Truyện ngắn bình nguyên lộc dưới góc nhìn văn hóa

48 698 0
Truyện ngắn bình nguyên lộc dưới góc nhìn văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ MAI PHƢƠNG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ MAI PHƢƠNG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Cô đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Mai Phương LỜI CAM ĐOAN Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Khóa luận không tr ng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. - Mọi tƣ liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Mai Phương MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4 6. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 5 7. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ................................................................ 6 1.1. Mối quan hệ văn học - văn hóa và hƣớng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa .................................................................................................. 6 1.2. Vùng văn hóa Nam Bộ ........................................................................... 7 1.3. Tác giả Bình Nguyên Lộc với văn hóa Nam Bộ .................................... 8 1.3.1. Vài nét về cuộc đời .......................................................................... 8 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 10 1.3.3. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và sự phản ánh văn hóa .............. 12 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC ............................................................................................... 15 2.1. Không gian văn hóa ............................................................................. 15 2.1.1. Miền đất mới ................................................................................. 15 2.1.2. Không gian hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những lưu dân đầu tiên ............................................................................................. 19 2.2. Thời gian văn hóa ................................................................................. 22 2.2.1. Thời kì hòa nhập văn hóa Việt - Khơ me ...................................... 22 2.2.2. Thời kì giao lưu văn hóa Đông- Tây ............................................. 24 2.3. Con ngƣời Nam Bộ .............................................................................. 26 2.3.1. Con người chất phác, chăm chỉ và bộc trực ................................. 26 2.3.2. Con người cởi mở, năng động ...................................................... 28 2.3.3. Con người với niềm hoài nhớ những giá trị cội rễ ....................... 30 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC .............................. 34 3.1. Nhan đề và những chi tiết giàu ý nghĩa văn hóa .................................. 34 3.2. Ngôn từ đậm màu sắc văn hóa Phƣơng Nam ....................................... 37 3.3. Giọng điệu ............................................................................................ 38 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn của văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Ông là một trong ba cây bút đã sáng tác nhiều nhất của cả nƣớc là Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trƣơng và Bình Nguyên Lộc (theo tác giả Nguyễn Ngu Ý). Văn xuôi Bình Nguyên Lộc phản ánh chân thực nét đặc trƣng văn hóa của đất và ngƣời Nam Bộ. Ông sáng tác ở nhiều thể oại nhƣ: tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, nghiên cứu. Ông còn chú giải nhiều tác phẩm văn chƣơng cổ điển Việt Nam nhƣ: Văn chiêu hồn (Nguyễn Du), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ)… Nhƣng đặc sắc hơn cả vẫn à truyện ngắn với hơn 1000 tác phẩm. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc khắc họa lịch sử mở cõi phƣơng Nam của những bậc tiền nhân, thấm đẫm cảm hứng tìm về nguồn cội, đồng thời khắc họa sắc nét phong vị văn hóa của đất và ngƣời Nam Bộ. Có thể nói, trƣớc Bình Nguyên Lộc dƣờng nhƣ chƣa có một nhà văn nào viết về công cuộc khai phá đất hoang của dân tộc Việt, về hành trình Nam tiến đặc sắc nhƣ thế. Là ngƣời có vốn hiểu iết về sâu sắc về văn hóa phƣơng Nam nên những trang văn của Bình Nguyên Lộc mang sức nặng của tri thức về nhiều ĩnh vực nhƣ lịch sử, địa lí, phong tục, tập quán… của một vùng đất mênh mông trù phú chiếm gần 1/2 tổng diện tích lãnh thổ đất nƣớc Việt Nam. Đọc truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, bạn đọc dƣờng nhƣ đƣợc đến văn hóa đất và ngƣời Nam Bộ- nơi có những vùng đất hoang sơ mà trù phú, hào phóng; nơi có những con ngƣời chất phác, bộc trực mà sâu nặng nghĩa tình. Dù họ đi xa vạn dặm vẫn đau đáu một nỗi nhớ cội nguồn quê hƣơng. Để rồi tinh hoa văn hóa miền Nam vẫn hòa điệu với bản sắc cá tính miền Bắc để làm nên vẻ đẹp văn hoá con ngƣời Việt, tâm hồn Việt. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa”. 1 2. Lịch sử vấn đề Sự xuất hiện của Bình Nguyên Lộc trên văn đàn trong bối cảnh văn chƣơng đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 cùng với một số cây bút khác nhƣ Sơn Nam, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân... Đã tạo ra niềm tin mới cho ngƣời đọc. Trong khi nhiều nhà văn khai thác tâm trạng phức tạp, khủng hoảng của con ngƣời trƣớc những đổi thay của xã hội hiện đại với sự xâm nhập của văn minh Âu- Mỹ, thì Bình Nguyên Lộc gợi lại hồn dân tộc, tìm về với bản quán quê hƣơng, với đời thƣờng và cuộc sống gia đình giản dị mà bình yên. Độc giả đƣơng thời và sau này coi Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam là hai cây bút văn xuôi tiêu biểu chuyên viết về lịch sử, phong tục, cảnh sắc và con ngƣời Nam Bộ. Tính cả quê quán lẫn thực tế tác phẩm, nhà văn Sơn Nam nghiêng về miền Tây Nam Bộ hơn, còn Bình Nguyên Lộc là của Đông Nam Bộ mà tâm điểm là vùng Đồng Nai sinh ra ông. Họ đều viết truyện ngắn hay hơn tiểu thuyết. Họ bổ sung cho nhau trong việc dựng lên bức tranh chung về văn hoá miền Nam. Trong sự đồng cảm vì cùng gắn bó sâu nặng với quê hƣơng, nhà văn Sơn Nam nhận xét về tập truyện Nhốt gió của Bình Nguyên Lộc: "tác giả viết Nhốt gió với thái độ nồng nhiệt yêu đời của một người nhớ quê, nhớ dân tộc" (Sơn Nam (1974), Đọc tác phẩm đầu tay của Bình Nguyên Lộc, Tạp chí Thời Tập số X ngày 10/10/1974). Nhà văn Vũ Hạnh trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Ký thác của Bình Nguyên Lộc (đăng ở mục Điểm sách trên Tạp chí Bách Khoa, số 82, ngày 1/6/1960) cho rằng: “Bình Nguyên Lộc còn khiến ta mến yêu vì cái sắc thái địa phương đậm đà ở trong tác phẩm. Với Bình Nguyên Lộc chúng ta có dịp trở về với ruộng đồng miền Nam, chui qua cái ngõ ngách của đô thành, tìm đến những hàng quán cũ, chứng kiến những mẫu sống, những thói tục và 2 những con người không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác...". Bên cạnh việc đề cao ƣu điểm của tập Ký thác gồm 16 truyện là đề tài "phong phú", nội dung mang "sắc thái địa phương đậm đà", tác giả Vũ Hạnh cũng chỉ ra chỗ kém thuyết phục của tập truyện ngắn nói trên là cách trình bày và giải quyết các vấn đề của Bình Nguyên Lộc quá dễ dãi, đơn giản. Các nhà phê bình nhƣ Cao Huy Khanh, Trần Văn Nam, Hoàng Văn Bình... khi nhận xét về văn chƣơng Bình Nguyên Lộc nói chung đều cho rằng: văn ông "bình dân và thực tế". Nguyễn Ngu Ý, Lê Phƣơng Chi, Nguyễn Nam Anh trong một số bài phỏng vấn nhà văn Bình Nguyên Lộc nhấn mạnh đến khối ƣợng tác phẩm lớn, cƣờng độ làm việc và quan điểm sáng tác của ông. Sau năm 1975, Nguyễn Q. Thắng là ngƣời nghiên cứu, tìm hiểu về Bình Nguyên Lộc bao quát và có hệ thống nhất. Trong Lời giới thiệu bộ sách Tuyển tập Bình Nguyên Lộc (2002) mà ông là ngƣời sƣu tầm, tuyển chọn, ông đánh giá cao nội dung truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ở 4 vấn đề chính: Tình yêu làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn; tƣ tƣởng tự do, tiến bộ, văn minh; ý thức vƣơn lên của con ngƣời; thƣơng yêu gần gũi ngƣời bình dân, nghèo khổ... Trong các vấn đề nêu, Nguyễn Q. Thắng cho rằng tình yêu làng quê là vấn đề rộng lớn nhất, bao trùm lên tất cả sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Các tác giả T điển văn học ( ộ mới), NXB Thế giới, 2004 nhận xét về văn xuôi Bình Nguyên Lộc nhƣ sau: Trước ình Nguyên ộc, dường như chưa có một nhà văn Việt Nam nào viết về sự khai phá đất hoang của dân tộc Việt, về đất và nước một cách át ngát và sâu xa đến thế . Ngoài ra còn một số luận văn, một số bài báo, trang we … tìm hiểu về văn nghiệp của Bình Nguyên Lộc, nhƣng đến nay vẫn chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề văn hóa trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Có thể thấy, cho đến nay, các công trình nghiên cứu về văn nghiệp của Bình Nguyên Lộc vẫn chƣa thể nói là nhiều so với khối ƣợng tác phẩm đồ sộ 3 mà nhà văn để lại. Nhƣng các nhà nghiên cứu, phê bình và ngƣời đọc đều đánh giá cao những cống hiến cho văn chƣơng và cho quê hƣơng của Bình Nguyên Lộc. Tác phẩm của ông ra đời trong suốt hơn hai mƣơi năm chiến tranh ở miền Nam đã đem đến cho ngƣời đọc một chỗ dựa tinh thần vững chắc, đó là cội nguồn dân tộc, làm chúng ta yêu quê hƣơng hơn và tin tƣởng vào cuộc sống hơn. Tình yêu và niềm tin ấy không xuất phát từ quan điểm chính trị hay giáo lý đạo đức mà chính là sự gắn kết tự nhiên với đất mẹ thiêng liêng, với nơi mình sinh ra lớn lên, bao gồm cả những điều tƣởng nhƣ vụn vặt, tầm thƣờng nhất nhƣ giọng nói, món ăn, nƣớc uống, cỏ cây... Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, khóa luận của chúng tôi tập trung tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa nhằm tiếp tục khẳng định tài năng và đóng góp của Bình Nguyên Lộc đối với văn xuôi đô thị miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận nghiên cứu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa là làm rõ đặc trƣng văn hóa của vùng đất và con ngƣời Nam Bộ. Qua đó, nhận diện đƣợc đặc trƣng phong cách nghệ thuật và đóng góp của Bình Nguyên Lộc đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là thể loại truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc đƣợc tập hợp trong cuốn Bình Nguyên Lộc, Truyện ngắn, NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2012. - Trong giới hạn của một khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những đặc trƣng văn hóa về vùng đất và con ngƣời Nam Bộ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp xã hội học 4 - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn học và văn hóa - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa, khóa luận sẽ làm rõ nét độc đáo văn hóa về vùng đất và con ngƣời Nam Bộ. Từ đó, ý thức sâu sắc về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay. Thực hiện đề tài này, ngƣời viết sẽ có đƣợc những kinh nghiệm nghiên cứu bổ ích đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp. Đồng thời, khóa luận cũng trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cứu và giảng dạy văn xuôi Việt Nam hiện đại. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận đƣợc triển khai thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Giới thuyết chung Chƣơng 2. Biểu hiện văn hóa trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc Chƣơng 3. Một số phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện văn hóa trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Mối quan hệ văn học - văn hóa và hƣớng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa Văn hóa là những giá trị do con ngƣời sáng tạo ra, trong đó có văn học. Văn học nghệ thuật c ng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục,… à những ộ phận hợp thành toàn thể cấu tr c văn hóa. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm ứng xử của con ngƣời trƣớc thế giới thì văn học à hoạt động ƣu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có đƣợc những thành quả đó, văn hóa của một dân tộc cũng nhƣ của toàn thể nhân oại từng trải qua nhiều chặng đƣờng tìm kiếm, ựa chọn, đấu tranh có chọn ọc, sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Có thể nói, giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết. Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ riêng- chung. Một mặt, tác phẩm văn học đƣợc sinh ra từ cội nguồn văn hóa nhƣng mặt khác, nó tác động trở lại với mảnh đất đã sinh thành. Văn học vừa là một thành tố quan trọng của văn hoá vừa tác động đến sự phát triển của văn hoá dân tộc. Với tƣ cách chủ thể tiếp nhận văn hoá, đồng thời là chủ thể sáng tạo, nhà văn chính là ngƣời ƣu giữ qua văn chƣơng của mình những đặc trƣng văn hoá dân tộc. Thể hiện bằng hình tƣợng và thông qua hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, những nét riêng của văn hoá đƣợc ngƣời đọc cảm nhận sống động, tƣơi nguyên và cụ thể hơn. Nghiên cứu văn học không thể tách rời mối liên hệ với văn hoá (cái chung) với tƣ cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại. M Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái 6 mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại”. Dĩ nhiên không thể đánh giá văn học bằng các tiêu chí và nội dung của văn hoá nhƣng xem xét văn học từ góc độ này sẽ nhận ra thêm những giá trị rộng hơn và bền vững hơn của nghệ thuật ngôn từ. Nó cũng gi p ngƣời nghiên cứu có cái nhìn liên ngành, có thể í giải trọn vẹn và thấu đáo hơn về giá trị của văn học. Đây à một hƣớng nghiên cứu mới, có nhiều ƣu thế và chứng tỏ đƣợc tính khả dụng. 1.2. Vùng văn hóa Nam Bộ Vùng văn hóa hay văn hóa v ng miền là một không gian xác định, đƣợc tạo thành bởi các đơn vị dân cƣ trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc ngƣời. Đó còn là một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trƣờng xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con ngƣời trong suốt tiến trình lịch sử. Có hai yếu tố cơ bản tạo bản sắc văn hóa vùng, đó à yếu tố về môi trƣờng sinh thái tự nhiên mà từ đó sinh ra, quy định cách thức cƣ trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển. Yếu tố thứ hai là yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con ngƣời, tạo ra cung cách nhận thức, hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao ƣu kinh tế - văn hóa… giữa nội bộ cộng đồng hay với cƣ dân của các vùng đất, địa phƣơng khác. Theo GS Trần Quốc Vƣợng nƣớc ta có 6 v ng văn hóa, bao gồm: v ng văn hóa Tây Bắc, v ng văn hóa Việt Bắc, v ng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, v ng văn hóa Trung Bộ, v ng văn hóa Trƣờng Sơn - Tây Nguyên và v ng văn hóa Nam Bộ. Nhƣ vậy, xác định theo tọa độ không gian văn hóa thì vùng văn hóa Nam Bộ thuộc vùng đất cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam, tính theo chiều dài từ Bắc vào Nam. Nam Bộ nằm trong khu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long, đƣợc chia làm 2 khu vực chính là miền Đông Nam Bộ và miền 7 Tây Nam Bộ. Về dân cƣ, cƣ trú nơi đây chủ yếu à dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm, Mạ, Xtiêng… Về địa lí, vùng đất này gắn liền với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, với hai mùa mƣa nắng rõ rệt. Ngƣời dân ở đây đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhiều sản vật miền sông nƣớc, đồng ruộng bạt ngàn. Điều iện tự nhiên đặc trƣng này có ảnh hƣởng quan trọng đến văn hóa nơi đây. Ngƣợc về thời gian văn hóa, Nam Bộ xƣa kia từng tồn tại một nền văn hóa (Óc Eo) của vƣơng quốc Phù Nam nhƣng ngày nay không còn mấy dấu vết. Những ƣu dân ngƣời Việt đã mang văn hóa từ miền ngoài vào đây và cải biến nó trong suốt hành trình hơn ba trăm năm qua để nó có thể thích nghi với cùng đất mới Nam Bộ. Văn hóa Việt ở Nam Bộ có ba lớp cơ bản: lớp mở đất, lớp giữ đất và lớp hội nhập quốc tế. Đây cũng à v ng đất sớm tiếp cận và đi đầu trong việc giao ƣu, hội nhập văn hóa quốc tế. Cƣ dân Nam Bộ rất coi trọng tín ngƣỡng, sống chan hòa với thiên nhiên. Về tổ chức cộng đồng, họ sống theo làng xã nhƣng lỏng lẻo về cơ cấu. Con ngƣời nơi đây biết linh hoạt ứng xử với điệu kiện sông nƣớc. Tính cách rộng mở, phóng khoáng, hiếu khách và luôn tiếp thu cái mới để tiến bộ. Là ngƣời con của quê hƣơng Nam Bộ, Bình Nguyên Lộc rất am hiểu văn hóa đất và ngƣời nơi đây khi tái hiện trong sáng tác của mình. 1.3. Tác giả Bình Nguyên Lộc với văn hóa Nam Bộ 1.3.1. Vài nét về cuộc đời Bình Nguyên Lộc (1914 - 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh… Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng). Ông xuất thân trong một gia đình trung ƣu đã có mƣời đời sống tại Tân 8 Uyên. Cha là Tô Phƣơng Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dƣơng Thị Mão (1876-1972). Nhà ông chỉ cách ờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét - con sông đã in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này nhƣ truyện ngắn Ðồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ… Từ năm 1919 đến 1920, Bình Nguyên Lộc theo học chữ Nho với một ông đồ trong làng. Sau đó, ông học trƣờng tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà uyện tiếng Pháp để thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trƣờng Pétrus Ký và ấy ằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài phần thứ nhất) năm 1933. Tuy nhiên, có tài iệu nói ông đậu bằng Thành chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế hủng hoảng. Cũng có tài iệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935. Năm 1934, Bình Nguyên Lộc về quê ập gia đình với cô Dƣơng Thị Thiệt. Sau đó ông thi vào ngạch thƣ ký hành chính nhƣng vì kinh tế hủng hoảng, hơn một năm sau ông mới đƣợc tuyển dụng. Ban đầu, ông làm công chức tại kho ạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dƣơng). Năm 1936, ông đổi về làm nhân viên ế toán ở kho ạc Sài Gòn (sau đổi tên thành Tổng nha ngân hố Sài Gòn). Ông ắt đầu viết văn trong thời gian này. Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của ngƣời Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của iến trúc sƣ Huỳnh Tấn Phát. Ông ết ạn với những tác giả viết cho báo Thanh niên nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tƣ, Lâm Thao Huỳnh Văn Phƣơng, Dƣơng Tử Giang, Nguyễn Tấn Sĩ... Vào hoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai ( hởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hƣơng đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm đƣợc Xuân Diệu, Huy Cận và các nhà văn khác tán thƣởng, nhƣng sau đó ị thất ạc trong chiến tranh. 9 Năm 1944, Bình Nguyên Lộc ị ệnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không ƣơng, và từ đó về sau không trở ại với nghề công chức nữa. Năm 1945, ông tản cƣ về quê, nhƣng cuối năm 1946 ông hồi cƣ trở ại quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một. Trong thời gian này, Bình Nguyên Lộc có tham gia công tác kháng chiến tại miền Đông Nam Bộ và là thành viên của Hội Văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hòa. Vào những năm 1944-1947, do ệnh cũ tái phát gây hủng hoảng tinh thần nên Bình Nguyên Lộc không viết tác phẩm nào. Năm 1949, ông chuyển xuống Sài Gòn và ở hẳn đó cho tới năm 1985. Năm 1950, ông viết cuốn Nhốt gió và xuất ản cùng năm. Từ năm 1952, Bình Nguyên Lộc làm thƣ ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất ản tại Sài Gòn. Năm 1956, ông cùng các văn hữu cho ra đời tờ ến Nghé, tuần báo có tinh thần văn nghệ lành mạnh mang màu sắc địa phƣơng với mục đích làm sống dậy sinh khí của đất Gia Định xƣa. Ngoài ra, ông cùng các đồng nghiệp thành ập Nhà xuất ản Bến Nghé, chuyên xuất ản các tác phẩm văn chƣơng mang hƣơng sắc Đồng Nai, Bến Nghé. Trong thời gian 1960-1970, ông vẫn làm báo và làm chủ bút nhiều nhật báo tại Sài Gòn. Bình Nguyên Lộc sáng tác rất đều tay trong giai đoạn này. Hàng năm ông đều có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng. Trong thời gian này, ông đoạt giải nhất Văn chƣơng toàn quốc 1959-1960 với cuốn tiểu thuyết Đò dọc. Giai đoạn 1970-1975, ông làm Hội viên Hội đồng văn hóa giáo dục Việt Nam. Sau 1975, Bình Nguyên Lộc ngƣng cầm bút vì ệnh nặng. Tháng 10 năm 1985, ông đƣợc gia đình ảo lãnh sang Mỹ chữa ệnh. Ngày 7 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, vì ệnh cao huyết áp, thọ 74 tuổi. 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác Trong tập hồi ký viết dở trƣớc khi qua đời Nếu tôi nhớ kỹ, Bình Nguyên Lộc ể ại rằng ông ƣớc vào nghề viết một cách rất tình cờ. Vào hoảng đầu 10 những năm 1930, một bà phú thƣơng Việt Nam tên Tô Thị Thân thay mặt ngƣời chồng Hoa iều, tục danh là Chú Xồi, đứng tên làm chủ 20 tiệm cầm đồ tại Sài Gòn, vì ị báo chí Sài Gòn khi đó chỉ trích là gian thƣơng nên muốn ra một tờ báo để tự bênh vực, muốn tìm ngƣời phụ trách tờ báo đó. Bà Thân giao việc này cho ngƣời thƣ ký ế toán là ông Tô Văn Giỏi, vốn là anh họ của Bình Nguyên Lộc. Ông Giỏi nhờ Bình Nguyên Lộc tìm ngƣời làm báo. Chính việc tìm iếm ngƣời làm báo đó mà ông ắt đầu tới lui với các văn nghệ sĩ và tập viết văn, viết báo. Bình Nguyên Lộc cho iết ông viết văn, viết báo từ năm 1942. Ông cộng tác với các báo Thanh niên, Ðời mới, Tin mới... trong các báo đó, có các cây bút nổi tiếng nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Mặc Ðỗ... Bình Nguyên Lộc là nhà văn ớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông là một trong ba nhà văn sáng tác nhiều nhất của cả nƣớc. Nguyễn Ngu Ý gọi ông là một trong tam iệt bên cạnh Hồ Biểu Chánh và Lê Văn Trƣơng. Ông để ại hoảng 50 tiểu thuyết, trên 1000 truyện ngắn và nhiều công trình nghiên cứu khác. Văn xuôi Bình Nguyên Lộc mang cảm hứng chủ đạo: hƣớng về cội nguồn. Sinh ra trong một gia đình đã có mƣời đời sống ở Tân Uyên, nhƣng trong ý thức, Bình Nguyên Lộc luôn hƣớng về nguồn cội. Ông muốn tìm iếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc di dân vào Nam. Trong các công trình nghiên cứu nhƣ Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971), ột trần Việt ngữ (1971) cũng nhƣ những tập bút ký nhƣ Hương gió Đồng Nai (viết từ 1935 đến 1942), Phù sa (viết năm 1942, in một phần trên báo Thanh niên năm 1943 với tiêu đề Di dân lập ấp), ông đều tập trung ần tìm ại cội rễ T thuở mang gươm đi mở cõi / Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ). Nói cách khác, cảm hứng chủ đạo làm nên thế giới văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc xuất phát từ những vấn đề cốt tử của truyền thống văn hóa 11 Việt Nam: nguồn gốc, ngôn ngữ, di dân, cõi âm - ốn yếu tố đặc sánh tâm hồn Bình Nguyên Lộc. Ngay trong phạm vi một tác phẩm nhƣ tập truyện ngắn Ký thác (1960), những vấn đề trên cũng ần ƣợt hiện ra thông qua đề tài, tƣ tƣởng, chủ đề và thế giới hình tƣợng của các truyện Ăn cơm chưa, Pì Pế Hán (nguồn gốc), ầu ba phòng ảy, Đôi ạn mắc hoa vông (ngôn ngữ), R ng mắm, Rung cây d a (di dân), Ba con cáo, Ba ngôi sao giữa trời, Hồn ma cũ (cõi âm)... Về ĩnh vực truyện ngắn, Bình Nguyên Lộc có những tác phẩm tiêu iểu nhƣ sau: - Câu dầm, 1943. - Nhốt gió, tập truyện, 1950. - Tân Liêu Trai, tập truyện, 1959. - Ký thác, tập truyện, 1960. - Tâm trạng hồng, tập truyện, 1963. - Mùa thu nhớ tằm, tập truyện, 1965. - Tình đất, tập truyện, 1966. - Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, 1967. - Thầm lặng, tập truyện, 1967. - Diễm Phượng, tập truyện, 1968. - Khi T Thức về trần, 1969. - Cuống rún chưa lìa, tập truyện, 1969. - ương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, 1971. Trong khóa luận này chúng tôi tìm hiểu những truyện ngắn tiêu biểu của Bình Nguyên Lộc đƣợc in trong cuốn Bình Nguyên Lộc, Truyện ngắn, NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Sách dày 439 trang với 51 truyện ngắn. 1.3.3. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và sự phản ánh văn hóa Sinh ra trong một gia đình đã có mƣời đời sống ở Tân Uyên, một ngôi làng nằm ven sông Đồng Nai, Bình Nguyên Lộc có một tình yêu sâu nặng với 12 mảnh đất này. Để rồi sau này cầm bút sáng tác ông chủ yếu viết về đất và ngƣời miền Đông Nam Bộ. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc tái hiện lại thế giới của những mùi vị thấm đẫm hƣơng đồng gió nội của vùng đầm lầy, kênh rạch phƣơng Nam, kể với ngƣời đọc câu chuyện thật cảm động về hình ảnh dải đất phía Nam đẹp bởi vẻ nguyên sơ, dân dã nhƣng đằm sâu một linh hồn mà ngƣời đọc tuy cảm nhận rất rõ nhƣng không dễ gọi tên. Hành trình cầm bút sáng tác của ông cũng là hành trình ông tìm hiểu về lịch sử mở cõi từ Bắc vào Nam, hành trình những cƣ dân tìm sự sống trong rừng đƣớc, rừng mắm. Họ vƣơn lên từ đất và nƣớc, cuộc sống nhọc nhằn mà tâm hồn vẫn giữ đƣợc nét trong sáng, thánh thiện. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc thấm đẫm tình yêu quê hƣơng, xứ sở, đề cao vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều truyện ngắn của ông, ngay từ nhan đề đã hé mở nét đặc trƣng văn hóa phƣơng Nam. Đó là các truyện nhƣ Những hàng me Sài Gòn, Sông Ông Lãnh, Quà đêm trên sông Ông Lãnh, Lửa Tết, Căn bệnh bí mật của nàng, Thèm mùi đất, Về làng cũ, Những ngôi mả tổ, Những đứa con thương của đất mẹ… Nhà văn có những thức nhận rất riêng về đất nƣớc và tâm hồn Việt. Truyện ngắn Căn bệnh bí mật của nàng, kể về một ngƣời phụ nữ mà nỗi nhớ quê hƣơng xứ sở đã chuyển thành căn bệnh bí ẩn đến mức cả nƣớc Pháp phải bất lực. Tác giả để cho một vị giáo sƣ giải thích: “Có những tâm hồn cốt mô bô líc (tính t Pháp của vị giáo sư này, tôi xin tạm dịch là tâm hồn đô thị và quốc tế) những người mà tâm hồn như vậy, họ rất thoải mái như cá trong nước khi họ chạy t thủ đô của quốc gia này đến thủ đô của quốc gia khác, mỗi chỗ họ chỉ sống qua vài tháng không gắn bó với đô thị nào hết hoặc người của đô thị nào hết nhưng lại rất ưa những người ấy trong một lúc rồi ra đi không luyến lưu cũng không để lại cái gì cả. Trái lại có những người trung thành đến trọn đời với những chân trời quen thuộc, nghiện ngập mùi vị, màu sắc, âm thanh của nơi họ sanh trưởng, 13 một vùng quê hay một thành phố nhỏ. Bà thuộc hạng người thứ nhì, bà khó lòng mà dứt khoát”. Nỗi nhớ quê hƣơng của ngƣời phụ nữ ấy cũng chính là nỗi niềm của nhà văn, một con ngƣời dù phiêu bạt muôn nơi nhƣng vẫn ôm ấp, cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình mảnh hồn làng và văn hóa xứ sở. Trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, những chi tiết bình dị nhất cũng chứa chan những giá trị văn hóa. Đó là hàng me làm dịu đi cái nắng trên đƣờng phố Sài Gòn. Là dòng sông hôi mùi bùn non, mùi nƣớc mắm, mùi của anh chị cần lao - những thứ mùi hỗn hợp làm ông thƣơng mến, bâng khuâng. Khi xa quê hƣơng, ông khắc khoải nhớ con sông nho nhỏ, nhớ tiếng rao quà mỗi đêm, mỗi sáng, nhớ ngƣời chèo thuyền hát bài ca dao một thuở, nhớ những món ăn thấm đẫm hƣơng vị đồng quê tinh khiết, nhớ tiếng chim kêu, nhớ những xác diều, những bức tƣờng rêu phong và nhớ… cả một ngôi mả cũ ven đƣờng, một ngƣời hành khất bất chợt gặp trên phố mà nhƣ đã quen thân từ lâu... Có thể nói, văn hóa đất và ngƣời phƣơng Nam trở thành nội dung chủ đạo chứa đựng trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Nói cách khác văn chƣơng Bình Nguyên Lộc đƣợc tạo hình từ tấm lòng sâu nặng với quê hƣơng đất nƣớc và một chiều sâu văn hóa rất cần đƣợc nghiên cứu. 14 Chƣơng 2 BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC 2.1. Không gian văn hóa 2.1.1. Miền đất mới Những trang truyện của Bình Nguyên Lộc thƣờng kể về những vùng đất mới, khi mà con ngƣời mới đặt chân đến, khám phá, khai khẩn đất hoang. Những mảnh đất của thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời, ban đầu còn hoang sơ với bao nhiêu khó hăn và thách thức. Những vùng đất trong văn Bình Nguyên Lộc đều gắn bó với nếp sinh hoạt, tập quán của con ngƣời. Những truyện nhƣ Bà mọi hú, Bám níu, Đất không chết, Bán ngôi nhà cổ, Săn cọp Đồng Nai, Tiếng thần r ng, Ma r ng...đƣa ngƣời đọc trở về vùng Đông Nam Bộ, bắt đầu từ nơi tiếp giáp với các cao nguyên đất đỏ Nam Trung Bộ. Những làng mạc hoang sơ, hẻo lánh; núi thấp, gò đồi, bờ sông cao, rừng rậm... Nhà văn nhắc đến chuyện săn bắn, đào suối, trồng lúa, nuôi bò và nỗi sợ hãi hạn hán, thiếu nƣớc. Các truyện Phân nửa con người, Con Tám Cù lần, hay truyện Lại mẹ tôi tái giá, Không một tiếng vang...thì mênh mông một vùng sông nƣớc. Ngƣời ta đi lại bằng ghe, bằng thuyền, và sống với cả gia đình trên thuyền. Mà không có làng, chỉ có ghe thuyền và sông nƣớc mênh mông… Để lại ấn tƣợng đặc biệt đối với bạn đọc là truyện R ng mắm. Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn xuôi của Bình Nguyên Lộc. Truyện khắc họa nét đặc trƣng văn hóa đất và ngƣời Nam Bộ trong hành trình buổi đầu mở mang bờ cõi. Truyện viết về gia đình thằng Cộc, gồm 3 thế hệ: Ông, cha mẹ và thằng Cộc cùng đƣa nhau đến một vùng đất còn hoang sợ, nhiễm mặn để khai khẩn đất hoang, chiến đấu với thiên nhiên, lấn biển để giành đất 15 sinh sống. Cốt truyện giản dị, không có nhiều tình tiết nhƣng ẩn sau đó là những sự thật lớn lao về một thời mở mang đất đai bờ cõi, những con ngƣời làm nên cội rễ của vùng văn hóa Nam Bộ. Mở đầu thiên truyện là hình ảnh thằng Cộc đang vô cùng ngạc nhiên, thích thú, mải riết theo nhƣng cánh chim, những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời: “Cộc ngửa mặt lên trời để theo dõi, nó thấy vô vàn các loài chim, cò đang bay lượn. Nào là chim thầy bói, chim thằng chài, cò ma. Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức. Nó theo dõi con chim thầy bói ấy t nãy đến giờ, chờ đợi cái phút này đây. Thật là huyền diệu, sự đứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là chim ai treo phơi khô ngoài sân nhà”. “Chim thầy bói nghiêng đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. V a đụng nước, nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá nhỏ . “Màu xanh của chim thằng chài đẹp không có màu xanh nào sánh kịp. Sự bền chí của nó cũng chỉ có sự bền chí của các lão cò sầu não là ngang vai thôi, cái bền chí nhìn rất dễ mê, nhưng mê nhứt là mũi tên xanh bắn xuống nước nhanh như chớp, mỗi khi thằng chài trông thấy con mồi”. Rõ ràng, đó là vùng đất cƣ trú của một thế giới chim phong phú, đa dạng bởi chƣa in dấu chân của con ngƣời. Ở v ng đất mang tên Ô Heo này, ngay cái tên đã gợi lên sự heo hút, vắng vẻ. Nơi đây không chỉ là thế giới của những sinh vật có cánh bay ƣợn trên trời mà còn là thế giới của loài bò sát dƣới đất: “R a nhiều như kiến. Đốt r ng rồi đón trên đầu gió một cái là ch ng nó lạch cạch chạy trốn, ắt không kịp lận”. Chỉ có thể là v ng đất hoang sơ chƣa có dấu chân ngƣời thì muôn loài sinh vật mới tụ họp và sinh sống ở đây đông đ c và tự nhiên nhƣ thế. Miền đất mới ấy, không chỉ đẹp đẽ với những n t tr ph vốn có, mà c n tiềm ẩn những mối hiểm nguy, những hó hăn thách thức từ thiên nhiên: “Thằng 16 Cộc ngạc nhiên mà thấy sao người vẫn không chết trong kh hậu tàn ác này nóng ẩm, còn muỗi mòng thì quơ tay một cái là nắm được cả một nắm đầy”. Phải yêu lắm mảnh đất Nam Bộ thủa còn nguyên sơ thì Bình Nguyên Lộc mới có thể thấu hiểu rõ tập quán sinh sống của những loài vật ở nơi đây. Sức hấp dẫn của những trang văn Bình Nguyên Lộc khi viết về đất rừng phƣơng Nam là vẻ đẹp văn hóa riêng của xứ sở này. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc là thế giới của những mùi vị thấm đƣợm hƣơng đồng gió nội của vùng đầm lầy, kênh rạch phƣơng Nam. Ông kể với ngƣời đọc câu chuyện thật cảm động về hình ảnh dải đất phía Nam của tổ quốc đẹp ngời lên bởi vẻ đẹp đơn sơ, thuần khiết, mà dân dã nhƣng đằm sâu một linh hồn mà ngƣời đọc tuy cảm nhận rất rõ nhƣng không dễ để gọi thành tên. Có thể thấy, tìm về hành trình mở cõi từ Bắc vào Nam, tìm sự sống trong những rừng đƣớc, rừng mắm, vƣơn lên từ đất và nƣớc, đến với những con ngƣời khốn khổ mà tâm hồn vẫn giữ đƣợc nét trong sáng, thánh thiện đã trở thành hoài bão âm thầm mà mãnh liệt của Bình Nguyên Lộc. Nó gọi dậy trong ông niềm cảm hứng nghệ thuật bao la như cánh đồng lúa xanh trải dài đến tận chân trời đầy ắp phù sa, như hương gió Đồng Nai lồng lộng tươi mát bốn mùa”. Ta hãy xem nhà văn tả về một vùng kênh rạch hoang vắng không một óng ngƣời: “R ng tràm dày mịt, chằng chịt những dây bong bong, dây choại bò t thân cây này sang thân cây khác . Rạch tối om, đi như đi trong hang . Hết tràm thì có một khoảng trống, nửa bùn, nửa đất, trên ấy cỏ ống rậm ri và chim cao cẳng đủ loại đáp đầy trong cỏ. Tràm đứng trước bãi cỏ mà nhìn dân láng giềng mọc trên bùn đen. Ðó là những cây ốm nhom chen nhau mà vượt cao lên, cây nầy cách cây kia không đầy bốn gang tay. Bờ biển thoai thoải dốc xuống, trông r ng cây lạ ấy như một đạo binh xuống núi, tuôn tràn t trên cao xuống mé biển ngoài xa. Xa, xa xa lắm, có những cây mọc lẻ tẻ như những tên lính xung phong mau ước tiến tới để hãm thành hầu lập 17 công. Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen t ng nơi lại trắng xóa những đóa hoa năm cánh, hai màu đen trắng đối chọi nhau trông rất đẹp (R ng mắm). Rừng cây lạ ấy chính là cây mắm, rừng mắm. Nó lạ không chỉ bởi hoa của nó mọc ngay dƣới gốc mà còn bởi loài cây ấy không dùng để làm gì cả. Nhƣng nó không hề vô ích, hằng hà sa số những cây mắm và rừng mắm kia sẽ giữ lại phù sa, giữ lại tinh túy cho đất thêm màu mỡ. Phải có: “mắm trƣớc, đƣớc sau, tràm theo sát”, rồi sau đó đất mới thuần, mới có xoài, mít, dừa cau; mới có cây ăn trái và những xóm làng đông vui của con ngƣời. Những trang văn của tác giả cho ta đƣợc trở về với thiên nhiên trù phú, đầy tiềm năng và hào phóng nhƣng cũng đầy khắc nghiệt. Những vùng đất hoang sơ ấy, trải qua thời gian, gắn bó với tâm sức của biết bao thế hệ tiền nhân đi mở cõi. Để rồi hôm nay trở thành những vùng đất trù mật của tổ quốc nhƣ Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… Lời ông nội nói với thằng Cộc trong truyện R ng mắm : “ Ông với lại tía của con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Ðời con là tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, d a, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của họ hưởng. Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi? Vả lại con không thích hi sinh chút ít cho con cháu của con hưởng hay sao?”. Đó cũng là lời tri ân của nhà văn đối với những bậc tiền nhân trong hành trình mở mang bờ cõi từ Bắc vào Nam, là tình cảm sâu nặng của nhà văn với vùng đất Nam Bộ. Cuống r n chưa lìa ể về câu chuyện những ƣu dân đầu tiên đi mở c i. Những vùng đất mới lần đầu in dấu chân ngƣời ấy à những cánh rừng già và cánh đồng mông quạnh, bạt ngàn lau sậy uồn thiu. Con đƣờng m n tối om rồi những d ng suối nhƣ những mạch nguồn phun lên từ Bao điều bí ẩn còn ƣu lại ở những vùng đất nhƣ thế. 18 ng đất thẳm sâu… Rung cây d a à câu chuyện của một ngƣời thầy giáo, ất chấp những hó hăn thách thức, quyết tâm đến với v ng iển đảo xa xôi, h n đảo Củ Tron. Nơi mà có khi hàng tháng trời, mới có một chuyến tàu đi qua. Nơi ấy, “sống một mình không được, hay được mà khổ iết bao nhiêu”. Về vật chất, “con người ở đây l i về đời sống cổ sơ, tự làm lấy mọi việc, t khi trao đổi hàng hóa với nội địa”. Miền đất mới này thiếu thốn trăm ề, ại hoang vắng, có khi con ngƣời sống trên h n đảo ấy cũng ỏ quên cái thói xã giao về tình cảm. Ấy vậy mà điều gì đã níu chân ngƣời thầy giáo ấy trong suốt hơn hai mƣơi năm trời Trong mắt thầy giáo, miền đất mới tuy có uồn, nhƣng sâu thẳm, nó vẫn mang một n t đẹp riêng, n t đẹp không chỉ gợi lên từ những n t đơn sơ, thuần hiết của một v ng đất mới, mà cái đẹp c n đƣợc gợi lên ởi đó à một phần máu thịt của cha ông ta đổ xuống mới có đƣợc: “Những hòn đảo xa, xanh t m nơi chân trời, hoàng hôn nhuộm t m chơn trời và mặt nước . Viết về những miền đất mới, Bình Nguyên Lộc đã đƣa ngƣời đọc trở về với vùng đất Nam Bộ thuở còn hoang sơ, thuở những tiền nhân đến đây mở mang bờ cõi lãnh thổ cho đất nƣớc. 2.1.2. Không gian hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những lưu dân đầu tiên Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc còn miêu tả khung cảnh thiên nhiên Nam Bộ rất đặc sắc, đặc biệt ở đó có sự hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những ƣu dân đầu tiên. Trong truyện ngắn Bám níu, thiên nhiên đƣợc mô tả là những kho dự trữ thức ăn vô tận dành cho con ngƣời: “mỗi mùa, một người nông dân trong làng quê hứng cá cả thúng giạ cá lạc mạ, tức hàng mấy trăm ngàn con . Cứ qua mùa nước lũ những người dân ở miền Đông Nam Việt, đặc biệt là tỉnh Biên Hòa lại đi hứng cá. Loài cá lạc mạ. Họ đặt tên chung cho cá ấy (thuộc đủ loại cá sông ngọt) là cá lạc mạ. Mạ, có lẽ là tiếng mẹ nói trại bẹ ra, chớ bấy 19 giờ lúa đã lớn cây rồi, còn đâu mạ nữa để mà lạc”. Cuộc sống con ngƣời nơi đây hoàn toàn dựa vào tự nhiên, thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời nguồn thức ăn vô tận là tôm cá. “Đất nƣớc chỉ tồn tại đƣợc nhờ những kẻ nhớ thƣơng nó, bám víu vào nó thôi”. Lời hẳng định của ão Nghiệm phải chăng là lời khẳng định của Bình Nguyên Lộc về sự gắn bó mật thiết giữa đất và ngƣời. Hãy gắn bó với đất, đất sẽ tri ân ngƣời. Sống giữa thiên nhiên, h a hợp c ng thiên nhiên con ngƣời mới thực sự có một cuộc sống thanh ình. Vậy là, hai tiếng “đất nƣớc” tuy giản dị mà thiêng liêng cao cả. Không có “đất nƣớc” con ngƣời không thể tồn tại, cũng nhƣ không có con ngƣời thì giá trị của “đất nƣớc” cũng không còn. Thủa mới đặt chân lên vùng đất Nam Bộ, những ƣu dân đầu tiên ấy đã học đƣợc cách ứng xử hòa hợp với tự nhiên. Họ đổ mồ hôi trên mảnh đất này và không muốn rời xa nó, ởi nhận thấy: “đất có đời sống, có linh hồn, hễ nơi nào nhiều sinh khí thì đất nước nơi đó phì nhiêu . Đất có mùi thật sự, nhứt là đất mới xới, một mùi rất đặc iệt mà mũi họ quen ngửi cho đến nghiền, thiếu thì họ nghe thèm. Họ thấy rằng họ hạnh phúc vì họ được thỏa mãn tình cảm. Tình nhớ xứ, nhớ nhà gồm nhiều yếu tố, mà nỗi thèm mùi đất là một yếu tố quan trọng”. Nỗi thèm ấy có khi mãnh iệt y nhƣ là “đào hát thèm và nhớ sân khấu, vũ nữ thèm và nhớ đèn màu, và y như là cá thèm và nhớ nước. Cá nhớ nước không phải là một hình ảnh đâu và đ ng tưởng là cá không ở được ngoài nước” (Thèm mùi đất). Tình yêu với đất đƣợc cắt nghĩa nhƣ một sức hấp dẫn tự nhiên với con ngƣời nhƣ vậy, nên đôi khi vì đất đai, cây cỏ, con ngƣời có những hành động "kỳ cục". Ba Mín (trong truyện Mẹ tôi tái giá) cùng với những ngƣời dân làng Chánh Hƣng sống dựa vào rừng già. Khi lão Tây Xi- ăng-ba định phá rừng trồng cây cao su, đêm nào Ba Mín cũng lén ƣng bếp rề-sô cồn vào bãi trồng đun nƣớc sôi tƣới lên gốc cây cao su, làm cây chết dần chết mòn. Ba Mín 20 quyết tâm giết chết những cây cao su con để bảo về rừng già cho tới ngày lão Tây cho xe ủi và máy cày đến cày xới trên sáu mƣơi mẫu rừng với hàng trăm phu thợ, anh mới buồn bã hăn gói trở về làng cũ. Ở làng cũ nhƣ làng Tân Nhuận của ông Cựu Xã An, thanh niên lần ƣợt bỏ ra đi, chỉ còn ngƣời cũ già nua và cái xa nƣớc cũ kỹ không đủ sức quay để tƣới cho cánh đồng khô hạn. Hình ảnh ông Cựu Xã An đứng nhìn cái xa nƣớc quay yếu ớt mà "hồi hộp, nín thở" giống nhƣ đang chứng kiến giờ phút hấp hối của ngƣời thân, hay đoạn tả cảnh ông tiếc ngẩn ngơ khi thấy những ống tre múc nƣớc sút dây làm nƣớc đổ trật xuống suối lại trong khi "đám đất ông nó khát hả họng" (truyện Đất không chết) thật thấm thía, cảm động. Đất đai thiên nhiên nơi đây cũng có khi không nuôi nổi con ngƣời nhƣng con ngƣời vẫn nặng tình với đất. Lão Nghiệm, thím Bảy, thằng Ất và những ngƣời dân xóm Gò Rái của làng Tân Định nghèo khó trong truyện Bám níu giống nhƣ những con cá cố lội ngƣợc dòng nƣớc chỉ để đƣợc ở lại với vùng đất. Đất đai, cây cối... thật thiêng liêng mà gần gũi với con ngƣời. Ngƣời dân cần có đất để canh tác nhƣng dù luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn thì họ vẫn nghĩ đến việc sống hoà đồng với tự nhiên hơn là chinh phục, thống trị nó. R ng mắm là bức tranh sinh động về những thế hệ tiên phong đã lao khổ mở đất khẩn hoang vùng đồng chua nƣớc mặn để gây dựng sự sống. Ông nội của thằng Cộc tự coi đời mình là rừng mắm, tin rằng sau mắm sẽ là tràm và sau đó nữa sẽ là những vƣờn cây ăn trái. Tự nhiên không phụ con ngƣời nếu con ngƣời biết bền gan với nó. Cây mắm không dùng đƣợc vào việc gì nhƣng cây mắm có nhiệm vụ tiên phong lấn đất, giữ đất cũng nhƣ biết bao thế hệ cha ông đã tình nguyện hy sinh trên vùng đất mới cho lớp lớp con cháu tiếp tục sống, sinh sôi phát triển. Lời giải thích của ông nội vào một buổi sáng chèo thuyền ra biển làm thằng Cộc cảm nhận đƣợc cái cao cả của tự nhiên và của con ngƣời. Con ngƣời có khả năng cải tạo tự nhiên, sống cùng 21 với tự nhiên nhƣng nếu anh hủy diệt tự nhiên, chống lại tự nhiên thì anh sẽ phải trả giá đắt. Truyện Bà mọi hú vừa là hình ảnh thực của vùng đất phía Tây Đồng Nai-Biên Hoà thời xa xƣa, vừa là sự giải thích của nhà văn về tác hại của việc huỷ diệt môi trƣờng tự nhiên. Tiếng hú tuyệt vọng, đau đớn của ngƣời đàn bà rừng rú mà thần thánh đó còn vang vọng để nhắc nhở mọi ngƣời về cách ứng xử: hãy sống hài hòa với tự nhiên. Viết về sự h a hợp giữa thiên nhiên và con ngƣời, không cần d ng ời văn cầu ì, óng ẩy, nhƣng mỗi trang văn của Bình Nguyên Lộc đều để ại trong lòng độc giả những ấn tƣợng sâu sắc. 2.2. Thời gian văn hóa 2.2.1. Thời kì hòa nhập văn hóa Việt - Khơ me Nam Bộ là nơi gặp gỡ và cùng sống chung của nhiều tộc ngƣời nhƣ Chăm, Khơ me, Hoa, Mạ... trong đó ngƣời Việt đóng vai trò chính. Những ngƣời Việt đầu tiên đến định cƣ ở vùng đất mới này đều đến từ miền Bắc và miền Trung. Họ đến và mang theo vốn văn hoá gốc rễ của mình. Những ngƣời nhƣ Tồn, Thụ...(truyện Quyển gia phổ) sống rất lâu ở miền Nam mà vẫn còn giữ tục gói bánh chƣng, trồng nêu ngày Tết nhƣ ngƣời dân Bắc. Những ngƣời dân làng Bình Thới, Biên Hoà nhƣ gia đình ông Hƣơng Quản Xệ, ông Xã Hộ... vẫn giữ kín công thức làm đƣờng phổi gia truyền mà họ đem vào từ quê hƣơng Quảng Ngãi (truyện Bảo mật). Bác Y cũng vậy, sống lâu ở làng quê Quảng Nam với nghề trồng dâu nuôi tằm, nên khi vào Sài Gòn làm công nhân trong nhà máy, bác vẫn nhớ quê, nhớ nghề. Bác cố trồng trƣớc sân cây dâu, mỗi khi trời mƣa, thƣơng tằm bác cầm nón ra che mƣa cho dâu (truyện Mưa thu nhớ tằm). Truyện của Bình Nguyên Lộc còn viết về cuộc sống của đồng bào ngƣời Hoa trên đất Nam Bộ (Ăn cơm chưa, Pì pế Hán, ữ ất Vi nguyên tử, Lò chén xóm sao, Người tài xế điên, Hồn ma cũ...). Cộng đồng ngƣời Hoa đã đóng góp 22 rất nhiều cho sự thịnh vƣợng chung của vùng đất nơi mình cƣ ngụ ởi họ cần cù và giỏi tính toán mua bán. Có những ngƣời rất giàu sang nhƣ ông bang Sa, chủ tiệm sắt (truyện Người tài xế điên), nhƣ chín Dãnh, nhà đầu cơ (truyện ữ ất Vi nguyên tử); nhƣng cũng có thân phận cơ cực, tội nghiệp. Họ trôi dạt đến từ đất nƣớc Trung Hoa nghèo khó, xa xôi, sống hổ sở nơi xứ ạ với giấc mơ có cơm ăn, có áo mặc ấm (truyện Pì pế Hán, Ăn cơm chưa). Những cô gái Triều Châu vẫn để rìa tóc trƣớc trán nhƣ thôn nữ miệt vƣờn hay mặc áo bà ba. Nghề nghiệp, tiền ạc cũng phân hoá con ngƣời thành nhiều thành phần khác nhau trong một xã hội đa dạng. Có nghề “thƣợng vàng” nhƣ nghề buôn "vua" (truyện ữ ất Vi nguyên tử), có nghề “hạ cám” nhƣ nghề xúc cát dƣới sông (truyện Không một tiếng vang), nghề ắt cá dƣới ống cống (truyện Người chuột cống), nghề khóc mƣớn (truyện Bí mật của chàng)... Đủ mọi oại ngƣời với công việc, quan hệ và tiếng nói khác nhau. Trong bầu không khí chung của sự sống, tiếng nói con ngƣời là âm thanh quan trọng nhất. Tiếng Việt giọng Bắc, giọng Quảng Nam xen với tiếng Tàu ơ lớ giọng Phúc Kiến, Triều Châu và có cả tiếng Chăm, tiếng Khơ me... Công cụ giao tiếp này trong quá trình sử dụng đã có sự thẩm thấu lẫn nhau để tạo ra nét riêng của văn hóa Nam Bộ. Con ngƣời đã mang quê hƣơng vào trong tiếng nói của mình. Vậy nên một ông giáo ngƣời Pháp từng sống lâu năm ở Việt Nam một hôm ngẫu nhiên nghe ngƣời phụ nữ đi ngang qua nói tiếng Việt, ông ta xúc động đến nỗi "òa lên khóc rấm rứt" (truyện Căn bệnh bí mật của nàng)... Ở uổi đầu thời kì hòa nhập văn hóa Việt - Khơ me, mọi việc không phải đều dễ dàng, thuận ợi. Truyện ngắn à mọi h ại viết về một góc cạnh hác trong công cuộc h a nhập hai nền văn hóa Việt- Khơ me. Trong uổi đầu, những va chạm giữa hai dân tộc để ại nỗi uồn của sự h a hợp. Sự xung đột, mâu thuẫn ấy đƣợc tác giả gợi lên qua những d ng văn giản dị mà vô c ng 23 tinh tế: “Khi di cư vào đây, đồng ào ta không chỉ gặp toàn người Thủy Chơn ạp như phần đông đã tưởng. miền Đông Nam Việt, ta chạm phải người Mọi mà bây giờ kêu là người Sơn Cước” [9, 312]. Trong công cuộc hội nhập ấy, Ngƣời Việt ắt uộc phải khai thác ấn rừng: “Người Việt ta chỉ còn một nước là lấn lần vào r ng ằng cách đốn cây”. Và ngƣời Việt đã gặp sự chống trả của ngƣời Khơ-me - Bà Mọi, để rồi sau này văn hóa Việt- Khơ-me mới tìm đƣợc sự hòa hợp. Cuối cùng, sự h a hợp đã tạo nên một nguồn ực to ớn cho cộng đồng nơi đây, hiến vùng đất Nam Bộ trở thành một v ng văn hóa đặc sắc và riêng iệt. 2.2.2. Thời kì giao lưu văn hóa Đông- Tây Văn hóa Việt ở Nam Bộ đƣợc giao thoa, hội nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong hành trình ấy, thời ì giao ƣu văn hóa Đông- Tây đã đem đến nhiều sự iến đổi. Đây là mốc thời gian quan trọng trong hành trình xây dựng và đi lên của đất nƣớc Việt Nam nói chung và v ng Nam Bộ nói riêng. Thói quen làm nên phong tục và phong tục làm nên nét văn hoá riêng của mỗi dân tộc. Đối với vùng đất mới Nam Bộ, quá trình giao ƣu văn hoá diễn ra quá nhanh hiến cho việc ảo ƣu văn hoá truyền thống luôn đi kèm với việc làm mới nó hoặc dung hoà nó. Có thể nói rằng, giao thoa văn hoá chính là một trong những ản sắc của văn hoá Nam Bộ. Nó hiến cho văn hoá Nam Bộ vừa tƣơng đồng, ại vừa khác iệt với cội nguồn của nó là văn hoá Việt ở đồng ằng Bắc Bộ và Trung Bộ. Những đứa con thương của đất mẹ à một minh chứng cụ thể nhất cho sự giao ƣu văn hóa, mà ở đây sự giao thoa ấy ắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Văn hóa phƣơng Tây du nhập vào Việt Nam, từ những đồ d ng hàng ngày, cho đến ngôn ngữ. Những tiếng nhƣ ết, Nô, Đô-la, Ô-kê… cho đến đủ thứ nhạc Blues, Rock, Jazz dần thay thế cho Vọng cổ… Nhân vật Tuấn ắt gặp chín me Huê Kì, ban đầu đã khinh rẻ, coi thƣờng những con ngƣời nhƣ 24 thế. Nhƣng rồi anh đã phải có cái nhìn hác. Khi anh thấy chín me Tây ăn ánh x o với muối chanh ớt nhƣ để trả th đồ hộp, họ nghe Vọng cổ thật to nhƣ để trả th sự thì thầm của nhạc đài… Tuấn giật mình, và thấy họ thật gần gũi iết bao. Trƣớc kia, những con ngƣời ấy à những cô gái chăn trâu cắt cỏ, những ngƣời Việt Nam thực thụ. Và d có ở với mấy ông Huê Kì kia đến hai chục năm chăng nữa, thì họ vẫn mãi à ngƣời Việt Nam một trăm phần trăm. Câu chuyện tƣởng chừng đơn giản, nhƣng đằng sau nó à iết bao điều cần suy ngẫm. Giao ƣu văn hóa à cơ hội để con ngƣời học hỏi văn minh, để hám phá những điều th vị, nhƣng không phải vì thế mà đánh mất những giá trị truyền thống dân tộc. Những giá trị ấy sẽ c ng h a nhập với những điều mới, để tạo nên ản sắc riêng của dân tộc Việt. Truyện ngắn Cho tay này lấy tay kia ể về những phát minh khoa học của phƣơng Tây đã cứu sống một mảnh đời ất hạnh. Rồi truyện Mả cũ bên đường kể về một Sài Gòn cổ kính, rêu phong đang du nhập những nét văn hóa mới của phƣơng Tây để làm giàu có và phong phú thêm nét văn hóa bản địa. Trong quá trình giao thoa văn hoá, cƣ dân Việt nơi đây đã không tiếp thu trọn gói các nền văn hoá khác mà chỉ lựa chọn những yếu tố đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần để bổ sung vào hành trang văn hoá mang theo. Vì vậy, văn hoá Việt nơi đây không tự đánh mất mình mà chỉ tái tạo các giá trị văn hoá mà v ng đất này thu nạp đƣợc theo hƣớng àm cho nó thích ứng với văn hoá Việt, với nhu cầu của ngƣời Việt trên vùng đất mới. Có thể nói, sự tái tạo các giá trị văn hoá đó cũng là một bản sắc của văn hoá nơi đây. Uyển chuyển, linh động, phóng khoáng, bao dung, dần dà đã trở thành bản sắc của văn hoá Việt ở Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ nói chung. Và kết quả là giao ƣu văn hóa Đông -Tây có ảnh hƣởng to ớn, là cuộc giao ƣu có chọn ọc, h a nhập nhƣng không h a tan. Vì vậy, nền văn hóa nơi đây càng thêm phong ph , đa dạng và có sức hấp dẫn riêng. 25 2.3. Con ngƣời Nam Bộ 2.3.1. Con người chất phác, chăm chỉ và bộc trực Ng i t của Bình Nguyên Lộc không chỉ viết về cảnh sắc thiên nhiên Nam Bộ, mà c n hƣớng về con ngƣời, những chủ thể của nền văn hóa. Con ngƣời Nam Bộ trong trang văn của ông thƣờng chất phác, thẳng thắn, ộc trực, có gì nói đấy. Họ không dùng ời ẽ văn hoa, rào trƣớc đón sau. Tất cả những đức tính àm nên một dáng hình rất riêng, không thể pha trộn d ở ất ì nơi đâu. Con ngƣời Nam Bộ vốn à dân tứ xứ. Họ phải rời ỏ quê hƣơng, nơi chôn rau cắt rốn để tìm đến v ng đất mới này từ thời khai hoang mở c i. Dáng hình của họ in hằn lên những miền đất mới, tr ph nhƣng cũng ắm gian nguy. Chính họ đã iến những nơi sình ầy, hoang sơ trở thành một vựa a ớn của cả nƣớc. Truyện ngắn R ng mắm hắc họa đầy đủ sự cam chịu, chất phác chăm chỉ của con ngƣời nơi đây, khi phải đối diện với cuộc sống thiếu thốn mọi ề. Có khi họ phải “ăn r a thay cơm”, hí hậu nóng ấm nên “quơ tay một cái à đƣợc cả nắm muỗi m ng”. Vậy mà ông, cha thằng Cộc vẫn nhất quyết ở ại, ất chấp những hó hăn, vƣợt lên trên sự gian nan vất vả, giành ấy sự sống. Họ là thế hệ tiên phong dấn thân hi sinh thân mình àm cây mắm để cho ớp ớp con cháu mai sau đƣợc hƣởng thành quả. Truyện Âm thanh mật gợi lên dáng hình của những con ngƣời nhỏ, chất phác, chăm chỉ, tần tảo sớm khuya ƣơn trải xoay vần theo nhịp của cuộc sống. Nhà văn cho ngƣời đọc ắng nghe và cảm nhận rất nhiều âm thanh của cuộc sống. Mỗi âm thanh ấy à một nốt nhạc trong ản giao hƣởng của cuộc đời. Ban đầu à tiếng rao từ tờ mờ sáng của những ngƣời án xôi, ánh x o… sau đó à tiếng rao của chị m án đậu rang. Đó là giọng ngọt ngào trong trẻo: “Đậu này nó nóng nhƣ Trƣơng Phi/ Giòn nhƣ pháo nổ, mua đi các à”. Kế đó là tiếng than thở của những ẻ hành hất. Rồi tiếng rao của của chị bán ột 26 khoai cất lên: “Ai... ột khoai bún tàu... đậu xanh nƣớc dừa đƣờng cát hôn”. Tiếng rao của chú Chệt vang vọng mãi trong ầu không khí... Đó là những con ngƣời âm thầm, chăm chỉ và cần cù lao động. Phải gắn bó với xứ sở này thì Bình Nguyên Lộc mới có thể quan sát và thấu hiểu con ngƣời nơi đây đến nhƣ vậy. Ai đã đọc truyện ngắn Bình Nguyên Lộc đều đặc iệt ấn tƣợng truyện Con Tám C ần: Con Tám tuy ngốc nghếch nhƣng chăm chỉ, ngay thẳng, ộc trực. Nó nhớ quê hƣơng, cái nỗi nhớ đƣợc gợi lên từ những con ốc gạo. Nó không hề giấu giếm nỗi nhớ của mình và không ị những giá trị vật chất hay những th vui nơi thị thành níu giữ. Một rổ ốc gạo án đƣợc ba đồng ạc, không ằng ƣơng tháng nó đƣợc ăn, đƣợc ở nơi chốn thị thành, nhƣng nó nhất quyết về quê. Nỗi nhớ quê trong nó là những hình ảnh thật bình dị: nhớ ửa ấm áp, nhớ những đêm dậy đi chợ từ ba giờ sáng… Nghe giọng nó nói mới thấy ng thƣơng mến àng mạc của nó có thể vƣợt trên sự vất vả thiếu thốn nơi thôn quê. Con ngƣời nơi đây à thế, họ thƣơng à nói thƣơng, họ nhớ à nói nhớ. Họ không che giấu, cũng không cầu ì, văn hoa. Thẳng thắn, ộc trực, có gì nói đấy, không v ng vo à một n t tính cách đẹp của cƣ dân Nam Bộ. Trong truyện ngắn án ngôi nhà cổ có những cuộc đối thoại giữa à Hai Ngọt với chị Dụi, ngƣời con gái duy nhất của à. Chị muốn mẹ án nhà để ấy vốn iếng àm ăn. Bà Hai Ngọt đã mấy mƣơi năm gắn ó với ngôi nhà, những ỉ niệm, những vui uồn đều gắn ó với ngôi nhà cổ. Bằng những ời ngon ngọt và sự hứa hẹn tƣơng lai tốt đẹp hơn, à chỉ đáp: “ Tao không đi đâu ”; “Nhà của ông à để ại, giữ đã mấy đời rồi, án để họ cƣời cho mà th i cái đầu”. Bà thƣơng mến căn nhà, thƣơng mến luôn xã này, à cũng không ham vui ất chấp sự nài nỉ của ngƣời con gái mà nhất quyết, thẳng thắn nói: “Không, tao không đi đâu hết. Tao cũng không án nhà đƣợc”. Bà đã thẳng thắn từ chối ngƣời con gái, cốt sao giữ đƣợc nếp nhà cổ mà à và cha ông à đã gắn ó suốt cả cuộc đời mình. 27 Sự chất phác ộc trực trong tính cách con ngƣời Nam Bộ, phần nào ị ảnh hƣởng ởi ịch sử, môi trƣờng tự nhiên và điều ấy đã àm nên sự dễ thƣơng dễ mến, những n t rất riêng của con ngƣời Nam Bộ. 2.3.2. Con người cởi mở, năng động Nhắc đến con ngƣời Nam Bộ, không thể không nói đến sự cởi mở, năng động trong tính cách của họ. V ng sông nƣớc Nam Bộ à một v ng đất mới, ởi ẽ ấy cho nên con ngƣời ở đây cũng dễ àm quen, dễ ắt chuyện và có điều iện để tiếp thu những vốn văn hóa mới. Đồng thời sống trong một môi trƣờng thiên nhiên mới ạ, đầy rẫy những hiểm nguy và hắc nghiệt ủa vây, vì thế mà con ngƣời Nam Bộ phải năng động sáng tạo để thích nghi với môi trƣờng đó. Truyện ngắn Ăn cơm chưa đƣợc nhân vật tôi ể ại một hoàn cảnh đặc iệt: Trong ệnh viện, khi nhân vật tôi mới thoát cơn nguy ịch, đã gặp và àm quen với Lìl một cô gái ngƣời Trung Hoa. Đó là cô gái có dáng ngƣời gầy guộc, “ p xẹp nhƣ con khô hố”, cái mền cô ta đắp “nhƣ dán sát vào chiếu nhà thƣơng”. Và sự đồng cảm, cảm thƣơng cho những số phận hiến nhân vật tôi cảm thấy gần gũi với cô gái. Rồi chính sự cởi mở, dễ quen, dễ gần nên chỉ trong giây ph t ngắn ngủi, nhân vật tôi và cô gái ấy đã trở thành những ngƣời ạn của nhau. Truyện ngắn Chiêu hồn nước ể về cuộc gặp gỡ của hai con ngƣời đi tìm hồn nƣớc của mình. Ban đầu, Hà tƣởng đó à một ả gái àng chơi. Kỳ thực đó à một me Tây tìm về với chốn quê hƣơng, với tranh ợn, tranh Tàu trên vách, với một ban thờ đậm chất Việt. Sự trở về ấy c n à để tìm về với những miền í ức của một nhành mai ngày Tết, của sự đoàn tụ quây quần bên gia đình bên hói lam chiều của mái nhà tranh, của m i cá nƣớng, của tiếng sáo mục đồng… Tất cả hợp ại tạo thành linh hồn quê cha đất tổ. Sự cởi mở, dễ gần, đồng cảm, cảm thông, iết ắng nghe của một kẻ sĩ có tấm 28 ng nhân hậu và một đứa con thƣơng của đất mẹ đã xa quê bao năm, nay có dịp trở về đã o hai con ngƣời xa ạ xích ại gần nhau trong một đêm giáp Tết. Để rồi ngƣời đàn à đó phải thốt lên rằng: “Em đã gặp một thanh niên Việt Nam, không, em đã gặp một quê hƣơng Việt Nam vào một đêm cuối năm, trong đời em” [9, 303]. Cuộc sống nơi v ng đất mới, luôn có những hó hăn đ i hỏi con ngƣời phải nhạy n, năng động để ph hợp thích nghi với hoàn cảnh sống. Hiểu điều đƣợc này, nhà văn Bình Nguyên Lộc đã hắc họa một trong những n t tính cách tiêu iểu của con ngƣời Nam Bộ đó à sự năng động, sáng tạo. Truyện ngắn ám n u ể về sự năng động, thông minh, sáng tạo của những ngƣ dân. Họ đã tìm tòi và iết đƣợc tập quán sinh hoạt của loài cá: Trời mƣa là cá chạy, cho nên ông Nghiêm đã hô hào ngƣời dân làng đi hứng” cá. Và kinh nghiệm đó đã mang ại cho ngƣời dân một mùa ội thu cá ạc mạ. Lão Nghiệm không chỉ iết ý cá, iết đƣờng m n dẫn vào các ao vũng ấy, ão c n iết đƣợc cả những ao nào th rừng thích, ởi những ao có th rừng thích thì sẽ có cọp rình. Đó không chỉ à kinh nghiệm sống đƣợc đ c r t, mà đó c n à sự thích nghi, để ảo tồn mạng sống cho chính ản thân mình. Truyện ngắn Âm thanh bí mật ể rằng: Ban đầu ngƣời viết báo không thể viết đƣợc khi ở tòa soạn, ởi: “tiếng của máy in rầm rầm, tiếng của mấy ác thợ sắp chữ nói chuyện om tỏi lên, mấy thằng ạn đồng nghề cãi nhau đến ể nhà” [9, 209]... Vậy mà cuối cùng anh ta đã thích nghi và h a mình vào nhịp sống của cuộc đời. Anh ta đã nhận ra đó là những âm thanh đặc trƣng của cuộc sống. Có thể nói, sự cởi mở, năng động trong tính cách con ngƣời Nam Bộ là điểm quan trọng để vùng đất Nam Bộ hôm nay phát triển sôi động và tiến gần với sự hội nhập của thế giới. 29 2.3.3. Con người với niềm hoài nhớ những giá trị cội rễ Sinh ra ở vùng đất Tân Uyên - Biên Hòa, nhƣng trong cảm thức Bình Nguyên Lộc luôn ý thức tìm về căn rễ cội nguồn của tổ tiên cha ông thuở trƣớc từ đất Bắc di dân vào Nam. Ông đã đem cảm thức ấy vào tác phẩm. Hầu hết các truyện của ông đều lý giải rằng, con ngƣời không bao giờ quên cội nguồn, dù đã già, dù sống cách xa vạn dặm với nơi sinh ra, thì cuống rún của họ vẫn không lìa đất mẹ, vẫn gắn kết tự nhiên mật thiết với quê hƣơng (ngay cả trong tiềm thức). Phải giữ cho hồn quê thuần túy không pha tạp, dù chỉ đổi món ăn theo kiểu Tây, đổi bếp củi, bếp than sang bếp dầu, bếp gaz... (Lửa Tết, Những đứa con...). Ông miêu tả một bà mẹ già sống một mình, dù con cháu ép uổng cũng kiên quyết không bán ngôi nhà cổ cũ kỹ ở một vùng quê nghèo khổ (Bán ngôi nhà cổ). Một xóm dân cƣ chỉ gồm mấy hộ gia đình dù bị dụ dỗ, lừa gạt, mua chuộc cũng nhất quyết không đổi bất cứ giá nào vùng đất sỏi đá, khô cằn họ đang sống vì ở đó có "những ngôi mả tổ"... Con ngƣời làm sao có thể đoạn tuyệt với gia đình, nhất là với những ngƣời thân yêu, ruột thịt có liên quan đến huyết thống của mình, làm sao có thể quay ƣng với quá khứ nhất là khi quá khứ đó còn có khả năng tiếp sức cho thực tại. Nhân vật Khoa dù bị coi là ngƣời mất gốc thì đêm ba mƣơi cũng về dƣới mái nhà quen để tìm hơi ấm gia đình, và khi Tồn gay gắt kết tội anh đốt quyển gia phổ thì anh lặng im. Thái độ của anh khiến tác giả phải kết luận nƣớc đôi rằng đó có thể là "lời thú tội" hoặc cũng có khi là "thái độ xem thƣờng kẻ kết tội oan" [9]. Ngƣời chồng trong truyện ngắn ửa tết sau chuyến đi dã ngoại, nhất định mua than về nấu chỉ vì muốn tìm ại ỉ niệm gắn bó với ngọn ửa hồng, ngọn ửa giữ nhiệt cho cuộc sống: “Lửa thiêng của gia đình, phải bốc khói, khói ấy phải quyện lấy mái tranh. Ta ở thành phố, không thể mong hưởng những thứ ấy thì lửa, ít ra, cũng phải nổ lách tách trong lò, và tiết ra mùi cây cỏ”. Cha của Nhánh (Phân nửa con người ) nhất quyết đ i về 30 àng, ởi ẽ: “Tao nhớ làng, nhớ đất quá Rồi ngày kia mày sẽ nghe rằng đất có hồn và hồn mày rất gần gũi với đất. Tao nhớ đất muốn chết đi lận, nhớ còn hơn nhớ má mày trong mấy năm đầu tang khó của à ấy”. Ông í giải nỗi nhớ ấy vì vợ chồng chỉ sống với nhau mấy mƣơi năm, c n đất thì thấy mình sinh ra, ớn lên, mà ôm mình khi chết đi rồi. Cách í giải nhƣ vậy khiến ông c nào cũng đau đáu hƣớng về àng, về nơi mà ông đã sinh ra. Bởi nếu không có đất, không có quê hƣơng, tất thảy sẽ chỉ thành những con ngƣời phân nửa mà thôi. Hương hành kho là câu chuyện ông Vĩnh Xƣơng và Côn đều bâng khuâng xao xuyến trƣớc mùi thơm quen thuộc của “hƣơng lá hành pha với mùi nƣớc mắm của một trách cá kho nào vừa sôi”. Hƣơng hành ấy đã gợi lên bao nhiêu ỉ niệm, kí ức tuổi ấu thơ của nhân vật Côn, những ỉ niệm từ khi còn rất nhỏ. Những thƣớc phim cuộc đời ỗng đƣợc hiện ra trong hoảnh hắc ất chợt ằng mùi hƣơng thôn dã, giản dị mà vô cùng hấp dẫn, sâu sắc. Mùi hƣơng của sự hắc cốt, ghi tâm về một thời đã xa không ngoảnh ại: “Quê hƣơng nhỏ của nó ại nằm trong quê hƣơng ớn là Việt Nam. Vậy nó sẽ thƣơng quê hƣơng ớn bao ọc quê hƣơng nhỏ thân mến của nó”. Điều tác giả đã khám phá đƣợc là: từ trong tâm hảm mỗi con ngƣời, đều có chỗ cất giấu riêng cho mình những ỉ niệm, và những ỉ niệm đó sẽ còn mãi với thời gian và tuổi tác. Bình Nguyên Lộc thật tinh tế khi phát hiện ra những điều tƣởng chừng nhƣ nhỏ nhoi, song nó ại có sức sống ền ỉ trong tâm hồn mỗi con ngƣời. Nếu truyện Hương hành kho nói về một mùi vị cũng hiến nhân vật hắc hoải nỗi nhớ nguồn cội thì truyện Con Tám Cù ần ại ể về hình ảnh con ốc gạo bé nhỏ của làng quê. Con Tám là đứa ở, dù chậm chạp và không đƣợc thông minh nhƣng vì ản chất thật thà nên nó đƣợc quý mến. Đến mùa ốc gạo nó nhất quyết đ i về quê ằng đƣợc. Nó đƣợc dụ dỗ để ở ại ằng cách cho đi xem cải ƣơng, dọa trừ ƣơng… nhƣng Tám vẫn nhất quyết ỏ chỗ làm ổn 31 định để về quê, nơi mà mùa ốc gạo đang đến chỉ trong tầm hai tháng. Niềm vui, niềm háo hức mong chờ của con Tám trên đƣờng đi hiến ngƣời đọc phải suy ngẫm về tình yêu quê hƣơng chôn rau cắt rốn: “Phải nghe giọng con Cù ần nói mới thấy được lòng thương mến làng mạc của nó... Thì ra nó chỉ nhớ nhà mà thôi, chớ không có nhớ ốc gạo khỉ khô gì hết. Nỗi nhớ nhà này được mùa ốc gạo gợi lên, thành day dứt quá, nói chịu không thấu”. Câu chuyện Căn ệnh bí mật của nàng cũng mang đến cho ngƣời đọc nhiều suy ngẫm về tình yêu quê hƣơng, ản xứ của con ngƣời Nam Bộ. Nhân vật là một ngƣời Việt ấy chồng bên Pháp, nàng mắc một căn ệnh bí mật mà có ẽ những ngƣời xa xứ đều mắc phải. Đó là cái ệnh nhớ quê hƣơng, một căn ệnh trong tâm tƣởng mà bác sĩ chuyên khoa cũng không tìm ra nguyên nhân ẩn ức. Còn ngƣời chồng thì hiểu ầm là ị thần kinh. Nhƣng rồi, một ngày kia, cái bí mật ấy đƣợc khám phá- thì ra nhớ quê hƣơng cũng là một oại ệnh. Một oại ệnh bí mật không tên. Không nên nghĩ rằng mang cái tâm thức nông dân nông thôn vào cuộc sống đô thị hiện đại nhƣ Bình Nguyên Lộc là biểu hiện của sự nệ cổ, bảo thủ, tụt hậu. Phải nhìn vấn đề trên góc độ văn hoá, chúng ta mới có thể cảm nhận đƣợc chiều sâu của đời sống tình cảm, tâm hồn, cội nguồn của tâm thức cộng đồng, dân tộc và của mỗi cá nhân, nhất là khi những thử thách của đời sống hiện tại luôn đặt con ngƣời vào tình thế phải ứng xử cho hợp lẽ đời và tình ngƣời. Lão Nghiệm trong truyện Bám níu hồi tƣởng lại cái ngày “không có gì ăn, tui cũng nghe no tới cổ vì sung sƣớng”, đó là “Cái ngày mà ông nội tôi quyết định ở lại”. Vì thƣơng đất, “ông bà ta đã bám níu, tao đã bám níu mới còn xóm này, làng này” – lão nói thế với thằng Ất và những ngƣời xung quanh. Nhƣ vậy, không thể nhìn nhận giá trị con ngƣời qua đời sống vật chất bề ngoài. Nhân nghĩa bao đời nay vẫn là lối sống đẹp. Còn quan niệm về nƣớc của lão: “Còn làng mới còn nƣớc mình”, và “Một nƣớc phải gồm rất nhiều 32 làng, làng nghèo, làng giàu, làng nghèo cũng cần lắm chớ bà con ”. Có thể nhận thức của một nông dân nhƣ lão Nghiệm quyết tâm “ ám níu” mảnh đất quê hƣơng thân yêu nhƣng nghèo đói sẽ không còn phù hợp với xã hội hiện đại, khi khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng đƣợc rút ngắn và sự dịch chuyển lao động trở thành vấn đề bình thƣờng trên con đƣờng mƣu sinh, nhƣng tình yêu và nhận thức của lão về làng, nƣớc thì mãi mãi đ ng đắn và rất đáng trân trọng. Càng trân trọng hơn khi “tìm về dân tộc” trở thành một nhu cầu, một khát khao mạnh mẽ, cháy bỏng của những con ngƣời yêu nƣớc trƣớc bối cảnh u ám xã hội miền Nam lúc bấy giờ. Có thể nói, trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, con ngƣời Nam Bộ hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp. Không chỉ thẳng thắn ộc trực, chất phác mà con ngƣời nơi đây c n cởi mở trong giao tiếp, năng động trong sinh hoạt đời thƣờng và trên hết đó c n à những con ngƣời luôn đau đáu hƣớng về nguồn cội với những giá trị cội rễ mà ất ì một con dân đất Việt nào cũng không thể quên. 33 Chƣơng 3 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC 3.1. Nhan đề và những chi tiết giàu ý nghĩa văn hóa Nhan đề đƣợc coi là thành phần quan trọng của tác phẩm. Một nhà văn khi đặt tên cho đứa con tinh thần của mình thƣờng phải suy nghĩ thật ĩ ƣỡng và ựa chọn cho mình một nhan đề thật phù hợp. Bởi ẽ, nhan đề là cái ấn tƣợng ban đầu, không chỉ làm cho câu chuyện trở nên thu hút hơn, mà nó còn hé mở cho ngƣời đọc phần nào iết đƣợc nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm. Nhan đề và những chi tiết trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc rất giàu màu sắc văn hóa. Nhan đề truyện ngắn ửa tết, giúp ngƣời đọc hình dung ngọn ửa sƣởi ấm vào mùa đông, ngọn ửa đƣợc dùng để chế iến thức ăn vào dịp tết. Đó còn là ngọn ửa mang hơi ấm tình ngƣời, ngọn ửa giữ nhiệt cho tình yêu… và quan trọng hơn cả trong truyện Bình Nguyên Lộc đó là ngọn ửa ngày tết, ngọn ửa iểu trƣng cho những giá trị văn hóa truyền thống, ngọn ửa của nguồn cội, quê hƣơng. Con Tám Cù ần là nhan đề để Bình Nguyên Lộc miêu tả về một ngƣời nông dân Nam Bộ đủng đỉnh chậm chạp mà thật thà, tốt ụng. Trong những trang văn của Bình Nguyên Lộc, có rất nhiều chi tiết mang ý nghĩa iểu tƣợng, iểu trƣng cho văn hóa đất và ngƣời phƣơng Nam. Nhà văn thƣờng viết về những miền quê thôn dã, những cảnh đẹp quê hƣơng xuất phát từ tình yêu xứ sở tha thiết. Đó là hình ảnh những sợi khói trắng mỏng, ngọn lửa màu xanh của củi bắp phơi khô, là ruộng, là rơm, là rạ, là trâu bò, là cấy gặt để rồi sẽ lại thấy cây, thấy cỏ, thấy mùa, mùa ve kêu, mùa lá rụng, mùa cá hội, mùa đuổi chim… Nhắc đến quê hƣơng là vui rạo rực, là quí vô cùng, là thƣơng không biết để đâu cho hết, là nhớ da diết không nguôi. 34 Văn hóa quê hƣơng nguồn cội trong văn chƣơng Bình Nguyên Lộc hiện hình từ những chi tiết đời thƣờng nhất nhƣ m i của củi ắp, củi măng, củi nhánh, hay mùi của những gia vị hàng ngày nhƣ rau răm, rau ng , rau om… Đôi khi chỉ ngửi thấy mùi hành kho cũng hiến ngƣời dân xa quê đau đáu nhớ về nguồn cội. Rồi những chi tiết nhƣ: ngôi mả cũ bên đƣờng, những hàng cây trên đƣờng phố Sài Gòn, những ngôi chùa, đền, miếu… cũng gợi ra bao ý nghĩa văn hóa. Nhà văn Bình Nguyên Lộc thƣờng giới hạn, định vị cho những thứ vô hình và hữu hình làm nên hồn quê đó bằng một cụm từ quen dùng là "chơn trời quen thuộc". Ông còn cho rằng những yếu tố vô hình (văn hoá tinh thần) quyết định cho hồn nƣớc và tính cách dân tộc hơn là những yếu tố hữu hình (văn hoá vật chất). Ngƣời ta có thể xa quê, đi đến một nơi xa lắc nhƣng vẫn mang theo chân trời quê đó trong trái tim mình. Ngay cả ngƣời ở gần cũng thƣơng nhớ Sài Gòn với những chi tiết: tiếng rao đêm quen thuộc, mùi ống cống, mùi xăng xe...; nhớ làng quê với gốc cây đào lộn hột, tiếng hát cải ƣơng, giọng hò trên sông, mùi phân bò "thơm hương đồng áng, hương của một nông trại hẻo lánh nào, hương ấm của một gia đình nông dân đủ ăn". Mùi mắm kho làm Thuần và đám bạn đang ở thành phố cồn cào nhớ quê và quyết định trở về (Đất không chết). Mùi hương hành lá pha với mùi nước mắm của một trách cá kho đang sôi của nhà ai đó, giúp ông Vĩnh Xƣơng tìm đƣợc chàng rể nhƣ ý có tâm hồn thuần Việt (Hương hành kho). Ngay cả chín cô me Mỹ mà Tuấn gặp ở Vũng Tàu (Những đứa con thương của đất mẹ) dù sống với chồng ngoại quốc, vẫn không chịu đƣợc món ăn ngƣời Tây, vẫn thích ăn bánh xèo với mắm chanh ớt cay, thích nghe cải ƣơng, không thƣởng thức đƣợc nhạc Jazz và cách ứng xử văn hoá của ngƣời Âu Mỹ... Những chi tiết, hình ảnh trong những trang văn của Bình Nguyên Lộc đơn sơ, giản dị, nhiều nhƣ vụn vặt c tƣởng chừng nhỏ, song nó ại giàu ý nghĩa iểu trƣng, hiến ngƣời ta nhớ đến quê hƣơng, nhớ đến những ỉ niệm về cội nguồn văn hóa. 35 Miền Nam thân yêu gắn iền với sông nƣớc, với kênh rạch chằng chịt, những con sông chảy quanh ng thành phố à những hình ảnh êm đềm, vốn có. Khắc họa một Sài G n đặc trƣng, một thành phố sinh ra từ d ng sông,tập truyện Những ước lang thang trên hè phố của gã ình Nguyên ộc đã ghi ại dấu ấn của chính tác giả trong c đi tìm nỗi niềm hoài cổ. Đây là hình ảnh sông Ông Lãnh hiện ra trƣớc ngòi bút Bình Nguyên Lộc: “Con sông con thân mật, đứng bờ bên này hú một tiếng là bên kia nghe liền. Con sông gợi tình, thỉnh thoảng màu nước trong xanh biến ra vàng sậm vì t lòng cạn vẩn lên phù sa gợi nhớ Thuỷ Chân Lạp hoang vu. Con sông đặc biệt Á Đông với những chiếc ghe dùng làm nhà, trên mui chưng vài ba cây cảnh, trước mui một con heo đứng ngơ ngác nhìn bờ, một con gà muốn cất cánh bay mà ngại chết đuối”. Ngƣời đọc cảm nhận rõ ràng giọng văn thầm thì giữa ngƣời và sông, đôi khi sông biến thành ngƣời, đối thoại với ngƣời. Ngƣời ôm lấy sông, vỗ về, an ủi nhƣ an ủi một ngƣời vợ, bao năm âm thầm lam ũ làm những việc nhỏ nhoi và cực nhọc nhất để nuôi sống gia đình, nhƣng có ai biết đến công lao can trì, thủ phận ấy. Những chiều tối một tay chơi nào đó, cất giọng "nói thơ", trong tiếng nhạc quê mùa phát ra từ chiếc đờn một giây, một gáo. Tất cả chất quê, chất vụng về thô lậu của Sài Gòn tan loãng trong mùi bùn Ba Thắc, ngậy lên linh hồn của đất nƣớc, một đất nƣớc 80% dân chúng làm nghề nông. Sài Gòn của Bình Nguyên Lộc là “thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ . Những đêm mưa dầm, ma ở đây chắc không lạnh bao nhiêu, vì quanh họ đông đ c những khuôn mặt thân yêu, tha hồ mà trò chuyện cho ấm lòng”. Những chi tiết giàu màu sắc văn hóa nhƣ thế quyện chặt ấy con ngƣời, tạo thành tình yêu quê hƣơng xứ sở. Những hình ảnh, những iểu tƣợng ấy à ết tinh hồn Việt in hằn vào thói quen sinh hoạt đời sống của ngƣời dân nơi àng mạc nhƣ “cuống r n không thể rời lòng mẹ” 36 3.2. Ngôn từ đậm màu sắc văn hóa Phƣơng Nam Ngôn ngữ vừa là phƣơng tiện vừa là đối tƣợng của văn học. Ngôn ngữ xét cho cùng cũng là một iểu hiện ở dạng đặc iệt của văn hóa - văn hóa phi vật thể. Là ngƣời sinh ra và ớn lên trên mảnh đất phƣơng Nam, truyện ngắn Bình Nguyên Lộc mang hơi thở, phong vị Nam Bộ. Trƣớc hết, truyện ngắn Bình Nguyên thể hiện rất phong phú ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân Nam Bộ: tiếng Việt giọng Bắc, giọng Quảng Nam xen với tiếng Tàu ơ ớ giọng Phúc Kiến, Triều Châu và có cả tiếng Chăm, tiếng Khơ me... Ngôn ngữ này thể hiện chính xác cuộc sống của một miền đất mới, nơi giao thoa văn hóa của nhiều tộc ngƣời cùng cƣ trú. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc thể hiện rất sinh động cá tính ngƣời Nam Bộ. Đây là ời nhân vật nhận xét về giọng nói của con Tám Cù ần: "Phải nghe con Tám Cù ần nói, mới thấy được lòng thương mến làng mạc của nó, giọng nói còn quan trọng hơn lời nói nhiều lắm. ại còn những lúc im lặng nữa. Ta học nhạc Tây phương, đã thấy những sự quan trọng của những chỗ lặng, thì con Cù ần im lặng cũng quan trọng lắm. Tôi nghe và hình dung nó đang nhìn xa về làng nó..." (Con Tám Cù ần). Quả thực, con ngƣời đã mang quê hƣơng vào trong tiếng nói và giọng nói của mình. Vậy nên một ông giáo ngƣời Pháp từng sống lâu năm ở Việt Nam một hôm ngẫu nhiên nghe ngƣời phụ nữ đi ngang qua nói tiếng Việt, ông ta xúc động đến nỗi "òa lên khóc rấm rứt" (Căn ệnh bí mật của nàng). Chính con ngƣời miền Nam và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã hình thành bản sắc của ngôn ngữ miền Nam. Ngƣợc lại, ngôn ngữ cũng thể hiện rõ nhất văn hóa vùng miền của con ngƣời. Miền Nam không có đ o, không có truông, không có động và rất ít có ngõ trúc quanh co, ít có nếp sống thắt ƣng buộc bụng để đƣơng đầu với “một ngày nắng, năm bảy ngày mƣa” và vật lộn từ trên đồng cạn xuống dƣới đồng sâu. Do đó, từ trong bản chất của ngôn 37 ngữ, ngƣời miền Nam ít khi cần phải vận dụng tiếng nói nhƣ một vũ khí để sống còn theo phong cách ngƣời miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó, miền Nam có cả khung trời thiên nhiên đầy nắng ấm, có những cánh đồng lúa phì nhiêu xa ngút mắt với sự giao ƣu êm đềm trong kinh rạch nên ngôn ngữ miền Nam là một phƣơng tiện để tâm tình và chia sẻ. Chỉ cần đọc lớp từ chỉ sông ngòi, kinh rạch và các loài cây cỏ sống ở vùng sông nƣớc trong truyện Bình Nguyên Lộc ta đã hình dung khá đầy đủ không gian rất đặc trƣng Nam Bộ. Đó là kinh, rạch, sông Ông, mắm, đước, tràm… Thế rồi, lớp ngôn từ chỉ sản vật, sinh vật chỉ có ở vùng sông nƣớc: ba khía, bông súng, hàng đáy, ghe hàng bông, tàu, dầm, cây sào, cây sú, cây vẹt, cây ô rô, cỏ chát… Chính lớp ngôn ngữ này làm cho trang văn của tác giả mang phong vị miền sông nƣớc. Nó tạo cho ngƣời đọc cảm giác thích thú, tò mò muốn khám phá. Đọc văn Bình Nguyên Lộc ta còn gặp những đại từ xƣng hô quen thuộc của con ngƣời Nam bộ: tía, má, chú mày, cưng, tui, cổ, ảnh… Rồi ngôn ngữ biến âm của Nam Bộ nhƣ: tết nhứt, sanh (con), mơi mốt (mai mốt), thiệt (thật, thực), nầy (này), ơn (ân), nhơn (nhân), chơn (chân), đờn (đàn)... Rồi cách gọi tên nhân vật nhƣ: thằng Cộc, ông đạo H , cô Tƣ… Tóm lại, ngôn ngữ là một phƣơng diện làm nên vẻ đẹp văn hóa của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Tác giả đã có công đóng góp vào việc ƣu giữ và phát huy phƣơng ngữ Nam Bộ một cách hiệu quả. Đó cũng là cách để văn hóa Nam Bộ có một ví trí đặc thù trong tổng thể văn hóa Việt Nam. 3.3. Giọng điệu Sức hấp dẫn của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc không chỉ ở vốn tri thức văn hóa, mà còn ở giọng điệu với sự kết hợp hài hoà giữa giọng kể và giọng tả, vừa thể hiện sự bộc trực của ngƣời dân miệt quê nơi ông sáng tác, vừa phóng túng, mƣợt mà của một ngôn ngữ chuẩn mực phổ thông. Giọng điệu chủ âm trong văn Bình Nguyên Lộc thƣờng trầm uồn, nhẹ nhàng nhƣng chan chứa tình cảm sâu ắng. Đôi lúc có chút thoáng uồn, đôi 38 lúc nhƣ nghi ngờ, có lúc ại tỏ ra tiếc nuối, muốn níu kéo những gì thuộc về giá trị gạo cội của ịch sử quá hứ. Trong truyện Khóc ạn chim, tiếng kêu da diết nức nở của những chú chim, cũng nhƣ tiếng lòng của ngƣời nghệ sĩ muốn nhắn nhủ đến ạn đọc. Ngƣời nghệ sĩ hóc thƣơng cho oài chim mà nhƣ hóc thƣơng cho nhân tình thế thái. Âm thanh gợi nhớ đến thiên nhiên tƣơi mới của nông thôn giờ trở thành thành phố. Phố xá Sài G n không phải chỗ dành cho oài chim. Ở thành phố này, tiếng hót của chim chỉ tìm thấy tri ỉ nơi những ngƣời nghệ sĩ. Mà nghệ sĩ thì ít ỏi, nên thân phận của tiếng chim à thân phận ạc oài. “Chim ơi, con người đa cảm mà tạm tr nơi đây cũng đã thấy mình lạc l ng ơ vơ rồi, chim còn tới chốn này làm chi? Nhạc chim không ai thèm nghe cả, y hệt như trong những hộp đêm kia, nhạc rền tai mà không ma nào thèm ch ”. Thế rồi, nhìn những đàn chim sẻ vẫn sà xuống iếm ăn, d trƣớc đó có hàng ngàn con chim sẻ mắc ẫy, có ngƣời cƣời hỉ hả, cho rằng ch ng ngu. Nhƣng nhà văn ại cho rằng: “Không phải ch ng ngu các ạn à Đó là hình ảnh cuộc đời, hình ảnh thảm thương nhất của cuộc vật lộn tranh sống”. Ngƣời đọc cảm nhận rất rõ giọng điệu buồn thƣơng xót xa ở những câu văn trên. Trong mối liên hệ với tự nhiên bao gồm đất đai, sông nƣớc, ruộng vƣờn, cây cỏ… Bình Nguyên Lộc luôn cho rằng đất là tình yêu sâu nặng nhất của con ngƣời. Điều này phản ánh chính xác tập quán, nếp sinh hoạt ở một nƣớc nông nghiệp lâu đời dƣờng nhƣ đã ăn sâu trong tiềm thức của ngƣời dân. Tƣ tƣởng sở hữu đất cùng với những nét tâm lý rất đặc trƣng của ngƣời nông dân Nam Bộ đƣợc nhà văn phát hiện trong những chi tiết thú vị nhƣ cảm giác thèm mùi đất. Bình Nguyên Lộc để cho nhân vật của mình lí giải về mùi vị của đất nhƣ sau: "Đất có mùi thật sự, nhứt là đất mới xới, một mùi rất đặc biệt mà mũi họ quen ngửi cho đến ghiền, thiếu thì họ nghe thèm. Họ thấy rằng họ hạnh phúc vì họ được thỏa mãn tình cảm. Tình nhớ xứ, nhớ nhà gồm nhiều yếu tố, mà nỗi thèm mùi đất là một yếu tố quan trọng. Nỗi thèm này có khi 39 mãnh liệt như nỗi thèm mùi thuốc phiện của những con thằn lằn, những con chuột lắt sống trong buồng của những kẻ hút thuốc phiện, họ thèm và nhớ mùi đất y như đào hát thèm và nhớ sân khấu, vũ nữ thèm và nhớ đèn màu, và y như cá thèm và nhớ nước..." (Thèm mùi đất). Rõ ràng, đó là giọng điệu tâm tình chứa chan tình cảm của một nhà văn gắn bó sâu nặng với đất đai quê hƣơng. Trong truyện Bám níu, nhân vật Lão Nghiệm, thím Bảy, thằng Ất và những ngƣời dân xóm Gò Rái của làng Tân Định nghèo khó, giống nhƣ những con cá cố lội ngƣợc dòng nƣớc chỉ để đƣợc ở lại nơi chôn nhau cắt rốn. Suốt đời cơ cực nhƣng lão Nghiệm cho rằng, đƣợc sống ở nơi mình sinh ra, lớn lên đã là niềm hạnh phúc: "Cái ngày mà ông nội tui quyết định ở lại, tui m ng không biết bao nhiêu, tui chạy đi báo tin lành với các bụi tre ở đầu xóm, với con suối cạn ở cuối thôn, và cả ngày ấy, không có gì ăn tui cũng nghe no tới cổ vì sung sướng". Quả thực, giọng điệu thƣơng mến ân tình này chỉ có thể đƣợc viết từ ngòi bút và tâm hồn của một nhà văn suốt đời nặng lòng, gắn bó với đất mẹ yêu thƣơng. Giọng điệu mà ông nội giải thích với thằng Cộc trong truyện R ng mắm cho ta cảm nhận sâu sắc tình cảm của nhà văn với vùng đất Nam Bộ: “Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Ðời con là tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, d a, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của họ hưởng. Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn ỏ mà đi? Vả lại con không thích hy sanh chút ít cho con cháu của con hưởng sao? Đây cũng là ời tri ân của nhà văn đối với những ậc tiền nhân trong hành trình mở cõi từ Bắc vào Namnhững ngƣời đã chiến đấu với thiên nhiên để giành đất sống và mở mang ờ cõi. Có thể nói, truyện ngắn Bình Nguyên Lộc đƣợc tạo hình từ tấm lòng sâu nặng của ông với quê hƣơng đất nƣớc và một chiều sâu văn hóa dân tộc. 40 KẾT LUẬN Văn hóa đất và ngƣời phƣơng Nam trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc đã chứng minh cho mối quan hệ gắn bó của văn học và văn hoá. Văn học vừa là một thành tố quan trọng của văn hoá vừa tác động đến sự phát triển của văn hoá. Với tƣ cách chủ thể tiếp nhận văn hoá, đồng thời là chủ thể sáng tạo, nhà văn chính là ngƣời ƣu giữ qua sáng tác văn chƣơng của mình những đặc trƣng của văn hoá dân tộc. Ngƣời đọc muốn tìm hiểu văn hoá và con ngƣời Nam Bộ sẽ đọc văn Bình Nguyên Lộc. Thể hiện bằng hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học khiến những nét riêng của văn hoá trở nên sinh động và hấp dẫn. Đối với nhà văn Bình Nguyên Lộc, những nét đặc sắc của văn hoá và con ngƣời Nam Bộ vừa là cảm hứng vừa là bản chất trong truyện ngắn của ông. Trên văn đàn văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975, trong khi nhiều nhà văn khai thác tâm trạng phức tạp, khủng hoảng của con ngƣời trƣớc những đổi thay của xã hội hiện đại với sự xâm nhập của văn minh Âu- Mỹ, thì Bình Nguyên Lộc lặng lẽ gợi lại hồn dân tộc, tìm về với bản quán quê hƣơng, với đời thƣờng và cuộc sống gia đình giản dị mà bình yên. Đất đai, cuộc sống, mùi vị, nếp sinh hoạt của ngƣời dân vùng đồng bằng sông Đồng Nai, sông Cửu Long... luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn, chắp cánh cho những trang truyện ngắn thấm đẫm tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tạo nên đặc trƣng phong cách truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa cho ta hiểu về thời gian, không gian văn hóa đặc trƣng của Nam Bộ, cùng những con ngƣời cởi mở, chất phác, bộc trực mà trong sâu thẳm tâm hồn vẫn cất giữ những tình cảm thiêng liêng với nguồn cội. Chính họ là chủ thể của văn hóa Nam Bộ ngày nay. Và cũng chính điều này làm nên vẻ đẹp của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Nam Anh (1972), Phỏng vấn nhà văn Bình Nguyên Lộc, Tạp chí Văn số 199, ngày 1/4. 2. Hoàng Văn Bình (1974), Cái duyên của Bình Nguyên Lộc, Tạp chí Thời tập số X ngày 10/10/1974. 3. Thành Duy (1982), Về tính dân tộc trong văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 4. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), T điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Vũ Hạnh (1960), Điểm sách Ký thác của Bình Nguyên Lộc, Tạp chí Bách khoa số 82 ngày 1/6/1960. 7. Cao Huy Khanh (1974), Bình Nguyên Lộc- nhà văn của đời sống tâm lý hằng ngày, Tạp chí Thời tập số X ngày 10/10/1974. 8. Nguyễn Văn Long (Chủ biên) (2008), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập II (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945), NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 9. Bình Nguyên Lộc (2012), Truyện ngắn, NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nhiều tác giả (2004), T điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới. 11.Sơn Nam (1974), Đọc tác phẩm đầu tay của Bình Nguyên Lộc, Thời tập, số 12. 12. Nguyễn Q. Thắng (2002), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, tập I, II, III, IV, NXB Văn học. 13. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. 14.Trần Quốc Vƣợng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. [...]... nói, văn hóa đất và ngƣời phƣơng Nam trở thành nội dung chủ đạo chứa đựng trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc Nói cách khác văn chƣơng Bình Nguyên Lộc đƣợc tạo hình từ tấm lòng sâu nặng với quê hƣơng đất nƣớc và một chiều sâu văn hóa rất cần đƣợc nghiên cứu 14 Chƣơng 2 BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC 2.1 Không gian văn hóa 2.1.1 Miền đất mới Những trang truyện của Bình Nguyên Lộc. ..- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn học và văn hóa - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp 6 Đóng góp của khóa luận Tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa, khóa luận sẽ làm rõ nét độc đáo văn hóa về vùng đất và con ngƣời Nam Bộ Từ đó, ý thức sâu sắc về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay Thực hiện đề tài này, ngƣời viết... hiện trong sáng tác của mình 1.3 Tác giả Bình Nguyên Lộc với văn hóa Nam Bộ 1.3.1 Vài nét về cuộc đời Bình Nguyên Lộc (1914 - 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ giai đoạn 1945-1975 Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh… Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ... tằm, tập truyện, 1965 - Tình đất, tập truyện, 1966 - Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, 1967 - Thầm lặng, tập truyện, 1967 - Diễm Phượng, tập truyện, 1968 - Khi T Thức về trần, 1969 - Cuống rún chưa lìa, tập truyện, 1969 - ương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, 1971 Trong khóa luận này chúng tôi tìm hiểu những truyện ngắn tiêu biểu của Bình Nguyên Lộc đƣợc in trong cuốn Bình Nguyên Lộc, Truyện ngắn, NXB... hiện văn hóa trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1 Mối quan hệ văn học - văn hóa và hƣớng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa Văn hóa là những giá trị do con ngƣời sáng tạo ra, trong đó có văn học Văn học nghệ thuật c ng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục,… à những ộ phận hợp thành toàn thể cấu tr c văn hóa Nếu văn hóa thể hiện quan niệm ứng... Minh, 2012 Sách dày 439 trang với 51 truyện ngắn 1.3.3 Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và sự phản ánh văn hóa Sinh ra trong một gia đình đã có mƣời đời sống ở Tân Uyên, một ngôi làng nằm ven sông Đồng Nai, Bình Nguyên Lộc có một tình yêu sâu nặng với 12 mảnh đất này Để rồi sau này cầm bút sáng tác ông chủ yếu viết về đất và ngƣời miền Đông Nam Bộ Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc tái hiện lại thế giới của những... Tô Văn Giỏi, vốn là anh họ của Bình Nguyên Lộc Ông Giỏi nhờ Bình Nguyên Lộc tìm ngƣời làm báo Chính việc tìm iếm ngƣời làm báo đó mà ông ắt đầu tới lui với các văn nghệ sĩ và tập viết văn, viết báo Bình Nguyên Lộc cho iết ông viết văn, viết báo từ năm 1942 Ông cộng tác với các báo Thanh niên, Ðời mới, Tin mới trong các báo đó, có các cây bút nổi tiếng nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Mặc Ðỗ Bình Nguyên Lộc. .. hiện văn hóa của con ngƣời, tạo ra cung cách nhận thức, hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao ƣu kinh tế - văn hóa giữa nội bộ cộng đồng hay với cƣ dân của các vùng đất, địa phƣơng khác Theo GS Trần Quốc Vƣợng nƣớc ta có 6 v ng văn hóa, bao gồm: v ng văn hóa Tây Bắc, v ng văn hóa Việt Bắc, v ng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, v ng văn hóa Trung... khóa luận cũng trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cứu và giảng dạy văn xuôi Việt Nam hiện đại 7 Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận đƣợc triển khai thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1 Giới thuyết chung Chƣơng 2 Biểu hiện văn hóa trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc Chƣơng 3 Một số phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện văn hóa trong truyện ngắn. .. tay một cái là nắm được cả một nắm đầy” Phải yêu lắm mảnh đất Nam Bộ thủa còn nguyên sơ thì Bình Nguyên Lộc mới có thể thấu hiểu rõ tập quán sinh sống của những loài vật ở nơi đây Sức hấp dẫn của những trang văn Bình Nguyên Lộc khi viết về đất rừng phƣơng Nam là vẻ đẹp văn hóa riêng của xứ sở này Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc là thế giới của những mùi vị thấm đƣợm hƣơng đồng gió nội của vùng đầm lầy, ... nghiên cứu liên ngành văn học văn hóa - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp Đóng góp khóa luận Tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc góc nhìn văn hóa, khóa luận làm rõ nét độc đáo văn hóa vùng đất ngƣời... chắp cánh cho trang truyện ngắn thấm đẫm tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tạo nên đặc trƣng phong cách truyện ngắn Bình Nguyên Lộc Tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc góc nhìn văn hóa cho ta hiểu thời... khóa luận nghiên cứu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc góc nhìn văn hóa làm rõ đặc trƣng văn hóa vùng đất ngƣời Nam Bộ Qua đó, nhận diện đƣợc đặc trƣng phong cách nghệ thuật đóng góp Bình Nguyên Lộc

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan