tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án hỗ trợ và nâng cao mức sống cho người nghèo tại sóc trăng

106 458 2
tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án hỗ trợ và nâng cao mức sống cho người nghèo tại sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------- TĂNG VĂN KÌNH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TRỢ VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 Tháng 11/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------- TĂNG VĂN KÌNH MSSV: 4104220 TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TRỢ VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ TRẦN PHƯỚC HUY Tháng 11/2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình làm việc để hoàn thành đề tài “Tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo tại Sóc Trăng” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình và hữu ích từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cùng toàn thể quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, đã tận tâm, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu và hữu ích cho tôi suốt thời gian theo học tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Trần Phước Huy, người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này. Đồng thời tôi cũng chân thành cám ơn Thầy Trần Quốc Dũng và Thầy Lê Tín đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tiếp cận địa bàn nghiên cứu và xử lí số liệu sau nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh (Chị) trong Ban quản lý dự án và quí gia đình các hộ dân thuộc 3 xã: Tân Hưng, Châu Khánh và Tân Thạnh nơi mà chúng tôi thực hiện phỏng vấn, đã nhiệt tình cung cấp các thông tin cần thiết để chúng tôi có cơ sở để hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công hơn tác giảng dạy. Kính chúc các hộ dân Sóc Trăng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện TĂNG VĂN KÌNH i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013. Người thực hiện TĂNG VĂN KÌNH ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013 Giáo viên hướng dẫn LÊ TRẦN PHƯỚC HUY iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013 Giáo viên phản biện iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..............................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................3 1.3.1 Không gian nghiên cứu.............................................................................3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu................................................................................3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU..................................................3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................................4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........6 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................................6 2.1.1 Một số khái niệm.......................................................................................6 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................13 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu................................................................14 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..........................17 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI...............................17 3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.............................................................17 3.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội.........................................................................20 3.2 CÁC NGUỒN LỰC TÍN DỤNG...............................................................22 3.2.1 Nguồn lực tại địa phương........................................................................22 3.2.2 Tình hình nguồn vốn ODA tại tỉnh Sóc Trăng qua các năm...................24 3.2.3 Tình hình nguồn vốn phi chính phủ tại tỉnh Sóc Trăng...........................33 3.3 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO..............................................................................................41 3.3.1 Mô tả dự án..............................................................................................41 3.3.2 Mô tả quy trình cho vay...........................................................................41 v CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO ............................................................43 4.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ........................................................................................................43 4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát..................................................................................43 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG DỰ ÁN CỦA NÔNG HỘ..........................50 4.3 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ........................52 4.3.1 Phân tích nguồn vốn con người...............................................................52 4.3.2 Phân tích nguồn vốn xã hội.....................................................................54 4.3.3 Phân tích nguồn vốn vật chất..................................................................55 4.3.4 Phân tích nguồn vốn tài chính.................................................................56 4.3.5 Phân tích nguồn vốn tự nhiên..................................................................57 4.3.6 Đánh giá vai trò của các nguồn vốn sinh kế trong giảm nghèo...............57 4.4 TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN........................................................................................58 4.4.1 Tác động về mặt kinh tế nông hộ............................................................58 4.4.2 Tác động về mặt xã hội...........................................................................61 4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng từ dự án..................65 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................67 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................67 6.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................68 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương.............................................................68 6.1.2 Đối với Ban quản lí dự án.......................................................................69 6.1.3 Đối với nông hộ.......................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................71 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................73 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................77 PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................89 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình Probit ............15 Bảng 3.1: Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 .........25 Bảng 3.2: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 ...............................................................................................26 Bảng 3.3: Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2012 .........27 Bảng 3.4: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2012 ...............................................................................................28 Bảng 3.5: Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 .........31 Bảng 3.6: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 ............................................................................................32 Bảng 3.7: Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2011. 2012, 2013 .....................................................................................................33 Bảng 3.8: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011, 2012, 2013............................................................................................33 Bảng 3.9: Cơ cấu các dự án theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011..................37 Bảng 3.10: Cơ cấu các dự án theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2012................38 Bảng 3.11: Cơ cấu các dự án tại Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2013 ........39 Bảng 4.1: Cơ cấu giới tính của nông hộ.........................................................43 Bảng 4.2: Cơ cấu tuổi của nông hộ ................................................................43 Bảng 4.3: Một số đặc điểm về tuổi của nông hộ ............................................44 Bảng 4.4: Cơ cấu dân tộc của nông hộ............................................................44 Bảng 4.5: Trình độ học vấn của nông hộ .....................................................45 Bảng 4.6: Nghề nghiệp chính của chủ hộ ......................................................45 Bảng 4.7: Mối quan hệ xã hội của nông hộ ...................................................46 Bảng 4.8: Một số đặc điểm lao động của nông hộ...........................................46 Bảng 4.9: Thu nhập của nông hộ ....................................................................47 Bảng 4.10: Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát ......................47 Bảng 4.11: Kênh thông tin về vay vốn dự án ..................................................48 vii Bảng 4.12: Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ dự án .................................48 Bảng 4.13: Kết quả mô hình Probit ................................................................50 Bảng 4.14: Cơ cấu tuổi của nông hộ tham gia dự án ....................................53 Bảng 4.15: Khó khăn khi khám chữa bệnh của nông hộ .................................53 Bảng 4.16: Trình độ học vấn của nông hộ tham gia dự án..............................54 Bảng 4.17: Cản trở vốn vật chât .....................................................................56 Bảng 4.18: Thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án ........................................................................................................58 Bảng 4.19: Kiểm định sự khác biệt về thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án .................................................................59 Bảng 4.20: Thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án ........................................................................................................60 Bảng 4.21: Kiểm định sự khác biệt về thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ có và không tham gia dự án .......................................................................60 Bảng 4.22: Mức độ hài lòng về dự án của nông hộ .........................................62 Bảng 4.23: Tình hình phúc lợi xã hội..............................................................63 Bảng 4.24: Tâm lý sản xuất của nông hộ khi vay vốn dự án ...........................64 Bảng 4.25: Điều kiện sống của nông hộ khi vay vốn tín dụng.........................64 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo ..................................12 Hình 3.1: Vị trí địa lí tỉnh Sóc Trăng ..............................................................17 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 .......................................................................................................25 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 ......................................................................................26 Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2012 .......................................................................................................28 Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2012 ......................................................................................29 Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 .......................................................................................................31 Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện cơ cấu thời gian thực hiện các dự án năm 2013......32 Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện tổng hợp các dự án PCPNN từ năm 2003 đến tháng 6/2013 tại Sóc Trăng ......................................................................................34 Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện số lượng dự án của tổ chức PCPNN mới và chuyển tiếp từ năm trước tại Sóc Trăng từ 2011- 6/2013 ............................................35 Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện giá trị ngân sách dự án và giá trị giải ngân thực tế của dự án từ 2011- 6/2013 tại Sóc Trăng ........................................................36 Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011 ...............................................................................................................37 Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án PCPNN tại Sóc Trăng năm 2012.....38 Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án PCPNN tại Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................................39 Hình 3.14 Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng từ 2011 đến tháng 6/2013 ...................................................................................40 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL CP DA DT ĐBSCL HTX LĐTBXH NN & PTNT NH PT NHNN ODA PCPNN PTCS PTNN PTTH TCPCPNN TTg THCS UBND XD XDCB : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Ban quản lí Chi phí Dự án Doanh thu Đồng bằng sông Cửu Long Hợp tác xã Lao động thương binh xã hội Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hnag Phát triển Ngân hàng Nhà nước Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại Phi chính phủ nước ngoài Phổ thông cơ sở Phát triển nông thôn Phổ thông trung học Tổ chức phi chính phủ nước ngoài Thủ tướng Trung học cơ sở Uỷ ban nhân dân Xây dựng Xây dựng cơ bản x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một quốc gia với nền kinh tế mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo từ lâu đời, người dân sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn và hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp. So với trước đây, nền nông nghiệp của ta có nhiều chuyển biến tích cực về nhiều mặt, góp phần lớn vào việc nâng cao đời sống người dân nhưng nhìn chung mức sống của người dân nông thôn vẫn còn nghèo hơn so với mặt bằng chung cả nước, vì vậy việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Có nhiều chính sách, nhiều công cụ đắc lực được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu ấy, trong số đó phải kể đến các chương trình tín dụng, cho vay mà đối tượng hướng đến là các nông hộ hoạt động nông nghiệp. Hiện nay, nhiều tổ chức đã có những hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ người nghèo được hưởng dịch vụ tiết kiệm và tín dụng để thay đổi cuộc sống, nâng cao cơ hội kinh tế cho người dân, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các chương trình này bước đầu đã phần nào tháo rở không ít khó khăn từ việc thiếu vốn, việc làm, phương tiện sản xuất... của các nông hộ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì vẫn tồn tại không ít trường hợp nông dân luôn thiếu nguồn vốn để sản xuất, đặc biệt là nông dân nghèo vào khoảng thời gian đầu màu vụ vì thời điểm này nông dân cần vốn để chuẩn bị vật tư cũng như giống vật nuôi, cây trồng. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vốn: Một là, người dân không có tích luỹ từ quá trình sản xuất; Hai là, người dân không vay được vốn vì nhiều lý do khác nhau, cụ thể là: Do người dân có tâm lý không dám vay ngân hàng vì lo sợ không trả được hoặc luôn nghĩ rằng mình thiếu vốn để sản xuất; Do một số hộ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng; Do hộ nông dân có thể vay được từ tư nhân, HTX nhưng không thể vay được số lượng lớn và lãi suất vốn vay từ các nguồn khá cao; Một lý do nữa đó là nhiều người có thể vay được vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng vay nguồn này thường có định mức thấp, lại không đáp ứng đúng thời điểm vì cho vay theo đợt, đối tượng vay được từ nguồn này phải tham gia các đoàn thể như (hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…) vì ngân hàng vay tín chấp qua các đoàn thể nhưng tỷ lệ người nghèo tham gia các đoàn thể này lại không cao. Để xóa đói giảm nghèo, chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình 135, nhằm mục đích cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội của các nhóm dân tộc thiểu số được công nhận ở các xã, các làng đặc biệt nghèo, và thu hẹp khoảng cách 1 phát triển giữa các vùng với tập trung cao của các nhóm này và các khu vực khác (Tổng cục Thống kê, 2010) thông qua Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội. Sóc Trăng có khả năng được hưởng lợi từ các chương trình như vậy, bởi vì nhiều hộ gia đình ở đây thuộc các nhóm người dân tộc Khmer, phần đông dân cư còn nghèo, nếu so sánh với các tỉnh trong khu vực Sóc Trăng đang là một trong những tỉnh nghèo nhất ĐBSCL. Bên cạnh các dự án từ nguồn vốn chính phủ, Sóc Trăng còn đón nhận sự đầu tư, hỗ trợ từ nhiều tổ chức nước ngoài thông qua các nguồn vốn ODA. Các dự án này được triển khai trên nhiều mặt như đời sống, kinh tế, xã hội....nhưng có cùng mục tiêu là cải thiện, nâng cao cuộc sống cho người nghèo, người khó khăn và các đối tượng khác. ActionAid là một trong những tổ chức đã và đang thực hiện các dụ án như thế tại Sóc Trăng, cụ thể là dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” từ năm 2006-2014. Khi triển khai, dự án đã góp phần giải quyết phần nào những khó khăn hiện tại của người dân như tình hình thiếu vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng, phúc lợi, giáo dục, y tế ..v.v.. trong đó việc cung cấp các khoản tín dụng làm nguồn vốn cho người dân sản xuất, kinh doanh là một trong những hỗ trợ kịp thời và vô cùng thiết thực nhằm cải thiện sinh kế hộ của nông dân. Đa số người dân dễ dàng tiếp cận với các sự hỗ trợ này. Cho đến nay có thể nói dự án đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây, đặc biệt là nông dân, nhưng cụ thể nó tác động ra sao và như thế nào đến vấn đề sinh kế của người dân thì còn chưa rõ lắm. Vì vậy, đề tài “ Tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo tại Sóc Trăng” là cần thiết nhằm trung nghiên cứu, đánh giá các tác động của tín dụng vi mô đến sinh kế của nông hô, đồng thời có giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” (xin được gọi tắc là dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo) do tổ chức ActionAid Việt Nam tài trợ tại tỉnh Sóc Trăng. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu chung, ta cần đi vào các mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ; - Mục tiêu 2: Phân tích sinh kế của nông hộ tham gia dự án.; - Mục tiêu 3: Đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án; - Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng vi mô đến sinh kế nông hộ tham gia dự án; 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của tín dụng vi mô đến sinh kế nông hộ trong các dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo” triển khai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, cụ thể tại 3 xã Tân Hưng, Châu Khánh và Tân Thạnh thuộc huyện Long Phú. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do hạn chế về kinh phí cũng như thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo. Ngoài ra, đề tài còn sơ lược về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ cũng như phân tích nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Những hiểu biết về tiếp cận tín dụng giúp nông hộ dễ dàng có được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, những hiểu biết về các nguồn sinh kế của nông hộ sẽ giúp các nhà tín dụng có những chính sách hay mô hình tín dụng hợp lý, giúp cuộc sống nông hộ ổn định hơn. Để đáp ứng các mục tiêu, một số câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời: + Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nông hộ có dễ dàng tiếp cận đến các nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức nước ngoài hay không? + Câu hỏi nghiên cứu 2: Được tham gia dự án, nguồn sinh kế của nông hộ thay đổi ra sao? 3 + Câu hỏi nghiên cứu 3: Tín dụng vi mô tác động đến nguồn sinh kế của nông hộ như thế nào? + Câu hỏi nghiên cứu 4: Nông hộ phải làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn? Từng phần của nội dung đề tài sẽ lần lược trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Đức Vinh (2011), nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long”, luận án thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ từ các kết quả thống kê, các báo cáo chuyên đề, báo cáo định kỳ của các ngân hàng thương mại và các sở ban ngành trong tỉnh Vĩnh Long. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phỏng vấn hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn 3 huyện là Tam Bình, Vũng Liêm và Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long. Kết quả phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ cho thấy, các yếu tố: tuổi chủ hộ, giá trị tài sản và diện tích đất đai. Các yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay qua kết quả phân tích hàm Tobit là: thu nhập của hộ, vị trí xã hội, diện tích đất đai và mục đích vay vốn của hộ. Từ kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng, kết hợp với phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tiếp cận tín dụng, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Vương Quốc Duy (2007) đã nghiên cứu tác động của vốn vay cho người nghèo đến các nông hộ nghèo. Đề tài sử dụng bộ số liệu của VLSS năm 2004 với 1430 mẫu quan sát ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã sử dụng mô hình phân tích Logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn và phương pháp kết hợp Kernel để tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm vay và không vay. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sự khác biệt trong thu nhập, chi tiêu và tổng giá trị tài sản của các hộ có vay lớn hơn các hộ không vay. Đặng Thị Thảo Triều (2009), đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang”. Tác giã sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp từ các báo cáo của ngân hàng, báo cáo tổng kết của địa phương, số liệu của các sở ban ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi đối với các nông hộ tại Hậu Giang. Đề tài tập trung nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của tín dụng 4 nhỏ đến thu nhập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay tại tỉnh Hậu Giang. Qua cuộc khảo sát và phân tích thực trạng vốn vay, tình hình sử dụng vốn vay và tác động của vốn vay đến thu nhập của 739 hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, rút ra một số kết luận như: Thị Trường tín dụng nông thôn ở tỉnh Hậu Giang còn nhiều hạn chế nhưng qua số liệu điều tra thì khả năng đáp ứng vốn vay của các tổ chức tín dụng khá cao, phần lớn hộ nông dân làm nghề nông là chủ yếu, phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhu cầu vốn vay của nông hộ trên địa bàn rất là cao, sau khi vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì thu nhập của hộ có phần tăng lên so với trước khi vay. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Tài chính vi mô, tín dụng vi mô Theo Lê Khương Ninh (2004), tài chính vi mô là một loại hình dịch vụ ngân hàng phục vụ các cá nhân hay nhóm người thất nghiệp hay có thu nhập thấp và không thể vay được ở bất cứ nơi nào khác. Tài chính vi mô bên cạnh cung cấp các khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo, nhằm giúp họ kiếm kế sinh nhai; nó còn được thực hiện lồng ghép với các dịch vụ khác như tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán và chuyển tiền. Mặc dù người nghèo có thu nhập thấp và nguồn thu không ổn định, nhưng trên thực tế hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trên toàn thế giới cho thấy người nghèo vẫn có khả năng tiết kiệm và hoàn trả nợ tốt nếu được giám sát chặt chẽ, đóng góp tích cực đối với khả năng sinh lời và sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong quan hệ này được thể hiện: - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu phần dôi ra được gọi là lợi tức. Theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Tín dụng vi mô tại Washington tháng 2 năm 1997: “Tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo, với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ”. Theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): “Tài chính vi mô là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thế hoặc doanh nghiệp rất nhỏ”( TS. Võ Khắc Thường & ThS. Trần Văn Hoàng, 2013) 6 Tín dụng có ba chức năng: - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nới “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán,…thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân hàng các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên. - Kiểm soát các hoạt động kinh tế Thông qua tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là của các hộ vay vốn qua mục đích vay của hộ và giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức. Theo Lê Khương Ninh (2004), một bước tiến quan trọng bắt nguồn từ việc chuyển từ tín dụng vi mô thành tài chính vi mô với ý nghĩa là vừa huy động tiết kiệm, vừa cho vay, vừa bảo hiểm cũng như giúp phân phối và tiếp thị sản phẩm của khách hàng. Mặc dù hai thuật ngữ tín dụng vi mô và tài chính vi mô thường được sử dụng thay thế lẫn nhau nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau. Tín dụng vi mô chỉ thuần túy đề cập đến các tổ 7 chức tín dụng như ngân hàng Grameen với chức năng cung cấp tín dụng cho người nghèo. Các tổ chức tín dụng vi mô chủ yếu tập trung vào giảm nghèo và phần lớn là các tổ chức phi Chính phủ (NGO). Sự chuyển hướng sang tài chính vi mô xuất phát từ nhận thức rằng nông hộ và doanh nghiệp nhỏ hưởng lợi từ cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính ở các hình thức đa dạng hơn (mặc dù lúc đầu chủ yếu là huy động tiết kiệm). Thay đổi trong thuật ngữ dẫn đến thay đổi trong hành động bằng việc thành lập các tổ chức tài chính mang tính chất thương mại và hoạt động theo luật pháp. 2.1.1.2 Khái niệm về nông hộ Frank Ellis (1998) phát biểu, nông hộ là hộ nông dân có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói chung, đó là các gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông. Ngoài ra, hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của hộ. Nông hộ thường tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Nguồn gốc nông hộ đã có quá trình hình thành và phát triển lâu đời trong lịch sử. * Đặc điểm của nông hộ a) Nông hộ sản xuất ra nông, lâm, thủy hải sản với mục đích phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân họ và gia đình họ. Nông hộ thường có xu hướng sản xuất ra cái gì họ cần, khi sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra để trao đổi trên thị trường. b) Sản xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào ruộng đất, sản xuất còn mang tính thủ công, khai thác tự nhiên chưa triệt để và khả năng canh tác còn lạc hậu. c) Chủ hộ thường là cha hoặc mẹ hay ông bà, cho nên họ vừa là người chủ gia đình vừa là người tổ chức sản xuất. Do đó, việc tổ chức sản xuất của nông hộ có nhiều ưu điểm và mang tính đặc thù cao. d) Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi lao động. Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tăng thu nhập cho hộ. Ngoài ra, một số hộ sản xuất lớn còn thuê mướn lao động thường xuyên hoặc 8 vào thời vụ, điều này cũng tạo ra được số lượng việc làm lớn ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Các nông hộ ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau nên khó giới hạn thế nào là một nông hộ cho thật chính xác. 2.1.1.3 Sinh kế nông hộ a) Các khái niệm về sinh kế Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010). Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis (2000) cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010). Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999), sinh kế được hiểu là: (1) Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: vốn con người; vốn vật chất; vốn tự nhiên; vốn tài chính và vốn xã hội. Sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ (DFID, 1999). Một trong những con đường để hiểu một hệ thống sinh kế là phân tích chiến lược sử dụng nguồn lực sinh kế cũng như cách thức chống đỡ và thích ứng của cá nhân cũng như cộng đồng đó đối với các tác động bất thường từ bên ngoài (Dự án FLITCH, 2012). Sinh kế cũng được Trần Sáng Tạo (2012) miêu tả như là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực 9 con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). b) Hoạt động sinh kế: Là tất cả các hoạt động kiếm ra tiền mặt hoặc các sản phẩm tự tiêu dùng (một cách hợp pháp) phục vụ mục tiêu kiếm sống của cộng đồng, hộ gia đình hoặc cá nhân (FLITCH, 2012). c) Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình hoặc cá nhân để kiếm sống cũng như đạt được ước vọng của họ (FLITCH, 2012). d) Đánh giá sinh kế: Đánh giá sinh kế là việc xem xét các thành tố trong khung phân tích sinh kế bền vững đối với các hoạt sản xuất của các hộ gia đình trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó (Springate – Baginski, 2010), (FLITCH, 2012). e) Nguồn lực sinh kế Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999) và FLITCH (2012), nguồn vốn sinh kế bao gồm 5 loại: Nguồn vốn nhân lực (Human Capital, viết tắt là H); Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital, viết tắt là N); Nguồn vốn tài chính (Financial Capital, viết tắt là F); Nguồn vốn xã hội (Social Capital, viết tắt là S) và Nguồn vốn vật chất (Physical Capital, viết tắt là P). e1) Nguồn vốn nhân lực: là nguồn vốn đại diện cho các nhận thức, khả năng làm việc và kiến thức nhằm phục vụ cho việc theo đuổi và đạt được các mục tiêu sinh kế của mình. Nguồn vốn nhân lực là lực lượng lao động bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng (như kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ thuật canh tác, kiến thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động, siêng năng hay lười biếng). Các thông tin liên quan đến cách thức sử dụng nguồn lực này cần được thu thập bao gồm phân bổ và sử dụng quỹ thời gian, tình hình phân công công việc giữa nam và nữ trong gia đình. Những vẫn đề này cần được khám phá và mô tả một cách rõ ràng đặc biệt là những đặc tính về chất lượng cần được xem xét kỹ để kết hợp với các nguồn lực khác một cách phù hợp, hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn lực con người được xem là nguồn lực có tính chi phối mạnh mẽ đối với việc sử dụng các nguồn lực khác cũng như các chiến lược và hoạt động sinh kế. Ngoài ra, khi đánh giá nhóm nguồn lực này cần chú ý tới xu hướng di chuyển nguồn lực trong tương lai, trong đó chú trọng tới hai xu thế chính đó là di chuyển theo vị trí địa lí – thường là các xu hướng di dân để tìm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và xu 10 hướng di chuyển tại chỗ, tức là di chuyển từ lĩnh vực hoạt động này sang lĩnh vực hoạt động khác. Các thông tin này rất quan trọng và hữu ích đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực sau này. e2) Nguồn vốn xã hội: là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế như quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm. Nguồn vốn xã hội bao gồm các mối quan hệ về tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ xã hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết định liên quan đến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người dân, cộng đồng. e3) Nguồn vốn tự nhiên: là các nguồn lực, nguyên liệu, nhiên liệu tự nhiên để tạo dựng các sinh kế. Nguồn vốn tự nhiên liên quan tới việc nắm giữ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, tài nguyên rừng, khí hậu, v.v… e4) Nguồn vốn tài chính: là các nguồn tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế. Nguồn vốn tài chính bao gồm các khoản tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh; nguồn lực này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như tích lũy từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từ đi vay, tiền lương v.v... Khi xem xét nguồn lực tài chính ngoài việc xem xét số lượng và nguồn gốc, một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm đó là khả năng tiếp cận nguồn lực này của người dân và cách thức họ sử dụng nguồn lực. e5) Nguồn vốn vật chất: bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt và có thể được chia thành hai cấp độ khác nhau: Cấp hộ và cấp cộng đồng. Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và các phương tiện phục vụ cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng chủ yếu đề cập tới cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, điện, nước. Tất cả các nguồn vốn đều rất quan trọng đối với cải thiện sinh kế, tuy nhiên tình trạng và vai trò mỗi loại phụ thuộc vào mỗi thời điểm, mỗi cộng đồng dân cư. Để có cơ sở xác định các mũi nhọn ưu tiên phát triển nguồn vốn nhằm đạt được những kết quả hiệu quả cao cần đánh giá hai khía cạnh. Thứ nhất: tầm quan trọng của các nguồn vốn. Thứ hai: mức độ thiếu hụt nguồn vốn, các cản trở trong việc tiếp cận, sử dụng và phát triển các nguồn vốn. 11 Bối cảnh dễ tổn thương Con người Xã hội - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị, chiến tranh…) Vật chất Tự nhiên Tài chính Chính sách, tiến trình và cơ cấu Các chiến lược sinh kế Các kết quả sinh kế -Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc -Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị trường - Đa dạng -Sinh tồn hoặc tính bền vững -Thu nhập nhiều hơn -Cuộc sống đầy đủ hơn -Giảm khả năng tổn thương -An ninh lương thực được cải thiện -Công bằng xã hội được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên -Giá trị không sử dụng của tự nhiên được bảo vệ -Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân -Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hoá) Nguồn: DFID, 2003 – Dự án chia sẻ, 2010 Hình 2.1 Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo Hiện nay, “Phương pháp sinh kế” đã được một số cơ quan phát triển áp dụng trong các hoạt động phát triển. Như chúng ta thấy ở các phần sau, khó có thể nói là có một phương pháp thống nhất khi mà các cơ quan áp dụng một cách khác nhau, từ các hoạt động sơ khai như xây dựng các công cụ hay khung phân tích cho việc lập kế họach hoặc đánh giá ban đầu đến một số loại hoạt động cụ thể của chương trình. Ba yếu tố dẫn đường giải thích lý do của việc áp dụng “Phương pháp sinh kế bền vững” trong công tác giảm nghèo là: Thứ nhất, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết cho việc giảm nghèo nhưng không có một liên hệ trực tiếp giữa hai tác nhân này từ khi nó hoàn toàn phụ thuộc và khả năng của người nghèo tự tìm kiếm các cơ hội để phát triển kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là tìm ra chính xác cái gì đã ngăn cản hoặc thách thức người nghèo cải thiện sinh kế của họ trong điều kiện cụ thể để thiết kế các họat động hỗ trợ cho dự án. Thứ hai, về nhận biết đói nghèo – như chính cảm nhận của những người nghèo – không chỉ là vấn đề thu nhập thấp mà còn bao gồm cả các yếu tố như chăm sóc y tế kém, giáo dục kém, thiếu các dịch vụ xã hội, v.v…, như là tình trạng dễ bị tổn thương và cảm giác của sự bất lực. Hơn nữa, đói nghèo hiện nay được xem là có sự liên kết giữa các yếu tố gây ra nghèo đói và cải thiện một yếu tố có thể có tác động tích cực đối với yếu tố khác. Cải thiện giáo dục có thể mang lại tác động tích cực cho việc chăm sóc y tế, có thể tăng khả năng sản xuất. Giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho người nghèo bằng cách nêu rõ 12 các rủi ro cho họ có thể gia tăng xu hướng để rơi vào các hoạt động rủi ro chưa được kiểm chứng trước đó nhưng mà có hiệu quả kinh tế hơn, và cứ tiếp tục như thế v.v…. Thứ ba, ngày nay chúng ta nhận ra rằng chính người nghèo thường hiểu về họ và nhu cầu của họ tốt nhất và vì vậy phải lôi kéo họ tham gia trong việc thiết kế các chính sách và dự án để cải thiện số phận của họ. Khi thiết kế, chúng thường được cam kết nhiều hơn để thực hiện. Vì vậy, sự tham gia của người nghèo sẽ cải thiện kết quả của dự án. Bên cạnh đó, sự tác động cải thiện nâng cao sinh kế của hộ được bằng các họat động nông nghiệp cho thấy rằng nông nghiệp chính là họat động sinh kế chính của người dân nông thôn. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu (1) Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo đánh giá của Ban quản lý dự án, Phòng ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Sở kế hoạch & đầu tư; Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu trong niên giám thống kê, báo đài, các bài nghiên cứu khác trong và ngoài nước… liên quan đến nội dung nghiên cứu. (2) Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ thực tế trên địa bàn đã triển khai các dự án thuộc 3 xã của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng: Tân Hưng, Châu Khánh và Tân Thạnh. Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện: - Bước 1: Liên hệ với các cơ quan chuyên trách (Ban quản lý dự án; Phòng ngoại vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; Sở Kế Hoạch và Đầu Tư) xác định các dự án tài trợ nước ngoài có hợp phần tín dụng đã kết thúc trong giai đoạn 2010 – 2013, đối tượng thụ hưởng là các nông hộ trên địa bàn. Dựa vào các dự án đã được chọn lọc, tiến hành chọn mẫu theo phương pháp có chủ định và chạy thử mô hình sử dụng để phân tích số liệu. - Bước 2: Điều tra, thu thập số liệu sử dụng các phương pháp sau: (1) Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. (2) Phỏng vấn cán bộ và hộ gia đình: Thông qua hệ thống bảng câu hỏi, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình cũng như các cán bộ đã tham gia dự án ở các cơ quan tỉnh, huyện, xã, ấp và các tổ trưởng tổ tín dụng có liên 13 quan để thu thập các thông tin chuyên sâu về tình hình sinh kế của hộ cũng như các nội dung khác có liên quan của dự án để phục vụ cho nội dung nghiên cứu. + Cỡ mẫu: 200 hộ, trong đó có 100 hộ tham gia dự án và 100 hộ ngoài dự án có điều kiện tương đồng để đối chứng. + Phương pháp chọn mẫu: Trên cơ sở cở mẫu đã xác định, dựa vào số lượng hộ/tổ tín dụng – tiết kiệm tiến hành phân bổ theo tỷ lệ để xác định số hộ cần điều tra/tổ tín dụng – tiết kiệm cụ thể; và số hộ này được cán bộ điều tra lựa chọn ngẫu nhiên trong số hộ của mỗi tổ. Đối với các hộ ngoài dự án lựa chọn để đối chứng thì cán bộ điều tra lựa chọn theo phương pháp từng cập: Cứ mỗi hộ trong dự án thì chọn 01 hộ tương ứng ngoài dự án có nhà ở gần, hoặc sát nhau và có điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống tương đồng. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: : Sử dụng hàm Probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trong các dự án nghiên cứu. Hàm Probit tổng quát: y = f (x1, x2, x3,..., xn) Mô hình Probit có công thức sau: k Yi*   0    j xij  ui j 1 Trong đó, Yi* chưa biết và thường được gọi là biến ẩn. Biến này được khai báo như sau: Yi = 1 nếu Yi* > 0; Yi = 0 trong các trường hợp khác. Mô hình Probit được ứng dụng trong truờng hợp biến phụ thuộc là biến giả, dùng để uớc luợng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc (ví dụ xác suất sở hữu nhà ở) như là hàm số của biến độc lập (chẳng hạn như các yếu tố kinh tế – xã hội). Trong bài nghiên cứu này, mô hình Probit sẽ đuợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh huởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dự án của nông hộ. Trong đó, y là xác suất nông hộ được vay vốn của dự án, xi là biến giải thích đặc điểm của hộ. Đặc điểm nông hộ dự kiến bao gồm các biến giải thích: 14 Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình Probit Tên biến độc lập Diễn giải Kỳ vọng Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nữ, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nam Nhận giá trị 1 cho các hộ gia đình dân tộc kinh, 0 X2 : Dân tộc ngược lại thiếu số Tỷ lệ thuận Không ảnh hưởng X3 : Tuổi của Số tuổi của chủ hộ, được tính từ năm sinh của chủ Tỷ lệ chủ hộ hộ thuận X4 : Trình độ Được tính theo lớp. VD: Lớp 1 nhận gia trị 1, lớp 9 Tỷ lệ học vấn của nhận giá trị 9, cao đẳng nhận giá trị 15,… thuận chủ hộ (năm) Dùng 4 biến giả (X51 , X52 , X53 , X54): - Biến X51: Nhận giá trị 1 nếu là trồng trọt, giá trị 0 nếu ngành khác - Biến X52: Nhận giá trị 1 nếu là chăn nuôi, giá trị 0 X5 : Nghề Tỷ lệ nếu ngành khác nghiệp thuận - Biến X53: Nhận giá trị 1 nếu là buôn bán, giá trị 0 nếu ngành khác - Biến X54: Nhận giá trị 1 nếu là làm thuê, giá trị 0 nếu ngành khác Được tính bằng tổng thu nhập hàng tháng của nông Tỷ lệ X6 : Thu nhập hộ (triệu đồng/tháng) nghịch Nhận giá trị 1 nếu nông hộ có người quen, bà con X7 : Quan hệ Tỷ lệ làm ở chính quyền địa phương hay ban quản lý dự xã hội thuận án, nhận giá trị 0 nếu không có. X8 : Mục đích Nhận giá trị 1 nếu đúng mục đích vay (sản xuất Tỷ lệ vay kinh doanh), nhận giá trị 0 nếu sai mục đích vay. thuận Nhận giá trị 1 nếu đã từng vay vốn các dự án khác, X9 : Kinh Tỷ lệ nhận giá trị 0 nếu chưa từng vay vốn các dự án nghiệm vay thuận khác X1 : Giới Tính Mục tiêu 2: : Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả nguồn sinh kế nông hộ và những nhân tố thuận lợi cũng như cản trở việc tiếp cận các nguồn vốn sinh kế đối với người nghèo tham gia dự án. Mục tiêu 3: Sử dụng số liệu điều tra của 2 tiêu chí là thu nhập trung bình và chi phí trung bình để tiến hành kiểm định sự khác biệt cũng như tác động trong 2 trường hợp: + (TH1): đối chiếu tình hình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. + (TH2): đối chiếu giữa các nông hộ có và không tham gia dự án có điều kiện tương đồng. 15 Sử dụng các phương pháp kiểm định cho từng trường hợp: - Sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số Wilcoxon để điểm định xem có sự khác biệt hay không tác động của tín dụng vi mô đến nông hộ giữa 2 thời điểm trước và sau khi tham gia dự án. Phương pháp được miêu tả như sau: + H0: Không có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. + H1:Có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. Nếu kết quả kiểm định cho giá trị Prob> |z| < 0.05 thì đồng nghĩa ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước sau khi tham gia dự án. Nếu kết quả Prob> |z| > 0.05 thì ngược lại, ta chấp nhận H0 bác bỏ H1 . - Sử dụng kiểm định Mann - Whitney (Kiểm định U) để kiểm định xem có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình của nông hộ có và không có tham gia dự án. Phương pháp như sau: + H0: Không có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình, của nông hộ có và không có khi tham gia dự án. + H1:Có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình, của nông hộ có và không có khi tham gia dự án. Nếu kết quả kiểm định cho giá trị Prob> |z| < 0.05 thì đồng nghĩa ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ có và không có tham gia dự án. Nếu kết quả Prob> |z| > 0.05 thì ngược lại, ta chấp nhận H0 bác bỏ H1 . Mục tiêu 4: Từ kết qur phân tích ở 3 mục tiêu trên, ta đưa ra các biện pháp cần thiết và hữu ích cho nông hộ trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng cũng như tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình. Sử dụng phần mềm STATA để xử lý và phân tích số liệu cho đề tài. 16 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI 3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lí Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là tôm sú và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất; đồng thời, cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước. Sóc Trăng nằm ở vị trí cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62 km. Diện tích tự nhiên 3.311,76 km2, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng Hình 3.1: Vị trí địa lí tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh 17 Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. 3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên * Về dân số: Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km², thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long (434 người/km2). Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 ‰. Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội. Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 Thành phố , 1 thị xã, 09 huyện, trong đó có 14 phường, 13 thị trấn và 83 xã. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của tỉnh đạt 2,225 triệu đồng/tháng so với cả nước là 2,25 triệu đồng/tháng (số liệu 2011). Mức thu nhập bình này đương đối cân bằng so với cả nước, thể hiện mức TNBQ đầu người của tỉnh đã theo kịp so với cả nước. * Về khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển. * Về đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản 18 xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (số liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008). Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha. Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. * Về đặc điểm địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, 19 Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ. *Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp. * Về tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng 3.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội Trong bối cảnh khó khăn chung, tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,72%, cao hơn so với cùng kỳ (9 tháng đầu năm 2012 là 7,75%); trong đó, khu vực I tăng 9,20%, khu vực II tăng 7,34% và khu vực III tăng 11,72%. Tính đến giữa tháng 9/2013, các địa phương đã thu hoạch 161.113 ha lúa Hè Thu, đạt 80,3% diện tích gieo trồng. Tính theo năm lương thực 2013, tổng diện tích 3 vụ lúa Mùa - Đông Xuân - Hè Thu là 373.406 ha, vượt 9% kế hoạch, tăng 2% so với năm 2012; năng xuất bình quân ước đạt 6 tấn/ha. Ước tổng sản lượng 3 vụ lúa đạt 2,22 triệu tấn, vượt 10% kế hoạch. Diện tích cánh đồng mẫu tiếp tục được mở rộng, từ 8.398 ha (năm 2012) lên 24.688 ha (năm 20 2013). Dự án Hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp giai đoạn II đến nay đã hỗ trợ 95/100 máy, 05 máy còn lại sẽ thực hiện dứt điểm trong quý IV/2013; giúp giảm tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch lúa từ 5,1% xuống còn 2%. Chính sách thu mua lúa tạm trữ của Chính phủ được tỉnh triển khai kịp thời, giúp giá lúa đầu vụ không bị giảm thấp. Tuy nhiên, trong năm vẫn còn vài thời điểm giá lúa giảm, trong khi chi phí sản xuất nói chung và giá vật tưF nói riêng tăng, nên lợi nhuận của nông dân vẫn còn bấp bênh. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi cơ bản được kiểm soát tốt, trong năm có phát sinh vài ổ dịch nhỏ nhưng đã được khống chế kịp thời. Nuôi tôm đạt kết quả đáng ghi nhận; đến nay đã thả nuôi trên 40.900 ha, tuy thiệt hại trên 30% nhưng thấp hơn nhiều so với năm trước, diện tích thiệt hại rải rác chứ không tập trung thành dịch, tôm nuôi thu hoạch được sản lượng cao và giá tốt hơn nhiều so cùng kỳ nên người nuôi phần lớn có lãi. Tổng sản lượng thủy hải sản 9 tháng đạt 83.740 tấn, bằng 44% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác biển 40.350 tấn (bằng 73% kế hoạch và tăng 24,8%). Tình hình sản xuất công nghiệp tuy còn khó khăn, nhưng từng bước được cải thiện. Giá trị sản xuất công nghiệp quí III tăng 24% so với quý trước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đạt 5.888 tỷ đồng (bằng 73% kế hoạch, tăng 7,4% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất khẩu quý III tăng 49,5% so với quý trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 347 triệu USD (bằng 80% kế hoạch, tăng 15,8% so với cùng kỳ); trong đó, xuất khẩu thủy sản tăng 28%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt 20,82 triệu USD (giảm 55% so với cùng kỳ). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng đạt 26.542 tỷ đồng (đạt 71,7% kế hoạch, tăng 13,9% so với cùng kỳ). Chỉ số chung giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2013 tăng 3,57%. Lãi suất tín dụng tiếp tục xu hướng giảm so với thời điểm giữa năm 2013; hiện lãi suất cho vay cao nhất ở lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu là 9%/năm (giảm 1% so với giữa năm), các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác là 11,7% (giảm 1,4%), lĩnh vực phi sản xuất là 13,7% (giảm 0,4%). Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt 8,76%; nợ xấu 2,47% tổng dư nợ (giảm 0,02% so với đầu năm và giảm 1,06% so với cùng kỳ năm 2012). Vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu chiếm gần 60% tổng dư nợ. Tình hình thu ngân sách đạt tiến độ đạt khá. Tổng thu ngân sách 9 tháng đạt 1.394 tỷ đồng (bằng 85% dự toán); trong đó, thu trong cân đối 768,7 tỷ đồng (đạt 84% dự toán), thu xổ số kiến thiết 260 tỷ đồng (vượt 18% dự toán). 21 Vốn đầu tư XDCB đến giữa tháng 9 giải ngân đạt 68,5% kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách đạt 65%, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 78,7%. Tiến độ giải ngân các nguồn vốn đạt tương đương so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2013 vẫn còn một số hạn chế như: Tình hình tiêu thụ lúa và các loại nông sản khác còn bấp bênh, ảnh hưởng đến đời sống nông dân; dịch bệnh trong chăn nuôi tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao; tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; chỉ số giá tiêu dùng tuy tăng thấp nhưng chủ yếu tăng ở các mặt hàng thiết yếu, sức mua trong dân giảm...(Trần Quang, 2013). 3.2 CÁC NGUỒN LỰC TÍN DỤNG 3.2.1 Nguồn lực tại địa phương Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 18 tổ chức ngân hàng hoạt động (trừ Chi nhánh Ngân hàng nhà nước); trong đó, có 14 ngân hàng thương mại, 01 sở giao dịch, 01 ngân hàng phát triển, 01 ngân hàng chính sách và 01 phòng giao dịch của ngân hàng thương mại Sài Gòn Công thương; hệ thống quỹ tín dụng nhân dân có 01 Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương Sóc Trăng và 12 Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở. Các đối tượng được ngân hàng thương mại trên địa bàn tập trung phát vay là: hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu tập trung đầu tư cho các đối tượng như: sản xuất lúa, chăm sóc - cải tạo vườn, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu; nuôi trồng và chế biến thủy sản; thu mua lúa gạo; cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận; cho vay chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ và Thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Thống đốc NHNN,… Doanh số cho vay năm 1992 là 226 tỷ đồng, năm 2012 là 42.521 tỷ đồng, tăng 188 lần so với năm 1992; trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 90,65%; cho vay trung dài hạn là chiếm 9,35%. Tốc độ tăng bình quân doanh số cho vay hàng năm từ 1993 – 2012 là 29,93%/năm. Riêng giai đoạn 2001 – 2005 có tốc độ doanh số cho vay tăng cao nhất 57,0%, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Và đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2013, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo 22 gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; trong 6 tháng đầu năm 2013, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay so với đầu năm 2013 từ 1,7%1,8%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu; giảm từ 1,0%1,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh; giảm từ 0,8%-1,7% đối với lĩnh vực phi sản xuất. Hiện nay, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu bình quân ở mức từ 8,2% - 10,0/năm, đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 10,9%-13,1%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 11,5%14,1%/năm; và trong thời gian tới các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng quy định nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn sản xuất cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Nhìn chung, mọi hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua đều hướng đến mục tiêu nhằm thực hiện có kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng hoạt động chuyên môn của toàn ngành Ngân hàng. Qua đó, đã góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian quan tiếp tục có chuyển biến tích cực; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; các lĩnh vực sản xuất thuận lợi mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân; sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn; các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân tiếp tục được triển khai thực hiện tích cực,… Nhiệm vụ trọng tâm của Ngành ngân hàng trong thời gian tới là chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ và chấp hành mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước; áp dụng mức lãi suất cho vay ở mức hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn cho vay; trong đó cần chú trọng cân đối vốn tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ..., đảm bảo khả năng thu hồi được nợ, khả năng thanh toán; không áp dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh để ổn định thị trường lãi suất. Song song đó, cũng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tiền tệ và hoạt động Ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phính phủ về một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, và Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN. (Hoàng Thọ, 2013) 23 3.2.2 Tình hình nguồn vốn ODA tại tỉnh Sóc Trăng qua các năm a) Năm 2011  Khái quát tổng số dự án, tổng số vố đầu tư Trong năm 2011, tỉnh Sóc Trăng có 14 dự án ODA triển khai thực hiện, trong đó có 12 dự án chuyển tiếp và 02 dự án khởi công mới. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện của các dự án đạt 40% kế hoạch quý, trong đó vốn ODA đạt 46% kế hoạch quý. Nguyên nhân giải ngân không cao do một số công trình còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bổ sung, trình duyệt hồ sơ, thủ tục ... các dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án. Cụ thể tình hình như sau: - Đối với các dự án chuyển tiếp: Nhiều dự án trên đã triển khai xây dựng đạt khoảng 100% khối lượng công việc (các dự án thuộc lĩnh vực đường, điện sử dụng vốn JICA). Nhìn chung, các gói thầu thực hiện đáp ứng theo tiến độ hợp đồng. - Đối với các dự án khởi công mới: + Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (CIDA) chờ thông báo vốn phía nhà tài trợ để thực hiện kế hoạch khởi động dự án (dự kiến bắt đầu từ tháng 5/2011 và chính thức triển khai trong tháng 7/2011); + DA Tăng cường kỹ năng nghề, Quyết định phê duyệt của Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội; nhà tài trợ NH PT Châu Á (ADB); thời gian 2011-2015; tổng mức đầu tư (cơ chế nhà nước cấp phát qua Bộ LDTBXH, phần thụ hưởng của địa phương): 49,9 tỷ đồng, trong đó ODA là 38,6 tỷ đồng, đối ứng địa phương 11,3 tỷ đồng. Trường Cao đẳng nghề tỉnh Sóc Trăng tham gia dự án. + Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2, đang trong chuẩn bị thực hiện dự án, giải ngân không đáng kể; + Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL chờ kết quả thông báo phê duyệt Hiệp định của các cơ quan hữu quan Trung ương. Các dự án trên về cơ bản đã hoàn tất các thủ tục phê duyệt phía địa phương tỉnh Sóc Trăng theo qui định. Trong kế hoạch triển khai các chương trình, dự án triển khai năm 2011 thì trị giá các dự án chuyển tiếp và đầu tư mới tại tỉnh với tổng mức đầu tư là 247.882 triệu đồng trong đó sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA là 179.482 triệu đồng chiếm tỷ lệ 72,4%. Riêng dự án Nhà máy xữ lí chất thải rắn TP. Sóc 24 Trăng và các vùng lân cận tỉnh Sóc Trăng (Na Uy) thì trong kế hoạch năm 2011 không sử dụng nguồn ODA để thực hiện dự án.  Phân tích cơ cấu các dự án theo quy mô Xét về qui mô 14 dự án được triển khai trong năm 2011 có 09 dự án thuộc qui mô nhỏ (chiếm 64,29%) trong đó có 08 dự án thuộc dự án chuyển tiếp và 01 dự án đầu tư mới (dự án Tăng cường kỹ năng nghề, triển khai tại Thành phố Sóc Trăng), 05 dự án có qui mô vừa (chiếm 35,71%) trong đó có 04 dự án thuộc dự án chuyển tiếp và 01 dự án đầu tư mới (dự án Phát triển doah nghiệp nhỏ và vừa, triển khai tại Thành phố Sóc Trăng và các huyện), không có dự án qui mô lớn. Các dự án có qui mô nhỏ chiếm đa số do đây là các dự án với vốn đầu tư thấp chủ yếu do đối tượng thực hiện khác đơn giản và nội dung công việc ít. Bảng 3.1 Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 Quy mô Số dự án Tỷ trọng (%) Nhỏ 9 64,3 Vừa 5 35,7 Lớn 0 0,00 14 100,00 Tổng cộng 0% 35.7% 64.3% Nhỏ Vừa Lớn Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2011 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng, năm 2011 25  Phân tích cơ cấu theo thời gian thực hiện Các chương trình, dự án được triển khai năm 2011 phần lớn là các dự án ngắn hạn (50%) tuy nhiên các dự án trung và dài hạn cũng khá nhiều. Trong đó các dự án ngắn hạn đều là dự ác chuyển tiếp (7 dự án), trung hạn có 04 dự án trong đó có 03 dự án chuyển tiếp từ các năm trước sang và 01 dự án triển khai mới (dự án Tăng cường kỹ năng nghề, triển khai tại Thành phố Sóc Trăng), dài hạn có 03 dự án trong đó có 02 dự án chuyển tiếp và 01 dự án đầu tư mới (dự án Phát triển doah nghiệp nhỏ và vừa, triển khai tại Thành phố Sóc Trăng và các huyện). Các dự án ngắn hạn chiếm phần đông là do các dự án được triển khai nhằm mục đích giải quyết hiện trạng khó khăn hiện thời, cũng như đáp ứng sớm nhất nhu cầu, nên việc đầu tư nhanh sẽ dễ dàng đánh giá tác động cụ thể, rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo. Bảng 3.2: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 Thời gian Số dự án Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 7 50,00 Trung hạn 4 28,6 Dài hạn 3 21,4 14 100,00 Tổng cộng Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2011 Chú thích:1 năm ≤Ngắn hạn ≤3 năm,3 năm < Trung hạn ≤ 5 năm, Dài hạn>5 năm 21.4% 50% 28.6% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2011 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 26 b)Năm 2012  Khái quát về dự án và tổng số vốn đầu tư Trong năm 2012, tỉnh Sóc Trăng thực hiện 08 dự án ODA, chủ yếu là các dự án chuyển tiếp trong năm 2011 (dự kiến sẽ có 04 dự án dưa vào kế hoạch vốn 2012 gồm: - Tiểu dự án Hợp phần 3 Vệ sinh và cấp nước nông thôn tỉnh Sóc Trăng- thuộc Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL (WB6); - Tiểu dự án XD 48 cầu trên kênh cấp 2- thuộc DA Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL (WB6)-Hợp phần 2- Quyết định đầu tư số 752/QD-BNN-XD ngày 15/5/2011 của Bộ NN-PTNN (WB6); BQL ngành nông nghiệp đang khảo sát, lập KH đấu thầu; tiến hành thẩm định đề cương nhiệm vụ khảo sát thiết kế, thiết kế bảng vẻ thi công và tổng dự toán; - Tiểu dự án Hệ thống ngăn mặn ổn định SX khu vực bờ tả sông Saintard-thuộc DA Quản lý thủy lợi phục vụ PTNN vùng ĐBSCL (WB6), đang điều chỉnh DA để phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ theo QD 752/QDBNN-XD; - Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (WB) đang trong giai đoạn hoàn chỉnh đề cương đề xuất kỹ thuật-đầu tư để trình phía nhà tài trợ và Bộ NN-PTNN). Tất cả dự kiến sẽ triển khai trong năm 2012. Tổng vốn tài trợ trong các dự án thực hiện trong năm 2012 đạt 648.238 triệu đồng trong đó sử dụng nguồn vốn trong nước trị giá 121.012 triệu đồng, vốn ngoài nước 527.224 triệu đồng. Trong số vốn trong nước có sử dụng 116.000 triệu đồng hỗ trợ vốn đối ứng ODA chiếm 96% vốn trong nước và chiếm 18% tổng vốn đầu tư trong năm.  Phân tích cơ cấu các dự án theo quy mô Đa số các dự án trong năm 2012 là dự án chuyển tiếp có qui mô chủ yếu vừa và nhỏ. Có 03 dự án trong năm có qui mô nhỏ (37,5%), 04 dự án có qui mô vừa (50%) và 1 dự án có qui mô lớn (12,5%). Bảng 3.3: Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2012 Quy mô Số dự án Tỷ trọng (%) Nhỏ 3 37,50 Vừa 4 50,00 Lớn 1 12,50 Tổng cộng 8 100,00 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2012 27 12.5% 37.5% 50.0% Nhỏ Vừa Lớn Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2012 Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2012  Phân tích cơ cấu theo thời gian thực hiện Đây là các dự án chuyển tiếp từ năm 2011 nên cơ cấu thời gian của các dự án cũng giống như năm 2011. Trong số 8 dự án có 3 dự án ngắn hạn 04 dự án trung hạn và 01 dự án dài hạn lần lược chiếm tỷ lệ 37,5%; 50% và 12,5 %. Bảng 3.4: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng, 2012 Thời gian Số dự án Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 3 37,50 Trung hạn 4 50,00 Dài hạn 1 12,50 Tổng cộng 8 100,00 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2012 Chú thích:1 năm ≤Ngắn hạn ≤3 năm, 3 năm < Trung hạn ≤ 5 năm, Dài hạn>5 năm 28 12.5% 37.5% 50.0% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2012 Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2012 c) Năm 2013  Khái quát số dự án, tổng số vốn Đến thời điểm 30/6/2013, tỉnh Sóc Trăng có 16 dự án ODA triển khai thực hiện, trong đó có 13 dự án chuyển tiếp và 03 dự án khởi công mới; nếu nhóm theo loại dự án thì có 13 dự án đầu tư, 02 dự án hỗ trợ kỹ thuật và 01 dự án vừa có hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện của các dự án đạt 87% kế hoạch quý II (cùng kỳ đạt 77,25%), trong đó vốn ODA đạt 86% kế hoạch quý (cùng kỳ đạt 78,26%). Nếu tính riêng các dự án đầu tư thực hiện theo chỉ tiêu thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đạt trên 50%. Tồn tại hạn chế ảnh hưởng đến công tác giải ngân do một số công trình còn phải hiệu chỉnh bổ sung, trình duyệt hồ sơ, thủ tục,...của năm đầu tiên thực hiện dự án (dự án Nguồn lợi ven bờ vì sự phát triển bền vững; dự án Cảng Sóc Trăng, tiểu hợp phần C2). Cụ thể tình hình như sau: - Đối với các dự án chuyển tiếp: Đường liên xã Thiện Mỹ-An Hiệp: đã thực hiện được gần 100% giá trị khối lượng, dự kiến hoàn thành dự án trong tháng 8.  Dự án Tăng cường kỹ năng nghề đã hoàn thành gói thầu khối nhà xưởng thực hành chuẩn bị tiếp nhận thiết bị trong thời gian tới, tuy nhiên theo thông tin có khả năng Ban quản lý dự án trung ương sẽ không kịp triển khai  29 gói thầu trang thiết bị trong năm 2013, làm ảnh hường đến khả năng hoàn thành kế hoạch vốn ngoài nước và vốn đối ứng. Dự án Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng thi công hoàn thành 100% khối lượng, hiện đang vệ sinh, nạo vét bùn toàn bộ hệ thống mạng để vận hành, bàn giao. Hạng mục Nhà máy xử lý nước thải Sóc Trăng đang vận hành thử, chuẩn bị chuyển giao. Riêng mặt bằng tuyến mương hở BTCT kênh Cô Bắc Đông và Tây tiến độ thi công chậm (đến nay khối lượng đạt trên 65% kế hoạch), dự kiến hạng mục này sẽ hoàn thành vào cuối năm. Chủ đầu tư đang chờ Bộ Tài chính ký hiệp định vay bổ sung với Ngân hàng KfW để bổ sung vốn ODA cho dự án là 800.000 Euro theo công văn chỉ đạo số 2109/TTg- QHQT, ngày 10/12/2012 của TTg Chính phủ;  Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố Sóc Trăng đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh tổng mức dự án; đang trong giai đoạn tiến hành lập kế hoạch đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công, dự kiến khởi công trong tháng 8/2013.  Dự án Hợp phần 3 vệ sinh và cấp nước nông thôn tỉnh Sóc Trăng thuộc DA Quản lý thủy lợi phục vụ sản xuất nông thôn vùng ĐBSCL (WB6): chuẩn bị các thủ tục đấu thầu, tiến hành thủ tục đấu thầu và tổ chức thi công có khối lượng hoàn thành và giải ngân cao.  Dự án Hệ thống ngăn mặn ổn định sản xuất khu vực bờ tả sông Saintard thuộc dự án Quản lý thủy lợi phục vụ sản xuất nông thôn vùng ĐBSCL (WB6): tiến hành chi trả bồi hoàn, trao Hợp đồng tính đến nay đến nay là 7 gói thầu tư vấn, trong đó có 06 gói thầu đạt 100% khối lượng so với tiến độ thực hiện hợp đồng, 01 gói thầu đạt 25% khối lượng so với tiến độ thực hiện hợp đồng.  Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (WB) cơ bản đã hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư về phía WB và trong nước, tuy nhiên phải trình duyệt lại hồ sơ thủ tục theo yêu cầu.  Dự án Các cầu cấp thiết trên địa bàn huyện Kế Sách đã trao thầu trong cuối tháng 4/2013 và đang triển khai thi công ngoài hiện trường;  Các dự án hỗ trợ kỹ thuật tiến hành triển khai theo Kế hoạch năm được UBND tỉnh phê duyệt;  Tổng vốn đầu tư năm 2013 tính trên 16 dự án ước tính 360.875 triệu đồng được lấy từ 2 nguồn là ODA và vốn trong nước, trong đó vốn ODA đạt 306.160 triệu đồng (chiếm 84,8% tổng vốn) và vốn trong nước 54.706 triệu đồng (chiếm 15,2%). 30  Phân tích cơ cấu các dự án theo quy mô Trong 16 dự án được thực hiện năm 2013 không có dự án qui mô lớn, đa phần là vừa và nhỏ. Cụ thể, có 08 dự án qui mô nhỏ (trong đó 06 dự án chuyển tiếp và 02 dự án mới), 08 dự án có qui mô vừa (07 dự án chuyển tiếp và 01 dự án mới). Bảng 3.5: Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 Quy mô Số dự án Tỉ trọng (%) Nhỏ 8 50 Vừa 8 50 Lớn 0 0 Tổng 16 100 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2013 0.0% 50.0% 50.0% Nhỏ Vừa Lớn Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2013 Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng năm 2013  Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện: Năm 2013 các dự án trung và dài hạn được triển khai thực hiện nhiều hơn các năm trước, cụ thể trong năm 2013 sẽ có 04 dự án trung hạn (03 chuyển tiếp, 01 đầu tư mới), 05 dự án dài hạn (chuyển tiếp) được triển khai và có 07 dự án ngắn hạn tếp tục hoàn thành. 31 Bảng 3.6: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng 2013 Thời gian Số dự án Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 7 43,8 Trung hạn 4 25,0 Dài hạn 5 31,2 16 100,00 Tổng cộng Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2013 Chú thích:1 năm ≤Ngắn hạn ≤3 năm,3 năm < Trung hạn ≤ 5 năm, Dài hạn>5 năm 31.2% 43.8% 25.0% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2012 Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện cơ cấu thời gian thực hiện các dự án năm 2013 Nhìn chung, qua 3 năm số lượng, qui mô cũng như thời gian thực hiện của các dự án có sự thay đổi. Nguyên nhân của sự thay đổi của các dự án do thời hạn của các dự án khác nhau, có các dự án hết thời gian thực hiện, bàn giao và ngưng thi công. Cũng có các dự án được tiến hành đầu tư mới và đưa và thi công…Cụ thể, trong năm 2012, các dự án kết thúc do hết hạn khá nhiều, từ 14 dự án đnag thi công trong năm 2011 đến năm 2012 số dự án còn lại chỉ còn lại 8 dự án đa phần do các dự án ngắn hạn và có qui mô nhỏ đến hạn hoàn thành và bàn giao vận hành. Điều đáng mừng là năm 2012 đã khởi công 1 dự án mới với qui mô lớn đó là dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Năm 2013 các dự án có sự khởi sướng rất khả quan, điển hình là số dự án ngắn và trung hạn với qui mô vừa và nhỏ tăng lên đáng kể, do các dự án năm 2013 được giải ngân và đưa vào khởi công khá đông. 32 Bảng 3.7: Cơ cấu các dự án theo quy mô của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2011. 2012, 2013 Quy mô Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nhỏ 9 3 8 Vừa 5 4 8 Lớn 0 1 0 Tổng 14 8 16 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2013 Bảng 3.8: Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện của tỉnh Sóc Trăng năm 2011, 2012, 2013 Thời gian Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ngắn hạn 7 3 7 Trung hạn 4 4 4 Dài hạn 3 1 5 14 8 16 Tổng cộng Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Sóc Trăng, 2013 3.2.3 Tình hình nguồn vốn phi chính phủ tại tỉnh Sóc Trăng a) Khái quát tổng số dự án, tổng số vố đầu tư Trong những năm gần đây, mối quan hệ của tỉnh Sóc Trăng với các tổ chức PCPNN ngày càng được mở rộng và phát triển, tỉnh luôn tranh thủ nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác, đồng thời tỉnh đã và đang được các TCPCPNN viện trợ như Tổ chức CARE Đan Mạch, CARE Úc, Pathfinder International, Wetter Foundation, Tổ chức Bánh mì Thế giới - Đức, Tổ chức Heifer Project Internaional - Hoa Kỳ, Hội Hữu nghị Pháp - Việt, Tổ chức ActionAid Việt Nam,... và hứa hẹn nhiều nguồn viện trợ mới. Để tiếp tục tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức PCPNN đạt hiệu quả, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức đoàn thể căn cứ yêu cầu cụ thể của địa phương, từng ngành đã chủ động xây dựng 33 các dự án kêu gọi đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là các dự án thuộc các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, y tế, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn chủ động vận động viện trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý viện trợ PCPNN để tăng số lượng, chất lượng và quy mô dự án được chấp nhận viện trợ. Trong 10 năm trở lại đâu tỉnh Sóc Trăng hơn 50 dự án, chương trình và các khoản viện trợ phi dự án với tổng giá trị đạt trên 6.000.000 USD. Tuy giá trị viện trợ PCPNN tại tỉnh Sóc Trăng vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh, nhất là các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Thông qua các chương trình/ dự án đã giúp nâng cao hiểu biết của người dân trong vùng dự án về các vấn đề chăm sóc sức khoẻ bản thân, nâng cao ý thức vệ sinh, môi trường, sản xuất có hiệu quả kinh tế, từng bước thoát nghèo và xây dựng cho người dân ý thức tự vươn lên trong cuộc sống. Biểu đồ tổng hợp các dự án PCPNN từ năm 2003 đến tháng 6/2013 30 22 21 24 27 19 20 10 24 21 15 13 13 10 0 Dự án 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 10 13 22 21 24 27 19 15 24 21 13 Năm Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2011, 2012, 6/2013 tỉnh Sóc Trăng Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện tổng hợp các dự án PCPNN từ 2003 đến 6/2013 tại Sóc Trăng - Về số lượng: các dư án trên địa bàn có sự thay đổi qua các năm với nhiều biến động, từ năm 2011 đến 6/2013 thì số lượng dự án có chiều hướng giảm dần (Hình 3.9). Số dư án mới giảm dần năm 2011 là 15 dự án mới đến 2012 chỉ có 5 dự án mới và đến tháng 6/2013 có 3 dự án - Tính đến 30/6/2011 tỉnh tiếp nhận 15 dự án bao gồm 8 dự án mới và 7 dự án chuyển tiếp từ năm trước và ,tổng cộng cả năm 2011 tỉnh đã tiếp nhận 34 24 dự án trong đó có đến 15 dư án chuyển tiếp từ năm trước,cuối năm có 9 dự án hoàn thành,. - Đến ngày 30/6/2012 tiếp nhận 21 dự án thấp cao hơn so với cùng kỳ năm 2011 trong đó có 14 dự án chuyển tiếp và 7 dự án mới và đến thời điểm 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 20 dự án của các TCPCPNN đang triển khai hoạt động, trong đó có 15 dự án chuyển tiếp từ các năm trước và 05 dự án mới và 1 dự án không được thực hiện.Đến nay, có 6 dự án chấm dứt hoạt động vào thời điểm kết thúc năm. - Đến 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiếp nhận 3 dự án mới còn chuyển tiếp 10 dự án từ năm trước số dự án giảm mạnh. Biểu đồ thể hiện số lượng dự án viện trợ của tổ chức PCPNN mới và chuyể n tiếp từ năm trước tại Sóc Trăng từ 2011-6/2013 30 25 Dự án 20 15 Dự án mới 7 Dự án chuyển tiếp từ năm trước 15 3 10 14 5 10 9 0 2011 2012 2013 Năm Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2011, 2012, 6/2013 tỉnh Sóc Trăng Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện số lượng dự án của tổ chức PCPNN mới và chuyển tiếp từ năm trước tại Sóc Trăng từ 2011- 6/2013 -Về nguồn vốn qua các năm: + Tổng viện trợ tính đến 30/6/2011 là 3.605.102 USD, đến 31/12/2011 tổng viện trợ là 4.434.824 USD + Tổng viện trợ cam kết là 5.863.063 đến ngày 30/6//2012 đến 31/12/2011 tổng viện trợ là 4.434.824 USD + Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng viện trợ cam kết là 5.180.454 USD. 35 Biểu đồ thể hiện giá trị ngân sách dự án và giá trị giải ngân thực tế của dự án từ 2011 6/2013 1,400,000 1,307,622 1,276,707 1,214,565 1,126,016 1,200,000 1,000,000 986,140 887,546 USD 818,937 804,790 800,000 Ngân sách dự án trong năm Giá trị giải ngân thực tế 600,000 400,000 397,476 313,979 200,000 0 30/6/2011 31/12/2011 30/6/2012 31/12/2012 30/6/2013 Thời gi an Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm tỉnh Sóc Trăng, 2011, 2012, 6/2013 Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện giá trị ngân sách dự án và giá trị giải ngân thực tế của dự án từ 2011- 6/2013 tại Sóc Trăng Từ biểu đồ có thể thấy rằng, ngân sách dự án trong năm của các dự án 2011 là 887.546 USD đến tháng 6 giải ngân được 397.476 USD đạt 44,8% , tình hình giải ngân tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài háng đầu năm 2011 đạt khá. Đến 31/12/2011, tổng giải ngân là 986.140 USD đạt 75,4% khá thấp so với năm trước là bằng 95%. Tuy có đến 16 dự án được giải ngân trên 90% nhưng số vốn giải ngân thấp hơn năm 2010 nguyên nhân là do có 4 dự án giải ngân dưới 50% và 1 dự án không được giải ngân.. Tiếp năm 2012, trong 6 tháng đầu năm tổng giải ngân là 804.790 USD đạt 63% cam kết. Như vậy 6 tháng đầu năm 2012 tình hình giải ngân đạt khá tốt, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ 2011 và cuối năm tổng giải ngân đạt cao hơn năm trước đạt 92% (1.126.016 USD) do có 17 dự án giải ngân trên 90%.Tính đến 6 tháng đầu năm 2013,tổng giải ngân là 313.979 USD đạt 38.34% cam kết giảm gần một nữa so với cùng kỳ năm ngoái là 63% nguyên nhân là do quý đầu năm ảnh hưởng của Tết nguyên đán dự án mới giải ngân tháng 5 và 6 nên giá trị thấp. 36 b) Phân tích cơ cấu theo quy mô dự án  Quy mô dự án PCPNN năm 2011 Bảng 3.9: Cơ cấu các dự án theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011 Quy mô Số dự án Tỉ trọng (%) Nhỏ 2 8.3 Vừa 9 37.5 Lớn 13 54.2 24 100,0 Tổng Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng, 2011 8.3% 37.5% 54.2% Nhỏ Vừa Lớn Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng, 2011 Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dự án theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2011 Từ bảng 2.12 và hình 2.10 có thể thấy năm 2011, có tổng số 24 dự án trong đó có 13 dự án lớn, 9 dự án vừa và 2 dự án nhỏ. Số dự án lớn chiếm 54% , dự án vừa chiếm 37,5% còn dự án nhỏ chỉ chiểm 8,33%. 37  Quy mô dự án PCPNN năm 2012 Bảng 3.10: Cơ cấu các dự án theo quy mô tại Sóc Trăng năm 2012 Quy mô Số dự án Tỉ trọng (%) Nhỏ 0 0.0 Vừa 9 42.9 Lớn 12 57.1 Tổng 21 100,0 Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng, 2012 0.0% 42.9% 57.1% Nhỏ Vừa Lớn Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng, 2012 Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án PCPNN tại Sóc Trăng năm 2012 Năm 2012 tại Sóc Trăng có tổng số 21 dự án trong đó có 57,1% là dự án lớn (12 dự án) và 42,9% là dự án vừa (9 dự án) không có các dự án nhỏ. Trong các dự án có 15 dự án là các dự án chuyển tiếp từ năm 2011. 38  Quy mô dự án PCPNN 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 3.11: Cơ cấu các dự án tại Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2013 Quy mô Số dự án Tỉ trọng (%) Nhỏ 1 7.7 Vừa 1 7.7 Lớn 11 84.6 Tổng 13 100,0 Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng, 6/2013 7.7% 7.7% 84.6% Nhỏ Vừa Lớn Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng, 6/2013 Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dự án PCPNN tại Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 Trong 6 tháng đầu năm 2013 có tổng số 13 dự án trong đó có 84,62% là dự án lớn , 7,69% là dự án vừa và 7,69% là dự án nhỏ, trong số 12 dự án lớn chỉ có 2 dự án lớn là mới còn lại là chuyển tiếp từ năm trước. Như vậy, số dự án lớn trên địa bàn Sóc Trăng có xu giảm liên tục từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 tuy nhiên tỷ trong dự án lớn lại tăng liên tục.Còn các dự án vừa và nhỏ không ổn định còn tăng giảm qua từng năm. 39 b) Phân tích dự án PCPNN theo thời gian thực hiện Biể u đồ thể hiệ n cơ cấu dự án the o thời gian từ 2011- 6/2013 30 25 dự án 20 15 Dự án ngắn hạn 20 Dự án trung hạn 17 Dự án dài hạn 10 10 5 4 4 3 2011 2012 2013 0 năm Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sóc Trăng, 2011, 2012, 6/2013 Hình 3.14 Cơ cấu các dự án theo thời gian thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng từ 2011 đến tháng 6/2013 Các dự án PCPNN được thực hiện ở Sóc Trăng thường là các dự án trung hạn và ngắn hạn, trong giai đoạn từ 2011 đến 6-2013 không có dự án dài hạn nào trên địa bàn Sóc Trăng. Các dự án trung hạn thường là các dự án có quy mô lớn, được thực hiện ở nhiều nơi trên địa bàn là các dự án án thuộc các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, y tế, trợ giúp xã hội,giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường. Các dự án ngắn hạn là các dự án phát triển nông lâm thủy sản dân trí địa phương, xây dựng... Năm 2011 có 24 dự án trong đó có 20 dự án ngắn hạn chiếm 84,33% và 4 dự án trung hạn chiếm 16,67% trong tổng số dự án trong năm. Năm 2012 có 21 dự án trong đó có 4 dự án dài hạn từ năm trước chiếm 19,04%, có 17 dự án trung hạn chiếm 80,96% tổng số dự án như vậy số dự ăn ngắn hạn tăng lên trong khi đó dự án trung hạn thì không thay đổi. Sáu tháng đầu năm 2013 số dự án là 13 trong đó có 10 dự án ngắn hạn chiếm 76,92% còn lại là dự án trung hạn. 40 3.3 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO 3.3.1 Mô tả dự án: Tên đầy đủ của dự án “Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” - Nhà tài trợ: ActionAid Việt Nam (AAV); - Số kinh phí dự án: 808.000 bảng Anh. - Thời gian thực hiện dự án: 2006 – 2014 - Địa bàn thực hiện dự án: Xã Tân Hưng, Tân Thạnh và Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng; - Số lượng hộ tham gia dự án: 605 hộ; - Đối tượng thụ hưởng: là người dân tộc Khmer, phụ nữ và trẻ em nghèo, người sống chung với HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán; - Mục tiêu của dự án: là nhằm đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo và những người bị thiệt thòi; - Các hợp phần của dự án: Hợp phần 1: Tăng cường khả năng kiểm soát nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và mô hình sinh kế phù hợp người nghèo; Hợp phần 2: Tăng cường trách nhiệm giải trình và thúc đẩy tình đoàn kết để phát triển xã hội thông qua việc nâng cao vai trò lãnh đạo của thanh niên và ảnh hưởng của các tổ chức dân sự xã hội; Hợp phần 3: Đảm bảo tiếp cận bình đẳng tới nền giáo dục có chất lượng cho mọi trẻ em; Hợp phần 4: Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các biện pháp lấy người dân làm trung tâm; Hợp phần 5: Đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái cùng có cơ hội khác nhau về mặt xã hội và chính trị. 3.3.2 Mô tả quy trình cho vay Vốn tín dụng của từng tổ tín dụng ban đầu được Ban quản lý dự án cấp trên cơ sở số thành viên tham gia, ngành nghề, khả năng cấp vốn của dự án. Đồng thời, nguồn vốn này sẽ tiếp tục được Ban quản lý dự án xét cấp bổ sung cho những tổ làm tốt, trả nợ tốt, sử dụng vốn vay có hiệu quả. 41 Quy trình cho vay được thực hiện như sau: Bước 1: Trưởng nhóm lập hồ sơ hộ được vay và gửi lên BQL dự án; Bước 2: Ban quản lí dự án xét duyệt và chuyển tiền về cho trưởng nhóm theo 1 trong 2 hình thức: chuyển tiền qua thẻ hoặc trưởng nhóm đến Ban quản lí dự án trực tiếp nhận tiền; Các tổ cho vay được thực hiện theo hình thức xoay vòng. Việc lựa chọn thành viên và số tiền cho vay trên cơ sở bốc thăm và họp tổ, công việc này tùy thuộc vào nhóm quyết định. Việc lựa chọn thành viên cho vay cũng được ưu tiên cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong nhóm; người vào nhóm trước sẽ được vay trước, người vào nhóm lâu hơn được vay số tiền nhiều hơn. Bước 3: Trưởng nhóm nhận tiền về và phân chia cho các thành viên vay. Thời gian vay cũng do nhóm quyết định. Đối với hộ trồng trọt thời gian vay thường khoảng 4 tháng, hộ chăn nuôi từ 5 – 6 tháng, hộ buôn bán nhỏ khoảng 7 – 8 tháng và tối đa là 01 năm. Số tiền vay cho hộ trồng trọt từ 3 – 4 triệu đồng/lần vay, hộ chăn nuôi từ 5 – 15 triệu đồng/lần vay tùy thuộc vào phương án chăn nuôi, hộ buôn bán nhỏ từ 2 – 3 triệu đồng/lần vay. Người vay sẽ trả nợ gốc hàng tháng cho nhóm trưởng và khoản tiền phí do nhóm quy định để chi phí đi lại cho trưởng nhóm. Nguồn: Ban quản lí dự án 42 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO 4.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ 4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát a) Thông tin chủ hộ Kết quả thống kê những thông tin tổng quan về nông hộ cho thấy: Bảng 4.1 Cơ cấu giới tính của nông hộ Giới tính Số quan sát Nam Tỷ trọng(%) 69 34,5 Nữ 131 65,5 Tổng 200 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Theo thống kê số liệu điều tra, trong tổng số 200 hộ thì số hộ có chủ hộ là nữ chiếm khá cao (131 hộ tương đương với tỷ lệ là 65,5%), còn lại là 69 hộ có chủ hộ là nam chiếm tỷ lệ là 34,5%. Kết quả này phù hợp với mục tiêu của dự là ưu tiên cho phụ nữ trong việc vay vốn cho nên việc chủ hộ là nữ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các khoản vay của dự án. Bảng 4.2 Cơ cấu tuổi của nông hộ Tuổi Số quan quan sát Dưới 22 tuổi Tỷ trọng(%) 0 0,0 Từ 22 đến dưới 40 tuổi 71 35,5 Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi 98 49,7 Trên 60 tuổi 31 14,8 200 100,0 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 43 Bảng 4.3 Một số đặc điểm về tuổi của nông hộ Chỉ Tiêu Tuổi Nhỏ nhất Bình quân 46,0 Lớn nhất 23,0 84,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Độ tuổi của chủ hộ trong điều tra chủ yếu ở vào khoảng từ 22 đến dưới 60 tuổi (chiếm 85,2%), độ tuổi trung bình của chủ hộ là 46 tuổi, đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 23 tuổi và lớn nhất là 84 tuổi, sự chênh lệch tuổi của chủ hộ tương đối cao nên ít nhiều ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh vì người trẻ tuổi thường có kinh nghiệm ít hơn người lớn tuổi, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Bảng 4.4 Cơ cấu dân tộc của nông hộ Dân tộc Số quan sát Kinh Tỷ trọng(%) 139 69,5 61 30,5 Hoa 0 0,0 Khác 0 0,0 Tổng 200 100,0 Khơme Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Dựa vào bảng thống kê ta thấy trong tổng số 200 hộ được điều tra thì đa số đều thuộc dân tộc Kinh và dân tộc Khơme, không có dân tộc Hoa hay khác. Cụ thể, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ rất cao là 69,5%, còn lại 30,5% là dân tộc Khmer. Dân tộc Hoa tập trung nhiều ở Vĩnh Châu nên địa bàn Long phú hầu như không có dân tộc Hoa hay khác. 44 Bảng 4.5 Trình độ học vấn của nông hộ Trình độ Số quan sát Tỷ trọng(%) Không biết chữ 32 16 Tiểu học 99 49,5 Phổ thông cơ sở 58 29,0 Phổ thông trung học 10 5,0 1 0,5 200 100,0 Trên PTTH Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Trình độ học vấn của chủ hộ học trên phổ thông cơ sở chiếm 5,5% và 78,5% học dưới phổ thông cơ sở. Trình độ học vấn nhìn chung vẫn con thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này có thể làm cho nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật cũng như việc áp dụng nó vào sản xuất. Chỉ có 1 người được phỏng vấn có trình độ trên phổ thông trung học (chiếm 0,5%). Tuy nhiên có đến 84,0% có trình độ học vấn (được đi học), chứng tỏ hiệu quả trong công tác xóa mù chữ của địa phương. Tuy vậy, vẫn còn 16,0% chủ hộ là mù chữ, đa số là những người già nên công tác khắc phục gặp khá nhiều khó khăn. Bảng 4.6 Nghề nghiệp chính của chủ hộ Nghề nghiệp Số quan sát Trồng trọt 92 Chăn nuôi 53 Buôn bán 33 Làm thuê 88 Khác 24 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Nhìn chung, nghề nghiệp chính của nông hộ là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi). Một hộ dân không phải chỉ đơn thuần chỉ làm 1 nghề mà có sự đa dạng các ngành nghề như một hộ đân có thể vừa chăn nuôi, trồng trọt, mua 45 bán nhỏ và thời gian rảnh còn có thể đi làm thuê dẫn đến việc đa nghề đa nguồn thu trong gia đình. Bảng 4.7 Mối quan hệ xã hội của nông hộ Quan hệ xã hội Số quan sát Tỷ trọng(%) Người thân làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án 59 29,5 Không có người thân làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án 141 70,5 Tổng 200 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Đa số nông hộ không có người thân, quen làm việc ở chính quyền địa phương hoặc Ban quản lý dự án (141/200 hộ, chiếm 70,5%). Theo kết quả điều tra, trong 200 hộ thì có 52 hộ là có người thân hoặc bạn bè làm ở chính quyền địa phương hoặc ban quản lý dự án, chiếm tỷ lệ là 26,0%, qua số liệu thống kê về mức độ quen biết rộng cho chúng ta kỳ vọng rằng dù không có người thân làm việc trong chính quyền địa phương hay ban quản lí dự án nhưng với năng lực của chính quyền và kênh thông tin của ban quản lí(thông qua trưởng nhóm, họp nhóm, vận động…) thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của dự án của nông hộ sẽ dễ dàng hơn. Bảng 4.8 Một số đặc điểm lao động của nông hộ Chỉ Tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất Nhân khẩu Người 3,9 1,0 9,0 Lao động chính Người 2,2 0,0 5,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Bảng thống kê số liệu 4.8 cho thấy số nhân khẩu trung bình ở mỗi hộ là 3,9 (phù hợp với số nhân khẩu của nước ta); gia đình có đông nhân khẩu nhất là 9 người đây là những gia đình có ông bà, cha mẹ, con cháu cùng sống chung, ít nhân khẩu nhất là 1 người (sống độc thân). Tuy nhân khẩu trung bình/hộ là 3,9 người nhưng số lao động chính trung bình/hộ là 2,2, số người phụ thuộc trung bình/hộ là 1,7, nguyên nhân là do trong gia đình có con nhỏ đi học chưa tham gia lao động và trường hợp 46 sống chung với ông, bà quá tuổi không tham gia lao động được. Vì vậy con số này khá hợp lí. Bảng 4.9 Thu nhập của nông hộ Nguồn thu nhập Bình quân ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trồng trọt Triệu đồng/hộ/tháng 0,72 0,00 6,67 Chăn nuôi Triệu đồng/hộ/tháng 0,21 -1,5 3,3 Buôn bán Triệu đồng/hộ/tháng 0,41 0,0 8,0 Làm thuê Triệu đồng/hộ/tháng 0,95 0,0 6,72 Khác Triệu đồng/hộ/tháng 0,23 0,0 7,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Thu nhập trung bình của nông hộ phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh và có sự khác nhau, nhưng nhìn chung là tương đối thấp (thu nhập cao nhất là làm thuê với 0,95 triệu đồng/tháng, thấp nhất là chăn nuôi với 210 ngàn đồng/tháng). Tuy rằng một nông hộ có thể làm song song nhiều nghề nhưng nhìn chung các khoản thu nhập này vừa dùng để chi tiêu dùng, vừa chi cho sản xuất, nên thường xuyên bị thiếu không đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy tín dụng là rất cần thiết đối với nông hộ. b) Thực trạng vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát Bảng 4.10 Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát Bình quân Chỉ tiêu Nhỏ nhất/ Nhiều nhất/ ngắn nhất dài nhất Lượng tiền vay (triệu đồng) 3,8 1,0 11,0 Thời hạn vay (tháng) 6,0 4,0 12,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Qua kết quả thống kê ta thấy, quy mô cho vay của dự án là khá nhỏ, với số tiền cho vay trung bình chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/hộ cho tối đa 3 lần vay, và thời hạn cho vay tương đối ngắn, trung bình 6 tháng/khoản vay. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp nông hộ được cho vay với số tiền từ 10 triệu đến 15 triệu, đó là những nông hộ sản xuất kinh doanh điển hình và những hộ có phương án sản xuất, chăn nuôi tốt ở địa phương nên được ưu tiên cho vay vốn. 47 Chi phí vay vốn: Theo thống nhất, hàng tháng các hộ tham gia dự án phải đống số tiền phí là 15.000đ/hộ, số tiền này được dùng để làm chi phí hoạt động cho các nhóm tín dụng nhỏ cũng như hỗ trợ các bộ trưởng nhóm trong công việc và không phụ thuộc vào lượng vốn vay. Bảng 4.11 Kênh thông tin về vay vốn dự án Nguồn cung cấp thông tin Tần số Tỷ trọng (%) Được địa phương lựa chọn 29 29,0 Quen biết người khác giới thiệu 53 53,0 Khác (tivi, báo đài,…) 18 18,0 100 100,0 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Đa số ở vùng nông thôn thông tin qua báo đài tương đối hạn chế, thông tin chính được người dân biết đến thông qua hình thức “truyền miệng” là chủ yếu, vì vậy trong các hình thức thông tin nông hộ biết và tham gia dự án qua hình thức này là cao nhât (chiếm 53%). Thông tin từ ban quản lí sẽ được cung cấp nhóm trưởng, qua các buổi họp nhóm, cán bộ ban quản lí và nhóm trưởng là người truyền đạt lại cho các thành viên và từ các thành viên sẽ phổ biến thông tin lại cho các nông hộ khác. Kênh thông tin về dự án qua chính quyền địa phương chỉ chiếm gần 29%, kết quả này cho thấy chính quyền địa phương còn khá yếu trong việc cung cấp thông tin vay vốn cho nông hộ chủ yếu là do lực lượng khá mỏng. Kênh thông tin báo, đài,….cũng khá khiêm tốn trong việc cung cấp thông tin về dự án cho nông hộ (chiếm 18,0%). Bảng 4.12 Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ dự án Tiêu chí Thuận lợi Tỷ trọng (%) Khó khăn Tỷ trọng (%) Điều kiện vay vốn 98 98,0 2 2,0 Số tiền vay 43 43,0 58 58,0 Thời hạn vay 97 97,0 3 3,0 Thủ tục vay 100 100,0 0 0,0 Xét duyệt cho vay 100 100,0 0 0,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 48 - Điều kiện vay vốn: Theo kết quả điều tra, phỏng vấn nông hộ có tới 98% nông hộ cho rằng điều kiện để được vay vốn của dự án khá dễ dàng, hầu như họ không gặp khó khăn gì về điều kiện để vay vốn, điều này làm cho các nông hộ thấy phấn khởi và vui vẻ hơn khi tham gia. Mục tiêu của dự án là cải thiện cuộc sống cho người nghèo nên việc xem xét cho điều kiện cho vay đối với các nông hộ cũng rất đơn giản: nông hộ gặp khó khăn về kinh tế, có nhu cầu về vốn sản xuất, được giới thiệu từ các nhóm tín dụng. - Số tiền vay: Đa số các nông hộ được phỏng vấn cho rằng số tiền vay quá ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn hiện tại cho sản xuất kinh doanh (58,0%). Nguyên nhân là nguồn vốn từ dự án khá ít, nên việc xét duyệt cho vay trong mỗi lần vay không cao, tối đa 5 triêu/hộ. - Thời hạn vay: Thời hạn cho vay dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ. Hầu như tất cả các nông hộ (97,0% số nông hộ) cho rằng với thời hạn cho vay như hiện tại của dự án là hợp lý thông qua việc khảo sát ý kiến về số tiền phải trả hàng tháng 97,0% nông hộ cho rằng số tiền này là hợp lý và không gây khó khăn cho việc trả nợ. Thường nông hộ dùng vốn vay này vào sản xuất, thời gian thu hoạch tương đối ngắn từ 1-3 tháng, nên việc cho vay với thời hạn hiện tại tạo điều kiện cho nông hộ sản xuất được nhiều vụ, thu nhập nhiều hơn nên việc trả vốn cũng vì thế mà dễ dàng hơn. - Thủ tục vay: 100% số hộ được phỏng vấn đều hài lòng về thủ tục vay vốn. Nông hộ cho rằng thủ tục khi tham gia dự án là khá đơn giản, dễ thực hiện, thủ tục không rờm rà, phức tạp và không tốn nhiều thời gian để hoàn thành. - Xét duyệt cho vay: Có 100% nông hộ đều cho rằng quy trình xét duyệt cho vay của dự án là công bằng, minh bạch. Điều này đã tạo được sự tin tưởng của người dân vào dự án, đây là ưu điểm mà ban quản lý dự án cần phát huy để giữ niềm tin vào dự án của nông hộ. Việc xét duyệt từ các nhóm đến ban quản lý được thực hiện công bằng. Từ các nhóm tín dụng việc xem xét, lựa chọn các hộ cho vay rất công bằng, mọi vấn đề điều được lấy ý kiến của cả nhóm, các hộ có nhu cầu và điều kiện kinh tế khó khăn điều được tạo điều kiện cho vay. Khi các hồ sơ đến Ban quản lý, việc lựa chọn cho vay cũng rất nhanh, việc lựa chọn được xét vào tình hình thực tế nông hộ và nhu cầu vay. 49 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG DỰ ÁN CỦA NÔNG HỘ * Kết qảu thực hiện mô hình probit để xác định yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêp cận Bảng 4.13 Kết quả mô hình Probit STT Biến độc lập Hệ số β Giá trị P (1) (2) (3) (4) (_cons) -3,79*** 0.000 Giới tính (X1) 2,77*** 0.006 3 Dân tộc (X2) -2,29** 0.022 4 Tuổi (X3) 1,84* 0.066 5 Trình độ học vấn (X4) 1,17NS 0.240 6 Nghề nghiệp (X5) Trồng trọt (X51) 3,4*** 0.010 Chăn nuôi (X52) 2,4** 0.016 Buôn bán (X53) -0,35NS 0.727 Làm thuê (X54) -0,2NS 0.841 7 Thu nhập (X6) -0,213** 0.034 8 Quan hệ xã hội (X7) 2,7* 0.070 9 Mục đích vay (X8) 5,74*** 0.000 10 Kinh nghiệm vay (X9) 3,97*** 0.000 1 Hằng số 2 Ghi chú: ***: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%, *: mức ý nghĩa 10%, NS : không có ý nghĩa Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Tổng số quan sát: 200 Phần trăm dự báo đúng: 83.0% Giá trị kiểm định chi bình phương: 137,08 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương: 0,0000 Hệ số xác định R2: 49,44% 50 Kết quả mô hình Probit cho thấy có 9 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10% là giới tính, dân tộc, tuổi, trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập, quan hệ xã hội, mục đích vay và kinh nghiệm vay. Trong 9 biến có ý nghĩa thống kê, ta nhận thấy có 2 biến gồm: dân tộc và kinh nghiệm vay có dấu khác với kỳ vọng, 7 biến còn lại có dấu cùng với kỳ vọng ban đầu. Giá trị kiểm định của mô hình (P = 0,0000), và phần trăm dự báo đúng của mô hình là khá cao (83,0%), mức phù hợp của mô hình là tương đối chấp nhận được. Sau đây là việc giải thích các biến của mô hình: * Giới tính: Biến giới tính có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số β dương phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Tức là nếu chủ hộ là phụ nữ thì xác suất được vay vốn cao hơn, điều này được lí giải do 1 trong những hợp phần của dự án hướng đến phụ nữ nên việc phụ nữ tham gia dự án sẽ dễ dàng hơn. * Dân tộc: có ý nghĩa mức 10% với hệ số β âm. Với nhận xét ban đầu chúng ta kì vọng rằng biến dân tộc không có ý nghĩa, tức là dù là dân tộc gì thì việc tiếp cận nhưu nhau, nhưng theo kết quả trên ta thấy rằng các hộ dân tộc thiểu số được tham gia dự án tốt hơn, nguyên nhân là do các hộ này thường là hộ nghèo cần sự giúp đở để phát triển kinh tế gia đình. * Tuổi: Biến tuổi của chủ hộ có ý nghĩa ở mức 10% và có hệ số β dương, cùng dấu với kỳ vọng. Điều này có ý nghĩa là nếu tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng được cho vay vốn cao hơn, vì kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp tỷ lệ với độ tuổi . * Nghề nghiệp: Trong các nghề nghiệp của nông hộ chỉ có 2 biến trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa, còn các biến còn lại thì không. Biến trồng trọt có ý nghĩa ở mức 1% và biến chăn nuôi có ý nghĩa ở mức 5%, 2 biến đều có β dương và cùng dấu với kì vọng. Điều này có nghĩa rằng các nông hộ có nghề nghiệp chính là trồng trọt và chăn nuôi thì tiếp cận dễ hơn, do mục tiêu dự án là cải thiện đời sống nông hộ nên nông nghiệp được ưu tiên. * Thu nhập: Biến thu nhập có ý nghĩa ở mức 5% và có hệ số gốc âm. Kết quả này đúng như kỳ vọng, tức là nếu thu nhập của chủ hộ càng thấp thì khả năng được vay vốn càng cao, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo cho nông hộ của dự án. * Quan hệ xã hội: Biến quan hệ xã hội có ý nghĩa ở mức 10% với hệ số β dương, cùng dấu với kỳ vọng. Điều này tức là nếu như nông hộ có quen biết hay có người thân là ở chính quyền địa phương hay Ban quản lý dự án thì khả năng được vay vốn sẽ cao hơn. Như đã phân tích người dân ở nông thôn biết đến các thông tin chủ yếu qua kênh “truyền miệng” nên việc quen biết với 51 chính quyền địa phương hay Ban quản lý dự án sẽ nhận được thông tin sớm và chính xác hơn, tiếp cận dễ hơn. * Mục đích vay: Biến mục đích vay hay mục đích sử dụng vốn vay có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số gốc dương. Điều này cho thầy rằng nếu nông hộ sử dụng vốn đúng mục đích (sản xuất kinh doanh) thì khả năng được cho vay sẽ cao hơn việc sử dụng vốn vay vào mục đích khác (tiêu dùng, mua sắm tài sản,…). * Kinh nghiệm đi vay các dự án: Biến này nhằm kiểm tra xem kinh nghiệm đi vay dự án sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng được vay vốn dự án. Biến này có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số gốc âm, ngược với kỳ vọng. Có nghĩa là các nông hộ có tham gia dự án khác sẽ có kinh nghiệm hơn về thủ tục, trả lãi, trả gốc…. * Các biến không có ý nghĩa ở mức 10% là biến trình độ học vấn và các biến nhỏ thuộc nghề nghiệp (mua bán, làm thuê). Như đã phân tích, quá trình cho vay luôn đảm bảo công bằng nên việc nông hộ có học vấn cao hay không có đi học điều có cơ hội vay vốn như nhau nên biến trình độ học vấn không có ý nghĩa. Mua bán, làm thuê, hay nghề khác đa số là phi nông nghiệp mà việc cho vay hướng đến nông hộ nên các biến này không có ý nghĩa. 4.3 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ Nội dung phân tích này nhằm nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi cũng như hạn chế đến khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế của nông hộ để nông hộ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sinh kế của mình. 4.3.1 Phân tích nguồn vốn con người a) Thuận lợi * Lực lượng lao động tương đối đông: Bình quân mỗi nông hộ có khoảng 2,29 lao động; con số này thể hiện lao động trong mỗi nông hộ tương đối đông, số lao động nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 5 lao động trong một nông hộ. * Lao động tương đối trẻ: Lao động chủ yếu của nông hộ có độ tuổi từ 22 đến 60, trung bình 47,6 tuổi. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên việc kết hợp kinh nghiệm sẳn có và kiến thức được tập huấn sẽ tạo nhiều cơ hội để nâng cao thu nhập. 52 Bảng 4.14 Cơ cấu tuổi của nông hộ tham gia dự án Tuổi Số quan quan sát Dưới 22 tuổi Tỷ trọng(%) 0 0,0 Từ 22 đến dưới 60 tuổi 83 83,0 Trên 60 17 17,0 100 100,0 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 * Sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước cũng như cá tổ chức tín dụng là nguồn động lực lớn thúc đấy sự phát triển của nông hộ: mở các lớp tập huấn và lựa chọn đối tượng tham gia các lớp này một cách minh bạch, rõ ràng đã đáp ứng được nhu cầu kiến thức về nông nghiệp cho nông hộ. * Chăm sóc sức khoẻ tốt hơn trước: Bảng 4.15 Khó khăn khi khám chữa bệnh của nông hộ STT Loại khó khăn Tần số Tỷ trọng (%) 1 Không có khó khăn gì 93 46,5 2 Khoảng cách đến cơ sở y tế xa 34 17,0 3 Không đủ tiền khám chữa bệnh 57 28,5 4 Chưa có đường nông thôn đi lại 4 2,0 5 Không đủ kiến thức về bệnh 4 2,0 6 Bệnh viên chưa đủ cơ sở vật chất 8 4,0 7 Khác 0 0,0 Tổng 200 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Hoạt động y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như sự quan tâm sức khoẻ cộng đồng của chính quyền nhìn chung đã có nhiều biến chuyển hơn trước: các hộ dân tộc Khơmer hộ nghèo đều được cấp bảo hiểm y tế, các trạm xá được đầu tư... vì thế mà việc chăm sóc sức khoẻ của người dân cũng khác hơn trước, cụ thể có đến 46,5% nông hộ trả lời không có khó khăn gì trong việc khám chữa bệnh.Tuy nhiên, có 2 yếu tố cản trở việc nông hộ tiếp cận dịch vụ y tế là khoảng cách từ nhà cơ sở y tế xa và không đủ tiền khám chữa bệnh. 53 b) Hạn chế *Người dân quen thuộc với ngành nghề nông nghiệp, điều kiện công nghiệp và phi công nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc chuyển dịch sang nông nghiệp và phi công nghiệp gặp nhiều khó khăn: Phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp. * Trình độ học vấn thấp là rào cản cho việc học hỏi tiếp thu kiến thức mới : phần lớn lao động trong nông hộ có trình độ từ trung học phổ thông trở xuống chiếm đa số tạo ra sự cản trở rất lớn. Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ mù chữ còn rất cao (chiếm 12%), trình độ dưới PTTH khá cao 83,0%, trình độ đạt PTTH chỉ chiếm 5%, trình độ trên PTTH hầu như không có (chỉ chiếm 0%). Bảng 4.16 Trình độ học vấn của nông hộ tham gia dự án Trình độ Số quan sát Tỷ trọng(%) Không biết chữ 12 12,0 Tiểu học 47 47,0 Phổ thông cơ sở 36 36,0 Phổ thông trung học 5 5,0 Trên PTTH 0 0 100 100,0 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 * Việc đến trường của trẻ em gặp nhiều khó khăn: gia đình cần lao động phụ giúp trong sản xuất, chăn nuôi, không có người đưa đón con đi học do bận công viêc, không đủ tiền cho con đi học, trường xa, không có phương tiện đi lại…là những nguyên nhân dẫn đến việc các thành viên trong nông hộ dù đến tuổi đi học nhưng không được đến trường. 4.3.2 Phân tích nguồn vốn xã hội Nguồn vốn xã hội trong nghiên cứu này được xem xét trên các khía cạnh như: mối quan hệ xóm làng, tập quán và văn hóa địa phương, các luật tục và thiết chế cộng đồng, vai trò của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham của người dân vào các họat động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống. 54 a) Những nhân tố thuận lợi * Quan hệ giữa các nông hộ khá tốt: Tình cảm quan hệ trong gia đình, dòng họ khá thân thiết, tình làng nghĩa xóm được thắt chặc, xóm làng rất ít khi xẩy ra xung đột. * Tổ chức xã hội là cầu nối hữu hiệu: Người dân được tham gia các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh...tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm. * Cán bộ địa phương tích cực trong công việc: Trưởng ấp, cán bộ địa phương, trưởng nhóm tích cực trong công việc và đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến người dân. * Tiếng nói người dân được xem trọng: Người dân được tham gia vào các buổi họp dân của địa phương và được tham gia đóng góp ý kiến trong các công việc lập kế hoạch phát triển địa phương. b) Những nhân tố cản trở - Hiện tượng ép giá khi bán nông sản hay sản phẩm chăn nuôi tuy có giảm hơn trước nhưng vẫn còn tồn tại, người dân vẫn còn gặp phải. - Một số hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội hoạt động chồng chéo kém hiệu quả và khiến người dân lúng túng khi cần được cung cấp thông tin. 4.3.3 Phân tích nguồn vốn vật chất Bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt và có thể được chia thành hai cấp độ khác nhau: Cấp hộ và cấp cộng đồng. Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và các phương tiện phục vụ cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng chủ yếu đề cập tới cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, điện, nước. a) Những nhân tố thuận lợi * Người nghèo được chú trọng quan tâm phát triển kinh tế: có nhiều chương trình, dự án tập trung vào hỗ trợ nguồn lực cho các hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, góp phần nâng cao kinh tế - xã hội. * Người dân tích cực tham gia xây dựng phúc lợi nông thôn: nông hộ đều mong muốn cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phúc lợi và sẳn sàng tham gia xây dựng cùng chính quyền địa phương. * Công trình phúc lợi được nâng cấp, đầu tư mới từ sự quan tâm của chính quyền địa phương và các dự án: đã cải thiện được hệ thống đường giao 55 thông, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, nhà văn hoá thôn, xã, các các loại thiết bị giáo dục và y tế đã được bổ sung… * Sự công bằng, bình đẳng như nhau khi tiếp cận công trình công cộng: Tất cả các loại hộ đều được sử dụng các công trình công cộng như điện, nước, nhà văn hoá thôn… và không có sự phân biệt nào. Việc tiếp cận tín dụng từ dự án cũng được xét duyệt công bằng từ khâu chọn đối tượng đến phát vay. b) Những nhân tố cản trở * Nhà văn hoá, nơi sinh hoạt cộng đồng còn ít, phân bố chưa đều: số lượng nhà văn hoá chưa nhiều, thiếu nơi sinh hoạt cũng như vui chơi cho người dân. Sự phân bố không đều ở các xã, nên tỷ lệ chưa tiếp cận còn cao.. * Nước sạch chưa đến với người nghèo: Đa phần nông hộ chưa tiếp cận được nguồn nước sạch (nước máy), nước sinh hoạt chủ yếu là từ cây nước. * Về phát triển nông nghiệp: Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới, tiêu có được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với nhu cầu, người dân làm nông nghiệp vẫn còn sử dung công cụ thủ công, việc áp dụng máy móc nông nghiệp chưa đồng đều. Bảng 4.17 Cản trở vốn vật chất STT Chỉ tiêu Hộ chưa được tiếp cận Tỷ trọng (%) 1 Nhà văn hoá 38/100 38,0 2 Nước sinh hoạt 75/100 75,0 3 Sử dụng máy móc 43/100 43,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 * Về phát triển công nghiệp, dịch vụ: Ngành nghề đa số của người dân là nông nghiệp nên việc phát triển công nghiệp và phi công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. 4.3.4 Phân tích nguồn vốn tài chính a) Những nhân tố thuận lợi - Thủ tục vay không rờm rà, dễ thực h iện tốn ít thời gian, thòi gian vay hợp lí tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận. - Điều kiện vay đơn giản b) Những nhân tố cản trở 56 - Số tiền vay quá ít trong khi nhu cần của người dân khá cao, nên thường tồn tại tình trạng thiếu vốn. (bảng 4.12) 4.3.5 Phân tích nguồn vốn tự nhiên a) Những nhân tố thuận lợi Sóc Trăng là một tỉnh ĐBSCL nên mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố khá dày, rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp được lấy chủ yếu từ sông Hậu mang nhiều phù sa màu mỡ. Hệ thống đường bộ với tuyến quốc lộ 1A là trục giao thông chính, cùng với hệ thống giao thông được mở rộng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợ cho việc phát triển nông nghiệp đăc biệt là cây lúa nước. b) Những nhân tố cản trở - Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và thường sinh sống ở vùng quê xa thành thị, trung tâm và các trục giao thông chính nên việc cung cấp thông tin còn khó khăn. - Khí hậu, thời tiết giữa các năm, các mùa trong năm đôi khi không ổn định. - Hàng năm, đất đai bị ngập kéo dài từ 3 – 4 tháng tạo nên hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư; - Hiện tượng nước mặn xâm nhập ngày càng sâu gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. 4.3.6 Đánh giá vai trò của các nguồn vốn sinh kế trong giảm nghèo Qua phần phân tích trên, ta thấy rằng nguồn sinh kế của nông hộ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình xoá đói giảm nghèo với các mức độ khác nhau, vì vậy trong quá trình đẩy mạnh quá trình xoá đói giảm nghèo cần quan tâm đến các nguồn này và có phương pháp tác động đến từng nguồn sinh kế để từng nguồn sinh kế có thể phát huy hết vai trò của mình. Việc tập huấn kiến thức về sản xuất, kinh doanh và việc cung cấp nguồn vốn tài chính làm tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của hộ có tác động tích cực trong quá trình giảm nghèo. Vì thế, xét trong ngắn hạn nguồn lục tài chính và một phần nguồn lục con người sẽ có tác động tốt đến việc giảm nghèo. Xét về trung hạn, sự gia tăng nguồn vốn con người trên khía cạnh giáo dục, cơ sở hạ tầng sẽ mang lại kết quả giảm nghèo về trung hạn, ít nhất là trong thời hạn từ 3 – 5 năm. 57 Cuối cùng, việc tác động vào việc gia tăng các nguồn vốn xã hội và vốn tự nhiên chỉ có thể giảm nghèo trong dài hạn. Ví dụ: Việc thay đổi một phong tục tập quán tiêu cực sẽ mang lại giá trị tốt trong dài hạn. Nguồn vốn tự nhiên là nguồn vốn khó có thể tác động để giảm nghèo nhất. 4.4 TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN 4.4.1 Tác động về mặt kinh tế nông hộ 4.4.1.1 Kiểm định sự khác biệt về thu nhập và chi phí trung bình của các nông hộ trước và sau khi tham gia dự án * So sánh thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án: Việc so sánh thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án nhằm đánh giá xem liệu khi tham gia dự án thì 2 chỉ tiêu này của nông hộ có thay đổi và thay đổi tốt hươn trước khi tham gia hay không. Vì 2 chỉ tiêu này được xem là quan trọng và phản ánh nhanh chóng tác động của tín dụng. So sánh trực quan ban đầu về chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu trung bình của nông hộ sau khi tham gia dự án ta đưa ra giải thuyết là thu nhập và chi phí của nông hộ sau khi tham gia dự án cao hơn thu nhập và chi phí trung bình trước khi tham gia dự án. Việc các chỉ tiêu về thu nhập và chi phí tăng hơn trước được giải thích rằng: khi tham gia dự án, ngoài việc được cung cấp một số vốn để sản xuất kinh doanh, nông hộ còn được trang bị và cung cấp nhiều công cụ cần thiết khác như: kiến thức chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi, kinh nghiệm trong sản xuất cũng như cách thức sử dụng và quản lí vốn. Đây là những công cụ hữu ích giúp nông hộ áp dụng và nâng cao hiệu quả sản xuất, chăn nuôi cải thiện thu nhập gia đình. Bảng 4.18 Thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Chỉ tiêu Trước khi tham gia Sau khi tham gia Thu nhập trung bình (Triệu/người/năm) 8,28 12,48 Chi phí trung bình (Triệu/người/năm) 8,04 12,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 58 Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở trực quan về sự chênh lệch con số, chưa đủ cơ sở đánh giá tính xác thực nên cần có kiểm định để kết quả có tính thuyết phục hơn. * Kiểm định sự khác biệt về thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Bảng 4.19 Kiểm định sự khác biệt về thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Chỉ tiêu Số quan sát Prob > |z| Giá trị Z Thu nhập trung bình (Triệu/người/năm) 100 0,00** 5,04 Chi phí trung bình (Triệu/người/năm) 100 0.00** 7,75 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Ghi chú: ** có ý nghĩa thống kê mức 5 % Từ kết quả trên, ta thấy khi kiểm định sự thay đổi của chi thu nhập và chi phí trung bình bằng kiểm định Wilcoxon, các biến có Prob > |z| đều nhỏ hơn 0,05 nên kiểm định này có ý nghĩa ở mức 5%, nghĩa là kiểm định có sự khác biệt đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H1: thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ sau khi tham gia cao hơn trước. Kết quả kiểm định cho thấy, bằng việc hỗ trợ trực tiếp như vốn, kiến thức..và gián tiếp như phúc lợi, công trình cộng đồng…các nông hộ đã có điều kiện sản xuất, kinh doanh và kết quả nó mang lại đã làm tăng thu nhập cho các nông hộ, đẫn đến chi tiêu cho các hoạt động cũng thoải mái hơn. 4.4.1.2 Kiểm định sự khác nhau về thu nhập và chi phí trung bình giữa các nông hộ có và không tham gia dự án * So sánh thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ có và không tham gia dự án: Một yếu tố cần xem xét khi phân tích tác động của tín dụng đến sinh kế nông hộ trong dự án là liệu khi tham gia dự án, các chỉ tiêu như thu nhập và chi phí của những hộ này có thật sự khác biệt và cao hơn các hộ không có tiếp tận cùng dự án. 59 Bảng 4.20 Thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Chỉ tiêu Tham gia dự án Không tham gia dự án Thu nhập trung bình (Triệu/người/năm) 12,48 11,69 Chi phí trung bình (Triệu/người/năm) 12,00 11,02 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Cũng qua so sánh trực quan ban đầu, chúng ta thấy rằng cả chi tiêu và thu nhập trung bình của những hộ trong dự án cao hơn các hộ ngoài dự án, nhưng cơ sỡ chưa chắc chắn nên cần có một kiểm định để kiểm tra. * Kiểm định sự khác nhau trong thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ có và không tham gia dự án Do chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông tham gia tín dụng: thu nhập và chi phí. Do mẫu không có phân phối chuẩn, nên kiểm định Mann-Whitney được sử dụng để kiểm định sự thay đổi có ý nghĩa trong trung bình của thu nhập và chi phí của nông hộ trước và sau khi vay vốn. Kết quả kiểm định Mann – Whitney về sự thay đổi ở các chỉ tiêu này trong hai giai đoạn trước và sau khi vay vốn được trình bày trong bảng 4.22 Bảng 4.21 Kiểm định sự khác biệt về thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ có và không tham gia dự án Chỉ tiêu Số quan sát Prob > |z| Giá trị Z Thu nhập trung bình (Triệu/người/năm) 100 0,376NS -0,891 Chi phí trung bình (Triệu/người/năm) 100 0,090NS -1,707 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Ghi chú NS không có ý nghĩa Qua kết quả kiểm định cho thấy, biến thu nhập trung bình có giá trị Prob> |z|= 0,373> 0,05 nên biến này không có ý nghĩa, Chấp nhận giả thuyết H0 ,nghĩa là thu nhập trung bình giữa hộ trong và ngoài dự án không có sự khác biệt. Biến chi phi có giá trị Prob > |z| = 0,09 > 0,05 nên biến không có ý 60 nghĩa ở mức 5% đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác biệt giữa chi phí trung bình giữa 2 nhóm trong và ngoài dự án, tức là thu nhập và chi phí trung bình giữa hộ có và không có tham gia dự án không khác nhau. Nguyên nhân được lí giải do cùng một địa bàn canh tác, cùng hưởng các nguồn lợi tự nhiên nên việc sản xuất kinh doang giữa 2 đối tượng trên không mấy khác biệt. Một lí giải khác được đưa ra đó là tuy được vay vốn, tập huấn kĩ thuật… nhưng với tình cảm hòa đồng với xóm làng nên có việc chia sẽ vật chất cũng như kinh nghiệm với nhau nên xét về mặt kiến thức hay hỗ trợ có sự tương đối ở đây. 4.4.2 Tác động về mặt xã hội * Giáo dục được chú trọng: Các địa điểm trường học được tu sửa, mở rộng, nâng cấp tạo nhiều điều kiện cho việc học tập trẻ em. Tại các trường hoc, đặc biệt các trường tiểu học và THCS được đầu tư xây dựng mới nhiều công trình phụ trội như cổng trường, sân, bãi giữ xe…đã tạo điều kiện học tập tốt, tiện nghi, an toàn vui chơi cho toàn thể học sinh. Đa số những hộ được phỏng vấn cho rằng các công trình này vô cùng có ích và cần thiết đối với nhu cầu hiện nay. Bên cạnh việc chăm lo giáo dục, dự án còn mở nhiều lớp tập huấn kiến thức cho người dân như: tập huấn kĩ thuật, tập huấn kiên thức thị trường, tập huấn sử dụng vốn… thu hút đông đảo nông hộ tham gia. Hằng năm, trung bình dự án tổ chức thừ 4-5 buổi tập huấn các loại nhằm bổ sung những kiến thức cần thiết cho các nông hộ để họ yên tâm sản xuất. vì tinhd chất quan trọng nên các buổi tập huấn thường được sự quan tâm của các nông hộ tham gia dự án, có trên 80% nông hộ có tham gia các buổi tập huấn này hơn 2 lần/năm. Tuy nhiên cũng có hộ chưa được tham gia hay tham gia chỉ 1 lần do các hộ này có việc bận không tham gia được. * Mức độ hài lòng về dự án cao: có đến 98% nông hộ khi được hỏi về mức độ hài lòng về dự án theo thang tăng dần độ hài lòng trả lời rằng họ hài lòng và rất hài lòng về dự án, cụ thể có 44% hộ hài lòng và 54% hộ rất hài lòng về dự án. Có được kết quả này là do tác dụng của dự án mang lại đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại của người dân. Dự án đã chiếm được lòng tin của người dân, cần phát huy thêm. 61 Bảng 4.22 Mức độ hài lòng về dự án của nông hộ Mức độ hài lòng Tần số Tỷ trọng (%) Rất không hài lòng 0 0,00 Không hài lòng 0 0,00 Tương đối hài lòng 2 2,0 Hài lòng 44 44,0 Rất hài lòng 54 54,00 100 100,0 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 * Phúc lợi được cải thiện đáng kể: Các công trình phúc lợi được người dân đánh giá là có sự thay đổi tích cực hơn trước. Các hạn mục như trường học, cầu, đường được người dân đáng giá có sự thay đổi rất tốt ( trên 50% đòng ý), trong đó trường học được đánh giá có thay đổi tốt nhất (71% đồng ý) vì cải thiện giáo dục là một trong những mục tiêu của dự án, và đây cũng là một công trình phúc lợi có lợi ích sâu và lâu dài, nó ảnh hưởng đến sự cải thiện kiến thức, học vấn của nông hộ trong dài hạn nên việc đầu tư cải thiện là tất yếu. Tiếp theo là cầu và đường cũng được đánh giá cao (tương ứng 67% và 62%). Đây là 2 công trình phúc lợi mang lại lợi ích thiết thực và nhanh chóng, vì cầu, đường nói riêng và giao thông nói chung phát triển sẽ kéo theo sự phát triển về nhiều mặt kinh tế xã hội như: đi lại thuận tiện, giao lưu hàng hoá thông thương, dịch vụ phát triển… Cơ sở y tế, công trình thuỷ lợi, điện là những công trình trước khi dự án bắt đầu đã có, nên khá ít nhận định của người dân đánh giá có sự thay đổi tốt vì các công trình này đa số được tu bổ, ít xây dựng mới. Riêng nước sinh hoạt và nhà văn hoá là 2 công trình chưa được đánh giá cao. Nguyên nhân là do người dân còn thiếu nước sạch (nước máy) để sử dụng, nguồn nước sinh hoạt chính vẫn là cây nước. Nhà văn hoá nhìn chung còn thiếu, phân bố chưa đều nên việc tiếp cận nói chung còn khó khăn. 62 Bảng 4.23 Tình hình phúc lợi xã hội Phúc lợi Thay đổi tốt xấu trước Không thay đổi Thay đổi tốt hơn trước Tổng Trường học 2 27 71 100 Cầu 1 32 67 100 Đường giao thông 3 35 62 100 Cơ sở y tế 1 57 42 100 Công trình thuỷ lợi 2 62 36 100 Điện 2 26 36 100 Nước sinh hoạt 7 66 27 100 Nhà văn hoá 2 72 25 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 * Chất lượng y tế, chăm sóc sức khoẻ được cải thiện hơn: Theo kết quả phỏng vấn các hộ dân về vấn đề sức khoẻ, một điều hết sức vui là 50% hộ dân ở đây không gặp bất kì khó khăn gì trong việc chăm sóc sức khoẻ, thậm chí rất thoải mái khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nơi đây. Đạt được ván đề trên là một sự quan tâm và nổ lực của chính quyền địa phương với hộ nghoè, tỷ lệ hộ nghèo và hộ người dân tộc ở địa phương nhận được bảo hiểm y tế miễn phí đạt rất cao, chính điều này đã tạo được niềm vui cho người dân và thúc đẩy việc chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh đó vẫn còn một phần nhỏ người đân cón gặp phải một số khó khăn khi tiếp cân các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chửa bệnh như: khoảng cách đến điểm chăm sóc sức khoẻ xa, không đủ tiền để có được các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Những hộ này thường là những hộ sống ở vùng nông thôn xa các trung tâm hay trạm y tế, phần nửa là các hộ có hoàn cảnh rất nghèo, bênh nặng ngoài mục chi trả của bảo hiểm… * Tâm lí sản xuất thoải mái hơn trước: Khi nhận được vốn vay từ dự án, đa số hộ dân dùng vào việc sản xuất kinh doanh, đặc biệt là làm nông nghiệp. Bằng cách đa dạng hoá loại hình sản xuất như: trồng trọt, chăn nuôi người dân mong muốn sẽ giảm thiểu tác động của rủi ro. Tuy nhiên số tiền được vay từ dự án tương đối ít so với nhu cầu sản xuất của người dân, nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến tâm lí sản xuất của hộ, đa số họ đều cảm thấy tâm trạng sản xuất thoải mái hơn khi được vay, vì những khoản vay này giúp họ giải quyết phần nào tình trạng thiếu vốn sản xuất khi vào vụ hay những chuyện đột xuất. 63 Bảng 4.24 Tâm lý sản xuất của nông hộ khi vay vốn dự án Tâm lí Tần số Thoải mái hơn Tỷ trọng (%) 67 67,0 6 6,0 27 27,0 0 0 100 100,0 Áp lực hơn Không Khác Tổng cộng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Đa số các hộ đồng ý rằng khoản tiền vay được từ dự án giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi sản xuất chiếm 67%. Có 6% hộ thấy áp lực hơn trong sản xuất vì kinh tế các hộ này rất kém, nổi lo không trả được nợ làm họ áp lực hơn. Số còn lại 27% cho rằng số tiền vay từ dự án không đủ để họ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp mà chỉ có thể bù đắp một phần chi phí hay giải quyết những vấn đề cấp thiết của cuộc sống nên tâm lí sản xuất vẫn không thay đổi. Sau đây là bảng thống kê số liệu về những lợi ích mà các hộ nông dân có được từ việc vay vốn. Bảng 4.25 Điều kiện sống của nông hộ khi vay vốn tín dụng Tiêu chí Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Thay đổi tốt hơn Tổng Cuộc sống 0 50 50 100 Giảm khả năng tổn thương 0 38 62 100 An ninh lương thực 5 23 72 100 Tài nguyên thiên nhiên 1 31 68 100 Tài nguyên thiên nhiên bảo tồn 1 79 20 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013 Theo điều tra cho thấy có 50 hộ nông dân cảm nhận được điều kiện sống của gia đình như: nhà cửa, vật dụng gia đình, phương tiện đi lại, đất đai, máy móc thiết bị sản xuất… tăng lên chiếm tỷ lệ 50%. Điều kiện sống tăng lên chứng tỏ những hộ này sự dụng nguồn vốn vay tín dụng có thể cải thiện được thu nhập, tăng chi tiêu: giúp con cái họ có điều kiện đến trường, được chăm sóc y tế tốt hơn. 64 Theo đánh giá của các hộ được phỏng vấn, đa số các hộ cho rằng các tiêu chí về giảm khả năng tổn thương, an ninh lương thực, tài nguyên thiên nhiên có sự thay đổi rất tốt so với trước đây (Bảng 4.26) chứng tỏ dự án không những nâng cao mức sống cho người dân mà còn quan tâm đến việc phát triển lâu dài. Riêng tiêu chí tài nguyên thiên nhiên bảo tồn chưa được người dân đánh giá cao, chủ yếu do không có sự thay đổi so với trước đây. 4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng từ dự án - Đẩy mạnh nâng cao kiến thức cho nông hộ: Nguồn lực con người là nguồn lực vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất nên đây là điều cần quan tâm đầu tiên. Bên cạnh việc quan tâm đến hệ thống giáo dục hiện tại, chăm lo các em đến tuổi đi học được đến trường thì cũng cần chú trọng quan tâm đến những nông hộ có học vấn thấy cũng như mù chữ. Như đã phân tích, tỷ lệ mù chữ ở các nông hộ khá cao, chiếm 12% (Bảng 4.5), vì vậy việc mở các lớp phổ cập văn hoá cho các hộ được học chữ là điều vô cùng cần thiết. Các lớp phổ cập như thế này có thể lồng ghếp và các buồi họp nhóm để thuận tiện cho việc đi lại của người dân, đồng thời nên tổ chức thường xuyên để có thể phổ cập nhiều đối tượng hơn. Việc tăng kiến thức về học vấn không những giúp người dân dễ tiếp cận với các nguồn lực mới mà còn giúp họ tự tin hơn trong giao lưu sản xuất. - Tập huấn kiến thức sản xuất, chăn nuôi trên thực tế: Các buổi tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt không dừng lại đơn thuần là việc tập hợp người để nói và nghe mà phải có hướng đi mới và sát thực tế hơn. Các buổi tập huấn như thế này phải kết hợp với thực hành thực tế để người dân có thể tận mắt quan sát và học hỏi. Địa điểm tập huấn nên nằm ở trung tâm các nông hộ tạo thuận tiện cho các hộ tham gia và đặc biệt phải sát với nội dung buổi tập huấn như đồng ruộng hay hộ chăn nuôi để làm mẫu cho người dân xem. Đặc biệt chú trọng vai trò của cán bộ kỹ thuật cũng như cán bộ địa phương, đây là những người có kinh nghiệm, kiến thức cũng như tiếng nói với người dân, vì thế nên thường xuyên tiếp cận để hướng dẫn cũng như kiệp thời giúp đở người dân sản xuất. Nên phân bổ lực lượng khá dày để đạt hiệu quả hơn. - Nâng cao ý thức sản xuất: Bằng cách tổ chức các buổi giao lưu, các buổi lễ tuyên dương cá nhân sản xuất giỏi để người dân nhìn vào những cá nhân thành đạt, sản xuất giỏi ấy để noi theo và phấn đấu cạnh tranh vươn lên. Các tấm gương này không những là hộ tham gia dự án mà còn có thể là các hộ ngoài dự án, quan trọng đó là những tấm gương sản xuất kinh doanh tốt. - Tăng cường vốn: Nhu cầu của các nông hộ vào đầu mùa vụ là rất cao, họ cần nguồn vốn để có thể đầu tư mới, chuẩn bị giống, phương tiện máy móc 65 sản xuất, vật tư…nên việc hỗ trợ nguồn vốn vào các thời điểm như thế này là rất quan trọng và cần thiết, nhưng số tiền dự án mà các nông hộ nhận được tương đối ít so với nhu cầu, nên việc tăng cường nguồn vốn vay bằng nhiều cách thức như: tăng cường vốn viện trợ cho dự án, hỗ trợ thêm về vật chất cần thiết, chuyển nguồn vốn dư từ các hợp phần cho nhau…sẽ tạo được hiệu quả hơn đối với thu nhập người dân. - Chuyển đổi cây trồng vật nuôi: Tuỳ theo tình hình thực tế và hiện trạng từng vùng mà có sự chuyển đổi phù hợp, không theo thoái quen hay truyền thống. Nếu việc trồng trọt hiện tại đạt hiệu quả không cao nên mạnh dạng chuyển đổi sang loại cây trồng khác cho giá trị cao hơn như rau màu, mía đường, bắp…hay có thể chuyển các dùng canh tác lúa kém hiệu quả sang nuôi những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. -Tạo việc làm trong thời gian nhàn rỗi: Việc đào tào nghề như các nghề thủ công sẽ giúp cho người dân có thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi. Mở những lớp đào tạo ngành nghề ở tận phường xã để cho người dân có điều kiện tham gia vì không phải bỏ việc làm tại gia đình và vừa tiết kiệm chi phí đi lại. Nhằm tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề nhất định, phục vụ cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho quá trình đô thị hóa nông thôn, hình thành đội ngũ nông dân có tay nghề làm giàu trên chính mảnh đất của mình. 66 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Đề tài “ Phân tích tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo tại Sóc Trăng” ngoài việc tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động của tín dụng vi mô đến các nguồn sinh kế của nông hộmà còn phân tích khái quát về kahr năng tiếp cận các nguồn tín dụng dự án của các nông hộ cũng như xem xét tình hình sinh kế đang hiện hữu trong từng hộ dân. Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên bộ số liệu phỏng vấn 200 hộ dân trên địa bàn 3 xã có dự án triển khai tại Sóc Trăng, trong đó có 100 hộ đang tham gia dự án và 100 hộ đối chứng không có tham gia dự án. Việc lựa chọn các nông hộ dựa trên phương pháp thuận tiện, việc chon các hộ đối chứng dựa trên tiêu chí tương đồng về kinh tế và thu nhập. Các thông tin về nông hộ là những thông tin về nhân khẩu, tình hình vay vốn, tình hình chi tiêu, thu nhập và tài sản của hộ trong năm 2013 các năm trước. Qua quá trình phỏng vấn, quan sát và phân tích số liệu về khả năng tiếp cận nguồn vốn, sinh kế nông hộ và tác động của tín dụng đến nguồn sinh kế của các nông hộ, thu được một số kết quả như sau: - Nhìn chung nghề nghiệp chính của các nông hộ là nông nhiệp như chăn nuôi và trồng trọt, bên cạnh đó các hộ tham gia làm thuê cũng khá cao chủ yếu do có thời gian nhàn rỗi nên làm thêm kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên đố là các nghề phụ giúp gia tăng thu nhập phục vụ đời sống. - Trình độ học vấn của người dân còn thấp, tỷ lệ mù chữ cao (12%). Đa phần trình độ học vấn của người dân chỉ dừng lại ở trình độ PTCS, tỷ lệ nông hộ có trình độ học vấn tiểu học cao, vì vậy đã ảnh hưởng phần nào đến việc tiếp cận cũng như hiệu quả sử dụng vốn. - Qua kết quả mô hình probit (Bảng 4.13) ta nhận được một số kết qảu về việc tiếp cận như : Một trong những mục tiêu của dự án là cải thiện sự tham gia của phụ nữ và trẻ em, nên việc chủ hộ là nữ giúp cho việc tiếp cận đến các nguồn vốn dự án dễ dàng hơn. Tuổi của nông hộ cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến tiếp cận vì độ tuổi trung bình của nông hộ tương đối trẻ nhưng thể hiện được kinh nghiệm trong sản xuất cao, bên cạnh đó số lượng lao động tương đối đông cũng là một yếu tố thuận lợi, điều này chứng tỏ độ tuổi cao, kinh nghiệm sản xuất nhiều số lao động hợp lí dễ nâng cao hiệu quả. Thu nhập cũng là một yếu tố có ảnh hưởng, mục tiêu cải thiện cuộc sống cho người 67 nghèo nên các hộ có thu nhập thấp có cơ hội dễ dàng khi tiếp cận. Quan hệ xã hội, mục đích sản xuất cũng là các yếu tố quan trọng. Do thông tin truyền đạt trong người dân thông qua kênh truyền miệng nên việc có quen biết người nắm thông tin sẽ tạo cơ hội cao hơn và mục đích vay vốn để làm nông nghiệp được đánh giá cao. Kêt quả đánh giá nguồn sinh kế của nông hộ đã giúp tìm ra nhiều nhân tố tích cực cũng như những nhân tố còn hạn chế, từ các kết quả này là cơ sở để có được các hương thay đổi phù hợp hơn và nâng cao hơn hiệu quả vốn vay. - Sau khi vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì thu nhập của hộ có phần tăng lên so với trước khi vay. Dẫn đến tài sản cũng tăng và chi tiêu gia đình cũng tăng. Kết quả kiểm định Wilcoxon cho thấy tổng thu nhập, chi phí trước và sau khi vay có sự khác biệt và số chênh lệch là số dương. Và kiểm định Mann-Whitney này cũng cho thấy có sự khác biệt về thu nhập, tài sản của hộ có vay và không vay. Và số chênh lệch là cũng là con số dương. Từ kết quả các kiểm định trên, có thể đánh giá tín dụng từ dự án đã phát huy được hiệu quả của mình. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương - Quan tâm chú trọng nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở truyền thông nông thôn, phổ biến kiến thức nông nghiệp, tin tức thị trường…để người dân có thể nắm bắt nhanh chóng và chính xác các thông tin mới để phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Tăng cường việc kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm. - Xây dựng nhiều chương trình, các buổi dạy nghề nhằm đào tạo thêm nghề phụ cho người dân, đặc biệt là các nghề có thể tận dụng nguồn lục sẳn có. Một phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân lúc nhàn rỗi, tăng thu nhập cho nông hộ, phần khác tạo được sự đa dạng ngành nghề cho địa phương, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có. - Sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn là rất quan trọng. Việc tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình cần được thực hiện nhanh chóng và kiệp thời. Đối với những địa phương có trình độ dân trí thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng 68 nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý, cũng như hướng dẫn kịp thời khi các hộ có nhu cầu. - Các công trình phúc lợi nên được quan tâm hơn. Nước sạch phục vụ sinh hoạt nhìn cung còn thiếu, nên xây dựng các trạm cấp nước sạch để phục vụ cho toàn thể người dân. Nhà văn hoá là nơi sinh hoạt cộng đồng nên việc bố trí đồng đều tạo thuận lợi cho việc đi lại và tham gia của tất cả các hộ dân. - Lắng nghe và tiếp thu ý kiến người dân về tình khó khăn để giải quyết. 6.1.2 Đối với Ban quản lí dự án Tăng cường lượng vốn vay để tạo điều kiện cho nông hộ mạnh dạng đầu tư sản xuất hơn. Số tiền hiện tại tuy phần nào đã phát huy tác dụng và giải quyết được khong ít khó khăn nhưng nhìn chung nó vẫn còn ít so với nhu cần nên việc tăng cường lượng vốn là điều cần thiết. Các buổi tập huấn nên tổ chức thường xuyên hơn và đối tượng của các buổi tập huấn này nên mở rộng không hạn chế ở các hộ có tham gia dự án mà nên mở rộng cho các đối tượng ngoài dự án để các hộ ngoài cũng có cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm. Cán bộ dự án, cán bộ tập huấn cần đi sâu và sát với các hộ dân để kịp thời giúp đở những hộ khó khăn. Sóc Trăng là địa phương có nhiều đồng abfo Khomer chung sống, phần lớn các hộ này không biết hay biết rất ít tiếng Việt nên việc đào tạo các bộ là người dân tộc sẽ giúp việc tiếp cận và truyền đạt thông tin dễ dàng hơn. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hợp phần của dự án để phát huy nhanh chống lợi ích nó mang lại, góp phần cải thiện kinh tế- xã hội. 6.1.3 Đối với nông hộ Trước khi vay vốn và sử dung số tiền vay cần có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể, rõ ràng đúng mục đích. Nên bàn bạc với các thành viên trong gia đình để có được những phương hướng hay và sự thống nhất trong gia đình. Cần tạo niềm tin cho người vay. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn để tăng cường kiến thức cho bản thân. Tích cực trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm hay từ các hộ khác để vận dụng và quá trình sản xuất của mình. Đề cao tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau thoát nghèo, thắt chặc tình làng nghĩa xóm. 69 Tích cực tham gia các tổ chức xã hội như: hội phụ nữ, hội nông đân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tổ tiết kiêm…nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn cũng nhưng chia sẽ kiến thức kinh nghiệm có ích từ các hội viên khác. Phản ánh, tố giác các hành vi xấu ảnh hưởng đến uy tính của chính quyền địa phương, Ban quản lí dự án cho cơ quan chức năng kịp thời giải quyết. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt (1) Lê Khương Ninh, (2004). Tài chánh vi mô. Tài liệu giảng dạy, nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. (2) Nguyễn Trọng xuân và các cộng sự tham gia: Nguyễn Can, Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Hoàng Sa, Lê Hạnh Liên (2010) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế, các nguồn lực kinh tế của người dân ở vùng trung trung bộ (địa bàn nghiên cứu: Quảng Nam), thuộc “Dự án biến đổi khí hậu P1 – 08 Vie” thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, Viện Địa Lý. (3) Trần Sáng Tạo, (2012), “Ứng dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững trong lập VDP/CDP” của Dự án giảm nghèo miền Trung (CRLIP) do ADB tài trợ, Trung tâm PTNT (CRD). Website: www.cpv.org.vn – Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). (4) TS. Võ Khắc Thường& ThS. Trần Văn Hoàng, (2013), tr16 tập chí Phát triển và Hội nhập. (5)TS. Mai Văn Nam, (2008) Giáo trình Nguyên lí thống kê kinh tế, nhà xuất bản Văn hoá thông tin. (6) Dự Án Phát Triển Lâm Nghiệp Để Cải Thiện Đời Sống Vùng Tây Nguyên (FLITCH), Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH (2012), địa chỉ: flitch.mard.gov.vn/Download.ashx?url...doc (7) Vương Quốc Duy (2007). Tác động của vốn vay cho người nghèo đến các nông hộ nghèo. (8) Báo Thời đại Vietnam Time, (2012), Lịch sử ACTIONAID quốc tế tại Việt Nam: Huy động sức mạnh người dân, tạo thay đổi và ảnh hưởng, địa chỉ: http://thoidai.com.vn/Lich-su-ACTIONAID-quoc-te-tai-Viet-Nam-Huy-dongsuc-manh-nguoi-dan-tao-thay-doi-va-anh-huong-2207-2657.htm (9) Hoàng Thọ, (2013), Ngành Ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Sóc Trăng. Địa chỉ: http://sokhdt.soctrang.gov.vn/hotrodoanhnghiep/tin-tuc/hoat-dong-doanhnghiep/783-Nganh-Ngan-hang-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te---xa-hoi-o-SocTrang.html (10) Cổng thông tin điện tử Sóc Trăng. Địa chỉ web: http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/ 71 (11) Dự án chia sẻ : http://chiase.mpi.gov.vn/index.php Tài liệu Tiếng Anh (1) Frank Ellis. 1998. Survey Article: Household Strategies and Rural Livelihoods Diversity Journal of Developing Studies. (2) DFID (1999). Sustainable livelihoods guidance sheets. London, Department of International Development. Availlable at: htpp://www.livelihoods.org/info/info_guidancesheet.html. 72 PHỤ LỤC 1 Kết quả mô hình Probit: . probit y gioitinh dantoc tuoi hocvan trongtrot1 channuoi1 buonban1 lamthue1 khac1 tongtn1 qhxh mucdichvay vaydakhac note: khac1 omitted because of collinearity Iteration 0: log likelihood = -138.62944 Iteration 1: log likelihood = -70.750956 Iteration 2: log likelihood = -70.091395 Iteration 3: log likelihood = -70.088815 Iteration 4: log likelihood = -70.088815 Probit regression Number of obs LR chi2(12) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -70.088815 y Coef. gioitinh dantoc tuoi hocvan trongtrot1 channuoi1 buonban1 lamthue1 khac1 tongtn1 qhxh mucdichvay vaydakhac _cons .7828929 -.6867632 .0195813 .0477694 1.633185 1.214 -.1873385 -.0957233 (omitted) -.2270405 .7803231 1.525204 1.04399 -3.171256 Std. Err. z P>|z| .28228 .2993545 .0106325 .040678 .4809862 .5058496 .5362164 .4762662 2.77 -2.29 1.84 1.17 3.40 2.40 -0.35 -0.20 0.006 0.022 0.066 0.240 0.001 0.016 0.727 0.841 .2296343 -1.273487 -.001258 -.0319581 .6904696 .2225529 -1.238303 -1.029188 1.336152 -.1000392 .0404206 .1274968 2.575901 2.205447 .8636265 .8377413 .10681 .2893159 .2657666 .2656166 .8364358 -2.13 2.70 5.74 3.93 -3.79 0.034 0.007 0.000 0.000 0.000 -.4363842 .2132744 1.004311 .523391 -4.81064 -.0176968 1.347372 2.046097 1.564589 -1.531872 Probit model for y, goodness-of-fit test number of observations number of covariate patterns Pearson chi2(187) Prob > chi2 = = = = 200 200 183.68 0.5550 . lstat Probit model for y True Classified D ~D Total + - 84 16 18 82 102 98 Total 100 100 200 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as y != 0 Sensitivity Specificity Positive predictive value Negative predictive value Pr( +| D) Pr( -|~D) Pr( D| +) Pr(~D| -) 84.00% 82.00% 82.35% 83.67% False False False False Pr( +|~D) Pr( -| D) Pr(~D| +) Pr( D| -) 18.00% 16.00% 17.65% 16.33% rate rate rate rate for for for for true ~D true D classified + classified - Correctly classified 200 137.08 0.0000 0.4944 [95% Conf. Interval] . lfit + + - = = = = 83.00% 73 + Kiểm định thu nhập trung bình trước và sau khi tham gia dự án của nông hộ: . signrank tndaunguoi2= tndaunguoi1 Wilcoxon signed-rank test sign | obs sum ranks expected -------------+--------------------------------positive | 72 3985 2520 negative | 24 1055 2520 zero | 4 10 10 -------------+--------------------------------all | 100 5050 5050 unadjusted variance 84587.50 adjustment for ties -1.75 adjustment for zeros -7.50 ---------adjusted variance 84578.25 Ho: tndaunguoi2 = tndaunguoi1 z = 5.037 Prob > |z| = 0.0000 + Kiểm định thu chi phí bình trước và sau khi tham gia dự án của nông hộ: . signrank cpdaunguoi2= cpdaunguoi1 Wilcoxon signed-rank test 74 sign | obs sum ranks expected -------------+--------------------------------positive | 91 4775 2522 negative | 6 269 2522 zero | 3 6 6 -------------+--------------------------------all | 100 5050 5050 unadjusted variance 84587.50 adjustment for ties -0.13 adjustment for zeros -3.50 ---------adjusted variance 84583.88 Ho: cpdaunguoi2 = cpdaunguoi1 z = 7.747 Prob > |z| = 0.0000 + Kiểm định thu nhập trung bình của hộ có và không có tham gia dự án: . ranksum tndaunguoi, by(thamgia) Two-sample Wilcoxon rank-sum (Mann-Whitney) test thamgia | obs rank sum expected -------------+--------------------------------0| 100 9688 10050 1| 100 10412 10050 -------------+--------------------------------- 75 combined | 200 20100 20100 unadjusted variance 167500.00 adjustment for ties -115.83 adjusted variance 167384.17 Ho: tndaun~i(thamgia==0) = tndaun~i(thamgia==1) z = -0.885 Prob > |z| = 0.3763 + Kiểm định chi phí trung bình của hộ có và không có tham gia dự án: . ranksum cpdaunguoi, by(thamgia) Two-sample Wilcoxon rank-sum (Mann-Whitney) test thamgia | obs rank sum expected -------------+--------------------------------0| 100 9357 10050 1| 100 10743 10050 -------------+--------------------------------combined | 200 20100 20100 unadjusted variance 167500.00 adjustment for ties -8.92 adjusted variance 167491.08 Ho: cpdaun~i(thamgia==0) = cpdaun~i(thamgia==1) z = -1.693 Prob > |z| = 0.0904 76 PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI Dành cho các thành viên có tiếp cận với nguồn tín dụng của Dự án…………….................tỉnh:………………. Ấp: ………………….. Xã: ………………………Huyện: …………..………… Ngày phỏng vấn: ………………………………………………………………… Tên người phỏng vấn: …………………………………………………………… Câu 1: Thông tin chung của chủ hộ: - Họ và tên: ……………………………………………………………… - Số điện thoại liên lạc:…………………………………………………… - Giới tính: 0 (Nam) - Dân tộc: 1. Kinh 1 (Nữ) 2. Khmer 3. Hoa 4. Khác - Tôn giáo: ………… - Tuổi: …………………………………………………………………… - Trình độ học vấn: ……………………………………………………… - Số nhân khẩu sống chung trong gia đình: …………………………… - Số thành viên tham gia lao động trong gia đình:……………………… * Độ tuổi lao động của những người tham gia lao động: …….………… * Trình độ của những người tham gia lao động chính:…………….…….. - Số thành viên không tham gia lao động trong gia đình:………………… Câu 2: Ở địa phương anh/ chị - Có khu công nghiệp không?.............. nếu có thì bao nhiêu .....................khu công nghiệp. - Có nhà máy chế biến nông sản, thủy sản không? ......... nếu có thì bao nhiêu...….nhà máy. Trong GĐ có ai làm trong KCN, Nhà máy CBNS, TS không? 1. Có 2. Không 77 Câu 3: Anh/Chị tham gia dự án lúc nào? Tháng………..Năm………… Câu 4: Gia đình Anh/Chị làm nghề gì trước và sau khi tham gia dự án? Số năm kinh nghiệm? (Phải hỏi rõ ra là khoảng mấy năm, không trả lời chung chung “lâu rồi”) Trước dự án Sau dự án (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán (4) Làm thuê (5) Khác Câu 5: Anh/Chị được vay bao nhiêu từ dự án?………… ………….triệu đồng. Câu 6: Trước đây Anh/Chị từng được vay từ dự án nào khác chưa?…triệu đồng. Câu 7: Mục đích sử dụng số tiền vay ban đầu của Anh/Chị? 1. Sản xuất, kinh doanh 2. Để tiêu xài hàng ngày 3. Để cho con ăn học 4. Để mua sắm vật dụng gia đình 5. Khác Câu 8: Mục đích sản xuất kinh doanh của anh chị là gì? 1. Đủ trang trải cuộc sống gia đình 2. Phát triển sản xuất để làm giàu Câu 9: Thu nhập của gia đình Anh/Chị chủ yếu từ những nghề nào? Bao nhiêu? (Ghi rõ hàng tháng, hàng năm, hàng vụ, ….) 78 Sau dự án Trước dự án DT CP Lãi(lỗ) DT CP Lãi(lỗ) (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán (4) Làm thuê (5) Khác Câu 10: Quy mô sản xuất của hộ Anh/chị? 1. Trồng trọt: Cây gì?........................Bao nhiêu công đất?..................... 2. Chăn nuôi: Con gì?........................Bao nhiêu con?.......................... 3. Buôn bán: Hàng hóa gì?..........................Vốn bao nhiêu?................... 4. Làm thuê: Có thường xuyên làm thuê không?................................. 5. Khác: Cụ thể ngành gì?...........................Vốn đầu tư bao nhiêu?.......... Câu 11: Anh/chị có thường bị ép giá khi bán nông sản không? 1. Có 2. Không Câu 12: Gia đình Anh/chị có sử dụng máy móc vào sản xuất không? ( máy bơm nước, máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay thức ăn, máy xịt thuốc, máy xới) 1. Có 2. Không Câu 13: Anh/ Chị đánh giá như thế nào về hệ thống kênh mương thủy lợi có phục vụ cho việc sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ? 1. Tốt 2. Không Câu 14: Từ khi tham gia dự án đến nay, anh chị đã mua sắm thêm (hay bán đi) được tài sản gì, trị giá khoảng bao nhiêu tiền?.................................... 79 Câu 15: Gia đình bạn Anh/Chị có ai làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án không? 1. Có 2. Không Câu 16: Điều kiện vay có dễ không? 1 (có) 2 (không) Câu 17: Nếu không, thì tại sao?................................................... Câu 18: Số thành viên trong tuổi đi học (6 tuổi đến 22 tuổi)?...................người. Trong đó, đi học được…………….người. Câu 19: Trước đây, con em của Anh/Chị có gặp khó khăn gì trong việc đến trường hay không? 0. Không gặp khó khăn 1. Khó khăn trong vấn đề tiền bạc 2. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)…………………………………………… Câu 20: Khi đã tham gia dự án việc học tập của con em Anh/Chị được cải thiện như thế nào? 0. Không cải thiện 1. Được vay vốn để trang trải học phí 2. Có giao thông nông thôn thuận tiện cho việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)………………………………………… Câu 21: Trong 12 tháng vừa qua, có thành viên nào trong gia đình Anh/Chị đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không? 1. Có 2. Không 80 Câu 22: Gia đình Ông/Bà đã phải trả những chi phí điều trị gì trong 12 tháng vừa qua? ( Chi trả cho các dịch vụ theo yêu cầu của BS, phương tiện vận chuyển, mua công, dụng cụ và các dịch vụ chăm sóc có liên quan) Hoạt động Số tiên (1.000 VND) Câu 23: Gia đình Anh/Chị có gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay không? 0. Không có khó khăn 1. Khoảng cách đến các điểm chăm sóc sức khỏe 2. Không đủ tiền để có được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 4. Không đủ kiến thức về điều trị bệnh 5. Bệnh viện không đủ điều kiện (cơ sở vật chất, đôi ngũ bác sĩ, y tá,.) 6. Khác ( Ghi rõ)....................................................................... Câu 24: Anh/Chị tham gia dự án là do địa phương lựa chọn hay do quen biết người khác giới thiệu và phải có điều kiện gì thì mới được chọn vào dự án? (0) Không có điều kiện (1) Địa phương lựa chọn; (2) Quen biết người khác giới thiệu; (3) Điều kiện phải là người nghèo; (4) Phải là người dân tộc; (5) Phải có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (6) Không có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (7) Không có công ăn, việc làm ổn định; (8) Khác (Ghi rõ) Câu 25: Khi tham gia dự án Anh/Chị mong đợi gì? 81 (1) Được tạo việc làm; (2) Được tăng thu nhập; (3) Được tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; (4) Được nâng cao kiến thức sản xuất; (5) Được có tiền để cho con cái học hành; (6) Khác; Câu 26: Gia đình anh chị có điện để sử dụng không? 1. Có 2. Không Câu 27: Nguồn nước sinh hoạt của gia đình là: 1. Nước máy ( nước sạch) 2. Cây nước 3 Nước sông, ao, hồ Câu 28: Gần chỗ GĐ Anh/ chị sinh sống có chợ xã, ấp không? ............................................nếu có thì có bao nhiêu…………..chợ Câu 29: Vui lòng cho biết chi tiêu hàng tháng của gia đình trước và sau khi được vay vốn Hạng mục Trước khi vay Tổng chi phí Chi phí thực phẩm (lý do tăng/giảm? số lượng, chất lượng bữa ăn hay lạm phát?). Chi phí y tế (tăng/giảm: tại sao?) Chi phí phục vụ sinh hoạt (kem đánh răng, xà bông, dầu gội, điện, nước,…) Chi phí giải trí (phí tivi, internet, du lịch,…) Chi phí giáo dục (học phí, tiền đi học,…) Chi phí đi lại (xe, tàu, đò, xăng,….) 82 Sau khi vay Chi phí khác (đám tiệc, …) Câu 30: Mức độ hài lòng của Anh/Chị khi tham gia dự án? (Đánh dấu X vào ô lựa chọn theo mức độ hài lòng tăng dần từ 1 đến 5) Mức độ hài lòng Rất không hài lòng □ Không Hài lòng hài lòng Tương đối hài lòng Rất hài lòng □ □ □ □ Câu 31: Tâm lý sản xuất khi được tiếp cận tín dụng có sự thay đổi : 1. Thoải mái hơn 2. Áp lực hơn 3. Không 4. Khác....... Câu 32: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi tiếp cận được nguồn vốn từ dự án? 1. Thu nhập cải thiện hơn 2. Chi tiêu thoải mái hơn 3. Có điều kiện sản xuất, kinh doanh hơn 4. Con em có điều kiện đi học hơn 5. Sức khỏe được chăm tốt hơn 6. Khác Câu 33: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc tiếp cận nguồn tín dụng của dự án? 1. Số tiền vay không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất 2. Số tiền trả hàng tháng quá cao 3. Thủ tục vay quá rườm rà 4. Xét duyệt cho vay không công bằng 5. Khác Câu 34: Anh/Chị có được dự án hỗ trợ trong việc (0) Không được hỗ trợ gì về điều kiện vật chất cho sản xuất kinh doanh. (1) Thuê đất đai để sản xuất (nông nghiệp và thuỷ sản)? (2) Đánh bắt thuỷ sản? 83 (3) Sản xuất, kinh doanh rừng? (4) Khai hoang hoặc cải tạo đất đai? Câu 35: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 26? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 36: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 26? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 37: Ở địa phương có nhà văn hóa không 1. Có 2. Không 10.1: Nếu có, thì nhà văn hóa sử dụng cho tất cả người dân hay chỉ một số đối tượng 1. Tất cả 2. Chỉ một số đối tượng (ghi rõ đối tượng) Câu 38: Các thông tin thời sự các anh chị nhận được thông qua những kênh nào? 1. Tivi 2. Đài truyền thanh của xã, ấp 3. Radio 4. Internet? 84 Câu 39: Anh/Chị đánh giá gì về các nội dung sau đây sau khi tham gia dự án Nội dung Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Thay đổi tốt hơn 1.Trường học ………….......... ……………… 2.Cầu ……………….. ………………. ………………. 3.Đường giao thông ………………. ………………. ………………. 4.Cơ sở y tế ………………. ………………. ……………… 5.Công trình thuỷ lợi ………………. ………………. ………………. 6.Công trình năng lượng (điện) ……………… ………………. ………………. ……………… ………………. ………………. 7.Nước sinh hoạt ………………. ………………. ………………. ……………….. 8.Nhà văn hóa Câu 40: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 39? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 41: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 39? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 42: Anh/Chị có được dự án hỗ trợ trong việc (0) Không được hỗ trợ tập huấn (1) Học nghề (2) Tập huấn kỹ thuật (3) Tập huấn kiến thức thị trường (4) Tìm việc làm (5) Tập huấn sử dụng vốn (6) Khác:………………………………………………………………… 85 Câu 43: Anh/Chị có tham gia các lớp mà dự án hỗ trợ ở câu 42 không? 1. Có (tiếp theo câu 34, 35) 2. Không (không trả lời câu 34, 35) * Nếu có, một năm được tập huấn bao nhiêu lần: …………………… Câu 44: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 42? ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 45: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 42? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 46: Ở xóm anh chị có xảy ra xung đột ( đánh nhau, cãi nhau) không? 1. Có 2. Không Câu 47: Theo anh chị trưởng ấp và trưởng nhóm có tích cực hay không? 1. Có 2. Không Câu 48: Khi tham gia dự án Anh/Chị có (1) Tham gia vào tổ chức xã hội nào không? (2) 1 (có) 2 (không) Tăng được tình làng nghĩa xóm không 1 (có) 2 (không) (3) Được tham gia trong việc lập kế hoạch phát triển địa phương không? 1 (có) 2 (không) (4) Tăng bình đẳng giới trong gia đình không? 1 (có) 2 (không) Câu 49: Anh chị có sẵn sàng tham gia xây dựng trạm xá trường học cùng với chính quyền địa phương hay không? 1. Có 2. Không Câu 50: Gia đình anh chị có còn tồn tại các phong tục như đi “Thầy” chữa bệnh, trọng nam khinh nữ hay không? 86 Câu 51: Anh/Chị có vay từ các nguồn vốn khác trong thời gian tham gia dự án? (1) Không (2) Có Nếu có, vay bao nhiêu?...................................Vay ở đâu?....……….... Câu 52: Cuộc sống gia đình Anh/Chị sau khi tham gia dự án có thay đổi so với trước khi tham gia dự án không? (1) Thay đổi xấu hơn (2) Không thay đổi (3) Thay đổi tốt hơn -Cuộc sống + Tài sản ……. ……. ……. + Đất đai …… …… …… + Công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị …… …… …… ……… ……… ……… ……. ……. ……. ……… ……… ……… + Khả năng hạn chế hiện tượng ép giá (có còn bị ép giá không?) ……… ……… ……… + Đa dạng cây trồng vật nuôi ……… ……… ……… + Khả năng chống chọi với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. ………. ………. ………. …… …… …… ……….. ……….. + Nhà cửa + Vật dụng gia đình + Phương tiện đi lại -Giảm khả năng tổn thương -An ninh lương thực được cải thiện + Tình trạng thiếu ăn + Tạo lương thực bằng ……….. các hình thức bất lợi (vay nặng lãi, bán lúa non, khai thác lâm sản 87 trái phép,…) + Khả năng đáp ứng lương thực hiện tại (Vd: mua gạo hàng ngày, hay mua sẵn cả tuần, tháng, quý,...) ……….. ……….. ……….. + Hệ thống kênh mương, tưới tiêu, ... ……….. ……….. ……….. + Giếng nước sinh hoạt ……… ……… ……… ……. ……. ……. ………. ………. -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên + Ý thức vệ sinh môi trường - Giá trị tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn (VD: rừng, đông vạt hoang dã,…) + Tình trạng phá rừng, đốt rừng + Hoạt động trồng mới ………. rừng + Đánh bắt động vật hoang dã (rùa, chim trời, …) + Hoạt động tận diệt động vật (xiệc điện, đánh bắt cá con,….) Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý anh/chị! 88 PHỤ LỤC 3 BẢNG CÂU HỎI Dành cho các nông hộ không tiếp cận với nguồn tín dụng của Dự án…………….................tỉnh:………………. Ấp: ………………….. Xã: ………………………Huyện: …………..………… Ngày phỏng vấn: ………………………………………………………………… Tên người phỏng vấn: …………………………………………………………… Câu 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn: - Họ và tên: …………………………………………………………… - Số điện thoại liên lạc……………………………………………… - Giới tính: 1 (Nam) - Dân tộc: 1. Kinh 2 (Nữ) 2. Khmer 3. Hoa 4. Khác - Tôn giáo: ……………………………………………………………. .. - Tuổi: ……………………………………………………………………. - Số nhân khẩu sống chung trong gia đình: ……………………………… - Số thành viên tham gia lao động trong gia đình:……………………….. - Số thành viên không tham gia lao động trong gia đình:………………… Câu 2: Số thành viên trong tuổi đi học (6 tuổi đến 22 tuổi)?..............người. Trong đó, đi học được…………….người. Câu 3: Anh/Chị làm nghề gì? (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán (4) Làm thuê (5) Khác Câu 4: Nguồn thu nhập của gia đình Anh/Chị chủ yếu từ? Bao nhiêu/tháng? 89 (1) Trồng trọt: ………………triệu/tháng (2) Chăn nuôi:……………….triệu/tháng? (3) Buôn bán:………………..triệu/tháng? (4) Làm thuê:………………..triệu/tháng? (5) Khác:……………….triệu/tháng? Câu 5: Từ trước đến nay Anh/Chị từng được vay từ dự án nào chưa?................ Số tiền vay bao nhiêu……………………………….triệu đồng. Câu 6: Nếu được vay, anh/chị sẽ dùng để làm gì? 1. Sản xuất, kinh doanh 2. Để tiêu xài hàng ngày 3. Để cho con ăn học 4. Để mua sắm vật dụng gia đình 5. Khác Câu 7. Trong 12 tháng vừa qua, có thành viên nào trong gia đình Anh/Chị đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không? 1. Có 2. Không Câu 8. Gia đình Anh/chị đã phải trả những chi phí điều trị gì trong 12 tháng vừa qua? ( Chi trả cho các dịch vụ theo yêu cầu của BS, phương tiện vận chuyển, mua công, dụng cụ và các dịch vụ chăm sóc có liên quan/ Hoạt động Số tiền (1.000 VND) Câu 9. Gia đình Anh/Chị có gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay không? 0. Không có khó khăn 1. Khoảng cách đến các điểm chăm sóc sức khỏe 2. Không đủ tiền để có được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3. Không đủ kiến thức về điều trị bệnh 90 4. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 5. Bệnh viện không đủ điều kiện (cơ sở vật chất, đôi ngũ bác sĩ, y tá) 6. Khác ( Ghi rõ)................................................... Câu 10. Vui lòng cho biết chi tiêu hàng tháng của gia đình trước và sau thời điểm dự án bắt đầu: Hạng mục Trước khi vay Sau khi vay Tổng chi phí Chi phí thực phẩm Chi phí y tế Chi phí mua sắm mới phục vụ sinh hoạt Chi phí giải trí Chi phí giáo dục Chi phí đi lại Chi phí khác Câu 11. Tâm lý sản xuất khi không được tiếp cận tín dụng có sự thay đổi : A. Thoải mái hơn B. Áp lực hơn C. Không D. Khác....... Câu 12: Gia đình bạn Anh/Chị có ai làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dựa án không? 1. Có 2. Không Câu 13. Nếu được tạo điều kiện để vay vốn từ dự án thì Anh/chị có muốn vay không? 1. Có 2. Không 11.1. Muốn vay, nhưng không vay được do : 1 – Không có tài sản thế chấp 2 – Không được bảo lãnh 3 – Không biết vay ở đâu 4 – Không quen cán bộ tín dụng 5 – Không lập được kế hoạch xin vay 91 6 – Không biết thủ tục vay 7 – Không được vay mà không rõ lý do 8 – Có khoản vay quá hạn 9 – Khác (ghi rõ):……………………………………………… 11.2. Không muốn vay do : 2 – Chưa từng vay vốn ở ngân hàng 1 – Không có nhu cầu 3 – Số tiền vay được quá ít so với nhu cầu 4 – Thời hạn vay quá ngắn 5 – Chi phí vay quá cao 6 – Thủ tục vay quá rườm rà 7 – Không thích thiếu nợ 8 – Chờ đợi lâu không kịp thời vụ 9 – Không có khả năng trả nợ 10 – Khác (ghi rõ): ………… Câu 14. Khi có nhu cầu về vốn thì Anh/chị sẽ vay hay mượn tiền ở đâu? 1. Các tổ chức tín dụng chính thức 2. Các tổ chức đoàn thể 3. Vay mượn bạn bè, người than 4. Vay từ những người cho vay lấy lãi 5. Khác (cụ thể) Câu 15. Những kiến nghị của Anh/chị để có thể vay vốn thuận lợi hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Câu 16: Cuộc sống gia đình Anh/Chị có thay đổi so với trước thời điểm triển khai dự án không? (1) Thay đổi xấu hơn (2) Không thay đổi (3) Thay đổi tốt hơn -Cuộc sống + Tài sản ……. ……. ……. + Đất đai …… …… …… 92 + Công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị …… …… …… ……… ……… ……… + Nhà cửa ……. ……. ……. + Vật dụng gia đình ……… ……… ……… + Khả năng hạn chế hiện tượng ép giá (có còn bị ép giá không?) ……… ……… ……… + Đa dạng cây trồng vật nuôi ……… ……… ……… + Khả năng chống chọi với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. ………. ………. ………. …… …… …… + Tạo lương thực bằng ……….. các hình thức bất lợi (vay nặng lãi, bán lúa non, khai thác lâm sản trái phép,…) ……….. ……….. + Khả năng đáp ứng lương thực hiện tại (Vd: mua gạo hàng ngày, hay mua sẵn cả tuần, tháng, quý,...) ……….. ……….. + Phương tiện đi lại -Giảm khả năng tổn thương -An ninh lương thực được cải thiện + Tình trạng thiếu ăn ……….. -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên + Hệ thống kênh mương, tưới tiêu, ... ……….. 93 + Giếng nước sinh hoạt ……… + Ý thức vệ sinh môi trường - Giá trị tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn (VD: rừng, đông vạt hoang dã,…) + Tình trạng phá rừng, đốt rừng ……. + Hoạt động trồng mới ………. rừng ……. ……. ………. ………. + Đánh bắt động vật hoang dã (rùa, chim trời, …) + Hoạt động tận diệt động vật (xiệc điện, đánh bắt cá con,….) Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý anh/chị 94 [...]... cận tín dụng của nông hộ; - Mục tiêu 2: Phân tích sinh kế của nông hộ tham gia dự án. ; - Mục tiêu 3: Đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án; - Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng vi mô đến sinh kế nông hộ tham gia dự án; 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của tín dụng vi mô đến sinh kế. .. nguồn sinh kế nông hộ trong dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo tại Sóc Trăng là cần thiết nhằm trung nghiên cứu, đánh giá các tác động của tín dụng vi mô đến sinh kế của nông hô, đồng thời có giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tác. .. dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo Ngoài ra, đề tài còn sơ lược về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ cũng như phân tích nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Những hiểu biết về tiếp cận tín dụng giúp nông hộ dễ dàng có được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh Đồng thời, những hiểu biết về các nguồn sinh kế của nông. .. tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo, tiếp cận các dịch vụ phục vụ, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, vệ sinh môi trường” (xin được gọi tắc là dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo) do tổ chức ActionAid Vi t Nam tài trợ tại tỉnh Sóc Trăng 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu chung, ta cần đi vào... một trong những hỗ trợ kịp thời và vô cùng thiết thực nhằm cải thiện sinh kế hộ của nông dân Đa số người dân dễ dàng tiếp cận với các sự hỗ trợ này Cho đến nay có thể nói dự án đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây, đặc biệt là nông dân, nhưng cụ thể nó tác động ra sao và như thế nào đến vấn đề sinh kế của người dân thì còn chưa rõ lắm Vì vậy, đề tài “ Tác động của tín dụng vi mô đến nguồn. .. là người tổ chức sản xuất Do đó, vi c tổ chức sản xuất của nông hộ có nhiều ưu điểm và mang tính đặc thù cao d) Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ Lao động trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi lao động Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công vi c... chính người nghèo thường hiểu về họ và nhu cầu của họ tốt nhất và vì vậy phải lôi kéo họ tham gia trong vi c thiết kế các chính sách và dự án để cải thiện số phận của họ Khi thiết kế, chúng thường được cam kết nhiều hơn để thực hiện Vì vậy, sự tham gia của người nghèo sẽ cải thiện kết quả của dự án Bên cạnh đó, sự tác động cải thiện nâng cao sinh kế của hộ được bằng các họat động nông nghiệp cho thấy... sinh kế: Chiến lược sinh kế là những quyết định trong vi c lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình hoặc cá nhân để kiếm sống cũng như đạt được ước vọng của họ (FLITCH, 2012) d) Đánh giá sinh kế: Đánh giá sinh kế là vi c xem xét các thành tố trong khung phân tích sinh kế bền vững đối với các hoạt sản xuất của các hộ gia đình trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội... nào là một nông hộ cho thật chính xác 2.1.1.3 Sinh kế nông hộ a) Các khái niệm về sinh kế Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng... Tín dụng vi mô tác động đến nguồn sinh kế của nông hộ như thế nào? + Câu hỏi nghiên cứu 4: Nông hộ phải làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn? Từng phần của nội dung đề tài sẽ lần lược trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Đức Vinh (2011), nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long”, luận án thạc sĩ, Đại học Cần Thơ Tác ... “ Tác động tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ dự án Hỗ trợ nâng cao mức sống cho người nghèo Sóc Trăng cần thiết nhằm trung nghiên cứu, đánh giá tác động tín dụng vi mô đến sinh kế nông. .. MSSV: 4104220 TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TRỢ VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã... tả dự án 41 3.3.2 Mô tả quy trình cho vay 41 v CHƯƠNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN HỖ TRỢ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI NGHÈO

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan