Hồ chứa nước sông Trâu dự kiến xây dựng trên Sông Trâu, thuộc xã Phước Chiến, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (thuyết minh + bản vẽ)

10 2.1K 0
Hồ chứa nước sông Trâu dự kiến xây dựng trên Sông Trâu, thuộc xã Phước Chiến, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (thuyết minh + bản vẽ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1.Vị trí công trình: Hồ chứa nước sông Trâu dự kiến xây dựng trên Sông Trâu, thuộc xã Phước Chiến, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Vị trí công trình cách thành phố Phan Rang khoảng 30 km về phía Bắc – Tây Bắc,cách Quốc Lộ IA 3 km về phía Tây. Tọa độ địa lý tuyến công trình đầu mối như sau: - 109 0 04 ' 20 '' Kinh độ Đông. - 11 0 48 ' 17 '' Vĩ độ Bắc. 1.2.Nhiệm vụ công trình: - Cấp nước tưới cho 3000 ha đất nông nghiệp huyện Ninh Hải, trong đó tưới bằng bơm 513 ha.Đảm bảo cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng : lúa, màu, mía, bông từ 1 đến 2 vụ bấp bênh năng suất thấp thành 2 đến 3 vụ ổn định năng suất cao. Cấp nước sinh hoạt, phát triển chăn nuôi gia súc trong khu vực. Kết hợp phát triển du lịch, cải tạo môi trường sinh thái khu vực.Cắt lũ, giảm ngập lụt ở hạ du. Hoàn trả cấp nước hạ du để đảm bảo nguồn nước nuôi trồng thủy sản. 1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình: 1.3.1. Các tiêu chuẩn thiết kế: - Cấp công trình : + Đầu mối cấp III. + Kênh và công trình trên kênh cấp IV. - Tần suất đảm bảo cấp nước : P = 75% - Tần suất lũ thiết kế : P = 1% - Tần suất lũ dẫn dòng thi công : P = 10% - Chế độ điều tiết : Nhiều năm - Cấp động đất : Cấp 7 1.3.2. Các thông số kỹ thuật chủ yếu : - Diện tích lưu vực : F lv = 66 km 2 - MNDBT : +42.30 m - MNC : +28.70 m - MNDGC(P=1%) : +44.27 m - MNDGC(P=0.5%) : +44.89 m - Dung tích chết V c : 1.13 x 10 6 m 3 - Dung tích hữu ích V hi : 30.40 x 10 6 m 3 - Dung tích toàn bộ : 31.53 x 10 6 m 3 1.3.3. Quy mô và các thông số cơ bản của các hạng mục: •Đập dâng nước: - Vùng tuyến đập được chọn là vùng tuyến 1. Đập đá hỗn hợp nhiều khối, có ống khói và đống đá tiêu nước phía hạ lưu, thân đập đặt trên nền đá. Biện pháp chống thấm qua nền là khoan phụt vữa xi măng và cắm chân khay qua lớp tầng phủ đất hai vai đập, mặt đập được gia cố bằng bê tông nhựa đường. -Cao trình đỉnh đập: +46.50m; -Cao trình đỉnh tường chắn sóng: 47.3m; -Bề rộng đỉnh đập: 6m; -Chiều dài đập: 290.00m; -Chiều cao lớn nhất của đập: Hmax =28.00m; -Kết cấu cắt ngang đập:nhiều khối, có chân khay và tường chống thấm, tiêu nước ống khói; -Cấp công trình: cấp III; - Mái thượng lưu được gia cố bằng đá xây, lớp dưới có dăm, cát lọc, mái hạ lưu trồng cỏ bảo vệ kết hợp với hệ thống rãnh tiêu thoát nước. •Tràn xả lũ: -Vị trí tuyến tràn đặt bên vai phải đập, tràn có cửa van điều tiết lưu lượng, ngưỡng tràn đỉnh rộng nối tiếp dốc nước và tiêu năng đáy. Tràn được dự kiến xây dựng bằng kết cấu BTCT và đá xây. - Lưu lượng lớn nhất qua tràn Q 1x% =478 m 3 /s. - Cao trình ngưỡng tràn +36.3 m. -Tổng số chiều rộng tràn nước: 12 m; -Số khoang tràn: 2; -Cột nước tràn : Hmax=7.97 m; -Độ dốc dốc nước: 12 % ; -Hình thức tràn: tràn cữa van cung, bằng thép phun kẽm và sơn chống gỉ, đóng mở bằng tời điện; -Hình thức tiêu năng: tiêu năng mặt; •Cống lấy nước: -Khẩu diện cống: 1.5 m; -Cao trình ngưỡng cống: 26 m; -Độ dốc thân cống: 0.1 %; -Lưu lượng qua cống: 4.1 m3/s; -Chiều dài cống: 117 m; -Hình thức cống: Chảy có áp; -Kết cấu cống: ống thép bọc B.T.C.T; Vị trí tuyến cống đặt bên phải vai đập. •Thiết bị cơ điện: Xây dựng đường dây cao thế 15KV/22KV, đường dây hạ thế 0.4KV, trạm biến áp dung lượng 75 KVA để phục vụ công tác quản lý vận hành. •Đường quản lý kết hợp thi công Xây dựng nhà quản lý kết hợp thi công dài 8.5km 1.3.4. Diện tích chiếm đất: - Diện tích chiếm đất vĩnh viễn : 472 ha - Diện tích chiếm đất tạm thời : 88 ha 1.4. Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng công trình: 1.4.1. Ðiều kiện địa hình: Công trình thủy lợi Sông Trâu được khảo sát theo phương án tuyến chọn là tuyến I, cụm công trình đầu mối gồm tuyến đập ngăn sông, tràn xả lũ và cống lấy nước. Vị trí tuyến đập nằm trên sông Trâu tại nơi lòng sông thắt hẹp. Phạm vi nghiên cứu của vùng đầu mối thuộc dạng địa hình bóc mòn. Theo mặt cắt tim tuyến đã khảo sát, với cao trình đỉnh đập +46,5m thì đập dài khoảng 290m, địa hình vùng tuyến đập có những đặc điểm sau: -Địa hình thung lũng Sông Trâu tại khu vực tuyến có dạng chữ “U” đáy phẳng, hoàn toàn lộ đá gốc cứng chắc, sườn dốc hai bên sông không cân. -Vai phải đập gối vào sườn đồi thoải, độ dốc sườn từ 100 ÷ 150, không bị phân cắt. Tầng phủ đệ tứ mỏng từ 2 ÷ 4 m, phần sát bờ sông lộ đá gốc cứng chắc. Lớp phủ thực vật thưa, chủ yếu là các loại cây thân gỗ thấp, nhỏ bé mới tái sinh và hoa màu của dân trồng. Tràn xả lũ và cống lấy nước nằm ở vai phải đập, kéo dài dọc theo hướng chảy của sông, địa hình dọc thân tràn rộng, thoải và dốc đột ngột về phía cuối tràn giáp bờ sông. Lớp phủ thực vật thưa, chủ yếu là các loại cây thân gỗ thấp, nhỏ bé. -Vai trái đập gối vào sườn đồi có độ dốc từ 200 ÷ 250, mặt phần sát bờ sông có dải thềm rộng, hẹp, trung bình rộng từ 20 ÷ 25 m, kéo dài từ thượng lưu xuống hạ lưu tim đập, thềm dốc thoải về phía lòng sông, trên mặt được dân trồng hoa màu và cây ăn trái. Dọc sườn dốc vai đập, tầng phủ đệ tứ mỏng 1÷ 2 m, tại dải thềm sông, tầng phủ bồi tích dày 2 ÷ 3m. Dọc chân thềm đá gốc lộ liên tục từ thượng xuống hạ lưu. 1.4.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và đặc trưng dòng chảy : 1.4.2.1.Các đặc trưng khí tượng: Các đặc trưng khí tượng TBNN tính toán theo số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng Nha Hố và bổ sung một số năm gần đây tại trạm Phan Rang •Nắng: Số giờ nắng trung bình trong năm là 2788 giờ. Sự phân bố số giờ nắng trong năm ghi ở bảng sau: Bảng 1 – 1: Bảng số giờ nắng trung bình trong năm. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Giờ nắng 278 266 271 312 268 247 183 242 206 198 183 191 •Gió: Tốc độ gió bình quân trong năm từ 2m/s đến 3m/s, phân bố tốc độ gió bình quân trong năm như sau: Bảng 1 – 2: Bảng tốc độ gió bình quân trong năm. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vtb(m/s) 2.3 2.6 2.8 2.5 2.3 2.2 2.5 2.4 2.2 1.8 1.8 2.2 2.3 Ngoài ra, còn có tài liệu tốc độ gió lớn nhất theo 8 hướng chính phục vụ cho tính toán chiều cao sóng. •Bốc hơi: Lượng bốc hơi trên lưu vực tính được bằng phương trình cân bằng nước là: 728mm Lượng bốc hơi trên mặt hồ được tính theo công thức kinh nghiệm từ dụng cụ đo bốc hơi Piche là: 1820mm Lượng chênh lệch bốc hơi mặt nước và bốc hơi lưu vực là: 1092mm. Phân phối lượng chênh lệch bốc hơi trong năm như sau: Bảng 1 – 3: Bảng phân phối tổn thất bốc hơi ∆ Z trong năm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm ∆ Z(mm) 118 107 105 95 86 89 88 93 65 66 83 95 1092 •Lượng mưa TBNN trên lưu vực: Lượng mưa TBNN trên lưu vực Sông Trâu được phân tích thành 2 thành phần: -Lượng mưa thượng lưu: lượng mưa TBNN đo được tại trạm mưa Khánh Sơn theo chuỗi đo đạc nhiều năm là 1800mm. -Lượng mưa hạ lưu: chọn trạm Du Long cách hạ lưu tuyến đập 5km, đại diện lượng mưa vùng hạ lưu. Lượng mưa TBNN tại trạm Du Long là 920mm (do tài liệu 222 quan trắc ngắn nên dùng phương pháp nội suy từ hai trạm lân cận là Phan Rang và Cam Ranh) Lượng mưa TBNN lưu vực: tính bằng trị số bình quân lượng mưa thượng lưu và lượng mưa hạ lưu. Trị số bình quân của hai trạm là Xtb= 1360mm. Phân tích và hiệu chỉnh trên bản đồ đẳng trị đo mưa chọn lượng mưa thiết kế là 1300mm. •Lượng mưa gây lũ: Lượng mưa gây lũ thường do bão, áp thấp nhiệt đới, đôi khi kết hợp giữa bão và áp thấp nhiệt đới gây nên. Lượng mưa gây lũ trong vùng tương đối lớn. Lượng mưa 1 ngày lớn nhất đã đo được 470mm/ngày tại Cam Ranh năm 1986 Qua tính toán so sánh, chọn lượng mưa trạm Cam Ranh để tính toán lượng mưa gây lũ thiết kế. Bảng 1 – 4: Bảng kết quả tính toán lượng mưa thiết kế lưu vực Sông Trâu Trạm 0.5% 1% 1.5% 2% 5% 10% Ghi chú X1ngay(mm) 512.7 443.8 404.7 377.6 294.5 235.5 Xtb=144mm,Cv=0.53,Cs=2.69 1.4.2.2.Dòng chảy năm: •Dòng chảy lũ thiết kế: Lưu vực nghiên cứu không có tài liệu thực đo nên phải sử dụng công thức tính toán từ mưa.Qua quá trình tính toán ta có kết quả tính toán lũ thiết kế với P=10% thì lưu lượng lũ chính vụ Qchính vụ=392.35(m3/s). •Lưu lượng lớn nhất mùa cạn: Lũ tiểu mãn phổ biến xuất hiện các tháng 5 và 6, tính toán lũ tiểu mãn và lũ lớn nhất các tháng mùa cạn dựa trên các tài liệu thực đo tại các trạm thủy văn dùng riêng được xây dựng phục vụ thiết kế các công trình Cam Ranh, Tân Giang, Cà Giây, Suối Dầu, Đá Bàn. Kết quả ghi ở bảng 1-5: Tháng 1 2 3 4 5-6 7-8 3 Qmax 10%(m /s) 1.292 0.323 0.114 19 76 34.2 • Đường quan hệ q ~ z hạ lưu: Đường quan hệ mực nước – lưu lượng tuyến hạ lưu đập, xây dựng theo công thức thủy lực Cheisy – Marning. Kết quả tính toán như trong bảng sau Bảng 1 – 6: Bảng tính toán đường Q = f(Z) hạ lưu tuyến đập. Z (m) 19.5 20 21.2 22.1 23 23.8 24.2 3 Q (m /s) 7.3 23.8 78.6 139 249 432 593 • Đường đặc tính hồ chứa: Z(m) 22 2 F(km ) 0.00 V(106m3) 0.00 24 0.03 0.02 Z(m) 34 2 F(km ) 1.85 V(106m3) 7.04 25 0.10 0.09 26 0.17 0.16 27 0.30 0.47 28 0.44 0.78 29 0.58 1.28 30 0.71 1.93 Bảng I – 10 31 32 33 0.99 1.28 1.56 2.78 3.92 5.34 35 36 37 38 39 40 41 42 2.13 2.38 2.64 2.89 3.15 3.40 3.65 3.89 9.03 11.29 13.81 16.58 19.60 22.88 26.41 30.18 1.4.2.5. Ðiều kiện thủy văn: •Nước mặt: Trong vùng đầu mối nhìn chung nước mặt nghèo nàn, chỉ có Sông Trâu duy nhất có nước quanh năm chảy từ phía Tây và Tây Bắc xuống nhưng chỉ dồi dào nước về mùa mưa, mùa khô nước sông cạn, lưu lượng nhỏ (< 1 m 3/s), lòng sông hoàn toàn lộ đá. Ngoài ra dọc các sườn đồi trong vùng còn có các khe suối và các rãnh xói nhỏ nhưng chỉ có nước chảy khi mưa, mùa khô hầu hết cạn kiệt, không có nước chảy. Qua kết quả lấy mẩu thí nghiệm cho thấy nước mặt ở đây không có tính ăn mòn bêtông trong mọi trường hợp. •Nước ngầm: Nước ngầm trong vùng đầu mối cũng rất nghèo nàn. Dọc vách sông hai bên và dọc các khe rãnh xói trong vùng không có nước ngầm xuất lộ. Trong các hố khoan máy vùng hai vai đập, mực nước thường nằm cách mặt đất từ 5 ÷ 10m. Trong các hố khoan đào ở vùng thấp thuộc lòng suối, mực nước ngầm thường nằm cách mặt đất từ 1 ÷ 2m. Đây là tầng chứa nước tạm thời trong các lớp đất pha tàn tích và tầng nứt nẻ của đá gốc, được nước mưa ngấm xuống, mực nước thay đổi theo mùa và theo từng trận mưa, trữ lượng không đáng kể. Qua kết quả lấy mẩu thí nghiệm cho thấy nước ngầm ở đây không có tính ăn mòn bêtông trong mọi trường hợp 1.4.3. Ðiều kiện địa chất,địa chất thủy văn: 1.4.3.1. Hồ chứa: Toàn bộ lòng hồ là đá mác ma, ít nứt nẻ, trong vùng lòng hồ không có đứt gãy sâu cắt qua, không có các loại đá có tính hòa tan, do đó lòng hồ bảo đảm khả năng giữ nước đến cao trình +50.00m Bờ hồ khá thoải, lớp phủ đệ tứ mỏng, thảm thực vật che phủ tốt, trong vùng ít gió bão lớn. Do đó khả năng tái tạo bờ và bồi lắng lòng hồ không đáng kể. Trong phạm vi lòng hồ không có các di tích lịch sử, các mỏ khoáng sản quý hiếm, các cơ sở kinh tế quan trọng. Do đó việc xây dựng hồ hoàn toàn thuận lợi. 1.4.3.2. Cụm đầu mối: 1.4.3.2.1. Cấu tạo địa chất: Trong phạm vi khảo sát của vùng đầu mối, các lớp đất có nguồn gốc pha tàn tích và bồi tích nằm trực tiếp trên đá gốc phân bố từ trên xuống dưới gồm các lớp như sau: -Lớp thổ nhưỡng: Đất á sét – á cát chứa hữu cơ đã và đang phân hủy màu nâu xám, xám vàng, xám nâu, xám đen, kém chặt. Trong đất lẫn ít hoặc nhiều dăm sạn, đá tảng đa dạng, cứng chắc. Lớp này phân bố trên toàn bộ vùng sườn đồi khu vực tuyến đập, tràn và cống lấy nước, chiều dày thay đổi từ 0.3 ÷ 0.5m -Lớp đất đắp: Lớp đất đắp á sét – sét lẫn nhiều dăm sạn màu nâu xám, nâu vàng, kết cấu chặt. Lớp đất này chỉ gặp ở nền đường ô tô chạy ngang qua vai phải tuyến đập, dày 0.3 ÷ 1m -Lớp 3a: Đất sét, có chỗ là á sét nặng lẫn ít cuội sỏi nguồn gốc bồi tích (aQ) màu nâu vàng, vàng nhạt, trạng thái dẻo cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp chỉ xuất hiện ở đoạn cuối tràn bờ hữu, dày trung bình 2m. -Lớp 3b: Á cát đến á sét nhẹ, nguồn gốc bồi tích (aQ) màu nâu vàng, nâu sẫm, trạng thái cứng, kết cấu chặt đến chặt vừa. Lớp phân bố dọc thềm trái sông, dày trung bình 1.50m đến 2m -Lớp 3c: Hỗn hợp cuội, dăm, cát và tảng lăn nguồn gốc bồi tích (aQ) mau xám vàng, xám ghi. Cuội dăm chiếm từ (40 ÷ 60)%, kích thước từ (3 ÷ 8)cm. Lớp phân bố bên thềm bờ trái và dọc hai bên mép sông, dày trung bình (0.5 ÷ 1)m -Lớp 4a: Đất sét, có chỗ là á sét chứa nhiều dăm sạn nguồn gốc pha tàn tích (deQ) màu nâu vàng, vàng nhạt, trạng thái cứng đến nửa cứng, kết cấu chặt vừa. Dăm sạn chiếm (15 ÷ 30)%, phân bố không đều trong tầng. Lớp phân bố dọc thềm sông bờ trái, và ở cuối cống lấy nước, dày trung bình 1.50m -Lớp 4b: Hỗn hợp dăm sạn á sét đến á cát, có chỗ là á sét trung lẫn nhiều dăm sạn nguồn gốc pha tàn tích (deQ) màu vàng nhạt, nâu vàng, nâu xám. Đất ẩm vừa, trạng thái cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp phân bố rộng rãi trong vùng đầu mối, chiều dày trung bình (1 ÷ 3) m. -Lớp 5: Đất sét lẫn ít dăm sạn nguồn gốc tàn tích (eQ) màu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng, kết cấu chặt vừa đến chặt. Lớp phân bố hẹp chủ yếu bên vai trái đập, từ giữa thân tràn xuống hạ lưu, nằm dưới lớp 4b, nằm trực tiếp trên đá gốc phong hóa, chiều dày 1 ÷ 2m. Ngoài ra, còn gặp ở cuối tràn hữu dày khoảng 3m nhưng phạm vi phân bố hẹp. -Lớp đá phong hóa hoàn toàn: Đá gốc phân hóa hoàn toàn thành đất á sét – sét chứa sạn dăm, đôi chỗ còn lại dăm đường kính lớn và tảng cứng chắc chưa phong hóa hết. Đất màu xám nâu, xám vàng, vàng nhạt. Hàm lượng dăm sạn chiếm từ 20 ÷ 30%, phân bố không đều trong tầng, đa phần mềm bở nhưng vẫn giữ được cấu trúc của đá gốc. Đất chiếm 70 ÷ 80%, ẩm vừa, trạng thái nửa cứng, kết cấu chặt. Lớp đá phân hóa hoàn toàn khá phổ biến ở vùng đầu mối nhưng phân bố không liên tục, thường tạo thành các ổ, dải lồi lõm nằm trên đá phong hóa mạnh và vừa, chiều dày từ 1 ÷ 3m, cá biệt có nơi dày 8 ÷ 10m. -Đá gốc: Phân bố ở vùng đầu mối gồm 2 loại: Ryolit Porphyr và Andezit biến đổi. +Đá Ryolit Porphyr: đá phong hóa nhẹ tươi cứng chắc, ít nứt nẻ, màu xám trắng, xám xanh, xám sáng. Đá phong hóa vừa màu vàng nhạt, vàng phớt xám. Đá phong hóa mạnh và phong hóa hoàn toàn màu xám vàng, xám nâu, xám trắng đục. +Đá Andezit biến đổi: đá phong hóa nhẹ màu xám xanh đen, xám sẫm, ít nứt nẻ, cứng chắc. Đá phong hóa vừa biến màu nhẹ thành xám xanh đen phớt vàng. Đá phong hóa mạnh và hoàn toàn có màu xám nâu, xám vàng hoặc vàng nhạt. Đá Andezit phân bố rộng rãi trên toàn bộ cụm đầu mối và nằm bên dưới đá Ryolit. Trong phạm vi dự kiến bố trí cụm đầu mối, đá gốc lộ hoàn toàn dọc lòng sông tạo thành mặt bằng khá bằng phẳng. 1.4.3.2.2. Đánh giá điều kiện ĐCCT vùng đầu mối: •Đập đất: Nền vai trái đập bao gồm các lớp 3b, 3c, 4a, 4b, 5 và đới đá phong hóa mạnh đến phong hóa nhẹ. Các lớp 3b, 3c và lớp 4b có hệ số thấm lớn cần xử lý chống thấm qua các lớp này. Bên dưới lớp đá phong hóa hoàn toàn là lớp đá phong hóa mạnh và vừa, nứt nẻ mạnh cần xử lý chống thấm. Dưới cùng là lớp đá phong hóa nhẹ, ít nứt nẻ, thấm yếu. Nền vai phải đập bao gồm lớp đất 4b bên dưới là đá phong hóa hoàn toàn, đá phong hóa mạnh, vừa đến nhẹ, nứt nẻ mạnh, cần có biện pháp xử lý chống thấm. Nền đập đoạn lòng sông là đá gốc phong hóa vừa đến nhẹ, cứng chắc ít nứt nẻ, tính thấm mất nước yếu. Tuy nhiên do mặt nền phẳng, thấm bé nên cần có biện pháp xử lý thấm tiếp giáp giữa thân đập và nền. Trong phạm vi nền đập không có các lớp bồi tích mềm yếu, chiều cao đập H < 30m nền đập hoàn toàn bảo đảm yêu cầu về mặt chịu tải. •Cống lấy nước: Toàn bộ thân cống nằm trên nền đá phong hóa nhẹ tươi, cứng chắc, bảo đảm ổn định về mặt chịu lực. •Tràn xả lũ: Tuyến tràn bờ hữu, toàn bộ móng tràn đặt trên nền đá phong hóa nhẹ tươi, cứng chắc. Kênh xả hạ lưu nối tiếp suối thuận lợi. Tuyến tràn bờ tả đoạn giữa thân tràn nằm trên nền đá phong hóa hoàn toàn thành đất, 2 đầu đặt trên lớp đá phong hóa nhẹ, sức chịu tải của nền hoàn toàn khác nhau. Do đó cần có biện pháp xử lý móng và chọn sơ đồ kết cấu thân tràn hợp lý mới đảm bảo ổn định tổng thể cho tràn. Tuyến tràn song song với lòng suối, để nối tiếp suối kênh xả hạ lưu phải uốn cong về phía suối dễ gây xói lở hạ lưu khi tràn làm việc. 1.4.4.Điều kiện dân sinh, kinh tế khu vực xây dựng công trình: 1.4.4.1.Tổng quan chung: •Tình hình thiên tai và hiện trạng nông nghiệp: Khu hưởng lợi hồ Sông Trâu nằm trong vùng khô hạn, lượng mưa và phân bố rất không đều. Hàng năm vào mùa khô, hạn hán thường xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây do hiện tượng khai thác, phá rừng bừa bãi dẫn đến lũ tập trung lớn vào mùa mưa. Nguồn nước tưới trong khu hưởng lợi hiện tại chủ yếu sử dụng nước trời, do đó đất canh tác nông nghiệp hầu hết chỉ được gieo trồng 1 vụ vào mùa mưa. Do những đặc điểm trên nên năng suất cây trồng thấp, bấp bênh, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. •Tình hình nguồn nước và sông ngòi: Dựa vào bản đồ 1/50.000 trong khu vực ta thấy khu vực Bắc Ninh Hải có một số sông suối nhỏ như Kiền Kiền, Suối Vang, sông Bà Râu, Sông Trâu. Các sông suối trong khu vực thường ngắn, độ dốc lớn, lưu lượng vào mùa kiệt nhỏ. Trong hệ thống sông suối trên thì chỉ có Sông Trâu đã có một đập dâng xây dựng từ năm 1985 để cấp nước tưới cho khu ruộng phía Nam Sông Trâu. Trên nhánh suối Vang đã xây 1 đập dâng nước Ba Hồ để tưới 110ha ở thôn Suối Đá và thôn Hiệp Kiết. Suối Bà Râu có diện tích lưu vực đến tuyến dự kiến là 33km 2. Nếu xây dựng hồ Bà Râu sẽ cấp nước tưới cho 250 ha ở hạ lưu. Trong huyện Ninh Hải thì Sông Trâu là sông có nguồn nước chảy quanh năm. Với đặc diểm địa hình, thời tiết và đất đai có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp như đã nêu trên, kết hợp với khả năng nguồn nước của các con sông, suối trong khu vực, do đó cần thiết phải có các biện pháp công trình thích hợp để tận dụng hết nguồn nước của từng con sông (đặc biệt là Sông Trâu) để phục vụ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và dân sinh của nhân dân trong vùng. 1.4.4.2.Các ngành kinh tế: Nhìn chung trong khu vực, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, còn các ngành kinh tế khác ít phát triển. Các ngành lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như rất ít. Nghề nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm) gần đây rất phát triển và tương lai trở thành ngành mũi nhọn. Ngành chăn nuôi phát triển bình thường và chủ yếu mang tính chất gia đình. 1.4.4.4.Dân sinh: Đại đa số dân trong vùng sống bằng nghề nông là chủ yếu. Người Kinh và người dân tộc sống ở đấy lâu đời có tình cảm gắn bó, đoàn kết tốt. Với bản chất lao động cần cù và chịu khó, nhân dân trong vùng đã không ngừng cải tạo thiên nhiên, cải tạo đồng ruộng tạo ra sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm hàng hóa phục vụ cho bản thân và xã hội. 1.5. Điều kiện giao thông vận tải: Về hiện trạng giao thông, trong khu vực còn hai trục đường quốc lộ là QL IA và đường sắt Bắc Nam. Đường sắt đi qua huyện dài 25,8km; quốc lộ IA dài 28,0km; tỉnh lộ 87,0km; huyện lộ 57,8km. theo QH đường Du Long đi qua Phước Chiến dài 11,8km yêu cầu nâng cấp 3.3km, làm mới 8,5km. sau khi nâng cấp con đường này rất thuận lợi để chuyên chở vật liệu, thiết bị xây dựng công trình đầu mối sông Trâu. Ngay tại xã Công Hải có nhà ga ,đường sắt đó là ga Mỹ Thanh, thuận tiện cho vận tải đường sắt. 1.6.Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước: 1.6.1. Vật liệu đất đắp: Tổng số mỏ đất sử dụng để đắp là 9 mỏ. Trong đó có 4 mỏ (I,II,III,IV) phân bố ở trong lòng hồ và tuyến đập, phía hạ lưu; 5 mỏ (A,B,E,H,K) phân bố ở ngoài vùng hồ, xa đập Qua kết quả khảo sát thăm dò vật liệu đất đắp dự kiến sử dụng lớp 3 của mỏ I và II với trữ lượng khoảng 575.000m3. Hai mỏ này nằm trong phạm vi lòng hồ nên không phải đền bù riêng cho các bãi vật liệu. Địa hình trong phạm vi các mỏ vật liệu bằng phẳng, cự ly vận chuyển khoảng (2 ÷ 2.5) km, nên việc khai thác sử dụng rất thuận lợi và kinh tế. Trữ lượng và các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp: Bảng 1 – 7: Các chỉ tiêu cơ lí của đất VLXD đầu mối Tên mỏ I, II, IV, V Lớp đất A,B,E,H,K Lớp 2 Lớp 3 Lớp 3 Sét 14.6 28.0 25.5 Bụi 27.4 30.7 37.8 Cát 57.6 38.4 35.5 Chỉ tiêu Atterberg(%) Giới hạn Thành phần hạt(%) Sạn, sỏi 0.4 2.9 1.2 Giới hạn chảy WT 27.2 32.64 33.62 Giới hạn lăn Wp 14.6 16.91 17.23 Chỉ số dẻo WN 12.60 15.73 16.39 Tỷ trọng ∆ 2.66 2.66 2.66 Độ ẩm tự nhiên Wc(%) 14.83 17.05 16.81 Độ ẩm chế bị Wch(%) 12-13 14-15 14-16 Dung trọng khô c.bị γ ccb (T/m3) 1.80 1.75 1.75 Lực dính kết Ctt(KG/cm2) 0.15 0.20 0.20 Góc ma sát trong ϕ (độ) 160 180 180 Hệ số ép lún a1-2(cm2/KG) 0.012 0.020 0.017 Hệ số thấm K(cm/s) 1x10-4 1x10-5 1x10-5 1.6.2. Vật liệu đá hộc, đá dăm: Sử dụng đá ở mỏ Giác Lan, cách đầu mối Sông Trâu khoảng 7km, mỏ nằm sát bên trái đường sắt Bắc Nam, cách đường quốc lộ IA khoảng 1km về phía Tây Bắc. Trữ lượng dồi dào và đã sử dụng để xây dựng một số công trình trong khu vực 1.6.3. Vật liệu cát sỏi: Trong khu vực lân cận công trình không có các mỏ cát sỏi đảm bảo chất lượng để khai thác sử dụng. Do đó vật liệu cát sẽ mua ở mỏ cát hạ lưu cầu Đại Long II trên sông Dinh. 1.6.4.Cung cấp điện: Điện phục vụ thi công dùng máy phát điện di động loại 30-50 KVA ,bố trí tại các cụm thi công đập đất, tràn xả lũ,cống lấy nước và khu công xưởng phụ trợ, lán trại tạm. Dùng máy phát điện có công suất nhỏ 10-15 KVA bố trí tại khu lán trại phục vụ sinh hoạt. 1.6.5.Cung cấp nước: Nước sinh hoạt dùng nước giếng khoan . Nước thi công dùng nước Sông Trâu và nước ở các khe suối nhỏ trong vùng. 1.6.6.Cung cấp hơi ép: Dùng máy nén khí chạy diezel để cung cấp khí nén cho công tác khoan nổ mìn phá đá hố móng tràn xả lũ. 1.7. Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực: Phần chính thiết bị và vật tư xây dựng công trình hồ chứa nước Sông Trâu được vận chuyển từ Phan Rang. Các thiết bị cơ khí và cửa van được vận chuyển từ tp.Hồ Chí Minh. Đường vận chuyển vật tư thiết bị thuận lợi. Đơn vị thi công có đầy đủ nhân lực và thiết bị để thi công công trình 1.8. Thời gian thi công được phê duyệt: Dựa vào điều kiện thực tế trên, thời gian thi công công trình hồ chứa nước Sông Trâu là 3 năm. 1.9. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công: Qua việc phân tích các tài liệu cơ bản ta thấy việc thi công công trình gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1.9.1 Thuận lợi: - Công ty xây dựng có kinh nghiệm nhiều năm. - Nguồn nhân lực, kinh phí dồi dào. 1.9.2 Khó khăn: - Điều kiện khí tượng, thủy văn diễn biến phức tạp. - Giá cả thay đổi -Điều kiện địa hình địa chất. ... kiệt nhỏ Trong hệ thống sông suối có Sông Trâu có đập dâng xây dựng từ năm 1985 để cấp nước tưới cho khu ruộng phía Nam Sông Trâu Trên nhánh suối Vang xây đập dâng nước Ba Hồ để tưới 110ha thôn... Suối Bà Râu có diện tích lưu vực đến tuyến dự kiến 33km Nếu xây dựng hồ Bà Râu cấp nước tưới cho 250 hạ lưu Trong huyện Ninh Hải Sông Trâu sông có nguồn nước chảy quanh năm Với đặc diểm địa hình,... Phần thiết bị vật tư xây dựng công trình hồ chứa nước Sông Trâu vận chuyển từ Phan Rang Các thiết bị khí cửa van vận chuyển từ tp .Hồ Chí Minh Đường vận chuyển vật tư thiết bị thuận lợi Đơn vị thi

Ngày đăng: 11/10/2015, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan