Thị trường bán lẻ ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

22 6K 24
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong tình hình kinh doanh như hiện nay , kênh phân phối ngáy càng có vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng .

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Trong tình hình kinh doanh như hiện nay , kênh phân phối ngáy càng có vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng . Ngày nay , kênh phân phối hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ . Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO được ba năm , một năm thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp (DN) bán lẻ có 100% vốn nước ngoài . Việt Nam từng được đánh giá là thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn nhất thế giới. Vậy trong những năm qua , thị trường bán lẻ của Việt Nam phát triển như thế nào? Chính những băn khoăn đó mà tôi quyết định chọn đề tài “Thị trường bán lẻ Việt Nam- Thực trạng giải pháp ” làm đề tài môn học . Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu về thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian qua . Từ đó có những nhận định đề xuất một số biện pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu : Tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu lĩnh vực bán lẻ Việt Nam từ năm 2007-2010. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu báo cáo Kết cấu đề tài : Kết cấu đề tài gồm ba chương : Chương 1: Tổng quan về hình thức bán lẻ. Chương 2: Phân tích thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam. Chương 3: Giải pháp kết luận Kết quả nghiên cứu : Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã hiểu hơn về thị trường bán lẻ, vai trò của hệ thống bán lẻ trong tiến trình phát triển kinh tế, các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bán lẻ. Trong khuôn khổ bài báo cáo chuyên đề môn học, tôi chỉ trình bày những vấn đề chính của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay. Trong bài báo cáo không tránh khỏi những sai xót, mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để tôi rút kinh nghiệm cho các bài nghiên cứu tiếp theo được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC p age Lời mở đầu Chương 1: Tổng quan về hình thức bán lẻ …… . 1.1 Khái niệm bản chất của việc bán lẻ … 5 1.2 Chức năng tầm quan trọng của nhà bán lẻ ………5 1.3 Các hình thức bán lẻ chính …….5 1.3.1 Cửa hàng bán lẻ ….5 1.3.2 Bán lẻ không qua cửa hàng …6 1.3.3 Các tổ chức bán lẻ 7 CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam ……8 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống bán lẻ Việt Nam ……….8 2.2Tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam .… 8 2.2.1 Các hệ thống bán lẻ chủ yếu đặc điểm hệ thống bán lẻ Việt Nam 8 2.2.1.1Kênh truyền thống ….……… 8 2.2.1.2 Kênh hiện đại ……. .9 2.2.2 Hiệu quả hệ thống bán lẻ …….….……12 2.2.3 Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ……….12 2.2.4 Nhiều doanh nhiệp bán lẻ mở rộng hệ thống …….13 2.2.5 Người tiêu dùng đã quan tâm tới kênh phân phối hiên đại .15 2.2.6 Nhà bán lẻ Việt Nam : quyền lực nằm đâu? .15 2.3Đánh giá hệ thống bán lẻ Việt Nam ……….20 2.3.1 Hệ thống bán lẻ Việt Nam chưa bền vững ……….21 2.3.2 Thị trường bán lẻ Việt Nam thiếu mặt bằng kinh doanh … .22 Chương 3: Giải pháp cho hệ thống bán lẻ Việt Nam …23 Tài liệu tham khảo ……… .25 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC BÁN LẺ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1 KHÁI NIỆM BẢN CHẤT CỦA VIỆC BÁN LẺ Bán lẻ là tất cả hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. Mọi tổ chức làm công việc bán hàng này cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ đều là làm công việc bán lẻ, bất kể là hàng hóa, dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay máy tự động bán hàng) hay chúng được bán đâu (tại cửa hàng ngoài phố hay tại nhà người tiêu dùng). 1.2 CHỨC NĂNG TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÀ BÁN LẺ Hệ thống phân phối, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa sản xuất với tiêu dùng. Hệ thống phân phối tạo điều kiện để hàng hóa từ sản xuất tiếp cận đến người tiêu dùng giúp người tiêu dùng mua được các sản phẩm hàng hóa theo đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng, đúng thời điểm, thuận lợi với chi phí thấp nhất, giúp sản xuất tiêu thụ các sản phẩm của mình. còn kích thích, hỗ trợ sản xuất phát triển. • Tham gia tiến trình phân phối bằng cách tập hợp phân loại sản phẩm từ những nhà cung cấp khác nhau, đồng bộ, sắp xếp sản phẩm để phục vụ nhu cầu phong phú đa dạng của khách hàng. • Cung cấp thông tin cho người tiêu thụ thông qua quảng cáo, trưng bày, nhân viên bán. Ngoài ra còn hỗ trợ nghiên cứu Marketing, cung cấp thông tin phản hồi cho những thành viên phân phối khác trong kênh. • Dự trữ sản phẩm, ghi giá, chất xếp những công việc chăm sóc, chuẩn bị sẵn sàng sản phẩm bán ra. • Tạo thuận tiện hoàn tất những giao dịch bằng cách cung cấp sản phẩm đúng vị trí, thời gian, các chính sách tín dụng những dịch vụ khác cho khách hàng. 1.3 CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ CHÍNH Các tổ chức bán lẻ rất đa dạng, có ba hình thức bán lẻ chủ yếu: cửa hàng bán lẻ, bán lẻ không qua cửa hàng các tổ chức bán lẻ. 1.3.1 Cửa hàng bán lẻ • Cửa hàng chuyên doanh: cửa hàng bán một chủng loại hẹp sản phẩm nhưng rất đa dạng. Ví dụ: cửa hàng quần áo, cửa hàng dụng cụ thể thao… • Cửa hàng bách hóa tổng hợp: Bán một số loại sản phẩm, thường là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ gia dụng đồ đạc trang trí nội thất, trong đó mỗi loại được bán những gian riêng biệt do chuyên viên thu mua hay bán hàng quản lý. • Siêu thị: Đây là một loại cửa hàng tự phục vụ, qui mô tương đối lớn, có chi phí bán hàng thấp mức lời thấp, được thiết kế để phục vụ tất cả mọi Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia dụng… • Cửa hàng hạ giá : Bán những sản phẩm tiêu chuẩn, thường xuyên với giá thấp hơn do chấp nhận được mức lời thấp hơn bán với khối lượng lớn hơn. Để giảm chi phí họ sử dụng những cơ sở những khu vực giá thuê nhà rẻ nhưng đông người qua lại. Họ cắt giảm mạnh mức giá quảng cáo rộng rãi bán những sản phẩm có chiều rộng chiều sâu vừa phải. • Cửa hàng bán giá thấp: khác với những cửa hàng bán hạ giá thường xuyên mua hàng với giá thấp hơn giá sỉ bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn giá bình quân trên thị trường. Hình thức phổ biến nhất của cửa hàng bán giá thấp là cửa hàng của nhà máy thuộc quyền sở hưu của người sản xuất điều hành, thường bán các loại sản phẩm dư thừa, mặt hàng đã chấm dứt sản xuất do sai quy cách. • Phòng trưng bày catalog : cho người mua xem lựa chọn sản phẩm qua catalog. Họ bán với giá hạ rất nhiều với các loại sản phẩm có thương hiệu, lưu thông nhanh, giá trị cao như đồ kim hoàn, dụng cụ điện, máy ảnh, túi xách… Họ kinh doanh theo cách cắt giảm chi phí mức lời để có thể bán được giá thấp hơn nhưng khối lượng bán lớn hơn. Các hình thức bán lẻ trên đây có thể chọn một trong bốn mức độ dịch vụ để đa dạng hóa sự lựa chọn thỏa mãn khách hàng: _Bán lẻ tự phục vụ _Bán lẻ tự chọn _Bán lẻ phục vụ hạn chế _Bán lẻ phục vụ đầy đủ 1.3.2 Bán lẻ không qua cửa hàng Loại hình bán lẻ không qua cửa hàng ngày càng phát triển nhanh chóng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong doanh số bán lẻ. Những hình thức chủ yếu của bán lẻ không thông qua của hàng bao gồm: • Bán hàng trực tiếp : là hình thức đưa sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất tới tận tay người tiêu dùng chăm sóc khách hàng thông qua các nhà kinh doanh độc lập có thể họ cũng là người tiêu dùng. Loại hình này thường kinh doanh về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia dụng, trang sức, bất động sản…Loại hình này đang rất phát triển có một số tỷ phú cho rằng đây sẽ là hình thức bán hàng của tương lai. Thu nhập của các nhà phân phối được chia theo các mức hoa hồng được quy định (lợi nhuận bán lẻ, hoa hồng thành tích, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thưởng cuối năm…). Các công ty kinh doanh theo loại hình này đào tạo các nhà kinh doanh về bán hàng, quản lý , chăm sóc khách hàng… • Marketing trực tiếp : Marketing đơn hàng qua bưu điện, viếng thăm tại nhà hay công sở, marketing qua điện thoại, giải đáp trực tiếp trên truyền hình mua hàng qua hệ thống internet. • Bán hàng tự động : bán hàng cho khách hàng bằng các máy tự động. • Dịch vụ mua hàng : là hình thức bán lẻ không có kho hàng, phục vụ những khách hàng đặc biệt. Những thành viên của dịch vụ mua này được quyên mua theo một danh sách chọn lọc nào đó của người bán lẻ với giá triết khấu. • Thương mại điện tử: là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử ; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”) 1.3.3 Các tổ chức bán lẻ • Mạng lưới công ty: Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa hàng cùng thuộc một quyền sở hữu kiểm soát, có chung một bộ phận thu mua tiêu thụ tập trung bán những chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Qui mô của nó cho phép mua số lượng lớn với giá thấp hơn. Mạng lưới tiết kiệm được chi phí khuyến mại vì chi phí quảng cáo của họ được chia cho nhiều cửa hàng khối lượng tiêu thụ lớn. • Mạng lưới tự nguyện hợp tác xã bán lẻ: Thứ nhất là mạng lưới tự nguyện gồm một nhóm người bán lẻ độc lập được người bán sỉ bảo trợ thu xếp để mua số lượng lớn hàng hóa cùng bán. Thứ hai là hợp tác xã bán lẻ, gồm những người bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung cùng hợp lực để thực hiện những biện pháp khuyến mãi. • Hợp tác xã tiêu thụ: là mọi công ty bán lẻ thuộc quyền sở hữu của chính những khách hàng của nó. Hợp tác xã tiêu thụ do dân cư của một cộng đồng lập ra khi họ thấy răng những người bán lẻ địa phương phục vụ không chu đáo vì đòi giá quá cao hay bán những sản phẩm kém chất lượng. Họ chung tiền để mở cửa hàng của chính mình rồi biểu quyết những chính sách của cửa hàng đó. Cửa hàng có thể định giá thấp hoặc bán theo giá bình thường các xã viên có quyền được chia lợi tức theo số lượng đã mua. • Tổ chức đặc quyền: là một sự liên kết theo hợp đồng giữa người cấp đặc quyền người hưởng đặc quyền. Các tổ chức đặc quyền thường được xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ độc đáo nào đó hay phương pháp kinh doanh hay trên cơ sở tên thương mại, bằng sáng chế hay uy tín mà người cấp đặc quyền đã tạo ra. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 • Tập đoàn bán lẻ: là những công ty dạng tự do, kết hợp một số hướng hình thức khác nhau dưới quyền sở hữu tập trung với sự nhất thể hóa với một mức độ nào đó chức năng phân phối quản lý của mình. Trong tương lai phương thức bán lẻ đa dạng hóa chắc chắn sẽ được nhiều mạn lưới công ty chấp nhận. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ THỐNG BÁN LẺ VIỆT NAM Với môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay các nhà đầu tư rất thận trọng khi đầu tư vào lĩnh vực nào đó. Đối với ngành bán lẻ cũng vậy các nhà đầu tư phải xem xét nó có tiềm năng hay không, chính sách pháp luật thế nào, hàng dào gia nhập thế nào…Chính vì vậy hệ thống bán lẻ Việt Nam có thể phát triển được hay không phụ thuộc vào: _Chính sách phát triển, thuế, thủ tục hành chính… _Tình hình nền kinh tế đang phát triển như thế nào? _Lạm phát, CPI, GDP, tỷ giá hối đoái _Cơ cấu dân số, văn hóa tiêu dùng, tình hình cung ứng mặt bằng, nguồn cung ứng nhân lực,… 2.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 2.2.1 Các hệ thống bán lẻ chủ yếu đặc điểm hệ thống bán lẻ Việt Nam Hiện nay Việt Nam các hệ thống bán lẻ có các hình thức sau: 2.2.1.1 Kênh truyền thống: Hiện nay người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng kênh phân phối truyền thống(chợ, hàng rong, cửa hàng tạp hóa…) thường xuyên với thực phẩm tươi sống(tỷ lệ mua thịt heo tại các chợ truyền thống được quy hoạch chiếm đến 86,3% những người được hỏi, thuỷ hải sản chiếm 78,9%; thịt bò thịt gia cầm tỷ lệ lần lượt là 78% 74,8%). Hiện nay kênh truyền thống chiếm hơn 75% trong hệ thống phân phối. Những kênh phân phối truyền thống được mô tả như một tập hợp ngẫu nhiên các doanh nghiệp cá nhân độc lập về chủ quyền quản lý mỗi thành viên kênh này ít quan tâm tới hoạt động của cả hệ thống. Đó là một mạng lưới rời rạc kết nối lỏng lẻo các nhà sản xuất, bán buôn bán lẻ do buôn bán trực tiếp với nhau, tích cực Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thương lượng về các điều khoản mua bán hoạt động độc lập. Quan hệ mua bán giữa các thành viên kênh không có sự liên kết ràng buộc với nhau. Các thành viên trong kênh truyền thống hoạt động vì mục tiêu riêng của họ chứ không phải mục tiêu chung của cả kênh. Họ có thể mua hàng hóa từ bất kỳ người bán nào bán hàng hóa cho bất kỳ ai. Do quan hệ phân phối hình thành một cách ngẫu nhiên nên mất công sức cho việc đàm phán. Hàng hóa có thể phải qua nhiều khâu trung gian không cần thiết. 2.2.1.2 Kênh hiện đại: • Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiên ích Hiện nay Việt Nam các hệ thống phân phối hiện đại đang rất phát triển khoảng 20%/năm. có rất nhiều trung tâm thương mại đang được xây dựng chuẩn bị xây dựng. Các trung tâm thương mại nổi tiếng hiện nay như: Vincom, Tràng Tiền Plaza, Parkson, Diamond Plaza…Với các doanh nghiệp trong nước Co-op Mart, FiviMart, HaproMart, Marko, Thế giới di động…và các doanh nghiệp nước ngoài như Metro Cash & Carry, Big C, Dairy Farm … Các kênh phân phối này có các đặc trưng: _ Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại. Đây là một kênh phân phối mức phát triển cao, được quy hoạch tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động. _ Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): Đây là phương thức bán hàng sáng tạo, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh . giữa phương thức tự chọn tự phục vụ có sự phân biệt: + Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hóa sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán. + Tự phục vụ: khách hàng xem xét chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. _ Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã số, mã vạch được đem ra quầy tính tiền cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của các hình thức này, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm . Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ. _ Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hiệu quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Các loại hình này làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy . • Bán hàng trực tiếp: Khoảng 65 triệu người trên khắp thế giới đang tham gia bán hàng trực tiếp, một ngành kinh doanh thu về khoảng 114 tỷ USD. Khi con người càng trở nên bận rộn, họ càng muốn tìm cách tiết kiệm thời gian trong các nhu cầu thiết yếu. Bán hàng trực tiếp thỏa mãn được nhu cầu đó vì các nhà phân phối sẽ giao sản phẩm đến tận nhà khách hàng. Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức bán hàng trực tiếp: Amway Việt Nam với doanh thu 40 triệu usd , tốc độ phát triển khoảng hơn 30%/năm ; Oriflame; Agel, EPS . Với doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Dù chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây, bán hàng trực tiếp đã phát huy thế mạnh vốn có của ngành thu hút sự tham gia của một Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lượng lớn người lao động trong nước. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mãi, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. ai cũng có thể tham gia hình thức này với vốn đầu tư thấp ( dưới 20usd) . Tạo cơ hội kinh doanh cho chính người tiêu dùng. Chế độ đãi ngộ dựa trên kết quả kinh doanh nhà phân phối có quyền tự do lựa chọn sản phẩm kinh doanh, thời gian làm việc, đối tác làm việc… • Thương mại điện tử: Hiện nay thương mại điện tử Việt Nam tương đối phát triển. có các thương hiệu nội đang nổi như : rongbay.com ; enbac.com ; raovat.net… Cùng với sự thâm nhập của các thương hiệu rất lớn của thế giới như: ebay.com ; amazon.com… Thương mại điện tử có các đặc điểm sau: _Tốc độ: tốc độ giao dịch nhanh hơn. _Liên tục 24/7: hoạt động liên tục, không gián đoạn _Phạm vi: mở rộng ra phạm vi toàn cầu, các rào cản thâm nhập thị trường có thể bị hạ thấp, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường. _Đa dạng hóa sản phẩm: khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa (customize) sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác chia xẻ thông tin qua Internet. _Khả năng tương tác: chia xẻ thông tin với khách hàng 24/7. _Tự động hóa: các giao dịch cơ bản. _Tốc độ:Thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường nhanh hơn. _Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn. _Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hoá số hoá, việc giao hàng được thực hiện nhanh thuận tiện hơn). _Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn . Thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn. 2.2.2 Hiệu quả hệ thống bán lẻ Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong ngoài nước. Ước 10 tháng đầu năm năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 1.282 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ 2009. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam liên tục tăng cao qua các thời kỳ, giữ tốc độ 25% trong khoảng thời gian 2006-2008. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tính đến cuối năm 2010, cả nước có khoảng 8.591 chợ trong quy hoạch (234 chợ hạng I, 887 chợ hạng II, 7470 chợ hạng III, 1130 chợ tạm chợ chưa xếp hạng), trong đó có 79 chợ đầu mối nông sản cấp vùng cấp tỉnh, thu hút sự tham gia của trên 2 triệu người. Nếu như năm 2005, tại 30/64 tỉnh, thành chỉ có khoảng 200 siêu thị thì năm 2009 đã tăng tới 445 siêu thị, 78 trung tâm thương mại khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi tại khắp 63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm khoảng 40%, qua các loại hình phân phối hiện đại chiếm khoảng 15 - 20% 2.2.3 Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư Theo Báo cáo xếp hạng thường niên 211 nền kinh tế của Planet Retail, năm 2009, Việt Nam xếp thứ 48, đạt 39,757 tỷ USD trong thị trường bán lẻ toàn cầu. Tính đến tháng 6/2010, Việt Nam đã tăng 2 bậc, đạt 43,302 tỷ USD, vượt lên trên cả các nền kinh tế như New Zealand, Phần Lan, Singapore, Hungary, UAE, Hongkong, Bulgary, Uruguay . Điều này cho thấy thị trường phân phối - bán lẻ của Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều phân khúc còn dạng tiềm năng. Năm 2009, có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt khiến ngay cả các thị trường bán lẻ lớn trên thế giới đều tăng trưởng "âm" nhưng doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ của Việt Nam vẫn tăng 18,6% (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá còn 12%). Tính hết 5 tháng đầu năm 2010, doanh thu thị trường bán lẻ đạt 621.416 tỷ đồng, tăng 27,1% so cùng kỳ năm trước (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này vẫn đạt khoảng 16%). Hoạt động phân phối - bán lẻ đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ. Năm 2008, AT.Kerney nhận định Việt Nam đứng đầu danh sách các thị trường bán lẻ mới hấp dẫn nhất với tốc độ tăng trưởng FMCG (fast moving consumer goods) nhanh thứ hai châu Á. Quy mô thương mại hiện đại còn nhỏ, thương mại truyền thống còn phổ biến nhưng có tiềm năng to lớn cho phát triển thương mại hiện đại (tăng 28% trong năm 2008). Sự sụt giảm về thu nhập trong giai đoạn chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng, về tổng thể không ảnh hưởng đến tổng chi tiêu cho tiêu dùng của người Việt Nam: cả 4 dòng thực phẩm, rau quả, mặt hàng khác phi bán lẻ (bán buôn) tăng liên tục. Theo Plalet Retail, dự kiến xu hướng tăng trưởng này vẫn tiếp tục đến năm 2015, với tốc độ tăng chi tiêu tiêu dùng nhanh hơn tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng. Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao đang chi tiêu nhiều hơn, nhưng những người có thu nhập trung bình thấp chi tiêu ít hơn, xét về tổng thể chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng. Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục [...]... Sở Công Thương tại các địa phương sẽ căn cứ vào rất nhiều tiêu chí để quyết định có cấp phép cho từng siêu thị hay không, chẳng hạn như: số lượng siêu thị (cả Việt Nam quốc tế) đã hiện diện địa phương đó, sự ổn định thị trường khoảng cách địa lý giữa các siêu thị Trong khi các nhà đầu tư quốc tế xem việc mở rộng chuỗi bán lẻ hàng loạt tức thời như là chiến lược thâm nhập thị trường Việt. .. triển bán lẻ toàn cầu năm 2010 (GRDI) của Việt Nam chỉ đạt 52,1 điểm, tụt 8 bậc so với năm 2009, xếp hạng 14/30 thị trường bán lẻ của các nền kinh tế mới nổi hấp dẫn nhất thế giới Đây là số điểm thấp nhất cũng là thứ hạng thấp nhất của tổ chức này mà thị trường bán lẻ nước ta đạt được cho đến nay Điều đó đồng nghĩa với sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta đối với các nhà kinh doanh bán lẻ toàn... 3: GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG BÁN LẺ VIỆT NAM Sau đây là một số biện pháp để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới: _Chính phủ có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối, đặc biệt với thị trường nông thôn, miền núi cần có các biện pháp xử lý vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…Thủ tục hành chính rút gọn để thu hút đầu tư trong và. .. doanh bán lẻ, cả nội địa lẫn nước ngoài, đặc biệt là khu vực bán lẻ hiện đại (siêu thị thực phẩm, siêu thị điện máy, trung tâm thương mại) Tính 3 khu vực tập trung lớn nhất mặt bằng bán lẻ hiện đại là Hà Nội, Hải Phòng TP.HCM, số lượng đã bao gồm 400 mặt bằng bán lẻ hiện đại, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ, trong đó, đến 80-90% doanh thu nằm khu vực TP.HCM Nhưng vấn đề của kinh doanh mặt bằng bán. .. độ tương quan giữa thị trường bán lẻ nước ta với 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, nếu như số điểm của thị trường bán lẻ nước ta năm 2004 cao hơn khá rõ (76/70,2 điểm, tương ứng với 8,21%), còn năm 2008 “khuếch đại” lên tới mức kỷ lục 63,7% (88/53,8 điểm), thì hiện nay “co lại” chỉ còn 1,6% (50,2/49,0 điểm) Mặc dù vậy, qua các số liệu thống kê GRDI của 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế... 6/2009, công bố mở rộng hơn nữa mạng lưới của mình trong các năm tiếp theo Aeon - hãng bán lẻ lớn Nhật Bản, cũng đàm phán với Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư trong vài năm tới, ngành bán lẻ của Việt Nam hứa hẹn sẽ có sự tham gia đầy đủ của các công ty quốc tế Kênh phân phối - bán lẻ hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều sẽ phát triển nóng Trong hai năm 2007 2008,... hấp dẫn của thị trường bán lẻ, khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngần ngại vào Việt Nam như đã phân tích, thì ngay cả các nhà bán lẻ nội địa lớn cũng không đủ mạnh về quy mô, để có thể “tải” một thị trường tiêu dùng đang lớn dần tại đây Từ thực trạng nhà bán lẻ ngoại e ngại, nội còn yếu trong khi lực lượng nhà cung ứng đang phát triển như vũ bão như vậy đã hình thành những “cán cân” lệch quyền lực... sản xuất hàng hóa) nhà đầu tư tài chính (các tổ chức, định chế tài chính tham gia rót vốn, hỗ trợ quản trị kinh doanh cho các nhà đầu tư bán lẻ) Chính ENT là yếu tố tạo nên sự không cân về quyền lực giữa 3 lực lượng này Cũng chính sự không cân đó đang khiến thị trường bán lẻ rơi vào tình trạng khựng lại • Quyền lực nhà bán lẻ: Trước hết là mối quan hệ giữa nhà kinh doanh bán lẻ nhà cung ứng Nếu... cơ hội “bứt tốp” để trở lại các thứ hạng cao hơn nhiều đã từng giành được là rất lớn Tuy nhiên, chúng ta cũng rất dễ bị “cả một số đông dắt tay nhau qua mặt”, tức là nguy cơ tiếp tục “rơi tự do” là không hề nhỏ 2.3.1 Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển chưa bền vững Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là có nhiều triển vọng nhưng trên thực tế các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước... dân cư đã đang được nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhắm tới Savills cho biết trong quý II năm 2010, TP HCM tiếp nhận thêm bốn trung tâm bán lẻ mới: Vincom Center, LotteMart Phú Thọ, Maximark đường 3 tháng 2 Co.opMart Phú Thọ, cung cấp khoảng 112.700 m2 diện tích bán lẻ cho thị trường Hiện TP HCM có 6 trung tâm bách hóa, 19 trung tâm mua sắm, 6 khu bán lẻ khối đế, 61 siêu thị 3 siêu thị bán sỉ

Ngày đăng: 18/04/2013, 16:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan