còn khai thác nguồn tài liệu trên mạng Internet. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp và sự ra đời của giai cấp tư sản. - Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra là tái hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự tham gia của tư sản người Việt ở Trung Kỳ vào phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX, đồng thời phân tích, đánh giá những đặc điểm, vai trò của họ đối với lịch sử dân tộc, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chính xác về nội dung, sự kiện và tính thuyết phục của các luận điểm nghiên cứu nêu ra trong luận án, tác giả còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như thống kê, tổng hợp, phân tích và đối sánh tài liệu… Ngoài ra, còn thực hiện phương pháp điền dã ở một số địa điểm trên địa bàn các tỉnh Trung Kỳ. 5 5. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau đây: - Trình bày một cách có hệ thống trên cơ sở khai thác và xử lý các tài liệu thu thập được về sự ra đời, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. - Làm rõ quá trình tham gia và đóng góp của của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ vào phong trào dân tộc dân chủ; đồng thời, phân tích những hạn chế về mặt chính trị của họ khi tham gia phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. - Nêu và đánh giá một cách khách quan đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. - Kết quả của luận án nêu lên những nhận thức lịch sử khách quan, cụ thể hơn về tư sản người Việt, do đó có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời cận đại, nhất là nghiên cứu về tình kinh tế, chính trị - xã hội khu vực Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung thời thuộc Pháp. 6. Bố cục của luận án Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được cấu tạo thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Chương 2: Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Chương 3: Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1914 đến năm 1930 Chương 4: Đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu về giai cấp tư sản nói chung là một vấn đề lịch sử quan trọng đã được đặt ra từ lâu, suốt từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong những năm đầu thế kỷ XX, những hoạt động công thương nghiệp của tư sản người Việt nói chung và tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng đã được người Pháp quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, nhắc đến tư sản người Việt thời kỳ này chỉ là các bản báo cáo của các viên cai trị đầu tỉnh và cơ quan chuyên môn về kinh tế hay các tạp chí, niên giám thống kê của chính quyền thực dân. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, nhất là sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), việc nghiên cứu về tư sản người Việt được đặt ra như là một nhiệm vụ chính trị của giới sử học nhằm phục vụ cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Do đó, trên Tập san Văn Sử Địa đã liên tiếp đăng những bài viết của các tác giả như Minh Tranh, Nguyễn Công Bình, Nguyễn Kiến Giang, Đào Hoài Nam, Văn Tạo… Những bài viết này đã dẫn ra các ý kiến về quá trình phát sinh, phát triển, tình hình hoạt động, đặc điểm của tư sản người Việt và vai trò của nó trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Bên cạnh các tác giả trong nước, thời kỳ này cũng có một số tác giả nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề này. Sau năm 1975, vấn đề tư sản người Việt được tiếp tục quan tâm nghiên cứu với tư cách là một giai cấp mới trong cơ cấu xã hội Việt Nam thời thuộc địa. Các bài viết chủ yếu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Trong những bài viết này, các tác giả bắt đầu đi vào tìm hiểu hoạt động của tư sản người Việt nhằm chấn hưng thực nghiệp, phát triển thế lực, giành vị thế của bộ phận giai cấp mình cả về kinh tế lẫn chính trị trong sự so sánh với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Tuy nhiên, cho đến nay, các tác giả vẫn giành sự quan tâm nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam nói chung, ít có công trình nghiên cứu về tư sản người Việt ở một khu vực cụ thể. Đó là cơ sở để tác giả định hướng tiếp cận nguồn tài liệu và xác định hướng nghiên cứu cho luận án của mình. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chưa có cuốn sách nào nghiên cứu sâu về tư sản người Việt nói chung, tuy nhiên có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí tiếng Việt giới thiệu những cơ sở sản xuất, phương thức kinh doanh của một số tư sản người Việt tiêu biểu, đồng thời phản ánh tiếng nói của họ trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi về kinh tế, chính trị cho giai cấp mình. Điển hình như: Bài “Hiện tình buôn bán người mình còn thua người khách” đăng trên Khai Hóa Nhật báo, số 132, ra ngày 20-12-1921 [59], bàn về việc cạnh tranh yếu kém của các nhà buôn, hiệu buôn người Việt và cách thức để tăng cường sức cạnh tranh của họ trước sự chèn ép của thương nhân Pháp kiều và Hoa kiều. Trong đó có đề cập đến tên, tiềm lực vốn, phương thức kinh doanh của một số hiệu buôn nổi tiếng trên cả nước thời bấy giờ. Báo Lục tỉnh Tân văn, số ra ngày 19-1-1922 đăng bài viết “Muốn nước giàu dân thịnh kíp dùng đồ nội hóa” [97], phản ánh tình trạng hàng ngoại hóa tràn ngập thị trường trong nước, xu hướng chuộng đồ ngoại của người dân; kêu gọi mọi người hưởng ứng cuộc vận động dùng hàng nội hóa để kích thích nền sản xuất trong nước phát triển. Bên cạnh đó, trên các tạp chí tiếng Pháp, trong niên giám thống kê của chính quyền thuộc địa cũng giới thiệu các cơ sở sản xuất của một số tư sản người Việt điển hình từ Bắc chí Nam. Đối với sử học Việt Nam, việc nghiên cứu về tư sản người Việt được bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Tám-1945, nhằm nghiên cứu một cách toàn diện về quá trình phát sinh, phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản ở Việt Nam thời thuộc Pháp. Nhất là trong thời kỳ 1954 - 1975, khi cuộc cách mạng phản đế, phản phong do giai cấp công nhân lãnh đạo đã hoàn thành ở miền Bắc và miền Bắc đang trên bước đường thực hiện công cuộc cải tạo, xây dựng xã hội chủ nghĩa thì việc nghiên cứu về giai cấp tư sản được đặt ra như một nhiệm vụ chính trị cho giới sử học miền Bắc. Đó là lý do vì sao ở thời kỳ này, hàng loạt các giáo trình và công trình chuyên khảo viết về tư sản người Việt nói chung đã được xuất bản. Cụ thể như: Cuốn “Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc” của Nguyễn Công Bình do Nhà xuất bản Văn- Sử- Địa ấn hành vào năm 1959 [20]. Trong công trình này tác giả tìm hiểu nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của tư sản 8 người Việt từ một tầng lớp người nhỏ bé trong cơ cấu giai cấp xã hội ở đầu thế kỷ XX, vươn lên thành một giai cấp thực thụ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nêu và phân tích đặc điểm kinh tế của tư sản người Việt trong thời Pháp thuộc. Đồng thời, công trình cũng đã giới thiệu sơ lược về thái độ chính trị của giai cấp tư sản người Việt trong cách mạng qua hai thời kỳ khác nhau: thời kỳ trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và tương đối đầy đủ về tư sản người Việt thời Pháp thuộc. Trong đó rải rác ở một số trang có nêu tên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, số vốn của một số tư sản người Việt ở lĩnh vực thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, in ấn… Bước đầu nêu lên nguồn gốc xuất thân và phác họa sự trưởng thành của tư sản người Việt nói chung. Tuy nhiên, do đây là công trình tìm hiểu về tư sản người Việt trên cả nước nói chung nên chưa nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Cuốn “Về giai cấp tư sản Việt Nam: Một số ý kiến về sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam” của tác giả Minh Tranh và Nguyễn Kiến Giang, do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành vào năm 1959 [141]. Nội dung của công trình tập trung tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản người Việt qua hai giai đoạn lịch sử: 1858 - 1920 và 1920 - 1945. Tác động của chính sách thống trị, khai thác bóc lột của thực dân Pháp lên toàn bộ nền kinh tế - xã hội nước ta và quá trình phát triển đầy thăng trầm của tư sản người Việt. Thông qua đó, công trình bước đầu đánh giá về vai trò của tư sản người Việt trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong hơn hai thập niên đầu thế kỷ XX. Trong khi trình bày sự trưởng thành, hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập luận về vai trò của tư sản người Việt, công trình có nêu nhưng chưa đầy đủ tên, lĩnh vực, quy mô sản xuất, kinh doanh, thực lực về vốn, số lượng công nhân sử dụng của một số công ty, hội buôn, xưởng sản xuất ở Trung Kỳ tiêu biểu như Liên Thành, Quảng Nam hiệp thương công ty, Phượng Lâu... Bước đầu nêu lên và đánh giá vai trò về mặt chính trị - xã hội của tư sản người Việt thời Pháp thuộc. Cuốn “Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Việt Nam” của tác giả Đoàn Trọng Truyến do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành vào năm 1959 [145]. Công trình chủ yếu nghiên cứu về sự xuất hiện mầm mống tư bản 9 chủ nghĩa ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam. Gắn với đó, nội dung có đề cập đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt qua hai thời kỳ: thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) và thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945. Đồng thời, công trình đã đưa ra nhận định về phạm vi, quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc điểm về kinh tế và thái độ chính trị của bộ phận giai cấp này đối với cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Trong khi minh chứng cho sự trưởng thành của tư sản người Việt, tác giả nêu lên tên tuổi, lĩnh vực kinh doanh và có đánh giá về những hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số tư sản người Việt. Cuốn “Đặc điểm hình thành giai cấp tư sản Việt Nam” của M.A. Trescov do Nhà xuất bản Khoa học, Mátxcơva ấn hành năm 1968 [143] đề cập đến quá trình phát triển của tư sản người Việt thời Pháp thuộc. Bằng số liệu cụ thể về số lượng người, vốn và công nhân làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của tư sản người Việt khẳng định sự yếu đuối về mọi mặt của tư sản người Việt thời Pháp thuộc trong sự so sánh với tư sản Pháp. Ngoài những công trình đề cập và đi sâu nghiên cứu về tư sản người Việt Nam nói chung nêu trên, trong những năm 1954 - 1975 còn phải kể đến một số công trình khác trong quá trình nghiên cứu có đề cập đến tư sản người Việt thời Pháp thuộc. Có thể điểm qua một số cuốn như: “Tài liệu tham khảo lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam, tập 4” của Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Hướng Tân do Ban Nghiên cứu Văn- Sử- Địa xuất bản năm 1956 [91], đã khái quát quá trình ra đời và phát triển của tư sản người Việt từ khi mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé đến lúc trở thành một giai cấp trong cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam thuộc địa. Các tác giả cũng đã trình bày khái quát hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt trên khắp cả nước trong thời kỳ 1918 - 1930, trong đó có một số tư sản người Việt điển hình ở Trung Kỳ trên từng lĩnh vực cụ thể như công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp… Qua những số liệu cụ thể, công trình đánh giá địa vị kinh tế của tư sản người Việt trong sự so sánh với tư sản ngoại quốc. Đồng thời, các tác giả còn nêu lên tác động của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) đến sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt. 10 Cuốn “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh [37] và “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới” của Lê Duẩn [47] đề cập đến sự phân hóa của tư sản người Việt thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc; nêu thái độ chính trị và đánh giá khả năng tham gia phong trào dân tộc dân chủ của mỗi bộ phận tư sản nêu trên. Tác giả Minh Tranh với cuốn “Tìm hiểu lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam” [140], đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam. Từ một tầng lớp phát triển thành giai cấp, có đầy đủ vị thế về kinh tế và ý thức giai cấp. Qua đó đã dẫn chứng ra một số lĩnh vực tiêu biểu có sự tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt. Riêng phần viết về tư sản người Việt ở Trung Kỳ rất ít, chỉ nêu tên, lĩnh vực kinh doanh của một số tư sản tiêu biểu, thiếu tính hệ thống và chưa chi tiết. Trong khi đó, tác giả Phan Gia Bền trong cuốn “Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam” [31] đã nghiên cứu sơ lược lịch sử phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ, vấn đề mầm mống tư bản chủ nghĩa trong thủ công nghiệp Việt Nam, những ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản Pháp đối với thủ công nghiệp Việt Nam, trong đó có nhắc tới một số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, hiệu kinh doanh, các sản phẩm thủ công của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó, thời kỳ 1945 - 1975 có nhiều bài viết về tư sản người Việt được đăng trên các tạp chí mà chủ yếu là Tập san Văn - Sử - Địa và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử của nhiều tác giả khác nhau, đề cập về quá trình ra đời, phát triển, đặc điểm cũng như vai trò của tư sản người Việt trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, trong đó có tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Tiêu biểu phải kể đến như: Bài “Hoạt động kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” của Nguyễn Công Bình, Tập san Văn - Sử - Địa số 4, năm 1955 [18], đề cập những nét khái quát tình hình công thương nghiệp ở Việt Nam từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1918, nêu tên một số nhà buôn, hội buôn, một số tư sản dân tộc tiêu biểu kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau ở Trung Kỳ. Qua đó phản ánh sự chèn ép của tư bản Pháp đối với tư sản người Việt, dẫn tới sự bấp bênh trong hoạt động kinh doanh của họ. Tác giả này còn có loạt bài viết với nhan đề “ Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam trong thời Pháp thuộc” đăng trên Tập san Văn - Sử - Địa, từ số 41 đến số 46 năm 1958 [21], [22], [23], [24], [25], [26], đề 11 cập đến quá trình phát triển của tư sản người Việt qua từ đầu thế kỷ XX đến hết năm 1945 và rút ra một số đặc điểm của họ trong thời kỳ Pháp thuộc. Trong khi đó, tác giả Minh Tranh lại có các bài viết đề cập đến quá trình hình thành giai cấp tư sản Việt Nam và đặc điểm, vai trò của họ trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Với bài “Thử bàn về sự hình thành của giai cấp tư sản Việt Nam” đăng trên Tập san Văn - Sử - Địa, số 17 năm 1956 [139], tác giả đề cập đến sự hình thành tầng lớp tư sản người Việt, sự phát triển lên thành giai cấp, bước phát triển kinh tế hàng hóa, tiền tệ ở Việt Nam. Đồng thời, nêu lên những nhận định ban đầu về sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam. Còn trong bài “Một vài đặc điểm của tư sản Việt Nam và vai trò của họ trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc” đăng trên Tập san Văn - Sử - Địa số 23 năm 1956 [138], tác giả nêu một số đặc điểm chủ yếu của giai cấp tư sản người Việt, trong đó có tư sản người Việt ở Trung Kỳ về phương diện kinh tế và thái độ chính trị của bộ phận giai cấp này trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong. Theo đó, tác giả khẳng định tư sản người Việt có quan hệ kinh tế với phong kiến, kinh doanh trong điều kiện luôn bị đế quốc chèn ép nên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, nếu có hoạt động về công nghiệp cũng hết sức nhỏ bé. Vì vậy, nội bộ tư sản người Việt luôn luôn bị phân hóa, càng về sau yếu tố mại bản tăng lên và yếu tố dân tộc ngày càng giảm sút. Ngoài ra, tác giả Đào Hoài Nam trong bài “Góp vào việc nghiên cứu tình hình và đặc điểm giai cấp tư sản Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc” đăng trên Tập san Văn - Sử - Địa, số 3 năm 1959 [98] cũng đề cập đến các vấn đề sản xuất hàng hóa, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam, từ đó đi đến những nhận định về tư sản người Việt trên các khía cạnh: quá trình tích lũy vốn, số lượng, sự phân hóa, thái độ chính trị… Từ năm 1975 đến nay, trong điều kiện hòa bình, nhằm góp phần nghiên cứu sâu tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp với xã hội Việt Nam, cũng như cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa, giới sử học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu về tư sản người Việt. Trong đó, tập trung tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt tiêu biểu phải kể đên các công trình như: Cuốn “Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 1945)” của Nguyễn Văn Khánh [74] khi trình bày quá trình hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế thuộc địa ở nước ta có đề cập đến sự ra đời, phát triển thành giai cấp 12 và khái quát hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt, trong đó có một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Tác giả Vũ Huy Phúc trong công trình “Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858 - 1945)” xuất bản năm 1996 [112] tìm hiểu về hoạt động của thủ công nghiệp Việt Nam trong các giai đoạn 1858 - 1919, 1919 - 1930 và 1930 - 1945, trong đó có nhắc tới một số ngành nghề thủ công phát triển theo lối sản xuất tư bản chủ nghĩa ở khu vực Trung Kỳ. Trong khi đó, tác giả Trần Văn Giàu, Nguyễn Ngọc Cơ lại quan tâm về thái độ chính trị, hoạt động và vai trò của tư sản người Việt trong phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX. Với cuốn “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám: Ý thức hệ tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử” [54], tác giả Trần Văn Giàu nghiên cứu về hệ ý thức của giai cấp tư sản người Việt, những hạn chế về khả năng chính trị và sự bất lực của tư sản người Việt trong việc thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Tác giả Nguyễn Ngọc Cơ trong cuốn “Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam (1885 - 1918)” do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành năm 2007 [39] nghiên cứu về những biến đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, sự xuất hiện của tầng lớp tư sản người Việt và diễn biến của phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX (đến năm 1918). Ngoài ra, những năm gần đây, trên các Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đăng tải một số bài viết về tư sản người Việt nói chung. Các bài viết này tuy không nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tư sản người Việt nhưng lại đề cập đến những khía cạnh khác nhau về tư sản người Việt như sự ra đời, quá trình trưởng thành; hoạt động sản xuất, kinh doanh; sự tham gia vào phong trào dân tộc, dân chủ của họ những năm đầu thế kỷ XX; đặc biệt đã bước đầu đưa ra những nhận định về đặc điểm, vị trí, vai trò của tư sản người Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc. Có thể dẫn ra đây các bài viết đó như: Bài “Suy nghĩ về giai cấp tư sản dân tộc, quá khứ và hiện tại” của Vũ Dương Ninh đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng [111], đề cập đến việc đánh giá vai trò của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước châu Á trong tiến trình lịch sử dân tộc của các nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam. Tác giả Trần Viết Nghĩa với bài viết “Hoạt động chấn hưng thực 13 nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử [104], lý giải nguyên nhân vì sao tư sản người Việt thực hiện phong trào chấn hưng thực nghiệp, những vấn đề cơ bản mà hoạt động chấn hưng thực nghiệp tập trung vào như: đánh giá vai trò của thực nghiệp đối với đất nước; vai trò của từng ngành kinh tế; chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa; thành lập các hội công thương. Trong đó có đề cập đến những hội buôn, công ty tiêu biểu của tư sản người Việt và hoạt động cạnh tranh của họ với tư sản Pháp kiều và Hoa kiều. Còn tác giả Phạm Xanh và Nguyễn Dịu Hương lại có bài viết với nhan đề “Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp và Hữu Thanh tạp chí với vấn đề bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử [147], nêu khái quát về Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp và Hữu Thanh tạp chí với hệ thống chi hội ở khu vực Trung Kỳ và những hoạt động của hội này trong việc bảo vệ quyền lợi của giới tư sản Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế và chính trị thông qua Tạp chí Hữu Thanh. Trong đó, nêu tên một số tư sản người Việt tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đặc biệt, năm 2012 tác giả Trần Thanh Hương đã nghiên cứu và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX” tại Đại học Sư phạm Hà Nội [72]. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện về tư sản người Việt ở một khu vực cụ thể. Luận án đề cập đến bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước với tư cách là những tiền đề cho sự ra đời của tầng lớp tư sản người Việt; những hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và đánh giá đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Bắc Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Qua đó, cung cấp những tư liệu về tư sản người Việt ở Bắc Kỳ, là cơ sở để tác giả so sánh với tư sản người Việt ở Trung Kỳ khi giải quyết nội dung của luận án. Điểm qua các công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung đã công bố nêu trên, có thế thấy rằng: - Những công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung chủ yếu được xuất bản trong những năm 1954 - 1975. Từ năm 1975 đến nay hầu như không có một quyển sách chuyên khảo nào về tư sản người Việt được xuất bản, mà chủ yếu là các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. 14 - Các công trình trên qua các thời kỳ khác nhau đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến nội dung luận án, đó là: + Cơ bản nêu lên nguồn gốc ra đời, quá trình phát sinh, phát triển của tư sản người Việt từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1930. + Khái quát hoạt động của tư sản người Việt nói chung và một số tư sản người Việt điển hình ở Trung Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng trong những năm đầu thế kỷ XX. + Nêu một số đặc điểm (chủ yếu về hoạt động sản xuất, kinh doanh) của tư sản người Việt, từ đó bước đầu đánh giá thái độ chính trị của họ trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, đây chưa phải là những công trình chuyên khảo về tư sản người Việt ở Trung Kỳ nên vẫn chưa trình bày có hệ thống, toàn diện về điều kiện lịch sử, sự ra đời, hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự tham gia của tư sản người Việt ở khu vực này vào phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, các công trình nêu trên vẫn chưa rút ra được những đặc điểm, vai trò và đánh giá thỏa đáng về tính tức cực cũng như những hạn chế của tư sản người Việt ở miền Trung trong tiến trình lịch sử dân tộc. Có khá nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo đề cập đến tư sản người Việt; song, những bài viết này hoặc là nêu lên quá khái quát theo từng thời đoạn lịch sử ngắn, hoặc là đi vào chi tiết một vài hoạt động, khía cạnh cụ thể của một số tư sản người Việt tiêu biểu. Do đó, còn thiếu tính hệ thống, toàn diện khi nghiên cứu về sự ra đời, nguồn gốc, hoạt động, cũng như vai trò, đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong ba thập kỉ đầu thế kỷ XX. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội, phong trào yêu nước - cách mạng… của Trung Kỳ Khu vực Trung Kỳ theo sự phân chia của người Pháp trong Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên. Với bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời và đặc biệt có phong trào yêu nước - cách mạng sôi nổi từ sớm nên khu vực này được nhiều học giả quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong những công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội, phong trào yêu nước - cách mạng… của Trung Kỳ ít nhiều có đề cập đến bộ phận tư sản người Việt thời Pháp thuộc. 15 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các công trình nghiên cứu dưới dạng địa chí của học giả người Pháp và người Việt Nam về lịch sử, kinh tế chính trị, văn hóa - xã hội, tộc người của khu vực Trung Kỳ nói chung và các tỉnh trong khu vực này nói riêng tuy không nhiều nhưng có đề cập đến bộ phận tư sản người Việt. Điển hình có một số công trình như: Cuốn “L’Annam en 1906”, Imprimerie Samat et Quai du canal, Marseille, 1906 [163], giới thiệu về lịch sử, tộc người, văn hóa của các tỉnh khu vực Trung Kỳ, trong đó có phần giới thiệu cụ thể về công nghiệp, thương mại và nông nghiệp của từng tỉnh từ Bình Thuận đến Thanh Hóa; nêu tình hình sản xuất công nghiệp, các ngành sản xuất thủ công tiêu biểu, hoạt động trao đổi buôn bán ở các tỉnh này dưới dạng những bảng thống kê hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa. Tập san “Những người bạn Cố Đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Hué) của Hội Đô thành Hiếu Cổ [63], [64], [65] có nhiều bài viết giới thiệu về các tỉnh Trung Kỳ, trong đó cũng ít nhiều đề cập đến hoạt động sản xuất, thương mại và một số cơ sở kinh tế tiêu biểu của người Việt. Đặc biệt, thông qua các bảng số liệu tổng hợp về kinh tế, tập san đưa ra những đánh giá về trình độ phát triển kinh tế của các tỉnh ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc. Tác giả Ch. Robequain với cuốn “Le Thanh Hoa” ấn hành ở Paris năm 1918 [194] giới thiệu khá đầy đủ về tỉnh Thanh Hóa ở đầu thế kỷ XX, trong đó có đề cập đến tiểu thủ công nghiệp, công cuộc thực dân hóa về kinh tế và hệ thống giao thông, phương tiện vận tải ở tỉnh Thanh Hóa. A.Monfleur trong Tập sách chuyên khảo giới thiệu về tỉnh Đắc Lắc có tên “Monographie de la province du Darlac 1930”, Imprimerie d’Extrême- Orient, Ha Noi, 1931 [155] đã nghiên cứu các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị tỉnh Đắc Lắc trong những năm 1929 - 1930. Trong đó, có phần nhỏ khái quát về các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại ở tỉnh này. Đồng thời, mô tả cách thức tổ chức sản xuất của một số ngành nghề, cơ sở sản xuất tiêu biểu ở đây nhưng không nhiều. Cuối năm 1933, trong 5 số liên tục, Tạp chí Nam Phong đăng bài viết dài kỳ với tiêu đề “Kom Tum tỉnh chí” [76], [77], [78], [79], [80] nhằm giới thiệu tổng quan về hình thể, chính trị, tôn giáo, kinh tế của tỉnh Kon Tum. Trong phần giới thiệu về tình hình kinh tế, bài viết giới thiệu hoạt động giao thương, sản xuất công nghiêp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải… tuy chưa đầy đủ nhưng tác giả có đề cập đến tình hình kinh doanh của các nhà tư sản người Việt ở địa phương này. 16 Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu về các tỉnh ở khu vực Trung Kỳ như “An - Tĩnh cổ lục” của Hippolyte le Breton [34], “Địa dư tỉnh Phú Yên” của Nguyễn Đình Cầm và Trần Sĩ [35], “Les province de l’Annam (Phu Yen) 1907” [165], “Province Binh Dinh” [169], “Province de Nghe An 1907” [170]… cũng có khái quát qua về hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ, đặc biệt trong đó thống kê khá đầy đủ về sản lượng, thị trường xuất - nhập khẩu của những tỉnh này. Bên cạnh đó, trên các tạp chí, tờ báo thời Pháp thuộc cũng có những bài viết miêu tả các cơ sở sản xuất, phương thức kinh doanh của một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ, tiêu biểu như: Bài “Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi” đăng trên Thực nghiệp dân báo, ngày 30-7-1923 [103], miêu tả cách thức tổ chức sản xuất, hiện tượng giàu lên của các chủ “công xi” làm đường thông qua bóc lột lao động làm thuê và bán sản phẩm ra thị trường ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Bài “Les camions à gaz pauvre de bois sur la route de Vinh à Thakhek” đăng trên tạp chí L’Eveil Economique, 22- 3- 1925 [164], miêu tả và đánh giá về công ty vận tải của nhà tư sản nổi tiếng Phạm Văn Phi ở Vinh thuộc Trung Kỳ - một công ty vận tải mà theo thực dân Pháp đánh giá là có sức cạnh tranh lớn với tư bản Pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải. Hay các bài viết về kinh tế và giao thông vận tải ở Trung Kỳ và Vinh; về nghề trồng mía đường tại Nghệ An và Trung Kỳ đăng trên Tập san Chấn hưng kinh tế Đông Dương được sao dịch tại Phòng địa chí thuộc Thư viện các tỉnh Trung Kỳ [122], [123], cung cấp những thông tin về kinh tế, sản xuất mía đường và giao thông vận tải ở Trung Kỳ nói chung và Nghệ An nói riêng, trong đó có nêu tên và miêu tả hoạt động của các công ty, hãng buôn, hiệu buôn của một số nhà công thương nghiệp ở Vinh - Bến Thủy và khu vực Trung Kỳ. Trên các tạp chí, tờ báo bằng tiếng Pháp trước năm 1945 như: L’Eveil économique de l’Indochine, Bulletin économique de l’Indochine, Revue indochineoise, Revue économique politique… có một số bài đề cập đến tư sản người Việt, chủ yếu là hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Tuy nhiên, những bài viết ở trên các báo, tạp chí trước năm 1945 thường chỉ tìm hiểu những nhà tư sản điển hình hoặc một số ngành sản xuất thủ công nổi tiếng của Trung Kỳ thời bấy giờ, thiếu toàn diện. Đặc biệt, những bài viết này ít đề cập đến 17 sự tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ của tư sản người Việt ở Trung Kỳ, cũng như chưa nêu được đặc điểm, vai trò của họ đối với tiến trình lịch sử dân tộc trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Từ năm 1945 đến nay, số lượng công trình nghiên cứu các khía cạnh lịch sử khác nhau của khu vực Trung Kỳ nói chung và các tỉnh, thành ở khu vực này nói riêng khá nhiều và đa dạng về thể loại, gồm cả sách, bài báo, luận án, luận văn…, trong đó có đề cập đến số lượng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự tham gia phong trào dân tộc dân chủ của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc. Tác giả Nguyễn Văn Xuân trong cuốn “Phong trào Duy Tân” do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 1995 [148] có đề cập đến hoạt động kinh doanh của một số hãng buôn được thành lập theo lời kêu gọi của các sĩ phu Duy Tân ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX. Tập kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam 100 năm phong trào Đông Du và hợp tác Việt - Nhật” [67], tập hợp nhiều bài viết của các tác giả có uy tín cả trong và ngoài nước xoay quanh về phong trào Đông Du và Phan Bội Châu người đứng đầu phong trào; ý nghĩa, vai trò và bài học kinh nghiệm của phong trào Đông Du đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX. Trong một số bài viết của tác giả Trần Vũ Tài, Chương Thâu, Hoàng Văn Hiển, Lưu Anh Rô… có đề cập đến sự tham gia, ủng hộ của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào này. Các công trình nghiên cứu về lịch sử các tỉnh ở khu vực Trung Kỳ như: “Thanh Hóa thời kỳ 1802 - 1930” của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử tỉnh Thanh Hóa [11]; “Lịch sử Hà Tĩnh”, tập 2 của Đặng Duy Báu [14]; “Lịch sử Nghệ An, tập I” [136]; “Lịch sử Quảng Bình: dùng trong nhà trường” của Nguyễn Thế Hoàng [62]; “Lịch sử thành phố Đà Nẵng” của Dương Trung Quốc [114], “Lịch sử Thành phố Quy Nhơn” của Đỗ Bang [12]; “Lịch sử Phú Yên từ năm 1900 đến năm 1930” của nguyễn Văn Nhật [105]; tập “Địa chí Bình Thuận” do Tô Quyên, Trần Ngọc Trác, Phan Minh Đạo biên soạn [116]; “Địa chí Gia Lai” của Nguyễn Chí Bền, Vũ Ngọc Bình [33]; “Địa chí Đắk Lắk” của Y Ghi Niê, Trịnh Đức Minh, Nguyễn Lưu [55]… trong phần về kinh tế - xã hội có nêu tên và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thái độ chính trị của bộ phận tư sản người Việt trong phong trào yêu nước - cách mạng ở địa phương. Tác giả Nguyễn Quang Hồng trong công trình “Thành phố Vinh quá trình hình thành và phát triển (1804 - 1945)” [69] đã giành một số trang nhất định giới 18 thiệu về bộ phận tư sản người Việt ở thành phố Vinh qua các giai đoạn lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Qua đó, tác giả nêu tên và cơ sở sản xuất, kinh doanh và hiện tượng độc quyền kinh doanh ở một số lĩnh vực của tư sản người Việt ở đây. Đồng thời, tác giả còn so sánh thế lực kinh tế của tư sản người Việt với tư sản Pháp. Tuy nhiên, do không phải là công trình chuyên khảo về kinh tế - xã hội hay về tư sản người Việt nên chưa nghiên cứu có hệ thống về tư sản người Việt, nhất là hoạt động của họ trong phong trào dân tộc và đánh giá về những đặc điểm, vai trò của họ trong tiến trình lịch sử. Trong công trình “100 năm thị xã Phan Thiết (1898 - 1998)” [96] của tác giả Trương Quốc Minh cũng có một số bài viết giới thiệu về phố buôn của tư sản người Việt, người Hoa ở Phan Thiết thời Pháp thuộc, đặc biệt là hoạt động chế biến nước mắm- sản phẩm nổi tiếng của Bình Thuận thời kỳ này. Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình chuyên khảo về lĩnh vực kinh tế của các tỉnh Trung Kỳ qua các thời kỳ lịch sử như: “Phác thảo lịch sử kinh tế Thanh Hóa (Từ nguyên thủy đến 1945)” của Phạm Văn Đấu [50]; tác giả Nguyễn Quang Hồng với công trình “Kinh tế Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1945” [60]… cũng có khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt trên các lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, những năm gần đây có một số bài bài báo, luận án, luận văn nghiên cứu về những vấn đề lịch sử, kinh tế ở các tỉnh Trung Kỳ có đề cập đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tham gia vào phong trào dân tộc của tư sản người Việt ở khu vực này, cụ thể như: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Đồn điền Thanh Hóa thời thuộc Pháp (1900-1945)” của Nguyễn Thị Hạnh [58], đề cập và miêu tả về quy mô, vị trí địa lý, phương thức kinh doanh của một số ít tư sản người Việt trên lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; Luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Thành phố Thanh Hóa - Quá trình hình thành và phát triển từ 1804 đến trước Cách mạng tháng 8-1945” của Nguyễn Thị Thu Hà [57] trong phần trình bày về sự chuyển biến của kinh tế - xã hội ở thành phố Thanh Hóa có khái quát qua về bộ phận tư sản người Việt ở địa phương này. Đồng thời, nêu tên, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và các công ty, xưởng sản xuất, đồn điền của một số tư sản người Việt tiêu biểu ở thành phố Thanh Hóa; Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1903- 19 1908)” của Trương Thị Dương [48] đề cập đến sự hưởng ứng phong trào phát triển công - thương nghiệp theo lời kêu gọi của giới sĩ phu tiến bộ của một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các khía cạnh lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội, phong trào yêu nước - cách mạng… của khu vực Trung Kỳ qua các thời kỳ đã ít nhiều đề cập đến sự ra đời, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt cũng như sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, đây không phải là những công trình chuyên sâu về tư sản người Việt nên chỉ đề cập ở mức độ khái quát nhất về các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như thái độ chính trị của một số tư sản người Việt điển hình và mang tính riêng lẻ từng địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX vẫn còn là khoảng trống. Điểm qua tình hình nghiên cứu về tư sản người Việt từ trước đến nay của giới nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy việc nghiên cứu về tư sản người Việt đã có từ sớm, cả trong nước lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bài bản, rầm rộ phải đến sau kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thắng lợi, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc quan tâm tìm hiểu về hoạt động của tư sản người Việt trước đó của người Pháp chỉ nhằm mục đích phục vụ cho chính sách cai trị của chính quốc, nhất là các chính sách về kinh tế. Tổng hợp từ các nhóm công trình trên cho thấy với những mức độ khác nhau đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của đề tài: Thứ nhất, các công trình đã cơ bản làm rõ được nguồn gốc, thời gian ra đời của tầng lớp tư sản người Việt, tuy nhiên còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm họ trở thành giai cấp. Thứ hai, các công trình đã khái quát được quá trình phát triển của tư sản người Việt dưới thời Pháp thuộc qua từng thời đoạn lịch sử gắn với chính sách thuộc địa về mặt kinh tế của thực dân Pháp. Qua đó, chỉ ra những tác động thuận chiều, cũng như ngược chiều của các chính sách kinh tế của thực dân Pháp đối với quá trình phát triển của giai cấp này. Thứ ba, đã đề cập ở những mức độ khác nhau về hoạt động của tư sản người Việt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội dưới thời Pháp thuộc. 20 Thứ tư, các nhóm công trình nêu trên đã bước đầu đưa ra nhận xét về đặc điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt và sơ lược về thái độ chính trị của họ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Trên cơ sở nguồn tài liệu là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước mà tác giả tiếp cận trên, tuy đa dạng và phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề về tư sản người Việt thời Pháp thuộc, nhưng nhìn chung, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu, đánh giá về đặc điểm, vai trò của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời kỳ này vẫn ít được đề cập trong các công trình nêu trên. Tuy nhiên, đó là nguồn tư liệu có ý nghĩa, gợi mở để tác giả lựa chọn, hình thành hướng nghiên cứu, đồng thời là những tư liệu quý có giá trị tham khảo trong việc triển khai thực hiện đề tài. 1.2. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ Từ tình hình nghiên cứu về tư sản người Việt thời Pháp thuộc nêu trên có thể khẳng định chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Thực tiễn nêu trên đặt ra cho luận án của tác giả nhiều nội dung cần nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể là: Một là, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, điều kiện về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng dẫn tới sự ra đời, phát triển của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Từ đó, phân tích, đánh giá khách quan, thỏa đáng về tác động của các điều kiện đó đối với sự trưởng thành của lớp người này, nhất là chính sách thống trị của thực dân Pháp ở khu vực Trung Kỳ. Hai là, nghiên cứu có hệ thống các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ và sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX gắn với các chính sách kinh tế của thực dân Pháp qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể: từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) và từ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến năm 1930. Ba là, tìm ra đặc điểm và đánh giá khách quan vị trí, vai trò của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong tiến trình lịch sử dân tộc ở ba thập niên đầu thế kỷ XX; lý giải 21 những hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thái độ chính trị của họ trong giai đoạn lịch sử đã nêu. * * * Nghiên cứu về tư sản người Việt thời thuộc Pháp có một quá trình lâu dài. Đối với giới sử học mác xít, vấn đề này bắt đầu được đặt ra từ sau năm 1954. Trong đó, những thập niên 50, 60 của thế XX diễn ra rầm rộ nhất. Đã có nhiều công trình, bài viết được xuất bản và đăng tải trên các chuyên san, tạp chí chuyên ngành. Những năm gần đây, vấn đề tư sản người Việt thời thuộc địa được quan tâm và phản ánh nhiều hơn. Dưới những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu về tư sản người Việt ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Dần làm rõ diện mạo của giai cấp này cũng như đóng góp của họ trong lịch sử dân tộc. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước; nguồn tài liệu đã sưu tầm, tiếp cận, nhất là nguồn tài liệu lưu trữ, tác giả tập trung làm rõ đề tài “Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930”. 22 Chương 2 TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) 2.1. Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 2.1.1. Điều kiện lịch sử 2.1.1.1. Điều kiện quốc tế Ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới chứng kiến những biến động hết sức lớn lao. Chủ nghĩa tư bản đã xác lập thành một hệ thống và chuyển biến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cùng với quá trình đó, chủ nghĩa thực dân hiện đại ra đời và bành trướng ra toàn thế giới. Làn sóng xâm thực với cường độ lớn của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự chuyển biến trong cấu trúc và cơ chế vận hành của kinh tế các nước thuộc địa và phụ thuộc. Tại các nước Đông Á - nơi đang nằm dưới sự thống trị của thực dân phương Tây, kinh tế tư bản chủ nghĩa nảy sinh và phát triển, dẫn tới sự ra đời giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản đến lượt nó đã tiến hành cuộc vận động nhằm đánh đuổi các thế lực xâm lược, giải phóng dân tộc. Từ đó, những điều kiện cho sự ra đời của tư sản người Việt trên cả nước nói chung và ở khu vực Trung Kỳ nói riêng cũng dần xuất hiện. Cho đến nửa sau thế kỷ XIX, các nước Đông Á đã lần lượt trở thành thuộc địa và phụ thuộc của tư bản phương Tây. Tại các nước này, tư bản phương Tây đã đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành khai thác, bóc lột về kinh tế. Những chính sách cai trị và bóc lột của tư bản phương Tây đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế truyền thống của các nước Đông Á, dẫn tới sự ra đời và phát triển của một loạt ngành kinh tế mới. Đó là cơ sở để hình thành những giai cấp, tầng lớp mới của xã hội hiện đại, trong đó có tư sản dân tộc. Ở Trung Quốc, từ khi đế quốc chủ nghĩa xâm nhập, kinh tế nước này đã có những biến chuyển căn bản. Bên cạnh các xí nghiệp lớn của đế quốc đầu tư vào, một số công xưởng của tư sản bản xứ cũng xuất hiện ở các tỉnh ven biển. Tầng lớp tư sản trỗi dậy, bày tỏ những bực tức đối với sự kìm hãm, thống trị của bọn xâm lược ngoại quốc; tiếp thu tư tưởng mới, ủng hộ cuộc vận động Duy Tân đất nước. Ngay sau khi Tiết Phúc Thành đề xướng “biến pháp” nhằm thúc đẩy côngthương nghiệp Trung Quốc phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, tinh thần cải cách, hướng theo ngọn cờ mới ở Trung Quốc phát triển mạnh. Điển hình nhất trong chuỗi sự 23 kiện vận động Duy Tân ở Trung Quốc là việc Trần Xí vận động thành lập Nghị viện theo tinh thần dân chủ của phương Tây (1893) và cuộc Chính biến Mậu Tuất do Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi lãnh đạo (1898). Cuộc vận động Duy Tân này tuy thất bại, nhưng đã tấn công mạnh mẽ hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu, mở đường cho tư tưởng dân chủ tư sản phát triển trong xã hội Trung Quốc. Nó thức tỉnh lòng yêu nước, đề cao ý thức độc lập dân tộc, chống ngoại xâm và ý thức dân chủ chống chuyên chế. Cuộc đấu tranh nói trên đã dẫn tới cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) do Đồng minh hội- một tổ chức yêu nước của giai cấp tư sản Trung Quốc, đứng đầu là Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Cuộc cách mạng này, như Lênin đánh giá, đã kết thúc chế độ phong kiến tồn tại hai ngàn năm nay, đưa quan niệm dân chủ cộng hòa vào sâu tận đáy lòng người. Năm 1868, Nhật Bản tiến hành cuộc vận động Duy Tân đất nước. Sau 30 năm (1898), Nhật Bản đã tiến sang con đường tư bản chủ nghĩa với tốc độ nhanh. Nhiều công ty độc quyền được thành lập. Nhờ đó, Nhật không chỉ giữ được độc lập mà còn bành trướng, tham gia xâu xé thuộc địa. Đến đầu thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á mà minh chứng rõ nhất chính là làm nên hiện tượng “gió đảo chiều” trong quan hệ ở khu vực Đông Bắc Á, trước hết với Trung Quốc và giành thắng lợi vang dội trong cuộc chiến tranh với nước Nga (1904 - 1905). Giai cấp tư sản Nhật, sau khi ủng hộ phe quý tộc miền Nam đánh đổ phái Mạc phủ, đã trở thành giai cấp đặc quyền trong xã hội, nắm toàn bộ quyền chi phối kinh tế và chính trị trong nước. Tại khu vực Đông Nam Á, cuộc vận động phát triển kinh tế dân tộc và chống thực dân xâm lược, giải phóng dân tộc diễn ra rầm rộ dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc. Cùng với những biến đổi trong nền kinh tế dưới tác động của cuộc khai thác, bóc lột của tư bản Tây Ban Nha, kết cấu giai cấp trong xã hội Philíppin cũng thay đổi theo. Những thập niên 60 và 70 của thế kỷ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Philíppin cũng hình thành. Những phần tử trí thức thuộc giai cấp tư sản sớm tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã phát động “phong trào tuyên truyền”, nhằm đòi quyền tự do, bình đẳng cho người Philíppin. Tiếp đó, từ năm 1896, phái cấp tiến trong giai cấp tư sản nước này đã xây dựng tổ chức “Hiệp hội cao quý nhất của toàn thể dân tộc” gọi là Katipunan, xây dựng cương lĩnh, lãnh đạo nhân dân Philíppin thực hiện cuộc cách mạng tư sản chống thực dân Tây Ban Nha. 24 Ở các nước Đông Nam Á khác như Mã Lai, Thái Lan, Inđônêxia…, tư sản dân tộc cũng lần lượt ra đời; tiến hành cuộc vận động xây dựng nền kinh tế dân tộc và phát động cuộc đấu tranh chống lại sự bảo hộ, cai trị của các nước tư bản phương Tây, giành độc lập dân tộc. Những thay đổi lớn lao của tình hình thế giới mà trước hết là tình hình tại Trung Quốc và Nhật Bản có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đặc biệt khi nước ta đang có những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế - xã hội dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Cho đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đặt ách thống trị lên ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), biến những nước này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu. Đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Cuộc khai thác này đã phá vỡ nền kinh tế cổ truyền mang nặng tính chất tự cấp của các nước Đông Dương, thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa vốn đã có trong lòng xã hội các nước này nẩy nở, phát triển. Như vậy, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản ra đời, củng cố vững mạnh ở phương Tây và giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu; tư sản dân tộc ở các nước lân cận đã trưởng thành nhanh chóng thì sự ra đời của tư sản người Việt trên cả nước nói chung và Trung Kỳ nói riêng không còn là quá sớm hay không phù hợp với xu thế thời đại. 2.1.1.2. Điều kiện trong nước Từ trước tới nay, khi đề cập đến sự ra đời của giai cấp tư sản, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận phải xuất phát từ sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Những điều kiện đầu tiên để nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát sinh là sản xuất hàng hóa và mối trao đổi trên thị trường phải phát triển đến mức độ làm cho nhiều tiền bạc tập trung trong tay một số người và nông thôn phân hóa tạo nên tầng lớp lao động làm thuê. Trong tác phẩm Các Mác và chủ nghĩa Mác, Lênin đã từng viết như sau: Điều kiện lịch sử tiên quyết cho tư bản xuất hiện, trước hết là ở chỗ phải có một số tiền nào đó tích lũy trong tay những tư nhân, ở một giai đoạn sản xuất hàng hóa đã tương đối cao; sau nữa là ở chỗ phải có những công nhân tự do về hai phương diện: tự do không bị bó buộc hạn chế gì cả trong việc bán sức lao động của họ, và tự do vì không có ruộng đất và nói chung không có tư liệu sản xuất; phải có những công nhân không có chủ; những công nhân “vô sản” chỉ có thể sống được bằng cách bán sức lao động của mình [86, tr.33]. 25 Nhận định trên là quy luật chung cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở tất cả các nước. Tuy nhiên, ở mỗi nước, do những hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà quy luật đó diễn ra với nhịp độ, hình thức khác nhau. Ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng, sự xuất hiện của tư sản người Việt ngoài những điều kiện từ bên ngoài tác động vào mà trực tiếp nhất là sự thống trị và bóc lột của thực dân Pháp còn có những điều kiện bên trong. Những điều kiện có tính chất nội sinh này không chỉ tạo tiền đề cho sự ra đời của tư sản người Việt ở Trung Kỳ mà còn ít nhiều tác động tới hoạt động của họ trong sản xuất, kinh doanh và trong phong trào giải phóng dân tộc những năm đầu thế kỷ XX. * Về kinh tế - Thứ nhất, nền sản xuất hàng hóa có bước phát triển Trước khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị, nền kinh tế Việt Nam còn mang nặng tính tự cấp tự túc. Nền tảng kinh tế - xã hội là nông nghiệp. Do chính sách bóc lột của giai cấp phong kiến, nông nghiệp ngày càng suy sụp. Công - thương nghiệp dân tộc cũng hết sức trì trệ. Đó cũng là nguyên nhân làm cho nền sản xuất hàng hóa không thể phát triển lên được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ở nước ta không có nền sản xuất hàng hóa, mà ngược lại, sản xuất hàng hóa và trao đổi trên thị trường đã xuất hiện từ rất sớm. Từ thế kỷ XVI - XVIII, việc buôn bán đã khá thịnh hành, trong đó có khu vực Trung Kỳ. Đây cũng là thời kỳ kinh tế Việt Nam bắt đầu tiếp xúc phần nào với những hoạt động ngoại thương không chỉ với các nước phương Đông mà cả với một số nước phương Tây- đang bước vào thời kỳ hình thành và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Điều đó làm cho những hoạt động giao dịch với bên ngoài trở nên thường xuyên và rộng rãi hơn trước, đặc biệt là với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn đã mở rộng và thâm nhập vào nền kinh tế phong kiến tự nhiên. Đây là một sự vận động tất yếu của nội lực nền kinh tế. Vào thời kỳ vương triều Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX) nền sản xuất hàng hoá lại tiến thêm một bước mới. Nhà nước đã ban hành những chính sách khuyến khích đối với kinh tế thương nghiệp, giải quyết một phần mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội đương thời, đẩy kinh tế hàng hoá và hoạt động công - thương nghiệp tiến lên một bước. Thống nhất tiền tệ thành một đồng tiền duy nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho 26 việc giao lưu hàng hoá giữa các địa phương. Những chính sách kinh tế tiến bộ của nhà Tây Sơn đã góp phần khôi phục nền kinh tế nước ta sau một thời gian dài bị chia cắt bởi tình trạng cát cứ, phân tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Tuy nhiên, sự phát triển này đã không được duy trì lâu dài bởi sự thất bại mau chóng của vương triều Tây Sơn. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới manh nha ở nước ta lại bước vào một thời kỳ khó khăn mới. Khi nhà Nguyễn lên nắm quyền thống trị (đầu thế kỷ XIX) đã không xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời. Hệ thống thượng tầng kiến trúc dưới thời Nguyễn càng bóp nghẹt cơ sở kinh tế ban đầu của kinh tế tư bản. Sức sản xuất mới trong đà phát triển của nó bị chặn đứng lại càng khoét sâu thêm mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, và càng tăng cường sự đối kháng gay gắt giữa quan hệ sản xuất với sức sản xuất mới. Thêm vào đó, những luật lệ hà khắc, chính sách “ngăn sông cấm chợ” của triều đình phong kiến, chế độ tài chính bất bình đẳng và nạn thuế khoá, hà lạm của vua quan ngày càng làm thui chột những mầm mống tư bản chủ nghĩa mới manh nha. Tuy vậy, nửa đầu thế kỷ XIX, nền công - thương nghiệp vẫn tồn tại và có khuynh hướng phát triển. Khuynh hướng phát triển đó được thể hiện ở các ngành nghề thủ công thịnh hành lúc bấy giờ. Ví như ngành ươm tơ, dệt the, lụa, nhiễu. Nghề này có từ lâu đời và là ngành sản xuất hàng hóa quan trọng bậc nhất ở Việt Nam nói chung và Trung Kỳ nói riêng. Vào thời kỳ này, ở nhiều địa phương như Bình Định, Phú yên, Quảng Nam, Thanh Hóa… đã có những làng chuyên ươm tơ, dệt lụa, nhiễu nổi tiếng. Điều đó được thực dân Pháp thừa nhận qua nhận xét của Jacquet: Công nghệ tơ lụa quả thực chiếm hàng đầu trong số những công nghệ khiến cho ta phải chú ý. Ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhiều dân cư làm giàu và nuôi sống bằng thứ công nghệ này [20, tr.18-19]. Hay như nghề gốm, ở các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định là những nơi có nhiều lò sản xuất bát, đĩa, chậu, độc bình, là gạch, lò chum vại… Từ khi tiến hành xâm lược Việt Nam (1858) cho đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tìm mọi biện pháp, kể cả biện pháp kinh tế lẫn phi kinh tế để độc chiếm thị trường Việt Nam, ngăn cản sự phát triển của nền công - thương nghiệp bản xứ. Tuy nhiên, ngoài ý muốn chủ quan của chúng, do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bên ngoài thâm nhập vào nước ta, nối liền thị trường Việt Nam với thị trường thế giới, nên có tác dụng kích thích khách quan cho sản xuất hàng hóa ở Trung Kỳ mở rộng. Các thương cảng quan trọng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, sau đó là Bến Thủy được mở rộng; tàu buôn của Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Mĩ, Bỉ, Hà Lan… đến xuất và nhập hàng ngày càng đông đã làm cho tầng lớp thương nhân ở Trung Kỳ đông lên. 27 Riêng đối với thủ công nghiệp, khi thị trường đã được mở rộng, nhu cầu xuất cảng tăng lên đã thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ những làng nghề thủ công trước đó đã hình thành những vùng thủ công nghiệp như Nhơn Ngãi, An Ngãi thuộc phủ An Nhơn, Trung Sơn, Tài Lương thuộc huyện Hoài Nhơn ở Bình Định, chuyên sản xuất nhiễu, the, lụa; Thọ Hạc, Cốc Hạ, Đò Lèn ở Thanh Hóa chuyên sản xuất đồ gốm và một số vùng chuyên làm đường ở Quảng Ngãi, Quảng Nam… Trong những xưởng sản xuất này đã bắt đầu có hiện tượng thuê mướn nhân công và phân hóa thành chủ - thợ với thân phận khác nhau. Trong nghề ươm tơ ở Trung Kỳ, mỗi chỗ ươm tơ thường thuê ba phụ nữ hoặc hai phụ nữ một trẻ em. Công nhật thợ phụ nữ được trả 6 tiền, trẻ em được 3 tiền. Mỗi cân tơ người chủ bán được từ 4,5 quan đến 5,5 quan [31, tr.97]. Hay như tại Bình Định, việc thuê mướn nhân công đã có trong nghề dệt nhiễu. Mỗi khung dệt thường sử dụng 4 người thợ. Tiền công trả cho mỗi người người thợ cũng khác nhau, tùy theo tính chất công việc. Ví như khi dệt một tấm nhiễu hạng thường trong 2 ngày đến 2 ngày rưỡi, tiền công được tính như sau: thợ dệt và hồ nhiễu 3 quan, thợ quay guồng 2 quan, thợ đưa thoi 1 quan, thợ soạn tơ 1 quan. Trong khi đó mỗi tấm nhiễu bán ra người chủ trung bình lãi từ 5 - 6 quan [166]. Trong những xưởng thủ công ấy, quan hệ giữa người chủ và thợ khômg còn là quan hệ kiểu phong kiến thợ cả với thợ bạn, mà đã có tính chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ xưởng là người sản xuất hàng hóa nhỏ hay thương nhân tiến lên; họ có toàn quyền sở hữu những tư liệu sản xuất như lò gốm, lò ươm tơ, khung dệt nhiễu…, họ chuyên thuê người sản xuất hàng hóa để kiếm lời. Bóc lột của họ là lối bóc lột tư bản chủ nghĩa. Khi đem hàng hóa ra thị trường như một tấm nhiễu, một cân tơ, một lô chum vại do công nhân thủ công sản xuất, họ kiếm được những món lời nhất định. Những người thợ thủ công làm thuê trong xưởng là những nông dân hoặc thợ thủ công đã bị phá sản. Họ chuyên đi làm thuê, bán sức lao động cho chủ xưởng. Và tùy theo năng suất lao động, kỹ thuật lao động họ được hưởng tiền công khác nhau. Hiện tượng này đến đầu thế kỷ XX càng trở nên phổ biến hơn. Như vậy, dưới tác động khách quan của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, công - thương nghiệp Trung Kỳ mặc dù nằm trong tình cảnh chung của công - thương nghiệp cả nước là bị kìm hãm, cản trở phát triển nhưng vẫn có bước tiến hơn trước. Bước tiến đó thể hiện rõ nhất ở việc mở rộng nền sản xuất hàng hóa theo lối tư bản chủ nghĩa. Và như thế, càng có tác dụng thúc đẩy sự ra đời một bộ phận người tương ứngbộ phận tư sản người Việt. 28 - Thứ hai, lưu thông, trao đổi hàng hóa trên thị trường được đẩy mạnh Trước thế kỷ XX, việc trao đổi hàng hóa trên thị trường Việt Nam đã tồn tại và khá thịnh hành. Các nhà buôn đã mang các sản phẩm thủ công của địa phương mình, như nhiễu ở Bình Định, Quảng Nam, chum vại ở Thanh Hóa… sang các địa phương khác để trao đổi kiếm lời. Từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam, với việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy thì việc lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất cảng diễn ra mạnh mẽ hơn. Về đường bộ, ngoài con đường xuyên Việt (Quốc lộ 1A) đi qua tất cả các tỉnh Trung Kỳ, hàng loạt những con đường nội tỉnh, liên tỉnh được xây dựng vươn tới những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng, thậm chí sang tận Lào và Campuchia như đường Vinh - Sầm Nưa (Lào), đường Quốc lộ số 7, số 8 ở Nghệ An và Hà Tĩnh, Quốc lộ 19 ở Bình Định. Tại Bình Thuận, năm 1896, đường cái quan mới được xây dựng (năm 1912 trở thành Quốc lộ 1) nối Phan Thiết với Biên Hòa. Năm 1899, dựng đèn biển ở mũi Khe Gà. Năm 1901, khởi công xây dựng đường sắt Sài Gòn - Nha Trang qua Bình Thuận, có đường nhánh nối ga Mương Mán với ga Phan Thiết dài 12km. Năm 1904, đắp xong liên tỉnh lộ số 8 nối Phan Thiết với Di Linh, nối cao nguyên với biển Đông. Bên cạnh đó, nhiều cây cầu lớn, bến phà quan trọng cũng được xây dựng nhiều nơi như cầu Trường Tiền- Huế (1899), cầu Hàm Rồng- Thanh Hóa (1904), cầu Đà Rằng (Phú Yên), cầu Thạch Hãn (Quảng Trị)…, bến phà qua sông Lam (Nghệ An), sông Gianh (Quảng Bình)… Chỉ tính riêng tỉnh Thanh Hóa, theo Robequain ngoài 100 km đường Quốc lộ 1A đi qua tỉnh này, thực dân Pháp còn xây dựng tới 11 con đường tới tất cả các huyện trong tỉnh [194, tr.232]. Về đường sắt, ở Trung Kỳ thực dân Pháp đã ưu tiên đầu tư xây dựng. Ngay từ rất sớm, với sắc luật ngày 25-2-1898, thực dân Pháp mở công trái 200 triệu phơrăng để thực hiện dự án xây dựng đoạn đường sắt Nha Trang - Đà Nẵng - Quảng Trị. Năm 1906 tuyến Đà Nẵng - Huế hoàn thành với việc đào hầm chui qua đèo Hải Vân và ra tới Đông Hà (Quảng Trị) năm 1908 [114, tr.76]. Cũng trong thời gian này, nhiều đoạn đường sắt nối Trung Kỳ với các khu vực khác cũng được hoàn thành như Hà Nội Vinh (1905), Sài Gòn - Nha Trang (1919). Đường thủy cũng được chú ý đầu tư xây dựng và chiếm một vị trí quan trọng trong việc đi lại ở Trung Kỳ. Ngoài việc khai thông tuyến đường thủy ở các con sông 29 lớn và những kênh, sông được tu bổ (như kênh Thanh Hóa - Nghệ An) hoặc đào mới thêm (như sông Cu Nhí ở Quảng Nam), nhiều hải cảng quan trọng như Đà Nẵng, Bến Thủy, Quy Nhơn cũng được xây dựng kết nối con đường biển trong và ngoài khu vực. Cho đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914), các tuyến đường bộ, sắt, thủy quan trọng trong khu vực Trung Kỳ đã hoàn thành bước đầu, tạo nên một mạng lưới giao thông khá hiện đại nối các trung tâm đô thị ở Trung Kỳ với các tỉnh ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ và các nước khác. Tình trạng giao thông lỗi thời, lạc hậu chỉ thích hợp với loại hình giao thông như đi bộ, đi ngựa ở thế kỷ XIX đã được cải thiện một bước. Do đó, tất cả các loại hàng hóa ở Trung Kỳ có thể chuyên chở đi khắp nhiều vùng trong nước và thế giới. Cũng bắt đầu từ khi Pháp thống trị, thị trường Việt Nam được hòa nhập vào thị trường thế giới, hàng hóa xuất - nhập cảng vào khu vực Trung Kỳ ngày càng tăng, lớp thương nhân ở thành thị thu mua nông phẩm và thủ công nghiệp phẩm để bán cho các hãng xuất cảng hoặc buôn bán hàng ngoại hóa nhập cảng ngày càng nhiều. Tiền vốn của họ tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1865, chỉ tính riêng Nam Kỳ và Trung Kỳ có 7.843 thuyền buôn của người Việt ra vào cửa biển Sài Gòn thì hai năm sau đó (1867), con số đó đã lên đến 9.492 thuyền [20, tr.22]. Năm 1908, số hàng xuất cảng Đà Nẵng là 12.500 tấn [114, tr.80], sang năm 1909, số lượng hàng xuất cảng đã tăng lên hơn 47.198 tấn [45, tr.8]. Những thuyền buôn này thường xuyên mang hàng hóa như muối, gạo, đồ gốm, tơ lụa, đường… buôn bán giữa các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Cần Thơ, Mỹ Tho ở Nam Kỳ với các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Định ở Trung Kỳ. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa thủ công, lưu thông hàng hóa trên thị trường được đẩy mạnh; việc tăng dần số lượng thợ thủ công chuyên nghiệp và thương nhân ở thành thị… đã chứng tỏ rằng nền kinh tế hàng hóa có từ trước đến đầu thế kỷ XX đã phát triển mạnh hơn, làm cho nội bộ những người sản xuất hàng hóa nhỏ tiếp tục phân hóa, thúc đẩy mầm mống của chủ nghĩa tư bản tiếp tục nẩy sinh và phát triển. Đây chính là điều kiện bên trong cho sự ra đời tầng lớp tư sản người Việt ở khu vực Trung Kỳ. * Về xã hội Trước khi thực dân Pháp chiếm đóng, ở Trung Kỳ đã xuất hiện tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ. Họ là những thương nhân chuyên buôn hàng hóa giữa các vùng với nhau, giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước và lực lượng chủ các xưởng, lò sản xuất thủ công nghiệp. 30 Khi Pháp thống trị Việt Nam, dưới tác động khách quan của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, kinh tế hàng hóa ngày một phát triển, thị trường Việt Nam đã được mở rộng. Kinh tế phong kiến và nông dân bị lôi cuốn vào thị trường. Các sản phẩm thủ công và nông phẩm buôn bán trên thị trường trong nước và xuất cảng ngày một tăng. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong điều kiện đó làm cho sự phân hóa trong lực lượng tiểu thương, tiểu chủ diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Một số ít đã giàu có lên trở thành chủ xưởng, chuyên thuê người sản xuất và một số khác bị phá sản chuyên đi làm thuê. Đồng thời, vai trò môi giới của thương nhân trở nên quan trọng. Nhiều thương nhân đã làm giàu nhanh chóng. Từ vai trò của những người môi giới giữa những người sản xuất hàng hóa ở địa phương, nhiều thương nhân và hội buôn đã tiến lên thành những chủ bao mua và cuối cùng, làm phá sản nhiều người tiểu sản xuất, trở thành chủ xí nghiệp. Đầu thế kỷ XX, đã có những thương nhân hoạt động trên phạm vi thị trường khá rộng. Ví như công ty Phượng Lâu ở Thanh Hóa chuyên buôn bán lụa giữa Bắc Kỳ và Trung Kỳ, số vốn ban đầu (1885 - 1888) chỉ có 200 đồng, nhưng sau đó đã phát triển lên, mở rộng chi nhánh ra nhiều tỉnh ở Trung Kỳ, mỗi năm thu lãi hàng chục ngàn đồng. Hay như công ty Liên Thành ở Phan Thiết, chuyên buôn bán giữa Trung Kỳ với Sài Gòn, Miên đến năm 1907 số vốn lên đến 93.000 đồng… Cuộc khai thác thuộc địa của đế quốc Pháp được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực từ công - thương nghiệp đến nông nghiệp đã làm phân hóa giai cấp nông dân và thợ thủ công. Trước hết là đối với nông dân, chính sách bóc lột của đế quốc Pháp cộng với sự bóc lột của giai cấp địa chủ làm cho đời sống của nhiều nông dân lâm vào cảnh phá sản. Kể từ khi thực dân Pháp thống trị, mọi thứ thuế đều tăng vọt. Theo đạo dụ ngày 14-8-1898, ở Trung Kỳ, thuế đinh từ 14 xu đã tăng lên 2,30 đồng, tăng gấp 17 lần. Thuế điền trước mỗi mẫu tốt nhất nộp 1 đồng, năm 1897 tăng lên gấp rưỡi (1,50 đồng) [81, tr.115- 116]. Ngoài thuế trực thu còn rất nhiều thuế gián thu khác. Sau thuế phải kể tới chính sách cướp đoạt ruộng đất của đế quốc Pháp và địa chủ Việt Nam. Trong thời kỳ này, thực dân Pháp đã đặc biệt chú trọng đến việc cướp đoạt ruộng đất để thiết lập đồn điền, nhất là đồn điền lúa. Theo số liệu của H. Brenier thì từ khi xâm lược nước ta cho đến năm 1912, thực dân Pháp đã chiếm 469.724 hécta ruộng đất để lập đồn điền [99, tr.17]. Chính sách cướp ruộng đất đã làm nhiều người dân bị phá sản, đa số họ trở thành tá điền cho địa chủ, một số phải đi làm thuê để sống. Hơn nữa, khu vực Trung 31 Kỳ là nơi còn tồn tại nặng nề chế độ công điền, ruộng đất rất phân tán. Trong khi đó thực dân Pháp lại cố tình duy trì chế độ công điền, kinh tế địa chủ nhưng lại không phát triển bộ phận đại địa chủ như ở Nam Kỳ. Hệ quả về mặt xã hội là số lượng nông dân bị bần cùng hóa, bị thất nghiệp và nửa thất nghiệp ở khu vực Trung Kỳ rất đông. Đối với thợ thủ công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Chính sách độc chiếm thị trường Việt Nam của tư bản Pháp, cùng với chính sách mua rẻ, bán đắt những thứ nông phẩm và thủ công nghiệp phẩm đã đưa lại những món lợi nhuận khổng lồ cho đế quốc Pháp. Cùng với đó là sự phá sản của thợ thủ công. Trước mắt, họ chỉ còn hai con đường hoặc là làm tá điền cho địa chủ hoặc là ra các khu công nghệ, thành phố, vùng mỏ, đồn điền bán sức lao động. Cuộc khai thác của tư bản Pháp càng đẩy mạnh bao nhiêu thì quá trình bần cùng hóa và phá sản của nông dân, thợ thủ công ở nông thôn càng nhanh bấy nhiêu. Số lượng vô sản ra thành thị làm thuê ngày một nhiều. Theo báo cáo của quyền chủ sự Nha thương chính thì trên toàn Đông Dương, năm 1907 số công nhân là 5,5 vạn người, riêng Trung Kỳ là 4.500 người [81, tr.124]. Sự biến đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam, đặc biệt là sự xuất hiện tầng lớp vô sản làm thuê ở thành thị và nông thôn do chính sách bóc lột của đế quốc là điều kiện khách quan thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển. * Tác động của các yếu tố văn hóa - tư tưởng Từ sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XVI, thế giới không còn là những mảng tách rời nhau bởi các đại dương mà trở thành một khối thống nhất. Trong đó, sự giao lưu kinh tế - văn hóa ngày càng thường xuyên hơn. Đặc biệt, từ khi các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp nổ ra ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thì chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã chuyển sang một thời kỳ phát triển phồn thịnh, với những thành tựu khoa học kỹ thuật hết sức tiên tiến. Ý thức hệ của giai cấp tư sản quốc tế cũng hoàn chỉnh. Sự lan tỏa của hệ tư tưởng tư sản xuất phát từ Tây Âu, nhất là Pháp đã được truyền bá vào nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trào lưu canh tân đất nước nở rộ ở khu vực châu Á, nhất là Nhật Bản và Trung Quốc, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam. Bằng cách này hay cách khác, các bộ phận, giai tầng trong xã hội Việt Nam, trong đó có bộ phận kinh doanh ở thành thị sẽ hấp thụ hệ tư tưởng tư sản từ bên ngoài dội vào. 32 Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang có những chuyển biến tích cực, những luồng tư tưởng tư sản trên đây liên tục ảnh hưởng tới nước ta và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ. 2.1.2. Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ Thuật ngữ “tư sản” được dịch từ tiếng Anh là bourgeois. Thuật ngữ này xuất hiện ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại, dùng để chỉ lớp người đại diện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sở hữu nhiều tài sản trong xã hội. C.Mác và F.Ăngghen cho rằng tư sản là “tầng lớp xã hội dùng để chỉ sự phân tầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó hoặc chỉ những nhóm người ngoài kết cấu giai cấp trong một xã hội nhất định” [94, tr.596]. Theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông thì “tư sản là một giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, chiếm hữu tư liệu sản xuất, làm chủ nhà máy, xí nghiệp… tiến hành bóc lột sức lao động thặng dư của công nhân” [89, tr.452]. Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc thường phân chia tư sản thành hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Sự phân chia này ngoài việc dựa trên cơ sở kinh tế còn dựa trên thái độ chính trị của họ đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Theo đó, tư sản dân tộc gồm các chủ nhà máy sản xuất, các cửa hàng buôn bán, họ thường bị đế quốc chèn ép về quyền lợi nên có mâu thuẫn với bọn thực dân, trong một chừng mực nhất định có tinh thần yêu nước chống đế quốc. Còn tư sản mại bản là những người làm đại lý cho công ty tư bản độc quyền hoặc có tham gia bỏ vốn vào công ty đế quốc. Do quyền lợi gắn bó với bọn đế quốc nên tư sản mại bản chống lại cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Như vậy, sự phân biệt giữa tư sản với các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội nước ta đó là sở hữu tài sản, chiếm hữu tư liệu sản xuất và làm giàu bằng cách bóc lột người lao động làm thuê bằng giá trị thặng dư. Tức là xem xét dưới góc độ quan hệ của họ với tư liệu sản xuất, bộ máy sản xuất, tổ chức lao động và mức sống của họ trong xã hội. Ở các nước phương Tây, tư sản là lực lượng chiếm hữu tư liệu sản xuất, có khối tài sản lớn, có nhiều đặc quyền, đặc lợi, cuộc sống sung sướng, giàu có và là lực lượng thống trị trong xã hội. Đối với các nước thuộc địa như Việt Nam và đặc biệt là khu vực Trung Kỳ- nơi chủ nghĩa tư bản không phát triển mạnh, tư sản người Việt yếu ớt hơn 33 so với khu vực khác thì không chỉ căn cứ vào mức độ sở hữu tài sản như vốn, cơ sở sản xuất, lượng công nhân… và sự giàu có biểu hiện ở mức sống bên ngoài để phân biệt mà còn phải xét đến lối làm ăn và hình thức bóc lột người lao động. Lực lượng nào trong xã hội tiến hành bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư và có lối sản xuất, kinh doanh mang tính chất tư bản chủ nghĩa thì họ đã là nhà tư sản. Từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến cuối thế kỷ XIX, tư bản Pháp chú trọng đem hàng hóa vào bán ở thị trường Việt Nam, vơ vét thuế má; những cuộc kháng chiến của các lực lượng nghĩa quân Việt Nam chưa cho phép tư bản Pháp bỏ vốn ra mở rộng việc khai thác nguyên liệu hay xây dựng các xí nghiệp chế biến. Công - thương nghiệp Việt Nam một mặt bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách vơ vét về kinh tế của thực dân Pháp, nhưng một mặt khác, do kinh tế tư bản chủ nghĩa ngoại quốc thâm nhập vào, nối liền thị trường Việt Nam với thị trường thế giới, nên có tác dụng kích thích khách quan cho sản xuất hàng hóa ở Việt Nam mở rộng. Kinh tế công - thương nghiệp phát triển khiến các thành thị dần trở thành những trung tâm buôn bán. Nhiều thương nhân và thợ thủ công, đã từ nông thôn và những làng chuyên nghề chuyển dần về kinh doanh ở thành thị. Ở các thị trấn thuộc Trung Kỳ, đã xuất hiện các nhà buôn và sản xuất hàng hóa. Theo thống kê, năm 1891 ở Phan Rí có 2 nhà buôn, Phan Thiết có 2 nhà, Bình Định 2 và Phú Yên 1 nhà [20, tr.24]. Sau khi buộc triều Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, các tập đoàn tư bản Pháp gấp rút triển khai công cuộc khai thác thuộc địa. Nhưng cuộc phản biến kinh thành Huế do phái chủ chiến mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức đã đẩy người Pháp vào tình thế buộc phải đối mặt với phong trào kháng chiến mang danh nghĩa Cần vương của đông đảo các văn thân, sĩ phu yêu nước từ Bình Thuận đến đồng bằng Bắc Bộ. Đến năm 1897, khi dập tắt cuộc kháng chiến quyết liệt mà tầng lớp văn thân, sĩ phu và cư dân làng xã tổ chức, thực dân Pháp thực thi chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) trên toàn bán đảo Đông Dương. Quá trình thực thi chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất đang diễn ra quyết liệt, toàn diện trên toàn bán đảo Đông Dương thì một sự kiện lịch sử khá đặc biệt đã diễn ra. Đó là, ngày 20-10-1898, các đại thần trong Cơ mật viện triều đình Huế có bản tấu trình lên vua Thành Thái đề nghị nhà vua thành lập các trung tâm đô thị (centre urbain) ở Trung Kỳ. Sau đó, ngày 12-07-1899, vua Thành Thái ký đạo Dụ thành lập cùng một lúc 6 trung tâm đô thị ở Trung Kỳ là: Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An (Faifo), 34 Quy Nhơn, Phan Thiết. Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chuẩn y nhanh chóng về việc thành lập 6 trung tâm đô thị này [65, tr.83]. Mặc dù mục đích thành lập các trung tâm đô thị ở Trung Kỳ là nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nhưng về khách quan đã tạo đà cho sự phát triển liên tục, toàn diện, triệt để trên tất cả các phương diện kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội; thúc đẩy nhanh chóng quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và thương mại hóa ở các trung tâm đô thị này; đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, buôn bán. Đây chính là nguyên nhân thu hút nhiều tiểu thương, tiểu chủ về tại các đô thị, bỏ vốn mở cửa hiệu, xí nghiệp làm ăn, hình thành một bộ phận người mới trong xã hội Trung Kỳ vào đầu thế kỷ XX- bộ phận tư sản người Việt. Như vậy, vào đầu thế kỷ XX, tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã xuất hiện và trở thành một bộ phận trong cơ cấu giai cấp xã hội ở khu vực này. Tuy nhiên, về nguồn gốc xuất thân của tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại không thuần nhất mà từ những nguồn gốc khác nhau, bắt nguồn từ đặc điểm lịch sử của nước ta nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng. Có thể thấy tư sản người Việt ở Trung Kỳ cơ bản ra đời từ những nguồn gốc sau đây: - Thứ nhất, từ những chủ xưởng sản xuất Như đã nói ở trên, kinh tế hàng hóa ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng đã xuất hiện từ trước thời kỳ Pháp chiếm trị. Thậm chí, ở khu vực Trung Kỳ kinh tế hàng hóa càng rõ nét hơn khi xuất hiện hiện tượng thuê mướn nhân công trong các làng chuyên sản xuất thủ công nghiệp. Khi thực dân Pháp chiếm đóng và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, kinh tế hàng hóa ở khu vực Trung Kỳ có điều kiện khách quan phát triển hơn. Lúc này, sự phân hóa trong những người sản xuất hàng hóa nhỏ trước đây ngày một tăng. Nhiều người chuyên sản xuất hàng hóa ra đời và tích cực hoạt động; rồi dần dần trở thành chủ các công xưởng có tính chất tư bản chủ nghĩa. Trong lĩnh vực sản xuất đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, xuất hiện các xưởng sản xuất đường. Ở Thanh Hóa, Phan Thiết đã hình thành các vùng sản xuất gốm tập trung, với các chủ xưởng lớn, tiêu biểu như Nguyễn Văn Viễn- một chủ xưởng sản xuất bát đĩa sứ ở Thanh Hóa. Trong việc chuyên sản xuất hàng hóa đưa ra thị trường, những người sản xuất cũng bắt đầu bước vào cuộc cạnh tranh tự phát. Có người đã biết chú trọng vào việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng công cụ mới để kiếm được nhiều lời hơn. Chẳng hạn 35 như trong lĩnh vực sản xuất đường, có người đã dùng trục ép mía bằng sắt thay cho trục ép mía bằng gỗ trước đây hay sử dụng khung dệt khổ rộng thay cho khổ hẹp trong lĩnh vực dệt nhiễu. Xu hướng muốn cải tiến kỹ thuật để tiến lên lập xưởng lớn trong số những người sản xuất hàng hóa hình thành. Kết quả là xưởng của họ có năng suất cao, giá thành hạ hơn so với những người khác cùng ngành, do đó làm ăn phát đạt, trở nên giàu có, tập trung vốn lớn trong tay trở thành những nhà tư sản. - Thứ hai, từ những thương nhân Đầu thế kỷ XX, khi việc lưu thông, trao đổi hàng hóa được mở rộng thì số lượng thương nhân ở Trung Kỳ cũng tăng lên. Họ không chỉ làm môi giới, trung gian giữa người sản xuất với các hãng xuất - nhập khẩu ngoại quốc mà còn tiến hành việc buôn bán hàng hóa khắp trong Nam, ngoài Bắc. Nhiễu sồi ở Quy Nhơn được đem ra Bắc Kỳ, nhiều thương nhân còn vận tải hàng hóa bằng đường biển đi khắp nơi trong nước, thậm chí sang cả Hồng Kông. Trong số những thương nhân này, có một số là chủ bao mua hàng hóa. Tiêu biểu như hãng buôn Quảng Nam hiệp thương công ty, công ty Phượng Lâu…, từ chỗ đơn thuần mua hàng hóa của người sản xuất nhỏ vận tải đi nơi khác bán, tiến tới việc thành lập chi điếm ở địa phương thu mua hàng hóa sản xuất theo định kỳ. Công ty Phượng Lâu từ một cửa hiệu ở Thanh Hóa (1885 - 1888), đến năm 1907 - 1908 đã đặt thêm chi nhánh ở Vinh, Hà Tĩnh, Huế. Quảng Nam hiệp thương công ty cũng đã có nhiều chi điếm trong tỉnh và còn buôn hàng đi Hà Nội, Sài Gòn, Hồng Kông bán. Vốn của họ lớn dần. Bên cạnh đó lại có những thương nhân qua quá trình buôn bán, đã tích lũy được nhiều vốn trong tay, lập các xí nghiệp như công ty Liên Thành ở Phan Thiết. Trước đây công ty này chỉ có một hiệu buôn ở Phan Thiết, sau phát triển thành hãng buôn lớn có xưởng chế nước mắm và đặt trụ sở cả ở Phan Thiết, Hội An và Sài Gòn. Tính chất hoạt động của những thương nhân nói trên không còn ở địa vị những người mối lái trung gian giữa những người sản xuất nhỏ nữa, mà đã tiến tới địa vị những “ông chủ”, buộc người sản xuất nhỏ phụ thuộc vào họ; xí nghiệp của họ đã có tính chất tư bản chủ nghĩa. Một trong những đặc điểm của công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là tư bản thương nghiệp và tư bản công nghiệp liên hệ chặt chẽ với nhau. Những thương nhân ấy vừa buôn bán vừa mở xưởng thợ. Họ là chủ những công trường thủ công tư bản chủ nghĩa. Đó là một nguồn gốc xuất thân của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. 36 - Thứ ba, từ bộ phận địa chủ giàu có Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa từ cuối thế kỷ XIX, nhất là chính sách tăng cường xuất cảng nông phẩm của thực dân Pháp, đã thu hút kinh tế nông nghiệp, địa chủ và nông dân vào thị trường. Trong khi đó, chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội phong kiến Việt Nam đến thời Pháp thuộc không những không mất đi mà còn có xu hướng phát triển. Lượng ruộng đất tập trung trong tay địa chủ ngày càng lớn nhờ vào cướp đoạt của nông dân dưới sự bảo trợ của thực dân Pháp. Không những thế, để phục vụ cho chính sách xuất cảng nông phẩm, thực dân Pháp còn cho không hoặc bán rẻ những khu đất hoang cho bọn tay sai, quan lại, công chức giàu có, biến những lực lượng này thành địa chủ. Theo thống kê, đến năm 1901, đế quốc Pháp đã nhượng cho địa chủ Việt Nam 18.000 mẫu tây đất, lập 265 đồn điền [20, tr.44]. Từ đó, việc nhượng đất cho địa chủ ngày càng nhiều. Riêng năm 1911, địa chủ Việt Nam đã trưng khẩn 20.000 mẫu tây đất, thành lập những trại, ấp, đồn điền rộng từ 10 đến 3.000 mẫu tây [22, tr.30]. Sự tập trung ruộng đất vào tay địa chủ dẫn tới việc sản xuất nông phẩm, nhất là lúa gạo không chỉ để tích trữ mà còn đem xuất khẩu, nhiều địa chủ tích lũy được số lượng vốn lớn. Khi có vốn, một số địa chủ đã mở công ty buôn bán gạo, xưởng cưa, lò gạch… Và cố nhiên họ cũng trở thành những tư sản. - Thứ tư, từ những nhà thầu khoán Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chú trọng dùng vũ lực để cướp nước ta, biến thành thuộc địa của chúng. Việc đầu tư khai thác lúc đó chưa phải là chủ yếu. Đầu thế kỷ XX, tư bản Pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập cảng hàng ngoại hóa, xuất cảng nông phẩm và hàng thủ công ngày một nhiều. Để dễ dàng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công cuộc cai trị, bóc lột và kinh doanh, tư bản Pháp cần một lớp người trung gian làm đại lý tiêu thụ hàng ngoại hóa, thu mua nông phẩm, sản phẩm thủ công và làm thầu khoán một số công việc cho chúng. Vì thế, ở Việt Nam đã xuất hiện bộ phận người chuyên làm thầu khoán, đại lý cho tư bản Pháp. Năm 1888, ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) có 4 cửa hiệu và 2 thầu khoán; năm 1894 ở Hải Dương có 1 cửa hiệu, ở Hà Nội và Hải Phòng có 5 thầu khoán… [27, tr.12]. Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh đầu tư khai thác thuộc địa Việt Nam trên các mặt nông, công, thương nghiệp, đã làm cho một số thương nhân, cai thầu trước kia trở thành những thầu khoán 37 lớn. Lúc đó, ở Trung Kỳ đã xuất hiện một số nhà thầu khoán tiêu biểu như Bùi Huy Tín, Nghè Phụng, Nghè Mại, Nghè Giá. Nghè Phụng, Nghè Mại, Nghè Giá là những thầu khoán trong lĩnh vực xây dựng. Khi mới bước vào kinh doanh trong lĩnh vực thầu khoán, họ nhận làm một số công đoạn trong các công trình ở thành thị cho các hãng thầu khoán lớn của Pháp như công ty De Vallois Perret, Brossard Mopin, Ulyse, sau đó trở thành những thầu khoán khá lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng đô thị. Còn Bùi Huy Tín, khi thực dân Pháp xây dựng hệ thống đường sắt ở Trung Kỳ, trong những năm 1903 - 1906, ông đã nhận thầu cung cấp tà vẹt cho đường xe lửa ở đây. Từ việc làm thầu khoán cho thực dân Pháp, họ đã giàu lên nhanh chóng, tích lũy được một số tiền và để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, họ chuyển sang kinh doanh công - thương nghiệp. Và như thế, họ bước vào hàng ngũ tư sản. - Thứ năm, từ bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ và quan lại Đầu thế kỷ XX, ở Trung Kỳ bùng nổ Phong trào Duy Tân dưới ảnh hưởng của tư tưởng cải cách của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Phong trào Duy Tân với khẩu hiệu “Dĩ thương hợp quần”, tức là lấy thương nghiệp để tập hợp, thức tỉnh quần chúng. Điều đó có nghĩa là Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ được các sĩ phu tiến bộ xác định bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Để vận động người dân tham gia vào Phong trào Duy Tân, với phương châm “nói đi đôi với làm”, Phan Châu Trinh cùng với các cộng sự của mình tiên phong bắt tay vào làm kinh tế. Họ vượt qua định kiến của xã hội phong kiến xem nghề buôn là “nghề mạt”, kêu gọi mọi người hùn vốn, mở cửa hàng, công ty, hãng buôn kinh doanh thương nghiệp. Cụ thể, Phan Thúc Duyện lập ra Hợp thương Diên Phong (Quảng Nam), Hồ Tá Bang cùng với 5 cộng sự của ông lập nên Công ty Liên Thành (Phan Thiết), một số công ty, hãng buôn khác như Hợp thương Phong Thử, Thương cuộc Hội An, Quảng Nam hiệp thương và nhiều hiệu buôn, cửa hàng rải rác khắp các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Huế… Bên cạnh đó, các cộng sự của Phan Bội Châu là Đặng Nguyên Cẩn, Nguyễn Hàm vốn là những sĩ phu yêu nước tiến bộ đứng ra vận động thành lập Triêu dương Thương quán ở Vinh và nhiều hội buôn ở Quảng Nam. Đặc trưng của các công ty, hãng buôn này là do nhiều người góp cổ phần vào. Họ xuất thân từ nhiều bộ phận người trong xã hội, trong đó phần đông là giới sĩ phu. 38 Khi bước vào kinh doanh, những nhà tư sản có nguồn gốc từ những sĩ phu tiến bộ cũng đặt lợi nhuận lên trên hết, mặc dù mục đích kiếm lợi nhuận ấy đôi khi không như những nhà tư sản khác. Do đó, lẽ dĩ nhiên những sĩ phu này đã trở thành nhà tư sản thực sự; thậm chí, nhiều người có “tư duy kinh doanh” khá sắc sảo như trường hợp của Hồ Tá Bang. Như vậy, tư sản người Việt ở Trung Kỳ có nguồn gốc xuất thân khác nhau. Có thể là từ chủ xưởng sản xuất, thương nhân, địa chủ hoặc một nhà thầu khoán, sĩ phu, quan lại. Điểm chung của họ là đều thông qua quá trình tích lũy tư bản gắn với nhiều hình thức tập trung của cải khác nhau. Tuy nhiên, quá trình tích lũy đó đều bị thực dân Pháp chi phối, kiểm soát và do điều kiện chủ quan khác nên ở Trung Kỳ không xuất hiện những tư sản lớn như ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Nguồn gốc xuất thân của tư sản người Việt ở Trung Kỳ so với tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ có những điểm giống nhau. Ở cả ba khu vực, tư sản người Việt đều cơ bản có nguồn gốc xuất thân nêu trên. Tuy nhiên, giữa ba khu vực vẫn có nét khác biệt. Nếu như ở Nam Kỳ, đa phần tư sản người Việt xuất thân từ các địa chủ giàu có, ở Bắc Kỳ chủ yếu từ các chủ xưởng sản xuất, sĩ phu, quan lại thì ở Trung Kỳ chủ yếu từ các thương nhân và sau đó là từ bộ phận sĩ phu tiến bộ. Do vậy, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sau này, tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoạt động mạnh nhất trong lĩnh vực thương nghiệp. Chính ở lĩnh vực thương nghiệp đã xuất hiện một số công ty, hãng buôn và một số nhà tư sản nổi tiếng như Công ty Liên Thành (Phan Thiết), Quảng Nam hiệp thương công ty (Quảng Nam), Lê Viết Lới, Trương Đắc Lập, Bạch Hưng Nghiêm (Vinh), Lê Văn Tập, Đốc Thí, Kim Quy (Đà Nẵng); còn ở những lĩnh vực khác như giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng số lượng không nhiều. Đặc biệt, ở lĩnh vực khai thác mỏ, ngân hàng, tư sản người Việt ở Trung Kỳ hầu như không có mặt và tiềm lực kinh tế yếu ớt hơn so với tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ. 2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh 2.2.1. Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh 2.2.1.1. Lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị Việt Nam, chủ trương nhất quán của chúng là không phát triển công nghiệp thuộc địa. Có chăng đi nữa, thực dân Pháp chỉ 39 phát triển có chừng mực một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến nông sản phẩm, nhằm bổ sung cho công nghiệp chính quốc. Ngày 23- 3- 1897, toàn quyền Đông Dương Poul Doumer đã báo cáo chính phủ Pháp rằng: “Nếu việc xây dựng công nghiệp cần được khuyến khích ở thuộc địa thì chỉ trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc. Công nghiệp chính quốc cần được bổ sung chứ không phải là để phá sản bởi công nghiệp thuộc địa” [99, tr.14]. Cũng với tinh thần ấy, năm 1900, Bộ trưởng Méline viết “Trong một tổ chức thuộc địa tốt, sự sản xuất phải đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những sản vật mà chúng ta thiếu” [53, tr.29]. Do đó, tư bản Pháp chỉ bỏ vốn nhiều vào các ngành khai thác nguyên liệu như than, thiếc, kẽm; trồng cao su và các cây công nghiệp khác. Chỉ có ít vốn bỏ vào lập xí nghiệp công nghiệp để phục vụ cho bộ máy thống trị như điện, vận tải; hay những xí nghiệp chế biến không có hại cho công nghiệp chính quốc như rượu, diêm, dệt... Điều đó thể hiện rõ trong cơ cấu vốn đầu tư của tư bản Pháp vào Đông Dương từ năm 1888 đến năm 1918. Trong tổng số 492 triệu phơrăng đầu tư vào Việt Nam thì 249 triệu phơrăng đầu tư vào khai mỏ, 128 triệu phơrăng vào vận tải, 75 triệu vào thương nghiệp và 40 triệu vào nông nghiệp [25, tr.59]. Chính sách hạn chế phát triển công nghiệp bản xứ của thực dân Pháp lẽ tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp của tư sản bản xứ. Trong hoàn cảnh đầy khó khăn như vậy, tư sản người Việt ở Trung Kỳ muốn phát đạt trong lĩnh vực này cũng không dễ dàng. Ngay từ những năm đầu chiếm đóng Việt Nam, thực dân Pháp đã chú ý ngăn cản tư sản người Việt ở Trung Kỳ thành lập xí nghiệp, công ty lớn, có khả năng cạnh tranh với các công ty tư bản Pháp. Dẫn ra đây một ví dụ cụ thể đối với công nghiệp mía đường Trung Kỳ. Vào cuối thế kỷ XIX, khi tìm hiểu công nghệ sản xuất mía đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lanessan đã cảnh báo tư bản Pháp như sau: “Các nhà công nghiệp Pháp cần đề phòng tình trạng đã xảy ra như ở Bom - bay. Ở Bom - bay, các xưởng dệt không phải ở trong tay tư bản Anh mà là ở trong tay các nhà tư bản bản xứ, các nhà công nghiệp bản xứ” [25, tr.60]. Nhận lời khuyến cáo của Lanessan, Hội nghiên cứu Đông Dương chủ trương nên để cho tư bản Pháp mở xí nghiệp sản xuất, còn nhà làm đường Trung Kỳ chỉ nên để đóng vai trò trồng mía, cung cấp nguyên liệu hoặc có chăng chỉ giới hạn với quy mô sản xuất nhỏ. Mặc dù chính sách chèn ép công nghiệp Việt Nam của thực dân Pháp là thường xuyên và đầy tính toán, nhưng một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ không chịu thoái 40 lui. Trong quá trình kinh doanh, một khi có điều kiện thuận lợi lập tức họ tìm cách để bước vào kinh doanh các ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện vốn có, đồng thời chuyển đổi phương thức kinh doanh trong các ngành thủ công nghiệp. Hơn nữa, do nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và của người Pháp trong và sau khi quá trình đánh chiếm nên một số làng nghề thủ công ở Trung Kỳ có điều kiện hoạt động mạnh hơn. Các chủ xưởng sản xuất nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường. Nhiều thành thị trở thành trung tâm buôn bán của thị trường cả nước, hàng hóa từ các làng nghề được vận chuyển ra Bắc, vào Nam bán. Do đó, đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện những nhà tư sản trong một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp như làm đường, dệt, gốm sứ… Trong ngành sản xuất đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã có những chủ sản xuất tiến hành cải tiến trục ép mía để tăng năng suất. Từ những bàn trục bằng gỗ dùng sức kéo của trâu, bò phổ biến trước đây, nhiều chủ xưởng đã đầu tư vốn mua bàn trục ép bằng sắt. Bằng việc đầu tư vào công cụ sản xuất, năng suất sản xuất đường ở đây đã tăng lên. Điều đó được minh chứng qua báo cáo của khâm sứ Trung Kỳ năm 1903: “Việc sản xuất đường hiện nay nhiều không thể kể xiết, các trục ép mía làm việc suốt ngày đêm, thiếu cả thuyền mành đi biển để chở bao đường ra Faifo và Đà Nẵng” [148, tr.79]. Một điều đáng chú ý nữa là những chủ xưởng sản xuất đường khi đã có một số vốn nhất định trong tay, để tận thu lợi nhuận tối đa, họ đã dùng tiền kiếm được mua thêm ruộng đất trồng mía làm nguyên liệu và sản xuất lúa. Phương thức kinh doanh trên của các chủ xưởng sản xuất đường cho thấy từ đầu thế kỷ XX, họ đã tích lũy được một số tư bản nhất định, đồng thời sự phân hóa trong đội ngũ thợ thủ công làm đường thể hiện ở việc tập trung tư bản trong tay một số người và làm phá sản những người khác cùng ngành diễn ra khá phổ biến. Bởi vì, để mua một trục ép mía bằng sắt loại nhỏ phải mất 115 đồng, còn loại lớn giá 230 đồng, trong khi đó trục ép bằng gỗ chỉ có giá 20 đồng [22, tr.38]. Số tiền đó vào thời điểm bấy giờ và đối với các chủ xưởng làm đường không phải là nhỏ. Chính thông qua làm ăn phát đạt, tích lũy được nhiều tiền bạc nên “có nhiều chủ nhân làm nhà gạch, mua đất tư, còn các bạn cùng làm thì khổ một vẫn hoàn khổ một” [103]. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là số lượng những chủ xưởng có khả năng đầu tư cải tiến kỹ thuật sản xuất như trên không nhiều, qui mô sản xuất còn nhỏ, việc sử dụng trục ép bằng gỗ vẫn còn phổ 41 biến. Mặc dầu vậy, đây cũng là tiền đề quan trọng để thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Trung Kỳ xuất hiện các “công xi” sản xuất đường quy mô lớn ở Trung Kỳ. Trong ngành gốm cũng đã xuất hiện một số xưởng sản xuất làm ăn phát đạt. Từ cuối thế kỷ XIX, ở Trung Kỳ hình thành những vùng chuyên sản xuất gốm nổi tiếng ở Thanh Hóa, Phan Thiết, Thừa Thiên Huế… Trên cơ sở đó, đến đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện một số xưởng sản xuất và chủ xưởng lớn. Tại Thanh Hóa, các xã Đức Thọ (thị xã Thanh Hóa), Thổ Phương (Đông Sơn), Doanh Xá (phủ Thiệu Hóa) có khoảng 25 lò sản xuất gốm [11, tr.250]; ở Thọ Hạc, Cốc Hạ (sát thị xã Thanh Hóa) có 30 - 35 lò chum và tiểu sành [20, tr.56]. Đặc biệt, ở vùng Tư Mỹ thuộc phủ Quảng Hóa (cách Đò Lèn 10 km) xuất hiện một cơ sở sản xuất gốm nổi tiếng của Nguyễn Văn Viễn. Theo tài liệu ghi lại, Nguyễn Văn Viễn gốc ở Nam Định, năm 1910, ông vào vùng Tư Mỹ khai thác đất và xây dựng lò sản xuất đồ sứ. Các loại bát, đĩa sứ do cơ sở ông sản xuất đẹp và tốt như đồ sứ Móng Cái (Quảng Ninh); còn chum, vại thì to hơn, có chất lượng tốt và hình thức đẹp hơn loại sản xuất ở Hương Canh (Vĩnh Yên) [11, tr.248, 250]. Khi lập cơ sở sản xuất, ông đã tuyển cả thợ ở Móng Cái về cùng người địa phương sản xuất đồ gốm. Vì thế, cơ sở sản xuất này làm ăn phát đạt, chiếm lĩnh được thị trường và là dấu hiệu của sự phát triển về mặt chất lượng của tiểu thủ công nghiệp với tính chất tư bản chủ nghĩa rõ rệt. Với phương thức kinh doanh đó, Nguyễn Văn Viễn giàu lên nhanh chóng, trở thành một nhà tư sản trong ngành sản xuất gốm. Trong ngành dệt ở Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam cũng đã có một số chủ xưởng giàu lên nhanh chóng. Từ cuối thế kỷ XIX, ở những địa phương này đã hình thành những vùng chuyên ươm tơ, dệt lụa, nhiễu, the và đã có hiện tượng thuê mướn nhân công trong quá trình sản xuất. Theo báo cáo của Tổng lãnh sự Pháp tại Quy Nhơn là De Vérnéville, ngày 4-2-1881, trong tỉnh Bình Định có 7 tổng có nghề dệt nhiễu là Nhơn Ngãi, An Ngãi (thuộc phủ An Nhơn); Dương An, Nhơn An (thuộc huyện Tri Phước); Trung Sơn, Tài Lương, Yên Sơn (thuộc huyện Hoài Nhơn), với tổng cộng 34 khung dệt. Trong đó có một số làng tập trung nhiều khung dệt như Gò Mít (tổng An Ngãi) có 10 khung dệt, làng Phố Trạch (tổng An Nhơn) có 12 khung dệt [166]. Cũng theo De Vérnéville, việc thuê mướn nhân công đã có, mỗi khung dệt thuê 4 thợ, mỗi thợ đảm nhiệm một công đoạn trong quy trình dệt. Giá nhân công trong thời gian này rất hạ, mỗi tấm nhiễu hạng thường người chủ phải trả tiền thuê nhân công 7 quan, còn tiền lãi là 5 - 6 quan. 42 Sang đầu thế kỷ XX, nhằm mở rộng hoạt động sản xuất theo hướng hiện đại và hướng theo lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa, một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ sau một thời gian tích lũy vốn đã đầu tư mua máy dệt kiểu mới thay cho khung cửi truyền thống trước đây, xây dựng xưởng thợ, thuê nhân công, tiến hành sản xuất. Đa phần những xưởng sản xuất này ra đời ở những địa phương có nghề dệt truyền thống nổi tiếng trước đây và sau một thời gian, một số người xây dựng thêm xưởng ở khu vực thành thị. Điển hình như trường hợp Lê Văn Nhẫn. Lê Văn Nhẫn ban đầu chủ xưởng dệt nhỏ ở An Nhơn (Bình Định). Sau khi người Pháp mở nhà máy dệt Delligon ở Phú Phong và các phân xưởng ở rải rác các huyện của tỉnh Bình Định, Lê Văn Nhẫn lập xưởng dệt Flachet ở Nhơn Hòa (An Nhơn- Bình Định), với 4 máy dệt kiểu mới. Một thời gian sau, ông tiếp tục mở xưởng dệt tại thành phố Quy Nhơn [12, tr.268]. Ngoài những ngành nêu trên, ở Trung Kỳ cũng xuất hiện một số người bỏ vốn ra kinh doanh trong nghề làm đồ sắt, sản xuất nông cụ, vật liệu làm nhà. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, sản xuất theo kiểu “lấy công làm lời”, chưa có tính chất tư bản chủ nghĩa nên những người chủ này mới chỉ là các tiểu chủ, chưa phải là nhà tư sản thực thụ. Trong công nghiệp, do thực dân Pháp thực hiện chính sách kìm hãm, hạn chế phát triển và khả năng về vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh chưa có nên hầu như chưa có tư sản người Việt nào ở Trung Kỳ tham gia trong lĩnh vực này. Đặc biệt là trong các ngành sản xuất có tính chất cơ khí, in ấn. Có chăng trong công nghiệp chế biến xuất hiện một vài xưởng sản xuất nhưng quy mô của những xưởng sản xuất này còn nhỏ và rất ít. 2.2.1.2. Lĩnh vực thương nghiệp Khác với lĩnh vực công nghiệp, trong lĩnh vực thương nghiệp hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ khởi sắc hơn, số lượng người tham gia đông, phương thức kinh doanh đa dạng và tất nhiên lợi nhuận thu được cũng cao hơn. Nhiều tư sản nhờ nắm bắt được cơ hội kinh doanh đã mạnh dạn bỏ vốn lập công ty bao mua sản phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước. Chẳng hạn như trong lĩnh vực buôn bán lâm sản, nông sản, một số tư sản người Việt ở Vinh, Bến Thủy như Bạch Hưng Nghiêm đã đến tận gốc ở miền thượng và sang cả Lào thu mua gỗ và lâm đặc sản bán ra thị trường kiếm lời. Bên cạnh đó, cơ sở này còn thu mua các sản phẩm nông sản bán cho các hãng xuất cảng để kiếm lời. 43 Ngoài ra, còn phải kể đến những nhân vật khác như Phương Thành, Nguyễn Đình Khuê, Lý Quý là những tư sản nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Những thương nhân này chuyên thu mua bông vải sợi ở những nơi sản xuất tập trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắc Lắc… đem ra bán cho nhà máy dệt sợi ở Nam Định và xuất cảng sang Hồng Kông. Việc thu mua bông trong khu vực Trung Kỳ của những tư sản này gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của thương nhân người Hoa và người Âu, bởi khu vực này là nơi cung cấp lượng bông lớn của nước ta. Theo tài liệu, mỗi năm, riêng Thanh Hóa đã cung cấp cho thị trường Bắc Kỳ (chủ yếu là Nam Định) gần 159 tấn hạt bông [11, tr.252]. Do đó, để mua được bông, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có sáng tạo trong phương thức kinh doanh như bỏ tiền ra mua cây giống, cung cấp kỹ thuật cho người sản xuất và buộc họ bán hạt bông khi thu hoạch theo thỏa thuận ban đầu. Bên cạnh những tư sản kinh doanh một mặt hàng riêng biệt còn có người kinh doanh nhiều loại mặt hàng cùng một lúc. Số này tương đối đông. Đặc điểm của những nhà tư sản này là có vốn tương đối lớn, nên có thể thu mua nhiều loại hàng hóa để buôn bán và sinh sống tập trung ở các đô thị lớn. Điển hình cho số này là Trịnh Văn Ngấnmột tư sản giàu có bậc nhất ở Vinh. Ông buôn bán rất nhiều mặt hàng như bông vải sợi, hàng kim khí, lúa gạo, các loại nông cụ, thực phẩm… Cơ sở kinh doanh của ông có quy mô thuộc loại lớn ở Vinh lúc bấy giờ. Một điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ giai đoạn này là sự xuất hiện các hội buôn với sự góp vốn của nhiều người. Tiêu biểu như Triêu Dương thương quán, Quảng Nam hiệp thương công ty, Công ty Phượng Lâu… Triêu Dương thương quán có trụ sở ở Vinh do Ngô Đức Kế khởi xưởng, với sự tham gia của các thương nhân như Lê Văn Huân, Nguyễn Văn Hộ. Hiệu buôn này chuyên buôn hàng lâm thổ sản ở Nghệ An và các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Kỳ. Còn Quảng Nam hiệp thương công ty là một công ty cổ phần, do nhiều người đóng góp vào. Đến năm 1906 - 1907, số vốn của công ty này lên đến 20 vạn đồng [67, tr.167]. Những hội buôn này ban đầu là những hiệu buôn nhỏ, dần mở ra nhiều chi điếm ở các tỉnh trong cả nước và tiến lên thành lập công ty. Bên cạnh kinh doanh một mặt hàng chính, còn kinh doanh thêm nhiều mặt hàng phụ nên số vốn tăng khá nhanh. 44 2.2.1.3. Lĩnh vực nông nghiệp Đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nước ta, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện; giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt đều thuận lợi, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa được mở rộng. Lúc này, trong nông nghiệp, cùng với sự hình thành hệ thống nông giang, nhiều trại thí nghiệm giống cũng được mở ra. Xu hướng kinh doanh hàng hóa trong nông nghiệp nở rộ, nhất là khi tư bản Pháp xuất khẩu mạnh nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới. Kinh tế nông nghiệp bị lôi cuốn vào thị trường ngày càng nhiều. Những sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, ngô, lạc, bông… được đem ra thị trường trao đổi ngày càng nhiều. Quan hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông thôn Trung Kỳ. Cùng với quá trình đó, ở Trung Kỳ cũng xuất hiện một số tư sản kinh doanh trong nông nghiệp. Họ thường là những người giàu có lên ở nông thôn gọi là phú nông. Lực lượng này đã hướng vào sản xuất nông phẩm đem bán trên thị trường, thuê mướn lao động dù chỉ theo thời vụ. Thế nhưng, do nền kinh tế còn nặng tính chất tự nhiên và quan hệ sản xuất phong kiến thống trị ở nông thôn, nên quan hệ tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mới hé ra. Do đó, các điền chủ có xu hướng tậu ruộng rồi đem phát canh thu tô chứ không tậu ruộng rồi thuê mướn nhân công, bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa. Theo thống kê, chỉ có một số rất ít người kinh doanh đồn điền ở Thanh Hóa, Gia Lai, Quảng Nam nhưng diện tích không lớn. Tiêu biểu như đồn điền của Bát Soạn, Nguyễn Hữu Ngọc, Trần Văn Bân, Hàn Thanh… ở Thanh Hóa; đồn điền của Pieer Phương ở Bàu Cạn (Gia Lai)... Tuy nhiên, hiện tượng bỏ tiền tậu ruộng, lập đồn điền kinh doanh ở Trung Kỳ không phổ biến như Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Điều này, một phần do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Trung Kỳ ít thuận lợi hơn vùng khác, đầu tư vào nông nghiệp ở Trung Kỳ không mang lại lợi nhuận lớn, bấp bênh. Do đó, xu hướng tư sản địa chủ hóa ít phát triển mạnh ở Trung Kỳ và nông nghiệp không phải là lĩnh vực hoạt động mạnh của tư sản người Việt ở khu vực này. Dầu vậy, hiện tượng tư sản bỏ vốn kinh doanh trong nông nghiệp đã xuất hiện ở Trung Kỳ và đây sẽ là lĩnh vực kinh doanh phát triển về sau một khi có điều kiện thuận lợi hơn. 2.2.1.4. Lĩnh vực giao thông vận tải Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), các tập đoàn tư bản Pháp tập trung đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải được ưu tiên đầu tư với số vốn lớn 128 triệu phơrăng [101, tr.227]. Với sự đầu 45 tư này, hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam đầu thế kỷ XX so với cuối thế kỷ XIX có bước phát triển vượt bậc. Nhiều tuyến đường mới được đưa vào khai thác, góp phần tạo nên mạng lưới giao thông đường bộ hiện đại và tiện lợi hơn nhiều so với trước kia. Nhận thức được tiềm năng và nhu cầu trong lĩnh vực vận tải, tư bản Pháp đã tìm cách độc quyền trong lĩnh vực này. Ngay từ đầu thế kỷ XX, tư bản Pháp đã lập Công ty vận tải ô tô Bắc Trung Kỳ và Lào (SAMANAL) để chiếm lĩnh thị trường vận tải trên các tuyến đi các tỉnh Trung Kỳ và sang Lào. Đối với tư sản người Việt ở Trung Kỳ, đây là một lĩnh vực kinh doanh mới, lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực. Tuy nhiên, đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện một số tư sản kinh doanh trong lĩnh vực này, tiêu biểu như Phạm Văn Phi, Hào Hưng, Minh Tâm, Tạ Quang Châu… Những tư sản này đều có phương thức kinh doanh chung là bắt đầu từ việc mở các cơ sở sửa chữa ô tô ở các trung tâm đô thị. Ban đầu họ chấp nhận sửa chữa xe cho các hãng vận tải ô tô của người Pháp để tích lũy vốn, học tập kinh nghiệm, sau đó mới mua phương tiện vận tải để kinh doanh. Ví dụ như trường hợp của Phạm Văn Phi. Đầu thế kỷ XX, khi mới từ Hà Nội vào Vinh lập nghiệp, ông đã lập cơ sở chuyên sửa chữa ô tô cho Công ty vận tải ô tô Bắc Trung Kỳ và Lào; đến năm 1912, ông đã thành lập công ty riêng của mình với số vốn là 15.000 phơrăng [122]. Lúc này, ngoài việc tiếp tục sửa chữa, công ty của ông đã bắt đầu mua một số ô tô, tuyển dụng thêm công nhân để vận tải hàng hóa, hành khách ở một vài tuyến từ Vinh đi các tỉnh ở Trung Kỳ. Đối với vận tải đường thủy, mặc dù đây là một thế mạnh của khu vực Trung Kỳ nhưng chưa xuất hiện tư sản nào kinh doanh trong lĩnh vực này. Bởi đây là một ngành mới, đòi hỏi có số vốn lớn, trong khi tư sản người Việt ở Trung Kỳ vốn ít lại chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Tuy ngành vận tải ô tô đã phát triển, song hầu hết các đô thị ở Trung Kỳ đều chưa có các tuyến xe buýt, xe ca chở khách trong nội thành, xe đạp cũng rất hiếm; trong khi đó nhu cầu đi lại ở nội thành ngày càng tăng. Đây là cơ sở cho sự ra đời nghề xe kéo ở Trung Kỳ. Năm 1901, Công ty xe kéo Đông Dương thành lập, có trụ sở chính ở Hà Nội. Nghề xe kéo phát triển nhanh chóng ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và du nhập nhanh chóng vào các đô thị ở Trung Kỳ, chủ yếu là các đô thị lớn như Đà Nẵng, Vinh. Mỗi trung tâm đô thị có khoảng từ 100 - 250 phu kéo xe [61, tr.195]. Các chủ xe xuất hiện ngày càng nhiều, làm ăn phát đạt. Nổi lên trong số này là công ty Hào Hưng, 46 Đồng Lợi, Cửu Thạch ở Đà Nẵng. Phương thức kinh doanh của những công ty này là mua xe, thuê người kéo rồi trả tiền công, một phần cho các phu xe thuê lại. Lúc đầu các chủ xe này phải mua xe từ Hà Nội, nhưng về sau khi làm ăn có tiền, họ tự thuê thợ đóng xe để giảm giá cho thuê, nhằm cạnh tranh với tư bản ngoại quốc. 2.2.1.5. Lĩnh vực thầu khoán Đầu thế kỷ XX, ở Trung Kỳ đã xuất hiện một số thầu khoán và cửa hiệu làm đại lý cho tư bản Pháp. Tiêu biểu như Bùi Huy Tín, Nghè Phụng, Nghè Mại, Nghè Giá… Ban đầu, những người này chỉ là những cai thầu, nhận thầu lại một phần công việc từ những nhà thầu lớn của Pháp, rồi dần trở thành những thầu khoán lớn chuyên cung cấp vật liệu, nhận thi công một đoạn đường hoặc làm đại lý cho tư bản Pháp. Nghè Phụng, Nghè Mại, Nghè Giá là những thầu khoán trong lĩnh vực xây dựng. Khi mới bước lĩnh vực thầu khoán, họ nhận làm một số công đoạn trong các công trình ở thành thị cho các hãng thầu khoán lớn của Pháp như công ty De Vallois Perret, Brossard Mopin, Ulyse, sau đó trở thành những thầu khoán khá lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng đô thị ở Đà Nẵng. Còn Bùi Huy Tín, khi thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt ở Trung Kỳ, trong những năm 1903 - 1906, ông đã nhận thầu cung cấp tà vẹt cho đường xe lửa ở đây và giàu có nhanh chóng. Điều đáng chú ý, bên cạnh hoạt động thầu khoán là chính, khi đã có một số vốn nhất định họ đã chuyển sang kinh doanh cả những lĩnh vực khác, kể cả công - thương nghiệp. Nghè Phụng, Nghè Giá sau một thời gian làm thầu khoán đã bỏ vốn buôn bán bất động sản mà địa bàn chính là Đà Nẵng. Bùi Huy Tín sau một thời gian làm thầu khoán, đã bỏ tiền mua đất lập đồn điền ở Phú Thọ, Hà Tĩnh, Thanh Hoá và một số khu mỏ ở Quảng Ninh. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp đến giao thông vận tải, thầu khoán. Trong đó, lĩnh vực thương nghiệp có số lượng đông đảo nhất và đồng thời cũng lập nên những cơ sở kinh doanh có nguồn vốn khá lớn và phương thức kinh doanh đa dạng. Mỗi tư sản đều lựa chọn những phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp với số vốn, quy mô công ty của mình, với mục đích đạt lợi nhuận cao nhất và cạnh tranh được với các công ty tư bản ngoại quốc. Trong đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ thường hướng tới phương thức “mua tận gốc bán tận ngọn” để thu lợi nhuận cao, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc và 47 cạnh tranh của tư bản ngoại quốc. Để cạnh tranh hiệu quả, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có nhiều phương thức hoạt động sáng tạo; thể hiện được tầm kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh của họ trong giai đoạn này. Riêng đối với lĩnh vực công nghiệp, số lượng tư sản hoạt động trong lĩnh vực này ở Trung Kỳ rất ít. Đặc biệt, trong những ngành công nghiệp hiện đại hầu như không có mặt của tư sản người Việt. Có chăng nữa, họ chỉ kinh doanh trong ngành công nghiệp chế biến vốn là các ngành nghề thủ công truyền thống của khu vực trước đây. Các xưởng sản xuất họ lập ra, tiếng gọi là các xí nghiệp có tính chất tư bản chủ nghĩa, nhưng kỳ thực vốn ít, quy mô thì nhỏ bé, kỹ thuật sản xuất đa số còn lạc hậu, sức cạnh tranh với các công ty tư bản Pháp còn kém. So với tư sản người Việt ở Bắc Kỳ thì tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn thua kém. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Bắc Kỳ đã xuất hiện một số tư sản người Việt tham gia các ngành sản xuất và kinh doanh có tính chất cơ khí, kỹ thuật hiện đại như kinh doanh vận tải đường thủy của Bạch Thái Bưởi, đến năm 1909 đã có 3 tàu và mở được 2 tuyến: Nam Định - Hà Nội, Nam Định - Bến Thủy; năm 1911, Ngô Tử Hạ mở được nhà in đầu tiên ở phố Hàng Gai, sau đó lại mở thêm nhà in quy mô lớn hơn ở phố Lý Quốc Sư, làm ăn phát đạt; hay như xí nghiệp thuốc lá ở Phủ Lý mỗi ngày sản xuất được 400 điều thuốc lá to và 2000 điếu thuốc lá nhỏ [72, tr.39-40]. Tuy số lượng ít, không có nguồn vốn lớn và chưa tiến hành kinh doanh rầm rộ ngay từ đầu như tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ nhưng tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng bước đầu tham gia hầu hết các lĩnh vực kinh doanh từ công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp đến giao thông vận tải, thầu khoán… Đây chính là cơ sở, tiền đề để tư sản người Việt ở Trung Kỳ vươn lên kinh doanh đa lĩnh vực, đa phương thức một khi có điều kiện thuận lợi hơn trong những giai đoạn lịch sử sau này. 2.2.2. Các hình thức sản xuất, kinh doanh Khi vừa mới ra đời, do số lượng vốn ít, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều nên tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có các hình thức kinh doanh khác nhau. Mỗi hình thức kinh doanh đều xuất phát từ nhu cầu khác nhau, do đó hiệu quả mang lại cũng khác nhau. - Thứ nhất, sản xuất và kinh doanh độc lập Đây là hình thức kinh doanh phổ biến, theo đó khi có số vốn nhất định, nhà tư sản tự lập công ty, xí nghiệp của mình. Những công ty, xí nghiệp này thuộc sở hữu của cá nhân nhà tư sản đó, lợi nhuận thu được không chia sẻ với ai. Ví dụ như Phạm Văn 48 Phi kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ông đã tự mình bỏ vốn, lập cơ sở sửa chữa ô tô, sau khi tích lũy được một số vốn nhất định đã mở công ty vận tải ô tô từ Vinh đi một số tỉnh trong khu vực Trung Kỳ. Ở Trung Kỳ, lực lượng tư sản kinh doanh theo hình thức độc lập có số lượng đông nhất. Tiêu biểu như Phạm Văn Phi, Hào Hưng trong lĩnh vực giao thông vận tải; Bảo Nguyên, Hoành Trang, Trường Hưng trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc; Trịnh Văn Ngấn, Lý Quý, Lê Viết Lới trong lĩnh vực kinh doanh nông sản và lâm thổ sản; Nguyễn Văn Viễn trong ngành sản xuất gốm sứ… Họ xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể là những chủ xưởng sản xuất, thương nhân hoặc từ những địa chủ. Đa số những tư sản kinh doanh theo hình thức này đều tự lập những cửa hiệu buôn bán, xưởng sản xuất hay công ty riêng; quản lý, kinh doanh theo kinh nghiệm thực tế học hỏi được. Do kinh doanh theo hình thức độc lập nên những tư sản này có số vốn không lớn, việc kinh doanh khó mở rộng ra khỏi địa bàn một tỉnh và đặc biệt chưa lập được những công ty lớn, có tính chất hiện đại. - Thứ hai, sản xuất và kinh doanh theo hình thức hùn vốn Khi vừa mới ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã gặp phải sự chèn ép, ngăn cản từ tư bản Pháp, lại chịu sự cạnh tranh quyết liệt của tư sản Hoa kiều. Hơn nữa, vốn của họ rất ít, nhiều người không đủ khả năng lập một công ty, xí nghiệp riêng cho mình. Vì vậy, để lập được những công ty đủ sức cạnh tranh với các công ty của tư bản ngoại quốc, đồng thời thúc đẩy công thương nghiệp dân tộc phát triển, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cùng hùn vốn với nhau kinh doanh. Cách thức hùn vốn của họ hoặc là góp trực tiếp không quy định là bao nhiêu, tùy theo khả năng của từng người hoặc là lập công ty cổ phần, rồi quy định mỗi cổ phần bao nhiêu tiền để những người có tiền góp. Lợi nhuận thu được của mỗi người tùy thuộc số lượng cổ phần của họ trong công ty đó. Có một số tư sản, ban đầu không đủ tiền mở công ty kinh doanh, nên đã rủ thêm người khác góp vốn kinh doanh với mình, rồi cùng chia lợi nhuận với nhau. Lợi nhuận chia theo tỷ lệ tiền đóng góp. Ví dụ như trường hợp của Minh Tâm và Tạ Quang Châu, hai người này cùng hùn vốn với nhau mở cơ sở sửa chữa ô tô ở Vinh. Cách thức hùn vốn này thường là vào thời gian đầu, khi những tư sản này mới bước vào kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Sau khi đủ vốn, họ lại tách ra lập công ty riêng. Cơ sở của 49 Minh Tâm và Tạ Quang Châu, sau một thời gian hoạt động, đã tách thành hai cơ sở riêng biệt. Có nguời hùn vốn với nhau bằng cách thức lập công ty cổ phần. Điển hình như Quảng Nam hiệp thương công ty. Công ty này buôn bán rất nhiều mặt hàng từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đi Hà Nội, Sài Gòn, Hồng Kông. Khi thành lập, mỗi cá nhân góp vốn bằng cách mua cổ phần. Công ty định giá mỗi cổ phần là 50 đồng [20, tr.62]. Số lượng cổ phần được mua không giới hạn. Đến những năm 1906 - 1907, công ty đã huy động được số vốn khá lớn khoảng 20 vạn đồng [18, tr.72]. Một số tư sản ban đầu kinh doanh độc lập, tự thành lập hiệu buôn, xưởng sản xuất. Sau đó, do muốn tăng vốn để thành lập công ty lớn hơn, mở rộng địa bàn kinh doanh và cạnh tranh với các đối thủ khác nên đã kêu gọi nhiều người hùn thêm vốn. Tiêu biểu cho dạng này là công ty Phượng Lâu. Phượng Lâu khi mới thành lập chỉ là một hiệu buôn, chuyên buôn bán lụa từ Bắc Kỳ vào Trung Kỳ. Trong những năm 1885 - 1888, công ty này chỉ có vốn khoảng 200 đồng và một cửa hiệu duy nhất ở Thanh Hóa. Sang đầu thế kỷ XX, để mở rộng cơ sở kinh doanh và lập thành một công ty lớn hơn, đã kêu gọi sự góp vốn của nhiều người khác. Bằng cách đó, đến những năm 1907 - 1908, công ty đã mở thêm chi nhánh tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế và cả các tỉnh ở Nam Kỳ; hàng buôn lúc này không chỉ có lụa mà rất nhiều loại, tiền lãi thu được mỗi năm hàng chục ngàn đồng. Ngoài ra, trong hình thức hùn vốn kinh doanh, còn xuất hiện các hội buôn và công ty do sự góp vốn không phải của riêng tư sản, mà cả các sĩ phu tiến bộ. Tiêu biểu như Triêu Dương thương quán, Liên Thành thương quán, Hợp thương Diên Phong… Hình thức này ở trước Chiến tranh thế giới thứ nhất khá phổ biến ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn của những hội buôn trên không phải do quá trình tích lũy tư bản, đó là do những người yêu nước chung góp lại. Thực chất, những sĩ phu tiến bộ này đều xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình”, không am hiểu kinh doanh nhiều, nhưng tham gia góp vốn để hưởng ứng Phong trào Duy Tân và cổ vũ công cuộc thực nghiệp của nước nhà, làm cho Việt Nam giàu mạnh như Nhật Bản và các nước phương Tây. Tổ chức ra những hội buôn này, những người làm chủ tất nhiên cũng muốn kiếm lời, đó là đặc trưng của lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa, tuy nhiên, đó chưa phải mục đích duy duy nhất của họ. Mục đích lớn hơn và quan trọng hơn là hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì thế, có khi 5 - 6 người mới chung nhau mua được một cổ phần. 50 - Thứ ba, liên kết với tư sản Pháp Tư sản người Việt ở Trung Kỳ khi mới ra đời thế lực hết sức nhỏ bé. Sự nhỏ bé đó thể hiện ở số lượng người, số vốn, thị trường và sức cạnh tranh. Đa số những ngành kinh tế quan trọng đều do tư bản Pháp nắm, sau đó tới lực lượng Hoa kiều, tư sản người Việt muốn vươn lên trong bất cứ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nào cũng rất khó khăn. Trước tình hình đó, để tham gia vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận, một số tư sản người Việt đã chọn hình thức kinh doanh liên kết với các chủ tư sản Pháp. Những tư sản liên kết làm ăn với tư sản Pháp có nguồn gốc khác nhau. Đó có thể là các điền chủ giàu có như điền chủ Phương; những thầu khoán như Bùi Huy Tín, Nghè Mại hay những thương nhân như Trịnh Văn Ngấn… Họ có trong tay số vốn tương đối lớn. Lĩnh vực có sự liên kết sản xuất, kinh doanh với thực dân Pháp khá rộng như thầu khoán, đại lý phân phối, tiêu thụ hàng ngoại hóa, lập đồn điền kinh doanh, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Trong đó, tiêu biểu nhất là lĩnh vực công nghiệp dệt. Năm 1911, khi Lê Phát An, một điền chủ nổi tiếng ở Nam Kỳ liên kết với tư bản Pháp mở công ty dệt Dilignon ở Phú Phong (Bình Định) ngoài Lê Phát An, còn có Pierre Phương là điền chủ ở Phú Phong (Tây Sơn, Bình Định) cũng chung vốn vào công ty này [23, tr.55]. Vốn ban đầu của công ty này là 1.775.000 phơrăng. Sau khi mở xưởng ở Phú Phong, công ty tiếp tục mở thêm các xưởng sản xuất ra Bồng Sơn, Giao Thủy. Việc liên kết sản xuất, kinh doanh giữa tư sản người Việt và tư sản Pháp diễn ra trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tư sản Pháp cần có một lớp người làm trung gian cho việc kinh doanh và ủng hộ các chính sách cai trị của chúng; ngược lại những tư sản bản xứ này sẽ có được chỗ dựa vững chắc, chia sẻ lợi ích kinh tế. Sự thống nhất về quyền lợi ấy khiến họ về phương diện chính trị, dù ít hoặc nhiều những tư sản bản xứ này cũng có thái độ ủng hộ thực dân Pháp, công nhận và bảo vệ quyền lợi của bọn đế quốc thống trị thuộc địa. Do đó, các nhà nghiên cứu gọi đây là bộ phận tư sản “mại bản”. Tuy nhiên, cần thấy một điều rằng không phải tất cả những tư sản liên kết kinh doanh với tư bản Pháp đều là “mại bản”. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ liên kết kinh doanh với tư sản Pháp và tùy vào từng thời điểm cụ thể. Như vậy, trong thời kỳ này tư sản người Việt ở Trung Kỳ có nhiều hình thức sản xuất, kinh doanh khác nhau. Trong đó, hình thức phổ biến nhất là sản xuất, kinh doanh độc lập. Đa số những người theo hình thức này đều có số vốn nhỏ, họ chỉ dừng 51 lại ở việc lập các xưởng sản xuất, hiệu buôn, ít có những công ty quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh với các công ty tư bản nước ngoài. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi họ đang trong quá tình tích lũy tư bản, học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. 2.3. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ với các cuộc vận động yêu nước đầu thế kỷ XX Bắt đầu từ năm 1862, với những sai lầm trong chiến lược, chiến thuật chống Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký các hàng ước từng bước đầu hàng và làm tay sai cho Pháp. Mặc dù nhân dân Việt Nam liên tục đứng lên đấu tranh với tinh thần anh dũng, quyết liệt nhưng rốt cuộc từ phong trào kháng chiến những năm 1858 1884 đến phong trào Cần vương, tự vệ đều chung một kết quả là thất bại. Trước bối cảnh đó, vào đầu thế kỷ XX, trong khi phong trào cách mạng ở khu vực Đông Á đang diễn ra sôi nổi dưới ngọn cờ mới thì ở Việt Nam thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam truyền thống biến đổi, tạo tiền đề bên trong cần thiết cho sự du nhập trào lưu tư tưởng mới- dân chủ tư sản từ bên ngoài vào. Từ đó, đã hình thành nên phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Điểm khác biệt của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới đầu thế kỷ XX chính là sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang chống Pháp, giành độc lập dân tộc với đấu tranh giành quyền dân chủ, hướng tới xây dựng đất nước hùng cường, mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó, bên cạnh các cuộc vũ trang bạo động còn xuất hiện những cuộc vận động yêu nước mang màu sắc tư sản mà điển hình ở Trung Kỳ là Phong trào Duy Tân và Đông Du. Những cuộc vận động yêu nước này không chỉ thể hiện tinh thần đánh Pháp, chống ách nô dịch của các nước phương Tây, mà còn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ các cuộc cách mạng tư sản phương Tây được phản ánh qua Tân thư, Tân văn, Tân báo của Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan từ quê hương, gia đình và mức độ hấp thu tư tưởng dân chủ tư sản khác nhau nên phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX mặc dù đã mang tính chất dân chủ tư sản nhưng lại phân hóa thành hai xu hướng khác nhau: bạo động và cải cách. Một bộ phận sĩ phu mà điển hình là Phan Bội Châu chủ trương dùng vũ trang bạo động đánh đổ sự thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập 52 dân tộc. Trong khi đó, một bộ phận khác mà điển hình là Phan Châu Trinh chủ trương thực hiện cuộc vận động Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục nhằm khai dân trí, chấn dân khí và hậu dân sinh. Các cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản dưới những xu hướng khác nhau trên đây đã đưa đến một diện mạo mới, không kém phần rầm rộ và quyết liệt như các phong trào yêu nước ở khu vực Trung Kỳ nửa sau thế kỷ XIX. Vào đầu thế kỷ XX, trong khi tại nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Philíppin…, giai cấp tư sản dân tộc đã hình thành, bước lên vũ đài chính trị, vận động tập hợp lực lượng, lập các tổ chức chính trị, xây dựng cương lĩnh, tiến tới một cuộc cách mạng đánh đổ ách thống trị của thực dân phương Tây, xóa bỏ chế độ phong kiến. Và mặc dù các cuộc cách mạng đó vẫn chưa đưa đến thắng lợi cuối cùng nhưng thông qua đó, giai cấp tư sản ở những nước này đã khẳng định được vai trò lãnh đạo, thành lập chính đảng của giai cấp mình và là trung tâm của phong trào dân tộc dân chủ; thì ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng, các cuộc vận động cách mạng theo khuynh hướng mới lại chưa phải do tư sản người Việt tiến hành, mà là do các sĩ phu cấp tiến khởi xướng và lãnh đạo. Bộ phận sĩ phu cấp tiến này dưới tác động của những điều kiện bên trong và bên ngoài đã nhận thức được sự yếu kém, lạc hậu của nền kinh tế dân tộc; sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và nguyên nhân dẫn tới sự hùng cường về kinh tế, thắng lợi giòn giã trước nước Nga của Nhật Bản nên mạnh dạn thay đổi về nội dung, cách thức, biện pháp vận động cứu nước theo hướng dân chủ tư sản. Sở dĩ tư sản người Việt chưa trở thành lực lượng khởi xướng và lãnh đạo các cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỷ XX là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự thật là những năm đầu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam có biến đổi trong cơ cấu, với tính chất nửa tư bản chủ nghĩa nửa phong kiến. Ứng với cơ cấu kinh tế đó, cơ cấu giai cấp xã hội ở nước ta và khu vực Trung Kỳ cũng biến đổi, xuất hiện những lực lượng xã hội tương ứng; trong đó có tầng lớp tư sản người Việt. Tuy nhiên, tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và trên cả nước bấy giờ số lượng ít, thực lực kinh tế còn yếu ớt, mới chỉ là tầng lớp nhỏ bé trong xã hội, chưa thể nào bước lên vũ đài chính trị, khởi xướng, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thực hiện một phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới được. Đứng trước những điều kiện bên trong, bên ngoài tác động thuận chiều, dựa trên cơ sở văn hóa dân tộc trước sự phá 53 sản của chế độ phong kiến và trên cơ sở của tinh thần dân tộc, tiếp nối phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, bộ phận sĩ phu cấp tiến đã từ bỏ con đường cứu nước theo lập trường phong kiến, đứng ra tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản, khởi xưởng và lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản. Trong bối cảnh của nước ta đầu thế kỷ XX, các sĩ phu tiến bộ lựa chọn, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản là vì lợi ích dân tộc, với mong muốn tìm ra con đường giành độc lập dân tộc, phát triển đất nước theo hình ảnh Nhật Bản và các nước phương Tây. Những người tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản chủ yếu là bộ phận sĩ phu tư sản hóa. Họ không chỉ hấp thu mà còn tiến hành truyền bá, tập hợp lực lượng, khởi xướng và lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc vận động yêu nước, tiếp tục đưa phong trào cách mạng của Việt Nam theo kịp với trào lưu cách mạng ở khu vực và trên thế giới. Và thực tế đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của bộ phận sĩ phu tiến bộ, một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mang nội dung, tính chất mới diễn ra rầm rộ trên quy mô cả nước, tạo nên bước tiến mạnh mẽ của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam. Một điều không thể phủ nhận là phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đặt dưới sự lãnh đạo của bộ phận sĩ phu tiến bộ mà chủ yếu là lực lượng sĩ phu tư sản hóa. Tầng lớp tư sản người Việt với những yếu đuối mọi mặt của mình chưa thể đủ khả năng khởi xướng, lãnh đạo phong trào yêu nước mới này. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa rằng tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung không có vai trò, đóng góp gì cho phong trào yêu nước đấu thế kỷ XX. Trái lại, ở góc độ nào đó, tiếng vang của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX có sự góp phần của tầng lớp tư sản người Việt. Thậm chí, tầng lớp tư sản người Việt cùng với các bộ phận khác trong xã hội là cơ sở xã hội quan trọng cho sự nẩy sinh, phát triển mạnh mẽ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta đầu thế kỷ XX. Đóng góp đầu tiên cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX của tư sản người Việt ở Trung Kỳ chính là trong phong trào Đông Du và Duy Tân. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Cường Để và hơn 20 đồng chí của mình họp tại nhà riêng Nguyễn Hàm cùng nhau thành lập một tổ chính trị bí mật có tên là Duy Tân hội. Mục đích chính của Hội là đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Khi thành lập, Hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là: Phát triển thế lực hội về người cũng như 54 về tài chính; xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và các công việc sau đó; chuẩn bị xuất dương cầu viện [81, tr.140]. Thực hiện nhiệm vụ Duy Tân hội giao cho, Phan Bội Châu dưới sự dẫn đường của Tăng Bạt Hổ đã lên đường sang Nhật với mục đích là cầu viện về quân sự. Tuy nhiên, khi sang tới Nhật, ý đồ cầu viện đã không thành, Phan liền chuyển sang cầu học, tiến hành cuộc vận động Đông Du. Phong trào Đông Du đã diễn ra sôi nổi với mục tiêu “Kén chọn những hạng nhân trẻ tuổi mà thông minh, hiếu học, nhẫn khổ nại lao, kiên quyết bất biến để học tập hòng cứu nước nhà” [67, tr.91]. Đưa thanh niên yêu nước của Việt Nam sang học tập ở Tokyo, nơi được coi là “trung tâm văn hóa - chính trị” của Đông Nam Á lúc bấy giờ, nhằm đào tạo nhân tài cứu nước, dựng nước đặng làm cho nước nhà tiến lên kịp trình độ các nước văn minh trên thế giới, đó là mục đích tối hậu của phong trào Đông Du. Mặc dù đây không phải là phong trào do bản thân tầng lớp tư sản khởi xướng và trong lực lượng cứu nước mà Phan Bội Châu gọi là “mười giới đồng tâm” không có mặt của họ, nhưng trong thực tế vẫn có sự tham gia của tầng lớp này. Thành phần tham gia phong trào này có rất nhiều hạng người trong xã hội, chia làm hai thế hệ già và trẻ. Thế hệ già là những người sáng lập, thế hệ trẻ là những người tham gia tích cực, trong đó có những thành phần xã hội khác nhau như địa chủ, nho sĩ, chức sắc, tôn giáo và cả thương nhân [84, tr.178-186]. Mặc dù không trực tiếp sang Nhật, nhưng tư sản người Việt ở Trung Kỳ hưởng ứng phong trào Đông Du qua nhiều hình thức như gửi con em mình sang Nhật du học, quảng bá hình ảnh phong trào ở trong nước qua các sách báo và ủng hộ tiền bạc cho Duy Tân hội thực hiện gửi thanh niên đi đào tạo. Từ năm 1906, phong trào Đông Du phát triển rất mạnh, ngoài Phan Bội Châu và Cường Để, có đến 200 lưu học sinh Việt Nam học tập ở Nhật Bản. Đó là con số không nhỏ. Vấn đề kinh phí để duy trì học tập của số lượng người lớn như vậy là điều cần tính tới. Nhất là trong bối cảnh số lượng suất học bổng Nhật Bản tài trợ rất ít. Và đó cũng là nỗi lo thường trực của Phan Bội Châu. Trong Niên biểu, Phan đã từng nói “Trong lòng tôi có hai việc lo: lo làm sao cho toàn thể học sinh được bền chặt; lo làm sao cho tài chính hậu viện được tiếp tục” và “Sở dĩ phải lo tài chính vì tài chính tại ngoài chưa có nhất định cơ sở, chỉ nhờ sức tiếp tế trong nước nhưng sức trong cũng rất hèn mọn” [67, tr.116-117]. Vì thế, bên cạnh những áng văn cổ động tinh thần yêu 55 nước, ông cũng viết các tác phẩm như Khuyến quốc dân tư trợ du học, Kêu gọi Nam Kỳ phụ lão, kêu gọi các tầng lớp nhân ủng hộ kinh phí và tuyển thanh niên du học Nhật Bản. Lời văn thống thiết, đầy khích lệ của Phan Bội Châu đã được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Khắp nơi ở Trung Kỳ, các nhân sĩ trí thức, nhà điền chủ và cả doanh nhân đều hướng về phong trào, ủng hộ tiền cho hoạt động Đông Du. Tiểu La Nguyễn Thành là người có nhiệm vụ liên hệ với những nhân vật tiêu biểu, vận động giúp đỡ tài chính cho phong trào. Giữa năm 1905, Nguyễn Thành vận động đóng góp được 3.000 đồng, trong đó có Lâm Bình một tư sản thương nghiệp, chuyên buôn bán hàng lâm thổ sản đã hỗ trợ 200 đồng. Một thương nhân khác là Trần Đông Phong, do có cảm tình với phong trào và hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu, ông đã góp 15 nén bạc, trích từ vốn làm ăn của gia đình mình để ủng hộ quỹ du học [84, tr.100]. Từ đó, số lượng người góp ngày càng đông, số tiền thu được lên đến 40.000 đồng tương đương 200 lượng vàng [67, tr.180]. Số tiền này có ý nghĩa rất lớn đối với các lưu học sinh đang học ở Nhật. Để đảm bảo nguồn quỹ lâu dài cho hoạt động du học, những người trong Duy Tân hội đã nhận thức không thể dựa mãi vào sự ủng hộ, bởi như Phan nói “Sức trong nước cũng rất hèn mọn”. Do vậy, những người lãnh đạo đã nghĩ tới phương án kêu gọi lập các hội buôn, vừa để cổ động phát triển công thương nghiệp nước nhà, vừa tạo nguồn thu hỗ trợ phong trào Đông Du. Trong Việt Nam quốc sử khảo, Phan viết “Thân mình làm ra của cải thì phải lấy của cải mà mở thêm thân, đó mới là việc làm đủ cả trí lẫn nhân, lấy tiền của mình đã tích trữ để hô hào quốc dân, hoặc mở thương điếm hoặc lập ngân hàng, liên hiệp nhiều người góp vốn làm công hội” [67, tr.163]. Trước lời kêu gọi đó, nhiều sĩ phu, nhà buôn đã mở cửa hiệu, lập hội buôn vừa phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa vừa làm kế thu thập tiền bạc. Tiêu biểu cho hoạt động này là sự thành lập Triêu Dương thương quán ở Vinh do Ngô Đức Kế đứng đầu. Cửa hàng này chuyên buôn hàng mây tre, lâm thổ sản có ở địa phương, phương thức kinh doanh chủ yếu là bao mua sản phẩm bán cho những nhà buôn mang đi nơi khác. Ngoài ra còn có một số cửa hàng, cửa hiệu khác như hiệu Mộng Hanh của Lê Văn Huân ở chợ Trổ, hiệu buôn Tiên Long ở Hà Tĩnh, Thuận Nghĩa (Nghệ An), Yên Phú, Kẻ Tùng… Các hội buôn này đã có sự đóng góp kinh phí lớn cho phong trào Đông Du. 56 Tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn tham gia, ủng hộ phong trào Đông Du bằng việc gửi con em mình đi du học theo lời kêu gọi của Phan Bội Châu. Theo tài liệu để lại, cho đến năm 1908 đã có hơn 200 thanh niên ưu tú của Việt Nam sang Nhật du học, trong đó Trung Kỳ đóng góp 50 người. Trong số 50 người của Trung Kỳ có nhiều “con cháu của các sĩ phu yêu nước, các nhà công thương có xu hướng chống Pháp” [19, tr.116]. Tiêu biểu nhất là trường hợp của Lê Vĩnh Huy- một thương nhân chuyên buôn bán quế, hồ tiêu, chè ở Quảng Nam. Ông này đã gửi một người em trai là Lê Ngọc Liên và hai người con trai là Lê Triêm, Lê Duyện cùng xuất dương du học, đồng thời ông cũng bỏ ra nhiều tiền bạc để ủng hộ quỹ du học của Phan Bội Châu [67, tr.146]. Khác với quan điểm của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các đồng chí của mình lại phản đối chủ trương bạo động và cầu viện từ bên ngoài. Theo ông, thực lực trong nước rất quan trọng, do đó ông chủ trương thực hiện: Khai dân trí, chấn dân khí và hậu dân sinh. Để hiện thực hóa chủ trương trên, Phan Châu Trinh phát động ở các tỉnh Trung Kỳ Phong trào Duy Tân. Phong trào đã hướng vào việc cổ súy phát triển kinh tế nước nhà; lập hội buôn, mở mang các cơ sở sản xuất theo lối tư bản chủ nghĩa. Tức là bắt đầu từ việc phát triển kinh tế, lấy phát triển công thương nghiệp để tập hợp quần chúng đấu tranh. Tham gia phong trào có nhiều thành phần xã hội khác nhau, trong đó có các nhà tư sản. Họ tham gia bằng việc hưởng ứng lời kêu gọi lập các “hợp thương” và “quốc thương”. Do đó, trong thời gian ngắn, nhiều hợp thương ra đời, cổ động cho lối kinh doanh mới- lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Ở Quảng Nam đã xuất hiện Hợp thương Phong Thử, Hợp thương Diên Phong, Thương cuộc Hội An, Quảng Nam hiệp thương công ty…; ở Nghệ An có Triêu Dương thương quán; Bình Thuận có Liên Thành Thương quán và nhiều hiệu buôn, cửa hàng rải rác khắp các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Huế… Tất cả đều hướng theo tinh thần của Bài ca khuyên hợp thương do Trần Quý Cáp viết: “Bỏ bạc tiền ra đó (để) buôn chung Người có của, kẻ có công… Sá chi kẻ “bạc đôi phong, tiền mấy chuỗi” Liều như đánh bạc với ông trời già” [148, tr.151]. Hợp thương Phong Thử do Phan Thúc Duyện thành lập ở gần sông Bàu Lớn, thuộc làng Phong Thử. Cơ sở này gồm có một nhà lầu, một nhà ngang và hai nhà nhỏ 57 nấu cơm, ăn cơm và nghỉ ngơi. Nhà lầu rất bề thế, có thể đứng vững qua thời gian lâu dài. Vào thời ấy, sử dụng một căn nhà lớn như vậy làm chỗ buôn bán ở nơi không phải là phố thị như vậy là điều hiếm có. Tại đây, có phòng để tiếp khách, chỗ làm việc, chỗ chứa hàng hóa. Hàng hóa là những thổ sản ở địa phương như vải, sợi, đường, heo, dầu phụng, đậu được thu mua từ nhiều nơi về. Sau đó do những ghe bầu vượt biển đi buôn ở các tỉnh khác và mang xuống Thương cuộc Hội An để bán. Do nằm gần sông sâu, thuyền lớn có thể ghé vào nhập hàng dễ dàng, lại biết cách kinh doanh nên hợp thương này làm ăn rất phát đạt. Số nhân viên và công nhân phụ trách về sổ sách và lao động khuân vác, bốc dỡ hàng hóa lên đến 40 người [148, tr.153]. Đây được xem là một trong những điển hình của hợp thương lúc bấy giờ. Thương cuộc Hội An cũng đóng một vai trò rất quan trọng, vì mối làm ăn của hội buôn này không chỉ giới hạn trong tỉnh mà còn có quan hệ buôn bán với các khu vực khác, kể cả nước ngoài. Thương cuộc này tọa lạc ở đường Chùa Cầu, do Bang tá Kỳ Lam phụ trách, Mai Tảo làm quản lý. Đây là một căn nhà khá rộng, phía sau có gác. Số nhân viên cũng khá đông, chưa kể ba công nhân chuyên xếp đặt hàng hóa. Thương cuộc bán đủ loại hàng hóa, cả sỉ và lẻ như: vải, gạo, đường, quế, tơ, cau khô, dầu phụng. Hơn nữa, vì kinh doanh ở thành phố lớn nên cách tổ chức khá quy củ. Hàng hóa được xếp đặt, phân loại ngăn nắp. Nhiều hàng hóa đã bắt chước lối trình bày mới như nước mắm Nam Ô đã biết đóng chai, dán nhãn [148, tr.154]. Trên các món hàng hóa đều có thẻ tre viết giá cả vào cho khách hàng thuận lợi khi mua hàng. Nhân viên đã biết sử dụng sổ tay bỏ túi để ghi chép hàng hóa xuất nhập kho. Có thể nói, đây thực sự là một hội buôn, kinh doanh theo lối mới. Phương thức hoạt động có sự sáng tạo nhằm thu hút khách hàng, hướng tới một nền thương mại văn minh. Bên cạnh những thương cuộc, hợp thương, với chủ trương phát triển công cuộc kinh doanh ra khắp trong Nam ngoài Bắc, các sĩ phu còn kêu gọi mọi thành phần xã hội, từ nho sĩ, thương nhân, chủ xưởng, đến nông dân, trí thức góp vốn với nhau cùng mở công ty kinh doanh. Người này, người nọ, người kia Ai ai cũng giữ một nghề trong tay... Rồi mà cũng chế thủy tinh, Cũng lò đúc sắt, cũng dinh đúc đồng. Cũng tàu máy qua sông vượt bể, 58 Cũng điện cơ, điện khí, điện xa, Cũng buôn, cũng bán gần xa… [21, tr.37] Những lời kêu gọi thiết tha của sĩ phu Duy Tân đã khơi dậy tinh thần dân tộc của tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Họ dùng việc kinh doanh của mình để xây dựng, phát triển nền kinh tế dân tộc, cổ động cho phong trào “chấn hưng công nghiệp”, để hỗ trợ cho Phong trào Duy Tân đất nước và cho các hoạt động yêu nước khác. Hoạt động tiêu biểu nhất là lập các hội buôn, công ty nhằm cổ vũ, khích lệ phong trào thực nghiệp của nhân dân. Chính những nhà công - thương nghiệp Trung Kỳ đã cùng với các sĩ phu yêu nước góp vốn, cổ phần để lập nên những công ty, hội buôn đó. Triêu Dương thương quán ở Vinh do Ngô Đức Kế khởi xưởng, với sự tham gia của các thương nhân như Lê Văn Huân, Nguyễn Văn Hộ. Hiệu buôn này chuyên buôn hàng lâm thổ sản, vừa kinh doanh, vừa cung cấp tiền cho phong trào Đông Du. Nguyễn Thành cũng vận động thành lập được 72 thương hội; Đặng Nguyên Cẩn, Hoàng Tăng Bí đã góp cổ phần trong Quảng Nam hiệp thương công ty, đến năm 1906 - 1907, số vốn của công ty này lên đến 20 vạn đồng. Điển hình nhất cho cuộc vận động phát triển công - thương nghiệp dân tộc theo lối tư bản chủ nghĩa là sự thành lập Liên Thành thương quán. Được thành lập năm 1906, với các sáng lập viên là Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh, Trần Lệ Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô Văn Nhượng. Bên cạnh đó còn có sự góp vốn của rất nhiều người thuộc các thành phần xã hội khác nhau. Khi thành lập, do các ngành nghề chính trong nền công nghiệp và thương mại của Đông Dương đều do tư bản Pháp và Hoa kiều lũng đoạn, nên Liên Thành thương quán lựa chọn sản xuất và kinh doanh nước mắm- là ngành nghề kinh doanh nhỏ, chưa nằm trong tay tư bản nước ngoài. Ngoài nước mắm, công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, buôn bán thuốc bắc, vải vóc. Trong thời gian đầu mới thành lập, nhờ có sự ủng hộ của những người có cảm tình với Phong trào Duy Tân, cũng như viên công sứ Pháp có tư tưởng dân quyền tại Bình Thuận là Claude Leon Lucien Garnier, nên Liên Thành có điều kiện phát triển. Năm 1909, công ty này thuê ngôi nhà số 1/2/3 Quai Testard và mở phân cuộc kinh doanh ở Sài Gòn. Năm 1911, Nguyễn Trọng Lợi qua đời, Hồ Tá Bang thay thế ở chức vụ Tổng lý (giám đốc). Ông đã đưa công ty vượt qua quãng thời gian khó khăn, lúc 59 Phong trào Duy Tân bị đàn áp và Liên Thành liên tục bị gây khó dễ. Và Hồ Tá Bang thực sự trở thành một chủ tư bản kinh doanh trong ngành sản xuất nước mắm. Công ty Liên Thành phát triển từ một hội buôn thành một nhà sản xuất. Sản phẩm của họ làm ra được đóng chai, có nhãn hiệu là một con voi đỏ, ghi chú rõ ràng nơi sản xuất một cách hết sức quy củ. Với điều đó, công ty Liên Thành đánh dấu sự xuất hiện lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở Trung Kỳ, đồng thời đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế dân tộc theo hình ảnh của nền kinh tế tư bản phương Tây. Một đóng góp hết sức ý nghĩa của công ty Liên Thành là việc giúp đỡ Nguyễn Tất Thành trong quá trình từ Phan Thiết đến Sài Gòn trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Ngày 19/9/1910, Nguyễn Tất Thành được ông Hồ Tá Bang, Trương Gia Mô, Trần Lệ Chất giúp đỡ vào Sài Gòn với tên Văn Ba, đồng thời Công ty Liên Thành đã hỗ trợ 18 đồng bạc Đông Dương cho Nguyễn Tất Thành khi lên đường tìm đường cứu nước (5/6/1911). Nơi Người ở Sài Gòn đến khi lên tàu cũng chính là trụ sở của phân cuộc Liên Thành Thương quán ở số 1/2/3 Quai Testard [92]. Các hoạt động trên đây không đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận mà còn vì mục tiêu chính trị “phú quốc cường binh, thực sản hưng nghiệp”. Các hội buôn, hội sản xuất là nơi tập hợp, đoàn kết quốc dân, vì thế những từ ngữ như “hợp thương”, “đồng tâm”, “đồng lợi”… thường được sử dụng khi đặt tên cho những công ty, hội buôn, cửa hiệu. Khi thương nghiệp có bước phát triển thì công nghiệp sản xuất và nông nghiệp cũng phát triển theo. Đây là thời gian mà nền sản xuất hàng hóa được thúc đẩy và mở rộng nhất. Trao đổi hàng hóa trên thị trường đã thúc đẩy sản xuất nội vùng có bước phát triển lên. Có được điều đó, một phần nhờ vào kết quả của Phong trào Duy Tân. nhất là chủ trương lập các hợp thương của những người lãnh đạo phong trào. Như vậy, dù mới ra đời, chưa có tiếng nói trên chính trường, nhưng tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có những hoạt động trong khuôn khổ khả năng của mình. Những hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào Đông Du tuy là “mờ nhạt”, dừng lại ở việc hưởng ứng, nhưng đã thể hiện tinh thần của người dân mất nước. Tuy nhiên, những hoạt động đó chưa phải xuất phát từ ý thức giai cấp, muốn chống lại những lực lượng mâu thuẫn với nó; mà trước hơn hết, đó là phản ứng của người dân mất nước trước một cuộc vận động giải phóng dân tộc rầm rộ đầu thế kỷ XX. 60 So với phong trào Đông Du, trong Phong trào Duy Tân hoạt động của tầng lớp công thương Trung Kỳ rõ ràng hơn. Hoạt động của họ đã hướng tới mong muốn phát triển nền công thương nghiệp nước nhà, hỗ trợ cho phong trào yêu nước. Tuy nhiên, đây chỉ là tiếng nói đầu tiên của tầng lớp tư sản người Việt mới lớn lên chống lại chế độ bóc lột của thực dân Pháp. Trước sự chèn ép, kìm hãm, đối xử bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh của tư bản Pháp và chính quyền thực dân phong kiến, tầng lớp tư sản người Việt mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc đó, có “điều kiện rộng rãi hơn” để làm ăn. Nhưng vì phụ thuộc vào kinh tế Pháp, chưa thoát ly khỏi lối bóc lột phong kiến nên tầng lớp tư sản này “chỉ muốn cải tổ để làm ăn” [82, tr.37]. Do đó, các hoạt động của tư sản người Việt vẫn nằm trong phong trào của những sĩ phu tiến bộ, chứ chưa phải là những cuộc vận động của riêng họ. Duy Tân hội chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Xét về hình thức tổ chức, tôn chỉ, mục đích, Duy Tân hội rất khác những hội xưa. “Hội đã có chương trình hành động giống như “Cương lĩnh chính trị” hướng tới một nước Việt Nam độc lập theo văn minh tư sản” [83, tr.172]. Còn hoạt động chấn hưng thực nghiệp trong Phong trào Duy Tân đã mở rộng tầm nhìn về quốc kế dân sinh, thay đổi tư duy làm ăn kinh tế của người Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư bản dân tộc non trẻ phát triển. Và bản thân tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã “nhìn thấy trong việc khôi phục nền độc lập cho nước Việt Nam một điều kiện tiên yếu cho sự phát triển kinh tế và chính trị của bản thân họ, nhưng nền độc lập ấy theo họ phải đi đôi với việc Duy Tân kỹ nghệ, thương nghiệp cũng như chính trị” [1, tr.38]. Cơ sở xã hội của các cuộc vận động yêu nước ở đầu thế kỷ XX chủ yếu là sĩ phu tư sản hóa, tầng lớp tư sản dân tộc và một số địa chủ phong kiến yêu nước. Trên thực tế, tầng lớp tư sản người Việt đã cùng với các thành phần xã hội khác tạo ra một phong trào dân tộc, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đó là phong trào dân tộc đầu tiên trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Hoạt động của Duy Tân hội, sau này là Việt Nam Quang phục hội hay Phong trào Duy Tân và Đông Du đều chung tính chất với phong trào cách mạng của cả nước thời bấy giờ, đó là tính chất tư sản. Điều này cũng được khẳng định thêm từ nhận định của Lênin về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á rằng: “Có mù quáng mới không thấy trong cái chuỗi những biến cố đó, sự thức tỉnh của một loạt phong trào dân tộc dân chủ tư sản” [86, tr.22]. 61 62 Tiểu kết chương 2 Ở đầu thế kỷ XX điều kiện quốc tế cũng như trong nước cho sự ra đời của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã xuất hiện. Chủ nghĩa tư bản cùng với ý thức hệ của nó trở thành hệ thống thế giới. Làn sóng xâm lược của chủ nghĩa thực dân đã lôi cuốn những nước phong kiến lạc hậu, trong đó có Việt Nam vào quỹ đạo của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính sách thống trị của thực dân Pháp vô hình dung đã phá vỡ kết cấu kinh tế cổ truyền, thúc đẩy kinh tế hàng hóa mở rộng và xuất hiện lớp người lao động làm thuê. Trên cơ sở đó, tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời. Trước khi ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng đã trải qua quá trình tích lũy của cải trong tay làm phá sản những người sản xuất nhỏ, để thiết lập nên những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử của khu vực, quá trình tích lũy đó có nhịp độ và diễn ra dưới những hình thức khác nhau. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ có nguồn gốc hình thành khác nhau, không thuần nhất. Đó là những thương nhân, chủ xưởng sản xuất, địa chủ giàu có và những thầu khoán cho tư bản Pháp. Trong đó, số tư sản có nguồn gốc từ thương nhân có số lượng nhiều nhất. Vừa mới ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có những hoạt động sản xuất, kinh doanh khá sôi nổi. Lĩnh vực kinh doanh tuy chưa rộng nhưng đã tỏ ra có hiệu quả nhờ vào sự sáng tạo trong quá trình kinh doanh. Nếu như trong công nghiệp, số lượng tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoạt động ít thì lĩnh vực thương nghiệp lại đông đảo, lập được nhiều công ty, hãng buôn có tiếng thời bấy giờ. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động. Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ theo ngọn cờ tư sản diễn ra sôi nổi. Điều đó đã lôi cuốn tư sản vào những hoạt động kinh tế có tính chất hỗ trợ cho hoạt động yêu nước. Những hoạt động đó của tư sản người Việt ở Trung Kỳ mặc dù chưa xuất phát từ ý thức chủ quan của họ, nhưng đã góp phần vào kết quả chung của phong trào dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Với những hoạt động kinh tế còn yếu ớt và ý thức giai cấp chưa hình thành, từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), tư sản người Việt mới chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong xã hội Trung Kỳ mà thôi. 63 Chương 3 TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ NĂM 1914 ĐẾN NĂM 1930 3.1. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1914 đến năm 1918 3.1.1. Bối cảnh lịch sử Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Ngay từ đầu, nước Pháp bị lôi cuốn vào chiến tranh. Nhiệm vụ của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương là động viên tận lực sức người, sức của ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung phục vụ cho chính quốc tham chiến, đồng thời tìm mọi cách duy trì guồng máy cai trị ở đây hoạt động ổn định. Để đạt được mục đích đó và giữ cho Đông Dương “gắn chặt” với chính quốc, Pháp điều chỉnh chính sách cai trị của mình trong quá trình diễn biến chiến tranh. Về chính trị, bên cạnh nới rộng quyền hạn của Toàn quyền Đông Dương để ứng phó kịp thời với mọi tình huống xẩy ra, thực dân Pháp phần nào đó cũng nới rộng quyền hạn cho Nam triều, tiến hành một số cải cách, chấn chỉnh quan trường nhằm củng cố hệ thống quan lại ở Bắc Kỳ và một vài biện pháp cải lương hương tục, hương chính, nặng về hình thức. Về kinh tế, do kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào kinh tế chính quốc nên khi chiến tranh nổ ra, bản thân kinh tế Pháp cũng gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam vì thế không tránh khỏi điêu đứng. Trước tình hình đó, Pháp không thể không có những biện pháp điều chỉnh nhằm duy trì sự ổn định trong tất cả các ngành kinh tế. Đối với công nghiệp, do ảnh hưởng của chiến tranh, đầu tư của tư bản Pháp sang Việt Nam giảm sút, việc vận chuyển máy móc, thiết bị từ Pháp sang bị đình trệ. Công nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng sút kém trầm trọng. Tình hình trên không những ảnh hưởng đến chính sách tổng động viên của Pháp mà còn làm xã hội mất ổn định. Thực dân Pháp đã khắc phục tình trạng này theo hai hướng: một mặt nới rộng công nghiệp Đông Dương và tư sản bản xứ hoạt động, đồng thời nới rộng cho kinh tế Đông Dương trở lại với thị trường truyền thống vốn có của nó trước đây bị Pháp hạn chế. Chiến tranh diễn ra, nền nông nghiệp Pháp bị tàn phá bởi chiến tranh, nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng lên nhiều nên chủ trương của Pháp là đẩy mạnh nông nghiệp thuộc địa. Nông nghiệp từ chỗ chuyên canh cây lúa giờ phải giành một phần diện tích trồng các loại cây mới phục vụ chính quốc. 64 Thương nghiệp trong chiến tranh cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Trước chiến tranh, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam. Khi chiến tranh xảy ra, vốn đầu tư hạn chế, hàng hóa từ Pháp sang Việt Nam và ngược lại gặp nhiều khó khăn, tư bản Pháp mất dần ưu thế. Khi chiến tranh nổ ra, ngay từ đầu cuộc chiến tranh đã diễn ra trên đất Pháp. Nhiều miền công nghiệp Pháp bị tàn phá. Trong 5 năm chiến tranh, 10 tỉnh có nền công nghiệp phát triển nhất bị phá hoại hoàn toàn; những xí nghiệp công nghiệp lớn trước kia sản xuất hàng xuất cảng, lúc này phải chuyển về phục vụ chiến tranh. Tính ra trong chiến tranh có 9.322 nhà máy Pháp bị hư hại, 1.503 xí nghiệp ươm tơ bị đổ nát. Nếu như năm 1913, số xí nghiệp làm đường có 206, sản lượng đạt 714.000 tấn thì đến năm 1917 chỉ còn 61 xí nghiệp, với sản lượng 20.260 tấn đường [22, tr.42]. Nông nghiệp cũng bị sa sút nghiêm trọng. Mặc dù là nước thắng trận, nhưng Pháp bị tổn thất về vật chất lên tới 200 tỉ phơrăng. Nước Pháp có hơn 1,4 triệu người bị chết. Hơn nữa, do Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Pháp mất nguồn nguyên liệu quan trọng do nước Nga cung cấp: 55% sắt, 74,3% than, 18,5% dầu lửa; đồng thời mất 25% tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp ra nước ngoài, tương đương 13 tỉ phơrăng. Trong khi đó, những món nợ mà Pháp phải vay của Mĩ đã vượt quá 4 tỉ đô la [126, tr.89-90]. Từ một chủ nợ, Pháp trở thành con nợ. Nhiều thứ hàng hóa tiêu dùng bán ngay trên đất Pháp cũng chưa đủ; do đó, hàng hóa Pháp xuất cảng sang Đông Dương bị giảm sút nhanh chóng. Giá trị hàng Pháp nhập cảng vào Đông Dương năm 1913 là 107.489.638 phơrăng [158] đã dần sụt xuống cho đến năm 1918 chỉ còn 33.213.937 phơrăng [159], tức là chỉ bằng 1/3 giá trị hàng hóa xuất cảng năm trước chiến tranh. Có thể nhận thấy sự sụt giảm các mặt hàng từ Pháp vào Đông Dương qua con số thống kê xuất - nhập khẩu tại cảng Đà Nẵng như sau: Bảng 3.1: Khối lượng hàng hóa đường dài qua cảng Đà Nẵng từ năm 1914 đến năm 1918 [153, tr.139] Năm 1914 1915 1916 1917 1918 Nhập cảng (ngàn tấn) 7 6 5 5 5 Xuất cảng (ngàn tấn) 24 19 14 4 8 Số liệu thống kê cho thấy trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng hóa nước ngoài, trong đó chủ yếu là hàng hóa từ Pháp nhập vào khu vực Trung Kỳ qua 65 cảng Đà Nẵng giảm đi rõ rệt, trung bình mỗi năm hơn 5 ngàn tấn. Trong khi đó, hàng từ xuất cảng luôn chiếm khối lượng nhiều hơn. Trước thực trạng đó, thực dân Pháp buộc phải để nhiều tư sản ngoại quốc khác tăng khối lượng nhập cảng vào thị trường Việt Nam và có chính sách nới rộng cho các nhà công thương người Việt mở rộng hoạt động kinh doanh của họ. Tính chất độc chiếm thị trường của đế quốc Pháp vẫn còn, nhưng nó đã giảm đi nhiều so với trước đây. Tư sản ngoại quốc vào cạnh tranh với tư sản Pháp. Các nhà công thương Trung Kỳ do đó đã có thể mở rộng kinh doanh với tư bản nước ngoài. Họ có thể mua nguyên liệu, máy móc và bán sản phẩm cho tư sản ngoại quốc khác mà không chịu điều kiện mua giá cao, bán giá rẻ như đối với tư bản độc quyền Pháp, đồng thời có cơ hội thúc đẩy xuất cảng các sản phẩm của khu vực Trung Kỳ ra các khu vực khác ở Đông Dương và sang nước khác. Đó là một điều kiện khách quan có lợi cho tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại của tư sản người Việt tăng lên. Điều đó thể hiện ở số lượng thuyền buôn và khối lượng hàng hóa của thương nhân Việt Nam xuất cảng những năm 1910 - 1916. Bảng 3.2: Thống kê số lượng thuyền buôn và khối lượng hàng hóa của thương nhân Việt Nam xuất cảng, giai đoạn 1910 - 1916 [20, tr.70] Năm 1910 1912 1915 1916 Số thuyền (chiếc) 135 198 440 523 Khối lượng hàng (tấn) 1.872 2.951 9.255 11.817 Việc hàng hoá của Pháp và các nước khác nhập vào Việt Nam giảm sút nhanh chóng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ I là một điều kiện khách quan cho tư sản người Việt đẩy mạnh sản xuất nhằm cung ứng cho nhu cầu của thị trường trong nước. Vì thế, một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã vươn lên nhờ việc đầu cơ, tích trữ hàng hóa, tung ra thị trường khi hàng hóa đang khan hiếm và sự độc quyền của tư bản Pháp được nới lỏng. Tuy nhiên, sự nới lỏng độc quyền của tư bản Pháp là việc diễn ra ngoài ý muốn chủ quan của chúng. Trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra ngay trên chính đất Pháp, để ổn định tình hình thuộc địa, tập trung cho cuộc chiến thực dân Pháp không thể duy trì những chính sách độc quyền cao như trước đây. Đúng như Viện Nghiên cứu 66 Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã từng nhận định: “Đại chiến thế giới thứ nhất đã đẩy mạnh công nghiệp thuộc địa phát triển, bởi vì trong thời gian chiến tranh việc xuất khẩu công nghiệp phẩm của chính quốc sút hẳn xuống” [22, tr.42]. Như vậy, khi chiến tranh nổ ra, thực dân Pháp đã thực hiện một số cải cách trên phương diện chính trị và điều chỉnh chính sách đối với các ngành kinh tế. Mặc dù những thay đổi trong chính sách cai trị của Pháp là tình thế bắt buộc và không ngoài cái mục đích ổn định tình hình, đồng thời huy động tiềm năng của thuộc địa phục vụ cho chiến tranh đế quốc, nhưng dù sao chính sách đó tạo ra điều kiện khách quan cần thiết cho tư sản người Việt vươn lên. 3.1.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh Sự nới lỏng độc quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam tạo ra cơ hội hiếm có cho tư sản người Việt trên cả nước nói chung và tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, đúc rút kinh nghiệm làm ăn, vì thế số lượng tư sản người Việt đông lên. Khi hàng hóa Pháp nhập cảng vào thị trường Việt Nam có xu hướng giảm sút dẫn tới nhu cầu về hàng tiêu dùng trong khu vực không được đáp ứng đủ, nhiều ngành thủ công nghiệp trước đây của khu vực Trung Kỳ có sự khởi sắc hơn so với trước. “Số tư sản bản xứ mở xưởng kinh doanh tăng lên, một số thợ thủ công phá sản phải làm thuê cho các chủ xưởng, một số cơ sở sản xuất thủ công, làm nghề phụ gia đình có dịp thuận lợi, từng bước phục hồi và phát triển” [31, tr.44]. Những ngành, cơ sở sản xuất trước chiến tranh có những chuyển đổi trong phương thức kinh doanh, trụ vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa Pháp và chính sách kìm hãm, chèn ép của tư sản Pháp càng có điều kiện phát triển hơn. Xưởng làm gốm của Nguyễn Văn Viễn (Thanh Hóa) làm ăn ngày càng phát đạt. Do nhu cầu của thị trường, thời kỳ này xưởng của ông không chỉ chú trọng sản xuất những mặt hàng tráng men cao cấp mà quay lại nung thêm các mặt hàng khác như chum, vại, gạch ngói. Thậm chí, ông mua hệ thống sản xuất đá hoa từ Bắc Kỳ vào tiến hành sản xuất, cung cấp cho nhu cầu ở những vùng đô thị của các tỉnh Bắc Trung Kỳ và một phần bán ra các tỉnh phía Bắc. Tương tự như thế, Phạm Văn Khuê ở Nghệ An do nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong tỉnh, cũng bỏ vốn mở cơ sở sản xuất ống cống và gạch hoa. Cơ sở sản xuất của ông sử dụng 30 - 40 công nhân, hoạt động sản xuất liên tục trong ngày. Điểm nổi bật của cơ sở này là vừa sản 67 xuất vừa mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và khi khách hàng mua thì chở về tận nhà cho họ [69, tr.181]. Ngành dệt cũng có nhiều chuyển biến trong sản xuất. Thời kỳ này, ở Trung Kỳ nguồn nguyên liệu cho sản xuất lụa và dệt tơ tằm vẫn đảm bảo. Theo thống kê, diện tích trồng dâu ở Trung Kỳ vẫn dẫn đầu cả nước, với khoảng 13.500 ha, nhiều gấp 18 lần so với Nam Kỳ và hơn 1,5 lần so với Bắc Kỳ [105, tr.142-143]. Ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và Nha Trang bên cạnh những xưởng sản xuất cũ đã xuất hiện thêm một số cơ sở sản xuất mới. Lê Văn Nhẫn sau khi mở thêm một xưởng dệt ở Quy Nhơn đã đầu tư mua thêm một số máy dệt khổ rộng. Nguồn nguyên liệu sản xuất của xưởng này gồm nhiều loại, kể cả bông, the, tơ được thu mua về không phải chỉ riêng trong tỉnh Bình Định mà còn từ các tỉnh khác trong khu vực như Phú Yên, Quảng Nam, Thanh Hóa. Sản xuất phát triển nên sản lượng xuất cảng tơ tằm và các loại lụa tăng lên trong những năm 1914 - 1918 [159]. Càng về những năm cuối của cuộc chiến tranh, khối lượng đường nhập khẩu từ Pháp sang Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung càng sụt giảm. Do vậy, nghề làm đường của khu vực Trung Kỳ có điều kiện phát triển hơn. Điển hình ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, các cơ sở sản xuất trước đây đã dần trở thành các “công xi”, làm ăn phát đạt hơn trước. Những cơ sở này chỉ sản xuất theo mùa vụ, mỗi năm cứ đến đầu mùa đường, một số tư sản bỏ tiền ra thuê nhân công vào trong dân mua đường muống, tập trung nguyên liệu về cơ sở sản xuất. Sau đó, tất cả các khâu “khiêng gánh, làm mặt, đổ bùn cho đến khâu cuối cùng người làm công phải đảm đương lấy cả; còn người chủ chỉ trông nom cái đại cương lợi hại mà thôi” [103]. Bên cạnh những nghề thủ công vốn đã phát triển từ trước, trong những năm 1914 - 1918, một số nghề thủ công truyền thống có xu hướng lụi tàn hoặc khó khăn rất nhiều ở thời kỳ trước chiến tranh được khôi phục trở lại như nghề dệt nhiễu ở Bình Định, dệt tơ lụa ở Quảng Nam, Phú Yên… Hoạt động sản xuất của những nghề này dựa trên nguyên liệu có sẵn ở địa phương và sản phẩm được tiêu thụ ngay tại thị trường nội tỉnh, không xuất khẩu ra ngoài nước. Những diễn biến trong các ngành nghề thủ công khi Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra phản ánh rất rõ sự chèn ép, kìm hãm của thực dân Pháp đối với thủ công nghiệp nói riêng và lĩnh vực kinh tế nói chung. Chỉ cần thực dân Pháp nới lỏng độc quyền, giảm bớt sự bất bình đẳng đối với nền sản xuất của người Việt, lập tức kinh tế 68 công thương nghiệp có bước tiến đáng kể. Mặc dù các ngành nghề thủ công ở Trung Kỳ có kỹ thuật sản xuất chưa thực sự hiện đại, quy mô sản xuất chưa lớn, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, nhưng đã phản ánh ý thức vươn lên và là bước tiến rõ nét của lĩnh vực này so với thời kỳ trước đây. Sự hưng thịnh của các ngành nghề thủ công làm cho quá trình phân hóa trong đội ngũ thợ thủ công diễn ra mạnh hơn, sự tích lũy tư bản nhanh hơn, một số người bị phá sản, trở thành người làm thuê, nhưng lại có người giàu có lên, có vốn đầu tư mở xưởng sản xuất lớn hơn, thậm chí lập công ty, xí nghiệp sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tình trạng này dẫn tới chỗ ở Trung Kỳ trong những năm chiến tranh xuất hiện thêm nhiều tư sản người Việt. Đây là tiền đề quan trọng để thời kỳ sau, tư sản người Việt ở Trung Kỳ vươn lên hơn nữa, trở thành lực lượng đáng kể trong xã hội. Trong những năm chiến tranh, do hàng hóa Pháp nhập vào thị trường Việt Nam giảm đi, chính quyền Đông Dương buộc phải có chính sách nới lỏng kinh doanh cho tư sản người Việt để duy trì sự ổn định nền kinh tế thuộc địa. Nhân cơ hội này, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tranh thủ phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình. Do đó, các xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, một số công ty thương mại, dịch vụ được thành lập đầu thế kỷ XX ở Trung Kỳ của tư sản người Việt không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, thị trường tiêu thụ sản phẩm, lượng vốn tăng lên nhanh chóng. Trong ngành công nghiệp chế biến, các xí nghiệp và cơ sở sản xuất của tư sản người Việt ở Trung Kỳ vốn thành lập trước đó vươn lên mạnh mẽ. Công ty Liên Thành thành lập 1906 ở Phan Thiết (Bình Thuận). Năm 1911, Nguyễn Trọng Lợi qua đời, Hồ Tá Bang thay thế ở chức vụ Tổng lý (giám đốc). Ông đã đưa công ty vượt qua quãng thời gian khó khăn nhất, lúc Phong trào Duy Tân bị đàn áp. Đến năm 1917, Nguyễn Quý Anh được bầu làm Tổng lý, còn Hồ Tá Bang đảm nhiệm Nghị trưởng (Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và chính thức dời Tổng cuộc vào Chợ Lớn và mua thêm một lô đất ở Khánh Hội xây vựa chứa nước mắm. Lúc này, vốn của Công ty đã lên đến 93,2 ngàn đồng. Kể từ năm 1918, Công ty Liên Thành bước sang một thời kỳ mới. Sản phẩm nước mắm của công Liên Thành nổi tiếng khắp nơi, được thị trường ưa chuộng. Những người lãnh đạo công ty đưa sản phẩm hiệu Con Voi đỏ tham gia các hội chợ ở Hà Nội và dự cuộc đấu xảo ở Marseille (Pháp), tạo ra tiếng vang lớn [131, tr.38]. Liên Thành dần mở rộng mạng lưới các phân cuộc ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Nam, phủ qua cả Campuchia và số vốn đến năm 1919 lên gần 200 ngàn đồng. 69 Thành công của Liên Thành xuất phát từ hai yếu tố: khéo chọn cái để bán và biết kinh doanh cách tân cho một mặt hàng truyền thống. Khi thành lập công ty, các sáng lập viên từ việc tìm hiểu thị trường, dựa trên nghề truyền thống của địa phương và tránh sự cạnh tranh với tư sản Pháp đã chọn nước mắm là sản phẩm chính cho hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy, trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, tư duy kinh doanh của người đứng đầu là rất quan trọng. Hơn nữa, để tồn tại và phát triển thì việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với việc mở rộng mạng lưới phân phối là điều kiện tiên quyết. Ở lĩnh vực chế biến lâm sản, cơ sở của Lê Viết Lới được thành lập trước đó ở Bến Thủy làm ăn khá phát đạt mặc dù ở lĩnh vực này có nhiều công ty của tư sản Pháp hoạt động. Trong những năm 1914 - 1918, cơ sở của Lê Viết Lới ngoài việc thu mua gỗ và lâm đặc sản còn mở xưởng cưa chế biến gỗ bán ra thị trường. Trong xưởng của Lê Viết Lới thường xuyên sử dụng 30 - 40 công nhân. Tuy nhiên, cơ sở của ông quy mô không lớn bằng các công ty Pháp hoạt động ở Nghệ An và khu vực Trung Kỳ; mới chỉ dừng lại ở việc chế biến thô, xẻ gỗ bán cho khách hàng. Hơn nữa, trong hoạt động sản xuất, cơ sở của Lê Viết Lới bị cạnh tranh quyết liệt và liên tục bị chèn ép bởi Công ty lâm sản và thương mại Trung Kỳ, Công ty Lào và Công ty diêm Đông Dương và chính quyền thực dân ở khu vực Vinh - Bến Thủy. Hoạt động kinh doanh vận tải ở Trung Kỳ thời kỳ này có nhiều thuận lợi hơn để phát triển. Khi chiến tranh nổ ra, các hãng vận tải của Pháp đóng chân trên khu vực này tập trung khai thác những tuyến vận tải có trước đây, ít mở thêm tuyến mới và tăng số lượng phương tiện. Trong khi đó, nhu cầu vận tải nguyên liệu, hàng hóa và nhất là đi lại giữa các địa phương trong và ngoài khu vực không ngừng tăng lên. Nhận thấy cơ hội này, một số tư sản người Việt mạnh dạn bỏ vốn mua phương tiện, mở những tuyến vận tải mới, tiến hành kinh doanh. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Phạm Văn Phi chỉ mới mở được một cơ sở sửa chữa ô tô cho các hãng vận tải của tư bản Pháp, với số vốn ban đầu chỉ có 15.000 phơrăng. Qua quá trình làm ăn, cơ sở của ông tích lũy được số vốn lên gần 60 ngàn phơrăng và học tập được kinh nghiệm vận tải của người Pháp trong những năm sửa chữa cho hãng vận tải ô tô Bắc Trung Kỳ và Lào (SAMANAL). Đến năm 1915, ông bỏ vốn mua một số xe, mở được 2 tuyến vận tải hàng hóa, hành khách: Vinh - Đông 70 Hà và Vinh - Đà Nẵng [122], bước đầu kinh doanh khả quan, tạo cơ sở cho sự vươn lên mạnh mẽ ở những năm sau chiến tranh. Các nhà tư sản Minh Tâm và Tạ Quang Châu sau khi chung vốn mở cơ sở sửa chữa ô tô trên đường Marêsan Phốc (Vinh) đã học tập Phạm Văn Phi bỏ vốn mua phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách. Công ty vận tải của Minh Tâm và Tạ Quang Châu không lớn bằng công ty của Phạm Văn Phi về cả vốn và số lượng xe nên bước đầu chỉ mở những tuyến vận tải đường ngắn, từ Vinh - Bến Thủy đi Cửa Rào (Hà Tĩnh) và Vinh - Bến Thủy đi các khu vực khác trong tỉnh Nghệ An. Bên cạnh công ty kinh doanh vận tải ô tô nêu trên, ở Trung Kỳ các cơ sở kinh doanh nghề xe kéo tiếp tục có bước phát triển sau khi xâm nhập vào các đô thị lớn ở Trung Kỳ như Vinh - Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…, vì đi xe kéo lúc bấy giờ được coi là “mốt” của một bộ phận cư dân thành thị. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh xe kéo là chỉ hoạt động ở những khu vực nội thành của các đô thị và chủ yếu phục vụ một bộ phận cư dân mà thôi. Khách hàng của phương tiện xe kéo là các viên chức Tây, công chức người Việt, giáo viên các trường và đặc biệt là những người khá giả. Trong những năm 1914 - 1918, ngoài những cơ sở xe kéo thành lập trước đây như Đồng Lợi, Cửu Thạch ở Vinh, Hào Hưng ở Đà Nẵng còn xuất hiện thêm một số cơ sở khác như cơ sở của cụ Bổng ở Bến Thủy, Phúc Tâm ở Nha Trang. Trong đó, cơ sở xe kéo của Đồng Lợi kinh doanh hiệu quả nhất do có xe đẹp nhập từ Hà Nội vào. Phương thức kinh doanh của những cơ sở này là bỏ tiền mua xe, mở cơ sở kinh doanh và cho các phu thuê xe về kéo rồi tính tiền theo ngày hoặc theo tháng. Trừ chi phí thuê xe, mỗi ngày các phu xe có thể kiếm được 15 - 25 xu, tức khoảng 4,5 - 7,5 đồng/tháng [69, tr.233]. Đây là một nghề mang lại lợi nhuận khá cho các nhà tư sản là chủ xe nhưng lại là nghề lao động đầy vất vả, khó nhọc đối với các phu xe. Đối với họ, khái niệm giờ lao động không thể chính xác vì mỗi ngày có thể đi làm từ 3- 4 giờ sáng cho đến 10 - 11 giờ đêm mới về nhà. Trong lĩnh vực thương mại, hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng có những chuyển biến khá rõ nét. Khi hàng hóa Pháp và các nước khác do điều kiện chiến tranh khó nhập cảng vào Việt Nam thì thương nhân người Hoa và người Việt có cơ hội đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán. Điều đó được minh chứng bởi số lượng hàng hóa vận chuyển ven bờ qua cảng Đà Nẵng trong các năm 1914 - 1918. 71 Bảng 3.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển ven bờ qua cảng Đà Nẵng từ năm 1913 đến năm 1918 [153, tr.139] Năm Nhập cảng (ngàn tấn) Xuất cảng (ngàn tấn) Tổng 1914 22 14 36 1915 27 16 43 1916 27 15 42 1917 19 16 35 1918 34 23 57 Sự chuyển biến trong hoạt động thương mại của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thể hiện rõ nhất ở việc các công ty, hội buôn, hiệu buôn xuất hiện trước đây nhân cơ hội chính quyền thực dân nới lỏng độc quyền vươn lên mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường và lập được chi điếm ở những tỉnh, thành phố ngoài khu vực Trung Kỳ. Công ty Phượng Lâu được thành lập ở Thanh Hóa chỉ với một cửa hiệu, sau một thời gian kinh doanh, thời kỳ này đã phát triển lên nhanh chóng. Đến những năm cuối của cuộc chiến tranh, công ty này mở thêm một số chi nhánh ở Vinh, Hà Tĩnh, Huế và Sông Cầu [22,tr.29]. Mặt hàng buôn bán của công ty này ngoài lụa còn buôn thêm một số hàng nông sản phục vụ nhu cầu đời sống người dân khu vực Trung Kỳ lúc bấy giờ như vừng, đậu, bông… Hiệu buôn của Trịnh Văn Ngấn trở nên nổi tiếng ở khu vực chợ Vinh lúc bấy giờ. Trịnh Văn Ngấn quê gốc ở Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, sau đó chuyển ra Vinh lập hiệu buôn bông vải sợi, thóc gạo, lâm đặc sản của miền Tây Nghệ Tĩnh và Lào, kể cả thuốc phiện. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, số mặt hàng buôn bán có thêm hàng kim khí, thực phẩm, đồ mây tre, chiếu cói, hàng mộc dân dụng… Hiện nay chưa có tư liệu về hệ thống nhà xưởng và số lượng công nhân của hiệu buôn này, nhưng theo tài liệu để lại thì Trịnh Văn Ngấn là tư sản người Việt giàu có vào loại nhất nhì ở Vinh - Bến Thủy và nổi tiếng ở Trung Kỳ trước Cách mạng tháng Tám [69, tr.184]. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thương mại thời kỳ này còn xuất hiện thêm một số công ty, hội buôn, hiệu buôn mới mà chủ yếu là làm trung gian thu gom sản phẩm thủ công, lâm thổ sản ở các tỉnh Trung Kỳ cung cấp cho các công ty xuất cảng của Pháp. Điển hình như Công ty Nam Hưng tư nghiệp hội xã của Nguyễn Tấn Hà ở Hội An, chuyên buôn bán xuất - nhập cảng các hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ; hiệu buôn của Bạch Hưng Nghiêm, Phương Thành ở Nghệ An chuyên mua bán các mặt hàng kim khí, bông, lúa gạo; hiệu buôn của Hai Kí ở Nha Trang chuyên buôn vải sợi, thuốc lào, đồ nông cụ, lúa gạo; hay như hiệu buôn tơ lụa của Phạm Ngôn (Đồng Phước), Lê Châu 72 (Đông Bình), Võ Trung (Ngân Sơn) thuộc tỉnh Phú Yên [105, tr.129] và hiệu buôn Vĩnh Khang, Đông Hưng ở Phan Thiết, Trung Ký ở Đắc Lắc… Điểm nổi bật trong thời kỳ này là trong hoạt động thương mại, tư sản người Việt ở Trung Kỳ mới nổi lên di chuyển về những khu vực thành thị sầm uất, tiến hành lập hiệu buôn, lựa chọn kinh doanh chuyên một mặt hàng hoặc kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng. Do đó, ở những trung tâm đô thị của khu vực Trung Kỳ như Vinh Bến Thủy, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết hình thành những phố buôn của người Việt. Điển hình như ở Vinh (Nghệ An), tư sản người Việt tập trung về đường Marêsan Phốc kinh doanh vàng bạc, đồ kim khí và hàng ngoại hóa nhập cảng về, còn xung quanh chợ Vinh tập trung những thương nhân buôn bán đồ gốm sứ, vải sợi, nông cụ, hàng mộc… [122]; ở Quy Nhơn (Bình Định), thương nhân người Việt tập trung ở khu vực chợ Lớn nằm giữa đường Jules Ferry và đường Oden d’Hall (đường Tăng Bạt Hổ và Phan Bội Châu ngày nay), đường Gia Long (nay là Trần Hưng Đạo) buôn bán các loại sản phẩm tơ, sợi, lụa dệt, cau, da gia súc, nước mắm, cá khô… [169]; hay như ở Phan Thiết (Bình Thuận), thương nhân người Việt tập trung về chợ Phan Thiết, đường Ghe Thuyền (Rue des Barques) để buôn bán các loại hải sản, nước mắm và một số mặt hàng khác [96, tr.40, 44]. Đây là những con đường lớn hoặc là chợ đầu mối ở các đô thị, tập trung nhiều hiệu buôn của Hoa kiều và Ấn kiều, thuận lợi cho việc buôn bán của họ. Để sở hữu được một hiệu buôn ở những tuyến phố quan trọng về thương mại như thế này, các chủ hiệu buôn đã là nhà tư sản thực sự, có khá nhiều tiền vốn trong tay, thoát khỏi địa vị là các tiểu chủ, chủ nhân các công xưởng thủ công hay hiệu buôn nhỏ theo kiểu “lấy công làm lãi”. Khi mở những hiệu buôn có tầm cỡ ở một khu vực có nhu cầu mua bán cao như vậy thì nguồn hàng và phương thức kinh doanh được những tư sản người Việt này chú ý. Có một số cửa hiệu buôn bán ngay mặt hàng mà cơ sở sản xuất của họ làm ra như trường hợp của Phạm Văn Khuê ở Nghệ An. Nhà tư sản này lập hiệu buôn chuyên bán các mặt hàng ống cống và gạch hoa do cơ sở ông sản xuất; còn như Trịnh Văn Ngấn lại bao mua các mặt hàng nông sản, lâm đặc sản và đồ mộc gia dụng… từ các miền Tây Nghệ An và Lào về bán. Ngành in ấn ở Trung Kỳ trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 1918) vẫn chưa phát triển và có phần thua kém ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Thời kỳ này mới chỉ xuất hiện một nhà in duy nhất ở Huế có tên là Đắc Lập nhưng cũng là của tư sản 73 nổi tiếng ở Bắc Kỳ là Bùi Huy Tín. Nhà tư sản này vốn khởi nghiệp bằng nghề thầu khoán ở Trung Kỳ, sau khi có những thành công lớn trong kinh doanh ở Bắc Kỳ ông đã bỏ vốn mở một nhà in ở Huế. Khi mở nhà in này, để thu hút khách hàng, Bùi Huy Tín cho đăng quảng cáo trên nhiều tờ báo để tìm mối làm ăn cho xưởng in của ông. Tuy nhiên, quy mô của xưởng in này chưa lớn và sản xuất vẫn còn cầm chừng. Như vậy, trong những năm 1914 - 1918, nằm trong xu thế chung của cả nước, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tận dụng cơ hội hiếm có được tạo ra từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vươn lên khá mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu như thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt ở Trung Kỳ mới bước đầu tiến hành những hoạt động sản xuất, kinh doanh ở quy mô nhỏ, lượng vốn ít và số lượng chưa nhiều, thì thời kỳ này có nhiều chuyển biến khá rõ nét. Biểu hiện rõ nhất là việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, lượng vốn tăng ở những công ty, xưởng sản xuất, cơ sở chế biến, hội buôn… và sự xuất hiện của nhiều cơ sở sản xuất, công ty, hiệu buôn mới trên địa bàn các tỉnh Trung Kỳ. Một số lĩnh vực như thương mại, công nghiệp chế biến, vận tải đường bộ đã xuất hiện một số tư sản người Việt có vốn khá lớn, sở hữu nhiều công nhân và mở rộng kinh doanh ra khỏi địa phận Trung Kỳ. Do đó, tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ đông hơn, có thế lực kinh tế hơn so với thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên, trong cơ cấu xã hội Trung Kỳ, tư sản người Việt vẫn chỉ mới là một bộ phận nhỏ bé; thậm chí tư sản người Việt ở Trung Kỳ vẫn còn là một tầng lớp nhỏ bé hơn nhiều so với tư sản ngoại quốc và tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Sự nhỏ bé đó thể hiện rõ nhất là tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa tham gia kinh doanh ở những ngành sản xuất có tính cơ khí, kỹ thuật hiện đại hay những ngành đòi hỏi số vốn cao như khai mỏ, vận tải sông, biển, sản xuất thủy tinh, sơn dầu… Cho đến năm 1918, ở Trung Kỳ, tư sản người Việt mới chỉ mở được một xưởng in duy nhất nhưng cũng là tư sản người Việt ở Bắc Kỳ vào, chưa có tư sản nào tham gia kinh doanh vận tải đường sông, đường biển, mở xưởng sản xuất sơn dầu, xà phòng hay sở hữu mỏ khai khoáng nào. Trong khi ở Bắc Kỳ thời điểm này đã có những tư sản người Việt điển hình như Bạch Thái Bưởi sở hữu mỏ Bí Chợ, mở xưởng đóng tàu, kinh doanh vận tải biển từ Bắc Kỳ đi Trung Kỳ với hàng ngàn công nhân; Nguyễn Hữu Thu sở hữu hàng chục tàu kinh doanh vận tải đường biển sang tận cả Nam Trung Quốc; Nguyễn Sơn Hà lập nên xưởng sản xuất sơn, bán ra không chỉ thị trường trong nước mà còn sang cả Thái, Lào, Miên; 74 trong ngành sản xuất thủy tinh có Trịnh Đình Kính; ngành in ấn với hàng loạt nhà in, xưởng in của Lê Văn Phúc, Lê Văn Tân, Vũ Đình Long…, trong đó có những tư sản nổi tiếng ngành in Bắc Kỳ thời bấy giờ là Ngô Tử Hạ [72, tr.65-78]. Ở Nam Kỳ thời kỳ này cũng đã xuất hiện nhiều tư sản nổi tiếng như Lê Phát An trong ngành dệt; Trương Văn Bền trong ngành sản xuất, chế biến các loại dầu; Hãng tàu Vĩnh Long thương nghệ hay tư sản kiêm điền chủ lớn như Trần Trinh Trạch [20, tr.68-72]. Còn so với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều, tư sản người Việt ở Trung Kỳ càng nhỏ bé hơn về thế lực kinh tế. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, tuy tư sản người Việt có điều kiện thuận lợi hơn để sản xuất, kinh doanh và có những tiến bộ khá rõ nét, nhưng sự chèn ép và cạnh tranh của tư sản Pháp và tư sản người Hoa vẫn không mất đi. Nếu như hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam ít đi thì tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tư sản Hoa kiều. Và sự thật ở nhiều đô thị ở Trung Kỳ, nhiều lĩnh vực kinh doanh tư sản Hoa kiều nắm trong tay. Ví như ở Quy Nhơn (Bình Định), tư sản Hoa kiều gần như độc chiếm phố buôn bán sầm uất nhất ở đô thị này là đường Gia Long. Thậm chí người Pháp gọi đây là “phố Tàu buôn tấp nập” [12, tr.249]. Riêng so với tư sản người Pháp, tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại càng yếu hơn về mọi mặt. Ở Trung Kỳ những năm 1914 - 1918 có một số tư sản người Việt điển hình như Phạm Văn Phi trong lĩnh vực kinh doanh vận tải ô tô, Lê Văn Nhẫn trong lĩnh vực sản xuất vải sợi, Lê Viết Lới trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Tuy nhiên, so với các công ty của tư sản Pháp thì những cơ sở sản xuất của những người này còn thua xa. Công ty vận tải ô tô của Phạm Văn Phi có số vốn khoảng 60 ngàn phơrăng thì hãng vận tải ô tô Bắc Trung Kỳ và Lào (SAMANAL) khi mới thành lập đầu thế kỷ XX đã có số vốn hàng trăm ngàn phơrăng [122]. Công ty của Lê Viết Lới ở Bến Thủy chỉ sở hữu khoảng 30 - 40 công nhân và một xưởng cưa thì Công ty Lào chuyên cưa, xẻ gỗ cũng ở Bến Thủy thành lập năm 1900 đã có vốn ban đầu là 600 ngàn phơrăng và sử dụng hơn 300 công nhân, hay Công ty lâm sản và thương mại Trung Kỳ ở Vinh năm 1902 số vốn đã là 1 triệu đồng Đông Dương [69, tr.101-102]. 3.1.3. Tham gia phong trào yêu nước Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, thực dân Pháp đã thay đổi chính sách thống trị trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những yếu tố khách quan thuận lợi cho kinh tế tư bản dân tộc phát triển thì thực dân Pháp lại tăng cường bóc lột, vơ vét về sức người, sức của. 75 Để phục vụ cuộc chiến tranh, chính quyền thực dân đã bày ra lắm hình thức để bóc lột tiền của người dân. Bên cạnh tăng thuế, chính quyền còn bắt người dân đóng góp các khoản dưới hình thức: công trái, phiếu quốc phòng, quyên góp, với số tiền mỗi khoản lên đến hàng trăm triệu phơrăng. Bên cạnh đó, ngay từ đầu cuộc chiến, việc bắt lính chiến và lính thợ đã được tiến hành ráo riết bằng mọi biện pháp. Đời sống của binh lính người Việt trong quân đội Pháp rất cực khổ. Chính sách vơ vét, bóc lột, bắt phu, bắt lính của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam trong thời kỳ này đã gây phẫn nộ trong các tầng lớp nhân dân. Sự bất mãn, căm thù thực dân không ngừng tăng lên trong nhân dân. Vì vậy, trong thời gian chiến tranh, nhiều cuộc bạo động chống Pháp diễn ra ở cả khắp ba kỳ, từ miền ngược tới miền xuôi. Những phong trào đấu tranh của quần chúng, tinh thần phản chiến của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ngày càng dâng cao, góp phần phục hồi và phát triển phong trào yêu nước ở cả nước nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng. Trong những năm 1914 - 1918, các phong trào đấu tranh vẫn nằm trong phạm trù tư sản, nhưng đấu tranh vũ trang đã kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng và lôi kéo lực lượng chủ yếu là binh lính và nông dân tham gia. Điển hình nhất là các cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập. Trước lúc nổ ra chiến tranh, nhất là từ khi Phan Bội Châu bị chính quyền Lưỡng Quảng bắt giam, Việt Nam Quang phục hội đã tan rã. Tuy nhiên, nhiều hội viên vẫn hăng hái đấu tranh khi có thời cơ. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, trước sự thay đổi của tình hình trong nước và thế giới, các hội viên của Hội đã tổ chức được nhiều cuộc bạo động ở khu vực Trung Kỳ, điển hình nhất là sự kiện phá ngục Lao Bảo (28-9-1915) và cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916). Tháng 9-1915, xảy ra vụ giết lính, phá ngục tại nơi giam giữ “tù quốc sự” ở Lao Bảo. Phần lớn tù nhân đều là những chiến sĩ hoạt động trong phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa thục và hội viên Việt Nam Quang phục hội. Hồ Bá Kiện, người của Duy Tân hội và Trương Bá Kiều, hội viên Quang phục hội là những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Lính coi ngục bị giết 3 tên, bị thương 7 tên, số còn lại bỏ chạy. Quân khởi nghĩa thu được 36 súng, 16 lưỡi lê và 5.000 viên đạn [83, tr.216]. Tuy vậy, do lực lượng nghĩa quân quá ít, hoạt động lại đơn độc nên chỉ tồn tại được hơn một tháng thì 76 tan vỡ. Phần lớn bị bắt lại hoặc chết, chỉ có một số ít chạy thoát. Hồ Bá Kiện và Trương Bá Kiều hy sinh trong chiến đấu. Cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Trung Kỳ năm 1908 bị thực lân Pháp đàn áp đẫm máu, nhiều sĩ phu bị bắt tù hoặc đày đi Côn Đảo, nhưng nhân dân Trung Kỳ và những sĩ phu có tâm huyết vẫn giữ được nhiệt tình yêu nước, nuôi chí căm thù, chờ cơ hội vùng dậy. Một số sĩ phu mãn hạn tù trở về như Trần Cao Vân chẳng những không nhụt chí mà còn tiếp tục tham gia chống Pháp tích cực hơn, điều này như càng cổ vũ thêm cho cuộc đấu tranh đã âm ỉ từ trước đó. Tất cả dần tập hợp xung quanh Thái Phiên, một yếu nhân của Hội Duy Tân trước đây và là một trong những người lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội ở miền Nam Trung Kỳ. Trong khi đó, việc bắt lính phục vụ chiến tranh ngày càng ráo riết, lính khố xanh có nguy cơ phải chuyển thành lính khố đỏ để sang Pháp. Tình hình trên đây gây nên tình trạng căm giận và xao xuyến trong nhân dân, nhất là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, những tỉnh, thành phố có tầm quan trọng về chính trị và quân sự. Từ đầu năm 1914, Thái Phiên và Lê Ngung, một nhà yêu nước rất nhiệt thành của tỉnh Quảng Ngãi, đã tổ chức cuộc họp mặt các nhà yêu nước Trung Kỳ ở Đà Nẵng. Hội nghị nhất trí phải hành động gấp và đã phân công người chuẩn bị khởi nghĩa. Phương hướng hành động là vận động binh lính người Việt, chủ yếu là lính khố xanh và lính bị động viên sắp phải sang Pháp. Trần Cao Vân đề nghị mời vua Duy Tân tham gia để cuộc vận động thêm thuận lợi. Ý kiến này được Thái Phiên chấp nhận. Từ đó, Thái Phiên và Trần Cao Vân trở thành hai nhân vật quan trọng nhất của cuộc vận động. Cuối năm 1915, nhiều tin tức không hay của binh lính người Việt bên Pháp gửi về, cộng thêm tình hình trong nước làm dân tình xao xuyến. Một số người cầm đầu như nhóm Lê Ngung ở Quảng Nam nôn nóng muốn khởi nghĩa ngay. Trước tình hình đó, tháng 9-1915, Thái Phiên phải triệu tập các nhà yêu nước về Huế để bàn định. Những báo cáo từ các địa phưcmg cho thấy công việc chuẩn bị khởi nghĩa tuy đã khá nhưng chưa đầy đủ và đều. Ngay cả Huế, một trọng điểm của cuộc khởi nghĩa cũng chưa vận động được binh lính. Do đó, hội nghị quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa, đồng thời quyết định chính thức mời vua Duy Tân tham gia, giao cho Thái Phiên và Trần Cao Vân lo bố trí việc gặp mặt. Công việc chuẩn bị khởi nghĩa lại được tiếp tục. Tháng 2-1916, Thái Phiên lại mời các nhà yêu nước về Huế và lần này hội nghị nhất trí phải khởi nghĩa ngay. Hội 77 nghị định ra quốc hiệu, quốc kỳ, quân kỳ, quốc đô và chính thể sau khi khởi nghĩa thành công. Hội nghị định nhật kì khởi nghĩa và kế hoạch hành động. Ngày khởi nghĩa được ấn định vào trung tuần tháng 5-1916. Tiếp đó là mấy tháng chuẩn bị ráo riết cho cuộc khởi nghĩa. Thái Phiên và Trần Cao Vân ấn định khởi nghĩa vào tối mồng 3 rạng ngày 4-5-1916. Tuy vậy, việc chuẩn bị của những người lãnh đạo có nhiều sơ hở nên kế hoạch bị lộ. Thực dân Pháp nắm được kế hoạch khởi nghĩa từ hai ngày trước, do đó đã có kế hoạch ngăn chặn. Tại những nơi quan trọng như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Huế, thực dân Pháp ban lệnh giới nghiêm, tước vũ khí của binh lính người Việt, cho canh gác nghiêm ngặt, đồng thời bịt kín các đường giao thông quan trọng. Kế hoạch khởi nghĩa ở các nơi đều bị vỡ. Một vài nơi nhân dân không nắm được tình hình vẫn thực hiện theo kế hoạch nhưng đều thất bại. Vua Duy Tân bị đày sang đảo Réunion, hàng trăm người bị chém, trong đó có Thái Phiên và Trần Cao Vân, số còn lại bị giam ở nhà lao Thái Nguyên hoặc bị đày đi Lao Bảo và Côn Đảo. Trong những năm chiến tranh tư sản người Việt trên cả nước nói chung và ở Trung Kỳ nói riêng đã có được vị trí nhất định trong tổng thể nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tư sản người Việt bắt đầu thể hiện mong muốn có được những quyền lợi về kinh tế, chính trị mặc dù ý thức về chính trị chưa rõ ràng. Ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, nhiều tư sản đã cho ra đời một số tờ báo như là cơ quan ngôn luận thể hiện mong muốn của tầng lớp mình. Do đó, ở Bắc Kỳ thời kỳ này, ngoài những tờ báo ra đời từ trước như Nam Phong Tạp chí, Đông Dương Tạp chí, Việt Nam Phong tục... còn xuất hiện thêm một số tờ báo mới như Đại Việt Tạp chí, Diễn Đàn Bản xứ... Trên những tờ báo này, một số trí thức tư sản người Việt như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính… đã lên tiếng thể hiện quan điểm của mình về việc buôn bán, hoạt động công nghệ trong nước, đồng thời phần nào đó đã có tiếng nói “bênh vực cho người An Nam” [72, tr.80]. Ở Nam Kỳ những tờ báo như Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn vẫn tồn tại và ra số đều đặn. Đây là một bước tiến trong hoạt động chính trị của tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ. Đối với tư sản người Việt ở Trung Kỳ khi thế lực kinh tế phần nào đã lớn hơn trước chiến tranh ắt hẳn cũng có những mong muốn về quyền lợi kinh tế, chính trị như tư sản người Việt ở các khu vực khác. Tuy nhiên, do thế lực kinh tế còn yếu và chưa xuất hiện những tư sản lớn như Bắc Kỳ và Nam Kỳ nên mong muốn đó của tư sản người Việt ở Trung Kỳ chỉ là “ước vọng” mà thôi. Thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 78 nhất, tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa cho xuất bản được bất kỳ tờ báo nào với tư cách là cơ quan ngôn luận của tầng lớp mình. Thậm chí, cũng chưa có tư sản người Việt nào ở Trung Kỳ lên tiếng trên các tờ báo nhằm mục đích đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người Việt Nam nói chung và tầng lớp của họ nói riêng. Điều này phản ánh sự yếu đuối và có phần thua kém của tư sản người Việt ở Trung Kỳ so với khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ về hoạt động chính trị. Trong khi tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ đã có những hoạt động trong phong trào yêu nước của dân tộc dưới hình thức nói lên tiếng của họ trên báo chí công khai, hợp pháp nhằm cổ xúy cho lối làm ăn mới, luận bàn về tình hình sản xuất, kinh doanh, kĩ nghệ của nước nhà, đặc biệt là lên tiếng bênh vực quyền lợi cho người Việt Nam, thì tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa làm được điều này. Sự tham gia của họ dường như vẫn trong “tiềm thức”. Rõ ràng, khả năng tham gia phong trào yêu nước và tham gia đến mức độ nào của tư sản người Việt phụ thuộc lớn vào vị thế kinh tế của họ trong tổng thể nền kinh tế cả nước nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng. 3.2. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1919 đến năm 1930 3.2.1. Điều kiện lịch sử mới Bước sang thời kỳ 1919 - 1930, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tiếp tục phát triển và có sự trưởng thành vượt bậc. Sự trưởng thành đó đến độ dẫn tới hình thành một giai cấp trong cơ cấu xã hội. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ có được sự tiến bộ nhanh chóng đó là dựa trên cơ sở của thời kì trước và trong chiến tranh, đồng thời cùng với sự tác động thuận chiều từ những điều kiện lịch sử mới từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, cơ sở hạ tầng của nước ta được cải thiện và nâng cấp lên một bước. Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ II (1919 - 1929), số vốn đầu tư vào ngành giao thông vận tải tuy có giảm sút ít nhiều nhưng vẫn đạt khoảng trên 12% tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp vào Việt Nam [74, tr.110]. Số vốn này chủ yếu đầu tư vào xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đường sắt và đường bộ. Về đường sắt, thực dân Pháp tiếp tục hoàn thành xây dựng 823 km tuyến đường sắt xuyên Việt. Riêng trên địa phận khu vực Trung Kỳ, đã hoàn thành hai đoạn đường còn lại là Đông Hà - Vinh, dài 299 km và Đà Nẵng - Nha Trang, dài 534 km, với tổng chi phí cho cả hai đoạn đường này là 72 triệu phơrăng. Bên cạnh đó, các đường nhánh 79 nối các ga quan trọng vào các thành phố, thị xã, bến cảng cũng được xây dựng như Diêu Trì - Quy Nhơn, Vinh - Bến Thủy… Hệ thống đầu máy, toa xe chở hàng và chở khách cũng được tăng cường. Nếu như năm 1913, số đầu máy là 132 chiếc, toa khách là 327 toa và toa chở hàng là 1.429 toa thì đến năm 1936 con số đó lần lượt là 255 chiếc, 590 toa và 3.652 toa [44, tr.48]. Cùng với hệ thống đường sắt, hệ thống đường thuộc địa (Quốc lộ) và đường hàng xứ (liên tỉnh) tiếp tục được xây dựng và củng cố. Tính đến năm 1943, ở Việt Nam có 24.000 km đường đá, 4.430 km đường nhựa và 1.580 ô tô vận tải hàng hóa [74, tr.111]. Tại Trung Kỳ, hàng loạt cây cầu bắc qua các sông lớn như cầu Chợ Cũ (Quảng Nam), Cầu Cây Dừa (Phú Yên), Yên Xuân (Nghệ An)… được đưa vào sử dụng. Nhiều tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh, nội thị được nâng cấp, mở rộng, nhất là tại các trung tâm đô thị như Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết… Số lượng phương tiện vận tải cũng tăng lên nhanh chóng. Đơn cử như tỉnh Thanh Hóa, năm 1912, cả tỉnh mới chỉ có 3 xe ô tô, đến năm 1927 đã tăng lên 51 chiếc [11, tr.193]. Các cảng biển quan trọng của Trung Kỳ như Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn cũng được đầu tư mở rộng, xây dựng thêm nhiều công trình phụ trợ phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Có thể nói “vào thời điểm này, Việt Nam là một trong những nơi có hệ thống đường sá tốt nhất ở khu vực Đông Á” [74, tr.112]. Nhờ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy được đầu tư xây dựng, mở rộng, phương tiện giao thông nhiều hơn nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương, vùng miền được thuận lợi và rút ngắn thời gian nhiều lần. Trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh Trung Kỳ với các khu vực khác trong nước và quốc tế được đẩy mạnh. Khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cảng biển ở Trung Kỳ tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1920. Đến năm 1926, khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cảng Đà Nẵng là 63.000 tấn/năm, cảng Bến Thủy là 55.088 tấn/năm. Tập san Chấn hưng kinh tế Đông Dương dự đoán số lượng đó có thể đạt tới 80.000 - 100.000 tấn/năm trong những năm tiếp theo [69, tr.124]. Cùng với quá trình xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông, thực dân Pháp còn xây dựng nhiều nhà máy điện, nhà máy nước, bưu điện, các cơ sở kinh tế công thương nghiệp phục vụ sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của người dân và các nhà máy, xí nghiệp. Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy điện ở Trung Kỳ năm 1929 đạt 4.293 kw/h, năm 1930 tăng lên 6.440 kw/h, trong khi đó lượng điện tiêu thụ năm 1929 80 là 3.145 kw/h, năm 1930 là 3.623 kw/h [69, tr.202- 203] Với sản lượng điện như vậy đủ đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân trong khu vực thành thị. Sự đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của chính quyền thực dân đã làm thay đổi bộ mặt của các đô thị ở Trung Kỳ. Một số thị xã, thị trấn đã được nâng cấp lên thành phố, thị xã; đồng thời mạng lưới các chợ, cửa hiệu buôn bán, xưởng sản xuất xuất hiện nhiều hơn. Hoạt động buôn bán vì thế trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Tạo tiền đề cần thiết cho tư sản người Việt ở Trung Kỳ đẩy mạnh hoạt động, mở rộng công cuộc kinh doanh của mình. Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai, trên lãnh thổ Trung Kỳ, hàng loạt các tập đoàn tư bản Pháp có trụ sở ở Pháp và Đông Dương ồ ạt đổ vốn vào kinh doanh đồn điền, phát triển thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải… Trong bối cảnh chung đó, các trung tâm đô thị như Vinh- Bến Thủy, Huế, Quy Nhơn, Phan Thiết… trở thành những trọng điểm đầu tư của tư bản Pháp. Thực chất của quá trình đầu tư khai thác này là nhằm bóc lột và vơ vét thuộc địa, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra bằng việc khai thác nguồn khoáng sản, nguyên liệu sẵn có ở khu vực Trung Kỳ. Do đó, song hành với việc tăng cường đầu tư của Pháp là sự phá sản, bần cùng hóa ngày càng nhiều của nông dân, thợ thủ công và tầng lớp dân nghèo thành thị. Ở nông thôn, người nông dân phải gánh chịu ách tô thuế ngày càng nặng nề. Ruộng đất nằm hầu hết trong tay địa chủ. Tính tới năm 1930, ruộng đất của địa chủ chiếm tới 25% diện tích canh tác ở Trung Kỳ, đó là chưa kể tới 25% diện tích công điền thực chất cũng bị giai cấp địa chủ lũng đoạn. Hệ quả là năm 1930 ở 13 tỉnh của Trung Kỳ có 449.391 gia đình có dưới 1 mẫu ruộng. Nông dân tư liệu sản xuất, trở thành người vô sản ở nông thôn. Đội quân vô sản và nửa vô sản này một phần sống trong cảnh bần cùng hóa ở nông thôn, làm thuê cho phú nông, địa chủ; một phần phải bỏ đi làm hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp cho tư bản thực dân Pháp; đồng thời là nguồn nhân công lớn, rẻ mạt cho các xí nghiệp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Sự xuất hiện ngày càng đông số người làm thuê là một trong những điều kiện khách quan kích thích cho chủ nghĩa tư bản Trung Kỳ phát triển. Bên cạnh tác động thuận chiều nêu trên, sự gia tăng đầu tư khai thác của tư bản Pháp còn có tác động “ngược chiều” đối với hoạt động của tư sản người Việt ở Trung 81 Kỳ. Bởi tư bản Pháp càng tăng cường đầu tư khai thác thì tính chất độc quyền của nó càng tăng lên. Sự chèn ép của tư bản Pháp đối với tư sản người Việt diễn ra mạnh hơn. Họ gặp khó khăn hơn trong phát triển sản xuất, kinh doanh của mình. Đó cũng là nguyên nhân khiến họ hoạt động mạnh trên lĩnh vực chính trị để đòi quyền lợi kinh tế. Tuy nhiên, khi chiến tranh thế giới kết thúc, do nền sản xuất công nghiệp Pháp chưa thể khôi phục nhanh chóng sức sản xuất, vì thế chúng chưa thể tổ chức khai thác quy mô lớn ngay được trong giai đoạn đầu sau chiến tranh (1919 - 1924). Trong lĩnh vực thương nghiệp, giá trị hàng hóa của tư bản Pháp nhập cảng vào Đông Dương cũng chưa bằng những năm trước chiến tranh. Nếu như năm 1913 là 529 triệu phơrăng thì năm 1919 là 319 triệu phơrăng, năm 1920 là 418 triệu phơrăng và năm 1921 là 505 triệu phơrăng. Thời gian đầu, Pháp chỉ mới tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy vẫn còn những khoảng trống trong các ngành sản xuất và thị trường tiêu thụ. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường và tích lũy tư bản. Đó là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ở một số ngành, mặt hàng trong khoảng thời gian đầu sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã giữ thế độc quyền về sản xuất và tiêu thụ. Sự độc quyền trên thị trường của tư bản Pháp càng chậm khôi phục chừng nào thì tư sản người Việt ở Trung Kỳ càng có điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển, nhất là khi tư sản người Việt ở Trung Kỳ đang trong đà vươn lên mạnh mẽ từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hơn nữa, kể cả khi tư bản Pháp tăng cường đầu tư vào nước ta từ năm 1924 trở về sau thì tư sản người Việt ở Trung Kỳ vẫn có cơ hội làm ăn. Bởi vì, để thu gom được những mặt hàng thủ công, lâm thổ sản mang đi xuất cảng kiếm lời và phân phối hàng hóa nhập cảng từ Pháp đến tận tay các địa phương và người tiêu dùng thì tư bản Pháp rất cần một lớp người trung gian làm đại lý hàng hóa, cung cấp nguồn nhân công và nguyên liệu cho chúng. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, sự tăng cường tích lũy của cải ở một số tư nhân, sự gia tăng của lớp người vô sản làm thuê do chính sách thống trị của thực dân Pháp là những nhân tố thúc đẩy sự chuyển biến trong hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhờ đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ vươn lên nhanh chóng, cùng với bộ phận tư sản ở hai khu vực còn lại hợp thành một 82 giai cấp thực thụ. Cả trong hoạt động kinh doanh và hoạt động chính trị của tư sản người Việt đều khởi sắc hơn so với thời kỳ trước. 3.2.2. Sự trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã vươn lên nhanh chóng, trở thành bộ phận người có địa vị kinh tế trong xã hội. Quá trình hình thành và trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ bắt đầu từ thời Pháp thuộckhi nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa tới mức độ làm nảy sinh mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam; cho tới khi tư sản người Việt trở thành một tập đoàn người có một địa vị kinh tế riêng. Trên cơ sở kinh tế đó, bộ phận kinh tế của tư sản người Việt sẽ mâu thuẫn với những bộ phận kinh tế khác kìm hãm nó phát triển. Lúc đó, ý thức của giai cấp tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng đồng thời nảy sinh để bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp họ. Như vậy, sự trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện trên hai khía cạnh: thế lực kinh tế và ý thức giai cấp. Về thực lực kinh tế, trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt có thế lực kinh tế không đáng kể trong tổng thể nền kinh tế khu vực Trung Kỳ. Các xí nghiệp của họ lập nên phần lớn là những công trường thủ công nhỏ bé, thường chỉ có vài chục công nhân. Cao nhất là một số lò gốm ở Thanh Hóa, sử dụng 50 - 60 công nhân. Trong các xí nghiệp, kỹ thuật sản xuất chủ yếu là thủ công, máy móc hiện đại còn rất hiếm hoi, mặc dù đã có nhiều người tìm cách cải tiến kỹ thuật sản xuất. Người thợ thủ công dựa vào bàn tay khéo léo của họ với sự hỗ trợ của những công cụ thô sơ để làm ra sản phẩm. Ngay cả những người thuộc vào loại nổi bật nhất của tư sản người Việt ở Trung Kỳ lúc bấy giờ như Trịnh Văn Ngấn, Phạm Văn Phi cũng chưa thể so sánh ngang hàng với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Trước năm 1919, ở Trung Kỳ đã hình thành một số hội buôn, công ty được xem là tiêu biểu cho hoạt động kinh doanh không chỉ của tư sản người Việt ở Trung Kỳ mà cả của tư sản người Việt trên cả nước như Công ty Phượng Lâu (Thanh Hóa), Quảng Nam hiệp thương công ty (Quảng Nam); Công ty Liên Thành (Phan Thiết), nhưng số vốn của những công ty này so với các công ty của tư sản Pháp còn thua xa. Đó là một trong những nguyên nhân nảy sinh ra hình thức hùn vốn cùng kinh doanh, thậm chí có sự tham gia của những sĩ phu yêu nước. Do đó, có khi đến 6 - 7 người mới mua được một cổ phần, giá trị chỉ 50 đồng. Điều đó nói lên tình trạng nhỏ yếu của tư sản người 83 Việt ở Trung Kỳ về vốn, quy mô sản xuất, kinh doanh. Và cố nhiên sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh cũng chưa cao so với tư sản Pháp. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng muốn vươn lên mở rộng phạm vi kinh doanh, nhưng trước sự chèn ép, cản trở của tư bản Pháp; cộng với qui mô sản xuất trong những xí nghiệp chỉ có vài chục công nhân, trình độ kỹ thuật thấp kém thì việc đặt chân vào kinh doanh trong những ngành công nghiệp hiện đại càng khó khăn gấp bội. Điều đó lý giải vì sao, ở Trung Kỳ không có những đại tư sản, thương nhân lớn, tầm cỡ như Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Hơn nữa, địa vị kinh tế của họ cũng rất non yếu. Hàng hóa trên thị trường nếu không phải hàng ngoại hóa nhập cảng thì cũng là hàng của tư bản Pháp hay của tư bản Hoa kiều ở Việt Nam sản xuất ra. Đó là chưa kể phần lớn hàng tiêu dùng do thợ thủ công sản xuất. Nói về địa vị của những người sản xuất hàng hóa ở Việt Nam trên thị trường, các sĩ phu Duy Tân đã từng thốt ra: “Của báu núi rừng ta không được hưởng nguồn lợi, trăm thứ hàng hóa ta không nắm được lợi quyền. Cho đến các hàng vóc, nhiễu, nhung, len, vải, giày, dép, khăn tay, mục kỉnh, dù che, dầu hỏa, ống nói, kính hiển vi, kính ảnh, bút Tàu, kim chỉ, khuy cúc, phẩm nhuộm, xà phòng, diêm, bánh sữa, thuốc bắc, thuốc lá, rượu, chè… không mua của Tàu thì cũng mua của Tây cả” [22, tr.40]. Còn việc buôn bán xuất nhập cảng, tuy đã có một số hội buôn buôn hàng đi khắp trong Nam, ngoài Bắc, từ trong nước ra ngoài nước, nhưng hoạt động của họ chỉ mới bước đầu, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tỷ trọng xuất nhập khẩu thời bấy giờ. Lấy số liệu xuất - nhập khẩu năm 1912 để chứng minh; tổng khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cảng biển của Việt Nam năm 1912 là 3.086.413 tấn, trong đó khối lượng hàng của thương nhân người Việt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,18% (tương đương 2.951 tấn) [158, tr.466]. Sự yếu đuối của tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn thể hiện ở chỗ không những nó chưa đủ sức lực đấu tranh với tư sản ngoại quốc. Những sĩ phu Duy Tân, vận động các nhà công thương nghiệp gắng theo gương Duy Tân Nhật Bản. Một số phần tử cải lương còn tỏ lòng ước vọng học tập kỹ nghệ của tư sản Pháp. Từ sau khi chiến tranh thế giới kết thúc thế lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ không ngừng tăng lên hơn so với trước. Điều đó thể hiện rõ ở những biểu hiện sau: Thứ nhất, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh, trong đó có cả những ngành quan trọng. Trước những thuận lợi mới, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã vươn lên mạnh mẽ trong tất cả các ngành. Hoạt động kinh doanh của họ không chỉ giới hạn ở một số 84 lĩnh vực như trước đây mà đã mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là những ngành công nghiệp quan trọng. Nhiều hãng buôn mới được thành lập như Nam Hưng tư nghiệp hội xã ở Hội An, Hưng nghiệp hội xã ở Thanh Hóa, Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty (Quảng Ngãi)…, bán nhiều loại hàng khác nhau, không chỉ lâm thổ sản, nông phẩm mà cả rượu, vải vóc, gạch ngói và các loại hàng xa xỉ phẩm; đồng thời, có quan hệ làm ăn với cả tư sản nước ngoài. Hãng buôn Tiên Long thương đoàn có mối buôn lụa với thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Java, Bombay. Nghề sản xuất nước mắm đã có sự tham gia đông đảo của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Nhiều xưởng sản xuất nước mắm được lập ra ở Phan Thiết, Phan Rí, Phú Hài, Mũi Né… Một trong những hãng nước mắm lớn nhất ở Trung Kỳ là Liên Thành. Xuất phát từ một công ty thương mại, những người sáng lập đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, lập nhiều xưởng sản xuất nước mắm. Nước mắm của Liên Thành có khả năng cạnh tranh cao với các hãng nước mắm khác của cả tư sản người Việt và tư sản Pháp. Ở lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, bên cạnh các tập đoàn tư bản Pháp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này, một bộ phận tư sản người Việt đã mạnh dạn cạnh tranh với tư sản Pháp. Tiêu biểu cho số này có Phạm Văn Phi, Minh Tâm, Tạ Quang Châu, Vương Đình Châu, Phúc Vinh… Họ lập các công ty chuyên chở hành khách, hàng hóa ở cả đường bộ và đường thủy. Công ty của Phúc Vinh chuyên kinh doanh vận tải đường sông ở khu vực Nghệ An [69, tr.176]. Hay như Phạm Văn Phi từ một chủ xưởng sửa chữa xe ô tô, ông đã phát triển lên thành một doanh nghiệp vận tải, chuyên chở khách và hàng hóa với nhiều tuyến xuất phát từ Trung Kỳ đi các khu vực khác và sang Lào. Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời kỳ này là đã bắt đầu tham gia kinh doanh ở những ngành công nghiệp quan trọng vốn trước đây thuộc độc quyền của tư bản Pháp như in ấn, sản xuất bóng đèn, chế biến lâm sản… Do đó, bên cạnh tư sản thương nghiệp là phổ biến trước đây, ở Trung Kỳ đã thấy tư sản công nghiệp xuất hiện. Mặc dù số lượng còn khá khiêm tốn so với khu vực khác nhưng đó là biểu hiện của sự trưởng thành về thế lực kinh tế rất rõ nét của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Những năm 1919 - 1930, xuất hiện nhiều nhà in, ngoài nhà in Đắc Lập của Bùi Huy Tín ở Huế còn xuất hiện thêm nhà in Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng, nhà in của Vương Đình Châu, Nguyễn Đức Tư ở Vinh… 85 Xưởng cưa gỗ của Lê Viết Lới ở Bến Thủy có nhiều tiến bộ, có thể xẻ được đủ kích thước gỗ, sử dụng từ 30 - 40 công nhân. Hoạt động của xưởng diễn ra quanh năm. Bên cạnh đó, xưởng này còn sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất cảng ra nước ngoài, thu lãi hàng vạn đồng mỗi năm. Năm 1928, công ty Nam Đồng Ích- một công ty cổ phần, kinh doanh nhiều mặt hàng đã xây dựng nhà máy sản xuất rượu đặt tại Thanh Hóa. Tiếp đó, công ty Nam Long cũng thành lập với chức năng chính là sản xuất, kinh doanh rượu. Lê Văn Nhẫn và Trần Sanh Thoại mở xưởng chế biến xà phòng ở Quy Nhơn (Bình Định). Đặc biệt, ở Thanh Hóa, nhà tư sản Hoàng Văn Ngọc đã bỏ vốn xây dựng một nhà máy nhiệt điện. Điều này thể hiện rõ bước trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong những năm 1919 - 1930 [57, tr.61]. Thứ hai, mở rộng cơ sở sản xuất, tăng cường hoạt động kinh doanh và tích lũy tư bản Những năm 1919 - 1930, thương nhân Trung Kỳ hoạt động mạnh hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi chiến tranh đang diễn ra và trong khoảng thời gian đầu sau chiến tranh (1919 - 1924)- khi tư bản Pháp chưa tăng cường đầu tư quy mô lớn vào Đông Dương, hàng hóa từ những vùng chuyên sản xuất như nhiễu, lụa, bông, gốm… được vận chuyển đi khắp nơi với tốc độ, quy mô tăng lên nhanh chóng. Số thuyền buôn và lượng hàng hóa của thương nhân người Việt ra vào các cửa biển ngày càng tăng. Nếu như năm 1912, khối lượng hàng hóa của thương nhân người Việt qua các cảng là 2.951 tấn, thì đến năm 1923, con số đó là 22.692 tấn [145]. Do tích cực hoạt động trên thị trường, trong một thời gian ngắn, nhiều hãng buôn ở Trung Kỳ đã thu được những món lời lớn, tích lũy được nhiều tư bản, vốn của họ tăng lên nhanh chóng. Công ty Liên Thành buôn nước mắm và hàng nội hóa, số vốn năm 1907 chỉ có 93.200 đồng, năm 1920 cũng tăng thành 200.000 đồng [23, tr.42]. Từ sự phát tài như trên, nhiều chủ hãng buôn không còn là những nhà buôn đơn thuần nữa, mà trở thành những chủ xí nghiệp khá lớn. Nguyễn Tấn Hà- chủ công ty Nam Hưng tư nghiệp hội xã, buôn bán xuất - nhập cảng ở Hội An, sau một thời gian mở thêm xí nghiệp ươm tơ, dệt lụa, nhuộm lụa ở Quảng Nam. Đào Thao Côn chủ công ty buôn Hưng Nghiệp hội xã, thành lập năm 1926 ở Thanh Hóa, với số vốn 50.000 đồng đã vươn ra mở xí nghiệp dệt cói ở Thanh Hóa, Hà Nội với số vốn 30.000 đồng [20, tr.92]. 86 Chính công ty Liên Thành cũng từ một hãng buôn, đã tiến lên mở xưởng sản xuất nước mắm ở nhiều địa điểm thuộc Phan Rang, Phan Thiết, Sài Gòn cung cấp cho thị trường. Nhu cầu lớn về hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước cũng đã thúc đẩy nhiều thợ thủ công đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất của mình và bước vào hàng ngũ tư sản. Lê Quang Long ở Thanh Hóa, Bùi Dương ở Quảng Nam, Lê Văn Nhẫn ở Bình Định, trước đó là những thợ thủ công cá thể nhưng do nắm được cơ hội kinh doanh, đã mở rộng cơ sở sản xuất, thuê mướn nhiều nhân công, trở thành những chủ xí nghiệp. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, những công ty thành lập từ trước cũng mở rộng phạm vi kinh doanh, cạnh tranh kịch liệt với tư bản Pháp. Điển hình cho số này là các công ty Hào Hưng, Phạm Văn Phi, Phúc Vinh, Minh Tâm… Phạm Văn Phi, năm 1912, từ Hà Nội vào Vinh khởi nghiệp bằng một cơ sở sửa chữa ô tô cho các hãng vận tải của tư bản Pháp, với số vốn ban đầu chỉ có 15.000 phơrăng. Năm 1922, doanh thu tăng lên gấp 6 lần số vốn ban đầu là 90.000 phơrăng. Năm 1923, số vốn là 155.000 phơrăng và năm 1924 tăng lên đến 200.000 phơrăng [167, tr.8]. Công ty vận tải ô tô Hào Hưng ở Quảng Nam cũng phát triển nhanh chóng. Khi thành lập công ty chỉ có số vốn 1.200 đồng, năm 1929 đã tăng vọt lên đến 60.000 đồng [23, tr.50]. Bên cạnh những công ty, hãng buôn đã thành lập trước đây phát triển lên, thời kỳ này, hàng loạt hãng buôn, công ty mới cũng được thành lập. Họ mở xí nghiệp sản xuất đủ loại mặt hàng từ vải vóc, chè uống đến làm đồ gỗ, đúc dụng cụ kim khí, sản xuất đường, rượu, nước mắm… Công ty Nam Đồng Ích chuyên sản xuất nước mắm, rượu; buôn bán lâm hải sản, bao thầu công việc công chính được thành lập ở Vinh và có chi nhánh ở nhiều tỉnh với số vốn lên đến 100.250 đồng, chia làm 4.010 cổ phần. Hãng sản xuất chè uống Tiên Long của Trần Quang Bính và Trần Quang Huy mở chi nhánh ở Vinh, Thanh Hóa, Hà Nội. Ở Huế cũng ra đời xưởng sản xuất khăn mặt Vĩnh An sử dụng tới 50 công nhân, xưởng sản xuất bóng đèn của Nguyễn Văn Tài. Ở Thanh Hóa có lò nấu gang của Lê Văn Tài. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi hình thành các công- xi làm đường, thuê công nhân sản xuất đường xuất khẩu. Các hãng buôn lớn cũng được thành lập như Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty của Huỳnh Khâm thành lập năm 1926, hãng buôn Quảng An Long chuyên xuất cảng gạo, muối, ngô, nước mắm mở các cửa hiệu ở Hội An, Huế, Đồng Hới, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang… Tới những năm 1923 - 1925, nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ vẫn tiếp tục mọc lên như xưởng dệt nhiễu của Nguyễn 87 Đức Anh, Trần Chi, Trương Hiền, Đỗ Thung ở Bình Định; hiệu dệt nái của Nguyễn Trú, Trần Cư ở Hà Tĩnh; xưởng sản xuất thuốc lá Nguyễn Tứ Tri ở Đắc Lắc; nước mắm của Võ Huy, Nguyễn Thị Thang ở Nha Trang… [162]. Điều đáng lưu ý là những cơ sở sản xuất, kinh doanh được lập ra trong thời kỳ này không phải chỉ đơn thuần là những công trường thủ công nhỏ bé như trước đây nữa mà đã là những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa rõ rệt. Số lượng công nhân ở trong những xí nghiệp này không phải chỉ độ chục người như trước đây, mà lên tới hàng mấy chục người, thậm chí có cơ sở lên đến hàng trăm công nhân. Công ty vận tải ô tô của Phạm Văn Phi lúc làm ăn phát đạt có 3 đốc công, 150 công nhân và người học việc [164]; xưởng sản xuất khăn mặt Vĩnh An sử dụng 50 công nhân [23, tr.47]; cơ sở chế biến gỗ của Lê Viết Lới sử dụng gần 50 công nhân. Sản phẩm từ các sở sản xuất của tư sản người Việt ở Trung Kỳ làm ra không phải chỉ lưu thông ở từng địa phương nhỏ hẹp mà được đem bán trong cả nước, thậm chí xuất khẩu sang cả Hồng Kông, Thượng Hải, Xiêm, Lào, Java, Singapo… [65, tr.214-221]. Điều đó chứng tỏ thời kỳ này, tư sản người Việt ở Trung Kỳ không chỉ thiên về lập công ty thương mại, mà đã hướng vào việc lập xưởng sản xuất hàng hóa bán ra thị trường. Đó là biểu hiện của sự trưởng thành về tư duy kinh doanh, kinh nghiệm thương trường và hơn nữa là vốn. Nhờ tích cực hoạt động sản xuất, kinh doanh mà tư sản người Việt ở Trung Kỳ đẩy nhanh quá trình tích lũy. Số vốn tăng lên nhanh chóng, một số cơ sở sản xuất số vốn lên đến hàng trăm ngàn đồng. Công ty Liên Thành ở Phan Thiết năm 1920 số vốn lên đến 200 ngàn đồng; số vốn của Công ty vận tải ô tô Phạm Văn Phi năm 1924 lên hơn 200 ngàn phơrăng [164]; Công ty Nam Đồng Ích ở Vinh vốn khi thành lập cũng lên 100.250 đồng [20, tr.100]; hay như Công ty Phượng Lâu ở Thanh Hóa riêng tiền lãi mỗi năm lên đến hàng vạn đồng [23, tr.41]. Lợi nhuận tăng, tích lũy tư bản lớn hơn nên tư sản người Việt ở Trung Kỳ có điều kiện tái đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, quy mô kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với tư sản nước ngoài và kinh doanh của những công ty này không chỉ dừng lại ở một mặt hàng mà rất nhiều loại khác nhau. Đặc biệt, kỹ thuật sản xuất đã được chú trọng bằng việc đầu tư mua máy móc hiện đại đưa vào sản xuất, kinh doanh. Số lượng tư sản người Việt ở Trung Kỳ tăng lên nhanh chóng so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều đó được phản ánh qua số các nhà công thương đóng thuế môn bài ở các tỉnh Trung Kỳ. 88 Bảng 3.4: Thống kê số lượng người Việt đóng thuế môn bài ở Trung Kỳ các năm 1921 - 1922 [153, tr.211-212] Tên tỉnh Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Năm 1921 Số người Số tiền (đồng) 41 607 111 6.723 295 6.071 215 3.246 106 2.000 325 4.054 Năm 1922 Số người Số tiền (đồng) 40 609 114 8.285 297 4.999 224 3.496 112 2.144 262 4.134 Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng các nhà công thương nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đến mức phải đóng thuế môn bài tăng lên ở các tỉnh, nhất là những tỉnh có trung tâm đô thị lớn. Số lượng tiền đóng cũng tăng lên, thậm chí cả khi số lượng người đóng thuế giảm xuống như trường hợp tỉnh Thừa Thiên và Bình Định. Điều đó chứng tỏ thời kỳ này đã xuất hiện khá nhiều nhà công thương lớn ở khu vực. Với những tiến bộ vượt bậc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã trưởng thành nhanh chóng. Và “trên cơ sở mở rộng và phát triển nhanh chóng về thế lực kinh tế, tư sản Việt Nam đã thực sự hình thành một giai cấp xã hội vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất” [83, tr.302]. Về ý thức giai cấp, sự gia tăng về thế lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã khẳng định họ có một địa vị kinh tế riêng trong nền kinh tế của khu vực. Cũng lúc này, bộ phận kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ bắt đầu mâu thuẫn với bộ phận kinh tế khác kìm hãm nó phát triển. Và như thế, ý thức giác ngộ giai cấp và ý thức dân tộc của họ cũng nẩy sinh, mà biểu hiện rõ nhất là việc họ lên tiếng phản đối, tiến hành đấu tranh để bảo vệ quyền lợi giai cấp họ. Đầu thế kỷ XX, trong phong trào cách mạng Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản đã xuất hiện, rõ rệt nhất là phong trào Đông Du, Duy Tân- những phong trào khởi phát ở khu vực Trung Kỳ. Nhưng do lúc đó, địa vị kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn quá nhỏ bé nên xu hướng tư sản đó không phải từ sự tiếp nhận, khởi xướng của bản thân họ. Xu hướng tư sản ấy là do ảnh hưởng của Phong trào Duy Tân ở Nhật Bản và Trung Quốc dội vào nước ta, những sĩ phu phong kiến tiến bộ- những người lãnh đạo phong trào yêu nước lúc bấy giờ đã tiếp thu luồng 89 tư tưởng mới đó và truyền bá trong dân chúng. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ là một bộ phận tham gia vào trào lưu chung đó mà thôi. Sang những năm 1919 - 1930, do kinh tế tư bản ở Trung Kỳ phát triển, nên ý thức giai cấp của tư sản người Việt đã bộc lộ một cách rõ ràng. Ý thức giai cấp đó của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thể hiện cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị - xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, để nâng cao địa vị của mình trên thương trường, đồng thời đối phó với những lực lượng kinh tế khác kìm hãm, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã dùng nhiều biện pháp mở rộng quan hệ tư bản chủ nghĩa ở khu vực. Trong công cuộc kinh doanh của họ luôn gặp phải sự ngăn cản, chèn ép của thực dân Pháp thông qua những chính sách kinh tế bất hợp lý và thiếu công bằng; sự cạnh tranh có tính “khốc liệt” của tư sản Hoa kiều, nên họ luôn nhận thấy và tỏ rõ sự lo lắng về địa vị kinh tế của mình. Lúc này, họ nhận thức được rằng kinh doanh một cách tự phát, thiếu hiệp thương và đoàn kết, tương hỗ lẫn nhau trong kinh doanh sẽ dẫn tới chỗ yếu đi trước sức mạnh kinh tế của người Pháp và người Hoa. Đó là động lực đẩy họ ủng hộ chủ trương do tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ khởi xướng là tham gia và thành lập các “hội” với mục đích bảo vệ quyền lợi cho nhau. Đồng thời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn hưởng ứng lời kêu gọi của tư sản người Việt trên cả nước, hô hào và bước vào con đường thực nghiệp để phát triển nền kinh tế tư bản ở khu vực. Họ có ý thức cao trong việc dùng hàng nội hóa. Sản xuất nhiều mặt hàng thay thế hàng ngoại nhập. Hoạt động cổ vũ thực nghiệp, sử dụng hàng nội hóa của tư sản người Việt ở Trung Kỳ lúc này không hoàn toàn giống với những lời cổ động thực nghiệp của các sĩ phu Duy Tân đầu thế kỷ nữa. “Cuộc cổ động trước kia chưa phản ánh yêu cầu bức thiết của tư sản người Việt với tư cách là một giai cấp, tiếng nói trong phong trào chưa phải là tiếng nói của bản thân giai cấp tư sản người Việt” [20, tr.113-114]. Nhưng hoạt động cổ vũ thực nghiệp, tiêu thụ hàng nội hóa sau Đại chiến thứ nhất nhằm phục vụ cho quyền lợi giai cấp tư sản người Việt và là tiếng nói của bản thân giai cấp này. Xuất phát điểm của nó là do yêu cầu phát triển về kinh tế của tư sản người Việt, trong đó có bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ; do sự mâu thuẫn giữa bộ phận kinh tế tư bản Trung Kỳ với các bộ phận kinh tế khác kìm hãm nó phát triển. Vì thế, một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã lên tiếng cổ vũ thực nghiệp trên báo chí, cùng với Trung Kỳ Công thương gia hội và Hội Bắc Kỳ Công thương Đồng nghiệp đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giới của mình. 90 Ý thức giai cấp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ không chỉ biểu hiện ở chỗ họ tự giác liên kết với nhau thành các hội, nghiệp đoàn, bảo vệ quyền lợi cho nhau, vận động phát triển công thương nghiệp, mà còn thể hiện trong quan hệ của họ đối với thực dân Pháp và các giai cấp khác. Tư bản Pháp là kẻ chèn ép và kìm hãm tư sản người Việt ở Trung Kỳ, phương thức sản xuất phong kiến tồn tại ở khu vực cũng là lực cản cho sự phát triển của kinh tế tư bản ở khu vực Trung Kỳ. Đặc biệt, từ sau năm 1919, khi tư sản người Việt ở Trung Kỳ đang trên đà phát triển thì cũng là lúc tư bản Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam nên họ càng nhận thấy rõ nhân tố trên là trở lực lớn trên con đường làm ăn của mình. Họ nhận thấy “đời bây giờ nghề làm ăn chật hẹp, mà người ngoại quốc đến nước ta ngày càng đông, hễ nghề của mình hơi thấy sa sút thì họ thừa cơ mà chiếm lấy” [23, tr.61]. Do đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã phản ứng lại chính sách kinh tế của thực dân Pháp và yêu sách quyền lợi cho họ. Họ đòi giảm thuế xuất cảng đường, chống lại ý đồ độc quyền về nước mắm của tư bản Pháp ở khu vực Trung Kỳ. Tiến hành và tham gia tất cả các hoạt động trên thể hiện tư sản người Việt ở Trung Kỳ không còn đơn thuần là bộ phận nhỏ yếu trong xã hội nữa. Họ biết đặt lợi ích của giới công thương, của những hội, đoàn thể của mình lên trên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc gắn kết nhau trong tổ chức riêng của giai cấp mình. Và chắc hẳn tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng giống như tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ nhận thấy rõ ngoài tiếng nói về kinh tế cần có tiếng nói về chính trị bằng việc đấu tranh cho họ được tham gia vào các cơ quan như: Viện dân biểu, Hội đồng thành phố hoặc chí ít ra cũng phải nói lên được quan điểm của mình trên các cơ quan ngôn luận của đồng nghiệp từ Bắc chí Nam, góp phần bảo vệ và đòi quyền lợi về kinh tế lẫn chính trị cho giới mình. Do đó, “tư sản Việt Nam đã thực sự hình thành một giai cấp xã hội vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất” [81, tr.232] và “Sau chiến tranh, giai cấp tư sản Việt Nam bắt đầu bước lên vũ đài chính trị và góp phần mình vào các phong trào đấu tranh dân tộc” [83, tr.306]. 3.2.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh Trước năm 1919, tư sản người Việt ở Trung Kỳ mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp, hoạt động sản xuất còn hạn hẹp, quy mô chưa lớn. Từ sau năm 1919, với đà trưởng thành từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ được mở rộng và có quy mô lớn hơn. Họ 91 kinh doanh trong hầu hết các ngành kinh tế, từ in ấn, dệt, nhuộm, vận tải… cho đến sản xuất xà phòng, đường, nước mắm, đồ gốm… Một số tư sản đã có trong tay sản nghiệp khá lớn như công ty thương mại, công ty vận tải, một vài xưởng sản xuất… Một số cơ sở sản xuất đã thu hút đến cả trăm công nhân. Điều đó thể hiện bước tiến nhanh chóng về thế lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. * Trong lĩnh vực thủ công nghiệp, ở những tỉnh trước đây có nghề thủ công phát triển như Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên… xuất hiện những vùng chuyên sản xuất hàng thủ công bán ra thị trường. Lấy ví dụ như ở tỉnh Phú Yên chẳng hạn. Những năm đầu thế kỷ XX, toàn tỉnh Phú Yên có 6 làng nghề dệt vải, lụa, lãnh, tập trung ở 4 phủ, huyện Tuy An, Đồng Xuân, Tuy Hòa, Sơn Hòa. Phân bố như sau: Bảng 3.5: Phân bố các làng nghề dệt ở Phú Yên trước năm 1930 [105, tr.122-123] Địa danh Làng nghề Sản phẩm Tuy Hòa Đông Bình, Đông Phước Dệt lụa, lãnh Tuy An Ngân Sơn, Quảng Thuận Dệt lụa, lãnh, lương và gấm Đồng Xuân Gò Duối, Suối Ré Dệt lụa, lãnh Sơn Hòa Sơn Tường Dệt vải Trong những làng nghề dệt này, các xưởng dệt thủ công hầu như nằm trong tay một số chủ như Lê Châu, Phạm Ngạn, Phạm Ngôn (Tuy Hòa), Võ Trung, Thái Thân, Trương Giao, Trần Ba, Nguyễn Trung (Tuy An), Trần Ba (Đồng Xuân) [35, tr.19- 20]. Hiện tượng này bắt đầu từ những năm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi hàng hóa của Pháp vào thị trường nước ta giảm xuống. Vì thế, sang những năm sau chiến tranh, ở những vùng có nghề thủ công phát triển đã xuất hiện những xưởng sản xuất có quy mô khá, với vài chục công nhân. Những ông chủ của những xưởng sản xuất ấy bước vào hàng ngũ tư sản. Nghề dệt ở khu vực Trung Kỳ phát triển mạnh, nhất là dệt lụa, nhiễu, vải. Riêng diện tích trồng dâu nuôi tằm phục vụ sản xuất tơ, lụa ở Trung Kỳ lên đến 13.500 ha, trong khi Bắc Kỳ chỉ có 8.000 ha [112, tr.142-143]. Nghề này tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên. Thời kỳ này xuất hiện nhiều công trường thủ công và xưởng sản xuất có quy mô vừa. Ở các vùng như Nam Đàn (Nghệ An), Duy Xuyên (Quảng Nam), Hoài Nhơn, An Nhơn (Bình Định), Tuy An, Đồng Xuân (Phú Yên)… hoạt động sản xuất lụa, nhiễu diễn ra hàng ngày, có những xưởng thuê từ 15 92 đến 20 công nhân. Có những nơi như Gò Duối (Đồng Xuân, Phú Yên) tập trung hơn 40 khung cửi, trong đó có những khung dệt khổ rộng, một khung sản xuất 12 - 15 tấm mỗi tháng, sản xuất liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường [105, tr.124]. Điển hình trong ngành dệt những năm 1919 - 1930 ở Trung Kỳ là sự ra đời của một số xưởng sản xuất và công ty có kỹ thuật sản xuất khá hiện đại và sản xuất theo quy mô công nghiệp, vượt qua thời kỳ công trường thủ công. Trong số này phải kể đến Công ty Nam Hưng tư nghiệp hội xã ở Hội An (Quảng Nam), xưởng dệt lụa của Lê Văn Nhẫn ở Quy Nhơn (Bình Định), xưởng dệt khăn mặt Vĩnh An, xưởng dệt khăn mặt, thảm, khăn quàng cổ của Nguyễn Huy Châu ở Huế… Nam Hưng tư nghiệp hội xã thành lập năm 1926 tại Hội An (Quảng Nam). Công ty này vừa tiến hành mở xưởng dệt lụa, ươm tơ, nhuộm lụa vừa buôn bán xuất nhập cảng tơ lụa. Đây là một công ty cổ phần, có sự góp vốn của nhiều người. Vốn của công ty khi thành lập là 42.000 đồng, chia làm 840 cổ phần. Người sáng lập công ty là Nguyễn Tấn Hà - một thương nhân khá nổi tiếng trong giới buôn lụa xuất cảng ở Đà Nẵng. Trong hội đồng sáng lập còn có Mai Văn Hội buôn bán ở Thi Lai; Huỳnh Thanh, Lê Hữu Tư buôn bán ở Đà Nẵng; Võ Luyện buôn bán ở Hà Nhuận; Nguyễn Tăng Hân buôn bán ở Trương Lộc; Trương Xuân Hoàng buôn bán ở Phú Bông; Hồ Ngọc Chương buôn bán ở Đông Giáp và Võ Quang Toản buôn bán ở Đông Phước [52]. Khi mới thành lập, công ty này chỉ chuyên mua bán các sản phẩm dệt, nhất là sản phẩm lụa. Nguồn hàng của họ chủ yếu từ các xưởng dệt ở tỉnh Quảng Nam, nhiều nhất là ở huyện Duy Xuyên. Sau khi thu gom hàng từ các xưởng dệt về, một phần đem bán tại cửa hiệu ở Hội An, còn lại xuất bán ra khắp cả nước và sang Lào, Miên. Một vài năm sau khi đã có số vốn lớn hơn, những người sáng lập chủ trương mở xưởng và mua máy móc, thiết bị, thuê nhân công dệt lụa, ươm tơ và nhuộm lụa ngay tại Quảng Nam [23, tr.53]. Các xưởng dệt lụa của Lê Văn Nhẫn ở Quy Nhơn (Bình Định), xưởng dệt khăn mặt Vĩnh An, xưởng dệt khăn mặt, thảm, khăn quàng cổ của Nguyễn Huy Châu ở Huế cũng đã sử dụng hàng chục công nhân [20, tr.91]. Xưởng dệt của Lê Văn Nhẫn còn mua thêm máy dệt hiện đại thay thế cho khung dệt truyền thống nhằm cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập ở Quy Nhơn. Sản phẩm dệt, tơ của Trung Kỳ được cả thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhất là lụa, nhiễu. Nguyên nhân xuất phát từ nguyên liệu sản xuất khá phổ 93 biến ở khu vực này, các sản phẩm dệt ở Trung Kỳ giá thành không cao nhưng chất lượng tốt, có nhiều chủng loại, mẫu mã như lụa bạch, lụa vân, xã màu, lĩnh hoa, gấm tam thể, thất thể. Hơn nữa, trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các chủ xưởng dệt thường quảng bá sản phẩm của mình qua các hội chợ diễn ra trên cả nước. Chẳng hạn như ở tỉnh Phú Yên, các chủ xưởng dệt ở 6 làng dệt nổi tiếng ở tỉnh này đã đem sản phẩm của mình dự một hội chợ ở Hà Nội như sau: Bảng 3.6: Các sản phẩm dệt của tỉnh Phú Yên tham gia hội chợ [35, tr.20] Tên sản phẩm Lương bông trắng Xuyến bông và xuyến bông mai điểu Người tham gia Lê Châu Phạm Ngạn Lê Châu Phạm Ngôn Quê quán Giá (theo tấm) Tuy Hòa 3,3 đồng Tuy Hòa 3,8 đồng Xuyến bông song ngự, xuyến bông khánh biền, sa minh châu Lê Châu Tuy Hòa 3,8 đồng Lương bông cổ đồ, lương bông cúc điểu và song ngư Võ Trung Tuy An 3 - 3,8 đồng Trần Ba Sông Cầu 4,8 đồng Bát tơ trắng có bông Nghề gốm cũng có bước phát triển khá, nhất là nghề làm chum vại, tiểu sành, bát đĩa. Ở làng Đức Vạn Thọ (Thanh Hóa) có 25 lò chum và 10 lò tiểu sành. Mỗi lò sử dụng vài ba chục công nhân. Hàng năm bán ra thị trường số sản phẩm trị giá từ 10 - 12 vạn đồng [20, tr.93]. Chum và tiểu sành của Đức Vạn Thọ bán đi khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Thanh - Nghệ Tĩnh. Điển hình nhất trong đó vẫn là cơ sở sản xuất của Nguyễn Văn Viễn. Sản phẩm của cơ sở ông sản xuất có sử dụng kỹ thuật của người miền Bắc nên được thị trường ưa chuộng. Cơ sở sản xuất này sử dụng hơn 40 công nhân. Phân phối sản phẩm khắp cả Bắc và Trung Kỳ. Thậm chí chum vại bán ở một số cửa hàng của Hà Nội cũng do cơ sở của ông sản xuất. Ngoài ra, ở Nghệ An, Nha Trang cũng có một số lò sản xuất bát đĩa và đồ gia dụng nhưng quy mô chưa lớn lắm. Với đặc trưng của khu vực Trung Kỳ có nhiều tỉnh chạy dọc ven biển nên nghề làm nước mắm rất phát triển. Nước mắm do người Trung Kỳ sản xuất nổi tiếng từ sớm như trường hợp nước mắm Liên Thành. Những năm 1919 - 1930, nghề này vẫn được duy trì và phát triển. Dọc theo bờ biển từ Bắc chí Nam có rất nhiều địa danh làm nước 94 mắm nổi tiếng đã thuê nhân công, lập xưởng sản xuất quy mô lớn hơn trước đây để bán ra thị trường như Nghệ An, Quảng Bình, Nam Ô (Đà Nẵng), Nha Trang, Bình Thuận. Đặc biệt là ở tỉnh Bình Thuận, tại các vùng như Phan Thiết, Phú Hài, Mũi Né, Duồng, Phan Rí, La Gàn, Lòng Sông, Quán Thí có trên 450 nhà làm nước mắm. Riêng vùng Đức Thắng có 6 nhà làm nước mắm lớn [168, tr.5]. Trong đó lớn nhất là các xưởng chế biến nước mắm của Liên Thành. Công ty này đã mở được chi nhánh sản xuất nước mắm ở Phan Thiết, Phú Hài, Mũi Né, Sài Gòn, đồng thời mở chi điếm buôn bán sản phẩm nước mắm của họ khắp Trung và Nam Kỳ. Trong tất cả các cơ sở sản xuất của công ty Liên Thành đã sử dụng đến hàng trăm công nhân [92]. * Hoạt động kinh doanh thương nghiệp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ có sự chuyển biến mạnh nhất ở thời kỳ này. Sự chuyển biến đó bắt nguồn từ sự kích thích của những nhân tố khách quan, nhất là sự hoàn thiện về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng và sự cần thiết phải có lớp người trung gian trong khi tư sản Pháp đẩy mạnh hoạt động. Vào những năm 1919 - 1930, hàng hóa từ Việt Nam xuất cảng ra ngoài tăng rất nhanh, khối lượng hàng xuất luôn lớn hơn hàng nhập cảng, nhất là thời gian đầu (1919 - 1924). Điều đó được minh chứng qua số liệu xuất - nhập khẩu ở các cảng Bến Thủy, Đà Nẵng thuộc khu vực Trung Kỳ. Bảng 3.7: Khối lượng hàng xuất - nhập khẩu qua cảng Bến Thủy, Đà Nẵng năm 1924 và 1926 [69, tr.124], [114, tr.196] Tên cảng Bến Thủy Đà Nẵng Năm Hàng xuất (tấn) Hàng nhập (tấn) 1924 39.361 9.751 1926 41.012 10.076 1924 72.000 42.000 1926 64.000 51.000 Tư sản người Việt ở Trung Kỳ tham gia buôn bán trong nhiều ngành, với nhiều loại mặt hàng khác nhau. Những cửa hiệu, hội buôn, công ty thương mại xuất hiện trước đây làm ăn phát đạt lên, có số vốn lớn, lợi nhuận cao và giữ vị trí quan trọng trên thị trường. Số lượng cửa hàng, cửa hiệu mới thành lập không ngừng tăng lên, nhất là tại các trung tâm đô thị lớn của khu vực như Vinh - Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết… 95 Công ty Phượng Lâu có vốn lúc đầu chỉ 200 đồng và một cửa hiệu ở Thanh Hóa, sau đó phát triển lên, mở nhiều chi nhánh ở Vinh, Hà Tĩnh, Huế, Sông Cầu và vươn ra thị trường lụa ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ và hàng năm đã thu lãi tới hàng vạn đồng. Riêng năm 1924, tiền lãi của công ty đã là 200.000 [64; tr.286]. Hãng buôn của Trịnh Văn Ngấn ở Vinh tiếp tục giữ vị thế của mình ở khu vực xung quanh chợ Vinh. Hãng buôn của ông kinh doanh đủ loại hàng hóa thu gom từ miền Tây Nghệ - Tĩnh và Lào về [122]. Mặc dù buôn bán thành công nhưng Trịnh Văn Ngấn lại không mở cơ sở sản xuất mà chỉ trung thành với tư cách là chủ bao mua mà thôi. Có nhiều thương nhân từ buôn bán một mặt hàng tiến lên buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng lại có người từ buôn bán nhiều mặt hàng chuyển sang kinh doanh chuyên một mặt hàng duy nhất. Lực lượng này khi mới khởi nghiệp chỉ sở hữu một cửa hiệu nhỏ, vốn vài ngàn đồng, nhưng sau một thời gian kinh doanh đã tiến lên lập cửa hiệu lớn, thậm chí là những hội buôn, công ty thương mại có tiếng thời bấy giờ và chuyển sang thuê nhân công, mở cơ sở sản xuất trở thành chủ xưởng. Điển hình cho số này phải kể đến Công ty Nam Hưng tư nghiệp hội xã của Nguyễn Tấn Hà. Công ty này vốn là hãng buôn hàng xuất cảng, với nhiều loại mặt hàng khác nhau như tơ, lụa và các loại nông sản khác bán ra khắp cả nước, sang cả Lào, Miên. Sau đó, công ty này chuyển sang chuyên buôn tơ, lụa xuất cảng. Và khi có vốn lớn trong tay, Nguyễn Tấn Hà và các sáng lập viên khác tiến hành mở xưởng nhuộm lụa, ươm tơ và dệt lụa ở Quảng Nam. Hay như Công ty Hưng nghiệp hội xã của Đào Thao Côn ở Thanh Hóa, khi thành lập năm 1926 là một hãng buôn vải lụa Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Gia Va và Bom Bay, với số vốn ban đầu là 50 ngàn đồng. Sau mấy năm buôn bán, đến năm 1929, Đào Thao Côn mở xưởng dệt thảm với số vốn 30 ngàn đồng ở Hà Nội [23, tr.47]. Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Trung Kỳ còn xuất hiện nhiều công ty thương mại và hãng buôn lớn. Đặc điểm của những công ty và hãng buôn này là có số vốn khá lớn, kinh doanh nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, số vốn này không phải là của một người mà do nhiều người góp lại, dưới dạng công ty cổ phần. Trước sự cạnh tranh của tư sản Pháp và tư sản người Hoa, đồng thời, ở Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung ngày càng xuất hiện nhiều công ty thương mại, hãng buôn lớn, nên một số thương nhân kêu gọi đồng nghiệp của mình cùng hùn vốn, lập hãng buôn có tầm cỡ để kinh doanh. Điển hình cho số này là Công ty Trung Kỳ thiệt 96 nghiệp ở Quảng Ngãi, Công ty Nam Đồng Ích ở Vinh, Hãng buôn Quảng An Long ở Nha Trang… Năm 1925, một phố buôn có tên là Quảng hóa tế công ty chuyên buôn bán, trao đổi hàng hóa Trung - Tây được thành lập với sự góp vốn của 7 người là Võ Đức Lầu, Trương Quang Cận, Phan Đình Hiến, Võ Đức Liên, Trương Quang Nhự, Hoàng Phạm Phấn, Lê Cao Quán [196, tr.1]. Trong đó, Chủ trưởng là Võ Đức Lầu; Đại biểu là Trương Quang Cận; Kiểm lý là Phan Đình Hiếu; Lê Cao Quán làm Tài phú nội và Hoàng Phạm Phấn làm Tài phú ngoại. Công ty này được thành lập với hình thức công ty cổ phần. Định mức mỗi cổ phần là 100 đồng. Khi thành lập, công ty đã có 24 cổ phần, tương đương với số vốn kinh doanh ban đầu là 2.400 đồng [196, tr.2]. Và đã ra một bản Điều lệ với 25 khoản, quy định rõ ràng về thành phần, điều kiện góp vốn, lĩnh vực kinh doanh, chi thu tài chính và chế độ thưởng, phạt khi có công lao hoặc vi phạm điều lệ công ty. Theo đó, quy định hàng năm, đến ngày 15-6 âm lịch sẽ tiến hành đại hội cổ đông, tổng kết thu chi và chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. Số tiền lời của một năm được chia làm 2 phần. Một phần chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn (theo tỷ lệ góp), còn một phần để lại làm bạc huân lao. Bạc huân lao này chia làm 16 phần, 1 phần làm tiền hoa hường, 1 phần để cho người sáng lập khó nhọc, còn lại thì Chủ trưởng hưởng 5 phần, Đại biểu 1 phần, Kiểm lý 1 phần, Tài phú nội hưởng 4 phần và Tài phú ngoại hưởng 3 phần [196, tr.4-5]. Cũng tại Quảng Ngãi, ngày 20-7-1926, Công ty Trung Kỳ thiệt nghiệp thành lập, có trụ sở tại Đông Ké, làng An Hòa Kiêm Thành Nhị Trại, tỉnh Quảng Ngãi. Công ty này được thành lập dưới dạng một công ty hợp cổ, có sự góp vốn của nhiều người ở các tỉnh, thành phố như Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam và do Huỳnh Khâm đứng tên tư cách pháp nhân, quản lý công ty. Số vốn góp vào không quy định mức cụ thể là bao nhiêu, tùy vào thực lực của mỗi cổ đông. Cụ thể, khi mới thành lập (1926), chỉ có 6 người cùng góp vốn là: Huỳnh Khâm (Đà Nẵng), Hồ Tự (Quảng Nam), Vương Quan Nhơn, Nguyễn Ngọc Toản, Ngô Lự, Hồ Trung (Quảng Ngãi). Sáu người này góp được số vốn ban đầu 2.000 đồng; trong đó, Huỳnh Khâm góp số vốn lớn nhất là 600 đồng, Vương Quang Nhơn 400 đồng và ít nhất là Hồ Trung góp 100 đồng, các cổ đông còn lại góp mỗi người 300 đồng [160, tr.26]. Trong điều lệ công ty ra lần thứ nhất ghi rõ lĩnh vực kinh doanh của họ là buôn bán xuất nhập cảng, bán lẻ và sỉ những đồ thổ hóa [160, tr.26] và thời hạn hùn vốn là 5 năm. Sau 5 năm nếu thấy làm ăn có lãi thì tiếp tục 97 gia hạn thêm thời gian liên kết kinh doanh. Hội viên nào muốn rút vốn góp cũng phải đợi đủ 3 năm mới được rút ra [160, tr.28]. Cũng theo điều lệ công ty, hàng năm, đến ngày cuối cùng của năm, người quản lý và thủ quỹ phải “lập tờ biên bản kể rõ tình hình dinh nghiệp của công ty trong năm ấy. Tiền lời mỗi năm trừ tổn phí, trừ 5% để làm vốn dự trữ, trừ 10% để thưởng người sáng lập, còn bao nhiêu thì tùy theo phần hùn vốn của hội viên nhiều ít mà chia phân” [160, tr.27]. Nhận thấy cơ hội kiếm lời từ Công ty Trung Kỳ thiệt nghiệp, đến ngày 13-11927, đã có thêm 66 người xin hùn vốn vào công ty này. Và để tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất - nhập cảng hàng hóa với số lượng lớn, Huỳnh Khâm đã đồng ý cho 66 người trên góp vốn. Do đó, số vốn công ty này tăng lên 5.800 đồng vào lần ký bản giao kết thứ hai [160, tr.35]. Sau đó, đến tháng 5-1927, lại có thêm 88 người nữa xin được góp vốn vào Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty, với tổng số tiền góp là 10.200 đồng. Như vậy, cho đến bản giao kết lần thứ 3 được Công sứ Quảng Ngãi cấp trước bạ, số vốn công ty này tăng lên 16.000 đồng [160, tr.44]. Ngoài ra, ở Trung Kỳ còn xuất hiện nhiều hãng buôn, công ty thương mại theo hình thức góp vốn rải rác ở các tỉnh như Quảng An Long chuyên xuất cảng gạo, muối, ngô, nước mắm mở các cửa hiệu ở Hội An, Huế, Đồng Hới, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Thu Xà… [161]; Nam Hưng tư nghiệp hội xã chuyên buôn bán hàng xuất nhập cảng ở Hội An, vốn đầu tiên là 42.000 đồng; Hưng nghiệp hội xã và Tiên Long thương đoàn ở Thanh Hóa… Năm 1929, ở Đà Nẵng xuất hiện Hội Trung Kỳ công thương liên hiệp do Võ Doãn Gia đứng ra thành lập. Theo miêu tả của Báo Tiếng dân số 186, ra ngày 8-6-1929 thì Hội này hình thành dưới dạng góp vốn của nhiều người. Khi thành lập có 2000 cổ phần, với số vốn cố định 50 ngàn đồng. Điểm khá độc đáo trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời kỳ này là đã độc chiếm thị trường buôn bán một số mặt hàng. Điển hình như trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đã hình thành nhiều cửa hiệu có tên tuổi như Bảo Nguyên, Hoành Trang, Trường Hưng, Bảo Thuyết, Bảo Thịnh… Những chủ hiệu buôn này sống tập trung ở các trung tâm đô thị, chuyên bán các sản phẩm vàng bạc như vòng tay, vòng cổ, hoa tai… Sau một thời gian buôn bán, nhờ tích lũy được kinh nghiệm và dựa vào đội ngũ thợ có tay nghề tốt, những người kinh doanh vàng bạc ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tập trung về đường Marêsan Phốc kinh doanh, dần trở thành những ông chủ giàu có và tiến đến chiếm lĩnh toàn bộ thị trường 98 kinh doanh vàng bạc ở hai tỉnh này, thậm chí còn sang tận Lào để mua bán, trao đổi [69, tr.]. Đây là hiện tượng khá độc đáo trong cuộc cạnh tranh giữa tư sản người Việt ở Trung Kỳ mà cụ thể là ở khu vực Vinh - Bến Thủy với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Sự lớn mạnh của các công ty thương mại, hội buôn, hiệu buôn ở Trung Kỳ thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chứng tỏ bước phát triển tất yếu của nền kinh tế hàng hóa ở khu vực này. Cùng với quá trình đó, tư sản thương nghiệp ngày càng đông về số lượng, mạnh về kinh tế, trở thành lực lượng cơ bản, chiếm số lượng lớn nhất trong bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ. * Lĩnh vực công nghiệp có nhiều tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoạt động hơn. Nếu như trước đây chỉ giới hạn trong vài ngành mà chủ yếu là chế biến lâm sản và nông sản, thì sau năm 1919, tư sản người Việt tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành, kể cả những ngành công nghiệp có tính chất hiện đại và vốn trước đây thuộc độc quyền hoàn toàn của tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Trong ngành công nghiệp chế biến lâm sản và nước mắm, các công ty và xưởng sản xuất có từ trước trưởng thành lên về mọi mặt. Thời gian đầu mới thành lập, Liên Thành chỉ dừng lại là một hãng buôn hàng nội hóa và ngoại hóa và chỉ bó hẹp hoạt động kinh doanh đó trong địa bàn tỉnh Bình Thuận. Năm 1909, công ty này thuê ngôi nhà số 1/2/3 Quai Testard ở Sài Gòn và mở phân cuộc kinh doanh ở thành phố này. Năm 1917, dời Tổng cuộc (trụ sở chính) vào phân cuộc Chợ Lớn. Cũng năm này, công ty mua một ngôi nhà cũ ở Khánh Hội (nay ở số 243 Bến Vân Đồn, Phường 5, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) để làm vựa nước mắm [92]. Đến năm 1922, những người đứng đầu công ty cho xây lại ngôi nhà ở Khánh Hội, chuyển Tổng cuộc của công ty về đây và trở thành trụ sở chính cho đến ngày nay. Từ đó, Liên Thành đã phát triển lên, tham gia vào thị trường sản xuất nước mắm, tiếp tục mở xưởng sản xuất tại Phan Rang, Sài Gòn và đại lý phân phối khắp các tỉnh trong cả nước. Sản phẩm của họ làm ra được đóng chai, có nhãn hiệu là một con voi đỏ, ghi chú rõ ràng nơi sản xuất hết sức quy củ. Với điều đó, công ty Liên Thành đã chiếm ưu thế về sản xuất và cung ứng nước mắm cho thị trường trong nước thời bấy giờ; cạnh tranh thành công với các mặt hàng của tư sản ngoại quốc; đồng thời, số vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh đã tăng từ 93.200 đồng năm 1907 lên đến 200.000 đồng vào năm 1920 [23, tr.42]. Năm 1920, sau một thời gian buôn bán gỗ ở Vinh, Lê Viết Lới đã tích lũy vốn, đầu tư mở rộng xưởng cưa ở Bến Thủy. Xưởng cưa của ông có thể xẻ được đủ kích 99 thước gỗ, sử dụng có lúc đến 50 công nhân [69, tr.103]. Hoạt động của xưởng diễn ra quanh năm. Bên cạnh đó, xưởng này còn sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất cảng ra nước ngoài, thu lãi hàng vạn đồng mỗi năm. Bên cạnh những công ty, xưởng sản xuất cũ trước đây, thời kỳ này còn xuất hiện thêm một số công ty khác trong ngành công nghiệp chế biến. Năm 1928, công ty Nam Đồng Ích - một công ty cổ phần, kinh doanh nhiều mặt hàng đã xây dựng nhà máy sản xuất rượu đặt tại Thanh Hóa [23, tr.52]. Tiếp đó, công ty Nam Long cũng thành lập với chức năng chính là sản xuất, kinh doanh rượu. Trong sản xuất vật liệu xây dựng cũng xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất làm ăn phát đạt. Xưởng sản xuất ống cống và gạch hoa của Phạm Văn Khuê cung cấp chuyên cung cấp cho các công trình xây dựng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Xưởng này sử dụng hơn 40 công nhân, vừa sản xuất vừa vận chuyển sản phẩm đến tận nhà cho những người đặt mua số lượng nhiều [69, tr.181]. Đối với ngành in, trong thời kỳ chiến tranh, ở Trung Kỳ chỉ có duy nhất một nhà in Đắc Lập của Bùi Huy Tín ở Huế. Trong những năm 1919 - 1930, trên cả nước nhiều nhà in đã ra đời. Theo thống kê của Nguyễn Công Bình, tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn, Mỹ Tho, Sa Đéc có tới 17 nhà in. Những nhà in này dùng tới hàng trăm công nhân và nhân viên [23, tr.49]. Riêng tại Trung Kỳ, thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều nhà in. Ngoài nhà in Đắc Lập ở Huế của Bùi Huy Tín, xuất hiện thêm Công ty in của Huỳnh Thúc Kháng ở Quảng Nam, nhà in của Vương Đình Châu, Nguyễn Đức Tư ở Vinh… Đây là những người đi tiên phong trong công nghiệp in ấn ở Trung Kỳ. Điểm đặc biệt là mặc dù mới bước vào kinh doanh lĩnh vực này, nhưng tại một số đô thị lớn của khu vực Trung Kỳ, tư sản người Việt đã hoàn toàn giữ vị trí độc quyền về in ấn. Điển hình như ở Vinh, sau khi Vương Đình Châu mở xưởng in trên đường Marêsan Phốc (nay thuộc đường Quang Trung), Nguyễn Đức Tư cũng mở một xưởng khác ở đường Liôtây [122]. Hai cơ sở in này có trang thiết bị khá hiện đại, đủ sức in tất cả các loại ấn phẩm bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt. Chính Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã từng nhiều lần vào Vinh để in báo ở hai cơ sở in này [8, tr.345]. Hai nhà in này sử dụng từ 70 - 80 công nhân, với mức lương mỗi tháng từ 4,5 đến 12 đồng. Với công nghệ khá hiện đại, chất lượng in tốt, hai nhà in này đã giữ vị trí độc quyền trong lĩnh vực in ấn ở Vinh trong một thời gian rất dài. Hơn nữa, sự ra đời của các nhà in đã góp phần nâng cao đời sống 100 văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân các thành phố, đồng thời cũng “góp phần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, in ấn kịp thời tài liệu của Đảng góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của cộng đồng cư dân thành phố” [69, tr.232]. Đến năm 1927, thành lập thêm một nhà in nữa ở Huế là nhà in Tiếng Dân. Nhà in này thuộc sở hữu của công ty chuyên in ấn có tên là Huỳnh Thúc Kháng công ty đặt trụ sở tại Đà Nẵng. Một công ty chuyên trách tập cổ với số vốn ban đầu lên tới 30.800 đồng, chia thành 1.540 cổ phần, mỗi cổ phần tương đương 20 đồng [195, tr.1]. Công ty cũng đã cho ra đời bản điều lệ với 9 chương, quy định rất rõ về mục đích, tên gọi, danh hiệu, hội sở, tiền vốn, cách thức quản lý, đại hội cổ đông, cách chia tiền lời… Trong điều lệ ghi mục đích lập ra công ty là “kinh lý một nhà in để in tờ báo Tiếng Dân và làm các việc khác về nghề in cùng bán sách” [195, tr.2]. Quy định rõ năm làm việc bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 cho đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Sau đó phải có sổ tổng kê biên hết tài sản, công nợ của công ty và do Hội đồng kiểm sát thẩm định. Khi đã trừ đi vốn và tổng chi phí của công ty, còn lại bao nhiêu chia lợi nhuận theo quy định: 5% để làm tiền công ích theo luật, 5% làm tiền phòng cấp riêng, 70% chia cho các cổ đông, 10% cho hội đồng kiểm sát, 10% cho quản lý và các viên giúp việc [195, tr.11-12]. Với định hướng kinh doanh rõ ràng với tư cách là công ty chuyên trách ngành in nên lượng vốn của công ty đã tăng nhanh và thu được lợi nhuận hàng năm khá lớn. Do đó, công ty này đã có thương hiệu về ngành in ở Trung Kỳ với việc nhận in nhiều tài liệu, sách vở và báo chí nổi tiếng thời bấy giờ. Điểm nổi bật ở Trung Kỳ thời kỳ này là đã có một số tư sản người Việt tham gia kinh doanh ở những ngành công nghiệp quan trọng, có tính chất cơ khí và vốn trước đây thuộc độc quyền của tư sản Pháp như sản xuất bóng đèn, sản xuất điện, nấu gang, xà phòng… Ở Quy Nhơn xuất hiện 2 xưởng chế biến xà phòng của Lê Văn Nhẫn và Trần Sanh Thoại. Ngoài xưởng sửa chữa cơ khí, Trần Sanh Thoại còn cho người vào Sài Gòn học nghề chế biến xà phòng, rồi sau đó về mở xưởng sản xuất [12, tr.268]. Xà phòng xưởng ông sản xuất ra có chất lượng tốt, giá thành rẻ nên được thị trường Quy Nhơn và nhiều nơi khác tiêu thụ mạnh. Một tư sản khác là Lê Văn Tài tiến hành xây dựng lò nấu gang ở Thanh Hóa và Nguyễn Văn Tài mở xưởng sản xuất bóng đèn tại Huế. Cũng trong phạm vi hoạt động công nghiệp, năm 1927, một tư sản người Việt ở Thanh Hóa là Hoàng Văn Ngọc đã bỏ vốn xây dựng một nhà máy nhiệt điện với công 101 suất 720 kw/h [57, tr.61]. Việc xây dựng một nhà máy điện tuy công suất chưa lớn nhưng đã chứng tỏ sự trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ về cả vốn lẫn khả năng kinh doanh. Tiếc rằng số này còn ít, chưa phổ biến. * Trong hoạt động kinh doanh vận tải, những công ty thành lập từ trước cũng mở rộng phạm vi kinh doanh, cạnh tranh mạnh mẽ với tư sản Pháp. Điển hình cho số này là các công ty Hào Hưng, Phạm Văn Phi, Minh Tâm… Phạm Văn Phi, năm 1912, từ Hà Nội vào Vinh khởi nghiệp bằng một cơ sở sửa chữa ô tô cho các hãng vận tải của tư bản Pháp, với số vốn ban đầu chỉ có 15.000 phơrăng. Năm 1922, doanh thu tăng lên 90.000 phơrăng, gấp 6 lần số vốn ban đầu. Năm 1923, số vốn là 155.000 phơrăng và năm 1924 tăng lên đến 200.000 phơrăng [167]. Từ cơ sở sửa chữa ban đầu, Phạm Văn Phi đã mở rộng nhà xưởng, mua ô tô, tuyển dụng công nhân để vận tải hàng hóa, hành khách từ Vinh- Bến Thủy đi các tỉnh ở Trung Kỳ và sang Lào. Cùng với Phạm Văn Phi là quản lý chung, còn có Đàm Xuân Cung chịu trách nhiệm về kỹ thuật, Vương Đình Châu trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh. Cơ sở này có 3 đốc công, 150 công nhân và người học việc [167]. Lương trả cho công nhân của Phạm Văn Phi cũng cao hơn các cơ sở khác và theo vị trí làm việc. Cụ thể, lương công nhân phục vụ từ 4,5 đến 10 đồng/tháng, còn lương của lái xe thì từ 10 đến 12 đồng/tháng [122]. Với số vốn lớn, phương tiện vận tải lên đến 14 chiếc ô tô các loại, Phạm Văn Phi cạnh tranh quyết liệt với Công ty vận tải ô tô Bắc Trung Kỳ và Lào (SAMANAL) trên các tuyến Vinh - Đông Hà, Vinh - Đà Nẵng và các tuyến đi Trấn Ninh, Xavanakhẹt, Napê, Viên Chăn. Đây là cơ sở kinh doanh vận tải ô tô lớn nhất của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời bấy giờ. Tạp chí Kinh tế Đông Dương thức tỉnh số 406, ra ngày 22-31925 đã đánh giá về hoạt động và quy mô kinh doanh của Phạm Văn Phi như sau: Riêng một mình xí nghiệp Phạm Văn Phi đã có 14 ô tô chở hàng và các loại ô tô chở khách. Từ trước tới nay xí nghiệp này của người An Nam tỏ ra tiến bộ, nên người ta chắc chắn rằng xí nghiệp sẽ dùng máy chạy bằng hơi đốt khí có thể mua được loại than tốt giữa các tuyến đường xe chạy [164]. Công ty vận tải ô tô Hào Hưng ở Đà Nẵng cũng phát triển nhanh chóng. Chủ công ty là các nhà buôn Nguyễn Văn Tùng, Phạm Phú Hào. Chuyên kinh doanh các tuyến vận tải từ Đà Nẵng đi các tỉnh xung quanh. Khi thành lập công ty chỉ có số vốn 1.200 đồng, qua quá trình kinh doanh số vốn cũng tăng nhanh. Năm 1928 là 7.200 đồng, sang năm 1929 đã tăng vọt lên đến 60.000 đồng [23, tr.50-51]. 102 Bên cạnh những công ty có từ trước, thời kỳ này cũng xuất hiện một số hãng vận tải quy mô nhỏ ở các tỉnh khác của Trung Kỳ. Điển hình như hãng vận tải của Lê Đình Tiêm, Phạm Ngọc Thanh (Thanh Hóa), Tạ Quang Châu (Nghệ An), Nguyễn Văn Gia, Nguyễn Quang Lộc (Huế), Bùi Quang, Huỳnh Tuyên Kiên (Quảng Nam), Võ Đình (Quảng Ngãi), Đặc Hữu Cúc (Phú yên); Phước An, Bùi Văn Có (Nha Trang); Ba Nhơn (Phan Thiết)… [151]. Đặc điểm chung của những cơ sở này là chỉ sở hữu vài ba xe, vốn ít, kinh doanh vận tải đường ngắn và thường xuyên bị các công ty vận tải của tư sản Pháp cạnh tranh nên khó phát triển thành những công ty có quy mô lớn. Ngoài kinh doanh vận tải đường bộ, thời kỳ này, tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn bước vào kinh doanh vận tải đường sông, bên cạnh các tập đoàn tư bản Pháp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này. Tiêu biểu cho số này phải kể đến công ty Phúc Vinh ở Nghệ An… Công ty của Phúc Vinh đã bỏ tiền ra mua sắm ca nô, xà lan chở khách, hàng hóa từ Vinh đi Hà Tĩnh, đi Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương. Năm 1927, cơ sở vận tải của ông đã có tới 5 ca nô kéo xà lan phục vụ việc vận tải trên tuyến đường dọc sông Lam và một số tuyến sông khác, sử dụng lượng công nhân lên đến 40 người, với mức lương 10 - 14 đồng/tháng [122]. Tuy nhiên, quy mô của những công ty này không bằng các hãng vận tải đường sông, đường biển ở khu vực Bắc Kỳ. Vốn ít, lương công nhân không nhiều, phương tiện vận tải hạn chế và chỉ mới khai thác vận tải đường thủy nội địa (dọc theo sông Lam), chưa có tư sản nào đủ lực khai thác vận tải đường biển. Kinh doanh vận tải đường biển ở Trung Kỳ thời kỳ này nếu không nằm trong tay tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều thì cũng nằm trong tay của tư sản người Việt nổi tiếng về kinh doanh đường thủy ở Bắc Kỳ như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu. * Trong lĩnh vực nông nghiệp, xu hướng đưa ruộng đất vào kinh doanh đã xuất hiện. Đa phần đều kinh doanh theo lối lập đồn điền. Tuy nhiên, do điều kiện về địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của khu vực Trung Kỳ, nhất là các tỉnh đồng bằng ven biển nên không xuất hiện những đồn điền lớn như ở Nam Kỳ và chủ yếu độc canh cây lúa. Điển hình trong số này có Hoàng Văn Ngọc chủ một đồn điền nhỏ ở Thanh Hóa, Pierre Phương là nghiệp chủ ở Phú Phong (Bình Định) có đồn điền ở Biển Hồ và Bàu Cạn (Gia Lai), Hồ Văn Hoành ở Pleiku [20, tr.104-105]. Hoạt động thu mua nông sản ở khu vực nông thôn, miền núi về các thành thị bán và đem xuất cảng diễn ra mạnh. Cùng với nó là các hội buôn, hiệu buôn, công ty 103 thương mại chuyên buôn hàng nông sản xuất hiện. Ở Nghệ An, ngoài Trịnh Văn Ngấn chuyên thu mua hàng nông sản và lâm đặc sản ở miền Tây Nghệ - Tĩnh và Lào còn có Bạch Hưng Nghiêm, Phương Thành, Nguyễn Đình Khuê… chuyên thu mua gạo, thuốc lào, mộc nhĩ, cánh kiến… từ vùng núi, nông thôn về chợ Vinh bán. Ở Đà Nẵng có công ty của Lý Quý chuyên buôn bông vải sợi, có xe đưa hàng đến các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn bán, Lê Văn Tập, Trương Côn, Nguyễn Hữu Thí, Kim Quy chuyên buôn gạo và xuất khẩu nông thổ sản [114, tr.211]. Tới những năm 1923 - 1925, nhiều cơ sở chế biến nông- thủy sản vừa và nhỏ xuất hiện như xưởng dệt nhiễu của Nguyễn Đức Anh, Trần Chi, Trương Hiền, Đỗ Thung ở Bình Định; hiệu dệt nái của Nguyễn Trú, Trần Cư ở Hà Tĩnh; xưởng sản xuất thuốc lá Nguyễn Tứ Tri ở Đắc Lắc; nước mắm của Võ Huy, Nguyễn Thị Thang… [162]. * Trong lĩnh vực thầu khoán và buôn hàng ngoại hóa, hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ những năm 1919 - 1930 có xu hướng tăng lên, gần như song song với với tốc độ đầu tư của tư bản Pháp và khối lượng hàng hóa Pháp tràn vào thị trường khu vực Trung Kỳ. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tính chất độc quyền của tư bản Pháp có phần giảm đi. Tuy vậy, về cơ bản thị trường Việt Nam vẫn thuộc độc quyền của tư bản Pháp. Đến những năm sau chiến tranh, cùng với việc đẩy mạnh khai thác thuộc địa, tính độc quyền đó của tư bản Pháp được củng cố trở lại, nhất là kể từ năm 1924 trở về sau. Lúc này, hàng hóa Pháp được nhập vào nước ta rất nhiều, một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ đứng ra nhận làm đại lý trung gian phân phối, bán sản phẩm của Pháp kiếm lời. Hơn nữa, trong con mắt của tư bản Pháp, Việt Nam còn là nơi để chúng vơ vét nguyên vật liệu, lâm thổ sản… để xuất cảng kiếm lời. Do đó, tư sản Pháp cần một lớp người trung gian làm công việc thu gom những mặt hàng chúng cần để xuất khẩu. Đó là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ở Trung Kỳ những năm sau chiến tranh xuất hiện nhiều công ty thương mại, hãng buôn, hiệu buôn kinh doanh hàng ngoại hóa và làm trung gian thu mua nông thổ sản cho tư sản Pháp. Một số công ty, hãng buôn mặc dù mở xưởng sản xuất nhưng vẫn buôn bán hàng ngoại hóa như Công ty Liên Thành, Công ty Nam Đồng ích. Lại có một số hãng buôn chuyên làm đại lý cho một mặt hàng ngoại quốc như Lê Thị Tạo ở Ba Đồn (Quảng Bình), Thái Hào ở Huế chuyên buôn ét xăng, vải, giấy của Pháp [162]. Đặc 104 biệt, có nhiều công ty, hãng buôn, hiệu buôn chuyên thu gom hàng nông sản bên cạnh bán ở thị trường trong nước hoặc trực tiếp xuất khẩu còn cung cấp các mặt hàng lâm thổ sản cho các hãng buôn của Pháp đem đi xuất khẩu như Nguyễn Hữu Thí, Kim Quy ở Đà Nẵng, Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty ở Quảng Ngãi, Nam Hưng tư nghiệp hội xã ở Quảng Nam, Quảng An Long ở Nha Trang, Nguyễn Văn Dương ở Phan Thiết… Bên cạnh lớp tư sản mại bản về thương mại nêu trên còn có một số người chung vốn với tư bản Pháp kinh doanh, các nhà thầu khoán chuyên cung cấp nguyên vật liệu, nhân công cho tư bản Pháp và nhận thầu những công trình, công việc từ chính quyền thực dân và các tập đoàn tư bản Pháp. Thậm chí, có người nhận thầu được một số công trình lớn. Ở Bình Định, Pierre Phương chung vốn vào công ty dệt Delignon ở Phú Phong. Người này vốn là một nghiệp chủ ở Phú Phong (Bình Định) những sở hữu đồn điền khá lớn ở khu vực Biển Hồ và Bàu Cạn. Có quan hệ kinh tế chặt chẽ với tư bản Pháp và được xếp vào hạng tư sản mại bản hoàn toàn. Một nghiệp chủ ở Phan Thiết (Bình Thuận) góp 4000 đồng tiền vốn vào Công ty Lê Võ, thành lập năm 1927 ở Sài Gòn, chuyên thầu công việc làm cầu đường. Vốn lúc đầu 60 ngàn đồng, chia làm 60 cổ phần [162]. Ở Quảng Nam, năm 1926 Bùi Huy Tín lập Công ty thủy nông với số vốn ban đầu là 60 ngàn đồng, chia làm 600 cổ phần. Công ty của Bùi Huy Tín chuyên nhận thầu việc tát nước, làm thủy nông ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam; đồng thời nhận thầu các công trình mở mang thành phố và xây cất nhà cửa ở Đà Nẵng [198]. Ở Gia Lai có Công ty Hưng công hội xã được thành lập ở Pleiku năm 1927 chuyên thầu việc chuyên chở bằng xe điện, xe bò, thầu việc làm nhà cửa, cầu đường, khai vỡ đồn điền, thầu việc mộ phu cho đồn điền, bán hàng hóa và thực phẩm trong các đồn điền ở Kon Tum và Buôn Mê Thuột. Vốn khi thành lập là 25 nghìn đồng, do nhiều người cùng hùn vốn. Những người bỏ vốn gồm có Phạm Diện (buôn bán ở Pleiku), Pierre Phương (nghiệp chủ ở Phú Phong, Bình Định), Huỳnh Khâm (thầu khoán, buôn bán ở Đà Nẵng và là người đứng đầu Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty), Hồ Văn Hoành (nghiệp chủ ở Pkeiku)…[197]. Công ty cũng đã ra bản điều lệ gồm 9 mục, 4 điều quy định rõ về thể thức thành lập, lĩnh vực hoạt động, tên gọi, trụ sở, cơ cấu hành chính của công ty… 105 Những năm 1919 - 1930, tư sản người Việt ở Trung Kỳ vươn lên mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vị thế về kinh tế của họ tăng lên, tham gia vào kinh doanh ở cả những ngành công nghiệp quan trọng, đòi hỏi số vốn lớn. Nhiều người sở hữu khối tài sản khá lớn, kinh doanh có tiếng ở khu vực lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cho đến tận năm 1930, ở nhiều ngành sản xuất, kinh doanh tư sản người Việt ở Trung Kỳ vẫn không thể “chen chân” vào tham gia kinh doanh như tư sản Pháp và tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ. Cụ thể như ở ngành khai thác mỏ, vận tải đường biển hay các ngành có tính chất luyện kim, cơ khí. Đồng thời, kể từ khi Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng, bên cạnh tác động thuận chiều thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt gặp phải những khó khăn rất lớn, nhất là sự chèn ép, cạnh tranh bất bình đẳng của tư sản Pháp. Do đó, thời kỳ này, bên cạnh những tư sản người Việt thành công trong công cuộc kinh doanh của mình thì cũng có một số không thành công và hết sức vất vả trong cuộc chạy đua trên thương trường. Biểu hiện rõ nhất cho điều này là nhiều công ty, xưởng sản xuất của tư sản người Việt ở Trung Kỳ chỉ mới vài năm sau chiến tranh đã bị phá sản hoặc buộc phải nhượng lại cho tư bản Pháp. Điển hình như ở ngành công nghiệp chế biến lâm sản, cơ sở của Lê Viết Lới thành lập từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong chiến tranh làm ăn phát đạt. Từ sau chiến tranh mặc dù đã mở rộng quy mô xưởng cưa, sử dụng có lúc đến 50 công nhân nhưng khi Công ty Lào và Công ty lâm sản - thương mại Trung Kỳ sáp nhập lại thành Công ty rừng và diêm Đông Dương (gọi tắt là SIFA) thì cơ sở của Lê Viết Lới không thể cạnh tranh nổi do yếu về vốn và bị chèn ép về nguyên liệu và thị trường, dẫn tới bị phá sản vào năm 1922. Trong kinh doanh vận tải cũng vậy. Công ty vận tải ô tô của Phạm Văn Phi được xem là lớn nhất khu vực Trung Kỳ, có lúc cạnh tranh thành công với công ty vận tải của tư sản Pháp, nhưng từ năm 1928 trở về sau, trước sức cạnh tranh và chèn ép từ Công ty vận tải ô tô Bắc Trung Kỳ và Lào (của tư sản Pháp) đã gặp phải khủng hoảng, làm ăn thua lỗ và bị phá sản khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 mới bùng nổ. Hay như trường hợp của Hoàng Văn Ngọc ở Thanh Hóa. Nhà tư sản này năm 1927 xây dựng được một nhà máy nhiệt điện với công suất 720 kw/h. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động buộc phải bán nhượng lại cho tư bản Pháp vì không có đường dây tải điện để bán. 106 3.2.4. Tham gia phong trào dân tộc dân chủ Từ khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Trung Quốc và các Đảng công nhân ở các nước tư bản ra đời, đặc biệt là việc Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tích cực truyền bá hệ tư tưởng này vào Việt Nam thì phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta có những chuyển biến to lớn. Bên cạnh những phong trào theo xu hướng vô sản đang ngày càng phát triển mạnh, phong trào yêu nước chống Pháp, tiến tới thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc do bộ phận theo chủ nghĩa quốc gia tư sản khởi xướng và lãnh đạo cũng diễn ra khá sôi nổi. Phong trào này bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là những nơi có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, tư sản người Việt mạnh như Hà Nội, Sài Gòn, Chợ Lớn… Diễn ra từ ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt và kết thúc khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2/1930). Thời kỳ này, phong trào yêu nước của tư sản người Việt trên cả nước nói chung và Trung Kỳ nói riêng diễn ra với nội dung là chống lại chính sách chèn ép, kìm hãm về kinh tế của tư sản nước ngoài, đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho giai cấp tư sản bản xứ. Những nội dung này được thể hiện thông qua các cuộc đấu tranh cụ thể như chấn hưng thực nghiệp; cổ vũ dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại hóa; chống độc quyền các thương cảng, độc quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng; đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, với những hình thức phong phú. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), tư bản Pháp có phần nới lỏng thị trường Việt Nam nên tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã chớp lấy thời cơ vàng này để phát triển thực lực kinh tế của mình. Trên đà đó, từ sau năm 1919, bộ phận người này đã trưởng thành đáng kể về thực lực kinh tế lẫn ý thức giai cấp. Tuy nhiên, khoảng thời gian vàng đó không dài, sự phát đạt của tư sản người Việt ở Trung Kỳ rất bấp bênh và đầy nguy cơ, thách thức do chính sách kìm hãm, chèn ép, cạnh tranh từ tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Hơn nữa, dù có những tiến bộ về mọi mặt nhưng vị thế kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ vẫn thua xa tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. “Những ngành kinh tế trọng điểm vẫn do tư sản nước ngoài nắm giữ; các công ty lớn của tư sản Pháp kiểm soát phần lớn các hoạt động xuất nhập khẩu và mạng lưới phân phối hàng hóa trên thị trường; chưa có một nhà tư sản người Việt nào có đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các công ty lớn của Pháp và Hoa kiều” [104, tr.24]. Sự non trẻ trong sản xuất kinh doanh, khiến tư sản người Việt ở Trung Kỳ bộc lộ rất nhiều điểm 107 non yếu như thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối, trong khi đó các đối thủ của họ lại rất dày dạn kinh nghiệm, có sự liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, có những tập đoàn kinh doanh lớn. Những nguy cơ, thách thức đó không còn tiềm ẩn đối với tư sản người Việt ở Trung Kỳ nữa, đã có một số người bị thua trong cuộc cạnh tranh và dẫn tới phá sản như Lê Viết Lới ở Nghệ An. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, bảo toàn và đẩy mạnh công cuộc làm ăn của mình, tư sản người Việt ở Trung Kỳ trỗi dậy, hưởng ứng cuộc vận động chấn hưng thực nghiệp do tư sản người Việt phát động. Để hưởng ứng cuộc vận động này, cũng như tư sản người Việt ở khu vực khác, tư sản người Việt ở Trung Kỳ dùng báo chí của giới tư sản trên cả nước, ở Trung Kỳ để thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, giới thiệu những điển hình trong hoạt động kinh doanh và tham gia lập các Hội ái hữu, tương tế. Tất cả hướng tới việc làm cho kinh tế nước nhà phát triển, giới công thương mạnh lên và bảo vệ quyền lợi về kinh tế, chính trị cho giai cấp tư sản người Việt. Trong công cuộc kinh doanh của mình từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bản thân tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng nhận thấy “Trong thế giới, không nghề gì là không cạnh tranh. Nếu không biết cạnh tranh, không sao sống được ở đời này” [104, tr.24]. Do vậy, họ kêu gọi những người trong giới mình và toàn thể người Việt mạnh dạn bước vào con đường thực nghiệp để phát triển nền kinh tế đất nước. Họ khẳng định rằng “Đất bỏ hoang kể biết bao nhiêu; lâm sản để đâu cho hết, mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ than, mỏ kẽm có thiếu gì. Thật là có của mà chịu ngồi nhìn để đợi người ngoài khai khẩn cho, như thế thì còn gì là lợi mà mong giàu có” [23, tr.59]. Theo họ, chấn hưng thực nghiệp chính là biện pháp cơ bản giúp cho bản thân no ấm, đất nước phồn thịnh và văn minh, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khu vực phát triển, giảm sức ép từ sự cạnh tranh bên ngoài. Vì thế phải “Thực nghiệp, thực nghiệp hai chữ đó ta nhớ chớ nên quên vì ta phải dùng hai chữ ấy làm một thứ khí giới thiêng liêng để giữ mình khi bước vào con đường tiến hóa mà nó vẫn sẵn lòng đợi ta vậy” [20, tr.111-112]. Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản người Việt tập trung vào những vấn đề cơ bản: đánh giá vai trò của thực nghiệp đối với đất nước; vai trò của từng ngành kinh tế; chấn hưng nội hóa; thành lập các hội công thương. Trong đó, họ quan niệm trước hết gạt bỏ tư tưởng “trọng nông ức thương”, “trọng quan khinh thương”, coi thường thực học và thực nghiệp vốn đã nẩy sinh, tồn tại lâu đời trong suy nghĩ của 108 những cư dân nông nghiệp như ở Việt Nam. “Một số người có tài trí thì không chịu để tâm đến việc khác, chỉ mài vào đường khoa cử, mong giật được cái giải ông nghè, ông cống để bước lên địa vị quyền cao chức trọng, thỏa cái chí nguyện bình sinh biết sướng lấy thân mình đã” [104, tr.24]. Thậm chí, Hoàng Văn Ngọc một tư sản lớn ở Thanh Hóa còn khẳng định: Nước Đại Việt ta không thể nào tránh khỏi cái phép tiến hóa tự nhiên mà nấp sau cái thành thủ cựu, cứ khăng khăng coi công thương nghiệp kỹ nghệ là mạt. Ông nào có lòng nhiệt thành về thời thế bây giờ nên mau mau ra tòng chinh cuộc chiến tranh kinh tế ở trên giải đất Việt Nam này. Người theo kỹ nghệ, kẻ mở công thương xin chớ có nhãng hai đường ấy [20, tr.112]. Phát triển công thương nghiệp được xác định là nội dung trọng tâm của thực nghiệp. Vì thế, họ vận động nhiều người bỏ vốn vào thành lập các xí nghiệp, chung cổ phần để tăng tính cạnh tranh “Nay không gì bằng các nhà tư bản góp cổ phần lại, dựng ra các xưởng thợ, hoặc xưởng thợ khảm, xưởng thợ thêu, xưởng thợ đan, xưởng thợ dệt, xưởng thợ đúc… Mỗi xưởng lại đặt ra người đốc công để trông coi thợ thuyền và kiểm soát những vật chế tạo” [23, tr.59]. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhiều tư sản người Việt ở Trung Kỳ và ngay cả những người chưa phải là tư sản, đã hăng hái góp vốn vào những công ty, hội buôn được lập ra từ trước, đồng thời, hùn vốn chung nhau lập nên những công ty, hãng buôn mới. Năm 1926, khi Huỳnh Khâm thành lập Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty buôn bán hàng xuất cảng tại Quảng Ngãi, đã có nhiều người khác cùng góp vốn vào như Vương Quan Nhơn (thầu khoán), Hồ Tự (buôn bán), Nguyễn Ngọc Toản (làm ruộng), Hồ Trung (buôn bán) tổng cộng được 2.000 đồng. Sang đầu năm 1927, đã có 41 người buôn, 25 người làm ruộng góp thêm 5.800 đồng; giữa năm 1927 có thêm 8 người buôn, 3 thầu khoán và 77 người làm ruộng góp thêm 10.200 đồng. Do vậy số vốn của công ty này đã tăng lên thành 16.000 đồng [160, tr.44]. Nam Hưng tư nghiệp hội xã thành lập ở Hội An năm 1926, cũng là một công ty cổ phần có sự góp vốn của nhiều người. Vốn ban đầu là 42.000 đồng, chia làm 840 cổ phần [52]. Những người chung vốn có Nguyễn Tấn Hà, Mai Văn Hội, Huỳnh Thanh, Võ Luyện, Nguyễn Tăng Hân, Trương Xuân Hoàng, Lê Hữu Tư… Công ty này làm nhiệm vụ thu mua sản phẩm của nhiều 109 xưởng dệt ở Quảng Nam đem đi bán khắp cả nước và xuất khẩu sang Lào, Miên. Khi đã có thêm vốn, họ chủ trương mở xưởng dệt lụa, ươm tơ, nhuộm lụa nhằm phát triển ngành dệt trong tỉnh, cạnh tranh với tư sản nước ngoài. Hưởng ứng sự phát động, kêu gọi của tư sản người Việt cả nước, hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ diễn ra rầm rộ, dẫn tới sự xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở kinh tế như công ty, xưởng sản xuất, hội buôn, hiệu buôn do người Việt làm chủ, góp phần đả phá tư duy kinh tế cũ, nâng tiềm lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ lên một bước, đồng thời còn góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư trong khu vực. Hiện tượng trưởng thành về mặt số lượng, sở hữu vốn, cơ sở sản xuất kinh doanh của nhiều tư sản người Việt trong những năm sau chiến tranh ở Trung Kỳ một phần là kết quả của cuộc vận động thực nghiệp này. Đó là sự biểu hiện sâu sắc của ý thức tự cường dân tộc của người dân Việt Nam nói chung và tư sản người Việt nói riêng. Họ muốn chứng tỏ khả năng của người Việt và tinh thần cố kết dân tộc. Tuy nhiên, cái đích cuối cùng mà tư sản người Việt ở Trung Kỳ hướng tới đã không đạt được do sự chèn ép của tư bản ngoại quốc, đồng thời thể hiện sự nhỏ yếu về mọi mặt của họ. Cùng với sự tăng lên về vị thế kinh tế, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng trưởng thành về ý thức giai cấp. Họ bắt đầu ý thức được phải có phương tiện để nêu lên tiếng nói, phản ánh ý nguyện của giới mình, đồng thời muốn cổ động cuộc vận động thực nghiệp, phổ biến kinh nghiệm kinh doanh và kêu gọi đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công cuộc cạnh tranh với người ngoại quốc nhất thiết phải có tờ báo làm cơ quan ngôn luận riêng cho giai cấp mình. Nhận thức là vậy nhưng trong những năm 1919 - 1927, tư sản người Việt ở Trung Kỳ do thế lực kinh tế yếu ớt, tiếng nói chính trị chưa đủ mạnh như ở các khu vực khác nên chưa có người nào đủ lực để lập một tờ báo cho giới của mình. Trong khi đó, ở Bắc Kỳ thời điểm này đã có nhiều tờ báo của tư sản người Việt xuất hiện như Thực nghiệp dân báo của Nguyễn Hữu Thu và Bùi Huy Tín (1920), Khai hóa nhật báo của Bạch Thái Bưởi (1921); ở Nam Kỳ có tờ báo Lục tỉnh tân văn của Nguyễn Văn Của và Trần Chánh Chiếu, Nông cổ mín đàm… Điều này phản ánh sự thua kém của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đối với tư sản người Việt ở những khu vực khác trên cả nước không chỉ về kinh tế mà cả tiếng nói, vị thế về chính trị. Tuy nhiên, điều đó không 110 đồng nghĩa với việc những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa có ý thức giai cấp. Trái lại họ có địa vị kinh tế riêng và ý thức giai cấp. Trong những năm 1919 - 1927, khi chưa có một tờ báo riêng của giới mình, tư sản người Việt ở Trung Kỳ vẫn thể hiện tiếng nói của mình qua các tờ báo của tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đặc biệt là qua tờ báo của Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp (từ năm 1924 là Hội Trung Bắc Kỳ nông công thương tương tế tế) là Hữu Thanh tạp chí. Trên những tờ báo này, tư sản người Việt đã xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi đối với sự tồn tại và phát triển của giai cấp mình, dù không giống nhau về địa vị, trình độ, kinh nghiệm, vốn liếng hay lĩnh vực kinh doanh. Họ chỉ ra vì sao kinh tế nước nhà lại yếu kém, đó là do “Hoặc là kẻ làm mà không đủ trí thức, hoặc kẻ có trí thức mà tư bản không đầy, hoặc có trí thức có tư bản mà vì không có ai giùm giúp dắt díu. Không có ai bênh vực về cái quyền lợi” [147, tr.13]. Do đó, giống với hai khu vực còn lại, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng nhận thấy cần phải có các đoàn hội để tương trợ nhau kinh doanh giữa khung cảnh thương trường là chiến trường khốc liệt. Theo họ, đoàn thể thực sự là một chỗ dựa cho việc bảo vệ quyền lợi của giới mình, bởi ở xã hội ta những người làm công thương xưa nay thế lực yếu, quyền lợi chẳng có gì, chịu nhiều kìm kẹp từ người nước ngoài. Song “khi ta đã hợp thành đoàn thể vững vàng, thế lực cứng cáp, trên chính phủ có lòng trông xuống, dưới quốc dân yêu vì, thì quyền lợi của ta chẳng những là giữ vững được mà lại có thể thêm ra” [71, tr.515]. Lên tiếng đấu tranh quyền lợi, tư sản người Việt ở Trung Kỳ không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà cả về chính trị. Về mặt kinh tế họ kêu gọi và chung sức lại tiến hành cạnh tranh với tư sản ngoại quốc. Đòi hỏi phải có sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh đối với tất cả mọi người. Còn về chính trị, họ lên tiếng phải có cơ quan thương mại của người Việt, mở rộng sự tham gia của người Việt vào các cơ quan quản lý hành chính, kinh tế ở khu vực Trung Kỳ. Do đó, Hữu Thanh tạp chí đã nói lên tiếng nói của tư sản người Việt ở cả ba kỳ, là diễn đàn về các vấn đề kinh tế, đồng thời là diễn đàn bảo vệ quyền lợi kinh tế cho những người hoạt động công thương. Tháng 8-1927, ở Trung Kỳ xuất hiện tờ báo Tiếng dân. Tờ báo này do Huỳnh Thúc Kháng, lúc đó là Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kỳ đứng ra thành lập. Báo có khổ 58x42, mỗi tuần ra hai số, vào thứ tư và thứ bảy. Mặc dù tờ báo này chưa phải là cơ quan ngôn luận riêng biệt của tư sản người Việt ở Trung Kỳ nhưng với phương 111 châm “phô bày tâm lý chân chính của quốc dân trên mặt báo, đối với quốc dân xin làm vị thuốc đắng, đối với chính phủ xin làm người bạn ngay” [129, tr.19], tờ báo này trong các bài viết có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa phần nào đã thể hiện nguyện vọng của tư sản người Việt với tư cách là một bộ phận dân chúng ở Trung Kỳ. Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và từ thực tiễn kinh nghiệm trong thương trường chỉ ra cho tư sản người Việt ở Trung Kỳ thấy rằng “không thể làm ăn đơn lẻ được, mà nhất thiết phải có hội đoàn thể bảo vệ quyền lợi của giới mình và ngành mình” [104, tr.30]. Tính cộng đồng là một trong những lý do đưa đến sự lớn mạnh và thành công trong kinh doanh của tư sản Hoa kiều. Hội thương gia Hoa kiều Nam Kỳ ra đời năm 1900 và Tổng hội thương mại Hoa kiều Việt Nam ra đời 1904 là những minh chứng rõ ràng nhất. Từ đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng nhận thấy phải lập các hội công thương, tập hợp nhau lại đặng tăng sức cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ quyền lợi, đoạt lại các quyền lợi kinh tế từ tay nước ngoài và hỗ trợ nhau trong công cuộc kinh doanh. Họ kêu gọi: “ví bằng ta biết trọng cái nghĩa hợp quần, góp nhỏ lại thành to, mười nhà buôn nhỏ hợp nhau lại thành nhà buôn lớn, như thế mới có thể giữ được giá mua giá bán, giữ được thanh thế một nhà đại thương, không thể ai che cạnh được mà mất quyền lợi” [104, tr.30] và “Hội có to tát phát đạt được, thời quyền lợi của bọn ta mới có nhiều được vậy” [147, tr.14]. Trên tinh thần đó, Trung Kỳ công thương gia hội đã được thành lập, do Bùi Huy Tín làm Chánh hội trưởng. Mục đích của hội là: Kiếm cho hội viên những dịp giao tiếp với nhau để bàn bạc về việc công thương, gây tình liên lạc và giúp nhau trong đường công thương; mở mang cho dân An Nam lòng ưa chuộng thương mại kĩ nghệ; giúp sức cho việc mở mang nền kinh tế nước nhà, lập nên một cơ quan thực tế để với hội viên bày tỏ ý kiến và thông tin tức có quan hệ đến nền kinh tế bản xứ; bênh vực quyền lợi chung của các hội viên [144, tr.14]. Ngoài ra, tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn tham gia vào Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp, một tổ chức được lập vào tháng 7-1920, nhằm bảo vệ quyền lợi và tương trợ lẫn nhau của những nhà công thương ở trên cả nước có trụ sở chính tại Hà Nội. “Bản hội lập nên lấy hữu ái làm chủ nghĩa, anh em trong bạn công thương cùng họp nhau lại làm thành một đoàn thể, cùng vì quyền lợi chúng tôi ở buổi đời cạnh tranh này mà phải tương hợp với nhau để cùng nương tựa” [147, tr.10]. Đại diện cho Trung 112 Kỳ tham gia với tư cách Tán trợ hội viên có Trần Ngọc Thiện là thầu khoán ở Bến Thủy (Nghệ An) [152, tr.30]. Hội này có hệ thống chi hội trải dọc theo chiều dài đất nước từ Hà Nội đến Sài Gòn. Ở Trung kỳ, có các chi hội ở Thanh Hóa, Vinh - Bến Thủy, Đà Nẵng, Phan Rang. Chi hội Thanh Hóa do Trần Thiện Kế làm Chủ tịch, Đào Đức Mậu làm Phó Chủ tịch, Đào Đình Minh làm Thủ quỹ và Đỗ Quốc Bảo làm Thư ký; chi hội ở Nghệ An do Đào Đình Phê Phong phụ trách [152, tr.36- 37]. Các chi hội “có quyền tự trị, tự do hành động mọi công việc, chỉ liên lạc với hội chánh về đường tinh thần và mọi sự đại thể” [71, tr.515]. Trong những năm đầu thập niên 20, Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp phát triển nhanh chóng, “trở thành đoàn thể lớn nhất trong cõi Đông Dương” [147, tr.11]. Sự phát triển mạnh mẽ và rộng khắp đã nhanh chóng đẩy Hội này vượt khỏi giới hạn của tên gọi này, trở thành Hội Trung Bắc Kỳ nông công thương tương tế từ tháng 11924. Mục đích của Hội nêu rõ: Để gây cái tình bằng hữu, cái nghĩa tương liên của bạn đồng nghiệp; để thông tin cho bạn đồng nghiệp biết những sự ích lợi có can thiệp đến công việc mình làm; để giúp sự ích cho hội viên và tìm cách là cho cảnh ngộ hội viên được thêm khoái hoạt; để đỡ đần hội viên hoặc gia quyến hội viên trong khi biến cố; để trông nom tang lễ cho hội viên khi sảy tới [152, tr.5]. Lúc này, địa bàn, lĩnh vực hoạt động hợp pháp cũng như phạm vi ảnh hưởng và đối tượng tham gia vào hội được mở rộng hơn, hướng tới một môi trường đúng nghĩa là tương trợ giúp đỡ nhau giữa các bạn đồng nghiệp. Đồng thời, khi đã là Hội đoàn tương tế, thì nó sẽ hoạt động theo Bộ Luật lao động và cứu tế của Pháp và các nhà công nông thương có hành lang pháp lý để hoạt động. Có thể thấy từ Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp đến Hội Trung Bắc Kỳ nông công thương tương tế là một sự trưởng thành cả về chiều rộng và chiều sâu củ tư sản người Việt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, nhất là về ý thức quyền lợi giai cấp của họ. Trong bối cảnh bị cạnh tranh quyết liệt, thực lực kinh tế còn yếu, nhu cầu phát triển và bảo vệ quyền lợi của mình luôn thôi thúc tư sản người Việt quy tụ sức mạnh trong cùng một đoàn thể và tìm kiếm một kênh phát ngôn. Đây là phương thức tối ưu và hợp pháp hơn cả. Trước hết là giữ vững quyền lợi của mình đã có, sau đó sẽ dần nâng cao vị thế của mình trong nền kinh tế khu vực Trung Kỳ. “Đặt 113 lợi ích chung của đoàn thể, cộng đồng lên trên hết, tư sản người Việt coi việc cố kết với nhau trong cùng một hiệp hội để bảo vệ quyền lợi là vô cùng cần thiết” [147, tr.17]. Có hội, họ quy tụ được lợi thế của nhiều cá nhân, tạo thành một khối thống nhất để bảo vệ quyền lợi cho mình. Trên bước đường phát triển của mình, lực cản lớn nhất của tư sản người Việt nói chung và tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng chính là sự chèn ép, kìm hãm của tư sản ngoại quốc, nhất là tư sản Pháp. Sự chèn ép của tư sản Pháp khiến cho họ bị chi phối trên nhiều mặt. Vì thế, họ thực hiện cuộc đấu tranh chống lại sự chèn ép của tư sản nước ngoài, giành lợi quyền về kinh tế. Để đấu tranh chống sự chèn ép của tư sản nước ngoài, tư sản người Việt ở Trung Kỳ một mặt vừa tham gia phong trào “tẩy chay khách trú”, chống lại thế lực Hoa kiều vừa thực hiện cuộc vận động dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại hóa; đòi các quyền lợi về xuất cảng, cũng như tham gia các hoạt động chính trị khác của giới mình phát động. Ngay từ năm 1923, khi ở Nam Kỳ xuất hiện cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn thì ở Trung Kỳ, tư sản người Việt đã đưa yêu cầu đòi giảm thuế xuất cảng đường để đường của người Việt sản xuất ra bán chạy hơn. Những năm đầu thập niên 20, nhà cầm quyền Pháp đã có nghị định tăng thuế xuất cảng đường trắng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lên 5 phơrăng một tạ nên số đường xuất cảng bị giảm nhanh chóng. Năm 1922, xuất cảng 94 tấn, sang năm 1923 đã giảm xuống còn 27 tấn [20, tr.116]. Trước tình hình đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã đấu tranh đòi giảm thuế xuống còn 3 phơrăng/tạ. Tiếp đó, họ đấu tranh đòi nhà nước thực dân không được cho tư sản Pháp độc quyền sản xuất và xuất cảng nước mắm ở khu vực Trung Kỳ. Thái độ phản ứng của tư sản người Việt ở Trung Kỳ với tư bản thực dân Pháp không phải là sự cạnh tranh thông thường giữa một nhà tư sản người Việt với một nhà tư sản Pháp nữa, mà cuộc đấu tranh này đã diễn ra bằng ý thức của cả giai cấp tư sản, nhằm đối phó lại sự chèn ép của tư sản Pháp, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp họ, đòi được tự do kinh doanh. Tất nhiên, sự phản ứng ấy còn yếu ớt vì sự nhỏ bé của tư sản người Việt ở Trung Kỳ so với tư sản ngoại quốc. Ngoài tư sản Pháp, tư sản Hoa kiều cũng là một lực lượng cạnh tranh với tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Tại những trung tâm đô thị và những nơi có hải cảng quan trọng, bên cạnh đội ngũ tư sản người Việt, xuất hiện một lực lượng đông đảo thương 114 nhân Hoa kiều. Ở Vinh, đã sớm xuất hiện “phố khách” ở khu vực chợ Vinh, với những tên tuổi như Trương Vĩnh Du buôn bán sơn dầu, Duy Hòa Xương buôn nông sản, Phúc Choan Vinh buôn vải sợi, thực phẩm… Ở Đà Nẵng cũng xuất hiện những hãng buôn lớn như Quảng Triều Hưng, Hiệp Hòa Hưng, Quảng Hòa Mỹ… Ở Quy Nhơn, hình thành một “phố khách” ở đường Gia Long, ở Phan Thiết, khu vực trung tâm nhất của thị xã do người Hoa chiếm lĩnh, xuất hiện những tư sản người Hoa nổi tiếng như Nhiêu Tấn Hiếu, chuyên sản xuất kinh doanh rượu và nhiều mặt hàng khác [96, tr.40]. Lực lượng tư sản Hoa kiều này đã cạnh tranh trong nhiều ngành với tư sản người Việt. Do họ liên kết với nhau, vốn lớn nên khi cạnh tranh tư sản người Việt ở Trung Kỳ khó thắng được. Ví như trong ngành vận tải đường sông ở Nghệ An, công ty của tư sản người Việt là Phúc Vinh đã gặp phải sự cạnh tranh kịch liệt của tư sản Hoa kiều. Phúc Vinh hạ giá một đồng, lập tức tư sản Hoa kiều hạ gấp đôi để cạnh tranh. Do đó, lâu dần nhiều công ty của tư sản người Việt ở Trung Kỳ không thể cạnh tranh nổi do vốn ít, dẫn tới phá sản. Trước thực trạng đó, cùng với tư sản cả nước, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tham gia vào phong trào “tẩy chay khách trú”. Họ nêu khẩu hiệu “Người An Nam mua bán với người An Nam”, kêu gọi mọi người liên kết lại, lập những công ty lớn, học hỏi kinh nghiệm làm ăn để cạnh tranh với Hoa kiều. Sự ra đời của các hội, chi hội lúc bấy giờ ở Trung Kỳ cũng là biện pháp để cạnh tranh với lực lượng Hoa kiều. Phong trào tẩy chay khách trú đã nổ ra ở nhiều đô thị, các khẩu hiệu được đăng tải trên nhiều mặt báo, trên đường phố và các khu thương mại. Mặc dù phong trào không đạt được kết quả như ý muốn bởi sự can thiệp của chính quyền thuộc địa, nhưng nó đã góp phần làm lung lay đáng kể “đế chế hàng Tàu” và thúc đẩy tinh thần trọng thương ở khu vực Trung Kỳ. Để góp phần vào cuộc thương chiến chống lại sự chèn ép của các thế lực tư sản ngoại quốc, tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn hưởng ứng cuộc vận động dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại hóa. Bởi họ quan niệm “Muốn chiếm lấy cái địa vị ưu thắng trong đường kinh tế lại cần thiết phải trọng quốc hóa, khinh hàng ngoại hóa mới được. Quốc hóa là đồ dùng trong nước ta tạo ra, ta phải trọng; ta trọng đồ nội hóa tức là trọng cái vận mạng của nòi giống ta vậy” [97] và dùng hàng nội hóa là góp phần vào thắng lợi của cuộc cạnh tranh trên thế giới: “Ngày nay cái phong trào thương chiến của thế giới ầm ì vụt chốc, lan đến nước nào thì dân nước ấy phải nghiêng ngửa, phải tiêu hao 115 không thể trường cửu được, nói tóm lại là nước ấy đã mất cái lợi quyền rồi nếu không tài cạnh tranh với người ta” [97]. Để người tiêu dùng có thái độ tốt với hàng nội hóa thì các nhà công thương phải lấy lòng trung thực làm đầu; đồng thời, phải tăng cường quảng bá cho các sản phẩm nội hóa: “Sự buôn bán cần nhất cái tên hiệu mình, các hóa vật của hãng mình, có tiếng lan rộng đi khắp nơi, xa gần đâu đâu cũng biết, ai ai cũng nhớ. Như thế thì mới có thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa, sự buôn bán mới hòng có cơ chóng hưng thịnh được” [104, tr.26-27]. Công ty Liên Thành là một trong những công ty đi đầu trong việc đặt tên hiệu và quảng bá sản phẩm cho mình. Khi bước vào sản xuất nước mắm, cung cấp ra thị trường, công ty đã biết đóng chai sản phẩm, tạo nên nhãn hiệu riêng là một “con voi đỏ”, in nhãn có xuất xứ hàng hóa dán vào những chai nước mắm của mình. Chính vì thế, thương hiệu nước mắm Liên Thành đã được nhiều khách hàng biết đến từ sớm. Nhiều tư sản đã sử dụng báo chí để quảng cáo thương hiệu cho mình. Trên các mặt báo họ giới thiệu về công ty, xí nghiệp và những sản phẩm do họ sản xuất ra với đầy đủ giá cả, chủng loại, hay tham gia hội chợ thương mại cũng là một dịp để tư sản người Việt ở Trung Kỳ quảng cáo hàng hóa của mình. Bởi vì “Cuộc đấu xảo chính là một cái tường cho hết thảy những nhà công thương nghiệp trong nước ai cũng vào đó mà lấy óc khôn tranh nhau xem ai hơn ai kém. Lấy tài tình xem ai dở ai hay” [104, tr.27]. Nhiều công ty ở Trung Kỳ như Liên Thành, Nam Đồng Ích, thậm chí là những chủ xưởng sản xuất dệt ở Phú Yên, Quảng Nam đã mạnh dạn đem sản phẩm của mình đi dự các hội chợ thương mại ở trong và ngoài nước. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất chẳng những đã biểu lộ ý thức giai cấp trong lĩnh vực kinh tế mà còn biểu lộ trong lĩnh vực chính trị và văn hóa, tư tưởng. Họ muốn được tự do tham gia vào Viện dân biểu Trung Kỳ, muốn có hiến pháp, có nghị viện như trong một chế độ tư bản. Để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, họ cũng hoạt động mạnh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Phương tiện họ sử dụng để cổ vũ cho cuộc đấu tranh này là báo chí. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ tham gia tranh luận trên các tờ báo như Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh tạp chí và Tiếng dân. Qua đó, họ hô hào chấn hưng thực nghiệp, phát triển kinh tế dân tộc, ngỏ ý ủng hộ cuộc đấu tranh đòi cải cách chính sách đối với những người kinh doanh ở Trung Kỳ. 116 Những hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng dù sôi nổi nhưng cuối cùng cũng đi vào cổ súy cho tư tưởng Pháp - Việt đề huề, tư tưởng trực trị. Họ đấu tranh trong khuôn khổ pháp luật của chính quyền thực dân. Do đó, kết quả cuối cùng họ đều không thành công trong các cuộc vận động. Đây là một thất bại chính trị đối với tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Thất bại đó cho thấy tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt nói chung không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Tiểu kết chương 3 Bước vào những năm 1919 - 1930, trước những thuận lợi mới, hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có bước chuyển biến mới so với thời kỳ trước. Bước chuyển đó thể hiện ở mức độ tích luỹ tư bản, mở rộng cơ sở sản xuất, tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh, trong đó có những ngành công nghiệp quan trọng. Nhiều công ty, xí nghiệp mới có quy mô, số vốn lớn được thành lập. Chưa bao giờ tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại có bước trưởng thành nhanh chóng như thời kỳ này. Với sự trưởng thành đó, họ cùng với bộ phận tư sản người Việt ở hai khu vực còn lại (Bắc Kỳ và Nam Kỳ) hợp thành giai cấp tư sản người Việt trong xã hội Việt Nam. Vị thế kinh tế của tư sản người Việt cũng được nâng lên rõ rệt, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển thành phần kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ. Mặc dù có những bước chuyển biến, trưởng thành nhanh chóng như thế nhưng so với tư sản Pháp, tư sản Hoa kiều và tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ, Nam Kỳ, tư sản người Việt ở Trung Kỳ vẫn thua kém về nhiều mặt. Trên lĩnh vực chính trị - xã hội, hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ có nhiều khởi sắc hơn trước. Ý thức giai cấp đã nảy sinh, vì thế họ đã lên tiếng và có những hành động đấu tranh bảo vệ quyền lợi giai cấp về kinh tế và đòi địa vị về chính trị trong xã hội. Tất cả những điều đó đã khẳng định tư sản người Việt đã trở thành một giai cấp thực thụ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 117 Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TRONG 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 4.1. Đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ Tư sản người Việt từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển thành một giai cấp thực thụ trong cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam. Là một giai cấp, tư sản người Việt có địa vị kinh tế nhất định và ý thức giai cấp riêng. Vì thế, cũng giống như những giai cấp khác trong xã hội Việt Nam, tư sản người Việt có đặc điểm riêng của họ. Đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ xuất phát từ nguồn gốc xuất thân của họ và vì ra đời trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến nên tính chất thuộc địa nửa phong kiến của xã hội không chỉ quy định sự phát triển mà còn quy định đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Tựu chung lại, tư sản người Việt ở Trung Kỳ có những đặc điểm sau: 4.1.1. Sự ra đời của tư sản người Việt ở Trung Kỳ so với tư sản các nước châu Á có điểm chung là tương đối muộn và chịu tác động từ những điều kiện bên ngoài. Ở châu Á, sự ra đời của giai cấp tư sản bản xứ sớm nhất cũng phải nửa sau thế kỷ XIX. Tức là từ khi chủ nghĩa thực dân xâm lược và thống trị, ảnh hưởng của tư bản ngoại quốc khách quan kích thích nền kinh tế hàng hóa, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong các nước châu Á phát triển. Tuy nhiên, so với tư sản dân tộc ở nhiều nước châu Á về thời điểm ra đời và phát triển thành một giai cấp thì tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại có phần muộn và chậm hơn. Ở Ấn Độ, vào nửa sau thế kỷ XIX, tư sản Ấn Độ đã sở hữu trong tay nhiều công ty, xí nghiệp lớn, nhất là ở ngành dệt. Đến mức người Pháp đánh giá ở Bom Bay các xưởng dệt nằm trong tay tư sản Ấn Độ chứ không phải tư sản Anh [20, tr.149]. Trong khoảng hơn 20 năm cuối thế kỷ XIX, giai cấp tư sản Ấn Độ đã ra đời. Còn ở Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, tư sản Trung Quốc đã có những xí nghiệp lớn ở những lĩnh vực như dệt tơ lụa, xay xát gạo, sản xuất chè và nhiều công ty thương mại khác ở Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Hương Cảng, Áo Môn, Quảng Châu… Ở Philippin cũng thế, vào những năm 70 của thế kỷ XIX, giai cấp tư sản nước này cũng ra đời. Vừa ra đời, giai cấp tư sản ở những nước này đã khởi xướng và lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến trong nước và sự thống trị của các thế lực ngoại bang khá rầm rộ ở đầu thế kỷ XX. Dù chưa đi đến thắng lợi cuối cùng, nhưng đã chứng tỏ tư sản dân tộc ở những nước này đã trở thành một giai cấp thực thụ. 118 Cũng giống như tư sản ở các nước trong khu vực châu Á, tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ, tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời trên cơ sở những điều kiện nhất định nẩy sinh trên cả nước và khu vực Trung Kỳ. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động. Chủ nghĩa thực dân gia tăng làn sóng xâm lược ra toàn thế giới, trong đó có khu vực châu Á và Việt Nam. Giai cấp tư sản bản xứ ở một số nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin đã xuất hiện và trưởng thành. Ở trong nước, sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Pháp đã lôi cuốn một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam vào quỹ đạo của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính sách thống trị của thực dân Pháp vô hình dung đã phá vỡ kết cấu kinh tế cổ truyền, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển và mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến; lưu thông, trao đổi hàng hóa trên thị trường được đẩy mạnh; đồng thời, chính sách vơ vét, bóc lột, cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp dẫn tới quá trình bần cùng hóa người nông dân, những người sản xuất thủ công, từ đó xuất hiện lớp người lao động làm thuê. Trên cơ sở đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời và phát triển. Quá trình hình thành và phát triển của tư sản người Việt ở Trung Kỳ bắt đầu từ đầu thế kỷ XX. Khi mới ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé so với tư sản Pháp, tư sản Hoa kiều và thậm chí, về mặt kinh tế còn nhỏ bé hơn so với tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Ý thức giai cấp chưa hình thành. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt ở Trung Kỳ có cơ hội vươn lên một bước, gầy dựng thêm về thế lực kinh tế nhưng chưa thực sự trưởng thành và chưa có ý thức giai cấp. Phải đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt mới phát triển thành một giai cấp trong xã hội. Lúc này, tư sản người Việt tập hợp thành một tập đoàn người có địa vị kinh tế riêng, có vị trí nhất định trong nền kinh tế khu vực Trung Kỳ, khi đó mâu thuẫn giữa họ với những lực cản, kìm hãm xuất phát từ tư sản Pháp và tư sản ngoại quốc khác nẩy sinh và phát triển; ý thức giai cấp trỗi dậy và họ lên tiếng bảo vệ, đấu tranh cho quyền lợi của bản thân giai cấp họ. Do đó, tác giả không đồng tình với kết luận của Minh Tranh và Nguyễn Kiến Giang cho rằng “giai cấp tư sản Việt Nam hình thành từ đầu thế kỷ XX” [141, tr.46]. Xét về mọi mặt, tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt trên cả nước nói chung ở đầu thế kỷ XX mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé trong xã hội. Những phong trào yêu nước rầm rộ đầu thế kỷ XX chưa phải do tư sản người Việt khởi xưởng và lãnh đạo mặc dù nó đã nằm trong 119 phạm trù tư sản. Thực chất, ở Trung Kỳ và trên bình diện cả nước, những phong trào ấy do bộ phận sĩ phu tiến bộ đang trên đường tư sản hóa khởi xướng và lãnh đạo. Phải đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt mới phát triển thành một giai cấp thực thụ xét cả trên phương diện kinh tế lẫn ý thức giai cấp. 4.1.2. Sự ra đời và quá trình hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ luôn bị chi phối, tác động bởi những chính sách thống trị của thực dân Pháp. Do đó, đánh giá đúng tác động của những chính sách đó tới quá trình thăng trầm trong hoạt động, kinh doanh của tư sản người Việt là cần thiết; qua đó, chúng ta mới nhận thức đúng “hệ quả” của nhân tố này và lý giải những đặc điểm kinh tế, chính trị của tư sản người Việt ở Trung Kỳ và trên cả nước. Chính sách cai trị của thực dân Pháp có tác động hai mặt tới sự ra đời và hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Về mặt tích cực, chính sách về kinh tế của thực dân Pháp, nhất là các chính sách trong các lần khai thác thuộc địa như một xung lực khách quan đẩy nhanh quá trình phát sinh, phát triển của những mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Kỳ. Kinh tế tư bản ngoại quốc mà chủ yếu là tư bản Pháp thâm nhập vào khu vực Trung Kỳ, đã phá vỡ tính chất tự nhiên của nền kinh tế ở khu vực này, làm thị trường được mở rộng, biến thị trường của khu vực thành một vòng khâu của thị trường Việt Nam và thế giới. Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và các chính sách xuất cảng đã khiến nền kinh tế hàng hóa được mở rộng; tầng lớp vô sản làm thuê xuất hiện ngày một đông đảo. Chính những điều kiện trên đã dẫn tới sự ra đời và chuyển biến theo chiều hướng tiến lên trong hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tác động tích cực đó có tính chất khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của thực dân Pháp; đồng thời tác động đó không phải là điều kiện duy nhất, quyết định cho sự sự ra đời và phát triển trong hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Về mặt tiêu cực, các chính sách kinh tế lẫn phi kinh tế nhằm kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp Việt Nam như cố tình duy trì lối bóc lột phong kiến; độc chiếm thị trường; độc quyền trong các ngành kinh doanh quan trọng và chính sách lấy xuất khẩu tư bản để kinh doanh thương mại là chủ yếu đã khiến cho tư sản người Việt ở Trung Kỳ yếu đuối nhiều mặt, phụ thuộc vào tư bản Pháp và không dứt ra khỏi “cái bóng” của chế độ phong kiến. Kết quả là họ luôn đứng trước tình trạng bị phá sản bất cứ lúc nào và khó xây dựng được một nền công thương nghiệp độc lập hoàn toàn. Quả thật là: 120 Dưới chế độ thống trị của bọn thực dân Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam đã chịu nhiều nỗi “cay đắng” trên bước đường phát triển bấp bênh của mình. Có thể nói chắc chắn rằng: không có một lúc nào, một nơi nào, một ngành nào, chủ nghĩa đế quốc Pháp buông lơi cho giai cấp tư sản Việt Nam phát triển. Giai cấp tư sản Việt Nam chưa bao giờ trở thành một lực lượng kinh tế mạnh mẽ có tính chất độc lập, mà luôn luôn là một lực lượng kinh tế yếu ớt, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc Pháp [141, tr.39]. Tư bản Pháp càng đẩy mạnh chính sách độc quyền thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ càng lệ thuộc vào tư sản Pháp, mối liên hệ về kinh tế giữa tư sản người Việt (kể cả bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc) càng thể hiện rõ. Từ đó, tạo nên mối quan hệ phụ thuộc giữa tư sản người Việt ở Trung Kỳ với tư sản Pháp. Tuy nhiên, việc tư bản Pháp gia tăng độc quyền, ngăn cản sự phát triển công thương nghiệp bản xứ lại đẩy nhiều tư sản người Việt ở Trung Kỳ vào thế cạnh tranh, đương đầu và thậm chí đối chọi với tư bản Pháp. Hiện tượng nhiều nhà thầu khoán, buôn hàng ngoại hóa chuyển sang kinh doanh độc lập, cạnh tranh kịch liệt với tư sản Pháp trong ngành dệt, vận tải, chế biến lâm sản như trường hợp Nguyễn Tấn Hà, Phúc Vinh, Phạm Văn Phi, Lê Viết Lới… đã phản ánh điều này. Sự lệ thuộc và có phần mâu thuẫn về kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ với tư sản Pháp lẽ cố nhiên sẽ dẫn tới việc họ phản ứng mạnh mẽ, đấu tranh bảo vệ và giành quyền lợi cho giai cấp mình, nhưng cuộc đấu tranh đó cũng sẽ có nhiều hạn chế khó tránh khỏi. Đó là thái độ lừng chừng, thiếu kiên quyết và dễ bề đi đến thỏa hiệp trong đấu tranh. Điều đó lý giải vì sao tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt trên cả nước nói chung chưa bao giờ là lực lượng lãnh đạo cách mạng; đồng thời họ đã thất bại trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam với giai cấp công nhân trong những năm 20 của thế kỷ XX. Rõ ràng, tư sản người Việt ở Trung Kỳ không chỉ “ngoi lên trong sự kìm hãm, chèn ép của đế quốc Pháp” [98, tr.65] mà bản thân nó chính là do sự kích thích của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, là sản phẩm của một nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. 4.1.3. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ khi mới ra đời cũng phân chia thành hai bộ phận có địa vị kinh tế và thái độ chính trị khác nhau: bộ phận tư sản dân tộc và bộ phận tư sản mại bản. Ở Trung Kỳ, bộ phận tư sản mại bản ra đời sớm, trước cả tư sản dân tộc và có xu hướng ngày càng phát triển lên, nhất là từ năm 1924 trở về sau. 121 Đây là đặc điểm chung của tư sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Việt Nam là thuộc địa của Pháp, khi tư sản người Việt ra đời chia thành hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Tư sản dân tộc là bộ phận có ý thức dân tộc, quan tâm tới việc xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước, hướng tới một nền kinh tế và chính trị độc lập. Họ đứng ra lập công ty, nhà máy sản xuất, hãng buôn, hiệu buôn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào tư bản Pháp nên bị tư bản Pháp chèn ép mọi mặt, gặp phải khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Xét trên phương diện kinh tế, vì muốn làm ăn độc lập nên bị kìm hãm, quyền lợi kinh tế luôn bị đe dọa. Xét trên phương diện chính trị, vì có những mâu thuẫn với tư sản ngoại quốc (chủ yếu là tư sản Pháp) nên họ phản ứng lại bằng việc hô hào chấn hưng thực nghiệp, dùng hàng nội hóa, lên tiếng bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi thông qua báo chí, chống độc quyền, giảm thuế, thành lập các hội đoàn thể… Bộ phận tư sản dân tộc xuất hiện ở Trung Kỳ vào đầu thế kỷ XX và đông lên về số lượng ở những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Biểu hiện của sự ra đời bộ phận này chính là hiện tượng một số tư sản người Việt bỏ vốn lập xí nghiệp, xưởng sản xuất, hội buôn, hiệu buôn riêng và trước sự chèn ép, đối xử bất bình đẳng của tư sản nước ngoài và chính quyền thực dân, họ có ý thức tìm cách phát triển công thương nghiệp nước nhà. Đại diện cho số này có các tư sản như Phạm Văn Phi (công ty vận tải ô tô ở Nghệ An), Lê Viết Lới (chủ xưởng chế biến lâm sản ở Bến Thủy), Đào Thao Côn (Công ty Hưng nghiệp Hội xã ở Thanh Hóa), Lê Văn Nhẫn (chủ xưởng dệt ở Bình Định), Nguyễn Tứ Tri (chủ xưởng sản xuất thuốc lá ở Đắc Lắc), Vương Đình Châu, Nguyễn Đức Tư (chủ nhà in ở Vinh), Hoàng Văn Ngọc (chủ nhà máy nhiệt điện ở Thanh Hóa)… Tư sản mại bản là bộ phận trong hoạt động kinh doanh có gắn quyền lợi kinh tế với tư bản nước ngoài. Họ là những người làm trung gian cho thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, đó là những chủ đại lý hàng hóa nước ngoài, bỏ vốn kinh doanh cùng tư sản nước ngoài và nhận thầu một số công trình, phần việc do chính quyền thực dân trao cho. Lực lượng này phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế vào tư sản nước ngoài, có liên hệ với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột nhân dân lao động và tìm mọi cách để duy trì địa vị và bảo vệ quyền lợi của mình. Ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã xác định thuộc địa Việt Nam là nơi cung cấp, bổ sung cho nền kinh tế chính quốc, hạn chế tối 122 đa công thương nghiệp bản địa. Tư bản Pháp bằng những phương tiện thuế quan và quyền về chính trị thực hiện độc chiếm thị trường nước ta, biến Việt Nam thành nơi tiêu thụ hàng hóa (chủ yếu là hàng tiêu dùng) và cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp chính quốc. Hơn nữa, để thu được nhiều nguồn lợi từ một nước giàu có về lâm thổ sản, hàng thủ công như nước ta, các tập đoàn tư bản Pháp thi nhau vơ vét xuất cảng. Trong bối cảnh đó, tư sản Pháp cần một lớp người trung gian để vừa làm công việc thu gom các mặt hàng xuất cảng và đồng thời phân phối, tiêu thụ hàng hóa nhập cảng vào. Điều đó dẫn tới bộ phận tư sản mại bản ra đời sớm hơn bộ phận tư sản dân tộc. Ngay từ đầu thế kỷ XX, ở Trung Kỳ đã xuất hiện những người chuyên làm thầu khoán, góp vốn cùng kinh doanh với tư sản Pháp hoặc làm đại lý cho hàng hóa Pháp. Tiêu biểu cho số này có Bùi Huy Tín, Nghè Phụng, Nghè Mại, Nghè Giá, Lê Phát An, Pierre Phương… Nghè Phụng, Nghè Mại, Nghè Giá là những thầu khoán trong lĩnh vực xây dựng. Họ nhận làm một số công đoạn trong các công trình ở thành thị cho các hãng thầu khoán lớn của Pháp như công ty De Vallois Perret, Brossard Mopin, Ulysse, sau đó trở thành những thầu khoán khá lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng đô thị ở Đà Nẵng. Còn Bùi Huy Tín, khi thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt ở Trung Kỳ, trong những năm 1903 - 1906, ông đã nhận thầu cung cấp tà vẹt cho đường xe lửa ở đây và giàu có nhanh chóng. Còn Lê Phát An và Piere Phương chung vốn với tư bản Pháp trong Công ty dệt Diglinon (Bình Định). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh đầu tư khai thác thuộc địa Việt Nam ở một quy mô rộng lớn hơn. Sự độc quyền của tư bản Pháp đối với thị trường nước ta bắt đầu được khôi phục lại ở mức độ cao hơn, nhất là từ năm 1924khi chúng đổ lượng vốn ngày càng lớn vào. Theo thống kê, mỗi năm trong giai đoạn 1924 - 1929, số vốn đầu tư vào Việt Nam cao gấp 7 lần mỗi năm trong thời kỳ 1888 1918 [27, tr.13]. Cùng với sự gia tăng đầu tư và khôi phục độc quyền của tư bản Pháp, số tư sản mại bản cũng tăng lên, xuất hiện thêm nhiều đại lý chuyên kinh doanh một loại mặt hàng Pháp như Lê Thị Tạo ở Ba Đồn (Quảng Bình), Thái Hào ở Huế chuyên buôn ét xăng, vải, giấy của Pháp [161]; có nhiều công ty, hãng buôn, hiệu buôn chuyên thu gom hàng nông sản vừa bán ở thị trường trong nước vừa cung cấp các mặt hàng lâm thổ sản cho các hãng buôn của Pháp đem đi xuất khẩu như Nguyễn Hữu Thí, Kim Quy ở Đà Nẵng; Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty ở Quảng Ngãi; Nam Hưng tư nghiệp 123 hội xã ở Quảng Nam; Quảng An Long ở Nha Trang; Nguyễn Văn Dương ở Phan Thiết…; một số công ty, hãng buôn mặc dù mở xưởng sản xuất nhưng vẫn buôn bán hàng ngoại hóa như Công ty Liên Thành, Công ty Nam Đồng ích; đặc biệt là sự xuất hiện một số công ty chuyên thầu khoán khá lớn như Công ty thủy nông của Bùi Huy Tín ở Quảng Nam, Công ty Hưng công hội xã ở Gia Lai… Ranh giới phân biệt giữa tư sản dân tộc và tư sản mại bản không phải là ở sự chiếm hữu tư liệu sản xuất và phương thức bóc lột mà là khác nhau trong quan hệ với tư sản ngoại quốc, trước hết là tư sản Pháp. Tư sản mại bản là người môi giới giữa các tập đoàn tư bản Pháp với thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu thuộc địa. Họ có quyền lợi khăng khít với tư sản Pháp, với thực dân. Sự gắn liền quyền lợi đó biểu hiện rõ nhất ở chỗ được hưởng chung lợi nhuận với tư sản Pháp. Như vậy, tư sản mại bản là những tư sản có một độc quyền kinh doanh nào đó gắn với tư sản ngoại quốc. Đó có thể là độc quyền buôn bán một số hàng hóa ngoại quốc, độc quyền về thu mua và tiếp tế hàng hóa, nguyên liệu, nhân công cho tư sản ngoại quốc, độc quyền thầu những công trình xây dựng, hoặc chung vốn kinh doanh với tư sản ngoại quốc. Vì có quyền lợi gắn với tư sản ngoại quốc nên bộ phận tư sản mại bản công nhận sự thống trị của thực dân Pháp và thậm chí lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi của chính quốc. Còn tư sản dân tộc là những người xây dựng công nghiệp dân tộc, hoạt động kinh doanh của họ bằng cách này hay cách khác có liên hệ với nền sản xuất dân tộc, với việc đem hàng nội hóa tiêu thụ ở thị trường trong nước và trao đổi với thị trường bên ngoài. Tư sản dân tộc chỉ có thể phát triển khi nền công thương nghiệp dân tộc phát triển, thị trường trong nước được bảo vệ. Do đó, quyền lợi kinh tế của họ mâu thuẫn với quyền lợi của tư sản ngoại quốc nên họ có ý thức đấu tranh với tư sản ngoại quốc để bảo vệ công cuộc kinh doanh của họ, vì thế mà bộ phận này có đóng góp nhất định trong phong trào dân tộc ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng. Như vậy, ở Trung Kỳ tư sản người Việt cũng chia làm hai hạng khác nhau “tư sản mại bản để tiếp liệu và nhận thầu cho bọn đế quốc xâm lược Pháp, tư sản dân tộc bị đế quốc cạnh tranh, kìm hãm, áp chế và bị di tích phong kiến cản trở trong việc kinh doanh nên có khuynh hướng dân tộc và dân chủ” [37, tr.59]. Ở đây, tác giả không phản đối cách phân chia cũng như việc đánh giá về thái độ chính trị, năng lực cách mạng của tư sản mại bản. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ở khu vực Trung Kỳ cho thấy về bản chất của bộ phận được gọi là tư sản dân tộc thì con 124 đường phát triển của nó cũng là bóc lột, làm phá sản nhiều nông dân, tiểu thương, thợ thủ công và bóc lột giai cấp công nhân, nông dân. Nhìn về mặt đó, họ có liên hệ với quyền lợi kinh tế của tư sản Pháp. Sự liên hệ về kinh tế giữa tư sản dân tộc với tư sản Pháp còn biểu hiện ở chỗ tính chất dân tộc của họ trong kinh doanh không thuần nhất mà có lúc dính líu đến tính chất mại bản. Trong một chế độ thuộc địa nửa phong kiến, khi mà tư sản Pháp nắm trong tay mạch máu kinh tế, độc quyền về thị trường cao, mọi hàng hóa từ nhỏ đến lớn đều nhập từ nước ngoài vào; tư sản người Việt muốn không có liên hệ về kinh tế với tư sản Pháp rất khó. Hơn nữa, nhiều tư sản mặc dù có những liên hệ kinh tế với Pháp nhưng không hoàn toàn theo chân Pháp về chính trị. Vì thế, sự phân định về tư sản dân tộc và tư sản mại bản ở đây rất khó. Trong thực tế ở Trung Kỳ, có nhiều tư sản tuy có nhận làm thầu khoán, đại lý cho hàng hóa ngoại quốc nhưng sau một thời gian lại quay về tự mở xí nghiệp sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp dân tộc như Bùi Huy Tín, Nghè Mại, Phạm Văn Phi…; có tư sản sau một thời gian kinh doanh độc lập, lúc khó khăn chuyển sang kinh doanh hàng ngoại hóa, nhận làm thầu khoán từ tư bản Pháp; lại có tư sản vừa kinh doanh hàng nội hóa vừa kinh doanh hàng ngoại hóa, tiêu biểu như Liên Thành, Nam Đồng Ích. Do đó, căn cứ vào tiêu chí trực tiếp kinh doanh với đế quốc và có một độc quyền nào đó, gắn liền quyền lợi với đế quốc để phân định giữa tư sản dân tộc với tư sản mại bản là chưa thỏa đáng. Do đó, ngoài tiêu chí cơ bản trên cần phải căn cứ vào hoạt động của mỗi nhà tư sản trong từng thời kỳ cụ thể và thái độ chính trị của họ để đánh giá, xếp họ vào loại tư sản dân tộc hay tư sản mại bản. Bởi vì, xét ở khía cạnh nào đó, thái độ chính trị phản ánh địa vị kinh tế của họ. 4.1.4. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ có nguồn gốc xuất thân không thuần nhất, chủ yếu từ bộ phận thương nhân và sĩ phu tiến bộ. Trước khi ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng đã trải qua quá trình tích lũy của cải trong tay, làm phá sản những người sản xuất nhỏ, để thiết lập nên những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất thân của họ lại không thuần nhất, hình thành từ nhiều bộ phận người khác nhau. Đó là những thương nhân, chủ xưởng sản xuất, địa chủ giàu có, những thầu khoán cho tư bản Pháp và từ bộ phận sĩ phu tiến bộ, quan lại. Khi nghiên cứu về nguồn gốc xuất thân của tư sản người Việt có ý kiến cho rằng “Giai cấp tư sản giàu có ở Việt Nam được tạo thành chủ yếu từ những đại địa chủ và tầng lớp quan lại mới, hai nhóm này được chế độ thuộc địa ủng hộ” [135, tr.354]. 125 Điều này có phần chưa hoàn toàn đúng với khu vực Trung Kỳ. Nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ lực lượng địa chủ phổ biến nhất là ở khu vực Nam Kỳ. Ở khu vực Nam Kỳ những tư sản tên tuổi, sở hữu nhiều vốn, xí nghiệp lớn xuất thân từ địa chủ khá đông. Điển hình trong số này là Trần Trinh Trạch, Trương Văn Bền, Nguyễn Tấn Sử, Nguyễn Thanh Liêm… Còn “Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cũng có những địa chủ bỏ vốn kinh doanh, nhưng nói chung ở Bắc và Trung Kỳ nơi ruộng đất phân tán, đại bộ phận địa chủ là trung và tiểu địa chủ, cho nên số địa chủ bỏ vốn ra kinh doanh có rất ít” [26, tr.64]. Ở khu vực Trung Kỳ, phần lớn tư sản xuất thân từ lực lượng thương nhân, bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ và một số ít chủ cơ sở sản xuất hàng thủ công. Điều này phần nào lý giải vì sao ở Trung Kỳ, bộ phận tư sản đông nhất, sở hữu những công ty, hãng buôn lớn là tư sản thương nghiệp. 4.1.5. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là trong lĩnh vực thương nghiệp, ít có mặt trong các ngành công nghiệp quan trọng. Đối với một nước thuộc địa như Việt Nam, tư bản Pháp nắm độc quyền về thị trường và chi phối nền kinh tế bản địa về mọi mặt. Chính sách không phát triển công nghiệp thuộc địa của thực dân Pháp làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Việt Nam mang hình thái thực dân, phiến diện và lạc hậu. Do đó, tư sản người Việt khó làm ăn và ít chen chân được vào những ngành công nghiệp quan trọng mà nặng về kinh doanh thương nghiệp. Đây là điểm chung của tư sản người Việt ở cả ba kỳ. Tuy nhiên, so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ, đặc điểm ở tư sản người Việt ở Trung Kỳ biểu hiện rõ nét hơn. Phạm vi ngành nghề hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ tương đối rộng, phổ quát ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế của khu vực này thời bấy giờ. Vì thế, ở Trung Kỳ, thành phần tư sản khá đa dạng, gồm cả tư sản công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp; song, chủ yếu vẫn là tư sản thương nghiệp. Số lượng tư sản người Việt hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp rất đông và cũng chính ở lĩnh vực này xuất hiện nhiều tư sản người Việt nổi tiếng, lập nên những công ty, hội buôn có thương hiệu trong giới kinh doanh công - thương nghiệp cả nước thời Pháp thuộc. Có thể kể ra đây những hội buôn, công ty nổi tiếng với những gương mặt điển hình như Phượng Lâu, Quảng Nam hiệp thương công ty, Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty, Nam Hưng tư nghiệp hội xã; hay những cá nhân như Trương Đắc Lập, Bạch Hưng Nghiêm, Kim Quy, Phương Thành... Những công ty, hội buôn này sở hữu lượng vốn lớn, mở rộng thị 126 trường ra nhiều địa phương trong và ngoài nước. Ở những lĩnh vực khác như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghệp, tư sản người Việt cũng tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng không nhiều và phổ biến như ở lĩnh vực thương nghiệp. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, ở Trung Kỳ có một số công ty điển hình như công ty vận tải ô tô của Phạm Văn Phi, Tạ Quang Châu, Minh Tâm, vận tải đường sông của Phúc Vinh ở Vinh; công ty Hào Hưng ở Đà Nẵng; trong đó, chỉ có công ty vận tải ô tô của Phạm Văn Phi có số vốn tương đối lớn (200 ngàn Phơrăng) và có khả năng cạnh tranh với tư sản Pháp. Còn lại những công ty khác sở hữu số vốn nhỏ, kinh doanh bó hẹp trong địa bàn của tỉnh mình, thậm chí bị tư sản Pháp và Hoa kiều cạnh tranh dẫn tới chỗ phá sản như trường hợp của công ty vận tải đường sông Phúc Vinh (Nghệ An). Trong lĩnh vực công nghiệp, ở Trung Kỳ số lượng tư sản người Việt tham gia kinh doanh ngành này càng khiêm tốn hơn. Đa phần tư sản người Việt ở khu vực này hoạt động trong ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Công nghiệp dệt, sản xuất đường… có số tư sản người Việt tham gia đông đảo nhất. Quy mô sản xuất của họ mới dừng lại ở một xưởng sản xuất với vài chục công nhân mà thôi. Còn các ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất điện, in ấn, chế tạo xà phòng… ở Trung Kỳ phải đến thời kỳ trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mới có một vài tư sản người Việt tham gia. Tuy nhiên, số lượng cũng chỉ đếm đầu ngón tay và ít nổi tiếng hơn so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Riêng công nghiệp khai mỏ, sản xuất sơn thì tuyệt nhiên ở Trung Kỳ không có tư sản nào có khả năng chen chân vào kinh doanh như ở các khu vực khác và tư sản ngoại quốc. Hơn nữa, khi bước vào kinh doanh ở một số ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng không bám trụ được lâu trước sự cạnh tranh khốc liệt và bất bình đẳng của tư sản Pháp. Vì thế, sau một thời gian cố gắng duy trì sản xuất, cạnh tranh với tư sản ngoại quốc để tạo thị trường cho mình, tư sản người Việt hoặc là bị phá sản hoặc là buộc phải bán lại cơ sở sản xuất của mình cho tư sản ngoại quốc. Đơn cử như trường hợp của Hoàng Văn Ngọc ở Thanh Hóa. Nhà tư sản này đã bỏ vốn xây dựng một nhà máy nhiệt điện với công suất 720 kw/h ở Thanh Hóa và được xem là điển hình cho giới tư sản công nghiệp ở Trung Kỳ. Tuy nhiên, khi vừa đi vào hoạt động đã bị chính quyền thuộc địa gây khó dễ, không bán được điện và nguyên liệu cung cấp từ tư sản Pháp khó khăn, giá cao nên rốt cuộc 127 phải bán lại cho một công ty chuyên kinh doanh điện của Pháp [57, tr.61]. Điều đó lý giải vì sao ở Trung Kỳ, không có một tư sản công nghiệp nào nổi tiếng như ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Không những thế, ở Trung Kỳ, đa phần những tư sản ở lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, in ấn là xuất thân từ tư sản thương nghiệp. Ban đầu, khi mới bước vào kinh doanh, họ đều chọn thương nghiệp làm lĩnh vực hoạt động chính của mình. Sau khi đã trải qua một thời gian kinh doanh, tích lũy được một số vốn nhất định, họ mới lập ra các xưởng sản xuất, công ty chế biến hay mở nhà in. Điển hình như trường hợp công ty Liên Thành, ban đầu đây là một công ty thương mại, buôn bán hàng nội hóa đi khắp các khu vực trong và ngoài nước. Về sau, do nắm bắt được thị trường, cộng với việc đã tích lũy được số vốn nhất định đã mở các xưởng sản xuất nước mắm. Chỉ sau một thời gian ngắn đã có một hệ thống xưởng sản xuất nước mắm ở Phan Rí, Phú Hài, Phan Thiết, Mũi Né, Chợ Lớn… Võ Tấn Hà ở Quảng Nam khi mới khởi nghiệp là nhà buôn tơ, lụa, đường, quế xuất cảng và buôn bán sơn trong nước, đến năm 1927 lập xưởng ươm tơ, dệt và nhuộm lụa. Hay như trường hợp Nguyễn Văn Tùng, Phạm Phú Hào vốn trước đây là nhà buôn hàng ngoại hóa, sau khi có vốn lập công ty vận tải Hào Hưng ở Đà Nẵng. Sở dĩ ở Trung Kỳ, lĩnh vực thương nghiệp có số tư sản người Việt tham gia đông đảo nhất là do nhiều nguyên nhân. Khu vực Trung Kỳ vốn là khu vực có nhiều lâm thổ sản quý hiếm và hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Do đó, ngay từ sớm, ở đây đã có sự mua bán, trao đổi hàng hóa là các sản vật địa phương với các thương nhân trong và ngoài nước. Chính vì thế, trước khi thực dân Pháp chiếm đóng, ở Trung Kỳ đã xuất hiện lớp thương nhân buôn bán hàng hóa đi khắp cả nước. Chúng ta đã biết tới những thương nhân chuyên buôn nhiễu ở Bình Định, lụa Quảng Nam, Thanh Hóa ra Bắc, vào Nam, thậm chí sang tận cả Hồng Kông bán [141, tr.43]. Những thương nhân này đã lập các hiệu buôn riêng cho mình và tiến tới lập thương điếm ở các tỉnh khác trong và ngoài khu vực. Do đó, ngay từ cuối thế kỷ XIX, ở Trung Kỳ đã xuất hiện những hãng buôn khá lớn mà điển hình nhất là hãng buôn Phượng Lâu ở Thanh Hóa, chuyên buôn bán lụa giữa Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tiếp đó, vào đầu thế kỷ XX, ở Trung Kỳ diễn ra cuộc vận động Duy Tân do giới sĩ phu tiến bộ khởi xướng. Với chủ trương “dĩ thương hợp quần”, kêu gọi phát triển nền thương nghiệp nước nhà, nhiều hội buôn, hiệu buôn, công ty dưới dạng “hợp 128 thương”, “quốc thương” ra đời. Thông qua cuộc vận động này, tinh thần “trọng thương”, kỹ năng buôn bán, kinh nghiệm kinh doanh và phương thức kinh doanh mới sớm hình thành ở một bộ phận cư dân Trung Kỳ. Đó là cơ sở quan trọng để lĩnh vực thương nghiệp phát triển mạnh hơn khi quan hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập sâu rộng vào khu vực này. Khi thực dân Pháp chiếm trị, mặc dù ý đồ của Pháp là tìm mọi cách để độc chiếm thị trường Việt Nam, nhưng trong bối cảnh tư bản Pháp chưa thể áp dụng ngay chính sách “buôn tận gốc, bán tận ngọn” chúng buộc phải cần tới vai trò môi giới trung gian của đội ngũ thương nhân người Việt. Hơn nữa, lúc này ở Trung Kỳ, thực dân Pháp đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt, nhất là hệ thống cảng biển ở Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn... đã khiến cho thị trường được mở rộng, trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn; nền sản xuất hàng hóa trong khu vực cũng phát triển hơn trước nên hoạt động kinh doanh của thương nhân có phần phát đạt lên. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác phải kể tới là do chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với kinh tế Việt Nam. Chính sách của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung là độc quyền, không phát triển công nghiệp thuộc địa và cố tình duy trì lối bóc lột phong kiến nên tư sản công nghiệp bị tư sản Pháp chi phối trên tất cả các mặt từ thị trường, nguyên liệu, máy móc đến vị trí trong ngành sản xuất. Hơn nữa, do trọng tâm của thực dân Pháp là xuất khẩu tư bản để kinh doanh ở thuộc địa, mà chủ yếu là kinh doanh về thương mại nên sự phát triển kinh tế ở Việt Nam không giống với sự phát triển kinh tế ở một số nước thuộc địa khác như Ấn Độ, Ai Cập… Nếu chủ nghĩa đế quốc Pháp lấy việc tiêu thụ hàng hóa và vơ vét nguyên liệu làm mục đích chính thì đế quốc Anh lại chủ trương dùng nguyên liệu thuộc địa sản xuất tại chỗ, với giá thành rẻ, rồi sau đó bán cho nhân dân thuộc địa với giá lũng đoạn. Chính sách thuộc địa của Anh mặc dầu cũng nhằm kìm hãm chủ nghĩa tư bản dân tộc ở Ấn Độ, song không triệt đường phát triển của nó. Về khách quan mà nói, nếu thực dân Pháp ít nhiều chú trọng phát triển công nghiệp ở thuộc địa Đông Dương thì nền kinh tế hàng hóa ở nước ta còn phát triển hơn nữa và cố nhiên tư sản người Việt ở Trung Kỳ sẽ không dừng lại ở chỗ chỉ là lực lượng nhỏ bé trong cơ cấu giai cấp xã hội khu vực. Với chính sách lấy xuất khẩu tư bản để kinh doanh về thương mại là chủ yếu, tư bản Pháp không 129 cần dựa vào một lực lượng xã hội nào mới hơn ngoài giai cấp địa chủ phong kiến. Vì chỉ có duy trì nền sản xuất đến mức lạc hậu nhất thì việc kinh doanh của chúng mới kiếm được lợi nhuận cao nhất, mau ăn nhất và chắc ăn nhất. 4.1.6. Phạm vi ngành, nghề kinh doanh của tư sản người Việt rộng nhưng chỉ chiếm một địa vị kinh tế nhỏ trong tổng thể nền kinh tế khu vực Trung Kỳ; là lực lượng nhỏ bé hơn tư sản nước ngoài và tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ lẫn Nam Kỳ. Đầu thế kỷ XX, dưới tác động của những điều kiện bên trong và bên ngoài, nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam nói chung và ở Trung Kỳ nói riêng có bước phát triển. Sự phát triển đó đến độ dẫn tới sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ những người sản xuất nhỏ. Một bộ phận trở thành chủ xưởng, chủ bao mua tích lũy được nhiều vốn; còn bộ phận khác chiếm đa số trở thành những người làm thuê, bán sức lao động. Trên cơ sở đó, tầng lớp tư sản người Việt xuất hiện. Khi vừa ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp đến giao thông vận tải, thầu khoán. Những công ty, xưởng sản xuất, hội buôn do tư sản người Việt lập ra kinh doanh tương đối phát đạt, với nhiều loại hàng hóa khác nhau và trong một thời gian ngắn đã mở được chi điếm ở nhiều khu vực trong cả nước, thậm chí còn buôn bán hàng hóa ra nước ngoài. Bước sang thời kỳ 1919 - 1930, ở Việt Nam đã nảy sinh những nhân tố tác động thuận chiều cho sự gia tăng hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Vì thế, họ đã có những hoạt động kinh doanh hết sức sôi nổi. Hoạt động đó không chỉ giới hạn trong một số ngành như trước đây, mà lan sang nhiều ngành, trong đó có cả những ngành công nghiệp quan trọng. Tư sản công nghiệp xuất hiện, tuy số lượng còn hạn chế nhưng đó là biểu thị của sự chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt. Xét toàn cục, chưa bao giờ tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại có nhiều cơ sở sản xuất và cửa hiệu như trong thời kỳ 1914 - 1930. Trước đó, nền công thương nghiệp dân tộc phát triển hết sức chậm chạp. Tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ mặc dù đã đầy cố gắng vươn lên trong kinh doanh nhưng chỉ mới lập được một vài công ty theo hình thức hùn vốn cùng kinh doanh hàng nội hóa như công ty Phượng Lâu, Quảng Nam hiệp thương công ty, Triêu Dương thương quán… Nói đến xí nghiệp tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ (trước năm 1914) thì ngoài những xí nghiệp của tư sản Pháp, phần 130 lớn là của người Hoa. Ở Trung Kỳ, có một vài người đã lập xưởng sản xuất như Nguyễn Văn Viễn mở xưởng làm đồ gốm ở Tứ Mỹ (Thanh Hóa); một số mở xưởng sản xuất đường ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, dệt nhiễu ở Bình Định. Tuy nhiên, hoạt động của họ nhỏ hẹp, lao động chủ yếu là thủ công, bó hẹp trong khuôn khổ một địa phương. Họ đang cần những điều kiện thuận lợi hơn để phát triển công cuộc kinh doanh của mình. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp tạm ngừng cuộc khai thác quy mô lớn ở Việt Nam. Hàng hóa của Pháp nhập cảng vào nước ta cũng ít hẳn đi. Tính chất độc quyền của tư bản Pháp đối với thị trường Việt Nam đã giảm xuống, hàng hóa khan hiếm dần. Thị trường đòi hỏi phải tiếp tục sản xuất để cung ứng cho nhu cầu của nhân dân và nhà buôn. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ qua quá trình tích lũy có được một lượng tư bản nhất định trong tay, họ hoặc là một mình hoặc là cùng hùn vốn với nhiều người mở rộng quy mô những xí nghiệp đã có từ trước và mở thêm nhiều xí nghiệp sản xuất mới. Đào Thao Côn lập Hưng nghiệp hội xã và Tiên Long thương đoàn, Bùi Huy Tín mở nhà in ở Huế, Phạm Văn Phi, Phúc Vinh mở công ty vận tải đường bộ và đường thủy… Những hãng buôn trước đây như Phượng Lâu, Liên Thành mở được chi điếm ở nhiều nơi, thu lãi mỗi năm hàng vạn đồng. Công ty Phượng Lâu có vốn lúc đầu chỉ 200 đồng và một cửa hiệu ở Thanh Hóa, sau đặt thêm chi nhánh ở nhiều tỉnh Trung Kỳ, sang cả Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Năm 1924, riêng tiền lãi đã là 200.000 đồng. Công ty Liên Thành cũng có các chi nhánh ở Hội An, Phan Thiết, Phan Rang, Sài Gòn, xuất cảng đường, quế, tơ, đặc biệt xây dựng được nhiều cơ sở chế biến nước mắm. Nhiều cơ sở sản xuất ra đời. Năm 1921, Nguyễn Huy Châu mở xưởng dệt khăn mặt, dệt thảm, dệt khăn quàng cổ. Nguyễn Văn Tài ở Huế sản xuất bóng đèn. Lê Văn Tài ở Thanh Hóa có lò nấu gang. Tới những năm 1923 - 1925, nhiều hãng sản xuất vừa và nhỏ vẫn tiếp tục mọc lên như xưởng dệt nhiễu của Nguyễn Đức Anh, Trần Chi, Trương Hiền, Đỗ Thung ở Bình Định; hiệu dệt nái của Nguyễn Trú, Trần Cư ở Hà Tĩnh; xưởng sản xuất thuốc lá Nguyễn Tứ Tri ở Đắc Lắc; nước mắm của Võ Huy, Nguyễn Thị Thang... Các sản phẩm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ làm ra không phải chỉ lưu thông ở từng địa phương nhỏ hẹp mà được đem bán trong cả nước, thậm chí xuất khẩu sang cả Hồng Kông, Thượng Hải, Xiêm, Lào, Java, Singapo… Hơn nữa, thời kỳ này, không chỉ lập công ty thương mại, mà tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã hướng vào việc 131 lập xưởng sản xuất hàng hóa bán ra thị trường. Đó là biểu hiện của sự trưởng thành về tư duy kinh doanh, kinh nghiệm thương trường và hơn nữa là vốn đã lớn hơn trước nhiều lần. Rõ ràng trong nền kinh tế khu vực Trung Kỳ và cả nước, thành phần kinh tế tư bản của người Việt giữ một vị trí nhất định, đóng góp cụ thể vào sự phát triển của kinh tế đất nước nói chung. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng mặc dù kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX đã phát triển, nhưng chỉ là phát triển hơn so với thời kỳ trước- thời kỳ mà quan hệ tư bản chủ nghĩa đang ở trong trạng thái phôi thai. Cho đến tận năm 1930, thành phần kinh tế tư bản của người Việt cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thể nền kinh tế khu vực Trung Kỳ và cả nước. Đây là tình trạng chung của tư sản người Việt trên cả nước. Địa vị kinh tế của họ còn nhỏ yếu và thấp kém so với tư bản nước ngoài, cũng như so với toàn bộ nền kinh tế. “Tổng số vốn kinh doanh của họ chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài” [81, tr.233]. Tư sản người Việt chủ yếu kinh doanh thương nghiệp, trong các ngành công nghiệp lực lượng của họ rất nhỏ “toàn bộ vốn đầu tư vào các ngành mỏ than, cơ khí và giao thông vận tải của họ chỉ bằng 1% vốn của tư bản Pháp Pháp trong các ngành đó” [143, tr.142]. So với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều rõ ràng tư sản người Việt ở Trung Kỳ có địa vị kinh tế nhỏ hơn rất nhiều, điều đó phần nào được phản ánh qua số tiền người Âu và người Việt đóng thuế môn bài ở các tỉnh Trung Kỳ. Bảng 4.1: Thống kê số tiền người Âu và người Việt đóng thuế ở một số tỉnh khu vực Trung Kỳ năm 1922 [153, tr.211-212] Tên tỉnh Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Tổng Người Âu Số tiền Số người (đồng) 5 621 19 1.972 28 6.763 11 445 6 167 23 1.795 92 11.763 Người Việt Số tiền Số người (đồng) 41 607 111 6.723 295 6.071 215 3.246 106 2.000 325 4.054 1.093 22.701 132 Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 1922 ở Trung Kỳ có tới 1.093 người nộp thuế, với số tiền 22.701 đồng, trung bình mỗi người nộp khoảng hơn 20,7 đồng. Trong khi đó, số người Âu đóng thuế chỉ có vẻn vẹn 92 người, nhưng số tiền lên đến 11.763 đồng, trung bình mối người Âu đóng hơn 127,8 đồng. Điển hình như Đà Nẵng, số thuế của 28 tư sản người Âu đóng 6.763 đồng, nhiều hơn cả số thuế của 295 nhà công thương người Việt đóng (6.071 đồng). Điều đó chứng tỏ thế lực kinh tế của tư sản Pháp chiếm ưu thế, với tỷ lệ rất lớn. Họ mới là người sở hữu những công ty, xí nghiệp lớn và chiếm giữ những ngành công nghiệp quan trọng ở Trung Kỳ. Thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa của người Việt chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thể nền kinh tế khu vực và cả nước. Đồng thời, qua đó cho thấy, lực lượng tư sản chủ yếu ở Trung Kỳ là tư sản vừa và nhỏ, ít có đại tư sản như các khu vực khác. Sự yếu đuối của tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn thể hiện ở chỗ không những nó chưa đủ sức lực đấu tranh với tư bản ngoại quốc, mà còn phải học tập tư bản ngoại quốc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngay cả tư bản Pháp- kẻ thù địch của nó. Do có địa vị kinh tế thấp kém nên tư sản người Việt ở Trung Kỳ chỉ là một lực lượng nhỏ bé trong xã hội. Sự nhỏ bé của tư sản người Việt ở Trung Kỳ không chỉ so với tư sản Pháp, Hoa kiều mà còn nhỏ bé hơn cả lực lượng tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. So với tư sản Pháp và Hoa kiều, tư sản người Việt là một lực lượng nhỏ yếu hơn rất nhiều. Phần lớn những ngành kinh tế công nghiệp quan trọng đều nằm trong tay tư sản Pháp, thương nghiệp bị tư sản Hoa kiều lũng đoạn. Cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, toàn bộ lực lượng nòng cốt của giai cấp tư sản Việt Nam đạt khoảng 20 ngàn người, chiếm khoảng 0,01% dân số [74, tr.146]. Trong khi đó, vào thời điểm này công nhân chiếm 1,16% dân số, nông dân 87%, địa chủ, phú nông chiếm 9% [74, tr.155]. Đầu thế kỷ XX, khi các nước đế quốc thực hiện chính sách nô dịch tại Trung Quốc, Ấn Độ thì tư sản dân tộc tại các nước này đã trưởng thành, trở thành một giai cấp thực thụ và là lực lượng kinh tế, chính trị vững mạnh, lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Trong lúc đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt ở cả nước nói chung mới ra đời và chỉ là một tầng lớp nhỏ yếu về kinh tế, bị chủ nghĩa đế quốc Pháp thống trị và chèn ép mọi mặt. Cho đến những năm 1919 - 1930, mặc dù tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã vươn lên một bậc, đa 133 dạng hóa ngành nghề kinh doanh và mở rộng quy mô kinh doanh gấp nhiều lần trước đây, lợi nhuận thu về không nhỏ. Đặc biệt, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã len chân vào một số ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất điện, sản xuất bóng đèn, vận tải… Thế nhưng, so với tư sản Pháp, tư sản Hoa kiều và kể cả tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ, thực lực kinh tế của họ còn thua xa nhiều lần và chỉ là một lực lượng nhỏ bé về nhiều mặt trong tổng thể nền kinh tế khu vực Trung Kỳ và cả nước. Nguồn vốn trong các xí nghiệp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ rất nhỏ. Số công ty, hội buôn có số vốn trên 100 ngàn đồng rất ít. Cao nhất là công ty vận tải của Phạm Văn Phi đến năm 1924 có số vốn là 200.000 phơrăng; Năm 1928, Công ty Nam Đồng Ích sở hữu số vốn 125.000 đồng; Công ty Liên Thành đến những năm 1920 số vốn cũng chỉ lên đến 200.000 đồng. Những công ty, xưởng sản xuất được xem là có số vốn lớn, sở hữu số chi điếm khắp cả nước, gây dựng được thương hiệu và đủ sức cạnh tranh với tư sản ngoại quốc như đã nêu trên cũng là những công ty cổ phần, với sự góp vốn của nhiều người khác nhau, kinh doanh theo hình thức hùn vốn chia lợi nhuận mà thôi. Đa phần những công ty, xưởng sản xuất, hội buôn khác chỉ sở hữu số vốn vài chục ngàn đồng, chủ yếu trong khoảng “từ 30.000 đồng đến 80.000 đồng, trong khi đó số vốn trong các công ty, xí nghiệp của tư sản nước ngoài thường là hàng triệu đồng” [31; tr.341]. Thậm chí, ngay cả một công ty liên doanh như Trung Kỳ Thiệt Nghiệp Công ty ra đời năm 1926 ở Quảng Ngãi cũng chỉ có số vốn ban đầu là 2.000 đồng [160, tr.26]. Hay như Quảng tế hóa Công ty, thành lập năm 1925, với sự góp vốn của 8 người nhưng chỉ có 2.400 đồng mà thôi [196, tr.]. Trong khi đó, công ty M.J.Boy kinh doanh hàng ngoại nhập có số vốn 2.000.000 đồng, Công ty rừng và diêm Đông Dương ở Bên Thủy năm 1925 có số vốn lên tới 9.104 ngàn phơrăng, hay như Công ty vận tải ô tô Bắc Trung Kỳ và Lào (SAMANAL) có vốn điều lệ là 2,7 triệu đồng [69, tr.115], Công ty Deglinon ở Bình Định năm 1925 số vốn cũng tăng lên 6 triệu phơrăng [20, tr.105]. Ở Bắc Kỳ có khá nhiều tư sản có số vốn lớn hơn ở Trung Kỳ như Công ty Quảng Hưng Long năm 1926 số vốn lên tới 296.763 đồng, Công ty vận tải của Bạch Thái Bưởi số vốn những năm 1924 - 1925 khoảng 10 triệu đồng [72, tr.112, 127]. Nam Kỳ cũng có nhiều công ty, hãng buôn sở hữu lượng vốn lớn. Điển hình như Công ty điện của Lê Phát An có số vốn 400 ngàn đồng, Công ty Thuận Hòa của Nguyễn Phú 134 Khai có vốn 1 triệu phơrăng, hay như Công ty nông nghiệp Long Chiêu ở Bình Dương lúc thành lập năm 1924 số vốn lên tới 230 ngàn đồng [23, tr.49, 54]. Không chỉ có vốn ít mà số lượng công nhân trong các xí nghiệp của tư bản người Việt cũng chiếm số lượng rất nhỏ. Trong tổng số 22 vạn công nhân làm trong các xí nghiệp công - thương năm 1930 thì số công nhân trong các xí nghiệp tư bản Việt Nam chỉ chiếm 3%, tức là khoảng 7.000 công nhân. Trong khi đó, các ngành khác như mỏ chỉ có 2 - 3%, nông nghiệp 5% [145, tr.51]. Ở Trung Kỳ, tư sản người Việt sử dụng công nhiều nhất là Phạm Văn Phi, công ty vận tải của ông có lúc sử dụng đến 150 người (kể cả người học việc), còn một số ít sử dụng từ 40 - 60 công nhân, đa phần sử dụng dưới 10 công nhân. Trong khi đó, công ty của Bạch Thái Bưởi ở Bắc Kỳ số công nhân, nhân viên có lúc lên tới 2.500 công nhân [72, tr.128], mỏ của Nguyễn Thị Tâm sử dụng 781 công nhân, xưởng dệt của Đào Thao Côn có 100 công nhân… Sự nhỏ bé của tư sản người Việt ở Trung Kỳ so với các khu vực khác còn thể hiện ở chỗ họ không thể chen chân vào một số ngành công nghiệp quan trọng và có tính chất cơ khí. Cho đến năm 1930, ở Trung Kỳ vẫn chưa có tư sản nào sở hữu mỏ khai thác than hay loại khoáng sản nào; số lượng đất đai, đồn điền họ sở hữu cũng không nhiều. Trong khi đó, ở Bắc Kỳ đã có những tư sản bước chân vào lĩnh vực này như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn Thị Tâm, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Thị Huề… [20, tr.99]. Ngay cả khi so sánh một ngành cụ thể như giao thông vận tải, kinh doanh nông nghiệp, dệt, xay xát gạo… tư sản người Việt ở Trung Kỳ đều thua kém hơn tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Tình trạng trên phản ánh sự nhỏ bé nhiều mặt của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Vốn ít, kinh nghiệm thương trường còn non yếu, quy mô kinh doanh còn khiêm tốn và sức cạnh tranh với tư bản nước ngoài còn kém, lại thường xuyên bị chèn ép, kìm hãm bởi hai thế lực thực dân và phong kiến nên tư sản người Việt ở Trung Kỳ chủ yếu là trung và tiểu tư sản, đại tư sản rất ít và không có những gương mặt điển hình như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn Sơn Hà… ở Bắc Kỳ, hay như Đỗ Hữu Phương, Lê Phát Đạt, Lê Phát An, Nguyễn Thanh Liêm… ở Nam Kỳ. Câu chuyện truyền miệng về những tư sản nổi tiếng thời Pháp thuộc “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi” cũng chỉ dành cho các khu vực khác chứ không phải khu vực Trung Kỳ. 135 Nguyên nhân của tình trạng trên là do chính sách thống trị của thực dân Pháp. Sự thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam dựa trên đặc quyền và độc quyền. Đế quốc Pháp đã dùng bộ máy thực dân phong kiến để thi hành chính sách vơ vét, bóc lột. Chúng sử dụng nhiều biện pháp trắng trợn để ngăn cản công thương nghiệp thuộc địa phát triển. Dùng tư bản đầu tư vào các ngành nông, công, thương nghiệp nhằm nắm hết mạch máu kinh tế; nắm giữ những thương cảng quan trong trong khu vực và cả nước. Do đó, kinh tế nước ta phải phụ thuộc vào kinh tế đế quốc Pháp. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ bị tư sản Pháp chi phối trên tất cả các mặt từ thị trường, nguyên liệu và máy móc cho tới vị trí trong ngành sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, bằng chính sách thuế quan, thực dân Pháp ngăn cản công thương nghiệp bản xứ tiếp xúc với thị trường ngoài nước. Trước năm 1892, trung bình mỗi năm Pháp nhập cảng 18 triệu phơrăng hàng hóa. Lúc đó thuế quan đánh vào hàng hóa Pháp nhập cảng chỉ có 2,5%, còn hàng ngoại quốc khác phải nộp 5% tổng số giá trị hàng hóa, tức là cao gấp đôi. Vì thế, nếu như năm 1860 tổng giá trị hàng hóa xuất nhập cảng ở thị trường Việt Nam là 7 triệu phơrăng thì đến năm 1891, riêng giá trị hàng Pháp nhập cảng đã là 20 triệu phơrăng [21, tr.30]. Từ năm 1892, thực dân Pháp quy định hàng hóa Pháp vào thuộc địa Pháp coi như vận chuyển trong chính quốc Pháp, phải chịu thuế rất thấp, hàng ngoại quốc vào thuộc địa Pháp coi như vào chính quốc Pháp, phải chịu thuế rất nặng. Vì thế, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương càng tăng nhanh chóng. Trung bình mỗi năm trong và sau đại chiến tăng gấp hơn 5 lần giá trị hàng hóa Pháp nhập cảng trước năm 1892. Hàng hóa Pháp lũng đoạn trên thị trường nội địa thì hàng hóa Việt Nam bị lấn át, nhất là những mặt hàng tiêu dùng như vải, đường, giấy… Sự cạnh tranh giữa hàng hóa Pháp với hàng hóa Việt Nam là sự cạnh tranh giữa đại xí nghiệp có kỹ thuật cơ khí tiên tiến với tổ chức thủ công nghiệp lạc hậu. Những chính sách thống trị trên của thực dân Pháp đã tạo ra cuộc cạnh tranh bất bình đẳng đối với tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Họ bị tư sản ngoại quốc chèn ép, thực dân Pháp kìm hãm phát triển. Vì thế, địa vị kinh tế của tư sản người Việt rất nhỏ bé, không len chân được vào những ngành kinh doanh quan trọng, sức cạnh tranh kém và dĩ nhiên trên lĩnh vực chính trị, hoạt động của họ còn nhiều hạn chế, chưa có hoạt động mạnh mẽ trong phong trào dân tộc dân chủ như các khu vực khác và chưa có thái độ 136 chính trị rõ ràng đối với kẻ thù của mình là tư bản thực dân Pháp và chế độ phong kiến Việt Nam. 4.1.7. Hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộc dân chủ khá mờ nhạt, ít rầm rộ hơn so với tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Vào đầu thế kỷ XX, khi giai cấp tư sản ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin… tiến hành tập hợp lực lượng, thành lập chính đảng, xây dựng đường lối tiến tới đánh đổ chế độ phong kiến và sự thống trị của các thế lực ngoại bang nhằm giành lại độc lập dân tộc thì ở Việt Nam nói chung và Trung Kỳ nói riêng, tư sản dân tộc chỉ mới là một tầng lớp nhỏ bé trong xã hội, chưa đủ khả năng khởi xướng và lãnh đạo một phong trào dân tộc như những nước khác. Có chăng, thông qua hoạt động “chấn hưng thực nghiệp”, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã lén lút ủng hộ tiền bạc và cho con em mình tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu và các đồng chí của mình khởi xưởng; đồng thời dùng việc mở mang kinh doanh, lập các hội buôn, cổ vũ xây dựng, phát triển nền kinh tế dân tộc để hỗ trợ cho chủ trương đổi mới kinh tế - văn hóa của các sĩ phu Duy Tân. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt ở Trung Kỳ trưởng thành lên. Lúc này, ý thức giai cấp của họ đã hình thành. Và trước sự chèn ép của tư sản Pháp, đối xử bất bình đẳng của chính quyền thực dân, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tỏ ra bực bội, phản ứng khá mạnh mẽ, dám lên tiếng bảo vệ và đòi các quyền lợi về kinh tế lẫn chính trị cho giai cấp của mình. Hơn thế nữa, thông qua báo chí, họ cổ vũ cho hoạt động chấn hưng thực nghiệp; hô hào, kêu gọi những người trong giới của họ đoàn kết lại, lập thành những hội đoàn nhằm tăng sức mạnh về kinh tế lẫn tiếng nói trước tư bản Pháp. Đồng thời, cũng như tư sản dân tộc ở các nước khác, tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt nói chung không giấu tham vọng muốn trở thành giai cấp nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Rõ ràng, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tham gia khá tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ và “làm sứ mạng dân tộc đúng với khả năng của họ; và trong những điều kiện mà lịch sử cho phép, họ đã làm một cách chủ động” [141, tr.51]. Tuy nhiên, hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộc dân chủ có phần mờ nhạt, không rầm rộ bằng tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Cho đến năm 1930, tư sản người Việt ở Trung Kỳ vẫn chưa thành lập được chính Đảng hay tổ chức chính trị riêng của giới mình, không đề ra được đường lối cách 137 mạng đúng đắn và lôi cuốn giai cấp nông dân liên minh với nó nên không thể nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Trong khi đó ở Bắc Kỳ đã xuất hiện Việt Nam Quốc dân đảng, Nam Kỳ có Đảng Lập hiến. Việt Nam quốc dân Đảng có nhiều hoạt động sôi nổi, điển hình nhất là lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hơn nữa, hoạt động chấn hưng thực nghiệp, đấu tranh chống độc quyền xuất cảng đường, tẩy chay tư sản Hoa kiều của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đều hưởng ứng theo sự khởi xướng và kêu gọi của tư sản người Việt ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Nếu như ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, tư sản người Việt thành lập các Hội nghề nghiệp và xuất bản các tờ báo như Hữu thanh tạp chí, Khai hóa nhật báo, Thực nghiệp dân báo nhằm đấu tranh cho quyền lợi của giới mình, thì ở Trung Kỳ, do sự nhỏ yếu của mình, tư sản người Việt không xuất bản được tờ báo nào. Điều đó phản ánh các hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ ít rầm rộ và mờ nhạt hơn so với tư sản người Việt ở hai khu vực còn lại. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do tư sản người Việt ở Trung Kỳ có thế lực kinh tế yếu ớt, nhỏ yếu hơn tư sản người Việt ở hai khu vực còn lại. Với địa vị kinh tế thấp kém, nhỏ bé như vậy lẽ cố nhiên tư sản người Việt ở Trung Kỳ không thể có các cuộc đấu tranh rầm rộ, quyết liệt với kẻ thù của nó là đế quốc Pháp. Hơn nữa, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, tư sản người Việt ở Trung Kỳ có mối liên hệ kinh tế với đế quốc, phong kiến, phụ thuộc và bị tư sản Pháp chi phối trên mọi mặt, do đó các cuộc đấu tranh của họ thiếu triệt để, mang tính nửa vời và chủ yếu đòi quyền lợi cho bản thân giai cấp họ. Tóm lại, tư sản người Việt ở Trung Kỳ là một bộ phận của giai cấp tư sản Việt Nam, do đó trước hết nó mang đặc điểm chung của giai cấp tư sản Việt Nam, thậm chí có những nét tương đồng với giai cấp tư sản bản xứ của các nước trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, do sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân, đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị của từng vùng miền và mức độ tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nên những đặc điểm chung, tương đồng đó của tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại biểu hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau và thậm chí có những nét khác biệt so với tư sản người Việt ở vực Bắc Kỳ, Nam Kỳ và các nước khác trong khu vực. 4.2. Vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Trung Kỳ Đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau, tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời. Từ đó cho đến năm 1930, họ không ngừng hoạt động, vươn lên khẳng định vị thế về kinh tế lẫn chính trị của mình. Qua quá trình 138 hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia phong trào dân tộc dân chủ, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có những đóng góp nhất định vào tiến trình lịch sử khu vực Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung. Vai trò đó của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể về kinh tế, chính trị - xã hội. 4.2.1. Về kinh tế Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận kinh tế tư bản dân tộc không phải đến khi thực dân Pháp chiếm trị mới nảy nở mà nó có mầm mống từ trước. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đó sở dĩ không phát triển lên được là do sự kìm hãm của chế độ phong kiến- biểu hiện ra bên ngoài bởi những chính sách của các triều đại phong kiến, nhất là vương triều Nguyễn. Do đó, kinh tế tư bản của dân tộc mặc dù có mầm mống từ sớm nhưng suốt chiều dài của lịch sử chế độ phong kiến nó cũng chỉ dừng lại ở trạng thái phôi thai mà thôi. Từ khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị, mặc dù với ý thức tiền định là kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong sự lạc hậu, phụ thuộc nhằm mục đích vơ vét, bóc lột nhiều nhất những gì có thể về kinh tế; nhưng hoạt động đầu tư, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã gián tiếp trở thành một ngoại lực quan trọng làm cho những mầm mống đó nẩy nở nhanh hơn, mạnh hơn, mà biểu hiện rõ nhất chính là sự ra đời của tầng lớp tư sản người Việt. Đến lượt nó, tư sản người Việt bằng chính thực lực và ý thức kinh doanh độc lập của mình vươn lên, tập trung vốn, học tập kinh nghiệm, liên kết với nhau cùng mở xưởng, lập công ty kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực mà họ nắm bắt được cơ hội, thúc đẩy thành phần kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ nẩy sinh và phát triển lên. Mặc dù còn thua kém tư sản Pháp, Hoa kiều và tư sản người Việt ở các khu vực khác, nhưng tư sản người Việt ở Trung Kỳ ngay từ đầu đã cố gắng bước vào kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực kinh tế mới xuất hiện ở khu vực. Với ý thức dân tộc và giai cấp, tư sản người Việt đã cổ vũ cho công cuộc chấn hưng kinh tế dân tộc, khẳng định nguyện vọng xây dựng một nền kinh tế tư bản dân tộc độc lập, ít phụ thuộc vào tư sản Pháp và tư sản nước ngoài. Điều đó lý giải vì sao nhiều tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoặc chọn hình thức kinh doanh độc lập hoặc cùng hùn vốn với nhau và tìm ra phương thức kinh doanh riêng để xây dựng kinh tế công - thương nghiệp dân tộc và tăng thực lực kinh tế trong sự so sánh với tư sản ngoại quốc. 139 Qua hoạt động kinh doanh, tư sản người Việt đã tạo ra và phát triển cơ sở kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ và đấu tranh bảo vệ nó, đẩy lùi và thay thế kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ vốn tồn tại lâu đời ở khu vực này. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở khu vực Trung Kỳ bước đầu được tạo ra vào đầu thế kỷ XX, phát triển lên một bước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và phát triển hơn nữa trong những năm 1919 1930. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ thành lập các xí nghiệp, công ty và hội buôn kinh doanh độc lập nhằm phát triển kinh tế đất nước, cạnh tranh kinh tế với tư bản nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Thành phần kinh tế tư bản dân tộc hình thành ngày càng rõ nét, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ nhất- khi có những nhân tố tác động thuận chiều từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và tiềm lực kinh tế mà tư sản người Việt ở Trung Kỳ tạo dựng được trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra. Nhiều công ty ra đời từ trước, đã tăng thêm vốn, mở rộng kinh doanh, vươn ra chiếm lĩnh thị trường, lập nhiều thương điếm, cạnh tranh mạnh mẽ với tư sản ngoại quốc. Nhiều công ty mới được thành lập với số vốn ngày càng lớn như Nam Hưng tư nghiệp hội xã ở Hội An, Hưng nghiệp hội xã, Nam Đồng ích (Thanh Hóa), Trung Kỳ thiệt nghiệp công ty, Quảng tế hóa công ty (Quảng Ngãi), Huỳnh Thúc Kháng công ty (Huế), Công ty vận tải Hào Hưng (Quảng Nam), xưởng chế biến xà phòng của Trần Sanh Thoại (Bình Định), sản xuất thuốc lá của Nguyễn Tú Tri ở Đắc Lắc… Những công ty, hãng buôn, xưởng sản xuất này kinh doanh nhiều loại hàng khác nhau, có quan hệ làm ăn với cả tư sản nước ngoài. Nhiều ngành sản xuất theo lối công trường thủ công được duy trì và phát triển. Nhiều xưởng sản xuất được trang bị máy móc khá hiện đại, công ty vận tải mua sắm những dòng xe mới nhằm tăng quy mô kinh doanh và cạnh tranh với tư sản ngoại quốc. Các xí nghiệp, nhà máy, công ty, hội buôn ra đời nhiều, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, thu những món lợi nhuận lớn. Điều này chứng tỏ kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ đã xuất hiện, có bước phát triển hơn, chứ không còn ở dạng mầm mống như trước đây. Cùng với đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, ý thức giai cấp về xây dựng một nền công - thương nghiệp độc lập, thoát khỏi sự phụ thuộc vào tư sản Pháp càng lớn dần lên ở tư sản người Việt. Đó là cơ sở để họ đi đến cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình, chống lại sự chèn ép, kìm hãm của tư sản Pháp và tư sản nước ngoài bằng nhiều hình thức; trong đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã lấy hoạt động 140 kinh doanh của mình chống lại chính sách độc quyền của Pháp và hỗ trợ phong trào yêu nước diễn ra ở khu vực. Và một khi tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tích lũy được số vốn đáng kể, quy mô hoạt động sản xuất và kinh doanh được mở rộng, có kinh nghiệm trên thương trường, cùng với đó là việc đầu tư từ bên ngoài vào khu vực diễn ra mạnh mẽ đã đưa đến cuộc cạnh tranh kinh tế giữa tư sản người Việt với tư sản nước ngoài trở nên quyết liệt hơn. Đây chính là nguyên nhân bùng phát nên phong trào dân tộc mạnh mẽ của giai cấp tư sản người Việt từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chống lại tư sản người Pháp và tư sản Hoa kiều ở khu vực Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã không dấu diếm tham vọng của mình là đưa kinh tế khu vực thoát khỏi sự kiểm soát của thực dân Pháp và lệ thuộc vào tư sản Pháp. Điều đó được phản ánh ở việc tìm kiếm và xúc tiến thị trường tiêu thụ hàng hóa, tránh “qua tay” tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Mục đích của việc làm trên là phát triển kinh tế tư bản dân tộc trong khu vực và cả nước để đuổi kịp các cường quốc trên thế giới. Theo họ, muốn làm được điều đó nhất thiết phải “chuyển đổi từ một nền kinh tế tiểu nông sang một nền kinh tế công thương nghiệp hiện đại, coi công thương là nền tảng của kinh tế quốc dân, dân chủ hóa chính trị và tự do hóa thương mại” [104, tr.32]. Để thực hiện tham vọng của mình, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cùng với tư sản người Việt cả nước vừa phát động phong trào “chấn hưng thực nghiệp” vừa cạnh tranh quyết liệt với tư sản nước ngoài, đưa hàng hóa của cơ sở mình sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm, đồng thời mạnh dạn đòi chính quyền thuộc địa tiến hành cải cách dân chủ ở Việt Nam. Tích cực “chấn hưng thực nghiệp” và tăng cường sự cạnh tranh để đi tới xây dựng một nền kinh tế độc lập là biểu thị sâu sắc của ý thức tự cường dân tộc. Chính Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đã thừa nhận sự trỗi dậy ý thức dân tộc mạnh mẽ trong kinh doanh của người Việt Nam: “Trong các giới người bản xứ, đâu đâu cũng thấy cái ý muốn theo nền công nghiệp của người Pháp và tổ chức theo cách hiện đại” [53, tr.183]. Hoạt động đó đã làm cho các cơ sở kinh tế tư bản của người Việt ở Trung Kỳ phát triển lên, đời sống của một bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể; số lượng các nhà tư sản người Việt có thế lực tăng mạnh, tư duy kinh tế của người Việt đã có bước phát triển, tinh thần trọng thương đã thấm sâu vào đông đảo các tầng lớp xã hội, “cái dân tộc kia mấy nghìn năm xu hướng về đường hư văn nay đã rảo cẳng vào trong 141 kinh tế chiến trường vậy” [104, tr.31]. Và như vậy, những hoạt động đó đã kích thích kinh tế tư bản khu vực Trung Kỳ ngày càng phát triển. Đúng như nhận xét của tác giả Đoàn Trọng Truyến: “Sự phát triển đó của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có đóng góp một vai trò nhất định của giai cấp tư sản Việt Nam khi nó đã hình thành” [145, tr.50]. Tuy nhiên, sự ra đời và phát triển của cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa ở khu vực Trung Kỳ nói riêng và cả nước thời kỳ này vẫn chưa thể sánh bằng các nước tư bản phát triển ở phương Tây và kể cả các nước trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí chưa bằng khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Nền kinh tế Trung Kỳ vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phát triển mất cân đối, hoạt động chủ yếu trong thủ công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp; công nghiệp không phát triển, có chăng là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Sự phát triển chậm của kinh tế tư bản dân tộc thể hiện rõ ở tỷ lệ giữa các ngành kinh tế tư bản chủ nghĩa (khu vực kinh tế hiện đại) và các ngành kinh tế truyền thống. Nếu như năm 1901, ở nước ta giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm 88% tổng thu nhập quốc dân, thì đến tận năm 1937, con số đó vẫn là gần 70% [74, tr.162]. Và cũng giống như trên cả nước, ở khu vực Trung Kỳ sự hiện diện của thành phần kinh tế tư bản, sự chuyển biến về kinh tế chỉ thấy được ở những đô thị hay khu vực tập trung công thương nghiệp như Vinh - Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết… Còn ở những vùng nông thôn rộng lớn còn lại, nhất là khu vực miền núi của các tỉnh, khu vực Tây Nguyên, kinh tế tư bản chưa phát triển. Ở những nơi này gần như vẫn bảo lưu gần như trọn vẹn kinh tế phong kiến lạc hậu, dưới những dạng thức tổ chức sản xuất tiền tư bản, mang nặng tính tự cung tự cấp. Điều đó được minh chứng qua phản ánh về tỉnh Quảng Trị trong Tập san Những người bạn cố đô Huế: “Về phương diện kinh tế, vào lúc này (những năm 20 của thế kỷ XX), tỉnh Quảng Trị chỉ đóng vai trò nhỏ bé… Thực sự tỉnh Quảng trị chưa bán ra ngoài tỉnh được cái gì… Ở đây chỉ có một thương gia An-nam vượt ra khỏi khuôn khổ buôn bán nhỏ tầm thường vì làm chủ một khách sạn nhỏ theo cách phương Tây rất sạch sẽ và đồng thời cũng làm chủ một cửa hàng xén có nhiều hàng hóa” [63, tr.204, 206]; hay như phản ánh của Tạp chí Nam Phong về tỉnh Kon Tum: “Người An-Nam ở Kom Tum không có công nghệ gì, chỉ có năm sáu người lập lò ngói, làm thứ ngói móc An-Nam và thứ gạch vuông lót nhà mà thôi. Những ngói ấy đều tiêu thụ trong hạt” [80, tr.303]. 142 Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu vẫn là chính sách thống trị của thực dân Pháp. Ngay từ đầu thời kỳ xâm lược và thống trị nước ta, thực dân Pháp đã chủ trương, thi hành chính sách không phát triển công nghiệp bản xứ và xác định Việt Nam chỉ đóng vai trò là thị trường cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Chính sách này được chính quyền thực dân ở Việt Nam qua các thời kỳ trung thành, nhất quán thực hiện. Sự hình thành các xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp của tư sản người Việt chủ yếu ở công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ, là khách quan, ngoài ý muốn của thực dân Pháp. Đó là lý do thực dân Pháp thi hành chính sách chèn ép, đối xử bất bình đẳng với công cuộc kinh doanh của người Việt. Tư bản Pháp sẽ không cho phép hiện tượng tư sản người Việt sở hữu những công ty, xí nghiệp công nghiệp lớn, vì như thế sẽ đe dọa đến quyền lợi kinh tế căn bản của nó. Hễ có người Việt nào trỗi dậy trong sản xuất, kinh doanh, lập tức gặp phải sự chèn ép, bóp nghẹt đủ bề của tư bản Pháp. Trường hợp của Phạm Văn Phi, Lê Viết Lới, Phúc Vinh ở Trung Kỳ và Bạch Thái Bưởi ở Bắc Kỳ là những minh chứng rõ nhất cho điều đó. Hiện tượng bị phá sản, phải bán nhượng lại các xí nghiệp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ vì thế diễn ra thường xuyên. Hơn nữa, sự xuất hiện và phát triển của thành phần kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ nói riêng và trên cả nước nói chung khác với các nước phương Tây. Nó không phải chỉ xuất phát từ những yếu tố nội sinh mà do thực dân Pháp áp đặt từ bên ngoài vào. Vì thế, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Kỳ là thứ kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân, phủ trên mình nó đầy rẫy những tàn tích của kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa. Vì lợi ích kinh tế của kẻ đi xâm chiếm, thực dân Pháp dựa trên công cụ kinh tế là chính sách thuế khóa và quyền lực chính trị thi hành chính sách độc quyền cao, ngăn chặn ảnh hưởng của tư sản ngoại quốc vào Việt Nam và kiểm soát nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu nhất có thể. Sự hình thành và phát triển một cách hạn chế trong sự lệ thuộc kinh tế vào tư bản chính quốc Pháp đã khiến cho kinh tế tư bản ở khu vực Trung Kỳ khó có thể phát triển một cách tự nhiên và độc lập được. Một nhân tố cần đề cập tới nữa là ở Trung Kỳ, với tính chất là khu vực bảo hộ, nơi tồn tại song song hai chính quyền thực dân và phong kiến theo kiểu “lưỡng thể”, thì phương thức sản xuất phong kiến mà trước hết là lối bóc lột phong kiến hầu như vẫn duy trì nguyên vẹn. Đó như là lực cản thứ hai ngăn trở, kìm hãm sự phát triển của 143 thành phần kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ phát triển lên. Vì thế, tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoạt động kinh doanh còn thua kém tư sản Bắc Kỳ và Nam Kỳ nhiều mặt. Và với cơ sở kinh tế đó, Việt Nam không thể trở thành nước tư bản độc lập, kinh tế tư bản Việt Nam dưới dạng thực dân được biểu hiện bằng sự kết hợp giữa phương thức sản xuất tư bản với phương thức sản xuất phong kiến vẫn tồn tại cho đến khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công vào năm 1945 mới chính thức bị xóa bỏ. 4.2.2. Về chính trị - xã hội Cùng với vai trò trong lĩnh vực kinh tế, tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn có vai trò nhất định trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Vai trò của họ trên lĩnh vực chính trị xã hội thể hiện rõ nhất ở hoạt động của họ trong phong trào dân tộc dân chủ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930. Vào đầu thế kỷ XX, khi giai cấp tư sản ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin… tiến hành tập hợp lực lượng, thành lập chính đảng, xây dựng đường lối tiến tới đánh đổ chế độ phong kiến và sự thống trị của các thế lực ngoại bang nhằm giành lại độc lập dân tộc thì ở Việt Nam nói chung và Trung Kỳ nói riêng, tư sản người Việt chỉ mới là một tầng lớp nhỏ bé trong xã hội, chưa đủ khả năng khởi xướng và lãnh đạo một phong trào dân tộc như những nước khác. Tuy vậy, trong phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX do tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ tư sản hóa lãnh đạo, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tham gia bằng khả năng của mình. Ý thức giai cấp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ ở đầu thế kỷ XX chưa hình thành, nhưng trước sự lôi cuốn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, tầng lớp tư sản người Việt đã có những hành động ủng hộ, thúc đẩy phong trào phát triển mạnh hơn. Thông qua hoạt động “chấn hưng thực nghiệp”, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã lén lút ủng hộ tiền bạc và cho con em mình tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu và các đồng chí của mình khởi xưởng; đồng thời dùng việc mở mang kinh doanh, lập các hội buôn, cổ vũ xây dựng, phát triển nền kinh tế dân tộc để hỗ trợ cho chủ trương đổi mới kinh tế - văn hóa của các sĩ phu Duy Tân. Những hoạt động này ít nhiều đã góp phần vào kết quả của các phong trào nói trên; đồng thời có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, ý thức dân tộc và đả phá tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, lạc 144 hậu, nhất là tư tưởng “trọng quan, khinh thương”, coi thường thực học và thực nghiệp trong việc xây dựng nước nhà. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ cùng với các lực lượng khác như thị dân, địa chủ phong kiến yêu nước, sĩ phu tiến bộ tư sản hóa là cơ sở xã hội của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. Họ đã góp phần tạo ra phong trào yêu nước theo khuynh hướng mớiphong trào dân tộc đầu tiên trong lịch sử nước ta thời cận hiện đại. Do đó, tác giả Minh Tranh hoàn toàn có lý khi nhận định “Giai cấp tư sản Việt Nam đã làm sứ mạng dân tộc đúng với khả năng của họ; và trong những điều kiện mà lịch sử cho phép, họ đã làm một cách chủ động” [141, tr.51]. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt phát triển thành một giai cấp. Lúc này, ý thức giai cấp của họ đã hình thành. Và trước sự chèn ép của tư bản Pháp, đối xử bất bình đẳng của chính quyền thực dân, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tỏ ra bực bội, phản ứng khá mạnh mẽ, dám lên tiếng bảo vệ và đòi các quyền lợi về kinh tế lẫn chính trị cho giai cấp của mình. Hơn thế nữa, thông qua báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của giới tư sản người Việt, họ khởi xướng và cổ vũ cho hoạt động chấn hưng thực nghiệp; hô hào, kêu gọi những người trong giới của họ đoàn kết lại, lập thành những hội đoàn nhằm tăng sức mạnh về kinh tế lẫn tiếng nói trước tư bản Pháp. Đồng thời, cũng như tư sản dân tộc ở các nước khác, tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt nói chung không giấu tham vọng muốn trở thành giai cấp nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nét nhất về đóng góp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ cho phong trào dân tộc dân chủ ở những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chính là họ đã có những hành động cụ thể xuất phát từ ý thức giai cấp của mình. Đó là tiến hành cuộc vận động dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại hóa và tẩy chay khách trú (trong những năm 1919 - 1923), đòi giảm thuế xuất cảng đường (1923), chống độc quyền sản xuất nước mắm (1920 - 1926), đòi tham gia vào Phòng canh nông, Viện dân biểu Trung Kỳ. Mặc dù những cuộc đấu tranh cụ thể này chưa phải do tư sản người Việt ở Trung Kỳ khởi xướng và mục đích của nó là để đòi quyền lợi cho giai cấp của họ, nhưng ít nhiều nó đã thể hiện ở một mức độ nhất định tinh thần chống đế quốc và góp phần vào bước chuyển biến của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 145 Những hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt trên cả nước nói chung với tư cách là một lực lượng yêu nước đấu tranh vì lợi ích giai cấp và phần nào cũng vì lợi ích dân tộc đã lôi kéo được các thành phần xã hội khác hưởng ứng theo, nhất là phong trào của tiểu tư sản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925). Qua đó, góp phần cày xới miếng đất màu mỡ ở Việt Nam để Nguyễn Ái Quốc gieo hạt mầm chủ nghĩa cộng sản. Đúng như nhận xét của Lê Duẩn: “Do bị đế quốc chèn ép, giai cấp tư sản dân tộc cũng có mặt yêu nước. Trong sự nghiệp giải phóng của toàn dân tộc, họ đã có những đóng góp nhất định” [47, tr.28]. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế thấp kém, nhỏ bé và có mối liên hệ kinh tế với đế quốc, phong kiến nên hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộc dân chủ có nhiều hạn chế và không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Xét về thái độ chính trị, tư sản mại bản đã hoàn toàn phản động, đi theo, cổ súy cho tư tưởng vong bản và tỏ thái độ ủng hộ, bảo vệ quyền lợi của đế quốc Pháp. Đây là đối tượng cách mạng phải đánh đổ. Tư sản dân tộc, do mâu thuẫn quyền lợi với thực dân Pháp nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, chống lại thực dân Pháp. Tuy nhiên, vì địa vị kinh tế quá nhỏ bé và “vì chính họ cũng chưa hoàn toàn cắt đứt được liên hệ kinh tế với địa chủ và đế quốc, quyền lợi căn bản của họ lại ở chỗ bóc lột công nhân nên thái độ của họ thường nước đôi, đi với công nhân chống đế quốc nhưng vẫn sợ công nhân; muốn lợi dụng đế quốc để mưu thêm quyền lợi, nhưng lại căm đế quốc chèn ép” [37, tr.49]. Đối với phong kiến, giai cấp tư sản bị tàn tích phong kiến ngăn trở, họ có mâu thuẫn với phong kiến, nhưng vì lực lượng nhỏ bé, lại có liên hệ với kinh tế phong kiến, nhiều tư sản có nguồn gốc xuất thân từ địa chủ và quan lại phong kiến nên không tỏ thái độ chống phong kiến một cách tích cực, triệt để được. Vì nhỏ yếu về kinh tế và thái độ lừng chừng, thiếu dứt khoát, kiên quyết trong đấu tranh với đế quốc Pháp và phong kiến, nên tư sản người Việt ở Trung Kỳ không thành lập được một đảng chính trị của giai cấp mình, không đề ra được một đường lối cách mạng đúng đắn, không lôi cuốn giai cấp nông dân liên minh với nó nên không thể lãnh đạo cách mạng. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trước khi Đảng của giai cấp công nhân ra đời, nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam nói chung và tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng đã không thể hoàn thành được 146 một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, cũng không đề ra được nhiệm vụ của cuộc cách mạng này. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ sinh ra liền bị chủ nghĩa đế quốc dìm xuống không cho phát triển lên; bản thân nó phần thì còn bị ràng buộc trong những quan hệ bóc lột phong kiến, phần thì mới chỉ phát triển đến trình độ thương mại; một mặt cơ sở kinh tế đã quá yếu ớt, mặt khác vì chính trị không có điều kiện lôi cuốn nông dân vào cuộc đấu tranh của mình và cuối cùng đã liên tiếp thất bại. Quả là: Ngọn cờ cách mạng hoặc cải lương của tư sản dân tộc yêu nước chỉ thấy lác đác phấp phới trong một số thành phố đang thức tỉnh đứng giữa một cái đại dương nông thôn lúc bấy giờ nói chung im lặng ngủ yên. Cơn “mưa Âu gió Á” cũng mới chỉ bay lớt phớt trong một số địa phương lẻ tẻ rời rạc nhau chứ chưa tưới hoặc thổi được trên khắp đất nước Việt Nam bao la từ Nam quan miền Bắc đến mũi Cà Mau của Nam Bộ [141, tr.51]. Tuy nhiên, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng đã làm sứ mạng dân tộc đúng với khả năng của họ. Sứ mạng ấy gồm cả mặt kinh tế và mặt chính trị. Các hoạt động trong phong trào dân tộc, các cuộc đấu tranh giành quyền lợi kinh tế với tư bản ngoại quốc, nhất là hoạt động chấn hưng công thương nghiệp dân tộc phần nào đã hỗ trợ các hoạt động yêu nước, phát triển nền kinh tế dân tộc theo hướng tư bản chủ nghĩa, đẩy lùi nền kinh tế cổ truyền, lạc hậu ra phía sau. Trên một phương diện nào đó, tiếng vang của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX có phần đóng góp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt trên cả nước nói chung. Bản thân tư sản dân tộc là một bộ phận có tinh thần dân tộc, có tinh thần cách mạng. Do đó, Trường Chinh đã đúng khi cho rằng “trong điều kiện nhất định của cách mạng dân tộc dân chủ, họ là một trong những động lực cách mạng và là bạn đồng minh của cách mạng” [37, tr.60] và Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn có lý khi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác định tư sản dân tộc là một lực lượng cần lôi kéo, lợi dụng trong quá trình tiến hành cách mạng. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và chấm dứt vào năm 1930 giống như dấu gạch nối của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX với phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1930. Tiểu kết chương 4 147 Đầu thế kỷ XX, tầng lớp tư sản người Việt đã xuất hiện. Sự ra đời của tầng lớp này dựa trên những điều kiện bên trong và tác động của những yếu tố bên ngoài. Trong đó, chính sách thống trị của thực dân Pháp là nhân tố chi phối rất lớn đến sự ra đời và phát triển của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Chính những điều kiện này cùng với sự không thuần nhất trong nguồn gốc xuất thân khiến tư sản người Việt ở Trung Kỳ ngoài những đặc điểm chung với tư sản các nước châu Á khác và tư sản người Việt trên cả nước, lại có đặc điểm riêng của mình. Từ khi ra đời (đầu thế kỷ XX) cho đến năm 1930, tư sản người Việt ở Trung Kỳ có bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh. Đến những năm 1919 - 1930, họ đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, có mặt ở một số ngành công nghiệp, lập ra công ty, xí nghiệp khá lớn. Tuy nhiên, tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoạt động kinh doanh thiên về thương nghiệp. Xét trên mọi phương diện, vị thế kinh tế của họ không chỉ thua xa tư sản ngoại quốc mà còn thua kém tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời và trưởng thành một bộ phận có địa vị kinh tế, ý thức giai cấp muộn, nhất là bộ phận tư sản công nghiệp và là lực lượng nhỏ bé trong xã hội, có thế lực kinh tế yếu ớt, lệ thuộc vào tư sản Pháp, bị tư sản Pháp chi phối trên nhiều mặt. Khi ra đời liền phân hóa thành hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản, khác nhau về quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị. Mặc dù là một lực lượng nhỏ bé nhưng tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã góp phần thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của thành phần kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ, đẩy lùi kinh tế phong kiến ra phía sau. Do đó, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa của người Việt đã có một vị trí nhất định trong tổng thể nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, do chính sách thống trị của thực dân Pháp cộng với đặc điểm của khu vực và sự yếu kém về kinh tế của tư sản người Việt, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung không được tự do phát triển, bị kìm kẹp và không giống ở các nước khác. Đây là kiểu kinh tế tư bản dưới hình thái thực dân, có nhiều hạn chế. Đó là nguyên nhân dẫn tới việc Việt Nam không thể trở thành một nước tư bản thực sự được. Từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1930, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ theo khả năng của mình, góp phần vào thành quả 148 chung của phong trào yêu nước - cách mạng ở Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa thành lập được một chính đảng của giai cấp mình, chưa vạch ra đường lối đúng đắn và chưa đủ sức lôi cuốn quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh của mình. Cuộc đấu tranh của họ chỉ là tiếng nói phản ánh lợi ích kinh tế- chính trị cho giai cấp họ. Vì thế, tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa bao giờ là lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Vào đầu thế kỷ XX, điều kiện quốc tế cũng như trong nước cho sự ra đời của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã xuất hiện. Sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp vô hình dung đã phá vỡ kết cấu kinh tế cổ truyền, thúc đẩy kinh tế hàng hóa mở rộng và xuất hiện lớp người lao động làm thuê. Trên cơ sở đó, bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ có nguồn gốc xuát thân không thuần nhất. Đó là những thương nhân, chủ xưởng sản xuất, địa chủ giàu, quan lại, sĩ phu… trong đó, chủ yếu từ bộ phận thương nhân và sĩ phu tiến bộ. Vừa mới ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở khá nhiều lĩnh vực. Trong đó, thương nghiệp là lĩnh vực kinh doanh có sự tham gia đông đảo nhất của họ; lĩnh vực giao thông vận tải cũng đã xuất hiện một số xưởng sửa chữa ô tô, đặc biệt có nhà tư sản đã hướng tới mua phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên, ở những ngành công nghiệp hiện đại ít có sự tham gia của họ. Trong những lĩnh vực kinh doanh đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có nhiều phương thức hoạt động khác nhau và có những sáng tạo để phù hợp với điều kiện về vốn, kinh nghiệm tổ chức, quản lý của mình. Phương thức mà nhiều nhà tư sản hướng tới đó là “mua tận gốc, bán tận ngọn” để thu được lợi nhuận cao và cạnh tranh được với tư bản ngoại quốc. 149 Bước sang những năm 1919 - 1930, với những tác động thuận chiều nẩy sinh từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã vươn lên mạnh mẽ trong kinh doanh. Họ đã có mặt trong những ngành kinh tế quan trọng; lập được những xí nghiệp sản xuất và những công ty thương mại khá lớn. Do đó, quá trình tích lũy tư bản được đẩy nhanh, năng lực cạnh tranh trên thương trường cũng khả quan hơn so với thời kỳ trước. 2. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời trong một nước thuộc địa, ngoài điều kiện bên trong còn phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố bên ngoài mà trước hết là chính sách thống trị, bóc lột của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ lại có nguồn gốc không thuần nhất. Tất cả những điều đó quyết định đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Với tư cách là một giai cấp, tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời muộn hơn các nước trong khu vực là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin. Trong nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế đế quốc giữ địa vị thống trị. Bằng chính sách độc quyền, thực dân Pháp nắm toàn bộ mạch máu kinh tế của khu vực, ngăn cản không cho kinh tế tư bản bản xứ phát triển; độc chiếm thị trường để tiến hành trao đổi bất bình đẳng về giá cả nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn cố tình duy trì và phát triển kinh tế phong kiến, lối bóc lột phong kiến ở nông thôn, đã ngăn trở sự phát triển của nền công nghiệp dân tộc. Chủ nghĩa tư bản ở Trung Kỳ trước thời Pháp thuộc mới ở trạng thái mầm mống, tiếp đó lại bị thực dân Pháp kìm hãm và những tàn tích phong kiến ngăn trở. Do đó đã tạo nên đặc điểm kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ là địa vị kinh tế thấp kém, nhỏ bé, kinh doanh thương nghiệp nhiều hơn là công nghiệp. Sự nhỏ bé, thấp kém đó thể hiện ở việc tư sản người Việt ở Trung Kỳ bị tư bản Pháp chi phối trên tất cả mọi mặt từ thị trường, nguyên liệu đến máy móc, vị trí trong các ngành công nghiệp. Do đó, so với tư sản Pháp, tư sản Hoa kiều và tư sản người Việt ở Bắc Kỳ lẫn Nam Kỳ, thực lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn thua kém rất nhiều. Sự thua kém về thế lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ so với tư sản ngoại quốc và tư sản người Việt ở hai khu vực còn lại của đất nước thể hiện trên mọi phương diện, từ vốn, quy mô sản xuất, số lượng công nhân làn thuê cho đến doanh thu, kỹ thuật sản xuất. Ở Trung Kỳ không xuất hiện những đại tư sản nổi tiếng như ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. 150 3. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư sản người Việt ở Trung Kỳ mặc dù bị tư bản Pháp kìm hãm và chèn ép; kinh tế phong kiến cản trở phát triển nhưng lại có liên hệ về kinh tế với hai lực lượng này. Trên cơ sở lợi ích kinh tế và mối liên hệ với tư bản Pháp mà ngay từ sớm, tư sản người Việt ở Trung Kỳ phân hóa thành hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tính dân tộc có lúc không thuần nhất ở nhiều tư sản người Việt, xu hướng mại bản hóa tăng lên từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là từ năm 1924- khi tư bản Pháp tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa. Họ là những đại lý thương mại cho tư sản Pháp, thầu các công trình, phần việc từ chính quyền thực dân và chung cổ phần với tư sản ngoại quốc trong các xí nghiệp sản xuất. Điều đó phản ánh sự lệ thuộc của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đối với tư sản Pháp và là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế khó tránh khỏi của họ khi tham gia phong trào dân tộc, dân chủ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ chỉ tập trung ở những khu vực đô thị, nhất là những nơi có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi và tập trung công thương nghiệp của tư bản Pháp. Còn lại vùng nông thôn rộng lớn, nhất là khu vực miền núinơi kinh tế công thương nghiệp ít phát triển, giao thông ít thuận lợi và tư tưởng “trọng nông” vẫn còn nặng nề có rất ít nhà tư sản tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, số lượng tư sản người Việt ở Trung Kỳ ít hơn giai cấp nông dân, tiểu tư sản, địa chủ; chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giai cấp xã hội thời thuộc Pháp. 4. Vừa ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tích cực tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động đó được đẩy mạnh vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã dẫn tới sự ra đời và phát triển kinh tế tư bản dân tộc và làm nẩy sinh, phát triển một số ngành kinh tế mới ở khu vực Trung Kỳ mà trước đây chưa có. Nhiều ngành công nghiệp xuất hiện, hoạt động sản xuất thủ công vượt ra khỏi khuôn khổ của nghề thủ công gia đình, sản xuất phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, trở thành ngành sản xuất hàng hóa, bán ra thị trường. Công nghiệp xuất hiện, thương nghiệp, giao thông vận tải khá phát triển, ngành nông nghiệp bị lôi cuốn vào kinh tế hàng hóa, sản xuất gắn với thị trường. Tất cả những điều đó làm cho bộ phận kinh tế tư bản dân tộc của tư sản người Việt ở Trung Kỳ có vị trí nhất định trong tổng thể nền kinh tế khu vực Trung Kỳ và góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư trong khu vực. 151 5. Trong suốt 30 năm đầu thế kỷ XX, tư sản người Việt ở Trung Kỳ bên cạnh tích cực hoạt động sản xuất, kinh doanh, còn tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ. Hoạt động của họ trong phong trào dân tộc dân chủ không phải đến khi ý thức giai cấp xuất hiện (sau năm 1919) mới có, mà ngay từ đầu thế kỷ XX, khi mới là bộ phận nhỏ bé trong xã hội Việt Nam, dưới sức hút của phong trào dân tộc do tầng lớp sĩ phu tiến bộ tư sản hóa khởi xướng, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có hành động ủng hộ bằng vật chất cho phong trào Đông Du và Duy Tân bùng nổ ở khu vực này. Từ năm 1919 trở về sau, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tham gia phong trào dân tộc dân chủ với tư cách là một lực lượng yêu nước - cách mạng. Xuất phát từ ý thức giai cấp của mình, họ lên tiếng khá mạnh mẽ nhằm bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi chính trị, lợi ích kinh tế của giai cấp mình. Thông qua đó, họ đấu tranh cho lợi ích của dân tộc. Cuộc đấu tranh đó của tư sản người Việt ở Trung Kỳ vừa phản ánh họ có mâu thuẫn với tư bản Pháp vừa thể hiện có mối quan hệ kinh tế, lệ thuộc vào tư bản Pháp về mọi mặt. Rốt cuộc, thái độ của họ trước những vấn đề của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ không rõ ràng, thiếu dứt khoát, dễ đi đến thỏa hiệp nên không thể thành lập được chính đảng của giai cấp mình, cũng như không đề ra được đường lối cách mạng phù hợp, đúng đắn nên thất bại thảm hại trong cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo cách mạng với giai cấp công nhân Việt Nam. So với tư sản dân tộc ở một số nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin) và tư sản người Việt ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ, hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX có vẻ mờ nhạt hơn. Điều đó phản ánh tư sản người Việt ở Trung Kỳ nhỏ bé và thế lực kinh tế yếu hơn tư sản người Việt ở hai khu vực còn lại. 6. Từ thực kết quả nghiên cứu cho thấy dù còn nhiều hạn chế, yếu ớt và phụ thuộc vào tư bản Pháp nhưng hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có tác dụng kích thích kinh tế tư bản ở khu vực này phát triển, kéo theo sự chuyển biến tích cực đời sống kinh tế của người dân và bộ mặt thành thị ở khu vực này. Điều đó một lần nữa khẳng định rằng chủ trương thực hiện một nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là đúng đắn, có cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, nền kinh tế nhiều thành phần đó phải phát triển và được điều chỉnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển- tạo động lực để thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển theo thì Nhà nước phải có cơ chế, chính sách 152 thông thoáng trên tất cả các mặt như thủ tục hành chính, thuế quan, giải ngân vốn đầu tư; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; đồng thời, đối xử công bằng đối với mọi thành phần kinh tế kể cả quốc doanh và tư doanh. Có như thế mới khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế phát triển, làm giàu cho đất nước; nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đồng thời, tạo tiền đề vững chắc để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong tương lai gần nhất. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Phượng (2012), Hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường, Mã số: T2012.374.45, Đại học Quy Nhơn, Nghiệm thu tháng 12/2012. Kết quả: Tốt. 2. Nguyễn Văn Phượng (2014), “Tìm hiểu về nguồn gốc xuất thân của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quy Nhơn, tập 8 (3), tr.21-28. 3. Nguyễn Văn Phượng (2014), “Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914”, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (54), tr.49-56. 4. Nguyễn Văn Phượng (2014), Đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc lần IV, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.294-301. 5. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ những năm 1914 - 1930”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (179), tr.29-36. 153 6. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Vai trò của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 3 (292), tr.62-65. 7. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (183), tr.48-54. 8. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (231), tr.63-66. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn An (1964), “Bàn thêm về nguyên nhân ra đời của xu hướng cải lương và bạo động trong phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX”, Tạp chí NCLS, (65), tr.35-42. 2. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Đào Duy Anh (1955), Lịch sử cách mệnh Việt Nam (1862 - 1930), Nxb Xây dựng, Hà Nội. 4. J. P. Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1858 - 1939), Hội sử học Việt Nam, Hà Nội. 5. F. Ănghen (1961), Bàn về sự tan rã của chế độ phong kiến và sự phát triển của giai cấp tư sản, Nxb Sự thật, Hà Nội. 6. Huỳnh Công Bá (2004), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 7. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Nha Trang (1996), Lịch sử Đảng bộ Nha Trang (1925 - 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Ban Nghiên cứu Lịch sử tỉnh Nghệ Tĩnh (1984), Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập I, Nxb Nghệ Tĩnh, Nghệ Tĩnh. 154 9. Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa (2008), Lịch sử Thanh Hóa, tập IV (1802 - 1930), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Ban nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa (1999), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa, Nxb Thuận Hóa, Huế. 11. Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử tỉnh Thanh Hóa (2003), Thanh Hóa thời kỳ 1802 - 1930, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. 12. Đỗ Bang (1998), Lịch sử Thành phố Quy Nhơn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 13. Hồng Chí Bảo (1992), Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta, Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội. 14. Đặng Duy Báu (2000), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Công Bình (1959), “Bàn lại mấy điểm quanh vấn đề giai cấp tư sản Việt Nam thời thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (4), tr.43-58. 16. Nguyễn Công Bình (1959), “Bàn lại mấy điểm quanh vấn đề giai cấp tư sản Việt Nam thời thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (5), tr.63-68. 17. Nguyễn Công Bình (1957), “Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành giai cấp tư sản ở Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (24), tr.45-58. 18. Nguyễn Công Bình (1955), “Hoạt động kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (4), tr.72-76. 19. Nguyễn Công Bình, Văn Tạo, Phạm Xuân Nam (1985), Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 21. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (41), tr.25-36. 22. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (42), tr.27-45. 23. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (43), tr.40-64. 24. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (44), tr.39-52. 25. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (45), tr.56-71. 155 26. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (46), tr.54-71. 27. Nguyễn Công Bình (1961), “Thử bàn về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam”, Tạp chí NCLS, (23), tr.8-18. 28. Nguyễn Công Bình (1961), “Thử bàn về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam”, Tạp chí NCLS, (24), tr.33-39. 29. Nguyễn Công Bình (1961), “Thử bàn về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam”, Tạp chí NCLS, (25), tr.25-27. 30. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX - Một cách tiếp cận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 31. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 32. Phan Gia Bền (1958), “Tư bản Pháp với thủ công nghiệp Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (37), tr.18-33. 33. Nguyễn Chí Bền, Vũ Ngọc Bình (1999), Địa chí Gia Lai, Nxb Văn Hóa Dân tộc, Hà Nội. 34. Hippolyte le Breton (1936), An - Tĩnh cổ lục, Nguyễn Đình Khang và Nguyễn Văn Phú dịch, Nxb Nghệ An. 35. Nguyễn Đình Cầm, Trần Sĩ (1937), Địa dư tỉnh Phú Yên, Quy Nhơn. 36. Phan Bội Châu toàn tập, tập 6 (2001), Nxb Thuận Hóa, Huế. 37. Trường Chinh (1956), Bàn về cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 38. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội. 39. Nguyễn Ngọc Cơ (2008), Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam (1885- 1918), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 40. Nguyễn Ngọc Cơ, Trần Đức Cường (2010), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, tập IV, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 41. Công báo Trung Kỳ bảo hộ quốc ngữ, TTLTQG II, TP. Hồ Chí Minh. 42. “Công việc Hội Trung Bắc Kỳ Nông công thương Tương tế” (1924), Hữu Thanh Tạp chí, (9), ra ngày 1-3-1924. 156 43. H. Cucherousset (1931), “Cuộc khủng hoảng và các đồn điền cà phê ở Thanh Hóa” (bản dịch), Tạp chí Kinh tế Đông Dương, Thư viện tỉnh Thanh Hóa. 44. Cục đường sắt Việt Nam (1994), Lịch sử đường sắt Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 45. Võ Văn Dật (1974), Lịch sử Đà Nẵng, Tiểu luận Cao học Lịch sử, bản đánh máy, Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng. 46. Lê Duẩn (1967), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 47. Lê Duẩn (1972), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội. 48. Trương Thị Dương (2012), Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (19031908), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 49. Đánh giá giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc (1960), Nxb Sự thật, Hà Nội. 50. Phạm Văn Đấu (2004), Phác thảo lịch sử kinh tế Thanh Hóa (Từ nguyên thủy đến 1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 51. Trần Bá Đệ (2003), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 52. Điều lệ Nam Hưng tư nghiệp hội xã (1927), Nhà in Tiếng Dân, Huế. 53. Trần Văn Giàu (1958), Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 54. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám: Ý thức hệ tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 55. Y Ghi Niê, Trịnh Đức Minh, Nguyễn Lưu (2015), Địa chí Đắk Lắk, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 56. H. Stephen, Lê Nguyễn An (dịch) (2002), Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 57. Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Thành phố Thanh Hóa- Quá trình hình thành và phát triển từ năm 1804 đến trước cách mạng tháng 8- 1945, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 58. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Đồn điền Thanh Hóa thời thuộc Pháp (1900- 1945), Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học Vinh, Nghệ An. 157 59. “Hiện tình buôn bán người mình còn thua người khách” (1921), Khai hóa Nhật báo, số 132, ra ngày 20/12/1921. 60. Y. Henry (1932), Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hoàng Đình Bình dịch, Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 61. Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 62. Nguyễn Thế Hoàng (2007), Lịch sử Quảng Bình: dùng trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 63. Hội Đô thành Hiếu Cổ (2001), “Tỉnh Quảng Trị”, Những người bạn Cố Đô Huế, Tập VIII, Hà Xuân Liêm dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế. 64. Hội Đô thành Hiếu Cổ (2002), “Tỉnh Quảng Ngãi”, Những người bạn Cố Đô Huế, Tập XII, Phan Xương dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế. 65. Hội Đô thành Hiếu Cổ (2003), “Danh mục các sản phẩm xuất-nhập cảng vào An Nam từ Pháp và các nước khác trong năm 1929”, Những người bạn Cố Đô Huế, Tập XVIII, Nguyễn Cửu Sà dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế. 66. Hội đồng tư vấn hỗn hợp Thương mại và Canh nông Trung Kỳ (1906), Trung Kỳ năm 1906, Bản dịch, Tư liệu địa chí Nghệ An. 67. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Việt Nam 100 năm phong trào Đông Du và hợp tác Việt - Nhật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. Nguyễn Quang Hồng (2008), Kinh tế Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1945, Nxb Lý luận Quốc gia, Hà Nội. 69. Nguyễn Quang Hồng (2003), Thành phố Vinh quá trình hình thành và phát triển (1804- 1945), Nxb Nghệ An, Nghệ An. 70. Việt Hồng (1946), Tư bản Pháp với nền kinh tế Việt Nam, Xã hội xuất bản cục, Nhà in Tân Dân, Hà Nội. 71. Nguyễn Huy Hợi, “Diễn văn tại Đại hội đồng Chi hội Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp tỉnh Thanh Hóa”, Hữu Thanh Tạp chí, (18), ngày 15-4-1922. 72. Trần Thanh Hương (2012), Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. 73. Nguyễn Văn Kiệm (1979), Lịch sử Việt Nam (đầu thế kỷ XX - 1918), quyển 3, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 158 74. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 75. Phan Khoang (1961), Việt Nam Pháp thuộc sử, Nxb Khai Trí, Sài Gòn. 76. “Kon Tum tỉnh chí, phần I”, Tạp chí Nam Phong, số 191, tháng 12/1933, tr.529- 544. 77. “Kon Tum tỉnh chí, phần II”, Tạp chí Nam Phong, số 192, tháng 1/1934, tr.22-35. 78. “Kon Tum tỉnh chí, phần III”, Tạp chí Nam Phong, số 193, tháng 2-3/1934, tr.35- 46. 79. “Kon Tum tỉnh chí, phần IV”, Tạp chí Nam Phong, số 194, tháng 4/1934, tr.251-256. 80. “Kon Tum tỉnh chí, phần V”, Tạp chí Nam Phong, số 195, tháng 5/1934, tr.303-308. 81. Đinh Xuân Lâm (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 82. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Trần Văn Giàu (1957), Lịch sử Việt Nam từ 1897 đến 1914, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 83. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Phạm Hồng Tung, Phạm Xanh (2012), Lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 84. Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu, Phạm Xanh (2005), Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 85. V.I. Lênin (1957), Các Mác và chủ nghĩa Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội. 86. V.I. Lênin (1957), Quyền dân tộc tự quyết, Nxb Sự thật, Hà Nội. 87. V.I.Lênin toàn tập, tập 3 (1963), Nxb Sự thật, Hà Nội. 88. Lịch sử công nghiệp Nghệ An (1999), Nxb Nghệ An, Nghệ An. 89. Phan Ngọc Liên (cb) (2012), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 90. Trần Huy Liệu (1958), Lịch sử 80 năm chống Pháp, quyển 2, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 91. Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Hướng Tân (1956), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập IV, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 92. “Lịch sử Liên Thành”, Website của Công ty nước mắm Liên Thành (www. http://nuocmamlienthanh.vn). 93. C.Mác và F.Ăngghen tuyển tập, tập I (1970), Nxb Sự thật, Hà Nội. 94. C. Mác & F. Ăngghen toàn tập, tập IV (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 95. Nguyễn Bình Minh (1956), “Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (18), tr.45-58. 159 96. Trương Quốc Minh (1998), 100 năm thị xã Phan Thiết (1898 - 1998), Thị ủy Phan Thiết, Bình Thuận. 97. “Muốn nước giàu dân thịnh kíp dùng đồ nội hóa”, Báo Lục tỉnh Tân văn, số ra ngày 19-1-1922. 98. Đào Hoài Nam (1959), “Góp vào việc nghiên cứu tình hình và đặc điểm giai cấp tư sản Việt Nam trong thời thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (3), tr.56-71. 99. Phạm Xuân Nam (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam triển vọng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 100. Nguyễn Quang Ngọc (1998), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 101. Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 102. Nghề dệt nhiễu ở An Nam, Nguyễn Ngọc Mô dịch, Tư liệu Phòng Địa chí, Thư viện Tổng hợp tỉnh Bình Định. 103. “Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi”, Thực nghiệp dân báo, số ra ngày 30-7-1923. 104. Trần Viết Nghĩa (2008), “Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí NCLS, (7), tr.23- 33. 105. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên) (2010), Lịch sử Phú Yên từ năm 1900 đến năm 1930, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 106. Niên giám kinh tế Đông Dương, Phần ghi về Nghệ Tĩnh từ 1913 đến 1951, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, sao lục bởi Phòng địa chí, Thư viện Nghệ An. 107. Niên giám kinh tế Đông Dương, Phần ghi về Thanh Hóa từ năm 1891 đến 1939, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, sao lục bởi Phòng địa chí, Thư viện Thanh Hóa. 108. Lương Ninh, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Cảnh Minh (2005), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 109. Vũ Dương Ninh (2007), Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 110. Vũ Dương Ninh (1992), “Nhìn lại nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á”, Tạp chí Đông Nam Á, (2). 160 111. Vũ Dương Ninh (1989), “Suy nghĩ về giai cấp tư sản dân tộc: Quá khứ và hiện tại”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr.35-39. 112. Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858- 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 113. Dương Kinh Quốc (2005), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 - 1918, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 114. Dương Trung Quốc (2001), Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 115. Dương Trung Quốc (2005), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 116. Tô Quyên, Trần Ngọc Trác, Phan Minh Đạo (2006), Địa chí Bình Thuận, Sở Văn hóa Thông tin Bình Thuận, Bình Thuận 117. Ch. Robequain, Le Thanh Hóa (bản dịch), Thư viện tỉnh Thanh Hóa. 118. Hồ Song (1979), Lịch sử Việt Nam (1919-1929), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 119. Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa (1995), 50 năm xây dựng chiến đấu trưởng thành giao thông vận tải Thanh Hóa, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội. 120. Sở Giao thông công chính thành phố Đà Nẵng (2005), Ngành Giao thông công chính thành phố Đà Nẵng qua những chặng đường, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 121. Trần Vũ Tài (2005), Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 122. Tài liệu về kinh tế và giao thông vận tải ở Trung Kỳ và Vinh, Phạm Mạnh Phan trích dịch từ Tập san Chấn hưng kinh tế Đông Dương, Phòng Địa chí, Thư viện tỉnh Nghệ An. 123. Tài liệu về nghề trồng mía đường tại Nghệ An và Trung Kỳ, Phạm Mạnh Phan trích dịch từ Tập san Chấn hưng kinh tế Đông Dương, Bản chép tay, Phòng Địa chí, Thư viện Nghệ An. 124. Văn Tạo (1956), “Hoạt động của tư bản Pháp ở Việt Nam từ 1918 đến 1930”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (13), tr.75-81. 125. Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (1998), Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 126. Nguyễn Anh Thái (2003), Lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 161 127. Đặng Việt Thanh (1961), “Trở lại bàn về giai cấp tư sản mại bản ở nước ta thời thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (32), tr.15-24. 128. Nguyễn Thành (1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 - 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 129. Nguyễn Thành (1992), Lịch sử báo Tiếng Dân, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 130. Nguyễn Nam Thắng (2008), “Vai trò cách mạng của giai cấp tư sản trong lịch sử phát triển lực lượng sản xuất”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (2), tr.10-15. 131. Trịnh Văn Thảo (2007), “Công ty Liên Thành (1906 - 1975): Từ Hội Duy Tân đến doanh nghiệp hiện đại, Tạp chí Tia sáng, (15), tr.37-38. 132. Chương Thâu (2007), Phan Bội Châu trong dòng thời đại (Bình luận & Hồi ức), Nxb Nghệ An, Nghệ An. 133. Chương Thâu, Dương Trung Quốc, Lê Thị Kinh (2005), Phan Châu Trinh toàn tập, tập I, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 134. Tạ Thị Thúy (2006), “Thương nghiệp Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX”, Tạp chí NCLS, (1). 135. Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa (2007), Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930, tập VIII, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 136. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2012), Lịch sử Nghệ An, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 137. Nguyễn Khánh Toàn (1989), Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 138. Minh Tranh (1956), “Một vài đặc điểm của tư sản Việt Nam và vai trò của họ trong cách mạng giải phóng dân tộc”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (23), tr.24-36. 139. Minh Tranh (1956), “Thử bàn về sự hình thành của giai cấp tư sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (17), tr.18- 32. 140. Minh Tranh (1957), Tìm hiểu lịch sử phát triển xã hội Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 141. Minh Tranh, Nguyễn Kiến Giang (1959), Về giai cấp tư sản Việt Nam: một số ý kiến về sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 142. Lưu Trang (2005), Phố cảng Đà Nẵng: Từ 1802 đến 1860, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 162 143. M.A.Trescov (1968), Đặc điểm hình thành giai cấp tư sản Việt Nam, Nxb Khoa học, Mátxcơva. 144. Trung Kỳ công thương gia hội, Điều lệ, Nhà in Đắc Lập, Huế, 1934. 145. Đoàn Trọng Truyến (1960), Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 146. Tư liệu về Nghệ An (1974), Sao dịch trong tập Kỷ yếu kinh tế Đông Dương và Chấn hưng kinh tế Đông Dương, Phạm Mạnh Phan dịch, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 147. Phạm Xanh (2008), “Hội Bắc Kì Công thương đồng nghiệp và Hữu Thanh Tạp chí với vấn đề bảo vệ quyền lợi của giới tư sản Việt Nam”, Tạp chí NCLS, (1), tr.10- 20. 148. Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy Tân, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 149. Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng (2002), Lịch sử thế giới, tập 4- thời Cận đại (1640 - 1900), Phong Đảo dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 150. Nguyễn Thị Hải Yến (2009), Vấn đề chính trị trên Thực nghiệp dân báo và Hà thành ngọ báo những năm 1920 - 1930, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Pháp 151. “Antres entreprises de transports automobiles en Annam”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.533-23, S.418, TTLTQG I, Hà Nội. 152. Association-amicable des Employés indigènes de Commerce et d’industrie du Tonkin et L’Annam (A.M.E.C.I) (1923), Imprimerie Dac Lap, Huế, No.19710, Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 153. Annuaire Statistique de l'Indochine 1913-1922, S.719-720, TTLTQG I, Hà Nội. 154. Annuaire Statistique de l'Indochine 1923-1929, S.721-722, TTLTQG I, Hà Nội. 155. A.Monfleur (1931), Monographie de la province du Darlac 1930, Imprimerie d’Extrême - Orient, Hà Nội. 156. Bulletin official en langue Indigene 1920- 1929, Protectorat de l'Annam, TTLT Quốc gia II, TP. Hồ Chí Minh. 157. Bulletin Economique de L’Indochine 1903, S.846, TTLTQG I, Hà Nội. 163 158. Bulletin Economique de L’Indochine 1913, S.855, TTLTQG I, Hà Nội. 159. Bulletin Economique de L’Indochine 1918, S.860, TTLTQG I, Hà Nội. 160. Contrat d’assonciation en participation de Huynh Kham, 1927, No.41479, Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 161. “Entreprises diverses de la province Thanh - Hoa, Nghe - An, Quang - Tri, Thua Thien, Quang - Nam, Quang - Ngai, Binh - Dinh”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.51.8- 51.9, S.418, TTLTQG I, Hà Nội. 162. “Entreprises diverses (riz, exportation, pharmaciens, epiciers-sel, meubles en rotin, tabacs, grands magasins, venteet location d’automobiles, imprimerie) en Annam”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.6151-3; 617-13; 622-1; 6243-4; 6264-1; 6278-3; 628.7-8; 633-4; 638-4, S.418, TTLTQG I, Hà Nội. 163. L’Annam en 1906 (Commerce- Agriculture- Industrie), Imprimerie Samat, Marseille, 1906, M.304 (14), Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 164. “Les camions à gaz pauvre de bois sur la route de Vinh à Thakhek”, L’Eveil Economique, 9me Année - No406, 22-3-1925, p.6-7, S.1097, TTLTQG I, Hà Nội. 165. Les province de l’Annam (Phu Yen) 1907, Revue Indochinoise, VV.326, TTLTQG I, Hà Nội. 166. Lettre, D.V. (1881), Consul de France à Qui-nhơn sur l’industrie des crépons annamites, 4-2-1881, Bản sao từ TTLTQG IV của Thư viện tổng hợp tỉnh Bình Định. 167. “Pham-Van-Phi et Cie- Concessionnaires des services subventionnés du NordAnnam”, L’Eveil Economique, 9me Année- No406, 22-3-1925, p.8, S.1097, TTLTQG I, Hà Nội. 168. “Produits alimentaires en province de Binh-Thuan”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.6152-5, S.418, TTLTQG I, Hà Nội. 169. Province Binh Dinh, Annuaire général de l’Indochine année 1914 - 1918, S.830S.834, TTLTQG I, Hà Nội. 170. Province de Nghe An 1907, Imprimerie d’Extrême- Orient, Ha Noi, Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 164 171. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1914, Fonds GOUGAL, 9160, TTLTQG I, Hà Nội. 172. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1915, Fonds GOUGAL, 9161, TTLTQG I, Hà Nội. 173. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1916, Fonds GOUGAL, 9162, TTLTQG I, Hà Nội. 174. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1917, Fonds GOUGAL, 9163, TTLTQG I, Hà Nội. 175. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1918, Fonds GOUGAL, 9164, TTLTQG I, Hà Nội. 176. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1919, Fonds GOUGAL, 9165, TTLTQG I, Hà Nội. 177. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1920, Fonds GOUGAL, 4014, p.3-7; 49-60; 64-100, TTLTQG I, Hà Nội. 178. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1921, Fonds GOUGAL, 9166, TTLTQG I, Hà Nội. 179. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1922, Fonds GOUGAL, 9167, TTLTQG I, Hà Nội. 180. Rapport économique de la province de Nghe An 1910, Fonds GOUGAL, 9141, p.1-4, TTLTQG I, Hà Nội. 181. Rapport économique de la province de Thanh Hoa 1910, Fonds GOUGAL, 9139, p.4-8; 15-17; 29-32, TTLTQG I, Hà Nội. 182. Rapport économique de la province de Ha Tinh 1910, Fonds GOUGAL, 9145, p.3-9, TTLTQG I, Hà Nội. 183. Rapport économique de la province de Quang Binh 1911, Fonds GOUGAL, 9149, p.9-15, TTLTQG I, Hà Nội. 184. Rapport économique de la province de Quang Tri 1910, Fonds GOUGAL, 9138, p.10-11, TTLTQG I, Hà Nội. 185. Rapport économique de la province de Thua Thien 1910, Fonds GOUGAL, 9140, p.5, 17, 34, TTLTQG I, Hà Nội. 186. Rapport économique de la province de Quang Nam 1910, Fonds GOUGAL, 9136, p.2, 5, 11, 18, TTLTQG I, Hà Nội. 165 187. Rapport économique de la province de Quang Ngai 1910, Fonds GOUGAL, 9137, p.13, TTLTQG I, Hà Nội. 188. Rapport économique de la province de Binh Dinh 1905, Fonds GOUGAL, 9088, p.14-17, TTLTQG I, Hà Nội. 189. Rapport économique de la province de Binh Dinh 1910, Fonds GOUGAL, 9129, p.1-26, TTLTQG I, Hà Nội. 190. Rapport économique de la province de Binh Dinh 1911, Fonds GOUGAL, 9142, p.14-16, TTLTQG I, Hà Nội. 191. Rapport économique de la province de Phu Yen 1910, Fonds GOUGAL, 9134, p.1-32, TTLTQG I, Hà Nội. 192. Rapport économique de la province de Khanh Hoa 1910, Fonds GOUGAL, 9132, p.1-7; 19-26, TTLTQG I, Hà Nội. 193. Rapport économique de la province de Phan Rang 1911, Fonds GOUGAL, 9147, p.7-17, TTLTQG I, Hà Nội. 194. Ch. Robequain, Le Thanh Hoa, Paris, 1918, Bản sao lục của Phòng địa chí- Thư viện Tỉnh Thanh Hóa. 195. Startuts Huynh Thuc Khang et 1927, Nhà in Tiếng Dân, Huế, No.9160, Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 196. Startuts Quang hoa te et 1928, Nhà in Tiếng Dân, Huế, No.9579, Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 197. Société Transports ét d’Entreprises du Kontum “Hung cong Hoi xa”, Impr.Xua Nay, Saigon, 1927, KM.4577, Thư viện Quốc gia Việt Nam. 198. “Société d’irrigations au Quang - Nam”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.51-8, S.418, TTLTQG I, Hà Nội. 199. “Société Quang-An-Long”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.617-13, S.418, TTLTQG I, Hà Nội. 200. “Société Phuoc-An-Thuong-Quan Quy Nhon”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.6151-3, S.418, TTLTQG I, Hà Nội. 166 PHỤ LỤC DANH MỤC PHỤ LỤC Ký hiệu Nội dung phụ lục Trang Phụ lục 1 Phố buôn ở Phan Thiết - Bình Thuận 1 Phụ lục 2 Các sáng lập viên của Công ty Liên Thành 2 Phụ lục 3 Trụ sở Văn phòng Công ty Liên Thành tại 243 - Bến Vân Đồn Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh (xây dựng từ năm 1922) 3 Phụ lục 4 Nhãn hiệu nước mắm “Con voi đỏ” của Công ty Liên Thành 4 Phụ lục 5 Một trang viết trên tờ “Thực nghiệp dân báo” số ra năm 1921 5 Phụ lục 6 Mẩu quảng cáo của Công ty vận tải ô tô Phạm Văn Phi ở Vinh 6 Phụ lục 7 Công ty Trung Kỳ thiệt nghiệp ở Quảng Ngãi 7 Phụ lục 8 Công ty in Huỳnh Thúc Kháng ở Huế 19 Phụ lục 9 Bài viết về Công ty vận tải ô tô Phạm Văn Phi đăng trên Tạp chí Annuaire Économique L’Indochine năm 1925 34 Phụ lục 10 Bài viết về Công ty thủy nông của Bùi Huy Tín ở Quảng Nam đăng trên Tạp chí Annuaire Économique L’Indochine năm 1926 36 Phụ lục 11 Điều lệ Hội Trung Bắc Công thương đồng nghiệp 37 [...]... tập trung làm rõ đề tài Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 22 Chương 2 TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) 2.1 Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 2.1.1 Điều kiện lịch sử 2.1.1.1 Điều kiện quốc tế Ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới chứng kiến những biến động hết sức lớn lao Chủ nghĩa tư bản... phát sinh, phát triển của tư sản người Việt từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1930 + Khái quát hoạt động của tư sản người Việt nói chung và một số tư sản người Việt điển hình ở Trung Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng trong những năm đầu thế kỷ XX + Nêu một số đặc điểm (chủ yếu về hoạt động sản xuất, kinh doanh) của tư sản người Việt, từ đó bước đầu đánh giá thái độ chính... mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được cấu tạo thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Chương 2: Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Chương 3: Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1914 đến năm 1930 Chương 4: Đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu. .. đầu thế kỷ XX 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu về giai cấp tư sản nói chung là một vấn đề lịch sử quan trọng đã được đặt ra từ lâu, suốt từ đầu thế kỷ XX đến nay Trong những năm đầu thế kỷ XX, những hoạt động công thương nghiệp của tư sản người Việt nói chung và tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng đã được người Pháp quan tâm tìm hiểu Tuy nhiên, nhắc đến tư sản người Việt. .. của tầng lớp tư sản người Việt; những hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và đánh giá đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Bắc Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX Qua đó, cung cấp những tư liệu về tư sản người Việt ở Bắc Kỳ, là cơ sở để tác giả so sánh với tư sản người Việt ở Trung Kỳ khi giải quyết nội dung của luận án Điểm qua các công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung... chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX gắn với các chính sách kinh tế của thực dân Pháp qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể: từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) và từ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến năm 1930 Ba là, tìm ra đặc điểm và đánh giá khách quan vị trí, vai trò của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong tiến trình lịch sử dân tộc ở ba thập niên đầu thế kỷ XX; lý giải... văn hóa - tư tưởng dẫn tới sự ra đời, phát triển của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX Từ đó, phân tích, đánh giá khách quan, thỏa đáng về tác động của các điều kiện đó đối với sự trưởng thành của lớp người này, nhất là chính sách thống trị của thực dân Pháp ở khu vực Trung Kỳ Hai là, nghiên cứu có hệ thống các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ và sự... chuyên sâu về tư sản người Việt nên chỉ đề cập ở mức độ khái quát nhất về các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như thái độ chính trị của một số tư sản người Việt điển hình và mang tính riêng lẻ từng địa phương Do vậy, việc nghiên cứu về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX vẫn còn là khoảng trống Điểm qua tình hình nghiên cứu về tư sản người Việt từ trước đến nay của giới... phú, đề cập đến nhiều vấn đề về tư sản người Việt thời Pháp thuộc, nhưng nhìn chung, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX Hơn thế nữa, việc nghiên cứu, đánh giá về đặc điểm, vai trò của tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời kỳ này vẫn ít được đề cập trong các công trình nêu trên Tuy nhiên, đó là nguồn tư liệu có ý... động và vai trò của tư sản người Việt trong phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX Với cuốn “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám: Ý thức hệ tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử” [54], tác giả Trần Văn Giàu nghiên cứu về hệ ý thức của giai cấp tư sản người Việt, những hạn chế về khả năng chính trị và sự bất lực của tư sản người Việt trong việc ...B GIO DC V O TO TRNG I HC S PHM H NI NGUYN VN PHNG TƯ SảN NGƯờI VIệT TRUNG Kỳ Từ ĐầU THế Kỷ XX ĐếN NĂM 1930 Chuyờn ngnh : Lch s Vit Nam Mó s : 62.22.03.13 LUN N TIN S LCH S... tr, tỏc gi trung lm rừ ti T sn ngi Vit Trung K t u th k XX n nm 1930 22 Chng T SN NGI VIT TRUNG K T U TH K XX N TRC CHIN TRANH TH GII TH NHT (1914) 2.1 S i b phn t sn ngi Vit Trung K 2.1.1... ngi Vit Trung K t u th k XX n trc Chin tranh th gii th nht (1914) Chng 3: T sn ngi Vit Trung K t nm 1914 n nm 1930 Chng 4: c im, vai trũ lch s ca t sn ngi Vit Trung K 30 nm u th k XX 6 Chng

Ngày đăng: 12/10/2015, 08:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan