khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả

89 706 1
khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG  Luận văn tốt nghiệp Ngành: THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN BÕ SỮA Ở CẦN THƠ, LONG AN, SÓC TRĂNG VÀ LỰA CHỌN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S PHẠM HOÀNG DŨNG LÊ HỮU TRÍ Th.S NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT MSSV: LT11673 LỚP: THÚ Y LT K37 Cần Thơ, 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG  LÊ HỮU TRÍ KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN BÕ SỮA Ở CẦN THƠ, LONG AN, SÓC TRĂNG VÀ LỰA CHỌN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ Luận văn tốt nghiệp Ngành: THÚ Y Cần Thơ, 12/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa chọn phác đồ điều trị hiệu quả. Do sinh viên Lê Hữu Trí thực hiện tại TP Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Duyệt Bộ Môn Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Duyệt giáo viên hƣớng dẫn Phạm Hoàng Dũng Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƢD ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kì công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Lê Hữu Trí iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Cha mẹ gia đình đã ủng hộ, động viên động viên tinh thần vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Vô cùng cảm ơn thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tâm giúp đỡ, dìu dắt, động viên trong suốt quá trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Trưởng phòng Chăm Sóc Khách Hàng Công ty CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y Vemedim. Đã nhiệt tình giúp đở tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này. Đồng gửi lời cảm ơn đến anh Bùi Hoàng Huy, anh Võ Duy Thanh các anh chị trong phòng kinh doanh, anh Huỳnh Minh Trí cùng tất cả các anh chị phòng vi sinh – Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Cty Vemedim đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài..... Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Bộ Môn Thú Y đặc biệt là thầy chủ nhiệm Trần Ngọc Bích đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức vô cùng quý báo, động viên để tôi hoàn thành luận văn như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn tất cả anh, chị em ở hộp tác xã Evergrowth đặc biệt là anh Huỳnh Nhật Lam đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở. Cuối cùng xin chân thành biết ơn mọi người giúp đỡ tôi và nó sẽ mang theo tôi trong suốt cuộc đời. Cần Thơ, tháng 12 năm 2013 Lê Hữu Trí iv TÓM LƢỢC Đề tài: “Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa ở Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả”. Thực hiện từ 06/2013 đến 10/2013. Qua quá trình khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản tại một số nông hộ, trang trại chăn nuôi bò sữa ở thành phố Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng. Qua phân loại bệnh sinh sản trên bò và thử hiệu điều trị một số thuốc cho bò bị bệnh sinh sản. Tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản của bò sữa ở một số nông hộ và trang trại nuôi ở thành phố Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng là 32,96%. Trong đó bò sữa nuôi theo hình thức nông hộ mắc bệnh sinh sản với tỷ lệ bệnh là 36,33% cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trang trại là 20%. Tỷ lệ bệnh sinh sản xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn bò sữa không mang thai chiếm 70,83% so với tổng số con bệnh. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn này là bệnh viêm tử cung, viêm âm đạo, chậm lên giống, rối loạn lên giống chiếm tỷ lệ cao. Đối với bệnh chậm động dục, rối loạn động dục. Chúng tôi đưa ra bốn phác đồ điều trị, Kết quả phác đồ chứa: Clotenol2++ O.S.T fort của công ty vemedim ( tỷ lệ động dục là 100% ), tỷ lệ phối giống có chửa đạt 88,89% tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm. Đối với bệnh viêm tử cung. Chúng tôi đưa ra ba phác đồ điều trị, kết quả phác đồ chứa: Clotenol2+ + Oxytocin + Viêm đặt tử cung + Vitamin C 1000 ( tỷ lệ khỏi bệnh 90,9%, tỷ lệ động dục lại là 80%, tỷ lệ phối đậu là 87,5% ). Tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm. Đối với bệnh sẩy thai, sát nhau. Chúng tôi đưa ra hai phác đồ điều trị. kết quả phác đồ chứa: Oxytocin + Vimekat + Viêm đặt tử cung 1000 ( tỷ lệ khỏi bệnh 85,71%, tỷ lệ động dục lại là 83,33% ), tỷ lệ phối đậu là 80%. Tỷ lệ này rất cao so với pháp đồ còn lại. v MỤC LỤC Trang tựa........................................................................................................................ i Trang duyệt ................................................................................................................... ii Lời cam đoan ............................................................................................................... iii Lời cảm ơn ................................................................................................................... iv Tóm lược ...................................................................................................................... v Mục lục ........................................................................................................................ vi Danh sách chữ viết tắt .................................................................................................. x Danh mục bảng ............................................................................................................ xi Danh mục hình............................................................................................................ xii Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... xiii CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 CHƢƠNG II:CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 2 2.1. Sơ lược về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thới giới cũng như ở Việt Nam ........ 2 2.1.1 Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới................................................. 2 2.1.2. Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam ................................................ 2 2.1.2.1 Tiến trình hình thành công tác nghiên cứu bò sữa ở Việt Nam ....................... 2 2.1.2.2 Những thành tựu về nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam............. 4 2.2. Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bò cái ............ 6 2.2.1. Buồng trứng (Ovarium) ...................................................................................... 6 2.2.2. Ống dẫn trứng (Ovidustus) ................................................................................. 7 2.2.3. Tử cung (Uteus) .................................................................................................. 7 2.2.4. Âm đạo (Vagina) ................................................................................................ 8 2.2.5. Các bộ phận khác................................................................................................ 8 2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái .................................................................... 8 2.3.1. Sự thành thục về tính .......................................................................................... 8 vi 2.3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục) .......................................................................... 9 2.3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục .................................... 10 2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái .......................... 13 2.4. Một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn bò hướng sữa .................................. 15 2.4.1. Bệnh trong giai đoạn mang thai........................................................................ 15 2.4.2. Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ ................................................................ 15 2.4.3. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai ................................................. 17 2.4.3.1. Bệnh thường gặp sau khi đẻ .......................................................................... 17 2.4.3.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa ........................................................... 18 2.5. Các hormone sinh sản chính ................................................................................ 18 2.5.1. Oestrogen .......................................................................................................... 18 2.5.2. GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone ) .................................................... 19 2.5.3. Các hormone Gonadotropin ............................................................................. 19 2.5.4. Progesterone ..................................................................................................... 20 2.5.5. Prostaglandin .................................................................................................... 20 2.6. Một số vi khuẩn gây bệnh sinh sản .................................................................... 21 2.6.1. Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) ............................................................. 21 2.6.2. Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn)........................................................ 23 2.6.3. Escherichia coli (E. coli) .................................................................................. 24 CHƢƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 28 3.1. Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 28 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 28 3.2.1. Khảo sát một số bệnh sinh sản ......................................................................... 28 3.2.2. Lấy mẫu lập phác đồ điều trị ............................................................................ 28 3.3. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 29 3.3.1. Dụng cụ và hóa chất ......................................................................................... 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 29 vii 3.4.1. Chẩn đoán lâm sàng.......................................................................................... 29 3.4.3. Các bệnh cần theo đỏi chẩn đón ....................................................................... 30 3.5. Phương pháp thí nghiệm..................................................................................... 31 3.5.1. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 31 3.5.1.1. Chuẩn bị dụng cụ ........................................................................................... 31 3.5.1.2. Tiến hành ....................................................................................................... 31 3.5.2. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn .............................................................................. 32 3.6. Kháng sinh đồ ...................................................................................................... 36 3.7. Các thuốc của dùng trong phác đồ ...................................................................... 39 3.8. Phác đồ điều trị .................................................................................................... 39 3.8.1. Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục .......................................................... 39 3.8.2. Bệnh viêm tử cung............................................................................................ 39 3.8.3. Bệnh sẩy thai, sót nhau ..................................................................................... 40 3.9. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 40 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 41 4.1. Tổng quát về tình hình chăn nuôi tại các tỉnh ..................................................... 41 4.1.1. Phương thức chăn nuôi ..................................................................................... 41 4.1.2. Phương thức vắt sữa. ........................................................................................ 41 4.1.3. Tình hình vệ sinh .............................................................................................. 41 4.2. Kết quả Tỷ lệ bệnh sinh sản ở bò sữa ................................................................. 42 4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa................................................................. 42 4.2.2. Tình hình mắc bênh sinh sản theo hình thức chăn nuôi ................................... 42 4.2.3. Tỷ lệ bệnh sinh sản trong các thời gian nuôi dưỡng ........................................ 43 4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn ................................................................................... 45 4.4. Kết quả kháng sinh đồ ......................................................................................... 46 4.5. Kết quả điều trị thí nghiệm bệnh sinh sản ........................................................... 47 4.5.1. Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị ...... 47 viii 4.5.2. Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh viêm tử cung ................................................ 49 4.5.3. Phác đồ điều trị thí nghiệm sát nhau, sẩy thai .................................................. 50 4.5.4. Đặt thuốc viên đặt tử cung cho bò mới đẻ........................................................ 50 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 52 5.1. Kết luận................................................................................................................ 52 5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM THẢO ........................................................................................ 53 PHỤ LỤC ix DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải BA Blood Agar EMB Eosin Methylene Blue Agar GnRH Gonadotropin Realising Hormone HF Holstein Friesian HTNC Huyết thanh ngựa chữa HCG Human Chorionic Gonadotropin LBK Lang trắng đen Bắc Kinh LS Lai Sind LH Lutein hormone LRH Lutein Realising Hormone LTH Lutein tropin hormone MC MacConkey Agar MSA Mannitol Salt Agar MHA Mueller Hinton Agar MR Methyl Red VP Voges ProsKauer NA Nutrient Agar NB Nutrient Borth PRH Prolactin Realising Hormone PMSG Pregnant Mare Serum Gonadotropin S.aureu Staphylococcus aureu TSA Tryptycase Soy Agar FRH Folliculin Realising Hormone FSH Folicullin Stimulating Hormone x DANH MỤC BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1 Số lượng mẫu bệnh phẩm 2 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Staphylococcus 3 Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn E.coli 36 4 Bảng đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus spp (NCCLS, 2004; CLSI, 2012) 37 5 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số loại kháng sinh đối với vi khuẩn E. coli (NCCLS, 2004; CLSI, 2012) 38 6 Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị 39 7 Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh viêm tử cung 39 8 Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh sẩy thai, sát nhau 40 9 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản 42 10 Tỷ lệ nhiểm bệnh theo hình thức chăn nuôi 42 11 Bệnh trong thời gian gia súc mang thai và trong quá trình sinh đẻ 43 12 Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai 44 13 Kết quả phân lập vi khuẩn đối với mẫu bệnh phẩm 45 14 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphlococcus aureus 46 15 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Escherichia coli 47 16 Kết quả phác đồ điều trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục 48 17 Kết quả phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung 49 18 Kết quả điều trị bệnh sát nhau, sẩy thai 50 19 Kết quả đặt thuốc viêm đặt tử cung cho bò mới đẻ 51 32 xi 32 DANH MỤC HÌNH Hình Tựa hình Trang 1 Bò sữa ở nông hộ sát nhau 16 2 Bò sữa ở nông hộ trượt té sẩy thai 16 3 Dịch mủ chảy ra từ âm hộ 17 4 Dịch mủ chảy ra xuống nền chuồng 17 5 Vi khuẩn Staphylococcus 21 6 Vi khuẩn Staphylococcus trên MSA 21 7 25 8 Vi khuẩn E. Coli Trang trại tập trung 9 Hộ nông gia đình 28 10 Cách lấy mẫu dịch viêm 31 11 Phản ứng sinh hóa vi khuẩn E. Coli 36 12 Kháng sinh đồ vi khuẩn Staphylococcus aureus 38 13 Kháng sinh đồ vi khuẩn E. Coli 38 28 xii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tựa sơ đồ Trang 1 Cơ chế điều hòa động dục 12 2 Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus 33 3 Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Streptococcus spp 34 4 Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn E.coli 35 xiii CHƢƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trong những năm gần đây đang dần dần trở thành ngành sản xuất chính ở nhiều vùng nông thôn, nó đã góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Để có thể chăn nuôi bò sữa hiệu quả bên cạnh các vấn đề về giống, dinh dưỡng, thức ăn, vấn đề chăm sóc thú y rất được coi trọng. Trong đó việc quản lý và điều trị các bệnh sinh sản cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Trên thới giới tỉ lệ bò sữa loại thải do nguyên nhân bệnh về sinh sản chiếm 1314% tổng đàn hàng năm. Tại Việt Nam, các vấn đề về bệnh sinh sản xuất hiện ngày càng gia tăng, song song nhiều cùng với sự phát triển của đàn bò sữa. Bệnh gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi từ việc giảm khả năng sinh sản, giảm năng xuất sữa, cho đến việc loại thải khỏi đàn, chi phí điều trị bệnh sinh sản cao nhưng hiệu quả lại thấp. Xuất phát từ thực tế trên được sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, sự hỗ trợ của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y Vemedim, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa ở Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả ”. Mục đích của đề tài Điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra phác đồ điều trị nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa. 1 CHƢƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Sơ lƣợc về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thới giới cũng nhƣ ở Việt Nam 2.1.1 Sơ lƣợc tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có 1.500 triệu con bò sữa nhưng được phân bố không đều giữa các châu lục. Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý tự nhiên của mỗi nước, tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc. Các nước có nền kinh tế kém phát triển ở Châu Phi và Châu Á chủ yếu chăn nuôi bò hướng thịt và cày kéo. Trong những năm gần đây, một số nước đã chú trọng và có nhiều dự án để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu Á nhất là Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, có một số nước đã thành công với tốc độ này như Trung Quốc, năm 2002 có 5.66 triệu con bò sữa, tổng sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đài Loan đã tự sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu về sữa. Thái Lan đã sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước... Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa lâu đời, các nước Châu Á có 2 loại hình sản xuất sữa: + Loại hình 1: sản xuất sữa chủ yếu dựa trên giống (River Baffalo) và bò U (Bos Indicus) với yêu cầu đầu tư và kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở nông thôn và thành thị. Nhóm này chủ yếu gồm các nước ở Nam Á: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađet, Nepan, Xrilanca, là các nước có nghề sản xuất sữa truyền thống. + Loại hình 2 : gồm các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải là truyền thống, chỉ nuôi bò hạn chế ở một số vùng với giống bò có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ, nên đòi hỏi đầu tư và trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề. Nhóm này gồm các nước Thái Lan, Malaixia, Philippin, Indonexia, Việt Nam ( Nguyễn Văn Thiện, 2000). Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành chăn nuôi trâu bò sữa nói chung và bò sữa nói riêng là khối lượng sữa tính trên đầu người. Đứng hàng đầu là Tây Tây Lan (1902kg sữa/đầu người). Lượng sữa đạt trên 500kg/đầu người là Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Úc, Thuỵ Sĩ, Ba Lan. Từ 300-500kg sữa/đầu người là Nga, Đức, Canada, Nhật, Thuỵ Điển. Các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ... chỉ đạt 4-71 kg sữa/đầu người. 2.1.2. Sơ lƣợc tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 2.1.2.1 Tiến trình hình thành công tác nghiên cứu bò sữa ở Việt Nam Sữa và các sản phẩm sữa luôn luôn là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người kể từ khi mới chào đời. Thế nhưng ở nước ta từ ngàn xưa do nền kinh tế lạc hậu 2 kém phát triển, người dân hoàn toàn không có khái niệm về sữa, do đó không có tập quán uống sữa và cũng không bao giờ nghĩ đến việc nuôi bò lấy sữa. Dưới thời Pháp thuộc nhà kinh tế học Pháp Havard Duclos (1939) nhận xét có sự khác nhau về mục đích chăn nuôi giữa người Pháp và người Việt Nam. Người Việt Nam có tổ chức chăn nuôi gắn liền với nghề trồng lúa, nên chú trọng nuôi lợn để có chi tiêu trong gia đình và phân bón cho trồng trọt. Còn người Pháp chăn nuôi nhắm lấy phân bón cho chè, cà phê, cao su,... với tính toán nuôi ít đầu con gia súc mà có nhiều phân bón, nên họ nuôi bò. Như vậy, người Pháp tổ chức chăn nuôi gắn liền với phát triển cây công nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu thịt sữa cho những địa bàn có người Pháp và kiều dân Pháp. Năm 1923: 80 bò Sind thuần được nhập vào Việt Nam, trước đó, đã nhập một số giống bò ôn đới châu Âu: Normand, Hollandais, Terentais, Charolais,... Từ khi nhận thêm bò Sind của Ấn Độ, người chăn nuôi nhận thấy giống bò Sind dễ nuôi hơn nhiều so với các giống bò ôn đới, đã nuôi vắt sữa ở Sài Gòn, Hà Nội và vùng phụ cận. Vào những năm 1962 - 1968 ta đã nhập một số bò sữa Lang trắng đen Bắc Kinh về nuôi ở các nông trường Sa Pa, Than Uyên, Tam Đường, Ba Vì, riêng ở Ba Vì có 30 con, nuôi ở đây bò thường mắc bệnh ký sinh trùng đường máu, sốt cao, chết đột ngột, sản lượng sữa thấp, trong 3 lứa đầu (I, II, III) chỉ đạt bình quân 1982  62,9; 1921  81,9; 1937  111,8 kg sữa/chu kỳ 300 ngày. Chuyển lên nuôi ở Mộc Châu, lượng sữa tăng lên đạt tương ứng 2376  52; 2999  79 và 3258  65 kg sữa/chu kỳ. Năm 1970 ta đã nhập đợt đầu 130 bò sữa Holstein Friesian (HF) Cu Ba nuôi ở Trung tâm giống bò sữa Hà Lan Sao Đỏ. Đàn bò nhập vào nuôi ở đây qua 10 năm thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng sữa đạt 3800 - 4200 kg sữa/chu kỳ, một số con đạt 6000 kg sữa, đặc biệt có con đạt 9000 kg sữa/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,1 - 3,2%,... Từ đó, ta đã kết luận giống bò sữa cao sản Holstein Friesian có thể nuôi được ở Việt Nam và thích hợp nhất là ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm dưới 210C như Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng). Do đó, năm 1976 ta đã nhập thêm 746 con của Cu Ba về nuôi ở Mộc Châu và năm 1978: 255 con về nuôi ở Đức Trọng, tính đến thời điểm này, ta đã nhập của Cu Ba tất cả khoảng 1900 bò giống HF nuôi ở Mộc Châu và Lâm Đồng, còn bò đực giống nuôi ở Trung tâm Moncada để sản xuất tinh viên đông lạnh. Tháng 12 năm 2001 dự án phát triển giống bò sữa Quốc Gia nhập 99 bò cái HF và 5 đực giống HF, 80 bò cái Jersey từ Mỹ để làm giống. Năm 2002 các địa phương đã nhập 3000 bò cái HF từ australia để sản xuất sữa. Song song với nhập và nuôi thuần giống bò sữa Lang trắng đen Bắc Kinh (LBK). Năm 1964, ta dùng đực giống LBK lai với bò cái Lai Sind (LS) tạo đàn bò lai F1, sản lượng sữa đạt bình quân 1800 kg sữa/chu kỳ 300 ngày, tăng gấp 2 lần so với sản lượng sữa đàn bò cái LS. Đến năm 1970, khi có giống bò sữa HF Cu Ba, ta dùng đực giống bò này lai với bò cái LS, sản lượng sữa của bò lai F1 đạt 2081  118 kg/chu kỳ, cao hơn 3 so với bò lai F1 (LBK x LS). Cho lai cấp tiến tạo đàn bò lai hướng sữa F2 3/4 HF, sản lượng sữa bình quân đạt 2428  122 kg sữa/chu kỳ. Từ những kết quả trên, chúng ta thấy muốn có đàn bò sữa nuôi rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau của đất nước, ngoài giống bò sữa HF nhập nội và nuôi ở Mộc Châu, Lâm Đồng, chúng ta phải dùng bò đực giống Holstein Friesian cho lai với đàn bò cái Lai Sind, tạo đàn bò lai hướng sữa có 50 - 75% máu bò HF, đạt sản lượng sữa ban đầu 2200 - 2500 kg sữa/chu kỳ 305 ngày với tỷ lệ mỡ sữa 3,8 - 4,2%. Để đạt được mục tiêu trên, trong gần 40 năm qua, chúng ta đã tiến hành một cách có hệ thống theo từng thời gian những nội dung cần thiết như điều tra khảo sát tình hình dùng bò Zebu giống Red Sindhi cải tạo nâng cao tầm vóc, khối lượng và khả năng sản xuất của bò Vàng Việt Nam, theo dõi tổng kết khả năng thích nghi giống bò HF nuôi tại Việt Nam, nghiên cứu so sánh một số công thức lai để chọn công thức lai tối ưu, xây dựng sơ đồ tạo giống theo dòng và theo dõi năng suất đời con của các dòng để chọn những dòng có năng suất cao dùng cho nhân đàn và xây dựng đàn bò hạt nhân. Đề tài triển khai ở nông trường Ba Vì từ năm 1964 (nay là Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì). Sau năm 1970 mở rộng nghiên cứu ở nông trường Phù Đổng (nay là Trung tâm Giống bò sữa Hà Nội) và nuôi thử nghiệm lấy sữa ở hợp tác xã Từ Đình Gia Lâm. Đề tài được triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống từ năm 1975 khi có đề án lai tạo bò sữa và nông trường Ba Vì chuyển về Viện Chăn Nuôi quản lý, nhất là từ năm 1980 đến nay khi có chương trình KHCN cấp nhà nước 02.08 giai đoạn 19811985; 02.B giai đoạn 1986 - 1990 và KN.02 giai đoạn 1991 - 1995. Trong chương trình này, đề tài về bò sữa được tiến hành tập trung triển khai nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất ở cả 2 miền đất nước, nhất là ở Tp. Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận. 2.1.2.2 Những thành tựu về nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam a. Giống bò vàng địa phương của ta do chăn nuôi thiếu dinh dưỡng lâu đời, từ thế hệ này qua thế hệ khác, nên nhỏ con, năng suất thấp, số liệu điều tra hai năm 1977 - 1978 trên 3000 bò cái sinh sản thuộc 8 tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, còn ở các tỉnh khác số lượng không nhiều, khối lượng bò cái trưởng thành giao động từ 180 kg (bò Lạng Sơn) đến 220 kg (bò Sông Bé). Bình quân khối lượng đàn bò trong diện điều tra là 200 kg với chiều cao vây 102,2 cm, dài thân chéo 113,3 cm và vòng ngực 140,6 cm, tương ứng với đàn bò vàng Thanh Hoá. b. Dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi phối với bò cái vàng địa phương đã đưa khối lượng đời con (bò Lai Sind) khi trưởng thành từ 200 kg lên đạt 275  2,09 kg tăng 3540% với chiều cao vây 112,11  0,30 cm; dài thân chéo119,02 cm; vòng ngực 156,82  0,55 cm, sản lượng sữa tăng gấp 2 lần, từ 300 - 400 kg sữa ở bò vàng Việt Nam lên 4 đạt 790 - 950 kg sữa ở bò Lai Sind, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5% từ 44% lên 49%. Sức kéo cũng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên vẫn chưa có sữa hàng hoá. Từ kết quả này đã xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho triển khai vào sản xuất từ năm 1985, nhưng cho đến năm 1995 nhờ có dự án khuyến nông chăn nuôi CR.2561-VN kết quả công trình mới được triển khai trên diện rộng. c. Theo dõi nuôi thích nghi giống bò sữa Holstein Friesian Cu Ba và dùng đực giống bò này cho lai với bò cái vàng địa phương có chọn lọc (công thức Hà - Việt) bò cái Lai Sind (công thức Hà - ấn) và với bò cái Sind thuần (HF x Sind) để chọn công thức lai tốt nhất. Từ kết quả xác định công thức lai nhận thấy: Dùng bò cái Lai Sind cho lai với bò đực giống HF và cho lai cấp tiến để đạt 75% HF, có bò lai F1 1/2, F2 3/4, F2 5/8 HF lấy sữa, sản lượng sữa cao hơn hẳn so với lai với bò nội (Hà Việt). Nếu đàn bò cái nền là bò Sind thuần thì hiệu quả lai tạo và cho sữa còn cao hơn. Từ đó đã đề xuất với cơ quan quản lý và các nông trường, Trung tâm có nuôi bò Sind và bò Sahiwan thuần, dành một tỷ lệ đàn cái nhất định cho lai với đực giống HF tạo bò lai hướng sữa năng suất cao để nhân đàn và xây dựng đàn hạt nhân. d. Sử dụng 4 dòng: International, Ceiling, Tauro và Rocky giống bò Holstein Friesian phối giống với 4 nhóm bò cái lai Sind và theo dõi năng suất con sinh của chúng. Chúng tôi nhận thấy dòng Ceiling cho sản lượng sữa (2215,71  198,75 kg/sữa/chu kỳ 305 ngày) và gia trì giống PD cao nhất và cao hơn sản lượng sữa bình quân (1840,56  171,82 kg sữa/kg chu kỳ) của 4 dòng gộp lại. Sau đó là dòng Tauro nhưng sản lượng sữa cũng chỉ đạt 1702,85  163,16 kg sữa/chu kỳ. Từ đó ta đã chọn được đực giống 222 (giá trị giống PD 331,48) đực giống số223 (PD 277,57) và đực giống số 109 (PD 218,02) dòng Ceiling và đực giống số 205 (PD 106,61) dòng Tauro nuôi sản xuất tính đông lạnh dùng trong phối giống tạo đàn bò lai hướng sữa. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và sản xuất rất lớn, dùng bò đực giống HF, nhưng dùng dòng Ceiling (thiếu thì bổ sung dòng Tauro với tỷ lệ thấp) để phối giống đã tạo được đàn bò lai hướng sữa năng suất cao hơn hẳn so với trước đây. e. Ngay từ đầu, nhất là từ những năm 70 cùng với nghiên cứu về lai giống ta đã nghiên cứu thích nghi nhiều giống cỏ trồng, chọn được một số giống có năng suất cao như cỏ voi Napier (pennisetum purpureum) cỏ voi lai Kingrass, cỏ Ghine (Panicum Maximum), cỏ Pangola Pa32 (Digitaria descumbens) cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis) cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis) và cây keo dậu (Leucanaleucocephala) dùng cho ăn tại chuông, cắt ủ chua, phơi khô dự trữ và đã một thời (19971-1974) có cả cải bắt cây mạch ba góc là nguồn thức ăn xanh thô và nhiều nước rất tốt cho nuôi bò sữa. Cùng giải quyết nguồn thức ăn, đã nghiên cứu xác định chế độ dinh dưỡng cho bò lai: - 7425 Kcal NLTĐ (tương ứng 3,17 ĐVTA), 427 g protein, 18g Ca và 14 g P/ngày cho bê lai từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bê đạt khối lượng 107 - 116 kg. 5 - 17250 Kcal NLTĐ (tương ứng 6,9 ĐVTĂ), 924 g protein, 36 g Ca và 18 g P/ngày cho bê hậu bị 7 - 24 tháng tuổi, bê đạt khối lượng phối giống lứa đầu (280 - 300 kg). - 29.125 KCal NLTĐ (tương ứng 11,65 ĐVTA), 1467 g protein, 85 g Canxi, 36g P/ngày cho bò cái vắt sữa có khối lượng 350 - 400 kg. Kết quả sản lượng sữa của bò lai hướng sữa đã đạt: F1 1/2; HF 2788 - 3414 kg; F2 3/4 HF 3008-3615 kg sữa/chu kỳ ở miền Bắc và F1 1/2 HF 3643  135; F2 3/4 HF 3795  109; F3 7/8 HF 3414  86 kg sữa/chu kỳ ở phía Nam, không thua kém Cu Ba (3565 kg/chu kỳ) và các nước Châu Mỹ La Tinh: Verezuela (3235 kg/chu kỳ), cao hơn các nước Châu á: ấn Độ (3097 kg/chu kỳ). Pakistan (3113 kg/chu kỳ), Thái Lan (2745 kg/chu kỳ) và các nước Châu Phi: Ecthiopia (2079 kg/chu kỳ). f. Công tác quản lý giống bò sữa bước đầu đã được triển khía trong dự án phát triển giống bò sữa Quốc gia. Từ năm 2001 để tăng cường công tác quản ký giống bò sữa, dự án chú trọng công tác giám định, bình tuyển, làm hồ sơ lý lịch và gắn số tai cho đàn bò. Đến nay dự án đã ghi phiếu các thể và gắn số tai cho 14413 con bò cái lai hướng sữa (F1 HF; F2 HF; F3HF) và Holstein thuần. Ngoài ra, dự án đã bấm số tai cho 4226 bò lai Sind để lai tạo bò hướng sữa. Như vậy, ở nước ta trước đây chưa có bò sữa, đến năm 2015 chúng ta đã có khoảng 64.000 bò sữa, với sản lượng sữa bình quân 3200 - 3400 kg sữa/cái vắt sữa/năm đã đáp ứng trên 10% nhu cầu sữa trong nước. Đạt được thành quả trên là do có sự đóng góp hết sức to lớn của đội ngũ cán bộ khoa học chăn nuôi trong cả nước, trong đó có đội ngũ cán bộ khoa học của Viện Chăn nuôi. Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 55 năm quốc khánh 2/9 và 990 năm Thăng Long Hà Nội, "Công trình nghiên cứu bò lai hướng sữa " đã được nhà nước trao tặng giải thưởng khoa học công nghệ Nhà Nước”. Đó là sự ghi nhận thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học về bò sữa của Việt Nam trong suốt 40 năm qua. (Trần Trọng Thêm, 2004) 2.2. Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bò cái Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu sau: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, và âm hộ. 2.2.1. Buồng trứng (Ovarium) Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần một sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung. Buồng trứng thường nằm trong xoang chậu khi chưa sinh sản. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng, nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng. Bên ngoài buồng trứng là một lớp màng liên kết, bên trong được chia làm hai miền: miền vỏ và miền tuỷ. Hai miền này được cấu tạo bằng líp mô liên kết sợi xốp tạo cho 6 buồng trứng một chất đệm. Trên buồng trứng của bò có từ 70.000-100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp được phân bố tương đối đồng đều. Tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là các tế bào noãn. Khi noãn bào chín sẽ được nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Đến một giai đoạn nhất định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào sẽ vỡ ra hình thành thể vàng và thể vàng tồn tại phụ thuộc vào tế bào trứng được thụ tinh hay không thụ tinh. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu, rồi tan biến mất. Còn trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại tới khi sinh đẻ. Thể vàng tồn tại sẽ tiết ra Progesterone. Buồng trứng ngoài chức năng sinh ra tế bào trứng còn tiết ra dịch nội tiết (trong đó có hormone Oestrogen) 2.2.2. Ống dẫn trứng (Ovidustus) Ống dẫn trứng của bò nằm trên màng treo ống dẫn trứng, một đầu thông với xoang bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn. Đầu kia thông với một sừng tử cung. Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm, phễu, ống dẫn trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh,1995). Ống dẫn trứng được cấu tạo bởi 3 lớp: - Lớp ngoài là lớp sợi liên kết - Lớp giữa là lớp cơ - Lớp trong là lớp niêm mạc Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau và đồng thời một lúc. Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi bào gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử, phôi sau đó. Ngoài ra niêm mạc ống dẫn trứng và tử cung còn tiết ra men hyaluronidaza tham gia vào quá trính thụ tinh (Xukhaep, 1975, V.S.Sipilep, 1976). 2.2.3. Tử cung (Uteus) Tử cung của bò hình sừng cừu, nhìn từ ngoài vào trong gồm cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng. a. Cổ tử cung Là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo và luôn đóng, chỉ mở khi hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý. 7 b. Thân tử cung Ở bò thân tử cung ngắn, và được nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung c. Sừng tử cung Sừng tử cung ở bò gồm 2 sừng : trái và phải, 2 sừng này gắn với thân tử cung và dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử cung gọi là rãnh đầu tử cung. Tử cung cũng được cấu tạo bởi 3 lớp: - Lớp ngoài cùng là lớp liên kết sợi mỏng - Lớp giữa là lớp cơ trơn: đây là lớp cơ khoẻ nhất trong cơ thể, nó giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy thai ra ngoài. - Lớp trong cùng là lớp niêm mạc: niêm mạc tử cung bò gấp nếp nhiều lần làm cho tử cung không đồng đều tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở. Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai và phát triển được là nhờ dưỡng chất từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai đoạn đầu phần hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào "sữa tử cung" thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau này giữa mẹ và con hình thành hệ thống nhau thai. Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong qúa trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ. 2.2.4. Âm đạo (Vagina) Âm đạo là cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ. Trước âm đạo là tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh (hymen) che lỗ âm đạo. Cấu tạo âm đạo cũng được chia làm 3 lớp: tổ chức liên kết ở ngoài, cơ trơn ở giữa, lớp niêm mạc ở trong. 2.2.5. Các bộ phận khác Ngoài các bộ phận trên thì cơ quan sinh dục bò cái còn có : âm môn, âm vật, âm đạo. Đây là những bộ phận sinh dục bên ngoài, có thể nhìn, sợ và quan sát được. 2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái 2.3.1. Sự thành thục về tính Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục trên xuất hiện với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về tính. Trong thực tế, sự thành thục 8 về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Sự thành thục về tính và thể vóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng, ngoại cảnh... Nếu bò lai hướng sữa nuôi dưỡng tốt thì sự thành thục về tính lúc 12 tháng tuổi, còn thể vóc đảm bảo cho cho sự phối giống thì từ 15 tháng tuổi trở lên (Theo Sipilop, 1967) và (TXL,1999). Đối với bò Holstein Friesian nếu cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt thì có thể thành thục lúc 1012 tháng tuổi. 2.3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục) Khi đã thành thục về tính thì những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển đến độ chín nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ thì trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục ra bên ngoài gọi là chu kỳ động dục. Trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của bò thường là 21 ngày và dao động 17-24 ngày. Quá trình trứng chín và rụng chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone. Trên cơ sở đó có nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha: - Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng. - Pha Lutein: Gồm những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành thể vàng. Trong các chu kỳ động dục của bò có nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng nang (Foliculas Ware). Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời gian. Các công trình nghiên cứu theo dõi sự phát triển buồng trứng Invivo bằng phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có 2-3 sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3-9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày 11-17 và đợt 3 vào ngày 1820. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang, kích thước từ 5-7mm. Sau này có một số nang phát triển hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12-15mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào ngày thứ 6,13,21 (Salin,1987,Monget,Inter-Ag,1994) Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1-2 nang trội, vài nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang khác bị kìm hãm. Tuy vậy, khi thể vàng còn tồn tại thì nang không chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuối cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và quá trình rụng trứng mới được xảy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải nang khống chế dao động 5-6 ngày (Irelan,1987; Forture và cs, 1988). Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt 9 1,6mm/ngày (Forture và cs,1998, Savio và ctv, 1998) (trích Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997) Ở bò chu kì động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường kéo dài 25 36 giờ (V.S. Sipilop, 1967), chu kì động dục ở gia súc mang tính đặc trưng theo loài. Chu kì động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn : - Giai đoạn trước động dục - Giai đoạn động dục - Giai đoạn sau động dục - Giai đoạn cân bằng sinh học 2.3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục Hoạt động sinh sản chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch. Hệ thần kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung động của ngoại cảnh vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating Hormone) và LH. Hai hormone này theo mạch máu tác động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra oestrogen. Trong quá trình sinh lý bình thường khi gia súc đến tuổi trưởng thành, buồng trứng đã có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể đã có sẵn một lượng nhất định về oestrogen. Chính hormone này tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng đến vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotropin Realising Hormone hay là hormone giải phóng FRH và LRH) FRH (Folliculin Realising Hormone) LRH (Lutein Realising Hormone) FRH và LRH gọi chung là GnRH FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating Hormone). Kích tố này kích thích sự phát triển của noãn nang buồng trứng, noãn nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn, Oestrogen tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục, LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích hoàng tố LH (Lutein hormone). LH tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi. Kết hợp với FSH làm noãn bào vỡ ra va gây ra hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng và PRH (Prolactin Realising Hormone) kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (Lutein tropin hormone), LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể 10 vàng, kích thích thể vàng phân tiết Progesterone. Progesterone tác động lên tuyến yên, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm cho quá trình động dục chấm dứt. Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở tốt cho việc làm tổ hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesteron được duy trì với nồng độ cao trong máu. Nếu không có chửa thì thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15-17 của chu kỳ sau sau đó teo dần, cũng có nghĩa là hàm lượng Progesterone giảm dần , giảm đến mức nhất định nào đó rồi nó lại cùng với một số nhân tố khác kích thích vỏ đại não, Hypothalamus, tuyến yên, lúc này tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới lại hình thành. Sự liên hệ giữa Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hoà hoạt động sinh dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà còn theo cơ chế điều hoà ngược. Cơ chế điều hoà ngược đóng vai trò quan trọng trong việc giữ "cân bằng nội tiết" Lợi dụng cơ chế điều hoà ngược này người ta sử dụng một lượng Progesterone hay một lượng hormone khác đưa vào cơ thể để điều khiển chu kỳ tính hay chu kỳ động dục ở gia súc cái. Khi đưa một lượng Progesterone vào cơ thể làm cho hàm lượng Progesterone trong máu tăng lên. Theo cơ chế diều hoà ngược, trung khu điều khiển sinh dục ở Hypothalamus bị ức chế, kìm hãm sự tiết các kích tố của tuyến yên, làm cho noãn bao tạm ngừng phát triển, do đó làm cho chu kỳ động dục tạm thời ngừng lại. Sau khi kết thúc sử dụng Progesterone, hàm lượng này trong máu sẽ giảm xuống đột ngột,sự kìm hãm được giải toả, trung khu điều khiển sinh dục được kích thích, kích tố FSH lại được bài tiết đã kích thích sự phát triển của noãn bao làm cho chu kỳ động dục của gia súc được trở lại hoạt động. Hiệu quả tác động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một số loại hormone khác như HTNC, Oestrogen, LH .... 11 Khí hậu, ánh sáng Thức ăn, nước uống Sterol tự nhiên Gia súc đực Khí hậu Vỏ đại nảo Hạ khâu nảo (Hypothalamus) GnRH PRH Phần trước tuyến yên FSH LTH LH Thể vàng Progesterol Trứng rụng Prostaglandine Noãn bào chín Oestradiol Tử cung Sơ đồ 1: Cơ chế điều hòa động dục 12 2.3.4. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của bò cái a. Nhân tố bên trong: (nhân tố di truyền) Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) rất thấp. Ở bò hệ số di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ h2 = 0,05 - 0,10, khả năng đẻ sinh đôi h2 = 0,08 - 0,10 và độ dài sử dụng bò có h2 = 0,15 - 0,2 (Venge, 1961). Hầu hết các biến đổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản đều do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung nhiều công trình nghiên cứu về gen ảnh hưởng đến sinh sản chưa được đề cập đến nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng đến sinh sản bằng 3 con đường: - Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi chết. - Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng đến các hormone hướng sinh dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản. - Các gen hoạt động cho phối đến sinh sản có những chênh lệch khác nhau (do tác động của môi trường). Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm kém sinh sản hoặc gây chết (Hoàng Kim Giao, 1996) b. Nhân tố bên ngoài *Dinh dưỡng Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất kín đáo, chậm chạp và đa dạng. Ở bò tơ, nếu được nuôi dưỡng tốt thì tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thành thục về tính sớm. Năm 1959, Soren Senhansen đã tiến hành thí nghiệm ở bò HF với mức dinh dưỡng 140% và 60% so với tiêu chuẩn và thu được kết quả về tuổi động dục lần đầu tương ứng là 8,5 và 16,6 tháng. Bò trưởng thành nếu nuôi với mức dinh dương thấp thì chức năng sinh sản bị kìm hãm. Còn nếu nuôi với mức dinh dưỡng cao thì có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể, khi đó mỡ sẽ bao bọc lấy buồng trứng và cố định hormone cũng sẽ dẫn đến sinh sản thấp. Như vậy cần phải xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho khẩu phần được cân đối về protein, axit amin, khoáng, đường, vitamin....cho gia súc ở từng giai đoạn cụ thể. Nếu khẩu phần thiếu khoáng đa lượng hay vi lượng cũng sẽ gây rối loạn sinh sản. Đặc biệt nếu cung cấp cho bò thiếu phot pho thường xuyên thì buồng trứng những con này sẽ nhỏ, sau khi đẻ thường chỉ động dục một lần, nếu không phối kịp thời thì sau cai sữa mới động dục trở lại. Còn khẩu phần cung cấp thiếu kẽm sẽ dẫn đến thiếu vitamin A. Nếu thiếu vitamin A khi đó niêm mạc trong cơ thể sẽ khô cứng và sừng hoá , đặc biệt nếu niêm mạc đường sinh dục bị sừng hoá làm cho hợp tử khó làm tổ, khó bám dính vào niêm mạc tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Do vậy nếu cung cấp một lượng kẽm đầy đủ và thường xuyên sẽ làm tăng độ mắn đẻ và làm giảm tỷ lệ chết của phôi (Nguyễn Trọng Tiến, 1991) 13 Ngoài P, Zn thì các nguyên tố Mg, Cu, Co, Mn, I cũng như Ca, Na ,K và một số nguyên tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sinh sản ở động vật nói chung và bò sữa nói riêng. Thiếu Mg nội bào làm giảm hoạt tính bắp thịt từ đó làm kéo dài quá trình sinh đẻ của gia súc làm nhau thai ra chậm sinh ra viêm tử cung từ đó chậm sinh lứa kế tiếp. Đồng và sắt trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng. Đồng giúp hấp thu sắt và tổng hợp Hemoglobin tham gia vào chyển huyết sắc tố điều tiết chức phận da, lông. Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm sinh dục bằng cách thay đổi hoạt lực oxytoxin vào đảm bảo một biểu hiện động dục hoàn chỉnh. Khi thiếu Mn, sự thành thục về tính ở bò chậm, có những chu kỳ không rụng trứng. Ở động vật có chửa có thể gây chết thai trong bụng, đẻ con chết hoặc thai sinh ra có sức sống kém (Nguyễn Trọng Tiến, 1991) * Quản lý, chăm sóc Đây là khâu rất quan trọng trong sinh sản đặc biệt là công tác tổ chức phối giống, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và đẻ của gia súc cái. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng: sau khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo từ 3-4 giờ tinh trùng trong đường sinh dục của bò cái đã di chuyển đến ống dẫn trứng và giữ khả năng thụ tinh trong vòng 20-30 giờ (Theo A.A.Xưkhaep,1975) Còn theo Paplop.V.A (1976), Sipilop.V.S(1976) cho rằng thời gian di chuyển của trứng từ khi rụng đến vị trí thụ tinh trong khoảng vài giờ. Thời điểm rụng trứng của bò cái nằm trong khoảng 10-15h sau khi kết thúc động dục. Nên cần chọn thời gian phối phù hợp để đạt tỷ lệ thụ thai cao. * Thời tiết khí hậu Thời gian chiếu sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí ... là những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của động vật. Thí nghiệm thời gian chiếu sáng trong ngày bằng phương pháp nhân tạo có tác dụng kích thích rõ rệt chức năng sinh sản và làm thay đổi mùa sinh dục ở thú cho lông và gia cầm đẻ trứng. Sinh sản theo mùa biểu hiện rõ rệt ở động vật hoang dã và một số loài gia súc như cừu, trâu, ngựa. Quãng thời gian trong năm đưa lại nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh sản. Đối với bò, nếu được nuôi dưỡng phù hợp, đảm bảo thức ăn đủ số lượng, chất lượng thì chu kỳ động dục xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm. Ngoài những yếu tố kể trên, các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản khoa của bò cái cũng dẫn đến năng suất sinh sản thấp. 14 2.4. Một số bệnh sản khoa thƣờng gặp trên đàn bò hƣớng sữa 2.4.1. Bệnh trong giai đoạn mang thai: a. Bệnh rặn đẻ quá sớm Đây là hiện tượng gia súc mẹ xuất hiện những cơn co bóp tử cung, những cơn rặn đẻ trước thời gian sinh đẻ bình thường một vài tuần hoặc một vài tháng. b. Bệnh bại liệt trước khi đẻ Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý xuất hiện ở gia súc còn trong giai đoạn mang thai, gây nên tình trạng con vật mất khả năng vận động, chỉ nằm bẹp một chỗ. Bình thường bệnh xuất hiện vào thời gian gia súc có chửa kỳ III , đặc biệt là trước khi đẻ vài tuần hoặc trên dưới một tháng. c. Sẩy thai Đây là quá trình gia súc có thai bị gián đoạn hoặc bị ngắt quãng. Bào thai bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ khi thai đã chết hay còn sống. Đôi khi gặp trường hợp bị tiêu biến đi trong tử cung hay bào thai đã chết được giữ lại trong tử cung cơ thể mẹ. Hiện tượng xảy thai thường do sức sống của bào thai yếu , quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và các bộ phận khác không bình thường. Mặt khác có thể do quá trình bệnh lý ở cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nói chung gây nên hiện tượng xảy thai. 2.4.2. Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ a. Bệnh rặn đẻ quá yếu Đây là quá trình bệnh lý xảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là cổ tử cung, cơ thành bụng co bóp quá yếu không đẩy được bào thai ra ngoài. Bệnh được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: cường độ bóp của tử cung không liên tục hay không co bóp được. Căn cứ vào thời gian của quá trình sinh đẻ, bệnh có thể xuất hiện ở hai thời kỳ: - Thời kì thứ nhất (thể nguyên phát): thể này xuất hiện vào thời gian đầu của quá trình sinh đẻ. Đối với những gia súc đẻ lứa đầu thì đây là hiện tượng bình thường. - Thời kì thứ hai (thể thứ phát): ở giai đoạn đầu của quá trình sinh đẻ, những cơn co bóp thành bụng, của tử cung, sức rặn của cơ thể mẹ nói chung bình thường nhưng giai đoạn sau những cơn co bóp, sức rặn của mẹ yếu và giảm dần nên bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. b. Bệnh rặn đẻ quá mạnh Rặn đẻ quá mạnh là quá trình bệnh lý xuất hiện trong quá trình sinh đẻ với các đặc điểm tử cung co bóp rất mạnh hoặc tử cung co bóp liên tục. 15 c. Sát nhau Trong quá trình sinh đẻ bình thường, sau khi sổ thai một thời gian nhất định nhau thai sẽ ra phụ thuộc từng loại gia súc. Đối với bò sữa từ 1 - 4 giờ (không quá 14 giờ). Quá thời gian trung bình kể trên nhau thai không được đẩy ra khỏi tử cung thì được gọi là bệnh sát nhau. Căn cứ vào mức độ của bệnh có thể chia ra 3 thể sau: - Thể sát nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả hai sừng tử cung. - Thể sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ. - Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung hay ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung. d. Đẻ khó Trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài những bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượng đẻ khó. hiện tượng đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đẻ khó gây nhiều thiệt hại trong chăn nuôi nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục, dẫn đến hiện tượng vô sinh mà còn có thể làm cho cả mẹ và con đều bị chết. Do đó việc đề phòng và can thiệp các trường hợp đẻ khó kịp thời, đúng kĩ thuật là điều cần thiết. Hình 1: Bò sữa ở nông hộ sát nhau Hình 2: Bò sữa ở nông hộ trƣợt té sẩy thai 16 2.4.3. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai 2.4.3.1. Bệnh thƣờng gặp sau khi đẻ a. Nhiễm trùng sau khi đẻ: Trong quá trình sinh đẻ, các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong đường sinh dục gây nên các thể viêm khác nhau sau đó gây nên hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể. b. Viêm âm môn, tiền đình, âm đạo: Trong quá trình sinh đẻ, niêm mạc âm môn, tiền đình, âm đạo bị xây sát, tổn thương do bào thai hay do can thiệp các trường hợp đẻ khó từ đó vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. c. Viêm tử cung Khi gia súc sinh đẻ, nhất là những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xác, tổn thương , vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác , một số bệnh truyền nhiễm như xảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao.....thường gây ra viêm nội mạc tử cung. Căn cứ vào tính chất , trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm các loại sau : - Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ - Viêm nội mạc tử cung có màng giả - Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả - Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung Hình 3: Dịch mủ chảy ra từ âm hộ Hình 4: Dịch mủ chảy ra xuống nền chuồng 17 d. Bại liệt sau khi đẻ Là bệnh mà con vật mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai e. Liệt nhẹ sau khi đẻ ( bệnh sốt sữa) Đây là bệnh phát sinh đột ngột, nhanh chóng, rất nguy hiểm cho gia súc. Đặc điểm của bệnh là gây nên tình trạng con vật mất cảm giác, tê liệt ở các chi, ruột, họng và gây rối loạn các phản xạ có và không có điều kiện. Bệnh này rất hay gặp ở những bò sữa cao sản. 2.4.3.2. Hiện tƣợng rối loạn sinh sản ở bò sữa Gia súc cái đã đến tuổi sinh sản hoặc sau khi sinh đẻ mà đến thời kì hưng phấn và động dục lại nhưng không xuất hiện chu kì sinh dục, sinh lý bình thường hoặc gia súc biểu hiện các trạng thái bệnh lý trong quá trình sinh lý sinh dục được gọi là hiện tượng rối loạn sinh sản. Hiện tượng này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh sản của gia súc nói chung và bò sữa nói riêng, đồng thời cũng làm hạn chế tốc độ gia tăng đàn gia súc và gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiện tượng rối loạn sinh sản nhưng nói chung người ta thường chia hiện tượng rối loạn sinh sản của trâu bò ra làm mấy loại như sau: - Bò chậm sinh: là những bò cái tơ từ 20 - 30 tháng tuổi chưa động dục, trâu bò sau khi đẻ từ 6 - 8 tháng không động dục và bò phối giống 2 - 3 chu kì không có thai. - Bò cái vô sinh tạm thời: là những trâu bò tơ mà trên 30 tháng tuổi chưa động dục, bò sau khi đẻ mà phối giống trên 4 chu kì không thụ thai. Sở dĩ gọi là vô sinh tạm thời là vì nếu được tác động bằng những biện pháp kĩ thuật thì chúng có thể trở lại sinh đẻ bình thường. - Bò cái vô sinh tuyệt đối (tuyệt sinh): là những bò cái vô sinh tạm thời, sau khi tác động các biện pháp kĩ thuật mà chúng không trở lại sinh đẻ bình thường hoặc những bò cái có những khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục. 2.5. Các hormone sinh sản chính 2.5.1. Oestrogen Trong buồng trứng hormone được tạo ra bởi toàn bộ tế bào trứng và tổ chức kẽ. Ở động vật khi có chửa Oestrogen được tổng hợp bởi nhau thai (E.R. Bagramiou,1972), ngoài ra hormone này còn được tổng hợp bởi vỏ tuyến thượng thận với một lượng nhỏ vì thế khi thiếu vẫn thấy sự tiết Oestrogen không bị ngừng. Oestrogen gồm 3 loại: oestradiol, oestron, oestriol. Trong đó oestradiol có tác dụng mạnh nhất, oestriol yếu nhất. Chúng có tác dụng giống nhau đều là steroid. Hoạt tính sinh lý mạnh nhất vẫn là oestradiol, nó tồn tại dưới hai dạng đồng phân α và β 18 (G.M.Segala,1980), trong đó oestradiol 17α có hoạt tính sinh học mạnh hơn cả ( lớn hơn oestradiol 17β tới 40 lần và hơn oesteron 10 lần). Trong quá trình sinh tổng hợp oesteron người ta thấy rằng có sự chuyển hoá qua lại của chúng. Ví dụ: Oesteron17α dễ dàng chuyển thành oestron, oestron bị phân huỷ thành những sản phẩm steroid (L.D. Segelson, 1985). Công dụng của Oestrogen là kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển, làm cơ quan sinh dục tăng sinh và tiết dịch, giúp gia súc cái có những biểu hiện động dục. Ngoài ra Oestrogen cũng gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường tiết LH, góp phần gây ra rụng trứng. 2.5.2. GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone ) GnRH là hormone được tiết từ các neuron của vùng dưới đồi (Hypothalamus) có tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hormone gonadotropin ( FSH và LH ) để kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế bào trứng, sự rụng trứng và sự hình thành thể vàng. Ngoài cơ chế tác động thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mối tác động ngược dương tính của Oestrogen để tăng cường tiết LH và kiểm soát mối tác động ngược âm tính của Progesterone để bảo đảm. (L.D. Segelson, 1985). 2.5.3. Các hormone Gonadotropin a. FSH (Follicle Stimulating Hormone) Là hormone của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào trứng phát triển gọi là kích noãn tố. b. LH (Luteinising Hormone) Là hormone của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng tăng cường quá trình thành thục của trứng, làm cho trứng chín và rụng, đồng thời bảo đảm cho sự hình thành thể vàng gọi là kích thể hoàng tố. Tác động sinh lý của FSH gắn liền với chức năng kích thích trứng chín nhưng không gây rụng trứng. Muốn gây được rụng trứng phải có LH. Hầu hết các nhà sinh học đều thống nhất rằng để trứng rụng được thì lượng LH phải lớn hơn FSH. Theo Lê Văn Thọ, Lê Xuân Cương, 1997,[] thì tỷ lệ thích hợp giữa LH /FSH =3/1 c. Huyết thanh ngựa chửa – PMSG ( Pregnant Mare Serum Gonadotropin) Là kích tố của nhau thai ngựa có chức năng sinh lý tương tự như FSH và LH của thuỳ trước tuyến yên. Tuy nhiên hoạt tính của nó giống FSH nhiều hơn. HTNC có hoạt tính từ ngày thứ 40-60 khi ngựa có chửa, cao nhất là khi ngựa có chử 90-120 ngày. Hoạt tính của hormone này trong HTNC tăng dần đến cực đại từ 80-120 19 đơn vị chuẩn (đ.v.c)/huyết thanh trong khoảng 60-100 ngày chửa rồi giảm dần (có trường hợp mất hẳn ở 150 ngày có chửa). d. Kích tố của nhau thai người – HCG (Human Chorionic Gonadotropin) Là kích tố của phụ nữ có thai. Chức năng sinh lý của HCG gần giống với LH. HCG được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai từ 8 – 12 ngày. 2.5.4. Progesterone Khi noãn bao chín, trứng rụng khỏi nang trứng, tại nơi đó mạch quản và tế báo sắc tố vàng phát triển thành thể vàng. Khi còn tồn tại và hoạt động thể vàng tiết ra Progesterone, là một steroid có 21 carbon. Nó cũng được tiết ra từ nhau thai và 1 lượng nhỏ từ tuyến thượng thận. Progesterone kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo, tích luỹ nhiều glycogen ở các niêm mạc đó, làm phát triển lưới mao mạch tử cung. Progesterone làm giảm tính mẫn cảm co bóp của nội mạc tử cung, tham gia vào sự chuẩn bị của nội mạc tử cung cho sự làm tổ của hợp tử, nó cũng làm tăng sinh và phát triển các bao tuyến trong tuyến vú. Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ thì hormone này có tác dụng dưỡng thai: làm nhau thai phát triển và duy trì sự phát triển của thai, làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin, ức chế sự sản sinh FSH, LH của tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao. Với cơ chế tác động của Progesterone là ức chế các enzyme mà những enzyme này được Oestrogen kích thích bao gồm hệ thống enzyme oxy hoá như glucoronidaza, photphataza, carbonicanhydraza. 2.5.5 Prostaglandin Prostaglandin được phát hiện lần đầu tiên năm 1953 trong tinh dịch người. Lúc đó người ta giả thiết rằng nguồn gốc của nó xuất hiện từ tuyến tiền liệt (prostala glandula), do đó mà có thuật ngữ prostaglandin. Prostaglandin là một axits béo không no, trong phân tử có 20 nguyên tử hydro nằm trong thành phần photpholipit của màng tế bào. Tuỳ theo cách sắp đặt của nguyên tử ở các vị trí khác nhau, tuỳ cách kết hợp hai nhóm hydroxit và nhóm xeton mà chia thành 4 chất prostaglandin. Tập hợp trong 4 nhóm chính được đặt tên là A,B,E,F trong đó 2 nhóm E, F có hoạt tính sinh học mạnh nhất. Ở gia súc cái Prostaglandin được tiết ra từ nội mạc của ống sinh dục (tử cung, âm đạo). Tác dụng lớn nhất của Prostaglandin (đặc biệt nhóm PGF2α) trong chăn nuôi là điều khiển chức năng sinh sản. Tác dụng chủ yếu của nó gồm: Phá vỡ màng noãn bao để gây rụng trứng. 20 Phá huỷ thể vàng, nang nước trên buồng trứng, gây động dục Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung. Do đó, Prostaglandin còn được ứng dụng gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở những ca đẻ khó, rặn đẻ yếu. 2.6. Một số vi khuẩn gây bệnh sinh sản 2.6.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) Staphylococcus là loài vi khuẩn sinh mủ điển hình, phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Da và niêm mạc là nơi cư trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn, ngoài ra còn có các tổ chức khác như lông, móng, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lổ chân lông, mũi, mắt, họng, niêm mạc đường tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Giống Staphylococcus chia làm 3 loài là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus. Loài gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus aureus. Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach phân lập được vào năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005) a. Đặc điểm hình thái Đường kính 0,5-1,5µm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình giống như chùm nho, bắt màu Gram dương, không có lông, không có nha bào, thường không có vỏ nhày (Asperger, 1994) Hình 5: Vi khuẩn Staphylococcus (http://www.life.umd.edu/cbmg/f Hình 6: Vi khuẩn Staphylococcus trên MSA aculty/ith/Staphylococcus.jpg) 21 b. Đặc điểm nuôi cấy Dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10-450C, thích hợp ở điều kiện hiếu khí hay kỵ khí. Nhiệt độ thích hợp là 30-370C , pH từ 7,0-7,5 (H.Asperger, 1994) Các môi trường thích hợp cho Staphylococcus mọc là môi trường Mannitol Salt Agar (MSA), môi trường thạch máu, môi trường nước thịt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977) - Môi trường Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24 giờ thì S.aureus mọc thành từng đám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô. Môi trường thạch chuyển sang màu vàng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). - Môi trường thạch máu: nó sẽ làm dung huyết. Làm dông huyết tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004). - Môi trường gelatin: cấy sâu, sau 3-4 ngày làm tan chảy gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977) c. Sức đề kháng S.aureus đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không nha bào. Nhiệt độ 800C vi khuẩn bị diệt trong một giờ. Đun sôi 1000C chết sau 1- 2 phút. Dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng. ở nơi khô ráo, S. aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004). d. Tính gây bệnh Nhiễm khuẩn ngoài da: làm nung mủ các vết thương, các nơi bị xây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng tạo thành ổ mủ. Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ mủ nhiễm trùng ngoài da, S.aureus xâm nhập vào máu gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi đến các cơ quan tạo nên các ổ áp xe gây viêm da, viêm vú ở bò sữa. Trong các loài vật thì ngựa dễ cảm nhiễm nhất rồi đến bò, chó, heo, cừu. Gà vịt có sức đề kháng rất cao đối với S.aureus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Trong phòng thí nghiệm thỏ mẫn cảm nhất. Tiêm canh trùng vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ, mổ khám thì thấy có nhiều ổ áp xe ở tim, thận, bắp thịt….(Trần Thị Phận, 2004). e. Chẩn đoán Kiểm tra trên kính hiển vi: lấy mẫu bệnh phẩm phết kính và soi dưới kính hiển vi ta thấy các tụ cầu tập trung thành từng đám có hình chùm nho màu tím. Tiêm động vật thí nghiệm trên thỏ, thỏ chết trong vòng một đến hai ngày. Dựa vào các đặc tính sinh hóa: S.aureus làm dung huyết, đông huyết tương của thỏ, lên men đường mannitol và phản ứng với catalase. 22 f. Nhạy cảm đối kháng với kháng sinh Theo Nguyễn Ngoc Thanh Hà, S.aureus nhạy cảm Ciprofloxacin (95,00%), Gentamycin (95.00%), Neomycin (100%), Streptomycin (80,00%). Theo Hồ Như Thủy (2006), S.aureus nhạy cảm với Amoxycillin(95.00%), Cefotaxime (85.00%), Ciprofloxacin (55.00%), Norfloxacin (85.00%) 2.6.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn) Liên cầu khuẩn là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi, uốn khúc dài ngắn khác nhau. Liên cầu khuẩn có ở khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí. Trong cơ thể động vật và người thì sống hoại sinh ở đường hô hấp và tiêu hóa. Thường thấy ở trên da, niêm mạc (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). a. Đặc điểm hình thái Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1µm, bắt màu Gram dương, không di động. Liên cầu xếp thành hình chuỗi vì nó phân chia trong mặt phẳng thẳng gốc với trục của chuỗi, chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Nguyễn Như Thanh et al., 1997). b. Đặc tính nuôi cấy Tụ cầu khuẩn là vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tùy tiện, mọc tốt ở tất cả môi trường. liên cầu mọc thích hợp ở 370C (Nguyễn Như Thanh et al., 1997). Môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi lắng xuống đáy ống. Vì thế khi nuôi cấy môi trường trong ống có cặn. Môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành dạng khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bóng, màu hơi xám. Liên cầu thường hình thành chuỗi ngắn (Nguyễn Như Thanh, 1997). Môi trường thạch máu: dựa vào tính chất dung huyết, liên cầu có 3 type khuẩn lạc khi quan sát ở độ phóng đại gấp 60 lần gồm: - Type alpha (α): khuẩn lạc được bao quanh một vòng hồng cầu còn nguyên hình nhưng màu xanh, khuẩn lạc có một vòng tan máu, đây là hiện tượng tiêu huyết không hoàn toàn chỉ có một phần hồng cầu bị dung giải. Độc lực của nhóm này không cao ( Nguyễn Như Thanh, 1997). - Type beta (β): bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt, không còn hồng cầu quanh khuẩn lạc. Độc lực của nhóm này cao (Nguyễn Như Thanh, 1997). - Type gamma (γ): xung quanh khuẩn lạc không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt. Không có khả năng làm dung huyết, thường là những vi khuẩn không gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997). 23 c. Sức đề kháng Liên cầu có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa chất. Ở 70 0C liên cầu chết trong vòng 35-40 phút, ở 1000C chết trong vòng 1 phút. Các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt liên cầu khuẩn (Nguyễn Như Thanh, 1997). d. Tính gây bệnh  Trong tự nhiên Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường cư trứ ở họng và ruột, một số liên cầu có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Ở người, thường gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn như mưng mủ ở phủ tạng, viêm họng, mẩn đỏ… Ở động vật, liên cầu thường gây nên những chứng mưng mủ. Ở ngựa, liên cầu gây bệnh viêm hạch truyền nhiễm Adenitis equorum. Ở bò, liên cầu thường gây bệnh viêm vú truyền nhiễm của bò sữa, bệnh bại huyết của bê. Ở dê, liên cầu gây chứng mưng mủ, viêm vú, viêm phổi và ngoại tâm mạc.  Trong phòng thí nghiệm Thỏ là động vật dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm liên cấu vào dưới da cho thỏ, thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997) e. Chẩn đoán Chẩn đoán vi khuẩn học: Lấy mẫu bệnh phẩm: có thể lấy máu ở ổ áp xe hoặc mủ ở ngoài da hay niêm mạc. Kiểm tra bằng kính hiển vi: làm tiêu bản, nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi. Nếu là liên cầu khuẩn thì có hình cầu, bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi. Nuôi cấy vào môi trường thích hợp: bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, môi trường thạch máu. Tiêm động vật thí nghiệm: dùng thỏ để gây bệnh. Chẩn đoán huyết thanh học: có thể dùng phản ứng huyết thanh học như phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể để chẩn đoán. 24 2.6.3 Escherichia coli (E. coli) E.coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được Escherich người Đức phân lập đầu tiên và đưa ra đặc điểm của vi khuẩn vào năm 1885. E.coli là loài quan trọng được tìm thấy trong phân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). a. Đặc điểm hình thái E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 x 0,6 – 3 x 0,6 µm. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn E.coli có khả năng di động do có lông xung quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô. Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hay sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn (Nguyễn Như Thanh, 1997) (b) (a) (b) (d) (c) Hình 7: Vi khuẩn E. coli (a) (b) (c) (d) http://www.biology.clc.uc.edu/.../Gram_Stain/Gram_Stain.htm http://www.maxine-log.blogspot.com/2007_08_01_archive.html Vi khuẩn E. coli trên môi trường EMB Vi khuẩn E. coli trên môi trường MC http://www.biology.ele.ue.edu/.../Gram_Stain/Gram_Stain.htm 25 b. Đặc tính nuôi cấy E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C, có thể sống ở 10-46 0C. Mọc dễ dàng trên môi trường MacConkey (MC). Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E.coli như chlorine và dẫn xuất của nó (Nguyễn Thanh Bảo, 2006). Trên thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm. Nuôi lâu thì khuẩn lạc màu nâu nhạt (Nguyễn Như Thanh, 1997). Trong môi trường nước thịt thì E.coli làm môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt, môi trường sẽ có mùi thối ( Nguyễn Như Thanh,1997). Trên môi trường EMB thì E.coli hình thành những khuẩn lạc to tròn, hơi lồi, bóng, màu tím bầm, có ánh kim (Trần Thị Phận, 2004). Trên môi trường MC E.coli hình thành khuẩn lạc to tròn đều, hơi lồi, màu hồng nhạt, kích thước 2-3 mm (Nguyễn Vĩnh Phúc, 1977). c. Sức đề kháng Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C vi khuẩn sống trong 15-30 phút. Các chất sát trùng như acid phenic, clorua, formol có thể diệt vi khuẩn trong vòng 5 phút, nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự khô (Lê Văn Tạo, 2006). d. Tính gây bệnh  Trong tự nhiên Hầu hết các loài động vật đều mẫn cảm với bệnh như: các loài gia súc, gia cầm, chim, bò sát đều có thể bị bệnh do E.coli. Chúng bị nhiễm bệnh qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 2001). E.coli có sẵn trong ruột của tất cả các động vật nhưng chỉ có tác dụng gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc, nuôi dưỡng, bị cảm lạnh hay cảm nắng, mắc các bệnh không truyền nhiễm hay các bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng. E.coli thường gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày.  Trong phòng thí nghiệm: Tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, làm chết con vật (Nguyễn Như Thanh, 1997). 26 e. Chẩn đoán Dùng bệnh phẩm cấy trên môi trường phân lập, quan sát hình thái trên tiêu bản, làm các phản ứng huyết thanh ngưng kết và phản ứng sinh hóa sau đó thử độc lực trên động vật thí nghiệm (Nguyễn Như Thanh, 1997). f. Nhạy cảm đối với kháng sinh Theo Bùi Thị Tho (2003), kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ heo con bệnh phân trắng của bộ môn nội chẩn dược độc chất học trường Đại Học Nông Nghiệp 1 (Hà Nôi) từ năm 1976 đến nay cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của E.coli đối với Chloramphenicol là 25,78% với Chlortetracyxlline là 23,21%, với Streptomycin và Sulphonamide lần lượt là 77,07% và 89,97%. Theo Đỗ Ngọc Thúy, (2002) thử tính kháng sinh của 106 chủng E.coli, chọn ra từ 323 gốc phân lập được từ heo tiêu chảy ở 4 trại heo miền bắc, dùng E.coli ATCC 25922 làm đối chứng, nhận thấy các chủng đề kháng mạnh với các kháng sinh thông thường vẫn sử dụng điều trị bệnh: Amoxicillin (76,42%), Streptomycin (88,68%) và Tetracycline (97,17%) phổ biến là đa kháng với trên 3 loại kháng sinh (90,57%), các biệt có 3 chủng (2,83%) đề kháng với 13 trong số 14 loại kháng sinh được kiểm tra. Theo Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), E.coli nhạy cảm với Ciprofloxacin (100%), Gentamycin (100%), Neomycin (100%), Ofloxacin (100%), Kanamycin (100%), Ampicillin (86,67%), Bactrim (80%). 27 CHƢƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm Thời gian: 6-12/2013 Địa điểm: Các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi bò sữa tại Tp Cần Thơ, Sóc Trăng, Long An Nuôi cấy phân lập: Phòng vi sinh – Trung tâm nghiên cứu và phát triển, Công ty CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y Vemedim. Hình 9: Hộ nông gia đình Hình 8: Trang trại tập trung 3.2. Nội dung nghiên cứu. Đề tài được thực hiện trên đàn bò hướng sữa bị bệnh sinh sản tại các nông hộ trang trại chăn nuôi. 3.2.1 Khảo sát một số bệnh sinh sản - Bệnh trong giai đoạn mang thai. - Bệnh trong quá trình sinh đẻ. - Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai 3.2.2. Lấy mẫu lập phác đồ điều trị - Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch viêm. - Phân lập tìm chủng vi khuẩn gây bệnh. 28 - Kiểm tra tính nhạy của kháng sinh đối với chủng vừa phân lập được. - Lập ra kháng sinh đồ. 3.3. Phƣơng tiện nghiên cứu 3.3.1 Dụng cụ và hóa chất Dụng cụ tiêm chích: Kim tiêm số 18, ống tiêm loại 25ml Dụng cụ phòng thí nghiệm: găng tay, kéo, ống đong, ống nghiệm, đĩa petri, đèn cồn, tâm bong vô trùng, cân điện tử, thùng trữ mẫu, tủ ấm, tủ sấy, autoclave, kính hiển vi, buồng cấy vô trùng…. Hóa chất: cồn 700, Methylen Blue Môi trƣờng nuôi cấy: Nutrent Agar (NA), MacConkey Agar (MC), Blood Agar (BA), Mannitol Salt Agar (MSA), Tryptycase Soy Agar (TSA), Eosin Methylene Blue Agar (EMB), Kligler Iron Agar (KIA), Mueller Hinton Agar (MHA), Methyl Red – Voges ProsKauer (MR-VP). 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1 Chẩn đoán lâm sàng Đánh giá tỷ lệ trên bằng phương pháp khám trực tiếp, theo dõi trực tiếp. a. Thông tin chủ hộ Các thông tin cần hỏi gồm: Tên chủ hộ, địa chỉ, số điện thoại, tổng đàn , ngày đẻ của bò, tuổi và số lứa đẻ, thời điểm bắt đầu xuất hiện bệnh, triệu chứng của bệnh. b. Nghe khám - Nhịp tim - Nhịp thở - Nhu động dạ cỏ - Âm thanh trong ruột - Tiếng "ping" c. Quan sát - Nhiệt độ cơ thể bò - Mắt bò - Kiểm tra niêm mạc - Tình trạng phân - Thể trạng bò - Tình trạng lông 29 - Màu của nước tiểu d. Ngửi mùi - Mùi của hơi thở - Mùi của phân e. Sờ khám - Sờ khám trực tràng - Sờ khám nhiệt độ của da - Sờ khám chỗ bị đau - Kiểm tra kích thước dạ cỏ f. Lấy mẫu Lấy mẫu máu, mủ, phân, nước tiểu, sữa, v.v để tiến hành kiểm tra ở phòng thí nghiệm. 3.4.2 Các bệnh cần theo đõi chẩn đóan Bệnh trong thời gian mang thai: là những bệnh mà gia súc mắc phải từ khi phối giống có kết quả đến khi gia súc sổ thai bình thường ra ngoài. - Tỷ lệ đẻ non, sảy thai: là những trường hợp sau khi phối trên 3 tháng (đã khám thai) đến 8,5 tháng có chửa mà đẻ, sảy thai, teo biến. Tỷ lệ đẻ non, sảy thai (%) = Số bò đẻ non/ tổng số bò phối giống có chửa x 100 + Tỷ lệ rặn đẻ quá sớm + Tỷ lệ bại liệt trước khi đẻ Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ: là những bệnh mà gia súc mắc phải từ khi gia súc mẹ có triệu chứng rặn đẻ đầu tiên đến khi sổ thai ra ngoài. + Tỷ lệ rặn đẻ quá yếu + Tỷ lệ rặn đẻ quá mạnh + Tỷ lệ sát nhau: Là tỷ lệ (%) số ca đẻ không ra nhau sau 6 giờ trên tổng số ca đẻ . Tỷ lệ sát nhau(%) = tổng số con đẻ không ra nhau / tổng số con đẻ x 100 + Tỷ lệ đẻ khó: Hiện tượng đẻ khó là trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài nhưng thai vẫn chưa được đẩy ra ngoài. Tỷ lệ đẻ khó là tỷ lệ % số ca đẻ khó trên tổng số ca đẻ Tỷ lệ đẻ khó (%) = số ca đẻ khó/tổng số ca đẻ Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai: là những bệnh mà gia súc mắc phải tính từ khi sổ thai ra ngoài đến khi phối giống có kết quả của lần tiếp theo (đối với bò trên 30 một lứa), còn đối với bò tơ được tính từ khi thành thục về tính đến khi phối giống có kết quả + Tỷ lệ bại liệt sau khi đẻ + Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục + Tỷ lệ chậm sinh + Tỷ lệ vô sinh tạm thời. + Tỷ lệ vô sinh tuyệt đối 3.5 Phƣơng pháp thí nghiệm 3.5.1 Phƣơng pháp lấy mẫu Lấy trước khi sử dụng kháng sinh 3.5.1.1 Chuẩn bị dụng cụ: + Tăm bông. + Găng tay + Cồn 70 độ + Bông gòn + Bọc ni lông hoặc ống nghiệm vô khuẩn. 3.5.1.2 Tiến hành: Dùng cồn thấm ướt bông gòn, sau đó dùng bông gòn vừa thấm cồn lau sạch vùng âm hộ chú ý lau từ trong ra ngoài. Dùng tăm bông vô khuẩn ngoáy sâu vào âm đạo để lấy dịch như hình sau: Hình 10: Cách lấy mẫu dịch viêm 31 3.5.2. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn Bảng 1. Số lƣợng mẫu bệnh phẩm Địa điểm Loại mẫu Số lƣợng Trang trại tập trung Dịch viêm tử cung 2 Nông hộ Dịch viêm tử cung 3 Tổng cộng 5 a. Vi khuẩn Staphylococcus aureus Bảng 2. Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn Staphylococcus Vi khuẩn Staphylococcus aureus Sinh men catalase + 32 Đông huyết tƣơng thỏ Dung huyết + + Mẫu bệnh phẩm dịch tử cung Cho mẫu bệnh phẩm vào môi trường NB 370C/24 giờ. Phân lập trên môi trường MSA 370C/ 24 giờ. Khuẩn lạc Nhuộm Gram cầu S.aureus tròn, màu vàng, rìa khuẩn Gram (+) gọn, khô Kiểm tra đặc tính sinh hóa Phản ứng đông huyết tương thỏ (+) 370C/24giờ Phản ứng Phản ứng dung Catalase (+) huyết (+) 370C/24 giờ Staphylococcus aureus 370C/24 giờ Kháng sinh đồ Sơ đồ 2: Quy trình phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus 33 b. Vi khuẩn Streptococcus spp Mẫu bệnh phẩm dịch tử cung Cho mẫu bệnh phẩm vào môi trường NB 370C/24 giờ. Phân lập trên thạch máu BA 370C/ 24 giờ. Khuẩn lạc tròn, nhỏ li ti, trong như hạt sương và làm tiêu huyết môi trường Kiểm tra đặc tính sinh hóa 370C/24 giờ Phát triển Phản ứng Nhuộm Gram trong NaCl Catalase (-) liên cầu khuẩn 6,5%, pH 9,6 Gram (+) Streptococcus agalactiae 370C/ 24 giờ Kháng sinh đồ Sơ đồ 3: Quy trình phân lập vi khuẩn Streptococcus sp 34 c. Vi khuẩn E.coli Mẫu bệnh phẩm dịch viêm Cho mẫu bệnh phẩm vào môi trường NB 370C/ 24 giờ. Phân lập trên môi trường EMB 370C/ 24 giờ. Khuẩn lạc to Nhuộm Gram trực tròn, hơi lồi bóng, có màu khuẩn Gram (-) tím ánh kim Kiểm tra đặc tính sinh hóa KIA Indol (+) MR VP(+) Simmons Citrate (-) Escherichia coli Lactose (+) Glucose (+) H2S(-) Kháng sinh đồ Sơ đồ 4: Quy trình phân lập vi khuẩn E.coli 35 Bảng 3. Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn E.coli Vi khuẩn Lactose/g H2S lucose Gas Citrate Di động VP MR Indol E.coli +/+ + - + - + + - 1 2 3 Hình 11: Phản ứng sinh hóa vi khuẩn E. coli Ống 1: Indol (+) Ống 2: Methyl red (+) Ống 3: Citrate (-) 3.6 Kháng sinh đồ Kiểm tra tính nhạy của kháng sinh đối với các vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, E.coli dựa trên nguyên tắc kháng sinh từ đĩa giấy sẽ khuếch tán làm ức chế vi sinh vật kiểm nghiệm, từ đó sẽ tạo nên vòng vô khuẩn quanh đĩa giấy kháng sinh.  Môi trường Môi trường tiêu chuẩn là môi trường MHA. Bề dày của thạch khoảng 4mm, pH từ 7,27,6 ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.  Chuẩn bị canh khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, E.coli đã qua phản ứng sinh hóa dương tính, được cấy thuần trên môi trường NA, chuyển khuẩn lạc vào ống có chứa 9 36 ml nước muối sinh lý 9 %o sao cho canh khuẩn có độ đục tương đương độ đục ống chuẩn Mc. Farland 0,5 (tương đương 10 8 CFU/ml).  Các đĩa kháng sinh  Phương pháp làm kháng sinh đồ Dùng Micropipet hút 100 µl canh khuẩn cho vào đĩa thạch, dùng cây chan trang đều vi khuẩn trên mặt thạch MHA chan đến khi mặt thạch khô, dùng kẹp vô trùng lấy các đĩa kháng sinh đặt lên mặt thạch. Khi đặt phải đè nhẹ để đĩa kháng sinh tiếp xúc hoàn toàn với mặt thạch. Khi đặt đĩa kháng sinh ta phải đảm bảo các đĩa không gân nhau dưới 24mm. Kháng sinh khuếch tán ngay sau khi đĩa kháng sinh chạm vào mặt thạch. Vì vậy khi đặt phải chính xác và không dời đổi các đĩa kháng sinh. Ủ đĩa thạch ở 370C, sau 16 – 24 giờ sau đó đọc kết quả ( Phạm Hùng Vân, 2002).  Đọc kết quả kháng sinh đồ. Kết quả kháng sinh được kết luận bằng cách so sánh với bảng đường kính chuẩn ở bảng 4 và 5 Bảng 4: Bảng đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus spp (NCCLS, 2004; CLSI, 2012) TT Kháng sinh Kí hiệu Hàm lƣợng kháng sinh/đĩa (μg) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Kháng (≤) Trung bình Nhạy (≥) 1 Ceftiofur Xnl 30 17 18-20 21 2 Cefquinome C10 10 15 16-21 22 3 Marbofloxacin Mar 5 14 15-19 20 4 Doxycycline Do 30 12 13-15 16 5 Florfenicol Ffc 30 14 15-18 19 6 Fosfomycin Fos 50 12 13-15 16 7 Enrofloxacin Enr 5 16 17-22 23 8 Norfloxacin Nr 10 12 13-16 17 9 Danofloxacin Dn 30 12 13-15 16 37 Bảng 5: Đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số loại kháng sinh đối với vi khuẩn E. coli (NCCLS, 2004; CLSI, 2012) TT Kháng sinh Kí hiệu Hàm lƣợng kháng sinh/đĩa (μg) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Kháng (≤) Trung bình Nhạy (≥) 1 Ceftiofur Xnl 30 17 18-20 21 2 Cefquinome C10 10 15 16-21 22 3 Marbofloxacin Mar 5 14 15-19 20 4 Doxycycline Do 30 10 11-13 14 5 Florfenicol Ffc 30 14 15-18 19 6 Fosfomycin Fos 50 12 13-15 16 7 Enrofloxacin Enr 5 16 17-22 23 8 Norfloxacin Nr 10 12 13-16 17 9 Danofloxacin Dn 30 10 11-13 14 Hình 12: Kháng sinh đồ vi Hình 13: Kháng sinh đồ vi khuẩn E. coli khuẩnStaphylococcus aureus 38 3.7. Các thuốc của dùng trong phác đồ (Xem phần phụ lục) 3.8. Phác đồ điều trị Sau khi kiểm tra những con bò sữa bị bệnh sinh sản chúng tôi tiến hành phân nhóm như sau: 3.8.1 Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục Bảng 6. Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị Phác đồ Thuốc dùng Liều lƣợng Dùng Clotenol2+ 2 ml/con + O.S.T fort 2 ml/con 2 Dùng LutalyseTM 5 ml/con Tiêm 1 liều duy nhất 3 Dùng Han-prost 2 ml/con Tiêm 1 liều duy nhất 4 Dùng CIDR Đặt 1 vòng Đặt vào tử cung 1 Cách dùng Tiêm 1 liều duy nhất 3.8.2 Bệnh viêm tử cung Bảng 7. Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh viêm tử cung Phác đồ 1 2 3 Thuốc dùng Liều lƣợng Cách dùng Cồn Iod 0,2% 20 ml/con/ngày Bơm vào tử cung Vitamin C 1000 25 ml/con/ngày Tiêm bắp OTC 20% L.A 20 ml/con/ngày Bơm vào tử cung Vitamin C 1000 25 ml/con/ngày Tiêm bắp Cequin 750 1 ml/30 kg Tiêm bắp Oxytocin 4 ml oxytocin/con Tiêm bắp Viên đặt tử cung 3 viên/ngày Đặt vào tử cung Vitamin C 1000 25 ml/con/ngày Tiêm bắp 39 3.8.3 Bệnh sẩy thai, sót nhau Bảng 8. Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh sẩy thai, sót nhau Phác đồ 1 2 Thuốc dùng Liều lƣợng Cách dùng Oxytocin 4 ml/con/ngày Tiêm bắp sử dụng 1 liều duy nhất Vimekat 20 ml/con/ngày Tiêm bắp Cồn Iod 0,2% 25-30 ml/ngày Bơm vào tử cung Oxytocin 4 ml/con/ngày Tiêm bắp sử dụng 1 liều duy nhất Vimekat 20 ml/con/ngày Tiêm bắp Viêm đặt tử cung 3 Viên/ngày Đặt vào tử cung 3.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu của các chỉ tiêu theo dõi được xử lý bằng chương trình minitab version. 40 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quát về tình hình chăn nuôi tại các tỉnh 4.1.1 Phƣơng thức chăn nuôi Bò sữa ở trại Quốc Huy tại Long An đều được nuôi nhốt. Chuồng trại được xây dựng kiên cố, có sân vận động, nền chuồng được làm bằng xi măng, mái lợp tole cao ráo, có hệ thống thoát nước, có hệ thống xử lý phân (phân được qua hệ thống bể lắng rồi ra ao cỏ), diện tích nuôi rộng rãi. Chuồng có máng ăn, máng uống riêng, có khu để vắt sữa, có khu nuôi bê tách riêng với bò mẹ. Thức ăn tại trại sử dụng chủ yếu là cỏ voi. Ngoài ra trại còn cho bò ăn thêm hèm bia, cám, rỉ mật đường. Chuồng nuôi bò sữa ở các hộ dân trong hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth (Sóc Trăng) được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái lợp tole. Chuồng có máng ăn, máng uống riêng. Quy mô trung bình từ 4-8 con trên một nông hộ. Diện tích nuôi tương đối nhỏ, không có nơi vắt sữa riêng. Các hộ dân cho bò ăn nhiều loại cỏ như: cỏ xả, cỏ úc, cây bắp, cỏ tạp… ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn tinh C40 thức ăn hỗn hợp cho bò sữa của công ty (PROCONCO). Bò được tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đối với các hộ chăn nuôi bò sữa ở thành phố Cần Thơ thì chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ chuồng trại được xây dựng bán kiên cố, nền chuồng bằng xi măng, mái lợp tole. Thức ăn chủ yếu là cỏ tạp và bả bia, thức ăn ủ chua, thức ăn tinh 4.1.2 Phƣơng thức vắt sữa Bò sữa ở trại Quốc Huy tại Long An được vắt sữa 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều, sau khi vệ sinh và tắm cho bò. Ở trại việc vắt sữa được sử dụng bằng máy, trước khi vắt sữa bò được lùa vào chuồng ép tắm rửa sau đó dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch bầu vú (mỗi con có một khăn lau riêng), vắt bỏ tia sữa đầu và lắp máy vắt sữa vào bầu vú. Sau khi vắt sữa xong thì ta sát trùng núm vú bằng Vime – Iodine. Các hộ chăn nuôi ít thì sữa được vắt bằng tay. Những hộ chăn nuôi nhiều sữa được vắt bằng máy. Nguồn tiêu thụ sữa chủ yếu là công ty cô gái Hà Lan Bình Dương 4.1.3 Tình hình vệ sinh Đối với hình thức nuôi trang trại chuồng trại được quét dọn 2 lần /ngày vào buổi sáng và buổi chiều trước khi vắt sữa. Ở trại có định kỳ sát trùng chuồng trại. Phân được gom vào bao, nước thải được đưa vào bể lắng. Khăn lau được giặt sạch bằng xà phòng và phơi khô mỗi khi vắt sữa, các dụng cụ lấy sữa cũng được rữa bằng xà phòng sạch sẽ. Chuồng trại tương đối sạch sẽ khô ráo thoáng mát. 41 Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ do nền chuồng tương đối ẩm thấp chuồng trại tạm bợ thường xuyên bị ẩm ướt. Những con bị bệnh không cách ly, tắm rửa bò không sạch làm phân dính từng mảng trên cơ thể bò dể gây ra bệnh sinh sản. Những chất thải ở các hộ chăn nuôi đa số không qua xử lý mà cho chảy ra các ao xung quanh chuồng. 4.2. Kết quả tỷ lệ bệnh sinh sản ở bò sữa 4.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa Qua quá trình chúng tôi điều tra 364 con bò cái trong độ tuổi sinh sản. Tỉ lệ mắc bệnh sinh sản trên toàn đàn là, kết quả trình bày bảng 9 Bảng 9. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản Số con kiểm tra Số con bệnh Tỷ lệ (%) 364 120 32,96 Qua bảng 9: kết quả trên thì chúng tôi điều tra 364 con bò cái trong độ tuổi sinh sản có 120 con bị bệnh sinh sản chiếm tỷ lệ là 32,96%. Tỷ lệ này tương đối cao. 4.2.2 Tình hình mắc bệnh sinh sản theo hình thức chăn nuôi Bảng 10. Tỷ lệ nhiểm bệnh theo hình thức chăn nuôi Loại hình chăn nuôi Số con kiểm tra Số con bệnh Tỷ lệ(%) Nông hộ 289 105 36,33 Trang trại 75 15 20 Tổng cộng 364 120 32,96 Qua bảng 10 cho thấy bò sữa nuôi trang trại tỷ lệ bệnh 20% còn bò sữa nuôi nông hộ tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản là 36,33% cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trang trại. Điều này có thể lý giải như sau: tỷ lệ bệnh sinh sản cao ở bò nuôi nông hộ là do thiết kế chuồng trại không hợp lý chuồng không thoáng mát, nền chuồng ẩm ướt, nước thường xuyên đọng lại, điều kiện vệ sinh chuồng trại quá kém, nuôi giam bò chuồng nuôi quá chật, không sân vận động, dinh dưỡng kém thiếu thức ăn xanh vào mùa khô, thiếu vitamin, thiếu khoáng chất. Nông dân nuôi theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ muốn phát triển đàn đàn bò nhanh, buộc phải nhập bò từ ngoài tỉnh. Bò nhập từ ngoài tỉnh tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao so với bò nội tỉnh điều này chứng tỏ công tác chọn và nhập giống từ nơi khác mà không rõ lý lịch cá thể rất dễ bị nhầm lẫn và chọn phải những con bò bị loại thải vì bệnh sinh sản. Chúng tôi khuyến cáo cho người dân nuôi theo hình thức nông hộ nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ không để nền chuồng quá ẩm ướt, ao tù nước động, khu chăn nuôi phải định kỳ sát 42 trùng. Phải chủ động nguồn thức ăn bằng cách trồng cỏ đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn vào những tháng khô hạn. 4.2.3. Tỷ lệ bệnh sinh sản trong các thời gian nuôi dƣỡng a. Bệnh thường gặp trong thời gian mang thai Đối với bò sữa trong giai đoạn mang thai ngoài nhu cầu dinh dưỡng cho chính mình còn phải đáp ứng đủ dinh dưỡng cho phôi thai, nếu có thai trong giai đoạn vắt sữa thì phải cung cấp một lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho sự tạo sữa. Vì vậy đối với bò sữa nếu không có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sử dụng hợp lý thì trong giai đoạn mang thai rất dễ mắc một số bệnh như sẩy thai, bại liệt trước khi đẻ, rặn đẻ quá sớm .... Qua điều tra và theo dõi trên đàn bò sữa tại các nông hộ là 289 con và trang trại là 75 con chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 11. Bệnh trong thời gian gia súc mang thai và trong quá trình sinh đẻ Nông hộ Trang trại Bệnh Trong thời gian mang thai Trong quá trình sinh đẻ SCB Tỷ Lệ(%) SCB Tỷ lệ(%) Đẻ non, sẩy thai 23 74,19 1 25 Dọa sẩy thai 2 6,45 0 0 Bại liệt trước khi đẻ 1 3,23 0 0 Sa tử cung 1 3,23 0 0 Đẻ khó 4 12,9 3 75 31 100 4 100 Tổng cộng Ghi chú: SCB là số con bệnh Qua bảng 11 chúng tôi thấy trong giai đoạn mang thai này thì tỷ lệ đẻ non, sẩy thai chiếm cao nhất trong giai đoạn mang thai. Ở đàn bò chăn nuôi theo hình nông hộ tỷ lệ bò sẩy thai là 74,19%. Tỷ lệ này rất cao so với hình thức chăn nuôi trang trại. Điều này có thể lý giải như sau: Thực tế vì người nông dân thích mua bò đã mang thai về nuôi, trong quá trình vận chuyển rất dễ dẫn đến sẩy thai, chuồng trại xây dựng không hợp lý chuồng trại quá chật và ẩm ướt, gia súc cái mang thai thường rất dễ va chạm, té ngã dẫn đến sẩy thai đẻ non trong quá trình chăn nuôi. Ngoài ra bò thường mắc bệnh rặn đẻ quá sớm, rặn đẻ mạnh, rặn đẻ yếu…. nhưng tỷ lệ các bệnh này thấp. Chúng khuyến cáo người dân chăn nuôi theo hình thức nông hộ không nên mua bò đã mang thai về 43 nuôi để hạn chế việc sẩy thai, đồng thời khuyến cáo người dân xây dựng chuồng trại hợp lý hơn. b. Bệnh thường gặp trong giai đoạn không mang thai Đối với bò sữa trong giai đoạn không mang thai mắc rất nhiều bệnh. Đặc biệt là công tác vệ sinh sau khi đẻ hay vệ sinh trước, trong và sau khi vắt sữa không tốt thì rất dễ mắc một số bệnh như nhiễm trùng sau khi đẻ, viêm đường sinh dục, còn sau khi đẻ mà chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, khẩu phần không cân đối, nhất là nguyên tố đa vi lượng, khai thác sử dụng không hợp lý thì bò sữa dễ mắc bệnh bại liệt sau khi đẻ, liệt nhẹ sau khi đẻ và đặc biệt là các bệnh về cơ quan sinh dục gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản. Trên đàn bò sữa nuôi tại nông hộ và trang trại, qua điều tra và theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau Bảng 12. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai Nông hộ (289 con) Trang trại (75 con) BỆNH SCB Tỷ Lệ SCB Tỷ Lệ Sát nhau 4 4,28 1 9,09 Bại liệt sau khi đẻ 3 4,05 0 0 Chậm lên giống 15 20,3 9 81,81 Rối loạn lên giống 9 12,16 0 0 Tử cung, âm đạo 31 41,89 1 9,09 Động dục không rụng trứng 12 16,22 0 0 Tổng cộng 74 100 11 100 Ghi chú: SCB là số con bệnh Qua kết quả của bảng 12 cho thấy bò sữa nuôi ở hình thức nông hộ, tỷ lệ bệnh viêm tử cung, âm đạo là: 41,89 % chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là bệnh chậm lên giống chiếm tỷ lệ 20,3% và tỷ lệ bệnh rối loạn lên giống là 12,16%. Trong khi đó, bò sữa nuôi theo hình thức trang trại thì bệnh chậm lên giống chiếm tỷ lệ cao nhất 81,81 %. Bệnh sinh sản trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ rất cao 70,83 % so với tổng số con bệnh sinh sản được điều tra. Bệnh tập trung ở trong giai đoạn này, điều này có thể lý giải sau do điều kiện nuôi dưỡng trong giai đoạn này chưa đầy đủ, chưa cân đối khẩu phần thức ăn đặc biệt vào mùa khô thiếu thức ăn xanh, dẫn đến hiện tượng bò suy kiệt gây 44 nên buồng trứng không đủ kích thích tố Estrogen. Dẫn đến buồng trứng kém hoạt động dưa đến tình trạng chậm lên giống, và rối loạn lên giống. Nguyên nhân gây bệnh: Sát nhau, bại liệt sau khi đẻ, viêm tử cung, âm đạo là do khẩu phần thức ăn thiếu dinh dưỡng, mặt khác bò thường không được vận động, môi trường nuôi ô nhiễm. Một nguyên nhân nữa là chu kỳ khai thác sữa kéo dài (trên 300 ngày). 4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Bảng 13: Kết quả phân lập vi khuẩn đối với mẫu bệnh phẩm Kết quả phân lập vi khuẩn Địa điểm Số lƣợng mẫu Streptococcus Staphylococcus aureus E. coli Spp TL TL SL SL (%) TL SL (%) (%) Nông hộ 3 3 100 0 0 1 33,33 Trang trại 2 2 100 0 0 1 50 Tổng cộng 5 5 100 0 0 2 40 Qua bảng 13 chúng tôi nhận thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus có mặt nhiều nhất trong các mẫu bệnh phẩm (100%), E. Coli chiếm tỉ lệ thấp hơn (40%), không tìm thấy Streptococcus. Như vậy, hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. 45 4.4 Kết quả kháng sinh đồ Bảng 14. Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus (n=5) Tỷ lệ Loại kháng sinh Tỷ lệ (%) Trung bình Nhạy Tỷ lệ Kháng (%) (%) Ceftiofur 5 100 0 00,00 0 00,00 Cefquinome 1 20 2 40 2 40 Marbofloxacin 3 60 1 20 1 20 Doxycycline 4 80 1 20 0 00,00 Florfenicol 3 60 2 40 0 00,00 Fosfomycin 3 60 1 20 1 20 Enrofloxacin 3 60 1 20 1 20 Norfloxacin 2 40 2 40 1 20 Danofloxacin 2 40 1 20 2 40 Từ kết quả bảng 14 chúng tôi nhận thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus nhạy với các kháng sinh ceptiofur (100%), doxycycline (80%), với enrofloxacin và norfloxacin (40%), nhạy thấp với cefquinome (20%). Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Thu Thảo (2008) về tỉ lệ nhạy với doxycycline của vi khuẩn Staphylococcus aureus (88%) nhưng cao hơn kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010) là (58%). Các kháng sinh fosfomycin, enrofloxacin, norfloxacin kết quả nhạy đều thấp hơn kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010) lần lượt là 75%; 66,67% và 58,33%. 46 Bảng 15. Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Escherichia coli (n=2) Tỷ lệ Loại kháng sinh Tỷ lệ (%) Trung bình Nhạy Tỷ lệ Kháng (%) (%) Ceftiofur 1 50 0 00,00 1 50 Cefquinome 0 00,00 2 100 0 00,00 Marbofloxacin 2 100 0 00,00 0 00,00 Doxycycline 1 50 1 50 00,00 00,00 Florfenicol 0 00,00 2 100 0 00,00 Fosfomycin 1 50 0 00,00 1 50 Enrofloxacin 2 100 00,00 00,00 00,00 00,00 Norfloxacin 2 100 00,00 00,00 00,00 00,00 Danofloxacin 1 50 0 00,00 1 50 Kết quả bảng 15 cho thấy vi khuẩn E. coli nhạy nhiều nhất với marbofloxacin, norfloxacin, enrofloxacin với tỷ lệ nhạy là 100%. Kết quả này cao hơn với kết quả của Nguyễn Thị Thu Thảo (2008) vi khuẩn E. coli nhạy với norfloxacin (84%) và cao hơn kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010) về tỷ lệ nhạy của vi khuẩn E. coli với doxycycline, enrofloxacin, norfloxacin lần lượt là (44,44%; 66,67% và 77,78%). 4.5. Kết quả điều trị thí nghiệm bệnh sinh sản Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tế về một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa tại một số nông hộ và trang trại chăn nuôi bò sữa ở Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ. Chúng tôi nhận thấy rằng: năng suất sinh sản nói chung còn thấp, tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh đường sinh dục, buồng trứng còn khá cao ....đã hạn chế sức sinh sản và tốc độ phát triển của đàn bò sữa vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kinh tế trong ngành sản xuất sữa hàng hoá hiện nay. Để góp phần nâng cao khả năng sinh sản trên đàn bò sữa, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao khả năng sinh sản như sử dụng các loại kích dục tố cho các đối tượng bò chậm động dục theo một số phác đồ khác nhau, sử dụng một số phương pháp thụt rửa điều trị cho bò bị viêm tử cung, viêm âm đạo, dùng thuốc đặt ngừa viêm âm đạo sau khi đẻ cho bò khai thác sữa ... Kết quả nghiên cứu thể hiện như sau: 4.5.1 Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị Qua thời gian theo dõi, cũng nh- trực tiếp khám sản khoa và kết hợp với thú y viên của của địa. Chúng tôi đã khám và xác định được 33 con bò sữa bệnh chậm động dục, rối loạn động dục. 47 Để trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục, chúng tôi sử dụng chế phẩm dạng Cloprostenol tổng hợp do các hãng khác nhau sản xuất. Liều khuyến cáo của nhà sản xuất (tiêm dưới da). Sau 2 – 4 ngày theo dõi bò động dục và phối giống. Bò được theo dõi trực tiếp ở 2 chu kỳ sau và phối giống cho những bò động dục trở lại. Kết quả sử dụng Cloprostenol trên đàn bò sữa của tại một số nông hộ và trang trại chăn nuôi bò sữa ở Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ được trình bày ở bảng 16: Bảng 16. Kết quả phác đồ điều trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục Hiệu quả của thuốc Phác đồ điều trị Số con điều trị Số con động dục Số con phối có chửa Thời gian động dục sau khi điều trị N TL(%) N TL(%) Min Max Clotenol2++ O.S.T fort 9 9 100 8 88,89 48 96 LutalyseTM 6 5 83,33 3 60 48 96 Han-prost 9 5 55,6 3 60 48 96 Đặt CIDR 9 9 100 8 88,89 48 72 Tổng cộng 33 28 84,73 22 74,45 48 90 Ghi chú: TL là tỷ lệ, N là số con động dục, n là số con phối có chửa. Qua bảng 16 cho thấy dưới tác dụng của thuốc Clotenol2++ O.S.T fort của công ty Vemedim (tỷ lệ động dục là 100%), tỷ lệ phối giống có chửa đạt 88,89% tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm. Trong đó bò biểu hiện động dục sớm nhất là 48h và muộn nhất là 96h. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số tác giả như Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiên,1995, sử dụng PGF2  cho bò lai sind chậm sinh đạt tỷ lệ động dục là 85,18% và tỷ lệ thô thai là 65,21%. Theo Nguyễn Thanh Dương, Hoàng Kim Giao, Lưu Công Khánh, Hà Văn Chiêu,1995, khi sử dụng PGF2  trên đàn bò lai hướng sữa tại Hà Nội có tỷ lệ động dục là 82% và tỷ lệ thô thai là 64%. Theo Tăng Xuân Lưu,1999, khi sử dụng PGF2  trên đàn bò lai hướng sữa khu vù Ba Vì và đạt tỷ lệ động dục là 86,6%, tỷ lệ thô thai là 69,65%. Theo Nguyễn Văn Thanh,2000, sử dụng PGF2  trên đàn trâu nuôi ở các tỉnh phía bắc nước ta thì cò tỷ lệ động dục thấp hơn (đạt 72,42%). 48 Chế phẩm CIDR đặt ở âm đạo có chứa 1.9g Progesterone tổng hợp hoạt tính như kích tố thể vàng buồng trứng. Trong thời gian đặt âm đạo Progesterone lưu lại trong máu cao ngoài tác dụng điều hoà ngược lên trung khu điều khiển sinh sản Hypothalamus ngừng phân tiết FSH và LH, nó còn có tác dụng kích thích phát triển hơn nữa niêm mạc tử cung, âm đạo tích luỹ nhiều Glycogen ở niêm mạc đó. Sau tác dụng của Oestrogen, Progesterone làm phát triển hơn nữa lưới mao mạch tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón nhận hợp tử vào làm tổ. Chúng tôi đã tiến hành đặt CIDR cho 9 bò rối loạn động dục. CIDR được đặt trong cơ thể là 12 ngày, 1-3 ngày sau khi rút CIDR theo dõi động dục. Kết quả được trình bày ở bảng 16. Qua bảng 14 chúng tôi thấy tỷ lệ động dục là 100% và thời gian biểu hiện động dụng dao động từ 48-72h sau khi rút CIDR. Kết quả này phù hợp với kết quả của công ty nghiên cứu bò sữa Newzealand, 1994 là 95%. Theo Tăng Xuân Lưu, 1999, sử dụng đặt vòng CIDR điều trị rối loạn sinh sản cho bò sữa thời gian đặt trong cơ thể là 10 ngày, tỷ lệ động dục sau khi rút CIDR là 82,3%, tỷ lệ phối đậu thai là 64,3%. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng Clotenol2++ O.S.T fort đối với bò chậm động dục và đặt CIDR đối với bò rối loạn lên giống đưa lại hiệu quả rất cao. 4.5.2 Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh viêm tử cung Bảng 17. Kết quả phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung Phác đồ điều trị Hiệu quả của thuốc Số con điều trị N TL(%) N TL(%) N TL(%) 10 1 10 - - - - 11 6 54,54 3 50 2 66,66 11 10 90,9 8 80 7 87,5 Khỏi bệnh Số con động lại Tỷ lệ thụ thai Cồn iod 0,2% Vitamin C 1000 OTC 20% L.A Vitamin C 1000 Cequin 750 Oxytocin Viên đặt tử cung Vitamin C 1000 Ghi chú: LT là tỷ lệ, N là số con Qua bảng 17: Cho ta thấy dưới tác dụng Cequin 750 + Viên đặt tử cung của công ty Vemedim (tỷ lệ khỏi bệnh là 90,9% và tỷ lệ động dục lại là 80%) tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí nghiệm. Tỷ lệ này rất cao nhưng không được áp dụng phổ biến. 49 Điều này có thể lý giải như sau: do đa số bà con chăn nuôi theo hình thức nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, chăn nuôi bò lấy sữa đây có thể nói là nguồn thu nhập chính của gia đình việc sử dụng kháng sinh để điều trị phải có thời gian cách ly bỏ sữa, cho nên không được ấp dụng rộng rãi. Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên thấy lợi ít trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ít lâu dài. Vì điều trị không khỏi sẻ ảnh hưởng rất lớn đến việc lên giống củng như thụ thai của bò mẹ sau này. 4.5.3. Phác đồ điều trị thí nghiệm sát nhau, sẩy thai Bảng 18. Kết quả điều trị bệnh sát nhau, sẩy thai Phác đồ điều trị Hiệu quả của thuốc Số con điều trị N TL(%) N TL(%) N TL(%) 9 3 33,33 1 33,33 - - 14 12 85,71 10 83,33 8 80 Khỏi bệnh Số con động lại Tỷ lệ thụ thai Oxytocin Vimekat Cồn iod 0,2% Oxytocin Vimekat Viên đặt tử cung Ghi chú: LT là tỷ lệ, N là số con Qua bảng 18: Cho ta thấy các cơ sở chăn nuôi bò sữa hạn chế tác động kháng sinh đối với bò đang cho sữa vì khi đó sữa khai thác sẽ không bán được. Biện pháp sau cùng nhất, mới sử dụng kháng sinh để điều. Đối với bệnh viêm tử cung chúng tôi điều trị tổng cộng 23 ca trong đó sử dụng kháng sinh điều trị là 14 ca . Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh của việc sử dụng kháng sinh là 85,71% và điều trị không sử dụng kháng sinh là 33,33% tỷ lệ này có sự trên lệch rất lớn. 4.5.4. Đặt thuốc viên đặt tử cung cho bò mới đẻ Đối với bò sữa việc viêm nhiễm sau đẻ là rất phổ biến. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành đặt thuốc viên đặt tử cung cho bò sau khi đẻ 1-3 ngày bằng cách đặt vào tử cung 3 viên đặt tử cung/ngày. Kết quả được thể hiện trên bảng 19: 50 Bảng 19. Kết quả đặt thuốc viên đặt tử cung cho bò mới đẻ Chỉ tiêu Ngày Số con động dục lại N 30-60 60-90 > 90 8 SCĐD TL(%) 6 75 1 12,5 1 12,5 Tỷ lệ thụ thai N 8 SCĐT TL(%) 5 62,5 2 25 1 12,5 Ghi chú: LT (%) là tỷ lệ, N là số con, SCĐD là số con động dục, SCĐT là số con đậu thai Qua bảng 19 chúng tôi thấy khi sử dụng thuốc viên đặt tử cung cho bò sau khi đẻ sẻ không thấy hiện tượng viêm nhiễm sau khi đẻ. Điều này đã đưa thời gian hồi phục tử cung nhanh hơn và hiệu quả động dục sau khi đẻ sớm hơn. Bò trở lại động dục sau khi đẻ được đặt thuốc đạt tỷ lệ động dục trong vòng 30-90 ngày sau khi đẻ là 100%. Kết quả của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu trên bò lai F1 của Nguyễn Kim Ninh, 1994, bằng phương pháp thụt rữa đạt tỷ lệ động dục là 79% và tỷ lệ thai thô là 70% và Tăng Xuân Lưu nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa khu vực Ba Vì bằng phương pháp thụt rửa đạt tỷ lệ động dục là 72.12% ở ngày 30-90. Như vậy, bằng một biện pháp đơn giản nhẹ nhàng mà rẻ tiền mà đã rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ, giúp cho quá trình hồi phục tử cung sau khi đẻ nhanh hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Vì vậy biện pháp này cần được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chăn nuôi bò sữa để rút ngắn thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách lứa đẻ...để nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa. 51 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình khảo sát 364 con bò sữa có 120 con bò mắc bệnh sinh sản chiếm tỷ lệ 32,96%. Trong đó bò sữa nuôi theo hình thức nông hộ mắc bệnh sinh sản với tỷ lệ bệnh là 36,33% cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trang trại là 20%. Tỷ lệ bệnh sinh sản xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn bò sữa không mang thai chiếm 70,83% so với tổng số con bệnh. Đối với bệnh chậm động dục, rối loạn động dục. Phác đồ có chứa Clotenol2++ O.S.T fort của công ty (Vemedim) tỷ lệ lên giống sau điều trị là 100%, tỷ lệ thụ thai là 88,89% tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các phác đồ khác. Ở bệnh rối loạn động dục chúng tôi tiến hành đặt CIDR tỷ lệ lên giống sau điều trị là 100%, tỷ lệ thụ thai là 88,89% tỷ lệ này rất cao. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng Clotenol2++ O.S.T fort đối với bò chậm động dục và đặt CIDR đối với bò rối loạn lên giống thì đưa lại hiệu quả rất cao. Đối với bệnh viêm tử cung. Phác đồ chứa (Cequin 750 + Oxytocin + Viên đặt tử cung + Vitamin C 1000) tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất là 90,9% tỷ lệ động dục sau điều trị là 80%. Cao hơn nhiều so với hai phác đồ còn lại. Đối với bệnh sẩy thai, sát nhau. Phác đồ (Oxytocin + Vimekat + Viên đặt tử cung) tỷ lệ khỏi bệnh là 85,71%, tỷ lệ động dục sau điều trị là 88,33% và tỷ lệ thụ thai là 80%. Đối với việc dùng thuốc đặt viên đặt tử cung ngoài việc ngừa được 100% sự viêm nhiễm sau đẻ. Còn rút ngắn thời gian động dục sau khi đẻ, 75% số con sử dụng thuốc sẽ lên sống lại sau (30-60) ngày. Vì vậy biện pháp này cần được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chăn nuôi bò sữa. 5.2 Đề nghị Từ các kết quả trên cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh sinh sản còn rất lớn do vậy cần phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác, sử dụng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu vào thực tế để nâng cao khả năng sinh sản trên đàn bò sữa. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Đỗ Thị Hồng Nga (2003), Nuôi cấy phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh viêm vú tiềm ẩn ở bò đang cho sữa huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ, Luận văn kỹ sư chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Cần Thơ.Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên (2001), Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Đỗ kim Tuyên (2009), Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam 2001-2009 và dự báo 2010-2020, Cục Chăn Nuôi. Lê Huy Chính (2007), Vi sinh vật Thú y, NXB Y Học, pp 715. 3. Đỗ Trung Giã (2011), bài giảng sản khoa gia súc, Đại Học Cần Thơ. 4. Huỳnh Kim Diệu (2010), Thú y cơ sở dược lý trong điều trị, NXB Nông Nghiệp. 5. Lăng Ngọc Huỳnh (2007), Giáo trình cơ thể gia súc A, Trường Đại học Cần Thơ. 6. Lê Văn Tạo (2006), Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli gây ra ở lợn, Khoa học Kỹ Thuật Thú y 13 (3):75-84. 7. Nguyễn Thanh Bảo (2006), Vi sinh vật Thú y, NXB Nông Nghiệp, pp 101-104. 8. Nguyễn Hoàng Can (2004), Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Escherichia coli gây viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa tỉnh Cần Thơ, Luận văn kỹ sư chăn nuôi Thú Y, Trường Đại học cần Thơ. 9. Nguyễn Văn Thưởng: Báo cáo tổng kết chương trình 02 - 08 giai đoạn 1980 - 1985. 10. Nguyễn Văn Thưởng; Báo cáo tổng kết chương trình 02B giai đoạn 1986-1990. 11. Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), Điều Tra Tình Hình Chăn Nuôi, Nuôi Cấy, Phân Lập Và Thử Kháng Sinh Đồ Một Số Loài Vi Khuẩn Gây Viêm Vú Tiềm Ẩn Trên Bò Sữa Thành Phố Cần Thơ, Luận Án Thạc Sĩ Khoa Học Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ. 12. Nguyễn Đức Hiền (1999), Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y và chăn nuôi trâu, bò dê, cừu, Chi cục thú y Cần Thơ, pp. 40. 13. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (1994), Bệnh Sinh Sản Gia Súc, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội. 14. Nguyễn Vĩnh Phước (1977), Vi Sinh Vật Thú Y, Tập II, Nhà Xuất Bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp. 15. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật Thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 16. Nguyễn Thị Thu Thảo (2008), Nuôi cấy, phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus trong sữa và môi trường vắt sữa ở một số hộ chăn nuôi bò sữa thuộc Thành Phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp đại học Thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. 17. Nguyễn Đức Hiền, Võ Văn Sơn, Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2012), sổ tay hướng dẫn nuôi và phòng trị bệnh Trâu, Bò, Dê, Cừu, NXB Chi Cục Thú Y Thành Phố Cần Thơ. 53 18. Nguyễn Xuân Thạch (2003), chăn nuôi bò sinh sản, NXB Nông Nghiệp. 19. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2000), Thực hành điều trị thú y, NXB Nông Nghiệp. 20. Phạm Sỹ Lăng (2006), Sổ Tay Phòng Trị Bệnh Cho Bò Sữa, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 21. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc. NXB Nông Nghiệp, pp 56-70, 132-268, 285-291. 22. Trần Thị Phận (2004), Bài giảng vi sinh vật Thú y, Trường Đại học Cần Thơ, pp 5-7, 1821. 23. Tăng Xuân Lưu, Phan Văn Kiểm, Trịnh Quang Phong, Nguyễn Qúy Quỳnh Hoa (1999), nghiên cứu hàm lượng progesterone để kết hợp chẩn đoán và điều trị rối loạn sinh sản ở bò sũa, Tập Chí Chăn Nuôi năm thứ 12. Số 1 (71)- 2005, pp 23. Website http://www.bigmedicine.ca/Streptococcus.JPG http://www.dairyvietnam.com/data/category/gbn1310815758.jpg http://www.life.umd.edu/cbmg/faculty/asmith/Staphylococcus.jpg http://www.nongthon.net/apm, 2007 http://www.pseudomonas.com/images/paeruginosa.jpg http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn http://thuy.ykhoa.net; Faibrother et al.,1992 http://www.vcn.vnn.vn/Pictures/Upload_VCN/quytrinh/QT_2008/tc__so6.jpg http://www.vemedim.vn/chitietsanpham.php 54 PHỤ CHƢƠNG 1. Một số loại thuốc sử dụng trong quá trình điều trị Hình 14: Cequin 750 LA Hình 17: Urotropin Hình 15: Preso Hình 18: Atropin Hình 20: Furovet Hình 16: Canxi-Magne Hình 19: Vime-Canlamin Hình 21: Ketovet Hình 22: Vime-C 1000 Hình 25: Progesterone Hình 23: OST fort Hình 26: Oxytocin (http://www.vemedim.vn/sanpham.php) Hình 24: Viên đặt tử cung Hình 27: OTC 10 2. Thuốc dùng trong phác đồ 2.1 Hormone a. CIDR Đây là chế phẩm được làm bằng hỗn hợp cao su và silicone có dạng hình chữ "T" hay chữ "Y". Trong mỗi dụng cụ có chứa 1,9g hormone Progesterone tự nhiên, chế phẩm này dùng để : - Điều khiển chu kì động dục của bò tơ, bò sinh sản. - Nâng cao tỷ lệ thụ tinh của bò sau khi đẻ, bò đang vắt sữa nhưng chưa động dục hoặc động dục nhưng không rụng trứng. - Dùng trong công nghệ cấy truyền phôi. Dụng cụ này có thể dùng riêng biệt hoặc có thể kết hợp với HTNC, PGF2 hoặc Cidirol (Oestradiol benzoat) hoặc cả Cidirol và PGF2 thì kết quả sẽ tốt hơn. b. LUTALYSE Kích dục tố Prostaglandin F2α tự nhiên Liều dùng : 5 ml LUTALYSE /con / IM (25 mg) - Làm tiêu thể vàng - Bò có thể vàng nhưng không biểu hiện lên giống (động dục thầm lặng hoặc không thấy động dục - Trục thai chết lưu - Ngừa viêm tử cung hậu sản - Điều trị viêm tử cung mãn, viêm bọc mủ tử cung - Kiểm soát phối giống: tạo lên giống đồng loạt THÀNH PHẦN Mỗi ml chứa: Cloprostenol 250 mcg (dạng Cloprostenol sodium) Tá dược vđ 1 ml c. Han-Prost THÀNH PHẦN Mỗi ml chứa: Cloprostenol 250 mcg (dạng Cloprostenol sodium) Tá dược vđ 1 ml CHỈ ĐỊNH - Chữa chậm, không động dục do lưu tồn thể vàng - Cho đẻ theo yêu cầu. - Gây động dục hàng loạt. - Tống thai chết ra ngoài khi mắc bệnh tai xanh. - Pha tinh dịch để tăng đậu thai, đẻ nhiều. CÁCH DÙNG: Tiêm bắp thịt: - Trâu, bò cái: 2 ml/ con. - Lợn nái: 0,7 ml/ con. - Ngựa, dê, cừu cái: 1 ml/ con. - Chó, mèo cái: 0,016 ml/ kg TT. - Pha 0,5 ml với 1 liều tinh lợn CHỐNG CHỈ ĐỊNH: - Động vật chửa - Dùng theo toa hoặc chỉ dẫn của bác sỹ thú y. Thời gian giết mổ: Sau 24 giờ. BQ: Nơi khô, mát, tránh ánh sáng. HD: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Tan thể vàng, gây động dục, cho đẻ sớm d. Progesterone Giảm co bóp và ổn định tử cung, an thai trong trường hợp dọa sẩy thai, sẩy thai liên tiếp. Trường hợp khó mang thai, vô sinh do trứng không làm tổ được. Chảy máu tử cung, tuyến sữa kém phát triển. Chấm dứt động dục cho chó, mèo, phản xạ ấp trứng ở gà. Trị chứng động dục liên tục ở động vật cái. Gây động dục cho bò cái. THÀNH PHẦN: Mỗi ml chứa: Progesterone.................................................25mg Tá dược vừa đủ chứa vitamin E......................1ml d. Clotenol 2+ Kích thích lên giống, gây đẻ đồng loạt THÀNH PHẦN Cloprostenol....................................................250 mcg Exp.qs......................................................................1ml CHỈ ĐỊNH CLOTENOL2+ có tác dụng làm tiêu biến thể vàng được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Trâu, bò Kích thích lên giống. Điều trị lên giống ẩn hoặc không lên giống, viêm nội mạc tử cung mãn tính. Thúc đẻ gây đẻ đồng loạt. Trục thai trong trường hợp thai khô, thai tích dịch. Trục thai trong trường hợp thai bình thường. Giúp hồi phục tử cung sau khi sinh, phòng viêm tử cung, tồn đọng sản dịch. Kết hợp điều trị u nang buồng trứng (10-14 ngày sau khi dùng GnRH hoặc HCG). HEO Thúc đẻ gây đẻ đồng loạt. Phòng viêm tử cung, sản dịch tồn đọng, sót nhau. Tăng tỉ lệ đậu thai, số con/lứa. e. O.S.T fort hormon kích thích sinh dục cái THẦN PHẦN: Trong 1 ml có chứa:...................................5mg Exp.qs.........................................................1ml CÔNG DỤNG: Trị chứng không rụng trứng, gia súc động dục ẩn, không động dục, khó thụ thai. Làm tháo sạch tử cung trong trường hợp sót nhau, thai chết lưu, bọc mủ tử cung, viêm tử cung cấp và mãn tính. Trị xuất huyết tử cung. Kích thích bài tiết sữa. Kích thích phát triển hoàn thiện cơ quan sinh dục cái như tử cung, âm đạo, buồng trứng, tuyến sữa để chuẩn bị cho giai đoạn mang thai ở gia súc cái. CÁCH DÙNG: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Trâu, bò cái: 0,8-1,5 ml/con Heo hậu bị hoặc nái: 0,2-0,3 ml/con. Dê, cừu cái: 0,5-0,8 ml/con NHỮNG THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC: Ngưng sử dụng khi thú mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không nên để lạnh hoặc pha loãng với nước. Không dùng quá liều chỉ định. NHỮNG TƢƠNG TÁC CÓ THỂ VỚI CÁC THUỐC THÚ Y KHÁC: Không có thông tin. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG TRƢỜNG HỢP QUÁ LIỀU: Có thể gây buồn nôn, ói mửa, vỡ mạch chảy máu khi sử dụng quá liều chỉ định. THÔNG TIN VỀ SỬ DỤNG CHO GIA SÚC MANG THAI: Không dùng cho thú mang thai. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không dùng cho thú mang thai. Không dùng cho thú quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. THỜI GIAN NGỪNG SỬ DỤNG THUỐC: Ngưng sử dụng thuốc trước khi giết mổ 21 ngày. HẠN SỬ DỤNG: Trước khi mở sản phẩm lần đầu: xem trên bao bì sản phẩm. Sau lần đầu mở sản phẩm: 7 ngày (sản phẩm phải được bảo quản tốt). f. Oxytocin Dùng làm thuốc cầm máu, gia tăng co bóp tử cung THÀNH PHẦN: Oxytocin CÔNG DỤNG: Gia tăng co bóp tử cung khi đẻ hoặc để đẩy thai. Đẩy những chất lỏng bệnh lý trong tử cung (viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, sót nhau...) Dùng làm thuốc cầm máu trong trường hợp cầm máu sau khi đẻ. Kích sữa dùng cho gia súc cái vừa mới đẻ xong, nhưng thiếu sữa. Ngoài ra OXYTOCIN còn chữa chứng liệt ruột, chướng ruột. CÁCH DÙNG: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm dưới da. - Trâu, bò, ngựa: 2 - 5 ml (20 -50 IU). - Heo, dê, cừu: 1- 2ml (10 - 20 IU). Có thể tiêm nhắc lại 2 - 3 giờ một lần vào bắp thịt hay dưới da 2.2 Kháng sinh a. Viêm đặt tử cung THÀNH PHẦN: Mỗi viêm chứa: Oxytetracycline hydrochloride...500mg Neomycin sunlfate...........................................350mg CHỈ ĐỊNH: Phòng và trị nhiểm trùng đường sinh dục ở heo, trâu, bò dê, cừu sau khi sinh (đẻ khó, thủ thuật cắt lấy thai chết, tổn thương cổ tử cung - âm đạo, viêm tử cung, viêm âm đạo, soát nhau,..) do các vi khuẩn nhạy với oxytetracycline và neomycin gây ra. CÁCH DÙNG: Đặt vào tử cung mỗi ngày 1 lần, trong 3-7 ngày. Trâu, bò: 1-3 viên/lần/ngày. Heo, dê, cừu: 1-2 viên/lần/ngày. Lượng thuốc đặt mỗi lần thai đổi tùy theo tình trạng bệnh. Thời gian ngƣng sử dụng: trước khi giết mổ 7 ngày; trước lấy sữa 2 ngày. THẬN TRỌNG: Không sử dụng cho gia súc hạ canxi huyết sau khi sinh. Nên đeo găng tay khi dung thuốc. b. OTC 20% L.A THÀNH PHẦN Oxytetracyline............................10g Exp qsp.......................................100ml CÔNG DỤNG Trị nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiết niệu ở gia súc, gia cầm. LIỀU DÙNG Tiêm liên tục 3-4 ngày. Trâu, bò, dê, cừu 1ml/ 10-15kg thể trọng trên ngày. Chó, mèo 1ml/ 7-10kg thể trọng/ngày. Ngừng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi giết mổ. Bảo quản: nơi khô mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. b. Cequin 750 Thành phần và đặc điểm Cequin 750 chứa cefquinome (sulfate), trong 1 ml chứa 75 mg. Cefquinome thâm nhập tốt vào màng tế bào và có tính bền với beta - lactamase. So với các cefalosporin thế hệ trước, cefquinome không bị thủy phân bởi cefalosporinase mã hóa gen của Amp - type C hoặc bởi plasmid trung gian cefalosporinase của một số loài vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, một số beta - lactamase mở rộng có thể thủy phân cefquinome và các cefalosporin của các thế hệ khác. Khả năng phát triển chủng đề kháng với cefquinome tương đối thấp. Mức đề kháng cao với cefquinome cần phải có sự trùng hợp của hai biến chủng, thí dụ sự tăng sản của beta - lactamase đặc biệt cũng như giảm tính thấm của màng. Cơ chế tác động Cefquinome có tính diệt khuẩn chống lại những vi khuẩn nhạy cảm và hoạt động bằng cách ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefquinome ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách khóa các enzyme transpeptidase và carboxypeptidase. Điều quan trọng là chúng phải thẩm thấu qua lớp vỏ ngoài để kết dính với những protid chuyên biệt ở màng trong tế bào vi khuẩn rồi từ đó mới phát huy tác dụng. Kết quả làm khiếm khuyết hàng rào bảo vệ và làm mất đi tính thẩm lọc ổn định của màng tế bào. Phổ kháng khuẩn Cefquinome có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên nhiều vi khuẩn Gram (+), Gram (-) như: Escherichia coli, Klebsiella spp, Pasteurella multocida, Salmonella spp, Staphylococcus spp, Streptococcus spp… Trâu, bò, bê, nghé: Các bệnh đường hô hấp như tụ huyết trùng, viêm phổi, nhiễm trùng máu do Pasteurella multocida, viêm da móng, hoại tử gót móng, viêm vú cấp tính và nhiễm trùng huyết do E.coli. Chỉ định và chống chỉ định Bò: tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú, thối móng. Bò: 1 ml/30kg thể trọng/ngày, 2 liều cách nhau 48 giờ, không tiêm quá 10 ml/1 vị trí. Mỗi vị trí chỉ tiêm một lần trong quá trình điều trị. Không dùng cho gia súc có tiền sử mẫn cảm với nhóm beta – lactam, không dùng cho gia súc nhỏ hơn 1,25 kg. Tác dụng không mong muốn Có thể gây phản ứng cục bộ tại vị trí tiêm và mất đi sau 15 ngày. Phản ứng quá mẫn hiếm khi xảy ra. Sử dụng cho gia súc mang thai và cho sữa Không có thông tin. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng cho gia súc mang thai hoặc cho sữa. Thời gian ngƣng sử dụng thuốc Bò: thịt: 5 ngày, sữa: 1 ngày. Bảo quản dưới 25oC và tránh ánh sáng. 2.3 Thuốc bổ trợ a. Vimekat® THÀNH PHẦN: (1-n-Butylamino-1-methyl) ethylphosphonic acid, Cyanocobalamine, Methyl Hydroxybenzoate B.P CÔNG DỤNG: Vimekat sử dụng cho heo, trâu, bò, bê, nghé, dê, cừu, ngựa, gà, vịt, chó, mèo để kích thích quá trình trao đổi chất. Bao gồm : - Rối loạn trao đổi chất do thức ăn và chăm sóc kém - Rối loạn tăng trưởng và dinh dưỡng ở thú non do bệnh tật. - Rối loạn sinh sản và bệnh về sinh sản. - Chống co giật và liệt, dùng chung với điều trị bằng Canxi và Magie. - Thuốc bổ hỗ trợ cho gia súc khi làm việc quá sức, mệt mỏi, phục hồi năng suất và sức khoẻ. CÁCH DÙNG: Tiêm dƣới da, tiêm bắp hay tĩnh mạch. Đối với gia cầm có thể cho uống. Trâu , bò, dê, cừu, ngựa : - Phòng chứng vô sinh do mất cấn phối phospho trong cơ thể và các vấn đề về hệ sinh sản.Tiêm Vimekat 20ml, tiêm 4 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. - Gia súc có thai : Tiêm bắp 30ml, 4-6 tuần trước khi sinh, lặp lại 1-2 tuần sau khi sinh. - Yếu sức trước và sau khi sinh : Tiêm mạch dung dịch có calcium kèm 30ml Vimekat. Heo: - Hỗ trợ cho heo nái, tăng sản lượng sữa , phòng viêm vú : Dùng Vimekat 10-20ml 10-14 ngày trước khi sinh. - Giúp tăng trưởng đối với heo còi : 2,5-10ml. - Tình trạng cắn đuôi:0.5ml/kg thể trọng, tiêm 2 ngày liên tục và lặp lại sau 8 ngày. - Tăng cường sinh lực cho heo đực, sử dụng Vimekat 15-20ml 1lần/ 1 tuần. Gia cầm : Thời kỳ thay lông hay nhổ lông : Hoà Vimekat trong nước uống : 0,5-2,5ml/ lít nước uống. - Tăng sản lượng trứng : 1.5-2,5ml/ 1 lít nước , sử dụng liên tục 2-7 ngày. - Tăng năng suất ở gà thịt : 0.5-1,5ml/ 1 lít nước, sử dụng liên tục 5 ngày Chó, mèo : - Bỏ ăn phục hồi sau khi bệnh : + Mèo : 0,5-2,5ml/con/ngày + Chó : 1-5ml/con/ngày. - Rụng lông: 0,5-5ml/con/lần, dùng 3 lần , mỗi lần cách nhau 4-8 ngày b. Vime– C 1000 Cung cấp Vitamin C THÀNH PHẦN: - AscorbicAcid.………………20 000 mg - Exp. qsp……….…………...…….100 ml CÔNG DỤNG: Vitamin C được dùng trong các trường hợp: - Trong các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, thời kỳ hồi phục sau khi mắc bệnh. - Tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị đe dọa nhiễm bệnh - Phòng chống hội chứng Stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn. - Làm việc nặng. - Thiếu máu, chảy máu, xuất huyết, dấu hiệu hoại huyết ở chó. - Dùng kết hợp khi chữa gãy xương, thời kỳ đẻ trứng Chữa bệnh đục thủy tinh thể của chó ( kết hợp với Vitamin E). CÁCH DÙNG: Tiêm bắp hoặc tiêm mạch. - Heo, dê, cừu: 0,5g - 1g /ngày. - Trâu, bò, ngựa: 3g - 5g /ngày 3. Phiếu điều tra PHIẾU ĐIỀU TRA GIA SÚC THỬ NGHIỆM Tên chủ gia súc: .................................................................................................................... Địa chỉ : Ấp (Khu Vực):………………………….......Xã (Phường): ................................... Huyện (Quận):……………………………………Điện thoại: ............................................. Loài gia súc…………….....Trọng lượng (kg):…………………Số lượng (con): ................ Giới tính: Đực (con)……………………Cái (con)………………… Hình thức chăn nuôi:……………………….…...Phương thức nuôi: ................................... Chuồng trại:  Kiên cố,  Bán kiên cố; Điều kiện vệ sinh: ............................................... Thức ăn: ................................................................................................................................ Nguồn nước sử dụng: ............................................................................................................ Vaccine đã tiêm phòng: ......................................................................................................... Tình trạng sức khỏe: Thân nhiệt:…………………….. Hô hấp: .................................................................................................................................. Tiêu hóa:................................................................................................................................ Sinh dục: ............................................................................................................................... Triệu chứng khác: ................................................................................................................. Bệnh xảy ra gần đây: ............................................................................................................. Thuốc điều trị:…………………………………………………..Liều lượng (ml/kgP) ........ ………………………………………………………………….Liều lượng (ml/kgP) ......... ………………………………………………………………….Liều lượng (ml/kgP) ......... Ngày bắt đầu điều trị:…………………………………..Ngày kết thúc: .............................. Thuốc điều trị trước đó:………………………………………..Liều lượng (ml/kgP) ......... ………………………………………………………………….Liều lượng (ml/kgP) ......... ………………………………………………………………….Liều lượng (ml/kgP) ......... Ngày bắt đầu điều trị:…………………………………..Ngày đổi thuốc: ............................ Kết quả sau điều trị: Khỏi bệnh (con) ................................................................................... Không khỏi (con).................................................................................. Mẫu bệnh phẩm đã lấy:………………………………..Ngày lấy mẫu: ............................... Vi khuẩn phân lập được: ....................................................................................................... 4. Chạy phân tích thống kê trên phần miềm minitab version 4.1 Tỷ lệ nhiểm bệnh theo hình thức chăn nuôi Loại hình chăn nuôi Số con kiểm tra Số con bệnh Tỷ lệ(%) Nông hộ 289 105 36,33 Trang trại 75 15 20 Tổng cộng 364 120 32,96 Chi-Square Test: benh, khong benh Expected counts are printed below observed counts benh khong benh Total 1 105 184 289 95.27 193.73 0.993 0.488 2 15 24.73 3.825 60 50.27 1.881 75 Total 120 244 364 Chi-Sq = 7.187, DF = 1, P-Value = 0.007 4.2. Bệnh thƣờng gặp trong thời gian mang thai Nông hộ Trang trại Bệnh Trong thời gian mang thai Trong quá trình sinh đẻ SCB Tỷ Lệ(%) SCB Tỷ lệ(%) Đẻ non, sẩy thai 23 74,19 1 25 Dọa sẩy thai 2 6,45 0 0 Bại liệt trước khi đẻ 1 3,23 0 0 Sa tử cung 1 3,23 0 0 Đẻ khó 4 12,9 3 75 31 100 4 100 Tổng cộng 4.2.1 So sánh tổng cộng bệnh sinh sản trên bò sữa ở nông hộ và trang trại bệnh trong thời gian gia súc mang thai Chi-Square Test: benh, khong benh benh 31 27.79 0.371 khong benh 258 261.21 0.039 Total 289 2 4 7.21 1.430 71 67.79 0.152 75 Total 35 329 364 1 Chi-Sq = 1.993, DF = 1, P-Value = 0.158 4.2.2 So sánh bệnh Đẻ non, sẩy thai giữa nông hộ và trang trại Chi-Square Test: benh, khong benh benh 23 19.05 0.817 khong benh 266 269.95 0.058 Total 289 2 1 4.95 3.147 74 70.05 0.222 75 Total 24 340 364 1 Chi-Sq = 4.244, DF = 1, P-Value = 0.039 1 cells with expected counts less than 5. 4.3 Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai Nông hộ 289 con Trang trại 75 con BỆNH SCB Tỷ Lệ SCB Tỷ Lệ Sát nhau 4 4,28 1 9,09 Bại liệt sau khi đẻ 3 4,05 0 0 Chậm lên giống 15 20,3 9 81,81 Rối loạn lên giống 9 12,16 0 0 Tử cung, âm đạo 31 41,89 1 9,09 Động dục không rụng trứng 12 16,22 0 0 Tổng cộng 74 100 11 100 4.3.1 So sánh tổng cộng bệnh sinh sản trên bò sữa ở nông hộ và trang trại bệnh trong thời gian gia súc không mang thai Chi-Square Test: benh, khong benh Expected counts are printed below observed counts 1 2 Total benh khong benh Total 74 215 289 67.49 221.51 0.629 0.192 11 64 17.51 57.49 2.423 0.738 85 279 75 364 Chi-Sq = 3.981, DF = 1, P-Value = 0.046 4.3.2 So sánh bệnh Chậm lên giống giữa nông hộ và trang trại Chi-Square Test: benh, khong benh Expected counts are printed below observed counts benh khong benh Total 1 15 274 19.05 269.95 0.863 0.061 9 66 4.95 70.05 3.325 0.235 24 340 2 Total 289 75 364 Chi-Sq = 4.484, DF = 1, P-Value = 0.034 1 cells with expected counts less than 5. 4.3.3 So sánh bệnh viêm tử cung, âm đạo giữa nông hộ và trang trại Chi-Square Test: benh, khong benh benh 31 25.41 1.231 khong benh 258 263.59 0.119 Total 289 2 1 6.59 4.745 74 68.41 0.457 75 Total 32 332 364 1 Chi-Sq = 6.553, DF = 1, P-Value = 0.010 4.4 Kết quả phác đồ điều trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục Số con Phác đồ điều trị điều trị Hiệu quả của thuốc Số con động dục Số con phối có Thời gian động dục chửa sau khi điều trị N TL(%) N TL(%) Min Max Clotenol2++ O.S.T fort 9 9 100 8 88,89 48 96 LutalyseTM 6 5 83,33 3 60 48 96 Han-prost 9 5 55,6 3 60 48 96 Đặt CIDR 9 9 100 8 88,89 48 72 4.4.1 So sánh kết quả khỏi bệnh của Clotenol2++ O.S.T fort và Han-prost Chi-Square Test: khong len giong, len giong Expected counts are printed below observed counts Khong len giong 1 2 Total len giong 0 9 2.00 7.00 2.000 0.571 4 5 2.00 7.00 2.000 0.571 4 14 Total 9 9 18 Chi-Sq = 5.143, DF = 1, P-Value = 0.023 2 cells with expected counts less than 5. 4.4.2 So sánh kết quả số con phối có chửa của Clotenol2++ O.S.T fort và Han-prost Chi-Square Test: khong co, so con phoi co chua khong co 1 2.57 0.960 so con phoi co chua 8 6.43 0.384 2 3 1.43 1.729 2 3.57 0.691 5 Total 4 10 14 1 Total 9 Chi-Sq = 3.764, DF = 1, P-Value = 0.052 3 cells with expected counts less than 5. 4.5 Kết quả phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung Phác đồ điều trị Hiệu quả của thuốc Số con điều trị Khỏi bệnh N TL(%) N TL(%) N TL(%) 10 1 10 - - - - 11 6 54,54 3 50 2 66,66 11 10 90,9 8 80 7 87,5 Số con động lại Tỷ lệ thụ thai Cồn iod 0,2% Vitamin C 1000 OTC 20% L.A Vitamin C 1000 Cequin 750 Oxytocin Viêm đặt tử cung Vitamin C 1000 4.5.1 So sánh bệnh tỷ lệ khỏi bệnh của ba phác đồ điều trị Chi-Square Test: benh, khoi benh 1 2 3 Total benh khoi benh Total 9 1 10 4.69 5.31 3.968 3.501 5 6 5.16 5.84 0.005 0.004 1 10 5.16 5.84 3.350 2.956 15 17 11 11 32 Chi-Sq = 13.783, DF = 2, P-Value = 0.001 1 cells with expected counts less than 5. 4.5.2 So sánh tỷ lệ lên giống lại sau khi điều trị khỏi bệnh của hai phác đồ điều trị Chi-Square Test: khong len giong, len giong Expected counts are printed below observed counts khong len giong len giong Total 3 3 6 1.88 4.13 0.675 0.307 2 8 3.13 6.88 0.405 0.184 5 11 1 2 Total 10 16 Chi-Sq = 1.571, DF = 1, P-Value = 0.210 3 cells with expected counts less than 5. 4.6 kết quả điều trị bệnh sát nhau, sẩy thai Phác đồ điều trị Hiệu quả của thuốc Số con điều trị Khỏi bệnh Số con động lại Tỷ lệ thụ thai N TL(%) N TL(%) N TL(%) 9 3 33,33 1 33,33 - - 14 12 85,71 10 83,33 8 80 Oxytocin Vimekat Cồn iod 0,2% Oxytocin Vimekat Viêm đặt tử cung 4.6.1 So sánh bệnh tỷ lệ khỏi bệnh của ba phác đồ điều trị Chi-Square Test: khoi benh, khong khoi benh khong khoi 1 2 Total khoi benh benh Total 3 6 9 5.87 3.13 1.403 2.630 12 2 9.13 4.87 0.902 1.691 15 8 14 23 Chi-Sq = 6.626, DF = 1, P-Value = 0.010 2 cells with expected counts less than 5. [...]... tôi tiến hành đề tài: Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa ở Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả ” Mục đích của đề tài Điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra phác đồ điều trị nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa 1 CHƢƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Sơ lƣợc về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thới giới cũng nhƣ ở Việt Nam 2.1.1 Sơ lƣợc... 4 phác đồ điều trị 39 7 Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh viêm tử cung 39 8 Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh sẩy thai, sát nhau 40 9 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản 42 10 Tỷ lệ nhiểm bệnh theo hình thức chăn nuôi 42 11 Bệnh trong thời gian gia súc mang thai và trong quá trình sinh đẻ 43 12 Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai 44 13 Kết quả phân lập vi khuẩn đối với mẫu bệnh phẩm 45 14 Kết quả kháng sinh. .. kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphlococcus aureus 46 15 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Escherichia coli 47 16 Kết quả phác đồ điều trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục 48 17 Kết quả phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung 49 18 Kết quả điều trị bệnh sát nhau, sẩy thai 50 19 Kết quả đặt thuốc viêm đặt tử cung cho bò mới đẻ 51 32 xi 32 DANH MỤC HÌNH Hình Tựa hình Trang 1 Bò sữa ở nông hộ sát nhau... những yếu tố kể trên, các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản khoa của bò cái cũng dẫn đến năng suất sinh sản thấp 14 2.4 Một số bệnh sản khoa thƣờng gặp trên đàn bò hƣớng sữa 2.4.1 Bệnh trong giai đoạn mang thai: a Bệnh rặn đẻ quá sớm Đây là hiện tượng gia súc mẹ xuất hiện những cơn co bóp tử cung, những cơn rặn đẻ trước thời gian sinh đẻ bình thường một vài tuần hoặc một vài tháng b Bệnh bại liệt... sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững Để có thể chăn nuôi bò sữa hiệu quả bên cạnh các vấn đề về giống, dinh dưỡng, thức ăn, vấn đề chăm sóc thú y rất được coi trọng Trong đó việc quản lý và điều trị các bệnh sinh sản cần được quan tâm thực hiện thường xuyên Trên thới giới tỉ lệ bò sữa loại thải do nguyên nhân bệnh về sinh sản chiếm 1314% tổng đàn hàng năm Tại Việt Nam, các vấn đề về bệnh sinh sản. .. dùng sữa trong nước Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa lâu đời, các nước Châu Á có 2 loại hình sản xuất sữa: + Loại hình 1: sản xuất sữa chủ yếu dựa trên giống (River Baffalo) và bò U (Bos Indicus) với yêu cầu đầu tư và kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở nông thôn và thành thị Nhóm này chủ yếu gồm các nước ở Nam Á: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađet, Nepan,... 79 và 3258  65 kg sữa/ chu kỳ Năm 1970 ta đã nhập đợt đầu 130 bò sữa Holstein Friesian (HF) Cu Ba nuôi ở Trung tâm giống bò sữa Hà Lan Sao Đỏ Đàn bò nhập vào nuôi ở đây qua 10 năm thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng sữa đạt 3800 - 4200 kg sữa/ chu kỳ, một số con đạt 6000 kg sữa, đặc biệt có con đạt 9000 kg sữa/ chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,1 - 3,2%, Từ đó, ta đã kết luận giống bò sữa cao sản. .. của đàn bò sữa Bệnh gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi từ việc giảm khả năng sinh sản, giảm năng xuất sữa, cho đến việc loại thải khỏi đàn, chi phí điều trị bệnh sinh sản cao nhưng hiệu quả lại thấp Xuất phát từ thực tế trên được sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, sự hỗ trợ của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú... bệnh mà con vật mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai e Liệt nhẹ sau khi đẻ ( bệnh sốt sữa) Đây là bệnh phát sinh đột ngột, nhanh chóng, rất nguy hiểm cho gia súc Đặc điểm của bệnh là gây nên tình trạng con vật mất cảm giác, tê liệt ở các chi, ruột, họng và gây rối loạn các phản xạ có và không có điều kiện Bệnh này rất hay gặp ở những bò sữa cao sản 2.4.3.2 Hiện tƣợng rối loạn sinh sản ở bò sữa. .. nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu Á nhất là Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam Trong đó, có một số nước đã thành công với tốc độ này như Trung Quốc, năm 2002 có 5.66 triệu con bò sữa, tổng sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước Đài Loan đã tự sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu về sữa Thái Lan đã sản xuất

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan