khảo sát kênh phân phối cá lau kính pterygoplichthys disjunctivus (weber,1991) thương phẩm tại địa bàn quận thốt nốt thành phố cần thơ

50 465 0
khảo sát kênh phân phối cá lau kính pterygoplichthys disjunctivus (weber,1991) thương phẩm tại địa bàn quận thốt nốt thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN -------- TRẦN THỊ THU HƢƠNG KHẢO SÁT KÊNH PHÂN PHỐI CÁ LAU KÍNH Pterygoplichthys disjunctivus (Weber,1991) THƢƠNG PHẨM TẠI ĐỊA BÀN QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN -------- TRẦN THỊ THU HƢƠNG KHẢO SÁT KÊNH PHÂN PHỐI CÁ LAU KÍNH Pterygoplichthys disjunctivus (Weber,1991) THƢƠNG PHẨM TẠI ĐỊA BÀN QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH Ths. HUỲNH VĂN HIỀN 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập ở Trường Đại học Cần Thơ. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến tất cả thầy cô đã truyền dạy những kiến thúc vô cùng bổ ích, đặc biệt là các thầy cô đang công tác ở Bộ môn Quản lý & kinh tế nghề cá Khoa Thủy Sản đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đắc Định và thầy Huỳnh Văn Hiền đã tận tâm chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báo giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến thầy cố vấn học tập Hà Phước Hùng và tập thể lớp Quản Lý Nghề Cá K36 đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học. Xin Cảm ơn ba mẹ và tất cả các bạn đã động viên, khích lệ, tạo mọi đều khiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Hƣơng TÓM TẮT Đề tài: “Khảo sát kênh phân phối cá lau kính (Pterygoplichthys Disjunctivus, (Weber, 1991)) thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt – TP. Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 08/2013 đến 12/2013 tại địa bàn Quận Thốt Nốt – TP. Cần Thơ. Nhằm phân tích thực trạng kênh phân phối cá lau kính thương phẩm tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các tác nhân tham gia kênh phân phối, nhận định được triển vọng của ngành hàng trong tương lai nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Thông qua bảng phỏng vấn đã soạn sẵn để thu thập thông tin của các đối tượng nghiên cứu. Số mẫu đã tiến hành thu là 35 mẫu. Trong đó, đã thu mẫu của 5 cơ sở thu mua – sơ chế và làm chả cá, 20 mẫu thu của các hộ khai thác cá lau kính bao gồm khai thác ngoài tự nhiên và cả trong các ao nuôi thủy sản (chủ yếu là các ao nuôi cá tra), 10 mẫu của người tiêu dùng trực tiếp. Ngoài ra, còn thu thập các thông tin từ các chợ ở địa phương. Qua khảo sát cho thấy các sản phẩm cá lau kính không xuất hiện tại các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu tại địa bàn nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thì kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt chủ yếu theo 5 kênh chính. Nhìn chung ở tất cả các kênh phân phối thì đối tượng hưởng được lợi nhuận nhiều nhất là người thu mua sơ chế. Trong đó, sản lượng cá lau kính phần lớn là được tiêu thụ ở địa bàn ngoài tỉnh, mà đối tượng chủ yếu là người làm chả ở gần TP Long Xuyên chiếm 70.8% sản phẩm sơ chế của địa bàn, việc tiêu thụ được phân phối thông qua kênh 1. Còn lại 29.2% thì được tiêu thụ trong ở địa phương thông qua các kênh còn lại. Trong đó, kênh 4 là có tỷ lệ lớn nhất chiếm 16.7% chủ yếu là người bán lẻ ở chợ sản phẩm thường là chả cá lau kính, kế đó là kênh 2 có tỷ lệ tiêu thụ nội địa chiếm 9.2%, còn các kênh khác chiếm tỷ lệ nhỏ với hình thức sản phẩm đa dạng nguyên con, đã sơ chế hoặc chả. Hiện tại các đối tượng tham gia vào kênh phân phối đang gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý và và sự quan tâm của các cấp chính quyền còn nhiều bất cập. Sau khi phân tích, xem xét có các đề xuất sau: (1) Khuyến khích đầu tư cho nhu cầu ngày càng cao của ngành hàng cá lau kính; (2) Mở rộng việc thu mua cá lau kính sang các quận, huyện lân cận, chủ động về nguồn nguyên liệu; (3) Việc kiểm soát, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền cần được đẩy mạnh; (4) Đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm cá lau kính; (5) Đặt dưới sự kiểm soát của các nhà quản lý để tránh hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. i MỤC LỤC Mục Lục TÓM TẮT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1 1.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 1.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 2.1. Tình hình thủy sản thế giới và Việt Nam ...................................................... 3 2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ............................................................. 6 2.2.1 TP. Cần Thơ .................................................................................................. 6 2.2.2 Q. Thốt Nốt .................................................................................................. 8 2.3. Giới thiệu sơ lược về các lau kính .............................................................. 11 2.4. Các nghiên cứu có liên quan ....................................................................... 12 CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 15 3.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .................................................................. 15 3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 17 4.1. Thông tin chung về các tác nhân .................................................................. 17 4.1.1 Thông tin về người khai thác cá lau kính ................................................... 17 4.1.2 Thông tin về người thu mua sơ chế ............................................................ 18 4.1.3 Thông tin về người tiêu dùng cá lau kính ................................................... 22 4.2. Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính ................................................................. 24 4.3 Phân tích ma trận SWOT ............................................................................... 26 4.4. Nhận định của các tác nhân về ngành hàng này trong tương lai .................. 27 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................... 28 ii 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 28 5.2. Đề xuất .......................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 32 Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn hộ khai thác cá lau kính .............................. a Phụ lục 2: Bảng phỏng vấn ngƣời thu mua – sơ chế ............................... c Phụ lục 3: Bảng phỏng vấn ngƣời tiêu dùng sản phẩm cá lau kính ....... e . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng thủy sản của thế giới qua các năm ....................................... 3 Bảng 2.2 Nhu cầu TS của thế giới qua các năm (2006 – 2011) ............................ 4 Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT ..................................................................... 16 Bảng 4.1: Nguồn cá lau kính cung cấp cho các cơ sở thu mua – sơ chế ............. 18 Bảng 4.2: Tiêu thụ tổng sản phẩm cá lau kính ở các cơ sở thu mua sơ chế ........ 19 Bảng 4.3: Thông tin kinh tế về cơ sở thu mua sơ chế cá lau kính ....................... 21 Bảng 4.4: Thông tin về SPTS của hộ tiêu dùng ................................................... 24 iv DANH MỤC HÌNH: Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ............................................................ 6 Hình 2.2. Bản đồ quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ ............................................ 8 Hình 2.3. Hình ảnh cá lau kính được bán ở chợ .................................................... 9 Hình 2.4. Hình ảnh cá lau kính trong tự nhiên .................................................... 11 Hình 2.5. Thức ăn chế biến từ cá lau kính ........................................................... 12 Hình 4.1. Đánh giá của hộ KT đối với cá lau kính ngoài tự nhiên ...................... 17 Hình 4.2. Đánh giá của hộ KT đối với cá lau kính trong ao nuôi TS .................. 18 Hình 4.3. Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cá lau kính thương phẩm ............................... 20 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện thuận lợi của các cơ sở thu mua – sơ chế ................. 21 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện khó khăn của các cơ sở thu mua – sơ chế ................ 22 Hình 4.6. Các món ăn ưa chuộng được chế biến từ cá lau kính .......................... 23 Hình 4.7: Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính thương phẩm ................................. 24 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: CBTS: Chế biến thủy sản ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long DN: Doanh nghiệp EMS: Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm. FAO: Tổ chức lương thực - nông nghiệp Liên hiệp Quốc NTTS: Nuôi trồng thủy sản TP: Thành phố TS: Thủy sản VASEP: Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam XK: Xuất khẩu KT: Khai thác vi CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Hiện nay việc du nhập các sinh vật ngoại lai ngày càng phổ biến ở nhiều nước. Ngoài việc góp phần làm tăng sự phong phú và đa dạng cho đối tượng nuôi, đáp ứng nhu cầu của thì trường, nâng cao lợi ích kinh tế cho các nước nội nhập như các loài cá rô phi, cá chép,…..thì việc phân tích, đánh giá và nghiên cứu các loài ngoại lai trước khi nhập về còn nhiều thiếu sót. Việc này đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, điển hình như ốc bươu vàng, gần đây nhất là rùa tai đỏ. Đòi hỏi cần có sự hiểu biết và cái nhìn tổng quát, đa chiều về vấn đề này cũng như là tìm cách khắc phục những hậu quả nặng nề do chúng gây ra. Hiện nay một trong những loài được đánh giá là có sức phát tán mạnh và có nguy cơ xâm hại đến đới sống của sinh vật trong các thủy vực tự nhiên nhất, đó chính là cá lau kính. Cá lau kính hay còn gọi là cá tỳ bà, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đây là loài chủ yếu sống ở đáy các thủy vực nước ngọt, lợ. Ở Việt Nam cá lau kính được nhập từ các nước Hong Kong và Singapore là chủ yếu, thông qua con đường mua bán cá cảnh. Sau khi phát tán ra môi trường, cá lau kính nhanh chóng trở thành loài áp đảo ở các hệ thống sông, kênh, rạch tại địa bàn các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo nghiên cứu gần đây, đã làm rõ những tác hại của cá lau kính như: cạnh tranh môi trường sống với các loài bản địa, cạnh tranh thức ăn với những loài có cùng chế độ dinh dưỡng, việc ăn trứng cá khác loài,… làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn, mất cân bằng sinh thái, làm giảm tính đa dạng sinh học ở những thủy vực chúng sinh sống. Ngoài ra, cá còn có khả năng hút nhớt các loài cá khác làm chúng chậm phát triển hoặc chết. Thêm vào đó, việc đào hang để đẻ trứng gây hiện tượng sạt lở, xói mòn dọc bờ sông (Burgess,1989) không những ngoài tự nhiên mà còn ngay cả những ao nuôi thủy sản (TS). Kết hợp với những tác hại trên cá lau kính còn có tốc độ tăng trưởng và phát tán nhanh, dễ thích nghi với những những điều kiện bất lợi của môi trường. Bên cạnh công tác quản lý và kiểm soát của các cấp ban ngành còn yếu, các văn bản, chính sách còn nhiều bất cập, sự quan tâm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên việc phát tán bừa bãi ra môi trường tự nhiên là không thể tránh khỏi. 1 Thốt Nốt là quận có nhiều tiềm năng để phát triển ngành TS nước ngọt, đặc biệt là các loại cá da trơn như các basa, cá tra,…..đây là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của quận. Không những thế, việc khai thác cá nội đồng để phục vụ cho nhu cầu của địa phương cùng được phát triển mạnh. Gần đây, việc bùng phát cá lau kính trên địa bàn quận đang được quan tâm nhưng đây không còn là mối lo ngại nữa, khi có sự xuất hiện của các hoạt động khai thác cá lau kính và kéo theo đó là những cơ sở thu mua – sơ chế, các nhà hàng, quán ăn phục vụ cho nhu cầu về cá lau kính ngày càng nhiều. Từ từ loại cá này đã trở thành thực đơn quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng với nguồn dinh dưỡng khá đa dạng. Theo nghiên cứu cho thấy trong thịt cá có chứa 16,9% đạm và có 10 loại axit amin thiết yếu. Ngoài ra, còn có axit béo Linolenic (còn goi là omega 3) rất cần thiết cho con người, hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá nằm trong giới hạn cho phép đối với sản phẩm TS làm thực phẩm (Lê Thị Mỹ An & ctv., 2008). Chính vì thế cá lau kính là loại thực phẩm mới, với giá rẻ, thơm, ngon và dễ chế biến, nó đã trở thành sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Đòi hỏi cần có sự quan tâm, đầu tư cho các dịch vụ cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh cho loại thực phẩm mới này nhằm tạo động lực cho sự phát triển các loại thực phẩm làm từ cá lau kính thương phẩm. Đề tài: “Khảo sát kênh phân phối cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus, (Weber, 1991) thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt – TP. Cần Thơ” được thực hiện. Để hoàn thiện hơn về kênh phân phối cá lau kính thương phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các tác nhân tham gia kênh phân phối. Đồng thời còn tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về sự triển vọng và tiềm năng của loài cá này làm thực phẩm cho tiêu dùng, tận dụng được nguồn lợi tự nhiên vốn có của địa phương, góp phần khống chế được sản lượng cá lau kính, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong địa bàn quận Thốt Nốt nói riêng và cả nước nói chung. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích thực trạng kênh phân phối cá lau kính thương phẩm tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các tác nhân tham gia kênh phân phối, nhận định được triển vọng của ngành hàng trong tương lai nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu - Mô tả đặc điểm và vai trò của các tác nhân tham gia trong kênh phân phối cá lau kính tại Thốt Nốt. - Sơ đồ kênh phân phối và phân tích hệ thống kênh phân phối cá lau kính thương phẩm tại Thốt Nốt. - Phân tích những xu hướng ngành hàng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kênh phân phối để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng sản phẩm này. 3 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình thủy sản thế giới và Việt Nam Theo “Báo cáo ngành thủy sản” của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (12/06/2013) thì việc cung cấp TS của thế giới (cả khai thác và nuôi trồng) tăng bình quân 2,3%/ năm nhưng vẫn thấp hơn tăng trưởng của nhu cầu TS (2,7%/ năm). Do đó, trong tương lai việc cung cấp TS không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của toàn cầu. Tổng sản lượng khai thác tăng không đáng kể bình quân từ năm 2006 – 2011 chỉ tăng 0,1% rất thấp so với tăng trưởng của sản lượng nuôi trồng tăng 6,1%. Bảng 2.1: Sản lƣợng thủy sản của thế giới qua các năm Đơn vị: triệu tấn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khai thác nội địa 9,8 10,0 10,2 10,4 11,2 11,5 Khai thác biển 80,2 80,4 79,5 79,2 77,4 78,9 Tổng sản lƣợng khai thác 90,0 90,3 89,7 89,6 88,6 90,4 Tăng trưởng (%) 0,3 -0,7 -0,1 -1,1 2,0 BQ Khai thác – đánh bắt 0,1 Nuôi trồng Nuôi trồng nội địa 31,3 33,4 36,0 38,1 41,7 44,3 Nuôi trồng ngoài biển 16,0 16,6 16,9 17,6 18,1 19,3 Tổng sản lƣợng nuôi trồng 47,3 49,9 52,9 55,7 59,9 63,6 5,5 6,0 5,3 7,5 6,2 140,2 142,6 145,3 148,5 154,0 2,1 1,7 1,9 2,2 3,7 Tăng trưởng (%) Tổng sản lƣợng thế giới Tăng trưởng (%) 137,3 Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO (2012) 4 6,1 2,3 Bảng 2.2: Nhu cầu TS của thế giới qua các năm (2006 – 2011) Đơn vị: triệu tấn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thực phẩm cho ngƣời 114,3 117,3 119,7 123,6 128,3 130,8 2,6 2,0 3,3 3,8 1,9 23,0 22,9 21,8 20,2 23,2 0,0 -0,4 -4,8 -7,3 14,9 6,7 6,7 6,8 6,9 7,0 1,5 0,0 1,5 1,5 1,4 17,6 17,8 18,1 18,6 18,8 1,1 1,1 1,7 2,8 1,1 Tăng trưởng (%) Phi thực phẩm 23,0 Tăng trưởng (%) Dân số (tỉ ngƣời) 6,6 Tăng trưởng (%) Tiêu thụ TS đầu ngƣời (kg/ngƣời) Tăng trưởng (%) 17,4 BQ 2,7 0,2 1,2 1,6 Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO (2012) Nhu cầu TS tăng qua các năm từ 2006 – 2011 tăng 2,7%. Trong đó nhu cầu phi lương thực rất thấp chỉ chiếm 0,2%. Tiêu thụ thủy sản đầu người tăng 1,6%/năm và theo FAO, đến 2015 nhu cầu TS đạt 165 triệu MT (tăng bình quân 2,1%/năm), tiêu thụ trên đầu người đạt 14,3 kg (hiện tại khoảng 14 kg, tăng 0,8%/năm). Ở khu vực Châu Á, Trung Quốc vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong hoạt động NTTS toàn cầu, chiếm 62% tổng sản lượng của các nước Châu Á. Việt Nam Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng NTTS (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Hiện tại Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng sản lượng TS 8,5% trong năm 2012. Vấn đề con giống, thức ăn, kỹ thuật và môi trường ,….của TS Việt Nam còn nhiều bất cập, cần có nhiều nghiên cứu, cải thiện tình hình tiêu thụ sản phẩm TS trong và ngoài nước. Bởi hiện tại Việt Nam đang phải đối diện với những rào cản như: rào cản kỹ thuật về chất kháng sinh Ethoxyquin ở thị trường Nhật và Hàn Quốc, các rào cản thương mại ở thị trường Mỹ gồm vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm và vụ kiện chống phá giá đối với cả tôm và cá tra. Tình hình xuất khẩu sang các thị trường EU và Hàn Quốc giảm, còn sang các nước Hoa Kỳ và Nhật Bản có tăng nhưng không đáng kể. Trong nước, sản lượng TS 2012 đạt 5.876 nghìn tấn. Trong đó, khai thác TS chiếm 2.676 nghìn tấn, khai thác nội đồng 193 nghìn tấn tăng 25,3% so với 2011. 5 Còn sản lượng nuôi trồng 3.200 nghìn tấn tăng so với 2011 nhưng mức tăng này tương đối nhẹ (Vasep, 2012). Xuất khẩu TS có mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm và đạt 6,13 tỷ USD năm 2012. Với đà phát triển này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong những nước xuất khẩu TS lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn TS toàn cầu. Tôm vẫn là mặt hàng đứng đầu với kim ngạch 2,24 tỷ USD năm. Trong đó tôm sú có sản lượng giảm do dịch bệnh EMS hoành hành, còn tôm chân trắng lại có xu hướng tăng đạt 741 triệu USD. Cá tra vẫn tiếp tục đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu 1,74 tỷ USD năm 2012, giảm nhẹ so với 2011 (Vasep, 2012). Khả năng khép kín quá trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp TS, vì nó giúp họ có khả năng chủ động được nguyên liệu và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tình hình khai thác và tiêu thụ nội địa Khai thác TS nội địa có xu hướng giảm, bình quân giảm 2,5%/năm. Cho thấy nguồn lợi TS tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do việc khai thác quá mức, khai thác hủy diệt, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước trên các hệ thống sông ngòi, kênh gạch trên cả nước. Do phương tiện khai thác nội địa rất thô sơ chủ yếu là các ngư cụ khai thác truyền thống lâu đời như chài, lưới, đăng, đó,…..chưa kể kích điện, xung điện đây đều là những ngư cụ khai thác có tính hủy diệt cao, ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn lợi TS bởi đối tượng đánh bắt không có chọn lọc (Tổng Cục thống kê qua các năm). Trong những năm qua, hầu hết các DN TS Việt Nam đều không chú trọng phát triển và mở rộng thị trường nội địa. Nguyên nhân chính là do giá bán thị trường nội địa thấp trong khi các đầu tư cho hoạt động sản xuất và dịch vụ ngày càng cao và cũng do thói quen tiêu thụ TS của người Việt Nam là các sản phẩm tươi sống từ các chợ, còn thế mạnh của các DN TS là các sản phẩm đông lạnh. Theo Trung tâm tư vấn và quy hoạch phát triển TS (giai đoạn 2011 – 2020) giá trị TS chế biến tiêu thụ nội địa tăng 5,37%/ năm. Mức tiêu thụ trong nước 2015 dự báo là 790.000 tấn và năm 2020 là 940.000 tấn. Trong đó TS đông lạnh chiếm trên 30%. 6 2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 2.2.1 TP. Cần Thơ Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ  Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm của ĐBSCL về phía tây sông Hậu, trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Có tọa độ địa lý nằm trong giới hạn 105013'38" – 105050'35" kinh độ Đông và 9055'08" - 10019'38" vĩ độ Bắc. Hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện đã tiếp bước cho TP. Cần Thơ thực hiện mục tiêu trở thành Thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng. Thành phố gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Với những điều kiện thuận lợi trên TP. Cần Thơ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. Cần Thơ đã tận dụng được tốt những tiềm năng vốn có, phát triển mạnh về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản góp phần lớn vào việc xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. 7 Với diện tích tự nhiên 140.096,38 ha, trong đó có 115.069,12 ha đất nông nghiệp, 24.706,90 ha đất phi nông nghiệp, 320,36 ha đất chưa sử dụng. Địa hình tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài 2.500 km. Mật độ sông khá lớn: 1,8 km/km2, hệ thống sông chính của Cần Thơ gồm: đoạn sông Hậu chảy qua có độ dài hơn 60 km và hệ thống kênh rạch nhỏ như Rạch Cần Thơ, (Cái Răng), rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt, kênh Cái Sắn… dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng nội đồng và nối liền với kênh rạch của các tỉnh lân cận TP Cần Thơ. Chế độ thủy văn vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nhật chiều biển Đông, ảnh hưởng nhẹ của chế độ bán nhật chiều biển Tây – Vịnh Thái Lan, TP Cần Thơ cũng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, với nhiệt độ trung bình 26 - 270C và độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa.Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa, nhất là vào tháng 9 và 10 tại các đại phương mực nước dâng lên gây ngập một vùng rộng lớn, thời gian ngập kéo dài. Do hệ thống kênh rạch chằng chịt nên thời gian truyền lũ tương đối chậm.  Điều kiện kinh tế xã hội Dân số 1139900 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 15,13% năm (so với giai đoạn 2001 – 2005 chỉ đạt 13,48%). Tốc độ tăng trưởng GDP của TP đạt 11,15%, cao nhất so với 5 TP lớn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao; Ngành công nghiệp - xây dựng, năm 2005 chiếm 39,84%, năm 2012 chiếm 39,22% giảm không đáng kể. Còn thương mại – dịch vụ tăng 8,66% từ 41,46% năm 2005 tăng lên 50,12% năm 2012. Trong khi ngành nông nghiệp thì có xu hướng giảm năm 2005 chiếm tỷ trọng 18,7% trong cơ cấu kinh tế đến năm 2012 chỉ còn 10,66%, giảm 8,04%. Các ngành và lĩnh vực kinh tế có chuyển biến tích cực. Cần Thơ có cơ cấu lao động trẻ, tỉ lệ giới tính chênh lệch không đáng kể. Thành phần dân tộc khá đa dạng, chiếm phần đông là dân tộc kinh, họ sống rãi rác và xen kẻ với nhau, có thu nhập bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng/năm (2008). Tổng số lao động trên địa bàn thành phố 699.835 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 487.375 người, lao động dự trữ: 212.460 người, Cần Thơ có nguồn lao động trẻ, dồi dào và đang là môi trường đầu tư thân thiện thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 8  Tình hình nguồn lợi, khai thác và nuôi trồng thủy sản Theo báo cáo của Thành Ủy Cần Thơ, 2009 thì độ tuổi người tham gia khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ trung bình là 43,5 tuổi, trình độ học vấn của người tham gia khai thác thủy sản chủ yếu là cấp I chiếm 66,1%. Trong đó trình độ cấp III chiếm thấp nhất là 4,7%. Ngoài ra còn có 10,3% mù chữ, quận Thốt Nốt chiếm tỉ lệ mù chữ cao nhất là 14,3%. Do đó nhận thức về bảo vệ NLTS chưa cao, chưa nhận thức được tầm quan trọng trong cải tiến kỹ thuật khai thác thủy sản, thành phần cá, tôm phân bố ở thành phố Cần Thơ khá đa dạng. Qua 06 đợt khảo sát thực địa từ tháng 07/ 2009 đến 05/2010 đã xác định được danh mục gồm 120 loài cá thuộc 33 họ, 72 giống trong 11 bộ. Trong đó, có 50 loài có giá trị kinh tế. Một số giống trước đây có phân bố ở Cần Thơ nhưng hiện nay ít thấy. Đáng ghi nhận nhất đó là sự xuất hiện của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) trước đây không thấy nhưng hiện nay loài cá nay đã hiện diện ở nhiều thủy vực sông, kênh, rạch ở Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cấu trúc thành phần loài tôm ở Cần Thơ, đã phát hiện 08 loài tôm, thuộc 02 giống, 02 họ, 01 bộ. Trong đó có 04 loài là đối tượng khai thác quan trọng, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trong khi cá tra và tôm nước lợ là 2 đối tượng nuôi trồng và XK chủ lực của ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu vốn trong sản xuất, giá thức ăn và các chi phí sản xuất đầu vào có xu hướng ngày càng tăng trong khi giá sản phẩm đầu ra khá bấp bênh. Việc giá thành cao hơn giá sản phẩm đã làm cho nhiều hộ nuôi phải thua lỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản (CBTS) thiếu sự gắn kết với nhau và gắn kết với nông dân dẫn đến hiện tượng DN cạnh tranh thiếu lành mạnh gây bất ổn nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng xấu đến giá xuất khẩu. Thêm vào đó là chất lượng con giống, thức ăn, nguồn nước,… chưa đảm bảo đây là nguyên nhân bùng phát dịch bệnh. Hiện nay cũng có nhiều chủ trương chính sách để cải thiện tình hình xuất nhập khẩu TS cũng được áp dụng ở Cần Thơ. 9 2.2.2 Quận Thốt Nốt Hình 2.2 Bản đồ quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ  Điều kiện tự nhiên Quận Thốt Nốt Là quận đầu nguồn của TP. Cần Thơ, cách trung tâm thành phố 40 km về phía Bắc, Thốt Nốt có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông thủy - bộ, nằm ở phía Đông Bắc của TP. Cần Thơ, phía Bắc giáp TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nam giáp quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ. Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ. Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp, lãnh thổ bao gồm phần đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên sông Hậu.  Điều kiện kinh tế xã hội Năm 2011, Thốt Nốt có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 17%; huy động được 2.370 tỷ đồng đầu tư phát triển trên địa bàn từ nguồn lực của toàn xã hội... Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, giáo dục và y tế,… ngày càng hoàn thiện hơn. Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kìm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội nên đời sống của người dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt gần 49 triệu đồng (khoảng 2.350 USD, tăng 425 USD so với năm 2010), tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống mức 6,16%. Nhờ vào những điều kiện thuận lợi của TP. Cần Thơ, cùng với nguồn lao động rẻ, dồi dào kết hợp với sự quan tâm của Ban lãnh đạo quận đã tạo động lực cho Thốt 10 Nốt vượt qua những thách thức để vững bước trên con đường phát triển, đã và đang tận dụng mọi lợi thế về nhiều mặt, cùng với việc phát huy nội lực để sớm trở thành đô thị động lực ven sông Hậu của TP. Cần Thơ. Quận đã nhanh chóng nhận được quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, là vùng cung cấp nguyên liệu nông - thủy sản; là trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang có triển vọng lớn. Bên cạnh sự phát triển của công nghiệp thì quận còn chú trọng phát triển nông nghiệp với hàng trăm cánh đồng lúa, các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản nội đồng. Lãnh đạo quận Thốt Nốt yêu cầu các ngành có liên quan, nhất là ngành nông nghiệp tiếp tục củng cố, phát huy những thế mạnh của vùng, lưu ý các ngành chức năng cần có những giải pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ sở hạ tầng, hệ thống đê bao thủy lợi, và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học mới vào trong sản xuất, khuyến khích người nông dân tích cực tham gia thực hiện mô hình nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thốt Nốt đạt 3.549 tỷ đồng, tăng khá so với năm 2010. Hiện Thốt Nốt có 1.200 cơ sở, DN đang hoạt động, thu hút trên 16.000 lao động. Khu công nghiệp Lộ Tẻ đã hoàn thành giai đoạn I- II, diện tích 600 ha (đang triển khai giai đoạn III), thu hút nhiều DN đầu tư, trong đó có 10 DN đầu tư với quy mô lớn đã đi vào hoạt động. Bên cạnh việc nâng cấp hàng loạt chợ trên địa bàn theo mô hình xã hội hóa, Thốt Nốt khuyến khích phát triển các ngành, nghề chủ lực như chế biến lương thực, XK TS…, đồng thời phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả theo nhu cầu thị trường và đảm bảo môi trường sinh thái, nhất là chủ động liên kết với các DN có thương hiệu, uy tín hỗ trợ đầu ra cho nông, thủy sản.  Tình hình khai thác thủy sản ở Q. Thốt Nốt. Khai thác thủy sản nước ngọt là ngành truyền thống của vùng, chủ yếu là nghề cào, lưới kéo, chất chà, giăng lưới,….hoạt động khai thác này phát triển mạnh vào mùa lũ . Khai thác TS tự nhiên góp phần cung cấp thực phẩm tại chỗ cho người tiêu dùng địa phương, tăng thu nhập cho người tham gia khai thác và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở khu vực, đặc biệt là vào mùa lũ. Theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền & ctv., (2010) thì có đến 96,1% số hộ khai thác cho rằng nếu phải mua TS làm thực phẩm thì họ ưu tiên chọn mua TS nước ngọt được khai thác tự nhiên. Thành phần TS tự nhiên ở khu vực cũng khá đa dạng, gần đây việc 11 khai thác cá lau kính cũng được bắt đầu được đẩy mạnh với nhiều hình thức sử dụng như làm thực phẩm cho người tiêu dùng, làm thức ăn cho các loại TS nuôi và một số ít được nuôi trong ao cá cảnh.  Tình hình tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ở Q. Thốt Nốt Cá tra là ngành hàng chủ lực của vùng, nhưng hiện tại việc tiêu thu các tra trên địa bàn quận nói riêng và ĐBSCL nói riêng đang gặp rất nhiều khó nhăn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP, 2012) lo ngại thời điểm này, nhu cầu hàng thủy sản tăng nhưng giá nguyên liệu cá tra vẫn ở mức thấp hơn so với giá thành, đều này làm cho nhiều hộ nuôi ở Quận Thốt Nốt bị thua lỗ nặng. Qua đó, các địa phương tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với các mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, … nhằm giúp nông dân tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, từng bước hình thành tư duy sản xuất mới. Đây là giải pháp căn cơ đưa ngành lúa gạo, thủy sản vùng ĐBSCL phát triển toàn diện và bền vững. Quận thốt nốt cũng đã hưởng ứng các phong trào, chỉ đạo nêu trên để cải thiện tình hình nuôi và tiêu thụ thủy sản trên địa bàn. Việc tiêu thụ các loại TS khai thác tự nhiên đang được ưa chuộng hơn. Đặc biệt là vào mùa lũ thì các hoạt động khai thác trở nên nhộn nhịp để phục vụ cho nhu cầu trong quận và các khu vực lân cận. Tuy nhiên sự sáng tạo và kinh nghiệm và sự tiến bộ về ngư cụ khai thác đã và đang là mối nguy cho nguồn lợi thủy sản bền vũng trong tương lai. Gần đây việc sử dụng cá lau kính làm thức ăn đã trở nên rất quen thuộc, loại thực phẩm mới này bước đầu, đã được đón nhận và quan tâm của nhiều gia đình. Với giá rẻ, thịt thom ngon thì cá lau kính hoàn toàn có thể thay thế các loại thủy sản khác. Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm làm từ cá lau kính ngày càng nhiều trên địa bàn, đặc biệt là sản phẩm chả cá lau kính đã dần xuất hiện và là thực đơn quen thuộc của nhiều hộ gia đình ở Quận Thốt Nốt. 12 2.3. Giới thiệu sơ lƣợc về cá lau kính (Ảnh: GS. Nguyễn Lân Dũng, 2008) Hình 2.3 Hình ảnh cá lau kính trong tự nhiên Họ Loricariidae bao gồm 6 họ phụ (Delturinae, Hypopgtopommatinae, Hypoptominae, Lithogeneinae, Loriicariinae, Neoplecostominae), ước tính khoảng 90 giống và khoảng 700 loài được mô tả (Armbruster and page, 2006; Nelson, 2006). Phân bố chủ yếu ở từ sông LaPlata của miền nam Nam Mỹ đến Costa Rica ở Trung Mỹ, hoặc từ 350 vĩ độ Nam đến 120 Bắc (Berra, 2001). Kích thước cơ thể cá cũng có sự dao động lớn từ vài cm đến hơn một mét (Fuller,1991; Nelson, 2006) và có biên độ sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố môi trường (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 2012). Lau kính là loại cá da trơn có trên thân phủ mảng sừng và phần dưới bụng có lớp da nhẵn mềm, có hoa văn, đầu rộng và dẹp, có miệng bên dưới dạng giác hút và 2 râu (Bùi Minh Tâm, 2007). Ở Việt Nam, sau khi được nhập về từ Hong Kong, Singapore thì cá nhánh chóng phát tán rộng ở nhiều thủy vực. Theo Lê Thị Mỹ An, 2008 thì cá lau kính xuất hiện trên sông Hậu vào trước năm 2000 và thời gian xuất hiện nhiều nhất trong năm là khoảng tháng 9 đến tháng 12 (DL). Theo các nguồn tài liệu gần đây cho thấy, cá lau kính đã và đang phát triển với mật độ cao trong các khu bảo tồn thiên nhiên, đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Tân Hưng, Lung Ngọc Hoàng, ở vùng ĐBSCL (Nguyễn Lân Dũng, 2008). Theo nhiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2012) thì cá lau kính 13 có sức sinh sản tương đối thấp và dao động cao do cá đẻ trứng có kích thước lớn và đẻ nhiều đợt trong năm. Hiện nay số lượng cá lau kính đang ở mức báo động. Việc đáng lo ngại là những hậu quả không thể lường trước do loài cá này gây ra. Nó cạnh tranh thức ăn, nơi sống với các loài bản địa (Hood el al, 2005) làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong thủy vực sống, gây mất cân bằng sinh thái và giảm đa dạng sinh học. Việc đào hang đẻ trứng gây ra hiện tượng sạt lở dọc bờ sông đang là vấn đề nan giải. Ở Hawaii đã thử nghiệm nhiều biện pháp để khống chế sự phát triển của chúng, kể cả dùng sốc điện, nhưng không thành công (trích dẫn bởi Nguyễn Vũ Linh, 2012). 2.4. Các nghiên cứu có liên quan Theo kết quả của Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2012) thì ở Cần Thơ có 2 loài là Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991) và Pterygoplichthys pardalis (Castelnau, 1855). Trong đó, Pterygoplichthys pardalis (Castelnau, 1855) chiếm tỷ lệ thấp. Chiều dài và khối lượng của cá có sự tương quan chặt chẽ (R2 = 0,966). Tỷ lệ thành thục của cá có sự thay đổi theo chiều dài, hệ số thành thục tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8 với GSI cao nhất vào tháng 7 đến tháng 8 (10,15 – 10,58%). Buồng trứng của cá thành thục có nhiều kích thước khác nhau, chứng tỏ cá đẻ quanh năm và tập trung nhiều vào tháng 7 – 8 hàng năm. Việc sử dụng cá lau kính làm thực phẩm ngày càng phổ biến tạo điều kiện cho nhiều nghiên cứu về loại thực phẩm mới này ra đời. Theo Lê Thị Mỹ An & ctv., (2008) đã khẳng định cá lau kính hoàn toàn có thể làm thực phẩm, bởi trong thịt cá có chứa 16,9% đạm và 10 loại axit amin thiết yếu, cao nhất là Tryptophan (65,4 mg/g) đây là chất sẽ được tổng hợp thành serotonin (giúp làm dịu thần kinh, xua tan cảm giác buồn chán) và melatonin (giúp điều hòa giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học,…). Ngoài ra trong thịt cá còn có chứa axit béo Linolenic (còn goi là omega 3), tỷ lệ cơ lưng cá chiếm 30% khối lượng cơ thể, tương đương với tỷ lệ phi lê của cá tra. Hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá nằm trong giới hạn cho phép của sản phẩm TS làm thực phẩm và không phát hiện thủy ngân (Hg) trong thịt cá lau kính Hiện nay ngành hàng TS của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm cả trong nội địa và thị trường xuất khẩu. Những diễn biến của vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm TS từ trước đến nay vẫn là vấn đề nan giải và rất phức tạp, đòi hỏi cần có đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường cũng như chuỗi giá trị, các kênh phân phối từ những địa bàn nhỏ như quận, huyện, tỉnh, thành phố cho đến sự liên kết giữa các vùng. Cần có cái nhìn tổng quát và đa chiều để có 14 những phân tích, đánh giá có chất lượng nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho những ngành hàng này trong tương lai. Đồng thời, kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, để ngành TS thật sự là chổ dựa vững chắc của nền kinh tế nước nhà. Trong những năm qua từ nhiều nghiên cứu về thị trường tiêu thụ các đối tượng xuất khẩu chủ lực như cá tra, cá basa, tôm sú,…cho đến những ngành hàng phục vụ cho nhu cầu trong nước, cho thấy TS là ngành nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cấp, ban, ngành, các nhà nghiên cứu cho đến các DN, các nhà đầu tư, đặc biệt là sự đón nhận của các khách hàng trong và ngoài nước. - Theo nghiên cứu của Đỗ Minh Chung & Lê Xuân Sinh (2010) về việc “Phân tích chuỗi giá trị cá lóc (Channa sp.) nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long”, thì nhìn chung lợi nhuận phân phối của các tác nhân tham gia là không đồng đều, tập trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm từ 87,9 – 93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi). Việc thiếu sự đồng bộ, kỹ thuật nuôi và vốn là vấn đề đáng lo ngại đối với ngành hàng cá lóc nói riêng và ngành hàng thủy sản nói chung. - Khác với ngành hàng cá lóc, trong các kênh phân phối tôm sú ở ĐBSCL thì người nuôi được hưởng một tỉ lệ đáng kể trong giá trị gia tăng và lợi nhuận toàn chuỗi. Nhưng khi tính trên tổng lợi nhuận thuần thì lợi nhuận tập trung hầu hết ở các nhà máy chế biến, nếu có sự tham gia của họ. Và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì các hộ nuôi nên có sự liên kết với nhau và với các nhà máy chế biến để giảm chi phí trung gian, đảm bảo chất lượng sản phẩm. (Lê Xuân Sinh & ctv., 2010) được thể hiện qua tài liệu “Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu long”). - Bên cạnh những nghiên cứu có phạm vi rộng như trên, thì cũng có những nghiên cứu riêng cho từng tỉnh về tình hình tiêu thụ và chuỗi cung ứng của một số ngành hàng thủy sản. Tuy phạm vi nghiên cứu hạn chế nhưng vẫn cung cấp được những thông tin cần thiết cho các nhóm đối tương nghiên cứu như việc “Phân tích chuỗi giá trị cá kèo (Psedapocryptes elongatus) ở tỉnh Sóc Trăng & Bạc Liêu” được mô tả và phân tích của Bùi Thị Mỹ Duyên & ctv., (2009) cùng đã mô tả rất chi tiết các kênh phân phối và lợi ích kinh tế của từng tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Trong nghiên cứu này, do giống cá kèo còn hạn chế và chủ yếu là khai thác tự nhiên nên người có lợi nhuận cao nhất là người khai thác và người nuôi, kế đó là người bán lẻ ở chợ và thương lái. Nghiên cứu đã đề xuất việc rút ngắn kênh phân phối và chủ động nguồn giống thông qua các nghiên cứu việc sản xuất giống nhân tạo để thoát khỏi sự khống chế của mùa vụ và nhu cầu về số lượng lẫn chất lượng giống trong tương lai. 15 CHƢƠNG 3 PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu đã tiến hành từ tháng 08/2013 đến 12/2013 tại địa bàn Quận Thốt Nốt – TP. Cần Thơ. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin thứ cấp: từ các website và các đề tài nghiên cứu trước đây, các báo cáo của địa phương có liên quan đến lĩnh vực nhiên cứu như Sở Nông nghiệp, chi cục thuỷ sản, phòng kinh tế Quận Thốt Nốt; các nghiên cứu trong và ngoài nước, được xuất bản, các báo cáo về các hoạt động khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại Quận Thốt Nốt, đặc biệt là các sản phẩm làm từ cá lau kính. - Thông tin sơ cấp: được thu thập trực tiếp thông qua sử dụng bảng phỏng vấn được soạn sẵn, có hiệu chỉnh và phỏng vấn thử. Tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng, khi hoàn chỉnh bảng phỏng vấn. Trong đó, có 03 loại biểu bảng để phỏng vấn các nhóm đối tượng sau: (1). Người khai thác cá lau kính bao gồm khai thác tự nhiên và trong ao nuôi: đã 20 mẫu. (2). Người thu mua – sơ chế sản phẩm cá lau kính: từ 5 cơ sở (75% - 80% cơ sở trên địa bàn nghiên cứu). (3). Người tiêu thụ cuối cùng: 10 mẫu, được lựa chọn ngẫu nhiên. (Tổng số mẫu đã thu: 35 mẫu) - Số liệu thu được kiểm tra, mã hóa trước khi nhập vào máy tính để tính toán. Việc phân tích và xử lý số liệu thu thập được thông qua phần mềm SPSS for windowns & Microsoft Excel. - Các chỉ tiêu nghiên cứu cần thiết và các nhóm tác nhân được tính toán và trình bày theo phương pháp thống kê mô tả (độ lớn, nhỏ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị %), sau đó tiến hành phân tích, giải thích kết quả. - Sử dụng công cụ ma trận SWOT để phân tích các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các tác nhân tham gia kênh phân phối. 16 Bảng 3.1. Phân tích ma trận SWOT SWOT THẾ MẠNH (Strengths – S) MẶT HẠN CHẾ (Weaknesses – W) CƠ HỘI THỰC HIỆN NGUY CƠ RỦI RO (Opportunities – O) ( Threats – T) Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh Tận dụng những mặt mạnh để giảm thiểu những rủi ro (O/S) (S/T) Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt hạn chế Giảm các mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ rủi ro (O/W) (W/T) Nguồn: Robert W. Bradford and J. Peter Duncan with Brian Tarcy (2000) 17 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thông tin chung về các tác nhân trong kênh phân phối cá lau kính 4.1.1 Thông tin về ngƣời khai thác cá lau kính Cá lau kính được thu chủ yếu từ 2 nguồn chính là khai thác ngoài tự nhiên và khai thác trong các ao nuôi thủy sản, phần lớn là từ các ao nuôi cá tra. Các hộ khai thác tự nhiên chủ yếu từ các ngư cụ truyền thống như: lưới kéo, lưới cào, chắt chà, dớn, chất chà,…Hơn khoảng 76% là khai thác liên tục, còn 24% là khai thác theo mùa vụ và chủ yếu là vào mùa nước lũ từ tháng 7 đến 10 (âm lịch). Đối tượng khai thác rất đa dạng, cá lau kính là sản phẩm phụ và khoảng 30% cho là không mong muốn. Bởi số lượng thu được nhiều hơn các đối tượng cá khác nên gây nhiều khó khăn, thêm vào đó là giá cá thấp, thu nhập từ cá lau kính không đáng kể. Cá lau kính xuất hiện nhiều trên sông vào tháng 9 – 10 kích thước không đồng đều. Theo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2012) thì hệ số thành thục tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8 với GSI cao nhất vào tháng 7 đến tháng 8 (10,15 – 10,58%). Buồng trứng của cá thành thục có nhiều kích thước khác nhau, chứng tỏ cá đẻ quanh năm và tập trung nhiều vào tháng 7 – 8 hàng năm. Theo các hộ khai thác nhận định sản lượng cá lau kính trên sông đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do việc khai thác không chọn lọc, khai thác hủy diệt bằng nhiều hình thức. Phần lớn cá lau kính thu được từ các hộ khai thác được tiêu thu bằng cách tự tiêu hoặc biếu, tặng khoảng 50%, và việc bán cho các cơ sở thu mua không nhiều do giá thấp và số lượng thu được không lớn. Hiện tại các hộ khai thác cá lau kính rất ít, phần lớn cá có kích thước nhỏ thường được thả lại sông. Việc xuất hiện cá lau kính trong quá trình khai thác có 56% hộ khai thác cho là bình thường, khoảng 30% cho là gây cản trở và khoảng 14% cho là mong muốn. 14% Mong muốn 30% Bình thường Gây cản trở 56% Hình 4.1: Đánh giá của hộ khai thác đối với cá lau kính ngoài tự nhiên 18 Trong các ao nuôi cá tra khi thu hoạch, dù không thả giống nhưng sản lượng cá lau kính thu được tương đối lớn và sản lượng này dao động rất lớn trong các ao khảo sát. Theo anh Đặng Văn Hoàng thì khoảng 1000m2 sản lượng cá lau kính thu được khoảng 500kg cá lau kính. Tuy nhiên thu nhập tương đối thấp so với thu nhập của tổng đợt thu hoạch do giá bán thấp, đối lúc bị các cơ sở thu mau ép giá. Phần lớn thì hộ nuôi cho rằng sự xuất hiện của cá lau kính trong ao là bình thường không có lợi cũng không có hại, tỉ lệ này chiếm 60% và đây là loài đang có nhiều tranh cải, khoảng 25% cho rằng cá lau kính có lợi trong ao nuôi, nó có thể ăn các thức ăn thừa, bùn, cặn bả trong ao làm nước trong và sạch hơn. Còn một số ý kiến trái chiều về nguồn tin này chiếm 10% cho rằng cá lau kính có ảnh hưởng đối với ao nuôi cá, nó đào hang xung quanh gây ra hiện tượng sạt lỡ ao, đặt biệt là vào mùa mưa, một số nhỏ cho rằng nó tranh dành thức ăn với các loài cá khác chiếm 5%. Cá lau kính thu được trong ao có kích thước tương đối đều, xuất hiện quanh năm trong các ao nuôi. Hình thức tiêu thu cá lau kính được bán cho các cơ sở thu mua sơ chế ở địa phương và một số ít thì tự tiêu hoặc làm quà biếu. 15% Bình thường Có lợi Có hại 25% 60% Hình 4.2: Đánh giá của hộ khai thác đối với cá lau kính trong ao nuôi 4.1.2 Thông tin về ngƣời thu mua sơ chế * Thông tin chung và nguồn nguyên liệu cá lau kính Nhìn chung các cơ sở thu mua – sơ chế đều là chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và 100% là kinh doanh cá lau kính, các hoạt động và thông tin từ cá lau kính được cung cấp từ những người xung quanh và các thương lái khác. Đa số đều có kinh nghiệm lâu trong lĩnh vực kinh doanh này, cao nhất là 10 năm và thấp nhất là 4 năm. 19 Bảng 4.1: Nguồn cá lau kính cung cấp cho các cơ sở thu mua – sơ chế Thông tin Trung bình Độ lệch (kg/ ngày) chuẩn Phần trăm (%) Ngoài địa bàn Khai thác trong ao nuôi TS 67.0 22.2 65.6 Khai thác trong ao nuôi TS 27.2 5.3 26.6 Khai thác ngoài tự nhiên 8.0 2.1 7.8 Trong địa bàn Tổng 102.2 100 Sản lượng nguyên liệu thu được không ổn định và phần lớn là dựa vào nguồn cung cấp từ ngoài địa bàn nghiên cứu chiếm 65.6%, chủ yếu là từ các ao nuôi thủy sản ở Nông Trường sông Hậu ở Ô Môn giáp với quận Thốt Nốt. Việc chủ động nguồn nguyên liệu còn hạn chế, thời gian vận chuyển tương đối xa, có thể làm ảnh hưởng đến độ tươi ngon và chất lượng cá nguyên liệu. Khoảng 34.4% còn lại, thu mua tại địa phương từ 2 nguồn. Trong đó, khai thác trong các ao nuôi thủy sản, đặc biệt là các ao nuôi cá tra, chiếm khoảng 26.6 % và 7.8% là từ khai thác tự nhiên chủ yếu bằng các công cụ thô sở truyền thống như: lưới cào, lưới kéo, chắt chà, giớn,… Theo các hộ khai thác cho biết thì sản lương cá lau kính những năm gần đây giảm đáng kể, ngay cả kích thước cá cùng nhỏ dần. Thông tin thu được, cá lau kính được mua về, sau đó lột da, bỏ đầu, cắt vây… rồi đem đi tiêu thụ và đây gọi là sản phẩm đã sơ chế. Khoảng 3kg cá nguyên liệu sau khi sơ chế thì được 1kg cá thành phẩm với tỷ lệ thịt cơ lưng cá chiếm 30% khối lượng cơ thể, tương đương với tỷ lệ phi lê của cá tra (Lê Thị Mỹ An & ctv., 2008). Cho thấy cá lau kính hoàn toàn có tiềm năng thay thế các loại TS khác. Tuy nhiên do đây là ngành hàng mới nên việc kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế, đây cũng là rào cản làm việc phát triển của ngành hàng này gặp nhiều khó khăn. 20 * Thông tin về nguồn lao động Nguồn lao động chủ yếu ở địa phương, nguồn lao động dồi dào, họ có tay nghề lâu năm. Việc thuê lao động không cố định, phụ thuộc vào lượng nguyên liệu cá trong ngày. Các cơ sở sơ chế cho biết, họ thuê lao động theo sản phẩm, không thuê lao động cố định. Lao động thuê tương đối rẻ do chủ yếu là thành phần nhàn rỗi ở địa phương, kể cả người già và trẻ em. * Thông tin về tiêu thụ sản phẩm sau khi sơ chế hoặc làm chả Việc tiêu thụ sản phẩm sau khi mua và sơ chế rất thuận lợi, có 80% cơ sở thu mua không làm chả chỉ sơ chế, còn hơn 20% cơ sở thì sơ chế và tự làm chả được bán cho người xung quanh và chợ ở địa phương. Bảng 4.2: Tiêu thụ tổng sản phẩm cá lau kính ở các cơ sở thu mua sơ chế Chỉ tiêu Ngoài địa bàn Trong địa bàn Sản lượng tiêu thụ (kg/ngày) 88.5 29.2 Độ lệch chuẩn 1.4 17.7 Nhỏ nhất 85.0 8.0 Lớn nhất 92.0 100.0 Phần trăm (%) 70.8 29.2 Tổng sản phẩm các cơ sở thu mua sơ chế khoảng 117.7 kg/ ngày, Trong đó, tiêu thụ ngoài địa bàn dao động từ 85 – 92kg, tỷ lệ này chênh lệch không lớn do các cơ sở này chỉ sơ chế mà không làm chả, phần lớn do không đủ điều kiện về thiết bị máy móc,… Sản phẩm sau khi sơ chế chủ yếu bán cho người làm chả ở ngoài địa bàn. Còn sản phẩm tiêu thụ trong địa bàn thì có khoảng dao động lớn từ 8 – 100kg, sở dĩ có sự dao động lớn là do một phần nhỏ cơ sở sau khi sơ chế và tự làm chả tiêu thụ trong địa bàn. Nếu tính theo phần trăm thì đa phần tiêu thụ ở ngoài địa bàn, tỷ lệ này chiếm 70.8% do thương lái tới đến tận cơ sở để thu mua rất tiện lợi, tiết kiệm được chi phí vận chuyển cho các cơ sở nên hình thức tiêu thụ này chiếm tỉ lệ lớn. Còn lại là tiêu thụ trong địa bàn quận, chiếm 29.2% bao gồm cả người chỉ sơ chế và người sơ chế - làm chả. Riêng đối với các phụ phẩm sau khi sơ chế được bán cho các hộ nuôi cá trê trong địa bàn quận 21 29.2% Tiêu thụ ngoài địa bàn Tiêu thụ trong địa bàn 70.8% Hình 4.3: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cá lau kính thương phẩm * Thông tin về kinh tế Các cơ sở có diện tích hẹp, chủ yếu là đất có sẵn nên chi phí xây dựng không đáng kể, dụng cụ và vật liệu đơn giản như: thao, kéo, cân, thùng múp,…, thời gian sử dụng lâu khoảng 6 -7 năm nên chi phí cố định tương đối thấp chỉ 2.4 nghìn đồng/ ngày. Do phần lớn các cơ sở đều ở gần sông nên hạn chế được chi phí nước rửa, vệ sinh. Thêm vào đó, nguồn sản phẩm dễ tiêu thụ nên tiết kiệm được chi phí bảo quản và vận chuyển, chủ yếu là nước đá nên chi phí biến đổi thấp tương đối thấp. Bảng 4.3: Thông tin kinh tế về cơ sở thu mua sơ chế cá lau kính Thông tin Trung bình Sản lượng nguyên liệu (kg/ ngày) Giá mua cá nguyên liệu ("000đ) Sản lượng thành phẩm (kg/ ngày) ĐLC 89 18.84 6 1.00 29.7 Giá thành sản phẩm ("000) 35 Chi phí cố định ("000đ) 866.67 115.47 Chi phí biến đổi ("000đ) 30 7.91 Thuê lao động ("000đ) 30 Tổng chi phí ("000đ/ngày) 596.4 Thu nhập ("000đ/ngày) 1039.5 Tổng lợi nhuận ("000đ/ ngày) 443.1 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0.74 22 Thời gian bắt đầu hoạt động của mỗi cơ sở không giống nhau và cũng không cố định trong ngày do nguyên liệu thu mua không ổn định, mỗi ngày chỉ hoạt động khoảng 5 – 6 giờ, dao động từ 9 đến 15 giờ. Nhìn chung giá thu mua nguyên liệu không ổn định phụ thuộc vào kích cỡ cá nguyên liệu dao động từ 5 – 7 nghìn đồng/ kg. Để có được 1 kg cá đã sơ chế thì cần 3kg cá nguyên liệu, Giá thành bán ra tương đối ổn định dao động từ 30 – 35 nghìn. Thời gian hoạt động ngắn, lợi nhuận tương đối cao với tỷ suất lợi nhuận tương đối khá 0.74 lần, đây là ngành nghề rất có tiềm năng. Những thuận lợi trong quá trình hoạt động 27% 9% Giao thông thuận lợi Có nguồn lao động rẻ Có kinh nghiệm Dễ tiêu thụ SP 18% 46% Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện thuận lợi của các cơ sở thu mua - sơ chế Trong quá trình hoạt động các cơ sở cũng có những thuận lợi nhất định để có thể duy trì hoạt động lâu dài. Có tỉ lệ lớn cho rằng giao thông tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh chiếm 46%, tiếp đó là kinh nghiệm chiếm 27% do đã hoạt động lâu trong lĩnh vực này nên tay nghề và kinh nghiệm cao, đây là yếu tố giúp cho các cơ sở duy trì hoạt động ổn định. Cũng có 18% cho rằng, nguồn lao động tại chổ tương đối rẻ, phần lớn sử dụng lao động nhàn rỗi ở địa phương kể cả người già và trẻ em, còn lại phần nhỏ thì cho rằng sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ do có thương lái và người tiêu dùng đến tận cơ sở để mua, việc này hạn chế được phí vận chuyển và việc bảo quản cũng thuận lợi, đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm sơ chế. 23 Những khó khăn trong quá trình hoạt động Ngoài các thuận lợi nêu trên, thì các cơ sở cũng phải đối mặt với những khó khăn thức thách trong đó có 3 vấn đề đáng được quan tâm như nhau là diện tích nhỏ, nguyên liệu không ổn định và thiếu vốn chiếm chiếm 90%, còn lại có 10% cho là không có khó nhăn. Do đây là ngành nghề mới nên việc đầu tư cho các hoạt động kinh doanh còn nhiều bất cập, ngay cả những chính sách của địa phương, các nhà quản lý, các cơ quan chức năng cũng còn nhiều thiếu sót (Hình 4.5). 30% 10% Diện tích nhỏ Không có khó khăn Nguyên liêu không ổn định Thiếu vốn 30% 30% Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện khó khăn của các cơ sơ thu mua - sơ chế Khoảng 80% cơ sở là dùng tiền vốn tự có, còn 20% là vốn được vay từ hội phụ nữ của địa phương. Việc quản lý, xem xét, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế. 4.1.3 Thông tin về ngƣời tiêu dùng cá lau kính: Cá lau kính thời gian gần đây đã dần chở thành món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích, được dùng là thức ăn cho mọi tầng lớp. Trong đó, thành phần hộ thuộc diện khá dùng cá lau kính nhiều nhất chiếm 66.7%, kế đó là hộ giàu chiếm 22.2% và khoảng 11.1% là hộ nghèo. Các thông tin về các món ăn làm từ cá lau kính được chia sẽ từ những người xung quanh với cách chế biến đa dạng như: luộc sả, nướng, canh chua chả cá, chiên, hầm,….Luộc sả và nướng là 2 món ăn được ưa thích nhất tỉ lệ này chiếm khoảng 60%, do cách chế biến đơn giản, đây là món ăn được ưa chuộng trong các tiệc rượu ở địa phương, khoảng 40% người tiêu dùng cho là canh chua, hầm, chiên làm từ chả cá lau kính là ngon nhất. Theo đánh giá của người tiêu dùng thì cá lau kính có giá rẻ hơn các loại thủy sản khác nhưng chất lượng và độ thơm ngon thì không kém. Có 100% người tiêu dùng đã dùng qua chả cá lau kính và điều có những đánh giá rất tốt, họ có thể phân biệt với các loại chả cá khác bởi nó có mùi thơm đặc trưng, thịt ngọt, dai, dẽ, thịt chia thành nhiều sớ, không có xương hôm,… Bởi theo nhiều nghiên cứu 24 thì thịt cá lau kính có chứa 16,9% đạm và 10 loại axit amin thiết yếu, cao nhất là tryptophan (65,4 mg/g) đây là chất sẽ được tổng hợp thành serotonin (giúp làm dịu thần kinh, xua tan cảm giác buồn chán) và melatonin (giúp điều hòa giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học,…). Ngoài ra trong thịt cá còn có chứa axit béo Linolenic (còn goi là omega 3),… Dù thế, cũng có một số ý kiến cho rằng ăn cá lau kính thường bị ngứa, dễ bị dị ứng do hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá rất đa dạng. Tuy nhiên hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá đã được Lê Thị Mỹ An & ctv., (2008) khẳng định nằm trong giới hạn cho phép của sản phẩm TS làm thực phẩm và không phát hiện thủy ngân (Hg) trong thịt cá lau kính. Qua khảo sát cho thấy, trong gia đình trung bình 4 thành viên dao động từ 3 đến 6 thành viên. Trong 1 tháng trung bình sử dụng 26.9 kg/tháng sản phẩm thủy sản, khi đó dùng cho sản phẩm cá lau kính là 3.1 kg/tháng. (Chi tiết được trình bài trong bảng 4.4.) Bảng 4.4: Thông tin về SPTS của hộ tiêu dùng Độ Trung Nhỏ lệch bình nhất chuẩn Thông tin Lớn nhất Số thành viên dùng TS trong gia đình (người) 4.3 0.4 3 6 SPTS dùng trong 1 tháng (kg/ tháng) 26.9 3.0 15 40 SPTS cá lau kính trong 1 tháng (kg/ tháng) 3.1 0.5 1 6 Cơ cấu sử dụng cá lau kính trong gia đình tương đối đều khoảng 82% đều ưa thích, còn 18% còn lại không thích ăn. Nhìn chung thì người tiêu dùng đều nhìn nhận cá lau kính là ngành hàng có tiềm năng và có khả năng thay thế các sản phẩm thủy sản khác. 25 4.2. Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính Mô tả kênh phân phối cá lau kính SP đã sơ chế (70.8%) Ngoài địa bàn 65.6% Trong ao nuôi TS Người làm chả ngoài địa bàn Thu mua – sơ chế Nguyên con (9.2%) 26.6% 90.2% 80% 18% 7.8% Trong địa bàn 7.8% Ngoài tự nhiên Thu mua – sơ chế - làm chả SP đã sơ chế (2.2%) Chả (16.7%) Người tiêu dùng ở địa bàn Chợ Nguyên con (1.1%) 2% Chợ Hình 4.6: Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính thương phẩm Phần lớn, cá được khai thác trong các ao nuôi thủy sản chiếm 92.2%, đặc biệt là các ao nuôi cá tra. Theo thông tin của những hộ nuôi thì cá lau kính xuất hiện có nguồn gốc từ các sông, kênh, rạch ngoài tự nhiên đi vào ao nuôi thông qua việc cấp thoát nước, một phần do cá lau kính ở mùa vụ trước chưa được sử lý tốt, thêm vào việc đó là loài cá này có sức phát tán, khả năng thích nghi và sinh sản rất cao nên chúng thường tồn tại số lượng rất lớn trong các ao nuôi thủy sản. Kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt chủ yếu được phân phối theo 5 kênh sau đây: - Kênh 1: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế => Người làm chả - Kênh 2: Khai thác => Cơ sơ thu mua – sơ chế => Người tiêu dùng - Kênh 3: Khai thác => Cơ sở thu mua - sơ chế - làm chả => Người tiêu dùng - Kênh 4: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế - làm chả => người bán lẻ chợ => Người tiêu dùng - Kênh 5: Khai thác => Chợ => Cơ sở thu mua => Người tiêu thụ 26 Trong đó: Kênh 1 và kênh 2 chiếm gần 80% sản lượng cá lau kính nguyên liệu trên địa bàn quận, chủ yếu họ chỉ sơ chế rồi tiêu thụ sản phẩm, không có điều kiện sản xuất chả cá, sản phẩm sau khi sơ chế khoảng 88.5% là bán cho người làm chả ở ngoài địa bàn, tỷ lệ này chiếm 70.8% sản lượng toàn địa bàn. Còn lại tỷ lệ thấp chiếm 11.5% sản phẩm làm được là tiêu thụ ở địa phương thông qua sản phẩm nguyên con hoặc đã sơ chế và chiếm 9.2% sản lượng toàn quận. Còn kênh 3 và kênh 4 chiếm khoảng 18% sản lượng cá lau kính trên toàn địa bàn nhưng đây là kênh có sản phẩm phục vụ cho địa bàn nhiều nhất, vì đây là những cơ sở trực tiếp làm chả mà không thông qua cơ sở nào khác, họ tiêu thụ với nhiều hình thức thông qua việc bán trực tiếp tại cơ sở như: cá nguyên con, đã qua sơ chế hoặc chả cá, chiếm hơn 18%. Ngoài ra còn một lượng lớn chả được phân phối đều cho người bán lẻ ở các chợ xung quanh như: chợ Thới Bình, Chợ Bò Ót,…. Kênh 5 là kênh chiếm tỷ lệ thấp, không đáng kể chỉ khoảng 2% do giá loại cá này tương đối thấp, thời gian khai thác không ổn định, nên việc bán ở chợ gặp nhiều khó khăn. Tóm lại: sản lượng cá lau kính phần lớn là được tiêu thụ ở địa bàn ngoài quận, mà đối tượng chủ yếu là người làm chả ở gần TP Long Xuyên chiếm 70.8% sản phẩm sơ chế của địa bàn, việc tiêu thụ được phân phối thông qua kênh 1. Còn lại 29.2% thì được tiêu thụ trong ở địa phương thông qua các kênh còn lại. Trong đó, kênh 4 là có tỷ lệ lớn nhất chiếm 16.7% chủ yếu là người bán lẻ ở chợ sản phẩm thường là chả cá lau kính, kế đó là kênh 2 có tỷ lệ tiêu thụ nội địa chiếm 9.2%, còn các kênh khác chiếm tỷ lệ nhỏ với hình thức sản phẩm đa dạng nguyên con, đã sơ chế hoặc chả. 4.3 Phân tích ma trận SWOT + Thế mạnh: - Thủy sản là ngành hàng truyền thống của địa phương. - Giao thông vận tải thuận lợi. - Có nguồn lao động rẻ và có tay nghề lâu năm. - Người kinh doanh có kinh nghiệm. - Ngành hàng này đang rất được ưa chuông tại địa phương. 27 + Cơ hội: - Quận đang khuyến khích tập trung phát triển các ngành hàng thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản khai thác nội đồng. - Quận đang có các chính sách thu hút vốn của các nhà đầu tư thủy sản trong và ngoài nước. + Rủi ro: - Sản lượng nguyên liệu trong địa bàn ngày càng giảm, các cơ sở thu mua sơ chế - không chủ động được nguồn nguyên liệu. - Sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. + Hạn chế: - Việc an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được chú trọng - Cơ sở sơ chế còn phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của mình nên việc mở rộng hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. - Kích cỡ cá nguyên liệu không đồng đều, giá cả bán ra của người khai thác còn thấp, thậm chí bị các cơ sở thu mua ép giá. Phân tích: - Địa phương đang là nơi có nhiều tiềm năng phát triển ngành TS, đây là ngành nghề truyền thống, ngoài việc vùng có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ mà còn có tay nghề và kinh nghiệm dày dặn thì quận Thốt Nốt đang được rất nhiều nhà đầu tư chú ý, đặc biệt là các mặt hàng TS nội địa ngày càng được ưa chuộng, cần xem xét khuyến khích đầu tư cho nhu cầu ngày càng cao của ngành hàng mới này.O/S - Mở rộng việc thu mua cá lau kính sang các quận, huyện lân cận, cần nắm bắt được tình hình khai thác, chủ động về nguồn nguyên liệu, đồng thời cần cải cách đồng bộ, thống nhất về giá cả nguyên liệu và giá thành sản phẩm giữa các cơ sở - thu mua để hạn chế các hình thức cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.S/T - Việc kiểm soát, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hàng phát triển, cần kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sức khỏe cho người tiêu dùng. Hổ trợ vốn hoặc kêu gọi đầu tư để phát huy tiền năng của ngành 28 hàng, đồng thời ổn định giá thành nguyên liệu để khuyến khích việc khai thác cá lau kính hạn chế việc ép giá của thương lái cũng như các cơ sở thu mua cá lau kính. O/W - Nên khuyến khích việc khai thác cá lau kính có chọn lọc để tăng kích cỡ cá khai thác nhằm tăng giá bán cho các hộ khai thác. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động thu mua ở địa phương để hạn chế chi phí vận chuyển mà còn đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm cá lau kính. Các hoạt động kinh doanh của các tác nhân nên đặt dưới sự kiểm soát của các nhà quản lý để tránh hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. W/T 4.4. Nhận định của các tác nhân về ngành hàng này trong tƣơng lai Đối với việc phát triển ngành hàng này tất cả các tác nhân điều cho rằng ngành hàng này rất có tiềm năng trong tương lai, nhưng chỉ riêng người khai thác thì có ý kiến trái chiều thường là các hộ khai thác tự nhiên, họ cho rằng ngành hàng này không khả thi trong tương lai có lẽ do giá thấp và sản lượng khai thác, kích thước ngày càng giảm, cả chất lượng và thu nhập từ loài cá này cũng rất thấp. Nhìn chung thì tất cả các cơ sở thu mua – sơ chế đều nhận định đây là ngành hàng rất có triển vọng, bởi nhu cầu về ngành hàng này ngày càng tăng, thậm chí trong tương lai sẽ không có đủ để cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Cá lau kính nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng do giá rẻ, thơm ngon, lại dễ chế biến,…. Cần có sự quan tâm đầu tư cho ngành hàng này, nhận định được tiềm năng trong tương lai nên việc chủ động về nguồn nguyên liệu là rất cần thiết và vốn là vấn đề đáng lo ngại. Đây là ngành hàng mới phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhất là việc ưa thích sản phẩm nội đồng, tươi sống, lại có giá rẻ,… Đây là ngành hàng có thể phát triển được, không chỉ Thốt Nốt nói riêng và những vùng miền có cá lau kính phát triển nói chung, đều có tiềm năng về ngành hàng mới này, nhằm giải quyết được việc bùng nổ dân số cá lau kính trong tương lai, cân bằng lại hệ sinh thái tự nhiên và cũng phụ vụ cho nhu cầu thủy sản ngày càng tăng của người tiêu dùng. 29 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Về ngƣời khai thác Cá lau kính là sản phẩm phụ đối với các đối tượng khai thác cả khai thác ngoài tự nhiên và trong ao nuôi thủy sản, nó mang lại nguồn kinh tế rất thấp. - Đối với khai thác tự nhiên chủ yếu từ các ngư cụ truyền thống như: lưới kéo, lưới cào, chất chà, dớn,… Hơn khoảng 76% là khai thác liên tục, còn 24% là khai thác theo mùa vụ, phần lớn cá có kích thước nhỏ thường được thả lại sông. Có 56% hộ khai thác cho là sự xuất hiện của cá lau kính là bình thường, khoảng 30% cho là gây cản trở và khoảng 14% cho là mong muốn. Cá lau kính xuất hiện nhiều trên sông vào tháng 9 – 10 kích thước không đồng đều và sản lượng cá lau kính trên sông đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. - Trong các ao nuôi cá tra khi thu hoạch, dù không thả giống nhưng sản lượng cá lau kính thu được dao động rất lớn trong các ao khảo sát. Trong ao nuôi khoảng 1000m2 sản lượng cá lau kính thu được khoảng 500kg/vụ. Phần lớn thì hộ nuôi cho rằng sự xuất hiện của cá lau kính trong ao là bình thường không có lợi cũng không có hại, tỉ lệ này chiếm 60% và khoảng 25% cho rằng cá lau kính có lợi trong ao nuôi. Còn một số ý kiến trái chiều về nguồn tin này chiếm 10% cho rằng cá lau kính có ảnh hưởng đối với ao nuôi cá, nó đào hang xung quanh gây ra hiện tượng sạt lỡ ao, đặt biệt là vào mùa mưa, một số nhỏ, cho rằng nó tranh dành thức ăn với các loài cá khác chiếm 5%. Cá lau kính thu được trong ao có kích thước tương đối đều, xuất hiện quanh năm trong các ao nuôi. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào thể hiện rõ tác hại của cá lau kính trong các ao nuôi thủy sản. Về ngƣời thu mua – sơ chế - Nhìn chung thông tin về ngành nghề cá lau kính thương phẩm chủ yếu từ những người xung quanh và các thương lái khác, họ đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Nguồn nguyên liệu chính được cung cấp chủ từ các ao nuôi thủy sản ở ngoài địa bàn mà phần lớn là ở Nông Trường sông Hậu ở Ô Môn giáp với quận Thốt Nốt, chiếm 65.6%. Tỷ lệ còn lại thu ở địa bàn nghiên cứu với 26.6% là khai thác trong các ao nuôi 30 cá tra và 7.8% là khai thác từ tự nhiên thông qua các ngư cụ thô sơ như: lưới cào, lưới kéo, chất chà, dớn,…. - Lao động thuê theo sản lượng cá nguyên liệu trong ngày. Tiêu thụ ở ngoài địa bàn, chiếm 70.8%. Còn lại là tiêu thụ trong địa bàn quận, chiếm 29.2% bao gồm cả người chỉ sơ chế và người sơ chế - làm chả… Để có được 1 kg cá đã sơ chế (đã lột da, bỏ đầu, cắt vây) thì cần 3kg cá nguyên liệu. Sản phẩm sau khi sơ chế có giá dao động từ 30 – 35 nghìn/ đồng. Sản phẩm sau khi sơ chế được bảo quản bằng nước đá. Phụ phẩm dược sử lý bằng cách bán cho người nuôi cá trê trên địa bàn quận. - Mỗi ngày chỉ hoạt động khoảng 5 – 6 giờ, dao động từ 9 đến 15 giờ. Diện tích kinh doanh là đất nhà, diện tích hẹp và vốn kinh doanh tự có của cơ sở chiếm 80%, còn 20% là vốn vay của hội phụ nữ ở địa phương. Tuy nhiên về chi phí cố định không đáng kể 2.4 nghìn đồng/ ngày. - Nguyên liệu cá lau kính không ổn định phụ thuộc vào kích cỡ cá nguyên liệu và dao động từ 5 – 7 nghìn đồng/ kg. Giá trị gia tăng không đáng kể, lợi nhuận tương đối cao với tỷ suất lợi nhuận là 0.74. Tất cả các cơ sơ thu mua – sơ chế đều nhận định đây là ngành nghề rất có tiềm năng. - Các cơ sở có hệ thống giao thông thuận lợi chiếm 46%, có kinh nghiệm lâu năm chiếm 27% và 18% cho rằng nguồn lao động rẻ, còn lại 9% thì cho rằng sản phẩm sau khi sơ chế dễ tiêu thụ. Ngoài nhưng thuận lợi thì cũng có một ít khó khăn về diện tích, nguồn nguyên liệu không ổn định, nguồn vốn hạn chế, … Về ngƣời tiêu dùng - Cá lau kính ngoài là món ăn tinh thần thì nó còn là món ăn bổ dưỡng ngày càng được nhiều người yêu thích với mọi tầng lớp. Các hộ nuôi biết thông tin cũng như các món ăn chế biến từ cá lau kính từ những người quanh với các món ăn đa dạng ngoài việc có giá rẻ hơn các loại thực phẩm khác nó còn có mùi thơm đặc trưng, thịt ngọt, dai, dẽ, thịt chia thành nhiều sớ, không có xương hôm, … đây là đặc điểm để 100% người tiêu dùng đều có những đánh giá rất tốt và có thể phân biệt với các loại chả cá khác. Trong đó, luộc sả và nướng là món ăn được ưa thích nhất có khoảng 60% do cách chế biến đơn giản, đây là món ăn được ưa chuộng trong các tiệc rượu ở địa phương, khoảng 40% người tiêu dùng cho là canh chua, hầm, chiên làm từ chả cá lau kính là ngon nhất. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng ăn 31 cá lau kính thường bị ngứa, dễ bị di ứng do hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá rất đa dạng. - Qua khảo sát cho thấy, trong gia đình trung bình 4 thành viên dao động từ 3 đến 6 thành viên. Trong 1 tháng trung bình sử dụng 26.9 kg/tháng, khi đó dùng cho sản phẩm cá lau kính là 3.1 kg/tháng. Cơ cấu sử dụng cá lau kính chiếm phần lớn là người lớn tuổi và người trẻ chiếm 82%. Cùng có số lượng nhỏ là trẻ em. Nhìn chung thì người tiêu dùng đều nhìn nhận cá lau kính là ngành hàng có tiềm năng và có khả năng thay thế các sản phẩm thủy sản khác. - Có 5 kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt: Kênh 1: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế => Người làm chả Kênh 2: Khai thác => Cơ sơ thu mua – sơ chế => Người tiêu dùng Kênh 3: Khai thác => Cơ sở thu mua - sơ chế - làm chả => Người tiêu dùng Kênh 4: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế - làm chả => người bán lẻ chợ => Người tiêu dùng Kênh 5: Khai thác => Chợ => Cơ sở thu mua => Người tiêu dùng Tất cả các kênh phân phối đều mạng lại lợi nhuận cho người thu mua sơ chế lớn nhất. Trong đó, kênh 1 là kênh chủ yếu tiêu thụ ngoài địa bàn quận, kênh này chiếm tỷ lệ lớn 70.8% tổng sản phẩm của toàn quận. Các kênh còn lại thì phục vụ cho nhu cầu trong địa bàn nghiên cứu chiếm 29.2%, chiếm phần đáng kể nhất đó là kênh 4 chiếm 16.7% , kế đó là kênh 2 chiếm 9.2%. Các kênh tiêu thụ nội địa còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Các sản phẩm tiêu thụ tượng đối đa dạng như: nguyên con, đã sơ chế, làm chả. 5.2. Đề xuất Về ngƣời khai thác - Khuyến khích khai thác cá lau kính tự nhiên, giữ cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. - Đối với khai thác trong ao nuôi thủy sản cũng cần có biện pháp ngăn chặn việc sâm nhập cá lau kính vào trong các ao nuôi thủy sản tránh những ảnh hưởng không mong muốn, làm ảnh hưởng đến đối tượng nuôi chính. 32 - Cơ quan chức năng cần chú, ý quan tâm đến ngành hàng này, nâng cao giá nguyên liệu để tăng thập cho người khai thác. Về ngƣời thu mua – sơ chế - Mở rộng việc thu mua cá lau kính sang các quận, huyện lân cận, cần nắm bắt được tình hình khai thác, chủ động về nguồn nguyên liệu. - Việc kiểm soát, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền cần được đẩy mạnh thống nhất về giá cả nguyên liệu và giá thành sản phẩm giữa các cơ sở - thu mua để hạn chế các hình thức cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cần đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh an toàn thực phẩm để thu hút người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn. - Kêu gọi đầu tư để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành hàng này trong tương lai - Xin hỗ trợ vay vốn từ các cấp chính quyền để nâng cao thiết bị, diện tích, mở rộng hoạt động kinh doanh. - Hoạt động kinh doanh nên đặt dưới sự kiểm soát của các nhà quản lý để tránh hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Về ngƣời tiêu dùng: - Nên mở rộng thị trường tiêu thụ cá lau kính ra các nhà hàng, quán ăn phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nguời tiêu dùng. - Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm sơ chế - làm chả. Về công tác quản lý: - Cần có những nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng, đặc biệt có sự liên kết chặc chẽ giữa đầu ra và đầu vào sản phẩm, nâng cao giá trị của loại thực phẩm mới này. Quan tâm nhiều hơn đối với các tác nhân tham gia kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn. - Cần có những nghiên cứu tiếp theo về mức ảnh hưởng của loại cá này trong các thủy vực tự nhiên (ảnh hưởng về thành phần loài,…) và trong các ao nuôi thủy sản (sạt lở,…) để có biện pháp khắc phục. Đồng thời xem xét hổ trợ ngành hàng mới này trong tương lai. 33 - Cần hoàn thiện hơn về hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản và đưa công tác dự báo nguồn lợi, nắm bắt được mùa vụ khai thác cũng như công tác quản lý nghiên cứu khoa học ở Thốt Nốt nói riêng và Cần Thơ nói chung. Để có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên và tính đa dạng của các thủy vực một cách bền vững. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Thị Mỹ Duyên, Lê Xuân Sinh, Trương Hoàng Minh, 2009. Phân tích chuỗi giá trị cá kèo (Psedapocryptes elongatus) ở tỉnh Sóc Trăng & Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, trang, 2010, trang 401. Bùi Thị Thanh Hà, 2011. Phân tích ngành hàng tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Đỗ Minh Chung, Lê Xuân Sinh, 2010. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc (Channa sp.) nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghi Khoa học lần 4, Đại học Cần Thơ, trang 512 – 523. Huỳnh Thị Hoành Oanh, 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Huỳnh Văn Hiền, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Duy Cần, 2009. Vai trò của các hoạt động khai thác thủy sản đối với hộ dân vùng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 2010, trang 376. Lê Thị Mỹ An, Nguyễn Minh Tuân, Vương Học Vinh, 2008. Khảo sát thành phần axit amin & kim loại nặng trong thịt cá lau kính (Hypostomus plecostomus) ở TP. Long Xuyên tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 2010, trang 140. Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn, Nguyễn Thị Kim Quyên, 2010. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu long. Kỷ yếu Hội nghi Khoa học lần 4, Đại học Cần Thơ, trang 524 – 526. Nguyễn Vũ Linh, 2013. Một số đặc điểm sinh học của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) (Weber, 1991) tại các thủy vực tự nhiên tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý thủy sản. Đại học Cần Thơ. Thành ủy Cần Thơ, 2013. Báo cáo đánh giá tình hình ứng phó với biển đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. 35 Các trang Website tham khảo: Cục thủy sản thành phố Cần Thơ, 2013. Cần thơ khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. (http://www.fistenet.gov.vn)/ (ngày cập nhật: 09/11/2013). Để phát triển nguồn lợi thủy sản. Báo Cần Thơ, 30/12/2012. (http: www.vietlinh.vn). (ngày cập nhật: 12/11/2013) Phó chi cục Thủy Sản Tây Ninh, 2013. Cá lau kính chiếm lĩnh sông gạch (http://www.thanhnien.com.vn) (ngày cập nhật: 25/11/2013). Quản lý cá lau kính tại các thủy vực tự nhiên. (http://www.backan.gov.vn/sonnptnt/Pages/..) (ngày cập nhật: 07/08/2013). http://www.vasep.com.vn (ngày cập nhật: 07/08/2013). http://www.baocantho.com.vn (ngày cập nhật: 07/08/2013). http://www.nonghoc.com (ngày cập nhật: 07/08/2013). http://www.vietgle.vn (ngày cập nhật: 07/08/2013). http://cantho.gov.vn (cập nhật : 07/08/2013) 36 PHỤ LỤC 1: BẢNG PHỎNG VẤN HỘ KHAI THÁC CÁ LAU KÍNH 1. Họ và tên người được phỏng vấn:_____________________1.1. ĐT:__________________ 1.2. Địa chỉ:_____________________________________ _________________________ 2. Trình độ học vấn: 0. Mù chữ; 1. Cấp 1; 2. Cấp 2; 3. Cấp 3; 4. Trên 3. Nghề chính của hộ: ________________. 3.1 Nghề phụ (nếu có):_________________ 3.2. Số người trong gia đình:_________. 3.3 Số lương tham gia khai thác TS:____________ 4. Việc khai thác cá lau kính diễn ra: 1. Ngoài tự nhiên; 1. Ngoài tự nhiên 2. Trong ao nuôi 2. Trong ao nuôi 4.1 Kinh nghiệm KT:________năm. 4.10 Diện tích nuôi:_________________m2. 4.2 Đối tượng KT chính:________________ 4.11 Đối tượng nuôi chính:___________ 4.3 Việc khai thác diễn ra: 1. liên tục; 2. Mùa vụ 4.12 Việc có mặt cá lau kính trong ao: Khoanh 4.4 Ngư cụ: 1. lưới kéo; 2. lưới cào; 1. Mong muốn; 2. Bình thường; 3. Không mong muốn 4.13 Thả giống CLK? 0. không; 1. có 3. Chắt chà; 4. Khác________ 4.5 Sản lượng KT trung bình_____________kg/ ngày. 4.14 Ảnh hưởng CLK trong ao nuôi: (1). Không ảnh hưởng Trong đó: Cá lau kính ……… kg/ngày. (2). Có. Ảnh hưởng gì: ___________________ (1). Tháng nhiều nhất______________ kg/ngày ______________________________________ Trong đó: Cá lau kính …………… kg/ngày. 4.15 Số vụ nuôi____________/ năm. (2). Tháng ít nhất:__________________ 4.16 Tháng thu hoạch: ……….. DL Trong đó: Cá lau kính …………… kg/ngày. 4.6 Giá bán cá lau kính:___________nghìn đồng/ kg. 4.7 Chi phí KT:_______________nghìn đồng/ ngày. 4.8 Thuê LĐ: 4.17 Năng suất cá nuôi:____________kg/ vụ. Trong đó, CLK:________kg/ vụ. 4.18 Kích cỡ trung bình CLK:_______con/ kg. 0. không; 1. có. 4.19 Giá cá lau kính:_______nghìn đồng. Lương:__________đồng/ ngày. Thu nhập bình quân :__________nghìn đồng/ ngày 4.20 Mùa vụ xuất hiện nhiều trong ao nuôi: 4.9 Kích cỡ cá thu được:_____________con/ kg tháng mấy ……………….. Dương lịch. 5. Sản lượng hộ ăn/ cho/ biếu/ tặng:__________________kg/ tháng hoặc vụ. 6. Hình thức bán cá lau kính: 1. Chợ ……………%. 2. Thương lái – vựa ………….%; a 3. Cở sơ sơ chế biến……….%; 4. khác……….% 7. Những thuận lợi và khó khăn mà ông/ bà gặp phải trong quá trình khai thác? Thuận lợi: ________________________________________________________________________ Khó khăn:________________________________________________________________ 8. Đề xuất của ông/ bà cho những khó khăn trên: Đề xuất:_________________________________________________________________ 9. Nhận định xu hướng sản phẩm cá lau kính trong tương lai - Sản lượng: _______________________________________________________________ - Tiêu thụ: _________________________________________________________________ - Đối tượng tiêu thụ chủ yếu: __________________________________________________ b PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN NGƢỜI THU MUA – SƠ CHẾ THÔNG TIN CHUNG & HOẠT ĐỘNG 1. Họ và tên người được phỏng vấn: __________________; 1.1. ĐT: __________________ 2. Trình độ học vấn: 0. Mù chữ; 1. Cấp 1; 2. Cấp 2; 3. Cấp 3; 4. Trên 3. Loại hình kinh doanh: 1. Đại lý/ vựa; 2. Thu mua – sơ chế; 3. DN/ Công ty; 4. Khác_________ 4. Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực TS____năm. 4.1. Kinh doanh cá lau kính: _____năm. 5. Lao động gia đình tham gia mua bán thủy sản/ cá lau kính:______. Trong đó: ________nam. 6. Lao động thuê:__________người. 6.1. Tiền lương thuê :___________nghìn/ người/ngày. 7. Thông tin về hoạt động kinh doanh TS/ Cá lau kính có từ đâu? (nhiều lựa chọn) 1. Kinh nghiệm; 2. TV/ Internet; 8. Phương thức KD: 1. Chuyên 3. Tài liệu/ sách báo; 4. Thương lái khác; 5. Khác._____ 2. Tổng hợp. 9. Sản lượng thu mua – sơ chế: ____________kg/ ngày. 10. Sản phẩm sơ chế tiêu thụ mạnh nhất vào tháng________. Và ít nhất vào tháng_________ 11. Nguyên liệu cá lau kính có nguồn gốc từ: 11.1 Địa bàn Q. Thốt Nốt: ___________kg/ ngày. Trong đó: Mua từ khai thác tự nhiên ____kg/ ngày; Mua từ KT trong ao nuôi____kg/ ngày 2. Địa bàn Ngoài Quận Thốt Nốt ________________kg/ ngày. Trong đó: Mua từ khai thác tự nhiên _____kg/ ngày; Mua từ KT trong ao nuôi____kg/ ngày 12. Kích cỡ cá lau kính thu mua – sơ chế:______________con/ kg. 13. Giá thu mua:_______nghìn đồng/ kg. Giá bán thành phẩm:__________nghìn đồng/ kg. 14. Để có 1 kg sản phẩm sơ chế cần:_________kg nguyên liệu cá lau kính. 15. Phụ phẩm sau khi sơ chế sử lý như thế nào?____________________________________ 16. Nơi tiêu thụ cá lau kính sơ chế: 1. Chợ ………..% 2. Nhà hàng/Quán ăn …………… 3. Dân địa phương ……………% 4. Khác (TP HCM)________________% 17. Phương pháp bảo quản sản phẩm: 1. Nước đá; c 2. Muối; 3. Hóa chất; 4. Khác______ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ 18. Diện tích kinh doanh của cơ sơ:__________m2. 18.1 Sở hữu: 1. Đất nhà; 2. Thuê; 3. Khác 19. Chi phí xây dựng cơ sở/ đầu tư cơ bản:_________triệu đồng. Với ________năm sử dụng. 20. Dụng cụ/ vật liệu bảo quản, vật chất:___________triệu đồng. Với ________năm sử dụng. 21. Chi phí biến đổi:___________nghìn đồng/ngày. Lợi nhuận:___________nghìn đồng/ ngày 22. Vốn sản xuất kinh doanh từ: 1. Vốn nhà 2. Vốn vay 3. Vốn trợ cấp 4. Khác 23. Những thuận lợi và khó khăn của Ông/ Bà trong quá trình kinh doanh 23.1Thuận lợi:________________________________________________________________ 23.2Khó khăn:________________________________________________________________ 24. Những đề xuất cho những khó khăn trên: 24.1Đề xuất:_________________________________________________________________ 25. Nhận định xu hướng sản phẩm cá lau kính trong tương lai - Sản lượng: ______________________________________________________________ - Tiêu thụ: ________________________________________________________________ - Đối tượng tiêu thụ chủ yếu: _________________________________________________ d PHỤC LỤC 3: BẢNG PHỎNG VẤN NGƢỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CÁ LAU KÍNH 1. Họ và tên:_____________________Địa chỉ:__________________ĐT:_________________ 2. Số thành viên trong gia đình:________. 2.1 Thu nhập thuộc loại: 1. Nghèo; 2. Khá; 3. Giàu. 3. Ông bà có biết cá lau kính sử dụng để làm thức ăn được không? 0. Không 1. Có . (nhiều lựa chọn) 1. Tài liệu/ sách/ báo; 2. TV/ Radio; 3. Internet; 4. Từ người xung quanh; 5. Khác_____ 4. Các loại món ăn làm từ cá lau kính mà ông/ bà biết: 1. Luộc sả; 2. Nướng; 3. Chả; 4. Khác 5. Cá lau kính ông/ bà mua từ: 1. KT/ cho/ biếu; 2. Mua chợ: ……….. đồng/kg; 3. Chả cá lau kính: ………….. đồng/kg; 4. Quán ăn/ nhà hàng…………….. đồng/kg; 5. Khác: …………………………. đồng/kg. 6. Giá mua so với các loại TS khác thì: 1. Thấp; 2. Bằng; 3. cao 7. SPTS dùng cho gia đình Ông/ bà:___________kg/ tháng. Trong đó, CLK:_________kg/tháng. 8. Ông/ bà có phân biệt được “chả cá” làm từ cá lau kính với loại cá khác không? 0. Không; 1. Có 9. Chả cá mà ông bà có phân biệt được mùi vị của CLK khi làm chả không? 0. Không; 1. Có Nếu có: Đặc điểm nào phân biệt sự khác biệt của chả làm từ CLK và cá khác? __________________________________________________________________________ 10. Cảm nhận khi ăn thịt cá lau kính: 1. Ngon; 2. Bình thường; 3. Không ngon 11. Theo ông/ bà thì cá lau kính chế biến món gì ăn ngon nhất? ___________________________ 12. Trong Gia đình ông/ bà thì cơ cấu sử dụng cá lau kính (nhiều lựa chọn) 1. Người nhỏ; 2. Người trẻ; 3. Người già; 4. Tất cả 13. Nguồn dinh dưỡng hay những cảm nhận của ông/ bà về thức ăn làm từ cá lau kính? _____________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________ 14. Nhận định của ông/ bà về ngành hàng này trong tương lai như thế nào? _____________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________ e [...]... tạo động lực cho sự phát triển các loại thực phẩm làm từ cá lau kính thương phẩm Đề tài: Khảo sát kênh phân phối cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus, (Weber, 1991) thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ được thực hiện Để hoàn thiện hơn về kênh phân phối cá lau kính thương phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các tác nhân tham gia kênh phân phối Đồng thời còn tạo tiền... doanh cho các tác nhân tham gia kênh phân phối, nhận định được triển vọng của ngành hàng trong tương lai nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng 2 1.3 Nội dung nghiên cứu - Mô tả đặc điểm và vai trò của các tác nhân tham gia trong kênh phân phối cá lau kính tại Thốt Nốt - Sơ đồ kênh phân phối và phân tích hệ thống kênh phân phối cá lau kính thương phẩm tại Thốt Nốt - Phân tích... nhập khẩu TS cũng được áp dụng ở Cần Thơ 9 2.2.2 Quận Thốt Nốt Hình 2.2 Bản đồ quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ  Điều kiện tự nhiên Quận Thốt Nốt Là quận đầu nguồn của TP Cần Thơ, cách trung tâm thành phố 40 km về phía Bắc, Thốt Nốt có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông thủy - bộ, nằm ở phía Đông Bắc của TP Cần Thơ, phía Bắc giáp TP Long Xuyên, tỉnh An Giang Nam giáp quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ Tây giáp... Nhìn chung thì người tiêu dùng đều nhìn nhận cá lau kính là ngành hàng có tiềm năng và có khả năng thay thế các sản phẩm thủy sản khác 25 4.2 Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính Mô tả kênh phân phối cá lau kính SP đã sơ chế (70.8%) Ngoài địa bàn 65.6% Trong ao nuôi TS Người làm chả ngoài địa bàn Thu mua – sơ chế Nguyên con (9.2%) 26.6% 90.2% 80% 18% 7.8% Trong địa bàn 7.8% Ngoài tự nhiên Thu mua – sơ chế... cá này làm thực phẩm cho tiêu dùng, tận dụng được nguồn lợi tự nhiên vốn có của địa phương, góp phần khống chế được sản lượng cá lau kính, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong địa bàn quận Thốt Nốt nói riêng và cả nước nói chung 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích thực trạng kênh phân phối cá lau kính thương phẩm tại địa bàn. .. việc đó là loài cá này có sức phát tán, khả năng thích nghi và sinh sản rất cao nên chúng thường tồn tại số lượng rất lớn trong các ao nuôi thủy sản Kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt chủ yếu được phân phối theo 5 kênh sau đây: - Kênh 1: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế => Người làm chả - Kênh 2: Khai thác => Cơ sơ thu mua – sơ chế => Người tiêu dùng - Kênh 3: Khai thác... Người tiêu dùng ở địa bàn Chợ Nguyên con (1.1%) 2% Chợ Hình 4.6: Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính thương phẩm Phần lớn, cá được khai thác trong các ao nuôi thủy sản chiếm 92.2%, đặc biệt là các ao nuôi cá tra Theo thông tin của những hộ nuôi thì cá lau kính xuất hiện có nguồn gốc từ các sông, kênh, rạch ngoài tự nhiên đi vào ao nuôi thông qua việc cấp thoát nước, một phần do cá lau kính ở mùa vụ trước... TP Cần Thơ 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin thứ cấp: từ các website và các đề tài nghiên cứu trước đây, các báo cáo của địa phương có liên quan đến lĩnh vực nhiên cứu như Sở Nông nghiệp, chi cục thuỷ sản, phòng kinh tế Quận Thốt Nốt; các nghiên cứu trong và ngoài nước, được xuất bản, các báo cáo về các hoạt động khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại Quận Thốt Nốt, đặc biệt là các... thực phẩm mới này bước đầu, đã được đón nhận và quan tâm của nhiều gia đình Với giá rẻ, thịt thom ngon thì cá lau kính hoàn toàn có thể thay thế các loại thủy sản khác Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm làm từ cá lau kính ngày càng nhiều trên địa bàn, đặc biệt là sản phẩm chả cá lau kính đã dần xuất hiện và là thực đơn quen thuộc của nhiều hộ gia đình ở Quận Thốt Nốt 12 2.3 Giới thiệu sơ lƣợc về cá lau. .. ở địa bàn ngoài quận, mà đối tượng chủ yếu là người làm chả ở gần TP Long Xuyên chiếm 70.8% sản phẩm sơ chế của địa bàn, việc tiêu thụ được phân phối thông qua kênh 1 Còn lại 29.2% thì được tiêu thụ trong ở địa phương thông qua các kênh còn lại Trong đó, kênh 4 là có tỷ lệ lớn nhất chiếm 16.7% chủ yếu là người bán lẻ ở chợ sản phẩm thường là chả cá lau kính, kế đó là kênh 2 có tỷ lệ tiêu thụ nội địa ... kính thương phẩm Đề tài: Khảo sát kênh phân phối cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus, (Weber, 1991) thương phẩm địa bàn quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ thực Để hoàn thiện kênh phân phối cá lau. .. gia kênh phân phối cá lau kính Thốt Nốt - Sơ đồ kênh phân phối phân tích hệ thống kênh phân phối cá lau kính thương phẩm Thốt Nốt - Phân tích xu hướng ngành hàng đề xuất giải pháp hoàn thiện kênh. .. ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN  TRẦN THỊ THU HƢƠNG KHẢO SÁT KÊNH PHÂN PHỐI CÁ LAU KÍNH Pterygoplichthys disjunctivus (Weber,1991) THƢƠNG PHẨM TẠI ĐỊA BÀN QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan