phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch bình long tỉnh bình phước

87 312 1
phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch bình long tỉnh bình phước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN BÍCH THỦY PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN (Bản nháp) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 – 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN BÍCH THỦY MSSV: 4104473 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Tháng 11 – 2013 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, được sự truyền đạt tận tình của Quý thầy cô, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý báu trong những năm học vừa qua. Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, Quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc nhất. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể các Anh, Chị nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Phòng giao dịch Bình Long đã tiếp nhận, chỉ bảo tận tình bằng tất cả chuyên môn nghề nghiệp và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng. Em xin kính chúc Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo và toàn thể các anh, chị nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Phòng giao dịch Bình Long dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống. Với kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn này không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ dạy và những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh, chị nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín-Phòng giao dịch Bình Long để em hoàn thiện đề tài này hơn. Cần Thơ, ngày……tháng……năm….. Người thực hiện Nguyễn Bích Thủy i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày……tháng……năm….. Người thực hiện Nguyễn Bích Thủy ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…….tháng……năm……….. Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ............................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi về không gian .......................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi về thời gian .............................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................... 3 2.1.1 Khái quát về tín dụng............................................................................. 3 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng......................................................................... 3 2.1.2 Một số khái niệm về tín dụng cá nhân.................................................... 7 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................10 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG .............................................................12 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN .........................12 3.1.1 Thông tin chung về NH ........................................................................12 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.........................................................12 3.1.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh....................................................15 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG ......................................................................................16 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................16 3.2.2 Cơ cấu tổ chức......................................................................................17 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban .................................................17 iv 3.2.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 ......................................................................................................................20 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG.................................................................................................27 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013.................................................27 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 .....................................31 4.2.1 Doanh số cho vay .................................................................................32 4.2.2 Doanh số thu nợ....................................................................................34 4.2.3 Dư nợ ...................................................................................................34 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 ................34 4.3.1 Doanh số cho vay cá nhân ....................................................................34 4.3.2 Doanh số thu nợ cho vay cá nhân..........................................................44 4.3.3 Dư nợ cho vay cá nhân .........................................................................51 4.3.4 Nợ xấu cho vay cá nhân........................................................................58 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ ........................................65 4.4.1 Dư nợ cá nhân trên tổng vốn huy động .................................................67 4.4.2 Hệ số thu nợ .........................................................................................67 4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân...........................................................68 4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân.............................................................................68 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG............................................................................70 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI SACOMBANK BÌNH LONG..70 5.1.1 Những kết quả đạt được........................................................................70 5.1.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân .......................................................70 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG .............................................................71 v 5.2.1 Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng .............................................71 5.2.2 Nâng cao công tác thẩm định trước khi xét duyệt..................................71 5.2.3 Hạn chế rủi ro và nợ xấu.......................................................................72 5.2.4 Tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng ............72 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................73 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................73 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................73 6.2.1 Đối với Ngân hàng Hội sở ....................................................................73 6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương..........................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................75 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long giai đoạn 20102012 ..............................................................................................................21 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Sacombank Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................25 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 28 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................30 Bảng 4.3: Tình hình tín dụng tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 .....33 Bảng 4.4: Tình hình tín dụng tại PGD Bình Long sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ......................................................................................33 Bảng 4.5: Doanh số cho vay cá nhân tại PGD Bình Long qua 3 năm 20102012 ..............................................................................................................36 Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ......................................................................................37 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 .............................................................................................41 Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013...............................................42 Bảng 4.9: Doanh số cho vay cá nhân theo hình thức bảo đảm tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012...........................................................................44 Bảng 4.10: Doanh số cho vay cá nhân theo hình thức bảo đảm tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ......................................44 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân tại Sacombank Bình Long qua ba năm 2010-2012 .............................................................................................46 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân tại PGD Sacombank Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ...............................................46 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ cá nhân của PGD Bình Long theo dòng sản phẩm qua ba năm 2010-2012 ..................................................................................49 Bảng 4.14: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................51 Bảng 4.15: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013.........................................51 vii Bảng 4.16: Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 .............................................................................................52 Bảng 4.17: Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013............................................................53 Bảng 4.18: Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long từ năm 2010-2012 .........................................................................................55 Bảng 4.19: Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................56 Bảng 4.20: Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 .........................................................................57 Bảng 4.21: Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ......................................58 Bảng 4.22: Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 .............................................................................................60 Bảng 4.23: Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013............................................................60 Bảng 4.24: Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ..................................................................................63 Bảng 4.25: Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ...............................................64 Bảng 4.26: Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012...........................................................................65 Bảng 4.27: Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ........................................................65 Bảng 4.28: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013......................................................66 Bảng 4.29: Tỷ lệ nợ xấu tại PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng sáu năm 2013 ..............................................................................................................69 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của PGD Sacombank Bình Long ............................17 Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012.........22 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long năm 2010-2012 .............................................................................................24 Hình 4.1 Doanh số cho vay cá nhân của PGD Bình Long giai đoạn 2010-2012 ......................................................................................................................35 Hình 4.2 Doanh số thu nợ của PGD Bình Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013...........................................45 Hình 4.3 Tình hình dư nợ cho vay cá nhân của PGD Bình Long năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013..................52 Hình 4.4 Nợ xấu cho vay cá nhân của PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013....................................................................................................59 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐS CBNV CKH CV DN DSCV DSTN ĐVT HOSE KHCN KKH NH NH ANZ NHNN NH TMCP PGD Sacombank SPDV STB SXKD TCKT TCTD XD WTO : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Bất động sản Cán bộ nhân viên Có kì hạn Cho vay Doanh nghiệp Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Đơn vị tính Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Khách hàng cá nhân Không kì hạn Ngân hàng Ngân hàng Australia và New Zealand Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Thương mại cổ phần Phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thương mại cổ phần Sản xuất kinh doanh Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng Xây dựng Tổ chức Thương mại thế giới x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Trong xu hướng phát triển theo nền kinh tế thị trường từ khi là thành viên của WTO, vai trò của các NH thương mại ngày càng trở nên quan trọng là “cầu nối” đảm bảo cho sự hoạt động nhịp nhàng của nền kinh tế Việt Nam. NH thương mại trong những năm gần đây đã có những bước chuyển mình để hòa nhập với nền kinh tế quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh với các NH nước ngoài từ công tác quản lý, nhân sự và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm để phù hợp với nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng. Tín dụng là một hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho NH; vì thế, các NH đã không ngừng phát triển hoạt động này để mở rộng thị trường và nâng cao lợi nhuận. Trong các mảng tín dụng mà các NH thương mại đang kinh doanh trên thị trường hiện nay, tín dụng cá nhân là một mảng tín dụng quan trọng và thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng. NH TMCP Sài Gòn Thương Tín với định hướng trở thành NH bán lẻ “hiện đại, đa năng, hàng đầu” Việt Nam và khu vực, nên trong những năm gần đây đã không ngừng mở rộng các sản phẩm mà đặc biệt là sản phẩm tín dụng cá nhân trên thị trường. Sacombank Phòng giao dịch Bình Long cũng là một NH tương đối lớn trên địa bàn thị xã Bình Long cũng đã không ngừng nỗ lực hoạt động theo định hướng của NH Hội sở trong việc phát huy vai trò là NH bán lẻ mà đặc biệt trong hoạt động tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó, Sacombank Phòng giao dịch Bình Long cũng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ phía các NH khác cùng địa bàn trong việc nâng cao khả năng thu hút khách hàng và phát triển lĩnh vực tín dụng cá nhân của NH. Thị xã Bình Long là một thị xã mới được thành lập và đang trên đà phát triển nên nhu cầu vay vốn của người dân là rất lớn để nâng cao đời sống và mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế, việc phân tích hoạt động tín dụng cá nhân để nhận thấy những mặt mạnh và những tồn tại, để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại Sacombank Phòng giao dịch Bình Long là rất thiết thực. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NH Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Phòng giao dịch Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại NH. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 dựa trên các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu của khách hàng cá nhân. - Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 thông qua các chỉ tiêu tài chính. - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại NH. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian thực tập từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013. Đề tài nghiên cứu phân tích số liệu và thông tin được thu thập và tổng hợp từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Phòng giao dịch Bình Long. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Theo Thái Văn Đại (2012, trang 36), tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán,… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người cho vay). Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay, quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành. “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” (Theo luật các TCTD năm 2010). 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NH góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tín dụng có các vai trò chủ yếu sau: - Tín dụng đóng vai trò là công cụ tài trợ đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. - Tín dụng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm. 3 2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.1.4 Phân loại tín dụng a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là các khoản cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và XD các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên được dùng để cấp vốn cho XD cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b) Căn cứ vào chủ thể tín dụng - Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế. Nhà nước đi vay dân chúng dưới hình thức phát hành trái phiếu, công trái Chính phủ, … - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - Tín dụng NH: là mối quan hệ giữa NH, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội. c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp phát cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. - Tín dụng học tập: là hình thức tín dụng cấp phát để phục vụ việc học tập của học sinh, sinh viên. 4 d) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Tín dụng có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để NH có thêm một nguồn thu thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. - Tín dụng không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. e) Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. - Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 2.1.1.5 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng a) Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số cho vay thường được xác định theo thời gian là tháng, quý, năm. b) Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. c) Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, NH sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ Như vậy, dư nợ cho vay cuối kỳ phụ thuộc vào ba yếu tố: - Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kỳ, đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyển sang, là số không thay đổi trong năm nay. - Thứ hai là doanh số cho vay trong kỳ, doanh số này tăng thì dư nợ cho vay trong kỳ tăng và ngược lại. 5 - Thứ ba là doanh số thu nợ trong kỳ, doanh số thu nợ trong kỳ tỷ lệ nghịch với dư nợ cho vay cuối kỳ. Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kỳ giảm và ngược lại. d) Nợ xấu Là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả được cho NH mà không có một nguyên nhân chính đáng thì NH sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, theo quy định 493/2005-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN bao gồm: Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): - Bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2. - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6 theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN). Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): - Bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày thoe thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai. - Các khoản nợ phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6 theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN). Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): - Bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại lần thứ hai. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn. 6 - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Các khoản nợ phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6 theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN). 2.1.2 Một số khái niệm về tín dụng cá nhân 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân Tín dụng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NH giao cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. 2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân a) Đặc điểm tâm lý giao dịch của khách hàng cá nhân - Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với NH. - Mang nặng tâm lý ngại phiền phức, thủ tục khi giao dịch tiền bạc với NH. - Ngại giao dịch với NH vì sợ sẽ lộ thông tin về thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Mặc cảm không dám giao dịch với NH đối với người có thu nhập không cao. b) Đặc điểm tín dụng của khách hàng cá nhân - Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ nhưng chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ,… nhưng đồng thời cũng vì quy mô của từng hợp đồng nhỏ nên khi xảy ra trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán thì tổn thất đối với NH không lớn. - Nhu cầu vay của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, nhu cầu vay vốn của cá nhân để làm ăn gia tăng và nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. - Tư cách phẩm chất của khách hàng thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào đánh giá cảm tính chủ quan của cán bộ thẩm định tín dụng. 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân Tín dụng cá nhân là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng của NH, góp phần đáng kể vào việc cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của dân cư. Vì vậy, tín dụng cá nhân có các vai trò chủ yếu sau đây: 7 a) Đối với NH - Tín dụng cá nhân giúp mở rộng kênh cho vay, tăng số lượng khách hàng, từ đó tăng doanh số cho vay và thu nợ. - Do thời gian vay vốn ngắn nên vòng quay vốn nhanh, khả năng thu hồi nợ tăng. - Giúp mở rộng mối quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động tiền gởi cho NH. - Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho NH. b) Đối với khách hàng - Đáp ứng nhu cầu về vốn của cá nhân và hộ gia đình nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư ngắn hạn. - Đáp ứng nhu cầu về vốn của cá nhân và hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, tiện nghi như: nhà ở, phương tiện đi lại, du học,… - Góp phần cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và chơi hụi đầy rủi ro vốn đã đi sâu vào hành vi, tập quán lâu đời của người dân, nhất là các đối tượng tiểu thương, nông dân, nội trợ,… 2.1.2.4 Phân loại tín dụng cá nhân Theo mục đích sử dụng vốn gồm hai loại sau: - Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư. - Cho vay sản xuất kinh doanh: là loại cho vay nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cho vay nông nghiệp: thực chất cũng là loại cho vay sản xuất kinh doanh nhưng tập trung vào các hộ sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. - Cho vay với mục đích khác. 2.1.2.5 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân a) Tổng dư nợ cá nhân trên vốn huy động (%, lần) Tổng dư nợ cá nhân Tổng dư nợ cá nhân / Vốn huy động = Vốn huy động 8 Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động. Chỉ số này quá lớn hay nhỏ đều không tốt, chỉ số này lớn thì khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, chỉ số này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động chưa hiệu quả. b) Tỷ lệ nợ xấu cá nhân (%) Nợ xấu cá nhân Tỷ lệ nợ xấu cá nhân = x 100% Tổng dư nợ cá nhân Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của NH, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của NH càng cao. Hệ số rủi ro tín dụng của NH phản ánh rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi trên các khoản cho vay không nhận lại được như khách hàng đã cam kết. c) Hệ số thu nợ cá nhân (%) Doanh số thu nợ cá nhân Hệ số thu nợ cá nhân = x 100 Doanh số cho vay cá nhân Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của NH hay khả năng trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của NH càng tốt và ngược lại. d) Vòng quay vốn tín dụng cá nhân (vòng) Doanh số thu nợ cá nhân Vòng quay vốn tín dụng cá nhân = Dư nợ bình quân cho vay cá nhân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay là nhanh hay chậm. Trong đó, dư nợ bình quân cho vay được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 9 Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo đối tượng cho vay. Từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 của NH được cung cấp bởi bộ phận Kế toán và bộ phận Kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long. - Thu thập thông tin và tài liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng cá nhân của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín thông qua sách, báo, internet và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài. - Tiếp nhận thông tin truyền đạt từ các cán bộ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích, từ đó có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng cá nhân của NH. - Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Δy = y1 – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. 10 Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 – y0 x 100% Δy = y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau. Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. 2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2 Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. 2.2.2.3 Đối với mục tiêu 3 Dựa vào kết quả đã phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 và sử dụng phương pháp tổng hợp, lý luận để đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân của NH. 11 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 3.1.1 Thông tin chung về NH Tên tiếng Việt: Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: Sacombank Hội sở chính: Số 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 39.321.606 Fax: (08) 39.320.419 Website: www.sacombank.com.vn Email: info@sacombank.com 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NH Nhà nước Việt Nam từ sự hợp nhất NH Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng (hợp tác xã Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia) đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát phi mã của Việt Nam lúc đó. NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1992 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sau 22 năm hoạt động, Sacombank đã vươn lên dẫn đầu khối NH về tốc độ tăng trưởng với số vốn điều lệ 12.425 tỷ đồng và mạng lưới bao gồm 421 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành tại Việt Nam và 2 nước Lào, Campuchia. - Năm 1991, Sacombank là một trong những NH TMCP đầu tiên được thành lập ở TP. Hồ Chí Minh. - Năm 1993, là NH TMCP đầu tiên của TP. Hồ Chí minh khai trương chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, góp phần 12 giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước. - Năm 1996, là NH đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000đ/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. - Năm 1997, là NH tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. - Năm 2001, tập đoàn tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và NH ANZ vào năm 2005. - Năm 2002, thành lập công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Sacombank, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính đóng gói. - Năm 2003, là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, là công ty liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ). - Năm 2004, ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking – T24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ NH điện tử. - Năm 2005, thành lập Chi nhánh 8 tháng 3, là mô hình NH dành riêng cho phụ nữ tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại. - Năm 2006, là NH TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Sacomank thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty kiều hối Sacombank, Công ty cho thuê tài chính Sacombank, Công ty chứng khoán Sacombank. - Năm 2007, thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình NH đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ. Sacombank đã phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 13 - Tháng 3/2008, XD và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng. Tháng 11/2008, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank. Đến tháng 12/2008 là NH TMCP đầu tiên của Việt Nam thành lập Chi nhánh tại Lào. - Tháng 5/2009, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Tháng 6/2009, khai trương Chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tháng 9/2009, Sacombank chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống NH lõi từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước. - Năm 2010, Sacombank kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001-2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc XD nền tảng vận hành, vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2020. - Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm dịch vụ quản lý tài sản Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất. Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập NH 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp của giai đoạn chiến lược và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương. Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010. - Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong nhóm cổ phiếu VN30 được Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh công bố khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường. Tháng 04/2012 nâng cấp thành công hệ thống NH lõi T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh. Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành NH TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường – xã hội trong hoạt động cấp các tín dụng đến khách hàng. 14 Mục tiêu chung đến năm 2015 Sacombank sẽ có mặt tại các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 600 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở các nước châu Á, quyết tâm XD trở thành NH bán lẻ đa năng, hiện đại. Phương châm hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị: “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh, biến cạnh tranh thành động lực phát triển, biến sở đoàn thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác”. 3.1.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh - Đẩy mạnh hoạt động bán lẻ: Tập trung mọi nguồn lực để phát triển hệ KHCN trong năm 2013, tăng 35% số lượng KH mới, nhằm tạo nền tảng để phát triển hoạt động kinh doanh. Tận dụng ưu thế về mạng lưới để gia tăng tiền gửi TCKT, trong đó chú trọng nguồn vốn trung và dài hạn, song song triển khai các sản phẩm huy động theo đặc thù vùng, miền, kết hợp các chương trình khuyến mãi có trọng tâm, khác biệt để thu hút khách hàng. Đẩy mạnh cho vay nhỏ lẻ, tập trung vào các lĩnh vực khuyến khích, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu hàng hóa,… để giảm thiểu rủi ro đồng thời phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia. - Triển khai bán hàng trọn gói: thực hiện các chương trình bán hàng với các sản phẩm trọn gói nhằm khai thác hiệu quả hệ khách hàng hiện hữu và tiềm năng của các đơn vị trong Sacombank và các Công ty con. - Phát huy hệ thống mạng lưới, nâng cao năng suất và hiệu suất lao động: Đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả và quy mô hoạt động của hệ thống PGD, cũng như gia tăng năng suất, hiệu suất lao động tại mỗi đơn vị, trong đó chú trọng công tác quản trị chi phí hiệu quả. - Đa dạng hóa SPDV, tạo đột phá hoạt động dịch vụ: Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, gia tăng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ bằng cách phát triển công nghệ và các phần mềm tương ứng; từ đó, đảm bảo chất lượng dịch vụ, tiết giảm chi phí giao dịch, nâng cao mức đóng góp lợi nhuận cho NH. - Phát triển đột phá hoạt động thẻ: Tăng cường hoạt động và phát triển chất lượng dịch vụ thẻ nhằm gia tăng mạnh mẽ thị phần thẻ trong năm 2013. - Nâng cao hoạt động truyền thông: Tiếp tục công tác truyền thông nội bộ và bên ngoài nhằm quảng bá thương hiệu và văn hóa của Sacombank ngày càng phát triển hơn. - Hoàn thiện công tác tái cấu trúc: Rà soát và điều chỉnh mô hình tổ chức hoạt động tại đơn vị, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng tỷ trọng nguồn lực phục vụ 15 công tác bán hàng; tăng cường công tác quản trị điều hành NH các cấp trong mọi mặt, đặc biệt là việc chủ động theo dõi, ứng phó với diễn biến của thị trường để có quyết sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của NH trong thời kỳ mới. - Nâng tầm Trung tâm đào tạo, hoàn thiện và nâng cao công tác nhân sự: XD và đưa vào áp dụng các công cụ quản trị nhân sự tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập, chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo của NH từ Hội sở đến các đơn vị cơ sở. - Nâng cao năng lực quản lý rủi ro và giải quyết nợ quá hạn: Phát huy hoạt động các đơn vị trung gian trong việc giám sát tình hình hoạt động để tham mưu, hỗ trợ và giải quyết kịp thời các phát sinh trong quan hệ kinh doanh, nhằm giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả và lợi nhuận tối ưu cho từng mảng, khu vực, các đơn vị cơ sở và cho NH. - Phát huy hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin: Nâng cao ứng dụng tính tự động hóa vào SPDV, quy trình tác nghiệp và hệ thống báo cáo. 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bình Long trước năm 2012 tọa lạc tại số 158, đường Trần Hưng Đạo, ngày 14/05/2012 dời về số 159, đường Nguyễn Huệ, khu phố Phú Bình, phường An Lộc, ngay trung tâm thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. PGD Bình Long khai trương và đi vào hoạt động từ 15/05/2007 (trực thuộc chi nhánh Bình Phước) với nhân sự ban đầu là 10 người. Tính đến ngày 01/06/2013, tổng nhân sự là 17 người. Sacombank Bình Long là một trong 17 PGD tiềm năng thuộc hệ thống Sacombank khu vực Đông Nam Bộ. Trong cùng xu thế phát triển theo định hướng của hệ thống Sacombank, PGD Bình Long cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành NH bán lẻ đa năng trên địa bàn tỉnh. Do vậy, nhóm khách hàng trọng tâm mà PGD hướng đến là các DN nhỏ và vừa, các KHCN, hộ kinh doanh cá thể, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sau 6 năm hoạt động, bằng chính sự quyết tâm phấn đấu và nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên, PGD Bình Long đã từng bước củng cố ổn định, phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng kể: là PGD có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực miền Đông Nam Bộ (xếp 16 loại là một trong những PGD đầu đàn khu vực) và được khách hàng đánh giá là một trong những NH có cung cách phục vụ tốt nhất địa phương. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức Căn cứ quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch và PGD tiềm năng được Hội đồng quản trị ban hành gồm: Bộ phận kinh doanh, Bộ phận kế toán và quỹ, Bộ phận hành chánh được thể hiện qua sơ đồ sau: Trưởng PGD Phó PGD Bộ phận kinh doanh Bộ phận hành chánh Bộ phận kế toánngân quỹ Nguồn: Phòng kế toán PGD Bình Long Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của PGD Sacombank Bình Long 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 3.2.3.1 Trưởng PGD - Trưởng PGD trực tiếp điều hành hoạt động của PGD theo đúng pháp luật của Nhà nước, theo các quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. - Trưởng PGD được ủy quyền ký các văn bản liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. - Thực hiện thỉnh thị ý cấp trên bằng văn bản khi giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền quyết định của mình. 17 - Được quyền ký các hợp đồng liên quan đến tiền gửi, cấp tín dụng và các văn bản chứng từ khác theo quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. - Trưởng PGD chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, ban Tổng Giám đốc, Giám đốc sở giao dịch hoặc Giám đốc chi nhánh mà PGD phụ thuộc về các quyết định và ý kiến đề xuất trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động của PGD do mình phụ trách. 3.2.3.2 Phó PGD - Phó PGD là người trợ giúp cho trưởng PGD trong công tác điều hành và được trưởng PGD ủy quyền một số hoạt động của PGD theo quy định của NH TMCP Sài Gòn thương Tín. - Phó PGD chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước trưởng PGD về mọi quyết định và ý kiến đề xuất của mình trong việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công. 3.2.3.3 Bộ phận kinh doanh - Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu. - Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh. - Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý tài sản đảm bảo của khách hàng. - Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh. Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ. - Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của NH đến khách hàng. - Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm. - Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố. - Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn. - Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của NH. 18 - XD kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc khu vực các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác. - Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. - Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. - Quản lý danh mục thu nợ và tình hình thu hồi nợ. - Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. 3.2.3.4 Bộ phận hành chánh - Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. - Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của PGD. - Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại PGD. - Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt. - Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc. - Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của NH và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố. - XD kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng cơ cấu nhân sự và kết quả định biên của PGD. - Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại PGD. - Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ phép,… tại PGD. 3.2.3.5 Bộ phận kế toán và ngân quỹ - Thiết lập, lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ theo quy định của NHNN. - Kiểm tra chứng từ gốc, lập chứng từ kế toán, nhập số liệu kế toán một cách chính xác và truyền số liệu về chi nhánh trong ngày để hạch toán. - Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước theo quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. 19 - Theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các khoản thu nhập, chi phí và tham mưu cho trưởng PGD các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho PGD. - Thực hiện việc thu, chi, kiểm đếm tiền mặt, vàng, các loại séc đưa vào PGD một cách chính xác tuyệt đối và kiểm quỹ cuối ngày. - Thực hiện nghiêm túc an toàn giao dịch, an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. - Tổ chức giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, cất giữ hồ sơ thế chấp, cầm cố theo đúng quy định. - Dự trù các khoản chi tiêu nội bộ, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, tạm ứng theo quy định của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. - Quản lý kho quỹ. - Bảo quản và sử dụng con dấu của PGD theo đúng quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng PGD giao. 3.2.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 3.2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 NH thương mại bản chất cũng là một doanh nghiệp nhưng kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt hơn, đó là “quyền sử dụng vốn”. Vì thế, mục tiêu hoạt động cuối cùng của NH là tạo ra lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất và đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Các NH trong nước ta cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, biến động, nợ xấu tăng cao trong năm 2011, 2012, điều đó cũng gây trở ngại đến hoạt động kinh doanh của PGD Sacombank Bình Long. Với những nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân viên PGD đã vượt qua những thách thức và đạt được kết quả rất khả quan. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, cụ thể như sau: a) Thu nhập Thu nhập của PGD được tạo ra từ thu nhập lãi và thu từ hoạt động ngoài lãi bao gồm dịch vụ và hoạt động khác. Nhìn chung, ta thấy thu nhập của PGD Sacombank Bình Long liên tục tăng qua các năm và chủ yếu nguồn thu nhập 20 là từ hoạt động cho vay (91,36% năm 2010, 91,22% năm 2011 và 87,44% năm 2012). Mặc dù, thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi có tốc độ tăng nhanh hơn. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy PGD không chỉ chú trọng đến nghiệp vụ truyền thống của NH là huy động và cho vay mà còn đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ để đem lại nguồn thu cao hơn và ít rủi ro hơn cho NH. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long giai đoạn 20102012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 28.862 37.097 41.280 8.235 28,53 4.183 11,28 - Thu nhập từ lãi 26.367 33.840 36.095 7.473 28,34 2.255 6,66 5.185 762 30,54 1.928 59,20 2. Chi phí 23.654 30.974 33.790 7.320 30.95 2.816 9,09 - Chi phí lãi 18.982 24.967 26.877 5.985 31,53 1910 7,65 - Thu nhập ngoài lãi 2.495 3.257 - Chi phí ngoài lãi 4.672 6.007 6.913 1.335 28,57 906 15,08 3. Lợi nhuận 5.208 6.123 7.490 915 17,57 1.367 22,33 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Sacombank Bình Long qua ba năm 2010, 2011, 2012. Năm 2011, tổng thu nhập của PGD tăng 8.235 triệu đồng tương đương tăng 28,53% so với năm 2011. Đạt được kết quả trên là do sự gia tăng của dư nợ cho vay vào năm 2011 để đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh, nông dân, tiểu thương chợ,… làm cho nguồn thu từ lãi tăng 28,34% so với năm 2010. Một lý do khác làm cho thu nhập tăng là do đầu năm 2011 mức lãi suất vẫn còn ở mức huy động cao nên mặt bằng lãi suất cho vay cũng cao. Nguồn thu nhập ngoài lãi năm 2011 cũng tăng 30,54% so với năm 2010 là do thu phí dịch vụ tăng nhanh nhờ sự gia tăng số lượng thẻ tín dụng và thẻ thanh toán đến với khách hàng và có thêm nhiều hoạt động kinh doanh được PGD thực hiện như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ ngân quỹ, … 21 Năm 2012 Năm 2011 8,64 Năm 2010 % 8,78% 12,56% 91,36 % 91,22 % Thu từ lãi 87,44% Thu ngoài lãi Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Bình Long ba năm 2010, 2011, 2012 Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 Năm 2012, tổng thu nhập vẫn tăng nhưng tốc độ tăng là 11,28% so với năm 2011 thấp hơn tốc độ tăng của năm trước. Thu nhập từ lãi có xu hướng tăng nhưng tăng chậm so với năm 2011 là ảnh hưởng của việc giảm lãi suất cho vay vào năm 2012 NHNN đã 6 lần thay đổi giảm lãi suất cho vay và huy động làm cho thu nhập từ lãi của PGD giảm trong khi dư nợ vẫn tăng. Khác với thu nhập từ lãi, nguồn thu ngoài lãi năm 2012 của PGD có tốc độ tăng cao tăng 59,20% so với năm 2011, góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập. Đạt được điều đó là do PGD Bình Long đã nỗ lực từng bước chuyển dịch hoạt động kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hiện đại, phát triển mảng bán lẻ, cung ứng các sản phẩm dịch vụ với giá thành hợp lý cùng với việc tiếp tục mở rộng thị trường thẻ thanh toán và thẻ tín dụng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, PGD đã làm tốt khâu chăm sóc khách hàng, nhất là đội ngũ giao dịch viên và bộ phận ngân quỹ thực hiện tốt cho nên thời gian cũng như thủ tục chuyển tiền khi khách hàng đến giao dịch được rút ngắn, vì thế lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều nên khoản thu về dịch vụ tăng. b) Chi phí Chi phí hoạt động của PGD qua các năm cũng liên tục tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập. Về cơ cấu chi phí bao gồm hai bộ phận là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Khoản chi chủ đạo mà PGD phải trả là chi phí lãi, chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của PGD qua các năm (khoảng 80%) nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ trọng của thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập. Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PGD qua ba năm 2010-2012 nhận thấy tổng chi phí gia tăng mạnh nhất vào năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chi phí năm 2011 tăng 30,95% so với năm 2010 là do sự gia tăng của chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Khoản chi cho chi phí lãi tăng do ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng nhiều khách hàng có xu hướng tích trữ vàng hơn là gởi tiết 22 kiệm tại NH, vì thế NH muốn huy động được nguồn vốn từ dân cư thì phải tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Mặt khác, vào năm 2011 có một số NH mới thành lập trên địa bàn thị xã huy động vốn với lãi suất cao nhằm thu hút các khách hàng mới và quảng bá thương hiệu đến với khách hàng nên buộc PGD cũng phải tăng lãi suất theo để có thể giữ chân các khách hàng cũ, mở rộng thêm hệ khách hàng mới. Chi phí ngoài lãi cũng tăng cao trong năm 2011 là do đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại vào trụ sở mới cũng làm đẩy tổng chi phí tăng cao. Năm 2012, chi phí tiếp tục tăng 2.816 triệu đồng tương đương tăng 9,09% so với năm 2011. Chi phí lãi năm 2012 tăng 7,65% so với năm 2011 là do chính sách điều chỉnh hạ lãi suất, thắt chặt tiền tệ của NHNN đến ngày 11/06/2012 trần lãi suất huy động VNĐ chỉ còn 9% làm cho chi phí trả lãi có tốc độ tăng chậm trong khi vốn huy động vẫn tăng. Chi phí ngoài lãi năm 2012 tăng 15,08% so với năm 2011 là do PGD vẫn tiếp tục đầu tư sửa sang, mua sắm máy móc, thiết bị cho trụ sở mới đi vào hoạt động. Mặt khác, hội đồng xét lương cũng đưa ra những tiêu chí xét hệ số lương khuyến khích để tạo động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành vượt mức kế hoạch công việc được giao trong thời điểm tình hình chung khó khăn đối với ngành NH. c) Lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Phân tích chung tình hình lợi nhuận để nhằm đánh giá sự biến động của NH, của từng bộ phận lợi nhuận kỳ này so với kỳ trước để tìm ra biện pháp khắc phục các mặt yếu kém, phát huy các mặt mạnh góp phần làm cho NH hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Từ bảng 3.1 và hình 3.3, ta thấy hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long có hiệu quả thể hiện qua việc lợi nhuận liên tục tăng trong thời gian qua và tăng mạnh vào năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận đạt 5.208 triệu đồng vào năm 2010. Sang đến năm 2011, lợi nhuận đạt 6.123 triệu đồng tăng 17,57% so với năm 2010. Mặc dù, đây là năm đầy thách thức đối với ngành NH nói chung và PGD Bình Long cũng gặp phải nhiều trở ngại khi chi phí có tốc độ tăng nhanh hơn thu nhập nhưng với cố gắng, nỗ lực của toàn thể nhân viên nên lợi nhuận vẫn tăng. Năm 2012, lợi nhuận đạt 7.490 triệu đồng tức tăng 22,33% là do công tác quản lý chi phí thực hiện tốt nên tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập làm cho tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn so với năm trước. 23 triệu đồng 41.280 45000 37.097 40000 35000 30000 33.790 30.974 28.862 23.654 25000 20000 15000 7.490 6.123 5.208 10000 5000 0 2010 2011 Thu nhập Chi phí 2012 Năm Lợi nhuận Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long năm 2010-2012 Trong những năm kinh tế nhiều biến động, các NH phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đạt được những kết quả khả quan trên cho thấy PGD đã chú trọng việc quản lý chi phí, mở rộng hoạt động cho vay, liên tục đổi mới, giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của KH, đặc biệt là dịch vụ thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ. Cùng với những chính sách ứng phó kịp thời, uy tín, kinh nghiệm lãnh đạo và tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của tập thể nhân viên, tận dụng lợi thế của điều kiện kinh tế-xã hội thị xã Bình Long giúp PGD vượt qua những thử thách và nâng cao vị thế trước sự cạnh tranh gay gắt của các NH thuộc hệ thống khác trên địa bàn để hoạt động kinh doanh hiệu quả. 3.2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 Bước vào giai đoạn 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh của PGD đạt được kết quả khá tốt với sự tăng trưởng của thu nhập, chi phí và lợi nhuận so với cùng kỳ trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn đang từng bước khởi sắc, lạm phát vẫn cao. Cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh trong sáu tháng đầu năm của PGD được thể hiện trong bảng sau. 24 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Sacombank Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2013 so với 2012 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Thu nhập 19.204 23.285 4.081 21,25 - Thu nhập từ lãi 16.325 19.678 3.653 20,54 2.879 3.607 428 25,29 2. Chi phí 16.572 19.650 3.078 18,57 - Chi phí lãi 12.950 14.870 1.920 14,83 - Chi phí ngoài lãi 3.622 4.780 1.158 31,97 3. Lợi nhuận 2.632 3.635 1.003 38,11 - Thu nhập ngoài lãi Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 a) Thu nhập Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của PGD là khá tốt, thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm trước. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng thu nhập đạt 23.285 triệu đồng tăng 4.081 triệu đồng (tương đương tăng 21,25%) so với sáu tháng đầu năm 2012. Trong đó, thu nhập từ lãi sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với sáu tháng đầu năm 2012 nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với thu nhập ngoài lãi. Điều này cho thấy, mặc dù thu nhập từ lãi luôn giữ vai trò chủ đạo trong tổng thu nhập nhưng có tỷ trọng giảm đi trong tổng thu nhập là do PGD đã tiếp tục chú trọng phát triển nhiều SPDV, tiện ích cho khách hàng vì đây là nguồn thu nhập mang lại giá trị gia tăng cao hơn và ít rủi ro hơn nhiều so với hoạt động tín dụng cho PGD nên không chỉ Sacombank mà rất nhiều các NH khác đã và đang khai thác, mở rộng từ nguồn thu này. b) Chi phí Để đem lại nguồn thu nhập cao hơn chi phí ắt hẳn cũng phải đưa ra nhiều hơn. Cụ thể, tổng chi phí sáu tháng đầu năm 2013 tăng 3.078 triệu đồng tức tăng 18,57% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí lãi tăng là do dư nợ tăng nhưng do mặt bằng chung lãi suất cho vay được Nhà nước quy định ở mức 25 7%/năm nên sáu tháng đầu năm 2013 chi phí chỉ tăng 14,83% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí ngoài lãi sáu tháng đầu năm 2013 lại gia tăng mạnh hơn so với sáu tháng đầu năm 2012 là do chi phí quảng cáo, chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn, mở rộng các hoạt động dịch vụ tăng và dự phòng rủi ro tín dụng cũng gia tăng làm đẩy nhanh tốc độ tăng của chi phí ngoài lãi. c) Lợi nhuận Do tốc độ tăng của tổng thu nhập cao hơn so với tốc độ tăng của tổng chi phí nên lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2013 đã tăng lên mạnh đạt được 3.635 triệu đồng, tăng 38,11% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là một tín hiệu rất khả quan trong hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long là sự khích lệ đối với toàn thể nhân viên trong tình hình kinh tế nhiều biến động và sự cạnh tranh của các NH khác. 26 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của các NHTM và các DN phi tài chính là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còn các DN khác phần lớn hoạt động dựa trên nguồn vốn tự có. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM, vốn là một yếu tố hết sức quan trọng vì nó quyết định đến khả năng hoạt động và mở rộng kinh doanh. Với chức năng là trung gian tài chính, NHTM là nơi đi vay để cho vay hay nguồn vốn huy động được lại là nguồn để các DN, hộ kinh doanh đang thiếu vốn đi vay nhằm điều hòa hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động không những giúp cho NH bù đắp được những thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn để kinh doanh mà thông qua huy động vốn, NH có thể nắm bắt được điều kiện kinh tế của người dân, trên cơ sở đó có thể đưa ra các chiến lược cho vay thích hợp và cung cấp các dịch vụ tài chính ngược trở lại một cách có hiệu quả. Vì thế, huy động vốn không chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với bản thân NHTM mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Cũng như các NHTM đang hoạt động trên thị xã Bình Long, để đáp ứng được nguồn vốn cho sự phát triển của nền kinh tế địa bàn thì công việc tạo lập vốn luôn được PGD Bình Long chú trọng hàng đầu. Trong điều kiện thị xã mới vừa được chia tách và thành lập thì nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể cũng ngày càng cao và đời sống của người dân cũng ngày được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên nên PGD Bình Long cũng không ngừng tăng cường công tác huy động vốn từ nguồn nhàn rỗi của người dân để có thể đáp ứng cho vay, đem lại lợi nhuận cho PGD. Qua bảng số liệu 4.1, ta nhận thấy qua ba năm 2010-2012, PGD hoạt động hoàn toàn dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng và không nhận vốn điều chuyển từ Hội sở. Vốn huy động của PGD bao gồm tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi không kỳ hạn. Đây là một kết quả đáng được khen ngợi đối với PGD, cho thấy công tác huy động vốn đã được thực hiện tốt. Điều này giúp PGD có thể tiết kiệm được chi phí trả lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh vì lãi suất từ vốn điều chuyển phải chịu bằng với lãi suất huy động bình quân 27 tại thời điểm nhận vốn điều chuyển và thường cao hơn lãi suất huy động từ khách hàng của PGD. Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Chênh lệch 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % -13.321 -3,41 55.335 14,67 11.266 -136 -1,43 1.890 20,16 - Tiền gửi CKH 380.908 367.723 421.168 -13.185 -3,46 53.445 14,53 Tổng nguồn vốn 390.420 377.099 432.434 -13.321 -3,41 55.335 14,67 Vốn huy động - Tiền gửi KKH 390.420 377.099 432.434 9.512 9.376 Số tiền Nguồn: Phòng Kế toán PGD Bình Long Nhìn chung, nguồn vốn huy động của PGD Bình Long trong ba năm qua 2010-2012 có nhiều biến động. Năm 2011, vốn huy động của PGD giảm 13.321 triệu đồng tương đương giảm 3,41% so với năm 2010. Sự sụt giảm này cũng theo chiều hướng biến động của nền kinh tế sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên huy động vốn từ các cá nhân và các DN cũng giảm. Cuộc chạy đua lãi suất giữa các NH trên địa bàn diễn ra gay gắt cũng là yếu tố làm cho việc huy động vốn của PGD gặp nhiều thách thức. Trong khi cơn sốt giá vàng đang diễn ra, giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03 tháng 03 năm 2011 quy định mức lãi suất trần huy động đối với đồng là 14%/năm vì thế một phần vốn nhàn rỗi trong dân cư đã chuyển dần sang đầu tư vào các lĩnh vực khác do lãi suất tiết kiệm nhận được trở nên kém hấp dẫn hơn trong lúc lạm phát có xu hướng tăng cao. Đặc biệt, vào cuối năm thị trường vàng biến động mạnh và tâm lý người dân thích mua vàng để dự trữ chuẩn bị cho dịp Tết càng kích thích người dân mua vàng nhiều hơn là gởi tiết kiệm. Trong những tháng cuối năm, tiền gởi bằng VNĐ của các DN và cá nhân chỉ đạt mức thấp vì nhu cầu sử dụng vốn để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết của các tăng cao và nhu cầu sắm sửa, chi tiêu chuẩn bị đón Tết của người dân cũng tăng lên. Năm 2012, công tác huy động vốn của PGD được thực hiện tốt hơn và đạt được kết quả cao nhất trong ba năm. Vốn huy động của PGD tăng 55.355 triệu đồng hay tăng 14,67% so với năm trước. Mặc dù, lãi suất huy động đã 28 % giảm so với năm 2011 nhưng tình hình kinh tế đã dần được phục hồi và lạm phát được kiềm chế, thu nhập và niềm tin của khách hàng vào kênh huy động của NH đã tăng trở lại nên diễn biến vốn huy động thay đổi theo hướng tích cực. Đạt được kết quả này, PGD Bình Long đã không ngừng đưa vào thực hiện các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân khúc khách hàng. PGD Bình Long có nghiệp vụ huy động vốn mạnh do thực hiện theo chủ trương của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín trong mục tiêu hướng tới là NH bán lẻ hiện đại, có những chương trình nhằm mục tiêu thu hút tiền gởi của người dân, đặc biệt là việc triển khai nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng “Gửi tiền trúng liền”, “Cào trúng ngay”, “Nhận quà ngay-Quay trúng lớn” với thẻ cào cùng các phần quà hấp dẫn và cơ hội quay xe trúng thưởng vàng, xe máy, laptop, máy tính bảng, điện thoại và phiếu ưu đãi sử dụng sản phẩm dịch vụ với giá trị giải thưởng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Cuối năm, để hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 21 năm ngày thành lập của Sacombank (21/12/1991-21/12/2012) , PGD Bình Long cũng áp dụng chương trình “Sinh nhật vui-Ưu đãi lớn” đối với khách hàng tham gia Tiền gửi đa năng để tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân. Mặt khác, năm 2012 nền kinh tế đã có sự khởi sắc nên nguồn tiền gởi để thanh toán của các DN cũng gia tăng. Bên cạnh nhiều ưu đãi và quà tặng thiết thực, PGD Bình Long còn tăng cường công tác chăm sóc khách hàng như thái độ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp, luôn tìm hiểu và nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng để có sự điều chỉnh để phát huy các thế mạnh và khắc phục những thiếu sót nhằm giữ vững hệ khách hàng, bảo đảm nguồn vốn huy động cho PGD.  Tiền gửi không kỳ hạn Qua bảng số liệu 4.1, ta thấy khoản mục tiền gửi không kỳ hạn có sự biến động nhẹ qua ba năm 2010-2012. Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn giảm 1,43% so với năm 2010 vì theo những diễn biến xấu của nền kinh tế, các DN ở địa bàn thị xã cũng không tránh khỏi những khó khăn dẫn đến việc thanh toán giữa các DN cũng diễn ra chậm hơn và ít hơn. Sang năm 2012, kinh doanh của các DN có phần ổn định hơn nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các khách hàng cá nhân như hộ cá thể kinh doanh, chủ cửa hàng, tiểu thương cũng dùng phần tiền nhàn rỗi trong để sinh lời và thanh toán cùng với việc thẻ ATM được phát hành nhiều hơn nên lượng tiền gửi không kỳ hạn này lại tăng lên nhanh so với năm 2011. Hoạt động kinh doanh thẻ của PGD Bình Long ngày càng được mở rộng, tài khoản thanh toán cho DN và thẻ ATM được các khách hàng cá nhân sử dụng ngày càng gia tăng với nhiều tiện ích cũng đã đưa lượng vốn huy động không kỳ hạn này tăng. 29  Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn giảm vào năm 2011 là do lạm phát gia tăng, lãi suất huy động giảm, diễn biến giá vàng trên thị trường tăng cao ảnh hưởng đến tâm lý người dân, hấp dẫn một số ít khách hàng cá nhân gởi tiền kỳ hạn ngắn chuyển sang kênh đầu tư vàng. Tuy nhiên, đến năm 2012 tiền gởi này lại tăng lên vì người dân quen dần với mức lãi suất mới và quay lại chọn kênh an toàn gửi tiền với rủi ro thấp. Một lý do khác dẫn đến lượng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng là do công tác huy động vốn theo chỉ thị chung của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đã được ban lãnh đạo PGD Bình Long thực hiện tốt với đội ngũ nhân viên phong cách phục vụ chu đáo, tận tình tạo ấn tượng tốt với khách hàng khi đến giao dịch đã giữ được hệ khách hàng cũ và không ngừng tuyên truyền các sản phẩm đến người dân để tìm kiếm khách hàng mới. Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền 2012 2013 322.508 385.480 62.972 19,53 - Tiền gửi KKH 6.702 8.097 1.395 20,81 - Tiền gửi CKH 315.806 377.383 61.577 19,50 Tổng nguồn vốn 322.508 385.480 62.972 19,53 Vốn huy động % Nguồn: Phòng Kế toán PGD Bình Long Bước vào sáu tháng đầu năm 2013, PGD Bình Long vẫn giữ được thế chủ động trong việc huy động vốn và không nhận vốn điều chuyển từ Hội sở. Từ bảng số liệu 4.2, nhận thấy vốn huy động vẫn là nhận từ tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn. Sáu tháng đầu năm 2013, vốn huy động tăng 62.972 triệu đồng tương đương tăng 19,53% so với sáu tháng đầu năm 2012. Đây là một tín hiệu tốt trong công tác huy động của PGD vì trước tình hình NHNN quy định giảm trần lãi suất huy động ngày càng thấp làm cho lãi tiền gởi trở nên kém hấp dẫn hơn nhưng lượng vốn mà PGD huy động được trong sáu tháng đầu năm 2013 lại tăng nhanh. Nguyên nhân là do nền kinh tế đầu năm 2013 có chiều hướng bình ổn hơn vì thế hoạt động của các DN có hiệu quả, tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm trước nên lượng tiền gửi để thanh toán đáp ứng nhu cầu cho việc thanh toán giữa các bên mua bán cũng tăng. Vốn huy động tăng cũng là do kinh tế thị xã Bình Long đầu năm 2013 ngày càng 30 phát triển, người dân có thu nhập cao hơn, khoản tiền nhàn rỗi chưa cần dùng đến trong khi kênh đầu tư vàng và đô la Mỹ có nhiều biến động thì người dân có xu hướng chọn kênh an toàn là gởi tiết kiệm NH vì tính ổn định, lâu dài, ít rủi ro hơn và có thể dự đoán được khoản tiền lãi trong tương lai. Điều này cũng cho thấy PGD Bình Long đã không ngừng cố gắng quảng bá thương hiệu của Sacombank đến với người dân thông qua các chương trình từ thiện, phúc lợi xã hội như trao học bổng “Ươm mầm cho những ước mơ” đến với các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn thuộc các trường trên địa bàn thị xã Bình Long, qua đó giới thiệu hình ảnh của PGD Bình Long và nâng cao niềm tin cho khách hàng khi chọn gửi tiền đầu tư.  Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn sáu tháng đầu năm 2013 vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn huy động nhưng có bước tăng mạnh so với sáu tháng đầu năm 2012. Lý giải cho sự gia tăng trên là do PGD Bình Long đã tiếp tục phát triển dịch vụ thanh toán và dịch vụ thẻ đối với khách hàng DN và cá nhân, số lượng thẻ phát hành gia tăng và dịch vụ thẻ liên kết với nhiều tổ chức kinh tế, do đó khi giao dịch trong quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, tiện lợi. Mặt khác, khi các DN đến vay vốn PGD cũng yêu cầu và khuyến khích mở tài khoản cho DN để trả lãi cho NH bằng hình thức chuyển khoản đẩy lượng tiền gửi không kỳ hạn này tăng lên nhanh chóng.  Tiền gửi có kỳ hạn Sáu tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi này tăng 19,50% so với năm 2011 vì PGD đã thực hiện thành công chương trình “Hè rộn ràng-Ngàn niềm vui” của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín từ ngày 08/04/2013 đến ngày 30/06/2013 ưu đãi bốc thăm may mắn và tham gia chương trình quay số trúng thưởng đối với các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm. 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Mặc dù, PGD Bình Long đang thực hiện theo định hướng của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chuyển dịch cơ cấu phát triển hoạt động thanh toán, dịch vụ hướng tới thành NH bán lẻ đa năng hiện đại nhưng nghiệp vụ cho vay truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo đem lại nguồn thu nhập chính và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của PGD. Vì vậy, việc phân tích tình hình tín dụng chung của PGD thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ rất quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng vốn của PGD. Hoạt động tín dụng của PGD Bình Long chủ yếu hướng đến đối 31 tượng là các DN nhỏ và vừa đang kinh doanh trên địa bàn thị xã và hệ KHCN. Cụ thể, tình hình hoạt động tín dụng của PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 được thể hiện trong những bảng 4.3 và 4.4 bên dưới: 4.2.1 Doanh số cho vay Từ bảng số liệu 4.3 và 4.4 trên ta thấy, doanh số cho vay của PGD có xu hướng tăng qua các năm 2010-2011 nhưng tốc độ tăng không ổn định. Năm 2011, doanh số cho vay chỉ tăng 0,83% so với năm 2010 là do lãi suất huy động trên thị trường biến động tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng lên. Cho vay các DN trên địa bàn thị xã Bình Long chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, vì thế trong điều kiện kinh tế khó khăn nên kinh doanh không được hiệu quả như năm trước, một số hộ sản xuất bị thua lỗ họ đi vay ít hơn vì có tâm lý sử dụng nguồn vốn sẵn có kinh doanh để tiết kiệm cho việc chi trả chi phí lãi vay và không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2012, doanh số cho vay có tiến triển hơn tăng 17,08% so với năm 2011. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2012, nhằm hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tháo gỡ khó khăn cho các DN và các hộ sản xuất kinh doanh dễ tiếp cận nguồn vốn, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đã triển khai hơn 20 gói nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi trị giá 13.450 tỷ đồng và 18 triệu USD vì thế PGD Bình Long cũng mở rộng cho vay đối với các khách hàng DN và hộ kinh doanh nhiều hơn. Cùng với điều kiện kinh tế đang hồi phục, lãi suất bình ổn và giảm so với năm trước, các khách hàng cá nhân cũng có nhu cầu đi vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mở rộng kinh doanh góp phần làm cho doanh số cho vay tăng. Đây cũng là lý do doanh số cho vay sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng 14,07% so với cùng kỳ năm trước. Thị xã Bình Long là một thị xã mới được chia tách và thành lập vào cuối năm 2009 vì thế tiềm năng phát triển là rất lớn. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhanh và mạnh theo quy định của NHNN cùng với các chính sách hỗ trợ lãi suất góp phần bình ổn giá thị trường, kích cầu tiêu dùng, nguồn vốn vay đến với hệ khách hàng DN và hộ kinh doanh cá thể dễ hơn, hệ KHCN cũng ngày được PGD chú trọng mở rộng. DN, các hộ kinh doanh từng bước được phục hồi và có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. 32 Bảng 4.3: Tình hình tín dụng tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Chênh lệch 2011 2011 so với 2010 2012 Số tiền 2012 so với 2011 Số tiền % % 1. DSCV 290.400 292.822 342.843 2.422 0,83 50.021 17,08 - Cá nhân 241.237 250.340 291.969 9.103 3,77 41.629 16,63 50.874 -6.681 -13,59 8.392 19,75 - DN 49.163 42.482 2. DSTN 268.862 266.940 326.730 -1.922 -0,71 59.790 22,40 - Cá nhân 235.643 231.684 280.073 -3.959 -1,68 48.389 20,89 46.657 2.037 6,13 11.401 32,34 - DN 33.219 35.256 3. Dư nợ 162.742 188.624 204.737 25.882 15,90 16.113 8,54 - Cá nhân 117.382 136.038 147.934 18.656 15,89 11.896 8,74 7.226 15,93 4.217 8,02 - DN 45.360 52.586 56.803 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Bảng 4.4: Tình hình tín dụng tại PGD Bình Long sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền 2013 % 1. DSCV 182.436 208.108 25.672 14,07 - Cá nhân 156.861 178.980 22.119 14,10 - DN 25.575 29.128 3.553 13,89 DSTN 171.929 195.356 19.427 11,30 - Cá nhân 149.419 171.236 21.817 14,60 - DN 22.510 24.120 1.610 7,15 Dư nợ 199.131 217.489 18.358 9,92 - Cá nhân 143.480 155.678 12.198 8,50 55.651 61.811 6.160 11,07 - DN Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 33 4.2.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ có sự biến động không theo cùng một xu hướng nhưng tương đối cũng đạt được hiệu quả nhất định. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ giảm 0,71% so với năm 2010. Sự sụt giảm này là do nền kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn với tình trạng lạm phát cao và lãi suất biến động, chăn nuôi và trồng trọt của người dân trên địa bàn thị xã cũng chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, mất mùa và rớt giá. Các hộ kinh doanh cá thể chăn nuôi bị thua lỗ, các DN vừa và nhỏ xuất khẩu điều, cao su, hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng như điều, mủ cao su, hồ tiêu gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu vì thế việc thu nợ đúng chưa được thực hiện đúng như theo hợp đồng làm cho doanh số thu nợ giảm. Sang năm 2012, công tác thu nợ được PGD thực hiện tốt hơn nhờ có sự quản lý chặt chẽ của Ban lãnh đạo PGD, sự nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên trong công tác thu hồi nợ cùng với việc nền kinh tế có nhiều chuyển biến tốt nhờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Chính quyền địa phương các DN và hộ kinh doanh cá thể đã dần có những kết quả khả quan hơn nên việc cũng gia tăng xoay đồng vốn để trả nợ cho PGD cũng tăng. Đây cũng là lý do doanh số cho vay sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với sáu tháng đầu năm 2012. 4.2.3 Dư nợ Qua ba năm 2010-2012, dư nợ cho vay của PGD đều tăng nhưng mức tăng không đồng đều. Trong ba năm, dư nợ năm 2011 có xu hướng tăng lên mạnh nhất, tăng 15,90% so với năm 2010. Điều này là do doanh số cho vay năm 2011 vẫn tăng so với năm 2010 nhưng công tác thu hồi nợ năm 2011 gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh số thu hồi nợ giảm làm cho tốc độ dư nợ tăng nhanh hơn. Năm 2012, kinh tế có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn, doanh số thu nợ tăng cùng với tốc độ của doanh số cho vay nên dư nợ không tăng cao mà có xu hướng ổn định. Bước sang sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ tăng 18.358 triệu đồng tương đương tăng 9,92% so với cùng kỳ năm 2012. 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 4.3.1 Doanh số cho vay cá nhân Doanh số cho vay cá nhân phản ánh số tiền mà NH đã cho khách hàng vay trong một thời kỳ. Từ khi thành lập theo định hướng trở thành NH bán lẻ đa năng, hiện đại cùng với đặc điểm kinh tế của thị xã là kinh doanh buôn bán chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể và một số các DN vừa và nhỏ thì PGD đã đặt 34 mục tiêu chú trọng đến hệ KHCN. Sau khi cắt giảm lượng tín dụng đối với các DN làm ăn không hiệu quả thì doanh số cho vay đối với KHCN ngày càng tăng. Đây là mảng tín dụng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của PGD. Từ hình 4.1 ta thấy, nhìn chung doanh số cho vay có quy mô tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay tăng 3,77% so với năm 2010. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng thấp vì do ảnh hưởng của lãi suất, lạm phát và kinh tế gặp nhiều khó khăn nên lượng khách hàng đi vay và khả năng cho vay của PGD có giảm so với năm 2010. Sang năm 2012, lượng vốn đến với KHCN có chiều hướng gia tăng và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 thì xu hướng này vẫn được duy trì. Điều này cho thấy PGD hoạt động có hiệu quả trong việc đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Triệu đồng 350.000 291.969 300.000 250.000 241.237 250.340 178.980 200.000 156.861 150.000 100.000 50.000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Doanh số cho vay Nguồn: Số liệu tổng hợp tử Phòng kinh doanh PGD Bình Long qua ba năm 2010, 2011, 2012 Hình 4.1 Doanh số cho vay cá nhân của PGD Bình Long giai đoạn 2010-2012 4.3.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn Nhìn chung, công tác đưa nguồn vốn đến với người dân được PGD thực hiện tốt thể hiện qua việc doanh số cho vay cá nhân đều tăng qua các năm. 35  Doanh số cho vay ngắn hạn Từ bảng 4.7 và 4.8 cho thấy qua các năm, doanh số cho vay KHCN ngắn hạn đều có diễn biến tăng cho thấy quy mô tín dụng của PGD ngày càng được mở rộng. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 3,77% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay có tốc độ tăng nhanh hơn, tăng 16,63% so với năm 2011. Điều này cho thấy cho vay KHCN của PGD là tương đối ổn định trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động. Bước sang sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn có chiều hướng tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do PGD đã không ngừng mở rộng cho vay hướng đến nhiều đối tượng với lãi suất ưu đãi cho các khoản vay ngắn hạn, đặc điểm của các đối tượng vay vốn cá nhân đa số là các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ lẻ, nhà nông và cá nhân mục đích đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh tạm thời thiếu hụt trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nên nhu cầu các khoản vay ngắn hạn gia tăng. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với trung và dài hạn, luôn ở mức trên 97,99% từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của PGD chủ yếu là từ tiền gửi huy động ngắn hạn nên PGD ưu tiên cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, hạn chế rủi ro và dễ dàng kiểm soát các khoản vay trên hồ sơ tín dụng của khách hàng hơn. Hơn nữa, tâm lý người dân khi đi vay thường không mong muốn các khoản vay của họ phải kéo dài quá lâu sẽ tốn thêm chi phí, họ muốn vay ngắn hạn vì lãi suất thấp hơn so với trung và dài hạn. Bảng 4.5: Doanh số cho vay cá nhân tại PGD Bình Long qua 3 năm 20102012 ĐVT: triệu Đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2010 2011 Số tiền - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Tổng 236.364 246.430 287.044 10.066 3.910 4.925 -963 241.237 250.340 291.969 9.103 4.873 2012 so với 2011 2012 (%) 4,26 40.614 -19,76 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 36 Số tiền (%) 16,48 1.015 25,96 3,77 41.629 16,63 Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu Đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền 2012 2013 % 154.011 175.490 21.479 13,95 2.850 3.490 640 22,46 156.861 178.980 22.119 14,10 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long  Doanh số cho vay trung và dài hạn Khác với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn lại có sự biến động khác nhau qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 19,76% so với năm 2010. Lý giải cho sự sụt giảm trên là do năm 2011, lãi suất biến động mạnh, giá vàng tăng mạnh trên thị trường nên nguồn vốn huy động giảm so với năm trước. Đối tượng cho vay trung và dài hạn của PGD chủ yếu là mục đích chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS và cho vay mua nhà và một số hộ sản xuất kinh doanh vay theo kỳ hạn dài. Năm 2011, là năm đầy khó khăn, lãi suất tăng cao nên người dân không muốn phải trả lãi vay với chi phí cao nên có xu hướng vay kỳ hạn ngắn hơn. Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro trong năm 2011, PGD cũng hạn chế cho vay đối với trung và dài hạn. Đến năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn lại tăng so với năm 2011. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng nhanh so với sáu tháng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đã thực hiện chương trình ưu đãi cho vay đối với các KHCN mua, XD, sửa chữa BĐS với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn lên đến 1 năm. PGD Bình Long cũng đã thực hiện triển khai và nhiều khách hàng có nhu cầu vay mua, XD, sửa chữa nhà nhiều hơn. Cùng với việc một số hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng kinh doanh, lãi suất có phần bình ổn hơn nên họ đi vay với kỳ hạn dài hơn. Vì thế, doanh số cho vay trung và dài hạn của PGD tăng lên đáng kể. 37 4.2.1.2 Doanh số cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm Theo bảng 4.7 và 4.8, ta thấy cơ cấu doanh số cho vay của NH, khoản mục cho vay SXKD khác chiếm tỷ trọng cao nhất luôn ở mức trên 67% trong tổng doanh số cho vay cá nhân từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, trong khi khoản mục cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất không quá 0,3% trong tổng doanh số cho vay cá nhân. Do đặc điểm kinh tế thị xã Bình Long chủ yếu là kinh tế cá thể, hộ gia đình và từ khi thị xã thành lập kinh tế trên đà phát triển hơn vì thế nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng gia tăng. Cho vay CBNV và cho vay người thân CBNV Sacombank chủ yếu là cho vay tín chấp, vì không có TSBĐ nên khoản vay này luôn được NH xét duyệt rất kĩ trước khi cho vay vì thế mặc dù doanh số cho vay của khoản mục này tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhìn chung, doanh số cho vay của cho vay SXKD khác và cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank đều tăng qua các năm kể cả giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013. Khác với hai khoản mục này, các khoản mục còn lại có phần sụt giảm vào năm 2011 và lại có chuyển biến tăng trong giai đoạn sau. Để biết rõ hơn tình hình tăng giảm cũng như nguyên nhân ta sẽ đi phân tích doanh số cho vay theo từng dòng sản phẩm.  Cho vay nông nghiệp Với đặc điểm điều kiện tự nhiên của thị xã Bình Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo cùng với đất đỏ bazan thích hợp cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc phát triển cây trồng lâu năm, các cây công nghiệp điển hình là thế mạnh của vùng như cao su, điều, hồ tiêu và một số các loại cây trồng khác. Ngoài việc vay vốn để trồng các mặt hàng nông sản xuất khẩu, người dân còn đi vay để bổ sung vốn XD và mở rộng các trang trại chăn nuôi lợn, bò và gia cầm của gia đình. Vì thế, để phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, cho vay nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay cá nhân của PGD để phục vụ nhu cầu của người dân. Địa bàn Bình Long chủ yếu là nông dân trồng các cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu,… và chăn nuôi heo, bò, gia cầm. Doanh số cho vay nông nghiệp giảm vào năm 2011 là do kinh tế gặp nhiều khó khăn, dịch heo tai xanh bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến các trang trại chăn nuôi heo của người dân địa phương, một số không nhỏ người nông dân bị thua lỗ cùng với giá của các loại sản phẩm mủ cao su, điều không bình ổn và lãi suất cho vay tăng cao trên thị trường trong những tháng đầu năm 2011 nên họ đã không có nhu cầu 38 mở rộng quy trang trại và trồng cao su, điều làm cho doanh số cho vay năm 2011 sụt giảm 10,36% so với năm 2010. Mặt khác lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp không cạnh tranh được với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn vì đây là NH có lãi suất rất thấp đối với lĩnh vực này. Sang năm 2012, doanh số cho vay nông nghiệp lại có bước tăng lên đáng kể, tăng 25,36% so với năm 2011 và chiều hướng tăng này lại tiếp tục ở giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013. Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay nông nghiệp tăng 6.876 triệu Đồng tương đương tăng 15,22% so với cùng kỳ năm trước. Đạt được điều này là nhờ Chính sách tín dụng năm 2012 của NHNN ưu tiên tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp phục vụ phát triển nông thôn quy định các TCTD ít nhất phải có dư nợ nông nghiệp tương ứng khoảng 20% tổng dư nợ, vì thế PGD cũng thực hiện cho vay với lãi suất hỗ trợ đối với lĩnh vực này. Cùng với việc lãi suất trên thị trường có phần “hạ nhiệt” hơn, vì thế người dân có xu hướng đi vay nhiều hơn để bổ sung vốn và mở rộng trồng trọt, chăn nuôi.  Cho vay SXKD khác Ngoài việc cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay để SXKD đối với tượng cá nhân luôn được chú trọng đi kèm với cho vay SXKD của DN. Đặc biệt, với việc thành lập thị xã Bình Long vào cuối năm 2009 nền kinh tế có những chuyển biến mới và trên đà phát triển vì thế nhu cầu vốn cho việc kinh doanh của các DN cũng như các cá thể ngày càng nhiều. Do đặc điểm thành phần kinh tế thị xã Bình Long đa số là kinh doanh cá thể nên khách hàng cá nhân trong cho vay SXKD chủ yếu là các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ tìm đến NH để phục vụ nhu cầu vốn mở rộng quy mô kinh doanh vì thế khoản mục này đều tăng qua mỗi năm. Cụ thể, doanh số cho vay SXKD năm 2011 đạt 205.304 triệu đồng, tăng 10,58% so với năm 2010. Năm 2012, tốc độ này tăng nhanh hơn, NH đã cho vay tăng 13,24% so với năm 2011. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đối với nhu cầu này vẫn tiếp tục tăng 13,34% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là từ khi thị xã được thành lập, kinh tế người dân phát triển hơn, nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của người dân cũng gia tăng vì thế các cá thể kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là các hộ gia đình buôn bán tạp hóa, các quán cà phê và các quán ăn gia đình có nhu cầu tăng vốn mở rộng các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ tốt hơn nên nhu cầu đi vay cũng nhiều hơn. Mặt khác, còn có các hộ thu mua nông sản như điều, mủ cao su, hồ tiêu và sắn 39 có nhu cầu vay để tăng nguồn vốn mở rộng chế biến và tham gia vào thị trường xuất khẩu.  Cho vay chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS Khác với doanh số cho vay SXKD, doanh số cho vay chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS của PGD có sự tăng giảm theo diễn biến tình hình kinh tế. Doanh số cho vay này giảm trong năm 2011 và có xu hướng tăng trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Năm 2011, doanh số cho vay ở khoản mục này giảm 21,49%. Vì cho vay đối với lĩnh vực này chủ yếu là sửa chữa, xây dựng nhà và các hàng rào để bảo vệ các vườn cao su và nguồn thu chủ yếu của các đối tượng đi vay là từ việc chăn nuôi, trồng cao su, điều, hồ tiêu nhưng trong năm 2011, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến việc chăn nuôi kèm theo giá của các loại mủ cao su, điều xuất khẩu bị rớt giá vì thế người dân không có nhu cầu xây dựng thêm hàng rào, sửa chữa lại nhà nên doanh số cho vay giảm. Sang năm 2012, doanh số cho vay có xu hướng tăng và tiếp tục tăng trong sáu tháng đầu năm 2013. Sở dĩ có sự gia tăng này là có nhiều dự án, công trình mở rộng đường vành đai của thị xã và các tuyến đường mở giao thông, các công trình lớn dần được thực hiện để hướng đến nâng tầm thị xã Bình Long trở thành đô thị loại III vào năm 2020 nên một số nhà rơi vào khu quy hoạch, giải tỏa. Vì thế, nhu cầu đi vay để mua và sửa chữa nhà của người dân ngày càng nhiều cùng với việc PGD Bình Long thực hiện theo tinh thần của Hội sở đã cho vay các gói tín dụng lãi suất ưu đãi phục vụ cho việc mua và sửa chữa nhà với những người lao động có thu nhập thấp đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân.  Cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank Đây là sản phẩm được PGD triển khai từ sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp của Hội sở NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. Sản phẩm này dành cho các CBNV đang làm việc tại Sacombank và người thân CBNV Sacombank cùng với các CBNV Nhà nước đang làm việc tại các đơn vị có liên kết với Sacombank. Tùy trường hợp cụ thể mà sản phẩm này có thể cho vay dưới hình thức tín chấp hoặc có TSBĐ đối với CBNV. Nhìn chung, khoản mục này tuy có tỷ trọng nhỏ nhất nhưng lại có tốc độ gia tăng nhanh qua ba năm 2010-2012 và cả sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do kinh tế ngày càng có bước phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao vì thế để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng CBNV và những người thân của CBNV ngày càng có nhu cầu đi vay để sắm sửa vật dụng, nội thất, mua xe và sửa chữa nhà cũng gia tăng. 40 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Chênh lệch 2011 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Số tiền - Nông nghiệp 72.595 30,09 65.074 25,99 81.751 28,00 - SXKD khác 163.956 67,96 181.301 72,42 205.304 Số tiền % Số tiền % -7.521 -10,36 16.677 25,63 70,32 17.345 10,58 24.003 13,24 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 2.583 1,07 2.028 0,81 2.540 0,87 -555 -21,49 512 25,25 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 439 0,18 507 0,20 642 0,22 68 15,49 135 26,63 1.664 0,69 1.430 0,57 1.732 0,59 -234 -14,06 302 21,12 100,00 250.340 100,00 291.969 100,00 9.103 3,77 41.629 16,63 - Tiểu thương Tổng 241.237 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 41 Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền - Nông nghiệp 45.179 28,80 52.055 29,08 6.876 15,22 - SXKD khác 109.101 69,55 123.650 69,09 14.549 13,34 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS % 1.363 0,87 1.802 1,01 439 32,21 - CBNV, người thân CBNV Sacombank 368 0,23 459 0,26 91 24,73 - Tiểu thương 850 0,54 1.014 0,57 164 19,29 100,00 178.980 100,00 22.119 14,10 Tổng 156.861 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Mặc dù nhu cầu gia tăng nhưng khoản mục này chiếm tỷ trọng chưa cao là do đa số các khoản vay trong mục này được vay dưới hình thức tín chấp. Vì thế, trước khi cho vay các cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của đối tượng trước khi xét duyệt cho vay nhằm tránh tổn thất cho NH đối với các món vay dưới hình thức tín chấp.  Cho vay tiểu thương Khoản vay này là sản phẩm được thiết kế dành cho các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ, được vay dưới hình thức tín chấp và không cần tài sản làm đảm bảo. Doanh số cho vay tiểu thương của PGD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay cá nhân và có xu hướng tăng giảm qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay tiểu thương năm 2011 giảm 14,06% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhu cầu mua hàng của người dân trên địa bàn có sự sụt giảm hơn vì các nguồn thu nhập của chủ yếu của người dân là từ chăn nuôi, trồng cao su, điều, hồ tiêu nhưng năm này nhiều người bị thua lỗ nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cũng giảm. Vì thế các tiểu thương cũng không có nhu cầu vốn để tăng mua hàng hóa phục vụ kinh doanh. Mặt khác, các tiểu 42 thương buôn bán tạp hóa ở các chợ thường có tâm lý ngại giao dịch với NH vì quy trình cho vay kèm theo các hồ sơ, thủ tục để giải ngân vì thế khi lãi suất cho huy động biến động vào năm 2011 đẩy lãi suất cho vay cũng tăng lên cao nên họ đi vay ít hơn. Đến năm 2012, doanh số cho vay tiểu thương tăng có bước tiến mới tăng 21,12% so với năm 2011 là do lãi suất có phần bình ổn kèm theo nhu cầu mua hàng của người dân tăng lên nên các tiểu thương cũng có nhu cầu vốn để mua thêm hàng hóa mở rộng việc buôn bán. Thêm vào đó, sản phẩm này được giới thiệu đến tiểu thương kèm theo bảo hiểm, với thủ tục hồ sơ đơn giản không cần thế chấp bất động sản, giải ngân và thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh nên bà con tiểu thương xem đây như là một giải pháp tài chính an toàn hiệu quả cho việc kinh doanh của mình. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, PGD đã cho vay đạt 1.014 triệu đồng, tăng 19,29% so với sáu tháng đầu năm 2012. Sự gia tăng về doanh số cho vay này từ năm 2012 là do các cán bộ tín dụng của PGD đã nỗ lực giới thiệu sản phẩm này đến với đối tượng tiểu thương, liên kết với ban quản lý chợ và triển khai đến khách hàng và bảo hiểm tín dụng trong gói tín dụng này từ đó được nhiều tiểu thương biết đến và khuyến khích họ đi vay nhiều hơn. 4.2.1.3 Doanh số cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo Cho vay dưới hình thức tín chấp thường đem lại tổn thất cho NH khi khách hàng không có khả năng trả nợ vì NH không có tài sản để đem ra phát mãi để bù vào nguồn vốn đã cho vay nhưng không thể thu hồi. Để hạn chế rủi ro và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH, PGD Bình Long thường cho vay thế chấp và hạn chế đối với những khoản vay tín chấp vì thế doanh số cho vay thế chấp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay cá nhân lên đến 99%. Từ hai bảng số liệu 4.9 và 4.10 bên dưới, nhận thấy doanh số cho vay thế chấp đều tăng qua ba năm và sáu tháng đầu năm 2013 nhưng tốc độ tăng không đồng đều. Năm 2011, doanh số cho vay có thế chấp chỉ tăng 3,87% so với năm 2010 nhưng năm 2012 lại tăng 16,59% so với năm 2011. Nguyên nhân khoản mục này có tốc độ tăng chậm là do phần lớn cho vay khách hàng cá nhân của PGD là các khoản vay có thế chấp tài sản nhưng năm 2011, doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ so với năm trước kéo theo khoản mục này cũng tăng thấp. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, khoản mục này tăng 14,04% so với cùng kỳ năm trước là do quy mô doanh số cho vay được mở rộng hơn. Năm 2011, doanh số cho vay tín chấp lại giảm 8,29% so với năm 2010, đến năm 2012 lại tăng 21,67% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng 23,08% so với sáu tháng cùng kỳ năm 43 2012. Sự sụt giảm vào năm 2011 là do hệ khách hàng mang PGD cho vay tín chấp chủ yếu là các tiểu thương chợ trong năm này đã giảm đi vay NH do một số khó khăn về lãi suất tăng và nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân có phần giảm đi. Nhưng đến giai đoạn sau thì nhờ sự nỗ lực và chiến lược của các cán bộ tín dụng đã đẩy mạnh doanh số cho vay tiểu thương lên, các CBNV Nhà nước và CBNV Sacombank cũng có nhu cầu tiêu dùng mạnh hơn nên đi vay dưới hình thức tín chấp cũng tăng nên đã đưa doanh số cho vay tín chấp tăng lên. Bảng 4.9: Doanh số cho vay cá nhân theo hình thức bảo đảm tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2010 2011 2012 Số tiền - Thế chấp 239.234 248.503 289.734 - Tín chấp Tổng Số tiền (%) (%) 9.269 3,87 41.231 16,59 2.235 -166 -8,29 398 21,67 241.237 250.340 291.969 9.103 3,77 41.629 16,63 2.003 1.837 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Bảng 4.10: Doanh số cho vay cá nhân theo hình thức bảo đảm tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2013 so với 2012 2012 2013 Số tiền % - Thế chấp 155.743 177.604 21.861 14,04 - Tín chấp 1.118 1.376 258 23,08 156.861 178.980 22.119 14,10 Tổng Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 4.3.2 Doanh số thu nợ cho vay cá nhân Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng bên cạnh doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng, vì nó phản ánh số tiền mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay bao gồm những khoản vay của 44 những năm trước chưa thu hồi được. Doanh số thu nợ còn phản ánh được khả năng đánh giá khách hàng của các các bộ tín dụng và uy tín của khách hàng đối với việc sử dụng vốn vay theo mục đích và khả năng trả nợ của khách hàng. Triệu đồng 280.073 300.000 235.643 250.000 231.684 200.000 171.236 149.419 150.000 100.000 50.000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Doanh số thu nợ Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Phòng kinh doanh PGD Bình Long Hình 4.2 Doanh số thu nợ của PGD Bình Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 Qua biểu đồ trên, ta thấy doanh số thu nợ của PGD có giảm nhẹ ở năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh của các cá thể, khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng vì thế doanh số thu nợ có sự sụt giảm. Nhưng đến năm 2012, doanh số thu nợ có chuyển biến tăng 48.389 triệu đồng tương đương tăng 20,89% so với năm 2011. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm doanh số thu nợ lại tăng lên 14,60% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số thu nợ có sự gia tăng trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là do kinh tế tương đối từng bước có biến chuyển mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng được hồi phục nên thu hồi nợ của PGD đạt kết quả cao hơn. Mặt khác, do các cán bộ tín dụng luôn gởi giấy báo nhắc nhở, đôn đốc khách hàng nên không chỉ thu được các khoản nợ của năm nay mà còn các khoản nợ quá hạn của những năm trước. 45 4.2.2.1 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn  Doanh số thu nợ ngắn hạn Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao so với doanh số thu nợ trung và dài hạn, luôn chiếm trên 97% so với doanh số thu nợ trung và dài hạn. Lý giải cho việc trên là do doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn của PGD chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay cá nhân dẫn đến việc doanh số thu nợ ngắn hạn cũng cao so với trung và dài hạn. Bảng 4.11: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân tại Sacombank Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Tổng 2011 2012 231.095 227.990 275.880 4.548 3.694 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) -3.105 -1,34 47.890 21,01 4.193 -854 235.643 231.684 280.073 -3.959 Số tiền -18,78 499 13,51 -1,68 48.389 20,89 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Bảng 4.12: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân tại PGD Sacombank Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2013 so với 2012 2012 - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Tổng 2013 Số tiền % 145.978 166.462 20.484 14,03 3.441 4.774 1.333 38,74 149.419 171.236 21.817 14,60 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 1,34% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng 21,01% so với năm 2011, đây là một tiến bộ trong công tác thu nợ đối với các khoản nợ ngắn hạn. Đạt được 46 (%) điều này là do các cán bộ tín dụng đã tăng cường nhắc nhở các khoản nợ đến hạn cho khách hàng cộng với ý thức trả nợ của khách hàng khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể dần từng bước hồi phục, các khoản nợ năm trước chưa thu được cũng đã được thu hồi lại. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, công tác thu hồi được củng cố và mạnh hơn cùng với việc các khoản vay của hộ sản xuất kinh doanh, các cá nhân được trả đúng hạn và có thể thu hồi các khoản quá hạn của năm trước nên doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh.  Doanh số thu nợ trung và dài hạn Khác với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn có nhiều biến động tăng giảm hơn. Năm 2011, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm 18,78% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản vay trung và dài hạn đến hạn nhưng khách hàng lại không thể trả nợ cho NH vì chủ yếu cho vay trung và dài hạn là các đối tượng vay sửa chữa XD, đầu tư BĐS là các khoản vay thường là sửa chữa nhà và hàng rào các vườn trồng cao su, điều của người nông dân, năm 2011 là năm người dân bị thất thu do tình hình lạm phát, dịch bệnh, nông sản mất giá vì thế họ không có khả năng để trả nợ đến hạn cho PGD như trên hợp đồng. Năm 2012, kinh tế nông nghiệp của người dân có phần chuyển biến nên có thể xoay chuyển nguồn thu để trả nợ các khoản vay năm trước. Theo tình hình đó, giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ có chuyển biến đáng mừng, tăng 38,74 7% so với cùng kỳ năm trước. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân theo dòng sản phẩm Từ bảng số liệu 4.13, ta thấy cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ theo dòng sản phẩm cũng không ngừng tăng qua các năm trừ khoản cho vay nông nghiệp và cho vay chuyển nhượng, xây dựng và sửa chữa BĐS năm 2011 có sự suy giảm.  Cho vay nông nghiệp Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng giảm theo diễn biến của tình hình nông nghiệp trong nước. Doanh số cho vay nông nghiệp có sự giảm sụt trong năm 2011, với xu thế đó doanh số thu nợ trong năm này cũng giảm 10,19% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, tình trạng lạm phát cao và tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp làm cho giá cả nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi tăng lên, dịch bệnh heo tai xanh đã gây tổn thất lớn đến hoạt động của các chủ thể kinh doanh trang trại. Họ phải đối mặt với chi phí cao cho thức ăn chăn nuôi và giá thị trường các sản phẩm chăn nuôi biến động theo chiều hướng bất lợi. Thêm vào đó, giá của các sản phẩm 47 là thế mạnh của vùng như mủ cao su và điều trên thị trường xuất khẩu cũng có chiều hướng sụt giảm những tháng cuối năm 2011, thu nhập của người nông dân sụt giảm làm cho công tác thu nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2012 tình hình sản xuất nông nghiệp có những bước khả quan hơn, doanh số thu nợ tăng lên nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những món nợ năm trước tích cực được thu hồi và theo chiều hướng phục hồi đó thì doanh số thu nợ đối với sáu tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước.  Cho vay sản xuất kinh doanh khác Doanh số cho vay KHCN đối với lĩnh vực này của ngân hàng có tỷ trọng cao nhất vì thế doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Doanh số thu nợ đối với khoản mục này năm 2012 gia tăng mạnh cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay. Nguyên nhân là do cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các khách hàng phần lớn là các khoản cho vay có thời hạn ngắn nhằm để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời để sản xuất kinh doanh vào các mục đích như thu mua nông sản, mở rộng các quán cà phê, quán ăn, các tiệm buôn bán tạp hóa của các khách hàng chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể vì thế thu hồi nợ cũng nhanh. Đây là những đối tượng thường sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định trên hợp đồng tín dụng, vì thế việc thu nợ được thực hiện tốt qua các năm. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay vẫn theo chiều hướng tăng so với sáu tháng đầu năm trước.  Cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank Doanh số thu nợ ở khoản mục này tăng cùng với diễn biến của doanh số cho vay qua các năm. Mặc dù, phần lớn cho vay ở khoản mục này là các khoản cho vay tín chấp nhưng vì thu nhập của các khách hàng này thường xuyên và ổn định, tiền vay được trả trên tài khoản tiền lương và các khách hàng là CBNV Nhà nước, CBNV đang làm việc tại Sacombank và người thân của các CBNV Sacombank, uy tín cao nên doanh số thu nợ có sự tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ của khoản mục này tăng 21,92% so với năm 2010, đến năm 2012 con số này tăng 37,41% so với năm 2012. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ này vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước do tốc độ gia tăng của doanh số cho vay và các khoản này được vay với kỳ hạn ngắn nên thời gian thu hồi nợ cũng diễn ra nhanh. 48 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ cá nhân của PGD Bình Long theo dòng sản phẩm qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 so với 6 tháng đầu 2012 Số tiền Chỉ tiêu - Nông nghiệp - SXKD khác % Số tiền % 2011 2012 2012 2013 65.435 58.768 72.527 39.985 48.684 -6.667 -10,19 13.759 23,41 8.699 21,76 165.641 168.653 202.711 106.745 119.456 3.012 1,82 34.058 20,19 12.711 11,91 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 2.703 2.149 2.416 1.486 1.592 -554 -20,50 267 12,42 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 357 433 595 296 348 76 21,29 162 37,41 1.507 1.681 1.824 907 1.156 174 11,55 143 235.643 231.684 280.073 149.419 171.236 -3.959 -1,68 - Tiểu thương Tổng Số tiền 2010 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 49 106 % 7,13 52 17,57 8,51 249 27,45 48.389 20,89 21.817 14,60  Cho vay tiểu thương Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiểu thương luôn được PGD thực hiện tốt qua các năm vì thế doanh số thu nợ cho vay tiểu thương tăng trưởng qua các năm cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay. Đây là sản phẩm của ngân hàng cho vay tín chấp đối với các khách hàng là những người buôn bán ở các chợ. Vì lợi thế vị trí của PGD nằm gần với khu vực chợ của thị xã nên thuận lợi cho việc thu nợ của các cán bộ tín dụng khi thực hiện thu nợ ngay tại chợ. Mặt khác, do đặc điểm của sản phẩm này là thu nợ gốc và lãi hàng tháng tại nơi buôn bán của các tiểu thương nên việc thu nợ đạt được nhiều kết quả. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 11,55% so với năm 2010, tuy doanh số thu nợ có tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm 2012 chỉ tăng 8,51% so với năm 2011 nhưng sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 lại có bước tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2012. 4.2.2.3 Doanh số thu nợ cá nhân theo hình thức đảm bảo Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ vì thế ngân hàng thường hạn chế cho vay đối với các khoản vay không có tài sản làm đảm bảo để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Đối với các khoản cho vay tín chấp PGD cũng rất thận trọng khi xét duyệt hồ sơ vay vốn vì thế tình hình thu nợ theo hình thức đảm bảo ảnh hưởng bởi tăng giảm của doanh số cho vay. Từ bảng 4.14 và 4.15, cho thấy doanh số thu nợ đối với các khoản vay có thế chấp sụt giảm vào năm 2011. Cụ thể, doanh số thu nợ tín chấp năm 2011 là 229.770 triệu đồng, giảm 4.009 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát, giá cả nông sản sụt giảm, dịch bệnh hoành hành trong chăn nuôi các đối tượng đi vay chủ yếu là những người nông dân và những hộ kinh doanh cá thể do nguồn thu nhập sụt giảm vì thế công tác thu nợ gặp khó khăn nên thu nợ đối với các khoản vay này cũng giảm. Sang năm 2012 và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ đối với các khoản vay thế chấp này có sự gia tăng so với cùng kỳ. Doanh số thu nợ đối với các khoản vay tín chấp lại có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ cho vay tín chấp tăng 50 triệu đồng tương đương tăng 2,68% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số thu nợ cho vay tín chấp tăng 201 triệu đồng, tương đơng tăng 10,50% so với năm 2011. Gia đoạn sáu tháng đầu năm 2013, con số này tăng 63 triệu đồng hay tăng 5,28% so với sáu tháng cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng của doanh số thu nợ là do các khoản cho vay tín chấp đều được thu hồi đúng thời hạn và theo định kỳ vì thế nó luôn ổn định và gia tăng qua các giai đoạn. 50 Bảng 4.14: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2010 - Thế chấp - Tín chấp Tổng 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) -4.009 -1,71 48.188 20,97 2.115 50 2,68 201 10,50 235.643 231.684 280.073 -3.959 -1,68 48.389 20,89 233.779 229.770 277.958 1.864 1.914 Bảng 4.15: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Số tiền 2012 2013 - Thế chấp 148.226 169.980 21.754 14,68 - Tín chấp 1.193 1.256 63 5,28 149.419 171.236 21.817 14,60 Tổng % Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 4.3.3 Dư nợ cho vay cá nhân Dư nợ là kết quả diễn biến từ tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ, thể hiện số vốn mà NH đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Trong thời gian qua PGD Bình Long đã thực hiện theo định hướng phát triển của Hội sở hướng đến trở thành NH đa năng bán lẻ hàng đầu nên hệ KHCN đã luôn được chú trọng. Dư nợ của KHCN chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm. Từ hình 4.3, ta thấy năm 2011, dư nợ tăng 18.656 triệu đồng tương đương tăng 15,89%. Năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng 11.896 triệu đồng tương đương tăng 8,74%. Xu hướng tăng này vẫn tiếp tục ở giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013. 51 Triệu đồng 180.000 147.934 160.000 155.678 143.480 136.038 140.000 117.382 120.000 100.000 80.000 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu 2012 2013 Dư nợ cho vay Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Phòng kinh doanh PGD Bình Long Hình 4.3 Tình hình dư nợ cho vay cá nhân của PGD Bình Long năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 4.2.3.1 Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn Bảng 4.16: Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 Số tiền - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Tổng 2012 so với 2011 Số tiền (%) 11.164 8,52 4,52 732 14,6 7 117.382 136.038 147.934 18.656 15,89 11.896 8,74 (%) 112.607 131.047 142.211 18.440 16,38 4.775 4.991 5.723 216 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 52 Bảng 4.17: Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Tổng 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % 139.080 151.239 12.159 8,74 4.400 4.439 39 0,89 143.480 155.678 12.198 8,50 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long  Dư nợ cho vay ngắn hạn Qua bảng số liệu 4.16 và 4.17, ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn không ngừng tăng qua các năm và tăng nhanh nhất vào năm 2011. Dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 16,38% so với năm 2010 là vì doanh số cho vay năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế biến động sản xuất của các hộ kinh doanh và sự mất giá của các sản phẩm nông nghiệp nên tác động đến công tác thu nợ làm doanh số thu nợ lại có phần giảm đi vì thế đẩy dư nợ năm 2011 tăng lên cao. Dư nợ ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 tăng 12.159 triệu Đồng hay tăng 8,74% là do PGD đã không ngừng tăng quy mô tín dụng đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn thông qua các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho các cá nhân có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Qua đó, ta thấy công tác mở rộng tín dụng ngắn hạn có hiệu quả và tăng trưởng ổn định.  Dư nợ cho vay trung và dài hạn Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp dưới 4,10% trong tổng dư nợ và có xu hướng thay đổi. Dư nợ cho vay trung và dài hạn có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 4,52% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 14,67% so với năm 2011. Năm 2012, dư nợ cho vay trung và dài hạn có tốc độ tăng nhanh nhất là do vốn huy động đối với kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng gia tăng, vì thế, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có phần tăng lên so với những năm trước. Lĩnh vực cho vay trung và dài hạn chủ yếu là một phần cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay mua nhà, XD và sửa chữa BĐS. Từ năm 2012, 53 PGD triển khai cho vay ưu đãi đối với các đối tượng cùng với việc các dự án phát triển thị xã dần được thực hiện, nhiều nhà phải giải tỏa nên nhu cầu vay để mua, sửa chữa nhà cũng tăng lên nên dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng. Đây cũng là lý do dư nợ cho vay trung và dài hạn đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm trước. 4.2.3.2 Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm Qua bảng số liệu 4.18 và 4.19, ta thấy dư nợ theo dòng sản phẩm có sự biến động khác nhau tùy vào mỗi thời kỳ. Cho vay tiểu thương và Cho vay chuyển nhượng, xây dựng sửa chữa BĐS có sự biến động ảnh hưởng trực tiếp từ doanh số cho vay và thu nợ.  Cho vay nông nghiệp Dư nợ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và có xu hướng tăng ổn định qua các năm là do sự mở rộng của doanh số cho với lĩnh vực này. Đây là khoản mục có dư nợ tăng trưởng ổn định nhất trong các dòng sản phẩm hiện cho vay của PGD vì do cơ cấu kinh tế thị xã Bình Long dù đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò cao trong nền kinh tế. Cụ thể, năm 2011 dư nợ đạt 45.723 triệu đồng tương đương tăng 16% so với năm 2010. Sang năm 2012, dư nợ nông nghiệp vẫn tăng đạt 54.947 triệu đồng hay tăng 20,17% so với năm 2011. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ vẫn tiếp tục tăng 7.401 triệu Đồng tương đương tăng 14,54% so với sáu tháng cùng kỳ năm trước là do sự gia tăng của doanh số cho vay cao hơn so với cùng kỳ, PGD tiếp tục hưởng ứng chủ trương của ngành NHNN về việc thực hiện nhiệm vụ của ngành NH liên quan đến chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của Thủ tướng Chính phủ nên việc mở rộng quy mô tín dụng nông nghiệp ngày càng tăng.  Cho vay sản xuất kinh doanh khác Dư nợ đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và cũng có xu hướng tăng qua các năm. Thị xã ngày càng được đầu tư phát triển, vì thế để theo kịp sự phát triển đó thì các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể càng có nhu cầu vốn để mở rộng cho việc kinh doanh. PGD theo định hướng mục tiêu là hướng đến hệ KHCN và đặc điểm các khoản vay của hộ kinh doanh cá thể là để bù đắp nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt nên lĩnh vực này luôn được PGD chú trọng, qua đó có thể góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế thị xã. 54 Bảng 4.18: Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long từ năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 Số tiền % - Nông nghiệp 39.417 33,58 45.723 33,61 54.947 37,14 6.306 16,00 9.224 20,17 - SXKD khác 75.705 64,49 88.353 64,95 90.946 61,48 12.648 16,71 2.593 2,93 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 1.264 1,08 1.143 0,84 1.267 0,86 -121 -9,57 124 10,85 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 189 0,16 263 0,19 310 0,21 74 39,15 47 17,87 - Tiểu thương 807 0,69 556 0,41 464 0,31 -251 -31,10 -92 -16,55 117.382 100,00 136.038 100,00 18.656 15,89 11.896 8,74 Tổng 100,00 147.934 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 55 Bảng 4.19: Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Nông nghiệp 50.917 35,49 58.318 37,46 7.401 14,54 - SXKD khác 90.709 63,22 95.140 61,11 4.431 4,88 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 1.020 0,71 1.477 0,95 457 44,80 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 335 0,23 421 0,27 86 25,67 - Tiểu thương 499 0,35 322 0,21 -177 -35,47 143.480 100,00 155.678 100,00 12.198 8,50 Tổng Số tiền Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Năm 2011, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh khác đạt 12.648 triệu đồng tương đương tăng 16,71% so với năm 2010. Sang năm 2012, tốc độ tăng dư nợ thấp hơn so với giai đoạn 2010-2011, chỉ tăng 2,93% so với năm 2011. Mặc dù sự tăng trưởng này không cao nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu vì doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm nhưng do khách hàng đi vay với các món vay ngắn hạn cùng công tác thu nợ đạt kết quả cao nên dư nợ không tăng mạnh vào năm này. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ sản xuất kinh doanh tăng 4.431 triệu đồng tương đương tăng 4,88%.  Cho vay chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa BĐS Khác với cho vay nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, dư nợ cho vay chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa BĐS có sự tăng giảm qua ba năm 20102012. Năm 2011, dư nợ giảm 121 triệu đồng tương đương giảm đi 9,57% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lĩnh vực này của người dân Bình Long chủ yếu bao gồm các khoản mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, xây dựng hàng rào các vườn trồng cao su, hồ tiêu, điều, năm 2011 kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn nên khoản đi vay để sửa chữa này có chiều hướng giảm đi so với 56 % năm 2010. Năm 2012, nhờ vào những chính sách hỗ trợ và các gói cho vay lãi suất ưu đãi đối với việc xây dựng, sửa chữa BĐS, người dân trong diện giải tỏa đi vay nhiều hơn để sửa chữa, xây dựng nhà nên doanh số cho vay lĩnh vực này tăng đẩy dư nợ cũng tăng lên. Đây cũng là lý do giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ vẫn tiếp tục có sự gia tăng so với cùng kỳ năm trước.  Cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank Dư nợ cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm. Vì cuộc sống ngày càng phát triển bên cạnh nhu cầu sản xuất kinh doanh thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của các đối tượng này cũng tăng. Dư nợ năm 2011 tăng 74 triệu đồng tương đương tăng 39,15% so với năm 2011, dư nợ năm 2012 tăng 47 triệu đồng tương đương tăng 17,87% và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng 25,67%.  Cho vay tiểu thương Dư nợ cho vay đối với tiểu thương chợ tuy có xu hướng giảm qua các năm và sáu tháng đầu năm 2013 nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu. Lý giải cho xu hướng trên là do công tác thu nợ đối với tiểu thương được thực hiện tốt kèm theo việc các khoản vay đều có thời hạn ngắn nhằm giúp các tiểu thương buôn bán xoay vốn thiếu hụt tạm thời để mua thêm hàng hóa nên mặc dù doanh số cho vay tăng qua các năm nhưng doanh số thu nợ tăng nhanh hơn nên dư nợ lại có xu hướng giảm. 4.2.3.3 Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo Bảng 4.20: Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 Số tiền - Thế chấp - Tín chấp Tổng 2012 so với 2011 (%) Số tiền 16,08 11.776 8,71 -77 -8,59 120 14,65 117.382 136.038 147.934 18.656 15,89 11.896 8,74 116.486 135.219 146.995 18.733 896 819 939 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 57 (%) Bảng 4.21: Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Số tiền 2012 2013 - Thế chấp 142.736 154.619 11.883 8,33 - Tín chấp 744 1.059 315 42,34 143.480 155.678 12.198 8,50 Tổng % Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Từ hai bảng số liệu 4.20 và 4.21, ta thấy mặc dù khác khoản vay tín chấp có doanh số thu hồi đều tăng qua các giai đoạn nhưng vì các khoản vay này nếu không quản lý tốt thì sẽ đem lại tổn thất cho NH, vì thế tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Qua các năm 2010-2012 và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng này đều không vượt quá 0,76%. Dư nợ đối với các khoản vay có thế chấp lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Khác với các khoản vay có thế chấp, dư nợ của các khoản vay tín chấp có sự thay đổi qua các năm. Năm 2011, dư nợ của khoản mục này giảm đi 77 triệu đồng hay giảm 8,59% so với năm 2012 là do doanh số cho vay tín chấp giảm trong năm 2011 nhưng thu nợ ở năm này lại tăng so với năm 2010. Dư nợ cho vay năm 2012 đối với các khoản vay tín chấp lại tăng 120 triệu đồng tương đương tăng 14,65%. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 bên cạnh sự gia tăng của dư nợ đối với các khoản vay có thế chấp thì dư nợ các khoản vay tín chấp cũng tăng mạnh 42,34% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do doanh số cho vay của các khoản vay đối với tiểu thương và các CBNV theo hình thức tín chấp gia tăng mạnh. 4.3.4 Nợ xấu cho vay cá nhân Song song với việc mở rộng tín dụng thì chất lượng tín dụng cũng phải được đặt lên hàng đầu. Nhìn chung, khách hàng có quan hệ tín dụng với PGD làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên do tình trạng kinh tế khó khăn, lạm phát gần đây có xu hướng cao hơn những năm trước và giá cả hàng hóa thì luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nông dân, đặc biệt 58 là giá thu mua và xuất khẩu các mặt hàng chủ đạo của công nghiệp lâu năm luôn bấp bênh ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của PGD. Triệu đồng 600 550 485 500 400 313 288 300 322 200 100 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Nợ xấu Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Hình 4.4 Nợ xấu cho vay cá nhân của PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 Nợ xấu của PGD tuy ở mức thấp so với doanh số cho vay và dư nợ nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, nợ xấu ở mức 313 triệu đồng, đến năm 2011 nợ xấu tăng lên 485 triệu đồng tăng 54,95% so với năm 2011, sang năm 2012 con số này tăng lên 550 triệu đồng tăng 13,40% so với năm 2011. Giai đoạn sáu tháng đầu năm năm 2013 nợ xấu vẫn tăng 11,81% so với cùng kỳ. 4.2.4.1 Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn  Nợ xấu ngắn hạn Vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên vì thế nợ xấu ngắn hạn cũng cao hơn so với nợ xấu trung và dài hạn. Tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, nợ xấu chiếm 87,54% trong tổng nợ xấu, sang năm 2011 con số này tăng lên 90,52% và tiếp tục tăng lên đạt 92,73%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của các khoản nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm nhưng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên người dân gặp phải khó khăn trong việc trả nợ, nợ quá hạn của một số khoản nợ không thể thu hồi làm cho nợ xấu gia 59 tăng. Mặt khác, định mức cho vay ngắn hạn luôn thấp hơn nhiều so với trung và dài hạn công tác đánh giá xem xét hồ sơ thường đơn giản hơn. Số lượng các khoản vay ngắn hạn cao hơn gấp nhiều lần so với trung và dài hạn, CBTD ở PGD chỉ mới có 5 người vừa phải làm nhiệm vụ bán hàng cùng với việc NH cho vay phân tán nên 1 CBTD phải quản lý rất nhiều lượng hồ sơ vì thế việc quản lý các khoản nợ ngắn hạn còn gặp phải nhiều khó khăn. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu vẫn theo chiều hướng gia tăng vì doanh số cho vay tăng cao và mở rộng vì thế nợ xấu cũng có phần tăng lên nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của quy mô tín dụng. Bảng 4.22: Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 Số tiền - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Tổng 2012 so với 2011 Số tiền (%) (%) 274 439 510 165 60,22 71 16,17 39 46 40 7 17,95 -6 -13,04 313 485 550 172 54,95 65 13,40 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Bảng 4.23: Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Tổng 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % 259 297 38 14,67 29 25 -4 -13,79 288 322 34 11,81 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 60  Nợ xấu trung và dài hạn Ngược lại, nợ xấu đối với các khoản cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ xấu ngắn hạn. Nợ xấu trung và dài hạn tăng trong năm 2011 tăng 17,95% so với năm 2010 là điều không thể tránh khỏi trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn đối với các lĩnh vực mà ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Nợ xấu năm 2012 lại giảm 13,04% so với năm 2011. Đạt được điều này điều này phải kể đến sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong việc theo dõi thu hồi đối với các khoản nợ xấu trung và dài hạn nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. PGD luôn xem trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng. Nợ xấu lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục giảm 13,79% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một kết quả đáng mừng vì các khoản cho vay trung và dài hạn thường gặp nhiều rủi ro nhưng PGD đã hạn chế được rủi ro cho các khoản vay này bằng công tác xét duyệt chặt chẽ khi cho vay trung và dài hạn. 4.2.4.2 Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm Qua hai bảng số liệu 4.24 và 4.25 bên dưới, ta thấy nợ xấu của khoản mục cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank và khoản mục cho vay tiểu thương không có tình trạng nợ xấu qua các năm 2010-2012. Đạt được điều này là do tỷ trọng cho vay của hai khoản mục này nhỏ so với tổng doanh số cho vay cá nhân nên CBTD dễ quản lý và thu nợ. Đối với cho vay CBNV và người thân CBNV mặc dù có cho vay không có TSBĐ và một phần có TSBĐ nhưng công tác xét duyệt trước khi cho vay rất kỹ, thẩm định còn dựa vào uy tín của khách hàng và khả năng trả nợ nên hầu hết món vay này đều được trả đúng hạn. Cho vay tiểu thương tuy là cho vay tín chấp nhưng cũng đạt được kết quả cao, các khách hàng mà PGD cho vay đều là những tiểu thương buôn bán tại các chợ trong địa bàn thị xã với hoạt động buôn bán ổn định làm ăn hiệu quả và có uy tín lâu năm và ý thức trả nợ cao nên nợ xấu luôn ở diễn biến tốt. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu của hai khoản mục này vẫn luôn duy trì tốt và không có phát sinh nợ xấu. Đây là kết quả đáng khen ngợi, PGD cần giữ vững và bên cạnh đó nên phát huy công tác quản lý nợ xấu đối với các khoản mục khác có phát sinh nợ xấu để hạn chế tổn thất cho PGD trong thời gian tới.  Nợ xấu ở khoản mục cho vay nông nghiệp và cho vay sản xuất kinh doanh dù ở con số thấp nhưng vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Nợ xấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cáo nhất trong tổng nợ xấu vì ngân hàng cho vay phân tán với bán kính 50-60 km đối với các khoản cho vay nông nghiệp, số 61 lượng CBTD chưa đáp ứng đủ vì thế công tác tiếp cận và thẩm định khi cho vay nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, nợ xấu nông nghiệp tăng 131 triệu đồng tương đương với mức tăng 74,01% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu tăng 56 triệu đồng tương ứng 18,18% so với năm 2011. Nợ xấu trong năm 2011 có sự gia tăng cao nhất trong các năm là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế biến động, lạm phát kéo theo giá cả cho chi phí thức ăn chăn nuôi gia tăng kèm theo diễn biến dịch bệnh bùng phát làm ảnh hưởng xấu đến kết quả chăn nuôi, nhiều người dân thua lỗ nên việc trả nợ vay đúng hạn gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, giá điều và mủ cao su xuất khẩu lại bị mất giá từ những tháng cuối năm 2011 nên cũng làm cho công tác thu hồi nợ không đạt. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu cho vay nông nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng chỉ ở mức tăng nhẹ là 4 triệu đồng tương đương tăng 2,37% so với cùng kỳ năm trước.  Cho vay sản xuất kinh doanh khác cũng có xu hướng biến động nợ xấu gần giống như ở khoản mục cho vay nông nghiệp nhưng sự biến động có phần thấp hơn. Năm 2011, nợ xấu ở mức cao nhất tăng 30 triệu đồng tương đương mức tăng 26,79% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu tăng 13 triệu đồng tương đương tăng 9,15%. Năm 2011, nợ xấu tăng cao nhất là điều không tránh khỏi vì diễn biến của giá, các nước trên thị trường nước ngoài nhập khẩu với giá thấp và gây khó khăn đối với sản phẩm xuất khẩu các hộ kinh doanh thu mua điều và mủ cao su rơi vào tình trạng mất giá, bị lỗ nên khả năng trả nợ kém. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu vẫn tăng nhưng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.  Nợ xấu cho vay chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa BĐS thì tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm đi vào năm 2012. Năm 2011, nợ xấu tăng 11 triệu đồng tương đương 45,83% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu giảm di 4 triệu đồng, tương đương giảm 11,43%. Điều này là do công tác thu hồi, đôn đốc khách hàng trả nợ cho những khoản vay quá hạn vì thế nợ xấu giảm xuống. Sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu lại có xu hướng giảm xuống so với cùng kỳ do một số khách hàng do người dân có nguồn thu nhập ổn định hơn, trả nợ đúng hạn, nên nợ xấu giai đoạn này giảm đi 20% so với sáu tháng cùng kỳ năm trước. 62 Bảng 4.24: Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền - Nông nghiệp 177 56,55 308 63,51 364 66,18 131 74,01 56 18,18 - SXKD khác 112 35,78 142 29,28 155 28,18 30 26,79 13 9,15 24 7,67 35 7,22 31 5,64 11 45,83 -4 -11,43 550 100,00 172 54,95 65 13,40 Tổng 313 100,00 485 100,00 Số tiền Tỷ trọng (%) 2012 so với 2011 Tỷ trọng (%) - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS Tỷ trọng (%) 2011 so với 2010 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 63 % % Bảng 4.25: Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % - Nông nghiệp 169 58,68 173 53,73 4 2,37 - SXKD khác 124 43,06 129 40,06 5 4,03 25 8,68 20 6,21 -5 -20,00 288 100,00 322 100,00 34 11,81 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS Tổng Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long 4.2.4.3 Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo Qua hai bảng số liệu 4.26 và 4.27, ta thấy được nợ xấu theo hình thức đảm bảo tập trung vào nhóm nợ có TSBĐ. Nhóm nợ của các khoản vay tín chấp qua các giai đoạn luôn được thu hồi đúng hạn nên con số này được duy trì ở mức 0 trong khi so với các ngân hàng khác con số này lại ở mức cao so với tổng dư nợ. Đạt được kết quả này là điều đáng khen ngợi vì cơ cấu cho vay của PGD chú trọng về mặt chất lượng nên đối với các khoản vay không có tài sản làm đảm bảo hay vay tín chấp thì việc cho vay được thực hiện rất nghiêm ngặt và có tính chọn lọc cao. Do đó, cơ cấu cho vay khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ luôn dưới mức 0,84% trong tổng doanh số cho vay nên các cán bộ tín dụng rất dễ quản lý và thu hồi đúng thời hạn. Ngược lại, hình thức cho vay có tài sản đảm bảo lại có tốc độ tăng qua mỗi năm nhưng tốc độ tăng này có xu hướng giảm dần và có nhiều chuyển biến theo hướng tốt. Năm 2011, nợ xấu tăng 54,95% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu tăng 13,40% so với năm 2011. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm nợ xấu chỉ tăng ở mức 11,81%. 64 Bảng 4.26: Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền 2012 (%) (%) - Thế chấp 313 485 550 172 54,95 65 13,40 Tổng 313 485 550 172 54,95 65 13,40 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Bảng 4.27: Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % - Thế chấp 288 322 34 11,81 Tổng 288 322 34 11,81 Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long Ngược lại, hình thức cho vay có tài sản đảm bảo lại có tốc độ tăng qua mỗi năm nhưng tốc độ tăng này có xu hướng giảm dần và có nhiều chuyển biến theo hướng tốt. Năm 2011, nợ xấu tăng 54,95% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu tăng 13,40% so với năm 2011. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm nợ xấu chỉ tăng ở mức 11,81%. 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ Để đánh giá hoạt động tín dụng đối với cá nhân của PGD bên cạnh việc phân tích tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu ta cần phân tích một số chỉ tiêu để biết được rõ hơn hiệu quả của hoạt động tín dụng của NH. Cụ thể, một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của PGD từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 được thể hiện trong bảng 4.28 bên dưới. 65 Bảng 4.28: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 Năm Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm ĐVT 2010 2011 2012 2012 2013 Tổng vốn huy động Triệu đồng 390.420 377.099 432.434 322.508 385.480 Tổng dư nợ KHCN Triệu đồng 117.382 136.038 147.934 143.480 155.678 Doanh số cho vay KHCN Triệu đồng 241.237 250.340 291.969 156.861 178.980 Doanh số thu nợ KHCN Triệu đồng 235.643 231.684 280.073 149.419 171.236 Nợ xấu KHCN Triệu đồng 313 485 550 288 322 Dư nợ bình quân KHCN Triệu đồng 114.585 126.710 141.986 139.759 151.806 Dư nợ cá nhân trên tổng vốn huy động % 30,07 36,07 34,21 44,49 40,39 Hệ số thu nợ cá nhân % 97,68 92,55 95,93 95,26 95,67 Vòng 2,06 1,83 1,97 1,07 1,13 % 0,27 0,36 0,37 0,20 0,21 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Tỷ lệ nợ xấu Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng kinh doanh PGD Bình Long 66 4.4.1 Dư nợ cá nhân trên tổng vốn huy động Trong hoạt động tín dụng cá nhân của PGD Bình Long, ta thấy vốn sử dụng cho vay cá nhân trên vốn huy động là trên 30% và có xu hướng biến động trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, trong 100 đồng vốn huy động của PGD có 30,07 đồng dư nợ của cá nhân; năm 2011, trong 100 đồng vốn huy động có 36,07 đồng dư nợ của cá nhân. Năm 2012, trong 100 đồng vốn huy động có 34,21 đồng dư nợ cá nhân. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012, chỉ tiêu này là 44,49% có nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động có 44,49 đồng dư nợ. Sáu tháng đầu năm 2010, chỉ tiêu này có sự sụt giảm, trong 100 đồng vốn huy động có 40,39 đồng dư nợ của cá nhân. Qua đó cho thấy, công tác huy động của PGD là rất tốt. PGD không những có thể chủ động trong nguồn vốn để cho vay không cần đến vốn điều chuyển là nguồn vốn có chi phí lãi cao. Điều này giúp PGD có thể tiết kiệm chi phí, đảm bảo khả năng thanh khoản và có thể sử dụng nguồn vốn huy động chưa dùng đến điều chuyển về Hội sở. Nhưng việc này cũng cho thấy hoạt động cho vay chưa đạt hiệu quả cao và PGD có khả năng cho vay thêm nhiều hơn nữa. Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào hoạt động huy động, PGD phải chú trọng mở rộng hoạt động cho vay để tận dụng nguồn vốn còn thừa đem lại thu nhập cao hơn cho PGD. 4.4.2 Hệ số thu nợ Để đánh giá xem các món vay của PGD cho cá nhân có được hoàn trả hiệu quả hay không ta còn xét đến hệ số thu nợ. Chỉ tiêu này giúp ta biết được khả năng thu hồi nợ của PGD và khả năng trả nợ của khách hàng qua các năm phản ánh công tác thẩm định và đánh giá khách hàng khi cho vay của NH. Từ bảng số liệu trên ta thấy, hệ số thu nợ của PGD có tăng giảm nhưng nhìn chung đều ở trên mức 92%. Cụ thể, năm 2010, hệ số này là 97,68%, tức là trong 100 đồng cho vay thì PGD thu về được 97,68 đồng khi đáo hạn, đây là mức thu hồi đạt hiệu quả nhất trong các năm. Năm 2011, hệ số này là 92,55% , tức là trong 100 đồng cho vay thì thu về được 92,55 đồng khi đáo hạn.Năm 2012, hệ số thu nợ có sự chuyển biến tốt hơn trong 100 đồng đi vay thì có thể thu hồi về được 95,93 đồng. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ vẫn được duy trì ở mức 95,67% tăng nhẹ so với sáu tháng đầu năm 2012. Qua đó ta thấy, hệ số thu nợ cá nhân là tương đối cao qua các năm. Tuy hệ số thu nợ có giảm trong năm 2011 nhưng sau đó vẫn tăng trong năm 2012 67 và sáu tháng năm 2013 vẫn có xu hướng tăng cho thấy công tác thu hồi nợ của PGD được thực hiện tốt. Nguyên nhân là do các khoản vay chủ yếu vẫn là các khoản vay ngắn hạn và hoạt động sản xuất của các hộ nông dân và kinh doanh cá thể đã làm ăn có hiệu quả hơn, lạm phát cũng có phần giảm đi nên việc xoay tiền để trả nợ cho các khoản vay tăng lên cùng với thiện chí trả nợ của người dân nên thu doanh số thu hồi nợ tăng. 4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Phân tích vòng quay vốn tín dụng để đánh giá được tốc độ luân chuyển tín dụng cũng như thời hạn thu hồi nợ nhanh hay chậm của NH. Vòng quay vốn tín dụng của PGD trong ba năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 2,06, 1,83 và 1,97. Qua đó cho thấy, hầu hết các khoản tín dụng của PGD là các khoản cho vay có thời hạn ngắn thời gian thu hồi vốn nhanh. Vòng quay vốn tín dụng sáu tháng đầu năm 2012 là 1,07 và sáu tháng đầu năm 2013 là 1,13 tăng so với sáu tháng cùng kỳ năm 2012. Vòng quay vốn tín dụng của PGD lớn hơn 1 qua các giai đoạn, cho thấy tốc độ luân chuyển của tín dụng là tương đối nhanh. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng vốn tín dụng của NH là tốt. Qua đó, cũng cho thấy công tác thu hồi nợ của PGD được thực hiện tốt. Vòng quay vốn tín dụng có biến động nhưng vẫn luôn ở mức trên 1. 4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân Tỷ lệ này cho thấy một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ xấu, tỷ số này càng thấp chứng tỏ nợ xấu cho vay cá nhân rất thấp và chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu cá nhân trên tổng dư nợ cá nhân của PGD được kiềm chế ở mức rất nhỏ trong những năm qua. Năm 2010, trong 100 đồng dư nợ có 21 đồng nợ xấu; năm 2011, trong 100 đồng dư nợ có 36 đồng nợ xấu; năm 2012, trong 100 đồng dư nợ có 37 đồng nợ xấu. Mặc dù tỷ lệ này có xu hướng tăng nhưng mức tăng không cao là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này là 0,21% ở mức nhỏ nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, ta thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ, đây là một tín hiệu rất tốt cho thấy độ an toàn là tương đối cao nhưng tỷ lệ này có xu hướng gia tăng nên PGD cũng phải có những biện pháp quản lý và thu hồi nợ tránh cho việc tỷ lệ này tăng lên. 68 Để biết được đối với nhóm nợ nào có tỷ lệ nợ xấu cao ta sẽ đi phân tích cụ thể từng khoản mục nợ xấu trên tổng dư nợ. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.29: Tỷ lệ nợ xấu tại PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng sáu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Năm 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012 2013 1. Theo thời hạn 0,27 0,36 0,37 0,20 0,21 - Ngắn hạn 0,24 0,33 0,36 0,19 0,20 - Trung và dài hạn 0,82 0,92 0,70 0,66 0,56 2. Theo dòng sản phẩm 0,27 0,36 0,37 0,20 0,21 - Nông nghiệp 0,45 0,67 0,66 0,33 0,30 - SXKD khác 0,15 0,16 0,17 0,14 0,14 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 1,90 3,06 2,45 2,45 1,35 3. Theo hình thức đảm bảo 0,27 0,36 0,37 0,20 0,21 - Thế chấp 0,27 0,36 0,37 0,20 0,21 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ PGD Bình Long qua các năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 Tỷ lệ nợ xấu của khoản cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank, cho vay tiểu thương và cho vay không có TSBĐ có tỷ lệ nợ xấu là 0 qua các năm. Theo thời hạn thì nợ trung và dài hạn có tỷ lệ nợ xấu cao hơn nợ ngắn hạn. Theo dòng sản phẩm thì khoản mục có tỷ lệ nợ xấu của khoản mục chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS là cao nhất trong các khoản mục, cho vay này có nhiều rủi ro nhất nên PGD cần phải chú ý trong công tác thẩm định cho vay đối với lĩnh vực này. Tỷ lệ nợ xấu đối với ngành nông nghiệp cũng cao đứng ở vị trí thứ hai. Theo hình thức đảm bảo thì tỷ lệ nợ xấu của khoản vay có thế chấp ở mức nhỏ và tín chấp là không có nợ xấu. 69 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI SACOMBANK BÌNH LONG 5.1.1 Những kết quả đạt được Mặc dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ 6 NH thuộc hệ thống khác có vị trí liền kề nhau trong cùng địa bàn thị xã, tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của PGD vẫn diễn ra tốt, PGD đã không ngừng mở rộng quy mô cho vay qua việc dư nợ cho vay đều tăng qua mỗi năm. Chất lượng tín dụng của PGD tương đối cao thể hiện qua việc tỷ lệ nợ xấu của PGD được kiềm chế ở mức rất thấp qua các năm. Các đối tượng vay ngày càng được cho vay phân khúc và mở rộng, công tác thu hồi nợ cũng đạt được nhiều kết quả qua việc hệ số thu hồi luôn ở mức cao. Giới thiệu được các sản phẩm mới đến khách hàng như cho vay tiêu dùng đối với CBNV và cho vay người thân CBNV thuộc Sacombank và tiểu thương. 5.1.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tín dụng còn một số hạn chế cần khắc phục. - Tăng trưởng tín dụng chưa cao qua các năm do cho vay phân tán nhỏ lẻ nên số lượng hồ sơ tín dụng nhiều, địa bàn bán kính cho vay 50-60km, PGD chỉ có 5 CBTD nên một CBTD phải quản lý rất nhiều hồ sơ không có nhiều thời gian để tiếp xúc với khách hàng nên việc tìm kiếm khách hàng mới chưa cao. - Tỷ lệ nợ xấu tuy ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu ở nhóm cho vay nông nghiệp và cho vay chuyển nhượng, sửa chữa và xây dựng BĐS có tỷ lệ cao trong các dòng sản phẩm cho vay. Vì đây thường là các hộ nông dân do sản xuất nông nghiệp thường có đặc điểm sản xuất, chăn nuôi ở xa, vị trí giao thông không thuận lợi nên công tác thẩm định, quản lý các khoản vay này còn gặp nhiều khó khăn. 70 - Mặc dù, dư nợ cá nhân so với tổng dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhưng việc sử dụng vốn cho vay cá nhân chưa cao so với vốn huy động vì các sản phẩm tuy đa dạng nhưng chưa đến được hết với người dân, hạn chế số lượng nhân viên tín dụng nên việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người dân chưa đạt kết quả cao. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG 5.2.1 Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng Tăng cường chăm sóc tốt khách hàng để từ đó giữ chân các khách hàng cũ và nhờ đó tiềm kiếm khách hàng mới thông qua các khách hàng hiện hữu. - Về sản phẩm: phải không ngừng tăng cường các sản phẩm mới để tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thay đổi của khách hàng. Đầu tư cho vay tiêu dùng đối với các khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô, vay để cho con du học, mua sắm các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. - Về phong cách phục vụ: chú trọng yếu tố con người, các CBTD là cầu nối giữa khách hàng và NH, vì thế những biểu hiện của CBTD khi khách hàng đến quan hệ là rất quan trọng. như lời chào trân trọng, cảm ơn… và thái độ phục vụ để tạo nên ấn tượng đẹp cho khách hàng. - Tư vấn để hướng dẫn khách hàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng đi vay. Để làm được điều này, bản thân mỗi CBTD phải có kiến thức và không ngừng cải thiện chuyên môn, nắm bắt tất cả các sản phẩm NH và nhu cầu khách hàng. - Thường xuyên mở các cuộc điều tra lấy ý kiến đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của nhân viên tín dụng NH để từ đó biết được nhu cầu và mong muốn của khách hàng; cung cấp số điện thoại để khách hàng có thể góp ý và phản ánh khi họ không hài lòng. 5.2.2 Nâng cao công tác thẩm định trước khi xét duyệt Trong hoạt động tín dụng trước khi xét duyệt trước khi quyết đinh quan hệ với một khách hàng, bộ phận tín dụng phải đặt quá trình xét duyệt hồ sơ lên hàng đầu. Đây là bước đầu nhưng mang tính quyết định đến chất lượng các khoản tín dụng mà NH chuẩn bị cấp cho khách hàng. PGD cần đăng ký cho CBTD học thêm những khóa bồi dưỡng trình độ chuyên môn của Hội sở để nâng cao khả năng thẩm định đối với khách hàng. Sau khi yêu cầu khách hàng nộp những giấy tờ cần thiết cho những món vay, NH cần tiến hành thẩm định các yếu tố như: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; uy tín 71 khách hàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và tài sản thế chấp. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách cho vay, luật, các quy chế hoạt động NH; đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời đến ban lãnh đạo về tình hình cho vay. 5.2.3 Hạn chế rủi ro và nợ xấu - Nâng cao năng lực thu thập thông tin, nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác, kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản cho vay có khả năng rủi ro ở mức cao như cho vay chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS và cho vay nông nghiệp. - Trong cho vay chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS và nông nghiệp có tỷ lệ nợ xấu cao vì thế trước khi cho vay đối với lĩnh vực này, PGD cần phải kiểm tra xét duyệt kỹ đến khả năng trả nợ của khách hàng thông qua tình hình thu nhập và tính ổn định của nguồn thu nhập. - Xét duyệt trước khi cho vay theo định kỳ hạn nợ linh hoạt. Kết hợp với chính quyền địa phương các cấp trong việc đầu tư tín dụng phải dựa vào chương trình mục tiêu phát triển của địa phương. Thực hiện cho vay đúng thời vụ, thời hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh của các ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể đi vay, và thời vụ chăn nuôi sản xuất nông nghiệp nhằm để quản lý và theo dõi các khoản vay sử dụng đúng mục đích vay. 5.2.4 Tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng - Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng về các sản phẩm tín dụng của NH dựa vào các khách hàng hiện hữu, các cán bộ, công nhân viên là chủ đạo, làm cầu nối thông qua Ủy ban nhân dân các ấp, xã, phường, thị trấn làm nền tảng để cung cấp sản phẩm của NH đến khách hàng cùng với việc thông qua các công ty cho vay CBNV để phát triển cho vay tiêu dùng thế chấp và tín chấp. - Phát tờ rơi, giới thiệu các sản phẩm tín dụng đa dạng cho cá nhân của NH, gởi thư ngỏ “gõ cửa”, đến từng nhà, từng ngõ ngách đến với các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, những người có nhu cầu vay vốn. - Thông qua các buổi họp chợ, tiếp xúc trực tiếp với các tiểu thương buôn bán tại các chợ để mở rộng sản phẩm cho vay tiểu thương. 72 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN PGD Bình Long có vị trí tọa lạc tại trung tâm thị xã Bình Long có hơn sáu năm hoạt động với nhiều thuận lợi đi kèm với khó khăn. Cũng như các NH khác, PGD Bình Long kinh doanh chủ yếu là dựa trên nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Qua việc phân tích số liệu từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 đề tài đã khái quát được công tác huy động vốn và sử dụng vốn, đi sâu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân thông qua các chỉ tiêu đánh giá như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng, hiệu suất sử dụng vốn, hệ số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu của KHCN để thấy được các mặt tích cực và những hạn chế để đưa ra giải pháp thích hợp. Về công tác huy động đã đạt được nhiều thành công có sự tăng trưởng mạnh và phần lớn là từ tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, bên cạnh đó PGD cũng đã đẩy mạnh được vốn huy động từ tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. PGD luôn chủ động được nguồn vốn và không cần điều chuyển từ Hội sở nhưng cần mở rộng cách thức huy động mới, đa dạng, linh hoạt để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa. Về hoạt động tín dụng cá nhân diễn ra tốt thể hiện qua việc tăng trưởng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chưa cao vì thế nên cần cố gắng, tích cực để mở rộng hoạt động cho vay vừa an toàn và hiệu quả. Nợ xấu của PGD trong những năm qua tuy ở tỷ lệ rất thấp cho thấy công tác thu hồi, thẩm định và đôn đốc khách hàng trả nợ có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng tăng ở sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ. Vì thế, PGD cần phải chú trọng công tác thu hồi nợ để tối thiểu hóa rủi ro. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Ngân hàng Hội sở - Hỗ trợ trong việc tuyển dụng và phân bổ thêm CBTD cho PGD. - Hỗ trợ về mặt đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của Ban lãnh đạo và các CBTD chuyên về KHCN. - Đưa ra các chiến lược và hành động cụ thể cho từng chi nhánh để mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân theo định hướng chung của Hội sở. 73 - Tiến hành tổ chức, kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ thường xuyên cho các CBTD. 6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương - Hỗ trợ cho NH trong việc cung cấp thông tin khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng được thuận lợi hơn. - Tạo điều kiện cho PGD trong việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tín dụng cá nhân đến với khách hàng thông qua các buổi họp dân phố, loa phát thanh. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2005. 2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 4. Ngân hàng Nhà nước, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2010. 75 [...]... doanh Vì thế, việc phân tích hoạt động tín dụng cá nhân để nhận thấy những mặt mạnh và những tồn tại, để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại Sacombank Phòng giao dịch Bình Long là rất thiết thực Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NH Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long để làm đề... : Bất động sản Cán bộ nhân viên Có kì hạn Cho vay Doanh nghiệp Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Đơn vị tính Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Khách hàng cá nhân Không kì hạn Ngân hàng Ngân hàng Australia và New Zealand Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Thương mại cổ phần Phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thương mại cổ phần Sản xuất kinh... CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Phòng giao dịch Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại NH 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 dựa trên các chỉ tiêu doanh số... 3 Dựa vào kết quả đã phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 và sử dụng phương pháp tổng hợp, lý luận để đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân của NH 11 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 3.1.1 Thông tin chung về NH Tên tiếng Việt: Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Tên tiếng Anh: Saigon... của khách hàng cá nhân - Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 thông qua các chỉ tiêu tài chính - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại NH 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước 1.3.2... nghiên cứu phân tích số liệu và thông tin được thu thập và tổng hợp từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Phòng giao dịch Bình Long 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng. .. liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 của NH được cung cấp bởi bộ phận Kế toán và bộ phận Kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long - Thu thập thông tin và tài liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng cá nhân của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín thông qua sách, báo, internet và các bài... - Tiếp nhận thông tin truyền đạt từ các cán bộ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích, từ đó có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng cá nhân của NH - Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc... tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp phát cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng - Tín dụng học tập: là hình thức tín dụng cấp... xã Bình Long cũng đã không ngừng nỗ lực hoạt động theo định hướng của NH Hội sở trong việc phát huy vai trò là NH bán lẻ mà đặc biệt trong hoạt động tín dụng cá nhân Bên cạnh đó, Sacombank Phòng giao dịch Bình Long cũng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ phía các NH khác cùng địa bàn trong việc nâng cao khả năng thu hút khách hàng và phát triển lĩnh vực tín dụng cá nhân của NH Thị xã Bình Long là

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan