phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo ở huyện long phú,tỉnh sóc trăng

98 403 0
phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo ở huyện long phú,tỉnh sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ẢN TR KHOA KINH TẾ-QU -QUẢ TRỊỊ KINH DOANH ỀN LÝ MỘNG TI TIỀ ÂN TÍCH NGU ỒN SINH KẾ CỦA NÔNG PH PH NGUỒ Ợ NÂNG CAO HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TR TRỢ ƯỜ ÈO Ở MỨC SỐNG CHO NG NGƯỜ ƯỜII NGH NGHÈ ỆN LONG PH Ú, TỈNH SÓC TR ĂNG HUY HUYỆ PHÚ TRĂ ẬN VĂN TỐT NGHI ỆP ĐẠ LU LUẬ NGHIỆ ĐẠII HỌC Ng Ngàành: Kế to toáán tổng hợp Mã số ng ngàành: 52340301 áng 11 - Năm 2013 Th Thá ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ẢN TR KHOA KINH TẾ-QU -QUẢ TRỊỊ KINH DOANH ỀN LÝ MỘNG TI TIỀ MSSV: 4104324 PH ÂN TÍCH NGU ỒN SINH KẾ CỦA NÔNG PH NGUỒ Ợ NÂNG CAO HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TR TRỢ ƯỜ ÈO Ở MỨC SỐNG CHO NG NGƯỜ ƯỜII NGH NGHÈ ỆN LONG PH Ú, TỈNH SÓC TR ĂNG HUY HUYỆ PHÚ TRĂ ẬN VĂN TỐT NGHI ỆP ĐẠ LU LUẬ NGHIỆ ĐẠII HỌC ÀNH: Kế to NG NGÀ toáán tổng hợp Mã số ng ngàành: 52340301 NG DẪN CÁN BỘ HƯỚ ƯỚNG ẦN QU ỐC DŨNG ThS. TR TRẦ QUỐ áng 11 - Năm 2013 Th Thá LỜI CẢM TẠ ��� Trước tiên, em kính gửi lời cám ơn chân thành đến Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, tận tâm truyền đạt cho em nhiều kiến thức suốt thời gian học tập ở trường. Em kính gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Trần Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô giúp em khắc phục được những thiếu sót và khuyết điểm. Cuối cùng em xin kính gửi đến Quý Thầy Cô lời cúc sức khỏe và thành đạt. Cần Thơ, Ngày….tháng….năm 2013 ườ ực hi Ng Ngườ ườii th thự hiệện Lý Mộng Ti Tiềền i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ,gày….tháng…năm 2013 ườ ực hi Ng Ngườ ườii th thự hiệện Lý mộng Ti Tiềền ii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 3 1.4.1 Không gian nghiên cứu............................................................................. 3 1.4.2 Thời gian nghiên cứu.................................................................................3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........6 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................ 6 2.1.1 Khái niệm về hộ.........................................................................................6 2.1.2 Khái niệm về nông hộ................................................................................6 2.1.3 Đặc điểm của nông hộ............................................................................... 7 2.1.4 Nguồn sinh kế của nông hộ....................................................................... 7 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 17 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 17 2.2.2 Phương pháp phân tích............................................................................ 18 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................... 19 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG...................................19 3.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................................19 3.1.2 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 19 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................ 21 3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG PHÚ.................................................. 26 3.3 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG......................................................................................... 28 3.3.1 Tình hình nguồn vốn ODA tại tỉnh Sóc Trăng qua các năm................... 28 3.3.2 Tình hình nguồn vốn phi chính phủ tại tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013............................................................................................. 33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG.......... 39 4.1 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG................................................................................ 39 4.1.1 Giới thiệu tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV)...................................... 39 4.1.2 Giới thiệu dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” (LRP13).................... 40 4.1.3 Mô tả dự án..............................................................................................45 4.1.4 Mô tả quy trình cho vay...........................................................................46 4.2 PHÂN TÍCH NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ THAM GIA DỰ ÁN......... 46 4.2.1 Thông tin chung về chủ hộ...................................................................... 47 iii 4.2.2 Phân tích nguồn lực của nông hộ trong dự án LRP13.............................50 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SINH KẾ............................................................62 4.3.1 Thu nhập.................................................................................................. 62 4.3.2 Phúc lợi xã hội.........................................................................................64 4.3.3 Đánh giá cuộc sống của nông hộ.............................................................66 4.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TIẾP CẬN NGUỒN SINH KẾ........................................................................................... 68 4.4.1 Thuận lợi..................................................................................................68 4.4.2 Khó khăn................................................................................................. 68 4.4.3 Giải pháp cải thiện việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn sinh kế............ 68 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 71 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 71 5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................................................................................72 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương và ban quản lý dự án.......................... 72 5.2.2 Đối với các hộ tham gia dự án.................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 74 PHỤ LỤC 1...................................................................................................... 75 PHỤ LỤC 2...................................................................................................... 86 PHỤ LỤC 3...................................................................................................... 88 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Tổng số dự án ODA của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013........... 29 Bảng 3.2 Cơ cấu các dự án có nguồn vốn ODA theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013....................................................................................31 Bảng 3.3 Cơ cấu các dự án của có nguồn vốn ODA theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013............................................................... 32 Bảng 3.4 Cơ cấu các dự án của TCPCPNN theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011-6/2013...................................................................................................... 36 Bảng 3.5 Cơ cấu các dự án của TCPCPNN theo thời gian tại Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013................................................................................................... 37 Bảng 4.1 Phân bố giới tính của chủ hộ.............................................................47 Bảng 4.2 Phân bố độ tuổi của chủ hộ............................................................... 47 Bảng 4.3 Dân tộc của chủ hộ............................................................................ 48 Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................. 49 Bảng 4.5 Nghề nghiệp của chủ hộ.................................................................... 49 Bảng 4.6 Phân bố nhân khẩu và lao động của nông hộ.................................... 50 Bảng 4.7 Độ tuổi trung bình của người lao động............................................. 51 Bảng 4.8 Tình hình tiếp cận giáo dục của các thành viên trong tuổi đến trường của nông hộ.......................................................................................................52 Bảng 4.9 Số lần tham gia lớp tập huấn.............................................................53 Bảng 4.10 Tình hình chăm sóc sức khỏe của nông hộ..................................... 53 Bảng 4.11 Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của nông hộ................................... 55 Bảng 4.12 Nông hộ tiếp cận thông tin thời sự qua các phương tiện................ 55 Bảng 4.13 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương......................... 56 Bảng 4.14 Số liệu các nguồn thu nhập của nông hộ.........................................57 Bảng 4.15 Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát....................... 57 Bảng 4.16 Kênh thông tin về vay vốn dự án.................................................... 58 Bảng 4.17 Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ dự án...................................58 Bảng 4.18 Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ......................................... 59 Bảng 4.19 Các chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn xã hội.......................................... 60 Bảng 4.20 So sánh sự khác biệt thu nhập của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án............................................................................................................63 Bảng 4.21 Thay đổi thu nhập của nông hộ sau khi tham gia dự án..................63 Bảng 4.22 Tài sản cộng đồng tại khu vực nghiên cứu......................................64 Bảng 4.23 Các chỉ tiêu đánh giá cuộc sống......................................................66 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Khung lý thuyết các hợp phần đánh giá sinh kế................................12 Hình 2.2 Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo....................................15 Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.................................................... 19 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện số lượng dự án có nguồn vốn ODA mới và chuyển tiếp từ năm trước tại Sóc Trăng từ 2011-6/2013 .............................................29 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án có nguồn vốn ODA theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013............................................................... 31 Hình 3.4 Cơ cấu các dự án có nguồn vốn ODA theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013..................................................................... 33 Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện số lượng dự án của TCPCNN mới và chuyển tiếp từ năm trước tại Sóc Trăng từ 2011-6/2013......................................................34 Hình 3.6 Cơ cấu các dự án của TCPCPNN theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013................................................................................................... 36 Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án của TCPCPNN theo thời gian tại Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013................................................................................. 38 Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của tổ chức LRP13....................... 42 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người tham gia lao động....... 51 Hình 4.3 Diện tích đất sản xuất nông hộ.......................................................... 62 vi ẾT TẮT DANH MỤC TỪ VI VIẾ � AAV : Tổ chức ActionAid Việt Nam � ĐBSCL : Đồng bằng Sông cửu Long � LRP13 : Dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng � BQLDA : Ban quản lí dự án � CBTT : Cán bộ chương trình � CLB : Câu lạc bộ � Hội LHPN : Hội Liên Hiệp Phụ Nữ � TCPCPNN : Tổ chức phi chính phủ nước ngoài vii ƯƠ NG 1 CH CHƯƠ ƯƠNG ỚI THI ỆU GI GIỚ THIỆ T VẤN ĐỀ NGHI ÊN CỨU 1.1 ĐẶ ĐẶT NGHIÊ Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Vì thế đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đến nay sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2013), nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và khá toàn diện. Đời sống vật chất tinh thần của dân cư hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém phát triển; đầu ra cho nông sản còn nhiều bấp bênh, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền có chiều hướng gia tăng; một bộ phận không nhỏ đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn do thu nhập còn thấp và chưa ổn định. Tốc độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ còn chậm so với các nước trong khu vực và trên thế gới. Do thu nhập của nông hộ thấp nên mức tái đầu tư sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Từ đó, năng suất và chất lượng của nông sản chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với những nông sản cùng loại trên thị trường thế giới. Cuối cùng thì giá trị sản xuất nông nghiệp của nông hộ không cao và thu nhập lại thấp. Cái vòng lẩn quẩn thu nhập thấp, đầu tư thấp, giá trị hàng hóa nông sản thấp và nghèo đói cứ luôn bám theo cuộc sống của người nông dân ở khắp các vùng nông thôn Việt Nam. Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ngày 10 tháng 04 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) có đoạn “…Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng đến xây dựng một nền công nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng ,…”. Nghị quyết cũng chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng “phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng thu nhập cho nông dân”. Như vậy, mục tiêu của Đảng là làm cho nông dân giàu, nông thôn mạnh. 1 Để thực hiện mục tiêu nói trên. Trước hết Đảng và Nhà nước phải nâng cao thu nhập nhằm cải thiện đời sống của nông dân. Để có thể tăng thu nhập thì trước tiên người nông dân phải sản xuất có hiệu quả, và ở đây vốn đầu tư sẽ được xem xét. Trong những năm qua, nước ta đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư của nước ngoài như ODA, FDI, hoặc các tổ chưc phi chính phủ để cải thiện đời sống của nông hộ. Sóc Trăng là một tỉnh thuộc ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp và thủy sản. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế của tỉnh có bước phát triển song Sóc Trăng vẫn còn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo khá cao; chuyển dịch cơ cấu còn khá chậm, đời sống của nông hộ vẫn còn khó khăn do thiếu vốn sản xuất. Vấn đề cần giải quyết ở đây đó là vốn sản xuất, làm thế nào để người dân không thiếu vốn trong sản xuất. Để giải quyết vấn đề này tỉnh Sóc Trăng đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và triển khai nhiều dự án đầu tư để người dân có nguồn vốn sản xuất, nâng cao đời sống, hướng đến mô hình sinh kế bền vững, có thể đối phó với những tổn thương như thiên tai, thất mùa,...đồng thời có thể duy trì và nâng cao tài sản trong tương lai. Để hiểu rõ hơn đời sống của nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng trong các dự án ân tích ngu ồn sinh kế của nông đầu tư nước ngoài, đề tài chọn nội dung "Ph "Phâ nguồ ợ nâng cao mức sống cho ng ườ hộ trong dự án Hỗ tr trợ ngườ ườii ngh nghèèo của huy huyệện ú, tỉnh Sóc Tr " để nghiên cứu. Long Ph Phú Trăăng ng" ÊU NGHI ÊN CỨU 1.2 MỤC TI TIÊ NGHIÊ 1.2.1 Mục ti tiêêu chung Mục tiêu chung của đê tài là nhằm nghiên cứu về các nguồn lực sinh kế của nông hộ tham gia dự án và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của hộ. Từ kết quả phân tích đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện nguồn sinh kế của nông hộ, nâng cao đời sống cho người dân. 1.2.2 Mục ti tiêêu cụ th thểể Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài đi vào thực hiện các mục tiêu cụ thể: - Phân tích các nguồn sinh kế nông hộ tham gia dự án - Phân tích các ảnh hưởng của dự án đến nguồn sinh kế của nông hộ - Đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sinh kế. ÊN CỨU 1.3 CÂU HỎI NGHI NGHIÊ 2 Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Dự án ảnh hưởng đến sinh kế của nông hộ trong khu vực nghiên cứu như thế nào? - Thu nhập của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án có gì khác biệt? - Những nhân tố thuân lợi và khó khăn nào cản trở nông hộ tiếp cận nguồn sinh kế? - Giải pháp nào để giúp nông hộ cải thiện việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn sinh kế? ẠM VI NGHI ÊN CỨU 1.4 PH PHẠ NGHIÊ 1.4.1 Kh Khôông gian nghi nghiêên cứu Địa bàn nghiên cứu của đề tài là tỉnh Sóc Trăng, cụ thể ở huyện triển khai dự án là huyện Long Phú bao gồm các xã Tân Hưng, xã Tân Thạnh và xã Châu Khánh. 1.4.2 Th ời gian nghi Thờ nghiêên cứu Số liệu thứ cấp của các dự án tài trợ nước ngoài được thu thập từ 2006 đến nay, trong đó chủ yếu là giai đoạn 2010 – 2013 Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp 100 hộ nông dân trong huyện tham gia dự án trong 1 tháng. Hiện đề tài này được bắt đầu từ tháng 8/2013 đến tháng 11 /2013 ng nghi 1.4.3 Đố Đốii tượ ượng nghiêên cứu - Các hoạt động của dự án LRP13 đến sinh kế của nông hộ huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. - Các hộ nông dân tham gia dự án trong khu vực huyện Long Phú. - Các nguồn lực sinh kế của nông hộ tại khu vực triển khai dự án. C KH ẢO TÀI LI ỆU 1.5 LƯỢ ƯỢC KHẢ LIỆ - Nguyễn Việt Hậu (2009): “Phân tích sinh kế nông hộ trong vùng nhiễm mặn tỉnh Sóc Trăng”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. Mục tiêu đề tài: Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng sinh kế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và chính sách can thiệp của nhà nước hỗ trợ đời sống và sản xuất của người dân trong vùng nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị chính sách để nông hộ tiếp cận tốt hơn những nguồn lực sinh kế. Số liệu được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp qua các báo cáo, sở, ban ngành của tỉnh, số liệu sơ cấp từ các hộ nông dân thông qua việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. 3 Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của nông hộ gồm: tuổi của chủ hộ, diện tích đất đai, và tập huấn kỹ thuật canh tác và lao động. Bên cạnh những kết quả đạt được từ chiến lược sinh kế, nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng vốn sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn diễn ra. Do đó cần thiết có những giải pháp tạo điều kiện cho việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn sinh kế có hiệu quả. - Đặng Văn Thanh (2009): “Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Thái Nguyên. Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của các hoạt động của dự án đến việc tạo ra sự thay đổi về sinh kế người dân vùng đệm khu vực Vĩnh Phúc và đề xuất một số giải pháp góp phần tạo ra sự thay đổi về sinh kế người dân vùng đệm nhằm hạn chế và đi đến xóa bỏ những thói quen sinh kế có những tác động tiêu cực tới công tác bảo tồn vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm. Số liệu được thu thập từ phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng thống kê và các phòng ban khác ở huyện Tam Đảo, Ban quản lý dự án, phỏng vấn trực tiếp nông hộ. Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh và phương pháp dự báo. Qua phân tích, đề tài đã tìm ra những hạn chế còn tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục như: Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn... - Dự án chia sẻ Việt Nam – Thụy Điển, (2010), Báo cáo tóm tắt “Các Nhân Tố Hỗ Trợ và Cản Trở Hộ Nghèo Tiếp Cận các Nguồn Vốn Sinh Kế để Giảm Nghèo Bền Vững”. Mục tiêu nghiên cứu là xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững. Đánh giá kết quả sinh kế của nông hộ sau khi tham gia dự án Chia Sẻ. Đưa ra khuyến nghị chính sách để người nghèo tiếp cận tốt hơn những nguồn lực sinh kế. Số liệu được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp qua văn kiện Chương trình, báo cáo đánh giá chương trình Chia Sẻ, báo cáo đánh giá của các tổ chức/nhà khoa học về xóa đói giảm nghèo, số liệu sơ cấp từ cán bộ và người dân thông qua việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh và phương pháp phân tích định tính, Qua kết quả phân tích đã xác định được các nhân tố thuận lợi và cản trở 4 hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, rút ra một số hạn chế còn tồn tại của dự án và đúc kết được bài học kinh nghiệm từ dự từ đó đề ra kiến nghị đối với địa phương và ban quản lí dự án giúp người dân tiếp cận tốt hơn những nguồn lực sinh kế để giảm nghèo. - Dự Án Phát Triển Lâm Nghiệp Để Cải Thiện Đời Sống Vùng Tây Nguyên (FLITCH), Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH (2012). Mục tiêu của đánh giá sinh kế là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng dự án. Số liệu được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp qua các tài liệu chủ yếu bao gồm niên giám thống kê, báo cáo của UBND xã, các phòng ban chức năng của huyện, các báo cáo của dự án đặc biệt là CIP, báo cáo điều tra hộ gia đình năm 2009, 2011, báo cáo về quỹ CDF, báo cáo thực hiện trồng rừng, NLKH, CTVH hàng năm.; số liệu sơ cấp từ các hộ gia đình thông qua việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Để thực hiện được các nội dung đánh giá sinh kế cần sử dụng nhiều công cụ, phương pháp khác nhau với phương châm phù hợp với thực tế địa phương, bối cảnh dự án.. Qua nghiên cứu chỉ ra được các rủi ro bất ổn ảnh hưởng đến sinh kế. Từ đó đưa ra chiến lược và hoạt động sinh kế giúp người dân có nguồn sinh kế bền vững hơn. 5 ƯƠ NG 2 CH CHƯƠ ƯƠNG ẬN VÀ PH ƯƠ NG PH ÁP NGHI ÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LU LUẬ PHƯƠ ƯƠNG PHÁ NGHIÊ ẬN 2.1 CƠ SỞ LÝ LU LUẬ 2.1.1 Kh Kháái ni niệệm về hộ Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ "Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công". Theo Liên hợp quốc: Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Những năm gần đây đã có nhiều cuộc thảo luận nghiên cứu nghiêm túc về khái niệm hộ giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà chỉ đạo thực tiễn. Tại cuộc hội thảo Quốc tế lần 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các nhà đại biểu nhất trí cho rằng: "Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác". Như vậy, hộ là một nhóm người cùng huyết tộc, sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ. 2.1.2 Kh Kháái ni niệệm về nông hộ Nông hộ (hộ nông dân): là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Về nông hộ, tác giả Frank Ellis (1998) phát biểu, nông hộ (hộ nông dân) là các hộ gia đình kiếm sống trên ruộng đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình vào sản xuất. Nói chung đó là các gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông. Ngoài ra, họ cũng có thể tiến hành thêm một vài hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên sống chung một mái nhà có cùng huyết thống, và mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm cùng nhau sản xuất để tạo ra thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của hộ. Ở nước ta có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng nông hộ là một tế bào của xã hội, là hình thức kinh tế cơ bản trong nông nghiệp. Đào Thế Tuấn (1977) cho rằng hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng, hộ 6 nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hoặc các dịch vụ phi nông nghiệp như làm đất, bảo vệ thực vật, giống cây trồng,…và thường nguồn thu nhập chính của họ dựa vào nông nghiệp. Nghiên cứu những khái niệm trên về hộ nông dân của các tác giả và theo nhận thức cá nhân, tôi cho rằng, hộ nông dân là những sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…) ở các mức độ khác nhau. Nông hộ thường tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Nguồn gốc nông hộ đã có quá trình hình thành và triển lâu đời trong lịch sử. Do đó, nông hộ cũng mang một số đặc điểm và có nét đặc trưng riêng. 2.1.3 Đặ Đặcc điểm của nông hộ a) Nông hộ sản xuất ra nông, lâm, thủy hải sản với mục đích phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân họ và gia đình họ. Nông hộ thường có xu hướng sản xuất ra cái gì họ cần, khi sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra để trao đổi trên thị trường. b) Sản xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào ruộng đất, sản xuất còn mang tính thủ công, khai thác tự nhiên chưa triệt để và khả năng canh tác còn lạc hậu. c) Chủ hộ thường là cha hoặc mẹ hay ông bà, cho nên họ vừa là người chủ gia đình vừa là người tổ chức sản xuất. Do đó, việc tổ chức sản xuất của nông hộ có nhiều ưu điểm và mang tính đặc thù cao. d) Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi lao động. Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tăng thu nhập cho hộ. Ngoài ra, một số hộ sản xuất lớn còn thuê mướn lao động thường xuyên hoặc vào thời vụ, điều này cũng tạo ra được số lượng việc làm lớn ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Các nông hộ ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau nên khó giới hạn thế nào là một nông hộ cho thật chính xác. 2.1.4 Ngu Nguồồn sinh kế của nông hộ 7 2.1.4.1 Các kh kháái ni niệệm về sinh kế a) Khái niệm sinh kế: Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tang, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Ý tưởng sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R.Chamber vào những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward…. Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010). Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis (2000) cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010). Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999), sinh kế được hiểu là: (1) Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. (2) Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: vốn con người; vốn vật chất; vốn tự nhiên; vốn tài chính và vốn xã hội (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010). Sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ (DFID, 1999). Một trong những con đường để hiểu một hệ thống sinh kế là phân tích chiến lược sử dụng nguồn lực sinh kế cũng như cách thức chống đỡ và thích ứng của cá nhân cũng như cộng đồng đó đối với các tác động bất thường từ bên ngoài (Dự án FLITCH, 2012). Sinh kế cũng được Trần Sáng Tạo (2012) miêu tả như là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực 8 con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). b) Hoạt động sinh kế: Là tất cả các hoạt động kiếm ra tiền mặt hoặc các sản phẩm tự tiêu dùng (một cách hợp pháp) phục vụ mục tiêu kiếm sống của cộng đồng, hộ gia đình hoặc cá nhân (FLITCH, 2012). c) Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình hoặc cá nhân để kiếm sống cũng như đạt được ước vọng của họ (FLITCH, 2012). d) Đánh giá sinh kế: Đánh giá sinh kế là việc xem xét các thành tố trong khung phân tích sinh kế bền vững đối với các hoạt sản xuất của các hộ gia đình trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó (Springate – Baginski, 2010), (FLITCH, 2012). e) Khái niệm về sự bền vững: Sự bền vững được Trần Sáng Tạo (2012) miêu tả như sau: Một yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và cú sốc mà không làm huỷ hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực có thể thuộc về nguồn lực tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích tại sao tính bền vững thường được phân tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh tế, về môi trường, về thể chế và xã hội. Bền vững không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh kế bền vững. f) Khái niệm về sinh kế bền vững: Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai (Dự án chia sẻ, 2010). Theo R.Chamber (1989); R.Reardon, and J.E.Taylor (1996), một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục được trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng 9 lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (Dự án chia sẻ, 2010). Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là F.Ellis (2005); Barrett, Beznneh, Clay and T.Reardon (2000). Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không. * Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra. * Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Các nghiên cứu về sinh kế hiện nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên cơ sở các nguồn lực của hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực (Dự án chia sẻ, 2010). Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai 10 Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai. Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, Dễ tiếp cận, Có sự tham gia của người dân, Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, Tổng thể, Thực hiện ở nhiều cấp, Trong mối quan hệ với đối tác, Bền vững và Năng động. Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. g) Khung phân tích sinh kế bền vững: Khung phân tích sinh kế bền vững là một công cụ trực quan hoá được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích của nó là giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khó khăn hay những yếu tố tạo cơ hội. Khung sinh kế có thể chia làm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thương; Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lược, Hoạt động sinh kế và Kết quả sinh kế (xem hình 2.1, trang 11). Việc phân tích các loại hình sinh kế cho ta thấy đâu là hoạt động phát triển có hiệu quả nhất. Áp dụng phương pháp tiếp cận này có nghĩa là sử dụng một cách nhìn rộng đa chiều, đa yếu tố và đa cấp độ. Khung đánh giá sinh kế này có thể phân chia vấn đề thành 2 nhóm: (1) Nhóm thứ nhất: liên quan đến cấp hộ bao gồm nguồn lực sinh kế, chiến lược và hoạt động sinh kế, và kết quả sinh kế. (2) Nhóm thứ hai là các yếu tố bên ngoài hộ bao gồm thể chế, chính sách và các cú sốc, rủi ro. Các thành tố này không chỉ giữ các vai trò độc lập mà còn tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, 11 công việc đánh giá sinh kế không chỉ mô tả các thành tố nêu trên mà còn xem xét quá trình tương tác giữa các yếu tố đó. Nguồn lực sinh kế: - Tài nguyên thiên nhiên - Tài chính - Vật chất - Lao động - Nguồn lực xã hội Phục vụ cho: Chiến lược và hoạt động sinh kế Nhằm đạt được Kết quả sinh kế: - Cải thiện thu nhập - Gia tăng phúc lợi - Tăng cường vị thế - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững - Giảm thiểu rủi ro Rủi ro Chính sách Tái đầu tư Nguồn: Khung lý thuyết các hợp phần đánh giá sinh kế dự án FLITCH (2012) Hình 2.1 Khung lý thuyết các hợp phần đánh giá sinh kế 2.1.4.2. Ngu Nguồồn vốn sinh kế (hay ngu nguồồn lực sinh kế) Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999) và FLITCH (2012), một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con người có, được xem là nguồn vốn sinh kế bao gồm 5 loại: Nguồn vốn nhân lực (Human Capital, viết tắt là H); Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital, viết tắt là N); Nguồn vốn tài chính (Financial Capital, viết tắt là F); Nguồn vốn xã hội (Social Capital, viết tắt là S) và Nguồn vốn vật chất (Physical Capital, viết tắt là P). a) Nguồn vốn nhân lực: là nguồn vốn đại diện cho các nhận thức, khả năng làm việc và kiến thức nhằm phục vụ cho việc theo đuổi và đạt được các mục tiêu sinh kế của mình. Nguồn vốn nhân lực là lực lượng lao động bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng (như kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ thuật canh tác, kiến thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động, siêng năng hay lười biếng). Các thông tin liên quan đến cách thức sử dụng nguồn lực này cần được thu thập bao gồm phân bổ và sử dụng quỹ thời gian, tình hình phân công 12 công việc giữa nam và nữ trong gia đình. Những vẫn đề này cần được khám phá và mô tả một cách rõ ràng đặc biệt là những đặc tính về chất lượng cần được xem xét kỹ để kết hợp với các nguồn lực khác một cách phù hợp, hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn lực con người được xem là nguồn lực có tính chi phối mạnh mẽ đối với việc sử dụng các nguồn lực khác cũng như các chiến lược và hoạt động sinh kế. Ngoài ra, khi đánh giá nhóm nguồn lực này cần chú ý tới xu hướng di chuyển nguồn lực trong tương lai, trong đó chú trọng tới hai xu thế chính đó là di chuyển theo vị trí địa lí – thường là các xu hướng di dân để tìm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và xu hướng di chuyển tại chỗ, tức là di chuyển từ lĩnh vực hoạt động này sang lĩnh vực hoạt động khác. Các thông tin này rất quan trọng và hữu ích đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực sau này. b) Nguồn vốn xã hội: là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế như quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm. Nguồn vốn xã hội bao gồm các mối quan hệ về tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ xã hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết định liên quan đến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người dân, cộng đồng. c) Nguồn vốn tự nhiên: là các nguồn lực, nguyên liệu, nhiên liệu tự nhiên để tạo dựng các sinh kế. Nguồn vốn tự nhiên liên quan tới việc nắm giữ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, tài nguyên rừng, khí hậu, v.v… d) Nguồn vốn tài chính: là các nguồn tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế. Nguồn vốn tài chính bao gồm các khoản tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh; nguồn lực này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như tích lũy từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từ đi vay, tiền lương v.v... Khi xem xét nguồn lực tài chính ngoài việc xem xét số lượng và nguồn gốc, một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm đó là khả năng tiếp cận nguồn lực này của người dân và cách thức họ sử dụng nguồn lực. e) Nguồn vốn vật chất: bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt và có thể được chia thành hai cấp độ khác nhau: Cấp hộ và cấp cộng đồng. Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và các phương tiện phục vụ cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng chủ yếu đề cập tới 13 cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, điện, nước. Tất cả các nguồn vốn đều rất quan trọng đối với cải thiện sinh kế, tuy nhiên tình trạng và vai trò mỗi loại phụ thuộc vào mỗi thời điểm, mỗi cộng đồng dân cư. Để có cơ sở xác định các mũi nhọn ưu tiên phát triển nguồn vốn nhằm đạt được những kết quả hiệu quả cao cần đánh giá hai khía cạnh. Thứ nhất: tầm quan trọng của các nguồn vốn. Thứ hai: mức độ thiếu hụt nguồn vốn, các cản trở trong việc tiếp cận, sử dụng và phát triển các nguồn vốn. Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống. Họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên. Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm: - Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng. - Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất. - Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, thiên tai… - An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể 14 được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây trồng. - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này được thể hiện trong khung phân tích sinh kế dưới đây: Ch Chíính sách, ti tiếến tr trìình và cơ cấu Bối cảnh dễ tổn ươ ng th thươ ương Các chi chiếến lượ ượcc sinh kế ả Các kết qu quả sinh kế - Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) - Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị trường - Đa dạng -Sinh tồn hoặc tính bền vững -Thu nhập nhiều hơn -Cuộc sống đầy đủ hơn -Giảm khả năng tổn thương -An ninh lương thực được cải thiện -Công bằng xã hội được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên -Giá trị không sử dụng của tự nhiên được bảo vệ ườ Con ng ngườ ườii - Xu hướng - Thời vụ Xã hội - Chấn động (trong tự nhiên và ất môi trường, Vật ch chấ thị trường, chính trị, chiến tranh…) -Ở các cấp khác nhau của Chính Tự nhi nhiêên phủ, luật pháp, chính sách công, Tàicác ch chíínhđộng lực, các qui tắc -Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân -Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hoá) (Nguồn: DFID, 2003 - Dự án chia sẻ, 2010) Hình • 2.2 Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo Các th thàành ph phầần của khung sinh kế Bối cảnh tổn thương đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc (mùa màng thất bát, chiến tranh, xung đột, dịch bệnh,...), xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường (xu hướng tăng dân số, xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm,...) và sự 15 dao động (dao động về giá cả thị trường, giao động về việc làm,...). Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu hơn nữa. Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là rất phổ biến và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do hộ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động xấu. Các chính sách và thể chế bao gồm các chính sách, luật lệ và những hướng dẫn của Nhà nước, những cơ chế, luật tục và phong tục của công đồng, các cơ quan, tổ chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các khía cạnh của sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng và khả năng liệu người dân có thể nằm trong bối cảnh để đạt được những điều kiện sống tốt. Khung phân tích sinh kế là một công cụ được sử dụng để áp dụng cách tiếp cận sinh kế bền vững. Đây là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đồng thời cố gắng tìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ góc nhìn thông qua con người. Nó giúp chúng ta nghiên cứu xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặt biệt là các yếu tố gây khó khăn và tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời giúp tìm hiểu những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào. Theo khung phân tích này, tiếp cận nghiên cứu sinh kế bắt đầu bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của con người. Xem xét chiến lược đó thay đổi qua thời gian chịu ảnh hưởng của bối cảnh tổn thương và chính sách, thể chế như thế nào. Phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng gữa các nhóm hộ khác nhau trong cộng đồng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong các chương trình của nhà nước. Phương pháp tiếp cận này đặc biệt chú ý đến việc lôi cuốn người dân tham gia và tôn trọng ý kiến của họ, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ người dân đạt được các mục đích sinh kế của họ. Khung này không chỉ đơn thuần là công cụ phân tích. Người ta xây dựng nó với dụng ý nó sẽ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững. Nghĩ đến các mục tiêu được mô tả sinh động. Hãy nghĩ về các kết quả mà chúng sẽ hướng sự quan tâm đến các thành công gặt hái được, sự phát 16 triển các thông số và sự tiến bộ trong xóa nghèo. ƯƠ NG PH ÁP NGHI ÊN CỨU 2.2. PH PHƯƠ ƯƠNG PHÁ NGHIÊ ươ ng ph ập số li 2.2.1 Ph Phươ ương phááp thu th thậ liệệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo đánh giá của Ban quản lý dự án, Phòng ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Sở kế hoạch & đầu tư; Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng nơi đề tài chọn làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu trong niên giám thống kê, báo đài, các bài nghiên cứu khác trong và ngoài nước… liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ thực tế trên địa bàn đã triển khai dự án thuộc tỉnh Sóc Trăng. Chọn mẫu điều trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các hộ nông dân trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 100 hộ (tổng số hộ tham gia dự án 605 hộ) * Mục tiêu chọn mẫu điều tra Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt, các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các hộ. * Cơ sở chọn mẫu điều tra Ba xã được lựa chọn để điều tra là các xã Tân Hưng, Tân Thạnh và Châu Khánh thuộc huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Đây là 03 xã được dự án triển khai trong huyện. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trên thực địa thông qua các phương pháp sau: * Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi đã điều tra các nông hộ cũng như các cán bộ đã tham gia dự án ở các cơ quan tỉnh, huyện, xã, ấp và các tổ trưởng tín dụng có liên quan để thu thập các thông tin chuyên sâu về tình hình sinh kế của hộ cũng như các nội dung khác có liên quan của dự án để phục vụ cho nội dung nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi đã được soạn thảo trước. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. * Phương pháp chọn mẫu: Trên cơ sở cở mẫu đã xác định, dựa vào số lượng hộ/tổ tín dụng – tiết kiệm tiến hành phân bổ theo tỷ lệ để xác định số hộ 17 cần điều tra/tổ tín dụng – tiết kiệm cụ thể; và số hộ này được cán bộ điều tra lựa chọn ngẫu nhiên trong số hộ của mỗi tổ. ươ ng ph ân tích 2.2.2 Ph Phươ ương phááp ph phâ Đố Đốii với mục ti tiêêu 1: Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như : tần số, tỷ lệ, số trung bình, phương sai để đánh giá thực trạng nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án tại địa bàn nghiên cứu. Đố Đốii với mục ti tiêêu 2: Sử dụng phương pháp kiểm định Willcoxon để phân tích ảnh hưởng của dự án đến nguồn sinh kế nông hộ. Trong nghiên cứu này để xem xét sự ảnh hưởng của dự án đến sinh kế nông hộ, ta chỉ nghiên cứu đến thu nhập, chi phí và tích lũy của nông hộ. Ta có: Đặt giả thiết: H0: Thu nhập, chi phí, tích lũy của nông hộ sau khi tham gia dự án không có sự khác biệt so với trước khi tham gia dự án. H1: Thu nhập, chi phí, tích lũy của nông hộ sau khi tham gia dự án có sự khác biệt so với trước khi tham gia dự án. Nếu xác suất P-value < mức ý nghĩa α = 5%. Khi đó ta sẽ bác bỏ H0, chấp nhận H1 và ta kết luận rằng thu nhập, chi phí và tích lũy của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án có sự khác biệt. Đố Đốii với mục ti tiêêu 3: Từ kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2, đề xuất một số giải pháp cho nông hộ sử dụng có hiệu quả các nguồn sinh kế trong giảm nghèo bền vững. 18 ƯƠ NG 3 CH CHƯƠ ƯƠNG A BÀN NGHI ÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐỊ ĐỊA NGHIÊ 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊ A BÀN TỈNH SÓC TR ĂNG ĐỊA TRĂ 3.1.1 Vị tr tríí đị địaa lý Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. - Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ – 106023’ kinh Đông. - Diện tích tự nhiên 3.310,03 km2, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. - Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp Trà Vinh qua sông Hậu và ở phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. 3.1.2 Điều ki kiệện tự nhi nhiêên 3.1.2.2 Về đặ đặcc điểm đị địaa hình 19 Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều thế kỷ lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0m so với mặt biển, có hai tiểu vùng địa hình chính: Vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía Nam tỉnh với độ cao 0-0,5m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0m ưỡ ng 3.1.2.3 Về đấ đấtt đai, th thổổ nh nhưỡ ưỡng Tổng diện tích tỉnh Sóc Trăng là 322.330 ha. Với cấu tạo địa chất trẻ, hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông Cửu Long, tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu. Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 84,03%, đất lâm nghiệp 4,40%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 11,57%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 160.910 ha sử dụng cho canh tác lúa, 18.319 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.911 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. 3.1.2.4 Kh Khíí hậu Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biển, phân hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 - 27 độ C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 5 - 6 độ C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) trong năm có thể xuống 23 - 24 độ C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4) có thể lên đến 31 - 32 độ C. Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 84% - 85%, cao nhất trên 89% vào mùa mưa và thấp nhất dưới 80% vào mùa khô. Lượng mưa trung bình các năm gần đây trên dưới 2.100 mm/năm. Vào mùa mưa (thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất vào các tháng 9 20 và 10), có tháng lượng mưa trên 550 mm, mùa khô từ tháng 11 đến 4 lượng mưa rất ít, hầu như không mưa. ủy văn 3.1.2.5 Về ngu nguồồn nướ ướcc và ch chếế độ th thủ - Nguồn nước: + Nước mặt: Mạng lưới dòng chảy sông ngòi, kênh rạch (có thể lưu thông tàu, thuyền qua lại) có mật độ dày bình quân hơn 0,2 km/km2, trong đó quan trọng nhất là sông Hậu chảy ở phía Bắc tỉnh ngăn cách Sóc Trăng với Trà Vinh và sông Mỹ Thanh chảy ở phía Đông Nam tỉnh là nguồn cấp nước chủ yếu cho sản xuất đồng thời là tuyến đường sông ra biển của tỉnh. Nguồn nước mặt ngọt, khá dồi dào do sông Hậu với hệ thống kênh rạch chằng chịt cung cấp. Tuy nhiên, vào mùa khô, nước mặn xâm nhập qua sông Hậu, sông Mỹ Thanh tới vùng phía Tây và Nam của tỉnh. + Nước ngầm: nước ngầm mạch sâu từ 100m-180m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Nước ngầm mạch nông từ 5m-30m, lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa, thường bị nhiễm mặn vào mùa khô. - Chế độ thủy văn: hệ thống kênh rạch của tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều ngày lên xuống 02 lần. Mực nước triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1,0m. ủy sản 3.1.2.6 Về tài nguy nguyêên rừng, bi biểển và th thủ Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 14.091 ha. đất có rừng là 10.202 ha, trong đó rừng tự nhiên có 116,86 ha, rừng trồng 3.752 ha và 5.378 ha rừng phòng hộ với các loại cây chính là: đước, bần, giá, mắm và lá, phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4.205 ha rừng sản xuất, chủ yếu là rừng chàm tập trung ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị. Sóc Trăng có bờ biển chạy dài 72 km (chiếm 2,21% chiều dài bờ biển cả nước) với 3 cửa sông chính là cửa Định An, cửa Trần Đề (sông Hậu) và cửa Mỹ Thanh (sông Mỹ Thanh) có điều kiện để phát triển kinh tế biển nhất là về khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, vận chuyển đường biển và du lịch biển 3.1.3 Điều ki kiệện kinh tế - xã hội ng và đị ới hành ch 3.1.3.1 Dân số, lao độ động địaa gi giớ chíính a) ng Dân số và lao độ động Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 65,28%, Khmer chiếm 28,9% và Hoa chiếm 5,9%. Qui mô dân số đứng thứ 6 khu vực ĐBSCL. Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa tạo 21 nên một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt, thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội. Mật độ dân số năm 2011 đạt 394 người/km², thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long (434 người/km2). Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Chủ yếu là tập trung khá lớn ở thành phố Sóc Trăng với mật độ dân số là 1.808 người/ km 2; còn lại phân bố khá đồng đều ở các huyện trong tỉnh (trừ huyện Cù Lao Dung có mật độ dân số thấp nhất là 243 người/km2).Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 ‰. Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2011 là 860,2 ngàn người, chiếm tỷ lệ trên 65% dân số. Trong đó, lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm 55 - 57% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 là 30,0% (trong đó qua đào tạo nghề 26,83%), năm 2011 tỷ lệ qua đào tạo nghề là 29,05%. ới hành ch b) Đị Địaa gi giớ chíính Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 Thành phố , 01 thị xã, 09 huyện, trong đó có 14 phường, 13 thị trấn và 83 xã. Trong những năm qua, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng với những thế mạnh riêng của từng địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh. 3.1.3.2 Gi Giááo dục Mạng lưới trường lớp học phổ thông được sắp xếp ổn định và có qui mô hợp lý. Tổng số trường phổ thông toàn tỉnh năm học 2010 - 2011 là 437 trường. Phần lớn các trường đã được xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa, không còn tình trạng học ca 3. Tổng số lớp học phổ thông đầu năm học 2011 - 2012 là 7.541 lớp. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy đầu năm học 2011 - 2012 là 12.613 giáo viên. Tổng số học sinh phổ thông đầu năm học 2011 - 2012 là 214.338 học sinh (HS. Tỷ lệ giáo viên/lớp học năm 2011 là 1,67 GV/lớp. Tỷ lệ học sinh phổ thông/vạn dân năm 2011 là 1.639 HS/vạn dân. 22 Bên cạnh giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non và giáo dục chuyên nghiệp ngày một nâng cao về số lượng và chất lượng. Đầu năm học 2011 2012, toàn tỉnh có 124 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó, trường mầm non 30; trường mẫu giáo 96. Số lớp học mẫu giáo là 1.454 lớp; giáo viên mẫu giáo trực tiếp giảng dạy là 1.718 người và các cháu theo học các lớp mẫu giáo là 41.005 cháu. Giáo dục chuyên nghiệp phát triển với nhiều hình thức đào tạo. Trường Cao đẳng sư phạm, cao đẳng cộng đồng, Trường Trung học Y tế, Trường dạy nghề,...vừa trực tiếp giảng dạy, vừa liên kết các trường đại học tuyển sinh các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Số học sinh, sinh viên đang đào tạo dài hạn và tại chức tại các trường, trung tâm năm 2011 là 14.030 người, trong đó đào tạo trung cấp 4.210 người, cao đẳng 3.084 người và đại học là 6.736 người. 3.1.3.3 Y tế Mạng lưới y tế được củng cố và hoàn thiện. Năm 2011 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 93,58%; dự kiến năm 2012 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 64,22% (tính theo tiêu chí của chuẩn nông thôn mới); có 78,0% xã có bác sỹ phục vụ; 100% xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các phương tiện chuyên ngành được chú trọng đầu tư. Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân năm 2011 là 16,83 GB/vạn dân, so với năm 1992 tăng 4,08 GB/vạn dân. Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng. Theo báo cáo của ngành y tế, tỷ lệ bác sỹ/vạn dân của tỉnh năm 2011 là 3,82 BS/vạn dân. Công tác phòng bệnh được thực hiện tốt, đã khống chế và cơ bản thanh toán được các bệnh dịch nguy hiểm, không xảy ra các dịch bệnh lớn. Hàng năm, thực hiện tiêm chủng mở rộng phòng ngừa miễn dịch đầy đủ cho trẻ dưới 6 tuổi đạt tỷ lệ trên 98,53%; có 99% trẻ em dưới 2 tuổi được cân định kỳ. 3.1.3.4 Tình hình ph pháát tri triểển kinh tế a bàn (GDP): a) Tổng sản ph phẩẩm tr trêên đị địa Năm 2011 GDP trên địa bàn tỉnh là 12.587,3 tỷ đồng (theo giá cố định 1994 tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong năm 2011(GDP) là 9,04% (Nghị quyết là 12 – 12,5%); trong đó khu vực I giảm 2,5%, khu vực II tăng 10,58% và khu vực III tăng 26,29%. GDP bình quân đầu người đạt 2,67 triều đồng. Cơ cấu khu vực I, II, III trong GDP tương ứng là 54,32%, 14,54%, 31,14% (Chỉ tiêu Nghị quyết là 46,35%, 20,43%, 33,22%). Kế hoạch năm 2012, GDP là 14.098,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. 23 b) Cơ cấu kinh tế Năm 2011, cơ cấu 3 khu vực kinh tế (theo giá thực tế) như sau: khu vực I chiếm 52,35%, khu vực II chiếm 18,35% và khu vực III chiếm 29,30%. So với năm 2009 (với tỷ lệ lần lượt của 3 khu vực là 54,5%, 16,91% và 28,59%) thì sau 3 năm, cơ cấu kinh tế tuy chậm nhưng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực I giảm 2,15%, khu vực II tăng 1,44% và khu vực III tăng nhẹ 0,71%. ân đầ u ng ườ c) Thu nh nhậập bình qu quâ đầu ngườ ườii Do kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhiều so với những năm trước. GDP bình quân đầu người năm 2011 (theo giá cố định 1994) là 9,6 triệu đồng (theo đồng VN), qui ra USD (theo tỷ giá USD 1994) là 881 USD, Thu nhập bình quân đầu người/tháng của tỉnh đạt 2,225 triệu đồng/tháng so với cả nước là 2,25 triệu đồng/tháng (số liệu 2011). Mức thu nhập bình này đương đối cân bằng so với cả nước, thể hiện mức TNBQ đầu người của tỉnh đã theo kịp so với cả nước. ủy sản d) Sản xu xuấất nông nghi nghiệệp, lâm nghi nghiệệp, di diêêm nghi nghiệệp và th thủ • Trồng trọt: Trồng trọt là ngành kinh tế chủ yếu với cây lúa, hoa màu, cây ăn quả là các loại cây trồng chính. - Sản xuất lúa: Diện tích gieo trồng cả năm đạt 348.980 ha, bằng 105,38% kế hoạch, giảm 0,3% so với năm 2010, trong đó diện tích lúa đặc sản 54.314 ha. Năng suất bình quân đạt 59,91 tạ/ha, tăng 6,63% so với năm 2010. Sản lượng 2.090.640 tấn, bằng 110,03% kế hoạch, tăng 6,31% so với cùng kỳ và tăng 190.640. - Diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày năm 2011 là 61.345 ha, đạt 100,57% kế hoạch, tăng 2,3% so với năm 2010, bằng 1380 ha. Trong đó, tăng mạnh ở diện tích rau các loại và diện tích cây hàng năm khác, gồm màu lương thực 7.964 ha; màu thực phẩm 38.465 ha; Cây công nghiệp ngắn ngày 14.916 ha (trong đó, cây mía 13.955 ha; sản lượng mía 1.300,1 ngàn tấn năm 2011, cung cấp nguồn nguyên liệu đáng kể cho công nghiệp chế biến địa phương). - Cây lâu năm do một số địa phương chuyển diện tích trồng một số loại cây không hiệu quả sang trồng các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế 24 cao; đồng thời tăng cường cải tạo diện tích đất vườn tạp nên diện tích cây lâu năm hiện có năm 2011 là 41.088 ha, đạt 104% kế hoạch, trong đó, cây ăn quả 27.028 ha. • Chăn nuôi Cuối năm 2011 số lượng đàn trâu 3.430 con, đạt 95% kế hoạch, tăng 3% so cùng kỳ; đàn bò 26.543 con đạt 74% kế hoạch, bằng 84% cùng kỳ, trong đó bò sữa 2.723 con, sản lượng sữa đạt 3.600 tấn; đàn heo 279.954 con đạt 76% kế hoạch, tăng 5% so cùng kỳ và đàn gia cầm gần 5 triệu con, đạt 73,4% kế hoạch, tăng 11% so cùng kỳ. • Thủy sản Tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 67.286 ha bằng 93,45% kế hoạch, giảm 6,55% so năm 2010, trong đó diện tích tôm nước lợ 44.369 ha, có 22.831 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh (có 1.500 ha nuôi tôm thẻ chân trắng) bằng 92,2% kế hoạch, so với năm 2010 giảm 8%; diện tích nuôi cá và thủy sản khác là 22.917 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra 168 ha. Do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh, nên sản lượng tôm thẻ đạt 13.580 tấn, gấp 17 lần so với kế hoạch, góp phần vào tổng sản lượng chung đạt 167.760 tấn, bằng 94,35% kế hoạch, tăng 1,5% so năm 2010, trong đó sản lượng nuôi 127.260 tấn, đạt 92,35%, (có 52.610 tấn tôm nước lợ, đạt 83% kế hoạch; 33.600 tấn cá tra); sản lượng khai thác biển và nội địa 40.500 tấn. • Lâm nghiệp Phối hợp các ngành tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, triển khai 03 lớp tuyên truyền về phòng chống chữa cháy rừng, 121 lượt tuần tra bảo vệ rừng, kiểm tra 12 cơ sở cưa xẻ gỗ, chế biến kinh doanh lâm sản, quản lý hồ sơ nhập 7.642 m3 gỗ, kiểm tra cấp giấy phép cho 130 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã (trong đó 102 trại nuôi động vật quý hiếm với 37.105 cá thể, 28 trại nuôi động vật thông thường với 3.816 cá thể), chăm sóc có trồng rừng bổ sung 560 ha, nâng tổng diện tích rừng tập trung lên 10.668 ha, trồng trên 5 triệu cây phân tán, độ che phủ rừng năm 2011 đạt 4,43% (kể cả cây lâm nghiệp). Trong năm triển khai Dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2015, được duyệt với tổng kinh phí 32 tỷ đồng, nguồn vốn do Trung ương đầu tư, riêng năm 2011 được phân bổ 2 tỷ đồng tập trung triển khai thực hiện các hạng mục chăm sóc rừng trồng năm thứ 2 và thứ 3, giải ngân 1,815 triệu/2 tỷ đồng, đạt 90,75%. • Diêm nghiệp 25 Sản lượng muối trong năm đạt 2.780 tấn, bằng 27,8% kế hoạch giảm 9.641 tấn so cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân do mưa đến sớm, có nhiều cơn mưa trái mùa gây thiệt hại nặng cho sản xuất muối, sản lượng giảm, mặt khác giá muối thấp, sản xuất không hiệu quả, một số diện tích chuyển sang nuôi artemia. e) Công nghiệp Mặc dù tình hình kinh tế gặp khó khăn, đặc biệt là giá cả hàng hóa và lãi suất tín dụng tăng cao, nhưng nhờ sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp; cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền, nên hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp 7.800 tỷ đồng, tăng 4,34% so với năm trước, các sản phẩm chính đều tăng khá như: gạo xay xát tăng 41,16%, đường kết tinh tăng 30,62%, gạch các loại tăng 51,06%. Trên địa bàn tỉnh có 6 Khu công nghiệp (An Nghiệp, Trần Đề, Đại Ngãi, Mỹ Thanh, Vĩnh Châu, Long Hưng), nhờ sự khiếu khích phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư bước đầu phát huy hiệu quả. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tiếp tục được đẩy mạnh với các mặt hàng chủ yếu như: thủy sản đông, gạo, nấm rơm muối,.... Dù chỉ có 02 mặt hàng tăng về sản lượng (tôm đông tăng 3,04%, nấm rơm muối tăng 12,66%) nhưng do giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng, nên tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 460,2 triệu USD (vượt 2,3% kế hoạch và tăng 6,4% so với năm trước); trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 429,2 triệu USD (vượt 7,30% kế hoạch, tăng 9,09%), chiếm 93,26% tổng giá trị xuất khẩu. f) Dịch vụ Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,04%; trong đó, khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) giảm 2,5%, khu vực II (công nghiệp – xây dựng) tăng 10,58%, khu vực III (dịch vụ) tăng 26,29%. Cơ cấu GDP của tỉnh đã có sự chuyển dịch, với sự tăng lên mạnh mẽ của nhóm ngành thuộc khu vực dịch vụ, giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Cụ thể, cơ cấu GDP khu vực I - II - III tương ứng là 54,32% - 14,54% - 31,14%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 25.749 tỷ đồng (tăng 18,37% so năm 2010). Nhìn chung, lưu thông hàng hóa được đảm bảo tốt, lượng hàng hoá trên thị trường dồi dào, không có hiện tượng khan hiếm hàng. ỆN LONG PH Ú 3.2 TỔNG QUAN VỀ HUY HUYỆ PHÚ - Vị trí địa lí: Long Phú là huyện vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng 17 km về hướng Đông. Tổng diện tích 26 tự nhiên là 26.335,61 ha, toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn với tổng số 61 ấp. Địa giới hành chính của Long Phú phía Bắc giáp huyện Kế Sách; phía Nam giáp huyện Trần Đề; phía Đông giáp huyện Cù Lao Dung và phía Tây giáp Thành phố Sóc Trăng. - Địa hình: địa hình Long Phú tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ + 0,7m đến + 1,2 m so với mực nước biển. Long Phú là một huyện nằm ở cuối nguồn sông Hậu và một phần tiếp giáp với biển Đông nên đặc điểm địa hình của huyện được chia làm ba vùng: ngọt, lợ, mặn. - Đất đai: có diện tích tự nhiên là 263,8 km2, Long Phú nằm ở vùng ben biển, với tác động của các yếu tố địa hình, khí hậu – thủy văn và hoạt động sản xuất của con người đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh phát triển của các loại đất, nhìn chung đất đai trong huyện có một số đặc điểm nổi bật như sau: Một là, nhóm đất mặn có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét trên 40%), thoát nước kém, có lợi thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ. Hai là, nhóm đất cát, tuy có độ phì tiềm tàng không cao nhưng lại thích hợp với nhiều loại rau, màu. Ba là, nhóm đất phèn nằm ở vị trí thấp trũng, có độ phì tiềm tàng cao nhưng bị hạn chế lớn bởi độc tố phèn. - Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với sự chi phối về vị trí địa lý và địa hình, khí hậu ở Sóc Trăng nói chung và Long Phú nói riêng có những đặc trưng chính như sau: Năng lượng bức xạ dồi dào (bức xạ tổng cộng trung bình: 135 – 154 Kcal/cm2/năm), nắng nhiều ( trung bình 6,5 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 26 – 27 C). Lượng mưa lớn, nhưng tập trung theo mùa và thường không ổn định trong thời kỳ đầu và cuối của mùa mưa. - Chế độ thủy văn: Mực nước bình quân nhiều năm (theo số liệu tại trạm Đại Ngãi) đỉnh triều giao động từ 1.200 – 1.600 mm, cao nhất 2.100 mm, chân triều dao động từ 800 – 1.500 mm thấp nhất 1.700 mm, biên độ bình quân 2.100 – 2.600 mm. Thủy văn sông Hậu và các kênh rạch chảy quanh huyện: sông Hậu chảy suốt dọc bờ phía Đông huyện và đổ ra biển qua cửa Trần Đề. Đoạn sông Mỹ thanh chảy dọc bờ phía Tây Nam và đổ ra biển qua cửa Thạnh An – Đoạn giữa cửa Trần Đề - Thạnh An giáp biển Đông dài 51 km. Toàn huyện có 32 tuyến sông, kênh, rạch dài 197 km, rộng từ 10 – 300 m. Đây là những dòng dẫn nước lưu thông, tưới tiêu cho toàn vùng và đưa trực tiếp nước biển Đông khi triều cường lên cao vào sâu nội đồng qua các sông, kênh rạch 27 làm cho toàn huyện bị nhiễm mặn, vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5. - Nguồn nước: Nguồn nước mặt và nước ngầm là hai nguồn nước chủ yếu để khai thác nước ngọt cho toàn huyện sử dụng. Việc khai thác nước mặt dễ dàng nhờ sông Hậu, sông Mỹ Thanh và Kênh rạch dẫn nước. Song bị hạn chế do ảnh hưởng của thủy triều biển Đông nước bị nhiễm mặn vào mùa khô. Long Phú có nguồn nước ngầm rất phong phú được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt và tưới cây trồng. Đặc điểm các tầng nước ngầm trong địa bàn huyện Long Phú như sau: Một là, tầng sâu đến 30m nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và mùa khô nhiễm mặn, chỉ khai thác để tưới cây trồng. Hai là, tầng sâu 80 m và 200 m chất lượng khá tốt thường khai thác ở độ sâu 115 m bằng các giếng khoan đường kính 114 mm, lưu lượng 1.000 m3/ngày, để dùng cho sinh hoạt. Ba là, tầng sâu 300 m chất lượng tốt hơn nhưng khai thác tốn kém nên ít được khai thác. - Dân số: Long Phú đã có gần 113,4 ngàn người, với 3 dân tộc cùng sinh sống: Việt – Hoa – Khmer, các phong tục tập quán truyền thống của từng dân tộc tạo nên đời sống văn hóa, tinh thần của người dân đa dạng. - Phát triển kinh tế: Với tiềm năng về đất đai cùng lợi thế của một huyện nằm ven và cuối sông Hậu thông ra biển, có quốc lộ Nam sông Hậu chạy qua với chiều dài trên 25 km, có cảng Đại Ngãi... Long Phú có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp điện. Dự kiến năm 2014 có 1 tổ máy điện sẽ đi vào hoạt động và đến năm 2018 Long Phú sẽ có 3 tổ máy điện chạy với công suất 4.200 MGW, cùng với sự phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất đa canh, thâm canh, cung cấp các sản phẩm lương thực, thực phẩm, tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Diện tích gieo trồng lúa năm 2011 là 43.211 ha, chiếm 12,38% diện tích lúa toàn tỉnh, sản lượng lúa 276,1 ngàn tấn, chiếm 15,96% sản lượng lúa của tỉnh. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất tỉnh, với năng suất bình quân 63,88 tạ/ha (năng suất bình quân chung toàn tỉnh là 59,91 tạ/ha). ỒN VỐN VI ỆN TR Ợ NƯỚ C NGO ÀI TR ÊN ĐỊ A 3.3 TÌNH HÌNH NGU NGUỒ VIỆ TRỢ ƯỚC NGOÀ TRÊ ĐỊA ĂNG BÀN TỈNH SÓC TR TRĂ ăng qua các năm 3.3.1 Tình hình ngu nguồồn vốn ODA tại tỉnh Sóc Tr Tră a) Khái quát tổng số dự án, tổng số vốn đầu tư 28 • Tổng số dự án Trong năm 2011, tỉnh Sóc Trăng có 14 dự án ODA triển khai thực hiện, trong đó có 12 dự án chuyển tiếp và 02 dự án khởi công mới. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện của các dự án đạt 40% kế hoạch quý, trong đó vốn ODA đạt 46% kế hoạch quý. Nguyên nhân giải ngân không cao do một số công trình còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bổ sung, trình duyệt hồ sơ, thủ tục ... các dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án. Trong năm 2012, tỉnh Sóc Trăng thực hiện 08 dự án ODA, chủ yếu là các dự án chuyển tiếp trong năm 2011. Đến thời điểm 30/6/2013, tỉnh Sóc Trăng có 16 dự án ODA triển khai thực hiện, trong đó có 13 dự án chuyển tiếp và 03 dự án khởi công mới; nếu nhóm theo loại dự án thì có 13 dự án đầu tư, 02 dự án hỗ trợ kỹ thuật và 01 dự án vừa có hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư. Bảng 3.1: Tổng số dự án ODA của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013 ĐVT: Dự án Năm 2011 2012 2013 Số dự án chuyển tiếp 12 8 13 Số dự án mới 2 3 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013 20 Số dự án 15 3 2 Số dự án mới Số dự án chuyển tiếp 10 5 13 12 8 0 2011 2012 2013 Năm Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện số lượng dự án có nguồn vốn ODA mới và chuyển tiếp từ năm trước tại Sóc Trăng từ 2011-6/2013 • Tổng số vốn Trong kế hoạch triển khai các chương trình, dự án triển khai năm 2011 29 thì trị giá các dự án chuyển tiếp và đầu tư mới tại tỉnh với tổng mức đầu tư là 247.882 triệu đồng trong đó sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA là 179.482 triệu đồng chiếm tỷ lệ 72,4%. Riêng dự án Nhà máy xữ lí chất thải rắn TP. Sóc Trăng và các vùng lân cận tỉnh Sóc Trăng (Na Uy) thì trong kế hoạch năm 2011 không sử dụng nguồn ODA để thực hiện dự án. Tổng vốn tài trợ trong các dự án thực hiện trong năm 2012 đạt 648.238 triệu đồng trong đó sử dụng nguồn vốn trong nước trị giá 121.012 triệu đồng, vốn ngoài nước 527.224 triệu đồng. Trong số vốn trong nước có sử dụng 116.000 triệu đồng hỗ trợ vốn đối ứng ODA chiếm 96% vốn trong nước và chiếm 18% tổng vốn đầu tư trong năm. Đến 30/6/2013 vốn đầu tư tính trên 16 dự án là 67.658 triệu đồng được lấy từ 2 nguồn là ODA và vốn trong nước, trong đó vốn ODA đạt 53.597 triệu đồng ( chiếm 79,2% tổng vốn), đạt 86% kế hoạch quý, và vốn trong nước 14.061 triệu đồng (chiếm 20,8%). Ước tính cả năm 2013 tổng vốn đầu tư trên 16 dự án là 360.875 triệu đồng, trong đó vốn ODA đạt 306.160 triệu đồng ( chiếm 84,8% tổng vốn) và vốn trong nước 54.706 triệu đồng (chiếm 15,2%). b) Phân tích cơ cấu các dự án theo quy mô (giai đoạn 2011-6/2013) Xét về qui mô có 14 dự án được triển khai trong năm 2011 có 09 dự án thuộc qui mô nhỏ (chiếm 64,29%) trong đó có 08 dự án thuộc dự án chuyển tiếp và 01 dự án đầu tư mới, 05 dự án có qui mô vừa (chiếm 35,71%) trong đó có 04 dự án thuộc dự án chuyển tiếp và 01 dự án đầu tư mới, không có dự án qui mô lớn. Đến năm 2012 số dự án giảm còn 8 dự án so với năm 2011, đa số các dự án là dự án chuyển tiếp có qui mô chủ yếu vừa và nhỏ. Có 03 dự án trong năm có qui mô nhỏ( chiếm 37,5%) giảm 26,79% so với năm 2011 (64,29%), 04 dự án có qui mô vừa (chiếm 50%) tăng 14,29% so với năm 2011 và 1 dự án có qui mô lớn( 12,5%). Đến tháng 6 năm 2013, mặc dù chỉ là số liệu thống kê 6 tháng đầu năm nhưng tổng số lượng dự án đã tăng từ 8 dự án năm 2012 lên 16 dự án. Có 8 dự án thuộc qui mô nhỏ (chiếm 50%), 8 dự án thuộc qui mô vừa (chiếm 50%), không có dự án thuộc qui mô lớn. Trong đó có 13 dự án chuyển tiếp và 03 dự án khởi công mới; nếu nhóm theo loại dự án thì có 13 dự án đầu tư, 02 dự án hỗ trợ kỹ thuật và 01 dự án vừa có hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư. 30 Bảng 3.2: Cơ cấu các dự án có nguồn vốn ODA theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng năm 2013 Quy mô Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Nhỏ 9 64,29 3 37,50 8 50,00 Vừa 5 35,71 4 50,00 8 50,00 Lớn 0 0,00 1 12,50 0 0,00 Tổng số 14 100,00 8 100,00 16 100,00 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 Năm 2011 Năm 2012 0,00% 12,50% Nhỏ 35,71% 37,50% Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn 64,29% 50,00% 6 tháng năm 2013 0,00% 50,00% 50,00% Nhỏ Vừa Lớn Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án có nguồn vốn ODA theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 c) Phân tích cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện giai đoạn 2011-6/2013 31 Các chương trình, dự án được triển khai năm 2011 phần lớn là các dự án ngắn hạn (50%) tuy nhiên các dự án trung và dài hạn cũng khá nhiều. Trong đó các dự án ngắn hạn đều là dự ác chuyển tiếp (7 dự án), trung hạn có 04 dự án (03 dự án chuyển tiếp từ các năm trước sang và 01 dự án triển khai mới), dài hạn có 03 dự án (2 dự án chuyển tiếp và 01 dự án đầu tư mới). Năm 2012 các dự án chủ yếu là các dự án chuyển tiếp từ năm 2011 nên cơ cấu thời gian của các dự án cũng giống như năm 2011. Trong số 8 dự án có 03 dự án ngắn hạn 04 dự án trung hạn và 01 dự án dài hạn lần lược chiếm tỷ lệ 37,5%; 50% và 12,5 %. Năm 2013 các dự án trung và dài hạn được triển khai thực hiện nhiều hơn các năm trước, cụ thể trong năm 2013 sẽ có 04 dự án trung hạn ( 03 chuyển tiếp, 01 đầu tư mới) chiếm 25%, 05 dự án dài hạn ( chuyển tiếp) (chiếm 31,25%) được triển khai và có 07 dự án ngắn hạn (chiếm 43,75%) tiếp tục hoàn thành. Bảng 3.3: Cơ cấu các dự án có nguồn vốn ODA theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 Thời gian Năm 2011 Năm 2012 6 tháng năm 2013 Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Ngắn 7 50,00 3 37,5 7 43,75 Trung 4 28,57 4 50,00 4 25,00 Dài 3 21,43 1 12,50 5 31,25 Tổng số 14 100,00 8 100,00 16 100,00 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 32 Năm 2011 Năm 2012 12,50% 21,43% 37,50% Ngắn Trung Dài 50,00% Ngắn Trung Dài 28,57% 50,00% 6 tháng năm 2013 31,25% 43,75% Ngắn Trung Dài 25,00% Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 Hình 3.4 Cơ cấu các dự án có nguồn vốn ODA theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011-6/2013 ồn vốn phi ch ủ tại tỉnh Sóc Tr ăng từ năm 3.3.2 Tình hình ngu nguồ chíính ph phủ Tră n th 2011 đế đến thááng 6 năm 2013 a) Khái quát tổng số dự án, tổng số vốn đầu tư • Tổng số dự án Các dự án trên địa bàn có sự thay đổi về số lượng qua các năm, từ năm 2011 đến 6/2013 thì số lượng dự án có chiều hướng giảm dần (Hình 3.4). Số dư án mới giảm dần năm 2011 là 15 dự án mới đến 2012 chỉ có 5 dự án mới và đến tháng 6/2013 có 3 dự án. Trong năm 2011, tỉnh Sóc Trăng có 24 dự án của các TCPCPNN đang triển khai hoạt động, trong đó có 09 dự án chuyển tiếp từ các năm trước và 15 dự án mới và khoản viện trợ lẻ được triển khai. Đến nay có 09 dự án chấm dứt 33 hoạt động vào thời điểm kết thúc năm. Đến ngày 30/6/2012 tiếp nhận 21 dự án thấp cao hơn so với cùng kỳ năm 2011 trong đó có 14 dự án chuyển tiếp và 7 dự án mới và đến thời điểm 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 20 dự án của các TCPCPNN đang triển khai hoạt động, trong đó có 15 dự án chuyển tiếp từ các năm trước và 05 dự án mới và 1 dự án không được thực hiện. Đến nay, có 6 dự án chấm dứt hoạt động vào thời điểm kết thúc năm. Tính đến thời điểm 30/6/2013, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 13 dự án của các TCPCPNN đang triển khai hoạt động, trong đó có 10 dự án chuyển tiếp từ các năm trước và 03 dự án, khoản viện trợ lẻ mới được cam kết, số dự án giảm mạnh. 25 Số dự án 20 15 15 7 3 10 Dự án mới Dự án chuyển tiếp 14 5 10 9 0 2011 2012 2013 Năm Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2011, 2012, 6/2013 tỉnh Sóc Trăng Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện số lượng dự án của tổ chức PCNN mới và chuyển tiếp từ năm trước tại Sóc Trăng từ 2011-6/2013 • Tổng số vốn đầu tư Tổng giải ngân giá trị tiếp nhận viện trợ từ các TCPCPNN của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2011 là 19,723 tỷ đồng, tương đương 986.140 USD đạt 75,4% giá trị cam kết năm 2011 (cùng kỳ đạt 95%). Trong đó có 16 chương trình, dự án có giá trị giải ngân năm 2011 trên 90%. Nhìn chung, tình hình giải ngân tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2011 đạt thấp hơn so với năm 2010 là do giá trị giải ngân của một số dự án không đạt kế hoạch (có 04 dự án có giá trị giải ngân dưới 50% và 01 dự án không giải ngân được do khâu thẩm định của các ngành Trung ương có liên 34 quan) ảnh hưởng đến giá trị giải ngân cả năm. Tổng giải ngân giá trị tiếp nhận viện trợ từ các TCPCPNN của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2012 là 23,3 tỷ đồng, tương đương 1.111.076 USD đạt 92% giá trị cam kết năm 2012. Trong đó có 18 chương trình, dự án có giá trị giải ngân trên 90%. Nhìn chung, tình hình giải ngân tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2012 đạt tốt và có nhiều cải thiện rõ rệt so cùng kỳ. Tổng giải ngân giá trị tiếp nhận viện trợ từ các TCPCPNN của tỉnh Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2013 là 6,6 tỷ đồng, tương đương 313.979 USD (cùng kỳ 804.790 USD) đạt 38,34% giá trị cam kết năm 2013 (cùng kỳ đạt 63%). Nhìn chung tình hình giải ngân tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 6 tháng năm 2013 đạt khá thấp so với cùng kỳ; lý do quý đầu năm ảnh hưởng bởi dịp nghỉ Tết Nguyên đán và các dự án mới được triển khai trong tháng 5 và 6 nên giá trị giải ngân thấp. b) Phân tích cơ cấu các dự án theo quy mô Từ bảng và hình có thể thấy năm 2011 , có tổng số 24 dự án trong đó có 13 dự án lớn, 9 dự án vừa và 2 dự án nhỏ. Số dự án lớn chiếm 54% , dự án vừa chiếm 37,5% còn dự án nhỏ chỉ chiểm 8,33%. Đến năm 2012, tại Sóc Trăng có tổng số 21 dự án giảm so với năm 2011, trong đó có 57,1% là dự án lớn (12 dự án) và 42,9% là dự án vừa (9 dự án) không có các dự án nhỏ. Trong các dự án có 15 dự án là các dự án chuyển tiếp từ năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 có tổng số 13 dự án trong đó có 84,62% là dự án lớn , 7,69% là dự án vừa và 7,69% là dự án nhỏ, trong số 12 dự án lớn chỉ có 2 dự án lớn là mới còn lại là chuyển tiếp từ năm trước. Như vậy, số dự án lớn trên địa bàn Sóc Trăng có xu hướng giảm liên tục từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 tuy nhiên tỷ trọng dự án lớn lại tăng liên tục.Còn các dự án vừa và nhỏ không ổn định còn tăng giảm qua từng năm. 35 Bảng 3.4: Cơ cấu các dự án của TCPCPNN theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011-6/2013 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng năm 2013 Quy mô Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Nhỏ 2 8,33 9 42,90 1 7,69 Vừa 9 37,50 12 57,10 1 7,69 Lớn 13 54,17 0 0,00 11 84,62 Tổng số 24 100,00 21 100,00 13 100,00 Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2011- 6/2013 tỉnh Sóc Trăng Năm 2011 Năm 2012 0,00% 8,33% 54,17% Nhỏ Vừa Lớn 37,50% 42,90% 57,10% Nhỏ Vừa Lớn 6 tháng năm 2013 7,69% 7,69% Nhỏ Vừa Lớn 84,62% Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2011 – 6/2013 tỉnh Sóc Trăng Hình 3.6 Cơ cấu các dự án của TCPCPNN theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013 36 c) Phân tích cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện Các dự án PCPNN được thực hiện ở Sóc Trăng thường là các dự án trung hạn và ngắn hạn, trong giai đoạn từ 2011 đến 6-2013 không có dự án dài hạn nào trên địa bàn Sóc Trăng. Các dự án trung hạn thường là các dự án có quy mô lớn, được thực hiện ở nhiều nơi trên địa bàn là các dự án án thuộc các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, y tế, trợ giúp xã hội,giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường. Các dự án ngắn hạn là các dự án phát triển nông lâm thủy sản dân trí địa phương, xây dựng... Năm 2011 có 24 dự án trong đó có 20 dự án ngắn hạn chiếm 84,33% và 4 dự án trung hạn chiếm 16,67% trong tổng số dự án trong năm. Năm 2012 có 21 dự án trong đó có 4 dự án dài hạn từ năm trước chiếm 19,04%, có 17 dự án trung hạn chiếm 80,96% tổng số dự án như vậy số dự ăn ngắn hạn tăng lên trong khi đó dự án trung hạn thì không thay đổi. Sáu tháng đầu năm 2013 số dự án là 13 trong đó có 10 dự án ngắn hạn chiếm 76,92% còn lại là dự án trung hạn. Bảng 3.5: Cơ cấu các dự án theo thời gian tại Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013 Thời gian Năm 2011 Năm 2012 6 tháng năm 2013 Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Ngắn 20 83,33 17 80,95 10 76,92 Trung 4 16,67 4 19,05 3 23,08 Dài 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng số 24 100,00 21 100,00 13 100,00 Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2011 – 6/2013 tỉnh Sóc Trăng 37 Năm 2012 Năm 2011 16,67% 0,00% 19,05% 0,00% Ngắn Trung Dài Ngắn Trung Dài 80,95% 83,33% 6 tháng năm 2013 0,00% 23,08% Ngắn Trung Dài 76,92% Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013 Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án của TCPCPNN theo thời gian tại Sóc Trăng năm 2011 – 6/2013 38 ƯƠ NG 4 CH CHƯƠ ƯƠNG ÂN TÍCH TH ỰC TR ẠNG NGU ỒN LỰC SINH KẾ CỦA PH PH THỰ TRẠ NGUỒ Ợ NÂNG CAO MỨC SỐNG NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TR TRỢ ƯỜ ÈO Ở HUY ỆN LONG PH Ú TỈNH SÓC TR ĂNG CHO NG NGƯỜ ƯỜII NGH NGHÈ HUYỆ PHÚ TRĂ 4.1 GI ỚI THI ỆU VỀ DỰ ÁN ĐƯỢ C TRI ỂN KHAI TẠI HUY ỆN LONG GIỚ THIỆ ĐƯỢC TRIỂ HUYỆ Ú TỈNH SÓC TR ĂNG PH PHÚ TRĂ NG. Dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” (viết tắt là LRP13) do tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) tài trợ được thực hiện trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ năm 2006 đến nay và dự kiến kết thúc giai đoạn 2 dự án vào năm 2014. ới thi ức ActionAid Vi 4.1.1 Gi Giớ thiệệu tổ ch chứ Việệt Nam (AAV) ActionAid là một tổ chức quốc tế chống đói nghèo làm việc tại hơn 40 quốc gia, sát cánh cùng người nghèo để chấm dứt đói nghèo và bất công. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) là một bộ phận của ActionAid Quốc tế (AAI) và chuẩn bị trở thành thành viên đầy đủ của Liên đoàn toàn cầu này. AAV đã hoạt động tại Việt Nam được 20 năm với các chương trình phát triển dài hạn tại các khu vực (vùng núi) Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long và các khu vực nghèo đô thị. Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người, AAV thực hiện các cam kết của mình thông qua 5 ưu tiên về chương trình: (1) Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững; (2) Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự; (3) Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em; (4) Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con người làm trung tâm; (5) Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái. Chính thức mở văn phòng Đại diện tại Việt Nam năm 1992, AAV đã hoạt động tại Việt Nam được hai mươi năm. Với ngân sách trung bình hàng năm là 3 triệu bảng Anh, ActionAid đã hỗ trợ trực tiếp hàng triệu lượt người dân và cán bộ đối tác các cấp thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực, tham gia tích cực vào quá trình phát triển của bản thân và đất nước. Riêng trong năm 2011, AAV đã hỗ trợ trực tiếp được hơn 214.000 người tại 20 địa bàn khó khăn ở các vùng nghèo của Việt Nam cả ở nông thôn và thành thị khu vực miền núi phía bắc, miền trung Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. 39 Nguồn tài trợ chủ yếu của AAV là từ các nhà tài trợ cá nhân tại các nước như Anh, Ý, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Ai Len. Hiện AAV có gần 13.000 nhà tài trợ thường xuyên này. Thông qua các báo cáo của mình cho nhà tài trợ, AAV đã góp phần vào việc đưa các thông tin cập nhật và trung thực về lịch sử, văn hóa, các vùng đất và con người của Việt Nam đến với thế giới và góp phần vào quá trình xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. Với tổng số tiền tài trợ cho Việt Nam trong hai mươi năm qua đạt xấp xỉ 30 triệu bảng Anh, tương đương 900 tỷ đồng, AAV đã đóng góp một phần nhỏ của mình vào công cuộc xóa nghèo và phát triển tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, một số tổ chức đã thay đổi ưu tiên và dừng chương trình, ActionAid vẫn tiếp tục khẳng định cam kết lâu dài của mình với Việt Nam. Chiến lược Quốc gia lần thứ năm (CSP V) cho giai đoạn 2012 – 2017 đã xác định những chương trình dài hạn trong đó ưu tiên hướng tới tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề nghèo đô thị, biến đổi khí hậu, quản trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của thanh niên và các tổ chức của người dân, trong đó tiếp tục nhấn mạnh vai trò và vị thế của phụ nữ và trẻ em gái. ới thi ợ nâng cao mức sống cho ng ườ 4.1.2 Gi Giớ thiệệu dự án “Hỗ tr trợ ngườ ườii ngh nghèèo, ục vụ, an ninh lươ ng th ực, gi áo dục, y tế, bình ti tiếếp cận các dịch vụ ph phụ ương thự giá ng gi ới, vệ sinh môi tr ườ ng của huy ú, tỉnh Sóc Tr ăng ” đẳ đẳng giớ trườ ường huyệện Long Ph Phú Tră ng” (LRP13) a) Tổng quan dự án LRP13 là chương trình hỗ trợ phát triển thực hiện tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu triển khai từ năm 2006. Mục tiêu của chương trình là nhằm đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo và những người bị thiệt thòi, bao gồm việc giảm thiểu số hộ nghèo một cách hợp lý, công khai và minh bạch, giúp người nghèo và người bị thiệt thòi thực thi được các quyền và trách nhiệm của chính họ. Nhóm đối tượng của chương trình tập trung chủ yếu vào người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em gái để từng bước giúp đỡ họ được tiếp cận các khóa tập huấn cùng với hỗ trợ một phần vốn để tạo sinh kế, giúp họ có điều kiện tham gia sinh hoạt trong các nhóm Phát triển cộng đồng để chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống và tìm hiểu các kiến thức pháp luật, y tế, vệ sinh môi trường, khoa học kỹ thuật, học nghề, nuôi dạy con… từ đó có nhận thức tự vươn lên thoát nghèo, cùng phát triển. AAV thiết lập quan hệ với tỉnh Sóc Trăng năm 2006, tập trung vào huyện Long Phú. Ban đầu, AAV thực hiện giai đoạn 1 của dự án tại xã Long Phú và 40 Tân Hưng của huyện Long Phú. Sau đó, chương trình của AAV đã được mở rộng và thực hiện tại 3 xã: Tân Hưng, Tân Thành, Châu Khánh của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Theo kế hoạch, LRP13 sẽ được đóng vùng vào năm 2016. Các nhóm đối tượng là những người bị loại trừ, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer, phụ nữ và trẻ em nghèo và khó khăn, người sống chung với HIV/AIDS và phụ nữ bị buôn bán. Họ là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất và là những người đang có nhu cầu nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng. Các đối tác tham gia trong chương trình này là: Ủy ban nhân dân huyện và xã (đối tác chính); Các Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và xã; Phòng giáo dục và đào tạo huyện; Phòng nông nghiệp huyện; Hội Nông dân cấp xã. Các hợp phần (hay các mục tiêu) hoạt động của dự án LRP13 bao gồm: - Hợp phần (mục tiêu) 1: Tăng cường khả năng kiểm soát nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy nông nghiệp bền vữnng và mô hình sinh kế phù hợp người nghèo; - Hợp phần (mục tiêu) 2: Tăng cường trách nhiệm giải trình và thúc đẩy tình đoàn kết để phát triển xã hội thông qua việc nâng cao vai trò lãnh đạo của thanh niên và ảnh hưởng của các tổ chức dân sự xã hội; - Hợp phần (mục tiêu) 3: Đảm bảo tiếp cận bình đẳng tới nền giáo dục có chất lượng cho mọi trẻ em; - Hợp phần (mục tiêu) 4: Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các biện pháp lấy người dân làm trung tâm; - Hợp phần (mục tiêu) 5: Đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái cùng có cơ hội khác nhau về mặt xã hội và chính trị. Tổng nguồn kinh phí AAV tài trợ cho dự án giai đoạn 2006 – 2011 ; giai đoạn 2011 – 2015 là 425.000 bảng Anh. b) Tổ chức bộ máy hoạt động dự án LRP13 * Sơ đồ tổ chức bộ máy: 41 Nguyễn Văn Thuận Trưởng Ban BQLDA huyện kiêm MT1 Hồng Thanh Tâm Cán bộ Kế toán kiêm Hành chính Đặng Võ Bích Ngân CB thủ quỹ kiêm MT2 & MT5 Kim Thị Trang CB BTT kiêm MT3 & MT4 Nguyễn Minh Thêm Trưởng Ban xã Tân Thạnh Thạch Om Trưởng Ban xã Tân Hưng Trần Hữu Thành Trưởng Ban xã Châu Khánh Nguyễn Văn Hiến Điều phối viên xã Tân Hưng Lâm Thúy Liễu Điều phối viên xã Châu Khánh Tô Lan Phương Điều phối viên xã Tân Thạnh Nguồn: Ban chỉ đạo dự án LRP13 huyện Long Phú Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của tổ chức LRP13 * Mô tả công việc: - Cấp huyện: +) Trưởng ban (nguyên PCT UBND Huyện) kiêm nhiệm mục tiêu 1; Có trách nhiệm chỉ đạo và quản lý điều hành chung các hoạt động của LRP +) Cán bộ Kế toán & kiêm Hành chính: Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Quản lý LRP về nguyên tắc tài chính, các định mức chi tiêu, hóa đơn, chứng từ thanh quyết toán các hoạt động. +) Cán bộ Thủ quỹ & kiêm mục tiêu 2 & mục tiêu 5: Phối hợp với kế toán trong việc rút tiền tại ngân hàng nơi giao dịch đúng quy định, đảm bảo đủ kinh phí cho các hoạt động trong tháng, trong quý và cả năm. Chịu trách nhiệm tổng hợp các đề xuất, phối hợp thực hiện các hoạt động với các đối tác, BQL xã liên quan đến mục tiêu 2 và mục tiêu 5. 42 +) Cán bộ BTT (cán bộ chương trình) & kiêm mục tiêu 3 & mục tiêu 4: Cán bộ BTT có nhiệm vụ phối hợp với các cán bộ đầu mối ở các điểm trường để hỗ trợ các trường học thu thập hồ sơ trẻ, thông điệp trẻ, hỗ trợ các trường học tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ của dự án, chương trình; quản lý và triển khai các hoạt động về quyền giáo dục, hoạt động tập trung vào trẻ. Tham gia các khoá đánh giá, trao đổi học tập tại các vùng. Làm báo cáo về các hoạt động gửi đến cán bộ chương trình và cán bộ AAV phụ trách lĩnh vực này. Lưu trữ hồ sơ hoạt động theo qui định. - Cấp xã: +) Trưởng ban: Có trách nhiệm chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch và quản lý điều hành chung các hoạt động của tại xã. +) Điều phối viên: Chịu trách nhiệm tổng hợp các đề xuất, phối hợp thực hiện các hoạt động với các đối tác, BQL huyện tại xã c. Danh sách các nhóm phát triển cộng đồng 03 xã của dự án Tổng số thành viên tham gia dự án là 605 thành viên; trong đó, 503 thành viên là nữ, 180 thành viên là người Khmer và trong 180 thành viên người Khmer có 169 thành viên là nữ người Khmer. Các thành viên tham gia được tổ chức dưới dạng các nhóm phát triển cộng đồng nằm trên 03 xã của dự án (Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, phụ lục 3) d. Kết quả đạt được năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, thực hiện các mục tiêu của dự án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: - Mục tiêu 1: Tăng cường khả năng kiểm soát nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và mô hình sinh kế cho người nghèo dự án đã phối hợp với chi cục BVTV tỉnh và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng thành lập được 2 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp: tổ hợp tác Phát Đạt tại ấp 1, xã Châu Khánh với số thành viên là 30 người, tổng diện tích là 43,2 ha và tổ hợp tác Lúa Vàng tại ấp Tân Hội, xã Tân Thạnh với số thành viên là 24 người, tổng diện tích là 25,8 ha. Bên cạnh đó, Dự án đã tổ chức được 44 lớp tập huấn về cách thức quản lý tổ hợp tác, tập huấn về phòng trừ dịch bệnh hại lúa, quy trình kỹ thuật trồng lúa giai đoạn trổ đòng đòng, quy trình làm đất, giống, tập huấn làm nấm xanh, kỹ thuật chăn nuôi heo, gà, ếch cho các hộ nông dân nghèo tại 3 xã của dự án. Dự án cũng hỗ trợ thành lập được 1 tổ may mặc tại ấp 1, xã Châu Khánh với 15 thành viên, hiện trong tổ các chị thành viên đã tự trang bị được 10 máy may để tiến hành may gia công sản phẩm. Tổ chức các buổi hội thảo nhằm khảo sát nhu cầu của người dân tại các ấp ít đất nông nghiệp thuộc 3 43 xã, phối hợp với Trung tâm dạy nghề tổ chức hội thảo tìm kiếm việc làm và tổ chức tham quan mô hình đan giỏ tại cơ sở Ngọc Mai – xã Long Phú,...và nhiều hoạt động khác. Tổng số người được hưởng lợi từ các hoạt động của mục tiêu là 1.711 người (845 nữ), người dân tộc Khmer: 360 người (nữ Khmer: 258 người). - Mục tiêu 2: Tăng cường trách nhiệm giải trình và thúc đẩy tình đoàn kết để phát triển xã hội thông qua việc nâng cao vai trò lãnh đạo của thanh niên và ảnh hưởng của các tổ chức dân sự xã hội. Dự án đã thành lập được 3 nhóm Cộng đồng tự quản tại 3 xã, mỗi xã gồm 8 thành viên, mỗi quý họp 1 lần để đánh giá lại những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành hoạt động. Dự án còn hỗ trợ nâng cao năng lực và duy trì hoạt động của 3 Trung Tâm học tập cộng đồng tại 3 xã vùng dự án; tổ chức được 3 lớp tập huấn về kỹ năng lắng nghe, kỹ năng viết tin, bài, kỹ năng điều hành sinh hoạt chi đoàn cho thanh niên 3 xã. Tổ chức cuộc khảo sát “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm của thanh niên nông thôn”, tổ chức cho các nhóm thanh niên và nhóm Cộng Đồng tự quản đi tham quan các mô hình nuôi rắn ri voi, mô hình nuôi chồn lông đen tại huyện Kế Sách. Tổng số người được hưởng lợi từ các hoạt động của mục tiêu là 1.326 người (600 nữ), người dân tộc Khmer: 98 người (nữ Khmer: 76 người). - Mục tiêu 3: Đảm bảo tiếp cận bình đẳng tới nền giáo dục có chất lượng cho mọi trẻ em. Dự án đã duy trì hoạt động 4 CLB phóng viên nhỏ: CLB “Sức Sống Tuổi Thơ” – trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Long Phú và CLB “Bầu Trời Xanh” – trường THCS Tân Hưng, CLB “Tia Nắng” – trường THCS Châu Khánh và CLB “Tuổi Hồng” – trường THCS Tân Thạnh. Tổ chức viết tin, bài và gởi đến Báo Sóc Trăng, Thiếu nhi dân tộc (Báo Tiền Phong), có nhiều bài viết của các em đã được đăng và có tiền nhuận bút. BQLDA còn phối hợp cùng với Phòng GD–ĐT huyện, Trường Tiểu học Tân Thạnh A và Tiểu học Tân Thạnh B triển khai thí điểm xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”; tổ chức diễn đàn “Gia đình, Nhà trường và xã hội chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ” tại Trường Mẫu giáo Tân Hưng. Năm 2012 dự án đã tổ chức trao 198 suất học phẩm cho học sinh các trường tại 3 xã Tân Hưng, Tân Thạnh và Châu Khánh, trị giá mỗi suất là 600.000 đồng. Tổng số người được hưởng lợi từ các hoạt động của mục tiêu là 2.968 người (1.394 nữ), người dân tộc Khmer: 1.043 người (nữ Khmer: 19 người). - Mục tiêu 4: Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các biện pháp lấy người dân làm trung tâm. Nhằm giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, BQLDA phối hợp với Hội chữ thập đỏ huyện Long Phú tổ chức 3 lớp tập huấn ứng phó với các tác động của thiên tai tại xã Tân Thạnh. Qua lớp tập huấn, các thành viên trong nhóm đã nắm được một số khái niệm 44 về hiểm họa, thảm họa, các tác động của giông, sét, lốc xoáy, hỏa hoạn và những việc cần làm khi có thiên tai xảy ra nhằm làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Đây là hoạt động hữu ích gắn liền với cuộc sống của người dân, giúp họ có đủ kiến thức để phòng ngừa và xử lý mọi tình huống có thể xảy ra. Tổng số người được hưởng lợi từ các hoạt động của mục tiêu là 136 người, trong đó có 103 người nữ. - Mục tiêu 5: Đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái cùng có cơ hội khác nhau về mặt xã hội và chính trị. Dự án duy trì hoạt động cho 33 nhóm Phát triển cộng đồng với 701 thành viên; nội dung họp nhóm gồm: bàn bạc các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày, cách phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ, trao đổi kinh nghiệm về làm kinh tế cũng như kinh nghiệm nuôi dạy con, được nghe truyền thông về các nội dung phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em,... từ đội ngũ Tuyên truyền viên của xã. Dự án cũng đã phối hợp cùng Hội LHPN huyện hợp nhất 3 nhóm nữ tiềm năng thành 1 Câu lạc bộ nữ tiềm năng. Câu lạc bộ đã được dự án tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông, kỹ năng trình bày và giao tiếp trước công chúng, tập huấn về Luật phòng chống bạo lực gia đình, hội thảo về Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật trong phụ nữ, hội thảo về 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ,.... Tổng số người được hưởng lợi từ các hoạt động của mục tiêu là 3.576 người (2.969 nữ), người dân tộc Khmer: 1.001 người (nữ Khmer: 932 người). 4.1.3 Mô tả dự án - Nhà tài trợ: ActionAid Việt Nam (AAV); - Số kinh phí dự án: 808.000 bảng Anh. - Thời gian thực hiện dự án: 2006 – 2014 - Địa bàn thực hiện dự án: Xã Tân Hưng, Tân Thạnh và Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng; - Số lượng hộ tham gia dự án: 605 hộ; - Đối tượng thụ hưởng: là người dân tộc Khmer, phụ nữ và trẻ em nghèo, người sống chung với HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán; - Mục tiêu của dự án: là nhằm đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo và những người bị thiệt thòi; - Các hợp phần của dự án: Hợp phần 1: Tăng cường khả năng kiểm soát nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và mô hình sinh kế phù hợp người nghèo; Hợp phần 2: Tăng cường trách nhiệm giải trình và thúc đẩy tình đoàn kết 45 để phát triển xã hội thông qua việc nâng cao vai trò lãnh đạo của thanh niên và ảnh hưởng của các tổ chức dân sự xã hội; Hợp phần 3: Đảm bảo tiếp cận bình đẳng tới nền giáo dục có chất lượng cho mọi trẻ em; Hợp phần 4: Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các biện pháp lấy người dân làm trung tâm; Hợp phần 5: Đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái cùng có cơ hội khác nhau về mặt xã hội và chính trị. 4.1.4 Mô tả quy tr trìình cho vay Vốn tín dụng của từng tổ tín dụng ban đầu được Ban quản lý dự án cấp trên cơ sở số thành viên tham gia, ngành nghề, khả năng cấp vốn của dự án. Đồng thời, nguồn vốn này sẽ tiếp tục được Ban quản lý dự án xét cấp bổ sung cho những tổ làm tốt, trả nợ tốt, sử dụng vốn vay có hiệu quả. Các tổ cho vay được thực hiện theo hình thức xoay vòng. Việc lựa chọn thành viên và số tiền cho vay trên cơ sở bốc thăm và họp tổ, công việc này tùy thuộc vào nhóm quyết định. Việc lựa chọn thành viên cho vay cũng được ưu tiên cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong nhóm; người vào nhóm trước sẽ được vay trước, người vào nhóm lâu hơn được vay số tiền nhiều hơn. Thời gian vay cũng do nhóm quyết định. Đối với hộ trồng trọt thời gian vay thường khoảng 4 tháng, hộ chăn nuôi từ 5 – 6 tháng, hộ buôn bán nhỏ khoảng 7 – 8 tháng và tối đa là 01 năm. Số tiền vay cho hộ trồng trọt từ 3 – 4 triệu đồng/lần vay, hộ chăn nuôi từ 5 – 15 triệu đồng/lần vay tùy thuộc vào phương án chăn nuôi, hộ buôn bán nhỏ từ 2 – 3 triệu đồng/lần vay. Người vay sẽ trả nợ gốc hàng tháng cho nhóm trưởng và khoản tiền phí do nhóm quy định để chi phí đi lại cho trưởng nhóm. Quy trình cho vay được thực hiện như sau: Bước 1: Trưởng nhóm lập hồ sơ hộ được vay và gửi lên Ban quản lí dự án; Bước 2: Ban quản lí dự án xét duyệt và chuyển tiền về cho trưởng nhóm theo 1 trong 2 hình thức: chuyển tiền qua thẻ hoặc trưởng nhóm đến Ban quản lí dự án trực tiếp nhận tiền; Bước 3: Trưởng nhóm nhận tiền về và phân chia cho các thành viên vay. ÂN TÍCH NGU ỒN SINH KẾ NÔNG HỘ THAM GIA DỰ ÁN 4.2 PH PH NGUỒ 46 ủ hộ 4.2.1 Th Thôông tin chung về ch chủ Chủ hộ là người đưa ra những quyết định quan trọng trong quá trình sản xuất, tiếp cận tín dụng, sử dụng vốn như thế nào. Những thông tin cơ bản của chủ hộ qua kết quả điều tra thực tế như sau: Kết quả khảo sát 100 hộ tham gia dự án LRP13, những thông tin chung về chủ hộ bao gồm: giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp. ới tính 4.2.1.1 Gi Giớ Bảng 4.1: Phân bố giới tính của chủ hộ Giới tính của chủ hộ Tần số Tỷ lệ (%) Nữ 75 75,00 Nam 25 25,00 Tổng cộng 100 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Qua bảng số liệu cho ta thấy trong tổng số 100 hộ thì số hộ có chủ hộ là nữ chiếm khá cao (75 hộ chiếm 75%), còn lại là 25 hộ có chủ hộ là nam chiếm 25%. Mục tiêu của dự án là ưu tiên cho phụ nữ cho nên việc chủ hộ là nữ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các khoản vay của dự án. 4.2.1.2 Độ tu tuổổi Bảng 4.2: Phân bố độ tuổi của chủ hộ Tuổi chủ hộ Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 22 tuổi 0 0 Từ 22 đến dưới 40 tuổi 29 29 Từ 40 dưới 60 tuổi 54 54 Trên 60 tuổi 17 17 Tổng cộng 100 100,0 Nhỏ nhất : 26 tuổi Lớn nhất : 73 tuổi Trung bình: Độ lệch chuẩn: 47,6 tuổi 11,883 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Từ bảng số liệu cho ta thấy độ tuổi bình quân của chủ hộ là 47,6 tuổi, 47 tuổi cao nhất là 73 tuổi, tuổi thấp nhất là 26 tuổi. Trong đó, phần lớn chủ hộ có độ tuổi từ khoảng 22 đến dưới 60 tuổi, chiếm 83%, dưới 22 tuổi chiếm 0%, trên 60 tuổi chiếm 17%. Kết quả cho ta thấy phần lớn chủ hộ đang trong độ tuổi lao động vừa có sức khỏe vừa có kinh nghiệm trong sản xuất. Chính điều này đã giúp các nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống. 4.2.1.3 Dân tộc Bảng 4.3: Dân tộc của chủ hộ Dân tộc Tần số Tỷ lệ (%) Kinh 71 71,00 Khơme 29 29,00 Hoa 0 0,00 Khác 0 0,00 100 100,00 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Dựa vào bảng thống kê ta thấy trong tổng số 100 hộ điều tra thì dân tộc Kinh và dân tộc Khơme chiếm phần lớn, dân tộc kinh chiếm 71%, dân tộc Khơme chiếm 29%, không có thành phần dân tộc khác. 4.2.1.4 Tr Trìình độ học vấn Trình độ học vấn rất quan trọng, trình độ học vấn đóng vai trò trong việc nhận thức, hiểu biết để tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Trong nghiên cứu này trình độ học vấn được qui định như sau: - Không học (nhận giá trị 0) - Tiểu học: từ lớp 1 đến lớp 5 - Trung học cơ sở: từ lớp 6 đến lớp 9 - Trung học phổ thông: từ lớp 10 đến lớp 12 - Cao đẳng, đại học: trên lớp 12 (nhận giá trị 13) 48 Bảng 4.4: Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Không học 12 12,00 Tiểu học 47 47,00 Trung học cơ sở 36 36,00 Trung học phổ thông 5 5,00 Cao đẳng /Đại học 0 0,00 100 100,0 Tổng cộng Nhỏ nhất : Không học Lớn nhất :lớp 12 Trung bình :Lớp 5 Độ lệch chuẩn : 3,16068 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Kết quả bảng số liệu cho ta thấy, trình độ học vấn của chủ hộ ở cấp bậc tiểu học là chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 47%), kế đến là chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm 36%, mù chữ (không học) chiếm 12% và trung học phổ thông là 5%, không có chủ hộ nào có trình độ cao đẳng, đại học (chiếm 0%). Nhìn chung trình độ học vấn của chủ hộ tương đối thấp. 4.2.1.5 Ngh Nghềề nghi nghiệệp Bảng 4.5: Nghề nghiệp của chủ hộ Nghề nghiệp chủ hộ Tần số Tỷ lệ (%) Hoạt động nông nghiệp 100 100,00 -Trồng trọt 54 54,00 -Chăn nuôi 56 56,00 Hoạt động phi nông nghiệp 100 100,00 -Buôn bán 23 23,00 -Làm thuê 41 41,00 -Khác 8 8,00 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Nhìn chung nghề nghiệp chính của chủ hộ chủ yếu là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), chiếm đến 110%. Bên cạnh nghề chính là nông nghiệp thì các hoạt động phi nông nghiệp như làm thuê cũng là nghề nghiệp khá phổ biến của nông hộ (chiếm 41%) như: làm cỏ, dặm lúa, phơi lúa, gặt lúa, thợ hồ, công nhân,…Buôn bán (chiếm 23 %) và các nghề khác như: chạy xe ôm, mở tiệm 49 may, sửa xe,…(chiếm 8%) không phải là nghề phổ biến của nông hộ tại địa phương. Tóm lại, đặc điểm của chủ hộ cùng nghiên cứu đa số có chủ hộ là nữ với độ tuổi bình quân khá cao 47,6 tuổi, trình độ học vấn tương đối thấp trung bình chỉ khoảng ở lớp 5 dẫn đến việc tiếp cận và ứng dụng các khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. 4.2.2 Ph Phâân tích ngu nguồồn lực của nông hộ trong dự án LRP13 Các nguồn vốn như: vốn nhân lực, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn tự nhiên là 5 nguồn vốn cấu thành vốn sinh kế của nông hộ. 4.2.2.1 Vốn nh nhâân lực Vốn nhân lực của nông hộ được thể hiện qua các yếu tố: số lượng lao động, độ tuổi, trình độ học vấn, tình hình tiếp cận giáo dục, khả năng tiếp cận kỹ thuật sản xuất và tình trạng sức khỏe của các thành viên của hộ. • Nhân khẩu và lao động(người) Bảng 4.6: Phân bố nhân khẩu và lao động của nông hộ Chỉ tiêu Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất Tổng nhân khẩu 3,89 1 9 Số lao động 2,29 1 5 Số người phụ thuộc 1,61 0 5 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013 Số nhân khẩu bình quân ở mỗi gia đình là 3,89; gia đình có đông nhân khẩu nhất là 9 người (những gia đình có ông bà, cha mẹ, con cháu sống chung), gia đình có ít nhân khẩu nhất là 1 người (sống độc thân). Tuy nhân khẩu trung bình/hộ là 3,89 người nhưng số lượng lao động chính trung bình/hộ là 2,29, số người phụ thuộc trung bình/hộ là 1,61. Con số này khá hợp lí vì nhiều hộ có con em đến trường, có người già không thể lao động được. • Độ tuổi của người lao động 50 Bảng 4.7: Độ tuổi trung bình của người lao động Tuổi chủ hộ Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 22 tuổi 0 0,00 Từ 22 đến dưới 40 tuổi 49 49,00 Từ 40 dưới 60 tuổi 40 40,00 Trên 60 tuổi 11 11,00 Tổng cộng 100 100,0 Nhỏ nhất : 25 tuổi Lớn nhất : 73 tuổi Trung bình: 42,59 tuổi Độ lệch chuẩn: 11,12 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy độ tuổi lao động bình quân là 42,59 tuổi, tuổi cao nhất là 73 tuổi, thấp nhất là 25 tuổi. Đa số lao động là lao động trẻ, tập trung ở độ tuổi từ 22 đến 40 tuổi (chiếm 49%). Lao động có độ tuổi từ 40 đến dưới 60 chiếm 40%, và độ tuổi ngoài 60 chiếm tỷ lệ thấp, chiếm 11 % và đặc biệt là độ tuổi lao động trung bình của các hộ không có ở độ tuổi dưới 22 (độ tuổi còn trong độ tuổi đi học). Qua kết quả điều tra ta thấy lực lượng lao động đang trong độ tuổi có sức khỏe dồi dào góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. • Trình độ học vấn của người lao động Trình độ học vấn 60 53% 50 38% 40 30 20 10 6% 2% 1% 0 K hông học Tiểu Trung học học c ơ s ở Trung C ao học phổ đẳng /Đ ại thông học Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người tham gia lao động Nhìn chung trình độ học vấn của người tham gia lao động còn thấp. Trình 51 độ học vấn của người tham gia lao động trung bình bình quân là lớp 5, cao nhất là trình độ cao đẳng/đại học (lớp 14) và thấp nhất là mù chữ (trình độ bằng 0). Đa số là tập trung ở trình độ tiểu học, chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 53%), tiếp đó chiếm tỷ lệ thứ hai là trình độ trung học cơ sở chiếm 38%, mù chữ chiếm 2%, trung học phổ thông là 6% và trình độ cao đẳng/đại học rất thấp chỉ có 1 đối tượng chiếm 1%. • Tiếp cận giáo dục Bảng 4.8. Tình hình tiếp cận giáo dục của các thành viên trong tuổi đến trường của nông hộ ĐVT: Người Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Số người trong tuổi đi học/hộ 1,05 0 3 Số người trong tuổi đi học được đến trường 0,8 0 3 Số người trong tuổi đi học không được đến trường 0,25 0 3 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2013 Tình hình tiếp cận hệ thống giáo dục ở địa bàn nghiên cứu cũng khá tốt. Dựa vào bảng số liệu 4.7 cho ta thấy tỷ lệ người trong độ tuổi đi học được đến trường tương đối cao đạt 76%, còn lại số người trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường và nghỉ học chiếm 25%. • Tập huấn kỹ thuật sản xuất Thực tế, trong quá trình sản xuất, người dân kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất tích lũy được với kiến thức, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ sau khi tham gia dự án đến nay, có 79% nông hộ được tập huấn kỹ thuật sản xuất, tập huấn sử dụng vốn. Điều này thể hiện ý thức của người dân khá cao, sẵn sàng tiếp cận và tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng mới do ban quản lý dự án phát động. Tuy nhiên vẫn còn 21% nông hộ không tham gia tập huấn, phần lớn họ bận việc gia đình hoặc đi làm mà không dự được lớp tập huấn. 52 Bảng 4.9: Số lần tham gia lớp tập huấn Số lần tập huấn Tần số Tỷ lệ (%) Không tập huấn 21 21,00 Từ 1 đến 2 lần trong năm 24 24,00 Từ 3 đến 4 lần trong năm 34 34,00 Từ 5 lần trở lên trong năm 21 21,00 Tổng cộng 100 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Trong mẫu nghiên cứu, có 21 hộ trong tổng 100 hộ không tham gia lớp tập huấn chiếm 21%, tập huấn từ 1-2 lần/năm có 24 hộ chiếm 24%, tập huấn từ 3-4 lần/năm có 34 hộ chiếm tỷ lệ khá cao(chiếm 34%) trong khi đó số hộ được tập huấn nhiều từ 5 lần/năm trở lên thì lại chiếm tỷ lệ không cao, chiếm 21%. Việc tập huấn giúp cho nông hộ hiểu biết thêm về một số kiến thức mới, nhưng thực tế lớp tập huấn vẫn còn ít và hạn chế số người tham dự nên số lần tham gia lớp tập huấn của nông hộ còn hạn chế,cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: • Tình trạng sức khỏe Có thể nói hiện tại về nguồn vốn con người, sức khỏe của người dân hiện đang là yếu tố chủ đạo quyết định hiệu quả của các hoạt động sinh kế. Tình trạng sức khỏe của nông hộ được đánh giá thông qua việc khám sức khỏe trong năm. Theo điều tra, năm vừa rồi trong tổng số 100 hộ điều tra thì có 21 hộ không có sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chiếm 21%, 79 hộ có sử dụng chiếm 79%. Số hộ có sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chiếm tỷ lệ khá cao, chứng tỏ rằng sức khỏe được chăm sóc tốt dẫn đến tình trạng sức khỏe của người lao động ngày càng tốt hơn. Từ đó đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu về lao động tốt hơn cho nông hộ. Bảng 4.10. Tình hình chăm sóc sức khỏe của nông hộ Chăm sóc sức khỏe Tần số Tỷ lệ (%) Có sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe 21 21,00 Không có sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe 79 79,00 Tổng cộng 100 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 53 Tóm lại: nguồn vốn nhân lực tại địa bàn nghiên cứu tương đối đông bình quân/hộ là 2,29 người. Đa số là lao động trẻ tập trung ở độ tuổi từ 22 đến 40 tuổi (chiếm 49%). Trình độ học vấn không cao phần lớn ở tiểu học (53%), có 79 hộ trong tổng số 100 hộ nghiên cứu được tập huấn kỹ thuật và tập huấn ở mức 3-4 lần/năm. Tình trạng sức khỏe ngày càng được chăm sóc để có đủ sức khỏe tham gia sản xuất. 4.2.2.2 Ngu Nguồồn vốn vật ch chấất Nguồn vốn vật chất của nông hộ được thể hiện trong nghiên cứu thông qua đánh giá về tài sản cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản cộng đồng được đánh giá ở hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, hệ thống truyền thông, nhà văn hóa, các cơ sở chế biến nông-lâm-ngư nghiệp, các khu công nghiệp, chợ. Tài sản của hộ trong nghiên cứu này là máy móc phục vụ sản xuất. • Người dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng Khi được phỏng vấn, hầu hết các nông hộ đều mong muốn có được hệ thống cơ sở hạ tầng ở mức độ tốt. Mặc dù điều kiện sống của nông hộ còn khó khăn nhưng họ vẫn sẵn sàng đóng góp sức người, sức của để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơi mà họ đang sinh sống và sản xuất. Trong 100 hộ được khảo sát thì có 75 hộ trả lời là đồng ý tham gia (chiếm 75%), còn lại 25% trả lời là không với lý do là không có thời gian và điều kiện không cho phép. (Bảng 4-phụ lục 3). • Hệ thống điện, nước sinh hoạt Hệ thống mạng lưới điện ngày càng mở rộng, nhà nước thực hiện chương trình đưa ánh sáng về nông thôn nên hầu hết người dân đều có điện để sử dụng. Theo điều tra thì 100% hộ điều có điện để sử dụng. Không có tình trạng thiếu điện ở người dân, ngoài ra nhà nước còn hỗ trợ chi phí nên khiến người dân rất là hài lòng. Nhìn chung nguồn nước sinh hoạt của nông hộ không còn khó khăn như trước, người dân khoan cây nước để sử dụng ngày càng nhiều (chiếm 75%), tình trạng sử dụng nước sông, ao, hồ không còn phổ biến (chiếm 7%), và người dân dần dần tiếp cận với nguồn nước máy (nước sạch) chiếm 18% (Bảng 4.11) 54 Bảng 4.11: Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của nông hộ Nguồn nước sinh hoạt Tần số Tỷ lệ (%) Nước máy (nước sạch) 18 18,00 Cây nước 75 75,00 Nước sông, ao, hồ 7 7,00 100 100,00 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 • Hệ thống thủy lợi Hệ thống kênh mương, tưới tiêu chưa được đảm bảo ảnh hưởng đến việc sản xuất của nông hộ, hiện địa phương chưa xây dựng được các đập giữ nước để phục vụ nước vào mùa khô, tình trạng thiếu nước cho việc trồng trọt vẫn còn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, vào mùa mưa hệ thống thoát nước xử lí không tốt dẫn đến tình trạng ngập úng khiến cho việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. • Nhà văn hóa Nhìn chung, hầu hết ở các địa phương hiện nay đều có xây dựng nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, hội họp. Theo điều tra thì có 62% số hộ cho biết rằng tại nơi sinh sống có nhà văn hóa (Bảng 5 – Phụ lục 3 ) và đối tượng sử dụng là tất cả mọi người không phân biệt người dân hay cán bộ, thể hiện sự công bằng tiếp cận cở sở hạ tầng ở mọi đối tượng. • Hệ thống truyền thông Theo kết quả điều tra, các thông tin thời sự nông hộ nhận được từ đài truyền thanh của xã, ấp còn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 32%. Nguyên nhân là do nơi sinh sống chưa lắp đặt hoặc chất lượng thiết bị kém nên ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, họ nhận thông tin thời sự qua kênh tivi là chủ yếu (chiếm 90%), radio chiếm 15% và Internet chiếm 3%. 55 Bảng 4.12: Nông hộ tiếp cận thông tin thời sự qua các phương tiện Thông tin thời sự qua kênh Tần số Tỷ lệ (%) Tivi 90 90 Đài truyền thanh của xã, ấp 32 32 Radio 15 15 Internet 3 3 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 • Các cơ sở chế biến nông-lâm-ngư nghiệp, các dịch vụ sản xuất, khu công nghiệp Trên địa bàn điều tra đa số cho biết là tại địa phương chỉ có những cơ sở chế biến nông lâm thủy sản nhỏ như nhà máy chế biến nhỏ xay xát lúa chà gạo, hầu như là không có các khu công nghiệp. Có 62 hộ cho biết là địa phương mình có nhà máy chế biến (chiếm 62%), 38 hộ trả lời là không (chiếm 38%). Về khu công nghiệp thì số hộ trả lời là không có chiếm khá cao,78 hộ(chiếm 78%), số họ cho biết tại địa phương có khu công nghiệp chỉ chiếm 22 hộ trong 100 hộ khảo sát (chiếm 22%). Do công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương không phát triển nên số lượng lao động phi nông nghiệp (tham gia ở các nhà máy, khu công nghiệp) còn rất thấp chỉ có 6 hộ trong 100 hộ khảo sát là có thành viên trong gia đình đi làm ở các nhà máy chế biến chiếm 6%, còn lại là 94 hộ không có (chiếm 94%). Bảng 4.13: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương ĐVT: Hộ Chỉ tiêu Có Không Tổng Nhà máy chế biến 62 38 100 Khu công nghiệp 22 78 100 Có người nhà đi làm nhà máy hoặc khu công nghiệp 6 94 100 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 • Về chợ nông thôn Tại địa bàn nghiên cứu, hiện nay các hộ nông dân không còn gặp khó khăn trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa nữa. Theo kết quả điều tra cho ta thấy ở địa phương có số lượng chợ nhiều nhất là 2 và thấp nhất là 0, vậy bình 56 quân ở địa phương mỗi xã sẽ có 1 chợ. Khoảng cách từ nhà các nông hộ đến chợ cũng tương đối, không xa lắm, đường xá đi lại cũng thuận tiện, dễ dàng, có đường nhựa, có đường bê tông. • Về máy móc phục vụ sản xuất Hiện nay các nông hộ đã từng bước tiếp cận được các kỹ thuật tiên tiến và áp dụng vào sản xuất như máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy xới, không còn lạc hậu như trước, dùng sức con người là chủ yếu. Tuy nhiên, do trình độ sử dụng của bà con còn hạn chế, tốn kém chi phí, hoặc máy móc không vào được vùng trồng lúa nên việc đưa máy móc hiện đại vào sản xuất còn gặp khó khăn. Việc sử dụng các máy móc vào sản xuất vẫn chưa đạt được 100%. Theo khảo sát tỷ lệ sử dụng máy móc vào sản xuất chiếm 57% và không có sử dụng là 43%. 4.2.2.3 Ngu Nguồồn vốn tài ch chíính Nguồn vốn tài chính của nông hộ bao gồm nguồn thu nhập của nông hộ, khả năng tiếp cận nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn phục vụ cho sản xuất. • Các nguồn thu nhập của nông hộ Bảng 4.14: Số liệu các nguồn thu nhập của nông hộ ĐVT: Triệu đồng/hộ/tháng Thu nhập bình quân Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất -Trồng trọt 0,77 0,0 3,67 -Chăn nuôi 0,23 -1,5 2,01 -Buôn bán 0,4 0,0 4 -Làm thuê 0,58 0,0 4 -Khác 0,08 0,0 2,1 Hoạt động nông nghiệp Hoạt động phi nông nghiệp Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Bảng thống kê số liệu cho thấy thu nhập trung bình của nông hộ phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp, nhưng nhìn chung là tương đối thấp, thu nhập cao nhất là trồng trọt với 0,77 triệu đồng/hộ/tháng, thấp nhất là làm nghề khác (như sửa xe, may,…) với 0,08 triệu đồng/hộ/tháng. Khoản thu nhập này vừa dùng để tiêu dung, vừa chi cho sản xuất nên thiếu vốn là điều khó tránh 57 khỏi. Vì thế tín dụng là rất cần thiết đối với nông hộ. • Khả năng tiếp cận nguồn vốn Bảng 4.15: Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát Chỉ tiêu Bình quân Nhỏ nhất/ngắn nhất Nhiều nhất/dài nhất Lượng tiền vay (triệu đồng) 3,85 1,0 11 Thời hạn vay (tháng) 6,0 4,0 12,0 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Nhìn vào kết quả bảng thống kê ta thấy, quy mô dự án cho vay khá tương đối, số tiền vay trung bình là 3,85 triệu đồng/hộ, và thời hạn cho vay tương đối là ngắn, trung bình là 6 tháng/khoản vay. Tuy nhiên cũng có một số nông hộ được cho vay với số tiền 10 triệu đến 11 triệu, đó là những hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả điển hình ở địa phương nên được ưu tiên cho vay vốn. Chi phí vay vốn: Hàng tháng, những nông hộ được vay vốn phải đóng một khoản phí là 15.000 đồng/nông hộ, không phụ thuộc vào số lượng vốn vay. Bảng 4.16: Kênh thông tin về vay vốn dự án Tần số Tỷ trọng (%) Được địa phương lựa chọn 29 29,00 Quen biết người khác giới thiệu 53 53,00 Khác (tivi, báo đài,…) 18 18,00 Tổng 100 100,00 Nguồn cung cấp thông tin Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Theo kết quả điều tra, những thông tin mà nông hộ biết đến và tham gia dự án do người khác giới thiệu theo kiểu “truyền miệng” là cao nhất, chiếm 53%. Kênh thông tin dự án qua chính quyền địa phương chỉ chiếm 29%, cho ta thấy chính quyền địa phương, Ban quan lý dự án còn khá yếu trong việc cung cấp thông tin cho nông hộ vay vốn cho nông hộ. Kênh thông tin báo đài,..cũng rất ít trong việc cung cấp thông tin về dự án cho nông hộ, chỉ chiếm 18%. 58 Bảng 4.17: Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ dự án Thuận lợi Tỷ trọng (%) Khó khăn Tỷ trọng (%) Điều kiện vay vốn 98 98,00 2 2,00 Số tiền vay 42 42,00 58 58,00 Thời hạn vay 97 97,00 3 3,00 Thủ tục vay 100 100,00 0 0,00 Xét duyệt cho vay 100 100,00 0 0,00 Tiêu chí Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Về điều kiện vay vốn: theo kết quả thống kê, điều kiện vay vốn của dự án khá dễ dàng, có đến 98% số nông hộ được phỏng vấn cho rằng chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện của dự án đưa ra là có thể được vay. Về số tiền vay: vì lí do vốn của dự án có hạn chế, số hộ đủ điều kiện được vay lại rất nhiều cho nên số tiền cho mỗi hộ vay không được nhiều, trung bình 3,85 triệu/hộ. Vì vậy tỷ lệ hộ cho rằng số tiền vay không đáp ứng đủ nhu cầu sne xuất khá cao, chiếm 58% số nông hộ Về thời hạn vay: thời hạn cho vay dài hay ngắn cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ. Bình quân thòi hạn vay là 6 tháng (bảng 4.15) Đa số các hộ đều trả lời rằng với thời hạn cho vay của dự án như vậy là hợp lý (chiếm 97%). Về thủ tục vay: 100% nông hộ đều hài lòng với thủ tục cho vay của dự án, họ trả lời rằng thủ tục rất đơn giản và nhanh chóng. Về xét duyệt cho vay: Theo kết quả điều tra thì 100% nông hộ đều cho biết rằng quy trình cho vay xét được duyệt rất công bằng. Ngoài vay vốn từ dự án, các nông hộ còn vay từ những nguồn vốn khác nhau để bổ sung nguồn vốn sản xuất. Nông hộ có vay vốn ngoài dự án chiếm 65%, không có vay vốn chiếm 35%. Trong các nguồn vay, chủ yếu là vay từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp ngoài ra còn có các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ. • Mục đích sử dụng vốn 59 Bảng 4.18: Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ Mục đích vay Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Sản xuất kinh doanh 75 75,00 Khác 25 25,00 Tổng 100 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013 Theo kết quả điều tra tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay cho việc sản xuất kinh doanh theo thống kê là 75%, chủ yếu dung nguồn vốn để mua con giống để sản xuất (heo, gà, vịt,..) điều này chứng tỏ nông hộ vay vốn chủ yếu để phục vụ cho việc sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, nông hộ có tỷ lệ sử dụng vốn vay cho mục đích khác chiếm 25% (cho con đi học, tiêu xài, mua sắm vật dụng,..) làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. 4.2.2.4 Ngu Nguồồn vốn xã hội Trong nghiên cứu này, nguồn vốn xã hội của nông hộ được xem xét trên các khía cạnh như: các mối quan hệ về tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ xã hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết định liên quan đến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người dân, cộng đồng Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn xã hội Chỉ tiêu Có (hộ) Tỷ lệ (%) Không (hộ) Tỷ lệ (%) Sự tích cực của cán bộ địa phương 96 96,00 4 4,00 Tham gia vào tổ chức xã hội 84 84,00 16 16,00 Quan hệ xóm làng 99 99,00 1 1,00 Tham gia phát triển địa phương 80 80,00 20 20,00 Tăng bình đẳng giới 92 92,00 8 8,00 Phong tục lạc hậu 18 18,00 82 82,00 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 • Trưởng ấp và cán bộ địa phương có vai trò tích cực trong tải thông tin đến người dân. 60 việc truyền Nguồn cung cấp thông tin đóng vai trò quan trọng đối với nguồn vốn xã hội, được thể hiện qua sự trao đổi những thông tin giữa người trong cộng đồng với người ngoài cộng đồng, giữa những người có tiếp cận với nhiều thông tin ở trong cộng đồng với các thành viên khác trong cộng đồng. Các nguồn tin từ cán bộ xã, các đoàn thể cũng có vai trò quan trọng đối với người dân nơi đây. Đây là nhân tố hỗ trợ cho hộ nghèo trong việc tiếp cận các nguồn thông tin. Theo bảng thống kê, có 96 hộ (chiếm 96%) nông dân trong 100 hộ cho rằng cán bộ địa phương rất tích cực với người dân, quan tâm đến đời sống của hộ. • Đa số người dân tham gia vào các tổ chức địa phương Tham gia vào các tổ chức đoàn thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân từ việc mở rộng quan hệ trong cộng đồng, nắm bắt các thông tin kịp thời, chia sẻ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn cho đến các hoạt động vay vốn tạo thu nhập cho hộ gia đình…Tại địa bàn nghiên cứu, các tổ chức hoạt động tương đối tốt, nhất là hội nông dân, hội những người cao tuổi, hội phụ nữ. Có 84% số hộ tham gia vào các tổ chức đoàn thể, chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa nhận thức được hết lơi ích này nên tỷ lệ không tham gia vào các tổ chức đoàn thể chiếm 16%. • Quan hệ của người dân trong cộng đồng từ khi có dự án ngày càng tốt hơn Qua số liệu thống kê cho thấy sau khi có dự án quan hệ cộng đồng đã được nâng lên chiếm 99% quan hệ xóm làng ngày càng tốt hơn, thân thiết hơn và giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn. Chỉ có 1% số hộ tham gia dự án trả lời là quan hệ không thay đổi, chiếm tỷ lệ rất thấp, không đáng kể. Qua đó cho thấy hiệu quả trong hoạt động cộng đồng của dự án. • Người dân được tham gia vào phát triển địa phương Ngày nay, người dân được tham gia vào việc phát triển địa phương, được đóng góp ý kiến, được thể hiện sự dân chủ hơn. Có 80% số hộ được tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển địa phương chiếm tỷ lệ khá cao. • Tăng bình đẳng giới Qua bảng thống kê cho ta thấy rằng, phần lớn ý kiến cho rằng tình trạng bất bình đẳng trong gia đình không còn nữa, tỷ lệ chiếm 92%, bạo lực trong gia đình không còn, mọi việc trong nhà điều được bàn bạc giữa hai vợ chồng không có tình trạng chỉ có đàn ông mới được quyết định. Còn 8% còn lại là sống độc than nên việc tăng bình đẳng giới không ảnh hưởng. • Phong tục tập quán lạc hậu ngày càng được hạn chế 61 Các phong tục như xem bói, đi thầy cúng khi bệnh không còn xảy ra như trước, hầu hết đều đi bác sỹ, tình trạng mê tín dị đoan giảm rõ rệt. Trong 100 hộ khảo sát có đến 82% số hộ cho biết là những phong tục lạc hậu đó không còn nữa, số hộ trả lời còn vẫn còn thấp chỉ có 18%. 4.2.2.5 Ngu Nguồồn vốn tự nhi nhiêên Yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với con người trong quá trình tồn tại và phát triển, đặc biệt là đối với người dân ở huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng, đa số các hoạt động sinh kế của hộ dựa vào nông nghiệp. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể nói đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu, nguồn tài nguyên này mang lại nhiều lợi ích cho nông hộ. 8% 16% 43% không đất 1-5 công >5-10 công >10 công 33% Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, năm 2013 Hình 4.3: Diện tích đất sản xuất nông hộ Diện tích đất bình quân: Đây được xem là nguồn vốn hết sức quan trọng của nông hộ và quyết định rất nhiều đến sinh kế nông hộ vì khi một hộ có nhiều đất sản xuất thì sẽ tạo ra thu nhập, cải thiện. Theo kết quả phân tích cho thấy rằng có đến 43% nông hộ trong địa bàn nghiên cứu không có đất sản xuất và hoạt động sản xuất của họ chủ yếu là làm thuê và buôn bán. Tỷ lệ hộ có diện tích đất sản xuất từ 5-10 công khá phổ biến chiếm 33%, trong khi đó tỷ lệ hộ có diện tích đất sản xuất lớn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, chiếm 8% (Hình 4.3 ) ÂN TÍCH KẾT QU Ả SINH KẾ 4.3 PH PH QUẢ Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng, nh ờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn 62 định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vữ ng hơn nguồn tài nguyên . 4.3.1 Thu nh nhậập Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó sẽ chi phối các yếu tố khác của đời sống nông hộ cũng như quá trình tái đầu tư vào nguồn lực và ứng phó với rủi ro và tận dụng các cơ hội. Bảng 4.20: So sánh sự khác biệt thu nhập của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Chỉ tiêu Tổng số quan sát (hộ) So sánh sự khác biệt Hệ số Z P-value Thu nhập bình quân đầu người/năm (triệu đồng/năm) 100 5,037 0,000 Chi phí bình quân đầu người/năm (triệu đồng/năm) 100 7,747 0,000 Bảng 4.21: Thay đổi thu nhập của nông hộ sau khi tham gia dự án Chỉ tiêu Trước Sau Chênh lệch Thu nhập bình quân đầu người/năm (triệu đồng/năm) 8,300 12,846 4,546 Chi phí bình quân đầu người/năm (triệu đồng/năm) 8,05 12,007 11,202 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, năm 2013 Qua bảng chúng ta thấy thu nhập bình quân đầu người/năm của hộ tham gia trước dự án là 8,300 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân đầu người/năm của hộ tham gia sau dự án là 12,846 triệu đồng/năm. Kết quả kiểm định Willcoxon cho thấy có sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người/năm trước và sau khi tham gia dự án là có ý nghĩa thống kê. Bởi giá trị P-value=0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Cụ thể sau khi tham gia dự án, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn trước khi tham gia dự án. Kết quả thu nhập bình quân đầu người sau khi tham gia dự án đạt được như trên là do dự án đã chú trọng tập huấn kỹ thuật sản xuất, tập huấn kỹ thuật chăm sóc vật 63 nuôi, xây dựng chuồng trại đúng cách, hỗ trợ vốn với lãi suất thấp. Có kỹ thuật lại được hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi nên đã giúp nông hộ giải quyết được bài toán khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất, có vốn nông hộ có điều kiện đầu tư về con giống, thức ăn. Từ đó sản xuất có hiệu quả làm tăng thu nhập. Chi phí bình quân đầu người/năm trước và sau khi tham gia dự án lần lượt là 8,05 triệu đồng/năm và 12,007 triệu đồng/năm. Kiểm định Willcoxon cho thấy có sự khác biệt trong chi phí bình quân đầu người trước và sau khi tham gia dự án là có ý nghĩa thống kê. Bởi giá trị P-value = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩ α = 0,05. Chi phí bình quân đầu người sau khi tham gia dự án cao hơn, lí do là do chi phí thực phẩm ngày càng tăng, lạm phát không ngừng, chất lượng bữa ăn cải thiện hơn trước, số lượng cũng đông hơn. 4.3.2 Ph úc lợi xã hội Phú Các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội sẽ phản ảnh một số khía cạnh của chất lược cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm vấn đề y tế, giáo dục, nước sạch, giao thông, thông tin liên lạc. Bảng 4.22: Tài sản cộng đồng tại khu vực địa bàn nghiên cứu ĐVT: Hộ Chỉ tiêu Thay đổi Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Tổng Trường học 2 27 71 100 Cầu 1 32 67 100 Đường giao thông 3 35 62 100 Cơ sở y tế 1 57 42 100 Công trình thủy lợi 2 62 36 100 Công trình năng (lượng điện) 2 62 36 100 Nước sinh hoạt 7 66 27 100 Nhà văn hóa 3 72 25 100 Tốt hơn Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 • Hệ thống trường học Hiện tại nông hộ tại địa bàn nghiên cứu đánh giá hệ thống trường học thay đổi tốt hơn trước rất nhiều, việc tiếp cận được hệ thống trường học dễ 64 dàng và thuận tiện hơn trước đây do việc cải thiện và xây dựng trường học mới cùng với việc cải thiện hệ thống giao thông góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đến trường của các em trong độ tuổi đi học dễ dàng hơn. Bên cạnh đó dự án cũng đã hỗ trợ trong việc xây dựng hàng rào, sửa sang phòng học, tạo tâm lý an toàn cho phụ huynh khi cho trẻ đến trường. Theo kết quả điều tra tỷ lệ đánh giá hệ thống trường học thay đổi tốt hơn chiếm 71%, không thay đổi chiếm 27% và thay đổi xấu hơn chiếm tỷ lệ rất thấp, chiếm 2%. • Hệ thống cầu Nhờ làm tốt việc tuyên truyền công khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong những năm qua người dân Long Phú đã tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công lao động để xây dựng, sữa chữa được hơn 180 cây cầu, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông. Vì thế việc đi lại không còn khó khăn như trước, có 67% hộ đánh giá tốt, 32% đánh giá không thay đổi và tỷ lệ đánh giá thay đổi xấu hơn rất thấp, 1%. • Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông hiện tại ở huyện Long Phú được đánh giá thay đổi tốt hơn chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 62% do những năm gần đây đường giao thông được bê tông hóa, đường vào thôn, xã không còn khó khăn trong mùa mưa nữa. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng đường xá bị hư hỏng, lở sạt vẫn chưa được sửa chữa, vì thế có 35% đánh giá hệ thống giao thông không thay đổi và 3% nhận thấy tình trạng thay đổi xấu hơn. • Hệ thống y tế Hệ thống y tế được mở rộng đến cấp xã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, hiện tại các xã đều có trạm y tế phục vụ người dân. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ đánh giá hệ thống y tế thay đổi tốt hơn chiếm 42%, không thay đổi chiếm tỷ lệ cao hơn, chiếm 57%, và đánh giá thay đổi xấu hơn chiếm tỷ lệ không đáng kể (1%). Mặc dù được mỗi xã đều bố trí trạm y tế để khám và chữa bệnh cho người dân nhưng tỷ lệ đánh giá hệ thống y tế không thay đổi chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân là các trạm vẫn chưa có trang thiết bị hiện đại để chữa bệnh, những trường hợp bệnh do không có trang thiết bị phải chuyển đến những bệnh viện lớn ở tỉnh hoặc thành phố. • Về hệ thống thủy lợi Hệ thống thủy lợi có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của nông hộ, nhất là đối với những hộ có nghề trồng lúa. Tại địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ hộ đánh giá hệ thống thủy lợi thay đổi tốt hơn chiếm 36%, không thay đổi 65 chiếm tỷ lệ khá cao (62%), thay đổi xấu hơn chiếm 2%. Do địa phương ít có hoạt động nạo vét kênh mương, bên cạnh đó chưa có hoạt động xây đập giữ nước, vẫn còn có hộ có diện tích lúa chưa có kênh mương dẫn nước dẫn đến việc đánh giá hệ thống thủy lợi vẫn chưa tốt. • Hệ thống điện Hệ thống mạng lưới điện ngày càng mở rộng, nhà nước thực hiện chương trình đưa ánh sáng về nông thôn nên hầu hết người dân đều có điện để sử dụng. Theo điều tra 100 hộ thì 100% hộ điều có điện để sử dụng. Tỷ lệ đánh giá hệ thống điện thay đổi tốt hơn của nông hộ chiếm 36%, không thay đổi chiếm 62% và thay đổi xấu hơn chiếm 2%. • Hệ thống nước sinh hoạt Ngày nay, để đảm bảo sức khỏe cho người dân giảm thiểu tình trạng sử dụng nguồn nước sông, ao, hồ nên nhà nước, địa phương đã khuyến khích người dân khoan cây nước sử dụng nước ngầm (cây nước). Tuy nhiên, huyện Long Phú bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nên nước ngầm đôi lúc cũng nhiễm phèn, khiến cho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt còn gặp khó khăn. Vì thế, tỷ lệ hộ đánh giá hệ thống nước sinh hoạt thay đổi tốt hơn không cao chiếm 27%, có 66 hộ đánh giá là không thay đổi (chiếm 66%) và 7 hộ đánh giá là thay đổi xấu hơn (chiếm 7%). • Về nhà văn hóa Hiện nay còn nhiều ấp, xã chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là những xã nghèo. Để tổ chức các cuộc họp, các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt cộng đồng, những xã, ấp này phải nhờ gia đình của một ai đó. Theo số liệu điều tra thì trong 100 hộ, có 38 hộ trả lời là địa phương không có nhà văn hóa (chiếm 38%). Tỷ lệ đánh giá nhà văn hóa thay đổi tốt hơn chỉ chiếm 25%, trong khi đó tỷ lệ đánh giá không thay đổi chiếm khá cao (72%), nguyên nhân một phần là tình trạng chưa xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng chưa được khắc phục, và cuối cùng là tỷ lệ thay đổi xấu hơn chiếm tỷ lệ không đáng kể (3%). 4.3.3 Đá nh gi Đánh giáá cu cuộộc sống của nông hộ 66 Bảng 4.23: Các chỉ tiêu đánh giá cuộc sống ĐVT: Hộ Chỉ tiêu Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Thay đổi tốt hơn Tổng Thay đổi cuộc sống 1 40 49 100 Giảm khả năng tổn thương 0 38 62 100 An ninh lương thực 5 23 71 100 Tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên 1 31 68 100 Tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn 1 79 20 100 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 • Đời sống được cải thiện Đời sống người dân địa phương được cải thiện qua các năm. Các yếu tố này được đánh giá qua đời sống vật chất, tài sản của hộ gia tăng, công cụ dụng cụ , máy móc thiết bị cũng được tăng lên, nhà cửa cũng được vững chắc hơn, nhiều nhà tường kiên cố được xây dựng hơn, phương tiện đi lại cũng nâng lên. Có 49% cho rằng cuộc sống thay đổi tốt hơn, 40% không thay đổi và tỷ lệ cho rằng thay đổi xấu hơn không đáng kể chỉ có 1%. • Giảm khả năng tổn thương Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, kiểm soát được dịch bệnh, đa dạng cây trồng vật nuôi.Theo kết quả điều tra có 62% số hộ cho rằng thay đổi tốt hơn chiếm tỷ lệ khá cao, 38% là không thay đổi. Họ cho biết tình trạng ép giá khi bán nông sản được hạn chế, giá do nhà nước quy định nên các thương lái khó có thể ép giá. Ngoài ra họ có thể đa dạng hóa cây trồng, không chỉ có trồng lúa mà họ có thể xen canh để tạo thêm thu nhập. • An ninh lương thực được củng cố An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua nâng cao và 67 ổn định thu hoạch mùa màng, khả năng đáp ứng lương thực hiện tại, …Theo khảo sát các hộ đều cho rằng tình trạng thiếu ăn không còn phổ biến như trước, khả năng đáp ứng lương thực hiện tại được cải thiện, nông hộ dần dần mua lương thực tích trữ để ăn. Có đến 71% số hộ đánh giá là khả năng đáp ứng lương thực hiện tại thay đổi tốt hơn, không thay đổi chiếm 23%. • Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ các nguồn sinh kế khác. Dự án đã nổ lực hỗ trợ vào các mảng như nâng cao mức sống, chăm sóc sức khỏe, trong đó có cả yếu tố môi trường, dự án hướng dẫn người dân cách giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, xử lý rác thải đúng cách. Từ những hoạt động đó, môi trường ngày được cải thiện hơn, theo kết quả điều tra từ các hộ thì có 68% hộ đánh giá là thay đổi tốt hơn, 31% đánh giá là không thay đổi. • Tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn Trong mục nghiên cứu này, tài nguyên thiên nhiên được đánh giá ở chỉ tiêu như rừng, tài nguyên biển, hoạt động tận diệt nguồn tài nguyên biển như là xiệc điện, đánh bắt cá con, … Tuy nhiên tại địa bàn nghiên cứu không có tài nguyên rừng và biển nên tỷ lệ đánh giá không thay đổi chiếm tỷ lệ khá cao 79%. ỮNG THU ẬN LỢI VÀ KH Ó KH ĂN TRONG VI ỆC TI ẾP CẬN 4.4 NH NHỮ THUẬ KHÓ KHĂ VIỆ TIẾ ỒN SINH KẾ NGU NGUỒ 4.4.1 Thu Thuậận lợi - Đất đai sẵn có, thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. - Có nguồn lao động tương đối đông, lao động chủ yếu là lao động trẻ đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. - Nông hộ có cơ hội tiếp cận đa dạng các nguồn vốn vay: ngân hàng, các hội, đoàn thể,…cho hoạt động sản xuất. - Được tập huấn kỹ thuật sản xuất từ dự án nâng cao kiến thức sản xuất có hiệu quả. - Hệ thống cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường trạm được cải thiện tạo điều kiện tốt hơn cho người dân tiếp cận các hệ thống giáo dục, y tế… 4.4.2 Kh Khóó kh khăăn - Nguồn nhân lực tương đối đông tuy nhiên trình độ học vấn lại không được cao, hạn chế việc tiếp cận và áp dụng các phương tiện kỹ thuật tiến tiến 68 vào sản xuất. - Thiếu vốn sản xuất và tiêu dùng: số tiền vay tương đối thấp không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Kỹ thuật sản xuất của người dân còn hạn chế (21% nông hộ không được tập huấn kỹ thuật). - Về phát triển công nghiệp, dịch vụ: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không phát triển, sản xuất thuần nông là chủ yếu cản trở việc chuyển đổi lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất thấp. - Hệ thống kênh mương cạn, chưa được nạo vét thường xuyên dẫn đến việc đưa nước vào ruộng còn gặp khó khăn. 4.4.3 Gi ồn vốn sinh kế Giảải ph phááp cải thi thiệện vi việệc ti tiếếp cận và sử dụng ngu nguồ 4.4.3.1 Gi Giảải ph phááp nâng cao kh khảả năng ti tiếếp cận ngu nguồồn vốn tín dụng của ợ nướ nông hộ trong các dự án tài tr trợ ướcc ngo ngoàài Nhìn chung, quy mô về vốn cho vay của dự án là khá nhỏ và số nông hộ được cho vay khá nhiều nên dẫn đến số tiền cho vay trung bình/nông hộ khá ít không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nông hộ sản xuất kinh doanh, để khắc phục điều này: - Tăng cường thêm nguồn vốn cho vay, ví dụ như tăng thêm vốn dự án hay vốn đối ứng của địa phương. - Thu hẹp lại số lượng nông hộ được vay để tăng số tiền vay/nông hộ, ví dụ loại ra những nông hộ sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn vay không hiệu quả,... Sóc Trăng là địa phương có số nông hộ là người dân tộc thiểu số (Khơmer) tương đối cao nhưng số nông hộ được vay vốn là người dân tộc chiếm chỉ khoảng 30%, trong khi mục tiêu của dự án là ưu tiên người dân tộc thiểu số. Vì vậy, dự án nên mở rộng hơn trong việc cho vay đối với các nông hộ khó khăn là người dân tộc thiểu số. Theo kết quả thống kê ta thấy được những thông tin mà nông hộ biết đến và tham gia dự án do người khác giới thiệu theo kiểu “truyền miệng” là chủ yếu. Kênh thông tin về dự án qua chính quyền địa phương và qua các phương tiện truyền thông như báo, đài,...khá hạn chế. Trong thời gian tới, dự án nên tăng cường phổ biến thông tin về dự án qua các kênh này để thông tin đến các nông hộ thiếu vốn sản xuất kinh doanh kịp thời. Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của nông hộ còn khá hạn chế cho nên trong thời gian tới chính quyền địa phương nên tăng cường công 69 tác giáo dục cho nông hộ, đặc biệt là trình độ từ phổ thông trung học trở lên. 4.4.3.2 Gi Giảải ph phááp nâng cao kh khảả năng sử dụng có hi hiệệu qu quảả các ngu nguồồn ợ nướ vốn sinh kế của nông hộ trong các dự án tài tr trợ ướcc ngo ngoàài • Giáo dục: Để giảm tỷ lệ mù chữ ở địa phương (12% nông hộ mù chữ), đây là một thách thức lớn cho các cấp chính quyền. Tuy nhiên, một khó khăn lớn là trước hết cần phải cải thiện sinh kế cho các hộ nghèo thì việc cải thiện giáo dục mới mang lại hiệu quả cao. Tăng cường số lượng và chất lượng của các khoá tập huấn kỹ thuật sản xuất và đời sống, gắn nội dung tập huấn với nhu cầu thực tế của nông dân, thực hiện khảo sát nhu cầu trước khi tổ chức lớp tập huấn, nâng cao khả năng áp dụng kỹ thuật của hộ nông dân từ các khoá tập huấn bằng các mô hình trình diễn, thực hiện cầm tay chỉ việc đối với hộ nông dân có năng lực hạn chế. •Y tế: Hiện nay về cơ bản các dịch vụ y tế đã đến với các người dân vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, dịch vụ y tế đối với địa phương vẫn chưa được tốt. Cần phải tăng cường y bác sỹ cho tuyến cơ cở cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng và các thiết bị chăm sóc y tế. • Cơ sở hạ tầng: Các cơ sở hạ tầng cơ bản khá đầy đủ. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ nước sinh họat còn hạn chế. Một số hộ địa phương vẫn còn dùng nước từ sông, ao để sinh họat. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ lớn cho người nghèo được tiếp cận nguồn nước sạch là cần thiết 70 ƯƠ NG 5 CH CHƯƠ ƯƠNG ẬN VÀ KI ẾN NGH KẾT LU LUẬ KIẾ NGHỊỊ ẬN 5.1 KẾT LU LUẬ Việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế và quá trình tìm hiểu, phân tích tôi có thể nhân thấy rất đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao. Mặc dù các họa động sinh kế của họ chỉ dựa vào sức lao động bằng tay chân. Thu nhập của người dân ở mức trung bình. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan như: con người, năng lực tài chính của họ, và các yếu tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở, cơ sở vật chất, hạ tầng,..Qua quá trình tìm hiểu và phân tích ta có thể kết luận như sau: 1. Các hoạt động sinh kế của người dân hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện qua từng các năm. Các hộ đã tận dụng và phát huy hết tiềm lực và các nguồn lực sẵn có của vùng. Cho nên, hiệu quả từ các hoạt động đã mang lại cho người dân cuộc sống no đủ, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. 2. Việc lựa chọn hoạt động của người dân phải chịu tác động của các yếu tố khách quan lẫn chủ quan như nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội,..Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn cốn tài chính. Để các hoạt động sinh kế của người dân phát triển lâu dài và bền vững thì cần phải có những chính sách cũng như chiến lược hợp lí trong công tác quản lí và phân bổ sử dụng nguồn lực tại địa phương đồng thời chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của nông hộ, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển và thịnh vượng. 3. Dự án đã góp phần đáng kể trong việc thay đổi nhận thức và ý ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, dự án cũng đã góp phần nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho nông hộ, chất lượng cuộc sống cao hơn biểu hiện cho sự thành công của dự án. 4. Dự án đã góp phần thay đổi và hình thành những hướng phát triển sinh kế bền vững hơn. Tạo nên tính chủ động, dám nghĩ dám làm, chấp nhận những cách làm ăn mới để có thu nhập cao hơn từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,… 71 5. Dự án đã góp phần thay đổi cách tạo ra thu nhập cho nông hộ tại địa bàn. Họ đã hiểu có thể tạo ra thu nhập không chỉ bằng những công việc liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi. Họ có thể tạo ra thu nhập bằng chính việc thay đổi nhận thức, nâng cao kỹ năng lao động, sáng tạo và nhạy bén trong đầu tư sản xuất kinh doanh, thậm chí là những công việc phi nông nghiệp để tạo nguồn thu nhập ổn định hơn. ẾN NGH 5.2 MỘT SỐ KI KIẾ NGHỊỊ a ph ươ ng và ban qu ản lý dự án 5.2.1 Đố Đốii với ch chíính quy quyềền đị địa phươ ương quả - Chính quyền địa phương nên có những chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài để tăng cường nguồn vốn, đảm bảo cải thiện sinh kế cho nông hộ. - Tăng cường tăng cường vốn đối ứng từ ngân sách hoặc từ các tổ chức tín dụng ở địa phương cho các dự án nếu các dự án nước ngoài có quy mô vốn nhỏ. - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nông hộ: đảm bảo 100% nông hộ có điện, nước sạch để dùng, mỗi nông hộ đều có điều kiện chăm sóc sức khỏe, xây dựng hệ thống giao thông liên xã, liên ấp,… -Tăng cường công tác giáo dục phổ thông và đào tạo nghề cho nông hộ ở địa phương. - Đối với những nông hộ thuộc diện đói nghèo của vùng triển khai dự án nên chọn các hoạt động trực tiếp và nhanh chóng cải thiện được cuộc sống thường ngày của nông hộ (lương thực, nước, sức khỏe, nhà ở, tăng thu nhập…) - Các hoạt động của dự án cần được lập kế hoạch chi tiết, cụ thể và hiện thực hơn, với những mục tiêu ngắn hạn có tính khả thi cao. Tránh việc xây dựng những mục tiêu dài hạn khó hoàn thành được, tạo sự thất vọng và những cản trở dẫn đến tình trạng trì trệ và mất lòng tin của nông hộ. - Mọi hoạt động của dự án nên được tổ chức một cách công khai, dân chủ, đem lại những nguồn lợi công bằng trong cộng đồng. - Ban quản lí dự án phải lựa chọn những hộ có kinh nghiệm, chịu khó làm ăn, có mong muốn và quyết tâm thoát nghèo. - Tập huấn kỹ lưỡng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trước khi chuyển giao. Thường xuyên cử cán bộ đến kiểm tra, trợ giúp khi cần thiết. Nên có lịch đi kiểm tra định kỳ để kịp thời hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi. - Hướng tới việc xây dựng sinh kế mang tính bền vững, đào tạo, tập huấn nâng cao những kĩ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 72 nói riêng và các hoạt động sinh kế khác nói chung. Đồng thời tập trung nâng cao năng lực cho tầng lớp thanh thiếu niên để thay đổi chiến lược sinh kế trong tương lai. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức và tạo điều kiện để người dân tham gia vào xây dựng mô hình phát triển kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động sinh kế tận dụng hết nguồn lực tại địa phương. - Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các thể chế chính sách cho người dân. 5.2.2 Đố Đốii với các hộ tham gia dự án - Các hộ tham gia dự án cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư sản xuất nhằm nâng cao đời sống. Đối với các khoản thu có từ sự hỗ trợ của dự án, người dân nên chủ động tiết kiệm để tái đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. 73 ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ Tài li liệệu Ti Tiếếng Vi Việệt 1. Cục thống kê Sóc Trăng, 2012. Sóc Trăng sau 20 năm tái lập-Một chặng đường phát triển. Sóc Trăng: Nhà xuất bản thống kê. 2. Dự án chia sẻ Việt Nam – Thụy Điển, (2010), Báo cáo tóm tắt “Các Nhân Tố Hỗ Trợ và Cản Trở Hộ Nghèo Tiếp Cận các Nguồn Vốn Sinh Kế để Giảm Nghèo Bền Vững”, địa chỉ: http://chiase.mpi.gov.vn/index.php. 3. Nguyễn Duy Cần (2006). Thực trạng và phân tích các hệ thống canh tác trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Cà Mau. 4. Đặng Văn Thanh,2009. Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc.Luận văn thạc sĩ. Đại học Thái Nguyên. 5. Nguyễn Việt Hậu, 2010. Phân tích sinh kế nông hộ trong vùng nhiễm mặn tỉnh Sóc Trăng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. 6. Vũ Thị Ngọc, 2012. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ. Đại học Khoa học Tự nhiên tỉnh Thanh Hóa. 7. Nguyễn Văn Đông, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. 8. TS. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Đại học Cần Thơ. 9. Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012), Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học kinh tế TPHCM, mã số CS – 2012 – 02. 10. Phạm Hải Bửu, Võ Thanh Dũng và Cao Quốc Nam, 2010. Các giải pháp cải thiện sinh kế nông hộ trên lâm phần vùng ven biển Cà Mau. Tạp chí Khoa học, số 16a, trang 265-275. 11. Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang và Lê Văn An, 2012. Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học, số 22b, trang 294-303. Tài li liệệu Ti Tiếếng Anh 1. Vuong Quoc Duy, (2012), “Borrower perspectives on access to formal microcredit in the Mekong Delta of Vietnam”, PhD thesis, Ghent University. 74 Ụ LỤC 1 PH PHỤ BẢNG CÂU HỎI Dành cho các thành viên có tiếp cận với nguồn tín dụng của Dự án…………….................tỉnh:………………. Câu 1: Thông tin chung của chủ hộ: - Họ và tên: ……………………………………………………….............. - Số điện thoại liên lạc:…………………………………………................ - Giới tính: 0 (Nam) 1 (Nữ) - Dân tộc: 1. Kinh 2. Khmer 3. Hoa 4. Khác - Tôn giáo: ………… - Tuổi: ……………………… - Trình độ học vấn: ………………………………………………………. - Số nhân khẩu sống chung trong gia đình: ………………………………. - Số thành viên tham gia lao động trong gia đình: ………………….......... * Độ tuổi lao động của những người tham gia lao động: …….…………... ….……………………………………….………………………………… * Trình độ của những người tham gia lao động chính:…………….……... …………………………………………………………………………… - Số thành viên không tham gia lao động trong gia đình:………………… * Câu 2: Ở địa phương anh/ chị - Có khu công nghiệp không?.............. nhiêu .....................khu công nghiệp. nếu có thì bao - Có nhà máy chế biến nông sản, thủy sản không? ......... nếu có thì bao nhiêu...….nhà máy. Trong GĐ có ai làm trong KCN, Nhà máy CBNS, TS không? 1. Có 2. Không 75 Câu 3: Anh/Chị tham gia dự án lúc nào? Tháng………..Năm……….. Câu 4: Gia đình Anh/Chị làm nghề gì trước và sau khi tham gia dự án? Số năm kinh nghiệm? (Phải hỏi rõ ra là khoảng mấy năm, không trả lời chung chung “lâu rồi”) Trước dự án Sau dự án (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán (4) Làm thuê (5) Khác Câu 5: Anh/Chị được vay bao nhiêu từ dự án?………………… triệu đồng. Câu 6: Trước đây Anh/Chị từng được vay từ dự án nào khác chưa?…… triệu đồng. Câu 7: Mục đích sử dụng số tiền vay ban đầu của Anh/Chị? 1. Sản xuất, kinh doanh 2. Để tiêu xài hàng ngày 3. Để cho con ăn học 4. Để mua sắm vật dụng gia đình 5. Khác * Câu 8: Mục đích sản xuất kinh doanh của anh chị là gì? 1. Đủ trang trải cuộc sống gia đình 2. Phát triển sản xuất để làm giàu Câu 9: Thu nhập của gia đình Anh/Chị chủ yếu từ những nghề nào? Bao nhiêu? (Ghi rõ hàng tháng, hàng năm, hàng vụ, ….) Trước dự án DT CP Lãi(lỗ) DT (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán 76 Sau dự án CP Lãi(lỗ) (4) Làm thuê (5) Khác Câu 10: Quy mô sản xuất của hộ Anh/chị? 1. Trồng đất?.......................... trọt: Cây gì?........................Bao nhiêu công 2. Chăn nuôi: Con gì?........................Bao nhiêu con?................................. 3. Buôn bán: Hàng hóa gì?..........................Vốn bao nhiêu?....................... 4. Làm thuê: Có thường xuyên làm thuê không?........................................ 5. Khác: Cụ thể ngành gì?...........................Vốn đầu tư bao nhiêu?............ * Câu 11: Anh/chị có thường bị ép giá khi bán nông sản không? 1. Có 2. Không * Câu 12: Gia đình Anh/chị có sử dụng máy móc vào sản xuất không? ( máy bơm nước, máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay thức ăn, máy xịt thuốc, máy xới) 1. Có 2. Không * Câu 13: Anh/ Chị đánh giá như thế nào về hệ thống kênh mương thủy lợi có phục vụ cho việc sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ? 1. Tốt 2. Không Câu 14: Từ khi tham gia dự án đến nay, anh chị đã mua sắm thêm (hay bán đi) được tài sản gì, trị giá khoảng bao nhiêu tiền?......................................... Câu 15: Gia đình bạn Anh/Chị có ai làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án không? 1. Có 2. Không Câu 16: Điều kiện vay có dễ không? 1 (có) 2 (không) Câu 17: Nếu không, thì tại sao?................................................................... Câu 18: Số thành viên trong tuổi đi học (6 tuổi đến 22 tuổi)?.........người. Trong đó, đi học được…….người. Câu 19: Trước đây, con em của Anh/Chị có gặp khó khăn gì trong việc đến trường hay không? 0. Không gặp khó khăn 1. Khó khăn trong vấn đề tiền bạc 77 2. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)……………………………………… Câu 20: Khi đã tham gia dự án việc học tập của con em Anh/Chị được cải thiện như thế nào? 0. Không cải thiện 1. Được vay vốn để trang trải học phí 2. Có giao thông nông thôn thuận tiện cho việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)……………………………………… Câu 21: Trong 12 tháng vừa qua, có thành viên nào trong gia đình Anh/Chị đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không? 1. Có 2. Không Câu 22: Gia đình Ông/Bà đã phải trả những chi phí điều trị gì trong 12 tháng vừa qua? ( Chi trả cho các dịch vụ theo yêu cầu của BS, phương tiện vận chuyển, mua công, dụng cụ và các dịch vụ chăm sóc có liên quan) Hoạt động Số tiền (1.000 VND) Câu 23: Gia đình Anh/Chị có gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay không? 0. Không có khó khăn 1. Khoảng cách đến các điểm chăm sóc sức khỏe 2. Không đủ tiền để có được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 4. Không đủ kiến thức về điều trị bệnh 5. Bệnh viện không đủ điều kiện (cơ sở vật chất, đôi ngũ bác sĩ, y tá,...) 6. Khác ( Ghi rõ)........................................ Câu 24: Anh/Chị tham gia dự án là do địa phương lựa chọn hay do quen biết người khác giới thiệu và phải có điều kiện gì thì mới được chọn vào dự án? (0) Không có điều kiện 78 (1) Địa phương lựa chọn; (2) Quen biết người khác giới thiệu; (3) Điều kiện phải là người nghèo; (4) Phải là người dân tộc; (5) Phải có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (6) Không có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (7) Không có công ăn, việc làm ổn định; (8) Khác (Ghi rõ) Câu 25: Khi tham gia dự án Anh/Chị mong đợi gì? (1) Được tạo việc làm; (2) Được tăng thu nhập; (3) Được tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; (4) Được nâng cao kiến thức sản xuất; (5) Được có tiền để cho con cái học hành; (6) Khác; *Câu 26: Gia đình anh chị có điện để sử dụng không? 1. Có 2. Không *Câu 27: Nguồn nước sinh hoạt của gia đình là: 1. Nước máy ( nước sạch) 2. Cây nước 3 Nước sông, ao, hồ *Câu 28: Gần chỗ GĐ Anh/ chị sinh sống có chợ xã, ấp không? ............................................nếu có thì có bao nhiêu…………..chợ Câu 29: Vui lòng cho biết chi tiêu hàng tháng của gia đình trước và sau khi được vay vốn Hạng mục Trước khi vay Tổng chi phí Chi phí thực phẩm (lý do tăng/giảm? số lượng, chất lượng bữa ăn hay lạm phát?). Chi phí y tế (tăng/giảm: tại sao?) 79 Sau khi vay Chi phí phục vụ sinh hoạt (kem đánh răng, xà bông, dầu gội, điện, nước,…) Chi phí giải trí (phí tivi, internet, du lịch,…) Chi phí giáo dục (học phí, tiền đi học,…) Chi phí đi lại (xe, tàu, đò, xăng,….) Chi phí khác (đám tiệc, …) Câu 30: Mức độ hài lòng của Anh/Chị khi tham gia dự án? (Đánh dấu X vào ô lựa chọn theo mức độ hài lòng tăng dần từ 1 đến 5) Mức độ Rất không hài lòng hài lòng Không hài lòng □ Tương đối hài lòng □ Hài lòng □ □ Rất hài lòng □ Câu 31: Tâm lý sản xuất khi được tiếp cận tín dụng có sự thay đổi : 1. Thoải mái hơn 4. Khác....... 2. Áp lực hơn 3. Không Câu 32: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi tiếp cận được nguồn vốn từ dự án? 1. Thu nhập cải thiện hơn 2. Chi tiêu thoải mái hơn 3. Có điều kiện sản xuất, kinh doanh hơn 4. Con em có điều kiện đi học hơn 5. Sức khỏe được chăm tốt hơn 6. Khác Câu 33: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc tiếp cận nguồn tín dụng của dự án? 1. Số tiền vay không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất 2. Số tiền trả hàng tháng quá cao 3. Thủ tục vay quá rườm rà 4. Xét duyệt cho vay không công bằng 5. Khác 80 Câu 34: Anh/Chị có được dự án hỗ trợ trong việc (0) Không được hỗ trợ gì về điều kiện vật chất cho sản xuất kinh doanh. (1) Thuê đất đai để sản xuất (nông nghiệp và thuỷ sản)? (2) Đánh bắt thuỷ sản? (3) Sản xuất, kinh doanh rừng? (4) Khai hoang hoặc cải tạo đất đai? Câu 35: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 26? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Câu 36: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 26? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… *Câu 37: Ở địa phương có nhà văn hóa không 1. Có 2. Không 10.1: Nếu có, thì nhà văn hóa sử dụng cho tất cả người dân hay chỉ một số đối tượng 1. Tất cả tượng (ghi rỏ đối tượng) 2. Chỉ một số đối *Câu 38: Các thông tin thời sự các anh chị nhận được thông qua những kênh nào? 1. Tivi 2. Đài truyền thanh của xã, ấp 3. Radio 4. Internet? *Câu 39: Anh/Chị đánh giá gì về các nội dung sau đây sau khi tham gia dự án 81 Nội dung Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Thay đổi tốt hơn 1.Trường học …………....... ……………… ………… 2.Cầu …………….. ………………. ………… 3.Đường giao thông …………… ………………. …………... 4.Cơ sở y tế …………… ………………. ………… 5.Công trình thuỷ lợi …………… ………………. …………... 6.Công trình năng lượng (điện) …………… ………………. ………… …………… ………………. …………... …………… ………………. ………… 7.Nước sinh hoạt 8.Nhà văn hóa Câu 40: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 39? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Câu 41: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 39? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Câu 42: Anh/Chị có được dự án hỗ trợ trong việc (0) Không được hỗ trợ tập huấn (1) Học nghề (2) Tập huấn kỹ thuật (3) Tập huấn kiến thức thị trường (4) Tìm việc làm (5) * Tập huấn sử dụng vốn 82 (6) Khác:………………………………………………… Câu 43: Anh/Chị có tham gia các lớp mà dự án hỗ trợ ở câu 42 không? 1. Có (tiếp theo câu 34, 35) 2. Không (không trả lời câu 34, 35) * Nếu có, một năm được tập huấn bao nhiêu lần: …………………. Câu 44: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 42? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Câu 45: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 42? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… *Câu 46: Ở xóm anh chị có xảy ra xung đột ( đánh nhau, cãi nhau) không? 1. Có 2. Không *Câu 47: Theo anh chị trưởng ấp và trưởng nhóm có tích cực hay không? 1. Có 2. Không Câu 48: Khi tham gia dự án Anh/Chị có (1) Tham gia vào tổ chức xã hội nào không? (2) Tăng được tình làng nghĩa xóm không? 1 (có) 2 (không) 1 (có) 2 (không) (3) Được tham gia trong việc lập kế hoạch phát triển địa phương không? 1 (có) 2 (không) (4) Tăng bình đẳng giới trong gia đình không? 1 (có) 2 (không) *Câu 49: Anh chị có sẵn sàng tham gia xây dựng trạm xá trường học cùng với chính quyền địa phương hay không? 1. Có 2. Không *Câu 50: Gia đình anh chị có còn tồn tại các phong tục như đi “Thầy” chữa bệnh, trọng nam khinh nữ hay không? 83 Câu 51: Anh/Chị có vay từ các nguồn vốn khác trong thời gian tham gia dự án? (1) Không (2) Có Nếu có, vay bao nhiêu?........................Vay ở đâu?....……………………. Câu 52: Cuộc sống gia đình Anh/Chị sau khi tham gia dự án có thay đổi so với trước khi tham gia dự án không? (1) Thay đổi xấu hơn (2) Không thay đổi (3) Thay đổi tốt hơn -Cuộc sống + Tài sản ……. ……. ……. + Đất đai …… …… …… + Công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị …… …… …… ……… ……… ……… ……. ……. ……. ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………. ………. ………. ………. …… …… ……….. ……….. ……….. + Nhà cửa + Vật dụng gia đình + Phương tiện đi lại -Giảm khả năng tổn thương + Khả năng hạn chế hiện tượng ép giá (có còn bị ép giá không?) + Đa dạng cây trồng vật nuôi + Khả năng chống chọi với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. -An ninh lương thực được cải thiện + Tình trạng thiếu ăn + Tạo lương thực bằng các hình thức 84 bất lợi (vay nặng lãi, bán lúa non, khai thác lâm sản trái phép,…) ……….. ……….. ……….. + Khả năng đáp ứng lương thực hiện tại (Vd: mua gạo hàng ngày, hay mua sẵn cả tuần, tháng, quý,...) -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên + Hệ thống kênh mương, tưới tiêu, ... ……….. + Giếng nước sinh hoạt ……… + Ý thức vệ sinh môi trường - Giá trị tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn (VD: rừng, đông vạt hoang dã,…) ……. ……. ……. + Tình trạng phá rừng, đốt rừng ………. ………. ………. + Hoạt động trồng mới rừng + Đánh bắt động vật hoang dã (rùa, chim trời, …) + Hoạt động tận diệt động vật (xiệc điện, đánh bắt cá con,….) 85 Ụ LỤC 2 PH PHỤ nh Wilcoxon Kết qu quảả ki kiểểm đị định nh thu nh Ki Kiểểm đị định nhậập Wilcoxon signed-rank test sign | obs sum ranks expected -------------+--------------------------------positive | 72 3985 2520 negative | 24 1055 2520 zero | 4 10 10 -------------+--------------------------------all | 100 5050 unadjusted variance 84587.50 adjustment for ties -1.75 adjustment for zeros -7.50 5050 ---------adjusted variance 84578.25 Ho: tndaunguoi2 = tndaunguoi1 z= Prob > |z| = 5.037 0.0000 nh chi ph Ki Kiểểm đị định phíí signrank cpdaunguoi2= cpdaunguoi1 Wilcoxon signed-rank test sign | obs sum ranks expected -------------+--------------------------------positive | 91 4775 2522 negative | 6 269 2522 zero | 3 6 6 -------------+--------------------------------all | 100 5050 86 5050 unadjusted variance 84587.50 adjustment for ties -0.13 adjustment for zeros -3.50 ---------- adjusted variance 84583.88 Ho: cpdaunguoi2 = cpdaunguoi1 z= Prob > |z| = 7.747 0.0000 nh tích lũy Ki Kiểểm đị định signrank tchluy2= tchluy1 Wilcoxon signed-rank test sign | obs sum ranks expected -------------+--------------------------------positive | 98 5047 2525 negative | 2 3 2525 zero | 0 0 0 5050 5050 -------------+--------------------------------all | 100 unadjusted variance 84587.50 adjustment for ties 0.00 adjustment for zeros 0.00 ---------- adjusted variance 84587.50 Ho: tchluy2 = tchluy1 z= Prob > |z| = 8.671 0.0000 87 Ụ LỤC 3 PH PHỤ Bảng 1: Danh sách các nhóm phát triển cộng đồng xã Tân Hưng STT Tên nhóm Số thành viên Ấp 1 Thuận Lợi 19 Tân Quy B 2 Tuyết Vàng 20 Tân Quy B 3 Cùng Tiến 19 Tân Lịch 4 Hồn Nhiên 17 Tân Quy B 5 Tương Lai 24 Tân Quy B 6 Đồng Tâm 19 Tân Quy A 7 Bền Vững 15 Tân Lịch 8 Tiến Bộ 25 KoKo 9 Tiến Lên 22 Tân Quy A 10 Phát Triển 17 KoKo Cộng 197 Nguồn: Lịch họp nhóm Phát triển cộng đồng – LRP13 Bảng 2: Danh sách các nhóm phát triển cộng đồng xã Tân Thạnh STT Tên nhóm Số thành viên Ấp 1 Trung Tín 14 Saintard 2 Đoàn Kết 13 Saintard 3 Mai Đỏ 20 Ngã Tư 4 Trung Thành 23 Cái Đường 5 Chung Vui 22 Cái Đường 6 Thành Công 25 Cái Đường 7 Quyết Tâm 16 Cái Xe 8 Đồng Tâm 21 Tân Hội 9 Mai Thành 30 Cái Quanh 10 Mai Vàng 29 Cái Quanh 88 11 ANLT 15 Tân Hội Cộng 228 Nguồn: Lịch họp nhóm Phát triển cộng đồng – LRP13 Bảng 3: Danh sách các nhóm phát triển cộng đồng xã Châu Khánh STT Tên nhóm Số thành viên Ấp 1 Quyết Tâm 25 Ấp 2 2 Vững Mạnh 18 Ấp 4 3 Đoàn Kết 20 Ấp 2 4 Phát Đạt 22 Ấp 1 5 Hàng Me 16 Ấp 1 6 Thành Tâm 19 Ấp 1 7 Vượt Khó 20 Ấp 3 8 Vui Vẻ 21 Ấp 3 9 Tình Thương 19 Ấp 4 Cộng 180 Nguồn: Lịch họp nhóm Phát triển cộng đồng – LRP13 Bảng 4: Người dân sẵn sang tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng Sẵn sàng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng Tần số Tỷ lệ (%) Có 75 75,00 Không 25 25,00 Tổng cộng 100 100,00 Bảng 5. Nhà văn hóa STT Nhà văn hóa Tần số Tỷ lệ (%) 1 Có 62 62,00 2 Không 38 38,00 Tổng 100 100,00 89 [...]... góp phần cải thiện nguồn sinh kế của nông hộ, nâng cao đời sống cho người dân 1.2.2 Mục ti tiêêu cụ th thểể Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài đi vào thực hiện các mục tiêu cụ thể: - Phân tích các nguồn sinh kế nông hộ tham gia dự án - Phân tích các ảnh hưởng của dự án đến nguồn sinh kế của nông hộ - Đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sinh kế ÊN CỨU 1.3 CÂU... bắt đầu từ tháng 8/2013 đến tháng 11 /2013 ng nghi 1.4.3 Đố Đốii tượ ượng nghiêên cứu - Các hoạt động của dự án LRP13 đến sinh kế của nông hộ huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng - Các hộ nông dân tham gia dự án trong khu vực huyện Long Phú - Các nguồn lực sinh kế của nông hộ tại khu vực triển khai dự án C KH ẢO TÀI LI ỆU 1.5 LƯỢ ƯỢC KHẢ LIỆ - Nguyễn Việt Hậu (2009): Phân tích sinh kế nông hộ trong vùng nhiễm... để đánh giá thực trạng nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án tại địa bàn nghiên cứu Đố Đốii với mục ti tiêêu 2: Sử dụng phương pháp kiểm định Willcoxon để phân tích ảnh hưởng của dự án đến nguồn sinh kế nông hộ Trong nghiên cứu này để xem xét sự ảnh hưởng của dự án đến sinh kế nông hộ, ta chỉ nghiên cứu đến thu nhập, chi phí và tích lũy của nông hộ Ta có: Đặt giả thiết: H0: Thu nhập, chi phí, tích. .. dung "Ph "Phâ nguồ ợ nâng cao mức sống cho ng ườ hộ trong dự án Hỗ tr trợ ngườ ườii ngh nghèèo của huy huyệện ú, tỉnh Sóc Tr " để nghiên cứu Long Ph Phú Trăăng ng" ÊU NGHI ÊN CỨU 1.2 MỤC TI TIÊ NGHIÊ 1.2.1 Mục ti tiêêu chung Mục tiêu chung của đê tài là nhằm nghiên cứu về các nguồn lực sinh kế của nông hộ tham gia dự án và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của hộ Từ kết quả phân tích đề xuất một... Sóc Trăng đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và triển khai nhiều dự án đầu tư để người dân có nguồn vốn sản xuất, nâng cao đời sống, hướng đến mô hình sinh kế bền vững, có thể đối phó với những tổn thương như thiên tai, thất mùa, đồng thời có thể duy trì và nâng cao tài sản trong tương lai Để hiểu rõ hơn đời sống của nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng trong các dự án ân tích ngu ồn sinh kế của nông. .. “Các Nhân Tố Hỗ Trợ và Cản Trở Hộ Nghèo Tiếp Cận các Nguồn Vốn Sinh Kế để Giảm Nghèo Bền Vững” Mục tiêu nghiên cứu là xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững Đánh giá kết quả sinh kế của nông hộ sau khi tham gia dự án Chia Sẻ Đưa ra khuyến nghị chính sách để người nghèo tiếp cận tốt hơn những nguồn lực sinh kế Số liệu được thu thập từ nguồn số... sinh kế: Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình hoặc cá nhân để kiếm sống cũng như đạt được ước vọng của họ (FLITCH, 2012) d) Đánh giá sinh kế: Đánh giá sinh kế là việc xem xét các thành tố trong khung phân tích sinh kế bền vững đối với các hoạt sản xuất của các hộ gia đình trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội... văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Dự án ảnh hưởng đến sinh kế của nông hộ trong khu vực nghiên cứu như thế nào? - Thu nhập của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án có gì khác biệt? - Những nhân tố thuân lợi và khó khăn nào cản trở nông hộ tiếp cận nguồn sinh kế? - Giải pháp nào để giúp nông hộ cải thiện việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn sinh kế? ẠM VI NGHI ÊN CỨU 1.4 PH PHẠ NGHIÊ 1.4.1... Đình Thắng (1993) cho rằng nông hộ là một tế bào của xã hội, là hình thức kinh tế cơ bản trong nông nghiệp Đào Thế Tuấn (1977) cho rằng hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng, hộ 6 nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc... giảm nghèo bền vững Bên cạnh đó, rút ra một số hạn chế còn tồn tại của dự án và đúc kết được bài học kinh nghiệm từ dự từ đó đề ra kiến nghị đối với địa phương và ban quản lí dự án giúp người dân tiếp cận tốt hơn những nguồn lực sinh kế để giảm nghèo - Dự Án Phát Triển Lâm Nghiệp Để Cải Thiện Đời Sống Vùng Tây Nguyên (FLITCH), Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH (2012) Mục tiêu của đánh giá sinh

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LÝMỘNGTIỀN

    • LUẬNVĂNTỐTNGHIỆPĐẠIHỌC

    • LÝMỘNGTIỀN

      • LUẬNVĂNTỐTNGHIỆPĐẠIHỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan