các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước, tỉnh cà mau

53 457 1
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước, tỉnh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  CHÂU TRUNG HIẾU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế học Mã số ngành: 523401 Tháng 12 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  CHÂU TRUNG HIẾU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế Mã số ngành: 523401 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ KHƯƠNG NINH Tháng 12 - 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt 4 năm học tập tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Khương Ninh, Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho em hoàn thành luận văn này, giúp cho em có nhiều kinh nghiệm hơn và tự thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đã tận tình truyền thụ kiến thức cho em trong bốn năm học vừa qua để em có thêm kiến thức và những lý thuyết cơ bản để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những cô chú sống trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau đã nhiệt tình dành thời gian cung cấp số liệu chính xác cho em để em có thể lấy số liệu hoàn thành luận văn. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Châu Trung Hiếu i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Châu Trung Hiếu ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên người hướng dẫn: LÊ KHƯƠNG NINH Học vị: Tiến Sĩ Học hàm: Phó Giáo Sư Chuyên ngành: Kinh tế Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Tên học viên: Châu Trung Hiếu Mã số sinh viên: 4104035 Chuyên ngành: Kinh tế học Tên đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau” NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo .......................................... .............................................................................................................................. 2. Về hình thức..................................................................................................... .............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ................................... .............................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ....................................... .............................................................................................................................. 5. Nội dung và kết quả đạt được .......................................................................... .............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác ............................................................................................ .............................................................................................................................. 7. Kết luận ............................................................................................................ .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Giáo viên hướng dẫn LÊ KHƯƠNG NINH iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Giáo viên phản biện iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3 1.3.1. Không gian nghiên cứu ............................................................................ 3 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 3 1.3.3. Phạm vi về nội dung ................................................................................ 3 1.3.4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 4 2.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 4 2.1.2 Đặc điểm cơ bản tín dụng trong nông nghiệp.......................................... 4 2.1.3 Cấu trúc thị trường tín dụng nông thôn .................................................... 5 2.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ................................................................................................ 7 2.3 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 8 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 10 2.4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 10 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 10 2.4.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 10 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU ........................................................... 13 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH CÀ MAU .......................................................... 13 3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 13 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 14 3.1.3 Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 15 3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CÁI NƯỚC .................................................. 18 3.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội ............................................... 18 3.2.2 Hạ tầng và dịch vụ .................................................................................. 18 3.2.3 Thành tựu nổi bật .................................................................................... 19 3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện ........................... 20 v 3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU .......................................................................... 21 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU .................................................................................. 25 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ....................................................................... 25 4.1.1 Những thông tin về nhân khẩu học ........................................................ 25 4.1.2 Thông tin chung về nông hộ ................................................................... 25 4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT ..................................................................................................... 29 4.2.1 Thực trạng quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ................. 29 4.2.2 Nguồn cung cấp thông tin tín dụng chính thức cho nông hộ .................. 29 4.2.3 Thông tin lượng vay vốn của nông hộ ................................................... 30 4.2.4 Cơ cấu vay vốn của nông hộ ................................................................... 31 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ................................................ 32 4.3.1 Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic .............................................. 32 4.3.2 Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình .................................................................................................................. 34 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CHO NÔNG HỘ QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ................................................................... 36 5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG HỘ ............................................................ 36 5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÌNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ......................... 37 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 38 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 38 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 38 6.2.1 Đối với các tổ chức tín dụng ................................................................... 39 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 40 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu...................................................................................................................... 9 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Nước qua 3 ................................................................... 22 Bảng 3.2 Tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Nước qua 3 năm ..................................................................... 24 Bảng 4.1: Thông tin về nhân khẩu học của các mẫu điều tra .......................... 25 Bảng 4.2: Thông tin chung về nông hộ............................................................ 26 Bảng 4.3: Nghề nghiệp của nông hộ ................................................................ 27 Bảng 4.4: Khó khăn thường gặp của hộ trong mẫu khảo sát ........................... 28 Bảng 4.5 Thực trạng vay tín dụng chính thức của nông .................................. 29 Bảng 4.6: Nguồn cungcấp thông tin tín dụng chính thức của nông hộ trong mẫu khảo ......................................................................................................... 30 Bảng 4.7: Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo............................. 30 Bảng 4.8: Kết quả phân tích mô hình Binary Logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của các nông hộ trong mẫu khảo sát ............................................................................................................ 33 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Biều đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm .. 22 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn vay các nông hộ lựa chọn ................................... 31 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng Nhân dân UBNN : Ủy ban nhân dân NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986 đến nay, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là trong thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì nông nghiệp nông thôn là “trụ cột” của nền kinh tế. Chính vì vậy, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng đến nông dân như Nghị định số 14/1993/NĐ-CP ngày 2-3-1993 về cho vay để hộ nông dân phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và kinh tế nông thôn và Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 14-2-2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây đã có những bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và đã giúp cho nhiều người nông dân cải thiện được tình trạng thiếu vốn trong sản xuất. Trong nông nghiệp vốn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất và không thể thiếu do người sản xuất luôn cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, con giống và thuê nhân công lao động nhằm đảm bảo tính thời vụ và hạn chế rủi ro qua đó làm tăng thu nhập. Tuy nhiên, có một vấn đề hết sức quan trọng là ở nước ta hơn 2/3 dân số tập trung, sinh sống ở khu vực nông thôn và thu nhập chính của những hộ dân này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản,… nhưng không phải hộ dân nào cũng có điều kiện sản xuất nhất là các hộ nghèo, các hộ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Bởi lẽ, muốn sản xuất thì họ cần phải có vốn nhưng đối với những hộ dân này thì số thu nhâp của họ chỉ đủ để chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày thậm chí là thiếu. Do vậy, họ không có tích lũy vốn để sản xuất. Mặc dù có nhiều kênh tín dụng về với nông thôn nhưng vẩn còn rất nhiều người khó tiếp cận được với các khoản vay, nhất là nông dân. Theo các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hộ dân được tiếp cận với tín dụng chính thức khoảng 70% và gặp nhiều vướng mắc trong quy định về tài sản thế chấp và công tác thu hồi nợ. Cho dù có những bước tiến khá xa trong việc đưa ngồn vốn về với nông thôn tuy nhiên nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực, dẫn đến nông dân vì muốn có vốn để sản xuất nên phải đi vay từ các 1 nguồn khác như vay mượn bạn bè, người thân, vay nặng lãi, chơi hụi,… gọi chung lại là tín dụng phi chính thức. Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được biết đến là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng cao và đa dạng các nguồn hải sản với giá trị kinh tế cao. Cái Nước là một trong những huyện thuộc tỉnh Cà Mau, với lợi thế đặc thù về điều kiện tự nhiên nên người dân ở đây nuôi trồng thủy hải sản là chủ yếu. Với lợi thế cần cù, sáng tạo nên người dân ở đây sản xuất rất giỏi, mặc dù là vậy nhưng với bản chất của nông nghiệp là tự cấp tự túc nên nên số vốn đầu tư mà người dân bỏ ra sau một thời gian mới có thể thu hồi, trong trường hợp sản xuất thuận lợi thì không nói gì, nhưng trong trường hợp rủi ro xảy ra như: thiên tai, sâu bệnh, mất giá, mất mùa thì người nông dân sẽ bị thua lỗ có khi phải trắng tay khi ấy những nông hộ sẽ không có đủ vốn để tái sản xuất, còn trường hợp những hộ sản xuất có hiệu quả nhưng với quy mô nhỏ và họ muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại không đủ vốn, khi đó nguồn vốn tín dụng từ nông thôn rất cần thiết đối với những nông hộ để họ có thể tái sản xuất hoặc là mở rộng quy mô. Vì thế, để kinh tế nông hộ ở huyện Cái Nước phát triển hơn trong thời gian tới, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết là nguồn vốn đầu tư. Từ đó nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh Cà Mau” là rất cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng tham khảo để có những chính sách hỗ trợ kịp thời tạo động lực cho huyện Cái Nước phát triển. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giúp cho nông hộ nông dân có quyết định vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức để nông hộ phát triển mở rộng sản xuất và quy mô từ đó góp phần cải thiện đời sống xã hội cho người dân nơi đây. 1.2.1. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, trước hết cần phải đạt được những mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cái Nước. Mục tiêu 3 : Đề xuất giải pháp nhằm giúp cho nông hộ nông dân có quyết định vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức để phục vụ cho sản xuất 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Thông tin thứ cấp để phân tích những vấn đề có liên quan trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Đó là những thông tin liên quan đến bản thân, gia đình của chủ hộ trong thời gian năm 2013, cuộc điều tra được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2013. 1.3.3. Phạm vi về nội dung Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Đề ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn. Chương 3: Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu và thực trạng vay vốn tín dụng nông thôn của nông hộ. Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của các nông hộ. Chương 5: Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm giúp cho nông hộ nông dân có quyết định vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức để phục vụ cho sản xuất. Chương 6: Kết luận và kiến nghị. 1.3.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm Tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Như vậy, tuy là trải qua nhiều thời kỳ kinh tế và có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng nội dung cơ bản của những khái niệm về “tín dụng” là thống nhất. Chúng đều phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại. Cụ thể hơn, tín dụng nông thôn là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa một bên là các tổ chức tín dụng, còn bên kia là những chủ thể kinh tế khác trong xã hội như nông hộ trên cơ sở hoàn trả và có lãi. Nông hộ Nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp và có nguồn thu nhập chính chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động chính là nông nghiệp thì hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp khác như: công nghiệp, dịch vụ,… ở những mức độ khác nhau. Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, nông hộ không thể là một đơn vị kinh tế độc lập mà phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân. 2.1.2 Đặc điểm cơ bản tín dụng trong nông nghiệp Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật: tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ thể mà ngân hàng tham gia cho vay. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. - Đối với khách hàng sản xuất – kinh doanh nông nghiệp, nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản và các sản phẩm chế biến có 4 liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu. Chi phí tổ chức cho vay cao: chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừa rủi ro. 2.1.3 Cấu trúc thị trường tín dụng nông thôn 2.1.3.1 Các tổ chức tài chính chính thức Thị trường tín dụng nông thôn chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngoài quốc doanh, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nông thôn có chức năng cung ứng tín dụng cho sản xuất nông nghiệp hay cho các nhu cầu khác của người dân nông thôn. Đây là các tổ chức tín dụng được pháp luật và chính phủ chính thức công nhận. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. - Quỹ Tín dụng nhân dân Bên cạnh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân cũng đóng một vai trò tích cực trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn. Quỹ Tín dụng Nhân dân là tổ chức tài chính do hộ nông dân thành lập và tự quản lý, có qui mô nhỏ và ở cấp xã. Các quỹ này hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã. - Ngân hàng Cổ phần nông thôn Hầu hết các Ngân hàng Cổ phần Nông thôn là kết quả của việc tái tổ chức và sát nhập các hợp tác xã tín dụng nông thôn. Trên cả nước có khoảng 40 Ngân hàng Cổ phần Nông thôn, nhưng chỉ một số ngân hàng cho vay đối với hộ nghèo. 5 2.1.3.2 Khu vực tài chính bán chính thức Khu vực tài chính bán chính thức góp một phần quan trọng trong việc đưa nguồn vốn của nhà nước đến với nhân dân, chiếm 9% trong tổng số nguồn vốn ở nông thôn. Với mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành địa phương, các tổ chức quần chúng đóng vai trò đặc biệt trong việc đem tín dụng đến tận người dân ở cơ sở. Các tổ chức này hỗ trợ Chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình của Nhà nước. 2.1.3.3 Khu vực tài chính phi chính thức Dù có những bước tiến khá lớn trong lĩnh vực tín dụng chính thức, tuy nhiên các tổ chức tài chính chính thức không thể đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của tất cả hộ gia đình. Bên cạnh đó với hình thức đa dạng và phong phú thì dịch vụ tài chính phi chính thức lại chiếm ưu thế trong thị trường tài chính ở nông thôn. Đặc điểm của dịch vụ không chính thức là cung cấp kịp thời các khoản vay trong trường hợp khẩn cấp, thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp, dễ tiếp cận nhưng lãi suất thì rất cao. - Vay từ bạn bè và người thân Tín dụng loại này thường không phải trả lãi hoặc lãi suất rất thấp và thời gian đáo hạn thì linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bên. Các khoản vay này dựa trên mối quan hệ mật thiết, khả năng tài chính của người cho vay và uy tín của người cho vay. - Cho vay nặng lãi Loại tín dụng này thì có đặc điểm là lãi suất rất cao và với các kì hạn khác nhau theo mùa, vụ hoặc theo ngày. Người cho vay thường là những người khá giả ở nông thôn có nhiều tiền hay hàng hóa. Một thực tế là những người cho vay dưới dạng hiện vật (phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống,...) thường cho vay kèm theo điều kiện đến vụ thu hoạch người vay phải bán lại nông sản cho họ với mức giá họ mua vào thường thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với giá của thương lái và những cơ sở thu mua khác. Người chịu thiệt vẫn là nông dân – những người thiếu vốn để chủ động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của mình. - Hụi/ hè Là một hình thức huy động vốn trong dân gian Việt Nam và thường do phụ nữ thực hiện. Đây là hình thức trái ngược với trả góp. Trước đây, việc chơi hụi chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền lợi nhưng kể từ năm 2006, nó đã được pháp luật quy định hướng dẫn. Chơi hụi giống hình thức bỏ ống tiết kiệm nhưng giúp các con hụi có cơ hội nhận trước tổng số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn. Và khi đã nhận được tiền hụi, người đó trở về giống hình thức trả góp. 6 2.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ Quyết định vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, quan hệ xã hội, tổng diện tích canh tác, hình thức canh tác, vay vốn phi chính thức,... Sau đây khái quát một vài nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Giới tính: Là giới tính của chủ hộ. Thông thường ở nông thôn thì chủ hộ đa số là nam, đồng thời nam thì dễ dàng nắm bắt được các thông tin về các nguồn tín dụng hơn là nữ. Theo kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2005) thì phụ nữ ở nông thôn ít vay từ nguồn tín dụng chính thức hơn nam giới do một số hạn chế về thủ tục giấy tờ và quen biết. Họ lại thích vay từ những chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản và không cần phải thế chấp. Một nghiên cứu khác của Lê Nhật Hạnh (2003) cho thấy chủ hộ là nam thì thường có khuynh hướng vay tín dụng chính thức. Do đó giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Trình độ học vấn: Là trình độ học vấn của chủ hộ. Trình độ của chủ hộ càng cao thì cần khá nhiều vốn từ tài chính gia đình hay từ nguồn tín dụng của các tổ chức cho vay, bởi vì trình độ của họ cao nên họ có khả năng tìm kiếm các cơ hội kiếm lời cao và người có trình độ học vấn cao thì có khả năng vay cao hơn (Isaac và Moses, 2009). Do đó trình độ học vấn của chủ hộ được cho là có ảnh đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Tổng diện tích nuôi tôm : Là tổng diện tích đất nuôi tôm của nông hộ. Diện tích đất nuôi tôm thể hiện được quy mô sản xuất và mức độ đầu tư của người nuôi, những hộ có diện tích đất nuôi tôm càng lớn thì nhu cầu về vốn của họ càng cao nên họ thường có quyết định vay ở các nguồn có lãi suất chấp nhận được, mà tín dụng chính thức là một trong những nguồn đó. Kết quả nghiên cứu của Izumida và Phạm Bảo Dương (2002) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay của nông hộ trên thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam” đã chỉ ra rằng, diện tích đất là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định đi vay của nông hộ. Một ngiên cứu về “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu” của tác giả Nguyễn Thị Mai Ánh (2012) với mô hình Probit đã chỉ ra rằng những hộ có diện tích nuôi tôm càng lớn thì mong muốn vay vốn càng cao. Thu nhập: Là tổng mức thu nhập trung bình của nông hộ trong một năm, bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ hoa màu, chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê,… Theo nghiên cứu của tác giả Đồng Phú Thanh (2011), khi thu nhập 7 của nông hộ tăng lên thì họ có mong muốn có thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất nên làm tăng nhu cầu vay vốn. Ngoài ra, khi thu nhập của nông hộ tăng thì nộng hộ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Vì vậy thu nhập của nông hộ được coi là có ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Quan hệ xã hội: Là mối quan hệ xã hội của chủ hộ, những hộ có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước các cấp, hay ở các tổ chức tín dụng thường nắm bắt thông tin về các nguồn vay tốt hơn đồng thời họ cũng có nhiều thuận lợi trong việc làm thủ tục vay vốn nên họ thường quyết định vay tín dụng chính thức. Vay vốn phi chính thức: Theo nghiên cứu của tác giả Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), cho thấy thì việc nông hộ vay tín dụng từ các tổ chức tín dụng phi chính thức sẽ làm giảm lượng vay tín dụng từ các tổ chức chính thức và theo Nguyễn Quốc Nghi (2011), nông hộ vay tín dụng phi chính thức làm giảm nhu cầu vay tín dụng chính thức, từ đó cho thấy nông hộ có vay tín dụng phi chính thức có thể không có quyết định vay tín dụng chính thức. 2.3 Mô hình nghiên cứu Dựa vào các cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu này sẽ thiết kế mô hình kiểm nghiệm quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Với quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích nuôi tôm, thu nhập, hình thức nuôi, vay vốn phi chính thức và quan hệ xã hội. Từ đó, ta có mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ như sau: QDVAY= β0 + β1GIOITINH + β2TDHV + β3TONGDTNT + β4THUNHAP + β5HTNUOI + β6QHXH +β7VAYVONPCT + u Trong đó: QDVAY là biến phụ thuộc, là quyết định vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ, biến này nhận giá trị là 1 khi nông hộ có quyết định vay tín dụng chính thức và ngược lại hộ không có quyết định vay tín dụng chính thức thì nhận giá trị là 0. * Các biến độc lập nêu trên được mô tả và giải thích như sau: Sự quyết định vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như sau: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích đất nuôi tôm, hình thức nuôi, quan hệ xã hội, vay vốn phi chính thức. Mỗi biến có thể ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng 8 khác nhau, mức độ ảnh hưởng của những biến này đối với từng hộ là khác nhau. Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu Diễn giải GIOITINH Giới tính, là giới tính của chủ hộ. Biến này là biến giả, nếu chủ hộ là nam thì nhận giá trị là 1, ngược lại nếu chủ hộ là nữ thì nhận giá trị là 0 TDHV Trình độ học vấn, là học vấn của chủ hộ Lớp + TONGDTNT Tổng diện tích nuôi tôm, là tổng diện tích đất nuôi tôm của nông hộ m2 + THUNHAP Thu nhập, là tổng mức thu nhập của nông hộ trong một năm. Biến này bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ hoa màu, chăn nuôi,… Triệu đồng + QHXH Quan hệ xã hội, là mối quan hệ xã hội của chủ hộ. Quan hệ xã hội là biến giả, có giá trị là 1 nếu gia đình có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước các cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương) hay ở các tổ chức tín dụng và có giá trị là 0 nếu ngược lại VAYVONPCT Vay vốn phi chính thức, Là biến giả, biến này nhận giá trị là 1 nếu nông hộ có vay vốn phi chính thức và nhận giá trị là 0 nêu không có vay vốn phi chính thức Đơn vị Kỳ vọng Biến Nam = 1 Nữ = 0 Có = 1 + Không = 0 Có vay = 1 Không vay = 0 Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-“ thể hiện mối quan hệ tương quan nghịch với biến phụ thuộc. 9 + 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Huyện Cái Nước bao gồm 10 xã với đa phần người dân nuôi tôm, vốn là một trong những khó khăn lớn nhất của người dân nơi đây. Tuy nhiên, mỗi hộ ở mỗi xã lại có những điều kiện sản xuất thuận lợi khó khăn khác nhau, và mỗi xã lại có 1 điều kiện kinh tế xã hội và mức sống khác nhau. Do vậy, để đảm bảo tính đại diện cho bài nghiên cứu tác giả sẽ dựa vào điều kiện kinh tế mỗi xã và kiến thức vị trí địa lí mà tác giả hiểu về các xã đó để chọn ra 3 xã là: Thạnh Phú, Lương Thế Trân và xã Phú Hưng làm đại diện để lấy số mẫu cần thiết từ đó suy ra thông tin chung cho toàn huyện. 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.4.2.1 Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích từ các văn kiện báo cáo tổng kết của địa phương, số liệu của Sở, ban ngành, các thông tin từ sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó tổng hợp lại cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 2.4.2.2 Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏi soạn trước để phỏng vấn đại diện các hộ sản xuất nông nghiệp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Do sự phân bố nông dân không đều, tùy theo diện tích đất canh tác của từng nơi đề tài nghiên cứu chỉ chọn ra 3 xã là Thạnh Phú, Lương Thế Trân và xã Phú Hưng với số mẫu phỏng vấn là 100 mẫu làm đại diện điều tra. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp trong các hộ sản xuất nông nghiệp được chọn về những thông tin chung về nông hộ, tình hình sản xuất, thực trạng vay vốn, thuận lợi và khó khăn trong vay vốn tín dụng chính thức của hộ. 2.4.3 Phương pháp phân tích số liệu Các phương pháp được sử dụng để phân tích số liệu trong đề tài gồm: - Phương pháp thống kê mô tả (mục tiêu 1) : Phương pháp này được vận dụng để mô tả và phân tích một cách tổng quát về tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, cũng như thực trạng vay vốn của các hộ sản xuất nông nghiệp. - Phương pháp phân tích hồi quy tương quan(mục tiêu 2) Mô hình hồi quy Binary Logistic Mô hình hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất của một sự kiện xảy ra đối với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Những biến phụ thuộc là biến định tính và có 2 biểu hiện (có hoặc không ) sẽ được mã hóa thành hai giá trị 0 và 1 được gọi là biến nhị phân. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích với dạng 10 hồi quy thông thường vì là như vậy sẽ xâm phạm các giả định, rất dễ thấy là khi biến phụ thuộc chỉ có hai biểu hiện thì thật không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vao đó sẽ có phân phối nhị thức, điều này làm mất hiệu lực của các kiểm định thống kê trong phép hồi quy thông thường. Một khó khăn khác khi dùng hồi quy tuyến tính thông thường là giá trị dự đoán được của biến phụ thuộc không thể được diễn dịch như xác suất. Với mô hình hồi quy Binary Logistic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có giá trị 0 hoặc 1, với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 là xảy ra sự kiện và tất nhiên cả thông tin về các biến độc lập X. Từ biến phụ thuộc nhị phân này một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác suất sự kiện xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0.5 thì kết quả dự đoán sẽ là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là “không”. Chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình hàm Binary Logistic trong trường hợp đơn giản nhất là khi chỉ có một biến độc lập X. Ta có mô hình hàm hồi quy Binary Logistic Pi =E(Y = 1/X) = Trong công thức này Pi = E(Y =1/X) = P(Y=1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y = 1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi. Kí hiệu biểu thức (B0 + B1X) là z, ta viết lại mô hình hàm Binary Logistic như sau: P(Y = 1) = Vậy thì xác suất không xảy ra sự kiện là: P(Y = 0) =1- P(Y =1) = 1Thực hiện phép so sánh giữa xác suất một sự kiện xảy ra với xác suất sự kiện đó không xảy ra, tỷ lệ chênh lệch này có thể được thể hiện trong công thức: = Lấy log cơ số e hai vế của phương trình trên rồi thực hiện biến đỗi vế phải ta được kết quả là: Vì logeez = z nên kết quả cuối cùng là: = B0 + B1 X 11 Hay viết cách khác: = B0 + B1X là dạng hồi quy Binary Logostic. Và trong nghiên cứu này ta có thể mở rộng mô hình Binary logistic cho nhiều biến độc lập khác. - Phương pháp phân tích suy luận (mục tiêu 3): Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình hồi quy, từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các chính sách liên quan, tác giả sử dụng phương pháp phân tích suy luận để đề xuất giải pháp nhằm tạo điều kiện cho nông hộ có được vốn từ nguồn tín dụng chính thức từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ. 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH CÀ MAU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.210 km2, bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 6 huyện và một thành phố (gồm thành phố Cà Mau, các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi và Ngọc Hiển). Ngày 17-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Như vậy, hiện nay tỉnh Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố. Với vị trí địa lý nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Đặc điểm địa hình Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn với 150.278 ha tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố Cà Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Ðất phèn với diện tích rất lớn khoảng 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Khí hậu Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 13 1.022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp; đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thường đạt khoảng 80%. Chế độ gió cũng theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8. Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cường, và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém. Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch tương đối nhỏ. 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Cà Mau có các nhóm đất chính: Nhóm đất mặn có diện tích 208.496 ha, hiếm 40% diện tích tự nhiên. Đất mặn phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau. Nhóm đất phèn có diện tích 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mưa, trồng các cây công nghiệp chịu phèn như: mía, khóm, chuối, tràm,… Đối với diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thuỷ sản. Ngoài ra, còn có nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.000 ha, phân bố ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và nhóm đất bãi bồi với diện tích 15.488 ha, phân bố ở các huyện Ngọc Hiển và Cái Nước. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 351.355 ha, chiếm 67,63%; đất lâm nghiệp có rừng là 104.805 ha, chiếm 20,18%; đất chuyên dùng có 17.072 ha, chiếm 3,29%; đất ở có 5.502 ha, chiếm 1,06%; đất chưa sử dụng và sông suối có 40.773 ha, chiếm 7,85%. Tài nguyên rừng Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần 14 Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng trữ lượng rừng Cà Mau là 2.205.701 m3, trong đó rừng tràm là 1.435.757 m3 và rừng ngập mặn là 769.994 m3 (kết quả điều tra tài nguyên rừng năm 1999). Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có 538 ha rừng, trữ lượng 50.520 m3. Tài nguyên khoáng sản Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong vùng biển Cà Mau đã phát hiện có trữ lượng dầu khí khá lớn, nhiều triển vọng khai thác và phát triển công nghiệp dầu khí. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển khí Tây Nam và nghiên cứu khả thi đường ống dẫn khí Tây Nam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, tại vùng bồn trũng Malay - Thổ Chu phía Tây Nam đã có các phát hiện về khí có giá trị tại khu vực PM – 3 - CAA. Chỉ riêng các khu vực đang thăm dò – khai thác và một số lô có tài liệu khảo sát đã cho trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m3, trong đó đã phát hiện 30 tỷ m3. Khả năng phát triển và khai thác tối đa các mỏ khí dự báo có thể đạt sản lượng khai thác đỉnh là 8,25 tỷ m3/năm. Theo các số liệu điều tra, ở rừng U Minh Hạ còn có trữ lượng than bùn khá lớn. Nhưng do rừng bị cháy nhiều lần, hiện nay dự tính lượng than bùn còn khoảng 5000 ha. Than bùn U Minh có thể sử dụng làm chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm khác. 3.1.3 Kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Tình hình kinh tế Cà Mau năm 2012 Năm 2012 tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp, trong nước những khó khăn nội tại của nền kinh tế bộc lộ trong năm 2011 tiếp tục tác động kéo dài trong năm 2012; từ đó tác động bất lợi đến một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt của tỉnh nhất là lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người nông dân và công nhân lao động trong tỉnh. Trong bối cảnh đó được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và sự cố gắng của các tầng lớp dân cư trong tỉnh nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan. Tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2012 (theo giá cố định 1994) ước đạt 17.553,93 tỷ đồng, đạt 97,52% kế hoạch, tăng 9% so cùng kỳ. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 5.571,68 tỷ đồng, đạt 99,49% kế hoạch, tăng 3,9% so cùng kỳ; Khu vực công nghiệp, xây dựng ước đạt 6.893,86 tỷ đồng, đạt 95,75% kế hoạch, tăng 9,7% 15 so cùng kỳ; Khu vực thương mại, dịch vụ ước đạt 5.088,39 tỷ đồng, đạt 97,85% kế hoạch, tăng 14,1% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2012 (theo giá hiện hành) ước đạt 31.290,50 tỷ đồng. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 11.615,65 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,1%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 11.544,33 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,9%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 8.130,52 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26%. Thủy sản: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh năm 2012 ước đạt 426,43 nghìn tấn, đạt 101,53% kế hoạch, tăng 4,38% so cùng kỳ. Trong đó: tôm 140,29 nghìn tấn, đạt 98,11% kế hoạch, tăng 6,68% so cùng kỳ. Nông nghiệp: Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2012 đạt 127.323 ha, đạt 97,57% kế hoạch năm, giảm 2,17% so cùng kỳ; năng suất thu hoạch ước đạt 43,64 tạ/ha, tăng 5,1%; sản lượng thu hoạch ước đạt 555.620 tấn, đạt 101,02% kế hoạch, tăng 2,82% so cùng kỳ. Lâm nghiệp: tổng diện tích trồng rừng tập trung năm 2012 là 3.300 ha. Trong đó: trồng mới là 717 ha, giảm 16,43% so với năm 2011; trồng sau khai thác là 2.583 ha, tăng 55,97% so cùng kỳ; diện tích rừng được chăm sóc năm 2012 là 6.537 ha, tăng 5,7% so cùng kỳ; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là 135 ha, tăng 7,1% so cùng kỳ; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 40.850 ha, tăng 0,56% so cùng kỳ; Tổng số cây trồng phân tán năm 2012 là 6.800 ngàn cây, tăng 1,1% so cùng kỳ. Trong năm 2012 đã xảy ra 12 vụ cháy rừng, tăng 09 vụ, với diện tích thiệt hại là 3,35 ha. Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 1994) tháng 12/2012 ước đạt 1.595,14 tỷ đồng, tăng 0,82% so tháng trước, giảm 0,55% so cùng kỳ. Năm 2012 ước đạt 17.473,17 tỷ đồng, đạt 94,96% so kế hoạch, tăng 9,19% so cùng kỳ. Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước đạt 910 triệu USD, đạt 91% so kế hoạch, giảm 1,08% so cùng kỳ. Khối lượng hàng thủy sản xuất khẩu năm 2012 ước đạt 92.012 tấn, tăng 0,76% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tháng 12/2012 là: Mỹ, Nhật, thị trường chung Châu Âu, Úc, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu năm 2012 ước đạt 48,51 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tôm nguyên liệu. Hoạt động khách sạn, nhà hàng: Lượt khách lưu trú tháng 12/2012 ước đạt 92,37 nghìn lượt khách, tăng 1,92% so tháng trước, tăng 10,32% so cùng kỳ; ngày khách lưu trú ước đạt 119,63 nghìn ngày.khách, tăng 1,50% so tháng trước, tăng 12,54% so cùng kỳ. Năm 2012 lượt khách lưu trú ước đạt 1.062,79 nghìn lượt khách, tăng 21,02% so cùng kỳ; ngày khách lưu trú ước đạt 1.335,56 nghìn ngày khách, tăng 20,30% so cùng kỳ. 16 3.1.3.2 Các lĩnh vực văn hóa - xã hội Dân số: năm 2012 dân số trong tỉnh ước đạt 1.220.481 người, tăng 0,35% so cùng kỳ. Trong đó: nam 612.926 người, tăng 0,39% so cùng kỳ; nữ 607.555 người, tăng 0,31% so cùng kỳ. Dân số thành thị 263.624 người, tăng 0,70% so cùng kỳ; dân số nông thôn 956.857 người, tăng 0,26% so cùng kỳ. Tình hình lao động, việc làm: tình hình việc làm năm 2012 số lượng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương là 20.784 lao động. Giải quyết việc làm tại chỗ 13.147 lao động; xuất khẩu lao động được 47 trường hợp. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề 17.069 lao động. Tình hình thiếu đói: đến nay toàn tỉnh không còn tình trạng thiếu đói giáp hạt trong nông dân. Tuy nhiên, vẫn cần được các cấp chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình đời sống của bà con nông dân nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn, đồng thời để duy trì các thành quả đã đạt được trong thời gian qua. Tình hình đời sống của người lao động thuộc khu vực Nhà nước: năm 2012, thu nhập bình quân một người một tháng của lao động khu vực Nhà nước do địa phương quản lý ước tính 3.583.880 đồng/người/tháng, tăng 383.880 đồng/người/tháng so cùng kỳ, chủ yếu do tăng mức lương cơ bản vào đầu tháng 5/2012. Chính sách - xã hội: tổng kinh phí đã thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trên 99,76 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách Trung ương trên 44,75 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 42,96 tỷ đồng; xã hội hóa (tổ chức, cá nhân) hỗ trợ trên 12,06 tỷ đồng. Tổng kinh phí tổ chức các hoạt động thăm, viếng và tặng quà cho các gia đình chính sách nhân dịp lễ 27/7 (Ngày thương binh liệt sỹ) trên 5,643 tỷ đồng với 30.421 đối tượng. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức lễ viếng nghĩa trang và thắp nến tri ân tại Nghĩa trang 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai và Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. Đồng thời, tổ chức thăm viếng, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trong toàn tỉnh 30.421 suất quà với tổng số tiền trên 5,6 tỷ đồng. Công tác vận động lập quỹ đền ơn đáp nghĩa toàn tỉnh vận động được trên 15,55 tỷ đồng, xây dựng mới được 316 căn nhà tình nghĩa, hỗ trợ xây dựng được 35 căn và sửa chữa được 106 căn. Giáo dục: năm học 2012-2013 trong toàn tỉnh có 208.145 học sinh, tăng 825 học sinh so với năm học trước. Cụ thể: Tiểu học 121.545 học sinh, Trung học cơ sở 62.695 học sinh, Trung học phổ thông 23.905 học sinh. Công tác phòng chống bệnh dịch: Bệnh sốt xuất huyết mắc 84 ca, giảm 78,95% so cùng kỳ; bệnh sốt rét mắc 24 ca, giảm 57,14% so cùng kỳ; bệnh tay 17 chân miệng mắc 564 ca, tăng 66,86% so cùng kỳ. Các bệnh về hô hấp: bệnh viêm phổi mắc 2.380 ca, giảm 19,24% so cùng kỳ; nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp TE < 5 tuổi mắc 1.854 ca, giảm 15,92% so cùng kỳ. 3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CÁI NƯỚC 3.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Huyện Cái Nước nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30km. Vị trí địa lý của huyện từ 8,50 - 9,10 độ vĩ Bắc và từ 104,56 105,10 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau, phía Nam giáp huyện Năm Căn, phía Tây giáp huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, phía Đông giáp huyện Đầm Dơi. Huyện Cái Nước có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Cái Nước và các xã: Lương Thế Trân, Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Tân Hưng, Hòa Mỹ, Tân Hưng Đông, Đông Thới, Đông Hưng và Trần Thới. Có diện tích tự nhiên 39.617 ha; có 30.306 hộ, với tổng số 149.928 dân, gồm các dân tộc: Kinh, Khmer và Hoa cùng sinh sống; mật độ dân số trung bình 360 người/km2. Cơ cấu kinh tế của huyện là ngư - nông nghiệp, dịch vụ - thương mại, công nghiệp - xây dựng, có nhiều lợi thế về tiềm năng đất đai, nguồn lực lao động dồi giàu, các loại nguyên liệu từ nuôi trồng thuỷ sản, hàng hoá nông sản thực phẩm, đặc biệt có khu công nghiệp Hoà Trung, Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nam Long Đầm Cùng. Nếu nhìn vào bản đồ hành chính thì huyện Cái Nước nằm ở vùng nội địa trung tâm của tỉnh Cà Mau. 3.2.2 Hạ tầng và dịch vụ - Giao thông đường bộ Tuyến Quốc lộ 1A từ thành phố Cà Mau đi Năm Căn như sợi chỉ chạy xuyên qua địa bàn huyện Cái Nước (qua trung tâm huyện và 8 xã, thị trấn) tạo thành trục xương sống trong hệ thống giao thông đường bộ. Bên cạnh đó có 4 tuyến lộ liên huyện nối liền giữa huyện Cái Nước với các huyện Trần Văn Thời, Phú Tân và Đầm Dơi càng phát huy lợi thế giao thông đường bộ của huyện. Huyện có tổng chiều dài đường bộ là 360 km, trong đó có 60 km đường nhựa, 300 km đường bê tông nông thôn. Đường ô tô đã về đến trung tâm 7/11 xã, thị trấn. Các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn huyện như: tuyến Quốc lộ 1A từ thành phố Cà Mau đi Năm Căn; 4 tuyến lộ liên huyện: tuyến Cái Nước - Đầm Dơi, tuyến Rau Dừa - Rạch Ráng nối với huyện Trần Văn Thời, tuyến cầu Lương Thế Trân đi huyện Đầm Dơi, tuyến Cái Nước - Vàm Đình đi Cái Đôi Vàm; tuyến sông Bảy Háp từ ngã ba Hoà Trung đến Đầm Cùng. 18 - Giao thông đường thủy Hệ thống giao thông đường thuỷ khá phong phú, tạo thuận tiện trong việc giao thương và đi lại của nhân dân. Cùng với đường bộ, huyện có hàng trăm tuyến sông và kênh rạch lớn nhỏ đan xen với nhau, đặc biệt là tuyến sông Bảy Háp nối với kênh xáng Hoà Trung và kênh xáng Đội Cường được xem là hệ thống huyết mạch phục vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy các huyện trong tỉnh đến các tỉnh thành trong cả nước và ngược lại. - Mạng lưới bưu chính viễn thông, điện lực Huyện có 6 bưu điện văn hoá xã; 2.921 máy điện thoại; 8/11 xã, thị trấn được kết nối internet; 11/11 xã, thị trấn có thư báo về trong ngày. Nhìn chung mạng lưới bưu chính viễn thông đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc; 11/11 xã, thị trấn đều có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện hiện nay trong toàn huyện đạt 84,33%. - Y tế Huyện có 01 Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước với quy mô 350 giường; 100% xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ phục vụ, trong đó có 7 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tổng số y, bác sĩ của huyện là 350 người, trong đó trình độ từ bác sĩ trở lên là 70 người. - Giáo dục Mạng lưới trường học có 52 trường với 646 phòng học, trong đó có 326 phòng học kiên cố, 280 phòng học bán kiên cố; trên địa bàn huyện có 03 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học - xoá mù chữ vào năm 1997 và công nhận phổ cập trung học cơ sở vào năm 2004. 3.2.3 Thành tựu nổi bật Từ một huyện với thế mạnh chủ yếu là sản xuất độc canh, thuần nông, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa canh, huyện Cái Nước tận dụng và khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh theo hướng ngư nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, sản xuất ngư nông của huyện phát triển đa dạng theo hai hệ sinh thái mặn ngọt, với các mô hình sản xuất có hiệu quả cao như tôm lúa kết hợp, nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, tôm công nghiệp, nuôi cá chình cá bống tượng và các mô hình kinh tế tổng hợp khác, góp phần giúp cho nhân dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân. Nếu như giai đoạn năm 1986 - 2000, huyện Cái Nước chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân 7%/năm; giai đoạn 20012005 tăng trưởng bình quân 10%; từ năm 2006 đến nay, huyện Cái Nước luôn giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định trên 13%. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện Cái Nước đã phát huy sức mạnh nội lực, triển 19 khai thực hiện có hiện quả mục tiêu bê tông hoá cầu, lộ nông thôn, làm cho diện mạo nông thôn không ngừng khởi sắc. Từ một huyện có kết cấu hạ tầng nông thôn yếu kém, đi lại của nhân dân chủ yếu bằng đường thủy, sau hơn 5 năm tăng tốc, đến nay hơn 70% hệ thống trục giao thông nông thôn huyện Cái Nước được xây dựng bằng bê tông, 9/10 xã có đường ô tô về đến trung tâm. Mạng lưới giao thông của huyện đã gắn kết với các trục đường liên huyện ra quốc lộ 1A, giúp nhân dân đi lại thuận tiện cả hai mùa mưa nắng bằng xe hai bánh, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Bên cạnh đó, huyện Cái Nước quan tâm mời gọi các nhà đầu tư phát triển chợ nông thôn, thúc đẩy lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển, giải quyết khá tốt nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá của nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đi đôi với phát triển kinh tế, sự nghiệp y tế, giáo dục và chăm lo đời sống của nhân dân được huyện đặc biệt quan tâm. Đến nay, trên địa bàn huyện có Bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô bệnh viện hạng II, 100% trạm y tế xã thị trấn đạt chuẩn y tế quốc gia; 100% cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng cơ bản và bán cơ bản; trên 900 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn được tặng nhà tình nghĩa; huyện cũng đã quyết định tăng tốc hoàn thành chương trình hỗ trợ xây cất nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 1.353 hộ nghèo trong năm 2011, sớm hơn một năm so với quy định, nhằm giải quyết dứt điểm nhà ở cây lá tạm bợ trong cộng đồng. Đến cuối năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15,2 triệu đồng/năm; trên 60% số hộ dân xây dựng được nhà ở cơ bản và bán cơ bản. Với việc phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nền kinh tế xã hội của huyện Cái Nước ngày càng thể hiện được sức bậc, trở thành vùng kinh tế nội địa năng động của tỉnh Cà Mau. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ khoá XII, năm 2013 huyện Cái Nước triển khai nhiều chương trình hành động, trong đó đáng chú ý là Đề án xây dựng nông thôn mới; Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tôm lúa; chương trình hành động về công tác giảm nghèo và xoá nghèo bền vững, … Đảng bộ huyện Cái Nước quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẻ trong năm đầu thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển đi lên trên bước đường đổi mới. 3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện Huyện Cái Nước có hơn 31.600 ha đất sản xuất, hơn 70% dân số là lao động nông thôn sống nhờ vào nuôi trồng thuỷ sản. Trước tác động của tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tôm chết kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân; huyện đã triển khai thực hiện đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản suất tôm, lúa theo kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau. Đề án là tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng 20 xuất tôm, lúa; làm cho người dân nắm vững cơ bản quy trình kỹ thuật áp dụng trong sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác, cải thiện đời sống nhân dân. Kết quả từ năm 2009 - 2012, ngành chuyên môn huyện phối hợp với Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh tổ chức 272 lớp tập huấn, 21 cuộc hội thảo nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp, lúa tôm kết hợp, cho gần 11.000 lượt nông dân tham dự. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn triển khai thực hiện 57 mô hình điểm gắn với lớp học tại hiện trường về nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp, mô hình sản xuất luân canh lúa – tôm kết hợp, nuôi cá chình trong bể xi măng,... Kết thúc mỗi lớp học, ngành chuyên môn đều có tổ chức tổng kết, giúp nông trao đổi kinh nghiệm để nhân rộng. Từ việc thực hiện các mô hình điểm, ba năm qua trên địa bàn huyện có hơn 14.700 hộ gia đình ứng dụng khoa học kỹ thuật nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, trong đó 2.115 mô hình do đảng viên thực hiện. Qua đó, các xã thị trấn vận động thành lập 9 hợp tác xã, 786 tổ hợp tác và 23 trang trại trên lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh. Qua tổng kết tình hình sản xuất năm 2012 của huyện, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Ước tính năng suất tôm nuôi của huyện Cái Nước tăng khoảng 25,1%; năng suất lúa tăng 16,6%; sản lượng tôm tăng thêm 11.242 tấn; có 73% số hộ nuôi tôm và trồng lúa nắm vững các quy trình kỹ thuật cơ bản, hạn chế được rũi ro trong sản xuất. Các mô hình sản xuất đa cây con có giá trị kinh tế cao ngày càng phát triển mạnh. Qua đó, huyện Cái Nước hình thành được các thế mạnh kinh tế cho từng vùng như: Vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm tại các xã Lương Thế Trân, Tân Hưng, Hoà Mỹ; vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến ở các xã Lương Thế Trân, Tân Hưng Đông, Trần Thới, Đông Thới, Đông Hưng; vùng sản xuất luân canh lúa tôm kết hợp ở các xã Thạnh Phú, Phú Hưng và Hưng Mỹ; mô hình nuôi cá chình và các bống tượng phát triển đều khắp ở các xã thị trấn. 3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU Trên địa bàn huyện Cái Nước hiện đang có 4 ngân hàng hoạt động chủ yếu là Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên ngân hàng hoạt động mạnh nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với tỷ trọng doanh số cho vay trên 70%. Vì vậy, để đánh giá khái quát về tình hình tín dụng của huyện tác giả sẽ phân tích 21 tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong 3 năm 2010 – 2012. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Nước qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 2010 Chỉ tiêu 2011 2012 Tuyệt đối (%) 2012/2011 Tuyệt đối (%) Doanh thu 60.241 67.432 70.473 7.191 11,94 3.041 4,51 Chi phí 53.098 59.389 62.175 6.291 11,85 2.786 4,69 Lợi nhuận trước thuế 7.143 8.043 8.298 0.9 12,60 0.255 3,17 Thuế 1.786 2.010 2.075 0.224 12,54 0.065 3,21 Lợi nhuận sau thuế 5.357 6.033 6.224 676 12,62 191 3,16 Nguồn: Phòng kế hoạch - ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Nước 80000 70000 60000 50000 Doanh thu 40000 Chi phí 30000 lợi nhuận trước thuế 20000 10000 0 2010 2011 2012 Hình 3.1: Biều đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 22 Qua bảng số liệu 3.4 và hình 3 cho ta thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng là tốt và có sự biến đổi qua các năm, cụ thể là: Về doanh thu: tổng doanh thu của ngân hàng tăng qua 3 năm, năm 2011 tổng doanh thu đạt 67.241 triệu đồng tăng 7.191 triệu so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ là 11,94%. Đến năm 2012 tổng doanh thu của ngân hàng đạt 70.473 triệu tăng 3.041 triệu đồng so với năm 2011 tức tăng 4,51%. Về chi phí: Tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng qua 3 năm, năm 2011 tổng chi phí của ngân hàng là 59.389 triệu đồng tăng 6.291 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 11.85%. Bước sang năm 2012 tổng chi phí chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 là 2.786 triệu đồng tức tăng 4,69%. Về lợi nhuận ròng: qua bảng số liệu cho ta thấy trong 3 năm hoạt động của Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định, lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2011 lợi nhuận ròng của Ngân hàng là 6.033 triệu đồng tăng 676 triệu đồng hay tăng 12,62%. Sang năm 2012 lợi nhuận ròng của Ngân hàng tiếp tục tăng 191 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 3,16%. Lợi nhuận ròng là do Ngân hàng đưa ra các chính sách kinh doanh hiệu quả nên làm cho doanh thu tăng nhanh hơn chi phí. Trong thời gian qua hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Nước nhìn chung là khá tốt dưới đây là tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. 23 Bảng 3.2 Tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Nước qua 3 năm Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2010 2011 2012 Doanh số cho vay 531.279 558.592 579.892 27.313 5,14 21.300 3,81 Doanh số thu nợ 432.268 473.474 510.515 41.206 9,53 37.041 7,82 Dư nợ 321.755 343.781 358.106 22.026 6,85 14.325 4,17 (Nguồn: Phòng tín dụng NH NN&PTNT huyện Cái Nước) Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 3 năm. Lượng cho vay tăng từ 531.279 triệu đồng năm 2010 lên 558.592 triệu đồng năm 2011 tức tăng 5,14%. Năm 2012 lượng cho vay là 579.892 triệu đồng tăng 21.300 triệu đồng so với năm 2011 tức tăng 3,81. Song song đó thì lượng thu nợ củng tăng 18,10% giai đoạn 2010 – 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ là do trong thời gian này người dân thay đổi phương thức sản xuất từ sản xuất độc canh con tôm sang luân canh lúa tôm. Đánh giá được được tình hình sản xuất khả quan của nông hộ nên phia Ngân hàng cũng tạo điều kiện vay vốn cho người dân. Nhờ có nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, người dân đã có tinh thần sản xuất kết hợp với kĩ thuật nuôi trồng nên thu nhập dần cải thiện dẫn đến khả năng trả nợ cao hơn. 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT Như đã đề cập, đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu khảo sát ngẫu nhiên 100 nông hộ nông dân trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Trước khi phân tích vào thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của các nông hộ, tác giả sẽ giới thiệu khái quát về mẫu điều tra. 4.1.1 Những thông tin về nhân khẩu học Bảng 4.1: Thông tin về nhân khẩu học của các mẫu điều tra STT Nam 81 Tỷ trọng (%) 81 Nữ 19 19 Kinh khmer 98 98 2 2 Thông tin 1 Giới tinh 2 Dân tộc Tần số Nguồn: Số liệu khảo sát 100 nông hộ ở huyện Cái Nước 10/2013. Dựa vào bảng thống kê cho ta thấy trong 100 hộ được khảo sát trên địa bàn huyện thì chủ hộ là nam chiếm đến 81 hộ tương ứng với 81%, còn chủ hộ là nữ chỉ chiếm 19% tương ứng với 19 hộ, tức là trên 100 mẫu khảo sát thì trung bình cứ 5 mẫu khảo sát thì có 4 mẫu chủ hộ là nam, điều hày hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của người Việt Nam. Mặt khác trong 100 mẩu khảo sát thì tỷ lệ người dân tộc Khmer rất ít (chỉ chiếm 2%), còn đại đa số là người dân tộc Kinh với tỷ lệ là 98%. 4.1.2 Thông tin chung về nông hộ Thông qua kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên trực tiếp 100 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cho thông tin về các hộ vay vốn và không vay vốn như sau: 25 Bảng 4.2: Thông tin chung về nông hộ Thông tin Tuổi chủ hộ Học vấn chủ hộ Số nhân khẩu Thời gian cư trú Kinh nghiệm sản xuất Diện tích đất sản xuất Thu nhập Lớn nhất 66 15 8 66 15 80 1800 Đvt Năm Lớp Người Năm Năm 1000 m2 Triệu đồng Trung bình 48,34 7,84 5,01 41,83 12,53 9,82 97,94 Nhỏ nhất 29 0 2 15 2 2 9 Độ lệch chuẩn (Sd) 10,12 3,35 1,37 13,03 1,57 9,91 232,35 (Nguồn : tính toán từ số liệu điều tra thực tế 100 hộ của tác giả) Tuổi chủ hộ: Thông thường thông qua tuổi chủ hộ ta có thể hiểu được một cách tương đối về kinh nghiệm sản xuất, nhưng đối với những nông hộ ở địa bàn nghiên cứu lại không như vậy. Do đặc điểm của huyện là mới chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi năm 2000 nên tuổi chủ hộ không phản ánh kinh nghiệm sản xuất. Qua điều tra cho thấy, tuổi trung bình của chủ hộ là khá cao, trung bình là 48,34 tuổi. Chủ hộ có tuổi thấp nhất là 29 tuổi và tuổi cao nhất là 66 tuổi. Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện qua số lớp của chủ hộ. Học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất càng cao, làm tăng năng suất lao động. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 7,84 lớp, chủ hộ có học vấn cao nhất là 15, tương đương với trình độ đại học và chủ hộ có trình độ thấp nhất là 0 lớp. Trình độ học vấn trung bình của các nông hộ trên địa bàn là 7,84 lớp cho thấy trình độ học vấn của người dân nơi đây chỉ ở mức thấp. Để cải thiện trình độ văn hóa cần phải có một sự nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện chính sách phổ cập giáo dục. Đồng thời, các chủ hộ được phỏng vấn đa số là những hộ có tuổi đời còn khá trẻ sống sau thời kỳ chiến tranh nên có nhiều điều kiện học tập, điều này có nghĩa là những hộ tuổi đời trẻ thì có học vấn cao hơn những hộ có tuổi đời cao. Nhân khẩu: Nhân khẩu là số người cùng chung sống trong một gia đình. Qua bảng thống kê trên thì số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 5,01 người, hộ có nhân khẩu nhiều nhất là 8 người và hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 2 người. Nhìn chung số nhân khẩu trung bình vẫn còn ở mức khá cao so với chính sách của nhà nước. Những hộ có 8 nhân khẩu là do có 2 thế hệ cùng chung sống. 26 Thời gian cư trú: thời gian cứ trú thường có mối tương quan thuận với tuổi của chủ hộ, chủ hộ có tuổi càng cao thì thời gian cư trú tại địa phương càng lâu. Từ kết quả điều tra cho thấy thời gian cư trú trung bình của nông hộ là 41,83 năm, chủ hộ có thời gian cư trú lâu nhất là 66 năm và chủ hộ có thời gian cư trú thấp nhất là 15 năm. Kinh nghiệm sản xuất: đa số các hộ được khảo sát đều có tham gia sản xuất nông nghiệp. Dựa vào bảng số liệu trên cho ta thấy kinh nghiệm sản xuất trung bình của nông hộ là 12,53 năm, hộ có kinh nghiệm sản xuất thấp nhất là 5 năm và hộ có kinh ngiệm sản xuất cao nhất là 15 năm. Sở dĩ kinh nghiệm sản xuất lại thấp vây là do địa bàn mới chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi năm 2000 nên kinh nghiệm sản xuất của nông hộ trên địa bàng là tương tự như nhau và tương đối thấp. Diện tích đất: là diện tích đất nuôi tôm của nông hộ. Đây là tài sản và là tư liệu sản xuất của nông hộ, nó có thể đánh giá mức độ giàu nghèo của nông hộ. Theo số liệu thông kê trên địa bàn nghiên cứu cho thấy thì điện tích đất nuôi tôm trung bình của nông hộ là 9,82 ngàn m2, hộ có diện tích đất lớn nhất là 80 ngàn m2 và hộ có diện tích đất thấp nhất là 2 ngàn m2. Thu nhập nông hộ: theo kết quả phỏng vấn 100 hộ thì thu nhập trung bình của các nông hộ trong năm là 97,94 triệu/ năm. Mức độ chênh lệch thu nhập khá lớn, hộ có thu nhập trên năm lớn nhất là 1800 triệu và hộ có thu nhập trong năm thấp nhất là 9 triệu. Thu nhập của nông hộ chủ yếu là từ nuôi tôm. Những hộ có thu nhập cao là do có nhiều đất canh tác hay những hộ nuôi tôm theo hình thức nuôi tôm công nghiệp. Ngược lại những hộ có thu nhập thấp là do điện tích đất canh tác ít hay do mất mùa dịch bệnh. Ngành nghề chính mà nông hộ tham gia hoạt động cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như quyết định vay vốn của hộ. Nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3: Nghề nghiệp của nông hộ Nghề nghiệp Nông nghiệp Phi nông nghiệp Tổng Tần số Tỷ trọng (%) 90 10 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2013 27 90 10 100 Qua khảo sát thực tế 100 hộ ta thấy nghề nghiệp chủ yếu của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là nông dân chiếm tỷ lệ 90% tương ứng với 90 hộ trong 100 hộ khảo sát. Những hộ hoạt động phi nông nghiệp chiếm rất ít, chỉ 10% số nông hộ. Trong 100 mẫu khảo sát thì có tới 51 hộ có thành viên trong gia đình hay người thân bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh, làm ở ngân hàng thương mại hay làm ở các tổ chức đoàn thể xã hộ địa phương. Hầu hết những hộ này đều có quyết định vay tín dụng chính thức hay bán chính thức, vì họ có nhiều thông tin. Theo thống kê thực tế trên 100 mẫu thì có 100% người dân có điện thoại cố định hay di động, 100% nông hộ sử dụng điện từ hệ thống điện công cộng và nước máy. Có một thực tế đáng buồn là trong tổng số hộ được khảo sát thì số hộ được cung cấp thông tin về thị trường đầu ra của sản phẩm là rất ít, chính điều này đã dẫn đến tình trạng thương lái ép giá người dân. Thu mua sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí là thương lái mua sản phẩm của hộ này với giá thấp hơn của hộ kia mặc dù hai hộ chỉ cách nhau vài km, vì vậy có đến 34 hộ cho rằng giá sản phẩm thấp và không ổn định là một trong những khó khăn thường gặp nhất. Thực tế này gây rất nhiều bức xúc cho nông hộ, làm giảm thu nhập, nhưng họ vẫn phải chịu vì họ không có tiếng nói và không có đầy đủ thông tin về thị trường Bảng 4.4: Khó khăn thường gặp của hộ trong mẫu khảo sát Khó khăn Tần số Tỷ trọng (%) Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, …) 11 11 Mất mùa hay dịch bệnh 34 34 0 0 Thành viên trong gia đình ốm đau 12 12 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 34 34 Thiếu vốn 9 9 Khác 0 0 Tổng 100 100,00 Thành viên trong gia đình bị mất việc Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2013 28 Trên địa bàn nghiên cứu cũng chịu sự ảnh hưởng của thiên tai như triều cường gây ngập úng làm thiệt hại cho nông hộ, vì vậy khảo sát trên 100 hộ thì có 11 hộ cho biết là thiên tai là khó khăn thường gặp nhất. Có 9% số hộ trong mẩu khảo sát cho rằng thiếu vốn là khó khăn thường gặp nhất, tỷ lệ này tương đối thấp cho thấy nguồn vốn tín dụng của địa phương cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Có 12 hộ cho biết rằng khó khăn mà họ thường gặp nhất là các thành viên trong gia đình ốm đau, đây là những hộ trong gia đình có người cao tuổi thường hay mắc bệnh, tốn nhiều thời gian và tiền bạc để chữa trị. Khó khăn mà đa số nông hộ trong mẫu khảo sát thường gặp nhất là mất mùa hay dịch bệnh. Trong 100 hộ khảo sát thì có đến 34 hộ cho rằng mất mùa dịch bệnh là khó khăn thường gặp, điều này cho thấy công tác khuyến nông khuyến ngư trên địa bàn chưa được hiệu quả, người dân còn thiếu kiến thức trong việc nuôi tôm. 4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT 4.2.1 Thực trạng quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ Theo khảo sát điều tra cho thấy, nông hộ vay vốn chủ yếu từ Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng Chính sách Xã hội. Bảng 4.5 Thực trạng vay tín dụng chính thức của nông Vay vốn Tần số Tỷ trọng (%) Không 49 49 Có 51 51 Tổng 100 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2013 Qua bảng 4.5 cho thấy, trong 100 hộ điều tra trên địa bàn huyện, có 51 hộ quyết định vay vốn chính thức, chiếm tỷ trọng là 51%. Còn lại 49 hộ, chiếm 49% hộ không vay tín dụng chính thức. 4.2.2 Nguồn cung cấp thông tin tín dụng chính thức cho nông hộ Đầu tiên để vay được vốn, người vay cần phải có các thông tin về nguồn vay, lãi suất, các chính sách ưu đãi, … các thông tin đó thường được cung cấp bởi chính quyền đia phương, từ các tổ chức tín dụng, từ người thân bạn bè, từ TV, báo đài, tạp chí hay do chính người dân tự tiềm kiếm thông tin vay vốn. 29 Bảng 4.6: Nguồn cung cấp thông tin tín dụng chính thức của nông hộ trong mẫu khảo sát Nguồn thông tin Tần số Từ chính quyền địa phương Từ các tổ chức tín dụng Từ người thân Từ TV, báo đài, tạp chí Tự tìm thông tin Tổng Tỷ trọng (%) 22 30 9 4 35 100 22 30 9 4 35 100,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2013 Theo thông kê từ mẫu điều tra cho thấy, nông hộ có được thông tin vay vốn từ việc tự tìm thông tin là chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 35%; kế đến là từ các tổ chức tín dụng chiếm 22%. Hộ nhận được thông tin vay vốn từ người thân là 9 hộ, chiếm tỷ lệ 9% và số hộ có được thông tin vay vốn từ tạp chí, báo đài chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4%. 4.2.3 Thông tin lượng vay vốn của nông hộ Theo số liệu điều tra 100 nông hộ cho ta biết thông tin về lượng vay vốn như sau: Bảng 4.7: Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo Nguồn vay Ngân hàng NN & PTNT Ngân hàng chính sách Người cho vay chuyên nghiệp Người thân và bạn bè Tổng Số tiền vay trung bình/hộ/năm (triệu đồng) 56,45 14 11,56 7,44 89,45 Tỷ trọng (%) 63,11 15,65 12,92 8,32 100 Lãi suất vay trung bình/năm (%) 13,11 8,50 19,50 15,53 56,64 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2013 Số tiền vay trung bình tại ngân hàng NN & PTNT là 56,45 triệu đồng/năm với mức lãi suất trung bình là 13,11%/ năm. Lượng vốn vay trung bình khá lớn là vì có một số hộ nuôi tôm công nghiệp cần một lượng vốn rất lớn nên làm cho số tiền vay trung bình của hộ tăng cao, lãi suất trung bình tương đôi thấp. Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất tương đối thấp (8,5%/năm), vì rủi ro cho vay là rất cao. Lượng cho vay của ngân hàng này vì thế cũng bị hạn chế, số tiền vay trung bình của hộ trong năm ở ngân hàng này chỉ 14 triệu đồng. Theo quyết định 131/2002/QĐ-TTg của chính phủ khi thành 30 lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đảm nhận vai trò hỗ trợ người nghèo, học sinh, sinh viên, gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên đối tượng vay chủ yếu hầu hết không có hoặc ít tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Ngoài hai nguồn vay chính thức trên, tại địa bàn nghiên cứu cũng có một số ít hộ vay vốn ở các tổ chức đoàn thể địa phương, tuy mức lãi suất cho vay là rất thấp chỉ 10,20% nhưng không thu hút nhiều hộ tham gia. Ngoài vay từ 2 nguồn chính thức và bán chính thức ra, nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cũng có vay từ nguồn phi chính thức. Số tiền vay trung bình vay từ người cho vay phi chính thức là 11,56 triệu đồng với mức lãi suất rất cao (19,50%). Một hình thức tín dụng phi chính thức khác khá phổ biến là vay mượn từ người thân và bạn bè, theo tính toán từ số liệu khảo sát thì số tiền vay trung bình từ bạn bè và người thân là 7,44 triệu đồng với mức lãi vay khá cao (15,54%). 4.2.4 Cơ cấu vay vốn của nông hộ Theo kết quả thống kê các hộ trong mẫu khảo sát thì có đến 81% chủ hộ cho rằng khi cần vay tiền họ sẽ ưu tiên vay ở nguồn tín dụng chính thức và có 19% hộ cho rằng họ thích vay ở hình thức tín dụng phi chính thức hơn là hình thức chính thức (kết quả này bao gồm những hộ không vay vốn, với câu hỏi nếu trong tương lai họ cần vay thì họ sẽ ưu tiên chọn hình thức nào?). phi chính thức 19% chính thức 81% Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn vay các nông hộ lựa chọn Các hộ chọn hình thức vay tín dụng chính thức đa số cho rằng thời hạn xem xét cho vay của ngân hàng là khá chậm khiến cho nông hộ chậm nhận được tiền vay. Do sản xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ và các nông hộ thường vay tiền ở đầu vụ và cuối vụ năm sau thì tiến hành trả nợ. Vì vậy, số lượng hộ đi vay và hộ đi trả nợ đều tập trung trong một khoảng thời gian 31 nhất định tại ngân hàng, làm ngân hàng quá tải và như vậy một số chủ hộ cho rằng họ phải chờ đợi lâu. Thủ tục để được vay tiền ngân hàng cũng đã đơn giản hơn trước rất nhiều, và không còn phải trải qua nhiều công đoạn nữa. Ngày nay, các hồ sơ, biểu mẫu đều được in sẵn và chỉ cần chủ hộ mang đến địa phương xác nhận vào hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, sau đó nhờ cán bộ tín dụng hướng dẫn là có thể vay được. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều hộ vẫn cho rằng thủ tục vay vẫn còn nhiều rờm rà. Các chủ hộ còn cho biết thêm vì tính chất của gia đình, khi thấy ông bà hay người thân vay vốn ngân hàng, thì khi gặp khó khăn chủ hộ cũng có xu hướng đi vay ngân hàng hơn là vay ở các hình thức khác. Những hộ chọn hình thức vay phi chính thức điều trả lời rằng, ngoại trừ lãi suất cao thì hình thức tín dụng phi chính thức có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Đó là hộ không cần phải làm thủ tục hay không phải tốn hàng giờ để đợi được vay vốn, số tiền hộ vay được hộ có thể sử dụng tự do theo nhu cầu của mình, ... Vì vậy, những chủ hộ này thường thích vay ở hình thức tín dụng phi chính thức hơn và đa số chủ hộ chỉ cần vốn trong thời gian ngắn, nên họ không phải đóng lãi nhiều. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 4.3.1 Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước, đề tài phân tích số liệu bằng mô hình hồi quy Binary Logistic. Biến phụ thuộc trong mô hình là biến quyết định vay, biến này thể hiện quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Biến này nhận hai giá trị là 1 nếu hộ quyết định vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức và 0 nếu hộ không vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức. Mô hình hồi quy nghiên cứu có dạng như sau: QDVAY= β0 + β1GIOITINH + β2TDHV + β3TONGDTNT + β4THUNHAP + β5HTNUOI + β6QHXH +β7VAYVONPCT + ui Kết quả sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS được trình bày tóm tắt trong bảng 4.6: 32 Bảng 4.8: Kết quả phân tích mô hình Binary Logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của các nông hộ trong mẫu khảo sát Hệ số tương quan -14,441 4,463 1,157 0,000 0,000 0,554 -5,634 2,378 Biến giải thích Hệ số tự do GIOITINH TDHV TONGDTNT THUNHAP HTNUOI VAYPCT QHXH Giá trị P kiểm định mô hình Số quan sát (N) Phần trăm dự báo đúng của mô hình Giá trị -2 log likelihood Giá trị P-value 0,005 0,014** 0,003*** 0,170 0,665 0,805 0,006*** 0,094* 0,000 100 93,0% 21,384 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2013 Ghi chú:*, mức ý nghĩa 10%; **, mức ý nghĩa 5%; ***, mức ý nghĩa 1% Giả thuyết của mô hình: H0: β0 = β1 =…= β7 = 0 H1: Có ít nhất một βi khác 0 Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của các biến trong mô hình có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc. Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta dựa vào chỉ tiêu -2 Log Likelihood (-2LL). Giá trị -2LL là khả năng sai số của mô hình, -2LL càng nhỏ thể hiện mô hình có độ phù hợp càng cao. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có độ phù hợp hoàn hảo. Kết quả bảng 4.6 cho ta thấy, giá trị của -2LL = 21,384 là tương đối thấp. Tỷ lệ dự báo đúng của mô hình là 93%. Như vậy, nó thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể. Để kiểm tra mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến hay không, tác giả tiến hành kiểm tra mối tương quan giữa các biến được đưa vào mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập đưa vào mô hình (dựa vào Durbin - Watson) đều không vượt quá 33 2 nhiều nên có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định đa cộng tuyến thì kết quả mô hình cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến trong các biến độc lập do VIF < 2. Các kết quả kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến được trình bài trong phụ lục cuối bài. 4.3.2 Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình Ý nghĩa của các hệ số hồi quy Binary Logistic có thể được diễn dịch như sau: giới tính, học vấn chủ hộ và quan hệ xã hội làm tăng quyết định vay vốn chính thức của nông hộ, trong khi đó vay vốn phi chính thức làm giảm quyết định vay vốn chính thức của nông hộ. Tác động biên của giới tính lên quyết định vay vốn chính thức của nông hộ được xác định với xác xuất ban đầu là bằng 0,5 thì tác động này bằng 0,5(1-0,5)4,463 = 1,11575, học vấn chủ hộ có tác động biên là 0,28925, quan hệ xã hội có tác động biên là 0,5945, vay phi chính thức có tác động biên là (-1,4085). Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, trong 7 nhân tố đưa vào mô hình Binary Logistic có 3 nhân tố không có ý nghĩa, đó là các biến: hình thức nuôi, tổng diện tích nuôi và thu nhập. Như vậy, chỉ có các biến: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, quan hệ xã hội và vay phi chính thức là có tác động đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như sau: Giới tính chủ hộ: theo kết quả thì biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, đúng với kỳ vọng của tác giả. Từ kết quả này cho thấy quan điểm nam giới làm trụ cột gia đình vẫn còn ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Như vậy, khi chủ hộ là nam thì có quyết định vay tín dụng chính thức hơn là nữ. Trình độ học vấn và quan hệ xã hội có tương quan thuận với quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ (tương ứng với mức ý nghĩa 1%). Mối quan hệ cùng chiều giữa trình độ học vấn, quan hệ xã hội với quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ là do học vấn càng cao và có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước các cấp hay các tổ chức tín dụng thì khả năng nắm bắt thông tin càng nhiều, việc tiếp cận thông tin chính sách hỗ trợ của địa phương, nhà nước càng thuận lợi, hơn nửa khả năng tiếp cận các cơ hội đầu tư sản xuất nâng cao hiệu quả sẽ càng nhiều làm cho nhu cầu tín dụng cao hơn từ đó làm cho nông hộ có quyết định vay tín dụng cao hơn. Vay vốn phi chính thức: Biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Biến này có hệ số góc trùng với dấu của kỳ vọng ban đầu cho thấy những hộ vay vốn ở các tổ chức tín dụng phi chính thức thì thường không vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. 34 Các biến không có ý nghĩa trong mô hình được diễn giải như sau: Diện tích đất: Biến này không có ý nghĩa trong mô hình, nên diện tích đất lớn chưa hẳn đã quyết định vay tín dụng chính thức. Thực tế mẫu khảo sát cho thấy, một số hộ có diện tích đất lớn lại không có nhu cầu vay vốn chính thức do họ e ngại thủ tục cũng như thời gian chờ đợi. Trong khi đó những hộ ít đất thì họ thiếu vốn để sản xuất nên họ mong muốn được vay vốn ở các ngân hàng. Vì vậy, diện tích đất canh tác không có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn chính thức của nông hộ. Thu nhập: Biến này cũng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, nghĩa là chủ hộ có thu nhập cao chưa hẳn đã có quyết định vay chính thức. Nguyên nhân có thể là ở từng địa bàn nghiên cứu khác nhau nên kết quả cũng khác nhau. Thu nhập của hộ thể hiện sự ổn định về mặt kinh tế của nông hộ, những hộ có thu nhập cao thì có sự ổn định về mặt kinh tế, do đó nguồn vốn của nông hộ là đầy đủ, nên nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức của những hộ này là thấp, vì vậy những hộ này thường không quyết định vay tín dụng chính thức. Ngược lại, những hộ nghèo có thu nhập thấp, nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Cuối cùng là biến hình thức nuôi, biến này có dấu kì vọng cùng chiều nhưng lại không có ý nghĩa trong mô hình, nên việc nông hộ có quyết định vay vốn chính thức không phụ thuộc vào hình thức nuôi. Tóm lại, kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic cho thấy có 4 biến độc lập là: giới tính, trình độ học vấn, vay phi chính thức và quan hệ xã hộ là có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên các biến còn lại là: tổng diện tích đất, thu nhập và hình thức nuôi không có ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình. Điều này cho thấy rằng quyết định vay tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Cái Nước có liên quan đến các vấn đề như: giới tính, học vấn, vay phi chính thức và quan hệ xã hội của chủ hộ còn các yếu tố khác trong thực tế không ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. 35 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CHO NÔNG HỘ QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Thực tế cho thấy, hệ thống tín dụng nông thôn tại địa bàn nghiên cứu vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Bên cạnh đó nông hộ vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt: Về trình độ học vấn thì nhìn chung trình độ học vấn trung bình cũng tương đối thấp, trình độ học vấn trung bình là 7,84 và có hộ mù chữ. Về sản xuất, nông hộ vẫn còn đối mặt với nhiều thiên tai và dịch bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất của nông hộ trong đó 34% nông hộ gặp khó khăn vì mất mùa và dịch bệnh, 34% nông hộ gặp khó khăn vì giá sản phẩm thấp và không ổn định. Thêm vào đó, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức chính phủ vẩn còn yếu kém trong việc cung cấp các thông tin về kỹ thuật nuôi trồng cũng như thông tin đầu ra của sản phẩm. Mặc khác, nguồn thông tin tín dụng cho nông hộ vẫn còn rất hạn chế, trong số những hộ khảo sát thì đa phần nông hộ cho rằng để có được thông tin về tín dụng chính thức là do họ tự tìm hiểu. Đồng thời, dựa trên kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ, bao gồm 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay chính thức của nông hộ (giới tính, học vấn, vay phi chính thức và quan hệ xã hội). Trong những yếu tố này, yếu tố nào tác động tích cực đến quyết định vay chính thức thì tiếp tục phát huy, còn những yếu tố nào tác động tiêu cực thì ta cần có giải pháp để khắc phục.Từ những kết quả sơ lược trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG HỘ Cần phải nâng cao trình độ học vấn của nông hộ, bởi theo kết quả nghiên cứu thì học vấn càng cao thì quyết định vay càng cao và theo khảo sát thực tế thì trình độ học vấn của chủ hộ trên địa bàn là tương đối thấp, học vấn trung bình chỉ đạt 7,84 và có hộ mù chữ. Trình độ dân trí thấp là một rào cản rất lớn để các hộ nông dân tiếp cận thông tin vay vốn cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy các nông hộ cần phải được phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn. Hiện tại ở một số nông hộ có trình độ học vấn thấp thường gặp khó khăn trong thủ tục giấy tờ, hồ sơ, quy trình và cách thức vay vốn vì vậy họ thường không chọn vay chính thức. Theo kết quả của mô hình Logistic, biến QHXH có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Vì vậy, việc tạo nhiều mối quan hệ quen biết trong xã hội là điều cần thiết cho nông hộ. Ngoài 36 việc sản xuất ra, hộ cũng nên tham gia các tổ chức đoàn thể địa phương vì đây là cơ hội để mọi người trao đổi kinh nghiệm cũng như các thông tin vay vốn. Vay phi chính thức có ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ. Theo kết quả nghiên cứu thì các hộ có vay phi chính thức thì quyết định vay chính thức sẽ giảm đi, thông thường những hộ vay phi chính thức là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với tín dụng chính thức. Nhưng lãi suất phải trả cho các khoản vay phi chính thức thường rất cao, vì vậy những hộ khó khăn lại càng khó khăn hơn khi phải chịu sức ép từ lãi suất cao. Để giúp họ có vốn để thoát khoải khó khăn thì phải tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách vì vay ngân hàng chính sách sẽ không cần thế chấp. Nông hộ cần học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật tại địa phương, áp dụng các biện pháp canh tác mới vào trong sản xuất góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm. 5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Thực tế khảo sát cho thấy, các nông hộ biết được thông tin vay vốn chủ yếu là do họ tự tìm kiếm, do đó chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho nông hộ những thông tin về hoạt động tín dụng tại địa phương. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, ký kết hợp đồng mua sản phẩm, hỗ trợ những thông tin cần thiết về tình hình giá cả đầu ra của sản phẩm, tăng cường công tác quản lý thị trường thủy hải sản, tránh tình trạng người dân bị thương lái ép giá. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho nông hộ các thông tin về yếu tố đầu vào của sản xuất (giống, phân bón,…). Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân,… hỗ trợ thông tin về kỹ thuật sản xuất cho người dân. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác thủy lợi như: đắp đê, nạo vét kênh thủy lợi,… để cho người dân an tâm sản xuất và giảm thiểu rủi ro. 37 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Đề tài tập trung nghiên cứu vào thực trạng của các hoạt động vay tín dụng chính thức của nông hộ, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ thông qua việc khảo sát 100 hộ trên địa bàng huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu cho thấy, có 51% hộ có quyết định vay tín dụng chính thức với số tiền vay trung bình ở Ngân hàng không ưu đãi là 56,45 triệu đồng và ở ngân hàng ưu đãi là 14 triệu đồng và mục đích xin vay chủ yếu là để sản xuất kinh doanh. Tổng hợp số liệu từ 100 hộ ở ba xã (Thạnh Phú, Phú Hưng và Lương Thế Trân) cho thấy, năm 2012 có 51% hộ có vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, số hộ tham gia thị trường tín dụng chính thức cũng tương đối cao. Qua thực tế cho thấy, lãi suất cho vay không ưu đãi tại ngân hàng cao nhất là 14%/năm và lãi suất được ưu đãi là 8,5%/năm. Kết quả mô hình Binary Logistic cho thấy có 4 biến trong tổng số 7 biến được đưa vào mô hình có tác động đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ là: (1) biến giới tính có ý nghĩa ở mức 5%; (2) biến trình độ học vấn có ý nghĩa ở mức 1%; (3) biến vay phi chính thức có ý nghĩa ở mức 1%, biến này có tương quan nghịch với biến phụ thuộc; (4) biến quan hệ xã hội có ý nghĩa ở mức 10%. Ba biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là: biến tổng diện tích đất nuôi tôm, hình thức nuôi và biến thu nhập. Tóm lại, tín dụng nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng trong việc bổ xung nguồn vốn cho các nông hộ để có đủ nguồn vốn tái sản xuất. Vì thế, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nông hộ, tổ chức tín dụng và chính quyền địa phương để nông hộ có được nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó. 6.2 KIẾN NGHỊ Từ khảo sát thực tế tại địa phương và kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu cho thấy, vốn là điều kiện tốt nhất và quan trọng nhất đối với nông hộ để phát triển sản xuất. tuy nhiên số hộ quyết định vay tín dụng chính thức chưa nhiều, trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau: 38 6.2.1 Đối với các tổ chức tín dụng Mở rộng mạng lưới hoạt động đến cấp xã vùng sâu vùng xa, đồng thời tuyên truyền giới thiệu các hoạt động cũng như hướng dẫn người dân cách thức vay vốn, để người dân không vì không biết thủ tục vay mà không vay vốn đồng thời để nguồn vốn tín dụng phát huy hiệu quả trong việc cải thiện nâng cao điều kiện sống tại địa phương. Đào tạo cán bộ tín dụng có đủ năng lực để hỗ trợ và hướng dẫn người dân cách thức vay vốn, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của nông hộ để kịp thời điều chỉnh giúp hộ vay sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Bởi vì thực tế có một số nông hộ vay vốn nhưng chưa thực sự sử dụng hiệu quả nguồn vốn dẫn đến tình trạng một số nông hộ không có tiền trả nợ và phải vay phi chính thức lãi rất cao. Đa dạng hóa các loại hình tín dụng tại địa phương. Phải có giải pháp khuyến khích đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông hộ. Bên cạnh đó, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem như là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ nông hộ tham gia các tổ chức đoàn thể, là cầu nối cho nông hộ nắm bắt thông tin vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. Cơ quan khuyến nông khuyến ngư cần tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng mới nhằm hỗ trợ nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó nâng cao thu nhập. Đối với những hộ có mô hình sản xuất hiệu quả, cán bộ địa phương cần phổ biến các mô hình đó cho các hộ khác để học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất. Cán bộ xã cần nhanh chóng hơn trong việc nhận hồ sơ vay vốn để các nông hộ nhận được vốn vay nhanh hơn để kiệp thời vụ sản xuất. Đồng thời tăng cường giám sát và cần có chế tài xử phạt đối với những đối tượng cho vay nặng lãi. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Mai Ánh, 2012. Phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. 2. Yoichi Izumida & Phạm Bảo Dương, 2002. Rural development finance in Vietnam: A microeconometric analysis of household surveys. World development. 3. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương, 2011. Phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ nông dân ở An Giang. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 60. 4. Nguyễn Quốc Nghi , 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 50- 53. 5. Đồng Phú Thanh, 2011. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của hộ dân ở huyện Tân Hiệp. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ 6. Mai Văn Nam, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân và Phạm Lê Thông, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê. 7. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 của tỉnh Cà Mau. 8. Niên giám thống kê Thị xã Ngã Bảy năm 2010, 2011 và 2012. 40 PHỤ LỤC KẾT QUẢ XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS 1. KẾT QUẢ KIỂM TRA HỆ SỐ TƯƠNG QUAN VÀ ĐA CỘNG TUYẾN MÔ HÌNH 1.1 Bảng Model summary(b) Model R 1 .880a Adjusted R R Square Square Std. Error of the Estimate DurbinWatson .774 .248 2.011 .756 a. Predictors: (Constant), QHXH, THUNHAP, GIOITINH, DTNUOI, HOCVAN, VAYPCT, HTNUOI b. Dependent Variable: QDVAY 1.2 Bảng Coefficients(a) Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Model B Std. Error 1 (Constant) -.213 .099 GIOITINH .276 .068 HOCVAN Collinearity Statistics t Sig. Beta Tolerance VIF -2.143 .035 .221 4.078 .000 .836 1.196 .070 .008 .472 8.388 .000 .775 1.290 -8.143E-7 .000 -.016 -.287 .775 .837 1.195 1.716E-8 .000 .008 .142 .887 .789 1.268 HTNUOI .081 .074 .066 1.101 .274 .683 1.464 VAYPCT -.377 .061 -.364 -6.187 .000 .711 1.407 .009 .737 1.357 DTNUOI THUNHAP QHXH .154 .058 a. Dependent Variable: QDVAY .154 2.661 2. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC 2.1. Bảng Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square Step 1 Df Sig. Step 117.206 7 .000 Block 117.206 7 .000 Model 117.206 7 .000 2.2 Bảng Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square 21.384a 1 Nagelkerke R Square .690 .920 a. Estimation terminated at iteration number 9 because parameter estimates changed by less than .001. 2.3 Bảng Classification Table(a) Predicted QDVAY Observed KHONGVA Y Step 1 Percentage Correct VAY QDVAY KHONGVAY 45 4 91.8 VAY 3 48 94.1 Overall Percentage 93.0 a. The cut value is .500 2.4 Bảng Variables in the Equation B S.E. Wald Df Sig. Exp(B) Step 1a GIOITINH 4.463 1.820 6.017 1 .014 86.759 HOCVAN 1.157 .390 8.788 1 .003 3.181 DTNUOI .000 .000 1.887 1 .170 1.000 THUNHAP .000 .000 .187 1 .665 1.000 HTNUOI .554 2.243 .061 1 .805 1.740 VAYPCT -5.634 2.036 7.656 1 .006 .004 2.378 1.422 2.798 1 .094 10.788 -14.441 5.111 7.982 1 .005 .000 QHXH Constant a. Variable(s) entered on step 1: GIOITINH, HOCVAN, DTNUOI, THUNHAP, HTNUOI, VAYPCT, QHXH. [...]... PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT Như đã đề cập, đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu khảo sát ngẫu nhiên 100 nông hộ nông dân trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Trước khi phân tích vào thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của các nông hộ, tác giả... thấy nông hộ có vay tín dụng phi chính thức có thể không có quyết định vay tín dụng chính thức 2.3 Mô hình nghiên cứu Dựa vào các cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu này sẽ thiết kế mô hình kiểm nghiệm quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Với quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn chịu ảnh. .. quyết định vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ, biến này nhận giá trị là 1 khi nông hộ có quyết định vay tín dụng chính thức và ngược lại hộ không có quyết định vay tín dụng chính thức thì nhận giá trị là 0 * Các biến độc lập nêu trên được mô tả và giải thích như sau: Sự quyết định vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như sau: giới tính chủ hộ, trình... mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cái Nước Mục tiêu 3 : Đề xuất giải pháp nhằm giúp cho nông hộ nông dân có quyết định vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức để phục vụ cho sản xuất 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1... thủ tục vay vốn nên họ thường quyết định vay tín dụng chính thức Vay vốn phi chính thức: Theo nghiên cứu của tác giả Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), cho thấy thì việc nông hộ vay tín dụng từ các tổ chức tín dụng phi chính thức sẽ làm giảm lượng vay tín dụng từ các tổ chức chính thức và theo Nguyễn Quốc Nghi (2011), nông hộ vay tín dụng phi chính thức làm giảm nhu cầu vay tín dụng chính thức, ... pháp luật quy định hướng dẫn Chơi hụi giống hình thức bỏ ống tiết kiệm nhưng giúp các con hụi có cơ hội nhận trước tổng số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn Và khi đã nhận được tiền hụi, người đó trở về giống hình thức trả góp 6 2.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ Quyết định vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ có thể bị ảnh hưởng bởi một số... khi thu nhập của nông hộ tăng thì nộng hộ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức Vì vậy thu nhập của nông hộ được coi là có ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ Quan hệ xã hội: Là mối quan hệ xã hội của chủ hộ, những hộ có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước các cấp, hay ở các tổ chức tín dụng thường nắm bắt thông tin về các nguồn vay tốt hơn đồng... yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện cái nước tỉnh Cà Mau là rất cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng tham khảo để có những chính sách hỗ trợ kịp thời tạo động lực cho huyện Cái Nước phát triển 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến. .. ảnh hưởng bởi các yếu tố: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích nuôi tôm, thu nhập, hình thức nuôi, vay vốn phi chính thức và quan hệ xã hội Từ đó, ta có mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ như sau: QDVAY= β0 + β1GIOITINH + β2TDHV + β3TONGDTNT + β4THUNHAP + β5HTNUOI + β6QHXH +β7VAYVONPCT + u Trong đó: QDVAY là biến phụ thuộc, là quyết. .. thích như: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, quan hệ xã hội, tổng diện tích canh tác, hình thức canh tác, vay vốn phi chính thức, Sau đây khái quát một vài nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng chính thức của nông hộ Giới tính: Là giới tính của chủ hộ Thông thường ở nông thôn thì chủ hộ đa số là nam, đồng thời nam thì dễ dàng nắm bắt được các thông tin về các nguồn tín dụng hơn là ... CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 4.3.1 Kết mô hình hồi quy Binary Logistic Để xác định nhân tố ảnh hưởng đến định vay tín dụng thức nông hộ huyện Cái Nước,. .. phần nông hộ cho để có thông tin tín dụng thức họ tự tìm hiểu Đồng thời, dựa kết phân tích yếu tố ảnh hưởng đến định vay tín dụng thức nông hộ, bao gồm yếu tố ảnh hưởng đến định vay thức nông hộ. .. vay tín dụng thức nông hộ, xác định yếu tố ảnh hưởng đến định vay tín dụng thức nông hộ thông qua việc khảo sát 100 hộ địa bàng huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Nghiên cứu cho thấy, có 51% hộ có định

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan