đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long

102 220 0
đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH THÙY ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH- GIÁM ĐỊNH CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Tổng Hợp Mã số ngành: 52340301 11-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH THÙY MSSV: LT11354 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH- GIÁM ĐỊNH CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Tổng Hợp Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. Lê Tín 11-2013 LỜI CẢM TẠ    Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể qúy thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt quý thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tâm dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, đã truyền dạy cho em không chỉ là kiến thức mà còn là phương pháp tư duy, tác phong lao động, lòng say mê yêu nghề, giúp em sau này trở thành một cán bộ kế toán tốt có trách nhiệm, xứng đáng là thế hệ sau của đất nước, xứngđáng với tâm huyết trồng người mà quý thầy (cô) đã đặc niềm tin. Em xin chân thành cảm ơn! Thầy Lê Tín đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho em tham gia nghiên cứu cũng cố thêm những kiến thức thực tế bổ ích mà lý thuyết từ lâu đã đề cập đến, cũng như những kiến thức thực tế hoàn toàn mới lạ giúp em có thêm hành trang bước vào đời một sự khởi đầu mới. Em xin chân thành cảm ơn! Ban lãnh đạo công ty cổ phần Thẩm định Giám định Cửu Long cùng các anh (chị) trong phòng kế toán và các phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình chỉ dẫn cho em trong suốt thời gian em thực tập. Em đã tiếp thu đựơc những kiến thức bổ ích thực tế và góp phần to lớn trong việc từng bước hoàn thiện kỹ năng kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp khi bước vào nghề. Cuối lời em xin kính chúc sức khỏe quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ chúc quý thầy cô dồi giàu sức khỏe ngày càng thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Kính chúc Ban lãnh đạo công ty cổ phần Thẩm định Giám định Cửu Long cùng các anh (chị) trong phòng kế toán và các phòng ban khác luôn hoàn thành tốt công tác, luôn dồi dào sức khỏe và thành đạt trên mọi lĩnh vực. Chân thành cảm ơn ! Cần thơ, ngày …. tháng …. năm Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) LỜI CAM ĐOAN    Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần thơ, ngày …. tháng …. Năm 2013 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP    ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... ……../. Cần thơ, ngày …. tháng …. năm TỔNG GIÁM ĐỐC (ký và ghi họ tên) BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC     Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Lê Tín  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp  Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh  Tên sinh viên: Nguyễn Minh Thùy  Mã số sinh viên: LT11354  Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp  Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần Thẩm định – Giám định Cửu Long NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .................................................................................................................... 2. Về hình thức: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ....................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…) .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ...................................................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ........................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .................................................................................................................... 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ..................................................... Cần Thơ,ngày ....... tháng ...... năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT Lê Tín MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Không gian .............................................................................................. 2 1.3.2 Thời gian .................................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 7 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 7 2.1.1 Những vấn đề chung về công nợ .............................................................. 7 2.1.2 Nội dung công tác quản lý công nợ ........................................................ 12 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán và quản lý công nợ .............. 15 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 22 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 23 CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁM ĐỊNH CỬU LONG .......................................................................................... 24 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG ..................................................................................................... 24 3.1.1 Lịch sử hình thành và định hướng phát triển công ty ............................. 24 3.1.2 Chính sách chất lượng và phương châm hoạt động ................................ 26 3.1.3 Lĩnh vực hoạt động ................................................................................. 27 3.1.4 Tài liệu pháp luật, quy trình và phương pháp Thẩm định – Giám định tại công ty.............................................................................................................. 27 3.1.5 Cơ cấu tổ chức công ty .......................................................................... 32 3.1.6 Tổ chức công tác kế toán ........................................................................ 35 3.1.7 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm qua ..................... 40 3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH - GIÁM ĐỊNH CỬU LONG ................................................... 41 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG (CVIC). 46 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG ................................................................ 46 4.1.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu ........................................................ 6 4.1.2 Phân tích và đánh giá tình hình công nợ phải trả ................................... 58 4.1.3 Phân tích tình hình phải thu so với phải trả ............................................ 66 4.2 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG ................................................... 67 4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011-2013 ...................... 67 4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn năm 2011-2013 ............... 69 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH - GIÁM ĐỊNH CỬU LONG ........................................ 71 4.3.1 Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ phải thu .......................................... 71 4.3.2 Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ phải trả ........................................... 73 4.3.3 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn và dài hạn của công ty ................... 74 4.3.4. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty .......................... 75 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CVIC ............................................................ 78 5.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU HỒI NỢ VÀ TRẢ NỢ TẠI CÔNG TY ......................................................................................... 78 5.1.1 Yếu tố chủ quan ...................................................................................... 78 5.1.2 Yếu tố khách quan .................................................................................. 79 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ ...................................................................................................... 80 5.2.1 Các biện pháp đối với công nợ phải thu ................................................ 80 5.2.2 Các giải pháp đối với công nợ phải trả .................................................. 83 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 85 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 85 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 85 6.2.1 Đối với công ty ....................................................................................... 85 6.2.2 Đối với Nhà Nước................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87 PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT    BTC Bộ tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT CTCP Bảo hiểm y tế Công ty cổ phần ĐTNH Đầu tư ngắn hạn GTGT Giá trị gia tăng HTĐGVN Hội thẩm định giá Việt Nam KTCN Kế toán công nợ KPCĐ Kinh phí công đoàn TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CVIC ........................ 42 Bảng 4.1: Tình hình công nợ phải thu năm 2011-2012 ................................... 46 Bảng 4.2: Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2012-2013 ............... 48 Bảng 4.3: Tình hình công nợ phải thu khách hàng năm 2011-2012................ 51 Bảng 4.4: Tình hình phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 -2013 ........ 52 Bảng 4.5: Tình hình công nợ phải trả năm 2011-2012 .................................... 58 Bảng 4.6: Tình hình công nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................ 60 Bảng 4.7: Tình hình công nợ phải trả công nhân viên năm 2011-2012 .......... 63 Bảng 4.8: Tình hình phải trả công nhân viên 6 tháng đầu năm 2012-2013 .... 64 Bảng 4.9: Tình hình phải thu so với phải trả năm 2011-2013 ......................... 66 Bảng 4.10: Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013 .. 68 Bảng 4.11 : Tình hình khả năng thanh toán trong dài hạn năm 2011-2013 .... 69 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Quy trình Thẩm định giá tại công ty CVIC .................................... 28 Hình 3.2: Quy trình Giám định tại công ty CVIC .......................................... 31 Hình 3.3: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của công ty CVIC ......................................... 33 Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán CVIC ................................................ 35 Hình 3.5 Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng tại công ty .................................... 38 Hinh 3.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CVIC ......................... 43 Hinh 3.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CVIC ......................... 44 Hình 4.1 Tình hình công nợ phải thu năm 2011-2012 .................................... 47 Hình 4.2 Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................. 49 Hình 4.3 Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phải thu ......................................... 50 Hình 4.4 Tình hình phải thu khách hàng năm 2011-2012 ............................... 51 Hình 4.5 Tình hình phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 ........... 53 Hình 4.6 Quy trình ghi nhận công nợ phải thu ................................................ 56 Hình 4.7 Quy trình lập báo cáo công nợ và đối chiếu công nợ ....................... 56 Hình 4.8 Quy trình thu hồi công nợ phải thu ................................................... 57 Hình 4.9 Quy trình thu hồi công nợ phải thu quá hạn ..................................... 57 Hình 4.10 Tình hình nợ phải trả năm 2011-2012 ............................................ 59 Hình 4.11 Tình hình công nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................ 60 Hình 4.12 Biểu đố tỷ trọng các khoản mục phải trả ........................................ 62 Hình 4.12 Tình hình nợ phải trả công nhân viên năm 2011-2012 ................... 63 Hình 4.13 Tình hình công nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................ 65 Hình 4.14 Tình hình biến động phải thu so với phải trả năm 2011-2013........ 67 Hình 4.15 Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013 .... 68 Hình 4.16 Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013 .... 69 Hình 4.17 Tình hình khả năng thanh toán trong dài hạn năm 2011-2013 ....... 70 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “Thanh toán sau, trả chậm, nợ” là những thuật ngữ quen thuộc trong sản xuất kinh doanh mà dù muốn hay không mọi doanh nghiệp cũng đều phải đối mặt. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sớm thu hồi được công nợ. Song không phải lúc nào mong muốn cũng có thể trở thành hiện thực vì công nợ luôn là câu chuyện mâu thuẫn dài kỳ không có hồi kết giữa một bên luôn muốn thu hồi thật nhanh và một bên luôn muốn kéo dài, càng lâu càng tốt. Thực tế cho thấy thời gian vừa qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta liên tục được nghe nói đến cụm từ “mất khả năng thanh toán”. Cùng với đó là hàng loạt thông tin liên quan đến việc đòi nợ, kiện tụng đòi nợ giữa các doanh nghiệp. Trong đó, có rất nhiều doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực do nợ chồng nợ như nợ đối tác nhà cung cấp, nợ ngân hàng, nợ BHXH, thậm chí không ít doanh nghiệp còn phải đối mặt với các vụ kiện tụng xuất phát từ người lao động của mình vì họ bị nợ lương, nợ thưởng kéo dài, các chính sách của người lao động không được đảm bảo. Tất cả tạo nên một bầu không khí kinh doanh đầy căng thẳng trong thời gian vừa qua. Có doanh nghiệp nợ 1 đến 2 đối tượng nhưng không ít doanh nghiệp đang cùng một lúc nợ tất cả các đối tượng nói trên. Thêm vào đó với những khoản nợ phải thu lên tới hàng chục tỷ đồng không đòi được nên nhiều doanh nghiệp đã thực sự rơi vào khủng hoảng công nợ. Một bên phải đối mặt với hàng loạt chủ nợ đang ngày đêm dồn ép bằng nhiều cách để đòi nợ. Một bên là mất ăn, mất ngủ để tìm cách thu hồi được những khoản phải thu trong khi các “con nợ” thì đang tìm muôn cách để lần khất. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Uy tín bao nhiêu năm gây dựng của nhiều doanh nghiệp bốc chốc tan tành mây khói, cổ đông, khách hàng mất niềm tin, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, rối ren. Một lần nữa lại mang đến cho các doanh nghiệp những bài học kinh doanh đắt giá trên thương trường. Và bài học lần này chính là việc quản trị tài chính và xử lý khủng hoảng công nợ trong khủng hoảng. Một vấn đề có thể sẽ khiến hàng loạt doanh nghiệp tới đây rơi vào cảnh vỡ nợ và rời khỏi thị trường nếu không tìm được giải pháp kịp thời và hiệu quả. a Tóm lại, trong khủng hoảng thì bất kể hoạt động nào của doanh nghiệp cũng sẽ gặp khủng hoảng. Trong đó, khủng hoảng liên quan đến tài chính là loại khủng hoảng khó xử lý nhất, phức tạp nhất và có thể khiến doanh nghiệp phải ra đi nhanh nhất. Do đó, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần phải quyết liệt, khẩn trương đưa ra các gói giải pháp toàn diện để quản trị lại hoạt động tài chính của mình. Bởi với tình hình hiện nay, doanh nghiệp sống với khủng hoảng công nợ ngày nào thì có nghĩa là ngày doanh nghiệp tự khai tử mình đang đến dần ngày đó. Vì vậy, để hiểu về công nợ thế nào cho đúng? Quản lý những khoản nợ ra sao được xem là hiệu quả ? Thu hồi bằng cách nào để vừa được việc mà vẫn hợp pháp và đặc biệt là không làm “sứt mẻ” mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác? Nắm bắt được vai trò quan trọng của việc quản lý công nợ tôi quyết định chọn đề tài ”Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần Thẩm định - Giám định Cửu Long” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty Cổ Phần Thẩm Định Giám Định Cửu Long. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình công nợ, bao gồm các khoản phải thu và phải trả của công ty. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty. Mục tiêu 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu hồi nợ, trả nợ và hiệu quả quản lý công nợ của công ty từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Quá trình nghiên cứu được tiến hành tại công ty Cổ Phần Thẩm định – Giám định Cửu Long, số 242 Võ Văn Kiệt, Phường. An Thới, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Số liệu được thu thập từ phòng tài chính kế toán của công ty. 1.3.2 Thời gian - Số liệu được thu thập từ năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 08/2013 đến 11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các khoản phải thu và phải trả của công ty. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU  Phạm Phước Toàn, 2007. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang - chi nhánh Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả quản lý công nợ và vận dụng kiểm toán để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (chỉ xét về khía cạnh các khoản phải thu khách hàng), trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả. Trong đề tài này tác giả kết hợp hai phương pháp phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích dãy số theo thời gian để thấy rõ xu hướng biến động của doanh thu và công nợ qua nhiều kỳ phân tích. Song song với việc áp dụng hai phương pháp này là việc sử dụng các chỉ số tài chính có liên quan để đánh giá hiệu quản quản lý công nợ tại chi nhánh. Qua đây ta có thể thấy tác giả đã có nhiều tìm tòi trong việc tìm hiểu chính sách bán hàng và thu tiền cũng như công tác thu hồi nợ qua ba năm (2005-2007), tác giả đã phân tích sự biến động công nợ qua ba năm từ đó đánh giá khả năng thanh toán nợ của đại lý đối với chi nhánh. Bằng sự so sánh rõ nét và những nhận xét mang tính khách quan và phù hợp với thực tế tại chi nhánh, tác giả đã xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hồi cũng như quản lý công nợ tại chi nhánh mà trong đó yếu tố ”chính sách bán hàng và thu tiền” qua từng mùa vụ được đặc lên hàng đầu. Từ đó tác giả đã mạnh dạng đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại chi nhánh và biện pháp này trong phần kết luận tác giả đã khẳng định có thể áp dụng tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên các biện pháp tác giả đưa ra còn mang tính chung chung chưa thuyết phục người đọc cũng như nhà quản trị áp dụng biện pháp của tác giả đưa ra.  Nguyễn Đặng Mỹ Phương, 2010. Hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần Du Lịch và Xây Dựng Nam Thanh. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Thương Mại. Trong đó tác giả tiến hành nghiên cứu về hai mặt: Thứ nhất là về mặt lý luận “nhằm hệ thống hóa những lý luận về vấn đề công nợ và quản lý công nợ”. Những kiến thức đó là cơ sở lý luận, nền tảng nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý công nợ tại Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh. Thứ hai là về mặt thực tiễn “nhằm làm rõ thực trạng công tác quản lý công nợ tại Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh”, chỉ rõ những thành công và hạn chế trong công tác quản lý công nợ tại Công ty. Qua đây tác giả đã hệ thống hóa được những lý luận về công nợ nhằm giúp cho tác giả cũng như người đọc có cái nhìn tổng quan về công nợ từ đó làm nền tảng nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý công nợ tại công ty Cổ Phần Du Lịch và Xây Dựng Nam Thanh. Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả quản lý công nợ của một công ty thì cần phân tích thêm các chỉ số tài chính, kế hoạch thu hồi cũng như kế hoạch trả nợ của công ty. Tác giả có đưa ra được những thuận lợi và khó khăn của công ty từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ nhưng tác giả chưa xác định được yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả quản lý nên các biện pháp tác giả đưa ra chưa mang tính thuyết phục người đọc vận dụng.  Bùi Thị Hải Ngọc, 2003. Công nợ và giải pháp quản trị công nợ tại công ty cổ phần giầy Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Đại học Thương Mại. Nghiên cứu của tác giả nhằm chỉ ra những ưu nhược điểm trong công tác quản lý công nợ của Công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công nợ giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tác giả chủ yếu kết hợp phương pháp so sánh và sử dụng các chỉ số tài chính có liên quan để đánh giá hiệu quản quản lý công nợ tạị công ty. Qua phân tích tác giả đã chỉ ra được đâu là ưu và nhược điểm tồn tại trong công tác quản lý công nợ tại công ty nhưng tác giả chưa xác định yếu tố nào tác động đến nó. Tác giả đưa ra nhiều giải pháp khắc phục những tồn tại trong đó: giải pháp ”chiết khấu thanh toán” được xem là khả thi, với sự tính toán theo như tác giả thì mức chiết khấu tuỳ thuộc vào thời hạn bán chịu cho mỗi thương vụ mua bán và tuỳ theo khách hàng. Nếu trễ hạn người mua sẽ bị phạt theo lãi suất quá hạn. Tỷ lệ chiết khấu 2% sẽ được Công ty áp dụng nếu hoá đơn bán hàng được thanh toán trong vòng mười ngày sau khi giao hàng. Mức lãi suất như vậy đủ để kích thích khách hàng trả tiền sớm bởi vì 2% với khách hàng là tỷ lệ lãi suất tương đối cao cho thời gian 20 ngày và để tránh khoản nợ khó đòi công ty nên chú trọng đến khả năng thanh toán của khách hàng, tuỳ vào từng loại khách hàng để áp dụng mức tín dụng và thời hạn tín dụng. Giải pháp này được tác giả phân tích rất cụ thể nhằm giúp người đọc hiểu được lợi ít mà chiết khấu mang lại. Tuy nhiên tác giả đã vấp phải hạn chế mà nhiều nghiên cứu trước đây gặp phải đó là ”lý thuyết suông” tác giả đưa quá nhiều biện pháp nhưng không dựa trên mặt thực tiễn còn tồn tại mà công ty cần khắc phục, như trong phần “lựa chọn chiến lược tài chợ vốn lưu động” tác giả đưa ra bốn mô hình nhưng không tiến hành kiểm chứng mô hình nào phù hợp và cần thiết áp dụng đối với tình hình tài chính công ty mà lại để lại “câu lững” làm cho người đọc cũng như nhà quản trị tại công ty không biết tác giả sẻ lựa chọn mô hình nào cho công ty mình. Tác giả đã viết “Mô hình thứ ba thường được sử dụng nhiều hơn cả. Tuy nhiên các Công ty không chỉ lựa chọn duy nhất một mô hình tài trợ nào mà căn cứ vào từng thời điểm kinh doanh để lựa chọn mô hình tài trợ nào đem lại hiệu quả nhất. Cần phải đánh giá chính xác tình hình tài chính của mình, cân nhắc rủi ro, chi phí lãi suất các nguồn tài trợ trước khi lựa chọn”. Thay vì nhắc nhở tác giả nên kiểm chứng để qua đó cho nhà quản trị cũng như người đọc có cái nhìn rõ hơn để lựa chọn. Nguyễn Thị Thảo, 2002. Hạch toán công nợ và thu hồi công nợ tại công ty cổ phần Thủy Sản Đà Nẵng. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học kinh tế Đà Nẵng. Với nghiên cứu này bằng hệ thống lý luận chặt chẽ tác giả giúp người đọc hiễu rõ hơn công tác hạch toán kế toán công nợ cũng như những chính sách thu hồi nợ tại công ty, bằng phương pháp so sánh kết hợp với các chỉ số tài chính có liên quan đến công tác thu hồi nợ tác giả đã phân tích khả năng thu hồi nợ tại công ty. Với kết quả phân tích cho thấy tình hình vốn của công ty đang bị chiếm dụng khá lớn, có những khách hàng có dư nợ khá lớn và thời gian nợ kéo dài, tác giả đã thống kê thành một bảng để nhà quản trị theo dõi, nhưng công ty không tiến hành trích lập dự phòng để phần nào đó hạn chế nếu rũi ro xảy ra. Ở phần III đề tài nghiên cứu của tác giả đưa ra nhiều biện pháp giúp nâng cao hiệu quả tình hình hạch toán công nợ nói riêng và thu hồi công nợ nói chung đáng để học hỏi và áp dụng. Từng biện pháp tác giả đều đưa ra kiểm chứng thấy được ưu điểm mà nó mang lại giúp người đọc cũng như nhà quản trị hiểu và áp dụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên hạn chế nghiên cứu của tác giả là chưa chỉ ra được yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình công nợ cũng như công tác thu hồi nợ để người đọc có cái nhìn sâu hơn để có biện pháp phòng ngay từ đầu để góp phần thúc đẩy các yếu tố tác động đó theo chiều hướng tốt nhất có thể.  Lê Thị Ngọc Minh, 2005. Kế toán công nợ tại công ty Imexco. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu tác giả giúp người đọc hệ thống hóa kiến thức về kế toán công nợ cũng như những việc thực tế cần làm của một kế toán công nợ. Từ tài khoản sử dụng, nguyên tắc và quy trình hạch toán về công nợ phải thu và phải trả, những chứng từ, sổ sách thường sử dùng, cách ghi sổ, lập biểu bảng tổng hợp và chi tiết... Đặc biệt thông qua nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại Imexco rất giúp ích cho người đọc nhất là các bạn kế toán mới ra trường đang làm ở vị trí kế toán công nợ, còn ”mơ hồ” giữa thực tế áp dụng và lý thuyết trên ghế nhà trường.  Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều đưa ra cơ sở lý luận về công nợ rất cụ thể và rõ ràng, bằng phương pháp so sánh năm nay so với cùng kỳ năm trước kết hợp với các chỉ số tài chính liên quan đến công nợ, các tác giả đã phân tích rất sâu, kĩ lưỡng và rõ ràng về tình hình công nợ thực tế tại công ty mình nghiên cứu từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ hơn nữa. Tuy nhiên đa số tác giả đều mắc phải lỗi đó là chưa xác định được yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến tình hình công nợ tại công ty, đó là tính cốt yếu trong vấn đề cần nghiên cứu, nhưng lại đưa ra quá nhiều giải pháp nhưng chưa chứng minh được lợi ích thiết thực mang lại từ những biện pháp đó. Trên cơ sở lí luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó em đã kế thừa vận dụng để thực hiện đề tài của mình ”Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần Thẩm định – Giám định Cửu Long”, dựa trên thực tiễn phân tích về công nợ, thông qua mức độ hoàn thành kế hoạch thu và trả nợ của công ty, Từ đó đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty, xác định yếu tố tác động đến tình hình công nợ của công ty nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại công ty, cũng như khắc phục hạn chế các đề tài trước chưa thực hiện. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về công nợ 2.1.1.1 Khái niệm công nợ và nguồn gốc hình thành công nợ  Khái niệm: Công nợ của công ty là toàn bộ các khoản phải thu và các khoản phải trả tại công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Nó phản ánh nghĩa vụ thanh toán của khách nợ (con nợ) với người thụ hưởng (chủ nợ).  Nguồn gốc hình thành công nợ: Công nợ là mối quan tâm của các doanh nghiệp bởi một lẽ công nợ có liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Ngay từ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải có trong tay một số vốn nhất định phù hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký với bộ chủ quản. Số vốn mà doanh nghiệp nắm giữ không phải hoàn toàn là vốn tự có mà bao gồm cả nguồn vốn tín dụng. Chính vì huy động vốn từ bên ngoài cho nên doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho các tổ chức tín dụng, các chủ nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó đã được hai bên thoả thuận. Như vậy từ khi mở đầu, doanh nghiệp đã có các khoản công nợ phải trả có liên quan đến nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sau này, các phương thức thanh toán của doanh nghiệp áp dụng cũng đã trực tiếp hình thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp với các bạn hàng, các cá nhân hay các khoản phải trả đối với chủ nợ. Nếu các khoản phải trả của doanh nghiệp quá lớn thì có nghĩa là doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Trong thời gian này, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được bổ sung và nếu doanh nghiệp chiếm dụng vốn một cách hợp pháp thì có thể tận dụng nguồn vốn này cho mục đích kinh doanh khác. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn thì lúc này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nhất định về mặt tài chính, hạn chế về khả năng thanh toán. Tuy rằng nguồn vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng hoặc bị chiếm dụng chỉ là tạm thời, mang tính chất thời điểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, chính từ các khoản nợ đến hạn chuyển sang công nợ khó đòi đã buộc doanh nghiệp phải đi đến tình trạng phá sản một cách nhanh chóng nếu doanh nghiệp là chủ nợ nhưng không thu hồi được vốn hay con nợ không có khả năng thanh toán. Tóm lại, chính các chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng, các giải pháp huy động vốn,… đã làm nảy sinh công nợ trong doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, theo dõi sát sao tình hình thanh toán công nợ và chi tiết theo từng đối tượng. 2.1.1.2 Phân loại công nợ Công nợ trong doanh nghiệp bao gồm: công nợ phải thu và công nợ phải trả. Đây là hai mặt trái ngược của một vấn đề nhưng tồn tại song song và khách quan với nhau, chúng có ảnh hưởng tới công tác tài chính của doanh nghiệp. a) Công nợ phải thu: Công nợ phải thu là toàn bộ phần tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác hoặc các cá nhân chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi. Công nợ phải thu bao gồm: - Các khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu khách hàng là các khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường thì doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chế độ hậu mãi… mà còn phải cạnh tranh về các chính sách ưu đãi trong việc thanh toán tiền hàng đó là “trả tiền sau khi mua hàng” chính vì chính sách này đã hình thành nên các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp. - Tạm ứng: Tạm ứng là các khoản vốn bằng tiền ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp. Tạm ứng có thể là các khoản: chi cho các công việc thuộc về hành chính quản trị (tiếp khách, mua văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị… ), tạm ứng tiền tàu xe, phụ cấp lưu trú, tiền công tác phí của công nhân viên khi đi công tác, tạm ứng cho đi mua nguyên vật liệu, hàng hoá, trả tiền vận chuyển, bốc vác nguyên vật liêu. - Các khoản trả trước người bán: Là những khoản chi thực tế đã phát sinh nhưng vì số chi trả tương đối lớn và có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên không thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của chu kỳ phát sinh mà phải phân bổ cho nhiều kỳ tiếp theo với mục đích điều hoà chi phí để giá thành sản phẩm và chi phí kinh doanh trong kỳ không có sự đột biến. *Khoản tiền thế chấp, ký cược, ký quỹ: Trong quan hệ vay vốn thường phát sinh điều kiện thế chấp. Khi vay vốn, người vay vốn thường phải mang tài sản của mình như: vàng, bạc, kim khí, đá quý, tín phiếu, trái phiếu … hoặc những tài sản khác giao cho người vay cầm giữ trong thời gian vay vốn. Ký cược là số tiền doanh nghiệp dùng vào đặt cược khi thuê, mượn tài sản theo yêu cầu của người cho thuê nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm cho người đi thuê phải quản lý sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả đúng hạn. Số tiền ký cược do bên cho thuê quy định có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản cho thuê. Ký quỹ là số tiền hoặc tài sản gửi trước để làm tin trong quan hệ mua bán, nhận làm đại lý bán hàng hoặc tham gia đấu thầu… nhằm đảm bảo sự tin cậy giữa đôi bên và ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc thực hiện đúng hợp đồng đã đăng ký. Trong trường hợp bên ký quỹ không thực hiện đúng hợp đồng sẽ bị phạt trừ vào tiền ký quỹ. * Phải thu khác: Là các khoản phải thu ngoài phạm vị các khoản phải thu nói trên. b) Công nợ phải trả: Công nợ phải trả là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức cá nhân và do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm phải trả. Sự phát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn ngày càng nhiều. Do vậy, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồn vốn bên trong đồng thời phải tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu về vốn, tiền tệ cũng được đáp ứng đầy đủ. Mặt khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn, tiền tệ của các đơn vị sản xuất kinh doanh đựơc vận động liên tục qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó, nếu hành vi mua và bán không khớp nhau về thời gian và về số lượng thì sẽ nảy sinh nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn, cần được bổ sung ngay để tiến hành sản xuất kinh doanh liên tục. Công nợ phải trả bao gồm các khoản sau: *Phải trả các tổ chức tín dụng: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do thiếu vốn kinh doanh nên hàng năm doanh nghiệp phải vay vốn của các tổ chức tín dụng và của ngân hàng. Vay nợ có thể đựơc thực hiện dưới hình thức vay tiền hoặc dưới hình thức phát hành trái phiếu có kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn hoặc vay tài sản để kinh doanh. * Nợ phải trả người bán: Là toàn bộ giá trị hàng hoá, nguyên liệu, dịch vụ mà doanh nghiệp mua chịu, đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền hàng. * Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước + Thuế giá trị gia tăng: là một loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. + Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hoá dịch vụ nhất định (hàng hoá, dịch vụ đặc biệt). Thông thường đây là những hàng hoá, dịch vụ cao cấp mà không phải bất cứ ai cũng có điều kiện sử dụng hay hưởng thụ do khả năng tài chính có hạn. + Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá, dich vụ. + Thuế nhà đất + Thuế xuất khẩu, nhập khẩu + Thuế tài nguyên. + Các loại thuế khác. + Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. * Các khoản phải trả công nhân viên: Là các khoản tiền doanh nghiệp phải trả công nhân viên như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản bảo hiểm xã hội và các khoản thu nhập khác của người lao động. * Chi phí trích trước: Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng do tính chất và yêu cầu quản lý được trích trước vào chi sản xuất kinh doanh kỳ cho các đối tượng chịu chi phí giữa các kỳ đảm bảo cho giá thành sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh không tăng một cách đột biến. *Các khoản phải nộp khác: Các khoản phải trả phải nộp khác như tài sản thừa chờ giải quyết, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phải nộp cấp trên, phải trả phải nộp khác. + Tài sản thừa chờ giải quyết: Là những tài sản doanh nghiệp phát hiện vượt quá số lượng tài sản được ghi trên sổ sách của doanh nghiệp, số lượng tài sản dôi thừa này có thể được căn cứ vào nguyên nhân dôi thừa mà có các biện pháp giải quyết riêng. Ví dụ: Dôi thừa do kế toán ghi nhầm sổ, dôi thừa do doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp xuất thừa… + Kinh phí công đoàn Là khoản kinh phí nhằm phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, thành lập bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí doanh nghiệp là 2% trong đó 1% dành cho hoạt động công đoàn cơ sở và một 1% dành cho hoạt động công đoàn cấp trên. + Bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định hiện hành tỷ lệ này 2% trong đó: Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 1% và người lao động phải chịu 1%.quyền lợi người lao động được hưởng 3% do được nhà nước hỗ trợ thêm1%. + Bảo hiểm xã hội: Là khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, tử tuất…sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.Quỹ bảo hiểm xã hội được tạo ra bằng cách trích theo tỷ lệ % trên tiền lương phải thanh toán cho công nhân để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương của công nhân. Theo quy định hiện hành tỷ lệ này 24% trong đó: Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 17% và người lao động phải chịu 7%. + Bảo hiểm y tế: Nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động cần được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men…khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT, theo quy định hiện nay BHYT được trích theo tỷ lệ 4.5% trên tiền lương phải trả cho công nhân trong đó trích vào chi phí sản xuất kinh doanh là 3% và khấu trừ vào tiền lương của công nhân là 1.5%. +Các tài sản nhận ký cược, ký quỹ: Là các khoản tiền, tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ của đối tác kinh doanh trong hợp dồng kinh tế nhằm tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên có quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Mức độ tín nhiệm cao hoặc thấp sẽ quyết định các hình thức ràng buộc khác nhau trong quá trình vay, mượn, ký kết hợp đồng hợp tác kinh tế. + Phải trả, phải nộp khác: Là các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả ngoài các khoản ở trên. 2.1.1.3 Nguyên tắc hạch toán công nợ - Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. - Kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu, phải trả phát sinh, số đã thu, đã trả, số còn phải thu, phải trả. Đặc biệt là đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lớn. Sở dĩ, cuối mỗi niên độ, thậm chí cuối mỗi kỳ kế toán bộ phận kế toán công nợ phải tiến hành đối chiếu các khoản phải thu phải trả với từng đối tượng để tránh sự nhầm lẫn, đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Mặt khác, đó cũng là việc làm cần thiết để lập được bộ chứng từ thanh toán công nợ hoàn chỉnh. - Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ và quy đối theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế. - Chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đã quý. Cuối kỳ, phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế. - Phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán.. - Kế toán căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) của các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau. 2.1.2 Nội dung công tác quản lý công nợ 2.1.2.1 Yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý công nợ Trong các doanh nghiệp công nợ phát sinh rất đa dạng và phức tạp, tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, tình trạng công nợ kéo dài, tranh chấp và mất khả năng thanh toán đang là vấn đề nhức nhối các nhà quản lý doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực rủi ro này, công tác quản lý công nợ đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể. a) Yêu cầu của quản lý công nợ  Đối với công nợ phải thu - Nhanh chóng thu hồi nợ, đôn đốc và áp dụng các biện pháp quản lý sát thực trong thu hồi nợ. + Với nợ phải thu đến hạn: Yêu cầu hoàn tất hóa đơn chứng từ để phục vụ thanh toán sao cho thu hết, thu đủ theo đúng thời hạn tín dụng quy định. Thực hiện thu nợ dứt điểm tránh nợ chuyển thành nợ quá hạn, nợ khó đòi làm gia tăng chi phí trong quản lý khoản nợ này. + Với nợ phải thu quá hạn: Doanh nghiệp cần có chính sách áp dùng cho khách hàng trong trả nợ bằng các biện pháp như: tăng lãi suất, cắt giảm việc bán hàng cho các con nợ, không để nợ quá hạn thành nợ khó đòi. + Với nợ khó đòi: Thu hồi đủ số tiền ban đầu, không bán hàng theo phương thức bán hàng chậm trả, kiên quyết thu tiền ngay. - Thường xuyên tìm hiểu theo dõi, kiểm tra các khách hàng, các đối tác có liên quan về tình hình tài chính và chính sách tín dụng thương mại để có biện pháp đối sử trong từng thời điểm cụ thể. Mặt khác các đơn vị cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro, đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Để quản lý và thu hồi công nợ có hiệu quả cần tập trung theo dõi các khoản công nợ theo tính chất, theo đối tượng và thời gian để làm căn cứ lập kế hoạch thu hồi nợ.  Đối với nợ phải trả - Khoản phải trả là nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài để đảm bảo đủ vốn kinh doanh, nó bao gồm các khoản vay và khoản phải trả. Do đó yêu cầu thực hiện chi trả đúng hạn, chính xác phù hợp với từng khoản nợ phải trả, tiết kiệm chi phí nhằm phát huy hiệu quả của các khoản vay, đảm bảo uy tín đối với chủ nợ, tư cách tín dụng không mất đi, vị thế tín dụng vẫn được khẳng định. Tóm lại, từ những yêu cầu đối với các khoản công nợ phải thu và công nợ phải trả mà chúng ta có những biện pháp thực hiện thiết thực nhất nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác thu hồi và thanh toán nợ. b) Nhiệm vụ của quản lý công nợ Quản lý công nợ không chỉ là nhiệm vụ của riêng các doanh nghiệp rộng hơn nó là nhiệm vụ của toàn ngành tài chính nói chung, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia vào sản xuất kinh doanh mà trong đó thông tin kế toán là một trong những cơ sở căn bản nhất trong tổ chức quản lý. Do đó: + Kế toán phải mở sổ thường xuyên theo dõi các khoản công nợ phát sinh, phân loại cụ thể theo các đối tượng khách hàng và theo tuổi nợ để giám sát và kiểm tra liên tục. + Đối với nợ phải trả, doanh nghiệp duy trì lượng tiền mặt đủ để đáp ứng yêu cầu thanh toán đồng thời thanh toán chính xác nâng cao được uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, tư cách tín dụng được khẳng định trên thị trường. + Lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp với từng quan hệ thanh toán nhằm phát huy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. 2.1.2.2 Chính sách quản lý công nợ Khi các khách hàng chấp nhận thanh toán chậm trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận thì doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý để thu hồi nợ đúng hạn. Cần thiết phải theo dõi chi tiết từng khách hàng để đôn đốc việc thanh toán khoản vốn mà khách hàng đã chiếm dụng của doanh nghiệp. Hạn chế thu hồi nợ bằng biện pháp luật vì sẻ không có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp can thiệp bằng pháp luật có thể áp dụng nếu nợ trở nên khó đòi và doanh nghiệp không còn biện pháp nào khác. Khi đến hạn tín dụng mà khách hàng chưa thanh toán thì khoản nợ này được xem như nợ quá hạn, ngoài số vốn phải trả, doanh nghiệp có quyền tính thêm chi phí sử dụng vốn quá hạn đối với khách hàng với mức lãi suất quá hạn là 150% theo liên ngân hàng tại thời điểm hiện tại. Trong công tác quản lý khoản phải thu khách hàng, để hạn chế thiệt hại do việc khách hàng không trả nợ doanh nghiệp có thể xem xét, đánh giá khả năng xảy ra nợ khó đòi trong năm kế hoạch để tiến hành lập dự phòng nợ khó đòi vào cuối niên độ kế toán. Công tác kế toán giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi các khoản nợ của khách hàng, do đó các doanh nghiệp cần phải xây dựng và tổ chức công tác kế toán sao cho hợp lý để theo dõi chi tiết được các khoản phải thu khách hàng cũng như số nợ đã trở thành nợ quá hạn. Định kỳ doanh nghiệp phải đối chiếu tổng hợp, chi tiết đồng thời phân tích tình hình công nợ của khách hàng đặc biệt chú ý đến khách hàng có dư nợ quá hạn và khó đòi. Có như vậy vốn của doanh nghiệp mới có thể được thu hồi và tiếp tục được quay vòng, năng cao hiệu quả sử dụng và bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh. 2.1.2.3 Ý nghĩa công tác quản lý công nợ Công nợ trong doanh nghiệp luôn là một bài toán phức tạp, hóc búa đòi hỏi doanh nghiệp phải có những điều chỉnh thích hợp thì mới có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Cũng có thể khẳng định rằng “công nợ” là con dao hai lưỡi, nếu không dung hoà được hai mặt nội dung phải thu và phải trả của công nợ thì doanh nghiệp rất dễ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thậm chí có thể bị phá sản. Do đó, câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để quản lý công nợ một cách tốt nhất, hợp lý nhất mà vẫn duy trì được mức tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp “công nợ” phải trả tạo cho doanh nghiệp một khoản vốn chiếm dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với một số doanh nghiệp, người ta đề cao khoản vốn tín dụng này và lấy nó làm giải pháp tín dụng tạm thời, chiếm dụng vốn càng nhiều càng tốt trong lúc doanh nghiệp thiếu vốn, nếu doanh nghiệp quá lạm dụng giải pháp chiếm dụng vốn bất hợp lý thì tình trạng tài chính không những không tiến bộ mà sẽ càng ngày rơi vào ngõ cụt. Do vậy, các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý công nợ thích hợp, từ chỗ theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả đến việc phân tích công nợ hàng quý, hàng năm, cuối cùng phải đưa ra quỹ dự phòng phải thu khó đòi nếu xét thấy cần thiết để doanh nghiệp giải toả được những vướng mắc trong việc thanh toán công nợ và có những quyết định đúng đắn trong việc tự chủ tài chính. 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán và quản lý công nợ 2.1.3.1 Phân tích tình hình thanh toán công nợ Để đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Hệ số khái quát về công nợ (hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán các khoản phải thu so với các khoản phải trả): là chỉ tiêu phản ánh các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng hay bị chiếm dụng. Hệ số khái quát (2.1) = về công nợ Tổng các khoản nợ phải thu (2.1) Tổng các khoản nợ phải trả  Nếu hệ số các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả > 1 chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn số vốn đi chiếm dụng. Ngược lại nếu hệ số các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả < 1, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. a) Phân tích tình hình thanh toán công nợ phải thu  Nợ phải thu bình quân: Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nợ phải thu bình quân Số dư đầu kỳ + Số dư cuối kỳ = (2.2) 2  Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốt tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh, điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán và các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì nó đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, làm giảm hiệu quả kinh doanh.  Số vòng quay khoản phải thu (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu): là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu (khoản doanh thu thuần không bao gồm khoản thu bằng tiền mặt) trong kỳ đó. Số vòng quay các khoản phải thu Tổng số tiền hàng bán chịu = (2.3) Nợ phải thu bình quân  Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng quay các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đã làm tốt công tác thu hồi nợ, ít bị chiếm dụng vốn, khoản phải thu chuyển hóa thành tiền nhanh đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hoá, giảm hiệu quả kinh doanh do phương pháp thanh toán của doanh nghiệp với bạn hàng quá chặt chẽ (chủ yếu thanh toán ngay trong thời gian ngắn). Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xét đến chính sách tín dụng, bán hàng của doanh nghiệp.  Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản phải thu, số ngày của doanh thu chưa thu): Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Kỳ thu tiền (2.4) = bình quân Thời gian kỳ thanh toán phân tích (2.4) Số vòng quay các khoản phait thu Số ngày quy ước: Một tháng là 30 ngày Một quý là 90 ngày Một năm là 360 ngày  Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp càng có hiệu quả, ít bị khách hàng chiếm dụng vốn và ngược lại. Tuy nhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu sẻ có ý nghĩa hơn nếu biết được thời hạn bán chịu của doanh nghiệp. Khi phân tích cần tính ra và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu khách hàng là chậm và ngược lại nếu nhỏ hơn thì việc thu hồi đạt trước kế hoạch thời gian. Nguyên tắc chung được đưa ra để tính số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu không quá (1+1/3) số ngày của thời hạn thanh toán.  Mức thu nợ khách hàng bình quân ngày: Phản ánh khối lượng, giá trị số nợ của doanh nghiệp đã thu được trong một ngày là bao nhiêu. Mức thu nợ = bình quân ngày Tổng nợ phải thu thu được trong kỳ (2.5) Kỳ thu tiền bình quân b) Phân tích tình hình thanh toán các khoản phải trả  Nợ phải trả bình quân: Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc trả nợ. Nợ phải trả bình quân Số dư đầu kỳ + Số dư cuối kỳ = (2.6) 2  Số vòng quay các khoản phải trả: Phản ánh biết mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Số vòng quay các = khoản phải trả Tổng số tiền mua hàng chịu (2.7) Tổng các khoản phải trả Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn và có thể được hưởng chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải trả nếu quá cao sẽ không tốt, có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do phải huy động một nguồn vốn trả nợ.  Kỳ trả tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải trả, nghĩa là để trả đươc tiền từ các khoản phải trả thì cần một khoản thời gian là bao nhiêu ngày. Kỳ trả tiền bình quân Thời gian kỳ thanh toán phân tích = (2.8) Số vòng quay các khoản phải trả  Thời gian quay vòng các khoản phải trả ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả dài, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều. Khi phân tích cần tính và so sánh thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải trả lớn hơn thời gian mua chịu được quy định thì việc thanh toán tiền hàng là chậm trễ và ngược lại, số ngày qui định mua chịu lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thanh toán đạt trước kế hoạch và thời gian. 2.1.3.2 Phân tích khả năng thanh toán công nợ Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ta cần đi sâu phân tích và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẻ khả quan và ngược lại, nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp thì tình hình tài chính xấu, có thể dẫn dến khủng hoảng tài chính của doanh nghiệp, không thể không xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần tính và so sánh chỉ tiêu hệ số thanh toán chung sau: Hệ số thanh toán chung Tổng giá trị tài sản = (2.9) Tổng nợ phải trả  Hệ số thanh toán chung là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chỉ số luôn lớn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại. a) Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán hiện hành (hay hệ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Hệ số thanh toán hiện hành Tổng giá trị TSLĐ và ĐTNH = Tổng nợ phải trả ngắn hạn (2.10)  Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này là 2 : 1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: Loại hình kinh doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh hệ số thanh khoản của một doanh nghiệp với hệ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia. Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền: Nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó, thậm chí không thể sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản nợ khó đòi sẽ đòi được, thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng ta chưa chắc chắn bán được, thậm chí bán hạ giá.  Hệ số thanh toán nhanh (hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số thanh toán tức thời) là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Cần lưu ý khi tính chỉ tiêu này nên loại bỏ những tài sản tồn kho, vì đây là bộ phận phải dự trữ thường xuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh mà giá trị cũng như thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn. Thực tế hệ số này được cho là một thước đo thô thiển và võ đoán bởi vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh, và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư. Hệ số thanh toán nhanh TSLĐ và ĐTNH – Giá trị hàng tồn kho = (2.11) Tổng nợ phải trả ngắn hạn  Hệ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn. Thực tế cho thấy, nếu hệ số này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khăn trong việc thanh toán công nợ, có thể phải bán nhanh sản phẩm, hàng hoá để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.  Hệ số thanh toán bằng tiền mặt: Chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất, đó là vốn bằng tiền. Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời điểm nào hay không. Tổng vốn bằng tiền Hệ số thanh toán vốn bằng tiền = Tổng nợ phải trả ngắn hạn (2.12)  Nguyên tắc cơ bản có thể để đưa ra để đánh giá mức độ thanh toán ngay bằng tiền mặt là 0,5 : 1, nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời mới đảm bảo. Tuy nhiên tỷ lệ này không được quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa với việc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ, nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vận động, như vậy sẽ lãng phí. b) Hệ số thanh toán nợ dài hạn Bên cạnh những chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn được trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu hơn các khoản nợngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp phải chịu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:  Hệ số thanh toán lãi nợ vay: Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay so với lãi nợ vay. Nhằm đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay, đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính dụng. Hệ số thanh toán = lãi nợ vay Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay (2.13) Lãi nợ vay  Khả năng trả nợ lãi nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua kinh nghiệm phân tích người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 2 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở hữu để trả lãi nợ vay. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng này xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn để thanh toán lãi nợ vay chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. * Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ: Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ hai nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. - Đối với nguồn vốn vay nợ: Doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ gồm nợ gốc và lãi vay nợ theo thời hạn quy định trong hợp đồng. - Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nội dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Tỷ lệ tự tài trợ: Thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Tỷ lệ tự tài trợ Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn × 100% (2.14) + Tỷ lệ nợ : Biểu mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Tỷ lệ nợ Nợ phải trả = × 100% (2.15) Tổng nguồn vốn Tỷ lệ tự tài trợ + Tỷ lệ nợ = 1  Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, khi khả năng tự tài trợ cao (tỷ lệ nợ thấp) cho thấy năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao, ít bị sức ép từ các chủ nợ, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các khoản tín dụng bên ngoài. Ngược lại, khi tỷ lệ nợ càng cao cho thấy hoat động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các chủ nợ và khả năng tiếp nhận các khoản nợ vay ngày càng khó khăn hơn, một khi tỷ lệ nợ quá cao doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và doanh nghiệp có khả năng phá sản. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty cổ phần Thẩm Định - Giám Định Cửu Long, cụ thể qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh tại phòng tài chính kế toán công ty. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu  Mục tiêu 1: Phân tích tình hình công nợ, bao gồm các khoản phải thu và phải trả của công ty. Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu công nợ bao gồm các khoản phải thu và phải trả của năm 2012 so với năm 2011 và so sánh 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012. Điều kiện để so sánh: - Các chỉ tiêu kinh tế phải được thống nhất về nội dung phản ánh và phương pháp tính. - Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoản thời gian như nhau. - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.  Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối: xác định chênh lệch để đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ tại công ty, giữa trị số năm 2012 với trị số năm 2011, và 6 tháng đầu năm 2013 với trị số 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó, tìm ra nguyên dẫn đến phát sinh các khoản phải thu và phải trả quá hạn, mất khả năng thanh toán. Từ đó đưa ra đánh giá chung về sự biến động cũng như khả năng thanh toán các khoản công nợ.  Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) chỉ tiêu công nợ, giữa năm 2012 so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của chỉ tiêu công nợ, xu hướng tích cực là tổng các khoản phải thu nhỏ hơn tổng các khoản phải trả vì trong trường hợp này doanh nghiệp ở thế đi chiếm dụng, có lợi hơn. Đồng thời tập trung vào việc phân tích các khoản công nợ ngắn hạn, trong đó đặt trọng tâm vào khoản phải thu của khách hàng và phải trả người lao động. Ngoài ra, trong điều kiện cho phép nên kết hợp xem xét các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu trên tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý công nợ của công ty những mặt đạt được và chưa đạt được. Từ đó xác định được nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến tình hình công nợ của công ty. Mục tiêu 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu hồi nợ, trả nợ và hiệu quả quản lý công nợ của công ty từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại công ty. Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, dựa trên các yếu tố tác động đến tình hình công nợ. Chúng ta có thể đưa ra kết luận chung về tình trạng quản lý công nợ của công ty, biết được những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót mà doanh nghiệp đang có, từ đó đề xuất những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ của công ty. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁM ĐỊNH CỬU LONG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG 3.1.1 Lịch sử hình thành và định hướng phát triển công ty 3.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Thẩm định – Giám Định Cửu Long (tên viết tắt CVIC) là một công ty hoạt động theo hình thức cổ phần được Bộ Tài Chính công nhận là một doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện hoạt động thẩm định – giám định giá theo Thông báo số 272/TB-BTC của Bộ Tài chính ngày 03/11/2010. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần Thẩm định – Giám định Cửu Long số 1801171288 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp. Ngày 03/11/2010 Công ty cổ phần Thẩm định – Giám định Cửu Long được vinh dự là đơn vị trực thuộc sự quản lý của Hội Thẩm định giá Việt Nam theo công văn số 35/CV-2010-HTĐGVN của Hội Thẩm định giá Việt Nam. Tên tiếng Việt Nam: Công ty cổ phần Thẩm định – Giám Định Cửu Long. Tên tiếng Anh: Cửu Long Valuation Inspection Joint Stock Company. Tên công ty viết tắt: CVIC Địa chỉ: 242 Võ Văn Kiệt, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Điện thoại: 0710 3819097 Fax: 0710 3819095 Website: www.cvic.com.vn Email: cvic@cvic.com.vn Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (5 tỷ đồng chẵn). Giấy đăng ký kinh doanh: 1801171288 Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng. Tổng số cổ phần: 500.000 cổ phần. Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Trần Văn Hoài đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc. 3.1.1.2 Định hướng phát triển Với các điều kiện trên cộng thêm nguồn nhân lực mạnh mẽ, dồi dào kinh nghiệm những Thẩm định, Giám định viên có bề dày kinh nghiệm trong ngành giá được đào tạo trong và ngoài nước. Công ty luôn năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và thích ứng với tình hình mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập thế giới. Đơn vị hoạt động theo xu hướng kinh tế thị trường để quyền lợi khách hàng luôn được nâng cao, tiết kiệm ngân sách Nhà Nước và chất lượng sản phẩm được chính xác, thời gian sẽ linh hoạt hơn phù hợp với bước đường đất nước ta đang chuyển mình hội nhập thế giới. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, CVIC không ngừng học tập, tìm hiểu kinh nghiệm thẩm định – giám định thông qua các khóa đào tạo quốc tế. CVIC đã tuyển chọn, đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên đầy đủ năng lực và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực ngành nghề như xây dựng, cơ khí, điện, kinh tế, luật, công nghệ thông tin, thẩm định giá, giám định giá…thông qua các khóa đào tạo và bồi dưỡng tổ chức tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Anh,… do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy. Là một đơn vị hoạt động tư vấn, công ty luôn coi trọng trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên. Công ty tự hào có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, năng động, sáng tạo, có tính thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ các tiêu chuẩn Thẩm định – Giám định giá do Nhà Nước ban hành cũng như các tiêu chuẩn Thẩm định – Giám định giá quốc tế được chấp nhận chung. Các nhân viên của công ty 94% tốt nghiệp đại học và trên đại học, đội ngũ nhân viên được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục do Bộ Tài Chính, các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức. Bên cạnh đó, các chuyên viên thẩm định giá, giám định giá luôn ý thức tự trau dồi học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Nguyên tắc lập kế hoạch nhân sự của Công ty là bố trí các thẩm định viên, giám định viên có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà khách hàng đề nghị thẩm định, giám định nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhất. Ban Lãnh đạo công ty giám sát trực tiếp các nhóm để đảm bảo việc thẩm định, giám định theo đúng các quy định của Nhà Nước và đạt được chất lượng cao nhất. 3.1.2 Chính sách chất lượng và phương châm hoạt động Trước xu thế hội nhập quốc tế, nhu cầu trao đổi, mua bán, hợp tác liên kết, liên doanh, đầu tư, thế chấp, vay vốn, … ngày càng được mở rộng. Vấn đề vốn và tài sản rất quan trọng, bên cạnh đó là hành lang pháp lý ngày càng chặt chẽ, các hoạt động thẩm định, giám định đòi hỏi phải “chuyên nghiệp - độc lập - nhanh chóng - chính xác” đó chính là phương châm hàng đầu mà công ty đã đề ra và cam kết thực hiện. CVIC đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình làm việc, thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngay từ khi thành lập, CVIC đã tiếp cận và ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. 3.1.3 Lĩnh vực hoạt động * Thẩm định dự án đầu tư và thẩm định giá trị doanh nghiệp. * Thẩm định giá bất động sản, tài sản, giá trị máy móc thiế bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải. * Thẩm định theo mục đích sử dụng và theo yêu cầu của khách hàng. * Giám định kỹ thuật: Giám định thiết kế kỷ thuật, giám định chất lượng công trình xây dựng, nhà xưởng, kho tàng, đề xuất các biện pháp cải thiện tình trạng hiện hữu, trong các công trình xây dựng, nhà xưởng kho tàng và ước tính giá trị tổn thất tối đa có thể cho mục đích bảo hiểm. * Giám định hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng: Giám định máy móc thiết bị, giám định tình trạng và tổn thất hàng hóa, giám định hàng tiêu dùng. * Giám định hàng hải: Giám định mớn nước, giám định trước khi xếp hàng, giám định kín chắc hầm hàng, giám định thuê trả tàu, giám định khối lượng, giám sát quá trình cân, giám định container. * Giám định xăng, dầu, hàng hóa lỏng: iám định số lượng, khối lượng xăng, dầu trên tàu dầu và trong bồn chứa, giám định số lượng, khối lượng hàng lỏng. 3.1.4 Tài liệu pháp luật, quy trình và phương pháp Thẩm định Giám định tại công ty 3.1.4.1 Tài liệu pháp luật, văn bản áp dụng - Luật giá: Số 11/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012. - Quyết định: Số 129/2008/QĐ-BTC, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Chính ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá. - Nghị định: Số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định: Số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. - Luật Đất đai: 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 do Quốc hội khoá 11 ban hành. - Nghị định: Số 101/2005/NĐ-CP, ngày 03/08/2005, về thẩm định giá. - Thông tư 101/2005. : Số 17/2006/TT – BTC, hướng dẫn thực hiện NĐ - Nghị định: Số 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Quyết định: Số 20/2006/QĐ-BXD ngày 12 tháng 07 năm 2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 373: 2006 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”. - Thông tư liên bộ: 13/LB-TT ngày 18/8/1994 hướng dẫn sử dụng phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê. - Quyết định: Số 295/QĐ-BXD ngày 22/03/2011 của Bộ Xây dựng ban hành suất vốn đầu tư xây dựng công trình. - Văn bản: Số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của bô xây dựng về việc định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư: 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 3.1.4.2 Quy trình và phương pháp Thẩm định Tại CIVC, khi triển khai dự án thẩm định giá tài sản cho khách hàng dù lớn hay nhỏ đều được áp dụng một quy trình chuẩn mà công ty xây dựng: Quy trình đó gồm: Nhận yêu cầu Thẩm định Bước 1 Lập phương án định giáH Khảo sát hiện trường thu thập Xác định giá trị tài sản Bước 2 Bước 3 Bước 4 Lập báo cáo định giá và phát hành chứng thư Bước 5 (Nguồn: Phòng Thẩm định giá công ty CVIC) Hình 3.1: Quy trình Thẩm định giá tại công ty CVIC Toàn bộ công việc Thẩm định giá được thực hiện theo quy trình Thẩm định giá CVIC gồm 5 bước: Bước 1: Nhận yêu cầu thẩm định - Tiếp nhận yêu cầu thẩm định của khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng viết công văn đề nghị thẩm định giá, nội dung công văn phải nêu rõ chi tiết về tài sản cần thẩm định. - Ký kết hợp đồng thẩm định giá. - Lập biên nhận hồ sơ định giá. Bước 2: Lập phương án định giá tài sản  Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và loại hình giá trị làm cơ sở thẩm định giá. - Các đặc điểm cơ bản về pháp lý, về kinh tế kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá. - Xác định mục đích thẩm định giá của khách hàng. - Xác định thời điểm thẩm định giá. - Xác định nguồn dữ liệu cần thiết cho thẩm định giá. - Xác định cơ sở giá trị của tài sản.  Lập kế hoạch thẩm định giá. - Lập phương án phân công thẩm định viên và trợ lý thẩm định viên thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng. - Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá. Tiến hành thẩm tra các hồ sơ, tài liệu liên quan do khách hàng cung cấp. Từ đó so sánh đối chiếu với các yêu cầu của Công ty và quy định của pháp luật. Nếu phát hiện nội dung không hoàn chỉnh, tài liệu, hồ sơ không đầy đủ phải kịp thời yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ. Nếu phát hiện có dấu tích sửa chữa, làm giả phải xác minh, làm rõ. - Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện. - Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản, tài liệu so sánh. - Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện. Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin  Khảo sát hiện trường: Khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản và thu thập số liệu về thông số của tài sản và các tài sản so sánh. Chụp ảnh tài sản theo dạng toàn cảnh và chi tiết.  Thu thập thông tin: Ngoài các số liệu thu thập từ khảo sát hiện trường, các thông tin sau sẽ được thu thập: - Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập của tài sản so sánh. - Các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua – người bán tiềm năng. - Các thông tin về tính pháp lý của tài sản, thông tin về những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của tài sản (địa chất, bản đồ địa chính, quy hoạch, biên giới hành chính, cơ sở hạ tầng…) (đối với bất động sản) . - Các số liệu về kinh tế xã hội, môi trường, những yếu tố tác động đến giá trị, những đặc trưng của thị trường tài sản để nhận biết sự khác khâu giữa khu vực tài sản thẩm định giá tọa lạc và khu vực lân cận (đối với bất động sản).  Phân tích thông tin - Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường tài sản. - Phân tích những đặc trưng của thị trường tài sản cần thẩm định giá: + Bản chất và hành vi ứng xử của những người tham gia thị trường. + Xu hướng cung cầu trên thị trường tài sản. + Ảnh hưởng của xu hướng trên đến giá trị tài sản đang thẩm định giá. - Phân tích về khách hàng. - Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản: + Sự hợp lý, tính khả thi trong sử dụng tài sản, xem xét đến mối tương quan giữa việc sử dụng hiện tại v à sử dụng trong tương lai. + Sự thích hợp về mặt vật chất, kỹ thuật đối với việc sử dụng tài sản:Xác định và mô tả đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tính hữu dụng của tài sản. + Sự hợp pháp của tài sản trong việc sử dụng, những hạn chế riêng theo hợp đồng, theo quy định của pháp luật. + Tính khả thi về mặt tài chính: phân tích việc sử dụng tiềm năng của tài sản trong việc tạo ra thu nhập, xem xét các yếu tốt giá trị thị trường, mục đích sử dụng, trong tương lai, chi phí phá bỏ và giá trị còn lại của tài sản, lãi suất, rủi ro, giá trị vốn hóa của t ài sản. + Hiệu quả tối đa trong sử dụng tài sản: Xem xét đến năng suất tối đa, chi phí bảo dưỡng, các chi phí phát sinh cho phép tài sản được sử dụng đến mức cao nhất và tốt nhất. Bước 4: Xác định giá trị tài sản - Lựa chọn các phương pháp xác định giá phù hợp với mỗi loại tài sản. - Tính toán và xác định giá trị tài sản theo các phương pháp đã lựa chọn. - Lựa chọn giá trị cuối cùng căn cứ trên việc so sánh giá trị được xác định từ sự kết hợp các phương pháp đó. Bước 5: Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá - Dựa trên cơ sở báo cáo Thẩm định giá, Thẩm định viên được phân công tiến hành định giá lập báo cáo trình Ban Giám đốc xem xét thông qua, trước khi lập Chứng thư trình Giám đốc phê duyệt chính thức. - Chứng thư Thẩm định giá sau khi được lãnh đạo Công ty soát xét và thông qua sẽ được phát hành. - Chuyển Chứng thư cho phòng Kế toán thanh lý Hợp đồng, đồng thời căn cứ biểu phí xuất hóa đơn GTGT thu phí dịch vụ để giao cho khách hàng. 3.1.4.2 Quy trình và phương pháp Giám định Nhận yêu cầu Giám định Bước 1 Thụ lý hồ sơ Giám định Bước 2 Thực hiện nội dung Giám định Bước 3 Xử lý kết quả Giám định và Bước 4 Lập báo cáo Giám định phát hành chứng thư Bước 5 (Nguồn: Phòng Giám định công ty CVIC) Hình 3.2: Quy trình Giám định tại công ty CVIC Toàn bộ công việc Giám định được thực hiện theo quy trình Giám định giá CVIC gồm 5 bước: Bước 1: Nhận yêu cầu Giám định - Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng viết yêu cầu Giám định, giải thích quy trình, các thủ tục hồ sơ, tài liệu, chứng từ. - Nghiên cứu kiểm tra phân loại mẫu vật, tài liệu, hồ sơ khách hàng cung cấp và tiến hành đánh dấu nguyên trạng. - Cấp giấy biên nhận cho khách hàng. - Lập hồ sơ Giám định, giao toàn bộ hồ sơ cho bộ phận Giám định. Bước 2: Thụ lý hồ sơ Giám định - Kiểm tra hình thức hồ sơ giám định - Kiểm tra lĩnh vực đối tượng mục đích, nội dung Giám định. - Đánh giá sự hợp lệ và phù hợp của yêu cầu Giám định. - Kết luận chấp nhận Giám định hoặc từ chối Giám định. - Thông báo kết luận có thụ lý hồ sơ hay giao trả khách hàng (có lý do giải trình cụ thể). Nếu thụ lý hồ sơ tiến đến giao kết hợp đồng Giám định với khách hàng. Bước 3:Thực hiện nội dung giám định - Vào sổ nhật ký Giám định. - Đến địa điểm lập biên bản Giám định, ghi diễn biến vụ Giám định. - Tra cứu thông tin, đo đạc, kiểm nghiệm, tham khảo ý kiến chuyên gia. - Bằng chuyên môn các Giám định viên tiến hành công việc giám định theo yêu cầu của hợp đồng. Bước 4: Xử lý kết quả giám định - Xây dựng sản phẩm Giám định. Bước 5: Lập báo cáo và chứng thư Giám định - Dựa trên cơ sở báo cáo Giám định, Giám định viên được phân công tiến hành Giám định lập báo cáo trình Ban Giám đốc xem xét thông qua, trước khi lập chứng thư trình Giám đốc phê duyệt chính thức. - Chứng thư Giám định sau khi được lãnh đạo Công ty soát xét và thông qua sẽ được phát hành. - Chuyển Chứng thư cho phòng Kế toán thanh lý Hợp đồng, đồng thời căn cứ biểu phí xuất hóa đơn GTGT thu phí dịch vụ để giao cho khách hàng. 3.1.5 Cơ cấu tổ chức công ty Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Hội đồng quản trị Phó Tổng Giám Đốc GĐ CN Đà Nẵng Phòng Giám Định Ban kiểm soát Phó Tổng Giám Đốc GĐ CN Quy Nhơn GĐ CN Đà Lạt Phòng Thẩm Định Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán GĐ CN Vũng Tàu Phòng Tổng Hợp (Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC) Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CVIC * Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế. - Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án kinh doanh, dịch vụ và các chủ trương lớn về tài chính, nhân sự của công ty. - Giám sát, kiểm soát tình hình sử dụng vốn, phê duyệt quyết toán của công ty. - Quyết định phân chia và phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty. - Cung cấp nguồn lực để xây dựng, thực hiện và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng công ty. * Giám đốc chi nhánh - Chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ các hoạt động thuộc chi nhánh, thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ được giao. - Chủ trì công tác giám sát và kiểm tra hệ thống quản trị chất lượng chi nhánh: Kiểm soát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách của chi nhánh với kế hoạch của công ty, công tác kiểm tra tài chính đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, công tác đánh giá nội bộ. - Tham mưu cho Giám đốc điều hành về các chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực công ty. * Thẩm định – Giám định viên - Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động thẩm định, giám định giá theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về tiêu chuẩn Thẩm định – Giám định viên về giá trong quá trình thẩm định, giám định giá. - Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định, giám định giá. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định, giám định giá. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc doanh nghiệp thẩm định, giám định giá về kết quả thẩm định, giám định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá. - Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định, giám định giá cho các đơn vị được thẩm định, giám định giá mà thẩm định, giám định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu và có quan hệ họ hàng, thân thuộc như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định, giám định giá. - Thẩm định, giám định viên về giá có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ tài liệu thẩm định, giám định giá tài sản do mình thực hiện tối thiểu trong thời gian 10 năm kể từ ngày công bố chứng thư thẩm định, giám định giá. Trường hợp thẩm định, giám định viên về giá chuyển đi nơi khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về tính pháp lý của toàn bộ tài liệu, số liệu, kết quả thẩm định, giám định giá trong hồ sơ đã bàn giao trong thời gian lưu trữ theo quy định. * Phòng kinh doanh - Đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể, thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Dự báo tình hình kinh doanh và hướng phát triển. - Trực tiếp liên hệ và giao dịch với khách hàng. * Phòng kế toán - Lập kế hoạch tài chính và đầu tư. - Dự báo tình hình tài chính và nguồn vốn cho các hạng mục đầu tư. - Hạch toán (ghi nhận) giá trị của hoạt động kinh doanh của công ty. - Quản lý hệ thống quy trình hoạt động. * Phòng tổng hợp - Lập ra kế hoạch kinh doanh chung cho toàn công ty và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho từng phòng cụ thể. - Tiếp nhận yêu cầu khách hàng về thẩm định, giám định và bán đấu giá tài sản. - Thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ Thẩm định – Giám định. - Nhận và báo cáo thông tin của khách hàng cho Giám đốc và các đơn vị trong toàn Công ty. 3.1.6 Tổ chức công tác kế toán 3.1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Thủ Quỹ Kế Toán CN Đà Nẵng Thủ Quỹ CN Đà Nẵng Kế Toán Đà Lạt Thủ Quỹ Đà Lạt Kế Toán Quy Nhơn ế t Ghi chú: Quan hệ trực tuyếno á Quan hệ chức năng n Kế toán công nợ Thủ Quỹ Quy Nhơn Kế Toán Vũng Tàu (Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC) Đ Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ à máy kế toán CVIC * Kế toán trưởng Nẵng Thủ Quỹ Vũng Tàu - Chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của phòng tài chính kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Tổ chức bộ máy kế toán tài chính phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, đồng thời theo đúng chế độ kế toán tài chính của nhà nước ban hành. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kế toán công ty. - Thừa ủy nhiệm của Giám đốc điều hành ký các chứng từ, sổ sách kế toán của công ty. - Nhận xét đánh giá năng lực khả năng và trình độ nghiệp vụ của các nhân viên trong phòng. Tổ chức thực hiện, kiểm tra và đề xuất khen thưởng hay các hình thực kỷ luật của phòng trình Giám Đốc xem xét và giải quyết. - Yêu cầu các chi nhánh, phòng ban cung cấp đầy đủ kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và thực hiện chức năng giám sát tài chính của Trưởng phòng. Tham gia các hội đồng theo quy định của nhà nước và được Giám Đốc phân công. * Kế toán tổng hợp - Trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát công việc các phần hành kế toán. + Kiểm tra đối chiếu số liệu công nợ giữa các chi nhánh và công ty, nhập dữ liệu chi tiết và tổng hợp. + Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh, số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết. +Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp. + Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao TSCĐ, công nợ, thuế GTGT, nghiệp vụ khác. + Theo dõi và quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòitoàn công ty. - Lập báo cáo tài chính từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. - Thay mặt kế toán trưởng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của phòng tài chính kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Thừa ủy nhiệm của kế toán trưởng ký duyệt thanh toán theo ủy quyền. * Kế toán công nợ - Xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng. - Lập báo cáo doanh thu theo định kỳ (tuần, tháng, 6 tháng, năm). - Kiểm tra, theo dõi các hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ, đối chiếu báo cáo doanh thu với báo cáo bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty. - Theo dõi công nợ, đảm bảo bám sát kế hoạch thanh toán đã nêu trong các hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ. - Báo cáo kịp thời về tình hình diễn biến công nợ và nợ quá hạn. - Lập báo cáo tuần và tháng về tình hình công nợ của khách hàng, báo cáo Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời cho những tình huống bất thường trong công việc. Quản lý hóa đơn GTGT, lập báo cáo sử dụng hóa đơn GTGT. Có trách nhiệm bảo mật số liệu, dữ liệu kế toán tài chính theo quy định của Công ty. * Thủ quỹ - Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu – chi - tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ, báo cáo khi cần cho Ban giám đốc, Kế toán trưởng. - Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt. + Mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty, quỹ tiền mặt và đều phải có chứng từ. + Khi nhận được Phiếu thu, Phiếu chi do kế toán lập kèm theo chứng từ gốc thủ quỹ phải: • Kiểm tra số tiền, nội dung, ghi trên Phiếu thu, Phiếu chi có phù hợp với chứng từ gốc. • Kiểm tra ngày, tháng, năm lập Phiếu thu, Phiếu chi và chữ ký của người có thẩm quyền. • Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi. Sau đó Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và giao cho khách hàng 01 liên, sau đó Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi ghi vào sổ quỹ (viết tay), sau đó Thủ quỹ chuyển giao liên còn lại cho kế toán vào Sổ kế toán. - Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két, được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại vào cuối mỗi ngày, không được để nhiều nơi hoặc mang ra ngoài công ty. - Hàng ngày hoặc định kỳ, Kế toán cùng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ sách, nếu không khớp phải tìm ra được nguyên nhân và có hướng xử lý ngay. 3.1.6.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ Doanh nghiệp áp dụng chế dộ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán: Kế toán chi nhánh thực hiện thu thập, ghi nhận nội dung các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo kế toán về trụ sở chính để Kế toán Tổng Hợp tổng hợp và lập ra các báo cáo chung cho toàn doanh nghiệp theo quy định. Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Hệ thống tài khoản kế toán: theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hình thức kế toán: Hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo hình thức Nhật ký chung được thiết kế trên phần mềm Excel. Chứng từ kế toán Sổ Nhật Ký Đặc Biệt Nhật Ký Chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo Cáo Tài Chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra (Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC) Hình 3.5 Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng tại công ty  Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).  Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 3.1.6.3 Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào phòng kế toán công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Cuối cùng thì sẽ được lưu trữ, bảo quản và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo quy định đối với từng loại chứng từ, nó sẽ được huỷ.  Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt. - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.  Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán. - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ đó với các tài liệu khác có liên quan. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. 3.1.7 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm qua 3.1.7.1 Thuận lợi Quá trình hoạt động công ty CVIC đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam - Chất lượng dịch vụ: Công ty có chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, tìm hiểu kỷ nhu cầu và mục đích của khách hàng để xác định mục đích Thẩm đinh – Giám định giá hữu ít nhất, mang lại giá trị thực nhất. - Trình độ chuyên môn: Đội ngủ nhân lực chủ chốt của công ty nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thẩm định – Giám định giá. Trình độ sau đại học 18.5%, đại học 65.5%, cao đẳng 6%. - Nguồn nhân lưc: đây là thế mạnh của công ty vì đa số nhân viên còn trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bày bản, ban lãnh đạo công ty là những chuyên gia thẩm đinh, giám định giá có tuổi nghề cao và dồi giàu kinh nghiệm. - Nguồn thông tin: Từ khi thành lập và hoạt động, công ty đã tự xây dựng cho mình nguồn dữ liệu phong phú đa dạng để phục vụ cho quá trình Thẩm đinh – Giám định giá nhanh và hiệu quả hơn. Đồng thời nhân viên công ty luôn tự ý thức tìm tòi, tiếp cận thông tin thường xuyên để đảm bảo tính chính xác nguồn thông tin nhằm phù hợp với biến động của thị trường. 3.1.7.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp một số khó khăn nhất định, hiện tại công ty đang cố gắng khắc phục. - Về trình độ chuyên môn: Đa số nhân viên công ty mới ra trường kinh nghiệm còn quá ít, trong việc Thẩm định – Giám định giá những dự án khó, đòi hỏi nghiệp vụ và trình độ chuyên môn cao. Đây là thách thức không nhỏ của công ty vì công ty hiện chưa thu hút được nhiều những người có kinh nghiệm và nghiệp vụ cao, bên cạnh đó ngành thẩm định – giám định giá là ngành mới nên khâu đào tạo tại trường chưa được chú trọng thích đáng mỗi trường tự soạn riêng cho mình giáo trình giảng dạy nên chưa đồng bộ. - Về đặc điểm hoạt động: Công ty có nhiều chi nhánh rải rác từ Bắc vào Nam nên việc tập trung cho những buổi huấn luyện khó khăn, chi phí cao. Mặc khác nhân viên công ty xuất phát từ nhiều ngành khác nhau nên việc một người đảm nhiệm một một dự án hay một hồ sơ Thẩm đinh – Giám định cũng gặp không ít khó khăn. 3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH - GIÁM ĐỊNH CỬU LONG Căn cứ vào số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011, năm 2012 và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa niên độ kế toán (6 tháng đầu năm) năm 2012 và năm 2013, ta lập bảng phân tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CVIC Đơn vị tính: 1.000 đồng 6 tháng đầu năm Chỉ Tiêu 1. Tổng doanh thu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm So sánh 6 tháng 2012-2011 đầu năm 2013-2012 Tỷ lê (%) Mức độ Mức độ Tỷ lê (%) 1.858.464 2.419.381 1.039.381 1.510.400 560.917 30,18 471.019 45.32 1.802.444 2.355.490 1.018.431 1.478.887 553.046 30,68 460.456 45.21 56.020 63.891 20.950 31.513 7.871 14,05 10.563 50.42 2. Tổng chi phí 997.545 1.100.355 530.266 814.710 102.810 10,31 284.444 53.64 - Chi phí bán hàng 376.187 392.160 202.163 312.134 15.973 4,25 109.971 54.40 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 585.030 669.680 309.540 480.883 84.650 14,47 171.343 55.35 36.328 38.515 18.563 21.693 2.187 6,02 3.130 16.86 3. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 860.919 1.319.026 509.115 695.690 458.107 53,21 186.575 36.65 4. Chi phí thuế TNDN 215,230 329.757 127.279 173.923 114.527 53,21 46.644 36.65 5. Lợi nhuận sau thuế TNDN 645.689 989.270 381.836 521.768 343.580 53,21 139.931 36.65 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 0 0 0 0.00 12,91 19,79 7,64 10,44 6,87 53,21 2,80 36.65 - Doanh thu cung cấp dịch vụ - Thu nhập khác - Chi phí khác 6. Vốn điều lệ 7. Tỷ suất LN trên VCSH (%) (Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh tại công ty CVIC, 2011-2013) * Xét mối quan hệ giữa các khoản thu, chi tạo nên các khoản lợi nhuận  Tình hình họat động kinh doanh năm 2011 và 2012 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 Năm 2011 1,000,000 Năm 2012 500,000 0 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận (Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh tại công ty CVIC, năm 2011-2012) Hinh 3.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CVIC Qua số liệu trên bảng 3.1 và hình 3.6 cho ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí qua 2 năm đều tăng. Năm 2012 doanh thu tăng hơn so với 2011 là 560.917.000 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 30,18 % trong đó: Doanh thu chủ yếu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu là thu từ cung cấp dịch vụ năm 2012 khoản thu này tăng hơn năm 2011 là 553.046.000 đồng (tăng 30,68%), một ít thu từ bán phế liệu kế toán hạch toán vào thu nhập khác khoản này có tăng nhưng không đáng kể, ngoài ra không có phát sinh các khoản thu tài chính. Chi phí tăng 102.810.000 đồng (tăng 10,31%), chi phí tăng thêm chủ yếu là chi phí kinh doanh trong đó chi phí bán hàng tăng 15.973.000 đồng (tăng 4,25%) và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 84.650.000 đồng (tăng 14,47%), chi phí khác tăng nhưng không đáng kể chỉ tăng 2.187.000 đồng (tăng 6,02%). Qua phân tích doanh thu, chi phí ta thấy do doanh thu tăng nên chi phí cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng các khoảng thu lớn hơn các khoản chi là 19,88%, hay nói cách khác chi phí tăng thêm đạt hiệu quả. Bằng chứng là với mức chi phí tăng thêm chỉ 10,31% nhưng vào tháng 2 năm 2012 công ty đã mở thêm được một chi nhánh tại Bình Định và văn phòng đại diện tại Vĩnh Long đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ phần nào chi phí đã được kiểm soát hơn so với năm 2011. Nhìn từ góc độ này có thể nói năm 2012 hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng 139.931.000 đồng (tăng 36,65%), nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà nước tăng 46.644.000 đồng. Đây là kết quả nổ lực của toàn thể công ty nói chung và của các nhà quản trị nói riêng.  Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và năm 2013 1600000 1400000 1200000 1000000 6 tháng đầu năm Năm 2012 6 tháng đầu năm Năm 2013 800000 600000 400000 200000 0 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận (Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Hinh 3.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CVIC Qua bảng 3.1 và hình 3.7 trên cho ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 đều tăng. Trong đó doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 471.019.000 đồng (tăng 45,32%), chi phí tăng thêm 284.444.000 đồng (tăng 53,64%). Tuy doanh thu 2013 tăng nhưng tốc độ tăng ít hơn chi phí là 8,32% hay nói cách khác chi phí tăng thêm kém hiệu quả. Xem xét từng khoản chi ta dễ dàng thấy rằng trọng điểm của vấn đề thuộc về 2 nhân tố là “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và ”chi phí bán hàng” tăng đột biến, riêng chi phí khác có tăng nhưng không đáng kể. Đây là 2 nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, có tốc độ tăng rất cao cụ thể: chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 171.343.000 đồng (tăng 55,35%), chi phí bán hàng tăng 109.971.000 đồng (54,43%) trong khi tốc độ tăng tổng doanh thu chỉ ở mức 45,32%. Điều này nói lên việc công ty tiếp tục mở rộng vi mô thành lập thêm chi nhánh Phú Yên và văn phòng đại diện tại Bến Tre, Đồng Tháp vào tháng 3 năm 2013 tốn thêm chi phí nhưng hiệu quả doanh thu phần nào mang lại chưa cao đồng thời nguyên nhân còn do đầu năm 2013 trụ sở chính công ty dời từ đường Võ Thị Sáu sang đường Võ Văn Kiệt làm phát sinh thêm chi phí. Tuy nhiên lợi nhuận 2013 so với 2012 cũng tăng 102.432.000 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 29,75%, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 34.144.000 đồng. * Xét tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh - Nếu so sánh lợi nhuận đạt được trong năm 2001, năm 2012 với số vốn kinh doanh không đổi là 5 tỷ đồng của công ty ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm sau tăng hơn năm trước trong đó: Năm 2011 là 12,91%, năm 2012 là 19,79%, tăng hơn năm 2011 là 6,87%. 6 tháng đầu năm 2012 là 7,64%, 6 tháng đầu năm 2013 là 10,44 %, tăng hơn so với năm 2012 2,8% (tăng 36,65%). Tuy tỷ suất sử dụng vốn không cao do còn phải đầu tư mở rộng thị trường, đưa các gói dịch vụ thẩm định – giám định đến tận tay khách hàng có nhu cầu không phải qua bất kỳ một trung gian nào, công ty thực hiện chính sách ”đặt mục tiêu mở rộng vi mô lên trước mục tiêu lợi nhuận”. Hiện tại công ty đã có 5 chi nhánh, 5 văn phòng đại diện khắp cả nước, đây là một dấu hiệu đáng mừng hứa hẹn mang lại khoản lợi nhuận lớn trong tương lai. Qua phân tích trên có thể kết luận rằng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung là tốt, dấu hiệu đáng mừng được thể hiện ở sự gia tăng của tất cả các chỉ tiêu lợi nhuận và nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập. Tuy nhiên, nếu xét về tính hiệu quả trong kinh doanh thì chỉ tương đối tốt vì tốc độ tăng chi phí còn cao và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu còn thấp. Để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả trong kinh doanh và sự phát triển bền vững của công ty bên cạnh lợi nhuận dương ta cần xét đến yếu tố “công nợ” của công ty, có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “ phá sản” nhưng lợi nhuận kinh doanh rất cao có thể nói là “ăn nên làm ra” nhưng thực tế đó chỉ là lợi nhuận trên sổ sách vì khoản phải thu từ khách hàng không biết bao giờ mới thu đươc, còn các khoản phải trả từ vay mượn, nợ đối tác khách hàng, nợ lương công nhân viên thì các chủ nợ trên liên tục buột thanh toán. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu tình hình công nợ tại công ty CVIC liệu có rơi vào tình trạng như các doanh nghiệp trên gặp phải không ? CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG (CVIC) 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG Phân tích tình hình công nợ là việc cần thiết và quan trọng, do đó việc phân tích thường xuyên và chính xác sẽ cung cấp cho ban giám đốc một nguồn thông tin tài chính quan trọng liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó, các nhà quản trị có thể đánh giá được quan hệ thanh toán công nợ như thế nào, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ đọng, dây dưa kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. 4.1.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu 4.1.1.1 Phân tích khái quát tình hình công nợ phải thu  Tình hình công nợ phải thu năm 2012 so với năm 2011 Bảng 4.1: Tình hình công nợ phải thu năm 2011-2012 Đơn vị tính: 1.000 đồng So sánh năm Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012-2011 Mức độ 1. Phải thu khách hàng Tỷ lê (%) 1.162.434 1.068.901 (93.533) (8,05) 0 0 0 0 3. Thuế GTGT được khấu trừ 36.953 45.129 8.176 22,13 4. Phải thu khác 35.480 48.610 13.130 37,01 6.500 19.200 12.700 195,38 6. Thế chấp, ký quỹ, ký cược 48.000 98.000 50.000 104,17 7. Dự phòng phải thu khó đòi 0 0 0 0 1.289.367 1.279.840 (9.527) (0,74) 2. Trả trước cho người bán 5. Tạm ứng Tổng (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, 2011-2012) 1,400,000 Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác Tạm ứng Thế chấp, ký quỹ, ký cược 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0 Năm 2011 Năm 2012 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2012) Hình 4.1 Tình hình công nợ phải thu năm 2011-2012 Qua số liệu cho ta thấy tổng các khoản phải thu giảm dần trong đó năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 là 9.527.000 đồng (giảm 0,74%) trong đó: - Khoản phải thu khách hàng, năm 2011 là 1.162.434.000 đồng, năm 2012 là 1.068.901.000 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 93.533.000 đồng (giảm 8,05%), tuy lượng giảm không lớn lắm nhưng không thể không quan tâm vì đây là một trong những khoản phải thu quan trọng mà bất kỳ một nhà quản trị nào cũng quan tâm, là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn, có giá trị lớn trong tất cả các khoản phải thu của công ty (năm 2011 chiếm 90,2%, năm 2012 chiếm 83,5%, trên tổng khoản phải thu), nó nói lên được phần quan trọng trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như công tác thu hồi công nợ của công ty. Với kết quả đạt được như vậy là do đầu năm 2012 công ty đã tuyển dụng bộ phận kế toán làm việc toàn thời gian tại công ty, được biết do năm 2011 công ty mới thành lập nên thuê kế toán ngoài thực hiện công tác kế toán, Ban giám đốc nhận thấy không đạt được kết quả như mong đợi, bên cạnh đó đặc trưng của ngành là thẩm định – giám định nên khách hàng thường xuyên là các công ty bảo hiểm, chi cục thi hành án, các công ty bị phá sản...thời gian thanh toán kéo dài, nên việc thu hồi cần có một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp cập nhật lên tục, tránh tình trạng nợ chuyển quá hạn, nợ khó đòi,.. Cùng làm việc với đội ngũ kế toán là các thẩm định và giám định viên phụ trách xuống tận nơi tiếp xúc khách hàng giúp họ tháo gỡ một số vướng mắt trong vấn đề công nợ. Điều này chứng tỏa rằng những nỗ lực thu hồi nợ của công ty năm qua đạt hiệu quả, bằng chứng là năm 2012 công ty bị chiếm vụng vốn ít hơn so với năm 2011. - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm 2011 là 36.953.000 đồng, năm 2012 là 45.129.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 8.176.000 đồng (tăng 22,13%). - Phải thu khác năm 2011 là 35.480.000 đồng, năm 2012 là 48.610.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 13.130.000 đồng (tăng 37,01%). - Khoản tạm ứng năm 2011 là 6.500.000 đồng, năm 2012 là 19.200.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 12.700.000 đồng (tăng 195,38%). Khoản tăng này là do gần cuối năm khóa sổ, công tác thu nợ được đẩy mạnh nên khoản chi tạm ứng các nhân viên chưa làm thủ tục hoàn tạm ứng kịp. - Khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược năm 2011 là 48.000.000 đồng, năm 2012 là 98.000.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 50.000.000 đồng (tăng 104,17%). Khoản tăng này là do năm 2012 ký quỹ thuê nhà mở chi nhánh tại Bình định 30.000.000 đồng và 20.000.000 đồng mở văn phòng đại diện tại Vĩnh Long, khi hết thời gian hợp đồng thuê nhà bên cho thuê sẻ hoàn trả lại số tiền nêu trên.  Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2013 so với năm 2012 Bảng 4.2 Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng 6 tháng đầu năm Chỉ Tiêu So sánh 6 tháng đầu năm 2013-2012 Năm 2012 Năm 2013 636.929 629.500 (7.429) (1,17) 0 4.039 4.039 40,39 3. Thuế GTGT được khấu trừ 38.822 40.734 1.912 4,93 4. Phải thu khác 18.150 19.470 1.320 7,27 5. Tạm ứng 15.200 13.550 (1.650) (10,86) 6. Thế chấp, ký quỹ, ký cược 98.000 98.000 0 0 7. Dự phòng phải thu khó đòi 0 0 0 0 807,101 805,293 (1.808) (0,22) 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán Tổng Mức độ Tỷ lê (%) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) 700,000 600,000 Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác Tạm ứng Thế chấp, ký quỹ, ký cược 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Hình 4.2 Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2012-2013 Qua số liệu cho ta thấy tổng các khoản phải thu giảm dần trong đó 6 tháng đầu năm 2012 là 807.101.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 805.293.000 đồng, giảm hơn so năm 2012 là 1.808.000 đồng (giảm 0,22%) trong đó: Khoản phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 là 636.929.000 đồng, năm 2013 là 629.500.000 đồng, giảm hơn năm 2012 là 7.429.000 đồng (giảm 1,17%). - 6 tháng đầu năm 2013 khoản trả trước cho người bán tăng 4.039.000 đồng (tăng 40,39%) so với 6 tháng đầu năm 2012, do năm 2012 không phát sinh khoản trả trước cho người bán. - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 6 tháng đầu năm 2012 là 38.822.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 40.731.000 đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 1.912.000 đồng (tăng 4,93%). - Phải thu khác 6 tháng đầu năm 2012 là 18.150.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 19.470.000 đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 1.320.000 đồng (tăng 7,27%). - Khoản tạm ứng 6 tháng đầu năm 2012 là 1.650.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 13.550.000 đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 1.650.000 đồng (tăng 10,86%). - Khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược 6 tháng đầu năm 2013 so với năm 6 tháng đầu năm 2012 không phát sinh thêm. Vào tháng 3 năm 2013 mở rộng vi mô chi nhánh Phú Yên và văn phòng đại diện tại Bến Tre, Đồng Tháp công ty đã thõa thuận được không phải ký quỹ để đặt cọc tiền thuê nhà, nên số tiền bị chiếm dụng khoản này không tăng. - Đặc biệt vấn đề đáng quan tâm khi nhìn vào bảng phân tích là các khoản phải thu khách hàng tương đối lớn nói lên việc công ty bị các đối tác chiếm dụng vốn cao nhưng doanh nghiệp không tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, đây là thiệt hạy lớn nếu khoản này không thu hồi được ta sẻ rơi vào tình trạng lợi nhuận ảo trên sổ sách, chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhưng thực tế “không thu được đồng nào”.  Với tình hình nợ phải thu của công ty năm 2011, 2012 và 2013 như vậy, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng tuy giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn. Điều cấp thiết bây giờ là công ty cần phát huy hơn nữa hiệu quả công tác thu hồi nợ, phải tìm được các biện pháp khả thi hơn nhằm thu hồi công nợ được nhiều hơn, nhưng vẫn thu hút được khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. 4.1.1.2 Phân tích chi tiết tình hình công nợ phải thu Trên đây số liệu còn tổng quát, bao trùm các khoản mục công nợ phải thu của công ty, để chi tiết và thấy rõ hơn ta đi sâu vào nghiên cứu kết cấu tỷ trọng từng khoản mục phải thu. 3% 0% 3% 0% 4% 90% Năm 2011 5% 1% 2% 2% 12% 78% 6 tháng đầu năm 2013 4% 4% 0% 1% 8% 83% Năm 2012 Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác Tạm ứng Thế chấp, ký quỹ, ký cược (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013) Hình 4.3 Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phải thu Nhìn vào biểu đồ ta thấy khoản mục phải thu khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng công nợ phải thu và cũng là khoản ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi công nợ phải thu của công ty qua các năm. Ta tiếp tục đi sâu vào phân tích khoản này, để thấy được mức độ cũng như công tác thu hồi nợ qua các năm. * Xét về công tác thu nợ  Năm 2012 so với năm 2011 Bảng 4.3: Tình hình công nợ phải thu khách hàng năm 2011-2012 Đơn vị tính: 1.000 đồng So sánh năm Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012-2011 Mức độ 1. Số dư nợ đầu kỳ Tỷ lê (%) 258.090 1.162.434 904.344 350,40 2. Nợ phát sinh trong kỳ 1.982.688 2.591.039 608.351 30,68 3. Nợ thu được trong kỳ 1.078.344 2.684.572 1.606.228 148,95 4. số dư nợ cuối kỳ 1.162.434 1.068.901 (93.533) (8,05) 710.262 1.115.668 405.406 57,08 6. Vòng thu hồi nợ (vòng) 1,52 2,41 0,89 58,49 7. Kỳ thu tiền bình quân 237 150 (88) (36,90) 4.548 17.944 13.396 294,57 5. Số dư nợ bình quân 8. Mức thu tiền bình quân (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CVIC, năm 2011-2012) 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 Năm 2011 Năm 2012 1,000,000 500,000 0 Dư nợ đầu Nợ phát Nợ thu Dư nợ cuối kỳ sinh trong được trong kỳ kỳ kỳ (Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh công ty CVIC, năm 2011-2012) Hình 4.4 Tình hình phải thu khách hàng năm 2011-2012 Qua số liệu trên bảng 4.3 và hình 4.4 ta thấy: Nợ phải thu khách hàng tồn đầu kỳ tăng cao 904.344.000 đồng (tăng 350,4%) do năm 2011 công tác thu hồi nợ kém không thu được nợ phải chuyển qua đầu năm 2012 thu tiếp, nợ phát sinh trong kỳ cũng tăng 608.351.000 đồng (tăng 30,68%), trong khi khoản nợ đã thu được của các khách hàng trong năm 2012 tăng lên là 1.606.228.00 đồng (tăng 148,95%) làm cho mức thu nợ bình quân ngày tăng thêm 13.396.000 đồng (tăng 294,57%) và số dư nợ cuối kỳ giảm 93.533.000 (giảm 8,05 %), chính các khoản tăng giảm trên làm cho số dư nợ bình quân tăng là 405.406.000 đồng (tăng 57,08 %) và Tuy cả số dư nợ bình quân và mức thu nợ bình quân ngày năm 2012 đều tăng so với năm 2011 nhưng tỷ lệ tăng của mức thu nợ bình quân ngày tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của số dư nợ bình quân đồng thời số vòng quay thu hồi nợ quay nhanh hơn 0,89 vòng (tăng 58,49%), đã giúp cho số ngày thu hồi nợ giảm đi 88 ngày (giảm là 36,90%). Nhờ đó mà năm 2012, công ty đã tiết kiệm được vốn do giảm được nợ đọng trong khâu thanh toán, không bị khách hàng chiếm dụng với mức tiết kiệm là 1.172.246.000 đồng.  6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm năm 2012 Bảng 4.4 Tình hình phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 -2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng 6 tháng đầu năm Chỉ Tiêu So sánh 6 tháng đầu năm 2013-2012 Năm 2012 Năm 2013 1. Số dư nợ đầu kỳ 1.162.434 1.068.901 (93.533) (8,05) 2. Nợ phát sinh trong kỳ 1.120.274 1.626.776 506.502 45,21 3. Nợ thu được trong kỳ 1.645.779 2.066.177 420.398 25,54 4. số dư nợ cuối kỳ 636.929 629.500 (7.429) (1,17) 5. Số dư nợ bình quân 899.682 849.201 (50.481) (5,61) 1,83 2.43 0,6 33,01 98 74 (24) (24,82) 16.726 27.929 11.203 66,98 6. Vòng thu hồi nợ (vòng) 7. Kỳ thu tiền bình quân 8. Mức thu tiền bình quân Mức độ Tỷ lê (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) 2,500,000 2,000,000 1,500,000 6 tháng đầu năm Năm 2012 6 tháng đầu năm Năm 2013 1,000,000 500,000 0 Dư nợ Nợ phát Nợ thu đầu kỳ sinh trong được kỳ trong kỳ Dư nợ cuối kỳ (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Hình 4.5 Tình hình phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 Qua số liệu trên bảng 4.4 và hình 4.5 ta thấy: Nợ phải thu khách hàng tồn đầu kỳ giảm so với 2012 là 93.533.000 đồng (giảm 8,05%), nợ phát sinh trong kỳ tăng 506.502.000 đồng (tăng 45,21%) , nợ thu được trong kỳ tăng 402.398.000 đồng (tăng 25,54) làm cho mức thu tiền bình quân tăng thêm 11.203.000 đồng (tăng 66,98%) và số dư nợ cuối kỳ giảm 7.429.000 đồng (giảm 1,17%). Một bên là số dư nợ bình quân giảm giảm 50.481.000 đồng ( giảm 5,61%) một bên là mức thu tiền bình quân tăng làm cho vòng quay thu hồi nợ quay nhanh hơn 0,6 vòng (tăng 33,01%), dẫn đến kỳ thu tiền bình quân giảm được 24 ngày (giảm 24,82%). Nhờ đó mà năm 2013, công ty đã tiết kiệm được vốn do giảm được nợ đọng trong khâu thanh toán, không bị khách hàng chiếm dụng với mức tiết kiệm là 286.872.000 đồng đồng. * Xét về mức độ hoàn thành kế hoạch thời gian thu nợ Do đặt trưng của ngành thẩm định - giám định không thể thu tiền được ngay, cộng với việc công ty mới thành lập, nên công ty luôn thực hiện chính sách chả trậm cho tất cả khách hàng nhưng không được vượt qua tiêu chuẩn cho phép 60 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được bản chính chứng thư thẩm định - giám định. + Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2011 là 237 ngày đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép 117 ngày. Điều này cho thấy tốc độ hoán đổi thành tiền hiện nay rất chậm, tình trạng nợ đọng dây dưa, kéo dài, công ty chưa có chính sách hấp dẫn để khách hàng trả tiền trước cũng như thời hạn tín dụng mà công ty chấp nhận cho họ. + Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2012 là 150 ngày, giảm hơn so với năm 2011 là 88 ngày (giảm 36,9%). Đây được xem là điều đáng mừng ,công tác thu được nợ đánh giá cao, thời gian thu hồi nợ được rút ngắn đáng kể là sự nỗ lực hết mình của toàn thể công ty khi đứng trước tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn vào năm 2011, đồng thời còn nói lên chính sách thu nợ công ty đang áp dụng đang phát huy tác dụng tốt không những thu hết nợ phát sinh trong năm 2012 mà còn thu thêm nợ tồn năm 2011. Tuy nhiên xét về thời gian thu nợ thì vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép 90 ngày. + 6 tháng đầu năm 2013 trên nền tảng kế thừa và phát huy hiệu quả thu hồi nợ năm 2012 cộng với việc công ty đã có chổ đứng trên thị trường có sự “sàn lọc khách hàng”, số ngày thu tiền bình quân chỉ còn 74 ngày công tác thu hồi nợ ngày càng phát huy theo chiều hướng tốt, chẳng những thu hết nợ phát sinh trong kỳ năm 2013 mà còn thu hồi khoản 50% nợ đọng còn lại của năm 2012. Nếu so với 6 tháng đầu năm 2012 số ngày thu hồi nợ đã giảm được 24 ngày (giảm 24,82%).Tuy nhiên xét về thời gian thu nợ thì vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, vẫn vượt qua tiêu chuẩn cho phép 14 ngày, nhưng đây là dấu hiệu hết sức đáng mừng, chính sách tín dụng của ta được khách hàng chấp nhận thanh toán, nên tốc độ hoán đổi thành tiền các khoản phải thu tương đối nhanh, sau 6 tháng đầu năm 2013 đã thu hồi được một lượng lớn nợ tồn đọng hứa hẹn đến cuối năm công tác thu nợ sẻ hoàn thành được kế hoạch thu tiền cũng như kế hoạch thời gian.  Qua đây ta thấy công tác thu hồi nợ của công ty đạt hiệu quả, tăng dần qua các năm, năm sau tốt hơn năm trước tuy số công nợ bị khách hàng đang chiếm dụng vẫn còn cao nhưng đây cũng là kết quả nổ lực hết mình của tập thể công ty nói chung và đội ngũ nhân viên trong công tác thu nợ nói riêng. 4.1.1.3 Chính sách và quy trình quản lý công nợ phải thu tại công ty  Chính sách quản lý công nợ phải thu * Trách nhiệm của Tổng giám đốc: Xây dựng và ban hành quyết định quản lý các khoản phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc theo dõi thu hồi, thanh toán các khoản công nợ. Tổng giám đốc quyết định mức bồi thường thiệt hạy, kỷ luật đối với tập thể các nhân liên quan. * Trách nhiệm của kế toán trưởng: Có trách nhiệm đôn đốc kế toán công nợ theo dõi các khoản nợ phải thu theo chuẩn mực kế toán, xác định các khoản nợ quá hạn khó đòi có khả năng mất vốn và xác định nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân tập thể báo cáo Tổng giám đốc. * Thủ trưởng đơn vị và phụ trách kế toán tại chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty: Có trách nhiệm theo dõi và quản lý công nợ phát sinh tại đơn vị mình.  Chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ và thu tiền - Khách hàng: Chính sách này áp dụng cho toàn thể khách hàng có tư cách pháp nhân có nhu cầu. - Phương thức bán hàng, cung cấp dịch vụ: Công ty cung cấp dịch vụ thẩm định và giám định dưới hình thức trả chậm. Kế toán công nợ có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thu hồi công nợ. Trưởng phòng thẩm định và giám định quyết định thời hạn và điều kiện khách hàng được hưởng chính sách tín dụng của công ty sau khi tiếp xúc với khách hàng và giới thiệu về gói dịch vụ của công ty nhưng thời gian không được vượt quá nợ tiêu chuẩn là 60 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được bản chính chứng thừ thẩm định - giám định. - Hóa đơn giá trị gia tăng: công ty sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng tự in (được bộ tài chính chấp nhận), nhân viên kế toán phát hành hóa đơn khi thu tiền khách hàng. Trong trường hợp khách hàng được hưởng chính sách trả chậm thì hóa đơn GTGT được phát hành cùng ngày với ngày 2 bên tiến hành thanh lý hợp đồng. - Chứng từ sử dụng: Giấy yêu cầu thẩm định, giấy yêu cầu giám định, hợp đồng thẩm định và giám định, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, giấy báo có ngân hàng, thư xác nhận công nợ, giấy đề nghị thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, báo cáo tổng hợp công nợ quá hạn, bảng tổng hợp công nợ, báo cáo tổng hợp doanh thu, bảng kê thu tiền. - Giá bán: áp dụng theo biểu phí hiện hành quy định tại công ty. - Xác nhận dư nợ và tuổi nợ: Các khoản phải thu được đánh theo tuổi nợ. Vào ngày thứ 25 kế toán công nợ công ty sẻ tiến hành gửi thư xác nhận công nợ và tuổi nợ đến khách hàng. - Nợ quá hạn thanh toán: Tuổi nợ của khách hàng có dư nợ chưa thanh toán vượt quá tuổi nợ tiêu chuẩn 60 ngày. - Nợ khó đòi: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, công ty đã dùng nhiều cách nhưng chưa thu được hay trường hợp nợ quá hạn chưa tới 2 năm nhưng khách hàng nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản người nợ có dấu hiệu bỏ chốn, bị pháp luật truy tố.  Quy trình phải thu  Quy trình ghi nhận công nợ phải thu Nhận đề nghị yêu cầu ghi nhận công nợ Bước 1 KTCN kiểm tra đề nghị Bước 2 Kiểm tra KH có khoản trả trước hay không Xuất hóa Đơn GTGT Theo dõi chi tiết trên sổ Nhật ký, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, Bước 3 Bước 4 Bước 5 (Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC) Hình 4.6 Quy trình ghi nhận công nợ phải thu Giải thích: Bộ phận các phòng ban có phát sinh công nợ lập yêu cầu đề nghị ghi nhận công nợ với KTCN. KTCN tiến hành kiểm tra xem có đủ điều kiện ghi nhận công nợ không, tính hợp lệ của hồ sơ, chứng từ gốc, hợp đồng kinh tế giữa công ty và khách hàng, giấy yêu cầu xuất hóa đơn do phòng Tổng hợp lập trình Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc ký duyệt. Nếu hồ sơ không hợp lệ KTCN có trách nhiệm thông tin lại cho bộ phận đơn vị yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ KTCN tiến hành kiểm tra xem khách hàng có khoản trả trước hay không dựa vào sổ chi tiết phải thu khách hàng chứng từ đối chiếu là phiếu thu (thu bằng tiền mặt), giấy báo có ngân hàng (thu bằng tiền gửi). Sau khi xem xét kỹ tính hợp lý, hợp lệ hồ sơ, KTCN tiến hàng xuất hóa đơn GTGT số tiền căn cứ theo giấy đề nghị xuất hóa đơn từ phòng Tổng hợp yêu cầu và bảng thu phí dịch vụ hiện hành tại công ty. Kẹp liên 2 hóa đơn GTGT cùng với hồ sơ trình Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc ký, sau đó giao toàn bộ cho phòng Tổng hợp. KTCN theo dõi chi tiết trên sổ Nhật ký bán hàng, cung cấp dịch vụ, và sổ chi tiết phải thu khách hàng, định kỳ 7 ngày từ sổ chi tiết phải thu khách hàng tiến hành vào sổ Tổng hợp phải thu khách hàng để theo dõi liên tục.  Quy trình lập báo cáo công nợ và đối chiếu công nợ KTCN lập báo cáo công nợ Bước 1 Trình Kế toán Trưởng và Giám đốc ký duyệt Bước 2 Gửi và nhận lại biên bản đối chiếu công nợ khách hàng Bước 3 Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng Bước 4 (Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC) Hình 4.7 Quy trình lập báo cáo công nợ và đối chiếu công nợ Giải thích: Căn cứ vào báo cáo tổng hơp doanh thu, bảng kê thu tiền (giấy báo có và phiếu thu do kế toán tổng hợp cung cấp) để lập báo cáo tổng hợp và chi tiết công nợ phải thu hàng tháng, căn cứ vào báo cáo công nợ phải thu KTCN kiểm tra đối chính sách bán hàng cung cấp dịch vụ. Vào ngày 25 hàng tháng KTCN tiến hành lập báo cáo công nợ chi tiết từng khách hàng, báo cáo công nợ quá hạn, bản đối chiếu công nợ từng khách hàng gần đến hạn (thay cho thư nhắc nợ) để trình Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. Sau đó chuyển bản đối chiếu công nợ đến khách hàng chủ yếu thông qua Fax, nhận lại phản hồi của khách hàng đồng ý hoặc không đồng ý ký nhận vào biên bản đối chiếu, trong trường hợp phát sinh chênh lệch giữa số phải thu của công ty và khách hàng 2 bên cùng tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết.  Quy trình thu hồi công nợ phải thu Nhận được thông báo nộp tiền Bước 1 Đối chiếu công nợ Phải thu Bước 2 Cập nhật vào bảng kê thu tiền và Sổ chi tiết Bước 3 Chuyển chứng từ sang Kế toán thanh toán Bước 4 (Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC) Hình 4.8 Quy trình thu hồi công nợ phải thu Giải thích: KTCN nhận được thông báo nộp tiền (Giấy báo có ngân hàng, Phiếu thu) từ kế toán thanh toán, KTCN tiến hành đối chiếu công nợ phải thu của từng khách hàng trên sổ chi tiết phải thu khách hàng và thư xác định công nợ được 2 bên ký duyệt. KTCN cập nhật số tiền khách hàng thanh toán trên sổ chi tiết từng khách hàng để thao dõi. Sau đó KTCN chuyển liên thứ 3 hóa đơn GTGT và chứng từ thanh toán Phiếu thu, Giấy báo có ngân hàng cho kế toán thanh toán để ghi nhận sổ kế toán.  Quy trình thu hồi công nợ phải thu quá hạn Báo cáo công nợ quá hạnthu Bước 1 Giấy đề nghị thu hồi nợ quá hạn Bước 2 Trình Kế toán và Giám đốc ký duyệt Bước 3 KTCN tiến hành các biện pháp thu nợ và đồng thời ngưng cấp dịch vụ Bước 4 (Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC) Hình 4..9 Quy trình thu hồi công nợ phải thu quá hạn Giải thích: Căn cứ vào báo cáo công nợ quá hạn, căn cứ vào quy định nợ quá hạn của công ty. KTCN lập đề nghị thanh toán nợ quá hạn trình Kế toán trưởng ký duyệt sau đó trình Giám đốc ký duyệt. Nhân viên thu nợ và KTCN tổ chức tốt việc đôn đốc và thu hồi nợ của khách hàng có dư nợ quá hạn đồng thời ngưng cung cấp thêm dịch vụ đối với các khách hàng này. + Ngay khi hết hạn thanh toán KTCN viết công văn nhắc nhỡ gửi cho khách hàng. + Sau 7 ngày hết hạn thanh toán gọi điện thoại trực tiếp người có trách nhiệm thanh toán của công ty khách hàng nhắc nhỡ, đôn đốc thanh toán. + Cử nhân viên thu nợ đến công ty khách hàng nhờ thanh toán. + Cuối cùng nếu không thanh toán sẻ đưa ra tóa án kinh tế để giải quyết đồng thời trong thời gian này ngưng cung cấp tín dụng tiếp cho khách hàng. 4.1.2 Phân tích và đánh giá tình hình công nợ phải trả 4.1.2.1 Phân tích khái quát công nợ phải trả  Tình hình công nợ phải trả năm 2012 so với năm 2011 Bảng 4.5: Tình hình công nợ phải trả năm 2011-2012 Đơn vị tính: 1.000 đồng So sánh năm Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012-2011 Mức độ I - Nợ ngắn hạn Tỷ lê (%) 414.387 331.547 (82.840) (19,99) 1. Phải trả người bán 85.692 33.647 (52.045) (60,73) 2. Người mua ứng trước 12.645 75.960 63.315 500,71 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 38.650 31.690 (6.960) (18,01) 265.750 177.900 (87.850) (33,06) 11.650 12.350 700 6,01 II - Nợ dài hạn 0 0 0 0 III - Nợ khác 0 0 0 0 4. Phải trả lương công nhân viên 5. Phải trả khác (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2012) 300,000 Phải trả người bán Người mua ứng trước Thuế và các khoản phải nộp NN Phải trả lương công nhân viên Phải trả khác 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 Năm 2011 Năm 2012 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2012) Hình 4.10 Tình hình nợ phải trả năm 2011-2012 Thông qua bảng 4.5 và hình 4.10 ta thấy: Nợ ngắn hạn chiếm toàn bộ các khoản nợ phải trả của Công ty trong cả 2 năm 2011 và 2012, công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn và nợ khác. Nhìn chung nợ phải trả năm sau giảm hơn năm trước năm 2012 so với 2011 giảm 88.284.000 đồng (giảm (19,99%). Trong đó: - Nhìn vào bảng ta dễ thấy công ty cố gắng thanh toán nợ với bạn hàng và nhà cung cấp để giữ lòng tin từ họ nhưng lại rất chậm trong việc thanh toán lương cho công nhân viên bằng chứng là dư nợ công nhân viên chiếm hơn 50% trong tổng các khoản phải trả qua các năm: Năm 2011 khoản nợ này là 265.750.000 đồng, do năm 2011 công ty mới thành lập 2 tháng trước đó, nên có rất nhiều khoản phải chi đặc biệt chi bằng tiền mặt làm cho số tiền tồn quỹ không nhiều chỉ còn 150.092.000 đồng, nếu dùng để trả lương cho nhân viên thì sẽ không đảm bảo được số tiền mặt phải có trong quỹ của công ty, còn nếu rút tiền gửi ngân hàng để trả lương cho nhân viên thì cũng không đảm bảo được số tiền cần thiết khi giao dịch với các đối tác vì số tiền gửi chỉ còn 250.00.000 đồng, đến năm 2012 khoản nợ này là 177.900.000 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 87.850.000 đồng, giảm là do năm 2012 công tác thu hồi nợ phải thu khách hàng được đẩy mạnh thu dứt điểm nợ phải thu trong kỳ mà con thu thêm được một phần nợ tồn của năm 2011 nên có được một lượng tiền thanh toán phần nào lương cho nhân viên, tuy thanh toán nợ được không nhiều, vẫn còn ở tình trạng nợ nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng nói lên công ty cũng có quan tâm đến đời sỗng công nhân viên. - Phải trả người bán năm 2011 là 85.692.000 đồng, năm 2012 là 33.647.000 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 52.045.000 (giảm 60,73%). Người mua ứng trước năm 2011 là 12.645.000 đồng, năm 2012 là 75.960.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 63.315.000 (tăng 500,71%). Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2011 là 38.650.000 đồng, năm 2012 là 31.690.000 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 6.960.000 (giảm 18,01%). Phải trả khác năm 2011 là 11.650.000 đồng, năm 2012 là 12.350.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 700.000 (tăng 6,01%).  Phân tích tình hình công nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Bảng 4.6: Tình hình công nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng 6 tháng đầu năm Chỉ Tiêu So sánh 6 tháng đầu năm 2013-2012 Năm 2012 Năm 2013 317.771 225.676 (105.871) (31,93) 3.607 0 (33.647) (100) 2. Người mua ứng trước 43.230 78.965 35.735 47,04 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 21.623 11.965 (19.725) (62,24) 243.368 130.590 (47.310) (26,59) 5.943 4.156 (8.194) (66,35) II - Nợ dài hạn 0 0 0 0 III - Nợ khác 0 0 0 0 I - Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán 4. Phải trả lương công nhân viên 5. Phải trả khác Mức độ Tỷ lê (%) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) 300,000 250,000 Phải trả người bán Người mua ứng trước Thuế và các khoản phải nộp NN Phải trả lương công nhân viên Phải trả khác 200,000 150,000 100,000 50,000 0 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Hình 4.11 Tình hình công nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2012-2013 Thông qua bảng 4.6 và hình 4.11 ta thấy: Năm 2013 nợ ngắn hạn tiếp tục chiếm toàn bộ các khoản nợ phải trả của Công ty, không phát sinh các khoản nợ dài hạn và nợ khác. Nhìn chung nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2013 giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 105.871.000 đồng (giảm (31,93%). - Năm 2013 khoản nợ lương này là 130.590.000 đồng, năm 2012 là 243.368.000 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 47.310.000 đồng (giảm 26,59%). Song khoản nợ lương công nhân viên cũng còn rất cao. Điều này là không tốt đối với công ty vì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tính trì trệ, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc của công nhân viên khi Công ty không thanh toán kịp thời tiền lương cho họ, ảnh hưởng đến mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới, đó là rào cảng công ty không thể khai thác tối đa tiềm lực của nhân viên mình. - Phải trả người bán 6 tháng đầu năm 2012 chỉ còn 3.367.000 đồng, năm 2013 là đã thanh toán dứt nợ cho người bán, mà còn ứng trả trước cho người bán là 4.039.000 đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác thanh toán các khoản phải trả người bán, giữ được chữ tín trong quan hệ làm ăn với các bạn hàng và tránh phải chịu mức lãi suất do nợ quá hạn, khoản chiếm dụng của công ty với khách hàng rất thập, công ty thường dung tiền mặt thanh toán ngay. - Người mua ứng trước 6 tháng đầu năm 2012 là 43.230.000 đồng, 6 tháng đầu năm năm 2013 là 78.965.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 35.735.000 (tăng 47,04%). Đây là khoản tiền mà công ty chiếm dụng hợp pháp của khách hàng. Qua đây nói lên uy tín công ty ngày càng được nâng cao, lĩnh vực thẩm định – giám định công ty đã có chỗ đứng trên thị trường. - Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước được thể hiện qua “ Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước “ không ngừng giảm, 6 tháng đầu năm 2012 là 21.623.000 đồng, 6 tháng đầu năm năm 2013 là 11.965.000 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 19.725.000 (giảm 62,24%). Mặc dù công ty mới thành lập được không lâu, việc thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi nhưng ban giám đốc công ty luôn ý thức được nghĩa vụ của mình đối với nhà nước thông qua việc “nộp thuế đúng và đủ” điều này đáng được biểu dương, không như nhiều doanh nghiệp hiện nay tìm đủ mọi cách trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước một con số không nhỏ. - Phải trả khác năm 6 tháng đầu năm 2012 là 5.943.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 4.156.000 đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 8.194.000 (tăng 66,35%). Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2012 và năm 2013 công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trước chủ nợ và ngân sách nhà nước, đã chú trọng tích cực thanh toán các khoản nợ phải trả, hạn chế khoản nợ kéo dài, dây dưa, bên cạnh đó mặt dù công ty mới thành lập và liên tục mở rộng vi mô từ Nam ra Bắc thì vấn đề thiếu vốn là đều không thể tránh khỏi, nhưng công ty hiện tại vẫn chưa đi vay khoản nào nên không phải chịu thêm chi phí lãi vay đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên công ty cần khắc phục hơn nữa tình trạng nợ lương của công nhân viên và khoản nợ người bán để có thể đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Đặt biệt khoản nợ công nhân viên cần có biện pháp thanh toán sớm chỉ được chiếm dụng trong thời gian ngắn nhưng nếu để lâu sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như niềm tin người lao động đối với công ty. Qua phân tích tổng quát ta nhận thấy nợ lương chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ phải trả đồng thời do đặt trưng của ngành dịch vụ thẩm định – giám định giá, ta sẻ tiếp tục phân tích chi tiết khoản này để biết tình hình tăng giảm khoản nợ này cũng như thời gian trung bình công ty thanh toán cho công nhân viên, có hoàn thành đúng kế hoạch thanh toán tiền mà công ty hoạch định hay không. 4.1.2.2. Phân tích chi tiêt công nợ phải trả công nhân viên Trên đây số liệu còn tổng quát, bao trùm các khoản mục công nợ phải trả của công ty, để chi tiết và thấy rõ hơn ta đi sâu vào nghiên cứu kết cấu tỷ trọng từng khoản mục phải trả. 0% 3% 0% 21% 3% 4% 10% 23% 54% 64% 9% 9% Năm 2011 Năm 2012 0% 2%0% 35% 58% 5% Phải trả người bán Người mua ứng trước Thuế và các khoản phải nộp NN Phải trả lương công nhân viên Vay ngắn hạn Phải trả khác 6 tháng đầu năm 2013 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm công ty CVIC, 2011-2013) Hình 4.12 Biểu đố tỷ trọng các khoản mục phải trả Nhìn vào biểu đồ ta thấy khoản công nợ phải trả công nhân viên là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng công nợ phải trả và cũng là khoản ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cũng như kết cấu công nợ phải trả của công ty qua các năm. Vì loại hình kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ Thẩm định – Giám định nên chi phí cấu thành một sản phẩm dịch vụ chủ yếu là “chất sám con người” hay nói rõ hơn chính là lương người lao động. Ta tiếp tục đi sâu vào phân tích khoản này, để thấy được mức độ cũng như công tác trả nợ qua các năm. * Xét về tình hình nợ và công tác trả nợ  Năm 2012 so với năm 2011 Bảng 4.7 Tình hình công nợ phải trả công nhân viên năm 2011-2012 Đơn vị tính: 1.000 đồng So sánh năm Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012-2011 Mức độ 1. Số dư nợ đầu kỳ Tỷ lê (%) 36.580 265.750 229.170 626,49 2. Nợ phát sinh trong kỳ 499.020 561.356 62.336 12,49 3. Nợ đã trả trong kỳ 269.850 649.206 379.356 140,58 4. Nợ phải trả cuối kỳ 265.750 177.900 (87.850) (33,06) 5. Số dư nợ bình quân 151.165 221.825 70.660 46,74 6. Vòng thanh toán nợ (vòng) 1,79 2,93 1,14 63,95 7. Kỳ trả tiền bình quân (ngày) 202 123 (79) (39) 1.338 5.278 3.940 294,42 8. Mức trả tiền bình quân (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CVIC, năm 2011-2012) 700000 600000 500000 400000 Năm 2011 300000 Năm 2012 200000 100000 0 Số dư nợ đầu kỳ Nợ phát sinh trong kỳ Nợ đã trả Nợ phải trả trong kỳ cuối kỳ (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2012) Hình 4.12 Tình hình nợ phải trả công nhân viên năm 2011-2012 Qua số liệu trên bảng 4.7 và hình 4.12 ta thấy: Năm 2012 nợ đầu kỳ, nợ phải trả và nợ đã trả trong kỳ đều tăng hơn so với năm 2011 trong đó: Nợ đầu kỳ tăng 229.170.000 đồng (tăng 626,49%), nợ phát sinh trong kỳ tăng là 62.336.000 đồng (tăng 12,49), Nợ đã trả trong kỳ tăng 379.356.000 đồng (tăng 140,58%), Do năm 2012 tốc độ thanh toán khoản phải trả tăng nhanh hơn khoản phát sinh nên số dư nợ cuối kỳ giảm hơn so với năm 2011 là 87.850.000 đồng (giảm 33,06%). Nhưng do năm 2012 nợ tồn đầu kỳ tăng cao hơn 2011 gấp 629,49% nên làm cho dư nợ bình quân tăng hơn năm 2011 là 70.660.000 đồng (tăng 46,74%). Từ nguyên nhân do năm 2012 mức thanh khoản nợ đã trả trong kỳ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dư nợ bình quân nên số vòng quay trả nợ tăng hơn so với năm 2011 là 1,14 vòng (tăng 63,95%). So với số ngày trong kỳ phân tích là 360 ngày, vòng quay tăng dần nên số ngày bình quân trả lương cho người lao động được rút ngắn qua các các năm rõ rệt trong đó: năm 2012 giảm hơn năm 2011 là 79 ngày (giảm 39%). Làm cho mức trả nợ bình quân ngày tăng năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 3.940.000 đồng (tăng 294,42%).  6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Bảng 4.8: Tình hình phải trả công nhân viên 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng 6 tháng đầu năm Chỉ Tiêu So sánh 6 tháng đầu năm 2013-2012 Năm 2012 Năm 2013 1. Số dư nợ đầu kỳ 265.750 117.900 (147.850) (0,56) 2. Nợ phát sinh trong kỳ 386.300 468.920 82.620 0,21 3. Nợ đã trả trong kỳ 408.682 456.230 47.548 0,12 4. Nợ phải trả cuối kỳ 243.368 130.590 (112.778) (0,46) 5. Số dư nợ bình quân 254.559 124.245 (130.314) (0,51) 6. Vòng thanh toán nợ (vòng) 1,61 3,67 2,07 1,29 7. Kỳ trả tiền bình quân (ngày) 112 49 (63) (0,56) 3.645 9.307 5.662 1,55 8. Mức trả tiền bình quân Mức độ Tỷ lê (%) (Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) 500000 400000 300000 6 tháng đầu năm Năm 2012 200000 6 tháng đầu năm Năm 2013 100000 0 Số dư nợ Nợ phát Nợ đã trả Nợ phải đầu kỳ sinh trong kỳ trả cuối trong kỳ kỳ (Nguồn: Bảng cân đối kế toán CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Hình 4.13 Tình hình công nợ phải trả 6 tháng đầu năm 2012-2013 Qua bảng số liệu 4.8 và hình 4.13 trên ta thấy: 6 tháng đầu năm 2013 nợ đầu kỳ giảm 147.850.000 đồng (giảm 0,56%), nợ phát sinh trong kỳ tăng 82.620.000 đồng (tăng 0,21%), nợ đã trả trong kỳ tăng 47.548.000 đông (tăng 0,12%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy tốc độ thanh khoản trả nợ 6 tháng đầu năm 2013 chậm hơn tốc độ tăng nợ trong kỳ nhưng do nợ đầu kỳ được giảm mạnh nên làm cho dư nợ cuối kỳ giảm 112.778.000 đồng (giảm 0,46%) từ đó dư nợ bình quân cũng giảm theo là 130.314.000 đồng (0,51%). Một bên là tốc độ thanh khoản trả nợ tăng còn một bên dư nợ bình quân lại giảm nên làm cho số vòng quay trả nợ quay nhanh tăng 2,07 lần (tăng 1,29%). Với kỳ phân tích là 6 tháng đầu năm (nên tổng ngày phân tích là 180 ngày) so với số vòng quay tăng nhanh nên số ngày bình quân trả lương cho người lao động được rút ngắn rõ rệt giảm được 63 ngày (giảm 0,56%), làm cho mức trả nợ bình quân ngày tăng 5.662.000 đồng (tăng 1,55%). Như vậy, qua phân tích nhìn chung công ty đã cố gắng thanh toán tiền lương phải trả cho người lao động không có ý định để nợ dây dưa kéo dài bằng chứng là số ngày thanh toán cho người lao động giảm mạnh qua các năm, đặt biệt năm 2013 số ngày thanh toán nợ lương cho nhân viên chỉ còn 49 ngày giảm hơn rất nhiều so với những năm trước.Tuy nhiên công ty cần cố gắng hơn nữa trong công tác thanh toán lương cho nhân viên, đây không phải là nguồn chiếm dụng vốn tốt nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động cũng như uy tính của công ty, với tình trạng hiện nay nếu kéo dài khó giữ chân được người lao động có năng lực và nghiệp vụ chuyên môn cao. 4.1.2.3 Chính sách quản lý và thanh toán công nợ phải trả - Mọi khoản nợ của công ty Kế toán trưởng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ kế toán công nợ có trách nhiệm phải theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả cho từng chủ nợ. Trong đó các khoản nợ phải trả của công ty phải được phân loại thành nợ ngắn hạn và dài hạn, căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả để phân loại. - Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản phải trả, thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng hoặc theo biên bản đối chiếu chứng từ khác đã thỏa thuận, ưu tiên thanh toán những khoản nợ bên ngoài công ty không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn mất uy tín công ty. - Những chủ nợ mà công ty có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán đứng đầu là kế toán trưởng phải kiểm tra đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có có xác nhận bằng văn bản với các chủ nợ. - Thường xuyên kiểm kê đối chiếu các khoản công nợ với chủ nợ, đồng thời tiến hành đánh giá theo quy định hiện hành để kịp thời phát hiện các khoản nợ quá hạn tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. - Thường xuyên xem xét, đánh giá khả năng thanh toán nợ của công ty, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán công nợ để có hướng khắc phục kịp thời tránh phát sinh các khoản nợ quá hạn. 4.1.3 Phân tích tình hình phải thu so với phải trả Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ ta cần so sánh tổng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào.  Tình hình biến động phải thu so với phải trả năm 2011-2012 Bảng 4.9: Tình hình biến động khoản phải thu so với phải trả năm 2011-2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm 2011 Chỉ tiêu 6/2011 Năm 2012 12/2011 6/2012 Năm 2013 12/2012 6/2013 Tổng nợ phải thu 823.936 1.289.367 807.101 1.279.840 805.293 Tổng nợ phải trả 334.540 414.387 317.771 331.547 225.676 2,46 3,11 2,54 3,86 3,57 Hệ số khái quát công nợ (lần) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013) 5 3,86 4 3,11 3 2 2,46 3,57 2,54 Hệ số khái quát công nợ 1 0 6/2011 12/2011 6/2012 12/2012 6/2013 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013) Hình 4.14 Tình hình biến động phải thu so với phải trả năm 2011-2013 Qua bảng 4.11 và hình 4.14 ta thấy công nợ phải thu và phải trả đều xu hướng giảm: Công nợ năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011 trong đó: tổng nợ phải thu giảm 9.527.000 đồng (giảm 0,74%), tổng nợ phải trả giảm 82.840.000 đồng (giảm 19,99%). Nếu so về tốc độ giảm của công nợ thì nợ phải trả giảm mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm nợ phải thu nên làm cho số vốn công ty bị chiếm dụng nhiều hơn số vốn đi chiếm dụng, năm 2011 con số này là 3,11 lần, năm 2012 là 3,86 lần tăng hơn 0,75 lần so với năm 2011. Hệ số khái quát công nợ biểu diễn trên hình 4.14 cho ta thấy tình hình vốn công ty bị chiếm dụng 6 tháng cuối năm tăng cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm, trong khi 6 tháng đầu năm 2011 số này là 2,46 lần, thì đến cuối năm lại tăng hơn đầu năm là 0,65 lần, năm 2012 đầu năm là 2,54 lần đến cuối năm tăng nhanh 1,32 lần, 6 tháng đầu năm 2013 là 3,57 lần giảm nhẹ hơn so với cuối năm 2012 là 0,29 lần, nhưng tăng 1,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng 1,11 lần so với 6 tháng đầu năm 2011, dự đoán theo hướng biến động mà hình 4.14 biểu diễn nếu công ty không có biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ hơn nữa rất có thể cuối năm hệ số này còn tăng. 4.2 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG 4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011-2013 Bảng 4.10 : Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm 2011 Chỉ Tiêu 6/2011 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Năm 2012 12/2011 6/2012 Năm 2013 12/2012 1.157.888 1.648.748 2.018.183 2.310.598 6/2013 2.040.733 Vốn bằng tiền 333.952 359.381 1.211.082 1.030.758 Nợ phải trả ngắn hạn 334.540 414.387 317.771 331.547 225.676 Hệ số thanh khoản hiện hành (lần) 3,46 3,98 6,35 6,97 9,04 Hệ số thanh khoản tức thời (lần) 1,00 0,87 3,81 3,11 5,47 1.235.440 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013) 10 9,04 8 6,35 6,97 6 3,81 4 3,46 3,98 3,11 2 1,00 0 5,47 Hệ số thanh khoản hiện hành Hệ số thanh khoản tức thời 0,87 6/2011 12/2011 6/2012 12/2012 6/2013 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013) Hình 4.15 Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013 Qua bảng 4.12 và hình 4.15 ta thấy trong ngắn hạn công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh và tức thời trong đó: - Khả năng thanh toán hiện hành: Ta thấy qua các năm khả năng thanh toán của công ty đều tăng trong đó: Năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có sẵn 3,98 đồng tài sản lưu động có khả năng thanh toán nhanh, năm 2012 khoản này là 6,97 đồng, tăng hơn năm 2011 là 2,99 đồng. Nhìn vào hình ta dễ thấy khoản tăng nhanh bắt đầu vào 6 tháng đầu năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có đến 6,35 đồng TSLĐ để thanh toán nhanh, tăng hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 2,89 đồng. 6 tháng đầu năm 2013 khoản này tiếp tục tăng là 9,04 đồng. Khoản tăng này là dấu hiệu đáng mừng vì đây là khoản tăng bền vững nhìn vào bảng 4.12 ta thấy vốn bằng tiền tăng mạnh chiếm hơn 50% trong tổng TSLĐ, tiền mặt tăng là do thu được các khoản phải thu từ khách hàng không phải từ khoản vay mà có. Tuy khả năng thanh toán rất cao nhưng cũng cần chú trọng đến khoản phải thu khách hàng khoản chiếm tỷ trọng cao trong TSLĐ tại công ty vì hiện tại khả năng chuyển đổi thành tiền từ khoản này chưa cao lắm như đã phân tích ở phần trên. - Khả năng thanh khoản tức thời: Vốn bằng tiền công ty nắm giữ luôn tăng dần: Năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 671.377.000 đồng (tăng 186,81%). 6 tháng đầu năm 2011 khoản tiền mặt công ty chỉ vừa đủ thanh toán tức thời khoản nợ ngắn hạn phải trả, vì mới thành lập nên công ty có rất nhiều khoản phải chi và mua sắm, đến cuối năm 2011 cứ 1 đồng nợ phải trả ngắn hạn công ty chỉ còn 0,87 đồng lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời. Đây là thời điểm khó khăn nhất của công ty không đủ tiền để thanh toán nợ mà chủ yếu là nợ lương vì công ty luôn ưu tiên thanh toán nợ bên ngoài nên thời điểm này nợ đối tác không nhiều. Đến 6 tháng đầu năm 2012 tình hình rất khả quan khi lượng tiền mặt tại công ty tăng nhanh do công tác thu nợ khách hàng đạt hiệu quả chứ không phải tăng từ việc đi vay nợ, lúc này công ty có đến 3,81 lần khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phải trả vào bất kỳ thời điểm nào, cuối năm 2012 giảm còn 3,11 lần nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 khả năng thanh toán lên đến 5,47 lần. Điều này nếu so sánh với tiêu chuẩn đưa ra là tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 0,5 thì tuy năm 2011 lượng tiền mặt còn lại công ty không nhiều nhưng công ty đều có sẵn tiền để thanh toán. Riêng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì khả năng thanh toán nợ rất cao vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. 4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn năm 2011-2013 Bảng 4.11 : Tình hình khả năng thanh toán trong dài hạn năm 2011-2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ Tiêu Năm 2011 6/2011 1. Nợ phải trả ngắn hạn Năm 2012 12/2011 6/2012 Năm 2013 12/2012 6/2013 334.540 414.387 317.771 331.547 225.676 2. Vốn chủ sở hữu 5.210.689 5.645.689 6.027.525 6.634.959 6.511.038 3. Tổng nguồn vốn 5.545.229 6.060.076 6.345.296 6.966.506 6.736.714 4. Tỷ lệ tự tài trợ 0,94 0,93 0,95 0,95 0,97 5. Tỷ lệ nợ 0,06 0,07 0,05 0,05 0,03 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013) Hình 4.16 Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013 - Hệ số thanh toán lãi vay: Có thể nói trong môi trường kinh doanh hiện nay để tìm một công ty không là ”con nợ” của ngân hàng là rất ít. Công ty CVIC thuộc vào số ít đó, từ khi thành lập đến nay công ty không phát sinh khoản vay ngân hàng ngắn hay dài hạn chủ yếu hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu. Ta tiếp tục xem xét liệu việc công ty không phát sinh khoản vay là do khả năng tự tài trợ vốn của công ty hay lấy từ khoản đi chiếm dụng nợ bù đấp mà được. 1.2 0.95 0.95 1.0 0.8 0.97 0.94 0.93 0.6 Tỷ lệ tự tài trợ Tỷ lệ nợ 0.4 0.2 0.0 0.06 0.07 0.05 0.05 0.03 6/2011 12/2011 6/2012 12/2012 6/2013 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013) Hình 4.17 Tình hình khả năng thanh toán trong dài hạn năm 2011-2013 - Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ: Qua hình 4.16 trên ta thấy, Trong đó khả năng tự tài trợ chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ. Năm 2011 một đồng vốn hoạt động kinh doanh có 0,93 đồng vốn chủ sở hữu, chỉ có 0,07 đồng vốn nợ phải trả, năm 2012 là 0,95 đồng vốn chủ sở hữu, chỉ có 0,05 đồng vốn nợ phải trả không có biến động tăng giảm so với đầu năm 2012, lượng tăng và giảm hơn so với năm 2011 là 0,02 đồng. 6 tháng đầu năm con số này là 0,97 đồng tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 0,02 đồng, và tỷ lệ nợ là 0,03 đồng giảm hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 0,02 đồng. Dựa vào kết quả phân tích và nhìn vào đường biểu diễn trên biểu đồ hình 4.16 ta có thể khẳng định “năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là rất cao”, rất ít bị sức ép từ các chủ nợ, từ khi thành lập công ty không phát sinh bất kỳ một khoản vay nào, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Và công ty có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các khoản tín dụng bên ngoài nếu công ty cần. 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH - GIÁM ĐỊNH CỬU LONG 4.3.1 Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ phải thu 4.3.1.1 Những mặt đạt được - Doanh thu tăng dần qua các năm, khoản phải thu khách hàng tồn đọng giảm dần năm sau giảm hơn năm trước, khoản giảm chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi công nợ đạt hiệu quả, số vòng thu hồi nợ quay nhanh làm cho số ngày thu được nợ không ngừng giảm qua các năm giúp cho mức thu nợ bình quân cũng tăng theo. - Công tác đối chiếu công nợ giữa công ty với khách hàng được thực hiện thường xuyên do vậy sổ sách của hai bên ít khi bị chênh lệch, tránh tình trạng ghi thiếu, ghi thừa, ảnh hưởng tới công tác thanh toán cũng như thu hồi nợ. - Từ năm 2012 đến nay, đối với công nợ phải thu của khách hàng có một đội ngũ chuyên nghiệp thu nợ gồm kế toán và nhân viên thu nợ giúp cho việc theo dõi nợ phải thu luôn kịp thời và liên tục bằng chứng là năm 2012 và 2013 tỷ lệ thu được nợ tăng cao hơn rất nhiều lần so với khi công ty mới thành lập, không những thu được hết nợ phát sinh trong kỳ mà còn thu thêm được nợ tồn của năm trước. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ kế hoạch thu nợ đạt hiệu quả, Để thu hồi nợ đúng, đủ và ngăn ngừa nợ xấu tiếp tục xảy ra, công ty đã có hướng đi đúng khi quyết định đầu tư nghiêm túc cho việc phát triển kỹ năng thu hồi công nợ của nhân viên tuyển dụng bộ phận kế toán và nhân viên thu nợ làm việc tại công ty. - Công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ, năng động, thích ứng đựơc với áp lực công việc đặc trưng của ngành thẩm định – giám định. 4.3.1.2 Những mặt còn hạn chế - Công ty mới thành lập không lâu phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đơn vị cùng ngành, để cạnh tranh cũng như tạo chổ đứng trong lòng khách hàng công ty áp dụng chính sách bán hàng trả chậm, thời gian thanh toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được bản chính chứng thừ thẩm định - giám định, không có chính sách chiết khấu thanh toán kích thích khách hàng thanh toán trước hạn, điều này làm cho khoản phải thu tồn đọng, vốn bị chiếm dụng nhiều. Đây là mặt hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quay vòng vốn của Công ty. - Theo kế hoạch thu hồi nợ là không được vượt quá tối đa là 60 ngày nhưng cả năm 2011, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đều không hoàn thành kế hoạch thời gian thu nợ. Điều này cho thấy hiệu quả kế hoạch thu nợ hầu như chưa được thực hiện. - Khoản nợ phải thu luôn bị kéo dài, kỳ thu tiền bình quân năm 2011 lên đến 237 ngày, năm 2012 là 150 ngày và 6 tháng 2013 là 74 ngày nhưng nhìn vào bảng 4.1 công ty không tiến hành trích lập dự phòng bất kỳ khoản phải thu khó đòi nào, chính sách tín dụng công ty đang áp dụng cho khoản này là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế thì mới chuyển nợ khó đòi, thời gian 2 năm là quá dài tốn nhiều chi phí cho công tác theo dõi cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ. - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tuy tăng dần qua các năm nhưng mức độ tăng này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng chi phí công ty bỏ ra hoạt động. Trong khi hiện tại đang có rất nhiều công ty cố tình trốn thuế bằng cách ”gian lận” hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào để được khấu trừ nhưng công ty ta lại không chú trọng đến việc kê khai hóa đơn đầu vào để được khấu trừ. Ở đây lỗi lớn nhất thuộc về bộ phận kế toán đứng đầu là kế toán trưởng chưa làm hết trách nhiệm ở vị trí của mình, đã làm thất thoát vốn của doanh nghiệp con số này qua 3 năm là không phải nhỏ. Điều này nói lên công tác quản lý công nợ khoản này là rất yếu kém. - Kế toán công ty sử dụng ” Bảng tổng hợp công nợ” để theo dõi các khoản phải thu, phải trả rõ ràng dễ hiểu. Tuy nhiên bảng này chỉ thể hiện cho lãnh đạo công ty biết được số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số đã thu, đã trả trong kỳ và số dư cuối kỳ, chưa theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả, cũng như thời gian thanh toán và thu hồi. Đặt biệt kế hoạch thu hồi nợ chưa đạt, nợ dây dưa kéo dài làm cho nợ tồn đọng qua các năm nhưng kế toán lại không lập dự phòng khoản phải thu khó đòi, đươc biết công ty kinh doanh cung cấp dịch vụ thẩm đinh – giám định giá đặt trưng ngành này là công tác thanh toán giữa khách hàng với công ty thời gian kéo dài đặc biệt là dịch vụ thẩm định giá có khi thời gian thanh toán kéo dài cả năm. Nhưng kế toán không tiến hành trích lập bất kỳ khoản dự phòng nào. Điều này làm cho khả năng mất vốn rất cao, không có khoản bù đấp.  Tóm lại: Nếu xét hiệu quả thu hồi nợ qua các năm 2012 so với 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì được đánh giá là tương đối đạt vì khoản nợ được thu hồi đáng kể. Song nếu xét hiệu quả quản lý công nợ phải thu thì chưa đạt, còn bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác quản lý, làm thất thoát vốn công ty, bên cạnh đó công ty vẫn chưa có chính sách chiết khấu để đẩy mạnh công tác thanh toán của khách hàng đồng thời biện pháp thích đáng giải quyết khoản nợ tồn đọng, dây dưa. 4.3.2 Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ phải trả 4.3.2.1 Những mặt đạt được - Qua phân tích trên ta thấy rằng: Tổng chi phí tăng dần qua các năm do công ty không ngừng mở rộng vi mô trong cả nước, với sự nổ lực hết mình trong việc thanh toán nên các khoản nợ tồn đọng phải trả có xu hường giảm dần qua các năm. Điều này nói lên nhìn chung công tác thanh toán nợ đạt hiệu quả, số vòng thanh toán nợ quay rất nhanh làm cho số ngày trung bình thanh toán giảm mạnh, mức thu tiền bình quân ngày tăng nhanh. - Nhìn vào chính sách quản lý kèm bảng số liệu phân tích ta dễ thấy công ty ưu tiên thanh toán nợ ở bên ngoài bằng chứng là khoản phải trả nhà cung cấp, nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước và khoản phải trả khác tồn đọng rất ít. Sở dĩ năm 2011 tồn hơi cao là do công ty mới thành lập chưa kịp thanh toán ngay song qua 2 năm sau là năm 2012 và 2013 khoản này giảm rất mạnh gần như thanh toán ngay khi phát sinh. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp đều có xu hướng muốn trì hoãn thanh toán trong quan hệ với nhà cung cấp nhưng ngược lại công ty CVIC luôn chủ động thanh toán, không cố tình chiếm dụng vốn. Điều này càng giúp cho uy tính công ty được nâng cao, nhà cung cấp, cũng như cơ quan thuế luôn hài lòng về thái độ cũng như công tác thanh toán của công ty. - Công ty ngày càng có chổ đừng trên thị trường, được nhiều khách hàng biết đến và tinh tưởng, điều đó thông qua chi phí khách hàng trả trước tăng nhanh qua các năm đặt biệt năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 500,71%. - Công ty luôn chủ động về vốn không lệ thuộc vào bất kì một khoản nợ hay khoản vay ngân hàng nào, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu, không bị ứ đọng, mất mát vốn, quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng từ Nam ra Bắc. - Công ty luôn đảm bảo được tiền mặt để thanh toán ngay cho các khoản phải trả phát sinh vào bất kỳ thời điểm nào. - Công ty chỉ có nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn và nợ khác, nên tổng nợ phải trả cũng chính là nợ phải trả ngắn hạn. Điều này càng nói lên công ty không bị các khoản nợ bao quây như một số doanh nghiệp hiện nay phải ”sống chung với nợ”. Bằng chứng là qua hình 4.16 ta thấy tỷ lệ từ tài trợ qua các năm luôn chiếm hơn 0,93 đồng trên 1 đồng vốn công ty bỏ ra kinh doanh, tỷ lệ nợ chỉ khoản 0,07 đồng trở xuống. 4.3.2.2 Những mặt còn hạn chế - Trong tổng nợ phải trả thì công ty chỉ có nợ ngắn hạn chiếm toàn bộ. Điều này nói lên khả năng thanh toán nợ là rất cao, các khoản nợ phát sinh bên ngoài đều được công ty đặt biệt chú trọng thanh toán nhanh tuy nhiên khoản nợ phải trả bên trong công ty đó là nợ lương công nhân viên dường như chưa được ban giám đốc chú trọng nhiều, bằng chứng là trong tổng nợ phải trả thì nợ lương chiếm hơn 50%, từ khi công ty thành lập đến nay không năm nào không xảy ra tình trạng nợ lương, số ngày trả lương bình quân năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu 2013 lần lược là 202 ngày, 123 ngày và 49 ngày, tuy qua các năm có giảm nhưng số ngày trả lương cho người lao động còn rất dài. Điều này nói lên công tác quản lý khoản nợ phải trả này chưa được tốt. - Tuy việc tạo uy tính đối với nhà cung cấp là rất cần nhưng ta không nhất thiết là phải thanh toán ngay chỉ cần thanh toán trong thời hạn tín dụng họ cho phép thì uy tính đó vẫn được đảm bảo, khoản thời gian đó ta có thể sử dụng nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp đó để đầu tư sinh lãi khác hoặc thanh toán khoản nợ lương cho nhân viên.  Tóm lại: Nhìn chung ta có thể kết luận rằng hiệu quả thanh toán nợ của công ty nhìn chung là tốt, dấu hiệu đáng mừng được thể hiện ở việc tuy nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập nên chi phí cũng phải tăng nhưng bằng sự nỗ lực hết mình các khoản nợ tồn đọng giảm dần qua các năm.Tuy nhiên, nếu xét về tính hiệu quả trong công tác quản lý nợ phải trả thì chỉ tương đối tốt vì chính sách chỉ mãi ưu tiên thanh toán bên ngoài mà quên đi khoản cần phải thanh toán bên trong nên làm cho khoản đi chiếm dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với vốn bị chiếm dụng, trong khi đó khoản công ty chiếm dụng vốn được lại là từ chính nhân viên mình mà quên đi chiếm dụng vốn hợp pháp từ bên ngoài. 4.3.3 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn và dài hạn của công ty 4.3.3.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn phải trả luôn được đảm bảo qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước rất nhiều, tuy nhiên cần lưu ý khoản nợ phải thu còn tồn đọng khá cao trong tổng tài sản lưu động nhưng khoản nợ này lại không được trích lập dự phòng để bù đấp. - Khả năng thanh toán tức thời của công ty rất cao, đặc biệt năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền mặt tại công ty tương đối lớn, công ty có thừa khả năng thanh toán nợ phải trả trong bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên theo như suốt từ đầu bày nghiên cứu, ta thấy rằng trong tổng nợ phải trả thì nợ lương chiếm hơn 50%, và khoản nợ này kéo dài từ năm này qua năm khác, công ty chỉ thanh toán nợ phát sinh trong kỳ còn nợ tồn thì chưa được quan tâm thích đáng, thiết nghĩ việc công ty để tình trạng nợ tồn đọng, dây dưa kéo dài là do công ty chưa muốn thanh toán cho người lao động không có liên quan đến tình trạng khả năng thanh toán của công ty, vì qua phân tích thật chất công ty có dư khả năng thanh toán khoản nợ nói trên. 4.3.3.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn Công ty chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn chủ sở hữu công ty không phải mất thêm chi phí lãi vay vì không phát sinh khoản nợ vay ngân hàng, khoản nợ nhà cung cấp đến 6 tháng đầu năm 2013 là không phát sinh thậm chí công ty còn trả trước người bán là 4.039.000 đồng. Không phát sinh nợ dài hạn và nợ khác nên nợ phải trả ngắn hạn chính là tổng nợ phải trả.Tỷ lệ tự tài trợ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ. Qua đây ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn công ty đã rất tốt vì có được bảo đảm bằng một lượng tiền mặt khá ổn định về khả năng thanh toán dài hạn công ty càng tốt hơn vì được đảm bảo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không phải phù thuộc tài chính vào bất chủ nợ hay đối tác nào. 4.3.4. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 4.3.4.1 Những mặt đạt được Qua những phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của công ty CVIC qua 3 năm tương đối ổn định, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Để đạt được những hiệu quả kinh doanh như vậy là do sự cố gắng của toàn thể công nhân viên của công ty đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm trao dòi kiến thức chuyên môn. - Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ công tác thẩm định giám định ngày càng đạt độ chính xác cao, được thể hiện qua việc tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ nhân viên được trang bị tốt về chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết cao, cùng phấn đấu để mang lại lợi nhuận cho công ty và lợi ích cho khách hàng. - Bộ máy kế toán, với mô hình được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán côg ty đang áp dụng rất phù hợp với qui mô, phạm vi hoạt động của công ty. Đội ngũ cán bộ kế toán được đào tạo cơ bản, kiến thức chuyên sâu, thành thạo nghiệp vụ, am hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, với tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây được xem là nhân tố quan trọng mang lại độ chính xác, phản ánh đúng thực trạng tài chính của công ty. - Công ty luôn đảm bảo chi trả tốt các khoản nợ nhà cung cấp, luôn làm tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà Nước và có khả năng độc lập về mặt tài chính, ngày càng được khẳng định thông qua hệ số thanh toán hiện hành, tức thời luôn ở mức ca, tỷ suất tự tài trợ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn hơn 90% trong tổng nguồn vốn kinh doanh và có xu hướng tăng qua các năm. - Ngoài ra công ty còn được sự quan tâm đặc biệt của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ luôn tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư và hoạt động có hiệu quả. 4.3.4.2 Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những thuận lợi công ty gặp không ít khó khăn như sau - Tình hình kinh doanh có lãi nhưng khoản phải thu kéo dài, nợ đọng dây dưa năm này qua năm khác làm cho vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng khá cao nhưng hàng tháng công ty phải chi một số tiền không nhỏ để nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra. Năm 2011 phần thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ không cao do không có bộ phận kế toán làm việc tại công ty nên nhiều hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào không được nhân viên chú trọng yêu cầu người bán xuất hóa đơn. - Năm 2011 lượng tiền mặt không nhiều không đủ để trả lương công nhân viên, nhưng nếu rút tiền gửi ngân hàng để thanh toán thì số tiền trong tài khoản không nhiều không đủ đảm bảo các khoản chi bên ngoài doanh nghiệp nếu phát sinh. Từ năm 2012 đến nay tình trạng này được cải thiện đáng kể nhưng thay vì chi trả lương dứt điểm cho công nhân viên để họ an tâm lao động và cống hiến thì công ty chỉ để lượng tiền lớn này tồn quỹ không tiến hành chi trả hay đầu tư. Tình trạng nhân viên tất cả các phòng ban nghĩ việc hàng loạt xảy ra đặc biệt được biệt tháng 11 năm 2013 vừa qua Kế toán trưởng cũng đã nghĩ việc vì tình trạng “không thể đi làm không lương”, mà không có cuộc họp giải trình thích đáng từ Ban giám đốc. Đây là tình trạng Ban giám đốc nên nghiêm túc xem xét lại vì đây không phải là nguồn vốn công ty nên chiếm dụng quá lâu như vậy. - Việc nhân viên cũ nghĩ việc nhân viên mới vào thay thế, phải mất mấy tháng để làm quen nên xảy ra tình trạng công việc bị trùy trệ, đặc biệt phòng kế toán thường xuyên thay đỗi người do nghĩ việc kèm theo công ty không trả lương dứt điểm khi họ nghĩ việc nên hầu như phần hành của họ, họ không bàn giao người mới vào phải tự làm lại từ đầu gặp không ít khó khăn. - Do mạng lưới kinh doanh rộng khắp kéo dài từ Bắc- Trung- Nam các chi nhánh nộp báo cáo về công ty còn chậm, việc cập nhật và xữ lý thông tin chưa kịp thời, làm cho việc ra quyết định về vấn đề phát sinh trong công nợ của ban lãnh đạo không kịp thời và thiếu chính xác. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CVIC 5.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU HỒI NỢ VÀ TRẢ NỢ TẠI CÔNG TY 5.1.1 Yếu tố chủ quan - Chính sách thanh toán của công ty + Đối với chủ nợ bên ngoài công ty luôn áp dụng chính sách thanh toán nhanh hầu như khi phát sinh là thanh toán ngay nên nợ rất ít, năm sau nợ ít hơn năm trước trong khi tổng chi phí qua mỗi năm đều tăng. Công ty chủ quan vào nguồn vốn tự tài chợ không muốn tăng thêm nguồn vốn của mình từ việc đi chiếm dụng hợp pháp từ nguồn này. + Đối với chủ nợ bên trong công ty hay nói rõ hơn là nợ lương công nhân viên lại thanh toán chậm đây là điều quá chủ quan trong chính sách thanh toán của công ty, nên thường xuyên xảy ra tình trạng nợ lương. + Đối với khoản phải thu đặc biệt khoản phải thu khách hàng áp dụng ”cứng nhắc” duy nhất một ”chính sách trả chậm” không có bất kỳ một gói chính sách ”chiết khấu thanh toán” để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, hạn chế nguồn vốn bị chiếm dụng. - Tình hình tài chính của công ty: Thực tế cho thấy tình hình tài chính của công ty là khả quan không phụ thuộc vào khách hàng nào để quay vòng vốn, công ty chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Việc công ty bị đối tác chiếm dụng vốn khá nhiều do áp dụng chính sách trả chậm phần nào tác động đến khả năng thanh toán ngay bằng tiền nên xảy ra việc nợ lương công nhân viên, nếu thanh toán ngay khoản này thì tiền mặt không đủ dư nợ để thanh toán ngay các khoản phát sinh nợ bên ngoài công ty. - Uy tín của công ty trên thị trường: Uy tín của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và ngày càng có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường góp phần thúc đẩy việc tạo thuận lợi và sự tin tưởng từ phía nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Vì vậy, đối với công ty, công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý công nợ nói riêng luôn có kế hoạch trả nợ đúng hạn, đúng cam kết bằng chứng là công ty luôn được xếp hạn tín dụng loại A (loại tốt nhất) đối với nhà cung cấp cũng như nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Vì vậy công ty luôn có lợi thế trong việc huy động vốn (nếu cần), giảm được chi phí huy động vốn và giúp tình hình tài chính luôn ổn định, lành mạnh. - Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quyết định thành công là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình kinh doanh của công ty. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn từ khâu tìm kiếm khách hàng, đối tác cho đến khi ký kết và thanh lý hợp đồng cho đến khâu thanh toán tiền, việc tổ chức lao động hợp lý, sử dụng đúng người, đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở trường của mỗi người, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động. Bên cạnh đó tiền lương và thu nhập của người lao động là một bộ phận cấu thành nên chi phí kinh doanh đồng thời nó còn tác động tới tâm lý người lao động nên công ty cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp, có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả thu hồi và trả nợ của công ty. - Cách ứng xử của nhân viên thu nợ đối với các khách hàng: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng không ít tới việc thu hồi nợ. Kế toán công nợ luôn theo dõi, gửi thư xác nhận công nợ kịp thời cũng như thường xuyên đôn đốc việc thanh toán để giảm thiểu nợ chuyển quá hạn, nhân viên thu nợ xuống tận nơi hỗ trợ khách hàng giải quyết thắt mắc về những khoản nợ cũng như những khó khăn mà đối tác gặp phải, từ đó có hướng giải quyết thỏa đáng cho hai bên. 5.1.2 Yếu tố khách quan - Lạm phát là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thanh toán và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý công nợ của công ty. Tuy hiện tại làm phát không cao nhưng hầu như mọi người đều có tâm lý sống chung với làm phát nên phần nào ảnh hưởng đến công tác thu tiền tại công ty, lượng khách hàng trả trước rất ít. - Sự cạnh tranh của các đơn vị cùng ngành: có tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của công ty. Sự cạnh tranh này có thể tạo ra cơ hội cho công ty phát triển nhưng đồng thời cũng tạo ra rủi ro cho công ty trong việc thu hồi vốn. Sự phát huy của các quy luật kinh tế khách quan có ý nghĩa quyết định đến công tác tổ chức quản lý công nợ của doanh nghiệp. Năm 2011 lĩnh vực Thẩm định – Giám định không nhiều công ty thành lập nhưng đến nay hiện tại cả nước hầu như mạng lưới kinh doanh dịch vụ này dường như rộng khắp từ Bắc ra Nam, đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng mà còn phải cạnh tranh về giá. - Khách hàng của công ty: Nhân tố khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý công nợ của doanh nghiệp. Khâu đánh giá uy thế khách hàng góp phần giúp công ty hạn chế phần nào nợ phải thu khó đòi. Khoản nợ tồn đọng tại công ty chủ yếu là các khách hàng như chi cục thi hành án, các công ty bảo hiểm, trường học, bệnh viện, các khách hàng này của công ty có đủ khả năng tài chính thanh toán, điều có uy tín và chổ đứng trên thị trường, việc xảy ra tình trạng thời gian thanh toán chậm, kéo dài là do chủ yếu điều thuộc nhà nước nên thời gian xét duyệt kéo dài nhưng khả năng thanh toán nợ luôn được đảm bảo. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ Qua thời gian thực tập tại Công ty CVIC, em đã được tiếp cận và tìm hiểu các chính sách tài chính, các biện pháp quản lý công nợ tại công ty và thấy được hiệu quả của công tác quản lý tài chính ở công ty. Mặc dù vậy, song song với việc thực hiện thanh toán công nợ cũ, công ty cần nghiên cứu các giải pháp mới hiệu quả hơn, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý công nợ, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh ổn định và bền vững, đảm bảo tránh những rủi ro về công nợ mà vẫn mở rộng được kinh doanh. Căn cứ vào những nguyên nhân chủ quan, khách quan, căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của công ty trong công tác quản lý công nợ thời gian qua, em xin được đề xuất các giải pháp nhằm giúp công ty có thể có nhiều cách thức, hướng giải quyết công nợ một cách năng động và hiệu quả, góp phần hướng công ty phát triển bền vững hơn 5.2.1 Các biện pháp đối với công nợ phải thu Để doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế các khoản chi phí phát sinh không cần thiết, rủi ro, công tác quản lý thanh toán công nợ cần đáp ứng yêu cầu sau: - Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu từng khách hàng, phân theo tuổi nợ, chia các khoản nợ thành nợ trong hạn và nợ quá hạn để kịp thời trình Ban giám đốc xem xét co hướng giải quyết kịp thời như từ đầu chính sách công ty đưa ra nhưng do kế toán thường xuyên nghĩ việc, thay đỗi người mới nên công tác theo dõi không được liên tục và thường xuyên. - Để tránh khoản nợ khó đòi, công ty nên chú trọng đến khả năng thanh toán của khách hàng. Tuỳ vào từng loại khách hàng để áp dụng mức tín dụng và thời hạn tín dụng, nếu khách hàng nào có uy tín trong thanh toán và có khả năng thanh toán cao thì công ty có thể áp dụng mức tín dụng, thời hạn tín dụng cao đối với khách hàng. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì Công ty sẽ áp dụng mức tín dụng và thời hạn tín dụng thấp, thậm chí không nên bán chịu và có hình thức thu tiền ngay đối với khách hàng đó. Không nên chỉ mãi áp dụng một chính sách cứng nhắc là cho phép khách hàng “trả chậm”. Như hiện nay. - Có biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng các biện pháp: Yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị của hợp đồng cao hơn hiện tại, vì số tiền tạm ứng trước chỉ 500.000 đồng theo thời điểm hiện tại là quá ít, lựa chọn khách hàng có uy tín và độ tin cậy cao. Ngoài ra doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi giúp doanh nghiệp bù đắp được những khoản thu khó đòi đó, tùy vào mức đánh giá của Ban giám đốc về khả năng thu hồi nợ mà có mức dự phòng hợp lý. - Nên thêm vào điều khoản hợp đồng tại điều 3 trách nhiệm của bên A (khách hàng) ”nếu quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanh nghiệp có quyền thu tiền phạt theo mức lãi suất tương ứng lãi suất quá hạn của ngân hàng”, vì kẻ hở của hợp đồng này mà nhiều năm qua công ty bị mất số tiền lớn cho công tác theo dõi nợ khó đòi nhưng không thu thêm được đồng nào để bù đắp do khách hàng chậm thanh toán quá lâu. - Trong kinh doanh, thông thường khi các đối tác làm ăn đã có những mối quan hệ uy tín sau một thời gian thì đều có xu hướng trì hoãn, tạm hoãn hoặc thậm chí “giả vờ quên” việc hoàn thành chi trả trong các hợp đồng. Kế toán cần phải phân loại chi tiết các khoản nợ, đặc biệt chú ý những khoản nợ quá hạn, thường thì kế toán dù đã liên tục gửi công văn yêu cầu thanh toán trước đó nhưng khách hàng thường né tránh, đồn đẩy trách nhiệm diện lý do không nhận được hoặc chưa trình ký duyệt, cách tốt nhất là cử nhân viên thu nợ xuống tận nơi tiếp xúc trực tiếp khách hàng tìm ra nguyên nhân có cách xử lý phù hợp không để nợ dây dưa, kéo dài. Để giải quyết vấn đề này kế toán và nhân viên thu nợ cần vào cuộc quyết liệt như : + Tìm đúng người trả tiền: Nhiều nhà quản trị ít kinh nghiệm thường cho rằng người mà họ thuyết phục đặt bút ký hợp đồng cũng là người thực hiện thanh toán. Thường thì có bộ phận phụ trách thanh toán làm việc này do đó đừng tốn thời gian gây áp lực và đeo bám đại diện trực tiếp làm việc với công ty ta, mà hãy tìm chính xác người sẽ trả tiền, lúc này hãy thân thiện liên lạc với đại diện đối tác để tìm kiếm thông tin chính xác về bộ phận thanh toán tốt nhất là có được trong tay số điện thoại người trực tiếp phụ trách thanh toán, đồng thời xây dựng quan hệ thân thiết với họ thường là kế toán, quản lý tài chính. Đôi khi những món quà nhỏ, thư cảm ơn sẽ là “dầu bôi trơn” hiệu quả cho việc đẩy nhanh tiến độ thanh toán ở phía khách hàng. Về lâu dài, những người trả tiền sẽ nhớ ngay ra công ty và khi hóa đơn tới sẽ ưu tiên thực hiện trước các công ty khác. + Chia nợ ra nhiều khoản nhỏ sẽ tốt hơn: Hãy tránh gây áp lực quá lớn cho khách hàng khi gửi họ một hóa đơn giá trị lớn. Đối tác kinh doanh thường có xu hướng “để dành” các khoản thanh toán lớn hoặc chấp nhận thanh toán một phần nhỏ trong đó để chờ đợi thời điểm thích hợp. Nên ta “Hãy tạo điều kiện cho đối tác để họ sớm thanh toán”. Cũng như vậy, tạo lập thói quen thanh toán từng khoản có giá trị thấp thường xuyên cũng là một lá chắn an toàn cho quỹ tiền của công ty đề phòng đối tác rơi vào tình trạng không thể trả tiền . + Đặt thời hạn trả chính xác: Sai lầm mà các nhà quản trị công ty đang gặp đó là quá nhân nhượng và gia hạn liên tục ngày thanh toán cho khách hàng để duy trì quan hệ tốt đẹp hay cảm thông trước tình trạng khó khăn của đối tác. Trong thời điểm kinh tế còn khó khăn như hiện tại, doanh nghiệp nào cũng thiếu vốn và cả chính công ty ta cũng vậy. Nên thương lượng để khách hàng gia hạn nợ nhưng cố gắng thuyết phục làm sao để khách hàng ”có một ngày chính xác” gần nhất sẻ thanh toán cho bên công ty ta. + Nếu đã dùng đủ biện pháp mà vẫn không thu được, nhận thấy khách hàng không có thiện chí thanh toán thì ta sẻ dùng biện pháp mạnh như yêu cầu toà án kinh tế giải quyết nếu cần. - Xây dựng chính sách tín dụng của Công ty: Khuyến khích người mua thanh toán trước hay đúng thời hạn bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán. Từ đó sẻ đẩy nhanh tốc độ thu tiền cũng như định giá cao hơn đối với những khách hàng muốn kéo dài thời hạn trả tiền. Cụ thể khi tiến hành các thủ tục thu tiền cần phân biệt các khoản nợ: + Đối với khoản nợ đang trong thời hạn thanh toán. Để có thể gia tăng tốc độ thu hồi khoản nợ này, cần tiếp tục áp dụng chính sách chiết khấu mạnh hơn nữa và cụ thể, chẳng hạn: Nhằm mục đích thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, tăng vòng quay nợ phải thu đảm bảo cân đối tài chính, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, từng bước làm lành mạnh hoá tình hình công nợ đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty có thể áp dụng cơ chế khuyến khích cho việc đảm bảo thanh toán tiền hàng như sau: Trường hợp khách hàng trả tiền ngay khi nhận chứng thư thì khoản chiết khấu được hưởng là 1,5% trên trị giá thanh toán của Hợp đồng. - Trường hợp khách hàng ký hợp đồng mua hàng trả chậm nhưng thanh toán sớm hơn hạn định thì sẽ thanh toán lại phần lãi suất do thanh toán sớm theo tỷ lệ lãi xuất tiền vay tại thời điểm trả tiền cho ngân hàng công bố + 0,15% trên số ngày thanh toán trước hạn. Điều nảy sẻ kích thích khách hàng thanh toán sớm, khách hàng sẻ bắt đầu so sánh giữa lãi suất ngân hàng và lãi khi thanh toán sớm cho công ty ta lãi nào cao hơn, từ đó góp phần giúp cho cả 2 bên điều có lợi khi thanh toan sớm, công ty không phải mất thêm chi phí quản lý nợ. 5.2.2 Các giải pháp đối với công nợ phải trả Nhằm đạt được mục tiêu trong công tác quản lý và thanh toán công nợ phải trả Công ty cần: - Mở sổ chi tiết theo dõi nợ phải trả, phân loại tuổi nợ, phân loại nợ trong hạn, nợ đến hạn để tiến hành ưu tiên thanh toán nợ đến hạn không phải như hiện tại có phát sinh là thanh toán ngay, ta có thể sử dụng khoản đó vào mục đích đầu tư hay gửi ngân hàng có thêm lãi. - Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán để chủ động đáp ứng yêu cầu khi đến hạn. - Lựa chọn hình thức thanh toán hợp lý, an toàn, có hiệu quả nhất, không nên dùng tiền mặt thanh toán quá nhiều như hiện nay. - Xác định và duy trì một số lượng tiền tệ cần thiết, để Công ty thanh toán khi đến hạn. Hiện tại lượng tiền tồn tại quỹ và tài khoản ngân hàng lớn nhưng được biết đến đầu năm 2014 công ty mới bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông, còn đến hơn 6 tháng nữa nên số tiền đó có thể đầu tư tài chính ngắn hạn khác nhưng phải đảm bảo an toàn và thời gian đáo hạn để thanh toán cho cổ đông. - Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn vốn: Vốn kinh doanh của Công ty được bù đắp từ nguồn vốn chủ sở hữu nên công ty hạn chế được số vốn vay ngân hàng vì vậy tiết kiệm được khoản tiền lãi vay, chi phí vốn vay, tăng lợi nhuận cho Công ty. Ngoài ra công ty nên tận dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn không phải trả chi phí: Như nợ nhà cung cấp, nợ lương công nhân, nợ thuế nôp ngân sách, tiền đặt cọc khách hàng. + Tuy nhiên lương và thuế phải nôp phải trả theo định kỳ công ty có thể tận dụng các khoản này khi chưa đến kỳ thanh toán để có khoản vốn vay ngắn tạm thời. Tuy vậy đây là biện pháp chỉ sử dụng khi cần thiết vì có thể làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng uy tín của Công ty khi chậm nộp thuế quá lâu. Hiện tại thì công ty còn nợ lương khá nhiều tuy có giảm nhưng khoản này công ty không được lạm dụng qua mức nên thanh toán lương dứt điểm cho người lao động vì hiện tại đang có dấu hiệu người lao động lần lượt nghĩ việc. Bởi vì tình hình tài chính công ty rất khả quan nhưng do quá ưu tiên thanh toán nợ bên ngoài vì thế lúc này tạm thời thương lượng nhà cung cấp thanh toán sau với uy tín công ty nhà cung cấp chắc chắn rất sẵn lòng, Thuế phải nộp nhà nước nộp đúng hạn thay vì như trước kia phát sinh là nộp. 5.2.3 Các giải pháp khác - Với mục tiêu ”mở rộng vi mô lên trên mục tiêu lợi nhuận” hiện tại đã đạt được công ty bắt đầu nên chuyển sang mục tiêu ”tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí” Công ty nên cải cách lại bộ máy quản lý để giảm được chi phí quản lý, chi phí kinh doanh mà vẫn đạt hiệu quả cao. - Đối với lĩnh vực chuyên môn thì Công ty nên áp dụng thế mạnh riêng của mình đó là giám định do hiện tại chưa có nhiều công ty được cấp phép giám định. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào môi trường làm việc được biết hiện tại công ty chưa trang bị phần mềm cho kế toán vẫn còn làm thủ công, tốn nhiều chi phí quản lý cũng như hiệu quả công việc mang lại không cao và kịp thời. - Hiện tại công ty chưa có bộ phận công đoàn nên thành lập ngay vì bộ phần này là cầu nối giữa người lao động và ban giám đốc công ty thông qua đó công ty sẻ biết được tâm tư nguyện vọng của họ mà kịp thời có những hướng giải quyết tích cực. - Điều đặc biệt hơn hết cần làm nhất bây giờ là phòng tổng hợp nên rà soát lại số lượng cũng như chất lượng nhân viên từ chi nhành đến tổng công ty. Công ty nên tiến đến ký hợp đồng dài hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào năng lực thực tế làm việc thời gian qua của người lao động tại công ty. Được biết đến nay công ty không thực hiện hợp đồng lao động với một ai kể cả phó giám đốc và kế toán trưởng nên mới xảy ra tình trạng tuyển dụng người mới vào liên tục, phải mất một thời gian mới làm quen được với công việc thì họ lại nghĩ vì lý do trên, vòng lẫn quẫn ấy cứ nối tiếp đến nay, chỉ trong 3 năm làm việc riêng phòng kế toán trung bình 3 tháng là có người nghĩ vì vậy sổ sách, chứng từ không theo khuôn khổ nào cả. - Ban giám đốc nên có cuộc họp khẩn nội bộ để có biện pháp khắc phục tình trạng nhân viên công ty lần lược nghĩ viêc: Đặc biệt tháng 3 năm 2013 thì 01 Phó giám đốc nghĩ việc, đến tháng 10 vừa qua được biết kế toán trưởng cũng xin nghĩ đây là vấn đề cấp thiết cần quan tâm hiện nay, một công ty mà cả Phó giám đốc và Kế toán trưởng, kế toán viên điều nghĩ là có vấn đề. Ban giám đốc nên tìm hiểu tâm tu nguyện vọng để có hướng giải quyết thỏa đáng. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Thẩm định – Giám định là một công cụ thiết thực và hiệu quả nhằm hoàn thiện nhiệm vụ của khách hàng, của Nhà Nước không thể thiếu được trong nền kinh tế nước ta hiện nay, tồn tại khách quan trong đời sống xã hội của các nước kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, như là một phần mềm của hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh, kiểm toán và các lĩnh vực khác, nó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia, là một dịch vụ có tính chuyên nghiệp rất cần thiết trong nền kinh tế. Qua việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý công nợ tại công ty Cổ Phần Thẩm định – Giám định Cửu Long, thông qua các chỉ tiêu tài chính và phân tích chi tiết tình hình công nợ phải thu và phải trả tại công ty qua các năm đã giúp tôi có cái nhìn khái quát và chi tiết về thực tế hoạt động kinh doanh, công tác thu hồi nợ và thanh toán tại công ty. Về công ty tôi hy vọng với những đề xuất của mình dựa trên các nhân tố ảnh hưởng cũng như những tồn tại và nguyên nhân thực tế phát sinh tại công ty, những đè xuất đó có thể sử dụng để tham khảo vận dụng vào quá trình quản lý công nợ tại công ty, góp phần nhỏ vào nâng cao chất lượng công tác quản lý công nợ giúp nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định linh hoạt, phù hợp với sự biến động liên tục của thị trường, đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh ổn định và bền vững, tránh những rủi ro về công nợ mà vẫn mở rộng được kinh doanh. Nhìn chung kết quả kinh doanh và quản lý công nợ tại công ty tương đối tốt tuy nhiên phải tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới vì nợ phải thu còn tồn nhiều, riêng khoản nợ lương nên thanh toán dứt điểm ngay. Tóm lại quản lý công nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với công ty Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới hiện nay và chiều hướng phục hồi kinh tế trong nước, công tác quản lý nợ luôn cần đảm bảo theo đúng các nguyên tắc an toàn và bền vững. - Cần chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán tại công ty, tăng cường công tác quản lý chi phí, đảm bảo quản lý công nợ đặc biệt khoản phải thu khách hàng và nợ lương công nhân viên để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả quản lý công nợ. Thực hiện phân loại công nợ phải thu và có biện pháp thu hồi đối với các khoản nợ đã quá hạn, thực hiện việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định. - Nên trang bị phần mềm kế toán để công tác kế toán tại công ty được tổ chức khoa học đặc biệt giúp cho công tác công tac squanr lý công nợ tin gọn, phát hiện kịp thời những sai sót có biện pháp xử lý ngay. - Các biện pháp thu hồi và xử lý công nợ nghiêm minh, chặt chẽ không chỉ dừng lại ở biện pháp hành chính mà áp dụng các biện pháp kinh tế có sự tham gia của tòa án. - Giám sát, chỉ đạo thường xuyên công tác thanh toán và quản lý công nợ tại các chi nhánh từ Nam ra Bắc. - Linh hoạt trong chính sách tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu, nợ phải trả. - Công ty có thể tham khảo các biện pháp tại chương 5 để đề ra các biện pháp thu hồi nợ tốt hơn để không bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài và thanh toán nợ lương công nhân viên 6.2.2 Đối với Nhà Nước - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Thẩm đinh - Giám định, tài sản đồng bộ phù hợp với quy định về giá, luật đất đai, luật doanh nghiệp...không để xảy ra chồng chéo mâu thuẫn. - Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn về Thẩm định Giám định. Vì hiện nay văn bản hướng dẫn chưa rõ .- Là một sinh viên sắp ra trường, sắp bước chân vào thị trường lao động em kính mong Cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi lao động hợp pháp cho chúng em hơn nữa vì hiện nay xảy ra tình trạng nhiều công ty lách luật không ký hợp đồng lao động hoặc có ký thì thời gian dưới 6 tháng chúng em không được hưởng đủ quyền lợi mà Luật lao động ban hành, đặc biệt là lao động nữ nếu thực hiện thiên chức làm mẹ sẻ đồng nghĩa với việc nghĩ việc. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. - Võ Văn Nhị, 2006. Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. - Phạm Phước Toàn, 2007. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang - chi nhánh Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. - Nguyễn Đặng Mỹ Phương, 2010. Hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần Du Lịch và Xây Dựng Nam Thanh. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Thương Mại. - Bùi Thị Hải Ngọc, 2003. Công nợ và giải pháp quản trị công nợ tại công ty cổ phần giầy Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Đại học Thương Mại. - Nguyễn Thị Thảo, 2002. Hạch toán công nợ và thu hồi công nợ tại công ty cổ phần Thủy Sản Đà Nẵng. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học kinh tế Đà Nẵng. - Lê Thị Ngọc Minh, 2005. Kế toán công nợ tại công ty Imexco. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính) Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH - GIÁM ĐỊNH CỬU LONG Mã số thuế: 1801171288 Điện thoại: 07103.819.096 Fax 07103.819.095 Địa chỉ trụ sở: 242 Võ Văn Kiệt, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Tổng Tài Sản A - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1. Tiền mặt tại quỹ 2. Tiền gởi ngân hàng 3. Phải thu khách hàng 4. Thuế VAT được khấu trừ 5. Dự phòng phải thu khó đòi 6. Tạn ứng 7. Thế chấp, ký quỹ, ký cược 8. Trả trước cho người bán 9. Phải thu khác B - TSCĐ và đầu tư dài hạn 1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình 2. Giá trị hao mòn TSCĐ HH Tổng Nguồn Vốn A - Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán 2. Người mua ứng trước 3. Phải trả lương công nhân viên 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 5. Vay ngắn hạn 6. Phải trả khác II. Nợ dài hạn B - Nguồn vốn chủ sở hữu 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Quỹ đầu tư phát triển 3. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 4. Lợi nhuận chưa phân phối 6 tháng đầu năm Năm Năm Năm 2013 2012 2011 6.736.714 6.345.296 5.545.229 2.040.733 2.018.183 1.157.888 416.216 373.515 125.500 819,224 837.567 208.452 629.500 636.929 741.003 40.734 38.822 6.953 0 0 0 13.550 15.200 8.500 98,000 98.000 48.000 4.039 0 0 19.470 18,150 19.480 4.695.981 4.327.113 4.387.341 5.492.379 4.826.714 4.660.601 6 tháng cuối năm Năm Năm 2012 2011 6.966.506 6.060.076 2.310.598 327.747 703.011 1.068.901 45.129 0 19.200 98.000 0 48.610 4.655.908 5.345.379 1.648.748 129.452 229.929 1.162.434 36.953 0 6.500 48.000 0 35.480 4.411.328 4.779.512 (796.398) (499,601) 6.736.714 6.345.296 225.676 317.771 225.676 317.771 0 3.607 78.965 43.230 130.590 243.368 11.965 21.623 0 0 4.156 5.943 0 0 6.511.038 6.027.525 5.593.563 5.387.414 247.317 161.422 (273,260) 5.545.229 334.540 334,540 115.963 12.645 175.632 18.650 0 11.650 0 5.210.689 5.000.000 0 (689.471) 6.966.506 331.547 331.547 33.647 75.960 177,900 31.690 0 12.350 0 6.634.959 5.387.414 161.422 (368,184) 6.060.076 414.387 414.387 85.692 12.645 265.750 38.650 0 11.650 0 5.645.689 5.000.000 0 0 210.689 96.853 989.270 0 645.689 148.390 521.768 96.853 381.836 BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính) Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH - GIÁM ĐỊNH CỬU LONG Mã số thuế: 1801171288 Điện thoại: 07103.819.096 Địa chỉ trụ sở: 242 Võ Văn Kiệt, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Fax: 07103.819.095 Đơn vị tính: 1.000 đồng 6 tháng đầu năm Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí quản lý kinh doanh Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2013 1.478.887 0 1.478.887 1.478.887 0 0 0 793.017 685.870 31.513 21.693 9.820 695.690 173.923 521.768 Năm 2012 1.018.431 0 1.018.431 0 1.018.431 0 0 0 511.703 506.728 20.950 18.563 2.387 509.115 127.279 381.836 6 tháng cuối năm Năm 2011 839.994 0 839.994 0 839.994 0 0 0 561.217 278.777 18.470 16.328 2.142 280.919 70.230 210.689 Năm 2012 Năm 2011 2.355.490 0 2.355.490 0 2.355.490 0 0 0 1.061.840 1.293.650 63.891 38.515 25.376 1.319.026 329.757 989.270 1.802.444 0 1.802.444 0 1.802.444 0 0 0 961.217 841.227 56.020 36.328 19.692 860.919 215.230 645.689 [...]... trò quan trọng của việc quản lý công nợ tôi quyết định chọn đề tài Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần Thẩm định - Giám định Cửu Long làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty Cổ Phần Thẩm Định Giám Định Cửu Long 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình công nợ, bao gồm các khoản... phải trả của công ty Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty Mục tiêu 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu hồi nợ, trả nợ và hiệu quả quản lý công nợ của công ty từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Quá trình nghiên cứu được tiến hành tại công ty Cổ Phần Thẩm định – Giám định Cửu Long, số 242... thực trạng công tác quản lý công nợ tại Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh”, chỉ rõ những thành công và hạn chế trong công tác quản lý công nợ tại Công ty Qua đây tác giả đã hệ thống hóa được những lý luận về công nợ nhằm giúp cho tác giả cũng như người đọc có cái nhìn tổng quan về công nợ từ đó làm nền tảng nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý công nợ tại công ty Cổ Phần Du Lịch... thiện công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần Du Lịch và Xây Dựng Nam Thanh Luận văn tốt nghiệp Đại học Đại học Thương Mại Trong đó tác giả tiến hành nghiên cứu về hai mặt: Thứ nhất là về mặt lý luận “nhằm hệ thống hóa những lý luận về vấn đề công nợ và quản lý công nợ Những kiến thức đó là cơ sở lý luận, nền tảng nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý công nợ tại Công ty Cổ phần. .. về công nợ, thông qua mức độ hoàn thành kế hoạch thu và trả nợ của công ty, Từ đó đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty, xác định yếu tố tác động đến tình hình công nợ của công ty nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại công ty, cũng như khắc phục hạn chế các đề tài trước chưa thực hiện CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ... đọc vận dụng  Bùi Thị Hải Ngọc, 2003 Công nợ và giải pháp quản trị công nợ tại công ty cổ phần giầy Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Đại Học Đại học Thương Mại Nghiên cứu của tác giả nhằm chỉ ra những ưu nhược điểm trong công tác quản lý công nợ của Công ty Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công nợ giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới Tác giả chủ... Thanh Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả quản lý công nợ của một công ty thì cần phân tích thêm các chỉ số tài chính, kế hoạch thu hồi cũng như kế hoạch trả nợ của công ty Tác giả có đưa ra được những thuận lợi và khó khăn của công ty từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ nhưng tác giả chưa xác định được yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả quản lý nên các biện pháp... đến tình hình công nợ tại công ty, đó là tính cốt yếu trong vấn đề cần nghiên cứu, nhưng lại đưa ra quá nhiều giải pháp nhưng chưa chứng minh được lợi ích thiết thực mang lại từ những biện pháp đó Trên cơ sở lí luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó em đã kế thừa vận dụng để thực hiện đề tài của mình Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần Thẩm định – Giám định Cửu Long , dựa trên... dạng đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại chi nhánh và biện pháp này trong phần kết luận tác giả đã khẳng định có thể áp dụng tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Tuy nhiên các biện pháp tác giả đưa ra còn mang tính chung chung chưa thuyết phục người đọc cũng như nhà quản trị áp dụng biện pháp của tác giả đưa... phương pháp so sánh và sử dụng các chỉ số tài chính có liên quan để đánh giá hiệu quản quản lý công nợ tạị công ty Qua phân tích tác giả đã chỉ ra được đâu là ưu và nhược điểm tồn tại trong công tác quản lý công nợ tại công ty nhưng tác giả chưa xác định yếu tố nào tác động đến nó Tác giả đưa ra nhiều giải pháp khắc phục những tồn tại trong đó: giải pháp ”chiết khấu thanh toán” được xem là khả thi,

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan