phân tích tình hình thu chi ngân sách huyện cờ đỏ

120 387 0
phân tích tình hình thu  chi ngân sách huyện cờ đỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD TRẦN THÁI TÚ ANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH HUYỆN CỜ ĐỎ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: KT1020A1 Tháng 12 năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD TRẦN THÁI TÚ ANH MSSV: 4104200 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH HUYỆN CỜ ĐỎ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: KT1020A1 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN TẤN TÀI Tháng 12 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập và làm việc tại Trƣờng Đại Học Cần Thơ em rất cám ơn ngôi Trƣờng này đã cho em một lƣợng kiến thức nhất định đối với chuyên ngành của mình, đó là nền tảng để giúp em có thể tự tin và vững bƣớc trong tƣơng lai. Không những thế Trƣờng cũng đã cho em một môi trƣờng tốt rèn luyện bản thân từ suy nghĩ cho tới nhân cách, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em có thể tìm hiểu, học tập từ trong sách vở cho tới bạn bè và Thầy Cô. Điều đó thể hiện rõ hơn khi em làm Luận văn tốt nghiệp trong học kỳ này. Luận văn là hình thức duy nhất mà Khoa Kinh Tế - QTKD quy định khi kết thúc quá trình học tập của các sinh viên của Khoa. Vì làm luận văn có thể giúp chúng em vừa cũng cố đƣợc những kiến thức chuyên ngành, vừa tiếp xúc với thực tiễn từ đó kết hợp chúng vào quyển luận văn - một tài liệu hữu ích cho chúng em sau này. Nhận thức đƣợc sự quan trọng đó, em đã cố gắng hoàn thành đề tài của mình. Để hoàn thành đƣợc đề tài này, trƣớc hết em chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô Khoa Kinh Tế - QTKD những ngƣời đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình theo học tại Trƣờng. Tiếp đến, em rất cám ơn Thầy Nguyễn Tấn Tài là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn luận văn, đã nhiệt tình và tận tâm hƣớng dẫn để em hoàn thành luận văn của mình. Sau cùng em xin cám ơn Cơ quan thực tập và các anh chị trong Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Cờ Đỏ đã giúp đở để em có thể hiểu rõ vấn đề vƣớng mắt trong thực tế đối với đề tài em đang nghiên cứu. Em xin kính chúc Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Cần Thơ cùng toàn thể các Cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Cờ Đỏ dồi dào sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực tập Trần Thái Tú Anh i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thái Tú Anh ii XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cờ Đỏ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Phòng Tài Chính – Kế Hoạch (Ký tên, đóng dấu) iii LỜI NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cờ Đỏ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Phòng Tài Chính – Kế Hoạch (Ký tên, đóng dấu) iv MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3.1 Không gian ..................................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian ........................................................................................................ 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 2 1.4 Lƣợc khảo tài liệu ............................................................................................. 2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 3 2.1 Phƣơng pháp luận ............................................................................................. 3 2.1.1 Khái niệm chức năng và vai trò của ngân sách nhà nƣớc .............................. 3 2.1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 3 2.1.1.2 Chức năng của ngân sách nhà nƣớc ............................................................ 3 2.1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nƣớc .................................................................. 3 2.1.2 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc........................................................... 5 2.1.2.1 Khái niệm tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc ....................................... 5 2.1.2.2 Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc ..................................... 5 2.1.2.3 Sơ đồ hệ thống ngân sách nhà nƣớc ........................................................... 6 2.1.3 Phân cấp ngân sách nhà nƣớc ........................................................................ 7 2.1.3.1 Khái niệm phân cấp ngân sách nhà nƣớc ................................................... 7 2.1.3.2 Nguyên tắc phân cấp ngân sách nhà nƣớc .................................................. 7 2.1.3.3 Ý nghĩa của phân cấp ngân sách nhà nƣớc ................................................. 8 2.1.3.4 Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc ................... 8 2.1.4 Những vấn đề chung về thu ngân sách nhà nƣớc ........................................ 12 2.1.4.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nƣớc ........................................................... 12 2.1.4.2 Đặc điểm thu ngân sách nhà nƣớc ............................................................ 12 2.1.4.3 Vai trò của thu ngân sách nhà nƣớc .......................................................... 12 2.1.4.4 Nguồn thu, các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách nhà nƣớc .. 12 2.1.4.5 Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nƣớc ............................................. 14 2.1.5 Những vấn đề chung về chi ngân sách nhà nƣớc ........................................ 16 2.1.5.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nƣớc ........................................................... 16 2.1.5.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nƣớc ............................................................ 16 2.1.5.3 Nội dung chi ngân sách nhà nƣớc ............................................................. 16 2.1.5.4 Phân loại chi ngân sách nhà nƣớc ............................................................. 17 2.1.5.5 Vai trò chi ngân sách nhà nƣớc ................................................................ 17 2.1.5.6 Những nguyên tắc và công cụ quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ............... 17 2.1.6 Lập dự toán ngân sách nhà nƣớc ................................................................. 21 2.1.6.1 Khái niệm, ý nghĩa của lập dự toán ngân sách nhà nƣớc ......................... 21 2.1.6.2 Yêu cầu, căn cứ của lập dự toán ngân sách nhà nƣớc .............................. 21 v 2.1.7 Chấp hành ngân sách nhà nƣớc ................................................................... 22 2.1.7.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ của chấp hành ngân sách nhà nƣớc ........................ 22 2.1.7.2 Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách nhà nƣớc .................................... 22 2.1.8 Quyết toán ngân sách nhà nƣớc ................................................................... 23 2.1.8.1 Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc .......................... 23 2.1.8.2 Trình tự lập, xét duyệt báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nƣớc .............. 23 2.1.8.3 Thời gian chỉnh lý quyết toán ................................................................... 23 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu....................................................................... 24 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 24 CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ VÀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN CỜ ĐỎ .................................................................................... 25 3.1 Giới thiệu chung về huyện Cờ Đỏ .................................................................. 25 3.1.1 Lịch sử hình thành ....................................................................................... 25 3.1.2 Đặc điểm tự nhiên Huyện Cờ Đỏ ................................................................ 25 3.1.2.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 25 3.1.2.2 Diện tích .................................................................................................... 25 3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Cờ Đỏ ..................................................... 25 3.1.3.1 Dân số ....................................................................................................... 25 3.1.3. 2 Tôn giáo ................................................................................................... 26 3.1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Cờ Đỏ ........................................... 26 3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ ............................ 27 3.1.4.1 Thuận lợi ................................................................................................... 27 3.1.4.2 Khó khăn ................................................................................................... 28 3.2 Giới thiệu chung về Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ ................... 29 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tài chính – Kế hoạch .......... 29 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch ....... 30 3.2.2.1 Chức năng của phòng Tài chính – Kế hoạch ............................................ 30 3.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch ....................... 30 3.2.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ ................................................................... 31 3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 31 3.2.3.2 Đội ngũ cán bộ .......................................................................................... 34 3.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu - chi Ngân sách Nhà nƣớc của phòng Tài chính - Kế hoạch ........................................................................... 35 3.2.4.1 Thuận lợi ................................................................................................... 35 3.1.4.2. Khó khăn .................................................................................................. 36 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ ................................................................................................... 37 4.1 Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nƣớc ................................................... 37 4.1.1 Tình hình thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ ....................................... 37 4.1.2 Phân tích tình hình thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................................................................... 42 4.2 Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nƣớc ................................................... 57 vi 4.2.1 Tình hình chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ........................................................ 57 4.2.2 Phân tích tình hình chi Ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2010 – 2012........... 60 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ ......................................................................................................................73 5.1 Ƣu điểm và nhƣợc điềm ................................................................................. 73 5.1.1 Ƣu điểm ....................................................................................................... 73 5.1.2 Hạn chế ........................................................................................................ 73 5.2 Giải pháp ......................................................................................................... 73 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................75 6.1 Kết luận ........................................................................................................... 75 6.2 Kiến nghị......................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 78 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 79 vii DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 CƠ CẤU CÁN BỘ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN CỜ ĐỎ ......................................................................................................................... 35 Bảng 4.1 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2010 ............................................................................................... 37 Bảng 4.2 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2011 ............................................................................................... 39 Bảng 4.3 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2012 ............................................................................................... 40 Bảng 4.4 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 .............................................................................................. 43 Bảng 4.5 TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 .......................................................................................................... 45 Bảng 4.6 THU TỪ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 -2011 ............................................................................... 47 Bảng 4.7 CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 .................................................. 54 Bảng 4.8 THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ...................................................................................................................... 56 Bảng 4.9 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2010 ............................................................................................... 57 Bảng 4.10 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2011 ................................................................................ 58 Bảng 4.11 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2012 ................................................................................ 59 Bảng 4.12 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ........................................................ 61 Bảng 4.13 CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ...................................................................................................................... 63 Bảng 4.14 CHI THƢỜNG XUYÊN HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ............................................................................................................................... 65 Bảng 4.15 CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ...................................... 71 Bảng 4.16 CHI BỔ SUNG NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI VÀ CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN................................................................................................ 73 viii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc ................................................................. 7 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ ........ 32 ix DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT - ANQT: An ninh quốc phòng - ANTT: An ninh trật tự - BCH: Ban chấp hành - DT: Dự toán - ĐKQSDĐ: Đăng ký quyền sử dụng đất - GD: Giáo dục - GTGT: Giá trị gia tăng - HĐND: Hội đồng nhân dân - K3Đ8: Khoản 3 điều 8 - MTTQ: Mặt trận tổ quốc - NK: Nhập khẩu - NSNH: ngân sách nhà nƣớc - NSTW: Ngân sách trung ƣơng - QLC: Quản lý chợ - QT: Quyết toán - UBND: Ủy ban nhân dân - SXKD: Sản xuất kinh doanh - TNXH: Tai nạn xã hội - TTĐB: Tiêu thụ đặt biệt - TTYT: Trung tâm y tế - XK: Xuất khẩu x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nƣớc ta đang từng bƣớc đi lên xã hội chủ nghĩa, phát triển Công nghiệp hóa gắn liền với Hiện đại hóa đất nƣớc, trong quá trình phát triển đó nƣớc ta phải trải qua nhiều giai đoạn và hiện nay, trong giai đoạn hội nhập và hợp tác quốc tế nƣớc ta cũng đang từng bƣớc hòa chung dòng chảy cùng thế giới. Thay thế nền kinh tế quan liêu bao cấp trƣớc đây nƣớc ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trƣờng đã tạo ra một môi trƣờng năng động, nhiều cơ hội phát triển đất nƣớc nhƣng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải phát huy đƣợc những thế mạnh của mình đồng thời ngăn chặn nguy cơ trở thành thị trƣờng của các nƣớc khác, cho nên việc điều tiết nền kinh tế của Nhà nƣớc là một việc làm rất quan trọng và một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô này là Ngân sách nhà nƣớc. Không những có tác dụng điều tiết nền kinh tế vĩ mô, Ngân sách nhà nƣớc còn là nguồn tài chính chủ yếu giúp cho việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, đối ngoại… Do vậy việc sử dụng Ngân sách đúng và hiệu quả là một trong những vấn đề quan trọng. Với thực tế đó đòi hỏi Nhà nƣớc phải tổ chức việc quản lý Ngân sách nhà nƣớc. Làm sao để việc quản lý và sử dụng Ngân sách nhà nƣớc, củng cố kỷ luật Tài chính, sử dụng Ngân sách và tài sản của Nhà nƣớc có hiệu quả làm tăng tích lũy là những việc mà quản lý Ngân sách nhà nƣớc đã và đang thực hiện. Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, huyện Cờ Đỏ cũng đang từng bƣớc nổ lực đạt đƣợc những định hƣớng chung của Nhà nƣớc và mục tiêu cụ thể của huyện đề ra. Với điều kiện tốt về phát triển nông nghiệp và vị trí địa lý thuận lợi huyện Cờ Đỏ luôn muốn phát huy tối đa lợi thế của mình đồng thời nâng cao những mặt khác nhƣ kinh tế xã hội, thƣơng mại dịch vụ, thu hút sự đầu tƣ các nơi khác…, để làm đƣợc điều đó phải nhắc đến vai trò quan trọng của Ngân sách nhà nƣớc. Mặc dù là huyện mới chia tách không lâu, nguồn thu chủ yếu vẫn từ nguồn kinh phí cấp trên cấp xuống nên tình hình cân đối thu chi vẫn chƣa đƣợc đảm bảo, các nguồn lực chƣa đƣợc phát huy hết nhƣng huyện luôn chú trọng công tác quản lý Ngân sách nhà nƣớc. Cho nên phân tích đƣợc tình hình thu chi Ngân sách của huyện tìm ra những hạn chế và đề ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý Ngân sách hiệu quả hơn sẽ góp phần cho huyện hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra hƣớng tới phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của ngƣời dân… Trên thực tế đó, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình thu - chi Ngân sách nhà nước huyện Cờ Đỏ” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình thu - chi Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012, từ đó tìm ra những khó khăn và hạn chế của công tác thu - chi Ngân 1 sách của đơn vị đồng thời đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Ngân sách của đơn vị nhằm phát huy những nguồn lực ở huyện Cờ Đỏ, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của nƣớc nhà. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu thực tế tình hình thu - chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012. Phân tích tình hình thu Ngân sách huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012. Phân tích tình hình chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012. Nhận xét ƣu và nhƣợc điểm của quá trình thu, chi Ngân sách và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn thu, nguồn chi ở huyện Cờ Đỏ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Luận văn đƣợc thực hiện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ. 1.3.2 Thời gian Thông tin, số liệu đƣợc sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu từ thu, chi Ngân sách của huyện qua các năm 2010, 2011, 2012. Luận văn đƣợc thực hiện trong thời gian từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Nguồn thu của huyện Cờ Đỏ. Các khoản chi của huyện Cờ Đỏ. Hiệu quả thu, chi Ngân sách của huyện Cờ Đỏ. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Duy Hiếu, 2007. Phân tích tình hình thu - chi Ngân sách tại Sở Tài chính tỉnh Bến Tre. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. Với cách phân tích đi từ khái quát đến cụ thể và logic tác giả đã tạo cho ngƣời đọc nhìn nhận vấn đề từ đơn giản đến sâu sắc giúp ích cho quá trình phân tích và đánh giá trong nghiên cứu. Đỗ Thu Phƣơng, 2012. Nâng cao hiệu quả quản lý thu - chi Ngân sách nhà nước huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ năm 2012. Với cơ sở lý luận chặc chẽ tác giả đã cung cấp một số khái niệm về thu, chi ngân sách từ đó ngƣời đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Văn Tuấn Kiệt, 2008. Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thúy Diễm, 2009. Phân tích thu - chi Ngân sách nhà nước huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Đại học. Đại học An Giang. 2 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm chức năng và vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc 2.1.1.1 Khái niệm Theo Luật ngân sách nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 16/12/2002 thì Ngân sách nhà nƣớc có khái niệm sau: Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ khoản thu - chi Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. 2.1.2.2. Chức năng của Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nƣớc có 4 chức năng chủ yếu sau: Chức năng tổ chức vốn, chức năng phân phối, chức năng giám đốc, chức năng điều chỉnh quá trình kinh tế. - Chức năng phân phối của Ngân sách nhà nƣớc: Thể hiện qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nƣớc và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán của Nhà nƣớc. Chức năng phân phối của Ngân sách nhà nƣớc thể hiện đầy đủ cả quá trình phân phối lần đầu tiên và phân phối lại, chủ thể phân phối là Nhà nƣớc, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. Quá trình phân phối lần đầu tiên của Ngân sách nhà nƣớc là quá trình Nhà nƣớc huy động các nguồn tài chính từ xã hội để hình thành Ngân sách nhà nƣớc, cũng chính là quá trình thu Ngân sách nhà nƣớc. Quá trình phân phối lại của Ngân sách nhà nƣớc là quá trình Nhà nƣớc sử dụng Ngân sách nhà nƣớc nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc, cũng chính là quá trình chi Ngân sách phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội. - Chức năng giám đốc (kiểm tra) của Ngân sách nhà nƣớc: Thể hiện qua việc Nhà nƣớc thực hiện chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động nền kinh tế. Quá trình huy động và sử dụng Ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc theo dõi, quản lý, giám xác, kiểm tra chặc chẽ bằng đồng tiền theo những định chế, chuẩn mực đã đƣợc Nhà nƣớc quy định. Chức năng giám đốc của Ngân sách nhà nƣớc hình thành trong quá trình Nhà nƣớc huy động tập trung, phân phối và sử dụng vốn Ngân sách. Nhà nƣớc thực hiện sự giám sát hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội thông qua các khoản thu - chi Ngân sách nhà nƣớc bằng đồng tiền. Thông qua chức năng giám đốc, Nhà nƣớc tác động vào quá trình quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội, chức năng giám đốc của Ngân sách nhà nƣớc giúp cho hiệu quả thực hiện Ngân sách nhà nƣớc đƣợc tốt hơn. Ngoài 2 chức năng trên, Ngân sách nhà nƣớc còn có 2 chức năng cụ thể là: chức năng tổ chức vốn và chức năng điều chỉnh quá trình kinh tế đƣợc thể hiện qua vai trò của Ngân sách nhà nƣớc. 2.1.1.3 Vai trò Ngân sách nhà nước Vai trò của Ngân sách nhà nƣớc đƣợc xác định trên cơ sở các chức năng của Ngân sách nhà nƣớc và trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai 3 đoạn lịch sử. Do vậy, vai trò của Ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay nhƣ sau: Ngân sách nhà nƣớc với vai trò theo chức năng của Ngân sách nhà nƣớc là huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Đồng thời, Ngân sách nhà nƣớc thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nƣớc. Vai trò của Ngân sách nhà nƣớc biểu hiện qua việc Ngân sách nhà nƣớc động viên các nguồn lực hữu hình và vô hình bao gồm: - Các nguồn lực trong nƣớc nhƣ các nguồn vốn bằng tiền hoặc đang ở dạng luân chuyển (vốn lƣu động, vốn cố định trong doanh nghiệp, vốn luân chuyển trên thị trƣờng tài chính) phát triển cuối cùng là doanh lợi tăng thu thuế, phí hoặc đang ở dạng tích lũy (dự trữ quốc gia, dự trữ bắt buộc, dự trữ phòng) cho vay để phát triển và huy động các nguồn lực ở nƣớc ngoài qua việc huy động các nguồn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài mà chúng ta có thể nhận dạng đƣợc; Động viên các nguồn tài chính vô hình là các nguồn tài chính ở dạng tiềm ẩn khó nhận dạng nhƣng nó có tác động gián tiếp đến việc gia tăng nguồn tài chính quốc gia một cách hiệu quả và bền vững (độc quyền thƣơng hiệu, sở hữu công nghiệp, phần mềm tin học, phát triển giáo dục và đào tạo, uy tín cá nhân, chính sách đúng đắn và kịp thời, khai thác các di tích lịch sử, chống tham nhũng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nƣớc ngoài, đầu tƣ mạo hiểm, quan hệ hữu hảo với các nƣớc). - Bảo đảm các nhu cầu chi tiêu để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. - Điều hòa các nguồn vốn giữa các vùng và các ngành kinh tế. - Tài trợ đối với các tổ chức kinh tế. Mặt khác, Ngân sách nhà nƣớc là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc và nền kinh tế thị trƣờng cần thiết phải có sự điều chỉnh vĩ mô từ phía Nhà nƣớc. Vì vậy, Ngân sách nhà nƣớc có vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo định hƣớng của Nhà nƣớc. Có thể khái quát vai trò của Ngân sách nhà nƣớc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thị trƣờng nhƣ sau: + Về mặt kinh tế: Ngân sách nhà nƣớc phải là công cụ đắc lực trong việc định hƣớng, điều chỉnh hình thành cơ cấu ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn. Ngân sách nhà nƣớc góp phần quan trọng trong việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển kinh tế, tạo môi trƣờng và điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nhiều thành phần, giữ cho nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tích cực chống độc quyền, đầu cơ. Đồng thời, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng và hổ trợ cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong những trƣờng hợp cần thiết. + Về mặt xã hội: Ngân sách nhà nƣớc là công cụ đắc lực của Nhà nƣớc trong việc giải quyết tất cả các vấn đề về mặt xã hội nhƣ điều tiết thu nhập của ngƣời thu nhập cao, thông qua quá trình phân phối và phân phối lại của Ngân sách nhà nƣớc để ngƣời có thu nhập thấp cũng đƣợc hƣởng lợi, hạn chế tốc độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội, hƣớng dẫn tiêu dùng của xã hội, giải quyết các nhu cầu chính sách xã hội về phổ cập giáo dục, đời sống tin thần, sức khỏe cộng 4 đồng, lao động tiền lƣơng, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội… tạo môi trƣờng xã hội lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc và văn minh. + Về mặt thị trƣờng: Ngân sách nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá cả thị trƣờng theo hƣớng tích cực, chống lạm phát tiêu cực, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ tham gia điều tiết, điều chỉnh những mặt tiêu cực của thị trƣờng. Thúc đẩy phát triển mối quan hệ hàng - tiền trong nƣớc và quốc tế. 2.1.2 Tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc 2.1.2.1 Khái niệm tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nƣớc là việc xây dựng hệ thống Ngân sách nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, xác định mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống Ngân sách nhà nƣớc và phân cấp Ngân sách, trách nhiệm của từng cấp chính quyền Nhà nƣớc trong việc quản lý, điều hành Ngân sách nhằm đảm bảo phân phối, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc. 2.1.2.2 Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nƣớc căn cứ vào Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật ngân sách nhà nƣớc, luật pháp hiện hành và theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Mỗi cấp chính quyền nhà nƣớc theo quy định của Hiến pháp đƣợc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nƣớc dựa trên hai nguyên tắc chủ yếu sau: - Nguyên tắc thống nhất: thể hiện qua hệ thống Ngân sách nhà nƣớc ở nƣớc ta là một hệ thống thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; thống nhất về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, những quy định của Nhà nƣớc về quản lý, tổ chức điều hành cũng nhƣ về các chế độ, định chế tài chính. + Nguyên tắc thống nhất của Ngân sách nhà nƣớc yêu cầu mọi nguồn thu và mọi khoản chi của Ngân sách nhà nƣớc điều phải phản ánh tập trung đầy đủ và trọn vẹn vào Ngân sách nhà nƣớc. Tất cả các cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, nếu phát sinh các khoản thu và chi liên quan đến các hoạt động của mình thì điều phải đặt trong hệ thống Ngân sách nhà nƣớc. + Nguyên tắc thống nhất của Ngân sách nhà nƣớc còn thể hiện ở việc ban hành hệ thống chế độ thu, chi và các tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn quốc. Mọi hoạt động thu, chi Ngân sách phục vụ cho các hoạt động chức năng của Nhà nƣớc đều phải thực hiện theo những quy định, chuẩn mực và những thủ tục thống nhất chung do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định. Ngoài ra, không đơn vị, cá nhân nào tự ý đặt ra những chế độ, định mức thu, chi khác với những quy định chung của Nhà nƣớc. Các quy định về trình tự, nội dung, thời gian lập, phê duyệt, chấp hành về quyết toán Ngân sách nhà nƣớc cũng phải đƣợc quy định nghiêm ngặt, rõ ràng và thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng. + Ngân sách nhà nƣớc chỉ tồn tại một hệ thống Ngân sách thống nhất của Nhà nƣớc. Yêu cầu của nguyên tắc này là một quốc gia chỉ có một Ngân sách nhà 5 nƣớc thống nhất. Việc hình thành nhiều cấp Ngân sách nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng để phân cấp quản lý và các cấp Ngân sách này là một khâu, một bộ phận trong tổng thể Ngân sách nhà nƣớc. - Nguyên tắc tập trung dân chủ: Thể hiện qua hai mặt + Về mặt tập trung: Đƣợc biểu hiện là hầu hết, phần lớn Ngân sách nhà nƣớc tập trung ở Ngân sách Trung ƣơng nhằm giải quyết những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Mặt khác, Ngân sách cấp dƣới phải chịu sự chỉ đạo của Ngân sách cấp trên và Ngân sách cấp trên có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán của Ngân sách cấp dƣới trong việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ chấp hành các chế độ quy định của Nhà nƣớc. + Về mặt dân chủ: Thể hiện qua mỗi cấp chính quyền Nhà nƣớc có một Ngân sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định Ngân sách cấp mình một cách tự chủ, độc lập, phát huy tính năng động sáng tạo của cấp mình trong việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và nhiệm vụ phát triển kinh tế của cấp mình, cũng nhƣ cho phép các cấp Ngân sách đƣợc quản lý theo quy chế riêng cho phù hợp với khả năng, trình độ quản lý và điều kiện cụ thể của từng cấp Ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo cho hoạt động của các cấp chính quyền có hiệu quả hơn, tích cực khai thác mọi nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu hợp lý, đồng thời cũng là để phối hợp thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của Nhà nƣớc. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nƣớc ở nƣớc ta là nguyên tắc xuyên suốt trong công tác tổ chức của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng một cách linh hoạt trong từng thời kỳ, có lúc tăng cƣờng tập trung, có lúc mở rộng dân chủ tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể nhằm phát huy hiệu quả hệ thống Ngân sách nhà nƣớc. 2.1.2.3 Sơ đồ hệ thống Ngân sách nhà nước Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc hiện nay ở nƣớc ta đƣợc chia thành 2 cấp Ngân sách cơ bản trong phân cấp quản lý là Ngân sách trung ƣơng và Ngân sách địa phƣơng nhằm dễ thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ. Trong đó, Ngân sách địa phƣơng chia thành 2 loại trong cơ chế quản lý Ngân sách nhà nƣớc bao gồm: Ngân sách nhà nƣớc quản lý theo cơ chế tài chính và Ngân sách địa phƣơng chung quản lý cơ chế quản lý đặc thù (Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), theo cơ chế ƣu đãi (Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ). Ngân sách địa phƣơng chia thành 3 cấp ngân sách: Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng quản lý (gọi chung là Ngân sách tỉnh); Ngân sách cấp quận, huyện, Thành phố trực thuộc tỉnh quản lý (gọi chung là Ngân sách huyện); Ngân sách cấp xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là Ngân sách cấp xã). 6 Ngân sách nhà nƣớc Ngân sách Trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng Ngân sách cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ƣơng (Ngân sách tỉnh) Ngân sách quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (Ngân sách huyện) Ngân sách xã, phƣờng, thị trấn (Ngân sách xã) Hình 2.1: Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc 2.1.3 Phân cấp Ngân sách Nhà nƣớc 2.1.3.1 Khái niệm phân cấp Ngân sách nhà nước Phân cấp Ngân sách nhà nƣớc là việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền Nhà nƣớc trong việc quản lý, tổ chức và điều hành Ngân sách, đồng thời phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp Ngân sách tƣơng ứng với mỗi cấp Ngân sách. 2.1.3.2 Nguyên tắc phân cấp Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nƣớc phân cấp dựa trên những nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống Ngân sách nhà nƣớc. - Phân cấp thực hiện đồng bộ giữa phân cấp quản lý kinh tế - xã hội với tổ chức bộ máy hành chính. Phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền Nhà nƣớc trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp. - Đảm bảo đƣợc vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ƣơng, đồng thời đảm bảo tính độc lập, tự chủ của Ngân sách địa phƣơng phù hợp với chỉ đạo của cấp trên và điều kiện cụ thể của địa phƣơng. - Đảm bảo tính công bằng, tính minh bạch trong phân cấp Ngân sách. 2.1.3.3 Ý nghĩa của phân cấp Ngân sách nhà nước - Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành Ngân sách nhà nƣớc. 7 - Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Ngân sách nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Ngân sách Trung ƣơng và quyền tự chủ của Ngân sách địa phƣơng. - Nâng cao trách nhiệm quản lý Ngân sách nhà nƣớc của từng cấp chính quyền Nhà nƣớc. 2.1.3.4 Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách nhà nước Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp Ngân sách đƣợc thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nƣớc (16/12/2002), Nghị định 60 của Chính phủ (06/06/2003) và Thông tƣ 59 của Bộ Tài chính (23/06/2003) phân cấp giữa Ngân sách trung ƣơng và Ngân sách địa phƣơng. Trong phạm vi của đề tài chỉ đề cập đến nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phƣơng. - Nguồn thu của Ngân sách địa phƣơng gồm: + Các khoản thu Ngân sách địa phƣơng hƣởng 100%: Bao gồm: Thuế nhà, đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; Thuế môn bài; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nƣớc, không kể tiền thuê mặt nƣớc thu từ hoạt động dầu, khí; Tiền đền bù thiệt hại đất; Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc; Lệ phí trƣớc bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thu nhập từ vốn góp của Ngân sách địa phƣơng, tiền thu hồi vốn của Ngân sách địa phƣơng tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý, phần nộp Ngân sách theo quy định của pháp luật; Thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; Các khoản thuế, lệ phí, phần nộp Ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phƣơng tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trƣớc bạ; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Thu sự nghiệp, phần nộp Ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do địa phƣơng quản lý; Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; Thu từ huy động đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định; Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật; Thu kết dƣ Ngân sách địa phƣơng; Các khoản thu khác của Ngân sách địa phƣơng theo quy định của pháp luật; Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên; Thu chuyển nguồn Ngân sách từ Ngân sách địa phƣơng năm trƣớc sang Ngân sách địa phƣơng năm sau; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng theo quy định của pháp luật. + Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%) giữa Ngân sách trung ƣơng và Ngân sách địa phƣơng: Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nƣớc, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Phí xăng, dầu. 8 + Việc phân cấp các nguồn thu cho Ngân sách các cấp chính quyền ở địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trong phạm vi đƣợc phân cấp, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau: Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới; khuyến khích các cấp tăng cƣờng quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp. Ngân sách xã, thị trấn đƣợc hƣởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất. Ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh đƣợc hƣởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trƣớc bạ, không kể lệ phí trƣớc bạ nhà, đất. * Việc huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng được thực hiện như sau: + Khi các nhu cầu huy động vốn đầu tƣ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phƣơng án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; Dƣ nợ vốn huy động tại thời điểm trình phƣơng án và dƣ nợ sau khi phƣơng án dƣ nợ huy động đƣợc duyệt bảo đảm không vƣợt quá 30% vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trong nƣớc hàng năm của Ngân sách cấp tỉnh, không kể vốn đầu tƣ bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thƣờng xuyên từ Ngân sách Trung ƣơng cho Ngân sách cấp tỉnh; đảm bảo các yêu cầu, thủ tục quy định khác của Nhà nƣớc. + Sau khi phƣơng án huy động vốn đƣợc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ. Việc huy động vốn của địa phƣơng đƣợc thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ và huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn huy động đƣợc hạch toán thu Ngân sách cấp tỉnh để chi cho mục tiêu đã định và phải bố trí trong cân đối của Ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả nợ khi đến hạn. - Nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phƣơng gồm: + Chi đầu tƣ phát triển về: Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phƣơng quản lý; Đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tƣ phát triển trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phƣơng thực hiện; các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật. + Chi thƣờng xuyên về: Các sự nghiệp giáo dục, đạo tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phƣơng quản lý; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phƣơng quản lý; Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do Ngân sách địa phƣơng đảm bảo theo quy 9 định của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện; Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc; cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phƣơng; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản lý; Phần chi thƣờng xuyên trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phƣơng thực hiện; Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc; Các khoản chi thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật. + Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tƣ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nƣớc. + Chi bổ sung quỹ Dự trữ tài chính cấp tỉnh. + Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dƣới. + Chi chuyển nguồn từ Ngân sách địa phƣơng năm trƣớc sang Ngân sách địa phƣơng năm sau. - Tỉ lệ phần trăm (%) phần chia các khoản thu giữa Ngân sách các cấp trong năm đầu của thời kỳ ổn định: + Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa Ngân sách Trung ƣơng và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội quyết định. + Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách từng xã, phƣờng, thị trấn. - Khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng phải đảm bảo: + Về phân cấp nguồn thu: Chú trọng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng. Nguồn thu gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách cấp chính quyền đó. Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để bảo đảm nhiệm vụ chi đƣợc giao; hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên. Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ. Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dƣới không vƣợt quá tỷ lệ phần trăm (%) phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu đƣợc phân chia. + Về phân cấp nhiệm vụ chi: * Phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản: 10 Việc phân cấp chi đầu tƣ xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho cấp huyện, xã, thị trấn căn cứ trình độ, năng lực quản lý và khối lƣợng vốn đầu tƣ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định phân cấp chi đầu tƣ xây dựng cơ bản cho cấp dƣới. Đối với thành phố thuộc xã, thành phố thuộc tỉnh phải đƣợc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tƣ xây dựng các trƣờng phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nƣớc, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị; trên cơ sở phân cấp, xác định nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản cụ thể cho cấp dƣới. * Phân cấp chi thường xuyên: Việc phân cấp chi thƣờng xuyên giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng phải đảm bảo: Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật và phù hợp đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cƣ của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính hiệu quả; Đối với ngân sách xã, thị trấn, nếu nguồn thu 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) lớn hơn nhiệm vụ chi thƣờng xuyên thì cấp tỉnh phân cấp thêm nhiệm vụ chi đầu tƣ các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý. - Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới bao gồm: + Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp dƣới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đƣợc giao. + Bổ sung có mục tiêu: Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dƣới thực hiện các nhiệm vụ sau: Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới cho cấp trên ban hành chƣa đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể đƣợc xác định trên cơ sở khả năng cân đối của các cấp có liên quan; Hỗ trợ thực hiện các chƣơng trình dự án quốc gia giao các cơ quan địa phƣơng thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi đƣợc cấp có thẩm quyền giao; Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nằm trong quy hoạch và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tƣ và xây dựng, ngân sách cấp dƣới đã bố trí chi nhƣng chƣa đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phƣơng án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tại, hỏa hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dƣới đã sử dụng dự phòng, một phần quỹ dự trữ tài chính của địa phƣơng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Số bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới đƣợc xác định hàng năm. Mức bổ sung cụ thể đƣợc căn cứ khả năng cân đối ngân sách cấp trên và yêu cầu về mục tiêu cụ thể của cấp dƣới. Việc sử dụng vốn, kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định. 11 - Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới đƣợc ổn định từ 3 đến 5 năm đối với các năm trong thời kỳ ổn định, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi đƣợc phân cấp, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách và các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội cụ thể ở địa phƣơng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp dự toán thu, chi ngân sách và chủ động quản lý, điều hành dự toán thu chi ngân sách đã đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định. 2.1.4 Những vấn đề chung về thu Ngân sách nhà nƣớc 2.1.4.1 Khái niệm thu Ngân sách nhà nước Thu Ngân sách nhà nƣớc là số tiền Nhà nƣớc huy động nộp vào Ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp. Phần lớn các khoản thu Ngân sách nhà nƣớc đều mang tính chất bắt buộc, phần còn lại là các khoản thu khác của Ngân sách nhà nƣớc. Thu Ngân sách nhà nƣớc còn đƣợc biểu hiện là quá trình phân phối thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội (GDP) vào Ngân sách nhà nƣớc. 2.1.4.2 Đặc điểm của thu Ngân sách nhà nước Các nguồn tài chính đƣợc Nhà nƣớc huy động vào Ngân sách nhà nƣớc phần lớn mang tính chất bắt buộc. Thể hiện tỉ xuất thu hoặc mức thu đối với các hoạt động tài chính trong xã hội có đối tƣợng phát sinh nguồn và đối tƣợng thu nộp. 2.1.4.3 Vai trò của thu Ngân sách nhà nước Nhà nƣớc huy động các nguồn tài chính trong xã hội đƣa vào Ngân sách nhà nƣớc để đảm bảo nhu cầu cho bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc. Là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và các tổ chức cá nhân, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa vốn tiền tệ tập trung và không tập trung trong xã hội. Thu Ngân sách nhà nƣớc phải góp phần vào sự kích thích phát triển kinh tế xã hội, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế xã hội. 2.1.4.4 Nguồn thu, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nước a) Khái niệm Nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc có thể hiểu là Nhà nƣớc huy động các nguồn tài chính cụ thể từng đối tƣợng trong nền kinh tế xã hội. Nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc là bao gồm tất cả các khoản thu Ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật có cụ thể phân định nguồn thu giữa các cấp Ngân sách. Các khoản thu của Ngân sách nhà nƣớc bao gồm: - Các khoản thu theo quy định của luật thuế (sắc thuế). 12 - Các khoản thu đƣợc coi nhƣ thuế theo quy định của pháp luật. - Các khoản phí, lệ phí theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. - Các khoản thu khác nhƣ: Đóng góp tự nguyện, vay cân đối Ngân sách nhà nƣớc, viện trợ… theo quy định của pháp luật. b) Phân loại Căn cứ vào nguồn thu phân định giữa các cấp Ngân sách nhà nƣớc có thể chia thành 3 loại lớn nhƣ sau: - Thu cố định là nguồn thu mà một số cấp Ngân sách hƣởng 100%. - Thu điều tiết là mỗi cấp Ngân sách chỉ hƣởng một tỉ lệ (%) nhất định. - Thu bổ sung cân đối từ Ngân sách cấp trên hoặc vay cân đối Ngân sách. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ quốc gia: - Nguồn thu Ngân sách trong nƣớc. - Nguồn thu Ngân sách ngoài nƣớc. Ngoài ra trong phân loại nguồn thu còn dựa vào những tiêu thức khác nhau nhƣ: Đơn vị, tổ chức, cá nhân, lĩnh vực,… phát sinh nguồn thu, các thành phần kinh tế, các ngành, các nội dung kinh tế. c) Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu và mức độ động viên nguồn thu vào Ngân sách nhà nước - Đối tƣợng phát sinh nguồn thu và đối tƣợng thu nộp: + Đối tƣợng phát sinh nguồn thu là nhân tố quan trọng, là cơ sở mang tính nguồn gốc để hình thành nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc. + Đối tƣợng thu nộp là nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc thể hiện qua việc xác định đối tƣợng thu nộp hợp lý hay không hợp lý. Nếu xác định đối tƣợng thu nộp hợp lý thì thu Ngân sách nhà nƣớc sẽ thuận lợi, dễ dàng, tránh thất thu Ngân sách… và ngƣợc lại. - Tỉ suất thu hay mức thu: + Là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc theo phƣơng pháp tính toán để thu nộp vào Ngân sách nhà nƣớc. - Hình thức và biện pháp thu Ngân sách nhà nƣớc + Là nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc thể hiện qua thủ tục, điều kiện, cách làm hợp lý, dẫn đến hiệu quả của nguồn thu. - Tổ chức quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc + Là nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc đòi hỏi phải có quy trình thu Ngân sách nhà nƣớc từ khâu ra thông báo, xử lý, tính thuế đến khâu thu nộp vào Ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức quản lý chặc chẽ, hợp lý, tránh thất thu, trốn thu, lậu thuế, tiêu cực về thuế… mới đảm bảo cho nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc kịp thời và đầy đủ. - Chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc + Chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc. Vì chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực thu Ngân sách nhà nƣớc chi phối trực tiếp đến nguồn thu, tùy theo định hƣớng ƣu đãi miễn 13 giảm, khuyến khích hay hạn chế, góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội ngày càng hợp lý và hoàn thiện hơn. - Chính sách chi Ngân sách nhà nƣớc + Là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc vì chi Ngân sách nhà nƣớc và thu Ngân sách nhà nƣớc có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại nằm trong mối quan hệ biện chứng đã đƣợc xem xét trong vai trò Ngân sách nhà nƣớc. Giữa thu Ngân sách nhà nƣớc và chi Ngân sách nhà nƣớc phải đặt trong mối quan hệ cân đối Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo tích cực hiệu quả. Vì vậy, thu Ngân sách nhà nƣớc không thể tách rời chi Ngân sách nhà nƣớc. Từ các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc cho thấy giải pháp tăng thu Ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc triệt để bằng cách khai thác, bồi dƣỡng và xây dựng phát triển nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc cụ thể nhƣ sau: - Phải tích cực khai thác nguồn thu: thể hiện qua việc quản lý thu đúng, thu đủ, không bỏ sót nguồn thu, hạn chế chạy theo chỉ tiêu tận thu, lạm thu, gây căng thẳng áp lực ảnh hƣởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc. Tổ chức quản lý thu chặc chẽ, hợp lý, tránh thất thu, trốn thuế, lậu thuế, tiêu cực. - Phải biết bồi dƣỡng nguồn thu thể hiện qua việc xác định tỷ suất thu, mức thu hợp lý, vừa phải kích thích, khuyến khích đối tƣợng phát sinh nguồn thu phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho nguồn thu ngày càng tăng và phát triển bền vững - Phải biết xây dựng phát triển nguồn thu thể hiện qua chính sách thu, chi Ngân sách nhà nƣớc tạo điều kiện mang tính tiền đề phát sinh những nguồn thu mới làm cho nguồn thu của Ngân sách nhà nƣớc ngày càng nhiều hơn, phong phú, đa dạng hơn. 2.1.4.5 Chính sách, chế độ thu Ngân sách nhà nước a) Quan điểm xây dựng chính sách, chế độ thu Ngân sách nhà nước - Thu nhập bình quân đầu ngƣời: Phải xem xét thu nhập bình quân đầu ngƣời của quốc gia trong thời gian nhất định thƣờng là một năm. - Khai thác tài nguyên khoán sản: Phải xem xét khả năng tiềm tàng về tài nguyên khoán sản của quốc gia và khả năng khai thác khoán sản đƣợc coi là nguồn thu rất quan trọng. - Xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội: Phải phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội khi xây dựng chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc phải bám sát xu hƣớng phát triển của đất nƣớc theo chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển kinh tế của từng địa phƣơng để cụ thể hóa chính sách thu cho phù hợp. - Tổ chức quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc: Phải xem xét đến khâu quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc nhằm ngày càng hoàn thiện quy trình tổ chức thu Ngân sách, hạn chế thất thu Ngân sách và xem xét tỉ suất thu cho phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với hiệu quả công tác tổ chức quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc. - Chi Ngân sách nhà nƣớc: Phải xem xét mối quan hệ cụ thể chi Ngân sách nhà nƣớc, căn cứ vào nhiệm vụ chi Ngân sách trong thời kỳ cụ thể và những vấn 14 đề liên quan đến cân đối Ngân sách để xác định tỉ suất cho phù hợp. Khi xem xét cân đối thu chi Ngân sách nhà nƣớc phải giải quyết thật tốt mối quan hệ biện chứng giữa thu chi Ngân sách nhà nƣớc. + Hƣớng dẫn tiêu dùng và thu nhập dân cƣ: Khi xây dựng chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc cần phải xem xét cụ thể hóa các nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo hƣớng dẫn tiêu dùng và thu nhập dân cƣ. + Hƣớng dẫn tiêu dùng: Nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc phải điều tiết, điều chỉnh thu nhập dân cƣ hạn chế tốc độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Vì vậy, đối với thu nhập dân cƣ cao thì tỉ suất phải cao. b) Nguyên tắc xây dựng chính sách, chế độ thu Ngân sách nhà nước Chính sách, chế độ thu Ngân sách nhà nƣớc đƣợc xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc tập trung thống nhất - Khi xây dựng chính sách chế độ thu Ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo thống nhất và tập trung theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa bằng pháp luật hoặc các văn bản pháp quy của cơ quan có thẩm quyền, khi triển khai thực hiện phải thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Các cấp chính quyền không đƣợc tự ý sửa đổi bổ sung chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ không đƣợc ban hành quy định về thu Ngân sách nhà nƣớc trái với quy định, luật pháp thống nhất tập trung của thu Ngân sách nhà nƣớc. Nguyên tắc công bằng bình đẳng - Khi xây dựng chính sách, chế độ thu Ngân sách nhà nƣớc phải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các thành phần kinh tế; giữa các tổ chức cá nhân trong xã hội; giữa các ngành, lĩnh vực; giữa các địa phƣơng… Nguyên tắc động viên hợp lý - Khi xây dựng chính sách, chế độ thu Ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo nguyên tắc động viên hợp lý, trong quá trình cụ thể hóa nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc phải xem xét cụ thể từng đối tƣợng phát sinh nguồn thu để xác định tỉ suất thu Ngân sách hợp lý cho từng đối tƣợng, tránh động viên vào Ngân sách nhà nƣớc quá mức hợp lý ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế xã hội hoặc động viên quá thấp dƣới mức hợp lý ảnh hƣởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc không bảo đảm cân đối Ngân sách nhà nƣớc tích cực. - Nguyên tắc động viên hợp lý còn thể hiện qua việc xem xét chế độ ƣu đãi, miễn giảm,… có kết hợp với quá trình phân phối lại Ngân sách nhà nƣớc. Nguyên tắc trách nhiệm vật chất - Khi xây dựng chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm vật chất, đƣợc cụ thể hóa cho từng đối tƣợng trong quá trình tổ chức quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc… phải chịu trách nhiệm vật chất đối với từng khâu, từng công việc… cho từng đối tƣợng phụ trách, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý thu, nâng cao hiệu quả thu Ngân sách nhà nƣớc. - Chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc đối với các nguồn thu lớn của Ngân sách: 15 + Đối với nguồn thu từ thuế: Hiện nay hầu hết các nguồn thu từ thuế đƣợc hoàn thiện chính sách thu đƣợc ban hành chính thức bằng luật thuế pháp lệnh về thuế, chỉ cần tổ chức thực hiện đúng đầy đủ quá trình trong thực tế thực hiện phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng đối tƣợng, từng địa phƣơng, từng lĩnh vực, ngành nghề thì chính sách thu sẽ xâm nhập tốt đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, về chính sách thuế hiện nay còn một số vấn đề bất cập mâu thuẫn cần phải đƣợc giải quyết cải cách, điều chỉnh để chính sách thu Ngân sách về thuế ngày càng hoàn thiện hợp lý hơn. Mặt khác, do yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi chính sách thuế cũng phải luôn đƣợc quan tâm hoàn thiện. + Đối với nguồn thu phí, lệ phí: Về thuế đƣợc coi nhƣ đã tƣơng đối hoàn thiện thì phí, lệ phí hiện nay cũng đang đƣợc cũng cố hoàn thiện. Bộ Tài chính và các Bộ ngành ở Trung ƣơng và các cơ quan có thẩm quyền đã quan tâm rã soát để ban hành các loại phí, lệ phí cho phù hợp. + Đối với các nguồn thu khác: Thƣờng chiếm tỉ trọng không lớn trong thu Ngân sách nhà nƣớc nhƣng các nguồn thu này cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo cân đối Ngân sách, có xu hƣớng thực hiện ngày càng tăng, cần phải tích cực khuyến khích, khai thác nguồn thu để góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc, trong đó có những nguồn thu quan trọng nhƣ vay cân đối Ngân sách, viện trợ, tài trợ… 2.1.5 Những vấn đề chung về chi Ngân sách Nhà nƣớc 2.1.5.1 Khái niệm chi Ngân sách nhà nước Chi Ngân sách nhà nƣớc là số tiền Nhà nƣớc chi tiêu từ Ngân sách nhằm đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. Chi Ngân sách nhà nƣớc còn đƣợc hiểu là quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân nhằm đảm bảo sự tồn tại của Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc. Chi Ngân sách nhà nƣớc bao gồm: Cho hoạt động bộ máy nhà nƣớc, chi đầu tƣ phát triển, chi cho lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội, thể dục thể thao, chi cho an ninh quốc phòng và các khoản chi theo luật định. 2.1.5.2 Đặc điểm chi Ngân sách nhà nước Chi Ngân sách nhà nƣớc nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc. Chi Ngân sách nhà nƣớc phải có kế hoạch, dự toán. Chi Ngân sách nhà nƣớc phải theo luật định dựa trên các tiêu chuẩn, định mức, hạn mức các quy định khác về tài chính. Chi Ngân sách nhà nƣớc không mang tính hoàn trả trực tiếp. 2.1.5.3 Nội dung chi Ngân sách nhà nước Từ khái niệm của Ngân sách nhà nƣớc chúng ta có thể hiện nội dung chi Ngân sách nhà nƣớc bao gồm: - Chi đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nƣớc và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. - Chi cho lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, xã hội… - Chi cho an ninh quốc phòng. 16 - Các khoản chi khác nhƣ: Chi trả nợ, viện trợ, tài trợ… 2.1.5.4 Phân loại chi Ngân sách nhà nước - Căn cứ theo chức năng của Nhà nƣớc: Ta có thể phân loại chi Ngân sách nhà nƣớc giống nhƣ nội dung chi Ngân sách nhà nƣớc - Căn cứ theo nội dung kinh tế: Đƣợc chia thành chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển. - Căn cứ theo lĩnh vực, ngành: Chi Ngân sách nhà nƣớc đƣợc phân loại theo từng loại, khoản trong mục lục Ngân sách nhà nƣớc. - Căn cứ theo đơn vị hành chính cao nhất của từng cấp chính quyền Nhà nƣớc: Đƣợc phân loại theo chƣơng trình mục lục Ngân sách nhà nƣớc. - Ngoài ra, chi Ngân sách nhà nƣớc còn đƣợc phân loại theo công dụng, phạm vi lãnh thổ, theo địa phƣơng… 2.1.5.5 Vai trò của chi Ngân sách nhà nước - Chi Ngân sách nhà nƣớc là điều kiện quyết định đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nƣớc. - Chi Ngân sách là điều kiện để Nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, vai trò này cho thấy Ngân sách nhà nƣớc phục vụ chủ yếu cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, Nhà nƣớc có những chức năng nhiệm vụ mà muốn thực hiện đƣợc phải có công cụ là Ngân sách nhà nƣớc, thông qua chỉ tiêu của Nhà nƣớc bộ máy Nhà nƣớc tồn tại thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cũng chính là chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc. - Chi Ngân sách nhà nƣớc là công cụ quan trọng để thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý sản xuất kinh doanh. - Chi Ngân sách nhà nƣớc là công cụ của Nhà nƣớc thể hiện vai trò quản lý Nhà nƣớc của mình, thông qua việc giám sát thực hiện chi Ngân sách theo kế hoạch, dự toán đƣợc duyệt phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, chi phối tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội cũng nhƣ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể thông qua việc kiểm tra thực hiện dự toán, kế hoạch đƣợc duyệt, giám đốc bằng đồng tiền,… Nhà nƣớc thực hiện vai trò quản lý của mình. 2.1.5.6 Những nguyên tắc và công cụ quản lý chi Ngân sách nhà nước a) Nguyên tắc chi Ngân sách nhà nước - Chi đã có trong dự toán đƣợc duyệt + Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán chi Ngân sách nhà nƣớc là Quốc hội. Sau đó Chính phủ là cơ quan thi hành sẽ phân bổ nhiệm vụ thu, chi cho các cấp Ngân sách. Ở Ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã thì cơ quan phê duyệt dự toán chi Ngân sách địa phƣơng chính là Hội đồng nhân dân các cấp. Khi dự toán Ngân sách các cấp đƣợc duyệt thì coi nhƣ một đạo luật đƣợc thực hiện. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan phân bổ và giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho các đơn vị trực thuộc trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt. Từ đó về sau tất cả các hoạt động cấp phát và sử dụng kinh phí của Ngân sách đều phải lấy dự toán đƣợc duyệt làm cơ sở. 17 + Nguyên tắc này thể hiện qua việc cấp phát Ngân sách phải căn cứ vào dự toán đƣợc duyệt một cách cụ thể, chi tiết của các đơn vị dự toán, các đơn vị dự toán trực thuộc phải có dự toán gửi cho đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp dự toán đƣợc cơ quan quản lý Ngân sách nhà nƣớc (cơ quan tài chính cùng cấp) xét duyệt trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp duyệt quyết định chính thức dự toán của các đơn vị, sau đó dự toán đƣợc duyệt coi nhƣ một đạo luật phải thực hiện, khi thực hiện có cụ thể hóa dự toán đƣợc duyệt cả năm ra hàng tháng, quý để cơ quan quản lý Ngân sách cấp phát theo dự toán. + Khi sử dụng chi tiêu ở các đơn vị dự toán phải đảm bảo thống nhất với dự toán đƣợc duyệt, trong quá trình sử dụng nếu có phát sinh thay đổi khác với dự toán đƣợc duyệt thì phải xin điều chỉnh dự toán hoặc có dự toán bổ sung (nếu có) gửi cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt, nếu đồng ý thì cơ quan Tài chính lập phiếu điều chỉnh theo dự toán mới gửi cho Kho bạc nhà nƣớc để giám sát thực hiện theo dự toán mới, gửi cho đơn vị dự toán để thực hiện theo điều chỉnh, bổ sung đảm bảo quyết toán của các đơn vị dự toán phải phù hợp với dự toán đƣợc duyệt. - Chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quyết định + Chế độ, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định theo luật định nhƣ: Chính phủ quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu hoặc Chính phủ có thể ủy quyền cho các Bộ, ngành quy định thống nhất cho cả nƣớc; Ủy ban nhân dân các cấp đƣợc quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu không trái với quy định của Chính phủ đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định áp dụng trong phạm vi của địa phƣơng mình; các đơn vị dự toán theo đơn vị tự chủ về tài chính đƣợc quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đƣợc áp dụng trong phạm vi mình quản lý. + Việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đƣợc áp dụng ngay từ khi lập dự toán Ngân sách. Tất cả các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách khi lập dự toán sử dụng kinh phí đều phải tính toán theo hệ thống định mức thống nhất do cơ quan có thẩm quyền nhà nƣớc ban hành. + Trong quá trình thực hiện chi Ngân sách, ngoài việc đƣa vào dự toán đƣợc duyệt, các đơn vị cần phải lập dự toán chi tiết đúng theo những công việc thực tế và theo đúng những chuẩn mực chung. Cơ quan cấp phát kinh phí Ngân sách cũng phải dựa vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc để kiểm tra và duyệt các dự toán này. + Quá trình chuẩn chi, lập báo cáo quyết toán và kiểm tra phê duyệt quyết toán Ngân sách đều phải lấy chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nƣớc ban hành làm cơ sở để xem xét, đối chiếu và quyết định. Tóm lại, cùng một hoạt động nghiệp vụ và một nhiệm vụ chi Ngân sách nhƣng hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi Ngân sách đƣợc rà soát, kiểm tra, đối chiếu. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong chi Ngân sách. 18 - Chi Ngân sách phải đƣợc Thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định + Chuẩn chi là việc quyết định xuất quỹ Ngân sách để chi tiêu cho công việc nào đó nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao. Việc chuẩn chi phải dựa trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt, trên cơ sở các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành và những công việc thực tế có thực hiện. Chuẩn chi phải đƣợc thực hiện trên giấy trắng mực đen rõ ràng, đúng quy định về mặt thủ tục hồ sơ. + Chỉ có Thủ trƣởng đơn vị mới đƣợc quyền chuẩn chi trong phạm vi cho phép của Nhà nƣớc và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc chuẩn chi của mình. Trong trƣờng hợp đặc biệt thì Thủ trƣởng có thể ủy quyền cho ngƣời khác chuẩn chi nhƣng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc chuẩn chi của ngƣời đƣợc ủy quyền trong phạm vi ủy quyền. Ngoài ba nguyên tắc trên, đối với các khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì phải tổ chức đấu thầu theo quy định của chính phủ. b) Công cụ quản lý chi Ngân sách nhà nước * Dự toán được giao Dự toán của đơn vị sau khi đƣợc duyệt đƣợc coi nhƣ một đạo luật phải thực hiện, khi thực hiện chi tiêu ở các đơn vị dự toán phải đảm bảo thống nhất với dự toán đƣợc duyệt, trong quá trình sử dụng nếu có phát sinh thay đổi khác với dự toán đƣợc duyệt thì phải xin điều chỉnh dự toán hoặc có dự toán bổ sung (nếu có) gửi cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt, nếu đồng ý thì lập phiếu điều chỉnh theo dự toán mới gửi Kho bạc nhà nƣớc để giám sát thực hiện theo dự toán mới, gửi cho đơn vị dự toán để thực hiện theo điều chỉnh, bổ sung đảm bảo quyết toán của các đơn vị dự toán phải phù hợp với dự toán đƣợc giao. * Chế độ, tiêu chuẩn, định mức - Định mức chi + Định mức chi là chế độ tài chính quy định mức chi cụ thể cho từng lĩnh vực, nội dung chi tiêu của Ngân sách nhà nƣớc. + Định mức chi Ngân sách nhà nƣớc phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành và phải quan tâm điều chỉnh cho phù hợp qua từng thời kỳ, đƣợc áp dụng làm căn cứ trong chi tiêu Ngân sách trong phạm vi thuộc cơ quan có thẩm quyền ban hành quản lý. + Định mức chi Ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc xây dựng trên cơ sở mức chi trung bình tiên tiến trong xã hội, tránh xây dựng mức chi quá thấp dẫn đến tiêu cực, hợp thức hóa, hợp pháp hóa chứng từ chi tiêu, đồng thời cũng tránh định mức chi quá cao không đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả. - Tiêu chuẩn tài chính + Là chế độ tài chính quy định mức chi cụ thể cho phép đối với từng đối tƣợng cụ thể có kết hợp với nội dung chi tiêu, thuộc diện có tiêu chuẩn chi tiêu cho phép. + Tiêu chuẩn tài chính phải đƣợc xây dựng một cách khoa học (tàu xe, lƣu trú, tiền nghỉ, khách sạn, tiếp khách, sử dụng điện thoại…) hợp lý, tránh các trƣờng hợp xây dựng tiêu chuẩn tài chính tràn lan ảnh hƣởng đến hiệu quả chi 19 Ngân sách nhà nƣớc không phát huy đƣợc tác dụng đối với đối tƣợng hƣởng lợi, có thể dẫn đến mất cân đối Ngân sách vì nhu cầu chi tiêu quá lớn. + Ngƣợc lại xây dựng tiêu chuẩn rời rạc, quá ít không đảm bảo công bằng, hợp lý trong chi tiêu Ngân sách. + Mặt khác, khi xây dựng tiêu chuẩn tài chính đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn tài chính phải hài hòa, hợp lý giữa các đối tƣợng đƣợc hƣởng, mới đảm bảo công bằng, hợp lý và hiệu quả tiết kiệm. - Giới hạn tài chính + Là chế độ tài chính cho phép mức chi cao nhất đƣợc phép chi tiêu đối với tất cả các đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn vốn Ngân sách trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm. Giới hạn tài chính phải đƣợc xây dựng trên cơ sở dự toán của đơn vị thụ hƣởng Ngân sách đƣợc duyệt. + Khi chấp hành giới hạn tài chính các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách chỉ đƣợc chi quyết toán đến mức giới hạn tối đa của giới hạn tài chính. + Giới hạn tài chính là công cụ quản lý chi Ngân sách phục vụ cho việc chủ động cân đối Ngân sách và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả. + Giới hạn tài chính tránh xây dựng quá cao dẫn đến lãng phí nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc và ngƣợc lại tránh xây dựng quá thấp dẫn đến các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. + Giới hạn tài chính có thể cụ thể hóa đến chi tiết từng khoản chi tiêu Ngân sách. - Chỉ tiêu tài chính + Là chế độ tài chính cho phép chi tiêu các mức độ nhất định đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân thụ hƣởng Ngân sách hoàn thành các chỉ tiêu đƣợc giao theo các mức độ nhất định. + Chi tiêu tài chính phải đƣợc lƣợng hóa một cách hợp lý các mức độ hoàn thành chỉ tiêu thành những mức chi cụ thể, hợp lý. + Chi tiêu tài chính còn khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã định, góp phần phát triển đúng hƣớng, tích cực về các mặt kinh tế xã hội. + Chỉ tiêu tài chính phải đƣợc cụ thể hóa một cách toàn diện, đúng mức đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính. - Khoán chi + Là chế độ tài chính cho phép chi và quyết toán với từng tổ chức, đơn vị, cá nhân, khoán chi… trong một thời kỳ nhất định với điều kiện phải hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị, cá nhân. + Khoán chi khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc góp phần tiết kiệm chi cho Ngân sách nhà nƣớc tăng năng suất lao động xã hội. Khoán chi phải đƣợc xây dựng trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt của niên độ Tài chính hiện tại hoặc niên độ Tài chính trƣớc để có mức khoán chi hợp lý. Khoán chi muốn đạt đƣợc hiệu quả phải đặt trong các điều kiện ràng buộc cần thiết, tránh tình trạng bất bình đẳng, bất hợp lý trong khoán chi. 20 + Khi chi giúp cho việc chủ động cân đối Ngân sách nhà nƣớc một cách tích cực. - Khung tài chính + Là chế độ tài chính cho phép chi từ thấp nhất đến cao nhất đƣợc phép chi tiêu đối với tất cả các đơn vị, tổ chức, khoán chi,… sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc. + Khung tài chính là công cụ quản lý có hiệu quả nhằm đảm bảo công bằng, hợp lý đối với tất cả các địa phƣơng, vùng miền, đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc. - Thanh tra, kiểm tra kiểm toán Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi tiêu Ngân sách nhà nƣớc ở các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc góp phần đảm bảo cho việc chấp hành Ngân sách nhà nƣớc phù hợp với dự toán đƣợc giao, đúng luật hiện hành, đúng chế độ quy định. 2.1.6 Lập dự toán Ngân sách Nhà nƣớc Nhằm đảm bảo chế độ chi tiêu và quản lý Ngân sách đƣợc thực hiện tốt hơn, các đơn vị sử dụng Ngân sách phải lập dự toán các khoản thu, chi của đơn vị mình, lập dự toán Ngân sách phải dựa trên những căn cứ sau: 2.1.6.1 Khái niệm, ý nghĩa của lập dự toán Ngân sách nhà nước a) Khái niệm Lập dự toán Ngân sách nhà nƣớc là việc xây dựng kế hoạch toàn bộ các khoản thu chi Ngân sách nhà nƣớc và các cấp Ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo cân đối thu chi Ngân sách nhà nƣớc trên cơ sở các yêu cầu, căn cứ trình tự lập dự toán theo quy định. b) Ý nghĩa - Là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý Ngân sách nhà nƣớc. - Là cơ hội để kiểm tra tính đúng đắn, hiện thực và cân đối của kế hoạch kinh tế xã hội. - Thông qua lập dự toán Ngân sách nhà nƣớc kiểm tra các bộ phận của kế hoạch tài chính khác. - Là một trong những công cụ điều chỉnh quá trính kinh tế xã hội. 2.1.6.2 Yêu cầu, căn cứ của lập dự toán Ngân sách nhà nước a) Yêu cầu của lập dự toán Ngân sách nhà nước Dự toán Ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có nội dung tích cực trở lại với kinh tế xã hội. Dự toán phải góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển. Những yêu cầu cụ thể đối với lập dự toán Ngân sách nhà nƣớc: - Dự toán Ngân sách nhà nƣớc và dự toán Ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu chi và theo cơ cấu chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển, chi trả nợ. - Dự toán Ngân sách các cấp chính quyền của đơn vị dự toán các cấp phải lập đúng yêu cầu, nội dung… 21 - Dự toán Ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán. - Dự toán Ngân sách các cấp phải cân đối tính toán. b) Căn cứ lập dự toán Ngân sách nhà nước Lập dự toán Ngân sách nhà nƣớc dựa trên căn cứ chủ yếu sau: - Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng. - Những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, địa phƣơng. - Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nƣớc, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung của Ngân sách cấp trên cho Ngân sách dƣới đã đƣợc quy định. - Chế độ thu; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi Ngân sách. - Chỉ tiêu của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán Ngân sách năm sau; Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán Ngân sách và các văn bản hƣớng dẫn của các Bộ. - Số kiểm tra về dự toán Ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo. - Số kiểm tra về dự toán Ngân sách các năm trƣớc. 2.1.7 Chấp hành Ngân sách Nhà nƣớc 2.1.7.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ của chấp hành Ngân sách nhà nước a) Ý nghĩa Chấp hành Ngân sách nhà nƣớc đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chấp hành Ngân sách nhà nƣớc là khâu quan trọng trong quá trình quản lý Ngân sách nhà nƣớc. b) Nhiệm vụ Thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu thu chi đã ghi trong dự toán Ngân sách nhà nƣớc. Kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của Nhà nƣớc. 2.1.7.2 Nội dung tổ chức chấp hành Ngân sách nhà nước a) Chấp hành kế hoạch thu Ngân sách nhà nước Phải cụ thể hóa kế hoạch thu Ngân sách nhà nƣớc chia ra hàng quý, tháng cho từng đơn vị, tổ chức, bộ phận, địa phƣơng từng nguồn cụ thể. Phải đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch thu Ngân sách nhà nƣớc, điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời nhằm hoàn thành tốt kế hoạch thu Ngân sách nhà nƣớc. Đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định và đƣợc xử lý qua Kho bạc nhà nƣớc. b) Chấp hành kế hoạch chi Ngân sách nhà nước Cụ thể hóa dự toán chi Ngân sách nhà nƣớc đƣợc duyệt ra hàng quý, tháng phù hợp với tính quy luật mùa vụ của từng khoản chi, đảm bảo chi chủ động trong quản lý và điều hành chi Ngân sách nhà nƣớc. Chấp hành chi Ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo đúng yêu cầu, đúng dự toán đã đƣợc duyệt, trƣờng hợp chƣa phù hợp với dự toán đƣợc duyệt phải đƣợc phép của cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung dự toán. Chấp hành kế 22 hoạch chi Ngân sách đảm bảo phản ánh theo dõi đầy đủ đúng nội dung hạch toán và mục lục Ngân sách nhà nƣớc. Chấp hành các quy định quản lý của các cơ quan có thẩm quyền. Việc phân bổ và giao dự toán chi Ngân sách nhà nƣớc phải phân bổ hết dự toán Ngân sách đƣợc giao. 2.1.8 Quyết toán Ngân sách Nhà nƣớc 2.1.8.1 Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước Số liệu trong báo cáo phải chính xác, trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán đƣợc duyệt và theo mục lục Ngân sách nhà nƣớc. Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp dƣới gửi dự toán đơn vị cấp trên và đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan Tài chính đồng thời theo các báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 - Báo cáo thuyết minh quyết toán năm - Báo cáo quyết toán năm trƣớc gửi các cấp có thẩm quyền để xét duyệt hoặc tổng hợp thì phải có xác nhận của Kho bạc nhà nƣớc - Báo cáo quyết toán Ngân sách của đơn vị dự toán không đƣợc cao hơn dự toán đƣợc giao - Ngân sách cấp dƣới không đƣợc quyết toán các khoản kinh phí ủy quyền của Ngân sách cấp trên và báo cáo quyết toán Ngân sách cấp mình. 2.1.8.2 Trình tự lập, xét duyệt báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách xã. Đồng thời lập báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách huyện, tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện, quyết toán chi Ngân sách huyện, xong trình Ủy ban nhân dân huyện để Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn. Sau khi phê chuẩn xong, gửi báo cáo năm gồm: Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, Sở Tài chính – Vật giá Tỉnh, lƣu tại Phòng Tài chính huyện. Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách nhà nƣớc huyện và lập báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách cấp Tỉnh. Tổng hợp báo cáo quyết toán thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn Tỉnh và báo cáo chi Ngân sách Tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh để phê quyệt. Sau khi đƣợc Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn, báo cáo quyết toán năm đƣợc lập gửi cho: Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính tỉnh, lƣu tại Sở Tài chính tỉnh. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu Ngân sách trên địa bàn tỉnh, chi Ngân sách nhà nƣớc và lập báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách Trung ƣơng. Tổng hợp và lập báo cáo tổng kết thu chi Ngân sách nhà nƣớc trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt, đồng thời gửi cơ quan Kiểm soát Nhà nƣớc thẩm tra số liệu. 2.1.8.3 Thời gian chỉnh lý quyết toán Thời gian chỉnh lý quyết toán quy định nhƣ sau: - Hết ngày 31/01 năm sau đối với Ngân sách xã. 23 - Hết ngày 28/02 năm sau đối với Ngân sách cấp huyện. - Hết ngày 31/03 năm sau đối với Ngân sách cấp tỉnh. - Hết ngày 31/05 năm sau đối với Ngân sách cấp Trung ƣơng. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc thu thập là số liệu sơ cấp từ báo cáo quyết toán thu chi ngân sách của huyện Cờ Đỏ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cùng với tài liệu có liên quan đến đề tài. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Áp dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và số tuyệt đối những số liệu đã thu thập đƣợc tại Phòng Tài chính – Kế hoạch để phân tích cụ thể nhằm hiểu rõ tình hình thu – chi ngân sách của huyện. 24 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ VÀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN CỜ ĐỎ 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ 3.1.1 Lịch sử hình thành Huyện Cờ Đỏ đƣợc hình thành theo tin thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 2 thị trấn, 12 xã gồm: thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai, và các xã Định Môn, Trƣờng Thành, Thới Thạnh, Trƣờng Xuân, Trƣờng Xuân A, Thới lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hƣng với dân số hơn 180.000 ngƣời. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thới Lai. Tháng 03 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục đƣợc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai, thuộc Thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện Cờ Đỏ cũ nhƣ Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hƣng và thị trấn Cờ Đỏ; thành lập mới Đông Thắng trên cơ sở chi tách xã Đông Hiệp, xã Thới Xuân trên cơ sở chia tách xã Thới Đông; tiếp nhận xã Thạnh Phú, Trung Hƣng từ huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt. Trung tâm đƣợc đặt tại thị trấn Cờ Đỏ. Đến nay, toàn huyện chia thành 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hƣng, Thạnh Phú, Trung Hƣng, Trung An và Trung Thạnh. Địa bàn huyện có 79 ấp. 3.1.2 Đặc điểm tự nhiên Huyện Cờ Đỏ 3.1.2.1 Vị trí địa lý Huyện Cờ Đỏ là huyện ngoại thành của Thành phố Cần Thơ và là cửa ngõ giao lƣu với các huyện có tọa độ địa lý nhƣ sau: - Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh; - Phía Nam giáp huyện Thới Lai; - Phía Đông giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt; - Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang. 3.1.2.2 Diện tích Huyện Cờ Đỏ có tổng diện tích đất là 31.115,39 ha tƣơng đƣơng 70,68 km2. Trong đó: - Đất nông nghiệp có diện tích là 27.519,89 ha, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp là 27.103,92 ha; đất lâm nghiệp là 227,14 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 188,83 ha. - Đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.462,26 ha, bao gồm: đất chuyên dùng là 2.274,56 ha; đất ở là 746,25 ha; đất Tôn giáo tín ngƣỡng 13,24 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 14,01 ha; đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng 41,75 ha; đất chƣa sử dụng 133,2 ha. 3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Cờ Đỏ 3.1.3.1 Dân số 25 Toàn huyện có tổng dân số là 124.789 ngƣời. Dân số thành thị là 13.018 ngƣời chiếm 10,5% còn lại 111.771 ngƣời chiếm 89,5% là số dân nông thôn. Mật độ dân số của huyện là 401 ngƣời/km2. 3.1.3. 2 Tôn giáo Huyện có 62.495 đồng bào là tín đồ các tôn giáo nhƣ phật giáo Bắc tông, phật giáo Nam tông, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Cao Đài, Tinh Lành và 23 cơ sở thờ tự. Trong những năm qua các vị chức sách, chức viện, nhà tu hành và bà con tín đồ đều hăng hái tham gia thực hiện các phong trào và đã có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 3.1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Cờ Đỏ Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa. Địa bàn huyện có Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông trƣờng Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô hình đƣa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh, chuyên canh, sản xuất cá giống từng bƣớc đƣợc mở rộng; giữ vững quy mô đàn gia súc, gia cầm trên 450.000 con,… đã đƣa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện cuối năm 2010 đạt trên 68 triệu đồng/ha. Với lợi thế có đƣờng giao thông thủy bộ thuận tiện nhƣ đƣờng tỉnh lộ 921, 922 nối liền trung tâm huyện với quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Quốc lộ 91; tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn đi qua trung tâm huyện nối liền Quốc lộ 80 với thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thi công sắp sửa hoàn thành cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thƣơng giữa địa phƣơng với địa bàn tỉnh Hậu Giang, huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc biệt tuyến kinh Đứng và kinh xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thƣơng mại, nhất là các loại hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng đƣợc sản xuất tại địa phƣơng. Vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng đƣợc mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động. Lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ ngày càng mở rộng về quy mô. Chợ thị trấn Cờ Đỏ, Trung An đang dần trở thành trung tâm đầu mối trong việc phân phối, cung cấp hàng hóa cho các chợ xã trong và ngoài địa bàn, thu hút ngày càng nhiều tiểu thƣơng và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Toàn huyện có 49 trƣờng học gồm các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông với hơn 18.570 học sinh các cấp theo học. Chất lƣợng giáo dục hàng năm đều tăng, trong đó trƣờng trung học phổ thông Hà Huy Giáp trong những năm gần đây luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu các trƣờng trung học phổ 26 thông toàn thành phố về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp. Đến nay huyện cũng đã có 07 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia và duy trì thành tích đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. 07/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hai xã Trung Hƣng, Trung An và đến nay đã có 47/79 ấp đƣợc công nhận đạt danh hiệu văn hóa. Huyện có 62.495 đồng bào là tín đồ các tôn giáo nhƣ phật giáo Bắc tông, phật giáo Nam tông, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và 23 cơ sở thờ tự. Trong những năm qua các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành và bà con tín đồ đều hăng hái tham gia thực hiện các phong trào và đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua, phát huy tiềm năng, lợi thế, truyền thống của quê hƣơng và quán triệt thực hiện chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, đặc biệt là tích cực hƣởng ứng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, tin tƣởng rằng huyện nhà sẽ tiếp tục gặt hái đƣợc những thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nƣớc. 3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ 3.1.4.1 Thuận lợi Huyện Cờ Đỏ (mới) đi vào hoạt động kể từ ngày 01/03/2009 nhƣng vào đầu năm, trƣớc khi chia tách các thƣờng trực Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo sát sao đề ra kế hoạch giao chỉ tiêu cụ thể. Huyện Cờ Đỏ là huyện mới thành lập nên đƣợc sự quan tâm về lĩnh vực xây dựng cơ bản, để xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện, ƣu tiên bố trí kế hoạch vốn xây dựng trung tâm hành chính huyện để đảm bảo nơi làm việc cho các cơ quan chuyên môn, từ đó phục vụ tốt cho nhân dân huyện. Sự lãnh đạo đúng đắn của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Hệ thống chính trị ở nông thôn đƣợc củng cố và tăng cƣờng, dân chủ cơ sở đƣợc phát huy, đội ngũ cán bộ công chức từng bƣớc đạt chuẩn theo yêu cầu và nhiệm vụ mới, hoạt động ngày càng tiến bộ. Hiệu quả an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Kinh tế huyện nhà tiếp tục đƣợc giữ vững, nhịp độ tăng trƣởng kinh tế đều, chuyển dịch kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Đƣợc sự viên trợ rất lớn từ chƣơng trình hỗ trợ trong và ngoài nƣớc nhƣ chƣơng trình 135, CIDA của Canada, ODA,… đã tạo một lợi thế to lớn cho đà phát triển của huyện. Huyện vốn có truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cƣờng, nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và những thành tựu về kinh tế - xã hội nhiệm kỳ qua làm tiền đề thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. 27 Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc. Chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc từng bƣớc đƣợc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, nhất là trên lĩnh vực Ngân sách. Với vị trí tiếp giáp các quận của Thành phố Cần Thơ (Ô Môn, Thốt Nốt) và cửa ngõ giao lƣu của các huyện trung tâm tỉnh Kiên Giang hƣớng về trung tâm nông sản Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ có nhiều tiềm năng thuận lợi trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khu - vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao, đồng thời là địa bàn trung chuyển quan trọng của trục Bốn Tổng - Một Ngàn nhằm phát triển giao lƣu kinh tế. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc biệt tuyến kinh Đứng và kinh Xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thƣơng mại, nhất là các loại hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng đƣợc sản xuất tại địa phƣơng. Vì vậy, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng đƣợc mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Nhân dân huyện Cờ Đỏ cần cù lao động, năng động trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá cao. Do sông ngòi nhiều thuận lợi cho đánh bắt thủy sản trên các kênh rạch nội địa nên năng suất đánh bắt của huyện khá cao. Về giáo dục và đào tạo rất đƣợc các cấp Đảng Ủy, UBND huyện và các xã chăm lo phát triển. Hệ thống trƣờng lớp ngày một khang trang, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn ngày càng đáp ứng cả yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng. Lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô. Chợ thị trấn Cờ Đỏ, Trung An đang dần trở thành trung tâm đầu mối trong việc phân phối, cung cấp hàng hóa cho các chợ xã trong và ngoài địa bàn, thu hút ngày càng nhiều tiểu thƣơng và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Cơ sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc nâng lên, hệ thống giao thông nông thôn đƣợc thông suốt giữa các địa phƣơng trong huyện cũng nhƣ các địa phƣơng khác. Tình hình chính trị từng bƣớc đƣợc ổn định, ý thức chấp hành chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc ngƣời dân chấp hành tốt và từng bƣớc đƣợc nâng lên. Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo chặc chẽ của UBND huyện, sự chỉ đạo của Sở Tài chính, cũng với sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể,… và sự nhiệt tình nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. 3.1.4.2 Khó khăn Huyện Cờ Đỏ là huyện nông nghiệp chiếm tỉ lệ 80%, thu nhập của nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, huyện có một hệ thống kênh, rạch chằng chịt nên cũng gặp một số khó khăn nhất định trong khâu nạo vét thủy lợi nội đồng, do đó phải bố trí nguồn vốn cho thủy lợi rất lớn. Từ các yếu tố trên nên việc thu thuế của huyện cũng gặp nhiều khó khăn khi giá cả nông sản và lúa lên, xuống thất 28 thƣờng, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn nhất định, ảnh hƣởng giá cả tiêu dùng. Trong việc phát triển toàn diện kinh tế xã hội có chuyển biến nhƣng chƣa rõ nét, chƣa nhân rộng mô hình và hƣớng đi cụ thể, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Dịch bệnh gây ảnh hƣởng một phần đến đời sống và sản xuất của đại bộ phận ngƣời dân, chuyển dịch cơ cấu huyện nhà chƣa đáp ứng yêu cầu, sản lƣợng lúa trong nhân dân còn tồn nhiều, giá cả một số mặt hàng nông sản vẫn còn thấp, trong khi giá vật tƣ nông nghiệp, các mặt hàng thiết yếu vẫn còn ở mức tăng cao. Sự chênh lệch mức sống cho nhân dân còn diễn ra nhất là giữa vùng nông thôn và thành thị, tích lũy để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng chƣa cao. Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng những năm qua chuyển biến, tuy nhiên thực hiện chƣa đạt yêu cầu. Nhu cầu đầu tƣ còn rất lớn, nhƣng vốn đầu tƣ trên địa bàn còn ít, không đáng kể, khả năng thu hút các dự án đầu tƣ là những khó khăn trƣớc mắt và lâu dài. Độ chia cắt địa hình do sông rạch nội đồng rất lớn gây trở ngại giao thông bộ, các đặc điểm địa chất công trình kém. Tài nguyên sinh vật đang có khuynh hƣớng giảm sút. Nguồn lao động của huyện dồi dào nhƣng số lao động có tay nghề, đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của toàn Thành phố. Kết cấu hạ tầng đƣợc quan tâm, tập trung đầu tƣ nhƣng tiến độ còn chậm. Giá cả hàng hóa và tiêu dùng biến động phức tạp và ở mức cao, những biến động bất thƣờng của thị trƣờng xăng dầu, vật tƣ xây dựng… ảnh hƣởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của nhân dân, nhất là ngƣời nghèo ngƣời có thu nhập thấp. 3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN CỜ ĐỎ 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tài chính – Kế hoạch Đi đôi với việc tách lập huyện Cờ Đỏ từ huyện Thới Lai, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ mới đƣợc tách ra từ đầu năm 2009 từ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thới Lai. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ trực thuộc UBND huyện Cờ Đỏ, chịu sự giám sát, chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban Nhân dân huyện, đƣợc sử dụng con dấu và mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà nƣớc đồng thời chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tƣ, Thành phố Cần Thơ. Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, giá cả, kế hoạch – đầu tƣ, đăng ký kinh doanh cấp huyện. 29 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch 3.2.2.1 Chức năng của phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cờ Đỏ, có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tƣ, đăng ký kinh doanh… Quản lý Nhà nƣớc về kế hoạch đầu tƣ bao gồm các lĩnh vực: tham mƣu tổng hợp về chiến lƣợc, công tác huy hoạch khoa học và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn đăng ký kinh doanh thuộc quản lý của phòng theo quy định của pháp luật. Quản lý Nhà nƣớc về tài chính, Ngân sách nhà nƣớc, thuế, phí, lệ phí và thu khác của Nhà nƣớc, các quỹ Tài chính Nhà nƣớc, thẩm định, quyết toán, giá cả, quản lý tài sản công của huyện thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật. Các chức năng khác của Phòng theo quy định của pháp luật. 3.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch Giúp UBND huyện triển khai thực hiện và hƣớng dẫn các cơ quan thuộc huyện, cơ quan tài chính cấp dƣới thực hiện các chế độ và các quy định của Nhà nƣớc về tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn. Hƣớng dẫn các cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện, cơ quan tài chính cập dƣới xây dựng dự toán Ngân sách hằng năm theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và hƣớng dẫn của Sở, ngành, xem xét để xây dựng Ngân sách địa phƣơng, đề xuất các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chi Ngân sách, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Lập phƣơng án bổ sung Ngân sách trình UBND xem xét, để trình HĐND tỉnh ra quyết định, quản lý Ngân sách huyện đã đƣợc quyết định phối hợp với cơ quan thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí và các khoản thu khác trên địa bàn, phối hợp với Kho Bạc Nhà nƣớc thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tƣợng sử dụng Ngân sách huyện. Quản lý và sử dụng quỹ dự trữ tài chính của huyện theo quy định của pháp luật, quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền Thành phố giao. Hƣớng dẫn tài chính các xã, thị trấn tổng hợp về thu – chi Ngân sách trên địa bàn, kiểm tra quyết toán tổng hợp tình hình thu – chi Ngân sách nhà nƣớc, lập báo cáo tổng hợp tình hình thu – chi Ngân sách hàng năm của địa phƣơng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Thanh tra, kiểm tra về quản lý tài chính Ngân sách, quản lý tài sản Nhà nƣớc của địa phƣơng theo quy định. Xây dựng và thực hiện quy định tổng thể kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng hằng năm trên địa bàn huyện và các kế hoạch trung và dài hạn. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chƣơng trình, dự án quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực tài chính; hƣớng dẫn các cơ quan thuộc huyện, cơ quan tài chính xã, thị trấn; thống nhất tổ chức triển khai thực hiện pháp 30 luật, chính sách chế độ và quy định của Nhà nƣớc về tài chính trên địa bàn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về tài chính. Giúp UBND huyện thống nhất quản lý Nhà nƣớc về giá tại địa phƣơng theo quy định của pháp luật. Tham mƣu cho UBND huyện thực hiện công tác đăng ký kinh doanh cho các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện. Giúp UBND huyện trong công tác thẩm định quyết toán Ngân sách của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các Ban quản lý dự án các công trình xây dựng cơ bản của huyện, thẩm định quyết toán chi phí Ban quản lý dự án đầu tƣ. Cụ thể hóa dự toán đƣợc duyệt ra hàng tháng, quý, phù hợp với nhu cầu và khả năng của các đơn vị để chủ động tổ chức thực hiện Ngân sách. Trong quán trình thực hiện dự toán cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh tình hình thực hiện dự toán thuộc cấp mình quản lý. Phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình thực hiện thu – chi Ngân sách phục vụ cho việc tổ chức và điều hành thu – chi Ngân sách cho những năm tiếp theo. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác của Phòng theo quy định của pháp luật. 3.2.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ 3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ bao gồm: Một Trƣởng phòng, hai Phó phòng (Phó trƣởng phòng phụ trách kinh tế - xã hội và các ngành và Phó trƣởng phòng phụ trách xã) và các chuyên viên phụ trách. Trƣởng phòng là ngƣời đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Trƣởng phòng phụ trách chung và theo dõi trực tiếp khối quản lý tài chính, ngân sách, giải phóng mặt bằng. Các Phó trƣởng phòng là ngƣời giúp Trƣởng phòng, chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công; khi Trƣởng phòng vắng mặt, một Phó trƣởng phòng đƣợc Trƣởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng. Việc bổ nhiệm Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng do chủ tịch UBND huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do UBND thành phố ban hành; việc điều động, luân chuyển, khen thƣởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hƣu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật. Biên chế hành chính của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Chủ tịch UBND huyện quyết định trong tổng số biên chế hành chính của huyện đƣợc UBND thành phố giao. Việc bố trí cán bộ, công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch phải căn cứ theo nhu cầu, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu, ngạch công chức nhà nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành. 31 Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đƣợc phê duyệt, Trƣởng phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm ban hành quy chế làm việc của cơ quan phù hợp với quy chế làm việc của UBND huyện và các quy định hiện hành có liên quan. Trƣởng phòng phụ trách chung và xây dựng cơ bản Phó trƣởng phòng phụ trách xã Bộ phận xây dựng cơ bản Phó trƣởng phòng phụ trách kinh tế - xã hội và các ngành huyện Kế hoạch tổng hợp Chuyên viên quản lý ngân sách xã Kế toán ấn chỉ, kế toán đơn vị Chuyên viên ngành văn thƣ lƣu trữ Chuyên viên ngành thủ quỹ Chuyên viên quản lý ngành kinh tế xã hội Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng * Chức năng và nhiệm vụ chuyên môn a) Trưởng phòng - Phụ trách chung: Tham mƣu cho UBND huyện về điều hành quản lý thu – chi Ngân sách huyện, công tác xây dựng cơ bản, phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn. - Quản lý các ngành: Công an, Quân sự, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị, Phòng Kinh tế - hạ tầng. - Phê duyệt dự toán vào hệ thống tabmic. b) Phó trưởng phòng phụ trách Ngân sách xã - Đƣợc ủy quyền điều hành chung khi Trƣởng phòng vắng mặt. 32 - Phụ trách công tác tổ chức, thanh tra, kiểm tra, công tác giá, quản lý công sản. - Làm tham mƣu về quản lý điều hành thu, chi Ngân sách xã. - Lập báo cáo về công tác Đảng. - Phê duyệt dự toán vào hệ thống tabmic khi đƣợc Trƣởng phòng ủy quyền. c) Phó Trưởng phòng phụ trách kinh tế - xã hội và các ngành huyện - Phụ trách về chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Quản lý xây dựng cơ bản của xã (kể cả vốn xây dựng cơ bản của huyện giao xã làm chủ đầu tƣ); hƣớng dẫn các xã thủ tục hồ sơ xây dựng cơ bản của xã, thị trấn; quản lý về đề án, dự toán lập quy hoạch về xây dựng nông thôn mới các xã. - Quản lý các khu dân cƣ vƣợt lũ, đất công trên địa bàn. - Quản lý theo dõi quyết toán kinh phí tất cả các ngành còn lại kể cả các trƣờng học (trừ ra các đơn vị do Trƣởng phòng quản lý). - Phụ trách công tác tuyên huấn, đăng ký kinh doanh. - Phê duyệt dự toán vào hệ thống tabmic khi đƣợc Trƣởng phòng ủy quyền. d) Kế toán tổng hợp - Nhập dự toán chi thƣờng xuyên vào hệ thống tabmic, kể cả lệnh chi tiền. - Làm tham mƣu cho lãnh đạo: Về cân đối Ngân sách huyện, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên, về tất cả các khoản phát sinh của đơn vị ban hành, đoàn thể huyện. - Quản lý các đơn vị ngành, văn phòng Huyện ủy, Phòng Giáo dục và tất cả các trƣờng học. - Lập báo cáo định kỳ cho các sở liên quan. e) Chuyên viên quản lý Ngân sách xã - Quản lý Ngân sách 10 đơn vị xã, thị trấn và thực hiện ghi thu, ghi chi quỹ an ninh quốc phòng. - Công tác giá, tham gia cùng các cơ quan thi hành án để thẩm định về giá liên quan đến tài sản. g) Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản - Nhập kế hoạch vốn xây dựng cơ bản vào hệ thống tabmic. - Thẩm định khâu phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán đối với đơn vị Ban quản lý dự án huyện làm chủ đầu tƣ và với tất cả các đơn vị làm chủ đầu tƣ, theo dõi, điều chính kế hoạch vốn xây dựng cơ bản. - Thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản đối với tất cả các đơn vị đƣợc UBND huyện giao làm chủ đầu tƣ và những công trình do Ban quản lý dự án làm chủ đầu tƣ. - Thẩm định hồ sơ xây dựng cơ bản của xã và những đề án, dự toán xây dựng cơ bản liên quan đến xây dựng nông thôn mới do xã làm chủ đầu tƣ, kể cả vốn xây dựng cơ bản của huyện giao xã làm chủ đầu tƣ. - Thẩm định phê duyệt hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, chỉ định thầu và công nhận kết quả trúng thầu của tất cả các đơn vị. 33 - Lập báo cáo về tình hình xây dựng cơ bản thƣờng xuyên cho UBND huyện, báo cáo trong các kỳ họp HĐND và lập báo cáo theo quy định cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ. h) Kế toán cấp phát ấn chỉ, kiêm kế toán đơn vị - Quản lý biên lai thu tiền từ nhập, xuất, tồn kho cấp phát ấn chỉ cho cơ sở, khi cấp phát phải có ý kiến của lãnh đạo cơ quan, quyết toán đúng nguyên tắc, đúng chế độ quy định, quyết toán lai thu phải đúng nguồn. - Quyết toán lại với đơn vị sử dụng với Sở Tài chính đúng định kỳ, báo cáo tình hình sử dụng biên lai và kết quả thu nộp các loại quỹ, báo cáo chi tiết tình hình thu - chi đề xuất hƣớng xử lý. - Quản lý ấn chỉ, lệnh chi tiền cho các ban ngành xã, huyện. Quản lý kho lƣu trữ, tài sản tịch thu, tịch biên, văn thƣ lƣu trữ, ấn chỉ thuộc công tác văn phòng, phát hành công văn đi, đến. i) Chuyên viên quản lý ngành, kiêm thủ quỹ - Quản lý đơn vị ngành: Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Y tế, Đài truyền thanh, Quân sự, Phòng Tƣ pháp, Trung tâm văn hóa - Thể dục thể thao, Trung tâm dậy nghề, Ban quản lý chợ, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị. - Thực hiện ghi thu, ghi chi, phí chợ. k) Kế toán quản lý ngành, văn thư lưu trữ - Văn thƣ, lƣu trữ. - Quản lý đơn vị gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội đông y. - Đăng ký kinh doanh. l) Kế toán quản lý ngành kinh tế - xã hội - Quản lý Phòng tài nguyên môi trƣờng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Hội ngƣời mù, Hội chữ thập đỏ… - Quản lý quyết toán biên lai thu tiền các xã, thị trấn. - Quản lý công sản. 3.2.3.2 Đội ngũ cán bộ Hiện nay, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ có 12 đồng chí (trong đó có 8 đồng chí theo biên chế, 4 đồng chí hợp đồng). Với đội ngũ cán bộ trẻ và có trình độ chuyên môn nên mọi công tác đề ra Phòng luôn hoàn thành đạt mọi chỉ tiêu đƣợc giao. 34 Bảng 3.1 Cơ cấu cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ Chỉ tiêu 1. Tổng số cán bộ - Giới tính Nam - Giới tinh Nữ 2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Đại học - Trung cấp 3. Tuổi đời - Dƣới 30 - Từ 31 – 40 - Từ 41 – 50 - Trên 50 4. Tuổi nghề - Dƣới 1 năm - Từ 1 - 5 năm - Từ 6 – 10 năm - Từ 11 năm trở lên Biên chế Số ngƣời Tỷ lệ (%) 08 06 75 02 25 Hợp đồng Số ngƣời Tỷ lệ (%) 04 02 50 02 50 08 0 100 0 04 0 100 0 03 04 01 0 37,5 50 12,5 0 04 0 0 0 100 0 0 0 0 03 04 01 0 37,5 50 12,5 03 01 0 0 75 25 0 0 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch năm 2013 3.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu - chi Ngân sách Nhà nƣớc của phòng Tài chính - Kế hoạch 3.2.4.1 Thuận lợi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện luôn đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, từ huyện đến xã, thị trấn, sự đồng tình ủng hộ của Thủ trƣởng các ban, ngành đoàn thể huyện, các xã, thị trấn. Sự phối hợp các ngành trong hệ thống tài chính huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và điều hành Ngân sách năm 2013. Trình độ chuyên môn của các cán bộ trong đơn vị đã đƣợc chuẩn hóa theo quy định cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng. Hầu hết các cán bộ trong đơn vị biết nắm bắt và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức đoàn kết nội bộ tốt, nhiệt tình tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực và trình độ của từng cán bộ và có sự gắn bó phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các cán bộ trong cơ quan nên đã động viên khuyến khích đƣợc tinh thần nhiệt tình, tích cực của mỗi ngƣời, phát huy đƣợc sức mạnh của tập thể. Phƣơng tiện làm việc cũng đƣợc trang bị ngày càng tốt hơn. Số lƣợng máy tính đáp ứng nhu cầu sử dụng đã góp phần thúc đẩy công việc hoàn thành đúng tiến độ 35 Đƣợc hỗ trợ phần mềm chƣơng trình tadmic, quản lý ấn chỉ, quản lý tài sản công nên công việc đƣợc nhanh chóng và chính xác. Phòng Tài chính – Kế hoạch chấp hành và thực hiện tốt khâu quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc, khắc phục việc trốn thuế, lậu thuế, tránh thất thu cho Ngân sách, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 3.1.4.2. Khó khăn Trụ sở đƣợc làm việc đƣợc xây dựng tạm nên diện tích phòng làm việc còn khá nhỏ chƣa có phòng lƣu trữ hồ sơ, gây cảm giác không thoải mái khi làm việc, ảnh hƣởng đến công việc. Do ảnh hƣởng của khủng hoãng thế giới, giá cả liên tục biến động nên đời sống cán bộ, công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn. Biên chế đƣợc giao của Phòng Tài chính – Kế hoạch còn thiếu so với yêu cầu, từ đó anh chị còn phải kiêm nhiệm công việc nên đôi lúc bị động trong công việc. 36 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 4.1.1 Tình hình thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ Bảng 4.1 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2010 ĐVT: Triệu đồng DỰ QUYẾT QT/DT STT NỘI DUNG TOÁN TOÁN % TỔNG THU NSNN (A + B) 15.965 55.122,5 393,66 TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI A 14.840 45.722,2 308,10 NSNN I Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc 14.840 21.987,5 148,16 II Thu về dầu khí Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế III GTGT hàng NK do hải quan thu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho IV vay lại) V Thu từ quỹ dự trữ Tài chính VI Thu kết dƣ NS năm trƣớc 23.570,4 VII Thu chuyển nguồn 164,3 Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của VIII Luật NSNN CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ B 1.125 9.400,3 835,59 CHI QUẢN LÝ QUA NSNN BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP C 186.024 200.590,2 107.83 TRÊN D THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA E NSTW TỔNG 201.989 255.712,7 126,60 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 2010 Theo Báo cáo quyết toán thu ngân sách của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ ta thấy tổng thu Ngân sách nhà nƣớc năm 2010 là 255.712,7 triệu đồng, đạt 126,60% so với dự toán đƣợc giao. Nguồn thu năm 2010 chủ yếu là từ nguồn Bổ sung từ ngân sách cấp trên với 200.590,2 triệu đồng, đạt 107,83% so với dự toán của địa phƣơng, chiếm 78,44% trong tổng thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ. 37 Bên cạnh đó, ngân sách của huyện đƣợc bổ sung từ các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý ngân sách nhà nƣớc và các khoản thu cân đối ngân sách, cụ thể: - Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua Ngân sách nhà nƣớc thu đƣợc 9.400,3 triệu đồng đạt 835,59% so với dự toán của huyện đề ra, chiếm 3,68% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. - Các khoản cân đối Ngân sách thu đƣợc 45.722,2 triệu đồng, đạt 308,10% so với dự toán của huyện giao, chiếm 17,88% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Trong các khoản thu cân đối Ngân sách thu đƣợc có: thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc, thu từ kết dƣ ngân sách năm trƣớc và thu chuyển nguồn. + Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc là 21.987,5 triệu đồng, đạt 148,16% so với dự toán huyện đề ra. Dự toán của các khoản thu cân đối ngân sách cũng chính là dự toán đƣợc giao của nguồn thu từ sản xuất kinh doanh còn thu từ kết dƣ ngân sách nhà nƣớc năm trƣớc và thu chuyển nguồn huyện không giao chỉ tiêu. + Thu từ kết dƣ ngân sách là 23.570,4 triệu đồng và thu chuyển nguồn là 164,3 triệu đồng. Qua đó ta thấy các nguồn thu thu đƣợc đều cao hơn so với dự toán của HĐND huyện đề ra, tuy nhiên còn một số nguồn nhƣ: Thu từ ngân sách cấp dƣới nộp; thu tính phiếu, trái phiếu của Ngân sách Trung ƣơng và trong các khoản thu cân đối ngân sách có: Thu về dầu khí; thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do Hải quan thu; thu viện trợ; thu từ quỹ dự trữ Tài chính; thu huy động theo khoản 3 điều 8 của Luật Ngân sách nhà nƣớc thì vẫn chƣa có. 38 Bảng 4.2 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2011 ĐVT: Triệu đồng STT DỰ TOÁN NỘI DUNG TỔNG THU NSNN (A + B) TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI A NSNN I Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc II Thu về dầu khí Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế III GTGT hàng NK do hải quan thu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho IV vay lại) V Thu từ quỹ dự trữ Tài chính VI Thu kết dƣ NS năm trƣớc VII Thu chuyển nguồn Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của VIII Luật NSNN CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ B CHI QUẢN LÝ QUA NSNN BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP C TRÊN D THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA E NSTW TỔNG QUYẾT TOÁN QT/DT % 22.962,8 85.340,2 371,65 21.140 72.291,9 341,97 21.140 40.104,1 189,71 32.053,6 134,2 1.822,8 13.048,3 715,84 270.290 296.815,4 109,81 0 0 293.252.8 382.155,6 130,32 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ năm 2011 Theo Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nƣớc năm 2011 ta thấy tổng thu Ngân sách năm 2011 là 382.155,6 triệu đồng, đạt 130,32% so với dự toán của huyện Cờ Đỏ. Nguồn thu chủ yếu vẫn là nguồn Bổ sung từ Ngân sách cấp trên với số tiền thu đƣợc là 296.815,4 triệu đồng, đạt 109,81% so với dự toán, chiếm 77,67% trong tổng thu Ngân sách nhà nƣớc. Ngoài nguồn thu đƣợc bổ sung từ ngân sách cấp trên huyện còn có nguồn thu từ các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua Ngân sách nhà nƣớc và các khoản thu cân đối Ngân sách nhà nƣớc, cụ thể: - Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua Ngân sách nhà nƣớc thu đƣợc 13.048,3 triệu đồng, đạt 715,84% so với dự toán, chiếm 3,41% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. 39 - Các khoản thu cân đối ngân sách thu đƣợc 72.291,9 triệu đồng, đạt 341,97% so với dự toán, chiếm 18,92% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Trong đó bao gồm các khoản: thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc, thu chuyển nguồn. + Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc là 40.104,1 triệu đồng, đạt 189,71% so với dự toán của huyện. + Thu từ kết dƣ ngân sách là 32.053,6 triệu đồng và thu chuyển nguồn là 134,2 triệu đồng. Nguồn thu năm 2011 giống với nguồn thu năm 2010 và các nguồn chƣa có nguồn thu cũng tƣơng tự. Sang năm 2011 tổng thu Ngân sách đạt cao hơn 126.442,9 triệu đồng tƣơng ứng với 49,45 %. Bảng 4.3 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2012 ĐVT: Triệu đồng STT DỰ TOÁN NỘI DUNG TỔNG THU NSNN (A + B) TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI A NSNN I Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc II Thu về dầu khí Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế III GTGT hàng NK do hải quan thu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho IV vay lại) V Thu từ quỹ dự trữ Tài chính VI Thu kết dƣ NS năm trƣớc VII Thu chuyển nguồn Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của VIII Luật NSNN CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ B CHI QUẢN LÝ QUA NSNN BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP C TRÊN D THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA E NSTW TỔNG QUYẾT TOÁN 34.784 132.443,4 380,76 33.240 127.103,7 382,38 33.240 44.288,6 133,24 82.339,3 475,8 1.544 5.339.7 345,84 277.186,5 310.745,3 112,11 311.970,5 443.188,7 142,06 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ năm 2012 40 QT/DT % Theo Báo cáo quyết toán thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ năm 2012 tổng thu Ngân sách là 443.188,7 triệu đồng, đạt 142,06% so với dự toán của huyện. Nguồn thu chủ yếu vẫn là nguồn Bổ sung từ Ngân sách cấp trên với số tiền thu đƣợc là 310.745,3 triệu đồng, đạt 112,11% so với dự toán, chiếm 70,11% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Ngoài nguồn thu đƣợc bổ sung từ ngân sách cấp trên huyện còn có nguồn thu từ các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua Ngân sách nhà nƣớc và các khoản thu cân đối Ngân sách nhà nƣớc, cụ thể: - Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua Ngân sách nhà nƣớc thu đƣợc là 5.339,7 triệu đồng, đạt 345,84% so với dự toán, chiếm 1,2% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. - Các khoản thu cân đối Ngân sách nhà nƣớc là 127.103,7 triệu đồng, đạt 382,38 % so với dự toán của huyện, chiếm 28,68% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Trong đó bao gồm các khoản: thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc, thu chuyển nguồn. + Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc là 44.288,6 triệu đồng, đạt 133,24% so với dự toán của huyện Cờ Đỏ + Thu kết dƣ Ngân sách năm trƣớc là 82.339,3 triệu đồng và thu chuyển nguồn là 475,8 triệu đồng. Nguồn thu năm 2012 cũng giống với nguồn thu năm 2010 và năm 2011. Đến năm 2012 tổng thu ngân sách nhà nƣớc cao hơn 61.033,1 triệu đồng so với năm 2011 tức 15,97%. * Nhận xét Qua số liệu trên ta thấy nguồn thu của huyện Cờ Đỏ ổn định qua các năm và cũng không ngừng tăng lên. Nguồn thu bao gồm: thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc và thu cân đối ngân sách. Trong đó, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đóng vai trò chủ đạo chi phối mức chi tiêu trong phạm vi toàn địa bàn huyện, thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là nguồn thu tự huyện đề ra chỉ tiêu để tranh thủ nguồn thu cho địa phƣơng góp phần vào nâng cao nguồn thu của huyện, thu cân đối ngân sách là nguồn thu quan trọng đánh giá mức độ phát triển của huyện, khi nguồn thu cân đối ngân sách trở thành nguồn thu chủ đạo thì chứng tỏ huyện đã tự đảm bảo chi tiêu cho địa phƣơng của mình nên thu cân đối ngân sách rất đƣợc chú trọng. Qua các năm nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn giữ vai trò chủ đạo nhƣng có chiều hƣớng giảm, thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc cũng có xu hƣớng giảm, ngƣợc lại thu cân đối ngân sách lại tăng, điều này cho thấy huyện đang thay đổi tích cực, không lệ thuộc vào nguồn thu từ ngân sách cấp trên ngƣợc lại dựa vào đó để phát huy những thế mạnh của mình, hƣớng tới tự đảm bảo chi tiêu cho huyện, cải thiện từ cơ sở vật chất cho đến đời sống cho ngƣời dân. 41 Bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn còn những khó khăn nhất định, cơ sở hạ tầng chƣa hoàn thiện, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân nhƣng một số đã xuống cấp cần đƣợc tu sữa, mức sống của ngƣời dân vẫn còn thấp, nông nghiệp là thế mạnh của vùng xong ngƣời nông dân vẫn nghèo… đòi hỏi huyện phải chính sách phù hợp cải thiện những mặt còn hạn chế, điều đó lại thấy đƣợc vai trò quan trọng của ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên một số nguồn thu của huyện vẫn chƣa đƣợc phát huy cụ thể là: thu ngân sách cấp dƣới nộp; thu tín phiếu, trái phiếu của ngân sách trung ƣơng; thu từ quỹ dự trữ tài chính…nhƣ thế làm cho nguồn thu chƣa đƣợc cân đối trong tổng thể nguồn thu. Thấy đƣợc huyện vẫn còn nhiều khó khăn, đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội để thay đổi bộ mặt toàn huyện. 4.1.2 Phân tích tình hình thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 – 2012 Qua bảng Báo cáo quyết toán thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012 ta thấy: - Tổng thu Ngân sách năm 2010 là 255.712,7 triệu đồng đạt 126,60% so với dự toán huyện giao, vƣợt 53.723,7 triệu đồng hay 26,60%. - Tổng thu Ngân sách năm 2011 là 382.155,6 triệu đồng đạt 130,32% so với dự toán huyện giao, vƣợt 89.902,8 triệu đồng hay 30,32%. - Tổng thu Ngân sách năm 2012 là 443.188,7 triệu đồng đạt 142,06% so với dự toán huyện giao, vƣợt 131.218,2 triệu đồng hay 42,06%. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc qua mỗi năm đều đạt và vƣợt so với dự toán đề ra, đồng thời đều tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên so sánh quyết toán năm sau với năm trƣớc thì năm 2011 cao hơn 126.442,9 triệu đồng, tăng 49,45% so với năm 2010 và năm 2012 cao hơn năm 2011 là 61.033,1 triệu đồng, tăng 15,97%. Sự mâu thuẩn này phải xét lại số dự toán và quyết toán của từng năm. Cụ thể, năm 2011 dự toán tăng 91.263,8 triệu đồng so với dự toán của năm 2010 và quyết toán năm 2011 tăng 127.442,9 triệu đồng; năm 2012 dự toán tăng 18.717,7 triệu đồng so với năm 2011 và quyết toán tăng 60.033,1 triệu đồng so với năm 2011. Qua phân tích trên cho thấy năm 2011 là năm thu ngân sách có hiệu quả nhất, năm 2010 cũng đạt hiệu quả cao, năm 2012 có xu hƣớng chậm lại. Đó cũng là vì: - Năm 2012 tình hình lạm phát tăng cao nên Nhà nƣớc đề ra biện pháp thắt chặc chi tiêu chống xa hoa lãng phí, giá các mặt hàng nông sản lại bấp bênh khiến ngƣời nông dân khốn khó… đã làm cho huyện Cờ Đỏ ít nhiều cũng ảnh hƣởng. Đó là tình hình trong nƣớc, ngoài ra tình tình trên địa bàn huyện cụ thể: - Là một huyện mới chia tách đầu năm 2009 nên nguồn thu chủ yếu vẫn là nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên, nguồn thu này chiếm khoản trên 2/3 tổng nguồn thu của huyện, giúp cho huyện có thể đảm bảo cân đối chi tiêu một cách hợp lý. 42 Bảng 4.4 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng S T T A B C D E NỘI DUNG TỔNG THU NSNN (A + B) TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA NSTW TỔNG NĂM 2010 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 15.965 55.122,5 14.840 45.722,2 QT/DT % 345,27 308,10 NĂM 2011 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 22.962,8 85.340,2 21.140 72.291,9 QT/DT % 371,65 341,97 DỰ TOÁN 34.784 33.240 NĂM 2012 QUYẾT TOÁN 132.443,4 127.103.7 QT/DT % 380,76 382,38 1.125 9.400,3 835,58 1.822,8 13.048,3 715,84 1.544 5.339,7 345,84 186.024 200.590,2 107,83 270.290 296.815,4 109,81 277.186,5 310.745,3 112,11 201.989 255.712,7 126,60 293.252,8 382.155,6 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 130,32 311.970,5 443.188,7 142,06 43 - Với đặc thù là nông nghiệp, đất phi nông nghiệp chỉ chiếm khoản 20% nên cho thấy kinh tế trong vùng vẫn còn nhiều khó khăn nên nguồn thu từ sản xuất kinh doanh không cao đồng thời nguồn thu này không tập trung ở các doanh nghiệp trong địa bàn huyện mà từ khu vực ngoài quốc doanh và các khoản thu khác. Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thu ngân sách huyện trong giai đoạn này ta sẽ phân tích cụ thể từng nội dung của thu ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ. a) Tổng các khoản thu cân đối ngân sách Qua bảng số liệu tổng các khoản thu cân đối ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012 ta thấy: - Tổng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc năm 2010 là: 45.722,2 triệu đồng, đạt 308,10% so với dự toán của huyện, chiếm 17,88% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. - Tổng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc năm 2011 là: 72.291,9 triệu đồng, đạt 341,97 % so với dự toán của huyện, chiếm 18,92% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. - Tổng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc năm 2012 là: 127.103,7 triệu đồng, đạt 382,38 % so với dự toán của huyện, chiếm 29,88% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Thu cân đối ngân sách nhà nƣớc qua mỗi năm đều tăng và vƣợt so với dự toán đƣợc giao năm 2010 vƣợt 208,10%, năm 2011 vƣợt 241,97% và năm 2012 vƣợt là 282,38% so với dự toán. Đồng thời, năm 2011 tăng 26.569,7 triệu đồng so với năm 2010 hay 58,11% và năm 2012 so với năm 2011 tăng 54.811,8 triệu đồng hay 75,82%. Nhƣ vậy, thu cân đối ngân sách nhà nƣớc năm 2012 đạt cao nhất, tiếp theo là năm 2011 và thấp nhất là năm 2010. Kết quả này cho thấy nguồn thu từ các khoản cân đối ngân sách đang tăng rất tích cực. Thu cân đối ngân sách qua các năm tập trung ở thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc, thu chuyển nguồn. Ngoài ra, thu cân đối ngân sách còn có các khoản thu về dầu khí; thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do Hải quan thu; thu huy động đầu tƣ theo khoản 3 điều 8 của luật Ngân sách nhà nƣớc nhƣng các khoản này chƣa có nguồn thu trong giai đoạn này. 44 Bảng 4.5 TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 NỘI DUNG NĂM 2010 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 14.840 21.987,5 QT/DT % 148,16 DỰ TOÁN 21.140 NĂM 2011 QUYẾT TOÁN 40.104,1 Thu từ SXKD trong nƣớc Thu về dầu khí Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu do Hải quan thu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho vay lại) Thu từ quỹ dự trữ Tài chính Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 23.570,4 Thu chuyển nguồn 164,3 Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của Luật NSNN TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI 14.840 45.722,2 308,10 21.140 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 45 QT/DT % 189,71 DỰ TOÁN 33.240 32.053,6 134,2 72.291,9 NĂM 2012 QUYẾT QT/DT TOÁN % 44.288,6 133,24 82.339,3 475,8 341,97 33.240 127.103.7 382,38 * Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc qua các năm có sự biến động, cụ thể: - Năm 2010, tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc là: 21.987,5 triệu đồng, đạt 148,16 % so với dự toán của huyện Cờ Đỏ, chiếm 48,09% trong tổng các khoản thu cân đối ngân sách. - Năm 2011, tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc là: 40.104,1 triệu đồng, đạt 189,71 % so với dự toán của huyện Cờ Đỏ, chiếm 55,47% trong tổng các khoản thu cân đối ngân sách. - Năm 2012, tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc là: 44.288,6 triệu đồng, đạt 133,24 % so với dự toán của HĐND huyện Cờ Đỏ, chiếm 34,84% trong tổng các khoản thu cân đối ngân sách. Thu sản xuất kinh doanh trong nƣớc chiếm tỉ trọng cao trong thu cân đối ngân sách nhà nƣớc, đồng thời đây cũng là nguồn thu quan trọng thể hiện sự phát triển về kinh tế của huyện. Thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc năm 2012 đạt cao nhất so với hai năm còn lại nhƣng phần tăng thu (tăng 4.184,5 triệu đồng hay 9,45% so với năm 2011) lại thấp nhất. Tiếp theo là năm 2011 có số tiền thấp hơn năm 2012 nhƣng phần tăng thu lại là cao nhất cụ thể là tăng 18.116,6 triệu đồng hay 82,39% so với năm 2011. Cuối cùng là thu từ sản xuất kinh doanh của 2010 đạt thấp nhất so với hai năm còn lại. Để biết đƣợc những nguyên nhân làm cho thu cân đối ngân sách có sự biến động đó ta tìm hiểu từng khoản mục của thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. 1) Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương Năm 2010 thu đƣợc 237,9 triệu đồng nhƣng đến năm 2011 và 2012 thì nguồn thu này đƣợc chuyển lại cho thành phố thu nên nguồn thu này huyện đã không thu nữa. Trên địa bàn huyện hiện nay chƣa thể đáp ứng đủ nhu cầu để đầu tƣ nên thu hút sự đầu tƣ còn thấp do đó các doanh nghiệp Trung ƣơng trên địa bàn huyên là khá thấp. 2) Thu từ khu vực ngoài quốc doanh - Năm 2010, thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 4.343,3 triệu đồng, đạt 103,41% so với dự toán, chiếm 19,75% trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Trong đó bao gồm các khoản thuế thu từ doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã: Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc là 3.445,2 triệu đồng, thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc là 5,5 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 328 triệu đồng, thuế tài nguyên là 11 triệu đồng, thuế môn bài là 553,6 triệu đồng. 46 Bảng 4.6 THU TỪ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 -2011 ĐVT: Triệu đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tổng NỘI DUNG Thu từ doanh nghiệp nhà nƣớc Trung ƣơng Thu từ doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Thu từ khu vực ngoài quốc doanh Thu từ xổ số kiến thiết Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Lệ phí trƣớc bạ Thu phí giao thông thu qua xăng dầu Thu phí, lệ phí Các khoản thu về nhà, đất Thu sự nghiệp (không kể thu tại xã) Thu sự nghiệp tại xã Thu khác Thu từ SXKD trong nƣớc DỰ TOÁN NĂM 2010 QUYẾT TOÁN 237,9 QT/DT % 4.200 4.343,3 103,41 5.100 10.539,3 206,65 12.500 18.540,1 148,32 2.400 4.450 3.883,6 6.529,3 161,82 146,73 4.000 6.700 4.076,5 7.822 101,91 116,75 4.600 9.600 4.933,2 7.877,7 107,24 82,06 1.350 1.700 1.632,2 2.556,4 120,90 150,38 1.350 2.650 2.495,3 4.158,7 184,84 156,93 800 4.400 1.926 2.536,7 240,75 57,65 740 2.804,8 379,03 1.340 14.840 21.987,5 148,16 21.140 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 11.012,3 40.104,1 821,81 189,71 1.340 33.240 8.474,9 44.288,6 632,45 133,24 47 NĂM 2011 DỰ QUYẾT QT/DT TOÁN TOÁN % NĂM 2012 DỰ QUYẾT QT/DT TOÁN TOÁN % - Năm 2011, thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 10.539,3 triệu đồng, đạt 206,65% so với dự toán, chiếm 26,27% trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Trong đó bao gồm các khoản thuế thu từ doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã: Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc là 9.768,8 triệu đồng, thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc là 14,7 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 145,9 triệu đồng, thuế tài nguyên là 5,1 triệu đồng, thuế môn bài là 604,8 triệu đồng. - Năm 2012, thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 18.540,1 triệu đồng, đạt 148,32% so với dự toán, chiếm 41,86% trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Trong đó bao gồm các khoản thuế thu từ doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã: Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc là 17.672,2 triệu đồng, thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc là 25,5 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 183,3 triệu đồng, thuế tài nguyên là 8,6 triệu đồng, thuế môn bài là 650,5 triệu đồng. Năm 2010, thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 4.343,3 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 6.196 triệu đồng hay 142,66%, đến năm 2012 tăng so với năm 2011 là 8.000,8 triệu đồng hay 75,91%. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh luôn đạt và vƣợt so với dự toán đề ra, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng có sự biến động cụ thể đạt mức cao nhất ở năm 2011 và có xu hƣớng giảm xuống ở năm 2012. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu đƣợc thu từ các loại thuế từ doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã. 3) Thuế thu nhập cá nhân - Năm 2010, thuế thu nhập cá nhân là 3.883,6 triệu đồng, đạt 161,82% so với dự toán, chiếm 17,66% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2011, thuế thu nhập cá nhân là 4.076,5 triệu đồng, đạt 101,92% so với dự toán, chiếm 10,16% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2012, thuế thu nhập cá nhân là 4.933,2 triệu đồng, đạt 107,02% so với dƣ toán, chiếm 11,12% trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Thuế thu nhập cá nhân qua mỗi năm đều vƣợt so với dự toán, tuy nhiên có sự biến động, cụ thể: + Năm 2010, thuế thu nhập cá nhân vƣợt 61,82% so với dự toán. + Năm 2011, thuế thu nhập cá nhân vƣợt 1,92% so với dự toán và tăng 192,9 triệu đồng hay 4,9% so với quyết toán năm 2010. + Năm 2012, thuế thu nhập cá nhân đạt vƣợt 7,02%, tăng 856,7 triệu đồng hay 21,02% so với quyết toán năm 2011. Năm 2010 số tiền thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất nhƣng vƣợt cao nhất. Năm 2011 số tiền thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn năm 2010 nhƣng phần vƣợt thấp nhất. Đến năm 2012, số tiền thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp là cao nhất và phần vƣợt cao hơn so với năm 2011. Lại dựa vào số dự toán ta có, năm 2010 dự toán là 2.400 triệu đồng, sang năm 2011 tăng 4.000 hay 48 66,67% so với dự toán 2010, đến năm 2012 tăng lên 600 triệu đồng hay 15% so với dự toán 2011, nhƣ vậy năm 2011 là năm đạt hiệu quả cao nhất. 4) Lệ phí trước bạ - Năm 2010, thu từ lệ phí trƣớc bạ là 6.521,3 triệu đồng, đạt 146,73% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 29,70% trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2011, thu từ lệ phí trƣớc bạ là 7.822 triệu đồng, đạt 116,75% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 19,50% trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2012, thu từ lệ phí trƣớc bạ là 7.877,7 triệu đồng, đạt 82,06% so với dự toán, chiếm 17,79% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Thu từ lệ phí trƣớc bạ năm 2010 là 6.521,3 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 1.300,7 triệu đồng hay 19,95%, đến năm 2012 tăng 55,7 triệu đồng hay 0,71%. Nhƣ vậy ta thấy thu từ lệ phí trƣớc bạ tăng theo mỗi năm tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng lại giảm và tỉ trọng trong thu từ sản xuất kinh doanh cũng giảm dần. Bên cạnh đó, năm 2011 là năm có mức thu lệ phí hiệu quả nhất. 5) Thu phí, lệ phí - Năm 2010, thu phí, lệ phí là 1.632,2 triệu đồng, đạt 120,90% so với dự toán và chiếm 7,42% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2011, thu phí, lệ phí là 2.495,3 triệu đồng, đạt 184,84% so với dự toán và chiếm 6,22% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2012, thu phí, lệ phí là 1.926 triệu đồng, đạt 240,75% so với dự toán và chiếm 4,35% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Qua đó ta thấy: - Năm 2010 là 1.632,2 triệu đồng, đến năm 2011 thu phí lệ phí tăng 863,1 triệu đồng hay 52,88% so với năm 2010, năm 2012 thu phí, lệ phí lại giảm 569,3 triệu đồng hay giảm 22,81% so với năm 2011. - Nhƣng đem số quyết toán so với dự toán thì qua mỗi năm đều tăng, năm 2010 vƣợt dự toán là 20,90%, năm 2011 vƣợt dự toán là 84,84%, năm 2012 vƣợt dự toán là 140,75%. - Mặt dù quyết toán luôn cao và vƣợt so với dự toán nhƣng tỉ lệ trong cơ cấu tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc lại giảm, cụ thể năm 2010 đạt 7,42% sang năm 2011 giảm 1,2%, đến 2012 lại giảm 1,87%. Nhƣ vậy, ở mỗi năm khi quyết toán thì đạt và vƣợt so với chỉ tiêu đề ra nhƣng khi xét kỹ lại ta thấy phần thu này biến động tăng giảm thất thƣờng, còn tỉ trọng trong thu từ sản xuất kinh doanh lại giảm qua mỗi năm. Nếu nhƣ ta nhìn kết quả số quyết toán so với dự toán thì ta sẽ khẳng định là năm 2012 đạt hiệu quả nhất nhƣng khi qua phân tích ta thấy năm 2011 mới là năm đạt hiệu quả cao nhất, vì năm 2010 và năm 2011 là cùng mức dự toán 1.350 triệu đồng đến năm 2012 giảm còn 800 triệu đồng đã gay cho phần vƣợt tăng đột biến so với hai năm còn lại nhƣng nếu ta dùng chỉ tiêu của năm 2010 và 2011 thì năm 2012 có tỉ lệ thấp hơn. 6) Các khoản thu về nhà, đất 49 - Năm 2010, thu về nhà đất là 2.556,4 triệu đồng (trong đó bao gồm: thuế nhà đất là 354,4 triệu đồng, thuế sử dụng đất nông nghiệp là 326,7 triệu đồng, thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng là 1.875,3 triệu đồng), đạt 150,38%, chiếm 11,63% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2011, thu về nhà đất là 4.158,7 triệu đồng (trong đó bao gồm: thuế nhà đất là 412 triệu đồng, thuế sử dụng đất nông nghiệp là 170,6 triệu đồng, thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng là 3.158,7 triệu đồng), đạt 156,93%, chiếm 10,37% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2010, thu về nhà đất là 2.536,7 triệu đồng (trong đó bao gồm: thuế nhà đất là 4,3 triệu đồng, thuế sử dụng đất nông nghiệp là 516,8 triệu đồng, thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng là 2.015,6 triệu đồng), đạt 57,65%, chiếm 5,7% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Các khoản thu về nhà, đất năm 2010 và năm 2011 đều tăng và vƣợt so với dự toán đƣợc giao nhƣng sang năm 2012 thì lại giảm mạnh. Năm 2011 vẫn là năm có nguồn thu về nhà, đất có mức tăng trƣởng cao nhất. Mặt khác, các khoản thu về nhà đất chiếm tỉ trọng ngày càng giảm qua các năm, năm 2010 là cao nhất và giảm dần đến 2012 là thấp nhất. 7) Thu khác - Năm 2010, thu khác là 2.804,8 triệu đồng (trong đó: thu tiền phạt là 912 triệu đồng; thu tịch thu là 11,9 triệu đồng; thu hồi các khoản chi năm trƣớc là 138,3 triệu đồng; thu do ngân sách cấp khác hoàn trả khoản thu năm trƣớc là 25,4 triệu đồng; thu các khoản đóng góp là 1.717,2 triệu đồng), đạt 379,03% so với dự toán, chiếm 12,76% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2011, thu khác là 11.012,3 triệu đồng (trong đó: thu tiền phạt là 1.982,4 triệu đồng; thu tịch thu là 214,1 triệu đồng; thu hồi các khoản chi năm trƣớc là 140,7 triệu đồng; thu các khoản đóng góp là 6.549 triệu đồng; thu từ ngân sách cấp dƣới nộp lên là 299 triệu đồng; thu khác còn lại là 1.827,1 triệu đồng), đạt 821,81% so với dự toán, chiếm 27,46% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. - Năm 2012, thu khác là 8.474,9 triệu đồng (trong đó: thu tiền phạt là 1.077,5 triệu đồng; thu tịch thu là 26,1 triệu đồng; thu bán tài sản là 201,4 triệu đồng; thu hồi các khoản chi năm trƣớc là 183,7 triệu đồng; thu các khoản đóng góp là 5.000 triệu đồng; thu khác còn lại là 1.986,2 triệu đồng), đạt 632,45% so với dự toán, chiếm 19,14% trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Thu khác tăng qua mỗi năm, luôn đạt và vƣợt so với dự toán đƣợc giao. Nhất là năm 2011 chiếm tỉ trọng cao nhất so với 2 năm còn lại về tỉ trọng trong cơ cấu của tổng thu từ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thu khác là nguồn thu không ổn định. 8) Các khoản chưa thu được Trong thu từ sản xuất kinh doanh vẫn còn những nguồn thu chƣa thu đƣợc, bao gồm: thu từ doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng, thu từ doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thu từ xổ số kiến thiết, thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thu từ dầu khí, thu sự nghiệp. 50 Đây là những nguồn thu mang tính chất ổn định và lâu dài nhƣng huyện chƣa thu đƣợc những nguồn này. Với tình hình kinh tế còn lạc hậu, nơi giao lƣu và tập trung mua bán vẫn còn nhỏ lẽ, trình độ của ngƣời dân còn thấp không thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó với thế mạnh là nông nghiệp cũng để khuyến khích ngƣời dân vƣơn lên làm giàu nên thuế sử dụng đất nông nghiệp đƣợc miễn. Điều đó làm cho nguồn thu bị hạn chế. * Nhận xét đối với thu từ sản xuất kinh doanh trong nước. Qua phân tích các thành phần trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc ta hiểu rõ hơn về nguồn thu này. Các khoản thu trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc đều đạt và vƣợt so với dự toán đề ra cho thấy huyện luôn cố hoàn thành nhiệm vụ thu của mình một cách tốt nhất và cũng phản ánh đúng tổng thể nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Năm 2010 và năm 2011 là hai năm có nguồn thu đang trên đà tăng trƣởng, năm 2011 đạt cao nhất, đến năm 2012 lại sụt giảm. Đó cũng là do một phần chịu sự ảnh hƣởng của tình hình kinh tế trong cả nƣớc, tỉ lệ lạm phát ngày càng tăng cao, khiến đời sống ngƣời dân ngày càng khó khăn. Mặt khác, những nguồn thu của huyện đang có chƣa cân đối thiên về các khoản thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu phí, lệ phí… nhƣ thế thì chƣa đảm bảo bền vững cho nguồn thu này, trong khi đó các khoản thu từ các doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng hay địa phƣơng lại chƣa có nguồn thu, nên thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc chƣa là nguồn thu chủ yếu của thu cân đối và kể cả trong tổng thu ngân sách. Nhƣ thế ta thấy đƣợc huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế huyện vẫn còn đang trong giai đoạn chuyển biến để ổn định. Ngoài ra huyện với thế mạnh nông nghiệp nên đất cho việc sản xuất kinh doanh vẫn còn quá ít, ngƣời dân đã quen với nông nghiệp nên chƣa có kinh nghiệm và mạnh dạng làm kinh tế, trình độ về học vấn và chuyên môn của ngƣời dân trong mặt bằng chung của huyện đang ở mức trung bình, đối với những ngƣời có trình độ cao họ đều hƣớng lên các tỉnh thành có mức sống cao đó cũng làm cho huyện mất đi nguồn nhân lực. Tuy đối mặt với những khó khăn trên nhƣng huyện cũng đƣợc sự quan tâm của cấp trên, nhƣ thế đây cũng là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với huyện. Để trở thành huyện có tình hình kinh tế ổn định thì huyện phải chuyển dịch cơ cấu sang công thƣơng nghiệp chiếm ƣu thế và điều đó sẽ thể hiện bằng việc thu từ sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng cao và chủ yếu. * Thu kết dư ngân sách năm trước - Năm 2010, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc là 23.570,4 triệu đồng chiếm 51,55% trong tổng các khoản thu cân đối ngân sách. - Năm 2011, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc là 32.053,6 triệu đồng, chiếm 44,34% trong tổng các khoản thu cân đối ngân sách. - Năm 2012, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc là 82.339,3 triệu đồng, chiếm 64, 78% trong tổng các khoản thu cân đối ngân sách. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc chiếm tỉ trọng cao nhất trong thu cân đối ngân sách. Năm 2010 tình hình kết dƣ ngân sách vẫn lạc quan, sang năm 2011 tỉ 51 trọng trong thu cân đối ngân sách giảm xuống, đến năm 2012 tình hình kết dƣ ngân sách tăng cao và vƣợt trội hơn hai năm còn lại. Thu kết dƣ ngân sách thể hiện mức độ tích lũy của huyện đồng thời là nguồn thu dự phòng để đảm bảo hoạt động cho toàn huyện, năm 2010 huyện đã sử dụng một phần này để cũng cố và duy trì tình trạng hoạt động của huyện, sang năm 2011 tình hình kinh tế trong huyện lạc quan hơn rất nhiều nên đã làm cho phần kết dƣ tăng lên cho năm 2012. * Thu chuyển nguồn - Năm 2010, thu chuyển nguồn là 164,3 triệu đồng, chiếm 0,36% trong tổng thu các khoản thu cân đối ngân sách. - Năm 2011, thu chuyển nguồn là 134,2 triệu đồng, chiếm 0,19% trong tổng thu các khoản thu cân đối ngân sách. - Năm 2012, thu chuyển nguồn là 475,8 triệu đồng, chiếm 0,37% trong tổng thu các khoản thu cân đối ngân sách. Thu chuyển nguồn chiếm tỉ trọng thấp trong thu cân đối ngân sách huyện vì huyện sử dụng chủ yếu từ nguồn kinh phí cấp trên cấp và và các nguồn thu trong huyện. Thu chuyển nguồn năm 2011 có tỉ trọng thấp nhất vì năm 2011 có hoạt động kinh tế tốt nhất trong 3 năm nên phần chuyển nguồn ít hơn năm 2010 và năm 2012 *Nhận xét thu cân đối ngân sách Thu cân đối ngân sách giữ vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách và không ngừng tăng lên theo mỗi năm. Qua phân tích cụ thể thu cân đối chịu sự chi phối của thu từ sản xuất kinh doanh trong nƣớc, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc và thu chuyển nguồn nên mới không ngừng tăng lên theo mỗi năm nhƣng sau khi xét kỷ lại ta thấy năm 2011 vẫn là năm có hoạt động tích cực nhất và năm 2012 có xu hƣớng giảm sút. Tuy nhiên huyện vẫn duy trì tình hình thu cân đối ngân sách đạt và vƣợt so với dự toán cho thấy huyện luôn phấn đấu hƣớng tới phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội. Ngoài ra thu cân đối ngân sách vẫn còn một số nguồn chƣa có nên chƣa đảm bảo đƣợc tính cân đối trong thu cân đối ngân sách nhƣng trong tình hình kinh tế của huyện hiện nay thì thu cân đối ngân sách nhƣ vậy thì tạm ổn và huyện phải có chính sách phát triển, thu hút tăng thu các nguồn thu để đảm bảo phát triển toàn diện. b) Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước Thu để lại đơn vị chi quản lý cũng có sự biến động trong giai đoạn 2010 – 2012 - Năm 2010, thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 9.400,3 triệu đồng, đạt 835,58% so với dự toán. Trong đó, quỹ an ninh quốc phòng là 978 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa là 245,7 triệu đồng, quỹ PCLB là 29,5 triệu đồng, quỹ khuyến học là 179,2 triệu đồng, quỹ vì ngƣời nghèo là 2.427 triệu đồng, thu viện phí là 4.151 triệu đồng, nhân dân đóng góp xây dựng co sở hạ tầng địa phƣơng là 95,9 triệu đồng, thu phí chợ là 345,9 triệu đồng, trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh tra giao thông là 94,6 triệu đồng, phạt an toàn giao thông 629,4 triệu đồng, thu quỹ học phí là 224,1 triệu đồng. 52 - Năm 2011, thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 13.048,3 triệu đồng, đạt 715,84% so với dự toán. Trong đó, quỹ an ninh quốc phòng là 1.030,1 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa là 609,4 triệu đồng, quỹ PCLB là 101,3 triệu đồng, quỹ khuyến học là 203,1 triệu đồng, thu viện phí là 8.951,8 triệu đồng, nhân dân đóng góp xây dựng co sở hạ tầng địa phƣơng là 300,7 triệu đồng, thu phí chợ là 603,3 triệu đồng, phạt an toàn giao thông 1.065,1 triệu đồng, thu quỹ học phí là 183,6 triệu đồng. - Năm 2012, thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 5.339,7 triệu đồng, đạt 345,84% so với dự toán. Trong đó, quỹ an ninh quốc phòng là 1.016,3 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa là 460,8 triệu đồng, quỹ PCLB là 102,6 triệu đồng, thu phí chợ là 1.254,1 triệu đồng, trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh tra giao thông là 21,1 triệu đồng, phạt an toàn giao thông 1.366 triệu đồng, thu quỹ học phí là 1.086,7 triệu đồng, phạt ANTT và TNXH 30% là 32,1 triệu đồng. Thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc năm 2011 là năm thu đạt cao nhất đến năm 2010 và thấp nhất là năm 2012. Nguồn thu này huyện tự tranh thủ để tạo thêm nguồn thu cho huyện của mình. Mỗi năm có khoản thu khác nhau nhƣng có một số nguồn tƣơng đối ổn định nhƣ là quỹ an ninh quốc phòng và quỹ đền ơn đáp nghĩa, thu học phí… cho thấy huyện cũng chú trọng sự ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, đồng thời nêu cao tinh thần tƣơng trợ lẫn nhau giữa ngƣời dân, cũng chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ học vấn của ngƣời dân trong tòan huyện. 53 Bảng 4.7 CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng NỘI DUNG NĂM 2010 QUYẾT QT/DT TOÁN % 978 800 245,7 125 29,6 179,2 2.427 100 4.151 96 DỰ TOÁN NĂM 2011 QUYẾT TOÁN 1.030,1 609,4 125 101,3 203,1 DỰ TOÁN 1.197,8 Quỹ ANQP Quỹ đền ơn đáp nghĩa Quỹ PCLB (BCH PCLB huyện ghi thu, ghi chi) Quỹ khuyến học Quỹ vì ngƣời nghèo (MTTQ ghi thu, ghi chi) Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) 300 8.951,7 Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa 300,7 phƣơng Thu phí chợ (Ban QLC) 345,9 603,3 Trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh 94,6 tra giao thông (Phòng Kinh tế - Hạ tầng ghi thu, ghi chi) Phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi 629,4 1.065,1 thu, ghi chi) Phạt ANTT và TNXH 30 % (Công an huyện ghi thu, ghi chi) Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) 100 224 200 183,6 CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI 1.125 9.400,3 835,58 1.822,8 13.048,3 QUẢN LÝ QUA NSNN Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 54 QT/DT % NĂM 2012 QUYẾT QT/DT TOÁN % 1.016,3 460,8 146 102,6 DỰ TOÁN 1.980 1.254,1 21,1 1.366 32,1 715,84 200 1.544 1.086,7 5.339,7 345,84 c) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là nguồn thu chủ yếu của huyện, do tình hình kinh tế, xã hội của huyện vẫn còn chƣa đi vào quỹ đạo mà vẫn trong quá trình phát triển nên vẫn còn nhờ vào ngân sách của cấp trên. - Năm 2010, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 200.590,2 triệu đồng, đạt 107,83% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 78,44% trong tổng thu ngân sách. - Năm 2011, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 296.815,4 triệu đồng, đạt 109,81% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 77,67% trong tổng thu ngân sách. - Năm 2012, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 310.745,3 triệu đồng, đạt 112,11% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 70,12% trong tổng thu ngân sách. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm hai nguồn thu là thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nƣớc. + Thu bổ sung cân đối năm 2010 là 114.892,4 triệu đồng, đạt 111,50% so với dự toán; năm 2011 là 175.389,4 triệu đồng, đạt 111,54% so với dự toán; năm 2012 là 217.653,1 triệu đồng, đạt 113% so với dự toán + Thu bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nƣớc năm 2010 là 85.697,8 triệu đồng, đạt 103,27% so với dự toán; là năm 2011 là 121.426 triệu đồng, đạt 107,41% so với dự toán đƣợc giao; năm 2012 là 93.092,2 triệu đồng, đạt 110,09% so với dự toán. Qua đó ta thấy thu bổ sung từ ngân sách cấp trên luôn chiếm khoản 2/3 trong tổng thu ngân sách và không ngừng tăng lên qua các năm tuy nhiên có chiều hƣớng giảm theo mỗi năm vì tình hình biến động kinh tế cũng ảnh hƣởng đến nguồn thu của huyện, và chính sách chi tiêu tiết kiệm chống lãng phí của Nhà nƣớc do tình hình ngày càng lạm phát đã làm cho nguồn thu giảm. Trong đó bao gồm hai nguồn thu là thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nƣớc. Thu bổ sung cân đối chiếm tỉ lệ cao hơn thu bổ sung có mục tiêu vì huyện vẫn cần nguồn thu cân đối nhiều hơn để đảm bảo chi tiêu cho huyện hoạt động liên tục đồng thời huyện cũng đầu tƣ cho các công trình dự án nâng cấp đô thị, mở rộng các chợ, nâng cấp hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm… 55 Bảng 4.8 THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ĐVT:Triệu đồng STT NỘI DUNG 1 2 3 Bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nƣớc Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn nƣớc ngoài Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại Bổ sung các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia và dự án THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN 4 5 Tổng NĂM 2010 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 103.039 114.892,4 82.985 85.697,8 QT/DT % NĂM 2011 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 157.246 175.389,4 113.044 121.426 186.024 200.590,2 107,83 270.290 296.815,4 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 56 QT/DT % DỰ TOÁN 192.623 84.563,5 NĂM 2012 QUYẾT TOÁN 217.653,1 93.092,2 QT/DT % 109,81 277.186,5 310.745,3 112,11 *Nhận xét chung đối với tổng thu ngân sách nhà nƣớc Qua phân tích khái quát về tổng thu cân đối ngân sách ta thấy tổng nguồn thu qua mỗi năm luôn đạt và vƣợt so với chỉ tiêu đề ra cho thấy huyện luôn phấn đấu và tích cực các nguồn thu của mình để đảm bảo chi tiêu trong huyện, năm 2011 là năm có phần tăng thu cao nhất đánh giá đƣợc mức độ tích cực của huyện nhƣng năm 2012 lại chậm lại do tình hình kinh tế bất ổn tác động. Sau khi phân tích cụ thể các nội dung cụ thể ta lại càng hiểu rõ hơn về tình hình của huyện. Huyện luôn cố gắng đạt đƣợc chỉ tiêu và định hƣớng của huyện đề ra và tình hình của huyện nhìn chung cũng đảm bảo an ninh trật tự, đời sống ngƣời dân ổn định,… Bên cạnh đó huyện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và nhiều nguồn thu chƣa có, cơ sở vật chất chƣa trang bị đầy đủ, cơ sở hạ tầng còn thấp, nhiều hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, thế mạnh nông nghiệp chƣa phát huy hết vai trò của mình, giá nông sản bấp bênh làm ngƣời nông dân cũng gặp không ít khó khăn… Cho thấy tuy huyện đã hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra nhƣng huyện phải không ngƣng phấn đấu hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo để đạt đƣợc những chỉ tiêu cao hơn hƣớng tới đạt đƣợc kinh tế ổn định và phát triển, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội đƣợc giữ vững… 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 4.2.1 Tình hình chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ Bảng 4.9 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2010 ĐVT: Triệu đồng STT I II III IV NỘI DUNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG DỰ TOÁN 186.985,3 1.125 QUYẾT TOÁN 197.046,3 9.400,3 QT/DT % 105,38 835,58 16.684,5 14.566,2 87,30 204.794,8 221.012,8 107,92 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ Qua Báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ năm 2010 ta thấy tổng chi ngân sách là 221.012,8 triệu đồng, đạt 107,92 % so với dự toán đề ra. Trong đó có chi cân đối ngân sách, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới. - Chi cân đối ngân sách là 197.046,3 triệu đồng, đạt 105,38 % so với dự toán của huyện, chiếm 89,16 % trong tổng chi ngân sách. - Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 9.400,3 triệu đồng, đạt 835,58 % so với dự toán của huyện đề ra, chiếm 4,25% trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc. - Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dƣới là 14.566,2 triệu đồng, đạt và 87,30% so với dự toán của huyện, chiếm 6,59% trong tổng chi ngân sách. 57 Ngoài ra tổng chi ngân sách nhà nƣớc còn có chi nộp ngân sách cấp trên nhƣng nguồn chi này chƣa có. Năm 2010, tổng chi ngân sách nhà nƣớc đạt và vƣợt so với dự toán (vƣợt 7,92%). Trong đó, chi cân đối ngân sách là nguồn chi chủ yếu đã đạt và vƣợt so với dự toán (vƣợt 5,38%), chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc cũng đạt và vƣợt so với dự toán (vƣợt 735,58%) và khoản chi này đúng bằng với nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc, chỉ có chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới là chƣa đạt so với dự toán (thấp hơn 12,7%). Ngoài ra, tổng chi cân đối ngân sách còn có chi nộp ngân sách cấp trên nhƣng khoản này chƣa có nguồn chi. Bảng 4.10 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2011 ĐVT: Triệu đồng STT I II III IV NỘI DUNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG DỰ TOÁN QUYẾT TOÁN 255.364,8 1.822,8 253.751,1 13.048,4 99,37 715,84 26.843,8 26.525,4 98,81 284.031,4 428,2 293.753,1 103,42 QT/DT % Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ Qua báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ năm 2011 ta thấy tổng chi Ngân sách nhà nƣớc 293.753,1 triệu đồng, đạt 103,42 % so với dự toán của huyện. Trong đó, chi cân đối ngân sách, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc, chi nộp ngân sách cấp trên, cụ thể: - Chi cân đối ngân sách là 253.751,1 triệu đồng, đạt 99,37 % so với dự toán, 86,38 % trong tổng chi ngân sách của huyện. - Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 13.048,4 triệu đồng, đạt 715,84 % so với dự toán của huyện, chiếm 4,44 % trong tổng chi ngân sách của huyện. - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới là 26.525,4 triệu đồng, đạt 98,81 % so với dự toán của huyện, chiếm 9,03 % trong tổng chi ngân sách của huyện. - Chi nộp ngân sách cấp trên là 428,2 triệu đồng, chiếm 0,15% trong tổng chi ngân sách của huyện. Năm 2011, tổng chi ngân sách nhà nƣớc đạt và vƣợt so với dự toán (vƣợt 3,42%). Trong đó, chỉ có chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là đạt và vƣợt so với dự toán (vƣợt 615,84%) và khoản chi này vẫn đúng bằng với nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc, còn 58 chi cân đối ngân sách và chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới vẫn chƣa đạt so với dự toán của huyện (chi cân đối ngân sách thấp hơn 0,63% và chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới thấp hơn 1,19%). Tuy nhiên nguồn chi cân đối ngân sách vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc. Năm nay đã có khoản chi nộp ngân sách cấp khoản này chiếm trọng nhỏ nhất trong tổng chi cân đối ngân sách. Tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2011 tăng 72.740,3 triệu đồng so với năm 2010 tức là 32,91%, nhƣng xét về phần vƣợt so với dự toán thì năm 2011 giảm so với năm 2010. Bảng 4.11 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ NĂM 2012 ĐVT: Triệu đồng STT I II III IV NỘI DUNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG DỰ TOÁN QUYẾT TOÁN QT/DT % 323.549,1 1.544 320.311,4 5.339,7 99,00 345,84 34.803,6 34.803,6 100 359.896,7 360.454,7 100,16 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ Qua báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ năm 2012 ta thấy tổng chi ngân sách nhà nƣớc là 360.454,7 triệu đồng, đạt 100,16 % so với dự toán của huyện. Nguồn chi của huyện bao gồm: chi cân đối ngân sách, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc và chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới, cụ thể: - Chi cân đối ngân sách là 320.311,4 triệu đồng, đạt 99,00 % so với dự toán của huyện, chiếm 88,86 % trong tổng chi ngân sách. - Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 5.339,7 triệu đồng, đạt 345,84% so với dự toán của huyện, chiếm 1,48% trong tổng chi ngân sách của huyện. - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới là 34.804,6 triệu đồng, đạt 100 % so với dự toán của huyện, chiếm 9,66% trong tổng chi ngân sách. Năm 2012, tổng chi ngân sách nhà nƣớc đạt và vƣợt so với dự toán đề ra (vƣợt 0,16%). Trong đó, chi cân đối ngân sách vẫn là nguồn chi chủ yếu trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc chiếm tỉ trọng cao nhƣng chƣa đạt dự toán đề ra (thấp hơn 1% so với dự toán), chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc đạt và vƣợt so với chỉ tiêu (vƣợt 245,84% so với dự toán của huyện) và khoản chi này đúng bằng với nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới năm nay đạt 100% dự toán đƣợc giao, chi nộp ngân sách cấp trên năm nay không chi. 59 Tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2012 tăng 66.701,6 triệu đồng tức là 22,71%, nhƣng xét về phần vƣợt so với dự toán thì năm 2012 giảm so với năm 2011. * Nhận xét Qua số liệu phân tích trên ta nhận thấy tổng chi ngân sách nhà nƣớc mỗi năm đều đạt và vƣợt so với dự toán đề ra nhƣng có xu hƣớng giảm qua mỗi năm. Trong đó, chi cân đối ngân sách nhà nƣớc luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc luôn đúng với số thu từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc nhƣng không ổn định và giảm dần qua các năm, chi bổ sung ngân sách cấp dƣới ngày càng đƣợc chú trọng đồng thời cũng tăng qua mỗi năm, chi nộp ngân sách cấp trên chỉ có ở năm 2011 nhƣng khoản này rất nhỏ còn năm 2010 và năm 2012 thì không có nguồn chi. Từ đó ta thấy, trong giai đoạn hiện nay huyện còn nhiều khó khăn nên chỉ mới đảm bảo chi tiêu cơ bản, chú trọng chi tiêu cho chi cân đối ngân sách vì đây là nguồn chi quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động cần thiết của huyện từ đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến việc duy trì bộ máy làm việc của các cơ quan ban ngành trong toàn huyện cũng nhƣ duy trì trật tự an ninh cải thiện đời sống nhân dân… Song song đó huyện cũng nhận thấy đƣợc sự quan trọng của việc chi bổ sung ngân sách cấp dƣới nên mỗi năm đều tăng chi cho khoản này vì muốn huyện mạnh thì cấp cơ sở phải mạnh nhƣng chi bổ sung ngân sách cấp dƣới vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp trong tổng chi ngân sách, đều đó cũng thấy đƣợc trong giai đoạn hiện nay huyện vẫn chƣa có đủ khả năng để chi tiêu cho nguồn này nhiều. Ngoài ra huyện còn tranh thủ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc để chi cho nguồn chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, chi nộp ngân sách cấp trên chỉ có năm 2011 là ngân sách huyện có chi còn năm 2010 và năm 2012 thì không chi, điều này lại thấy đƣợc tình hình kinh tế trong huyện vẫn chƣa phát triển chỉ đảm bảo đƣợc chi tiêu cơ bản chƣa có khả năng chi nộp ngân sách cấp trên. Nhận thấy đƣợc tình hình tài chính của mình huyện đã có cách phân bổ chi tiêu hợp lý phù hợp với khả năng chi tiêu. 4.2.2 Phân tích tình hình chi Ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2010 - 2012 Qua báo cáo quyết toán chi ngân sách giai đoạn 2010 – 2012, ta thấy: - Tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2010 là 221.012,8 triệu đồng, đạt 107,92% so với dự toán đƣợc giao và vƣợt 7,92% so với dự toán. - Tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2011 là 293.753,1 triệu đồng, đạt 103,42% so với dự toán và 3,42% so với dự toán. - Tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2012 là 360.454,7 triệu đồng, đạt 100,16% so với dự toán và 0.16% so với dự toán. 60 Bảng 4.12 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT NỘI DUNG I CHI CẤN ĐỐI NGÂN SÁCH CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG II III IV DỰ TOÁN 186.985,3 1.125 NĂM 2010 QUYẾT TOÁN 197.046,3 9.400,3 QT/DT % 105,38 835,58 DỰ TOÁN 255.364,8 1.822,8 NĂM 2011 QUYẾT TOÁN 253.751,1 13.048,4 QT/DT % 99,37 715,84 DỰ TOÁN 323.549,1 1.544 NĂM 2012 QUYẾT TOÁN 320.311,4 5.339,7 QT/DT % 99,00 345,84 16.684,5 14.566,2 87,30 26.843,8 26.525,4 98,81 34.803,6 34.803,6 100 428,2 204.794,8 221.012,8 107,92 284.031,4 293.753,1 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 103,42 359.896,7 360.454,7 100,16 61 Tổng chi ngân sách mỗi năm đều đạt và vƣợt so với dự toán đƣợc giao, năm 2010 tổng chi ngân sách là 221.012,8 triệu đồng sang năm 2011 tăng 72.740,3 triệu đồng hay 32,91%, đến năm 2012 tăng 66.701,6 triệu đồng hay 22,71%. Tuy nhiên chỉ tiêu đạt và vƣợt so với chỉ tiêu lại giảm khoản 3% mỗi năm. Tiếp theo, dựa vào dự toán, năm 2010 là 204.794,8 triệu đồng, năm 2011 tăng 79.236,6 triệu đồng so với năm 2010 hay 38,69%, năm 2012 tăng 75.865,3 triệu đồng so với năm 2011 hay 19,75%. Qua phân tích trên ta thấy, huyện luôn duy trì hoàn thành đạt và vƣợt so với dự toán đề ra tuy nhiên huyện cũng đang có xu hƣớng thắt chặc chi tiêu. Cụ thể, năm 2011 chi ngân sách tăng cao nhất, sang năm 2012 thì có xu hƣớng giảm xuống. Tổng chi ngân sách bao gồm: chi cân đối ngân sách, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới, chi nộp ngân sách cấp trên. Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình chi ngân sách ta đi vào tìm hiểu những nội dung chi này. a) Chi cân đối ngân sách Chi cân đối ngân sách là khoản chi chủ yếu trong tổng chi ngân sách của huyện Cờ Đỏ. - Năm 2010, chi cân đối ngân sách là 197.046,3 triệu đồng, đạt 105,38% so với dự toán, chiếm 89,16% trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc. - Năm 2011, chi cân đối ngân sách là 253.751,1 triệu đồng, đạt 99,37% so với dự toán, chiếm 89,20% trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc. - Năm 2012, chi cân đối ngân sách là 320.311,4 triệu đồng, đạt 99% so với dự toán, chiếm 88,86% trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc. Chi cân đối ngân sách mỗi năm đều tăng tuy khi lấy số chi quyết toán so sánh với dự toán lại giảm theo mỗi năm, cụ thể: năm 2010 là 105,38%, vƣợt 5,38%, sang năm 2011 là 99,37% chƣa đạt 0,63% so với dự toán, đến năm 2012 là 99% chƣa đạt 1% so với dự toán nhƣng phần giảm đi là không nhiều. Nhƣ vậy, chi cân đối ngân sách cơ bản vẫn ổn định. Chi cân đối ngân sách của huyện Cờ Đỏ hiện nay là chi cho đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên và chi chuyển nguồn. 1) Chi đầu tư phát triển Chi đầu tƣ phát triển cụ thể là chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung ngoài ra chi đầu tƣ phát triển chƣa đảm bảo chi đầu tƣ hay hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo quy định. - Năm 2010, chi đầu tƣ phát triển là 86.888,8 triệu đồng, đạt 92,49% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 44,10% trong tổng chi cân đối ngân sách. - Năm 2011, chi đầu tƣ phát triển là 88.397,3 triệu đồng, đạt 84,35% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 34,84% trong tổng chi cân đối ngân sách. - Năm 2012, chi đầu tƣ phát triển là 88.778,7 triệu đồng, đạt 71,46% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 27,72% trong tổng chi cân đối ngân sách. 62 Bảng 4.13 CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT NỘI DUNG 1 Chi đầu tƣ phát triển Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tƣ K3Đ8 Luật NSNN Chi thƣờng xuyên Chi bổ sung quỹ dự trữ Tài chính Chi chuyển nguồn Chi Ngân sách Xã CHI CẤN ĐỐI NGÂN SÁCH 2 3 4 5 6 Tổng NĂM 2010 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 93.942 86.888,8 93.043,3 110.023,3 134,2 QT/DT % 92,49 118,25 NĂM 2011 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 104.796,9 88.397,3 150.567,9 164.878 DỰ TOÁN 124.236 NĂM 2012 QUYẾT TOÁN 88.778,7 QT/DT % 71,46 109,50 199.313,1 223.604,3 112,19 475,8 186.985,3 197.046,3 105,38 255.364,8 253.751,1 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 63 QT/DT % 84,35 7.928,4 99,37 323.549,1 320.311,4 99,00 Chi đầu tƣ phát triển vẫn duy trì khoảng 80.000 triệu đồng mỗi năm đáp ứng khoản 80% nhu cầu xây dựng cơ bản của huyện, nhƣng do dự toán trong chi cấn đối ngân sách tăng qua mỗi năm nên tỉ trọng của chi đầu tƣ xây dựng cơ bản giảm. Là một huyện đang phát triển và còn nhiều khó khăn thì chi tiêu cho đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ thế này cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu về cơ sở vật chất cho huyện, nhƣng trong tƣơng lai để phát triển bền vững thì huyện nên tăng cƣờng cho nguồn chi này nhiều hơn. 2) Chi thường xuyên Chi thƣờng xuyên là nguồn chi quan trọng trong chi cân đối ngân sách - Năm 2010, chi thƣờng xuyên là 110.023,3 triệu đồng, đạt 118,25% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 55,84% trong chi cân đối ngân sách. - Năm 2011, chi thƣờng xuyên là 164.878 triệu đồng, đạt 109,50% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 64,98% trong chi cân đối ngân sách. - Năm 2010, chi thƣờng xuyên là 223.604,3 triệu đồng, đạt 112,19% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 69,81% trong chi cân đối ngân sách. Ta thấy qua mỗi năm chi thƣờng xuyên đều tăng và vƣợt dự toán đề ra và chiếm tỉ trọng cao trong chi cân đối ngân sách cho thấy huyện rất chú trọng khoản chi này. Trong chi thƣờng xuyên có nhiều khoản chi khác nhau, để xem xét cụ thể ta có bảng số liệu sau: 64 Bảng 4.14 CHI THƢỜNG XUYÊN HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT NỘI DUNG 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 Tổng Chi quốc phòng Chi an ninh Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề Chi sự nghiệp y tế Chi sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trƣờng Chi sự nghiệp văn hóa thông tin Chi sự nghiệp thể dục thể thao Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình Văn phòng ĐKQSDĐ Chi sự nghiệp đảm bảm xã hội Chi sự nghiệp kinh tế Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể Chi trợ giá mặt hàng chính sách Chi khác ngân sách Chi thƣờng xuyên NĂM 2010 QUYẾT TOÁN 3.833,5 2.238,5 55.094 5.076,7 2.085 1.349,8 561,4 731,1 525,2 2.711,2 4.537 30.214,6 NĂM 2011 DỰ QT/DT DỰ QUYẾT TOÁN % TOÁN TOÁN 1.300 294,88 1.900,4 4.844,2 440,7 507,94 957 3.011,7 55.868,5 98,61 70.912,5 69.115,9 5.055 100,43 6.228 6.346,2 2.421 86,12 2.814,2 1.459,7 905,8 149,01 752,2 1.355,4 540,5 103,87 364,7 429,1 682 107,20 551,2 642,8 525,2 100 548,3 548,3 3.337 81,25 19.055,3 18.842,6 4.985,7 91,00 24.198,6 13.513 15.791,5 191,33 20.091,1 42.703,3 150 150 1.190,4 1.065,3 89,49 2.044,5 1.915,8 93.043,3 110.023,3 118,25 150.567,9 164.878 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 65 QT/DT % 254,90 314,70 97,47 101,90 51,87 180,19 117,66 116,62 100 98,88 55,84 212,55 100 93,71 109,50 DỰ TOÁN 2.141,9 628,2 96.932,6 NĂM 2012 QUYẾT TOÁN 7.347,1 3.822,3 96.216,8 QT/DT % 343,02 608,45 99,26 2.259,9 980,8 381,8 651,9 613,3 25.571,3 15.309 49.517,7 212,5 4.112,2 199.313,1 1.870,5 1.785,5 456,5 720 603,1 25.594.3 12.568,8 68.999,5 212,3 3.407,6 223.604,3 82,77 182,05 119,57 110,45 98,34 100,09 82,10 139,34 99,91 82,83 112,19 * Chi quốc phòng - Chi quốc phòng năm 2010 là 3.833,5 triệu đồng, đạt 294,88% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 3,48% trong chi thƣờng xuyên. - Chi quốc phòng năm 2011 là 4.844,2 triệu đồng, đạt 254,90% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 2,94% trong chi thƣờng xuyên. - Chi quốc phòng năm 2010 là 7.347,1 triệu đồng, đạt 343,02% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 3,29% trong chi thƣờng xuyên. * Chi an ninh - Chi an ninh năm 2010 là 2.238,5 triệu đồng, đạt 507,94% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 2,03% trong chi thƣờng xuyên. - Chi an ninh năm 2011 là 3.011,7 triệu đồng, đạt 314,70% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 1,83% trong chi thƣờng xuyên. - Chi an ninh năm 2012 là 3.822,3 triệu đồng, đạt 608,45% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 1,71% trong chi thƣờng xuyên. * Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 55.094 triệu đồng, đạt 98,61% so với dự toán, chiếm 50,07% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 69.115,9 triệu đồng, đạt 97,47% so với dự toán, chiếm 41,92% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 96.216,8 triệu đồng, đạt 99,26% so với dự toán, chiếm 43,03% trong chi thƣờng xuyên. * Chi sự nghiệp y tế - Chi sự nghiệp y tế năm 2010 là 5.076,7 triệu đồng, đạt 100,43% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 4,61% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp y tế năm 2011 là 6.346,2 triệu đồng, đạt 101,90% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 3,85% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp y tế năm 2012 không có. * Chi sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trƣờng năm 2010 là 2.085 triệu đồng, đạt 86,12% so với dự toán, chiếm 1,90% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trƣờng năm 2010 là 1.459,7 triệu đồng, đạt 51,87% so với dự toán, chiếm 0,89% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trƣờng năm 2010 là 1.870 triệu đồng, đạt 82,77% so với dự toán, chiếm 0,84% trong chi thƣờng xuyên. * Chi sự nghiệp văn hóa thông tin - Chi sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2010 là 1.349,8 triệu đồng, đạt 149,01% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 1,23% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2011 là 1.355,4 triệu đồng, đạt 180,19% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 0,82% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2012 là 1.785,5 triệu đồng, đạt 182,05% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 0,80% trong chi thƣờng xuyên. * Chi sự nghiệp thể dục thể thao 66 - Chi sự nghiệp thể dục thể thao năm 2010 là 561,4 triệu đồng, đạt 103,87% so với dự toán, chiếm 0,5% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp thể dục thể thao năm 2011 là 429,1 triệu đồng, đạt 117,66% so với dự toán, chiếm 0,26% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp thể dục thể thao năm 2012 là 456,5 triệu đồng, đạt 119,57% so với dự toán, chiếm 0,20% trong chi thƣờng xuyên. * Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình - Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình năm 2010 là 731,1 triệu đồng, đạt 107,20% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 0,66% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình năm 2011 là 642,8 triệu đồng, đạt 116,62% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 0,39% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình năm 2012 là 720 triệu đồng, đạt 110,45% so với dự toán đƣợc giao, chiếm 0,32% trong chi thƣờng xuyên. * Văn phòng ĐKQSDĐ - Chi văn phòng ĐKQSDĐ năm 2010 là 525,2 triệu đồng, đạt 100% so với dự toán, chiếm 0,48% trong chi thƣờng xuyên. - Chi văn phòng ĐKQSDĐ năm 2011 là 548,3 triệu đồng, đạt 100% so với dự toán, chiếm 0,33% trong chi thƣờng xuyên. - Chi văn phòng ĐKQSDĐ năm 2012 là 613,1 triệu đồng, đạt 98,34% so với dự toán, chiếm 0,27% trong chi thƣờng xuyên. * Chi sự nghiệp đảm bảm xã hội - Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội năm 2010 là 2.711 triệu đồng, đạt 81,25% so với dự toán, chiếm 2,46% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội năm 2011 là 18.842,6 triệu đồng, đạt 98,88% so với dự toán, chiếm 11,43% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội năm 2012 là 25.594,3 triệu đồng, đạt 100,09% so với dự toán, chiếm 11,45% trong chi thƣờng xuyên. * Chi sự nghiệp kinh tế - Chi sự nghiệp kinh tế năm 2010 là 4.537 triệu đồng, đạt 91% so với dự toán, chiếm 4,12% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp kinh tế năm 2011 13.513 triệu đồng, đạt 55,84% so với dự toán, chiếm 8,20% trong chi thƣờng xuyên. - Chi sự nghiệp kinh tế năm 2012 là 12.568,8 triệu đồng, đạt 82,10% so với dự toán, chiếm 5,62% trong chi thƣờng xuyên. * Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể - Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể năm 2010 là 30.214,6 triệu đồng, đạt 191,33% so với dự toán, chiếm 27,46% trong chi thƣờng xuyên. - Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể năm 2011 là 42.703,3 triệu đồng, đạt 212,55% so với dự toán, chiếm 25,90% trong chi thƣờng xuyên. - Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể năm 2012 là 68.999,5 triệu đồng, đạt 139,34% so với dự toán, chiếm 30,86% trong chi thƣờng xuyên. * Chi trợ giá mặt hàng chính sách - Chi trợ giá mặt hàng chính sách năm 2010 huyện chƣa chi cho khoản này 67 - Chi trợ giá mặt hàng chính sách năm 2011 là 150 triệu đồng, đạt 100% so với dự toán, chiếm 0,09% trong chi thƣờng xuyên. - Chi trợ giá mặt hàng chính sách năm 2012 là 212,3 triệu đồng, đạt 99,91% so với dự toán, chiếm 0,09% trong chi thƣờng xuyên. * Chi khác ngân sách - Chi khác ngân sách năm 2010 là 1.065,3 triệu đồng, đạt 89,49% so với dự toán, chiếm 0,97% trong chi thƣờng xuyên - Chi khác ngân sách năm 2011 là 1.915,8 triệu đồng, đạt 93,71% so với dự toán, chiếm 1,16% trong chi thƣờng xuyên. - Chi khác ngân sách năm 2012 là 3.407,6 triệu đồng, đạt 82,83% so với dự toán, chiếm 1,52% trong chi thƣờng xuyên. *Nhận xét đối với chi thường xuyên: Qua đó ta thấy chi thƣờng xuyên là chi cho những mặt cần thiết nhất ở huyện. Nó bao gồm những việc cơ bản và thƣờng xuyên xảy ra trên địa bàn đòi hỏi huyện luôn phải chi tiêu. Đáp ứng đƣợc nhu cầu chi thƣờng xuyên là đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của huyện là tiền đề và nền tảng để phát triển kinh tế xã hội. Chi thƣờng xuyên luôn đạt và vƣợt so với chỉ tiêu đề ra và đảm bảo cân đối chi tiêu không bỏ sót một nội dung nào cho thấy huyện biết cách chi phối nguồn chi một cách hợp lý. Tuy nhiên có chi trợ giá mặt hàng chính sách năm 2010 huyện không chi, sang năm 2011 bắt đầu chi và năm 2012 vẫn tiếp tục thực hiện cho thấy huyện càng ngày càng quan tâm phát triển kinh tế; chi sự nghiệp y tế năm 2012 huyện không chi vì về mặt y tế đã bắt đầu tự đảm bảo đƣợc nguồn chi cho đơn vị mình nhƣ thế thấy đƣợc một số đơn vị đã vƣợt trội hơn các đơn vị khác làm nhẹ hơn cho ngân sách huyện. 3) Chi chuyển nguồn - Năm 2010, chi chuyển nguồn là 134,2 triệu đồng, chiếm 0,07% trong chi cân đối ngân sách. Chi chuyển nguồn năm 2010 là chi chuyển nguồn chi thƣờng xuyên cho văn phòng Huyện ủy. - Năm 2011, chi chuyển nguồn là 475,8 triệu đồng, chiếm 0,19% trong chi cân đối ngân sách. Trong đó, bao gồm: chi chuyển nguồn chi thƣờng xuyên cho văn phòng Huyện ủy là 197,1 triệu đồng, chi chuyển nguồn dự toán khoán (Trạm thủy lợi) là 9,7 triệu đồng, chi chuyển nguồn dự toán khoán (10 xã, thị trấn) là 72,2 triệu đồng, chi chuyển nguồn dự toán khoán ngân sách giáo dục (16 trƣờng) là 196,8 triệu đồng. - Năm 2012, chi chuyển nguồn là 7.928,4 triệu đồng, chiếm 2,48% trong chi cân đối ngân sách. Trong đó chi chuyển nguồn chi thƣờng xuyên cho văn phòng Huyện ủy là 300,5 triệu đồng, chi chuyển nguồn dự toán khoán (10 xã, thị trấn) là 94,9 triệu đồng, chi chuyển nguồn dự toán khoán ngân sách giáo dục (16 trƣờng) là 179,8 triệu đồng, chi chuyển nguồn dự toán khoán (Trung tâm văn hóa Thể thao) là 3,2 triệu đồng, chi chuyển nguồn xây dựng cơ bản là 7.350 triệu đồng. 68 * Nhận xét về chi cân đối ngân sách: Qua việc đi sâu phân tích từng khoản chi của chi cân đối ngân sách ta thấy huyện phân bổ khoản chi khá hợp ý. Với tình hình kinh tế chung của huyện còn khó khăn, huyện chỉ có thể đáp ứng đƣợc chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, chi chuyển nguồn, trong đó chi thƣờng xuyên có vai trò quan trọng và cần thiết nhất. Việc chi cân đối ngân sách có xu hƣớng giảm khi so sánh số quyết toán so với dự toán là vì chịu sự ảnh hƣởng chung của tình hình kinh tế trên cả nƣớc và thế giới nên chi cân đối ngân sách đã chậm lại. Ngoài ra trong chi cân đối ngân sách vẫn còn các khoản chi nhƣ chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tƣ khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách nhà nƣớc, chi bổ sung quỹ dự trữ Tài chính, chi Ngân sách Xã vẫn chƣa có nguồn chi. Để đảm bảo sự cân đối và toàn vẹn huyện cần quan tâm và bổ sung cho các khoản chi này đồng thời phải duy trì các khoản chi trƣớc đó. b) Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước Nguồn chi này là đƣợc huyện sử dụng từ nguồn thu tƣơng ứng của nó, Sở Tài chính không giao chỉ tiêu này cho huyện mà huyện tự lực quản lý nguồn thu và chi của mình. - Năm 2010, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 9.400 triệu đồng, đạt 835,58% so với dự toán. Trong đó, quỹ an ninh quốc phòng là 978 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa là 245,7 triệu đồng, quỹ PCLB là 29,5 triệu đồng, quỹ khuyến học là 179,2 triệu đồng, quỹ vì ngƣời nghèo là 2.427 triệu đồng, thu viện phí là 4.151 triệu đồng, nhân dân đóng góp xây dựng co sở hạ tầng địa phƣơng là 95,9 triệu đồng, thu phí chợ là 345,9 triệu đồng, trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh tra giao thông là 94,6 triệu đồng, phạt an toàn giao thông 629,4 triệu đồng, thu quỹ học phí là 224,1 triệu đồng. - Năm 2011, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc 13.048,4 triệu đồng, đạt 715,84% so với dự toán. Trong đó, quỹ an ninh quốc phòng là 1.030,1 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa là 609,4 triệu đồng, quỹ PCLB là 101,3 triệu đồng, quỹ khuyến học là 203,1 triệu đồng, thu viện phí là 8.951,8 triệu đồng, nhân dân đóng góp xây dựng co sở hạ tầng địa phƣơng là 300,7 triệu đồng, thu phí chợ là 603,3 triệu đồng, phạt an toàn giao thông 1.065,1 triệu đồng, thu quỹ học phí là 183,6 triệu đồng. - Năm 2012, chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nƣớc là 5.339,7 triệu đồng, đạt 345,84% so với dự toán. Trong đó, quỹ an ninh quốc phòng là 1.016,3 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa là 460,8 triệu đồng, quỹ PCLB là 102,6 triệu đồng, thu phí chợ là 1.254,1 triệu đồng, trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh tra giao thông là 21,1 triệu đồng, phạt an toàn giao thông 1.366 triệu đồng, thu quỹ học phí là 1.086,7 triệu đồng, phạt ANTT và TNXH 30% là 32,1 triệu đồng. 69 Bảng 4.15 CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng NỘI DUNG NĂM 2010 QUYẾT TOÁN 978 245,7 125 29,5 179,2 2.427 100 4.151 95,9 DỰ TOÁN 800 QT/DT % NĂM 2011 QUYẾT TOÁN 1.030,1 609,4 125 101,3 203,1 DỰ TOÁN 1.197,8 Quỹ ANQP Quỹ đền ơn đáp nghĩa Quỹ PCLB (BCH PCLB huyện ghi thu, ghi chi) Quỹ khuyến học Quỹ vì ngƣời nghèo (MTTQ ghi thu, ghi chi) Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) 300 Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng Thu phí chợ (Ban QLC) 345,9 Trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh 94,6 tra giao thông (Phòng Kinh tế - Hạ tầng ghi thu, ghi chi) Phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi 629,4 thu, ghi chi) Phạt ANTT và TNXH 30% (Công an huyện ghi thu, ghi chi) Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) 100 224,1 200 CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI 1.125 9.400,3 835,58 1.822,8 QUẢN LÝ QUA NSNN Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 70 QT/DT % NĂM 2012 QUYẾT TOÁN 1.016,3 460,8 160 102,6 DỰ TOÁN 1.198 QT/DT % 8.951,8 300,7 603,3 1.254,1 21,1 1.065,1 1.366 32,1 183,6 13.048,4 715,84 200 1.544 1.086,7 5.339,7 345,84 c) Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới - Năm 2010, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới là 14.566,2 triệu đồng, đạt 87,30% so với dự toán đƣợc giao. - Năm 2011, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới là 26.525,4 triệu đồng, đạt 98,81% so với dự toán đƣợc giao. - Năm 2012, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới là 34.830,6 triệu đồng, đạt 100% so với dự toán đƣợc giao. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới có hai khoản là chi bổ sung cân đối và chi bổ sung có mục tiêu, cụ thể: + Chi bổ sung cân đối năm 2010 là 11.853,3 triệu đồng, năm 2011 là 18.143,3 triệu đồng, năm 2012 là 25.030,1 triệu đồng + Chi bổ sung có mục tiêu năm 2010 là 2.712,9 triệu đồng, năm 2011 là 8.382,1 triệu đồng, năm 2012 là 9.773,5 triệu đồng. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới luôn tăng qua các năm. Năm 2010 và năm 2011 vẫn chƣa đạt dự toán đề ra đến năm 2012 đạt đƣợc 100% chỉ tiêu so với dự toán đề ra đây là tình hình đáng lạc quan, huyện ngày càng chú trọng việc chi tiêu cho ngân sách cấp dƣới cho thấy huyện đánh giá đƣợc sự quan trọng chi cho ngân sách cấp dƣới vì ngân sách cấp dƣới tốt thì huyện mới tốt, chú trọng từ cấp cở sở. d) Chi nộp ngân sách cấp trên Chỉ có năm 2011 là thu đƣợc 428,2 triệu đồng còn năm 2010 và năm 2012 không có nguồn chi này. Cho thấy năm 2011 là năm có tình hình kinh tế lạc quan nhất nên huyện đã bắt đầu có dƣ để nộp ngân sách cấp trên nhƣng năm 2012 tình hình kinh tế lại xuống thấp làm cho nguồn chi này lại trở lại số không. * Nhận xét đối với tổng chi ngân sách nhà nước: Qua việc đi sâu phân tích các khoản mục chi trong tổng chi cân đối ngân sách ta thấy, chi cân đối ngân sách có tốc độ chi tiêu giảm qua các năm. Đó là do chịu ảnh hƣởng của tình hình kinh tế biến động xấu trong cả nƣớc và quốc tế. Tình hình kinh tế khó khăn, kéo theo giá nông sản bắp bênh khiến ngƣời nông dân chịu ảnh hƣởng không nhỏ, nhất là cuối năm 2012. Huyện Cờ Đỏ với thế mạnh nông nghiệp nhƣng lại bất lợi trong tình hình kinh tế biến động nhƣ thế này.Tuy nhiên Huyện cũng có cách phân bổ chi tiêu hợp lý ƣu tiên cho các khoản chi cần thiết nhất là chi thƣờng xuyên và chi bổ sung ngân sách cấp dƣới đƣợc chú trọng. Huyện chƣa thể chi đều cho các khoản mà chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của Huyện nhà. Trong giai đoạn tới huyện đang cố gắng vƣợt qua khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy nông nghiệp làm trọng đồng thời đẩy mạnh việc mua bán, giao lƣu hàng hóa với các huyện lân cận và trong toàn tỉnh, để nông sản có nơi tiêu thụ rộng hơn giúp đời sống nhân dân ổn định hơn. Đổng thời chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tƣ xây dựng các trƣờng trạm ngày càng khan trang hơn đáp ứng nhu cầu học tập cho con em huyện nhà. Hứa hẹn trung tâm huyện sẽ là nơi mua bán, giao lƣu hàng hóa mạnh nhất. . 71 Bảng 4.16 CHI BỔ SUNG NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI VÀ CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN ĐVT: Triệu đồng STT III 1 2 IV NỘI DUNG CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI Bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN Tổng DỰ TOÁN 16.684,5 16.684,5 NĂM 2010 QUYẾT QT/DT TOÁN % 14.566,2 87,30 11.853,3 2.712,9 DỰ TOÁN 26.843,8 NĂM 2011 QUYẾT QT/DT TOÁN % 26.525,4 98,81 26.843,8 16.684,5 14.566,2 87,30 26.843,8 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cờ Đỏ 72 18.143,3 8.382,1 428,2 26.953,6 100,41 DỰ TOÁN 34.803,6 NĂM 2012 QUYẾT QT/DT TOÁN % 34.803,6 100 25.030,1 9.773,5 25.030,1 9.773,5 34.803,6 34.803,6 100 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ 5.1 ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM 5.1.1 Ƣu điểm - Huyện luôn cố gắng và phấn đấu với các nguồn thu huyện luôn đạt và vƣợt so với chỉ tiêu đề ra. - Biết tranh thủ nguồn thu của mình để tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. - Có chính sách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý cho ngân sách huyện. - Các nguồn chi đảm bảo chi đúng chi đủ theo dự toán đƣợc giao, tạo sự hợp lý trong chi tiêu. - Có sự quan tâm đối với cấp cơ sở và các chế độ phù hợp đối với các đối tƣợng ngƣời dân thông qua việc quản lý nguồn thu chi. 5.1.2 Nhƣợc điểm - Các nguồn thu vẫn còn hạn chế - Các khoản thu về thuế tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhƣng tình trạng thất thu về thuế do các nguyên nhân nhƣ trốn thuế, gian lận về thuế… vẫn chƣa đƣợc khắc phục triệt để. - Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của một bộ phận doanh nghiệp và hộ kinh doanh vẫn chƣa đồng đều. - Trình độ chuyên môn, năng lực công tác của một số cán bộ công chức thuế còn hạn chế chƣa đáp ứng yêu cầu quản lí thuế đƣợc kịp thời. - Chi ngân sách mỗi năm càng tăng thêm nhƣng biên chế vẫn giữ ổn định, trong đó số biên chế đƣợc giao trình độ chuyên môn không đồng đều, khả năng tiếp thu kiến thức mới, nhạy bén với kinh tế thị trƣờng còn yếu. - Chi trên địa bàn ngày càng cao và vƣợt dự toán đƣợc giao. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc tăng cƣờng các khoản chi theo qui định. - Nội dung các khoản chi đều đƣợc qui định rõ ràng, cụ thể thế nhƣng tỷ lệ giữa dự toán và thực tế luôn có sự chênh lêch đáng kể. - Cán bộ quản lý ngân sách xã phƣờng còn yếu chuyên môn và thay đổi thƣờng xuyên, còn kiêm nghiệm nên chƣa quan tâm tới công tác báo cáo tổng hợp số liệu thu chi ngân sách theo định kỳ. 5.2 GIẢI PHÁP - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu thuế nhằm chống thất thu Ngân sách, xử lý nghiêm các trƣờng hợp trốn thuế, nợ thuế dây dƣa kéo dài; tuyệt đối không để đơn vị nào chiếm dụng tiền thuế, phí, quỹ. - Phân tích đánh giá rút kinh nghiệm tình hình thực hiện thu chi Ngân sách nhà nƣớc phục vụ cho việc tổ chức và điều hành, chi Ngân sách nhà nƣớc những năm tiếp theo. - Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo sự thống nhất về chính sách, tăng tính từ chủ, tự chịu trách nhiệm cho UBND các xã, thị trấn và Thủ trƣởng 73 các cơ quan sử dụng Ngân sách điều hành Ngân sách theo kế hoạch, quy chế chi tiêu nội bộ, định mức, tiêu chuẩn… - Ngoài việc tăng cƣờng quản lý thu chi ngân sách thì huyện cần có chính sách phát triển lâu dài bằng cách đầu tƣ cho các việc cần thiết hiện nay trên địa bàn huyện, cụ thể: + Chú trọng công tác giáo dục, đào tạo dạy nghề giúp nâng cao trình độ ngƣời dân trong toàn huyện. + Có chính sách thu hút nhân tài về huyện, ƣu tiên con em trong huyện để đảm bảo có nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao đảm bảo thực hiện đƣợc yêu cầu của ngƣời tuyển dụng. + Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất trong toàn huyện tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ vào huyện. + Tạo điều kiện để ngƣời dân vƣơn lên làm giàu chính đáng, ƣu tiên cho ngƣời nông dân không bị ép giá đối với các mặt hàng nông sản. 74 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Nhìn chung huyện đang trong giai đoạn phát triển nên các mặt đều đang trong giai đoạn chuẩn bị và để ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội. Trong đó, công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc chú trọng cao. Huyện luôn biết quản lý chi tiêu và phân phối nguồn chi khá hợp lý, phù hợp với tình hình của huyện, tạo ra sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực kinh tế xã hội, bố trí ngân sách tập trung hoàn thành các mục tiêu đề ra, khắc phục tụt hậu về cơ sở hạ tầng, cải thiện từng bƣớc đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp dân cƣ. Bên cạnh mặt tích cực đạt đƣợc huyện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn đòi hỏi huyện luôn phải phấn đấu để cải thiện và vƣợt qua khó khăn trƣớc mắt hƣớng tới kinh tế ổn định, đời sống nhân dân ấm hạnh phúc, tình hình xã hội ổn định, an ninh đƣợc giữ vững. 6.2 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở nhận thức đƣợc quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng chính sách tài chính quốc gia và cải cách cơ bản tài chính Nhà nƣớc, khẳng định vai trò, chức năng của Ngân sách nhà nƣớc trong đƣờng lối Kinh tế Xã hội ở nƣớc ta. Muốn vậy phải có tầm nhìn trong chính sách thu, đảm bảo tỷ lệ động viên vào Ngân sách nhà nƣớc, khuyến khích tích tụ vốn, tăng tích lũy để đầu tƣ phát triển, đồng thời quy định và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong toàn xã hội. Qua nghiên cứu thực tiễn tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và điều hành Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, em xin nêu một số kiến nghị: - Hệ thống thuế nƣớc ta đã qua nhiều lần sữa đổi, bổ sung, đến nay đã bƣớc đầu bao quát hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, nhƣng thực tế còn nhiều mặt cần bổ sung. - Xét tính công bằng hệ thống thuế, mặt dù các luật thuế trên danh nghĩa đảm bảo tính công bằng, nhƣng khi đi vào chi tiết vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thuế vẫn càn bất bình đẳng giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa địa phƣơng này với địa phƣơng khác tạo phản ứng không tốt đến môi trƣờng sản xuất kinh doanh. - Phát huy hiệu quả chính sách cải cách thủ tục hành chính thực hiện chế độ một cửa một cách có hiệu quả. - Công tác giao và lập dự toán cần sát thực tế hơn, theo tình hình cụ thể từng năm của địa bàn huyện để chỉ tiêu giao không quá thấp so với tình hình thực tế trong năm. - Dự toán thu Ngân sách nhà nƣớc phải xây dựng đúng luật, phải tích cực khai thác nguồn thu thể hiện qua việc thu đúng, thu đủ, không bỏ sót nguồn thu, hay theo chi tiêu gây tận thu, lạm thu gây căng thẳng, áp lực ảnh hƣởng đến nguồn thu, tổ chức quản lý chặt chẽ, hợp lý, tránh thất thu, trốn thuế, lậu thuế, tiêu cực,… Đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh 75 nghiệp, đồng thời chú trọng xây dựng cơ chế sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp phát triển nhằm bồi dƣỡng và phát triển nguồn thu. Phải bồi dƣỡng nguồn thu thể hiện qua việc xác định mức thu hợp lý, vừa khuyến khích đối tƣợng phát sinh nguồn thu phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn thu ngày càng tăng nhanh và phát triển bền vững. - Phải biết xây dựng nguồn thu, thể hiện qua chính sách thu chi Ngân sách nhà nƣớc tạo tiền đề phát sinh những nguồn thu mới, làm cho nguồn thu của ngân sách ngày càng phong phú đa dạng hơn. - Căn cứ vào nhiệm vụ chi ngân sách trong thời kỳ cụ thể và những vấn đề có liên quan đến cân đối Ngân sách nhà nƣớc để xác định tỷ suất thu cho phù hợp. Nếu nhiệm vụ chi Ngân sách càng nhiều thì tỷ suất thu phải càng cao và ngƣợc lại. - Tăng thu Ngân sách phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế bằng nguồn thu tổng, chú trọng đúng mức sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trên mỗi lĩnh vực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. - Cơ chế thu ngân sách nhà nƣớc hiện nay tuy có từng bƣớc sữa đổi, bổ sung và hoàn thiện, tuy nhiên cần phân định rõ hơn vai trò của các cấp chính quyền trong việc định ra các khoản thu Ngân sách nhà nƣớc, cần xem xét lại việc phân cấp quản lý Ngân sách, phân chia nguồn thu cho phù hợp để giảm bớt phần trợ cấp ngân sách, gây tâm lý ỷ lại, không khai thác triệt để các nguồn thu. Đẩy mạnh công tác thu nhằm đảm bảo cân đối ngân sách, nhất là tăng dự phòng ngân sách để tạo điều kiện cho địa phƣơng chủ động giải quyết các nhu cầu chi bức xúc. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm bình ổn giá thị trƣờng, tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, thực hiện hiệu quả việc bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là sắc thép, vật liệu xây dựng, lƣơng thực, thực phẩm, thƣờng xuyên kiểm tra việc thƣc hiện Pháp lệnh giá đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, việc thu các loại phí dịch vụ. Tăng cƣờng kiểm tra, xử phạt các hành vi đầu cơ, nâng giá, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại. - Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án công trình. Đối với những dự án, công trình không thực hiện đúng tiến độ phải kịp thời điều chỉnh quyết định chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc bố trí vốn theo chế độ. - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục, giải thích và hƣớng dẫn pháp luật cho đối tƣợng nộp thuế, kịp thời giải đáp và tháo gỡ những vƣớng mắc cho ngƣời dân, đây là công tác thƣờng xuyên và lâu dài không chỉ bản thân ngành thuế mà phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa các ngành có liên quan nhƣ: Văn hóa thông tin, tƣ pháp, các đoàn thể,… Ngoài ra, còn tuyên truyền trực quan, sinh động bằng Pano, áp phích ở những nơi đông dân cƣ. - Tăng cƣờng bồi dữơng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Ngân sách xã, thị trấn. 76 - Cần đảm bảo chi thƣờng xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm, dành tỷ lệ thích đáng, tích lũy cho đầu tƣ phát triển, đảm bảo thanh toán nợ đến hạn, bố trí dự phòng, dự trữ để chủ động đối phó với những nhiệm vụ đột xuất phát sinh. - Cân đối ngân sách vẫn đảm bảo, tuy nhiên sức ép tăng chi hiện nay rất lớn. Tốc độ tăng chi hiện nay có xu hƣớng giảm dần. Chi lƣơng chiếm tỷ trọng lớn trong chi thƣờng xuyên nhƣng mức lƣơng bình quân cho mỗi cán bộ nhân viên thấp nhất là khu vực hành chính, nhu cầu chi đầu tƣ trên địa bàn là rất lớn trong khi kết cấu hạ tầng vẫn còn thấp kém. - Trong điều hành Ngân sách nên thực hiện cân đối ngân sách một cách vững chắc, thực hiện theo nguyên tắc: Có nguồn bổ sung thì mới duyệt chi. Không bố trí ngoài kế hoạch khi chƣa có nguồn thu đáp ứng. Nguồn Ngân sách hằng năm nếu có kết dƣ, dành một tỷ lệ tƣơng ứng để trích quỹ dự trữ tài chính, đảm bảo những khoản chi cần thiết tại địa phƣơng. - Trƣớc mắt, huyện cần có sự thống nhất trong kế hoạch thu để đảm bảo chi Ngân sách. Muốn vậy ngành thuế, tái chính phải xây dựng một quy chế phối hợp chặt chẽ dƣới sự chủ trì, chỉ đạo của UBND huyện là hết sức cần thiết nhằm phát huy chức năng của mỗi ngành, tạo sự thống nhất cao, có biện pháp đồng bộ hỗ trợ nhau để quản lý tốt công tác thu Ngân sách nhà nƣớc, cũng nhƣ phối hợp cũng Kho bạc nhà nƣớc và các ngành có liên quan. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2003). Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2006). Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2012). Hệ thống mục lục ngân sách nhà nƣớc, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 4. Nghị định sô 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ, quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nƣớc. 5. thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ-CP. 6. Báo cáo quyết toán thu – chi Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ năm 2010, 2011, 2012. 7. Bảng dự toán thu – chi Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ năm 2013. 8. Báo cáo tóm tắt trình thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 của UBND huyện Cờ Đỏ. 9. Một số trang wed: Bộ Tài chính (http://www.mof.gov.vn); Chính Phủ (http://www.chinhphu.vn); Sở Tài chính (http://www.cantho.gov.vn). 78 PHỤ LỤC BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NĂM 2010 ĐVT: TRIỆU ĐỒNG DỰ TOÁN NĂM SO SÁNH (%) QT/DT QUYẾT HĐND QT/DT STT NỘI DUNG Sở TC HĐND TOÁN quyết Sở TC giao quyết định giao định TỔNG THU NSNN (A + B) 14.000 15.965 55.122,5 114,06 393,66 A TỔNG CÁC KHOẢN THU 14.000 14.840 47.722,2 326.59 308,10 CÂN ĐỐI NSNN I Thu từ sản xuất kinh doanh 14.000 14.840 21.987,5 157,05 148,16 trong nƣớc 1 Thu từ DNNN Trung ƣơng 237,9 1.1 Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc 1.2 Thuế TTĐB hàng SX trong nƣớc 1.3 Thuế TNDN 1.4 Thu nhập sau thuế TNDN 1.5 Thu phí, lệ phí Trung ƣơng 233,2 1.6 Thuế môn bài 1.7 Thu sử dụng vốn ngân sách 1.8 Thu hồi các khoản chi năm trƣớc 1.9 Thu khác 4,7 2 Thu từ DNNN địa phƣơng 3 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 4 Thu từ khu vực ngoài quốc 4.200 4.200 4.343,3 103,41 103,41 doanh 4.1 Thu từ doanh nghiệp thành 4.200 4.200 4.343,3 103,41 103,41 lập theo Luật DN, Luật HTX (1) 4.1.1 Thuế GTGT hàng SXKD 3.400 3.805 3.445,2 101,33 90,55 trong nƣớc 4.1.2 Thuế TTĐB hàng SX trong 5,5 nƣớc 4.1.3 Thuế TNDN 450 328 72,91 4.1.4 Thu sử dụng vốn 4.1.5 Thuế tài nguyên 11 4.1.6 Thuế môn bài 350 395 553,6 158,16 140,15 4.1.7 Thu khác từ DN thành lập theo Luật DN, Luật HTX 79 4.2 5 6 7 8 9 10 11 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 11.6 12 13 14 14.1 14.2 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.8 14.9 14.10 14.11 II 1 2 Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ (2) Thu xổ số kiến thiết Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Lệ phí trƣớc bạ Thu phí giao thông thu qua xăng dầu Thu phí, lệ phí Các khoản thu về nhà, đất Thuế nhà đất Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc Thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng Thu tiền bán nhà và thuế nhà ở thuộc SHNN Thu sự nghiệp (không kể thu ở xã) Thu tại xã Thu khác Thu từ quỹ đất công ích và đất công (Tỉnh, Huyện) Thu tiền phạt Thu tịch thu (không kể thu tại xã) Thu tiền bán hàng hóa vật tƣ dự trữ Thu tiền bán cây đứng Thu bán tài sản Thu thanh lý nhà làm việc Thu hồi khoản chi năm trƣớc Thu do NS cấp khác hoàn trả khoản thu năm trƣớc Thu các khoản đóng góp Thu khác còn lại (không kể thu tại xã) Thu về dầu khí Thu từ dầu thô Thu từ khí lãi Chính phủ 2.400 4.450 2.400 4.450 3.883,6 6.529,3 161,82 146,73 161,82 146,73 950 1.500 250 1.350 1.700 250 1.632,2 2.556,4 354,4 171,81 170,43 141,74 120,90 150,38 141,74 250 250 326,7 130,67 130,67 1.000 1.200 1.875,3 187,53 156,28 500 740 2.804,8 560,94 379,01 912 11,9 138,3 25,4 1.717,2 80 III IV V VI VII VIII B C 1 2 3 4 đƣợc chia Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng NK do hải quan thu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho vay lại) Thu từ quỹ dự trữ Tài chính Thu kết dƣ NS năm trƣớc Thu kết dƣ NS năm trƣớc Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của Luật NSNN CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN - Quỹ ANQP - Quỹ đền ơn đáp nghĩa - Quỹ PCLB (BCH PCLB huyện ghi thu, chi) - Quỹ khuyến học - Quỹ vì ngƣời nghèo (MTTQ huyện ghi thu, ghi chi) - Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) - Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng - Thu phí chợ (Ban QLC) - Trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng thanh tra giao thông (Phòng KT - HT ghi thu, ghi chi) - Trích phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi thu, ghi chi) - Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) BỔ SUNG TỪ NGÂN 186.024 SÁCH CẤP TRÊN Bổ sung cân đối 103.039 Bổ sung có mục tiêu bằng 82.985 nguồn vốn trong nƣớc Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn nƣớc ngoài Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn viện trợ không 81 23.570,4 164,3 1.125 9.400,3 835,59 800 978 245,7 29,6 122,25 125 23,65 179,2 2.427 100 4.151 4150,99 96 345,9 94,6 629,4 100 224 224,12 186.024 200.590,2 107,83 107.83 103.039 82.985 114.892,4 85.697,8 111,50 103,27 111,50 103,27 5 D E hoàn lại Bổ sung các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia và dự án THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍNH PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA NSTW TỔNG 200.024 82 201.989 255.712,7 127,84 126,60 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NĂM 2011 ĐVT: NGÀN ĐỒNG DỰ TOÁN NĂM SO SÁNH (%) QT/DT QUYẾT HĐND QT/DT STT NỘI DUNG Sở TC HĐND TOÁN quyết Sở TC giao quyết định giao định TỔNG THU NSNN (A + B) 20.100 22.962,8 85.340,2 424,58 371,65 A TỔNG CÁC KHOẢN THU 20.100 21.140 72.291,9 359,66 341,97 CÂN ĐỐI NSNN I Thu từ sản xuất kinh doanh 20.100 21.140 40.104,1 199,52 189,71 trong nƣớc 1 Thu từ DNNN Trung ƣơng 2 Thu từ DNNN địa phƣơng 3 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 4 Thu từ khu vực ngoài quốc 5.100 5.100 10.539,3 206,65 206,65 doanh 4.1 Thu từ doanh nghiệp thành 5.100 5.100.000 10.539,3 206,65 206,65 lập theo Luật DN, Luật HTX (1) 4.1.1 Thuế GTGT hàng SXKD 4.260 4.684 9.768,8 229,31 208,56 trong nƣớc 4.1.2 Thuế TTĐB hàng SX trong 14,7 nƣớc 4.1.3 Thuế TNDN 300 145,9 48,64 4.1.4 Thu sử dụng vốn 0 4.1.5 Thuế tài nguyên 5,1 4.1.6 Thuế môn bài 540 416 604.8 112,00 145,38 4.1.7 Thu khác từ DN thành lập theo Luật DN, Luật HTX 4.2 Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ (2) 5 Thu xổ số kiến thiết 6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 7 Thuế thu nhập cá nhân 4.000 4.000 4.076,5 101,91 101,91 8 Lệ phí trƣớc bạ 6.700 6.700 7.822 116,75 116,75 9 Thu phí giao thông thu qua xăng dầu 10 Thu phí, lệ phí 550 1.350 2.495,3 453,68 184,83 11 Các khoản thu về nhà, đất 2.650 2.650 4.158,7 156,93 156,93 11.1 Thuế nhà đất 300 300 412 137,32 137,32 11.2 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 83 11.3 11.4 11.5 11.6 12 13 14 14.1 14.2 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.8 14.9 14.1 0 14.1 1 14.1 2 II 1 2 III IV V VI VII Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc Thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng Thu tiền bán nhà và thuế nhà ở thuộc SHNN Thu sự nghiệp (không kể thu ở xã) Thu tại xã Thu khác 350 350 170,6 48,75 48,75 2.000 2.000 3.158,7 178,81 178,81 1.100 1.340 11.012,3 1001,1 2 821,82 Thu từ quỹ đất công ích và đất công (Tỉnh, Huyện) Thu tiền phạt Thu tịch thu (không kể thu tại xã) Thu tiền bán hàng hóa vật tƣ dự trữ Thu tiền bán cây đứng Thu bán tài sản Thu thanh lý nhà làm việc Thu hồi khoản chi năm trƣớc Thu do NS cấp khác hoàn trả khoản thu năm trƣớc Thu các khoản đóng góp 0 Thu từ NS cấp dƣới nộp lên 299 Thu khác còn lại (không kể thu tại xã) Thu về dầu khí Thu từ dầu thô Thu từ khí lãi Chính phủ đƣợc chia Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng NK do hải quan thu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho vay lại) Thu từ quỹ dự trữ Tài chính Thu kết dƣ NS năm trƣớc Thu chuyển nguồn 1.827,1 1.982,4 214,1 0 0 0 0 140,7 0 6.549 32.053,6 134,2 84 VIII B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 C 1 2 3 4 5 D E Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của Luật NSNN CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN Quỹ ANQP Quỹ đền ơn đáp nghĩa Quỹ PCLB (BCH PCLB huyện ghi thu, chi) Quỹ khuyến học Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng Thu phí chợ (Ban QLC) Trích phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi thu, ghi chi) Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN Bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nƣớc Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn nƣớc ngoài Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại Bổ sung các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia và dự án THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍNH PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA NSTW TỔNG 1.822,8 13.048,3 715,84 1.197,8 86,00 125 1.030,1 609,4 101,3 300 203,1 8.951,7 81,05 2983,92 300,7 603,3 1.065,1 200 183,6 91,82 270.290 270.290 296.815,4 109,81 109,81 157.246 113.044 157.246 113.044 175.389,4 121.426 111,54 107,41 111,54 107,41 0 0 0 0 0 290.390 85 293.252.8 382.155,6 131,60 130,32 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NĂM 2012 ĐVT: NGÀN ĐỒNG DỰ TOÁN NĂM SO SÁNH (%) QT/DT QUYẾT HĐND QT/DT STT NỘI DUNG Sở TC HĐND TOÁN quyết Sở TC giao quyết định giao định TỔNG THU NSNN (A + B) 33.000 34.784 132.443,4 401,34 380,76 A TỔNG CÁC KHOẢN THU 33.000 33.240 127.103.7 385,16 382,38 CÂN ĐỐI NSNN I Thu từ sản xuất kinh doanh 33.000 33.240 44.288,6 134,21 133,24 trong nƣớc 1 Thu từ DNNN Trung ƣơng 2 Thu từ DNNN địa phƣơng 3 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 4 Thu từ khu vực ngoài quốc 12.500 12.500 18.540,1 148,32 148,32 doanh 4.1 Thu từ doanh nghiệp thành 12.500 12.500 18.540,1 lập theo Luật DN, Luật HTX (1) 4.1.1 Thuế GTGT hàng SXKD 11.740 11.740 17.672,2 trong nƣớc 4.1.2 Thuế TTĐB hàng SX trong 10 10 25,5 nƣớc 4.1.3 Thuế TNDN 160 160 183.3 4.1.4 Thu sử dụng vốn 0 4.1.5 Thuế tài nguyên 8,6 4.1.6 Thuế môn bài 590 590 650,5 4.1.7 Thu khác từ DN thành lập 0 theo Luật DN, Luật HTX 4.2 Thu từ cá nhân SXKD hàng 0 hóa, dịch vụ (2) 5 Thu xổ số kiến thiết 0 6 Thuế sử dụng đất nông 0 nghiệp 7 Thuế thu nhập cá nhân 4.600 4.600 4.933,2 107,24 107,24 8 Lệ phí trƣớc bạ 9.600 9.600 7.877,7 82,06 82,06 9 Thu phí giao thông thu qua 0 xăng dầu 10 Thu phí, lệ phí 800 800 1.926 240,75 240,75 11 Các khoản thu về nhà, đất 4.200 4.400 2.536,7 60,40 57,65 11.1 Thuế nhà đất 4,3 11.2 Thuế chuyển quyền sử dụng 0 đất 86 11.3 11.4 11.5 11.6 12 13 14 14.1 14.2 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.8 14.9 14.1 0 14.1 1 II 1 2 III IV V VI VII VIII B Thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc Thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng Thu tiền bán nhà và thuế nhà ở thuộc SHNN Thu sự nghiệp (không kể thu ở xã) Thu tại xã Thu khác Thu từ quỹ đất công ích và đất công (Tỉnh, Huyện) Thu tiền phạt Thu tịch thu (không kể thu tại xã) Thu tiền bán hàng hóa vật tƣ dự trữ Thu tiền bán cây đứng Thu bán tài sản Thu thanh lý nhà làm việc Thu hồi khoản chi năm trƣớc Thu do NS cấp khác hoàn trả khoản thu năm trƣớc Thu các khoản đóng góp 200 400 516,8 0 4.000 4.000 2.015,6 0 0 1.300 1.340 0 8.474,9 0 651,92 632,46 1.077,5 26,1 0 0 201,4 0 183,7 0 5.000 Thu khác còn lại (không kể thu tại xã) Thu về dầu khí Thu từ dầu thô Thu từ khí lãi Chính phủ đƣợc chia Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng NK do hải quan thu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho vay lại) Thu từ quỹ dự trữ Tài chính Thu kết dƣ NS năm trƣớc Thu chuyển nguồn Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của Luật NSNN CÁC KHOẢN THU ĐỂ 1.986,2 82.339,3 475,8 1.544 87 5.339.7 345,84 1 2 3 4 5 6 7 8 C 1 2 3 4 5 D E LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN Quỹ ANQP Quỹ đền ơn đáp nghĩa Quỹ PCLB (BCH PCLB huyện ghi thu, chi) Thu phí chợ (Ban QLC) Phạt ATGT 70% (Công an huyện ghi thu, ghi chi) Phạt ANTT và TNXH 30% (Công an huyện ghi thu, ghi chi) Phạt ATGT 10% phạt ATGT (TTGT thành phố ghi thu, ghi chi) Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN Bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nƣớc Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn nƣớc ngoài Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại Bổ sung các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia và dự án THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍNH PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA NSTW TỔNG 1.198 146 1.016,3 460,8 102,6 1.254,1 1.366 32,1 21,1 200 1.086,7 277.186 277.186,5 310.745,3 192.623 84.563 192.623 84.563,5 217.653,1 93.092,2 112,11 112,11 0 0 0 0 0 310.186 88 311.970,5 443.188,7 142,88 142,06 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NĂM 2010 ĐVT: NGÀN ĐỒNG DỰ TOÁN NĂM SO SÁNH (%) QT/DT QUYẾT HĐND QT/DT STT NỘI DUNG Sở TC HĐND TOÁN quyết Sở TC giao quyết định giao định I CHI CÂN ĐỐI NGÂN 173.781 186.985,3 197.046,3 113,39 105,38 SÁCH 1 Chi đầu tƣ phát triển 93.942 93.942 86.888,8 92,49 92,49 1.1 Chi đầu tƣ XDCB 93.942 93.942 86.888,8 1.1.1 Chi đầu tƣ XDCB tập trung 93.942 93.942 86.888,8 1.2 Đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp theo chế độ 2 Chi trả nợ gốc,lãi huy động đầu tƣ K3Đ8 Luật NSNN 3 Chi thƣờng xuyên 93.043,3 110.023,3 118,25 3.1 Chi quốc phòng 890 1.300 3.833,5 3.2 Chi an ninh 130 440,7 2.238,5 3.3 Chi sự nghiệp giáo dục, đào 53.697 55.868,5 55.094 tạo và dạy nghề 3.3.1 Chi sự nghiệp giáo dục 52.649 54.570,1 53.800,8 3.3.2 Chi sự nghiệp đào tạo và dạy 1.048 1.298,4 1.293,2 nghề 3.3.3 Chi sự nghiệp đào tạo lại 3.4 Chi sự nghiệp y tế 4.659 5.055 5.076,7 3.5 Chi sự nghiệp khoa học công 2.690 2.421 2.085 nghệ, môi trƣờng 3.6 Chi sự nghiệp văn hóa thông 781 905,8 1.349,8 tin 3.7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 290 540,5 561,4 3.8 Chi sự nghiệp phát thanh 439 682 731,1 truyền hình 3.9 Văn phòng ĐKQSDĐ 525,2 525,2 3.10 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 2.910 3.337 2.711,2 3.11 Chi sự nghiệp kinh tế 3.478 4.985,7 4.537 3.11.1 Chi sự nghiệp nông, lâm, thủy 828 910,7 875,7 lợi 3.11.2 Chi sự nghiệp thủy sản 3.11.3 Chi sự nghiệp giao thông 1.400 1.275 1.070,7 3.11.4 Chi sự nghiệp kiến thiết thị 1.250 2.800 2.590,6 chính 3.12 Chi quản lý hành chính, Đảng, 8.680 15.791,5 30.214,6 Đoàn thể 3.12.1 Chi quản lý nhà nƣớc 4.645 10.213,2 20.459,6 89 3.12.2 Chi hoạt động Đảng, tổ chức chính trị 3.12.3 Chi hỗ trợ hội, đoàn thể 3.13 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 3.14 Chi khác ngân sách 3.14.1 Chi trả các khoản thu năm trƣớc 3.14.2 Hỗ trợ các quỹ của địa phƣơng 3.14.3 Chi khắc phục hậu quả thiên tai cho các đơn vị dự toán và các doanh nghiệp 3.14.4 Hỗ trợ khác 3.14.5 Chi khác 3.14.6 Chi khen thƣởng 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 5 Chi chuyển nguồn 5.1 Chi chuyển nguồn chi thƣờng xuyên cho Văn phòng Huyện ủy 5.2 Chi chuyển nguồn dự toán khoán còn lại 6 Chi ngân sách xã II CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN 1 Quỹ ANQP 2 Quỹ đền ơn đáp nghĩa 3 Quỹ PCLB (BCH PCLB ghi thu, ghi chi) 4 Quỹ khuyến học 5 Quỹ vì ngƣời nghèo 6 Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) 7 Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng 8 Thu phí chợ (Ban QLC) 9 Trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh tra giao thông (Phòng Kinh tế - Hạ tầng ghi thu, ghi chi) 10 Phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi thu, ghi chi) 11 Thu quỹ học phí (Phòng GD 2.700 4.217,2 5.945,7 1.335 1.361,1 3.809,3 1.195 1.190,4 1.065,3 300 895 152,5 255 782,9 141,7 147,8 775,8 134,2 134,2 0 1.125 9.400,3 800 125 978 245,7 29,5 100 179,2 2.427 4.151 95,9 345,9 94,6 629,4 100 90 224,1 835,58 III 1 2 IV ghi thu, ghi chi) CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI Chi bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG 82.985 16.684,5 14.566,2 16.684,5 11.853,3 2.712,9 204.794,8 221.012,8 82.985 256.766 91 87,30 86,08 107,92 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NĂM 2011 ĐVT: NGÀN ĐỒNG DỰ TOÁN NĂM SO SÁNH (%) 2011 QUYẾT QT/DT STT NỘI DUNG HĐND QT/DT TOÁN HĐND Sở TC giao quyết Sở TC quyết định giao định I CHI CÂN ĐỐI NGÂN 196.086 255.364,8 253.751,1 129,41 99,37 SÁCH 1 Chi đầu tƣ phát triển 66.700 104.796,9 88.397,3 132,53 84,35 1.1 Chi đầu tƣ XDCB 66.700 104.796,9 88.397,3 1.1.1 Chi đầu tƣ XDCB tập trung 66.700 104.796,9 88.397,3 1.2 Đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp theo chế độ 2 Chi trả nợ gốc,lãi huy động đầu tƣ K3Đ8 Luật NSNN 3 Chi thƣờng xuyên 107.576 150.567,9 164.878 153,27 109,50 3.1 Chi quốc phòng 1.070 1.900,4 4.844,2 3.2 Chi an ninh 155 957 3.011,7 3.3 Chi sự nghiệp giáo dục, đào 68.476 70.912,5 69.115,9 tạo và dạy nghề 3.3.1 Chi sự nghiệp giáo dục 66.376 69.073,3 67.406,6 3.3.2 Chi sự nghiệp đào tạo và dạy 2.100 1.839,2 1.709,3 nghề 3.3.3 Chi sự nghiệp đào tạo lại 3.4 Chi sự nghiệp y tế 6.227 6.228 6.346,2 3.5 Chi sự nghiệp khoa học công 3.000 2.814,2 1.459,7 nghệ, môi trƣờng 3.6 Chi sự nghiệp văn hóa thông 965 752,2 1.355,4 tin 3.7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 401 364,7 429,1 3.8 Chi sự nghiệp phát thanh 510 551,2 642,8 truyền hình 3.9 Văn phòng ĐKQSDĐ 548,3 548,3 3.10 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 3.780 19.055,3 18.842,6 3.11 Chi sự nghiệp kinh tế 9.190 24.198,6 13.513 3.11.1 Chi sự nghiệp nông, lâm, thủy 1.490 10.404,1 7.923,6 lợi 3.11.2 Chi sự nghiệp thủy sản 3.11.3 Chi sự nghiệp giao thông 3.000 4.806,6 3.960,1 3.11.4 Chi sự nghiệp kiến thiết thị 4.700 8.987,8 1.629,3 chính 3.12 Chi quản lý hành chính, Đảng, 11.923 20.091,1 42.703,3 Đoàn thể 92 3.12.1 Chi quản lý nhà nƣớc 3.12.2 Chi hoạt động Đảng, tổ chức chính trị 3.12.3 Chi hỗ trợ hội, đoàn thể 3.13 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 3.14 Chi khác ngân sách 3.14.1 Chi trả các khoản thu năm trƣớc 3.14.2 Hỗ trợ các quỹ của địa phƣơng 3.14.3 Chi khắc phục hậu quả thiên tai cho các đơn vị dự toán và các doanh nghiệp 3.14.4 Hỗ trợ khác 3.14.5 Chi khác 3.14.6 Chi khen thƣởng 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 5 Chi chuyển nguồn 5.1 Chi chuyển nguồn chi thƣờng xuyên cho Văn phòng Huyện ủy 5.2 Chi chuyển nguồn dự toán khoán (Trạm Thủy lợi) 5.3 Chi chuyển nguồn dự toán khoán (10 xã, thị trấn) 5.4 Chi chuyển nguồn dự toán khoán NSGD (16 trƣờng) 6 Chi ngân sách xã II CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN 1 Quỹ ANQP 2 Quỹ đền ơn đáp nghĩa 3 Quỹ PCLB (BCH PCLB ghi thu, ghi chi) 4 Quỹ khuyến học 5 Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) 6 Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng 7 Thu phí chợ (Ban QLC) 8 Phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi thu, ghi chi) 6.549 3.100 14.509,5 3.624,4 31.132 9.037,9 2.274 150 1.957,2 150 2.533,4 150 1.729 2.044,5 1.915,8 500 1.229 254,5 450 1.340 210,9 366,9 1.338 475,8 197,1 9,7 72,2 196,8 21.810 1.822,8 13.048,4 1.197,8 125 1.030,1 609,4 101,3 300 203,1 8.951,8 300,7 603,3 1.065,1 93 715,84 9 III 1 2 IV Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI Chi bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG 113.044 200 183,6 26.843,8 26.525,4 26.843,8 18.143,3 8.382,1 428,2 284.031,4 293.753,1 113.044 309.130 94 98,81 95,03 103,42 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NĂM 2012 ĐVT: NGÀN ĐỒNG DỰ TOÁN NĂM SO SÁNH (%) 2012 QUYẾT QT/DT STT NỘI DUNG HĐND QT/DT TOÁN Sở TC HĐND quyết Sở TC giao quyết định giao định I CHI CÂN ĐỐI NGÂN 270.795 323.549,1 320.311,4 118,29 99,00 SÁCH 1 Chi đầu tƣ phát triển 96.570 124.236 88.778,7 91,93 71,46 1.1 Chi đầu tƣ XDCB 96.570 124.236 88.778,7 1.1.1 Chi đầu tƣ XDCB tập trung 96.570 124.236 88.778,7 1.2 Đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp theo chế độ 2 Chi trả nợ gốc,lãi huy động đầu tƣ K3Đ8 Luật NSNN 3 Chi thƣờng xuyên 145.199 199.313,1 223.604,3 154,00 112,19 3.1 Chi quốc phòng 1.450 2.141,9 7.347,1 3.2 Chi an ninh 180 628,2 3.822,3 3.3 Chi sự nghiệp giáo dục, đào 92.247 96.932,6 96.216,8 tạo và dạy nghề 3.3.1 Chi sự nghiệp giáo dục 89.771 94.397 93.717,8 3.3.2 Chi sự nghiệp đào tạo và dạy 2.476 2.353,6 2.498,9 nghề 3.3.3 Chi sự nghiệp đào tạo lại 3.4 Chi sự nghiệp y tế 3.5 Chi sự nghiệp khoa học công 4.340 2.259,9 1.870,5 nghệ, môi trƣờng 3.6 Chi sự nghiệp văn hóa thông 1.100 980,8 1.785,5 tin 3.7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 455 381,8 456,5 3.8 Chi sự nghiệp phát thanh 590 651,9 720 truyền hình 3.9 Văn phòng ĐKQSDĐ 613,3 603,1 3.10 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 18.499 25.571,3 25.594.3 3.11 Chi sự nghiệp kinh tế 8.540 15.309 12.568,8 3.11.1 Chi sự nghiệp nông, lâm, thủy 1.640 922 919,5 lợi 3.11.2 Chi sự nghiệp thủy sản 3.11.3 Chi sự nghiệp giao thông 3.500 10.615,1 8.352 3.11.4 Chi sự nghiệp kiến thiết thị 3.400 3.771,9 3.297,3 chính 3.12 Chi quản lý hành chính, Đảng, 14.941 49.517,7 68.999,5 Đoàn thể 95 3.12.1 Chi quản lý nhà nƣớc 3.12.2 Chi hoạt động Đảng, tổ chức chính trị 3.12.3 Chi hỗ trợ hội, đoàn thể 3.13 Chi trợ giá giống, cây con 3.14 Chi khác ngân sách 3.14.1 Chi trả các khoản thu năm trƣớc 3.14.2 Hỗ trợ các quỹ của địa phƣơng 3.14.3 Chi khắc phục hậu quả thiên tai cho các đơn vị dự toán và các doanh nghiệp 3.14.4 Hỗ trợ khác 3.14.5 Chi khác 3.14.6 Chi khen thƣởng 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 5 Chi chuyển nguồn 5.1 Chi chuyển nguồn chi thƣờng xuyên cho Văn phòng Huyện ủy 5.2 Chi chuyển nguồn dự toán khoán (Trung tâm Văn hóa thể thao) 5.3 Chi chuyển nguồn dự toán khoán (10 xã, thị trấn) 5.4 Chi chuyển nguồn dự toán khoán NSGD (17 trƣờng) 5.5 Chi chuyển nguồn vốn XDCB 6 Chi ngân sách xã II CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN 1 Quỹ ANQP 2 Quỹ đền ơn đáp nghĩa 3 Quỹ PCLB (BCH PCLB ghi thu, ghi chi) 4 Thu phí chợ (Ban QLC) 5 Phạt ATGT 70% (Công an huyện ghi thu, ghi chi) 6 Phạt ANTT và TNXH 30% (Công an huyện ghi thu, ghi chi) 7 Phạt ATGT 10% phạt ATGT (TTGT ghi thu, ghi chi) 7.258 4.681 41.674,5 5.484,3 53.672,9 8.360,9 3.002 250 2.607 2.358,9 212,5 4.112,2 6.965,7 212,3 3.407,6 1.000 1.607 597,2 1.790,7 1.724,3 556,8 1.450,8 1.400 7.928,4 300,5 3,2 94,9 179,8 7.350 29.026 1.544 5.339,7 1.198 1.016,3 460,8 102,6 160 1.254,1 1.366 32,1 21,1 96 345,84 8 III 1 2 IV Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI Chi bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG 200 1.086,7 84.563 34.803,6 34.803,6 84.563 25.030,1 9.773,5 25.030,1 9.773,5 355.358 359.896,7 360.454,7 97 41,16 101,43 100,16 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 STT NỘI DUNG A I 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 TỔNG THU NSNN (A + B) TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI Thu từ SXKD trong nƣớc Thu từ doanh nghiệp nhà nƣớc Trung ƣơng Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc Thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc Thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp Thu phí, lệ phí trung ƣơng Thuế môn bài Thu sử dụng vốn ngân sách Thu hồi các khoản chi năm trƣớc Thu khác Thu từ doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc Thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc Thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tài nguyên Thuế môn bài Thu phạt Thu sử dụng vốn ngân sách Thu khác Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc NĂM 2010 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 15.965 55.122,5 14.840 45.722,2 14.840 21.987,5 237,9 QT/DT % 345,27 321,58 148,16 233,2 4,7 98 NĂM 2011 DỰ TOÁN 22.962,8 21.140 21.140 QUYẾT TOÁN 85.340,2 72.291,9 40.104,1 QT/DT % 371,65 341,97 189,71 ĐVT: TRIỆU ĐỒNG NĂM 2012 DỰ QUYẾT TOÁN TOÁN 34.784 132.443,4 33.240 127.103.7 33.240 44.288,6 QT/DT % 380,76 382,38 133,24 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 4 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1.4 4.1.5 4.1.6 4.1.7 4.2 4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.2.5 4.2.6 5 ngoài Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc Thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế chuyển thu nhập ra nƣớc ngoài Thuế tài nguyên Thuế môn bài Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc, mặt biển Thu khác Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 4.200 Thu từ doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh 4.200 nghiệp, Luật hợp tác xã Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc 3.805 Thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc Thuế thu nhập doanh nghiệp Thu sử dụng vốn Thuế tài nguyên Thuế môn bài Thu khác từ DN thành lập theo Luật DN, Luật HTX Thu từ cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Thuế GTGT hàng SXKD trong nƣớc Thuế TTĐB hàng SXKD trong nƣớc Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tài nguyên Thuế môn bài Thu khác Thu từ xổ số kiến thiết 4.343,3 4.343,3 103,41 3.445,2 5,5 328 11 553,6 5.100 5.100 10.539,3 10.539,3 4.680 9.768,8 14,7 145,9 416 99 5,1 604.8 206,65 12.500 12.500 18.540,1 18.540,1 11.740 10 160 17.672,2 25,5 183.3 590 8,6 650,5 148,32 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 6 7 8 9 10 10.1 10.2 10.3 11 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 11.6 12 13 13.1 13.2 13.3 13.4 13.5 14 Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế thu nhập sau thuế TNDN Thuế TTĐB Thu sử dụng vốn ngân sách Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Lệ phí trƣớc bạ Thu phí giao thông thu qua xăng dầu Thu phí, lệ phí Thu phí, lệ phí Trung ƣơng Thu phí, lệ phí Tỉnh, Huyện Thu phí, lệ phí Xã Các khoản thu về nhà, đất Thuế nhà đất Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc Thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng Thu tiền bán nhà và thuế nhà ở thuôc SHNN (bán nền TĐC khu DCVL) Thu sự nghiệp (không kể thu tại xã) Thu tại xã Thu từ quỹ đất công ích và đất công (Xã) Thu sự nghiệp do Xã quản lý Thu hồi khoản chi năm trƣớc (Xã) Thu phạt, tịch thu (Xã) Thu khác (Xã) Thu khác 2.400 4.450 3.883,6 6.529,3 161,82 146,73 4.000 6.700 4.076,5 7.822 101,91 116,75 4.600 9.600 4.933,2 7.877,7 107,24 82,06 1.350 1.632,2 120,90 1.350 2.495,3 184,84 800 1.926 240,75 1.700 250 2.556,4 354,4 150,38 2.650 300 4.158,7 412 156,93 4.400 2.536,7 4,3 57,65 250 326,7 350 170,6 400 516,8 1.200 1.875,3 2.000 3.158,7 4.000 2.015,6 740 2.804,8 1.340 11.012,3 1.340 8.474,9 379,03 100 821,81 632,45 14.1 14.2 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.8 14.9 14.10 14.11 14.12 II 1 2 III 1 2 3 4 5 IV V VI VII Thu từ quỹ đất công ích và đất công (Tỉnh, Huyện) Thu tiền phạt Thu tịch thu (không kể tịch thu tại Xã) Thu tiền bán hàng hóa vật tƣ dự trữ Thu tiền bán cây đứng Thu bán tài sản Thu thanh lý nhà làm việc Thu hồi khoản chi năm trƣớc Thu do ngân sách cấp khác hoàn trả khoản thu năm trƣớc Thu các khoản đóng góp Thu từ ngân sách cấp dƣới nộp lên Thu khác còn lại (không kể thu khác tại Xã) Thu về dầu khí Thu về dầu thô Thu từ khí lãi Chính phủ đƣợc chia Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu do Hải quan thu Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế TTĐB hàng nhập khẩu Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu Thu viện trợ (không kể viện trợ về cho vay lại) Thu từ quỹ dự trữ Tài chính Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc Thu chuyển nguồn 912 11,9 1.982,4 214,1 1.077,5 26,1 201,4 138,3 25,4 140,7 183,7 1.717,2 6.549 299 1.827,1 5.000 32.053,6 134,2 82.339,3 475,8 23.570,4 164,3 101 1.986,2 VIII B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C 1 2 3 4 Thu huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của Luật NSNN CÁC KHOẢN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN Quỹ ANQP Quỹ đền ơn đáp nghĩa Quỹ PCLB (BCH PCLB huyện ghi thu, ghi chi) Quỹ khuyến học Quỹ vì ngƣời nghèo (MTTQ ghi thu, ghi chi) Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng Thu phí chợ (Ban QLC) Trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh tra giao thông (Phòng Kinh tế - Hạ tầng ghi thu, ghi chi) Phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi thu, ghi chi) Phạt ANTT và TNXH 30 % (Công an huyện ghi thu, ghi chi) Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN Bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nƣớc Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn nƣớc ngoài Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn viện trợ 1.125 9.400,3 800 125 978 245,7 29,6 100 835,58 1.822,8 13.048,3 1.197,8 1.030,1 609,4 101,3 125 179,2 2.427 4.151 96 715,84 1.544 5.339,7 1.980 1.016,3 460,8 102,6 146 345,84 203,1 300 8.951,7 300,7 345,9 94,6 603,3 1.254,1 21,1 629,4 1.065,1 1.366 32,1 100 186.024 224 200.590,2 103.039 82.985 114.892,4 85.697,8 102 107,83 200 270.290 183,6 296.815,4 157.246 113.044 175.389,4 121.426 109,81 200 277.186,5 1.086,7 310.745,3 192.623 84.563,5 217.653,1 93.092,2 112,11 5 D E không hoàn lại Bổ sung các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia và dự án THU NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI NỘP THU TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA NSTW TỔNG 201.989 255.712,7 103 126,60 293.252,8 382.155,6 130,32 311.970,5 443.188,7 142,06 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 STT NỘI DUNG I 1 1.1 1.1.1 1.1.2 CHI CẤN ĐỐI NGÂN SÁCH Chi đầu tƣ phát triển Chi đầu tƣ XDCB Chi đầu tƣ XDCB tập trung Chi đầu tƣ từ nguồn huy động đầu tƣ theo K3Đ8 của Luật NSNN Chi đầu tƣ từ nguồn thƣởng vƣợt dự toán Chi đầu tƣ từ nguồn vốn khác Đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp theo chế độ Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tƣ K3Đ8 Luật NSNN Chi thƣờng xuyên Chi quốc phòng Chi an ninh Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề Chi sự nghiệp giáo dục Chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề Chi đào tạo lại Chi sự nghiệp y tế Chi sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trƣờng Chi sự nghiệp văn hóa thông tin Chi sự nghiệp thể dục thể thao Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 1.1.3 1.1.4 1.2 2 3 3.1 3.2 3.3 3.3.1 3.3.2 3.3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 NĂM 2010 DỰ TOÁN 186.985,3 93.942 93.942 93.942 QUYẾT TOÁN 197.046,3 86.888,8 86.888,8 86.888,8 QT/DT % 105,38 92,49 93.043,3 1.300 440,7 55.868,5 54.570,1 1.298,4 110.023,3 3.833,5 2.238,5 55.094 53.800,8 1.293,2 5.055 2.421 905,8 540,5 682 ĐVT: TRIỆU ĐỒNG NĂM 2012 QT/DT DỰ QUYẾT % TOÁN TOÁN 99,37 323.549,1 320.311,4 84,35 124.236 88.778,7 124.236 88.778,7 124.236 88.778,7 QT/DT % 99,00 71,46 164.878 4.844,2 3.011,7 69.115,9 67.406,6 1.709,3 109,50 254,90 314,70 97,47 6.228 2.814,2 6.346,2 1.459,7 752,2 364,7 551,2 1.355,4 429,1 642,8 NĂM 2011 DỰ TOÁN 255.364,8 104.796,9 104.796,9 104.796,9 QUYẾT TOÁN 253.751,1 88.397,3 88.397,3 88.397,3 118,25 294,88 507,94 98,61 150.567,9 1.900,4 957 70.912,5 69.073,3 1.839,2 5.076,7 2.085 100,43 86,12 1.349,8 561,4 731,1 149,01 103,87 107,20 104 199.313,1 2.141,9 628,2 96.932,6 94.397 2.353,6 223.604,3 7.347,1 3.822,3 96.216,8 93.717,8 2.498,9 112,19 343,02 608,45 99,26 101,90 51,87 2.259,9 1.870,5 82,77 180,19 117,66 116,62 980,8 381,8 651,9 1.785,5 456,5 720 182,05 119,57 110,45 3.9 3.10 3.11 3.11.1 3.11.2 3.11.3 3.11.4 3.12 3.12.1 3.12.2 3.12.3 3.13 3.14 3.14.1 3.14.2 3.14.3 3.14.4 3.14.5 3.14.6 4 5 5.1 5.2 5.3 5.4 Văn phòng ĐKQSDĐ Chi sự nghiệp đảm bảm xã hội Chi sự nghiệp kinh tế Chi sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi Chi sự nghiệp thủy sản Chi sự nghiệp giao thông Chi sự nghiệp kiến thiết thị chính Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể Chi quản lý nhà nƣớc Chi hoạt động Đảng, tổ chức chính trị Chi hỗ trợ hội, Đoàn thể Chi trợ giá mặt hàng chính sách Chi khác ngân sách Chi trả các khoản thu năm trƣớc Hỗ trợ các quỹ của địa phƣơng Chi khắc phục hậu quả thiên tai cho các đơn vị dự toán và các doanh nghiệp Hỗ trợ khác Chi khác Chi khen thƣởng Chi bổ sung quỹ dự trữ Tài chính Chi chuyển nguồn Chi chuyển nguồn chi thƣờng xuyên cho Văn phòng Huyện ủy Chi chuyển nguồn dự toán khoán (Trạm thủy lợi) Chi chuyển nguồn dự toán khoán (10 xã, thị trấn) Chi chuyển nguồn dự toán khoán NSGD (16 525,2 3.337 4.985,7 910,7 525,2 2.711,2 4.537 875,7 100 81,25 91,00 1.275 2.800 15.791,5 10.213,2 4.217,2 1.361,1 1.070,7 2.590,6 30.214,6 20.459,6 5.945,7 3.809,3 1.190,4 1.065,3 152,5 255 782,9 141,7 147,8 775,8 191,33 89,49 134,2 134,2 548,3 19.055,3 24.198,6 10.404,1 548,3 18.842,6 13.513 7.923,6 4.806,6 8.987,8 20.091,1 14.509,5 3.624,4 1.957,2 150 2.044,5 3.960,1 1.629,3 42.703,3 31.132 9.037,9 2.533,4 150 1.915,8 254,5 450 1.340 210,9 366,9 1.338 475,8 197,1 100 98,88 55,84 212,55 100 93,71 613,3 25.571,3 15.309 922 603,1 25.594.3 12.568,8 919,5 10.615,1 3.771,9 49.517,7 41.674,5 5.484,3 2.358,9 212,5 4.112,2 8.352 3.297,3 68.999,5 53.672,9 8.360,9 6.965,7 212,3 3.407,6 597,2 1.790,7 1.724,3 556,8 1.450,8 1.400 7.928,4 300,5 9,7 105 72,2 94,9 196,8 179,8 98,34 100,09 82,10 139,34 99,91 82,83 5.5 5.6 5.7 6 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trƣờng) Chi chuyển nguồn dự toán khoán (Trung tâm Văn hóa thể thao) Chi chuyển nguồn vốn XDCB Chi chuyển nguồn dự toán khoán còn lại Chi Ngân sách Xã CHI TỪ NGUỒN THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ QUA NSNN Quỹ ANQP Quỹ đền ơn đáp nghĩa Quỹ PCLB (BCH PCLB huyện ghi thu, ghi chi) Quỹ khuyến học Quỹ vì ngƣời nghèo (MTTQ ghi thu, ghi chi) Thu viện phí (TTYT ghi thu, ghi chi) Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng Thu phí chợ (Ban QLC) Trích phạt 10% phạt ATGT cho lực lƣợng Thanh tra giao thông (Phòng Kinh tế - Hạ tầng ghi thu, ghi chi) Phạt ATGT 70% phạt ATGT (Công an huyện ghi thu, ghi chi) 11 Phạt ANTT và TNXH 30% (Công an huyện ghi thu, ghi chi) 12 III Thu quỹ học phí (Phòng GD ghi thu, ghi chi) CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƢỚI Bổ sung cân đối Bổ sung có mục tiêu 1 2 3,2 7.350 1.125 9.400,3 800 978 245,7 29,5 125 100 835,58 1.822,8 13.048,4 1.197,8 1.030,1 609,4 101,3 125 179,2 2.427 4.151 95,9 715,84 1.544 5.339,7 1.198 1.016,3 460,8 102,6 160 345,84 203,1 300 8.951,8 300,7 345,9 94,6 603,3 1.254,1 21,1 629,4 1.065,1 1.366 32,1 100 16.684,5 224,1 14.566,2 16.684,5 11.853,3 2.712,9 106 87,30 200 26.843,8 183,6 26.525,4 26.843,8 18.143,3 8.382,1 98,81 200 34.803,6 1.086,7 34.803,6 25.030,1 9.773,5 25.030,1 9.773,5 100 IV CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP TRÊN TỔNG 204.794,8 221.012,8 107 107,92 428,2 284.031,4 293.753,1 103,42 359.896,7 360.454,7 100,16 108 [...]... những nguồn lực ở huyện Cờ Đỏ, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của nƣớc nhà 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu thực tế tình hình thu - chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012 Phân tích tình hình thu Ngân sách huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012 Phân tích tình hình chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012 Nhận xét ƣu và nhƣợc điểm của quá trình thu, chi Ngân sách và đề ra... cấp quận, huyện, Thành phố trực thu c tỉnh quản lý (gọi chung là Ngân sách huyện) ; Ngân sách cấp xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là Ngân sách cấp xã) 6 Ngân sách nhà nƣớc Ngân sách Trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng Ngân sách cấp tỉnh, Thành phố trực thu c trung ƣơng (Ngân sách tỉnh) Ngân sách quận, huyện, thành phố trực thu c tỉnh (Ngân sách huyện) Ngân sách xã, phƣờng, thị trấn (Ngân sách xã) Hình 2.1:... 18/11/2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Nguồn thu của huyện Cờ Đỏ Các khoản chi của huyện Cờ Đỏ Hiệu quả thu, chi Ngân sách của huyện Cờ Đỏ Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Duy Hiếu, 2007 Phân tích tình hình thu - chi Ngân sách tại Sở Tài chính tỉnh Bến Tre Luận văn Đại học Đại học Cần Thơ Với cách phân tích đi từ khái quát đến cụ thể và logic tác giả... chọn đề tài Phân tích tình hình thu - chi Ngân sách nhà nước huyện Cờ Đỏ để làm luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình thu - chi Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010 - 2012, từ đó tìm ra những khó khăn và hạn chế của công tác thu - chi Ngân 1 sách của đơn vị đồng thời đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Ngân sách của... nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc vì chi Ngân sách nhà nƣớc và thu Ngân sách nhà nƣớc có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại nằm trong mối quan hệ biện chứng đã đƣợc xem xét trong vai trò Ngân sách nhà nƣớc Giữa thu Ngân sách nhà nƣớc và chi Ngân sách nhà nƣớc phải đặt trong mối quan hệ cân đối Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo tích cực hiệu quả Vì vậy, thu Ngân sách nhà nƣớc không thể tách rời chi Ngân sách. .. hƣởng đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc đòi hỏi phải có quy trình thu Ngân sách nhà nƣớc từ khâu ra thông báo, xử lý, tính thu đến khâu thu nộp vào Ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức quản lý chặc chẽ, hợp lý, tránh thất thu, trốn thu, lậu thu , tiêu cực về thu … mới đảm bảo cho nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc kịp thời và đầy đủ - Chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc + Chính sách thu Ngân sách nhà nƣớc là... Ngân sách nhà nƣớc 2.1.3 Phân cấp Ngân sách Nhà nƣớc 2.1.3.1 Khái niệm phân cấp Ngân sách nhà nước Phân cấp Ngân sách nhà nƣớc là việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền Nhà nƣớc trong việc quản lý, tổ chức và điều hành Ngân sách, đồng thời phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp Ngân sách tƣơng ứng với mỗi cấp Ngân sách 2.1.3.2 Nguyên tắc phân cấp Ngân sách nhà nước Ngân. .. chế bổ sung từ ngân sách cấp trên Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dƣới không vƣợt quá tỷ lệ phần trăm (%) phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu đƣợc phân chia + Về phân cấp nhiệm vụ chi: * Phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản: 10 Việc phân cấp chi đầu tƣ xây... duyệt báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách xã Đồng thời lập báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách huyện, tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện, quyết toán chi Ngân sách huyện, xong trình Ủy ban nhân dân huyện để Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn Sau khi phê... Phải xem xét đến khâu quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc nhằm ngày càng hoàn thiện quy trình tổ chức thu Ngân sách, hạn chế thất thu Ngân sách và xem xét tỉ suất thu cho phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với hiệu quả công tác tổ chức quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc - Chi Ngân sách nhà nƣớc: Phải xem xét mối quan hệ cụ thể chi Ngân sách nhà nƣớc, căn cứ vào nhiệm vụ chi Ngân sách trong thời kỳ cụ thể và những ... CHƢƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 4.1.1 Tình hình thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ Bảng 4.1 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN... CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CỜ ĐỎ 37 4.1 Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nƣớc 37 4.1.1 Tình hình thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Cờ Đỏ 37 4.1.2 Phân tích tình hình thu. .. Cờ Đỏ Hiệu thu, chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu thu chi Ngân sách huyện Cờ Đỏ 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Duy Hiếu, 2007 Phân tích tình hình thu - chi Ngân sách Sở Tài

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan