s1025

35 156 0
s1025

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập quốc tế - xu hướng toàn cầu hoá đã và đang nổi lên như một trào lưu mới trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chủ động tích cực tham gia quan hệ với các định chế kinh tế- tài chính toàn cầu và khu vực và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ở nước ta, hoạt động của ngành ngân hàng đã góp phần vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành là một trong những chi nhánh được tổ chức theo mô hình ngân hàng hiện đại, thực hiện công tác huy động vốn, thực hiện cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Trong thời gian đầu thực tập tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cô: Nguyễn Thị Ái Liên và các cô, chú trong phòng thẩm định em đã hoàn thành tốt nội dụng thực tập tổng hợp. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo cùng các cô chú trong Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tổng hợp vừa qua. 2 Chương I. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành. I. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ trước tới nay. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam theo Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Bộ Tài chính. Trong quá trình phát triển cùng với sự phát triển của đất nước Ngân hàng đã nhiều lần đổi tên và đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ khác nhau, hiện nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ra đời với tư cách là ngân hàng chủ lực quốc gia và phục vụ mục tiêu phát triển của đất nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển của đất nước. 1. Giai đoạn 1957- 1960. Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả . 2. Giai đoạn 1960- 1965. Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ 3 bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên,… 3. Giai đoạn 1965- 1975. Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương. 4. Giai đoạn 1975- 1981. Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa đ- ược giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên, . các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên, . 5. Giai đoạn 1981- 1990. Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng 4 lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. 6. Giai đoạn 1990- 2000. Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới ngân hàng trên các lĩnh vực: Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển. Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt. Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại. Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống. Xây dựng ngành vững mạnh. Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh. 7. Giai đoạn 2000 đến nay. Đây là giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Để tạo được những bước bứt phá trong xu thế mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai Đề án Cơ cấu lại. Sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới 5 II. Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành. Tháng 9/2003 Phòng giao dịch Tràng Tiền trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo đề án cơ cấu lại hoạt động của BIDV trong giai đoạn 2001- 2005 và tầm nhìn 2010 đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 với tên gọi là BIDV- Chi nhánh Hà Thành. Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay, ngân hàng luôn luôn được hướng hoạt động theo hướng hiện đại hoá và phục vụ chủ yếu cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do sự phát triển không ngừng của mình mà BIDV- Chi nhánh Hà Thành được coi là mô hình bán lẻ kiểu mẫu trong hệ thống của BIDV. Tuy mới thành lập nhưng chi nhánh đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng dịch vụ. 1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của BIDV- Chi nhánh Hà Thành. Chi nhánh Hà Thành hoạt động trên khu vực đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn, lại được sự quan tâm của lãnh đạo nên chi nhánh có những ưu thế nhất định so với các chi nhánh khác. Số lượng cán bộ của chi nhánh không ngừng tăng. Từ 50 nhân viên nay chi nhánh đã có trên 160 nhân viên, và có khoảng 10,3% cán bộ có trình độ trên đại học, 76% có trình độ đại học, 2 cán bộ có trình độ cao cấp chính trị. Từ khi đi vào hoạt động từ tháng 9/2003 đến nay. Chi nhánh Hà Thành đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới của mình. Ban giám đốc chi nhánh bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc, hiện nay chi nhánh có 10 phòng nghiệp vụ là: Phòng tín dụng 1, Phòng tín dụng 2, phòng thanh toán quốc tế, phòng quản lý tín dụng, Phòng thẩm định, phòng kế hoạch nguồn vốn, Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán,phòng tổ 6 chức hành chính. Các phòng chức năng là: Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng điện toán, Phòng giao dịch địa ốc, Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ. Và 6 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Bách Khoa, Phòng giao dịch Lê Đại Hành, Phòng giao dịch 19/8, Phòng giao dịch Tôn Thất Tùng, Phòng giao dịch Tràng Tiền, Phòng giao dịch Nguyễn Công Chứ. 7 Sơ đồ: Sơ đồ tổ chức của BIDV- Chi nhánh Hà Thành. P. Thẩm định P. Quản lý tín dụng P. Kế hoạch nguồn vốn P. Tài chính kế toán P. Dịch vụ khách hàng P. Tiền tệ kho quỹ P. Tổ chức hành chính P. Điện toán P. Giao dịch địa ốc Các P. Giao dịch P. Kiểm tra kiểm toán nội bộ 8 P. Tín dụng 1 P. Tín dụng 2 P. Thanh toán quốc tế P. Dịch vụ khách hàng cá nhân P. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp BAN GIÁM ĐỐC Ban giám đốc, gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc có nhiệm vụ chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh trong thẩm quyền của mình. Các phòng ban tuy có trách nhiệm, và chức năng chuyên sâu của mình thể hiện sự phân rõ trong các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Nhưng giữa các phòng ban vẫn có sự liên hệ với nhau, phụ trợ cho nhau, vì cùng một mục đích chung là đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của ngân hàng, 2. Vai trò và nhiệm vụ của BIDV- Chi nhánh Hà Thành. - Huy động vốn từ mọi nguồn hợp pháp của khách hàng như tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,… - Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện bảo lãnh và tài trợ thương mại theo các chế độ tín dụng hiện hành nhằm đảm bảo, duy trì và phát triển nguồn vốn. - Hoạt động tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định và thực hiện kinh doanh chứng khoán và giấy tờ có giá. - Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền… - Thực hiện Marketing khách hàng nhằm phục vụ các khách hàng truyền thống và khai thác, mở rộng các khách hàng mới và tiềm năng. - Thu chi và bảo quản tiền cũng như các tài sản có giá khác. - Tham gia xây dựng và lập kế hoạch cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Tiến hành tổ chức bảo quản và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định, và chịu sự kiểm tra giám sát của Hội sở chính và ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 9 3. Các lĩnh vực hoạt động và dịch vụ của BIDV- Chi nhánh Hà Thành. 3.1. Hoạt động huy động vốn. Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, nó được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như: - Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh toán… - Nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn… - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn… Tất cả các hình thức huy động vốn của chi nhánh đều có thể được thực hiện bằng đồng nội tệ hay đồng ngoại tệ. 3.2. Hoạt động tín dụng. Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng như: - Cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. - Tham gia vào hoạt động đồng tài trợ trong các dự án có quy mô vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu, chứa đựng nhiều rủi ro. - Cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh đấu thầu, phát hành hối phiếu, thanh toán séc du lịch… Các hoạt động tín dụng của ngân hàng đều có thể bằng VND hay ngoại tệ. 3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế. Chi nhánh tiến hành thanh toán và bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu qua các hình thức: Thư tín dụng (L/C), chuyển tiền kiều hối, thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế… 3.4. Hoạt động kinh doanh tiền tệ. Với các sản phẩm như: Giao dịch giao ngay bằng cả VND và ngoại tệ Giao dịch kỳ hạn tiền tệ bằng cả VND và ngoại tệ. 10

Ngày đăng: 18/04/2013, 14:54

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan