khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành tỉnh long an

51 1.4K 32
khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành  tỉnh long an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ĐẶNG THỊ CÚC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI HEO HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y Cần Thơ-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI HEO HUYỆN CHÂU THÀNH-TỈNH LONG AN Giáo viên hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lê Minh Sinh viên thực hiện Đặng Thị Cúc MSSV: LT11644 Lớp: Liên Thông Thú Y K37 Cần Thơ-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài “ Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do sinh viên Đặng Thị Cúc thực hiện tại trại chăn nuôi huyện Châu Thành, tỉnh Long An từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Duyệt Bộ Môn Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Duyệt Giáo viên hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lê Minh Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Đặng Thị Cúc ii LỜI CẢM ƠN Kính dâng cha mẹ! Để hoàn thành tốt khóa tốt nghiệp này con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới cha, mẹ người đã cho con có được kết quả như hôm nay! Xin chân thành cảm ơn Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trong bộ môn Thú Y Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành ghi ơn Lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến Cô Bùi Thị Lê Minh-người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành nhớ ơn Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Chú Út cùng các anh chị em ở trại đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Ngọc Bích người Thầy, người cố vấn học tập đã hết lòng dạy dỗ, giúp đỡ tôi. Xin cảm ơn bạn bè lớp liên thông Thú Y K37 đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập! Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các Thầy, Cô trong khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, cùng bạn bè sức khỏe, hạnh phúc! Đặng Thị Cúc iii MỤC LỤC Trang Trang duyệt ...................................................................................................... i Lời cam đoan ................................................................................................... ii Lời cảm ơn ....................................................................................................... iii Mục lục ............................................................................................................ iv Danh mục bảng ................................................................................................ vii Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………….viii Tóm lược .......................................................................................................... ix CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 1 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................... 2 2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy trong và ngoài nước ....................... 2 2.1.1 Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 2 2.1.2 Nghiên cứu ngoài nước ........................................................................... 3 2.2 Đặc điểm sinh lý heo con........................................................................... 3 2.2.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều tiết nhiệt ................................... 3 2.2.2 Đặc điểm thích ứng ................................................................................. 4 2.2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột ....................................................................... 5 2.2.4 Khả năng miễn dịch của heo con ............................................................ 5 2.2.5 Đặc điểm tiêu hóa của heo con ............................................................... 6 2.2.5.1 Sự tiêu hóa ở miệng ............................................................................. 6 2.2.5.2 Sự tiêu hóa ở dạ dày............................................................................. 7 2.2.5.3 Sự tiêu hóa ở ruột ................................................................................. 7 2.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy........................................................................ 8 2.3.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm .......................................................... 8 2.3.1.1 Yếu tố ngoại cảnh ................................................................................ 8 2.3.1.2 Do chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................... 8 2.3.1.3 Do heo mẹ ............................................................................................ 9 2.3.1.4 Do heo con ........................................................................................... 9 2.3.2 Nguyên nhân truyền nhiễm ..................................................................... 10 2.3.2.1 Tiêu chảy do E.coli .............................................................................. 10 2.3.2.2 Tiêu chảy do Salmonella ..................................................................... 11 2.3.2.3 Tiêu chảy do Clostridium perfringens ................................................. 12 2.3.2.4 Tiêu chảy do Rotavirus ........................................................................ 13 2.3.2.5 Tiêu chảy do TGE (Transmissible Gastroenteritis) ............................. 13 iv 2.3.2.6 Dịch tiêu chảy cấp PED ....................................................................... 14 2.3.2.7 Tiêu chảy do virus giả dại .................................................................... 14 2.3.3 Tiêu chảy do ký sinh trùng ..................................................................... 15 2.4 Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 16 2.5 Một số loại thuốc sử dụng điều trị tiêu chảy heo con tại trại chăn nuôi heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An ................................................................... 18 2.5.1 Thuốc Metril Oral® ................................................................................. 18 2.5.2 Thuốc Bio-Genta 10% ............................................................................ 18 2.6 Tổng quan về trại ....................................................................................... 19 2.6.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 19 2.6.2 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 19 2.6.3.1 Qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái đẻ và heo con theo mẹ ..... 20 2.6.3.2 Qui trình tiêm phòng ............................................................................ 21 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 22 3.1 Nội dung .................................................................................................... 22 3.2 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 22 3.2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng thí nghiệm .......................................... 22 3.2.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 22 3.3 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 22 3.3.1 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ........................................................ 22 3.3.2 Phương pháp đánh giá triệu chứng tiêu chảy heo con ............................ 22 3.3.3 Phương pháp bố trí điều trị ..................................................................... 23 3.3.4 Phương pháp phân tích thống kê ............................................................ 24 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 25 4.1 Tình hình tiêu chảy heo con theo mẹ ......................................................... 25 4.1.1 Triệu chứng lâm sàng của heo con bị tiêu chảy...................................... 25 4.1.2 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ ............................................................. 26 4.1.3 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo lứa đẻ ........................................................ 27 4.1.4 Tỷ lệ tiêu chảy theo mật độ nuôi ............................................................ 28 4.1.5 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ còi ........................................................................ 30 4.2 Kết quả điều trị tiêu chảy heo con theo mẹ ............................................... 30 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 32 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 32 v 5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 32 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 33 Phụ lục ............................................................................................................. 36 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Khảo sát hiệu quả điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ .............. 23 Bảng 4.1 Triệu chứng lâm sàng của heo con bị tiêu chảy ............................... 25 Bảng 4.2 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ ....................................................... 26 Bảng 4.3 Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ .................................................. 27 Bảng 4.4 Tỷ lệ tiêu chảy theo mật độ nuôi ...................................................... 28 Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ còi .................................................................. 30 Bảng 4.6 Hiệu quả điều trị tiêu chảy heo con .................................................. 31 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ctv: cộng tác viên ETC: Enterotoxigenic Colibacilli ETEC: Enterotoxigenic Escherichia coli LT: heat-stable toxin ST: heat-labile toxin PED: Porcine epidemic diarhiea TGE: Transmissible gastroenteritis IgA: Immunoglobulin A IgG: Immunoglobulin G viii TÓM LƯỢC Kết quả khảo sát tình hình tiêu chảy trên 32 đàn heo với tổng số 328 heo con và một số phát đồ điều trị tiêu chảy trên heo con chúng tôi thu được kết quả sau: Tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ là 51,52%. Những nái đẻ từ lứa thứ 5 trở lên thì tỷ lệ heo con mắc bệnh tiêu chảy cao (89,47%). Tỷ lệ tiêu chảy cao ở những đàn có số con trên 12 (76,67%). Qua khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con của 2 loại thuốc Metril Oral® và Bio-Genta 10% có tỷ lệ khỏi bệnh gần như nhau với tỷ lệ lần lượt là 96,49% và 94,34%. ix CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp, trong đó chăn nuôi heo là một trong những ngành góp phần quan trọng cho sự lớn mạnh và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, chăn nuôi heo đang đương đầu với những thách thức và khó khăn như giá thức ăn tăng cao, giá heo không bình ổn, đầu ra không ổn định và quan trọng hơn là tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp. Trong đó, hội chứng tiêu chảy heo con theo mẹ đã và đang gây ra tổn thất rất lớn cho người chăn nuôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở heo con. Các nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, do heo con (háu ăn, stress), do heo mẹ bị bệnh chất lượng sữa mẹ thay đổi đột ngột, do chăm sóc-nuôi dưỡng kém (thiếu các vitamin nhóm B, không cân đối hàm lượng Ca/P hoặc khẩu phần quá mặn, nhiều xơ), do ẩm độ chuồng nuôi quá cao, do dinh dưỡng (thay đổi khẩu phần ăn cho heo con một cách đột ngột, thức ăn có nấm mốc và các độc tố của nó) (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Khi bệnh đã xảy ra thì việc chống bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc lựa chọn thuốc để điều trị hợp lý và hiệu quả thực sự nếu được quan tâm. Trong đó, việc lựa chọn kháng sinh đặc hiệu để điều trị là rất cần thiết để vừa trị bệnh hiệu quả, vừa tránh hiện tượng kháng thuốc và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài “ Khảo sát tình hình tiêu chảy heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An” được thực hiện với mục tiêu: - Khảo sát tình hình tiêu chảy heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An. - Xác định hiệu quả điều trị tiêu chảy ở heo con khi sử dụng thuốc Metril Oral và thuốc Bio-Genta 10%. ® 1 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TIÊU CHẢY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Hùng-Cao (1962), bệnh phân trắng heo con gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở chăn nuôi heo sinh sản ở Việt Bắc với tỷ lệ bệnh từ 25100% và tỷ lệ chết 60% (Trích dẫn Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). Nguyễn Văn Vượng (1963), ở trường Trung cấp Nông Lâm Trung Ương đã phân lập được hai loại trực khuẩn gây bệnh tiêu chảy heo con là Coli O111B4 và O125B5 mà tác giả cho là nguyên nhân gây bệnh (Trích dẫn Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). Theo Phan Địch Lân (1975), khi điều tra tình hình nhiễm giun sán ở nông trường An Khánh, trại chăn nuôi Thụy Phương, trại chăn nuôi Văn Điển, hợp tác xã Tiền Phong, hợp tác xã Đông Mỹ đã nhận xét rằng ngày tuổi bình quân phát hiện lần đầu tiên có trứng giun lươn trong phân lợn nội là 17 ngày. Phạm Khắc Hiếu và Ngọc Anh (1977), đã nhận xét những kháng sinh đặc hiệu để điều trị bệnh tiêu chảy do E.coli là Chloramphenicol, Nitrofuratein, Neomycin, còn Tetracyclin, Streptomycin, Polymicin B có hoạt tính kháng sinh thấp đối với các chủng E.coli gây bệnh ở nước ta (Trích dẫn Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2009). Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất đối với heo con trong thời gian theo mẹ bao gồm một số loại như: E. coli, Salmonella, Shigella, Clostridium perringen. Trong đó đáng kể nhất là trực khuẩn E. coli, khi các điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ của con vật kém thì E. coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh tiêu chảy do E.coli chiếm khoảng 48% trong tổng số trường hợp bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Theo Đào Trọng Đạt và ctv. (1996), cho rằng tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ tăng lên rõ rệt trong những tháng mưa nhiều. Theo Cừu Hữu Phú (1999), nguyên nhân gây ra tiêu chảy chủ yếu ở heo con là do vi khuẩn E.coli chiếm tỷ lệ 85, 71% (Trích dẫn Trương Lăng, 2003). Lý Thị Liên Khai và ctv. (2003), phân lập các mẫu phân heo ở tỉnh Cần Thơ kết quả có 42/48 mẫu phân heo con tiêu chảy dương tính với E.coli, 51/53 mẫu phân bình thường có E.coli điều này chứng tỏ E.coli là vi khuẩn khu trú thường xuyên trong đường ruột heo con. Một số tác giả như Nguyễn Ngọc Phục (2005), Trần Thị Dân (2004) nhận định rằng heo từ 7 ngày tuổi trở lên có tỷ lệ bệnh cao là do lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang bị giảm dần, cùng với hệ tiêu hóa còn non yếu việc bổ sung thức ăn tinh cho heo con không thích hợp nên làm cho heo con dễ mắc bệnh. 2 Hoàng Thế Huy (2007), khi kiểm tra phân của 793 con heo ở 4 loại heo (heo theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt, heo nái) được nuôi theo phương thức gia đình và phương thức trại tại ba huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh. Kết quả được ghi nhận như sau: heo được nuôi theo phương thức gia đình nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 72,25%, heo nuôi theo phương thức trại nhiễm với tỷ lệ 54,2%. Trong đó heo theo mẹ nhiễm với tỷ lệ 65,88%, heo cai sữa là 74,04%, heo thịt là 52,91%, heo nái là 58,92% (trích dẫn Hàng Phước Đức, 2011). Theo Đặng Xuân Bình và Đỗ Văn Trung (2008), các chủng E. coli phân lập có khả năng sản sinh độc tố đường ruột: độc tố chịu nhiệt (heat-stable toxin-ST), chiếm 46,8%, độc tố không chịu nhiệt (heat-labile toxin-LT), chiếm 37,5%; sản sinh cả hai loại độc tố (ST+LT), chiếm 15,6% (trích dẫn Hàng Phước Đức, 2011). Lưu Hữu Mãnh (2009), cho rằng bệnh giả dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gây chết đối với nhiều loài thú nuôi và thú hoang dã. Ở heo con, bệnh thường trải qua một cách quá cấp tính dẫn đến tử vong. Phan Thị Hồng Gấm (2012) và Lê Thị Bích Hạnh (2012), khi khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre và trại chăn nuôi huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ bệnh lần lượt là 37,83% và 31,15%. Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013), khảo sát các ổ dịch tiêu chảy cấp trên heo con theo mẹ tại một số tỉnh phía Nam kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao tương ứng là 93,94% và 81,67%. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Soulsby (1971), cho rằng loài Eimeria debliecli là loài gây bệnh quan trọng ở heo, nếu heo bị nhiễm ở cường độ 45.000 noãn nang/gram phân thì nó biểu hiện triệu chứng lâm sàng: tiêu chảy, gầy mòn, suy nhược nặng và có thể chết (trích dẫn Hàng Phước Đức, 2011). Theo Alexander (1994), trong vài giờ đầu sau khi sinh vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy heo con rất nghiêm trọng là do sự nhân mật số lên một cách nhanh chóng trong hệ thống tiêu hoá heo con, chủng E. coli này là ETEC có thể bám dính dọc theo tế bào biểu mô, nhân mật số, sản sinh độc tố ruột kết quả gây tiêu chảy. Hàng rào phòng vệ của heo sơ sinh là kháng huyết thanh IgA có trong sữa đầu và sữa của heo mẹ. Nếu do nguyên nhân nào đó làm đình trệ việc đưa sữa đầu vào hoặc hàm lượng IgA trong ruột quá thấp sẽ tạo cơ hội cho ETEC phát triển nhanh chóng (trích dẫn Hàng Phước Đức). Theo Welter et al., (1996), Isospora suis là nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con trước khi cai sữa (15-35%), nó thường xuyên kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác như: E. coli, Rotavirus nên có thể gây chết cho heo từ 10-50% (trích dẫn Hàng Phước Đức, 2011). Theo nghiên cứu của Vũ Khắc Hùng và M. Pilipcinec (2003), ở Cộng hoà Slovakia thì trong 220 mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy dương tính với E. coli có 83 mẫu mang kháng nguyên bám dính F4, chiếm 37,7%; 7 mẫu 3 mang tổ hợp F5 và F41 chiếm 3,18%; 6 mẫu mang kháng nguyên F6 chiếm 2,73%; 19 mẫu mang kháng nguyên F18 chiếm 8,64% và 1 mẫu mang kháng nguyên bám dính F17 chiếm 0,45% (trích dẫn Hàng Phước Đức, 2011). 2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON 2.2.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều tiết nhiệt Não bộ của heo con phát triển chậm nhất. Do đó, chức năng điều nhiệt do thần kinh chi phối cũng hoàn chỉnh chậm (Lê Thị Mến, 2010). Bởi vì trung khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não, mà vỏ não là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả 2 giai đoạn trong thai và ngoài thai (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005). Ở heo con các cơ quan đều chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh, do đó heo con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng (Võ Văn Ninh, 2001). Sau khi sinh cơ thể heo con chưa có thể bù đấp được nhiệt lượng bị mất do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vì vậy, hầu như tất cả heo con sơ sinh trong những giờ đầu tiên đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần tăng lên (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Heo con sau khi sinh 1 giờ đến 1 giờ 30 phút cần được bú mẹ để vừa kích thích heo mẹ đẻ tiếp và giúp heo con tăng nhiệt chóng lạnh (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004). Để điều chỉnh thân nhiệt trong cơ thể heo con xảy ra quá trình oxy hóa mô bào mỡ. Mức độ phát triển của mô bào mỡ của từng cá thể, từng loại gia súc khác nhau sẽ gây ảnh hưởng khác nhau lên khả năng điều chỉnh thân nhiệt của heo con (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Đối với heo con, không đủ lông cũng như không có lớp mỡ bảo vệ dưới da (Trương Lăng, 2000). Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005). Trong mấy ngày đầu sau sinh, ngay khi nhiệt độ không khí bên ngoài 1525 C, nhiệt độ trực tràng của heo con có thể giảm 40C. Nếu nhiệt độ bên ngoài 15-200C, phải mất 2 ngày nhiệt độ ở trực tràng mới lên đến mức bình thường (nếu heo ăn và bú đầy đủ). Nếu nhiệt độ ở bên ngoài 100C thì phải mất 10 ngày (Trương Lăng, 2000). 0 Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con trong những ngày đầu rất kém, chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường. Khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con phụ thuộc nhiều vào tuổi hơn là khối lượng, khả năng điều tiết yếu cho đến khi heo con được 9 ngày tuổi và từ 20 ngày tuổi trở đi khả năng điều tiết nhiệt tốt hơn (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005). 2.2.2 Đặc điểm thích ứng Ở trong bụng mẹ việc cung cấp O2 và thải khí CO2 của heo đều phải qua tử cung. Sau khi sinh, cơ thể heo con phải chuyển ngay hệ hô hấp phụ thuộc mẹ sang hệ hô hấp độc lập. Sự giảm O2 trong các mô bào khi sinh và nhất là khi cắt rốn, sự tăng áp lực khí CO2, chứng axidoz do tiêu hóa glycogen yếm 4 khí đã kích thích trung tâm hô hấp, buộc heo con phải hô hấp bằng phổi. Hệ thống tuần hoàn của heo con cũng chuyển từ hệ tuần hoàn phụ thuộc vào tử cung sang hệ tuần hoàn nhờ tim và phổi (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Ra khỏi bụng mẹ heo con chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống như: nóng, lạnh, mưa, hanh khô, ẩm thấp thất thường, do cơ thể heo con chưa phát triển hoàn chỉnh, nên các phản ứng thích nghi còn yếu (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). 2.2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột Sau khi sinh, việc thiết lập hệ vi sinh vật tối hảo trong đường ruột (thường là Lactobacilluss spp) được đẩy mạnh nhờ yếu tố kháng vi sinh vật tại chỗ có trong sữa đầu. Các yếu tố này giới hạn sự định vị của vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột (Trần Thị Dân, 2004). Trong quá trình phát triển bình thường ở đường ruột gia súc có nhiều loại vi khuẩn nhất là vi khuẩn sinh acid lactic, vi khuẩn bifidium và một số cầu khuẩn đường ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó thương hàn, với Proteus vulgaris và các vi khuẩn sinh thối rửa. Cơ chế đối kháng này là nhờ hoạt tính của acid lactic đã có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và gây thối rửa. Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế được sự phát triển của vi trùng gây bệnh (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Khi heo con được 2-3 tuần tuổi hệ vi khuẩn E.coli đã được thiết lập ổn định trong đường ruột (Nguyễn Ngọc Phục, 2005). 2.2.4 Khả năng miễn dịch của heo con Cơ thể heo con mới sinh hầu như chưa có kháng thể. Sau khi được bú sữa đầu lượng kháng thể trong cơ thể heo con tăng rất nhanh nhờ có kháng thể trong sữa đầu. Do vậy, khả năng miễn dịch của heo con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc lượng kháng thể trong sữa đầu (Lê Hồng Mận, 2006). Sữa đầu cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể (γ-globulin) cho heo con để chúng phát triển và chống lại bệnh trong lúc hệ thống miễn dịch của chúng chưa hoạt động hoàn chỉnh. Lúc sơ sinh lượng (γ-globulin) trong máu chỉ 1,3mg/ml nhưng sau 24 giờ thì tăng đến 20,3mg/ml nếu heo con bú sữa đầu từ mẹ đã được chủng ngừa nuôi dưỡng tốt (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Hàm lượng protein trong sữa heo mẹ những ngày đầu mới đẻ là 12-16%, trong đó γ-globulin chiếm đến 34-45%. γ-globulin tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu rất quan trọng cho khả năng miễn dịch của heo con trong 3 tuần tuổi đầu (Lê Hồng Mận, 2006). Sự hấp thụ kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4-12 giờ sau khi bú. Kháng thể có thể được phát hiện trong máu heo con vào 3 giờ sau khi sinh. Nếu heo con bú đủ sữa và hấp thu tốt kháng thể, hiệu giá kháng thể trong máu heo con gần bằng hiệu giá kháng thể trong máu heo mẹ ở 24 giờ sau khi sinh (Trần Thị Dân, 2004). 5 Heo con bú sữa đầu chậm nhất là 2 giờ sau khi đẻ ra để chống lạnh và tăng cường kháng thể chống đỡ bệnh tật và miễn dịch (Trương Lăng, 2000). Nên cho tất cả heo con đều được bú sữa đầu (Colostrum) vì trong đó chứa nhiều γ-globulin (protein hấp thu trực tiếp)-thực hiện chức năng miễn dịch cho heo sơ sinh vì trong thời gian mang thai, nhau thai không chuyển được kháng thể từ mẹ sang thai (Lê Thị Mến, 2010 và Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2006). Quá trình hấp thụ được các kháng thể này tốt nhất là trong vòng 5-6 giờ đầu tiên sau khi đẻ bởi vì: nồng độ các kháng thể trong sữa đầu cao nhất vào lúc 4 giờ sau đẻ, đến 6-8 giờ sau đẻ giảm đi còn 50% và sau 12 giờ giảm đi còn 30% và sang ngày thứ hai thì còn rất thấp khoảng 10% so với thời điểm cao nhất. Heo con hấp thu các đại phân tử immunoglobulin trong sữa đầu vào máu ở dạng nguyên vẹn (tức không bị tiêu hóa) qua niêm mạc thành ruột. Sau 48 giờ thành ruột không còn khả năng hấp thu các phân tử ở dạng nguyên nữa (hiện tượng đóng cửa ruột) để tránh cho các mầm bệnh xâm nhập vào. Nếu heo con không được bú sữa đầu sớm (ít nhất trong vòng 24 giờ đầu tiên) thì quá trình đóng sẽ bị chậm lại và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm mầm bệnh qua đường ruột (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2006). Trong sữa đầu loại kháng thể chủ yếu là IgG. Tuy nhiên, vi sinh vật gây hại trên heo sơ sinh thường hiện diện trên bề mặt màng nhày ruột đó là nơi mà IgG hiếm được thấy và không hữu hiệu. Khi ngưng sản xuất sữa đầu thì lượng IgG trong sữa giảm nhanh chóng và rồi IgA trở thành loại kháng thể chính của sữa. Khi loại kháng thể chủ yếu trong sữa là IgA, nghĩa là bầu vú đã tự sản xuất kháng thể. Vì IgA ít bị hủy ở đường ruột, hàm lượng IgA cao trong sữa sẽ bảo vệ niêm mạc ruột khỏi tấn công của vi sinh vật có hại. Tuy nhiên, khi heo con chưa có miễn nhiễm chủ động, khả năng bảo vệ thú non của IgA cũng tùy thuộc loại kháng nguyên mà heo mẹ đã tiếp xúc (Trần Thị Dân, 2004). Sữa đầu của heo mẹ chứa hàm lượng IgG khá cao nhưng giảm rất nhanh qua sự tiết sữa và IgA trở thành là lớp globulin miễn dịch chủ yếu. IgG bảo vệ ruột chống lại sự xâm nhập của E.coli (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). 2.2.5 Đặc điểm tiêu hóa của heo con Cơ quan tiêu hóa của heo con phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa, còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa bị hạn chế (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009). 2.2.5.1 Sự tiêu hóa ở miệng Heo nhai thức ăn vừa làm nhỏ, nhuyễn thức ăn vừa tẩm nước bọt vào thức ăn để dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Ở miệng tiêu hóa thức ăn nhờ 2 men có trong nước bọt là amilase và mantase (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002). Amilase do tuyến nước bọt tiết ra ở heo con sơ sinh có hoạt lực thấp, tăng cao nhất lúc 2-3 tuần tuổi sau đó lại giảm. Heo con tách mẹ sớm, hoạt tính amilase nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con do mẹ nuôi phải 6 đến ngày thứ 21. Nước bọt tuyến mang tai chứa 0,6-2,26% vật chất khô, pH= 7,6-8,1. Tùy lượng thức ăn mà lượng nước bọt tiết ra khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngưng tiết dịch. Vì vậy, cần lưu ý không nên cho heo con ăn thức ăn lỏng (Trương Lăng, 2003).Tuy nhiên, vai trò của amilase nước bọt đối với quá trình tiêu hóa tinh bột rất hạn chế là do thức ăn tồn tại ngắn trong miệng. Mantase và saccharase cũng tương tự như amilase, những tuần đầu sau khi sinh hàm lượng rất thấp và sau đó tăng dần đạt mức cao ở 5-6 tuần tuổi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009). 2.2.5.2 Sự tiêu hóa ở dạ dày Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004) và Lê Hồng Mận (2006), ở heo con bộ máy tiêu hóa phát triển chậm và chưa hoàn chỉnh trong khi sức sinh trưởng phát triển cao. Heo con mới sinh ra bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hòan thiện. Hệ enzym chưa phát triển đầy đủ nên heo con chỉ có thể hấp thu glucose và tiêu hóa được lactose ngay sau khi sinh ra. Sau 2 tuần heo mới tiêu hóa saccharose và sau 3 tuần mới tiêu hóa tinh bột (Lê Thị Mến, 2010). Men pepsin có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần đến 5-6 tuần tuổi, song không có chức năng tiêu hóa protein bởi vì ở dạng pepsinogen. Pesinogen cần HCl tự do để hoạt hóa thành dạng hoạt động (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009). Một đặc điểm cần lưu ý, ở heo con có một giai đoạn không có HCl trong dạ dày. Giai đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên của heo con. Nhờ vậy, mới tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của heo mẹ. Trong giai đoạn này, dịch vị không có khả năng phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu và sữa (Võ Văn Ninh, 2001). Hai tuần đầu sau khi sinh, chất toan (HCl) tự do chưa có trong dạ dày nên tính kháng khuẩn ở dạ dày chưa có heo con dễ bị nhiễm bệnh. Chất toan tự do bắt đầu có sau 25 ngày tuổi và tính kháng khuẩn chỉ thể hiện sau 40-45 ngày tuổi. Dịch tiêu hóa trong dạ dày heo con cũng khác với heo trưởng thành. Ở heo lớn dịch vị tiết nhiều vào ban ngày tới 62%, còn ban đêm chỉ 38%. Trong khi đó heo con bú sữa tiết dịch vị ban ngày là 31%, còn ban đêm là 69% (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004 và Lê Hồng Mận, 2006). 2.2.5.3 Sự tiêu hóa ở ruột Heo con tiêu hoá ở dạ dày chỉ mới bắt đầu, tiêu hoá ở ruột non mới là chính, ruột giữ vai trò quan trọng trong bộ máy tiêu hóa. Ở đây thức ăn được chuyển hóa hoàn toàn thành những chất hấp thu được (Đỗ Trung Giã, 2011). Quá trình tiêu hoá ở ruột non rất phức tạp vì dịch vị, dịch mật và dịch ruột đều đổ vào đấy. Sự tiêu hoá ở ruột non heo thời kì đầu rất mạnh do hoạt tính cao của enzym dịch tụy (Trích dẫn Lê Phi Sơn, 2012). Enzym trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành acid amin. Ở thời kỳ bào thai lúc 2 tháng tuổi trong chất tiết đã có trypsin, thai càng lớn hoạt tính của trypsin càng 7 cao. Khi heo con mới đẻ hoạt tính của trypsin rất cao (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009). Trong dịch ruột heo có chứa enzyme tiêu hoá như: amino peptidase, dipeptidase, enterokinase, lipase và amilase. Dịch ruột tác động tiêu hoá đạt hiệu quả cao đối với các chất lactose, casein ở heo con. Bên cạnh đó, đối với tiêu hóa của heo con, dịch mật cũng đóng vai trò rất quan trọng. Dịch mật xúc tiến tiêu hóa lipid và tăng cường nhu động ruột. Vì vậy heo con cần phải có một lượng dịch mật tương ứng để tiêu hóa lipid trong sữa một cách dễ dàng (Trích dẫn Lê Phi Sơn, 2012). 2.3 NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY 2.3.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm 2.3.1.1 Yếu tố ngoại cảnh Yếu tố môi trường giữ một vai trò hết sức quan trọng, chỉ cần môi trường có một vài biến đổi không thuận lợi cho cơ thể heo dễ dàng bộc phát tiêu chảy nhất là đối với heo con (Võ Văn Ninh, 2001). Do thời tiết thay đổi đột ngột như đang nắng chuyển mưa, hay nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm cơ thể heo con mất cân bằng giữa sản nhiệt và truyền nhiệt. Do đó, heo sẽ tiêu hao năng lượng của cơ thể để chống lạnh, lượng đường huyết trong cơ thể được điều động ra để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài, lượng đường huyết sẽ giảm xuống, sự giảm đường huyết đột ngột sẽ gây rối loạn chức năng tiết dịch và nhu động dạ dày-ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa làm cho heo con tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000). Heo con rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động, vì vậy phải đặc biệt chú ý tạo điều kiện thích hợp trong chuồng sinh sản để chúng khỏi bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt độ đột ngột khi mới sinh (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Khi thời tiết thay đổi đột ngột ngày nóng bức đêm lạnh nhanh heo con dễ bị lạnh bụng dẫn đến heo con dễ bị tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001). 2.3.1.2 Do chăm sóc nuôi dưỡng Do heo con không được tiêm sắt đầy đủ. Mỗi ngày heo con cần có 7mg sắt để tạo hồng cầu, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp được 1mg và vậy nếu không bổ sung sắt heo con sẽ thiếu máu và dễ nhiễm bệnh (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Trữ lượng sắt của heo con từ bào thai chưa đủ, khi ra ngoài lại không được sữa mẹ cung cấp, thiếu cả coban, B12 nên sinh bần huyết, cơ thể suy yếu không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh không tiêu, tiêu chảy (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). Do khẩu phần thức ăn không cân đối, thức ăn quá giàu đạm và chất béo làm cho bộ máy tiêu hóa heo con chưa thích ứng kịp dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Hà Dung, 2005). Do giai đoạn trước khi sinh cho heo mẹ ăn nhiều thức ăn tinh, dinh dưỡng cao sau đẻ vài ngày lượng sữa tiết nhiều, con không bú hết. Lượng sữa heo của mẹ dư thừa so với yêu cầu của bầy con, lượng sữa tồn đọng ở các bầu 8 vú, chất lượng thay đổi, nhiễm khuẩn, heo con bú phải gây khó tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Nguyễn Hữu Vũ và ctv., 1999). Do thay đổi khẩu phần ăn của heo mẹ trong thời kỳ cho con bú hoặc do sữa mẹ quá nhiều, heo con bú bị dư chất đạm không tiêu hóa hết được trôi xuống ruột gặp vi khuẩn như E.col sử dụng phân hủy chất đạm sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000). Do heo con không được bú sữa đầu nên sức đề kháng kém. Thiếu một số vitamin như vitamin A, niacin làm cho sức chống chịu với vi sinh vật gây bệnh của màng nhầy ruột bị yếu, lở loét ruột gây xót, kích thích nhu động ruột mạnh sinh tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001). Do vệ sinh, chăm sóc kém, thức ăn, nước uống kém phẩm chất có thể do con người di chuyển từ chuồng heo bệnh sang chuồng heo khoẻ (Phạm Ngọc Thạch và ctv., 2006). 2.3.1.3 Do heo mẹ Do khẩu phần ăn cho heo mẹ thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin nhất là vitamin A nên sau khi sinh sữa mẹ thiếu chất, heo con suy dinh dưỡng, màng nhầy của ruột không được bảo vệ rất dễ cảm nhiễm vi trùng Colibacile, Salmonella gây nên tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000). Trường hợp nái tốt sữa, heo con bú quá nhiều, heo con không tiêu hóa hết lượng sữa đã bú, chất đạm còn thừa sẽ bị vi sinh vật phân hủy sinh độc tố, tăng mật số gây bệnh, đồng thời đạm dư cũng có thể bị phân hủy thành chất độc gây co thắt nhu động ruột thái quá (Võ Văn Ninh, 2001). Nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho heo con là sữa mẹ, nếu sữa mẹ kém phẩm chất, gây nên rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy cho heo con (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Thành phần sữa mẹ có nhiều vật chất khô, mỡ khó tiêu, từ đó trực khuẩn Coli tác động phân hủy sữa thành acid gây viêm dạ dày-ruột (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). Do heo mẹ bị một số bệnh khác như viêm tử cung, viêm vú, sữa bị nhiễm khuẩn và độc tố, heo con bú sữa heo mẹ bị bệnh này gây ra tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000). 2.3.1.4 Do heo con Khi heo con bú sữa đầu không kịp thời, thành phần hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi rất lớn các vi sinh vật có hại sinh sản tự do, chúng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đường ruột, trong đó có lactobacillus bị ức chế làm cho bệnh đường ruột càng trở nên trầm trọng hơn. Một số heo con nhận được sữa đầu nhưng do hệ tiêu hóa hấp thu kém, sức chống đỡ thụ động thì bệnh do E.coli có thể xảy ra vào ngày thứ 10 hoặc 21 ngày tuổi (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). 9 Cơ năng tiêu hóa của heo con yếu, dễ bị bệnh không tiêu. Ngoài ra, do hệ thần kinh hoạt động chưa đầy đủ, sức chống đỡ cơ thể kém (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). Heo con dưới 7 ngày tuổi chỉ mới tiêu hóa tốt gluocose và lactose. Từ 710 ngày tuổi tiêu hóa được đường fructose và saccharose, trước đó heo ăn các loại đường này sẽ bị tiêu chảy và có thể chết (Lê Hồng Mận, 2006). Khi heo con mới biết ăn, thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa hoặc chứa nhiều độc tố. Chất độc này dễ gây tiêu chảy ở heo con (Võ Văn Ninh, 2001). Heo con bú mẹ, khi cho ăn thức ăn tinh hệ tiêu hóa không thích ứng kịp sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa, thức ăn không tiêu hóa hết bị vi sinh vật ruột già lên men gây giảm hấp thu nước ở ruột già hậu quả là heo bị tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2004) Heo con đến 2 tuần tuổi trong dạ dày vẫn chưa có HCl tự do cho nên chưa có tính kháng khuẩn bảo vệ đường tiêu hóa hay bị bệnh đường ruột nhất là bệnh tiêu chảy (Lê Hồng Mận, 2006). Phạm Khắc Hiếu (1979) và Sử An Ninh và ctv. (1981), nhận xét nguồn gốc phát sinh bệnh có liên quan chặt chẽ đến phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố stress. Do stress làm cơ thể heo bị yếu, nhu động ruột giảm đột ngột, thức ăn đang được tiêu hóa và đẩy dần xuống ruột non, ruột già đột nhiên mất nhu động, nằm một chỗ. Một số vi sinh vật bình thường vô hại (như E.coli) đột nhiên tăng số lượng (nhờ thức ăn bị đình trệ ở đường tiêu hóa) trở nên có sức gây bệnh sinh độc tố, độc tố làm tăng nhu động thái quá trở lại gây tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001). Heo con bú mẹ thường rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết khí hậu, dinh dưỡng không hợp lý cho heo mẹ có ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ làm cho heo con dễ bị tiêu chảy. Khi mới sinh ra vài giờ heo con có thể bị mắc bệnh tiêu chảy cấp tính do nhiễm độc tố từ vi khuẩn, virus, khi bú vú mẹ dơ bẩn, do nhiễm lạnh cơ thể yếu, nhiễm trùng cuống rốn, mút quá nhiều sữa đầu, vệ sinh chuồng trại kém. Trong điều kiện đó nhiều chủng loại vi sinh vật có hại tăng mật số, xâm nhập đường ruột heo con, thừa dịp heo con bị lạnh yếu sức sẽ bộc phát bệnh tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001). 2.3.2 Nguyên nhân truyền nhiễm 2.3.2.1 Tiêu chảy do E.coli E.coli là vi khuẩn khu trú phổ biến nhất trong đường ruột. Chúng xuất hiện và sinh sống trong cơ thể thú chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi thú chết. E.coli thường ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non. E.coli sinh sống bình thường trong đường ruột của người và động vật, khi các điều kiện bất lợi như khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột, chăm sóc-nuôi dưỡng và vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu, thì E.coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). 10 Bệnh do E.coli ở heo con phát triển ở 2 giai đoạn chủ yếu: 1. Viêm ruột ở heo con dưới 1 tuần tuổi. 2. Chứng tiêu chảy ở heo con dưới 3 tuần tuổi. Heo con có thể tiêu chảy nhẹ hay nặng, phân có màu trắng, vàng, có đốm nâu, có khi toàn nước trong, phân dính hậu môn, hậu môn ướt đỏ, đuôi xụ, ướt, mắt thụt sâu, da tái xanh (Hồ Thị Việt Thu, 2006). Heo con có thể bị bệnh trong vòng 12 giờ sau khi sinh và có thể gây chết toàn đàn do nhiễm trùng huyết cấp tính trong vòng 48 giờ. Nhưng cũng có con chuyển sang thể bệnh khác kèm theo chứng tiêu chảy (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Quan sát xác heo chết thì thấy heo con bị mất nước nặng. Trong dạ dày có chứa sữa chưa tiêu hóa hoặc thức ăn chưa tiêu hóa hết, dạ dày và ruột đều giãn nở, trên thành ruột có hiện tượng sung huyết. Trong trường hợp viêm dạ dày ruột xuất huyết, bệnh tích đặc trưng là sự sung huyết rõ rệt ở thành ruột non và dạ dày, chất chứa trong ruột có màu như máu. Bệnh tích vi thể thường thấy là E.coli bám dính vào tế bào biểu bỉ của màng niêm mạc ruột, một số lông nhung bị teo. Yếu tố quan trọng nhất để phòng bệnh tiêu chảy do E.coli là duy trì cho heo con môi trường thích hợp (32-340C đối với heo con chưa cai sữa và 28300C cho heo con vừa mới cai sữa). Không để chuồng bị lạnh và bị gió lùa vì heo con rất dễ bị mất nhiệt do bề mặt da quá rộng so với thể trọng. Việc bổ sung acid lactic vào nước uống có thể làm giảm độ pH trong dạ dày và sẽ ức chế sự nhân lên nhanh chóng vi khuẩn E.coli gây bệnh. Heo con bị bệnh tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng rối loạn chất điện giải, do đó cho không cho heo con ăn sữa trong vài ngày đầu. Dùng các loại kháng sinh như: ampicillin, gentamycin, neomycin (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Những kháng sinh có tác dụng tốt đối với E.coli là Nitrofurantein, Neomycin (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). 2.3.2.2 Tiêu chảy do Salmonella Salmonella là vi khuẩn đường ruột, gram âm, có các đặc tính: không lên men đường lactose, không sinh indol, thường lên men sinh hơi với đường glucose, sinh H2S (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997). Hầu như tất cả heo trưởng thành đều mang Salmonella và bệnh do Salmonella thường xảy ra như một cảm nhiễm thứ phát sau khi bị tác động các stress khác nhau, cũng như khi bị các bệnh khác nhau. Samonella có hai loại kháng nguyên chủ yếu: Kháng nguyên O là kháng nguyên thân, chịu nhiệt không bị phá vỡ khi đun sôi trong vòng nữa giờ. Kháng nguyên H là kháng nguyên lông, không chịu nhiệt, bị phá vỡ khi đun sôi (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996) . 11 Heo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, phổ biến là ở heo từ khi cai sữa đến 4 tháng tuổi. Bình thường trong cơ thể heo khỏe Salmonella hiện diện ở hạch màng treo ruột, ruột, túi mật, phân. Khi sức đề kháng giảm sút, vi khuẩn tăng độc lực vào máu gây bệnh (Hồ Thị Việt Thu, 2006). Sức đề kháng giảm có thể do thời tiết, chăm sóc nuôi dưỡng hoặc do con vật mắc bệnh truyền nhiễm khác như tụ huyết trùng, đóng dấu và đặc biệt là bệnh dịch tả (Lưu Hữu Mãnh, 2009). Bệnh thể hiện bằng những triệu chứng sốt. Giai đoạn đầu con vật táo bón, phân lẫn màng nhày, sau tiêu chảy viêm ruột cấp tính có loét. Da tụ máu thành từng vết đỏ ửng. Tỷ lệ chết từ 25-95% (Lưu Hữu Mãnh, 2009). Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần giữa sưng to dai như cao su có màu xanh thẩm (Hồ Thị Việt Thu, 2006). 2.3.2.3 Tiêu chảy do Clostridium perfringens Clostridium perfringens được phân thành 6 serotyp A, B, C, D, E, F. Có 3 loài Clostridium perfringens A, B, C là gây bệnh đường ruột quan trọng đối với heo. Clostridium perfringens typ C xuất hiện ở heo chỉ mấy giờ sau khi sinh và sự cảm nhiễm của heo xảy ra rất sớm ở ruột non. Trực khuẩn phát triển về số lượng và tấn công vào hệ tế bào nhung mao ruột và màng ruột. Tác động đầu tiên là phá hoại lớp nhung mao ruột và màng ruột, kèm theo là hiện tượng hoại tử niêm mạc ruột và xuất huyết trầm trọng do hệ mao mạch ruột bị phá vỡ (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2007). Clostridium perfringens typ C gây bệnh viêm ruột hoại tử ác tính chủ yếu là heo con dưới một tuần tuổi, heo con mắc bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Clostridium perfringens là vi khuẩn gram dương, tạo nha bào, là vi khuẩn yếm khí không di động. Bệnh thường thấy ở heo con trong vòng 1 tuần tuổi và nhất là vào 3 ngày đầu tiên sau khi sinh, thường mắc bệnh ở thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể cận cấp tính và thể mãn tính. - Thể quá cấp tính Heo con tiêu chảy ra máu, yếu ớt, không hoạt động, có thể bị mẹ đè chết. Có trường hợp heo con run rẩy, yếu ớt, chết mà chưa có hiện tượng tiêu chảy. - Thể cấp tính Heo con bị bệnh trong vòng 2 ngày và chết vào ngày thứ 3. Phân màu nâu đỏ có lẫn những mảng ruột hoại tử màu xám. - Thể cận cấp tính Phân xốp có màu vàng, sau đó trở nên loãng và chứa những mẫu hoại tử màu xám, thường chết vào 5-7 ngày tuổi. - Thể mãn tính: Phân có màu xám, nhầy (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). 12 2.3.2.4 Tiêu chảy do Rotavirus Bệnh do Rotavirus là một bệnh ở ruột non thường thấy ở heo. Heo mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh song bệnh thường thấy ở heo con theo mẹ và heo cai sữa Thường xảy ra trên heo con theo mẹ (đỉnh cao lúc 3 tuần tuổi) hay còn gọi là hội chứng tiêu chảy sữa, tiêu chảy trắng hoặc tiêu chảy 3 tuần (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Bệnh có thể xảy ra ở heo con sơ sinh 1248 giờ và diễn biến thường trầm trọng hơn ở heo con 1-5 ngày tuổi (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Rotavirus tấn công rất nhanh các vi nhung mao của ruột non sau 23-36 giờ nhiễm virus và đồng thời xuất hiện tiêu chảy. Tuy nhiên, các vi nhung mao ruột sẽ tái sinh và phục hồi lại khả năng tiêu hóa bình thường trong vòng 7-10 ngày (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Phân nhão như hồ rồi đến phân nước màu vàng trắng hoặc màu xám trong chứa nhiều chất vón. Heo con mắc bệnh sớm có tỷ lệ chết cao, có khi tới 50-100%. Tiêu chảy thường kéo dài 3-5 ngày rồi phân dần trở lại bình thường sau 7-14 ngày. Heo con bị tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông khô xù, sau khi khỏi bệnh heo con còi cọc, chậm lớn và biếng ăn (Đào Trọng Đạt và ctv., 1999). Tổn thương chỉ giới hạn ở phần ruột non. Một nửa hoặc 2/3 ruột non thành ruột mỏng và căng phồng chứa nhiều nước màu vàng hoặc màu xám có nhiều cục vón. Lông nhung ruột non bị teo do các tế bào biểu mô của lông nhung bị thoái hóa. Hiện nay chưa có thuốc trị đặc hiệu (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). 2.3.2.5 Tiêu chảy do TGE (Transmissible Gastroenteritis) Bệnh TGE do virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra. Bệnh gây tiêu chảy truyền nhiễm nguy hiểm cho heo con sơ sinh từ 1-10 ngày tuổi có biểu hiện đặc trưng là nôn mửa, tiêu chảy nặng và tỷ lệ chết cao (thường là 100%) (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996 và Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Heo càng nhỏ, khi mắc bệnh chết càng sớm. Những con sống qua 6-8 ngày thường hồi phục và khỏe lại (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). Khi bệnh xảy ra ở heo con dưới 1 tuần tuổi, heo thường chết trong vòng 3-5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Với heo 1-3 tuần tuổi bệnh kéo dài tới 7 ngày (Lê Văn Tạo, 2006). Triệu chứng đặc trưng ở heo con là nôn mửa, tiếp theo là tiêu ra nước phân màu trắng, vàng hoặc hơi xanh, không có máu, phân có mùi tanh hăng khó chịu (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Lúc đầu tiêu chảy nhẹ nhưng toàn là nước, thường là chảy ở chân sau và nhỏ xuống từ đuôi, lớp da ở mông thường xuyên ướt và bẩn, mùi phân khó chịu. Lúc tiêu chảy nhiều thì có màu vàng xám trông giống như vấy bùn trên sàn chuồng. Phân thường chứa một ít cặn sữa, mắt trũng sâu, lông xù, heo con 13 khát nước. Heo con tiêu chảy kéo dài rồi chết trong vòng 2-5 ngày (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004 và Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Dạ dày thường căng chướng trong chứa đầy sữa vón cục, niêm mạc sung huyết. Ruột non căng phồng chứa đầy dịch, có nhiều bọt và những cục sữa vón không tiêu. Thành ruột mỏng và trong suốt, lông nhung bị teo đi (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Không có thuốc hiệu quả chống lại virus TGE. Phòng bệnh hiệu quả nhất là dựa trên công tác vệ sinh (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). 2.3.2.6 Dịch tiêu chảy cấp PED (Porcine Epidemic Diarrhiea) Dịch tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, thiệt hại lớn với đặc điểm gây ói mửa và tiêu chảy trên heo ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao đến 100% ở heo con dưới 2 tuần tuổi. Bệnh PED do virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra ở 2 dạng bệnh: - PED type 1 chỉ xảy ra trên heo cai sữa. - PED type 2 xảy ra ở heo mọi lứa tuổi, đặc biệt ảnh hưởng nặng và rõ rệt trên heo con theo mẹ (Trích dẫn Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy, 2013). Heo mọi lứa tuổi có thể bị bệnh nhưng nhạy cảm nhất là heo sơ sinh với tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Heo con theo mẹ bỏ bú, ói, tiêu chảy phân lỏng hơi vàng mùi hôi, heo nằm thành đống, mình dính phân bê bết (Nguyễn Ngọc Hải, 2012). Các bệnh tích thường gặp ở cơ quan tiêu hóa heo con là dạ dày căng phồng, chứa sữa đông, thức ăn không tiêu hóa. Thành ruột non mỏng, phồng to, chứa nhiều nước và chất dịch bên trong. 2.3.2.7 Tiêu chảy do virus giả dại Các chủng virus giả dại có tính chịu nhiệt và đề kháng với sự thay đổi pH hơn các loài Herpesvirus khác. Có thể chịu đựng nồng độ phenol 3% và có thể sống sót trong thịt và chuồng trại ô nhiễm khoảng 2-7 tuần (Lưu Hữu Mãnh, 2009). Heo là động vật cảm thụ tự nhiên, bệnh thường lây lan mạnh nhưng chỉ gây chết ở heo con (Hồ Thị Việt Thu, 2006). Bệnh giả dại lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, miệng và mũi là con đường xâm nhập chủ yếu. Các triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi nhiễm bệnh cũng như độc lực và tính hướng mô bào của các chủng virus (Lưu Hữu Mãnh, 2009). Heo dưới 15 ngày tuổi triệu chứng phát triển nhanh, tử số có thể lên đến 100%. Heo có triệu chứng thần kinh như run cơ, hoạt động mất phối hợp, đi hoặc chạy lòng vòng, co giật ưỡn cong ra phía sau, đạp bơi bốn chân, lông dựng và khô, chảy nước dãi hôn mê rồi chết, heo có thể ói mửa, tiêu chảy (Nguyễn Đức Hiền, 1999). 14 Theo Hồ Thị Việt Thu (2006), bệnh tích của bệnh giả dại là màng não tụ máu, xuất huyết. Viêm mũi thanh dịch có tơ huyết, thanh quản và khí quản viêm. Màng tiếp hợp mắt bị viêm và hóa sừng, mắt mờ đục do dịch viêm tích lũy. Bệnh không có thuốc điều trị do đó phải áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh bằng cách áp dụng vệ sinh phòng bệnh. Cần tiêm phòng đàn heo khỏe bằng vaccine (Nguyễn Đức Hiền, 1999). 2.3.3 Tiêu chảy do ký sinh trùng Ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể heo là một trong những yếu tố gây tổn thất cho chăn nuôi. Heo bị nhiễm ký sinh trùng làm sức đề kháng, giảm tăng trọng, khả năng hấp thu thức ăn kém, gây còi cọc, chậm lớn (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Tiêu chảy do cầu trùng Bệnh do động vật nguyên sinh đường ruột gia súc thuộc các loài: Eimeria và Isospora. Cầu trùng rất phổ biến, thú ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối với thú non khả năng miễn dịch kém nên xảy ra rõ rệt, thú lớn hơn cũng nhiễm nhưng hầu hất ở dạng mang trùng (Lê Minh Chí, 2000). Thường thấy ở heo 5-15 ngày tuổi, cao nhất vào 7-10 ngày tuổi. Phân thường lỏng, màu vàng đến xám xanh nhạt. Thời gian tiêu chảy kéo dài 4-7 ngày (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào số lượng noãn nang sinh bào tử xâm nhập và cơ thể heo và sự tồn tại của các tác nhân gây bệnh đường ruột khác (Nguyễn Hữu Hưng, 2012). Sau khi vào cơ thể heo qua thức ăn nước uống, noãn nang cảm nhiễm xâm nhập vào tế bào nhung mao ruột phát triển các giai đoạn, phá hoại tổ chức ruột bằng tác động cơ giới, đồng thời tiết ra độc tố và các enzym dung giải mô bào ruột, gây độc cho cơ thể heo dẫn đến viêm ruột, xuất huyết mà biểu hiện rõ là tiêu chảy, phân có nhiều dịch nhày và máu (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2006). Heo bệnh có biểu hiện: mệt nhọc, kém ăn, uống nước nhiều. Heo con bị bệnh có các triệu chứng như tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển sang vàng, phân hơi lỏng tính chất giống như kem chảy, mùi rất tanh. Mỗi lần đi phân con vật thường cong đuôi, cong lưng rặn, phân chỉ ra rất ít mỗi lần đi (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2006). Heo con gầy ốm, lông xù, không có dấu hiệu sốt, ói mửa (Nguyễn Hữu Hưng, 2012). Mổ khám heo bệnh cầu trùng thấy niêm mạc ruột non viêm thể cata. Ở heo bệnh kéo dài, bị xuất huyết ở cả ruột non và ruột già, tại chỗ viêm thấy những nốt trắng to bằng mặt hạt kê (Nguyễn Hữu Hưng, 2012). 15 Bệnh cầu trùng có thể đề phòng được bằng định kỳ vệ sinh và tiêu độc chuồng trại và ổ đẻ để tránh tích tụ quá mức mầm bệnh từ chất thải và giai đoạn phát triển của cầu trùng (Lê Minh Chí, 2000). Tiêu chảy do Strongyloides ransomi Giun lươn Strongyloides ransomi ký sinh ở nhung mao ruột gây bệnh tích niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa và dinh dưỡng do không tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Bệnh có ở heo con từ rất sớm 11-17 ngày (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Giun lươn là loại giun nhỏ, kích thước bé hơn 1cm trông như sợi lông, có thể sống ký sinh trong ruột non hoặc sống tự do trong đất. Chúng có chu trình phát triển rất đặc biệt: vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa tự nhiễm, vừa sống tự do, vừa sống ký sinh. Trứng nở ra ấu trùng qua 2 lần lột xác thành ấu trùng gây nhiễm. Chúng xâm nhậm qua da, theo thức ăn, nước uống vào ruột non. Con đường di hành chủ yếu là hệ tuần hoàn để rồi về lại ruột. Một số ấu trùng di chuyển đến tuyến vú nằm yên tại chỗ cho đến khi nái đẻ thì nhiễm vào heo con theo sữa đầu. Các ấu trùng này phát triển sau 4 ngày ở ruột, gây tiêu chảy trong vòng 10 ngày và làm heo còi cọc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Heo con sau khi sinh 3-4 tuần nhiễm bệnh rất nặng. Heo con gầy còm, trên da có mụn, kết mạc viêm, nhiệt độ tăng, tiêu chảy trong phân có máu. Thiabendazon có hiệu quả đối với việc điều trị giun lươn, liều dùng 50mg/kg thể trọng, trộn với thức ăn (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Ngoài ra, có thể dùng terramisol, menbendasole, levamisol để điều trị (Đào Trọng Đạt và ctv., 1999). 2.4 CƠ CHẾ SINH BỆNH Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động của ruột diễn ra bình thường thì ở đây xảy ra hiện tượng co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thu được nước. Tất cả chúng đều bị tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sệt (Võ Văn Ninh, 2001). Hầu hết, các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy đều có khả năng làm tổn thương vách ruột, nếu tổn thương nghiêm trọng ruột không có khả năng tái hấp thụ các dịch thể trong quá trình tiêu hóa, kết quả là dịch tiêu hóa giữ lại quá mức trong ruột sẽ thải ra ngoài theo phân làm phân lỏng và ra thường xuyên (Lê Minh Chí, 2000). Khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều độc tố. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động dẫn đến thú bị tiêu chảy (Phạm Ngọc Thạch và ctv., 2006). 16 Do thức ăn không tiêu ở ruột làm áp lực thẩm thấu tăng cao hơn trong máu và tổ chức sẽ kéo nước vào trong lòng ruột hoặc khi có viêm ruột ngộ độc do thức ăn, dịch nhầy của ruột với nước tăng gấp 80 lần so với bình thường, lượng dịch trong ruột tăng lên sẽ kích thích ruột tăng co bóp sinh tiêu chảy (Đỗ Trung Giã, 2011). Trong một số trường hợp, vi sinh vật tấn công không chỉ trên màng nhày ruột mà còn tấn công ở thành ruột, lớp cơ, lớp serosa của ruột cùng với tràng hệ mô, gây tăng nhu động ruột quá độ (Võ Văn Ninh, 2001). Thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất nhầy thay thế sữa, khi ấy tiêu chảy do hấp thu kém. Ruột già có khả năng hấp thu 1 lượng nước lớn gấp 3-5 lần lượng nước đi vào ruột non. Tuy nhiên, khi lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột già thì hệ thống đệm ở ruột già không thể đủ để trung hòa acid, do đó pH trong ruột già giảm và ruột già không thể đảm bảo vai trò hấp thu nước, kết quả là thú tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2004). Do rối loạn trao đổi chất, hệ vi sinh vật ở đường ruột thay đổi: số lượng vi sinh vật có lợi tiêu hóa giảm hẳn và một số vi sinh vật gây thối ở đường ruột lại tăng lên, thường gặp loại vi sinh vật gây thối như sau: Bacterium proteur valgaris, Bacterium proteur mirabiles, Clostridium Perfrigens. Ở heo con khỏe mạnh, vi trùng E.coli chỉ khu trú ở ruột già và phần cuối ruột non, còn phần giữa và phần đầu ruột non chỉ có một số vi sinh vật khác như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và vi khuẩn sinh acid lactic. Khi hệ sinh vật đường ruột rối loạn, heo con dễ bị bệnh phân trắng. Vi khuẩn lactic có ngay từ ngày đầu con vật mới sinh ra, chúng phát triển và tăng dần số lượng lên đến mức có thể khống chế được sự phát triển của vi khuẩn E.coli. Nếu vi khuẩn lactic phát triển kém hoặc giảm số lượng thì có chỗ trống để cho những vi khuẩn thối rữa phát triển mạnh gây nên những biến đổi bệnh lý trong đường ruột, làm cho hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng dẫn đến hiện tượng loạn khuẩn gây rối loạn tiêu hóa (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Tăng tính thấm của đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy. Tăng tính thấm thường xảy ra trong các trường hợp mà hiện tượng viêm làm tổn thương tế bào ruột, gây mất tính hợp nhất của mối nối giữa các tế bào và gia tăng áp lực của lớp đệm (lamina proria) trong thành ruột. Ở ruột bình thường, Na+ được bơm tích cực vào khoảng gian bào, làm cho vùng này có nhiều Na và nước di chuyển từ lòng ruột vào vùng này. Khoảng gian bào dãn ra, tạo nên một lực thủy động để ép dịch chất đi vào hệ thống tuần hoàn. Mối nối làm cho lòng dịch chất không chảy ngược từ khoảng gian bào vào lòng ruột. Trong các bệnh do viêm như hồng lỵ (dysentery) hay thương hàn, tính thấm gia tăng đến mức làm mất Na+, nước và cả protein (Trần Thị Dân, 2004). 17 2.5 MỘT SỐ LOẠI THUỐC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY HEO CON TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN 2.5.1 Thuốc Metril Oral® Thành phần: Spectinomycine: 25.000 mg Colistin: 500.000.000 UI Vitamin K3: 1.000 mg Vitamin B1: 1.000 mg Vitamin B2: 1.000 mg Vitamin B12: 20 mg Dung môi vừa đủ: 100 ml Hãng sản xuất: Mebipha Công dụng: Đặc trị tiêu chảy phân trắng, phân vàng, tiêu chảy phân có máu do vi khuẩn E.coli, Clostridium. Liều dùng: Cho uống trực tiếp - Heo con trước cai sữa Phòng bệnh: 1ml/con/lần/ngày, định kỳ 3-4 ngày 1 lần. Trị bệnh: 1ml/con/2 lần/ngày, trong 2-3 ngày. - Heo con sau cai sữa: Phòng bệnh: 2ml/con/lần/ngày, 5-7 ngày dùng 1 lần. Trị bệnh: 2ml/con/2 lần/ngày, liên tục trong 2-3 ngày. Lưu ý : Ngưng sử dụng 7 ngày trước khi giết mổ. Spectinomycin có hoạt tính kiềm khuẩn đối với trực khuẩn Coli, trực khuẩn thương hàn-phó thương hàn, tụ huyết trùng (Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên, 2000). Spectinomycin được sử dụng nhiều trong chữa bệnh heo con phân trắng và hội chứng tiêu chảy của gia súc-gia cầm (Bùi Thị Tho, 2003). Colistin tác động mạnh nhất trên các trực khuẩn gram âm, tác động trên Salmonella, E.coli, các Pseudomonas, Shigella, Haemophillus (Huỳnh Kim Diệu, 2012). 2.5.2 Thuốc Bio-Genta 10% Thành phần: Gentamicin sulfate: 10 g Nước pha tiêm vừa đủ: 100 ml Hãng sản xuất: Bio Pharmachemie 18 Công dụng: Điều trị các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp và sinh dục như: Viêm ruột tiêu chảy, bệnh phù thủng do E.coli, thương hàn, viêm phổi, viêm xoang mũi, viêm tử cung, nhiễm trùng máu ở gia súc, gia cầm. Liều lượng và cách dùng: Heo con, gia cầm: 1ml/10kg thể trọng. Heo lớn, trâu, bò: 1ml/10-15kg thể trọng. Chó, mèo: 1ml/20kg thể trọng. Tiêm bắp thịt hoặc dưới da, ngày 1 lần, trong 2-3 ngày. Lưu ý: Ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi giết mổ, 2 ngày trước khi lấy sữa (ghi theo nhãn sản phẩm). Gentamycin là kháng sinh diệt khuẩn có phổ tác động rộng trên cả các trực khuẩn gram dương và gram âm (Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên, 2000). Gentamicin ít hấp thu ở đường tiêu hóa khi cho uống, hấp thu nhanh khi tiêm vào cơ khoảng 10-20 phút đạt nồng độ cao trong máu (Bùi Thị Tho, 2003). 2.6 TỔNG QUAN VỀ TRẠI 2.6.1 Vị trí địa lý Trại heo tọa lạc tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Phía Đông giáp với xã Quơn Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, phía Tây giáp với xã Long Trì, huyện Châu Thành tỉnh Long An, phía Nam giáp xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và phía Bắc giáp với xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Trại heo nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên có khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa mưa và mùa nắng. Tùy theo mùa mà nhiệt độ ở đây thay đổi khác nhau: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau. 2.6.2 Quá trình hình thành và phát triển. Trại được thành lập vào năm 2003, có quy mô nhỏ với số đầu heo thịt là 50 con và nái hậu bị là 5 con. Quy mô của trại không ngừng được mở rộng nâng cấp theo thời gian. Năm 2004 trại nhập thêm 10 nái hậu bị của công ty CP Việt Nam. Năm 2009 trại đã xây dựng chuồng sàn dành cho nái đẻ và heo con cai sữa đồng thời nâng cấp thành trại lạnh, số nái của trại lúc này tăng lên 80 con. Trại có diện tích 2,2 ha và được xây dựng theo kiểu trại kín. Gồm có 1 dãy chuồng hậu bị, 1 dãy chuồng nái đẻ, 1 dãy chuồng nái khô và nái chửa, 2 dãy chuồng heo cai sữa, 5 dãy chuồng cho heo thịt. Năm 2012 thì tổng đàn nái tăng lên 100 con và heo thịt là 1400 con . Năm 2013 thì tổng đàn của trại là 150 nái và 2240 heo thịt. 19 Thức ăn: sử dụng thức ăn HI-GRO của công ty CP. 2.6.3.1 Qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái đẻ và heo con theo mẹ Heo nái trước khi đẻ 1 tuần được chuyển lên chuồng nái đẻ. Trước khi heo đẻ vệ sinh sạch sẽ chuồng, chuẩn bị ổ úm cho heo con. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thú y. Dụng cụ bao gồm: pence, kéo, cồn sát trùng , chỉ cột rốn, đèn úm, bột ủ ấm Safe Guard. Thuốc thú y như: Vibio-Oxytocin, Aminovita-high,Vetrimoxin LA, Vime-Canlamin, Glucose 20%. Khi nái sinh thì tiêm Vetrimoxin LA 1ml cho 10kg thể trọng và tiêm Vibio-Oxytocin 3ml/con. Khi heo con được sinh ra dùng khăn lau sạch nhớt trong miệng, dùng bột Safe Guard rắc lên mình heo con, cắt rốn sát trùng rốn, cuối cùng là bắm răng và cho heo vào lồng úm. Heo mẹ sau khi sinh thì cần cung cấp năng lượng, chất điện giải cho heo mẹ. Truyền dịch Glucose 20%+Aminovita (20 ml)+Vime-Canlamin (20 ml). Heo con sau khi sinh 3 ngày thì tiêm sắt Dextrafer complex 2ml/con, 1 liều duy nhất. Thiến heo đực con lúc 4 ngày tuổi. Heo con được 5 ngày tuổi thì cho uống Bay®cox 5%. Khi heo con mới sinh được 1 ngày tuổi gắn máng uống cho heo con và pha Oresol với nước cho heo con uống. Heo con được tập ăn vào lúc 5 ngày tuổi bằng thức ăn Hi-Gro 550S trộn với Vime đạm sữa. Cai sữa heo con lúc 21 ngày tuổi. 20 2.6.3.2 Qui trình tiêm phòng Loại heo Thời điểm Phòng bệnh Loại vaccine Tuần thứ 1 Tẩy giun, sán Flubenol 0,6kg/tấn thức ăn Dịch tả Pestiffa 2 Lở mồm long móng Atopor 2 Giả dại Porcilis Begenia 2 Tuần thứ 3 Parvo Porcilis Parvo 2 Tuần thứ 4 Tai xanh Vắc xin nhược độc phòng bệnh lợn tai xanh 2 Dịch tả lần 2 Pestiffa 2 Lở mồm long móng Atopor 2 Giả dại lần 2 Porcilis Begenia 2 Tuần thứ 7 Parvo lần 2 Porcilis Parvo 2 Tuần thứ 8 Tai xanh Vắc xin nhược độc phòng bệnh lợn tai xanh 2 Tuần 10 Dịch tả Pestiffa 2 Tuần 12 Lở mồm long móng Atopor 2 10 ngày tuổi Tai xanh (heo mẹ tiêm Parvo) Vắc xin nhược độc phòng bệnh lợn tai xanh 2 15 ngày tuổi Mycoplasma + Circovirus (heo mẹ tiêm Tai xanh) Ingelac Myco FLEX® + Ingelac Circo FLEX ® 21 – 25 ngày tuổi Dịch tả Pestiffa 2 30 ngày tuổi Lở mồm long móng Atopor 2 50 ngày tuổi Tai xanh Vắc xin nhược độc phòng bệnh lợn tai xanh 2 60 ngày tuổi Lở mồm long móng lần 2 Atopor 2 Tuần thứ 2 Hậu bị Tuần thứ 6 Nái mang thai Heo con theo mẹ Heo thịt Liều (ml/con) 2 (Do trại cung cấp) 21 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG Xác định tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số loại thuốc điều trị tại trại. 3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 3.2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng thí nghiệm Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013. Đối tượng thí nghiệm: heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. 3.1.4 Vật liệu thí nghiệm Thuốc phòng và trị bệnh tiêu chảy heo con tại: Metril Oral®, Bay®cox 5%, Vetrimoxin-LA, Bio-Genta 10%. Thuốc sát trùng: Han-Iodin, Xanh Metylen, Sterilón, vôi. Vaccine sử dụng để phòng các bệnh như: Vắc xin nhược độc phòng bệnh heo tai xanh, Porcilis Parvo, Atopor. Dụng cụ thí nghiệm như: Ống tiêm, kẹp, bông gòn, kéo. 3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.3.1 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng Quan sát trực tiếp và ghi nhận các triệu chứng tiêu chảy trên heo con như: - Trạng thái của heo con bị bệnh: chậm chạp, gầy yếu, lông xù. - Trạng thái phân: phân sệt, phân lỏng hay phân toàn là nước. - Màu sắc phân: phân màu vàng, phân màu trắng hay phân màu xám. - Các chất lẫn trong phân: phân chứa cục sữa chưa tiêu, phân có bọt, phân lẫn chất nhầy, phân có máu. - Số lượng heo con bị tiêu chảy. 3.3.2 Phương pháp đánh giá triệu chứng tiêu chảy heo con Tỷ lệ tiêu chảy heo con được quan sát trên toàn bộ số lượng heo con mắc bệnh tiêu chảy trong suốt thời gian theo mẹ. Các chỉ tiêu khảo sát: Tổng số heo con tiêu chảy Tỷ lệ heo con bị tiêu chảy (%) = x 100 Tổng số heo con khảo sát 22 Số bầy tiêu chảy Tỷ lệ bầy heo con mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số bầy khảo sát Số bầy mắc bệnh: trong bầy có ít nhất 1 con heo con bị tiêu chảy. Heo con bị tiêu chảy được xác định dựa vào trạng thái phân, màu sắc, triệu chứng. Số heo con mắc bệnh Tỷ lệ heo con mắc bệnh theo mật độ nuôi (%) = x 100 Tổng số heo trong đàn Tổng số ca điều trị khỏi bệnh Tỷ lệ ca bệnh được điều trị khỏi (%) = x 100 Tổng số ca điều trị Tổng số heo con bị còi Tỷ lệ heo còi (%) = × 100 Tổng số heo con khảo sát Quy ước: Heo còi là heo có trọng lượng 2/3 trọng lượng của heo bình thường (heo khỏe) cùng với thể trạng ốm yếu, lông xù. Tổng số heo chết Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100 Tổng số heo khảo sát 3.3.2.2 Phương pháp bố trí điều trị Phương pháp bố trí điều trị theo quy trình của trại sử dụng 2 loại thuốc: Metril Oral® của công ty Mebipha và Bio-Genta 10% của công ty Bio Pharmachemie. Bảng 3.1 Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ Thuốc điều trị Số heo con điều trị (con) Liều lượng (ml/con) Đường cấp thuốc Số lần/ngày Liệu trình (ngày) Metril Oral® 57 1 Uống 2 3 Bio-Genta 10% 53 0,5 Tiêm bắp 1 3 23 3.3.3 Phương pháp phân tích thống kê Các số liệu sẽ được phân tích và xử lý thống kê bằng phương pháp chi bình phương sử dụng phần mềm thống kê Minitab 14. 24 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ Qua khảo sát 32 bầy heo con với tổng số heo là 328 con, kết quả ghi nhận được trình bày ở các mục dưới đây. 4.1.1 Triệu chứng lâm sàng của heo con bị tiêu chảy Các triệu chứng lâm sàng của heo con bị tiêu chảy được xác định dựa vào trạng thái heo con, màu sắc phân và dạng phân. Kết quả chi tiết được thể hiện ở bảng 4.1 Bảng 4.1 Triệu chứng lâm sàng của heo con bị bệnh tiêu chảy Triệu chứng Ngày tuổi Tần suất xuất hiện (con) Lông xù, gầy yếu 1-21 7 Phân sệt vàng 1-7 10 Phân lỏng vàng 1-7 31 Phân sệt trắng 1-21 8 Phân sệt xám trắng 8-21 60 Phân lỏng xám trắng 8-21 60 Phân có chứa cặn sữa, ói sữa chưa tiêu 1-21 6 Qua kết quả khảo sát cho thấy: Màu sắc phân được quyết định bởi hai thành phần là hàm lượng sắc tố mật và màu sắc của thức ăn. Đối với heo con theo mẹ, nguồn thức ăn là sữa mẹ do đó phân thường có màu trắng đến vàng, khi heo con lớn chức năng sinh lý của heo con được hoàn thiện đặc biệt là hệ tiêu hóa, nguồn thức ăn trở nên đa dạng hơn do đó có sự thay đổi trong màu sắc của phân (Trích dẫn Lê Thị Bích Hạnh, 2012). Khi heo con bị bệnh phân trắng màu sắc phân thay đổi từ màu sáng trong sang màu trắng hay xám, ban đầu heo đi phân thành bãi về sau phân tự do chảy nhỏ giọt từ hậu môn, hậu môn bê bết phân, một số trường hợp heo con có triệu chứng nôn mửa (Lê Văn Tạo, 2006). Theo kết quả khảo sát, heo con từ 1-7 ngày tuổi đi tiêu chảy phân có màu vàng, trạng thái phân lỏng hay sệt với tần suất xuất hiện là 41 con, ở heo giai đoạn từ 8-21 ngày tuổi tiêu chảy phân sệt hay lỏng màu xám trắng với tần suất xuất hiện là 120 con. Một số vi khuẩn chẳng hạn như E.coli gây rối loạn tiêu hóa và tiết dịch làm cho thành phần casein trong sữa không tiêu hóa được bị thải ra ngoài làm 25 phân có màu trắng (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2007). Hầu hết, các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy đều có khả năng làm tổn thương vách ruột, nếu tổn thương nghiêm trọng ruột không có khả năng tái hấp thụ các dịch thể trong quá trình tiêu hóa, kết quả là dịch tiêu hóa giữ lại quá mức trong ruột sẽ thải ra ngoài theo phân làm phân lỏng và ra thường xuyên (Lê Minh Chí, 2000). Heo con theo mẹ tiếp nhận thức ăn tinh thường bị rối loạn đường ruột do sự thay đổi về tính chất lý hóa học của thức ăn khác nhiều so với sữa mẹ (Trương Lăng, 2003). Do hệ tiêu hóa heo con chưa hoàn chỉnh, thức ăn mới sẽ gây khó tiêu hóa cho heo con vì đối với heo con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, pH dịch vị trung tính, không có acid đặc trưng là HCl tự do và không có khả năng tiêu hóa protein (Lê Hồng Mận, 2006). Protein không tiêu hóa hết được vận chuyển xuống ruột già ở đó có vi khuẩn E.coli phân hủy protein sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000). 4.1.2 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ Tỷ lệ heo con mắc bệnh tiêu chảy được ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.2 Bảng 4.2 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ Chỉ tiêu khảo sát Số lượng Số có bệnh Tỷ lệ (%) Số bầy 32 30 93,75 Số con 328 169 51,52 Qua kết quả cho thấy số bầy heo và số heo con mắc bệnh ở trại khá cao với tỷ lệ tương ứng là 93,75% và 51,52%. So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Bích Hạnh (2012) khảo sát tình hình tiêu chảy heo con tại 3 trại chăn nuôi heo thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là 95 con trong số 305 con, chiếm tỷ lệ 31,15%. Theo Phan Thị Hồng Gấm (2012), khảo sát tình hình tiêu chảy tại 2 trại chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre là 112 con tiêu chảy trong số 296 con khảo sát, chiếm tỷ lệ 37,83%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do có sự khác nhau về thời điểm khảo sát, điều kiện phương thức chăn nuôi và công tác phòng bệnh. Heo con mắc bệnh tiêu chảy cao do trong thời gian theo dõi thời tiết thay đổi thất thường ngày nắng ít, đêm mưa nhiều heo con không thích ứng kịp với những thay đổi bất lợi của môi trường sống. Hơn nữa đối với heo con, không đủ lông cũng như không có lớp mỡ bảo vệ dưới da (Trương Lăng, 2003). Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005). Những thay đổi này tác động vào cơ thể heo con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004). Bên cạnh đó, khi mưa nhiều thì độ ẩm tăng cao, độ ẩm cao là một trong các nguyên nhân gây cho heo con dễ mẫn cảm với những mầm bệnh, đặc biệt là heo con bú mẹ. Độ ẩm thích hợp cho heo con vào khoảng 75-85%, trong khi mưa nhiều thì ẩm độ của chuồng nuôi là 87% và nhiệt độ là 26,70C là điều kiện thích hợp gây bệnh tiêu chảy heo con. Điều này phù hợp với nhận định 26 của Đào Trọng Đạt và ctv., (1996), trong những tháng mưa nhiều thì số heo con bị bệnh tiêu chảy tăng lên rõ rệt, có khi tới 90-100% toàn đàn vì vậy việc làm khô và thoáng chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006), nếu giữ chuồng khô ráo và độ ẩm thấp thì khả năng heo con nhiễm bệnh tiêu chảy sẽ rất thấp. 4.1.3 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo lứa đẻ Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ được ghi nhận và trình bày chi tiết ở Bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3 Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ SCTB SCTBMB (con) (con) 1 18 10 55,55a 2–4 253 108 42,68a >5 57 51 89,47b Lứa đẻ Tỷ lệ (%) Ghi chú: Các chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau có ý nghĩa thống kê (P[...]... thuốc và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài “ Khảo sát tình hình tiêu chảy heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An được thực hiện với mục tiêu: - Khảo sát tình hình tiêu chảy heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An - Xác định hiệu quả điều trị tiêu chảy ở heo con khi sử dụng thuốc... chứng tiêu chảy heo con Tỷ lệ tiêu chảy heo con được quan sát trên toàn bộ số lượng heo con mắc bệnh tiêu chảy trong suốt thời gian theo mẹ Các chỉ tiêu khảo sát: Tổng số heo con tiêu chảy Tỷ lệ heo con bị tiêu chảy (%) = x 100 Tổng số heo con khảo sát 22 Số bầy tiêu chảy Tỷ lệ bầy heo con mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số bầy khảo sát Số bầy mắc bệnh: trong bầy có ít nhất 1 con heo con bị tiêu chảy Heo con. .. Kết quả khảo sát tình hình tiêu chảy trên 32 đàn heo với tổng số 328 heo con và một số phát đồ điều trị tiêu chảy trên heo con chúng tôi thu được kết quả sau: Tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ là 51,52% Những nái đẻ từ lứa thứ 5 trở lên thì tỷ lệ heo con mắc bệnh tiêu chảy cao (89,47%) Tỷ lệ tiêu chảy cao ở những đàn có số con trên 12 (76,67%) Qua khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con. .. Nái mang thai Heo con theo mẹ Heo thịt Liều (ml /con) 2 (Do trại cung cấp) 21 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG Xác định tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số loại thuốc điều trị tại trại 3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 3.2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng thí nghiệm Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi huyện Châu Thành, tỉnh Long An Thời gian: đề tài được thực... tỉnh Long An Phía Đông giáp với xã Quơn Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, phía Tây giáp với xã Long Trì, huyện Châu Thành tỉnh Long An, phía Nam giáp xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và phía Bắc giáp với xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An Trại heo nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên có khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa mưa và mùa nắng Tùy theo mùa mà nhiệt độ ở đây thay... thường (heo khỏe) cùng với thể trạng ốm yếu, lông xù Tổng số heo chết Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100 Tổng số heo khảo sát 3.3.2.2 Phương pháp bố trí điều trị Phương pháp bố trí điều trị theo quy trình của trại sử dụng 2 loại thuốc: Metril Oral® của công ty Mebipha và Bio-Genta 10% của công ty Bio Pharmachemie Bảng 3.1 Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ Thuốc điều trị Số heo con điều. .. con bị tiêu chảy được xác định dựa vào trạng thái phân, màu sắc, triệu chứng Số heo con mắc bệnh Tỷ lệ heo con mắc bệnh theo mật độ nuôi (%) = x 100 Tổng số heo trong đàn Tổng số ca điều trị khỏi bệnh Tỷ lệ ca bệnh được điều trị khỏi (%) = x 100 Tổng số ca điều trị Tổng số heo con bị còi Tỷ lệ heo còi (%) = × 100 Tổng số heo con khảo sát Quy ước: Heo còi là heo có trọng lượng 2/3 trọng lượng của heo bình... là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gây chết đối với nhiều loài thú nuôi và thú hoang dã Ở heo con, bệnh thường trải qua một cách quá cấp tính dẫn đến tử vong Phan Thị Hồng Gấm (2012) và Lê Thị Bích Hạnh (2012), khi khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre và trại chăn nuôi huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ bệnh lần lượt là 37,83% và 31,15%... khi các điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ của con vật kém thì E coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh tiêu chảy do E.coli chiếm khoảng 48% trong tổng số trường hợp bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996) Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1996), cho rằng tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ tăng lên rõ rệt trong những tháng mưa nhiều Theo Cừu... Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013), khảo sát các ổ dịch tiêu chảy cấp trên heo con theo mẹ tại một số tỉnh phía Nam kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao tương ứng là 93,94% và 81,67% 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Soulsby (1971), cho rằng loài Eimeria debliecli là loài gây bệnh quan trọng ở heo, nếu heo bị nhiễm ở cường độ 45.000 noãn nang/gram phân thì nó biểu hiện triệu chứng lâm sàng: tiêu chảy, ... hiệu số phác đồ điều trị trại heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An thực với mục tiêu: - Khảo sát tình hình tiêu chảy heo theo mẹ trại chăn nuôi heo huyện Châu Thành, tỉnh Long An - Xác định hiệu điều. .. VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI HEO HUYỆN CHÂU THÀNH-TỈNH LONG AN Giáo viên hướng dẫn ThS Bùi Thị... chứng tiêu chảy heo Tỷ lệ tiêu chảy heo quan sát toàn số lượng heo mắc bệnh tiêu chảy suốt thời gian theo mẹ Các tiêu khảo sát: Tổng số heo tiêu chảy Tỷ lệ heo bị tiêu chảy (%) = x 100 Tổng số heo

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan